Luận án Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LÊ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NỘI BỘ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LÊ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NỘI BỘ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢ

pdf238 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN QUANG HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các số liệu trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Lê ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thái Hà, PGS.TS. Nguyễn Văn Quang đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế thuộc Viện, các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã tạo điều kiện mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo, Lãnh đạo Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Hiệu trƣởng và Trƣởng các Phòng/ Ban thanh tra nội bộ cùng các cán bộ, giảng viên, nhân viên, cộng tác viên thanh tra nội bộ các trƣờng đại học nơi nghiên cứu sinh tổ chức nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, cung cấp số liệu, trả lời phỏng vấn và động viên tinh thần để tác giả thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học, gia đình, các bạn đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ và động viên tác giả hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Lê iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BPQL : Biện pháp quản lý CBQL : Cán bộ quản lý GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HĐTTNB : Hoạt động thanh tra nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS. : Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ TTNB : Thanh tra nội bộ iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii DANH MỤC BẢNG SỐ ................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... xiii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 6 8. Luận điểm cần bảo vệ ............................................................................... 8 9. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 8 10. Cấu trúc của luận án ................................................................................ 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ............................................................................................ 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. 10 1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động thanh tra và quản lý hoạt động thanh tra trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc............................................ 10 1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động thanh tra và quản lý hoạt động thanh tra trong trƣờng đại học ........................................................................... 19 1.1.3. Nhận xét, đánh giá các công trình nghiên cứu đi trƣớc ................ 32 1.2. Đổi mới giáo dục, đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học .................................. 33 1.2.1. Đổi mới giáo dục ........................................................................... 33 v 1.2.2. Đổi mới giáo dục đại học .............................................................. 34 1.2.3. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trong bối cảnh đối mới giáo dục đại học hiện nay ..................... 36 1.3. Hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học .......................... 37 1.3.1. Khái niệm thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học ................... 37 1.3.2. Vai trò thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học ......................... 43 1.3.3. Mục tiêu thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học ...................... 43 1.3.4. Nội dung thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học ..................... 44 1.3.5. Các hình thức thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học .............. 46 1.3.6. Các phƣơng pháp thanh tra nội bộ trong trƣờng đại học .............. 47 1.4. Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học ............. 48 1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong trƣờng đại học .. 48 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong trƣờng đại học .... 52 1.4.3. Chủ thể quản lý hoạt động TTNB trong trƣờng đại học ............... 55 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học ............................................................................................. 57 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 57 1.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 58 1.6. Giới thiệu mô hình kiểm soát nội bộ theo khung COSO ..................... 59 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 63 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NỘI BỘ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY ................................................................................... 64 2.1. Khái quát về các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đƣợc đề tài khảo sát ..................................................................................... 64 2.1.1. Đại học Thái Nguyên .................................................................... 64 2.1.2. Trƣờng Đại học Hà Nội ................................................................ 65 2.1.3. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng ...................................................... 66 2.1.4. Trƣờng Đại học Tây Bắc ............................................................... 67 2.1.5. Trƣờng Đại học Vinh .................................................................... 68 vi 2.1.6. Đại học Huế ................................................................................... 69 2.1.7. Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh .................................... 70 2.1.8. Trƣờng Đại học Đà Lạt ................................................................. 71 2.1.9. Trƣờng Đại học Tây Nguyên ........................................................ 72 2.1.10. Trƣờng Đại học Đồng Tháp ........................................................ 73 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................. 73 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 73 2.2.2. Nội dung khảo sát.......................................................................... 74 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................... 74 2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá ................................................. 75 2.2.5. Địa bàn khảo sát và mẫu khảo sát ................................................. 76 2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay...................................................... 77 2.3.1. Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................ 77 2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................... 79 2.3.3. Thực trạng thực hiện các hình thức thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................ 82 2.3.4. Thực trạng thực hiện các phƣơng pháp thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................ 84 2.3.5. Thực trạng các điều kiện, nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ..... 86 2.3.6. Tổng hợp thực trạng hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................ 88 2.3.7. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................... 90 2.3.8. Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................ 94 vii 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................. 96 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................ 96 2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................. 98 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................ 100 2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ... 102 2.4.5. Tổng hợp mức độ thực hiện quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .............. 103 2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................. 106 2.5.1. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố thuộc về bên trong trƣờng đại học ....................................................................................... 106 2.5.2. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố thuộc về bên ngoài trƣờng đại học ....................................................................................... 108 2.5.3. Tổng hợp mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .... 111 2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................. 112 2.6.1. Thành công và nguyên nhân ....................................................... 112 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 115 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 117 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NỘI BỘ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY ................................................................................. 118 3.1. Định hƣớng đổi mới hoạt động TTNB trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay .......... 118 viii 3.1.1. Định hƣớng đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục ở nƣớc ta hiện nay ......................................................................................................... 118 3.1.2. Định hƣớng đổi mới hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay ........................... 119 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................. 121 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................. 121 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, thứ bậc và toàn diện ........... 121 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và phù hợp với đối tƣợng ... 122 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................. 122 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................ 123 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................... 123 3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trƣờng về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................. 123 3.3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................................... 125 3.3.3. Bồi dƣỡng năng lực thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ cho đội ngũ làm công tác thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................................................................. 128 3.3.4. Bồi dƣỡng năng lực kiểm soát nội bộ theo hệ thống kiểm soát nội bộ COSO cho đội ngũ làm công tác thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................ 130 3.3.5. Tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................. 136 3.3.6. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động thanh tra nội bộ và phản hồi thông tin để cải tiến hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .......................................... 139 ix 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................. 141 3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................................... 143 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................ 143 3.5.2. Đối tƣợng khảo nghiệm............................................................... 143 3.5.3. Phƣơng pháp, cách cho điểm và thang đánh giá ......................... 143 3.5.4. Địa bàn và mẫu khảo nghiệm ...................................................... 144 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm của các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ....... 145 3.6. Thử nghiệm biện pháp: Bồi dưỡng năng lực kiểm soát nội bộ theo hệ thống kiểm soát nội bộ COSO cho đội ngũ làm công tác thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................. 152 3.6.1. Mục đích thử nghiệm .................................................................. 154 3.6.2. Giả thuyết thử nghiệm ................................................................. 154 3.6.3. Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm ..................................... 154 3.6.4. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ....................................... 155 3.6.5. Thời gian thử nghiệm và các giai đoạn thử nghiệm ................... 156 3.6.6. Kết quả thử nghiệm ..................................................................... 157 3.6.7. Kết luận thử nghiệm .................................................................... 166 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 166 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 168 1. Kết luận ................................................................................................. 168 2. Khuyến nghị .......................................................................................... 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC x DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................... 75 Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá tác động của các yếu tố trong và ngoài trƣờng đại học đến quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................... 76 Bảng 2.3. Mẫu khách thể khảo sát .................................................................. 76 Bảng 2.4. Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................ 77 Bảng 2.5. Các biểu hiện tầm quan trọng của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................. 78 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................. 79 Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện các hình thức thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................ 82 Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện các phƣơng pháp thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................ 84 Bảng 2.9. Thực trạng các điều kiện, nguồn lực phục vụ hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ............. 86 Bảng 2.10. Tổng hợp thực trạng hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................... 88 Bảng 2.11. Những thuận lợi khi thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................. 90 Bảng 2.12. Những khó khăn khi thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................. 92 Bảng 2.13. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ........ 94 xi Bảng 2.14. Mức độ thực hiện lập kế hoạch thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................... 96 Bảng 2.15. Mức độ thực hiện tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................ 98 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện chỉ đạo hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................... 100 Bảng 2.17. Mức độ thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng ĐH trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .. 102 Bảng 2.18. Tổng hợp mức độ thực hiện quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................... 104 Bảng 2.19. Mức độ tác động của các yếu tố bên trong trƣờng đại học đến quản lý hoạt động TTNB trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT ......... 106 Bảng 2.20. Mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài trƣờng đại học đến quản lý hoạt động TTNB trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT 108 Bảng 2.21. Tổng hợp đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài trƣờng đại học đến quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................... 111 Bảng 3.1. Cách cho điểm và thang đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................................... 143 Bảng 3.2. Mẫu khách thể khảo nghiệm ......................................................... 144 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của biện pháp thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................. 145 Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của biện pháp thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................... 147 Bảng 3.5. Mối tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................................................... 149 xii Bảng 3.6. Cơ cấu khách thể khảo sát trong mẫu thử nghiệm ....................... 155 Bảng 3.7. Kết quả đo thực trạng kiến thức của các khách thể đƣợc khảo sát trƣớc thử nghiệm ........................................................................................... 158 Bảng 3.8. Kết quả đo thực trạng kỹ năng của các khách thể đƣợc khảo sát trƣớc thử nghiệm ........................................................................................... 160 Bảng 3.9. Kết quả đo thực trạng kiến thức của các khách thể đƣợc khảo sát sau thử nghiệm .............................................................................................. 162 Bảng 3.10. Kết quả đo thực trạng kỹ năng của các khách thể đƣợc khảo sát sau thử nghiệm .............................................................................................. 164 xiii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ...................................... 50 Sơ đồ 1.2. Mô hình kiểm soát nội bộ theo khung COSO ............................... 61 Biểu đồ 2.1. Tầm quan trọng của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................... 79 Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................. 82 Biểu đồ 2.3. Thực trạng hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................. 90 Biểu đồ 2.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ................... 95 Biểu đồ 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................... 105 Biểu đồ 2.6. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý hoạt động TTNB trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .. 112 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................... 142 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động TTNB trong các trƣờng ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT .............. 152 Biểu đồ 3.2. Kết quả đo thực trạng kiến thức của các khách thể đƣợc khảo sát trƣớc thử nghiệm ........................................................................................... 159 Biểu đồ 3.3. Kết quả đo thực trạng kỹ năng của các khách thể đƣợc khảo sát trƣớc thử nghiệm ........................................................................................... 161 Biểu đồ 3.4. Kết quả đo thực trạng kiến thức của các khách thể đƣợc khảo sát sau thử nghiệm .............................................................................................. 163 Biểu đồ 3.5. Kết quả đo thực trạng kỹ năng của các khách thể đƣợc khảo sát sau thử nghiệm .............................................................................................. 165 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hoạt động thanh tra nội bộ và quản lý hoạt động thanh tra nội bộ có vai trò quan trọng trong quản lý tại các trường đại học hiện nay Tháng 4 năm 1957, tại Hội nghị công tác thanh tra toàn miền Bắc tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn với lực lƣợng thanh tra, Ngƣời nhấn mạnh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là ngƣời bạn của dƣới”. Trong Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 xác định: “Hoạt động thanh tra là nhằm giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các qui định của pháp luật” [46]. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động thanh tra trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ, cộng tác viên thanh tra; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tƣ số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra cơ sở giáo dục đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan [7]. Ngày 25/7/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT về việc triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW và ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục, trong đó chỉ rõ: “ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác thanh tra hành chính và chuyên ngành ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giáo dục” [8]. Trong bối cảnh mới đổi mới giáo dục và tự chủ đại học, thanh tra nội bộ trong trƣờng đại học đƣợc xem nhƣ là một công cụ sắc bén của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong trƣờng đại học, 2 thanh tra nội bộ nhƣ là một kênh thông tin quan trọng, tin cậy cho hiệu trƣởng nhà trƣờng và các cấp quản lý trong trƣờng đại học, giúp cho ngƣời quản lý kịp thời phát hiện nhân tố tích cực để biểu dƣơng nhân rộng và có các biện pháp xử lý kỷ luật cần thiết đối với những hành vi vi phạm. Trên cơ sở đó, đặt ra những yêu cầu đối với quản lý hoạt động thanh tra nội bộ. Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ với việc thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động thanh tra nội bộ, qua đó có những điều chỉnh hoạt động thanh tra nội bộ, đề xuất phƣơng hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động thanh tra nội bộ trong trƣờng đại học đáp ứng yêu cầu quản lý trƣờng đại học trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Thực tiễn hoạt động thanh tra nội bộ và quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay Những năm qua các trƣờng đại học trực thuộc phối hợp cùng với Bộ Giáo dục Đào tạo đã làm tốt hoạt động thanh tra trong các trƣờng đại học, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động thanh tra và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra cũng nhƣ đội ngũ cộng tác viên thanh tra về: Vai trò của thanh tra giáo dục đối với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo trong cơ sở giáo dục đại học hiện nay; xử lý đơn thƣ và tiếp công dân trong các trƣờng đại học; thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác tuyển sinh, đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng trong các trƣờng đại học; xử lý sau thanh tra trong các trƣờng đại học; nghiệp vụ thanh tra, giám sát đào tạo và thanh tra, giám sát các kỳ thi trong các trƣờng đại học... Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, thời gian qua hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bộc lộ những tồn tại hạn chế cần khắc phục. Việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra vẫn còn có những khó khăn, đó là sai phạm trong lĩnh vực giáo dục 3 nảy sinh đa dạng, phức tạp trong khi chế tài xử lý còn thiếu, yếu, không đủ sức răn đe; việc thực hiện kết luận thanh tra còn chậm, không triệt để, việc phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo với thanh tra các trƣờng đại học còn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra ở một số trƣờng đại học còn thiếu; việc xây dựng kế hoạch thanh tra còn dàn trải, hiệu quả hoạt động thanh tra chƣa cao. Quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhƣ: công tác quản lý hoạt động thanh tra nội bộ còn chƣa thật sự khoa học, mục tiêu, chƣơng trình, nội dung hoạt động thanh tra chƣa đƣợc toàn diện, chƣa linh hoạt, việc kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, thiếu kế hoạch cụ thể, giám sát chƣa thƣờng xuyên. Việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trƣờng đại học thời gian qua đã xuất hiện một số trƣờ...OSO) cũng có sự khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm chung đƣợc thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay thì hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, những qui định, các thủ tục kiểm soát, các bƣớc công việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân 19 thủ luật pháp và qui định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý); Đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Việc tổng hợp kết quả kiểm soát, phân tích, đánh giá và điều chỉnh các chính sách, qui định, thủ tục kiểm soát sau hoạt động kiểm soát để có đƣợc những kinh nghiệm, những điều chỉnh kịp thời cho những thủ tục kiểm soát tiếp theo, đem lại kết quả kiểm soát cao hơn, hiệu lực hơn, đúng với mục tiêu, mong muốn và yêu cầu đặt ra là một trong những yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện đại ngày nay. 1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động thanh tra và quản lý hoạt động thanh tra trong trường đại học 1.1.2.1. Trên thế giới Tác giả Brian Fidler (2000) [70], trong cuốn “Educational Management Administration & Leadership - Quản lý giáo dục và lãnh đạo” do nhà xuất bản SAGE (Los Angeles - Mỹ) phát hành năm 2000 có bài viết “Improving Schools and Inspection: The Self-Inspecting School - Cải thiện trường học và kiểm tra: Trường tự kiểm tra” đã đƣa ra các nhận định về sự cần thiết phải cải thiện môi trƣờng trƣờng học, trong đó có cải thiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong trƣờng học. Để cải thiện đƣợc môi trƣờng trƣờng học tốt hơn thì hoạt động thanh tra, kiểm tra trong trƣờng học và quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra trƣờng học cần đƣợc chú trọng. Trong đó tự kiểm tra (hay kiểm tra nội bộ) là phƣơng pháp hữu hiệu nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế, tiêu cực trong trƣờng học, qua đó đƣa ra những biện pháp quản lý phù hợp giúp cải thiện môi trƣờng trƣờng học tốt hơn. Tập thể các nhà nghiên cứu thuộc Trƣờng đại học St Andrews, Scotland trong bài giới thiệu về “School /Unit Self-Inspection - Tự kiểm tra trường học/ đơn vị” [83] đã đƣa ra các đánh giá về vị trí, vai trò của thanh tra nội bộ theo qui định của Trƣờng Đại học St Andrews với mục đích tự thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc mỗi trƣờng/ phòng ban, đơn vị trực thuộc, đánh giá các tiêu 20 chuẩn đã đƣợc xác định trƣớc để đảm bảo tuân thủ pháp luật, công nhận kết quả thực hiện và có biện pháp khắc phục khi cần thiết. Các đơn vị phải thƣờng xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra nội bộ về an toàn nhƣ là một phần của các thủ tục bình thƣờng. Việc thanh tra chính thức không nhằm thay thế cho việc kiểm tra thƣờng xuyên này. Một chức năng của thanh tra chính thức là để giám sát và kiểm tra việc tiến hành các hoạt động thanh tra thƣờng xuyên một cách cụ thể hơn. Quá trình tiến hành thanh tra thanh tra cố gắng phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ của bất kỳ thiếu sót, hạn chế và, nếu có thể, nên đƣa ra các khuyến cáo tích cực trong báo cáo để giải quyết các vấn đề cơ bản cũng nhƣ các dấu hiệu của chúng. Qua thanh tra ghi nhận những việc đã làm đƣợc và những hạn chế, thiếu sót đƣợc phát hiện); kiến nghị cho hành động khắc phục hậu quả; trách nhiệm cá nhân trong thực hiện các biện pháp khắc phục cụ thể. Tập thể các nhà nghiên cứu Sotiria Grek, Martin Lawn, Jenny Ozga và Christina Segerholm [79] trong cuốn Comparative Education - Giáo dục so sánh có bài viết “Governing by inspection? European inspectorates and the creation of a European education policy space - Quản lý bằng phương thức kiểm tra? Cơ quan thanh tra châu Âu và việc tạo lập không gian chính sách giáo dục châu Âu. Bài viết tập trung nghiên cứu về thanh tra đƣợc coi nhƣ quản trị trong ba hệ thống thanh tra châu Âu (Thanh tra Quốc hội; Thanh tra, kiểm tra, giám sát hành chính; Thanh tra chuyên ngành). Các dữ liệu đƣợc trình bày ở đây thu hút sự chú ý của các hoạt động liên kết chƣa đƣợc nghiên cứu của các cơ quan thanh tra Châu Âu và các thực tiễn phát triển của họ về học tập chính sách và trao đổi, và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng nhƣ là đóng góp cho một phạm vi chính sách giáo dục châu Âu đang nổi lên (EEPS). Các tác giả đã có cách tiếp cận dƣới góc nhìn coi thanh tra là một tập hợp các thực tiễn quản lý, kết nối với thay đổi các hình thức quản lý và sự phát triển của mạng lƣới các mối quan hệ và luồng dữ liệu trên khắp châu Âu. Các so sánh đƣợc phản ánh trong các mối quan hệ với châu Âu của thanh tra 21 ở Scotland, Thụy Điển và Anh Quốc, dựa trên khái niệm của Jacobsson về cách quản lý suy xét và điều chỉnh nhƣ là một phƣơng sách khung. Nhà nghiên cứu Henk Blok (2011) [73], Viện Kohnstamm, Trƣờng Đại học Amsterdam với đề tài nghiên cứu “Inspection of Home Education in European Countries - Thanh tra đối với hoạt động giáo dục tại nhà ở một số nước châu Âu” năm 2011, tập trung vào cách thức cơ quan thanh tra giám sát hoặc kiểm tra chất lƣợng giáo dục tại gia ở một số nƣớc châu Âu. Ở các nƣớc này, giáo dục tại gia là một biện pháp thay thế khả thi cho việc học hành ở trƣờng. Qua việc nghiên cứu và so sánh các qui định thanh tra ở 14 nƣớc châu Âu, tác giả đã phát hiện sự khác biệt đáng kể đƣợc tìm thấy giữa các quốc gia liên quan đến các chức năng, phƣơng pháp và kết quả của hoạt động thanh tra. Tuy nhiên có một điểm chung là hầu hết các nƣớc không có dữ liệu về hiệu quả hoạt động thanh tra. Qua đó khuyến nghị các chính phủ kiểm tra các quy trình thanh tra đối với hình thức giáo dục tại nhà bằng các tiêu chí nhƣ minh bạch, nhất quán và hiệu quả. Joe Christopher (2014) [76], trên chuyên mục Quản lý giáo dục & lãnh đạo, đã có bài viết: Internal audit: Does it enhance governance in the Australian public university sector? (Kiểm toán nội bộ: Liệu nó có tăng cường quản trị trong khu vực trường đại học công lập Úc?) do tạp chí SAGE (Mỹ), xuất bản ngày 21 tháng 10 năm 2014. Qua nghiên cứu tác giả đã cho thấy kiểm toán nội bộ là một quy trình kiểm soát trong nội bộ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, và quy trình này đã phát huy hiệu quả trong các trƣờng đại học công lập tại Úc. Nghiên cứu của tác giả dựa trên phân tích những tài liệu hƣớng dẫn thực hành tốt nhất để phát triển khung đánh giá kiểm toán nội bộ, một công cụ khảo sát đƣợc phát triển từ khuôn khổ kiểm soát ban đầu và đƣợc sử dụng làm cơ sở để kiểm tra xem kiểm toán nội bộ có đƣợc cấu trúc để tăng cƣờng quản trị trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hay không? Kết quả cho thấy phần lớn các chức năng kiểm toán nội bộ của trƣờng đại học đang hoạt động dƣới sự sắp xếp cấu trúc và chức năng linh hoạt để đạt đƣợc vai trò lý thuyết 22 và thực tiễn của kiểm toán nội bộ trong việc tăng cƣờng quản trị trong các trƣờng đại học. Tác giả Lonphanh Phaodavanh (2013) [38], trong nghiên cứu về “Quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở Trường cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào” đã nêu quá trình quản lý giáo dục ở Lào diễn ra theo chu trình với bốn chức năng cơ bản là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, thanh tra và kiểm tra đánh giá. Chức năng thanh tra, kiểm tra giúp nhà quản lý xác định tình trạng thực tế của hệ thống quản lý và có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Tác giả nhấn mạnh thanh tra đào tạo là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà trƣờng về hoạt động đào tạo chất lƣợng dạy học của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý vi phạm trong hoạt động chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về đào tạo. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động thanh tra đào tạo ở Lào bao gồm các yếu tố chủ quan có phẩm chất cần thiết đối với cán bộ thanh tra đào tạo. Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá chất lƣợng hoạt động thanh tra đào tạo ở trƣờng cao đẳng kỹ thuật trên địa bàn thủ đô Viêng chăn, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động thanh tra đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thanh tra của Bộ Giáo dục và thể thao nƣớc CHDCND Lào trong đó tập trung tuyên truyền, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, thanh tra viên và giảng viên về hoạt động thanh tra đào tạo. 1.1.2.2. Ở Việt Nam Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ và Thông tƣ số 51/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đƣợc xem là nhóm các biện pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức thanh tra nội bộ và cả về hoạt động của thanh tra nội bộ đƣợc qui định trong Luật Thanh tra, trong đó có các qui định về thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học. Tác giả Nguyễn Công Hào (2017) [23], với nghiên cứu về “Vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục”. Tác 23 giả nhận định, trong thời gian vừa qua, thanh tra giáo dục có nhiều đổi mới theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống. Đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra đƣợc bổ sung, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa. Tuy vậy, tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục cũng còn không ít bất cập, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới hoạt động ngành thanh tra hiện nay. Qua nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số biện pháp để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục. Các biện pháp bao gồm nâng cao vai trò của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục trong công tác tuyên truyền về vị trí hoạt động thanh tra trong toàn ngành; kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra giáo dục. Tác giả kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tập trung tổ chức rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ thanh tra của Bộ, các cơ sở giáo dục đại học, xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về thanh tra giáo dục cho từng nhóm đối tƣợng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ thanh tra của toàn ngành; từng bƣớc hiện đại hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra thông qua việc tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin. Tác giả Nguyễn Lệ Hằng (2017) [22], trong nghiên cứu về “Thực tiễn áp dụng Luật Thanh tra và các văn bản qui định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong hoạt động thanh tra nội bộ tại Trường Đại học Ngoại thương” đã nhấn mạnh: Thanh tra nội bộ là một hoạt động rất quan trọng trong công tác quản lý nhà trƣờng. Thực hiện tốt hoạt động thanh tra nội là cơ sở cho việc điều chỉnh các qui định, quy chế nhằm hoàn thiện dần các hoạt động của các đơn vị cũng nhƣ cá nhân trong trƣờng; góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của toàn trƣờng. 24 Quan nghiên cứu, tác giả cũng đã chỉ ra bên cạnh những qui định tạo cơ sở pháp lý vững chắc, là điều kiên thuận lợi cho hoạt động thanh tra nội bộ, vẫn còn một số qui định chƣa cụ thể, rõ ràng, chƣa tạo thuận lợi cho hoạt động thanh tra nội bộ, nhƣ: qui định về việc yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu trên thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, có không ít trƣờng hợp đối tƣợng thanh tra cố tình tìm lý do để không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, cung cấp không kịp thời làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tiến độ, thời gian thanh tra. Mặc dù đã có những chế tài cụ thể để xử lý vấn đề này, song các qui định vẫn còn quá chung chung, khó áp dụng... Qua đó tác giả kiến nghị cần bổ sung một số chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra giáo dục tạo công cụ cho việc xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục, đặc biệt về vấn đề nghĩa vụ cung cấp thông tin và thực hiện kết luận thanh tra, đồng thời kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có hƣớng dẫn thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ năm học đối với các cơ sở giáo dục đại học, trƣờng cao đẳng sƣ phạm trƣớc khi năm học mới bắt đầu để các cơ sở giáo dục đại học có định hƣớng xây dựng kế hoạch thanh tra năm học có trọng tâm, trọng điểm; tăng cƣờng cơ chế giám sát hoạt động chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm tại các cơ sở giao dục đại học. Nghiên cứu của tập thể tác giả Trƣờng Đại học giao thông vận tải (2017) [58], tại Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra đã đƣa ra tham luận về “Vị trí vai trò của hoạt động thanh tra trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực giáo dục” tập trung giới thiệu tổ chức, hoạt động của thành tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học, nêu các thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị, đề xuất sửa đổi Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật liên quan. Qua nghiên cứu các tác giả đã chỉ ra những thành công của hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đai học, đồng thời nêu lên những tồn tại hạn chế cần khắc phục nhƣ một số cơ sở giáo dục chƣa có Ban Thanh tra chuyên 25 trách nên hoạt động kiêm nhiệm không đem lại hiệu quả cao cho công tác thanh tra. Chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế, thiếu sót làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của hoạt động thanh tra. Từ đó các tác giả kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục nhƣ: Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy trình qui định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm; Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống; Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng qui định. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện về thể chế cũng nhƣ bộ máy tổ chức của hệ thống cơ quan thanh tra, đảm bảo sự tinh gọn, thống nhất, năng động và hiệu quả. Thƣờng xuyên có sự đổi mới về nội dung cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động; phân tích, nắm bắt kịp thời những diễn biến của tình hình kinh tế xã hội; từng bƣớc hiện đại hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra thông qua việc tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin... Tác giả Ngô Chí Trung (2017) [56], trong nghiên cứu về “Thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội”, nhận định, hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ luôn đƣợc chú trọng quan tâm và có những tác động tích cực nhất định tới công tác tổ chức điều hành chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội kể từ khi Trƣờng chính thức chuyển sang cơ chế tự chủ toàn diện từ năm 2016. Tuy nhiên, chế độ và chính sách hiện thời cho đội ngũ viên chức làm công tác thanh tra tại cơ sở giáo dục (cộng tác viên thanh tra) còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với mức độ phức tạp và đặc thù của thanh tra tại cơ sở, nhất là với viên chức kiêm nhiệm; Đội ngũ viên chức làm công tác thanh tra chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ và chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra. Còn có những vƣớng mắc trong qui định khi thực hiện việc mua sắm trang, thiết bị phục vụ công tác. Tác giả kiến nghị xây dựng cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù phù hợp đối với hoạt động thanh tra nội bộ, đối với các cán bộ, viên chức thực hiện hoạt động thanh tra nội bộ; Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng chuyên 26 môn nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra cho viên chức, cộng tác viên thanh tra (tổ chức định kỳ hàng năm và tập huấn bổ sung khi có văn bản, hƣớng dẫn mới); Có cơ chế khích lệ, động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân làm tốt hoạt động thanh tra nội bộ. Tập thể tác giả là các nhà nghiên cứu thuộc trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Trung ƣơng (2017) [57], trong bài viết về “Vai trò của cơ quan thanh tra nội bộ trong quản lý” đã nhấn mạnh về vai trò của hoạt động thanh tra nội bộ trong quản lý tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Trung ƣơng. Trong nhiều năm qua hoạt động thanh tra của Nhà trƣờng đã giúp Hiệu trƣởng phát hiện những tồn tại trong cơ chế quản lý để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của trƣờng; giúp đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trƣờng thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trƣờng theo qui định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức các hoạt động thanh tra, Nhà trƣờng đều tập trung đẩy mạnh thanh, kiểm tra công tác tổ chức quản lý về các mảng hoạt động. Đặc biệt để đổi mới công tác thanh kiểm tra, Nhà trƣờng đã ban hành Hƣớng dẫn hoạt động Tự kiểm tra nhằm tăng cƣờng tính tự chủ của từng đơn vị, cá nhân trong tổ chức. Việc tự kiểm tra cũng đƣợc thực hiện trong tất cả các hoạt động của đơn vị, của Nhà trƣờng tạo cơ hội cho các thành viên tự ý thức, tự điều chỉnh, từng bƣớc góp phần xây dựng văn hóa chất lƣợng trong đơn vị. Tác giả Đặng Thị Hoa (2017) [25], Trƣờng Đại học Thƣơng mại có bài viết về “Tổ chức hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học”. Theo tác giả thì hoạt động thanh, kiểm tra phải chỉ ra đƣợc những ƣu điểm, những việc làm đúng để phát huy và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Qua phân tích thực trạng nội bộ đơn vị, tác giả đã nêu bật các thuận lợi khó khăn trong hoạt động thanh tra nội bộ của trƣờng, trong đó nhấn mạnh việc đội ngũ viên chức làm công tác thanh tra 27 còn mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm hoạt động thanh tra, không đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ thanh tra; không có phụ cấp bản chất của hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng vẫn là kiểm tra, giám sát, phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của ngƣời đứng đầu về công tác này. Tác giả Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thuý và Hàn Thị Lan Thu (2013) [31], trong bài viết “Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay”. Bài viết nêu hệ thống các trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay ngày càng đa dạng về ngành nghề, hình thức sở hữu. Mặc dù vậy, hệ thống các trƣờng đại học công lập vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục quốc dân. Để đảm bảo quản lý các hoạt động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, các trƣờng đại học công lập cần phải xây dựng và thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và hoạt động hữu hiệu. Bài viết nghiên cứu các quan điểm khác nhau, từ đó đƣa ra quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trƣờng đại học công lập và các yếu tố cơ bản cần thiết trong hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả và hiệu lực, các yếu tố của hệ thống đều cần hoạt động hữu hiệu và đồng bộ. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hƣơng, Tạ Ngọc Cƣờng (2016) [32], có bài nghiên cứu về “Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam”. Bài viết nhận định giáo dục đại học đƣợc xem là dịch vụ công, đƣợc Nhà nƣớc cung cấp nguồn lực tài chính để phục vụ lợi ích chung, nhằm thực hiện chính sách công bằng xã hội. Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, tài chính là một nguồn lực rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng để phát triển các nguồn lực khác nhƣ con ngƣời, cơ sở vật chất, những yếu tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng giáo đại học nói riêng. Chính vì vậy, tự chủ tài chính đƣợc coi là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho yêu cầu phát triển giáo dục đại học trong điều kiện mới. Trên cơ sở nhận diện những lợi ích cũng nhƣ các rào 28 cản đối với các trƣờng đại học công lập khi thực hiện tự chủ tài chính, bài viết có đề cập tới hệ thống kiểm soát nội bộ ở các trƣờng đại học công lập chƣa hoàn thiện. Việc tổ chức hệ thống theo dõi, giám sát, kiểm tra để phục vụ cho công tác quản lý tài chính ở hầu hết các trƣờng đại học công lập hiện nay mới tập trung chủ yếu vào công tác kế toán tài chính nên dƣờng nhƣ mới chỉ thực hiện chức năng theo dõi. Trong khi đó, khi thực hiện tự chủ tài chính nhu cầu về thông tin tài chính mang tính thƣờng xuyên, hàng ngày và đảm bảo tính chính xác, khách quan, minh bạch lại chƣa đƣợc quan tâmnhiều. Tác giả Nguyễn Ngọc Khƣơng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 12/2016 có bài về “Hoàn thiện cơ chế quản lý tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội” [35]. Bài viết cho rằng kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tính đầy đủ, khách quan và hiệu lực của kiểm soát nội bộ. Các yếu tố đƣợc nêu trong quá trình kiểm soát nội bộ tại bài viết đều tƣơng thích với các yếu tố trong mô hình kiểm soát nội theo khung COSO nhƣ môi trƣờng kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hệ thống quản lý rủi ro, các thủ tục kiểm soát và hệ thống giám sát. Kiểm toán nội bộ là công cụ để các trƣờng đại học tổ chức thực hiện đƣợc các mục tiêu thông qua việc đánh giá một cách có hệ thống và sát thực, nhằm nâng cao tính hiệu quả đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; thông qua tổ chức kiểm toán nội bộ để khẳng định kiểm toán nội bộ là công cụ hiệu quả để thực hiện vai trò tự kiểm soát bên trong, quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực, khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính khi thực hiện tự chủ tài chính, thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tài chính của doanh nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, trong đó có các trƣờng đại học. Tác giả Vũ Lan Hƣơng, trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh, có bài viết về “Đổi mới thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục” [33] có đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý hoạt động thanh tra hành chính nói chung, quản lý hoạt động thannh tra trong 29 các cơ sở giáo dục nói riêng, qua đó đề xuất các biện pháp cần thiết đối với quản lý hoạt động thanh tra trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Về thanh tra hành chính, theo tác giả cần tăng cƣờng cho các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc. Về thanh tra chuyên ngành, theo nguyên tắc tăng cƣờng tính tự chủ phải đi đôi với với tính tự chịu trách nhiệm, tự thanh tra, kiểm tra đơn vị mình. Tác giả Nguyễn Tú Anh (2017)- Trƣờng ĐH Luật TP Hồ Chí Minh với nghiên cứu về “Những bất cập, vướng mắc và đề xuất phương hướng đổi mới, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh trang nội bộ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay” [4] đã đề cập đến những bất cập, vƣớng mắc của hoạt động thanh tra nội bộ và quản lý hoạt động thanh tra nội bộ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoạn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học công lập. Với kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra nội bộ, tác giả đã chỉ rõ trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng đồng nghĩa với việc đặt rất nhiều yêu cầu mới đầy thử thách, khó khăn đối với công tác quản lý nội bộ tại các đơn vị này. Một trong những công cụ quản lý nội bộ hữu hiệu góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ sở giáo dục đại học công lập chính là hoạt động thanh tra. Tuy nhiên một thời gian dài vừa qua, hoạt động thanh tra tại các cơ sở này hầu nhƣ chỉ đƣợc coi là công cụ giúp Hiệu trƣởng kiểm soát các vấn để liên quan đến mảng công tác đào tạo, thi cử chứ chƣa phải công cụ kiểm soát nội bộ một cách toàn diện... Từ đó tác giả đã đề xuất hai nhóm biện pháp rất chi tiết để để hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nhóm biện pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý và nhóm biện pháp tác nghiệp cụ thể. Tác giả Đỗ Xuân Dũng (2009), trong nghiên cứu về “Biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra đào tạo hệ đại học hệ chính quy tại trường Đại học kinh tế quốc dân” [12], nghiên cứu đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong hoạt động thanh tra đào tạo hệ đại học chính quy tại trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân 30 thời gian qua, đồng thời đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra đào tạo đại học hệ chính quy tại trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, bao gồm: cụ thể hóa các văn bản thanh tra, đổi mới tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra đào tạo hệ đại học chính quy; tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên trách và cộng tác viên thanh tra, xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí, biểu mẫu, quản lý khai thác hệ thống thông tin thanh tra. Tác giả Nguyễn Thành Trung (2005), trong nghiên cứu về “Thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục và đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2005” [55] đã phân tích những nội dung của hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục theo Luật Giáo dục 2005 và nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục. Tác giả đề cao vai trò của Thanh tra, kiểm tra giáo dục trong nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, không chỉ các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mà ngay cả cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng cần phải có sự chấp hành pháp luật một cách triệt để. Thanh tra, kiểm tra cũng nhằm góp nâng cao năng lực quản lý cho ngƣời đứng đầu các cơ sở giáo dục: Hiệu trƣởng, Giám đốc... Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục phát hiện và kiến nghị xử lý những sai phạm, khắc phục thiếu sót sẽ loại bỏ tiêu cực, góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động liên quan đến lĩnh vực giáo dục của các cơ quan, tổ chức. Tác giả Lê Thu Phƣơng [41] với nghiên cứu về “Một số biện pháp đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục giai đoạn 2007-2015” đã đƣa ra một số khuyến nghị đối với đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có kế hoạch sửa đổi Qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học theo hƣớng qui định bắt buộc các trƣờng phải thành lập tổ chức thanh tra nội bộ; sớm ban hành chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục nhằm trang bị kiến thức cơ bản cho cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục đại học. 31 Tác giả Hồ Thu An [3], Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ trong nghiên cứu về “Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về hoạt động thanh tra chuyên ngành và cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”, đã đề cập đến nhiệm vụ quyền hạn đặc biệt của cơ quan Tổng thanh tra giáo dục một số quốc gia có nền giáo dục phát triển tiên tiến trên thế giới, trong đó có Tổng thanh tra giáo dục Pháp. Cơ quan Tổng thanh tra quản lý giáo dục quốc gia Pháp với hơn 200 thanh tra viên có nhiệm vụ thanh tra công tác quản lý của các trƣờng và các cơ quan quản lý giáo dục, thanh tra chuyên môn các ngành học và các hoạt động gíao dục của các trƣờng. Cơ quan Tổng thanh tra của Cộng hoà Pháp là cơ quan tham mƣu đắc lực cho Bộ trƣởng, là một công cụ giúp Bộ trƣởng quản lý tốt lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ, thực hiện chức năng kiểm tra là cơ bản. Việc kiểm tra phải có căn cứ để đề xuất kiểm tra. Giới hạn của căn cứ này hoàn toàn đơn giản là theo ý chí của Bộ trƣởng với những lý do không nhất thiết bắt buộc Bộ trƣởng phải nêu ra khi quyết định kiểm tra một cơ quan nào đó. Tác giả Nguyễn Văn Trí, Võ Tấn Đào [53] trong bài nghiên cứu về “Tính thống nhất của các qui định về thanh tra trong Luật Giáo dục năm 2015 và Luật Thanh tra năm 2010” cho rằng với tƣ cách là một khâu thứ ba trong chu trình quản lý nhà nƣớc, việc ghi nhận về thanh tra giáo dục là cơ sở pháp lý mạnh mẽ khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thanh tra đối với nền giáo dục nƣớc nhà, đƣa hoạt động giáo dục đi vào chuẩn mực và khuôn phép. Đặc biệt, trong bối cảnh mà Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ để dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục trong thời gian tới... Và để sự quản lý đó mang lại hiệu quả, tránh làm biến dạng nền giáo dục thì thanh tra chính là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu cho việc bảo đảm này. Nguyễn Văn Trí - Trƣờng Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đã có bài viết “Đánh giá vai trò của thanh tra giáo dục trong bối cảnh đổi mới nền giáo 32 dục Việt Nam và những yêu cầu, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay cũng như trong thời gian tới” [54]. Tác giả nhấn mạnh vai trò của thanh tra giáo dục trong nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục.Với đặt thù của hoạt động thanh tra là “trực tiếp, tại chỗ” nên giúp chủ thể quản lý nhà nƣớc về giáo dục phát hiện đƣợc những bất cập, hạn chế trong cơ chế quản lý nhà nƣớc từ đó kịp thời có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, không ngừng thúc đẩy nên giáo dục quốc gia phát triển. Tác giả đƣa ra kiến nghị cần hoàn thiện qui định pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật thanh tra giáo dục nói riêng nhằm tăng cƣờng vai trò thanh tra giáo dục trọng việc phát hiện sơ hở, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. 1.1.3. Nhận xét, đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước Qua tổng quan nghiên cứu về hoạt động thanh tra và quản lý hoạt động thanh tra trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc và nghiên cứu về hoạt động thanh tra nội bộ và quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học, bƣớc đầu nhận định, các công trình nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu về hoạt động thanh tra trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc và thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục đại học, việc nghiên cứu về quản lý hoạt động thanh tra nội bộ trong các trƣờng đại học còn ít được nghiên cứu. Các tác giả mới tập trung nghiên cứu về thanh tra trong các cơ sở giáo dục nói chung, màu sắc các trường đại học trong nghiên cứu còn ít. Trong đó nghiên cứu về vai trò của ngƣời hiệu trƣởng và cán bộ quản lý trong quản lý hoạt động thanh tra nội bộ hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, nhất là vai trò của ngƣời cán bộ qu...ị truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣng không xử lý, xử lý không đầy đủ, không kiến nghị việc xử lý, không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự; e) Làm sai lệch, giả mạo, sửa chữa, tiêu hủy, chiếm đoạt hồ sơ thanh tra; g) Nhận hối lộ, môi giới hối lộ; h) Các hành vi vi phạm pháp luật khác. 2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật: a) Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra; PL-28 b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra, ngƣời cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra; c) Vu cáo, vu khống đối với ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra; d) Đƣa hối lộ; đ) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đƣợc ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. 3. Đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật: a) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra; b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra, ngƣời cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra; c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; lợi dụng ảnh hƣởng của mình tác động đến ngƣời làm nhiệm vụ thanh tra; d) Đƣa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; đ) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đƣợc ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; e) Các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chƣơng IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17. Hiệu lực thi hành 1. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2013. 2. Thông tƣ này thay thế Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Điều 18. Trách nhiệm thi hành PL-29 Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trƣởng Vụ Giáo dục Đại học, Vụ trƣởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trƣởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc đại học, học viện, Viện trƣởng viện nghiên cứu khoa học đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sĩ; Hiệu trƣởng trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tƣ này. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của QH; Để báo cáo - Hội đồng Quốc gia Giáo dục; - Ban Tuyên giáo Trung ƣơng; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tƣ pháp); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trƣờng ĐH, CĐ, TCCN; - Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Nhƣ Điều 18; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lƣu: VT, TTr, PC. BỘ TRƢỞNG (Đã ký) PL-30 CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 42/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Chƣơng 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm: Tổ chức thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục. Điều 2. Đối tƣợng thanh tra 1. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thƣờng xuyên, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc ngoài tham gia công tác giáo dục tại Việt Nam. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tƣợng thanh tra giáo dục. Điều 3. Áp dụng điều ƣớc quốc tế Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế đó. PL-31 Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục 1. Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. 2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tƣợng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra. 3. Kết hợp giữa thanh tra nhà nƣớc, thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục và thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật. Chƣơng 2. TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC MỤC 1. THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Điều 5. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trƣởng) quản lý nhà nƣớc về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng. 2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trƣởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. 3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. 4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trƣởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hƣớng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Trong quản lý nhà nƣớc về thanh tra giáo dục: PL-32 a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trƣởng; b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục; c) Hƣớng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Trong hoạt động thanh tra: a) Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này; b) Thanh tra lại vụ việc đã đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhƣng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đƣợc Bộ trƣởng giao. 3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động thanh tra giáo dục. 4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trƣởng giao. Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Báo cáo Bộ trƣởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về hoạt động thanh tra giáo dục. 3. Trƣng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục và công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia công tác thanh tra theo quy định. 4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trƣởng giao. PL-33 MỤC 2. THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Sở 1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng. 2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Sở) do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. 3. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về hoạt động thanh tra và hƣớng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về thanh tra chuyên ngành giáo dục của Thanh tra Bộ. Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thanh tra hành chính và chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này. 2. Hƣớng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phƣơng. 3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. 4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở Giáo dục và Đào tạo. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao. Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở PL-34 Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về hoạt động thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình. 3. Trƣng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phƣơng, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia công tác thanh tra. 4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao. Chƣơng 3. HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC MỤC 1. THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Điều 11. Nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao đối với đối tƣợng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này. Điều 12. Thẩm quyền, đối tƣợng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục 1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với đại học quốc gia; đại học vùng; học viện, trƣờng đại học, viện, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; doanh nghiệp nhà nƣớc do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. 2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trƣờng đại học, học viện, viện, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 3. Thanh tra tỉnh: Thanh tra hành chính đối với trƣờng đại học, học viện, viện, trƣờng cao đẳng (không bao gồm các trƣờng đại học, học viện, viện, trƣờng cao PL-35 đẳng công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn), cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp. 4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trƣờng trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trƣờng bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trƣờng trung học phổ thông, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thƣờng xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. 5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trƣờng tiểu học, trƣờng trung học cơ sở, trƣờng phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp. Điều 13. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật thanh tra. MỤC 2. THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Điều 14. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục 1. Xây dựng và thực hiện chƣơng trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục. 2. Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục. 3. Thực hiện quy chế chuyên môn; mở ngành đào tạo; quy chế đào tạo; quy chế thi cử; thực hiện nội dung, phƣơng pháp giáo dục; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ. 4. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục ngƣời học và các chế độ chính sách đối với ngƣời học. 5. Các điều kiện bảo đảm chất lƣợng giáo dục; kiểm định chất lƣợng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục. 6. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác. 7. Tổ chức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ. 8. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. 9. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục. PL-36 Điều 15. Thẩm quyền, đối tƣợng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục 1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học; học viện, trƣờng đại học, viện, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. 2. Thanh tra Sở: Thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên, trƣờng chuyên biệt; trƣờng đại học, học viện, viện, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phƣơng. Điều 16. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Luật thanh tra. Chƣơng 4. THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC Điều 17. Thanh tra viên giáo dục 1. Thanh tra viên giáo dục là công chức đƣợc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở. 2. Thanh tra viên giáo dục đƣợc cấp trang phục, thẻ thanh tra và đƣợc hƣởng chế độ, chính sách, tiền lƣơng, phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề và chế độ đặc thù khác theo quy định của pháp luật. Thanh tra viên giáo dục có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trƣớc Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở và trƣớc pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. 3. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 18. Cộng tác viên thanh tra giáo dục 1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục là ngƣời không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra giáo dục, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra giáo dục, đƣợc cơ quan có thẩm quyền trƣng tập làm nhiệm vụ thanh tra giáo dục thƣờng xuyên hoặc theo vụ việc. PL-37 2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục chịu sự phân công của Thủ trƣởng cơ quan thanh tra, Trƣởng Đoàn thanh tra, chịu sự giám sát của Thủ trƣởng đơn vị, ngƣời ký quyết định thanh tra. 3. Việc trƣng tập, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và kinh phí trƣng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về cộng tác viên thanh tra giáo dục. Chƣơng 5. TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Điều 19. Trách nhiệm của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động thanh tra giáo dục. 2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Bộ theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra Bộ; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra. 3. Chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 4. Ban hành chƣơng trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Điều 20. Trách nhiệm của Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục 1. Chỉ đạo thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 2. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc thực hiện quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục. PL-38 3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phƣơng xử lý các vấn đề về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc. Xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra trong lĩnh vực giáo dục. Điều 21. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Chỉ đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiện toàn tổ chức thanh tra giáo dục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Sở theo thẩm quyền; quyết định việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và chế độ chính sách đối với ngƣời làm công tác thanh tra giáo dục theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; c) Phối hợp với Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Bộ; Bộ trƣởng các Bộ, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra; d) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho Thanh tra Sở. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Chỉ đạo việc thực hiện thanh tra trong lĩnh vực giáo dục theo phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra trong lĩnh vực giáo dục; c) Chỉ đạo Thanh tra huyện tập huấn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiếp công dân cho Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo. Điều 22. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 1. Tham mƣu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch thanh tra của Thanh tra Sở theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, bảo đảm đủ số lƣợng, cơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ hoạt động thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên PL-39 thanh tra của Sở theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra Sở; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra. 2. Ban hành chƣơng trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở Giáo dục và Đào tạo. 3. Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, thanh tra các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Thanh tra huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra. 4. Chỉ đạo Thanh tra Sở tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho cộng tác viên thanh tra giáo dục của địa phƣơng. Điều 23. Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra giáo dục 1. Thanh tra Bộ: a) Chịu sự hƣớng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thanh tra Chính phủ về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định; b) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Thanh tra Sở: a) Chịu sự hƣớng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; về nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh; báo cáo Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định; b) Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện, Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. PL-40 3. Phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục với cơ quan, tổ chức hữu quan: a) Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; b) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó; c) Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận đƣợc yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó. Chƣơng 6. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CÁC NỘI DUNG KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Điều 24. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 1. Tổ chức thanh tra giáo dục đƣợc bố trí trụ sở làm việc, kinh phí, trang bị phƣơng tiện thông tin liên lạc, phƣơng tiện chuyên môn, các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. 2. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về định mức thiết bị kỹ thuật, việc quản lý và sử dụng trang bị, phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra giáo dục. Điều 25. Kinh phí hoạt động 1. Kinh phí hoạt động của tổ chức thanh tra giáo dục do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; tăng cƣờng cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra và các hoạt động đặc thù khác. 2. Cơ quan thanh tra giáo dục đƣợc trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nƣớc để hỗ trợ nâng cao năng lực PL-41 hoạt động thanh tra, tăng cƣờng cơ sở vật chất và khen thƣởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật. 3. Việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của tổ chức thanh tra giáo dục theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 26. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Thủ trƣởng cơ quan quản lý giáo dục, thủ trƣởng cơ quan thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý, hành vi của trƣởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật. 2. Thủ trƣởng cơ quan quản lý của ngƣời ra quyết định thanh tra, trƣởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của đoàn thanh tra có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra. Điều 27. Thực hiện các nội dung khác về hoạt động thanh tra giáo dục 1. Hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 113 Luật giáo dục, Điều 70 Luật giáo dục đại học, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra giáo dục; hình thức thanh tra giáo dục; căn cứ ra quyết định thanh tra giáo dục; thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra giáo dục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời ra quyết định thanh tra, trƣởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, đối tƣợng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thanh tra lại; chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hình sự; công khai kết luận thanh tra giáo dục; chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra giáo dục; xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra giáo dục đƣợc thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Chƣơng 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 28. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. PL-42 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Bãi bỏ các quy định trƣớc đây trái với Nghị định này. Điều 29. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hƣớng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng; - Thủ tƣớng, các Phó Thủ tƣớng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thƣ; - Văn phòng Chủ tịch nƣớc; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UB Giám sát tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nƣớc; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ƣơng của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lƣu: Văn thƣ, TCCV (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƢỚNG (Đã ký)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_hoat_dong_thanh_tra_noi_bo_trong_cac_truong.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan