Luận án Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Bùi Văn Tuấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Cao đẳng y tế CĐYT 3 Đại học và cao đẳng ĐH&CĐ 4 Đội ngũ giảng viên ĐNGV 5 Giáo dục và đào tạo GD& ĐT 6 Kinh tế - xã hội KT-XH 7 Nghiên cứu khoa học NCKH 8 Nguồn nhân lực NNL 9 Nhà xuất bản Nxb

doc248 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Thành phố Hà Nội TPHN MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 19 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 38 1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài 38 1.2. Đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế 55 1.3. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế 63 1.4. Những nhân tố tác động đến quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay 71 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 84 2.1. Khái quát về các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội 84 2.2. Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng 89 2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội 90 2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay 98 2.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên, quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay 120 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 127 3.1. Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên các trường cao đẳng y tế về vị trí, vai trò, ý nghĩa của phát triển đội ngũ giảng viên đối với chất lượng đào tạo trong tình hình mới 127 3.2. Đổi mới việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng nhà trường 133 3.3. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành y đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế của từng nhà trường 140 3.4. Tổ chức hợp tác, liên kết giữa các trường cao đẳng y tế với các học viện, trường đại học y, các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên ngành y 147 3.5. Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao động đặc thù của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường cao đẳng y tế 152 Chương 4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP 158 4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp 158 4.2. Thử nghiệm các biện pháp 164 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 184 PHỤ LỤC 198 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT Tên bảng Nội dung Trang 1 2.1. Khái quát chung về các trường CĐYT trên địa bàn TPHN 86 2 2.2. Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát là sinh viên, CBQL và ĐNGV 88 3 2.3. Tổng hợp số lượng ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN trong những năm gần đây 89 4 2.4. Đánh giá của ĐNGV, CBQL về những vấn đề xung quanh đến phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ĐNGV 90 5 2.5. Đánh giá của ĐNGV, CBQL về những vấn đề xung quanh đến phẩm năng lực sư phạm của ĐNGV 91 6 2.6. Cơ cấu ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay 95 7 2.7. Tỷ lệ % cơ cấu ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay 95 8 2.8. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở ĐNGV, CBQL về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phẩm chất, năng lực của ĐNGV 108 9 2.9. Tổng hợp các công trình khoa học được công bố của ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN từ năm 2011 đến nay 114 10 2.10. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở ĐNGV, CBQL đánh giá về mối quan hệ hợp tác giữa các trường CĐYT với các cơ sở y tế, học viện/trường đại học y trên địa bàn TPHN 115 11 3.1. Tiêu chuẩn trong tuyển dụng đối với giảng viên chuyên ngành y học 140 12 4.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT 158 13 4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT 159 14 4.3. Kết quả tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 162 15 4.4. Bảng mô tả các kỹ năng môn Tiếng Anh trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu 166 16 4.5. Bảng mô tả các kỹ năng môn Tin học chứng chỉ B 167 17 4.6. Kết quả kiểm tra trước khi tiến hành thử nghiệm 168 18 4.7. Kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm 170 19 4.8. Bảng so sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm so với sau thử nghiệm 170 20 4.9. Bảng so sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm so với sau thử nghiệm 172 TT Tên biểu đồ Nội dung Trang 21 2.1. Biểu đồ biểu thị mức độ đánh giá về công tác quy hoạch ĐNGV 97 22 2.2. Biểu đồ biểu thị đánh giá về các nội dung của công tác tuyển dụng ĐNGV ở CBQL, ĐNGV với các mức độ rất tốt, tốt, khá tốt 101 23 2.3. Biểu đồ đánh giá về các nội dung về công tác sử dụng ĐNGV 104 24 2.4. Biểu đồ đánh giá của ĐNGV, CBQL về các nội dung liên quan đến các chính sách đãi ngộ ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN 111 25 4.1. So sánh mức độ về tính cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN 160 26 4.2. So sánh mức độ về tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN 160 27 4.3. Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. 162 28 4.4. So sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm so với sau thử nghiệm 171 29 4.5. So sánh kết quả môn Tiếng Anh trước khi thử nghiệm so với sau thử nghiệm 173 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Nội dung Trang 1 1.1. Khái quát về giảng viên, giáo viên hiện nay 39 2 2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường CĐYT Bạch Mai 86 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Quản lý phát triển ĐNGV ở các trường ĐH&CĐ nước ta hiện nay nói chung, ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng là một trong những vấn đề mang tính then chốt, quyết định đến chất lượng GD&ĐT trong các nhà trường. Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả quản lý phát triển ĐNGV sẽ trực tiếp đảm bảo cho ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để có thể đáp ứng được với mục tiêu đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chính vì vậy, đề tài luận án “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” được nghiên cứu sinh ấp ủ và quan tâm nghiên cứu từ lâu. Trong quá trình công tác làm nhiệm vụ quản lý đào tạo, giảng dạy ở cơ sở giáo dục đào tạo NNL ngành y tế, bản thân nghiên cứu sinh có nhiều công trình nghiên cứu, cùng các bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận án và được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành khác nhau. Khung lý thuyết của nội dung nghiên cứu được tác giả dựa trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò, khẳng định giá trị, tính đúng đắn và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN hiện nay. Trên cơ sở, công trình đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, góp phần thiết thực trong xây dựng ĐNGV đáp ứng tốt với nhu cầu số lượng, chất lượng NNL y tế trên địa bàn TPHN, cũng như mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chiến lược phát triển của từng nhà trường. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự tồn tại và phát triển nước nhà. Người nhấn mạnh: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá” [78,tr.345]. Để thực hiện được điều đó, Người đặc biệt coi trọng đến đội ngũ giáo viên, bởi Người cho rằng: “nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [78, tr.345]. Quán triệt sâu sắc quan điểm trên, trong mọi giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đến phát triển đội ngũ giáo viên; coi đó vừa là yêu cầu, nhiệm vụ, nhưng đồng thời cũng là vấn đề cốt lõi để phát triển nền giáo dục nhằm đáp ứng thiết thực với yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu, rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi nền giáo dục nước ta nói chung, các cơ sở giáo dục đại học nói riêng cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL để góp phần thiết thực vào thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như nhanh chóng rút ngắn về khoảng cách, trình độ phát triển so với tương quan các quốc gia trên thế giới Chính vì vậy, Đảng ta xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu; đồng thời, coi “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt” [9] là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định đến chất lượng GD&ĐT ở các nhà trường. Đối với các trường CĐYT trên địa bàn TPHN (bao gồm Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông), đây là các nhà trường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đào tạo, cung cấp NNL y tế cho TPHN cũng như các tỉnh, thành lân cận khác của cả nước. Theo đó, kể từ khi được thành lập cho đến nay, các nhà trường luôn coi trọng đến phát triển ĐNGV; xác định đây là yếu tố quyết định đến nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xuất phát từ thực tiễn quy mô đào tạo ở các nhà trường ngày càng được mở rộng; vị thế, vai trò trong đào tạo so với các trường cao đẳng đào tạo NNL y tế của cả nước từng bước được nâng lên; cùng với đó là yêu cầu về chất lượng đào tạo ngày càng phải tốt hơn để đáp ứng thiết thực với yêu cầu phẩm chất, năng lực NNL y tế trong bối cảnh mới Điều này đặt ra yêu cầu đòi hỏi từng nhà trường trong nỗ lực đổi mới toàn diện quá trình đào tạo phải đặc biệt coi trọng đến đổi mới quản lý phát triển ĐNGV; coi đây là một hướng đi cơ bản, cần thiết nhằm trực tiếp xây dựng được ĐNGV luôn có đầy đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng, hài hòa, hợp lý về cơ cấu, đủ sức hoàn thành tốt mọi yêu cầu, nhiệm vụ, trong mọi hoàn cảnh đặt ra. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, trong quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như: trong tuyển dụng ĐNGV còn thiếu chặt chẽ, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu về NNL. “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục” [41], chưa hướng tới nâng cao chất lượng ĐNGV. “Các chế độ chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp” [41] Chính vì vậy, nhìn chung cho đến hiện nay ĐNGV ở các nhà trường vẫn còn “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu [9]. Có thời điểm ĐNGV còn có hiện tượng “vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp” [41]. “Một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”[9]. Tất cả những vấn đề trên vừa là thực trạng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng sản phẩm đào tạo là một bộ phận đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế ở TPHN vẫn còn có biểu hiện trình độ tay nghề không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu ý thức trách nhiệm khi chăm sóc, phục vụ sức khỏe nhân dân; còn chạy theo giá trị của đồng tiền Đúng như Nghị quyết Số 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã thẳng thắn chỉ rõ: “Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật” [17]. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, thời gian qua, cùng với các học viện, trường ĐH&CĐ y trong các nước nói chung, các trường CĐYT trên địa bàn TPHN nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đến quản lý phát triển ĐNGV, điều này đã góp phần cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học cả trên phương diện lý luận, thực tiễn để từng nhà trường vận dụng trong phát triển ĐNGV. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi cao về số lượng, chất lượng của NNL y tế trên địa bàn TPHN đã và đang đặt ra những yêu cầu mới trong quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển ĐNGV. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn: “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, góp phần đảm bảo ĐNGV ở từng nhà trường luôn có đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt với mọi yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo NNL Y tế trên địa bàn TPHN đặt ra. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. - Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. - Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên các trường CĐYT trên địa bàn TPHN. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay 4.3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đáp ứng tốt với mọi yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo NNL Y tế trên địa bàn TPHN đã và đang đặt ra hiện nay. * Phạm vi về không gian: Luận án tập trung khảo sát, tọa đàm, trao đổi với các đối tượng là đội ngũ CBQL; giảng viên, sinh viên ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN, bao gồm 3 trường là: Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông. * Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2011 đến nay. 4.4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo đó, nếu đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý phù hợp với xu hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và tính đặc thù của các cơ sở đào tạo NNL y tế trên địa bàn TPHN, như: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên các nhà trường về vị trí, vai trò, ý nghĩa của phát triển ĐNGV với nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình mới; Đổi mới việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV; Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL y tế của từng nhà trường; tổ chức hợp tác, liên kết với các học viện/ trường đại học y, các cơ sở y tế trên địa bàn TPHN trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV ngành y; xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao động đặc thù của ĐNGV, CBQL trong các nhà trường thì sẽ làm cho ĐNGV ở các trường ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng và hài hòa về cơ cấu, từ đó đáp ứng tốt với mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay đặt ra. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu * Phương pháp tiếp cận biện chứng Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về GD&ĐT, nhất là những vấn đề xung quanh đến phát triển ĐNGV ở các cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, đảm cho các nội dung luận án luôn được đi đúng định hướng, có tính khoa học và phù hợp với đường lối phát triển GD&ĐT của Đảng. * Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống quản lý NNL, quản lý giáo dục ở các nhà trường. Đồng thời, trong quản lý phát triển ĐNGV bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Theo đó, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống đó; trong phân tích, trình bày các kết quả, nội dung luận án đảm bảo có tính hệ thống khoa học, lôgic, khúc chiết, chặt chẽ cao. * Phương pháp tiếp cận thực tiễn Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu chỉ ra những mâu thuẫn, tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu; trong phân tích, đánh giá thực trạng quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay như: những ưu điểm, những hạn chế, bất cập và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó; đề xuất được những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn trong kiểm chứng những kết quả nghiên cứu mà đã đạt được. Bên cạnh việc sự dụng các phương pháp tiếp cận trên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tiếp cận vấn đề theo quan điểm quan điểm phức hợp: hoạt động - giá trị - nhân cách; quan điểm lịch sử - lô gíc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể là các phương pháp: * Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề qua nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cụ thể trong nghiên cứu, trình bày nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; phân tích những cơ sở lý luận để đưa ra những nhận định, đánh giá theo quan điểm riêng của tác giả... * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp: Tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo tổng kết liên quan đến ĐNGV của các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay, nhất là trong đưa ra những nội dung thể hiện trong các văn bản, báo cáo nhằm tạo ra cơ sở vững chắc để củng cố, khẳng định những nhận định các nội dung thực trạng nghiên cứu vấn đề có tính đúng đắn, khách quan và chính xác cao. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu, vận dụng những cách làm hay, có giá trị trong thực tiễn mà từng nhà trường khái quát được để vận dụng vào trong đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao. Quan sát sư phạm: tiến hành quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN, nhất là trong nghiên cứu thực trạng và đưa ra những nhận định về chất lượng ĐNGV; đưa ra những luận chứng bổ sung những nhận định xung quanh đến thực trạng quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường; trong thủ nghiệm các biện pháp mà luận án đề xuất... Điều tra xã hội học: Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với 03 đối tượng là CBQL (140 phiếu), ĐNGV (210 phiếu), sinh viên (210 phiếu); ngoài ra còn tiến hành sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi với 03 đối tượng trên ở 03 trường CĐYT trên địa bàn TPHN là: Trường CĐYT Bạch Mai, Trường CĐYT Hà Nội, Trường CĐYT Hà Đông. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội về toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tiếp thu những ý kiến hay, có giá trị để chỉnh sửa, bổ sung, đảm bảo luận án có chất lượng tốt nhất. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm tại Trường CĐYT Hà Đông. Cụ thể là khảo nghiệm để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp luận án đề xuất. Thử nghiệm một nội dung cụ thể của biện pháp 3, đó là nội dung đổi mới việc bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ (tiếng anh) và Tin học cho ĐNGV. * Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng trong khoa học giáo dục để xử lý các số liệu điều tra. Cụ thể là trong sử lý các số liệu được sử dụng ở chương 2 và chương 4 của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án  Bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN. Cụ thể bổ sung, làm rõ được quan niệm về quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT; những đặc điểm về ĐNGV và những nội dung của quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT; chỉ rõ được những nhân tố cả khách quan, chủ quan tác động đến quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay. Luận án giúp cho các trường CĐYT trên địa bàn TPHN đánh giá chính xác, khách quan thực trạng ĐNGV nói chung; quản lý phát triển ĐNGV ở các nhà trường hiện nay nói riêng. Đồng thời, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao, góp phần xây dựng được ĐNGV luôn có đầy đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt với yêu cầu đào tạo NNL y tế của từng nhà trường trong bối cảnh mới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý phát triển ĐNGV, cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN. Đặc biệt, luận án đã đưa ra những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay có tính thiết thực, khả thi cao. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng ngay vào trong thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT trên địa bàn TPHN; từ đó, góp phần đảm ĐNGV ở các nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng thiết thực với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm : Phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên Có thể thấy, ngay từ thời cổ đại, những tư tưởng liên quan đến quản lý phát triển ĐNGV đã bắt đầu xuất hiện thông qua các tư tưởng của các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới như: Khổng Tử (551 - 479 TCN), Socrate (469 - 399 TCN), Platon (427 - 347 TCN) Mặc dù, không trực tiếp đề cập đến các hoạt động quản lý phát triển ĐNGV; tuy nhiên, thông qua các tư tưởng về vị trí, vai trò của người thầy giáo đối với sự phát triển xã hội; những phẩm chất nhân cách, tri thức và phương pháp giảng dạy mà mỗi người thầy cần phải đạt được, các ông bước đầu đã đặt ra vấn đề đòi hỏi giai cấp cầm quyền cần có những biện pháp nhằm đào tạo được nhiều người hiền tài (giáo viên/thầy) để đi giúp đỡ, chỉ bảo, dẫn dắt những người khác. Đồng thời, các ông cũng đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi bản thân chính những người thầy cũng phải biết tự rèn luyện để trở thành hình ảnh mẫu mực về phẩm chất, đạo đức; nâng cao tri thức, phương pháp giáo dục hiệu quả Những tư tưởng này được coi là bước đầu có đề cập đến việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng có chung mục đích là phát triển đội ngũ này về số lượng và chất lượng để đáp ứng thiết thực với yêu cầu của thực tiễn. Khi thế giới bước vào thời kỳ hiện đại, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò của phát triển giáo dục đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong mối quan tâm đó, việc nghiên cứu vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên được coi là trung tâm của sự phát triển giáo dục. Điều này được thể hiện ngày càng xuất hiện nhiều công trình của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn đề này dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ bàn về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, năm 1985, trong nghiên cứu về“Những vấn đề quản lý trường học” [140], 3 tác giả Zimi P.V., Konđakôp M.I., Saxerđôtôp N.I. đã đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo công tác giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, coi đó là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề về quản lý ở các nhà trường sư phạm, theo các tác giả việc làm tốt quản lý ở các nhà trường này sẽ trực tiếp đào tạo được đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Để thực hiện được điều này, các tác giả nhấn mạnh: “Đối với công tác đào tạo ở các trường sư phạm, để đào tạo được đội ngũ giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định thì mỗi nhà trường cần chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Cán bộ lãnh đạo nhà trường phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giảng viên tiêu biểu nhất so với các nhà trường khác”[140, tr.28]. Để chuẩn bị cho nhân loại bước vào thế kỷ 21, các nhà giáo dục trên thế giới đều thống nhất trong nhận thức khi thông qua Khuyến cáo của Uỷ ban quốc tế chuẩn bị giáo dục khi vào thế kỷ XXI của UNESCO đã khẳng định rõ: “Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa” [50, tr.16]. Đồng thời khẳng định “Thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng giáo dục. Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng” [50, tr.20]. Trong nghiên cứu “Acion research as a form of staff development in higher education” của tác giả David Kember và Lyn Gow năm 1992 đã bàn trực tiếp về phát triển ĐNGV các trường đại học [148]. Với cách tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, coi các hoạt động thực tiễn là cơ sở quan trọng để phát triển ĐNGV, tác giả cho rằng: để phát triển ĐNGV đại học cần cố gắng cải thiện hoạt động giảng dạy của ĐNGV thông qua các hành động lập kế hoạch; biên soạn đề cương chi tiết; tổ chức các mối quan hệ với sinh viên và tài liệu học tập; sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kết quả học tập của sinh viên... Đánh giá toàn diện việc phát triển nhà trường dựa trên các nhân tố của quá trình đào tạo, trong công trình nghiên cứu của 2 tác giả là B. Davies và L. Ellison về “School Development Planning - Kế hoạch phát triển nhà trường” [145] đã chỉ rõ việc phát triển ĐNGV là một bộ phận, nội dung quan trọng trong phát triển NNL của nhà trường. Theo đó, các tác giả đã phân tích 10 yếu tố đảm bảo cho sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường là chương trình học, việc dạy và học; NNL; phúc lợi cho học sinh và sinh viên; cơ sở vật chất; nguồn tài chính; hồ sơ học sinh và marketing; cơ cấu và các cách thức quản lý; cơ chế quản lý và đánh giá nội bộ; sự quan tâm của cộng đồng, xã hội; xây dựng thông tin chiến lược qua việc điều tra. Nghiên cứu việc đào tạo giáo viên là yếu tố quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên ở các quốc gia, trong công trình nghiên cứu của nhóm công tác “Giáo dục là một ngành chuyên trách” của diễn đàn giáo dục và kinh tế Carnergie (Mỹ) các tác giả đã đề xuất 6 kiến nghị khác nhau, trong đó có kiến nghị “Chính phủ chuẩn bị cho việc đào tạo giáo viên thế kỷ XXI”. Trong kiến nghị này cũng chỉ ra được các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên như: Khái quát về thời đại của sự biến động, những thử thách và thời cơ đối với người giáo viên. Nhà trường của thế kỷ XXI là nhà trường đáp ứng tốt 7 vấn đề cụ thể: - Ý tưởng mới - Mục tiêu dạy học chuyên nghiệp - Các tiêu chuẩn mới về dạy học chất lượng cao - Cải cách cơ cấu giáo dục sư phạm - Giáo viên dân tộc ít người - Khuyến khích, thành tích và hiệu ích kinh tế - Tiền lương và phúc lợi giáo viên [trích theo 92, tr.18]. Đi sâu vào nghiên cứu chỉ ra các chức năng cơ bản của ĐNGV trong thế kỷ XXI, trong 2 công trình “Staff Development for Higher Education Instituitions - Phát triển đội ngũ nhân viên cho các tổ chức giáo dục đại học” của tác giả Victor Minichiello viết năm 2008 [150]; “How to Become a Lecturer - Làm thế nào để trở thành người giảng viên” [142] của tác giả Catherine Armstrong viết năm 2010 đều xem ĐNGV là lực lượng quyết định đến chất lượng đào tạo của một trường đại học. Một trường đại học danh tiếng là trường đại học có một ĐNGV xuất sắc. Đồng thời, các tác giả cũng đều cho rằng, giảng viên đại học trong thế kỷ XXI có 3 chức năng cơ bản là nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội. Dựa trên cơ sở chỉ ra 3 chức năng này, các tác đã đưa ra được những yêu cầu cơ bản để phát triển ĐNGV, nhất là hình thành cho họ phẩm chất, năng lực nhằm thực hiện tốt các chức năng đó. Khi nghiên cứu về hoạt động quản lý phát triển ĐNGV ở Thái Lan, tác giả Phạm Văn Toàn đã khái quát để phát triển ĐNGV nhất là về số lượng và chất lượng, Thái Lan đang tập trung thực hiện các giải pháp: “Xúc tiến thiết lập một hệ thống liên tục phát triển đội ngũ CBQL, ĐNGV và đội ngũ hỗ trợ chuyên môn ở các nhà trường. Phát triển số lượng các công trình NCKH của sinh viên để những nghiên cứu đó trở thành một cơ chế tạo thành ĐNGV mới. Đồng thời, thiết lập một hệ thống cơ chế mới thu hút những người có năng lực, tâm huyết tham gia vào đội ngũ này. Xây dựng hệ thống liên kết, kết nối giữa ĐNGV với ĐNGV các trường ĐH&CĐ với nhau, giữa ĐNGV với đội ngũ giáo viên các cấp, liên ngành, liên trường, trong nước, ngoài nước. Mạng lưới này tạo được sự hợp tác, hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau về lĩnh vực giả...ưa ra một số yêu cầu mang tính chất chung chung hoặc là nội dung nhỏ trong một giải pháp nhất định nhằm phát triển ĐNGV ở nước ta hiện nay, còn việc chỉ ra những biện pháp, cách thức, yêu cầu cụ thể trong quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN hiện nay như thế nào, nội dung ra sao thì chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, rõ ràng, có hệ thống... Tình hình đó đặt ra cho luận án tiếp tục đi vào nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các trường này đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với từng nhà trường, có tính thiết thực, khả thi cao. Đây được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ trực tiếp xây dựng được ĐNGV các trường CĐYT trên địa bàn TPHN luôn có đủ về số lượng; có phẩm chất, năng lực chuyên môn; cân đối, hài hòa về cơ cấu, mà nó còn trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng toàn diện mọi hoạt động GD&ĐT ở các nhà trường. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ 1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Giảng viên ở các trường cao đẳng y tế Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều khái niệm khác nhau về giảng viên: Theo Quyết định số 202/TCCP - VC ngày 08/06/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quy định về tiêu chuẩn chung của ngạch công chức chuyên ngành giáo dục đã đưa ra khái niệm: “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng”[10]. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “Giảng viên là người làm công tác giảng dạy ở các trường trên bậc phổ thông hoặc ở các lớp đào tạo, huấn luyện”[128, tr.507]. Theo Điều 70 của Luật Giáo dục 2005 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên” [112]. Đồng thời, Luật giáo dục sửa đổi bổ sung ngày 29/11/2009 quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên" [113]. Từ những quan niệm trên đây, suy ra giảng viên ở các trường cao đẳng y tế như sau: Giảng viên ở các trường CĐYT là nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, đào tạo sinh viên ở các trường CĐYT thành thầy thuốc có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp về nghề y. Giảng viên các trường CĐYT phải có các phẩm chất, năng lực theo quy định về chuẩn nhà giáo nói chung và chuẩn giảng viên ngành y nói riêng. Trước hết, giảng viên các trường CĐYT phải có đủ các tiêu chí theo quy định chung của nhà giáo như sau: “- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; - Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; - Lý lịch bản thân rõ ràng” [112]. Giảng viên các trường CĐYT phải có những tiêu chuẩn đặc thù để phù hợp với đặc điểm ngành y và yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy ở các trường cao đẳng. Giảng viên các trường CĐYT “là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục” [113]; cụ thể: “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ” [112]. Cũng theo luật này, giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy bậc đại học là thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định [sơ đồ 1.1]. Sơ đồ 1.1.: Khái quát về giảng viên, giáo viên hiện nay NHÀ GIÁO GIÁO VIÊN Giảng dạy và giáo dục GIẢNG VIÊN Giảng dạy và giáo dục Cơ sở giáo dục Cao đẳng nghể Cơ sở giáo dục: - Mầm non - Phổ thông Cơ sở giáo dục nghề nghiệp : Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp Cơ sở giáo dục đại học - Trợ giảng - Giảng viên TS, PGS, GS Giảng viên chính Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Giảng viên các trường CĐYT phải thực hiện đầy đủ các chức năng của giảng viên bậc đại học. Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định chức năng chính của người giảng viên bao gồm 3 chức năng cơ bản: Chức năng giảng dạy; chức năng nghiên cứu khoa học; chức năng cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Đối với chức năng giảng dạy: Đây là vai trò, chức năng truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng viên. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người thầy giỏi. Nghĩa là họ phải hội tụ được 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng cơ bản sau: Thứ nhất, kiến thức chuyên ngành: kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và chuyên môn mà mình giảng dạy. Thứ hai, kiến thức về chương trình đào tạo: tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên về một chuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các môn học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị) các kiến thức về cả chương trình giảng dạy. Thứ ba, kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy/ học trong từng chuyên ngành cụ thể. Thứ tư, kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các hoạt động dạy và học. Đối với chức năng nghiên cứu khoa học: Giảng viên ở bậc đại học phải có chức năng nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học và giảng dạy là hai chức năng luôn thống nhất với nhau, bổ trợ cho nhau. Ở chức năng này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên, xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải. Một đặc điểm của ngành y tế là, nhiều giảng viên vừa giảng dạy ở nhà trường, vừa làm việc ở các bệnh viện, các cơ sở y tế. Vì vậy, bên cạnh chức năng giảng dạy, giảng viên ở các trường cao đẳng y tế phải thường xuyên nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đối với chức năng cung ứng dịch vụ cho xã hội: Đây là một chức năng mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam cũng như giảng viên tại các trường đại học trên thế giới đang thực hiện - nó cũng là một vai trò mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên. Ở vai trò này, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các tổ chức xã hội - đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Đối với giảng viên chuyên ngành y, chức năng cung ứng dịch vụ cho xã hội không chỉ về lĩnh vực giáo dục đào tạo mà còn bao hàm cả dịch vụ y tế. Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế hiện nay, giảng viên các nhà trường cao đẳng y tế có thể tham gia các loại hình dịch vụ giáo dục theo bốn phương thức cung ứng dịch vụ của WTO mà Việt Nam đã tham gia cam kết. Hiện nay, theo Điều 55 của Luật Giáo dục Đại học đã thể chế hóa những chức năng của giảng viên thành các nhiệm vụ và quyền của giảng viên. Theo đó, giảng viên các trường cao đẳng y tế có nhiệm vụ và các quyền của giảng viên bậc đại học như sau: “ Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên. Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chcác ính đáng của người học. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác. Được ký hợp đồng thỉnh giảng và NCKH với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở NCKH theo quy định của pháp luật. Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật” [115]. Đồng thời, theo Điều 45 về “Nhiệm vụ và quyền của giảng viên” trong Điều lệ Trường đại học ban hành năm 2014 cũng chỉ rõ: “Giảng viên trường đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 55 của Luật Giáo dục Đại học và các nhiệm vụ, quyền cụ thể sau đây: 1. Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường 2. Thực hiện quy định về chế độ làm việc đối với chức danh giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; 3. Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 4. Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy định của pháp luật; giảng viên trong các trường đại học công lập làm việc ở vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ. 5. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và quản trị nhà trường; được tham gia các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật. 6. Giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng quyền theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ; giảng viên làm công tác quản lý trong trường đại học nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế độ đối với giảng viên theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của trường. 7. Tham gia quản lý người học và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng” [122]. 1.1.2. Đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng y tế Theo từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng” [105]. Khái niệm đội ngũ tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đều có một điểm chung, đó là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều cùng một mục đích nhất định. Ta có thể hiểu: Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy, thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. Khi bàn về đội ngũ nhà giáo, các tài liệu nước ngoài thường có quan niệm rằng, đội ngũ giảng viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục. Đối với các tác giả trong nước, quan niệm phổ biến cho rằng, đội ngũ giảng viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giảng viên và đội ngũ quản lý giáo dục. Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [126, tr.104]. Như vậy, có thể hiểu: Đội ngũ giảng viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội. Từ những quan niệm chung trên đây, chúng ta hiểu ĐNGV ở các trường CĐYT như sau: Đội ngũ giảng viên ở các trường CĐYT là tập hợp những nhà giáo theo những tiêu chí quy định về số lượng, chất lượng, cơ cấu, cùng có chung mục đích hoạt động là đào tạo sinh viên của nhà trường thành thầy thuốc có trình độ học vấn cao đẳng hoặc trung cấp, có phẩm chất, năng lực hoạt động nghề y theo quy định của ngành. Đặc trưng cơ bản của ĐNGV ở các trường CĐYT là tập hợp những nhà giáo theo tiêu chí quy định của ngành giáo dục và ngành y về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Đặc trưng này phản ánh sự liên kết của các thành viên trong một tổ chức nghề nghiệp. Cùng là bậc học cao đẳng, nhưng mỗi nhóm ngành, mỗi ngành nghề đào tạo khác nhau có những tiêu chí quy định riêng về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Mặt khác, tùy theo quy mô đào tạo của từng nhà trường cao đẳng y tế khác nhau mà có tiêu chí khác nhau về đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên ở các trường CĐYT được rằng buộc với nhau bằng mục đích hoạt động chung. Mục đích hoạt động chung của đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng y là đào tạo sinh viên của nhà trường thành thầy thuốc có trình độ học vấn cao đẳng hoặc trung cấp, có phẩm chất, năng lực hoạt động nghề y theo quy định của ngành. Đặc trưng này là một dấu hiệu để phân biệt giảng viên ở trường cao đẳng y với giảng viên ở trường đại học y. Cùng là giảng viên nhưng mục đích, mục tiêu đào tạo đạị học và cao đẳng khác nhau dẫn đến yêu cầu về trình độ học vấn và cơ cấu đội ngũ giảng viên cũng khác nhau. 1.1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng y tế Theo Từ điển Tiếng Việt, phát triển nghĩa chung nhất được hiểu là “sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [105, tr.989]. Theo quan niệm này thì tất cả các sự vật, hiện tượng, con người và xã hội tự thân biến đổi hoặc tác động bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên cả về số lượng, chất lượng thì đó chính là sự phát triển. Như vậy “phát triển” là một khái niệm rất rộng. Mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về phát triển. Nhưng nhìn chung, nói đến phát triển là người ta nghĩ ngay đến sự đi lên của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội. Sự đi lên đó thể hiện ở việc tăng lên về số lượng và chất lượng, thay đổi về nội dung và hình thức. Dưới góc độ của khoa học giáo dục, phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng y là một phạm trù khoa học thuộc về lý thuyết phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục - đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực. Có quan điểm cho rằng, phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống quản lý, tổ chức phân công lao động và điều khiển các hoạt động của tổ chức một cách hợp lý tối ưu. Tác giả David C.Kotan quan niệm: “Phát triển là một tiến trình, qua đó, các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ ” [93 tr.13]. Theo quan điểm này thì phát triển là sự tăng trưởng, hoàn thiện khả năng, tạo ra sự phù hợp của bản thân bằng cách sử dụng mọi nguồn lực có thể được. Tiến trình đó không phải của riêng ai mà của các thành viên một tổ chức, một xã hội. Khái niệm này phù hợp với quan điểm phát triển đội ngũ nhà giáo, phát triển giáo dục. Như vậy, có thể thấy, phát triển là xu hướng vận động của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, đời sống con người. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội tự thân biến đổi để tăng về số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự phát triển. Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT là phát triển NNL của một tổ chức giáo dục, là sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển ĐNGV các trường CĐYT về thực chất là phát triển NNL chất lượng cao ngành y. Phát triển đội ngũ là nhấn mạnh nội hàm phát triển NNL về số lượng, chất lượng và cơ cấu của tổ chức. Mặt khác, phát triển đội ngũ luôn gắn với phát triển phẩm chất, năng lực của từng cá nhân, thông qua phát triển cá nhân trong đội ngũ. Như vậy, phát triển ĐNGV các trường CĐYT với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề phát triển NNL chất lượng cao và khía cạnh xã hội của NNL ngành y. Những quan điểm phát triển trên đây là một căn cứ cho việc xác định cơ sở lý luận của quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT hiện nay. Phát triển ĐNGV ở các trường CĐYT là quá trình tổ chức, điều khiển, tác động của nhà quản lý vào ĐNGV, làm cho ĐNGV tăng trưởng về số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trường, phát huy được thế mạnh của cá nhân và tập thể giảng viên. * Về số lượng đội ngũ giảng viên Số lượng ĐNGV các trường CĐYT được xác định bởi số lớp học và định mức biên chế giáo viên theo thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế. Định mức biên chế đối với các trường cao đẳng ngành Y - Dược là 4 đến 10 sinh viên trên một giảng viên. Căn cứ vào kế hoạch phát triển lượng sinh viên và số lớp học hàng năm mà phát triển số lượng giảng viên tương ứng theo định mức. Mặt khác, phát triển ĐNGV về số lượng, cần phải tính toán quy hoạch xác định số giảng viên hiện có và số giảng viên sẽ thôi hợp đồng, nghỉ ốm, thai sản, bỏ việc, chuyển đi hoặc chuyển đến để lập kế hoạch bổ sung giảng viên. Trong thực tế, có nhiều biến động, liên quan chi phối đến việc tính toán số lượng giảng viên như việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ, tình trạng bố trí số học sinh/số giảng viên/lớp cũng như định mức lao động của giảng viên, chương trình môn học đều có ảnh hưởng đến số lượng đội ngũ giảng viên. Vì vậy, khi xem xét số lượng giảng viên, cần chú ý đến một yếu tố tác động làm sai lệch chuẩn tính toán lý thuyết. Do đó, hiệu trưởng nhà trường cần phải luôn rà soát số lượng giảng viên đã đủ theo yêu cầu của qui mô đào tạo hay chưa. Nếu thiếu, tìm sự bổ sung; nếu thừa, phải tạo thêm việc làm, cân đối lao động để tránh lãng phí và nảy sinh các vấn đề liên quan. * Về chất lượng đội ngũ giảng viên Chất lượng ĐNGV trong nhà trường bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, tựu chung lại chất lượng giảng viên hiện nay thể hiện ở ba khía cạnh như sau: Chuẩn về trình độ chuyên môn: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chính quy hay không chính quy. Đối với giảng viên các trường CĐYT phải có trình độ học vấn từ đại học, cử nhân, bác sĩ, thạc sĩ trở lên. Đối với một số chuyên ngành, đòi hỏi giảng viên phải có thời gian trải nghiệm thực tiễn về chuyên môn theo quy định cụ thể của ngành. Chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm: Giảng viên các trường CĐYT phải được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm theo quy định. Ngoài những chuẩn về nghiệp vụ sư phạm theo quy định chung, giảng viên các trường CĐYT cần phải có kiến thức nghiệp vụ sư phạm chuyên ngành. Trình độ nghiệp vụ sư phạm được thể hiện ở hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục sinh viên, khả năng thích ứng với thay đổi trong thực tiễn, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm. Chuẩn về đạo đức tư cách người giảng viên: được thể hiện ở đạo đức, tư tưởng tốt, có nhân cách xã hội chủ nghĩa, có tâm hồn cao thượng, yêu nghề, yêu người, có lý tưởng nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thực, giản dị. Đối với giảng viên ngành y, ngoài những chuẩn mực giá trị đạo đạo đức chung của người giảng viên, còn có những chuẩn mực giá trị đạo đức riêng theo yêu cầu nghề nghiệp quy định. Giảng viên ở trường cao đẳng y, dù giảng dạy môn học nào cũng phải mô phạm về đạo đức, phải có sự am hiểu sâu sắc về đạo đức nghề y và có khả năng truyền đạt cho sinh viên những chuẩn mực giá trị đạo đức nghề nghiệp theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. * Về cơ cấu đội ngũ giảng viên Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y được xem xét trên các yếu tố cơ bản như sau: Cơ cấu về giảng dạy theo bộ môn: Là tổng thể về tỷ lệ giảng viên của các môn học hiện có, sự thừa thiếu giảng viên ở mỗi môn học. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu với giảng viên thỉnh giảng. Tỷ lệ này phải phù hợp với định mức qui định thì nhà trường mới có được cơ cấu chuyên môn hợp lý là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ cấu về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm: Là sự phân chia giảng viên theo tỷ lệ của trình độ đào tạo như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và trình độ tương đương về nghiệp vụ sư phạm. Việc xác định một cơ cấu trình độ hợp lý cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, số giảng viên chưa đạt chuẩn cần phải chuẩn hóa, nhưng để có tỷ lệ vượt chuẩn cần xem xét thực trạng của nhà trường để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ. Trong khi ngân sách còn hạn chế như hiện nay thì một đội ngũ có phẩm chất tốt và đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục có lẽ tốt hơn một đội ngũ trên chuẩn mà không phát huy được hết khả năng của họ trong công việc. Cơ cấu về tuổi đời: Việc phân tích ĐNGV theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng của tổ chức và khoảng cách chuyên môn để từ đó có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng Cơ cấu về giới tính: Xem xét cơ cấu giới tính của đội ngũ giảng viên để có kế hoạch phân công sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, thời gian học tập của từng cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, con ốm, sức khỏe yếu tất cả các yếu tố đó đều có tác động đến chất lượng đội ngũ giảng viên và là yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Tóm lại, phát triển ĐNGV các trường CĐYT không chỉ đơn thuần là duy trì ĐNGV, là những giải pháp tình thế mà phải được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể có tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính ổn định vừa phát triển dựa trên những cái đã có làm cho đội ngũ ngày càng mạnh lên về số lượng, nâng cao chất lượng và cơ cấu hợp lý theo sự phát triển của nhà trường và của xã hội. 1.1.4. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế Quản lý là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội; là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lý càng lớn, phạm vi càng rộng và nội dung càng phong phú phức tạp. Hiện nay, trong mỗi lĩnh vực có cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực GD&ĐT, nhìn chung các quan niệm đều khẳng định: Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức luôn được vận hành phù hợp với các quy luật trong giáo dục và đạt được mục đích mà tổ chức đề ra. Giáo dục là một lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực khác trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển sẽ là điều kiện, tiền đề quan trọng để giáo dục phát triển theo; đồng thời, nếu giáo dục phát triển sẽ là động lực, yếu tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, phát triển giáo dục là một nhu cầu, mang tính tất yếu khách quan của mọi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, để giáo dục phát triển đáp ứng thiết thực với yêu cầu của thực tiễn thì quản lý giáo dục giữ vai trò then chốt, quyết định. Quản lý giáo dục chính là những tác động có chủ ý của chủ thể quản lý vào các thành tố cấu thành nên quá trình giáo dục nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định. Trong đó, đối tượng quản lý ở đây là con người, từng nhân tố, cũng như mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố của quá trình giáo dục. Phương tiện quản lý là các chế độ, chính sách, kế hoạch được cụ thể hoá hoặc vật chất hoá thành công cụ quản lý. Quản lý giáo dục là một khoa học, vừa có tính khách quan (theo các quy luật của quá trình GD&ĐT ), vừa mang tính chủ quan của chủ thể quản lý. Đối với quản lý phát triển ĐNGV, dưới góc độ vĩ mô là một trong những nội dung cơ bản của quản lý giáo dục. Dưới góc độ vi mô (ở từng nhà trường) thuộc phạm trù quản lý nhân lực. Theo từ điển tiếng Việt quan niệm, nhân lực là “sức người, về mặt sử dụng trong lao động sản xuất” [115, tr.914]. Khi đề cập đến nhân lực, người ta thường nói tới mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó, chất lượng được coi là yếu tố quan trọng nhất. Đối với các nhà trường, nhân lực bao gồm ĐNGV, CBQL nhà trường, nhân viên phục vụ, trong đó, ĐNGV được coi là NNL trung tâm. Theo F.W.Taylor khi đề cập đến quản lý nhân lực, tác giả cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[118, tr.13]. Theo đó, để quản lý nhân lực có hiệu quả, vấn đề quan trọng phụ thuộc chủ yếu vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, có thể thấy, trong các lĩnh vực nói chung, quản lý và phát triển là 2 thuật ngữ có nội hàm khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, mật thiết khăng khít với nhau. Phát triển có mục tiêu hướng tới làm cho các sự vật, hiện tượng gia tăng về số lượng và chất lượng. Quản lý là những tác động nhằm hướng tới giúp cho những sự vật, hiện tượng này được vận hành theo đúng quy luật. Theo đó, có thể khẳng định, quản lý phát triển được coi là một phạm trù kép; bản chất là sự tác động của các chủ thể quản lý lên quá trình phát triển, làm cho quá trình phát triển đó được diễn ra theo đúng quy luật; phù hợp với thực tiễn và đáp ứng đúng nhu cầu của chủ thể quản lý. Với cách tiếp cận trên cho thấy, trong phát triển ĐNGV ở các cơ sở giáo dục đại học có mục tiêu cốt lõi là nhằm hướng tới giúp cho ĐNGV có sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng và hài hòa về cơ cấu để thực hiện các nhiệm vụ GD&ĐT. Để đạt được điều đó, tự thân ĐNGV không thể tự nhiên tự gia tăng được thêm về số lượng, chất lượng và hài hòa về cơ cấu, mà cần có sự tác động từ yếu tố bên ngoài, đó là sự tác động của các tổ chức, lực lượng khác nhau/chủ thể quản lý. Mặt khác, sự tác động của yếu tố bên ngoài này nếu không được thực hiện phù hợp, nghĩa là tác động không đúng thời điểm, không đúng nội dung, không phát huy hết các yếu tố vốn có của từng cá nhân, bộ phận có liên quan thì sẽ làm cho số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNGV phát triển không thể đạt được ngưỡng đã đề ra; hoặc làm cho số lượng, cơ cấu ĐNGV vượt quá khả năng đảm bảo của từng nhà trường, không khai thác hết trình độ, năng lực của ĐNGV Chính vì vậy, quản lý phát triển ĐNGV được coi là yếu tố rất quan trọng trong phát triển NNL ở các nhà trường, nó trực tiếp giúp cho ĐNGV được phát triển phù hợp về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Đảm bảo các yếu tố này luôn ở mức ổn định, không nhanh quá hoặc chậm quá; trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, ĐNGV luôn đảm bảo đủ sức hoàn thành tốt các yêu cầu về nhiệm vụ, cũng như chất lượng đào tạo đặt ra. Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định, quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT là vấn đề cần thực hiện thường xuyên và đòi hỏi có quá trình lâu dài; phải dựa trên lý thuyết về quản lý phát triển nhân lực nhà trường; phải quán triệt đặc điểm từng nhà trường, đặc điểm của ĐNGV ngành y. Có như vậy mới đảm bảo cho việc quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT luôn được diễn ra đúng hướng, phù hợp với quy luật phát triển chung, khai thác được ưu thế riêng của của từng nhà trường. Trực tiếp đảm bảo quá trình phát triển đạt được hiệu quả cao nhất, tránh được những diễn biến tự phát, thiếu tính kế hoạch, thiếu tính đồng bộ, thiếu chiến lược lâu dài. Theo đó, có thể quan niệm: Quản lý phát triển ĐNGV các trường CĐYT là tác động của các chủ thể quản lý lên quá trình phát triển ĐNGV nhằm tổ chức, điều khiển quá trình phát triển đó diễn ra theo đúng quy luật, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân giảng viên phát triển toàn diện; biết phát huy hết tinh thần trách nhiệm, năng lực sẵn có của bản thân mình trong thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo cho ĐNGV luôn đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, phù hợp về cơ cấu, đáp ứng tốt với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế trong tình hình mới. Quan niệm này chỉ ra một số vấn đề cơ bản sau: Mục tiêu quản lý, là nhằm phát triển toàn diện ĐNGV các trường CĐYT để có thể đảm đương và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; đảm bảo cho việc phát triển ĐNGV được diễn ra khoa học, hợp lý, có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ. Mặt khác, khai thác, sử dụng có hiệu quả ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế hiện tại và tương lai; tạo ra một ĐNGV đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Chủ thể quản lý nhà nước trong phát triển ĐNGV các trường CĐYT là các cơ quan chức năng ngành y tế và ngành giáo dục, đào tạo. Các nhà trường trực thuộc sự quản lý của cấp tỉnh, thành phố thì phải đặt dưới sự quản lý của Sở GD&ĐT, Sở y tế và Ủy ban nhân dân cấp đó. Các trường trực thuộc cấp Bộ thì phải đặt dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế. Chủ thể quản lý phát triển ĐNGV các nhà trường CĐYT là Ban Giám hiệu từng nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng. Hiệu trưởng quản lý phát triển ĐNGV thông qua hệ thống tổ chức quản lý của nhà trường. Trong đó bao gồm ...ển quyết định đến những ứng cử viên trúng tuyển trực tiếp tại cơ quan hành chính hoặc thông qua đường bưu điện. Phụ lục 8 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG TIN HỌC VÀ NGOẠI NGỮ CHO ĐNGV TRƯỜNG CĐYT HÀ ĐÔNG TRONG NĂM HỌC 2015 Năm học Tháng 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 Tin học Tiếng Anh Tin học Tiếng Anh Tin học Tiếng Anh Tin học Tiếng Anh Tin học Tiếng Anh Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề Số lượng chuyên đề 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 4 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 5 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 0 0 0 0 0 0 0 0 2 2 9 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 10 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 11 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 TỔNG 2 2 2 2 2 2 2 2 12 12 Phụ lục 9: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐNGV TRƯỜNG CĐYT HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Trình độ Năm học GIẢNG VIÊN CƠ HỮU GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG Tổng số GS PGS TS ThS ĐH Tổng số GS PGS TS ThS ĐH 2010 -2011 112 0 0 7 46 59 42 0 0 1 5 36 2011 - 2012 111 0 1 7 45 58 43 0 1 1 5 36 2012 - 2013 125 0 1 10 54 60 48 0 1 2 8 37 2013 - 2014 129 0 1 12 58 58 54 1 1 2 11 39 2014 - 2015 131 0 1 13 62 55 57 1 1 2 13 40 2015 - 2016 126 0 1 15 65 55 60 1 1 2 13 43 Phụ lục 10: SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG HỆ CAO ĐĂNG ĐÃ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG CĐYT HÀ NỘI THỜI GIAN GẦN ĐÂY Trường Xếp loại 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 TB cộng SL % SL % SL % SL % SL % TRƯỜNG CĐYT HÀ NỘI Giỏi 2 0,4 158 28,4 202 29,7 417 40,5 779 25,0 Khá 188 66,0 380 68,4 467 68,6 586 57,0 1621 65,5 TBK 83 30 18 3,2 11 1,7 25 2,5 137 9,5 Tổng 273 100 556 100 680 100 1028 100 2537 100 Nguồn, kết quả khảo sát đề tài Phụ lục 11: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐNGV TRƯỜNG CĐYT BẠCH MAI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Trình độ Năm học GIẢNG VIÊN CƠ HỮU GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG Tổng số GS PGS TS ThS ĐH Tổng số GS PGS TS ThS ĐH 2013 - 2014 105 2 5 14 34 50 32 0 1 3 16 12 2014 - 2015 107 2 5 16 35 49 32 0 1 3 16 12 2015 - 2016 114 3 6 18 37 50 45 0 2 5 21 17 Phụ lục 12: SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN ĐÀO TẠO ĐÃ TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CĐYT BẠCH MAI NĂM HỌC 2013 - 2015 Trường Xếp loại ĐIỀU DƯỠNG (CĐ) ĐIỀU DƯỠNG (TC) KTV Y HỌC TB cộng SL % SL % SL % SL % TRƯỜNG CĐYT BẠCH MAI Giỏi 34 34,00 98 27,22 31 25,83 163 28,10 Khá 44 44,00 215 59,72 65 51,17 324 55,86 TBK 22 22,00 47 13,06 24 20,00 93 16,04 Tổng 100 100 360 100 120 100 580 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Phụ lục 13: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐNGV TRƯỜNG CĐYT HÀ ĐÔNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Trình độ Năm học GIẢNG VIÊN CƠ HỮU GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG Tổng số GS PGS TS ThS ĐH Tổng số GS PGS TS ThS ĐH 2010 -2011 122 0 0 1 23 98 25 0 0 1 16 8 2011 - 2012 130 0 0 1 26 103 25 0 0 1 16 8 2012 - 2013 144 0 0 2 58 84 34 0 0 2 18 14 2013 - 2014 156 0 0 2 77 75 38 0 1 2 21 14 2014 - 2015 174 0 0 3 102 69 40 0 1 4 21 14 2015 - 2016 187 0 0 3 124 60 40 0 1 5 24 10 Phụ lục 14: SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG HỆ CAO ĐĂNG ĐÃ TỐT NGHIỆP TRƯỜNG CĐYT HÀ ĐÔNG THỜI GIAN GẦN ĐÂY Trường Xếp loại 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 TB cộng SL % SL % SL % SL % SL % TRƯỜNG CĐYT HÀ ĐÔNG Giỏi 145 18,12 142 17,21 152 17,92 160 19,46 599 18,18 Khá 359 44,88 367 44,48 390 45,99 458 55,72 1574 47,78 TBK 296 37,00 316 38,31 306 36,09 204 24,82 1122 34,04 Tổng 800 100 825 100 848 100 822 100 3295 100 Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài Phụ lục 15: ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG ANH TRƯỚC KHI THỬ NGHIỆM PRACTICE TEST 1 A - LISTENING COMPREHENSION PART I. Listening and fill in each blank with the word you hear. A balloon on the tail Today is New Year’s Day. In the (1), Kerry, a little mouse and her mother are going to grandmother’s. She is very (2) .. because she is (3) nice clothes. “Good morning, Kerry”, a little rabbit sees them, “You look (4) today”. “Thank you”. “But, look at your beautiful (5) .” says rabbit, “It is (6) .. the ground”. “Oh my god” says Kerry and she (7) .. her long tail with hands. Then there comes a dog with a big balloon. “Why do you carry your tail, Kerry?” asks the dog. “Because it touches the ground, It will be (8) ..”. “Oh don’t (9). I can help you”. Then the dog ties a big (10) on Kerry’s tail. “That’s OK” says the dog “Your tail won’t touch the ground again”. PART II. Listen and state whether the following statements are true (T) or false (F). Who’s Broken a Window? 1. Billy and Bobby were cousins. 2. Their mother is going to cook lunch. 3. The boy played for half an hour. 4. Bobby broke a glass case in Mrs. Allen’s house. 5. Bobby was the boy who didn’t cause the damage. B - READING COMPREHENSION PART 1: Choose word or phrase that best completes each of the following sentences. Circle the letter (A, B, C or D) of the correct answer . We are very proud ________ our son's success. A. of B. on C. at D. in 2. _______ what he says, he wasn't even there when the crime was committed. A. Following B. Listening to C. Hearing D. According to 3. He ________ this kind of music at all. A. doesn’t like B. likes C. don’t like D. like 4. Who ________ this window? It's so cold here. A. opening B. has opened C. opened D. is going to open 5. Kate's ________ her sister. A. very taller than B. very taller then C. much taller than D. much taller then 6. A new motorway ________ here next year. A. will build B. will have build C. will be built D. will be building 7. He _____on the bank fishing when he ________ a man's hat floating down the river. A. has sat - had seen B. was sitting - saw C. sat - was seeing D. was sitting - has seen 8. I ________ the flowers yesterday morning. A. did watered B. watered C. have watered D. have been watering 9. Tito was the only foreigner ________ I saw at the convention. A. whom B. which C. what D. that 10. The assignment for Monday was to read ________ in your textbooks. A. chapter tenth B. the chapter ten C. chapter the tenth D. the tenth chapter PART 2: Circle the best answer in the following boards or advertisement 11. PLEASE KEEP ENTRANCE FREE NO BICYCLES AGAINST THIS FENCE A. You can take your bicycle in through this entrance free of charge. B. You must not leave your bicycle by the fence because it will be in the way of the entrance. C. Bicycle riders are not allowed to enter because they might lean against the fence. D. There is a fence inside, so you must leave your bicycle outside the entrance. 12 GUESTS ARE REQUESTED TO HAND IN ALL KEYS AT THE DESK WHEN THEY CHECK OUT A. When you leave your hotel, give in your keys at the desk. B. Pick up your keys at the desk when you arrive. C. Check at the desk that you have the right keys. D. If you lose your keys, pay for them at the desk. 13 TOILET OUT OF ORDER. PLEASE USE STAFF TOILET UPSTAIRS A. Staff are not allowed to use this toilet. They must go upstairs. B. This toilet has been closed. A new toilet has been opened upstairs. C. Staff are mending the toilets at the moment, including the one upstairs. D. This toilet is broken, but you can use the ones upstairs. 14 Anita, Leah phoned. Train is delayed - arrives 7.10. She won’t have time to see you in cafe’ as planned. She’ll meet you inside cinema instead. She’ll have snack on train. A . Leah will be too late to meet Anita in the café B. Leah will not be able to go to the cinema with Anita. C. Leah might not have time to eat before she meets Anita. D. Leah will be able to meet Anita in the cafe. 15 10% OFF ALL ELECTRICAL GOODS (Special offer for Christmas season only) A. 10% of the electrical goods have been sold for Christmas. B. Nine out of ten electrical things make good Christmas presents. C. For Christmas, all the electrical goods cost 10% less. D. If you lose your keys, pay for them at the desk. PART 3: Read the passage and choose the best answer for the questions The government published a report yesterday saying that we need to eat more healthily - more fruits and vegetables, less fat and sugar. So that means fewer burgers, chips and fried food as well as cutting down on sweet things. We went into central London yesterday at lunchtime and asked people what they thought about it. "It's got nothing to do with the government what I eat," says Paul Keel, a building worker, as he eats a beefburger and chips washed down with strawberry milkshake. "I think I have a healthy diet. You see, I don't normally eat a beefburger for lunch. Normally I just have chips." Any fish? "I like cod. But I've only ever had it once." Tim Kennor, a librarian, welcomes the government advice. But he also has his own rules. "I think," he explains, eating his fried chicken and chips, "it's important to eat a variety of food." We then asked Dorothy Matthews, aged 74. "I don't think it's the government's business to tell us what to eat." We went into Simpson's Restaurant and asked the manager if people changed what they were eating. "I don't think people believe all these reports anymore. What they say is good for you in June, they say is bad for you in July. People have stopped taking notice. We serve what we've always served. Almost all of it is fattening." 16. What is the writer trying to explain in the text? A. what people think B. his own opinion C. the government report D. the popularity of certain foods 17. What can the reader learn from the text? A. what the government is going to do B. which meals are the healthiest C. whether the advice will be followed D. what kind of people like beefburgers 18. What is Paul Klee's opinion? A. The government advice is wrong. B. Fish isn't good for you. C. He doesn't need to change his habits. D. He eats too many beefburgers. 19. What does the manager think of the report?   A. People don't understand the advice given. B. People think they will soon be given different advice. C. People don't bother to read these reports. D. People are more concerned about losing weight. 20. Which of the following is part of the government report? A. The population of this country should eat less. B. Bad health in this country is caused by people eating the wrong kinds of food. C. People should take the time to prepare their own food at home instead of eating in restaurants. D. Working people should make sure they have a good hot meal in the middle of the day. PART 3: Fill in each of the numbered blanked in the following passage. RUNNING SHOES if more try make much than path cost it there need spend reason do distance Running is now very popular both as a sport and as a way of keeping fit. Even if you only run a short (21)once or twice a week, you (22)to make sure you wear good shoes. (23)is a lot of choice nowadays in running shoes. First of all, decide how (24) ..you want to (25)..on your shoes. Then find a pair that fits you well. Be prepared to (26) .different sizes in different types of shoe. Women's shoes are made narrower (27) .men's and, although most women will find a woman's shoe which suits them, there is no (28) ..why a woman can't wear a man's shoe. The same is true for a man - (29) a woman's shoe fits you better, then wear it. Take your time in the shop. If you (30) .a mistake and buy the wrong shoes, your feet will let you know. C - WRITING Part 1: Rewrite each of the following sentences in such a way that it means exactly the same as the sentence printed before it: 31. David has never been to the cinema before. This is the first...................................................................................... 32. I really think you ought to learn foreign languages. It’s high time .......................................................................................... 33. It’s impossible to cross the road because of the traffic. The traffic makes it ............................................................................... 34. Although Judy was disabled, she participated in many sports. Despite .................................................................................................... 35. I’m certainly not going to give you any more money. I have no intention ........................................................................................ Part 2. Write a letter to your friend to tell him/ her how to keep fit and healthy. (The letter should have 120 - 150 words) Phụ lục 16 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG ANH SAU KHI THỬ NGHIỆM A. LISTENING COMPREHENSION I. BLANK FILLING EXERCISE: Listen and fill in each blank with the word you hear. Too Late Peter works in a (1) .................. factory. He helps the shopkeeper. He puts food on the (2) .............. every day. Then people come into the shop and buy the food. Today there aren’t any bags of (3) ................. on the shelf. “Peter”, says the (4) ........................., “We need some bags of rice, (5) ........................ some rice to the shelf. Hurry up.” Peter runs to get some bags of rice. They’re in (6) ................ room and they are on the (7) ................. of the shelf. The shelf is high up. Peter is tall, but he can’t reach the bags. He brings two boxes and puts one on the top of the other. Then he stands on them. Now he reaches the bags on the shelf. The shopkeeper is coming. He is calling Peter. “Peter! Hurry up! What are you (8) ................? Where are the bags of rice?” he says. He (9) ................ the door. He can’t see Peter on the boxes. “Don’t open the door!” Peter says. Then Peter falls down! Now Peter is on the (10) .................. There is some rice on his head. TRUE - FALSE EXERCISE Listen and state whether the following statements are true or false. Showing the way 1. Mr. Black was looking for a big hotel. 2. He told the old woman that he wanted to go to the Sun Hotel. 3. The old woman got in Mr. Black’s car and went with him to show him the way. 4. Mr. Black’s car stopped in front of the old woman’s house. 5. From her house, she showed Mr. Black the way to the Sun Hotel. Tape script: One evening Mr. Black was driving in the country and looking for a small hotel. When he saw an old woman, “I want to go to the Sun Hotel. Do you know it?” “Yes”, the old woman answered, “I will show you the way”. She got in Mr Black’s car, and they drove about twelve miles. When they came to a small house, the old woman said, “Stop here”. Mr. Black stopped and looked at the house. “But this isn’t a hotel”, he said to the old woman. “No”, the old woman answered, “This is my house. And I’ll show you the way to the hotel. After I get off, you turn around and go back nine miles. Then you’ll see the hotel”. B - READING COMPREHENSION PART 1: Choose word or phrase that best completes each of the following sentences. Circle the letter (A, B, C or D) of the correct answer 1. She drive to the station every day but then she decided to walk instead. A. was used to B. was using to C. had used to D. used to 2. I’m sorry I haven’t got any money. I’ve .. my wallet at home. A. left B. forgotten C. missed D. both A and B 3. I disapprove ..people smoking in public places. A. with B. at C. on D. of 4. Her father won’t drive his car. A. allow her B. permit her C. leave her D. let her 5. Our flight from Amsterdam to London was delayed the heavy fog. A. as result B. because C. on account of D. due to 6. Last year, Matt earned his brother. A. twice as much as B. twice as many as C. twice more than D. twice as more as 7. He . a bad cold; he sneezes so often. A. has been having B. is having C. has D. will have 8. Perspiration increases ................. vigorous exercise or hot weather. A. during B. when C. at the time D. for 9. Since he was a boy, one of his has been stamp- collecting. A. hobbies B. cares C. sports D. professions 10. Most people were no longer listening to his long story. A. irritable B. boring C. tiring D. annoying PART 2: Circle the best answer in the following boards 11 Tuesday 15 The museum is closed for repairs until Sunday - normal opening hours from Monday. A. The museum can’t be visited until Monday because of repair work. B. The museum will close from next Monday because of repair work. C. The museum is closed until Monday and will re-open on Tuesday. D. The museum will close from Sunday to Monday 12 To: Peter From: Sandra Re: Student party Hi Peter To order sandwiches and drinks as agreed, could you let me know the number of students? As you suggested, we have invited the teachers. A. Sandra would like Peter to invite some of their teachers to the party. B. Sandra and Peter are responsible for getting food for the party. C. Peter needs to give Sandra some details about the party. D. Peter doesn’t want to invite the teacher. 13 NOTICE BOOKS MUST BE LEFT ON TABLES AND NOT PUT BACK ON SHELVES A. After you use books, put them back on the shelves. B. Leave books on the table when you finish using them. C. if you find books on the tables, take them to the librarian. D. You mustn’t leave books on the tables. 14 WARNING KEEP THIS OUT OF REACH OF SMALL CHILDREN. A. Tell children that they should not touch this. B. Use this product only with older children. C. Put this product where children cannot touch it. D. This product can be reached by small students. 15 To: All members From: Hinkley Swimming Club Repair works are now completed on Hinkley pool. Training starts again next week. Please attend as often as you can - times and days as before. A. You should inform the club if you cannot train at the arranged time. B. There are changes to the training times because of pool repairs. C. Training is at the same time as it was before the pool closed. D. You must phone the pool in advance if you want to attend again. PART 3: Read the passage and choose the best answer for the questions that follow them. Chess must be one of the oldest games in the world. An Arab traveler in India in the year 900 wrote that it was played “long, long ago”. Chess was probably invented in India, and it has been played everywhere from Japan to Europe since 1400. The name “chess” is interesting. When one player is attacking the other’s King, he says in English, “Check”; when the King has been caught and cannot move anywhere he says “Check mate”. These words come from Persian. “Shad mat” means “the King dead”, that is when the game is over and one player has won. Such an old game changes very slowly. The rules have not always been the same as they are now. For example, at one time the queen could only move one square at a time. Now she is the strongest piece on the board. It would be interesting to know why this has happened! Chess takes time and thought, but it is a game for all kinds of people. You don’t have to be a champion in order to enjoy it. It is not always played by two people sitting at the same table. The first time the Americans beat the Russians was in a match played by radio. Some of the chess masters are able to play many people at the same time. The record was when one man played 400 games! It is said that some people play chess by post. This must make chess the slowest game in the world. 16. Which of the following is known to be true? A. Chess is an old Indian travelling game. B. Chess is the oldest game in the world. C. Chess was played in Japan and Europe before 1400. D. Chess was played in India long before 900. 17. One player has won the game when A. he attacks the other player’s King. B. he says some Persian words. C. the other player’s King cannot move anywhere. D. he says “Check” to the other player 18. According to the rules of the game A. the queen was the attacked all the time. B. the King had to attack all the time. C. the Queen could move no more than one square at a time. D. the King could not move anywhere. 19. Which of the following will you hear when one player has won the game? A. “Shad mat” B. “check” C. “the King is dead” D. “check mate” 20. Which of the following is not correct? A. All kinds of people can play chess. B. Only two people can play chess sitting at the same table. C. Some people write each other playing chess. A. The Russians lost the game player by radio. PART 4: Fill in each of the numbered blanked in the following passage. Use only one word for each space. however instead increase need function possible consist requirement though Used industrial industrious would use changes Widely When man first learned how to make a fire, he began to use fuel for the first time. The first fuel he used was probably wood. As time passed, men eventually discovered that substances such as coal and oil would burn. Coal was not used very (21). as a source of energy until the last century. With the coming of the (22). revolution, it was soon realized that production would double if coal was used (23). of wood. Nowadays, many of the huge factories and electricity generating stations would be unable to (24). if there was no coal. In the last twenty or thirty years, (25). , the use of coal believed. As a result, there have been (26). in the coal industry. More people (27). coal if oil and gas were not so readily available. There is more than enough coal in the world for man’s (28). for the next two hundred years if our use of coal does not (29). . Unfortunately, however, about half of the world’s coal may never be used. Mining much of it would be very expensive even if it was (30). to use new equipment. C - WRITING PART 1: Rewrite the following sentences with the prompts provided 31. They believe he is mad. He is ................................................................. 32. “I advise you to take a holiday,” the doctor said. You had ....................................................................................... 33. Speaking English fluently is not easy. It is ........................................................................................ 34. She can’t have any more children because of her age. She is too ................................................................................ 35. It was such a dull play that he fell asleep. The play ....................................................................................... Writing a letter (20minutes) Write a letter to send to your friend. Invite him or her to the party. In your letter, you need give details of the following: - reasons for the party - the date, time of the party - the name, location of the restaurant. (You should write about 100-120 words) Phụ lục 17 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIN HỌC TRƯỚC KHI THỬ NGHIỆM Hướng dẫn làm bài : Thầy/cô sẽ được giám thị coi thi thông báo đĩa làm bài, sau đó hãy tạo trong đĩa làm bài một thư mục có tên là SBD??? (Dấu ??? đại diện cho số báo danh của thí sinh). Toàn bộ các bài làm của thầy/cô phải được lưu trong thư mục này (qui ước gọi là thư mục bài làm), nếu lưu sai sẽ bị mất bài. NỘI DUNG ĐỀ THI PHẦN WINDOWS : Câu 1: Trong thư mục bài làm, tạo cây thư mục con có cấu trúc như sau: Tìm và sao chép 3 tập tin có phần kiểu .inf , kích thước nhỏ hơn 10kb vào thư mục Xã Đông Hoà. PHẦN SOẠN THẢO VĂN BẢN Câu 2: Định dạng lại tập tin VanBan.doc như văn bản dưới đây. E uréca (Tìm ra rồi!) là câu nói đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta khi phát hiện ra một điều mới mẻ đặc biệt. Vì sao câu nói ấy trở nên bất hủ? Đó chính là bởi nó được thốt ra từ một con người lừng danh trong lịch sử, một tên tuổi bất tử của nhân loại - Archimèdes. Ông là nhà vật lý số một của thế giới và cũng là nhà toán học ứng dụng đầu tiên trên thế giới. Loài người coi ông là “người ngoài hành tinh'' vì những phát hiện lớn lao mà ông đã cống hiến. Cuộc đời con người ấy vẫn được kể lại đến ngày nay như một huyền thoại về lòng say mê khoa học và tình yêu quê hương xứ sở. Ông sinh tại thành cổ Syracuse trên đảo Sicile thuộc Hy Lạp cổ đại (nay thuộc Italia). Niềm đam mê toán học và thiên văn học của Archimèdes đã được nuôi dưỡng từ thời thơ bé. Chính người cha của ông, một nhà toán học và thiên văn học nổi tiếng thời bấy giờ đã hướng Archimèdes vào con đường nghiên cứu toán học và thiên văn học. Thời bấy giờ, các gia đình giàu sang, quyền quý thường chăm lo cho con cái họ một nền học vấn toàn diện mà trọng tâm là triết học và văn học. Toán học lúc bấy giờ chỉ được xem như một môn học công cụ để tiếp cận với triết học mà thôi. Thế nên, rõ ràng xu hướng mà người cha Archimedes đã hướng cho ông là một xu hướng khá đặc biệt. Có lẽ, đây cũng là một điều kiện để tài năng bẩm sinh của ông sớm bộc lộ và phát triển thuận lợi C ũng như rất nhiều nhà bác học nổi tiếng đương thời (như Euclid ...), Archimèdes được đào tạo rất bài bản về toán học, thiên văn học tại thành phố Alexandria - một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn, nơi có một thư viện khổng lồ chứa trên 700 ngàn cuốn sách chép tay. Năm 11 tuổi, nhờ mối quan hệ bà con với quốc vương Hieron II nên Archimèdes được đưa sang Alexandria để làm nghiên cứu sinh. Alexandria là thủ đô của vương triều Ptolemy ở Ai Cập. Ptolemy và người kế thừa của vị quốc vương này chẳng những hết sức trọng thị việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Hy Lạp để lại mà đồng thời còn hết sức chú ý bảo vệ khoa học và phát triển văn hóa. Chính phủ cung cấp điều kiện sinh hoạt ưu việt cho những học giả và tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu khoa học, giúp họ chuyên tâm lo việc nghiên cứu học thuật.. Tại Alexandria, Archimèdes đến học ở đền Mudéon - một viện bảo tàng và cũng là một Viện Hàn lâm, nơi quy tụ hầu hết các bộ óc uyên bác nhất thời cổ đại. Điều kiện ưu việt tại Alexandria đã tạo ngoại cảnh tốt đẹp cho việc học tập và nghiên cứu của Archimèdes. Ông đã học hỏi thêm về thiên văn học, số học và lực học với học trò của Euclid và người viện trưởng của thư viện Alexandria là Eratosthenes. Archimèdes là một người có tinh thần học tập khắc khổ và rất chịu khó tư duy, nghiên cứu. Trong học tập, ông không bao giờ thỏa mãn với việc chỉ nắm bắt lý luận mà còn suy nghĩ để đem lý luận ấy áp dụng vào thực tiễn, giải quyết những vấn đề trong đời sống và sản xuất: Phương pháp học tập để ứng dụng đó chẳng những củng cố tri thức về mặt lý luận mà còn giúp lý luận phát triển thêm một bước, cũng như sáng tạo một cách rộng rãi cho mai sau. PHẦN TRÌNH CHIẾU: Thiết kế tập tin trình chiếu với tên PP.ppt trong thư mục bài làm gồm 1 slide : Chọn hiệu ứng xuất hiện tùy ý cho các đối trượng trong slide. Tạo 1 nút trong slide để chuyển đến File VanBan.doc PHẦN BẢNG TÍNH: Thí sinh trình bày bảng tính dưới đây, thực hiện các công thức tính toán theo yêu cầu đề bài, lưu vào thư mục bài làm với tên BangTinh.XLS DANH SÁCH KHÁCH HÀNG KHÁCH SẠN STT Họ tên Mã số Ngày đến Ngày đi Số ngày ở Đơn giá Thành tiền 1 Trần Hoa L1A-F3 05/03/2012 16/03/2012 ? ? ? 2 Nguyễn Long L2A-F1 06/03/2012 20/03/2012 3 Nguyễn Sơn L1A-F2 10/03/2012 30/03/2012 4 Huỳnh Bảo Duy L2A-F1 23/03/2012 01/04/2012 5 Trần Đình Huy L1B-F3 17/03/2012 30/04/2012 6 Phan Phúc Điền L2B-F2 22/03/2012 27/03/2012 7 Hà Bảo Ca L1A-F3 30/03/2012 21/04/2012 8 Phạm Thành Nam L2B-F3 03/04/2012 21/04/2012 BẢNG GIÁ PHÒNG Yêu Cầu: Số ngày ở : Ngày đi - ngày đến +1 Đơn giá : căn cứ vào loại phòng ( xác định bởi 3 kí tự đầu của mã số) , tra trong BẢNG GIÁ PHÒNG. Thành tiền : Số ngày ở x Đơn giá , nếu ở trên 10 ngày giảm 8 % . Loại phòng Giá phòng L1A 260000 L1B 250000 L2A 210000 L2B 190000 Phụ lục 18 ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIN HỌC SAU KHI THỬ NGHIỆM Hướng dẫn làm bài : Các thầy/cô sẽ được giám thị coi thi thông báo đĩa làm bài, sau đó hãy tạo trong đĩa làm bài một thư mục có tên là SBD???? (Dấu ???? đại diện cho số báo danh của thầy/cô). Toàn bộ các bài làm của thầy/cô phải được lưu trong thư mục này ( qui ước gọi là thư mục bài làm), nếu lưu sai sẽ bị mất bài. NỘI DUNG ĐỀ THI Thầy/cô sử dụng cơ sở dữ liệu mang tên QL_BanHang.mdb (quản lí bán hàng). Câu 1) Tạo quan hệ giữa các bảng theo sơ đồ sau: Câu 2) Tạo các query theo yêu cầu: Q1 : khi thực hiện tạo ra table mang tên Dat_Hang lưu trữ danh mục sản phẩm đặt hàng của các khách hàng Lê Thu Thủy và Trần Quốc Thái theo dạng sau: (Thành tiền = Số lượng đặt x Đơn giá) Họ tên khách hàng Tên sản phẩm Ngày đặt hàng Số lượng đặt Đơn giá Thành tiền Lê Thu Thủy Quần tây màu rêu sọc ngang 20/02/2012 40 150000 6000000 Lê Thu Thủy Sơ-mi nam ca rô xanh rêu dài tay 20/02/2012 70 180000 12600000 Trần Quốc Thái Sơ-mi nam ca rô xanh rêu dài tay 25/08/2012 40 160000 6400000 Q2 : khi thực hiện sẽ bổ sung thêm dữ liệu như câu (a) của khách hàng Đỗ Thị Mộng Thu vào table Dat_Hang. Q3 : khi thực hiện sẽ xoá dữ liệu của khách hàng Trần Quốc Thái trong table Dat_Hang. Câu 3) Tạo Report biễu diễn đơn đặt hàng của mỗi khách hàng theo từng trang. Câu 4) Tạo form cập nhật đơn đặt hàng và chi tiết ( TT = Số lượng đặt x Đơn giá). Yêu cầu : Trình bày dạng Main-Sub Form, có liên kết dữ liệu và cho phép cập nhật dữ liệu. Tạo các nút di chuyển tới, lùi trên Form. Nút họ tên khách hàng : dạng Combobox lấy dữ liệu từ table KhachHang. Tên sản phẩm : dạng Combobox lấy dữ liệu từ table SanPham. Ngày đặt hàng : mặc định là ngày hiện tại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_cac_truong_cao.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan