Luận án Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng đồng tháp mười

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Hoàng Sỹ Kim 2. TS. Lương Quang Huy HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công

pdf160 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng đồng tháp mười, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình ảnh, bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 6. Những đóng góp của luận án 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 8. Cấu trúc của luận án: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ 8 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 12 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.....21 Kết luận Chương 1 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1.1. Khái niệm đất ngập nước.......................................................................24 2.1.2. Khái niệm quản lý đất ngập nước .................................................. 26 2.1.3. Khái niệm bảo tồn các vùng đất ngập nước ........................................ 27 2.1.4. Khái niệm phát triển bền vững các vùng đất ngập nước ...................... 28 2.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về đất ngập nước ................................... 29 2.1.6. Khái niệm đa dạng sinh học .......................................................... 32 2.1.7. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học ................................................... 33 2.1.8. Khái niệm biến đổi khí hậu ................................................................. 33 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về đất ngập nước ................................. 36 2.2.2. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về đất ngập nước ........................ 41 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 2.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 46 2.3.2. Thể chế chính trị .................................................................................... 48 2.3.3. Chính sách, pháp luật ............................................................................. 50 2.3.4. Yếu tố khoa học và công nghệ ............................................................ 52 2.3.5. Yếu tố hợp tác quốc tế ........................................................................ 53 2.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ BÀI HỌC CHO VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐỒNG THÁP MƯỜI 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý của Hà Lan và một số vùng đất ngập nước trong nước ............................................................................................................. 54 2.4.2. Bài học rút ra cho vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười ................... 61 Kết luận chương 2 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐỒNG THÁP MƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 64 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 69 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, khai thác sử dụng đất ngập nước .......................................................................... 74 3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về đất ngập nước ............................................................................................... 75 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất ngập nước .......................... 80 3.2.4. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đất ngập nước ............. 81 3.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý đất ngập nước ................ 82 3.2.6. Quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lợi và tiềm năng đất ngập nước, nhất là vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước...... 83 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về đất ngập nước................................................................................................... 87 3.2.8. Hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững đất ngập nước................................................................................................... 87 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ....................................................... 88 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 90 Kết luận chương 3 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 4.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 4.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 98 4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................... 100 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 4.2.1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất ngập nước ........................................................................................................... 102 4.2.2. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế .................................................. 107 4.2.3. Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp quản lý đất ngập nước ................................................................................................... 109 4.2.4. Đẩy mạnh đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước ................................................................................................... 113 4.2.5. Tiến hành các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng “khôn khéo” đất ngập nước dựa vào cộng đồng .................................................... 115 4.2.6. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đất ngập nước ......................................................................................................................... 116 4.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước .............................................................. 118 4.2.8. Củng cố, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đất ngập nước ................................................................................................... 119 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BTTN : Bảo tồn thiên nhiên BVMT : Bảo vệ môi trường CBD : Công ước về đa dạng sinh học CITES : Công ước về buôn bán các động, thực vật hoang dã nguy cấp CNH : Công nghiệp hóa CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐNN : Đất ngập nước GTVT : Giao thông vận tải HDI : chỉ số phát triển con người HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HST : Hệ sinh thái IPCC : Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IUCN : Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên FAO : Tổ chức lương thực thế giới KBT : Khu Bảo tồn KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư MDG : Mục tiêu thiên niên kỷ NBD : Nước biển dâng NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản RAMSAR : Công ước về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước RNM : Rừng ngập mặn TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TP : Thành phố VQG : Vườn quốc gia UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU TT Nội dung Trang Hình 2.1 Một số hình ảnh đất ngập nước 34-35 Bảng 2.1 Các vùng ĐNN là các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam 41 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Hệ sinh thái đất ngập nước là một phần của cảnh quan thiên nhiên. Các công trình đã nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước có những giá trị kinh tế cũng như chức năng lớn như: Kiểm soát lũ lụt, bổ sung nước ngầm, giữ lại các chất bồi lắng và chất dinh dưỡng, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, làm sạch nước, là nguồn cung cấp đa dạng sinh học, cung cấp các sản phẩm của đất ngập nước, giải trí, du lịch, giá trị văn hoá... Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về đất ngập nước; là nơi có những vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống suối... chứa nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu; nơi có khu dự trữ sinh quyển đa dạng sinh học được đánh giá ở mức cao trên thế giới (đa dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người nguồn lương thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người, văn hóa và thẩm mỹ) [8]. Tuy nhiên, nhiều vùng đất ngập nước đang bị giảm diện tích và suy thoái ở mức độ nghiêm trọng do các yếu tố như: Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh; hiện tượng chặt phá rừng ngập mặn ven biển; các chất thải công nghiệp; ô nhiễm dầu, hóa chất bảo vệ thực vật... Vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười (sau đây viết tắt là Đồng Tháp Mười) là nơi cuối cùng còn tồn tại hệ sinh thái điển hình rừng lau, sậy ngập nước, là một trong số hệ sinh thái có diện tích ngập nước lớn ở Việt Nam. Cũng như các vùng đất ngập nước khác, việc khai thác Đồng Tháp Mười đem lại hiệu quả về kinh tế đã làm cho vùng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: ô nhiễm môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh thái đặc biệt là biến đổi khí hậu, rừng phòng hộ bị tàn phá, nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô và nước mặn xâm nhập sâu; thêm vào đó, hệ động - thực vật của vùng 3 trước kia rất phong phú nhưng hiện đã thay đổi, nhiều loài hoang dại thích nghi lâu đời ở vùng đang bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất như trăn, rắn, rùa, tràm gió, sen, súng Do đó, để quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên vùng Đồng Tháp Mười trong tương lai, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu góp phần bổ sung lý luận quản lý nhà nước về đất ngập nước; làm rõ thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu, làm rõ một số lý luận quản lý nhà nước về đất ngập nước. - Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. - Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu đất ngập nước vùng Đồng Tháp 4 Mười (giới hạn trong địa giới hành chính của 3 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang). - Về thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2003 (thời điểm Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước có hiệu lực, nay được thay thế bằng Nghị định số 66/2019/NĐ- CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ) đến nay. - Về nội dung: đề tài luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ môi trường lĩnh vực đất đai nói chung, đất ngập nước nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng kết thực tiễn: tiến hành tổng kết, đánh giá khái quát thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước ở các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười, qua đó rút ra một số vấn đề có tính lý luận. - Phương pháp thống kê - tổng hợp: Tiến hành thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, số liệu có liên quan nhằm đánh giá chính xác thực tiễn, đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận quản lý nhà nước về đất ngập nước. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, nghiên cứu các tài liệu, các báo cáo, đề tài nghiên cứu có liên quan đến đất ngập nước nhằm có những phân tích, đánh giá toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước và đưa ra đề xuất, kiến nghị. - Phương pháp chuyên gia: tiến hành xin ý kiến tư vấn của chuyên gia trong từng giai đoạn thực hiện nội dung nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về đất ngập nước. 5 - Phương pháp phân tích so sánh: Tiến hành phân tích so sánh thông tin, số liệu qua các năm và giữa các vùng, địa phương, các chủ thể tiến hành để đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: tiến hành khảo sát, nghiên cứu điển hình ở một số địa phương trong nước có vùng đất ngập nước như: Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu... Đây là cơ sở đánh giá thực trạng chung quản lý nhà nước về đất ngập nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười để có giải pháp sát hợp. - Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đang thực hiện các mặt hoạt động quản lý nhà nước về đất ngập nước và người dân đang sinh sống, làm việc ở địa phương có đất ngập nước bằng phiếu điều tra xã hội học và sử dụng phần mềm máy tính để xử lý số liệu nhằm có thêm thông tin đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu + Quản lý nhà nước về đất ngập nước được hiểu như thế nào? + Đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười có những đặc điểm đặc thù gì ảnh hưởng tới quản lý nhà nước? + Thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười như thế nào? Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân là gì? + Những giải pháp nào góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay? 5.2. Giả thuyết khoa học Quản lý nhà nước về đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và có hệ thống lý luận được định hình về cơ bản. Trong thời gian qua, quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười đã đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo một số mục tiêu 6 quản lý, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định, vì vậy việc khắc phục những hạn chế trong quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười cần được hoàn thiện, nếu không hoàn thiện thì đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười sẽ không phát huy hết những giá trị của nó, theo đó sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những tỉnh có liên quan trực tiếp là: Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang và quản lý nhà nước về đất ngập nước của vùng sẽ có hiệu quả thấp. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển, việc hoàn thiện quản lý nhà nước về đất ngập nước trong thời gian tới cần theo hướng: hoàn thiện và tổ chức tốt hệ thống văn bản quản lý về đất ngập nước; kiện toàn tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý; nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế thu hút vốn đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý. 6. Những đóng góp của luận án Về mặt lý luận: Luận án phân tích, bổ sung lý luận quản lý nhà nước về đất ngập nước bao gồm: hệ thống các quan niệm cơ bản; chỉ rõ các bộ phận cấu thành và vai trò của quản lý nhà nước về đất ngập nước; xác định các yếu tố tác động và điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về đất ngập nước. Đặc biệt, luận án đề xuất các giải pháp góp phần quản lý nhà nước về đất ngập nước có hiệu quả. Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười một cách khách quan, trên cơ sở đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của kết quả, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất ngập nước. Đồng thời, luận án cũng đề xuất, kiến nghị khoa học góp phần quản lý nhà nước về đất ngập nước có hiệu quả. Vì vậy, luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan, đơn vị, tổ chức khi nghiên cứu hoạch định chính sách cũng như nghiên cứu, giảng dạy, học tập liên quan đến quản lý nhà nước về đất ngập nước. 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài luận án nghiên cứu không những có ý nghĩa trong việc hệ thống các thông tin, các quan điểm, các công trình nghiên cứu trên thế giới mà còn có ý nghĩa trong việc bổ sung cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất ngập nước qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài Quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười sẽ mang lại cái nhìn tổng thể về lý luận cũng như thực tiễn việc quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc quản lý nhà nước đất ngập nước nói chung, vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói riêng trong thời gian tới thêm hiệu quả. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý nhà nước về đất ngập nước ở các địa phương khác ở Việt Nam có đất ngập nước. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài luận án có cấu trúc gồm 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đất ngập nước. Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. Chương 4: Định hướng và một số giải pháp quản lý nhà nước về đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Michael Williams (1990), “Wetlands: A Threatened landscape”, Nhà xuất bản (Nxb) Cambridge, USA. Tác giả công trình nghiên cứu cho rằng đất ngập nước (sau đây viết tắt là ĐNN) gồm nhiều vùng, phân bố rộng khắp, hình thành từ nhiều phần cảnh quan như vùng cửa sông, bờ biển mở, đồng bằng ngập nước, có tính đa dạng sinh học cao cả về thành phần loài và hệ sinh thái nhưng lại bị đe dọa, suy thoái nghiêm trọng cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, đặc biệt ở những quốc gia có phần tỷ lệ đất ngập nước không lớn. Công trình nghiên cứu của tác giả đã tạo ra cách nhìn mới về ĐNN ở Mỹ, đó là sự công nhận những giá trị của ĐNN đối với việc quản lý chất lượng nước và đánh giá cao các giá trị về văn hóa, du lịch, giải trí ĐNN mang lại, dẫn đến việc Chính phủ Liên bang đã và đang có trách nhiệm cao hơn đối với việc bảo vệ các vùng đất ngập nước. Công trình nghiên cứu cho thấy để đưa ra thông điệp bảo vệ đất ngập nước, tác giả Michael Williams đã tập trung nghiên cứu về sự đa dạng của đất ngập nước, Michael Williams đã thành công trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự hình thành, đặc điểm phân bố của đất ngập nước, chỉ ra đất ngập nước có tính đa dạng sinh học cao cả về thành phần loài và hệ sinh thái nhưng lại đang bị đe dọa, suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả mới chỉ tập trung vào nghiên cứu những giá trị của ĐNN đối với việc quản lý chất lượng nước và các giá trị về văn hóa, du lịch, giải trí mà ĐNN mang lại, chưa đề cập tới sự cần thiết cần phải quản lý đất ngập nước của nhà nước cũng như chưa đề xuất những giải pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên này trước những yếu tố làm suy giảm 9 giá trị và chức năng của ĐNN.[102] Dugan Patrik J (1990), “Protection of wetlands”. Công trình nghiên cứu dài 105 trang, P.J. Dugan đã thống kê trên thế giới có khoảng 50 định nghĩa khác nhau về ĐNN. ĐNN là một trong những vùng đất màu mỡ nhất thế giới, nó thiết yếu đối với sức khỏe, phúc lợi và sự an toàn của người dân sống trong đó hoặc gần đó, đó là chiếc nôi tạo ra tính đa dạng của sinh vật, cung cấp nước và sản vật chủ yếu để muôn loài động - thực vật sinh sống (chim, động vật có vú, bò sát, động vật lưỡng cư, động vật không xương sống...). D.J. Dugan cũng chỉ ra rằng ĐNN có rất nhiều chức năng như: nạp nước ngầm, tiết nước ngầm, khống chế lũ lụt, ổn định bờ biển, chống xói mòn, giữ lại các chất độc/chất cặn, xuất khẩu sinh khối, chống sóng bão/chắn gió, ổn định vi khí hậu, giao thông thủy, giải trí, du lịch. Với giá trị và chức năng như vậy ĐNN cần được quản lý và bảo vệ tiến tới thành lập “Ngành công nghiệp đất ngập nước - wetland industry” trong các trung tâm, viện nghiên cứu về ĐNN. Cũng giống như Michael, công trình nghiên cứu của D.J. Dugan đã có thành công trong việc nghiên cứu những định nghĩa khác nhau về ĐNN, chỉ ra những giá trị và chức năng to lớn của ĐNN, tuy nhiên, công trình nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc khẳng định ĐNN có những giá trị và chức năng quan trọng cần phải được quản lý và bảo vệ mà chưa đề xuất những cách thức, biện pháp để quản lý và bảo vệ tài nguyên ĐNN có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững [99]. C. Cocklin (1995), “Institutional and landowner perspectives on wetland management in New Zealand” (Quan điểm về thể chế và chủ sở hữu quản lý đất ngập nước ở New Zealand), Tạp chí Quản lý Môi trường, số 2, T10/1995, tr 143-161. Tác giả công trình nghiên cứu cho rằng ĐNN là một trong những hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng nhất, ước tính hiện nay ở New Zealand chỉ có khoảng 8% diện tích đất ngập nước ban đầu hiện vẫn còn. Cũng như ở những nơi khác, thể chế cho việc quản lý môi trường sống 10 của các hệ sinh thái quan trọng đã được ban hành rõ ràng, đầy đủ nhưng ở New Zealand thể chế cho việc quản lý tài nguyên đất ngập nước chưa được thực thi đầy đủ mặc dù việc quản lý, bảo vệ tài nguyên ĐNN ở đây luôn được nhấn mạnh. Tác giả công trình nghiên cứu đã trình bày về một câu hỏi khảo sát liên quan đến việc quản lý tài nguyên cho các cơ quan quản lý (hội đồng địa phương và khu vực) trong cả nước về vấn đề bảo vệ và quản lý ĐNN để từ đó vạch ra chiến lược quản lý ĐNN trong bối cảnh mới của đất nước. Qua công trình nghiên cứu cho thấy, Cocklin đã đồng quan điểm với Michael Williams cho rằng tài nguyên ĐNN là một trong những hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Cocklin đã có thành công nhất định khi nghiên cứu về thể chế, việc quản lý môi trường sống của các hệ sinh thái ĐNN nói chung và ở New Zealand nói riêng luôn được nhấn mạnh. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Cocklin cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá khảo sát thực tế qua một câu hỏi có liên quan đến việc quản lý tài nguyên ĐNN để từ đó vạch ra chiến lược quản lý ĐNN trong bối cảnh của đất nước, công trình chưa có nội dung nghiên cứu về đề xuất giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, bảo vệ tài nguyên ĐNN đáp ứng yêu cầu phát triển và xu thế trong tình hình mới [97]. Anita Pedersen, Nguyễn Huy Thắng (1996), “The conservation of key coastal wetland site in the Red River Delta”, BirdLife International, FIPI, Hà Nội. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu mức độ đe dọa, sự đa đạng sinh học và tầm quan trọng của công tác bảo tồn tiềm lực nguồn thủy sản, hải sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn từ đó chỉ ra 7 vùng đất ngập nước ven biển quan trọng, trong đó quan trọng nhất là khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy, thứ hai là toàn bộ vùng ngập nước ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; đồng thời các tác giả cũng kiến nghị việc lập quy hoạch chi tiết cho vùng, giúp cho công tác bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên ĐNN vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng là cần thiết. Qua công trình nghiên cứu “Bảo vệ các vùng đất ngập 11 nước chính ở đồng bằng sông Hồng” cho thấy các tác giả nghiên cứu đã thành công khi nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn tầm quan trọng của việc bảo tồn ĐNN trong việc cung cấp nguồn thủy hải sản, làm đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng, chỉ ra vùng đất ngập nước ven biển có tầm quan trọng quốc gia. Tuy nhiên nội dung các tác giả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đưa ra kiến nghị về lập quy hoạch chi tiết vùng đất ngập nước thuộc vùng giúp công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên ĐNN châu thổ sông Hồng, chưa đề cập, nghiên cứu đến các nội dung quản lý nhà nước về đất ngập nước [96]. TS. Gill Shepherd và Lý Minh Đăng (2009), “Tổng quan về áp dụng Tiếp cận Hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam” (bản dịch tiếng Việt), Nxb VPQG IUCN tại Việt Nam. Tác phẩm dài 88 trang, tập hợp của nhiều nghiên cứu về cách tiếp cận hệ sinh thái vào các khu ĐNN tại Việt Nam và việc quản lý hệ sinh thái đất ngập nước (Nghiên cứu điểm tại Việt Nam). Nghiên cứu về cách tiếp cận hệ sinh thái vào khu ĐNN tại Việt Nam, các tác giả đã làm rõ những thách thức trong cách tiếp cận hệ sinh thái, kinh nghiệm, các bài học về khu bảo tồn, khu bảo tồn ĐNN và khu đất ngập nước tự do sử dụng, những nghiên cứu tổng hợp về rừng và ĐNN, qua các bài học từ quản lý rừng ở Việt Nam thập niên trước và khả năng áp dụng trong quản lý ĐNN nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu về việc quản lý hệ sinh thái ĐNN với nghiên cứu điểm tại Việt Nam, các tác giả đã trình bày, giới thiệu các vùng ĐNN ở Việt Nam và việc quản lý hệ sinh thái ĐNN còn nhiều hạn chế và đề xuất giải pháp phát huy những giá trị của tài nguyên ĐNN. Nghiên cứu của TS. Gill Shepherd và Lý Minh Đăng đã có đề cập tới cách tiếp cận hệ sinh thái vào khu ĐNN ở Việt Nam, những thách thức khi tiếp cận, hạn chế trong việc quản lý hệ sinh thái ĐNN. Nội dung công trình nghiên cứu đề cập chính về ĐNN nói chung ở đất nước Việt Nam, một số nội dung tổng hợp về rừng. Nghiên cứu chưa đề cập đến việc quản lý của nhà 12 nước đối với ĐNN ở một địa điểm nào nhất định ở Việt Nam để làm tài liệu tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên ĐNN vùng Đồng Tháp Mười, Việt Nam. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Lê Văn Tiềm (1980), “Diễn biến độ chua dưới tác động ngập nước”, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Để làm sáng tỏ “Diễn biến độ chua dưới tác động ngập nước”, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề: một là tác động của sự ngập nước đã làm thay đổi thành phần, hàm lượng cation hấp thu trao đổi của ĐNN, vấn đề này được đặt ra vì lớp cation hấp thu trao đổi này quyết định độ chua của đất; hai là nguyên nhân giảm độ chua trao đổi của đất dưới tác động bị ngập nước; ba là hình thức đất chưa khử, một hình thức tồn tại của đất chua dưới trạng thái ngập nước; bốn là đặc tính của quá trình chuyển hóa giữa hai hình thức là đất chua oxy hóa và đất chua khử; năm là sự thay đổi của các chỉ tiêu độ chua dưới tác động ngập nước và cuối cùng là một số vấn đề liên quan đến độ chua đất trồng lúa nhằm giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến độ chua của ĐNN [43]. Vũ Trung Tạng (1996),“Chiến lược quản lý và bảo vệ các loại đất ngập nước vùng cửa sông giai đoạn 1996-2000”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ nhiều lý luận và thực tiễn về nghiên cứu ĐNN, đánh giá tổng quát các loại ĐNN, tiềm năng ĐNN, các mối đe dọa, hành động, chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ĐNN vùng cửa sông, từ đó nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái ĐNN. Đây là những nội dung sẽ được kế thừa trong các nghiên cứu tiếp theo [90]. Nguyễn Trường Khoa (2003), “Đặc điểm môi trường và tài nguyên đất ngập nước, biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ môi trường đất ngập nước các cửa sông tỉnh Quảng Trị”, luận án tiến sĩ Sinh thái. Tác giả Nguyễn 13 Trường Khoa đã tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề về đặc điểm môi trường nước, đất và tài nguyên sinh vật ĐNN, thông qua các nội dung nghiên cứu: (1) Nghiên cứu đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật ĐNN cửa sông Bến Hải (địa hình, khí hậu, đặc điểm môi trường nước, các loại đất, các loại tài nguyên sinh vật ĐNN vùng cửa sông); (2) Nghiên cứu đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật ĐNN cửa sông Thạch Hãn (địa hình, khí hậu, thời tiết, đặc điểm, tai biến môi trường nước, các loại đất, các hệ sinh thái ĐNN cửa sông); (3) Nghiên cứu tình hình quản lý, khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường đất ngập nước các cửa sông (tình hình khai thác sử dụng (sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản; đánh bắt hải sản ven bờ; sản xuất muối; vận tải - công nghiệp; các hoạt động khai thác sa khoáng), sử dụng GIS - hệ thống địa lý cho quy hoạch, quản lý, sử dụng ĐNN; (4) Đề xuấ... quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Đất ngập nước ở Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, mang lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội, văn hóa Tuy nhiên, quá trình khai thác và sử dụng ĐNN, sinh vật, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt các vấn đề bức xúc về môi trường vẫn không giảm: “Môi trường sống và di cư của nhiều loài bi đe dọa do các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN. Các loại chất thải ngày càng gia tăng cộng với nuôi trồng đánh bắt thủy sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt. Nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô đi kèm sử dụng không hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp”. Do đó, việc quản lý nhà nước về đất ngập nước là rất cần thiết. Theo đó, quản lý nhà nước về đất ngập nước được hiểu “là sự tác động có mục đích của Nhà nước thông qua các biện pháp quản lý để định hướng các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng của ĐNN để phát triển kinh tế - xã hội trong giới hạn cho phép; khoanh vùng bảo vệ giống, loài đang sinh sống, cư trú và phát triển trên vùng ĐNN; duy trì và bảo vệ môi trường; cân bằng và bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái đặc thù, có giá trị đa dạng sinh học cao để phát triển bền vững”. Đối với quan điểm của tác giả, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài thì quản lý nhà nước về ĐNN là quản lý vi mô của nhà nước đối với đất ngập nước thông qua việc Nhà nước sử dụng bộ máy, các công cụ của mình (kế hoạch, pháp luật và các chính sách) để quản lý các hoạt động liên quan 30 đến ĐNN, làm cho các hoạt động đó diễn ra đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn nhằm bảo tồn, sử dụng hợp lý, phát huy các giá trị của ĐNN, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội và bảo vệ môi trường. Quản lý nhà nước về ĐNN bao gồm cả việc xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của cơ quan, đơn vị hành chính riêng lẻ trong quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo vệ đất đai; làm hài hòa lợi ích các bên tham gia giữa nhà nước - doanh nghiệp - người dân, giữa các tỉnh, các vùng có tài nguyên ĐNN và lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế và xã hội, Từ những điều trình bày ở trên có thể thấy quản lý nhà nước về đất ngập nước được cấu thành bởi các yếu tố: - Chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước được giao quyền theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Chủ thể quản lý rất ít thay đổi (thay đổi do phân cấp quản lý hay do tách hoặc sáp nhập đơn vị hành chính) hoặc không thay đổi (vì phân cấp quản lý và việc phân chia đơn vị hành chính thường ổn định trong thời gian dài). Theo đó, chủ thể quản lý nhà nước về đất ngập nước bao gồm: + Ở Trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước (Luật Bảo vệ Môi trường) và Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN (Nghị định số 66/2019/NĐ-CP). Bộ Tài nguyên và Môi trường là chủ thể chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ Môi trường); cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN và một số trách nhiệm cụ thể khác được quy định tại Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN (Khoản 1, Điều 31). Các chủ thể khác như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Kế 31 hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN theo các nội dung quy định tại Nghị định số 66/2019/NĐ-CP của Chính phủ và pháp luật có liên quan. + Ở địa phương: Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN trên địa bàn quản lý theo các nội dung quy định trong Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ. Các cơ quan chuyên môn như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các sở chuyên ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước ĐNN theo sự phân công của UBND cấp tỉnh. - Khách thể quản lý (đối tượng quản lý) là những gì mà hoạt động quản lý hướng tới, tác động tới bao gồm: trật tự quản lý hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức liên đới chịu trách nhiệm, hành vi nhằm thiết lập trật tự trong quản lý hành chính nhà nước. Theo đó, khách thể (đối tượng) của quản lý nhà nước về đất ngập nước gồm có: + Các chủ thể quản lý và sử dụng ĐNN. Các chủ thể quản lý ĐNN như: các Ban Quản lý Khu bảo tồn, Ban Quản lý Vườn quốc gia..., những chủ thể này được Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý ĐNN theo phân công, phân cấp hành chính ở địa phương. Các chủ thể sử dụng ĐNN như: các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân...cũng là đối tượng của các cơ quan quản lý nhà nước về ĐNN. + Đất ngập nước: là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước về ĐNN. Theo Luật đất đai (2013), ĐNN là một trong những loại đất thuộc các nhóm đất (03 nhóm) được Nhà nước thống nhất quản lý [37]. 32 - Phương pháp quản lý nhà nước về ĐNN: là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên ĐNN và chủ thể sử dụng ĐNN nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất định. Quản lý nhà nước về ĐNN sử dụng một số phương pháp như: (1) Phương pháp quản lý hành chính: là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ thể là các cơ quan quản lý ĐNN và các chủ thể là người sử dụng ĐNN (các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức...) bằng các biện pháp, quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc, yêu cầu đối tượng sử dụng phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. (2) Phương pháp kinh tế: là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước vào đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế để đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động của mình đảm bảo có hiệu quả. (3) Tuyên truyền, giáo dục: là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong các hoạt động kinh tế - xã hội, quản lý đất đai nói chung và quản lý ĐNN nói riêng. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp toán học, phương pháp thống kê... 2.1.6. Khái niệm đa dạng sinh học Theo Công ước Đa dạng sinh học (ngày 22/5/1992 tại Rio de Janeiro), khái niệm "Đa dạng sinh học" (sau đây viết tắt là ĐDSH) là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Luật Đa dạng sinh học (2008), khái niệm ĐDSH được hiểu là “sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”. 33 Trong phạm vi nghiên cứu, ý kiến của tác giả về ĐDSH được hiểu là: “ĐDSH là sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm tất cả loài thực vật, động vật và vi sinh vật, cũng như tần số xuất hiện, các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh thái mà chúng tạo nên dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp”. 2.1.7. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học (2008) và văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội, bảo tồn đa dạng sinh học (sau đây viết tắt là ĐDSH) được hiểu là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”. Bảo tồn ĐDSH là một nguyên lý khoa học, mang tính chất đa ngành, thiết yếu được xây dựng những biện pháp tiếp cận từ quản lý nhà nước bằng các văn bản luật và dưới luật cho đến đưa ra các công cụ ứng dụng nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay. 2.1.8. Khái niệm biến đổi khí hậu Theo Công ước Khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (sau đây viết tắt là BĐKH) (1992), BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi và sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. Nguyên nhân chính làm BĐKH trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra chất thải khí nhà kính, hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Theo ý kiến cá nhân, tác giả xin đưa ra khái niệm BĐKH như sau: BĐKH là sự thay đổi thành phần và chất lượng môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại cho môi trường sống của con người và 34 các sinh vật trên Trái đất, ảnh hưởng đến thành phần, khả năng hồi phục, sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc có kiểm soát hoặc tác động đến sức khỏe của con người hoạt động và các hệ thống kinh tế - xã hội. Hình 2.1: Một số hình ảnh đất ngập nước [87] ĐNN ở New York - Mỹ ĐNN Gahai Trung Quốc ĐNN Candaba - Nhật Bản ĐNN ở Thái Lan ĐNN Mont Saint-Michel, Pháp 35 Vùng ĐNN Saemangeum tỉnh Bắc Cheolla - Hàn Quốc Creek Vestamager trong ĐNN Đan Mạch ĐNN tại Kratie và Stung Treng - Campuchia ThườngRedshank (Tringatotanus) Baral Hikman ĐNN ở Oman Một loài chim vùng ĐNN Ordos của Mông Cổ Sếu đầu đỏ Tràm Chim Đồng Tháp Mười 36 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về đất ngập nước 2.2.1.1. Chức năng của đất ngập nước Đất ngập nước Việt Nam có nhiều chức năng quan trọng, cụ thể như: - Chức năng nạp, tiết nước ngầm: Vào mùa mưa, khi dư lượng nước mặt lớn, các vùng ĐNN có tác dụng như một bể chứa nước để sau đó ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô. Quá trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước ngầm. Mặc khác, quá trình nạp và tiết nước liên tục giữa vùng ĐNN với các tầng nước ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các tầng nước ngầm trở lên sạch hơn. Ví dụ những vùng ĐNN dưới rừng Tràm (U Minh Thượng) đóng vai trò giữ nước, điều hòa độ ẩm, giữ cho lớp than bùn ẩm ướt, thêm vào đó, có tác dụng hạn chế quá trình phèn hóa, cung cấp nước sinh hoạt quanh năm cho người dân và động vật. + Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: các vùng ĐNN (đặc biệt là hồ, rừng ngập mặn (sây đây viết tắt là RNM), bãi triều, vũng, vịnh ven bờ...) có tác dụng như các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần làm sạch nước và hạn chế ô nhiễm môi trường biển. + Chức năng tích lũy dinh dưỡng: Giữ lại các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho, các nguyên tố vi lượng,...) cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản và lâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng như ở các vùng ĐNN đồng bằng sông Hồng (sau đây viết tắt là ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (sau đây viết tắt là ĐBSCL) và các thủy vực khác. + Chức năng điều hòa vi khí hậu: đặc biệt ở vùng có cỏ biển, RNM, rạn san hô, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính. + Chức năng hạn chế lũ lụt: đất ngập nước (RNM, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo...) có thể đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hòa lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận như hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Trị An,... + Chức năng sản xuất sinh khối: là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn 37 thức ăn cho các loại thủy sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi. Ngoài ra, một phần các chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đã chế sẽ được các dòng chảy bề mặt chuyển đến các vùng hạ lưu và các vùng ven biển, làm giàu nguồn thức ăn cho những vùng đó. + Chức năng duy trì đa dạng sinh học: Nhiều vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN có rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động, thực vật hoang dã. ĐNN là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam. + Chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần: nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật RNM, thảm có biển, rạn san hô (sau đây viết tắt là RSH) mà các vùng ĐNN ven biển có chức năng bảo vệ bờ biển khỏi bị tác động của sóng, thủy triều, xói lở, sóng thần. Mặc khác, chúng còn tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Các RSH ngầm rộng lớn đã giảm cường độ sóng tác động đến bờ biển, các vùng ven đảo trong thời kỳ dông bão, sóng thần. Nhiều năm trở lại đây, diện tích các hệ sinh thái ĐNN tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động khai hoang để sử dụng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy – hải sản. Do đó, đường bờ biển liên tục bị biến động, chiều dài bờ biển bị xói lở (ven bờ đồng bằng sông Hồng, Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ). + Chức năng khác: Ngoài các chức năng nói trên, ĐNN còn đóng vai trò quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản...Đặc biệt, ĐNN là nơi sinh sống của phần lớn dân số Việt Nam. 2.2.1.2. Giá trị của đất ngập nước a) Giá trị kinh tế Các vùng đất ngập nước tại Việt Nam góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông thủy. Các 38 dòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là những vùng sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh. Giai đoạn sau năm 1989, các vùng ĐNN góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/năm (giai đoạn 1976-1988) đã trở thành nước không chỉ cung cấp đủ gạo ăn mà xuất khẩu 3,4 triệu tấn gạo/năm, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thứ 2 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản liên tục tăng, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành như công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Từ năm 2002, khai thác ven bờ đạt 1.434.800 tấn, đưa ngành thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 cả nước. Nổi bật trong giai đoạn này là sự phát triển mạnh của ngành du lịch dựa trên các giá trị của ĐNN. Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Côn Đảo, các bãi biển nổi tiếng Phan Thiết, Vũng Tàu, Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu căn cứ cách mạng ở vườn quốc gia (sau đây viết tắt là VQG) U Minh Thượng, các khu du lịch sinh thái như VQG Xuân Thuỷ, VQG hồ Ba Bể, VQG Tràm Chim... là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Một số vùng ĐNN điển hình ven biển Việt Nam: cửa sông Bạch Đằng, cửa sông Ba Lạt, cửa sông Văn Úc, cửa Đáy (bãi triều Kim Sơn), đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thị Nại, cửa sông Tiền, bãi triều Tây Nam Cà Mau cũng mang lại lượng giá trị kinh tế cao. b) Giá trị văn hóa Đất ngập nước có những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia. Đất ngập nước Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nước và rộng hơn là nền văn minh nước (water civilization). Đất ngập nước và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ ở Việt Nam. Có rất nhiều biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên quan 39 đến đất ngập nước như: Hoa sen được chạm khắc trong các đền chùa, trong các điệu múa, bài ca dao ĐNN là nơi lưu trữ nhiều hiện vật của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc (Cửa sông Bạch Đằng,...); là nơi gắn liền với các di tích lịch sử (Đền Bà ở cửa Lân thuộc cửa sông Hồng; chiến khu cách mạng U Minh Thượng...). Thêm vào đó, các khu ĐNN còn đóng góp giá trị lớn về giáo dục, môi trường, lịch sử văn hóa gắn liền với các thời kỳ cách mạng của dân tộc, nghiên cứu khoa học. c) Giá trị bảo tồn Năm 1989, Việt Nam là quốc gia thứ 50 trên thế giới và cũng là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước Ramsar. Khu bảo tồn (sau đây viết tắt là KBT) thiên nhiên ĐNN Xuân Thủy nay là Vườn Quốc gia Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Tháng 8 năm 2005, Bàu Sấu và các vùng ĐNN theo mùa thuộc VQG Cát Tiên đã trở thành khu Ramsar thứ 2. Từ năm 2010 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề cử khu Ramsar và đã được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận thêm 7 khu Ramsar, nâng tổng số lượng khu Ramsar của Việt Nam lên thành 9 khu ( VQG Xuân Thủy, vùng ĐNN Bàu Sấu, Hồ Ba Bể, VQG Tràm Chim, VQG Mũi Cà Mau, VQG Côn Đảo, VQG U Minh Thượng, Khu Ramsar Láng Sen và KBT thiên nhiên ĐNN Vân Long); hai hệ thống bảo tồn liên quan đến ĐNN: hệ thống rừng đặc dụng và hệ thống các KBT biển. Ngoài ra, chúng ta có các khu dự trữ sinh quyển (là các khu ĐNN) được UNESCO công nhận: RNM Cần Giờ, Cát Tiên, quần đảo Cát Bà, ĐNN ven biển đồng bằng sông Hồng, Kiên Giang và Tây Nghệ An (xem Bảng 2.1). d) Giá trị đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật; cung cấp cho con người nguồn lương thực thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng; duy trì và bảo 40 vệ sức khỏe cho con người, văn hóa và thẩm mỹ... Các vùng ĐNN nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh là nơi chứa nhiều loài động thực vật đặc hữu. Các hệ sinh thái (sau đây viết tắt là HST) ĐNN ven biển là nơi cư trú của nhiều loài cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo...ĐNN vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng về các loài chim định cư, di cư, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn, cỏ biển và tảo. Các đầm phá miền Trung là nơi cư trú của nhiều loài cá và chim di cư, có nét độc đáo về sinh cảnh tự nhiên, có giá trị đa dạng sinh học lớn. Từ những điều trình bày trên có thể khẳng định các vùng ĐNN đã và đang đóng vai trò quan trọng như: nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, xuất khẩu sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống sói lở và ổn định bờ biển, là nơi du lịch giải trí, duy trì ĐDSH, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như thủy sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải thủy, sản xuất năng lượng, du lịch, khai khoáng... Là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, ĐNN mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước, một diện tích lớn của ĐNN đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác làm cho tính chất, giá trị của ĐNN bị mai một. Sự phát triển này đã làm cho môi trường nói chung, môi trường ĐNN nói riêng có chiều hướng xấu đi do chất thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường như ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ, các chất độc hại trong khai thác tài nguyên. Theo dự báo của các nhà khoa học về mực nước biển dâng (sau đây viết tắt là MNBD) trong thế kỷ 21, ở Việt Nam khi MNBD cao, khoảng 1/2 trong số 68 khu ĐNN sẽ bị ảnh hưởng nặng nề; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt; ảnh hưởng tới 41 nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt của nhiều vùng. Kịch bản BĐKH, NBD (sử dụng trong thời điểm hiện nay) là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình. Theo đó, vào năm 2100, nước biển sẽ dâng cao 75cm, diện tích toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 19%. Nếu không có chiến lược thì trong tương lai không xa, các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế sẽ bị thiệt hại, ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý và bảo tồn có hiệu quả các vùng ĐNN sẽ làm gia tăng giá trị của chúng, đảm bảo duy trì được các chức năng tự nhiên của ĐNN phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước là vô cùng cấp thiết. Bảng 2.1: Các vùng ĐNN là các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam [39] Vườn Quốc gia Khu bảo tồn thiên nhiên Toàn bộ là các vùng ĐNN 1. Xuân Thủy 2. Tràm Chim 3. U Minh Thượng 4. U Minh Hạ 5. Mũi Cà Mau Một phần là ĐNN 1. Ba Bể 2. Bái Tử Long 3. Cát Tiên 4. Côn Đảo 5. Phú Quốc 6. Lò Gò - Sa Mát Toàn bộ là các vùng ĐNN 1. Thạch Phú 2. Lung Ngọc Hoàng 3. Kiên Lương 4. Bạc Liêu 5. Tiền Hải 6. Vồ Dơi 7. Hồ sông Đà 8. Hồ Cấm Sơn 9. Hồ Lăk 10. Hồ Núi Cốc Một phần là ĐNN: 1. Bình Châu 2. Phước Bửu; 3. Ea Ral; 4. Trấp Ksơ; 5. Vân Long 2.2.2. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về đất ngập nước Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về phạm vi bảo tồn 42 và phát triển bền vững các vùng ĐNN và các nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN (Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 29/3/2003 (trước đây) có 8 nội dung; Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ có 7 nội dung). Tuy nhiên, như trên đã trình bày quản lý nhà nước về đất ngập nước được hiểu: “Là sự tác động có mục đích của Nhà nước thông qua các biện pháp quản lý để định hướng các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng của ĐNN để phát triển kinh tế - xã hội trong giới hạn cho phép; khoanh vùng bảo vệ giống, loài đang sinh sống, cư trú và phát triển trên vùng ĐNN; duy trì và bảo vệ môi trường; cân bằng và bảo vệ nghiêm ngặt môi trường, hệ sinh thái đặc thù, có giá trị ĐDSH cao để phát triển bền vững”. Vì vậy, nhằm cụ thể hóa văn bản pháp luật nêu trên, quản lý nhà nước về ĐNN dưới góc độ của quản lý nhà nước gồm các nội dung chủ yếu sau: 2.2.2.1. Ban hành quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng, khoanh vùng bảo vệ đất ngập nước Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững ĐNN có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Việc lập quy hoạch, kế hoạch và chất lượng của công tác quy hoạch, kế hoạch được xác định là một trong những yếu tố góp phần quản lý ĐNN có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững các giá trị tài nguyên đất ngập nước. 2.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất ngập nước Để quản lý ĐNN, nhiều văn bản pháp luật về quản lý ĐNN đã được ban hành, đặc biệt là Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 (cũ); nay là Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị định và các văn bản liên quan chưa đáp ứng yêu cầu của việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ hệ sinh 43 thái ĐNN đang bị đe dọa, có nguy cơ suy thoái. Đặc biệt, chưa phát huy hết giá trị của ĐNN đối với cộng đồng, chưa hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN. Sự thiếu hụt trong hệ thống chính sách, văn bản về ĐNN đã dẫn tới công tác quản lý nhà nước về ĐNN hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, lợi ích từ các dịch vụ của hệ sinh thái ĐNN cho cộng đồng chưa được phát huy tối đa, tài nguyên ĐNN bị sử dụng, khai thác quá mức và ảnh hưởng việc bảo tồn các chức năng, giá trị lâu bền của ĐNN. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật quản lý về ĐNN, cũng như việc tổ chức thực hiện các văn bản đó góp phần nâng cao năng lực bảo tồn, sử dụng tài nguyên ĐNN và chia sẻ lợi ích của ĐNN trong xã hội, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước, thực hiện hiệu quả cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng “khôn khéo” các vùng ĐNN ở Việt Nam. 2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất ngập nước Tổ chức bộ máy quản lý là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Việc tổ chức tốt bộ máy quản lý nhà nước có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ quy định trong chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, giúp cho việc xây dựng và ban hành các quyết định có tính khả thi và hiệu quả. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ĐNN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau có vai trò và trách nhiệm nhất định trong việc quản lý các hệ sinh thái ĐNN, trong đó: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN trên phạm vi toàn quốc; Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong thực hiện thống nhất chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước. 2.2.2.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đất ngập nước “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài 44 nguyên và bảo vệ môi trường” là một trong những giải pháp quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) của Đảng (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường). Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (sau đây viết tắt là TNTN) nhất là nhận thức về ĐNN thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì vậy, cần tăng cường hơn việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ TNTN, về ĐNN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường; thực hiện văn hóa thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với môi trường thiên nhiên để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý đất ngập nước Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trực tiếp thực thi các chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị; các mục tiêu quốc gia; thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức, hướng tới mục tiêu tạo sự thay đổi về chất trong thực thi các nhiệm vụ chuyên môn, nhất là các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất ngập nước . 2.2.2.6. Đầu tư các nguồn lực để quản lý nhà nước về đất ngập nước Việc tăng cường đầu tư các nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật 45 chất và khoa học kỹ thuật) sẽ phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước có hiệu quả, phát huy những tiềm năng, giá trị vốn có của đất ngập nước. 2.2.2.7. Quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi và tiềm năng các vùng đất ngập nước Các hệ sinh thái ĐNN không chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, mà còn có chức năng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí phục vụ đời sống xã hội hiện tại và tương lai. Các hệ sinh thái ĐNN của Việt Nam là nơi tích lũy ĐDSH cao, có tiềm năng lớn để sản xuất và cung cấp các nguồn năng lượng xanh, sạch, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Đồng thời, sự phong phú của các loài động vật, thực vật có vai trò quan trọng về tinh thần và văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt với cộng đồng dân cư có cuộc sống dễ bị tổn thương do BĐKH. Đa dạng sinh học ở vùng ĐNN không chỉ là vấn đề cốt lõi trong sinh kế hướng tới sự thịnh vượng, mà còn xem như là vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước, chất lượng rừng, chất lượng hệ sinh thái bị biến đổi trong bối cảnh BĐKH hiện nay. Vì vậy, nhà nước cần có sự quản lý đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN, nhất là vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước ở các vùng đất ngập nước. 2.2.2.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về đất ngập nước Thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động quản lý nhà nước song song với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Đồng thời, là cầu nối, kênh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, TNTN một cách hiệu quả thông qua việc rà soát tình hình thực thi pháp luật tại địa phương để lồng ghép, phổ biến quy định mới, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh 46 nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan; tiếp nhận ý kiến góp ý, phản hồi về bất cập trong chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Để quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai, nhất là tài nguyên ĐNN, nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát môi trường, xử lý các vi phạm liên qu...ng đất ngập nước giai đoạn 2004-2010, Hà Nội. 28. Cục Quản lý Tài nguyên nước (2010), Báo cáo kết quả điều tra tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước vùng Đồng Tháp Mười, Hà Nội. 29. Cục Quản lý Tài nguyên nước (2012), Quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong mối liên hệ với bối cảnh Việt Nam, Hà Nội. 30. Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (SPAM) (2003), Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 31. Đinh Đức Trường (2010), Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 32. Học viện Hành chính, “Giáo trình Quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi trường”; Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế của Tiến sỹ Trần Thanh Lâm. 33. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (2008), Tuyển tập các công trình khoa học Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 34. Hoàng Văn Thắng (2005), Đa dạng sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động lên hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Bàu Sấu, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 129 35. Hoàng Văn Thắng (2005), “Quản lý hệ sinh thái đất ngập nước Bàu Sấu - Vườn Quốc gia Cát Tiên theo hướng tiếp cận hệ sinh thái”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 21, số 2, 2005, Chuyên san Tự nhiên và Công nghệ, tr.38 - 47. 36. John Pilgrim (2007), “Tác động của mực nước biển dâng đến sinh cảnh tự nhiên quan trọng tại Việt Nam”, Hội thảo Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu, Hà Nội. 37. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ Ba (2010), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Lê Công Kiệt (1993), “Vai trò của thảm thực vật thủy sinh trong quản trị hệ sinh thái đất ngập nước ở Đồng Tháp Mười”, Điều tra và Quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 39. Lê Diên Dực (1998), Báo cáo tổng quan về đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Lê Phát Quới (2006), “Hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học ở Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen”, Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội. 41. Lê Phát Quới (2006), “Báo cáo Bản đồ đất ngập nước khu bảo tồn Đất Ngập Nước Láng Sen”, Chương trình Đa dạng Sinh Học Đất ngập nước Mekong, Hà Nội. 42. Lê Văn Tiềm (1980), Diễn biến độ chua dưới tác động ngập nước, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội. 43. Mai Đình Yên (2002), “Về phân loại học đất ngập nước”, Hội thảo quốc gia đất ngập nước Việt Nam: hiểu biết, hiện trạng, quản lý và chiến 130 lược, Hà Nội. 44. Mai Trọng Nhuận, Vũ Trung Tạng (2004), “Báo cáo chuyên đề kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ven biển Việt Nam”, Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường biển Đông và Vịnh Thái Lan của UNEP, Hà Nội. 45. Mai Trọng Nhuận, Vũ Trung Tạng (2004), “Báo cáo chuyên đề đất ngập nước ven biển Việt Nam”, Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường biển Đông và Vịnh Thái Lan của UNEP, Hà Nội. 46. Mai Trọng Nhuận, Trần Đăng Quy (2007), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam đến năm 2015, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 47. Nguyễn Đực Cự (1997), “Kiểm kê ĐNN triều vùng ven bờ và đảo Đông Bắc Việt Nam”, Tài nguyên và môi trường biển (tập IV), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 48. Nguyễn Chí Thành, Phạm Trọng Thịnh, Nguyễn Văn Nhân (1999), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 49. Nguyễn Chí Thành (2007), Nghiên cứu đề xuất hệ thống phân loại đất ngập nước ở đồng bằng song Cửu Long nhằm góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 50. Nguyễn Duy Chuyên, Nguyễn Chí Thành, Phạm Trọng Thịnh (1996), “Phân loại và xây dựng bản đồ đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 7, tr.7-9, Hà Nội. 51. Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng (2007), “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam-mối liên hệ với phát triển bền vững và biến đổi khí hậu”, Hội thảo quốc tế về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, Hà Nội. 52. Nguyễn Hữu Điền (1994), Báo cáo kết quả tìm kiếm nước dưới đất 131 vùng Cao Lãnh - Đồng Tháp, Đồng Tháp. 53. Nguyễn Quốc Dũng (1997-2003), Báo cáo kết quả điều tra nguồn nước dưới đất vùng sâu Nam Bộ. 54. Nguyễn Tăng Vinh, Phạm Như Đính (1993), “Đặc điểm tài nguyên nước và hướng quản lý nước khu vực Tràm Chim”, báo cáo tại Hội thảo quốc gia về “Điều tra và Quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Phân viện Quy hoạch và Khảo sát Thủy lợi Nam Bộ, lưu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ. 55. Nguyễn Thùy Dương (2009), Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 56. Nguyễn Thành Hối (2008), Ảnh hưởng sự chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. 57. Nguyễn Trường Khoa (2003), Đặc điểm môi trường và tài nguyên đất ngập nước, biện pháp quản lý khai thác và bảo vệ môi trường đất ngập nước các cửa sông tỉnh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ Sinh thái.,Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 58. Phạm Hoàng Hộ, Trần Phước Đường, Lê Công Kiệt, Võ Ái Quốc, Nguyễn Văn Khiêm (1992), Chuyên khảo về Đồng Tháp Mười-Tài nguyên thực vật, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 59. Phạm Quang Khánh, Phạm Gia Quỳ (1993), “Báo cáo một số đặc trưng và vấn đề sử dụng đất đai ở khu bảo tồn tự nhiên đất ngập nước Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”, Hội thảo quốc gia về “Điều tra và Quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 132 Nam Bộ, lưu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ. 60. Phạm Trọng Thịnh (1993), “Báo cáo luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”, Hội thảo quốc gia về “Điều tra và Quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, lưu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ. 61. Phan Liêu (1996), “Đất phèn Đồng Tháp Mười: Đặc điểm đánh giá mức độ phèn, phân loại và kiểm kê quỹ đất”, Tạp chí Khoa học Đất, số 7. 62. Phan Nguyên Hồng (1998), Xây dựng chiến lược quản lý và bảo vệ ĐNN Việt Nam giai đoạn 1996-2000, Hà Nội. 63. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 64. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng 2 (1999), Điều tra sự đa dạng sinh học của khu di tích lịch sử văn hóa Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. 65. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II (2001), Luận chứng khoa học chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim thành Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. 66. Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ (2004), Luận chứng khoa học chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi thành Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. 67. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Long An (1999-2000), Nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học vùng Đồng Tháp Mười phục vụ quy họach và phát triển KT-XH bền vững. 68. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đồng Tháp (2009), Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện lý hóa tính của môi trường nước. 69. Sở Thương Mại Du Lịch Đồng Tháp (2002), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001 - 2010 và định 133 hướng đến năm 2020. 70. Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến số lượng và chất lượng đất đai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu”. Báo cáo kết quả dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ. 71. Trần Thanh Xuân, Phạm Mai Phương, Nguyễn Văn Trọng, Trần Kim Hằng, Nguyễn Đình Hùng (1993), Bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn lợi thủy sinh vật khu bảo vệ Tràm Chim, báo cáo tại Hội thảo quốc gia về “Điều tra và Quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, lưu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ. 72. Trần Văn Khoáng (1999), Báo cáo đánh giá chất lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp. 73. Trần Văn Thành (1993), “Báo cáo Hệ thống địa sinh thái đất ướt Đồng Tháp Mười”, Hội thảo quốc gia về “Điều tra và Quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, lưu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ. 74. Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước”, Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 75. Trương Quang Học (2004), Đa dạng sinh học và bảo tồn. 76. TS. Harry Storch, ThS. Nigel K. Downes, ThS. Phạm Thùy Dương, ThS. Nguyễn Ngọc Anh, ThS. Nguyễn Thùy Chi (2013), “Quy hoạch sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu - thích ứng với rủ ro ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Môi trường, số 9, Hà Nội. 77. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (2011), Kỷ yếu Hội 134 thảo khoa học quốc gia Đất ngập nước và biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 78. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2004), Nghiên cứu khả năng thoát lũ ở Đồng Tháp Mười, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội. 79. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng, Báo cáo tổng kết dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội. 80. Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (2010), Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nước, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội. 81. Viện Khoa học Quản lý Môi trường (2010), Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận lượng hóa giá trị kinh tế của vườn quốc gia phục vụ công tác quản lý và phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết khoa học đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 82. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Xây dựng các bản đồ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng và đánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng có tính đến tác động cực đoan của các yếu tố khí tượng thủy văn, khí tượng thủy văn biển do biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội. 83. Viện Nghiên cứu quản lý đất đai (2012), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo kết quả dự án, Hà Nội. 84. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (2013), Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát 135 triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, Báo cáo tổng kết dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ, Hà Nội. 85. Viện Sinh học Nhiệt đới (1983 -1985), Điều tra tài nguyên thủy sinh vật vùng Đồng Tháp Mười. Đề tài cấp Nhà Nước. 86. Võ Sĩ Tuấn (2002), “Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên cơ sở bảo tồn các hệ sinh thái ven bờ”, Tạp chí thủy sản số 4. 87. Vũ Đình Thảo, “Khả năng sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ phân bố các loại hình đất ngập nước ở Việt Nam”. 88. Vũ Trung Tạng (1996), Chiến lược quản lý và bảo vệ các loại đất ngập nước vùng cửa sông giai đoạn 1996-2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 89. Ủy Ban sông Mê Công Việt Nam (1999), Hội thảo Quốc gia “Dự án điều tra và quản lý đất ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long - Phân loại và xây dựng bản đồ đất ngập nước”, Hà Nội. 90. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2008), Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. 91. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2010), Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Long An đến năm 2015, tầm nhìn 2020. 92. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2010), Quản lý bền vững khu bảo tồn đất ngập nước Quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp. 93 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2012), Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010 - 2020. Tiếng Anh 94. Anita Pedersen, Nguyễn Huy Thắng (1996), The conservation of key coastal wetland site in the Red River Delta, BirdLife International, FIPI, Hà Nội. 95. C.Cocklin (1995), “Institutional and landowner perspectives on 136 wetland management in New Zealand”, Tạp chí Quản lý môi trường, số 2, T10/1995, tr 143-161. 96. Dayle L. Green (1997), Wetland Management Technical Manual: Wetland Classification, Department of Land and Water Conservation, New South Wales, Autralia, 12p. 97. Dugan Patrik J (1990), “Protection of wetland”. 98. Dugan, P.J. (ed) (1990), Wetland Conservation: A Review of Current Issues and Required Action, IUCN, 96p. 99. Keddy, A.P. (2002), Wetland Ecology: Principles and Conservation, Cambridge University Press, 614p. 100. Michael Williams (1990), “Wetland: A Threatened landscape”, NXB Cambridge, USA. 101. O. Husson, P.H. Verburg, Mai Thanh Phung, M.e.F. Van Menswoort. Spatial variability of acid sulphate soils in the Plain of Reeds, Mekong delta, Vietnam. Geoderma. Volume 97, Issues 1-2, August 2000, Pages 1-19. 102. Ramsar Convention on Wetland (2000), Wise Use of Wetland, Handbook, 24p. 103. Ramsar Convention on Wetland (2000), Developing and Implementing National Wetland Policies, Handbook, 64p. 104. Toru Tamura at al. Origin and evolution of interdistributary delta plains; insights from Mekong River delta. GEOLOGY, April 20, v. 40; no. 4; p. 303-306. 105. The Socialist Republic of Viet Nam (2003), Management Strategy for A Protected Area System in Viet Nam to 2010. 106. Viet Nam - Netherlands Cooperation. Towards a Mekong Delta Plan. Synthesis of Water Sector Assessment. Kingdom of the Netherlands. 137 PHỤ LỤC 138 PHỤ LỤC 1: Bản đồ hành chính các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu 139 PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN THÔNG QUA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC A. THÔNG TIN CHUNG 1. Người cung cấp thông tin:..Giới tính: Nam/nữ... 2. Nghề nghiệp: ................................................................................................... 3. Quê quán: ........................................................................................................ B. HIỂU BIẾT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC 1. Đánh giá như thế nào về tài nguyên đất ngập nước? □ Dồi dào □ Trung bình □ Đang suy thoái □ Cạn kiệt 2. Ông/Bà dánh giá như thế nào về lợi ích của tài nguyên đất ngập nước đối với cộng đồng dân cư? □ Có □ Không □ Không biết □ Không quan tâm 3. Ông/Bà đánh giá trong 10 năm qua nguồn lợi thủy sản, chim thú tự nhiên ở những khu đất ngập nước được biết có thay đổi hay không? Khả năng trong 10 năm tới như thế nào? □ Tăng lên □ Giảm xuống □ Không biết □ Không thay đổi 4. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng dân cư như thế nào? □ Tốt □ Rất tốt □ Trung bình □ Kém 5. Hoạt động giáo dục môi trường có được triển khai tốt tại các khu bảo tồn đất ngập nước được biết hay không? □ Tốt □ Rất tốt □ Trung bình □ Không có 6. Ông/Bà đã sinh sống tại địa phương bao lâu rồi? □ 10 năm 7. Thu nhập bình quân của một thành viên trong gia đình ông/bà là bao nhiêu? □ 5 triệu/tháng 140 8. Công việc tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình ông/bà là gì? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 9. Gia đình ông/bà có các hoạt động khác để tăng thêm thu nhập của gia đình không? □ Có □ Không Nếu có là những hoạt động gì: .............................................................................. ............................................................................................................................. 11. Xếp hạng kinh tế hộ gia đình ông/bà thuộc loại nào? □ Nghèo □ Cận nghèo □ Trung bình □ Khá 12. Tài nguyên Khu đất ngập nước có quan trọng đối với bản thân, gia đình và làng xóm của mình hay không? □ Quan trọng □ Bình thường □ Không quan trọng □ Không có ý kiến 13. Ông/bà hay nhân dân địa phương có khai thác, sử dụng các loại tài nguyên, nguồn lợi thiên nhiên ở Khu bảo tồn đất ngập nước hay không? □ Có □ Không Nếu có thì các sản phẩn khai thác, sử dụng là gì: .................................................. ............................................................................................................................. 14. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của ông/bà có điều gì bất tiện không? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 15. Ông/ bà có mong muốn gì để phát triển kinh tế gia đình cũng như duy trì các giá trị mà khu bảo tồn đất ngập nước mang lại? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 16. Nếu được kêu gọi tự nguyện, ông/bà và gia đình có sẵn sàng đóng góp cho 141 một quỹ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường hoặc phát triển du lịch không? □ Có □ Không 17. Ông/bà có được chính quyền địa phương cung cấp các thông tin về các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng không? □ Có □ Không 18. Cảm nhận của ông/bà về các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng như thế nào? □ Tự hào □ Bình thường □ Không quan tâm □ Khác 19. Ông/bà có biết mục đích hoạt động của các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng không? ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 20. Ông (bà) có tham gia vào việc xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng không? □ Có □ Không 21. Ông/bà nhớ được bao nhiêu phần trong quy chế quản lý, bảo vệ các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng do các cơ quan nhà nước ban hành? . . 22. Ông/Bà có tham gia các hoạt động bảo vệ Khu bảo tồn do cộng đồng tổ chức không? □ Có □ Không 23. Chính quyền địa phương có hỗ trợ nhân dân địa phương để cùng hưởng lợi từ hoạt động bảo tồn không? □ Có □ Không Nếu có là những hỗ trợ gì: .................................................................................... ............................................................................................................................. 142 PHỤ LỤC 3 Kết quả Phiếu khảo sát, điều tra Số lượng: 100 Phiếu 1. Kết quả đánh giá như thế nào về tài nguyên đất ngập nước? Dồi dào Trung bình Đang suy thoái Cạn kiệt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 24 26,7 52 57,7 14 15,6 0 00.0 2. Kết quả đánh giá về lợi ích của tài nguyên đất ngập nước đối với cộng đồng dân cư? Có Không Không biết Không quan tâm Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 70 77,8 6 6,7 0 0 14 15,5 3. Ông/Bà đánh giá trong 10 năm qua nguồn lợi thủy sản, chim thú tự nhiên ở những khu đất ngập nước được biết có thay đổi hay không? Khả năng trong 10 năm tới như thế nào? Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi Không biết Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 38 42,2 15 16,66 14 15,6 23 25,5 - Do được bảo vệ, không ngừng sinh sản - Do đánh bắt, khai thác Trong 10 năm tới: Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi Không biết Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 67 74,4 19 21,1 0 00.0 4 4,4 4. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng dân cư như thế nào? Tốt Rất tốt Trung bình Kém Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 34 37,8 39 43,3 4 4,4 13 14,4 143 5. Hoạt động giáo dục môi trường có được triển khai tốt tại các khu bảo tồn đất ngập nước mà ông/bà được biết hay không? Tốt Rất tốt Trung bình Không có Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 60 66,7 11 12,2 19 21,1 0 0,0 6. Thông tin của người khảo sát? Nam Nữ Địa phương Nơi khác Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 83 92,2 85 94,4 85 94,4 5 5,6 7. Ông/Bà đã sinh sống tại địa phương bao lâu rồi? 10 năm Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 0 0,0 23 25,5 14 15,6 53 58,9 8. Thu nhập bình quân của một thành viên trong gia đình ông/bà là bao nhiêu? 5 triệu/tháng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 39 43,3 28 31,1 17 18,9 6 6,7 9. Công việc tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình ông/bà là gì? Ngành nghề Số hộ Tỷ lệ % Đánh bắt thủy sản, bẫy chim, săn thú 5 5,56 Chăn nuôi 21 23,33 Làm thuê, hưởng lương tháng 23 25,56 Trồng trọt 39 43,3 Dịch vụ, buôn bán, Nghề khác 2 2,2 10. Gia đình ông/bà có các hoạt động khác để tăng thêm thu nhập của gia đình không? Ngành nghề Số hộ Tỷ lệ % Đánh bắt thủy sản, bẫy chim, săn thú 33 36,7 Chăn nuôi 17 18,9 Làm thuê, hưởng lương tháng 7 7,8 Trồng trọt 4 4,4 Dịch vụ, buôn bán. Nghề khác 3 3,3 144 11. Xếp hạng kinh tế hộ gia đình ông/bà thuộc loại nào? Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá giả Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 39 43,3 28 31,1 17 18,9 6 6,7 12. Tài nguyên Khu đất ngập nước có quan trọng đối với bản thân, gia đình và làng xóm của mình hay không? Quan trọng Bình thường Không quan trọng Không có ý kiến Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 38 42,2 52 57,8 0 0,0 0 0,0 13. Ông/bà hay nhân dân địa phương có khai thác, sử dụng các loại tài nguyên, nguồn lợi thiên nhiên ở Khu bảo tồn đất ngập nước hay không? 100% có khai thác, sử dụng tài nguyên, bao gồm: Đất đai (đồng ruộng, bãi bồi,...); Nguồn nước (sông, hồ đầm, kênh rạch,...); Thực vật và các sinh cảnh đất ngập nước khác (lấy củi, rau,...); Nguồn lợi thủy sản (cá, tôm từ đồng ruộng, kênh rạch, ...) và một số tài nguyên khác. 14. Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của ông/bà có điều gì bất tiện không? Phương tiện đi lại Phương tiện sản xuất Điện, nước Trường học, bệnh viện, nơi sinh hoạt cộng đồng,... Khác Số lượng % Số lượn g % Số lượn g % Số lượng % Số lượng % 0 0,0 39 43, 3 6 6,7 17 18,9 28 31,1 15. Ông/ bà có mong muốn gì để phát triển kinh tế gia đình cũng như duy trì các giá trị mà khu bảo tồn đất ngập nước mang lại? 100% các hộ dân mong muốn KBT tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động trong KBT, đào tạo nghiệp vụ du lịch 16. Nếu được kêu gọi tự nguyện, ông/bà và gia đình có sẵn sàng đóng góp cho một quỹ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường hoặc phát triển du lịch 145 không? 84/90 (93.3%) người dân đồng ý đóng góp. 17. Ông/bà có được chính quyền địa phương cung cấp các thông tin về các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng không? 100% các hộ được hỏi trả lời có. 18. Cảm nhận của ông/bà về các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng như thế nào? Tự hào Bình thường Không quan tâm Khác Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 49 54,4 41 45,6 0 0,0 0 0,0 19. Ông/bà có biết mục đích hoạt động của các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng không? 100% các hộ được hỏi đều trả lời rằng biết mục đích của KBT là bảo vệ các loài chim, động vật hoang dã. 20. Ông (bà) có tham gia vào việc xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng không? 100% trả lời: Không tham gia 21. Ông/bà nhớ được bao nhiêu phần trong quy chế quản lý, bảo vệ các Khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng do các cơ quan nhà nước ban hành? 100% trả lời: không nhớ được nhiều, chỉ biết là không được khai thác, đánh bắt trong phạm vi cấm của KBT. 22. Ông/Bà có tham gia các hoạt động bảo vệ Khu bảo tồn do cộng đồng tổ chức không? Thường xuyên Không thường xuyên Ít khi Không tham gia Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 13 14,4 36 40,0 37 41,1 4 4,5 23. Chính quyền địa phương có hỗ trợ nhân dân địa phương để cùng hưởng lợi từ hoạt động bảo tồn không? 100% người được hỏi trả lời có. Các hỗ trợ chủ yếu như: - Sử dụng nguồn tài trợ, nguồn thu từ các dự án hỗ trợ cặp sách cho trẻ em cộng đồng dân cư vùng đệm. - Tổ chức góp vốn xoay vòng để cộng động vùng đệm có vốn sản xuất. 146 PHỤ LỤC 4 Các kiểu đất ngập nước khu vực Đồng Tháp Mười Hệ Phụ hệ Lớp Kiểu đất ngập nước Tên kiểu Ký hiệu Đất ngập nước ngọt Đất ngập nước tự nhiên Thường xuyên 1. Sông, suối có nước thường xuyên Stx 2. Hồ, ao, bàu tự nhiên Htn Không thường xuyên 3. Vùng ngập nước có cây lớn chiếm ưu thế Vcl 4. Vùng ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế Vcb 5. Đầm, bãi lầy, đồng cỏ, lác/lách Đbl Đất ngập nước nhân tạo Thường xuyên 7. Vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt Vnc 8. Sông đào, kênh, mương, rạch Sđ 9. Hồ, ao chứa nước nhân tạo Hnt Không thường xuyên 10. Vùng canh tác nông nghiệp Vct Nguồn: Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ [87] 147 PHỤ LỤC 5 148 PHỤ LỤC 6 Thống kê các loài thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen Các đồng cỏ sậy bị suy giảm nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hai khu vực đồng cỏ sậy còn lại là hai khu bảo tồn: Tràm Chim và Láng Sen. Láng Sen có giá trị đa dạng sinh học quan trọng như là khu vực duy nhất trong sinh cảnh các trảng cỏ trước đây nơi rừng tràm tự nhiên còn sót lại mọc ven kênh và sông. Số lượng các loài thực vật có mạch 156 Số họ 60 Các sinh cảnh Rừng Rừng tràm bán tự nhiên phân bố thành từng vạt tại các đầm lầy Hầu hết rừng tràm tại khu bảo tồn Láng Sen là rừng trồng Cùng với trâm (Syzygium spp.), cà ná (Eleocarpushygrophilus), gừa (Ficus microcarpa) và phèn đen (Cassia grandis). Những loài cây ít phổ biến khác như: Sữa lá bàng (Alstonia spathulata) (Họ trúc đào Apocynaceae), cây Bùi Ilex cymosa (Aquifoliaceae), và cây dầu dầu (ba chạc) Euodia lepta (Họ cam Rutaceae). Tầng cây bụi gồm chóc gai (Lasia spinosa), vác (Cayratia trifolia) và mây nước (Flagellaria indica). Chưa quan sát thấy các loài dươnng xỉ. Các trảng cỏ Trảng cỏ chiếm ưu thế bởi cỏ năn Năn ngọt thường mọc nhiều ở những vùng đất thấp bị ngập nước sâu và có độ axít cao. Đầm lầy Đầm sen Đầm nước rộng Quần thể thực vật trong các đầm sen chiếm ưu thế bởi loài sen Nelumbo nucifera, cũng như súng lam Nymphaea nouchali, súng trắng N. pubescens và súng vuông N. tetragona. Năn ngọt Eleocharis dulcis, rau dừa nước Ludwidgia adscendens, cỏ xước nước Centrostachys aquatica, cỏ mồm mỡ Hymenachne acutigluma, ý dĩ Coix aquatica và Leersia hexandra. Các đầm nước rộng bị các loài cỏ xâm lấn. Đa số các đầm nước rộng đều gặp phải hiện tượng này. Những loài thực vật cần phải chú ý bảo tồn đặc biệt. Các trảng cỏ chiếm ưu thế bởi cỏ năn Nguồn: Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ [87] 149 PHỤ LỤC 7 Thống kê các loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen Họ Số loài Tên khoa học Ghi chú Những loài động vật có xương sống 149 Họ của những loài động vật có xương sống 46 Những loài nguy cấp và bị đe dọa toàn câu ghi nhận tại khu bảo tồn Các loài thú ? Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea) Chim: Tại khu bảo tồn= 10. 76 Điêng điểng Anhinga melanogaster Giang sen Mycteria leucocephala Hầu như bị tuyệt chủng tại Việt Nam Mức độ phong phú và sự có mặt của các loài chim được ghi nhận tại khu bảo tồn là khá thấp và đặc biệt là các loài chim sống trong vùng ngập nước là rất hiếm. Bò sát: 17 Cua đinh Amyda cartilaginea Người dân sử dụng nhiều loài bò sát làm thuốc. So với 10 năm trước thì hiện nay sự da dạng và số lượng các loài bò sát bị suy giảm đáng kể. Hình thức và mức độ săn bắt và bán các loài bò sát được xem là không bền vững Lưỡng cư 6 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, Green puddle frog Occidozya lima Cóc nước nhẵn Occidozyga laevis Chàng xanh Rana erythraea Bufo melanostictus Chỉ bắt loài ếch đồng còn những loài ếch khác do kích thước nhỏ cho nên không bị săn bắt. Độc tố được sử dụng làm thuốc gia truyền. Cá: 80 Cá Hô Catlocarpio siamensis Cá ét mọi Morulius chrysophekadion. Cá còm Chitala ornata Big silurid species Wallago leeri Hiện rất hiếm Chỉ dựa vào kết quả phỏng vấn Động vật không có xương sống Ghi nhận được trên 140 loài Nguồn: Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ [87] 150 PHỤ LỤC 8 Khu bảo tồn hệ sinh thái Đồng Tháp Mười [87] 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_dat_ngap_nuoc_vung_dong_thap_muo.pdf
  • pdf4. Trang thông tin moi.pdf
  • pdf6. Trich yeu luan an.pdf
Tài liệu liên quan