BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN BỘI QUỲNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ
CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
----------
NGUYỄN BỘI QUỲNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ
CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng d
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý giáo dục giá trị quốc tế cho học sinh THPT Hà nội trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN THỊ BÍCH TRÀ
PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Bội Quỳnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng
cảm ơn:
PGS.TS Trần Thị Bích Trà và PGS.TS Đặng Quốc Bảo đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy cô, cán bộ Trung tâm Đào tạo
và Bồi dưỡng - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tôi học
tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án.
Các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, cán bộ
quản lý và giáo viên các trường Trung học phổ thông của Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên trường THPT Việt Đức; gia đình; bạn bè;
đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, nhiệt tình ủng hộ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Bội Quỳnh
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
8. Những luận điểm bảo vệ ..................................................................................... 7
9. Đóng góp mới của luận án .................................................................................. 7
10. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ
CHO HỌC SINH THPT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ......................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 9
1.1.1. Giá trị ....................................................................................................... 9
1.1.2. Giáo dục giá trị ...................................................................................... 12
1.1.3. Giáo dục giá trị Quốc tế ......................................................................... 14
1.1.4. Quản lý giáo dục giá trị Quốc tế ............................................................ 16
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 19
1.2.1. Giáo dục ................................................................................................. 19
1.2.2. Giá trị ..................................................................................................... 23
1.2.3. Giá trị Quốc tế ........................................................................................ 25
1.2.4. Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay . 27
1.2.4.1. Giáo dục THPT trong bối cảnh hiện nay ........................................ 27
1.2.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ...................................... 29
iv
1.2.4.3. Quan niệm về Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT trong
bối cảnh hiện nay.......................................................................................... 30
1.2.4.4. Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục giá trị Quốc
tế ................................................................................................................... 30
1.2.4.5. Những bước giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT .............. 36
1.2.5. Quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT ............................ 38
1.2.5.1. Quản lý nhà trường......................................................................... 38
1.2.5.2. Quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT ....................................... 39
1.2.5.3. Quan niệm về Quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT
...................................................................................................................... 40
1.3. Nội dung quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT ............... 41
1.3.1. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch gắn liền mục tiêu giáo dục giá trị Quốc
tế ...................................................................................................................................... 41
1.3.2. Quản lý Nội dung - Chương trình giáo dục giá trị Quốc tế ở trường ... 44
1.3.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên ..................................................... 45
1.3.4. Quản lý hoạt động học trên lớp và tham gia các hoạt động chung trong
và ngoài nhà trường của học sinh ở trường ..................................................... 49
1.3.5. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên .................................................. 50
1.3.6. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giáo dục giá trị
Quốc tế của trường ........................................................................................... 51
1.3.7. Xây dựng môi trường sư phạm trong trường và quản lý sự phối hợp các
nguồn lực đối với giáo dục giá trị Quốc tế ở trường ....................................... 52
1.3.8. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh
trong trường ...................................................................................................... 53
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học
sinh THPT ........................................................................................................... 55
1.4.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................... 55
1.4.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 57
Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 59
v
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ CHO
HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ................................. 61
2.1. Một số nét khái quát về Hà Nội .................................................................. 61
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .................................................. 61
2.1.2. Dân số .................................................................................................. 62
2.1.3. Giáo dục – Văn hóa ............................................................................. 63
2.1.4. Giáo dục bậc Trung học phổ thông ..................................................... 63
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng ...................................................... 67
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 67
2.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 67
2.2.3. Nội dung khảo sát ................................................................................... 67
2.2.4. Công cụ và thời gian khảo sát ................................................................ 68
2.2.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 68
2.3. Thực trạng giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT Hà Nội trong
bối cảnh hiện nay ................................................................................................ 69
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giá trị Quốc tế đối với thầy và trò
nhà trường .......................................................................................................... 69
2.3.2. Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh ở trường .................................... 71
2.3.3. Đánh giá kết quả giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh ........................ 78
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT Hà Nội
trong bối cảnh hiện nay ...................................................................................... 79
2.4.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hướng tới thực hiện
mục tiêu giáo dục giá trị Quốc tế ..................................................................... 79
2.4.2. Quản lý Nội dung – Chương trình giáo dục giá trị Quốc tế .................. 87
2.4.3. Quản lý hoạt động dạy trên lớp của giáo viên và các hình thức tổ chức
giáo dục GTQT cho học sinh ............................................................................ 90
2.4.4. Quản lý hoạt động học trên lớp và tham gia các hoạt động chung trong
và ngoài nhà trường của học sinh .................................................................... 96
2.4.5. Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên ......................................................... 100
2.4.6. Tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế 103
vi
2.4.7. Xây dựng môi trường sư phạm trong trường và sự phối hợp các nguồn
lực đối với giáo dục giá trị Quốc tế ................................................................ 106
2.4.8. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh .. 110
2.4.9. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong công tác quản lý giáo dục
giá trị Quốc tế của nhà trường ....................................................................... 112
2.4.10. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục GTQT cho học sinh
THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay .......................................................... 116
Chương 3:CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ QUỐC TẾ
CHO HỌC SINH THPT HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ............. 120
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp ........................................................ 120
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ............... 120
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ....................................................... 120
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm đa dạng hóa các loại hình giáo dục ................... 121
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa, phát triển ....................................... 121
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống ....................................................... 121
3.1.6. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn Thủ đô Hà Nội
trong bối cảnh hội nhập Quốc tế .................................................................... 122
3.2. Các giải pháp quản lý giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT Hà
Nội trong bối cảnh hiện nay ............................................................................. 122
3.2.1. Giải pháp 1. Thành lập Tiểu ban Giáo dục Quốc tế trong trường nhằm
đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục
giá trị Quốc tế cho học sinh ........................................................................... 122
3.2.2. Giải pháp 2. Tổ chức nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng
của giáo dục giá trị Quốc tế cho Cán bộ Quản lý, giáo viên, học sinh và Cha
mẹ học sinh trong trường ............................................................................... 125
3.2.3. Giải pháp 3. Xác định các chủ đề giáo dục giá trị Quốc tế gắn liền thực
tiễn của Thủ đô thông qua các môn học, các hoạt động giáo dục giá trị Quốc
tế của nhà trường............................................................................................ 130
3.2.4. Giải pháp 4. Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn cho học sinh
........................................................................................................................ 133
vii
3.2.5. Giải pháp 5. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên ..... 136
3.2.6. Giải pháp 6. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực trong
trường tạo nền thuận lợi cho giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh ............. 139
3.2.7. Giải pháp 7. Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng Công nghệ thông tin,
sử dụng hiệu quả trang thiết bị phục vụ giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh
........................................................................................................................ 142
3.2.8. Giải pháp 8. Đổi mới công tác Kiểm tra – Đánh giá giáo dục giá trị
Quốc tế cho học sinh theo hướng tích hợp nhận xét và lồng ghép các hoạt
động dạy học ngoại khóa và chính khóa ........................................................ 144
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .............. 146
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 146
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ........................................................................ 147
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 147
3.3.4. Phương pháp đánh giá khảo nghiệm .................................................... 147
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 147
3.4. Thử nghiệm giải pháp 8 “Đổi mới công tác Kiểm tra – Đánh giá giáo dục
giá trị Quốc tế cho học sinh theo hướng tích hợp nhận xét và lồng ghép các
hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa” .............................................. 152
3.4.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................ 152
3.4.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................ 152
3.4.3. Tổ chức thử nghiệm .............................................................................. 153
3.4.4. Kết quả thử nghiệm............................................................................... 159
Kết luận chương 3 ............................................................................................................... 166
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................... 172
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................ 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 173
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
BGH Ban Giám hiệu
CBQL Cán bộ quản lý
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSVC Cơ sở vật chất
CMHS Cha mẹ học sinh
ĐHQG Đại học Quốc gia
GDCD Giáo dục công dân
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GTQT Giá trị Quốc tế
GV Giáo viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVBM Giáo viên bộ môn
HĐGD Hoạt động Giáo dục
HĐGDNGLL Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp
HT Hiệu trưởng
HS Học sinh
KHCN Khoa học Công nghệ
KHTN Khoa học tự nhiên
KHXH Khoa học xã hội
QLGD Quản lý giáo dục
TBDH Thiết bị dạy học
THPT Trung học phổ thông
THPTQG Trung học phổ thông Quốc gia
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 . Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT ở Hà Nội Học kỳ I năm
học 2016-2017 ........................................................................................................... 64
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của học sinh THPT ở Hà Nội Học kỳ I năm học
2016-2017.................................................................................................................. 65
Bảng 2.3. Giáo dục GTQT cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDCD và
HĐGDNGLL (%) ...................................................................................................... 71
Bảng 2.4. Tìm hiểu về giáo dục GTQT thông qua động cơ học tập môn Giáo dục
công dân và môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh(%) ............... 75
Bảng 2.5. Tìm hiểu về giáo dục GTQT thông qua hứng thú học tập môn Giáo dục
công dân và môn Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh(%) ............... 77
Bảng 2.6. Nhận x t về cách cho điểm và đánh giá đối với môn Giáo dục công dân
và Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp (%) .......................................................... 78
Bảng 2.7. Thực hiện mục tiêu giáo dục GTQT ở trường (%) ................................... 79
Bảng 2.8. Xây dựng kế hoạch giáo dục GTQT ở trường THPT (%) ........................ 81
Bảng 2.9. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục GTQT ở trường (%) ..................... 84
Bảng 2.10. Nội dung – Chương trình giáo dục GTQT ở trường (%) ....................... 87
Bảng 2.11. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên trên lớp (%) ................................. 90
Bảng 2.12. Quản lý những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTQT (%) ......... 91
Bảng 2.13. Quản lý đổi mới phương pháp giáo dục GTQT ở trường (%) ................ 93
Bảng 2.14. Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh đối với môn Giáo dục công
dân và môn Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp (%) ........................................... 96
Bảng 2.15. Quản lý việc tham gia các hoạt động chung trong và ngoài nhà trường
của học sinh ở trường (%) ......................................................................................... 98
Bảng 2.16. Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên.......................................................... 100
Bảng 2.17. Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động Giáo dục GTQT (%) ............. 103
Bảng 2.18. Xây dựng môi trường sư phạm trong trường và sự phối hợp các ........ 106
Bảng 2.19. Quản lý sự phối hợp trong và phạm vi ngoài nhà trường trong ........... 108
hoạt động giáo dục GTQT cho học sinh (%) .......................................................... 108
x
Bảng 2.20. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục GTQT cho học sinh thông qua ... 110
Bảng 2.21. Tổ chức tổng kết kết quả Giáo dục GTQT cho học sinh ...................... 111
Bảng 2.22. Những thuận lợi cơ bản trong công tác quản lý giáo dục GTQT của trường ... 112
Bảng 2.23. Những khó khăn cơ bản trong công tác quản lý giáo dục GTQT của
trường ...................................................................................................................... 114
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
................................................................................................................................. 147
Bảng 3.2. Kết quả xếp loại đạo đức năm học 2015 - 2016 của học sinh trường
THPT Việt Đức – Hà Nội ....................................................................................... 163
Bảng 3.3. Kết quả xếp loại đạo đức năm học 2016 - 2017 của học sinh trường
THPT Việt Đức – Hà Nội ....................................................................................... 163
xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Các giá trị Quốc tế giáo dục cho học sinh THPT ....................... 35
Biểu đồ 2.1: Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục GTQT .................... 70
Biểu đồ 2.2: Động cơ học tập môn GDCD của học sinh(%) .......................... 76
Biểu đồ 2.3: Động cơ học tập môn HĐGDNGLL của học sinh(%) ............... 76
Biểu đồ 2.4: Quản lý những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTQT(%) ..... 92
Biểu đồ 2.5: Quản lý đổi mới phương pháp giáo dục GTQT ở trường(%) .... 94
Biểu đồ 2.6: Quản lý bồi dưỡng cho giáo viên(%) ....................................... 103
Biểu đồ 2.7: Tổng kết Kết quả Giáo dục GTQT cho học sinh hàng năm (%) .....112
Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất .................................. 149
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..................................... 151
Biểu đồ 3.3. So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ........... 151
xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa hai mặt «Biết» và «Hành động» của cá nhân
trong giáo dục .................................................................................................. 22
Sơ đồ 1.2: Các bước giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT ................. 38
Sơ đồ 2.1: Bản đồ Hà Nội .............................................................................. 62
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
đã từng được khẳng định trong các văn kiện của Đảng. Đặc biệt, trong Nghị quyết
số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) khẳng định đây không chỉ là quốc sách
hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn
là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đại
hội khóa XII khẳng định: Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ là quốc sách
hàng đầu; đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ là đầu tư cho
phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị
trường lao động. Con người được phát triển toàn diện là động lực cho sự phát triển
của đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao luôn giữ vai trò quyết định trong sự
nghiệp xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh. Đây là tiêu điểm của sự phát
triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy
người, dạy chữ, dạy nghề”.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa với mục
tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao lại càng đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng
định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển Giáo dục và Đào tạo là
một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH; là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền
vững, đồng thời Đảng ta cũng khẳng định quan điểm chủ đạo trong chính sách đối
ngoại, định hướng hội nhập Quốc tế của nước ta. Hội nhập trong lĩnh vực Văn hóa -
Xã hội phải tập trung vào việc áp dụng và tham gia xây dựng các bộ tiêu chí phục
2
vụ xây dựng nền kinh tế trí thức, con người Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, vận hội mới đang mở ra cho Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mới mà WTO mang lại, tất cả các
ngành, trong đó có giáo dục, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới; nền giáo dục
được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,
dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế; kiến thức, k năng cũng như những giá trị riêng
của người học cũng cần phải được nâng lên ngang tầm với yêu cầu chung của Quốc
tế để có thể hội nhập Quốc tế một cách có hiệu quả.
1.2. C ng với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục
THPT góp phần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước với mục
tiêu giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ
sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về k thuật và
hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển,
tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động,
hướng tới mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện. Do đó,
bên cạnh việc trang bị các kiến thức, k năng, giáo dục các giá trị sống nói chung và
giáo dục các giá trị hướng đến hội nhập Quốc tế nói riêng, giáo dục giá trị Quốc tế
(GTQT) cho học sinh THPT là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp thiết đối với
các trường THPT, giúp hình thành và phát triển hài hòa ở học sinh những giá trị của
dân tộc - thời đại, xây dựng hành trang để học sinh tự tin tham gia hội nhập Quốc tế.
1.3. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu
của thời đại. Giáo dục và Đào tạo là nền tảng của sự phát triển Khoa học – Công
nghệ và sự phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Chính vì vậy Giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT đòi h i sự tác động
đồng bộ của nhiều yếu tố, giúp cho học sinh từ việc nhận thức, trải nghiệm đến khả
năng áp dụng hiệu quả giá trị tiếp thu vào thực ti n cuộc sống. Đồng thời, giáo dục
cũng phải giúp phần giữ gìn bản sắc của mỗi dân tộc trong quá trình hội nhập và
3
phát triển. Do đó, quản lý Giáo dục GTQT ở các trường THPT có một vai trò đặc
biệt, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục GTQT, hướng
tới phát triển toàn diện giáo dục THPT trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.
1.4. Thực hiện những chủ trương, định hướng của Đảng, trong những năm
qua, quản lý Giáo dục GTQT ở các trường THPT của Hà Nội đã đạt được những kết
quả đáng kể, học sinh được giáo dục giá trị thông qua các bài giảng trên lớp kết hợp
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua việc xây dựng môi trường sư
phạm lành mạnh, tích cực trong nhà trường; nội dung – chương trình, phương pháp
giáo dục đã từng bước có sự đổi mới... Tuy nhiên, thực tế cho thấy quản lý Giáo dục
GTQT ở các trường THPT Hà Nội còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được những
yêu cầu thực ti n đặt ra, công tác lập kế hoạch Giáo dục GTQT còn thiếu tính chặt
chẽ, tổ chức bộ máy nhân sự nòng cốt của các trường gặp không ít khó khăn, sự
phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc Giáo dục GTQT
cho học sinh chưa được thường xuyên củng cố và phát triển dẫn đến tình trạng hành
vi và lối sống tiêu cực của một bộ phận học sinh có chiều hướng gia tăng ...
Từ những vấn đề trên cho thấy tăng cường quản lý giáo dục GTQT cho học
sinh THPT Hà Nội đang là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nói chung, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT của
Thủ đô nói riêng đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập Quốc tế của đất nước. Đó cũng chính là lí do tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“ u n gi o d c gi tr u c t cho học sinh rung học ph th ng N i
trong b i c nh hiện nay".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục GTQT cho học sinh
THPT và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội,
luận án đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội
trong bối cảnh hiện nay theo tiếp cận quá trình giáo dục và chức năng quản lý, giúp
học sinh sống và làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở,
4
hướng tới sự phát triển nhân cách của người công dân toàn cầu, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục bậc THPT của Thủ đô Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: giáo dục GTQT ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà
Nội trong bối cảnh hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội đã đạt được những kết
quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo
dục THPT trong thời kỳ hội nhập Quốc tế. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải
pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở các trường THPT của Hà Nội theo tiếp
cận quá trình giáo dục và các chức năng quản lý ph hợp với điều kiện cụ thể của
Thủ đô sẽ giúp học sinh sống và làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập Quốc
tế rộng mở, hướng tới sự phát triển của người công dân toàn cầu, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường THPT của Hà Nội trong bối cảnh hiện
nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu và hệ thống hóa, phát triển lý luận về quản lý giáo dục
GTQT cho học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục GTQT, thực trạng quản lý giáo
dục GTQT cho học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục GTQT cho
học sinh THPT Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội
trong bối cảnh hiện nay theo tiếp cận quá trình giáo dục và các chức năng quản lý.
5.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất và
thử nghiệm giải pháp 8 “Đổi mới công tác Kiểm tra - Đánh giá giáo dục GTQT cho
học sinh theo hướng tích hợp nhận x t và lồng gh p các hoạt động dạy học ngoại
khóa và chính khóa” nhằm chứng minh tính ý nghĩa và tính khả thi của giải pháp.
5
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu quản lý giáo dục GTQT của Hiệu trưởng các trường THPT
của Hà Nội.
6.2. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục THPT của Hà Nội trong giai
đoạn 2015-...h trong nhà trường nói riêng ngày càng được nhiều tác giả tập trung
nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong phạm vi hiểu biết của tác giả, công trình nghiên cứu về
quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT để từ đó đề xuất những giải
pháp quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT còn chưa được quan
tâm. Do đó, theo chúng tôi đề tài “Quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà
Nội trong bối cảnh hiện nay” cần được nghiên cứu vì có ý nghĩa thiết thực, giúp học
sinh nâng cao chất lượng cuộc sống của mình để hòa nhập vào môi trường Quốc tế
rộng lớn một cách hiệu quả.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Gi o d c
20
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động. Trong lao
động và cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, tích lu
kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau và phát
sinh hiện tượng giáo dục.
Lúc đầu giáo dục xuất hiện như là một hiện tượng tự phát, sau đó trở thành
một hoạt động có ý thức. Ngày nay giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ
chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có nội dung, chương trình, kế hoạch và phương
pháp hiện đại thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người.
Vì vậy giáo dục là hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành, phát
triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của
gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy và học c ng các tác động giáo dục khác
đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như một quá trình tác động đến
tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người (Giáo dục đạo đức, giáo dục lao động,
giáo dục lối sống ). Là hiện tượng xã hội đặc biệt, chỉ di n ra trong xã hội loài
người, theo Mark: Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nhưng nó không nhất thành
bất biến, mà là quá trình biến đổi liên tục. T y thuộc vào biến đổi của nền sản xuất
xã hội, vào sự phát triển Khoa học K thuật - Công nghệ và lịch sử, đã hình thành
những nền giáo dục khác nhau.
Giáo dục phục vụ cho sự tái tạo và duy trì, phát triển xã hội, sự bảo tồn, tiếp
tục phát triển những di sản văn hóa, hình thành và duy trì trật tự xã hội phát triển ...
Do đó, trong một ý nghĩa nhất định, mục tiêu của giáo dục tập trung vào những yêu
cầu, đòi h i mà xã hội đặt ra, hướng tới những giá trị xã hội tích cực cần đạt được ở
đối tượng giáo dục người học nhằm nhận thức và cải tạo thế giới một cách tích cực,
khoa học không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai.
Giáo dục là một quá trình hình thành và phát triển nhiều mặt của cá nhân
trong sự tác động qua lại giữa bản thân và môi trường để hình thành và phát triển
nhân cách, mở rộng những khả năng văn hóa, xã hội, những kinh nghiệm sống bản
21
thân ... Để mô tả quá trình này, thuật ngữ giáo dục phải được sử dụng trong một ý
nghĩa rộng.
Giáo dục với ý nghĩa là một quá trình hình thành và phát triển nhiều mặt của
cá nhân:
1.2.1.1. Giáo dục như là sự nhận thức thế giới
Điều đó được thể hiện cụ thể qua mối quan hệ của cá nhân với:
- Thế giới văn hoá: được mô tả trước hết đều gắn với những di sản văn hoá,
những thành quả và sự bảo tồn tượng trưng mang tính lịch sử.
- Thế giới đồ đạc – vật chất: được mô tả trước hết đều gắn với thế giới tự
nhiên bên ngoài và với đồ vật nhân loại đã tạo ra, những sản phẩm xã hội.
- Thế giới xã hội: được mô tả trước hết đều gắn với những quy định xã hội,
những quy tắc giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người và với thể chế chính trị.
- Thế giới chủ thể: được mô tả trước hết đều gắn với cái riêng - bao gồm cả cái
riêng của ”thế giới nội tâm” cũng như cái riêng của ”thế giới thể chất” của cá nhân.
1.2.1.2. Giáo dục với ý nghĩa là một quá trình hình thành và phát triển những khả
năng cơ bản
Qua đó thể hiện khả năng cụ thể của cá nhân:
- Khả năng văn hoá: khả năng tượng trưng biểu tượng ngôn ngữ nhằm lĩnh
hội những tri thức văn hóa đã được tích lu , những di sản văn hoá, đồng thời thông
qua ngôn ngữ để khai thác, giải thích, hiểu và sử dụng chúng.
- Khả năng hiểu về các công cụ – phương tiện: khả năng gắn liền đối tượng
để giải thích một cách khoa học thế giới tự nhiên và vật chất được khám phá cũng
như thế giới đồ vật, sản phẩm, công cụ được tạo nên mang tính k thuật trong
những mối quan hệ nội tại của chúng, đồng thời khả năng sử dụng chúng trong thế
giới tự nhiên và vật chất bên ngoài.
- Khả năng xã hội: khả năng giao tiếp của chủ thể để cảm nhận về thế giới
xã hội bên ngoài, khả năng hợp tác, tham gia vào xã hội cũng như c ng ảnh hưởng
tới thiết chế của cộng đồng.
22
- Khả năng cá nhân: khả năng của cá nhân để phát triển nhân cách mang tính
đặc th bản thân với thể chất, thế giới nội tâm mang n t đặc trưng riêng.
1.2.1.3. Giáo dục - Sự tác động qua lại giữa bản thân và môi trường để hình thành
và phát triển nhân cách
Trong tất cả các mối quan hệ với thế giới, những khả năng cơ bản trên của cá
nhân có thể thể hiện ở hai mặt :
- “Biết”: gồm trí tuệ, đạo đức và tình cảm của cá nhân với thế giới.
- “Hành động”: dựa trên sự lĩnh hội nhận thức cá nhân định hướng và hướng
tới hành động cụ thể.
Trong đó ở phạm vi “Biết”: Khả năng văn hoá, Khả năng hiểu về các công cụ –
phương tiện nổi lên còn đối với phạm vi “Hành động”: Khả năng xã hội, Khả năng cá
nhân được nổi rõ.
Để hiểu khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng thì trong 4 khả năng trên, hai mặt “Biết –
Hành động” đều cần được chú ý (không chỉ dừng lại ở nhận thức mà trên cơ sở nhận thức
hướng tới hành động tác động vào thế giới). Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa hai mặt «Biết» và «Hành động» của cá nhân
trong giáo dục
23
Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội với bản chất là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có giáo dục mà
các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được thừa kế,
bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên. Giáo dục gắn liền
với sự tồn tại, phát triển xã hội. "Sản phẩm" của giáo dục và đào tạo là con người
trong sự tồn tại và phát triển nên chất lượng giáo dục lại càng có tầm quan trọng đặc
biệt và sản phẩm giáo dục mang n t đặc th riêng.
Trong một ý nghĩa nhất định, mục tiêu của giáo dục tập trung vào những yêu
cầu, đòi h i xã hội đặt ra, hướng tới những giá trị xã hội tích cực cần đạt được ở đối
tượng giáo dục - người học - nhằm nhận thức và cải tạo thế giới một cách tích cực,
khoa học không chỉ trong hiện tại mà trong cả tương lai. Như vậy, nội hàm của giáo
dục và theo đó là chất lượng giáo dục gắn với những nội dung xác định luôn là tâm
điểm được quan tâm nghiên cứu.
1.2.2. Giá tr
Luôn gắn liền với cuộc sống con người nên giá trị là một thuật ngữ được sử
dụng rất rộng rãi và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Trong các ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “giá trị” (A. Value), bắt nguồn từ
valere của tiếng La-tinh có nghĩa là kh e mạnh, tốt, đáng giá, ban đầu được d ng để
chỉ một thứ gì đó đáng giá, trước hết là theo nghĩa giá trị trao đổi của kinh tế học mà
nhà kinh tế học chính trị Adam Smith đã nói đến trong tác phẩm nổi tiếng của mình
nhan đề: Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia [98] xuất bản
năm 1776. Theo Đại bách khoa toàn thư Xô-viết, giá trị là thuật ngữ được sử dụng
rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học để chỉ ý nghĩa con người, xã hội và
văn hoá của những hiện tượng thực tế nhất định [96]. Theo đó, J.H.Fichter nhận
định: ”Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân và
xã hội đều có một giá trị“; Chzel định nghĩa giá trị là “những tiêu chuẩn về cái có
thể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động”.
24
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: ”Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có
ích của các đối tượng với các chủ thể” [32]. Các tác giả Nguy n Thị M Lộc và
Đinh Thị Kim Thoa [52] cho rằng: giá trị theo nghĩa chung nhất có thể hiểu là cái
đã làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được
mọi người thừa nhận.
Bên cạnh đó, một số tác giả quan niệm giá trị mang tính hướng đích mong
muốn trong hoạt động con người, ví dụ như Cyde Kluckhohn (1951) cho rằng “Giá
trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một
nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của
hành động” [27; trang 156] hay F.Chzel định nghĩa giá trị là “những tiêu chuẩn về
cái có thể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động”, còn
theo Đoàn Văn Chúc “Giá trị là cái ao ước trong đời sống của một cộng đồng xã
hội, một nhóm hay một cá nhân” [79; trang117]. Cũng theo hướng này, Phạm Minh
Hạc và các cộng sự định nghĩa “Giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động” [33;
trang 106].
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu giá trị là cái được con người (cá nhân,
nhóm, cộng đồng xã hội) nhận thức là có ý nghĩa, hữu ích đối với cuộc sống. Như vậy:
- Giá trị là trạng thái tư tưởng tồn tại bên trong chủ thể cá nhân; là hình ảnh
tinh thần có tác dụng định hướng, kích thích, thúc đẩy con người tu dưỡng phấn
đấu, hành động.
- Giá trị mang tính chủ thể rõ nét: Khách thể chỉ trở thành đối tượng với tư
cách là giá trị đối với con người khi con người nhận thức được ý nghĩa của chúng,
thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối tượng. Một vật chỉ được coi là có giá trị khi
chủ thể nhận thức được ý nghĩa của nó.
- Giá trị bao giờ cũng là kết quả của sự so sánh và đánh giá. Giá trị được hình
thành trong nhận thức của con người thông qua việc cá nhân so sánh các sự vật hiện
tượng từ góc nhìn của bản thân, đánh giá theo tiêu chí do cá nhân đặt ra gắn liền
mức độ quan trọng, cần thiết, mức độ hữu ích đối với cuộc sống của mình, để từ
25
đó mỗi hiện tượng sự vật sẽ nhận được một giá trị do con người gán cho. Sự đánh
giá trên cơ sở so sánh như vậy mang lại cho giá trị tính tương đối.
- Giá trị mang tính ổn định tương đối. Cùng với thời gian và những thay đồi
về nhận thức, có những giá trị trước đây tiếp tục được duy trì, phát triển; có những
giá trị mới xuất hiện đồng thời có giá trị lại trở nên lạc hậu, k m ý nghĩa và bị mất
dần đi ý nghĩa giá trị lúc ban đầu.
- Giá trị có thể là vật chất hay tinh thần; có thể là giá trị riêng đối với cá nhân
hay giá trị chung với nhóm, với xã hội .
1.2.3. Giá tr Qu c t
1.2.3.1. Giá trị đạo đức
Theo tác giả Mai Xuân Hợi, giá trị đạo đức “là những cái được con người lựa
chọn và đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được
lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương” [41]. Theo hướng gắn với hoạt động
thực ti n của con người, định hướng cho hành động của con người, Ngô Toàn [82]
cho rằng giá trị đạo đức là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những
quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người. Cũng theo hướng
này, giá trị đạo đức theo tác giả Phạm Văn Nhuận, được biểu hiện tập trung trong hệ
thống phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cơ bản d ng để điều chỉnh thái độ, hành vi
của con người mang ý nghĩa xã hội của nó [63].
Như vậy, giá trị đạo đức là một khái niệm rộng thuộc phạm tr tinh thần của
con người. Giá trị đạo đức gắn liền với các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc đạo
đức được chủ thể nhận thức là có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội.
1.2.3.2. Giá trị sống
Khi đề cập giá trị sống là muốn nói đến những điều chúng ta cho là quý giá,
là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi cá nhân. Đó là những giá trị
thiết thực cho cuộc sống của từng cá nhân giúp người ta sống và làm việc hiệu quả
hơn. Giá trị sống cũng được hình thành, biến đổi, duy trì theo những quy luật xã hội
như các giá trị nói chung.
26
- Giá trị sống hướng vào những giá trị tinh thần (không đề cập giá trị về tiền,
của cải ...).
- Giá trị sống là động lực giúp con người nỗ lực phấn đấu hướng tới, bởi
từng giá trị cụ thể trong đó kết hợp hài hòa với nhau giúp cho cuộc sống cá nhân trở
nên tốt đẹp hơn, làm cho cuộc sống trở nên hữu ích hơn trong việc đóng góp cái
riêng của cá nhân vào việc cải thiện cuộc sống chung của xã hội.
1.2.3.3. Giá trị Quốc tế và quan hệ giữa giá trị đạo đức - giá trị sống - giá trị Quốc tế
Giá trị Quốc tế có thể được hiểu là những điều chúng ta cho là quý giá, quan
trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi cá nhân trong phạm vi toàn cầu. Đó là
những giá trị thiết thực cho cuộc sống giúp cá nhân học sinh sống và làm việc hiệu
quả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở. Do đó, giá trị Quốc tế:
- Là những giá trị mang tính toàn cầu, hướng tới sự phát triển của cá nhân
trong một tầm cao mới của người công dân toàn cầu.
- Là động lực giúp con người nỗ lực phấn đấu để đạt được sự phát triển hài
hòa của cá nhân trong sự hội nhập Quốc tế, đáp ứng được những đồi h i đặt ra trong
phạm vi môi trường Quốc tế rộng mở.
- Thể hiện sự thống nhất, kết hợp hài hòa với giá trị mang bản sắc dân tộc
của từng quốc gia để giúp cho cuộc sống cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, làm cho cuộc
sống trở nên hữu ích hơn trong việc đóng góp cái riêng của cá nhân vào cuộc sống
chung tốt đẹp của xã hội con người .
Qua những phân tích trên có thể thấy giữa giá trị đạo đức, giá trị sống và giá
trị Quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều thuộc phạm tr tinh thần, được
nhận thức là có ý nghĩa tích cực đối với chủ thể và là động lực giúp con người nỗ lực
phấn đấu. Tuy nhiên, giá trị đạo đức là khái niệm rộng, giá trị sống và tiếp đó là GTQT
có mục đích và nội hàm ngày càng được cụ thể theo phạm vi xác định. Cụ thể:
- Giá trị đạo đức: điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người nói chung.
Nội hàm: phạm vi rộng mở với các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc đạo
đức được nhận thức là có ý nghĩa tích cực đối với chủ thể trong đời sống xã hội.
- Giá trị sống: giúp người ta sống và làm việc hiệu quả hơn.
27
Nội hàm: những giá trị thiết thực cho cuộc sống của từng cá nhân.
- Giá trị Quốc tế: thể hiện xu hướng tiến bộ của nhân loại, có ý nghĩa đối với
cuộc sống của mỗi cá nhân trong phạm vi toàn cầu
Nội hàm: những giá trị thiết thực cho cuộc sống của từng cá nhân giúp người
ta sống và làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở.
1.2.4. Gi o d c gi tr u c t cho học sinh P trong b i c nh hiện nay
Xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng Khoa học Công nghệ phát triển như
vũ bão hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nguồn nhân lực
có chất lượng cao, theo đó giáo dục GTQT trong nhà trường lại càng đóng một vai
trò đặc biệt quan trọng, tạo nên sự phát triển hài hòa của cá nhân trong sự hội nhập
Quốc tế một cách hiệu quả.
1.2.4.1. Giáo dục THPT trong bối cảnh hiện nay
Bối cảnh của nước ta hiện nay - Bối cảnh hội nhập Quốc tế đã và đang đặt ra
nhiều cơ hội đồng thời những thách thức đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Do đó, giáo dục cho học sinh THPT những giá trị chung hướng tới hội nhập Quốc
tế là đặc biệt cần thiết, góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng cuộc sống cá
nhân, từ đó hòa nhập vào môi trường Quốc tế rộng lớn một cách hiệu quả.
“Dạy chữ - Dạy người”, đó là hai mặt song hành của hoạt động dạy học di n
ra trong nhà trường với mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho
học sinh. Khi đề cập tới giá trị sống là muốn nói những giá trị thiết thực cho cuộc
sống của từng cá nhân con người giúp người ta sống và làm việc hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, giáo dục đạo đức – giáo dục giá trị sống cho học
sinh THPT đã có những thay đổi căn bản, mở rộng nội hàm với những GTQT.
Trung học phổ thông là bậc học cuối của giáo dục phổ thông, do đó, bên
cạnh mục tiêu chung của giáo dục phổ thông “là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm m và các k năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
28
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc“,
mục tiêu cụ thể của giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những
hiểu biết thông thường về k thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Theo đó, Điều 27, 28 Luật Giáo dục 2005
khẳng định “Giáo dục Trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung
đã học ở Trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung
chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng
nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển
năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh” trên cơ sở “phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; ph hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện k năng vận dụng kiến thức vào thực ti n; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [47].
Ở nước ta, giáo dục ngày càng được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan
tâm đặc biệt. Ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục theo Nghị
quyết của Đảng [15,16,17,18,19,20,21,22,23].
Trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, bên cạnh những thuận lợi, nhiều thách
thức cũng đã và đang được đặt ra đối với giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói
riêng bởi giáo dục THPT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng nghiệp cho
học sinh, chuẩn bị cho việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng
không chỉ yêu cầu trong nước mà mở rộng ra trên trường Quốc tế. Do đó, một mặt
đòi h i giáo dục THPT phải phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi
tầng lớp nhân dân về học tập; mặt khác giáo dục THPT phải đổi mới nhanh chóng,
tiếp cận với các xu thế mới, tận dụng những thành tựu nghiên cứu, những phương
pháp giáo dục hiện đại, không ngừng nâng cao chất lượng để trang bị cho học sinh
những kiến thức, k năng nghề nghiệp, có bản lĩnh vững vàng, thích ứng nhanh và
29
sáng tạo với mọi hoàn cảnh, rèn luyện những phẩm chất và năng lực đáp ứng những
đòi h i mang tính hội nhập trên quy mô toàn cầu.
Ở nhà trường, giáo dục GTQT được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động
giáo dục của nhà trường, thể hiện qua tất cả các môn học chính khóa cũng như toàn
bộ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh. Điều đó đòi h i tất cả
những lực lượng giáo dục của trường, lãnh đạo trường, giáo viên, cán bộ công nhân
viên của trường đều c ng phối hợp tham gia giáo dục và đánh giá giáo dục GTQT
cho học sinh. Từ đó tạo môi trường thuận lợi và đồng thuận trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục GTQT cho học sinh.
1.2.4.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT còn gọi là tuổi Thanh niên. Đây là giai đoạn phát
triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Ở bậc THPT,
tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 18 tuổi. Ở độ tuổi này, tâm sinh lý học sinh có
những thay đổi rõ rệt. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào
nhịp và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng tr ng hợp với các thời kỳ
trưởng thành về mặt xã hội của học sinh.
Ở độ tuổi này, hoạt động trí tuệ của học sinh được phát triển. Tư duy ngôn
ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh.
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT, tuy
nhiên yêu cầu trong học tập được nâng cao rất nhiều, đòi h i tính tích cực và độc
lập trí tuệ cao của học sinh. Hứng thú học tập của học sinh ở lứa tuổi này gắn liền
với khuynh hướng nghề nghiệp nên đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
Hơn thế nữa thái độ của học sinh đối với việc học tập cũng có những chuyển
biến rõ rệt. Học sinh đã bước đầu trưởng thành với kinh nghiệm đã được tích lũy
ban đầu về cuộc sống, đã ý thức được vị trí đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc
đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập của học sinh được tăng lên mạnh
mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì học sinh đã ý thức rõ ràng những tri
thức, kĩ năng được tiếp thu trong nhà trường là điều kiện cần thiết để tham gia hiệu
quả vào cuộc sống lao động của bản thân sau này. Trong vấn đề tình cảm, học sinh
30
đánh giá và rất coi trọng tình cảm bạn bè. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, trong hành động
đôi khi học sinh còn chưa được suy nghĩ thấu đáo, còn có nhiều hành động bột phát,
theo nhóm. Chính vì vậy trong quản lý giáo dục học sinh, nhà trường cần luôn
hướng tới những hoạt động ph hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
đồng thời luôn có sự theo dõi, chỉ đạo sát sao để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn khi
cần thiết [40].
1.2.4.3. Quan niệm về Giáo dục giá trị Quốc tế cho học sinh THPT trong bối cảnh
hiện nay
Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm đã nêu, có thể hiểu giáo dục GTQT ở
trường THPT là quá trình hình thành và phát triển ở học sinh nhận thức đúng đắn,
sâu sắc về ý nghĩa của các giá trị thiết thực cho cuộc sống cá nhân, giúp cá nhân
sống, học tập và làm việc hiệu quả trong phạm vi toàn cầu. Trên cơ sở đó, học sinh
mong muốn và có khả năng áp dụng một cách hiệu quả các giá trị đó vào thực tiễn
cuộc sống trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, giúp chất lượng cuộc sống của cá nhân
được nâng lên, đóng góp tích cực hơn vào một thế giới chung tươi đẹp.
Từ quan niệm trên cho thấy:
- Thực chất giáo dục GTQT cho học sinh là giáo dục đạo đức, là giáo dục giá
trị sống cho học sinh với nội hàm ý nghĩa giá trị đã được mở rộng trong trong phạm
vi toàn cầu, từ đó giúp học sinh nâng cao chất lượng sống của mình để hòa nhập
vào môi trường giáo dục Quốc tế rộng lớn một cách hiệu quả.
- Giáo dục GTQT cho học sinh THPT có những thuận lợi do tư duy, ngôn
ngữ, những phẩm chất ý chí ... của học sinh phát triển mạnh. Tuy nhiên, ở lứa tuổi
này học sinh d bị kích động, d có hành động bột phát, d bị ảnh hưởng của “tâm
lý đám đông” ... Do đó, xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong phạm vi mỗi
lớp cũng như xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường là đặc biệt
cần thiết để tạo nền cho việc giáo dục GTQT cho học sinh đạt kết quả.
1.2.4.4. Mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục giá trị Quốc tế
* Mục tiêu: Giáo dục GTQT ở trường THPT góp phần giáo dục toàn diện
cho học sinh đáp ứng những đòi h i hội nhập Quốc tế đặt ra, từ đó giúp học sinh
31
sống, học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập Quốc tế rộng mở,
hướng tới sự phát triển của cá nhân trong một tầm cao mới của người công dân toàn
cầu.
* Nội dung: mở rộng, phát triển 12 giá trị phổ cập mang tính cốt lõi nhất, phổ
quát nhất của cuộc sống, mang tính chung toàn cầu Quốc tế do Liên Hợp Quốc đưa
ra vào năm 1995 [119]; tham khảo những giá trị mà Thanh niên thế kỷ 21 cần có
của Klause Schanwab [123] trên cơ sở có sự kết hợp hài hòa với các giá trị bản sắc
dân tộc Việt Nam hướng tới sự phát triển của người công dân toàn cầu, luận án đã
nêu lên 15 GTQT trong nội dung giáo dục GTQT cho học sinh ở trường THPT. Đó
là các giá trị:
1. Hòa bình
Hòa bình không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh, mà trên cả bình diện
an ninh toàn cầu, đặc biệt với “thế giới phẳng” hiện nay, an ninh mạng toàn cầu ...
Hòa bình còn có nghĩa là tĩnh tâm trong mối quan hệ với môi trường xã hội
xung quanh; với sự tĩnh lặng, thư thái của chính nội tâm bản thân để có thể nâng cao
hiểu biết, thân thiện trong các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người, từ đó
sẽ giảm tải xung đột giữa các cá nhân, tổ chức ... tiến tới xây dựng và bảo vệ một
thế giới hòa bình.
2. Tôn trọng
Giá trị tôn trọng hướng tới tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, tôn trọng
các chuẩn mực, luật pháp Quốc tế; tôn trọng sự khác biệt (về văn hóa, tín ngưỡng,
về màu da...) giữa các quốc gia; giữ gìn, phát huy những thành tựu của nhân loại
c ng với những n t đẹp truyền thống dân tộc đã được hình thành. Tôn trọng xuất
phát cần thiết trước hết là tôn trọng bản thân, từ đó mới có cơ sở nền tảng làm tăng
sự tin cậy lẫn nhau. Khi chúng ta tôn trọng chính mình thì cũng sẽ d dàng để tôn
trọng người khác hơn. Mỗi người đều có giá trị và đều có n t riêng của bản thân và
chỉ khi tôn trọng lẫn nhau thì giá trị của các bên mới được thừa nhận và có cơ hội để
xích lại gần nhau.
3. Hợp tác
32
Hợp tác có ý nghĩa rộng mở không chỉ trong phạm vi gia đình, nhóm bạn,
nhóm lớp, công việc mà còn là sự phối hợp hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực,
các tổ chức Quốc tế về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục ... để c ng nhau phát
triển, tiến tới một xã hội văn minh, yên bình. Hợp tác tạo nên sự tương hợp tâm lý,
phối hợp hành động c ng hướng về một mục tiêu chung để đạt mục đích chung, tạo
nên sự phát triển của các thành viên. Hợp tác chỉ thực sự hiệu quả khi các thành
viên nhận thức được ý nghĩa của việc c ng tham gia công việc trên cơ sở có sự tôn
trọng lẫn nhau, có tính tự chịu trách nhiệm cao, có sự hiểu biết, tương trợ lẫn nhau
chân thành.
4. Trách nhiệm
Trách nhiệm là việc cá nhân góp phần của mình vào c ng gánh vác công việc
chung với các thành viên khác trong gia đình, trong học tập, trong lao động, trong
sự phối hợp hành động trong các tổ chức. Bất kỳ một hoạt động nào, khi cá nhân tự
chịu trách nhiệm cao với công việc được phân công sẽ góp phần giảm nhẹ sự giám
sát quá trình không cần thiết bởi tự cá nhân đã ý thức rõ trách nhiệm với kết quả
công việc đang thực hiện. Chính sự tự ý thức trách nhiệm này sẽ tạo cơ sở để cá
nhân tự nỗ lực cố gắng, tích cực tư duy sáng tạo để hoàn thành với chất lượng cao
nhất công việc thực hiện.
Không chỉ trong công việc, mỗi cá nhân trong cuộc sống đều cần có trách
nhiệm với mọi người, với xã hội và đối với chính bản thân mình để nhận ra được
những điều tốt đẹp, từ đó góp phần duy trì, phát triển. Trách nhiệm không chỉ gắn
quyền lợi mà còn đ i h i ở đó sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Trách nhiệm bản
thân có thể tạo ra những thay đổi tích cực ở cá nhân trong cuộc sống.
5. Trung thực
Trung thực là lời nói, hành động đều thống nhất với nhau và phản ánh sự
thật. Trung thực tạo nên sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong tâm hồn của cá nhân.
Trong tổ chức, trung thực giúp biết được thực trạng của tổ chức, biết thực trạng của
tổ chức đang ở đâu và có thể đi đến đâu. Trong cuộc sống, trung thực là một mối
33
dây gắn kết bền chặt , tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân, đồng thời đó
cũng là cơ sở đặc biệt quan trọng để tạo nên một sự minh bạch cần thiết cho sự phát
triển của một xã hội tốt đẹp.
6. Khiêm tốn
Khiêm tốn là sự đánh giá của chính bản thân về những giá trị của chính bản
thân mình. Khiêm tốn giúp cá nhân luôn hướng tới sự cầu thị, lắng nghe, học h i
người khác bởi khiêm tốn giúp cá nhân không bao giờ cho ph p tự khẳng định sự
hoàn hảo của bản thân. Khiêm tốn giúp cá nhân không ngừng tích lũy, trau dồi bản
thân, khẳng định những giá trị bản thân còn hạn chế để tiếp tục nỗ lực vươn lên
cũng như nhận ra khả năng của người khác để học tập.
7. Giản dị
Giản dị giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của những vật chất d nh b nhất trong
cuộc sống đồng thời dạy chúng ta biết tiết kiệm một cách hợp lý, thông minh cũng
như không làm mọi điều trở nên phức tạp. Giản dị giúp cho sự khác biệt ranh giới
giữa con người trở nên thu hẹp lại bởi sự đồng cảm giữa các cá nhân dường như đã
được trải rộng hơn.
8. Khoan dung
Khoan dung giúp chúng ta biết đặt vị trí của mình vào người khác, biết “gạn
đục, khơi trong” để nhìn thấy mặt tốt, mặt tích cực ở người khác cũng như trong các
tình huống giúp chúng ta nhìn nhận sự đa dạng, chấp nhận sự khác biệt giữa các cá
nhân thông qua sự hiểu biết lẫn nhau. Khoan dung giúp cá nhân trở nên cởi mở hơn,
có sự ân cần quan tâm đến người khác. Tuy nhiên khoan dung không có nghĩa là b
qua những mặt tồn tại mà vẫn cần nêu ra và tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết bởi
đó cũng là điều cần thiết để tạo nên một sự phát triển bền vững của cá nhân.
9. Đoàn kết
Đoàn kết là sự hợp sức, hợp lòng giữa các cá nhân trong một nhóm, hay một
tổ chức trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Đoàn kết tạo nên
một bầu không khí tâm lý tích cực, tạo nên sức mạnh để tiến đến mục tiêu cần đạt
được trong tương lai.
10. Yêu thương
34
Tình yêu thương giúp con người xích lại gần nhau để c ng nhau chia sẻ,
vượt qua khó khăn, làm cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Cá nhân cảm nhận
được tình yêu thương rõ rệt nhất thông qua hành động tự giác thực hiện của cá nhân
có tương tác. Tình yêu thương giúp cho con người có sự đồng cảm, sẻ chia, đó cũng
là một gốc quan trọng để tiến tới một xã hội yên bình, không bạo lực, chiến tranh.
11. Tự do
Tự do là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên tự do luôn được đặt ra trong
khuôn khổ luật pháp, những giá trị xã hội mà mỗi người có bổn phận phải tôn trọng
thực hiện. Tự do tinh thần giúp cho cá nhân có những suy nghĩ tích cực, sáng tạo,
không dừng lại để có thể tạo ra những giá trị mới cho bản thân, đóng góp tích cực
cho xã hội.
12. Hạnh phúc
Hạnh phúc là trạng thái an nhiên, sự hài lòng của tâm hồn khiến con người
cảm nhận rõ ý nghĩa giá trị của cuộc sống đem lại. Trạng thái tâm lý tích cực này
giúp con người phấn chấn, tạo động lực để tiếp tục tạo nên những giá trị mới có ý
nghĩa, ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ liên nhân cách giữa các cá nhân.
13. Tương tác
Tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau dựa trên một tập hợp những qui
tắc, cách ứng xử, để trao đổi thông tin giữa các cá nhân, từ đó giúp mọi người có thể
thấu hiểu, lắng nghe nhau để c ng nhau thực hiện công việc. Đây là giá trị đặc biệt
cần thiết ảnh hưởng tới chất lượn...ia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. Sự đánh giá cuả giáo viên
GDCD là sự bổ sung thêm cho GVCN, GVBM khác bởi đặc trưng môn học giúp
học sinh hình thành, phát triển những kiến thức cơ bản về giá trị đạo đức, pháp luật,
165
lối sống. Nhìn theo chiều ngược lại, khi giáo viên GDCD tham gia đánh giá kết quả
rèn luyện đức dục sẽ thay đổi nhận thức của học sinh về sự cần thiết của môn học
làm công dân - học làm người để từ đó học tập với thái độ nghiêm túc, tôn trọng.
4. Ý kiến của cô giáo P.T.M.N – Chủ tịch Công đoàn
Công đoàn nhà trường cũng là lực lượng cần tham gia nhiệt tình vào công tác
đức dục. Chủ tịch Công đoàn trên cơ sở lấy ý kiến của các công đoàn viên có thể đề
xuất, tham mưu cho BGH hình thức động viên, khen thưởng, khích lệ kịp thời
những cá nhân, tập thể học sinh có kết quả rèn luyện đức dục tốt.
5. Ý kiến của ông B.T.H – Trưởng ban Đại diện CMHS
Tham gia vào Ban Đức dục là cầu nối giữa nhà trường – gia đình, tạo điều
kiện để giáo dục đạo đức tốt hơn, toàn diện hơn cho học sinh đồng thời tăng tính
trách nhiệm của Ban Đại diện CMHS trong việc phối hợp c ng nhà trường tham gia
vào đánh giá, xếp loại Đạo đức cho học sinh. Qua đó học sinh biết phải cố gắng
không chỉ ở lớp mà cả ở nhà, trong đói xử với gia đình, bạn bè, hàng xóm...
6. Ý kiến của thầy L.V.C – Khối trưởng chủ nhiệm
Khối trưởng chủ nhiệm tham gia vào Ban Đức dục là thực sự cần thiết. Tại
đây họ có thể đóng góp ý kiến vào bản qui chế đánh giá xếp loại đạo đức dựa theo
đặc điểm của từng khối lớp. Tuyên truyền, hướng dẫn và cập nhật các văn bản về
giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua GVCN của các khối lớp là một trong
những công việc Khối trưởng chủ nhiệm có thể thực hiện hiệu quả; Tư vấn cho Ban
Giám hiệu và GVCN đánh giá học sinh chính xác.
7. Ý kiến của cô P.T.T.H – Cố vấn Đoàn Thanh niên
Đoàn Thanh niên là cánh tay nối dài của Ban Giám hiệu với học sinh và Giáo
viên. Mọi chủ trương, Nghị quyết của nhà trường sẽ được Đoàn Thanh niên phổ biến,
triển khai rộng rãi trong các giờ sinh hoạt dưới cờ và các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Đoàn Thanh niên phối hợp c ng nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai cũng như
giám sát việc thực hiện các hoạt động giáo dục GTQT cho học sinh toàn trường
thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua;
phối hợp c ng các thành viên Ban Đức dục phân loại đạo đức cho học sinh. Từ đó
166
phân loại đạo đức của học sinh được khách quan hơn, hướng tới sự kết hợp giữa học
và hành thông qua hành động mang ý nghĩa thiết thực mà giáo dục GTQT cho học
sinh cần hướng tới.
Tổng hợp những kết quả trên qua thử nghiệm giải pháp 8 “Đổi mới công tác
Kiểm tra – Đánh giá giáo dục GTQT cho học sinh theo hướng tích hợp nhận xét
và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa” cho thấy: giải
pháp thực sự có ý nghĩa và hoàn toàn có khả năng thực hiện trong thực tế nhà trường
THPT ở Hà Nội. Ban Đức dục – bộ máy nhân sự nòng cốt của trường THPT Việt
Đức trong năm học 2016 – 2017 đã giúp Hiệu trưởng khai thác, huy động các nguồn
lực giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ c ng Ban Đại diện
CMHS tham gia xây dựng, triển khai hoạt động giáo dục GTQT trong nhà trường
cũng như đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục GTQT ở trường THPT Việt Đức – Hà Nội.
Kết luận chương 3
Sau khi nêu lên các nguyên tắc đề xuất giải pháp, luận án đã đề xuất 8 giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục GTQT cho học sinh trong các
trường THPT ở Hà Nội, luận án cũng đã khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi
của các giải pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm 8 giải pháp cho thấy các giải pháp
đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Kết quả thử nghiệm giải pháp 8 cho
thấy giải pháp hoàn toàn có thể thực hiện ở các trường THPT của Hà Nội và thực sự
góp phần thiết thực vào việc nâng cao kết quả giáo dục GTQT cho học sinh THPT
Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
167
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1.Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu vấn đề về giá trị, giáo dục giá trị, giáo
dục GTQT, quản lý giáo dục và liên quan quản lý giáo dục GTQT cũng như hệ
thống hóa một số khái niệm cơ bản của luận án như giáo dục, giá trị, mười hai giá
trị sống phổ quát mang tính chung toàn cầu cần giáo dục cho thế hệ trẻ, giá trị bản
sắc văn hóa Viêt Nam, luận án đã đưa ra quan niệm về GTQT, giáo dục GTQT ở
trường THPT và từ đó làm sáng t quan niệm Quản lý giáo dục GTQT ở trường
THPT trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, Quản lý giáo dục GTQT ở trường THPT
trong bối cảnh hiện nay có thể được hiểu là quá trình tác động có chủ định, có định
hướng của Hiệu trưởng đối với toàn bộ hoạt động trong nhà trường nhằm hình thành
và phát triển ở học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa của các giá trị sống
vừa hướng tới những giá trị mang bản sắc dân tộc vừa có sự kết hợp hài hòa với
các giá trị phổ quát nhất của cuộc sống mang tính chung toàn cầu. Từ đó học sinh
mong muốn và có khả năng áp dụng một cách hiệu quả các giá trị tiếp thu vào thực
tiễn cuộc sống giúp học sinh nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập vào môi
trường giáo dục Quốc tế rộng lớn một cách hiệu quả, đóng góp tích cực vào một thế
giới chung tươi đẹp. Từ đó, luận án đã phân tích 8 nội dung của Quản lý giáo dục
GTQT ở trường THPT trong bối cảnh hiện nay cũng như đã phân tích những yếu tố
ảnh hưởng tới quản lý giáo dục GTQT cho học sinh trong các trường THPT ở Hà
Nội.
1.2. Dựa trên cơ sở lý luận, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng giáo
dục GTQT, quản lý giáo dục GTQT cho học sinh THPT Hà Nội, kết quả khảo sát
thực trạng cho thấy, quản lý giáo dục GTQT trong các trường THPT ở Hà Nội đã
đạt được những kết quả nhất định, các trường đều chú trọng xây dựng và triển khai
kế hoạch giáo dục GTQT cho học sinh, hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho
học sinh; triển khai nội dung chương trình giảng dạy theo quy định đồng thời đã
quan tâm lồng gh p, tích hợp nội dung giáo dục GTQT nói chung và giáo dục nếp
168
sống văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội nói riêng trong các môn học, cố
gắng để học sinh có điều kiện được trải nghiệm các GTQT trong thực ti n; Công tác
bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy, tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng như
tăng cường CSVC phục vụ giáo dục GTQT đã được thúc đẩy, tăng cường triển khai.
Xây dựng môi trường sư phạm với việc hình thành, phát triển giao tiếp tích cực
giữa các lực lượng giáo dục, giữa Giáo viên – Học sinh trong trường luôn được chú
trọng. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở các
trường THPT cũng cho thấy một số nội dung quản lý ở một số trường không được
thực hiện thường xuyên, kết quả thực hiện còn hạn chế như tổ chức xây dựng và
triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục GTQT ở trường chưa phát huy được sự tham
gia tích cực của mọi thành viên trong trường; nội dung giáo dục GTQT được lồng
gh p ph hợp trong các bài giảng, trong các buổi sinh hoạt lớp, trường cũng như
CSVC phục vụ giáo dục GTQT còn hạn chế; Trải nghiệm giáo dục GTQT của học
sinh trong thực tế chưa được thường xuyên, sự phối hợp giữa trường và các cơ
quan, đơn vị ngoài trường chưa được chặt chẽ; phân loại đạo đức cho học sinh còn
tập trung vào vai trò ở GVCN... Từ đó, luận án đã phân tích những nguyên nhân
ảnh hưởng tới những hạn chế đã nêu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
giáo dục GTQT cho học sinh ở các trường THPT.
1.3. Sau khi nêu lên các nguyên tắc đề xuất giải pháp, luận án đã đề xuất 8
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục GTQT cho học sinh trong các
trường THPT ở Hà Nội. Đó là:
(1). Thành lập Tiểu ban Giáo dục Quốc tế trong trường nhằm đổi mới công tác
xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục GTQT cho học sinh.
(2). Tổ chức nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục GTQT
cho CBQL, giáo viên, học sinh và CMHS trong trường.
(3). Xác định các chủ đề giáo dục GTQT gắn liền thực ti n của Thủ đô thông
qua các môn học, các hoạt động giáo dục GTQT của nhà trường.
(4). Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực ti n cho học sinh.
(5). Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên.
169
(6). Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực trong trường tạo nền
thuận lợi cho giáo dục GTQT cho học sinh.
(7). Tăng cường CSVC, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hiệu quả trang
thiết bị phục vụ giáo dục GTQT cho học sinh.
(8). Đổi mới công tác Kiểm tra – Đánh giá giáo dục GTQT cho học sinh theo hướng
tích hợp nhận xét và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa.
Luận án đã khảo nghiệm và thử nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
giải pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm 8 giải pháp cho thấy các biện pháp đề xuất
đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Kết quả thử nghiệm giải pháp 8 “Đổi mới
công tác Kiểm tra – Đánh giá giáo dục GTQT cho học sinh theo hướng tích hợp
nhận xét và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa“ cho thấy
giải pháp đã huy động và phối hợp chặt chẽ được các lực lượng giáo dục trong
trường tham gia tích cực vào giáo dục GTQT cho học sinh, góp phần thiết thực vào
việc nâng cao kết quả giáo dục GTQT trong nhà trường.
Các giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn
nhau. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục GTQT cho học sinh các trường THPT Hà Nội.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng chiến lược tổng thể giáo dục GTQT trong nhà trường trong bối cảnh
hiện nay.
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp qui quy định việc xây dựng, triển khai hoạt
động giáo dục GTQT trong các trường THPT, chương trình giáo dục GTQT thống
nhất trong các trường THPT.
- Tiếp tục đổi mới nội dung môn học, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, Hoạt
động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tích hợp và lồng gh p các hoạt động
giảng dạy chính khóa và ngoại khóa để có nhiều nội dung thiết thực, gây hứng thú
cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi giáo dục GTQT cho học sinh được di n ra.
- Tiếp tục đổi mới các hình thức Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, tăng trải
nghiệm học sinh trong quá trình giáo dục ở nhà trường;
170
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân, cách đánh giá phân
loại đạo đức cho học sinh theo hướng tích hợp nhận x t của các giáo viên, các lực
lượng giáo dục trong trường. Phát huy khả năng tự đánh giá của học sinh trong quá
trình phân loại đạo đức.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Chỉ đạo triển khai và giám sát thực hiện giáo dục GTQT gắn với chương
trình “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” trong các
trường THPT.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các trường THPT của Hà Nội giáo dục GTQT cho học
sinh thông qua các môn học cụ thể và lồng gh p, tích hợp ph hợp với đặc điểm
môn học.
- Bám sát theo các hoạt động kỷ niệm, các ngày l lớn của Thủ đô , chỉ đạo
các trường tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề, các buổi nghe nói chuyện, tọa
đàm để học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa các GTQT cần tiếp thu cũng như n t đặc
th về giá trị văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
- Định kỳ bồi dưỡng về Quản lý giáo dục GTQT cho Hiệu trưởng các trường
THPT của Hà Nội; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ chuyên
môn cho Giáo viên, Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên môn Giáo dục công dân cũng
như Giáo viên các bộ môn khác.
- Tạo điều kiện để các trường THPT có điều kiện phối hợp chặt chẽ các lực
lượng giáo dục ngoài nhà trường trong giáo dục GTQT cho học sinh.
2.3. Đối với các trường THPT của Thành phố Hà Nội
- Giám sát và tạo điều kiện để triển khai hoạt động của Ban Đức dục theo
quy định đạt kết quả tốt.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh trong trường về ý nghĩa giáo
dục GTQT cho học sinh.
- Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường tham gia giáo dục GTQT cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động trong trường hưởng ứng tham gia các hoạt động kỷ
niệm, các ngày l lớn của Thủ đô theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội.
171
- Chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề, các buổi nghe nói chuyện,
tọa đàm để học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa các GTQT cần tiếp thu cũng như n t
đặc th về giá trị văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
2.4. Đối với Giáo viên trường THPT
- Tham gia xây dựng môi trường sư phạm tích cực trong nhà trường.
- Lồng gh p, tích hợp hài hòa nội dung giáo dục GTQT, chương trình “Giáo
dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” thông qua bài giảng và tích
cực đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTQT cho học sinh.
172
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguy n Bội Quỳnh (10 2014), “Công tác quản lý giáo dục các GTQT ở
trường THPT”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam , Tr
16 - 18.
2. Nguy n Bội Quỳnh (01 2017), “Giáo dục giá trị sống cho học sinh trong
nhà trường phổ thông” , Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam , Tr 86 - 88.
3. Nguy n Bội Quỳnh (03 2017), “Quản lý giáo dục GTQT cho học sinh ở
trường THPT trong bối cảnh hiện nay ”, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ,
Tr 19 - 21.
4. Nguy n Bội Quỳnh (06 2017), "Thực trạng giáo dục GTQT cho học sinh
trong các trường Trung học phổ thông tại Hà Nội", Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Tr 229 - 231.
173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Đặng Quốc Bảo(2008), Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm và Cộng sự (2010), Đổi mới quản lý và nâng
cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí
giáo dục. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo và Nguy n Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, NXB Giáo
dục Việt Nam.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo
dục.
6. Bộ GD&ĐT (2009), Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành
theo Thông tư số: 29 2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28 3 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
8. Bộ GD & ĐT (2011), Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục giá trị
sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý.
9. Nguy n Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội .
10. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
11. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
12. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
13. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 711 QĐ-TTg, ngày 13 6 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”).
14. Nguy n Mạnh Cường (2008), Phát triển trường THPT theo quan điểm nhà
174
trường hiệu quả, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2006 của Ban
Bí thư TW về Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ CBQL cán bộ
quản lý giáo dục.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa
VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban
bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW, của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập Quốc tế”.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguy n Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
25. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21,
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
175
26. Nguy n Minh Đường (1996), Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX-07, Bồi
dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Hà Nội.
27. Endruweit G. và Trommsdorff G. (2002), Từ điển xã hội học.
28. Trần Văn Giàu (1993), “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”,
NXB TP. Hồ Chí Minh.
29. Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên) (1981), Phương pháp luận khoa học giáo dục,
Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội.
30. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo
dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) 2007, Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương
pháp NEO PI-R cải biên – H., NXB Khoa học xã hội
33. Phạm Minh Hạc (2011), Giá trị học cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng
giá trị chung của người Việt Nam thời nay, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
34. Phạm Minh Hạc – Thái Duy Tuyên (Chủ biên), (11/2011), Định hướng giá trị
con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội.
35. Phạm Minh Hạc (2011, 2013) - Triết lý giáo dục: thế giới và Việt Nam, NXB
Giáo dục Việt nam, NXB Chính trị quốc gia. HN.
36. Phạm Minh Hạc (2015), Tìm hiểu hệ giá trị dân tộc với tâm lý học và giáo dục
học, NXB Giáo dục Việt Nam. HN.
37. Nguy n Thị Tuyết Hạnh (2010), Hiệu trưởng trường phổ thông với vai trò lãnh
đạo giáo dục, Tạp chí Giáo dục, số 231, kỳ 1, tháng 2 - 2010.
38. Nguy n Thị Tuyết Hạnh (2008), Nhận diện các kĩ năng quản lý cần thiết, những
yếu tố then chốt cần rèn luyện để giúp người hiệu trưởng thành công, Tạp chí
Giáo dục, số 189, kỳ 1 tháng 5 - 2008.
39. B i Minh Hiền (Chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý
giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
176
40. Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguy n Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi
và Tâm lý học sư phạm. Nhà Xuất bản ĐHQG.
41. Mai Xuân Hợi, Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội,
Tạp chí Triết học, số 9-2006.
42. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng nghiên cứu Giá trị và Triết học thuộc
Đại học Catholic Hoa Kỳ, Hội thảo khoa học Quốc tế "Giáo dục giá trị trong
bối cảnh hội nhập" tổ chức ngày 4 7 2015, tại Hà Nội.
43. Nguy n Sinh Huy - Nguy n Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
44. Đặng Thị Thanh Huyền (2009), Xây dựng Chuẩn hiệu trưởng và vấn đề đổi mới
chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông đáp ứng yêu
cầu chuẩn hoá, Tạp chí giáo dục, số 206, kỳ 1 - 2009.
45. Jan Kerkhofs và Ruud de More “Khảo sát giá trị thế giới (WVS)”
46. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
47. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
48. Phan Văn Kha (2011), “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí
khoa học giáo dục (74), tr. 1 - 5.
49. Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Giáo dục.
50. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục,
NXB ĐHSP Hà Nội.
51. Đặng Bá Lãm (Chủ biên) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục: ý luận và
thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
52. Nguy n Thị M Lộc, Đặng Thị Kim Thoa (2010), Giáo dục giá trị và kỹ năng
sống cho học sinh phổ thông (Tài liệu tập huấn/ bồi dưỡng giáo viên), Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
177
53. Nguy n Lộc (Chủ biên), Mạc Văn Trang, Nguy n Công Giáp (2009), Cơ sở lí
luận quản lí trong tổ chức giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
54. Nguy n Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB Đại học Sư phạm.
55. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Trương Ngọc Nam, Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập Đề tài KX.03.14 06-
10 (Chương trình KX.03 06-10 17-18/9/2009, Biên Hòa – Đồng Nai).
57. Lục Thị Nga, Nguy n Thanh Bình (2012), Hiệu trưởng trường Trung học với
vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý,
Tài liệu tập huấn. NXB Đại học Sư phạm, 2012.
58. Phạm Thị Nga (2016), Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống
cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục; Viện
KHGDVN.
59. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
60. Nghị quyết số 04-NQ TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khoá XII do Tổng Bí thư Nguy n Phú Trọng ký ban hành ngày 30-10-2016
về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển
hóa" trong nội bộ.
61. Nghị quyết số 05 2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thông
qua quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; quy hoạch mạng lưới trường học Thành phố Hà Nội đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
62. Phạm Thị Lệ Nhân (2015), Luận án “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp theo hướng xã hội hóa ở trường Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí
Minh”.
63. Phạm Văn Nhuận, Định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong
178
hội nhập ASEAN hiện nay. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 24-2-2006.
64. Hoàng Phê (chủ biên), (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội – 1988.
65. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần (đồng chủ biên) (2000), Khoa học lãnh
đạo hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), uật giáo dục
2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
67. Ronald Inglehart (1970), Hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa.
68. Lâm Thị Sang, Định hướng giá trị của học sinh THPT đồng bằng sông Cửu
ong hiện nay, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội 2012.
69. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2012), Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Trung
học năm học 2012 - 2013, Số 8404 SGD-ĐT, ngày 31 8 2012.
70. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2013), Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Trung
học năm học 2013 - 2014, Số 5466 SGD-ĐT, ngày 07 8 2013.
71. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2014), Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Trung
học năm học 2014 - 2015, Số 9472 SGD-ĐT, ngày 26 8 2014.
72. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2015), Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Trung
học năm học 2015 - 2016, Số 9111 SGD-ĐT, ngày 07 9 2015.
73. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2016), Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Trung
học năm học 2016 - 2017, Số 3328 SGD-ĐT, ngày 05 9 2016.
74. Tạp chí Những giá trị và tương lai, ảnh hưởng của những thay đổi công nghệ
đối với các giá trị của Hoa Kỳ, (1971)
75. Tạp chí Thế giới mới số 333 ngày 26 4 1999.
76. Nguy n Thiết Thạch (2008), Nhu cầu đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng
hiệu trưởng trường phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 34, tháng 7 - 2008.
77. Nguy n Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
78. Nguy n Thị Thành, Các biện pháp tổ chức HĐGDNG cho học sinh THPT;
uận án tiến sĩ giáo dục học, 2005.
179
79. Trần Ngọc Thêm, Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt
Nam (Báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học Bảo tồn và Phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập), Đồng Nai,
17-18/9/2009.
80. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Tổng hợp,
TP Hồ Chí Minh.
81. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc
phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”.
82. Ngô Toàn, Giá trị đạo đức – giá trị bản thân và giá trị xã hội. Xem www.
Chungta.com, ngày 11-3-2006. Dẫn theo Đoàn Quốc Thái – Tạp chí Triết học số
12 (235) - 2010).
83. Trần Quốc Toản (Chủ biên) (2012), Phát triển giáo dục Việt Nam trong nền
kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội.
84. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), “Hội nhập Quốc tế về giáo dục - Cơ hội và thách
thức”. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Hội nhập Quốc tế (Bộ GD&ĐT-
Học viện QLGD). Hà Nội.
85. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2008), Bài toán Hiệu trưởng trong bối cảnh quản lý trường
phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 36, tháng 9 - 2008.
86. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2008), Hội nhập Quốc tế về giáo dục và tái cơ cấu các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 39,
tháng 12 - 2008.
87. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2008), Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội,
Tạp chí giáo dục, số 2.16, tháng 6 - 2008.
88. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
89. Nguy n Quang Uẩn, Nguy n Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - định hướng
giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, thuộc Chương trình Khoa học công nghệ
cấp Nhà nước KX-07-04.
180
90. UBND Thành phố Hà Nội. Quy hoạch mạng lưới trường lớp của Hà Nội đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
91. UBND Thành phố Hà Nội. Quy hoạch phát triển Giáo dục Đào tạo Hà Nội đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
92. Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội về Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
ngày 08/9/2016.
93. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2011), Chiến lược phát triển KT-XH của
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020.
94. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp ệnh Thủ đô Hà Nội.
95. Hồ Văn Vĩnh (2003), Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, NXB Chính trị Quốc
gia; Hà Nội.
96. Vokova N.A (1983), Sự phát triển của định hướng giá trị trong cấu trúc nhân
cách, NXB Đại học Tổng hợp Leningrat.
97. Nguy n Như Ý, Nguy n Văn Khang (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
98. Adam Smith (1776), Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of
Nations.
99. Armstrong, M. (1998), A Handbook of Personnel Management Practice, 6th
Edition, Kogan Page.
100. Bland, K., Carlos, J.P., Randolph, A. (2001), The 3 Keys to Empowerment,
Berrett - Koehler Publisher, Inc, San Francisco.
101. Huber, Stephan Gerhard and (2002), Preparing school leaders for the 21
century: International comparison of development programs of 15 countries.
Francis publishers, Netherlands.
102. Ilina. T. A (1979), Giáo dục học (tập 1, 2 và 3), NXB Giáo dục, Hà Nội.
103. Ivancevich, J.M. (2007), Human Resource Management, McGraw-Hill,
New York.
104. Jean Valérien (1991), La gestion administrative et pédagogique des écoles,
181
UNESCO - ACCT.
105. Maheswari Kandasamy và Lia Blaton (2004), School principals: Care actors
in educational improvement an analysis of seven Asian countries, Paris,
UNESCO.
106. National Association of Secondary School. Principals (2001), 21 Century
school Administrator Skills, USA.
107. New Jersey Department of Education (2004). New Jersey Professional Standars
for Teachers and School Leaders.
108. Russell, R. (2001), “The Role of Values in Servant Leadership”.
109. Savin N. V, (1983), Giáo dục học (tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
110. Sergiovanni, T.J., (2009), The Principalship A Reflective Practice
Perspective, 6
th
Edition, Pearson Education.
111. Southern Regional Education Board (2001), USA. Good Principals Are the
Key to Successful Schools Strategies to Prepare More Good Principal's.
112. Steve Fakas, Jean Johnson and Ann Duffett (2003), Rolling up Their
Sleeves: Superindent and Principal takl About What’s needed to fix Schools ,
Public Agenda, USA.
113. UNESCO (1991) Micro-Level, Educational Planning and Management
(Handbook), UNESCO Principal Regional Office for ASIA and the Pacific,
Bangkok.
114. Yukl, G. (2010), Leardership in Organisations, 7th edition, Pearson Prentice-
Hall International, Inc.
III. Tiếng Đức
115. Bundesministerium fuer Familie, Senioren, Frauen und Jugend. (2005),
Zwoelfter Kinder - und Jugendbereicht. Bericht ueber die Lebenssituation junger
Menschen und die Leistungen der Kinder- und Jugendhilfe in Deutschland
116. Dathe, Holger (2014), Schule leiten von A bis Z – Unterrichtsqualitaet.
Verlag: Cornelsen.
117. Herrmann, Peter (2014), Einfuehrung in das systemische Schulmanagement.
Carl – Auer Verlag GmbH.
182
IV. Tài liệu từ các trang Web
118.
119.
120.
121.
122. Educators
123. https://www.weforum.org/about/the-fourth-industrial-revolution-by-klaus-
schwab