Luận án Quản lý liên kết đào tạo giũa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------ ĐOÀN NHƢ HÙNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIŨA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2018 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------ ĐOÀN NHƢ HÙNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIŨA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU C

pdf236 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý liên kết đào tạo giũa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : 1. TS Phan Chính Thức 2. TS Lê Đông Phƣơng Hà Nội, 2018 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án Đoàn Nhƣ Hùng iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và bồi dƣỡng, các nhà khoa học tham gia đào tạo NCS Quản lí giáo dục khóa 2014-2018 và xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ hƣớng dẫn: 1. TS. Phan Chính Thức; 2. TS. Lê Đông Phương đã dìu dắt, giúp đỡ tận tình, đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học, ứng dụng có hiệu quả các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn công tác của mình. Tôi xin cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia đình đã luôn gần gũi, chia sẻ, cảm thông và động viên kịp thời để tôi có thể tập trung mọi nguồn lực cho việc hoàn thành chƣơng trình học của mình. Tôi xin cảm ơn trƣờng Đại học Lạc Hồng và các đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, tài chính và khích lệ mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu phục vụ luận án. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lí liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đã nhiệt tình tiếp sức và tạo thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Đoàn Nhƣ Hùng v MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................ viii Danh mục bảng................................................................................................. ix Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................. xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHI P VỚI DOANH NGHI P ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHI P ......... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp .............................................................................................. 9 1.1.2. Nghiên cứu về liên kết đào tạo ...................................................... 12 1.1.3. Nghiên cứu về quản lí liên kết đào tạo .......................................... 18 1.1.4. Những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết trong các công trình nghiên cứu ............................................................................................................ 20 1.1.5. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết ................. 20 1.2. Một số khái niệm ...................................................................................... 21 1.2.1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp .......................................................... 21 1.2.2. Doanh nghiệp và các khu công nghiệp .......................................... 22 1.2.3. Nhân lực và nhu cầu nhân lực của các KCN ................................. 24 1.2.4. Liên kết đào tạo ............................................................................. 24 1.2.5. Quản lí, QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các KCN ............................................................................................. 27 1.3. Liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp ..................................... 30 1.3.1. Mối quan hệ giữa nhân lực với phát triển KT-XH, phát triển các KCN ......................................................................................................... 30 1.3.2. Đặc điểm, vai trò của nhân lực trong các khu công nghiệp .......... 31 1.3.3. Liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực ........................................................................ 33 vi 1.3.4. Liên kết đào tạo trong một số loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp .. 38 1.4. Một số cách tiếp cận trong quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp ............................................................................................. 40 1.4.1. Tiếp cận chức năng quản lí ............................................................ 41 1.4.2.Tiếp cận mô hình quản lí nguồn nhân lực ...................................... 45 1.4.3 Tiếp cận quản lí theo Chu trình PDCA .......................................... 46 1.4.4. Tiếp cận quản lí theo quá trình đào tạo ......................................... 47 1.4.5. Tiếp cận quản lí theo mô hình CIPO ............................................. 49 1.4.6. Lựa chọn tiếp cận QLLKĐT giữa CSGDNN và DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các KCN ............................................................................. 50 1.5. Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp ......................... 51 1.5.1. Ma trận tiếp cận quản lí theo chức năng và quản lí theo mô hình CIPO 54 1.5.2. Nội dung quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp .......... 56 1.6. Các yếu tố tác động đến QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu của KCN .................................................................................... 66 1.6.1 Yếu tố khách quan .......................................................................... 66 1.6.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 69 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHI P VỚI DOANH NGHI P ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHI P TỈNH ĐỒNG NAI ............................................................................................. 70 2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ................................................... 70 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................... 70 2.1.2. Nội dung khảo sát .......................................................................... 70 2.1.3. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................... 70 2.1.4. Quy mô khảo sát ............................................................................ 70 2.1.5. Công cụ khảo sát ............................................................................ 70 2.1.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................. 70 vii 2.1.7. Thang điểm đánh giá ..................................................................... 71 2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 73 2.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai ........................................... 73 2.2.2. Thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai............................ 74 2.2.3. Thực trạng nhân lực của DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai ........ 77 2.2.4. Thực trạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đồng Nai ................. 81 2.3. Thực trạng liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ................................................................................................. 82 2.3.1. Thực trạng mô hình liên kết đào tạo .............................................. 82 2.3.2. Thực trạng các hình thức liên kết .................................................. 84 2.3.3. Thực trạng nội dung liên kết đào tạo ............................................. 87 2.4. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................... 93 2.4.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực ... 93 2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai .......................................................................................... 95 2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 101 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ........................................................................................ 107 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 113 2.4.6.Thực trạng tác động của bối cảnh đến quản lí liên kết đào tạo giữa CSGDNN với DN .................................................................................. 118 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 123 viii CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHI P VỚI DOANH NGHI P ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC KHU CÔNG NGHI P TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................................... 124 3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục nghề nghiệp và liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ............................................... 124 3.1.1. Định hƣớng phát triển các KCN và NCNL của các KCN tỉnh Đồng Nai .......................................................................................................... 124 3.1.2. Định hƣớng phát triển giáo dục nghề nghiệp và phát triển liên kết đào tạo giữa CSGDNN và DN đáp ứng NCNL DN tỉnh Đồng nai ....... 127 3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................. 127 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ................................................ 127 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................. 128 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................. 128 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .............................................. 128 3.3. Các giải pháp đề xuất ............................................................................. 129 3.3.1. Giải pháp 1: Lựa chọn mô hình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 129 3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai .................................................................... 134 3.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức vận hành và thực hiện cơ chế liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ............................................................................. 137 3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số và đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá liên kết đào tạo giữa giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ............................ 143 3.3.5. Giải pháp 5: Phối hợp các bên cùng tham gia quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ....................................... 153 ix 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất .......... 159 3.5. Tổ chức thử nghiệm ............................................................................... 165 3.5.1. Khái quát chung về tổ chức thử nghiệm ...................................... 165 3.5.2. Phân tích kết quả thử nghiệm ...................................................... 166 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 184 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 185 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................... 189 TÀI LI U THAM KHẢO ............................................................................. 190 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 198 x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lí CTĐT Chƣơng trình đào tạo CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSGDNN Cơ sở giáo dục nghề nghiệp DN Doanh nghiệp GDNN Giáo dục nghề nghiệp GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS-SV Học sinh, sinh viên KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế-xã hội LĐTB&XH Lao động Thƣơng binh và Xã hội LKĐT Liên kết đào tạo MKH Mô đun kỹ năng hành nghề NCXH Nhu cầu xã hội NCS Nghiên cứu sinh NCNL Nhu cầu nhân lực NL Nhân lực QLLKĐT Quản lí liên kết đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTLĐ Thị trƣờng lao động TN Thử nghiệm VTE Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ma trận các chức năng quản lí và nội dung quản lí theo mô hình CIPO trong liên kết đào tạo giữa CSGDNN và DN ............... 54 Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........ 75 Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ......................................................................................... 76 Bảng 2.3: Tình hình lao động trong các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 ................................................................. 78 Bảng 2.4: Tình hình tăng lao động trong các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016 .................................................... 79 Bảng 2.5: Cơ cấu nghề nghiệp lao động trong các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .............................................................. 80 Bảng 2.6: Mạng lƣới CSGDNN tỉnh Đồng Nai .............................................. 81 Bảng 2.7: Thực trạng mô hình LKĐT giữa CSGDNN với DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................................... 84 Bảng 2.8: Thực trạng hình thức LKĐT giữa CSGDNN với DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................................... 86 Bảng 2.9: Thực trạng nội dung LKĐT giữa CSGDNN với DN ..................... 90 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .............................................................................. 90 Bảng 2.10: Đánh giá của cựu HS-SV về mức độ đáp ứng về LKĐT giữa CSGDNN và DN trong quá trình đào tạo ............................... 91 Bảng 2.11: Nhận thức về vai trò của quản lí liên kết đào tạo giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực ................................. 93 Bảng 2.12: Thực trạng thực hiện các loại kế hoạch trong quản lí liên kết đào tạo giữa CSGDNN với DN ...................................................... 95 Bảng 2.13: Thực trạng kết quả thực hiện các loại kế hoạch trong QLLKĐT giữa CSGDNN với DN .................................................. 98 xii Bảng 2.14: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện các kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN ........................ 100 Bảng 2.15: Thực trạng thực hiện tổ chức LKĐT giữa CSGDNN với DN ... 102 Bảng 2.16: Thực trạng kết quả thực hiện tổ chức LKĐT giữa CSGDNN với DN ........................................................................................... 104 Bảng 2.17: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện tổ chức LKĐT giữa CSGDNN với DN ................................ 106 Bảng 2.18: Thực trạng thực hiện chỉ đạo LKĐT giữa CSGDNN với DN ... 108 Bảng 2.19: Thực trạng kết quả thực hiện chỉ đạo LKĐT giữa CSGDN với DN ........................................................................................... 109 Bảng 2.20: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện chỉ đạo LKĐT giữa CSGDNN với DN ................................. 112 Bảng 2.21: Thực trạng thực hiện kiểm tra đánh giá LKĐT giữa CSGDNN với DN ......................................................................... 113 Bảng 2.22: Thực trạng kết quả thực hiện kiểm tra đánh giá LKĐT giữa CSGDNN với DN ......................................................................... 115 Bảng 2.23: Tƣơng quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện kiểm tra đánh giá LKĐT giữa CSGDNN và DN ........................................ 117 Bảng 2.24: Thực trạng tác động của bối cảnh đến QLLKĐT giữa CSGDNN với DN ......................................................................... 118 Bảng 2.25: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến QLLKĐT CSGDNN với DN ........................................................................................... 120 Bảng 3.1: Dự báo nguồn lao động đã qua đào tạo đến năm 2020 ................ 126 Bảng 3.2: Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá LKĐT giữa CSGDNN và DN đáp ứng yêu cầu nhân lực của các KCN tỉnh Đồng Nai ... 144 Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất .... 160 Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất .... 160 xiii Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................................... 162 Bảng 3.6: Kế hoạch thử nghiệm .................................................................... 167 Bảng 3.7: Mức độ tham gia của 2 công ty vào quá trình thử nghiệm ........... 168 Bảng 3.8: Thông tin phản hồi về tƣ vấn tuyển sinh giữa trƣờng Trƣờng cao đẳng công nghệ cao Đồng Nai với Công ty TNHH ARIA Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Bảo Hiếu Gia ........ 169 Bảng 3.9: Kết quả thử nghiệm tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá LKĐT đối với trƣờng Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai .......... 171 Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá LKĐT đối với Công ty TNHH ARIA Việt Nam .......................... 176 Bảng 3.11: So sánh kết quả thử nghiệm các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá LKĐT giữa Trƣờng Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai và Công ty TNHH ARIA Việt Nam ............................................. 182 xiv DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhận thức về vai trò của quản lí liên kết đào tạo giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực .......................... 94 Biểu đồ 2.2: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả thực hiện các kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN ......... 101 Biểu đồ 2.3: Tƣơng quan giữa mức độ thực hiện và mức độ kết quả tổ chức thực hiện LKĐT giữa CSGDNN với DN ...................... 107 Biểu đồ 2.4: Tƣơng quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện chỉ đạo liên LKĐT giữa CSGDNN với DN ........................................ 113 Biểu đồ 2.5: Tƣơng quan giữa thực hiện và kết quả thực hiện kiểm tra đánh giá LKĐT giữa CSGDNN và DN .................................. 118 Biểu đồ 3.1: Mối tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................ 164 Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển LKĐT giữa CSGDNN và DN ....................... 27 Sơ đồ 1.2: Mô hình về quản lí ....................................................................... 28 Sơ đồ 1.3: Nguyên tắc 3P ............................................................................... 35 Sơ đồ 1.4: Mô hình DN trong CSGDNN ....................................................... 38 Sơ đồ 1.5: Mô hình CSGDNN trong DN ...................................................... 39 Sơ đồ 1.6: Mô hình CSDN độc lập ................................................................ 40 Sơ đồ 1.7: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lí ...................................... 44 Sơ đồ 1.8: Mô hình quản lí nguồn nhân lực của Leonard Nadle ................... 45 Sơ đồ 1.9: Quản lí liên kết đào tạo vận dụng chu trình PDCA ....................... 47 Sơ đồ 1.10: Mô hình quản lí đào tạo theo quá trình ....................................... 48 Sơ đồ 1.11: Mô hình CIPO ............................................................................. 49 Sơ đồ 1.12: Quy trình lập kế hoạch liên kết đào tạo ....................................... 60 Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện ...................................................................... 130 Sơ đồ 3.2: Mô hình QLLKĐT giữa CSGDNN với DN ................................ 132 Sơ đồ 3.3: Quy trình thành lập ban chỉ đạo phối hợp cung ứng NL ............. 139 Sơ đồ 3.4: Quy trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin ....................... 140 Sơ đồ 3.5: Phân cấp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN ............................... 150 Sơ đồ 3.6: Quy trình thiết kế nội dung đào tạo theo nhu cầu của DN .......... 156 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Nghị quyết 29 NQ-TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa 8- Đại hội 11 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đào tạo đã đánh giá: Chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, GDNN. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phƣơng thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nh thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của TTLĐ...”. Chiến lƣợc phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 định hƣớng: Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nƣớc để phát triển nhân lực theo NCXH”. Đây là những quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển GDNN. Trong thời gian qua, GDNN đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, bƣớc đầu chuyển từ đào tạo thụ động, kế hoạch tập trung bao cấp theo hƣớng cung” sang đào tạo năng động, hội nhập theo hƣớng cầu” của TTLĐ. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng, tạo hành lang pháp lý để phát triển GDNN đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (DN). Mạng lƣới CSGDNN phát triển khắp toàn quốc; quy mô tuyển sinh tăng, chất lƣợng đƣợc cải thiện góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Nhìn chung, GDNN đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của DN, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: - Cơ cấu nghề đào tạo chƣa phù hợp với NCNL của các DN và khu công nghiệp (KCN); thiếu lao động kỹ thuật trình độ kỹ năng nghề cao cho các DN thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, DN có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài, 2 các ngành kinh tế trọng điểm; chƣa bổ sung kịp thời các CTĐT cho các nghề mới theo yêu cầu của DN. - Chất lƣợng đào tạo tại các CSGDNN dạy vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tế công nghệ trong sản xuất của các DN; nội dung chƣơng trình, giáo trình chƣa gắn với nhu cầu tuyển dụng và chƣa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất của DN; hiện nay chất lƣợng đào tạo vẫn còn khoảng cách lớn giữa trình độ kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên (HS-SV) mới ra trƣờng và yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. - Ngƣời lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ, kỹ năng sống hoà nhập vào môi trƣờng văn hoá của DN còn hạn chế. Vì vậy rất nhiều ngƣời sau khi đã tốt nghiệp ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm. Các DN đều khó tìm đƣợc những lao động vừa ý, hoặc sau khi tuyển dụng DN phải tổ chức tập huấn, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ thì mới có thể sử dụng đƣợc. - Các DN chƣa xác định rõ trách nhiệm tham gia các hoạt động đào tạo nghề. LKĐT giữa CSGDNN với các DN chƣa tác động tích cực đến hoạt động đào tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhiều DN chƣa quan tâm đến đào tạo và sử dụng, mối quan hệ giữa CSGDNN và DN còn lỏng lẻo, tự phát, chƣa có chính sách và giải pháp QLLKĐT phù hợp. Nhân lực (NL) là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lƣợng và nâng cao chất lƣợng NL rất quan trọng đối với các KCN. Đồng Nai là một trung tâm công nghiệp hàng đầu của Việt Nam với 32 KCN chiếm 10% số lƣợng, chiếm 12% về diện tích so với tổng số KCN của cả nƣớc và là tỉnh liên tục dẫn đầu cả nƣớc trong việc phát triển các KCN. Mặt khác, Đồng Nai lại nằm cạnh Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dƣơng là các địa phƣơng phát triển công nghiệp, tập trung nhiều KCN nhất nƣớc. Chính vì vậy sức ép cạnh tranh về lao động là rất lớn, 3 tình trạng căng thẳng về NL có chất lƣợng cho các DN trong các KCN tại Đồng Nai ngày một gia tăng, hạn chế đến sự phát triển của các KCN cũng nhƣ tăng trƣởng của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do Đồng Nai chƣa có những giải pháp để ổn định và thu hút NL có chất lƣợng cho các DN trong KCN thông qua xây dựng mối LKĐT với các CSGDNN. Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”. 2.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN nhằm đáp ứng NCNL cho các DN và KCN tỉnh Đồng Nai. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động LKĐT giữa CSGDNN và DN theo hƣớng đáp ứng NCNL. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí liên kết đào tạo giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL cho các KCN tỉnh Đồng Nai. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay các CSGDNN chƣa cung cấp nhân lực phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của các DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là quan hệ LKĐT chƣa hiệu quả do hoạt động QLLKĐT giữa các CSGDNN và DN chƣa đƣợc tổ chức và quản lý phù hợp. Vì vậy, nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN trên cơ sở tiếp cận chức năng quản lí và mô hình CIPO, xây dựng mô hình QLLKĐT theo nguyên tắc cùng cộng đồng trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi và có sự tham gia của các bên liên quan thì các 4 CSGDNN sẽ cung cấp nhân lực có chất lƣợng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh và dịch của DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu - Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức tổ chức, điều khiển; các hình thức và giải pháp QLLKĐT giữa các CSGDNN và các DN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển sản xuất kinh doanh của các DN trong các KCN tỉnh Đồng Nai. 5.2. Khách thể khảo sát Luận án trƣng cầu ý kiến của các cá nhân của các tổ chức xã hội, các CSGDNN, các DN và các nhà quản lí. Cụ thể: - CBQL, GV tại 11 CSGDNN: 200 ngƣời - CBQL tại 25 DN: 100 ngƣời - Cựu HS-SV: 300 ngƣời 5.3. Chủ thể quản lí: Sở lao động Thương binh & Xã hội, các CSGDNN và các DN. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về LKĐT và QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL. 6.2. Đánh giá thực trạng LKĐT và QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL cho các KCN tỉnh Đồng Nai. 6.3. Đề xuất các giải pháp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL cho các KCN tỉnh Đồng Nai. 6.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp; thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận 5 - Tiếp cận chức năng quản lí: QLLKĐT giữa CSGDNN và DN cần thực hiện tốt các chức năng quản lí. Trƣớc hết, phải xây dựng đƣợc mục tiêu của quan hệ liên kết phản ánh hài hòa lợi ích của CSGDNN, đồng thời hƣớng tới cung cấp nhân lực đã đƣợc đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các DN. Tiêu quản lý đƣợc xác định rõ ràng, cần xây dung đƣợc kế hoạch thực hiện các hoạt động liên kết, trong đó xác định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi bên từ xây dựng chƣơng trình, tuyển sinh, tổ ch...ến sự thành công thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức quá trình đào tạo. - DN phải trở thành một chủ thể quan trọng trong các hoạt động của CSGDNN. Sự tham gia liên kết của CSGDNN và DN là hoàn toàn tự nguyện dựa trên những nguyên tắc chung, đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích và tuân theo những quy luật khách quan. Trong luận án, NCS đề cập đến quyền, trách nhiệm của DN với tƣ cách là chủ thể từ: Đầu vào, quá trình đạo tạo đến đầu ra và tham gia điều tiết thích ứng với bối cảnh. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. s giáo d c nghề nghiệp Theo quy định tại Điều 5 của Luật giáo dục nghề nghiệp: CSGDNN 22 bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trƣờng trung cấp; trƣờng cao đẳng và đƣợc tổ chức theo các loại hình sở hữu sau đây: - CSGDNN công lập là CSGDNN thuộc sở hữu Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất; - CSGDNN tƣ thục là CSGDNN thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tƣ nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tƣ nhân hoặc cá nhân đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất; - CSGDNN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài gồm CSGDNN 100% vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; CSGDNN liên doanh giữa nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài [57]. 1.2.2. Doanh nghiệp và các khu công nghiệp 1.2.2.1. Doanh nghiệp Theo M.Francois Peroux, DN là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó ngƣời ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trƣờng những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận đƣợc khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”. Theo quan điểm phát triển, DN là một cộng đồng ngƣời sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vƣợt qua những thời kỳ nguy kịch và ngƣợc lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vƣợt qua đƣợc” [15]. DN là khái niệm chung nhất để chỉ các loại hình DN, trong đó công ty là một loại hình DN và rất phổ biến. Trên thế giới, so với các loại hình DN khác, thì công ty xuất hiện muộn hơn, vào khoảng giữa thế kỷ 19. Trƣớc đó, các hoạt động kinh doanh thực hiện dƣới hình thức hợp danh hoặc DN tƣ nhân. Cũng kể từ thế kỷ 19 và đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 20, công ty là loại hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ nhất. Nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay, thay vì thiết lập luật DN, đã thiên về quy định tổ chức và hoạt động của các loại hình công ty. Theo quan điểm của các nƣớc tƣ bản, công ty là một tổ 23 chức kinh tế đƣợc thành lập theo vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về trái vụ của công ty trong phạm vi số vốn mà thành viên đó góp vào công ty. Công ty đƣợc thành lập dựa trên một thỏa thuận về quản lí điều hành, thƣờng gọi là điều lệ, có thể phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn và đƣợc thừa nhận là pháp nhân ở hầu hết các nƣớc. Nhƣ vậy, dù định nghĩa ở góc độ mở rộng là DN hoặc xem xét ở góc độ h p là công ty, thì hình thức thể hiện phổ biến nhất của DN là một tổ chức kinh tế và mục đích chủ yếu nhất là kinh doanh. Theo luật DN của Việt Nam thì DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. 1.2.2.2. Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế - Khu công nghiệp: Khu công nghiệp (KCN) là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp [8]. - Khu chế xuất: Khu chế xuất (KCX) là khu vực đặt biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc dành cho các loại DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu tại khu vực đó với các ƣu đãi về các mức thuế xuất – nhập khẩu hay các ƣu đãi về giá cả thuê mƣớn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng nhƣ cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Không có dân cƣ sinh sống. Điều hành, quản lí hoạt động chung của khu chế xuất thƣờng do một ban quản lí KCX điều hành [8].. - Khu kinh tế: Khu kinh tế (KKT) là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, đƣợc thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tƣ, phát triển KT-XH và bảo vệ quốc phòng, an ninh [8].. Trong luận án gọi chung các KCN, KCX, KKT là KCN. Nhƣ vậy KCN là do Chính phủ quyết định thành lập có ranh giới địa lý xác định, là nơi tập trung các DN chuyên sản xuất công nghiệp. Trong đó KCX chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu, còn KKT thì có nhiều khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật-xã hội, dịch vụ và tiện ích công cộng và có dân cƣ sinh sống. 24 1.2.3. Nhân lực và nhu cầu nhân lực của các K N Nhân lực là nguồn lực của con ngƣời, tồn tại trong từng con ngƣời, bao gồm trí lực và thể lực. Trí lực thể hiện ở sự suy nghĩ, hiểu biết của con ngƣời đối với thế giới xung quanh; thể lực là sức lực của con ngƣời, phản ánh ở khả năng làm việc bằng cơ bắp, chân tay. Nguồn lực phản ánh khả năng lao động của từng con ngƣời và là điều kiện cần thiết của quá trình lao động sản xuất. Theo Phạm Minh Hạc: dân trí, dân khí, dân năng cùng với tâm lực, trí lực, thể lực hội tụ lại thành vốn ngƣời”. Điều đó có nghĩa là, những giá trị đó đã có, đang tiềm tàng trong mỗi con ngƣời. Vấn đề là làm thế nào để những giá trị đó trong từng con ngƣời trong xã hội đƣợc hội tụ lại trở thành tài sản của đất nƣớc. Giáo dục có vai trò khơi dậy, tựu trung lại để thành giá trị, nhƣ là cái vốn của quốc gia, đƣợc gọi là vốn ngƣời”. Vốn ngƣời khi đƣợc sử dụng thành nguồn lực sẽ là nhân tố quan trọng nhất trong nội lực của đất nƣớc [30]. Nhu cầu nhân lực có chất lƣợng phù hợp là yêu cầu sống còn của các DN tại các KCN. Nhân lực phải đáp ứng về số lƣợng, cơ cấu (cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề); về chất lƣợng (Kiến thức; kỹ năng (kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm), phẩm chất nghề nghiệp, ý thức đạo đức, tác phong công nghiệp, thái độ làm việc ). Việc tuyển dụng nhân lực dựa trên cơ sở thích ứng với các vị trí việc làm trong các DN tại các KCN. 1.2.4. iên kết đào tạo 1.2.4.1. Liên kết Theo Nguyễn Lân, liên kết là sắp sếp nhiều yếu tố để cùng tiến hành theo một mục đích chung. Trong luận án, khái niệm liên kết đƣợc hiểu nhƣ sau: Liên ết là sự phối hợp ết hợp với nhau từ nhiều thành phần để cùng nhau làm theo một ế hoạch chung nhằm đạt một mục đích chung. Cách hiểu trên cho thấy liên kết phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau giữa các thành phần trong một tổ chức hay giữa các tổ chức khác nhau. Các khái niệm cũng chỉ ra tính mục đích là tiêu điểm, là cơ sở hình thành sự liên kết, có thể thấy rằng, liên kết sẽ tạo ra sức mạnh mới, trạng 25 thái mới mà mỗi thành phần sẽ không có đƣợc khi chƣa liên kết với nhau. 1.2.4.2 Liên kết đào tạo LKĐT hay LKĐT trong GDNN, hiện nay đƣợc hiểu với nhiều góc độ khác nhau tùy theo hình thức và nội dung liên kết. Nội dung quan niệm Liên kết đào tạo” nghiên cứu trong luận án này đƣợc hiểu là: Sự thống nhất hợp lực nhiều cấp độ hoặc toàn diện giữa CSGDNN với DN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề đáp ứng NCNL cho sự phát triển của GDNN góp phần nâng cao sức cạnh tranh của DN trong sản xuất. LKĐT là sự hợp tác giữa các bên tham gia để tổ chức thực hiện các CTĐT với những đối tƣợng, mục đích, nội dung đào tạo đã đƣợc thống nhất khi tiến hành liên kết. Trong thực tế có nhiều dạng thức khác nhau trong thực hiện LKĐT nhƣ LKĐT giữa nhà trƣờng với nhà trƣờng; LKĐT giữa nhà trƣờng với các trung tâm, viện nghiên cứu; LKĐT giữa nhà trƣờng với DN... Nhƣ vậy, LKĐT giữa CSGDNN và DN là sự hợp tác để thực hiện các mục đích, kế hoạch đã đƣợc hai bên xác lập. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về LKĐT căn cứ vào các góc độ nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là xem xét mối quan hệ về đào tạo nhân lực giữa DN và CSGDNN. Một số tác giả cho rằng liên LKĐT là một hình thức gửi HS-SV đến thực tập tại DN có điều kiện về trang thiết bị để HS- SV làm quen với trang thiết bị, công nghệ và môi trƣờng làm việc trong một khoảng thời gian nhất định của kế hoạch đào tạo. Một số tác giả khác cho rằng liên kết là một hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo yêu cầu của đầu ra hoặc phối hợp là việc triển khai nội dung của quá trình đào tạo và đƣợc chia làm hai phần: một phần trong nội dung đào tạo đƣợc thực hiện tại CSGDNN và một phần nội dung tiến hành tại DN. Cũng có quan niệm cho rằng LKĐT là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích hai phía, DN đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin để CSGDNN nắm đƣợc nhu cầu của TTLĐ. Tất cả những quan điểm đó chỉ thể hiện đƣợc một số nội dung trong việc LKĐT giữa CSGDNN với DN. Trong lĩnh vực GDNN LKĐT giữa 26 CSGDNN với DN trong đào tạo đƣợc tiến hành trên cơ sở tƣơng tác, theo những quy định đƣợc thống nhất, hợp thành một kế hoạch thống nhất phù hợp và thích ứng giữa hai chủ thể là: CSGDNN (cung cấp lao động qua đào tạo) và DN (nhà tuyển dụng lao động sau đào tạo). Trong thực tiễn liên kết giữa CSGDNN với DN có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc yêu cầu và khả năng của mỗi bên, ví dụ nhƣ liên kết toàn diện, liên kết có giới hạn, liên kết theo sản phẩm Theo tài liệu nghiên cứu: Thúc đẩy mối quan hệ đối tác ba bên để giải quyết sự khập khiễng kỹ năng” của JICA [70] có thể khái quát quá trình phát triển liên kết trong đào tạo giữa CSGDNN và DN (thể hiện ở sơ đồ 1.1). 6. Nghiên cứu khoa học: Dự án tốt nghiệp, cải tiến sản xuất, nghiên cứu ứng dụng 5. Nâg cao năng lực nhân viên công ty: Các khóa ngắn hạn, đánh giá kỹ năng, phát tiến học liệu. 4. Nâng cao năng lực của CSGDNN: Đào tạo giáo viên, tài trợ thiết bị, cán bộ kỹ thuậttham gia. p ệ 3. Phát triển năng lực của ngƣời học: Thực tập, học bỗng, bài giảng chuyên sâu. 2. Các hoạt động hỗ trợ việc làm: Doanh nghi Doanh Bài giảng cho các sinhviên, tham quan DN 1.Các hoạt động tuyển dụng: Gửi thông báo tuyển dụng, hộich ợ việc làm. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp 27 Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển liên kết đào tạo giữa CSGDNN và DN Từ các quan điểm trên, có thể hiểu rằng: LKĐT giữa CSGDNN và DN đáp ứng NCNL trong các KCN là sự phối hợp chặt chẽ trên cơ s lợi ích và trách nhiệm rõ ràng giữa các bên liên kết theo một kế hoạch chung thống nhất trong quá trình đào tạo nghề nghiệp của CSGDNN nhằm bảo đảm cho cho người lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của các DN trong các KCN tham gia liên kết. 1.2.5. Quản lí, QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các KCN Quản lí là một khái niệm rộng, đƣợc định nghĩa khác nhau đƣợc dựa trên cơ sở cách tiếp cận khác nhau. C.Mac đã coi quản lí là hoạt động tự nhiên, tất yếu của mọi tổ chức, tập thể trong đời sống xã hội: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến quản lí để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ sở sản xuất với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng”. Frederich Winslow định nghĩa: Quản lí là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm, sau đó hiểu đƣợc họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Henri Fayol ngƣời đặt ra nền móng cho lý luận tổ chức cổ điển cho rằng Quản lí tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Phan Văn Kha cho rằng Quản lí là tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ 28 thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống để đạt đƣợc các mục đích đã định” [40]. Theo Trần Khánh Đức (2010), Quản lí là hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm định hƣớng, tổ chức, sử dụng các ngƣờn lực và phối hợp hành động của một nhóm ngƣời hay một cộng đồng ngƣời để đạt đƣợc mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [23]. Mô hình quản lí đƣợc mô tả theo sơ đồ 1.2: Mục tiêu của tổ chức Chủ thể quản lí Đối tƣợng quản lí Nội dung quản lí Công cụ, phƣơng pháp quản lí Các nguồn lực của tổ chức Môi trƣờng để thực hiện quản lí Sơ đồ 1.2: Mô hình về quản lí [23] Quản lí là một hoạt động phổ biến và cần thiết diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi ngƣời. Nếu không có quản lí thì sẽ dẫn đến tình trạng tự phát, tùy tiện, hỗn loạn trong các tổ chức và hoạt động 29 trở nên kém hiệu quả. Về bản chất, mọi hoạt động quản lí đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành: Chủ thể quản lí, trả lời câu hỏi: Do ai quản lí? Khách thể quản lí, trả lời câu hỏi: Quản lí cái gì? Mục đích quản lí, trả lời câu hỏi: Quản lí vì cái gì? Môi trƣờng và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: Quản lí trong hoàn cảnh nào? Quan niệm QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các KCN” đƣợc luận án xây dựng nhƣ sau: QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các KCN là sự phối hợp giữa các bên tham gia liên kết tuân theo những nguyên tắc thống nhất nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của các CSGDNN và đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các DN trong KCN. - Mục tiêu quản lí: là duy trì mối quan hệ liên kết, ràng buộc trách nhiệm về đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các DN trong các KCN giữa các bên liên kết. - Chủ thể quản lí: có thể là cá nhân, tổ chức. Chủ thể quản lí tác động lên đối tƣợng quản lí bằng các công công cụ, với những phƣơng pháp quản lí thích hợp. Trong QLLKĐT giữa CSGDNN với DN, chủ thể quản lí là một tổ chức có nhiều thành phần thuộc CSGDNN và DN (Cơ quan, đơn vị, cơ sở, DN, Ban quản lí) cùng với những cá nhân có trách nhiệm (Ban giám hiệu và đội ngũ quản lí trực tiếp) tác động làm thay đổi, phát huy tối đa tiềm năng và cơ hội phát triển nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chiến lƣợc phát triển. - Đối tượng quản lí: Là CSGDNN và DN (Cơ quan, đơn vị, cơ sở, DN, Ban quản lí) tiếp nhận tác động của chủ thể quản lí nhằm thực hiện mục tiêu quản lí của tổ chức đó. Đối tƣợng quản lí tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lí. Tùy theo các từng lọai đối tƣợng khác nhau mà ta chia thành các dạng thức quản lí khác nhau. - Nội dung quản lí: là toàn bộ quá trình đào tạo NL đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của các DN trong các KCN từ khâu xác định NCNL của 30 DN; đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh; xây dựng nội dung CTĐT; tổ chức thực hiện quá trình đào tạo; đánh giá chất lƣợng ngƣời lao động đã qua đào tạo và tuyển dụng, bố trì việc làm cho ngƣời lao động trong các DN. - Phương pháp và hình thức quản lí: Là CSGDNN và DN (Cơ quan, đơn vị, cơ sở, DN, Ban quản lí) thỏa thuận xây dựng các văn bản pháp quy quy định ràng buộc nghĩa vụ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CSGDNN và DN (Cơ quan, đơn vị, cơ sở, DN, Ban quản lí) trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ thông qua sự điều phối chung của một cơ quan đại diện. Tóm lại, QLLKĐT giữa CSGDNN và DN nhằm đáp ứng NCNL cho sản xuất kinh doanh của các KCN là một loại hoạt động quản lí với sự phối hợp của tất cả các bên liên kết tuân theo những nguyên tắc đƣợc thống nhất DN nhằm đáp ứng NCNL cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các KCN. Hiệu lực quản lí đƣợc xác định bằng hệ thống các quy chế, quy định, nguyên tắc; đƣợc cụ thể hóa thành các kế hoạch, chƣơng trình hành động; đƣợc thực hiện thông qua nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức của các bên tham gia vào hoạt động LKĐT. 1.3. Liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp 1.3.1. Mối quan hệ giữa nhân lực với phát triển KT-XH, phát triển các KCN Nhân lực là động lực phát triển KT-XH, phát triển nhân lực là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia. Trong các tác phẩm của mình, C. Mác coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con ngƣời là Một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội”. Nhóm Megatrenco khi phát biểu về xu thế bao trùm thế giới trong thế kỷ 21 đã khẳng định: Trong trật tự kinh tế thế giới mới, nƣớc nào đầu tƣ nhiều nhất vào giáo dục, nƣớc đó sẽ có sức mạnh cạnh tranh. Vòng cung Châu Á Thái bình dƣơng đã chứng tỏ cho mọi 31 ngƣời thấy rằng một nƣớc nghèo cũng có thể phát triển đƣợc miễn là nó đầu tƣ đầy đủ vào nguồn nhân lực”. Kinh nghiệm của các nƣớc Châu Á có nền kinh tế tăng trƣởng cao (High Performing Asen Economics - HPAE) cho thấy: Việc tạo ra và duy trì một nguồn nhân lực mạnh mẽ là yếu tố chủ chốt giải thích cho sự tăng trƣởng kinh tế”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tất cả các quốc gia đều coi đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực là đầu tƣ cho phát triển bền vững và đem lại sự tăng trƣởng kinh tế rất lớn. Bài học của các nƣớc phát triển cho thấy càng đầu tƣ nhiều, sớm cho GDNN thì sự đóng góp cho sự tăng trƣởng kinh tế càng lớn và nhanh. Hiện nay chúng ta tiến hành phát triển nhiều KCN tạo động lực phát triển KT-XT cả nƣớc và từng vùng, từng địa phƣơng. Nhƣng chỉ có khoảng 80% số ngƣời lao động trong khu KCN là lao động phổ thông. Điều đó tất yếu dẫn đến năng suất lao động thấp, sản xuất công nghiệp, giá trị và năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp ở các KCN thấp. Nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, nếu đƣợc đào tạo và sử dụng có hiệu quả thì sẽ là động lực còn nếu không đƣợc đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ là trở lực, nguồn lực con ngƣời đƣợc đề cập đến cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đối với các KCN đòi hỏi nhân lực có những đặc thù riêng, yêu cầu rất cao về tƣ duy sáng tạo, về chất lƣợng (bao gồm các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, thái độ và tác phong làm việc...). Để phát triển các KCN lại càng phải nhận thức rõ vai trò của nhân lực, bởi vì con ngƣời là chủ thể, là nhân tố năng động, sáng tạo nhất trong mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. 1.3.2. Đặc điểm, vai trò của nhân lực trong các khu công nghiệp Trong DN và các KCN, nhân lực là nhân tố quyết định mang tính chiến lược, là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của các DN. - Nhân lực là nhân tố yếu tố cấu thành của DN: Nhân lực là nhân tố yếu 32 tố cấu thành của DN và quyết định sự phát triển mang tính chiến lƣợc của DN. Hiện nay, trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức DN cũng nhận thức đƣợc vấn đề này và chú trọng hơn vào đào tạo, sử dụng NL có hiệu quả. Ngƣời lao động có thể thông qua đào tạo, rèn luyện, nâng cao để ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc. Trong môi trƣờng DN, nhân lực đƣợc chú trọng là những con ngƣời có kiến thức, kỹ năng, trình độ, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu của DN. Nhân lực chính là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm của DN. - Nhân lực quyết định đến năng lực cạnh tranh của DN: Ngày nay, thông thƣờng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của DN ngƣời ta thƣờng đánh giá trƣớc tiên đến nguồn nhân lực của DN. Đội ngũ lao động thông qua các yếu tố nhƣ trình độ kỹ năng,thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo trong sản xuất, kinh doanhsẽ tạo nên lợi thế của DN. Trong một DN với đội ngũ nhân lực kém chất lƣợng, không đồng đều là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đây là một thách thức lớn đối với các DN. - Nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho DN: Nhân lực đảm bảo sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm soát đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các DN đều cần phải có, nhƣng trong đó tài nguyên con ngƣời đặc biệt quan trọng. Kỹ năng thành thạo, ý thức trách nhiệm cao, sức sáng tạo của ngƣời lao động quyết định năng xuất lao động và tạo nên lợi nhuận của DN”. Đặc điểm NL trong các KCN: - Chất lƣợng NL đƣợc hình thành và tích lũy trong suốt quá trình tham gia vào các quan hệ lao động bên trong và bên ngoài các DN trong các KCN; - Chất lƣợng NL vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính tổng thể thống nhất; - Loại hình và trình độ nhân lực phụ thuộc vào đặc thù của sản phẩm hàng 33 hóa và biến động của công nghệ trong sản xuất. - Sự cạnh tranh của nhân lực gay gắt và biến động qua từng thời kỳ; - Đa số DN sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông, vì chi phí thấp và phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ của DN. Một số DN sử dụng NL chất lƣợng cao; - Việc làm của ngƣời lao động tại các DN trong các KCN không bền vững, nhất nhân lực trình độ thấp và phụ nữ dễ bị mất việc và bị loại khỏi dây chuyền sản xuất khi tuổi đã lớn (trên 35 tuổi). Tác động của KCN đến phát triển nhân lực và việc làm: - Các KCN mở ra một không gian rộng lớn về phát triển sản xuất, có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm. - Các KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất và trong một số lĩnh vực có thể tiếp cận với trình độ nhân lực một số nƣớc khu vực và quốc tế. Qua đó góp phần rất lớn vào đào tạo NL để hình thành đội ngũ lao động có chất lƣợng cao của nền công nghiệp hiện đại. - Các KCN có mô hình tổ chức và quản lí tiên tiến, tiếp cận trình độ quốc tế và đa dạng theo nguồn xuất xứ của FDI (nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Singapore, EU, Mỹ...). Đây là môi trƣờng tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lí cho đội ngũ nhân lực quản lí DN của Việt Nam có thể thay thế dần lao động quản lí ngƣời nƣớc ngoài. - Các KCN đa phần sản xuất sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu, DN đƣợc thử thách trong môi trƣờng cạnh tranh sôi động không chỉ trong nƣớc, mà còn trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế rất gay gắt trong hội nhập quốc tế. Điều đó tạo động lực để ngƣời lao động không ngừng phấn đấu, nâng cao kỹ năng nghề, tăng thu nhập, thăng tiến trong nghề nghiệp. 1.3.3. iên kết đào tạo giữa c s giáo d c nghề nghiệp với doanh nghiệp 34 đáp ứng nhu cầu nhân lực 1.3.3.1. Mục đích liên ết Mục đích LKĐT giữa CSGDNN với DN là huy động các nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề và đáp ứng NCNL cho DN. - Đối với CSGDNN: Tăng cƣờng các nguồn lực cho đào tạo nghề về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ GV nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. CSGDNN có điều kiện cập nhật thông tin, liên tục cải tiến nội dung, chƣơng trình giảng dạy nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong TTLĐ. Từ đó, CSGDNN có thể lập kế hoạch chiến lƣợc dài hạn có hiệu quả, xây dựng tốt mối quan hệ CSGDNN – KCN, đổi mới đào tạo nghề từ hƣớng cung sang hƣớng cầu, tạo nền tảng cho sự phát triển của CSGDNN đồng bộ với sự phát triển của DN và KCN. - Đối với DN: Chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật; có cơ hội tham gia định hƣớng mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung, CTĐT và từ đó có thể tuyển chọn đội ngũ lao động kỹ thuật đảm bảo chất lƣợng đúng theo yêu cầu của DN. - Đối với ngƣời học nghề: Ngƣời học nghề đƣợc đào tạo trong điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ GV. Ngƣời học đƣợc truyền đạt kinh nghiệm việc làm, sản xuất thực tiễn, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, cập nhận công nghệ sản xuất tiên tiến, sẵn sàng đáp ứng công việc ngay sau khi tốt nghiệp và có năng lực chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời. - Đối với xã hội: LKĐT giữa CSGDNN với DN nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề cung – cầu nhân lực kỹ thuật cho DN, đồng thời góp phần giảm lãng phí cho ngƣời học và cho xã hội, nâng cao lợi tức đầu tƣ cho đào tạo nghề; giảm tỷ lệ thất nghiệp, đạt mục tiêu đề ra trong chiến lƣợc đào tạo NL của Nhà nƣớc, phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH theo hƣớng CNH – HĐH. 1.3.3.2. Nguyên t c liên ết 35 Nguyên tắc liên kết là đảm bảo các quy luật cung – cầu, bình đẳng về lợi ích, tự nguyện trong LKĐT và đảm bảo chất lƣợng đào tạo toàn diện. - Tuân thủ quy luật cung – cầu, xây dựng mối quan hệ cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ đúng quy luật thị trƣờng, bảo đảm tính khả thi phù hợp với thực tế, không ảnh hƣởng tới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, các quy định pháp luật của mỗi bên. - Bình đẳng về lợi ích, liên kết xuất phát từ lợi ích chung nhƣng phải tôn trọng lợi ích riêng, hỗ trợ lẫn nhau để vừa đem đến lợi ích chung vừa có lợi ích thiết thực cho mỗi bên, cùng hoàn thành nhiệm vụ đối với đơn vị và xã hội. - Hợp tác tự nguyện, nhƣng phải quan tâm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. - Đảm bảo chất lƣợng đào tạo toàn diện về kiến thức, kỹ năng và nhân cách của ngƣời lao động trong thời đại mới. Phan Văn Kha trong công trình nghiên cứu cấp Bộ Các giải pháp tăng cƣờng mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam” đã đề cập đến sự phù hợp của các CSGDNN với DN có thể xác định qua nguyên tắc 3P: Thoả mãn về tiềm năng, Năng lực của sản phẩm (Performance); Thời điểm cung ứng sản phẩm (Punctuality); Giá thành sản phẩm (Price) [41]. Sự phù hợp (Conformiti) 3 P Giá nhu cầu (Price) Hiệu năng/ tiềm năng Thời điểm cung cấp (Performance) (Punctuality) Sơ đồ 1.3: Nguyên tắc 3P Thực tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cho thấy, dù sản phẩm 36 có tốt đến đâu (tiềm năng của sản phẩm) nhƣng giá quá cao hoặc đƣợc cung cấp vào những thời điểm không phù hợp thì sản phẩm đó không thể tiêu thụ đƣợc, không thể coi sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quan niệm phù hợp nhƣ trên có thể vận dụng trong lĩnh vực GDNN. 1.3.3.3. Nội dung liên ết Nội dung LKĐT giữa CSGDNN với DN gồm nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực này khi thực hiện liên kết và vận hành đều hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Những nội dung chủ yếu trong LKĐT giữa CSGDNN với DN là những hoạt động trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức đào tạo, cụ thể nhƣ sau: - Trao đổi thông tin về nhu cầu TTLĐ và ngành nghề, trình độ đào tạo, về số lƣợng và chất lƣợng, về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng hành nghề của từng trình độ và các kỹ năng mềm cần có khác.. - Liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung, CTĐT, phƣơng pháp đào tạo; - Liên kết tổ chức và quản lí quá trình đào tạo, bao gồm cùng tổ chức đào tạo và kiểm tra đánh giá từng kỹ năng tay nghề trong từng lĩnh vực theo quá trình đào tạo, tác phong công nghiệp và công nhận tốt nghiệp cuối khóa; - Liên kết phối hợp sử dụng các nguồn lực, gồm: Đội ngũ GV hƣớng dẫn thực hành, cơ sở vật chất và thiết bị; - Liên kết thực hiện chính sách trong đào tạo, nhƣ hỗ trợ kinh phí từ DN cho CSGDNN và cho ngƣời học nghề; - Liên kết trong hƣớng nghiệp, tƣ vấn, tuyển sinh và giới thiệu việc làm sau đào tạo cho ngƣời học. - Liên kết ứng phó với thay đổi của môi trƣờng đào tạo, môi trƣờng sản xuất luôn thay đổi. Hợp tác trong đào tạo và tổ chức sản xuất các sản phẩm phù hợp với nghề đào tạo của CSGDNN và các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật. 1.3.3.4. Các bên tham gia và lợi ích của các bên tham gia liên ết Lợi ích của LKĐT giữa CSGDNN với DN là hết sức rõ ràng và có sức 37 thuyết phục cao. Cụ thể lợi ích đó là: - Lợi ích đối với CSGDNN CSGDNN luôn đảm bảo các CTĐT có chất lƣợng, luôn đƣợc cải tiến và phù hợp với nhu cầu của TTLĐ; CSGDNN hoạch định kế hoạch chiến lƣợc có hiệu quả hơn do có nhiều thông tin trong thực tiễn, hiểu sâu sắc hơn về những nhu cầu trong nghề nghiệp; CSGDNN xây dựng mối liên kết tốt đ p với DN, tạo ra cơ hội đƣợc nhận hỗ trợ từ DN về thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ cho công tác đào tạo; CSGDNN phát triển theo kịp với tốc độ tăng trƣởng của ngành, của DN. - Lợi ích đối với doanh nghiệp DN có điều kiện chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật hiện có của DN với chi phí thấp; DN có cơ hội tham gia định hƣớng mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung, CTĐT và từ đó có thể tuyển chọn đội ngũ lao động kỹ thuật đảm bảo chất lƣợng đúng theo yêu cầu phát triển của DN; Những công nhân lành nghề bậc cao của DN có cơ hội phát triển năng lực về nhiều mặt do họ tham gia vào quá trình tƣ vấn, giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của HS-SV. Xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng CTĐT. - Lợi ích đối với người học nghề Ngƣời học nghề đƣợc đào tạo trong điều kiện tốt hơn cả về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ GV; Ngƣời học nghề đƣợc truyền đạt kinh nghiệm việc làm, sản xuất thực tiễn, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức về công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới; Ngƣời học nghề sẵn sàng đáp ứng công việc ngay sau khi tốt nghiệp và có năng lực chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập phát triển nghề nghiệp và thăng tiến. - Lợi ích đối với nhà nước + Góp phần cải thiện hoạt động kinh tế, tăng tính cạnh tranh của các ngành kinh tế do đáp ứng đƣợc NL có chất lƣợng phù hợp nhu cầu; 38 + Góp phần cải thiện mức sống cho ngƣời dân, cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội do tỷ lệ thất nghiệp giảm; + Góp phần giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho ngành nghề đào tạo. 1.3.4. Liên kết đào tạo trong một số loại hình c s giáo d c nghề nghiệp a) Mô hình DN thuộc CSGDNN Đây là mô hình hoạt động hiệu quả gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên mô hình này hiện nay chƣa phát triển mạnh do các CSGDNN chƣa mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất, mặt khác cũng chƣa có chính sách ƣu đãi miễn giảm thuế và kinh nghiệm quản lí cơ sở sản xuất của lãnh đạo CSGDNN còn ...Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội. 72. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (3/2000), Nxb TP HCM. 73. Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục (1994), Hoàn thiện đào tạo nghề tại xí nghiệp, Hà Nội. 74. Hoàng Ngọc Vinh (2011), Xu hướng đổi mới giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và vấn đề nổi cộm của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. 75. Phạm Viết Vƣợng (chủ biên) cùng nhiều tác giả (2007), Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành Giáo dục- Đào tạo, Nxb Đại học sƣ phạm, HN. 196 II. Tiếng Anh 76. Bruce Markenzie (1995), Designing a Competency - Based Training Curriculum, Homesglen College TaFe. Australia. 77. Characterising modes of university engagement with wider society A literature review and survey of best practice (2009). 78. Carnevale A.P., Gainer L.J. and Villet J. (1990), Training in America: The Organization and Strategis Role of Training. San Francisco: Jossey-Bass. 79. Dagaur, DS (1998), Enterprise participation in training , ILO, Geneva India. 80. George Psacharopoulos (1997), Vocational education and training challenges and responses, Journal of Vocational Education and Vol, No. 3, Pages 385-393, Published online: 20 Dec 2006. 81. Miles, R, E,, & Snow, G, G, 1984, Designing strategic human resource systems. Organizational Dynamics, 13(1): 36-52. 82. Mitchell, A. (1998) Strategic training partnerships between the State and enterprises, Geneva: International Labour Office 83. Martinez Espinoza, E.Chile (1998): Experiences in a market-oriented training system, ILO, Geneva. 84. John E. Kerrigan and Jeff S. Luke, (1987), Managing Training srategies for develping Countries, Lynne Reinner Publisers - Boulder,London. 85. Robert E. Norton (1997), DACUM HANDBOOK, State University Columbus, Ohio. 86. R. Noonan (1998), Mananging TVET to meet Labor Market Demand, Stockholm. 87. R. Noonan, Ed. D, Ph. D. Senior Consultant (1995), Human Resourse Development: Paradigms, Policies and Practices. Helsinki. 197 88. SWEDEC international management institute (1996), Training - A System Approach, Stockholm, Sweden. 89. Science-to-Business Marketing Research Centre (2011), The State of European UniversityBusiness Cooperation: Final Report - Study on the cooperation between Higher Education Institutions and public and private organisations in Europe, European Commission, businesscooperation - pbNC0213081/. 90. Stephen, Billett, Henderson, Amanda J. (Eds.) (2011), Developing Learning Professionals. 91. UNESCO (1985), Developing Modules for Technical and Vocational Education. UNESCO, Paris. 92. UNESCO (1984), Technical and Vocational Education in Republic of Korea. 93. UNESCO (1994), Case studies on Technical and Vocational Education in ASIA and the Pacific (Thailand, China, Jaban, Australia, Malaysia, India, Indonesia, Koria). Melbourne. 94. William R. Tracey (1980), Managing Training and Development Systems. Taraporevala publishing Industries Private Limited. 95. Zafiris Tzannatos & Geraint Johnes (1997), Training and skills development in the eastasian newly industrialised countries: a comparison and lessons for developping countries, Journal of Vocational Education & Training, Vol. 49, No.3, Pages 431-453, Published online: 20 Dec 2006. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Mẫu phiếu 1 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lí tại CSGDNN) Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí (QL) có hiệu quả hơn LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN, xin quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/ cô! Câu 1: Đánh giá của thầy/cô về thực trạng mô hình LKĐT tại cơ sở mình đang công tác? STT Mô hình Có Không 1 Liên kết trong mô hình DN thuộc CSGDNN 2 Liên kết trong mô hình CSGDNN thuộc DN 3 Liên kết trong mô hình CSGDNN độc lập Khác: ............................ Câu 2: Đánh giá của thầy/cô về thực trạng các hình thức LKĐT tại cơ sở mình đang công tác? STT Hình thức LKĐT Có thực hiện Không thực hiện 1 Liên kết và hợp tác trong đào tạo 2 Liên kết và hợp tác nghiên cứu 3 Liên kết trong chuyển giao công nghệ 4 Liên kết trong sản xuất và dịch vụ 5 LKĐT và nuôi dƣỡng tinh thần DN Khác: ......................... Câu 3: Đánh giá của thầy/cô về thực trạng nội dung LKĐT tại cơ sở mình đang công tác? STT Nội dung LKĐT Có Không thực hiện thực hiện 1 Liên kết trong việc xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo 2 Liên kết trong tuyển sinh 3 Liên kết xây dựng CTĐT 4 LKĐT trong việc phân công giảng dạy 5 Liên kết trong việc sử dụng trang thiết bị thực hành, thực tập 6 Liên kết trong việc tổ chức thực hiện 7 Liên kết trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp Câu 4: Đánh giá của thầy/ cô về vai trò QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Câu 5: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng các loại kế hoạch trong LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ 1. Kế hoạch đào tạo Kế hoạch chuẩn bị các điều 2. kiện đảm bảo chất lƣợng KH phát triển năng lực đội 3. ngũ GV KH chuẩn bị cơ sở vật chất, 4. trang thiết bị phục vụ cho đào tạo KH chỉnh sửa và biên soạn 5. chƣơng trình, giáo trình và các học liệu 6. Kế hoạch huy động vốn 7. Khác:. Câu 6: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng thực hiện quy trình lập kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ kết quả STT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Bƣớc 1: Nhận thông tin chính xác từ các nguồn 1. cung cấp có liên quan 2. Bƣớc 2: Xác định các mục tiêu LKĐT 3. Bƣớc 3: Xác định nội dung LKĐT 4. Bƣớc 4: Xác định các yếu tố tác động đến việc lập kế hoạch 5. Bƣớc 5: Xác định các phƣơng án LKĐT 6. Bƣớc 6: Đánh giá, so sánh, lựa chọn phƣơng án tối ƣu 7. Khác:. Câu 7: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Chế độ thông tin giữa 1. CSGDNN với DN 2. Liên kết tuyển sinh học nghề và giải quyết việc làm 3. Liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT nghề 4. Liên kết phối hợp đào tạo thực hành, thực tập nghề tại DN 5. Liên kết xây dựng và hỗ trợ đội ngũ GV, nâng bậc thợ cho công nhân của DN 6. Liên kết về cấp học bỗng cho ngƣời học, hỗ trợ thiết bị cho CSGDNN 7. Khác:. Câu 8: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng quản lí chỉ đạo thực hiện kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ 1. Chỉ đạo lập kế hoạch 2. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện 3. Chỉ đạo kiểm tra quá trình LKĐT 4. Chỉ đạo xây dựng các giải pháp liên kết 5. Chỉ đạo tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động liên kết đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra 6. Khác:. Câu 9: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh 1. giá trong LKĐT 2. Thành lập ban kiểm tra 3. Th ống nhất kế hoạch kiểm tra đánh giá trong LKĐT 4. Thi ết lập quy trình kiểm tra đánh giá 5. Hƣ ớng dẫn DN thực hiện đánh giá theo bộ tiêu chuẩn 6. Phân tích kết quả đánh giá của CSGDNN và DN 7. Khác:. Câu 10: Đánh giá của thầy/cô về thực trạng tác động của bối cảnh đến QLLKĐT giữa CSGDNN với DN? Mức độ tác động TT Nội dung Tác động Tác Không nhiều động ít tác động 1 Về thể chế, chính sách 2 Về sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức 3 Hội nhập quốc tế và đối tác cạnh tranh 4 Đầu tƣ cho dạy nghề Khác: . Câu 11: Ý kiến đánh giá của thầy/cô về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến công tác QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ ảnh hƣởng STT Các yếu tố Rất ảnh Ảnh Ít ảnh K. ảnh hƣởng hƣởng hƣởng hƣởng 1 Định hƣớng của nhà nƣớc 2 Sự phát triển của khoa học quản lí 3 Sự tham gia ủng hộ của xã hội 4 Sự tự nguyện của DN 5 Chế độ thông tin liên lạc 6 Năng lực đội ngũ CBQL và GV 7 Khác:............................................... Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Mẫu phiếu 2 PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lí tại ND và GV tại CSGDNN) Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí (QL) có hiệu quả hơn LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN, xin quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/ cô! Câu 1: Đánh giá của thầy/ cô về vai trò QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Câu 2: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng các loại kế hoạch trong LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ 1 Kế hoạch đào tạo Kế hoạch chuẩn bị các điều 2 kiện đảm bảo chất lƣợng KH phát triển năng lực đội 3 ngũ GV KH chuẩn bị cơ sở vật chất, 4 trang thiết bị phục vụ cho đào tạo KH chỉnh sửa và biên soạn 5 chƣơng trình, giáo trình và các học liệu 6 Kế hoạch huy động vốn 7 Khác:. Câu 3: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng thực hiện quy trình lập kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ kết quả STT Nội dung Tốt Khá TB Yếu Bƣớc 1: Nhận thông tin chính xác từ các nguồn 1 cung cấp có liên quan 2 Bƣớc 2: Xác định các mục tiêu LKĐT 3 Bƣớc 3: Xác định nội dung LKĐT Bƣớc 4: Xác định các yếu tố tác động đến việc lập 4 kế hoạch 5 Bƣớc 5: Xác định các phƣơng án LKĐT 6 Bƣớc 6: Đánh giá, so sánh, lựa chọn phƣơng án tối ƣu 7 Khác:. Câu 4: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Chế độ thông tin giữa của 1 CSGDNN với DN Liên kết tuyển sinh học nghề 2 và giải quyết việc làm Liên kết xây dựng mục tiêu, 3 nội dung CTĐT nghề Liên kết phối hợp đào tạo 4 thực hành, thực tập nghề tại DN Liên kết xây dựng và hỗ trợ 5 đội ngũ GV, nâng bậc thợ cho công nhân của DN Liên kết về cấp học bỗng 6 cho ngƣời học, hỗ trợ thiết bị cho CSGDNN 7 Khác:. Câu 5: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng quản lí chỉ đạo thực hiện kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ 1 Chỉ đạo lập kế hoạch Chỉ đạo tổ chức triển khai 2 thực hiện Chỉ đạo kiểm tra quá trình 3 LKĐT Chỉ đạo xây dựng các giải 4 pháp liên kết Chỉ đạo tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động liên kết đƣợc diễn 5 ra một cách thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra 6 Khác:. Câu 6: Đánh giá của thầy/ cô về thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ thƣc hiện Mức độ kết quả STT Nội dung Thƣờng Thi K.bao Tốt Khá TB Yếu xuyên thoảng giờ Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh 1 giá trong LKĐT 2 Thành lập ban kiểm tra Thống nhất kế hoạch kiểm tra 3 đánh giá trong LKĐT Thiết lập quy trình kiểm tra 4 đánh giá Hƣớng dẫn DN thực hiện đánh 5 giá theo bộ tiêu chuẩn Phân tích kết quả đánh giá của 6 CSGDNN và DN 7 Khác:. Câu 7: Đánh giá của thầy/cô về thực trạng tác động của bối cảnh đến QLLKĐT giữa CSGDNN với DN? STT Mức độ tác động Nội dung Tác động Tác Không nhiều động ít tác động 1 Về thể chế, chính sách 2 Về sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức 3 Hội nhập quốc tế và đối tác cạnh tranh 4 Đầu tƣ cho dạy nghề Khác: . Câu 8: Ý kiến đánh giá của thầy/cô về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến công tác QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN? Mức độ ảnh hƣởng STT Các yếu tố Rất ảnh Ảnh Ít ảnh K. ảnh hƣởng hƣởng hƣởng hƣởng 1 Ý chí nhà nƣớc 2 Sự phát triển của khoa học quản lí 3 Sự tham gia ủng hộ của xã hội 4 Sự tự nguyện của DN 5 Chế độ thông tin liên lạc 6 Năng lực đội ngũ CBQL và GV 7 Khác:............................................... Đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin sau: Chức danh: Cán bộ quản lí CSDGNN Giáo viên CBQL doanh nghiệp Số năm công tác: Dƣới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm Xin chân thành cảm ơn đồng chí! PHỤ LỤC 3 Mẫu phiếu 3 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cựu HSSV) Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí (QL) có hiệu quả hơn LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN tỉnh Đồng Nai, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn bạn! Câu 1: Mức độ kết quả đào tạo của nhà trƣờng so với yêu cầu việc làm của anh/ chị hiện nay? Mức độ kết quả TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu 1 Kiến thức 2 Kỹ năng nghề nghiệp 3 Kỹ năng mềm 4 Thái độ nghề nghiệp (tác phong, tính kỷ luật, tinh thần làm việc, đảm bảo an toàn . . .) Câu 2: Ý kiến đánh giá của anh/ chị về mức độ đáp ứng đối với thực trạng liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng với DN? STT Mức độ đáp ứng Nội dung ĐƢ tốt ĐƢ một Không phần ĐƢ 1 Kiến thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học đƣợc CSGDNN đào tạo phù hợp với yêu cầu của DN 2 Ngƣời học đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết từ nhà trƣờng và DN trong suốt quá trình đào tạo 3 Ngƣời học thƣờng xuyên nhận đƣợc sự hỗ trợ và phản hồi kịp thời từ phía nhà trƣờng và DN về kết quả học tập, đào tạo 4 Ngƣời học nhận đƣợc sự tƣ vấn, định hƣớng nghề nghiệp của cả nhà trƣờng và DN 5 Trong quá trình đào tạo, ngƣời học đƣợc làm quen với môi trƣờng lao động thực tế tại các DN Khác : ............................ Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau: Trƣờng đào tạo : Trung cấp Cao đẳng Số năm làm việc: Dƣới 2 năm Trên 2 năm Trên 5 năm Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 4 Mẫu phiếu 4 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho chuyên gia) Để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lí (QL) có hiệu quả hơn LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN tỉnh Đồng Nai, xin quý đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn. Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! Câu 1: Theo đồng chí QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL có ý nghĩa nhƣ thế nào? Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng  Không quan trọng. Tại sao: ............................................................................................................................. ........................................................................................................................................... Câu 2: Xin đồng chí cho biết mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp QLLKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL tỉnh Đồng Nai hiện nay: Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất Không Rất K. TT Cần Khả cần cần khả khả Nội dung thiết thi thiết thiết thi thi 1 Lựa chọn mô hình LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN tỉnh Đồng Nai 2 Xây dựng kế hoạch LKĐT giữa CSGDNN với DN đáp ứng NCNL các KCN tỉnh Đồng Nai 3 Tổ chức vận hành và thực hiện cơ chế LKĐT giữa CSGDNN và DN các khu CN tỉnh Đồng Nai 4 Kiểm tra, đánh giá quản lý LKĐT giữa CSGDNN và DN các khu CN tỉnh Đồng Nai 5 Phối hợp các bên cùng tham gia quản lý LKĐT giữa CSGDNN và DN các khu CN tỉnh Đồng Nai 6 Khác: . Đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin sau: Chức danh: Cán bộ quản lí CSDGNN Giáo viên CBQL doanh nghiệp Số năm công tác: Dƣới 5 năm Trên 5 năm Trên 10 năm Xin chân thành cảm ơn đồng chí! PHỤ LỤC 5 (THỬ NGHIỆM) Nội dung 1: Thông tin phản hồi về tƣ vấn tuyển sinh giữa trƣờng Trƣờng cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai với Công ty TNHH ARIA Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Bảo Hiếu Gia Sau khi tham gia hoạt động tƣ vấn tuyển sinh, bạn hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn: STT Nội dung Có Không Do dự 1 Bạn nhớ đúng tên nhà trƣờng và tên công ty tham gia tƣ vấn hƣớng nghiệp 2 Bạn nắm rõ thông tin về các mã ngành tuyển sinh của nhà trƣờng 3 Bạn cảm thấy tin tƣởng về năng lực đào tạo của nhà trƣờng 4 Bạn thấy yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại trƣờng 5 Bạn hiểu rõ về quy mô, năng lực và cơ hội phát triển của công ty tham gia tƣ vấn hƣớng nghiệp 6 Bạn thấy hứng thú với các vị trí làm việc của công ty tham gia tƣ vấn hƣớng nghiệp 7 Bạn sẵn sàng nộp hồ sơ tuyển sinh tại một số mã ngành của nhà trƣờng 8 Bạn hứng thú với buổi tƣ vấn hƣớng nghiệp Nội dung 2: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá LKĐT giữa CSGDNN và DN (đối với trường Cao đẳng công nghệ cao Đồng Nai) Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn: STT Chỉ số Trƣớc TN Sau TN Có Không Có Không 1. Có văn bản ký kết xác định chỉ tiêu kế hoạch cụ thể hàng năm cho hoạt động LKĐT giữa CSGDNN và DN. 2. Trong kế hoạch có ghi rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, phƣơng tiện thực hiện và đƣợc công bố công khai 3. Mục tiêu LKĐT gắn với yêu cầu kỹ năng nghề tại các vị trí việc làm của DN 4. Mục tiêu LKĐT phù hợp với chiến lƣợc phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai 5. Trong kế hoạch LKĐT có văn bản ghi nhận tham gia của bên thứ 3vào các hoạt động điều chỉnh và triển khai 6. Có tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề về nhu cầu lao động của DN và khả năng cung ứng lao động qua đào tạo của CSGDNN 7. Có hợp đồng LKĐT trong các lĩnh vực cụ thể giữa CSGDNN và DN sau hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề. 8. Trong hợp đồng liên kết ghi rõ cơ chế phối hợp, huy động nguồn lực của cả hai bên để cùng thực hiện LKĐT 9. Các bên liên kết có kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các hợp đồng đã đƣợc ký kết 10. Các hợp đồng LKĐT có phân công cụ thể trách nhiệm, nguồn lực của mỗi bên tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao 11. Định kỳ, các bên liên kết tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện LKĐT và kế hoạch điều chỉnh tƣơng ứng 12. Hiệu quả LKĐT sau mỗi đợt sơ kết, tổng kết đƣợc nâng cao thể hiện qua việc đào tạo và cung ứng nhân lực cho DN 13. CSGDNN và DN có bộ phận phụ trách LKĐT, có sự phân công hợp lý, rõ ràng nhiệm vụ của từng bên 14. Các giải pháp tổ chức LKĐT đƣợc rà soát, điều chỉnh, bổ sung định kỳ hàng năm 15. Bên thứ ba có tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề, đề xuất giải pháp về LKĐT giữa CSGDNN và DN theo định kỳ 16. Bộ phận chuyên trách có quy chế kiểm tra và báo cáo về việc LKĐT cho lãnh đạo hai bên đúng định kỳ theo quy định 17. Bộ phận chuyên trách có kế hoạch kiểm tra việc LKĐT đào tạo, có quy định, công cụ và quy trình kiểm tra cụ thể 18. Các báo cáo đƣợc lƣu trữ đầy đủ và đƣợc sử dụng trong sơ kết, tổng kết, nhận xét đánh giá định kỳ 19. Các kết quả kiểm tra đƣợc sử dụng để điều chỉnh, bổ sung những giải pháp tổ chức LKĐT 20. Những giải pháp tổ chức LKĐT đƣợc điều chỉnh, bổ sung đã mang lại hiệu quả liên kết tốt hơn 21. Hoạt động LKĐT thực hiện theo một quy trình thống nhất và ổn định 22. Các bên LKĐT tự giác thực hiện, bình đẳng về trách nhiệm và nghĩa vụ và quyền lợi thể hiện qua hợp đồng 23. Xác nhận các ý kiến góp ý vào các báo cáo và tham gia kiểm tra và đề xuất các giải pháp LKĐT 24. Cung ứng kịp thời nhu cầu đủ về số lƣợng nhân lực theo cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề cho các DN 25. Đảm bảo chất lƣợng NL cung ứng cho các DN. 26. Trên 80% ngƣời học sau tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề đào tạo 27. Mục tiêu đào tạo đƣợc điều chỉnh cập nhật kịp thời với chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của DN 28. Nội dung CTĐT đƣợc bổ sung, cập nhật, điều chỉnh kịp thời phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu của DN 29. Ngƣời học đƣợc rèn luyện tác phong công nghiệp, văn hóa nghề và văn hóa DN trong môi trƣờng thực tế 30. Có hệ thống ghi nhận quá trình đào tạo của ngƣời học, đánh giá ngƣời học trong quá trình đào tạo có sự phối hợp với DN 31. Đánh giá ngƣời học có sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau theo từng mức độ hình thành kỹ năng từ kỹ năng cơ bản đến kỹ năng thành thục 32. Các thiết bị đào tạo chủ yếu đạt mức tƣơng đƣơng trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại 33. Số lƣợng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo, bảo đảm các tỷ lệ theo quy định về ngƣời học/thiết bị thực hành chính 34. Các thiết bị chủ yếu dùng cho đào tạo do cả CSGDNN và DN cung cấp 35. Đội ngũ GV của các CSGDNN nâng cao trình độ, kiến thức, kinh nghiệm khi đƣợc tiếp cận với thiết bị tƣơng đƣơng trình độ công nghệ sản xuất hiện đại và tiếp cận môi trƣờng sản xuất thực tế 36. Các cán bộ kỹ thuật của các DN đƣợc tham gia giảng dạy tại các CSGDNN nâng cao trình độ hƣớng dẫn thực hành, khả năng nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng CTĐT, tham gia đánh giá kết quả học tập của HS-SV 37. Ngƣời học đƣợc các bên liên kết tƣ vấn về nghề nghiệp ngay từ đầu khóa học và xuyên suốt quá trình học tập 38. Ngƣời học đƣợc phản hồi đầy đủ, kịp thời về hoạt động học tập, mức độ thành thạo các kỹ năng của mình từ các bên liên kết trong suốt quá trình đào tạo 39. Cung cấp thông tin về nhu cầu và đánh giá của DN về sản phẩm qua đào tạo cho CSGDNN. 40. Đóng góp ý kiến và tƣ vấn cho CSGDNN về sử dụng nguồn lực, cơ sở vật chất..; cho ngƣời học về hƣớng nghiệp, việc làm Nội dung 3: Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung sau bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn: (Tốt: 5 điểm, Khá: 4 điểm, TB: 3 điểm, Yếu: 2 điểm, Kém: 1 điểm) Điểm Trƣớc TN Điểm sau TN STT Tiêu chí 5 4 3 2 1 5 4 3 2 1 Có văn bản ký kết xác định 1 chỉ tiêu kế hoạch cụ thể hàng năm cho hoạt động LKĐT giữa CSGDNN và DN. Trong kế hoạch có ghi rõ mục 2 tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, phƣơng tiện thực hiện và đƣợc công bố công khai. 3 Mục tiêu LKĐT gắn với yêu cầu kỹ năng nghề tại các vị trí việc làm của DN. 4 Mục tiêu LKĐT phù hợp với chiến lƣợc phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai. 5 Trong kế hoạch LKĐT có văn bản ghi nhận tham gia của bên thứ 3 vào các hoạt động điều chỉnh và triển khai Tổng điểm: PHỤ LỤC 6 DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỰC HIỆN KHẢO SÁT Quy mô Loại hình HSSV năm TT Tên trƣờng Địa chỉ Công Tƣ CĐ TC lập thực Hố nai 3, Trảng Trƣờng CĐN Cơ giới - Thủy 1 x 450 Bom, Đồng Nai lợi ĐT:0618.971407 Km 32, QL 51 Long 2 Trƣờng Cao đẳng LILAMA2 x 650 Thành, Đồng Nai ĐT:0613558700 QL15, Long Bình 3 Trƣờng Cao đẳng số 8 x 2000 Tân, Đồng Nai ĐT:061 3930 082 P. Thống Nhất, 4 Trƣờng CĐN Đồng Nai x 650 BH, Đồng Nai ĐT: 061.2223911 47 Long Thành, 5 Trƣờng CĐN CNC Đồng Nai x 650 Đồng Nai ĐT:0613.3844237 Kp3, Bửu Long, 6 Trƣờng TCN GTVT Đồng Nai x 100 Đồng Nai ĐT: 0613951042 Tổ 94, KP13, 7 Trƣờng Trung cấp 26 / 3 x 300 p.Hố Nai, BH, ĐN ĐT: 061.3212109 Hố Nai 3, Trảng 8 Trƣờng Trung cấp Hòa Bình x 300 Bom, ĐN ĐT:0613980789 453A, lộ 768 Thiện Trƣờng TCN Cơ Điện Đông 9 x 300 Tân, VC, ĐN Nam bộ ĐT: 0613 865 739 Số 99/5 Phạm Văn Trƣờng TCN Kinh tế-Kỹ thuật 10 x 300 Thuận, BH - ĐN Số 2 ĐT: 061.3912.530 (Nguồn: Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Đồng Nai, 2015) PHỤ LỤC 7 DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN KHẢO SÁT 1. Doanh nghiệp nhà nƣớc TT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ Mã số thuế: 3600259296 CÔNG TY CỔ PHẦN Ngƣời đại diện pháp luật: Phan Hùng 1 CẤP NƢỚC Địa chỉ: 48 Cách mạng tháng 8, phƣờng ĐỒNG NAI Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Mã số thuế: 3602051342 Ngƣời đại diện pháp luật: Hồ Thanh Sơn SỞ TÀI CHÍNH 2 Địa chỉ: trụ sở công ty đặt tại Số 42, TỈNH ĐỒNG NAI Đƣờng CMT8, P. Quang Vinh, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3601498804 Ngƣời đại diện pháp luật: Ôn Thị Minh KHO BẠC NHÀ NƢỚC 3 Phƣợng TỈNH ĐỒNG NAI Đƣờng Nguyễn ái Quốc, P. Quang Vinh, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai 2. Doanh nghiệp dân doanh TT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Nguyễn CÔNG TY TNHH Chí Cƣờng NÔNG SẢN VI T PHÚ Địa chỉ: Số K2-02, Biệt thự Blue 1 Diamond, đƣờng Nguyễn Văn Tỏ, Phƣờng Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai CÔNG TY TNHH VẬN Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lê Văn TẢI DU LỊCH LÊ VĂN Dũng 2 DŨNG Địa chỉ: Số 245, tổ 23, ấp 1, Xã Phƣớc Khánh, Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lê CÔNG TY TNHH TƢ Trọng Tạo VẤN XÂY DỰNG 3 Địa chỉ: Số 249B, tổ 39C, KP 11, Phƣờng CÁT HẢI Tân Phong, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Phạm CÔNG TY TNHH MỘT Quốc Hùng THÀNH VIÊN SẢN 4 Địa chỉ: Số 158 4, đƣờng Trƣơng Quyền, XUẤT HÙNG PHÁT KP 2, Phƣờng Tân Mai, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai CÔNG TY TNHH MỘT Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Trịnh Vũ THÀNH VIÊN TRỊNH Thanh Sơn 5 LÊ LAND Địa chỉ: Số 84 15 46, KP 9, Phƣờng Tân Hòa, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Lý CÔNG TY TNHH Khánh Hòa KHẮC DẤU 6 Địa chỉ: Số 119, đƣờng Hà Huy Giáp, KP TRỌNG LÝ 2, Phƣờng Quyết Thắng, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Nguyễn CÔNG TY TNHH Ô TÔ Thị Yến 7 THIÊN PHÚC Địa chỉ: Số 9, đƣờng Trƣơng Định, KP 2, Phƣờng Tân Mai, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3602481578 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Hoàng Thị Bình 8 MTV BẢO HIẾU GIA Địa chỉ công ty: 96B, Đƣờng Bùi Hữu Nghĩa, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Mã sốthuế: 3600633987 CÔNG TY TNHH TƢ Đại diện pháp luật: Trần Ngọc ánh VẤN ĐẦU TƢ XÂY 9 Địa chỉ: Số 01, khu Amber Court, đƣờng DỰNG AIC D9, Phƣờng Thống Nhất, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3600616572 CÔNG TY TNHH XD Đại diện pháp luật: Đoàn Minh Thao 10 NAM ĐẠI DƢƠNG Địa chỉ: 132 khóm 3, đƣờng CMT8, phƣờng Quyết Thắng, BH, Đồng Nai Mã số thuế: 3603366803 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Lê Thị Long 11 GIA PHƢỚC THÀNH Địa chỉ: khu phố 4, phƣờng Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai 3. Doanh nghiệp nƣớc ngoài TT Tên Doanh nghiệp Địa chỉ Mã số thuế: 3600512608 CÔNG TY TNHH ARAI Đại diện pháp luật: Ông Hirotaka Oyabu 1 VI T NAM Địa chỉ: Lô 101/1-3, KCN Amata, P.Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Mã số thuế: 3600715894 Đại diện pháp luật: Ông Hisatoshi Shiogai CÔNG TY SHIOGAI 2 Địa chỉ: Lô 224 4, Đƣờng 24-2, KCN SEIKI VI T NAM Amata, P.Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Mã số thuế: 3600256520 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Ông Yasuo Kakusaka 3 CÔNG NGHI P PLUS Địa chỉ: Số 8, Đƣờng 1A, KCN Biên Hòa VI T NAM 2, , P.Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Mã số thuế: 3602482363 Đại diện pháp luật: Ông Masayoshi CÔNG TY TNHH CÔNG Aoyama 4 NGHI P BROTHER Địa chỉ:Lô 301 Đƣờng 7A, KCN Amata, SÀI GÒN Phƣờng Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3600242574 Đại diện pháp luật: Ông Yoshio CÔNG TY TNHH NEC Watanabe 5 TOKIN ELECTRONICS Địa chỉ: Lô A5-A6, Đƣờng số 4, VI T NAM KCN Long Bình (LOTECO) Phƣờng Long Bình, Thành Phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam Mã số thuế: 3600515020 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Ông Kang Koo Tae NAMYANG QUỐC TẾ 6 Địa chỉ: 120 1, KCN Amata, Đƣờng 4, VI T NAM Long Bình, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Mã số thuế: 3603236378 Đại diện pháp luật: Ông Woo Sang Seok CÔNG TY TNHH TECH 7 Địa chỉ: Đƣờng số 1, KCN Amata ,Thành ONE VINA VI T NAM phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3602369294 Đại diện pháp luật: Ông Yoon Seok Tae CÔNG TY TNHH 8 Địa chỉ: Lô 101 2 & 101 4, Đƣờng 03, KCN UNIPAX Amata, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai CÔNG TY TNHH DONG Mã số thuế: 3600873386 SUNG CHEMICAL Đại diện pháp luật: Ông Kim Tea Ung 9 (VI T NAM) Địa chỉ: Lô 201 2, Đƣờng 7A, KCN Amata, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3600718101 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Ông JEON WON 10 BUWON VINA KAP Địa chỉ: 205 Đƣờng Amata, KCN Amata, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3600718951 CÔNG TY TNHH RITEK Đại diện pháp luật: Ông Liu Chia Lung 11 VI T NAM Địa chỉ: Lô 213, Đƣờng Amata, KCN Amata, P.Long Bình, Đồng Nai Mã số thuế: 3600985146 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Ông Leong Yoke EXPRESS TECH (VI T 12 Ming NAM) Địa chỉ: Lô 101/2-7 đƣờng 3B, KCN Amata, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3600618890 CÔNG TY TNHH Đại diện pháp luật: Ông Tan Kean Seng 13 VALSPAR (VI T NAM) Địa chỉ: Lô 104/2-4 KCN Amata, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai CÔNG TY TNHH CÔNG Mã số thuế: 3600533527 NGHI P SƠN NHẤT Đại diện pháp luật: Ông Tsai, Hung-Ming 14 PHẨM Địa chỉ: Đƣờng 2A, KCN Amata, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai. Mã số thuế: 3600811319 CÔNG TY TNHH VEGA Đại diện pháp luật: Lu Hsueh Lung 15 FASHION Địa chỉ: Lô B2-2, Đƣờng 15, KCN Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_lien_ket_dao_tao_giua_co_so_giao_duc_nghe_ng.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.doc
Tài liệu liên quan