LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
Tác giả luận án
Phạm Đình Tâm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Ban Giám hiệu
BGH
2
Cán bộ giảng viên
CBGV
3
Cán bộ quản lý
CBQL
4
Câu lạc bộ
CLB
5
Chất lượng đào tạo
CLĐT
6
Chất lượng giáo dục
CLGD
7
Cơ sở vật chất
CSVC
8
Cơ sở đào tạo
189 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CSĐT
9
Đảm bảo chất lượng
ĐBCL
10
Đội ngũ giảng viên
ĐNGV
11
Giáo dục và đào tạo
GD&ĐT
12
Giáo dục đại học
GDĐH
13
Giáo dục Việt Nam
GDVN
14
Giáo dục thể chất
GDTC
15
Giáo dục thể chất – giáo dục quốc phòng
GDTC - GDQP
16
Hoạt động đào tạo
HĐĐT
17
Nghiên cứu sinh
NCS
18
Phương pháp giáo dục
PPGD
19
Quản lý đào tạo
QLĐT
20
Quản lý chất lượng
QLCL
21
Quản lý giáo dục
QLGD
22
Quản lý nhà trường
QLNT
23
Quá trình đào tạo
QTĐT
24
Thể dục thể thao
TDTT
25
Kiểm soát chất lượng
KSCL
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
14
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án
14
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
34
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
39
2.1.
Những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học
39
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
49
2.3.
Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học
71
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
77
3.1.
Khái quát chức năng nhiệm vụ và đặc điểm ở các trường đại học nghiên cứu khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội
77
3.2.
Tổ chức khảo sát thực trạng
84
3.3.
Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
86
3.4.
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
97
3.5
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
111
3.6
Đánh giá khái quát về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
116
Chương 4
GIẢI PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
121
4.1.
Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
121
4.2.
Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
147
4.3.
Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất
153
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
165
PHỤ LỤC
173
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1.
Số lượng đối tượng điều tra, khảo sát về thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
84
Bảng 3.2.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về mục tiêu giáo dục thể chất
87
Bảng 3.3.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về nội dung chương trình giáo dục thể chất
88
Bảng 3.4.
Tổng hợp chương trình môn học GDTC ở trường đại học
89
Bảng 3.5.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về hình thức hoạt động giáo dục thể chất
90
Bảng 3.6.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục thể chất
91
Bảng 3.7.
Tổng hợp cơ sở vật chất các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất
92
Bảng 3.8.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về thực trạng giảng viên giáo dục thể chất
94
Bảng 3.9.
Tổng hợp số lượng, trình độ giảng viên giáo dục thể chất
95
Bảng 3.10.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất
96
Bảng 3.11.
Tổng hợp mức độ tham gia tập luyện và nội dung yêu thích của sinh viên
98
Bảng 3.12.
Số lượng sinh viên tham gia hoạt động GDTC và đội tuyển thể thao, CLB thể thao
99
Bảng 3.13.
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất
101
Bảng 3.14.
Kết quả điều tra những điều đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất
103
Bảng 3.15.
Kết quả điều tra thực trạng quản lý quá trình hoạt động giáo dục thể chất
105
Bảng 3.16.
Kết quả quản lý “đầu ra” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên
108
Bảng 3.17.
Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng tích cực tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chât
111
Bảng 3.18.
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chât
114
Bảng 4.1.
Tổng hợp khảo sát cấp thiết, khả thi của các giải pháp
148
Bảng 4.2.
Kết quả thi môn GDTC của 258 sinh viên trước và sau thử nghiệm
155
Bảng 4.3.
Kết quả kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên trước và sau thử nghiệm
156
Số hiệu biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Hình 4.1.
Biểu đồ so sánh giữa tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp mà luận án đề xuất
152
Hình 4.2.
Biểu đồ So sánh kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC trước và sau thử nghiệm
157
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hoạt động giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của mỗi quốc gia trong đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển đất nước cần chú trọng đến phát triển con người toàn diện, đặc biệt phát triển thể chất là có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Vì vậy, chăm lo thể chất cho con người là nhiệm vụ của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành GD&ĐT.
Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW, ngày 01 tháng 12 năm 2011 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020” đã chỉ rõ: Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh Cần quan tâm đầu tư đúng mức thể dục, thể thao trường học. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án này đã xác định mục tiêu tổng quát nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên [18]. Để đạt được mục tiêu đó, hệ thống giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục thể chất, cùng với đó phải tăng cường quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường, trong đó có các trường đại học.
Để tạo nên những chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp , thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo. Trong bối cảnh đó, hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được nâng cao chất lượng GDTC. Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: chưa chú trọng đúng mức đến tổ chức giáo dục động cơ, thái độ của sinh viên đối với nhiệm vụ học tập môn GDTC; chưa chỉ đạo có hiệu quả việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo và yêu cầu cao đối với sinh viên trong GDTC; tổ chức thu hút sinh viên tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường chưa mạnh, chưa đảm bảo gắn kết giữa GDTC và hoạt động thể thao phong trào; chậm quy hoạch và đầu tư hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao theo hướng đồng bộ và hiện đại; chưa quan tâm đúng mức đên tổ chức thu thập lưu trữ thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDCT.
Những nguyên nhân đó là do các trường đại học còn thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC, chưa chủ động, tích cực bổ sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT, nhiều sinh viên chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao, ngoài ra nhiều trường đại học thiếu hệ thống sân bãi, nhà tập luyên và phương tiện GDTC theo hướng đồng bộ và hiện đại, hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên ở trường đại học hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.
Hiện nay, quản lý giáo dục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng đang trở thành đòi hỏi khách quan, nhằm làm cho “sản phẩm” đào tạo của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu chất lượng nhân lực của xã hội. Vì vậy, nhiều mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đã được áp dụng, vận dụng vào quản lý đào tạo. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên là một bộ phận không tách rời của quản lý đào tạo ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Nhưng giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người nên quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng có những nét đặc thù cần phải tính đến. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nó.
Cho đến nay mặc dù đã có không ít công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học; tuy nhiên vấn đề quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống.
Từ những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn:“Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học, luận án đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của sinh viên ở các trường đại học này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp để khẳng định tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học, vận dụng theo mô hình lý thuyết CIPO (UNESCO, 2000), đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Giới hạn về khách thể khảo sát: Tập trung khảo sát hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học khu vực Hà Nội cụ thể là Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Giới hạn về thời gian: Các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2018 đến 2020.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng hoạt động GDTC cho sinh viên bị chi phối bởi các chủ thể và nội dung, phương thức, điều kiện thực hiện hoạt động GDTC ở trường đại học. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cần có quy trình ĐBCL trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường đại học phù hợp với lý thuyết CIPO thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục. Đồng thời, đề tài nghiên cứu dựa trên các quan điểm tiếp cận sau:
Quan điểm tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện đề tài: (i) Xác định sự tác động qua lại biện chứng giữa các thành tố của hoạt động GDTC; (ii) Việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được gắn với quá trình vận động phát triển.
Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học được coi là một hệ thống. Trong hệ thống có các thành tố cấu trúc như Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; giảng viên; Công tác kiểm tra - đánh giá.... Các thành tố cấu trúc này lại bao gồm các thành tố cấu trúc nhỏ hơn. Mọi thành tố cấu trúc trong một hệ thống bất kì không tồn tại độc lập, mà luôn có tác động tương tác với nhau. Vì vậy, nghiên cứu về Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên thực chất là nghiên cứu hệ thống có cấu trúc động, muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất phải tác động đồng thời vào mọi thành tố của hệ thống.
Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic
Luận án đã tiếp cận, nghiên cứu để tổng quan các công trình nghiên cứu theo các sự kiện lịch sử phát triển của đối tượng nghiên cứu và khái quát hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về GDTC và quản lý GDTC.
Tiếp cận thực tiễn
Việc đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất được dựa trên các dẫn liệu thu được từ việc nghiên cứu thực tiễn (chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên, công tác kiểm tra - đánh giá...). Hệ thống các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất được đề ra nhằm khắc phục những tồn tại của thực tiễn, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Quan điểm tiếp cận chức năng
Sử dụng các chức năng quản lý trong xác định nội dung quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tiếp cận đảm bảo chất lượng
Trên cơ sở xác định nhiệm vụ trọng tâm của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã (i) Đánh giá thực trạng của các yếu tố cấu thành hoạt động GDTC để luận giải các vấn đề về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; (ii) Lựa chọn mô hình lý thuyết CIPO với quá trình quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học để xác định hệ thống giải pháp quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận ĐBCL.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ. Cụ thể là:
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các các công trình khoa học (sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận án tiến sĩ, bài báo) bàn về các quan điểm của các nhà giáo dục, về hoạt động GDTC; các văn bản, các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về Giáo dục và đào tạo, hoạt động thể thao trường học, các tài liệu trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu về đảm bảo chất lượng, công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động GDTC. Từ đó rút ra những kết luận có liên quan đến luận án nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Thiết kế và sử dụng các mẫu phiếu điều tra về thực trạng hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2018 - 2020. Thu thập và phân tích ý kiến đánh giá của 200 cán bộ, giảng viên, 610 sinh viên tại các trường về thực trạng hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với các CBQL, giảng viên các phòng, khoa, bộ môn về đặc điểm và điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm vụ về hoạt động GDTC trong và ngoài trường, quản lý hoạt động GDTC và ĐBCL giáo dục ở các nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, kế hoạch tự kiểm định, kiểm định và công bố chất lượng giáo dục của một số trường đại học được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát hoạt động GDTC, xác định các điều kiện đảm bảo và quan sát quy trình tiến hành hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích một số kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý GDTC ở các trường nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của 23 chuyên gia giáo dục - những nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, trên cơ sở đó phối hợp với trưng cầu ý kiến 261 cán bộ, giảng viên để xác định tính cấp thiết, khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm các giải pháp thông qua việc xin ý kiến 284 cán bộ, giảng viên và các chuyên gia ở 3 trường đại học: Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về mức độ cấp thiết, khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.
Tiến hành thử nghiệm tác động của giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” ở trường đại học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp toán học để tính toán, xử lý các số liệu nhằm phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu, điều tra để bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin: Sử dụng các phần mềm tin học, để tính toán các số liệu ở phần khảo nghiệm, thử nghiệm.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận hình thành được khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Luận án đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC và chỉ ra được hạn chế về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC trong các trường đại học được tiến hành khảo sát.
Đề xuất được các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các nhà quản lý và các cấp quản lý của nhà trường tham khảo và vận dụng trong quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường đại học, đồng thời là tài liệu tham khảo học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở trường đại học.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Hệ thống hóa và phân tích được các khái niệm giáo dục thể chât; giáo dục thể chât ở trường đại học; quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học; quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Trên cơ sở khái quát hóa nguyên lý tiếp cận đảm bảo chất lượng theo mô hình lý thuyết CIPO làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xác định được những nguyên nhân, kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Đề xuất được giải pháp quản lý hoạt động GDTC phù hợp và khả thi nhằm đảm bảo, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, đáp ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (14 tiết), kết luận và kiến nghị, các công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục thể chất và hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học
Trên thế giới, giáo dục thể chất được xác định từ khi xuất hiện loài người. Trong giai đoạn này, con người tiếp thu những tri thức có tính chất kinh nghiệm về ảnh hưởng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao động. Từ việc tích lũy tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy nâng lên thành ý thức về hiệu quả của việc tập luyện và nhận thức được các phương tiện truyền đạt kinh nghiệm. Đó là một trong những tiền đề làm xuất hiện các bài tập thể chất và cùng với nó hoạt động GDTC ra đời.
Đặc điểm chung của GDTC trong xã hội thị tộc. GDTC ở thời kỳ này chủ yếu là hoạt động phát triển cơ bắp về sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Mục đích con người tham gia tập luyện các bài tập TDTT đơn thuần nhằm để phô trương quyền lực và sức mạnh của các bộ tộc, mở mang bờ cõi, việc nâng cao tố chất thể lực chỉ chú trọng vào giáo dục lòng dũng cảm và các phẩm chất ý chí. Các môn thể thao phát triển: chạy, nhảy, ném, vật, mang vác vật nặng và các trò chơi. Điều này đã phản ánh khách quan tính tích cực của con người dưới chế độ thị tộc chưa có giai cấp, nhưng đã chứng minh tiềm lực của con người là vô tận: duy trì phát triển văn hóa, cải tạo thiên nhiên môi trường, nâng cao năng suất lao động., trong đó TDTT đóng vai trò then chốt.
Đặc điểm hệ thống GDTC ở các quốc gia phương Đông thời kỳ cổ đại. Thời kỳ này chủ yếu là hệ thống huấn luyện quân sự và huấn luyện thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léovà những kỹ năng sử dụng vũ khí. Bắt đầu xuất hiện giai cấp, xã hội có giai cấp. Giới quí tộc có quyền lực sử dụng hệ thống GDTC để phục vụ giai cấp thống trị. Người nô lệ không có nền GDTC riêng mà nếu có thì chỉ nhằm mục đích tập luyện có thể lực để lao động, tham gia quân sự phục vụ cho giới Chủ nô. Ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng các hình thức Thể dục chữa bệnh và phòng bệnh.
Đặc điểm hệ thống giáo dục thể chất ở Xpáctơ. Là nhà nước lạc hậu hơn nhà nước Aten. Kinh tế dựa vào tự nhiên nhưng về quân sự họ lại rất coi trọng, tiềm lực quân sự mạnh: GDTC được chú trọng từ nhỏ, khi mới sinh ra những đứa trẻ phải đưa đến Già làng. Các em bé khỏe mạnh sẽ được nuôi dưỡng, những em bé ốm yếu sẽ bị thủ tiêu. Con trai chỉ được giáo dục ở gia đình đến 7 tuổi, từ 7 tuổi phải được giáo dục riêng. Lúc 14 tuổi được huấn luyện quân sư, sử dụng vũ khí. Con gái cũng được tập luyện như con trai để sinh những đứa trẻ khỏe mạnh.
Đặc điểm hệ thống giáo dục thể chất ở Aten. Aten là tên của nước tiến bộ về các lĩnh vực Kinh tế - Văn hóa - Quân sự ...người khỏe có học. Trẻ em dưới 7 tuổi giáo dục ở gia đình, từ 7 - 14 tuổi đến học tập tại trường ngữ pháp và học TDTT. Từ 16 tuổi đi học GDTC (nghiêm khắc) và quân sự hoá TDTT. Mục đích của GDTC là đào tạo chiến binh, phương tiện GDTC là 5 môn phối hợp (Chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật). GDTC dưới dạng các bài tập thân thể còn gọi là thể dục, nội dung chia làm 3 phần:
Các bài tập vũ đạo, múa nhạc, trống, trò chơi: Kéo co, chạy, rượt đuổi, giữ thăng bằng... thường dùng cho trẻ em.
Các bài tập (Chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật) 5 môn phối hợp: Mục đích rèn luyện để phát triển sức mạnh, nhanh, bền, khéo góp phần nâng cao thể chất giúp cơ thể có sức chịu đựng và dẻo dai trong các cuộc hành quân kéo dài để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Dân tộc mở rộng bờ cõi [19].
Phương pháp về GDTC đã được hình thành bằng con đường kinh nghiệm, ở giai đoạn này các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa giải thích được cơ chế tác động của các bài tập thế chất, do đó người ta đánh giá hiệu quả các bài tập thế chất theo kết quả bên ngoài: tốc độ, sức mạnh và kĩ năng kĩ xảo được hình thành. So với nhiều quốc gia phương pháp GDTC thời cổ Hi Lạp là nổi tiếng hơn cả. Phương pháp này liên kết các giải pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức mạnh, biến thành một hệ thống thống nhất. Đến giai đoạn trung cổ, số lượng các phương pháp được tăng lên, xuất hiện những giáo trình đầu tiên về thể dục, bơi lội, trò chơi, bắn cung.
Con người tiếp thu những tri thức có tính chất kinh nghiệm về ảnh hưởng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao động. Từ việc tích lũy tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy nâng lên thành ý thức về hiệu quả của việc tập luyện và nhận thức được các phương tiện truyền đạt kinh nghiệm. Đó là một trong những tiền đề xuất hiện các bài tập thể thao và hoạt động TDTT.
Những tư tưởng sư phạm về thể dục thể thao được phát triển cho đến cuối thế kỉ XIX. Sự phát triển khoa học về con người, về giáo dục và giáo dưỡng, chữa bệnh đã kích thích các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc chú ý đến vấn đề GDTC. Ở giai đoạn này, đã hình thành những cơ sở lý luận tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học GDTC ở giai đoạn sau này.
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, khoa học về GDTC được phát triển mạnh mẽ, hình thành môn Lý luận và Phương pháp GDTC với tư cách là một khoa học độc lập. Nhà bác học Nga P.Ph. Lexgáp (1837 - 1909) đã đặt nền móng cho Lý luận GDTC hiện đại với tư cách là một môn khoa học độc lập từ những tác phẩm của ông về lịch sử, giải phẫu, sinh vật, giáo dục học, lý luận và phương pháp GDTC.
Dựa trên quan điểm khoa học biện chứng P.Ph.Lexgáp đã xây dựng cơ sở lý luận giáo dục, trong đó lý luận GDTC đóng vai trò chủ yếu. Ông đã nghiên cứu hệ thống các bài tập thể chất, ý nghĩa vệ sinh và sức khoẻ của bài tập thể chất. Ông cho rằng, cơ sở để lựa chọn bài tập thể chất là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của các bài tập thể chất. Ông nghiên cứu một cách hệ thống các bài tập thể chất nhằm phát triển toàn diện và đúng chức năng của cơ thể con người. Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức thẩm mĩ và hoạt động lao động. Có thể coi P.Ph.Lexgáp là người đầu tiên xác định quá trình thực hiện bài tập thể chất như là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất.
P.Ph.Lexgáp coi giáo dục thái độ tự giác thực hiện công việc với sự tiêu hao ít sức lực và sự cố gắng vượt qua những trở ngại là nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy các bài tập thể chất. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng đến sự tự giác, không được bắt chước một cách máy móc. Yêu cầu giảng viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết học. Trong quá trình , giảng viên cần tăng dần sức chịu đựng cơ thể, thay đổi bài tập thể chất và đa dạng.
Trên cơ sở lý luận của P.Ph. Lexgáp - nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học lý luận GDTC, Gorinhépxki (1857 - 1937) đã làm rõ hơn học thuyết của P.Ph. Lexgáp về GDTC. Hoạt động của ông diễn ra trong suốt những năm 80 - 90 của thế kỉ XIX và tiếp tục trong vòng 20 năm sau Cách mạng tháng Mười Nga. Ông nghiên cứu vấn đề vệ sinh của các bài tập thể chất, thể dục chữa bệnh. Ông là người sáng lập công tác kiểm tra y tế và giáo dục trong các tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc trưng của GDTC trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người.
Nếu P. Ph. Lexgáp được coi là nhà sáng lập khoa học GDTC ở nước Nga, đặt cơ sở khoa học GDTC cho thế hệ trẻ, thì người kế tục sự nghiệp của ông là Gorinhépxki đã phát triển khoa học đó dựa trên đặc điểm lứa tuổi đặc trưng của GDTC với những nghiên cứu mới và những yêu cầu mới của xã hội chủ nghĩa [52].
Ở Việt Nam, việc nâng cao thể chất và sức khỏe cho sinh viên là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT nước ta từ trước tới nay. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các bậc học, nhất thiết phải coi trọng công tác GDTC trong trường học. Thực tế cho thấy, GDTC trong trường học góp phần đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực có sức khỏe, học vấn và đạo đức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cho đến nay, đã có hàng loạt công trình, luận án tiến sĩ nghiên cứu về GDTC trong các trường đại học đề cập đến các yếu tố liên quan về GDTC trong trường đại học. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu:
Trong luận án Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đức Thành (2012) [47] đã đánh giá đúng thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên 20 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, đó là sự tập luyện chưa thường xuyên, nội dung tập luyện còn dàn trải nhiều môn, hình thức tậ...tại đại học ngoại ngữ Quân sự, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp xây dựng Quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu quản lý giáo dục đại học kể trên đều tiếp cận theo hướng đảm bảo chất lượng. Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đi sâu các khía cạnh khác nhau xuất phát từ thực trạng quản lý giáo dục đại học và yêu cầu của thực tiễn quản lý giáo dục ở các trường đại học, nhưng tựu trung các công trình này đều đưa ra những giải pháp trong quản lý chất lượng giáo dục đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Khi tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học theo tiếp cận ĐBCL, tác giả luận án đã rút ra một số nhận định khái quát như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam đã khẳng định: GDTC có ý nghĩa lớn trong rèn luyện, phát triển sức nhanh, sức mạnh và thể lực của con người, có quan hệ mật thiết với hoạt động TDTT trong xã hội và ảnh hưởng tích cực đến sức mạnh thể chất của cộng đồng. Để đạt được kết quả cao, hoạt động GDTC trong nhà trường phải được tiến hành một cách khoa học và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ, thống nhất nhất của bộ máy quản lý giáo dục các cấp.
Hai là, các công trình khoa học đều thừa nhận rằng: GDTC cho sinh viên là môn học trong chương trình đào tạo của trường đại học. Hoạt động GDTC ở trường đại học thể hiện đầy đủ cấu trúc của quá trình , bao gồm: Mục tiêu; Nội dung; Phương pháp; Hình thức tổ chức ; Người dạy và hoạt động dạy; Người học và hoạt động học tập, rèn luyện; Cơ sở vật chất - kỹ thuật; Kết quả kiểm tra – đánh giá. Tuy nhiên, các công trình này chưa xây dựng được quy trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất. Để nâng cao chất lượng hoạt động GDTC, trường đại học cần triển khai thực hiện các giải pháp về quản lý hoạt động GDTC: đổi mới chương trình, nội dung của môn học, vận dụng các phương pháp huấn luyện thể lực tiến tiến; đảm bảo tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật, sân bãi, nhà luyện tập TDTT; tổ chức tốt hoạt động thể thao ngoại khóa; xây dựng các mô hình câu lạc bộ TDTT theo hướng xã hội hóa; nâng cao phẩm chất, năng lực của giảng viên
Ba là, các công trình nghiên cứu về ĐBCL giáo dục theo tiếp cận ĐBCL đều nhấn mạnh: chất lượng của sản phẩm đầu ra là vấn đề sống còn của một cơ sở đào tạo, tạo uy tín, dấu ấn của từng nhà trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội về sử dụng sản phẩm đào tạo. Tuy nhiên, các công trình này chưa đưa ra quy trình quản lý đảm bảo chất lượng trong nhà trường, mà mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng mô hình ĐBCL vào quản lý giáo dục đại học.
Bốn là, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, các yếu tố ĐBCL giáo dục đại học và xác định hướng áp dụng từng mô hình ĐBCL vào quản lý đạo tạo đại học. Xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường và mục tiêu, nhiệm vụ quản lý giáo dục, một số công trình nghiên cứu đã đi sâu vào luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL ở những cơ sở giáo dục, đào tạo cụ thể. Một số công trình nghiên cứu nhấn mạnh rằng, quản lý đào tạo đại học theo tiếp cận ĐBCL đòi hỏi chủ thể quản lý phải kiểm soát và điều khiển, điều chỉnh các yếu tố đầu vào, diễn biến của quá trình đào tạo và kết quả đầu ra. Một số công trình nghiên cứu khác cho rằng, quản lý đào tạo đại học theo tiếp cận ĐBCL cần phải tập trung vào duy trì quy trình xác lập và thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức , đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật và tổ chức đánh giá kết quả để sản phẩm đào tạo đạt tới chuẩn phẩm chất, năng lực nhất định.
Năm là, đã có một số ít công trình nghiên cứu làm rõ được thực trạng về giáo dục thể chất ở các trường đại học và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động GDTC trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận ĐBCL.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần được tiếp tục nghiên cứu
Đề tài luận án “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ và hệ thống. Cụ thể trên các vấn đề sau:
Thứ nhất, để nghiên cứu cơ sở lý luận GDTC và quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận đảm bảo chất lượng cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, trước tiên cần phải xây dựng được khái niệm về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên, đây chính là lền tảng để xây dựng lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học.
Thứ hai, những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được vị trí ý nghĩa của công tác GDTC trong nhà trường, nhưng chưa có nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động GDTC. Vì vậy, luận án cần khái quát thực tiễn về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ ba, Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và
Thứ tư, đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Thứ năm, khảo nghiệm và thử nghiệm những giải pháp đã đề xuất trong thực tiễn của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tóm lại, sau khi tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học mặc dù đã đề cập tới từng khía cạnh khác nhau về hoạt động GDTC ở các trường đại học, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.
Các nghiên cứu kể trên không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá, giúp cho tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu, mà còn giúp tác giả xác định được những hạn chế, tồn tại chưa được giải quyết. Đây chính là những gợi mở cho hướng nghiên cứu của đề tài luận án.
Kết luận chương 1
Những nghiên cứu tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về quản lý giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam theo tiếp cận đảm bảo chất lượng cho thấy:
Quản lý giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam đều tiếp cận theo hướng đảm bảo chất lượng. Mỗi công trình nghiên cứu đã đi sâu các khía cạnh khác nhau xuất phát từ thực trạng quản lý giáo dục đại học và yêu cầu của thực tiễn giáo dục ở các trường đại học. Từ đó, đưa ra những giải pháp trong quản lý chất lượng giáo dục đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.
Các công trình nghiên cứu về GDTC trong các trường đại học đã khái quát hóa về quá trình GDTC ở trường đại học, nhưng mỗi công trình mới chỉ nghiên cứu từng thành tố của quá trình GDTC như: chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và GDTC trong mối quan hệ với các thành tố khác trong quá trình GDTC. Các nghiên cứu về GDTC trong các trường đại học đã đề cập trên nhiều góc độ, ở nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau liên quan đến thực trạng, giải pháp trong GDTC theo hướng nâng cao chất lượng của công tác GDTC trong nhà trường.
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục thể chất nói chung và giáo dục thể chất ở các cơ sở giáo dục đại học nói riêng, tuy vậy số công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục thể chất ở trường đại học có rất ít, đặc biệt quản lý giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng tác giả chưa được tiếp cận với công trình nào.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học
2.1.1. Giáo dục thể chất
Thuật ngữ Giáo dục thể chất (GDTC) được dùng để chỉ việc phát triển thể chất cho con người một cách có chủ định thông qua động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động trong cơ thể của con người. động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động là hai mặt thống nhất và bổ sung cho nhau nhằm phát triển thể chất cho con người. Ngoài ra GDTC còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ .. để có thể phát triển cân đối, tổng thể và toàn diện con người.
Như vậy, GDTC là quá trình sư phạm bao gồm hai mặt thống nhất với nhau, đó là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để phát triển thể chất, sức nhanh, sức mạnh và ý chí của con người. Ở đây, động tác được hiểu là truyền thụ và lĩnh hội các kiến thức khoa học về khả năng vận động của con người, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các động tác theo từng môn TDTT, vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nêu trên vào nâng cao sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo, khả năng phối hợp hành động. Bên cạnh đó, giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để phát triển năng khiếu thể thao, rèn luyện thói quen tập luyện, ý chí phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần của con người nhằm đáp ứng hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực xã hội.
Giáo dục thể chất là một bộ phận hợp thành quan trọng của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ có những kiến thức cơ bản về thể chất con người, giúp hình thành các kĩ năng vận động, tạo thói quen rèn luyện thể thao nhằm củng cố sức khoẻ làm cho cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh.
Giáo dục thể chất là loại hình giáo dục chuyên biệt với đặc trưng cơ bản chủ yếu là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động của con người, tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý động tác, qua đó hình thành những kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản và những hiểu biết có liên quan. Giáo dục các tố chất thể lực là một quá trình tác động có chủ đích nhằm nâng cao năng lực vận động của con người [51].
Theo quan điểm của B.C.Kyznhétxốp và Xôkhôlốp (2000)[2,tr11] cho rằng, “Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chuyên môn về thể dục thể thao và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người”. Theo Stephen J. Virgilio (1997)[75, tr6] giáo dục thể chất cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của GDTC với các hình thức giáo dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy, GDTC như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ và lao động.
Kế thừa những quan niệm nêu trên cho phép rút ra khái niệm giáo dục thể chất như sau: Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động và thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao, hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất vận động, nâng cao thể chất, nhân cách và nâng cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của con người.
Như vậy, giáo dục thể chất là quá trình sư phạm bao gồm hai mặt thống nhất với nhau, đó là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để nâng cao thể chất, sức nhanh, sức mạnh và ý chí của con người: (i) động tác là truyền thụ và lĩnh hội các kiến thức khoa học về khả năng vận động của con người, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các động tác theo từng môn TDTT để nâng cao sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo, khả năng phối hợp hành động của cá nhân (ii) giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để phát triển năng khiếu thể thao, rèn luyện thói quen, ý chí phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động thực tiễn.
Ngoài ra, GDTC còn có ý nghĩa trong việc nâng cao sức khỏe của con người, phát triển thể lực toàn diện, góp phần hoàn thiện thể chất và nhân cách, tạo điều kiện để cá nhân làm tốt vai trò, trách nhiệm xã hội, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ... Vì vậy, hệ thống giáo dục quốc dân không được coi nhẹ nhiệm vụ GDTC cho học sinh, sinh viên và toàn xã hội, phải thường xuyên gắn hoạt động GDTC với phát triển phong trào TDTT.
2.1.2. Giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học
Mỗi ngành nghề đào tạo đều có những đặc thù (về hoàn cảnh, hệ thống kiến thức, điều kiện hoạt động nghề nghiệp và những đòi hỏi nhất định về thể chất phù hợp). Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, thì bên cạnh đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, các trường đại học cần phải tổ chức tốt hoạt động GDTC cho sinh viên phù hợp với ngành nghề và môi trường công tác sau này.
Đối với những nghề cần có sự phối hợp động tác trên cao, đòi hỏi phát triển cho họ năng lực định hướng trong không gian, năng lực phản ứng nhanh và hợp lý trước các tình huống thay đổi, năng lực giữ thăng bằng. Vì vậy, ngoài các bài tập thể lực phát triển chung, những người thuộc nghề này, cần được đào tạo và luyện tập các môn thể thao (bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, thể dục nhào lộn, thể dục dụng cụ, chạy cự ly ngắn).
Đối với những nghề đòi hỏi sức mạnh và sức nhanh, hoạt động thể lực cao trong thời gian dài, khả năng chịu được căng thẳng về tâm lý, cần phát triển về năng lực tâm lý, yêu cầu về sức mạnh cơ bắp... Với những người thuộc nghề này, ngoài các bài tập thể lực phát triển chung, cần được đào tạo và luyện tập các môn thể thao chạy, nhảy, ném, leo dây, bơi.
Đối với những nghề lao động trí óc, đòi hỏi sự phát triển năng lực hoạt động thần kinh trung ương, phát triển năng lực tư duy, phối hợp với năng lực liên kết vận động, cũng như năng lực thích ứng với hoàn cảnh mới. Ngoài các bài tập thể lực phát triển chung, những người thuộc nghề này cần được đào tạo và luyện tập các môn thể thao chạy ngắn, cờ tướng, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, trò chơi vận động, nhảy dây, thể dục nhịp điệu Aerobic, khiêu vũ thể thao...
Như vậy, giáo dục thể chất cho sinh viên không chỉ dựa trên cơ sở nền tảng thể chất đã được hình thành từ trước, nhằm duy trì năng lực hoạt động, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, mà còn phải chuẩn bị và bổ sung những kiến thức, kĩ năng phù hợp với nghề nghiệp trong tương lai.
Giữa giáo dục thể chất với hoạt động TDTT trong trường đại học có sự khác biệt: Giáo dục thể chất là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động để hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo, thái độ của sinh viên để nâng cao sức khỏe, còn Hoạt động TDTT là hoạt động xã hội thể hiện ở việc rèn luyện và thi đấu về sức nhanh, sức mạnh, độ chính xác, khéo léo. Mặc dù, hai hoạt động này có sự khác biệt, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển thể chất của sinh viên: GDTC tạo tiền đề cho hoạt động TDTT trong trường đại học phát triển, còn hoạt động TDTT tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng GDTC, góp phần phát hiện năng khiếu thể thao của sinh viên.
Từ khái niệm cơ sở về GDTC, có thể xác định nội hàm khái niệm Giáo dục thể chất ở trường đại học như sau: Giáo dục thể chất ở trường đại học là quá trình giáo dục nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực đối với hoạt động thể dục thể thao nhằm giáo dục phát triển các tố chất thể lực, nâng cao về thể chất và nhân cách của người học, đáp ứng yêu cầu về thể lực trong hoạt động học tập và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.
Như vậy, GDTC ở trường đại học đồng thời thực hiện cả hai chức năng và giáo dục, trong đó chức năng thể hiện ở việc tổ chức hoạt động học tập của sinh viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực đối với hoạt động TDTT còn chức năng giáo dục thể hiện ở việc rèn luyện thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, xây dựng ý chí vượt lên thường ngày của chính mình để nhanh hơn, mạnh hơn, cao hơn, xa hơn trong các vận động và phát triển các tố chất thể thao của sinh viên để có thể chất phù hợp với hoạt động học tập và thực hành nghề nghiệp.
2.1.3. Quá trình hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với người học. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: là động tác và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động. Trong hệ thống giáo dục, GDTC còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ và lao động.
Quá trình hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học bao gồm những thành tố của cơ bản như sau:
2.1.3.1. Mục tiêu giáo dục thể chất
Chương trình Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện [5].
Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, ngoài ra còn có hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu GDTC thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.
Bên cạnh việc góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho người học, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện thể chất, GDTC còn giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực thể chất và ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động để luyện tập; thích ứng với các điều kiện sống có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.
2.1.3.2. Chương trình giáo dục thể chất
Chương trình GDTC trong trường đại học được thực hiện theo Thông tư 25/2015/TT- BGDĐT, ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ GD&ĐT, Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học [5]. Theo đó, thủ trưởng cơ sở GDĐH có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình theo chương trình môn học GDTC để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập; tổ chức cập nhật, đánh giá chương trình theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tiễn và các tiến bộ của khoa học chuyên ngành; công bố công khai chương trình ngay từ đầu khóa học để người học có thể lựa chọn các học phần và đăng ký học tập; bố trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu của chương trình môn học GDTC và việc luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Chương trình GDTC bao gồm nội dung lý thuyết (người học được trang bị cơ sở lý luận về GDTC và thể thao trường học là nền tảng cho kỹ năng vận động) và nội dung thực hành (thực hiện các bài tập thể thao vận động rèn luyện các kỹ năng vận động động tác). Ở giai đoạn ban đầu, nội dung thực hành chú trọng đến các bài tập phát triển thể lực toàn diện khắc phục sự mất cân đối về hình thể và thể lực của sinh viên. Ở giai đoạn hoàn thiện, tập trung đi sâu vào các bài tập thể thao phù hợp với nhu cầu sở thích và chuyên môn đặc thù đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp sau khi ra trường.
Giờ học GDTC có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập GDTC và các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
2.1.3.3. Hình thức hoạt động giáo dục thể chất
Hình thức hoạt động GDTC ở các trường đại học khá phong phú, nhưng phải được lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng trường và dựa trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng. Các hình thức hoạt động GDTC thuộc hai nhóm: Các hình thức tổ chức theo chương trình GDTC và các hình thức tự chọn theo năng khiếu và theo sở thích người học. Ngoài ra, còn có các hình thức khác (tự tập luyện thông qua hoạt động TDTT quần chúng, các câu lạc bộ TDTT, các cuộc thi đấu thể thao trong và ngoài trường, thời gian luyện tập là giờ rảnh rỗi không ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác).
Riêng hình thức tự tập là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của bản thân. Hoạt động ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành ngoài giờ học của sinh viên. Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt.
2.1.3.4. Phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động giáo dục thể chất
Cơ sở vật chất phục vụ GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường là yêu cầu bắt buộc của một trường đại học (Sân bãi tập, nhà tập luyện đa năng, phòng tập, bể bơi, các trang thiết bị và các điều kiện bảo đảm an toàn).
Theo quy định về bình quân diện tích sử dụng học tập của sinh viên ở Việt Nam là 6m²/sinh viên và ở các nước phát triển là 9-15m²/sinh viên. Qua kết quả khảo sát của Bộ GD&ĐT theo công văn số 4208/BGDĐT - GDTC, ngày 13 tháng 9 năm 2018 về việc hướng dẫn sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg [7]. Tình trạng phổ biến hiện nay ở nhiều trường đại học là ký túc xá xuống cấp, không gian học ngoài giờ lên lớp của sinh viên không có và thiếu trầm trọng các công trình phục vụ công cộng và hoạt động thể thao trong các trường đại học.
Theo Quyết định 14/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 03/5/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành quy chế GDTC và y tế trường học [3], các trường đại học phải đảm bảo các điều kiện phục cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học GDTC (Có sân tập, nhà tập, trang thiết bị, dụng cụ TDTT để phục vụ cho việc dạy và học môn GDTC và hoạt động thể thao cho sinh viên). Đây là một trong những điều kiện tiên quyết đáp ứng nhu cầu cho GDTC trong các nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đặc biệt là diện tích sân tập thể thao và nhà thi đấu đa năng...
2.1.3.5. Chủ thể của hoạt động giáo dục thể chất
* Giảng viên
Giảng viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường theo qui định của Pháp lệnh công chức và Điều lệ của trường đại học.
Giảng viên GDTC giảng dạy theo nội dung, chương trình môn học đã được nhà trường phê duyệt, chuẩn bị chu đáo nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện để đảm bảo thực hiện giảng dạy môn GDTC có chất lượng. Đó là những căn cứ để giảng viên (i) Đề xuất kế hoạch, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện thể dục, thể thao ngoại khoá và tham gia các cuộc thi đấu thể thao trong trường và các Đại hội thể thao sinh viên; (ii) Phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho sinh viên; (iii) Giúp đỡ sinh viên có thể lực yếu, sinh viên khuyết tật tham gia tập luyện với nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp.
Giảng viên là người đánh giá kết quả học tập môn GDTC, hướng dẫn tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho sinh viên.
Hiện nay, phần lớn các trường đại học cơ bản đã chuẩn hóa được đội ngũ cán bộ giảng viên GDTC. Tuy nhiên, ở một số trường vẫn còn tồn tại những hạn chế của về đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra (giảng viên có độ tuổi cao, có hạn chế việc học nâng cao trình độ). Chính vì vậy, các trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên kịp thời, đáp ứng yêu cầu.
* Sinh viên
Sinh viên vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể của hoạt động học tập, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo vận động một cách tích cực, tự giác. Người học có nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch GDTC của nhà trường theo sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy. Khác với bậc học phổ thông, ở bậc đại học, hoạt động học phải mang tính chất nghiên cứu chủ động, đòi hỏi người học phát huy tư duy độc lập, sáng tạo trong việc tiếp nhận chân lý khoa học, lĩnh hội kiến thức, trên cơ sở đó có thể giải quyết một cách độc lập, sáng tạo các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Để nâng cao chất lượng học tập, người học cần phải tham gia đầy đủ các buổi học GDTC theo kế hoạch , tích cực học tập nhằm tiếp thu kiến thức tiên tiến, có chế độ học tập nghỉ ngơi hợp lý, kiểm tra sức khỏe và thể lực định kỳ, thường xuyên tập các bài tập thể dục thông dụng, củng cố và nâng cao sức khoẻ, lấy tiêu chẩn rèn luyện thân thể làm chuẩn, tích cực tham gia các phong trào thể thao quần chúng.
2.1.3.6. Kiểm tra - đánh giá kết quả giáo dục thể chất
* Các hình thức kiểm tra – đánh giá
(i) Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì:
Đánh giá thường xuyên bao gồm đánh giá chính thức (thông qua hoạt động thực hành, tập luyện, trình diễn...) và đánh giá không chính thức (bao gồm quan sát trên lớp, đối thoại, sinh viên tự đánh giá...) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực của từng sinh viên. Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực của sinh viên; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại sinh viên và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục;
(ii) Đánh giá định tính và đánh giá định lượng:
Đánh giá định tính: Kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các mức xếp loại. Sinh viên có thể sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề, hoặc giáo viên sử dụng để đánh giá thường xuyên (không chính thức).
Đánh giá định lượng: Kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang điểm 10. Giáo viên sử dụng hình thức đánh giá này đối với đánh giá thường xuyên chính thức và đánh giá định kì.
* Nguyên tắc Kiểm tra - đánh giá
Kiểm tra - đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên.
Trước khi được đánh giá, người học cần được biết thông tin chi tiết về hình thức, thời điểm, phương pháp đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.
Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của sinh viên về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ sinh viên phát triển các phẩm chất, năng lực; tạo được hứng thú, khích lệ tinh thần tập luyện của sinh viên, qua đó khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động TDTT ở trong, ngoài nhà trường.
* Nội dung kiểm tra - đánh giá
Với môn GDTC, nội dung kiểm tra - đánh giá bao gồm (i) Kiến thức về lý luận GDTC và những kỹ thuật động tác thực hành các môn thể thao (ii) Sức khỏe và thể lực của sinh viên (dựa trên tiêu chuẩn rèn luyện thân thể làm chuẩn); (iii) Hoạt động các câu lạc bộ thể thao trong sinh viên và mức độ tham gia (iv) Mức độ hài lòng của người học thông qua môn học GDTC.
* Những yêu cầu của việc kiểm tra - đánh giá
Để thực hiện tốt việc kiểm tra - đánh giá, các trường đại học phải (i) Chuẩn bị về cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ, giảng viên đảm bảo cho công tác đánh giá được thuận lợi, an toàn và hiệu quả. (ii) Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên cụ thể hàng năm, bố trí thời gian tổ chức kiểm tra hợp lý; (iii) Ghi và lưu hồ sơ kết quả việc đánh giá, xếp loại thể lực của mỗi sinh viên, tổng hợp và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp định kỳ hàng năm.
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
2.2.1. Tiếp cận đảm bảo chất lượng trong quản lý giáo dục đại học
Để hiểu về tiếp cận đảm bảo chất lượng trong quản lý giáo dục đại học, chúng tôi phân tích, cập nhật một số thuật ngữ có liên quan sau:
Chất lượng:
Chất lượng là thuộc loại khái niệm trừu tượng. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc” [60, tr.237]. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402:1999, “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể (đối tượng có thể được mô tả và xem xét một cách riêng biệt) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và đã dự định” [13]
Nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà giáo dục học, Harvey và Green (1993)[70] đã định nghĩa chất lượng như tập hợp các thuộc tính khác nhau: (i) Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence); (ii) Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection); (iii) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose); (iv) Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền bỏ ra (quality as value for money); (v) Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation).
Ở Việt Nam, các nhà Giáo dục học cũng đưa ra một số định nghĩa khác nhau, nhưng các định nghĩa này thường trùng với các định nghĩa của nước ngoài:
Phạm Thành Nghị cho rằng “Chất lượng là cái làm hài lòng, vượt những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng [41]. Tiếp cận dưới góc độ quản lý, tác giả Bùi Minh Hiền khẳng định: “Chất lượng là sự thực hiện được mục tiêu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” [27, tr.257].
Theo Nguyễn Đức Chính (2000) [13],“Chất lượng GDĐH được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn”. Định nghĩa này tương đồng với quan niệm về chất lượng của hầu hết các tổ chức ĐBCL trên thế giới.
Từ các định nghĩa nêu trên, có thể khái quát rằng, “Chất lượng là tổng thể những thuộc tính cơ bản và giá trị của thực thể, tạo nên khả năng của thực thể đó trong đáp ứng nhu cầu của chủ thể sử dụng”. Như vậy, chất lượng cần được xem xét trong mối quan hệ giữa thuộc tính, giá trị của thực thể và nhu cầu của chủ thể sử dụng thực thể đó.
Chuẩn mực
Khi nói đến việc đạt được một chuẩn mực, người ta thường ám chỉ đến chất lượng mà người ta mong muốn. Vì vậy, chất lượng và c...cho sinh viên các Trường Đại học tại thành phố Vinh, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Vũ Mạnh Cường (2018), Cải tiến chương trình GDTC theo hướng tăng cường kĩ năngtổ chức hoạt động TDTT trường học và xã bản cho hệ cao đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục Viên khoa học TDTT.
Dương Nghiệp Chí (2007), “Thể thao trường học ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 1, tr. 52 - 56.
Nguyễn Đức Chính (2000), Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Đảm bảo chất lượng đào tạo dùng cho các trường Đại học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Chính phủ (2012), Phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012.
Chính phủ (2012), Về việc quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên TDTT, Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012.
Chính phủ (2015), Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, ngày 31/01/2015.
Chính phủ (2015), Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015.
Chính phủ (2016), Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025, Quyết định số 1076/QĐ -TTg, ngày 17/6/2016.
Lê Đức Chương (2015) Lịch sử thể thao, Nxb TDTT, Đà Nẵng
Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đường, Hoàng Thị Minh Phương (2014), Quản lý Đảm bảo chất lượng đào tạo và Đảm bảo chất lượng nhà trường theo mô hình hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Quang Giao (2009), Xây dựng hệ thống đảm bảo Đảm bảo chất lượng quá trình các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Nam Giao (2018), Giải pháp thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục.
Trình Thanh Hà (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đảm bảo Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Hoàng Hà (2016), Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao Đảm bảo chất lượng công tác GDTC các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục.
Bùi Minh Hiền (2004), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Vũ Duy Hiển (2013), Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo Đảm bảo chất lượng, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.
Nguyễn Việt Hòa (2019) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng tích cực hóa người học, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục.
Vũ Xuân Hồng (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý Đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học ngoại ngữ quân sự, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hùng (2010), Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo Đảm bảo chất lượng tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Ngô Quang Huy (2016), Nghiên cứu giải pháp đổi mới hoạt động của Trung tâm GDTC và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội
Đặng Thành Hưng (2013), Tiếp cận quản lý giáo dục hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Trần Văn Hưng (2010), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho sinh viên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Huỳnh Trọng Khải, Trần Nam Giao (2015) “Đánh giá thực trạng thể chất sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học Thể thao, Viện khoa học TDTT Việt Nam, số 5, tr.28-32.
Trần Kiểm (2006), Khoa học Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Văn Ly (2010), Quản lý Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trong các học viên, trường công an nhân dân, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.
Nguyễn Thu Nga (2018), Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên đại học sư phạm ngành GDTC, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Học viện Chính trị, Bộ quốc phòng.
Bùi Mạnh Nhị (2006), Các chuyên đề nghiên cứu khoa học, Phụ lục đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã số: B2004-CTĐT-05, Hà Nội.
Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2000), Quản lí nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Đình Quang (2013), Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật cấc môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên khoa thể dục thể thao trường đại học hải phòng, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Trần Huy Quang (2017), “Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo TDTT, Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh, số 5, tr.31-34.
Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học, Luật 43/2019/QH14.
Dương Tiến Sỹ (1999) Giáo dục môi trường qua sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học, luận án tiến sĩ giáo dục, Hà Nội. Tr 52.
Nguyễn Đức Thành (2012), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên một số trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Đặng Đức Thắng (Chủ biên) (2008), Quản lý giáo dục đại học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Vũ Đức Thu, Phùng Thị Hòa, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải (1998), Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thư (2017), “Đánh giá thực trạng chương trình GDTC Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Khoa học thể thao, Viện Khoa học TDTT, số 4, tr.64 - 69.
Nguyễn Thị Thư (2018), Cải tiến chương trình GDTC cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguyễn Văn Toàn (2013), Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả GDTC theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm GDTC trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2004) Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học, Nxb TDTT, Hà Nội.
Trịnh Ngọc Trung (2018), Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Đỗ Thị Tươi (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú trong giờ học GDTC của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đào tạo và huấn luyện thể thao, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, tr. 57-60.
Đỗ Thị Tươi (2018), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội, Luận án tiến sỹ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Ủy ban TDTT (2007), Luật TDTT và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb TDTT, Hà Nội.
Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Võ Văn Vũ (2014), Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học phổ thông ở Đà Nẵng, Luận án tiến sỹ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT Việt Nam, Hà Nội.
Phạm Viết Vượng (2005), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiếng anh
Bamett R.A.(1987), “The Maintenance of quality in Public Sector of UK Higher Education”, Higher Education, vol. 16, 279-301
Bogue E.G. (1998), “Quality Assuarance in higher education: The evolution of systems and design ideals, in gaithelrs G.H (ed)”, Quality Assuarance in higher education an international perspective, San Francisco: Joscey - bass Publishers, p.7 - 18
Brennan J. Vries p. & Williams R (1997) “Standards and Quality in Higher Educatỉon”, London (Pennsylvania): Je ssica Kingsley Publish- ers J.L.
Chea (2001). “Glossary of key terms in quality assurance and accreditation. International Quality Review”. Retrieved October 28, 2002 from the World Wide Web:
Chea (2002). “Directories. Retrieved October 28, 2002 from the World Wide Web”: (please see each regional accrediting organisation)
Ellis R. (1993), “Quality Assuarance for University teaching: Issues and approaches, in Ellis.R (ed)”, Quality Assuarance for University teaching, Buckingham: The Society for Research into higher Education and open Univercity press, p. 3 – 15
Johnes, J. and Taylor, J. (1990). Performance Indicators in Higher Education. Buckingham: The Society for Research into Higher Education.
L Harvey, D Green (1993). Assessment & evaluation in higher education
Marmar Mukhopadhyay (2006), “Total quality management in Education”, Secon indition, Sage Puhlication
Piper D.W. (1993), “Quality Management in University”, Vol. 1. Canberra: Australian Government Publishing Service
Frazer (1992), “Quality Assuarance in higher education, in Craft A”; Quality Assuarance in higher education, London: The Falmer press, 9 - 25
Sanjaya Mishra (1998), “Quality assurance in higher education”, M-1998
Stephen J. Virgilio, (1997), Fitness Education for Children - A team approach Publisher Human Kinetics, in New York, page 3-4
Van Vught F.A và Westerheijden (1993), “Quality Management and Quality Assurance in European Higher Education”, Quality Management and Quality Assurance in European Higher Education, CHEPS
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
CÁC MẤU BIỂU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Mẫu phiếu số 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trường đại học)
Để giúp chúng tôi tìm hiểu về hoạt động GDTC ở trường đại học nơi anh (chi) đang học tập và công tác, xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về những vấn đề nêu ra dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp với nhận định của mình.
STT
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
I. Mục tiêu giáo dục thể chất của nhà trường
1
Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực
2
Giáo dục nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực
3
Giáo dục thể chất phát triển các câu lạc bộ, đội tuyển thể thao trong nhà trường
II. Nội dung chương trình giáo dục thể chất ở trường
1
Được trang bị lý luận về GDTC và thể thao trương học là nền tảng cho kỹ năng vận động
2
Thực hiện các bài tập thể thao rèn luyện các kỹ năng vận động động tác.
3
Tổ chức hoạt động phong trào thể thao và các câu lạc bộ.
III. Hình thức hoạt động giáo dục thể chất ở trường
1
Hình thức hoạt động giáo dục thể chất theo hướng phát triển phù hợp năng lực, phát huy tính tích cực của sinh viên.
2
Hình thức hoạt động giáo dục thể chất phù hợp điều kiện phương tiện cơ sở vật chất
3
Hình thức hoạt động giáo dục thể chất thu hút được sinh viên tham gia tập luyện và hoạt động phong trào thể thao
IV. Phương tiện, cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất
1
Điều kiện sân bãi tập luyện bảo đảm an toàn để thực hiện có hiệu quả chương trình môn học GDTC
2
Hệ thống phòng học đảm bảo theo quy định cho việc lí thuyết GDTC
3
Diện tích sân tập và nhà tập đa năng đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động phong trào thể thao
V. Giảng viên giáo dục thể chất của các trường
1
Có trình đô chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ giáo dục thể chất trong nhà trường
2
Có năng lực tổ chức hoạt động thu hút sinh viên trong giảng dạy môn giáo dục thể chất
3
Có khả năng tổ chức hoạt động phong trào TDTT trong nhà trường
VI. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục thể chất trường ở trường
1
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả GDTC theo năng lực người học phù hợp với chương trình
2
Đánh giá công tác tổ chức hoạt động phong trào và CLB thể thao
3
Kiểm tra thể lực cho sinh viên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và sức khỏe định kỳ
Xin anh (chị) cho biết thêm:
Anh chị là: + Cán bộ quản lý *
+ Giảng viên, giáo viên *
+ Sinh viên *
Xin chân thành cảm ơn!
Mẫu phiếu số 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho sinh viên trường đại học)
Để giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học nơi anh (chị) đang học tập, Xin anh (chị) cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng trong các nội dung được nêu ra dưới đây.
I. Thực trạng quản lý “đầu vào” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
TT
Mức độ tham gia tập luyện và nội dung yêu thích trong chương trình giáo dục thể chất ở trường
Chọn
1
Mức độ tham gia tập luyện
1.1
Học tập giáo dục thể chất theo chương trình đào tạo
1.2
Học tập giáo dục thể chất tự tập ngoại khoá
1.3
Hoạt động các câu lạc bộ thể thao
1.4
Hoạt động các đội tuyển thể thao
2
Nội dung yêu thích trong chương trình giáo dục thể chất
2.1
Tập thể dục cơ bản
2.2
Tập thể dục Aerobic, Dance sport
2.3
Tập Gym
2.4
Tập điền kinh
2.5
Tập bóng chuyền
2.6
Tập bóng rổ
2.7
Tập bóng đá
2.8
Tập các môn võ thuật
2.9
Tập bơi lội
2.10
Tấp cầu lông
2.11
Tập tennis
Mẫu phiếu số 3
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho cán bộ quản lý, giảng viên trường đại học)
Để giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học nơi anh (chị) đang công tác, Xin anh (chị) cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng trong các nội dung được nêu ra dưới đây.
I. Thực trạng quản lý “đầu vào” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất
STT
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Xây dựng mục tiêu chương trình, nội dung và các điều kiện hoạt động GDTC
2
Lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên
3
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với ngành đào tạo trong nhà trường
Thực trạng những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất
STT
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Chuẩn bị hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao
2
Kế hoạch phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
3
Tổ chức đánh giá tình trạng thể lực và phát hiện năng khiếu thể thao của sinh viên trước và trong quá trình GDTC
II. Thực trạng quản lý “quá trình” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
STT
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Quản lý mục tiêu hoạt động GDTC
2
Quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất
3
Quản lý phương tiện cơ sở vật chất giáo dục thể chất.
4
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
5
Quản lý hình thức hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên
6
Quản lý đánh giá kết quả giáo dục thể chất
III. Thực trạng quản lý “đầu ra” hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
STT
Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
Tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC.
2
Quản lý đánh giá kết quả học tập GDTC cho sinh viên
3
Tổ chức kiểm tra khảo sát sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC
4
Tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên
Xin anh (chị) cho biết thêm:
Anh (chị) là: + Cán bộ quản lý *
+ Giảng viên *
Xin chân thành cảm ơn!
Mẫu phiếu số 4
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho cán bộ, giảng viên trường đại học)
Để giúp chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học nơi anh (chi) đang công tác, xin anh (chị) cho biết ý kiến bằng cách dánh dấu X vào ô tương ứng trong các nội dung được nêu ra dưới đây.
1. Những ảnh hưởng tích cực, thuận chiều của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học
TT
Các yếu tố tác động
Mức độ tác động
Mạnh
TB
Yếu
1
Hệ thống văn bản văn bản pháp quy của Nhà nước về giáo dục thể chất trong trường đại học
2
Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác GDTC trường học
3
Đội ngũ giảng viên GDTC phát triển về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức
4
Tập thể khoa, bộ môn GDTC đoàn kết, thống nhất
5
Đảm bảo chất lượng tuyển chọn sinh viên vào đào tạo tại trường
6
Sinh viên đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động GDTC
7
Sự phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật dùng trong GDTC cho sinh viên
8
Sự phát triển của các loại hình hoạt động TDTT trong xã hội và trường đại học
9
Nhà trường có chính sách hỗ trợ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn
10
Nhà trường chi trả các chế độ phụ cấp đặc thù giáo viên thể thao đúng quy định
11
Các yếu tố khác
2. Những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học
TT
Các yếu tố tác động
Mức độ tác động
Mạnh
TB
Yếu
1
Thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC ở trường đại học
2
Các hướng dẫn về quy trình ĐBCL giáo dục trong hoạt động GDTC ở trường đại học chưa cụ thể
3
Một bộ phận CBQL và giảng viên nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của GDTC trong đào tạo đại học
4
Một bộ phận giảng viên GDTC chưa chủ động, tích cực bổ sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT
5
Việc tổ chức quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo chưa được chú trọng đúng mức
6
Nhiều sinh viên chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao phong trao ở trường đại học
7
Thiếu nguồn lực để phát triển hệ thống sân bãi, nhà tập luyện và phương tiện GDTC theo hướng đồng bộ và hiện đại
8
Trình độ của giảng viên, sinh viên trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật của trường đại học còn hạn chế
9
Hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả
10
Chưa quy định rõ chế độ đãi ngộ giảng viên GDTC tham gia xây dựng, phát triển phong trào thể thao và chế độ khuyến khích sinh viên tham gia đội tuyển thể thao
11
Các yếu tố khác
Xin cho biết thêm:
Anh chị hiện là: + Cán bộ quản lý *
+ Giảng viên *
Xin chân thành cảm ơn!
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Mẫu phiếu số 5
(Dùng cho cán bộ, giảng viên trường đại học)
Để đánh giá các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề nêu ra dưới đây bằng cách đánh dấu X vào cột phù hợp với nhận định của mình.
1. Mức độ cấp thiết của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
TT
Các giải pháp
Mức độ cấp thiết
của các giải pháp
Rất cấp thiết
Cấp thiết
Ít cấp thiết
Không cấp thiết
01
Tổ chức quán triệt nội dung tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên
02
Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học
03
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng
04
Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên môn giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
05
Quản lý cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả các thiết bị cho giáo dục thể chất của trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng
06
Tổ chức phong trào thể thao trường học gắn với hoạt động giáo dục thể chất
07
Tổ chức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
08
Đề xuất thêm giải pháp (xin viết bổ sung vào ô này)
2. Mức độ khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
TT
Các giải pháp
Mức độ khả thi
của các giải pháp
Rất khả thi
Khả thi
Ít khả thi
Không khả thi
01
Tổ chức quán triệt nội dung tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên
02
Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học
03
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng
04
Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên môn giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
05
Quản lý cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả các thiết bị cho giáo dục thể chất của trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng
06
Tổ chức phong trào thể thao trường học gắn với hoạt động giáo dục thể chất
07
Tổ chức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
08
Đề xuất thêm giải pháp (xin viết bổ sung vào ô này)
Xin cho biết thêm:
Anh (chị) hiện là:
+ Cán bộ quản lý *
+ Giảng viên *
+ Sinh viên *
Xin chân thành cảm ơn!
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ
SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Mẫu phiếu số 6
Xin anh (chị) cho biết ý kiến sự hài của mình đối với học phần GDTC mà anh chị vừa trải qua bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng trong các nội dung được nêu ra dưới đây.
STT
Nội dung
Mức độ hài lòng
Rất hài lòng
Hài lòng
Ít hài lòng
Chưa hài lòng
1
Đề cương chi tiết học phần có được cung cấp trước khi học
2
Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và nội dung của đề cương chi tiết
3
Tính chuẩn mực của nhà giáo được thể hiện qua: tác phong, trang phục, cách ứng xử và sẵn sàng hỗ trợ người học
4
Phương pháp giảng dạy của GV đa dạng, dễ hiểu, sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiệu quả giúp người học phát triển kỹ năng cần thiết
5
Thời gian phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá kịp thời, đúng quy định
6
Kết quả học tập được đánh giá công bằng, khách quan
Xin cho biết thêm:
Anh (chị) hiện là:
+ Cán bộ quản lý *
+ Giảng viên *
+ Sinh viên * Xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục 2
Phụ lục 2
TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN
VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Tổng số cán bộ, giảng viên được khảo sát là 200 người)
Những ảnh hưởng tích cực, thuận chiều của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học
TT
Các yếu tố tác động
Mức độ tác động
Thứ bậc
Mạnh (3)
TB (2)
Yếu (1)
Tần suất
%
Tần suất
%
Tần suất
%
1
Hệ thống văn bản văn bản pháp quy của Nhà nước về giáo dục thể chất trong trường đại học
113
56.5
75
37.5
12
6.0
2.51
1
2
Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác GDTC trường học
47
23.5
125
62.5
28
14.0
2. 10
7
3
Đội ngũ giảng viên GDTC phát triển về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức
97
48.5
83
41.5
20
10.0
2.39
2
4
Tập thể khoa, bộ môn GDTC đoàn kết, thống nhất
54
27.0
110
55.0
36
18.0
2.09
8
5
Đảm bảo chất lượng tuyển chọn sinh viên vào đào tạo tại trường
65
32.5
102
51.0
33
16.5
2.16
6
6
Sinh viên đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động GDTC
92
46.0
89
44.5
19
9.5
2.37
3
7
Sự phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật dùng trong GDTC cho sinh viên
32
16.0
130
65.0
38
19.0
1.97
10
8
Sự phát triển của các loại hình hoạt động TDTT trong xã hội và trường đại học
88
44.0
93
46.5
19
9.5
2.35
4
9
Nhà trường có chính sách hỗ trợ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn
39
19.5
135
67.5
26
13.0
2.07
9
10
Nhà trường chi trả các chế độ phụ cấp đặc thù giáo viên thể thao đúng quy định
84
42.0
97
48.5
19
9.5
2.33
5
11
Các yếu tố khác
0
0
0
0
0
0
0
0
2. Những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học
TT
Các yếu tố tác động
Mức độ tác động
Thứ bậc
Mạnh (3)
TB (2)
Yếu (1)
Tần suất
%
Tần suất
%
Tần suất
%
1
Thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC ở trường đại học
78
39.0
99
49.5
23
11.5
2.28
4
2
Các hướng dẫn về quy trình ĐBCL giáo dục trong hoạt động GDTC ở trường đại học chưa cụ thể
39
19.5
125
62.5
36
18.0
2.02
7
3
Một bộ phận CBQL và giảng viên nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của GDTC trong đào tạo đại học
64
32.0
88
44.0
48
24.0
2.08
6
4
Một bộ phận giảng viên GDTC chưa chủ động, tích cực bổ sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT
84
42.0
99
49.5
17
8.5
2.34
3
5
Việc tổ chức quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo chưa được chú trọng đúng mức
36
18.0
121
60.5
43
21.5
1.97
9
6
Nhiều sinh viên chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao phong trao ở trường đại học
105
52.5
84
42.0
11
5.5
2.47
1
7
Thiếu nguồn lực để phát triển hệ thống sân bãi, nhà tập luyện và phương tiên GDTC theo hướng đồng bộ và hiện đại
98
49.0
90
45.0
12
6.0
2.43
2
8
Trình độ của giảng viên, sinh viên trong khai thác, sử dụng cở sở vật chất - kỹ thuật của trường đại học còn hạn chế
27
13.5
134
67.0
39
19.5
1.94
10
9
Hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả
72
36.0
86
43.0
42
21.0
2.15
5
10
Chưa quy định rõ chế độ đãi ngộ giảng viên GDTC tham gia xây dựng, phát triển phong trào thể thao và chế độ khuyến khích sinh viên tham gia đội tuyển thể thao
45
22.5
108
54.0
47
23.5
1.99
8
11
Các yếu tố khác
0
0
0
0
0
0
0
0
Phụ lục 3
TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, CHUYÊN GIA QUẢN LÝ GIÁO DỤC, GIẢNG VIÊN GDTC VỀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
(Tổng số cán bộ quản lý, chuyên gia, giảng viên: 284)
Mức độ cần thiết, khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Ký hiệu giải pháp
Tinh cấp thiết (CT)
của các giải pháp
(Tần xuất / %)
Tính khả thi (KT)
của các giải pháp
(Tần xuất / %)
Rất cấp thiết
Cấp thiết
Ít cấp thiết
Kh cấp thiết
Thứ bậc
Rất KT
KT
Ít KT
KhKT
Thứ
bậc
GP1
190
81
7
6
3,6
3
165
108
6
5
3,52
3
66,9
28,5
2,5
2,1
58,1
38,0
2,1
1,8
GP2
189
79
9
7
3,58
4
146
116
19
3
3,43
5
66,5
27,8
3,2
2,5
51,4
40,8
6,7
1,1
BP3
212
65
5
2
3,71
1
168
106
7
3
3,55
2
74,7
22,9
1,8
0,7
59,2
37,3
2,5
1,1
BP4
203
69
11
1
3,67
2
176
104
3
1
3,60
1
71,5
24,3
3,9
0,4
62,0
36,6
1,1
0,4
BP5
172
93
11
8
3,51
7
133
117
22
12
3,31
6
60,6
32,7
3,9
2,8
46,8
41,2
7,7
4,2
BP6
181
88
10
5
3,57
5
161
109
10
4
3,50
4
63,7
31,0
3,5
1,8
56,7
38,4
3,5
1,4
BP7
176
91
9
8
3,53
6
139
93
39
13
3,26
7
62,0
32,0
3,2
2,8
48,9
32,7
13,7
4,6
Phụ lục 4
Bảng phân phối đại lượng kiểm định t (Student)
Kiểm định hai phía
f
0,10
0,05
0.02
0,01
0,002
5
2,01
2,57
3,37
4,03
5,89
6
1,91
2,45
3,14
3,71
5,21
7
1,89
2,36
3,00
3,50
4,79
8
1,86
2,31
2,90
3,36
4,50
9
1,83
2,26
2,82
3,25
4,30
10
1,81
2,23
2,76
3,17
4,14
11
1,80
2,20
2,72
3,11
4,03
12
1,78
2,18
2,68
3,05
3,93
13
1,77
2,16
2,65
3,01
3,85
14
1,76
2,14
2,62
2,98
3,79
15
1,75
2,13
2,60
2,95
3,73
16
1,75
2,12
2,58
2,92
3,69
17
1,74
2,11
2,57
2,90
3,65
18
1,73
2,10
2,55
2,88
3,61
19
1,73
2,09
2,54
2,86
3,58
20
1,73
2,09
2,53
2,85
3,55
21
1,72
2,08
2,52
2,83
3,53
22
1,72
2,07
2,51
2,82
3,51
23
1,71
2,07
2,50
2,81
3,49
24
1,71
2,06
2,49
2,80
3,47
25
1,71
2,06
2,49
2,79
3,45
26
1,71
2,06
2,48
2,78
3,44
27
1,71
2,05
2,47
2,77
3,42
28
1,70
2,05
2,47
2,76
3,41
29
1,70
2,05
2,46
2,76
3,40
30
1,70
2,04
2,46
2,75
3,39
40
1,68
2,02
2,42
2,70
3,31
60
1,67
2,00
2,39
2,66
3,23
120
1,66
1,98
2,36
2,62
3,17
>120
1,64
1,96
2,33
2,58
3,09
Kiểm định một phía
f
0,05
0,025
0,01
0,005
0,001
Phụ lục 5
Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên
với hoạt động giáo dục thể chất, trước và sau thử nghiệm
STT
Nội dung
Thời điểm trưng cầu
Mức độ hài lòng
t
Rất hài lòng
Hài lòng
Ít hài lòng
Chưa hài lòng
1
Đề cương chi tiết học phần có được cung cấp trước khi học
Trước
thử nghiệm
64
135
59
0
3,02
2,80885
Sau
thử nghiệm
105
113
40
0
2
Thực hiện đúng lịch trình giảng dạy và nội dung của đề cương chi tiết
Trước
thử nghiệm
76
111
71
0
3,02
2,1527
Sau
thử nghiệm
93
123
42
0
3,20
3
Tính chuẩn mực của nhà giáo được thể hiện qua: tác phong, trang phục, cách ứng xử và sẵn sàng hỗ trợ người học
Trước
thử nghiệm
86
118
54
0
3,12
1,98748
Sau
thử nghiệm
101
128
29
0
3,28
4
Phương pháp giảng dạy của GV đa dạng, dễ hiểu, sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiệu quả giúp người học phát triển kỹ năng cần thiết
Trước
thử nghiệm
81
127
50
0
3,12
2,1545
Sau
thử nghiệm
106
121
31
0
3,29
5
Thời gian phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá kịp thời, đúng quy định
Trước
thử nghiệm
61
159
38
0
3,09
2,05885
Sau
thử nghiệm
89
142
27
0
3,24
6
Kết quả học tập được đánh giá công bằng, khách quan
Trước
thử nghiệm
74
138
46
0
3,11
1,97832
Sau
thử nghiệm
96
133
29
0
3,26