Luận án Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------ HOÀNG THÚY NGA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------ HOÀNG THÚY NGA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục MS: 62.14.01.14

pdf176 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS BÙI VĂN QUÂN 2. TS. DƯƠNG QUANG NGỌC Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Hoàng Thúy Nga DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý GV Giáo viên CMHS Cha mẹ học sinh LLXH Lực lượng xã hội LLGD Lực lượng giáo dục HS,SV Học sinh, sinh viên QLHĐ GD Quản lý hoạt động giáo dục QLGD Quản lý giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GD KNS Giáo dục kĩ năng sống HĐGD Hoạt động giáo dục CSVC Cơ sở vật chất TDTT Thể dục thể thao CLB Câu lạc bộ KHKT Khoa học kĩ thuật MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4 5.1. Nghiên cứu lý luận ............................................................................................... 4 5.2. Nghiên cứu thực tiễn ........................................................................................... 4 5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp mới và thử nghiệm .......................................... 5 6. Phạm vi, nơi thực hiện nghiên cứu ....................................................... 5 6.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5 Về nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 5 Về khách thể khảo sát ................................................................................................ 5 Về địa điểm, thời gian nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm................................ 5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 6 7.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 6 7.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 8. Các luận điểm bảo vệ ............................................................................... 7 9. Đóng góp của luận án .............................................................................. 8 9.1. Về lý luận ............................................................................................................... 8 9.2. Về thực tiễn .......................................................................................................... 9 10. Cấu trúc của luận án ............................................................................. 9 Chương 1 .................................................................................................................. 10 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG .................................................. 10 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ............................ 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................... 10 1.1.1. Các nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 10 1.1.2. Nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường và quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .............................................................. 16 1.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học ...................................................................................................................... 20 1.2.1. Quan niệm về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .................. 20 1.2.1.1. Kĩ năng sống ............................................................................................... 20 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục ..................................................................................... 22 1.2.1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .......................................... 23 1.2.2. Những thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học ................................................................................................... 23 1.2.2.1. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ........................ 23 1.2.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học .............................. 24 1.2.2.3. Các con đường tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ............................................................................................................................ 27 1.3. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học ........................................................................................................ 28 1.3.1. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS .................... 28 1.3.1.1. Quản lí ........................................................................................................ 28 1.3.1.2. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .............................. 29 1.3.2. Một số cách tiếp cận thường gặp trong xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học ................................. 30 1.3.2.2. Tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu trong xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học ........................... 32 1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu ....................... 40 1.3.3.1. Đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ............................................................................................................................ 40 1.3.3.2. Thiết lập bộ máy quản lí và bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống ............................................................................................................. 41 1.3.3.3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ................................................................. 44 1.3.3.4. Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ................................................................................................................................. 47 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học ........................................................................................ 51 1.4.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 51 1.4.1.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài ............................................................... 51 1.4.1.2. Các yếu tố khách quan bên trong ............................................................... 52 1.4.2. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 52 1.4.2.1. Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năng sống cho HS ............................................................................................................ 53 1.4.2.2. Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ................................. 55 1.4.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống .......................................................................................................................... 55 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 55 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 57 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC............................................................................ 57 2.1. Kinh nghiệm thế giới về triển khai giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống .......................................................... 57 2.2. Khái quát về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học Việt Nam. ...................................................................................... 62 2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học thành phố Hà Nội ...................................... 66 2.3.1. Tổ chức điều tra khảo sát ........................................................................ 66 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học .............................................................................................. 67 2.3.3. Nhận xét chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học ở thành phố Hà Nội ................................................. 97 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 98 CHƯƠNG 3............................................................................................................ 100 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 100 3.1. Định hướng phát triển giáo dục thành phố Hà Nội và vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. ............................................................... 100 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................... 102 3.2.1. Đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục ............................ 102 3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp ........................................... 103 3.2.3. Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục ............. 103 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp .............................................. 104 3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ...................................................................................................... 104 3.3.1. Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường ...... 104 3.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học. ..................................... 107 3.3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ..................................................... 113 3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ............................................... 119 3.4. Thử nghiệm và khảo nghiệm mức độ nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ............................................................................. 125 3.4.1. Khảo nghiệm .................................................................................................. 125 3.4.2. Thử nghiệm.................................................................................................... 131 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 142 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 147 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ......................... 152 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ sở để quản lý , tổ chức thực hiện và lựa chọn nội dung, biện pháp giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học. .......................................................................... 68 Bảng 2.2. Lựa chọn cán bộ quản lý hoạt động GD kĩ năng sống của nhà trường: ... 70 Bảng 2.3. Đánh giá về quy trình thiết lập bộ máy, bố trí nhân sự quản lý và thực hiện hoạt động GD kĩ năng sống của nhà trường ...................................................... 71 Bảng 2.4. Đánh giá về việc đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống và điều kiện để thực hiện quản lí hoạt động GD kĩ năng sống ở trường tiểu học ...................................................................................................................... 73 Bảng 2.5: Đánh giá mức độ tác động của giáo dục nhà trường đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường giáo dục: ................... 75 Bảng 2.6: Đánh giá mức độ tác động của GD gia đình đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường GD ......................................... 77 Bảng 2.7: Đánh giá mức độ tác động của giáo dục xã hội đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường ........................................ 79 Bảng 2.8. Lựa chọn lý do cần phải tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. ............................... 81 Bảng 2.9. Đánh giá việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS của nhà trường ........................................................................... 84 Bảng 2.10. Đánh giá kết quả thực hiện giáo dục các kĩ năng sống của HS nhà trường ... 85 Bảng 2.11: Đánh giá mức độ tác động (TĐ) của các yếu tố khách quan đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS .......................................................... 87 Bảng 2.12. Đánh giá vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong quá trình giáo dục của nhà trường: .................................................................................. 90 Bảng 2.13: Đánh giá mức độ tác động của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. ............................................................................................... 92 Bảng 2.14: Đánh giá về công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường ........................................................................................................................ 94 Bảng 3.15. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học ........................................................................................................ 116 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (SL và % được tính gộp số CBQL và GV là 186+21= 207 người)................. 127 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả thăm dò về mức độ rất cấp thiết, cấp thiết và mức độ rất khả thi, khả thi của các biện pháp ...................................................................... 129 Bảng 3.18: Kết quả thử nghiệm .............................................................................. 136 Bảng 3.19. Đánh giá kết quả thực hiện kĩ năng làm việc nhóm của HS ................. 140 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quản lý HĐGD KNS theo mô hình CIPO ............................................... 33 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lí hoạt động GD KNS ............................................... 41 Biểu đồ 2.1. Đánh giá mức độ cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho HS ................. 89 Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ tác động của cơ chế quản lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ................................................................................................................... 91 Biểu đồ 2.3. Đánh giá chung việc tổ chức, quản lý của ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ............................................................ 96 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trung bình cộng về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất .... 128 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trung bình cộng về tích khả thi của các biện pháp đề xuất ............. 128 Biểu đồ 3.6. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ rất cấp thiết và cấp thiết của các biện pháp ................................................................................................................. 129 Biểu đồ 3.7. Tổng hợp kết quả thăm dò về mức độ rất khả thi và khả thi của các biện pháp ................................................................................................................. 130 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội đồng thời vừa là thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đối với phát triển giáo dục nói riêng của các quốc gia. Trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều phương án đã được triển khai nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. Một trong những phương án đó là đưa vào chương trình giáo dục học đường những nội dung giáo dục mới. Giáo dục kỹ năng sống trong học đường là một minh chứng. Hội nhập quốc tế cũng làm cho môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ hiện nay đang có những thay đổi đáng kể với những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này dẫn tới vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ, trong đó có HS tiểu học được các nhà giáo dục và toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm. Vấn đề liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được nhiều người quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập, do đó, nếu chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin thôi không đủ giúp họ tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ giúp các em vượt qua những tình huống đặc biệt trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người. Muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống. Kĩ năng sống vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân. Giáo dục kĩ năng sống trở thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện. Vì lẽ đó, “nhu cầu vận dụng kĩ năng sống một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong Diễn đàn giáo dục cho mọi người, trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em, trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển và giáo dục cho mọi người” [8]. Mặc dù các quốc gia đều thống nhất trong nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ nhưng thực tiễn triển khai giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ vẫn gặp những trở ngại nhất định, đặc biệt là trong quản lý, điều hành giáo dục kĩ năng sống. Nguyên do: Trước hết vì chưa có định nghĩa rõ ràng, đầy đủ về kĩ năng sống, về các kĩ năng sống cơ bản cũng như các tiêu chuẩn, tiêu chí đồng bộ cho việc đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống nên thiếu định hướng cho việc hoạch định chương trình giáo dục kỹ năng sống ở các 2 nước [2; 3]. Thứ hai, hầu hết các tổ chức quốc tế thường đưa ra các định nghĩa và ấn định những mục tiêu không phù hợp hoặc khó có thể áp dụng một cách hiệu quả tại các nước [8]. Thứ ba, ngay cả những quốc gia đã có chương trình giáo dục kĩ năng sống nhưng cũng chưa khẳng định được phương thức hiệu quả để thực hiện chương trình này. 1.2. Do nhu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu của người học, Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới mục tiêu giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ: “năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống” [15, tr 5]. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong đổi mới mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức về kĩ năng sống, cũng như việc thể chế hóa giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể, đặc biệt về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các cấp, bậc học còn hạn chế [9]. 1.3. Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Đã xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém; không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống... [27]. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học có tầm quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi người. Giáo dục kĩ năng sống ngay từ cấp học này sẽ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và nhân cách. Bắt đầu từ năm 3 học 2010 - 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở nhiều trường vẫn còn nhiều bất cập; công tác quản lí, tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở rất nhiều trường còn mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lí cấp trên; năng lực tổ chức, quản lý của CBQL chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra; cơ chế tổ chức, quản lý còn nhiều khiếm khuyết và chưa có các chính sách khuyến khích việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Những điều đã nêu dẫn tới kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa cao. 1.4. Thủ đô Hà Nội là một thành phố lớn của Việt Nam, có tốc độ hội nhập nhanh; là thành phố có đặc điểm địa lý, xã hội rất đa dạng, phong phú như có đồng bằng (Thanh Trì, Đông Anh), vùng núi (Ba Vì, Thạch Thất), có thành thị (các quận nội thành); Hà Nội có nhiều dân tộc khác nhau như dân tộc Kinh, Mường, Tày, Nùng, Daocùng chung sống. Hà Nội là thành phố có Luật riêng (Luật Thủ đô) được thực hiện song hành với luật pháp Việt Nam... Những đặc điểm trên đã tạo ra môi trường sống, môi trường hoạt động, học tập của học sinh Hà Nội hiện nay rất đa dạng và kỹ năng sống của học sinh Hà Nội mang đặc điểm kỹ năng sống của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau trên đất nước. Do đó, những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học được đề xuất trong luận án có thể được trường tiểu học ở các địa phương khác trong nước lựa chọn, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn nhà trường, địa phương mình. Những phân tích trên là lý do để tác giả luận án lựa chọn: “Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học thành phố Hà Nội, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng sống cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4 Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lý). 4. Giả thuyết khoa học Hà Nội, với các đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội như đã nêu nên nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học cần đảm bảo tính pháp lý; được chỉ đạo, tổ chức, điều khiển bởi chủ thể quản lí với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được thực hiện một cách chuyên nghiệp; được đảm bảo về các điều kiện thực hiện trong một môi trường thuận lợi. Do đó, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp dựa trên mục tiêu của quản lý và quá trình quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học Hà Nội đáp ứng các điều kiện trên thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Hà Nội sẽ có chất lượng và hiệu quả cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận Xác định khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là: - Xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án như: kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục kĩ năng sống, quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Xác định rõ các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. - Xác định cụ thể quá trình quản lý, mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học; để xây dựng nội dung quản lí hoạt động giáo dục ở trường tiểu học; từ đó thiết lập mối quan hệ giữa nội dung này với các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu kinh nghiệm triển khai giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. - Nghiên cứu việc triển khai giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông ở Việt Nam. 5 - Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống và thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội thông qua nghiên cứu điển hình ở 7 trường tiểu học ở Hà Nội. Cụ thể là: Thiết kế qui trình, xây dựng công cụ và lựa chọn phương pháp để khảo sát thực trạng Xác định cụ thể những vấn đề cần phải giải quyết trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội hiện nay. 5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp mới và thử nghiệm - Đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo tiếp cận quá trình và tiếp cận mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hà Nội. - Thử nghiệm một biện pháp được đề xuất. 6. Phạm vi, nơi thực hiện nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu - Đề tài luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học. - Chủ thể thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là hiệu trưởng các trường tiểu học. Về khách thể khảo sát - Cán bộ quản lí giáo dục tiểu học (cán bộ Sở, Phòng giáo dục phụ trách mảng giáo dục tiểu học và cán bộ quản lí các trường tiểu học): 21 người - Giáo viên trường tiểu học: 186 người - Phụ huynh học sinh: 210 người - Chuyên gia: 21 người Về địa điểm, thời gian nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm - Nghiên cứu thực tiễn với trường hợp điển hình là 7 trường tiểu học ở Hà Nội (3 trường nội thành, 2 trường vùng ven, 2 trường ngoại thành); Khảo sát tại các trường được thực hiện từ tháng 9/2012 đến tháng 10/2012 6 - Thử nghiệm một biện pháp trong các biện pháp được đề xuất tại trường tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội. 6.2. Nơi thực hiện nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Dưới đây là hai cách tiếp cận chủ đạo được sử dụng trong luận án: - Tiếp cận mục tiêu: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu để phân tích làm rõ mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống, mục tiêu GD kĩ năng sống; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung QL trên cơ sở đó xây d...ác môn học ở tiểu học [6], đã chỉ ra khả năng giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở tiểu học và nêu lên mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tài liệu đi sâu vào hướng dẫn nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong các môn học như môn Tiếng Việt, môn Đạo đức, môn Tự nhiên xã hội Lục Thị Nga đã phân tích tầm quan trọng của kĩ năng sống trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học và cho rằng: Nhân cách được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhà trường: con đường dạy học và con đường giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bên cạnh việc làm rõ những vấn đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào môn Khoa học tác giả đưa ra phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và phân tích ý nghĩa thực tiễn của HĐGD NGLL trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và chỉ ra những yếu tố cần thiết, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học [39]. Nguyễn Khắc Ân (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn) đã nêu ra một vấn đề: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần bắt đầu từ đâu? Tác giả cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và việc giáo dục kĩ năng sống không chỉ dừng ở việc lồng ghép vào các môn học là đủ mà cần phải giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Lê Tuấn Kiệt đã bàn về nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức – giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh thông qua các hoạt dộng ngoài giờ lên lớp như: Hoạt động văn hóa nghệ thuật; Hoạt động vui chơi giải trí, TDTT; Hoạt động xã hội; Hoạt động lao động công ích; Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật và cho rằng chúng ta phải biết tận dụng và phát huy nhiệm vụ của HĐNGLL để góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho HS [31]. Tóm lại: Giáo dục kĩ năng sống có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trinh giáo dục học sinh, sinh viên ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục kĩ năng sống nên cơ sở lí luận về vấn đề này dù khá phong phú song chưa thật toàn diện và sâu sắc. Các nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống và 20 những ảnh hưởng lớn của hoạt động này tới việc phát triển nhân cách học sinh, sinh viên, song mới chỉ có rất ít quốc gia đưa nó vào giảng dạy thành một bộ môn cụ thể trong toàn hệ thống giáo dục mà hầu hết mới chỉ lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục, có rất nhiều các nghiên cứa về kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, quản lý giáo dục, nhưng lại rất ít các nghiên cứ về quản lý giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở tiểu học, các nghiên cứu cũng chưa đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá các hoạt động cũng như đánh giá công tác quản lí giáo dục kĩ năng sống và các biện pháp quản lí hoạt động này do đó hiệu quả giáo dục kĩ năng sống chưa cao. 1.2. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học 1.2.1. Quan niệm về hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 1.2.1.1. Kĩ năng sống Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày [3]. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này [3]. UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Kĩ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng (76). Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...;Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...; Học để sống với người khác (learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể 21 hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,... Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày (75). Theo Mạc Văn Trang: kĩ năng sống là năng lực biểu hiện những giá trị sống trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày. kĩ năng sống giúp người ta học tập, làm việ hiệu quả hơn, giao tiếp với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác, thành công hơn; biết tự điều chỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc xấu[25]. Theo Nguyễn Thanh Bình: Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. [3] Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân để có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát, chưa thể hiện được các kỹ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với mô tả của kỹ năng sống theo quan niệm của UNESCO. Quan niệm của UNESCO rất chi tiết, cụ thể đồng thời nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ, năng lực và hành vi của các nhân. Quan niệm của UNICEF nhấn mạnh kỹ năng không hình thành và tồn tại một cách độc lập mà trong mối tương tác mật thiết và có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kĩ năng mà một người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức (ví dụ: muốn có kĩ năng thương lượng phải biết nội dung thương lượng). Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kĩ năng (ví dụ, thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kĩ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác). Quan niệm của Mạc Văn Trang không cùng quan niệm với UNESCO hay UNICEF, ông cho rằng kĩ năng sống là năng lực biểu hiện những giá trị sống trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày còn quan niệm của Nguyễn Thanh Bình tương đối tương đồng với quan niệm của WTO. Nghiên cứu các quan niệm trên, tác giả đã kết hợp ưu điểm của các khái niệm và rút ra khái niệm về kĩ năng sống cho luận án: kĩ năng sống là kĩ năng, năng lực của mỗi cá nhân được hình thành thông qua những trải nghiệm của cá 22 nhân đó trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống giúp cho con người có thể làm chủ bản thân, có khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc tự rèn luyện của con người. 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục Theo Đặng Thành Hưng, hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và chịu trách nhiệm về chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục nhà nước (Dạy học hiện đại, lý luận, phương pháp và kĩ thuật, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002). Các HĐGD trong nhà trường được phân chia thành hai bộ phận chủ yếu: Các HĐGD trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập khác như giờ học ngoại khoá; các HĐGD ngoài các môn học và lĩnh vực học tập. Tính chung lại, có những HĐGD sau: HĐGD thể chất, HĐGD trí tuệ, HĐGD đạo đức, HĐGD thẩm mỹ, HĐGD tư tưởng-chính trị-pháp luật, và càng ngày càng xuất hiện thêm những hoạt động mới, chẳng hạn: HĐGD phòng chống ma tuý, HĐGD môi trường, HĐGD dân số, HĐGD lễ giáo, HĐGD kỹ năng sống, v.v Tất cả những hoạt động này được thực hiện trong các môn học và ngoài các môn học, và chúng được thực hiện ra sao hoàn toàn do nhà trường và giáo viên chi phối. HĐGD được tổ chức có định hướng về mặt giá trị, thí dụ đạo đức, thẩm mỹ, thể thao, lao động nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của người học. Khi tham gia các HĐGD, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung và những biện pháp chung, nhờ vậy họ được giáo dục theo những tiêu chí chung. HĐGD trong nhà trường cần được xác định theo mục tiêu giáo dục, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển con người. Các HĐGD ngoài quá trình dạy học môn học cũng có những chức năng huấn luyện (hình thành tri thức, kỹ năng, phương thức đánh giá), tác động trực tiếp vào ý thức và hành vi người học, và kích hoạt sự phát triển của họ. Chức năng đặc thù của các HĐGD này (HĐGD ngoài quá trình dạy học môn học) là giáo dục và phát triển giá trị cá nhân trên những thang chuẩn chung của cộng đồng và thời đại. 23 1.2.1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Từ khái niệm về hoạt động giáo dục và khái niệm kỹ năng sống đã trình bày, khái niệm hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong luận án này được hiểu như sau: Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường, nhằm hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng, năng lực cá nhân để các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù hợp đặc điểm phát triển lứa tuổi, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông. Khái niệm trên cho thấy: - Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS là một trong những hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Do đó, về cơ cấu, nó có thể được thực hiện trong khuôn khổ hệ thống các môn học, các lĩnh vực học tập ở nhà trường phổ thông; tuy nhiên nó cũng có thể được thực hiện ngoài các môn học và lĩnh vực học tập. - Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS có đầy đủ những đặc trưng chung của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông như được tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục phổ thông; do nhà trường với các chủ thể có liên quan như cán bộ lãnh đạo, quản lí trường học; giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội v.v. Nó là hoạt động được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổ nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của học sinh theo hướng tích cực, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, cộng đồng và xã hội. - Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù hợp với đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh. 1.2.2. Những thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học 1.2.2.1. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết (Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam) ở người học trong đó các kĩ năng là một thành 24 phần quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. HS không chỉ cần có kiến thức, mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh. (Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: 1996). Giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học nhằm các mục tiêu sau: - Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. - Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 1.2.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Trước đây vấn đề giáo dục kĩ năng sống của HS nói chung và HS tiểu học nói riêng không được thực hiện ở các trường học; việc giáo dục học sinh tập trung vào việc giáo dục cách ứng xử giữa con người với con người mà cụ thể là giữa HS với HS; giữa HS với thầy cô và những người thân trong gia đình. Ngày nay, giáo dục thế hệ trẻ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Dưới đây là một số khó khăn thách thức mang tính vĩ mô: Một là, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; với việc bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới internet đã mở ra cơ hội được học hỏi, giao lưu, kết nối với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, được nhanh chóng tiếp cận với tri thức mới của loài người cho các em học sinhNhưng bên cạnh đó, việc kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực từ các trào lưu văn hóa không lành mạnh, không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là một thách thức lớn đối với mỗi gia đình, mỗi nhà trường và cả xã hội. Hai là, trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam đang tiến hành, thế hệ trẻ là mục tiêu quan trọng được các thế lực này tìm cách tác động tới thông qua các con đường khác nhau, nhất là qua các trang mạng xã hội. Điều này dẫn tới một bộ phận thanh thiếu niên sớm có tư tưởng hưởng thụ, quên đi truyền thống lịch sử của dân tộc, sống thiếu lý tưởng Ba là, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xu hướng đô thị hóa tăng nhanh trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực như nâng cao đời sống người dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế cũng để lại một số tác động tiêu cực của 25 tự nhiên đối với xã hội, với con người như bệnh tật, lũ lụt, hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường, sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông giữa con người với thiên nhiên, động vật, giữa con người với con người diễn biến theo chiều hướng không có lợi Ba khó khăn, thách thức mang tính vĩ mô nói trên đã đặt ra yêu cầu các nhà trường cần phối hợp với gia đình, xã hội trong việc hình thành và giáo dục kĩ năng sống cho HS; mở rộng việc giáo dục cách ứng xử giữa mỗi cá nhân với cộng đồng, xã hội; giữa con người với môi trường, với tự nhiên - Đặc điểm học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 tuổi đến 11 tuổi. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là chiếm lĩnh các tri thức khoa học. Qua việc chiếm lĩnh những tri thức khoa học, trẻ hình thành kĩ năng làm việc trí óc. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ tiếp tục tham gia các hoạt động ở lứa tuổi mầm non (giai đoạn 0 đến 6 tuổi) như các hoạt động quan hệ giao lưu với cha mẹ và người lớn trẻ bắt đầu mở rộng quan hệ với bạn bè, và học các quan hệ chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày, nhưng những hoạt động này chỉ nối tiếp các hoạt động mà trẻ đã hình thành từ trước khi đi học, không phải là hoạt động hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời của trẻ. Hoạt động chủ đạo trong giai đoạn này là tri thức khoa học, có tri thức khoa học, có kĩ năng làm việc trí óc, trẻ sẽ có cơ sở nền tảng để phát triển các kĩ năng sống. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học nổi bật ở những nét sau: + Khả năng nhận thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập + Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ. + Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực. + Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè) + Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng. Nhân cách của học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong đó, những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô rất quan trọng và sau đó là ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh - Các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học 26 + Kĩ năng sống cho học sinh gồm kĩ năng cứng và kĩ năng mềm. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả nghiên cứu các kĩ năng mềm. + Theo UNESCO, các kĩ năng mềm cần giáo dục cho học sinh bao gồm: + Kĩ năng gián tiếp liên nhân cách + Kĩ năng thương lượng/ kĩ năng từ chối + Kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm + Kĩ năng ủng hộ, biện hộ, bênh vực. + Khả năng ra quyết định/ kĩ năng giải quyết vấn đề + Kĩ năng tư duy có phê phán + Kĩ năng tăng cường năng lực kiểm soát bên trong + Kĩ năng quản lý cảm xúc + Kĩ năng ứng xử khi bị căng thẳng. +Tự nhận thức, tự đánh giá bản thân, xã hội + Tự tin và tự trọng + Thể hiện sự cảm thông + Có trách nhiệm đối với xã hội + Quan hệ ứng xử giữa cá nhân với người khác và với xã hội. - Trong bối cảnh nêu trên; dựa vào đặc điểm học sinh tiểu học; căn cứ vào các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh của UNESCO, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng học sinh tiểu học, căn cứ vào những kĩ năng được phân loại theo nhóm trong giáo dục chính quy ở nước ta [11], có thể đưa ra một số kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học bao gồm: + Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: * Kĩ năng tự nhận thức * Kĩ năng thể hiện sự tự tin: có kiến thức, tin vào khả năng cá nhân mình, tin vào những điều tốt đẹp. * Kĩ năng thể hiện sự trung thực: Không nói dối, không đối phó, không làm điều mình không muốn với bạn. * Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến mình và người khác. * Kĩ năng tự phục vụ: tự ăn, mặc, vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ dùng học tập, tự giác học bài. + Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác: * Kĩ năng giao tiếp trong gia đình và ở trường học. * Kĩ năng hợp tác- làm việc nhóm 27 * Kĩ năng sử dụng các vật dụng thông thường trong gia đình. * Kĩ năng xử lý những chấn thương nhỏ như bị đứt tay, đau bụng, bỏng * Kĩ năng xử lý những vấn đề nhỏ liên quan đến những vật dụng của mình như rửa các vết bẩn, dọn vệ sinh thủy tinh vỡ * Kĩ năng giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi * Kĩ năng tiết kiệm nước, điện, tiết kiệm đồ ăn, giữ vệ sinh chung. * Kĩ năng đi đúng phần đường, làn đường quy định khi tham gia giao thông. * Kĩ năng thực hiện đúng luật khi tham gia chơi trò chơi. + Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: * Tư duy có phê phán, phân tích và ra quyết định * Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Với từng lứa tuổi mà yêu cầu về mức độ đạt được của các kĩ năng của hoc sinh là khác nhau 1.2.2.3. Các con đường tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học Có nhiều con đường để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Ở trường tiểu học, có ba con đường cơ bản đó là: + Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục trong khuôn khổ hệ thống các môn học và lĩnh vực học tập ở trường tiểu học: Con đường này được thực hiện bởi hoạt động dạy và học trong các môn học bắt buộc và tự chọn, đặc biệt là các môn học có tiềm năng như: Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Việt. + Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học và lĩnh vực học tập ở trường tiểu học: Đây là những hoạt động giáo dục được tích hợp mục tiêu giáo dục kĩ năng sống hoặc hoạt động giáo dục đặc thù được tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống. Chẳng hạn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động câu lạc bộ, các tiết sinh hoạt, hoạt động tập thể khác của học sinh tiểu học.v.v. + Tự giáo dục: Thông qua hoạt động học tập và giáo dục học sinh phải tiến hành hoạt động tự giáo dục các kĩ năng sống để biến quá trình giáo dục thành kĩ năng của bản thân. Ở mỗi con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, có nhiều phương thức, hình thức giáo dục kĩ năng sống cho HS. Những phương thức, hình thức cơ bản để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học gồm: 28 + Hình thức giáo dục kĩ năng sống HS thông qua việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hình thức này giúp cho HS có được những tri thức, những kĩ năng cơ bản: “Hệ thống tri thức về các chuẩn mực đạo đức, những kĩ năng cơ bản được HS tiếp thu thông qua việc học tập tất cả các môn học trong nhà trường, thông qua nội dung các môn học và các yêu cầu về tổ chức hoạt động học tập của HS. Cùng với hoạt động học tập các môn học, các hoạt động khác như lao động sản xuất, công tác xã hội, sinh hoạt Đoàn...trong và ngoài nhà trường đều cung cấp cho HS các biểu tượng và khái niệm về các quy tắc và các nguyên tắc đạo đức hình thành kĩ năng sống cho học sinh”. + Hình thức hình thành những kinh nghiệm thực tiễn trong HS về các quan hệ xã hội, xây dựng vững chắc các hành vi và thói quen đạo đức, kĩ năng sống cho HS: Trong công tác giáo dục kĩ năng sống, việc tập dượt và rèn luyện các hành vi đạo đức, việc tích luỹ những kinh nghiệm thực hành các quan hệ đạo đức, việc hình thành, phát triển và củng cố những thói quen đạo đức có tầm quan trọng đặc biệt. 1.3. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học 1.3.1. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS 1.3.1.1. Quản lí Trong các giáo trình và tài liệu về quản lí, khi trình bày khái niệm quản lí, ngoài việc trích dẫn những tư tưỏng của các tác giả kinh điển của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, các tác giả thường dẫn ra quan điểm của một số tác giả nước ngoài như: Frederich Winslon Taylor (1855-1915); Henry Fayol (1841-1925); Mary Parkor Pollet (1868-1933); Harold Koontz và một số tác giả Việt Nam như: Nguyễn Ngọc Quang, Hồ Văn Vĩnh, Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Duy Quý, Bùi Trọng Tuân Theo tác giả Bùi Văn Quân[45], các nghiên cứu về quản lí có thể được khái quát theo những khuynh hướng như sau: Thứ nhất, nghiên cứu quản lí theo quan điểm của điều khiển học và lý thuyết hệ thống. Theo đó, quản lí là một quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lí là tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển. Thứ hai, nghiên cứu quản lí với tư cách là một hoạt động, một lao động tất yếu trong các tổ chức của con người. Theo đó, "Quản lí là sự tác động liên tục có tổ 29 chức, có định hướng của chủ thể quản lí (người quản lí hay tổ chức quản lí) lên đối tượng quản lí về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển đối tượng"; "Quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức"; “ Hoạt động quản lí bao gồm hai quá trình tích hợp với nhau: Đó là, quá trình "quản" và quá trình "lý". Quá trình "quản" bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình "lý" bao gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ thống, đưa hệ thống vào thế phát triển. Nếu chỉ lo việc "quản" tổ chức sẽ trì trệ, bảo thủ; nếu chỉ quan tâm đến "lý" tổ chức đó sẽ rơi vào thế mất cân bằng, mất ổn định. Như vậy quản lí chính là hoạt động tạo ra sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức đến một trạng thái mới có chất lượng mới cao hơn” . Thứ ba, nghiên cứu quản lí với tư cách là một quá trình trong đó các chức năng quản lí được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Theo hướng này, "Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định"; "Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra"... Do tính đa dạng của quản lí nên việc đưa ra một định nghĩa khái niệm được sử dụng chung cho nhiều lĩnh vực là một việc khó khăn. Trong khuôn khổ luận án, khái niệm quản lí được xác định như sau: Quản lí là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lí nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của đối tượng quản lí trong một môi trường luôn biến động. 1.3.1.2. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng sống được hình thành thông qua quá trình xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp. Do vậy, kỹ năng sống phải được hình thành cho học sinh thông qua con đường đặc trưng - hoạt động giáo dục và hoạt động này cần phải được quản lí. Với cách đưa ra khái niệm quản lí như đã trình bày ở trên thì khái niệm quản 30 lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được hiểu như sau: Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết của hoạt động này theo mục tiêu giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã đề ra. 1.3.2. Một số cách tiếp cận thường gặp trong xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Khi đã định dạng được đối tượng quản lí, yêu cầu quan trọng đối với chủ thể quản lí là phải xác định rõ nội dung quản lí phù hợp với đối tượng đó. Việc làm này sẽ giúp cho chủ thể quản lí định hình cụ thể những công việc phải làm và phương pháp thực hiện công việc một cách đúng đắn. Thông thường, việc xác định nội dung quản lí thường dựa trên tiếp cận chức năng (chức năng quản lí) và tiếp cận cấu trúc đối tượng (đối tượng quản lí). Một số nghiên cứu gần đây đề cập đến tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lí), tiếp cận quá trình(quá trình quản lý) theo mô hình CIPO. Những tiếp cận này hoàn toàn có thể được lựa chọn để xác định nội dung của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học. 1.3.2.1. Một số cách tiếp cận thường gặp trong xác định nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học - Tiếp cận chức năng: Theo tiếp cận này, nội dung quản lí là sự triển khai đồng bộ các chức năng cơ bản của quản lí đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học Trong quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học, nếu theo tiếp cận này, nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học sẽ bao gồm: - Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Giám sát, kiểm tra đánh giá kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Tiếp cận cấu trúc đối tượng: Tiếp cận này dựa trên sự nhận thức đầy đủ về tính hệ thống của đối tượng quản lí là hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học, đặc biệt là cấu trúc của đối tượng đó. Kết quả nhận thức về cấu 31 trúc của đối tượng cho phép chủ thể quản lí xác định được các thành tố cấu trúc của đối tượng và thực hiện những tác động đến từng thành tố này nhằm tạo ra những thay đổi của đối tượng quản lí. Theo tiếp cận cấu trúc, nội dung của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học sẽ bao gồm: - Quản lí thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Quản lí thực hiện nội dung hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Quản lí hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục (học sinh) trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS - Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS - Tiếp cận theo mục tiêu (mục tiêu quản lí): Tiếp cận này dựa trên mục tiêu chung của quản lí là nhằm duy trì, ổn định và phát triển đối tượng được quản lí là hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học trong môi trường quản lí luôn biến đổi. Với mục tiêu quản lí này, đòi hỏi... giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này bao gồm các biện pháp sau: Biện pháp 1: Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường Biện pháp 2: Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Biện pháp 4: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - Kết quả khảo nghiệm cho thấy tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp và vai trò tích cực của hoạt động này trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. - Kết quả thử nghiệm cho thấy biện pháp 2 rất khả thi và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Kết quả thử nghiệm cũng khẳng định hiệu quả giáo dục kĩ năng sống nhờ áp dụng biện pháp quản lý đã đề xuất. 145 Khuyến nghị 1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS cho các bậc học một cách cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương pháp để các cơ sở giáo dục tiến hành các tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Chỉ đạo các phòng giáo dục tiến hành tổ chức tập huấn cho GVCN các trường để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong việc hình thành nhân cách học sinh; tập huấn cách thức tổ chức thực hiện, kiến thức, kĩ năng thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Chỉ đạo các phòng giáo dục tăng cường, kiểm tra kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các trường. - Xây dựng chương trình, sách giáo khoa hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học. - Quy định nội dung nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống là một trong những chương trình đào tạo của trường sư phạm và chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ GV. - Xuất bản nhiều cuốn sách và tài liệu tham khảo phục vụ vho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Cải tiến cách đánh giá nhà trường, đánh giá HS để nhà trường có trách nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Tăng cường công tác kiểm tra và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống của các nhà trường 2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ,GV các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong việc hình thành nhân cách học sinh. - Tổ chức hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt. - Yêu cầu các trường nộp kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống về Phòng Giáo dục và đăng ký tổ chức hoạt động mẫu. - Chú ý nhiều hơn đến những sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này. - Có chế độ khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hoạt động giáo dục kĩ năng sống. 146 3. Đối với BGH các trường Tiểu học - Đầu năm học tổ chức thực hiện biện pháp xây dựng đội ngũ nòng cốt, đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; - Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS về vị trí và tác dụng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS. - Chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống, lựa chọn nội dung phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở. - Xây dựng nội quy, quy chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Tạo điều kiện dành kinh phí mua sắm trang thiết bị cần thiết , sách báo tài liệu. - Có chế độ hợp lý cho người phụ trách chính công tác này. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp, quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng. - Tạo cơ hội để nhà trường được giao lưu với trường bạn để trao đổi, học tập kinh nghiệm. 4. Đối với các cấp quản lý, các ngành chức năng - Phối hợp với các tổ chức, ban ngành có liên quan tập huấn cho đội ngũ GVCN, giáo viên TPT Đội về nghiệp vụ và cung cấp tư liệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ thanh tra viên; có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, dự các hoạt động giáo dục kĩ năng sống; trong các đợt thanh tra toàn diện nhà trường cần đi sâu và thanh tra công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống. - Nhân rộng các điển hình các mô hình hoạt động tiêu biểu, sáng tạo. phối hợp với các đài truyền hình phát sóng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các đơn vị thực hiện tốt. 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước: 1. Đặng Quốc Bảo (1998) - Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Trung ương 1, Hà Nội. 2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004) - Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (2008) - Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Thanh Bình (2007) - Giáo dục kĩ năng sống dựa vào trải nghiệm, Tạp chí giáo dục, 203(Tr 18,19) 5. Nguyễn Thanh Bình (2009) - Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Nguyễn Thanh Bình (2007)- Giáo dục kĩ năng sống. Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Bình (2006) - Giáo dục kĩ năng sống. Chuyên đề cao học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 8. Nguyễn Thanh Bình (2008) - Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh trung học phổ thông. Đề tài KHCN cấp bộ, Mã số B2007-17-57, Hà Nội. 9. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội. 10. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), tài liệu tham khảo giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học- Tài liệu hướng dẫn GV 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học - tài liệu dành cho giáo viên, NXB giáo dục Việt Nam 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020. 13. Bộ giáo dục đào tạo (2007) - Điều lệ trường tiểu học. 14. Bộ giáo dục đào tạo (2007) - Điều lệ trường trung học. 15. Lê Minh Châu (2003), UNICEF Việt Nam và giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, Báo cáo tại Hội thảo "Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống" từ 23- 25/10/2003, Hà Nội. 16. Phạm Khắc Chương (1991),J.A Coomenxki - Nhà sư phạm lỗi lạc, NXB Giáo dục, 148 Hà Nội 17. Diane Tillman- Những giá trị sống dành cho tuổi trẻ- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2009. 18. Đảng cộng sản Việt Nam (1996) - Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII - nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. 19. Đảng cộng sản Việt Nam (2002) - Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương 6 khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Đường (1996), Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX - 07, Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội 21. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Vũ Ngọc Hải (2005), Đề cương bài giảng lý luận về quản lý, Hà Nội 23. Nguyễn Thu Hằng (2011), Hiện trạng triển khai giáo dục kĩ năng sống trên thế giới và ở VN, TCGD, 256 kì 2 (Tr25-26,31) 24. ` Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức các hoạt động giáo dục, nhà xuất bản giáo dục. 25. Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội (2011), Nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội 26. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, lý luận, phương pháp và kĩ thuật, NXB ĐHQG Hà Nội 27. Vương Thanh Hương, Nguyễn Minh Đức (1995), Thực trạng phạm tội của học sinh - sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường, Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục, Hà Nội 28. H. Kontz(1992) - Những vấn đề cốt yếu về quản lý- Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội. 29. Phan Văn Kha (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội 30. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 31. Lê Tuấn Kiệt (2011) - Rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học, báo giáo dục thành phố HCM. 32. Bích Lãnh (2009) - 100 cách giao tiếp cần học hỏi trong cuộc sống hàng ngày, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội 33. Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Công Khanh (2000) - Ấn 149 tượng trong phút đầu giao tiếp, nhà xuất bản Thanh niên. 34. ` Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng (2010) - Giáo dục ` giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh tiểu học - Tài liệu dành cho giáo viên ` tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 35. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Nguyễn Huỳnh Mai - Liege, Bỉ - Kĩ năng sống cho học sinh bậc tiểu học, Tiểu học.Vn, 2012. 37. Vũ Minh (2012), Dạy kĩ năng sống cho trẻ cả giáo viên và gia đình lúng túng, báo giáo dục TP Hồ Chí Minh. 38. M.I - Kôn Za Cov , Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Trường CBQL TƯ1 và Viện KHGD, Hà Nội,1994 39. Lục Thị Nga,(2009), Dạy học tích hợp kĩ năng sống vào môn khoa học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 40. Phạm Thị Nga, Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Luận án Tiến sĩ, 2016. 41. Phạm Văn Nhân (1999), Cẩm nang tổng hợp kĩ năng hoạt động thanh thiếu niên, NXB Giáo dục, Hà Nội. 42. Pheungpis Jakrping(2004), Hướng dẫn về Tiếp cận kỹ năng sống để hướng đến giáo dục hành vi sống khỏe mạnh và phòng tránh dịch cúm 43. Nguyễn Dục Quang (2011) - Giáo dục giáo trị văn hóa truyền thống cho học sinh ở nhà trường - Tạp chí giáo dục và xã hội số 6. 44. Nguyễn Dục Quang -Hướng dẫn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 45. Bùi Văn Quân (2006), Giáo trình quản lí giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội 46. Huỳnh Văn Sơn (2009), Bạn trẻ và kĩ năng sống, NXB Trẻ. 47. Đường Minh Sường (2013), Một số kĩ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, NXB Chính trị - Hành chính - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 48. Nguyễn Trọng Tấn (2005),Quản lí nhà trường trong thế kỉ XXI, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 49. Hà Nhật Thăng (2005), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, HN. 150 50. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 51. Trần Thời (1998), Kĩ năng thanh niên tình nguyện, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Lưu Thu Thủy (2003), "Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên sư phạm - một vấn đề cấp thiết", Tạp chí Giáo dục, số 71/2003, Hà Nội 53. Đỗ Hoàng Toàn (1998), Lý thuyết quản lý, Hà Nội 54. Liêm Trinh (2007), Dạy con kĩ năng sống, NXB Phụ nữ. 55. Trần Anh Tuấn(2010), Bàn về chương trình giáo dục kĩ năng sống cho thực tế đổi mới giáo dục hiện nay, TC KHGD, 63(Tr 39-42) 56. Trần Anh Tuấn (2010), Chương trình giáo dục kĩ năng sống trong thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay, TCGD, 251 (Tr13-14,62) 57. Trần Anh Tuấn(2012), Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, TCGD, 288 (Tr 21-23) 58. Trần Anh Tuấn (2012), Bồi dưỡng giáo dục kĩ năng sống trong thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay, TCGD, 2239 (Tr28-29,55) 59. Ngô Thị Tuyên (Chủ biên)(2010) - Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, NXB giáo dục Việt Nam. 60. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (1999), Khoa học tổ chức quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê 61. Viện KHGD - Trung tâm tâm lý học, học sinh (2002) - Hoạt động giao tiếp và chất lượng giáo dục - Nhà xuất bản giáo dục, 62. Phan Thanh Vân (2010) - “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua HĐGD NGLL”, luận án tiến sĩ 63. www.acci.asn.au Tài liệu ngoài nước: 64. Alden L. E., & Wallace S. T.(1995), "Social phobia and social appraisal in successful and unsuccessful social interactions", Behaviour Research and Therapy, (33), pp. 497. 65. Alpert R., & Haber R. N.(1960), “Anxiety in academic achievement situations", Journal of abnormal and Social Psychology, (61), pp. 204 – 215. 66. Altman I., & Taylor D. A.(1965), "Interpersonal exchange in isolation", Sociometry, (28), pp. 411 – 426,1965 67. Argyle M.(1984)- "Some new developments in social skills training", Bulleetin of the Psychological Society, (37), pp. 405 – 410. 151 68. Cecilia Moya, Life Skills Appoaches to Improving Youth ‘s Sexual and Reproductive Health, www.Advocates for Youth.org. 69. Chu Shiu-Kee(2003), Understanding Life skills, Báo cáo tại Hội thảo“Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống”, Hà Nội 23-25/10. 70. Dakar Framework for Action(2000), World Education Forum, Senegan. 71. David Hussey(2001), Strategy and planning manager's ideas, Wiley. 72. Glen Nimnicht, Marta Arango(1985), Educational Gamesm, Cinde, Bogotce. 73. James J. Shields, Jr(1989), Japanese Schooling, The Pennsylvania State. 74. J.Donald Walters, Education for life. 75. Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper. Draft 13 UNESCO 6/2003. 76. Unicef(May 2006), Children in conflict with law, Children Protection information sheet. 77. US Department of Education(May 2003)- Comperative indicators of Education in the USA and other G8 Countries. 78. WWW. Acci.asn.au 152 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội, TCKHGD,1-2014 2. Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong dạy học các môn học ở tiểu học, TCKHGD, 105/6-2014 3. Một số tiếp cận trong quản lý giáo dục và nội dung quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học theo tiếp cận mục tiêu, TCKHGD, 125/2-2016 153 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CBQL, GV, PHHS, LLXH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN GIÁO DỤC KNS CHO HS 1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên: Câu 1: Ông (bà) vui lòng cho biết: a) Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho hs tiểu học? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết b) Vị trí của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học: NỘI DUNG Lựa chọn TT Đúng Sai Phân vân 1 Không thể thiếu trong hoạt động GD của nhà trường 2 Quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường 3 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội 4 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với HS c) Theo ông (bà), chất lượng GD KNS phụ thuộc vào quá trình nào dưới đây và đánh giá hiệu quả của các quá trình đó? Lựa Đánh giá hiệu quả TT Quá trình giáo dục chọn Rất hiệu Hiệu Không hiệu (X) quả quả quả 1 Quá trình dạy học của giáo viên 2 Quá trình quản lý của BGH 3 Quá trình tự giáo dục của HS 4 Giáo dục gia đình 5 Giáo dục xã hội d) Xin ông (bà ) cho biết vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GD KNS cho HS Vai trò LLGD Định hướng Chỉ đạo Điều phối Thực hiện Phối hợp Nhà trường Gia đình Xã hội 154 e) Theo ông (bà), trong các lý do sau, những lý do nào là lý do chính để cần phải tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học? Ý kiến lựa chọn TT Lý do của sự phối hợp Không Phân Đồng ý đồng ý vân 1 Tạo ra sự thống nhất mục tiêu GD toàn vẹn, liên tục 2 Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp Phát huy được sức mạnh của cộng đồng và xã hội tham gia 3 vào sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ 4 hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã 5 hội trong việc giáo dục học sinh Câu 2. Đảm bảo tình pháp lý của hoạt động giáo dục kĩ năng sống Khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, ông (bà) dựa trên cơ sở nào trong các cơ sở sau? Lựa chọn TT Cơ sở lựa chọn Đúng Sai Không rõ 1 Các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, phòng giáo dục 2 Các văn bản hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường 3 Nội dung được tập huấn, bồi dưỡng 4 Các phương pháp đã được đào tạo 5 Sách và tài liệu giáo dục kĩ năng sống 6 Kinh nghiệm của bản thân 7 Học từ đồng nghiệp 155 Câu 3: Thiết lập bộ máy quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống a) Xin ông (bà) cho biết cán bộ quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường là đối tượng nào trong các đối tượng được liệt kê sau đây: TT Đối tượng Lựa chọn (đánh dấu x vào đối tượng được chọn) 1 Hiệu trưởng 2 Phó Hiệu trưởng 3 Tổ trưởng chuyên môn 4 Chủ tịch công đoàn 5 Bí thư chi đoàn 6 Tổng phụ trách b) Đánh giá của ông (bà) về quy trình thiết lập bộ máy, bố trí nhân sự quản lý và thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường? Mức độ thực hiện TT Quy trình Rất Bình Chưa Tốt tốt thường tốt 1 Thành lập ban chỉ đạo hoạt động GD KNS 2 Phân công giám hiệu QL 3 Xây dựng đội ngũ nòng cốt 4 Phân công LLGD thực hiện GD KNS cho HS 5 Thiết lập cơ chế QL 6 Đánh giá nhân sự thực hiện, bố trí, sử dụng 156 Câu 4: Huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng sống Đánh giá của ông (bà) về các nguồn lực phục vụ cho hoạt động GD kĩ năng sống Đánh giá Nội dung TT Mức độ đánh giá Không đánh giá Đúng Sai biết Đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu cần có CSVC, thiết bị tổ 1 Đã được đầu tư nhưng còn thiếu thốn chức HĐGD KNS Nghèo nàn, lạc hậu Rất thiếu Kinh phí dành cho 2 Thiếu HĐGD KNS Đủ để hoạt động Nguồn thông tin Rất thiếu 3 cho các HĐGD Thiếu KNS Đủ để triển khai các hoạt động Vừa thiếu về lượng, vừa yếu về chất Đội ngũ CBQL-GV Số lượng thiếu, chất lượng đạt yêu cầu 4 tham gia vào các Đủ về lượng, yếu về chất HĐGD KNS Đủ về lượng, mạnh về chất Câu 5: Tạo môi trường thuận lợi để thực hiện GD KNS cho học sinh a) Theo ông (bà) trong các con đường giáo dục nêu ra dưới đây, con đường nào tác động đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS và mức độ tác động của các con đường đó: TT Các con đường Mức độ tác động TĐ TĐ TĐ Không lớn vừa phải ít TĐ 1 Qua hoạt động dạy và học trên lớp Qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi 2 giải trí, TDTT hay tham quan, du lịch 3 Qua các hoạt động khoa học-kĩ thuật 4 Qua việc tổ chức các CLB sở thích Qua các con đường khác 157 b) Xin ông (bà) cho biết hiệu quả tác động của giáo dục gia đình đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường giáo dục được nêu ra dưới đây Mức độ tác động TT Các con đường TĐ TĐ TĐ Không vừa ít lớn TĐ phải Qua việc giao tiếp, ứng xử giữa các thành 1 thành viên trong gia đình Qua thói quen lao động, hoạt động tự 2 phục vụ Qua cách suy nghĩ, thái độ của các thành 3 viên trong gia đình Qua các hoạt động vui chơi, giải trí, các 4 hoạt động sinh hoạt tại khu dân cư 5 Qua hoạt động tự học 6 Qua các con đường khác c) Xin ông (bà) cho biết hiệu quả tác động của giáo dục xã hội đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS thông qua các con đường giáo dục được nêu ra dưới đây Mức độ tác động TT Các con đường TĐ TĐ TĐ Không lớn vừa phải ít TĐ 1 Những luồng văn hóa ngoại lai 2 Những yếu tố tiêu cực của đời sống xã hội Qua các mối quan hệ với con người, môi trường 3 xã hội 4 Qua mạng xã hội, internet 5 Qua các hoạt động vui chơi, giải trí 6 Qua các con đường khác 158 Câu 6: Các yếu tố tác động đến QL HĐGD KNS cho HS tiểu học Xin ông (bà) cho biết mức độ tác động(TĐ) của các yếu tố khách quan và chủ quan đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho HS 6.1. Các yếu tố khách quan Mức độ tác động TĐ TĐ TT Các yếu tố tác động TĐ Không vừa ít lớn TĐ phải 1 - Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương 2 - Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương 6.2. Các yếu tố chủ quan - Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc GD KNS cho HS Mức độ tác động TT Các yếu tố tác động TĐ TĐ TĐ Không lớn vừa phải ít TĐ 1 Nhận thức về tầm quan trọng của việc GD KNS cho học sinh 2 Nhận thức về những nhiệm vụ và vai trò của việc giáo dục KNS. 3 Nhận thức về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GD KNS cho học sinh - Cơ chế quản lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống Mức độ tác động TT Các yếu tố tác động TĐ TĐ TĐ Không lớn vừa phải ít TĐ 1 Cơ chế quản lý hoạt động GD KNS Cơ chế tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung, hình 2 thức, phương pháp tổ chức giáo dục KNS cho HS. 159 - Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng sống Mức độ tác động TT Các yếu tố tác động TĐ TĐ TĐ Không lớn vừa phải ít TĐ Đôn đốc các LLGD làm tốt nhiệm vụ được phân 1 công. 2 Đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc Nắm bắt chính xác việc diễn biến các hoạt động GD 3 KNS, kết quả của hoạt động này. Câu 7: Kết quả tổ chức, thực hiện giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học 7.1. Đánh giá của ông(bà) về việc tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS của nhà trường. Nội dung đánh giá HĐ dạy học và GD trong việc Đúng Sai Phân vân TT GD KNS Được tổ chức thường xuyên và tổ chức tốt, góp phần 1 GD KNS cho HS Chưa được tổ chức tốt, tác động của các HĐGD đối 2 với việc GD KNS cho HS chưa nhiều Đã thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong phần 3 lớn các môn học chính khóa và hoạt động giáo dục NGLL Thỉnh thoảng có thực hiện giáo dục KNS cho học sinh 4 trong các môn học chính khóa và các hoạt động giáo dục NGLL Chưa thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong các 5 môn học chính khóa và hoạt động giáo dục NGLL 160 7.2. Đánh giá của ông(bà) về kết quả thực hiện giáo dục các KNS của HS nhà trường Mức độ thực hiện TT Nội dung đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết 2 KN tự nhận thức 3 KN thể hiện sự tự tin KN thể hiện tư duy phê phán, ra 4 quyết định 5 KN làm việc nhóm 6 KN ứng phó với căng thẳng 7 KN giao tiếp 8 KN thể hiện sự trung thực 9 KN thể hiện sự cảm thông 10 KN thể hiện sự tôn trọng 11 KN tự phục vụ 12 KN sử dụng các vật dụng gia đình 13 KN xử lý những chấn thương nhỏ KN giữ gìn quần áo, đồ dung, đồ 14 chơi KN tiết kiệm nước, điện, đồ ăn, 15 giữ vệ sinh 16 KN tham gia giao thông 17 KN quản lý thời gian 161 Câu 8: Đánh giá chung của ông(bà) việc quản lí hoạt động giáo dục KNS của nhà trường Mức độ thực hiện TT Nội dung đánh giá Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Nhà trường đã đánh giá đúng tầm quan trọng 1 của HĐGD KNS cho HS Nhà trường đã xây dựng kế hoạch HĐGD 2 KNS cho HS Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp 3 và hình thức tổ chức hoạt động Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 4 HĐGD KNS cho HS Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt 5 động GD KNS cho HS của Ban giám hiệu Công tác kiểm tra,đánh giá hoạt động GD 6 KNS đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ Đã XD được các tiêu chí đánh giá chất lượng 7 GD KNS Nhà trường đã kết hợp nhiều phương pháp 8 khác nhau để QL HĐGD KNS Việc xây dựng cơ chế quản lý và phối hợp 9 quản lí GD KNS cho HS giữa các LLGD Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để 10 quản lí, tổ chức HĐ GD KNS cho HS Nhận xét chung về mức độ hoàn thành kế 11 hoạch HĐGD KNS cho HS 162 *) Đánh giá chung việc tổ chức, quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với HĐGD KNS cho HS là : Rất tốt Khá tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Khi đánh giá công tác GD KNS nhà trường Ông(bà) có thể nêu ra ý kiến của riêng mình về những vấn đề được đề cập ở trên ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... * Ông(bà) có thể nêu ra ý kiến của riêng mình về những ưu điểm, bất cấp, thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học hiện nay: Ưu điểm: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Bất cập: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Thuận lợi: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Khó khăn: ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... 163 PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN (Phỏng vấn sâu: nhóm, cá nhân CBQL, Khối trưởng) 1/ Ông (bà) có thể cho biết nhận xét của ông bà về: - Việc rà soát, cập nhật các văn bản có liên quan đến hoạt động GD KNS của nhà trường như thế nào? - Việc phổ biến các văn bản và sử dụng các văn bản vào tổ chức GD KNS của nhà trường diễn ra như thế nào? - Việc xây dựng kế hoạch GD KNS, việc triển khai, chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch nói trên diễn ra như thế nào? 2/ Ông (bà) cho biết nhà trường có thiết lập bộ máy quản lý hoạt động GD KNS hay không? Nếu có bộ máy gồm các bộ phận cấu thành nào? 3/ Ông (bà) cho biết nhà trường có tiêu chí đánh giá hoạt động GD KNS cho học sinh không? Hoạt động này có được kiểm tra thường xuyên không? 4/ Ông (bà) cho biết GD KNS có quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường hay không? 164 PHỤ LỤC 3: ĐÁNH GIÁ CỦA ÔNG(BÀ)VỀ TÍCH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT (tỷ lệ %) Chú ý:1 Rất cấp thiết; 2 Cấp thiết; 3 Không cấp thiết 5 Rất khả thi; 6 Khả thi; 7 Không khả thi Tính cấp thiết Tính khả thi Nội dung biện pháp 1 2 3 4 5 6 B.P1 Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu GD KNS cho học sinh theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường B.P2 Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục kỹ năng sống và nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện GD KNS ở trường tiểu học B.P3 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GD KNS cho học sinh B.P3 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GD KNS cho học sinh 165 PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ CỦA ÔNG(BÀ) VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG Tự đánh giá của giáo TT Các tiêu chí đánh giá thử nghiệm viên Trước BD Sau BD 1 Hoàn thiện bộ máy quản lý HĐ GD KNS - Cơ cấu tổ chức bộ máy đảm bảo đúng cơ cấu, đủ số lượng - Phân công, phân nhiệm đảm bảo đúng quy trình, đúng người, đúng việc Đánh giá CBQL,GV khách quan, đúng quy trình 2 Nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện GD KNS ở trường tiểu học - Nhận thức của CB,GV: + Nhận thức được việc tham gia giáo dục KNS cho HS là trách nhiệm của mọi CB, GV trong trường + Nhận thức được vai trò của KNS trong việc phát triển nhân cách học sinh + Nhận thức được KNS có vai trò thúc đẩy các các nhân phát triển + CB, GV có khả năng tự xây dựng kế hoạch thực hiện + GVCN chủ động phối hợp với gia đình, xã hội để GD KNS cho HS + Cán bộ các đoàn thể trong trường nắm bắt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, của chính quyền, của nhà trường về việc GD KNS cho HS. - Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động GD KNS: Năng lực sư phạm + Giáo viên có năng lực tổ chức quá trình dạy học, giáo dục KNS + Giáo viên có năng lực thiết kế giáo án môn học, kế hoạch hoạt động giáo dục, năng lực ra đề thi, 166 Tự đánh giá của giáo TT Các tiêu chí đánh giá thử nghiệm viên Trước BD Sau BD chấm thi, trả bài hướng tới mục tiêu giáo dục kĩ năng sống. + Các LLGD có năng lực ứng xử các tình huống trong giảng dạy và giáo dục theo định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Năng lực chuyên môn + Giáo viên có kiến thức khoa học về bộ môn và các kiến thức liên quan + Giáo viên có phương pháp giảng dạy bộ môn với từng bài, kiểu bài + Giáo viên có tinh thần sáng tạo, khả năng đúc rút và phổ biến kinh nghiệm GD KNS + Giáo viên có khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về việc giáo dục KNS cho mình và đồng nghiệp. + Giáo viên có khả năng nâng cao chất lượng bài dạy, giờ dạy + Giáo viên có khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài chú trọng mục tiêu giáo dục kĩ năng sống ; có đủ và vững vàng kiến thức để dạy tất cả các khối lớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh.pdf
  • pdftom tat_tieng anh.pdf
  • pdftom tat_tieng viet.pdf
  • doctrang thong tin dong moi moi cua luan an.doc
Tài liệu liên quan