BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
TRỊNH THỊ HƢỜNG
QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH
QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG
TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
TRỊNH THỊ HƢỜNG
QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH
QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG
TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN DUY B
269 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý làng xã ở tỉnh Thái Bình qua hương ước cải lương từ năm 1921 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÍNH
2. TS NGUYỄN THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ
ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
TRỊNH THỊ HƯỜNG
LỜI CẢM ƠN
Luận án đã được hoàn thành tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận
được những sự giúp đỡ vô cùng quý báu từ các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Duy Bính và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tâm giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học trong Tổ Lịch
sử Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng các thầy cô Khoa Lịch sử, Phòng
sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan, địa phương tỉnh Thái Bình và các
đồng nghiệp đã giúp đỡ nguồn tư liệu trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2021
Tác giả luận án
Trịnh Thị Hƣờng
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT Viết đầy đủ Viết tắt
1 20 đồng 20$00
2 20 đồng 10 hào 20$10
3 Chủ biên Cb
4 Nhà xuất bản Nxb
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Nguồn tài liệu .......................................................................................................... 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
6. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu về hương ước, quản lý làng xã qua hương ước
cổ truyền (trước năm 1921) ......................................................................................... 7
1.1.1. Các công trình của học giả nước ngoài ............................................................ 7
1.1.2. Các công trình của học giả trong nước ............................................................ 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về Hương ước cải lương, quản lý làng xã qua
hương ước cải lương ................................................................................................. 13
1.2.1. Các công trình của học giả nước ngoài .......................................................... 13
1.2.2. Các công trình của học giả trong nước .......................................................... 14
1.3. Các công trình nghiên cứu về làng xã Thái Bình, quản lý làng xã qua hương
ước của Thái Bình ..................................................................................................... 18
1.3.1. Các công trình của học giả nước ngoài .......................................................... 18
1.3.2. Các công trình của học giả trong nước .......................................................... 19
1.4. Một vài nhận xét về nguồn tư liệu, tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục làm rõ ............................................... 23
1.4.1 Nhận xét về nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đề tài luận án ............................................................................................................. 23
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ ..................................................................... 25
Chƣơng 2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ LÀNG XÃ TRƢỚC NĂM 1921
VÀ HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG Ở THÁI BÌNH ............................................... 26
2.1. Khái quát về quản lý làng xã ở Thái Bình trước năm 1921 ............................... 26
2.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình ............................................................................ 26
2.1.2. Làng xã ở Thái Bình ........................................................................................ 30
2.1.3. Quản lý làng xã ở Thái Bình trước năm 1921 ................................................ 36
2.2. Hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình .......................................................... 40
2.2.1. Khái quát về hương ước .................................................................................. 40
2.2.1.2. Các loại hương ước ...................................................................................... 40
2.2.2. Hương ước cải lương ở Thái Bình .................................................................. 41
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 60
Chƣơng 3. QUẢN LÝ KINH TẾ Ở LÀNG XÃ THÁI BÌNH QUA
HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945 ......................... 61
3.1. Quản lý ruộng đất ............................................................................................... 61
3.1.1. Quy định về các vấn đề liên quan đến ruộng đất ............................................ 61
3.1.2. Quy định về các loại ruộng đất ....................................................................... 61
3.1.3. Quy định về xử phạt đối với trường hợp chiếm đoạt ruộng đất bất hợp pháp .... 71
3.2. Quản lý chi thu, sưu thuế ................................................................................... 72
3.2.1. Quản lý chi thu ................................................................................................ 72
3.2.2. Quản lý sưu thuế ............................................................................................. 78
3.3. Quản lý tài sản chung ......................................................................................... 81
3.4. Quản lý, bảo vệ sản xuất nông nghiệp ............................................................... 81
3.4.1. Quản lý đường sá, cầu cống, đê điều .............................................................. 81
3.4.2. Bảo vệ ruộng đồng, nguồn nước, sức kéo ....................................................... 83
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 87
Chƣơng 4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH, VĂN HÓA Ở LÀNG XÃ THÁI BÌNH
QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945 ............... 89
4.1. Quản lý hành chính ............................................................................................ 89
4.1.1. Tổ chức hành chính ......................................................................................... 89
4.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của bộ máy quản lý làng xã .................. 90
4.1.3. Về lương, phụ cấp, thưởng phạt cho bộ máy quản lý làng xã ...................... 102
4.1.4. Việc mua, bán các chức trong bộ máy quản lý làng xã ................................ 106
4.2. Quản lý văn hóa ............................................................................................... 107
4.2.1. Quản lý giáo dục ........................................................................................... 107
4.2.2. Quản lý phong tục ......................................................................................... 111
Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 122
Chƣơng 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC QUẢN LÝ LÀNG XÃ
QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945
Ở TỈNH THÁI BÌNH ............................................................................................ 123
5.1. Một số thành công, thất bại của Pháp trong việc quản lý làng xã ở Thái Bình .... 123
5.1.1. Thành công .................................................................................................... 123
5.1.2. Thất bại ......................................................................................................... 129
5.2. Một số đặc điểm của việc quản lý làng xã qua hương ước cải lương
từ năm 1921 đến năm 1945 ở Thái Bình ................................................................. 134
5.2.1. Tính cụ thể, chặt chẽ ..................................................................................... 134
5.2.2. Tính cộng đồng, tự quản ............................................................................... 137
5.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý làng xã, xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn hiện nay ................................................................................................... 142
5.3.1. Bài học về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước ở nông thôn ........................ 142
5.3.2. Bài học về xây dựng và thực hiện hương ước, quy chế ở cơ sở .................... 144
Tiểu kết chương 5.................................................................................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số hương ước cải lương ở Thái Bình từ 1921 đến 1945
(theo thống kê của Cao Văn Biền) .......................................................... 42
Bảng 2.2. Số lượng bản hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình ........................... 43
Bảng 2.3. Số làng xã, hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình của tác giả luận án.... 44
Bảng 2.4. Phân loại hương ước cải lương làng, xã, thôn, phố huyện của
tỉnh Thái Bình ......................................................................................... 45
Bảng 2.5. Phân bố hương ước tỉnh Thái Bình của Cao Văn Biền ............................ 45
Bảng 2.6. Sự phân bố của làng xã có hương ước cải lương ở Thái Bình
của tác giả luận án.................................................................................. 46
Bảng 2.7. Số lượng làng xã, bản hương ước cải lương ở Thái Bình ........................ 47
Bảng 2.8. Phân loại hương ước cải lương ở Thái Bình theo số trang ...................... 48
Bảng 2.9. Niên đại của các hương ước cải lương ở Thái Bình giai đoạn 1921
đến trước 1927 ........................................................................................ 50
Bảng 2.10. Niên đại của các hương ước cải lương ở Thái Bình giai đoạn 1927
đến trước 1941 ........................................................................................ 50
Bảng 2.11. Niên đại của các hương ước cải lương ở Thái Bình giai đoạn 1941
về sau. ..................................................................................................... 50
Bảng 2.13. Số lượng hương ước cải lương của các đợt của tỉnh Thái Bình
(theo Cao Văn Biền) ............................................................................... 51
Bảng 2.14. Số lượng hương ước cải lương của các đợt của tỉnh Thái Bình
(theo tác giả luận án này) ....................................................................... 51
Bảng 4.1. Các lý dịch được trả lương trong làng xã Thái Bình............................. 104
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, làng xã luôn đóng vai trò
quan trọng. Làng xã đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học, trong đó có khoa học lịch sử. Tìm hiểu về làng xã trong lịch sử sẽ giúp chúng
ta không những hiểu sâu sắc hơn những vấn đề cốt lõi của lịch sử dân tộc mà còn
góp phần làm sáng tỏ cả những vấn đề của hiện tại và tương lai trong xây dựng,
phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Vấn đề quản lý làng xã luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của các nhà nước
phong kiến ở Việt Nam. Các nhà nước phong kiến, thực dân luôn tìm mọi cách để
“nằm” được làng xã. Hiện nay, trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì vấn đề quản lý
làng xã càng có ý nghĩa quan trọng cấp thiết.
Hương ước là một sản phẩm pháp lý do dân làng sáng tạo ra, được sử dụng
làm chuẩn mực trong các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong làng, giữa làng
với bên ngoài. Nhìn từ góc độ pháp luật, hương ước có giá trị như “bộ luật” của
làng, biểu hiện tính “tự trị” làng xã và là sự dung hoà quyền lợi giữa nhà nước
phong kiến và làng xã Hương ước có vai trò quan trọng trong đời sống làng Việt
cổ truyền, trong đó đáng chú ý hơn là với tư cách của một công cụ quản lý làng
xã. Các nhà nước phong kiến và cả thực dân đều nhận thấy vai trò của hương ước,
sử dụng hương ước như một công cụ hữu hiệu trong quản lý làng xã. Thông qua
việc quy định trách nhiệm và chế độ thưởng phạt trước hết và chủ yếu đối với các
cá nhân trong làng xung quanh việc thực hiện các công việc của cộng đồng, hương
ước trực tiếp kiểm soát thái độ ứng xử của các thành viên, không phân biệt già
trẻ, thuộc bất kỳ hình thức tổ chức và giai tầng xã hội nào. Hương ước còn làm
nhiệm vụ quan trọng khác: là sợi dây nối liền các tổ chức xã hội trong làng, giúp
cho bộ máy quản lý làng xã nắm được các tổ chức cấu thành trong bộ máy của làng.
Hương ước còn liên kết các tổ chức trong làng lại với nhau, thông qua việc nắm cá
2
nhân để rồi nắm tổ chức và khuôn các tổ chức ấy vận hành thống nhất trong một
chỉnh thể hữu cơ.
Nghiên cứu vấn đề quản lý làng xã qua hương ước sẽ cung cấp những bài học
kinh nghiệm cho việc tổ chức bộ máy quản lý và cách thức quản lý nông thôn mới
hiện nay.
Thái Bình là tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ nơi người Pháp tiến hành công cuộc Cải
lương hương chính mạnh mẽ. Việc nghiên cứu về quản lý làng xã qua hương ước
cải lương ở Thái Bình không chỉ giúp hiểu rõ hơn về đất và người Thái Bình, làng
xã Thái Bình mà còn qua đó hiểu rõ hơn về chính sách cai trị của người Pháp tại địa
phương này, bổ sung nhận thức sâu sắc hơn về chính sách cai trị của Pháp đối với
nước ta.
Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương
ở Thái Bình là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Với những lí do
trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý làng xã ở tỉnh Thái Bình qua
Hương ước cải lương từ năm 1921 đến năm 1945 để làm đề tài Luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trình bày khái quát về quản lý làng xã trước năm 1921 và hương ước cải
lương ở Thái Bình.
- Làm rõ việc quản lý kinh tế, hành chính, văn hóa ở làng xã Thái Bình qua
hương ước cải lương từ năm 1921 đến năm 1945.
- Rút ra một số nhận xét về việc quản lý làng xã qua hương ước cải lương ở
tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1945 làm bài học cho công tác quản lý làng xã
người Việt hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những nét cơ bản về cơ sở xuất hiện của hương ước cải
lương (1921-1945) ở Thái Bình, như về làng xã người Việt ở Thái Bình, công cuộc
cải lương hương chính của Pháp ở Thái Bình.
- Phân tích được thực trạng hương ước, đặc điểm về hình thức, nội dung của
hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái Bình.
3
- Phân tích, làm rõ nội dung quản lý hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội đối
với làng xã thông qua các bản hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái Bình.
- Đánh giá, rút ra bài học từ thực tế quản lý làng xã ở Thái Bình thông qua
hương ước cải lương (1921-1945) nhằm phục vụ cho công tác quản lý làng xã, nông
dân, nông thôn nói riêng, quản lý nhà nước nói chung hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc quản lý làng xã ở Thái Bình qua các
bản hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình hiện còn lưu trữ giữ ở Viện Thông tin
Khoa học xã hội Việt Nam và Thư viện tỉnh Thái Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các văn bản hương ước cải
lương tỉnh Thái Bình được lập trong khoảng thời gian từ năm 1922 đến năm 1944,
được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm vi không gian: Địa giới của tỉnh Thái Bình thời kỳ 1921-1945 so với
hiện nay có thay đổi, điều chỉnh. Tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu trong không gian
những làng xã của Thái Bình hiện nay.
Phạm vi nội dung: Với 452 bản hương ước cải lương (1921-1945) của Thái
Bình, luận án tập trung tìm hiểu công tác quản lý về hành chính, kinh tế, văn hóa, xã
hội đối với các làng xã người Việt ở Thái Bình giai đoạn 1921-1945.
Ở nội dung về quản lý hành chính, luận án sẽ tập trung tìm hiểu về tổ chức
hành chính, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của bộ máy quản lý làng xã, Về lương,
phụ cấp, thưởng phạt cho bộ máy quản lý làng xã, việc mua, bán các chức trong bộ
máy quản lý làng xã.
Ở nội dung quản lý kinh tế, luận án tập trung tìm hiểu về quản lý ruộng đất, quản
lý chi thu, sưu thuế; quản lý tài sản chung; quản lý, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Ở nội dung quản lý văn hóa, kinh tế, luận án tập trung tìm hiểu về quản lý giáo
dục, quản lý phong tục (hôn nhân, tang ma).
4. Nguồn tài liệu
- Các bộ sử, sách, văn bản, luật của chính quyền nhà nước, tỉnh Thái Bình giai
đoạn 1921-1945, như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nghị định chỉnh
4
đốn lại hương hội các xã Annam ở Bắc Kỳ (1922), Nghị định chỉnh đốn lại Hội
đồng tộc biểu các xã Nam dân ở Bắc Kỳ,
- Các bản hương ước cải lương của Thái Bình giai đoạn 1921-1945.
- Các công trình nghiên cứu khác (giáo trình, sách chuyên khảo,) về hương
ước cải lương, về chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương giai đoạn 1921-1945,
về làng xã và chính sách quản lý làng xã trong lịch sử Việt Nam nói chung, giai
đoạn 1921-1945 nói riêng.
- Tài liệu thực địa thu thập được trong các lần điền dã tại các làng của Thái
Bình.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên
cứu về hương ước cải lương, vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương ở
Thái Bình giai đoạn 1921-1945.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu.
Hai phương pháp chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic được vận dụng để trình bày lại vấn đề nghiên cứu thông qua tư liệu, đồng thời
nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan.
Phương pháp lịch sử: dựng lại một cách khái quát về diện mạo của làng xã
Thái Bình thời kỳ 1921-1945 cùng với nội dung của các chính sách quản lý làng xã
(người Việt) trên tất cả các phương diện.
Phương pháp logic: trên cơ sở phân tích có thể rút ra một số nhận xét, đánh
giá về công tác quản lý làng xã qua hương ước cải lương (1921-1945), qua đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hành chính cấp cơ sở hiện nay.
Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, điền dã,
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các vấn đề chính về hình
thức, thời gian xuất hiện, nội dung của hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái
5
Bình; các vấn đề về quản lý hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục làng xã Thái
Bình qua hương ước cải lương (1921-1945).
Phương pháp điền dã được sử dụng khi tác giả đi thực tế tại một số làng xã
để thu thập những thông tin có liên quan đến làng xã, hương ước cải lương, quản lý
làng xã qua hương ước cải lương ở Thái Bình,.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án để thống kê hệ
thống hương ước cải lương, hệ thống làng xã ở Thái Bình, so sánh chúng với các
khu vực khác để rút ra những điểm riêng biệt của làng xã Thái Bình, hương ước cải
lương, vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái Bình.
6. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu, trình bày đầy đủ, có hệ thống về vấn đề
quản lý làng xã (người Việt) qua hương ước cải lương (1921-1945) ở tỉnh Thái
Bình. Trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ một số nội dung sau:
Thứ nhất, luận án trình bày khá toàn diện về hương ước cải lương (1921-
1945) cùng với việc dựng lại diện mạo làng xã tỉnh Thái Bình đương thời.
Thứ hai, qua việc khai thác nguồn tư liệu gốc và tư liệu tham khảo luận án
dựng lại một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện các nội dung quản lý làng xã ở tỉnh
Thái Bình về hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa qua hương ước cải lương (1921-
1945). Từ hiệu quả thực tế mà công tác quản lý làng xã đạt được, rút ra những bài
học trong việc giải quyết bài toán về mối quan hệ giữa trung ương và làng xã.
Thứ ba, luận án nêu lên được những mặt thành công và thất bại trong công
tác quản lý làng xã qua hương ước cải lương thời kỳ 1921-1945, đặt trong sự so
sánh với chính sách quản lý làng xã của các thời kỳ trước. Từ đó liên hệ với thực
tại, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công cuộc cải cách hành chính ở địa
phương hiện nay.
Thứ tư, luận án tập hợp và hệ thống hóa những tư liệu liên quan đến làng xã
Thái Bình, hương ước cải lương ở Thái Bình, công tác quản lý làng xã ở Thái Bình
giai đoạn 1921-1945. Những tư liệu này sẽ góp thêm một công trình nghiên cứu về
làng xã Thái Bình, về chính quyền thực dân Pháp, về chính sách cai trị của thực dân
Pháp tại Việt Nam,...
6
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Khái quát về quản lý làng xã trước năm 1921 và hương ước cải
lương ở Thái Bình
Chương 3: Quản lý kinh tế ở làng xã Thái Bình qua hương ước cải lương từ
năm 1921 đến năm 1945
Chương 4: Quản lý hành chính, văn hóa ở làng xã Thái Bình qua hương ước
cải lương từ năm 1921 đến năm 1945
Chương 5: Một số nhận xét về việc quản lý làng xã qua hương ước cải lương
ở tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1945
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Các công trình nghiên cứu về hƣơng ƣớc, quản lý làng xã qua hƣơng ƣớc
cổ truyền (trƣớc năm 1921)
1.1.1. Các công trình của học giả nước ngoài
Trước cách mạng tháng Tám, từ thế kỉ XVII, một số người phương Tây đã
có những ghi chép về Việt Nam, trong đó có ghi chép về làng Việt, tục lệ trong làng
Việt, như: Tập du kí mới và kì thú về Vương quốc Đàng Ngoài của Jean Baptiste
Tavernier (Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2005), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài
năm 1688 của Dampier William (Nxb Thế giới, Công ty Từ Văn, Hà Nội, năm
2011), đã cho chúng ta một số thông tin về tục lệ, sự ràng buộc của tục lệ đó đối
với cư dân trong làng Việt.
Công trình La Commune Annamite au Tonkin (Làng xã An Nam ở Bắc kỳ,
1894) của P.Ory đã đề cập đến một số vấn đề về tục lệ, tập quán trong các làng xã ở
Bắc kỳ.
Cuốn Les paysans du Delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ của
P.Gourou (xuất bản lần đầu tại Paris, năm 1936) đã nghiên cứu về văn hóa, cư dân
của làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuốn này, P. Gourou đã trình bày một số nét
về tục lệ, lệ làng, hương ước của các làng xã người Việt và cho thấy rõ tính quy
định bắt buộc đối với việc thực hiện theo các tục lệ trong làng xã người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ. Gourou nhận ra sự chi phối của tục lệ, lệ làng đối với đời sống làng
xã: “Làng là một cộng đồng tự trị, tự giải quyết mẫu thuẫn giữa các thành viên
Tính độc lập của làng là rõ ràng. Nó thể hiện trong câu tục ngữ “Phép vua thua lệ
làng”[82,tr.249-250].
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày càng xuất hiện nhiều các
công trình của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về làng Việt nói chung, hương
ước, quản lý làng xã qua hương ước. Có thể kể ra một số tác giả và tác phẩm:
Insun Yu với công trình Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII (Nxb
Khoa học xã hội, năm 1994). Nội dung chính của công trình này là trình bày, phân
8
tích luật Việt Nam thời Lê sơ. Trong đó, Insun Yu có đề cập đến vấn đề người dân
của làng xã chịu sự tác động, quản lý không chỉ của luật pháp của nhà nước mà còn
cả của những tục lệ di làng xã lập ra.
Công trình Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ của Philippe
Papin và Olivier Tessier (chủ biên) (Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia
xuất bản năm 2001) cũng đề cập một vài khía cạnh về quản lý làng xã truyền thống
ở các làng: Hay (Thanh Ba, Phú Thọ), làng Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) Tả
Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội), làng Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) như về các vấn
đề dòng họ, quản lý ruộng đất,...
John Kleinen với công trình Facing the Future, Reviving the Past: A Study
of Social Change in a Northern Vietnamese Village (Làng Việt đối diện tương lai
hồi sinh quá khứ: Một nghiên cứu về thay đổi xã hội ở một làng miền Bắc Việt
Nam) của John Kleinen (bản dịch của Hội Khoa học Lịch sử, Nxb Lao động, năm
2013). Ở công trình này, tác giả đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển
của làng Việt từ thời kỳ thực dân, thời kỳ thuộc địa, thời kỳ chiến tranh, thời cải
cách ruộng đất, thời kỳ tập thể hóa. Trong đó tác giả dành một chương (Chương 8:
Đời sống lệ nghi ở làng) trình bày về phong tục, tập quán ở làng. Qua đó tác giả
cũng cho thấy các tục lệ, hương ước có vai trò như những luật lệ bắt buộc đối với
cư dân, góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội ở làng.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về làng
xã, hương ước, quản lý làng xã người Việt truyền thống khá đa dạng. Dưới các góc
nhìn khác nhau, vấn đề quản lý làng xã qua hương ước đã được các tác giả nghiên
cứu. Phần lớn các tác giả đều nhận thức vai trò của hương ước trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội ở làng, bộ phận quản lý làng xã đã dựa vào hương ước, tục lệ để mà
cai trị cư dân.
1.1.2. Các công trình của học giả trong nước
Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác giả trong nước đã quan tâm, nghiên
cứu về làng Việt, hương ước, quản lý làng Việt thông qua hương ước.
Công trình Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính đã dành một phần lớn của
cuốn sách để nói về “Phong tục hương đảng” chốn hương thôn, làng xã. Các ngôi
9
thứ, viên chức, hương ẩm, lễ khao vọng, hương học Dù chưa sử dụng quản lý
làng xã bằng hương ước nhưng Phan Kế Bính đã nhận thấy rõ vai trò của hương
ước trong quản lý làng xã: “Chốn hương thôn thường có ước hẹn riêng với nhau,
lập ra sổ sách, đồng dân ký kết gọi là khoán ước. Trong khoán ước có thưởng phạt,
trừ ra các việc lớn đã có phép của nhà nước, còn việc nhỏ thì trong dân thôn thi
hành lẫn nhau” [9,tr.163].
Cùng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, các tác giả Nguyễn Văn Huyên với:
Recherche sur la Commune Annamite (Nghiên cứu xã Annam) (năm 1939),
Histoire de la fondation d’une commune annamite au Tonkin (Lịch sử thành lập một
xã Annam ở Bắc Kỳ (năm 1941), La Civilisation annamite (Văn minh An Nam)
(năm 1944),... ; Nguyễn Văn Khoan, Về ngôi thứ trong làng, (BEFEO, năm 1930,
tr.107-139, tr.132); Ngô Tất Tô với “Việc làng” ít nhiều có nói đến hương ước,
sự tác động của hương ước đối với cư dân làng xã Bắc Bộ xưa.
Kể từ sau năm 1954, việc nghiên cứu về làng xã Việt Nam được đẩy mạnh.
Nguyễn Hồng Phong với Xã thôn Việt Nam tác giả đã dành phần lớn của
cuốn sách để viết về bộ máy quản lý thôn xã, tổ chức và sinh hoạt cộng đồng ở xã
thôn: “ Phép vua thua lệ làng. . nhà nước không thể muốn tổ chức bộ máy cai
trị ở xã thôn thế nào thì được như thế” [80,tr.140]
Ở miền Nam, tác giả Lương Đức Thiệp trong chuyên khảo về Xã hội Việt
Nam, ở cuốn thứ nhì tác giả đã dành một số dung lượng để viết về Chính trị và xã
hội tổ chức (chương II), để nói về xã thôn Việt Nam, Xã hội sinh hoạt (chương III),
để nói về phong tục [98].
Tác giả Phan Khoang với chuyên khảo Lược sử chế độ xã thôn ở Việt Nam
trên Tập san Sử địa (số 1, 1966). Tác giả đã chỉ rõ tính tự trị của làng xã trên cơ sở
hương ước để tự trị, tự quản. “xã có tục lệ riêng ... Thể lệ là tập tục về các tổ chức
nói trên đều được định rõ trong hương ước nó đối với dân trong làng cũng như hiến
pháp đối với dân trong nước vậy. Cũng có điều không ghi trong hương ước, nhưng
đã thực hành lâu ngày thành ra tập tục, truyền tự đời nọ đến đời kia, thì dân làng
cũng phải tuân theo như đã ghi trong Hương ước” [52,tr.43].
10
Trong hai công trình: Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (2 tập), Nxb Khoa học
xã hội, năm 1977 - 1978 và Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (2 tập),
Nxb Khoa học xã hội, năm 1990-1992 của Viện Sử học đều có những bài nghiên cứu
về làng xã, hương ước, quản lý làng xã, như: Vũ Huy Phúc với “Tổ chức quản lý xã
thôn: Chức năng và tính chất”, Nguyễn Đổng Chi với “Quan hệ giữa nhà nước và
làng xã ở Việt Nam trước cách mạng”, Nguyễn Đức Nghinh với “Lệ làng và nho
sĩ”[119].
Công trình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền Bắc Bộ của Trần Từ (Nxb
Khoa học xã hội, 1984), trong công trình của mình, trong “mục III: Vận hành của cơ
cấu xem như một tổng thể” tác giả đã dành nhiều trang để viết về “những đơn vị hành
chính - “ốc đảo” và vai trò hai mặt của hương ước”, thể hiện góc nhìn của một
chuyên gia “Hương ước đã xuất hiện từ bao giờ trong lịch sử của từng làng xã Việt?
Có ý kiến cho rằng đây là luật lệ riêng của làng ...oa học trong nhiều lĩnh
vực quan tâm nghiên cứu. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về hương ước cải
lương ở một số địa phương cụ thể (như Bắc Ninh, Hà Đông,...).
24
Phần lớn các công trình đều phán ánh tầm quan trọng của hương ước, hương
ước cải lương trong quản lý xã hội, quản lý làng xã. Các nhà nước phong kiến cho
các làng xã tự lập hương ước, dựa vào hương ước để giáo dục, giáo hóa, tăng cường
uy quyền của nhà vua, của hệ tư tưởng Nho giáo, trung quân đối với dân làng. Chính
quyền thực dân Pháp hồi đầu thế kỷ XX nhận thấy vai trò của hương ước đối với việc
quản lý làng xã nên đã quy định hình thức, cấu trúc của hương ước, yêu cầu các làng
xã lập hương ước để qua đó nắm lấy làng xã, quản lý chặt chẽ dân cư.
Tuy nhiên, có thể nói rằng chúng ta vẫn chưa nhận thức hết về vấn đề quản lý
làng xã qua hương ước cải lương. Hai luận án sử học điển hình về hương ước cải lương
đó là: Hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921-1944)(của Nguyễn Thị Huệ, Đại
học Sư phạm Hà nội, năm 2016) và Chính sách Cải lương hương chính ở Đồng
bằng Bắc Kỳ và tác động của nó đến đời sống làng xã thời Pháp thuộc (trường hợp
tỉnh Hà Đông) của Nguyễn Thị Lệ Hà (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2019)
khai thác sâu về hương ước cải lương ở hai địa phương này nhưng chỉ đề cập đến
hương ước cải lương ở Bắc Ninh hoặc Hà Đông mà chưa nói đến hương ước cải
lương ở Thái Bình và chưa nói đến khia cạnh quản lý làng xã qua hương ước cải
lương như thế nào.
Hơn nữa thực tiễn công cuộc cải cách hành chính, công cuộc xây dựng nông thôn
mới đang diễn ra hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về công tác quản lý làng
xã. Do vậy, tiếp tục đi sâu tìm hiểu về vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương
vẫn là việc làm cần thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn.
Đối với vấn đề quản lý làng xã ở Thái Bình qua hương ước cải lương, qua
tiếp xúc tài liệu, chúng tôi nhận thấy:
Thứ nhất, làng xã, hương ước nói chung, hương ước cải lương, quản lý làng xã
ở Thái Bình qua hương ước cải lương nói riêng đã được giới thiệu, nghiên cứu về
một số khía cạnh, đã cung cấp một số tư liệu, sự kiện lịch sử, những lĩnh vực khác
nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào trình bày có hệ thống, đầy đủ,
sâu sắc về vấn đề này. Một số công trình trực tiếp trình bày về hương ước cải lương
ở Thái Bình nhưng có những thiếu sót, thống kê, nghiên cứu chưa đầy đủ về hương
ước cải lương ở Thái Bình.
25
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện nay, Hương ước Thái Bình của tác giả Nguyễn
Thanh (Nxb Văn hóa dân tộc, 2000) có thể coi là công trình có tính tổng hợp hơn cả
về hương ước Thái Bình. Tuy nhiên, đây chỉ là công trình mang tính tổng hợp tư liệu
mà chưa có sự phân tích về hình thức, nội dung của hương ước. Vấn đề quản lý làng
xã ở Thái Bình qua hương ước cải lương chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng.
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ
Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án sẽ tập trung
giải quyết những vấn đề sau:
Hệ thống hóa các nguồn tư liệu, trình bày về hình thức, nội dung của hương
ước cải lương ở Thái Bình.
Trình bày, phân tích về quản lý làng xã ở Thái Bình qua hương ước cải lương
(1921-1945) trên các mặt: quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản
lý văn hóa.
Từ việc nghiên cứu về quản lý làng xã ở Thái Bình qua hương ước cải lương
(1921-1945) sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần phục vụ cho công cuộc
cải cách hành chính, xây dựng nông thôn mới hiện nay.
26
Chƣơng 2
KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ LÀNG XÃ TRƢỚC NĂM 1921
VÀ HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG Ở THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về quản lý làng xã ở Thái Bình trƣớc năm 1921
2.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình
2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, có
tọa độ địa lý: 20,17-20,44 độ vĩ Bắc; 106,06-106,39 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp
tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Nam Định
và Hà Nam. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.586.3 km2 [118].
Địa hình
Thái Bình là một tỉnh duy nhất tại miền Bắc không có núi, địa hình đồng
bằng thấp, bằng phẳng thuộc châu thổ sông Hồng.
Tỉnh Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển, có 4 sông lớn chảy
qua (sông Hoá, sông Luộc, sông Hồng, sông Trà Lý). Thái Bình có đường bờ biển
dài 54km.
Khí hậu
Thái Bình có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa, mỗi năm được chia thành
hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, bão nhiều. Lượng mưa trung bình trong năm
từ 1540 mm – 1900 mm. Độ ẩm trung bình từ 85%-90%. Nhiệt độ trung bình từ
22C-24,2C) và thấp nhất vào năm 2011 (22,6C) [100, tr.44].
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Thái Bình rất phong phú với trữ lượng tương đối
lớn như: khí đốt, sét chịu lửa, cao lanh, nước khoáng,.
Với vị trí địa thế như vậy, nên từ buổi đầu dựng nước, nơi đây đã là chốn
dừng chân của lớp người đi khai hoang mở đất.
2.1.1.2. Khái quát lịch sử
Theo Bản đồ lịch sử phát triển châu thổ Sông Hồng [54, tr.13] thì đất đai
thuộc địa vực Thái Bình có toàn bộ vùng đất hai huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà một
phần đất đai phía Tây Bắc huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Thụy Anh cũ (nay thuộc
27
huyện Thái Thụy) có lịch sử từ 3.000 - 2000 năm. Hầu hết đất đai thuộc các huyện
Vũ Thư, Thụy Anh, phía nam huyện Đông Hưng và phía bắc huyện Kiến Xương có
lịch sử từ 2.000 – 1.000 năm. Vùng Nam Kiến Xương, Tiền Hải và vùng ven biển
huyện Thái Ninh cũ (nay thuộc huyện Thái Thụy) có lịch sử từ 1.000 năm trở lại
đây theo xu hướng muộn dần gần như song song với bờ biển hiện nay. Những vùng
đất có độ tuổi xấp xỉ 1000 năm trở lại đây ngày càng chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng
diện tích đất đai của Thái Bình.
Thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc, vùng đất tỉnh Thái Bình ngày nay thuộc bộ Lục
Hải [106, tr.145], thời Bắc thuộc, thuộc hương Đa Cương quận Giao Chỉ.
Thời thuộc Hán, vùng đất Thái Bình thuộc huyện An Định quận Giao
Chỉ. Thời thuộc Đường nằm trong huyện Chu Diên, Châu Giao [106, tr.146].
Thời Đinh, đầu Tiền Lê vùng đất này thuộc Đằng Châu. Năm 1005, dưới
thời Lê Long Đĩnh, đổi tên thành phủ Thái Bình. Danh xưng Thái Bình có từ đây.
Thời nhà Lý, chia cả nước thành 24 lộ, vùng đất này gồm các lộ Kiến
Xương, Long Hưng [106, tr.147].
Thời nhà Trần, vùng đất nay là tỉnh Thái Bình gồm các lộ Long Hưng, phủ
Kiến Xương, phủ Tân Hưng và lộ An Tiêm. Đến cuối thời Trần, lộ An Tiêm lệ
thuộc phủ Tân Hưng [106, tr.148].
Thời thuộc Minh đổi phủ Tân Hưng làm phủ An Lạc, phủ Long Hưng đổi
làm trấn Man, sau lại đổi phủ trấn Man làm châu trấn Man.
Thời Hậu Lê và Tây Sơn, tỉnh Thái Bình ngày nay thời Lê có ba Phủ là Tân
Hưng (sau đổi là tiên Hưng), Thái Bình Kiến Xương. Thời kỳ đầu nhà Hậu Lê vùng
này thuộc Nam đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) thuộc thừa tuyên Thiên Trường,
năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, năm Hồng Đức thứ 21
(1490) đổi làm xứ Sơn Nam đến giữa năm Hồng Thuận 10 (1510-1516) gọi là Trấn.
Thời Mạc, Mạc Ðăng Dung lấy 3 phủ Tân Hưng, Thái Bình, Kiến Xương
(Thái Bình), Khoái Châu (Hưng Yên), Thượng Hồng, Hạ Hồng (Hải Dương, Hải
Phòng) lập Dương Kinh, vùng đất Thái Bình thuộc về Dương Kinh.
Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), chia Sơn Nam làm hai lộ Sơn Nam Thượng và
Sơn Nam Hạ (gồm các phủ Thái Bình, Nghĩa Hưng, Kiến Xương và Tiên Hưng).
28
Thời Tây Sơn (1788 - 1802) vẫn giữ 3 phủ, phủ vẫn kiêm nhiệm các huyện
như thời Lê, chỉ đổi tên huyện Thanh Lan thành huyện Thái Ninh.
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Sơn Nam Thượng làm trấn Sơn Nam, Sơn
Nam hạ làm trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đem phủ Tiên Hưng
lệ thuộc vào tỉnh Hưng Yên, phủ Kiến Xương, phủ Thái Bình lệ thuộc vào tỉnh Nam
Định [106, tr.149]. Huyện Thanh Lan đổi gọi là huyện Thanh Quan và tách khỏi
phủ Tiên Hưng, lệ vào phủ Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Ðịnh. Năm Tự Ðức thứ 3
(1850) lại đưa huyện Thanh Quan lệ vào phủ Thái Bình. Cùng thời gian lại tách phủ
Thái Bình làm hai: phủ Thái Bình kiêm quản các huyện Thanh Quan, Ðông Quan,
Thụy Anh. Phân phủ Thái Bình quản hai huyện Quỳnh Côi, Phủ Dực.
Tháng 9 năm 1828, huyện Tiền Hải được thành lập trên cơ sở số diện tích
mới được mở cộng với tổng Ðại Hoàng của huyện Chân Ðịnh, tổng Tân Bồi của
huyện Thanh Quan và tổng Hà Cát của huyện Giao Thủy (Nam Ðịnh).
Ngày 21/03/1890, toàn quyền Ðông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Thái
Bình, gồm các huyện: Thanh Quan, Thụy Anh, Ðông Quan, Trực Ðịnh, Thư Trì,
Vũ Tiên, Tiền Hải, Phụ Dực, Quỳnh Côi (thuộc Nam Ðịnh) và huyện Thần Khê
(thuộc Hưng Yên) [110].
Ngày 9 tháng 2 năm 1893, thành lập Tổng Thuận Vi trong huyện Thư Trì
[113].
Từ ngày 26 tháng 7 năm 1893, huyện Quỳnh Côi được sáp nhập thêm 5
làng: Đông Quỳnh, Tân Mỹ, Hy Hà, Đông Châu và Hà Lang của tỉnh Hưng Yên
[113].
Từ ngày 9 tháng 8 năm 1894, theo Quyết định của Kinh lược Bắc Kì, tổng Tân Bồi
huyện Tiền Hải bên tả ngạn sông Trà Lí được sáp nhập vào huyện Thanh Quan [114].
Năm Thành Thái thứ 6 (1894) cắt thêm 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà
(thuộc Hưng Yên) nhập trở lại Thái Bình. Lúc này, tỉnh Thái Bình với tư cách là
tỉnh - đơn vị hành chính độc lập gồm 3 phủ: Tiên Hưng, Kiến Xương, Thái Ninh và
12 huyện: Duyên Hà, Hưng Nhân, Tiên Hưng, Thụy Anh, Ðông Quan, Thái Ninh,
Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thư Trì, Vũ Tiên, Trực Ðịnh, Tiền Hải.
Nghị định của Thống sứ Bắc kì ngày 20 tháng 4 năm 1912, phủ Thái Ninh
được đổi thành huyện Thái Ninh [115].
29
Theo cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kì” năm 1930, tỉnh Thái Bình có diện tích
là 825.000 mẫu ta (2.970 km2), gồm 3 phủ: Kiến Xương, Thái Ninh và Tiên Hưng,
9 huyện: Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, Đông Quan, Thụy Anh, Phụ Dực, Quỳnh Côi,
Duyên Hà và Hưng Nhân, 95 tổng và 820 xã [56, tr.101]. “Năm 1933, Thái Bình có
diện tích là 1.366.000.000 m2, bao gồm 3 phủ và 9 huyện” [110].
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ngày 10/04/1946, Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định bỏ đơn vị tổng đổi phủ thành huyện. Toàn tỉnh lúc này có 12 huyện, 1
thị xã với 829 xã, thôn.
Sau năm 1954, tỉnh Thái Bình có 13 đơn vị hành chính gồm thị xã Thái Bình
và 12 huyện: Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Quỳnh
Côi, Thái Ninh, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, 2 huyện Đông Quan vā Tiên Hưng hợp nhất thành
huyện Đông Hưng; 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà và 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô,
Hòa Bình, Chi Lăng và Tây Đô của huyên Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Hưng
Hà; 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực hợp nhất thành huyện Quỳnh Phụ; 2 huyện
Thái Ninh và Thụy Anh hợp nhất thành huyện Thái Thụy; 2 huyện Vũ Tiên và Thư
Trì hợp nhất thành huyện Vũ Thư. tỉnh Thái Bình còn 1 thị xã và 7 huyện. Ngày 29
tháng 4 năm 2004, thị xã Thái Bình được nâng lên thành thành phố Thái Bình.
2.1.1.3. Dân cư, truyền thống văn hóa
Theo kết quả Tổng Điều tra Dân số và nhà ở năm 2019, Thái Bình có: 1.860
447 người.. Số dân thành thị: 196.422, số dân nông thôn: 1.664.025. Dân tộc Kinh:
1.856.826, các dân tộc khác: 904.574, dân tộc khác: 3.621 người. Mật độ dân số của
tỉnh là 1173 người/ km [2, tr.68-71].
Thời cận đại, theo thống kê dân số và mật độ dân số của Thái Bình tăng lên
khá nhanh. Năm 1921 mới chỉ có 871.651 người thì đến năm 1938, dân số Thái
Bình đã tăng lên là 1.036.000 người2.
Điểm nổi bật trong cư dân Thái Bình là người Kinh chiếm tỉ lệ tuyệt đối. Cư
dân Thái Bình là cư dân nông nghiệp, mang trong mình văn hóa nông nghiệp đặc
trưng của đồng bằng sông Hồng.
2
xem thêm phụ lục 4 và phụ lục 5.
30
Người dân Thái Bình cần cù, thông minh, sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc,
thương yêu nhau, khắc phục khó khăn bền bỉ, san ghềnh, lấp trũng, đào sông, đắp
đê, thau chua rửa mặn, mở đất, lập làng. Thái Bình là vùng đất văn hiến, khoa bảng
nổi trội, thời nào cũng có nhân tài, người đỗ đại khoa, tiêu biểu là Trạng nguyên
Phạm Đôn Lễ; Bảng nhãn Lê Quý Đôn,...
Cư dân Thái Bình có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Từ buổi
đầu dựng nước, năm 40, vùng đất Thái Bình là nơi nữ tướng Vũ Thị Thục dấy binh
khởi nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng. Thế kỷ thứ X, vùng đất Bố Hải Khẩu (nay thuộc
tỉnh Thái Bình) được Trần Lãm chọn làm nơi nương tựa cho Đinh Bộ Lĩnh thống
nhất giang sơn. Thái Bình là nơi phát tích, dựng nghiệp của nhà Trần. Thời Pháp
thuộc, nhân dân Thái Bình hăng hái tham gia các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, “hơn 50 vạn người con Thái Bình đã
tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường” [105, tr.435].
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ tiền nhân xưa đã để lại trên đất
Thái Bình hàng nghìn di tích văn hóa đặc sắc: đình, đền, miếu, chùa, từ đường, văn
chỉ “Hiện tại toàn tỉnh Thái Bình có 2969 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 2 di
tích quốc gia đặc biệt, 115 di tích quốc gia” [107]. Thái Bình cũng là một vùng văn
hóa dân gian phong phú, đa dạng mà lễ hội truyền thống đã có và hiện còn ở Thái
Bình đáng được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình với khoảng 200 lễ
hội được lưu giữ. Hiện Thái Bình có 8 lễ hội [107] được vinh danh di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia: hội chùa Keo (Vũ Thư), lễ hội đền Trần (Hưng Hà), hội đền
Đồng Bằng (Quỳnh Phụ), Thái Bình là nơi có hàng trăm làng nghề truyền thống3.
2.1.2. Làng xã ở Thái Bình
2.1.2.1. Về số lượng
Thái Bình là vùng đất mở. Sự hình thành của Làng xã Thái Bình là một quá
trình khẩn hoang, trị thủy, đào sông, đắp đê,... Thống kê từ năm 1892 đến 1992, ở
Thái Bình đã diễn ra 11 lần quai đê, lấn biển [88, tr.36]. Dân cư Thái Bình có nguồn
gốc từ nhiều vùng khác nhau nhưng đến nay, cư dân Thái Bình đều là người Việt,
làng ở Thái Bình là làng của người Việt.
3
Theo thống kê năm 2018, Thái Bình có 290 làng nghề được cấp bằng công nhận như: chạm bạc
Đồng Xâm, thêu Minh Lãng, .
31
Những di vật khảo cổ học phát hiện được ở Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy
phản ánh rằng vùng đất phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh cách đây hơn 2.000 năm đã có
cư dân đến sinh sống khai hoang đất đai phát triển nghề trồng lúa nước và đánh bắt cá.
Đến thế kỷ thứ VI, công việc khai hoang ở các địa phương vùng hạ lưu sông
Hồng trong đó có vùng đất Thái Bình được đẩy mạnh một bước. Đến thế kỷ thứ XI,
vùng đất này trở thành "vựa lúa của cả nước" [105, tr.641].
Dưới thời Lý, Trần việc khai hoang được thuận lợi nhiều trang, ấp làng xóm
mới ra đời nhiều nhất là ở vùng Hưng Nhân, Duyên Hà, Quỳnh Côi, Phụ Dực.
Dưới nước thời Lê Sơ, công cuộc khai hoang ở lại càng được đẩy mạnh.
Theo ghi chép của Nguyễn Trãi trong Địa dư chí năm 1435, số lượng làng xã ở Thái
Bình là trên 463 đơn vị, trong đó có 457 xã, 2 thôn, 2 trang, 2 bãi [105, tr.642].
Thế kỷ XIX, công cuộc khai hoang ở bãi Cồn Tiên được thực hiện nhanh
chóng chỉ trong 6 tháng đã lập nên 7 tổng, 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp với 18.970
mẫu ruộng, 8.000 mẫu đất, 2.350 xuất đinh, đưa tới sự ra đời của huyện Tiền Hải
[105, tr.646]. Cùng thời gian này nhiều vùng đất khai hoang của huyện Thụy Anh
được khai phá. Đầu thế kỷ XIX, tổng số làng xã của Thái Bình thời gian này, theo
Các tổng trấn xã danh bị lãm là 602 xã, thôn, trang, phường, sở (nằm trong 03 phủ,
11 huyện) [105, tr.153]. Thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, số làng xã của Thái Bình theo
Đồng Khánh địa dư chí là 627 xã, thôn, trang, trại, giáp, lý (nằm trong 03 phủ, 01
phân phủ, 12 huyện, 89 tổng) [105, tr.155]. Năm 1893, theo tài liệu của Tòa sứ Thái
Bình, thì tỉnh này có 548 xã (nằm trong 02 phủ, 10 huyện, 79 tổng) [105, tr.153].
Đầu thế kỷ XX, Nguyễn Thanh trong cuốn Nhận diện văn hóa làng Thái
Bình đưa ra bản thống kê 995 làng xã ở Thái Bình từ đầu thế kỷ XIX đến cách mạng
tháng Tám năm 1945 [89, tr.795-841]. Theo thống kê của P.Gourou, năm 1926 Thái
Bình có 814 [105, tr.127] làng xã (xem thêm Phụ lục 6). Trong cuốn Địa danh Thái
Bình xưa nay đưa ra bản thống kê gồm 820 làng xã ở Thái Bình ở giai đoạn những
năm 30 của thế kỷ XX [90, tr.156-187]. Địa chí Thái Bình cũng đưa ra con số là
819 xã nhưng không có thống kê cụ thể. Chúng tôi thống kê từ quyển Tên làng xã
và địa dư các tỉnh Bắc kỳ của Ngô Vi Liễn thì đến trước cách mạng tháng Tám năm
1945, tỉnh Thái Bình có 819 làng xã [56, tr.101]. Ở luận án này, tác giả lấy con số
32
819 làng xã theo quyển Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ và Địa chí Thái Bình
để làm số liệu chính, so sánh, đánh giá (xem thêm phụ lục 7).
2.1.2.2. Quy mô
Làng xã ở Thái Bình khác nhau về quy mô diện tích dân số và các nét văn
hóa. Có làng có diện tích, dân số lớn, như làng Thượng Tầm (tổng Thượng Ninh,
huyện Thái Ninh) (diện tích 3,17 ha, dân số là 6.367 người, mật độ là 2.000 người/1
km2), có những làng có diện tích, dân số ít, như làng Tả Phụ (Đồng Xâm, Kiến
Xương) (có diện tích 0,88 ha, dân số là 1.234 người, mật độ là 1.540 người/1 km2)
(xem thêm phụ lục 8).
2.1.2.3. Về phân loại làng xã
Căn cứ theo thời gian hình thành, các nhà nghiên cứu đã dựa vào tên gọi để
phân ra làng Việt cổ và làng Việt mới thì làng ở Thái Bình cũng có thể phân ra hai
lọai như vậy.
Làng Việt cổ là những làng có lịch sử lâu đời hàng nghìn năm. “Ở Thái Bình
có khoảng trên 30% số làng Việt cổ” [88, tr.33]. Làng này thường có tên Nôm,
như: làng Nghìn, làng Sàng, làng Nhội, làng Nổ,... với số lượng là khoảng 360 làng.
Cùng với những tên làng có tên Nôm là những làng mang tộc danh, ví dụ như Bùi
Xá, Đặng Xá, Nguyễn Xá.... "Có 82 làng mang tên họ họ kèm với từ "xá", chiếm
khoảng 10% số làng ở tỉnh Thái Bình” [88, tr.34].
Làng Việt mới là những làng thường chỉ có tên chữ Hán Việt những làng này
thường có nhiều ở các huyện Kiến Xương, Tiền Hải.
Căn cứ theo địa bàn, điều kiện tự nhiên có thể phân làng xã ở Thái Bình thời kỳ
trước năm 1945 thành 03 loại hình sau: làng nội đồng, làng ven sông, làng ven biển.
Làng nội đồng là loại làng nằm trong đồng bằng. Ở Thái Bình số làng nội
đồng chiếm số lượng lớn trong tổng số các làng xã của tỉnh. Trong số các làng nội
đồng ở Thái Bình thì các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ có nhiều làng tối cổ, các
huyện Kiến Xương, Thái Thụy, Vũ Thư, Đông Hưng có những làng cổ, làng mới
(được hình thành giai đoạn thời Lê, đầu thời Nguyễn) đan xen nhau. Làng nội đồng
phần lớn là những làng hình thành sớm (thời Bắc thuộc), đến thời Lý, Trần các làng
này phát triển khá rực rỡ. Ở các làng này có đầy đủ các thiết chế văn hóa như Đình,
33
chùa, Đền, miếu, nhà thờ, chợ, ao, Tiêu biểu là làng Nghìn, làng Bệ (Quỳnh Phụ),
làng An Chi (ở Thụy Anh),
Làng ven sông là loại làng nằm ven các con sông (như sông Hồng, sông
Luộc), thường là những làng cổ được hình thành sớm, nhiều làng được hình thành
trước và trong những thập niên đầu công nguyên cách ngày nay trên 2.000 năm.
Một số làng ven sông ở Thái Bình đó là: làng Ứng Lôi (xã Tân Lễ) nơi tiếp giáp
giữa sông Hồng, sông Luộc, làng Nhội (thượng nguồn sông Trà), làng Hương Điền,
Bồng Điền (bên sông Hồng), .... Phần lớn các làng này đều hình thành sớm. Tại
làng Còng (xã Minh Tân, huyện Hưng Hà) vào năm 2000 phát hiện hai trống đồng
thuộc Đông Sơn cách ngày nay 2.500 năm). Hầu hết các làng ven sông có những
thiết chế tín ngưỡng cổ có các lễ hội truyền thống và những trò chơi trò diễn dân
gian phong phú đa dạng các lễ hội đều gắn với sông nước.
Làng ven biển ở Thái Bình được hình thành do lắng đọng phù sa. Dân
thường tụ cư trên các cồn cát, lâu ngày thành làng. Có khoảng 40 làng xã nằm sát
biển được xếp vào loại hình làng ven biển. Có làng xã được hình thành từ lâu đó là
những làng thuộc huyện Thủy Anh cũ còn lại (làng ở huyện Tiền Hải) phần lớn làng
xã được khai phá trên dưới hai trăm năm. Các làng ven biển ở Thái Bình được hình
thành theo các doi cát. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề biển kết hợp với nghề nông.
Ở những nơi biển bồi mạnh như các làng ven biển Tiền Hải, các làng chuyển sang
trồng cói và phát triển nghề thủ công như dệt chiếu, dệt thảm...Đặc trưng trong tín
ngưỡng của cư dân làng ven biển ở Thái Bình là đều thờ Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Công Trứ. Tại đình làng thờ các nguyên mộ, thứ mộ. Ở mỗi làng đều có nhiều dòng
họ đến khai hoang lập ấp nhưng tính cộng đồng, quan hệ huyết thống,.. tạo nên tính
gắn kết trong đời sống làng ven biển ở Thái Bình.
2.1.2.4. Về cấu trúc làng xã4
Làng xã ở Thái Bình nói chung là một đơn vị cư trú và chia làm hai khu rõ
rệt: làng mạc và đồng ruộng. Làng mạc là nơi dân cư sản xuất. Xung quanh làng có
luỹ tre dày bao bọc, như một bức tường thành. Đó là một thành luỹ rất kiên cố, như
dân gian vẫn thường nói: "Đốt không cháy, trèo không được, đào không qua". Luỹ
4
Nội dung mục này có tham khảo từ : Sở VHTT Thái Bình, Xây dựng làng xã văn hóa ở Thái Bình, Sở
VHTT Thái Bình xuất bản 1995.
34
tre làng do dân làng trồng trọt, vun xới và ra sức bảo vệ. Khu vực làng ven biển, ở
Tiền Hải, yếu tố lũy tre nhạt dần, thay vào đó là các con đường, rạch nước để phân
ranh giới giữa các làng xã.
Mỗi làng hay thôn lại được chia thành những cộng đồng dân cư nhỏ hơn và
mỗi cộng đồng đơn lẻ này được gọi là xóm. Xóm lại được chia thành các ngõ, mỗi
ngõ lại gồm các gia đình khác nhau. Song sự phân chia trên chỉ mang tính chất
tương đối, trên thực tế do sự phong phú đa dạng của các vùng miền nên trên nền
tảng cấu trúc chung thì các làng xã còn có nét đặc trưng riêng.
Về tổ chức làng xã
Ở mỗi làng dưới chế độ quân chủ thường có ba đẳng cấp chính:
1. Hạng quan viên: là đẳng cấp có thế lực và quyền hành trong làng xã được
hưởng nhiều ưu đãi, được miễn các nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế đinh, lao dịch),
có quyền quyết định mọi việc trong làng.
2. Hạng dân nội tịch: là những người quê gốc tại các làng xã, có tên trong sổ
hộ khẩu của làng. Trên thực tế họ chủ yếu là những người dân đinh nộp thuế cho
Nhà nước và họ không được xếp vào hạng quan viên.
3. Hạng dân ngụ cư, dân ngoại tịch: về nguyên tắc đẳng cấp này không được
xem là dân làng, mặc dù trong thực tế họ vẫn thường xuyên cư trú ở đó. Trên danh
nghĩa họ không được pháp luật che chở, không có tên trong hộ khẩu của làng,
không được hưởng quyền lợi chính thức nào, vì vậy họ là đẳng cấp nghèo khổ nhất
trong làng xã Thái Bình.
Bộ máy chính quyền cấp xã cổ truyền ở Thái Bình gồm ba thiết chế chính,
hay là ba tổ lồng vào nhau, mà chúng ta có thể lần lượt điểm qua hợp thể và chức
năng chính như sau:
1. Dân hàng xã: gồm toàn bộ cư dân nam giới từ 18 tuổi trở lên, tức toàn thể
những người đã đóng sưu thuế cho chính quyền quân chủ trung ương và được Nhà
nước công nhận là có quyền bầu ở cấp xã, quyền bàn bạc việc làng nước trong các
tổ chức ở cấp xã.
2. Hội đồng kỳ mục: trên danh nghĩa là do dân làng xã cử lên từ nội bộ của
mình, nhưng thực ra gồm những người vừa có điền sản, vừa có chức vụ hay phẩm
hàm, chức trách được công nhận là đề ra những chủ trương và biện pháp để làm
tròn việc làng, việc nước.
35
3. Những “lý dịch”, tức chức viên ở cấp xã, của chính quyền quân chủ trung
ương, đứng đầu là Xã trưởng (Lý trưởng) do dân hàng xã bầu ra, có nhiệm vụ là
cùng với các chức viên đồng sự thực hiện những chủ trương của Hội đồng kỳ mục
và chịu trách nhiệm về việc làng việc nước trước chính quyền quân chủ trung ương.
Trong cấu trúc của làng còn bao gồm các tổ chức khác nhau như:
Xóm, ngõ: làng ở Thái Bình phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều
ngõ, mỗi ngõ gồm một hay nhiều nhà thành những khối dài dọc đường cái, bờ
sông, chân đê và phân bố lẻ tẻ, xen kẽ với ruộng đồng Mỗi xóm, ngõ có cuộc
sống tương đối riêng.
Gia đình, dòng họ: làng ở Thái Bình là một phức hợp của nhiều tổ chức xã
hội mà trước hết là gia đình, dòng họ. Các mối liên kết trong làng có nghề nghiệp,
tín ngưỡng tôn giáo, khu vực láng giềng, xóm ấp, đơn vị hành chính làng xã và họ
hàng dòng máu nhưng mối liên kết họ hàng vẫn là bền vững nhất.
Từ thời xa xưa sự tổ chức cư trú của nhiều làng đã theo gia đình, dòng họ,
đến thế kỷ XIX, XX, sự cố kết họ hàng lại có phần chặt hơn. Hiện tượng làm tộc
phả, tộc ước, diễn ca tộc phả rất phổ biến ở các làng của Thái Bình.
Mối quan hệ họ hàng dường như ngày càng chặt chẽ, biểu hiện trong 3 mặt:
thờ cúng tổ tiên; xây dựng nhà thờ họ, lập gia phả dòng họ và chế độ đặt ruộng họ,
ruộng hương hoả.
Tổ chức thôn: đây là trường hợp một xã có nhiều thôn (làng) thì mỗi thôn
đều có một nền hành chính riêng. Thôn có hội đồng hàng thôn, gồm những người
ngoài các chân trong ban Hội đồng kỳ mục hàng xã, có danh vọng tiền tài và tuổi
tác trong thôn, những người này được dân thôn cử theo những tiêu chuẩn riêng của
thôn. Người đứng đầu là Thôn trưởng.
Tổ chức giáp: thời cận đại, ở Thái Bình, giáp là tổ chức tự nguyện của nam
giới, tính theo lớp tuổi trong làng xã, họ cùng quy tụ lại bởi quan hệ tôn tộc, bởi
cùng một thôn xóm hay bởi cùng một liên hệ tinh thần khác như công việc tế tự,
cúng bái; với mục đích là để tiện cho việc thu thuế.
Tại nhiều làng xã ở Thái Bình, những người cùng họ thường đứng chung một
giáp, một họ có thể có hai, ba giáp và việc vào hàng giáp là không bắt buộc. Mỗi
36
giáp có một quyển sổ ghi tên những người trong giáp và những con trai các giáp
viên đã được bố mẹ xin vào trong giáp. Các thành viên trong giáp được phân chia
quyền lợi khi làng có lễ hội, tùy theo các thứ bậc khác nhau ở trong giáp.
Tổ chức Phường, hội: Mỗi làng có thể có nhiều Phường (gắn với nghề của
cộng đồng đó), Hội (gắn với sở thích của một cộng đồng),
Như vậy, làng xã ở Thái Bình trước khi Pháp tiến hành “cải lương hương
chính” khá đa dạng nhưng đều mang những nét chung, là làng Việt truyền thống,
mang những đặc trưng của làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
2.1.3. Quản lý làng xã ở Thái Bình trước năm 1921
2.1.3.1. Quản lý làng xã
Làng là từ Nôm, được dùng trong giao tiếp thường ngày, dùng để chỉ đơn vị
tụ cư truyền thống của người Việt ở nông thôn, có địa vực riêng, kết cấu vật chất và
cơ sở hạ tầng riêng, cơ cấu tổ chức, lệ tục, tính cách riêng, hoàn chỉnh và ổn định
qua quá trình lịch sử.
Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm làng xã để chỉ các đơn vị
“làng”, “xã”, “thôn” ở Thái Bình mà các đơn vị đó có hương ước cải lương.
Thuật ngữ quản lý cũng có nhiều cách khác nhau. Xét về từ ngữ, “quản lý"
(tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản"
là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “lý" là sửa sang, sắp
xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. Quản lý có nghĩa là sắp đặt, chăm
nom công việc, bản thân nó có hàm ý vừa là tổ chức vừa là cai quản theo pháp luật
Nhà nước [24, tr.35].
Quản lý làng xã xét cho cùng là phải hướng đến mục tiêu là tạo điều kiện
cho các làng xã phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Có quản lý được làng xã với vị trí
là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước, có ổn định được xã hội làng xã nói
riêng thì mới ổn định được xã hội quốc gia nói chung.
Nội dung chủ yếu của quản lý làng xã truyền thống theo Bùi Xuân Đính bao
gồm: “Quản lý xã hội làng xã là tổ chức và cai quản các đơn vị dân cư có địa vực
riêng, tương đối ổn định, có cơ cấu tổ chức, lệ tục, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa
cộng đồng riêng, dần dần được Nhà nước phong kiến lắp ghép thành các đơn vị
37
hành chính cấp cơ sở. Nội dung chủ yếu của quản lý xã hội làng xã là điều chỉnh
các mối quan hệ giữa các giai tầng xã hội, cai quản các thiết chế tổ chức trong
làng, để làng được duy trì và phát triển trong thế ổn định, để Nhà nước nắm được
các yêu cầu về sưu thuế, binh dịch từ các đơn vị tụ cư đó” [32, tr.83].
Trong phạm vi đề tài này, người viết quan niệm quản lý làng xã là quản lý
tổng thể các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở làng xã, nhằm làm sáng rõ vấn
đề quản lý làng xã (người Việt) ở Thái Bình qua hương ước cải lương (1921-1945).
2.1.3.2. Quản lý làng xã ở Thái Bình trước năm 1921
Việc quản lý làng xã ở tỉnh Thái Bình trước năm 1921 cơ bản giống như
quản lý các làng xã của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, có lúc chặt chẽ, có lúc lỏng
lẻo, tùy theo sự mạnh hay yếu của chính quyền trung ương.
Các triều đình phong kiến luôn chú ý việc quản lý làng xã và trên thực tến
công tác quản lý các làng xã của các triều đình phong kiến ngày càng chặt chẽ hơn.
Nếu như thời Hùng Vương, các kẻ, chạ, chiềng còn mang tính tự trị cao. Đến thời
Bắc thuộc, các chính quyền đô hộ phương Bắc đều cố gắng can thiệp tới chính
quyền cấp cơ sở của nước ta bằng cách áp đặt chính sách quản lý, chia đặt theo mô
hình Trung Hoa nhưng trên thực tế gần 1000 năm Bắc thuộc chúng vẫn không thực
hiện được âm mưu đó, làng xã vẫn là những cơ sở của người Việt.
Từ thế kỷ X trở về sau nhà nước phong kiến Việt Nam liên tục thông qua
nhiều biện pháp (thông qua Đinh bạ, Địa bạ, bộ máy quản lý làng xã (xã trưởng, xã
quan,)) ngày càng can thiệp và phá vỡ dần sự độc lập và tự trị của các làng xã,
tăng cường quản lý làng xã.
Thời Lê sơ có bước chuyển mới trong việc quản lý làng xã. Nhà nước đã quy
định rõ về điều kiện, tiêu chuẩn bầu Xã trưởng, thực hiện chế độ khảo hạch các xã
quan, ban hành thể lệ tách xã cũ, lập xã mới, Lê Thánh Tông ban hành bản Giáo
huấn gồm 24 điều, buộc các làng xã phải thực hiện theo. Dưới thời Lê Thánh Tông
triều đình đã ra sắc lệnh thể chế hoá hương ước. Bộ luật Hồng Đức đã ghi lại chỉ dụ
của vua Lê Thánh Tông về việc biên soạn và thi hành hương ước như sau: - Các
làng xã không nên có khoản ước riêng vì đã có luật chung của nhà nước. - Riêng
làng xã nào có những tục khác lạ thì có thể lập khoán ước và cấm lệ - Trong trường
38
hợp đó, thảo ra hương ước phải là người có trình độ nho học, có đức hạnh, có chức
và có tuổi tác. - Thảo xong, phải được quan trên kiểm duyệt và có thể bị bác bỏ. -
Khi đã có khoán ước rồi, mà vẫn có người không chịu tuân theo, cứ nhóm họp
riêng, thì những kẻ ấy sẽ bị quan trên trị tội. Như vậy, có thể nói chính quyền Lê
Thánh Tông đã tiến một bước sâu trong quản lý làng xã. Nhà nước đã thông qua
việc quy định lập hương ước can thiệp vào làng xã, kết hợp cùn..., huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình
525. Hương ước xã Tân Xuân, tổng Tân Bồi, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
526. Hương ước xã Tô Trang tổng Tô Xuyên huyện Phụ Dực tỉnh Thái Bình
527. Hương ước xã Tô Đê, tổng Tô Xuyên, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình
528. Hương ước xã Tế Quan, tổng Đồng Hải, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
529. Hương ước xã Tống Thỏ, tổng Trực Nội, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
530. Hương ước xã Tử Tế, tổng Thụy Lũng, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
531. Hương ước xã Tự Tân, tổng Trực Nội, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
532. Hương ước xã Vinh Quan, tổng Cát Đàm, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
533. Hương ước xã Vô Song, tổng Đồng Hải, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
534. Hương ước xã Văn Ông, tổng Đồng Hải, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
535. Hương ước xã Vũ Biện, tổng Lễ Thần, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
536. Hương ước xã Vũ Công Đoài, tổng Lễ Thần, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
537. Hương ước xã Vũ Xá, tổng Tân Thành, phủ Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
538. Hương ước xã Vạn Di, tổng Vỵ Sỹ, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình
539. Hương ước xã Vạn Phúc, tổng Lương Xá, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình
540. Hương ước xã Vọng Lỗ, tổng An Tiêm, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình
541. Hương ước xã Vọng Lỗ, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình
542. Hương ước xã Vỵ Dương, tổng Vỵ Dương, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
543. Hương ước xã Xích Bích, tổng Xích Bích, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình
544. Hương ước xã Xích Ngọc, tổng Xích Bích, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình
545. Hương ước xã Đa phú, tổng Hà Lý, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình
546. Hương ước xã Đan Hội, tổng Thượng Bái, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình
547. Hương ước xã Đào Tạo, tổng Đào Xá, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình
176
548. Hương ước xã Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình
549. Hương ước xã Đình Ngũ, tổng Canh Nông, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình
550. Hương ước xã Đông Cao tổng Tân An huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
551. Hương ước xã Đông Hoàng, tổng Tân Thành, phủ Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
552. Hương ước xã Đông Hào, tổng Đông Thành, phủ Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
553. Hương ước xã Đông Nhuế, tổng Xuân Vũ, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
554. Hương ước xã Đông Tiêm, tổng Bất Nạo, huyện Phụ Dực, tỉnh Thái Bình
555. Hương ước xã Đông Vinh, tổng Xuân Vũ, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
556. Hương ước xã Đại Hữu, tổng Tân Định, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
557. Hương ước xã Định Cư, tổng Tân Hưng, phủ Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
558. Hương ước xã Đồng Cống, tổng Phú Khê, phủ Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình
559. Hương ước xã Đồng Hải, tổng Đồng Hải, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
560. Hương ước xã Đồng Kinh, tổng Vị Dương, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
561. Hương ước xã Đồng Kỷ, tổng Phương Quan, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình
562. Hương ước xã Đồng Lang, tổng Đồng Hải, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
563. Hương ước xã Đồng Phú, tổng Đô Kỳ, phủ Tiên Hưng, Thái Bình
564. Hương ước xã Đồng Quan, tổng Đồng Hải, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình
565. Hương ước xã Động Trung, tổng Xuân Vũ, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
566. Hương ước thôn Văn Lũy, xã Tiên La, tổng Canh Nông, huyện Duyên Hà,
tỉnh Thái Bình.
567. Hương ước thôn Long xã Thượng Tầm, tổng Thượng Tầm, phủ Thái Ninh,
tỉnh Thái Bình.
568. Hương ước làng Duyên Lãng, tổng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái
Bình. Ký hiệu: HU 2854, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
569. Hương ước xã Định Ngũ, tổng Canh Nông, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình.
Ký hiệu: HU 2859, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
570. Hương ước xã An Bồi, tổng Công Bồi, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Ký
hiệu: HU 0913, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
177
III. Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài
571. Paul Ory (1894), La Commune Annamite au Tonkin, Augustin challamel,
Paris.
572. Paul Doumer (1905), L’Indochine française (souvernirs), Vuibert et Nony,
publishers, Paris.
573. Pierre Gourou (1936), Les Paysans Du Delta Tonkinois, Monton et Ce Lahay,
Paris.
574. Nguyễn Văn Huyên (1939) Recherche sur la Commune Annamite, Hà Nội.
575. Nguyễn Văn Huyên (1944), La Civilisation annamite, Instruction Pub. De
L'Indocine, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Lƣợc đồ tỉnh Thái Bình năm 1907 .................................................................. 1
PHỤ LỤC 2: Lƣợc đồ tỉnh Thái Bình năm 1927 .................................................................. 2
PHỤ LỤC 3: Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình năm 1890 ................................................ 3
PHỤ LỤC 4: Thống kê dân số của tỉnh Thái Bình ở một số thời điểm đầu thế kỷ XX ........ 7
PHỤ LỤC 5: Thống kê dân số của các địa phƣơng của tỉnh Thái Bình ở một số thời điểm
đầu thế kỷ XX .................................................................................................. 7
PHỤ LỤC 6: Thống kê về số lƣợng làng xã ở tỉnh Thái Bình ở một số thời điểm
đầu thế kỷ XX của P.Gourou. .......................................................................... 8
PHỤ LỤC 7: Thống kê về diện tích, số làng xã, bình quân diện tích của làng xã ở các
địa phƣơng của tỉnh Thái Bình (theo Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ
và Địa chí Thái Bình). ....................................................................................... 8
PHỤ LỤC 8: Diện tích, dân số của các làng xã ở tỉnh Thái Bình đầu thế kỷ XX
(theo P.Gourou) ............................................................................................... 9
PHỤ LỤC 9: Thống kê giá tiền mua vị thứ của một số làng xã ở Thái Bình (qua Hƣơng
ƣớc cải lƣơng ở tỉnh Thái Bình) .................................................................... 10
PHỤ LỤC 10: Thống kê tiền cheo cƣới của một số làng xã ở Thái Bình (qua Hƣơng ƣớc
cải lƣơng ở tỉnh Thái Bình) ........................................................................... 22
PHỤ LỤC 11: Hƣơng ƣớc một số làng xã .......................................................................... 31
P
L
.1
P
H
Ụ
L
Ụ
C
1
: L
Ư
Ợ
C
Đ
Ồ
T
ỈN
H
T
H
Á
I B
ÌN
H
N
Ă
M
1
9
0
7
P
L
.2
P
H
Ụ
L
Ụ
C
2
: L
Ư
Ợ
C
Đ
Ồ
T
ỈN
H
T
H
Á
I B
ÌN
H
N
Ă
M
1
9
2
7
(N
G
U
Ồ
N
: S
Á
C
H
Đ
ỊA
D
Ƣ
C
Á
C
T
ỈN
H
B
Ắ
C
K
Ỳ
C
Ủ
A
N
G
Ô
V
I L
IỄ
N
)
PL.3
PHỤ LỤC 3: NGHỊ ĐỊNH THÀNH LẬP TỈNH THÁI BÌNH NĂM 1890
PL.4
PL.5
PL.6
PL.7
PHỤ LỤC 4: Thống kê dân số của tỉnh Thái Bình ở một số thời điểm đầu thế kỷ
XX
Năm Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)
1921 871.651
1926 912.107
1928 855.825 563
1931 927.000 593
1936 1.027.000 676
1937 1.029.000 682
1938 1.036.000 690
[nguồn: Tổng hợp từ Địa chí Thái Bình, tr 92-93]
PHỤ LỤC 5: Thống kê dân số của các địa phƣơng của tỉnh Thái Bình ở một số thời
điểm đầu thế kỷ XX
Phủ, Huyện, thị xã 1921 1926 1931
Kiến Xƣơng 154.751 162.731 174.098
Thái Ninh 99.420 107.801 115.499
Tiên Hƣng 77.846 73.303 75.561
Duyên Hà 63.502 68.406 70.494
Đông Quan 51.806 53.747 57.000
Hƣng Nhân 50.488 50.310 57.000
Phụ Dực 28.333 28.955 31.387
Quỳnh Côi 51.242 50.292 55.182
Thụy Anh 56.031 64.860 68.040
Thƣ Trì 83.180 88.314 89.701
Tiền Hải 62.814 71.825 70.823
Vũ Tiên 83.713 87.615 90.894
Thị xã 2.915 3.374 5.117
Nguồn: [TL; 22]:
PL.8
PHỤ LỤC 6: Thống kê về số lƣợng làng xã ở tỉnh Thái Bình ở một số thời điểm
đầu thế kỷ XX của P.Gourou.
Phủ, Huyện Số lượng làng xã Diện tích trung
bình/làng xã (ha)
Kiến Xƣơng 88 208
Tiên Hƣng 63 108
Thái Ninh 86 143
Vũ Tiên 58 164
Thƣ Trì 62 150
Tiền Hải 77 138
Đông Quan 63 114
Phụ Dực 39 180
Thụy Anh 69 119
Quỳnh Côi 53 185
Duyên Hà 74 126
Hƣng Nhân 82 87
Nguồn [TL; 36]
PHỤ LỤC 7: Thống kê về diện tích, số làng xã, bình quân diện tích của làng
xã ở các địa phƣơng của tỉnh Thái Bình (theo Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc kỳ
và Địa chí Thái Bình).
TT
Tên Phủ, Huyện
Diện tích
(ha)
Số làng xã
Bình quân
diện tích làng
(ha)
1 Phủ Kiến Xƣơng 18.330 ha 88 280 ha
2 Phủ Thái Ninh 11.000 86 108
3 Phủ Tiên Hƣng 9.000 63 143
4 Huyện Vũ Tiên 9.700 59 164
5 Huyện Thƣ Trì 9.300 62 150
6 Huyện Tiền Hải 11.200 81 138
7 Huyện Đông Quan 9.100 63 144
8 Huyện Thụy Anh 8.200 69 119
9 Huyện Phụ Dực 7000 39 180
10 Huyện Hƣng Nhân 7200 83 87
11 Huyện Duyên Hà 9300 74 126
12 Huyện Quỳnh Côi 8200 52 185
Tổng 819
PL.9
PHỤ LỤC 8: Diện tích, dân số của các làng xã ở tỉnh Thái Bình đầu thế kỷ XX
(theo P.Gourou)
Tên làng xã
(tổng, phủ huyện)
Dân số
(người)
Diện tích
(km2)
Mật độ
(người/km2)
Gia Lạc (Thƣợng Hộ, Duyên Hà) 1.441 0,92 1.600
Thƣợng Hộ (Thƣợng Hộ, Duyên Hà) 3.418 2,17 1.600
Hậu Trung (Vị Sĩ, Đông Quan) 3.063 1,80 1.800
Phù Lƣu (Đồng Vị, Đông Quan) 3.889 2,30 1.650
Cao Mại Thƣợng (Cao Mại, Kiến Xƣơng) 2.367 1,50 1.550
Tả Phụ (Đồng Xâm, Kiến Xƣơng) 1.234 0,88 1.540
Nam Đƣờng (Nam Huân, Kiến Xƣơng) 1.990 0,70 3.200
Dƣỡng Thông (Thịnh Quang, Kiến Xƣơng) 3.106 2,70 1.800
Cổ Ninh(Xuân Vũ, Kiến Xƣơng) 1.482 0,98 1.500
Đông Nhuế (Xuân Vũ, Kiến Xƣơng) 6.096 3,35 1.900
Nam Thọ (Cát Đàm, Thái Ninh) 3.553 1,49 2.350
Thƣợng Tầm (Thƣợng Tầm, Thái Ninh) 6.367 3,17 2.000
Đông Động (Đông Động, Thái Ninh) 1.542 1,00 1.500
Long Bồi (Đông Động, Thái Ninh) 1.470 0,9 1.800
Ngô Xá (An Lão, Thƣ Trì) 1.276 0,82 15.890
Gia Cấp (Cổ Quán, Tiên Hƣng) 1.417 0,87 1.750
Phú Khê (Phú Khê, Tiên Hƣng) 2.154 0,98 2.150
Thái Phú (Thái Phú, Vũ Tiên) 1.514 0,80 1.850
Nhân Thanh (Tri Lai, Vũ Tiên) 2.870 1,28 2.200
An Định (An Định, Thụy Anh) 1.401 0,80 1.750
Sơn Thọ (Bích Du, Thụy Anh) 1.635 0,86 2.500
Diêm Điền (Hổ Đội, Thụy Anh) 3.596 1,01 2.500
Quang Lang (Hổ Đội, Thụy Anh) 1.918 0,93 2.100
An Cố (Quảng Nạp, Thụy Anh) 4.095 1,83 2.800
Phấn Vũ (Vạn Xuân, Thụy Anh) 1.947 0,28 7.000
Nguồn: [TL; 39]
P
L
.1
0
P
H
Ụ
L
Ụ
C
9
: T
h
ố
n
g
k
ê g
iá
tiền
m
u
a
v
ị th
ứ
củ
a
m
ộ
t số
là
n
g
x
ã
ở
T
h
á
i B
ìn
h
(q
u
a
H
ư
ơ
n
g
ư
ớ
c cả
i lư
ơ
n
g
ở
tỉn
h
T
h
á
i B
ìn
h
)
B
ằn
g
sắc H
ƣ
ơ
n
g
b
á
L
ý
trƣ
ở
n
g
L
ý
H
ào
Q
u
ản
x
ã
P
h
ó
lý
H
ƣ
ơ
n
g
H
ào
H
ƣ
ơ
n
g
m
ụ
c
H
ƣ
ơ
n
g
ch
ín
h
C
h
ƣ
ở
n
g
b
ạ T
h
ƣ
k
ý
T
h
ủ
q
u
ỹ
X
ã
đ
o
àn
H
ộ
lại
T
rƣ
ơ
n
g
tu
ần
C
h
án
h
h
ộ
i
P
h
ó
H
ộ
i
T
iên
C
h
ỉ
T
h
ứ
C
h
ỉ S
in
h
đ
ồ
X
ã
sử
T
h
ô
n
trƣ
ở
n
g
X
ã
trƣ
ở
n
g
X
ã
tƣ
X
ã
d
ịch
X
ã
n
h
iêu
S
ơ
h
ọ
c
y
ếu
lƣ
ợ
c
L
àn
g
A
n
K
h
ê, tổ
n
g
L
ập
B
ái,
h
u
y
ện
H
ƣ
n
g
N
h
ân
5
0
đ
5
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
làn
g
D
u
y
ên
T
ran
g
,
tổ
n
g
A
n
L
ạc, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
1
0
0
đ
6
0
đ
4
0
đ
3
0
đ
x
ã V
ô
S
o
n
g
tổ
n
g
Đ
ồ
n
g
H
ải, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
1
0
đ
1
5
đ
1
0
đ
2
0
đ
X
ã Đ
ại
H
ữ
u
tổ
n
g
T
ân
Đ
ịn
h
,
T
iền
H
ải
2
0
0
đ
8
0
đ
6
0
đ
4
0
đ
2
0
đ
1
5
đ
làn
g
Đ
ại
H
ữ
u
tổ
n
g
1
0
0
đ
5
0
đ
4
0
đ
3
0
đ
1
2
đ
8
đ
P
L
.1
1
T
ân
Đ
ịn
h
,
T
iền
H
ải
L
àn
g
P
h
i
L
iệt, tổ
n
g
T
h
ƣ
ợ
n
g
L
iệt
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
2
0
đ
1
5
đ
1
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
Đ
ô
n
g
Đ
o
ài, x
ã
Q
u
an
g
L
an
g
,
tổ
n
g
H
ổ
Đ
ộ
i, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
5
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
2
0
đ
2
0
đ
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
P
h
ƣ
ơ
n
g
N
g
ải,
tổ
n
g
N
am
H
u
ân
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
5
0
đ
3
0
đ
1
6
đ
1
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
M
ỹ
N
g
u
y
ên
4
0
đ
3
0
đ
2
0
đ
1
5
đ
1
2
đ
P
L
.1
2
,tổ
n
g
C
ao
M
ại, p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
Đ
ô
n
g
Đ
o
ài, x
ã
Q
u
an
g
L
an
g
,
tổ
n
g
H
ổ
Đ
ộ
i, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
5
0
đ
3
0
đ
2
0
đ
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
B
á T
h
ô
n
,
tổ
n
g
P
h
ú
K
h
ê, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
3
0
đ
3
0
đ
2
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
C
ổ
A
m
,
tổ
n
g
X
u
ân
V
ũ
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
6
0
đ
2
0
đ
1
5
đ
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
ri L
ễ,
1
0
0
đ
3
0
đ
5
0
đ
2
0
đ
6
đ
P
L
.1
3
tổ
n
g
X
u
ân
V
ũ
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
Đ
ô
n
g
N
h
u
ế,
tổ
n
g
X
u
ân
V
ũ
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
7
5
6
6
0
đ
2
0
đ
4
0
đ
1
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
N
am
,
làn
g
T
h
ƣ
Đ
iền
, p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
6
6
8
6
0
đ
6
0
đ
4
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
N
am
L
âu
,
tổ
n
g
T
h
ụ
y
L
ũ
n
g
, p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
4
0
đ
3
0
đ
1
5
đ
1
0
đ
4
đ
H
ƣ
ơ
n
g
1
0
0
5
0
đ
4
0
đ
P
L
.1
4
ƣ
ớ
c x
ã
C
ổ
T
iết,
tổ
n
g
P
h
ƣ
ơ
n
g
Q
u
an
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
L
o
n
g
C
ác, x
ã
Đ
ồ
n
g
V
ị,
tổ
n
g
Đ
ồ
n
g
V
ị,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
5
0
đ
3
0
đ
1
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
P
h
ƣ
ơ
n
g
C
h
âu
, x
ã
Đ
ồ
n
g
V
ị,
tổ
n
g
Đ
ồ
n
g
V
ị,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
5
0
đ
4
0
đ
3
0
đ
5
đ
(đ
ủ
tu
ổ
i)
8
đ
(ch
ƣ
a đ
ủ
tu
ổ
i)
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
3
0
đ
3
0
đ
1
5
đ
2
0
đ
P
L
.1
5
T
rà L
in
h
,
tổ
n
g
H
ạ
Đ
ồ
n
g
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
Đ
ô
n
g
H
ồ
,
tổ
n
g
Đ
ô
n
g
H
ồ
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
,
8
0
0
4
5
đ
3
0
đ
1
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
C
ổ
D
ũ
n
g
,
tổ
n
g
Đ
ồ
n
g
V
ị,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
,
5
4
6
5
0
-
1
0
0
đ
3
0
-
5
0
đ
2
0
-
3
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
h
an
h
D
o
, tổ
n
g
H
ó
a T
ài,
h
u
y
ện
3
0
đ
2
0
đ
1
5
đ
P
L
.1
6
Đ
ô
n
g
Q
u
an
,
4
0
3
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
P
h
o
n
g
N
ẫm
,
tổ
n
g
Đ
ô
n
g
H
ồ
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
,
8
0
4
3
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
N
ộ
i
T
ran
g
,
tổ
n
g
H
à
L
ý
, h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
4
1
3
0
đ
2
0
đ
1
0
đ
1
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
Đ
ìn
h
N
g
ũ
, tổ
n
g
C
an
h
N
ô
n
g
,
h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
3
4
1
0
0
đ
8
0
đ
5
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
5
0
đ
3
0
đ
P
L
.1
7
1
9
4
2
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
V
ĩn
h
T
ru
y
ền
,
tổ
n
g
D
u
y
ên
H
à, h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
5
0
,
1
9
3
6
5
0
đ
3
0
đ
2
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
A
n
K
h
ê,
tổ
n
g
L
ập
B
ái,
h
u
y
ện
H
ƣ
n
g
N
h
ân
6
6
0
, 1
9
4
3
5
0
đ
5
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
làn
g
T
ru
n
g
ch
âu
tổ
n
g
L
ƣ
ơ
n
g
X
á
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c
tỉn
h
T
h
ái
B
ìn
h
.
Đ
V
C
7
9
4
.
1
9
3
6
1
0
0
đ
4
0
đ
7
0
đ
P
L
.1
8
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
N
am
L
ỗ
,
x
ã A
n
H
iệp
,
tổ
n
g
Đ
ào
X
á, h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.
7
9
7
. 1
9
3
6
1
0
đ
6
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c X
ã
T
ố
n
g
T
h
ỏ
, tổ
n
g
T
rự
c N
ộ
i
p
h
ủ
T
h
ái
N
in
h
Đ
c
5
1
5
.1
9
3
6
4
0
đ
3
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
L
ƣ
ơ
n
g
C
ả
làn
g
L
ƣ
ơ
n
g
X
á
tổ
n
g
L
ƣ
ơ
n
g
X
á
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.
đ
v
c 2
6
4
5
.
1
9
3
6
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
3
0
đ
P
L
.1
9
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
h
an
h
M
ai, tổ
n
g
D
ụ
c L
in
h
,
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.
1
9
3
6
.
Đ
cv
7
8
2
1
5
đ
8
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
H
o
è T
h
ị,
tổ
n
g
B
ất
N
ạo
,
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.
7
7
4
. 1
9
3
6
2
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c p
h
ố
P
h
ụ
D
ự
c,
tổ
n
g
D
ụ
c
L
in
h
,
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.
7
8
1
. 1
9
3
6
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
V
ũ
X
á, x
ã
H
ƣ
n
g
6
0
đ
3
0
đ
P
L
.2
0
N
h
ƣ
ợ
n
g
,
tổ
n
g
Đ
ào
X
á, h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.7
7
6
.
1
9
3
6
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
Đ
àm
, x
ã
T
ô
X
u
y
ên
,
tổ
n
g
T
ô
X
u
y
ên
,
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c.
8
1
3
.1
9
3
6
H
ọ
p
b
àn
H
ọ
p
b
àn
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
L
ụ
c L
in
h
,
tổ
n
g
L
ễ
T
h
ần
, p
h
ủ
T
h
ái
N
in
h
.
4
7
0
.1
9
3
7
5
0
đ
2
0
đ
1
5
đ
1
0
đ
1
0
đ
1
0
đ
6
đ
2
5
đ
1
5
đ
5
0
d
6
đ
2
đ
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
T
u
ân
N
g
h
ĩa,
5
0
đ
4
0
đ
2
0
đ
2
0
đ
P
L
.2
1
tổ
n
g
T
ân
B
ồ
i, p
h
ủ
T
h
ái
N
in
h
.
4
8
6
. 1
9
3
6
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
V
ũ
B
iện
,
tổ
n
g
L
ễ
T
h
ần
, p
h
ủ
T
h
ái
N
in
h
.
4
2
9
.1
9
4
2
1
5
đ
1
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
h
an
h
G
iám
tổ
n
g
T
ân
P
h
o
n
g
h
u
y
ện
T
iền
H
ải .
2
6
3
3
.1
9
3
6
3
0
đ
2
0
đ
1
5
đ
P
L
.2
2
P
H
Ụ
L
Ụ
C
1
0
: T
h
ố
n
g
k
ê tiền
ch
eo
cư
ớ
i củ
a
m
ộ
t số
là
n
g
x
ã
ở
T
h
á
i B
ìn
h
(q
u
a
H
ư
ơ
n
g
ư
ớ
c cả
i lư
ơ
n
g
ở
tỉn
h
T
h
á
i B
ìn
h
)
T
ên
là
n
g
x
ã
C
h
eo
n
ộ
i
C
h
eo
n
g
o
ạ
i
C
h
eo
h
iện
v
ậ
t
C
h
eo
lấ
y
ch
ồ
n
g
n
g
ư
ờ
i
n
ư
ớ
c k
h
á
c
P
h
ạ
t n
ếu
k
h
ô
n
g
n
ộ
p
ch
eo
G
h
i ch
ú
L
àn
g
T
am
L
ộ
n
g
,
tổ
n
g
A
n
T
iêm
,
h
.
Đ
ô
n
g
Q
u
an
4
0
6
1
đ
3
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
L
ệ B
ảo
, tổ
n
g
P
h
ƣ
ơ
n
g
Q
u
an
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
, 8
8
2
5
h
ào
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
h
ƣ
ợ
n
g
P
h
ú
c, tổ
n
g
H
ạ Đ
ồ
n
g
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
, 4
2
1
1
đ
2
đ
1
0
0
trầu
cau
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
A
n
V
ị,
tổ
n
g
P
h
ƣ
ơ
n
g
Q
u
an
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
, 8
2
5
0
2
đ
T
rầu
cau
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
làn
g
T
h
an
h
D
o
,
tổ
n
g
H
ó
a
T
ài,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
, 4
0
3
1
m
âm
đ
ồ
n
g
1
th
ƣ
ớ
c
4
tấc, 2
ch
ai
rƣ
ợ
u
,
5
0
q
u
ả cau
2
m
âm
đ
ồ
n
g
1
th
ƣ
ớ
c
4
tấc,
4
ch
ai rƣ
ợ
u
,
1
0
0
q
u
ả
cau
P
L
.2
3
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
C
ổ
T
iết,
tổ
n
g
P
h
ƣ
ơ
n
g
Q
u
an
,
h
u
y
ện
Đ
ô
n
g
Q
u
an
, 8
1
9
2
0
0
v
iên
g
ạch
th
ất
4
0
0
v
iên
g
ạch
th
ất
1
đ
v
à
n
ộ
p
ch
eo
L
. T
h
ù
y
D
ƣ
ơ
n
g
, t. B
ích
D
u
, h
.T
h
ụ
y
A
n
h
4
4
4
1
đ
K
h
ô
n
g
p
h
ân
ch
eo
n
ộ
i, ch
eo
n
g
o
ại
X
.C
am
Đ
ô
n
g
, t.H
o
àn
h
S
ơ
n
, h
.T
h
u
ỵ
A
n
h
4
4
0
1
đ
2
đ
G
iàu
rƣ
ợ
u
g
iá
1
đ
1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã H
o
àn
h
Q
u
an
tổ
n
g
H
o
àn
h
S
ơ
n
h
u
y
ện
T
h
u
ỵ
A
n
h
tỉn
h
T
h
ái B
ìn
h
2
6
0
8
1
đ
5
đ
G
iàu
rƣ
ợ
u
g
iá
2
đ
1
đ
v
à
n
ộ
p
ch
eo
g
ấp
đ
ô
i
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã Q
u
ỳ
n
h
L
ý
, tổ
n
g
A
n
B
ái, h
u
y
ện
T
h
u
ỵ
A
n
h
, tỉn
h
T
h
ái B
ìn
h
4
3
6
1
đ
2
đ
1
0
0
cau
,
1
ch
ai
rƣ
ợ
u
C
h
ứ
c
d
ịch
:
k
h
ô
n
g
đ
ƣ
ợ
c
d
ự
h
ƣ
ơ
n
g
ẩm
.
D
ân
:
3
n
ăm
k
h
ô
n
g
đ
ƣ
ợ
c
d
ự
v
iệc đ
ìn
h
.
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
rà H
ồ
i, tổ
n
g
A
n
Đ
ịn
h
, h
u
y
ện
T
h
u
ỵ
A
n
h
, tỉn
h
T
h
ái B
ìn
h
4
3
9
1
đ
2
đ
5
0
h
ào
,
C
h
eo
g
ấp
đ
ô
i
P
h
ạt cả h
ai b
ên
P
L
.2
4
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
Đ
a
p
h
ú
,
tổ
n
g
H
à
L
ý
,
h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
4
3
1
đ
2
đ
1
0
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
D
u
y
ên
M
ỹ
, tổ
n
g
T
h
ƣ
ợ
n
g
H
ộ
,
h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 8
3
8
1
đ
2
đ
2
ch
ai
rƣ
ợ
u
1
ch
ai
rƣ
ợ
u
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã H
o
àn
g
N
ô
n
g
, tổ
n
g
C
an
h
N
ô
n
g
,
h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
3
5
1
đ
v
à 2
5
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
h
o
ặc
1
0
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
, 1
h
ũ
rƣ
ợ
u
2
đ
v
à 5
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
h
o
ặc
2
0
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
,
2
h
ũ
rƣ
ợ
u
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
V
ĩn
h
T
ru
y
ền
, tổ
n
g
D
u
y
ên
H
à,
h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
5
0
2
đ
v
à 1
0
0
g
iàu
cau
5
đ
v
à 2
0
0
g
iàu
cau
N
ếu
n
g
h
èo
th
ì x
in
H
ƣ
ơ
n
g
h
ộ
i
g
iảm
1
n
ử
a
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
A
n
X
á,
tổ
n
g
A
n
X
á,
h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, 6
5
9
5
0
h
ào
1
đ
T
ái
g
iá
th
ì
g
iàu
rƣ
ợ
u
ra
đ
ìn
h
.
M
iễn
tiền
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
A
n
K
h
ê, tổ
n
g
L
ập
B
ái, h
u
y
ện
H
ƣ
n
g
N
h
ân
, 6
6
0
3
đ
, 4
ch
ai
rƣ
ợ
u
,
1
0
0
q
u
ả
cau
G
ấp
đ
ô
i
C
h
eo
x
ó
m
: 1
đ
, 1
ch
ai rƣ
ợ
u
, 5
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
(h
o
ặc
P
L
.2
5
tƣ
ơ
i (h
o
ặc
4
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
)
2
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
)
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
C
ao
B
ạt L
ụ
, tổ
n
g
N
am
H
u
ân
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 7
4
0
1
đ
,
5
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
2
đ
,
1
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
M
ỹ
N
g
u
y
ên
,tổ
n
g
C
ao
M
ại,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 7
5
9
R
ƣ
ợ
u
tƣ
ơ
n
g
ứ
n
g
1
đ
5
0
h
ào
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
h
ƣ
ơ
n
g
G
ia, tổ
n
g
Đ
ồ
n
g
X
âm
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 7
7
1
5
0
h
ào
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
làn
g
T
ri
L
ễ,
tổ
n
g
X
u
ân
V
ũ
,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 7
6
9
K
h
ô
n
g
g
h
i
rõ
m
ứ
c ch
eo
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
C
ô
n
g
B
ồ
i,
tổ
n
g
A
n
B
ồ
i,
p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 6
6
4
K
h
ô
n
g
g
h
i
m
ứ
c.
C
h
eo
th
ô
n
.
X
ã
k
h
ô
n
g
ch
eo
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
N
am
, làn
g
T
h
ƣ
Đ
iền
, p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 6
6
8
1
đ
,
2
0
0
q
u
ả
cau
3
đ
,
3
0
0
q
u
ả
cau
P
L
.2
6
tƣ
ơ
i
(cau
k
h
ô
: 1
0
0
0
m
iến
g
),
4
0
lá trầu
tƣ
ơ
i
(cau
k
h
ô
: 2
0
0
0
m
iến
g
),
4
0
lá trầu
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
Đ
ô
n
g
, làn
g
T
rà X
ƣ
ơ
n
g
, tổ
n
g
C
ao
M
ại, p
h
ủ
K
iến
X
ƣ
ơ
n
g
, 7
6
2
2
đ
,
rƣ
ợ
u
tƣ
ơ
n
g
ứ
n
g
5
đ
4
đ
x
ã; 5
đ
tổ
n
g
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
H
o
è T
h
ị, tổ
n
g
B
ất N
ạo
, h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c, 7
7
4
1
đ
5
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
p
h
ố
P
h
ụ
D
ự
c,
tổ
n
g
D
ụ
c
L
in
h
,
h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c, 7
8
1
1
đ
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã L
ạc C
ổ
, tổ
n
g
V
ọ
n
g
L
ỗ
, h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c, 7
8
4
1
đ
2
đ
3
0
h
ào
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã L
ý
X
á, tổ
n
g
D
ụ
c L
in
h
, h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c, 7
9
0
1
đ
g
iàu
cau
tƣ
ơ
n
g
ứ
n
g
5
0
h
ào
2
đ
g
iàu
cau
tƣ
ơ
n
g
ứ
n
g
1
h
ào
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã Đ
ào
T
ạo
, tổ
n
g
Đ
ào
X
á, h
u
y
ện
P
h
ụ
D
ự
c, 8
1
5
1
đ
5
0
h
ào
P
L
.2
7
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
L
ũ
n
g
Đ
ầu
, tổ
n
g
T
h
ần
H
u
ố
n
g
,
p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 4
8
3
1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
Đ
ô
n
g
, x
ã V
ũ
C
ô
n
g
, tổ
n
g
L
ễ
T
h
ần
, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 4
6
3
1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c th
ô
n
B
ắc T
ru
n
g
, x
ã T
h
ần
H
u
ố
n
g
,
tổ
n
g
T
h
ần
H
u
ố
n
g
, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 4
7
7
1
đ
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
T
ố
n
g
K
h
ê, tổ
n
g
T
rự
c N
ộ
i, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 4
9
3
1
đ
P
h
ạt v
ào
tộ
c
b
iểu
đ
ó
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã K
ỳ
T
rọ
n
g
, tổ
n
g
Đ
ồ
n
g
H
ải, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 5
0
0
1
đ
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
D
ƣ
ơ
n
g
X
u
y
ên
,
tổ
n
g
T
h
ƣ
ợ
n
g
T
ầm
, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 5
0
4
5
0
h
ào
1
đ
T
ro
n
g
8
n
g
à
y
p
h
ải
n
ộ
p
n
ếu
k
h
ô
n
g
p
h
ạt 2
h
ào
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã C
ầu
N
g
h
ĩa, tổ
n
g
C
át Đ
àm
, p
h
ủ
T
h
ái N
in
h
, 4
5
2
6
h
ào
1
d
2
h
ào
G
iàu
cau
trìn
h
H
ƣ
ơ
n
g
lý
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã L
ộ
c Đ
iền
, tổ
n
g
L
ộ
c Đ
iền
, h
u
y
ện
T
h
ƣ
T
rì, 8
3
1
1
đ
1
đ
g
iàu
cau
g
iá
3
đ
1
đ
T
ái g
iá tro
n
g
làn
g
k
h
ô
n
g
n
ộ
p
.
T
ái
g
iá
n
g
o
ài
làn
g
n
ộ
p
g
iàu
cau
.
P
L
.2
8
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
L
a C
ao
, tổ
n
g
Đ
ại H
o
àn
g
, p
h
ủ
T
iền
H
ải, p
h
ủ
T
iền
H
ải, 6
9
4
1
đ
,
2
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i,
1
ch
ai rƣ
ợ
u
1
đ
,
4
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
(h
o
ặc
2
0
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
),
1
ch
ai
rƣ
ợ
u
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
làn
g
L
ƣ
u
P
h
ƣ
ơ
n
g
,
tổ
n
g
T
ân
A
n
,
p
h
ủ
T
iền
H
ải, 7
1
1
1
đ
1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
P
h
ụ
T
h
àn
h
, tổ
n
g
T
ân
H
ƣ
n
g
,
p
h
ủ
T
iền
H
ải, 7
1
5
1
đ
,
2
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i,
1
lít
rƣ
ợ
u
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã Đ
ại H
ữ
u
, h
u
y
ện
T
iền
H
ải
1
đ
1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã A
n
C
ƣ
, tổ
n
g
T
ân
H
ƣ
n
g
, h
u
y
ện
T
iền
H
ải, 6
7
7
1
đ
T
ro
n
g
8
n
g
à
y
sau
cƣ
ớ
i
p
h
ải
trìn
h
H
ộ
lại làm
ch
ứ
n
g
th
ƣ
.
K
h
ô
n
g
sẽ
P
L
.2
9
p
h
ạt 4
0
h
ào
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã
V
ũ
X
á,
tổ
n
g
T
ân
T
h
àn
h
,
p
h
ủ
T
iền
H
ải, 6
8
0
1
đ
,
1
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
(cau
k
h
ô
5
0
0
m
iến
g
),
2
ch
ai rƣ
ợ
u
2
đ
,
1
0
0
q
u
ả
cau
tƣ
ơ
i
(cau
k
h
ô
5
0
0
m
iến
g
),
2
ch
ai rƣ
ợ
u
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
N
h
o
L
âm
,
tổ
n
g
T
ân
A
n
,
p
h
ủ
T
iền
H
ải, 6
9
1
1
đ
1
đ
T
ái g
iá cũ
n
g
y
lệ
ch
eo
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
P
h
ụ
c L
ễ, tổ
n
g
X
ích
B
ích
, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
, 8
2
7
1
đ
1
0
0
trầu
cau
2
đ
2
0
0
trầu
cau
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c làn
g
Đ
ồ
n
g
M
ai, tổ
n
g
P
h
ú
K
h
ê, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
, 5
6
7
1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
th
ô
n
L
ộ
V
ị,
x
ã
L
ộ
X
á,
tổ
n
g
C
ổ
Q
u
án
, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
, 5
2
6
1
đ
2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
K
h
án
h
L
ai,
tổ
n
g
Đ
ô
K
ỳ
,
p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
, 5
9
2
1
đ
5
0
h
ào
P
h
ải n
ộ
p
trƣ
ớ
c 3
n
g
à
y
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c
x
ã
M
ỹ
T
h
ịn
h
,
tổ
n
g
Y
Đ
ố
n
,
p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
, 5
9
4
1
đ
5
0
trầu
cau
2
đ
1
0
0
trầu
cau
P
L
.3
0
L
àn
g
C
ao
M
ỗ
, tổ
n
g
C
ao
M
ỗ
, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
5
6
3
1
đ
3
đ
G
iáp
là 1
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã N
ộ
i T
ran
g
, tổ
n
g
H
à L
ý
, h
u
y
ện
D
u
y
ên
H
à, tỉn
h
T
h
ái B
ìn
h
1
đ
v
à g
iàu
cau
n
ộ
p
L
ý
trƣ
ở
n
g
. 1
đ
v
à g
iàu
cau
n
ộ
p
trƣ
ở
n
g
G
iáp
L
àn
g
C
ao
M
ỗ
, tổ
n
g
C
ao
M
ỗ
, p
h
ủ
T
iên
H
ƣ
n
g
5
6
3
1
đ
, 2
ch
ai
rƣ
ơ
i,
3
0
0
cau
tƣ
ơ
i(5
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
)
2
-5
đ
2
ch
ai
rƣ
ơ
i,
3
0
0
cau
tƣ
ơ
i(5
0
0
m
iến
g
cau
k
h
ô
)
1
-2
đ
H
ƣ
ơ
n
g
ƣ
ớ
c x
ã Q
u
ý
Đ
ứ
c, tổ
n
g
T
ân
H
ƣ
n
g
, p
h
ủ
T
iền
H
ải, tỉn
h
T
h
ái B
ìn
h
1
đ
,
2
0
0
cau
,
1
v
ò
rƣ
ợ
u
PL.31
PHỤ LỤC 11: HƢƠNG ƢỚC MỘT SỐ LÀNG XÃ
5.1. Hƣơng ƣớc làng Đắc Chúng (1922)
PL.32
PL.33
PL.34
PL.35
PL.36
PL.37
PL.38
PL.39
PL.40
PL.41
PL.42
PL.43
PL.44
PL.45
PL.46
PL.47
PL.48
PL.49
PL.50
PL.51
PL.52
PL.53
PL.54
PL.55
PL.56
PL.57
PL.58
PL.59
5.2. Hƣơng ƣớc làng Văn Lỹ (nằm trong Hƣơng ƣớc xã Tiên La, tổng Canh
Nông, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình) do NCS mới phát hiện
PL.60
PL.61
PL.62
PL.63
PL.64
PL.65
PL.66
PL.67
PL.68
PL.69
PL.70
PL.71
5.3. Hƣơng ƣớc làng An Dân, tổng An Tiêm, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình
PL.72
PL.73
PL.74
PL.75
PL.76
PL.77
PL.78
PL.79
PL.80
PL.81
PL.82