BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VÕ UY PHONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VÕ UY PHONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức
2. TS. Nguyễn Hoàng Anh
245 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NỘI, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các
thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử
dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận án
được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, tháng 9 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Võ Uy Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu, tìm hiểu quản lý nhà nước về Công giáo là một trong những chủ đề
nhận được sự quan tâm, chú ý của Đảng, Nhà nước và đông đảo các nhà khoa học, các
nhà quản lý ở nước ta trong những năm gần đây. Sự thành công của đề tài nghiên cứu
Luận án là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, nghiên cứu của tác giả và sự chỉ bảo
tận tình của quý Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quý
Thầy, Cô giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, Ban quản lý Đào tạo Sau Đại học,
Khoa QLNN về Xã hội, đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Văn Chức và TS. Nguyễn Hoàng
Anh luôn quan tâm, hướng dẫn tác giả trong cả quá trình xây dựng đề cương, tổ chức
nghiên cứu, đến khi hoàn thành Luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn những ý kiến góp ý, phản biện quý báu của các nhà
khoa học trong và ngoài Học viện Hành chính Quốc gia; xin cảm ơn sự quan tâm và tạo
điều kiện của Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Ban Tôn giáo và chính quyền các cấp trên địa bàn Đông Nam Bộ; xin cảm ơn đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo, các cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn
thể trên địa bàn Đông Nam Bộ; những nghiên cứu viên và bạn đồng nghiệp, đặc biệt là các
chức sắc Công giáo Đông Nam Bộ đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến
về những nội dung của đề tài Luận án.
Mặc dù Luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và bản thân tác
giả đã có nhiều nỗ lực, song chắc chắn vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, tác giả mong
nhận được những ý kiến góp ý của quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, các chức sắc Công giáo
và đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện Luận án, xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Võ Uy Phong
iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt Từ đầy đủ
CBCC
ĐCV
ĐNB
GHCG
GHCGVN
Cán bộ công chức
Đại Chủng viện
Đông Nam Bộ
Giáo hội Công giáo
Giáo hội Công giáo Việt Nam
HĐGMVN
HĐND
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hội đồng nhân dân
MEP
MTTQ
Hội Thừa sai Pari
Mặt trận Tổ quốc
QLNN
TNTG
Quản lý nhà nước
Tín ngưỡng, tôn giáo
TP Thành phố
UBĐKCG Ủy ban đoàn kết Công giáo
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
VPQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN Xã hội chủ nghĩa
iv
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ........................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ......................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................................... 4
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 7
7. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 7
8. Kết cấu của luận án .................................................................................................... 8
Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................. 10
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo10
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo .......................................... 10
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về tôn giáo ................... 14
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu Công giáo và quản lý nhà nước về Công giáo ...... 19
1.2.1. Các Công trình nghiên cứu Công giáo ......................................................... 19
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo ................ 25
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về Công giáo và quản lý nhà nước về Công
giáo ở Đông Nam Bộ .................................................................................................... 28
1.3.1. Nghiên cứu về Công giáo ở Đông Nam Bộ ................................................... 28
1.3.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo ở Đông Nam Bộ ....................... 30
1.4. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và nhiệm vụ của luận án .......................... 31
1.4.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu đi trước ...................................................... 31
1.4.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu .................................. 32
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO .......... 36
2.1. Khái quát về Công giáo trên thế giới và ở Việt Nam ........................................... 36
2.1.1. Công giáo trên thế giới ................................................................................ 36
2.1.2. Công giáo ở Việt Nam .................................................................................. 38
2.2. Công giáo và một số khái niệm có liên quan đến luận án .................................... 43
2.2.1. Công giáo và hoạt động Công giáo .............................................................. 43
2.2.2. Tín đồ và chức sắc Công giáo ...................................................................... 44
v
2.2.3. Giáo lý, giáo luật Công giáo ........................................................................ 45
2.2.4. Lễ nghi và Bí tích Công giáo ........................................................................ 46
2.2.4. Quản lý và quản lý nhà nước ....................................................................... 47
2.3. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về Công giáo ...................................................... 48
2.3.1. Quản lý nhà nước về tôn giáo ...................................................................... 48
2.3.2. Quản lý nhà nước về Công giáo ................................................................... 50
2.3.3. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về Công giáo .................................. 51
2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước về Công giáo .................................................... 54
2.3.5. Nguyên tắc quản lý nhà nước về Công giáo ................................................. 58
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo và giá trị tham chiếu đối với các
tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ ........................................................................... 62
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ngoài và Việt Nam ........ 62
2.4.2. Giá trị tham chiếu cho các tỉnh, thành phố thuộc Đông Nam Bộ .................. 68
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN ĐÔNG NAM BỘ .................................................................................................. 71
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội địa bàn Đông Nam Bộ71
3.1.1. Về vị trí địa lý .............................................................................................. 71
3.1.2. Về kinh tế xã hội .......................................................................................... 71
3.1.3. Về dân số xã hội........................................................................................... 72
3.2. Công giáo và hoạt động Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ .......................... 73
3.2.1. Khái quát về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ .................................... 73
3.2.2. Hoạt động Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ ........................................ 76
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông
Nam Bộ ......................................................................................................................... 81
3.3.1. Những yếu tố chủ quan ................................................................................ 81
3.3.2. Những yếu tố khách quan ............................................................................. 85
3.4. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn
Đông Nam Bộ ............................................................................................................... 88
3.4.1. Xây dựng và hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về tôn giáo88
3.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ ........ 94
3.4.3. Tuyên truyền, vận động tín đồ và tranh thủ chức sắc Công giáo ................. 100
vi
3.4.4. Chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn
Đông Nam Bộ ........................................................................................... 105
3.4.5. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về Công giáo trên
địa bàn Đông Nam Bộ ............................................................................... 110
3.4.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống hành vi lợi
dụng Công giáo xâm hại đến an ninh, trật tự ở Đông Nam Bộ .................. 121
3.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức
năng trong quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ ................. 125
3.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 125
3.5.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp trên địa bàn Đông Nam
Bộ trong quản lý nhà nước về Công giáo trong thời gian kế tiếp ............. 128
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔNG NAM BỘ ....................... 135
4.1. Dự báo xu hướng hoạt động của Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ trong
thời gian tới ................................................................................................................ 135
4.1.1. Củng cố đức tin, gia tăng hoạt động truyền giáo gắn với hội nhập văn hóa
địa bàn Đông Nam Bộ ............................................................................... 135
4.1.2. Tăng cường đối thoại với các cấp chính quyền, tuân thủ pháp luật trong quan
hệ với chính quyền các địa phương ........................................................... 136
4.1.3. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo138
4.1.4. Mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường đối thoại với các tôn giáo khác ....... 139
4.1.5. Gia tăng các hoạt động vi phạm về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép.140
4.2. Quan điểm về công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phương hướng
quản lý nhà nước về Công giáo ................................................................................. 142
4.2.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo .............................. 142
4.2.2. Phương hướng quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ146
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ148
4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo........ 148
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo .......................... 151
4.3.3. Đổi mới công tác tuyên truyền và vận động tín đồ, chức sắc Công giáo ..... 154
4.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo
trên địa bàn Đông Nam Bộ ....................................................................... 157
vii
4.3.5. Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ ............................................... 160
4.3.6. Đổi mới hoạt động quản lý đất đai, xây dựng; quản lý hoạt động giáo dục, y
tế và từ thiện nhân đạo của các tổ chức Công giáo trên địa bàn Đông Nam
Bộ ............................................................................................................. 165
4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giải quyết tốt những khiếu nại, tố cáo liên
quan đến Công giáo và phòng ngừa hành vi lợi dụng Công giáo trên địa bàn
Đông Nam Bộ ........................................................................................... 168
4.4. Khuyến nghị ......................................................................................................... 172
4.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ............................................. 172
4.4.2. Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố trên địa bàn Đông Nam Bộ ............. 173
Tổng kết Chương 4 .................................................................................................... 174
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 176
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................... xxv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. xxvi
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... xl
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng Trang
Bảng 3.1. Thống kê về quy mô tín đồ, chức sắc và cơ sở vật chất Công giáo ở
Đông Nam Bộ.
73
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về tôn giáo ở
Việt nam qua một số hoạt động
91
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thực trang việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật
về tôn giáo tại các tỉnh Đông Nam Bộ
102
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phẩm chất
đạo đức của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở ĐNB
109
Bảng 3.5. Thống kê về thực trạng diện tích đất sử dụng cho các cơ sở Công giáo
ở Đông Nam Bộ
114
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của việc phải tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về tôn giáo
148
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết phải đổi mới về hình thức và phương
pháp tuyên truyền và vận động chức sắc, tín đồ Công giáo ở ĐNB
154
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã
hội tạo điều kiện cho giáo dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
161
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của mô hình tổ chức bộ
máy QLNN về tôn giáo ở Đông Nam Bộ
98
Biểu đồ 3.2: Thống kê về số lượng CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo
được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ QLNN về tôn
giáo ở Đông Nam Bộ
108
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải xây dựng và tổ chức các
chưong trình phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân vùng giáo.
160
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ về tính cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động sử
dụng đất đai; xây dựng, sửa chữa công trình kiến trúc và giáo
dục, y tế, từ thiện nhân đạo của các tổ chức Công giáo
164
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới có đông tín đồ, đồng thời
cũng là một trong hai tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam (có số lượng tín đồ đứng thứ hai sau
Phật giáo với 7,1 triệu tín đồ). Trên bình diện quốc gia và quốc tế, Công giáo đã và đang
tác động sâu sắc vào tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố
chính trị, văn hóa, giáo dục và đào tạo,kể cả an ninh, trật tự xã hội và đặt ra nhiều vấn
đề cho công tác quản lý nhà nước (QLNN) ở mọi nơi mà tôn giáo này hiện diện.
Đông Nam Bộ (ĐNB) là vùng đất trù phú, rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm khu vực
Nam Bộ với 06 tỉnh, thành phố: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,
Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh, đây là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước với tỷ lệ
đô thị hóa hơn 50% dân số. Trên địa bàn này có sự hiện diện của 4 giáo phận: Giáo phận
TP. Hồ Chí Minh, Xuân Lộc, Phú Cường và Bà Rịa.
Công giáo du nhập vào ĐNB năm 1585, đến nay, trải qua hơn 4 thế kỷ phát triển
với nhiều biến cố lịch sử, đến nay, đã đạt được những kết quả to lớn trong sứ mệnh
truyền đạo và ĐNB trở thành khu vực có đông tín đồ Công giáo nhất ở Việt Nam. Theo
số liệu thống kê của Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố thuộc ĐNB cho thấy, ĐNB có
quy mô tín đồ Công giáo khoảng 2,36 triệu người, gần 2.300 linh mục, 03 cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng thần học, sinh hoạt tôn giáo ở 1.939 cơ sở thờ tự. ĐNB là khu vực có
mật độ người theo Công giáo cao nhất cả nước, chiếm khoảng 13,75% tổng dân số trên
toàn vùng.
Những năm qua, với chính sách đổi mới, mở cửa và tự do TNTG của Đảng, nhà
nước, nhất là sau khi có Pháp lệnh TNTG 2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành,
tình hình hoạt động, sinh hoạt tôn giáo của các chức sắc, tín đồ Công giáo trên địa bàn
ĐNB đã dần có những chuyển biến tích cực, ổn định, đi vào nền nếp, tuân thủ chính sách,
pháp luật nhà nước; đồng bào Công giáo ĐNB ngày một hăng say, lao động sản xuất, tích
cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương.
Thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật đổi mới của Đảng và nhà nước trên
lĩnh vực tôn giáo, trong những năm qua chính quyền các cấp địa bàn ĐNB đã đạt những
kết quả tích cực trong QLNN về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng như: hệ thống
chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo ngày càng được thể chế hóa đầy đủ, rõ ràng;
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ Công
2
giáo được triển khai nghiêm túc và dần đi vào chiều sâu; bộ máy QLNN về tôn giáo các
cấp được duy trì ổn định, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo ngày
càng được quan tâm củng cố cả về số lượng, chất lượng; công tác tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật QLNN đối với hoạt động của các tổ chức Công giáo đã có những chuyển
biến tích cực, đảm bảo đúng chính sách, pháp luật nhà nước và quyền tự do TNTG cho
nhân dân; hoạt động thanh tra, kiểm tra được tăng cường,chức sắc và tín đồ Công giáo
hoạt động tôn giáo ổn định, trật tự hơn; đồng bào giáo dân ngày càng tin tưởng vào chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hoạt động quản lý của
chính quyền các cấp.
Bên cạnh những kết quả trên, QLNN về Công giáo ở ĐNB vẫn bộc lộ những hạn
chế: mặc dù hệ thống pháp luật về TNTG của nhà nước ngày càng được hoàn thiện, tuy
nhiên vẫn còn nhiều hoạt động tôn giáo chưa có hướng dẫn chi tiết, gây lúng túng, khó
khăn cho các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý; công tác tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, giáo dục mặc dù được thực hiện nghiêm túc tuy nhiên còn chậm đổi mới, chưa
thích ứng với xu thế của thời đại của địa phương, hiệu quả chưa cao; hệ thống, mô hình
tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo các cấp chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác
tham mưu, quản lý và phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung
và Công giáo nói riêng; việc tổ chức, thực hiện pháp luật đối với hoạt động của các tổ
chức, chức sắc, tín đồ Công giáo còn gặp nhiều vướng mắc nhất là trong các vấn đề liên
quan đến quản lý đất đai, quản lý hoạt động sửa chữa, xây dựng, cải tạo trùng tu các cơ
sở kiến trúc Công giáo, các hoạt động liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế và từ thiện
của các cơ sở Công giáo.
Mặc dù hoạt động Công giáo địa bàn ĐNB gần đây có nhiều điểm tích cực, song
vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như: hoạt động truyền đạo và tổ chức các hội nghị, lễ
hội Công giáo trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số cơ sở Công giáo; nhiều linh mục, chức
sắc Công giáo chưa cởi mở, hợp tác, chia sẻ với chính quyền các cấp trong việc vận động
giáo dân tham gia vào công tác đoàn thể, xã hội ở địa phương, hoặc tháo gỡ những vấn đề
phức tạp; một số chức sắc, tín đồ có biểu hiện gây rối, làm phức tạp đến an ninh, trật tự
trong những sự kiện chính trị lớn ở địa phương, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để phá hoại
khối “đại đoàn kết” toàn dân tộc. Hiện tượng sửa chữa, cải tạo, xây dựng trái phép trong
các cơ sở Công giáo mặc dù được các cơ quan chức năng chấn chỉnh, tuy nhiên vẫn chưa
chấm dứt; tình hình khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến nhà, đất Công giáo có thuyên
3
giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Một số chức sắc, linh mục Công giáo có biểu hiện
chống phá chính quyền, lợi dụng vấn đề môi trường, biển đảo hay sự buông lỏng quản lý
của chính quyền ở cơ sở để lôi kéo, tập hợp giáo dân, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công
giáo còn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều vụ việc kéo dài gây mất ổn định chính trị,
xã hội. Công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi lợi dụng Công giáo vẫn tiềm ẩn
những vấn đề phức tạp, có hiện tượng lợi dụng Công giáo để phá hoại khối “đại đoàn
kết” toàn dân tộc.
Mở cửa, hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với chính quyền các cấp trong
quản lý sinh hoạt Công giáo của người nước ngoài ở địa phương, quản lý hoạt động quốc tế
của các chức sắc, tu sĩ Công giáo. Những vấn đề liên quan đến việc mời chức sắc Công giáo
người nước ngoài vào giảng đạo, vấn đề giải quyết địa điểm sinh hoạt Công giáo cho người
nước ngoài cũng đang là những điểm cần tháo gỡ hiện nay trên địa bàn ĐNB.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên, trong đó có nguyên
nhân xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về Công giáo của các cơ quan chức
năng trên địa bàn Đông Nam Bộ.
Xuất phát từ vị trí, vai trò và chức năng của chính quyền các cấp ở ĐNB và thực
tiễn thực hiện nhiệm vụ trong QLNN về Công giáo; với kỳ vọng góp phần giúp các cơ
quan chức năng ở ĐNB thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ QLNN về Công giáo,
phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong QLNN về Công
giáo ở ĐNB nên tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về Công giáo trên địa bàn
Đông Nam Bộ” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý công; có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn hiện nay ở nước ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận về Công giáo và QLNN về Công giáo;
nghiên cứu thực trạng hoạt động Công giáo và thực trạng QLNN về Công giáo trên địa
bàn ĐNB, trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện những cơ sở lý luận QLNN về Công giáo và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về Công giáo trên địa bàn trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có bốn nhiệm vụ nghiên cứu sau:
4
- Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những tài liệu, công trình có liên quan đến đề tài
luận án, từ đó rút ra những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
- Thứ hai, tổng hợp, phân tích làm rõ cơ sở khoa học QLNN về Công giáo, nghiên cứu
thực tiễn QLNN về tôn giáo và Công giáo ở một số quốc gia, vùng miền ở Việt Nam và chỉ
ra những kinh nghiệm trong QLNN về Công giáo.
- Thứ ba, nghiên cứu thực trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB, trên cơ sở
đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế; chỉ ra nguyên nhân của những kết
quả và hạn chế đó.
- Thứ tư, nghiên cứu phương hướng hoạt động của Công giáo ở ĐNB trong giai
đoạn kế tiếp; tìm hiểu những quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo trong
thời kỳ đổi mới qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về
Công giáo trên địa bàn Đông Nam Bộ trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biện pháp QLNN của các cơ quan chức năng
đối với hoạt động của các chức sắc, tín đồ, cơ sở Công giáo trên địa bàn ĐNB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án nghiên cứu các nội dung QLNN về Công giáo. Cụ thể là QLNN
đối với hoạt động của các chức sắc, tín đồ, cơ sở Công giáo trên địa bàn ĐNB gồm: xây dựng
chính sách, pháp luật; quy định tổ chức bộ máy; tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ; tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; thanh tra, kiểm tra;
quản lý quan hệ quốc tế của các tổ chức Công giáo. (theo Điều 60, Luật TNTG)
- Về không gian: luận án được triển khai nghiên cứu trên địa bàn ĐNB gồm các tỉnh,
thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP. Hồ Chí
Minh. Đây là địa bàn có đông đồng bào theo Công giáo nhất cả nước, hoạt động Công giáo
những năm gần đây có những vấn đề phức tạp.
- Về thời gian: từ năm 2004 đến nay (sau khi có Pháp lệnh TNTG).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên những cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, những tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác
tôn giáo; những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nhà
5
nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới và vận dụng những cơ sở lý luận của khoa học quản
lý, quản lý công.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: phương pháp này được sử dụng để thu
thập thông tin, số liệu của các công trình khoa học và các ấn phẩm sách, báo, tạp chí có
liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu tổng quan tài liệu, những
công trình khoa học, đề tài, luận án, bài báo và những báo cáo, số liệu có liên quan đến đề
tài luận án. Hệ thống hóa và phân tích các số liệu, dữ liệu có liên quan đến đề tài luận án
để đánh giá những kết quả đạt được của các công trình, dữ liệu, những vấn đề chưa được
nghiên cứu sâu và chỉ ra những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ đối với đề
tài luận án.
- Phương pháp Xã hội học điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này được sử
dụng để tham vấn những chuyên gia về tôn giáo và các nhà quản lý để giải quyết thấu
đáo những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án nhằm tăng độ tin cậy cho những đề xuất giải
pháp quản lý nhà nước.
Tác giả sử dụng 3 mẫu phiếu để tiến hành khảo sát với 3 nhóm đối tượng:
+ Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo với 180 phiếu.
+ Cán bộ Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) và cán bộ công tác tại các tổ chức chính trị -
xã hội với 80 phiếu.
+ Các chức sắc Công giáo với 80 phiếu.
Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra vừa mang tính khách quan, vừa
mang tính chủ quan, và sử dụng phần mềm SPPS để xử lý số liệu điều tra. (xem phụ lục 5)
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích,
đánh giá tổng quan tài liệu; phân tích và đánh giá các kết quả điều tra, những số liệu, dữ
liệu về thực trạng QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB.
- Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp này để tham vấn ý kiến các nhà
khoa học, người hướng dẫn, các cán bộ quản lý có kinh nghiệm trên lĩnh vực nghiên cứu
về những vấn đề liên quan đến luận án.
6
- Ngoài ra luận án còn sử dụng một số các phương pháp khác như: phương pháp
bảng, biểu hóa để tổng hợp, mô tả thực trạng Công giáo và kết quả điều tra thực trạng
QLNN về Công giáo trên địa bàn ĐNB.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những năm gần đây, quản lý nhà nước về Công giáo đã và đang nhận được sự
quan tâm của nhiều học giả, các cán bộ quản lý ở nhiều địa phương, nhằm thực hiện tốt
hơn những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo và đảm bảo
quyền tự do TNTG cho nhân dân, vậy hệ thống lý luận QLNN về Công giáo đã được
hoàn thiện ở mức độ nào? Những cơ sở lý luận đó có tính hiệu quả, hiệu lực khi ứng
dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về Công giáo tại các địa phương hay không?
- Đông Nam Bộ là khu vực có số lượng tín đồ Công giáo đông đảo nhất cả nước,
vậy hoạt động của các chức sắc, tín đồ Công giáo nơi đây đã và đang diễn ra như thế
nào? Có chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về
TNTG hay không?
- Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm đảm bảo quyền
tự do TNTG cho bộ phận nhân dân có đạo và vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo “sống
phúc âm trong lòng dân tộc”, tích cực tham gia các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Vậy chính quyền các địa phương ở ĐNB đã làm gì để thực hiện có hiệu quả những
chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đó? Có đảm bảo quyền tự do TNTG của bộ
phận nhân dân theo Công giáo hay không?
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ QLNN về Công giáo ở ĐNB những năm qua đã
đạt những kết quả tích cực, song còn những thách thức và khó khăn, vậy những khó khăn
đó là gì và nguyên nhân của những vấn đề đó?
- Để khắc phục những tồn tại hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về Công
giáo trên địa bàn ĐNB trong giai đoạn tới chính quyền các địa phương nơi đây cần phải
có những giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Với những chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn
giáo, hoạt động của các tổ chức Công giáo ở ĐNB những năm gần đây, đã có nhiều
chuyển biến tích cực, ổn định, chấp hành tốt chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo;
7
phần lớn chức sắc, tín đồ Công giáo đều tin tưởng vào chủ trương, chính sách đổi mới
của Đảng và nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo và có nhiều đóng góp tích cực cho công
cuộc xây...ến 14
CN) trị vì, người sáng lập ra Kitô giáo là Đức Giêsu Nazareth [168, tr444-446]. Cuốn
sách cũng đề cập tới việc quản lý Giáo hội thuở ban đầu; lịch sử biên soạn Kinh Tân ước
và những cuộc tranh cãi thần học [168,tr.472-481]. Cuốn sách đề cập đến các cuộc đại ly
giáo, và các phong trào cải cách giáo hội từ thế kỷ thứ nhất, đến nay [168, tr.495-518].
Cuốn sách là nguồn tư liệu có giá trị trong việc tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến Công giáo.
20
Sách chuyên khảo: “Một số tôn giáo ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thanh Xuân.
Đây là cuốn sách được tái bản nhiều lần, nghiên cứu về những tôn giáo ở Việt Nam. Đối
với Công giáo, cuốn sách trình bày về sự ra đời và phát triển của Công giáo qua các thời
kỳ từ thời kỳ trung cổ đến thời kỳ Cộng đồng Vatican II; giới thiệu về Kinh Thánh và
những giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Công giáo; những điều răn của Thiên chúa và của Giáo
hội; giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hệ thống phẩm trật của Công giáo [153, tr.111-201].
Cuốn sách cũng khái quát về lịch sử Công giáo Việt Nam, từ khi bắt đầu du nhập (1553)
đến nay và khái quát về thực trạng tình hình GHCGVN về quy mô, chức sắc, tín đồ và hệ
thống bộ máy tổ chức Công giáo [153, tr.202-222].
Nội dung bài viết tác giả Lê Gia Hân về: “Cơ cấu giáo hội và hệ thống phẩm trật
của đạo Công giáo” đã khái quát về GHCG và cung cấp một số kiến thức, thông tin cơ
bản về tổ chức bộ máy Giáo triều Vatican. Bài viết cũng giới thiệu về cơ cấu tổ chức bộ
máy và các cơ quan giúp việc của Giáo triều và hệ thống các thứ bậc cơ quan quản lý của
giáo triều và hệ thống các phẩm trật của giáo hội Công giáo Roma [70, tr.73-75].
Tìm hiểu về Đức chúa Giêsu Kitô trong cuốn: “Đức Giêsu Kitô”, tác giả Thiên Hựu
đã khắc họa rõ hơn về Đức Giêsu Kitô, về cuộc đời và sự nghiệp của ngài; về những
truyền thuyết về Chúa giáng sinh, Đức mẹ đồng trinh và những điều được ghi lại trong
Kinh Thánh và nhận định của tác giả [165, tr.140-215]. Cuốn sách cũng tìm hiểu về sự
nghiệp truyền giáo của Đức Giêsu, các môn đồ đầu tiên của ngài và những lập luận,
nghiên cứu, phân tích về Vụ án Chúa Giêsu, Bữa tiệc ly biệt và những phút sau cùng của
ngài sau khi chịu hình phạt đóng đinh trên Thập tự giá [165, tr.558-634]. Cuốn sách là
nguồn tư liệu quan trọng, góp phần làm sáng tỏ thêm những bí ẩn xung quanh cuộc đời
và sự nghiệp truyền đạo của Đức Giêsu Kitô.
Sách chuyên khảo: “Công giáo Việt Nam - Một số vấn đề nghiên cứu”, của tác giả
Nguyễn Hồng Dương. Nội dung cuốn sách giới thiệu những kiến thức cơ bản về
GHCGVN: cơ cấu tổ chức bộ máy, Hội đồng giám mục, các kỳ Đại hội và đường hướng
mục vụ của Công giáo Việt Nam, Cuốn sách cung cấp một số dữ liệu thống kê về tình
hình hoạt động tôn giáo của tín đồ Công giáo Tây Nguyên; một số hoạt động quốc tế của
GHCGVN; hoạt động của các tổ chức Công giáo miền núi phía bắc và các Dòng tu ở
Đồng Nai hiện nay [59, tr.119-261]. Phần cuối tác phẩm đã lược sử một số vấn đề và sự
kiện về Tòa thánh Vatican trên trường quốc tế.
21
Tìm hiểu về cuộc sống của người Công giáo Việt Nam, tác giả Nguyễn Hồng
Dương đã xuất bản cuốn sách: “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam”. Nội
dung cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau về những thông tin đời
sống cộng đồng Công giáo ở một số vùng miền trên đất nước như: sống đạo của người
Công giáo Việt Nam - Khái niệm sự phát triển [60, tr.7-30]; nếp sống Công giáo, sự giao
thoa giữa đức tin và văn hóa dân tộc [60,tr.31-45; giới trẻ Công giáo Việt Nam và việc
học tập, giảng dạy giáo lý hiện nay [60, tr.57-76],Cuốn sách cũng khái quát về các
truyền thống lịch sử, sự giao thoa giữa Công giáo với các tín ngưỡng, tôn giáo và truyền
thống dân tộc trên các vùng, miền, những ảnh hưởng của phong tục, tập quán văn hóa
đến hoạt động Công giáo và nếp sống của tín đồ đạo Tin lành ở Việt Nam.
Những công trình quốc tế nghiên cứu về Công giáo:
Nghiên cứu của tác giả Lường Hoài Thanh: “Vài nét về cộng đồng Công giáo
Philippines trong lịch sử” thấy rằng: cộng đồng Công giáo ở Philippines là cộng đồng
Công giáo lớn nhất khu vực Châu Á và đứng thứ 2 thế giới sau cộng đồng Công giáo
Brasil. Công giáo được truyền vào Philippinnes đầu thế kỷ XVI, cùng với sự xâm lược
của thực dân Tây Ban Nha. Tại đây, Công giáo gặp những điều kiện thuận lợi cho công
cuộc truyền giáo như: không gặp phải sự kháng cự quyết liệt của dân bản địa; người dân
Philippines chỉ có tín ngưỡng thuần túy; đất nước chưa trải qua giai đoạn phát triển đỉnh
cao; người dân cởi mở đón nhận tôn giáo mới [121, tr.64-65]. Nghiên cứu của tác giả cho
thấy, Công giáo và nhà nước thực dân Tây Ban Nha có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
không thể tách rời, điều này thể hiện ngay trong Hiến pháp 1935 của Philippines. Công
giáo Philippines cùng với thực dân Tây Ban Nha đã tham gia quản lý các hoạt động chính
trị xã hội, nhiều minh chứng cho thấy Công giáo tham gia cả hoạt động quân sự, đồng
thời cũng là thủ lĩnh, dẫn dắt giáo dân lật đổ tổng thống Mascos ở Philippinnes [121,
tr.65-70].
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương qua bài viết: “Sự can thiệp của tôn
giáo vào chính trị ở Philippines” cho thấy: mặc dù Nhà nước Philippines xây dựng theo
mô hình thế tục, tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo luôn can thiệp vào các vấn đề xã hội, kể
cả vấn đề chính trị. Tác giả cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của
Công giáo vào chính trị ở Philippinnes: (1) mô hình tôn giáo và nhà nước hợp nhất của
Tây Ban Nha; (2) sự đa dạng tổ chức tôn giáo theo đuổi những mục đích khác nhau là
nguồn tiềm tàng cho việc huy động chính trị; (3) sự khủng hoảng của niềm tin, đạo đức
22
xã hội; (4) các đảng phái chính trị phải dựa vào sức mạnh của các tổ chức tôn giáo. Sự
can thiệp của tôn giáo vào chính trị ở Philippines là con dao hai lưỡi, vừa là sự ủng hộ,
vừa là mối nguy đối với nhà nước. Chừng nào các đảng phái chính trị còn dựa vào các tổ
chức tôn giáo thì vai trò của các tổ chức tôn giáo còn in đậm trong chính trường đất nước,
còn tiềm ẩn những vấn đề mâu thuẫn, xung đột [92, tr.41-50].
Những công trình nghiên cứu về Công giáo Việt Nam:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Dương về: Tổ chức xứ, họ Công giáo ở Việt
Nam - Lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra, đã khái quát những cấu trúc cơ bản về
mặt tổ chức ở xứ đạo, họ đạo (cấp cơ sở) của Công giáo và những phương thức hoạt động
của cấp tổ chức này trong lịch sử và ở giai đoạn hiện nay [61, tr.17-58]. Theo tác giả:
những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của họ đạo, xứ đạo là cứ liệu quan trọng để đối
chiếu thực trạng công tác QLNN về tôn giáo của chính quyền các cấp.
Tìm hiểu về tổ chức hàng giáo phẩm của GHCGVN, tác giả Nguyễn Hồng Dương
có bài viết: “Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam - Vấn đề nhân sự và đào tạo”. Bài
viết cho thấy hàng giáo phẩm CGVN được thiết lập đầy đủ, có quyền bính trực tiếp lãnh
đạo GHCG Việt Nam từ sau khi Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành Tông hiến
Venerabilum Nostrorum ngày 24/11/1960 [57, tr.35]. Tác giả cho rằng: “Hàng giáo
phẩm là xương sống, trụ cột của Giáo hội. Quan tâm cất nhắc vào các vị trí của Giáo hội
không chỉ là mối quan tâm của GHCGVN mà còn là mối quan tâm của Nhà nước Việt
Nam, nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho GHCGVN thực hiện đường hướng: Sống phúc âm
trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào” [57, tr.35-42].
Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Hợp qua bài viết “Sự hình thành cộng đồng người
Việt Công giáo ở Đồng bằng Sông Cửu Long”. Qua việc nghiên cứu các tư liệu điền dã
và các kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: người Việt Công giáo đã có mặt tại Đồng
bằng Sông Cửu Long cùng thời điểm bắt đầu hình thành cộng đồng người Việt nơi đây,
khi những lưu dân đầu tiên đến khai phá vùng đất này. Người Công giáo Việt có mặt nơi
đây do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chính sách cấm đạo, thiên tai, dịch bệnh, do bị
triều đình truy sát và do chiến tranh [84, tr.32-36]. Nghiên cứu quá trình phát triển của
Công giáo nơi đây tác giả nhận định: giai đoạn hình thành từ khi người Việt vào khai phá
đến năm 1802 có một số xứ họ đạo hình thành; giai đoạn Nhà Nguyễn (1802 -1884) có
một số họ đạo được thành lập nhưng không nhiều; giai đoạn Pháp thuộc từ 1885 - 1945,
đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất, đa số các xứ họ đạo được thành lập vào giai đoạn
23
này; giai đoạn 1945 - 1954 nhịp độ phát triển Công giáo nơi đây chậm lại; giai đoạn 1954
- 1975 gia tăng mạnh vừa theo xu thế tự nhiên vừa theo con đường di cư sau Hiệp định
Giơnevơ [84, tr.32-40].
Những công trình nghiên cứu về hoạt động truyền giáo:
Kết quả nghiên cứu của Đặng Luận trong đề tài, “Truyền giáo và phát triển đạo
Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum”, đã làm sáng tỏ lịch sử
truyền giáo, quá trình du nhập và phát triển của Công giáo ở Kon Tum; công trình cũng
chỉ ra những đặc điểm truyền giáo và những ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với các
mặt đời sống xã hội của đồng bào nơi đây [103, tr.53-76]. Kết quả nghiên cứu cho thấy
Công giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa của đồng bào Kon Tum, điều này được
thẩm thấu qua thời gian. Có những tác động mang tính chất có lợi cho đời sống xã hội
như: lối sống, tập quán sinh hoạt, sản xuất; cũng có những ảnh hưởng mang tính xáo trộn
đời sống xã hội như: phong tục, tập quán, lễ nghi, văn hóa cộng đồng, nghi thức vòng
đời. Nghiên cứu cũng cho thấy những hoạt động mang tính áp đặt, cưỡng bức từ các giáo
sĩ, tạo tâm lý hoảng loạn, lo sợ từ phía tín đồ như: kêu gọi phá thần, hủy bỏ vật linh, ngẫu
tượng; đả kích mạnh mẽ tín ngưỡng bản địa,.. đã tạo ra những bất ổn trong đời sống của
đồng bào nơi đây [103, tr. 82-116].
Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thơ trong đề tài: “Quá trình hình thành, phát triển và
đặc điểm của giáo phận Phát Diệm”, cho thấy quá trình truyền giáo vào Giáo phận Phát
Diệm diễn ra từ thế kỷ XVII, tuy nhiên phải cho đến khi Nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo,
công cuộc truyền đạo mới thành công [126, tr.43-67]. Trong quá trình phát triển giáo phận
có một số linh mục, tín đồ Công giáo bị thực dân lợi dụng, tham gia vào các hoạt động
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân địa phương, tuy nhiên bên cạnh đó
cũng có hàng nghìn tín đồ Công giáo là những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc bảo vệ
tổ quốc như: linh mục Phạm Bá Trực, Vũ Bá Nghiêm,... Bước vào công cuộc đổi mới do
Đảng lãnh đạo, phần lớn đồng bào Công giáo của giáo phận hăng say lao động, sản xuất,
chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo [126, 86-138].
Bài viết của tác giả Đoàn Triệu Long: “Đạo Công giáo buổi đầu trên mảnh đất
Quảng Nam - Đà Nẵng”, đã làm sáng tỏ về thời điểm Công giáo được truyền vào Quảng
Nam, Đà Nẵng và công cuộc truyền giáo nơi đây. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, công cuộc
truyền giáo ấy mới chỉ là bước thử nghiệm, kết quả đạt được chưa được khả quan. Qua
phân tích lịch sử truyền giáo ở Quảng Nam, Đà Nẵng và vai trò của giáo phận Quảng
24
Nam, Đà Nẵng, tác giả khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng của Công giáo nơi đây tới sự
phát triển Công giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử [98, tr.36-39].
Những công trình nghiên cứu các hoạt động Công giáo:
Bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Huy Thông về “Công giáo trong bối cảnh toàn
cầu hóa” đã cho thấy: trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông đã tạo ra những thời cơ thuận lợi
cho hoạt động truyền giáo của Công giáo trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó, trong
xu thế toàn cầu hóa, bên cạnh những điểm tốt đẹp được đem lại cũng tạo ra những vấn đề
xã hội rất khó khắc phục như: đói nghèo, chiến tranh, các vấn đề xã hội khác,.. đây là
những cơ hội mới cho công cuộc truyền giáo của GHCG, được các nhà truyền giáo, hàng
giáo phẩm Công giáo đặc biệt chú trọng, khai thác để tăng cường ảnh hưởng của Giáo
hội. Bên cạnh những thuận lợi đó, công cuộc truyền giáo cũng gặp phải những thách thức
bắt nguồn từ sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phai nhạt đạo ở tín đồ, sự cứng
nhắc trong giáo lý, giáo luật và lễ nghi Công giáo,.. đã làm cho không ít các tín đồ Công
giáo trên thế giới xa rời tôn giáo này [127, tr.7-13].
Bàn về vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa giữa tôn giáo với văn hóa truyền thống
dân tộc, tác giả Nguyễn Hồng Dương đã có bài viết: “Kitô giáo với vấn đề xung đột và
hội nhập văn hóa: Bước đầu tìm hiểu và so sánh giữa trường hợp Công giáo và Tin lành
ở Việt Nam”. Bài viết cho thấy Công giáo và Tin lành vào nước ta đều xảy ra hiện tượng
xung đột và hội nhập với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tuy nhiên ở những mức độ
khác nhau. Theo tác giả: “Trải qua thời gian, văn hóa Công giáo đã xác lập được giá trị,
vị trí, và có được chỗ đứng trong văn hóa truyền thống và văn hóa đương đại Việt Nam,
tuy nhiên, vai trò của văn hóa Tin lành đối với văn hóa truyền thống và đương đại Việt
Nam hết sức mờ nhạt”[63, tr.18]. Xung đột văn hóa Tin lành với văn hóa Việt Nam
trong đó có phong tục thờ cúng tổ tiên vẫn còn, đây là câu hỏi đối với các tổ chức, hệ
phái Tin lành, trong đó có tổ chức Tin lành CMA phải xem xét trong thời gian tới.
Tìm hiểu về Mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với giáo hội Công giáo Rôma hiện
nay, tác giả Nguyễn Hồng Dương đã khái quát về những đặc điểm truyền giáo và đặc điểm
Công giáo ở Việt Nam; chỉ ra mối tương quan tác động qua lại giữa GHCGVN và GHCG
Roma; mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Giáo triều Vatican trong những năm gần
đây [58, tr.23-27]. Qua bài viết, chúng ta cũng thấy được những biểu hiện cụ thể trong mối
quan hệ giữa GHCGVN với GHCG Roma [58, tr.27-30].
25
Tác giả Phạm Huy Thông trong bài: “Lối sống của người Công giáo Việt Nam: Quá
trình từ theo đạo, giữ đạo đến sống đạo”, cho thấy: có muôn ngàn lý do theo đạo của
người Việt Nam [128, tr.46-48]. Người Công giáo Việt Nam cũng rất có ý thức giữ đạo,
việc giữ đạo thể hiện qua thói quen, nếp sống sinh hoạt và sự thể hiện lòng kính Chúa của
tín đồ Công giáo, thậm chí ngay cả việc di dời làng đến một vùng đất mới người ta vẫn
lấy tên cũ. Theo tác giả, đúng như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với Giáo
hoàng Benedic II: “Ở Việt Nam, cộng đồng những người Công giáo là cộng đồng năng
động, kính Chúa, yêu nước và có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát
triển đất nước”[128, tr.52].
Bên cạnh những công trình, bài viết trên, còn rất nhiều những tài liệu khác tìm hiểu
về Công giáo như: Sách chuyên khảo: Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, của tác giả
Hans Kung; cuốn sách: Nhân học Kitô, của tác giả Karl Rahner; sách tham khảo: Câu
chuyện Kinh Thánh, những bài học về lòng yêu thương, của tác giả Selina Hastings; sách
chuyên khảo: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, của linh mục Nguyễn Hồng; sách chuyên
khảo: Sự du nhập
của đạo Thiên chúa giáo vào Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Kiệm; sách tham
khảo: Công giáo Việt Nam đối với sự phát triển bền vững đất nước của tác giả Nguyễn
Hồng Dương và một số bài viết chuyên sâu về Công giáo được đăng tải trên Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, Công tác Tôn giáo. Những công trình, bài viết này được nghiên
cứu, tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau, có giá trị tham khảo trong việc tìm hiểu Công
giáo nói chung và QLNN về Công giáo nói riêng.
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về Công giáo, tuy nhiên, nghiên cứu trên
phương diện quản lý công lại chưa nhiều. Chủ yếu tìm hiểu QLNN về Công giáo trên
phương diện chính trị, triết học, lịch sử. Có thể khái quát qua một số công trình dưới đây:
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đô trong đề tài: “Dòng tu Công giáo ở nước ta
hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước”. Kết quả nghiên cứu đã
xây dựng được một số cơ sở lý luận về dòng tu Công giáo, khái quát về dòng tu Công
26
giáo và các hình thức tu trì của Công giáo ở Việt Nam. Đề tài đã làm sáng tỏ về vai trò, vị
trí của dòng tu trong GHCG và tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của các dòng
tu Công giáo [67, tr.11-37]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ thực trạng hoạt
động của các dòng tu Công giáo và những bất cập trong QLNN đối với hoạt động của các
dòng tu Công giáo ở Việt Nam hiện nay [67, tr.38-69].
Bài viết của tác giả Đoàn Triệu Long về: “Công tác quản lý nhà nước đối với đạo
Công giáo ở miền Trung - Thực trạng và một số kiến nghị”, cho thấy công tác QLNN về
Công giáo ở khu vực miền Trung được các cấp chính quyền hết sức chú trọng, đạt được
những kết quả tích cực trong quản lý tổ chức; về nhân sự và hoạt động của các chức sắc,
tín đồ; quản lý đất đai và cơ sở thờ tự; quản lý hoạt động quốc tế và đấu tranh với các
hoạt động lợi dụng Công giáo [100, tr.38-43]. Bên cạnh kết quả đó, vẫn còn những hạn
chế cần khắc phục, đặc biệt là vấn đề khiếu kiện về đất đai có liên quan đến Công giáo
chưa được xem xét và giải quyết dứt điểm; sự phối hợp giữa các cơ quan trong QLNN về
Công giáo còn có những hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo chưa
nhiều, ít kinh nghiệm, thiếu chuyên môn,.. vẫn là những vấn đề cần phải có những giải
pháp trong giai đoạn kế tiếp [100, tr.44-47].
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Mạnh Đoàn trong đề tài: “Công tác vận động giáo
dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”, khẳng định:
tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị là nền tảng của Đảng ở cơ sở và có vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng trong công tác vận động chức sắc, tín đồ Công giáo trong việc thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; chất lượng và nội
dung phương thức vận động chức sắc, tín đồ Công giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả QLNN đối với Công giáo, giáo dân [66, tr.26-58]. Nghiên cứu cho thấy thực trạng
công tác vận động quần chúng của các tổ chức cơ sở đảng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn
có những hạn chế như: vận động chức sắc, tín đồ thực hiện đúng chính sách, pháp luật
nhà nước trên một số lĩnh vực như thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, quản lý đất đai, xây
dựng, hoạt động truyền đạo và vận động giáo dân đấu tranh phòng chống các hành vi lợi
dụng Công giáo để trục lợi, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc [66, tr.74-86].
Đề tài nghiên cứu về “Quản lý Nhà nước đối với các dòng tu của đạo Công giáo
Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Hữu Có đã đạt một số những kết quả trên phương diện lý
luận và thực tiễn. Về mặt lý luận tác giả đã làm sáng tỏ 3 mảng lý luận chính về tôn giáo;
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
27
Nam về tôn giáo; QLNN về tôn giáo [52, tr.6-39]. Về mặt thực tiễn tác giả đã khái quát
được những nội dung cơ bản về tổ chức đạo Công giáo: phẩm trật giáo hội; bộ máy Giáo
triều Vatican; Công giáo ở Việt Nam; tìm hiểu về các dòng tu, phân loại dòng tu, quá
trình hình thành, phát triển và phương thức hoạt động của các dòng tu Công giáo ở Việt
Nam [52, tr.40-79].
Từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý, tác giả Lê Quang Toàn có bài viết: “Quản lý nhà
nước về các hội đoàn và dòng tu Công giáo”. Nội dung bài viết đã khái quát về thực
trạng hội đoàn, dòng tu và hoạt động của các hội đoàn, dòng tu Công giáo ở 13 tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên; phân tích, đánh giá về thực trạng QLNN đối với những hội đoàn,
dòng tu Công giáo; dự báo về xu hướng phát triển hội đoàn, dòng tu Công giáo tại miền
Trung và Tây Nguyên trong giai đoạn tới, qua đó, đề xuất một số những chủ trương, giải
pháp với các cơ quan chức năng nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ QLNN đối
với hội đoàn, dòng tu Công giáo trên địa bàn [136, tr.61-67].
Công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Hoàng Vương: “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu của
đề tài luận án đã xây dựng được hệ thống những cơ sở lý luận QLNN đối với hoạt động
của đạo Công giáo và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động của
đạo Công giáo ở Việt Nam [152, tr.46-62]. Luận án cũng phân tích và làm sáng tỏ việc
thực hiện các nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn TP. Hà
Nội giai đoạn 2004 đến 2017. Qua nghiên cứu cho thấy việc QLNN đối với hoạt động
của đạo Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn gặp những khó khăn, hạn chế tập trung
vào những vấn đề như: hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; công tác tuyên truyền, vận
động chức sắc, tín đồ Công giáo chưa thực sự hiệu quả; nhận thức của một bộ phận
CBCC về tôn giáo và công tác tôn giáo còn hạn chế; quản lý đất đai, xây dựng và từ thiện
nhân đạo vẫn chưa thực sự hiệu quả,.. đòi hỏi phải có những giải pháp để khắc phục [152,
tr.124-131].
Nhìn từ khía cạnh quan hệ quốc tế của các tổ chức Công giáo, tác giả Phan Thị Mỹ
Bình đã thực hiện thành công đề tài: Quản lý nhà nước đối với hoạt động quan hệ quốc tế
của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏ một số
những cơ sở lý luận QLNN đối với quan hệ quốc tế của GHCGVN, làm rõ chủ thể, khách
thể và đối tượng nghiên cứu của QLNN đối với quan hệ quốc tế của GHCGVN. Theo tác
giả, nội dung QLNN đối với quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo gồm: (1) xây dựng
28
hệ thống chính sách, pháp luật về quan hệ quốc tế; (2) xây dựng đội ngũ CBCC; (3) tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo; (4) thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật về tôn giáo và (5) quản lý hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức
tôn giáo [19, tr.32-41]. Đánh giá về thực trạng QLNN đối với quan hệ quốc tế của
GHCGVN tác giả khẳng định: Nhà nước ta đã đạt những kết quả quan trọng trong việc
xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật trong QLNN đối với quan hệ quốc tế của
các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện cho GHCGVN duy trì và mở rộng các quan hệ với
Tòa Thánh Vatican và GHCG quốc tế, đào tạo và bồi dưỡng chức sắc Công giáo, nâng
cao niềm tin của tín đồ giáo sĩ vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; giúp
GHCGVN đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo; làm thế giới hiểu rõ hơn về chính
sách tự do TNTG ở Việt Nam [19, tr.119-124].
Ngoài những công trình khoa học trên còn một số những công trình, bài viết khác
về chủ đề QLNN về công giáo như: Luận án của tác giả Đoàn Triệu Long: Giáo phận Đà
Nẵng - Lịch sử và vấn đề hiện tại; công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Long
về: Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên Chúa giáo ở
Việt Nam hiện nay và một số công trình, đề tài nghiên cứu khác ở trình độ thạc sĩ, phạm
vi nghiên cứu hẹp có giá trị tham khảo trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án.
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về Công giáo và quản lý nhà nước về Công
giáo ở Đông Nam Bộ
1.3.1. Nghiên cứu về Công giáo ở Đông Nam Bộ
Nghiên cứu của Đặng Mạnh Trung trong bài viết: “Vài nét về sự hình thành các xứ,
họ đạo đầu tiên ở Đông Nam Bộ”, cho thấy: Cộng đồng Công giáo đầu tiên ở Đông Nam
Bộ xuất hiện vào khoảng đầu và giữa thế kỷ XVII cùng với sự di cư của các lưu dân
người Việt phía Bắc Tổ Quốc, trong các cộng đồng người khai hoang, lập ấp, chạy trốn
chiến tranh, né tránh chính sách cấm đạo của triều đình Nhà Nguyễn. Thông qua bài viết,
tác giả cũng cung cấp những hình ảnh khái quát về các xứ họ đạo đầu tiên ở 5 khu vực
Đông Nam Bộ: khu vực Bình Thuận, khu vực Đồng Nai, khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu,
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Bình Dương [140, tr.49-54].
Bài viết của Ngô Quốc Đông: “Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ 1948 -1954” cho
thấy nguyên nhân hình thành Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ; mô tả về nhân sự, tổ
chức và tôn chỉ của Hội; những hoạt động đồng hành kháng chiến, hoạt động báo chí và bí
mật, những sinh hoạt tôn giáo của Hội trong kháng chiến [69, tr.26-61]. Nhìn lại cả quá
29
trình Công giáo yêu nước ở Nam Bộ, tác giả kết luận: “Đây là một tiến trình phát triển từ
thấp đến cao, từ sơ lược đến hoàn thiện của các tổ chức Công giáo. Các hoạt động kháng
chiến của Hội là sự song hành giữa hai nhiệm vụ là thờ Chúa và đấu tranh cho giải phóng
dân tộc” [69, tr.53].
Nghiên cứu Võ Lan Phương qua bài viết: “Các chúa Nguyễn và sự truyền bá Công
giáo ở Đàng Trong”. Qua nghiên cứu 6 đời chúa Nguyễn, tác giả đã trình bày khái quát
về sự truyền bá của Công giáo và chính sách ứng xử đối với Công giáo của những người
đứng đầu triều đình Nhà Nguyễn qua giai đoạn lịch sử 1613 đến 1785. Nghiên cứu cho
thấy: có nhiều nguyên nhân dẫn đến chính sách cấm đạo của các chúa Nguyễn như: (1)
sự lo ngại bị xâm hại về mặt tư tưởng; (2) những dự cảm của nhà cầm quyền về nguy cơ
xâm lược cùng với sự truyền bá Công giáo; (3) những xung đột văn hóa Công giáo với
văn hóa truyền thống Việt Nam [110, tr.16-31].
Nghiên cứu về đời sống Công giáo ở ĐNB có bài: “Bước đầu tìm hiểu cuộc sống tu
trì của nữ tu Công giáo ở giáo phận Xuân Lộc hiện nay”, của tác giả Đinh Thị Xuân
Trang đã giới thiệu khái quát về tình hình giáo phận Xuân Lộc và các dòng tu Công giáo
trên địa bàn. Thông qua tìm hiểu thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày, đời sống cộng đoàn,
các giờ Kinh nguyện, hình thức sinh hoạt tôn giáo và thời gian nghỉ ngơi, giải trí của các
nữ tu bài viết đã cho thấy bức tranh cuộc sống tu trì của các nữ tu Công giáo ở giáo phận
Xuân Lộc hiện nay [138, tr.32-37].
Bài viết của tác giả Châu Thị Chánh: “Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh
Đồng Nai - 30 năm hình thành và phát triển”, đã khái quát về tình hình Công giáo ở
Đồng Nai; sự ra đời và phát triển của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Đồng
Nai (UBĐKCGVN); những đóng góp của UBĐKCGVN tỉnh Đồng Nai từ khi thành lập
(1985) cho đến năm 2015 trên các mặt: hoạt động bảo trợ xã hội; tham gia xã hội hóa
giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; tham gia các phong trào văn hóa - xã hội; tham gia các
phong trào lao động, sản xuất và xây dựng nông thôn mới; tham gia xây dựng chính
quyền, Mặt trận và các tổ chức xã hội giữ vai trò cầu nối giữa đồng bào Công giáo với
chính quyền, MTTQ các cấp. Theo tác giả: “với những thành tựu và đóng góp của mình,
UBĐKCGVN tỉnh Đồng Nai đã khẳng định được vị trí trong cộng đồng và trở thành địa
chỉ tin tưởng trong hoạt động xã hội của giới Công giáo tỉnh Đồng Nai” [30, tr.47].
Tìm hiểu về lễ nghi Công giáo, tác giả Nguyễn Khánh Diệp có bài: “Vấn đề thờ
cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt”. Nghiên cứu tại Giáo xứ Lộc Hòa Trảng
30
Bom, Đồng Nai cho thấy: Mặc dù bị GHCG cấm đoán, ngăn chặn tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, nhưng người Công giáo Việt Nam vẫn tìm cách để duy trì phong tục truyền thống
này, điều đó cho thấy vị trí và vai trò của phong tục thờ cúng tổ tiên trong đời sống tín
ngưỡng tín đồ Công giáo. Sau Cộng đồng Vatican II, phong tục thờ cúng tổ tiên chính
thức được công nhận với những nghi lễ chính danh Công giáo, điều này đã giúp tín đồ
người Việt trút bỏ được gánh nặng về mặt tâm linh, làm cho Công giáo không còn xa lạ
với truyền thống dân tộc. Các tín hữu Công giáo Việt Nam vừa ra sức xây dựng hình ảnh
làm sáng danh đức tin Công giáo, vừa luôn bảo vệ, gìn giữ những giá trị chân, thiện, mỹ
của nền văn hóa dân tộc [54, tr.73-94].
1.3.2. Nghiên cứu quản lý nhà nước về Công giáo ở Đông Nam Bộ
Triển khai nghiên cứu tổng quan luận án cho thấy, có rất ít bài viết, nghiên cứu
QLNN về Công giáo ở ĐNB, đến nay mới chỉ có các tài liệu sau:
Công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Mạnh Trung năm 2011 về: “Công tác vận
động đồng bào Công giáo của Đảng bộ một số tỉnh miền Đông Nam Bộ từ năm 1986 đến
năm 2006”. Kết quả nghiên cứu đã thành công trong việc xây dựng những cơ sở lý luận
về Công giáo và công tác vận động đồng bào Công giáo ở Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên
cứu của đề tài đã khắc họa rõ nét về kết quả thực hiện công tác vận động đồng bào Công
giáo ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ gồm: công tác vận động chức sắc, giáo hội chấp
hành pháp luật; chỉ đạo các cơ quan thực hiện các chính sách tôn giáo của Đảng, tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo hội và xây dựng mối quan hệ thân thiện, trách nhiệm giữa giáo
hội với chính quyền địa phương; vận động chức sắc, giáo dân tham gia các tổ chức chính
trị, xã hội, đoàn thể. Đề tài cũng chỉ ra một số những hạn chế trong công tác vận động
chức sắc, tín đồ Công giáo nơi đây giai đoạn 1986 - 2006 [141, tr.63-124].
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thùy Liên: “Ghi nhận kết quả 10 năm thực hiện
Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Về công tác tôn
giáo ở tỉnh Đồng Nai” cho thấy trong hơn 10 năm, chính quyền tỉnh đã đạt những kết quả
tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW về công tác tôn giáo: tổ chức 57 hội
nghị phổ biến, tuyên truyền cho hơn 8.000 lượt cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện và 74 lớp
cho đối tượng là cán bộ xã; tạo điều kiện cho phép tổ chức 12 cơ sở tôn giáo trực thuộc
trên cơ sở, 221 tổ chức tôn giáo cơ sở, riêng Tòa Giám mục Xuân lộc là 71 cơ sở (giáo
xứ); cấp giấy chứng nhận cho 135 cộng đoàn Công giáo và 01 dòng tu; giải quyết kịp
thời việc thuyên chuyển cho 386 linh mục; chấp thuận cho Tòa Giám mục phong chức
31
linh mục cho 271 tu sĩ, phục hồi cho 11 người, bổ nhiệm 61 chánh xứ, 02 bề trên và công
nhận cho 1.523 người là Ủy viên Thường vụ Ban hành giáo giáo xứ; giải quyết tốt vấn đề
đất đai Công giáo trên địa bàn [96, tr.34-38].
Bên cạnh những bài viết trên, liên quan đến hoạt động QLNN về Công giáo ở ĐNB
còn có những báo cáo, tổng kết của Ban Tôn giáo các tỉnh thành ĐNB về tình hình Công
giáo và công tác QLNN về Công giáo hàng năm; các báo cáo tổng kết thực thi chính
sách, pháp luật về TNTG trên địa bàn, các số liệu thống kê của các địa phương ĐNB và
Ban Tôn giáo Chính phủ về tình hình TNTG tại khu vực ĐNB.
1.4. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và nhiệm vụ của luận án
1.4.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu đi trước
Nghiên cứu tổng quan công trình, dữ liệu, đề tài, bài báo có liên quan đến đề tài
luận án, tác giả nhận thấy các học giả, nhà ngh...
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có
yếu tố nước ngoài
23 28.8 38 47.5 19 23.8 80 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc
tôn giáo
37 46.3 35 43.8 8 10.0 80 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ
hội, hội nghị, đại hội của tôn
giáo các cấp
39 48.8 18 22.5 23 28.8 80 100
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
21 26.3 11 13.8 48 60.0 80 100
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
37 46.3 19 23.8 24 30.0 80 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của
các tổ chức tôn giáo
22 27.5 17 21.3 41 51.3 80 100
9 Quản lý các hoạt động xuất
bản, giáo dục, y tế; bảo trợ xã
hội, từ thiện nhân đạo của các
tổ chức tôn giáo.
14 17.5 17 21.3 49 61.3 80 100
Chức sắc Công giáo
1 Quản lý tổ chức tôn giáo, việc
chia tách, sát nhập, hợp nhất,
giải thể tổ chức tôn giáo
47 58.8 25 31.3 8 10.0 80 100
2 Quản lý hoạt động của các chức
sắc tôn giáo
17 21.3 18 22.5 45 56.3 80 100
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có
yếu tố nước ngoài
11 13.8 27 33.8 42 52.5 80 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc
tôn giáo
21 26.3 13 16.3 46 57.5 80 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ
hội, hội nghị, đại hội của tôn
giáo các cấp
19 23.8 7 8.8 54 67.5 80 100
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
0 0.0 8 10.0 72 90.0 80 100
lx
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
4 5.0 9 11.3 67 83.8 80 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của
các tổ chức tôn giáo
8 10.0 12 15.0 60 75.0 80 100
9 Quản lý các hoạt động xuất
bản, giáo dục, y tế; bảo trợ xã
hội, từ thiện nhân đạo của các
tổ chức tôn giáo.
0 0.0 4 5.0 76 95.0 80 100
Chung cả ban nhóm
1 Quản lý tổ chức tôn giáo, việc
chia tách, sát nhập, hợp nhất,
giải thể tổ chức tôn giáo
252 74.1 63 18.5 25 7.4 340 100
2 Quản lý hoạt động của các chức
sắc tôn giáo
156 45.9 90 26.5 94 27.6 340 100
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có
yếu tố nước ngoài
81 23.8 127 37.4 132 38.8 340 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc
tôn giáo
111 32.6 95 27.9 134 39.4 340 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ
hội, hội nghị, đại hội của tôn
giáo các cấp
139 40.9 62 18.2 139 40.9 340 100
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
54 15.9 65 19.1 221 65.0 340 100
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
109 32.1 80 23.5 151 44.4 340 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của
các tổ chức tôn giáo
108 31.8 85 25.0 147 43.2 340 100
9 Quản lý các hoạt động xuất
bản, giáo dục, y tế; bảo trợ xã
hội, từ thiện nhân đạo của các
tổ chức tôn giáo.
40 11.8 55 16.2 245 72.1 340 100
lxi
Câu 3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp ở địa phương
Ông/ Bà hiện nay đã phù hợp chưa?
STT Nhóm đối tượng khảo sát
Rất phù hợp Chưa phù hợp Tổng
SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo 37 20.56 143 79.44 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 22 27.50 58 72.50 80 100
Tổng hai nhóm 59 22.69 201 77.31 260 100
Câu 4. Xin Ông/ Bà cho biết về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phẩm
chất đạo đức của cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo hiện nay ở địa phương?
STT Phương diện đánh giá
Phương án đánh giá
Tốt Bình
thường
Chưa tốt Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1 Trình độ chuyên môn 68 37.78 38 21.11 74 41.11 180 100
2 Kinh nghiệm công tác 35 19.44 37 20.56 108 60.00 180 100
3 Phẩm chất đạo đức 117 65.00 38 21.11 25 13.89 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
1 Trình độ chuyên môn 29 36.25 21 26.25 30 37.50 80 100
2 Kinh nghiệm công tác 18 22.50 14 17.50 48 60.00 80 100
3 Phẩm chất đạo đức 46 57.50 23 28.75 11 13.75 80 100
Chức sắc Công giáo
1 Trình độ chuyên môn 42 52.50 19 23.75 19 23.75 80 100
2 Kinh nghiệm công tác 12 15.00 12 15.00 56 70.00 80 100
3 Phẩm chất đạo đức 67 83.75 6 7.50 7 8.75 80 100
Chung ba nhóm khách thể
1 Trình độ chuyên môn 139 40.88 78 22.94 123 36.18 340 100
2 Kinh nghiệm công tác 65 19.12 63 18.53 212 62.35 340 100
3 Phẩm chất đạo đức 230 67.65 67 19.71 43 12.65 340 100
lxii
Câu 5. Theo Ông/ Bà việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về tôn giáo những
năm qua ở tại địa phương đã được chính quyền thực hiện tốt hay chưa?
STT Nhóm đối tượng khảo sát
Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức QLNN về tôn
giáo
69 38.33 47 26.11 64 35.56 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 26 32.50 21 26.25 33 41.25 80 100
Tổng hai nhóm 95 36.54 68 26.15 97 37.31 260 100
Câu 6. Ông/ Bà đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối
với hoạt động dưới đây của chính quyền địa phương như thế nào?
STT Lĩnh vực ảnh hưởng
Mức độ thực hiện
Tốt
Bình
thường
Chưa tốt Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1 Quản lý tổ chức tôn giáo, việc
chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải
thể tổ chức tôn giáo
97 53.9 32 17.8 51 28.3 180 100
2 Quản lý hoạt động của các chức sắc
tôn giáo
73 40.6 58 32.2 49 27.2 180 100
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có yếu
tố nước ngoài
32 17.8 41 22.8 107 59.4 180 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc tôn giáo 68 37.8 46 25.6 66 36.7 180 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ hội,
hội nghị, đại hội của tôn giáo các cấp
83 46.1 46 25.6 51 28.3 180 100
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo, nâng
cấp, xây dựng mới công trình kiến
trúc tôn giáo
29 16.1 37 20.6 114 63.3 180 100
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu cử,
suy cử, cách chức, bãi miễn có
liên quan đến tôn giáo
47 26.1 48 26.7 85 47.2 180 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của các
tổ chức tôn giáo
25 13.9 48 26.7 107 59.4 180 100
9 Quản lý các hoạt động xuất bản, giáo
dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện nhân
16 8.9 22 12.2 142 78.9 180 100
lxiii
đạo của các tổ chức tôn giáo.
Cán bộ MTTQ và đoàn thể
1 Quản lý tổ chức tôn giáo, việc
chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải
thể tổ chức tôn giáo
48 60.0 18 22.5 14 17.5 80 100
2 Quản lý hoạt động của các chức sắc
tôn giáo
46 57.5 28 35.0 6 7.5 80 100
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có yếu
tố nước ngoài
11 13.8 23 28.8 46 57.5 80 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc tôn
giáo
31 38.8 16 20.0 33 41.3 80 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ hội,
hội nghị, đại hội của tôn giáo các
cấp
32 40.0 22 27.5 26 32.5 80 100
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo, nâng
cấp, xây dựng mới công trình kiến
trúc tôn giáo
9 11.3 14 17.5 57 71.3 80 100
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu cử,
suy cử, cách chức, bãi miễn có
liên quan đến tôn giáo
24 30.0 20 25.0 36 45.0 80 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của các
tổ chức tôn giáo
10 12.5 12 15.0 58 72.5 80 100
9 Quản lý các hoạt động xuất bản,
giáo dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ
thiện nhân đạo của các tổ chức tôn
giáo.
7 8.8 13 16.3 60 75.0 80 100
Chức sắc Công giáo
1 Quản lý tổ chức tôn giáo, việc
chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải
thể tổ chức tôn giáo
23 31.0 25 31.3 32 40.0 80 100
2 Quản lý hoạt động của các chức sắc
tôn giáo
7 8.8 12 15.0 61 76.3 80 100
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có yếu
tố nước ngoài
9 11.3 16 20.0 55 68.8 80 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc tôn
giáo
11 13.8 10 12.5 59 73.8 80 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ hội,
hội nghị, đại hội của tôn giáo các
cấp
8 10.0 11 13.8 61 76.3 80 100
lxiv
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo, nâng
cấp, xây dựng mới công trình kiến
trúc tôn giáo
2 2.5 7 8.8 71 88.8 80 100
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu cử,
suy cử, cách chức, bãi miễn có
liên quan đến tôn giáo
3 3.8 8 10.0 69 86.3 80 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của các
tổ chức tôn giáo
10 12.5 8 10.0 62 77.5 80 100
9 Quản lý các hoạt động xuất bản,
giáo dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ
thiện nhân đạo của các tổ chức tôn
giáo.
1 6.0 4 5.0 75 93.8 80 100
Chung cả ba nhóm
1 Quản lý tổ chức tôn giáo, việc
chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải
thể tổ chức tôn giáo
168 49.4 75 22.1 97 28.5 340 100
2 Quản lý hoạt động của các chức sắc
tôn giáo
126 37.1 98 28.8 116 34.1 340 100
3 Quản lý hoạt động tôn giáo có yếu
tố nước ngoài
52 15.3 80 23.5 208 61.2 340 100
4 Quản lý việc đào tạo chức sắc tôn
giáo
110 32.4 72 21.2 158 46.5 340 100
5 Quản lý việc tổ chức những lễ hội,
hội nghị, đại hội của tôn giáo các
cấp
123 36.2 79 23.2 138 40.6 340 100
6 Quản lý nhà đất, việc cải tạo, nâng
cấp, xây dựng mới công trình kiến
trúc tôn giáo
40 11.8 58 17.1 242 71.2 340 100
7 Quản lý việc phong phẩm, bầu cử,
suy cử, cách chức, bãi miễn có
liên quan đến tôn giáo
74 21.8 76 22.4 190 55.9 340 100
8 Quản lý quan hệ quốc tế của các
tổ chức tôn giáo
45 13.2 68 20.0 227 66.8 340 100
9 Quản lý các hoạt động xuất bản,
giáo dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ
thiện nhân đạo của các tổ chức tôn
giáo.
24 7.1 39 11.5 277 81.5 340 100
lxv
Câu 7. Ý kiến của Ông/ bà về mức độ phối hợp giữa các cơ quan Dân vận,
MTTQ,và các cơ quan Chính trị - Xã hội trong việc vận động chức sắc, tín đồ Công
giáo ở tại địa phương?
STT
Nhóm đối tượng khảo
sát
Tốt Bình thường Chưa tốt Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức
QLNN về tôn giáo
74 41.11 46 25.56 60 33.33 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 35 43.75 22 27.50 23 28.75 80 100
Tổng hai nhóm 109 41.92 68 26.15 83 31.92 260 100
Câu 8. Xin Ông/ Bà cho biết, việc thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính
sách pháp luật về tôn giáo đã tốt hay chưa?
STT Nhóm đối tượng khảo sát
Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức QLNN về
tôn giáo
38 21.11 42 23.33 100 55.56 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 18 22.50 21 26.25 41 51.25 80 100
Tổng hai nhóm 56 21.54 63 24.23 141 54.23 260 100
Câu 9. Ý kiến của Ông/ bà về mức độ giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của
các tổ chức, cá nhân tôn giáo của các cơ quan chức năng tại địa phương như thế nào?
STT Nhóm đối tượng khảo sát
Tốt
Bình
thường
Chưa tốt
Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức QLNN về
tôn giáo
41 22.78 32 17.78 107 59.44 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 16 20.00 14 17.50 50 62.50 80 100
3 Chức sắc tôn giáo 7 8.75 5 6.25 68 85.00 80 100
Tổng ba nhóm 64 18.82 51 15.00 225 66.18 340 100
lxvi
PHẦN II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
VỀ TÍNH CẦN THIẾT, KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Câu 10. Theo Ông/ Bà để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước về
Công giáo, nhà nước nên tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật
nào dưới đây?
STT
Quy định pháp luật cần điều
chỉnh, sửa đổi
Mức độ cần thiết
Cần thiết
Bình
thường
Không
cần thiết
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1 Quản lý các dòng tu Công giáo 147 81.7 21 11.7 12 6.7 180 100
2
Quản lý người vào tu, quản lý
việc đào tạo chức sắc tôn giáo
92 51.1 65 36.1 23 12.8 180 100
3
Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
167 92.8 11 6.1 2 1.1 180 100
4
Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
71 39.4 58 32.2 51 28.3 180 100
5
Quản lý hoạt động xuất bản, giáo
dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện
nhân đạo của các tổ chức tôn
giáo
158 87.8 14 7.8 8 4.4 180 100
Cán bộ MTTQ và đoàn thể
1 Quản lý các dòng tu Công giáo 63 78.8 11 13.8 6 7.5 80 100
2
Quản lý người vào tu, quản lý
việc đào tạo chức sắc tôn giáo
44 55.0 28 35.0 8 10.0 80 100
3
Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
71 88.8 4 5.0 5 6.3 80 100
lxvii
4
Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
37 46.3 17 21.3 26 32.5 80 100
5
Quản lý hoạt động xuất bản, giáo
dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện
nhân đạo của các tổ chức tôn giáo.
69 86.3 7 8.8 4 5.0 80 100
Chức sắc Công giáo
1 Quản lý các dòng tu Công giáo 68 31.0 5 6.3 7 8.8 80 100
2
Quản lý người vào tu, quản lý
việc đào tạo chức sắc tôn giáo
62 77.5 11 13.8 7 8.8 80 100
3
Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
80 100.0 0 0.0 0 0.0 80 100
4
Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
80 100.0 0 0.0 0 0.0 80 100
5
Quản lý hoạt động xuất bản, giáo
dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện
nhân đạo của các tổ chức tôn giáo.
80 100.0 0 0.0 0 0.0 80 100
Chung cả ba nhóm
1 Quản lý các dòng tu Công giáo 278 81.8 37 10.9 25 7.4 340 100
2
Quản lý người vào tu, quản lý
việc đào tạo chức sắc tôn giáo
198 58.2 104 30.6 38 11.2 340 100
3
Quản lý nhà đất, việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công
trình kiến trúc tôn giáo
318 93.5 15 4.4 7 2.1 340 100
4
Quản lý việc phong phẩm, bầu
cử, suy cử, cách chức, bãi miễn
có liên quan đến tôn giáo
188 55.3 75 22.1 77 22.6 340 100
5
Quản lý hoạt động xuất bản, giáo
dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện
nhân đạo của các tổ chức tôn giáo.
307 90.3 21 6.2 12 3.5 340 100
lxviii
Câu 11. Theo Ông/ Bà, các cơ quan QLNN về tôn giáo có cần thiết phải đổi mới
hình thức và phương pháp vận động, thuyết phục chức sắc, tín đồ Công giáo không?
STT Nhóm đối tượng khảo sát
Cần thiết
Không cần
thiết
Chung
SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo 132 73.33 48 26.67 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 58 72.50 22 27.50 80 100
Tổng hai nhóm 190 73.08 70 26.92 260 100
Câu 12. Ông/ Bà chọn phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về tôn giáo các cấp theo phương án nào dưới đây?
STT
Phương hướng hoàn thiện tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước
về tôn giáo
Phương án đánh giá
Phù hợp
Bình
thường
Không
phù hợp
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1 Giữ nguyên như hiện trạng 11 6.1 22 12.2 147 81.7 180 100
2
Tách ra khỏi cơ quan Nội vụ trở
thành cơ quan tham mưu cho Chính
phủ và UBND các cấp độc lập
37 20.6 29 16.1 114 63.3 180 100
3
Tách ra khỏi cơ quan Nội vụ, sát
nhập với Ủy ban Dân tộc ở Trung
ương và Ban Dân tộc ở cấp tỉnh,
Phòng Dân tộc ở cấp huyện
132 73.3 26 14.4 22 12.2 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
1 Giữ nguyên như hiện trạng 6 7.5 18 22.5 56 70.0 80 100
2
Tách ra khỏi cơ quan Nội vụ trở
thành cơ quant tham mưu cho
Chính phủ và UBND các cấp độc
lập
14 17.5 17 21.3 49 61.3 80 100
3
Tách ra khỏi cơ quan Nội vụ, sát
nhập với Ủy ban Dân tộc ở Trung
ương và Ban Dân tộc ở cấp tỉnh,
Phòng Dân tộc ở cấp huyện
60 75.0 10 12.5 10 12.5 80 100
lxix
Chung hai nhóm
1 Giữ nguyên như hiện trạng 17 6.5 40 15.4 203 78.1 260 100
2
Tách ra khỏi cơ quan Nội vụ trở
thành cơ quan tham mưu cho
Chính phủ và UBND các cấp độc
lập
51 19.6 46 17.7 163 62.7 260 100
3
Tách ra khỏi cơ quan Nội vụ, sát
nhập với Ủy ban Dân tộc ở Trung
ương và Ban Dân tộc ở cấp tỉnh,
Phòng Dân tộc ở cấp huyện
192 73.8 36 13.8 32 12.3 260 100
Câu 13. Theo Ông/ Bà để nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC quản lý nhà
nước về tôn giáo các cấp, chính quyền các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ phải thực
hiện theo phương hướng nào dưới đây?
STT
Phương hướng hoàn thiện tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước
về tôn giáo
Phương án đánh giá
Phù hợp
Bình
thường
Không phù
hợp
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt
công tác quy hoạch CBCC
123 68.3 37 20.6 20 11.1 180 100
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
cho CBCC
156 86.7 13 7.2 11 6.1 180 100
3
Đổi mới về chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ CBCC
147 81.7 24 13.3 9 5.0 180 100
4
Thực hiện tốt chính sách thi đua,
khen thưởng đối với đội ngũ
CBCC
93 51.7 47 26.1 40 22.2 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
1
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt
công tác quy hoạch CBCC
52 65.0 18 22.5 10 12.5 80 100
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
cho CBCC
63 78.8 12 15.0 5 6.3 80 100
lxx
3
Đổi mới về chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ CBCC
64 80.0 8 10.0 8 10.0 80 100
4
Thực hiện tốt chính sách thi đua,
khen thưởng đối với đội ngũ
CBCC
46 57.5 19 23.8 15 18.8 80 100
Chung hai nhóm
1
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt
công tác quy hoạch CBCC
175 67.3 55 21.2 30 11.5 260 100
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
cho CBCC
219 84.2 25 9.6 16 6.2 260 100
3
Đổi mới về chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ CBCC
211 81.2 32 12.3 17 6.5 260 100
4
Thực hiện tốt chính sách thi đua,
khen thưởng đối với đội ngũ
CBCC
139 53.5 66 25.4 55 21.2 260 100
Câu 14. Theo Ông/ Bà, chính quyền các cấp có cần thiết phải tạo các điều
kiện cho đồng bào giáo dân phát triển kinh tế, văn hóa xã hội không?
STT Nhóm đối tượng khảo sát
Cần thiết
Bình
thường
Không cần
thiết
Chung
SL % SL % SL % SL %
1 Cán bộ, công chức QLNN
về tôn giáo
162 90.00 11 6.11 7 3.89 180 100
2 Cán bộ MTTQ, đoàn thể 69 86.25 7 8.75 4 5.00 80 100
3 Chức sắc tôn giáo 80 100.00 0 0.00 0 0.00 80 100
Tổng ba nhóm 311 91.47 18 5.29 11 3.24 340 100
Câu 15. Để giúp giáo dân phát triển kinh tế xã hội, chính quyền cần đầu tư
vào lĩnh vực nào dưới đây?
STT
Lĩnh vực cần đầu tư, hỗ trợ
phát triển kinh tế, xã hội
Phương án đánh giá
Cần thiết
Bình
thường
Không
cần thiết
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1 Cơ sở hạ tầng xã hội 129 71.7 36 20.0 15 8.3 180 100
2 Chăm sóc y tế, an sinh xã hội 132 73.3 30 16.7 18 10.0 180 100
lxxi
3
Phát triển nhà ở xã hội cho
công nhân
114 63.3 42 23.3 24 13.3 180 100
4
Giáo dục nghề nghiệp cho
thanh niên Công giáo, tạo
công ăn việc làm cho thanh
niên Công giáo
126 70.0 28 15.6 26 14.4 180 100
5
Quy hoạch đất đai sản xuất,
chăn nuôi
97 53.9 47 26.1 36 20.0 180 100
6
Hỗ trợ kinh phí, vốn để giáo dân
tăng gia, sản xuất, khởi nghiệp
138 76.7 23 12.8 19 10.6 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
1 Cơ sở hạ tầng xã hội 56 70.0 15 18.8 9 11.3 80 100
2 Chăm sóc y tế, an sinh xã hội 58 72.5 14 17.5 8 10.0 80 100
3
Phát triển nhà ở xã hội cho
công nhân
52 65.0 18 22.5 10 12.5 80 100
4
Giáo dục nghề nghiệp cho
thanh niên Công giáo, tạo
công ăn việc làm cho thanh
niên Công giáo
52 65.0 17 21.3 11 13.8 80 100
5
Quy hoạch đất đai sản xuất,
chăn nuôi
32 40.0 22 27.5 26 32.5 80 100
6
Hỗ trợ kinh phí, vốn để giáo
dân tăng gia, sản xuất, khởi
nghiệp
61 76.3 11 13.8 8 10.0 80 100
Chức sắc Công giáo
1 Cơ sở hạ tầng xã hội 80 100.0 0 0.0 0 0.0 80 100
2 Chăm sóc y tế, an sinh xã hội 39 48.8 13 16.3 28 35.0 80 100
3
Phát triển nhà ở xã hội cho
công nhân
47 58.8 18 22.5 15 18.8 80 100
4
Giáo dục nghề nghiệp cho
thanh niên Công giáo, tạo
công ăn việc làm cho thanh
niên Công giáo
69 86.3 7 8.8 4 5.0 80 100
5
Quy hoạch đất đai sản xuất,
chăn nuôi
59 73.8 13 16.3 8 10.0 80 100
6
Hỗ trợ kinh phí, vốn để giáo
dân tăng gia, sản xuất, khởi
nghiệp
80 100.0 0 0.0 0 0.0 80 100
Chung ba nhóm
1 Cơ sở hạ tầng xã hội 265 77.9 52 15.3 44 12.9 340 100
2 Chăm sóc y tế, an sinh xã hội 229 67.4 57 16.8 54 15.9 340 100
3
Phát triển nhà ở xã hội cho
công nhân
213 62.6 78 22.9 49 14.4 340 100
4 Giáo dục nghề nghiệp cho 247 72.6 52 15.3 41 12.1 340 100
lxxii
thanh niên Công giáo, tạo
công ăn việc làm cho thanh
niên Công giáo
5
Quy hoạch đất đai sản xuất,
chăn nuôi
188 55.3 82 24.1 70 20.6 340 100
6
Hỗ trợ kinh phí, vốn để giáo
dân tăng gia, sản xuất, khởi
nghiệp
279 82.1 34 10.0 27 7.9 340 100
Câu 16. Theo Ông/ Bà, có cần thiết phải đổi mới quản lý hoạt động sử dụng
đất đai; xây dựng, sửa chữa công trình kiến trúc và giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo
của các tổ chức Công giáo không?
STT Lĩnh vực cần phải đổi mới
Phương án đánh giá
Phù hợp
Bình
thường
Không phù
hợp
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1
Sử dụng đất của các tổ chức Công
giáo
136 75.6 24 13.3 20 11.1 180 100
2
Xây dựng, sửa chữa, cơi nới,
nâng cấp các công trình kiến trúc
Công giáo
128 71.1 28 15.6 24 13.3 180 100
3
Hoạt động giáo dục, y tế Công
giáo
157 87.2 13 7.2 10 5.6 180 100
4 Hoạt động từ thiện, nhân đạo 151 83.9 16 8.9 13 7.2 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
1
Sử dụng đất của các tổ chức Công
giáo
54 67.5 16 20.0 10 12.5 80 100
2
Xây dựng, sửa chữa, cơi nới,
nâng cấp các công trình kiến trúc
Công giáo
58 72.5 12 15.0 10 12.5 80 100
3
Hoạt động giáo dục, y tế Công
giáo
61 76.3 9 11.3 10 12.5 80 100
4 Hoạt động từ thiện, nhân đạo 55 68.8 14 17.5 11 13.8 80 100
Chung hai nhóm
1
Sử dụng đất của các tổ chức Công
giáo
190 73.1 40 15.4 30 11.5 260 100
lxxiii
2
Xây dựng, sửa chữa, cơi nới,
nâng cấp các công trình kiến trúc
Công giáo
186 71.5 40 15.4 34 13.1 260 100
3
Hoạt động giáo dục, y tế Công
giáo
218 83.8 22 8.5 20 7.7 260 100
4 Hoạt động từ thiện, nhân đạo 206 79.2 30 11.5 24 9.2 260 100
Câu 17. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi
chính sách pháp luật nhà nước về tôn giáo chúng ta cần tập trung vào những nội
dung nào dưới đây?
STT
Lĩnh vực cần tập trung thanh
tra
Phương án đánh giá
Phù hợp
Bình
thường
Không
phù hợp
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1
Thanh tra, kiểm tra việc thực thi
chính sách, pháp luật về tôn giáo
của chính quyền các cấp
143 79.4 25 13.9 12 6.7 180 100
2
Thanh tra, kiểm tra về chất lượng
đội ngũ quản lý nhà nước về tôn
giáo các cấp
156 86.7 17 9.4 7 3.9 180 100
3
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật về tôn giáo
của các cơ sở Công giáo
164 91.1 8 4.4 8 4.4 180 100
4
Thanh tra, kiểm tra việc đầu tư cơ
sở vật chất, phát triển kinh tế của
chính quyền các cấp ở vùng giáo
168 93.3 5 2.8 7 3.9 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
1
Thanh tra, kiểm tra việc thực thi
chính sách, pháp luật về tôn giáo
của chính quyền các cấp
58 72.5 14 17.5 8 10.0 80 100
2
Thanh tra, kiểm tra về chất lượng
đội ngũ quản lý nhà nước về tôn
giáo các cấp
62 77.5 11 13.8 7 8.8 80 100
3
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật về tôn giáo
của các cơ sở Công giáo
71 88.8 7 8.8 2 2.5 80 100
4 Thanh tra, kiểm tra việc đầu tư cơ 73 91.3 5 6.3 2 2.5 80 100
lxxiv
sở vật chất, phát triển kinh tế của
chính quyền các cấp ở vùng giáo
Chung hai nhóm
1
Thanh tra, kiểm tra việc thực thi
chính sách, pháp luật về tôn giáo
của chính quyền các cấp
201 77.3 39 15.0 20 7.7 260 100
2
Thanh tra, kiểm tra về chất lượng
đội ngũ quản lý nhà nước về tôn
giáo các cấp
218 83.8 28 10.8 14 5.4 260 100
3
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật về tôn giáo
của các cơ sở Công giáo
235 90.4 15 5.8 10 3.8 260 100
4
Thanh tra, kiểm tra việc đầu tư cơ
sở vật chất, phát triển kinh tế của
chính quyền các cấp ở vùng giáo
241 92.7 10 3.8 9 3.5 260 100
Câu 19. Theo Ông/ Bà, để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa hành vi lợi
dụng Công giáo, các cơ quan chức năng cần tập trung vào những biện pháp nào
dưới đây?
STT
Lĩnh vực cần tập trung thanh
tra
Phương án đánh giá
Phù hợp
Bình
thường
Không
phù hợp
Tổng
SL % SL % SL % SL %
Cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo
1
Tăng cường nắm vững tình hình
diễn biến bất thường ở vùng giáo
158 87.8 14 7.8 8 4.4 180 100
2
Xây dựng mạng lưới cốt cán đạo
đông đảo về số lượng, mạnh về
chất lượng
152 84.4 16 8.9 12 6.7 180 100
3
Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong công tác tôn
giáo
124 68.9 34 18.9 22 12.2 180 100
4
Chủ động đối thoại với chức sắc,
tín đồ Công giáo
157 87.2 8 4.4 15 8.3 180 100
5
Xử lý nghiêm những hành vi lợi
dụng Công giáo để gây rối, ảnh
hưởng tới an ninh, trât tự
180 100 0 0 0 0 180 100
Cán bộ MTTQ, đoàn thể
lxxv
1
Tăng cường nắm vững tình hình
diễn biến bất thường ở vùng giáo
63 78.8 8 10.0 9 11.3 80 100
2
Xây dựng mạng lưới cốt cán đạo
đông đảo về số lượng, mạnh về
chất lượng
64 80.0 12 15.0 4 5.0 80 100
3
Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong công tác tôn
giáo
68 85.0 7 8.8 5 6.3 80 100
4
Chủ động đối thoại với chức sắc,
tín đồ Công giáo
72 90.0 3 3.8 5 6.3 80 100
5
Xử lý nghiêm những hành vi lợi
dụng Công giáo để gây rối, ảnh
hưởng tới an ninh, trât tự
76 95 3 3.75 1 1.25 80 100
Chung hai nhóm
1
Tăng cường nắm vững tình hình
diễn biến bất thường ở vùng giáo
221 85.0 22 8.5 17 6.5 260 100
2
Xây dựng mạng lưới cốt cán đạo
đông đảo về số lượng, mạnh về
chất lượng
216 83.1 28 10.8 16 6.2 260 100
3
Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong công tác tôn
giáo
192 73.8 41 15.8 27 10.4 260 100
4
Chủ động đối thoại với chức sắc,
tín đồ Công giáo
229 88.1 11 4.2 20 7.7 260 100
5
Xử lý nghiêm những hành vi lợi
dụng Công giáo để gây rối, ảnh
hưởng tới an ninh, trât tự
256 98.5 3 1.2 1 0.4 260 100
lxxvi
Phụ lục 6. Phân bổ mẫu khảo sát
1. Quy mô khảo sát
- Tiến hành khảo sát với quy mô 340 phiếu điều tra.
- Thời gian tổ chức điều tra: Từ ngày 02/4/2018 đến 19/5/2018.
- Địa điểm tổ chức điều tra: 6 tỉnh/ thành Đông Nam Bộ.
2. Đối tượng khảo sát
Gồm 3 loại đối tượng:
- Đối tượng 1: Cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo ở 3 cấp hành
chính: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
- Đối tượng 2: Cán bộ Mặt trận tổ quốc và cán bộ các đoàn thể (Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh; Hội liên hiệp phụ nữ; Cựu chiến binh) ở 3 cấp hành chính: Tỉnh/
huyện/ xã.
- Đối tượng 3: Chức sắc Công giáo, là các linh mục tại các giáo xứ, giáo họ.
3. Về phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp vừa tính xác xuất, vừa mang tính phi xác xuất
và sử dụng phương pháp chuyên gia để định hướng khảo sát, điều tra.
4. Về phân bổ và cơ cấu mẫu
STT Tỉnh/ Thành phố
CB,CC QLNN
về tôn giáo
CB MTTQ
và đaòn thể
Chức sắc Tổng
Tỉnh/
huyện
Xã
Tỉnh/
huyện
Xã
1 Bà Rịa - Vũng Tàu 5 15 3 7 10 40
2 Bình Dương 4 11 3 7 10 35
3 Bình Phước 4 11 3 7 10 35
4 Đồng Nai 20 40 5 15 20 100
5 TP. HCM 20 40 5 15 20 100
6 Tây Ninh 3 7 3 7 10 30
Tổng cộng 56 124 22 58 80 340
lxxvii
Phụ lục 7. Thống kê về chất lượng cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo các cấp
ở Đông Nam Bộ
Bảng số 1: Thống kê về số lượng, đội ngũ CBCC QLNN về tôn giáo
các tỉnh/ thành vùng Đông Nam Bộ
S
STT
Tỉnh/Thành
Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Tổng số
SL % SL % SL % SL %
1 Bà Rịa - Vũng Tàu 12 10.53 15 13.16 87 76.32 114 100.00
2 Bình Dương 10 9.90 8 7.92 83 82.18 101 100.00
3 Bình Phước 14 40.00 19 54.29 2 5.71 35 100.00
4 Đồng Nai 25 11.36 21 9.55 174 79.09 220 100.00
5 TP. HCM 22 5.58 50 12.69 322 81.73 394 100.00
6 Tây Ninh 19 14.50 16 12.21 96 73.28 131 100.00
Tổng/ Tỷ lệ trung bình % 102 15.31 129 18.30 764 66.38 995 100.00
Nguồn: Điều tra thực tiễn của tác giả
Bảng số 2: Thống kê về cơ cấu giới, thành phần dân tộc và độ tuổi
của CBCC QLNN về tôn giáo các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành
Giới Dân tộc Độ tuổi
Nam Nữ Kinh DTTS <40 41-50 51-60
1 Bà Rịa – Vũng Tàu 20 7 27 0 13 7 7
2 Bình Dương 13 5 18 0 11 5 2
3 Bình Phước 26 7 30 3 25 4 4
4 Đồng Nai 27 19 44 2 24 14 8
5 TP. HCM 66 6 71 1 25 21 26
6 Tây Ninh 24 11 35 0 24 6 5
Tổng số 176 55 225 6 122 57 52
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn
lxxviii
Bảng số 03: Thống kê về trình độ chuyên môn
của CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành
Sau đại học Đại học
Cao đẳng
trung cấp
Tổng số
SL % SL % SL % SL %
1 Bà Rịa – Vũng Tàu 0 0 23 85.19 4 14.81 27 100.00
2 Bình Dương 0 0 16 88.89 2 11.11 18 100.00
3 Bình Phước 1 3.03 29 87.88 3 9.09 33 100.00
4 Đồng Nai 3 6.52 33 71.74 10 21.74 46 100.00
5 TP. HCM 1 1.39 52 72.22 19 26.39 72 100.00
6 Tây Ninh 1 2.86 26 74.29 8 22.86 35 100.00
Tổng số 6 2.6 179 77.49 46 19.91 231 100.00
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn
Bảng số 4: Thống kê về trình độ QLNN
của CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành
Tổng số
CBCC
CVCC CVC CV Tổng số
SL % SL % SL % SL %
1 Bà Rịa –
Vũng Tàu
27 1 3.70 5 18.52 11 40.74 17 62.96
2 Bình Dương 18 0 0.00 2 11.11 11 61.11 13 72.22
3 Bình Phước 33 0 0.00 3 9.09 10 30.30 13 39.39
4 Đồng Nai 46 0 0.00 5 10.87 31 67.39 36 78.26
5 TP. HCM 72 0 0.00 5 6.94 21 29.17 26 36.11
6 Tây Ninh 35 0 0.00 5 14.29 13 37.14 18 51.43
Tổng số 231 1 0.43 25 10.82 97 41.99 123 53.25
Nguồn: Tác giả điều tra thực tiễn
lxxix
Bảng số 5: Thống kê về trình độ lí luận chính trị
của CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo tại các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành
Tổng số
CBCC
Cử nhân Cao cấp
Sơ - Trung
cấp
Tổng số
SL % SL % SL % SL %
1
Bà Rịa –
Vũng Tàu
27 2 7.41 4 14.81 13 48.15 19 70.37
2 Bình Dương 18 1 5.56 3 16.67 9 50.00 13 72.22
3 Bình Phước 33 2 6.06 4 12.12 16 48.48 22 66.67
4 Đồng Nai 46 5 10.9 16 34.78 6 13.04 27 58.70
5 TP. HCM 72 11 15.3 19 26.39 29 40.28 59 81.94
6 Tây Ninh 35 0 0 14 40.00 4 11.43 18 51.43
Tổng số 231 21 9.09 60 25.97 77 33.33 158 68.40
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả
Bảng số 06: Thống kê về trình độ tin học, ngoại ngữ
của CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo ở các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành Tổng số CBCC
Tin học Ngoại ngữ
SL % SL %
1 Bà Rịa – Vũng Tàu 27 20 74.07 19 70.37
2 Bình Dương 18 15 83.33 15 83.33
3 Bình Phước 33 30 90.91 30 90.91
4 Đồng Nai 46 34 73.91 30 65.22
5 TP. HCM 72 68 94.44 63 87.50
6 Tây Ninh 35 29 82.86 29 82.86
Tổng số 231 196 84.85 186 80.52
Nguồn: Khảo sát thực tiễn của tác giả
lxxx
Biểu đồ: Kinh nghiệm công tác của
CBCC chuyên trách QLNN về tôn giáo vùng Đông Nam Bộ
(Đơn vị tính: người)
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn