Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KEOVICHITH KHAYKHAMPHITHUONE QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KEOVICHITH KHAYKHAMPHITHUONE QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NH

pdf177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Keovichith Khaykhamphithuone MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6 1.2. Nhận xét, đánh giá chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 18 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 24 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 24 2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 40 2.3. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 47 2.4. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại và các giá trị tham khảo đối với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 58 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 71 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 71 3.2. Quá trình phát triển và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 92 Chương 4: YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 117 4.1. Yêu cầu khách quan bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay 117 4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 121 4.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay 126 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA : Khu mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐKKD : Đăng ký kinh doanh EU : Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GMS : Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NDCM Lào : Nhân dân Cách mạng Lào UNESCO : Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNODC : Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới WHO : Tổ chức Y tế thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào (2006-2015) 77 Bảng 3.2: Đầu tư nước ngoài tại Lào (2001 - 2015) 79 Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu của Lào vào các thị trường giai đoạn (2006 - 2015) 80 Bảng 3.4: Phân bổ dòng FDI vào Lào giai đoạn 2011 - 2015 81 Bảng 3.5: Đầu tư của Nhà nước Lào từ năm 2011 - 2015 82 Bảng 3.6: Sản lượng nông sản chủ yếu của Lào 83 Bảng 3.7: Cơ cấu kinh tế trong tổng GDP và GDP trên đầu người 84 Bảng 3.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào giai đoạn 2011 - 2016 86 Bảng 3.9: Cơ cấu xuất khẩu của Lào giai đoạn 2011-2016 phân theo nhóm hàng 87 Bảng 3.10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của Lào giai đoạn 2011 - 2015 88 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Cán cân thương mại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào năm 2001-2015 89 Biểu đồ 3.2: Đội ngũ cán bộ Bộ Thương mại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 109 Biểu đồ 3.3: Đội ngũ cán bộ thương mại cấp tỉnh, huyện 109 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế, là yếu tố chủ yếu thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hóa. Từ thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, thương mại “là một pháo đài bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành” [57, tr.602]. Do đó, hoạt động thương mại nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, cho nên pháp luật trong lĩnh vực thương mại ngoài đặc trưng riêng của quốc gia còn có mối liên hệ với pháp luật thương mại quốc tế. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào đến năm 2020. Trọng tâm của chương trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước đề ra phù hợp với xu thế của thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành thương mại nói riêng phải đổi mới cơ chế, chính sách, các công cụ và phương pháp quản lý vĩ mô cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở CHDCND Lào, ngành thương mại có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cư, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. 2 Hoạt động thương mại trong nước và quốc tế càng phát triển đòi hỏi phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật về thương mại, tổ chức thực hiện pháp luật đó trong thực tiễn; kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm, nghĩa là phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các doanh nghiệp và công dân, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại. Những năm qua thực hiện đường lối chính sách kinh tế mới của Đảng NDCM Lào từ năm 1990 đến nay, ngành thương mại Lào đã có những bước phát triển, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý trong lĩnh vực thương mại có những bước đổi mới rõ rệt. Tuy nhiên so với nhu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ mới của Đảng và nhà nước giao phó thì trình độ quản lý nhà nước về thương mại Lào hiện nay còn nhiều bất cập, khiếm khuyết, kém hiệu lực, hiệu quả nên cần tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. Bước sang thế kỷ XXI, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, CHDCND Lào đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện để thích ứng với mở cửa, hội nhập, thực hiện nghĩa vụ thành viên của các tổ chức như khu thương mại tự do ASEAN (AFTA) và các tổ chức thương mại quốc tế khác. Chính vì vậy, CHDCND Lào phải đổi mới chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thương mại nói riêng, nhằm phát huy nội lực và lợi thế của đất nước, tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những thập niên tới. Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” để viết luận án tiến sỹ luật học, chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm sáng tỏ lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động 3 thương mại ở Lào, luận án có mục đích, đề xuất một số quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích, khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại cụ thể như: Phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào từ 1986 đến nay. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học đối với Lào trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại thời gian tới. - Luận chứng về yêu cầu khách quan tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào; xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. Các vấn đề được tiếp cận nghiên cứu là Luật Doanh nghiệp (thương mại được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp, vì Lào chưa có Luật Thương mại riêng), đường lối lãnh đạo của Đảng NDCM Lào và việc thực hiện đường lối đó của các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến cơ sở (từ năm 1986 đến nay). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. 4 - Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên toàn bộ lãnh thổ CHDCND Lào. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào đối với lĩnh vực thương mại, hoạt động thương mại và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại từ 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào, của lãnh tụ Cayxỏn Phômvihản về nhà nước, pháp luật, quản lý bằng pháp luật; bám sát đường lối của Đảng NDCM Lào về phát triển đất nước, về chính sách đối ngoại và về quan điểm hợp tác, hội nhập quốc tế và khu vực gắn với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển thương mại và quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể); kết hợp với nhiều phương pháp cụ thể của các bộ môn khoa học khác như: Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, v.v.. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình chuyên khảo tương đối có hệ thống về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, luận án có những đóng góp mới sau đây: - Từ các khái niệm công cụ như thương mại, hoạt động thương mại, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật, NCS đã đưa ra khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại. 5 - Phân tích các đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại. - Làm rõ các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại bao gồm pháp luật về thương mại; tổ chức thực hiện pháp luật thương mại và giám sát kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật thương mại. - Phân tích, xác định các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào bao gồm điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; về pháp lý; về tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; về nguồn nhân lực. - Phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và rút ra các giá trị tham khảo cho CHDCND Lào. - Phân tích, đánh giá những kết quả, hạn chế và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào từ 1986 đến nay. - Đề xuất một số quan điểm giải pháp cụ thể, khả thi bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào; góp phần tổng kết thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với Chính phủ, các Bộ và chính quyền tỉnh, huyện ở CHDCND Lào trên lĩnh vực thương mại trong quá trình đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy về nhà nước pháp luật, về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương 11 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa XHCN Việt Nam và CHDCND Lào thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học. Trong điều kiện hoạt động thương mại ngày càng sôi động đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, ở CHDCND Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài. 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hội nhập nền kinh tế thế giới của tất cả các nước. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau như xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật về thương mại, quản lý nhà nước về thương mại v.v.. 1.1.1.1. Về xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội theo pháp luật Trình bày về những vấn đề lý luận của pháp luật thương mại, quy chế thương nhân và luật điều chỉnh những hành vi thương mại cụ thể, có cuốn sách “Tìm hiểu pháp Luật Thương mại Việt Nam” của Phạm Duy Nghĩa [65]. Cuốn sách này, giúp nghiên cứu sinh hiểu cụ thể về Luật thương mại Việt Nam. Cuốn “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Trần Hậu Thành [92]. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập tới lịch sử nhà nước pháp quyền, khai thác một cách triệt để, đầy đủ những giá trị tư tưởng của loài người đã được các nhà tư tưởng ở mọi thời đại viết về nhà nước; nêu ra một số quan 7 điểm về nhà nước pháp quyền, khái quát lại những giá trị phổ biến của tư tưởng nhà nước pháp quyền trong sự phát triển của xã hội, nhất là yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Cuốn “Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước” của Nguyễn Đăng Dung [17]. Trên cơ sở luận chứng của mình về sự cần thiết của nhà nước đối với xã hội và sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Để tránh sự lạm quyền và chế ước quyền lực bằng cơ chế của Hiến pháp, pháp luật và phân chia quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ba nhánh quyền lực đó chế ước lẫn nhau, đảm bảo các nhánh quyền lực không được lạm quyền “quyền lực giám sát quyền lực”. Vì vậy, để thực hiện quyền lực giám sát quyền lực có hiệu quả, đòi hỏi phải xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền và giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước. Đây là công trình có tính chất tham khảo tốt để nghiên cứu sinh nghiên cứu nội dung về trách nhiệm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. Cuốn “Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Đào Trí Úc [102]. Cuốn sách tiếp cận dưới góc độ pháp lý, trên cơ sở khái quát về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới, nêu bật sự khác biệt và tính phổ quát về nhà nước pháp quyền. Trong đó khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền là yêu cầu, giá trị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác giả đã khái quát và chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp quyền, những đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam, đồng thời đề xuất mô hình tổng thể tổ chức cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam. Tài liệu có ý nghĩa tham khảo đối với nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghĩa [103]. Cuốn sách đã nghiên cứu về đặc trưng của nhà nước pháp 8 quyền Việt Nam, trên cơ sở phân tích, xác định, khẳng định giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước là tất yếu, bởi lẽ quyền lực nhà nước do con người cụ thể thực thi, trong bản thân con người bao giờ cũng có chứng bệnh quan liêu, độc đoán, chuyên quyền có thể dẫn đến việc áp dụng sai pháp luật mặc dù pháp luật vốn là công bằng và hợp lý. Vì vậy, nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước vận hành đúng quỹ đạo bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước. Để thực hiện quyền giám sát ấy, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới chức năng của nhà nước pháp quyền, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền, hiện thực hóa dân chủ trên cơ sở mở rộng xã hội dân sự ở Việt Nam, cải cách tư pháp đảm bảo tính độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Công trình nghiên cứu là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh tham khảo, tiếp thu rất bổ ích. Cuốn “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Mạnh [61]. Nội dung của cuốn sách, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận, những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trong đó đã khái quát có hệ thống những quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu mới. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời đã đưa ra yêu cầu khách quan, cấp bách và một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại và dân tộc Việt Nam. Cuốn sách gợi mở cho nghiên cứu sinh nghiên cứu về vai trò của pháp luật trong hoạt động của Nhà nước, trong quản lý kinh tế - xã hội. 9 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động thương mại, pháp luật thương mại * Các đề tài khoa học Ở cấp Nhà nước, có các công trình nghiên cứu như: Dự án VIE/94/003 về Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam và Dự án VIE/98/001 (giai đoạn II) giữa Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP); Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển khung pháp luật Việt Nam đến 2010 của Ban Chỉ đạo liên ngành [2]. Đề án đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là các công trình phục vụ cho mục tiêu xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nói chung và khung pháp luật kinh tế với nhiều lĩnh vực được đề cập, trong đó cũng có bàn đến pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Đề tài nghiên cứu khoa học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển pháp luật về thương mại và hàng hải quốc gia và quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới” của Trường Đại học Ngoại thương [20] đã tập trung nghiên cứu pháp luật thương mại và hàng hải trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. * Giáo trình "Giáo trình Luật Thương mại" của Trường Đại học Luật Hà Nội [18]. Giáo trình gồm 2 tập, chia thành 18 chương. Tập 1 có 8 chương (từ chương 1 đến chương 8), phục vụ cho việc học tập và giảng dạy hai học phần bắt buộc (Học phần về doanh nghiệp và học phần pháp luật cạnh tranh) và một học phần tự chọn. Tập 2 gồm có 10 chương (từ chương 9 đến chương 18), phục vụ cho việc học tập và giảng dạy hai học phần bắt buộc (học phần pháp luật về các hành vi thương mại và học phần pháp luật về phá sản và giải quyết tranh chấp trong thương mại) và một học phần tự chọn. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về Luật thương mại mà tác giả rất quan tâm. "Giáo trình Luật Thương mại quốc tế" của Trường Đại học Luật Hà Nội [19]. Giáo trình gồm hai phần: Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về Luật thương mại quốc tế và Luật thương mại quốc tế giữa các quốc gia, có 6 10 chương (Chương I: Một số vấn đề lý luận về Luật thương mại quốc tế, Chương II: Một số nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại quốc tế, Chương III: Các thiết chế cơ bản điều chỉnh thương mại quốc tế, Chương IV: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của thương mại quốc tế, Chương V: Luật thương mại quốc tế và vấn đề bảo vệ môi trường, Chương VI: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia); Phần thứ hai: Luật thương mại quốc tế giữa các thương nhân, gồm có 5 chương (Chương VII: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Chương VIII: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Chương IX: Pháp luật về vận tải quốc tế, Chương X: Pháp luật về bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế, Chương XI: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân). * Luận văn, luận án Các chế định quan trọng và cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực thương mại cũng đã được nghiên cứu trong một số luận văn thạc sĩ luật học: "Đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Phạm Minh Quang [78]; "Pháp luật về mua bán hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của Phạm Minh Quốc [79]. “Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay” của Tô Thị Đông Hà [27]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật; đánh giá hiện trạng của pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay. * Bài đăng các tạp chí Ngoài các công trình nêu trên còn có nhiều bài viết trên báo và tạp chí đề cập đến các khía cạnh khác nhau của pháp luật trong lĩnh vực thương mại, như: "Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng pháp luật kinh tế thương mại ở nước ta" của Dương Đăng Huệ [39]; "Luật Thương mại và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại của pháp luật hợp đồng kinh tế ở nước ta" của 11 Dương Đăng Huệ [40]; "Khái niệm thương mại và vấn đề áp dụng Công ước New York tại Việt Nam" của Nguyễn Am Hiểu [32]; "Về mối quan hệ giữa Luật Dân sự, Luật Kinh tế và Luật thương mại" của Nguyễn Văn Luyện [55]; "Pháp luật thương mại Việt Nam trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế" của Phạm Duy Nghĩa [66]; "Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập" của Lê Hồng Hạnh [30]; "Thương mại dịch vụ trong WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" của Nguyễn Thị Mơ [62]; "Một số đặc điểm của hành vi kinh doanh" của Nguyễn Viết Tý [101]; "Thương gia theo Luật Hoa Kỳ" của Trần Đình Hảo [31]; "Thủ tục nhiêu khê tái xuất hiện - Luật không cấm nhưng doanh nghiệp vẫn bó tay" của Thu Trang [98]; "Chính sách thương mại: Nhìn từ hoạt động thị trường dịch vụ" của Doãn Phương Mai [59]; "Địa vị pháp luật của người nước ngoài trong kinh doanh, thương mại tại Việt Nam" của Nguyễn Vĩnh Diện [16]; "Một số ý kiến về phát triển thương mại theo hướng bền vững ở nước ta" của Nguyễn Danh Sơn [82]. Các công trình trên đã nghiên cứu về hoạt động thương mại, pháp luật trong lĩnh vực thương mại dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau, chủ yếu tập trung vào những yêu cầu, nội dung trong hoạt động thương mại, những vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật thương mại nhằm điều chỉnh có hiệu quả hơn đối với hoạt động thương mại. Kết quả nghiên cứu trong nhóm công trình này là tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu sinh đề xuất các nội dung xây dựng, hoàn thiện pháp luật thương mại và tổ chức thực hiện pháp luật thương mại ở CHDCND Lào là những nội dung cần nghiên cứu của luận án. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật Ở Việt Nam có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật nhưng chỉ đối với từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Các công trình tiêu biểu trong nhóm này chủ yếu là các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. 12 - Lê Thế Tiệm, "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay" [97]. Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân. - Nguyễn Thanh Hóa, "Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay" [33]. - Lê Thị Hương, "Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" [41]. - Trịnh Đăng Thanh, "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay" [89]. - Nguyễn Thanh Bình, "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần ở Việt Nam" [4]. - Nguyễn Kim Thái, "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay" [87]. - Hà Công Tuấn, "Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay" [100]. - Bùi Văn Thịnh, “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay” [94]. Luận văn nghiên cứu có hệ thống những khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan; phân tích đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan. Từ đó, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan từ năm 1986 đến nay; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan hiện nay. - Hồ Thị Hương Mai, “Quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử ở nước ta hiện nay” [60]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của thương mại điện tử và quản lý nhà nước đối với thương mại ở Việt Nam. Từ đó đưa 13 ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý nhà nước để phát triển thương mại điện tử, phục vụ mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nói riêng và phát triển nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Các công trình nghiên cứu nêu trên có điểm chung là đều nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật nhưng khác biệt là nghiên cứu cho từng lĩnh vực cụ thể, cá biệt có luận án của Lê Thị Hương nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với cả nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Các công trình này đều nghiên cứu có hệ thống lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực mà từng luận án nghiên cứu, đồng thời đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực mà luận án nghiên cứu. Những vấn đề lý luận cụ thể như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực mà cuốn luận án nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở cho nghiên cứu sinh nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và các công trình nghiên cứu về Lào ở Việt Nam Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở CHDCND Lào giữ vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội ở Lào những năm sau đổi mới. Do đó, trên từng góc độ nghiên cứu trong các giai đoạn khác nhau, đã có các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về đường lối đổi mới, về nhà nước pháp luật, về quản lý nhà nước và có công trình đã đề cập một số khía cạnh về pháp luật thương mại, về quản lý thương mại của nước CHDCND Lào, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án như sau: 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về đường lối đổi mới, về nhà nước, pháp luật - Cayxỏn Phômvihản, “Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa” [149]. Nội dung xuyên suốt 14 của cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến lược, lâu d...ường QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại, về lý luận phải làm rõ các khái niệm, phạm trù liên quan. Đó không chỉ là vấn đề nhận thức, mà còn có ý nghĩa phương pháp luận để nghiên cứu những đặc điểm, nội dung QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại và đặc biệt là giúp cho việc đánh giá chính xác thực trạng, đề xuất và luận chứng được với tính thuyết phục của các giải pháp tăng cường lĩnh vực quản lý quan trọng này của nhà nước. Trong hoạt động thương mại cũng có thể xuất hiện tính tự phát vi phạm các quy định pháp luật, nhà nước phải quản lý để chấn chỉnh kịp thời các sai phạm. Nhìn chung, hoạt động thương mại chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia thị trường, các lực lượng và cơ quan quản lý thường chứa đựng những mâu thuẫn của đời sống kinh tế - xã hội (giữa doanh 30 nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người lao động, giữa doanh nghiệp với cộng đồng). Do đó, nhà nước mới có đủ quyền lực để giải quyết các mâu thuẫn này. Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại là quá trình tác động có chủ đích của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh trên thị trường của các thương nhân, các tổ chức kinh tế thông qua pháp luật, gắn với các chính sách, công cụ khác v.v.. trên lĩnh vực thương mại, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của xã hội và Nhân dân cũng như của thương nhân và tổ chức kinh tế theo đường lối, quan điểm của Đảng NDCM Lào. 2.1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập với thế giới và khu vực, nhà nước đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, đảm bảo thống nhất các lợi ích cơ bản trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Do đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại có một số đặc điểm sau đây: Một là, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại là quá trình tổ chức thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng đối với hoạt động thương mại Lý luận chung về nhà nước và pháp luật chứng minh rằng, chính sách kinh tế cũng như bất kỳ chính sách nào của nhà nước, chỉ có thể thực hiện và phát huy đầy đủ, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định. Sở dĩ như vậy, vì tính tổ chức và điều chỉnh phổ biến của pháp luật là những đảm bảo hữu hiệu cho sự quản lý của nhà nước trên phạm vi toàn xã hội. Ở Lào, trong quá trình chuyển đổi nhận thức về vai trò sáng tạo của pháp luật, trước hết là vai trò của nó trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trở thành phương thức lãnh đạo chủ yếu. Gắn với việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế - thương mại với việc thực hiện chính sách xã hội, qua đó, tạo được 31 môi trường xã hội thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã ghi nhận đường lối này thông qua việc xác định mục tiêu cho các chính sách thương mại của nhà nước, chính sách thương mại đối với thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, chính sách ngoại thương đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chính sách thương mại đối với nông thôn, quyền hoạt động thương mại đối với thương nhân Có thể nói rằng, những quy định cụ thể của pháp luật, nhất là những quy định về quyền và nghĩa vụ hoạt động thương mại của thương nhân, các quy định hướng dẫn thực hiện quyền tự do thương mại là những bài học quý, cụ thể sinh động, có sức chuyển tải lớn đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đến nhân dân. Hai là, quản lý nhà nước bằng pháp luật tạo hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thương mại là lĩnh vực được pháp luật điều chỉnh chủ yếu theo nguyên tắc “thương nhân được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”. Nguyên tắc này cho phép các chủ thể hoạt động thương mại được tự do sáng tạo, hành động trong những điều kiện pháp lý chung, tự do thỏa thuận để tiến hành hưởng thụ các quyền, lợi ích của mình khi chúng không xâm hại đến các lợi ích của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ và nhà nước quản lý. Trong thời kỳ đầu, hoạt động thương mại được điều chỉnh, quản lý dựa trên các thói quen, thông lệ riêng của đời sống kinh tế thương mại. Ngày nay, ở những nước có trình độ quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại lâu đời cũng cho thấy tập quán, thông lệ thương mại là một nguồn bổ sung cho pháp luật thương mại bởi vì chúng là các yếu tố không thể thiếu tạo nên các thang giá trị của thương trường vốn biến đổi rất linh hoạt. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của thương nhân, khách hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong hoạt động thương mại phải là công cụ pháp lý đáp ứng sự năng động, nhanh nhạy của các giao dịch thương mại cũng như đảm bảo an toàn cao về mặt pháp lý. 32 Ba là, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại hướng đến mục tiêu khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật trong lĩnh vực thương mại đảm bảo cho tính tự do tổ chức và tự điều chỉnh thị trường, nhằm thiết lập một cơ chế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường không phải là nơi người mua kẻ bán gặp nhau để mua bán đứt đoạn mà là một mạng lưới phức tạp của các mối quan hệ xã hội và kinh tế đòi hỏi phải có thời gian để xây dựng và tiếp tục phát triển thể chế lâu dài [42, tr.2]. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng kinh tế thị trường cũng không giải quyết được một cách tốt đẹp mọi vấn đề của xã hội. Hơn nữa, việc tạo hành lang pháp lý riêng cho hoạt động thương mại, mở rộng quyền tự do thương mại, xét về mặt khách quan khó tránh khỏi những vấn đề nan giải cho xã hội. Điều đó đòi hỏi nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại trong các mặt như: Điều chỉnh, kiểm soát để biến thị trường từ trạng thái tự do về trạng thái có sự quản lý của nhà nước; điều tiết một cách hợp lý, công bằng mối quan hệ lợi ích giữa thương nhân với khách hàng, người tiêu dùng, người sử dụng lao động với người lao động làm cho “thương mại công bằng” [88] là vấn đề được nhiều người quan tâm vì sự phát triển bền vững của nền thương mại. Bốn là, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điều chỉnh hoạt động thương mại phù hợp với quan hệ thương mại quốc tế trong tiến trình tự do hóa thương mại. Tính đến cuối năm 2013 đã có 160 nước trở thành thành viên của WTO và còn nhiều nước đang đàm phán gia nhập chứng tỏ rằng các nước không những thấy rõ điều này mà còn đang quyết tâm tham gia vì đó là đòi hỏi của phát triển trong bối cảnh mới. Có thể khẳng định rằng, vai trò của pháp luật trong lĩnh vực thương mại là hết sức to lớn trong điều kiện tự do hóa thương mại như hiện nay. Quá trình tự do hóa thương mại diễn ra từ 33 phạm vi hẹp đến rộng, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ thấp đến cao. Thời gian đầu là tự do hóa thương mại đơn phương, sau đó là song phương, rồi đến đa phương trong khu vực và thế giới. Để thực hiện tự do hóa thương mại song phương, các nước ký kết các điều ước quốc tế như Hiệp ước, Hiệp định, trong đó quy định các nguyên tắc, chế độ áp dụng cho các lĩnh vực tự do hóa thương mại. Các điều ước quốc tế là nguồn luật quan trọng điều chỉnh tiến trình và nội dung của tự do hóa thương mại. Trên cơ sở điều ước quốc tế và tự do hóa thương mại, các nước lại ký các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về trao đổi hàng hóa, về dịch vụ, về thương mại trong đầu tư, về sở hữu trí tuệ v.v. Tuy nhiên, do các quy phạm pháp luật quốc tế không có hiệu lực trực tiếp đối với các thể nhân và pháp nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, nên các quốc gia phải chuyển hóa nội dung của các cam kết đó vào pháp luật nước mình với mục đích thi hành pháp luật quốc tế. Mỗi quốc gia phải ban hành hoặc sửa đổi các quy định của pháp luật phù hợp với các điều ước quốc tế về tự do hóa thương mại mà mình đã tham gia để thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài phát triển. Để định hướng cho thương mại Lào trong những thập kỷ tới, năm 2002, Bộ Thương mại đã có dự thảo và trình Chính phủ về “Chiến lược phát triển thương mại Lào đến năm 2020”, gồm những định hướng mục tiêu chiến lược như sau: “Chiến lược phát triển thương mại trong nước; chiến lược phát triển xuất khẩu và hợp tác quốc tế; chiến lược phát triển khu thương mại tự do; chiến lược phát triển mậu dịch biên giới; chiến lược dịch vụ tạm nhập tái xuất và quá cảnh” [142, tr.2]. Chiến lược này có nhiều tiến bộ, thúc đẩy hoạt động thương mại trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn thì nội dung về tự do hóa thương mại cần phải sửa đổi để phù hợp với điều kiện xu thế hội nhập khu thương mại khu vực và quốc tế. 34 2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 2.1.3.1. Bảo đảm hoạt động thương mại được thực hiện theo các quy định thống nhất, công bằng, bảo đảm lợi ích của các chủ thể hoạt động kinh doanh, cùng hướng đến thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Thương mại là một ngành kinh tế tương đối độc lập trong nền kinh tế quốc dân, tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng thương mại có vai trò quan trọng trong thực hiện quá trình sản xuất mở rộng của nền kinh tế quốc dân, gắn lưu thông hàng hóa với sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu dùng. Điều 205 - Luật Doanh nghiệp Lào xác định: Chính phủ tập trung hóa việc quản lý sự thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bằng cách ủy quyền cho cơ quan trong ngành thương mại, phối hợp với các cơ quan ngành liên quan, làm cơ quan đầu mối, trừ trường hợp đăng ký và quản lý doanh nghiệp quy định trong Luật Xúc tiến Đầu tư trong nước và nước ngoài. Cơ quan trong ngành thương mại gồm: 1. Bộ Thương mại; 2. Sở Thương mại các tỉnh; 3. Phòng Thương mại các quận, huyện, thành phố [169]. Như vậy, Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý các khách thể tham gia hoạt động thương mại bằng hệ thống pháp luật nhằm tạo sự công bằng cho mỗi doanh nghiệp, cá nhân và nâng cao vai trò “nhạc trưởng” của nhà nước trong xã hội. Thương mại là đối tượng quản lý của nhà nước bảo đảm được quản lý thống nhất, bảo đảm công bằng và lợi ích của các chủ thể hoạt động thương mại yêu cầu đó, xuất phát từ các lý do cụ thể đặc thù sau: Thứ nhất, thương mại là một khâu của quá trình tái sản xuất. Từ đó, nắm khâu này Nhà nước sẽ chi phối được cả sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất hàng hóa, trước khi đi vào tiêu dùng hàng hóa phải qua khâu phân phối, lưu thông. Phân phối, lưu thông như cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Khâu trung gian này trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế. 35 Thứ hai, thương mại là một bộ phận trong ngành kinh tế quốc dân, do đó Nhà nước phải quản lý như đối với các ngành khác. Một nguyên tắc quan trọng của quản lý kinh tế là quản lý theo ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. Đặc điểm thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã hội hóa cao mà mỗi doanh nhân không thể tự xử lý các vấn đề một cách tất yếu. Thương mại là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Thứ ba, trong hoạt động thương mại thường xuyên xuất hiện vi phạm luật hoặc lợi dụng “kẽ hở” của các quy định pháp luật. Nhà nước phải quản lý để chấn chỉnh kịp thời các lệch lạc. Vì lợi ích kinh tế nên hoạt động thương mại tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia thị trường. Chính vì vậy, trong xã hội chỉ có nhà nước mới đủ thẩm quyền để giải quyết các mâu thuẫn đó. Mặt khác thương mại còn là sự phân công lao động trên quy mô toàn xã hội trong một quốc gia, đòi hỏi có lực lượng thay mặt xã hội để điều tiết - lực lượng đó chính là nhà nước. Thứ tư, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới nên nhờ đó thương mại quốc tế phát triển, đặc biệt trong thời đại ngày nay tính chất xã hội hóa trong hoạt động thương mại càng được mở rộng trên phạm vi toàn cầu thể hiện ở các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nhà nước quản lý thương mại quốc tế phải đúng hướng và bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, cá nhân và tạo lập môi trường cho giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế. Thứ năm, trong lĩnh vực hoạt động thương mại có nhiều thành phần thương mại tham gia, trong đó có các doanh nghiệp thương mại của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn và đảm nhiệm những hoạt động dịch vụ thuộc diện chính sách xã hội (không sinh lời) mà các doanh nghiệp tư nhân không thể tham gia. Mặt khác, trong lĩnh vực thương mại có những hoạt động mà doanh nghiệp, người lao động không được làm hoặc có những vị trí mà nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. 36 Như vậy, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế, bảo đảm công bằng và lợi ích của các chủ thể kinh tế, cùng hướng đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. 2.1.3.2. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại Thương mại là một bộ phận của kinh tế quốc dân. Chức năng quản lý của Nhà nước về thương mại là những nhiệm vụ tổng hợp mà nhà nước phải thực hiện để thúc đẩy thương mại phát triển bền vững. Cụ thể như sau: Một là, chức năng tạo lập môi trường: Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển theo xu hướng tự do hóa thương mại ngày nay. Trước hết và quan trọng nhất là môi trường về chính trị - xã hội ổn định. Đồng thời nhà nước phải tạo lập môi trường pháp lý, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, cùng một sân chơi chung, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước kết hợp các quy luật kinh tế khách quan với chủ trương chính sách, cơ chế nhằm phát huy tác dụng chức năng và nhiệm vụ thương mại, mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa và dịch vụ của xã hội. Hai là, chức năng định hướng chiến lược và hướng dẫn phát triển thương mại: Nhà nước định hướng chiến lược phát triển thương mại phù hợp điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và phù hợp xu thế của thời đại và điều kiện kinh tế, thương mại khu vực và toàn cầu. Hướng dẫn ban hành những chủ trương, chính sách và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của thương mại. Ba là, chức năng tổ chức: Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về thương mại, nhất là trong điều kiện của kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập hiện nay, đảm bảo trật tự và ổn định trong hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa những hoạt động vô tổ chức hay hành động tự do vô chính phủ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và hoạt động kinh doanh. 37 Bốn là, chức năng điều tiết: Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở tuân thủ các quy luật khách quan của kinh tế thị trường vừa tham gia bổ sung cho thị trường khi cần thiết. Nhà nước cung cấp hàng hóa công cộng và dịch vụ công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo, củng cố nền dân chủ, công bằng và phúc lợi xã hội, xây dựng nền tảng văn minh thương mại, bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Năm là, chức năng kiểm tra: Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát hoạt động thương mại, nhằm đảm bảo trật tự, kỷ luật kỷ cương; uốn nắn những hiện tượng và hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa những hành động tiêu cực, hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn tránh thuế... nhằm bảo vệ quyền bình đẳng trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi của Nhà nước, của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Về mặt phương pháp luận, trong quá trình tổ chức nền kinh tế nói chung, thương mại nói riêng cần phải phân định được hai chức năng: Chức năng quản lý nhà nước về thương mại và chức năng quản lý kinh doanh. Hai chức năng này do hai loại tổ chức khác nhau thực hiện. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Chức năng quản lý kinh doanh do các doanh nghiệp thực hiện. Hai chức năng này cũng như hai loại tổ chức trên đây vừa độc lập với nhau vừa có quan hệ mật thiết, hỗ trợ, tác động lẫn nhau. Trong quá trình tổ chức nền kinh tế cần phải phân định và nhận thức được mối quan hệ giữa hai chức năng này, không nhận thức rõ vấn đề này sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung hai chức năng này không được phân biệt một cách thật rõ ràng. Các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào các quyết định sản xuất kinh doanh, nhưng lại không chịu trách nhiệm về sự can thiệp ấy. Hoạt động kinh doanh bị gò bó trong các hệ thống kế hoạch và chỉ tiêu pháp lệnh mang tính chất bắt buộc. Các đơn vị kinh doanh không có quyền tự chủ trong quyết định sản xuất và kinh doanh. Sự lẫn lộn giữa hai 38 chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh đã thủ tiêu động lực, tính năng động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, khủng hoảng về kinh tế - xã hội trong hệ thống nền kế hoạch kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp của các nước XHCN trước đây. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Đó là mối quan hệ giữa quản lý điều tiết vĩ mô với tổ chức hoạt động vi mô của nền kinh tế. Các cơ quan quản lý hành chính kinh tế định hướng và điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu chiến lược, hạn chế các hậu quả xấu và sự phá sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào định hướng và hành lang đã được tạo dựng để tổ chức các hoạt động và tác động trở lại các cơ quan quản lý phải điều chỉnh các chế tài của mình cho thích ứng với thực tiễn kinh doanh. 2.1.3.3. Góp phần thực hiện được yêu cầu, mục tiêu cụ thể của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế, đảm bảo thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã hội. Sự định hướng đó trước hết là bằng chiến lược, quy hoạch và pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, công bằng, thống nhất, dung hòa các quyền lợi chung và riêng. Trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường qua nhiều thập kỷ qua cho đến hôm nay, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại còn góp phần thực hiện các yêu cầu, mục tiêu cụ thể sau đây: Một là, tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển: Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình 39 trạng thiếu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp... cho thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường. Tất cả môi trường và điều kiện thuận lợi ấy chỉ được kiến tạo trên nền tảng pháp luật và pháp chế nghiêm minh. Hai là, bảo đảm định hướng cho sự phát triển của thương mại: Sự định hướng này được thể hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảo đảm bằng pháp luật kết hợp với việc thực hiện hệ thống chính sách, sự tác động của các công cụ khác và hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương. Ba là, bảo đảm điều tiết và can thiệp gián tiếp vào quá trình hoạt động thương mại: Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn. Thông qua pháp luật, Nhà nước có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giàu của mọi công dân. Nhà nước hoạch định và thực thi các chính sách xã hội đảm bảo sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Quan tâm giúp đỡ và thực hiện đầy đủ chính sách với những người có công với nước. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, trọng dụng người tài giỏi phải là chính sách nhất quán của nhà nước. Bốn là, bảo đảm cho Nhà nước quản lý trực tiếp khu vực kinh tế, thương mại nhà nước: Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà nhà nước trực tiếp quản lý. Đất đai, 40 các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu nhà nước. Ở đây nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó. Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Đây là một nội dung rất quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Lào. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực có thể cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua thành phần kinh tế nhà nước, nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn các hàng hóa - dịch vụ chủ yếu, quan trọng và then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với nhịp độ cao. 2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Nhà nước, một mặt là thiết chế quyền lực chính trị của một hoặc một nhóm giai cấp trong xã hội đối với giai cấp khác đồng thời còn là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội theo các mục tiêu xác định. Vận dụng kinh tế thị trường ở nước Lào là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật. Kinh tế thị trường có những ưu điểm song cũng có nhiều khuyết tật. Để khắc phục những hậu quả do kinh tế thị trường gây ra, nhà nước giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Kinh tế học hiện đại khẳng định thành công của mỗi quốc gia khi chuyển sang cơ chế thị trường chủ yếu phụ thuộc vào sự kết hợp giữa khả năng điều tiết của thị trường (bàn tay vô hình) và sự quản lý, điều tiết của nhà nước (bàn tay hữu hình). 41 Nhà nước quản lý toàn diện các lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó suy đến cùng chức năng quản lý kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu bởi vì thực hiện tốt chức năng này tạo ra cơ sở vật chất cho chế độ mới, khẳng định tính ưu việt và bản chất của chế độ XHCN. Lãnh đạo và quản lý nền kinh tế phát triển trong đó có các hoạt động thương mại theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và không bị tụt hậu so với khu vực và quốc tế là mục tiêu xuyên suốt từ năm 2001 đến năm 2020 theo đường lối của Đảng NDCM Lào. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường bao gồm các nội dung sau đây: 2.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động thương mại, quản lý hoạt động thương mại Nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp đồng bộ, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Hệ thống luật pháp này bao gồm quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại và các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Thương mại, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Bảo đảm tính hệ thống, nhất quán và tương đối ổn định của pháp luật là khâu trọng yếu đầu tiên của quản lý nhà nước. Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy định do nhà nước ban hành, tạo thành một hệ thống thống nhất, bao gồm những văn bản luật và những văn bản quản lý nhà nước (văn bản pháp quy dưới luật). Các văn bản luật và văn bản pháp quy đều chứa đựng các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung đối với toàn xã hội hoặc một nhóm trong xã hội và được thực hiện lâu dài. Hệ thống các văn bản pháp luật của một đất nước, thông thường bao gồm: Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội (hoặc Nghị viện), Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh quyết định của Chủ tịch nước (hoặc Tổng thống); nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông 42 tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân các cấp. Các văn bản pháp luật hoạt động thương mại và quản lý hoạt động thương mại gồm: (i) Luật Kinh doanh; (ii) Các luật về tổ chức doanh nghiệp (như luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp...), các nghị định và quyết định của Chính phủ về tổ chức doanh nghiệp; các thông tư, công văn, chỉ thị, quyết định của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan tương tự) và các Bộ, ngành hữu quan liên quan đến tổ chức doanh nghiệp; (iii) Các văn bản hiện hành về quản lý kinh doanh trong nước; (iv) Các văn bản về xuất nhập khẩu; các văn bản về quản lý thị trường; (v) Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại; (vi) Các văn bản về tiêu chuẩn chất lượng, về quản lý đo lường chất lượng hàng hóa; (vii) Các văn bản về thuế trong nước và về thuế quan; (viii) Các văn bản về văn phòng đại diện thương mại; (ix) Các văn bản về hải quan; (x) Các văn bản về tài chính - ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm liên quan đến thương mại; (xi) Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại. 2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật trong hoạt động thương mại Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, có chất lượng cao mới là tiền đề cho hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả. Trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại nói riêng cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, điều quan trọng hơn là tổ chức triển khai thực hiện pháp luật trong hoạt động thương mại. Nếu không có những hoạt động triển khai tổ chức thực hiện này thì những quy định của pháp luật cũng chỉ nằm trên giấy, không có tác động gì trong thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn ở CHDCND Lào cũng như ở Việt Nam và một số nước khác cho thấy nhiều quy định rất đúng đắn của pháp luật rất khó trở thành hiện thực trong cuộc sống vì không gắn với việc tổ chức thực hiện. Nói cách khác tổ chức thực hiện pháp luật vẫn còn là khâu yếu kém ở CHDCND Lào. Tổ chức thực hiện pháp luật trong hoạt động thương mại bao gồm các nội dung cụ thể dưới đây: 43 Một là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Mỗi khi có các quy định mới trong hoạt động kinh doanh thương mại phải tổ chức các đợt tập huấn, học tập trong cán bộ và nhân dân. Cán bộ được học tập, tập huấn mới nắm vững để thực hiện trong quá trình thực thi công vụ về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, còn nhân dân nắm được các quy định để thực thi theo yêu cầu của pháp luật trong hoạt động thương mại. Hoạt động giáo dục pháp luật có thể được thực hiện ngay trong các cơ sở đào tạo sinh viên luật, sau đại học hoặc các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của hệ thống chính trị. Để đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại nhà nước CHDCND Lào phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, bởi vì hoạt động thương mại, cũng như các lĩnh vực khác, không chỉ bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại mà còn liên quan đến pháp luật trên hầu hết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Ví dụ như hoạt động kinh doanh thương mại chắc chắn liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh; cấp đất, cho thuê đất; đóng thuế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm; bảo vệ người tiêu dùng giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại; chống độc quyền, cạnh tranh, phá giá v.v thậm chí có những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hoạt động thương mại, quy định trong bộ luật hình sự v.v quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại liên quan rộng như vậy, nên đòi hỏi phải rà soát, xây dựng tất cả các quy định có liên quan đến hoạt động thương mại mới đủ căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước bảo đảm đúng đường lối, chính sách thương mại của Đảng; chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành thương mại. Ngoài những văn bản pháp luật có liên quan nêu trên, bộ phận pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động thương mại đương nhiên cũng có vai trò hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt 44 động thương mại. Pháp luật về tổ chức, hoạt động thương mại đòi hỏi quy ...ng mại và hàng hải quốc gia và quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội. 154 21. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, Văn kiện Tập II (1946- 1955), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, Văn kiện Tập III (1956- 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, Văn kiện Tập IV (1976- 1985), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1930 - 2007, Văn kiện Tập V (1986- 2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Trần Đương (2007), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hoàng thân Xuphanuvông, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 26. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý và thực hành Luật Thương mại, Luật Kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Tô Thị Đông Hà (2003), Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 28. Lê Thanh Hải (2011), “Quá trình trưởng thành của Mặt trận Lào xây dựng đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (6). 29. Trần Công Hàm, Nguyễn Hào Hùng (2005), “Ba mươi năm nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào: Những thành tựu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (6). 30. Lê Hồng Hạnh (2000), “Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập”, Tạp chí Luật học, (3). 155 31. Trần Đình Hảo (2002), "Thương gia theo Luật Hoa Kỳ", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2). 32. Nguyễn Am Hiểu (1999), Khái niệm thương mại và vấn đề áp dụng Công ước New York tại Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5). 33. Nguyễn Thanh Hóa (2002), Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. Trương Duy Hòa (2006), “Một số thành tựu cơ bản trong 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 1975 - 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (6). 35. Trương Duy Hòa (2012), Một số vấn đề và xu hướng chính trị - kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Trương Duy Hòa (2012), “Nông - lâm nghiệp và công nghiệp trong lựa chọn chiến lược phát triển bền vững ở Lào và khả năng hợp tác với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (413). 37. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 38. Nguyễn Quang Hồng, Trần Đình Tuấn (2012), “Vai trò nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện của hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (409). 39. Dương Đăng Huệ (1996), “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng pháp luật kinh tế thương mại ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4). 40. Dương Đăng Huệ (1998), “Luật Thương mại và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại của pháp luật hợp đồng kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6). 156 41. Lê Thị Hương (2003), Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. John Eatwell, Michael Ellman, Mats Karlsson (1997), Chuyển đổi và nhập khẩu - Định hướng tương lai của các nước Trung và Đông Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Keng Lao Blia Yao (2005), “Giao thông nông thôn Lào - những thành tựu và dự án”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (2), tr.19-24. 44. Khămtày Xỉphẳnđon (1992), “Đồng chí Cayxỏn Phômvihản với sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội nhân dân Lào”, (người dịch Trần Công), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (4), tr.1-6. 45. Khamla Vonvanxay (2012), “Quản lý nhà nước về đất đai ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5). 46. Khămpha Monvôngsay (2004), Quân đội Lào với sự nghiệp xây dựng kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 47. Khămphăn Khumbolin (1991), Một số đặc điểm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 48. Khămpheng Saysômpheng (2001), “Về tiền đề và bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2). 49. Khămphoong Bútđavông (1998), Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách Nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 50. Khaykhăm Vanmavôngsy (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 157 51. Nguyễn Văn Khoan (2008), Việt - Lào hai nước chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Lachay Sinhsuvăn (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3). 53. Liane Thykeo (2001), Quản lý nhà nước về giá cả hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội. 54. Văn Linh (1972), Đất nước hoa Chămpa, Nxb Phổ thông, Hà Nội. 55. Nguyễn Văn Luyện (1999), “Về mối quan hệ giữa Luật Dân sự, Luật Kinh tế và Thương mại”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7). 56. M. Rajaretnam, Thái Quang Trung (2013), Một Đông Nam Á: Vận mệnh chung, tương lai chung (Bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. C.Mác, Ph.Ăngghen (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Mahảxỉla Xiravông (1957), Lịch sử Lào từ thượng cổ đến giữa thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Lào, bản dịch tiếng Lào của Viện Đông Nam Á. 59. Doãn Phương Mai (2007), "Chính sách thương mại: Nhìn từ hoạt động thị trường dịch vụ", Tạp chí Thương mại, (20). 60. Hồ Thị Hương Mai (2007), Quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Nguyễn Thị Mơ (2000), “Thương mại dịch vụ trong WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (5). 158 63. Phạm Thị Mùi (2005), “Truyền thông trong phát triển giới ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1), tr.48-53. 64. Nguyễn Thu Mỹ (1998), ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Phạm Duy Nghĩa (2000), Tìm hiểu pháp luật Thương mại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Phạm Duy Nghĩa (2000), “Pháp luật Thương mại Việt Nam trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6). 67. Hoài Nguyên (2008), Lào đất nước - con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Nguyễn Hồng Nhung (2012), “Triển vọng phát triển kinh tế Lào nhìn từ thực trạng các dòng vốn vào Lào trong những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (5). 69. Phương Nhung (2005), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào: Chặng đường nửa đầu thế kỷ đấu tranh và thắng lợi vẻ vang”, Tạp chí Cộng sản, (7). 70. Lương Ninh (1983), Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội. 71. Nguyễn Hùng Phi, Buasi Chasơnsúc (2006), Lịch sử Lào hiện đại tập II, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Phônthilát Phômphôthi (2001), “Sự cần thiết khách quan tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (12). 73. Phônthilát Phômphôthi (2004), “Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (2). 74. Phônthilát Phômphôthi (2005), Tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 159 75. Phuthon Keođươngđy (2010), Xây dựng nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn, Hà Nội. 76. Phusady Phanyasith (2016), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 77. Uông Trần Quang (1999), Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 78. Phạm Minh Quang (2001), Đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 79. Phạm Minh Quốc (2001), Pháp luật về mua bán hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 80. Vũ Công Quý, Nguyễn Thị Thi (1998), “Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với việc gia nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1). 81. Nguyễn Kim Sơn (1994), “Một số vấn đề thực trạng kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, trong cuốn Tìm hiểu lịch sử văn hóa Lào, Tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Nguyễn Danh Sơn (2012), "Một số ý kiến về phát triển thương mại theo hướng bền vững ở nước ta", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (404). 83. Sơntha Nuthămmavông (2006), Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 84. Sủnthon Xaynhachắc (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào 55 năm trưởng thành và phát triển”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3). 160 85. Sủnthon Xaynhachắc (2011), “Đại hội IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào giai đoạn phát triển mới của cách mạng Lào”, Tạp chí Cộng sản, (824). 86. Lê Thanh Tâm (2012), “Kinh nghiệm từ thất bại của ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (411). 87. Nguyễn Kim Thái (2005), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 88. Nguyễn Văn Thanh (2001), Thương mại công bằng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 90. Trần Cao Thành (1995), Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào: 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Trần Cao Thành (1995), “Vai trò của kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển kinh tế xã hội Lào từ 1975 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (3). 92. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 93. Lê Bá Thảo (1994), “Một số vấn đề địa lý của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, trong cuốn Tìm hiểu lịch sử văn hóa Lào, tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 94. Bùi Văn Thịnh (2003), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 95. Thongbăn Sẻngaphon (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh chính trị - thành công và kinh nghiệm”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4). 96. Lưu Đạt Thuyết, Cao Duy Tiến (2007), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong 45 năm qua”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9). 97. Lê Thế Tiệm (1997), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 98. Thu Trang (2003), "Thủ tục nhiêu khê tái xuất hiện - Luật không cấm nhưng doanh nghiệp vẫn bó tay của", Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam, (165). 99. Trung tâm từ điển học (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 100. Hà Công Tuấn (2006), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 101. Nguyễn Viết Tý (2001), “Một số đặc điểm của hành vi kinh doanh”, Tạp chí Luật học, (8). 102. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 103. Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghĩa (Đồng chủ biên) (2009), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 104. Unkẹo Sỉpạsợt (2009), “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tổ chức - cán bộ cấp tỉnh ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10). 162 105. Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư Lào (2015), Báo cáo tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 106. Vănnalạt Chaynhavông (2012), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 2011 - 2010”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1). 107. Vănnalạt Chaynhavông (2012), “Phát triển công nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (6). 108. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1998), Lịch sử Lào, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 109. Vixúc Phômthithắc (2003), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đối mới hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 110. Xắcxavắt Xuânthenphinmason (2003), Công tác tư tưởng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 111. Xổmphon Xỉchalơn (2012), “Thành tựu phát triển kinh tế Lào qua 25 năm đổi mới và tiềm năng hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9). * Tài liệu tiếng Anh 112. A Staff report (1971), Prepared for the use of the subcommittee on U.S security agreements and commitments abroad of the committee on foreign relations united states senate, U.S government printing office Washington. 113. Allan Beesey (2005), Selling Sex on the Boundaries: The Crossroad of sexual desire and economic need, Thailand. 114. Andrew Burkle, Justine Vaisutis (2007), Laos, Published by Lonely Planet Publishcations Pty Ltd. 163 115. Congressional research service prepared for menbers and committees of congress by Thomas Lum - Specialist in Asian Affairs (Foreign Affairs, Defense, and Trade Division), Junuary 7th, 2008: “Laos: Background and U.S relations”. 116. Dean Fobzbes and Cecile Cutler (2006), “Lao in 2005: 30 years of the People’s Democratic Republic”, Asian Survey, Vol.XL VI, January/February, p.175 - 179. 117. Dedier Betrand (2005), Migrations and trafficking in Lao PDR: Questions for intervention with victims of sexual exploitation, Thailand. 118. Dr. Hans U.Ruther (2002), Markets, Administration and Development, English - Lao Reader VI, Vientiane, p.36. 119. Ekamol Saichan - Pittaya Phusai (2005), The impact of globalization on a borderland community in the GMS the emergence and reaction to Chinese market at Muang Huay Xai, Lao PDR, Thailand. 120. Indian centre for studies on Indochina, New Delhi (1977), Laos land and its people. 121. Keesing (1993), Record World Events, Tokyo. 122. Khamla Sisomphu, Nguyen Hao Hung and Yang Baoyun (2003), Les sources contemporaines du Laos (Contemporary sources on Laos: 1976 - 2003), Singapore. 123. Krisada Pacharavanich, Titipo Phakdeewanich, Shane Tar (2005), Arresting economic development in Lao PDR: The impact of non- tariff barries and economic rents imposed on the cross border trade in agricutural commodities from the Lao PDR to Thailand by border officials, Thailand. 124. Martin Stuar-Fox (1982), Contemporary Laos: Studies in the politics anh society of the Lao People Democratic Republic, Nxb London: University of Queensland Prees. 164 125. National Statistical Centre: Basic Statistic of the Laos PDR, Annual Report from 1996 - 2000, by Laos and English, Vientiane, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000. 126. People’s republic of China (1959), Concerning the situation in Laos, Nxb Foreign languages press peking. 127. Phoumi vongvichit (1969), Laos and the victorious struggle of the Lao people against U.S Neo - Colonialism, Nxb Neo Lao haksat publications. 128. Phonkeo, Thonglor (2004), The year 2003 in review, Vientiane Time, December 30- January 4, 2004. 129. Saveng Phinith, Phou Ngeun Souk-Aloun, Vannida Thongchanh (1998), Histoire du pays Lao, de la pre’histoire à la re’piblique, L’’Harmattan Inc; Montre’al: L’’Harmattan, Paris. 130. SAYO Laos Magazine (2006), “30th year of Lao PDR, Vientiane”, January, No.16. 131. Souphanouvong (1971), Serious bankruptcy of Nixon doctrine in Laos, Neo Lao haksat press. 132. Su Youngge Ecology Without Boders (2000), Where CHINA meets Southeast Asia, Singapore. 133. The ASEAN secretariat, Jakarta (2008), ASEAN statistical yearbook. 134. The World Bank (2003), Lao PDR Economic Monitor, The World Bank Vientiane Office, October. 135. The World Bank Laos (2012), Country gender assessment for Lao PDR, Vientiane. 136. Thomas Lum (2008), Laos: Background and U.S. Relations, Congressional research service prepared for members and commitees of congress. Foreign Affairs, Defense and Trade Division, Asia Affairs. 137. UNESCO (2012), Lao PDR - UNESCO country programming document 2012 - 2015, Thailand. 165 * Tài liệu tiếng Lào 138. ຄະນະໂຄສະນາອົບຮົມສນການພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ(2001), ຄມື້ລະບົບຝກອົບຮົມໃຫແກ ຖັນແຖວພະນັກງານການນຳຄມຄອງແຕລະຂັ້ນ,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Cẩm nang hệ thống tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 139. ຄະນະໂຄສະນາອົບຮົມສນການພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ(2002), ອານໃຫຫມົດ, ເຮັດໃຫຖືກ, ຈັດຕັ້ງປະຕິບັດໃຫສອດຄອງກັບສະພາບຄວາມເປນຈິງ, ມີປະສິດທິພາບ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (2002), Đọc cho hết, hiểu cho đúng, tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 140. ຄະນະໂຄສະນາອົບຮົມສນການພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ ຫອງການຄົ້ນຄວາທິດສະດີ ແລະ ພຶດຕິກຳ (2005), ຊິວິດ ແລະພາລະກິດການປະຕິວັດອັນຍິ່ງໃຫຍຂອງ ປະທານ ໄກສອນ ພົມວິຫານ, ວິລະຊົນແຫງຊາດ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2005), Văn phòng nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Anh hùng của dân tộc, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 141. ຄະນະໂຄສະນາອົບຮົມສນການພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ(2005), ສາທາລະນະລັດ ປະຊາ ທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ 30 ປ (1975-2005), ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2005), Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 30 năm (1975-2005), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 142. ກະຊວງອດສາຫະກຳ ແລະ ການຄາ (2002), ຍດທະສາດການພັດທະນາການຄາ ຮອດປ 2020, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Bộ Công thương Lào (2002), Chiến lược phát triển thương mại Lào đến năm 2020, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 166 143. ກະຊວງອດສາຫະກຳ ແລະ ການຄາ (2011), ຍດທະສາດການພັດທະນາອດສາຫະກຳປງແຕງ ແລະ ການຄາ ຂອງ ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ ໄລຍະແຕປ 2011 ຫາປ 2020, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Bộ Công thương Lào (2011), Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và thương mại của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn năm 2011 đến năm 2020, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 144. ກະຊວງອດສາຫະກຳ ແລະ ການຄາ (2016), ແຜນພັດທະນາອດສາຫະກຳປງແຕງ ແລະ ການຄາ 5 ປ(2016-2020), ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Bộ Công thương Lào (2016), Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại 5 năm (2016 - 2020), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 145. ກະຊວງແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ (2006),ແຜນການພັດທະນາເສດຖະກິດ- ສັງຄົມແຫງຊາດ 5ປຄັ້ງທີ VI (2001-2005), ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm (2001 - 2005), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 146. ກະຊວງແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ (2006), ແຜນການພັດທະນາເສດຖະກິດ- ສັງຄົມແຫງຊາດ 5ປຄັ້ງທີ VI (2006-2010), ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm (2006 - 2010), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 147. ກະຊວງແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ (2011), ແຜນການພັດທະນາເສດຖະກິດ- ສັງຄົມແຫງຊາດ 5ປ ຄັ້ງທີ VII (2011-2015), ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 148. ກະຊວງແຜນການ ແລະ ການລົງທຶນ (2015), ແຜນການພັດທະນາເສດຖະກິດ- ສັງຄົມແຫງຊາດ 5ປ ຄັ້ງທີ VIII (2016-2020), ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 167 149. ປະທານ ໄກສອນ ພົມວິຫານ (1980),ກໍສາງພື້ນຖານທີ່ໝັ້ນຄົງໜັກແໜນເພື່ອນຳພາ ປະເທດຊາດກາວຂຶ້ນຕາມເສັ້ນທາງສັງຄົມນິຍົມ,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Cayxỏn Phômvihản (1980), Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 150. ປະທານ ໄກສອນ ພົມວິຫານ (1990), ຍົກສງຄວາມສາມັກຄີເປນເອກະພາບ, ປະຕິບັດພາລະກິດໜາທີ່ໃຫສຳເລັດ ປ 1990,ໂຮງພິມວິສາຫະກິດການພິມຈຳໜາຍສຶກສາ, ວຽງຈັນ. Cayxỏn Phômvihản (1990), Tăng cường đoàn kết thống nhất, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 1990, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 151. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1982), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີ III, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 152. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1986), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີIV, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 153. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1988), ເອກະສານກອງປະຊຸມຄະນະບໍລິຫານງານສນກາງພັກ ປະຊາຊົນ ປະຕິວັດລາວ ຄັ້ງທີ 5 ສະໄຫມທີ IV, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1988), Tài liệu Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ 5 khóa IV, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 154. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1991), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີ V, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 155. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1996), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີ VI, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 168 156. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1997), ເອກະສານກອງປະຊຸມຄະນະບໍລິຫານງານສນກາງພັກ ປະຊາຊົນ ປະຕິວັດລາວ ຄັ້ງທີ 4 ສະໄຫມທີ VI, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 - Ban chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 157. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (1999), ເອກະສານກອງປະຊຸມຄະນະບໍລິຫານງານສນກາງພັກ ປະຊາຊົນ ປະຕິວັດລາວ ຄັ້ງທີ 8 ສະໄຫມທີ VI, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1999), Tài liệu Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ 8 khóa VI, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 158. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (2001), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີVII, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 159. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (2006), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີ VIII, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 160. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (2011), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີ IX, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 161. ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ (2016), ເອກະສານກອງປະຊຸມໃຫຍຜແທນທົວປະເທດ ຄັ້ງທີX, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 162. ຄຳພັນ ວົງພະຈັນ (2014), ແນວຄວາມຄິດຂອງປະທານ ໄກສອນ ພົມວິຫານ ກຽວກັບການບຳລງກໍສາງພະນັກງານການນຳໃນລະບົບການເມືອງຂອງສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິໄປໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2014), Tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản về xây dựng bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 169 163. ຄຳພົງ ບດດາວົງ (2007), ທິດສະດີ ແລະ ພຶດຕິກຳການພັດທະນາເສດຖະກິດ ຕະຫລາດຕາມທິດສັງຄົມນິຍົມຢສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິໄປໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, ສະຖາບັນການເມືອງ - ການປກຄອງແຫງຊາດ, ວຽງຈັນ. Khăm Phong Bút Đa Vông (2007), Lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 164. ຄຳໄຕ ສີພັນດອນ (1985), “ພາລະກິດອັນສະຫງາຂອງພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ”, ໃນປມ “ເສີມຂະຫຍາຍມນເຊື້ອອັນສະຫງາຂອງຊາດ ແລະພັກເຮົາ, ສືບຕໍພາປະເທດຊາດກາວຂຶ້ນຢາງ ໜັກແໜນ”, ໂຮງພິມນະຄອນຫລວງ, ວຽງຈັນ. Khămtày Xỉphẳnđon (1985), “Sự nghiệp vẻ vang của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, trong cuốn Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc và của Đảng ta, tiếp tục đưa đất nước tiến lên vững chắc, Nxb Nạ Khon Luổng, Viêng Chăn. 165. ທະນາຄານແຫງ ສປປ ລາວ (2011), ບົດລາຍງານເສດຖະກິດ ປະຈຳປ2011, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ngân hàng Trung ương Lào (2011), Tổng kết nền kinh tế Lào năm 2011, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 166. ພົງສະຫວັດ ບບຜາ (2005), ຂະບວນການພັດທະນາຂອງລາວ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Phongsavat Bouppha (2005), Quá trình phát triển của Nhà nước Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 167. ຜຍ ສີປະເສີດ (1991), ໄກສອນ ພົມວິຫານ ລກຂອງປະຊາຊົນລາວ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Phun Sỉ Pa Xợt (1991), Cayxỏn Phômvihản con của nhân dân Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 168. ສະພາແຫງຊາດ (2003), ລັດຖະທຳມະນນ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2003), Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (sửa đổi và bổ sung năm 2003), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 169. ສະພາແຫງຊາດ (2005), ກົດໝາຍວິສາຫະກິດ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2005), Luật Doanh nghiệp, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 170 170. ກົມສະຖິຕິແຫງຊາດ (2006), ສັງລວມການຈັດຕັ້ງປະຕິບັດການພັດທະນາເສດຖະກິດ- ສັງຄົມຂອງສປປລາວ ນັບແຕປ 1975-2005,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Tổng cục Thống kê Lào (2006), Tổng kết thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào từ 1975 - 2005 (2006), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 171. ກົມສະຖິຕິແຫງຊາດ (2014), ບົດສະຫລບດັດສະນີເສດຖະກິດມະຫາພາກ ປ2013, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Tổng cục Thống kê Lào (2014), Tổng kết chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2013, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 172. ກົມສະຖິຕິແຫງຊາດ (2015), ບົດລາຍງານສະພາບເສດຖະກິດ-ສັງຄົມຂອງສປປລາວ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Tổng cục Thống kê Lào (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 173. ສນສະຖິຕິແຫງຊາດ (2000), ເສດຖະກິດ-ສັງຄົມ ໄລຍະ 1975-2000,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Trung tâm Thống kê quốc gia Lào (2000), Kinh tế - xã hội Lào giai đoạn 1975 - 2000, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 174. ສນສະຖິຕິແຫງຊາດ (2013), ເງື່ອນໄຂທາງດານທຳມະຊາດ ແລະ ສັງຄົມຂອງລາວຕໍກັບການພັດທະນາປະເທດ, ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Trung tâm Thống kê quốc gia Lào (2013), Điều kiện tự nhiên - xã hội của Lào đối với phát triển đất nước, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 175. ອນແກວ ວທິລາດ (2008), “ກໍສາງລັດດວຍກົດໝາຍ”, ວາລະສານຜແທນປະຊາຊົນ, ສະພາແຫງຊາດ, ເລກທີ 28. Unkeo Butthilat (2008), “Xây dựng nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Đại biểu nhân dân của Quốc hội Lào, (28). 176. ຄະນະກຳມະການແຜນການແຫງລັດ - ຂະແໜງຄົ້ນຄວາເສດຖະກິດແຫງຊາດ (1999), ຮາງຍດທະສາດການພັດທະນາເສດຖະກິດ-ສັງຄົມ ສາທາລະນະ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ ຮອດປ2020,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước - Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia (1999), Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020, Viêng Chăn. 171 177. ຄະນະກຳມະການ ແຜນການ ແລະ ການຮວມມື (2002), ຍດທະສາດຫັນເປນອດສາຫະ ກຳ ແລະ ທັນສະໄໝ ແຕປ2001-2020,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Ủy ban Kế hoạch và hợp tác (2002), Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa năm 2001 - 2020, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 178. ຫອງການລັດຖະບານ (2008), ຄະນະຊີ້ນຳພັດທະນາຊົນນະບົດ, ລົບລາງຄວາມທກຍາກ (2006-2010),ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Văn phòng Chính phủ (2008), Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông thôn, xóa đói - giảm nghèo (2006-2010), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 179. ສະຖາບັນວິທະຍາສາດສັງຄົມ ແລະ ມະນດ ແຫງຊາດ, ສະຖາບັນຄົ້ນຄວາຊົນເຜົາ-ສາດສະໜາ (2009), ສຶກສາຮຽນຮບັນດາຊົນເຜົາຢໃນສປປລາວ,ໂຮງພິມແຫງລັດ, ວຽງຈັນ. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu các bộ tộc - tôn giáo (2009), Tìm hiểu các bộ tộc ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_doi_voi_hoat_dong_th.pdf
Tài liệu liên quan