BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
GIÁP THỊ YẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH
CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TRUNG ƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ N ỘI, 2020
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
GIÁP THỊ YẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH
CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TRUNG ƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành
202 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
2. TS. Nguyễn Ngọc Vân
HÀ NỘI, 2020
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tác
giả; các tài liệu, số liệu trích dẫn hoặc kết quả tự điều tra, khảo sát trong luận
án là trung thực và theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận án
chưa được công bố trong bất cứ tài liệu nào khác.
Tác giả
Giáp Thị Yến
3
LỜI CẢM ƠN
Lời trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến hai thày cô hướng
dẫn khoa học cho tôi là PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và TS. Nguyễn Ngọc
Vân đã tận tình hướng dẫn và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến khoa học trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia,
Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức
Nhân sự cùng các thày cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là
Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kho bạc Nhà nước cùng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức của các bộ,
ngành Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên
cứu và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho luận án.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Giáp Thị Yến
4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................... 5
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 6
6. Những đóng góp mới của luận án........................................................... 9
7. Cấu trúc của luận án ............................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................... 10
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án... 10
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho
công chức ............... 10
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ cho công chức 25
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo của
luận án 32
1.2.1. Những kết quả đạt được ... 32
1.2.2. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu . 33
Kết luận chương 1... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ... 35
2.1. Công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và yêu cầu về
bồi dưỡng tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập quốc tế 35
2.1.1. Công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương .... 35
2.1.2. Bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu bồi dưỡng tiếng Anh đối với
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ... 44
2.2. Lý luận quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ 52
5
quan hành chính nhà nước Trung ương..
2.2.1. Khái niệm và chủ thể của quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương .... 52
2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương..................... 56
2.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ... 58
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
cơ quan hành chính nhà nước Trung ương.. 59
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương... 69
2.3.1. Tác động của chủ thể quản lý.... 70
2.3.2. Tác động của đối tượng quản lý.... 71
2.3.3. Tác động của môi trường quản lý .... 72
Kết luận chương 2... 75
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG Ở VIỆT NAM. 76
3.1. Khái quát về thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương .. 76
3.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng công chức cơ quan hành chính
nhà nước Trung ương . 76
3.1.2. Thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức cơ quan hành chính
nhà nước Trung ương . 80
3.2. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ở Việt Nam............ 89
3.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về bồi
dưỡng ngoại ngữ cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung
ương............................................................................................................. 89
3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương.... 99
3.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho 116
6
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương............................
3.2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương. 118
3.2.5. Thực trạng về động lực sử dụng tiếng Anh của công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương... 120
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương thời gian qua.. 122
3.3.1. Ưu điểm. 122
3.3.2. Hạn chế...... 123
3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế .. 125
Kết luận chương 3... 127
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG ............ 128
4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ........... 128
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế. 130
4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách bồi
dưỡng và sử dụng tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà
nước Trung ương .................................................................... 130
4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương .... 134
4.2.3. Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương .... 135
4.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương ... 140
4.2.5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương.... 145
4.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương 148
7
4.2.7. Tạo môi trường, động lực chủ động bồi dưỡng và sử dụng tiếng
Anh cho công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương 152
4.3. Kiến nghị điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương................................... 156
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Nội vụ... 156
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo 159
4.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính .......................................... 159
4.3.4. Kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương...... 160
Kết luận Chương 4.. 161
KẾT LUẬN. 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ... 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 167
PHỤ LỤC 178
8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Quản lý nhà nước QLNN
Cơ quan hành chính nhà nước Trung ương CQHCNN Trung ương
Đại học Ngoại ngữ ĐHNN
Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN
9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng cơ cấu độ tuổi của công chức CQHCNN Trung
ương.. 77
Bảng 3.2: Thực trạng trình độ chuyên môn của công chức CQHCNN
Trung ương... 78
Bảng 3.3: Thực trạng trình độ lý luận chính trị của công chức CQHCNN
Trung ương .. 79
Bảng 3.4: Thực trạng trình độ QLNN của công chức CQHCNN Trung
ương.. 80
Bảng 3.5: Thực trạng trình độ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác của công
chức CQHCNN Trung ương ... 82
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của tiếng Anh với công chức
CQHCNN Trung ương ................... 85
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về các hoạt động sử dụng tiếng Anh của công
chức CQHCNN Trung ương 87
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức
CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.. 88
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng số lượng, chất lượng của các chính
sách bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế.. 92
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát thực trạng số lượng, chất lượng của các văn
bản pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.. 98
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương 102
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện tài 104
10
liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương...
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát thực trạng đơn vị thực hiện bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương ... 105
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về tính kế tiếp của các khóa bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương 106
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát thực trạng số lượng, chất lượng bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương trong thời gian vừa qua. 107
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát thực trạng nội dung bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương ... 108
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát thực trạng hình thức bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương ... 109
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương ... 110
Bảng 3.19: Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương... 113
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát thực trạng trang thiết bị phục vụ hoạt động
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương ... 115
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát thực trạng kinh phí bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương... 116
Bảng 3.22: Kết quả khảo sát thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương 117
Bảng 3.23: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương 119
Bảng 3.24. Kết quả khảo sát thực trạng về động lực sử dụng tiếng Anh
của công chức CQHCNN Trung ương 121
11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Trình độ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác của công chức
CQHCNN Trung ương ... 83
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng tiếng Anh của công
chức CQHCNN Trung ương .. 86
12
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống cơ quan nhà nước, đội ngũ công chức là lực lượng nòng
cốt, là nhân tố chính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống
này. Để xây dựng được đội ngũ công chức tận tụy với nhân dân, nâng cao
năng suất, chất lượng thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức
và thực hiện tốt chương trình cải cách nền hành chính, thì đào tạo, bồi dưỡng
công chức có vai trò hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, bên cạnh
việc trau dồi kiến thức và chuyên môn, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực
ngoại ngữ cho đội ngũ công chức là một yêu cầu cấp thiết để họ chủ động tiếp
cận và trao đổi thông tin phục vụ cho công vụ, từng bước đưa đất nước ta hòa
nhập với khu vực và thế giới.
Trước yêu cầu đó, việc đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, nhất là tiếng
Anh cho đội ngũ cán bộ, công chức đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm
chỉ đạo thực hiện từ rất sớm, nhất là khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
Ngay từ năm 1968, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 43-TTg/VG ngày
11 tháng 4 năm 1968 về việc đẩy mạnh công tác dạy và học ngoại ngữ trong
các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trong cán bộ khoa học, kỹ
thuật, nhà quản lý kinh tế và trong công nhân kỹ thuật. Đến năm 1972 Thủ
tướng Chính phủ ra Quyết định số 251-TTg ngày 07 tháng 9 năm 1972 về
việc cải tiến và tăng cường công tác dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ
thông; năm 1994 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 422-TTg ngày 15 tháng 8
năm 1994 về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và
công chức nhà nước nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của cán bộ, công
chức trên mức hiện có, tự sử dụng được ngoại ngữ để giao dịch và nghiên cứu
tài liệu trong phạm vi chuyên môn. Những năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ
13
đã ban hành kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức theo giai
đoạn 5 năm như: Quyết định số 874-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996, Quyết
định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2001, Quyết định số
40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006, Quyết định số 1374/2011/QĐ-
TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011. Các quyết định nêu rõ việc tổ chức bồi
dưỡng ngoại ngữ trước hết tập trung cho đối tượng công tác trong các lĩnh
vực hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế, các ngành, nghề mũi nhọn phục vụ
trực tiếp cho sự nghiệp cải cách hành chính và công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính
phủ về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực
thi công vụ, trong đó có qui định bồi dưỡng ngoại ngữ là nội dung bồi dưỡng
trong nước cho cán bộ, công chức, viên chức. Gần đây nhất, Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương khóa
XII đã chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp từ cấp
chiến lược đến cấp cục, vụ, phòng ở Trung ương đến năm 2030 có đủ khả
năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành “Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” (Thông tư
số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để
làm căn cứ thống nhất về năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở Việt
Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang triển khai các Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (gọi tắt là
đề án 2020), Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020”. Mục
tiêu đến năm 2020 sẽ có 40% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại
ngữ bậc 2 (A2) và 20%- 30% có trình độ bậc 3 (B1); Bộ Nội vụ đã ban hành
Thông tư số 11/2014/TT-BNV trong đó quy định tiêu chuẩn ngoại ngữ cho
các ngạch công chức hành chính dựa trên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
14
dùng cho Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư này bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho đội ngũ công chức chưa được quan tâm đúng mức, hiện đã có một số
chính sách buộc công chức có chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn ngạch,
chức danh công chức, chưa có chính sách khuyến khích hay bắt buộc công
chức phải bồi dưỡng tiếng Anh và sử dụng được tiếng Anh trong công việc,
chưa đưa ra lộ trình bắt buộc công chức phải bồi dưỡng nâng cao năng lực
tiếng Anh, chưa đưa ra quy trình bồi dưỡng, sát hạch và phân loại năng lực
tiếng Anh của công chức. Công tác bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ công
chức còn phân tán tùy thuộc vào từng bộ, ngành, tùy thuộc vào ý thức tự giác
của công chức và cơ quan quản lý và sử dụng công chức. Các lớp bồi dưỡng
tiếng Anh không có tính bắt buộc và chủ yếu tổ chức theo nhu cầu của người
học nên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn chú trọng đến số lượt bồi dưỡng
mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của các lớp bồi dưỡng. Khâu
thanh tra, giám sát, quản lý chất lượng các khóa bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
tiếng Anh cho công chức còn lỏng lẻo nên chưa đánh giá được thực chất trình
độ và năng lực sử dụng tiếng Anh của công chức. Các học viên chưa thực sự
đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc học. Nhiều công chức được tham gia các
khóa bồi dưỡng tiếng Anh, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nhưng năng lực
tiếng Anh chưa đủ để làm việc trong môi trường hợp tác quốc tế hoặc có kiến
thức nhưng do không có môi trường sử dụng nên kiến thức dần mai một.
Trước tình hình đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý nhà nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức cơ quan hành
chính nhà nước Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành quản lý công nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN,
đồng thời cải thiện tình trạng hạn chế năng lực sử dụng tiếng Anh của đội ngũ
công chức hiện đang làm việc trong các CQHCNN Trung ương hiện nay.
15
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng các luận cứ khoa học của
QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn
thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ công chức này để nâng cao
năng lực sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu và thực thi
công vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài làm cơ sở xác định những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu về
QLNN đối với bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức;
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương thời gian qua từ đó chỉ ra kết quả, hạn chế,
và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong
giao tiếp, học tập, nghiên cứu và thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN về bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế.
16
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu các nội dung QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương, bao gồm: xây dựng, ban hành chính
sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh; tổ chức triển khai chính sách, pháp
luật về bồi dưỡng tiếng Anh; thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng bồi
dưỡng và tạo động lực sử dụng tiếng Anh cho đội ngũ công chức CQHCNN
Trung ương.
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức ở các bộ, cơ quan ngang bộ.
- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức trong thời gian gần đây.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cơ sở nghiên cứu đối tượng thông qua các
phương pháp nghiên cứu cụ thể. Đồng thời dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục đào tạo cán bộ, công chức và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà
nước về QLNN đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu
Luận án sử dụng các nguồn tài liệu bao gồm: các văn bản pháp luật;
văn kiện của Đảng; các số liệu thống kê chính thức của các cơ quan QLNN;
sách, báo, tạp chí và các kết quả, phân tích đã được các tác giả khác ở trong
và ngoài nước thực hiện. Phương pháp này được sử dụng để học hỏi từ những
nghiên cứu có sẵn, tìm cách phát triển nội dung nghiên cứu, và tạo động lực
nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng đồng thời trong cả bốn chương
của luận án.
17
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng phiếu điều tra)
Phương pháp này được sử dụng để cung cấp các số liệu minh chứng
cho thực trạng bồi dưỡng tiếng Anh và QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương. Tác giả đã phát phiếu khảo sát, lấy ý kiến
đánh giá của 700 công chức (lựa chọn ngẫu nhiên) hiện đang làm việc tại các
bộ, cơ quan ngang bộ. Số phiếu thu về là 670 phiếu. (Phiếu khảo sát xem phụ
lục số 01)
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sinh phỏng vấn trực tiếp công chức làm việc trong lĩnh vực
hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng ở một số bộ, ngành Trung ương. Phương
pháp này được sử dụng ở chương 3 của đề tài luận án.
4.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái
quát hóa
Luận án dùng các phương pháp này để xử lý các số liệu, kết quả nghiên
cứu có từ tài liệu, phiếu khảo sát, phỏng vấn,Những phương pháp này được
sử dụng nhằm mục đích đưa ra các luận giải, nhận xét và đề xuất cho luận án.
Các phương pháp này được dùng cho cả bốn chương của luận án.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng Tiếng Anh độc lập trong học tập, nghiên cứu, giao tiếp và thực
thi công vụ là hết sức cần thiết đối với đội ngũ công chức CQHCNN Trung
ương. Hiện tại, hầu hết công chức có bằng, chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn
theo yêu cầu ngạch, chức danh công chức nhưng năng lực sử dụng tiếng Anh
còn khá thấp, không đồng đều và chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Câu
hỏi đặt ra là:
1. Hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu về tiếng Anh đối với đội ngũ
công chức CQHCNN Trung ương như thế nào? Khả năng sử dụng tiếng Anh
của đội ngũ công chức CQHCNN Trung ương hiện nay đã đáp ứng được yêu
18
cầu hội nhập quốc tế chưa? Để công chức đáp ứng được yêu cầu tiếng Anh,
QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương cần
phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
2. Hoạt động QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN
Trung ương đang được thực hiện như thế nào? Những hạn chế cơ bản và
nguyên nhân của những hạn chế này là gì?
3. Cần hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương như thế nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng tiếng
Anh và góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho đội ngũ công
chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu bắt buộc công chức CQHCNN
Trung ương phải sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp, trực tiếp làm việc với
đối tác nước ngoài; học tập, nghiên cứu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên trong thực tiễn, đại đa số công chức CQHCNN Trung ương có
bằng, chứng chỉ tiếng Anh, đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức danh công chức,
nhưng rất ít người sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp, học tập, nghiên cứu,
và làm việc độc lập trong môi trường hợp tác quốc tế. Để đạt được những yêu
cầu trên, Nhà nước cần xây dựng cơ chế đặc thù; chủ động, linh hoạt trong
quản lý, điều hành, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức; quản
lý chất lượng bồi dưỡng và tạo động lực sử dụng tiếng Anh thường xuyên tại
cơ quan, đơn vị cho công chức CQHCNN Trung ương.
2. QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương mặc dù đã được quan tâm và thực hiện nhưng còn nhiều hạn chế. Những
hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân do cơ quan QLNN
xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh còn
chung chung, chưa có chế tài buộc công chức CQHCNN Trung ương phải có
19
bằng cấp, chứng chỉ tương đương với năng lực sử dụng tiếng Anh trong công
việc đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; Quá trình tổ chức triển khai chủ yếu
chú trọng đến hình thức, đến số lượng, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng
bồi dưỡng; Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng bồi dưỡng tiếng
Anh còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều công chức CQHCNN Trung ương có bằng,
chứng chỉ tiếng Anh nhưng không sử dụng được trong thực tế công việc khi
được yêu cầu.
3. Để đáp ứng được yêu cầu sử dụng tiếng Anh của đội ngũ công chức
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương cần được thực hiện theo hướng: (i) Nhà
nước cần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về bồi
dưỡng năng lực sử dụng tiếng Anh cho công chức CQHCNN theo vị trí việc
làm và chức danh công chức theo hướng vừa có tính bắt buộc, vừa có tính
khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức chủ động tham gia bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng tiếng Anh; (ii) Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan QLNN
về bồi dưỡng tiếng Anh; (iii) Hoạt động tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên
vừa có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt, vừa có trình độ tiếng Anh chuyên
ngành liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, đặc biệt là phát
huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng bồi dưỡng Tiếng Anh của
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; (iv) Nhà nước tăng cường quản lý chất lượng bồi
dưỡng, thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; (v) Xây dựng
chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của công
chức CQHCNN trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế; (vi) xây dựng
môi trường thuận lợi cho dạy, học và sử dụng tiếng Anh của công chức
CQHCNN Trung ương và tạo động lực để công chức chủ động tham gia vào
20
bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tích cực sử dụng tiếng Anh phục vụ công vụ trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc cơ
sở lý thuyết về QLNN đối với hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung, hoàn thiện các
khái niệm, các yêu cầu bồi dưỡng, đặc điểm, chủ thể và nội dung của QLNN
về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương; các yếu tố tác
động đến công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh đối với công chức
CQHCNN Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Về thực tiễn: Luận án cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và
đầy đủ của công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN
Trung ương ở Việt Nam hiện nay. Những thông tin này có thể giúp các nhà
hoạch định chính sách, nhà quản lý hoàn thiện các chính sách và phối hợp
thực hiện chức năng QLNN về bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức. Đồng
thời phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực quản lý công
tại các cơ sở đào tạo trên cả nước.
7. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận án được kết cấu thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án;
Chương 2: Cơ sở lý luận của QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN ở Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
Chương 3: Thực trạng QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương ở Việt Nam;
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN về bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
21
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ
cho công chức
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công
chức khá khiêm tốn, có một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
Trong quá trình Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc
tế với các nước trên thế giới và khu vực. Với tiêu chí nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa, hội nhập quốc
tế, bên cạnh những yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức
QLNN, kiến thức hợp tác quốc tế, tin học, thì yêu cầu về ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh với công chức CQHCNN Trung ương là vô cùng quan trọng.
Trong nội dung bài viết “Sử dụng tiếng Anh đối với công chức cơ quan hành
chính nhà nước Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tác giả
Giáp Thị Yến (2017), công chức CQHCNN Trung ương cần nâng cao trình độ
ngoại ngữ lên trên mức hiện có và sử dụng được tiếng Anh để tự giao dịch,
nghiên cứu tài liệu trong phạm vi chuyên môn của mình. Tác giả đã phát
phiếu khảo sát để đánh giá về mức độ sử dụng tiếng Anh của công chức, kết
quả khảo sát cho thấy chỉ có 25,7% công chức sử dụng được tiếng Anh thành
thạo, rơi chủ yếu vào Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao
thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo ., có đến 67% công chức khẳng
định chỉ sử dụng tiếng Anh được ở mức trung bình, có nghĩa chỉ đủ giao tiếp
trong tình huống thông thường, chưa đủ khả năng làm việc trực tiếp với đối
tác nước ngoài và thực hiện các công việc chuyên môn, và có 7,3% công chức
22
tự đánh giá là tiếng Anh sử dụng kém. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị
nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc như sau: Thứ nhất, bản
thân công chức cần đầu tư thời gian và chú tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao
năng lực tiếng Anh lên trên mức hiện có. Thứ hai, cơ quan quản lý và sử dụng
công chức tổ chức điều tra, đánh giá, rà soát lại năng lực, trình độ tiếng Anh
của đội ngũ công chức; tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và chú ý đến môi
trường sử dụng tiếng Anh sau bồi dưỡng. Thứ ba, cơ sở đào tạo,...ứu của QLNN về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công
chức chưa được quan tâm và chú ý của các nhà nghiên cứu, hiện có một số ít
nghiên cứu liên quan đến chính sách ngoại ngữ ở các nước Đông Nam á và
các nước trong khu vực. Các quốc gia này dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ
thứ hai và đề cao vai trò của tiếng Anh trong các quan hệ đối ngoại với các
quốc gia khác trên thế giới. Từ đó các tác giả nhận định, chính sách về ngoại
ngữ ở Việt Nam chưa phù hợp nên chưa mang lại hiệu quả cho nguồn nhân
lực. Tiêu biểu như, đề tài nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề về bối cảnh và
37
chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo” do tác giả Nguyễn
Thị Vân (2006) làm chủ nhiệm đề tài đã đi sâu nghiên cứu chính sách ngôn
ngữ, và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách ngôn ngữ ở một số quốc gia
Đông Nam Á- Hải đảo như Cộng hòa Indonesia, Liên bang Malaysia, Cộng
hòa Singapore, Vương quốc Brunei Darussalam và Cộng hòa Philippines. Các
quốc gia này đều lựa chọn ngôn ngữ bản địa làm ngôn ngữ quốc gia, đồng
thời đề cao vai trò của tiếng Anh như ngôn ngữ quan trọng thứ hai, đặc biệt
tiếng Anh đã được dùng như ngôn ngữ chính thức ở Cộng hòa Singapore. Ở
các nước này, tiếng Anh được sử dụng trong quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với
các chuyên gia nước ngoài cũng như trên thị trường thế giới và hội nghị quốc
tế. Từ đó, tác giả đã đưa ra nhận xét về chính sách ngôn ngữ của Việt Nam,
trong đó có chính sách về ngoại ngữ: “Mặc dù nhà nước ta đã chú ý đến việc
đưa ngoại ngữ vào giảng dạy từ bậc phổ thông đến đại học nhưng thực ra
chưa được sự quan tâm đầy đủ và có hệ thống. Xác định lại vai trò của ngoại
ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung là rất cần thiết trong
cải cách giáo dục” [52,tr.113]. Tác giả khẳng định, chính sách về dạy-học
ngoại ngữ trong thời kỳ mở cửa đã thể hiện việc thay đổi cách nhìn của lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của ngoại ngữ trong thời đại mới:
tiếng Anh là ngoại ngữ số một, tiếng Trung, Pháp, Nga là các ngoại ngữ quan
trọng ở Việt Nam. Để ngoại ngữ trở thành công cụ hữu ích của người làm
công tác khoa học thì “Bộ Giáo dục và Đào tạo nên ban hành các quy chế
nhằm đưa việc dạy và học ngoại ngữ vào hệ thống và làm cho nó có hiệu quả”
[52,tr.114] vì hiện tại người Việt Nam sử dụng thành thạo một trong những
ngoại ngữ (Anh, Pháp,..) còn rất ít. [52]
Nội dung bài viết “Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với
chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp công chức
tỉnh Thái Bình và thành phố Đà Nẵng)” của tác giả Vũ Thị Thanh Hương
(2012). Qua nghiên cứu 285 công chức ở tỉnh Thái Bình và thành phố Đà
38
Nẵng để đánh giá về nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức với chính
sách ngoại ngữ hiện nay, kết quả cho thấy đa số công chức biết một ngoại
ngữ, chủ yếu là tiếng Anh; họ nhận thấy có ngoại ngữ là hết sức cần thiết
nhưng đa số công chức không bao giờ sử dụng ngoại ngữ cho công việc, nếu
có sử dụng thì chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định và gặp rất nhiều
khó khăn. Từ đó tác giả nhận định rằng “nếu không có những chính sách dạy-
học ngoại ngữ thực sự hiệu quả thì cái đích 30% công chức có trình độ ngoại
ngữ bậc 3 vào năm 2020 sẽ khó trở thành hiện thực” [26, tr.24]. Tác giả cũng
đề xuất “phải có chính sách ngoại ngữ cởi mở, linh hoạt, tạo điều kiện cho
việc học tập ngoại ngữ thiết thực với nhu cầu công việc của cá nhân và tập
thể” và “chính sách vừa khuyến khích vừa bắt buộc công chức học ngoại ngữ,
cần tạo môi trường công việc thuận lợi cho việc sử dụng ngoại ngữ, và cần có
hình thức đào tạo đa dạng, phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng lứa
tuổi công việc”. [26,tr.24]
Trong bài viết “Một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học tiếng Anh cho học viên lớn tuổi ở Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Đà
Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2006), các học viên lớn tuổi là
các học viên có độ tuổi trung bình từ 25 đến 45, hiện đang theo học hệ cử
nhân tiếng Anh vừa học vừa làm và cử nhân bằng hai tiếng Anh vừa học vừa
làm. Tác giả đã nêu ra một số khó khăn vướng mắc của người lớn tuổi trong
việc học tiếng Anh: người lớn tuổi đều đã đi làm nên chưa đầu tư đúng mức
vào việc học; chuyên cần thấp; trình độ không đồng đều; tiếp thu chậm và trì
trệ hơn trẻ em; chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với giáo viên bản ngữ; điều kiện
về cơ sở vật chất như phòng học tiếng, địa điểm học vẫn còn nhiều bất cập.
Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho người lớn tuổi, tác giả có
đưa ba chiến lược liên quan đến đội ngũ giảng dạy, phương pháp giảng dạy và
giáo trình giảng dạy: (1) Về đội ngũ giảng dạy: phải có năng lực chuyên môn
tốt, phương pháp sư phạm vững vàng; tận tụy, nhiệt tình, động viên, khích lệ
39
người học, có trang phục và thái độ đúng mực trên lớp; nắm bắt được tâm lý,
mục đích học tập và nhu cầu sử dụng tiếng Anh của người học; (2) Về
phương pháp: tạo môi trường thoải mái, an toàn cho người học; tạo cơ hội cho
người học nắm vững kiến thức và thực hành kiến thức đã học ngay trên lớp
học; tăng cơ hội thực hành tiếng cho người học; thiết kế bài giảng có các hoạt
động tạo hứng thú cho người học; phân chia trình độ của học viên và có biện
pháp giúp họ nâng cao trình độ một cách hiệu quả; (3) Về giáo trình: phải
được thiết kế gắn với thực tế công việc của người học; và tăng thời lượng
thực hành tiếng để học viên thấy hứng thú và hữu dụng hơn sau lớp học. [36]
Trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa và hợp tác với tất cả các nước
trên thế giới thì theo tác giả Nguyễn Trọng Do (2003), Việt Nam rất cần một
nguồn nhân lực là các cán bộ biết sử dụng ngoại ngữ và các chuyên gia hàng
đầu về ngoại ngữ. Ở bài viết “Đào tạo chuyên gia ngoại ngữ hàng đầu ở Việt
Nam”, tác giả cho rằng: chuyên gia ngoại ngữ hàng đầu “phải đạt mức ngang
bằng người bản ngữ trong việc nắm vững tiếng nước ngoài như một công cụ
giao tiếp hữu hiệu và đại diện của cộng đồng ngôn ngữ văn hóa thuộc một
quốc gia khác; về mặt văn bằng phải có bằng thạc sĩ trở lên, ngoại trừ những
cử nhân có tài năng, trải qua quá trình tự học thành công” [10,tr.9]. Chuyên
gia ngoại ngữ phải thực hiện ba công việc chính như: “giảng dạy tiếng nước
ngoài, chuyển ngữ (biên và phiên dịch), nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa các
nước khác” [10,tr.9]. Từ đó, tác giả có đưa ra một số giải pháp như: Xây dựng
quy hoạch Nhà nước về đào tạo chuyên gia ngoại ngữ hàng đầu. Đó chính là
cơ sở pháp lý để triển khai xây dựng hệ thống đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân trên quy mô toàn quốc, vì lợi ích quốc gia, tiến hành các chương
trình tổng thể, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; Xây dựng chuẩn
chuyên gia đầu ngành; Kết hợp sử dụng với bồi dưỡng; Phát triển và hoàn
chỉnh hệ thống giáo dục ngoại ngữ chất lượng cao xuyên suốt các bậc học;
Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyên gia hàng đầu. [10]
40
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu của QLNN về đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ, công chức trong thời kỳ mới, các nghiên cứu này là cơ sở giúp
nghiên cứu sinh xây dựng cơ sở lý luận của QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh
cho công chức CQHCNN Trung ương, các nghiên cứu tiêu biểu như:
Trong cuốn sách “Quản lý nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia năm 1995, các tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Hard đã bàn về
vấn đề tạo động lực làm việc từ cách tiếp cận tâm lý học hành vi. Các tác giả
tập trung nhấn mạnh vai trò của việc tạo động lực làm việc, trên cơ sở nghiên
cứu thực nghiệm và đưa ra các ví dụ điển hình giúp nhà quản lý áp dụng và
phân tích, tìm hiểu hành vi của người lao động. [67]
Sách chuyên khảo “Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu vực
công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam” (2013) của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Hải do Nhà xuất bản Lao động phát hành vào năm 2013. Cuốn sách đã
cung cấp các luận cứ khoa học cho việc tìm kiếm và vận dụng cách tiếp cận
mới về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công, những thay đổi trong
cách thức quản lý sẽ tác động đến nguồn nhân lực và cũng đòi hỏi phải có một
nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu và thích ứng nhanh nhạy với những
thay đổi của môi trường hoạt động và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của
công dân. [20]
Tác giả Lại Đức vượng (2009), “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ quản
lý hành chính công, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh:
Luận án đã hoàn thiện khái niệm công chức hành chính và các khái niệm liên
quan đến nội dung, phương pháp QLNN về đào tạo, bồi dưỡng công chức
hành chính. Đi sâu phân tích một cách có hệ thống về sự hình thành và phát
triển công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính. Trình bày các
nguyên tắc và đề xuất phương hướng và đưa ra các giải pháp đồng bộ, mạnh
41
mẽ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đào tạo, bồi dưỡng công chức
hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý mới và hội nhập kinh tế quốc tế. [55]
Tác giả Nguyễn Phú Trọng và tác giả Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội: Trên cơ sở các quan điểm lý luận, tổng kết thực tiễn và kế thừa
kết quả của nhiều công trình đi trước, tập thể các tác giả đã phân tích, lý giải,
hệ thống hoá các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ. Từ đó, đưa ra một hệ thống các quan điểm, phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ công chức
hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong những thập niên đầu của
thế kỷ XXI. [45]
Đề tài khoa học “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của các
tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2001 - 2005), các tác giả
đã nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách
mạng cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thông
qua các bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong
suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; những kinh
nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy, hiện đại của các nước trong khu vực
và trên thế giới, các tác giả đã xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của
cán bộ, công chức, đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Có thể nói vấn đề nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến
42
nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán
bộ, công chức. [33]
Trong cuốn sách chuyên khảo “Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn
nhân lực trong khu vực công” của tác giả Ngô Thành Can (2014), Nhà xuất
bản Lao động, tác giả đã nghiên cứu một cách khá toàn diện các kiến thức, kỹ
năng cơ bản trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, từ đó hoàn
thiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt kết quả cao trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức. [8]
Tác giả Nguyễn Ngọc Vân, khi đánh giá về nội dung, chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước tại đề tài nghiên cứu: “Cơ sở khoa
học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công
việc” đã nhận xét như sau: Các chương trình đã có nhiều cố gắng trong biên
soạn, cải tiến nội dung, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính sát thực, đã
góp phần quan trọng vào nâng cao trình độ cán bộ, công chức đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ của từng đối tượng cán bộ, công chức trong thời gian qua. Tuy
nhiên, các chương trình bị trùng lắp về nội dung, nặng về lý thuyết, thiếu thực
hành, thiếu kỹ năng thao tác công việc, thiếu các bài tập tình huống, và kinh
nghiệm xử lý công việc tại công sở, phương pháp giảng dạy truyền thống, khó
áp dụng phương pháp giảng dạy mới và trang thiết bị hiện đại. Nhìn chung,
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức hiện nay được xây
dựng dựa trên cơ sở chủ quan của người viết, xuất phát từ khả năng cung
nhiều hơn xuất phát từ nhu cầu của người học. [51]
Tác giả Đào Ái Thi (2012), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
lãnh đạo theo vị trí việc làm”, Tạp chí QLNN, Học viện Hành chính, số 198
tháng 7/2012. Nội dung chính mà nghiên cứu này đưa ra gồm: Một là, vấn đề
xác định vị trí việc làm xét dưới khía cạnh của nguyên tắc quản lý cán bộ,
công chức và nguyên tắc tuyển dụng cán bộ, công chức. Hai là, vấn đề đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm. Nhìn chung
43
nghiên cứu đã nêu được tầm quan trọng của việc xác định đúng đắn giá trị của
vị trí việc làm theo quy định của pháp luật cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức ở các cấp lãnh đạo theo vị trí việc làm trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [41]
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo
của luận án
1.2.1. Những kết quả đạt được
Các công trình nghiên cứu đi trước đã đạt được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, một số nghiên cứu đi trước đã xây dựng được hệ thống lý
luận tương đối đầy đủ của công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
công chức.
Thứ hai, một số công trình đã nghiên cứu về thực trạng công tác QLNN
về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức và từ đó đưa ra các giải pháp
QLNN phù hợp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức.
Thứ ba, một số nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của ngoại
ngữ đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng để giao dịch, tiếp cận kiến thức và công
nghệ hiện đại. Từ đó các tác giả gợi ý một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng
ngoại ngữ cho cán bộ, công chức.
Thứ tư, một số nghiên cứu đề cập đến chính sách, chiến lược nâng cao
năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho người Việt Nam.
Thứ năm, một số nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ nhấn
mạnh đến việc cần phát triển năng lực giao tiếp và kiến thức ngoại ngữ
chuyên ngành hơn là phát triển năng lực ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp) như hiện nay.
Thứ sáu, một số nghiên cứu về phương pháp dạy học ngoại ngữ theo
đường hướng giao tiếp, trên ngữ liệu tiếng Anh và phương pháp giảng dạy
cho người lớn tuổi.
44
Thứ bảy, một số nghiên cứu chỉ rõ, để nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ, phát huy tính độc lập, tự chủ của người học ngoại ngữ là hết sức
cần thiết.
Thứ tám, một số nghiên cứu khẳng định công nghệ thông tin sẽ là cánh
tay đắc lực giúp người học chủ động học tập tùy theo điều kiện, năng lực và
thời gian của họ.
Thứ chín, một số nghiên cứu chỉ ra cần kiểm tra, đánh giá năng lực
ngoại ngữ của người học theo đường hướng giao tiếp nghĩa là đánh giá các kỹ
năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ một cách phù hợp trong các hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể.
1.2.2. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình nhiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được một số kết
quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa được nghiên cứu
chuyên sâu, cần làm rõ. Bên cạnh tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các học
giả đi trước, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, và phát triển các nội dung trong
luận án của mình, như sau:
Thứ nhất, đánh giá tác động của hội nhập quốc tế với Việt Nam và yêu
cầu về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh với công chức CQHCNN Trung ương.
Thứ hai, nghiên cứu và xây dựng các yêu cầu về nội dung, phương
pháp, hình thức bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận
QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong đó, nghiên cứu các chủ thể, đặc điểm
của QLNN, sự cần thiết của QLNN đối với công tác bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương, công tác xây dựng, ban hành, tổ chức thực
hiện các chính sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh và công tác thanh tra,
45
kiểm tra, quản lý chất lượng bồi dưỡng, tạo động lực sử dụng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ tư, nghiên cứu các yếu tố tác động đến QLNN về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
Thứ năm, nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về bồi dưỡng tiếng
Anh cho công chức CQHCNN Trung ương để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
công tác QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, liệt kê, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức.
Thứ hai, liệt kê, phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến
QLNN về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức.
Thứ ba, trên cơ sở hệ thống hóa, khái quát hóa kết quả đạt được của các
công trình, tài liệu tổng quan, tác giả chỉ ra khoảng trống các nhà khoa học đi
trước chưa tập trung chuyên sâu nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả sẽ tập trung giải quyết năm vấn đề cơ bản: một là, đánh giá tác động của
hội nhập quốc tế và yêu cầu về ngoại ngữ đặt ra với công chức CQHCNN
Trung ương; hai là, nghiên cứu và xây dựng các yêu cầu về nội dung, phương
pháp, hình thức bồi dưỡng tiếng Anh; ba là, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện
hệ thống cơ sở lý luận QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương; bốn là, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN
về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương; năm là,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác
QLNN về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
46
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG
TIẾNG ANH CHO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
2.1. Công chức Cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và yêu
cầu về bồi dưỡng tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
2.1.1. Công chức cơ quan hành chính nhà nước Trung ương
2.1.1.1. Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy
nhà nước, do vậy cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà
nước, đó là:
Một là, CQHCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ
chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà
nước thể hiện ở chỗ: CQHCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nước, nhân
danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Hai là, mỗi CQHCNN hoạt động dựa trên những quy định của pháp
luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ
phối hợp trong thực thi nhiệm vụ được giao. Hệ thống CQHCNN có cơ cấu,
tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của CQHCNN do pháp luật quy
định. Đó là tổng thể quyền và nghĩa vụ cụ thể được nhà nước trao cho để thực
hiện nhiệm vụ, chức năng, như là: được thành lập theo quy định của Hiến
pháp, luật, pháp lệnh hoặc theo quyết định của CQHCNN cấp trên; được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật; trong quá
trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới
47
hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; được đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm trước
cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong công
tác điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ...
Ba là, về mặt thẩm quyền, các CQHCNN được quyền đơn phương ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng
có liên quan. Đồng thời cơ quan này có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng
chế đối với các đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
Ngoài những đặc điểm chung, CQHCNN còn có những đặc điểm riêng
như sau:
Thứ nhất, CQHCNN thực hiện quản lý hành chính nhà nước, thực hiện
hoạt động chấp hành và điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như:
QLNN về kinh tế, QLNN về văn hoá, xã hội, QLNN về quốc phòng, an ninh,
trật tự an toàn xã hội, quản lý xã hội,... Trong khi các cơ quan nhà nước khác
chỉ tham gia vào hoạt động trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn
Quốc hội thực hiện quyền lập pháp và giám sát tối cao; Toà án, Viện Kiểm
thực hiện quyền tư pháp.
Thứ hai, CQHCNN được cấu tạo thành một hệ thống định chế theo thứ
bậc từ Trung ương tới các địa phương. Các CQHCNN cấp dưới chịu sự lãnh
đạo, kiểm tra, giám sát của các CQHCNN cấp trên và chịu trách nhiệm báo
cáo trước cơ quan đó. Các CQHCNN có quyền thành lập ra các cơ quan
chuyên môn để giúp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, CQHCNN là hệ thống các cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ,
thống nhất, được thành lập từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính
phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc,
có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực
thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Hầu hết các CQHCNN có hệ thống
các đơn vị cơ sở trực thuộc.
48
Thứ tư, hoạt động của CQHCNN mang tính thường xuyên, liên tục và
tương đối ổn định, là cầu nối đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Tất cả
các CQHCNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực
thuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệ chéo... tạo thành một hệ
thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.
Thứ năm, CQHCNN có chức năng QLNN dưới hai hình thức là ban
hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, luật,
pháp lệnh và các văn bản của các CQHCNN cấp trên nhằm chấp hành, thực
hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra... hoạt
động của các CQHCNN dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.
Từ những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu chung nhất về CQHCNN như
sau: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy
hành chính nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện chức
năng hành pháp theo luật định.
Cơ quan hành chính nhà nước được phân làm CQHCNN ở Trung ương
và CQHCNN ở địa phương.
2.1.1.2. Cơ quan hành chính nhà nước Trung ương
Tổ chức hành chính nhà nước là một hệ thống cơ cấu tổ chức bảo đảm
cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động thông suốt từ Trung ương xuống
tận cơ sở. Theo thứ bậc hành chính - lãnh thổ, hệ thống hành chính nhà nước
chia ra thành bộ máy hành chính Trung ương để thực hiện quản lý hành chính
trên phạm vi toàn quốc và hành chính địa phương thực hiện quản lý hành
chính nhà nước tại các địa phương.
Hành chính nhà nước Trung ương thực hiện các hoạt động quản lý
hành chính nhà nước mang tính chất chung, vĩ mô dựa trên những điều kiện
chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia để thực hiện các hoạt động lập quy
mang tính hướng dẫn chung cho cả quốc gia, thực hiện chi tiết việc triển khai
49
tổ chức thực hiện pháp luật. Đồng thời bảo đảm quản lý hành chính nhà nước
(triển khai thực hiện pháp luật) thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
Hành chính nhà nước Trung ương có trách nhiệm hoạch định chính
sách chung về đối nội, đối ngoại quốc gia; đại diện và bảo vệ quyền lợi quốc
gia, không làm ảnh hưởng quyền lợi của các địa phương; bảo đảm điều phối
lợi ích quốc gia, lợi ích chung của các địa phương và kiểm soát mọi quá trình
kinh tế - xã hội. Trong một chừng mực nào đó, Chính phủ còn thay mặt cho
quốc gia, đại diện cho tất cả các thiết chế nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh
đất nước có chiến tranh, các cơ quan nhà nước khác có thể đình trệ, không
hoạt động, nhưng Chính phủ không thể không hoạt động. Điều đó cho thấy
Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Theo cơ cấu chức năng, bộ máy hành chính được phân định theo chức
năng và được chuyên môn hoá, tạo thành những cơ quan quản lý các ngành,
các lĩnh vực khác nhau của nền hành chính nhà nước. Theo cách tiếp cận này,
bộ máy hành chính Trung ương bao gồm Chính phủ, các cơ quan chuyên môn
giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực là các bộ.
Chính phủ là tập hợp hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp ở Trung
ương. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ giữa các nước không giống nhau do thể
chế nhà nước quy định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm người đứng
đầu Chính phủ (Thủ tướng hay Tổng thống) và các bộ thực hiện chức năng
QLNN trên từng lĩnh vực. Số lượng và cách phân chia bộ không giống nhau
giữa các nước. Một số bộ có thể tạo nên nội các, một số bộ không thuộc nội
các hay một số cơ quan độc lập, không thuộc bộ thực hiện một số công việc
cụ thể. Quan điểm chung của nhiều quốc gia cho rằng bộ là CQHCNN ở
Trung ương, thực hiện chức năng QLNN đối với ngành, lĩnh vực trong phạm
vi cả nước. Quan niệm bộ gắn với cơ quan bộ và cơ quan ngang bộ tùy thuộc
vào quy định của từng quốc gia, trong đó các cơ quan này thuộc cơ cấu tổ
chức của Chính phủ để quản lý ngành hay lĩnh vực.
50
Bộ quản lý theo ngành là CQHCNN ở Trung ương có trách nhiệm quản
lý những ngành kinh tế - kỹ thuật, văn hoá, xã hội (như nông nghiệp, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại, văn hoá, giáo dục, y tế),
có thể tập hợp với nhau thành một hay một nhóm liên ngành rộng.
Bộ quản lý ngành có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị
hành chính, sự nghiệp, kinh doanh do mình quản lý về mặt nhà nước. Xu thế
ngày nay của các nước là sáp nhập các bộ, tổ chức Uỷ ban nhà nước trên tinh
thần giảm mạnh số bộ quản lý ngành cũng như bộ quản lý chức năng. Đây là
một tất yếu khách quan, gắn với cơ cấu kinh tế phát triển và với cơ chế thị
trường. Các đơn vị sản xuất - kinh doanh được tổ chức lại thành liên ngành,
toàn quốc hay khu vực, chuyên ngành hay tổng hợp, và được trao quyền tự
chủ rộng rãi trong sản xuất - kinh doanh. Khi đối tượng quản lý thay đổi thì
chủ thể quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Bộ quản lý theo lĩnh vực là CQHCNN Trung ương thực hiện sự quản lý
hành chính nhà nước theo từng lĩnh vực lớn (kế hoạch, tài chính, khoa học,
công nghệ, lao động, nội vụ, ngoại giao) liên quan đến hoạt động của các
bộ, các cấp quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức trong xã hội và công
dân. Vì vậy, loại bộ này còn được gọi là bộ quản lý theo chức năng.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015,
điều 39 về bộ và cơ quan ngang bộ thì “Bộ là cơ quan của Chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch
vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ quy định
cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ”. Bộ là
CQHCNN ở Trung ương, giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược
kinh tế - xã hội chung; xây dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên
ngành; xây dựng các quy định chính sách, chế độ chung (tham mưu cho
Chính phủ), hoặc tự mình ra những văn bản pháp quy về lĩnh vực phụ trách,
và hướng dẫn các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội thi
51
hành; kiểm tra và bảo đảm sự chấp hành thống nhất pháp luật trong hoạt động
của các bộ và các cấp về lĩnh vực mình quản lý.
Như vậy, Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương là một bộ phận
cấu thành của bộ máy hành chính nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà
nước để thực hiện chức năng hành pháp trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ.
Văn bản qui phạm pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực
trên phạm vi cả nước và có tính bắt buộc thi hành đối với các CQHCNN địa
phương và các tổ chức, công dân trong xã hội.
2.1.1.3. Công chức cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương
Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó
là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ
quan nhà nước (tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt
động công vụ, được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà
nước. Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc
tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế. Phạm vi làm việc của công
chức là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công
chức có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước.
Khái niệm công chức dường như tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển
của Nhà nước. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung, thống nhất về
công chức cho tất cả các quốc gia. Tùy theo nền công vụ mà mỗi quốc gia có
khái niệm khác nhau về công chức.
Ở Việt Nam, Luật cán bộ, công chức (2008) quy định: “công chức là
công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
52
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với Công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật”.
Theo quan niệm trên có thể xác định đặc điểm cơ bản của công chức ở
Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, ...g pháp dạy học ngoại ngữ theo đường
hướng thực hành giao tiếp (trên ngữ liệu tiếng Anh), NXB ĐHQGHN,
Hà Nội.
31. V.I. Lê Nin (1975), V.I.Lê Nin Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Hà Nội, (tập
6),162, 478, 479.
181
32. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học,
NXB Đà Nẵng, 593.
33. Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ.
34. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2001- 2005), Xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học, Hà Nội.
35. Vũ Văn Phúc (2004), “Tính tất yếu của việc xây dựng một hệ thống thi,
kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới phục
vụ cho mục đích hòa nhập và phát triển”, Tuyển tập các bài báo khoa
học năm 1995-2005, ĐHNN- ĐHQGHN, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2006), “Một số chiến lược nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học tiếng Anh cho học viên lớn tuổi ở Khoa tiếng Anh,
Trường Đại học Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học
Đà Nẵng, Đà nẵng, số 3(15)- 4(16).
37. Đặng Đình Quý (2012), “Bàn thêm, về khái niệm “Hội nhập quốc tế” của
Việt Nam trong giai đoạn mới”, truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016 từ
Traodoi/2012/19013/Ban-them-ve-khai-niem-hoi-nhap-quoc-te-cua-
Viet-Nam.aspx
38. Nguyễn Văn Quynh (2014), “Đề án 165: Những kết quả giai đoạn I và
định hướng cho giai đoạn tiếp theo”, truy cập ngày 12 tháng 2 năm
2016 từ
duong-doi-moi/2014/28877/De-an-165-Nhung-ket-qua-giai-doan-I-
va-dinh-huong.aspx
39. Phan Đăng Sơn, “Một số giải pháp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong các trường đại học ở Việt Nam”, truy cập ngày 18 tháng
11 năm 2017 từ
182
VN/M-t-s-gi-i-phap-tang-quy-n-t-ch-t-ch-u-trach-nhi-m-trong-cac-tr-
ng-d-i-h-c-Vi-t-Nam.aspx
40. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức, NXB Tư Pháp, Hà Nội.
41. Đào Ái Thi (2012), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức lãnh đạo theo
vị trí việc làm”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (số 198 tháng 7/2012),
Hà Nội.
42. Đào Hồng Thu (2002), “Về vấn đề phát triển ngoại ngữ chuyên ngành
trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nga ngữ học Việt Nam, (số
12).
43. Võ Minh Thúy (2008), Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao
trình độ tiếng Anh cho giảng viên Học viện Quốc phòng, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội.
44. Nguyễn Hữu Tri (2013), Lý thuyết tổ chức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 16.
45. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Cầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016 từ
hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien
47. Nguyễn Lân Trung (2005), “Công nghệ thông tin với việc dạy- học ngoại
ngữ”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, T.XXI (số 2), 54-60.
48. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình Khoa học quản lý,
Hà Nội, (tập 1).
183
49. Nguyễn Văn Tụ (2009), “Bàn thêm về cái đích của dạy- học ngoại ngữ
theo quan điểm giao tiếp- cá thể hóa”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ,
Đại học Đà nẵng, Số 2(31).2009, 1-6.
50. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (1999), Nxb Công an Nhân dân, Hà
Nội, 40.
51. Nguyễn Ngọc Vân, Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức hành chính theo nhu cầu công việc, Đề tài Khoa học, Bộ Nội vụ
52. Nguyễn Thị Vân (2006), Một số vấn đề về bối cảnh và chính sách ngôn
ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, Đề tài khoa học,
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, Hà Nội.
53. Viện nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2004), Phương pháp và kỹ năng
quản lý nhân sự, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
54. Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính (2009), Thuật ngữ Hành chính,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, Hà Nội. 261, 239.
55. Lại Đức Vượng (2009), Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công
chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ quản lý
hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM, Hà
Nội.
56. Giáp Thị Yến (2013), “Một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ
cho cán bộ, công chức, viên chức hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước,
số 215 (12/2013), 37-39.
57. Giáp Thị Yến (2015), “Nâng cao hiệu quả phương pháp học ngoại ngữ đối
với cán bộ, công chức”, Tạp chí quản lý nhà nước, số 233 (6/2015),
109-111.
58. Giáp Thị Yến (2017), “Sử dụng tiếng Anh đối với công chức cơ quan
hành chính nhà nước Trung ương trong bối cảnh hội nhập quốc tế”,
Tạp chí quản lý nhà nước, số 261 (10/2017), 97-100.
184
II. Tài liệu Tham khảo tiếng Anh
59. Antonia Chandrase (1981), “Problems of learning English as a Second
Language”, Singapore University Press for SEAMEO Regional
Language Centre, Singapore.
60. David E Ingram (1987), “Language Policy and Economic and social
Development”, SEAMEO Regional Language Centre, Singapore.
61. Donal L. Kirkpatrick and James D. Kirkpatrick (2006), Evaluating
Training Programs- The Four level, Berett- Koehler Publishers Inc.,
CA.
62. Ian G Malcolm (1987), “The Role of Language Education in Developing
China’s Human Resources”, SEAMEO Regional Language Centre,
Singapore.
63. J.L.M. Trim (1987), “Planning the Development of Multilingualism as a
Human Resourses”, SEAMEO Regional Language Centre, Singapore.
64. K Das, Bikram (1987), “Language Education in Human Resources
Development”, SEAMEO Regional Language Centre, Singapore.
65. Lap Tuen Wong (2001), “The Needs Analysis and Characteristics of
Chinese Speaking Adult ESL Learners” truy cập vào ngày 28 tháng 8
năm 2014 từ www.aarf.com.au/en/publications/journal/archieved-
articles/issue-09-2001
66. McKay, Heather; Tom, Abigail (1999), Teaching adult second language
learners, Cambridge University Press, Cambridge.
67. Paul Hersey; Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Phyllis Ghim và Lian Chew (2007), “The History and the Policy of
English Education in Singapore”, Asia TEFL, Seoul.
185
69. Robert L. Craig (1987), Training and Development Handbook, A guide to
human resource management, McGraw Hill Book Company, NY.
70. Ruijuan Wu, Ruiting Wu, Van Tai Le (2014), “Challenges of Adults in
learning English as a Second Language in China”, Journal of Language
Teaching and Research, Vol.5 (No.5), 1132-1138
71. Tonny Pont (1996), Developing Effective Training Skills: A practical
guide to designing and delivering group training, McGraw Hill Book
Company, New York.
III. Văn bản quy phạm pháp luật
72. Chỉ thị số 422 ngày 15 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức
nhà nước.
73. Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Luật
cán bộ, công chức.
74. Luật số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quôc Hội về Luật
tổ chức Chính phủ.
75. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ
quy định những người là công chức.
76. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ
về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
77. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2016 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động thanh tra giáo dục.
78. Nghị định số 34/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 4 năm 2017
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nội vụ.
79. Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 11
năm 1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.
186
80. Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng
7 năm 2003 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức giai đoạn 2001-2005.
81. Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2003-2010.
82. Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 08 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức.
83. Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức giai đoạn 2006-2010.
84. Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008 - 2020”
85. Quyết định số 66/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc quy định Chương trình giáo dục thường xuyên
về tiếng Anh thực hành.
86. Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12
tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
87. Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-
2020”.
88. Quyết định số 2341/QĐ-BNN-TCCB ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về
đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức, viên chức lãnh đạo, quản
lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
187
89. Quyết định số 1340/ QĐ-BTP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp về việc phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
công chức, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn sâu của Bộ Tư pháp
giai đoạn 2014- 2020.
90. Quyết định số 729/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Định dạng đề thi đánh giá năng lực
sử dụng tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dùng cho Việt Nam.
91. Quyết định số 163/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25
tháng 01 năm 2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức giai đoạn 2016-2025.
92. Quyết định số 1481/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Định dạng đề thi đánh giá
năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam (dành cho người lớn).
93. Thông tư liên tịch số 79-TTLT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Ban Tổ
chức cán bộ Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo
dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/TTg ngày
20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức nhà nước.
94. Thông Tư số 150/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nhà nước.
95. Thông Tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nhà nước.
188
96. Thông Tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nhà nước.
97. Thông Tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài
chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân
sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
98. Thông tư liên tịch Số: 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06 tháng 06
năm 2011 của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn,
nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
99. Thông tư liên tịch Số: 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 18 tháng 06
năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội
dung và mức chi thực hiện Quyết định số 1400/ QĐ-TTG ngày 30 tháng
9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
100. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực giáo dục.
101. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
102. Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội
vụ quy định chức danh, mã số ngạch, và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên
môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
103. Thông tư 23/2017/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam.
189
PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Với mong muốn thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về bồi
dưỡng nâng cao chất lượng tiếng Anh cho công chức ở các bộ, ngành Trung
ương, chúng tôi xin gửi tới Ông / Bà phiếu xin ý kiến này. Xin Ông/ Bà vui
lòng dành thời gian nghiên cứu và trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu (x)
vào các ô trống tương ứng hoặc cho biết các thông tin cần thiết.
Mọi ý kiến đóng góp của Ông / Bà rất quan trọng và có ý nghĩa. Các
thông tin Ông/ Bà cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không sử dụng
vào bất cứ mục đích nào khác.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
1. Họ và tên (không bắt buộc):........
2. Tuổi:. ..................
3. Cơ quan công tác: ...
4. Đơn vị công tác: .
5. Chức vụ quản lý:
6. Trình độ chuyên môn cao nhất:
Tiến sĩ □ Thạc sĩ □ Đại học □ Cao đẳng □
II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN
Phần I: Thực trạng sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
của công chức CQHCNN Trung ương
Câu 1: Tiếng Anh có cần thiết cho công việc của Ông/(Bà) không?
1.1. Rất cần thiết □ 1.2. Cần thiết □ 1.3. Không cần thiết □
Câu 2: Ông/(Bà) sử dụng tiếng Anh trong công việc ở mức độ nào:
2.1. Thành thạo □ 2.2. Thông hiểu □ 2.3. Cơ bản □
190
2.4. Kém □ 2.5. Rất kém □
Câu 3: Ông/(Bà) sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động nào sau đây?
3.1. Giao tiếp hàng ngày tại cơ quan, đơn vị. □
3.2. Giao tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài. □
3.3. Tham dự hội nghị, hội thảo, viết bài cho tạp chí quốc tế. □
3.4. Thực hiện nghiên cứu khoa học, tự học nâng cao chuyên môn. □
3.5. Dùng trong các cuộc họp, viết các văn bản lưu hành nội bộ tại cơ
quan, đơn vị. □
3.6. Không thể sử dụng được tiếng Anh trong tất cả các hoạt động công vụ. □
Câu 4: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến, thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức
CQHCNN Trung ương hiện nay có đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế?
4.1. Có □ 4.2. Không □
Phần II: Thực trạng tổ chức triển khai chính sách, pháp luật về bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương
Câu 5: Cơ quan của Ông/(Bà) có tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh liên
tục hàng năm không?
5.1. Có □ 5.2. Không □
Câu 6: Các khóa tiếng Anh do cơ quan của Ông/(Bà) tổ chức có tính kế tiếp,
nâng cao không?
6.1. Có □ 6.2. Không □
Câu 7: Xin Ông/(Bà) cho biết các khóa bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nào tổ chức?
7.1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành tổ chức thực hiện bồi dưỡng □
191
7.2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng ngoại ngữ công lập tổ chức bồi dưỡng □
7.3. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng tư nhân (trong nước / hoặc của các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam) tổ
chức bồi dưỡng □
Câu 8: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về nội dung bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương
Nội dung bồi dưỡng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu:
8.1. Nghe, đọc, viết, giao tiếp cơ bản. □
8.2. Nghe, đọc, viết, giao tiếp ở mức độ thông hiểu trở lên □
8.3. Tự giao dịch, làm việc với các đối tác nước ngoài, biên dịch, nghiên cứu
tài liệu chuyên môn. □
Câu 9: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về hình thức bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương
9.1. Tập sự □
9.2. Theo tiêu chuẩn ngạch công chức □
9.3. Theo yêu cầu vị trí việc làm; theo yêu cầu trước khi bổ nhiệm chức vụ
lãnh đạo, quản lý □
Câu 10: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về phương pháp bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương.
10.1. Phương pháp lấy học viên làm trung tâm. □
10.2. Phương pháp lấy giảng viên làm trung tâm. □
10.3. Khác .
Câu 11: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về chương trình bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương.
192
11.1. Đã có chương trình bồi dưỡng tiếng Anh dành riêng cho công chức
CQHCNN Trung ương? Có □ Không □
Nếu trả lời KHÔNG, xin Ông/(Bà) vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau:
11.2. Chương trình đang dùng bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức có phải là
chương trình dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân?
Có □ Không □
11.3. - Chương trình đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực tiếng Anh giao tiếp
thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc viết □
- Chương trình đáp ứng yêu cầu sử dụng tiếng Anh trong nghiên cứu,
thực thi các hoạt động công vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. □
Câu 12: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương.
12.1. - Tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức. □
- Tài liệu có sẵn trên thị trường. □
12.2. - Tài liệu bổ sung năng lực tiếng Anh giao tiếp thông qua các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết. □
- Tài liệu bổ sung năng lực tiếng Anh giao tiếp thông qua các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành. □
Câu 13: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về giảng viên bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương.
13.1. - Sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh. □
- Sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh và có kiến thức tiếng Anh
chuyên ngành liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. □
13.2. - Có trên 05 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh. □
193
- Có dưới 05 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh. □
13.3. - Khuyến khích học viên chủ động trong hoạt động học và thực hành các
nội dung đã được học. □
- Để học viên thụ động ghi chép, học ngữ pháp, đọc, dịch □
13.4. - Giảng dạy tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành Trung ương □
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ công lập hoặc
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tư nhân tại Việt Nam □
Câu 14: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương:
14.1. Cá nhân tự chi trả. □
14.2. Ngân sách nhà nước. □
14.3. Nguồn kinh phí khác. □
Câu 15: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
15.1. Phòng học trang bị máy tính, máy chiếu, loa, tăng âm. □
15.2. Trang bị hệ thống phòng lab dành cho bồi dưỡng tiếng Anh. □
Câu 16: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về số lượng, chất lượng của hoạt động bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức ở các bộ, ngành Trung ương trong thời gian
vừa qua.
16.1. Ít về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng □
16.2. Nhiều về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng □
16.3. Ít về số lượng, đảm bảo về chất lượng □
16.4. Nhiều về số lượng, đảm bảo về chất lượng □
194
Câu 17: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
Phương án đánh giá
STT Nội dung đánh giá
Tốt Bình thường Chưa tốt
17.1. Công tác thanh tra
17.2. Công tác kiểm tra
Câu 18: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến đánh giá về công tác quản lý chất lượng bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
18.1. Được cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận sau bồi dưỡng:
Có □ Không □
Nếu trả lời CÓ, xin Ông/(Bà) vui lòng trả lời tiếp những câu hỏi sau:
18.2. Nơi cấp:
- Trung tâm khảo thí quốc tế tại Việt Nam cấp □
- 10 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép cấp □
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành cấp □
18.3. Nội dung đánh giá:
- Đánh giá mức độ nắm kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh □
- Đánh giá năng lực vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn công việc theo chức
danh và vị trí việc làm □
18.4. Hình thức đánh giá:
- Làm bài thi nghe, đọc, viết trên giấy và thi phỏng vấn trực tiếp □
- Làm bài thi nghe, nói, đọc, viết trên máy tính □
Câu 19: Xin Ông/(Bà) cho biết công chức CQHCNN Trung ương đã có động
lực sử dụng tiếng Anh chưa?
195
19.1. Công chức đã có động lực sử dụng tiếng Anh. □
19.2. Nhà nước đã tạo động lực sử dụng tiếng Anh. □
Câu 20: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến, thực trạng số lượng, chất lượng của các
chính sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương đã đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế chưa?
Văn bản
STT Nội dung đánh giá Chính sách
pháp luật
20.1. Đảm bảo về số lượng, chưa đảm bảo
về chất lượng
20.2. Chưa đảm bảo về số lượng, đảm bảo
chất lượng
20.3. Chưa đảm bảo về số lượng, chưa đảm
bảo về chất lượng
20.4. Đảm bảo về số lượng, đảm bảo về
chất lượng
Câu 21: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến đề xuất, đóng góp để công tác quản lý nhà
nước về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức ở các bộ, ngành Trung ương đạt
kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!
196
PHỤ LỤC 02
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN
Phần I: Thực trạng sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
của công chức CQHCNN Trung ương
Câu 1: Tiếng Anh có cần thiết cho công việc của Ông/(Bà) không?
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
1 Cần thiết 536 80
2 Ít cần thiết 89 13,3
3 Không cần thiết 45 6,7
Câu 2: Ông/(Bà) sử dụng tiếng Anh trong công việc ở mức độ nào:
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
1 Thành thạo 22 3,28
2 Thông hiểu 76 11,34
3 Cơ bản 113 16,87
4 Kém 290 43,28
5 Rất kém 169 25,23
Câu 3: Ông/(Bà) sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động nào sau đây?
Số lượng
STT Nội dung đánh giá Tỉ lệ (%)
(người)
1 Giao tiếp hàng ngày tại cơ quan, đơn vị. 0 0,0
2 Giao tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài. 43 6,42
Tham dự hội nghị, hội thảo, viết bài cho tạp
3 68 10,13
chí quốc tế.
Thực hiện nghiên cứu khoa học, tự học nâng
4 120 17,92
cao chuyên môn.
Dùng trong các cuộc họp, viết các văn bản
5 0 0,0
lưu hành nội bộtại cơ quan, đơn vị.
Không thể sử dụng được tiếng Anh trong tất
6 439 65,53
cả các hoạt động công vụ.
Câu 4: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến, thực trạng sử dụng tiếng Anh của công chức
CQHCNN Trung ương hiện nay có đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế?
197
Số lượng
Nội dung đánh giá Tỉ lệ (%)
STT (người)
1 Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 23 3,43
2 Chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 647 96,57
Phần II: Thực trạng tổ chức triển khai chính sách, pháp luật về bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương
Câu 5: Cơ quan của Ông/(Bà) có tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh liên
tục hàng năm không?
Phương án đánh giá
STT Nội dung đánh giá
Có Không
Cơ quan, đơn vị tổ chức các khóa bồi
1 85,67% 14,33%
dưỡng tiếng Anh liên tục hàng năm
Câu 6: Các khóa tiếng Anh do cơ quan của Ông/(Bà) tổ chức có tính kế tiếp,
nâng cao không?
Phương án đánh giá
STT Nội dung đánh giá
Có Không
Các khóa bồi dưỡng tiếng Anh được tổ
1 85,67% 14,33%
chức có tính kế tiếp, nâng cao
Câu 7: Xin Ông/(Bà) cho biết các khóa bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức
CQHCNN Trung ương do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nào tổ chức?
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ,
1 241 35,97
ngành tổ chức thực hiện bồi dưỡng
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ,
ngành phối hợp với cơ sở đào tạo,
2 195 29,1
bồi dưỡng ngoại ngữ công lập tổ
chức bồi dưỡng
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ,
ngành phối hợp với cơ sở đào tạo,
3 bồi dưỡng tư nhân (trong nước hoặc 234 34,93
của các tổ chức quốc tế đặt tại Việt
Nam) tổ chức bồi dưỡng
Câu 8: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về nội dung bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương
198
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ
(%)
Đáp ứng yêu cầu nghe, đọc, viết, giao
1 625 93,28
tiếp cơ bản
Đáp ứng yêu cầu nghe, đọc, viết, giao
2 22 3,28
tiếp ở mức thông hiểu trở lên
Đáp ứng yêu cầu tự giao dịch, làm
3 việc với các đối tác nước ngoài, biên 23 3,44
dịch, nghiên cứu tài liệu chuyên môn.
Câu 9: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về hình thức bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương
Số lượng Tỉ lệ
STT Nội dung đánh giá
(người) (%)
1 Tập sự 0 0
2 Theo tiêu chuẩn ngạch công chức 670 100
Theo yêu cầu vị trí việc làm, trước khi bổ
3 0 0
nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
Câu 10: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về phương pháp bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương.
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Phương pháp lấy học viên làm
1 598 89,25
trung tâm.
Phương pháp lấy giáo viên làm
2 72 10,75
trung tâm.
Câu 11: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về chương trình bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương
Số lượng Tỉ lệ
STT Nội dung đánh giá
(người) (%)
Đã có chương trình tiếng Anh dành riêng
1 0 0
cho công chức CQHCNN Trung ương.
Chương trình bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương là chương trình
2 670 100
đang được dùng để dạy và học trong hệ
thống giáo dục quốc dân.
Chương trình đáp ứng yêu cầu nâng cao
3 năng lực tiếng Anh giao tiếp thông qua các 620 92,54
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
199
Chương trình đáp ứng yêu cầu sử dụng tiếng
Anh trong nghiên cứu thực thi các hoạt động 50 7,46
công vụ, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế.
Câu 12: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công
chức CQHCNN Trung ương.
Số lượng Tỉ lệ
STT Nội dung đánh giá
(người) (%)
Tài liệu bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức. 41 6,12
1
Tài liệu có sẵn trên thị trường. 629 93,88
Tài liệu bổ sung năng lực tiếng Anh giao tiếp
619 92,39
thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc ,viết.
2 Tài liệu bổ sung năng lực tiếng Anh giao tiếp
thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và 51 7,61
kiến thức tiếng Anh chuyên ngành.
Câu 13: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về giảng viên bồi dưỡng tiếng Anh cho
công chức CQHCNN Trung ương.
Số lượng Tỉ lệ
STT Nội dung đánh giá
(người) (%)
Sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh. 631 94,18
Sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh và có kiến
1
thức tiếng Anh chuyên ngành liên quan đến 39 5,82
chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Có trên 05 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh. 538 80,3
2
Có dưới 05 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh. 132 19,7
Khuyến khích học viên chủ động trong hoạt động
577 86,12
học và thực hành các nội dung đã được học.
3
Để học viên thụ động ghi chép, học ngữ pháp, đọc,
93 13,88
dịch
Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ,
44 6,57
ngành Trung ương
4 Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại
ngữ công lập, hoặc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tư 626 93,43
nhân tại Việt Nam
Câu 14: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng
tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương:
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
200
1 Cá nhân tự chi trả 39 5,82
2 Ngân sách nhà nước 562 83,88
3 Nguồn kinh phí khác 69 10,3
Câu 15: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
STT Nội dung đánh giá Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Phòng học được trang bị máy
1 670 100
tính, máy chiếu, loa, tăng âm.
Trang bị hệ thống phòng lab
2 0 0
dành cho học tiếng Anh.
Câu 16: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến về số lượng, chất lượng của hoạt động bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức ở các bộ, ngành Trung ương trong thời gian
vừa qua.
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ
(người) (%)
1 Ít về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng 15 2,24
Nhiều về số lượng, chưa đảm bảo về chất
2 532 79,4
lượng
3 Ít về số lượng, đảm bảo về chất lượng 54 8,06
4 Nhiều về số lượng, đảm bảo về chất lượng 69 10,3
Câu 17: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
Phương án đánh giá
STT Nội dung đánh giá
Tốt Bình thường Chưa tốt
1 Công tác thanh tra 0% 23,61% 76,42%
2 Công tác kiểm tra 0% 23,61% 76,42%
Câu 18: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến đánh giá về công tác quản lý chất lượng bồi
dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung ương.
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ
(người) (%)
18.1 Được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ 670 100
18.2 Chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận
1 Do Trung tâm khảo thí quốc tế tại Việt Nam cấp 55 8,21
2 Do 10 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ được 475 70,9
201
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp
3 Do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành cấp 140 20,89
18.3 Nội dung đánh giá
Đánh giá khả năng nắm kiến thức ngôn ngữ
1 670 100
tiếng Anh
Đánh giá năng lực vận dụng tiếng Anh vào thực
2 0 0
tiễn công việc theo chức danh và vị trí việc làm
18.4 Hình thức đánh giá
Làm bài thi nghe, đọc, viết trên giấy và thi
1 623 93
phỏng vấn trực tiếp
2 Làm bài thi nghe, nói, đọc, viết trên máy tính 47 7
Câu 19: Xin Ông/(Bà) biết công chức CQHCNN Trung ương đã có động lực
sử dụng tiếng Anh chưa?
Số lượng Tỉ lệ
STT Nội dung đánh giá
(người) (%)
1 Công chức đã có động lực sử dụng tiếng Anh 47 7,01
2 Nhà nước đã tạo động lực sử dụng tiếng Anh
0 100
cho công chức
Câu 20: Xin Ông/(Bà) cho ý kiến, thực trạng số lượng, chất lượng của các
chính sách, pháp luật về bồi dưỡng tiếng Anh cho công chức CQHCNN Trung
ương đã đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế chưa?
Chính sách Văn bản pháp luật
STT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
(người) (%) (người) (%)
Đảm bảo về số lượng,
1 chưa đảm bảo về chất 38 15,2 13 5,2
lượng
Chưa đảm bảo về số
2 lượng, đảm bảo chất 13 5,2 11 4,4
lượng
Chưa đảm bảo về số
3 lượng, chưa đảm bảo về 194 77,6 224 89,6
chất lượng
Đảm bảo về số lượng,
4 5 2 2 0,8
đảm bảo về chất lượng
202