Luận án Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên

pdf220 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã công bố, các số liệu nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, tài liệu tham khảo của các tác giả khác đều được chỉ dẫn nguồn theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCV : Báo cáo viên BLGĐ : Bạo lực gia đình CEDAW : Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CTV : Cộng tác viên HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế, xã hội NGO : Tổ chức phi chính phủ PCBLGĐ : Phòng, chống bạo lực gia đình QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân UN : Liên hợp quốc UNFPA : Qũy Dân số Liên hợp quốc UNICEF : Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc VH-TT-DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch WTO : Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê Trung tâm tư vấn, Nhà tạm lánh và Nhà ở cho thuê dành cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại Hàn Quốc ............................ 68 Bảng 2.2: Thống kê của Cảnh sát Australia về bạo lực gia đình .................... 72 Bảng 3.1. Số vụ BLGĐ từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2018 ở Việt Nam 80 Bảng 3.2: Kết quả điều tra về các loại hình bạo lực gia đình ......................... 81 Bảng 3.3: Kết quả điều tra về bạo lực gia đình .............................................. 82 Bảng 3.4. Nguyên nhân của bạo lực gia đình tại các địa phương ................... 83 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát tính chất tác động của BLGĐ ............................. 85 Bảng 3.6: Kết quả điều tra về hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về phòng, chống BLGĐ ở các địa phương ............................................... 94 Bảng 3.7: Kết quả điều tra về hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống BLGĐ ...................................................... 95 Bảng 3.8: Kết quả điều tra về hiệu quả hoạt động truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình ..................................................................... 102 Bảng 3.9. Biện pháp xử lý người gây ra bạo lực gia đình (2012 - 2017) ...... 110 Bảng 3.10: Kết quả điều tra về hiệu quả triển khai hoạt động thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm khi bạo lực gia đình xảy ra ............................................................................. 112 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về các khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện các chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương ....... 120 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát đề xuất cách thức lồng ghép kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình trong các chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia ...................................................... 135 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1. Độ tuổi của nạn nhân bạo lực gia đình ....................................... 81 Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát tác động của BLGĐ đến các thành viên gia đình ................................................................................. 85 Biểu đồ 3.3: Kết quả điều tra yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện khung chính, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình hiện nay ở Việt Nam ......................................................................... 91 Biểu đồ 3.4: Kết quả điều tra về hiệu quả tác động của các hình thức khuyến khích hoặc xử lý vi phạm liên quan đến việc thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ........................................ 111 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................... 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 14 1.1.1. Những công trình khoa học trong nước và nước ngoài liên quan đến bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ......................... 14 1.1.2. Những công trình khoa học trong nước và ngoài nước liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ....................... 19 1.2. Nhận xét chung ......................................................................................... 26 1.2.1. Nhận xét tổng quát ........................................................................ 26 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đã nghiên cứu được luận án kế thừa, phát triển ......... 27 1.2.3. Những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chưa được giải quyết, còn nhiều tranh luận, vướng mắc ............................................................................................... 27 1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 30 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ................................................................. 33 2.1. Khái niệm có liên quan đến đề tài luận án .............................................. 33 2.1.1. Gia đình ......................................................................................... 33 2.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình ........................................................... 33 2.1.3. Phòng, chống bạo lực gia đình ..................................................... 36 2.1.4. Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ...................... 37 2.2. Nội dung, vai trò và tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình .................................................................... 42 2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ...... 42 2.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ......... 50 2.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................................ 53 2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình .................................................................................................................. 57 2.3.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 57 2.3.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 64 2.4. Kinh nghiệm quản lý phòng, chống bạo lực gia đình ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam ................................. 65 2.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ......................................................... 66 2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................... 69 2.4.3. Kinh nghiệm của Australia ........................................................... 71 2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................. 75 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................... 78 3.1. Thực trạng về bạo lực gia đình ở Việt Nam ............................................ 78 3.1.1. Mức độ và các hình thức bạo lực gia đình .................................... 80 3.1.2. Nguyên nhân bạo lực gia đình tại Việt Nam ................................. 82 3.1.3. Hậu quả bạo lực gia đình tại Việt Nam ........................................ 84 3.1.4. Nhận xét chung ............................................................................. 86 3.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam .......................................................................................................... 86 3.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................................................. 86 3.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ...................................................................................... 91 3.2.3. Tổ chức thực hiện, triển khai hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ................................................................................................. 101 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình .................................................... 108 3.2.5. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình ..................... 112 3.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 116 3.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 116 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 118 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ......................................................................... 122 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ................................................. 123 4.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình..................... 123 4.1.2. Định hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................. 125 4.1.3. Mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................. 127 4.2. Bối cảnh tác động đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ................................................................................................................ 128 4.2.1. Tác động của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ................................................................................................ 128 4.2.2.Chênh lệch giàu nghèo ................................................................ 129 4.4.3. Tác động của thiên tai, dịch bệnh ............................................... 130 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam ............................................................................................ 131 4.3.1. Tăng cường đổi mới công tác truyền thông phổ biến giáo dục pháp luật nhằm thống nhất nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình ............................................................................................................... 132 4.3.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình .......................................................................... 135 4.3.3. Kiện toàn bộ máy và nguồn lực quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình .................................................................................... 137 4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình ....... 143 4.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ........................................................................................... 145 4.3.6. Nâng cao hiệu quả phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ........................................................ 148 4.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình . 150 KẾT LUẬN ................................................................................................ 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là một tế bào, một thiết chế xã hội trong cơ cấu của xã hội, là nhân tố quyết định đến sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia, xã hội và hạnh phúc của từng gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình" [50]. Văn kiện Đại hội Đảng cũng xác định: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung tôn trọng kỷ cương, phép nước, cần cù lao động và học tập làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [20]. Vai trò của gia đình rất quan trọng nên bạo lực xảy ra trong gia đình không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các thành viên trong gia đình mà còn ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Thực tế, BLGĐ xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới kể cả các nước phát triển cũng phải đấu tranh nhằm PCBLGĐ. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Phương Đông, tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh đó, sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã đang và sẽ ảnh hưởng tới hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. Sự tác động của các nhân tố kể trên đã tạo ra những cơ hội và thách thức trong hoạt động QLNN về PCBLGĐ. Vì vậy, PCBLGĐ không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của mỗi công dân và của toàn xã hội. PCBLGĐ sẽ bảo vệ được nạn nhân bị BLGĐ, phòng ngừa nguy cơ BLGĐ có thể xảy ra trong mỗi gia đình, nuôi sống tế bào xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và duy trì sự ổn định của xã hội. Ngược lại, nếu không PCBLGĐ sẽ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế trong gia đình, sang chấn tâm lý 2 thành viên gia đình, trường hợp xấu ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân, ảnh hưởng tới nguồn lực lao động của đất nước, kìm hãm sự phát triển KT-XH, từ đó gây bất ổn trong xã hội. Trước tình hình BLGĐ vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, ngày càng có nhiều vụ BLGĐ được phát hiện. Trong đó, có không ít vụ nghiêm trọng, dã man gây tàn tật vĩnh viễn đối với nạn nhân BLGĐ, thậm chí gây tử vong. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách và thực thi nhiều giải pháp. Ngay sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua năm 2007 và có hiệu lực thi hành năm 2008, Chính phủ và Bộ, ngành có liên quan đã nhanh chóng triển khai nhằm áp dụng những quy định của Luật vào thực tiễn đời sống. Tháng 5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Tháng 02/2014, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. Tháng 03/2017 ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg ngày 29/3/2017 về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Tháng 02/2020 ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tính đến đầu năm 2020, đã có 08 Luật điều chỉnh hành vi BLGĐ, hơn 12 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCBLGĐ, 14 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 17 Thông tư hướng dẫn, 17 văn bản chỉ đạo của các Bộ, ban ngành và đoàn thể được ban hành [Phụ lục1]. Ngoài văn bản quy phạm, văn bản quản lý điều hành cũng được Bộ, ngành ban hành nhằm chỉ đạo ngành dọc thực thi tốt nhiệm vụ PCBLGĐ. Số văn bản hành chính bao gồm cả trung ương và địa phương trên toàn quốc ban hành trong thời gian qua đã lên đến hàng trăm văn bản. Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực tổ chức thực hiện, hoạt động truyền thông về PCBLGĐ cũng được các cơ quan trung ương và địa phương quan tâm. Ngoài cơ quan QLNN, sự tham gia của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong 3 nước và các tổ chức quốc tế đã góp phần quan trọng vào công cuộc PCBLGĐ. Bên cạnh đó, các mô hình can thiệp, hình thức tư vấn hỗ trợ nạn nhân cũng được thiết lập, tập trung và nâng cao nhận thức xóa bỏ định kiến giới, tăng quyền cho phụ nữ. Các hoạt động can thiệp phổ biến như: truyền thông, tập huấn, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân, xây dựng mô hình, câu lạc bộ PCBLGĐ tiếp tục nhân rộng mô hình thành công và thử nghiệm một số mô hình mới đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành Luật, công tác PCBLGĐ vẫn còn mang tính cục bộ, manh mún và thiếu sự thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Công tác PCBLGĐ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng xã hội trách nhiệm, chủ yếu tập trung xử lý hậu quả, việc này gây tổn thất đến lợi ích xã hội. Các biện pháp can thiệp mới chỉ tập trung vào xử lý những vụ việc xảy ra khi nạn nhân đã bị tổn thương. Một số chương trình dựa vào cộng đồng có quy mô còn tương đối nhỏ so với nhu cầu thực tế. Quản lý nhà nước về PCBLGĐ tồn tại nhiều mặt yếu kém như: Thể chế về PCBLGĐ còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện, còn chồng chéo ở một số văn bản; nguồn nhân lực quản lý thiếu về số lượng, chưa đảm bảo được trình độ chuyên môn; nguồn ngân sách phục vụ cho công tác PCBLGĐ còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý khiếu nại, tố cáo còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên, chưa đem lại hiệu quả cao Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó do công tác quản lý, chương trình truyền thông về PCBLGĐ bộc lộ những hạn chế nhất định, cơ chế chính sách, biện pháp xử phạt vi phạm mới chỉ dừng lại ở hình thức răn đe. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập đó cần có các giải pháp hữu hiệu trong QLNN về PCBLGĐ: Hoàn thiện thể chế QLNN về PCBLGĐ; Kiện toàn bộ máy tổ chức về PCBLGĐ; Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLNN; Thu hút sự tham gia rộng rãi của tầng lớp nhân dân và tổ chức xã hội trong công tác PCBLGĐ; Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất phục vụ công 4 tác PCBLGĐ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về PCBLGĐ; Tăng cường hội nhập quốc tế về PCBLGĐ. Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan trên và cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập một cách đầy đủ đến vai trò của quản lý nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách thực hiện PCBLGĐ ở Việt Nam. Hơn nữa xuất phát từ vai trò quyết định của gia đình đối với sự phát triển KT-XH và xuất phát từ chính chức năng xã hội vốn có của Nhà nước, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn “Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam” làm Luận án mã ngành Quản lý công. Luận án có tính thời sự cấp thiết về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hội nhập quốc tế để thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội thịnh vượng với quan điểm “lấy phòng làm chính trong cuộc chiến ngăn chặn và đẩy lùi BLGĐ”, góp phần hoàn thiện công tác QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất, tiến hành khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến chủ đề của luận án, chỉ ra những vấn đề các công trình đã giải quyết mà luận án có thể kế thừa, xác định những vấn đề luận án cần phải giải quyết. Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề lý luận về QLNN về PCBLGĐ, cụ thể là phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung QLNN, các yếu tố tác động đến QLNN về PCBLGĐ. 5 Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về PCBLGĐ, xác định kết quả, hạn chế và nguyên nhân để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về PCBLGĐ. Thứ tư, xác định quan điểm và đề xuất các hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu QLNN về PCBLGĐ, tập trung vào bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em trong gia đình. - Thời gian: giai đoạn 2008 – 2018 (kể từ khi có Luật PCBLGĐ). - Về không gian nghiên cứu: hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa thiên – Huế và tỉnh Đắk Nông. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cần nhận thức lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực ở Việt Nam như thế nào?. - Những yếu tố nào có tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về PCBLGĐ và thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đó ở Việt Nam hiện nay? - Hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Phù hợp hay không phù hợp với nhận thức về mục tiêu, đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức hoạt động QLNN về PCBLGĐ cũng như về yêu cầu mà hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đang hướng tới? - Nâng cao hiệu quả hoạt động QLNNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay cần xuất phát từ những quan điểm nào và cần thực hiện những giải pháp nào để thực hiện hóa các quan điểm đó? 6 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Khái niệm QLNN về PCBLGĐ đã cơ bản được định hình nhưng vai trò và nội dung của QLNN về PCBLGĐ chưa được xác định và phân tích rõ. Điều này đang ảnh hưởng lớn tới việc nhận diện chính xác các yêu cầu của hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. - Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến QLNN về PCBLGĐ, ảnh hưởng đến tính hiệu lực và hiệu quả nhưng khả năng tác động của các yếu tố đó chưa được nhận diện đầy đủ, một số yếu tố khác đang được hiểu và vận dụng chưa chính xác. Do vậy, sự tác động của các yếu tố đang đi theo chiều hướng bất lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả trong hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. - Hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về PCBLGĐ và thực tiễn hoạt động QLNN về PCBLGĐ còn nhiều bất cập, hạn chế do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. - Các quan điểm và giải pháp được áp dụng trong thời gian qua chưa thực sự phù hợp và thiếu tính toàn diện. Một số giải pháp chưa được triển khai do nhận thức chưa đầy đủ, một số giải pháp khác thiếu tính khả thi do chưa xây dựng được các điều kiện đảm bảo. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Marx-Lenin và một số lý thuyết chính trị-pháp lý khác, bao gồm lý thuyết về quyền con người, lý thuyết về quản trị nhà nước. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình; đường lối củ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình, xây dựng gia đình văn hóa mới về PCBLGĐ. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ Quản lý công, theo đó sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và sơ đồ hoá kết hợp chặt chẽ với phương pháp chuyên gia, khảo sát thực tiễn để kế thừa và chọn lọc những tri thức khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về PCBLGĐ. Cụ thể: 5.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu Thu thập, vận dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập gồm có: các văn kiện Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan đến QLNN về PCBLGĐ. Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa lý luận để xây dựng khung lý thuyết của luận án. Luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích, mục tiêu nghiên cứu của luận án. 5.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu thống kê có sẵn Số liệu thống kê được sử dụng trong đề tài luận án bao gồm số liệu thống kê về các vụ bạo lực gia đình theo biểu mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số liệu thống kê của một số tỉnh thành về việc xử lý các vụ việc BLGĐ. Các số liệu này sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về thực trạng BLGĐ ở Việt Nam. Đồng thời, cung cấp bằng chứng để đánh giá hiệu quả QLNN về PCBLGĐ trên phạm vi toàn quốc. 5.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra xã hội học Khảo sát xã hội học cho phép nghiên cứu sinh có thêm dữ liệu chứng minh giả thuyết nghiên cứu bằng số liệu khảo sát định lượng và lý giải cho số liệu thống kê, số liệu định lượng bằng các thông tin định tính. Nguồn dữ liệu từ khảo sát xã hội học cũng cho phép so sánh, đánh giá và nhìn nhận một cách rõ 8 nét, khách quan hơn về thực trạng QLNN về PCBLGĐ ở góc độ những kết quả đạt được cũng như những bất cập, hạn chế. Qua kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, tác giả bổ sung thêm những minh họa cụ thể, góp phần làm rõ hơn các dẫn liệu qua các kết quả phân tích thứ cấp mà tác giả đã sử dụng để phân tích, đánh giá các hoạt động QLNN về PCBLGĐ từ năm 2008 đến nay. Cụ thể, nghiên cứu điều tra xã hội học mà tác giả luận án tiến hành bao gồm: 5.2.3.1. Khảo sát định lượng (điều tra qua bảng hỏi) (a) Đối tượng thu thập thông tin Thực trạng tình hình BLGĐ và thực trạng hiệu quả công tác QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 được đánh giá qua kết quả khảo sát điều tra ý kiến đối với các nhóm đối tượng liên quan như: (i) Đối tượng là các nhà quản lý, lãnh đạo làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương và địa phương; (ii) Nạn nhân bị bạo lực gia đình; và (iii) Người dân (những thành viên khác trong gia đình có bạo lực). Để đảm bảo yêu cầu khách quan, tính thời sự, hiệu quả và cách tiếp cận tư duy hệ thống Luận án đã xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát kết hợp phỏng vấn sâu áp dụng chung cho nhóm đối tượng (i). Vì đây là đối tượng trực tiếp tham gia, hỗ trợ công tác PCBLGĐ và QLNN về PCBLGĐ ở các địa phương, có chuyên môn và kinh nghiệm chia sẻ thông tin và đánh giá về hiệu quả, hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về PCBLGĐ. Đối với nhóm đối tượng (ii) và (iii), Luận án thực hiện phỏng vấn sâu, kết hợp phân tích, tổng hợp kết quả thống kê, báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác PCBLGĐ (2008-2017)[13], số liệu thống kê của một số tỉnh thành về việc xử lý các vụ việc BLGĐ và kết quả điều tra xã hội học của các công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện đối với đối tượng (ii), (iii). (b) Địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, thời gian tiến hành và kinh phí nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn có chủ đích 03 địa phương thực hiện khảo sát bằng 9 bảng hỏi. Các địa phương này được lựa chọn dựa trên tiêu chí: (i) Đại diện khu vực địa lý, cụ thể: Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Khu vực miền Trung: Huế; Khu vực Tây Nguyên: Đắk Nông; (ii) Đây cũng là các địa phương có điểm khác biệt trong việc thực thi chính sách PCBLGĐ. Điều này được thể hiện qua độ bao phủ của các mô hình PCBLGĐ ở các địa bàn nghiên cứu. Theo số liệu thống kê của Bộ VH-TT-DL năm 2018, Hà Nội đạt 437/584 xã/phường/thị trấn có mô hình PCBLGĐ, chiếm 74,8% độ bao phủ; Huế đạt 152/77 xã/phường/thị trấn có mô hình PCBLGĐ, chiếm 50,5% độ bao phủ; Đắk Nông đạt 184/129 xã/phường/thị trấn có mô hình PCBLGĐ, chiếm 70,1% độ bao phủ [13]; Mẫu ngẫu nhiên được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với số lượng 300 người, tỉ lệ bằng nhau giữa 3 địa bàn khảo sát. Đặc điểm nhân khẩu, xã hội cơ bản của mẫu nghiên cứu theo nguồn của khảo sát đề tài cụ thể như sau: - Giới tính: Nam 234 người (78%); Nữ 66 người (22 %). - Độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 4 người (1,3%); Trên 30-45 tuổi:144 người (48%); Trên 45 tuổi: 160 người (50,7%). - Đơn vị công tác: Cơ quan Đảng: 22 người (7,3%); Cơ quan chính quyền: 246 người (82%); Tổ chức đoàn thể: 32 người (10,7%). (c) Thời gian và cách thức thu thập thông tin Thời gian tiến hành điều tra khảo sát là thời gian triển khai các lớp học về chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý đối với Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND cấp xã; bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng tại hệ thống thuộc Học viện Hành chính Quốc gia tại cơ sở Hà Nội, Huế, Đắk Nông trong năm 2018 và đến cuối tháng 1 năm 2019. Ngoài việc lấy ý kiến thông qua phát phiếu khảo sát trực tiếp ở các lớp học, khảo sát còn được áp dụng thông qua phương pháp gọi điện trực tiếp và thông tấn (gửi thư) tức phiếu được phát ra, thu về thông qua đường bưu điện, e-mail. 10 (d) Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Luận án sử dụng phần mềm SPSS kết hợp với phần mềm Excel xử lý số liệu sơ cấp thu thập được để có được các kết quả phân tích nhằm phản ánh được thực trạng vấn đề nghiên cứu. 5.2.3.2. Khảo sát định tính (a) Phương pháp phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về PCBLGĐ Nhằm tìm hiểu chi tiết hơn về nhận thức và đánh giá của các cá nhân trong việc triển khai các hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay cũng như những thách thức, khó khăn gặp phải và đề xuất hướng giải quyết trong thời gian tiếp theo, tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về PCBLGĐ tại các tỉnh khảo sát; tổ chức phi chính phủ, giảng viên, người dânvới số lượng 20 cuộc phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn trực tiếp diễn ra từ 15 đến 30 phú... lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án còn bị bỏ ngỏ hoặc chưa được triển khai một cách có hệ thống và toàn diện, mới chủ yếu hướng vào phục vụ công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về PCBLGĐ. Mặt khác, các công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây chủ yếu tập trung vào tính ứng dụng, khía cạnh lý luận chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo ra thay đổi mang tính đột phá trong hoạt động QLNN về PCBLGĐ trong bối cảnh hiện nay. 27 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đã nghiên cứu được luận án kế thừa, phát triển Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, có thể nhận thấy một số nội dung gắn với đề tài luận án đã được giải quyết, đạt được sự thống nhất cao và đề tài có thể tiếp thu mà không cần phân tích, làm sáng tỏ thêm. Các công trình nghiên cứu trong nước đã thống nhất nhận thức Nhà nước quản lý bằng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, nhất là những nạn nhân bị BLGĐ, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi BLGD và cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện hơn về cơ sở lý luận PCBLGĐ để có căn cứ triển khai có hiệu quả trên thực tế. Đồng thời cũng chỉ ra các nguyên nhân chính tạo nên BLGĐ như bất bình đẳng giới, đói nghèo, các điều kiện đặc thù của từng vùng, miền, sự đa dạng văn hóa... có tác động không nhỏ tới nội dung, hình thức, phương pháp, và hiệu quả trong QLNN về PCBLGĐ. Đây là vấn đề cấp bách về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay. 1.2.3. Những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chưa được giải quyết, còn nhiều tranh luận, vướng mắc 1.2.3.1. Về lý luận - Khái niệm QLNN về PCBLGĐ được đề cập trong hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được làm rõ nội hàm, chưa đi tới một định nghĩa được thừa nhận chung. Trong bối cảnh nhận thức của Hiến pháp năm 2013 về Quyền con người: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” và sự ra đời Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới đã tạo thành khung pháp lý bảo vệ quyền lợi cho nhân dân cũng 28 như yêu cầu hoàn thiện pháp luật QLNN về PCBLGĐ thì mức độ khác biệt trong nhận thức lý luận về vấn đề nêu trên ngày càng trở nên rõ rệt và đang đặt ra yêu cầu cần làm sáng tỏ thêm. - Đặc điểm của QLNN về PCBLGĐ là vấn đề đã được đề cập ở các mức độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu (chủ yếu là trong các luận án, luận văn) nhưng chưa được nhấn mạnh. Trên thực tế, được định khung bởi mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận án, luận văn đề một đối tượng cụ thể hoặc trong một không gian cụ thể nên đặc điểm của QLNN về PCBLGĐ được trình bày tương đối phiến diện, phụ thuộc vào pháp luật thực định, chưa bộc lộ rõ tính chất riêng của hoạt động quản lý này. Ở nước ngoài, các nghiên cứu về PCBLGĐ thường không nghiêng về luận chứng cho các đặc điểm nên chưa có khái luận mang tính tổng thể. - Hoạt động QLNN về PCBLGĐ là một vấn đề hầu như chưa được đề cập trong bối cảnh nghiên cứu thời gian qua, ngoại trừ một số luận văn. Tuy nhiên, các luận văn bị bó hẹp bởi mục đích và phạm vi nghiên cứu về một đối tượng cụ thể hoặc trong một không gian cụ thể nên đặc điểm của QLNN về PCBLGĐ được trình bày một cách tổng hợp, khái quát. - Các vấn đề liên quan đến chủ thể, đối tượng, nội dung QLNN về PCBLGĐ là những vấn đề còn nhiều sự khác biệt nhất trong quan điểm nghiên cứu về PCBLGĐ. Gắn với đó là sự tranh luận chưa đến hồi kết về phạm vi điều chỉnh pháp luật về PCBLGĐ ở Việt Nam. Ngoài ra các ý kiến được đề cập trong các công trình nghiên cứu thường mang tính đơn lẻ, chưa đi theo hướng phân tích toàn diện, hệ thống về PCBLGĐ. - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như chưa đề cập (hoặc chỉ đề cập ở mức độ khái lược) về các yếu tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo hiệu quả QLNN về PCBLGĐ. Có thể nói, đây là khoảng trống đáng kể nhất trong các nghiên cứu lý luận QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay. 29 1.2.3.2. Về thực trạng Mặc dù những kết quả và hạn chế trong QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đã được một số công trình nghiên cứu chỉ ra ở mức độ khác nhau nhưng nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó chưa được nhận diện một cách đầy đủ hoặc mới chỉ dừng ở việc nêu ra mà chưa có sự luận giải sâu sắc. Thiếu sót theo hướng này còn bộc lộ ở chỗ, một số công trình tập trung nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PCBLGĐ ở các địa phương và khả năng ứng dụng đối với địa phương khác thì hầu như chưa có công trình nào rút ra được bài học kinh nghiệm mang tính tổng quát. Bên cạnh đó, chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PCBLGĐ ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Có thể nói đây là một khoảng trống còn thiếu trong nghiên cứu QLNN về PCBLGĐ. Hầu như chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ thực trạng các điều kiện đảm bảo hiệu quả QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. Chính vì vậy, một số giải pháp nhằm xây dựng các điều kiện đảm bảo QLNN về PCBLGĐ đạt hiệu quả ở Việt Nam là thiếu điểm tựa thực tiễn. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích khá sâu sắc thực trạng bạo lực gia đình trên cơ sở giới, BLGĐ đối với phụ nữ, người già và trẻ em. Đồng thời các nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý quan trọng cho QLNN về PCBLGĐ. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về nguồn lực PCBLGĐ như chất lượng nguồn nhân lực, tài chính trong công tác PCBLGĐ cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về trách nhiệm QLNN trong PCBLGĐ để làm rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN về PCBLGĐ. 1.2.3.3. Về giải pháp, kiến nghị Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề QLNN về PCBLGĐ hiện nay cho thấy đang thiếu sự phân tích, lập luận đầy đủ về bối 30 cảnh và hành vi gây ra BLGĐ cũng như nhu cầu tăng cường hiệu quả QLNN về PCBLGĐ. Đặc biệt là bối cảnh thực hiện Hiến pháp, chủ trương của Đảng và Nhà Nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, hội nhập sâu rộng, bắt kịp tiến độ phát triển của nhân loại dưới sự tác động của cách mạng 4.0. Cũng liên quan đến vấn đề nói trên là tình trạng thiếu một hệ quan điểm được thừa nhận chung về chủ thể, nội dung QLNN về PCBLGĐ phù hợp và khung pháp luật cơ bản cho việc ghi nhận và điều chỉnh toàn bộ tổ chức và hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam trong bối cảnh mới. Các kết quả nghiên cứu ở trên liên quan đến chủ đề QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay đã đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về PCBLGĐ, nâng cao hiệu quả trong QLNN về PCBLGĐ, phát huy vai trò nhà nước và xã hội trong hoạt động PCBLGĐ... Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của hoạt động nghiên cứu thể hiện ở tính đơn lẻ, thiếu hệ thống giữa các giải pháp. Nói cách khác, các giải pháp chưa đạt được sự đồng bộ và đầy đủ với mức thuyết phục của các lập luận chưa cao. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu cũng chưa xây dựng được giải pháp mang tính chiến lược, tổng thể, lâu dài cho quá trình hiện thực hóa các hoạt động PCBLGĐ theo hướng tối ưu hiệu quả QLNN về PCBLGĐ. 1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Xuất phát từ sự phân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án, tác giả đã tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, nghiên cứu những thay đổi mới trong nhận thức lý luận về bản chất của BLGĐ và PCBLGĐ gắn với tư duy về dân chủ, nhân quyền, kinh tế - xã hội mở và đa chiều, tính quyết định của xã hội trong thời đại cách mạng 4.0. Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu đi tới thống nhất về khái niệm và xác định được đặc điểm của QLNN về PCBLGĐ. 31 Thứ hai, nghiên cứu chủ thể, đối tượng, nội dung của hoạt động QLNN về PCBLGĐ. Từ góc độ này, các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện đảm bảo hiệu quả QLNN về PCBLGĐ được đặt ra nghiên cứu cả ở tầm lý luận và đánh giá thực tiễn. Thứ ba, nghiên cứu xác định vai trò và khung lý thuyết QLNN về PCBLGĐ. Trên cơ sở đó, sử dụng khung lý thuyết để phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cần đi tới nhận xét tổng thể về những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn hoạt động BLGĐ và QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam để đánh giá tổng thể thực tiễn các nội dung QLNN về PCBLGĐ nhằm kiểm định lý luận trong thực tiễn, xác định rõ những ưu điểm, hạn chế trong QLNN về PCBLGĐ, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng căn cứ cho các đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. Thứ năm, nghiên cứu xác định các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về PCBLGĐ; nghiên cứu điều chỉnh mô hình PCBLGĐ; tiếp tục hoàn thiện pháp luật và đẩy mạnh việc triển khai thi hành Luật PCBLGĐ; tăng cường nguồn nhân lực thực hiện QLNN về PCBLGĐ; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật QLNN về PCBLGĐ. Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo lập luận thuyết phục hơn về các giải pháp có liên quan đã được các công trình nghiên cứu khác đề cập và luận chứng, đồng thời kiến nghị giải pháp tổng thể mang tính chiến lược cho quá trình nâng cao hiệu quả QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Những công trình nghiên cứu công bố về vấn đề này đã làm sáng tỏ một vấn đề lý luận và thực tiễn của BLGĐ và hoạt động PCBLGĐ, QLNN về PCBLGĐ. Tuy nhiên, so với các công trình nghiên cứu về PCBLGĐ nói chung, số lượng các công trình nghiên cứu về PCBLGĐ, QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam còn rất ít. Các công trình nghiên cứu về PCBLGĐ, QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam đã công bố chủ yếu ở cấp độ và trên quy mô nhỏ, vì thế chỉ đề cập đến một số vấn đề và lý giải một cách tổng quát nội dung. Trong khi đó hầu như chưa có một công trình nghiên cứu ở nước ngoài về PCBLGĐ, QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam. Từ việc khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể thấy có rất nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn mà luận án cần làm sáng rõ. Trong đó, đặc biệt xoay quanh tính đặc thù của hoạt động QLNN về PCBLGĐ. Đây là những nội dung chưa được các tác giả khác chú ý, vì thế đây sẽ là hướng nghiên cứu chính của luận án của nghiên cứu sinh. Thông qua việc làm rõ những nội dung hoạt động QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam, luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BLGĐ cũng như hoạt động QLNN về PCBLGĐ. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay. 33 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 2.1. Khái niệm có liên quan đến đề tài luận án 2.1.1. Gia đình Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần và nuôi dạy con cái dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội [59]. Với nhận thức này, các thành viên trong gia đình được xem là tất cả những người có mối liên hệ với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Vì vậy, thành viên gia đình có thể được coi là những người đang chung sống, có sinh hoạt hàng ngày hay những người có mối liên hệ về huyết thống, về hôn nhân đều có liên quan đến bạo lực hoặc là nạn nhân của BLGĐ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp sống chung không đăng ký kết hôn không thể gắn với các tiêu chí được đưa ra như trong nhận thức trên. Những hình thức này chưa đủ tiêu chí để được thừa nhận là gia đình. Đây là một trong những lí do gây khó khăn trong việc xác định hành vi BLGĐ. Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, tác giả thống nhất chọn khái niệm: “Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung” [86]. Có thể nói, đây là khái niệm phù hợp, thể hiện được những đặc trưng cơ bản của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và nó phù hợp với đặc điểm chung của các gia đình theo hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài. 2.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình 2.1.2.1. Bạo lực Bạo lực là một hiện tượng xã hội, phương thức ứng xử trong các mối quan hệ xã hội tồn tại trong mọi xã hội từ khi hình thành xã hội loài người. 34 Có nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực. Song trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ lựa chọn và đưa ra một số khái niệm mang tính phổ biến và chung nhất. Theo tổ chức Y tế thế giới “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng mà gây ra hay làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát” [114]. Theo góc nhìn xã hội học thì: “Bạo lực là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên - dưới một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế (violentia) (thường đối lập với sự ép buộc có tác động bên trong)” [71]. Từ những quan niệm trên về “bạo lực”, tác giả luận án cho rằng về bản chất bạo lực chính là việc sử dụng sức mạnh để triệt hạ, gây những tổn thương về thể chất, tinh thần cho người khác. 2.1.2.2. Bạo lực gia đình a) Khái niệm về bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là một thể thức của bạo lực trong xã hội. BLGĐ xuất hiện từ khi có xã hội loài người cho đến nay với các hành vi như đánh đập, đe dọa, gây sức ép về thể chất và tâm lý giữa những người thân trong gia đình. Có nhiều cách tiếp cận để nhận thức về BLGĐ tuy nhiên dưới đây luận án trình bày một số nhận thức điển hình về BLGĐ. Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong Luật mẫu về BLGĐ ngày 02/02/1996 đề xuất khái niệm:“Tất cả các hành vi lạm dụng thể chất, tinh thần, tình dục dựa trên cơ sở giới của một thành viên gia đình đối với một người phụ nữ trong gia đình, từ hành vi đánh đập giản đơn đến gây thương tích nặng, bắt cóc, đe dọa, dọa dẫm, cưỡng bức, gây rối, lăng nhục bằng lời nói, dùng vũ lực để vào 35 nhà hoặc vào nhà trái pháp luật, phóng hỏa, hủy hoại tài sản, bạo lực tình dục, hiếp dâm trong hôn nhân, bạo lực liên quan đến thách cưới hoặc hồi môn, cắt bộ phận sinh dục nữ, bạo lực liên quan đến bóc lột mại dâm, bạo lực đối với người giúp việc gia đình và việc thực hiện tất cả những việc nói trên đều được coi là bạo lực gia đình”[85]. Magali Romedenne và Vũ Mạnh Lợi (2006) với cách tiếp cận về giới nữ cho rằng: “Bất kỳ một hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa, cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”[42]. Với nhận thức này, BLGĐ được hiểu theo nghĩa rộng gồm nhiều hình thức bạo lực khác nhau trong đó phụ nữ là nạn nhân. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định “BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”[55]. Quy định này thể hiện được các hình thức biểu hiện của BLGĐ phù hợp với quy định về sức khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới và thể hiện được tính xã hội của hành vi này. Luận án nhận thấy quy định này phù hợp với thực tiễn thực hiện PCBLGĐ. b) Phân loại các hành vi BLGĐ Có nhiều cách phân loại các hành vi BLGĐ như hành vi đánh đập gây thương tích ở các mức độ khác nhau, thậm chỉ ở mức xử lý hình sự nếu tỷ lệ % gây thương tích vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật hoặc bị nạn nhận yêu cầu xử lý hình sự hoặc hành vi ngược đãi hoặc xúc phạm nhân phẩm. Tuy nhiên cách phân loại BLGĐ thành 4 nhóm sau của PGS. TS Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh [64] sẽ phù hợp trong thực tiễn PCBLGĐ: - Bạo lực thể chất: Là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần, tính mạng của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực gia 36 đình xảy ra giữa những người có quan hệ đặc biệt (vợ chồng, con dâu, con rể) hoặc ruột thịt (ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em, họ hàng) có thể trong cùng một mái nhà hoặc mái nhà khác. - Bạo lực tinh thần: Là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực tinh thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích, thị hiếu riêng của mỗi người. - Bạo lực tình dục: Là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏa mãn tình dục của một người hoặc nhóm người đối với một người hoặc một nhóm người khác. Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần và diễn ra cả trong quan hệ vợ chồng hoặc bạn tình. Bạo lực tình dục còn bao hàm cả việc cưỡng ép vợ sinh nhiều con hoặc đẻ con trai. Bạo lực tình dục là một dạng đặc biệt trong quan hệ giới tại gia đình. Nó vừa có thể diễn ra kín đáo, âm thầm vừa có thể diễn ra công khai nhưng nhìn chung cả đạo đức và pháp luật đều khó có thể can thiệp. - Bạo lực lao động hoặc kinh tế: Là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc một nhóm người với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình. Dạng bạo lực này đưa đến sự phân công lao động và hưởng thụ bất hợp lý giữa các thành viên trong gia đình. 2.1.3. Phòng, chống bạo lực gia đình Khái niệm phòng chống hiểu theo nghĩa động từ là “phòng bị trước và sẵn sàng chống lại” [71]. Có nhiều nhận thức khác nhau về PCBLGĐ, tuy nhiên khái niệm của TS. Bùi Thị Mai Đông đưa ra bao hàm được các nội dung cần thiết của PCBLGĐ [23]. Theo đó: “Phòng BLGĐ” là biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của BLGĐ, đồng thời khắc phục những nguyên nhân và điều kiện xuất hiện BLGĐ nhằm ngăn chặn kịp thời, không để BLGĐ xảy ra. Phòng BLGĐ là 37 ngăn ngừa không để phát sinh thêm BLGĐ góp phần bảo vệ, duy trì trật tự và công bằng của xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng, xã hội; “Chống BLGĐ” xảy ra sau, khi BLGĐ đã xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, có khả năng tiến triển đến mức độ nghiêm trọng hơn; tần suất cũng như cường độ mạnh hơn. Chống BLGĐ đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nạn nhân, gia đình nạn, chính quyền địa phương và các đoàn thể phối hợp với cơ quan công an, Tòa án, Viện Kiểm sát nhằm bảo vệ nạn nhân, hỗ trợ kịp thời và xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả do BLGĐ gây ra. Do BLGĐ là một vấn đề xã hội nên việc phòng chống BLGĐ là hết sức quan trọng vì hậu quả do BLGĐ để lại rất nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng tăng về cường độ tần xuất, đặc biệt tác động mạnh đến tâm sinh lý của trẻ em và phụ nữ và để lại di chứng lâu dài. Vì vậy việc nâng cao nhận thức và sự quyết tâm PCBLGD của gia đình, chính quyền và xã hội mà trước hết là các nạn nhân sẽ quyết định đến việc giảm thiểu tối đa hậu quả và xử lý BLGĐ có hiệu quả. Từ sự phân tích ở trên, tác giả luận án cho rằng: “PCBLGĐ là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi BLGĐ; xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về PCBLGĐ” 2.1.4. Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình 2.1.4.1. Khái niệm QLNN là một là hoạt động chức năng đặc biệt, mang tính chính trị, pháp luật, dân chủ và khoa học. Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực công trên 03 lĩnh vực, lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó là sự tác động có tổ chức, điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước thông qua bộ máy nhà nước, bằng phương tiện, công cụ, cách thức tác động của Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; Theo nghĩa hẹp, QLNN được gọi là quản lý hành chính nhà nước. Đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh 38 bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người do các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn nhu cầu của con người [31]. Khi nghiên cứu bất kỳ hoạt động QLNN nào cũng cần chú ý tới mục đích, nhiệm vụ của hoạt động quản lý, làm rõ mục đích và nhiệm vụ của QLNN là vấn đề không thể thiếu khi nghiên cứu hoạt động này. Mục đích, nhiệm vụ của hoạt động QLNN chỉ đạt được khi thực hiện tốt các hoạt động quản lý. Phương pháp quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động QLNN, đó là cách thức mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý (hành vi đối tượng quản lý), nhằm đạt được những mục đích đề ra đối tượng quản lý bằng những phương thức, cách thức khác nhau nhằm đạt được mục đích đề ra. Nói cách khác, hoạt động QLNN, phương pháp QLNN thể hiện ý chí của Nhà nước, phản ánh thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Trong hoạt động QLNN có thể kể đến một số phương pháp như: giáo dục thuyết phục, cưỡng chế, hành chính, kinh tế, theo dõi, kiểm tra, ngoài ra còn có các phương pháp riêng được áp dụng trong quá trình thực hiện những chức năng riêng biệt hoặc ở những giai đoạn riêng biệt của quá trình quản lý. Hoạt động QLNN thể hiện ra bên ngoài thông qua những nội dung quản lý. QLNN trong lĩnh vực PCBLGĐ là một bộ phận của QLNN trong lĩnh vực gia đình. QLNN về PCBLGĐ là thông qua hoạt động tổ chức, điều hành của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền nhằm tổ chức và phối hợp để giải quyết những nhiệm vụ của PCBLGĐ, đảm bảo vật chất, tinh thần, pháp lý cho hoạt động PCBLGĐ đạt kết quả. Quá trình QLNN về PCBLGĐ là chấp hành luật pháp, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ; tổ chức điều hành để đưa các văn bản quy phạm pháp luật đó vào thực tiễn PCBLGĐ; tổ chức bộ máy PCBLGĐ; đào tạo, quản lý nguồn nhân 39 lực phục vụ hoạt động PCBLGĐ; tiến hành kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ; kịp thời uốn nắn và xử lý các vi phạm trong hoạt động PCBLGĐ; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PCBLGĐ. Nói một cách cụ thể hơn, QLNN trong lĩnh vực PCBLGĐ là hoạt động của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho: Một là, thể chế nhà nước về PCBLGĐ được chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh, đúng luật; hai là, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác PCBLGĐ của bộ máy quản lý nhà nước; ba là, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động truyền thông, thay đổi hành vi nhằm PCBLGĐ; bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về PCBLGĐ; năm là, đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động PCBLGĐ; sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm PCBLGĐ. Từ những phân tích ở trên, luận án đề xuất khái niệm: “QLNN về PCBLGĐ là một bộ phận của quản lý nhà nước về gia đình, do những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiến hành trên cơ sở những quy định của pháp luật về PCBLGĐ nhằm hiện thực hóa những quy định của pháp luật PCBLGĐ đã có hiệu lực pháp luật; thông qua hoạt động tổ chức quản lý, truyền thông giáo dục ngăn chặn hành vi BLGĐ để hoàn thiện pháp luật, chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy, chế độ kiểm tra, thanh tra... trong công tác PCBLGĐ; tăng cường ý thức tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, góp phần đảm bảo quyền con người, ổn định chính trị-xã hội của đất nước, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội... của nước ta trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Chính phủ thống nhất QLNN về PCBLGĐ, phân công Bộ VH-TT-DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về PCBLGĐ trong phạm vi toàn quốc; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và 40 thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ VH-TT-DL thực hiện QLNN về PCBLGĐ. Đồng thời theo nguyên tắc QLNN theo lãnh thổ thì UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN về PCBLGĐ trên chỉ giới hành chính của tỉnh. QLNN về PCBLGĐ cần đạt được: (i) Mục tiêu tổng quát “tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc”; (ii) Mục tiêu cụ thể được xác định trong“Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” [75]. 2.1.4.2. Đặc điểm Từ khái niệm QLNN về PCBLGĐ ở trên có thể kết luận, QLNN về PCBLGĐ mang những đặc điểm chung của hoạt động QLNN như: Thứ nhất, Chủ thể QLNN về PCBLGĐ là Nhà nước. Cấp Trung ương là Bộ VH-TT-DL, ở địa phương là UBND các cấp (Sở Văn hóa, Thể thao cấp Thành phố; Phòng Văn hóa Thông tin cấp Quận/Huyện; Cán bộ văn hóa-xã hội cấp phường, xã); Thứ hai, Khách thể QLNN về PCBLGĐ là các thành viên của gia đình, hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực PCBLGĐ hoặc có liên quan đến lĩnh vực gia đình; Thứ ba, Phương thức quản lý PCBLGĐ là giáo dục thuyêt phục, hành chính và kinh tế. Chủ yếu là giáo dục thuyết phục, nâng cao nhận thức về PCBLGĐ nhằm chuyển đổi hành vi, nhận thức về BLGĐ; Thứ tư, QLNN về PCBLGĐ mang tính quyền lực nhà nước. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quản lý hành chính với những hoạt động quản lý không mang tính quyền lực nhà nước như quản lý trong nội bộ của các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp; Như vậy, QLNN về PCBLGĐ được đặt trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan chủ trì với các cơ quan có liên quan ở mỗi cấp. Cơ quan chủ trì phối hợp 41 với các đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu cho UBND cùng cấp QLNN về PCBLGĐ trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về PCBLGĐ không giống như những hoạt động quản lý hành chính nhà nước khác. BLGĐ cũng khó giải quyết, phòng ngừa hơn các dạng bạo lực xã hội khác (bạo lực chính trị; bạo lực vũ trang; khủng bố, lật đổ; bạo lực kinh tế, tranh giành lợi nhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ các nhóm và tầng lớp xã hội...) bởi đối tượng quản lý liên quan tới hành vi, hoạt động của các thành viên trong gia đình. Nó có thể nhìn thấy được (hành hạ thể xác, đánh đập) nhưng cũng có thể không nhìn thấy được (tra tấn tinh thần “chiến tranh lạnh trong mối quan hệ gia đình”, bóc lột lao động, tình dục). Bởi vậy, rất khó để phát hiện vi phạm của hành vi BLGĐ nếu nạn nhân không tố giác. Mặt khác, phát hiện rồi cũng rất khó để xử lý nghiêm bởi dễ dẫn tới đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, BLGĐ lại có thể diễn ra giữa những người thân trong gia đình, những người có cùng một huyết thống, sống chung trong một mái nhà- nơi được coi là tổ ấm của hạnh phúc và những sự yêu thương, trìu mến. Thực tế cho thấy, có bao nhiêu dạng thức và kiểu loại trong mối quan hệ gia đình thì có bấy nhiêu hình thức BLGĐ tương ứng với chúng. BLGĐ có thể diễn ra trong hoạt động kinh tế gia đình (bạo lực kinh tế), trong việc xử lý các mối quan hệ tình cảm, chăm sóc con cái, nuôi dưỡng, chăm sóc người già... (bạo lực tình dục; bạo lực tinh thần; bạo lực thể xác) và diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí, có thể quyết liệt và tàn bạo đến mức gây án, giết người nhưng cũng có thể chỉ là nước mắt và sự chịu đựng âm thầm với những niềm hi vọng thầm kín: “giữ ngọn lửa hạnh phúc, mái ấm gia đình. Giữ cho con có cha, có mẹ”. Tóm lại, QLNN về BLGĐ mang những đặc trưng riêng. Bởi vậy để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong công tác PCBLGĐ là một bài toán khó cho các nhà làm luật và thi hành luật. Câu hỏi đặt ra là “Làm sao để có thể QLNN về PCBLGĐ vừa hợp “lý” vừa hợp “tình”?”. “Làm thế nào để có 42 thể xử lý nghiêm hành vi BLGĐ mà không ảnh hưởng đến hạnh phúc của các thành viên trong gia đình?”. Chưa kể, cùng với đó là sự ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố văn hóa (vùng-miền; tư tưởng Nho giáo, gia trưởng...), yếu tố kinh tế-xã hội. 2.2. Nội dung, vai trò và tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình 2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình 2.2.1.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thực thi quyền lực nhà nước thông qua các văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật. Đó là sự tác động chủ yếu bằng pháp luật của các chủ thể QLNN nhằm thực hiện các chức năng QLNN về PCBLGĐ. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, với mục tiêu “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội” với mục tiêu cần đạt trong lĩnh vực PCBLGĐ là đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, PCBLGĐ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình [74]. Để thực hiện chiến lược trên, Thủ tướng Chí...n hành Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ trên đọa bàn tỉnh đến năm 2020; 6 Kế hoạch số 396/KH-UBND 18/09/2014 UBND tỉnh Đắk Nông Triển khai thực hiện Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; 7 Kế hoạch số 173/KH-UBND 22/04/2015 UBND tỉnh Đắk Nông Triển khai đề án kiện toàn đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. 8 Kế hoạch số 426/KH-UBND 29/03/2017 UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình 9 Quyết định số 1793/QĐ-UBND 18/8/2017 UBND tỉnh Đắk Nông Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Đắk Nông. PHỤ LỤC 3. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ***** PHIẾU KHẢO SÁT (Phiếu dành cho cán bộ quản lý, lãnh đạo) Kính thưa Ông/Bà! Trong nhiều năm qua, vấn đề bạo lực xảy ra trong gia đình ở Việt Nam diễn ra với nhiều hình thức khác nhau và lan rộng khắp các địa phương trong cả nước. Nếu không phòng, chống bạo lực gia đình sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân và toàn xã hội. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành một nghiên cứu về lĩnh vực này từ góc nhìn quản lý nhà nước. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin về nội dung được đề cập trong phiếu khảo sát. Ông/Bà trả lời hoặc đánh dấu vào ô mà Ông/Bà cho là phù hợp. Ý kiến của Ông/Bà sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của đề tài nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Ông/Bà có thể bỏ qua) 1. Tuổi: 1. 45 tuổi  2. Giới tính: 1. Nam  2. Nữ  3. Khác 3. Nơi công tác hoặc Nơi sinh sống (Ghi tên Tỉnh/Thành phố) : 4. Cơ quan công tác: 1. Cơ quan Đảng ; 2. Cơ quan chính quyền ; 3. Cơ quan đoàn thể XH  B. NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1 . Theo Ông/Bà, bạo lực gia đình có ảnh hưởng trực tiếp tới những thành viên trong gia đình không? 1. Có  => Chuyển xuống câu 2,3,4 2. Không  Câu 2. Nếu có thì bạo lực gia đình thường xảy ra ở những đối tượng nào? 1. Bạo lực giữa vợ - chồng  2. Bạo lực giữa ông/bà với bố mẹ  3. Bạo lực giữa ông/bà với con cái  4. Bạo lực giữa ông/bà với người khác  Câu 3:Nếu có thì tình trạng này xảy ra ở đâu? 1. Toàn quốc  2. Nông thôn  3. Thành thị  4. Không biết  5. Khác (Nêu rõ): Câu 4. Nếu có thì mức độ bạo lực gia đình ảnh hưởng tới nạn nhân ở Việt Nam hiện nay như thế nào? 1. Rất nghiệm trọng  2. Nghiêm trọng  3. Không nghiêm trọng  4. Khó đánh giá  5. Ý kiến khác (Nêu rõ): Cậu 5: Tại địa phương nơi Ông/bà đang làm việc hay sinh sống có xây dựng và triển khai các hoạt động sau đây để phòng, chống bạo lực gia đình không? Stt Hoạt động Có Không Không rõ 1 2 3 1 Thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống bạo lực gia đình/ Câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình/ Tổ tư vấn/ Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững/Địa chỉ tin cậy/Đường dây nóng 2 Tuyên truyền về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình, phổ biến giáo dục các quy định nghiêm cấm của pháp luật Việt Nam về bạo lực gia đình 3 Nói chuyện chuyên đề với lãnh đạo Đảng, Chính quyền, ban ngành, đoàn thể về quy định nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình, thực trạng và hệ lụy của bạo lực gia đình 4 Truyền thông về giới và bình đẳng giới trong đời sống gia đình 5 Cung cấp đầy đủ, thường xuyên thông tin các vụ bạo lực gia đình cho cán bộ lãnh đạo, quản lý 6 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm khi bạo lực gia đình xảy ra 7 Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi 8 Hoạt động khác (ghi rõ).. Câu 6. Mức độ triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương Ông/Bà hiện nay diễn ra thế nào? Stt Hoạt động Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực Không triển khai Khó đánh giá 1 2 3 4 5 6 1 Tuyên truyền giáo dục nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình 2 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm khi bạo lực gia đình xảy ra 3 Phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình 4 Hoạt động của Ban chỉ đạo về phòng, chống bạo lực gia đình/ Câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình/ Tổ tư vấn/ Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững/Địa chỉ tin cậy/Đường dây nóng Câu 7. Ông/Bà có ý kiến như thế nào về các nhận định dưới đây đối với việc triển khai công tác thông tin, giáo dục tuyên truyền nhằm phòng, chống bạo lực gia đình? Stt Nhận định Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Không biết 1 2 3 4 1 Tổ chức các hoạt động truyền thông chưa được thường xuyên (ví dụ: thường chỉ tổ chức các hoạt động truyền thông theo đợt, chiến dịch như “Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình”; “ngày gia đình Việt Nam”) 2 Các nhóm hoạt động truyền thông chưa thực sự phù hợp đối với từng nhóm đối tượng 3 Các tài liệu truyền thông chưa thực sự phong phú 4 Chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về bạo lực gia đình cho các lãnh đạo quản lý 5 Chưa thực hiện lồng ghép vấn đề bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông, đại học, các trường chính trị. Câu 8. Ở địa phương Ông/bà công tác, sinh sống có thực hiện hình thức khuyến khích hoặc xử lý vi phạm liên quan đến việc thực hiện chính sách can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình nào dưới đây? 1. Tặng giấy khen cá nhân tham gia hòa giải; các gia đình làm kinh tế giỏi, không xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên.  2. Hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho nạn nhân bị bạo lực gia đình  3. Kỷ luật trong Đảng, Đoàn thể, Chính quyền  4. Phạt hành chính theo quy định  5. Không có  Câu 9. Nếu có, theo Ông/bà, việc thực hiện hình thức khuyến khích hoặc xử lý vi phạm liên quan đến việc thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình có tác dụng tích cực không? 1. Có  2. Ít  3. Không  Câu 10. Ông/bà đánh giá như thế nào về việc thực thi trách nhiệm của các cơ quan sau ở địa phương Ông/bà đối với các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình? Cơ quan Rất tốt Tốt Bình thường Yếu Khó đánh giá 1 2 3 4 5 1. Hội đồng nhân dân 2. Ủy ban nhân dân 3. Công an/dân quân 4. Cơ quan quản lý công tác về gia đình 5. Tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân) Câu 11. Theo ông/bà có cần thiết phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay ở Việt Nam không? 1. Rất cần thiết  2. Cần thiết  3. Không cần thiết  4. Khó trả lời  Xin Ông/bà cho biết lý do về phương án mà mình đã chọn? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 12. Theo Ông/bà, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở các địa phương thường gặp những khó khăn nào? 1. Không đủ nguồn lực tài chính  2. Đội ngũ cán bộ gia đình thiếu và yếu chuyên môn  3. Nhà nước khó có thể can thiệp được  4. Do khó thay đổi tư tưởng của người dân nên không muốn tiếp tục làm nữa  5. Vấn đề này chưa quan trọng bằng nhiều việc khác nên chưa làm  6. Khác (nêu rõ)................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Câu 13. Theo Ông/bà, để hoạt động phòng, chống bạo lựu gia đình ở Việt Nam đạt hiệu quả có cần thiết: Biện pháp Cần Không cần 1. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ văn hóa xã trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình 2. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình 3. Phạt tiền với những người có hành vi bạo lực gia đình 4. Quy định rõ đối tượng phải ra khỏi nhà khi áp dụng biện pháp “cấm tiếp xúc” giữa nạn nhân và người gây bạo lực 14. Theo theo ông/bà trong các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, lãnh đạo tại hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia có cần thiết lồng ghép kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình và quản lý nhà nước nhằm giải quyết vấn đề này ở Việt Nam hay không? 1. Có  Vì sao?............... ........... 2. Không  Vì sao?............... ........... Câu 15. Nếu có, theo Ông/bà cần lồng ghép như thế nào cho hiệu quả? 1. Xây dựng thành một chuyên đề riêng  2. Giảng viên tự lồng ghép trong bài giảng của chuyên đề thích hợp  3. Mời báo cáo thực tiễn  4. Đưa vào nội dung trong chương trình thực tế địa phương  5. Cách khác (ghi rõ ý kiến) ................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin trân trọng cảm ơn! PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT Tuổi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dưới 30 tuổi 4 1.3 1.3 1.3 Từ 30 đến 45 tuổi 144 48.0 48.0 49.3 Trên 45 tuổi 152 50.7 50.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 234 78.0 78.0 78.0 Nữ 66 22.0 22.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Nơi công tác/sinh sống Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hà Nội 100 33.3 33.3 33.3 Đà Nẵng 100 33.3 33.3 66.7 Cơ quan công tác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cơ quan Đảng 22 7.3 7.3 7.3 Cơ quan chính quyền 246 82.0 82.0 89.3 Đắk Nông 100 33.3 33.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Cơ quan đoàn thể xã hội 32 10.7 10.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Theo Ông/Bà, BLGĐ có ảnh hưởng tới thành viên GĐ không Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 296 98.7 98.7 98.7 Không 4 1.3 1.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Bạo lực giữa vợ - chồng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 288 96.0 96.0 96.0 Không 12 4.0 4.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Bạo lực giữa ông/bà với bố mẹ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 30 10.0 10.0 10.0 Không 270 90.0 90.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Bạo lực giữa ông/bà với con cái Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 36 12.0 12.0 12.0 Không 264 88.0 88.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Bạo lực giữa ông/bà với người khác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 16 5.3 5.3 5.3 Không 284 94.7 94.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Nếu có thì tình trạng này xảy ra ở đâu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Toàn quốc 220 73.3 73.3 73.3 Nông thôn 70 23.3 23.3 96.7 Thành thị 6 2.0 2.0 98.7 Không biết 4 1.3 1.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Nếu có thì mức độ BLGĐ ảnh hưởng như thế nào Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất nghiêm trọng 58 19.3 19.3 19.3 Nghiêm trọng 162 54.0 54.0 73.3 Không nghiêm trọng 22 7.3 7.3 80.7 Khó đánh giá 58 19.3 19.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Thành lập Ban chỉ đạo về PCBLGĐ/CLB Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 252 84.0 84.0 84.0 Không 16 5.3 5.3 89.3 Không rõ 32 10.7 10.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về BLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 270 90.0 90.0 90.0 Không 12 4.0 4.0 94.0 Không rõ 18 6.0 6.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Nói chuyện chuyên đề Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 194 64.7 64.7 64.7 Không 56 18.7 18.7 83.3 Không rõ 50 16.7 16.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Truyền thông về giới và bình đẳng giới trong gia đình Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 284 94.7 94.7 94.7 Không 12 4.0 4.0 98.7 Không rõ 4 1.3 1.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Cung cấp đầy đủ, thường xuyên thông tin các vụ BLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 186 62.0 62.0 62.0 Không 70 23.3 23.3 85.3 Không rõ 44 14.7 14.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm khi BLGĐ xảy ra Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 164 54.7 54.7 54.7 Không 86 28.7 28.7 83.3 Không rõ 50 16.7 16.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Triển khai các chính sách an sinh xã hội Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 244 81.3 81.3 81.3 Không 28 9.3 9.3 90.7 Không rõ 28 9.3 9.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Tuyên truyền giáo dục nhằm giảm thiểu BLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tích cực 52 17.3 17.3 17.3 Tích cực 134 44.7 44.7 62.0 Bình thường 98 32.7 32.7 94.7 Không tích cực 12 4.0 4.0 98.7 Khó đánh giá 4 1.3 1.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm khi BLGĐ xảy ra Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tích cực 14 4.7 4.7 4.7 Tích cực 82 27.3 27.3 32.0 Bình thường 114 38.0 38.0 70.0 Không tích cực 52 17.3 17.3 87.3 Không triển khai 16 5.3 5.3 92.7 Khó đánh giá 22 7.3 7.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong PCBLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tích cực 30 10.0 10.0 10.0 Tích cực 128 42.7 42.7 52.7 Bình thường 100 33.3 33.3 86.0 Không tích cực 18 6.0 6.0 92.0 Không triển khai 8 2.7 2.7 94.7 Khó đánh giá 16 5.3 5.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Hoạt động của Ban chỉ đạo về PCBLGĐ/ CLB/Nhóm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tích cực 38 12.7 12.7 12.7 Tích cực 108 36.0 36.0 48.7 Bình thường 114 38.0 38.0 86.7 Không tích cực 18 6.0 6.0 92.7 Không triển khai 6 2.0 2.0 94.7 Khó đánh giá 16 5.3 5.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân các ngày về gia đình Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất đồng ý 82 27.3 27.5 27.5 Đồng ý 186 62.0 62.4 89.9 Không đồng ý 26 8.7 8.7 98.7 Không biết 4 1.3 1.3 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Các nhóm hoạt động truyền thông chưa thực sự phù hợp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất đồng ý 48 16.0 16.0 16.0 Đồng ý 210 70.0 70.0 86.0 Không đồng ý 30 10.0 10.0 96.0 Không biết 12 4.0 4.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Các tài liệu truyền thông chưa thực sự phong phú Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất đồng ý 50 16.7 16.7 16.7 Đồng ý 220 73.3 73.3 90.0 Chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về BLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất đồng ý 46 15.3 15.3 15.3 Đồng ý 200 66.7 66.7 82.0 Không đồng ý 14 4.7 4.7 94.7 Không biết 16 5.3 5.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Không đồng ý 38 12.7 12.7 94.7 Không biết 16 5.3 5.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Chưa lồng ghép vấn đề PCBLGĐ trong các chương trình giảng dạy Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất đồng ý 64 21.3 21.3 21.3 Đồng ý 184 61.3 61.3 82.7 Không đồng ý 40 13.3 13.3 96.0 Không biết 12 4.0 4.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Không có Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Đúng 76 25.3 25.3 25.3 Không đúng 224 74.7 74.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Tặng giấy khen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid đồng ý 196 65.3 87.5 87.5 Không đồng ý 28 9.3 12.5 100.0 Total 224 74.7 100.0 Missing System 76 25.3 Total 300 100.0 Hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho nạn nhân bị BLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid đồng ý 46 15.3 20.5 20.5 Không đồng ý 178 59.3 79.5 100.0 Total 224 74.7 100.0 Missing System 76 25.3 Total 300 100.0 Kỷ luật trong Đảng, Đoàn thể, Chính quyền Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid đồng ý 86 28.7 38.4 38.4 Không đồng ý 138 46.0 61.6 100.0 Total 224 74.7 100.0 Missing System 76 25.3 Total 300 100.0 Phạt hành chính theo quy định Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid đồng ý 108 36.0 48.2 48.2 Không đồng ý 116 38.7 51.8 100.0 Total 224 74.7 100.0 Missing System 76 25.3 Total 300 100.0 Nếu có, theo Ông/bà, có tác dụng tích cực không Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 212 70.7 70.7 70.7 ít 80 26.7 26.7 97.3 Không 8 2.7 2.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Hội đồng nhân dân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tốt 24 8.0 8.0 8.0 Tốt 74 24.7 24.7 32.7 Bình thường 98 32.7 32.7 65.3 Yếu 28 9.3 9.3 74.7 Khó đánh giá 76 25.3 25.3 100.0 Total 300 100.0 100.0 Ủy ban nhân dân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tốt 40 13.3 13.3 13.3 Tốt 144 48.0 48.0 61.3 Bình thường 80 26.7 26.7 88.0 Yếu 10 3.3 3.3 91.3 Khó đánh giá 26 8.7 8.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Công an/dân quân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tốt 44 14.7 14.7 14.7 Tốt 114 38.0 38.0 52.7 Bình thường 98 32.7 32.7 85.3 Yếu 14 4.7 4.7 90.0 Khó đánh giá 30 10.0 10.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Cơ quan quản lý công tác về gia đình Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tốt 30 10.0 10.0 10.0 Tốt 108 36.0 36.0 46.0 Bình thường 84 28.0 28.0 74.0 Yếu 22 7.3 7.3 81.3 Khó đánh giá 56 18.7 18.7 100.0 Total 300 100.0 100.0 Tổ chức chính trị xã hội Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất tốt 48 16.0 16.0 16.0 Tốt 122 40.7 40.7 56.7 Bình thường 88 29.3 29.3 86.0 Yếu 18 6.0 6.0 92.0 Khó đánh giá 24 8.0 8.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Theo ông/bà có cần thiết PCBLGĐ không Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất cần thiết 248 82.7 82.7 82.7 Không đủ nguồn lực tài chính Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhất trí 160 53.3 53.7 53.7 Cần thiết 44 14.7 14.7 97.3 Không cần thiết 2 .7 .7 98.0 Khó trả lời 6 2.0 2.0 100.0 Total 300 100.0 100.0 Không nhất trí 138 46.0 46.3 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Đội ngũ cán bộ gia đình thiếu và yếu chuyên môn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhất trí 222 74.0 74.5 74.5 Không nhất trí 76 25.3 25.5 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Nhà nước khó có thể can thiệp được Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhất trí 60 20.0 20.1 20.1 Không nhất trí 238 79.3 79.9 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Do khó thay đổi tư tưởng của người dân Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhất trí 62 20.7 20.8 20.8 Không nhất trí 236 78.7 79.2 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Vấn đề này chưa quan trọng nên chưa làm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nhất trí 32 10.7 10.7 10.7 Không nhất trí 266 88.7 89.3 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Quy định rõ nhiệm vụ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cần 264 88.0 88.6 88.6 Không cần 34 11.3 11.4 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Gắn trách nhiệm của người đứng đầu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cần 262 87.3 87.9 87.9 Không cần 36 12.0 12.1 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Phạt tiền với những người có hành vi BLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cần 254 84.7 85.2 85.2 Không cần 44 14.7 14.8 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Quy định rõ đối tượng phải ra khỏi nhà Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cần 206 68.7 69.1 69.1 Không cần 92 30.7 30.9 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Theo theo ông/bà có cần thiết lồng ghép kiến thức về PCBLGĐ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 280 93.3 94.0 94.0 Không 18 6.0 6.0 100.0 Total 298 99.3 100.0 Missing System 2 .7 Total 300 100.0 Xây dựng thành một chuyên đề riêng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 144 48.0 49.3 49.3 Không 148 49.3 50.7 100.0 Total 292 97.3 100.0 Missing System 8 2.7 Total 300 100.0 Giảng viên tự lồng ghép trong bài giảng Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 92 30.7 31.5 31.5 Không 200 66.7 68.5 100.0 Total 292 97.3 100.0 Missing System 8 2.7 Total 300 100.0 Mời báo cáo thực tiễn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 92 30.7 31.3 31.3 Không 202 67.3 68.7 100.0 Total 294 98.0 100.0 Missing System 6 2.0 Total 300 100.0 Đưa vào nội dung trong chương trình thực tế Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid có 134 44.7 46.2 46.2 Không 156 52.0 53.8 100.0 Total 290 96.7 100.0 Missing System 10 3.3 Total 300 100.0 PHỤ LỤC 5 PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ***** PHIẾU PHỎNG VẤN Kính thưa Ông/Bà! Trong nhiều năm qua, vấn đề bạo lực xảy ra trong gia đình ở Việt Nam diễn ra với nhiều hình thức khác nhau và lan rộng khắp các địa phương trong cả nước. Nếu không phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân và toàn xã hội. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành một nghiên cứu về lĩnh vực này từ góc nhìn quản lý nhà nước. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin về các nội dung được đề cập trong phiếu phỏng vấn này. Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Nơi công tác hoặc nơi sinh sống (Tỉnh/Thành phố) 2. Cơ quan công tác: 1. Cơ quan Đảng ; 2. Cơ quan chính quyền ; 3. Cơ quan đoàn thể XH  3. Chức vụ: Câu 1 . Theo Ông/Bà, bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay như thế nào? 1. Bình thường ; 2. Báo động ; 3. Không biết  Câu 2. Nếu BLGĐ ở Việt Nam đang diễn ra ở mức báo động, thì Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách can thiệp gì để giải quyết? (Xin Ông/Bà liệt kê) ... Câu 3. Theo Ông/Bà, tổ chức bộ máy quản lý gia đình các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở hiện nay có bất cập gì? ... Câu 4. Sự bất cập trong công tác tổ chức bộ máy quản lý gia đình các cấp có ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu PCBLGĐ không? 1. Có  2. Không  Câu 5. Theo Ông/Bà, số lượng và năng lực đội ngũ làm công tác gia đình, nhất là PCBLGĐ tại cơ sở có ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu PCBLGĐ không? 1. Có  2. Không  Câu 6. Theo Ông/Bà, sự bất cập trong chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác gia đình tại cơ sở có ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu PCBLGĐ không? 1. Có  2. Không  Câu 7. Xin Ông/Bà cho biết, có những tổ chức nào có liên quan đến PCBLGĐ? ... .............. Câu 8. Ông/Bà đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa các tổ chức này? ... .............. Câu 9. Theo Ông/bà Nhà nước cần làm gì để thu hút hợp tác quốc tế trong PCBLGĐ? ... .............. Câu 10. Theo Ông/Bà, để giải quyết BLGĐ ở Việt Nam hiện nay thì Đảng, Nhà nước (các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương các cấp), các tổ chức Chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội. cần làm những việc gì? 1. Tổ chức Đàng:..... 2. Các Bộ, Ngành:....... 3. Các cấp chính quyền:....... 4. Các Tổ chức chính trị - xã hội: ....... 5. Các Tổ chức xã hội:......... 6. Khác: ...... Xin trân trọng cảm ơn! PHỤ LỤC 5b: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ***** CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM Câu 1. Phân tích vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay? 1.1. Thực trạng 1.2. Nguyên nhân 1.3. Hậu quả 1.4. Cách giải quyết vấn đề Câu 2. Phân tích, đánh giá một số hoạt động can thiệp nhằm phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam? Các đề xuất thực hiện tốt hơn? 2.1. Truyền thông nhằm phòng, chống bạo lực gia đình - Nội dung - Hình thức, kênh truyền thông - Những hạn chế, khó khăn (nhấn mạnh) - Giải pháp/ Khuyến nghị 2.2. Việc ban hành và tổ chức thực hiện thể chế QLNN nhằm phòng, chống bạo lực gia đình: - Tính hiệu lực, hiệu quả - Những khó khăn khi triển khai (nhấn mạnh) - Giải pháp/ Khuyến nghị 2.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các hành vi bạo lực: - Qúa trình triển khai như thế nào? - Những khó khăn, thách thức khi triển khai (nhấn mạnh) - Giải pháp/ Khuyến nghị 2.4. Những thay đổi cần thiết đối với các chính sách can thiệp của Nhà nước nhằm phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tiếp theo để hiệu quả hơn Câu 3. Theo Anh/Chị, để giải quyết tốt hơn vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian tới thì Đảng, Nhà nước (các Bộ, Ngành, chính quyền, địa phương các cấp), các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, cần tiếp tục làm những việc gì? 3.1. Tổ chức Đảng 3.2. Các Bộ, Ngành 3.3. Các cấp chính quyền 3.4. Các tổ chức chính trị xã hội 3.5. Các tổ chức xã hội PHỤ LỤC 6 KINH PHÍ THỰC HIỆN TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Biểu 1. Nguồn vốn ODA tiếp nhận và thực hiện thời kỳ 2008 đến nay (đơn vị tính: theo bản tệ của nhà tài trợ hoặc quy đổi ra USD) TT Tên Dự án/Chương trình/Hoạt động Tên đối tác nước ngoài Kinh phí Thời gian Tên đầu mối liên lạc 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc 40,693,000 VND (≈ 2.397 USD) 2008 Vụ Gia đình 2 Xây dựng văn bản Nghị định quy định về công tác gia đình UNFPA 74.808.000 VND (3.700 USD) 2012 Nt 3 Xây dựng Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Đan Mạch 221.930.000 VND (11.000. USD) 2009 Nt 4 Xây dựng Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình Đan Mạch 221.930.000VND (11.000 USD) 2009 Nt 5 Thông tư Quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình. Đan Mạch 34.720.000 VND (2.000 USD) 2010 Nt 6 Xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách UNFPA 230.148.900VND (11.500USD) 2011 Nt Nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập. 7 Thông tư quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình UNFPA 62.400.000 VND (≈ 3.120 USD) 2011 Nt 8 Thông tư Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng cá nhân, tập thể tham gia phòng, chống bạo lực gia đình; đối tượng, điều kiện, cơ quan hoàn trả thiệt hại về giá trị tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình UNFPA 47,852,040 VND (2.400 USD) 2011 Nt 9 Hỗ trợ báo cáo đánh giá khía cạnh trẻ em trong thực hiện Chiến lược gia đình Việt Nam 2005 – 2010 UNICEF ≈ 8.800 USD 2010 Nt 10 Phổ biến kết quả phân tích sâu mối quan hệ trong gia đình phục vụ cho xây dựng chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2011-2020 UNICEF ≈ 9.500 USD 2011 Nt 11 Hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực về xây dựng chỉ tiêu, chỉ báo về gia đình trong quá trình lập kế hoạch UNICEF ≈ 19.500 USD 2011 Nt 12 Dự án ô UNFPA 269.441$ 13 Dự án 8P05 Nt 1.700.000$ 14 Dự án Tây Ban Nha AECID 490.200EU Biểu 2. Nguồn vốn ODA tiếp nhận và thực hiện thời kỳ 2006 đến nay (đơn vị tính: theo bản tệ của nhà tài trợ hoặc quy đổi ra USD) Giai đoạn ODA KÝ KẾT THEO HIỆP ĐỊNH ODA GIẢI NGÂN Tổng vốn ODA Trong đó Tổng số vốn ODA Trong đó Viện trợ không hoàn lại Vốn vay Viện trợ không hoàn lại Vốn vay 2006 – 2010 35.197$ 35.197$ KO 35.197$ 35.197$ KO 2011 - 2013 Các hoạt động đơn lẻ 49.760$ 49.760$ KO 49.760$ 49.760$ KO Vnm0014 269.441$ 269.441$ KO 269.441$ 269.441$ KO VNM8P05 1.700.000$ 1.700.000$ KO 1.700.000$ 113.869$ KO AECID 490.200EU 490.200EU KO 330.298EU 330.298 EU KO PHỤ LỤC 7 TRANH TẠI TRIỂN LÃM “NHỮNG ĐIỀU MẮT THẤY” VÀ “PHÍA SAU CÁNH CỬA” TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM NGÀY 23/11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_phong_chong_bao_luc_gia_dinh_o_v.pdf
  • pdfTrang thông tin mới.pdf
  • pdfTrích yếu.pdf
Tài liệu liên quan