Luận án Quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà nội theo hướng phát triển năng lực thực hiện

BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGễ THỊ HẰNG QUảN Lý HOạT ĐộNG THựC HàNH, THựC TậP CủA HọC sinh ở CáC TRƯờNG TRUNG CấP TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI THEO HƯớNG PHáT TRIểN NĂNG LựC THựC HIệN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2021 BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGễ THỊ HẰNG QUảN Lý HOạT ĐộNG THựC HàNH, THựC TậP CủA HọC sinh ở CáC TRƯờNG TRUNG CấP TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI THEO HƯớNG PHáT TRIểN NĂNG LựC THựC HIệN Chuyờn ngành: Quản lý giỏo dục Mó số : 914 01 14 LUẬ

doc223 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà nội theo hướng phát triển năng lực thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Đình Tuấn TS. Trần Xuân Phú HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, cĩ nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ngơ Thị Hằng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15 1.1. Những cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan đến hoạt động thực hành, thực tập của người học ở các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện 15 1.2. Những cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan đến quản lý hoạt động thực hành, thực tập của người học ở các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện 22 1.3. Khái quát các cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 28 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HIỆN 34 2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện 34 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện 52 2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp 66 Chương 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HIỆN 72 3.1. Khái quát các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 72 3.2. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng 74 3.3. Thực trạng hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 76 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội 85 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp 103 3.6. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động thực hành, thực tập 106 Chương 4. BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, THỰC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HIỆN 114 4.1. Biện pháp quản lý hoạt động thực hành, thực tập cuả học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực thực hiện 114 4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 151 4.3. Thử nghiệm các biện pháp 157 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 168 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 183 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Cán bộ, giáo viên CB,GV Cán bộ doanh nghiệp CBDN Chương trình đào tạo CTĐT Đại học và giáo dục chuyên nghiệp ĐH&GDCN Đào tạo nghề ĐTN Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giáo dục nghề nghiệp GDNN Năng lực nghề nghiệp NLNN Năng lực thực hiện NLTH Quản lý đào tạo QLĐT Thực hành, thực tập TH,TT Ủy ban nhân dân UBND DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện của học sinh trong thực hành, thực tập ở doanh nghiệp 41 3.1. Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 73 3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của các hoạt động TH,TT 77 3.3. Đánh giá sự chuẩn bị của học sinh trước kỳ thực tập 78 3.4. Tâm trạng học sinh trước kỳ thực tập 79 3.5. Kết quả khảo sát về điều kiện đảm bảo cho TH,TTcủa học sinh 80 3.6. Thực trạng kết quả hoạt động TH,TT của học sinh 83 3.7. Thực trạng kế hoạch hĩa hoạt động TH,TT của học sinh 86 3.8. Thực trạng chỉ đạo phân hĩa mục tiêu, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh 89 3.9. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh 92 3.10. Tởng hợp kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo xây dựng quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập của học sinh 95 3.11. Thực trạng tổ chức các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TH,TT của học sinh 98 3.12. Thực trạng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động TH,TT của học sinh 101 3.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động TH,TT ở trường trung cấp 104 3.14. Tổng hợp chung về thực trạng quản lý hoạt động TH,TT của học sinh 107 4.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 152 4.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 154 4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 156 4.4. Đánh giá phẩm chất năng lực của học sinh trước thử nghiệm 159 4.5. Tổng hợp kết quả TH,TT của học sinh sau thử nghiệm 162 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Thực trạng kế hoạch hĩa hoạt động TH,TT của học sinh 88 3.2. Thực trạng chỉ đạo phân hĩa mục tiêu, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh 91 3.3. Tổng hợp chung về thực trạng phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh 94 3.4. Tổng hợp chung thực trạng chỉ đạo xây dựng quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập của học sinh 97 3.5. Tổng hợp chung thực trạng tổ chức các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TH,TT của học sinh 100 3.6. Tổng hợp chung thực trạng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động thực hành, thực tập của học sinh 103 3.7. So sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động 105 3.8. So sánh thứ bậc các nội dung về thực trạng quản lý hoạt động TH,TT của học sinh 107 3.9. Ý kiến đánh giá của CB,GV về mức độ của từng thực trạng 108 3.10. Ý kiến đánh giá của học sinh về mức độ của từng thực trạng 108 4.1. So sánh tính cần thiết của các biện pháp 153 4.2. So sánh tính khả thi của các biện pháp 155 4.3. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 156 4.4. So sánh thái độ của học sinh 2 lớp trong TH,TT 163 4.5. So sánh năng lực phương pháp của học sinh 2 lớp 164 4.6. So sánh năng lực xã hội của học sinh 2 lớp 164 4.7. So sánh năng lực chuyên mơn, kỹ thuật của học sinh 2 lớp 165 4.8. So sánh mức độ phát triển năng lực thực hiện của học sinh lớp thử nghiệm và lớp đối chứng sau khi thử nghiệm 166 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện là yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục. “Học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [18, tr.119]. Đĩ là nguyên lý giáo dục định hướng cho mọi hoạt động đổi mới giáo dục ở tất cả các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với các trường đào tạo nghề, việc vận dụng nguyên lý giáo dục nhằm gắn kết nhà trường với doanh nghiệp, kết hợp học lý thuyết với rèn luyện tay nghề cho học sinh đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang là vấn đề cĩ tính cấp thiết hiện nay. Nghị quyết số 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra những bất cập giữa học lý thuyết trong nhà trường với khả năng thực hành của người học trong thực tiễn. Để khắc phục những bất cập, hạn chế đĩ, các nhà trường đào tạo nghề đang thực hiện đổi mới theo hướng giảm bớt thời lượng học lý thuyết, tăng thời lượng học TH,TT của học sinh. Vấn đề TH,TT của học sinh theo hướng phát triển năng lực thực hiện đang nổi lên như một xu hướng mới ở các nhà trường đào tạo nghề. Quản lý hoạt động TH,TT theo lý thuyết phát triển năng lực thực hiện là một vấn đề mới, đang cĩ các khuynh hướng quan điểm khác nhau trong nghiên cứu lý luận đào tạo nghề hiện nay. TH,TT của học sinh ở trường trung cấp là một giai đoạn trong quá trình đào tạo nghề. Lý luận về hoạt động TH,TT luơn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của lý luận đào tạo nghề nĩi riêng và lý luận giáo dục, đào tạo nĩi chung. Trong xu hướng đổi mới giáo dục và đào tạo ngày nay, hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp đang chuyển từ lý thuyết TH,TT truyền thống nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo theo hướng thành thạo tay nghề bằng quy trình, cơng nghệ cố định của nhà trường sang lý thuyết TH,TT mới theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Quá trình chuyển đổi đĩ đang đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Phạm trù “năng lực thực hiện” vừa bao gồm năng lực cá nhân, vừa phải thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể. Để quản lý hoạt động TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện, trước hết cần phải nghiên cứu làm rõ các phạm trù khoa học về vấn đề này. Thực trạng hoạt động TH,TT và thực trạng quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp hiện nay hiệu quả chưa cao. TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp hiện nay vẫn thiên về rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo theo hướng thành thạo tay nghề, chưa hướng vào phát triển năng lực thực hiện của học sinh. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức TH,TT chậm đổi mới, chưa theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn nghề. Quản lý hoạt động TH,TT nghề của học sinh cịn nặng về quản lý hành chính trong nội bộ nhà trường, chưa đi sâu vào quản lý nội dung theo các mơ hình quản lý năng lực thực hiện trong đào tạo nghề. Chưa cĩ các phương thức quản lý mang tính đặc thù của lĩnh vực đào tạo nghề, chưa cĩ quy chế quy định về sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Thực trạng đĩ dẫn đến khơng ít học sinh ra trường chậm thích ứng với sự biến động của cơng nghệ sản xuất trong thực tiễn, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và của thị trường lao động hiện nay. Đĩ là vấn đề cấp bách đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những yêu cầu mới về TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh. Những thành tựu của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ Tư đang tấn cơng vào quá trình đào tạo nghề, làm thay đổi quy trình các bước TH,TT theo phương thức đào tạo truyền thống. Phương pháp và hình thức tổ chức TH,TT với sự hỗ trợ của cơng nghệ hiện đại đang dần dần thay thế cho các phương pháp và hình thức tổ chức TH,TT thủ cơng theo truyền thống. Mặt khác, thành tựu của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ Tư đang tác động mạnh mẽ đến trang thiết bị, máy mĩc và quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. Các thiết bị điện tử thơng minh đang thay thế cho các máy mĩc cơng nghiệp truyền thống. Điều đĩ, địi hỏi các doanh nghiệp phải liên kết với các nhà trường để đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề cụ thể. Xu hướng gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra yêu cầu mới trong quản lý hoạt động TH,TT của học sinh. Quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức của hệ thống trường đào tạo nghề đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới quy chế quản lý của các nhà trường trung cấp. Hệ thống trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang cĩ những biến động về cơ cấu tổ chức. Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, về khoa học cơng nghệ, nhiều nhà trường nghề đã được hình thành và phát triển. Số lượng các trường nghề tăng lên nhanh, hình thức tổ chức các loại trường khá đa dạng. Xu hướng phát triển các mơ hình trường nghề gắn với doanh nghiệp ngày càng tăng. Quá trình chuyển đổi từ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sang quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề mới về quản lý của các nhà trường. Cơ chế quản lý và phương thức tổ chức thực hiện chưa đồng bộ đã cĩ tác động đến hoạt động TH,TT ở các nhà trường với những khuynh hướng quan điểm khác nhau. Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực thực hiện” làm đề tài luận án với mong muốn sẽ học hỏi được nhiều nội dung lý luận và thực tiễn phục vụ cho cơng việc của bản thân tốt hơn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo quan điểm tiếp cận năng lực. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TH,TT trong đào tạo nghề, gĩp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nĩi riêng và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nĩi chung. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở nhà trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Nghiên cứu thực trạng hoạt động TH,TT và thực trạng quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở nhà trường trung cấp hiện nay, đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động, rút ra những ưu điểm, hạn chế và rút ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đĩ. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động TH,TT của học sinh theo hướng phát triển năng lực thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trung cấp. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý quá trình đào tạo nghề ở trường trung cấp Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động TH,TT nghề ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT; cĩ đề cập đến vấn đề năng lực và phát triển năng lực thực hiện nhưng khơng đi sâu vào vấn đề này. Luận án chỉ bàn đến TH,TT về chuyên mơn nghề nghiệp mà người học được đào tạo ở nhà trường trung cấp. Bao gồm TH,TT ở nhà trường và TH,TT ở các doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động TH,TT của học sinh trong quá trình đào tạo nghề ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khảo sát lấy số liệu từ 6 trường đại diện. Các số liệu khảo sát, thống kê, minh chứng tính từ năm 2017 đến 2020. 4. Giả thuyết khoa học Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, hoạt động TH,TT theo lý thuyết dạy học truyền thống đang bộc lộ nhiều bất cập. Nếu quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở trường trung cấp được thực hiện dựa trên lý thuyết tiếp cận năng lực – hoạt động và vận dụng các mơ hình quản lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn trong đào tạo nghề, đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động TH,TT theo hướng phân quyền tự chịu trách nhiệm của các chủ thể hoạt động; tổ chức phối hợp được các lực lượng trong nhà trường với cơ sở thực tập; đổi mới nội dung, phương thức TH,TT theo hướng tiếp cận năng lực cá nhân thì sẽ điều khiển được các hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện, gĩp phần nâng cao phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trị của hoạt động thực tiễn trong nhận thức, cải tạo thế giới và phát triển bản chất người. Các nội dung khoa học trong luận án được quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên lý giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự thống nhất giữa học với hành, lý luận với thực tiễn. Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận như sau: Tiếp cận hệ thống – cấu trúc. Xem xét hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp là một giai đoạn trong quá trình đào tạo của nhà trường, cĩ mối quan hệ nhân quả với các giai đoạn dạy học, giáo dục trang bị kiến thức lý thuyết, chuẩn bị các phẩm chất nghề nghiệp cho học viên ngay từ khi bắt đầu vào trường. Tiếp cận lịch sử - logic. Xem xét mọi vấn đề liên quan đến hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo quan điểm lịch sử và logic. Tức là các quan điểm và thực tiễn về hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp đã được hình thành, phát triển trong bối cảnh lịch sử cụ thể nào, đã trải qua các giai đoạn phát triển như thế nào và hiện nay đang ở tình trạng như thế nào. Chỉ ra mối quan hệ, sự chi phối lẫn nhau giữa các giai đoạn phát triển đĩ. Tiếp cận thực tiễn – phát triển. Mọi vấn đề về hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp được luận giải theo quan điểm tiếp cận thực tiễn và phát triển. Nghĩa là phải đặt vấn đề hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp trong bối cảnh thực tiễn của nhà trường, thực tiễn của địa phương và đất nước. Phải tổng kết, đánh giá đúng thực trạng hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp đã đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay hay chưa. Các giải pháp quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp phải hướng vào giải quyết các bất cập trong thực tiễn, cải tạo thực tiễn GDPL hiện nay. Tiếp cận năng lực – hoạt động. Dựa trên lý thuyết năng lực trong khoa học giáo dục để luận giải những vấn đề lý luận về năng lực và xây dựng năng lực thực hiện của học sinh. Năng lực là khả năng của con người được biểu hiện ra bằng hoạt động. Năng lực được phát triển trong hoạt động. Giáo dục, đào tạo ở các nhà trường phải đưa người học vào hoạt động trải nghiệm thực tiễn, đánh giá năng lực thực hiện của người học phải thơng qua hoạt động. Phương pháp nghiên cứu Nhĩm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài được sử dụng thường xuyên các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hĩa, khái quát hĩa các nguồn tài liệu lý luận. Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển liên quan về giáo dục, đào tạo; Các lý thuyết về tiếp cận năng lực, tiếp cận hoạt động trong giáo dục; Các tài liệu chuyên ngành về giáo dục và quản lý giáo dục. Đặc biệt là nghiên cứu các tài liệu lý thuyết về đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề, các cơng trình, tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động TH,TT nghề. Sử dụng các phương pháp suy luận, phán đốn nhằm xây dựng và chứng minh giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp mơ hình hĩa trong nghiên cứu các mơ hình quản lý giáo dục, đào tạo nghề và xây dựng mơ hình quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở trường trung cấp. Nhĩm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát. Quan sát thực tiễn các hoạt động đào tạo, các hoạt động quản lý đào tạo ở trong nhà trường trung cấp; Quan sát hoạt động TH,TT của học sinh ở các cơ sở thực tập. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dị ý kiến. Điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ, giáo viên, học viên của 6 trường trung cấp. Số lượng khảo sát 455 người, trong đĩ 265 học viên, 70 cán bộ quản lý, 120 giáo viên. Phương pháp trị chuyện và phỏng vấn. Sử dụng phương pháp trị chuyện để tiếp xúc với các học sinh TH,TT, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ trong TH,TT. Sử dụng phương pháp phỏng vấn các các giáo viên chủ nhiệm lớp. Mục đích và nội dung trị truyện, phỏng vấn tập trung các vấn đề về nội dung, phương thức tổ chức TH,TT của học sinh. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu TH,TT của học sinh các khĩa để xem những nhận xét đánh giá về kết quả TH,TT của học sinh. Xin ý kiến của các đơn vị cơ sở về việc phối hợp giữa nhà trường với đơn vị trong tổ chức TH,TT của học sinh. Xin ý kiến các cán bộ quản lý nhà trường và các nhà khoa học về nội dung luận án và về các biện pháp đề xuất. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp; thử nghiệm một số biện pháp mà đề tài đã đề xuất. Sử dụng các phương pháp tốn học để thống kê, lập biểu bảng, xử lý kết quả số liệu để kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. Nhĩm phương pháp sử dụng tốn thống kê. Thu thập và xử lý số liệu thực trạng và thực nghiệm bằng phương pháp thống kê tốn học. Số liệu thu thập bằng phiếu điều tra được nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng cơng thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm như sau: Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ ảnh hưởng trong luận án quy định điểm như sau: Điểm 4: Rất quan trọng/ Tốt/ Rất ảnh hưởng Điểm 3: Quan trọng/ Khá/ ảnh hưởng Điểm 2: Ít quan trọng / TB/ Ít ảnh hưởng Điểm 1: Khơng quan trọng/ Yếu/ Ít ảnh hưởng Tính điểm theo mỗi mức độ: Xử lý số liệu bằng cơng thức tính giá trị trung bình: =; Trong đĩ: : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i ƒi: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá Các nhận định mức độ được xác định như sau: Loại Tốt: 3,254,0; Loại Khá: 2,5 3,25; Loại Trung bình: 1,75 2,5; Loại Yếu: 1,0 1,75. 6. Những đĩng gĩp mới của luận án Về lý luận Luận án xây dựng các khái niệm mới về TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT của học sinh theo hướng phát triển năng lực thực hiện. Xác định mối quan hệ giữa hoạt động TH,TT với phát triển năng lực của học sinh. Xác định mơ hình và nội dung, phương thức quản lý hoạt động TH,TT của học sinh theo lý thuyết giáo dục hiện đại. Về thực tiễn Cung cấp thơng tin chân thực về thực trạng hoạt động TH,TT và thực trạng quản lý hoạt đồng TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là chưa cập nhật các lý thuyết quản lý đào tạo nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện trong quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý cĩ thể vận dụng vào thực tiễn gĩp phần nâng cao chất lượng hoạt động TH,TT và phát triển năng lực thực hiện của học sinh. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ gĩp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động TH,TT của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện; cung cấp những luận cứ khoa học, giúp cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường và chỉ huy các cơ quan, khoa chuyên ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động TH,TT của học sinh, gĩp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, giúp học sinh ra trường cĩ năng lực thực hành vững chắc đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của xã hội. Sản phẩm của đề tài cĩ thể làm tài liệu tham khảo cĩ giá trị cho cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường trung cấp, các doanh nghiệp,các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục và những ai quan tâm đến hoạt động thực hành thực tập của học sinh. 8. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 4 chương; Kết luận, kiến nghị; Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các bản phụ lục Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan đến hoạt động thực hành, thực tập của người học ở các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện 1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi William E.Blank (1982): Handbook for Developing Competency-Based Training Programs, (Sổ tay phát triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện) [130]. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề như: Phân tích nghề, xây dựng hồ sơ năng lực, phát triển cơng cụ đánh giá, phát triển các gĩi học tập, cải tiến chương trình đào tạo. Tác giả đã lập luận mối quan hệ giữa năng lực thực hiện với thực hành, thực tập của người học. John W. Burke (1995), Competency Based Education and Training, (Giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện) [109]. Tác giả đã trình bày nguồn gốc của giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, quan niệm về năng lực thực hiện và tiêu chuẩn về năng lực thực hiện, về vấn đề đánh giá dựa trên năng lực thực hiện và cải tiến chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Tác giả chỉ ra con đường, biện pháp hình thành, phát triển năng lực thực hiện là đưa người học vào thực hành trong thực tiễn. Shirley Fletcher (1995), Competence - Based Assessment Techniques, (Các kỹ thuật đánh giá dựa trên năng lực thực hiện) [121]. Trong đĩ phân tích sự khác biệt về đào tạo theo NLTH ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc và thực hành đánh giá theo tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá dựa trên NLTH, việc thiết lập các tiêu chí cho sự thực hiện, thu thập bằng chứng cho đánh giá NLTH. Tác giả cho rằng năng lực thực hiện phải được thể hiện ra bằng các hoạt động thực hành của người học. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đánh giá dựa trên NLTH, một khâu của quá trình dạy học. Shirley Fletcher (1997), Designing Competence - Based Training, (Thiết kế đào tạo dựa trên năng lực thực hiện) [122]. Tác giả đề cập các cơ sở khoa học của việc thiết lập các tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người học và phân tích cơng việc, xây dựng mơ dun dạy học và khung chương trình. Trong đĩ, chú trọng các nội dung dạy học thực hành trong thực tiễn. Kerka, Sandra (1997), Competency-based education and training: Myths and Realities (GD&ĐT dựa trên năng lực thực hiện: Huyền thoại và thực tiễn) [111]. Tác giả đã tổng kết về đào tạo dựa trên NLTH vốn phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức cĩ tầm cỡ ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales v.v... Tác giả cho rằng, giáo dục, đào tạo ở các nhà trường phải hướng vào hình thành năng lực thực hiện cho người học. Chính năng lực thực hiện đĩ sẽ làm cho khả năng thực hành nghề nghiệp trong thực tiễn được phát triển. Thomas D., Slilke H. (2011), Structures and functions of competency- based education and training (CBET) [124] (cấu trúc và chức năng của giáo dục và đào tạo trên cơ sở năng lực: Một quan điểm so sánh). Tác giả đã dựa trên những kinh nghiệm ĐTN mà mình đang trực tiếp tiến hành để đưa ra quan điểm về cấu trúc và chức năng của CTĐT dựa trên NLTH. Việc xây dựng cấu trúc và chức năng của CTĐT theo NLTH cần phải được thảo luận rõ bao gồm cả kế hoạch xây dựng chương trình, phát triển chương trình và kiểm định chương trình trước khi thực thi. Ngồi ra, cũng cần xem xét sự khác biệt, ưu điểm, nhược điểm của việc xây dựng cấu trúc, chức năng CTĐT theo NLTH với các lý thuyết xây dựng CTĐT nghề khác. Một điều nữa là những chương trình xây dựng theo NLTH cần cĩ sự đối sánh với hệ thống GD&ĐT ở Úc, Anh, xứ Wales, Bắc Ireland và Scotland, như vậy mới bảo đảm chất lượng đào tạo và được cơng nhận ở quốc tế. Leesa Wheelahan (2012), The problem with competency-based training, Educating for the knowledge economy: critical perspectives? [112] (Vấn đề với đào tạo dựa trên năng lực, Giáo dục cho nền kinh tế tri thức: Quan điểm phê phán?). Tác giả đã phát triển và mở ra một gĩc nhìn thực tế khác về đào tạo theo NLTH. Tác giả phê phán cách tiếp cận đặt sự thực hiện cơng việc nghề nghiệp của người học vào vị trí trung tâm thay cho việc phải bắt đầu từ việc tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học chuyên sâu. Tác giả đã chỉ ra hạn chế của phương pháp xây dựng CTĐT theo NLTH và đề xuất cần phải cĩ những nghiên cứu sâu hơn trong các lý thuyết xây dựng CTĐT. Schenk, John P. (2013), The Life and Times of Victor Karlovich Della- Vos, (Cuộc đời và thời đại của Victor Karlovich Della- Vos) [120]. Tác giả đã giới thiệu những nghiên cứu của Victor Karlovich Della-Vos, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Hồng Gia Matxcơva (Nga) về đào tạo nghề. Ơng chủ trương, muốn dạy nghề cho cĩ hiệu quả thì phải phân tích nghề, tổ chức xưởng theo nghề chuyên mơn và dạy nghề “phải cĩ phương pháp thiết thực”. Về chương trình học, Della Vos cho rằng chương trình học được thiết lập dựa trên cơ sở của sự phân tích nghề, phải phân tích mỗi nghề ra thành các động tác cơ bản, xếp đặt những động tác đĩ theo thứ tự từ dễ đến khĩ và tổ chức cho người học học theo thứ tự đĩ. Về phương pháp dạy nghề, Della Vos khuyến cáo người học thực tập theo mẫu nào thì phải vẽ mẫu đĩ. Hồn tất mẫu trước cho thật hồn hảo rồi mới bắt đầu mẫu kế tiếp. Người học chỉ được phép làm việc trong các xưởng sau khi đã hồn thành các khĩa học lý thuyết theo yêu cầu. Kết quả đạt được của phương pháp này là người học nắm vững những nguyên tắc thiết yếu, cơ bản của ngành nghề họ học. Sáng kiến của Della Vos đặt nền tảng khoa học về phương pháp dạy nghề và phát triển CTĐT theo NLTH. 1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Từ cuối thế kỷ XX đã cĩ một số cơng trình nghiên cứu cơ bản về đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực thực hiện được xuất bản thành sách: Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Hữu Bài (1994), Phương pháp đào tạo nghề theo Mơ đun kỹ năng hành nghề [23]. Cuốn sách được biên soạn cùng cho bồi dưỡng giáo viên Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Trên cơ sở đĩ, Vụ Trung học chuyên nghiệp – Dạy nghề đã tổ chức biên soạn 20 bộ chương trình đào tạo nghề theo modun kỹ năng hành nghề được chia thành các đơn nguyên học tập tích hợp cả lý thuyết và thực hành cho các Trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, những chương trình này chỉ áp dụng cho đào tạo nghề ngắn hạn. Nguyễn Minh Đường (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hĩa và hội nhập quốc tế [25]. Cuốn sách đã giới thiệu cơ sở lý luận và thực trạng về đào tạo nhân lực, đồng thời đề xuất các giải pháp về đào tạo nhân lực trong bối cảnh mới. Tác giả đã phân tích vai trị của phương thức đào tạo theo hướng phát triển năng lực thực hiện đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đĩ, đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, tồn cầu hĩa và hội nhập quốc tế phải coi trọng các nội dung thực hành nghề, phải nâng cao tay nghề cho người lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổng cục Dạy nghề (2011)...kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp, làm cơ sở cho sự phát triển tư duy và các khả năng cá nhân về lĩnh vực được đào tạo. Hình thức thực hành ở các trường trung cấp là tổ chức cho học sinh thực hành ngay trong trường và trong các trung tâm thực hành, ta quen gọi là rèn luyện nghiệp vụ chuyên mơn thường xuyên do giáo viên bộ mơn phụ trách. Thực hành rèn luyện nghiệp vụ chuyên mơn cho học sinh được coi là một hình thức tổ chức tập luyện các hoạt động thực hành cơ bản ở nhà trường trung cấp. Ở đây ta cĩ thể bĩc tách các loại kỹ năng để tổ chức cho học sinh tập luyện theo từng động tác, thao tác. Trước hết tập trung vào các kỹ năng cơ bản, rồi sau đĩ tập các kỹ năng chuyên sâu. Các hoạt động này cĩ thể tiến hành trong một thời gian dài, với một chương trình chủ động, dễ kiểm sốt, khi cần cĩ thể lặp lại các bài luyện tập cho đến khi thuần thục. 2.1.1.2. Khái niệm thực tập Theo Từ điển Tiếng Việt, thực tập là "tập làm trong thực tế để vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ, chuyên mơn” [48, tr.974]. Trong lĩnh vực giáo dục, thực hành và thực tập của học sinh là những hình thức tổ chức dạy học cùng nằm trong quá trình đào tạo nghề ở nhà trường. Tuy nhiên, thực hành và thực tập là những giai đoạn khác nhau trong quá trình đào tạo, cĩ những yêu cầu cụ thể khác nhau. Theo Từ điển Giáo dục học, thực tập là sự vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được lĩnh hội trong quá trình học tập vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra theo chức trách mà sau khi ra trường người học sẽ đảm nhiệm. Thực tập được tiến hành theo kiểu “nhập vai, tập làm” trên các cương vị. Thực tập được diễn ra trong cả nhà trường và các doanh nghiệp ngồi nhà trường. Thực tập chỉ được tiến hành trong một thời gian nhất định khi người học đã được trang bị một lượng tri thức cần thiết, phù hợp, đáp ứng với “vai” được phân cơng. Theo quan niệm này, thực tập của học sinh ở các nhà trường trung cấp được hiểu như sau: Thực tập của học sinh các nhà trường trung cấp là hình thức tổ chức dạy học được thực hiện trong thực tiễn ở các doanh nghiệp, bằng cách tổ chức cho học sinh đĩng vai để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra theo chức trách mà sau khi ra trường người học sẽ đảm nhiệm. Thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên mơn. Thực tập là dạng hoạt động thực tiễn sau phần học lý thuyết nhằm mục đích cụ thể hĩa và củng cố kiến thức, phát triển khả năng quan sát, nhận thức, hình thành các kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống tự lập trong tương lai của học sinh. Thực tập là cách rèn luyện cĩ hệ thống, thường xuyên, là phương thức quan trọng nhất đảm bảo nguyên tắc giáo dục “lý luận liên hệ với thực tiễn”. Nội dung và hình thức thực tập thay đổi theo đặc thù của mỗi chuyên ngành đào tạo trong nhà trường. Thực tập là tổ chức cho học sinh tập làm theo đúng cương vị và chức trách mà họ được đào tạo trong nhà trường. Ở các trường trung cấp, thực tập là tổ chức cho học sinh đi về các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, sắp xếp cho họ được làm đúng những nhiệm vụ mà họ được đào tạo trong nhà trường. Đây là giai đoạn học trong thực tiễn. Học sinh được quan sát hoạt động chuyên mơn nghề nghiệp của những chuyên gia thực hành, được trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, được xử lý các tình huống nảy sinh. Ở các nhà trường trung cấp, thường phân chia thành thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp. Thực tập sản xuất là loại hình thực tập thường xuyên, được tổ chức thành những đợt khác nhau trong quá trình đào tạo nhằm bổ sung, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh theo mục tiêu đào tạo đã xác định. Thực tập tốt nghiệp là thực tập cuối khĩa học nhằm hồn thiện và kiểm tra, đánh giá mức độ phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra. 2.1.1.3. Khái niệm năng lực thực hiện Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, lý thuyết tiếp cận năng lực về giáo dục như một làn sĩng thứ ba đang từng bước thay thế cho lý thuyết tiếp cận nội dung và tiếp cận mục tiêu trong đào tạo. Theo quan điểm tiếp cận năng lực, mỗi con người là một cá nhân mang trong mình những tố chất khác nhau, năng khiếu khác nhau và những điều riêng biệt, cĩ thể do bẩm sinh di truyền hoặc do mơi trường và hoạt động cá nhân mà cĩ. Giáo dục cĩ sứ mệnh phát hiện ra những tố chất tốt, tích cực và tìm ra biện pháp tác động làm cho nĩ phát triển hồn tồn. Tư tưởng đĩ được Hồ Chí Minh khẳng định: “từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hồn tồn Việt Nam. một nền giáo dục làm phát triển hồn tồn những năng lực sẵn cĩ của các em”[44, tr.34]. Theo các nhà tâm lý học, khái niệm năng lực được hiểu là tổng hịa những tố chất tâm lý mang tính tiền định của cá nhân được thể hiện trong hoạt động. Dưới gĩc độ của khoa học giáo dục, năng lực thường được quan niệm là khả năng cá nhân về một lĩnh vực hoạt động nào đĩ, được hình thành, phát triển trong quá trình học tập và trải nghiệm thực tiễn. Theo Từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên, “năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn cĩ để thực hiện một hoạt động nào đĩ” [48, tr. 660]. Theo Từ điển Giáo dục học, "năng lực là khả năng cho phép một con người đạt thành cơng trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” [34, tr.278]. Trong cuốn Cơng nghệ Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, định nghĩa “Năng lực là khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tương ứng với ngưỡng quy định khi bước vào thị trường lao động” [3, tr. 129]. Theo R.Colin, Malcolm J. Nicholl (2008), “Năng lực chuyên mơn (Professional Competency) là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên mơn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên mơn một cách độc lập, cĩ phương pháp và chính xác”[13, tr.25]. Năng lực phương pháp (Methodical Competency) là khả năng đối với những hành động cĩ kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề, bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên mơn. Năng lực xã hội (Social Competency) là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp cùng các thành viên khác. Năng lực cá thể (Induvidual Competency) là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân. Theo Nguyễn Đức Trí, thuật ngữ “năng lực thực hành” và “năng lực thực hiện” được sử dụng tương đương như nhau. Năng lực thực hành (Professional Action Competency) là “khả năng thực hiện được các hoạt động của nhiệm vụ, cơng việc trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra” [78, tr.38]. Năng lực thực hành cịn được gọi là năng lực thực hiện chuyên mơn, được coi như là sự tích hợp của kiến thức, kỹ năng, thái độ làm thành khả năng thực hiện một cơng việc sản xuất và được thể hiện trong thực tiễn sản xuất. Như vậy, dưới gĩc độ của khoa học giáo dục, năng lực được hiểu là khả năng vốn cĩ hoặc do rèn luyện mà cĩ được của mỗi cá nhân. Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia. Sự khác biệt đĩ được thể hiện ở hiệu quả hoạt động trong cơng việc. Trong lĩnh vực đào tạo nghề, khái niệm năng lực thường được khai thác dưới gĩc độ năng lực thực hành hoặc NLTH. Năng lực thực hành khơng chỉ bao gồm các kỹ năng lao động tay chân, mà kỹ năng trí tuệ cũng là một thành phần kỹ năng tạo nên năng lực thực hành. Chẳng hạn kỹ năng nhận biết, kỹ năng phán đốn, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định. Tùy theo loại năng lực cần hình thành mà thành phần kỹ năng được nhận diện cĩ thể khác nhau. Từ quan niệm trên đây là cơ sở để đi đến khái niệm năng lực thực hiện như sau: Năng lực thực hiện của học sinh ở nhà trường trung cấp là khả năng thực hiện các nhiệm vụ, cơng việc trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra, được hình thành, phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp theo chương trình đào tạo của nhà trường. Như vậy, thực chất năng lực thực hiện của học sinh là một dạng năng lực được thiết kế theo chuẩn đầu ra của nhà trường. Năng lực đĩ được các nhà trường đặt ra dưới dạng mục tiêu đào tạo, vừa cĩ tác dụng định hướng cho tồn bộ quá trình đào tạo của nhà trường theo hướng phát triển năng lực, vừa nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực lao động chất lượng cao của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để thiết kế năng lực thực hiện của học sinh theo chuẩn đầu ra, cần phải chỉ ra cấu trúc của năng lực thực hiện. Những nghiên cứu gần đây của tác giả Đỗ Mạnh Cường về đào tạo nghề đã chỉ ra năng lực thực hiện chuyên mơn và cấu trúc của năng lực thực hiện chuyên mơn (Professional Action Competency). Theo đĩ, năng lực thực hiện hiện chuyên mơn được coi là tích hợp của bốn loại năng lực bộ phận: Năng lực cá nhân (Individual competency), năng lực kỹ thuật, chuyên mơn (Professional, technical competency), năng lực phương pháp (Methodical competency) và năng lực xã hội (Social competency) [16, tr.5]. Năng lực cá nhân là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn đạo đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi. Năng lực kỹ thuật, chuyên mơn (professional, technical competency) là khả năng thực hiện, đánh giá các nhiệm vụ chuyên mơn một cách chính xác, độc lập, cĩ phương pháp. Năng lực này thể hiện ở khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hĩa, khả năng nhận biết các mối quan hệ trong hệ thống và quá trình. Năng lực phương pháp (methodical competency): Là khả năng thực hiện hành động cĩ kế hoạch, xác định mục đích và phương hướng giải quyết các nhiệm vụ chuyên mơn, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên mơn. Cốt lõi của năng lực phương pháp là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Năng lực xã hội (social competency) là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Các loại năng lực này cĩ mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Mức độ phát triển năng lực thực hiện của học sinh trong nhà trường trung cấp là tổng hịa mức độ phát triển của từng loại năng lực cụ thể. Tuy nhiên, mức độ phát triển của từng loại năng lực cụ thể ở mỗi học viên khơng hồn tồn giống nhau. Những nghiên cứu gần đây về năng lực thực hiện trong đào tạo nghề đã cung cấp cơ sở lý luận cho phép các nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra theo năng lực thực hiện. Dựa trên các tài liệu nghiên cứu mới nhất về năng lực thực hiện và mức độ phát triển năng lực thực hiện đã được cơng bố; dựa trên lý thuyết về chuẩn đầu ra; đồng thời căn cứ vào các tiêu chí đánh giá kết quả thực tập cuối khĩa của học sinh ở các trường trung cấp hiện nay, cĩ thể xây dựng bộ tiêu chí mới về đánh giá kết quả TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo tiếp cận năng lực thực hiện với 4 tiêu chuẩn và 12 tiêu chí cụ thể. Một là, chuẩn về phẩm chất. Đây là chuẩn chung, được đánh giá bằng hệ thống thái độ trong thực hành lao động nghề. Trong đĩ gồm 3 tiêu chí. Hai là, chuẩn về năng lực phương pháp. Đây là chuẩn về năng lực chung, được đánh giá bằng 3 tiêu chí. Ba la, chuẩn về năng lực xã hội. Đây là chuẩn về năng lực chung, được đánh giá bằng 3 tiêu chí. Bốn là, chuẩn về năng lực chuyên mơn, kỹ thuật trong hoạt động nghề. Đây là chuẩn về năng lực riêng, được đánh giá bằng 3 tiêu chí Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện của học sinh trong thực hành, thực tập ở doanh nghiệp Tiêu chuẩn Tiêu chí đánh giá 1. Năng lực tự điều chỉnh thái độ hành vi trong thực hành, thực tập sản xuất TC1: Chấp hành nghiêm túc quy định của doanh nghiệp TC2: Đảm bảo thời gian lao động theo quy định trong sản xuất TC3: Cĩ trách nhiệm trong hoạt động chung của nhĩm 2. Năng lực phương pháp tổ chức cơng việc trong sản xuất TC1: Sắp xếp hợp lý thứ tự cơng việc trong tiến trình sản xuất TC2: Sử dụng hợp lý các phụ kiện đảm bảo cho sản xuất TC3: Xử lý tình huống kỹ thuật trong tiến trình sản xuất 3. Năng lực xã hội trong hoạt động nghề TC1: Khả năng hịa nhập, hợp tác, chung sống TC2: Khả năng tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty TC3: Hiểu biết xã hội về nghề nghiệp kinh doanh của cơng ty 4. Năng lực chuyên mơn kỹ thuật trong hoạt động nghề TC1: Đánh giá số lượng sản phẩm làm ra trong 1 tháng TC2: Đánh giá chất lượng sản phẩm làm ra trong 1 tháng TC3: Đánh giá mức độ phát triển năng lực cá nhân của học sinh Trong từng tiêu chí cĩ các chỉ số đánh giá. Mỗi chỉ số gắn với một mức độ đánh giá và được lượng hĩa thành điểm số tương đương (xem phụ lục 7). 2.1.1.4. Khái niệm phát triển năng lực thực hiện Theo Từ điển Tiếng Việt, phát triển nghĩa chung nhất được hiểu là “sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. “Phát triển” là một khái niệm rất rộng. Mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, cĩ thể đưa ra những khái niệm khác nhau về phát triển. Như vậy, phát triển là xu hướng vận động của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, đời sống con người. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội tự thân biến đổi để tăng về số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngồi làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự phát triển. Dưới gĩc độ của khoa học quản lý giáo dục, phát triển được xem là tác động cĩ mục đích, cĩ tổ chức của chủ thể quản lý đến hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, nhằm tổ chức, điều khiển các hoạt động đĩ hướng vào làm biến đổi gia tăng khả năng thực hành của học sinh phù hợp với quy luật phát triển, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Theo đĩ, phát triển năng lực thực hiện của học sinh ở trường trung cấp được hiểu như sau: Phát triển năng lực thực hiện của học sinh ở trường trung cấp là quá trình biến đổi gia tăng khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong nghề, thơng qua hoạt động dạy học ở nhà trường và TH,TT của học sinh trong thực tiễn, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nghề đã xác định. Năng lực thực hiện của học sinh luơn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của quá trình học tập, rèn luyện của học sinh và chịu sự tác động của mơi trường sư phạm, của điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Năng lực thực hiện của học sinh được phát triển theo từng giai đoạn, thống nhất với năng lực của người lao động. Theo tác giả Vargas Zuđiga, F. [126], phát triển năng lực thực hiện được chia thành 5 mức như sau: Mức 1: Thực hiện tốt các hoạt động lao động thơng thường, quen thuộc. Mức 2: Thực hiện tốt các hoạt động lao động quan trọng trong những hồn cảnh khác nhau. Cĩ thể tự mình thực hiện một số hoạt động lao động tương đối phức tạp hoặc các cơng việc ít gặp. Cĩ khả năng làm việc hợp tác, tham gia nhĩm làm việc. Mức 3: Thực hiện các hoạt động lao động phức tạp, ít gặp, trong nhiều hồn cảnh khác nhau. Cĩ khả năng làm việc độc lập cũng như khả năng kiểm sốt và hướng dẫn người khác. Mức 4: Cĩ khả năng thực hiện một cách chắc chắn và độc lập các hoạt động lao động kỹ thuật/chuyên mơn phức tạp trong những tình huống (ca) khĩ. Cĩ khả năng tổ chức và quản lý cơng việc của nhĩm và điều phối các nguồn tài nguyên. Mức 5: Ứng dụng các nguyên tắc trọng yếu và kỹ thuật phức tạp trong nhiều hồn cảnh lao động khác nhau. Đảm đương những cơng việc thường xuyên địi hỏi tính tự chủ cao, điều hành cơng việc của những người khác và kiểm sốt các nguồn tài nguyên quan trọng. Ngồi ra cũng cĩ khả năng chuẩn đốn, thiết kế, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch và đánh giá cơng việc Phát triển năng lực thực hiện của học sinh được diễn ra trong mơi trường sư phạm cĩ tổ chức, cĩ mục đích, cĩ chương trình, kế hoạch xác định. Năng lực thực hiện của học sinh được hình thành và phát triển trong tồn bộ quá trình đào tạo nghề của nhà trường, trong đĩ chủ yếu thơng qua hoạt động TH,TT của học sinh trong thực tiễn. Mức độ và tốc độ phát triển năng lực thực hành của từng học sinh khơng ngang bằng nhau. 2.1.1.5. Hoạt động thực hành, thực tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực thực hiện Hoạt động cĩ thể tiếp cận dưới các gĩc độ của triết học, xã hội học, sinh lý học, tâm lý học, giáo dục học và nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trong tâm lý học hoạt động, lý thuyết hoạt động được nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu làm cơ sở trực tiếp cho khoa học giáo dục. Theo Phạm Minh Hạc, hoạt động là sự tác động của con người vào thế giới khách quan, tạo ra mối quan hệ tương tác nhằm biến đổi thế giới khách quan và biến đỏi chính bản thân con người. Trong mối quan hệ tương tác đĩ luơn diễn ra hai quá trình bộ phận đối lập nhau, thống nhất biện chứng với nhau. Đĩ là quá trình đối tượng hĩa và quá trình chủ thể hĩa. Quá trình đối tượng hĩa cịn gọi là “xuất tâm”, đĩ là quá trình chuyển từ trong tư duy ra ngồi bằng các thao tác, động tác, hành động, hoạt động, chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động, tâm lý con người được bộc lộ, được khách quan hĩa trong quá trình làm ra sản phẩm. Quá trình chủ thể hĩa cịn gọi là “nhập tâm”, đĩ là quá trình chuyển những kinh nghiệm, tri thức từ ngồi vào ý thức, tư duy làm cho con ngới phát triển. Như vậy, quá trình con người tham gia, thực hiện các hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm cho thế giới vừa tạo ra sự phát triển của chính bản thân mình. Đây là một cơ sở khoa học quan trọng cho sự phát triển lý luận về hoạt động TH,TT của học sinh theo hướng phát triển năng lực. Hoạt động TH,TT của học sinh trong quá trình dạy học là một loại hình cụ thể của hoạt động nhận thức. Lý luận dạy học đã xác định bản chất của quá trình dạy học là hoạt động nhận thức của người học, dưới sự chỉ đạo của người dạy. Hoạt động nhận thức của người học, về cơ bản diễn ra theo quy luật nhận thức chung của lồi người như V.I.Lênin đã khái quát: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đây là quan điểm phương pháp luận định hướng cho việc nghiên cứu lý luận về hoạt động TH,TT của học sinh ở nhà trường trung cấp. Thực hành, thực tập là những khái niệm độc lập đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên, hoạt động TH,TT cĩ mối quan hệ biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hĩa lẫn nhau. Trong thực hành cĩ thực tập, trong thực tập cĩ thực hành. Thực hành ở giai đoạn thấp là tập làm những động tác, thao tác đơn lẻ. Theo lý luận nhận thức thì đây là giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức “trực quan sinh động”, là giai đoạn “thực hành sinh ra hiểu biết”. Thực hành ở giai đoạn cao là thực hành tổng hợp. Theo quy luật nhận thức của V.Lênin đã khái quát thì đây là giai đoạn chuyển từ “tư duy từu tượng đến thực tiễn”, giai đoạn cao của nhận thức chân lý. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quy luật nhận thức diễn ra theo một chu kỳ như sau: “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành” [45, tr.120]. Theo đĩ, thực hành cĩ hai giai đoạn, giai đoạn thấp là “Thực hành sinh ra hiểu biết”; giai đoạn cao là thực hành cĩ lý luận dẫn đường “lý luận lãnh đạo thực hành”. Xét đến cùng, thực tập được hiểu là trình độ phát triển cao của thực hành. Đĩ là hoạt động thực hành tổng hợp trong thực tiễn. Trong thực tiễn, cụm từ “thực hành, thực tập” vẫn được sử dụng ghép với nhau và cĩ ý nghĩa khoa học riêng. Khi ghép hai cụm từ này với nhau thành khái niệm chung về TH,TT là muốn chỉ những hoạt động nhận thức của học sinh thơng qua hoạt động thực tiễn. Theo lý luận nhận thức, hoạt động thực hành cĩ hai dạng cụ thể trong mối quan hệ tương hỗ với nhau là hoạt động thực hành trí tuệ và hoạt động thực hành vận động. Khi nĩi đến TH,TT của học sinh là muốn nhấn mạnh về hoạt động thực hành vận động. Hoạt động TH,TT là hoạt động nhận thức trong thực tiễn, thơng qua thực tiễn, sau khi người học đã học lý thuyết cơ bản trên lớp. Như vậy, hoạt động TH,TT của học sinh trong quá trình dạy học là một giai đoạn của hoạt động nhận thức. Trong đĩ, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh luơn phối hợp thống nhất với nhau cùng hướng vào thực hiện mục tiêu phát triển người học. Hoạt động TH,TT của học sinh ở nhà trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện là hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong thực tiễn, bằng cách tổ chức, hướng dẫn cho học sinh luyện tập và xử lý các tình huống chuyên mơn nghề nghiệp, nhằm tạo cơ hội cho họ hình thành khả năng ứng biến trong sự biến đổi của thực tiễn, gĩp phần phát triển năng lực nghề nghiệp theo khả năng cá nhân, phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường và xã hội. Thực hành, thực tập là những hình thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong thực tiễn. Bản chất hoạt động TH,TT là hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy, được tiến hành trong thực tiễn. Đĩ là sự phối hợp giữa hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học của học sinh được thực hiện trong một hình thức tổ chức dạy học cụ thể nằm trong quá trình đào tạo của nhà trường. Hoạt động TH,TT theo hướng phát triển năng lực là cách thức phối hợp giữa người dạy với người học trong các khâu, các bước, các giai đoạn hoạt động TH,TT nghề nghiệp của học sinh, đảm bảo cho các hoạt động đĩ phù hợp với đặc điểm phát triển năng lực của học sinh, phù hợp mục tiêu đào tạo theo hướng phát triển năng lực của nhà trường. Chủ thể hoạt động TH,TT là học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động TH,TT bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy. Học sinh là chủ thể của hoạt động học. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh luơn diễn ra cùng nhau, phối hợp thống nhất với nhau trong một mơi trường sư phạm chung. Trong sự phối hợp đĩ, hoạt động dạy của giáo viên giữ vai trị chủ đạo, tổ chức, định hướng và điều khiển hoạt động học. Học sinh vừa là chủ thể của hoạt động TH,TT, tự tổ chức, tự điều khiển và tự chịu trách nhiệm về kết quả TH,TT của chính mình. Đồng thời, học sinh vừa là đối tượng tác động của hoạt động dạy, chịu sự tác động, điều khiển của hoạt động dạy. Trong thực tiễn đào tạo nghề, nhiều nhà trường đã tổ chức đội ngũ giáo viên chuyên về dạy thực hành. Tuy nhiên, hoạt động dạy và hoạt động học trong giai đoạn TH,TT cĩ cách thức riêng, hoạt động dạy chủ yếu là hướng dẫn, tổ chức, điều khiển thực hành vận động, thao tác của học sinh. Đối tượng tác động của hoạt động TH,TT trong đào tạo nghề là nguyên liệu, vật liệu và các phương tiện để chế biến, chuyển hĩa nguyên liệu, vật liệu đĩ thành sản phẩm theo thiết kế. Mỗi ngành nghề khác nhau cĩ đối tượng tác động của hoạt động TH,TT khác nhau. Trong dạy học, đối tượng tác động của các chủ thể được xem xét theo từng mối quan hệ cụ thể. Đối với hoạt động của giáo viên thì đối tượng tác động của hoạt động dạy là các nguồn tài liệu, các phương tiện dạy học và quá trình nhận thức, rèn luyện kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp của học sinh. Đối với hoạt động của học sinh thì đối tượng tác động của hoạt động học là các nguồn tài liệu, các phương tiện dạy học và lơgic nhận thức của chính bản thân mình. Theo lý thuyết hoạt động, đối tượng tác động của hoạt động TH,TT là lơgic nhận thức của chính bản thân người học. Thơng qua hoạt động TH,TT mà người học tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho kiến thức lý thuyết, củng cố hồn thiện kiến thức lý thuyết, hình thành các kỷ năng, kỷ xảo nghề nghiệp và phát triển năng lực thực hiện nghề của bản thân. Mục đích của hoạt động TH,TT nhằm hình thành, phát triển những năng lực cơ bản và những năng lực chuyên biệt về thực hành nghề của học sinh trong thực tiễn. Hoạt động TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện là cách thức tổ chức các loại hình hoạt động dạy và hoạt động học phù hợp với đặc điểm năng lực của người học, thơng qua đĩ mà củng cố, nâng cao nhận thức, lịng yêu nghề, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thích ứng với các điều kiện hoạt động nghề trong thực tiễn, định hướng phát triển năng lực thực hành nghề cho học sinh. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học TH,TT. Mỗi ngành nghề khác nhau, mỗi loại TH,TT khác nhau cĩ những yêu cầu cụ thể riêng, cĩ cách tổ chức TH,TT cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, TH,TT là một giai đoạn nằm trong quá trình đào tạo, tuân theo quy luật và logic của quá trình đào tạo, được thực hiện theo quy trình các bước chung như sau: Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động dạy học TH,TT. Bao gồm chuẩn bị của giáo viên, học sinh và các lực lượng phối hợp. Bước 2: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học TH,TT. Đây là bước điều khiển hoạt động TH,TT của học sinh trong thực tiễn. Kịp thời phát hiện, xử lý các tình huống. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học TH,TT. Phát hiện, nắm thơng tin ngược từ hoạt động thực hành thực tập của học sinh, đánh giá. Xếp loại năng lực và mức độ phát triển năng lực của học sinh. Bước 4: Tổng kết, kết thúc đợt TH,TT. Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động dạy, hoạt động học và phối hợp các lực lượng, rút ra những bài học kinh nghiệm. Động viên, khuyến khích các cá nhân và tập thể. 2.1.2. Đặc điểm thực hành, thực tập của học sinh ở nhà trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện 2.1.2.1. Vị trí vai trị, chức năng, nhiệm vụ của trường trung cấp Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp xác đinh: Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Luật khẳng định: Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để cĩ thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khố học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của trường trung cấp được quy định tại Điều 23 và điều 24 của Luật Giáo dục nghề nghiệp (xem phụ lục 9) 2.1.2.2. Mục tiêu thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện người học Mục tiêu TH,TT của học sinh ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện nhằm tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, hình thành, phát triển cho người học những khả năng chuyên biệt về một nghề cụ thể, gĩp phần đào tạo ra những người thợ thực hành cĩ tay nghề cao, cĩ khả năng sáng tạo trong thực tiễn. Các nhà trường trung cấp cần phải chuyển từ mục tiêu trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thành thạo tay nghề theo quy trình cơng nghệ giản đơn sang mục tiêu phát triển năng lực thực hành nghề của người học. Mức độ phát triển năng lực thực hành nghề của học sinh được đo bằng sự thành thạo tay nghề, sự sáng tạo trong thực hành nghề và khả năng thích ứng với sự biến đổi của nghề. Mức độ phát triển cao nhất về năng lực thực hành nghề của học sinh là khả năng đổi mới phát triển quy trình cơng nghệ thực hành nghề đáp ứng theo yêu cầu của thực tiễn. Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thành thạo tay nghề khơng cịn là mục tiêu của dạy học TH,TT mà chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Những vấn đề phát triển mới về quan điểm, về mục tiêu TH,TT sẽ kéo theo sự phát triển mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức TH,TT. Hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học cũng vì thế mà cĩ những phát triển mới. 2.1.2.3. Nội dung thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện Thơng tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định về Điều lệ trường trung cấp, đã xác định thời gian, chương trình, giáo trình đào tạo ở trường trung cấp. Đặc điểm chung về chương trình, nội dung ở các trường trung cấp là thời gian TH,TT chiếm tỷ lệ khá cao, từ 55% đến 75%. Hiện nay, nội dung, chương trình đào tạo nghề được thiết kế thành các modun cĩ thể lắp ghép ngang và cĩ thể lắp ghép dọc. Điều này, sẽ tạo cơ hội cho người học cĩ thể học tích lũy modun hoặc chuyển từ nghề ngày sang nghề khác cĩ chương trình gần và tương đương nhau. Đây cũng là cơ hội để người học cùng một lúc cĩ thể học nhiều nghề đáp ứng yêu cầu biến động của xã hội hiện đại. 2.1.2.4. Phương pháp, hình thức thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện Điều 36 của Luật giáo dục nghề đã xác định: ‘‘Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên mơn; Phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhĩm” [52, tr,18]. Phương pháp, hình thức dạy học TH,TT khá đa dạng, được diễn ra trong thực tiễn, gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dạy học nghề, TH,TT nghề cho học viên được tổ chức thực hiện trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất của nhà máy, xí nghiệp đồng thời là thiết bị dạy học TH,TT của học sinh. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học TH,TT bị chi phối bởi phương pháp và hình thức tổ chức sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Chất lượng, hiệu quả của các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học TH,TT nghề phụ thuộc vào mức độ hiện đại của các phương tiện, máy mĩc của các đơn vị TH,TT. 2.1.2.5. Phương tiện hoạt động thực hành, thực tập của học sinh ở trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện Ngày nay, trước sự phát triển nhanh của khoa học và cơng nghệ làm cho quy trình cơng thao tác của các nghề trong xã hội liên tục biến động. Một trong những mâu thuẫn của dạy học TH,TT là sự ổn định tương đối của lý thuyết với sự biến động nhanh của thực tiễn. Mâu thuẫn này được biểu hiện cụ thể trong dạy nghề bằng sự ổn định của kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề với sự biến động thay đổi nhanh của máy mĩc và cơng nghệ; Sự ổn định, trì trệ trong tư duy và sự biến động, năng động trong thực tiễn. Một trong những đặc điểm quan trọng của hoạt động TH,TT nghề là gắn với phương tiện, máy mĩc. Các phương tiện, máy mĩc trở thành cơng cụ khơng thể thiếu ...20,0 52 19,6 130 49,1 30 11,3 2 Giai đoạn thực hành tại trường CB,GV 37 19,5 36 18,9 95 50,0 22 11,6 HS 53 20,0 55 20,8 127 47,9 30 11,3 3 Giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp CB,GV 34 17,9 35 18,4 97 51,1 24 12,6 HS 50 18,9 50 18,9 134 50,6 31 11,7 4 Giai đoạn kết thúc TH,TT CB,GV 32 16,8 33 17,4 98 51,6 27 14,2 HS 46 17,4 48 18,1 135 50,9 36 13,6 Tổng cộng CB,GV 143 18,8 142 18,7 382 50,3 93 12,2 HS 202 19,1 205 19,3 526 49,6 127 12,0 5. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ chức các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hành, thực tập của học sinh T T Nội dung đánh giá Đối tượng điều tra Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Đảm bảo về cơ sở vật chất cho hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 37 19,5 36 18,9 95 50,0 22 11,6 HS 53 20,0 55 20,8 127 47,9 30 11,3 2 Đảm bảo về tài chính cho hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 35 18,4 35 18,4 96 50,5 24 12,6 HS 50 18,9 50 18,9 134 50,6 31 11,7 3 Đảm bảo về pháp lý cho hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 34 17,9 32 16,8 98 51,6 26 13,7 HS 48 18,1 47 17,7 136 51,3 34 12,8 4 Đảm bảo về tinh thần cho hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 32 16,8 33 17,4 98 51,6 27 14,2 HS 46 17,4 48 18,1 135 50,9 36 13,6 Tổng cộng CB,GV 138 18,2 136 17,9 387 50,9 99 13,0 HS 197 18,6 200 18,9 532 50,1 131 12,4 6. Tởng hợp kết quả điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động thực hành, thực tập của học sinh T T Nội dung đánh giá Đối tượng điều tra Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá CB,GV 47 24,7 52 27,4 73 38,4 18 9,5 HS 64 24,2 72 27,2 104 39,2 25 9,3 2 Xác định tiêu chí đánh giá CB,GV 38 20,0 42 22,1 83 43,7 27 14,2 HS 54 20,4 61 23,0 117 44,2 33 12,5 3 Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá CB,GV 45 23,7 47 24,7 77 40,5 21 11,1 HS 63 23,8 65 24,5 110 41,5 27 10,2 4 Tính chính xác, khách quan của kết quả ĐG CB,GV 42 22,1 45 23,7 81 42,6 22 11,6 HS 62 23,4 63 23,8 113 42,6 27 10,2 Tổng cộng CB,GV 172 22,6 186 24,5 314 41,3 88 11,6 HS 243 22,9 261 24,6 444 41,9 112 10,6 7. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động TH,TT và quản lý hoạt động TH,TT ở trường trung cấp T T Yếu tố tác động Đối tượng hỏi Mức độ ảnh hưởng Điểm Thứ bậc Rất mạnh Khá mạnh TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Từ thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội của thành phố CBGV 38 20,0 40 21,0 77 40,5 35 18,8 2,43 6 HS 57 21,5 60 22,6 106 40,0 42 15,8 2,49 6 2 Từ sự phát triển của khoa học và cơng nghệ CBGV 42 22,1 43 22,6 78 41,1 27 14,2 2,53 5 HS 62 23,4 63 23,8 110 41,5 30 11,3 2,59 5 3 Xu hướng đổi mới GD&ĐT và chủ trương của Hà Nội về đào tạo nghề CBGV 55 28,9 58 30,5 62 32,6 15 7,9 2,80 3 HS 78 29,4 84 31,7 85 32,1 18 6,8 2,84 3 4 Cơ chế và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường CBGV 73 38,4 70 36,9 47 24,7 0 0 3,14 1 HS 104 39,2 101 38,1 60 22,6 0 0 3,17 1 5 Phẩm chất, năng lực của giáo viên, hướng dẫn viên TH,TT CBGV 66 34,7 62 32,6 55 28,9 7 3,7 2,98 2 HS 95 35,8 88 33,2 73 27,5 9 3,4 3,01 2 6 Cơ sở vật chất, quy mơ và điều kiện đảm bảo cho hoạt động TH,TT CBGV 45 23,7 47 24,7 77 40,5 21 11,1 2,61 4 HS 65 24,5 68 25,7 110 41,5 22 8,3 2,66 4 Tổng cộng CBGV 319 28,0 320 28,1 396 34,7 105 9,2 2,75 HS 461 29,0 464 29,2 544 34,2 121 7,6 2,79 8. Tổng hợp chung về thực trạng quản lý hoạt động TH,TT của học sinh Nội dung đánh giá Đối tượng hỏi Mức đánh giá Điểm TB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 223 29,3 361 47,5 136 17,9 40 5,3 3,01 1 HS 318 30,0 512 48,3 173 16,3 57 5,4 3,03 1 Thực trạng xác định mục tiêu, nội dung, PP, HTTC dạy học TH,TT của học sinh CB,GV 204 26,8 209 27,5 275 36,2 72 9,5 2,72 2 HS 292 27,5 295 27,8 377 35,6 96 9,1 2,74 2 Thực trạng phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 146 19,2 157 20,7 351 46,2 106 13,9 2,45 4 HS 205 19,3 222 20,9 495 46,7 138 13,1 2,47 4 Thực trạng xây dựng quy trình tổ chức hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 143 18,8 142 18,7 382 50,3 93 12,2 2,44 5 HS 202 19,1 205 19,3 526 49,6 127 12,0 2,45 5 Thực trạng tổ chức các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TH,TT tập của học sinh CB,GV 138 18,2 136 17,9 387 50,9 99 13,0 2,41 6 HS 197 18,6 200 18,9 532 50,1 131 12,4 2,44 6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động TH,TT của học sinh CB,GV 172 22,6 186 24,5 314 41,3 88 11,6 2,58 3 HS 243 22,9 261 24,6 444 41,9 112 10,6 2,60 3 Phụ lục 6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp TT Các biện pháp Tính cần thiết Điểm trung bình Xếp thứ bậc Rất cần Cần Khơng cần 1 Hồn thiện hệ thống văn bản quản lý đào tạo ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện của học sinh 66 110 14 2,27 6 2 Tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoạt động TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện của học sinh 82 100 8 2,39 3 3 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong tổ chức TH,TT cho học sinh 72 107 11 2,32 5 4 Đổi mới xây dựng chương trình, nội dung TH,TT của học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội 90 94 6 2,44 2 5 Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện của học sinh 102 82 6 2,50 1 6 Xây dựng mơ hình nhà trường doanh nghiệp vừa đào tạo, vừa sản xuất, khai thác cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho TH,TT 60 112 18 2,22 7 7 Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng và kết quả TH,TT của học sinh theo chuẩn đầu ra 76 106 8 2,36 4 Tổng cộng tính cần thiết của 7 biện pháp 548 711 71 2,36 2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Tính khả thi Điểm trung bình Xếp thứ bậc Rất khả thi Khả thi Khơng khả thi 1 Hồn thiện hệ thống văn bản quản lý đào tạo ở các trường trung cấp theo hướng phát triển năng lực thực hiện của học sinh 63 106 21 2,22 6 2 Tổ chức xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoạt động TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện của học sinh 72 103 15 2,30 4 3 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong tổ chức TH,TT cho học sinh 68 104 18 2,26 5 4 Đổi mới xây dựng chương trình, nội dung TH,TT của học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội 88 92 10 2,41 1 5 Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức TH,TT theo hướng phát triển năng lực thực hiện của học sinh 78 99 13 2,34 3 6 Xây dựng mơ hình nhà trường doanh nghiệp vừa đào tạo, vừa sản xuất, khai thác cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho TH,TT 60 105 25 2,18 7 7 Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng và kết quả TH,TT của học sinh theo chuẩn đầu ra 82 97 11 2,37 2 Tổng cộng tính khả thi của 7 biện pháp 511 706 113 2,30 3. Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Sự cần thiết Tính khả thi Hệ số chênh lệch (d1- d2)2 Trung bình Thứ bậc d1 Trung bình Thứ bậc d2 1 BP 1 2,27 6 2,22 6 0 2 BP 2 2,39 3 2,30 4 1 3 BP 3 2,32 5 2,26 5 0 4 BP 4 2,44 2 2,41 1 1 5 BP 5 2,50 1 2,34 3 4 6 BP 6 2,22 7 2,18 7 0 7 BP 7 2,36 4 2,37 2 4 Tổng cộng chung 2,36 2,30 Phụ lục 7 CHUẨN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA HỌC SINH Tiêu chuẩn 1: Chuẩn về thái độ trong thực tập sản xuất Tiêu chí 1: Chấp hành nghiêm túc quy định của doanh nghiệp Chỉ số đánh giá: Tốt: Tích cực, gương mẫu chấp hành, cả nhĩm khơng vi phạm quy định Khá: Tự giác thực hiện, bản thân khơng vi phạm quy định Trung bình: Bản thân khơng vi phạm nhưng chưa tích cực Yếu: Khơng tự giác, bản thân cĩ vi phạm Tiêu chí 2: Đảm bảo thời gian lao động theo quy định trong sản xuất Chỉ số đánh giá: Tốt: Cả nhĩm vượt chỉ tiêu về thời gian Khá: Bản thân vượt chỉ tiêu về thời gian Trung bình: Đủ chỉ tiêu về thời gian Yếu: Khơng đủ chỉ tiêu về thời gian Tiêu chí 3: Cĩ trách nhiệm trong hoạt động chung của nhĩm Chỉ số đánh giá: Tốt: Tích cực đề xuất và sáng tạo trong các hoạt động chung của nhĩm Khá: Tích cực tham gia các hoạt động chung của nhĩm Trung bình: Cĩ tham gia các hoạt động chung của nhĩm theo sự phân cơng Yếu: Khơng thiết tha tham gia các hoạt động chung của nhĩm Tiêu chuẩn 2: Chuẩn về năng lực phương pháp tổ chức cơng việc trong sản xuất Tiêu chí 1: Sắp xếp hợp lý thứ tự cơng việc trong tiến trình sản xuất Chỉ số đánh giá: Tốt: Cĩ sáng kiến mới trong sắp xếp cơng việc giúp nâng cao hiệu suất lao động Khá: Cĩ cải tiến trong sắp xếp cơng việc thuận tiện hơn Trung bình: Sắp xếp cơng việc đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp Yếu: Sắp xếp cơng việc khơng hợp lý, khơng đúng yêu cầu. Tiêu chí 2: Sử dụng hợp lý các phụ kiện đảm bảo cho sản xuất Chỉ số đánh giá: Tốt: Cĩ sáng kiến trong sử dụng các phụ kiện giúp nâng cao hiệu quả sản xuất Khá: Cĩ ý thức cải tiến trong sử dụng các phụ kiện đảm bảo cho sản xuất. Trung bình: Sử dụng các phụ kiện đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản Yếu: Sử sụng các phụ kiện khơng hợp lý, chưa đúng yêu cầu Tiêu chí 3: Xử lý tình huống kỹ thuật trong tiến trình sản xuất Chỉ số đánh giá: Tốt: Xử lý được các tính huống khĩ. Khá: Xử lý nhanh các tình huống thơng thường Trung bình: Xử lý được các tình huống thơng thường nhưng cịn chậm. Yếu: Khơng xử lý được các tình huống thơng thường. Tiêu chuẩn 3: Chuẩn về năng lực xã hội trong hoạt động nghề Tiêu chí 1: Khả năng hịa nhập, hợp tác, chung sống Chỉ số đánh giá: Tốt: Biết hợp tác trong cơng việc; biết chung sống; hịa nhập nhanh Khá: Biết hợp tác trong cơng việc; biết chung sống cùng nhau. Trung bình: Biết hợp tác trong cơng việc. Yếu: Chưa biết hợp tác trong cơng việc. Tiêu chí 2: Khả năng tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty Chỉ số đánh giá: Tốt: Cả nhĩm tích cực tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty Khá: Bản thân tích cực tham gia các hoạt động của cơng ty Trung bình: Cĩ tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty theo phân cơng Yếu: Khơng tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty Tiêu chí 3: Hiểu biết xã hội về nghề nghiệp kinh doanh của cơng ty Chỉ số đánh giá: Tốt: Hiểu biết thơng tin về nghề nghiệp kinh doanh trên phạm vi quốc tế Khá: Hiểu biết thơng tin về nghề nghiệp kinh doanh trong phạm vi cả nước Trung bình: Hiểu biết thơng tin về nghề nghiệp kinh doanh trong phạm vi cơng ty Yếu: Hiểu biết khơng đầy đủ về nghề nghiệp kinh doanh trong cơng ty Tiêu chuẩn 4: Chuẩn về năng lực chuyên mơn, kỹ thuật trong hoạt động nghề Tiêu chí 1: Đánh giá số lượng sản phẩm làm ra trong 1 tháng Chỉ số đánh giá: Tốt: Vượt chỉ tiêu trên 10%: Khá: Vượt chỉ tiêu dưới 10%: Trung bình: Đạt chỉ tiêu: Yếu: Khơng đạt chỉ tiêu: Tiêu chí 2: Đánh giá chất lượng sản phẩm làm ra trong 1 tháng Chỉ số đánh giá: Tốt: Khơng cĩ sản phẩm lỗi: Khá: Cĩ sản phẩm lỗi ít hơn phạm vi cho phép: Trung bình: Cĩ sản phẩm lỗi trong phạm vi cho phép: Yếu: Cĩ sản phẩm lỗi vượt phạm vi cho phép: Tiêu chí 3: Đánh giá mức độ phát triển năng lực cá nhân của học sinh Chỉ số đánh giá: Tốt: Thực hiện tốt các hoạt động chuyên mơn phức tạp trong những tình huống (ca) khĩ Khá: Thực hiện được các hoạt động chuyên mơn phức tạp, trong nhiều hồn cảnh Trung bình: : Thực hiện tốt các hoạt động chuyên mơn thơng thường, quen thuộc Yếu: Thực hiện khĩ khăn các hoạt động chuyên mơn thơng thường, quen thuộc Phụ lục 8 TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP 1: Đánh giá phẩm chất năng lực của học sinh trước thử nghiệm Nội dung Lớp Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Kiến thức nghề ĐC 17 28,3 17 28,3 26 43,3 0 0,0 TN 16 26,7 18 30,0 26 43,3 0 0,0 Kỹ năng nghề ĐC 8 13,3 17 28,3 28 46,7 7 11,7 TN 9 15,0 16 26,7 29 48,3 6 10,0 Phẩm chất nghề ĐC 42 70,0 18 30,0 0 0,0 0 0,0 TN 42 70,0 18 30,0 0 0,0 0 0,0 2: Phiếu đánh giá năng lực thực hiện của học sinh sau thử nghiệm Tiêu chuẩn Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá, chỉ số đánh giá Tốt Khá TB Yếu 8,5 0 78,5 57 5 1. Thái độ trong thực tập sản xuất TC1: Chấp hành nghiêm túc quy định của doanh nghiệp Tích cực, gương mẫu chấp hành, cả nhĩm khơng vi phạm quy định Tự giác thực hiện, bản thân khơng vi phạm quy định Bản thân khơng vi phạm, nhưng chưa tích cực Khơng tự giác, bản thân cĩ vi phạm TC2: Đảm bảo thời gian lao động theo quy định trong sản xuất Cả nhĩm vượt chỉ tiêu về thời gian Bản thân vượt chỉ tiêu về thời gian Đủ chỉ tiêu về thời gian Khơng đủ chỉ tiêu về thời gian TC3: Cĩ trách nhiệm trong hoạt động chung của nhĩm Tích cực đề xuất và sáng tạo trong các hoạt động chung của nhĩm Tích cực tham gia các hoạt động chung của nhĩm Cĩ tham gia các hoạt động chung của nhĩm theo sự phân cơng Khơng thiết tha tham gia các hoạt động chung của nhĩm 2. Năng lực phương pháp tổ chức cơng việc trong sản xuất TC1: Sắp xếp hợp lý thứ tự cơng việc trong tiến trình sản xuất Cĩ sáng kiến mới trong sắp xếp cơng việc giúp nâng cao hiệu suất lao động Cĩ cải tiến trong sắp xếp cơng việc thuận tiện hơn Sắp xếp cơng việc đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp Sắp xếp cơng việc khơng hợp lý, khơng đúng yêu cầu. TC2: Sử dụng hợp lý các phụ kiện đảm bảo cho sản xuất Cĩ sáng kiến trong sử dụng các phụ kiện giúp nâng cao hiệu quả sản xuất Cĩ ý thức cải tiến trong sử dụng các phụ kiện đảm bảo cho sản xuất. Sử dụng các phụ kiện đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản Sử sụng các phụ kiện khơng hợp lý, chưa đúng yêu cầu TC3: Xử lý tình huống kỹ thuật trong tiến trình sản xuất Xử lý được các tính huống khĩ. Xử lý nhanh các tình huống thơng thường Xử lý được các tình huống thơng thường nhưng cịn chậm Khơng xử lý được các tình huống thơng thường 3. Năng lực xã hội trong hoạt động nghề TC1: Khả năng hịa nhập, hợp tác, chung sống Biết hợp tác trong cơng việc; biết chung sống; hịa nhập nhanh Biết hợp tác trong cơng việc; biết chung sống cùng nhau Biết hợp tác trong cơng việc Chưa biết hợp tác trong cơng việc TC2: Khả năng tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty Cả nhĩm tích cực tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty Bản thân tích cực tham gia các hoạt động của cơng ty Cĩ tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty theo phân cơng Khơng tham gia các hoạt động xã hội của cơng ty TC3: Hiểu biết xã hội về nghề nghiệp kinh doanh của cơng ty Hiểu biết thơng tin về nghề nghiệp kinh doanh trên phạm vi quốc tế Hiểu biết thơng tin về nghề nghiệp kinh doanh trong phạm vi cả nước Hiểu biết thơng tin về nghề nghiệp kinh doanh trong phạm vi cơng ty Hiểu biết khơng đầy đủ về nghề nghiệp kinh doanh trong cơng ty 4. Năng lực chuyên mơn kỹ thuật trong hoạt động nghề TC1: Đánh giá số lượng sản phẩm làm ra trong 1 tháng Vượt chỉ tiêu trên 10%: Vượt chỉ tiêu dưới 10%: Đạt chỉ tiêu: Khơng đạt chỉ tiêu TC2: Đánh giá chất lượng sản phẩm làm ra trong 1 tháng Khơng cĩ sản phẩm lỗi Cĩ sản phẩm lỗi ít hơn phạm vi cho phép Cĩ sản phẩm lỗi trong phạm vi cho phép Cĩ sản phẩm lỗi vượt phạm vi cho phép TC3: Đánh giá mức độ phát triển năng lực cá nhân của học sinh Thực hiện tốt các hoạt động chuyên mơn phức tạp trong những tình huống (ca) khĩ Thực hiện được các hoạt động chuyên mơn phức tạp, trong nhiều hồn cảnh khác nhau Thực hiện tốt các hoạt động chuyên mơn thơng thường, quen thuộc Thực hiện khĩ khăn các hoạt động chuyên mơn thơng thường, quen thuộc Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả TH,TT của học sinh sau thử nghiệm TT Nội dung đánh giá So sánh Mức độ đánh giá Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Thái độ của học sinh trong TH,TT Lớp ĐC 30 50,0 26 43,3 3 5,0 1 1,7 3,42 1 Lớp TN 30 50,0 28 46,7 2 3,3 0 0,0 3,47 2 Biến số (Y) Tăng 0,0 Tăng 3,4 Giảm 1,7 Giảm 1,7 2 Đánh giá năng lực phương pháp Lớp ĐC 21 35,0 22 36,7 13 21,7 4 6,6 3,00 4 Lớp TN 23 38,3 26 43,3 8 13,3 3 5,0 3,15 4 Biến số (Y) Tăng 3,3 Tăng 6,6 Giảm 8,4 Giảm 1,6 3 Đánh giá năng lực xã hội Lớp ĐC 26 43,3 25 41,7 7 11,7 2 3,3 3,25 3 Lớp TN 27 45,0 26 43,3 6 10,0 1 1,7 3,32 3 Biến số (Y) Tăng 1,7 Tăng 1,6 Giảm 1,7 Giảm 1,6 4 Năng lực chuyên mơn kỹ thuật Lớp ĐC 28 46,7 26 43,3 6 10,0 0 0,0 3,37 2 Lớp TN 34 56,7 24 40,0 2 3,3 0 0,0 3,53 1 Biến số (Y) Tăng 10,0 Giảm 3,3 Giảm 6,7 0 0,0 Phụ lục 9 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP (Trích Luật Giáo dục nghề nghiệp) I. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp ở các nhà trường trung cấp Điều 4 Luật GDNN xác định mục tiêu của GDNN như sau: 1. Mục tiêu chung của GDNN là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cĩ năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; cĩ đạo đức, sức khỏe; cĩ trách nhiệm nghề nghiệp; cĩ khả năng sáng tạo, thích ứng với mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hồn thành khĩa học cĩ khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. 2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của GDNN được quy định như sau: a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học cĩ năng lực thực hiện được các cơng việc đơn giản của một nghề; b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học cĩ năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc cĩ tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; cĩ khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhĩm; c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học cĩ năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các cơng việc cĩ tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; cĩ khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại vào cơng việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhĩm thực hiện cơng việc. II. Nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp ở các nhà trường trung cấp Điều 23 Luật GDNN xác định nhiệm vụ của GDNN như sau: 1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở GDNN. 2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây: a) Trung tâm GDNN tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thơng và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thơng; b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. 3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này. 4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. 5. Cơng bố cơng khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở GDNN; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo. 6. Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ GDNN cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thơng qua hợp đồng với doanh nghiệp. 7. Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngồi đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngồi hoặc quốc tế cĩ uy tín cơng nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. 8. Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngồi theo quy định của Luật này và pháp luật cĩ liên quan. 9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. 10. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hố, hiện đại hố. 11. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội. 12. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. 13. Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học. 14. Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và cơng nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 15. Đưa nội dung giảng dạy về ngơn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật cĩ liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật cĩ liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngồi. 16. Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 17. Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở GDNN. 18. Cĩ cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp. 19. Thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. 20. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Phụ lục 10 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ, TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 24/1/2014 của UBND TP Hà Nội) STT Tên dự án Địa điểm Ghi chú Giai đoạn 2013-2015 1 Trung tâm dạy nghề Hùng Vương Quận Cầu Giấy Đã được cấp phép 2 Trung tâm dạy nghề nhân đạo Vân Sơn Huyện Sĩc Sơn Đã được cấp phép 3 Trung tâm đào tạo và dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Hà An Huyện Sĩc Sơn Đã được cấp phép 4 Trường huấn luyện, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ Quận Hồng Mai Đã được cấp phép 5 Trụ sở làm việc và trung tâm đào tạo bồi dưỡng lao động xuất khẩu Quận Cầu Giấy Đã được cấp phép 6 Xây dựng trường trung cấp nghề Vân Canh Huyện Hồi Đức Đã được cấp phép 7 Xây dựng trường trung cấp nghề cơng nghệ Tây An Huyện Đan Phượng Đã được cấp phép 8 Xây dựng trung tâm dạy nghề Sao Bắc Việt Quận Hà Đơng Đã được cấp phép 9 Dự án xây dựng Trường trung cấp nghề kỹ thuật và cơng nghệ Huyện Thường Tín Đã được cấp phép 10 Trường trung cấp tư thục cơng nghệ Thăng Long Huyện Hồi Đức Đã được cấp phép 11 Trường trung cấp nghề Thiên Đức Huyện Sĩc Sơn Đã được cấp phép 12 Trường trung cấp nghề Thơng Tin và Truyền Thơng Hà Nội Huyện Gia Lâm Đã được cấp phép 13 Trung tâm Hướng Nghiệp và đào tạo dạy nghề mộc và thêu ren Quận Cầu Giấy Đã được cấp phép 14 Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo Huyện Đơng Anh Đã được cấp phép 15 Trung tâm dạy nghề Đại Cường Qụân Long Biên Đã được cấp phép 16 Trung tâm dạy nghề Gaet Huyện Từ Liêm Đã được cấp phép 17 Trung tâm dạy nghề Cửu Long Huyện Từ Liêm Đã được cấp phép 18 Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội Huyện Từ Liêm Đã được cấp phép 19 Trường Cao đẳng nghề Phú Châu Quận Hồng Mai Đã được cấp phép 20 Trung tâm đào tạo và dạy nghề Huyện Từ Liêm Đã được cấp phép 21 Trung tâm dạy nghề chất lượng cao Huyện Đơng Anh Đã được cấp phép 22 Cơ sở dạy nghề đào tạo lái xe thuộc Trung tâm dạy nghề dân lập Thanh Xuân Huyện Đơng Anh Đã được cấp phép 23 Trung tâm dạy nghề Thăng Long Huyện Từ Liêm Đã được cấp phép 24 Xây dựng trụ sở làm việc, trường dạy nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh Huyện Thanh Trì Đã được cấp phép 25 Xây dựng trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm Huyện Thạch Thất Đã được cấp phép 26 Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Huyện Đơng Anh Đã được cấp phép 27 Trường Cao đẳng nghề tại Sĩc Sơn Huyện Sĩc Sơn 28 Trường Cao đẳng nghề tại Hồng Mai Quận Hồng Mai 29 Trung tâm dạy nghề Phúc Thọ Huyện Phúc Thọ 30 Trung tâm dạy nghề Mỹ Đức Huyện Mỹ Đức 31 Trung tâm dạy nghề Sơn Tây Thị xã Sơn Tây 32 Trường Cao đẳng nghề Chương Mỹ Huyện Chương Mỹ Giai đoạn 2016-2020 33 Trường Cao đẳng nghề chất lượng cao Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên 34 Trường Cao đẳng nghề du lịch và khách sạn Hà Nội Thị Xã Sơn Tây 35 Trường Cao đẳng nghề số 17 Quận Thanh Xuân 36 Trường Cao đẳng nghề số 10 Quận Thanh Xuân 37 Trung tâm dạy nghề Quốc Oai Huyện Quốc Oai 38 Trung tâm dạy nghề Mỹ Đức Huyện Mỹ Đức 39 Trung tâm dạy nghề Phúc Thọ Huyện Phúc Thọ 40 Trung tâm dạy nghề Ba Vì Huyện Ba Vì 41 Trường Cao đẳng nghề Sơn Tây Thị xã Sơn Tây 42 Trường Cao đẳng nghề Cơng nghệ cao Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên 43 Trường Cao đẳng nghề Quốc Oai Huyện Quốc Oai 44 Trường Cao đẳng nghề Mỹ Đức Huyện Mỹ Đức 45 Trường Trung cấp nghề dành cho người khuyết tật Quận Hà Đơng 46 Trường Trung cấp nghề Ứng Hịa Huyện Ứng Hịa 47 Trung tâm dạy nghề Đan Phượng Huyện Đan Phượng 48 Trung tâm dạy nghề Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên 49 Trung tâm dạy nghề Chương Mỹ Huyện Chương Mỹ 50 Trung tâm dạy nghề Long Biên Quận Long Biên 51 Trung tâm dạy nghề Mê Linh Huyện Mê Linh 52 Trung tâm dạy nghề Đơng Anh Huyện Đơng Anh 53 Trung tâm dạy nghề Sĩc Sơn Huyện Sĩc Sơn Ghi chú: Về vị trí, quy mơ, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án nêu trên được tính tốn, lựa chọn và xác định chính xác cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư Phụ lục 11 DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Số liệu năm 2018) 1. Danh sách các trường trung cấp chuyên nghiệp khu vực Hà Nội TT Tên các trường Mã Trường Trung cấp Bách nghệ Hà Nội 0151 Trung cấp Bách khoa Hà Nội 0101 Trung cấp Cầu đường và Dạy nghề QP01 Trung cấp Cơng nghệ Bách khoa Hà Nội 0111 Trung cấp Cơng nghệ Hà Nội 0103 Trung cấp Cơng nghệ và Kinh tế Đối ngoại 0105 Trung cấp Cơng nghệ và Quản trị Đơng Đơ 0106 Trung cấp Cơng nghệ – QTKD Lê Quý Đơn 0155 Trung cấp Cơng nghiệp Hà Nội 0153 Trung cấp Cơng thương Hà Nội 0109 Trung cấp Dược Hà Nội 0110 Trung cấp Giao thơng vận tải Hà Nội Trung cấp Giao thơng Vận tải miền Bắc Trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa Trung cấp Kinh tế Hà Nội 0114 Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Ba Đình 0115 Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Thăng Long 0116 Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Đơng Á 0118 Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội 1 0119 Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Phan Chu Trinh 0120 Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Quang Trung 0121 Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Thăng Long 0123 Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Thương mại Hà Nội 0102 Trung cấp Kinh tế – Tài chính Hà Nội 0125 Trung cấp Kinh tế – Tài nguyên và Mơi trường 0126 Trung cấp Kỹ thuật Đa ngành Hà Nội 0127 Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội 0128 Trung cấp Kỹ thuật Y – Dược Hà Nội 0129 Trung cấp Kỹ thuật và Điều dưỡng Hà Nội Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam VH05 Trung cấp Nghiệp vụ Cơng đồn GTVT TL06 Trung cấp Tin học – Tài chính Kế tốn Hà Nội 0132 Trung cấp Tổng hợp Hà Nội 0133 Trung cấp Xây dựng Hà Nội 0134 Trung cấp Y Dược Hà Nội 0135 Trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác 0136 Trung cấp Y Dược Phạm Ngọc Thạch 0137 Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội 0138 2. Tên các trường trung cấp nghề Hà Nội Mã trường Trường Trung cấp nghề Giao thơng vận tải Trường Trung cấp nghề Dân lập Cờ Đỏ Trường Trung cấp nghề Nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội Trường Trung cấp nghề Giao thơng vận tải Thăng Long Trường Trung cấp nghề Đồng Hồ – Điện tử – Tin học Hà Nội Trường Trung cấp nghề Thăng Long Trường Trung cấp nghề Cơ khí Xây dựng Trường Trung cấp nghề Giao thơng cơng chính Hà Nội Trường Trung cấp nghề Số 17 – Bộ Quốc phịng Trường Trung cấp nghề Dân lập kỹ thuật tổng hợp Hà Nội Trường Trung cấp nghề Cơng nghệ Thăng Long Trường Trung cấp nghề Kinh tế – Kỹ thuật VINAMOTOR Trường Trung cấp nghề Số 10 – Bộ Quốc phịng Trường Trung cấp nghề Cơng trình 1 Trường Trung cấp nghề Tư thục Dạy nghề Du lịch Hà Nội Trường Trung cấp nghề Cơ khí 1 Hà Nội Trường Trung cấp nghề May và thời trang Hà Nội Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật và Nghiệp vụ xây dựng Hà Nội Trường Trung cấp nghề Kỹ nghệ thực hành HIPT Trường Trung cấp nghề Dân lập Quang Trung Trường Trung cấp nghề DL cơng nghệ và nghiệp vụ tổng hợp HN Trường Trung cấp nghề Quốc tế Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội Trường Trung cấp nghề Quốc tế Việt – Úc Trường Trung cấp nghề Tư thục Formach Trường Trung cấp nghề Cơng Đồn Việt Nam Trường Trung cấp nghề Cơng nghệ ơ tơ Trường Trung cấp nghề Việt Tiệp Trường Trung cấp nghề Số 18 – Bộ Quốc phịng Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội Trường Trung cấp nghề Số 1 Hà Nội Trường Trung cấp nghề Điện tử – Cơ khí và Xây dựng Việt Hàn Trường Trung cấp nghề Nhân lực quốc tế Hà Nội Trường Trung cấp nghề Âu Việt Trường Trung cấp nghề Cơng nghệ Tây An Trường Trung cấp nghề Sơn Tây Trường Trung cấp nghề Vân Canh Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật và Cơng nghệ Trường Trung cấp nghề Tư thục ASEAN Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật và nghiệp vụ Du lịch Quang Minh Trường Trung cấp nghề Đào tạo nhân lực VINACONEX Trường Trung cấp nghề Phùng Khắc Khoan Trường Trung cấp nghề Hội cựu chiến binh Việt Nam Trường Trung cấp nghề Thơng tin và Truyền thơng Hà Nội Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật cơng nghệ Vạn Xuân Trường Trung cấp nghề Cơng Đồn Hà Nội Trường Trung cấp nghề Hội nơng dân Việt Nam 3. Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp Quân đội Trường Cao đẳng CN&KT Ơ tơ Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội Trường Cao đẳng Quân y 1 Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội Trường Trung cấp 24 Biên phịng Vật Lạ, Ba Vì Hà Nội Trường Trung cấp Kỹ thuật Thơng tin Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội Trường Trung cấp Cầu đường Biên Giang, Hà Đơng, Hà Nội Trường Trung cấp Trinh sát Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội Trường Trung cấp Kỹ thuật Cơng Binh Phú Sơn, Ba Vì Hà Nội Trường Trung cấp kỹ thuật PK-KQ Uy Lỗ, Đơng Anh, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_thuc_hanh_thuc_tap_cua_hoc_sinh_o.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - Ngo Hang.doc
  • doc2 BIA TT TIENG VIET - Ngo Hang.doc
  • doc2 TT TIENG VIET - Ngo Hang.doc
  • doc3 BIA TT TIENG ANH - Ngo Hang.doc
  • doc3 TT TIENG ANH - Ngo Hang.doc
  • doc4 TTM TIENG ANH - Ngo Hang.doc
  • doc4 TTM TIENG VIET - Ngo Hang.doc
Tài liệu liên quan