Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----›&š----- PHAN THỊ THUÝ QUYÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----›&š----- PHAN THỊ THUÝ QUYÊN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤ

doc335 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế 2. PGS.TS. Trần Hữu Hoan Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Thuý Quyên LỜI CẢM ƠN Bằng những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảmám ơn đến: PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế và PGS.TS. Trần Hữu Hoan đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án này. Ban Giám đốc, Quý Thầy/Cô của Học viện Quản lý giáo dục đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lãnh đạo Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên, học viên của Trường đã hỗ trợ, tư vấn, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Dù đã hết sức cố gắng, song Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo từ các Nhà khoa học, Quý thầy giáo, cô giáo và sự góp ý chân thành của Quý vị và các bạn. Tác giả luận án Phan Thị Thuý Quyên DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt CBQL Cán bộ quản lý ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo ICT Công nghệ và truyền thông NXB Nhà xuất bản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CNTT Công nghệ thông tin HT Hiệu trưởng KTĐG Kiểm tra đánh giá CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 9393 Bảng 2.2. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 9393 Bảng 2.3. Thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục và nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 9494 Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 9595 Bảng 2.5. Thông tin về hai nhóm đối tượng khảo sát 9797 Bảng 2.6. Độ tin cậy của thang đánh giá 101101 Bảng 2.7. Hệ số tương quan giữa từng item và tổng thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha nếu item bị loại của thang đo hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 101101 Bảng 2.8. Đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn hiệu trưởng mới qua triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng 103103 Bảng 2.9. Đánh gíá năng lực Quản trị của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn hiệu trưởng mới qua triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng 105105 Bảng 2.10. Đánh giá năng lực xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn hiệu trưởng mới qua triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng 107107 Bảng 2.11. Đánh giá năng lực Phát triển mối quan hệ Nhà trường – Gia đình –Xã hội của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn hiệu trưởng mới qua triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng 109109 Bảng 2.12. Đánh giá năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn hiệu trưởng mới qua triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng 111111 Bảng 2.13. Thực trạng về việc phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 114114 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 116116 Bảng 2.15. Mức độ hiệu quả trong việc thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 118118 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 120120 Bảng 2.17. Mức độ hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 121121 Bảng 2.18. Đánh giá mức độ xác định mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 124124 Bảng 2.19. Đánh giá việc xác định yêu cầu đối với hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 126126 Bảng 2.20. Thực tiễn quản lý chương trình, nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 127127 Bảng 2.21. Đánh giá mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản trong hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 128128 Bảng 2.22. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 130130 Bảng 2.23. Thực trạng phân bổ giảng viên thực hiện bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 132132 Bảng 2.24. Thực trạng tổ chức thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 134134 Bảng 2.25. Thực trạng việc thực hiện quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 135135 Bảng 2.26. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 136136 Bảng 2.27. Thực trạng việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 138138 Bảng 2.28. Thực trạng triển khai các giải pháp hỗ trợ hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 139139 Bảng 2.29. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 141141 Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ của Cán bộ quản lý đến năm 2020 154154 Bảng 3.2. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THPT trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 192192 Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THPT trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 193193 Bảng 3.4. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 193193 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 208208 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý (mới) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 210210 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả (sự thay đổi, tăng tiến) về quan điểm, nhận thức, thái độ, năng lực của các thành phần tham gia thử nghiệm 216216 Bảng 3.8. Đánh giá năng lực, kỹ năng quản lý của CBQL trường THPT qua thử nghiệm 219219 Bảng 2.1. Thống kê mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 93 Bảng 2.2. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 94 Bảng 2.3. Thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục và nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 94 Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 95 Bảng 2.5. Thông tin về hai nhóm đối tượng khảo sát 98 Bảng 2.6. Độ tin cậy của thang đánh giá 101 Bảng 2.7. Hệ số tương quan giữa từng item và tổng thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha nếu item bị loại của thang đo hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 102 Bảng 2.8. Đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn hiệu trưởng mới qua triển khai thực hiện mục tiêu, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng 103 Bảng 2.9. Thực trạng trong việc phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 114 Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 116 Bảng 2.11. Mức độ hiệu quả trong việc thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 118 Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 120 Bảng 2.13. Mức độ hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 121 Bảng 2.14. Đánh giá mức độ xác định mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 124 Bảng 2.15. Đánh giá việc xác định yêu cầu đối với hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 126 Bảng 2.16. Thực tiễn phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 127 Bảng 2.17. Đánh giá mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản trong hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 128 Bảng 2.18. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 130 Bảng 2.19. Thực trạng phân bổ giảng viên thực hiện bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 132 Bảng 2.20. Thực trạng tổ chức thực hiện phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 134 Bảng 2.21. Thực trạng việc thực hiện quy chế và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 135 Bảng 2.22. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 136 Bảng 2.23. Thực trạng việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 138 Bảng 2.24. Thực trạng triển khai các giải pháp hỗ trợ hiệu trưởng tham gia khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 139 Bảng 2.25. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 141 Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ của Cán bộ quản lý đến năm 2020 154 Bảng 3.2. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THPT trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 192 Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường THPT trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh 193 Bảng 3.4. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 194 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay so với chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT 209 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý (mới) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh so với chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT 211 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả (sự thay đổi, tăng tiến) về quan điểm, nhận thức, thái độ, năng lực của các thành phần tham gia thử nghiệm 217 Bảng 3.8. Đánh giá năng lực, kỹ năng quản lý của CBQL trường THPT qua thử nghiệm 220 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỔ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Các vai trò và chức năng quản lý theo khung các giá trị cạnh tranh 4040 Biểu đồ 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 113113 Biểu đồ 2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 140140 Biểu đồ 2.3. Mức độ các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 143143 Hình 3.1. Hệ thống năng lực chung của CBQL trường phổ thông 168168 Hình 3.2. Hệ thống năng lực chuyên biệt của CBQL trường phổ thông 168168 Biểu đồ 3.1. Tính tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng. 195195 Sơ đồ 1.1. Các vai trò và chức năng quản lý theo khung các giá trị cạnh tranh 41 Biểu đồ 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 113 Biểu đồ 2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông 140 Biểu đồ 2.3. Mức độ các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 143 Biểu đồ 3.1. Tính tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng. 195 Hình 3.1. Hệ thống năng lực chung của CBQL trường phổ thông 168 Hình 3.2. Hệ thống năng lực chuyên biệt của CBQL trường phổ thông 168 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước trong giai đoạn mới, Đảng ta đã xác định muốn phát triển kinh tế trước hết phải phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [1, tr.1]. Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã coi phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp then chốt trong 8 giải pháp phát triển giáo dục, trong đó: Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là các tiền đề trọng tâm trong đột phá chiến lược. Nguồn nhân lực trong nhà trường chính là đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, đây là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó hiệu trưởng có vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết lập, định hướng, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản lý và thúc đẩy các hoạt động khác tạo sự thành công cho nhà trường. Vai trò của hiệu trưởng vừa là nhà giáo dục, vừa phải vận dụng thành thạo cả khoa học quản lý lẫn khoa học giáo dục. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/213 của Hội nghị TW lần thứ 8 ban chấp hành trung ương khóa 11 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nhận định rằng: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [1, tr.1]. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới này, quản lý giáo dục cùng với quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục, các điều kiện phát triển giáo dục là một trong những vấn đề cốt lõi và cơ bản được đưa vào thực hiện triển khai. Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng thì chất lượng giáo dục và sự thành công của nhà trường được đánh giá không chỉ từ nhận định của hiệu trưởng mà phải từ những đánh giá của người dạy, người học, phụ huynh và sự hài lòng của xã hội.Vì vậy, tư duy quản lý hiện nay buộc phải thay đổi theo định hướng: từ chỉ huy và kiểm soát sang phân quyền và giám sát. Sự thay đổi tư duy quản lý sẽ quyết định các hành vi quản lý trong cách quản lý nhân sự, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục, tài chính, môi trường và điều kiện cơ sở vật chất,trong nhà trường. Người hiệu trưởng trường THPT đang đứng trước một thách thức mới là tăng cường và thay đổi một số vai trò quản lý của mình cùng với các nhóm năng lực tương ứng vừa đáp ứng được xu hướng hội nhập quốc tế trên 03 (ba) phương diện: toàn cầu hóa, địa phương hóa và cá biệt hóa và vừa nâng tầm quản lý của mình trong phát triển sự nghiệp giáo dục của nền kinh tế tri thức. Sự thay đổi này đòi hỏi ở hiệu trưởng những phong cách, năng lực và phẩm chất mới để phù hợp với bối cảnh đổi mới [341]. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của khu vực phía Nam, nơi có hệ thống trường học nhiều bậc nhất Việt Nam. Trong những năm qua, quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù đã được quan tâm nhưng quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định: Các phương thức tổ chức bồi dưỡng chậm cải tiến, bồi dưỡng tập trung theo hướng chia sẻ kinh nghiệm là phổ biến; kế hoạch bồi dưỡng chưa quan tâm đến đối tượng bồi dưỡng, chưa hướng tới tính đặc thù của khu vực và các định hướng đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục; việc chỉ đạo từ các cấp quản lý chưa quyết liệt, ít hiệu lực trong phân cấp, phân nhiệm; đặc biệt chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các môi trường tổ chức bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng còn chưa được xem trọng đúng mức trong mục tiêu kết nối với việc xây dựng phát triển đội ngũ. Bên cạnh đó, đứng trước bối cảnh đổi mới giáo dục, nhìn từ thực tế thì chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT hiện nay không đồng đều, năng lực quản lý nhà trường của một số hiệu trưởng chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đa số hiệu trưởng các trường THPT ít được cập nhật nghiệp vụ QLGD hiện đại, chủ yếu quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm quản lý phổ biến trong khu vực; thiếu các kiến thức về pháp luật, quản trị nhân lực, tài chính; hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục; thiếu linh hoạt, sáng tạo, ngại đổi mới trong quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nên chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đến năm 2030 với các mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường bắt nhịp với xu thế quốc tế hoá trong giáo dục và quản lý giáo dục: Xây dựng được các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ các thiết bị dạy học thiết yếu: các phòng học thông minh, phòng đa năng, nhà thể chất, và hệ thống hạ tầng và thiết bị CNTT đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác dạy và học trong nhà trường, có hệ thống thông tin quản lý giáo dục - đào tạo theo mô hình quản trị nhà trường, quản lý giáo dục đẳng cấp quốc tế với các phần mềm quản lý thông tin cùng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành, dễ dàng theo dõi hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh, từ đó đề ra các chính sách điều hành hiệu quả, phù hợp; Đội ngũ giáo viên đạt các chuẩn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu đổi mới, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng; có trình độ ngoại ngữ và tin học đảm bảo khả năng ứng dụng thành thạo CNTT khi thực hiện công tác giảng dạy và tiếp cận với các tri thức mới, giao lưu, hội nhập với thế giới; Đội ngũ CBQL có năng lực, trình độ chuyên môn cao có thể tiến hành quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục – đào tạo thông qua trung tâm điều hành một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đổi mới trong hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, cho đến nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông, nhất là trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo vừasau ban hành chuẩn hiệu trưởng mới vvà khung chương trình về giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo . Việc đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT có ý nghĩa thực hiện hoá Nghị quyết 29 của Đảng và góp phần quyết định sự thành công cho chiến lược và mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Nhận thức được điều đó, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Chính vì thế, việc đổi mới trong hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu. Đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có ý nghĩa thực hiện hoá Nghị quyết 29 của Đảng và góp phần quyết định sự thành công cho chiến lược và mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Nhận thức được vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông; thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh thành phố khác trong cả nước còn nhiều bất cập cần được quan tâm nghiên cứu để cải thiện và phát triểnhơn bao giờ hết, nhằm giúp đội ngũ hiệu trưởng trường THPT này bắt kịp các yêu cầu cốt lỏi về tư duy, kiến thức và năng lực đổi mới giáo dục phổ thôngđể, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản trịtrong lãnh đạo và quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT theo tiếp cận nội dung hoạt động, phù hợp với năng lực của đội ngũ hiệu trưởng và các điều kiện thực tế của địa phương sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng và đồng thời sẽ quản lý hoạt động bồi dưỡng một cách hiệu quả. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 5.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp các biện pháp đề xuất trong luận án. 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1. Đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đặt ra những yêu cầu gì cho đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trong lãnh đạo nhà trường và quản lý các hoạt động của nhà trường. 6.2. Những năng lực nào cần được bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường THPT để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 6.3. Vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT hiện còn có những hạn chế gì. 6.4. Việc tìm ra các biện pháp cải tiến trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT nhằm,khắc phục hạn chế nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT cần thiết và có ý nghĩa như thế nào.. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn về nội dung Nghiên cứu tập trung nội dung quản lý quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên cứu khai thác các tác động quản lý lên các thành tố trong cấu trúc hoạt động quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT gắn với năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường THPT, đồng thời dựa trên những thách thức mang tính đặc thù của khu vực và những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết trong quá trình triển khai chiến lược đổi mới giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu và đề xuất hệ thống biện pháp quản lý dành cho chủ thể quản lý là Sở Giáo dục và Đào tạo trong quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được giới hạn tại các trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7.3. Giới hạn đối tượng khảo sát - Khảo sát trên các khách thể là Lãnh đạo Sở và cán bộ các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh. - Cán bộ quản lý, giảng viên ở các cơ sở bồi dưỡng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Khảo sát trên các khách thể là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu Sử dụng số liệu khảo sát từ năm 2017 đến nay. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận 8.1.1. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận hoạt động định hướng cho việc xác định nội dung quản lý của chủ thể quản lý đối với thực hiện mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hệ thống tổ chức bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, phối hợp các lực lượng bồi dưỡngvới tư cách là các thành tố của quá trình hoạt động. Tiếp cận cũng định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tác động vào một số thành tố của quá trình bồi dưỡng được coi là khâu then chốt phát hiện từ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 8.1.2. Tiếp cận năng lực Tiếp cận năng lực tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải về một số vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm bồi dưỡng, xác định các năng lực cần được bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các năng lực theo chuẩn; dựa trên yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; dựa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; xác định các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, đồng thời đề xuất nội dung, cách thức tác động của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng theo định hướng hình thành và phát triển năng lực. 8.1.3. Tiếp cận chức năng quản lý Tiếp cận chức năng quản lý (4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo/ lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá) để xác định khung lý thuyết và nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó, chức năng lãnh đạo/ chỉ đạo sẽ tập trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình bồi dưỡng (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng, các điều kiện, môi trường bồi dưỡng,); các chức năng quản lý khác vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của các chủ thể quản lý của nhà trường nhằm quản lý tốt quá trình bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 8.1.4. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống xem xét hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT có mối quan hệ tương tác với các nội dung khác nhằm đạt được mục đích của hệ thống là phát triển năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời, tiếp cận hệ thống cũng xem xét các hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố khách quan (môi trường sống, môi trường sư phạm của các trường phổ thông, môi trường của các cơ sở bồi dưỡng,) và các yếu tố chủ quan thuộc về các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (nhận thức và năng lực của đội ngũ hiệu trưởng, đội ngũ giảng viên các cơ sở bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, sự tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của hiệu trưởng). 8.1.5. Tiếp cận chuẩn hoá Chuẩn hiệu trưởng được ban hành nhằm thực hiện 04 (bốn) mục đích sau: (1) Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (2) Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; (3) Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục phổ thông; và (4) Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường. Tiếp cận chuẩn hoá nhằm xác định những cách làm để giúp hiệu trưởng trường THPT phát triển năng lực theo chuẩn, đáp ứng được các quy định về chuẩn hiệu trưởng do nhà nước ban hành. Việc tiếp cận theo chuẩn để ...hố Hà Nội” đã làm rõ cơ sở khoa học của quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý theo chuẩn cho hiệu trưởng các trường THCS, luận án cũng đã đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực quản lý theo chuẩn cho hiệu trưởng các trường THCS hiện nay, nhằm góp phần nâng cao chất lượng người hiệu trưởng, hiệu quả quản lý giáo dục ở trường học nói chung, giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội [21]. Luận án “Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” của Nguyễn Duy Hưng (2014), đã trình bày một cách đầy đủ về vị trí vai trò của hệ thống các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục đáp ứng với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Ngoài ra, luận án còn luận giải về các nội dung như: những thành tố cơ bản của hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục, trong đó khái niệm CBQL giáo dục, vai trò của đội ngũ CBQL giáo dục, mô tả công việc của người CBQL giáo dục, đặc biệt luận án còn khẳng định công việc của người cán bộ quản lý giáo dục như một nghề từ đó nảy sinh yêu cầu phải đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện tay nghề trước khi bổ nhiệm. Luận án cũng đã đề xuất năm giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục. Các giải pháp đó là: Giải pháp 1: Đổi mới công tác tổ chức và quản lý nhà trường; Giải pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng theo hướng tăng kỹ năng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên; Giải pháp 4: Tích cực hóa hoạt động học tập của học viên; Giải pháp 5: Tăng cường các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính) cho hoạt động bồi dưỡng [41]. 1.1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu được tổng quan và hướng tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.1.3.1. Nhận xét chung Có nhiều công trình nghiên cứu về bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng giáo viên, CBQL các cấp theo các hướng tiếp cận: Tiếp cận chức năng, tiếp cận Chuẩn chức danh nghề nghiệp, tiếp cận chuẩn hoá, tiếp cận các thành tố hoạt động bồi dưỡng,, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cần phải thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, phải thiết lập được quy trình bồi dưỡng, từ việc khảo sát, đánh giá trình độ để xác định nhu cầu bồi dưỡng đến việc lựa chọn, xây dựng chương trình và triển khai thực hiện hoạt động bồi dưỡng. Thứ hai, phải thực hiện việc quản lý hoạt động bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực, quá trình hoạt động và chức năng quản lý: xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoặc theo các nội dung hoạt động quản lý được đề ra. Thứ ba, phải đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng: chương trình bồi dưỡng phải dựa vào chuẩn, áp dụng ICT trong công tác bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng và nghiên cứu thực tế. Các công trình và đề tài khoa học tập trung nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng CBQL giáo dục nói chung và cho các đối tượng cụ thể là hiệu trưởng trường tiểu học, hiệu trưởng trường THCS, song các nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, chuẩn hiệu trưởng ban hành từ ngày 04/9/2018 chưa được quan tâm nghiên cứu và công bố. 1.1.3.2. Hướng tiếp tục nghiên cứu trong luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay. Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh thành phố khác trong cả nước cần được quan tâm hơn bao giờ hết, nhằm giúp đội ngũ này bắt kịp các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện tốt các nhiệm vụ trong lãnh đạo và quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan vấn đề, tác giả xác định các nội dung nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Nghiên cứu làm rõ những yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông đặt ra cho cán bộ quản lý giáo dục nói chung và hiệu trưởng trường THPT nói riêng. Dựa trên tiếp cận năng lực và tiếp cận hoạt động để nghiên cứu xác định các năng lực lãnh đạo, năng lực quản trị nhà trường, năng lực quản lý các hoạt động của nhà trường THPT của người hiệu trưởng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và chương trình phổ thông mới; đồng thời qua đó xác định các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả có tác động tích cực đến các thành tố trong cấu trúc hoạt động bồi dưỡng và làm thay đổi, tăng tiến trên tất cả các mặt của quy trình như; mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, điều kiện trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, hướng đến phát triển năng lực cho hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà Thành phố đặt ra. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Lịch sử tiến hóa của nhân loại khẳng định: nhu cầu quản lý nảy sinh từ các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với xã hội và con người với con người. Quản lý là khái niệm được sử dụng từ lâu trong xã hội, bởi đây là một hoạt động mà bất cứ tổ chức nào từ phạm vi như gia đình đến chính phủ, các tổ chức quốc tế đều phải có. Thực vậy, quản lý tồn tại ở nhiều cấp độ, hiện diện khắp các lĩnh vực với mục đích giải quyết những vấn đề chung như dân số, lao động, môi trường, y tế, Được hình thành bởi 04 (bốn)4 yếu tố là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát, do vậy, quản lý trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội cũng là nhân tố cơ bản đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động giữa các thành viên trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích, mục tiêu đã đề ra. Tùy cách tiếp cận, xoay quanh thuật ngữ quản lý có nhiều ý kiến khác nhau: Theo cách hiểu của tác giả Đặng Quốc Bảo, quản lý bao gồm “hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ thống vào phát triển” [2, tr.341]. Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [12, tr.9]. Theo Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự (2015), các đặc điểm chung của khái niệm quản lý thường được đề cập đến bao gồm:“Quản lý bao giờ cũng là quản lý một tổ chức, quản lý con người; Quản lý luôn nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định của tổ chức; Quản lý phải bao hàm hai yếu tố chủ thể quản lý và đối tượng quản lý (con người hoặc một tổ chức, một bộ máy); Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý; Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống, có cấu trúc và vận hành trong một môi trường xác định” [36, tr.341]. Trong luận án này, xin đề cập đến quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp trong phạm vi quản lý một hoạt động tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của tổ chức để đạt được mục đích đề ra. 1.2.2. Quản lý nhà trường Một số tác giả Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Phan Văn Kha, Nguyễn Lộc đã có những nghiên cứu luận giải nội hàm khái niệm quản lý nhà trường và khẳng định vai trò kép (lãnh đạo và quản lý) của hiệu trưởng nhà trường. Các văn bản pháp quy hiện hành cũng đã thể chế hóa vấn đề này qua quy định nhiệm vụ của hiệu trưởng trong Luật Giáo dục , chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông các cấp. Quản lý trường học, thuộc phạm trù khái niệm quản lý nhà trường, đó là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, nhân viên, học sinh, các bên liên quan,) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động [341]. Theo tác giả, quản lý nhà trường là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích nhà trường đề ra. 1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng 1.2.3.1. Bồi dưỡng Bồi dưỡng (fostering) là quá trình giáo dục, đào tạo làm tăng thêm những kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công vụ của một ngạch, bậc nhất định. Sau các khoá bồi dưỡng, sát hạch đạt yêu cầu, người học nhận được chứng chỉ (certificate) ghi nhận kết quả. Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thuật ngữ bồi dưỡng còn được gọi là đào tạo lại hoặc tái đào tạo. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [72, tr.191]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, thì bồi dưỡng “là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [24, tr.13]. Từ các quan niệm nêu trên về khái niệm của bồi dưỡng, có thể thấy: - Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định. - Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu mới của chuyên môn nghiệp vụ. - Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm. Tóm lại, khái niệm bồi dưỡng thường chỉ cho hoạt động dạy học nhằm bổ sung, củng cố thêm kiến thức, kỹ năng cho người dạy và người học. Đào tạo và bồi dưỡng cùng có chung một mục đích là cung cấp kiến thức cho người học, nhưng đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức mới để họ có một trình độ cao hơn, thời gian đào tạo dài hơn và bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm những kiến thức đòi hỏi với nhiệm vụ mà họ đang đảm nhận, thời gian đào tạo ngắn và có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng. Mặt khác, bồi dưỡng được xác định như một quá trình làm biến đổi hành vi, thái độ của con người một cách có hệ thống qua việc học tập. Nó được diễn ra trong quá trình tự học, tự trau dồi, giảng dạy, giáo dục và quá trình lĩnh hội kinh nghiệm từ thực tiễn, sách vở. 1.2.3.2. Hoạt động bồi dưỡng Hoạt động bồi dưỡng là quá trình biến đổi và cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc thêm về nghiệp vụ, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động có hiệu quả hơn. Trên quan điểm giáo dục thì hoạt động bồi dưỡng là một quá trình thống nhất. Hoạt động bồi dưỡng là hoạt động dạy và học mang tính đặc thù riêng biệt. Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục góp phần làm cho đội ngũ đủ sức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội [67]. 1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học phổ thông 1.2.4.1. Hiệu trưởng Trước hết cần xem xét khái niệm cán bộ quản lý giáo dục: “Cán bộ quản lý giáo dục là cán bộ quản lý làm việc trong một cơ quan quản lý giáo dục hoặc trong một cơ sở giáo dục, nhằm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những quyết định của cán bộ lãnh đạo giáo dục của cơ quan hoặc cơ sở đó”. Theo Điều 54 Luật Giáo dục Việt Nam 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” . Hiệu trưởng là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Như vậy: Hiệu trưởng trường THPT là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường trung học phổ thông, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Theo các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn Quang Kính, hiệu trưởng vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là người quản lý (nhận trách nhiệm trước cấp trên), vừa là người lãnh đạo (điều hành đội ngũ của nhà trường) [20]. Với cương vị người đứng đầu nhà trường, hiệu trưởng cần thể hiện được các kỹ năng quản lý, phong cách quản lý, tầm nhìn quản lý và văn hóa quản lý, đồng thời vận dụng tích hợp một cách có hiệu quả các nhân tố này vào công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường [341]. 1.2.4.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông * Trường Trung học phổ thông Điều 4 Luật giáo dục 2005, được sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 11 năm 2009 quy định về các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: (1) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; (2) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; (3) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; (4) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Theo đó, vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trường THPT được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục: 1) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm; 2) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Trường THPT có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; 2) Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục; 3) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật; 4) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 5) Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công; 6) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục; 7) Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục; 8) Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước; 9) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; 10) Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục; và 11) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. *Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Như được đề cập ở mục trên, hiệu trưởng trường trung học phổ thông là cán bộ quản lý giáo dục, làm việc trong một cơ sở giáo dục phổ thông, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường trung học phổ thông, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Theo các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn Quang Kính, hiệu trưởng vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là người quản lý (nhận trách nhiệm trước cấp trên), vừa là người lãnh đạo (điều hành đội ngũ của nhà trường) [20]. Đảm đương vị trí đứng đầu nhà trường, hiệu trưởng cần thể hiện được các kỹ năng quản lý, phong cách quản lý, tầm nhìn quản lý và văn hóa quản lý, đồng thời, vận dụng tích hợp một cách có hiệu quả các nhân tố này vào công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường. Ở hầu hết các trường THPT của các quốc gia trên thế giới, CBQL trường THPT bao gồm các chức danh chủ yếu: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn,... Điều này cũng được quy định tương tự như trong các văn bản pháp quy của nước ta. Theo đó, mỗi trường THPT có hiệu trưởng, nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường THPT. Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng trường THPT. Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau: 1) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó; 2) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng là: 1) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; 2) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định; 3) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; 4) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; 5) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; 6) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; 7) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; 8) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; 9) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; và 10) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Theo Điều 54 Luật Giáo dục Việt Nam 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Kết hợp các nôị dung nêu trên, có thể hiểu: Hiệu trưởng là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Như vậy, Hiệu trưởng trường THPT là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một nhà trường trung học phổ thông, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận [341] 1.2.4.3. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trường trường Trung học phổ thông Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu trưởng trường THPT một cách thường xuyên để giúp học cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT là một trong những hoạt động quan trọng của Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành với chức năng là chủ thể quản lý nhằm tác động, can thiệp có tổ chức, có kế hoạch và thông qua các phương thức quản lý để hỗ trợ hiệu trưởng có được các năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn tác nghiệp khác nhau. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng bao gồm nhiều nội dung như: Hoạch định chính sách có liên quan đến hiệu trưởng; Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Xây dựng các chương trình bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng; Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng; Giám sát, tư vấn để có được đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đảm bảo đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng là việc lựa chọn và thực hiện những thay đổi cần thiết ở một số nội dung của công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của xã hội [341]. 1.2.4.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông Có thể khái quát hoạt động bồi dưỡng là hoạt động nhằm củng cố, bổ sung, làm tăng thêm hoặc hoàn thiện năng lực hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ và các phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân và tổ chức. Nói đến hoạt động bồi dưỡng, nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng thiết kế quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo là một khâu rất quan trọng và cần đảm bảo theo trình tự sau đây: - Xác định nhu cầu bồi dưỡng. - Xác định loại hình bồi dưỡng. - Xác định đối tác bồi dưỡng (đối tác có đội ngũ có kinh nghiệm, học vị cao, có chuyên môn đúng với lĩnh vực bồi dưỡng, ... để xác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng). - Xác định các tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng. Mặt khác, ngày nay việc bồi dưỡng không chỉ do các nhà quản lý hoạch định mà mỗi cá nhân, tổ chức phải không ngừng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, trang bị, cập nhật kiến thức mới. Đó là điều tất yếu và phải trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân và tổ chức để thích ứng với nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội [40]. Trên cơ sở các khái niệm quản lý, hoạt động bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học phổ thông, luận án đi đến xác định: Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT là tác động có mục đích, có tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo với vai trò là chủ thể quản lý đến quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT nhằm củng cố, bổ sung, làm tăng thêm hoặc hoàn thiện năng lực hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ và các phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng nhu cầu được bồi dưỡng của cá nhân và của tổ chức. 1.3. Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học phổ thông 1.3.1. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục THPT dưới đây. 1.3.1.1. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có tác động mạnh đến giáo dục phổ thông như: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng; Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục và đào tạo; Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách; Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo [1]. 1.3.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo Nghị quyết số 29/NQ-TW đề ra 09 nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gồm: 1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo; 2) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; 3) Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan; 4) Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; 5) Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; 6) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; 7) Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo; 8) Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; 9) Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trên, nhiệm vụ và giải pháp thứ 6: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, gương mẫu về trách nhiệm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ (mang tính chuyên nghiệp trong quản lý); là giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cụ thể như sau: + Về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý. + Về mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. + Về chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý giáo dục Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. +Về khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước. Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt là các viện nghiên cứu.” Như vậy, yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam được sử dụng trong đề tài nghiên cứu đề cập đến thời cơ, thách thức cùng với những định hướng và xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo d... 1967 25 4.5 5.1 25.4 1968 7 1.3 1.4 26.8 1969 9 1.6 1.8 28.7 1970 9 1.6 1.8 30.5 1971 27 4.9 5.5 36.0 1972 34 6.2 6.9 42.9 1973 9 1.6 1.8 44.7 1974 10 1.8 2.0 46.7 1975 33 6.0 6.7 53.5 1976 32 5.8 6.5 60.0 1977 6 1.1 1.2 61.2 1978 8 1.4 1.6 62.8 1979 6 1.1 1.2 64.0 1980 9 1.6 1.8 65.9 1981 15 2.7 3.0 68.9 1982 11 2.0 2.2 71.1 1983 6 1.1 1.2 72.4 1984 5 .9 1.0 73.4 1985 13 2.4 2.6 76.0 1986 1 .2 .2 76.2 1987 12 2.2 2.4 78.7 1988 11 2.0 2.2 80.9 1989 22 4.0 4.5 85.4 1990 7 1.3 1.4 86.8 1991 12 2.2 2.4 89.2 1992 5 .9 1.0 90.2 1993 4 .7 .8 91.1 1994 11 2.0 2.2 93.3 1995 11 2.0 2.2 95.5 1996 11 2.0 2.2 97.8 1997 11 2.0 2.2 100.0 Total 492 89.1 100.0 Missing System 60 10.9 Total 552 100.0 Gioitinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 255 46.2 49.8 49.8 Nu 257 46.6 50.2 100.0 Total 512 92.8 100.0 Missing System 40 7.2 Total 552 100.0 Sonamcongtac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 5 nam 48 8.7 9.9 9.9 Tu 5 nam den duoi 10 nam 27 4.9 5.6 15.5 Tu 10 nam den duoi 15 nam 66 12.0 13.6 29.1 Tu 15 nam den duoi 20 nam 139 25.2 28.7 57.7 Tu 20 nam tro len 205 37.1 42.3 100.0 Total 485 87.9 100.0 Missing System 67 12.1 Total 552 100.0 Cau1.Nhanthuc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Binh thuong 4 .7 .7 .7 Quan trong 216 39.1 39.1 39.9 Rat quan trong 332 60.1 60.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.PCNN.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 95 17.2 17.2 17.2 Dat 90 16.3 16.3 33.5 Kha 64 11.6 11.6 45.1 Tot 303 54.9 54.9 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.PCNN.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 70 12.7 12.7 12.7 Dat 213 38.6 38.6 51.3 Kha 100 18.1 18.1 69.4 Tot 169 30.6 30.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.PCNN.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 62 11.2 11.2 11.2 Dat 214 38.8 38.8 50.0 Kha 81 14.7 14.7 64.7 Tot 195 35.3 35.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 92 16.7 16.7 16.7 Dat 150 27.2 27.2 43.8 Kha 96 17.4 17.4 61.2 Tot 214 38.8 38.8 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 76 13.8 13.8 13.8 Dat 208 37.7 37.7 51.4 Kha 88 15.9 15.9 67.4 Tot 180 32.6 32.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 64 11.6 11.6 11.6 Dat 208 37.7 37.7 49.3 Kha 86 15.6 15.6 64.9 Tot 194 35.1 35.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 1 .2 .2 .2 Chua dat 126 22.8 22.8 23.0 Dat 119 21.6 21.6 44.6 Kha 74 13.4 13.4 58.0 Tot 232 42.0 42.0 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 117 21.2 21.2 21.2 Dat 185 33.5 33.5 54.7 Kha 61 11.1 11.1 65.8 Tot 189 34.2 34.2 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 78 14.1 14.1 14.1 Dat 209 37.9 37.9 52.0 Kha 70 12.7 12.7 64.7 Tot 195 35.3 35.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLQT.7 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 67 12.1 12.1 12.1 Dat 195 35.3 35.3 47.5 Kha 111 20.1 20.1 67.6 Tot 179 32.4 32.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLXD.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 100 18.1 18.1 18.1 Dat 137 24.8 24.8 42.9 Kha 92 16.7 16.7 59.6 Tot 223 40.4 40.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLXD.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 61 11.1 11.1 11.1 Dat 188 34.1 34.1 45.1 Kha 98 17.8 17.8 62.9 Tot 205 37.1 37.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLXD.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 25 4.5 4.5 4.5 Dat 202 36.6 36.6 41.1 Kha 96 17.4 17.4 58.5 Tot 229 41.5 41.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLPT.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 0 1 .2 .2 .2 Chua dat 83 15.0 15.0 15.2 Dat 133 24.1 24.1 39.3 Kha 122 22.1 22.1 61.4 Tot 213 38.6 38.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLPT.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 55 10.0 10.0 10.0 Dat 144 26.1 26.1 36.1 Kha 141 25.5 25.5 61.6 Tot 212 38.4 38.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLPT.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 35 6.3 6.3 6.3 Dat 205 37.1 37.1 43.5 Kha 149 27.0 27.0 70.5 Tot 163 29.5 29.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLNN.TH.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 207 37.5 37.5 37.5 Dat 142 25.7 25.7 63.2 Kha 134 24.3 24.3 87.5 Tot 69 12.5 12.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau2.NLNN.TH.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chua dat 110 19.9 19.9 19.9 Dat 147 26.6 26.6 46.6 Kha 175 31.7 31.7 78.3 Tot 120 21.7 21.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau3.MD.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bao gio 42 7.6 7.6 7.6 Hiem khi 97 17.6 17.6 25.2 Thinh thoang 211 38.2 38.2 63.4 Thuong xuyen 176 31.9 31.9 95.3 Rat thuong xuyen 26 4.7 4.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau3.MD.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bao gio 57 10.3 10.3 10.3 Hiem khi 35 6.3 6.3 16.7 Thinh thoang 152 27.5 27.5 44.2 Thuong xuyen 250 45.3 45.3 89.5 Rat thuong xuyen 58 10.5 10.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau3.MD.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bao gio 78 14.1 14.1 14.1 Hiem khi 37 6.7 6.7 20.8 Thinh thoang 103 18.7 18.7 39.5 Thuong xuyen 273 49.5 49.5 88.9 Rat thuong xuyen 61 11.1 11.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau3.HQ.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 82 14.9 14.9 14.9 Yeu 27 4.9 4.9 19.7 Trung binh 186 33.7 33.7 53.4 Kha 200 36.2 36.2 89.7 Tot 57 10.3 10.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau3.HQ.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 59 10.7 10.7 10.7 Yeu 131 23.7 23.7 34.4 Trung binh 178 32.2 32.2 66.7 Kha 166 30.1 30.1 96.7 Tot 18 3.3 3.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau3.HQ.6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 62 11.2 11.2 11.2 Yeu 118 21.4 21.4 32.6 Trung binh 216 39.1 39.1 71.7 Kha 147 26.6 26.6 98.4 Tot 9 1.6 1.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.MD.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bao gio 32 5.8 5.8 5.8 Hiem khi 88 15.9 15.9 21.7 Thinh thoang 184 33.3 33.3 55.1 Thuong xuyen 210 38.0 38.0 93.1 Rat thuong xuyen 38 6.9 6.9 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.MD.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bao gio 124 22.5 22.5 22.5 Hiem khi 88 15.9 15.9 38.4 Thinh thoang 77 13.9 13.9 52.4 Thuong xuyen 220 39.9 39.9 92.2 Rat thuong xuyen 43 7.8 7.8 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.MD.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong bao gio 47 8.5 8.5 8.5 Hiem khi 57 10.3 10.3 18.8 Thinh thoang 77 13.9 13.9 32.8 Thuong xuyen 285 51.6 51.6 84.4 Rat thuong xuyen 86 15.6 15.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.HQ.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 58 10.5 10.5 10.5 Yeu 56 10.1 10.1 20.7 Trung binh 162 29.3 29.3 50.0 Kha 211 38.2 38.2 88.2 Tot 65 11.8 11.8 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.HQ.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 101 18.3 18.3 18.3 Yeu 72 13.0 13.0 31.3 Trung binh 76 13.8 13.8 45.1 Kha 253 45.8 45.8 90.9 Tot 50 9.1 9.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.HQ.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 74 13.4 13.4 13.4 Yeu 48 8.7 8.7 22.1 Trung binh 132 23.9 23.9 46.0 Kha 228 41.3 41.3 87.3 Tot 70 12.7 12.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau4.HQ.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 50 9.1 9.1 9.1 Yeu 22 4.0 4.0 13.0 Trung binh 264 47.8 47.8 60.9 Kha 153 27.7 27.7 88.6 Tot 63 11.4 11.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Yeu 18 3.3 3.3 3.3 Trung binh 242 43.8 43.8 47.1 Kha 214 38.8 38.8 85.9 Tot 78 14.1 14.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KH.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 15 2.7 2.7 2.7 Yeu 40 7.2 7.2 10.0 Trung binh 301 54.5 54.5 64.5 Kha 122 22.1 22.1 86.6 Tot 74 13.4 13.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KH.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 5 .9 .9 .9 Yeu 57 10.3 10.3 11.2 Trung binh 285 51.6 51.6 62.9 Kha 184 33.3 33.3 96.2 Tot 21 3.8 3.8 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KH.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 35 6.3 6.3 6.3 Yeu 21 3.8 3.8 10.1 Trung binh 331 60.0 60.0 70.1 Kha 151 27.4 27.4 97.5 Tot 14 2.5 2.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KH.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 55 10.0 10.0 10.0 Yeu 21 3.8 3.8 13.8 Trung binh 240 43.5 43.5 57.2 Kha 203 36.8 36.8 94.0 Tot 33 6.0 6.0 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KH.6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 44 8.0 8.0 8.0 Yeu 25 4.5 4.5 12.5 Trung binh 278 50.4 50.4 62.9 Kha 164 29.7 29.7 92.6 Tot 41 7.4 7.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.TC.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 23 4.2 4.2 4.2 Yeu 53 9.6 9.6 13.8 Trung binh 273 49.5 49.5 63.2 Kha 180 32.6 32.6 95.8 Tot 23 4.2 4.2 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.TC.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 7 1.3 1.3 1.3 Yeu 55 10.0 10.0 11.2 Trung binh 292 52.9 52.9 64.1 Kha 168 30.4 30.4 94.6 Tot 30 5.4 5.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.TC.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 71 12.9 12.9 12.9 Yeu 34 6.2 6.2 19.0 Trung binh 310 56.2 56.2 75.2 Kha 118 21.4 21.4 96.6 Tot 19 3.4 3.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.TC.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 30 5.4 5.4 5.4 Yeu 41 7.4 7.4 12.9 Trung binh 322 58.3 58.3 71.2 Kha 127 23.0 23.0 94.2 Tot 32 5.8 5.8 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.TC.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 35 6.3 6.3 6.3 Yeu 48 8.7 8.7 15.0 Trung binh 276 50.0 50.0 65.0 Kha 147 26.6 26.6 91.7 Tot 46 8.3 8.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.MT.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 26 4.7 4.7 4.7 Yeu 41 7.4 7.4 12.1 Trung binh 278 50.4 50.4 62.5 Kha 177 32.1 32.1 94.6 Tot 30 5.4 5.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.MT.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 57 10.3 10.3 10.3 Yeu 38 6.9 6.9 17.2 Trung binh 268 48.6 48.6 65.8 Kha 149 27.0 27.0 92.8 Tot 40 7.2 7.2 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.PT.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 37 6.7 6.7 6.7 Yeu 37 6.7 6.7 13.4 Trung binh 278 50.4 50.4 63.8 Kha 192 34.8 34.8 98.6 Tot 8 1.4 1.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.PT.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 24 4.3 4.3 4.3 Yeu 29 5.3 5.3 9.6 Trung binh 262 47.5 47.5 57.1 Kha 196 35.5 35.5 92.6 Tot 41 7.4 7.4 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.PT.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 29 5.3 5.3 5.3 Yeu 34 6.2 6.2 11.4 Trung binh 251 45.5 45.5 56.9 Kha 213 38.6 38.6 95.5 Tot 25 4.5 4.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.CT.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 2 .4 .4 .4 Yeu 43 7.8 7.8 8.2 Trung binh 329 59.6 59.6 67.8 Kha 140 25.4 25.4 93.1 Tot 38 6.9 6.9 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.CT.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 10 1.8 1.8 1.8 Yeu 42 7.6 7.6 9.4 Trung binh 278 50.4 50.4 59.8 Kha 213 38.6 38.6 98.4 Tot 9 1.6 1.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.GV.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 7 1.3 1.3 1.3 Yeu 38 6.9 6.9 8.2 Trung binh 332 60.1 60.1 68.3 Kha 54 9.8 9.8 78.1 Tot 121 21.9 21.9 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.GV.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 31 5.6 5.6 5.6 Yeu 54 9.8 9.8 15.4 Trung binh 154 27.9 27.9 43.3 Kha 265 48.0 48.0 91.3 Tot 48 8.7 8.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.GV.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 31 5.6 5.6 5.6 Yeu 54 9.8 9.8 15.4 Trung binh 154 27.9 27.9 43.3 Kha 265 48.0 48.0 91.3 Tot 48 8.7 8.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.YC.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 3 .5 .5 .5 Yeu 56 10.1 10.1 10.7 Trung binh 326 59.1 59.1 69.7 Kha 70 12.7 12.7 82.4 Tot 97 17.6 17.6 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.YC.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 28 5.1 5.1 5.1 Yeu 59 10.7 10.7 15.8 Trung binh 279 50.5 50.5 66.3 Kha 165 29.9 29.9 96.2 Tot 21 3.8 3.8 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.YC.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 31 5.6 5.6 5.6 Yeu 64 11.6 11.6 17.2 Trung binh 245 44.4 44.4 61.6 Kha 152 27.5 27.5 89.1 Tot 60 10.9 10.9 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.Hotro.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 29 5.3 5.3 5.3 Yeu 78 14.1 14.1 19.4 Trung binh 256 46.4 46.4 65.8 Kha 142 25.7 25.7 91.5 Tot 47 8.5 8.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.Hotro.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 65 11.8 11.8 11.8 Yeu 41 7.4 7.4 19.2 Trung binh 214 38.8 38.8 58.0 Kha 181 32.8 32.8 90.8 Tot 51 9.2 9.2 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.KTDG.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 38 6.9 6.9 6.9 Yeu 70 12.7 12.7 19.6 Trung binh 254 46.0 46.0 65.6 Kha 144 26.1 26.1 91.7 Tot 46 8.3 8.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.CD.KTDG.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 47 8.5 8.5 8.5 Yeu 39 7.1 7.1 15.6 Trung binh 221 40.0 40.0 55.6 Kha 178 32.2 32.2 87.9 Tot 67 12.1 12.1 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KTDG.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 12 2.2 2.2 2.2 Yeu 58 10.5 10.5 12.7 Trung binh 298 54.0 54.0 66.7 Kha 140 25.4 25.4 92.0 Tot 44 8.0 8.0 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau6.KTDG.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Kem 49 8.9 8.9 8.9 Yeu 66 12.0 12.0 20.8 Trung binh 241 43.7 43.7 64.5 Kha 170 30.8 30.8 95.3 Tot 26 4.7 4.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau7.1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan khong anh huong 3 .5 .5 .5 Anh huong it 48 8.7 8.7 9.2 Binh thuong 191 34.6 34.6 43.8 Anh huong nhieu 240 43.5 43.5 87.3 Anh huong rat nhieu 70 12.7 12.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau7.2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan khong anh huong 2 .4 .4 .4 Anh huong it 16 2.9 2.9 3.3 Binh thuong 237 42.9 42.9 46.2 Anh huong nhieu 174 31.5 31.5 77.7 Anh huong rat nhieu 123 22.3 22.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau7.3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan khong anh huong 1 .2 .2 .2 Anh huong it 38 6.9 6.9 7.1 Binh thuong 230 41.7 41.7 48.7 Anh huong nhieu 155 28.1 28.1 76.8 Anh huong rat nhieu 128 23.2 23.2 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau7.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan khong anh huong 4 .7 .7 .7 Anh huong it 44 8.0 8.0 8.7 Binh thuong 220 39.9 39.9 48.6 Anh huong nhieu 229 41.5 41.5 90.0 Anh huong rat nhieu 55 10.0 10.0 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau7.8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Anh huong it 56 10.1 10.1 10.1 Binh thuong 223 40.4 40.4 50.5 Anh huong nhieu 171 31.0 31.0 81.5 Anh huong rat nhieu 102 18.5 18.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 Cau8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 552 100.0 100.0 100.0 CAPTHIET1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong cap thiet 14 2.5 2.5 2.5 Cap thiet 88 15.9 15.9 18.5 Rat cap thiet 450 81.5 81.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 CAPTHIET2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong cap thiet 2 .4 .4 .4 Cap thiet 100 18.1 18.1 18.5 Rat cap thiet 450 81.5 81.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 CAPTHIET3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong cap thiet 2 .4 .4 .4 Cap thiet 99 17.9 17.9 18.3 Rat cap thiet 451 81.7 81.7 100.0 Total 552 100.0 100.0 CAPTHIET4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cap thiet 94 17.0 17.0 17.0 Rat cap thiet 457 82.8 82.8 99.8 4 1 .2 .2 100.0 Total 552 100.0 100.0 CAPTHIET5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong cap thiet 11 2.0 2.0 2.0 Cap thiet 93 16.8 16.8 18.8 Rat cap thiet 448 81.2 81.2 100.0 Total 552 100.0 100.0 KHATHI1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong kha thi 3 .5 .5 .5 Kha thi 111 20.1 20.1 20.7 Rat kha thi 438 79.3 79.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 KHATHI3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong kha thi 15 2.7 2.7 2.7 Kha thi 87 15.8 15.8 18.5 Rat kha thi 450 81.5 81.5 100.0 Total 552 100.0 100.0 KHATHI4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong kha thi 11 2.0 2.0 2.0 Kha thi 81 14.7 14.7 16.7 Rat kha thi 460 83.3 83.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 KHATHI4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong kha thi 11 2.0 2.0 2.0 Kha thi 81 14.7 14.7 16.7 Rat kha thi 460 83.3 83.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 TUOI Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 22 11 2.0 2.2 2.2 23 11 2.0 2.2 4.5 24 11 2.0 2.2 6.7 25 11 2.0 2.2 8.9 26 4 .7 .8 9.8 27 5 .9 1.0 10.8 28 12 2.2 2.4 13.2 29 7 1.3 1.4 14.6 30 22 4.0 4.5 19.1 31 11 2.0 2.2 21.3 32 12 2.2 2.4 23.8 33 1 .2 .2 24.0 34 13 2.4 2.6 26.6 35 5 .9 1.0 27.6 36 6 1.1 1.2 28.9 37 11 2.0 2.2 31.1 38 15 2.7 3.0 34.1 39 9 1.6 1.8 36.0 40 6 1.1 1.2 37.2 41 8 1.4 1.6 38.8 42 6 1.1 1.2 40.0 43 32 5.8 6.5 46.5 44 33 6.0 6.7 53.3 45 10 1.8 2.0 55.3 46 9 1.6 1.8 57.1 47 34 6.2 6.9 64.0 48 27 4.9 5.5 69.5 49 9 1.6 1.8 71.3 50 9 1.6 1.8 73.2 51 7 1.3 1.4 74.6 52 25 4.5 5.1 79.7 53 9 1.6 1.8 81.5 54 17 3.1 3.5 85.0 55 32 5.8 6.5 91.5 56 19 3.4 3.9 95.3 57 12 2.2 2.4 97.8 58 5 .9 1.0 98.8 59 2 .4 .4 99.2 60 4 .7 .8 100.0 Total 492 89.1 100.0 Missing System 60 10.9 Total 552 100.0 MEAN_LKH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 12 2.2 2.2 2.2 2 6 1.1 1.1 3.3 2 2 .4 .4 3.6 3 28 5.1 5.1 8.7 3 15 2.7 2.7 11.4 3 35 6.3 6.3 17.8 3 148 26.8 26.8 44.6 3 39 7.1 7.1 51.6 3 63 11.4 11.4 63.0 4 93 16.8 16.8 79.9 4 28 5.1 5.1 85.0 4 29 5.3 5.3 90.2 4 18 3.3 3.3 93.5 4 20 3.6 3.6 97.1 4 1 .2 .2 97.3 5 6 1.1 1.1 98.4 5 8 1.4 1.4 99.8 5 1 .2 .2 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_TC Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .2 .2 .2 2 14 2.5 2.5 2.7 2 17 3.1 3.1 5.8 2 11 2.0 2.0 7.8 3 20 3.6 3.6 11.4 3 58 10.5 10.5 21.9 3 167 30.3 30.3 52.2 3 56 10.1 10.1 62.3 3 69 12.5 12.5 74.8 4 81 14.7 14.7 89.5 4 18 3.3 3.3 92.8 4 21 3.8 3.8 96.6 4 6 1.1 1.1 97.6 4 6 1.1 1.1 98.7 5 2 .4 .4 99.1 5 5 .9 .9 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.MT Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 8 1.4 1.4 1.4 2 2 .4 .4 1.8 2 67 12.1 12.1 13.9 3 26 4.7 4.7 18.7 3 194 35.1 35.1 53.8 4 132 23.9 23.9 77.7 4 85 15.4 15.4 93.1 5 35 6.3 6.3 99.5 5 3 .5 .5 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.PT Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 4 .7 .7 .7 1 1 .2 .2 .9 2 4 .7 .7 1.6 2 10 1.8 1.8 3.4 2 37 6.7 6.7 10.1 3 26 4.7 4.7 14.9 3 132 23.9 23.9 38.8 3 147 26.6 26.6 65.4 4 97 17.6 17.6 83.0 4 74 13.4 13.4 96.4 4 19 3.4 3.4 99.8 5 1 .2 .2 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.CT Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 2 .4 .4 .4 2 4 .7 .7 1.1 3 55 10.0 10.0 11.1 3 190 34.4 34.4 45.5 4 214 38.8 38.8 84.2 4 69 12.5 12.5 96.7 5 17 3.1 3.1 99.8 5 1 .2 .2 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.GV Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 3 .5 .5 .5 2 1 .2 .2 .7 2 24 4.3 4.3 5.1 2 18 3.3 3.3 8.3 3 2 .4 .4 8.7 3 10 1.8 1.8 10.5 3 126 22.8 22.8 33.3 3 53 9.6 9.6 42.9 4 124 22.5 22.5 65.4 4 74 13.4 13.4 78.8 4 52 9.4 9.4 88.2 4 26 4.7 4.7 92.9 5 14 2.5 2.5 95.5 5 21 3.8 3.8 99.3 5 4 .7 .7 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.YC Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .2 .2 .2 2 2 .4 .4 .5 2 32 5.8 5.8 6.3 2 33 6.0 6.0 12.3 3 18 3.3 3.3 15.6 3 175 31.7 31.7 47.3 3 120 21.7 21.7 69.0 4 69 12.5 12.5 81.5 4 61 11.1 11.1 92.6 4 19 3.4 3.4 96.0 5 15 2.7 2.7 98.7 5 7 1.3 1.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.CDSVC Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .2 .2 .2 2 41 7.4 7.4 7.6 2 13 2.4 2.4 10.0 3 18 3.3 3.3 13.2 3 122 22.1 22.1 35.3 3 136 24.6 24.6 60.0 4 109 19.7 19.7 79.7 4 65 11.8 11.8 91.5 4 2 .4 .4 91.8 5 12 2.2 2.2 94.0 5 33 6.0 6.0 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.Hotro Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 27 4.9 4.9 4.9 2 2 .4 .4 5.3 2 55 10.0 10.0 15.2 3 46 8.3 8.3 23.6 3 176 31.9 31.9 55.4 4 92 16.7 16.7 72.1 4 105 19.0 19.0 91.1 5 16 2.9 2.9 94.0 5 33 6.0 6.0 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_CD.KTDG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 17 3.1 3.1 3.1 2 2 .4 .4 3.4 2 49 8.9 8.9 12.3 3 58 10.5 10.5 22.8 3 168 30.4 30.4 53.3 4 98 17.8 17.8 71.0 4 108 19.6 19.6 90.6 5 23 4.2 4.2 94.7 5 29 5.3 5.3 100.0 Total 552 100.0 100.0 MEAN_KTDG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 8 1.4 1.4 1.4 2 33 6.0 6.0 7.4 2 3 .5 .5 8.0 2 12 2.2 2.2 10.1 3 16 2.9 2.9 13.0 3 37 6.7 6.7 19.7 3 131 23.7 23.7 43.5 3 68 12.3 12.3 55.8 3 81 14.7 14.7 70.5 4 29 5.3 5.3 75.7 4 106 19.2 19.2 94.9 4 11 2.0 2.0 96.9 4 5 .9 .9 97.8 4 1 .2 .2 98.0 5 1 .2 .2 98.2 5 9 1.6 1.6 99.8 5 1 .2 .2 100.0 Total 552 100.0 100.0 PHỤ LỤC 8A: PHỤ LỤC 8A BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU SPSS - THỬ NGHIỆM GIAI ĐOẠN 1 FREQUENCIES VARIABLES=MaPhieu CD1 CD2 CD3 CD4 CD5 CD6 CD7 CD8 CD9 CD10 CD11 CD12 CD13 CD14 CD15 CD16 CD17 CD18 NCThucte VietDeAn MEANCD MEANTHUCTE /ORDER=ANALYSIS. Frequencies Statistics Ma Phieu CD1 CD2 CD3 CD4 CD5 CD6 CD7 CD8 CD9 CD10 CD11 CD12 CD13 CD14 CD15 CD16 CD17 CD18 NC Thucte VietDeAn MEANCD MEAN THUCTE N Valid 0 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 114 Missing 114 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Frequency Table MaPhieu Frequency Percent Missing System 114 100.0 CD1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 22 19.3 19.3 19.3 4 45 39.5 39.5 58.8 5 47 41.2 41.2 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .9 .9 .9 2 1 .9 .9 1.8 3 16 14.0 14.0 15.8 4 45 39.5 39.5 55.3 5 51 44.7 44.7 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 25 21.9 21.9 22.8 4 32 28.1 28.1 50.9 5 56 49.1 49.1 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 31 27.2 27.2 28.1 4 28 24.6 24.6 52.6 5 54 47.4 47.4 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 21 18.4 18.4 19.3 4 48 42.1 42.1 61.4 5 44 38.6 38.6 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .9 .9 .9 3 28 24.6 24.6 25.4 4 30 26.3 26.3 51.8 5 55 48.2 48.2 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD7 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 25 21.9 21.9 22.8 4 43 37.7 37.7 60.5 5 45 39.5 39.5 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 2 1.8 1.8 1.8 2 3 2.6 2.6 4.4 3 12 10.5 10.5 14.9 4 48 42.1 42.1 57.0 5 49 43.0 43.0 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD9 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 6 5.3 5.3 5.3 3 25 21.9 21.9 27.2 4 27 23.7 23.7 50.9 5 56 49.1 49.1 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD10 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 26 22.8 22.8 23.7 4 39 34.2 34.2 57.9 5 48 42.1 42.1 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD11 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .9 .9 .9 2 3 2.6 2.6 3.5 3 20 17.5 17.5 21.1 4 39 34.2 34.2 55.3 5 51 44.7 44.7 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD12 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 5 4.4 4.4 4.4 3 19 16.7 16.7 21.1 4 40 35.1 35.1 56.1 5 50 43.9 43.9 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD13 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 4 3.5 3.5 3.5 3 19 16.7 16.7 20.2 4 47 41.2 41.2 61.4 5 44 38.6 38.6 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD14 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 29 25.4 25.4 26.3 4 34 29.8 29.8 56.1 5 50 43.9 43.9 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD15 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .9 .9 .9 2 3 2.6 2.6 3.5 3 19 16.7 16.7 20.2 4 40 35.1 35.1 55.3 5 51 44.7 44.7 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD16 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 2 1.8 1.8 1.8 3 30 26.3 26.3 28.1 4 29 25.4 25.4 53.5 5 53 46.5 46.5 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD17 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 1 .9 .9 .9 2 3 2.6 2.6 3.5 3 22 19.3 19.3 22.8 4 31 27.2 27.2 50.0 5 57 50.0 50.0 100.0 Total 114 100.0 100.0 CD18 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 20 17.5 17.5 17.5 4 45 39.5 39.5 57.0 5 49 43.0 43.0 100.0 Total 114 100.0 100.0 NCThucte Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 2 1.8 1.8 1.8 3 29 25.4 25.4 27.2 4 19 16.7 16.7 43.9 5 64 56.1 56.1 100.0 Total 114 100.0 100.0 VietDeAn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 1 .9 .9 .9 3 27 23.7 23.7 24.6 4 28 24.6 24.6 49.1 5 58 50.9 50.9 100.0 Total 114 100.0 100.0 MEANCD Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 4 1 .9 .9 .9 4 1 .9 .9 1.8 4 1 .9 .9 2.6 4 1 .9 .9 3.5 4 4 3.5 3.5 7.0 4 5 4.4 4.4 11.4 4 5 4.4 4.4 15.8 4 9 7.9 7.9 23.7 4 9 7.9 7.9 31.6 4 12 10.5 10.5 42.1 4 5 4.4 4.4 46.5 4 12 10.5 10.5 57.0 4 8 7.0 7.0 64.0 4 11 9.6 9.6 73.7 4 13 11.4 11.4 85.1 4 5 4.4 4.4 89.5 5 5 4.4 4.4 93.9 5 3 2.6 2.6 96.5 5 2 1.8 1.8 98.2 5 2 1.8 1.8 100.0 Total 114 100.0 100.0 MEANTHUCTE Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 1 .9 .9 .9 3 7 6.1 6.1 7.0 4 19 16.7 16.7 23.7 4 31 27.2 27.2 50.9 5 16 14.0 14.0 64.9 5 40 35.1 35.1 100.0 Total 114 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hieu_truong_truong_trung.doc
  • docxTHÔNG TIN TA.docx
  • docTHÔNG TIN TV.doc
  • docxTÓM TẮT TA.docx
  • docTÓM TẮT TV.doc
  • docxTRÍCH YẾU TA.docx
  • docTRÍCH YẾU TV.doc
Tài liệu liên quan