Luận án Quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng khu vực tây bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ HÀ GIANG QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỊ HÀ GIANG QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lí

pdf248 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ở các trường cao đẳng khu vực tây bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM VĂN SƠN 2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THANH HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong luận án là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Lê Thị Hà Giang ii LỜI CẢM ƠN Sau những ngày nghiên cứu miệt mài và nghiêm túc, luận án đã đƣợc hoàn thành tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Viện, trung tâm Đào tạo - Bồi dƣỡng, các thầy cô trong hội đồng bảo vệ các chuyên đề, seminar, hội đồng bảo vệ cấp bộ môn đã luôn quan tâm, định hƣớng, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS.TS Phạm Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, PGS.TS Nguyễn Xuân Thức, những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự các đơn vị giáo dục, các trƣờng cao đẳng, trƣờng mầm non khu vực miền núi Tây Bắc, quý thầy cô, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè thân hữu đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Trân trọng! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Lê Thị Hà Giang iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CĐSP : Cao đẳng sƣ phạm ĐHSP : Đại học sƣ phạm GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non HS : Học sinh RLNVSPTX : Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên SV : Sinh viên TTSP : Thực tập sƣ phạm iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG SỐ ........................................................................................... ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................. xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 5 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 6 8. Luận điểm cần bảo vệ .......................................................................................... 8 9. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 9 10. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ............................. 11 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 11 1.1.1. Quản lý đào tạo trong các trƣờng Đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên .......... 11 1.1.2. Thực tập sƣ phạm và quản lý Thực tập sƣ phạm trong các trƣờng đại học, cao đẳng....................................................................................................... 17 1.2. Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ............................................................................................... 24 1.2.1. Sứ mệnh của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phƣơng ............................................... 24 1.2.2. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc .................................................................................................. 25 v 1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực ngƣời GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN .................. 27 1.3.1. Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực ngƣời GVMN trong xu thế hiện nay .................................................... 27 1.3.2. Hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc ................................................................................... 32 1.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi có nhiều dân tộc ..................................................... 37 1.4. Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non ...................................... 41 1.4.1. Khái niệm Thực tập và Thực tập sƣ phạm ................................................ 41 1.4.2. Vị trí của Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên Mầm non ............... 43 1.4.3. Mục tiêu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non .................................... 45 1.4.4. Nội dung Thực tập sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non .................. 45 1.4.5. Các khâu TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non ................................... 47 1.5. Quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .............................................................................................. 49 1.5.1. Khái niệm Quản lý thực tập sƣ phạm ....................................................... 49 1.5.2. Nội dung quản lí TTSP trong đào tạo GVMN .......................................... 51 1.5.3. Phân cấp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ......................................... 59 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập Sƣ phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ......................................................................... 62 1.6.1. Các yếu tố chủ quan .................................................................................. 62 1.6.2. Các yếu tố khách quan .............................................................................. 63 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 65 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NONCỦA CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ................................................................................................................. 66 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý thực tập sƣ phạm .................................. 66 2.1.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 66 2.1.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................... 66 vi 2.1.3. Đối tƣợng khảo sát .................................................................................... 66 2.1.4. Phạm vi khảo sát ....................................................................................... 66 2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................... 67 2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát .............................................................................. 67 2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc và tình hình giáo dục đào tạo của các trƣờng cao đẳng trong khu vực ................................................................................................. 69 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi có nhiều dân tộc ....... 69 2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc ..... 72 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN và hoạt động thực tập sƣ phạm ở các trƣờng khu vực miền núi có nhiều dân tộc............................................................. 74 2.3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo GVMN ở các trƣờng khu vực miền núi có nhiều dân tộc .................................................................................................. 74 2.3.2. Thực trạng hoạt động thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ......................................... 78 2.4. Thực trạng quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc .................................................................................... 99 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch TTSP ................................................................. 99 2.4.2.Thực trạng tổ chức TTSP ......................................................................... 102 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo TTSP ........................................................................ 104 2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra thực hiện kế hoạch TTSP trong đào tạo giáo viên mầm non .................................................................................................... 106 2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc ................................ 108 2.5. Đánh giá chung về thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ......................................................................................................................... 112 2.5.1. Thành công .............................................................................................. 112 2.5.2. Hạn chế ................................................................................................... 114 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 117 vii Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC TẬP SƢ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.............................................. 118 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 118 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ......................................................... 118 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và toàn diện ....................... 118 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tƣợng ............... 119 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................... 119 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................ 119 3.2. Các biện pháp quản lý Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ..................................................................................... 120 3.2.1. Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở thực hành, thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .................................... 120 3.2.2. Tổ chức đánh giá kết quả TTSP trong đào tạo GVMN theo định hƣớng Chuẩn đầu ra về NLSP của sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ........ 124 3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc .................................. 128 3.2.4. Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc ........ 131 3.2.5. Chỉ đạo tăng cƣờng giảng dạy Tiếng Việt trong chƣơng trình đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu của địa phƣơng ......................................................... 136 3.2.6. Hoàn thiện quy trình TTSP trong đào tạo GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ...................................................................................................... 140 3.3. Mối quan hệ của các biện pháp quản lí Thực tập sƣ phạm ........................... 146 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Thực tập sƣ phạm .......................................................................................................... 148 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 148 3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm .......................................................................... 149 3.4.3. Cách đánh giá kết quả khảo nghiệm ....................................................... 149 viii 3.5. Thử nghiệm biện pháp: Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với ngƣời GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc ................................................................................................... 156 3.5.1. Mục đích thử nghiệm .............................................................................. 156 3.5.2. Giả thuyết thử nghiệm ............................................................................ 156 3.5.3. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm ................................................. 156 3.5.4. Các giai đoạn thử nghiệm ....................................................................... 156 3.5.5. Phƣơng pháp đánh giá thử nghiệm ......................................................... 157 3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ................................................... 157 3.5.7. Kết quả thử nghiệm ................................................................................. 159 3.5.8. Kết luận thử nghiệm ................................................................................ 168 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 169 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 170 1. Kết luận ............................................................................................................ 170 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 171 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................ 171 2.2. Đối với chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc ......................................... 172 2.3. Đối với các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc ......................................... 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Một số đặc điểm nổi bật của các tỉnh khu vực miền núi có nhiều dân tộc .... 71 Bảng 2.2. Khái quát tình hình giáo dục của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc .................................................................................................. 73 Bảng 2.3. Số liệu đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc (tính đến hết năm học 2015-2016) ..................................................................... 74 Bảng 2.4. Số liệu TTSP tốt nghiệp trong các năm gần đây ...................................... 75 Bảng 2.5. Kết quả thực tập tốt nghiệp ngành GDMN (năm học 2015-2016) ........... 77 Bảng 2.6. Các mức độ nhận thức về tầm quan trọng của TTSP trong đào tạo GVMN ....................................................................................................................... 78 Bảng 2.7. Kết quả nhận thức của CBQL và GVHD về từng vị trí của TTSP trong đào tạo GVMN .......................................................................................................... 79 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện các mục tiêu TTSP ...................................................... 82 Bảng 2.9. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN ........ 84 Bảng 2.10. Kết quả thực hiện nội dung Tìm hiểu thực tiễn giáo dục ....................... 85 Bảng 2.11. Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giáo dục ....................................... 85 Bảng 2.12. Kết quả thực hiện nội dung Thực tập giảngdạy ...................................... 87 Bảng 2.13. Kết quả thực hiện nội dung Viết báo cáo thu hoạch ............................... 88 Bảng 2.14. Nhận thức của CBQL và GVHD về mức độ thực hiện các khâu trong quá trình TTSP .......................................................................................................... 90 Bảng 2.15. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá TTSP ...................... 92 Bảng2.16. Những thuận lợi trong TTSP ngành GDMN ........................................... 94 Bảng 2.17. Những khó khăn trong TTSP ngành GDMN .......................................... 96 Bảng 2.18. Kết quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch TTSP ............................. 100 Bảng 2.19. Kết quả thực hiện các nội dung tổ chức TTSP ..................................... 102 Bảng 2.20. Kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo TTSP ..................................... 104 Bảng 2.21. Kết quả thực hiện các nội dung kiểm tra TTSP .................................... 106 Bảng 2.22. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí TTSP ........... 108 Bảng 2.23. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan đến quản lí TTSP ....... 110 x Bảng 3.1. Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý TTSP .................. 149 Bảng 3.2. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP .................... 151 Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL TTSP ... 154 Bảng 3.4. Tiêu chí và chỉ báo đo kết quả thử nghiệm ............................................. 157 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát biểu hiện trong việc đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc trƣớc thử nghiệm .................. 160 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát biểu hiện đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc sau thử nghiệm ...................................... 161 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS trƣớc thử nghiệm ............................................ 163 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS sau thử nghiệm ............................................... 164 Bảng 3.9. Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS trƣớc thử nghiệm .............................. 166 Bảng 3.10. Kết quả đo kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS sau thử nghiệm ................................. 167 xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc .......... 70 Biểu đồ 2.1. Kết quả nhận thức về vị trí của TTSP trong thực tiễn .......................... 81 Biểu đồ 2.2. Kết quả thực hiện các nội dung TTSP của sinh viên ngành GDMN .... 84 Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các khâu trong TTSP ............................................... 92 Sơ đồ 3.1. Mô hình đảm bảo chất lƣợng TTSP trong đào tạo GVMN ................... 141 Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý TTSP ........................................................................................................... 155 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thực tập sư phạm và quản lý Thực tập sư phạm có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài góp phần quan trọng phát triển đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng mà trong đó nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục [83]. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 khẳng định:“Phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết của ngành GD&ĐT nói chung và của từng cấp học, bậc học nói riêng”, bên cạnh đó báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI của Đảng tiếp tục định hƣớng: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”[138]. Trong bối cảnh mới, phát triển nhân lực là phát triển nhân cách con ngƣời với năng lực hành nghề, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập nghề nghiệp và năng lực tự phát triển [66]. Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng giữa vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nhân lực đồng thời là nhân tố quyết định chất lƣợng của giáo dục và đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trƣờng ĐTGV trong bối cảnh hiện nay là phát triển đội ngũ giáo viên, đồng thời “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” [138]. Nhƣ vậy, đào tạo nghề giáo viên chính là việc phát triển hệ thống năng lực nghề nghiệp cho sinh viên thông qua việc định hƣớng cho họ lĩnh hội tri thức và thực hành các kỹ năng nghề sƣ phạm. Và nhƣ vậy TTSP trong đào tạo là phƣơng thức quan trọng nhằm tạo cho ngƣời học đƣợc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Thông qua quá trình TTSP sinh viên đƣợc trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề 2 dạy học, củng cố và hình thành những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản phục vụ cho công tác của ngƣời giáo viên trong tƣơng lai. TTSP giúp sinh viên nắm đƣợc các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời giáo viên, đƣợc tiếp xúc với thực tế giáo dục, đƣợc hòa mình với tập thể sƣ phạm ở các nhà trƣờng; đƣợc thƣờng xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng sƣ phạm, làm quen với công tác giảng dạy, chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác. Điều đó tạo cơ sở, tiền đề hình thành cho sinh viên những phẩm chất và năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên thực thụ, phát huy tính chủ động, sáng tạo và giá trị nghề nghiệp. Bên cạnh đó, TTSP còn gắn kết, cộng đồng trách nhiệm giữa trƣờng ĐTGV với các cơ sở THTT, nơi sử dụng lao động sƣ phạm trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm sƣ phạm. TTSP chính là phƣơng tiện, công cụ nhanh và hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và quá trình rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên. Do đó, việc tổ chức TTSP một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định đến chất lƣợng quá trình đào tạo giáo viên. Trên cơ sở đó, đặt ra những yêu cầu đối với quản lí TTSP trong đào tạo giáo viên phải là công cụ góp phần quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các nguyên lý và mục tiêu giáo dục “học đi đôi với hành”, đồng thời chỉ đạo thực hiện “phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải biết kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lí thuyết để người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” [83]. Quản lí TTSP với việc thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình TTSP sẽ đi đúng hƣớng, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá và điều chỉnh hoạt động TTSP, có cơ sở đánh giá chất lƣợng và sản phẩm đào tạo, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng đào tạo, sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ GV; xây dựng và đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, RLNVSP và TTSP nhằm đào tạo con ngƣời có phẩm chất, kỹ năng và phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và các yêu cầu xã hội. Quản lý TTSP hiệu quả còn là cơ sở, động lực giúp sinh viên có tâm thế, yên tâm với nghề nghiệp đã chọn và tạo dựng đƣợc uy tín, thƣơng hiệu của trƣờng đào tạo đối với các địa phƣơng và cộng đồng xã hội. 3 Nhƣ vậy, Thực tập sƣ phạm và quản lý TTSP có vị trí và vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên. 1.2. Thực tiễn hoạt động TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc Đào tạo GVMN luôn chiếm ƣu thế và là thế mạnh của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở Tây Bắc. Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới GDMN nói riêng, các nhà trƣờng đã thƣờng xuyên chú trọng rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên GDMN, đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức cho sinh viên ngành GDMN tham gia đợt TTSP cuối khóa. Hoạt động TTSP trong đào tạo GVMN có vị trí hết sức quan trọng bởi tính đặc thù nghề nghiệp và tính đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Các nội dung TTSP trong đào tạo GVMN đƣợc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên quá trình TTSP trong những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế nhƣ: nội dung lên lớp giảng dạy và thực tập giáo dục (chăm sóc, giáo dục trẻ) có hiệu quả chƣa cao và chƣa sát thực với đặc thù khu vực miền núi có nhiều dân tộc dẫn đến sinh viên chƣa chủ động, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc trẻ, tìm hiểu học sinh cá biệt, lập kế hoạch giáo dục cho nhóm lớp; việc tổ chức các hoạt động lên lớp dạy học còn lúng túng, việc đặt câu hỏi và gợi ý trẻ lời câu hỏi cho trẻ chƣa linh hoạt; kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm của sinh viên còn rất hạn chế, vốn tiếng Việt của sinh viên chƣa phong phú. Bên cạnh đó, một số khâu trong TTSP còn hình thức, thực hiện chƣa bài bản và chu đáo. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP chƣa thực sự phản ánh đúng năng lực của sinh viên, chƣa gắn với các Chuẩn đầu ra và chuẩn nghề nghiệp hiện hành. Trong quản lí TTSP, chủ thể quản lý TTSP là phòng Đào tạo đã chủ động tham mƣu cho Ban giám hiệu trƣờng ĐTGV và các Ban chỉ đạo TTSP quản lí TTSP theo đúng các chức năng, nhiệm vụ; quán triệt đầy đủ và nghiêm túc các nội quy, quy chế thực hành, thực tập trong đào tạo GVMN; xây dựng các văn bản hƣớng dẫn các nội dung thực hành thực tập riêng đối với ngành GDMN; cử giảng viên đi khảo sát để lựa chọn địa điểm TTSP phù hợp, đƣa đoàn đến cơ sở thực tập và trực tiếp hƣớng dẫn mọi hoạt động TTSP. Phối kết hợp với các ban chỉ đạo TTSP trong kiểm 4 tra đánh giá, kết quả. Tuy nhiên, trong quản lí TTSP cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ: Công tác quản lí TTSP trong đào tạo GVMN còn chƣa thật sự khoa học, mỗi trƣờng có cách thức quản lí và tổ chức khác nhau; việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình TTSP còn chung chung, chƣa cụ thể, sát thực, chƣa tăng cƣờng và chú trọng rèn luyện các phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời học, việc tiếp cận chƣơng trình giáo dục mầm non mới còn mờ nhạt; tổ chức một số khâu TTSP còn phiến diện, chƣa linh hoạt; công tác tổ chức RLNVSP, trang bị kỹ năng sƣ phạm phục vụ cho nghề nghiệp của ngƣời GVMN chƣa thƣờng xuyên, còn hình thức và chƣa có chiều sâu.Việc kiểm tra, đánh giá TTSP nói chung của một số cơ sở thực tập còn lỏng lẻo, còn hình thức và chƣa khách quan, chƣa định hƣớng theo Chuẩn đầu ra về NLSP trong đào tạo GVMN; Một số Ban chỉ đạo TTSP chƣa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong công tác điều hành, chỉ đạo. Công tác xây dựng kế hoạch chƣa cụ thể, chi tiết; công tác phối hợp giữa một số BCĐ TTSP chƣa kịp thời và chƣa thống nhất; kinh nghiệm quản lí, hƣớng dẫn TTSP ở một số ban chỉ đạo, một bộ phận giảng viên, GVHD còn hạn chế,... Xuất phát từ yêu cầu xã hội, yêu cầu đổi mới GDMN trong bối cảnh hiện nay, chuẩn hóa nội dung đào tạo GVMN kết hợp với chăm sóc, nuôi dƣỡng với giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách. Xuất phát từ vị trí, vai trò và thực tiễn của TTSP, quản lí TTSP trong ĐTGV mầm non, nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động TTSP, nâng cao chất lƣợng ĐTGV mầm non của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc ở khu vực Tây Bắc trong những năm tiếp theo, tác giả đã chọn vấn đề: “Quản lý Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non của các trường Cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn TTSP, quản lý TTSP từ đó đề xuất các biện pháp quản lý TTSP trong đào tạo GVMN phù hợp với đặc thù khu vực, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên Mầm non ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 5 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Thực tập sƣ phạm trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực Tây Bắc trong bối cảnh hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học TTSP trong đào tạo GVMN là hình thức học tập quan trọng nhằm tạo cho ngƣời học đƣợc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn. Trƣớc bối cảnh đổi mới giáo dục, quản lí...o học đƣợc chú ý ngay từ đầu. Việc đánh giá thực tập bao gồm ba nét cơ bản: quan sát bài giảng trên lớp; quan sát kết hợp bộ ba (giáo viên, học sinh và các giám sát viên ở trƣờng đại học); nhận xét, đánh giá việc giảng dạy thực tập. Ba nét chính này diễn ra với mục đích giúp giáo sinh hiểu rõ tính chất của việc giảng dạy cũng nhƣ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình khi làm việc với các em học sinh trên lớp [109]. 1.1.2.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, Chƣơng trình, Quy chế thực hành - TTSP đã đƣợc Bộ GD&ĐT ban hành thống nhất cho tất cả các trƣờng ĐHSP từ năm 1961 và đã nhiều lần đƣợc sửa đổi bổ sung vào các năm 1974, 1982, 1986 [134]. Hiện nay các trƣờng đào tạo nghề sƣ phạm đang thực hiện theo Quyết định 36/2003 [12]. Tuy nhiên, với sự hội nhập quốc tế và sự phát triển, đổi mới CTĐT, đa dạng hóa trong ĐTGV thì quy chế đó đang có nhiều điểm bất cập cần phải điều chỉnh và bổ sung. 20 Tình hình nghiên cứu về lĩnh vực TTSP những thập niên trƣớc nhìn chung còn ít đƣợc chú ý. Trên các tạp chí, tập san của ngành thƣờng thấy một số "trao đổi kinh nghiệm" hay "sáng kiến cải tiến", một số báo cáo, tham luận,... nhƣng còn mang tính chất tự phát, tản mạn, còn tƣơng đối nhỏ lẻ, chẳng hạn nhƣ năm 1978, Báo cáo nghiệp vụ ĐHSP đăng “Một vài suy nghĩ về vấn đề đánh giá giảng dạy trong đợt TTSP của sinh viên năm thứ 4”, năm 1980 có bài “Nâng cao chất lượng toàn diện công tác TTSP thường xuyên của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục” [30]. Tiếp đó có “Vài suy nghĩ về công tác trưởng đoàn TTSP” [91],"Về phát huy tác dụng của nhật ký TTSP " [143],... là những nghiên cứu bƣớc đầu về hoạt động TTSP. Đến những năm đầu của thập niên 90, khi Bộ GD&ĐT triển khai rộng rãi chủ trƣơng đổi mới quy trình đào tạo, vấn đề giáo dục NVSP, trong đó có các hoạt động thực hành - TTSP về giảng dạy mới đƣợc chú ý nhiều hơn. Bởi vậy một số trƣờng, khoa đã xác định công tác Thực hành - TTSP là một trong các mũi nhọn cho NCKH và là "đòn bẩy" nâng cao chất lƣợng đào tạo. Các Hội thảo, đề tài các cấp về NVSP và hoạt động TTSP liên tiếp đƣợc tổ chức [132],[133]. Trong đó, các trƣờng ĐHSP Huế, ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ đã hoàn thành đề tài cấp Bộ (B91-30-02 năm 1993) "Tìm hiểu thực trạng hai đợt TTSP tập trung" do tác giả Bùi Ngọc Hồ làm chủ nhiệm đã thu đƣợc thành công đáng kể bởi nghiên cứu trên diện rộng đối tƣợng sinh viên và GVHD [134]. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu của các tác giả Phạm Thanh Bình - Lê Phong [10], Phạm Hồng Quang [103], [104], Đào Văn Phong [98], Bùi Ngọc Hồ [54] về một số mặt liên quan đến hoạt động TTSP của sinh viên nhƣ: Những khó khăn trong giờ lên lớp của sinh viên TTSP; vấn đề đánh giá kết quả TTSP hiện nay; xây dựng mạng lƣới trƣờng phổ thông và đội ngũ giáo viên hƣớng dẫn ổn định để nâng cao chất lƣợng TTSP,. Tuy nhiên về nội dung cũng nhƣ quy mô, cấp độ các sản phẩm nghiên cứu trên vẫn ở mức độ nhƣ các tham luận, "suy nghĩ bƣớc đầu" hay những cải tiến kinh nghiệm, báo cáo còn chắp vá, chƣa có chiều sâu, chƣa bao quát đƣợc đầy đủ các nội dung trong hoạt động TTSP, chƣa đƣợc thực nghiệm và thử nghiệm trên phạm vi rộng. Một số công trình nghiên cứu khác đã đƣợc sử dụng làm tài liệu cho các trƣờng ĐH và CĐSP trong TTSP nhƣ: “Nghiệp vụ sư phạm - Vấn đề lớn của các 21 trường sư phạm hiện nay”, “Tài liệu hướng dẫn cho cán bộ giảng dạy, sinh viên các trường ĐHSP, CĐSP”, “Thực tập sư phạm” của Nguyễn Đình Chỉnh [25], [26], [27]; “Kiến tập và TTSP ” của Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Trung Thanh [28]; “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên”,“Thực tập sư phạm năm thứ hai”, "giáo trình TTSP năm thứ ba" [110], "Hướng dẫn Thực tập sư phạm" [80], "Hướng dẫn công tác kiến tập và TTSP " [92]. Đây là những công trình nghiên cứu đã đề cập và giải quyết đƣợc nhiều vấn đề cơ bản, bao quát đƣợc cả tính lý luận và thực tiễn của hoạt động TTSP và là những cẩm nang hữu hiệu đối với GVHD và sinh viên các trƣờng ĐTGV trong việc rèn luyện tay nghề. Trong những năm đầu của thế kỉ XX và những năm gần đây, trƣớc xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề chất lƣợng đào tạo và đổi mới giáo dục. Hoạt động thực hành, TTSP và rèn luyện NVSPTX càng đƣợc quan tâm nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu sử dụng nhân lực. Trƣờng ĐHSP Hà Nội và Viện nghiên cứu Giáo dục - trƣờng ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh cùng các trƣờng ĐTGV đã tổ chức rất nhiều các Hội thảo chuyên về Nâng cao chất lượng TTSP, chất lượng nghiệp vụ sư phạm hay vấn đề trường thực hành trong công tác ĐTGV,. Hầu hết các báo cáo tham luận xoay quanh những hạn chế bất cập, những khó khăn, thực trạng trong công tác TTSP,.. từ đó đề xuất rất nhiều các biện pháp tổ chức và quản lý TTSP nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động TTSP, NVSP cho sinh viên. Năm 1996, Luận án “Xây dựng quy trình tập luyện các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành - TTSP ”[134] của Trần Anh Tuấn là công trình nghiên cứu công phu trên phạm vi rộng, dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, có sức thuyết phục lớn. Luận án đã phản ánh những vấn đề thực tế, nhiều mặt của công tác thực hành - TTSP ở các trƣờng sƣ phạm. Trong phần kết luận của mình, tác giả đã khẳng định: "Luận án đã cố gắng vạch ra được "bức tranh toàn cảnh", chân xác, có định lượng về thực trạng các hoạt động thực hành, TTSP. Luận án đã góp phần xác định hệ thống KN giảng dạy cơ bản như một tập hợp các mục tiêu cụ thể, xác định được logic vận hành của quy trình KN giảng dạy" [134]. Có thể nói đây là công trình có tầm nhìn khoa học và tâm huyết rất lớn của tác giả trong việc xây dựng quy trình tập luyện các KN giảng dạy cơ bản cho SV. Từ đó GV, SVSP 22 có thể soi chiếu vận dụng làm hành trang trong việc tổ chức, hƣớng dẫn và tham gia các hoạt động TH, TTSP tự tin và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu lí luận hay luận văn, luận án đã đƣợc khảo nghiệm thực tiễn về hoạt động TTSP. Nghiên cứu quản lý TTSP tại các nhà trƣờng ĐTGV trong những năm qua có thể kể ra nhƣ: “Một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả TTSP cho sinh viên các trường Đại học sư phạm”[144]; “Một số biện pháp nâng cao chất lượng TTSP trong quá trình đào tạo giáo viên dạy nghề”[90]; “Cải tiến quy trình TTSP của giáo sinh hệ chính quy trường THSP mầm non TP.HCM theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề”[29]; “Quản lí hoạt động đánh giá kết quả TTSP của sinh viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục”[116]. “Đổi mới công tác TTSP để nâng cao chất lượng đào tạo”[114]. Trên mỗi góc độ, khía cạnh khác nhau các tác giả đều cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý TTSP là không nhỏ,“TTSP còn là một điều kiện để kiểm định, kiểm tra quá trình đào tạo của nhà trường”[144], do đó cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong việc tổ chức TTSP cho sinh viên nhằm nâng cao chất lƣợng QLĐT trong đó có quản lí TTSP. TTSP cần hƣớng theo tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP cho sinh viên. Tác giả Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh tới biện pháp tích cực hóa ngƣời học, chuyển vị trí ngƣời học từ bị động sang chủ động, từ đối tƣợng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức: “ĐTGV phải hướng vào bồi dưỡng về tri thức, năng lực và tình cảm nghề nghiệp cho giáo sinh theo các lĩnh vực: tri thức nghề, kĩ năng nghề, thái độ, phẩm chất nhân cách, tình cảm nghề nghiệp”[67]. Hay “Kỹ năng giảng dạy là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà trường sư phạm cần phải hình thành trong quá trình đào tạo, hình thành kỹ năng giảng dạy qua nhiều con đường nhưng con đường cơ bản nhất là qua TTSP ”[62]. Năm 2011, Tổng cục dạy nghề phối hợp với tổ chức lao động Quốc tế xuất bản cuốn “Kỹ năng dạy học-Tài liệu bồi dưỡng NVSP cho giáo viên và người dạy nghề” đã mô tả tƣơng đối đầy đủ về quan niệm dạy học, cấu trúc và tiêu chí đánh giá theo năng lực [42]. Các tác giả Nguyễn Minh Đƣờng [38], Nguyễn Đức Trí [122] trong các nghiên cứu của mình cũng đã làm sáng tỏ thêm việc đƣa phƣơng thức đào tạo này vào quá trình ĐTGV ở Việt Nam.Tác giả Vũ 23 Xuân Hùng [58] đã phân tích sâu sắc thực trạng rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSPKT còn nhiều điểm bất cập. Bên cạnh đó, tác giả Mỵ Giang Sơn [108] chỉ ra rằng hoạt động TTSP phải đƣợc quản lí theo định hƣớng chuẩn đầu ra do đó sử dụng Chuẩn làm “hệ quy chiếu” để thiết lập mục tiêu, nội dung, xây dựng phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá TTSP.Qua các công trình nghiên cứu và thực tiễn cho thấy hoạt động TTSP cần hình thành cho SV nhân cách, tình cảm nghề nghiệp, đồng thời trang bị và hoàn thiện cho SV kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để có thể độc lập hành nghề. Trên cơ sở đó quản lý TTSP cần phải đổi mới theo hƣớng tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục song phải phù hợp với thực tiễn địa phƣơng, khu vực, vùng miền. Trong hoạt động TTSP, vai trò của mạng lƣới trƣờng thực hành là vô cùng quan trọng bởi những đóng góp của hệ thống các trƣờng này trong công tác đào tạo nghề dạy học cho giáo sinh. "Trường thực hành, trường phổ thông là thực tiễn sinh động, là người bạn đồng hành, là đối tác quan trọng cho mục tiêu đào tạo nghề dạy học của trường sư phạm, cho nên phải tạo cho nó những điều kiện có thể để nó có thể kề vai, sát cánh cùng với các trường sư phạm trong đào tạo những thế hệ giáo viên" [32]. Do đó, mạng lƣới các trƣờng thực hành đƣợc bàn đến một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học và thực tiễn đào tạo nghề dạy học: "Nhà trường phổ thông và xã hội là môi trường sư phạm của nhà trường sư phạm... Nhà trường phổ thông là cái nôi nuôi dưỡng của tập thể trường sư phạm, từ phổ thông họ rút ra những chất dinh dưỡng cho việc đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đặc biệt đối với sinh viên, nhà trường phổ thông là nơi thực tập và tập dượt để trở thành giáo viên". Chính vì thế:"cơ cấu sư phạm - phổ thông là sự sống còn của nhà trường sư phạm trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, cơ cấu này phải được gắn với xã hội trong mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn phần một cách biện chứng" [60]. Từ đó trƣờng thực hành "luôn coi công tác THSP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đội ngũ giáo viên hướng dẫn luôn tìm những giải pháp tối ưu giúp các em sinh viên được học nghề, rèn luyện nghề, hòa mình với không khí sư phạm chuẩn mực và thân thiện" [22] là một yêu cầu thiết yếu của các trƣờng ĐTGV. Qua các hƣớng nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có thể nhận xét rằng: 24 - Vấn đề QLĐT trong các trƣờng đại học, cao đẳng từ lâu đã đƣợc rất nhiều các tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Mỗi công trình nghiên cứu chia sẻ các thông tin và hàm lƣợng khoa học khác nhau hƣớng tới chất lƣợng và sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Quản lí đào tạo gồm có nhiều thành tố trong đó chủ yếu gồm quản lí quá trình đào tạo, quản lí dạy và học theo mục tiêu đã đề ra nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Trong các trƣờng ĐTGV, vấn đề quản lí đào tạo nói chung đƣợc tập trung nghiên cứu nhiều và nghiên cứu trên phạm vi rộng. - TTSP là một nội dung riêng biệt, đặc trƣng trong các hoạt động Dạy và Học. Quản lí TTSP thực chất là một nội dung, một thành tố của quản lý quá trình dạy và học trong ĐTGV. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho thấy TTSP và quản lí TTSP có vị trí rất quan trọng trong nâng cao chất lƣợng ĐTGV. Tuy nhiên những nghiên cứu về quản lí TTSP trong khoa học quản lí còn ít và chƣa có nghiên cứu định hƣớng sâu cho một ngành đào tạo trong một khu vực, địa phƣơng cụ thể. - Nghiên cứu về quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở khu vực miền núi Tây Bắc chƣa có tác giả nào thực hiện. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý TTSP cần phải tiếp cận chuẩn đầu ra về NLSP và phù hợp với thực tiễn địa phƣơng, khu vực, vùng miền. Do đó, nghiên cứu quản lí TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng cao đẳng khu vực Tây Bắc đảm bảo tính thống nhất giữa cái chung và cái cụ thể, gắn kết giữa lí luận và thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT hiện nay. 1.2. Vài nét đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc 1.2.1. Sứ mệnh của các trường cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội địa phương Giáo dục đại học trong đó có đào tạo trình độ cao đẳng tạo ra kiến thức giá trị và hình thành thái độ của con ngƣời để đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế bền vững và giảm đói nghèo, là công cụ chủ yếu để truyền bá những thành tựu của nền văn minh nhân loại. Đào tạo trình độ cao đẳng thể hiện giá trị của nó qua các điểm: (1) góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và bền vững; (2) Đào tạo trình độ cao đẳng góp phần xóa đói, giảm nghèo; (3) Trƣờng cao đẳng mở rộng khả năng thích ứng linh hoạt với yêu cầu nguồn nhân lực của thị 25 trƣờng lao động; (4) Đào tạo trình độ cao đẳng góp phần tạo lập công bằng trong xã hội [45]. Điều đó đã chứng minh đào tạo trình độ cao đẳng trở thành lĩnh vực quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Tuy có cách diễn đạt sứ mệnh khác nhau nhƣng các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc đều xác định đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có chất lƣợng, tạo cơ hội học tập suốt đời cho ngƣời học góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, cộng đồng dân cƣ trong khu vực và xã hội. Các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi đƣợc thành lập phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối của mỗi tỉnh, do địa phƣơng xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân tại địa phƣơng. Các trƣờng hiện hoạt động theo điều lệ trƣờng cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành [14] và Luật giáo dục 2005 [83]. Từ cuối năm 2016, các trƣờng thực hiện theo Luật giáo dục nghề nghiệp [84], chuyển đổi các CTĐT ngoài sƣ phạm theo hệ thống dạy nghề theo quy định của BLĐ TBXH. Tuy nhiên, trong ĐTGV vẫn tổ chức thực hiện theo các văn bản hƣớng dẫn của BGD&ĐT. Các nhà trƣờng hoạt động dƣới sự quản lý nhà nƣớc của cấp thẩm quyền tại địa phƣơng, trực thuộc UBND tỉnh hoặc trực thuộc Sở GD&ĐT. Các trƣờng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng, tổ chức hoạt động đào tạo theo hƣớng cộng đồng với phƣơng châm do địa phƣơng và vì địa phƣơng. 1.2.2. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở các trường Cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc Đào tạo GVMN là một chƣơng trình, loại hình trong hoạt động đào tạo đa dạng của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Đặc thù trong đào tạo GVMN ở đây là: đối tƣợng đƣợc đào tạo chủ yếu là nữ, ngƣời dân tộc địa phƣơng, hầu trong cùng một tỉnh, có nhận thức không đồng đều, có bản sắc văn hóa khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ngành GDMN thƣờng có cơ hội công tác, gắn bó ở các vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn mỗi tỉnh. CTĐT và chƣơng trình GDMN không áp dụng đƣợc đầy đủ, nguyên si cho tất cả các vùng mà phải vận dụng linh hoạt để phù hợp với đặc thù từng địa bàn trong khu vực. Do đó, các trƣờng đã tập trung xây dựng, phát triển và điều chỉnh chƣơng trình đào tạo nhằm phù hợp với đối tƣợng đào tạo, phù hợp với yêu cầu công việc của ngƣời 26 GVMN tại khu vực miền núi có nhiều dân tộc. Dựa trên khung CTĐT và chƣơng trình GDMN hiện hành của Bộ GD&ĐT, các nhà trƣờng xem xét những điểm phù hợp với thực tế địa phƣơng miền núi có nhiều dân tộc để xây dựng và thiết kế CTĐT một cách linh hoạt, mềm dẻo, theo hƣớng mở chứ không hẳn vận dụng nguyên si nhƣ quy định: - Thực hiện phân tích, đánh giá chung nhu cầu xã hội và địa phương:Tìm hiểu hiện trạng chung về nguồn nhân lực GVMN ở các vùng, địa phƣơng trong mỗi tỉnh; Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, quy hoạch vùng, điều kiện tự nhiên xã hội, nhu cầu của cộng đồng dân cƣ,Các thông tin này giúp các trƣờng đảm bảo CTĐT phù hợp với nhu cầu của xã hội và địa phƣơng, từ đó năng động cung cấp các loại hình đào tạo khác nhau để bù đắp các thiếu hụt về nguồn nhân lực GVMN trong khu vực, đào tạo từ trình độ sơ cấp, TCCN, cao đẳng và liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học. “Phục vụ cộng đồng và xã hội” chính là triết lý chung của các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi có nhiều dân tộc, các trƣờng chủ động tìm hiểu và “đáp ứng” yêu cầu mà cộng đồng dân cƣ cần, ƣu tiên hơn trong thực hiện những nhiệm vụ chính trị và chỉ tiêu đào tạo do cơ quan chủ quản giao. - Dựa trên những đặc điểm của khu vực và hoạt động giáo dục của người GVMN miền núi tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực: Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực miền núi Tây Bắc và hoạt động giáo dục của ngƣời GVMN miền núi, các trƣờng xác định ngoài việc cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho đội ngũ GVMN tƣơng lai, còn phải xem xét và trang bị thêm các tiêu chuẩn kỹ năng nghề GVMN trong nội dung giảng dạy, rèn luyện cho SV nhƣ: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng bào dân tộc địa phƣơng; tiếng dân tộc địa phƣơng, kỹ năng đọc và nói, thực hành chăm sóc giáo dục trẻ ngƣời DTTS, làm đồ chơi cho trẻ; bổ sung vào khung CTĐT ngành GDMN hiện hành một số học phần có sắc thái riêng, phù hợp với văn hóa và lịch sử địa phƣơng, giới thiệu về các dân tộc địa phƣơng với các điều kiện sinh hoạt và phong tục tập quán, tín ngƣỡng riêng của cộng đồng dân tộc; phối hợp với các địa phƣơng đƣa SV đến thăm quan, THTT ở những trƣờng có điểm bản để SV có điều kiện tiếp xúc thực tế giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, rèn tính kiên nhẫn, lòng thƣơng yêu con ngƣời và tình yêu nghề nghiệp; thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, 27 văn nghệ, thể thao, các diễn đàn ngoại khóa, hội thi NVSP để HSSV đƣợc tham gia, trau dồi kỹ năng sống, giao tiếp, thuyết trình, hòa nhập với cộng đồng Phối hợp với Sở GD&ĐT và các ngành chức năng tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, tập huấn về tiếng dân tộc, tăng cƣờng nội dung tiếng Việt thực hành trong CTĐT nhằm giúp SV ra trƣờng có vốn tiếng phong phú, kết hợp với khả năng tự học đảm bảo công tác chăm sóc giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lƣợng GDMN. - Thực hiện đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh chương trình theo yêu cầu của công việc thƣờng xuyên theo năm học, nội dung giảng dạy và các tài liệu dạy - học đều đƣợc Ban tƣ vấn chƣơng trình, các chuyên gia bên ngoài góp ý và thẩm định kỹ lƣỡng nhiều lần. Hoạt động đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh chƣơng trình đào tạo còn có sự tham gia của các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị sử dụng lao động sƣ phạm, các trƣờng thực hành sƣ phạm nhằm xây dựng CTĐT sát thực tế. Kết quả là chƣơng trình đào tạo của các trƣờng trong khu vực trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà tuyển dụng và sinh viên ngành GDMN tốt nghiệp vẫn có cơ hội việc làm cao hơn. 1.3. Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực ngƣời GVMN, đối với TTSP và quản lý TTSP trong đào tạo GVMN 1.3.1. Đổi mới giáo dục, giáo dục mầm non và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực người GVMN trong xu thế hiện nay Nghị quyết số 29/NQ-TW [7] đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GD&ĐT. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã tác động đến GDMN nhƣ: Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạovà việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với 28 từng loại đối tƣợng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bƣớc đi phù hợp. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lƣợng sang chú trọng chất lƣợng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lƣợng. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hƣớng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phƣơng thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tƣợng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD&ĐT, đồng thời GD&ĐTphải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nƣớc. Nghị quyết 29 [7] đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT gồm: (1) Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đối với đổi mới giáo dục và đào tạo, (2) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học, (3) Đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, (4) Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hƣớng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, (5) Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lƣợng, (6) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, (7) Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tƣ để phát triển giáo dục và đào tạo, (8) Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý, (9) Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. 29 Đối với GDMN, nghị quyết số 29 đề ra mục tiêu đổi mới là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1,... Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục” [7]. Trong các mục tiêu đó có những điểm rất mới, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phƣơng, khu vực và cơ sở giáo dục trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trên cơ sở những nhiệm vụ và giải pháp chung, nhiệm vụ và giải pháp với GDMN đƣợc đặt ra là tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách. Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN vó vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển con ngƣời. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một [83]. Nhiệm vụ của GDMN là nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về những kiến thức khoa học về chăm sóc - giáo dục trẻ. Trong Điều 34, Điều lệ trƣờng mầm non xác định: “Giáo viên trong các cơ sở GDMN là người làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập” [13]. Cũng nhƣ các bậc học khác, ngƣời GVMN có những đặc điểm chung và cơ bản của nghề dạy học.Tuy nhiên, với đối tƣợng dạy học là trẻ thơ, lao động của ngƣời GVMN có những nét riêng khác biệt, bên cạnh nhiệm vụ giáo dục trẻ còn đảm nhiệm song song việc chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ. Do đó, ngƣời GVMN trƣớc hết có những phẩm chất nghề nghiệp của một nhà giáo nói chung, đồng thời lại có những đặc điểm tâm lí nghề nghiệp đặc thù; đó là sự linh hoạt, nhạy bén, óc sáng tạo cao để phát hiện và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Nghề GVMN chính là sự thiết kế, thi công, đặt nền móng cho sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, bởi vậy có thể nói ngƣời GVMN rất đa năng và đóng nhiều vai trò khác nhau, họ đƣợc ví vừa là cô giáo vừa là mẹ hiền, vừa là nhạc sĩ vừa là họa sĩ, vừa là nhà văn kiêm viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên, vừa là y tá, cấp dƣỡng, vừa là nhà tâm lý và là 30 ngƣời tổ chức các nội dung giáo dục,... Có thể nói nghề GVMN đƣợc thần tƣợng hóa với đủ các nghề bởi thày giáo, bác sỹ, nghệ sỹ hay nhà tổ chức. Quan hệ của GVMN với trẻ rất giàu cảm xúc và ấn tƣợng tốt đẹp bởi “GVMN giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quan hệ giữa GVMN và trẻ em vừa là quan hệ mẹ - con, vừa là quan hệ bạn cùng học, cùng chơi, GVMN đóng vai trò là quan sát viên và là nhà tư vấn đối với trẻ” [88]. Mọi hành vi, thái độ, cách ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp của GVMN đều đƣợc trẻ quan sát và bắt trƣớc, do đó ngƣời GVMN luôn phải là tấm gƣơng của trẻ, đồng thời phải hòa mình vào thế giới của trẻ, gần gũi, thân thiết, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ song luôn linh hoạt và nhạy bén. Nhân cách và năng lực của ngƣời GVMN là công cụ hữu hiệu nhất tác động đến trẻ, là ngƣời đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con ngƣời do đó có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ hay chất lƣợng GDMN nói chung.Với những đặc thù đó, lao động của ngƣời GVMN không đơn giản và khép kín trong phạm vi trƣờng mầm non mà phải kết hợp chặt chẽ với việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; tuyên truyền, phối hợp với giáo dục gia đình và cộng đồng xã hội cùng thực hiện chăm sóc trẻ; thực hiện theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình chống suy dinh dƣỡng ở trẻ,... Xuất phát từ những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung và GDMN nói riêng, ngƣời GVMN cần có“ kiến thức chung và kiến thức nghề nghiệp sâu, rộng, có trí thông minh đa dạng, có kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ, có thói quen và kỹ năng học tập thường xuyên, nghiên cứu khoa học và công tác xã hội trong lĩnh vực GDMN vào thời buổi kinh tế thị trường” [87]. Nhƣ vậy, trƣớc hết ngƣời GVMN phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản trong Chuẩn nghề nghiệp GVMN hiện hành [19]. Thực chất đích đến của chuẩn đầu ra chính là chuẩn nghề nghiệp hay còn gọi là kết quả đầu ra mong muốn. Đó chính là các yêu cầu tối thiểu mà ngƣời GVMN cần phải đạt đƣợc trong các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trƣớc xu thế hội nhập và phát triển, ngƣời GVMN phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng và tiêu chuẩn về năng lực 31 chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 20/2015/TTLT- BGDĐT-BNV của giáo viên mầm non hạng IV - mã số V.07.02.06 nhƣ: - Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sƣ phạm mầm non trở lên; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nƣớc, ngành và địa phƣơng về giáo dục mầm non; Thực hiện đúng chƣơng trình giáo dục mầm non; Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ; Biết quản lý, sử dụng, bảo quản và giữ gìn có hiệu quả tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/lớp, trƣờng. Để đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn này, đòi hỏi ngƣời GVMN phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu và trách nhiệm nhƣ: + Yêu trẻ và tận tâm với nghề: Ngƣời GVMN phải thực sự là một ngƣời mẹ ở trƣờng, dành hết tình yêu cho trẻ, yêu điều mình dạy và tâm huyết với nghề mình đã chọn + Kiên nhẫn và biết kiềm chế để xử lý các tình huống sƣ phạm để định hƣớng cho trẻ: vì giai đoạn này lối hành xử của trẻ là bản năng, non trẻ, chƣa biết đúng sai và chƣa logic do đó phải kiên nhẫn và kiềm chế + Nắm vững chuyên môn và những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết: Bên cạnh những yêu cầu về kiến thức và chuyên môn, những kỹ năng và kỹ xảo cần thiết phải đƣợc trang bị nhƣ: KNSP bắt buộc (Hát, múa, đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi); KN giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ; KN giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh; KN soạn kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi; KN tự làm đồ dùng, đồ chơi; KN hài hƣớc và lấy lòng con trẻ,... 32 Dựa trên quan niệm: “KNSP là khả năng thực hiện có kết quả một thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức, quy định đúng đắn” [1]. Luận án tiếp cận KNSP là những kỹ năng nghề nghiệp của nhà giáo dục nhằm đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đƣợc đặt ra, xem xét KNSP là biểu hiện của NLSP của ngƣời GV, hƣớng tới kết quả của hành động sƣ phạm chứ không đơn thuần về mặt kỹ thuật. Các kỹ năng chuyên biệt mà ngƣời GV cần có bao gồm: KN dạy học; KN giáo dục; KN NCKH; KN tự học, tự bồi dƣỡng; KN hoạt động xã hội [1]. Trong đó KNSP bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng nghiên cứu dạy học và nghiên cứu ngƣời học; Kỹ năng thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục ngƣời học; Kỹ năng tác nghiệp trong dạy học và hoạt động giáo dục; Kỹ năng quản lí dạy học, lãnh đạo ngƣời học; Kỹ năng hoạt động xã hội; Kỹ năng ...g và Nhà nƣớc, của địa phƣơng. 1 3 Chấp hành các quy định của các nhà trƣờng, đoàn thực tập. 1 4 Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, trong sáng, gƣơng mẫu đƣợc tập thể sƣ phạm và trẻ yêu quý 1 5 Tham gia giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trƣờng, lớp. Biết vận động cha mẹ học sinh cùng chăm sóc, giáo dục trẻ 1 6 Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng kế hoạch các nội dung thực tập. 1 7 Có quan hệ tốt, đúng mực với CBGV và nhân dân địa phƣơng 1 8 Đoàn kết, có tinh thần hợp tác, có ý thức tƣơng trợ giúp đỡ các thành viên khác hoàn thành nhiệm vụ TT. 1 28-PL 9 Biểu hiện yêu nghề, trách nhiệm với nghề,có tình yêu thƣơng trẻ 1 10 Có ý thức học hỏi, chủ động và sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao 1 Tổng điểm 10 Điểm TCKL (Trung bình cộng của GVHD và Trƣởng đoàn TTSP ) - Điểm:....................................... - Xếp loại:.................................. TRƢỞNG ĐOÀN (Ký và ghi rõ họ tên) ................, ngày tháng năm 20... GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) 29-PL Phục lục 6 BCĐ TTSP .. BCĐTT TRƢỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐIỂM THỰC TẬP GIÁO DỤC Thực tập năm thứ 3, Năm học 20.....-20..... Họ và tên giáo sinh: ...................................................... Ngày sinh:.............................. Lớp:..Ngành:..Trình độ: .................................... Giáo viên hƣớng dẫn:..Lớp thực tập: ............................................ TT Tiêu chí đánh giá Điểmt ối đa Điểm đánh giá 1 Tổ chức hoạt động đón, trả trẻ 1đ 2 Tổ chức vệ sinh, chăm sóc trẻ 1đ 3 Tổ chức giờ ăn cho trẻ 1đ 4 Tổ chức giờ ngủ cho trẻ 1đ 5 Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 1đ 6 Tìm hiểu, chăm sóc trẻ cá biệt 1đ 7 Lập kế hoạch hoạt động cho nhóm lớp 1đ 8 Phối hợp và tham gia với các lực lƣợng giáo dục khác 1đ 9 Quan hệ với tập thể sƣ phạm trong nhà trƣờng, cha mẹ HS 2đ Cộng 10 đ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊNHƢỚNG DẪN THỰC TẬP: Điểm bằng số: ......Bằng chữ:..............................Xếp loại....................... ,ngày tháng năm 20..... GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) 30-PL Phụ lục 7 BCĐ TTSP :. BCĐ TT TRƢỜNG............................ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP GIẢNG DẠY Thực tập tốt nghiệp,năm học 20....-20.... Họ và tên giáo sinh: ......................................................................... Ngày sinh: ................................. Lớp: ...................................................................................... Ngành: ............................................................. Giáo viên hƣớng dẫn:....................................................................Lớp thực tập: ................................. TT Tiêu chí đánh giá Điểmtối đa Điểm đánh giá 1 Xây dựng kế hoạch thực tập dạy học 1 2 Dự giờ 1 3 Tập giảng 2 4 Soạn giáo án 3 5 Lên lớp dạy học/thực hiện tiết dạy 3 Điểm bằng số:......Bằng chữ:.....................................Xếp Loại.......................... ....................,ngày tháng năm 20.... GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) 31-PL PHỤ LỤC 7.1 MẪU GIÁO ÁN MẦM NON - TÊN HOẠT ĐỘNG (LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN) - Chủ đề: ................................................................................................................................... - Chủ đề nhánh (nếu có): .......................................................................................................... - Nội dung kết hợp: ................................................................................................................. - Tên bài dạy: ........................................................................................................................... - Độ tuổi: .................................................................................................................................. - Số lƣợng trẻ: .......................................................................................................................... - Thời gian: .............................................................................................................................. - Ngày soạn: ............................................................................................................................. - Ngày dạy: ............................................................................................................................... - Họ và tên giáo sinh: ............................................................................................................... - Giáo viên hƣớng dẫn: ............................................................................................................ - Địa điểm: ............................................................................................................................... I. Mục tiêu 1. Kiến thức: ............................................................................................................................ 2. Kỹ năng: ............................................................................................................................... 3. Thái độ: ................................................................................................................................ II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: ................................................................................................................... 2. Đồ dùng của trẻ: ................................................................................................................... III. Cách tiến hành 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú 2. Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1.. HĐ 2. .. .. 3. Phƣơng pháp dạy học 4. Phƣơng tiện dạy học 5. Kết thúc 32-PL NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. 33-PL PHỤ LỤC 7.2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY Họ và tên giáo sinh: ................................................... Ngày sinh:................................. Lớp: ................................................. Ngành: Giáo dục Mầm non - Trình độ:Cao đẳng Tên bài dạy: .................................................................................................................. Ngày dạy:................................Tại nhóm, lớp: ............................................................. Các mặt Các yêu cầu Điểm Thang điểm Điểm đánh giá Chuẩn bị Có kế hoạch giảng dạy trong ngày, chuẩn bị giáo án đầy đủ. Nêu rõ mục đích yêu cầu của hoạt động chính và các hoạt động kết hợp phù hợp. 0,5 Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, phù hợp với nội dung tiết học; biết chọn lựa, khai thác sử dụng các phƣơng tiện dạy học đảm bảo tính khoa học thẩm mĩ và sáng tạo, phù hợp với nội dung bài giảng và đặc điểm lứa tuổi. 0,5 Môi trƣờng lớp học phù hợp và hỗ trợ tốt cho hoạt động chung. 0,5 Nội dung * Nội dung chính - Bài giảng đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm, có tính giáo dục, tính thẩm mĩ. - Lƣợng kiến thức, kĩ năng cung cấp chính xác, khoa học, phù hợp với yêu cầu lứa tuổi, với trình độ tiếp thu của trẻ và với chủ đề đã đƣợc xác định. - Phát huy đƣợc trí tƣởng tƣợng, sáng tạo và tính tích cực của trẻ. * Nội dung kết hợp: Nội dung chính và nội dung kết hợp phải nêu bật đƣợc chủ đề giáo dục trong tuần. 2,0 34-PL Các mặt Các yêu cầu Điểm Thang điểm Điểm đánh giá Phƣơng pháp, phƣơng tiện - Sử dụng PPGD phù hợp với đặc trƣng bộ môn, với nội dung bài giảng; biết khai thác kinh nghiệm, kiến thức đã có ở trẻ nhằm đạt MĐYC của hoạt động. - Biết vận dụng phƣơng pháp tích hợp trong bài giảng. - Kết hợp linh hoạt sáng tạo các phƣơng pháp, biện pháp trong các hoạt động, tạo đƣợc hứng thú học tập cho trẻ. - Sử dụng có hiệu quả và kết hợp tốt các phƣơng tiện đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ trực quan. - Khả năng bao quát, quản lý lớp tốt. 4,0 Tổ chức - Hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, không gò bó cứng nhắc, phù hợp lứa tuổi và các đối tƣợng trẻ khác nhau. Tổ chức và điều khiển trẻ học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. - Xử lý tốt và linh hoạt, kịp thời các tình huống sƣ phạm phù hợp với trẻ mầm non. 1,5 Kết quả - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Đạt yêu cầu của hoạt động về kiến thức, kỹ năng thể hiện qua việc thực hành và trả lời của trẻ. 1,0 Cộng 10 HD: Điểm đánh giá tiết dạy theo thang điểm 10, khi tính điểm thực tập giảng dạy được nhân hệ số 0,3 .................,ngày.. tháng..... năm 20.... Giáo viên hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) 35-PL PHỤ LỤC 8 BCĐ TTSP .. BCĐ TTSP TRƢỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 20-20. Họ và tên giáo sinh: ......................................................... Ngày sinh: .......................... Lớp: .................................................................. Ngành: ............................................... Giáo viên hƣớng dẫn TT giáo dục:..Lớp thực tập:........................ Giáo viên hƣớng dẫn TT giảng dạy:.. Lớp thực tập: ............................. Thời gian thực tập từ ngày.đến ngày A. PHƢƠNG PHÁP TÌM HIỂU 1. Nghe báo cáo:........................................................Số lƣợng:...............(báo cáo). 2. Nghiên cứu hồ sơ: ............................................................... Số lƣợng ..................... 3. Điều tra thực tế: ............................................................................ ........................... 4. Thăm gia đình học sinh: ........................................................................................... B. KẾT QUẢ TÌM HIỂU 1. Tình hình giáo dục ở địa phƣơng: ............................................................................ 2. Đặc điểm tình hình nhà trƣờng: ............................................................................... 2.1. Một số nét chính về trƣờng thực tập - Đội ngũ giáo viên: ...................................................................................................... - Số lƣợng học sinh: ..................................................................................................... - Kết quả học tập của học sinh: .................................................................................... - Mối quan hệ của trƣờng mầm non với hệ thống quản lí giáo dục và cộng đồng:...... - Tình hình giáo dục và điều kiện CSVC của trƣờng mầm non - Đặc điểm đối tƣợng học sinh tại trƣờng mầm non 2.2. Cơ cấu tổ chức của trƣờng ..................................................................................... 2.3. Nhiệm vụ của ngƣời GVMN - Nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dƣỡng: .............................................................................. - Nhiệm vụ giáo dục: .................................................................................................... - Nhiệm vụ giảng dạy: .................................................................................................. 3. Các loại hồ sơ học sinh: ........................................................................................... 4. Cách đánh giá, xếp loại học sinh .............................................................................. 36-PL 5. Kết quả thực tập giáo dục của bản thân: (Kết quả thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục học sinh; công tác Đoàn, Đội; công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, thăm gia đình phụ huynh, xếp loại....) 6. Kết quả thực tập giảng dạy của bản thân: (Những công việc đã làm, nghiên cứu về chuyên môn, xây dựng kế hoạch giảng dạy, dự giờ, tập giảng; lên lớp giảng dạy, xếp loại,...) 7. Ý thức tổ chức kỷ luật của bản thân trong đợt thực tập: C. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Đánh giá về công tác chuẩn bị TTSP (về kiến thức, kỹ năng, tâm thế; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuẩn bị TTSP; sự hỗ trợ, giúp đỡ củatrƣờng đào tạo, khoa quản lý ngành,) 2. Đánh giá về quá trình thực tập giảng dạy (thực hiện đúng kế hoạch hay không, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch, tập soạn, tổ chức giảng dạy; đánh giá kiến thức, nghiệp vụ ở trƣờng đào tạo có phù hợp với thực tiễn tại trƣờng thực tập hay không; Sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của giáo viên chuyên ngành trƣờng CĐCĐ, trƣờng thực tập, học sinh; việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học, sử dụng phƣơng tiện dạy học) 3. Đánh giá về quá trình thực tập giáo dục (những thuận lợi và khó khăn gì từ khâu lập kế hoạch giáo dục cho cả đợt TTSP, kế hoạch tổ chức từng hoạt động giáo dục cho học sinh; thực tiễn hoạt động giáo dục ở trƣờng thực tập; Sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của giáo viên chuyên ngành, trƣởng đoàn trƣờng CĐCĐ, trƣờng thực tập; sự phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác trong công tác giáo dục, chăm sóc, giúp đỡ học sinh; đánh giá phƣơng pháp chủ nhiệm lớp) 4. Kết luận chung 4.1. Những mặt đã làm đƣợc qua đợt TTSP, ƣu điểm: 4.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục D. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC TẾ E. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với trƣờng đào tạo: 2. Đối với Trƣờng TTSP : 3. Đối với đoàn TTSP : .., ngày......tháng........năm 20. Giáo sinh (Ký, ghi rõ họ và tên) 37-PL NHẬN XÉT CỦA NHÓM GIÁO SINH THỰC TẬP ......................................................................................................................................... Nhóm trƣởng (ký tên) ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THU HOẠCH TT Nội dung đánh giá Thang điểm Điểm GVHD chấm Điểm Trƣởng đoàn chấm 1 - Những hiểu biết về + Thực tế giáo dục tại trƣờng mầm non + Đặc điểm lao động của ngƣời GVMN + Đặc điểm đối tƣợng học sinh + Công tác thực tập giáo dục, chăm sóc trẻ và dạy học 2 2 - Kết quả công việc + Công tác tìm hiểu thực tế giáo dục + Công tác thực tập chủ nhiệm + Công tác thực tập giảng dạy + Ý thức tổ chức kỷ luật 2 3 Đánh giá chung về đợt TTSP + Quá trình chuẩn bị + Việc tổ chức các nội dung thực tập + Xác định những ƣu điểm, tồn tại cần khắc phục 3 4 -Nhận thức về khả năng rèn luyện và phát triển năng lực nghề nghiệp - Rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm cho bản thân 2 5 Báo cáo chân thực, khách quan Trình bày báo cáo logic, khoa học 1 Tổng điểm10 10 Điểm TCKL (Trung bình cộng của GVHD và Trƣởng đoàn TTSP ) - Điểm:....................................... - Xếp loại:.................................. TRƢỞNG ĐOÀN (Ký và ghi rõ họ tên) .., ngày......tháng........năm 20. GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) 38-PL Phụ lục 9 BCĐ TTSP BCĐ TTSP TRƢỜNG... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 20. - 20.. Tại Ban chỉ đạo TTSP trƣờng mầm non.. Thời gian TTSP : Từ ngày..đến ngày TT Họ và tên giáo sinh Ngày sinh Điểm đánh giá Xếp loại Điểm TT giảng dạy (A) Điểm TT giáo dục (B) Ý thức tổ chức (C) Báo cáo thu hoạch (D) Điểm tổng hợp (Ax2+Bx3 +C+D):7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 . . * Lưu ý: STT trong DS theo thứ tự trong Quyết định biên chế đoàn TT) TRƢỞNG ĐOÀN THỰC TẬP (Ký và ghi rõ họ tên) .., ngày......tháng........năm 20. TRƢỞNG BAN CHỈ ĐẠO TTSP (ký tên, đóng dấu) 39-PL Phụ lục 10 Cơ cấu tổ chức TTSP trong đào tạo GVMN ở các trƣờng Cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng BCĐ TTSP trƣờng sƣ phạm Thành phần:... Giám đốc Sở GD&ĐT BCĐ TTSP cấp tỉnh Thành phần:... Phòng GD&ĐT huyện, TP BCĐ TTSP huyện, thành phố Thành phần:... Trƣờng mầm non 1 BCĐ TTSP cấp trƣờng Trƣờng mầm non 2 BCĐ TTSP cấp trƣờng Trƣờng mầm non... BCĐ TTSP cấp trƣờng Tổ chuyên môn GVHD Trƣởng đoàn TT SV Tổ chuyên môn GVHD Trƣởng đoàn TT SV Tổ chuyên môn GVHD Trƣởng đoàn TT SV 40-PL Phụ lục 11 YÊU CẦU KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TRỌNG TÂM TRONG CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP SƢ PHẠM TT Nội dung Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Ghi chú Kiến thức Kỹ năng và thao tác 1 - Tìm hiểu về đặc điểm tình hình địa phƣơng nơi trƣờng đóng KT về văn hóa lịch sử địa phƣơng Báo cáo về KT-XH của địa phƣơng Lắng nghe, Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin Quan sát thực tế 2 - Tìm hiểu về mối quan hệ của trƣờng mầm non với hệ thống quản lí giáo dục và cộng đồng Quản lí nhà nƣớc, quản lí ngành Điều lệ trƣờng mầm non, các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong trƣờng MN Xác định các liên đới, Xác định mối quan hệ của trƣờng mầm non với liên đới tại địa phƣơng TT 3 - Tìm hiểu về tình hình giáo dục và điều kiện CSVC của trƣờng mầm non Điều lệ trƣờng mầm non, cơ cấu tổ chức và các hoạt động giáo dục của trƣờng mầm non Quan sát, ghi chép, tổng hợp Đánh giá tình hình giáo dục và mức độ đáp ứng của CSVC 4 - Tìm hiểu về đặc điểm lao động của ngƣời giáo viên MN GD học; Nghề GVMN; Chuẩn nghề nghiệp GVMN Nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời GVMN Tự nghiên cứu, tự học Phân tích, tổng hợp Đánh giá, nhận định về đặc điểm nghề nghiệp 5 - Tìm hiểu về đặc điểm đối tƣợng học sinh tại trƣờng mầm non KT về tâm lý học lứa tuổi MN Đặc điểm tâm lý, thành phần dân tộc, giới tính, khả năng học tập, đạo đức của HS Thu thập, phân tích, xử lý thông tin Quan sát, theo dõi trẻ Nghiên cứu hồ sơ lớp học 6 Lập kế hoạch hoạt động thực tập giáo dục, giảng dạy theo tuần Các bƣớc lập kế hoạch, cấu trúc kế hoạch Nắm đƣợc kế hoạch giáo dục theo tháng, tuần của trƣờng mầm non và GVHD -Thu thập thông tin về lớp, học sinh -Xác định mục tiêu cơ bản, nội dung, nhiệm vụ,biện pháp thực hiện - Xác định thời gian thực 41-PL TT Nội dung Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Ghi chú Kiến thức Kỹ năng và thao tác hiện và hoàn thành 7 Tổ chức hoạt động đón, trả trẻ Quy trình đón, trả trẻ Nguyên tắc, ứng xử văn hóa trong giao tiếp KT về đảm bảo an toàn cho trẻ -Sắpxếp thời gian khoa học -Thực hiện đón, trả trẻ đúng nguyên tắc -Ứng xử, giao tiếp văn minh, lịch sự -Trao đổi thông tin phù hợp 8 Tổ chức bữa ăn cho trẻ Đặc điểm về dinh dƣỡng, phát triển thể chất trẻ MN - Theo dõi chế độ ăn - Chuẩn bị tổ chức bữa ăn, quan sát trẻ - Bón, động viên trẻ ăn - Vệ sinh trƣớc và sau khi ăn 9 Tổ chứcgiấc ngủ cho trẻ Đặc điểm sinh lý,vệ sinh, dinh dƣỡng,phát triển thể chất trẻ MN - Chuẩn bị, bố trí chỗ ngủ - Quan sát trẻ ngủ - Theo dõi, quy định giờ ngủ và dạy 10 Tổ chức vệ sinh cho trẻ Đặc điểm sinh lý, vệ sinh, dinh dƣỡng từng độ tuổi, GD môi trƣờng -Vệ sinh đúng quy trình, nhanh, sạch sẽ -Hƣớng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân 11 Tổ chức hoạt động ngoài trời, vui chơi, văn nghệ thể dục cho trẻ PP tổ chức các hoạt động ngoài trời, vui chơi, âm nhạc, tạo hình -KN cảm thụ âm nhạc, múa, hát, kể chuyện, đọc diễn cảm 12 Quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ KT về tâm lí học lứa tuổi MN PP và các kỹ thuật quan sát, mục tiêu, nội dung quan sát Kỹ năng nhìn, lắng nghe 13 Quản lý lớp học KT về quản lí lớp học, cơ cấu, thành phần học sinh, các liên Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý lớp 42-PL TT Nội dung Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Ghi chú Kiến thức Kỹ năng và thao tác đới Kế hoạch, nhiệm vụ năm học Quan sát, bao quát lớp, đảm bảo an toàn cho trẻ 14 Phối hợp, tham gia với các lực lƣợng khác trong chăm sóc, giáo dục học sinh Mục đích, ý nghĩa trong việc phối hợp các lực lƣợng Các hình thức/biện pháp phối hợp -Xác định các lực lƣợng, thành phần tham giachăm sóc, giáo dục học sinh -Xây dựng kế hoạch phối hợp - Tổ chức hoạt động phối hợp 15 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ; huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số Kiến thức chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ Hiểu đƣợc ý nghĩa, nội dung tuyên truyền -Chuẩn bị nội dung tuyên truyền chu đáo - Nắm bắt tình hình đặc điểm gia đình trẻ - KN truyền thông, trao đổi, vận động, giao tiếp thuyết phục 16 Quan hệ với tập thể sƣ phạm trong nhà trƣờng, cha mẹ học sinh Nắm đƣợc cơ cấu tổ chức trƣờng mầm non, các liên đới Nguyên tắc, phƣơng tiện giao tiếp Thái độ,trách nhiệm cá nhân trong các hành động ứng xử Xác định, tìm hiểu đối tƣợng và mục đích giao tiếp Phối hợp, sử dụng linh hoạt các phƣơng tiện giao tiếp, tôn trọng và hợp tác trong ứng xử 17 Tham gia làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, trang trí lớp học Kiến thức về tạo hình, phƣơng tiện dạy học -Xác định các loại đồ dùng, đồ chơi -Thực hiện gia công, lắp ghép, vẽ,... - Cảm thụ nghệ thuật, thẩm mỹ 18 Nói, hiểu ít nhất một thứ tiếng dân tộc Kiến thức về tiếng dân tộc, ngôn ngữ khác tiếng Việt Nghe, hiểu, nói đƣợc tiếng dân tộc với học sinh DTTS Tìm hiểu học sinh cá biệt 43-PL TT Nội dung Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Ghi chú Kiến thức Kỹ năng và thao tác 19 Lựa chọn các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học -KT về phƣơng pháp giảng dạy các học phần chuyên ngành trong GDMN -KT về phƣơng tiện dạy học -Vận dụng linh hoạt phƣơng pháp bộ môn - Xác định đúng phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học cho mỗi chủ đề/tiết dạy 20 Soạn giáo án và tập giảng Quy trình soạn giáo án, mẫu giáo án ở trƣờng MN Quy trình lên lớp giảng dạy 1 tiết Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu,Phân tích nội dung dạy học Trình bày khoa học, hợp lý Xác định đƣợc kiến thức trọng tâm, phƣơng pháp giảng dạy Tập giảng, Dạy thử, tự đo kết quả Lắng nghe, rút kinh nghiệm sau dạy tập 21 Tổ chức giảng dạy (lên lớp) KT về các hình thức dạy học Quy trình lên lớp giảng dạy 1 tiết Đánh giá kết quả học tập Chuẩn bị bài dạy Xác định và tổ chức các bƣớc lên lớp, Xác định nội dung cốt lõi, phƣơng pháp lên lớp Sử dụng phƣơng tiện dạy học hợp lý Phối hợp nhóm giáo sinh tổ chức giờ lên lớp Tự đánh giá, Rút kinh nghiệm sau giờ dạy 22 Đặt câu hỏi với trẻ Nguyên tắc đặt câu hỏi với trẻ Hiểu đặc điểm tâm lý trẻ 23 Đánh giá, nhận xét câu trẻ lời của trẻ Nguyên tắc, quy trình đánh giá, nhận xét trẻ 44-PL TT Nội dung Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Ghi chú Kiến thức Kỹ năng và thao tác Hiểu đặc điểm tâm lý trẻ 24 Dự giờ, rút kinh nghiệm Biết nội dung bài dạy, tiến trình bài dạy Nắm đƣợc kiến thức trọng tâm bài dạy và PP tổ chức lên lớp Phác thảo bài dạy Ghi chép, phân tích giờ dự Nhận định, lựa chọn ý kiến, xác định những thành công và hạn chế giờ dự, rút ra kinh nghiệm cho bản thân 25 Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ Phƣơng pháp giáo dục tích hợp theo chủ đề, quy trình tổ chức -Xác định chủ đề, phân tích, lựa chọn nội dung chính -Đặt câu hỏi, gợi mở vấn đề,kích thích trẻ tự khám phá -Quan sát, trẻ, nhận xét câu trả lời của trẻ phù hợp 26 Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phƣơng tiện dạy học Tin học văn phòng, phần mềm quản lí, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Các phƣơng tiện dạy học cơ bản - Có kỹ thuật trình bày văn bản, soạn giáo án. Tổ chức hình thức dạy học trên máy chiếu, trình bày power point -Lựa chọn, sử dụng phƣơng tiện day học có hiệu quả 27 Báo cáo thu hoạch kết quả TTSP Nắm đƣợc cấu trúc, nội dung báo cáo Trình bày báo cáo khoa học,logic, đầy đủ, chân thực, khách quan 28 Đánh giá chung về đợt TTSP Nội dung đánh giá: -Sự chuẩn bị về tâm thế, kiến thức, kỹ năng - Quá trình thực hiện các nội dung thực tập - Hồi cứu, phân tích, tổng hợp các khâu trong quá trình TTSP - Nhìn nhận, đánh giá thực tế và toàn diện 45-PL TT Nội dung Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Ghi chú Kiến thức Kỹ năng và thao tác - Nhận thức về những thành công và hạn chế 29 Nhận thức về khả năng rèn luyện và phát triển năng lực nghề nghiệp Đối chiếu với các tiêu chuẩn, đặc điểm nghề GVMN hiện hành -Khả năng nhận thức cá nhân - Xác định đƣợc các năng lực nghề GVMN và khả năng phát triển cá nhân - Tự đánh giá, tự phê, mức độyêu nghề, yêu trẻ - Rút ra bài học kinh nghiệm 46-PL Phụ lục 12 Một số kiến thức trọng tâm giảng dạy tiếng Việt trong CTĐT ngành GDMN ở khu vực Tây Bắc Nội dung Mục tiêu chi tiết Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Ngữ âm tiếng Việt Nắm đƣợc khái niệm: ngữ âm (âm tiết, âm đầu, âm cuối, âm chính, âm đệm, âm vị), phụ âm, nguyên âm, thanh điệu, cấu tạo âm tiết tiếng Việt. Phân biệt nguyên âm/phụ âm và chữ viết, quy tắc chính tả. Thực hiện làm các bài tập luyện tập về tiếng Việt, các bài tập phù hợp với chƣơng trình GDMN. Tập viết chữ đúng kĩ thuật theo chuẩn của BGD. Vận dụng khảo sát các đơn vị ngữ âm mà trẻ mầm non đang học và rèn luyện phát âm. Viết chữ tiếng Việt đúng kĩ thuật và thẩm mĩ. Từ vựng tiếng Việt Nắm đƣợc khái niệm hình vị, từ, cấu tạo từ, ý nghĩa của từ và các cấp độ nghĩa của từ tiếng Việt. Các lớp từ vựng tiếng Việt Thực hiện các bài tập vận dụng về từ vựng ngữ nghĩa. Các bài tập từ vựng trong chƣơng trình GDMN vận dụng khảo sát khả năng hiểu từ của trẻ, số lƣợng từ vựng của trẻ. Áp dụng vào tìm hiểu từ vựng - ngữ nghĩa theo chủ đề học tập. Ngữ pháp tiếngViệt Nắm đƣợc các định nghĩa, khái niệm, cấu tạo về từ loại, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản Thực hành giải các bài tập ngữ pháp về từ, ngữ, câu, đoạn văn. Áp dụng tìm hiểu các đơn vị ngữ pháp trong các văn bản ở trƣờng mầm non. Phong cách học tiếng Việt Nắm đƣợc khái niệm về phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt. Khái niệm, định nghĩa về phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếngViệt. Giải một số bài tập luyện tập về tu từ tiếng Việt. Vận dụng tìm hiểu các phƣơng tiện và biện pháp tu từ trong các VB thơ truyện cho trẻ ở trƣờng mầm non. 47-PL Phụ lục 13 PHIẾU KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM (Dùng cho CBQL và GVHD) Để có căn cứ nghiên cứu, áp dụng biện pháp “Chỉ đạo hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với người GVMN khu vực miền núi có nhiều dân tộc” trong quản lý TTSP ở các trƣờng cao đẳng khu vực miền núi Tây Bắc. Chúng tôi khảo sát ý kiến đối với một số nội dung dƣới đây, kính mong các đồng chí quan tâm, nghiên cứu, cho ý kiến đánh giá và xác nhận lại (Đánh dấuXvào ôđƣợc lựa chọn) 1. Xin Ông/bà cho biết ý kiến của mình những biểu hiện trong việc đáp ứng những yêu cầu riêng đặt ra đối với ngƣời GVMN miền núi có nhiều dân tộc (tại thời điểm tháng 5/2017) STT Biểu hiện Mức độ Chuyển biến nhiều Chuyển biến ít Không chuyển biến 1 Có lòng nhân ái, bao dung, thƣơng yêu trẻ em ngƣời DTTS 2 Tính kiên nhẫn, không ngại khó ngại khổ 3 Gắn bó với cộng đồng ngƣời địa phƣơng 4 Hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán tại địa bàn dân cƣ 5 Quan hệ với tập thể sƣ phạm và cha mẹ học sinh DTTS 6 Tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng dân cƣ 7 Tích cực trau dồi vốn tiếng Việt và tiếng dân tộc 8 Tự tin trong các hoạt động giao tiếp 2. Xin Ông/bà cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện các kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ngƣời DTTS (tại thời điểm tháng 5/2017) STT Kỹ năng Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Tuyên truyền vận động học sinh ngƣời DTTS ra lớp 48-PL 2 Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục học sinh DTTS 3 Tổ chức hoạt động phục vụ trẻ em ngƣời DTTS 4 Tổ chức môi trƣờng giáo dục phù hợp với đối tƣợng trẻ em ngƣời DTTS 5 Đánh giá, quan sát học sinh DTTS 6 Làm đồ chơi cho học sinh mầm non khu vực miền núi 7 Tìm hiểu thông tin về đối tƣợng học sinh lớp thực tập 8 Tổ chức các hoạt động tích hợp đối với học sinh mầm non DTTS 3. Xin Ông/bà cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện các kỹ năng chuẩn bị và lên lớp dạy học của sinh viên ngành GDMN đối với lớp học có trẻ ngƣời DTTS (tại thời điểm tháng 5/2017) STT Kỹ năng Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Nắm bắt đặc điểm củatrẻ DTTS 2 Lập kế hoạch dạy học đối với lớp học sinh mầm non có ngƣời DTTS (3) Phân tích và xác định nội dung dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh mầm non DTTS 3 Đặt câu hỏi với trẻ mầm non ngƣời DTTS 4 Gắn kết dạy học trẻ DTTS với việc chăm sóc, giáo dục 5 Phát huy tính tích cực, sáng tạo của các đối tƣợng học sinh mầm non 6 Nắm bắt đặc điểm củatrẻ DTTS Các ý kiến góp ý của đ/c rất quý báu góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng luận án khoa học đồng thời nâng cao chất lƣợng công tác TTSP, quản lí TTSP, đào tạo nghề GVMN ở các trƣờng cao đẳng miền núi Tây Bắc. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_thuc_tap_su_pham_trong_dao_tao_giao_vien_mam.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.PDF
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.PDF
  • docxTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan