Luận án Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Nguyên Dũng MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 1.1

doc179 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 10 1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài 17 1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 30 2.1. Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 30 2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội 42 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 54 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70 3.1. Khái quát kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua 70 3.2. Thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội 80 3.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội 98 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 113 4.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội thời gian tới 113 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội thời gian tới 125 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 163 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ KH & ĐT 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD & ĐT 3 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH 4 Doanh nghiệp nhà nước DNNN 5 Doanh nghiệp tư nhân DNTN 6 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương APEC 7 Đầu tư nước ngoài ĐTNN 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 9 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA 10 Hội đồng Nhân dân HĐND 11 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA 12 Quỹ tiền tệ quốc tế IMF 13 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD 14 Tổ chức Thương mại thế giới WTO 15 Ủy ban Nhân dân UBND DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 73 2 Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo lĩnh vực đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 76 3 Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 78 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự di chuyển các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư là một tất yếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, quốc gia, vùng lãnh thổ nào quản lý tốt nguồn vốn FDI sử dụng nó hiệu quả, thì có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, qua đó khắc phục nhanh hơn tình trạng tụt hậu về kinh tế so với các nước tiên tiến, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ở nước ta, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nhất là từ khi Luật ĐTNN chính thức có hiệu lực năm 1988, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và thực sự trở thành động lực quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định: Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu [52, tr.108]. Trước thực tiễn phát triển FDI, năm 2018 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50 “về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030” [15]. Qua đó, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của FDI cũng như công tác quản lý nhà nước về FDI. Thực tế hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, công tác quản lý nhà nước về FDI tại Việt Nam có sự chuyển biến tích cực về hệ thống luật, nghị định, thông tư, quy định, quy hoạch, kế hoạch, bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về FDI Qua đó, góp phần vào khuyến khích các nhà đầu tư FDI kinh doanh hiệu quả thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Những năm qua, thành phố đã có nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về FDI. Được sự hỗ trợ của Trung ương dưới nhiều hình thức khác nhau, công tác quản lý nhà nước về FDI của Hà Nội đã có chuyển biến tích cực: đã đề xuất, xây dựng hệ thống văn bản, quy định, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế quốc tế hoạt động, giúp dòng vốn FDI vào Hà Nội ngày một tăng, tạo nguồn lực kinh tế quan trọng, bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố Hà Nội theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay công tác quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội có những bất cập như: hệ thống chính sách, cơ chế còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống văn bản còn chồng chéo, chưa thống nhất, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý FDI còn nhiều bất cập, xây dựng bộ máy, thanh tra, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chưa thường xuyên, liên tục, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về FDI của thành phố còn thấp... Thông qua đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng các dự án FDI đã đang và sẽ triển khai, tác động xấu đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, khó khăn trong kêu gọi, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống nhằm giải đáp những vấn đề trên. Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề ra giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Luận giải những vấn đề chung về FDI, quản lý nhà nước về FDI; quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội; phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước về FDI một số thành phố, rút ra bài học cho thành phố Hà Nội. - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian qua. - Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý nhà nước về FDI trên các nội dung: Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà FDI; hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch thu hút FDI; tổ chức thực hiện các dự án FDI thuộc chức năng quản lý của thành phố Hà Nội; kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI. - Phạm vi về không gian: Quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Số liệu khảo sát thực tế quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2019. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách về FDI, quản lý, quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những tư liệu, số liệu do các cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố Hà Nội công bố; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung: Tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhận diện đúng vai trò quản lý nhà nước về FDI. Tác giả đặt vấn đề quản lý nhà nước về FDI trong sự vận động phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Phương pháp này tác giả sử dụng ở cả 4 chương của luận án. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đề tài sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những nội dung ít ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về FDI, để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 2. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng ở cả 4 chương của luận án, chủ yếu được sử dụng ở chương 3 để tập hợp, phân tích các tư liệu, số liệu phục vụ cho việc minh họa, đánh giá, luận giải những vấn đề quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế. Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để tìm ra nguyên nhân của thực trạng vấn đề quản lý Nhà nước về FDI, chỉ ra những mâu thuẫn trong quản lý Nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội. Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng để minh họa cho việc phân tích các nguồn số liệu nhằm so sánh kết quả hoạt động quản lý giữa các năm trong phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát, rút ra những nhận định, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội, đồng thời xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng. Phương pháp này chủ yếu được dùng ở chương 3. 5. Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị. - Rút ra một số bài học quản lý nhà nước về FDI cho thành phố Hà Nội trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm ở một số thành phố trong nước. - Khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian qua. - Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội. Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến FDI và quản lý nhà nước về FDI ở Việt Nam nói chung và Hà Nội, các địa phương trong cả nước nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (11 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến FDI, trong đó tiêu biểu là: Cheng, L. and Kwan, Y. (2000),“What are the determinant sof the locationof foreign directin vestment? The Chinese experience, Journal of International Economic”,(“Các yếu tố quyết định đến địa điểm đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Kinh nghiệm của người Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế Quốc tế) (100), pp.379-400 [129]. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải quyết là nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm, các điều kiện cần thiết và các yếu tố quyết định đến lựa chọn địa điểm đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề tài đã đề cập đến những kinh nghiệm của người Trung Quốc trong thu hút đầu tư, làm cơ sở đề ra các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Brahmasrene, T., and Jiranyakul, K. (2001), Foreign Direct Investment in Thaland, What Factor Matter? Proceedings of the Academy for International Business, (Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan, Yếu tố nào? Kỷ yếu của Học viện Kinh doanh Quốc tế) (97) (2), pp.13 [126]. Tác giả đưa ra những ưu đãi khác nhau tạo nên những ưu điểm khác biệt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan như: Cơ sở hạ tầng cải thiện, môi trường đầu tư thay đổi với những cải cách hành chính thiết thực, phát triển những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư tại Thái Lan, từ đó Thái Lan các có chính sách tích cực trong tiếp cận và xâm nhập vào thị trường vốn quốc tế. Binh, N.N., and Haughton, J. (2002),“Trade liberalization and foreign direct investment in Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, “Tự do hóa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Bản tin kinh tế ASEAN, 93 (3), 302-318 [123]. Tác giả đã chỉ ra những cơ hội và thách thức của tự do hóa thương mại đã thúc đẩy dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Chính sách huy động các nguồn lực của FDI vào Việt Nam có những đổi mới để Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn về FDI. Mirza, H. and Giroud, A. (2004), “Regional integration and benefits from foreign direct investment in ASEAN countries: the case of Vietnam”, Asian Development Economic Review, “Hội nhập khu vực và lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN: trường hợp Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển châu Á, (107)(1), pp.31-40 [138]. Tác giả đã đề cập những vấn đề cơ bản về Hội nhập khu vực, tác động tích cực của nó đến phát triển kinh tế và lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN. Tác giả đã chỉ ra dòng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia sẽ hình thành mạng lưới công nghiệp phát triển thị trường các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Vittorio Leproux and Douglas H.brooks (2004), Viet Nam: Foreign Direct Investment and Postcrisis Regional Integration -(Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hội nhập khu vực sau khủng hoảng) [144]. Hai tác giả đã đề cập sâu về FDI và sự hội nhập của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Cuốn sách đã đề cập đến xu hướng và sự phát triển gần đây của FDI tại Việt Nam, các ảnh hưởng của FDI đến kinh tế Việt Nam, phân tích chuyên sâu về thể chế đầu tư, môi trường kinh doanh và các vấn đề liên quan đến thương mại, hội nhập trong khu vực và đầu tư FDI. Qua đó đề tài đã chỉ ra những bất cập về năng lực quản lý nhà nước trong việc quản lý và kiểm soát thể chế, môi trường đầu tư để thu hút FDI vào Việt Nam hiệu quả. Cohen, S. (2007), Multinational Corporations and Foreign Direct Investment, Avoiding Simplicity, Embracing Complexity, Oxford University Press,Embracing Complexity, (Các công ty đa quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tránh sự đơn giản) [130]. Đề tài đã cho thấy công ty đa quốc gia thường đầu tư xuyên biên giới thông qua hoạt động thương mại tự do. Nhưng gần đây, xu hướng này dần thay đổi họ chuyển sang các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để có được hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích họ mang lại, không tránh khỏi những bất cập, nếu quản lý nhà nước yếu kém có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nước chủ nhà. Để tránh sự đơn giản, chủ quan bên cạnh việc tăng cường khai thác FDI, cần có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty xuyên quốc gia. Xác định rõ vai trò quản lý nhà nước trong bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát chặt chẽ thị trường khoa học - công nghệ để dòng FDI có hiệu quả. Mottable, Dhaka (2007), Determinants of foreign direct invesment and its impact on economic growth in developing countries (Các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [139]. Những lý luận và thực tiễn mà các tác giả đưa ra làm cơ sở cho việc chỉ ra những yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Từ đó, đề xuất những quan điểm và giải pháp có tính khả thi để hài hòa giữa đầu tư FDI với phát triển kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với các điều kiện phát triển của mỗi nước. Chen, Y. (2009), “Agglomeration and location of foreign direct investment: he case of china”, China economic review (Tích tụ và lựa chọn địa điểm đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp của Trung Quốc) [128]. Tác giả chỉ rõ những tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tích tụ và lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tùy theo điều kiện và đặc điểm riêng của mỗi nước, Trung Quốc có những đặc thù riêng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung vào những nguồn vốn có chất lượng cao để nhanh chóng bắt kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến. Sapnahooda (2011), A study of FDI and Economy (Một nghiên cứu về FDI và Kinh tế) [141]. Tài liệu đã phân định những liên quan rõ nét giữa FDI và phát triển Kinh tế. Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong hoạch định và thực thi chính sách; khắc phục kịp thời tình trạng không thống nhất, thực thi kém hiệu quả các quy định pháp luật. Thực hiện cơ cấu lại hệ thống quản lý FDI từ trên xuống, bảo đảm tập trung, thông suốt, hiệu quả để tạo đà cho phát triển kinh tế. Đòi hỏi không chỉ có những thay đổi định hướng về thu hút FDI mà còn thay đổi hoạt động quản trị nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững. Wee Kee Hwee and Hafiz Mirza (2015), ASEAN Investment Report 2015: Infrastructure Investment and Connectivity(Báo cáo đầu tư ASEAN 2015: Đầu tư cơ sở hạ tầng và Kết nối) [147]. Báo cáo đầu tư ASEAN năm 2015 được viết với hai tác giả Wee Kee Hwee và Hafiz Mirza gồm 4 chương đề cập đến các vấn đề: Sự phát triển của FDI và chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng và sự tham gia của khu vực tư nhân tại ASEAN; chuỗi giá trị cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các công ty đa quốc gia tại ASEAN, kết nối cơ sở hạ tầng và kinh tế tại ASEAN. Báo cáo nêu rõ xu hướng đầu tư tại các nước ASEAN, các chiến lược và hoạt động của các công ty đa quốc gia, sự cải thiện chính sách đầu tư của các nước ASEAN, triển vọng năm 2015-2016. Báo cáo cũng nêu rõ tầm quan trọng và nhu cầu đầu tư của cơ sở hạ tầng tại ASEAN, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại ASEAN, chuỗi giá trị của cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các công ty đa quốc gia tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài Billington, N. (1999),“The location of foreign direct investment: an empirical analysis”, Applied Economics (Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài: phân tích thực nghiệm, Kinh tế học ứng dụng) [122]. Tác giả đã xác định rõ vai trò và vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở thực nghiệm của các quốc gia để từ đó đánh giá mặt được và chưa được chỉ ra nguyên nhân của từng vấn đề trong quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả nêu lên các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và tạo ra những môi trường thuận lợi để hỗ trợ và thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Altomonte, C.(2000), “Economic determinants and institutional frameworks: FDI in economies in transition”, Transnational Corporations (“Các yếu tố quyết định kinh tế và khung thể chế: Vốn đầu tư vào các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi”, Tập đoàn xuyên quốc gia) [121]. Tác giả xác định trong các yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế có vai trò rất lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia. Nhưng tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm dòng vốn của các Tập đoàn xuyên quốc gia trên cơ sở tìm ra giải pháp cho từng vấn đề để hạn chế mặt không tích cực của nó. Vì vậy, khung thể chế của nhà nước cần có sự đổi mới và đáp ứng kịp thời trong quá trình dòng vốn đó được đầu tư vào các nền kinh tế mới. Bevan, A.,Estrin, S.&Meyer,K. (2004),“Foreign investment location and institutional development in transition economies”, International Business Review(“Vị trí của đầu tư nước ngoài và phát triển thể chế trong các nền kinh tế chuyển đổi”, Tạp chí Đánh giá kinh doanh quốc tế) [124]. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, để từ đó xác định vị trí của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế, vai trò rất lớn trong xây dựng, phát triển và hoàn thiện thể chế trong các nền kinh tế chuyển đổi để kiểm soát được quá trình dòng vốn đó được đầu tư vào các nền kinh tế chuyển đổi. Nếu có những điều chỉnh kịp thời trong quản lý, khai thác, sử dụng dòng vốn đầu tư nước ngoài, nó sẽ mở ra các cơ hội trước mắt cũng như lâu dài thúc đẩy phát triển kinh tế. Tarzi, S. (2005),“Foreign direct investment flows into developing countries: Impact of location and government policy”,Journal of Social, Political and Economic Studies (“Dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển: Tác động của địa điểm và chính sách của Chính phủ”, Tạp chí nghiên cứu xã hội, chính trị và kinh tế) [143]. Tác giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển đánh giá những tích cực và hạn chế của dòng vốn này phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng bởi tác động của địa điểm và chính sách của chính phủ từ đó tác giả nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách của chính phủ trong thu hút dòng vốn FDI một cách phù hợp, đúng hướng. Colin, K., David, P. & Zhang, Y.F.(2006),“Foreign direct investment in infrastructure in developing countries: does regulation make a difference”, Transnational Corporations (“Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển: quy định có tạo ra sự khác biệt”, Tập đoàn xuyên quốc gia) [131]. Tác giả đã khẳng định để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển phải có thể chế tạo ra sự khác biệt về cơ chế, chính sách để thu hút được nhiều dự án lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra tiền đề vững chắc cho việc giải quyết vấn đề về vốn. Các nước đang phát triển cần kết hợp chặt chẽ giữa phát huy các nguồn lực trong nước với sự đầu tư của nước ngoài, đặc biệt phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước về cơ chế chính sách để tạo sự phát triển cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm cho dòng vốn FDI không chỉ đang tăng trưởng tốt về lượng mà cả về chất góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế đất nước. Liu, K., Kevin, D., and Maria, E. V. (2012),“Determinants of regional distribution of FDI inflows across China’s four regions”, Internation Business Research (“Các yếu tố quyết định phân phối dòng vốn FDI trên bốn khu vực của Trung Quốc”, Nghiên cứu kinh doanh quốc tế) [137]. Các tác giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định phân phối dòng vốn FDI trên bốn khu vực của Trung Quốc ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng để từ đó xác định ưu nhược điểm dòng vốn FDI trên bốn khu vực của Trung Quốc tác động của nó đến phát triển chung của nền kinh tế Trung Quốc. Xác định được với hình thức FDI, nước tiếp nhận đầu tư khó chủ động trong việc điều phối, phân bổ sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy, tác giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định phân phối dòng vốn FDI trên bốn khu vực của Trung Quốc về cơ bản nhà nước cần đưa ra định hướng để khai thác sức mạnh về tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp có vốn FDI. Shawn Arita and KiyoyasuT anaka (2013), “FDI and Investment Barrierin Developing Economies” - (“Rào cản đầu tư và đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển”) [142]. Hai tác giả Shawn Arita and Kiyoyasu Tanaka đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh ngiệp. Theo hai ông, các cơ quan nhà nước cần có những lộ trình thích hợp trong việc giảm thiểu các rào cản đầu tư. Cụ thể như: Tinh giảm các thủ tục phê chuẩn đầu tư, giảm thuế và các rào cản khác tạo ra những ưu đãi nhất định để hấp dẫn nhà đầu tư, như vậy sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng đầu tư và mở rộng sản xuất nhất. Đề tài đã chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư rất quan trọng đó là vai trò quản lý nhà nước về FDI, giúp cho các nhà đầu tư FDI đưa ra quyết định phù hợp với mong muốn của nước chủ nhà. Edition, OECD (2015), Policy Framework for Investment [135] - (Báo cáo khung chính sách đầu tư). Khung chính sách đầu tư của OECD, là bộ công cụ được sử dụng để đánh giá khung chính sách đầu tư của các quốc gia. Đề tài đã tập trung vào 12 nội dung gồm: chính sách đầu tư, xúc tiến và tạo thuận lợi hóa đầu tư, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách thuế, quản trị doanh nghiệp, chính sách khuyến khích đạo đức doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ đầu tư, đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư tài chính, hành chính công và đầu tư cho tăng trưởng xanh. Báo cáo của OECD đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về khung chính sách đầu tư trong quá trình thu hút FDI nhưng chưa làm rõ được khung chính sách, năng lực quản lý nhà nước trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn (1994), Đầu Tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng [101]. Công trình này đã đề cập đến cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng của quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về mặt kinh tế, xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư; chỉ ra, so với các hình thức ĐTNN khác thì ở hình thức FDI, nước tiếp nhận đầu tư khó chủ động trong việc điều phối, phân bổ sử dụng nguồn vốn này vì về cơ bản các yếu tố đều do nhà đầu tư quyết định. Vì vậy, nhà nước cần chủ động đưa ra những cơ sở pháp lý có khả năng ngăn chặn một số ảnh hưởng bất lợi về mặt KT-XH, làm gia tăng sự phân hoá trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một vùng hoặc giữa các vùng... trên cơ sở của hiện trạng từ đó tác giả xác định triển vọng cần phải đạt được của quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đề tài còn chỉ ra những tác động tiêu cực của dòng FDI khi năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế sẽ khó có sự phát triển bền vững. Hoàng Xuân Long (2001), Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam [73]. Luận án đã phân tích một số thuận lợi và thách thức trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; đề xuất các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới qua việc tập trung chú trọng giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng, tháo gỡ khó khăn về vốn để mở rộng thị trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc khai thác tiềm năng của chính từng vùng miền để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luận án đã nêu lên sự cần thiết phải làm rõ vai trò đắc lực của quản lý nhà nước trong việc định hướng và khai thác dòng FDI. Khẳng định vai trò quản lý nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện thể chế cho thu hút FDI, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Xác định quản lý nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong huy động có hiệu quả các nguồn lực FDI, là động lực để đảm bảo sự phát triển bền vững. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội [119]. Công trình đã lý giải mối quan hệ hai mặt giữa phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH với FDI; Đề tài đã đánh giá thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc CNH, HĐH; chỉ ra những thành công và đóng góp rất lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế của Hà Nội. Đề tài cũng chỉ ra những bất cập rất lớn trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chưa được thực hiện một cách đồng bộ với hệ thống pháp luật, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp chưa có cơ hội để phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn trong công cuộc CNH, HĐH. Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc, nên chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó với các thách thức cho thích ứng với tiến trình hội nhập hiện nay. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam [100]. Đề tài đã đề cập một số lý luận cơ bản về dòng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia trên toàn thế giới hay khu vực, hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Đề tài đã chỉ rõ trước đây: Các tập đoàn đa quốc gia thường đầu tư xuyên biên giới thông qua việc sở hữu trực tiếp cơ sở ở nước ngoài tại nước sở tại hoặc thông qua hoạt động thương mại tự do. Nhưng gần đây, xu hướng này dần thay đổi và các tập đoàn đa quốc gia cũng chuyển sang các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để có được hiệu quả tốt hơn Ngoài ra, đề tài đã chỉ ra những yếu kém trong quản lý nhà nước có thể gây thiệt hại ...I thành các ngành đầu tư như: đầu tư vào ngành công nghiệp, đầu tư vào ngành nông nghiệp, đầu tư vào ngành dịch vụ... FDI được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Theo Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 thay thế Luật Đầu tư năm 2005, FDI gồm các hình thức sau: Một là, hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperation Contract). Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà ĐTNN, trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết; trong đó, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, không tạo nên một pháp nhân mới. Hình thức này được áp dụng phổ biến trong thăm dò, khai thác dầu khí và trong bưu chính viễn thông. Ngoài ra còn được áp dụng trong công nghiệp gia công và dịch vụ. Hai là, doanh nghiệp liên doanh (Joint venture enterprise) Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản hay triển khai) theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia, phù hợp với các quy định luật pháp nước sở tại. Ba là, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise) Đây là doanh nghiệp do các nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà ĐTNN, chịu sự điều hành, quản lý của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại.Thông thường các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do MNCs sở hữu và đóng vai trò như một công ty con của MNCs. Bốn là, Các hình thức BOT, BTO, BT Hình thức BOT (Building Operate Transfer; Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) Đây là hình thức nhà ĐTNN ký với Chính phủ nước sở tại một hợp đồng để nhà ĐTNN thành lập một công ty BOT (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) xây dựng và vận hành một dự án trong một thời gian đủ để thu hồi vốn và có lãi hợp lý, sau đó bàn giao hoàn toàn dự án cho nước sở tại. Hình thức BTO (Building Transfer Operate; Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn trong hình thức BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, rồi chủ đầu tư mới được khai thác. Hình thức BT (Building Transfer; Xây dựng - chuyển giao) Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình kết cấu hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BTO Chính phủ cho phép nhà ĐTNN được khai thác tại chính công trình đó, còn trong hình thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Năm là, hình thức hợp đồng hợp tác công tư PPP (Public - Private Partnership) Đây là hình thức hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Sáu là, Hình thức Hàng đổi hàng - Phương thức đầu tư thu hút nước ngoài quan trọng đối với các nước đang phát triển Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mà giá trị của trang thiết bị cung cấp được hoàn trả bằng chính sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quan tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá trị. Trong một hợp đồng, nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ của nhà máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác, nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm mà công nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với giá trị thiết bị mà nhà máy đã đầu tư. Đầu tư FDI có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Do đó, để kết hợp hài hoà lợi ích của các bên tham gia đầu tư, cũng như thực hiện được mục tiêu thu hút vốn phù hợp với từng vùng và toàn bộ nền kinh tế, cần phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức đầu tư còn tuỳ thuộc khả năng và điều kiện cụ thể. Điều đó sẽ tạo ra những tác động mạnh đối với cả chủ đầu tư và bên nhận đầu tư để phát huy được tiềm năng của từng điạ phương cũng như đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Quan niệm về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.2.1. Quan niệm về quản lý nhà nước Quản lý, theo nghĩa chung là loại hình hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công lao động xã hội và hiệp tác để tiến hành những công việc nhằm mục đích chung. C.Mác viết: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất” [77, tr.23]. Theo đó, có thể quan niệm: Quản lý là tổng thể các hoạt động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. Với mục đích nhằm phối hợp hoạt động chung của nhiều người, hoạt động quản lý hình thành ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với các cấp độ khác nhau, như: Quản lý các quá trình diễn ra trong giới vô sinh, quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống, quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người. Phạm vi đề tài luận án chỉ đề cập quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội). Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực, cấp độ như: quản lý nhà nước, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý ngành Quản lý nhà nước là một nội dung trong quản lý xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm chấp hành pháp luật và các nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước để tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Mục đích của các hoạt động này là để quản lý, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Trong bộ máy nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước có vị trí trọng yếu. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội. Về bản chất, quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Từ những cơ sở trên, có thể quan niệm như sau: Quản lý nhà nước là tổng thể các hoạt động của cơ quan nhà nước tác động đến đối tượng quản lý nhằm bảo đảm cho các hoạt động, các mối quan hệ xã hội được duy trì và phát triển theo đúng quy định pháp luật. 2.1.2.2. Quan niệm về quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng là yếu tố quan trọng trong phát triển xã hội. Ngay từ khi mới ra đời, với tư cách là một thiết chế xã hội, công cụ quyền lực của giai cấp thống trị, nhà nước đã có vai trò quản lý, điều hòa các mối quan hệ xã hội, duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế - xã hội đã sinh ra nó. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và sự phát triển của kinh tế thị trường, quản lý nhà nước về kinh tế có vai trò ngày càng tăng lên và chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của nhà nước. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện mô hình kinh tế thị trường hiện đại, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Từ phân tích trên có thể quan niệm: Quản lý nhà nước về kinh tế, là tổng thể các hoạt động của các cơ quan nhà nước bằng các biện pháp và hình thức có tính chất nhà nước lên đối tượng quản lý là các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân hay địa phương, ngành, lĩnh vực kinh tế. Mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế: là nhằm bảo đảm cho các hoạt động kinh tế diễn ra theo đúng quy định pháp luật; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế đã đề ra. Chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế: Cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đến cơ sở (Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp,...). Đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế: Các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước. Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế: Công cụ pháp luật (Hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quy định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành); công cụ kế hoạch (kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt); công cụ tài chính (ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí, lãi suất tín dụng). Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế: Phương pháp hành chính (phương pháp tác động dựa trên cơ sở sử dụng các công cụ pháp luật để buộc các đối tượng quản lý tuân theo); phương pháp kinh tế (phương pháp tác động thông qua các chính sách về lợi ích kinh tế: chính sách tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, lợi nhuận, lợi tức,); phương pháp giáo dục (phương pháp tác động thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân). 2.1.2.3. Quan niệm quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài Quản lý nhà nước về FDI là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế mỗi nước. Cùng với sự xuất hiện dòng đầu tư nước ngoài, quản lý nhà nước về FDI đã dần hoàn thiện, phát triển để bảo đảm công tác quản lý, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức đầu tư FDI trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đời sống xã hội do các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. Trên phương diện “hành động” của nước chủ nhà, quản lý nhà nước về FDI được hiểu là tập hợp các hành động, chính sách của chính quyền nước chủ nhà nhằm gia tăng sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà ĐTNN đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương. Như vậy, nếu xét trên khía cạnh tiến trình công việc, quản lý nhà nước về FDI bao gồm: Hoạch định, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách, cũng như thực hiện các hoạt động bổ trợ cần thiết khác của chính quyền nước chủ nhà nhằm gia tăng dòng FDI vào các địa bàn và lĩnh vực mục tiêu mong muốn. Nếu xét trên khía cạnh nội dung công việc, quản lý nhà nước về FDI bao gồm: tạo môi trường pháp lý, xúc tiến đầu tư, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà ĐTNN như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, miễn giảm tiền thuê đất Như vậy, quản lý nhà nước về FDI bao hàm toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước gồm: (1) Là sự tác động có tổ chức và có định hướng của Nhà nước đến các nhà đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư trực tiếp của họ (FDI) nhằm đem lại hiệu quả, tác động tích cực đối với xã hội, tạo ra lợi ích cho xã hội. Quản lý nhà nước về FDI thông qua tác động quản lý của các chủ thể quản lý (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) định hướng hành vi và hoạt động của các nhà đầu tư theo những mục tiêu nhất định. (2) Quản lý nhà nước về FDI được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế, là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trong khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, có thể quan niệm: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước tác động đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động FDI đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm lợi ích của Nhà nước, địa phương, nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng. Quản lý nhà nước về FDI là một bộ phận của quản lý nhà nước, phản ánh đầy đủ tính chất, đặc điểm chung của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, so với quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực khác, quản lý nhà nước về FDI có nội hàm riêng: Mục đích quản lý nhà nước về FDI: nhằm thiết lập ổn định trật tự xã hội theo ý chí của nhà nước tăng cường khả năng kiểm soát và giám sát việc xây dựng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đến các hoạt động FDI, để các chủ thể FDI tuân thủ, chấp hành theo quy định, chủ động thu hút khai thác, đầu tư. Đồng thời, hướng cho dòng đầu tư nước ngoài đi vào những lĩnh vực cần thiết đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng. Chủ thể của quản lý nhà nước về FDI: là Quốc hội, Chính phủ; Bộ Kế hoạch Đầu tư; các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan đó; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, trong đó có FDI được phân cấp. Đối tượng của quản lý nhà nước về FDI: là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát trển kinh tế, gồm cả các hành vi hoạt động của những người trong tổ chức FDI. Khách thể của quản lý nhà nước về FDI rất đa dạng, bao gồm rất nhiều loại hành vi, nhiều quá trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; đồng thời, liên tục vận động, biến đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Công cụ quản lý nhà nước về FDI: là hệ thống các văn bản pháp quy, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách và các luật được xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung theo hướng tạo dựng môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử, phù hợp với các nguyên tắc và các cam kết quốc tế. Phương thức quản lý nhà nước về FDI: Các chủ thể quản lý nhà nước về FDI sử dụng các công cụ, phương pháp kinh tế, hành chính, giáo dục có tính chất nhà nước để tác động đến đối tượng quản lý. Quản lý nhà nước về FDI việc sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý phải phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường để bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư nước ngoài, địa phương, cộng đồng để tránh nẩy sinh những mâu thuẫn về lợi ích trong FDI. 2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội 2.2.1. Quan niệm, nội dung quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội 2.2.1.1. Quan niệm quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội Các lý thuyết về đầu tư đã chỉ ra, nếu xét trên phương diện cụ thể, trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư FDI, có thể khái quát quản lý nhà nước về FDI là tổng thể các thể chế và thiết chế được cụ thể hoá thành các quyết định của Nhà nước, của các cấp ngành nhằm thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản. Quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thuộc phạm trù quản lý nhà nước về FDI. Tuy nhiên, phạm vi về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội phải theo quy định pháp luật. Từ quan niệm chung quản lý nhà nước về FDI vận dụng vào chủ thể cụ thể là thành phố Hà Nội, có thể quan niệm: Quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội là tổng thể hoạt động của các cơ quan nhà nước của Thành phố tác động đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động FDI đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, Thành phố, nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng. Mục đích quản lý: Mục đích quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thống nhất với mục đích chung của quản lý nhà nước về FDI, nhằm bảo đảm cho hoạt động FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đúng pháp luật; tăng cường khả năng kiểm soát và giám sát việc xây dựng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đến các hoạt động FDI để các chủ thể FDI tuân thủ, chấp hành theo quy định, chủ động thu hút khai thác, kêu gọi đầu tư, đồng thời hướng cho dòng đầu tư nước ngoài đi vào những lĩnh vực cần thiết đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế của thành phố, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng. Chủ thể của quản lý: Căn cứ phạm vi nghiên cứu của đề tài, xác định chủ thể quản lý nhà nước về FDI ở thành phố Hà Nội bao gồm: HĐND, UBND và các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội. Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ra nghị quyết thông qua quy hoạch, kế hoạch FDI hằng năm, 5 năm do UBND thành phố đề xuất; đồng thời ban hành các văn bản có liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch FDI do UBND thành phố đề nghị. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở nghị quyết của HĐND thành phố, tổ chức thực hiện quy hoạch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định thuộc thẩm quyền, tổ chức, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện; hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong thực hiện hoạt động đầu tư FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội, như: Văn phòng UBND Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên, Sở Xây dựng, Cục thuế là lực lượng tham mưu, giúp việc cho UBND Thành phố quản lý nhà nước về FDI theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối tượng quản lý: Các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, gồm cả các hành vi hoạt động của những người trong tổ chức FDI do thành phố Hà Nội quản lý. Công cụ quản lý: Công cụ quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội chính là hệ thống các văn bản pháp quy, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách và các quy định được xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung theo hướng tạo dựng môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các nguyên tắc và các cam kết quốc tế khác. Ngoài ra cần có sự điều chỉnh các hoạt động của các chủ đầu tư nước ngoài một cách kịp thời và theo chủ đích của các cấp chính quyền tại Hà Nội. Phương thức quản lý: Là một bộ phận của quản lý nhà nước, phương thức quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội cũng sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý, như công cụ pháp luật, kế hoạchvà phương pháp kinh tế, hành chính, giáo dục có tính chất nhà nước để tác động đến đối tượng quản lý. Công cụ pháp luật bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do trên ban hành và do thành phố Hà Nội ban hành theo thẩm quyền. Xây dựng phương thức quản lý nhằm quản lý về số lượng, chất lượng, cơ cấu của FDI của thành phố; quản lý xây dựng, ban hành, hệ thống văn bản, quy định, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý các cấp, cho đến quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ bảo đảm hoạt động FDI của thành phố đúng quy định, lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư FDI vào thành phố Hà Nội. 2.2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội Căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quan niệm quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội; căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh xác định nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội như sau: Một là, tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội, cùng với Trung ương và các địa phương trong cả nước, Hà Nội phải tạo lập được môi trường chính trị - xã hội ổn định trong dài hạn một yếu tố cực kỳ quan trọng để các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh và làm ăn lâu dài trên địa bàn thành phố. Cùng với ổn định môi trường chính trị - xã hội là ổn định kinh tế vĩ mô, nhà nước và thành phố kiểm soát tốt, cân đối kinh tế vĩ mô, ổn định chính sách tài chính, tiền tệ Môi trường thể chế là một thành tố thể hiện đặc trưng vai trò của quyền lực nhà nước và quản lý nhà nước. Theo phân cấp quản lý, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về quản lý nhà nước về FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội, căn cứ vào chức năng quyền hạn của mình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm: Đề xuất Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến FDI; bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện luật đầu tư cũng như các văn bản pháp qui về FDI rõ ràng, minh bạch, bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước để tạo môi trường pháp lý và công cụ điều chỉnh các quan hệ đầu tư nước ngoài tại Hà Nội nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đúng định hướng đề ra. Trên cơ sở luật đầu tư và hệ thống luật, các văn bản pháp lý có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn để quản lý hoạt động FDI như: chính sách tài chính, chính sách lao động, chính sách công nghệ, chính sách đất đai, chính sách xúc tiến đầu tư Thông qua đó, xác định danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, chuẩn mực đầu tư vào Hà Nội. Các cơ quan chức năng của Thành phố như: Văn phòng UBND Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ vào cơ chế, chính sách, quy định hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng quy định của Nhà nước, Thành phố trong việc xây dựng dự án đầu tư, lập hồ sơ dự án, đàm phán, ký kết hợp đồng, thẩm định và cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra hoạt động của các nhà đầu tư với tinh thần cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài về thời gian, công sức, tài chính khi làm các thủ tục hành chính để xúc tiến đầu tư. Hai là, hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nội dung thể hiện chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế. Nội dung này được quy định bởi, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có nhiều chủ thể và thành phần kinh tế tham gia, mỗi chủ thể kinh tế, mỗi thành phần kinh tế đều có lợi ích riêng của mình, chạy theo lợi ích để có được lợi nhuận tối đa, họ luôn chịu sự tác động của cơ chế thị trường (cả tích cực và tiêu cực), cả cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh. Điều đó, đòi hỏi kinh tế thị trường phải có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước định hướng kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý như: pháp luật, chính sách, các nguồn lực của nhà nước trên cơ sở tôn trọng các qui luật của thị trường. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng của Thành phố nghiên cứu kiến nghị chính phủ, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch thu hút FDI trên địa bàn thành phố, các quận, huyện, các ngành, lĩnh vực ưu tiên phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và thế mạnh của thành phố Hà Nội. Xây dựng các kế hoạch trung, dài hạn về xúc tiến đầu tư, thu hút và hướng dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hà Nội. Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tính đến sự liên kết kinh tế của vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà thành phố Hà Nội là một đầu tầu, tránh tình trạng quy hoach treo gây lãnh phí cho các doanh nghiệp FDI đàu tư vào thành phố Hà Nội. Ba là, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc chức năng quản lý của thành phố Hà Nội. Đây là một nội dung thuộc chức năng tổ chức các hoạt động kinh tế của quản lý nhà nước về kinh tế. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện các biện pháp nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tổ chức sản xuất, kinh doanh, tăng vốn đầu tư theo đúng quy hoạch, kế hoạch và giấy phép đầu tư đã được thành phố phê duyệt. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố thực hiện các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảo hộ và hỗ trợ quyền sở hữu tài sản và lợi nhuận hợp pháp của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để quản lý nhà nước các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố, thành phố tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý, của thành phố Hà Nội đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài như: HĐND, UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục thuế cùng HĐND, UBND các phòng chức năng của quận, huyện có chức năng quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội. Bốn là, kiểm tra, thanh tra , giám sát và xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp đầu tư tực tiếp nước ngoài. Đây là nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước về FDI nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giúp cho chủ thể quản lý nắm chắc tình hình hoạt động FDI trên địa bàn, phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức, biện pháp quản lý cho phù hợp, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về FDI. Đồng thời, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và lợi ích người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động FDI trên địa bàn thành phố. Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất các hoạt động FDI. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án FDI. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra, thanh tra phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình triển khai và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để có biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời, đảm bảo thượng tôn pháp luật. Đặc biệt chú trọng kiểm tra, giám sát, xử lý dứt điểm các dự án FDI gây ô nhiễm môi trường; sử dụng đất không hiệu quả; núp bóng người Việt Nam để đầu tư, chuyển giá, trốn thuế; hối lộ các quan chức chính quyền; kinh doanh thua lỗ nhiều năm; dự án thực hiện không đúng cam kết đầu tư Trong quá trình thanh tra, giám sát các hoạt động FDI của các cơ quan quản lý của thành phố Hà Nội cũng cần kịp thời phát hiện, tiếp nhận, xử lý những vướng mắc, khó khăn, giúp đỡ nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được lợi ích hợp pháp của mình khi đầu tư vào địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2.2. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội 2.2.2.1. Nhân tố khách quan Một là, hệ thống khung pháp lý, cơ chế, chính sách đầu tư FDI. Hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm các luật liên quan đến hoạt động đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tư đối với người nước ngoài, các văn bản về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư đây chính là hành lang pháp lý, cơ sở quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hà Nội, sẽ quan tâm đến cá nhân họ khi đầu tư được bảo vệ như thế nào, tài sản của họ có được đảm bảo không, các quy định chuyển phần lợi nhuận về nước họ ra sao Đây cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, hệ thống pháp luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư FDI mà còn có chức năng ngăn cản những tác động tiêu cực mà các nhà đầu tư cố tình vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia và tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Điều đó làm cho công tác quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc tác động đến quá trình quản lý nhà nước. Hai là, môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, lành mạnh, hoàn thiện và có tính cạnh tranh cao. Với xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn các quốc gia hoạt động trong mối quan hệ mở và nếu quốc gia nào cô lập khép kín sẽ khó lòng phát triển tốt được. Hợp tác cùng tồn tại và phát triển là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới ngày nay. Hợp tác trong kinh tế quốc tế là đem lại lợi ích trước hết cho quốc gia nhằm phát triển đất nước, nhưng đồng thời cũng giải quyết đúng đắn mối quan hệ với lợi ích quốc gia khác. Tham gia quan hệ kinh tế quốc tế các nước có cơ hội trao đổi thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ, hợp tác đầu tư quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ Đây là cơ sở, một mặt vừa tạo môi trường thuận lợi cho FDI, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho quàn lý nhà nước về FDI. Nhiều quốc gia khi thực hiện mở cửa tham gia các tổ chức kinh tế của khu vực và quốc tế, hoạt động ngoại thương phát triển nhanh chóng, thu hút đầu tư nước ngoài gia tăng, chất lượng đầu tư nước ngoài được cải thiện đáng kể, gia tăng thêm nguồn lực phát triển kinh tế đất nước. Để tăng cường quản lý nhà nước về FDI, thành phố một mặt phải thiết lập và duy trì các quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác xây dựng, tạo ra khung pháp lý chính thức và đầy đủ để kêu gọi FDI. Đối với nguồn vốn ngoài nước thì Hà Nội lựa chọn tập trung vào các nguồn như đi vay thương mại, ODA hay vốn FDI định hướng các tiêu chuẩn để xác định phương hướng lựa chọn, dự án đầu tư FDI là cần thiết hơn cả, nên việc hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm các điều kiện để thu hút FDI cho phù hợp. Ngoài chiến lược huy động FDI tổng thể của quốc gia sẽ có định hướng, chín...Chí Minh, Hà Nội. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Hoàng Xuân Long (2001), Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trần Đăng Long (2002), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lê Tuấn Lộc, Nguyễn Thị Tuyết (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp nghiên cứu điển hình tại Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, 11(21). Trần Văn Lưu (2000), Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào Hà Nội giai đoạn 2001-2005, mã số 01X- 07/13-2001-1, của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập (2002), Nxb Chính trị quốc gia, tập 23, Hà Nội. Dương Thị Bình Minh, Nguyễn Thanh Thủy (2009), "Cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở một số nước châu Á và các bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Kinh tế phát triển, (10). Trần Quang Nam (2010), Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nướcđối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế,Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB Quốc gia, Hà Nội. Phùng Xuân Nhạ (2010), Cơ sở thực tiễn điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam, NXB Quốc gia, Hà Nội. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bùi Huy Nhượng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thựchiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trương Thái Phiên (2000), Chiến lược đổi mới chính sách huy động cácnguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Đề tài cấp Bộ của Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, Hà Nội. Quốc hội (1987), Luật Đầu tư năm nước ngoài năm 1987, Hà Nội. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư năm 2005,Hà Nội. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư năm 2014,Hà Nội. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014,Hà Nội. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo kết quả đầu tư xây dựng thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2017 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (2019), “Hà Nội đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản”, Cổng Thông tin điện tử, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, 18/03/2019. Phan Văn Tâm (2011), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu Tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Thanh (2000), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế bền vững của các nước Đông á và bài học đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. Trương Bá Thanh, Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Khoa học thương mại, Đại học Thương Mại, số 72 - 08/2014, tr.10-16. Nguyễn Thị Thìn (2012), Tác động của FDI đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Đỗ Thị Thuỷ (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2005, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Đỗ Hoàng Toàn (2008), Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Lê Công Toàn (2001), Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng, NXB Thế giới, Hà Nội. Lê Mạnh Tuấn (1996), Hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Vương Đức Tuấn (2010), Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu Tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 -2010, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2020), Báo cáo số 46/BC-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2020 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2020 của Thành phố Đã Nẵng, Đà Nẵng. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch số 84/KH-UBND về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của thành phố Hà Nội, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch số 141/2011/KH-UB về việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015,Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 1412/2010/QĐ-UB về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 4430/2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục các dự án đầu tư công bố rộng rãi theo hình thức hợp đồng BOT, BT của Thành phố Hà Nội, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 5669/2013/QĐ-UB phê duyệt “Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo số 263/BC-UBND về tổng kết 30 năm (1987-2017) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017), Kế hoạch số 2603/2018/KH-UB về phân bổ kinh phí các hoạt động xúc tiến đầu tư Thành phố Hà Nội năm 2018,Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Kế hoạch số 68/2018/KH-UBND đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo,Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Chương trình số 72/2018/CTr-UBND, ngày 21.3.2018, Chương trình xúc tiến đầu tư, Thương mai, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2018, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2019), Chương trình số 50/2019/CTr-UBND, ngày 26.2.2019, Chương trình xúc tiến đầu tư, Thương mai, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2019, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2019), Quyết định số 6999/QĐ-UBND ngày 4/12/2019 về giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2020 của thành phố Hà Nội, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2018), Báo cáo số 31/BC-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2018 về kết quả xúc tiến đầu tư năm 2017 và Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2018 của Thành phố Hải Phòng, Hải Phòng. Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội (2016), Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội 5 năm giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch Số: 137/KH-UBND, Hà Nội. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Đánh giá chính sách khuyến khích đầu Tư trực tiếp nước ngoài từ góc độ phát triển bền vững, CIEM, Dự án VIE 01/021/UNDP, Hà Nội. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Zhang Yansheng, Zhang Liqing (2003), “Kinh nghiệm Trung Quốc trong hoạt động ngoại thương kể từ năm 1979”, Chính sách Kinh tế đối ngoại: Kinh nghiệm Trung Quốc và bài học cho Việt nam, Hà Nội. Tiếng anh Altomonte, C.(2000), “Economic determinants and institutional frameworks: FDI in economies in transition”, Transnational Corporations, 9 (2), pp.75-106. Billington, N. (1999), “The location of foreign direct investment: an empirical analysis”, Applied Economics, 31(1), pp.65-76. Binh, N.N., and Haughton, J. (2002), “Trade liberalization and foreign direct investment in Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, 19(3), 302-318. Bevan,A.,Estrin,S.&Meyer,K.(2004),“Foreign investment location and institutional development in transition economies”, International Business Review, 13, pp.43-64. Boermans, M. A, Toelfsma, H., and Zhang, Y. (2011), “Regional determinants of FDI in China: a factor-based approach”, Journal of Chinese economic and business studies, 9(1), pp.23-42. Brahmasrene, T., and Jiranyakul, K. (2001), “Foreign Direct Investment in Thaland, What Factor Matter?”, Proceedings of the Academy for International Business, 1(2), pp.13. Bulent Esiyok và Mehmet Ugur (2012), Foreign direct investment inprovinces: A spatial regression approach to FDI in Vietnam, University ofGreenwich, https://mpra.ub.uni-muenchen.de/, posted 23. January 2012. [truy cập ngày 16/7/2018] Chen, Y. (2009), “Agglomeration and location of foreign direct investment: the case of china”, China economic review, (20), pp.549 - 557. Cheng, L. and Kwan, Y. (2000), “What are the determinants of the location of foreign direct investment? The Chinese experience”, Journal of International Economics, (51), pp.379-400. Cohen, S. (2007), Multinational Corporations and Foreign Direct Investment, Avoiding Simplicity, Embracing Complexity, Oxford University Press.Embracing Complexity , NXB Đại học Oxford. Colin, K., David, P., & Zhang, Y.F. (2006),“Foreign direct investment in infrastructure in developing countries: does regulation make a difference”, Transnational Corporations, 15(1), pp.143-171. China Economy 2015, /china economy.html [truy cập ngày 21/8/2018] Dezan Shira & Associates, Vietnam: FDI Strategy for 2018-2023, https://www.vietnam-briefing.com/news/vietnam-fdi-strategy-2018-2023.html/ (truy cập 1/4/2019). Dunning, John (2014), Why Do Companies Invest Overseas?, https://www.linkedin.com/pulse/. [truy cập ngày 15/7/2018] Edition, OECD, 2015 : “Policy Framework for Investment”. Global Investment Competitiveness Report 2016-2017. Liu, K., Kevin, D., andLiu, K., Kevin, D., and Maria, E. V. (2012), “Determinants of regional distribution of FDI inflows across China’s four regions”, Internation Business Research, 5(12). Mirza, H. and Giroud, A. (2004), “Regional integration and benefits from foreign direct investment in ASEAN countries: the case of Vietnam”, Asian Development Economic Review, 21(1), pp.31-40. Mottable, Dhaka (2007), Determinants of foreign direct invesment and its impact on economic growth in developing countries. New generation strategy and orientation for FDI attraction, period 2018 - 2030 of Viet Nam, the World Bank, 2018. Sapnahooda (2011), A study of FDI and Economy. Shawn Arita and Kiyoyasu Tanaka, 2013:“FDI and Investment Barrier in Developing Economies”. Tarzi, S.(2005),“Foreign direct investment flows into developing countries: Impact of location and government policy”,Journal of Social, Political and Economic Studies, 30(4), pp.497-515. Vittorio Leproux and Douglas H.brooks (2004), “Viet Nam: Foreign Direct Investment and Postcrisis Regional Integration”. OECD, 2014:“Southeast Asia Investment Policy Perspectives” Nhóm chuyên gia thuộc Phòng Đầu tư Vụ các vấn đề tài chính và doanh nghiệp của OECD. OECD(2018),Viet Nam Investment Policy Review. Wee Kee Hwee and Hafiz Mirza (2015)“Asean Investment Report 2015: Infrastructure Investment and Connectivity”. World Bank's, (2018), Business Environment Report. PHỤ LỤC Phụ lục 1 DANH MỤC QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẤP THÀNH PHỐ, CẤP HUYỆN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT STT Tên quy hoạch Số quyết định phê duyệt Ngày ban hành 1 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT -XH thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 108/QĐ-TTg 06/7/2011 2 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Ba Vì đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 894/QĐ-UBND 20/02/2012 3 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Chương Mỹ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2758/QĐ-UBND 20/4/2013 4 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Đan Phượng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1754/QĐ-UBND 27/4/2013 5 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Đông Anh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 124/QĐ-UBND 08/01/2013 6 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Gia Lâm đến năm 2020 2184/QĐ-UBND 04/6/2008 7 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Hoài Đức đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4157/QĐ-UBND 21/9/2012 8 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Mê Linh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 894/QĐ-UBND 20/02/2012 9 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Mỹ Đức đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1333/QĐ-UBND 30/3/2012 10 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Phú Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3770/QĐ-UBND 23/8/2012 11 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Phúc Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4156/QĐ-UBND 21/9/2012 12 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Quốc Oai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2999/QĐ-UBND 08/5/2013 13 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Sóc Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 894/QĐ-UBND 20/02/2012 14 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Từ Liêm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 503/QĐ-UBND 22/01/2013 15 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Thạch Thất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4275/QĐ-UBND 26/9/2012 16 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Thanh Oai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3771/QĐ-UBND 23/8/2012 17 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Thanh Trì đến năm 2020 2882/QĐ-UBND 27/6/2012 18 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH huyện Ứng Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 89/QĐ-UBND 07/01/2013 19 Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH thị xã Sơn Tây đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 3356/QĐ-UBND 28/5/2013 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội, Phụ lục - Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (giai đoạn từ 01/8/2008 đến 2018), số 191/BC-UBND, ngày 12/7/2018. Phụ lục 2 DANH MỤC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT STT Tên quy hoạch Số quyết định phê duyệt Ngày ban hành 1 Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2261/QĐ-UBNN 25/5/2012 2 Quy hoạch Tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2757/QĐ-UBND 20/6/2012 3 Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 4315/QĐ-UBND 29/82011 4 Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 17/2012/QĐ-UBND 09/72012 5 Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 4673/QĐ-UBND 18/10/2012 6 Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 3075/QĐ-UBND 12/7/2012 7 Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 2813/QĐ-UBND 21/6/2012 8 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2050 519/QĐ-TTg 31/3/2016 9 Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 499/QĐ-TTg 21/3/2013 10 Quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 725/QĐ-TTg 10/5/2013 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội, Phụ lục - Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (giai đoạn từ 01/8/2008 đến 2018), số 191/BC-UBND, ngày 12/7/2018. Phụ lục 3 DANH MỤC QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT STT Tên quy hoạch Số quyết định phê duyệt Ngày ban hành 1 Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 1259/QĐ-TTg 26/7/2011 2 Quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai 4464/QĐ-UBND 27/8/2014 3 Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Đức 4465/QĐ-UBND 27/8/2014 4 Quy hoạch chung xây dựng huyện Ứng Hòa 5325/QĐ-UBND 16/10/2014 5 Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ 5335/QĐ-UBND 16/10/2014 6 Quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất 5785/QĐ-UBND 07/11/2014 7 Quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh 6694/QĐ-UBND 16/12/2014 8 Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì 7077/QĐ-UBND 26/12/2014 9 Quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ 2512/QĐ-UBND 03/6/2015 10 Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn 2967/QĐ-UBND 29/6/2015 11 Quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng 5515/QĐ-UBND 20/10/2015 12 Quy hoạch chung xây dựng huyện Thường Tín 5516/QĐ-UBND 20/10/2015 13 Quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên 5517/QĐ-UBND 20/10/2015 14 Quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai 6660/QĐ-UBND 03/12/2015 15 Quy hoạch chung xây dựng thị xã Sơn Tây 5514/QĐ-UBND 20/10/2015 Nguồn: UBND Thành phố Hà Nội, Phụ lục - Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan (giai đoạn từ 01/8/2008 đến 2018), số 191/BC-UBND, ngày 12/7/2018. Phụ lục 4 DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TẠI HỘI NGHỊ HÀ NỘI 2020 - HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN STT Tên dự án Diện tích (ha) Vốn đầu tư dự kiến (tỷ đồng) Hạ tầng đô thị 1 Lĩnh vực công viên 1086,68 39900,4 2 Lĩnh vực môi trường 1,38 569,0 3 Lĩnh vực bến, bãi đỗ xe 72,42 3710,0 Hạ tầng xã hội 4 Lĩnh vực giáo dục, dạy nghề 3,61 232,0 5 Lĩnh vực bệnh viện 4,26 2000,0 Hạ tầng dịch vụ, thương mại 6 Lĩnh vực thương mại 91,00 2366,0 7 Lĩnh vực khách sạn 2,33 401,0 8 Lĩnh vực logistic, phụ trợ 10,00 400,0 9 Lĩnh vực cửa hàng xăng dầu 0,43 14,0 10 Lĩnh vực chợ 110,73 2875,0 Nhà ở, kinh doanh bất động sản 11 Lĩnh vực cụm công nghiệp 296,16 19235,0 12 Lĩnh vực cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ 79,30 193100,0 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển, văn bản số 3414/KH&ĐT-NNS, ngày 08/6/2020. Phụ lục 5 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2010 - 2019 TT Quốc gia, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) 1 Hàn Quốc 1334 4.493.265.458 2 Nhật Bản 987 4.355.609.551 3 Thái Lan 544 3.361.742.512 4 Singapore 262 2.706.067.553 5 Hồng Kông 33 2.046.973.379 6 Malaysia 85 1.974.380.520 7 Hà Lan 35 1.801.000.000 8 Hoa Kỳ 84 1.532.393.262 9 Luxembourg 3 1.440.050.000 10 Bristish ViginIslands 59 1.424.459.554 11 Đài Loan 164 1.247.258.003 12 Trung Quốc 281 1.103.358.160 13 Samoa 25 511.669.476 14 Síp 40 438.506.791 15 Phần Lan 3 319.300.000 16 Pháp 70 239.656.625 17 Australia 45 207.431.607 18 CaymanIsland 6 202.305.018 19 Cộng hoà liên bang Đức 51 130.606.946 20 Liên bang Nga 21 121.944.217 21 Canada 27 112.591.445 22 Đan Mạch 43 104.336.500 23 Vương quốc Anh 36 103.908.868 24 Italia 16 83.983.615 25 Brunei 31 76.395.669 26 Ba Lan 2 59.241.948 27 Campuchia 2 46.000.000 28 Bỉ 3 42.150.000 29 Belize 2 22.000.000 30 Costa Rica 1 16.450.000 31 Mauritius 5 15.390.566 32 Ấn Độ 12 14.409.000 33 Philippines 14 14.218.302 34 Cộng hoà Séc 14 9.560.500 35 Tây Ban Nha 8 7.255.000 36 Cộng hoà Seychelles 2 5.600.000 37 Ukraina 2 5.039.000 38 CookIsland 1 5.000.000 39 Ôman 1 5.000.000 40 Thuỵ Sĩ 12 4.571.000 41 Hungary 5 4.474.617 42 Thuỵ Điển 8 4.327.777 43 Na Uy 1 4.100.000 44 Slovenia 3 3.250.000 45 Indonesia 4 3.000.000 46 Slovakia 2 2.368.421 47 Bungary 4 1.810.000 48 Ireland 2 1.365.000 49 Israel 4 1.224.650 50 CHDCND Triều Tiên 4 1.100.000 51 Syria 2 1.000.000 52 Thổ Nhĩ Kỳ 2 700.000 53 ChannelIsland 1 500.000 54 Quốc đảo Marshall 1 500.000 55 Rumani 1 500.000 56 Li băng 3 405.000 57 Srilanka 1 200.000 58 Lào 1 150.000 Tổng cộng 4.531 29.113.700 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội năm 2019, Văn bản số 50, Chương trình xúc tiến đàu tư, Thương mại, Du lịch thành phố năm 2019. Phụ lục 6 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2010 - 2019 TT Địa phương/Quận, Huyện, Thị xã Dự án Tổng vốn đăng ký Số lượng % Số lượng (triệu USD) % 1. Quận Ba Đình 350 7,00 6.450.000 25,17 2. Quận Hoàn Kiếm 299 6,98 5.390.566 20,27 3. Quận Tây Hồ 237 4,74 4.409.000 15,19 4. Quận Long Biên 96 3,92 4.218.302 14,34 5. Quận Cầu Giấy 171 3,40 1.960.500 7,44 6. Quận Đống Đa 110 2,20 1.855.000 4,10 7. Quận Hai Bà Trưng 125 2,50 1.800.000 3,24 8. Quận Hoàng Mai 175 3,50 739.000 2,44 9. Quận Thanh Xuân 190 3,62 600.000 1,.44 10. Quận Nam Từ Liêm 275 4,45 505.000 0,90 11. Quận Bắc Tư Liêm 138 2,71 501.000 0,90 12. Quận Hà Đông 325 7,75 474.617 0,83 13. Huyện Sóc Sơn 114 2,21 327.777 0,59 14. Huyện Đông Anh 282 5,64 305.000 0,52 15. Huyện Gia Lâm 195 3,70 302.000 0,50 16. Huyện Thanh Trì 146 2,92 300.000 0,46 17. Huyện Mê Linh 220 4,40 268.421 0,45 18. Huyện Ba Vì 185 2,65 250.000 0,43 19. Huyện Phúc Thọ 90 1,82 245.000 0,41 20. Huyện Đan Phượng 75 1,50 224.650 0,38 21. Huyện Hoài Đức 125 2,50 100.000 0,25 22. Huyện Quốc Oai 175 3,75 100.000 0,25 23. Huyện Thạnh Thất 92 1,84 95.000 0,20 24. Huyện Chương Mỹ 71 1,42 90.000 0,20 25. Huyện Thanh Oai 85 1,70 82.000 0,18 26. Huyện Thường Tín 170 3,40 73.000 0,15 27. Huyện Phú Xuyên 125 2,50 65.000 0,14 28. Huyện Ứng Hòa 98 1,96 51.000 0,13 29. Huyện Mĩ Đức 115 2,30 48.000 0,11 30. Thị xã Sơn Tây 95 1,90 32.000 0,10 Tổng số 4.531 100,00 29.113.700 100,00 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội năm 2019 Văn bản số 50, Chương trình xúc tiến đàu tư, Thương mại, Du lịch thành phố năm 2019. Phụ lục 7 KẾT QUẢ KINH DOANH KHỐI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2012 - 2016 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh số 181.048.387 226.679.465 232.740.306 204.235.856 366.986.265 Lợi nhuận 11.454.749 16.425.842 26.786.857 6.914.525 32.398.736 Tỷsuất LN/DT 6% 7% 12% 3% 9% Số DN lãi 465 631 584 621 966 Số tiền lãi 15.015.785 20.112.977 30.051.709 14.856.621 39.196.054 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội Báo cáo số 263/BC-UBND về tổng kết 30 năm (1987-2017) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phụ lục 8 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội Báo cáo số 263/BC-UBND về tổng kết 30 năm (1987-2017) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phụ lục 9 LAO ĐỘNG KHU VỰC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 1989 - 2016 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội Báo cáo số 263/BC-UBND về tổng kết 30 năm (1987-2017) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phụ lục 10 QUY MÔ DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH QUẬN, HUYỆN CỦA HÀ NỘI STT Quận/Huyện/Thị xã Diện tích (km2) Dân sô' (nghìn người) 1 Ba Đình 9,25 242,8 2 Hoàn Kiếm 5,29 155,9 3 Tây Hồ 24,01 152,8 4 Long Biên 59,93 270,3 5 Cầu Giấy 12,03 251,8 6 Đống Đa 9,96 401,7 7 Hai Bà Trưng 10,09 315,9 8 Hoàng Mai 40,32 364,9 9 Thanh Xuân 9,08 266,0 10 Sóc Sơn 306,51 316,6 11 Đông Anh 182,14 374,9 12 Gia Lâm 114,73 253,8 13 Bắc Từ Liêm 43,35 320,4 14 Nam Từ Liêm 32,27 232,9 15 Thanh Trì 62,93 221,8 16 Mê Linh 142,51 210,6 17 Hà Đông 48,34 284,5 18 Sơn Tây 113,53 136,6 19 Ba Vì 424,03 267,3 20 Phúc Thọ 117,19 172,5 21 Đan Phượng 77,35 154,3 22 Hoài Đức 82,47 212,1 23 Quốc Oai 147,91 174,2 24 Thạch Thất 184,59 194,1 25 Chương Mỹ 232,41 309,6 26 Thanh Oai 123,85 185,4 27 Thường Tín 127,39 236,3 28 Phú Xuyên 171,10 187,0 29 Ứng Hòa 183,75 191,7 30 Mỹ Đức 226,20 183,5 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Hà Nội 2019 Phụ lục 11 DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN CHỦ YẾU KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Kèm theo Quyết định số 2757/QĐ-BCT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) I. Công nghiệp cơ khí, luyện kim STT Tên dự án Địa điểm A. Ngành cơ khí, chế tạo 1. Dự án sản xuất biến áp khô công suất lớn; sản xuất động cơ điện, quạt công nghiệp, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao; sản xuất thiết bị ngành y tế Hà Nội 2. Dự án sản xuất cơ khí nặng; sản xuất, lắp ráp ô tô tải nặng, xe chuyên dùng cho ngành khai thác; sản xuất và lắp ráp máy ủi, máy xúc Quảng Ninh 3. Dự án sản xuất thiết bị thủy lực cho máy xây dựng và các loại xe công nghiệp; sản xuất máy móc thiết bị thuộc ngành dầu khí, năng lượng, đóng và sửa chữa tàu thủy; phát triển khu công nghiệp hỗ trợ đóng tàu Hải Phòng 4. Dự án sản xuất máy cắt, gọt kim loại CNC, sản xuất khuôn mẫu Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc 5. Dự án sản xuất thiết bị chế biến thực phẩm, chế tạo thiết bị dệt may; sản xuất thiết bị xử lý môi trường công nghiệp và chất thải đô thị Hà Nội, Hải Phòng 6. Dự án sản xuất thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp Hải Dương, Hưng Yên 7. Dự án sản xuất thiết bị phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh 8. Dự án sản xuất, lắp ráp xe ô tô con, xe chuyên dụng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương B. Ngành luyện kim 9. Dự án sản xuất thép cao cấp (thép hợp kim, thép không gỉ, kim loại hợp kim) đặc chủng Hải Phòng, Hải Dương 10. Dự án sản xuất thép ống các loại; thép cuộn Vĩnh Phúc, Hải Phòng II. Công nghiệp điện tử, tin học STT Tên dự án Địa Điểm 1. Dự án sản xuất thiết bị điều khiển máy CNC Hà Nội, Vĩnh Phúc 2. Dự án sản xuất màn hình tinh thể lỏng Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc 3. Dự án sản xuất và lắp ráp điện thoại di động Bắc Ninh, Hà Nội 4. Dự án sản xuất linh kiện điện tử, máy tính xách tay, lắp ráp máy chủ và siêu PC Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên 5. Dự án sản xuất mạch in, thiết bị điện tử Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên 6. Dự án lắp ráp máy quay thiết bị quang học Bắc Ninh 7. Dự án sản xuất thiết bị điện tử y tế Hà Nội, Hải Phòng 8. Dự án sản xuất đồ điện tử gia dụng Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên. 9. Dự án phát triển phần mềm chuyên dụng Hà Nội, Hải Phòng III. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm STT Tên dự án Địa Điểm 1. Dự án đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản rau quả Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương 2. Dự án nhà máy chế biến rau quả Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. 3. Dự án chế biến các sản phẩm sữa Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc 4. Dự án nhà máy chế biến thịt hộp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. 5. Dự án nhà máy thức ăn gia súc Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên. 6. Dự án chế biến nước quả đóng lon, nước giải khát Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh IV. Công nghiệp hóa chất STT Tên dự án Địa điểm 1. Dự án Khu liên hợp sản xuất nhựa Hưng Yên 2. Dự án nhà máy chế biến cao su tổng hợp Quảng Ninh 3. Dự án nhà máy tái chế phế liệu nhựa Hưng Yên hoặc Hải Dương 4. Dự án sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật; Sản xuất các chi tiết cao su kỹ thuật Bắc Ninh 5. Dự án nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp Hà Nội 6. Dự án nhà máy sản xuất LAS; Mở rộng nhà máy DAP. Hải Phòng 7. Dự án sản xuất sơn đặc chủng Hà Nội, Quảng Ninh 8. Dự án nhà máy sản xuất lốp ôtô Hà Nội, Hải Phòng 9. Dự án sản xuất pin nhiên liệu rắn Hà Nội, Hải Phòng 10. Dự án sản xuất thuốc kháng sinh Hà Nội, Bắc Ninh 11. Dự án nhà máy sản xuất khí công nghiệp Hải Phòng, Bắc Ninh V. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng STT Tên dự án Địa điểm 1. Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung Các tỉnh trong Vùng 2. Dự án men màu cho sản xuất gốm, sứ, gạch men Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh 4. Dự án sản xuất sợi thủy tinh và các sản phẩm từ sợi thủy tinh Hải Phòng, Quảng Ninh 5. Dự án sản xuất gạch bloc thủy tinh, gạch trang trí Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương 6. Dự án sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ, siêu nhẹ Hải Phòng, Hưng Yên VI. Công nghiệp dệt may, da giày STT Tên dự án Địa điểm A. Ngành Dệt-May 1. Dự án nhà máy may xuất khẩu Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc 2. Dự án đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 2 KCN Dệt may phố Nối Hưng Yên 3. Dự án xây dựng nhà máy sợi Quảng Ninh, Hải Phòng 4. Dự án nhà máy sản xuất bông xơ, bông tấm; Sản xuất khóa kéo Hải Phòng 5. Dự án nhà máy sản xuất chỉ may Hải Nội B. Ngành Da-Giầy 1. Dự án sản xuất giầy da thời trang, giầy thể thao, giầy nữ, giầy vải Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh 2. Dự án sản xuất cặp, túi ví Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh 3. Dự án sản xuất đế giầy, phom giầy Bắc Ninh, Hải Phòng 4. Dự án sản xuất các loại phụ liệu ngành giầy Bắc Ninh 5. Dự án xây dựng Trung tâm thiết kế mẫu Hải Phòng, Hà Nội VII. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản STT Tên dự án Địa điểm 1. Dự án khai thác than Quảng Ninh 2. Dự án thăm dò, khai thác cao lanh và sét-cao lanh Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc 3. Dự án thăm dò, khai thác sét làm vật liệu xây dựng Hà Nội, Hải Phòng. Quảng Ninh 4. Dự án thăm dò, khai thác đá vôi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương 5. Dự án thăm dò, khai thác đá xây dựng, đá ốp lát Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh VIII. Chương trình phát triển Công nghiệp sản xuất điện TT Chương trình 1. Chương trình phát triển các dự án nhiệt điện với với tổng công suất tăng thêm đến năm 2020 là 5.640 MW; giai đoạn 2021-2030 tăng thêm 2.670MW 2. Chương trình xây mới đường dây và trạm biến áp 500kV, 220 kV, 110kV Nguồn: Quyết định số 2757/QĐ-BCT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_cua.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - NGUYEN DUNG.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET - NGUYEN DUNG.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - NGUYEN DUNG.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH - NGUYEN DUNG.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - NGUYEN DUNG.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH - NGUYEN DUNG.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - NGUYEN DUNG.doc
Tài liệu liên quan