MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bước sang thế kỷ XXI, bức tranh giáo dục ở các quốc gia cũng như toàn cầu đã khác trước rất nhiều. Các hệ thống giáo dục quốc dân đều trở thành các hệ thống lớn, đa dạng và phức tạp: một mặt bám rễ trong môi trường truyền thống, một mặt vận động theo xu thế chung như xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục, thương mại hóa giáo dục. Giáo dục có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết tron
158 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tư duy phát triển của các quốc gia, nó là sự đảm bảo cho tương lai cá nhân, là động lực cho phát triển kinh tế, là thành phần của sự phát triển con người và là chìa khóa để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường [48] .
1.2. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp trồng người, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vây, Đảng ta luôn quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tháng 1 năm 2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Một trong những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại là: “Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[22].
Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những giải pháp quan trọng của Nghị quyết là: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT: Xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, tiến tới CBQL các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”[71].
1.3. Tuy nhiên trong thực tế, khó khăn và thách thức đối với giáo dục còn nhiều: Kinh tế phát triển chưa bền vững. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực dành cho giáo dục còn hạn chế. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc. Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục nước ta hiện nay là vấn đề chất lượng trong đó đội ngũ giáo viên, CBQL các nhà trường đóng vai trò quyết định. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đánh giá: “Giáo dục đào tạo nước ta còn yếu kém bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là chất lượng và hiệu quả” [69]. Chỉ thị 40 - CT /TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng nêu rõ: “Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục” [12]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 tiếp tục chỉ ra rằng: “Quản lý GD&ĐT còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và CBQLGD bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [71].
Chính vì vậy, Chỉ thị 40 - CT /TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: “Các trường sư phạm và trường CBQLGD có vai trò quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD ” [12]; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/ 11/ 2013 cũng nhấn mạnh: “Sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm theo hướng khắc phục tình trạng phân tán, tập trung vào một số cơ sở đào tạo mạnh, chú trọng đầu tư xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm làm đầu tàu. Các trường sư phạm chuyển dần nhiệm vụ sang tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD, không đào tạo đa ngành” [71].
Hiện nay chúng ta đã và đang duy trì, phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD như: Học viện quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục các tỉnh, thành phố hoặc các Khoa Bồi dưỡng tại các trường Đại học. Nhiệm vụ chính của các cơ sở giáo dục này là để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển giáo dục; quy hoạch phát triển GD&ĐT. Để làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBQLGD, GV có chất lượng thì một trong những yếu tố quan trọng đó là quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV các cấp học hằng năm.
1.4. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học tạo cơ sở ban đầu, là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, đào tạo các em thành những công dân tốt cho đất nước. hiệu trưởng trường tiểu học là người thay mặt nhà nước và ngành quản lý trực tiếp mọi hoạt động của nhà trường. Do vậy, vai trò của hiệu trưởng trong trường tiểu học là hết sức quan trọng. Thời gian qua, nhiều khóa bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường tiểu học được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định trong việc cung cấp một số kiến thức, kỹ năng quản lý trường học để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Qua các khóa bồi dưỡng, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đã có những kiến thức, kỹ năng quản lý cơ bản để thực hiện nhiệm vụ của mình đúng quy định. Tuy vậy, hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao khả năng thực thi công vụ của người quản lý trong điều kiện mới. Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng còn chậm được đổi mới, chất lượng chưa cao. Việc bồi dưỡng theo kiểu đồng loạt với một nội dung cho tất cả các học viên; thiếu sự khảo sát trình độ và nhu cầu để tổ chức lớp học phân hóa theo hoàn cảnh, năng lực, nguyện vọng người học đã làm giảm hiệu quả quá trình bồi dưỡng. Người học chưa có được cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của quản lý nhà trường một cách chủ động trong môi trường luôn thay đổi. Kiểm tra, đánh giá người học còn nặng nề và chưa phản ánh đúng chất lượng học tập. Một số nhà quản lý và hoạch định chính sách chưa coi công việc của hiệu trưởng trường tiểu học là một nghề mang tính chuyên nghiệp. Thêm vào đó, thực tiễn chất lượng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở giáo dục ở một số tỉnh, thành còn có những bất cập về các phương diện như: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá bồi dưỡng Điều này dẫn đến mức độ đáp ứng với đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành giáo dục còn hạn chế. Mặc dù nâng cao chất lượng GD&ĐT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục tại địa phương.
Trong các công trình nghiên cứu thuộc quản lý giáo dục thì các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo đã có nhiều còn các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng (đặc biệt là quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng) còn rất hạn chế. Hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng ở bậc thạc sỹ tại một tỉnh hoặc một trường, chưa có công trình nào nghiên cứu ở bậc tiến sỹ, ở nhiều tỉnh, nhiều trường. ... Xuất phát từ thực tế trên tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đáp ứng đúng đắn đòi hỏi thực tiễn khách quan của ngành cũng như góp phần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD; luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động bồi dưỡng phù hợp với quá trình hội nhập trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD ở các tỉnh, thành: Hà Nội, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể điều tra:
+ Cán bộ quản lý các cấp: Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Trường, Khoa Bồi dưỡng CBQLGD.
+ Giảng viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
+ Học viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
- Thời gian đánh giá thực trạng: 3 năm
5. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên đối chiếu với những yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn này thì vẫn còn những hạn chế do các nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do sự chưa phù hợp giữa chương trình, nội dung, lực lượng, đối tượng, phương pháp, thời gian và địa điểm bồi dưỡng cũng như mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng. Nếu đề xuất và áp dụng đồng bộ một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tạo ra sự phù hợp hơn: nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng; kế hoạch hóa nhân tố đầu vào; phát triển đội ngũ và hoàn thiện bộ máy quản lý; phát triển và bổ sung một số nội dung, phương pháp bồi dưỡng; đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị tham gia bồi dưỡng. thì có khả năng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của toàn quốc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
6.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học đang tiến hành ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
6.3. Đề xuất, khảo nghiệm và thực nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Theo quan điểm hệ thống tất cả các tổ chức đều là những hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng. Hệ thống giáo dục bao gồm các thành tố phải tương tác với nhau theo những qui luật, nguyên tắc nhất định.Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng gồm có các thành tố: chương trình, nội dung, phương pháp, người dạy, người học, môi trường Tất cả các thành tố đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các thành tố bị chi phối bởi các yếu tố môi trường, bối cảnh giáo dục hiện nay. Vì vậy, để thay đổi được hiệu quả của công tác quản lý thì phải thay đổi được các thành tố trong hệ thống.[51]
7.1.2. Tiếp cận chức năng quản lý
Các biện pháp quản lý của đề tài được xây dựng theo góc độ chức năng của quản lý: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và đánh giá.
7.1.3. Tiếp cận chuẩn
Chuẩn hiệu trưởng được ban hành với mục đích: (Một) Để hiệu trưởng tự đánh giá và định hướng học tập, tự hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; (Hai) làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại, phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng; (Ba) Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng. Vì vậy, quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học phải hướng đến chuẩn hiệu trưởng. Mô hình nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay được tiếp cận từ chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học. Lấy chuẩn hiệu trưởng làm đích để hướng người học đến chuẩn, sau khi tham gia bồi dưỡng, các học viên đạt được chuẩn theo yêu cầu hiện tại của Ngành. [7]
7.1.4. Tiếp cận CIPO
Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học có thể vận dụng theo mô hình CIPO. Để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cần quan tâm đến việc quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình bồi dưỡng đến quản lý các yếu tố đầu ra, đồng thời phải quan tâm đến tác động của bối cảnh mới, đặc biệt là công cuộc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT của nước ta hiện nay.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động bồi dưỡng, hiệu trưởng, bậc tiểu học, người hiệu trưởng trường tiểu học, quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
Nghiên cứu các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra viết:
Xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở gửi cho nhiều đối tượng đã dự kiến (CBQL, giảng viên, giáo viên và học viên) nhằm thu thập các ý kiến của họ một cách khách quan về thực trạng công tác bồi dưỡng: cơ sở vật chất, tài chính, kết quả dạy và học, quản lý hoạt động bồi dưỡng .
Tác giả xây dựng các mẫu phiếu sau: Mẫu 1: Điều tra về thực trạng hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. Mẫu 2: Điều tra về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
Phương pháp phỏng vấn, trao đổi:
Gặp gỡ phỏng vấn các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, học viên các lớp bồi dưỡng, CBQL nhà trường trong các cuộc họp, trong các khóa tập huấn, hội thảo, các buổi học bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng dài hạn để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến công tác bồi dưỡng, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi.
Phương pháp chuyên gia:
Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học.
Tác giả xây dựng mẫu phiếu số 3: Điều tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
Phương pháp thực nghiệm tác động:
Khảo nghiệm và thực nghiệm tính khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
7.3. Phương pháp thống kê
Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã nêu ở trên nhằm rút ra kết luận khoa học.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Hiệu trưởng trường tiểu học là nhân vật quan trọng nhất của nhà trường. Hiệu trưởng vừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh của nhà trường. Họ không chỉ là nhà giáo dục, mà còn là nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà hoạt động cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển trường tiểu học.
8.2. Ngày nay, vai trò của người hiệu trưởng trường tiểu học có những thay đổi gắn với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội và những yêu cầu phát triển nhà trường. Để điều hành nhà trường hiệu quả, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học cần được liên tục bồi dưỡng những năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới.
8.3. Để bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cần quán triệt các chức năng của công tác quản lý: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá; đồng thời bao quát được các đặc trưng của hoạt động bồi dưỡng: chương trình, người dạy, người học và cơ sở vật chất.
9. Điểm mới của luận án
9.1. Về lý luận
Hệ thống hóa và bổ sung một số cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
9.2. Về thực tiễn
Xác định được những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD như: cơ chế, chính sách, cách thức quản lý cũng như các điều kiện phục vụ bồi dưỡng thông qua việc khảo sát hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng.
Đề xuất một số biện pháp có tính cần thiết và khả thi cao để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ khăng khít với nhau, cần được thực hiện đồng bộ của nhiều chủ thể quản lý gắn với định hướng phát triển giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, góp phần thực hiện đề án “xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQLGD” theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận & khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ
ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Thế kỷ XXI, “thế kỷ của đỉnh cao trí tuệ” kéo theo sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ. Giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việc “học tập suốt đời” (lifelong learning) ở nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới không còn tồn tại chỉ như một khái niệm hay một nguyên tắc đơn thuần trong học tập mà nó đã trở thành một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng một nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời, toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học hành của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Mô hình xã hội học tập mới ra đời nhưng đã tỏ ra là một mô hình hữu hiệu đối với tất cả các quốc gia không phân biệt giàu - nghèo, phát triển hay đang phát triển. Xây dựng một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà trong báo cáo trình UNESCO của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến đó là: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để cùng chung sống với nhau (Learn to know; Learn to do; Learn to be; Learn to live together).
Năm 1968 Ph.Coombs với tác phẩm nổi tiếng “Khủng hoảng giáo dục trên phạm vi toàn thế giới” đã đề cập đến việc giáo dục trong nhà trường không đủ sức đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người. Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, kiến thức học trong nhà trường là quá ít ỏi, chóng lạc hậu. Đến thập kỷ 70, Edgar Faure, năm 1972 đã cho xuất bản cuốn sách “Học tập để tồn tại” đã làm xoay chuyển nhận thức về giáo dục, đặc biệt là giáo dục người lớn và đặt trong khuôn khổ giáo dục suốt đời. Bertrand Schwatz, một chuyên gia giáo dục người Pháp đã chỉ ra: Các chương trình giáo dục và đào tạo đã thay đổi và phát triển không ngừng, người ta không thể đào tạo nên một con người chỉ bằng một chương trình cố định. Con người quên đi rất mau những gì đã học, nếu người ta không được dùng nó trong thực tiễn, kiến thức khi đó sẽ phai mờ dần và trở thành kiến thức chết. Từ sau những năm 50, khoa học kỹ thuật đã bước vào thời kỳ phát triển như vũ bão, kéo theo sự phát triển to lớn về công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế, về văn hóa, giáo dục. Đặc biệt vào những năm cuối của thế kỷ XX, sự biến đổi to lớn của bộ mặt thế giới đến mức có người đã gọi nửa sau của thế kỷ XX là “thế kỷ XX thứ hai”. Kéo theo nó là những thông tin khoa học kỹ thuật cứ 10 năm lại tăng lên gấp đôi, trình độ người tốt nghiệp đại học chỉ sau 7-10 năm đã có nhu cầu bức thiết được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng để đạt chuẩn mới, chuẩn cao hơn để đóng góp, thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn. Như vậy, nhu cầu và nguyện vọng được học tập, được giáo dục là của tất cả mọi người. Bước sang thế kỷ XXI, nhu cầu học suốt đời càng cấp thiết và cấp bách, mọi người cần học để biết, để sống cùng nhau và học để tồn tại như báo cáo của ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của Jaques Delors “Học tập – một kho báu tiềm ẩn”, 1997. Đó cũng chính là ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người trong xã hội.
Một trong những hình thức học tập suốt đời chính là bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong nền giáo dục mỗi quốc gia, đội ngũ hiệu trưởng là những nhân vật quan trọng nhất trong nhà trường, phải được liên tục bồi dưỡng để đáp ứng được với yêu cầu nhà trường hiện tại, đồng thời phải có khả năng thích ứng với những đổi mới của hệ thống giáo dục suốt 40 năm công tác của mỗi người. Đội ngũ hiệu trưởng chính là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xu thế đổi mới giáo dục để chuẩn bị con người cho thế kỷ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của đội ngũ hiệu trưởng. Chính vì vậy, những mối quan tâm của các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục cùng những phương thức tiến hành tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ hiệu trưởng đang trở thành những vấn đề lớn, được đặc biệt chú trọng trong các hệ thống giáo dục tại các nước trên thế giới.
Ở một số nước, các viện đào tạo nhà quản lý giáo dục được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu phát triển chương trình cùng với chỉ dẫn trực tiếp các hoạt động cung cấp đội ngũ lãnh đạo của các trường. Các phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, xác định những yêu cầu về trình độ và đánh giá những ảnh hưởng của người quản lý trường học đang được xem xét, cân nhắc và rà soát. Dưới nhiều góc độ khác nhau, rất nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như:
- Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng mà chủ chốt là phát triển chương trình bồi dưỡng để đáp ứng với sự phát triển của khoa học – công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa [107]
- Chỉ đạo xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp cho hiệu trưởng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhiều thay đổi gắn với điều kiện cụ thể của đất nước [106].
Trong nghiên cứu của trường Đại học cho lãnh đạo và dịch vụ cho trẻ em của Anh đăng trên “School Learship Today” [113] chỉ rõ những ưu tiên trong việc quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường học ở Anh là cần tăng cường kỹ năng xây dựng tổ chức học tập, lãnh đạo việc dạy học và quản lý thay đổi. Mỗi quốc gia đều có hình thức khác nhau trong việc quản lý bồi dưỡng cho hiệu trưởng nhưng hầu hết đều tập trung vào tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý như: ở Thụy Sĩ chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng được xây dựng chú trọng vào kỹ năng: lãnh đạo, giáo dục, phát triển trường học, tổ chức quản lý;
Cộng hòa liên bang Đức chú trọng vào các kỹ năng: sư phạm; kiểm soát; lãnh đạo; tổ chức và tư vấn [105]. Các tác giả Davis S. Darling D, Hammond L., LaPointe M., Mayerson D., (2005) [116] đã nghiên cứu về công tác lãnh đạo trường học, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng, phương pháp bồi dưỡng các vấn đề chính sách và tài chính. Trong đó về chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng, nghiên cứu này chỉ rõ: Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng phải gắn với chuẩn hiệu trưởng.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới rất quan tâm đến việc quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng đảm bảo được chất lượng nghề nghiệp để có thể chèo lái con thuyền nhà trường đi đến thành công. Cần phải chỉ đạo xây dựng và phát triển các nội dung bồi dưỡng, đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng để có thể bồi dưỡng những hiệu trưởng đồng thời là những nhà quản lý, lãnh đạo trường học đáp ứng được vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường, đảm bảo cho nhà trường thành công và phát triển tốt trong điều kiện hiện nay. Trường ĐH Nam Floria xây dựng chương trình bồi dưỡng cho hiệu trưởng, nhà quản lý trường học nhằm mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp cho các nhà quản lý đảm bảo lãnh đạo nhà trường hiệu quả. Đây là một chương trình tích hợp gồm mười một vùng kiến thức kỹ năng theo bốn lĩnh vực lớn: 1. Lãnh đạo chiến lược; 2. Lãnh đạo tổ chức; 3. Lãnh đạo giáo dục; 4. Lãnh đạo chính trị và cộng đồng. Thụy Sỹ tổ chức bồi dưỡng nhà lãnh đạo trường học theo các yêu cầu năng lực: năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân, năng lực giáo dục, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức – quản lý. Gần đây, Bộ GD&ĐT Singapore đã xây dựng mô hình trường học ưu việt (SEM). Từ năm 2000, tất cả các trường sẽ thực hiện việc tự đánh giá sử dụng mô hình trường học ưu việt. Các trường sẽ xem xét một cách đều đặn, hệ thống và toàn diện các qui trình và kết quả của mình đối chiếu với mô hình trường học ưu việt.
Trong khuôn khổ luận án và phạm vi tìm hiểu của tác giả chưa thể đề cập đến được hết các khía cạnh nghiên cứu về vấn đề đào tạo bồi dưỡng hiệu trưởng trường học ở mọi quốc gia nhưng một số phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ CBQL: “Đại đa số cán bộ hoặc bận công việc hoặc xa xôi quá, chưa được huấn luyện. Đối với những cán bộ đó, Đảng phải tìm cách huấn luyện họ hoặc mở lớp ở địa phương hoặc gửi sách vở cho họ nghiên cứu ...” [68]. Lời Bác dạy như kim chỉ nam đối với Ngành Giáo dục suốt những năm qua.
Trong tiến trình đổi mới đất nước, khi xem xét các vấn đề giáo dục, Đảng và Nhà nước đã khẳng định vai trò của đội ngũ CBQLGD trong hệ thống giáo dục đang ngày càng phát triển về mọi mặt. Đảng ta xác định: phải đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD, sử dụng đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năngĐể phát triển GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương "chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa" giáo dục với quan điểm "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", “đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam”. Chủ trương trên đã được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và của Bộ GD&ĐT cũng như của các Bộ, ngành khác. Nội dung các văn bản này đang được hiện thực hóa và có tác dụng tích cực làm thay đổi diện mạo nền giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá những ưu, khuyết điểm của đội ngũ CBQLGD, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD, nhấn mạnh cần chuẩn hóa trường sở, đào tạo và bồi dưỡng CBQLGD. Nghị quyết về giáo dục số 37/2004 của Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 6 đã nhấn mạnh vấn đề thứ 4 là tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục[79]. Ngày 11/01/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" với mục đích tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa.... Đề án chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, triển khai có hệ thống và chuẩn hóa; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp[10].
Tại Đại hội lần thứ X, Đảng khẳng định: “Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng ... dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lí” [21]. Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và CBQL nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. [71]
Với những định hướng về GD&ĐT như trên, rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng CBQLGD nói chung, Hiệu trưởng nói riêng. Tác giả Vũ Ngọc Hải viết về “Đào tạo CBQLGD trong phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế” [34]. Theo tác giả, công tác đào tạo CBQLGD hiện nay phải: Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhằm phát triển hài hoà giáo dục công lập và ngoài công lập; CBQLGD cần có năng lực thực hiện vai trò giám sát bằng luật pháp; ưu tiên đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục; trang bị năng lực độc lập, tính bản lĩnh và trách nhiệm; tăng tính tích cực, chủ động cho cán bộ quản lý để tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng. Tác giả Vương Thanh Hương viết về: “Một số xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [44]. Đội ngũ lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với sự thành bại của các tổ chức nói chung và của nhà trường nói riêng. Bài viết đề cập đến một số xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh mới với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, công nghệ, xã hội và văn hóa. Tác giả Phạm Ngọc Hải viết về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ...ng tiểu học cần có năng lực vượt trội đồng nghiệp về phân tích tình hình, đề ra được kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp quy luật và là điểm tựa tinh thần của tập thể sư phạm. Là người quản lý nhà trường, hiệu trưởng trường tiểu học phải xử lý công việc hàng ngày trôi chảy, đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, chất lượng, hiệu quả, giáo dục không ngừng được cải thiện. Yêu cầu chung đối với người hiệu trưởng trường tiểu học: có tư duy toàn thể và hành động cụ thể. Đây là phương châm ứng xử có tính nguyên tắc của hiệu trưởng trường tiểu học trong mạch sống và làm việc. Cộng đồng yên tâm khi nhà trường có hiệu trưởng với “cái đầu lạnh - trái tim hồng”, băn khoăn khi hiệu trưởng với “cái đầu nóng - trái tim nóng”, hoặc “cái đầu lạnh - trái tim lạnh”, và thực sự lo lắng nếu hiệu trưởng với “cái đầu nóng - trái tim lạnh”. Người hiệu trưởng thực hiện 12 giá trị sau để hoàn thành vai trò Thủ trưởng - Thủ lĩnh:
+ Chỉ đạo công việc: Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả
+ Chỉ đạo quan hệ: Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm
+ Chỉ đạo môi trường: Biết phòng vệ, biết phát triển, biết thi đua hợp tác
+ Tu dưỡng bản thân: Dân chủ lắng nghe, quyết đoán ở các thời điểm Internet và bồi dưỡng tinh hoa người kế nhiệm.
Năm phạm trù “T” của hiệu trưởng để phát huy năng lực lãnh đạo
T1: Có tầm nhìn ; T2: Thu hút được đồng sự, thuộc cấp học trò, nhân dân, cộng đồng vào mục tiêu phát triển nhà trường ; T3: Biết tản quyền, phân cấp hợp lý, không ồm đồm bao biện ; T4: Có khả năng trực cảm, mẫn cảm với hoàn cảnh, môi trường để ứng biến đúng đắn ; T5: Tự đánh giá đúng đắn về bản thân, về nhà trường do mình phụ trách. [2]
Trong xu thế mới, vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học thay đổi một cách căn bản như sau: Chuyển từ quản lý ổn định và trật tự sang đổi mới và phát triển; phải biết tạo sự đồng thuận trong đội ngũ; sắn sàng hướng dẫn, tư vấn, hộ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, người hiệu trưởng trường tiểu học phải biết quản lý các vấn đề tài chính như doanh nhân. Đặc biệt, người hiệu trưởng phải biết minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tài chính, tổ chức, nhân sự .Tất cả những thay đổi trên đòi hỏi hiệu trưởng trường tiểu học phải được chuẩn bị chu đáo và thường xuyên về chuyên môn – nghiệp vụ quản lý chủ yếu thông qua đào tạo – bồi dưỡng.
* Mô hình nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học:
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, mô hình nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học thời kỳ mới đã được nghiên cứu, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Bộ GD&ĐT đã ban hành chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học như một thước đo về yêu cầu nhân cách của người hiệu trưởng. Đó là 4 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí. Trong đó, tiêu chuẩn 1 có 5 tiêu chí yêu cầu về: phẩm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; giao tiếp và ứng xử; học tập, bồi dưỡng. Tiêu chuẩn 2 có 2 tiêu chí yêu cầu về: Trình độ chuyên môn; Nghiệp vụ sư phạm. Tiêu chuẩn 3 có 9 tiêu chí yêu cầu về: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý học sinh; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành chính và hệ thống thông tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và địa phương. [82]
1.4. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
1.4.1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
Trong trường tiểu học, người hiệu trưởng trước hết phải là giáo viên tiểu học. Họ là những người lao động đặc biệt, làm một nghề đặc biệt: nghề dạy học - dạy người. Đây là nghề đòi hỏi có văn hóa lao động rất cao, trong đó hạt nhân cốt lõi là trí tuệ và tâm hồn. Đối với hiệu trưởng trường tiểu học, trước hết họ phải làm tốt những yêu cầu đã đề ra với người thầy (Vì thực chất họ là người thầy), bên cạnh đó họ còn phải đảm đương trách nhiệm của mình theo cương vị công tác là người đứng đầu đơn vị (Thủ trưởng); Họ cần xứng đáng là người liên kết được các nhân cách khác nhau bao gồm mọi thành viên trong đơn vị với vai trò là “Thủ lĩnh”. Chỉ khi trong con người hiệu trưởng hội tụ đủ hai điều kiện: Thủ trưởng + Thủ lĩnh thì thực sự lãnh đạo của họ mới đạt hiệu quả cao nhất.
Trong bối cảnh tăng cường phân cấp quản lý và hội nhập quốc tế, vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động, chấp hành các quy định từ trên xuống: Sở giáo dục, Phòng giáo dục, UBND các cấp (hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp) sang quản lý một tổ chức giáo dục có tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các hiệu trưởng trường tiểu học phải năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GD&ĐT.
Trong giai đoạn vừa qua, hầu hết đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đều đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD. Trên thực tế, các hoạt động bồi dưỡng này đã có tác động tích cực, nâng cao trình độ quản lý cho các hiệu trưởng trường tiểu học để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, hướng tới mở rộng cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quản quản lý Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục cần có cách tiếp cận mới để phát triển năng lực quản lý nhà trường của mỗi Hiệu trưởng trường Tiểu học.
1.4.2. Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
Hoạt động bồi dưỡng là một dạng đặc biệt của quá trình dạy học, vì vậy các thành tố của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học gồm có: mục tiêu, chương trình, nội dung, tài liệu; phương pháp và hình thức bồi dưỡng; địa điểm và thời gian bồi dưỡng; người dạy và người học.
1.4.2.1. Mục tiêu, chương trình, nội dung và tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học:
* Mục tiêu:
Mục tiêu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cần được xây dựng theo chuẩn chức danh. Chú trọng các mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt về việc hình thành nhân cách, năng lực người học khi tốt nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội và yêu cầu của các nhà trường, khả năng thích ứng với môi trường và phát huy những kiến thức đã học, hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nhà trường.
* Chương trình & nội dung:
Theo Luật giáo dục: Chương trình giáo dục phải đảm bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn . là cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. [80]
Các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD hiện đang sử dụng các chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng cơ bản – 360 tiết (có tính đào tạo) theo quyết định 382 của Bộ GD&ĐT, được xây dựng một cách hệ thống bao gồm các học phần về lý luận chính trị, lý luận về khoa học quản lý, nghiệp vụ quản lý (quản lý nhân sự, quản lý hoạt động dạy và học, quản lý cơ sở vật chất, ), kỹ năng quản lý. Ngoài ra; các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD còn bổ sung thêm một số nội dung bồi dưỡng có tính cập nhật và nâng cao, được biên soạn dưới dạng các chuyên đề và có tính độc lập tương đối trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học là:
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường: Xây dựng chiến lược trở thành một yêu cầu sống còn của giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng. Hiệu trưởng trường tiểu học đứng trước yêu cầu phải có kiến thức và kĩ năng cần thiết để xác định tầm nhìn, nhận dạng sứ mệnh, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ (Quản lý nguồn nhân lực): Hiệu trưởng trường tiểu học cần thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra trong việc bố trí công việc, phân công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ. Quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ, sử dụng hợp lí đội ngũ và nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ phát triển.
- Quản lý tài chính: Vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính là đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đồng tiền. Gánh nặng thực hiện các chính sách tài chính, cải cách tài chính trong giáo dục đang đè lên vai các hiệu trưởng trường tiểu học. Họ phải đương đầu với một loạt các vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính, đó là: tiền bán trú, các khoản tài trợ, các đóng góp của phụ huynh, quĩ cựu học sinh
- Bồi dưỡng một số kĩ năng: nghiên cứu khoa học; quản lý và lãnh đạo sự thay đổi; định dạng văn hóa và xây dựng thương hiệu nhà trường; phong cách lãnh đạo 360o; giải quyết xung đột.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.
- Bồi dưỡng cập nhật và hướng dẫn thực hiện các văn bản ban hành hằng năm của các cấp, Ngành.
* Tài liệu bồi dưỡng: được biên soạn căn cứ vào đặc điểm của người học và các đặc thù khác nhau của công tác quản lý nhà trường (quản lý, thói quen, điều kiện...); tăng cường những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước trong GD&ĐT, về quản lý nhà trường; cập nhật các kiến thức kỹ năng quản lý mới cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đương chức cũng như kế cận để giúp cho công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại ở các địa phương.
1.4.2.2. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học:
* Phương pháp: Luật giáo dục qui định: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [80]. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 nêu rõ: Phương pháp dạy và học sẽ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm "giảng ít, học nhiều". Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục[71].
Đối với các lớp Bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, các phương pháp phải phù hợp với nhu cầu của các học viên là người lớn và cho phép người hiệu trưởng trường tiểu học áp dụng nội dung chương trình vào những tình huống thực tế và tìm kiếm những giải pháp xử lý tình huống và vấn đề phát sinh trong thực tế. Vì vậy, cần phải sáng tạo và tái tạo những kinh nghiệm quản lý giáo dục cho những học viên tham gia khóa bồi dưỡng nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý nhà trường. Tăng cường thảo luận, làm việc nhóm để chia sẻ kinh nghiệm – những bài học thực tế mà không nguồn tài liệu nào có đủ. Xét về bản chất, phương pháp bồi dưỡng nói lên cách thức quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình giảng dạy – bồi dưỡng. Người quản lý phải hiểu rằng “Phương pháp là hình thức vận động của nội dung”, khi nắm thật vững và hiểu thật sâu sắc nội dung chương trình, nội dung chuyên đề giảng dạy và đối tượng học viên của mình, chắc chắn một giáo viên tốt sẽ có thể có những phương pháp giảng dạy phù hợp và từ đó chất lượng giảng dạy và học được nâng lên. Để việc đổi mới các phương pháp dạy học có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết, cần phải chú trọng những nội dung sau:
- Đổi mới về cách dạy của người dạy cần hướng đến làm thay đổi tính chất hoạt động nhận thức của người học: chuyển từ tái hiện sang sáng tạo.
- Đổi mới cách học của người học, bằng việc tăng cường hoạt động tự học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học (chủ động), nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Tăng cường thực hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tế đời sống; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học.
- Tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc. Trong mỗi tiết học, cần đảm bảo người học được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn. [93].
* Hình thức bồi dưỡng: cần phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của học viên, cần phải tập trung vào các hình thức sau: bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; bồi dưỡng một cách có hệ thống (bồi dưỡng ban đầu) và bồi dưỡng mang tính bổ sung, cập nhật; bồi dưỡng tập trung và không tập trung, có hoặc không có chu kì; bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng từ xa..... Ngoài hình thức bồi dưỡng tập trung tại cơ sở bồi dưỡng hoặc theo hình thức vừa học vừa làm tại địa phương theo lớp một đợt hoặc nhiều đợt cần phải xây dựng hệ thống bồi dưỡng từ xa, qua mạng, trực tuyến.
1.4.2.3. Địa điểm và thời gian bồi dưỡng:
* Địa điểm: Mở lớp bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD theo các chương trình dài hạn hoặc ngắn hạn; các chương trình thuộc dự án. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng trong hè do các cơ sở bồi dưỡng tổ chức tại các địa phương (Phòng GD&ĐT các quận, huyện); Tổ chức bồi dưỡng tại một số trường điểm của các quận, huyện hoặc tại câu lạc bộ cán bộ quản lý các quận, huyện;
* Thời gian: Tổ chức bồi dưỡng vào cuối tuần để tạo điều kiện cho học viên vừa hoàn thành khóa học vừa đảm bảo được công việc tại cơ quan; Tổ chức bồi dưỡng liên tục trong hè (từ tháng 6 đến tháng 8) để không ảnh hưởng đến công việc; Tổ chức bồi dưỡng vào 2 ngày/tuần kéo dài trong năm học để kết hợp vừa học vừa nghiên cứu.
1.4.2.4. Người dạy và người học bồi dưỡng:
* Người dạy (giảng viên): Do đặc thù của hoạt động bồi dưỡng nên người dạy bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cũng rất đa dạng. Ngoài những giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng có trình độ chuyên môn cao (từ Thạc sỹ trở lên), còn có đội ngũ các chuyên gia đến từ các Viện nghiên cứu KHGD, Viện nghiên cứu Khoa học xã hội, Học Viện QLGD, các trường Đại học uy tín Đội ngũ giảng viên còn là lực lượng các nhà giáo được đào tạo bài bản và đã kinh qua công tác quản lý các nhà trường; là nhà quản lý các cơ quan quản lý GD&ĐT (Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ GD-ĐT; Sở GD-ĐT; Phòng GD-ĐT) và các cơ sở GD có bề dày thành tích trong dạy và học.
* Người học (học viên): Người học bồi dưỡng là những người thầy, hơn thế nữa họ còn là những người thầy được chọn lọc trong các người thầy, là đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học đương chức hoặc kế cận (trong đó đội ngũ đương chức là chủ yếu). Họ là những người có trí tuệ trực quan: Học theo phong cách trực quan, học bằng nhìn, học bằng mắt, bằng ngôn ngữ kết hợp với biểu hiện cơ thể hoặc nét mặt của giảng viên mới hiểu được đầy đủ nội dung bài học. Họ là những người có trí tuệ ngôn ngữ: học bằng lời, học thông qua nghe; đối tượng này học tốt thông qua các bài giảng, thảo luận và đàm thoại, qua nghe âm điệu, tốc độ nói của giảng viên và sắc thái tình cảm. Hầu hết họ đi học đều học bằng hành động: học thông qua cử chỉ, hành động và giải quyết bài tập tình huống. Có thể nói, phần lớn học viên học tập tốt nhất khi được tiếp cận với tình huống có yêu cầu ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã thu nạp được và những phương pháp giải quyết vấn đề trong những tình huống thực tế quản lý nhà trường.
1.5. Các mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
1.5.1. Mô hình quản lý CIPO và vận dụng mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
* Mô hình quản lý CIPO
Năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO với triết lý: “Chất lượng đào tạo là một quá trình” để quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục, trong đó có các thành phần: Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Đầu ra (Output/Outcome) và Tác động của bối cảnh (Context). Để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học hướng tới chất lượng thì các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD cần quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình thực hiện đến quản lý các yếu tố đầu ra; đồng thời, cần quan tâm đến tác động của bối cảnh với phạm vi rộng và đa dạng hơn như các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, môi trường phá triển kinh tế xã hội (tiến bộ KHCN, hội nhập quốc tế, đối tác cạnh trạnh, đầu tư cho giáo dục)
Đầu vào (Input)
- Tuyển sinh
- Giáo viên
- Tài chính
- Chương trình BD
- CSVC và TTB dạy học
Quá trình (Process)
- Quá trình dạy – học
- Kiểm tra, đánh giá
Đầu ra (Output/Outcome)
- Người học tốt nghiệp
- Thỏa mãn nhu cầu cá nhân
- Đáp ứng nhu cầu địa phương
Tác động của bối cảnh (Context)
- Chính trị, kinh tế, xã hội
- Chính sách (Luật Giáo dục, )
- Khoa học và công nghệ
- Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh,
Hình 1.1: Mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
Bốn yếu tố này được đánh giá theo 10 tiêu chí sau: (1) Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ hoạt động chủ động; (2) Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức; (3) Phương pháp và kĩ thuật dạy học-học tập tích cực; (4) Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy; (5) Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận, thân thiện với người sử dụng; (6) Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh; (7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục; (8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính cùng tham gia và dân chủ; (9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục; (10) Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (về chính sách đầu tư). Như vậy, mô hình CIPO có tính chất kiểm soát quá trình bồi dưỡng và tất cả các yếu tố tác động từ môi trường kinh tế - xã hội lên quá trình bồi dưỡng để hướng tới chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn các phòng GD&ĐT.
* Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục:
Quản lý quá trình
- Quản lý quá trình bồi dưỡng
Quản lý đầu vào
- QL công tác tuyển sinh
- QL phát triển chương trình BD
- QL các điều kiện phục vụ hoạt động BD (tài chính, CSVC, trang thiết bị và môi trường)
Tác động của bối cảnh đến QL hoạt động BD Hiệu trưởng trường TH
- Thể chế, Chính sách,
- Tiến bộ khoa học và công nghệ
- Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh
- Đầu tư cho đào tạo – bồi dưỡng
Quản lý đầu ra
- Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra
- Quản lý công tác cấp chứng chỉ tốt nghiệp
Quản lý thông tin đầu ra:
- Việc làm
-Triển vọng phát triển
Hình 1.2: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục
1.5.1.1. Quản lý đầu vào
a) Quản lý công tác tuyển sinh bao gồm: Quản lý chính sách tuyển sinh, quá trình tuyển sinh (phân nhóm, xếp lớp theo địa bàn quận/huyện,). Tuyển sinh cho một khóa học bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học là việc đăng kí (đặt hàng) của phòng GD&ĐT các quận/huyện với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD. Thông qua việc tuyển sinh, các cơ sở bồi dưỡng phải nhớ được đặc điểm của đối tượng để việc tổ chức bồi dưỡng có kết quả. Từ đó các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD sẽ phối hợp với các Phòng GD&ĐT để tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu về chương trình bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, số lượng người học, khung thời gian, địa điểm bồi dưỡng và chi phí mà hai bên thỏa thuận.
b) Quản lý phát triển chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. Trong đó, mục tiêu là tầm nhìn, là tuyên bố trạng thái mong đợi của cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD về sản phẩm đào tạo (hiệu trưởng các trường tiểu học sau bồi dưỡng), nó mang tính định tính xuất phát từ ý muốn chủ quan của người xây dựng chương trình. Nội dung bồi dưỡng là toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà người học cần đạt được sau khi học để có thể vận dụng trong thực tiễn quản lý trường tiểu học. Phương pháp bồi dưỡng bao gồm hệ thống phương pháp giảng dạy của GV và hệ thống phương pháp học tập của học viên; trong đó, vai trò của GV như người hướng dẫn, định hướng quá trình học tập cho học viên lựa chọn phương pháp học tập phù hợp để tự tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cần phải thường xuyên cải tiến nội dung, chương trình phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, cập nhật thực tiễn quản lý, để truyền đạt kinh nghiệm cho người học.
Tạo cơ hội cho các Phòng GD&ĐT được tham gia định hướng mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng; các nhà quản lý có kinh nghiệm ở các Phòng GD&ĐT hoặc các trường tiểu học có thể được mời tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra và phát triển chương trình bồi dưỡng. Khi điều chỉnh, bổ sung cần có khảo sát thực tế kết hợp với tham khảo ý kiến của chuyên gia và hiệu trưởng các trường tiểu học có uy tín.
c) Quản lý các điều kiện bảo đảm hoạt động bồi dưỡng bao gồm: Quản lý quá trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng GV dạy bồi dưỡng; Quản lý quá trình xây dựng kinh phí phục vụ BD; mua sắm, xây lắp, bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ hoạt động bồi dưỡng; quản lý môi trường nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
1.5.1.2. Quản lý quá trình bồi dưỡng
Quản lý quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học thực chất là quản lý quá trình dạy và học nghề quản lý- một quá trình kết hợp đan xen liên tục, mềm dẻo, linh hoạt giữa quá trình dạy và học với quá trình đánh giá kết quả dạy và học nhằm bảo đảm sự hoàn thành trọn vẹn từ khâu chuẩn bị ban đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng. Để quản lý quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cần lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành quá trình dạy học theo chương trình bồi dưỡng đã thiết kế đáp ứng yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng. Khi tổ chức quá trình dạy học cần chú ý công tác đánh giá kết quả dạy và học nhằm bảo đảm kết quả được đánh giá theo quá trình. Việc mời các chuyên gia của địa phương tham gia vào quá trình chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của người học rất quan trọng; đặc biệt, mời các Phòng GD&ĐT trực tiếp tham gia vào hội đồng đánh giá kết quả để khẳng định giá trị “đầu ra” bảo đảm đúng chuẩn mà chính địa phương mong muốn.
1.5.1.3. Quản lý đầu ra
a) Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra được đánh giá với tổ hợp về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Việc có các chuyên gia của các địa phương tham gia vào quá trình này có giá trị như công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Bên cạnh đó, cơ sở bồi dưỡng phải theo dõi kết quả đầu ra, phối hợp với các Phòng GD&ĐT có biện pháp giúp đỡ khuếch trương kết quả.
Chuẩn đầu ra là việc cụ thể hóa mục tiêu bồi dưỡng thành các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người học tốt nghiệp xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn địa phương và chuẩn nghiệp vụ. Nói cách khác, chuẩn đầu ra phải thể hiện được kiến thức, kỹ năng, thái độ, và năng lực phát triển cá nhân, nghề nghiệp mà người thiết kế chương trình kỳ vọng người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng. Các yêu cầu này được diễn giải cụ thể và định lượng được; vì vậy, chuẩn đầu ra phải là các tiêu chí cụ thể để học viên, GV và CBQL biết và phấn đấu đạt được.
b) Quản lý công tác cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Cần chú ý mức độ linh hoạt của chứng chỉ để có được văn bằng tương ứng với trình độ đào tạo theo quy định.
c) Quản lý thông tin đầu ra: Thông qua kênh thông tin của các địa phương trong việc bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD nắm bắt được tốt hơn về “sản phẩm” của mình sau bồi dưỡng, từ đó xây dựng kế hoạch cũng như xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng chuẩn hơn, đúng và trúng nhu cầu của người học hơn. Điều đó góp phần lôi cuốn nhiều người học hơn đến với cơ sở bồi dưỡng cũng như nâng cao uy tín của nhà trường. Bên cạnh đó, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học cũng được bồi dưỡng tốt hơn, tăng cao nghiệp vụ quản lý, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương. Ngoài ra, các Phòng GD&ĐT cũng là nguồn cung cấp thông tin phản hồi về năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đã qua bồi dưỡng để nhà trường kịp thời điều chỉnh công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD sẽ nắm bắt được nhu cầu của các địa phương để chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả trong giáo dục.
1.5.1.4. Tác động của bối cảnh đến quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
a) Về thể chế, chính sách: những tác động từ Nghị quyết Trung ương Đảng, luật Giáo dục, Nghị định, Thông tư, là định hướng tạo điều kiện mở đường cho giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới ngày nay.
b) Về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: những tác động của KH&CN được cập nhật, ứng dụng, làm cho quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học đã có sự nâng cấp và phát triển nhanh chóng. Đôi khi, việc tranh thủ thời cơ tốt từ tác động này giúp cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD nắm bắt được một phần xu hướng, nhu cầu để kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình bồi dưỡng.
c) Về hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh: biết tranh thủ cơ hội từ tác động của yếu tố này sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD có điều kiện so sánh, tự xác định vị trí, giá trị, thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà cả khu vực và thế giới; đồng thời, sẽ tạo ra cầu nối để tận dụng triệt để những thời cơ quý giá trong quá trình liên kết, hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, tiếp cận chương trình bồi dưỡng tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD cần quan tâm đến các yếu tố khác như dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho giáo dục để có những định hướng phát triển phù hợp, mặc dù những tác động này có thể mang tầm vĩ mô, nhưng ít nhiều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
1.5.2. Mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo chức năng quản lý
1.5.2.1. Lập kế hoạch tuyển sinh cho hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
Lập kế hoạch trong quản lý giáo dục rất quan trong, vì nó có khả năng ứng phó với những bất định và sự thay đổi. Việc lập kế hoạch cho phép nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu, đặc biệt mục tiêu ưu tiên; cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức; và tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra. Để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả, các cơ sở QLGD phải chú ý lập kế hoạch tốt trong nhiều nội dung: tuyển sinh, thời gian và địa điểm mở lớp, tài chính, nhân sự phục vụ lớp học. Trong phạm vi của luận án, tác giả chú trọng đến khâu lập kế hoạch tuyển sinh cho hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. Vì vậy, để xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho mỗi khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng cần tuân thủ chặt chẽ các bước sau:
Bước một, tổ chức quán triệt về nhận thức cho toàn đơn vị về Nghị quyết đổi mới GD&ĐT của Đảng và các văn bản hướng dẫn đi kèm; từ đó Ban giám hiệu chỉ đạo đội ngũ CBQL xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
Bước hai, Ban giám hiệu nhà trường cần phải chỉ đạo các đơn vị Khoa, Phòng tổ chức điều tra và thống kê nhu cầu đào tạo bồi dưỡng từ các Phòng Giáo dục hoặc các trường học. Với các kết quả thu thập được từ địa phương, các Khoa chuyên môn phối hợp với phòng Đào tạo (phòng Giáo vụ) lập kế hoạch tuyển sinh, tư vấn cho nhà trường đăng kí chỉ tiêu với Sở và duyệt điều kiện mở lớp. Việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh làm tốt, chính xác sẽ giúp cho nhà trường chủ động trong việc mở lớp, đảm bảo hoàn thành kế hoạch hằng năm.
Bước tiếp theo là xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Cần phải có thông tin thông suốt với học viên và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp để thông báo kịp thời kế hoạch triển khai lớp bồi dưỡng; Ban Giám hiệu cần phải chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. Đặc biệt phải có đội ngũ giám sát và thông tin kịp thời về việc tuyển sinh của hoạt động bồi dưỡng cho Ban Giám hiệu để điều chỉnh cũng như rút kinh nghiệm.
1.5.2.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
* Quản lý bộ máy tham gia hoạt động bồi dưỡng
Để tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, trước hết mỗi cơ sở bồi dưỡng CBQLGD cần xây dựng bộ máy thực hiện như sau:
- Thiết lập một cơ cấu tổ chức với các bộ phận cơ bản (phân công trong Ban giám hiệu; Các phòng phục vụ: phòng Giáo vụ (Đào tạo), phòng TCHC, phòng Kế toán; Khoa chuyên môn);
- Phân chia quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bộ phận và xác định các mối quan hệ ngang dọc trong cơ cấu tổ chức;
- Chọn lựa CBQL các bộ phận để đáp ứng yêu cầu quản lý: Phải là những người có uy tín chuyên môn, được đào tạo về khoa học QLGD; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, là tấm gương tốt cho GV, NV, HV; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng
- Đội ngũ GV phải đảm bảo đạt chuẩn trình độ đào tạo, vừa có đức vừa có tài. Có năng lực tìm hiểu học viên, năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục, năng lực giao tiếp, năng lực tự học và NCKH
- Đội ngũ chuyên viên, nhân viên phải có tính chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình năng nổ, trách nhiệm với công việc được giao.
Trên cơ sở Luật giáo dục và các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của của các cơ sở bồi dưỡng và Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường đã được ban hành, các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân trong hệ thống. Hệ thống tổ chức của mỗi cơ sở bồi dưỡng CBQLGD phải tạo cho các phòng, khoa chức năng có quyền độc lập, tự chủ nhưng phải xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, tránh chồng chéo nhiệm vụ. Mỗi phòng, khoa chức năng phải quản lý được chất lượng giảng dạy - học tập, chất lượng công tác chuyên môn của CB, GV và NV trong đơn vị mình. Có biện pháp công nghệ hóa hệ thống quản lý lưu trữ trong nhà trường và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy cũng như phục vụ giảng dạy bằng việc ứng dụng CNTT. Các đơn vị trong trường tuỳ theo chức năng phải tham gia vào công tác lập kế hoạch, công tác quản lý - phục vụ học viên, xem xét chương trình bồi dưỡng, tài chính, s...tin
25
58.1
17
39.5
1
2.3
33
68.8
12
25.0
3
6.3
10
Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục
21
48.8
20
46.5
2
4.7
34
70.8
9
18.8
5
10.4
11
Thực hiện dân chủ trong trường
19
44.2
19
44.2
5
11.6
32
66.7
12
25.0
4
8.3
12
Tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình học sinh; giữa nhà trường - địa phương
23
53.5
19
44.2
1
2.3
38
79.2
7
14.6
3
6.3
* Đánh giá về nhận thức kĩ năng quản lý của học viên sau khi thực nghiệm: Xuất phát từ việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học sau thực nghiệm đạt chất lượng cao dẫn đến chất lượng học tập của học viên cũng thay đổi; nhận thức về các kĩ năng quản lý của học viên đã tăng cao đáng kể. Hầu hết học viên lớp học đều nhận xét: “Khóa học thực sự rất bổ ích đối với chúng em. Học xong khóa học chúng em hiểu thêm được rất nhiều và các kĩ năng quản lý, đặc biệt như một số kĩ năng: Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, chất lượng; Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; Năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp với thực tế của nhà trường....Nếu như trước đây, chúng em hầu hết làm việc theo kinh nghiệm hoặc quan sát người đi trước hoặc hỏi lãnh đạo Phòng thì nay chúng em đã tự tin hơn nhiều trong việc quản lý nhà trường. Mỗi quyết định chúng em đưa ra đều được chúng em cân nhắc và hiểu được nó xuất phát từ những lí luận quản lý nào. Chúng em yên tâm và tự tin hơn trước rất nhiều.” Đặc biệt, nội dung bài giảng, phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức bài học đạt chất lượng hơn trước rất nhiều. Với đặc điểm lớp học tổ chức riêng cho một huyện nên học viên xuất phát cùng địa bàn, có nhiều điểm tương đồng nhau trong trình độ, nhận thức, thực tế quản lý; vì vậy trong mỗi buổi học việc giảng dạy lồng ghép kinh nghiệm thực tế thuận lợi hơn rất nhiều cho cả thầy và trò trao đổi. Chính những kinh nghiệm của người đi trước là bài học quí giá cho người đi sau, là những minh họa hết sức sống động cho các bài giảng lí thuyết.
Nhận xét chung: Sau khi tiến hành thực nghiệm biện pháp “Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng” chúng tôi nhận thấy biện pháp quản lý được đề xuất hoàn toàn có hiệu quả cao. Vì vậy biện pháp này có thể áp dụng tiếp tục trong các năm học sau; đặc biệt là với các huyện xa cơ sở bồi dưỡng. Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng của các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD, từ đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà.
Kết luận chương 3
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD ở các tỉnh, thành: Hà Nội, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý sau:
BP1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
BP2: Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng
BP3: Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
BP4: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn
BP5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
BP6: Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng
BP7: Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng
Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục đều có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng trong nhà trường, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, các khái niệm cơ bản sau đã được hệ thống hóa: quản lý, hoạt động bồi dưỡng, hiệu trưởng trường tiểu học, quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học.
1.2. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GVvề thực trạng quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học ở các tỉnh, thành: Hà Nội, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đầy đủ và cao tầm quan trọng và vai trò của quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học.
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD đã áp dụng nhiều biện pháp: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng: kinh phí; đầu tư trang thiết bị, CSVC, đảm bảo an ninh, trật tự, y tế, vệ sinh, môi trường.CBQL và GV đã đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý ở mức độ trung bình.
- Các điều kiện đảm bảo cho quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học rất đa dạng, bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhiều đến quản lý hoạt động bồi dưỡng.
1.3. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý sau:
BP1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
BP2: Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng
BP3: Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
BP4: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn
BP5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
BP6: Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng
BP7: Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng
Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD hiện nay. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Ngành.
2. Khuyến nghị:
2.1. Đối với UBND Tỉnh, Thành phố
- Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng CSVC, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD phát triển mạnh hơn nữa nhằm phục vụ có chất lượng về nhu cầu học tập.
- Đầu tư kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên để thu hút thêm giảng viên giỏi dạy cho các lớp BD CBQL nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT
- Có sự chỉ đạo sát sao tới các Quận, Huyện làm tốt công tác quy hoạch CBQL (hiệu trưởng trường tiểu học). Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm cho địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá những đối tượng đã đi học bồi dưỡng thông qua những hoạt động quản lý tại địa phương.
- “Luật hóa” qui định việc đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trước khi bổ nhiệm. Chỉ những người có chứng chỉ mới được bổ nhiệm, tránh tình trạng bổ nhiệm xong mới đi học như hiện nay.
2.3. Đối với các Trường, Khoa đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
- Liên tục tìm hiểu và cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả đào tạo bồi dưỡng của Ngành, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
- Tăng cường mời đội ngũ giảng viên giảng dạy là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đầu ngành. Cần huy động các chuyên gia giỏi của nhiều trường, các Vụ, Viện và Học viện liên quan để thiết kế biên soạn xây dựng các loại học liệu đảm bảo chất lượng và phù hợp cho những người có khả năng tự học về tài liệu nghiên cứu; băng tiếng; băng hình; phần mềm dạy học...
- Quan tâm đổi mới, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu người học. Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá hết môn học cuối khóa.
- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác bồi dưỡng để tăng chất lượng và hiệu quả
2.4. Cán bộ, giảng viên, chuyên viên phụ trách hoạt động bồi dưỡng
- Thường xuyên học hỏi, tích cực tự học tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực quản lý của mình.
- Chấp hành nghiêm túc những quy định về quản lý hoạt động bồi dưỡng do nhà trường đã đề ra.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Hiền (2013), Yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Quản lý giáo dục số 55 tháng 12, tr25.
Nguyễn Thị Hiền (2014), Định hướng đổi mới hoạt động bồi dưỡng của trường Bồi dưỡng CBGD Hà Nội. Tạp chí Quản lý giáo dục số 60 tháng 5, tr50.
Nguyễn Thị Hiền (2014), Bồi dưỡng CBQL trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Quản lý giáo dục số 64 tháng 9 tr17.
Nguyễn Thị Hiền (2014), Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng CBQL trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Giáo dục số 345, Kì 1 tháng 11, tr4.
Nguyễn Thị Hiền (2015), Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Tạp chí Quản lý giáo dục số 68 tháng 01, tr20.
Nguyễn Thị Hiền (2015), Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Tạp chí Thiết bị giáo dục số 113 tháng 01, tr2.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
Đặng Quốc Bảo (2/2006), “Peter Drucker bàn về quản lý, tự quản lý và suy nghĩ về sự vận dụng vào công việc quản lý nhà trường trong bối cảnh phát triển hiện nay”, Thông tin quản lý giáo dục.
Đặng Quốc Bảo (2013), Năng lực quản lý – lãnh đạo của người hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội.
Đặng Quốc Bảo (2014), Tiếp cận quản lý hiện đại vận dụng vào quản lý nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia“Quản lý các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Nhà xuất bản đại học Vinh.
Ngô Ngọc Báu (1996), “Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học là yêu cầu thiết yếu của ngành GD&ĐT nước ta”, Phát triển giáo dục.
G.Buscheger (1996). Nhập môn xã hội học tổ chức. NXB Thế giới, Hà Nội.
Bộ GD&ĐT, (2011). Đề án phát triển nguồn nhân lực GD.
Bộ GD&ĐT. (2011), Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Bộ GD&ĐT. Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đức Chính (2012), “Phát triển chương trình giáo dục”, Những vấn đề cơ bản về quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT, NXB ĐHQG Hà Nội.
Chính phủ CHXHCNVN (2005), Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010”, Hà Nội.
Chính phủ CHXHCNVN (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Hà Nội.
Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15-06 - 2004 của Ban Bí thư, Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 - 01 - 2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”
Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27 - 08 - 2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ NG và CBQL giáo dục.
Subir Chowdhury (2006), Quản lý trong thế kỷ XXI, NXB Giao thông vận tải.
Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Văn Căn (2007), Quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978 – 2003, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Chính phủ Nước CHXHCNVN. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2011/QĐ-TTg
Chính phủ Nước CHXHCNVN, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Hoàng Văn Dương, (2014), Đổi mới giáo dục và những vấn đề đặt ra đối với CBQL trường THPT, Tạp chí giáo dục số 336, kì 2.
Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Nghị quyết, cương lĩnh, chiến lược...,
Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành theo QĐ số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
Gaston Courtois (1996), Lãnh đạo và quản lý là một nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học của quản lý, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha (đồng chủ biên), 2006. Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. NXB DDHQG Hà Nội, Hà Nội.
Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, Nxb giáo dục Việt Nam
Piter Druker (2005), Những thách thức của QL trong thế kỷ XXI, NXB trẻ
Huỳnh Hồng Giang, (2012), Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Tiền Giang, Tạp chí giáo dục số 295, kì 1.
Harold Koontz, Cyril odonnell, Heinz Weihrich (2004), Những vấn đề cốt yếu của quản lý (Bản tiếng việt), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội .
Nguyễn Hồng Hải, (2011), “QL đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục- bài học từ Canada, Tạp chí khoa học giáo dục số 23
Nguyễn Hồng Hải, (2010), “Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học giáo dục số 57
Phạm Ngọc Hải, (2012), “Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, yếu tố để phát triển nguồn nhân lực, Tạp Chí giáo dục số 295, kì 1.
Vũ Ngọc Hải (2010), “Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trong phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế”, Tạp chí khoa học giáo dục số 57
Nguyễn Xuân Hải (2009), “Sự thay đổi trong lãnh đạo và quản lý nhà trường phổ thông hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí giáo dục, (2) tháng 3.
Nguyễn Kế Hào (2011), Giáo dục tiểu học thời nay, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 71
Trần Minh Hằng, (2011), Phát triển năng lực tự đánh giá trong bồi dưỡng CBQLGD, Tạp chí quản lý giáo dục số 25.
Nguyễn Thị Hạnh (4/2013), “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học ở Việt Nam giai đoạn sau năm 2015 trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 91.
Bùi Minh Hiền (2006 ), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Vũ Ngọc Hoàng (2015), Không có phản biện thì không có phát triển, tạp chí Hồn Việt, số 91.
Nguyễn Tiến Hùng (2011), “Đổi mới căn bản và toàn diện QLGD Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới căn bản và toàn diện Việt Nam” của Viện KHGD VN, 11/2011.
Nguyễn Tiến Hùng (2012), “Nhà trường học tập và lãnh đạo nhà trường học tập”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Người CB QLGD trong xu thế đổi mới và hội nhập” do Học viện QLGD, tháng 7/2012.
Học viện Quản lý giáo dục (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp bồi dưỡng hiệu trưởng và CBQL trường phổ thông”, Hà Nội
Vương Thanh Hương (2012) “Một số xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 76
Học viện Quản lý giáo dục (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp bồi dưỡng hiệu trưởng và CBQL trường phổ thông”, Hà Nội
Phạm Quang Huân (2006), “Vai trò, phẩm chất năng lực của Hiệu trưởng trường phổ thông”, Tài liệu hội thảo khoa học về xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội.
Paul Hersey – Ken Blanc Heard (1995), Quản lý nguồn nhân lực (Sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phan Văn Kha, (2014), Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.
Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội.
Trần Kiểm (2011), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội.
O.V.Kollova (1976), Những cơ sở khoa học của quản lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục VN những thập niên đầu thế kỉ 21, Chiến lược phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lê (1998), Chuyên đề quản lý trường học, Tập 4 - Nghề thầy giáo, NXBGD, Hà Nội.
Trần Thị Bích Liễu (2001) “Vài nét về công tác đào tạo CBQLGD của một số nước trên thế giới”, (Giáo dục), (1).
Trần Thị Bích Liễu (7/2007), “Bàn về chuẩn của cán bộ lãnh đạo giáo dục Việt Nam”, Khoa học giáo dục (22).
Nguyễn Lộc (2002), “Góp phần tìm hiểu về lãnh đạo và quản lý trong giáo dục”, Phát triển giáo dục, (1).
Nguyễn Lộc (2009), Cơ sở lí luận xây dựng chiến lược trong giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Henry Mintzberg (2009), Nghề quản lý, Nxb Thế giới
Gareth Morgan (1989), Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ, Nxb Khoa học và kỹ thuật
John C. Maxwell (2012), 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm, Nhà xuất bản lao động – xã hội
John C. Maxwell (2008), 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo, Công ty sách Alpha.
Đặng Huỳnh Mai (8/2006), “Những định hướng về sự phát triển bền vững của giáo dục tiểu học”, Khoa học giáo dục, (11).
Đặng Huỳnh Mai (1/2007), “Những điểm mới về chỉ đạo giáo dục tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục”, TC giáo dục, (154).
Trần Thị Bạch Mai (2007), “Đào tạo bồi dưỡng hiệu trưởng, kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Báo cáo khoa học thường kỳ, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội.
Lưu Xuân Mới (10/2005), “Đổi mới phương thức kiểm tra – đánh giá dạy học ở các trường CBQL GD&ĐT” Thông tin quản lý giáo dục, (5/39).
Hồ Chí Minh toàn tập, Sửa đổi lối làm việc – phần IV. Vấn đề cán bộ, t269.
Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng Cộng sản VN lần thứ 2 - Khoá VIII.
Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng Cộng sản VN lần thứ 6 - Khoá IX.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám BCHTU Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
Hà Thế Ngữ (2000), Giáo dục học – những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thiện Nhân (2006), Báo cáo tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI.
Phạm Viết Nhụ (2004), Định hướng đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục PT, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ mã số B2003-53-TĐ 12, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo, HN
Tôn Nhân – Viện KHGD: vai trò của người GV trong quá trình dạy học – NCGD 11/96
Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả (Biên soạn từ các nguồn tài liệu nước ngoài) (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/12/2004 về giáo dục, Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật giáo dục (đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 01.7.2010), NXB Hồng Đức.
Qui định về giáo viên và CBQL tiểu học (1994) (Ban hành theo Quyết định số 3856/1994/QĐ-BGD-ĐT ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
Qui định về Chuẩn Hiệu trưởng Tiểu học (2011) (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/ 4 / 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
Robbin Pam & Alvy Harvey B. (2004), Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tâm lí học quản lý dành cho người lãnh đạo. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999
Đặng Xuân Thao (2/2005), ”Đào tạo và bồi dưỡng các loại hình cán bộ quản lý – Một yêu cầu cấp thiết”, Phát triển giáo dục, (2), Tr29-30.
Hoàng Minh Thao, Hà Thế Truyền (2003), Quản lý giáo dục tiểu học theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Ngô Thị Bích Thảo, (2013), Liên kết đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực QLGD ở Học viện quản lý giáo dục, Tạp chí QLGD số 54.
Đức Thành – Hải Yến (2011) Từ điển Tiếng Việt, Nxb văn hóa thông tin.
Tinh hoa quản lý: 25 tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỉ XX (2004), Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
Từ điển Giáo dục học (2001), Nhà xuất bản từ điển bách khoa
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1,2,3,4 (2005), NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học – NXB Đại học sư phạm.
Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam – NXB thế giới.
Lưu Ngọc Trịnh (2002), Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay – NXB Giáo dục, Hà Nội.
Hà Tuyết Vân, (2014), Thực trạng và biện pháp bồi dưỡng phong cách quản lý cho đội ngũ CBQL trường MN, tiểu học, THCS tỉnh Sơn La, Tạp Chí giáo dục số 336, kì 2.
Hồ Văn Vĩnh (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB CTQG Hồ Chí Minh - Hà Nội.
Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì CNH, HĐH. Giáo dục tiểu học, Nxb GD, Hà Nội
Phạm Viết Vượng – Nguyễn Xuân Thức (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại Học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội
Viện nghiên cứu khoa học QLGD (2010), ”Kinh nghiệm bồi dưỡng CBQLGD một số nước”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học về xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQLGD
Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Dương Thị Hoàng Yến, (2013), Phát triển kĩ năng quản lý con người cho CBQLGD, Tạp chí khoa học giáo dục, số 92.
II. Tiếng Anh
Gareth Morgan, Images of Organization, International Educational and Professional Publisher.
Gross M.A (2008), Preparing future leaders: Principals’ perceptions of the Interstate School Leaders Licensure Consortium standards and knowledge indicators, Indiana University of Pennsylvania, USA.
Hunsaker P.L (2001), Training in Management Skills, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey 07458
Huber, Stephan gerhand and ... (2002), Preparing school leaders for the 21th century: aninter national comparison of development programs of 15 countries taylor. Francis publisher, Netherlands.
John C. Maxwell (1998), The 21 irrefutable laws of leadership, Thomas Nelson Publishers.
Mulford B. (2003), School leaders: Changing roles and impact on teaching and school effectivenesse, University of Tasmania
Focusing the Middle School: The Principsal’s role. reader.html.
Learning to Lead, Leading to Learn (2007). Improving School Quality Through Principal Professional Development. www.NCDS.org/Bookstore.htm.
Management vs. Leadership (1996).
National College for Leadership of School and Children’s Services, School leadership Today (2009), Hyperlink
School Principal in New Zealand – 1998 – 2002. Updated 8/2003
The School Leadership Challege (2001).
The School Leadership study developing successfull principals, (2005)
Hyperlink
Vince Crolak (2001). Practical Technology Skills for the School Principal,
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nhận thức về vai trò của hoạt động BD hiệu trưởng trường tiểu học 60
Biểu đồ 2.2. Đánh giá về mức độ phù hợp của hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. 68
Biểu đồ 2.3: Vai trò của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 72
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. 124
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 126
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. 128
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5. Giả thuyết khoa học 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5
7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
8. Những luận điểm bảo vệ 8
9. Điểm mới của luận án 8
10. Cấu trúc luận án 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 10
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 10
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 13
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 18
1.2.1 Quản lý 18
1.2.2 Bồi dưỡng và Hoạt động bồi dưỡng 21
1.2.3 Cán bộ quản lý giáo dục, hiệu trưởng nhà trường 22
1.2.4 Trường tiểu học và người hiệu trưởng trường tiểu học 23
1.2.5 Hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 23
1.3 Đặc trưng đổi mới giáo dục tiểu học và người hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 24
1.3.1 Đặc trưng đổi mới giáo dục và giáo dục tiểu học 24
1.3.2 Vai trò và mô hình nhân cách của người hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 28
1.4. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 30
1.4.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 30
1.4.2 Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 31
1.5 Các mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 35
1.5.1 Mô hình quản lý CIPO và vận dụng mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay 35
1.5.2 Mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo chức năng quản lý 40
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 47
1.6.1. Yếu tố khách quan 47
1.6.2. Các yếu tố chủ quan 48
1.7. Kinh nghiệm của thế giới về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng 50
1.7.1. Kinh nghiệm của một số cường quốc 50
1.7.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực ASEAN 51
Kết luận chương 1 53
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 54
2.1. Giới thiệu về sự khảo sát thực trạng 54
2.1.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD: 54
2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 57
2.2 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 59
2.2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. 59
2.2.2 Thực trạng chương trình, nội dung BD hiệu trưởng trường tiểu học 60
2.2.3 Thực trạng về mức độ phù hợp của hình thức, phương pháp bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 67
2.2.4 Thực trạng mức độ phù hợp của địa điểm và thời gian bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 70
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 72
2.3.1 Thực trạng nhận thức mức độ cần thiết về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 72
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 73
2.4 Thuận lợi và khó khăn của quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 86
2.4.1 Thuận lợi của quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 86
2.4.2 Khó khăn 87
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 90
2.5.1 Yếu tố chủ quan 90
2.5.2 Yếu tố khách quan 91
Kết luận chương 2 93
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 94
3.1 Định hướng giáo dục và phát triển giáo dục tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay 94
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp: 96
3.2.1 Tính đồng bộ 96
3.2.2 Tính thực tiễn 96
3.2.3 Tính kế thừa 97
3.2.4 Tính khả thi 97
3.3 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 98
3.3.1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm 98
3.3.2 Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 100
3.3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia hoạt động bồi dưỡng có tính chuyên nghiệp cao 102
3.3.4 Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu thực tiễn 105
3.3.5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 112
3.3.6 Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 114
3.3.7 Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng 118
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 120
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD trong giai đoạn đổi mới giáo dục 121
3.5.1. Các bước khảo nghiệm 121
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD 122
3.6 Thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học tại các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD thuộc Thành phố Hà Nội. 128
3.6.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm: 129
3.6.2. Giả thuyết thực nghiệm: 129
3.6.3. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm: 129
3.6.4. Chọn mẫu, thời gian và địa bàn thực nghiệm: 129
3.6.5. Tổ chức và chỉ đạo thực nghiệm: 130
3.6.5. Kết quả thực nghiệm: 131
Kết luận chương 3 137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hieu_truong_truong_tieu.doc