1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
194 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 9
6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 9
7. Ý nghĩa của luận án ........................................................................................... 10
8. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 12
1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động trẻ em .......................................... 12
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 12
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................... 14
1.2. Các công trình nghiên cứu về phòng ngừa lao động trẻ em .................... 21
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 21
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................... 25
1.3. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em ....................................................................................................................... 30
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 30
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................... 31
1.4. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan và vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án...................................................................................................................... 35
1.4.1. Những nội dung liên quan đến luận án..................................................... 35
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ........................................... 36
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG
NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM ............................................................................. 40
2.1. Những khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài luận án .................... 40
2.1.1. Trẻ em và quyền trẻ em ................................................................................ 40
2.1.2. Lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động ........................................... 45
2
2.1.3. Phòng ngừa lao động trẻ em ....................................................................... 52
2.1.4. Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em .................................. 54
2.1.5. Lý thuyết về quyền con người, quyền trẻ em và sàn an sinh xã hội ....... 56
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ................... 60
2.2.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng ngừa lao động trẻ em ........... 60
2.2.2. Xây dựng và thực hiện chính sách phòng ngừa lao động trẻ em ........... 61
2.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ công chức, viên chức
quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em .............................................. 62
2.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phòng ngừa
lao động trẻ em ........................................................................................................ 64
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng ngừa lao động trẻ em... 65
2.2.6. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về trẻ em ............................................. 66
2.2.7. Hợp tác quốc tế về phòng ngừa lao động trẻ em ....................................... 67
2.3. Vai trò và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa lao
động trẻ em ............................................................................................................. 68
2.3.1. Vai trò của quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ............... 68
2.3.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ
em .............................................................................................................................. 73
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em của một
số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................................ 81
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ........... 81
2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................................................. 86
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG
NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM .................................................. 90
3.1. Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam ..................................................... 90
3.1.1. Quy mô lao động trẻ em ............................................................................... 90
3.1.2 Cơ cấu lao động trẻ em ................................................................................. 91
3.1.3. Thực trạng lao động trẻ em trong một số khu vực kinh tế ...................... 95
3.1.4. Mức độ lao động trẻ em ............................................................................ 100
3.1.5. Nguyên nhân của thực trạng lao động trẻ em........................................ 104
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam ........................................................................................................... 108
3
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng ngừa lao động trẻ em ........ 108
3.2.2. Xây dựng và thực hiện chính sách phòng ngừa lao động trẻ em ........ 111
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ công chức, viên chức
quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ........................................... 115
3.2.4. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phòng ngừa
lao động trẻ em ..................................................................................................... 118
3.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về phòng ngừa lao động trẻ em 119
3.2.6. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng ngừa lao động trẻ em .... 121
3.2.7. Hợp tác quốc tế về phòng ngừa lao động trẻ em .................................... 123
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở
Việt Nam ............................................................................................................... 127
3.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam ............................................................................................................ 127
3.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt
Nam ....................................................................................................................... 130
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 134
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM 141
4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em ở Việt Nam ............................................................................... 141
4.1.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ trẻ em và phòng ngừa lao động trẻ
em ........................................................................................................................... 141
4.1.2. Định hướng quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ
em ........................................................................................................................... 146
4.1.3. Quan điểm của luận án đối với quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em ở Việt Nam hiện nay ................................................................................ 148
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam ........................................................................................................... 150
4.2.1. Sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện kịp thời hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về phòng ngừa lao động trẻ em .............................................. 150
4.2.2. Bổ sung, cụ thể hóa và thúc đẩy việc triển khai các chính sách phòng
ngừa lao động trẻ em ........................................................................................... 155
4.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu
quản lý và thực hiện phòng ngừa lao động trẻ em........................................... 160
4
4.2.4. Tăng mức hỗ trợ, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính
cho hoạt động phòng ngừa lao động trẻ em ..................................................... 162
4.2.5. Tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
vi phạm pháp luật về phòng ngừa lao động trẻ em .......................................... 163
4.2.6. Hỗ trợ việc triển khai hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về phòng
ngừa lao động trẻ em ........................................................................................... 164
4.2.7. Sửa đổi và bổ sung quy chế phối hợp liên ngành quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em ............................................................................... 166
4.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan trung ương và chính quyền địa
phương .................................................................................................................. 170
4.3.1. Đối với cơ quan trung ương ..................................................................... 170
4.3.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................. 172
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........ 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 180
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 190
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên
trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, được
tiếp cận với một nền giáo dục thân thiện và có chất lượng. Trẻ em luôn nhận
được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và xã hội không bị bạo hành, lạm
dụng và bóc lột sức lao động chính là thông điệp mà chúng ta gửi tới tương lai.
Mặt khác, trẻ em là nguồn nhân lực của quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển
bền vững và cường thịnh đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào, mạnh mẽ về
thể chất, tâm lý và phải có trí tuệ cao, bởi vậy quốc gia đó phải có trách nhiệm
và quan tâm đến sự phát triển bình thường và toàn diện của trẻ em, nhất là đối
tượng trẻ em trong độ tuổi dễ bị lạm dụng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ em là một nhiệm vụ trọng tâm
của đất nước, là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển con
người, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Bảo
đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ em được
phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng
có nhiều khó khăn, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em” [39].
Vấn đề lao động trẻ em đã và đang là mối quan tâm của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Với rất nhiều những nỗ lực được thực hiện bởi các quốc gia,
các tổ chức quốc tế, rất nhiều các công ước quốc tế đã ra đời thể hiện sự cam
kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, giảm
thiểu lao động trẻ em. Đó là Công ước số 138 năm 1973 của Tổ chức Lao động
quốc tế về “Tuổi tối thiểu được đi làm việc”, với mục đích là xóa bỏ hiệu quả
lao động trẻ em - là những công việc gây nguy hiểm cho sức khỏe, an toàn hoặc
đạo đức của trẻ, ảnh hưởng đến giáo dục bắt buộc của trẻ hoặc đơn giản những
2
công việc mà trẻ con quá nhỏ để làm [96]. Công ước số 182 năm 1999 của Tổ
chức Lao động quốc tế về “Nghiêm cấm và những hành động khẩn cấp để xóa
bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” đưa ra danh sách những công
việc tồi tệ nhất và cần những hành động tức thời của các quốc gia để ngăn chặn
lao động trẻ em tồi tệ nhất. Mặc dù vậy, trên thế giới vẫn còn 152 triệu lao động
trẻ em [127] và “ở mọi quốc gia trên thế giới, vẫn còn trẻ em sống trong các
điều kiện đặc biệt khó khăn và những trẻ em đó cần nhận được sự quan tâm đặc
biệt” [64].
Là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và quốc gia thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Việt Nam đã đạt
được những tiến bộ nhanh chóng về mặt phát triển con người và tăng trưởng
kinh tế trong suốt những năm vừa qua. Để đảm bảo trẻ em không bị bóc lột sức
lao động, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 138, Công ước 182 và cam kết
thực hiện các biện pháp giải quyết tình trạng lao động trẻ em thông qua việc
xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, thiết lập một khuôn khổ pháp lý mạnh
mẽ, phù hợp với bối cảnh quốc gia và hài hòa với luật pháp quốc tế. Các chương
trình hành động quốc gia vì trẻ em, chương trình bảo vệ trẻ em, chương trình
phòng ngừa lao động trẻ em đã được ra đời, với sự vào cuộc của các cơ quan,
tổ chức và cá nhân. Vì vậy, lao động trẻ em ở Việt Nam năm 2018 đã giảm
xuống chỉ còn 1.031.944 trẻ em [21, tr 9] trong khi năm 2012 là 1.754.000 trẻ
em lao động [16, tr13].
Tuy nhiên, cũng theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012,
trong số lao động trẻ em có 1.315.000 (chiếm 75% tổng số lao động trẻ em)
đang làm các công việc mà công việc đó có những công đoạn điều kiện làm
việc thuộc danh mục cấm sử dụng lao động trẻ em hoặc môi trường làm việc
có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ [16, tr13]. Con số này tại Điều tra
quốc gia về lao động trẻ em năm 2018 [21] là 519.805 em (chiếm gần 50,4%
tổng số lao động trẻ em). Lao động trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức, diễn ra
ở nhiều vùng nhất là những vùng miền có khó khăn về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và khó bị phát hiện, kiểm soát, quản lý [21, tr 4]. Lao động trẻ
3
em ở Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức, dễ bị lạm dụng, xâm hại,
bạo lực, dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, đô thị
hóa, đói nghèo, tệ nạn xã hội. Lao động trẻ em phải đối mặt với nhiều rủi ro,
dễ bị lạm dụng, kéo dài thời gian làm việc, tiền công thấp, dễ bị cưỡng bức và
dụ dỗ vào con đường phạm tội hoặc tệ nạn xã hội. Phải tham gia lao động sớm
và làm những công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm để lại những hậu quả
nặng nề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường về thể chất
và tâm sinh lý của trẻ, hạn chế cơ hội tiếp cận với giáo dục của trẻ em và ảnh
hưởng đến cơ hội việc làm bền vững của trẻ em trong tương lai. Đồng thời, lao
động trẻ em cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến lao động trẻ em,
nhưng một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em còn hạn chế, pháp luật chưa có sự
đồng bộ, nhận thức của xã hội về lao động trẻ em chưa toàn diện nên việc phòng
ngừa, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức trong bối
cảnh hội nhập quốc tế vẫn là thách thức lớn đối với Việt Nam. Chính vì vậy,
nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em
ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ, nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em, thực hiện thành công mục tiêu phát triển
bền vững số 8.7 của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của
Liên Hợp Quốc “cấm và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, bao
gồm tuyển dụng và sử dụng binh lính trẻ em, và đến năm 2025 chấm dứt lao động
trẻ em dưới mọi hình thức” [65].
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em, luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em.
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản
lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa lao động trẻ em và quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em từ năm 2012 (thời điểm thực hiện Điều
tra quốc gia về lao động trẻ em) đến 2020 và định hướng hoàn thiện quản lý
nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn
đến 2035.
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em: xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng
ngừa lao động trẻ em; xây dựng và thực hiện chính sách phòng ngừa lao động
trẻ em; kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
về phòng ngừa lao động trẻ em; hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ
sở vật chất để phòng ngừa lao động trẻ em; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
về phòng ngừa lao động trẻ em; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng
ngừa lao động trẻ em, hợp tác quốc tế về phòng ngừa lao động trẻ em.
5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nghiên
cứu sinh luận giải các hoạt động quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ
em theo tư duy logic biện chứng mang tính khách quan trong mối liên hệ phổ
biến, không phiến diện đối với vấn đề nghiên cứu. Luận án nghiên cứu hoạt
động quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em trong sự vận động và
chịu ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và quốc tế, của điều kiện kinh tế - xã
hội. Luận án cũng đồng thời nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em trong mối quan hệ mang tính hệ thống giữa các
yếu tố tạo thành hoạt động quản lý, trên cơ sở hướng tới mục tiêu là phòng
ngừa, giảm thiểu tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Dựa trên quan điểm, đường
lối định hướng của Đảng và Nhà nước, của ngành về phòng ngừa lao động trẻ
em, nghiên cứu sinh luận giải, xem xét, đánh giá và định hướng các nội dung
nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở sử dụng kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Luận án kế thừa các tài liệu về thể chế, chính sách pháp luật quốc gia và
quốc tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo, số liệu thống kê, các
lý luận từ các nguồn sau:
+ Các công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận
án trong và ngoài nước.
+ Các báo cáo của các cơ quan quản lý, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức
phi chính phủ về lao động trẻ em trong và ngoài nước.
+ Các kết quả điều tra về lao động trẻ em, kết quả khảo sát mức sống dân cư.
Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu này liên tục được cập nhật, bổ
sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp, cần
thiết cho luận án. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu tại các
6
chương: chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em; chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em; chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước
về phòng ngừa lao động trẻ em.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các số liệu, thông tin có được
từ nguồn tài liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh đã thu thập thông tin sơ cấp thông
qua các phương pháp nghiên cứu xã hội học, bao gồm các phương pháp nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng để phục vụ cho việc đánh giá nguyên
nhân lao động trẻ em và thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua phương pháp phỏng
vấn sâu trực tiếp và gián tiếp. Để tìm hiểu quan điểm của các cán bộ lãnh đạo
quản lý trong việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em Việt Nam hiện nay đã thực sự hiệu quả hay chưa, những khó
khăn trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ
em cũng như đề xuất những giải pháp trong thời gian tới, tác giả đã tiến hành
phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Đảng, Quốc Hội, Chính
phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, với tổng số 10 cuộc
phỏng vấn, thời gian 15 – 20 phút phỏng vấn qua điện thoại trong khoảng thời
gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 (do giãn cách xã hội vì dịch Covid -19).
Để xác định nguyên nhân của tình trạng lao động trẻ em cũng như mức
độ, thời gian, điều kiện làm việc của các em, tác giả trực tiếp phỏng vấn các em
đánh giày, phục vụ trong các nhà hàng, bán hàng rong ở một số tỉnh, thành như
Hà Nội, Nha Trang, Lạng Sơn, Hải Phòng, với tổng số 12 cuộc, mỗi cuộc từ 5
– 10 phút, vào tháng 8, 9, 10 năm 2019.
- Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành thông qua điều tra nhằm thu
thập thông tin, số liệu về lao động trẻ em, đánh giá về thực trạng lao động trẻ
em, xác định những biện pháp phòng ngừa lao động trẻ em có hiệu quả, xác
định trách nhiệm trong phòng ngừa lao động trẻ em của các cơ quan quản lý
7
nhà nước ở địa phương và trung ương. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án,
trên cơ sở điều kiện thời gian và kinh phí, nghiên cứu sinh đã lựa chọn phương
pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có chủ đích để tiến hành điều tra xã hội học.
Nghiên cứu sinh đã xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát cho 02 nhóm đối
tượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý của trung ương và địa phương thông
qua đó tìm ra những khác biệt hoặc tương đồng của nhóm cán bộ lãnh đạo quản
lý các cấp khi nhìn nhận về vấn đề lao động trẻ em. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra
những giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em cho phù hợp với thực tiễn. Đối
tượng khảo sát ở cấp trung ương là cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan Đảng,
Quốc hội, các bộ, học viện, tổ chức chính trị - xã hội. Ở địa phương là cán bộ,
công chức làm công tác trẻ em hoặc làm việc tại UBND các cấp, các tổ chức
chính trị xã hội.
+ Các mẫu phiếu được thiết kế trên ứng dụng Google Biểu mẫu của
Drive, gồm 3 phần: Phần 1 giới thiệu về mục đích khảo sát; Phần 2 nội dung
khảo sát; Phần 3 thông tin cá nhân. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng nhiều
lựa chọn trả lời và bắt buộc, riêng câu hỏi ở phần 3 không bắt buộc đối với
thông tin về họ tên, người trả lời phiếu khảo sát có thể để trống ở câu hỏi này.
Phiếu này được trực tiếp gửi qua email, zalo bằng việc chia sẻ đường link,
người tham gia khảo sát trả lời trực tiếp qua email, zalo và gửi lại cho người
khảo sát. Mẫu nghiên cứu được chọn: 250 phiếu dành cho các cán bộ, công
chức lãnh đạo quản lý ở các Bộ, ngành trung ương và 450 phiếu dành cho cán
bộ, công chức lãnh đạo quản lý ở chính quyền địa phương. Thời gian khảo sát
từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020.
Với phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có chủ đích, đối với cán bộ,
công chức lãnh đạo quản lý ở Trung ương, nghiên cứu sinh lựa chọn và tiến
hành in, phát phiếu điều tra trực tiếp với các cán bộ, công chức quản lý lãnh
đạo cấp Vụ, chuyên viên cao cấp các Bộ ngành đang theo học tại các lớp bồi
dưỡng chuyên viên cao cấp, lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp Vụ được tổ
chức tại Học viện Hành chính Quốc gia, các bộ và 1 số tỉnh thuộc 03 miền:
miền Bắc (gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Hòa Bình), miền Trung (Thừa Thiên Huế,
8
Đắc Lắc), miền Nam (Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp); lớp bồi dưỡng của
Hội liên hiệp Phụ nữ tổ chức tại Trường Cán bộ Lê Hồng Phong. Mẫu nghiên
cứu được chọn chủ đích với số lượng 250 phiếu dành cho cán bộ, công chức
lãnh đạo quản lý ở các Bộ, ngành. Với cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý ở
chính quyền địa phương, nghiên cứu sinh phát phiếu tại các lớp cử nhân hành
chính (học viên chủ yếu là cán bộ, công chức cấp xã) hoặc gửi phiếu điều tra
qua email, zalo về các địa phương thông qua Văn phòng Đoàn đại biểu quốc
hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh hoặc UBND các huyện, xã.
+ Kết quả thu về 192 phiếu dành cho các cán bộ, công chức lãnh đạo
quản lý ở các bộ, ngành trung ương và 408 phiếu dành cho cán bộ, công chức
lãnh đạo quản lý ở chính quyền địa phương.
4.2.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp
Phương pháp này nghiên cứu sinh sử dụng trong suốt quá trình nghiên
cứu của luận án. Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu sinh
sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa, làm cơ sở khoa học của quản lý nhà
nước đối với việc phòng ngừa lao động trẻ em. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với việc phòng ngừa lao động trẻ
em ở Việt Nam.
4.2.4. Phương pháp so sánh
Để có những nhận định khách quan, trong quá trình phân tích, tác giả
tiến hành phương pháp so sánh khi phân tích, đánh giá lao động trẻ em và phòng
ngừa lao động trẻ em ở một số quốc gia trên thế giới, các khuyến nghị của công
ước quốc tế và các tổ chức quốc tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp tham khảo ý kiến các nhà
quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu, các nhà khoa học, các giảng viên, những
người có kinh nghiệm liên quan đến đề tài luận án. Việc lấy ý kiến chuyên gia
giúp cho tác giả có được cách tiếp cận đa chiều khi nhìn nhận vấn đề lao động
trẻ em, quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em cũng như trong việc
9
luận giải các giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em một
cách khoa học và gắn với thực tiễn, hướng tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ
em, phù hợp với mục tiêu chung của Liên hợp quốc.
4.2.6. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Để xử lý số liệu thu được qua các phiếu khảo sát đã thực hiện trong quá
trình nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ Google Biểu mẫu và Google Trang
tính của Drive.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã có những công trình nghiên
cứu nào về quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em?
- Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em được dựa trên cơ sở
khoa học nào?
- Thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động ở Việt Nam hiện
nay như thế nào?
- Để hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em cần có
những giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm qua nhưng lao
động trẻ em ở Việt Nam vẫn đang là một vấn đề nan giải. Việc ban hành và
triển khai các văn bản pháp luật, chính sách phòng ngừa lao động trẻ em, tham
gia các công ước quốc tế về lao động trẻ em đã cho thấy Việt Nam đã rất nỗ
lực để giảm thiểu lao động trẻ em và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.
Nếu hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em,
cùng với sự quyết tâm của toàn xã hội, Việt Nam sẽ giảm thiểu và tiến tới xóa
bỏ lao động trẻ em trong thời gian tới.
6. Những đóng góp mới của luận án
Một là, luận án nghiên cứu, tổng quan được một số nội dung có liên quan
đến luận án từ một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
10
Hai là, luận án làm rõ nội hàm lao động trẻ em, bổ sung về mặt học thuật
khái niệm quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Ba là, luận án phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng
quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Bốn là, luận án đưa ra một số quan điểm quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em để giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.
Năm là, đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng
ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.
Sáu là, luận án đưa ra các khuyến nghị để thực hiện quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em hiệu quả.
7. Ý nghĩa của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng lao động trẻ em và thực
trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam thông qua
các số liệu, báo cáo từ các công trình đã công bố và khảo sát của nghiên cứu
sinh, luận án đưa ra những nhận định khách quan, đánh giá những mặt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà
nước về phòng ngừa lao độn...
của Vũ Ngọc Bình tuyển chọn đã giới thiệu những văn bản cơ bản nhất của
Liên Hợp quốc liên quan đến việc bảo vệ trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn,
gia nhập và một số những văn kiện khác được thông qua tại các hội nghị quốc
tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, hoặc có ý nghĩa thực tiễn đối với công
tác bảo vệ trẻ em ở nước ta trong tình hình hiện nay cũng như trong những thập
kỷ tới. Những văn bản này đã và đang được đông đảo các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam hưởng ứng, nghiên cứu và áp dụng vào pháp luật và chính
sách quốc gia về bảo vệ trẻ em.
Trong hệ thống văn bản quốc tế về bảo vệ trẻ em hiện nay có những văn
bản có hiệu lực và ràng buộc về mặt pháp lý với các quốc gia thành viên sau
khi đã phê chuẩn hay gia nhập. Đó là những “công ước” và “nghị định thư” của
Liên hợp quốc hay của các tổ chức, cơ quan của Liên hợp quốc như Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc, ILO, các công ước La Hay,
các công ước Chữ thập đỏ Giơnevơ. Ngoài ra còn có những văn bản khác như
“tuyên ngôn”, “tuyên bố” “kế hoạch hành động”, “qui tắc” “hướng dẫn”,
“nguyên tắc”, “qui ước”, “tiêu chuẩn”, “khuyến nghị”, “nghị quyết”. Tuy
không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý và không qui định những nghĩa vụ
cụ thể nào đối với các quốc gia thành viên, song các văn bản này vẫn có giá trị
đạo đức và chính trị. Đó là các văn bản của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc
tế khác hoặc các tuyên bố được thông qua tại các hội nghị quốc tế, thể hiện sự
nhất trí cao về những vấn đề nhất định để định hướng và có giá trị chỉ đạo
chung. Bên cạnh đó, trong cuốn sách này còn tuyển chọn một số văn bản được
thông qua tại các hội nghị khu vực có giá trị tham khảo thiết thực về một số vấn
đề có liên quan.
Tinh thần cao cả xuyên suốt những văn bản được tập hợp trong cuốn
sách này là tất cả người lớn hãy làm hết sức mình để bảo vệ trẻ em.
26
Cuốn sách Nghiên cứu về lao động trẻ em ở Việt Nam 1992 – 1998 [106]
là kết quả tổng kết của dự án Tăng cường năng lực đánh giá và hưởng ứng chính
sách về LĐTE ở Việt Nam do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội
phối hợp với Trường Tổng hợp Wollongong thực hiện với sự hỗ trợ về tài chính
của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan. Các nghiên cứu này đã đóng góp bước
đầu nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng đề án về phòng
ngừa và khắc phục LĐTE ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-1998.
Những nội dung quan trọng của cuốn sách: 1) LĐTE ở Việt Nam đã giảm
một cách đáng kể những vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc tiếp tục phải giải quyết,
nhất là ở vùng nông thôn; 2) Có những sự khác biệt giữa các vùng khác nhau
về LĐTE. Ở vùng nông thôn vấn đề LĐTE đối với các trẻ em gái cần chú ý hơn
đối với trẻ em trai; 3) Nhóm trẻ em ở độ tuổi 11-14 cần có sự giám sát và quản
lý chặt chẽ của Chính phủ; 4) Nhóm trẻ em làm việc ở độ tuổi 15-17 có sự gia
tăng lớn nhất; 5) Việt Nam luôn có tỷ lệ số học sinh đi học ở cấp tiểu học cao;
6) LĐTE chủ yếu thường thấy ở các doanh nghiệp hộ gia đình và các doanh
nghiệp nhỏ ở nông thôn; 7) Số lượng trẻ em làm thuê trong các ngành công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ không lớn. Không có bằng chứng nào về LĐTE trong
các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; 8) LĐTE thường hay tập trung
nhiều nhất ở những hộ nghèo; 9) Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo
cần tập trung chú ý đến vấn đề LĐTE và việc học hành của trẻ em; 10) LĐTE
đang giảm một cách nhanh chóng trong số trẻ em nam, trong khi mức giảm ở
trẻ em nữ là thấp hơn; 11) Luật pháp của Việt Nam có liên quan tới LĐTE là
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và đã đưa ra được một khuôn khổ pháp lý
toàn diện cho việc quản lý vấn đề LĐTE.
Các khuyến nghị chính của cuốn sách bao gồm: i) Cần tiếp tục theo dõi
vấn đề LĐTE; ii) Tiếp tục chiến lược xóa đói giảm nghèo; iii) Các nỗ lực đặc
biệt cần được dành cho những địa phương có tỷ lệ tăng dân số ở mức cao; iv)
Cần theo dõi tỷ lệ học sinh đi học để giảm số trẻ em thuộc diện “không ở đâu”;
v) Tập trung giúp đỡ đối tượng trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thương; vi) Có
chiến lược giáo dục dành cho trẻ em nữ trên cấp tiểu học; vii) Cần tăng thêm
27
giờ học tại trường ở nông thôn nhằm giảm số trẻ em làm việc biên; viii) Cần
thực thi luật pháp tốt hơn về LĐTE để giảm các vấn đề liên quan tới LĐTE bất
hợp pháp; ix) Cần có thêm các nghiên cứu về các nguyên nhân của LĐTE ở các
vùng nông thôn và thành thị.
Song song với việc chỉ ra những nguyên nhân của LĐTE như: do sự
nghèo đói; cơ hội và khả năng tiếp cận của trẻ em đối với hệ thống giáo dục và
dạy nghề hạn chế; vấn đề LĐTE chưa được lồng ghép trong hệ thống giáo dục
Việt Nam, nhận thức của các bậc cha mẹ cũng như xã hội chưa thấy được lợi
ích và tầm quan trọng của giáo dục; các tác giả Trần Ái Hoa với bài viết Trẻ
em lao động sớm – nguyên nhân và hậu quả [48] (2004), Nguyễn Hải Hữu với
Giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam hiện
nay [59] (2009), Phan Thị Lan Phương với Phòng, chống lạm dụng lao động
trẻ em góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam [70] (2014)
đã đề xuất các giải pháp để giảm thiểu LĐTE. Theo đó, để ngăn ngừa và giải
quyết tình trạng LĐTE, giáo dục và dạy nghề là một trong số các giải pháp quan
trọng và chủ yếu.
Qua bài viết, Lao động trẻ em - Thực trạng và kiến nghị [47; tr 2-7] tác
giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) đánh giá: LĐTE không chỉ giới hạn trong
phạm vi các vấn đề đạo đức, xã hội, pháp lý ở mỗi quốc gia mà đã trở thành
một yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. Tác giả bài viết đưa ra 7 nhóm
khuyến nghị nhằm giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ tình trạng LĐTE. Cũng theo
tác giả, Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế vào pháp luật và chính
sách của Việt Nam, nhiều chương trình quốc gia liên quan đến xóa bỏ LĐTE
được thực hiện như: Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam (2001-2010);
Chương trình quốc gia ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ
em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc
hại, nguy hiểm (2004 - 2010). Bên cạnh đó, cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế
trong hoạt động này, đồng thời đề xuất kiến nghị và 8 nhóm giải pháp cụ thể.
28
Để những giải pháp phòng ngừa LĐTE thực sự hiệu quả và khả thi thì
quan trọng chúng ta phải nhận diện được LĐTE, phân biệt LĐTE với trẻ em
tham gia lao động để phát triển thể chất cũng như ý thức được vai trò của lao
động trong cuộc sống. Tám tiêu chí nhận diện LĐTE ở Việt Nam để giúp cho
việc thống kê LĐTE thuận lợi và chính xác, từ đó giúp các nhà quản lý có được
những biện pháp phòng ngừa và tiến tới xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất
nói riêng và xóa bỏ LĐTE nói chung được thể hiện trong Một số đề xuất các
tiêu chí để nhận diện lao động trẻ em ở Việt Nam [61], Tạp chí Lao động và Xã
hội năm 2012 của tác giả Nguyễn Hải Hữu
Phòng ngừa LĐTE dưới cách tiếp cận của tác giả Lê Thanh Hà (2009)
thông qua bài viết Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với vấn đề lao
động trẻ em và lao động chưa thành niên [46] gắn LĐTE với trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Tác giả đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong vấn đề LĐTE và lao động chưa
thành niên thông qua số liệu cuộc điều tra xã hội học đối với 75 doanh nghiệp
thuộc 5 ngành, gồm da giầy – dệt may, khai thác mỏ, thủy sản, xây dựng và
dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Quảng Ninh. Qua đó tác giả bài viết đề xuất 5 nhóm giải pháp cụ thể để các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, tuân thủ các quy định pháp luật về
LĐTE.
Cùng với đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối
hợp với ILO đã ban hành Quy tắc ứng xử của chủ sử dụng lao động về phòng
ngừa và xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất trong các lĩnh vực da giầy và
may mặc; chế biến thủy hải sản; chế tác đá và gỗ; và thủ công mỹ nghệ (mây
tre đan, chiếu cói, thêu ren) [68] năm 2013; Hướng dẫn phòng ngừa và giảm
thiểu lao động trẻ em dành cho doanh nghiệp [69] năm 2019. Quy tắc ứng xử
này được xây dựng trên cơ sở các ý kiến đóng góp xây dựng và cùng thống nhất
thông qua của một số các chủ sử dụng lao động trên địa bàn 07 huyện tại 04
tỉnh, thành phố và ngành LĐ - TB – XH (Đồng Nai, Quảng Nam, Ninh Bình
và Hà Nội) với sự hỗ trợ kỹ thuật của ILO và VCCI trong khuôn khổ hợp tác
29
giữa ILO và VCCI. Quy tắc ứng xử này khuyến khích các chủ sử dụng lao động
trong 04 lĩnh vực ngành nghề (da giầy và may mặc; chế biến thủy hải sản; chế
tác đá – gỗ và thủ công mỹ nghệ: mây tre đan, chiếu cói, thêu ren), các địa
phương tán thành và triển khai thực hiện, không mang tính pháp lý, không áp
đặt bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Tài liệu giúp doanh nghiệp có góc nhìn
tổng quan lợi ích của việc phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE trong kinh doanh.
Đồng thời, tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản để nhận biết thế nào là
LĐTE, gợi ý những hành động thiết thực của doanh nghiệp để loại trừ những
nguy cơ và hậu quả khi sử dụng LĐTE.
Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và ILO (2011) ban hành Tài liệu
tập huấn về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em [9]. Bộ tài liệu góp phần
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến phòng ngừa
và xóa bỏ LĐTE thông qua việc đưa ra các bài học với các chủ đề: (i) Khái
niệm và cách xác định lao động trẻ em, (ii) Thực trạng, nguyên nhân và hậu
quả của lao động trẻ em, (iii) Pháp luật quốc tế về phòng ngừa, giảm thiểu lao
động trẻ em, (iv) Chính sách, pháp luật Việt Nam về phòng ngừa, giảm thiểu
lao động trẻ em, (v) Khảo sát, lập kế hoạch hành động phòng ngừa, giảm thiểu
lao động trẻ em, (vi) Phối hợp, lồng ghép hành động phòng ngừa, giảm thiểu
lao động trẻ em, (vii) Can thiệp, trợ giúp lao động trẻ em, (viii) Giám sát, thanh
tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động trẻ em.
Bài viết “Phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam” [44] của tác giả Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Hà đã
phân tích, đánh giá tính tương thích giữa các quy định trong pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em cũng như đòi hỏi thực
tiễn của công tác phòng ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam. Theo các
tác giả, tuy đã tương thích với những quy định cơ bản của luật quốc tế, hệ thống
pháp luật Việt Nam về lao động trẻ em hiện còn một số hạn chế, bất cập, đặc
biệt là thiếu các quy định về khung pháp lí đối với người sử dụng lao động và
người lao động là trẻ em ở các khu vực phi kết cấu, kinh tế hộ gia đình và ở
30
nông thôn. Trong bài viết, các tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật phòng ngừa và xoá bỏ LĐTE ở Việt Nam trong những năm tới đây.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về phòng ngừa LĐTE của các tổ chức
quốc tế, các tác giả trong và ngoài nước nêu trên tiếp cận vấn đề LĐTE ở các
góc độ xác định nguyên nhân, tác động của chính sách, pháp luật đến LĐTE,
qua đó đưa ra các khuyến nghị mang tính chất định hướng để phòng ngừa, xóa
bỏ LĐTE. Nhiều giải pháp đã được đề xuất dưới các góc độ nghiên cứu, trong
đó đặc biệt là những giải pháp về đảm bảo cơ sở vật chất và chất lượng giáo
dục. Các nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò của của các tổ chức, cá nhân có
thể tác động đến phòng ngừa LĐTE hiệu quả hơn. Đây là những gợi ý có giá
trị tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu của luận án.
1.3. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Với bản báo cáo The end of child labour (Hồi kết lao động trẻ em: mục
tiêu trong tầm tay) [100] vào năm 2006 ILO đã đưa ra một bức tranh tổng thể
về tình hình LĐTE ở nhiều khu vực trên thế giới cũng như chỉ ra những nỗ lực
của nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn và loại bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ.
Báo cáo cũng kiến nghị các quốc gia thực hiện các chính sách kinh tế, giáo dục,
xóa đói giảm nghèo cần thiết nhằm loại bỏ LĐTE. Tuy nhiên, báo cáo chủ yếu
mang tính kinh tế, xã hội và mới chỉ dừng lại ở việc khuyến nghị xây dựng các
chương trình hành động chung ở cấp quốc gia, chưa đi sâu vào khía cạnh quản
lý nhằm loại bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ.
Ấn phẩm Ending child labour by 2025: A review of policies and
programmes (Chấm dứt lao động trẻ em vào năm 2025 – Đánh giá các chính
sách và chương trình) [123] của ILO năm 2018 đã khẳng định việc chấm dứt
LĐTE vào năm 2025 phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tích cực của Chính phủ
mỗi quốc gia, được hỗ trợ bởi người lao động và người sử dụng lao động, các
tổ chức quốc tế và rộng lớn hơn là cả cộng đồng cùng giải quyết các nguyên
nhân của LĐTE.
31
1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Phạm Thúy Hương với cuốn sách, Lao động trẻ em khu vực nông
thôn [57] năm 2009 đã đưa ra bức tranh tổng thể về LĐTE nông thôn giai đoạn
1993-2006. Tác giả tổng kết: trẻ em nông thôn luôn chiếm khoảng 80% tổng
số trẻ em của cả nước. Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế là hiện tượng khá
phổ biến, khoảng 28%. Ba vùng có tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế cao
nhất là Tây Bắc (43,9%), Đông Bắc (35,2%) và Tây Nguyên (30,7%). Cuốn
sách phân tích rõ một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng LĐTE nông thôn như:
bỏ học sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu nơi vui chơi giải trí/hoạt động
tập thể cần thiết cho trẻ, bạn bè lôi kéo, cần có tiền tiêu riêng. Trên cơ sở đó,
tác giả cuốn sách đưa ra 3 quan điểm và đề xuất 8 biện pháp nhằm ngăn ngừa
và hạn chế LĐTE khu vực nông thôn:
Quan điểm 1: cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành,
chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư ở địa phương, người sử dụng lao
động, đặc biệt là gia đình và bản thân trẻ em. Quan điểm 2: LĐTE phải được
giải quyết dần từng bước, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ LĐTE còn
cao và nhóm tuổi 10-14 tuổi. Quan điểm 3: LĐTE cần có sự hỗ trợ mang tính
chất lâu dài và kết hợp các biện pháp động viên, giáo dục.
Các giải pháp chính cần thực hiện là: 1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật
về LĐTE và tăng cường hiệu quả của hệ thống này ở khu vực kinh tế tư nhân,
kinh tế hộ gia đình; 2) Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo và nâng cao
mức sống cho các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là ở các vùng Tây Bắc, Đông
Bắc và Tây Nguyên; 3) Phân bổ nguồn lực ưu tiên theo vùng, nhóm tuổi; 4)
Phát triển hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề tại chỗ; 5) Tiếp tục thực hiện
chính sách giảm sinh một cách bền vừng ở khu vực nông thôn; 6) Nâng cao
nhận thức và gắn trách nhiệm về vấn đề LĐTE cho cán bộ các ngành chức năng
có liên quan, cán bộ chính quyền địa phương, người sử dụng lao động, gia đình
và chính các em; 7) Tiến hành điều tra, nghiên cứu về LĐTE một cách toàn
diện; 8) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, kỹ thuật
và kinh nghiệm giải quyết vấn đề LĐTE ở những vùng có nguy cơ cao.
32
Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Tây Ban Nha trong lĩnh
vực lao động và xã hội giai đoạn 2008 - 2009, dự án: Dịch vụ xã hội đối với
nhóm yếu thế và người lao động góp phần hoàn thiện khung chính sách về lao
động – xã hội [33] đánh giá: ở Việt Nam nhóm yếu thế bao gồm: người cao
tuổi, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Mục tiêu của dự án nhằm đánh
giá thực trạng xã hội đối với người lao động và nhóm yếu thể trong khung chính
sách về an sinh xã hội; hỗ trợ hoàn thiện chính sách về đào tạo nghề và bảo
hiểm xã hội, thúc đẩy các dịch vụ về dạy nghề và bảo hiểm xã hội cho những
đối tượng này; từ đó xây dựng mô hình phù hợp với tình hình thực tiễn trong
nước và tiếp cận được xu thế phát triển của quốc tế.
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng ngừa
LĐTE, các bài viết Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang
trong chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [71] của tác giả Quách
Thị Quế năm 2013; Hiện trạng lao động trẻ em ở Việt Nam [87] năm 2001 của
tác giả Nguyễn Thị Thiềng; Khó khăn trong quản lý, phòng ngừa lao động trẻ
em – các giải pháp đề ra [34] (2009) của tác giả Đăng Doanh đã khẳng định
đây là một công việc đòi hỏi kết hợp sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và xã
hội. Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em, chính
sách an sinh xã hội, tăng cường hoạt động truyền thông, tổ chức và quản lý tốt
công tác dạy nghề, gắn trách nhiệm gia đình và xã hội trong việc giải quyết vấn
đề LĐTE. Cùng với đó là đề xuất 6 nhóm giải pháp tăng cường công tác chăm
sóc, bảo vệ trẻ em: hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, quy định về trẻ
em và LĐTE; Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác này từ trung
ương đến cơ sở; Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; Tăng
cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về LĐTE; Tăng ngân sách
cho các hoạt động ngăn chặn, giải quyết LĐTE; Có chính sách hỗ trợ việc làm
cho lao động bị mất đất ở các vùng ven đô nhằm hạn chế lao động di cư ra các
thành phố lớn.
Đề tài nghiên cứu Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết
quốc tế về lao động [18] của Bộ LĐ – TB - XH (2015) đã đi sâu nghiên cứu
33
các vấn đề liên quan tới LĐTE trong Công ước Quyền trẻ em cũng như các
Công ước của ILO, đặc biệt là Công ước số 29 về Lao động cưỡng bức; Công
ước số 138 về Tuổi tối thiểu được đi làm việc; Công ước số 182 về Các hình
thức LĐTE tồi tệ nhất. Mặt khác, đề tài cũng tìm hiểu các nội dung trọng tâm
liên quan tới tiêu chuẩn lao động và LĐTE trong các hiệp định Thương mại tự
do (FTA), nhất là trong Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Đề tài cũng tìm tòi, nghiên cứu về bối cảnh, qui trình xây dựng, các
nguy cơ tiềm ẩn trong các Danh sách LĐTE và lao động cưỡng bức (TVPRA
và EO 13126) của Bộ Lao động Hoa Kỳ từ khi bắt đầu có danh sách này vào
năm 2009 cho tới năm 2012 khi Việt Nam có 02 hàng hóa bị tđưa vào danh
sách này, cũng như cập nhật tình hình chko tới 2015. Bên cạnh đó, đề tài đã đi
sâu rà soát, phân tích thực trạng của việc thực hiện các cam kết quốc tế và yêu
cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Đề tài đưa ra một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết liên quan tới phòng ngừa và
giảm thiểu LĐTE nói chung, trong đó có việc xây dựng một số nội dung chính
trong quy trình để có thể đưa các mặt hàng của Việt Nam ra khỏi danh sách
LĐTE của Bộ Lao động Hoa Kỳ và hạn chế các mặt hàng khác không bị đưa
vào các danh sách này.
Luận án tiến sĩ Luật học Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành
niên trong điều kiện hội nhập quốc tế [67] của tác giả Trần Thắng Lợi năm
2012 là công trình chuyên khảo cấp tiến sĩ nghiên cứu pháp luật về người lao
động chưa thành niên. Đóng góp của Luận án bao gồm: (1) Góp phần luận giải
hệ thống lý luận về lao động chưa thành niên và pháp luật điều chỉnh đối tượng
này trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cụ thể: chỉ rõ cơ sở để xác định khái niệm
người lao động chưa thành niên, xác định các đặc điểm riêng của đối tượng này
để phân biệt với các loại lao động khác, đồng thời làm căn cứ cho việc hoàn
thiện các quy định riêng đối với họ; Chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của việc điều
chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên; Nêu ra những nguyên
tắc điều chỉnh pháp luật riêng đối với người lao động chưa thành niên; Xác định
các tác động chủ yếu của quá trình hội nhập quốc tế đối với pháp luật về người
34
lao động chưa thành niên. (2) Phân tích, chỉ ra những kinh nghiệm của một số
nước khi điều chỉnh pháp luật đối với người lao động chưa thành niên. Đây là
một trong những cơ sở tham khảo quan trọng nhằm so sánh và hoàn thiện pháp
luật về người lao động chưa thành niên ở nước ta. (3) Đánh giá toàn diện về
thực trạng pháp luật đối với người lao động chưa thành niên ở Việt Nam và chỉ
ra những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung trong hệ thống pháp luật. (4) Xác
định những yêu cầu cần thiết của việc hoàn thiện các quy định hiện hành về
người lao động chưa thành niên, đề xuất thêm một số giải pháp kèm theo luận
giải cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về người lao động chưa thành niên.
Luận án tiến sĩ Luật học Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ
góc độ phát triển toàn diện [81] của tác giả Phan Thị Nhật Tài (2016) giúp cho
người lao động, chủ thể có liên quan nâng cao nhận thức về lao động cưỡng
bức để chống nguy cơ bị cưỡng bức lao động. Luận án bổ sung và đưa ra những
kiến nghị, cũng như một vài giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chống
lao động cưỡng bức đối với một số quy định pháp luật lao động trên cơ sở phù
hợp luật pháp quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2011-2020.
Luận án tiến sĩ Luật học Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay [88] của tác giả Tăng Thị Thu Trang (2016) đã phân tích một cách có
hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
làm rõ nội dung của các quyền và trách nhiệm của các chủ thể khác nhau trong
việc bảo đảm quyền của các em. Luận án phân tích và làm sáng tỏ các khái
niệm công cụ và phân loại các nhóm quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam, từ đó thấy rằng quyền trẻ em ở Việt Nam đã hầu hết được
phủ kín trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngoài ra, tác giả còn chỉ ra
các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các quan điểm, giải pháp về
bảo đảm quyền cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất
đổi mới về nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể khác nhau trong xã
hội và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong việc bảo đảm các quyền
của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
35
Ngoài ra, đã có nhiều bài báo, bài viết chuyên đề trên các báo, tạp chí và
các cổng thông tin điện tử của các địa phương, các cơ quan, tổ chức nhà nước
cũng như tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam từ các góc độ, phương diện khác
nhau, tạo nên một cái nhìn đa chiều, toàn diện về vấn đề phòng ngừa LĐTE.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về phòng ngừa
LĐTE đã khẳng định được vai trò của nhà nước trong phòng ngừa LĐTE nhưng
mới chỉ đề cập đến từng công cụ quản lý riêng lẻ (như chính sách, pháp luật, tổ
chức bộ máy) hoặc nhóm những công cụ quản lý nhưng lại ở một khu vực hay
phạm vi hẹp. Tuy nhiên đó cũng là những tiền đề để nghiên cứu của luận án
dựa vào và làm sáng tỏ hơn.
1.4. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan và vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án
1.4.1. Những nội dung liên quan đến luận án
Các công trình nghiên cứu đã giải quyết được những điểm sau:
Thứ nhất, về lý luận, các công trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm,
những dấu hiệu nhận biết về LĐTE dựa theo các tiêu chí về độ tuổi, loại hình
công việc và thời gian mà trẻ em phải lao động gây tổn hại nghiêm trọng đến
sự phát triển về mặt thể chất, tinh thần và các cơ hội học tập của trẻ em.
Các nghiên cứu cũng đã đánh giá được các nguy hại của LĐTE và đưa
ra những hành động tức thời để xóa bỏ LĐTE; cung cấp những cơ sở nền tảng,
quy tắc và tiêu chuẩn có tính quốc tế mang tính tham chiếu đối với hành động
của các quốc gia trên thế giới về xóa bỏ LĐTE.
Thứ hai, các nghiên đã đưa ra thực trạng LĐTE trên thế giới cũng như ở
Việt Nam ở một số mốc thời gian. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến LĐTE được
đề cập đến nhưng trong đó nổi bật là do nghèo đói, do nhận thức. Cùng với việc
chỉ ra những hậu quả, những mặt tiêu cực của LĐTE, các nghiên cứu đã khẳng
định tính tất yếu khách quan của việc ngăn ngừa, giảm thiểu và chấm dứt
LĐTE. Bên cạnh đó, cần có sự nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của gia đình,
nhà trường và toàn xã hội trong việc phòng ngừa sử dụng LĐTE, hướng tới
đảm bảo quyền trẻ em.
36
- Thứ ba, các nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp, khuyến nghị thiết thực
để hiện thực hóa những mục tiêu chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đảm bảo quyền
trẻ em.
Qua các nghiên cứu và phân tích đánh giá một số công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước cho thấy, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào về QLNN về phòng ngừa LĐTE ở Việt Nam ở cấp độ tiến sĩ
quản lý công. Các công trình nghiên cứu đã công bố tùy theo khía cạnh tiếp cận
về LĐTE mà đưa ra các biện pháp chung hoặc ở góc độ pháp luật, hay giải
quyết các hiện tượng cụ thể trong từng lĩnh vực chứ chưa đưa ra một hệ thống
giải pháp có tính đồng bộ, vĩ mô, bền vững nhằm chấm dứt hoàn toàn việc sử
dụng LĐTE.
Những nghiên cứu này chưa dựa trên hệ thống lý thuyết của quản lý công
để phân tích thực trạng QLNN về phòng ngừa LĐTE. Vì vậy, những vấn đề cốt
yếu như: vai trò của QLNN trong ban hành chính sách, pháp luật; tổ chức thực
hiện; giám sát thực hiện đối với phòng ngừa LĐTE ở các cấp, ngành, địa
phương cũng chưa được các nghiên cứu đánh giá để rút ra những nhận định về
kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế,
bất cập này.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên rất có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn, gợi mở hướng nghiên cứu và rất hữu ích cho nghiên cứu sinh tham
khảo, xây dựng và hoàn thiện luận án của mình.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận
trong nỗ lực phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE. Tuy nhiên, dưới tác động của kinh
tế thị trường và tác động trái chiều của tiến trình hội nhập, LĐTE vẫn tồn tại
dưới các hình thức ngày càng tinh vi, đòi hỏi cần phải tăng cường công tác
QLNN đối với lĩnh vực này. Như vậy, việc nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên
sâu và bám sát vấn đề QLNN về phòng ngừa LĐTE là công việc còn để ngỏ và
đặt ra nhiều thách thức cho các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về LĐTE
37
nói chung, QLNN về phòng ngừa LĐTE ở Việt Nam nói riêng là rất cần thiết
nhằm đáp ứng yêu cầu đã và đang được thực tế đặt ra. Do vậy, luận án cần tiếp
tục nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phòng ngừa lao
động trẻ em
- Luận án sẽ đề cập một cách khái quát, có chọn lọc về những nội dung
đã được tiếp cận ở một số công trình liên quan, dựa trên một số khung lý thuyết
để đi sâu luận giải những quan niệm khác nhau để đưa ra khái niệm khoa học
của QLNN đối với phòng ngừa LĐTE.
- Phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, chức năng QLNN về phòng ngừa
LĐTE. Trên cơ sở đó, luận án tập trung phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản
liên quan đến các nội dung QLNN cũng như đánh giá những yếu tố tác động
QLNN về phòng ngừa LĐTE. Việc phân tích nhằm làm sáng tỏ cơ sở khoa học
của QLNN về phòng ngừa LĐTE.
- Bên cạnh đó, kinh nghiệm trong QLNN về phòng ngừa LĐTE ở một số
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ là những nội dung được luận án quan
tâm nghiên cứu, dành dung lượng đủ mức để phân tích, đánh giá và rút ra những
giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa
lao động trẻ em
Dựa trên hệ thống lý thuyết của quản lý công, luận án phân tích thực
trạng QLNN về phòng ngừa LĐTE ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những đánh
giá trên các phương diện: i) Những kết quả đạt được; ii) Những hạn chế; iii)
Nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về phòng ngừa
lao động trẻ em
- Luận án sẽ đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về phòng ngừa
LĐTE ở Việt Nam phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
và phù hợp với luật pháp quốc tế và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia và ký kết.
38
- Đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các cơ quan QLNN ở trung
ương và địa phương.
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu của luận án, nghiên cứu
sinh dựa trên hệ thống lý thuyết của Quản lý công làm chủ đạo để xây dựng
khung lý thuyết QLNN về phòng ngừa LĐTE, làm rõ nội hàm, nội dung QLNN
về phòng ngừa LĐTE, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả QLNN về phòng ngừa
LĐTE, nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng QLNN về phòng
ngừa LĐTE, xác định những hạn chế trong hoạt động QLNN về phòng ngừa
LĐTE từ trung ương đến địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả QLNN về phòng ngừa LĐTE.
Kết luận chương 1
Nhằm đánh giá những vấn đề liên quan đến đề tài luận án cũng như
những khoảng trống trong các nghiên cứu còn bỏ ngỏ, nghiên cứu sinh đã tiến
hành phân tích tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án thành các vấn đề sau: lao động trẻ em, phòng ngừa lao động
trẻ em, quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nội dung liên quan đến đề tài luận án
đã được các khoa học, các tổ chức quốc gia và quốc tế nghiên cứu dưới góc độ
lý luận và thực tiễn. Đây chính là nguồn tài liệu quý báu để nghiên cứu sinh
tiếp thu và tiếp tục luận giải những vấn đề liên quan đến đề tài luận án.
Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích tổng quan cũng đặt ra những vấn đề
cần tiếp tục giải quyết của luận án. Hiện nay Việt Nam và thế giới chưa có sự
thống nhất về quy định độ tuổi trẻ em, nên khái niệm lao động trẻ em cũng chưa
đồng nhất.
Qua nghiên cứu tổng quan tác giả luận án tập trung nghiên cứu giải quyết
4 nội dung cơ bản: thứ nhất, trình bày các công trình nghiên cứu về lao động
trẻ em của Việt Nam và thế giới; thứ hai, nghiên cứu các công trình về phòng
ngừa lao động trẻ em; thứ ba, nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan
đến quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em; thứ tư, các nhận xét về
39
tổng quan và rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ đối với quản
lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE.
40
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM
2.1. Những khái niệm và lý thuyết liên quan đến đề tài luận... Xã hội:
- Khi soạn thảo, xây dựng chiến lược, chương trình bảo vệ trẻ em, phòng
ngừa LĐTE cần chú ý đến điều kiện phát triển kinh tế - xã hội để có chủ trương,
giải pháp thích hợp;
- Sớm tổng kết việc thực hiện Quyết định số 1023/QĐ – TTg ngày
17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu
lao động trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 để có cơ sở thực tiễn cho việc triển khai
Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021 – 2025;
- Chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, nghiên cứu hoàn
thiện cơ sở pháp lý về phòng ngừa lao động trẻ em;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ em
từ trung ương đến cơ sở, chú ý hướng dẫn xây dựng mạng lưới tình nguyện
viên cấp cơ sở;
- Hoàn thiện nội dung, chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, các tình nguyện viên đảm bảo năng
lực thực thi công việc;
- Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cho lực lượng làm công tác
thanh tra về công tác trẻ em, đặc biệt là thanh tra phòng ngừa LĐTE.
4.3.2. Đối với chính quyền địa phương
Rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh gia công, dịch vụ trên
địa bàn nhằm xử lý nghiêm minh tình trạng vi phạm pháp luật về đăng ký
kinh doanh và sử dụng lao động trẻ em trái phép.
Rà soát các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp nơi trẻ em có thể đang
làm việc để xác định và cập nhật danh sách các công việc nguy hiểm trong
lĩnh vực nông nghiệp theo Công ước 138 của ILO; xây dựng và vận hành hệ
173
thống giám sát lao động trẻ em; xây dựng kế hoạch hỗ trợ các gia đình có trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội, chương trình giảm nghèo, chương trình nông thôn mới để đảm bảo các
gia đình này được hỗ trợ để phát triển sản xuất, tạo thu nhập để giảm quy mô
và số lượng lao động trẻ em trong khu vực vực nông nghiệp và tạo điều kiện
để trẻ em được đi học, không phải tham gia lao động.
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ lao động trẻ em tiếp cận với các
hình thức giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp thông qua các biện
pháp tăng cường khả năng tiếp cận của lao động trẻ em với các chính sách
hỗ trợ giáo dục của nhà nước (chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ sách
vở, đồ dùng học tập) nhằm hỗ trợ lao động trẻ em được đi học văn hóa, học
nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng của lao động trẻ em.
Tổ chức hỗ trợ cho trẻ em hồi gia theo quy định của Nhà nước. Đồng thời
quan tâm hỗ trợ cho trẻ em và gia đình giải quyết khó khăn, phòng ngừa tình
trạng trẻ em tiếp tục tham gia lao động trong điều kiện tồi tệ.
Tăng cường các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức cho các
chủ cơ sở sản xuất gia công, dịch vụ kinh doanh nhỏ về Bộ luật lao động,
pháp luật bảo vệ trẻ em, các quy định về cấm sử dụng lao động trẻ em, giúp
họ hiểu biết thêm về việc sử dụng trẻ em trong lao động, phân công trẻ em
làm những công việc phù hợp độ tuổi và sức khỏe.
Chỉ đạo công an địa phương hợp tác với các tổ trưởng tổ dân phố và
người dân trong cộng đồng củng cố công tác đăng ký trẻ em làm thuê giúp
việc gia đình để phát hiện kịp thời các sai phạm và phát triển các chiến lược
can thiệp hoặc hỗ trợ.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc đề án ngăn chặn và giải quyết tình
trạng trẻ em bị phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy
hiểm, trong đó ưu tiên lựa chọn một số hoạt động của đề án cần phải được
triển khai sớm, bao gồm:
174
- Điều tra, khảo sát về thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn; lập hồ
sơ quản lý và phân loại lao động trẻ em, trong đó có lao động trẻ em nặng
nhọc trong điều kiện đôc hại, nguy hiểm;
- Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ trợ giúp
trẻ em lao động thông qua xây dựng các mô hình can thiệp tại địa phương
và thiết lập mạng lưới trợ giúp cộng đồng; tổ chức khám chữa bệnh cho lao
động trẻ em bị ảnh hưởng bởi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đưa ra
khỏi công việc đang làm và yêu cầu chủ sử dụng lao động có trách nhiệm
trong việc điều trị, bồi thường cho lao động trẻ em bị tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp;
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về lao động trẻ em trên địa
bàn và xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những người sử dụng lao
động trẻ em vào các công việc độc hại, nguy hiểm, thậm chí truy tố hình sự
đối với những trường hợp này làm gương “răn đe” hạn chế số trường hợp
vi phạm.
- Yêu cầu các xã, phường cam kết thực hiện ngăn ngừa lao động trẻ
em, chống bệnh thành tích. Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào
cộng đồng trên cơ sở xây dựng “Xã phường phù hợp với trẻ em”; xác định
trách nhiệm, vai trò, của chính quyền, gia đình, nhà trường, người sử dụng
lao động. Bố trí thêm ngân sách địa phương, huy động các nguồn tài chính
từ cộng đồng cho các hoạt động ngăn ngừa lao động trẻ em trên địa bàn.
- Có hình thức cụ thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào
việc đấu tranh, phát hiện và tố giác với các đơn vị chức năng về các trường
hợp sử dụng lao động trẻ em trên địa bàn.
Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em như các mô hình tư vấn cho
trẻ em về pháp luật, về định hướng nghề nghiệp, các trung tâm xã hội cho
trẻ em.
175
Kết luận chương 4
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện tốt đẹp nhất cho trẻ em phát
triển là một trong những biểu hiện của một xã hội phát triển và nhân văn
cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Do đó, trong
chương 4 tác giả luận án cũng mong muốn xây dựng được một hệ thống
giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em;
góp phần thực hiện mục tiêu trên.
Trong chương 4, trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em, tiếp cận xu hướng quốc tế và nghiên cứu các
quan điểm của Đảng và những định hướng chiến lược của Nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em, nghiên cứu sinh đã đưa ra quan điểm của luận
án nhằm nhoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em.
Đồng thời, tác giả luận án cũng đã đề xuất một hệ thống bao gồm 7
nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động
trẻ em, giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em và thực hiện
các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Để các nhóm giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE được
khả thi, luận án đề xuất những khuyến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ,
cơ quan tư pháp những vấn đề về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
hoàn thiện thể chế pháp luật và tăng cường hoàn thiện các chính sách hỗ trợ
cho LĐTE về kinh tế, giáo dục, dạy nghề, bố trí nguồn lực đảm bảo cho các
hoạt động phòng ngừa LĐTE. Mặt trận tổ quốc tăng cường các hoạt động
giám sát đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong phòng ngừa
LĐTE. Các cấp chính quyền nghiêm túc triển khai rà soát, kiểm tra nhằm
phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vi phạm trong phòng ngừa LĐTE.
176
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em góp phần quan trọng
trong việc thực hiện chiến lược bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng
ngừa giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em nói riêng. Với mục
đích của luận án nghiên cứu: thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước về phòng ngừa LĐTE, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay, luận án “Quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE ở Việt Nam” đã
thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên
quan đến luận án của trong và ngoài nước, bao gồm các sách, bài viết chuyên
khảo, luật, công ước quốc tế, luận án tiến sĩ và một số đề tài nghiên cứu để làm
rõ những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE và thu thập
những vấn đề có liên quan mà luận án có thể nghiên cứu tham khảo, kế thừa.
Hai là, luận án đã nghiên cứu, tổng hợp giải quyết cơ sở khoa học quản
lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE trên các góc độ: làm rõ những khái niệm có
liên quan đến đề tài luận án (lao động trẻ em; phòng ngừa lao động trẻ em; quản
lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE); nêu nội dung quản lý nhà nước về LĐTE;
vai trò và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE, kinh
nghiệm về phòng ngừa LĐTE của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.
Ba là, nêu và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE
trên các góc độ: tổng quan tình hình LĐTE và quản lý nhà nước về phòng ngừa
LĐTE; phân tích các nội dung quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE. Qua đó
rút ra những vấn đề mấu chốt của thực trạng làm cơ sở cho những nghiên cứu
đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE.
Bốn là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE trên
các mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân, hạn chế để có cơ sở đề xuất các
giải pháp hoàn thiện.
177
Năm là, hệ thống và phân tích các quan điểm, định hướng và mục tiêu
về phòng ngừa LĐTE trong thời gian tới, hướng đến ngăn ngừa, giảm thiểu tiến
tới xóa bỏ tình trạng LĐTE.
Sáu là, trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận án đề xuất 7 nhóm giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng ngừa LĐTE, đó là:
- Sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện kịp thời hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về phòng ngừa lao động trẻ em;
- Bổ sung, cụ thể hóa và thúc đẩy việc triển khai các chính sách phòng
ngừa lao động trẻ em
- Xây dựng và phát triển đội ngũ CC, VC đáp ứng yêu cầu quản lý và
thực hiện phòng ngừa lao động trẻ em
- Tăng mức hỗ trợ, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài
chính cho hoạt động phòng ngừa lao động trẻ em
- Tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
vi phạm pháp luật về phòng ngừa lao động trẻ em
- Hỗ trợ việc triển khai hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về
phòng ngừa lao động trẻ em
- Sửa đổi và bổ sung quy chế phối hợp liên ngành quản lý nhà nước về
phòng ngừa lao động trẻ em
Bảy là, luận án đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan ở các cấp có
thẩm quyền ở trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo, xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các chính sách, pháp luật về phòng ngừa LĐTE cũng như việc quan
tâm giám sát, bổ sung nguồn lực cho các hoạt động phòng ngừa LĐTE.
Phòng ngừa LĐTE là một vấn đề xã hội phức tạp, nhất là ở nước ta điều
kiện phát triển kinh tế ở mức trung bình thấp so với các nước trên thế giới. Mặt
khác, quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có định hướng
của nhà nước, song mặt trái của nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong
đó không ít vấn đề tác động đến LĐTE. Vì vậy, vấn đề lao động trẻ em không
thể giải quyết trong một sớm một chiều. Lao động trẻ em là vấn đề không
chỉ của một quốc gia đơn lẻ. Việc ngăn ngừa và giải quyết vấn đề lao động
178
trẻ em cũng không chỉ bằng một biện pháp, một chính sách mà cần sự chung
tay của cả cộng đồng. Muốn thành công, đòi hỏi nhà nước, các cấp, các
ngành và toàn thể cộng đồng cùng chung tay góp sức thực hiện tốt công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm mỗi trẻ em sinh ra đều được
hưởng đầy đủ quyền từ bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất
và tinh thần đến việc ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ lạm dụng, xâm hại và
bóc lột trẻ em nhằm mang lại cho trẻ em một cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn, để thông điệp “Đừng để trẻ em làm việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ
em nuôi dưỡng ước mơ” luôn tỏa sáng.
179
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Trương Thị Ngọc Lan (2018), Trách nhiệm của Nhà nước trong phòng ngừa
lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương, số tháng 4/2018.
2. Trương Thị Ngọc Lan (2019), Giải pháp giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số tháng 3/2019.
3. Trương Thị Ngọc Lan (2019), Xóa bỏ lao động trẻ em: Kinh nghiệm ở một
số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
tháng 8/2019.
4. Trương Thị Ngọc Lan (2020), Phòng ngừa lao động trẻ em trong các chuỗi
cung ứng tại Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số tháng 3/2020.
5. Trương Thị Ngọc Lan (2020), Một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao
động trẻ em, Tạp chí Quản lý nhà nước, số tháng 6/2020.
180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Trọng An (2008), “Vấn đề lao động trẻ em - Thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 342), tr.6-8.
2. Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Khanh, Trần Thị Minh Đức (2000), Trẻ em làm thuê
giúp việc gia đình ở Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 55/CT - TW về tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà
Nội
4. Bộ Chính trị (2012), Chỉ thị số 20/CT - TW ngày 5/11/2012 về việc tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong
tình hình mới, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2018), Trẻ em trong
tiến trình phát triển ở Việt Nam – Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030,
Hà Nội.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Phân tích, đánh giá chính sách
pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, NXB Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Tài liệu hội thảo về công ước
số 138 và 182, Hà Nội.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Điều tra thu thập thông tin ban
đầu xác định đối tượng hưởng lợi của dự án lao động trẻ em tại 05 tỉnh, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2011), Tài
liệu tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, Hà Nội.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 10/2013/TT –
BLĐTBXH ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao
động là người chưa thành niên.
11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 11/2013/TT –
BLĐTBXH ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi
làm việc.
181
12. Báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (2013): Chấm dứt lao động cưỡng bức
qua một số nghiên cứu thực tế - Chiến lược của ILO.
13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2014),
Phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở làng nghề truyền thống chế tác gỗ và đá
mỹ nghệ.
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2014),
Phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh bắt cá
ở một làng bè.
15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2014),
Phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực du lịch tại khu dân tộc miền
núi ít người.
16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao
động Quốc tế (2014), Báo cáo Điều tra về tình hình lao động trẻ em 2012 - Các
kết quả chính, Hà Nội.
17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo tổng kết đánh giá 10
năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đề tài cấp Bộ (2015), Một số giải pháp
đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết quốc tế về lao động. Mã số: CB2015-08-01.
19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2017),
Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2016.
20. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động Quốc tế (2018), Tài
liệu tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao
động Quốc tế (2020), Báo cáo Điều tra về tình hình lao động trẻ em 2018 - Các
kết quả chính, Hà Nội.
22. Đỗ Ngân Bình (2009), “Phòng, chống bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ
em - Pháp luật và thực tiễn”, Tạp chí Luật học, số 2.
23. Vũ Ngọc Bình (1998), Vấn đề lao động trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
182
24. Vũ Ngọc Bình (2000) (Tuyển chọn), Các văn bản quốc tế về bảo vệ trẻ em,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Đức Chiện, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2005), “Trẻ em tham gia lao
động ở gia đình nông dân hiện nay (Qua 3 quan điểm nghiên cứu)”, Tạp chí Khoa
học về phụ nữ, số 2.
26. Nguyễn Văn Chính (2005), “Lao động của trẻ em trong nền kinh tế quá độ ở
Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học, Số 2.
27. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
28. Chính phủ (2013), Nghị định 144/2013/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
29. Chính phủ (2013), Nghị định 45/2013/NĐ - CP quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.
30. Chính phủ (2017), Nghị định số 56/2017/NĐ- CP ngày 9 tháng 5 năm 2017
quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
31. Chính phủ (2020), Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng
chống xâm hại trẻ em.
32. Cục Trẻ em (2018), Báo cáo về Dân số trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
33. Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Tây Ban Nha trong lĩnh vực lao động và xã hội
giai đoạn 2008-2009 (2009). “Dự án: Dịch vụ xã hội đối với nhóm yếu thế và
người lao động góp phần hoàn thiện khung chính sách về lao động – xã hội”, Tạp
chí Lao động và Xã hội, (số 353), tr.46-47.
34. Đăng Doanh (2009), “Khó khăn trong quản lý, phòng ngừa lao động trẻ em -
Các giải pháp đề ra”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (Số 370).
35. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2009),
Giáo trình Lý luận về Pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
183
36. Đỗ Thị Dung (2012), “Lao động trẻ em và vấn đề vi phạm pháp luật đối với
lao động trẻ em”, Tạp chí Luật học, (số 2), tr.10-16.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011
– 2020.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XII.
43. Đoàn giám sát Quốc hội Khóa 14 (2020), Báo cáo “Kết quả giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.
44. Vũ Công Giao (2017), Nguyễn Hoàng Hà “Phòng ngừa, xoá bỏ lao động trẻ
em – trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ” Tạp chí Luật học (số 11)
trang 32-45
45. Phạm Thị Hải Hà (2016), Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền của trẻ em ở Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
46. Lê Thanh Hà (2009), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với vấn đề
lao động trẻ em và lao động chưa thành niên”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (số
350).
47. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), “Lao động trẻ em - Thực trạng và kiến nghị”,
Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 383).
48. Trần Ái Hoa (2004), “Trẻ em lao động sớm- nguyên nhân và hậu quả”, Tạp
chí Phát triển Giáo dục, (số 11).
49. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005), “Về vấn đề lạm dụng trẻ em ở nước ta hiện
nay”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (số 3).
50. Nguyễn Đình Hòa (2008), “Lao động trẻ em trong du lịch tại Việt Nam - Vấn đề
cần được quan tâm đúng mực”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, (số 131).
51. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Giáo trình hành chính công, Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội.
184
52. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Quản lý hành chính nhà
nước, (tập 1), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Học viện Hành chính Quốc gia, (2020), Giáo trình Lý luận chung Quản lý
nhà nước về Xã hội, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
54. Bùi Thế Hợp, Nguyễn Thế Thắng (2008), “Lao động và học nghề của trẻ em
vi phạm pháp luật”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (số 33).
55. Phạm Thị Huệ, Lê Việt Nga (2008), “Trẻ em làm thuê giúp việc: gia đình và
thái độ của cộng đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, quyển 18, (số 6).
56. Chu Mạnh Hùng (2005), “Vấn đề trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành
phố lớn”, Tạp chí Luật học, Đặc san các vấn đề pháp luật về bình đẳng giới.
57. Phạm Thúy Hương (2009), Lao động trẻ em khu vực nông thôn, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
58. Tạ Thị Hương (2016), Quản lý nhà nước về cơ cấu giới tính khi sinh ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
59. Nguyễn Hải Hữu (2009), “Giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu tình trạng lao
động trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 359).
60. Nguyễn Hải Hữu (2010), Tình hình lao động trẻ em, Đề tài nghiên cứu khoa
học; Hà Nội.
61. Nguyễn Hải Hữu (2012), “Một số đề xuất các tiêu chí để nhận diện lao động
trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 436).
62. Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội (2000), Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội, NXB
Chính trị quốc gia Hà Nội.
63. Nguyễn Xuân Lập (2009), “Một số giải pháp trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt trong thời gian tới”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (số 359).
64. Liên Hợp Quốc (1989), Công ước về Quyền trẻ em.
65. Liên Hợp Quốc (2015), Biến đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững.
66. Trần Quý Long (2009), “Trẻ em và sự tham gia lao động đóng thu nhập cho
gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (số 4), quyển 19.
185
67. Trần Thắng Lợi (2012), Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
68. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế
(2013), Quy tắc ứng xử của chủ sử dụng lao động về phòng ngừa và xóa bỏ các
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong các lĩnh vực da giầy và may mặc; chế
biến thủy hải sản; chế tác đá và gỗ; và thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, chiếu cói,
thêu ren), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
69. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế
(2018) Hướng dẫn phòng ngừa và giảm thiểu Lao động trẻ em dành cho doanh
nghiệp.
70. Phan Thị Lan Phương (2014), “Phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em góp
phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 30, (số 4).
71. Quách Thị Quế (2013), “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang
thang trong chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Tạp chí Cộng sản,
(Số 848).
72. Quốc hội (2013), Hiến pháp Việt Nam
73. Quốc Hội (2009), Bộ luật Hình sự.
74. Quốc Hội (2019), Bộ luật Lao động.
75. Quốc Hội (2015), Luật Nghĩa vụ quân sự
76. Quốc Hội (2020), Luật Thanh niên
77. Quốc Hội (2016), Luật Trẻ em.
78. Quốc Hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính
79. Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (2020), Trẻ em và phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2021 – 2030.
80. Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (2020), Đánh giá nhanh tác động kinh tế và xã
hội của đại dịch Covid 19 đối với trẻ em và gia đình tại Việt Nam.
81. Phan Thị Nhật Tài (2016), Pháp luật về chống lao động cưỡng bức nhìn từ
góc độ phát triển toàn diện, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội.
186
82. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Uỷ ban dân số gia
đình trẻ em (2007), Tài liệu tập huấn quy trình kiểm tra, thanh tra liên ngành về
tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, Hà
Nội.
83. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo việc triển
khai thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tình hình trẻ em phải lao động nặng nhọc,
trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
84. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong điều kiện hội nhập kinh tế.
85. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Tài liệu tập huấn kết
quả thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em.
86. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Tài liệu tập huấn một
số vấn đề về lao động trẻ em và quy trình kiểm tra về tình hình trẻ em phải lao
động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
87. Nguyễn Thị Thiềng (2001), Hiện trạng lao động trẻ em ở Việt Nam, Tạp chí
Kinh tế và phát triển, (số 48).
88. Tăng Thị Thu Trang (2016), Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội.
89. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1555/QĐ - TTg ngày 17/10/2012
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em
giai đoạn 2012 – 2020.
90. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 2361/QĐ - TTg ngày 22/12/2015
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-
2020.
91. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1023/QĐ – TTg ngày 7/6/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao
động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
92. Thủ tướng Chính phủ (2016), Chiến lược Hội nhập quốc tế về lao động và xã
hội đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
187
93. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 856/QĐ - TTg ngày 15/ 6/2017 về
thành lập Uỷ ban quốc gia về trẻ em.
94. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 622/QĐ - TTg về việc ban hành Kế
hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển
bền vững
95. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị 23/ CT – TTg ngày 26/5/2020 về việc
tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
96. Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Công ước 138 về Tuổi tối thiểu được đi làm
việc.
97. Tổ chức Lao động quốc tế (1989), Mục 6, Chương trình nghị sự về trẻ em.
98. Tổ chức Lao động Quốc tế (1999), Công ước 182 về Cấm và hành động tức
thời để loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
99. Tổ chức Lao động Quốc tế (1999), Khuyến nghị số 190 về việc cấm và loại bỏ
những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
100. Tổ chức Lao động Quốc tế (2006), Hồi kết của lao động trẻ em
101. Tổ chức Lao động Quốc tế (2010), Tích cực hành động chống lại lao động
trẻ em, Hội nghị lao động quốc tế, kỳ họp thứ 99, Tổ chức Lao động Quốc tế,
Geneva.
102. Tổ chức Tầm nhìn thế giới (2015), Báo cáo an sinh trẻ em năm tài chính
2015.
103. Tổ chức Y tế thế giới (1987), Trẻ em tại nơi làm việc: rủi ro sức khỏe đặc
biệt năm 1987.
104. Tổng cục Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2015), Điều tra đánh giá
các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, Hà Nội.
105. Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (2019), Báo
cáo kết quả khảo sát “Việc thực hiện trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành,
cơ quan trung ương về bảo vệ trẻ em theo Luật trẻ em 2016 và Công ước Quốc tế
về quyền trẻ em”.
106. Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội (2000), Nghiên cứu về lao
động trẻ em ở Việt Nam 1992 - 1998, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
188
107. Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội (2017), Kinh
nghiệm một số nước trên thế giới về đối phó với tình trạng lạm dụng lao động trẻ
em.
108.
dong-tre-em-o-bai-vang-85885.html
109. https://e.baonghean.vn/phu-vang-xu-nghe-o-dia-nguc-tran-gian/
110. https://e.baonghean.vn/ky-3-nhung-cuoc-dao-thoat/
111.https://tuoitre.vn/nganh-nghe-bi-cam-su-dung-lao-dong-duoi-18-tuoi-o-viet-
nam-20200311094255345.htm
112. https://laodong.vn/thoi-su/cham-soc-bao-ve-tre-em-la-mot-nhiem-vu-chien-
luoc-trong-tam-de-phat-trien-dat-nuoc-623607.ldo
Tiếng Anh
113. A. Bequele, W. Myers (1995) First things in child labour: Eliminating work
detrimental to children, Geneva, ILO.
114. A Fyfe, M. Jankanish (1997), Trade Unions and child labour: A guide to
action.
115. Bharati Plug (2002), An Overview of Child Domestic Workers in Asia.
116. Burns H. Weston (2005), Child labour and human rights, making children,
Lynne Rienner, London.
117. Gitanjali Dutta (2002), Missouri, Child labor in Vietnam: The relative
importance of poverty, returns to education, labor mobility, and credit constraints,
Doctor of philosophy.
118. ILO (1999), Child labour -ILO regional depart for Asia and the Pacific.
119. ILO (1999), Child labour -ILO Report 4, 2A, Geneva
120. ILO (2004), Child labour -Atext book for Univercity students.
121. ILO (2010), Accelerating action against child labour
122. ILO (2002), A Future without child labour: Report under the fllow - up to
the ILO declaration on
123. ILO (2018), Ending child labour by 2025 - A review of policies and
programmes.
189
124. ILO (2012), Towards the elimination of hazardous child labour: Practices
with good potential.
125. ILO (2013), Stopping forced labour and slavery – like practices – The ILO
strategy.
126. ILO (2014), Questions and answers on forced labour.
127. ILO (2017), Global estimates of child labour: Resuld and trends, 2012 -
2016.
128. ILO (2018), Towards the urgent elimination of hazardous child labour.
129. ILO (2019), Ending child labour, forced labour and human traficking in
global supply chains.
130. Institute for labour study (1994), Coprehensive Study on Child Labour in the
Philippines International labor standards in the Philippines.
131. Le Thu Huong (2011), Empirical essays on development economics the case
of Vietnam, Doctor of Phiosophy of The Australian National University.
132. Maggie Black (1995) In the twilight zone: Child workers in the hotel, tourism
and catering industry.
133. Nelien Haspels and Michele Jankanish (2000), Action against child labour,
Geneva, ILO.
134. Trade Unions and child labour (1997), A guide to action, Geneva, ILO.
135. Valentina Forastieri (2002), Children at work: Health and safety risks,
Geneva, ILO.
136. Wendy Herumin (2012), Child labour today: a human rights issue.
137.Tanzania national child labour survey 2014,
dar_es_salaam/documents/publication/wcms_502726.pdf, page22
190
PHỤ LỤC