Luận án Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀM KHẮC CỬ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀM KHẮC CỬ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9 34 04 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1 - PGS,TS. TRẦN THỊ MINH CH

pdf192 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÂU 2 - TS. VŨ VĂN THÚ HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện. Các thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án là hoàn toàn xác thực và được trích nguồn chính xác. Những kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Đàm Khắc Cử MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 11 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 11 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 28 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong luận án 36 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 42 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ 42 2.2. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ 53 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và bài học rút ra cho Việt Nam 74 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 86 3.1. Thực trạng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 86 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 92 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 120 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 138 4.1. Phương hướng cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 138 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 149 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp DN : Doanh nghiệp ĐKLĐ : Điều kiện lao động ĐKLV : Điều kiện làm việc GTĐB : Giao thông đường bộ GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động QLNN : Quản lý nhà nước TNLĐ : Tai nạn lao động VSLĐ : Vệ sinh lao động UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG Trang Bảng . : Các thành ph n của hệ thống quản lý ATVSLĐ ILO- OSH 200 được áp dụng trong các mô hình quản lý ATVSLĐ ở khu vực châu - Thái Bình Dương 23 Bảng 3. : Số lượng DN GTĐB Việt Nam giai đoạn 20 0-2018 88 Bảng 3.2: Tình hình tai nạn lao động hai năm 20 8, 20 9 ở Việt Nam 90 Bảng 3.3: Đánh giá của người tham gia điều tra về quy định pháp luật hiện hành về ATVSLĐ 120 Bảng 3.4: Tỷ trọng DN có số cán bộ quản lý chuyên trách ATVSLĐ khác nhau 127 DANH MỤC BIỂU Trang Biểu đồ 2. : Số người chết do tai nạn lao động ở Mỹ từ 992 đến 20 2 75 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tai nạn chết người trên 00000 lao động ở Mỹ từ 2006 - 2012 76 Biểu đồ 2.3: Thống kê các tai nạn chết người và t n suất tai nạn trên 00000 lao động của Anh 993-2012 79 Biểu đồ 3. : Tình trạng tai nạn lao động vì thiếu bảo hộ lao động hoặc chưa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ ở DN GTĐB 91 Biểu đồ 3.2: Các hình thức, phương tiện tuyên truyền ATVSLĐ 108 Biểu đồ 3.3: Doanh nghiệp cung cấp thông tin về các quy định của Luật ATVSLĐ 109 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng DN tổ chức huấn luyện ATVSLĐ 110 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng các DN GTĐB đón nhận đoàn thanh tra ATVSLĐ trong giai đoạn 20 3-2020 (ĐVT: %) 115 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ DN thực hiện kiểm tra, giám sát về công tác ATVSLĐ 116 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ DN lập đoàn điều tra khi xảy ra tai nạn 117 Biểu đồ 3.8: Ý kiến của người lao động về công tác thanh tra ATVSLĐ 118 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ DN thực hiện và không thực hiện đo, kiểm môi trường lao động 118 Biểu đồ 3. 0: Tỷ lệ DN sử dụng máy móc, thiết bị có yêu c u nghiêm ngặt về ATLĐ 119 Biểu đồ 3. : Tỷ lệ DN đánh giá việc phối hợp quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa cơ quan nhà nước 121 Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ DN nhận được văn bản quy định của nhà nước về ATVSLĐ 122 Biểu đồ 3. 3: Tỷ trọng DN có xây dựng và không xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm 123 Biểu đồ 3. 4: Tỷ trọng DN bố trí và không bố trí mạng lưới an toàn vệ sinh viên 124 Biểu đồ 3. 5: Tỷ trong DN GTĐB thành lập Hội đồng ATVSLĐ 125 Biểu đồ 3. 6: Tỷ trọng DN có thành lập phòng (Ban) quản lý chuyên trách về ATVSLĐ 126 Biểu đồ 3. 7: Tỷ trọng DN GTĐB có trang bị bảo hộ cho người LĐ 128 Biểu đồ 3. 8: Tỷ lệ DN thực hiện bồi thường, trợ cấp TNLĐ 129 Biểu đồ 3. 9: Đánh giá mức độ áp dụng chế độ đối với người bị tai nạn lao động 129 Biểu đồ 3.20: Tỷ trọng DN có và không có bộ phận y tế cơ sở 134 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Hình . : Mô hình hệ thống ILO-OSH 2001 16 Hình .2: Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800: 2004 của nước Anh 19 Hình .3: Mô hình hệ thống ATVSLĐ của OHSAS 800 :2007 20 Hình .4: Hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z 0 của Hoa K 21 Hình .5: Hệ thống quản lý ATVSLĐ CSA-Z 000-06 của Canada 22 Hình .6. Hệ thống quản lý ATVSLĐ ГОСТ 2.0.230 - 2007 của Cộng đồng các quốc gia độc lập (СНГ) 22 Hình 2.1: Cơ cấu HTQL ATVSLĐ quốc gia 44 Hình 2.2: Hệ thống an toàn vệ sinh lao động theo hướng dẫn của Hội đồng An toàn Mỹ 75 Hình 2.3: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe theo HSG65 -199 của Anh 77 Hình 2.4: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe theo HSG65-2013 78 Hình 3. : Mô hình bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB Việt Nam 102 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Người lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng phục vụ của sản xuất. Chính vì thế, bảo đảm an toàn tính mạng và phòng tránh bệnh nghề nghiệp (gọi chung là bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động - viết tắt là ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ) vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ, vừa giúp giảm chi phí xử lý tai nạn lao động (TNLĐ), vừa khuyến khích người lao động đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp (DN) và cho xã hội . Tuy nhiên, bảo đảm ATVSLĐ là lĩnh vực phức tạp, trong đó quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, nhất là quyền lợi giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ, đan xen với nhau, đôi khi mâu thuẫn với nhau. Chủ DN, với tư cách NSDLĐ, có động cơ trốn tránh nghĩa vụ thực hiện các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận ngắn hạn. NLĐ có nguyện vọng và có quyền được làm việc trong điều kiện bảo đảm ATVSLĐ. Trong cuộc đấu tranh này, NLĐ c n có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác. Nhận thức rõ yêu c u chính đáng của NLĐ, nhà nước ở nhiều quốc gia đã đề ra các quy định pháp lý buộc người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong các DN phải xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ, coi đó là một trong những yếu tố cấu thành của quy trình sản xuất, là trách nhiệm của giới quản trị DN cũng như của NLĐ. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra các tuyên bố và khuyến nghị chính phủ các nước c n hành động mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo mọi NLĐ đều được làm việc trong điều kiện an toàn và phòng tránh được bệnh nghề nghiệp (BNN). Nhiều công ước quốc tế cũng quy định các nhà nước tham gia phải có trách nhiệm quản lý lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ. 2 Ở Việt Nam, ngay từ khi giành được độc lập, Nhà nước đã quan tâm đến lĩnh vực ATVSLĐ. Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động (BHLĐ) ban hành tháng 2 năm 964 đã đề cập đến các quy định pháp lý về đảm bảo ATVSLĐ... Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, Nhà nước Việt Nam càng quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ NLĐ nói chung, bảo đảm ATVSLĐ nói riêng. Bộ luật Lao động Việt Nam (1995) đã giành chương XII quy định về ATVSLĐ. Tính từ năm 1995 đến năm 2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe NLĐ. Hàng năm Việt Nam đã tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Các cơ quản lý nhà nước đã xây dựng và ban hành g n 500 tiêu chuẩn Quốc gia về ATVSLĐ. Ở mức độ cao hơn, ngày 25/6/2015 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật số: 84/2015/QH13 về ATVSLĐ, tạo dựng khung khổ pháp lý cho cơ quan nhà nước, DN và NLĐ thực hiện. Từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống đảm bảo ATVSLĐ đã được nhiều doanh nghiệp thiết lập và vận hành. Người lao động đã được tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện để vừa nhận thức tốt hơn về quyền lợi, trách nhiệm, vừa rèn luyện kỹ năng thực hiện ATVSLĐ. Chính sách đối với người lao động bị tai nạn hoặc làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được thực thi minh bạch, nghiêm minh hơn trước. Tuy nhiên, thực tế đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ trong các DN ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Số vụ TNLĐ chưa giảm đáng kể, thậm chí có năm còn tăng lên. Theo báo cáo về tình hình TNLĐ năm 2018, năm 20 9 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), năm 20 9 số vụ TNLĐ trong cả nước là 7 30 (tăng 40 vụ so với năm 20 8, mặc dù có giảm 6 9 vụ so với năm 20 7). Số người chết do TNLĐ năm 20 9 là 6 0 người. Số người bị thương nặng là 592. Thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 20 8 khá lớn: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người 3 chết và những người bị thương,... là 494 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 5 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 127034 ngày [29]. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đ u tư cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ và quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực này còn nhiều khiếm khuyết. Giao thông đường bộ (GTĐB) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường, nhất là ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Các DN GTĐB vừa tạo dựng hệ thống kết cấu hạ t ng đường bộ, vừa cung ứng dịch vụ vận chuyển người và hành khách bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng chủ yếu là ô tô. Tại các DN GTĐB, người lao động thường làm các công việc dễ gây tai nạn và BNN như lái xe, xây dựng, bảo dưỡng c u đường. Những công việc này đòi hỏi NLĐ không những phải có sức khỏe mà còn phải có kỹ năng vận hành máy móc thành thạo và khả năng tập trung cao trong quá trình lao động. Môi trường làm việc của họ rất khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng gió, tiếng ồn, bụi bẩn... Hơn nữa, những TNLĐ trong lĩnh vực GTĐB không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân NLĐ, mà còn gây tai nạn cho những người tham gia giao thông khác. Vì thế, bảo đảm ATVSLĐ trong DN GTĐB không những c n thiết cho NLĐ, cho DN, mà còn cho xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, việc đảm bảo ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam còn quá nhiều bất ổn dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Theo báo cáo về tình hình TNLĐ hàng năm của Bộ LĐTBXH, các vụ tai nạn giao thông thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các vụ TNLĐ gây thương vong và chết người. Một ph n nguyên nhân của những tai nạn đó là do Nhà nước còn thiếu các quy định cũng như chưa giám sát chặt chẽ việc đảm bảo ATVSLĐ trong DN GTĐB. Để giảm tai nạn GTĐB, trong đó có yêu c u bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ trong các DN GTĐB, c n tăng cường trách nhiệm quản lý của cả cơ 4 quan nhà nước lẫn giới quản trị DN, trước hết là tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là lý do c n nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam". Ngoài ra, ở Việt Nam cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về chủ đề này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu nhằm góp ph n hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam để thúc đẩy doanh nghiệp giao thông đường bộ thực hiện tốt hệ thống ATVSLĐ trong doanh nghiệp, góp ph n giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp đó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ: Một là, xây dựng khung lý thuyết của QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ. Hai là, tổng hợp có phân tích, so sánh kinh nghiệm QLNN của nước ngoài về ATVSLĐ trong DN GTĐB và rút ra bài học cho Việt Nam. Ba là, phân tích thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019. Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN nhằm giảm TNLĐ và BNN trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nội dung QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam được tiếp cận theo chức năng. Phạm vi về chủ thể quản lý: Chủ thể QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam giới hạn ở các cơ quan trung ương (Bộ LĐTBXH; Bộ GTVT) và chính quyền cấp tỉnh (Sở LĐTBXH và Sở GTVT). Đối tượng QLNN giới hạn ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ và các doanh nghiệp xây dựng các công trình đường bộ. Phạm vi về thời gian: Thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019. Các đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2030. 4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí luận Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài có sử dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với QLNN về ATVSLĐ đi đôi với kế thừa các thành quả nghiên cứu về pháp lý, kỹ thuật và xã hội của ILO cũng như thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước về hệ thống ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ. Phương pháp tiếp cận QLNN về ATVSLĐ được thực hiện theo chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: ban hành các văn bản pháp lý về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ; tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp lý đã ban hành; kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ các quy định pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp giao thông đường bộ. Ngoài ra, quá trình triển khai nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logic, lịch sử, liên ngành kinh tế - xã hội - chính trị để xây dựng cơ sở lý thuyết, thực hiện đánh giá thực trạng, đề xuất kiến nghị hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: * Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các kết quả nghiên cứu lý thuyết và dữ liệu thứ cấp đã có để hình thành khung phân tích lý thuyết và căn cứ để phân tích thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ. Chi tiết thực hiện phương pháp điều tra như sau: * Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân t ng. Tiêu chuẩn phân t ng là 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam. Trong mỗi khu vực lựa chọn ngẫu nhiên một số doanh nghiệp có thể tiếp cận để điều tra. Tại khu vực Miền Bắc: Chọn các doanh nghiệp trên các địa bàn có đông doanh nghiệp đại diện cho các tiểu vùng là Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn. Tại khu vực Miền Trung: Chọn các doanh nghiệp tại địa bàn đại diện cho tiểu vùng là Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Nông. Tại khu vực Miền Nam: Chọn các doanh nghiệp tại địa bàn đại diện cho hai vùng là thành phố Hồ Chí Minh và C n Thơ. Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành trong nửa đ u năm 2020. * Đối tượng tham gia điều tra: Mỗi doanh nghiệp chọn ngẫu nhiên một số cán bộ quản lý và người lao động theo tỷ lệ người lao động nhiều hơn cán bộ quản lý. * Quy mô mẫu điều tra: 7 (N=200) theo nguyên tắc quy mô mẫu phải lớn hơn hoặc bằng số câu hỏi x 5. Bảng hỏi có 22 câu hỏi nên quy mô mẫu phải lớn hơn 22 x 5 = 110. Quy mô mẫu 200 đáp ứng yêu c u này. Đặc điểm n % 1. Giới tính Nam 106 53.0 Nữ 94 46.5 2. Nhóm tuổi Dưới 30 tuổi 26 13.0 Từ 30 – dưới 40 tuổi 78 39.0 Từ 40 – dưới 50 tuổi 70 31.0 Từ 50 tuổi 25 12.5 3.Thời gian công tác Dưới 0 năm 16 8.0 Từ 10 - 20 năm 69 34.5 Trên 20 năm 39 19.0 * Nội dung điều tra: Nhận thức của người tham gia điều tra đối với các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN; hình thức và chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp lý về ATVSLĐ; hoạt động bảo đảm ATVSLĐ trong DN; hoạt động huấn luyện ATVSLĐ; hoạt động điều tra, khai báo, thống kê về TNLĐ, BNN; khía cạnh tài chính của thực hiện ATVSLĐ; hoạt động thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ. * Phương pháp điều tra: Nghiên cứu sinh trực tiếp thực hiện điều tra cùng với sự giúp đỡ của cán bộ của các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp sau khi đã được Nghiên cứu sinh hướng dẫn về nội dung và cách thức điều tra. * Phương pháp xử lý dữ liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Epi Info7, thông qua một bảng được thiết kế và mã hóa dựa trên nội dung bảng hỏi. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Tổng thuật các thành quả nghiên cứu lý thuyết của các học giả trong nước và quốc tế để đi đến một số luận điểm có thể kế thừa là: ATVSLĐ có lợi cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội; hệ thống quản lý ATVSLĐ quốc gia phải có sự tham gia của nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và tổ chức xã hội của người lao động; coi trọng các biện pháp phòng ngừa và liên tục cải tiến; cấu thành hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm: Hoạch định; Thực hiện; Điều chỉnh. Xây dựng cơ sở lý thuyết về QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, bao gồm nội dung QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp (xây dựng khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ; tổ chức thực hiện các quy định pháp lý và chính sách ATVSLĐ; kiểm tra, giám sát, chế tài trong lĩnh vực ATVSLĐ); mục tiêu QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ (thiết lập đ y đủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong doanh nghiệp; nâng cao tinh th n tự giác thực hiện các quy định và tiêu chuẩn về ATVSLĐ của NSDLĐ và NLĐ; đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm minh các quy định, tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong doanh nghiệp; thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ trong doanh nghiệp); các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong DN (đặc điểm của doanh nghiệp; trình độ phát triển của khoa học công nghệ theo ngành nghề; các quy định, tiêu chuẩn quốc tế mà nhà nước cam kết thực hiện; nhận thức và sự ủng hộ của xã hội; tác động của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp; nhận thức và quyết tâm của nhà nước trong quản lý lĩnh vực ATVSLĐ; tiềm lực tài chính của chính phủ; thẩm quyền và cơ cấu bộ máy QLNN về ATVSLĐ; trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN về ATVSLĐ). 5.2. Những điểm mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát Tập hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ của một số nước trên thế giới và rút ra bốn bài học cho Việt Nam là: xây dựng khung 9 pháp lý thống nhất, hợp lý, toàn diện về ATVSLD; kế thừa các mô hình quản lý ATVSLĐ của các nước thành công; thiết lập và kiện toàn các cơ quan QLNN về ATVSLĐ; nâng cao nhận thức của bản thân người lao động. Mô tả rõ nét thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam, rút ra được 04 thành công (hệ thống văn bản pháp lý về ATVSLĐ có tính hệ thống, toàn diện; tổ chức thực hiện khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ đã được cải thiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ đã được tăng cường; dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực ATVSLĐ đã được Nhà nước triển khai); 04 hạn chế (khung khổ pháp lý về ATVSLĐ chưa thực sự đồng bộ với các quy định pháp lý chuyên ngành; phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa tốt; tác động của thanh tra còn thấp so với yêu c u; các hoạt động dịch vụ hỗ trợ còn nghèo nàn); 07 nguyên nhân của hạn chế (ý thức của người sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ chưa cao; tiềm lực của DN GTVT và cơ sở huấn luyện ATVSLĐ còn yếu; hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều bất cập; công đoàn cơ sở chưa phát huy tốt vai trò của mình; cơ quan và lãnh đạo chính quyền chưa thật sự quan tâm và đ u tư thích đáng cho công tác đảm bảo ATVSLĐ; tiến độ hoàn thiện pháp luật, tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ còn khá chậm; việc xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe). Đề xuất 03 phương hướng (coi việc bảo đảm ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ; ứng dụng nhanh thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực QLNN về ATVSLĐ; hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn mới) và 05 giải pháp (bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông đường bộ Việt Nam; đổi mới phương thức và 10 nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam; một số giải pháp hỗ trợ). 6. Kết cấu của luận án Ngoài ph n mở đ u, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của Luận án được trình bày trong 4 chương, 11 tiết. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bản chất và vai trò của bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Trong giai đoạn đ u phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thế kỷ XVIII-XIX, giới quản trị DN chưa coi trọng vấn đề bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ tại nơi làm việc. Ngược lại, h u hết cán bộ quản trị DN chỉ coi NLĐ như là một bộ phận của chi phí sản xuất c n tiết giảm càng nhiều càng tốt. Để tăng tỷ suất lợi nhuận, giới quản trị DN ra sức tiết kiệm chi phí c n thiết cho người lao động. Họ không chỉ giảm tiền lương của công nhân đến mức tối thiểu, kéo dài thời gian lao động trong ngày, mà còn bớt xén các phương tiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của họ. Biện hộ cho các hành vi đó của giới quản trị DN, một số nhà kinh tế t m thường như Johl Stuatmin đã đưa ra quy luật sắt về tiền lương cho rằng, nếu trả mức lương cao hơn nhu c u thiết yếu thì công nhân sẽ lười biếng. Các nhà khoa học theo trào lưu xã hội chủ nghĩa đã không đồng tình với quan điểm đó. Họ tố cáo nhà tư bản bóc lột NLĐ, buộc NLĐ làm việc. Trong tác phẩm nổi tiếng "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh" của Ph.Ănghen đã miêu tả điều kiện làm việc tồi tệ của người lao động lúc bấy giờ. Trước sự phản kháng của xã hội về chế độ bóc lột công nhân tàn tệ của nhà tư bản, nhất là để đối phó với trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cả giới quản trị DN tư bản và nhà nước tư sản đã d n thay đổi chính sách của họ đối với NLĐ. Nhà tư bản nhượng bộ nhỏ giọt các yêu sách của Công đoàn trong cải cách tiền lương và cải thiện ĐKLĐ cho công nhân. Nhà nước tư sản từng bước đề ra các quy định pháp luật chế định thời gian, điều kiện làm việc và 12 mức lương tối thiểu của công nhân. Thanh tra lao động cũng được thành lập và duy trì ở nhiều nước tư bản, trước hết là ở Anh, để giám sát sự tuân thủ pháp luật lao động của giới chủ. Trong bộ "Tư bản" C. Mác đã nhiều l n đề cập đến các viên thanh tra lao động của Nhà nước Anh và trích dẫn các báo cáo của họ để mô tả tình trạng bị bóc lột tàn tệ của giai cấp công nhân Anh. Đến những thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ XX, nhất là sau khi xuất hiện Tổ chức lao động thế giới (ILO), những yêu c u tối thiểu về phòng tránh TNLĐ và BNN tại nơi làm việc mới được nhà nước tư sản và giới quản trị DN quan tâm nhiều hơn. Một mặt là do phong trào công đoàn lên cao cũng như xuất hiện nhiều nhà nước quốc gia tiến bộ thông qua những quy định buộc DN phải xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ; mặt khác, do giới quản trị DN đã nhận thức được rằng, hệ thống ATVSLĐ không phải chỉ có lợi cho NLĐ, ngược lại, còn rất có lợi cho NSDLĐ vì nó giúp giảm TNLĐ trong DN, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho NLĐ, qua đó vừa giảm chi phí xử lý sự cố tai nạn, chi phí nghỉ việc vì BNN của NLĐ, đồng thời giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước tư sản, nhất là các nhà nước tư sản theo đường lối dân chủ, cũng can thiệp ngày càng nhiều hơn vào lĩnh vực ATVSLĐ bằng cách soạn thảo và ban hành luật ATVSLĐ. Nói cách khác, giới quản trị DN, các chính khách và các nhà nghiên cứu khoa học đã d n thay đổi quan điểm, từ chỗ không coi trọng vấn đề ATVSLĐ trong doanh nghiệp đến chỗ đối phó với nó một cách bị động và chuyển sang xây dựng các chính sách bảo đảm ATVSLĐ trong doanh nghiệp một cách chủ động hơn. Đặc biệt, các tổ chức chuyên môn, các nhà nghiên cứu và hoạt động chính trị của ILO đã tích cực tuyên truyền, vận động để thay đổi quan điểm của các chính phủ, các tổ chức xã hội, giới quản trị DN và NLĐ về t m quan trọng của bảo đảm ATVSLĐ trong DN. Tổng kết các cuộc thảo luận, hội thảo, nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, quản lý trên thế giới, năm 200 , ILO đã xuất bản cuốn "Guidelines on Occupational Safety 13 and Health Management Systems - ILO-OSH 2001" (Hướng dẫn về hệ thống quản lý ATVSLĐ) [42] nhằm tạo một công cụ hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát thực hiện ATVSLĐ ở các quốc gia trên thế giới cũng như khuyến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện ATVSLĐ ở các quốc gia. Do tính chất hợp lý của nó, các khuyến nghị về ATVSLĐ của ILO ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng. Trong tài liệu này, ILO cho rằng, mục đích của "Hệ thống quản lý ATVSLĐ" là góp phần bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ rủi ro, dần tiến tới loại trừ mọi TNLĐ, BNN, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến quá trình lao động đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quá trình hợp lý hóa sản xuất và tăng năng suất lao động. Năm 2003, Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua Chiến lược toàn c u về ATVSLĐ, trong đó ILO đưa ra quan điểm "Văn hóa an toàn lao động", coi việc được đảm bảo ATVSLĐ là một trong những quyền cơ bản của con người. ILO nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ người lao động mang tính phòng ngừa và kiến nghị phương pháp tiếp cận hệ thống ATVSLĐ với ba chủ thể tham gia chính là NSDLĐ, cơ quan nhà nước quản lý ATVSLĐ, NLĐ và bốn khía cạnh của các giải pháp thực hiện là: chính trị, kỹ thuật, văn hóa và quản lý. Năm 2006, ILO thông qua Công ước số 87 bao gồm những hướng dẫn khung về bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc, trong đó chỉ rõ mỗi nước thành viên gia nhập Công ước này phải không ngừng thúc đẩy xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ nhằm ngăn chặn TNLĐ, BNN thông qua việc xây dựng Chương trình quốc gia về ATVSLĐ với sự tham gia của các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ, định k xem xét cải tiến các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ trong DN. ILO nhấn mạnh rằng, chính phủ các nước tham gia công ước, tùy theo điều kiện cụ thể, phải tăng cường vận dụng các nguyên tắc ILO khuyến nghị như: Đánh giá rủi ro, nguy cơ gây BNN; ngăn chặn rủi ro và nguy cơ TNLĐ; ảnh hưởng của điều kiện làm việc tới sức khỏe NLĐ; xây dựng văn hóa an toàn sức khỏe mang tính phòng ngừa bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện. 14 Từ Hội nghị Lao động Quốc tế bàn về ATVSLĐ năm 2003 đến nay, ILO đã tổ chức nhiều diễn đàn bàn luận và đưa ra nhiều khuyến nghị chuyên sâu về bảo đảm ATVSLĐ trong DN. Những quan điểm đáng chú ý được đưa ra trong Hội nghị l n thứ 8 của ILO năm 2008 về ATVSLĐ thể hiện trong "Tuyên bố Seoul về an toàn và sức khỏe trong lao động". Tuyên bố này đề cập đến những yêu c u, nội dung cơ bản, thách thức và cơ hội mới cũng như nhiệm vụ, phương hướng mới trong lĩnh vực ATVSLĐ. Đề cao trách nhiệm của toàn xã hội trong bảo đảm ATVSLĐ gắn với bối cảnh toàn c u hoá. Cũng trong tuyên bố này, quan điểm về bảo đảm ATVSLĐ đã có bước phát triển mới cả về nhận thức, t m quan trọng của ATVSLĐ trong phát triển KT-XH, lẫn đưa ra cách tiếp cận toàn diện, hệ thống đối với các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong doanh nghiệp. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hệ thống quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động Với sự hỗ trợ, khuyến khích và tài trợ của ILO, nhiều công trình nghiên cứu đã được hoàn thành. Trong cuốn "Guidelines on Occupational Safety and Health Management Systems - ILO-OSH 2001" [42], các chuyên gia cho rằng, hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải bao gồm: Pháp luật, các thỏa ước tập thể nếu phù hợp và các văn kiện có đề cập đến công tác ATVSLĐ. Phải có một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về các hoạt động ATVSLĐ đã được qui định trong Luật và phù hợp với điều kiện c...đề xuất bao gồm: đổi mới và hoàn thiện mô hình, hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý ATVSLĐ; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển DN khai thác đá xây dựng gắn chặt chẽ hiệu quả với ATVSLĐ của các DN; bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện; nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về sự c n thiết phải tăng cường QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ; đổi mới công nghệ, thiết bị, phương pháp quản lý, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng quy trình đánh giá rủi ro trong mô hình quản lý ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng, phát triển văn hóa an toàn tại các DN thông qua các quy định và chính sách của nhà nước, khen thưởng, kỷ luật về ATVSLĐ, tăng cường hợp tác quốc tế. Nguyễn Thu Hằng (20 7), "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam", luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [12]. Trong công trình này tác giả đã tổng thuật thành quả nghiên cứu về ATVSLĐ của một số tác giả trong và ngoài nước, phân tích thực trạng QLNN theo Luật An toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp của Việt Nam, tìm ra một số hạn chế và kiến nghị một số giải pháp đáng quan tâm như: Xây dựng và điều chỉnh 33 các văn bản pháp luật về ATVSLĐ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam; cải tiến công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, chú trọng vai trò của Hội đồng ATVSLĐ các cấp; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật tại doanh nghiệp; xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ. Bùi Sỹ Lợi trong bài "Kiến nghị hoàn thiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động từ kinh nghiệm quốc tế" [22] đã kiến nghị: (i) Mô hình quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện ATVSLĐ nên được xã hội hóa, giúp cho các doanh nghiệp, đối tượng huấn luyện tiếp cận các dịch vụ huấn luyện một cách dễ dàng. Tài liệu huấn luyện nên quản lý thống nhất trên cơ sở nghiên cứu, đóng góp của các tổ chức khoa học, giáo dục và các chuyên gia huấn luyện hàng đ u, lực lượng giảng viên chuyên nghiệp. Kinh phí phòng ngừa tai nạn lao động được đ u tư qua hoạt động giáo dục, huấn luyện an toàn, sức khỏe trích từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. (ii) Kiểm tra chất lượng, kiểm định an toàn các máy, thiết bị có yêu c u nghiêm ngặt về ATVSLĐ và phương tiện bảo vệ cá nhân là hoạt động bắt buộc để đánh giá chất lượng và độ an toàn của phương tiện, thiết bị trước khi đưa ra thị trường và trong quá trình sử dụng. Hoạt động kiểm tra, kiểm định, chứng nhận là dịch vụ kỹ thuật do một tổ chức có uy tín cung cấp sẽ đảm bảo giúp cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động quản lý hoạt động kiểm tra, chứng nhận và quản lý đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra, kiểm định, nội dung, các yêu c u an toàn của từng máy, thiết bị. (iii) Cách tiếp cận để phòng ngừa tai nạn, theo đó tiếp cận dựa vào rủi ro để tăng cường cấp độ ATVSLĐ trên tổng thể; tăng cường cách tiếp cận thông thường trong những lĩnh vực nguy cơ cao; các mục tiêu và biện pháp cụ thể được mô tả rõ ràng trong các lĩnh vực ưu tiên; cải thiện liên tục cấp độ ATVSLĐ thông qua việc giới thiệu cách tiếp cận hệ thống quản lý ở cấp quốc gia. Công trình "Kết quả khảo sát về an toàn, vệ sinh lao động trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ILO 34 phối hợp thực hiện, Nxb Lao động, Hà Nội 20 [5] đã tổng hợp được các kiến nghị của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống ATVSLĐ như sau: (i) C n đưa nội dung quản lý ATVSLĐ giảng dạy trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tổ chức huấn luyện, tập huấn, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ; Nhà nước tăng cường tuyên truyền cho người lao động về ATVSLĐ; (ii) Phòng chống cháy nổ; xây dựng các quy định về ATVSLĐ phù hợp với thực tế; có một bộ hướng dẫn tự kiểm tra để cải thiện môi trường làm việc; (iii) Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ; (iv) Nhà nước hỗ trợ tiền vốn để đ u tư cải thiện thiết bị công nghệ, môi trường làm việc, trang bị, dụng cụ bảo hộ lao động; Nhà nước hỗ trợ những đợt khám sức khỏe mở rộng cho các doanh nghiệp. Hiện cũng có một số bài viết trên các tạp chí bàn về các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả ATVSLĐ, tiêu biểu như: "Một số phương thức và mô hình hoạt động có hiệu quả trong thực hiện xã hội hoá an toàn, vệ sinh lao động" của Nguyễn Hữu Dũng [7]; "C n có một chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động" [17]; "Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại" của Đoàn Minh Hòa [13], "Quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp hướng tới cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp" của Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Việt Dũng [26] Các bài viết này đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của QLNN về ATVSLĐ như: thu hút vốn xã hội vào thực hiện quản lý ATVSLĐ; hỗ trợ, khuyến khích, kiểm tra, giám sát việc thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân trong nước; các quy định của các tổ chức quốc tế về ATVSLĐ 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hư ng đ n quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Công trình "Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ ở các cơ sở 35 sản xuất vừa và nhỏ" của Nguyễn Thắng Lợi [20], đã chỉ ra rằng, các yếu tố góp ph n nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ là: (i) Ở t m vĩ mô, các cơ quan QLNN c n phải tăng cường QLNN việc cấp phép đ u tư, chỉ cho phép những doanh nghiệp đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật, con người tham gia hoạt động đ u tư; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp lý về ATVSLĐ; xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ hiệu quả. (ii) Ở t m vi mô, c n phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với ATVSLĐ: tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ; tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp; tạo điều kiện để người lao động tham gia vào quản lý ATVSLĐ; áp dụng qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro. Bài viết: "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng" của tác giả Tr n Hoàng Tuấn [32] đã trình bày kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm cá nhân của công nhân và người quản lý đều có ảnh hưởng đáng kể đến an toàn lao động trong ngành xây dựng. Có 8 đặc điểm của người quản lý tác động đến việc thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng là: ( ) Năng lực lãnh đạo; (2) Giám sát điều kiện an toàn trên công trường; (3) Tinh th n trách nhiệm và cam kết thực hiện an toàn; (4) Trình độ tổ chức thi công; (5) Huấn luyện an toàn lao động; (6) Chính sách an toàn lao động; (7) Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn (8) Qui định và hướng dẫn việc thực hiện an toàn lao động. Đặc điểm nhân thân của người công nhân, ch ng hạn như độ tuổi; giới tính; tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn; thời gian làm việc trong ngành; sự gắn bó với công ty thông qua thời gian theo làm; các công việc thường làm hàng ngày; thói quen hút thuốc hay uống bia rượu; việc được huấn luyện an toàn hay không có tác động đến TNLĐ. Bài viết cũng đã chỉ ra thời điểm xảy ra tai nạn thường là vào đ u hay cuối của buổi làm việc và những ngày cuối tu n [32]. 36 Công trình "Sức khỏe nghề nghiệp" của Đỗ Văn Hàm [11] đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ tại nơi làm việc xét về phương diện y học lao động và BNN như khói bụi, tiếng ồn, hóa chất độc hại Trong bài viết "Các yếu tố có hại cho sức khỏe người lao động" đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 17/3/2009 bác sĩ Vũ Phạm Hà [10] đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ là môi trường vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệttại nơi làm việc); tiếng ồn, độ rung; hóa chất độc hại; bụi (bao gồm bụi khoáng sản, bụi động vật và bụi thực vật; các yếu tố sinh học; yếu tố cơ học). Tác giả cũng kiến nghị biện pháp giảm tác hại của các yếu tố này đến sức khỏe người lao động như: tăng cường thông gió, lắp hệ thống quạt phù hợp, lắp máy hút bụi, thiết kế tr n nhà xưởng cao, có mái che, lắp hệ thống máy điều hoà nhiệt độ, đặt hệ thống giảm thanh, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; cải thiện môi trường sản xuất gắn với cải thiện môi trường sống, sinh hoạt cho người lao động [10]. 1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƢỢC LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.3.1. Những k t quả nghiên cứu đã đạt được và những khoảng trống hưa được nghiên cứu thấu đ o 1.3.1.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được Các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN về ATVSLĐ phản ánh các góc độ nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau và đã đạt được những thành quả chủ yếu sau: Một là, thống nhất quan điểm c n áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ quốc gia với sự tham gia của bốn bên là nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và tổ chức xã hội của họ. Hai là, phương thức bảo đảm ATVSLĐ coi trọng phòng ngừa nhằm chủ động gạt bỏ các yếu tố gây TNLĐ và BNN, đảm bảo tính mạng, an toàn, nâng cao sức khỏe cho NLĐ; giảm thiểu chi phí xã hội do TNLĐ và BNN gây ra. 37 Ba là, các hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được áp dụng trên thế giới và trong khu vực thường sử dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc, coi đây là phương pháp mang tính phòng ngừa cao, thể hiện ở chỗ kiểm soát được các mối nguy hại theo nguyên tắc quản lý rủi ro, bao gồm các bước: nhận diện các mối nguy hại phát sinh tại chỗ làm việc; đánh giá rủi ro do chúng gây ra đối với an toàn và sức khoẻ NLĐ; xây dựng và thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro. Bốn là, hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được sử dụng ở các nước trên thế giới, tuy có khác nhau chút ít về số lượng, tên gọi và thứ tự các thành ph n chính của hệ thống quản lý, nhưng đều có chung những yếu tố cơ bản sau đây: (i) Được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ thống đối với quản lý, đó là chu trình quản lý Deming, bao gồm các bước, như: hoạch đ nh - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh, trong đó nội dung cơ bản các bước là: - Hoạch đ nh: xây dựng mục tiêu và giải pháp c n thiết để đạt được các kết quả tương ứng với chính sách của DN về ATVSLĐ. - Thực hiện: tổ chức thực hiện các giải pháp đã được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Kiểm tra: theo dõi, đo lường các kết quả thực hiện, đối chiếu kết quả thực hiện với các mục tiêu, chính sách, tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui phạm của nhà nước về ATVSLĐ và báo cáo kết quả. - Điều chỉnh: thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm nâng cao kết quả hoạt động ATVSLĐ của doanh nghiệp. Các hệ thống quản lý ATVSLĐ này khá tương thích với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 và tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001. Vì vậy, có thể tích hợp chúng trong một hệ thống quản lý chung, thống nhất của DN; (ii) Các mối nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất được quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro, nghĩa là tất cả các mối nguy hại được nhận diện, đánh giá rủi ro do chúng gây ra đối với an toàn và sức khoẻ NLĐ, trên 38 cơ sở đó xây dựng và thực hiện các giải pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức chấp nhận được; (iii) Lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm cao nhất đối với ATVSLĐ, tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý và có vai trò quyết định đối với thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ; (iv) Người lao động và đại diện của NLĐ tham gia vào quá trình quản lý ATVSLĐ. Người lao động được đào tạo, cung cấp thông tin về ATVSLĐ để có đủ năng lực tham gia vào quá trình quản lý ATVSLĐ và đóng góp ph n quan trọng vào thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ; (v) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nhằm đánh giá khách quan, trung thực các kết quả hoạt động ATVSLĐ, tìm ra những khiếm khuyết của hệ thống quản lý, trên cơ sở đó, thực hiện các giải pháp khắc phục và phòng ngừa tương ứng; (vi) Lãnh đạo DN định k xem xét lại toàn bộ hệ thống quản lý ATVSLĐ, đánh giá sự phù hợp, tương ứng và hiệu quả của hệ thống, trên cơ sở đó đưa ra quyết định thay đổi về chính sách, mục tiêu và cả hệ thống quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động ATVSLĐ của DN. (vii) Các hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được áp dụng trên thế giới và trong khu vực là kiểu hệ thống quản lý ATVSLĐ đổi mới, vì: Lãnh đạo DN tham gia trực tiếp vào quản lý ATVSLĐ và có vai trò quyết định đối với hiệu quả quản lý ATVSLĐ; Công tác quản lý ATVSLĐ được tích hợp trong hệ thống quản lý chung của DN ở mức cao; Sự tham gia của người lao động được coi là quan trọng đối với hoạt động quản lý ATVSLĐ và họ được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia hiệu quả vào hoạt động quản lý ATVSLĐ. Năm là, các công trình khoa học kể trên đã phân định theo các cách khác nhau nội dung QLNN nhằm bảo đảm ATVSLĐ. Các nội dung đạt được sự thống nhất là: xây dựng khung khổ pháp lý quy định hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các DN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về 39 ATVSLĐ; hỗ trợ DN thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ và có chế tài xử phạt, khen thưởng đối với DN. Sáu là, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ. Một số nhân tố được liệt kê là: Ý thức chấp hành pháp luật về ATVSLĐ và năng lực quản lý của NSDLĐ, của tổ chức đại diện cho NLĐ và bản thân NLĐ; bộ máy và cán bộ QLNN về ATVSLĐ; trình độ phát triển kinh tế - xã hội; các khuyến nghị, công ước quốc tế. Bảy là, rất nhiều giải pháp trên các khía cạnh khác nhau, dành cho các doanh nghiệp trong các ngành, nghề, quy mô khác nhau đã được kiến nghị. Điểm chung của các giải pháp là kiến nghị nhà nước hoàn thiện văn bản pháp luật về ATVSLĐ; thiết lập bộ máy QLNN về ATVSLĐ và cung cấp đủ nguồn lực cho vận hành bộ máy hiệu quả; thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về ATVSLĐ. 1.3.1.2. Những khoảng trống chưa được nghiên cứu Như ph n tổng quan và ph n khái quát nêu trên đã trình bày, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ chú ý nhiều đến hệ thống bảo đảm ATVSLĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến vận hành hệ thống đó ở cấp độ vi mô là doanh nghiệp, những khía cạnh liên quan đến QLNN trong lĩnh vực này mới được đề cập ở những nét chung như nhà nước c n ban hành khung khổ pháp lý làm căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống đảm bảo ATVSLĐ của họ hoặc nhà nước c n có chính sách hỗ trợ DN bảo đảm ATVSLĐ Những khía cạnh cụ thể như sau chưa được nghiên cứu làm rõ: Một là, nhà nước cần hoạch đ nh những nội dung gì trong Luật và các văn bản dưới luật để đảm bảo yêu cầu về ATVSLĐ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Hai là, nhà nước cần phải chế đ nh như thế nào về trách nhiệm của NSDLĐ trong lĩnh vực đảm bảo ATVSLD trong doanh nghiệp. Ba là, nhà nước nên hỗ trợ như thế nào để giúp các doanh nghiệp và người lao động thiết lập và vận hành tốt hệ thống đảm bảo ATVSLĐ. 40 Bốn là, các tổ chức xã hội, ngành nghề của NSDLĐ và NLĐ có ảnh hưởng như thế nào đến vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ trong DN. Năm là, đặc điểm ngành nghề có ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp. Sáu là, các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cần thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ như thế nào để vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, vừa đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm cung ứng ra th trường 1.3.2. Những vấn đề lựa chọn nghiên cứu trong luận án Mặc dù còn rất nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo về ATVSLĐ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau. Trong khung khổ luận án này, nghiên cứu sinh sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề và cũng là những câu hỏi nghiên cứu sau đây: Một là, về mặt lý thuyết, Nhà nước có vị trí, vai trò và chức năng gì để bảo đảm ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ? Hai là, Nhà nước Việt Nam đã thực thi QLNN về ATVSLĐ trong DN giao thông đường bộ Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 như thế nào? Ba là, để nâng cao hiệu quả QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam từ nay đến năm 2030 c n đổi mới, cải tiến như thế nào? Để giải quyết ba câu hỏi trên, nghiên cứu sinh c n thu thập bằng chứng để chứng minh ba giả thuyết sau đây: - Giả thuyết 1: Nhà nước c n can thiệp để đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam. - Giả thuyết 2: QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam còn bất cập so với yêu c u. - Giả thuyết 3: có thể có thể hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam, từ nay đến 2030. 41 Khung phân tích trong luận án dựa trên sơ đồ logic sau: N i dung QLNN về Mục tiêu QLNN về Nhân tố ảnh hƣởng ATVSLĐ trong ATVSLĐ trong DN GTVT DN GTVT 1. Nhân tố khách quan 1. Xây dựng khung 1. Thiết lập đ y đủ các - Đặc điểm của doanh nghiệp. khổ pháp lý và chính quy định pháp lý về - Trình độ phát triển của khoa học sách về ATVSLĐ. ATVSLĐ trong DN. công nghệ theo ngành nghề. 2. Tổ chức thực hiện 2. Nâng cao tinh th n tự - Các quy định, tiêu chuẩn quốc tế mà các quy định pháp lý giác thực hiện các quy nhà nước cam kết thực hiện. và chính sách định và tiêu chuẩn về - Nhận thức và sự ủng hộ của xã hội ATVSLĐ. ATVSLĐ của NSDLĐ và - Tác động của các tổ chức chính trị, 3. Kiểm tra, giám NLĐ. xã hội nghề nghiệp. sát, chế tài trong lĩnh 3. Đảm bảo các DN tuân 2. Nhân tố chủ quan thuộc về nhà nước vực ATVSLĐ. thủ nghiêm minh các các - Nhận thức và quyết tâm của nhà nước quy định, tiêu chuẩn về trong quản lý lĩnh vực ATVSLĐ. ATVSLĐ trong DN. - Tiềm lực tài chính của chính phủ. 4. Thúc đẩy tiến bộ kỹ - Thẩm quyền và cơ cấu bộ máy thuật trong lĩnh vực bảo QLNN về ATVSLĐ. đảm ATVSLĐ trong DN. - Trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN về ATVSLĐ. 42 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Trước đây, vấn đề ATVSLĐ được tiếp cận trong khung khổ chung của bảo hộ lao động và được coi là hợp ph n của lĩnh vực tổ chức khoa học lao động nói chung. G n đây, do t m quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề ATVSLĐ cũng như sự tách biệt về kỹ thuật của lĩnh vực phòng chống cháy nổ, nên ATVSLĐ được tiếp cận riêng và được nhà nước ở nhiều quốc gia chế định trong luật riêng, tách khỏi bộ luật lao động. An toàn, vệ sinh lao động (Tiếng Anh là Occupational safety and health - OSH) là một thuật ngữ liên quan đến trách nhiệm của NSDLĐ, cơ quan nhà nước và NLĐ trong việc tổ chức và vận hành điều kiện làm việc (ĐKLV) đáp ứng yêu c u phòng, tránh được TNLĐ, giảm thiểu tác hại của các yếu tố gây BNN cho người lao động tại nơi làm việc cũng như chính sách khám chữa bệnh, bồi thường cho NLĐ khi họ gặp TNLĐ và mắc BNN. Bản thân thuật ngữ ATVSLĐ cũng bao hàm hai nội dung: an toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh lao động (VSLĐ). Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015) của Việt Nam, an toàn lao động (ATLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm đến tính mạng con người nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động (VSLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của con người trong quá trình lao động. Nội dung chung của 43 hai khái niệm này là các giải pháp bảo vệ người lao động trước các tác hại phát sinh trong quá trình lao động. Sự khác biệt ở chỗ các giải pháp ATLĐ hướng đến các giải pháp hạn chế tác động trực tiếp đến tính mạng người lao động. Vệ sinh lao động nhấn mạnh các giải pháp gây bệnh tật cho người lao động. Nói cách khác, bảo đảm ATLĐ và VSLĐ chính là các giải pháp tổng hợp để bảo vệ ở mức c n thiết người lao động tránh các tác hại phát sinh trong quá trình lao động. H u hết các công trình nghiên cứu khoa học cũng như sách hướng dẫn của ILO đều thống nhất nhận thức về bản chất của ATVSLĐ như vậy. Tuy nhiên, cách tiếp cận đối với ATVSLĐ và kiến nghị giải pháp khá khác nhau với các chủ thể khác nhau. Theo Nguyễn An Lương "ATVSLĐ (hay Bảo hộ lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống TNLĐ và BNN, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động" [22]. Định nghĩa này phản ánh tính đa giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ mà chưa nêu được các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm ATVSLĐ cũng như chưa nêu được mối quan hệ gắn bó có tính hệ thống của các giải pháp ATVSLĐ trong DN. Theo Lê Vân Trình, c n nhận thức ATVSLĐ như là một nỗ lực có hệ thống của toàn quốc gia với sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở sản xuất nhằm giảm thiểu các tác nhân gây TNLĐ và BNN cho NLĐ tại nơi làm việc. Hệ thống ATVSLĐ quốc gia phải gồm các yếu tố: Chính sách quốc gia (chủ yếu là hệ thống các quy định pháp lý); chiến lược quốc gia, chương trình quốc gia về hệ thống quản lý ATVSLĐ tác động vào hệ thống quản lý ATVSLĐ của cơ sở sản xuất (Hình 2.1). Cách tiếp cận hệ thống của tác giả Lê Vân Trình cho thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của các chủ thể khác nhau trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ tại nơi làm việc nhưng không nêu bật được thực chất của ATVSLĐ là các giải pháp đa dạng nhằm phòng, tránh TNLĐ và BNN. 44 Chính sách quốc gia HTQL về ATVSLĐ Hệ (Mục tiêu dài hạn) thống Chiến lược quốc gia quản lý HTQL về ATVSLĐ ATVSLĐ (Mục tiêu ngắn hạn) ở cơ sở sản xuất Chương trình quốc gia HTQL về ATVSLĐ Hình 2.1: Cơ cấu HTQL ATVSLĐ quốc gia Nguồn: Bài giảng về hệ thống quản lý ATVSLĐ của GS.TS. Lê Vân Trình. Phù hợp với cách tiếp cận QLNN, trong luận án này, ATVSLĐ được hiểu là hệ thống những giải pháp về tổ chức, quản lý, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật mà nhà nước, tổ chức sử dụng lao động và bản thân NLĐ cũng như các tổ chức xã hội của họ phải thực hiện nhằm ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, ngăn ngừa việc gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động đi đôi với các giải pháp đối phó với những ảnh hưởng từ quá trình lao động có thể làm cho người lao động suy giảm sức khỏe. Như vậy, ATVSLĐ là hệ thống giải pháp được thực hiện ở ba cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Ở cấp độ nhà nước, ILO và các nhà khoa học đều kiến nghị phải luật hóa các quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, của người lao động và tổ chức xã hội của họ, của các cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực lao động sao cho hệ thống ATVSLĐ quốc gia vận hành có hiệu quả, hạn chế tối đa TNLĐ cũng như buộc các doanh nghiệp và người lao động phải thực thi các giải pháp phòng và chữa BNN. Nhà nước phải quy định khung khổ pháp lý buộc các tổ chức sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các tiêu chuẩn ATVSLĐ trong đơn vị. Các quy định pháp lý này hoặc được lồng ghép trong bộ luật lao động hoặc được soạn thảo thành luật riêng. Ngày nay, ở h u hết các nước có nền công nghiệp phát triển, ATVSLĐ 45 được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật chế định lao động. Nội dung của những chế định này bao gồm những quy phạm pháp luật về việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động. Ở t m doanh nghiệp, mỗi đơn vị tổ chức sản xuất, kinh doanh phải xây dựng hệ thống ATVSLĐ của mình, coi đó là một hoạt động, một chức năng của bộ máy quản lý, thậm chí phải có bộ phận chuyên trách quản lý ATVSLĐ. Mỗi hệ thống ATVSLĐ của doanh nghiệp thường gồm 05 yếu tố: Một là, chính sách ATVSLĐ: giới quản trị các tổ chức sản xuất phải xây dựng chính sách đảm bảo ATVSLĐ tại đơn vị. Ngoài các quy định, quy chuẩn, biện pháp kỹ thuật thiết yếu phải được thực hiện nhằm đảm bảo ATVSLĐ, chính sách ATVSLĐ phải bao gồm cả các nghĩa vụ của tổ chức trong việc tư vấn, thông tin và huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động và bố trí thời gian cùng các nguồn lực c n thiết để thực hiện các giải pháp ATVSLĐ. Hai là, tổ chức sản xuất kinh doanh c n lập ra bộ máy quản lý ATVSLĐ trong đơn vị. Bộ máy quản lý ATVSLĐ phải phù hợp và lồng ghép vào trong các bộ máy quản lý chung của đơn vị. Bộ máy quản lý ATVSLĐ phải được phân cấp đủ quyền hạn, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện, áp dụng các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, huấn luyện người lao động để họ có năng lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm ATVSLĐ, thống kê, lưu giữ và báo cáo cấp có thẩm quyền các dữ liệu về ATVSLĐ. Ba là, điều hành quá trình lập kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ. Bốn là, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp ATVSLĐ thông qua các thủ tục giám sát, đánh giá và lập hồ sơ việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ cũng như định k xem xét lại. Năm là, liên tục cải thiện điều kiện làm việc và hoàn thiện các giải pháp, quy trình bảo đảm ATVSLĐ. Tổ chức sản xuất, kinh doanh phải có kế hoạch 46 phòng ngừa và chấn chỉnh các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát thực tế thực hiện ATVSLĐ và các thay đổi về công nghệ. Vì quyền lợi của mình, người lao động không những phải ủng hộ các chính sách ATVSLĐ do tổ chức sản xuất kinh doanh đưa ra, mà còn phải thông qua tổ chức đại diện của mình kiểm tra, giám sát, vận động, tổ chức các phong trào bảo đảm ATVSLĐ, đấu tranh để người sử dụng lao động phải xây dựng và vận hành tốt hệ thống ATVSLĐ. Tổ chức đại diện cho người lao động trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh là Công đoàn cơ sở. Lịch sử phát triển ATVSLĐ đồng hành cùng quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, cũng như cùng với quá trình ra đời và đấu tranh của các tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ, trong đó nổi bật là các tổ chức công đoàn và hiệp hội ngành nghề. Trên thực tế, mức độ đảm bảo ATVSLĐ cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, vào trình độ phát triển khoa học công nghệ và nhận thức của dân chúng ở từng quốc gia. Lịch sử ATVSLĐ trên thế giới cho thấy, nhiều quốc gia phải mất g n 100 năm, ở một số quốc gia khác, thậm chí lâu hơn, để có thể nhận thức đúng và xây dựng các quy định pháp lý đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc. Đối với doanh nghiệp giao thông đường bộ, những tổ chức sản xuất kinh doanh trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải và phục vụ quá trình cung ứng dịch vụ vận tải theo các tuyến đường giao thông trên bộ, đặc thù là những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ mà trong quá trình hoạt động tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy hại. Chính vì vậy, hoạt động về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ cũng có những đặc trưng riêng. Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ có nhiều yếu tố nguy hại với những đặc trưng, tính chất rất khó kiểm soát, nguy cơ cao xẩy ra rủi ro về an toàn, môi trường và sức khỏe của người lao động cũng như đối với cộng đồng, dân cư. Do vậy, song song với việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh 47 doanh, cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp giao thông đường bộ thì hoạt động ATVSLĐ tại các DN này phải c n được đặc biệt quan tâm. Công tác ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp giao thông đường bộ, c n thiết phải có sự tham gia quản lý và triển khai thực hiện ở các cấp: Nhà nước, doanh nghiệp và NLĐ. Ở cấp độ nhà nước, thể hiện cụ thể qua hệ thống pháp luật quy định quyền và trách nhiệm của NSDLĐ, của NLĐ và tổ chức xã hội của họ, của các cơ quan nhà nước quản lý trong doanh nghiệp giao thông đường bộ, vừa phù hợp với ngành giao thông đường bộ, vừa đáp ứng với quy định pháp luật về ATVSLĐ của Việt Nam. Ở cấp doanh nghiệp, triển khai các biện pháp để đáp ứng các yêu c u của pháp luật về ATVSLĐ, liên tục cải thiện nâng cao chất lượng điều kiện lao động đảm bảo an toàn, môi trường và sức khỏe cho người lao động, cộng đồng dân cư và quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dich vụ của doanh nghiệp. NLĐ tại các doanh nghiệp giao thông đường bộ c n thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, thực hiện đ y đủ quyền và trách nhiệm của NLĐ trong hoạt động đảm bảo ATVSLĐ, tích cực hoạt động, tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa an toàn trong doanh nghiệp giao thông đường bộ. Tóm lại, để đảm bảo ATVSLĐ được thực thi hiệu quả c n 03 tác nhân tham gia (nhà nước, NSDLĐ và NLĐ) và 05 khâu công việc, trong đó Nhà nước đóng vai trò vừa tạo dựng và giám sát tuân thủ khung khổ pháp lý, vừa hoạch định, triển khai, giám sát thực hiện các quy định pháp lý và chính sách hỗ trợ NSDLĐ, NLĐ thực hiện các giải pháp tạo điều kiện làm việc an toàn, hạn chế ảnh hưởng gây BNN cho NLĐ. An toàn, vệ sinh lao động là một vấn đề xã hội phức tạp liên quan đến nhiều bên và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức như NSDLĐ, bản thân NLĐ, giám sát lao động, đại diện của người lao động, đối tác xã hội, chính phủ, trong đó chính phủ, cùng với hệ thống các quy định pháp lý về ATVSLĐ có t m quan trọng đặc biệt. 48 2.1.2. Đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Doanh nghiệp giao thông đường bộ là những tổ chức sản xuất kinh doanh trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải và phục vụ quá trình cung ứng dịch vụ vận tải theo các tuyến đường giao thông trên bộ (phân biệt với giao thông đường sắt, đường thủy và đư... thanh tra ATVSLĐ 7. Theo Ông (Bà) việc phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa các cơ quan nhà nước trong giám sát doanh nghiệp thực hiện những nội dung về ATVSLĐ đã tốt chưa? Tốt Chưa tốt Nếu đánh giá là chưa tốt, xin nêu ví dụ minh họa: .................................................................................................................................................. 8. Ở doanh nghiệp của Ông (Bà) đã từng xảy ra tình trạng tai nạn lao động vì thiếu bảo hộ lao động hoặc chưa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ chưa? Có Không Nếu có xin nêu một vài ví dụ và nguyên nhân dẫn đến tai nạn: .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 9. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động được áp dụng như thế nào ? Thỏa đáng Chấp nhận được Rất không thỏa đáng Xin cho biết tại sao Ông (Bà) nhận định như vậy: .................................................................. .................................................................................................................................................. Ông (Bà) có kiến nghị gì với cơ quan nhà nước không? ....................................................... .................................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông (Bà) 174 Ngày............ tháng............... năm................ PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý doanh nghiệp) Kính thưa: Ông (Bà)! Việc tăng cường quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động (viết tắt là ATVSLĐ) có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động trong doanh nghiệp cũng như đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Với mong muốn hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động cũng như công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tôi đã chọn và được cơ sở đào tạo đồng ý cho thực hiện nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam". Để tạo điều kiện cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu, tôi mong được Ông (Bà) giúp đỡ cung cấp thông tin qua việc điền vào phiếu trưng c u ý kiến sau đây. Phương pháp cung cấp thông tin là điền ý kiến của Ông (Bà) vào các chỗ trống hoặc đánh dấu (X) vào ô tương ứng với ý kiến của mình. A. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên doanh nghiệp: .......................................................................................................................... 2. Địa chỉ doanh nghiệp:....................................................................................................................... 3. Điện thoại: ........................................................................................................................................ 4. Ngành nghề sản xuất chính của DN: ............................................................................................................................................................... 5. Năm thành lập................................................................................................................................ 6. Loại hình doanh nghiệp (ghi số vào ô vuông): 1 Công ty nhà nước; 2 Công ty TNHH Nhà nước 01 thành viên; 3 Công ty cổ phần từ 51% vốn nhà nước trở lên; 4 Công ty trách nhiệm hữu hạn; 5 Công ty cổ phần tư nhân; 6 Công ty hợp danh; 7 doanh nghiệp tư nhân; 8 Công ty liên doanh; 9 Doanh nghiệp 100% vốn nước 7. Số lao động đang làm việc:............................................................................................................. 8. Chức vụ của người cung cấp thông tin vào phiếu: .......................................................................... 9. Số điện thoại cá nhân:..................................................................................................................... B. THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ATVSLĐ . Doanh nghiệp Ông (Bà) có thành lập Hội đồng bảo hộ lao động không? Có Không 1a. nếu có, Ông (Bà) đánh giá t m quan trọng của Hội đồng này như thế nào?................................ .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. b. Nếu không xin cho biết lý do tại sao? .......................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 175 2. Doanh nghiệp Ông (Bà) có phòng (ban) chuyên trách làm công tác AT,VSLĐ không? Có Không 2a. Nếu không thì phòng nào kiêm nhiệm công tác này?................................................................... .............................................................................................................................................................. 2b. Nếu có thì có bao nhiêu cán bộ chuyên trách làm công tác AT,VSLĐ?........................................ 2c. Theo Ông (Bà), biên chế như vậy đã đủ chưa? Đủ rồi chưa đủ 2d. Nếu chưa đủ c n bổ sung bao nhiêu người: , trong đó - Chuyên trách: ............. người - Kiêm nhiệm:........... người 3. Doanh nghiệp Ông (Bà) có bộ phận y tế cơ sở không: Có Không Nếu có thì: - Số Bác sĩ:..................... - Số Y tá: ................... Nếu không có thì ai chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp: .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 5. Doanh nghiệp có mạng lưới an toàn vệ sinh viên không? Có Không Những hoạt động chủ yếu của mạng lưới này là gì?............................................................................. ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 6. Doanh nghiệp Ông (Bà) có xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm không? Có Không 7. Kế hoạch AT,VSLĐ có phân định rõ cho từng phòng ban, bộ phận thực hiện không? Có Không 8. Hàng năm có thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra về công tác AT,VSLĐ tại doanh nghiệp không? Có Không Nếu có thì bao nhiêu lâu thực hiện l n? .......................................................................................... 9. Doanh nghiệp Ông (Bà) có thực hiện thống kê TNLĐ hàng năm không? Có Không 0. Doanh nghiệp Ông (Bà) có báo cáo tình hình TNLĐ hàng năm cho Sở LĐTBXH không? (cả khi không có TNLĐ xảy ra) 176 Có Không Nếu không, xin cho biết lý do: ............................................................................................................. .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... . Doanh nghiệp Ông (Bà) có thực hiện bồi thường, trợ cấp TNLĐ không? Có Không Xin cho ý kiến về mức hợp lý của việc bồi thường, trợ cấp TNLĐ:. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. 12. Khi có tai nạn lao động xảy ra, Doanh nghiệp Ông (Bà) có thành lập đoàn điều tra không? Có Không Nếu có, thành ph n đoàn điều tra gồm những ai? ................................................................................ ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. 3. Hàng năm doanh nghiệp Ông (Bà) có tổ chức huấn luyện ATVSLĐ không? Có Không - Nếu có, số l n huấn luyện trong năm là: - Những đối tượng tham gia tập huấn gồm:......................................................................................... .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. - Giảng viên tập huấn là: .................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. 4. Nội dung huấn luyện gồm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 5. Hàng năm, Doanh nghiệp có thực hiện đo, kiểm môi trường lao động không? Nếu yếu tố nào thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép? Có Không Nếu có thì đo vào thời gian nào trong năm?....................................................................................... .............................................................................................................................................................. 177 6. Doanh nghiệp có thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật không? Có Không Mức đang áp dụng là bao nhiêu? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. 7. Doanh nghiệp có thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không? Có Không Nếu có gồm những loại nào? .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 8. Doanh nghiệp hiện đang sử dụng bao nhiêu máy, thiết bị có yêu c u nghiêm ngặt về ATLĐ? Có Không Các loại máy, thiết bị này có được kiểm định định k không? Có Không Đơn vị nào thực hiện việc kiểm định này? ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 19. Doanh nghiệp có thường nhận được những văn bảo liên quan tới các quy định của nhà nước về ATVSLĐ trong doanh nghiệp không? Có Không Đó là những văn bản nào: .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 20. Ông (Bà) thấy quy định nào của nhà nước về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ là không c n thiết? ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Những quy định nào c n bổ sung hoặc sửa đổi? ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Những quy định nào đang chồng chéo lẫn nhau? 178 .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Những quy định đang chồng chéo khó thực hiện: .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 2 . Có c n thiết phải lập kế hoạch ATVSLĐ l n đ u ngay từ khi xin cấp phép hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không? Có Không Nếu câu trả lời là không xin nêu lý do: . .. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. 22. Doanh nghiệp có biết về chương trình Quốc gia về BHLĐ, AT,VSLĐ không? Có Không Nếu có thì thông qua đâu biết điều này? - Nghe đài, - Đọc báo, - Xem ti vi, - Tham gia lớp tập huấn của Sở LĐTBXH, - Qua hình thức khác: .......................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Xin chân thành cám ơn Ông (Bà)! 179 PHIẾU KHẢO SÁT CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM (Dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động) MỤC I. NHỮNG THÔNG TIN VỀ NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN . Họ và tên: 2. Sinh năm: .. 3. Giới tính: ... 4. Điện thoại: 5. Trình độ chuyên môn (khoanh tròn vào trình độ phù hợp): 1 Trên đại học 4 Trung cấp nghề 2 Đại học 5 Sơ cấp nghề 3 Cao đẳng 6 Chưa qua đào tạo 6. Lĩnh vực được đào tạo 1 Kỹ thuật KS Cơ khí 4 Luật 2 Kinh tế 5 Quản lý hành chính 3 Y học 6) Khác, cụ thể:............................................... 7. Công việc đang làm: ............................................................................................................................................................... - Thời gian công tác (tuổi nghề) trong lĩnh vực trên : .............................................................................................................................................................. Thời gian công tác (tuổi nghề) trong lĩnh vực ATVSLĐ: .................................................................................................................................................. 8. Trong lĩnh vực ATVSLĐ, Ông (Bà) trực tiếp tham gia vào: (khoanh tròn vào số các nhiệm vụ phù hợp) 1 Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật 5 Tham gia kiểm tra, thanh tra 2 Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ 6 Tổng hợp, báo cáo ATVSLĐ 3 Làm giảng viên huấn luyện 7 Triển khai Chương trình Quốc gia ATVSLĐ 4 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ 8) Khác:......................................................... 9. Cơ quan hiện đang công tác: ............................................................................................................................................................... 9. . Tên cơ quan: .............................................................................................................................................................. 9.2. Địa chỉ cơ quan: ............................................................................................................................................................... 0. Nội dung liên quan trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã tham gia triển khai trong 3 năm g n đây (các năm 2017, 2018, 2019): 180 ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... MỤC II: CÂU HỎI KHẢO SÁT .Theo Ông (Bà) doanh nghiệp giao thông đường bộ có nên thực hiện quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 900 không? Có Không 2. Theo Ông (Bà) doanh nghiệp giao thông đường bộ nên có hệ thống quản lý AT,VSLĐ (BHLĐ) không? Nếu có thì hệ thống quản lý AT,VSLĐ được tổ chức theo tiêu chuẩn hướng dẫn nào? (Thông tư liên tịch số 0 20 TTLT-BLĐTBXH-BYT; Tiêu chuẩn nước ngoài (ghi rõ); Theo cách riêng của từng doanh nghiệp). Có Không Tiêu chuẩn hay hướng dẫn nên áp dụng theo: ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 3. Doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam có nên phân công cán bộ chuyên trách về công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp không? Ghi rõ số người c n có của bộ phận này (cả cán bộ làm an toàn và y tế). Có Không Số lượng người c n thiết: ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 4. Những cán bộ chuyên trách về công tác ATVSLĐ được tổ chức theo hình thức nào dưới đây?  Phòng ban bộ phận an toàn (BHLĐ)  Phòng ban bộ phận y tế  Cán bộ chuyên trách 5. Doanh nghiệp giao thông đường bộ nên quản lý ATVSLĐ theo phương thức nào dưới đây?  Tách biệt với quản lý sản xuất - kinh doanh  Phối hợp với quản lý sản xuất - kinh doanh  Tích hợp trong quản lý sản xuất - kinh doanh 6. Doanh nghiệp giao thông đường bộ nên xây dựng kế hoạch ATVSLĐ (hay BHLĐ) dựa trên những cơ sở nào dưới đây?  Thiếu sót tồn tại trong công tác ATVSLĐ  Kiến nghị, đề xuất của người lao động và đại diện người lao động  Tiêu chuẩn, qui định về ATVSLĐ  Kết quả đánh giá rủi ro  Cơ sở khác: ........................................................................................................................................ 181 7. Doanh nghiệp giao thông đường bộ nên có các quy trình vận hành an toàn với từng loại máy (hay quy trình làm việc an toàn với từng công việc) không? Nếu có, xin liệt kê những máy c n có quy trình vận hành an toàn hay các công việc có quy trình làm việc an toàn: Có Không Những máy và các công việc c n có quy trình làm việc an toàn: ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 8. Theo Ông (Bà), người lao động c n được tiếp cận với các quy trình đó theo cách nào?  Thông qua hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện  Sẵn có tại chỗ làm việc  Theo cách khác: . 9. Theo Ông (Bà) doanh nghiệp giao thông đường bộ có c n các quy trình bảo quản và sử dụng an toàn vật liệu không? Có Không 0. Theo Ông (Bà) doanh nghiệp giao thông đường bộ nên có hệ thống phòng cháy, chữa cháy không? Có Không . Theo Ông (Bà) người lao động c n được tập huấn về An toàn, vệ sinh lao động thường xuyên như thế nào?  Mỗi quí l n  Nửa năm l n  Mỗi năm l n 2. Theo Ông (Bà) doanh nghiệp giao thông đường bộ có c n thực hiện các giải pháp đảm bảo môi trường lao động không? Nếu có, giải pháp nào c n được thực hiện? Có Không Giải pháp cho doanh nghiệp: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... 3. Theo Ông (Bà) các loại phương tiện BVCN thiết yếu nhất c n được trang bị cho người lao động tại những doanh nghiệp giao thông đường bộ?  Qu n áo bảo hộ  Khẩu trang chống bụi  Mũ bảo hộ  Găng tay  Gi y bảo hộ  Nút tai chống ồn  Dây đai an toàn  Khác ........................................................................................................ 4. Theo Ông (Bà) doanh nghiệp giao thông đường bộ có c n thiết phải bồi dưỡng chế độ độc hại, nặng nhọc cho NLĐ không? Nếu có, hình thức nào sau được thực hiện? (Bằng hiện vật, bằng tiền, bằng tiền và hiện vật) Có Không Hình thức được thực hiện: 182 ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... 5. Đối với xử phạt vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, theo Ông (Bà) các quy định xử lý vi phạm về an toàn lao động hiện nay là: Phù hợp Chưa phù hợp Nếu chưa phù hợp thì c n có những thay đổi gì? .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 6. Là chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động, Ông (Bà) có những đề xuất nào cho việc tổ chức, xây dựng và triển khai các quy định pháp luật trong hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam. Ý kiến đề xuất: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... 17. Theo Ông (Bà) việc quản lý về AT,VSLĐ các doanh nghiệp giao thông đường bộ ngay từ khâu cấp phép, phê duyệt hoạt động, sản xuất, kinh doanh không? Ý kiến: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. 8. Hiện nay vẫn còn rất nhiều vụ tai nạn lao động nặng và nghiêm trọng xảy ra trong doanh nghiệp giao thông đường bộ? Theo Ông (Bà) nguyên nhân chủ yếu do đâu và để khắc phục điều này chúng ta c n có thêm những giải pháp nào trong công tác quản lý nhà nước và quản lý tại doanh nghiệp? Nguyên nhân chủ yếu: .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Giải pháp khắc phục - Trong công tác quản lý nhà nước: .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. - Trong công quản lý tại doanh nghiệp: .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Ngày.....tháng..năm 20 Ngƣời khảo sát Chuyên gia cung cấp thông tin Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_ve_sinh_lao_dong_trong_d.pdf
  • docTHÔNG TIN MƠI LUẬN ÁN DKC.doc
  • docTTLA tieng Viet.doc
Tài liệu liên quan