BỘ QUỐC PHềNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ TỐ NGA
QUảN Lý PHốI HợP CáC LựC LƯợNG Xã HộI
TRONG ĐàO TạO NGHề ở CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG
TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2021
BỘ QUỐC PHềNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ TỐ NGA
QUảN Lý PHốI HợP CáC LựC LƯợNG Xã HộI
TRONG ĐàO TạO NGHề ở CáC TRƯờNG CAO ĐẳNG
TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI HIệN NAY
Chuyờn ngành: Quản lý giỏo dục
Mó số : 914 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG
228 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trịnh Quang Từ
2. TS Bùi Hồng Thái
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tác giả. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp vời các công trình đã công bố.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Tố Nga
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU
5
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
13
1.1.
Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục, đào tạo
13
1.2.
Các công trình nghiên cứu về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, đáp ứng nguồn lực lao động cho xã hội
19
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
23
Chương 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
27
2.1.
Những vấn đề lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
27
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
37
2.3.
Những yếu tố tác động đến quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
55
Chương 3.
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
68
3.1.
Khái quát về các trường cao đẳng và công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
68
3.2.
Tổ chức khảo sát thực trạng
74
3.3.
Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
77
3.4.
Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
88
3.5.
Thực trạng những yếu tố tác động đến quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
101
3.6
Đánh giá chung về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
106
Chương 4.
BIỆN PHÁP, KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
112
4.1.
Những biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
112
4.2.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
145
4.3.
Thử nghiệm một số biện pháp
152
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
175
PHỤ LỤC
189
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1.
Ban Chấp hành
BCH
2.
Chủ nghĩa tư bản
CNTB
3.
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
4.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH, HĐH
5.
Cơ sở vật chất
CSVC
6.
Điểm trung bình
ĐTB
7.
Điều tra, khảo sát
ĐT,KS
8.
Giáo dục và đào tạo
GD,ĐT
9.
Kinh tế - xã hội
KT-XH
10.
Nhà xuất bản
Nxb
11.
Thành phố Hà Nội
Tp.Hà Nội
12.
Thương binh và Xã hội
TB-XH
13.
Tư bản chủ nghĩa
TBCN
14.
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Tên
bảng, biểu
Nội dung
Trang
Bảng 3.1.
Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
77
Bảng 3.2.
Đánh giá về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
84
Bảng 3.3.
Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng mục tiêu, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
88
Bảng 3.4.
Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong xây dựng mục tiêu, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
90
Bảng 3.5.
Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng
92
Bảng 3.6.
Tổng hợp kết quả tốt nghiệp năm 2018 của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
98
Bảng 3.7.
Đánh giá về mức độ các yếu tố tác động đến quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
103
Bảng 4.1.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
146
Bảng 4.2.
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
147
Bảng 4.3.
Kết quả và thứ bậc về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
149
Bảng 4.4.
Đánh giá về mức độ kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
155
Bảng 4.5.
Nội dung Kế hoạch
157
Bảng 4.6.
Nội dung kế hoạch công việc
158
Bảng 4.7.
Mức độ thực hành nghề của sinh viên sau thử nghiệm lần 1
159
Bảng 4.8.
Mức độ thực hành nghề của sinh viên sau thử nghiệm lần 2
160
Bảng 4.9.
Mức độ thực hành nghề của sinh viên sau 2 lần thử nghiệm
164
Biểu đồ 3.1.
Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
78
Biểu đồ 3.2.
Đánh giá về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
85
Biểu đồ 3.3.
Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng mục tiêu, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
91
Biểu đồ 3.4.
Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng
93
Biểu đồ 3.5.
Đánh giá về yếu tố tác động đến quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
104
Biểu đồ 4.1.
Tính cần thiết của các biện pháp
147
Biểu đồ 4.2.
Tính khả thi của các biện pháp
149
Biểu đồ 4.3.
Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi
150
Biểu đồ 4.4.
Mức độ đạt được về kỹ năng thực hành của sinh viên sau 2 lần thử nghiệm
165
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 201 -2020 đã xác định: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.
Trong những năm qua, đào tạo nghề ở nước ta bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Ở một số nội dung của công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của đất nước. Hơn nữa, việc huy động sự đóng góp sức lực, trí tuệ của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề, đáp ứng đòi hỏi đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH, hội nhập quốc tế sâu rộng là một trong những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết.
Phối hợp các lực lượng xã hội là nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi người, của cả cộng đồng đối với sự nghiệp xây dựng nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là trước yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT. Đảng ta chỉ rõ: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Đè án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 của Bộ lao động – Thương binh xã hội đã khẳng định tầm quan trọng và khẳng định sự cần thiết và xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề. Nghị quyết chỉ rõ tiếp tục nâng cao hiệu quả của quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, để đào tạo và phát triển nguồn lực lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng [7].
Những năm gần đây, công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong GD,ĐT nói chung, đào tạo nghề nói riêng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn Tp.Hà Nội quan tâm, hưởng ứng tích cực. Chủ trương phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội tham gia đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT cũng như đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc đầu tư các nguồn lực để hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề ở các trường cao đẳng còn tồn tại hạn chế, bất cập. Trên địa bàn Tp.Hà Nội một số cấp uỷ Đảng, chính quyền (xã, phường, quận) và cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề. Trách nhiệm của nhà trường, sự quan tâm ủng hộ của nhân dân, của các tổ chức KT-XH, doanh nghiệp còn bộc lộ những hạn chế, nhất là công tác quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề.
Về phương diện lý luận, vấn đề phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề nói chung đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, luận giải ở những góc độ khác nhau, song vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” để nghiên cứu, với mong muốn đưa ra những kiến giải khoa học, tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra về việc quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho Thành phố, đất nước hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, luận án đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay góp phần tạo ra nguồn nhân lực qua đào tạp đáp ứng nhu cầu xã hội..
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Luận chứng cơ sở lý luận quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng phối hợp và thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Đề xuất các biện pháp, tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội..
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu sâu về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Phạm vi về khách thể khảo sát: khách thể tham gia khảo sát gồm: cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên tại Tiến hành khảo sát 10 trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội; Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ; Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội; Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội; Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ; Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội) và một số cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc doanh nghiệp trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: các tài liệu nghiên cứu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm học 2015 - 2016 đến nay.
Phạm vi thử nghiệm: lựa chọn 01 biện pháp đã đề xuất để thử nghiệm nhằm kiểm chứng mức độ cần thiết, tính khả thi của biện pháp, chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án đã đưa ra.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội có vai trò rất quan trọng. Nếu các chủ thể đề xuất các biện pháp và tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp như: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể trong phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề; Chỉ đạo phối hợp các lực lượng xã hội trong xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo; Chỉ đạo phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học, thực hành, thực tập và kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề; Định hướng các tác động quản lý đến việc phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề và Tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội trong đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra và tư vấn việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp,... thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD, ĐT và quản lý đào tạo.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiếp cận vấn đề theo quan điểm hệ thống - cấu trúc, tiếp cận thực tiễn và tiếp cận chức năng để làm rõ nội dung về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng xem xét trên quan điểm hệ thống là: xác định được các bộ phận thuộc lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đào tạo nghề cho sinh viên; quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề được đặt trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng; xuất phát từ thực tế để phân tích, khái quát, kết hợp với sự vận động của mục tiêu, nội dung, phương thức hợp thành quá trình phối hợp các lực lượng xã hội nhằm phát hiện, kích thích động lực bên trong, thúc đẩy hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề có hiệu quả; những biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề được nghiên cứu trong sự biến đổi của đời sống xã hội, dựa vào chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật về vai trò, trách nhiệm của nhà trường và cộng đồng xã hội trong đào tạo nghề; về mối quan hệ các lực lượng xã hội trong quản lý đào tạo nghề.
Tiếp cận thực tiễn
Phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề, đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội, trong đó coi trọng làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đề xuất biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo, phát triển nguồn lực lao động; sử dụng quan điểm thực tiễn trong kiểm chứng những kết quả nghiên cứu đạt được.
Tiếp cận theo chức năng quản lý
Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội được nghiên cứu thông qua các chức năng của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra), xác định vai trò, nhiệm vụ của từng chức năng cụ thể trong chu trình quản lý phối hợp.
Tiếp cận thị trường:
Phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội được nghiên cứu thông qua tiếp cận thị trường đó là các bên tham gia phối hợp phải đảm nhiệm một phần công việc của mình được giao tạo thành quy trình khép kín và mỗi bên phải tham gia tích cực có hiệu quả trong phối hợp.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Bộ GD, ĐT, Luật Giáo dục; Luật Giáo dục nghề nghiệp; các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học phối hợp giữa nhà trường và xã hội, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề; nghiên cứu các bài viết có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học....trong nước và nước ngoài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: quan sát cách thức tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo ở một số trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội để rút ra kết luận về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp đàm thoại: thực hiện tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ở một số trường cao đẳng và cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các lực lượng xã hội trên địa bàn Tp.Hà Nội, từ đó rút ra những kết luận cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: điều tra xã hội học đối với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ở 10 trường cao đẳng và cán bộ doanh nghiệp, cán bộ quản lý thuộc các lực lượng xã hội để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân, đề xuất biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu từ những vấn đề đã và đang diễn ra liên quan đến công tác đào tạo nghề, phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong đào tạo nghề, nhằm đúc rút kinh nghiệm về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: tiến hành nghiên cứu kết quả của phối hợp, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng như: phối hợp trong xác định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; các văn bản chỉ đạo ở từng trường liên quan đến công tác phối hợp giữa nhà trường và xã hội nhằm đưa ra luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý trường cao đẳng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng có liên quan tới việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo nghiệm ở cán bộ quản lý, giảng viên; đồng thời, tổ chức thử nghiệm nhóm sinh viên - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội tại Nhà máy Canon Việt Nam - Chi nhánh Bắc Thăng Long nhằm khẳng định tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả các biện pháp luận án đề xuất.
Nhóm phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kế toán học: trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng, khảo nghiệm và thử nghiệm. Từ đó, phân tích, so sánh, tổng hợp rút ra những nhận định phục vụ cho việc nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận án
Bổ sung, phát triển lý luận về phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Phát hiện, đánh giá đúng thực trạng phối hợp, quản lý phối hợp các lực lượng trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Thành phố, cho đất nước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Luận án luận giải một cách toàn diện, hệ thống những vấn đề lý luận về phối hợp và quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Trên cơ sở đó, góp phần làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho cán bộ quản lý trường cao đẳng, giảng viên và cán bộ quản lý, chuyên viên ở các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp vận dụng vào thực tiễn hoạt động phối hợp, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập kiến thức về quản lý đào tạo, phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong đào tạo và phát triển nguồn lực lao động.
8. Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu gồm: phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu đã được công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục, đào tạo
1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Phối hợp các lực lượng xã hội trong GD, ĐT đáp ứng xây dựng, phát triển nguồn lực lao động cho xã hội là yêu cầu khách quan đối với mỗi quốc gia - dân tộc. Mỗi giai đoạn lịch sử - cụ thể thường có cách tiếp cận và bàn luận nông, sâu về phối hợp các lực lượng trong đào tạo nguồn lực lao động cho xã hội không hoàn toàn giống nhau.
Một là, có những công trình khoa học nghiên cứu về tính tất yếu, nội dung, lợi ích, biện pháp thúc đẩy sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong GD,ĐT. Tổ chức Cedefop (European Centre for the Development of Vocational Training - Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề châu Âu) cũng như các tác giả: Kathrin Hoeckel [148]; Rita Nikolai and Christian Ebner [150] đã có những kiến giải mối quan hệ giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất, dịch vụ trong quá trình đào tạo nghề. Đáng chú ý, Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề châu Âu (Cedefop) từ năm 2005 đến 2009 đã triển khai nghiên cứu về nội dung, phương thức phối hợp giữa nhà trường với xã hội theo nhiều hướng khác nhau tại 21 quốc gia châu Âu (Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Phần Lan, Thụy Điển...). Để chỉ rõ sự cần thiết, nguyên tắc, nội dung và lợi ích của hợp tác, liên kết giữa nhà trường và xã hội, trực tiếp là các nhà máy, công ty trong quá trình đào tạo nghề; chỉ rõ tầm quan trọng và lợi ích mang lại cho cả hai phía nhà trường và cộng đồng xã hội, biểu hiện ở 3 cấp độ: cấp độ vi mô (lợi ích của cá nhân); cấp độ trung gian (lợi ích của tổ chức); cấp độ vĩ mô (lợi ích của xã hội).
J.A.Komenxki (1592-1670), người đầu tiên đưa ra hệ thống lý luận cơ bản, phổ biến về mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường và xã hội trong GD, ĐT. Theo A.Komenxki, động lực của hoạt động giáo dục không thể thiếu vắng sự tham gia của cộng đồng xã hội. Trong thực hiện mục đích GD, ĐT thế hệ tương lai đối với Nhà nước XHCN, các nhà giáo dục của Liên Xô (cũ) chỉ ra tính tất yếu, vai trò của phối hợp giữa nhà trường và xã hội.
V.A.Xukhomlinxki (1918-1970) quan niệm: nếu nhà trường không có sự phối hợp với chính quyền, tổ chức quần chúng để thống nhất mục đích, nội dung, hình thức giáo dục,.... thì sẽ dẫn đến tình trạng không thống nhất, đồng bộ trong giáo dục, hoạt động GD, ĐT sẽ khó đạt được mục tiêu đặt ra. A.X Macarencô (1888-1939), đã thể hiện tư tưởng của mình là: Tôi kiên trì nói rằng, các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề dạy học trên lớp, trái lại cần có sự phối hợp giữa các chủ thể giáo dục nhà trường với cộng đồng xã hội.
Nghiên cứu về biện pháp thúc đẩy phối hợp các lực lượng xã hội trong GD, ĐT có: Chun Gyun Jung [147]; Lisbeth Lundahh and Theodor Sander [149]; Rita Nikolai and Christian Ebner [150]... đã đề cập tới nhiều giải pháp phối hợp mang lại hiệu quả tích cực cho nhà trường, người học và xã hội. Theo tác giả Frank Bünning và Schnarr cần chú ý đến hoạt động xúc tiến chiến dịch cộng tác (strategic partnership) giữa các lực lượng, như: cá nhân; gia đình; cộng đồng; các tổ chức tình nguyện; cơ sở đào tạo nghề tư nhân; cơ sở đào tạo nghề quốc gia; công nhân và tổ chức; người quản lý và tổ chức;
Hai là, một số công trình khoa học nghiên cứu về chính sách liên quan tới phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề. Có thể kể đến các công trình khoa học: Chana Kasipar, Se-Yung LIM, Alexander Schnarr, Wu Quan, Xu Ying, Frank Bünning [146]; Tazeen Fasih [151]... nhấn mạnh tới vai trò, trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là các đơn vị sản xuất, kinh doanh về đóng góp cho quỹ đào tạo, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; về chính sách đào tạo nghề miễn phí cho một số học sinh, sinh viên thuộc nhóm gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Những năm gần đây, một số nước phương Tây đã chú ý đề cao hơn vai trò của phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội để cùng tham gia giáo dục. Cuốn sách, “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đóng góp cho giáo dục trong các điều kiện xung đột” của tác giả Laura Brannelly và Joan Sullivan-Owomoyela đã đề cập đến sự tham gia xây dựng và phát triển giáo dục của các lực lượng cộng đồng xã hội ở các nước Jordan, Afghanistan, Iraq, Liberia, Uganda và vùng lãnh thổ Palestine. Các tác giả đã nghiên cứu sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục trong hoàn cảnh chính trị của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Nội dung của cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của các lực lượng xã hội đối với việc tái thiết đất nước sau xung đột và xây dựng lại giáo dục [152].
Cuốn sách: Mối quan hệ trong nhà trường là những mối quan tâm lớn nhất” của tác giả Cotton Kathleen đã bàn về sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục nói chung, đào tạo nguồn lực lao động xã hội. Theo tác giả, sự tham gia của các lực lượng xã hội trong quá trình GD, ĐT với nhiều hình thức khác nhau; khẳng định vai trò của các lực lượng xã hội trong phối hợp với nhà trường để tổ chức quá trình đào tạo, nhất là đầu tư CSVC, xây dựng môi trường lành mạnh cho người học.
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận, mục đích khác nhau khi bàn về phối hợp giữa nhà trường và xã hội. Các công trình khoa học đã công bố trên đây bàn về một vấn đề nào đó, như tầm quan trọng hoặc sự cần thiết, của phối hợp. Tuy nhiên, chưa đi sâu luận giải nội dung, phương thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Nghiên cứu về thực trạng đào tạo nghề: Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam [4]. Tổng cục dạy nghề (2012). Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp (2018) Báo cáo công tác tuyển sinh năm 2017 [124]. Các công trình khoa học đã chỉ rõ sự cần thiết phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong đào tạo nghề trong giai đoạn mới. Đáng chú ý, bài viết của tác giả Phạm Bá Phong (2014),“ Bàn về quan hệ hợp tác giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực” [83]. Theo tác giả, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội là một vấn đề bức thiết để thực hiện quy luật cung - cầu trong cơ chế thị trường. Bài viết trình bày kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo và chính sách đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, đáp ứng nhu cầu xã hội ở nước ta hiện nay [83].
Một số bài viết nghiên cứu những khía cạnh cụ thể về đào tạo nghề, về phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong đào tạo nghề:
Tác giả Nguyễn Đức Trí (2008), đi sâu nghiên cứu về Giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động [127]. Trên cơ sở luận chứng cơ sở khoa học về nhu cầu của thị trường lao động, thực trạng giáo dục nghề nghiệp; tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong đào tạo nghề; luận chứng nhu cầu số lượng, cơ cấu lao động, qui hoạch lại mạng lưới hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng một số loại tiêu chuẩn cần thiết cho giáo dục nghề nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề, gắn kết giữa đào tạo và sử dụng.
Nghiên cứu về kinh nghiệm phối hợp nhà trường và các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nhà trường; tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu đào tạo, mô hình đào tạo nghề gắn với sản xuất, thị trường lao động của một số quốc gia trên thế giới (Thụy Điển, Malaysia, Đức, New Zealand,..). Trong đó, tiêu biểu là công trình khoa học luận giải những kinh nghiệm chuẩn hóa đào tạo nghề của Cộng Hòa Liên bang Đức [121]; hoặc, tác giả Trần Văn Hùng (2010): Kinh nghiệm của New Zealand trong việc xác định nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động” đã trả lời câu hỏi: nền kinh tế cần bao nhiêu nhân lực, cơ cấu nghề nghiệp thế nào, cần đào tạo bao nhiêu, cơ cấu đào tạo ra sao? Kinh nghiệm của New Zealand đáng chú ý ở chỗ họ xác định nhu cầu đào tạo và nhu cầu lao động trong mối quan hệ kinh tế - lao động - đào tạo.
Nguyễn Thị Hằng (2013) Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội: Quan niệm và giải pháp thực hiện [30]. Các tác giả đã phân tích nhu cầu đào tạo nghề để phục vụ phát triển KT-XH của đất nước; làm rõ hạn chế, khuyết điểm trong đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Theo tác giả, đào tạo nghề chưa gắn với chiến lược phát triển KT-XH, sự phân bố các trường cao đẳng nghề không hợp lý, nội dung chương trình, phương pháp dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; quản lý nhà nước về đào tạo nghề hiệu quả chưa cao.
* Hai là, nghiên cứu về phối hợp giữa nhà trường và xã hội, phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề
Một số luận án bàn về sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong đào tạo nghề với những cách tiếp cận từ những phương diện khác nhau, như: Đặng Văn Thành (2002), Phương pháp đào tạo nghề gắn với thị trường lao động ở Việt Nam [108]; Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH” [119]; Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [37]; Nguyễn Văn Tuân (2013), Phối hợp dạy học thực hành nghề giữa các trường dạy nghề với các cơ sở sử dụng lao động [125]. Các luận án đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp thực hiện phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng thuộc cộng đồng xã hội, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nước ta như: nâng cao nhận thức; đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình; quản lý nguồn nhân - tài - vật lực; thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo tại trường và tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh Các công trình nghiên cứu trên cũng đã tập trung vào việc phối hợp giữa nhà trường với các cá nhân, tổ chức trên các khâu của quá trình dạy học; song, chưa đ...bao gồm: từ việc tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, xây dựng môi trường giáo dục, đến hỗ trợ, tư vấn, tìm việc làm cho sinh viên sau tốt nhiệp.
Ở nước ta, việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong những năm gần đây và định hướng đến năm 2030, càng đòi hỏi tất yếu có sự phối hợp và quản lý chặt chẽ hoạt động phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo. Trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng, ngoài cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên nhà trường còn có cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng, các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp ở địa phương Những lực lượng xã hội có vị trí, vai trò, nhiệm vụ nhất định trong phối hợp tổ chức, triển khai công tác đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Dựa vào cách tiếp cận trên đây, có thể hiểu: phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là thực hiện mối liên kết chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường với các cá nhân, tổ chức thuộc cộng đồng xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động đào tạo nghề.
2.1.3. Nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng phản ánh tập trung về mặt nhận thức và tổ chức thực hiện; biểu hiện ở mục đích, nội dung, phương thức, cơ chế, chính sách, quy chế và kết quả phối hợp; ở các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo nghề, cả đầu vào, quá trình đạo tạo và bối cảnh tình hình. Thực chất của nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là hoạt động diễn ra trên các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo, bao gồm: Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Đầu ra (Output, Outcome), và chịu sự tác động của bối cảnh (Context).
Mục đích của sự phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội là tạo sự thống nhất giữa các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề; góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng; phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình phối hợp đào tạo nghề; huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội trong công tác đào tạo nghề; hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa đào tạo nghề.
Nội dung chủ yếu phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng mà luận án tập trung nghiên cứu là: hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề; xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau tốt nghiệp.
Phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh ở các trường cao đẳng là việc tổ chức tuyên truyền, định hướng cho thanh niên, học sinh và phụ huynh khắc phục tư tưởng, tâm lý đề cao bằng cấp, thích học đại học mặc dù không phù hợp với năng lực hoặc học chỉ để có bằng đại học ra trường không có việc làm. Nhà trường cùng chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng tại địa phương ký kết, thống nhất hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp, tham gia tuyển sinh theo hình thức, biện pháp xác định cùng trường cao đẳng trong công tác đào tạo nghề. Nhà trường liên kết, hợp tác, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội cùng thực hiện chiến dịch tuyển sinh, tạo nguồn nhân lực tiềm năng trong chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên từng địa bàn, vùng, địa phương tỉnh, thành phố và cả nước. Nội dung phối hợp này đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách của nhà trường cùng liên kết, hợp tác với các lực lượng xã hội, nhất là các tổ chức KT-XH, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp để hoạch định kế hoạch, xác định ngành, nghề, số lượng và phương thức tuyển sinh.
Tổ chức mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất theo những phương thức tối ưu giữa nhà trường với cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong một môi trường GD, ĐT thống nhất nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo nghề ở trường cao đẳng và sự mong đợi của xã hội. Tổ chức mối liên hệ chặt chẽ, có chiều sâu, phân định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi giữa nhà trường và các lực lượng xã hội sao cho phát huy được tính định hướng, tổ chức cho sinh viên học tập, rèn luyện tay nghề tốt nhất. Các lực lượng xã hội tham gia đào tạo nghề ở các trường cao đẳng càng có ý thức, trách nhiệm cao, càng tạo môi trường rộng lớn tác động tích cực đến kết quả của quá trình đào tạo và ngược lại.
Nhà trường gắn kết với các đơn vị sản xuất, nhất là doanh nghiệp trong đào tạo nghề, tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên; tổ chức phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức KT-XH, trực tiếp là các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên; cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho nhà trường.
Quá trình phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài trường cao đẳng, nhà trường giữ vai trò chủ đạo, đầu mối thực hiện. Nhà trường là chủ thể trực tiếp trong lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức xây dựng mục tiêu, điều chỉnh, bổ sung chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học; dự kiến các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia thực hiện kế hoạch đặt ra. Nhà trường chủ động thiết lập các mối quan hệ với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và với cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp....trong quá trình quản lý phối hợp đào tạo nghề. Mỗi lực lượng, thành viên đại diện cho tổ chức, đoàn thể,... có cơ hội tham gia góp ý, xây dựng, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, xây dựng kế hoạch hành động và cùng thống nhất đưa ra nội dung, phương thức phối hợp nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
2.2.1. Khái niệm quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
* Quản lý
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các qui luật phát triển của các đối tượng khác nhau, qui luật tự nhiên hay xã hội. Đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên, hay kỹ thuật”. Theo tác giả Trần Khánh Đức cho rằng: Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất [21]. Tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là một tập hợp các họat động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên và xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp qui luật, các nguồn lực vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống để đạt được mục tiêu đã định” [47].
Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất và tinh thần và việc phối hợp hành động của một hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất. Quản lý giáo dục có hai bình diện lớn là quản lý nhà nước hay quản lý hệ thống giáo dục (ở bình diện vĩ mô) và quản lý nhà trường trong một phạm vi một đơn vị, một cơ sở giáo dục (ở bình diện vi mô).
Qua nghiên cứu có thể khái quát quản lý được tiếp cận theo những khuynh hướng: một là, nghiên cứu theo quan điểm của điều khiển học và lý thuyết hệ thống. Theo đó, quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó; hai là, nghiên cứu quản lý với tư cách là một hoạt động, lao động tất yếu trong các tổ chức của con người; ba là, nghiên cứu quản lý với tư cách là một quá trình, trong đó các chức năng được thực hiện và sự tương tác lẫn nhau giữa chúng. Theo hướng này, quản lý là một chu trình có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá. Trong quá trình quản lý, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò là tiền đề, phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể quản lý thực hiện chức năng quản lý, đưa ra các quyết định quản lý. Đối với công tác GD, ĐT ở nhà trường, chủ thể quản lý giáo dục cần nghiên cứu nắm chắc chức năng quản lý để duy trì, bảo đảm cho hoạt động GD, ĐT diễn ra một cách nhịp nhàng và đạt kết quả mong đợi.
Từ cách trình bày trên, luận án xác định: Quản lý là tổng thể những tác động của chủ thể quản lý thông qua hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đặt ra.
* Quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Quản lý đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là nội dung, cách thức mà chủ thể quản lý cụ thể hóa và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý đào tạo trong thực hiện nguyên lý, chức năng, mục tiêu đào tạo. Quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng liên quan đến nhiều vấn đề và các yếu tố như mục đích, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên, giáo trình, tài liệu, phương tiện dạy học... Muốn quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng có hiệu quả đòi hỏi tiếp cận trên quan điểm hệ thống về mối quan hệ giữa các yếu tố kể trên.
Mục tiêu của quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo theo đúng tiến độ thời gian, đảm bảo cho hoạt động đào tạo diễn ra thuận lợi, đạt chất lượng, hiệu quả tối ưu.
Nội dung quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng bao gồm xác định mục tiêu đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo; quản lý các phương pháp tổ chức đào tạo; quản lý hoạt động dạy của giảng viên và học của học viên; quản lý nhân sự và việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhân cách học viên;. Trong đó, trọng tâm là quản lý hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học nghề của sinh viên; quản lý việc duy trì, khai thác, sử dụng và phát triển cơ sở thực hành, CSVC trang thiết bị phục vụ cho đào tạo; xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên.
Đối tượng của quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là toàn bộ quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo là hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cùng vận động trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Đối tượng quản lý là những hoạt động của giảng viên và sinh viên và các tổ chức sư phạm trong nhà trường về việc thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo đã qui định.
Từ cách lý giải về quản lý, đào tạo nghề, có thể khái quát: Quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là tổng thể tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nghề nhất định.
* Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Nghiên cứu về đào tạo, quản lý đào tạo nghề cho thấy, để phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng có chất lượng, hiệu quả đòi hỏi chủ thể quản lý xác định đúng mục tiêu, nội dung, cơ chế, phương thức quản lý phối hợp. Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là quản lý toàn bộ quá trình đào tạo từ việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung, đến phát huy vai trò của các lực lượng tham gia vào công tác đào tạo nghề bằng việc tác động bởi các biện pháp phù hợp. Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng có thể thực hiện thông qua cấp quản lý vĩ mô với các văn bản, chủ trương, chính sách, luật... của Nhà nước; quy chế, quy định của ngành Giáo dục; có thể thực hiện quản lý thông qua cấp vi mô với sự thống nhất lựa chọn mô hình, cơ chế, phương thức quản lý giữa các lực lượng cùng tham gia.
Như vậy, có thể hiểu:
Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là tổng thể những tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ quá trình đào tạo ở các trường nghề, nhằm quản lý chặt chẽ các khâu của quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhu đáp ứng cầu xã hội.
Mục tiêu quản lý là làm cho quá trình phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước và hội nhập quốc tế.
Nội dung quản lý bao gồm: xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề; thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong tuyển sinh và xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy, học thực hành, thực tập và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo; quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đảm bảo tài chính, các điều kiện CSVC; quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đảm bảo nguồn lực (cán bộ quản lý, giảng viên); quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đảm bảo chất lượng đào tạo và tư vấn, hỗ trợ học viên tìm việc làm sau tốt nghiệp.
Chủ thể quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng,được giới hạn ở cấp quản lý trường cao đẳng với các tổ chức xã hội (đối tượng tham gia phối hợp đào tạo) và thực hiện vai trò quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng. Trong đó, chủ thể giữ vai trò chủ đạo của việc quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là Ban Giám hiệu nhà trường, mà trực tiếp là cán bộ quản lý thuộc các phòng, khoa, ban và giáo viên.
Phương thức quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng thể hiện trong quá trình đào tạo nghề là lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý phối hợp các lực lượng xã hội của đội ngũ cán bộ quản lý trong và ngoài nhà trường đối với công tác đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức tuyển sinh, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, thực hành, thực tập, hỗ trợ học viên tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
2.2.2. Nội dung quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng xã hội trong tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là một nội dung quan trọng nhằm tạo được sự đồng thuận cao nhất của các lực lượng xã hội, vận động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức KT-XH, doanh nghiệp,...; tạo sự đồng thuận, đóng góp của từng tổ chức, cá nhân để cùng với nhà trường tuyển chọn được nguồn đầu vào đủ chỉ tiêu, phù hợp tiêu chí; đồng thời góp phần quản bá hình ảnh của các trường cao đẳng về CSVC, trường lớp, trang thiết bị dạy học, cảnh quan, môi trường sư phạm, chất lượng và uy tín đào tạo. Yêu cầu xây dựng kế hoạch phải bảo đảm tính khoa học, lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia. Trong các kế hoạch phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý cho từng cá nhân, tập thể, từng lực lượng và toàn thể lực lượng.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp GD,ĐT là đổi mới căn bản và toàn diện GD,ĐT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phát triển GD,ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, với tiến bộ khoa học và công nghệ. Nhà trường phối hợp với ban ngành, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, cùng bàn bạc để có kế hoạch đào tạo theo hướng tiếp cận phát triển năng lực cho người học, đó là: “Đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế” [16].
Tuyển sinh là công việc đầu tiên, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển và thương hiệu của nhà trường. Nội dung cơ bản phối hợp các lực lượng xã hội trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo ở các trường cao đẳng là phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh; xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh; xác định thời gian, phương pháp, hình thức phối hợp tuyển sinh.
Để phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội cùng tham gia tuyển sinh, nhà trường phối hợp với ban ngành, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, doanh nghiệp, về xây dựng một hệ thống thông tin dịch vụ đào tạo nghề nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh. Đa dạng hóa nguồn tuyển sinh, quan tâm tới nguồn học sinh, sinh viên do các tổ chức, cá nhân đã tuyển sinh liên hết, hợp tác với nhà trường trong đào tạo. Các trường cao đẳng cùng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, doanh nghiệp, liên kết, hợp tác, kết hợp bàn bạc, thống nhất kế hoạch, xác định nội dung, hình thức, nhân sự cụ thể trong công tác tuyển sinh ở các trường cao đẳng.
Các trường cao đẳng xây dựng kế hoạch, cử cán bộ phân công phụ trách công tác tuyển sinh liên hệ, phối hợp với cán bộ, giảng viên ở các trường trung học cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh. Chính quyền địa phương, Sở, Phòng GD,ĐT chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch chủ động phối hợp với các trường cao đẳng để vận dụng linh hoạt chính sách phân luồng học sinh trung học phổ thông. Các ban ngành, đoàn thể (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Công đoàn,) ở các địa phương có kế hoạch khoa học phối hợp cùng các trường cao đẳng làm tốt công tác hướng nghiệp học sinh, nhằm giúp học sinh, phụ huynh quan tâm tới tính hiệu quả, cơ bản, thiết thực của việc đào tạo nghề. Nhà trường và địa phương các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, doanh nghiệp, làm tốt việc kết nối thông tin về nhu cầu của thị trường lao động, việc làm, trên cơ sở đó tham gia điều chỉnh số lượng tuyển sinh theo ngành nghề một cách hợp lý.
2.2.2.1. Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong xác định mục tiêu, xây dựng chương trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Mục tiêu phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề là đào tạo con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của giáo dục là xã hội hoá cá nhân đáp ứng được yêu cầu xã hội để tăng nguồn lực, mở rộng quy mô, hình thức tổ chức, loại hình giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu và hoạt động giáo dục trong nền kinh tế thị trường, tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, góp phần làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trên cơ sở duy trì mở rộng các nghề truyền thống, tích cực đầu tư vào ngành nghề được ưa chuộng, như: CNTT, công nghệ may và thiết kế thời trang, tự động hóa, sửa chữa động lực.
Xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nhà trường cùng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp phối hợp trong việc xác định rõ mục tiêu đào tạo. Xác định mục tiêu theo tiêu chí là đào tạo ra người lao động có kỹ thuật thực hành cao, đảm nhận yêu cầu công việc mà các ngành, đơn vị sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cũng như thị trường lao động cần.
Các lực lượng xã hội cung cấp thông tin về những yêu cầu đặt ra đối với thị trường lao động, trên cơ sở đó, trường cao đẳng tiến hành xây dựng mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, nghề đào tạo. Theo đó, xây dựng mục tiêu, đổi mới chương trình đào tạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp chủ động cung cấp cho nhà trường những tiêu chí cần thiết đối với một người lao động có trình độ cao đẳng. Dựa trên tiêu chí đó, nhà trường xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo tiếp cận, phát triển năng lực thực hành nghề cho sinh viên, theo hướng: tiếp cận thị trường, tiếp cận chuẩn đầu ra. Quán triệt tinh thần: Đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Bởi vậy, đòi hỏi chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật, bổ sung, xây dựng mới theo hướng đào tạo nghề có chất lượng ngày càng cao, với đa dạng hóa loại hình nghề đào tạo, phù hợp hội nhập khu vực, quốc tế.
Chương trình đào tạo nghề thể hiện được mục tiêu đào tạo ở từng trình độ; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ. Chương trình đào tạo nghề đòi hỏi bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
2.2.2.2. Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, thực hành, thực tập đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thực hành, thực tập nghề ở các trường cao đẳng theo chuẩn đầu ra trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, có sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, các cá nhân, tổ chức sử dụng nguồn lực lao động.
Nội dung trong đào tạo nghề là tổng hợp hệ thống kiến thức về văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, các chuẩn mực thái độ - nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên nghiệp cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực, phát triển kỹ năng nghề phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng còn được hiểu là sự cụ thể hóa mục tiêu, chương trình đào tạo. Nó thể hiện trong kế hoạch đào tạo và chương trình nội dung các môn học. Trong chương trình nội dung các môn học là hệ thống các tri thức khoa học và công nghệ bao gồm: Một là, các tri thức về sự vật, hiện tượng được phản ánh trong hệ thống khái niệm. Chẳng hạn, khái niệm về các loại vật liệu cũng như các hiểu biết về cấu tạo, công dụng thiết bị, công cụ lao động chuyên môn ở từng nghề. Các kiến thức về các sản phẩm lao động, như hình dáng, mẫu mã, thành phần, công dụng của sản phẩm. Hai là, các tri thức về lý luận, về hệ thống các quan điểm, tư tưởng xã hội, học thuyết khoa học, các quy luật, định luật khoa học... Ba là, các tri thức về công nghệ, gia công để tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần theo các nghề cụ thể. Bốn là, các tri thức khác có liên quan đến môi trường lao động (môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội,) nơi diễn ra các hoạt động lao động nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Năm là, các tri thức hiểu biết về con người, về đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; thái độ và các định hướng giá trị xã hội, nghề nghiệp làm cơ sở cho việc hình thành lý tưởng, niềm tin, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp. Quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng là quá trình vận dụng các kiến thức hiểu biết, kinh nghiệm nghề trong hoạt động thực tiễn.
Nội dung trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng bao gồm các yếu tố để phát triển tri thức đối với người học, góp phần hình thành, phát triển kỹ năng nghề cụ thể mà sinh viên được đào tạo trong tương lai. Bởi vậy, việc đổi mới nội dung theo hướng tích hợp các nội dung môn học một cách hợp lý về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quyền con người, coi trọng hình thành năng lực sáng tạo cho người học; tăng thực hành, vận dụng kiến thức nghề vào thực tiễn trong đổi mới nội dung đào tạo nghề.
Các chủ thể quản lý giáo dục, giảng viên, nhân viên của các trường cao đẳng phối hợp cùng các lực lượng xã hội trong rà soát hệ thống các ngành nghề đào tạo; chú trọng tới các lĩnh vực đang được thị trường quan tâm, phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ làm cơ sở đổi mới nội dung các môn học trong đào tạo nghề sát với tình hình thực tiễn, với nhu cầu thị trường lao động ở địa phương, vùng, cả nước, khu vực và quốc tế. Quá trình đổi mới nội dung trong đào tạo nghề không tách rời với tình hình phát triển KT-XH của đất nước, của từng địa phương; đồng thời, chú trọng cập nhật những tri thức mới liên quan đến trình độ, kỹ năng nghề trong hội nhập khu vực, quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, nội dung trong đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng có một số nghề như sửa chữa, lắp ráp ô tô, công nghệ ô tô, nghề tiện, nguội, lắp ráp máy tính,... Tùy thuộc vào nhu cầu thị trường lao động của từng địa bàn, khu vực, vùng miền, căn cứ vào khả năng, điều kiện của mỗi trường cao đẳng để phối hợp các lực lượng xã hội trong xác định đổi mới nội dung các môn học trong đào tạo nghề sao cho trình độ kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề của sinh viên nâng cao; tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở từng địa phương, trên mỗi địa bàn cụ thể cũng như tham gia thị trường lao động khu vực, quốc tế. Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế về ngành nghề xã hội cần. Căn cứ vào khung chương trình, vào chuẩn đầu ra của nghề đào tạo, trường cao đẳng phối hợp các lực lượng xã hội trong xác định nội dung cụ thể cần đào tạo theo từng ngành, nghề, thống nhất phân bổ nội dung chương trình theo hướng: tiếp cận thị trường và chuẩn đầu ra.
Khi mục tiêu, nội dung chương trình thay đổi, tất yếu phương pháp đào tạo, đặc biệt phương pháp dạy học trong đào tạo nghề cũng thay đổi. Trong đổi mới phương pháp dạy học cần tăng cường phát triển năng lực thực hiện thông qua thực hành nghề, thực tập của sinh viên. Theo đó, quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, thực hành, thực tập trong đào tạo nghề đòi hỏi nắm vững vấn đề phân công cá nhân hoặc nhóm cá nhân nghiên cứu vận dụng có hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo nghề sao cho phù hợp với nguyện vọng, trình độ kiến thức, năng lực thực hành và sở trường của sinh viên trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đào tạo.
Thông qua hình thức liên kết, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ từ các đơn vị sản xuất, nhất là với các doanh nghiệp, tạo địa bàn và cơ sở cho sinh viên thực hành, thực tập và tạo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Bởi vì, các hình thức như thông qua hợp tác, liên kết đào tạo với các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, các trường cao đẳng sẽ có điều kiện không chỉ đổi mới nội dung mà còn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học của các lực lượng xã hội giúp đỡ.
Quán triệt phương châm đào tạo, “học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; lấy thực hành kỹ năng nghề là chính, các trường cao đẳng thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo chính quy tập trung, đào tạo ngắn hạn tại trường hoặc liên kết, hợp tác đào tạo với các đơn vị sản xuất, công ty, doanh nghiệp; đào tạo theo địa chỉ; liên kết đào tạo nghề ở trường cao đẳng với các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài địa phương; phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức thực hành, thực tập tại các đơn vị sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, để giúp sinh viên có điều kiện thực hành, thực tập rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, thực hành, thực tập trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng theo hướng tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, sinh viên ngoài kiến thức, kỹ năng nghề cần được trang bị nhiều hơn những kỹ năng ứng dụng CNTT, giao tiếp hiệu quả, lắng nghe tích cực và tư duy phê phán, khả năng nhận thức có tính sáng tạo và lập luận toán, giải quyết vấn đề. Việc phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, thực hành, thực tập đào tạo nghề theo hướng gắn với tăng cường đào tạo tại các đơn vị sản xuất, dịch vụ tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm, thực hành, thực tập; cập nhật nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng.
Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp, hình thức, thực hành, thực tập trong đào tạo nghề còn phải theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, ứng dụng đồng bộ CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành nghề của người học; chú trọng việc tự học, tự nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; có thể liên kết, hợp tác, thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, tham gia đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học trong đào tạo nghề ở một số ngành nghề cần đạt chuẩn quốc tế về chất lượng mà trong nước chưa đáp ứng được.
2.2.2.3. Quản lý phối hợp các lực lượng xã hội về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và nguồn đầu ra trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
Tài chính đảm bảo hoạt động đào tạo nghề gồm: Ngân sách nhà nước, học phí, các nguồn thu và hỗ trợ khác. Ngoài ra, phát huy vai trò của các lực lượng xã hội trong đầu tư, đóng góp một phần tài chính - phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. CSVC, thiết bị nhà xưởng ảnh hưởng không nhỏ tới kỹ năng thực hành nghề, là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học trong tương lai.
Dựa vào cơ chế, chính sách của Nhà nước ...Promoting participation Community contributions to education in conflict situations,International Institute for Educational Planning.
153. Gunilla Dahlberg; Peter Moss (2005), Ethics and Politics in Early Childhood Education,RoutledgeFalmer.
154. Daniel Murphy (2007), Professional School Leadership: Dealing with Dilemmas,Dunedin Academic.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1.
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên ở trường cao đẳng)
Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp.Hà Nội hiện nay, Thầy/cô vui lòng nghiên cứu, trả lời các câu hỏi dưới đây, cũng có thể bằng cách đánh dấu (X) vào các cột mà Thầy/cô cho là đúng nhất.
A. Thông tin chung
Thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin
- Thầy/cô
Cán bộ quản lý
Giảng viên
- Trình độ học vấn
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Trình độ khác:
- Thời gian công tác:
Từ 5 - 10 năm
Từ 10 -15 năm
Từ 15 - 20 năm
Trên 25 năm
B. Nội dung
Câu hỏi 1. Thầy/cô cho biết mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng?
TT
Mục đích, ý nghĩa
Đánh giá
Rất
quan trọng
Quan
trọng
Ít quan trọng
Không
quan trọng
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
ĐTB chung
Câu hỏi 2. Thầy/cô đánh giá như thế nào về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trongđào tạo nghề ở các trường cao đẳng?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Thường
xuyên
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
Câu hỏi 3. Theo Thầy/cô việc thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng đạt ở mức nào sau đây?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất cần thiết
Khá
cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
Câu hỏi 4. Thầy/cô đánh giá việc thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng ở mức độ nào sau đây?
TT
Nội dung
Đánh giá
Tốt
Khá
T.Bình
Yếu
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
Câu hỏi 5. Thầy/Cô đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội?
TT
Các yếu tố
Đánh giá
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
1
Tác động từ đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
2
Tác động từ sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
3
Tác động từ nhu cầu đào tạo nghề và thị trường sử dụng lao động
4
Tác động từ mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
5
Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
6
Tác động từ phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
7
Tác động từ khả năng phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Xin chân thành cảm ơn!
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dùng cho cán bộ doanh nghệp và các lực lượng khác (Bí thư, phó Bí thư Đảng- Đoàn, cán bộ Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn,)
Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, Ông/bà vui lòng nghiên cứu, trả lời các câu hỏi dưới đây, cũng có thể bằng cách đánh dấu (X) vào các cột mà ông bà cho là đúng nhất.
A. Thông tin chung
Ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin
- Ông/bà: Cán bộ quản lý
Chuyên viên
- Trình độ học vấn
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Trình độ khác:
- Thời gian công tác:
Từ 5 - 10 năm
Từ 10 -15 năm
Từ 15 - 20 năm
Trên 25 năm
B. Nội dung
Câu hỏi 1. Ông/bà cho biết mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng x trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất
quan trọng
Quan
trọng
Ít quan trọng
Không
quan trọng
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
Câu hỏi 2. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Thường
xuyên
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
Câu hỏi 3. Theo Ông/bà việc thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng đạt ở mức nào sau đây?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất cần thiết
Khá cẩn thiết
Cần thiết
Không cần thiết
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
Câu hỏi 4. Ông/bà đánh giá việc thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng ở mức độ nào sau đây?
TT
Nội dung
Đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
Câu hỏi 5. Ông/Bà đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội?
TT
Các yếu tố
Đánh giá
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
1
Tác động từ đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
2
Tác động từ sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
3
Tác động từ nhu cầu đào tạo nghề và thị trường sử dụng lao động
4
Tác động từ mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
5
Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
6
Tác động từ phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
7
Tác động từ khả năng phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Xin chân thành cảm ơn!
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dùng cho sinh viên ở các trường cao đẳng và những sinh viên đã tốt nghiệp)
Để có cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, Anh/chị vui lòng nghiên cứu, trả lời các câu hỏi dưới đây, cũng có thể bằng cách đánh dấu (X) vào các cột mà anh/chị cho là đúng nhất.
A. Thông tin chung
Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin
- Anh/chị: Cựu sinh viên
Sinh viên
- Ngành đào tạo..
- Thời gian học tập, công tác..
B. Nội dung
Câu hỏi 1. Anh/chị cho biết mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất
quan trọng
Quan
trọng
Ít quan trọng
Không
quan trọng
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội trong công tác đào tạo nghề
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
Câu hỏi 2. Anh/chị đánh giá như thế nào về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Thường
xuyên
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau tốt nghiệp
Câu hỏi 3. Theo Anh/chị việc thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng đạt ở mức nào sau đây?
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất cần thiết
Khá cẩn thiết
Cần thiết
Không cần thiết
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
Câu hỏi 4. Anh/chị đánh giá việc thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội ở mức độ nào sau đây?
TT
Nội dung
Đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
Câu hỏi 5. Anh/Chị đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội?
TT
Các yếu tố
Đánh giá
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Khá ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
1
Tác động từ đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
2
Tác động từ sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
3
Tác động từ nhu cầu đào tạo nghề và thị trường sử dụng lao động
4
Tác động từ mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
5
Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
6
Tác động từ phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
7
Tác động từ khả năng phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
Mục 1. Đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục
Bảng 1. Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Mục đích, ý nghĩa
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
13
28.9
11
24.4
12
26.7
9
20.0
2.62
3
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
10
22.2
12
26.7
13
28.9
10
22.2
2.49
5
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
13
28.9
10
22.2
11
24.4
11
24.4
2.56
4
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
14
31.1
13
28.9
10
22.2
8
17.8
2.73
2
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
15
33.3
13
28.9
10
22.2
7
15.6
2.80
1
ĐTB chung
2.63
Bảng 2. Đánh giá về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
13
28.9
11
24.4
13
28.9
8
17.8
2.64
1
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
11
24.4
12
26.7
12
26.7
10
22.2
2.53
4
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
10
22.2
13
28.9
10
22.2
12
26.7
2.47
7
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
12
26.7
12
26.7
12
26.7
9
20.0
2.60
2
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
9
20.0
14
31.1
12
26.7
10
22.2
2.49
6
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
12
26.7
12
26.7
10
22.2
11
24.4
2.56
3
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
11
24.4
11
24.4
13
28.9
10
22.2
2.51
5
ĐTB chung
2.54
Bảng 3. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
13
28.9
12
26.7
11
24.4
9
20.0
2.64
1
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
11
24.4
14
31.1
12
26.7
8
17.8
2.62
2
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
10
22.2
11
24.4
12
26.7
12
26.7
2.42
3
ĐTB chung
2.56
Bảng 4. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
11
24.4
11
24.4
12
26.7
11
24.4
2.49
3
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
13
28.9
14
31.1
11
24.4
7
15.6
2.73
1
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
12
26.7
11
24.4
12
26.7
10
22.2
2.56
2
ĐTB chung
2.59
Mục 2. Đánh giá của giảng viên
Bảng 1. Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Mục đích, ý nghĩa
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
11
24.4
10
22.2
11
24.4
13
28.9
2.42
5
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
11
24.4
11
24.4
13
28.9
10
22.2
2.51
4
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
13
28.9
11
24.4
10
22.2
11
24.4
2.58
3
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
13
28.9
11
24.4
12
26.7
9
20.0
2.62
2
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
15
33.3
12
26.7
11
24.4
7
15.6
2.78
1
ĐTB chung
2.58
Bảng 2. Đánh giá thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung đánh giá
Đối tượng khảo sát/ ĐTB
ĐTB
cộng
Thứ bậc
Mức
CB
GV
CB DN
SV
LL khác
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
2.64
2.49
2.60
2.56
2.56
2.57
2
Khá
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
2.53
2.62
2.58
2.44
2.60
2.55
3
Khá
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học
2.47
2.56
2.53
2.57
2.40
2.50
6
Khá
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
2.60
2.53
2.49
2.51
2.52
2.53
4
Khá
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
2.49
2.58
2.71
2.54
2.58
2.58
1
Khá
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục
2.56
2.60
2.40
2.43
2.56
2,51
5
Khá
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau tốt nghiệp
2.51
2.42
2.56
2.52
2.42
2.49
7
TB
ĐTB chung
2.54
2.54
2.53
2.51
2.52
2.54
Khá
Bảng 3. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
ĐT
KS
Mức độ đánh giá (Số lượng/ tỷ lệ %)
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1.
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
CBQL
13
28.9
12
26.7
11
24.4
9
20.0
GV
13
28.9
11
24.4
11
24.4
10
22.2
CBDN
27
30.0
19
21.1
23
25.6
21
23.3
SV
27
30.0
19
21.1
23
25.6
21
23.3
LLK
25
27.8
23
25.6
23
25.6
19
21.1
2.
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
CBQL
11
24.4
14
31.1
12
26.7
8
17.8
GV
11
24.4
13
28.9
12
26.7
9
20.0
CBDN
23
25.6
25
27.8
23
25.6
19
21.1
SV
23
25.6
25
27.8
23
25.6
19
21.1
LLK
21
23.3
24
26.7
23
25.6
22
24.4
3.
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
CBQL
10
22.2
11
24.4
12
26.7
12
26.7
GV
10
22.2
11
24.4
12
26.7
12
26.7
CBDN
25
27.8
27
30.0
20
22.2
18
20.0
SV
25
27.8
27
30.0
20
22.2
18
20.0
Mục 3. Đánh giá của cán bộ doanh nghiệp
Bảng 1. Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
11
24.4
14
31.1
11
24.4
9
20.0
2.60
2
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
10
22.2
15
33.3
11
24.4
9
20.0
2.58
3
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
11
24.4
12
26.7
12
26.7
10
22.2
2.53
5
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
9
20.0
13
28.9
14
31.1
9
20.0
2.49
6
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
13
28.9
14
31.1
10
22.2
8
17.8
2.71
1
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
8
17.8
13
28.9
13
28.9
11
24.4
2.40
7
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
11
24.4
13
28.9
11
24.4
10
22.2
2.56
4
ĐTB chung
2.55
TT
Mục đích, ý nghĩa
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
12
26.7
11
24.4
11
24.4
11
24.4
2.53
2
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
11
24.4
11
24.4
11
24.4
12
26.7
2.47
5
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
12
26.7
11
24.4
10
22.2
12
26.7
2.51
3
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
11
24.4
11
24.4
12
26.7
11
24.4
2.49
4
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
13
28.9
12
26.7
11
24.4
9
20.0
2.64
1
ĐTB chung
2.53
Bảng 2. Đánh giá về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
Bảng 3. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
10
22.2
12
26.7
13
28.9
10
22.2
2.49
1
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
11
24.4
9
20.0
14
31.1
11
24.4
2.44
2
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
12
26.7
11
24.4
12
26.7
10
22.2
2.56
3
ĐTB chung
2.50
Bảng 4. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
11
24.4
11
24.4
13
28.9
10
22.2
2.51
3
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
12
26.7
11
24.4
11
24.4
11
24.4
2.53
2
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
12
26.7
12
26.7
11
24.4
10
22.2
2.58
1
ĐTB chung
2.54
Mục 4. Đánh giá của sinh viên
Bảng 1. Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Mục đích, ý nghĩa
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
25
27.8
22
24.4
23
25.6
20
22.2
2.58
1
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
20
22.2
23
25.6
26
28.9
21
23.3
2.47
5
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
25
27.8
21
23.3
23
25.6
21
23.3
2.56
3
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
25
27.8
23
25.6
20
22.2
22
24.4
2.57
2
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
21
23.3
25
27.8
21
23.3
23
25.6
2.49
4
ĐTB chung
2.53
Bảng 2. Đánh giá thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội
trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
25
27.8
21
23.3
23
25.6
21
23.3
2.56
2
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
23
25.6
19
21.1
23
25.6
25
27.8
2.44
6
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
26
28.9
20
22.2
23
25.6
21
23.3
2.57
1
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
23
25.6
23
25.6
21
23.3
23
25.6
2.51
5
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
26
28.9
18
20.0
25
27.8
21
23.3
2.54
3
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
17
18.9
27
30.0
24
26.7
22
24.4
2.43
7
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
22
24.4
22
24.4
27
30.0
19
21.1
2.52
4
ĐTB chung
2.51
Bảng 3. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạc tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
27
30.0
19
21.1
23
25.6
21
23.3
2.58
2
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
23
25.6
25
27.8
23
25.6
19
21.1
2.58
2
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
25
27.8
27
30.0
20
22.2
18
20.0
2.66
1
ĐTB chung
2.61
Bảng 4. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
21
23.3
23
25.6
24
26.7
22
24.4
2.48
3
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
22
24.4
23
25.6
26
28.9
19
21.1
2.53
1
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
23
25.6
20
22.2
25
27.8
22
24.4
2.49
2
ĐTB chung
2.50
Mục 5. Đánh giá của các lực lượng khác
Bảng 1. Đánh giá nhận thức về mục đích, ý nghĩa phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Mục đích, ý nghĩa
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
25
27.8
22
24.4
23
25.6
20
22.2
2.58
3
2
Phát huy những tiềm năng của các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề
25
27.8
23
25.6
23
25.6
19
21.1
2.60
2
3
Tạo sự thống nhất giữa nhà trường với các lực lượng xã hội trong thực hiện mục tiêu đào tạo nghề
21
23.3
21
23.3
23
25.6
25
27.8
2.42
5
4
Góp phần huy động nguồn tài chính, CSVC và những lợi thế khác của các lực lượng xã hội cho công tác đào tạo nghề
20
22.2
23
25.6
25
27.8
22
24.4
2.52
4
5
Góp phần hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
25
27.8
26
28.9
21
23.3
18
20.0
2.64
1
ĐTB chung
2.55
Bảng 2. Đánh giá về thực hiện nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung phối hợp
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Hướng nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề
25
27.8
21
23.3
23
25.6
21
23.3
2.56
3
2
Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghề
25
27.8
23
25.6
23
25.6
19
21.1
2.60
1
3
Đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học nghề
21
23.3
20
22.2
23
25.6
26
28.9
2.40
7
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
23
25.6
23
25.6
22
24.4
22
24.4
2.52
5
5
Bảo đảm CSVC, phương tiện đào tạo nghề
21
23.3
27
30.0
25
27.8
17
18.9
2.58
2
6
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên dạy nghề, cán bộ quản lý giáo dục
22
24.4
25
27.8
24
26.7
19
21.1
2.56
3
7
Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
19
21.1
22
24.4
27
30.0
22
24.4
2.42
6
ĐTB chung
2.55
Bảng 3. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Phối hợp các lực lượng xã hội trong tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh
25
27.8
23
25.6
23
25.6
19
21.1
2.60
1
2
Xác định mục đích, nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác tuyển sinh
21
23.3
24
26.7
23
25.6
22
24.4
2.49
3
3
Xác định thời gian, phương pháp, hình thức tuyển sinh
24
26.7
23
25.6
25
27.8
18
20.0
2.59
2
ĐTB chung
2.56
Bảng 4. Đánh giá về thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Nội dung
Mức độ đánh giá (SL/%)
Thứ bậc
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nhận thức sự cần thiết về quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
25
27.8
23
25.6
25
27.8
17
18.9
2.62
1
2
Thống nhất nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
22
24.4
20
22.2
27
30.0
21
23.3
2.48
3
3
Hình thức phối hợp các lực lượng xã hội trong đổi mới phương pháp dạy học
25
27.8
21
23.3
25
27.8
19
21.1
2.58
2
ĐTB chung
2.53
Mục 6. Đánh giá về các yếu tố tác động tới quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
Bảng 1. Đánh giá về các yếu tố tác động tới quản lý phối hợp các lực lượng xã hội trong đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn Tp. Hà Nội
TT
Các yếu tố
Mức độ đánh giá (SL/%)
ĐTB
Cộng
Thứ
bậc
Mức
(1)
(2)
(3)
(4)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Tác động từ đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
72
22.9
78
24.8
77
24.4
88
27.9
2.43
7
TB
2
Tác động từ sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
90
28.6
85
27.0
69
21.9
71
22.5
2.62
2
Khá
3
Tác động từ nhu cầu đào tạo nghề và thị trường sử dụng lao động
87
27.6
83
26.3
79
25.1
66
21.0
2.61
4
Khá
4
Tác động từ mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
83
26.3
85
27.0
78
24.8
69
21.9
2.58
5
Khá
5
Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
73
23.2
87
27.6
69
21.9
86
27.3
2.47
6
Khá
6
Tác động từ phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
91
28.9
88
27.9
67
21.3
69
21.9
2.64
1
Khá
7
Tác động từ khả năng phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
87
27.6
89
28.3
69
21.9
70
22.2
2.61
3
Khá