BỘ QUỐC PHềNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
&
Lấ MINH NGUYỆT
QUảN Lý ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP DạY HọC
MÔN NGữ VĂN ở CáC TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở
TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI THEO HƯớNG
PHáT HUY TíNH TíCH CựC HọC TậP CủA HọC SINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2021BỘ QUỐC PHềNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
&
Lấ MINH NGUYỆT
QUảN Lý ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP DạY HọC
MÔN NGữ VĂN ở CáC TRƯờNG TRUNG HọC CƠ Sở
TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI THEO HƯớNG
PHáT HUY TíNH TíCH CựC HọC TậP CủA HọC SINH
Chu
214 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 914 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Nguyễn Bá Hùng
2. PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tác giả. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình đã công bố.
Tác giả luận án
Lê Minh Nguyệt
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
Cán bộ quản lý
CBQL
Cơ sở thực nghiệm
CSTN
Giáo dục phổ thông
GDPT
Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT
Hoạt động dạy học
HĐDH
Hoạt động học tập
HĐHT
Khoa học công nghệ
KHCN
Nhà xuất bản
Nxb
Phát triển năng lực
PTNL
Phương pháp dạy học
PPDH
Quản lý giáo dục
QLGD
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
13
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
13
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết
27
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
31
2.1.
Những vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
31
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
49
2.3.
Các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
59
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIẾN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
66
3.1.
Khái quát tình hình về kinh tế, văn hóa, giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
66
3.2.
Tổ chức khảo sát thực trạng
68
3.3.
Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
72
3.4.
Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
85
3.5.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
103
3.6
Đánh giá chung về thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân
105
Chương 4
YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
116
4.1.
Yêu cầu quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
116
4.2.
Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
120
Chương 5
KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
151
5.1.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đã đề xuất
151
5.2.
Thử nghiệm
156
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
176
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
180
PHỤ LỤC
189
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1.
Thống kê trường học thế kỷ XX và trường học thế kỷ XXI
24
2
Bảng 3.1.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
72
3
Bảng 3.2.
Kết quả khảo sát học sinh về học tập môn Ngữ văn
74
4
Bảng 3.3.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về nhận thức, trách nhiệm, năng lực đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn (n=480)
78
5
Bảng 3.4.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
84
6
Bảng 3.5.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
85
7
Bảng 3.6.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS (n=480)
88
8
Bảng 3.7.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh ở các trường THCS (n=480)
94
9
Bảng 3.8.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
97
10
Bảng 3.9.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
99
11
Bảng 3.10.
Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
103
12
Bảng 5.1.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp (n=250)
152
13
Bảng 5.2.
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (n=250)
153
14
Bảng 5.3.
Tương quan tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp
154
15
Bảng 5.4.
Nội dung thử nghiệm
157
16
Bảng 5.5.
Lượng hóa các tiêu chí đánh giá
160
17
Bảng 5.6.
Thống kê kết quả điểm kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh trước thử nghiệm
163
18
Bảng 5.7.
Thống kê tần xuất phân phối điểm bài kiểm tra ề trình độ ban đầu của học sinh trước thử nghiệm
163
19
Bảng 5.8.
Bảng xếp loại kiểm tra trình độ ban đầu ủa các lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm
164
20
Bảng 5.9.
Kết quả T -Test về trình độ ban đầu ủa các lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm
165
21
Bảng 5.10.
Thống kê kết quả điểm về kết quả học tập ủa học sinh sau khi thử nghiệm
166
22
Bảng 5.11.
Thống kê tần xuất phân phối về kết quả học tập của học sinh
167
23
Bảng 5.12.
Thống kê tần xuất phân phối tích lũy về kết quả học tập của học sinh
167
24
Bảng 5.13.
Kết quả T -Test về tính tích cực học tập của học sinh ở các lớp thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm
170
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
TT
Tên bảng
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 5.1.
Tính cần thiết của các biện pháp
152
2
Biểu đồ 5.2.
Tính khả thi của các biện pháp
154
3
Biểu đồ 5.3.
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp
155
4
Biểu đồ 5.4.
Trình độ ban đầu của cơ sở thử nghiệm 1 trước thử nghiệm
164
5
Biểu đồ 5.5.
Trình độ ban đầu của cơ sở thử nghiệm 2 trước thử nghiệm
164
6
Biểu đồ 5.6.
So sánh kết quả học tập của học sinh lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 1 sau tác động thử nghiệm
169
7
Biểu đồ 5.7.
So sánh kết quả học tập của học sinh lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 2 sau tác động thử nghiệm
169
8
Đồ thị 5.1.
So sánh kết quả điểm kiểm tra về học tập của học sinh lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 1 sau tác động thử nghiệm
168
9
Đồ thị 5.2.
So sánh kết quả điểm kiểm tra về học tập của học sinh lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 2 sau tác động thử nghiệm
168
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới văn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo những năm tới đây là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [24, tr.128-129]. Đây là nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa lâu dài đòi hỏi sự quyết tâm cao của CBQL giáo dục các cấp; của nhà giáo, người học ở nhà trường và các cơ sở giáo dục.
Đối với giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục năm 2019 chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục” [57, tr.23]. Yêu cầu đó đòi việc đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH phải được tiến hành thường xuyên, liên tục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra.
Ở cấp THCS, Ngữ văn là môn học có vị trí rất quan trọng; kiến thức môn Ngữ văn phản ánh trực tiếp và sáng tạo cuộc sống; tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm và hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học cho học sinh. Những thay đổi của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng xây dựng theo hướng mở, xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học do vậy đòi hỏi phải đổi mới PPDH theo hướng kế thừa những PPDH đã và đang thực hiện; đồng thời lựa chọn sử dụng những PPDH đặc thù, khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe. Theo đó, trong quản lý đổi mới PPDH môn học này cần chỉ đạo thực hiện tốt định hướng “Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh” [8, tr.79].
Trong những năm gần đây, chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng, trình độ hiểu biết, năng lực nhận thức, tư duy của học sinh ngày càng được nâng cao; góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy và học môn học. Có được những thành tựu ấy, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các trường THCS đã quan tâm chỉ đạo giáo viên đổi mới PPDH. Tuy nhiên, đổi mới PPDH môn Ngữ văn và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn còn hạn chế, bất cập; mức độ đổi mới chậm, thiếu vững chắc và chưa đồng đều. Trong quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS chưa có chế tài, kế hoạch cụ thể; nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận CBQL, giáo viên chưa sâu sắc, bộc lộ tư tưởng cầm chừng, ngại đổi mới; chỉ đạo đổi mới của một số CBQL chưa sâu sát, cụ thể; trách nhiệm trong kiểm tra, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên; Trong khi đó, yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đòi hỏi phải CBQL các cấp phải có những biện pháp quản lý khoa học, đồng bộ và quyết liệt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018.
Ở phương diện khoa học, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý đổi mới PPDH nói chung, đổi mới PPDH các môn học ở các đối tượng, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh một cách toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS của thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến luận án.
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Khảo sát, đánh giá thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xác định yêu cầu, đề xuất biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Khảo nghiệm, thử nghiệm biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Khảo sát đánh giá thực trạng đổi mới PPDH và thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018.
Chủ thể quản lý là Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn; trong đó chủ thể chính là Hiệu trưởng và tổ trưởng tổ xã hội (luận án thống nhất gọi là tổ trưởng chuyên môn).
Phạm vi khảo sát: CBQL giáo dục là chuyên viên Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT ở 4 quận nội thành, thị xã Sơn Tây và 5 huyện; hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội đại diện cho các trường ở vùng khó khăn, vùng nông thôn, khu đô thị mới, trường trong nội thành.
Tổng số khách thể khảo sát: 480 người, trong đó:
Ban Giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn ở các trường THCS: 56 người.
Chuyên viên của Sở GD&ĐT; trưởng, phó phòng, chuyên viên phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã: 32 người.
Giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS: 392 người.
Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong đề tài luận án giới hạn từ năm 2016 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quản lý đổi mới PPDH có vai trò rất quan trọng. Nếu các chủ thể quản lý thực hiện tổng hợp, đồng bộ các biện pháp tác động vào nhận thức, kế hoạch hóa, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn; tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên và phương pháp học tập của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018; xây dựng môi trường thuận lợi, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thì sẽ quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, QLGD, trực tiếp là các tư tưởng, quan điểm, đổi mới, chỉ đạo về đổi mới PPDH ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đồng thời, vận dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lôgíc - lịch sử và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục để phân tích đánh giá các vấn đề nghiên cứu.
Tiếp cận lịch sử - lôgic: Để tổng quan kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu đổi mới PPDH môn Ngữ văn, quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS được nghiên cứu trong bối cảnh đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông tổng thể nói chung, đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS nói riêng diễn ra theo một quá trình có tính kế thừa, phát triển trong mối quan hệ với các thành tố khác của dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Tiếp cận thực tiễn: Mọi vấn đề nghiên cứu trong luận án đều xuất phát từ thực tiễn quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS, được minh chứng bằng thực tiễn và hướng vào giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Tiếp cận quản lý sự thay đổi: Quản lý sự thay đổi trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS được xác định là một tập hợp toàn diện các tác động quản lý cho việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch đổi mới; tổ chức, chỉ đạo thực hiện và đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học tập của học sinh của các tổ chức, các lực lượng, các chủ thể quản lý liên quan theo chiều hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Tiếp cận các chức năng quản lý: Bản chất của QLGD được thể hiện ở các chức năng quản lý, sử dụng quan điểm tiếp cận này trong nghiên cứu quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS được thực hiện gắn với các chức năng của QLGD như: kế hoạch hoá; tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát quá trình đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề về GD&ĐT, QLGD; các văn bản quản lý; tạp chí, sách báo, công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định cơ sở lý luận quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát:
Dự giờ, quan sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong quá trình đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sử dụng phương pháp quan sát để quan sát đối mới PPDH môn Ngữ văn, quản lý Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Phương pháp điều tra xã hội học:
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát CBQL giáo dục thuộc Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; giáo viên, học sinh các trường THCS thuộc quận Ba Đình, Đống Đa, Hà Đông, Nam Từ Liêm; thị xã Sơn Tây; các huyện Hoài Đức, Thường Tín, Mỹ Đức, Ba Vì, Sóc Sơn về những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Phương pháp phỏng vấn:
Trực tiếp phỏng vấn đối với Hiệu trưởng và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tổng kết kinh nghiệm đổi mới và quản lý đổi mới PPDH học môn Ngữ văn ở các trường THCS để tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THCS trên địa bàn thành phố hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Nghiên cứu kết quả hoạt động dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THCS học tập hiện nay, góp phần làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và rút ra nguyên nhân của thực trạng.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia:
Sử dụng phương pháp chuyên gia dưới hai hình thức (tổ chức hội thảo chuyên đề; phiếu hỏi và/hoặc phỏng vấn trực tiếp) để xin ý kiến của các nhà khoa học, các giáo viên dạy môn Ngữ văn, CBQL giáo dục nhằm đánh giá sự tường minh của lý luận và tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Phương pháp thử nghiệm khoa học:
Thử nghiệm dưới hình thức áp dụng thử một biện pháp quản lý vào lớp thử nghiệm cụ thể.
- Các phương pháp hỗ trợ
Thu thập và xử lý số liệu thực trạng, khảo nghiệm và thử nghiệm bằng thống kê toán học. Sử dụng phần mềm MS.Excel, phần mềm SPSS để xử lý kết quả điều tra khảo sát, khảo nghiệm và thử nghiệm. Sử dụng phần mềm tin học để vẽ biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án xây dựng khung lý thuyết về đổi mới PPDH môn Ngữ văn, quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS như: xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài, xác định các nội dung đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh; chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Qua khảo sát, phân tích làm rõ thực trạng đổi mới PPDH môn Ngữ văn, quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, cung cấp những luận cứ, minh chứng thực tiễn để CBQL, giáo viên nhận thức đúng thực trạng đổi mới PPDH môn Ngữ văn, thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Luận án đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh giúp CBQL, giáo viên các nhà trường có thêm tư liệu về đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, tạo tiền đề cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án nghiên cứu thành công sẽ góp phần phát triển lý luận về đổi mới PPDH môn Ngữ văn, quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất được các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn để Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn của các trường THCS tham khảo, nghiên cứu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đổi mới PPDH môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đặt ra.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy, giúp cho các nhà quản ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các trường THCS trong cả nước nghiên cứu tham khảo.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 5 chương (15 tiết), kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, những công trình công bố liên quan đến đề tài luận án và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
1.1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến dạy học môn Ngữ văn
Trong cuốn sách“Phương pháp dạy Văn” (2004) giả Phan Trọng Luận [43] cho rằng: “Ngữ văn là một môn khó đối với nhiều học sinh, làm cho nhiều học sinh cảm thấy áp lực mỗi khi học, vậy cần phải áp dụng PPDH tập môn Ngữ văn hiệu quả, như: Hướng dẫn hoạt động học chính là hướng dẫn học sinh phương pháp, cách thức tự chiếm lĩnh và tạo lập, thực hành và vận dụng kiến thức nhằm đáp ứng yêu cầu linh hoạt của các tình huống thực tiễn, từng bước tự hình thành và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người họ, tác giả cũng cho rằng: đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau khi dạy các loại hình, thể loại, các tác phẩm văn học. Với hoạt động học tập các nội dung văn học của học sinh, tác giả chỉ ra rằng; “cần có phương pháp học tập phù hợp về văn bản và tạo lập văn bản; kiến thức, kỹ năng tìm ý; lập dàn ý; mở bài; thân bài; kết luận; hành văn trong văn nghị luận; kỹ năng tư duy tập nghiên cứu văn học, ngôn ngữ; kỹ năng tư duy đọc hiểu văn bản; kỹ năng tư duy cảm thụ, phân tích, cắt nghĩa, đánh giá; kỹ năng thực hành/vận dụng ngôn ngữ; cách kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận”.
Tác giả Hà Minh Đức (Chủ biên) [26], trong cuốn sách “Lý luận văn học” (2016) đã luận giải những vấn đề lý luận chung về văn học, trình bày khá chi tiết về những nội dung liên quan đến hoạt động giảng dạy của giáo viên: nội dung, cách dạy, ngôn ngữ, giọng điệu khi dạy một tác phẩm văn học; cách lập luận dẫn chứng, minh họa phân tích nhân vật; hướng dẫn học sinh cách cảm thụ một tác phẩm văn học. Cuốn sách dành một chương bàn về những hoạt động chủ yếu và cần thiết của học sinh trong học tập các nội dung học tập văn học có hiệu quả. Theo tác giả, ngoài nhu cầu, sở thích, giáo viên phải giúp học sinh có phương pháp học tập phù hợp đối với từng thể loại văn họ c thì mới đạt kết quả cao.
Đề tài khoa học cấp Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam “Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh theo hướng hình thành năng lực” (2012) do tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân [73] làm chủ nhiệm, đã chỉ rõ: “Để đánh giá năng lực Ngữ văn (cả tiếp nhận và tạo lập) cần phải cụ thể hóa các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thành nhiều mức độ khác nhau. Theo từng cấp học, phù hợp với tâm lý - lứa tuổi mà yêu cầu từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Tăng cường yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa các kiến thức, kỹ năng của bài học với các hiện tượng, sự vật, sự việc, con ngườithường xuất hiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày”.
Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục“Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ tình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập” (2017) của tác giả Phan Thị Thanh Lâm [41] đã xác định một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy đọc hiểu văn bản nói chung và phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình nói riêng. Đề xuất hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh THPT. Phạm vi tài liệu khảo sát của luận án là toàn bộ các bài tập đọc hiểu thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT và bài tập vận dụng nâng cao ở một số văn bản thơ trữ tình chưa được học tương ứng với các tác giả, khuynh hướng và giai đoạn văn học đã học.
Bài báo “Hoạt động học tập môn Ngữ văn trong dạy học định hướng năng lực” (2016) của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn [31] tiếp cận hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh “đã đề xuất xây dựng các tham chiếu và hướng dẫn học sinh thực hiện “hoạt động học” môn Ngữ văn; đồng thời khẳng định: việc nhận diện bản chất, tính đặc thù của hoạt động học và các giải pháp sư phạm nhằm hướng dẫn học cách học - mà cốt lõi là học cách tự học nhằm tích cực phát huy tiềm năng, năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề trong học tập; từng bước tự hình thành và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học - là một chiến lược trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT”.
Bài báo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trường THCS” (2016) của tác giả Nguyễn Vũ Xuân [81], trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trường THCS như: Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà); giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập; với phân môn Văn (phần văn bản). Đối với học sinh, tác giả đã nêu lên một số phương pháp học tập các nội dung thuộc về: phân môn Tiếng Việt; phân môn Tập làm văn;. Đồng thời, đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá, kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh để đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Bài báo “Tạo hứng thú cho giờ dạy Ngữ văn” (2016) của tác giả Nguyễn Hải Bình [4] chỉ rõ: “Nhiệm vụ của giáo viên dạy Ngữ văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến cho những từ ngữ khô khan biết “nhảy múa”, biết vẽ ra những khung cảnh lúc yên bình, lúc dữ dội; phải đi vào tâm hồn các em những tình cảm yêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng; phải mở ra những cánh cửa tâm hồn từ lâu được khóa chặt bằng những sinh hoạt đời thường. Để chuẩn bị tâm thế cho giờ dạy Ngữ văn thành công, giáo viên “Trên cơ sở nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học, giáo viên chú ý đến tính vừa sức, điều tiết thích hợp để tránh nhàm chán bởi sự lặp lại hoặc chán nản vì kiến thức khó. Đối với những bài mà các em đã học giáo viên phải huy động và củng cố kiến thức cũ làm cơ sở hình thành kiến thức mới”.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Jan Amos Komensky (1592 - 1670), nhà sư phạm, nhà lý luận giáo dục vĩ đại người Séc, trong cuốn sách“Phép dạy học vĩ đại” của đã bàn về việc trang bị lý luận có tác dụng bồi dưỡng PPDH. Ông đã có những tư tưởng về nguyên tắc, phương pháp sư phạm mới của việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phản đối phương pháp giảng dạy kinh viện giáo điều. Ông khẳng định: “Tôi thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh của tôi tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng vào thực tiễn” [Dẫn theo 17, tr.84]. Như vậy, theo Komensky, bồi dưỡng cho người học phương pháp quan sát, khả năng trình bày vấn đề và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập.
Trong cuốn sách: “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI - Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương” của Tiến sĩ R.R. Singh [58], nhà giáo dục nổi tiếng của Ấn Độ, ông đề cập nhiều vấn đề đặt ra cho giáo dục là cần phải tập trung giáo dục con người năng động, sáng tạo, có năng lực thực hành thông qua kiến thức mình đã học để làm việc, hợp tác, chung sống với cộng đồng. Để đạt được mục tiêu đó, người dạy phải có những PPDH, hình thức dạy học phù hợp với trình độ, năng lực của người học; khác với PPDH truyền thống thầy đọc trò ghi mà là “Học giữa hai người với nhau, học trong nhóm nhỏ, học trong các trường với quy mô tùy theo nhu cầu của người học” [58, tr. 114]. Cách tiếp cận này, đã nêu lên quá trình đổi mới PPDH là tập trung vào người học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của họ; người thầy chỉ đóng vai trò là cố vấn, giúp cho học sinh học tập để họ có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Nội dung cuốn sách “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” của Tsunesaburo Makiguchi [48] đã đề cập nhiều vấn đề về giáo dục, trong đó Ông khẳng định: “Mục đích của giáo dục là bao quát hơn của đời sống người được giáo dục” [48, tr.13]. Ông đã khái quát bản chất quá trình học tập “ hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh, là quá trình hướng dẫn học sinh tự học” [...gồm: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở bốn kỹ năng cơ bản (đọc, viết, nghe, nói), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tự học.
Ngoài ra, thông qua dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS còn giúp cho học sinh có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS
Phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS là tổng hợp những cách thức, biện pháp phối hợp thống nhất giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học môn Ngữ văn.
Dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh như giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học nhóm; chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt cho học sinh.
Hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn
Hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS là cách thức tổ chức dạy học môn học, được thực hiện rất đa dạng, phong phú, diễn ra ở trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường; cân đối giữa hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn,
Những hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn cụ thể đó là: giảng bài, đóng vai, đọc thơ, các trò chơi thích hợp giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn tác phẩm văn học, giúp các em có thêm nhiều trải nghiệm về cuộc sống. Có thể sử dụng hình thức kể chuyện: giáo viên kể chuyện, học sinh kể chuyện hoặc mời nhân vật tiêu biểu (nhà văn, nhà thơ, nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học,) đến kể chuyện và chia sẻ kinh nghiệm với các em.
Ngoài các hình thức dạy học trên lớp có thể khuyến khích học sinh tự tìm đọc tài liệu trong thư viện và trên mạng Internet để thực hiện các nghiên cứu cá nhân hay học theo nhóm rồi trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu trước lớp;... thông qua đó giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc học tập.
Cũng có thể mở rộng không gian dạy học không chỉ trong lớp mà còn ở bên ngoài lớp học: nhà bảo tàng, khu triển lãm, Có thể cho học sinh đi tham quan, dã ngoại, yêu cầu các em ghi chép, chụp hình, quay phim, những gì quan sát, trải nghiệm và viết bản báo cáo, thuyết minh,.
Phương tiện dạy học môn Ngữ văn
Phương tiện dạy học môn Ngữ văn là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, đó là nguồn tri thức trực quan sinh động, là công cụ để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; như: Ảnh chân dung các nhà văn lớn có trong chương trình; tranh ảnh minh hoạ cho nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học, văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin; Những trường có điều kiện kết nối mạng Internet, máy tính, màn hình và máy chiếu (projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học tiếng Việt;
Kết quả dạy học môn Ngữ văn
Kết quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS là kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được của học sinh thong qua học tập môn học; được biểu hiện ở năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ văn học, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng. Đồng thời với quá trình giúp học sinh phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học.
Kết thúc giai đoạn cơ bản học sinh có thể đọc, viết, nói và nghe hiểu các loại văn bản phổ biến và thiết yếu, gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin, sử dụng tiếng Việt thành thạo để giáo tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác; đồng thười qua môn học, học sinh được bồi dưỡng và phát triển tâm hồn và nhân cách.
2.1.2. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
- Tính tích cực học tập của học sinh
Tính tích cực (tích cực tính) hay hoạt động tính (hoạt tính) là hai từ Tiếng Việt khác nhau dịch từ cùng một gốc từ tiếng Anh là Activity.
Về ngữ nghĩa “tính tích cực” là tác động để làm cho ai đó, sự vật nào đó trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn, thể hiện hoạt tính của chúng nhiều và cao hơn so với trạng thái trước đây. Trong lý luận dạy học, tính tích cực được sử dụng theo nghĩa làm cho tích cực hơn, so sánh với thụ động, trì trệ, nhu nhược (Active so với Passive), hoàn toàn không liên quan đến việc đánh giá đạo đức, hành vi xã hội như tích cực (tốt) và tiêu cực (xấu), tức là Possitive và Negative. Vấn đề tính tích cực được đặt ra từ lâu, được giải thích từ nhiều lập trường khác nhau, được bàn đến bằng những thuật ngữ khác nhau: tính tích cực trong quá trình dạy học; tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh; phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh; nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; tính tích cực hoạt động học tập của học sinh; hoạt động hoá người học và quá trình học tập; phát huy trí lực của học sinh; phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng động của người học,
Đặc điểm tính tích cực học tập của học sinh
Trong Khoa học giáo dục, tính tích cực được xem xét từ 3 góc độ: 1/ sinh lý hay sinh học nói chung; 2/ tâm lý/ý thức; 3/ xã hội. Tính tích cực hay hoạt động, tính là đại lượng đặc trưng cho mức độ và tính chất của mối tương quan giữa cá nhân và môi trường, là sức mạnh quyết định và điều chỉnh mối quan hệ giữa hai phương thức tự thực hiện của cá nhân gồm thích nghi và chế ngự trong môi trường đó, giữa các phương thức hành vi tự phát và các phương thức hành động tự giác của cá nhân khi ứng xử, làm việc, suy nghĩ, quyết định và giải quyết các vấn đề, các hậu quả.
Tính tích cực tuy được so sánh với tính thụ động song chúng hoàn toàn không đối lập nhau. Chúng chỉ là hai cái mốc trên cùng một thang đo, vì thế sự phân biệt tích cực và thụ động là rất tương đối. Tích cực là ít thụ động, còn thụ động là ít tích cực.
Tính tích cực cá nhân có nguồn gốc sinh học, tâm lý và xã hội, nguồn gốc xuất phát là các chức năng cũng như hoạt động sinh học bên trong cá thể. Nó hình thành từ sự tích hợp các chức năng, khả năng và sức mạnh sinh học, tâm lý, xã hội được tích luỹ và phát triển ở cá nhân trên cơ sở những kinh nghiệm và giá trị tự tạo trong quá trình tương tác với môi trường. Tính tích cực cá nhân không đơn giản là một trạng thái tâm lý được huy động vào thời điểm hay tình huống nào đó, nó là một thuộc tính chung cho tất cả những chức năng, khả năng và sức mạnh của cá nhân trên cả ba phương diện: sinh học, tâm lý, xã hội. Nó không chỉ là hiện tượng sinh học, không chỉ là hiện tượng tâm lý, càng không chỉ là hiện tượng xã hội. Những chế định sinh học, tâm lý và xã hội của tính tích cực cá nhân trên thực tế cùng nhau kết hợp để cấu thành hai hình thái cơ bản của tính tích cực: bên trong và bên ngoài.
Tính tích cực ở hình thái bên trong chủ yếu bao hàm những chức năng sinh học, sinh lý, tâm lý, thể hiện rõ ở đặc điểm khí chất, tình cảm, ý chí, các chức năng và đặc điểm nhận thức như mức độ hoạt động trí tuệ, tư duy, tri giác, cảm giác, tưởng tượng ở các chức năng vận động thể chất bên trong (các nội quan và các quá trình sinh lý, sinh hoá). Hình thái này tương đương với khái niệm. Tính tích cực thường được bàn đến trong tâm lý học, có liên quan chủ yếu đến những chế định sinh học và tâm lý. Người ta còn gọi nó bằng thuật ngữ tính tích cực chủ thể, bởi vì nó là biểu hiện, chưa hoàn toàn xác định và chưa được kiểm nghiệm thực tế trong cuộc sống, quan hệ và hoạt động cá nhân, nghĩa là tính tích cực ở hình thái chưa có đối tượng cụ thể, còn ở bên trong chủ thể và hướng ra hiện thực bên ngoài.
Tính tích cực ở hình thái bên ngoài bao hàm các chức năng, khả năng, sức mạnh thể chất và xã hội, thể hiện ở những đặc điểm hành vi, hành động, di chuyển, vận động vật lý và sinh vật, nhất là hành động ý chí, các phương thức tiến hành hoạt động thực tiễn và tham gia các quan hệ xã hội. Hình thái này của tính tích cực tương đương với khái niệm hoạt động trong tâm lý học và lý luận dạy học. Nó là tính tích cực hiện thực, đang biểu hiện, đang tác động, đang định hướng và chi phối đời sống cá nhân cụ thể trong quan hệ với môi trường cụ thể.
Việc xem xét và thừa nhận các quan hệ và liên hệ phụ thuộc trên trong động thái của tính tích cực cá nhân là con đường cần thiết để thực hiện nghiên cứu và tìm các biện pháp phát triển, nâng cao tính tích cực của người học và quá trình học tập. Các quan hệ và liên hệ nhân quả ở đây không đương nhiên rõ ràng, chỉ khi nào và ở ai, trong tình huống cụ thể nào mới có thể nói về nguyên nhân của tính tích cực, còn nói chung chỉ nên bàn về những liên hệ và quan hệ phụ thuộc. Có người coi hứng thú là nguyên nhân của tính tích cực. Thực ra nó là nội dung và là biểu hiện của tính tích cực đang ở trạng thái nhất định, ví dụ: hứng thú nhận thức là nội dung và biểu hiện của tính tích cực nhận thức tại thời điểm cá nhân đang tiến hành hoạt động nhận thức. Sự tích luỹ và phát triển lâu dài, liên tục, ổn định của những hứng thú tập trung vào một lĩnh vực, một loại đối tượng có thể tạo ra và phát triển nhu cầu tương ứng ở cá nhân, và sau này nhu cầu đó có thể là nguyên nhân thúc đẩy hoạt động (tính tích cực) ở trình độ mới của cá nhân.
- Tính tích cực học tập của học sinh THCS
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Biểu hiện của tính tích cực nhận thức của học sinh trong những điều kiện xã hội hiện đại. Biểu hiện của xu hướng này là học sinh tìm kiếm những tri thức, kỹ năng mới có tính thực tiễn cao, đi sâu vào những môn học tự chọn theo hứng thú của bản thân và do nhu cầu hướng nghiệp [68].
Tính tích cực học tập của học sinh phát sinh không chỉ từ nhu cầu nhận thức mà còn từ nhu cầu sinh học, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu văn hóa... Hạt nhân cơ bản của tính tích cực học tập của học sinh là hoạt động tư duy của cá nhân được tạo nên do sự thúc đẩy của hệ thống nhu cầu đa dạng.
Tính tích cực nhận thức và tính tích cực học tập của học sinh có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một. Có một số trờng hợp, tính tích cực học tập thể hiện ở hành động bên ngoài, mà không phải là tính tích cực trong trong tư duy. Đó là những điều cần lưu ý khi đánh giá tính tích cực nhận thức của học sinh.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn. Vì vậy cần phải phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Phát huy tính tích cực học tập môn Ngữ văn của học sinh ở các trường THCS là hoạt động tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức, phát hiện và giải quyết vấn đề giáo viên nêu ra trong học tập môn Ngữ văn.
Phát huy tính tích cực học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS về thực chất là phát huy tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh liên quan trước hết xây dựng động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là xu thế tất yếu bởi; xem năng lực của người học là mục tiêu đào tạo, là kết quả giáo dục, xem tính tích cực là nền tảng, là chỗ dựa của giáo dục, tức là giáo dục phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
2.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực học sinh
* Phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS
Thuật ngữ phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Methodos” “con đường dẫn đến chân lý” có nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt tới mục đích nào đó.
Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng, có vai trò quyết định đối với chất lượng quá trình dạy học. Đó là quá trình sử dụng các thao tác, các hành động với những thủ thuật thích hợp, là con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Đó là tổng hợp cách thức, biện pháp phối hợp và phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của người dạy và hoạt động của người học nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục cần sử dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục phù hợp. Theo đó, “Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [57, tr.25].
Phương pháp dạy học ở các trường THCS là tổng hợp những cách thức, biện pháp phối hợp thống nhất giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học đã xác định. Trong đó, phương pháp giảng dạy của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, chỉ đạo phương pháp học tập của học sinh; phương pháp học tập của học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và thái độ ở bài học hay môn học.
Ngữ văn là môn học có đặc thù riêng, được tích hợp từ các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, gồm hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau. Dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS ngoài sử dụng các phương pháp dạy, học chung đòi hỏi phải sử dụng các PPDH đặc thù, kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và nghệ thuật. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú, sinh động tác động tới tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn cho học sinh.
Những phương pháp dạy, học môn Ngữ văn được sử dụng chủ yếu báo gồm: Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm; diễn giảng, giảng bình theo kiểu tích cực; dạy học dựa trên vấn đề; dạy học thông qua tình huống; dạy học theo kiểu truy vấn; Các phương pháp trên đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải có sự dụng kết hợp khéo léo một số kỹ thuật, kỹ năng như làm việc theo nhóm; đàm thoại; đóng vai; thuyết trình; kỹ thuật đặt câu hỏi và trả lời; Lồng ghép trò chơi; thì mới đạt hiệu quả, mục tiêu dạy học đặt ra.
Từ cách tiếp cận trên cho thấy, PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là tổng hợp các cách thức, biện pháp phối hợp, thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học môn học.
Theo đó, PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là tổng hợp các cách thức, biện pháp, kỹ thuật, được sử dụng phối hợp, thống nhất giữa hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh theo mục tiêu, yêu cầu dạy học các phân môn Văn bản văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn ở cấp THCS.
Phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS bao gồm các PPDH khác nhau, được sử dụng phù hợp với đặc điểm của từng khố lớp học, đối tượng học sinh, tác động đến tình cảm, ý thức, thái độ, niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập môn Ngữ văn của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em; thông qua đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, năng lực hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Việc sử dụng phương pháp tích cực trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS có tác dụng lớn trong việc trang bị kiến thức, tăng cường sự tương tác, thực hành của học sinh ở trong mỗi tiết học. Đặc biệt, giúp học sinh nhớ lâu và sâu các kiến thức thông qua hoạt động tư duy, tìm tòi, khám phá tri thức, phát triển năng lực học tập môn học. Một số phương pháp tích cực thường được sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS gồm:
Phương pháp thảo luận nhóm, sử dụng PPDH này tạo ra sự sôi nổi trong tiết học và giúp các em học sinh có được khả năng tư duy, tính tự giác, trách nhiệm và năng lực giao tiếp.
Thông qua thảo luận nhóm mang lại hiệu quả thiết thực trong giờ dạy học thực hành, làm bài tập Ngữ văn. Để thực hiện, giáo viên cần chia lớp thành các nhóm nhỏ, đưa ra vấn đề, quy định thời gian để các nhóm thảo luận và trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
Phương pháp đóng vai, là PPDH mà ở đó giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành về cách ứng xử xảy ra trong một tình huống văn học nào đó. Với phương pháp này, học sinh sẽ có những suy nghĩ sâu sắc khi tập trung vào một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, phần trọng tâm của phương pháp đóng vai nằm ở quá trình thảo luận sau phần diễn đóng vai.
Phương pháp giải quyết vấn đề, là phương pháp giúp học sinh hình thành, phát triển khả năng tư duy, năng lực giải quyết vấn đề thuộc các phân môn Văn học, Tiếng Việt bằng cách giáo viên đưa ra các vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học, học sinh phải phát hiện ra vấn đề, từ đó đưa ra các đề xuất và lập nên kế hoạch để giải quyết vấn đề đó.
Trong trường hợp, nội dung bài giảng có nhiều vấn đề cần giải quyết, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ; mỗi một nhóm chịu trách nhiệm giải quyết một vấn đề. Cuối cùng là cả lớp sẽ cùng thảo luận và giáo viên sẽ tổng hợp đánh giá để đưa ra kết quả phù hợp nhất.
Phương pháp kích thích tư duy, là phương pháp giúp tăng được sự chú ý, khả năng tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy, đánh giá cho học sinh thông qua học tập các nội dung văn bản, sự kiện, nhân vật văn học, Tiếng Việt. Đặc biệt rất được nhiều giáo viên áp dụng vào dạy học tích cực trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.
Kỹ thuật hỏi và trả lời, đây là kỹ thuật dạy học giúp học sinh củng cố và nhớ sâu các kiến thức đã được học thông qua kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong các phân môn Văn (phần văn bản), phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn.
Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn, được áp dụng cho môn tiếng Việt, đọc văn và làm văn, bằng cách lồng ghép trò chơi để giúp tăng sự hứng thú cho các tiết học và tính chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức của học sinh.
* Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Theo Từ điển tiếng Việt, “đổi mới” là “Thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng với yêu cầu đổi phát triển” [74, tr.216]. Theo cách tiếp cận trên, Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kế cái tốt và thêm cái mới hợp với thời đại mới. Đổi mới, cải tiến, cải cách là một quá trình liên tục, diễn ra trên nhiều lĩnh vực mang tính biện chứng của quá trình phát triển và sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển.
Đổi mới PPDH là đòi hỏi khách quan, là nội dung chủ yếu trong đổi mới “căn bản, toàn diện về giáo dục” ở các nhà trường hiện nay theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học” [20].
Đổi mới PPDH về thực chất là chuẩn hóa, hiện đại hóa PPDH theo lý luận dạy học hiện đại, đảm bảo cho PPDH luôn phát triển đồng bộ với sự phát triển của các thành tố khác của quá trình dạy học. Đổi mới PPDH chính là tổng hợp cách thức, biện pháp giáo viên phối hợp, tương tác với học sinh bằng các phương pháp hiện đại nhằm phát triển nội lực, năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của học sinh lên một trình độ mới, cao hơn, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu dạy học đã xác định.
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là quá trình diễn ra lâu dài, khó khăn, là hoạt động sáng tạo của giáo viên và học sinh. Phương hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS hiện nay là phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Theo đó, Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh trên cơ sở kế thừa sáng tạo, có chọn lọc các PPDH truyền thống, kết hợp sử dụng các PPDH phát huy nội lực của học sinh, phù hợp với đặc điểm môn học nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Thực chất đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là quá trình tác động làm thay đổi, chuyển biến PPDH theo chiều hướng tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu về cách dạy và cách học nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS.
Các tiếp cận cơ bản trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh:
Tiếp cận theo quan điểm Tâm lý học - Giáo dục học: Là tìm kiếm những cách thức, biện pháp dạy học tác động trực tiếp đến học sinh, phát huy năng lực nội sinh của từng học sinh và tập thể học sinh, phát triển sức mạnh trí tuệ, tâm hồn, ý chí của các em trong giải quyết các nhiệm vụ, nội dung từng bài học. Đây là cách tiếp cận đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử và vẫn giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự thành công trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS hiện nay.
Tiếp cận theo quan điểm điều khiển học: Là tạo điều kiện cho học sinh được tự do phát triển nhu cầu học tập, phát triển năng lực cá nhân, trong mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học môn Ngữ văn. Điều khiển mối quan hệ thầy trò hướng vào người học, điều khiển hoạt động trí tuệ, nhu cầu, động cơ, ý chí học tập của học sinh tham gia giải quyết các nhiệm vụ dạy học của môn học đã xác định.
Tiếp cận theo quan điểm công nghệ hoá quá trình dạy học: Là nghiên cứu sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào đổi mới PPDH môn Ngữ văn, đồng thời thiết kế quá trình đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo một quy trình khoa học, có thể điều khiển, kiểm soát và đo lường được.
Định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh:
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH truyền thống, tích cực áp dụng những PPDH tiên tiến, phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức giảng dạy của giáo viên và thay đổi cách thức học tập của học sinh; chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình dạy học thành quá trình tự học chủ động, sáng tạo.
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là sự kế thừa kết quả sử dụng các cách thức, biện pháp có chức năng trội tích cực hóa hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển thái độ tích cực của học sinh trong chiếm lĩnh các kiến thức của môn học. Khắc phục các yếu tố làm cản trở, kỳm hãm sự quá trình đổi mới PPDH môn Ngữ văn, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt hoạt động giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập tích cực, độc lập và sáng tạo.
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là tăng cường vận dụng những thành tựu mới của khoa học giáo dục, công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng thành tựu đó vào quá trình đổi mới cách dạy, cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn Ngữ văn ở các trường THCS. Đổi mới PPDH môn Ngữ văn được tổ chức, chỉ đạo một cách khoa học, có hệ thống, đồng bộ, khả thi; không thụ động; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS phải thực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã ban hành “Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh” [8, tr.79]. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với việc “Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kỹ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” [8, tr.79].
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS gắn liền với đổi mới đồng bộ các yếu tố như: mục tiêu, chương trình, nội dung, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh. Đổi mới sao cho người học trở thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động học tập.
Mục tiêu đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là làm thay đổi cách dạy và cách học theo chiều hướng chuyển từ các hoạt động của người dạy là chủ yếu sang hướng vào người học và hoạt động của người học; khắc phục được tình trạng lạc hậu về PPDH như: “thầy đọc trò chép”, “thầy giảng trò ghi”, người học thụ động, thiếu tích cực trong học tập. Thông qua đổi mới PPDH nhằm hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của học sinh học phù hợp, linh hoạt và sáng tạo các kiến thức và kỹ năng vận dụng vào các tình huống trong cuộc sống, phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học. Đồng thời, nâng cao vốn văn hóa cho học sinh thông qua đổi mới PPDH môn Ngữ văn; từ đó phát triển cho học sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn trong sáng, cao đẹp.
Nội dung đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh bao gồm: Đổi mới về cách thức giảng dạy của giáo viên; đổi mới cách thức học tập của học sinh.
Đổi mới về cách thức giảng dạy của giáo viên là đổi mới cách thức, biện pháp dạy đọc, dạy viết, dạy nói và nghe hướng đến làm thay đổi tính chất hoạt động học tập của học sinh theo chiều hướng tích cực: chuyển từ cách học tái hiện kiến thức sang tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy linh hoạt nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy học chủ yếu là ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng những bài văn mẫu, tái hiện kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên.
Giáo viên sử dụng kết hợp PPDH truyền thống với PPDH hiện đại để hình thành, phát triển năng lực phương pháp, năng lực tư duy sáng tạo, quá trình học tập dựa vào năng lực, phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe các kiểu, loại văn bản đa dạng, môn Ngữ văn trực tiếp hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu cho học sinh. Vì vậy, vấn đề then chốt của đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là hướng đến tăng cường các phương pháp sáng tạo, bằng việc tổ chức các hoạt động học tập độc lập, chủ động của học sinh. Tuy nhiên, giữa tái hiện và sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ; không thể sáng tạo nếu không tái hiện tốt, tái hiện tốt là cơ sở, nền tảng cho hoạt động sáng tạo.
Đổi mới cách thức học tập của học sinh bằng việc tăng cường hoạt động tự học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh. “Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh” [8, tr.79].
Trong đổi mới cách thức học tập của học sinh cần đặc biệt coi trọng hoạt động tự học sáng tạo và phối hợp tự học sáng tạo với tự học tái hiện một cách hợp lý. Đổi mới quan hệ thầy trò từ mối quan hệ một chiều: thầy giảng - trò nghe, ghi nhớ thay bằng mối quan hệ tương tác, hai chiều: thầy tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài, còn trò là chủ thể hoạt động tích cực và sáng tạo; thông qua đó “mang lại cho học sinh những trải nghiệm phong phú; nhờ đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm, sở thích, cá tính và khả năng của bản thân; biết tự làm chủ để có hành vi phù hợp, sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống” [8, tr.79].
Phương thức đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh rất đa dạng, thông qua sử dụng PPDH trong các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn: hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động trải nghiệm văn học Các hình thức này được thay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của nội dung bài học và thiết kế hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Kết hợp các phương pháp trong dạy học môn Ngữ văn ở trên lớp với tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn học phù hợp với chương trình, nội dung, đối tượng và điều kiện thực tế thông qua nhiều hình thức tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ văn học; tổ chức thăm nhà tưởng niệm, xem các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học,... Sau mỗi hoạt động ngoại khóa cần yêu cầu học sinh viết bài cảm tưởng để sử dụng vào nội dung đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh.
Ngoài việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp còn giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh phương pháp tự học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hành động sư phạm mà chủ yếu là hoạt động hình thành kiến thức; các hoạt động khác như luyện tập, vận dụng và tìm tòi, mở rộng kiến thức thực hiện một phần trên lớp, phần còn lại cần hướng dẫn cho học sinh thực hiện khi tự học ở nhà; có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
Kết quả đổ...ội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Nhận thức của CBQL, giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn Ngữ văn
2
Thái độ, trách nhiệm và quyết tâm của giáo viên trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn
3
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên dạy môn Ngữ văn so với yêu cầu giảng dạy môn học
4
Năng lực sư phạm của giáo viên dạy môn Ngữ văn hiện nay so với yêu cầu đổi mới PPDH
5
Kinh nghiệm đổi mới PPDH của giáo viên dạy môn Ngữ văn
Câu 4: Đánh giá của thầy, cô về thực trạng đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn ở các trường THCS diễn ra như thế nào?
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Thái độ ủng hộ đổi mới PPDH môn Ngữ văn của học sinh khi giáo viên sử dụng đổi mới phương pháp dạy
2
Tinh thần tích cực, tìm tòi trong học tập của học sinh khi thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
3
Sự thay đổi tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập môn Ngữ văn của học sinh
4
Học sinh mạnh dạn hơn khi bày tỏ những ý kiến trái chiều, tư duy phản biện
5
Học sinh tích cực tự học, đọc thêm tài liệu, bổ sung cập nhật kiến thức thông qua các tài liệu liên quan
Câu 5. Thầy, cô cho biết ý kiến của mình về thực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS những năm qua?
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn
2
Chỉ đạo thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH môn Ngữ văn
3
Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của tổ chuyên môn
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn
5
Tổ trưởng chuyên môn theo dõi thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn
6
Tổ chức thực hiện nội dung đổi mới PPDH môn Ngữ văn
7
Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong giờ giảng trên lớp
8
Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn
Câu 6: Theo thầy, cô thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS được thực hiện như thế nào?
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung kết hợp phương pháp cho từng bài dạy môn Ngữ văn
2
Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn
3
Quản lý đổi mới PPDH trong giờ dạy trên lớp của giáo viên
4
Tổ chức dự giờ để nắm tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
5
Xây dựng nền nếp rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn sau dự giờ, kiểm tra giảng
6
Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tich cực học tập của học sinh
7
Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng kết hợp đa dạng các PPDH hiện đại
8
Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn kết hợp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
Câu 7: Đánh giá của thầy, cô về thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh ở các trường THCS trong thời gian qua?
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Tổ chức giáo dục thái độ, động cơ, ý thức đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn cho học sinh
2
Chỉ đạo, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn
3
Chỉ đạo học sinh đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn ở trên lớp
4
Tổ chức hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp tự học môn Ngữ văn
5
Tổ chức cho học sinh trao đổi nội dung, phương pháp trước giờ học
6
Chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác hoàn thành nội dung học tập được giáo viên giao
7
Tổ chức bồi dưỡng năng lực phương pháp học tập theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
Câu 8: Ở trường của các thầy, cô việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS được thực hiện như thế nào?
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, mối quan hệ của phương tiện dạy học với đổi mới PPDH môn Ngữ văn
2
Xây dựng kế hoạch bảo đảm phương tiện dạy học cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn
3
Chỉ đạo phát huy tác dụng của phương tiện dạy học trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn
4
Công tác quản lý, đầu tư trang bị, phương tiện dạy học môn Ngữ văn
5
Chỉ đạo giáo viên sáng chế, tự làm phương tiện dạy học phục vụ đổi mới PPDH môn Ngữ văn
6
Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học gắn với đổi mới PPDH môn Ngữ văn
Câu 9: Theo thầy, cô việc kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS được thực hiện như thế nào?
TT
Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực đổi mới PPDH môn Ngữ văn của giáo viên
2
Kiểm tra thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
3
Kiểm tra công tác chuẩn bị phương tiện dạy học góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới phương pháp giảng dạy trên lớp
5
Kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn
6
Kiểm tra thực hiện các quy chế, quy định đổi mới PPDH môn Ngữ văn
7
Đánh giá kết quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các nhà trường
8
Tổ chức rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các nhà trường THCS
Câu 10: Thầy, cô cho biết thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây tác động đến quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS như thế nào?
TT
Nội dung
Mức độ tác động
Tác động nhiều
Tác động trung bình
Tác động ít
Không tác động
1
Mức độ ảnh hưởng từ chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới QLGD ở nước ta hiện nay
2
Tác động từ yêu cầu đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học sơ sở theo chương trình giáo dục 2018
3
Mức độ ảnh hưởng từ năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của CBQL giáo dục, giáo viên
4
Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm, trình độ nhận thức, phẩm chất của học sinh đến đổi mới PPDH
5
Mức độ ảnh hưởng từ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn
Câu 11: Theo thầy, cô các biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh sau đây có mức độ cần thiết như thế nào?
TT
Các biện pháp
Tính cần thiết
Rất cần thiết
Cần
thiết
Không cần
thiết
1
Kế hoạch hóa đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS thiết thực, khả thi
2
Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
3
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
4
Chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
5
Xây dựng môi trường, bảo đảm các điều kiện cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
6
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Câu 12: Thầy, cô đánh giá như thế nào về mức độ tính khả thi của biện pháp quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh?
TT
Các biện pháp
Tính khả thi
Rất
khả thi
Khả thi
Không
khả thi
1
Kế hoạch hóa đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS thiết thực, khả thi
2
Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
3
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
4
Chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
5
Xây dựng môi trường, bảo đảm các điều kiện cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
6
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Xin trân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy, cô!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU
(Dành cho CBQL giáo dục, giáo viên dạy học môn Ngữ văn
ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội)
1. Thầy, cô đánh giá như thế nào về vai trò tầm quan trọng đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh?
2. Thầy, cô cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS?
3. Thầy, cô cho biết ý kiến những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH học môn Ngữ văn ở các trường THCS?
4. Thầy, cô cho biết ý kiến của mình về sự ủng hộ chủ trương, quan điểm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS của nhà trường?
5. Thầy, cô cho biết sự đồng thuận của tổ chuyên môn và giáo viên môn Ngữ văn ở các trường THCS?
6. Thầy, cô cho biết những điều kiện bảo đảm cho đổi mới PPDH và quản lý ĐPPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS?
7. Thầy, cô cho biết vai trò của Hiệu trưởng, CBQL giáo dục, giáo viên trong chỉ đạo đổi mới PPDH và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ơ các trường THCS?
8. Thầy, cô cho biết vai trò của Hiệu trưởng, Tổ trường chuyên môn, giáo viên môn Ngữ văn trong thực hiện đổi mới PPDH và quản lý ĐPPDH học môn Ngữ văn ở các trường THCS?
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Của CBQL, giáo viên trước và sau thử nghiệm
Họ và tên người đánh giá:..........................................................................
Tên trường nơi công tác:............................................................................
TT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Điểm chuẩn
Điểm đánh giá
I
Xây dựng mục tiêu, kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập
2.0
1.1
Xác định mục tiêu đổi mới PPDH môn Ngữ văn đảm bảo bám sát mục tiêu, yêu cầu môn học
0.5
1.2
Tính tự giác trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH
0.5
1.3
Thái độ và hứng thú đổi mới PPDH môn Ngữ văn
0.5
1.4
Ý chí, quyết tâm, đức tính kiên trì trong đổi mới PPDH.
0.5
II
Sự tiến bộ về tính tích cực học tập của học sinh
2.5
2.1
Chủ động trong nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, Chuẩn bị các bài học trước khi lên lớp
0.5
2.2
Thái độ say mê, cầu thị, ham học hỏi môn Ngữ văn
1.0
2.3
Tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài học
0.5
2.4
Nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập
0.5
III
Sử dụng phương pháp, phương tiện học tập
2.5
3.1
Có hiểu biết về các phương pháp học tập hiện đại
0.5
3.2
Sử dụng thành thạo và có hiệu quả các phương pháp học tích cực
1.0
3.3
Sử dụng thành thạo các phương tiện học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập môn Ngữ văn
0.5
3.4
Biết sử dụng các công cụ tìm kiếm trong học tập môn Ngữ văn
0.5
IV
Kết quả học tập của học sinh
3.0
4.1
Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của bài học môn Ngữ văn
0.5
4.2
Các kỹ năng viết, đọc, nghe - nói và tiếng Việt theo chương trình môn Ngữ văn hiện hành
0.5
4.3
Nắm, hiểu, vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề học tập
0.5
4.4
Hình thành các kỹ năng học tập
0.5
4.5
Các thao tác tư duy hệ thống hóa, khái quát các vấn đề học tập
0.5
4.6
Sử dụng kết quả học tập, ý kiến đánh giá của giáo viên để điều chỉnh hoạt động học tập
0.5
Tổng hợp điểm
10.0
PHỤ LỤC 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Của 480 CBQL, giáo viên ở các trường THCS)
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Sự phù hợp của chương trình, nội dung, dạy học môn Ngữ văn
157
180
135
8
3.012
1
32,71
37,50
28,13
1,67
2
Sử dụng phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên
150
179
136
15
2.904
4
31,25
37,29
28,33
3,13
3
Hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn
137
193
133
17
2.937
2
28,54
40,21
27,71
3,54
4
Động cơ, thái độ học tập Ngữ văn của học sinh
142
167
150
21
2.895
7
29,58
34,79
31,25
4,38
5
Sử dụng phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh
145
166
144
25
2.897
5
30,21
34,58
30,00
5,21
6
Các điều kiện bảo đảm cho dạy học môn Ngữ văn
153
160
140
27
2.914
3
31,88
33,33
29,17
5,63
7
Kết quả dạy học môn Ngữ văn
150
161
139
30
2.835
7
31,25
33,54
28,96
6,25
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát học sinh về mục đích học môn Ngữ văn
TT
Mục đích
Đúng (%)
Không đúng (%)
1
Để thi đỗ một trường THPT có chất lượng
100,0
0
2
Để hiểu hết những giá trị nhân văn của tác phẩm và bài học làm người
70,5
29,5
3
Để làm vui lòng cha mẹ
79,5
20,5
4
Để được điểm cao
84,7
15,3
5
Để phát huy năng khiếu bản thân
49,2
50,8
6
Để thực hiện mơ ước trở thành nhà văn hay nhà phê bình văn học
12,0
88,0
Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL, giáo viên về nhận thức, trách nhiệm, năng lực đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Nhận thức của CBQL, giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn Ngữ văn
150
163
160
7
2.935
2
31,25
33,96
33,33
1,46
2
Thái độ, trách nhiệm và quyết tâm của giáo viên trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn
160
165
140
15
2.979
1
33,33
34,38
29,17
3,13
3
Trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên dạy môn Ngữ văn so với yêu cầu giảng dạy môn học
165
159
138
18
2.941
3
34,38
33,13
28,75
3,75
4
Năng lực sư phạm của giáo viên dạy môn Ngữ văn hiện nay so với yêu cầu đổi mới PPDH
152
166
139
23
2.912
4
31,67
34,58
28,96
4,79
5
Kinh nghiệm đổi mới PPDH của giáo viên dạy môn Ngữ văn
142
176
137
25
2.906
5
29,58
36,67
28,54
5,21
Bảng 3.4. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
(4đ)
Khá
(3đ)
Trung bình
(2đ)
Yếu
(1đ)
1
Thái độ ủng hộ đổi mới PPDH môn Ngữ văn của học sinh khi giáo viên sử dụng đổi mới phương pháp dạy
135
175
161
9
2.795
5
28,13
36,46
33,54
1,88
2
Tinh thần tích cực, tìm tòi trong học tập của học sinh khi thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn
144
158
152
17
2.856
4
30,00
32,92
31,67
3,54
3
Sự thay đổi tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập môn Ngữ văn của học sinh
140
154
166
20
2.862
3
29,17
32,08
34,58
4,17
4
Học sinh mạnh dạn hơn khi bày tỏ những ý kiến trái chiều, tư duy phản biện
150
164
141
25
2.927
2
31,25
34,17
29,38
5,21
5
Học sinh tích cực tự học, đọc thêm tài liệu, bổ sung cập nhật kiến thức thông qua các tài liệu liên quan
160
158
135
27
2.939
1
33,33
32,92
28,13
5,63
Bảng 3.5. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
(4đ)
Khá
(3đ)
Trung bình
(2đ)
Yếu
(1đ)
1
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn
174
160
134
12
3.033
3
36,25
33,33
27,92
2,50
2
Chỉ đạo thực hiện mục tiêu đổi mới PPDH môn Ngữ văn
175
168
121
16
3.045
1
36,46
35,00
25,21
3,33
3
Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn của tổ chuyên môn
172
140
150
18
2.970
5
35,83
29,17
31,25
3,75
4
Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn
170
166
122
20
3.004
4
35,42
34,58
25,42
4,17
5
Tổ trưởng chuyên môn theo dõi thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn
167
156
151
26
3.050
2
34,79
32,50
31,46
5,42
6
Tổ chức thực hiện nội dung đổi mới PPDH môn Ngữ văn
160
148
150
22
2.929
7
33,33
30,83
31,25
4,58
7
Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong giờ giảng trên lớp
168
149
125
28
2.910
8
35,00
31,04
26,04
5,83
8
Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn
167
143
140
30
2.931
6
34,79
29,79
29,17
6,25
Bảng 3.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
(4đ)
Khá
(3đ)
Trung bình
(2đ)
Yếu
(1đ)
1
Chỉ đạo công tác chuẩn bị nội dung kết hợp phương pháp cho từng bài dạy môn Ngữ văn
160
175
130
15
3.000
3
33,33
36,46
27,08
3,13
2
Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn
175
148
140
17
3.002
2
36,46
30,83
29,17
3,54
3
Quản lý đổi mới PPDH trong giờ dạy trên lớp của giáo viên
177
155
127
21
3.016
1
36,88
32,29
26,46
4,38
4
Tổ chức dự giờ để nắm tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
166
156
135
23
2.968
5
34,58
32,50
28,13
4,79
5
Xây dựng nền nếp rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn sau dự giờ, kiểm tra giảng
150
164
141
25
2.914
8
31,25
34,17
29,38
5,21
6
Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tich cực học tập của học sinh
162
158
134
26
2.950
7
33,75
32,92
27,92
5,42
7
Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng kết hợp đa dạng các PPDH hiện đại
170
156
125
29
2.972
4
35,42
32,50
26,04
6,04
8
Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Ngữ văn kết hợp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại
154
161
144
31
2.954
6
32,08
33,54
30,00
6,46
Bảng 3.7. Đánh giá của CBQL, giáo viên về chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
(4đ)
Khá
(3đ)
Trung bình
(2đ)
Yếu
(1đ)
1
Tổ chức giáo dục thái độ, động cơ, ý thức đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn cho học sinh
166
160
134
20
2.938
3
34,58
33,33
27,92
4,17
2
Chỉ đạo, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn
160
155
140
25
2.937
5
33,33
32,29
29,17
5,21
3
Chỉ đạo học sinh đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn ở trên lớp
161
155
138
27
2.941
2
33,54
32,29
28,75
5,63
4
Tổ chức hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp tự học môn Ngữ văn
155
150
145
30
2.895
7
32,29
31,25
30,21
6,25
5
Tổ chức cho học sinh trao đổi nội dung, phương pháp trước giờ học
164
162
123
31
2.956
1
34,17
33,75
25,63
6,46
6
Chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác hoàn thành nội dung học tập được giáo viên giao
167
150
130
33
2.939
4
34,79
31,25
27,08
6,88
7
Tổ chức bồi dưỡng năng lực phương pháp học tập theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
165
148
132
35
2.922
6
34,38
30,83
27,50
7,29
Bảng 3.8. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, mối quan hệ của phương tiện dạy học với đổi mới PPDH môn Ngữ văn
156
154
151
19
2.931
2
32,50
32,08
31,46
3,96
2
Xây dựng kế hoạch bảo đảm phương tiện dạy học cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn
147
149
162
22
2.877
6
30,63
31,04
33,75
4,58
3
Chỉ đạo phát huy tác dụng của phương tiện dạy học trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn
160
168
138
24
2.958
1
33,33
35,00
28,75
5,00
4
Công tác quản lý, đầu tư trang bị, phương tiện dạy học môn Ngữ văn
155
157
141
27
2.916
3
32,29
32,71
29,38
5,63
5
Chỉ đạo giáo viên sáng chế, tự làm phương tiện dạy học phục vụ đổi mới PPDH môn Ngữ văn
154
162
134
30
2.879
5
32,08
33,75
27,92
6,25
6
Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học gắn với đổi mới PPDH môn Ngữ văn
149
160
139
32
2.887
4
31,04
33,33
28,96
6,67
Bảng 3.9. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ
Điểm trung bình
Thứ bậc
Tốt
(4đ)
Khá
(3đ)
Trung bình
(2đ)
Yếu
(1đ)
1
Kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực đổi mới PPDH môn Ngữ văn của giáo viên
166
159
134
21
2.979
1
34,58
33,13
27,92
4,38
2
Kiểm tra thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
165
154
139
23
2.964
2
34,38
32,08
28,96
4,79
3
Kiểm tra công tác chuẩn bị phương tiện dạy học góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
158
152
144
26
2.920
5
32,92
31,67
30,00
5,42
4
Kiểm tra, đánh giá kết quả đổi mới phương pháp giảng dạy trên lớp
150
158
142
28
2.862
7
31,25
32,92
29,58
5,83
5
Kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn
160
154
136
30
2.925
4
33,33
32,08
28,33
6,25
6
Kiểm tra thực hiện các quy chế, quy định đổi mới PPDH môn Ngữ văn
161
150
133
33
2.902
6
33,54
31,25
27,71
6,88
7
Đánh giá kết quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các nhà trường
149
155
132
34
2.775
8
31,04
32,29
27,50
7,08
8
Tổ chức rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các nhà trường THCS
162
157
130
31
2.937
3
33,75
32,71
27,08
6,46
Bảng 3.10. Đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS (n=480)
TT
Nội dung
Mức độ ảnh hưởng
Điểm trung bình
Thứ bậc
Ảnh hưởng
mạnh
(4đ)
Tương đối ảnh hưởng
(3đ)
ảnh hưởng ít
(2đ)
Không ảnh hưởng
(1đ)
1
Mức độ ảnh hưởng từ chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới QLGD ở nước ta hiện nay
196
149
110
15
3.054
3
40,83
31,04
22,92
3,13
2
Tác động từ yêu cầu đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học sơ sở theo chương trình giáo dục 2018
190
159
114
17
3.087
2
39,58
33,13
23,75
3,54
3
Mức độ ảnh hưởng từ năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của CBQL giáo dục, giáo viên
186
164
130
20
3.158
1
38,75
34,17
27,08
4,17
4
Mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm, trình độ nhận thức, phẩm chất của học sinh đến đổi mới PPDH
178
160
117
23
3.018
4
37,08
33,33
24,38
4,79
5
Mức độ ảnh hưởng từ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn
172
158
125
25
2.993
5
35,83
32,92
26,04
5,21
PHỤ LỤC 5
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM
Bảng 5.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp (n=250)
TT
Các biện pháp
Tính cần thiết
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất cần thiết
Cần
thiết
Không cần
thiết
1
Kế hoạch hóa đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS thiết thực, khả thi
143
97
10
2.53
1
2
Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
133
102
15
2.47
3
3
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
139
98
13
2.50
2
4
Chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
129
104
17
2.44
4
5
Xây dựng môi trường, bảo đảm các điều kiện cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
116
112
22
2.37
5
6
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
108
117
25
2.33
6
Trung bình cộng
2.44
Bảng 5.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (n=250)
TT
Các biện pháp
Tính khả thi
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất
khả thi
Khả thi
Không
khả thi
1
Kế hoạch hóa đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS thiết thực, khả thi
118
111
21
2.38
2
2
Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
128
105
17
2.44
1
3
Tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
109
115
26
2.33
3
4
Chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh
100
121
29
2.28
4
5
Xây dựng môi trường, bảo đảm các điều kiện cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
92
127
31
2.24
5
6
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
83
131
36
2.18
6
Trung bình cộng
2.30
Bảng 5.3. Tương quan tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp
Biện pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
D2
(mi-ni)
Thứ bậc (mi)
Thứ bậc (ni)
Biện pháp 1
2.53
1
2.38
2
1
Biện pháp 2
2.47
3
2.44
1
4
Biện pháp 3
2.50
2
2.33
3
1
Biện pháp 4
2.44
4
2.28
4
0
Biện pháp 5
2.37
5
2.24
5
0
Biện pháp 6
2.33
6
2.18
6
0
Điểm trung bình chung
2.44
2.30
Bảng 5.4. Nội dung thử nghiệm
TT
Nội dung
Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập
Chỉ đạo học sinh đổi mới phương pháp học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn nhằm phát triển khả năng sáng tạo của học sinh.
Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học cho đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập.
Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra và đánh giá hiệu quả đổi mới phương pháp học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập.
Bảng 5.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá
TT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Điểm chuẩn
I
Xây dựng mục tiêu, kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập
2.0
1.1
Xác định mục tiêu đổi mới PPDH môn Ngữ văn đảm bảo bám sát mục tiêu, yêu cầu môn học
0.5
1.2
Tính tự giác trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH
0.5
1.3
Thái độ và hứng thú đổi mới PPDH môn Ngữ văn
0.5
1.4
Ý chí, quyết tâm, đức tính kiên trì trong đổi mới PPDH.
0.5
II
Sự tiến bộ về tính tích cực học tập của học sinh
2.5
2.1
Chủ động trong nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, Chuẩn bị các bài học trước khi lên lớp
0.5
2.2
Thái độ say mê, cầu thị, ham học hỏi môn Ngữ văn
1.0
2.3
Tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài học
0.5
2.4
Nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập
0.5
III
Sử dụng phương pháp, phương tiện học tập
2.5
3.1
Có hiểu biết về các phương pháp học tập hiện đại
0.5
3.2
Sử dụng thành thạo và có hiệu quả các phương pháp học tích cực
1.0
3.3
Sử dụng thành thạo các phương tiện học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập môn Ngữ văn
0.5
3.4
Biết sử dụng các công cụ tìm kiếm trong học tập môn Ngữ văn
0.5
IV
Kết quả học tập của học sinh
3.0
4.1
Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của bài học môn Ngữ văn
0.5
4.2
Các kỹ năng viết, đọc, nghe – nói và tiếng Việt theo chương trình môn Ngữ văn hiện hành
0.5
4.3
Nắm, hiểu, vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề học tập
0.5
4.4
Hình thành các kỹ năng học tập
0.5
4.5
Các thao tác tư duy hệ thống hóa, khái quát các vấn đề học tập
0.5
4.6
Sử dụng kết quả học tập, ý kiến đánh giá của giáo viên để điều chỉnh hoạt động học tập
0.5
Tổng hợp điểm
10.0
Bảng 5.6. Thống kê kết quả điểm kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh trước thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm
Lớp
Tổng số học sinh
Số học sinh đạt điểm
<5
5
6
7
8
9
10
THCS
Nam Từ Liêm
Thử nghiệm
55
0
5
16
24
9
2
0
Đối chứng
54
0
5
14
25
8
2
0
THCS
Nguyễn Trãi
Thử nghiệm
60
0
5
21
24
11
4
0
Đối chứng
60
0
6
20
26
10
4
0
Bảng 5.7. Thống kê tần xuất phân phối điểm bài kiểm tra về trình độ ban đầu của học sinh trước thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm
Lớp
Tổng số học sinh
Số % học sinh đạt điểm
<5
5
6
7
8
9
10
THCS
Nam Từ Liêm
Thử nghiệm
55
0
9.09
20.09
43.63
16.36
3.63
0
Đối chứng
54
0
9.25
25.92
46.29
14.81
3.63
0
THCS
Nguyễn Trãi
Thử nghiệm
60
0
8.33
35.00
40.00
18.33
6.66
0
Đối chứng
60
0
8.33
33.33
43.33
16.66
6.66
0
Bảng 5.8. Bảng xếp loại kiểm tra trình độ ban đầu của các lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả xếp loại bài kiểm tra của học sinh (%)
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Tổng
THCS
Nam Từ Liêm
Thử nghiệm
55
0
29.18
59.99
3.63
100
Đối chứng
54
0
35.17
61.10
3.63
100
THCS
Nguyễn Trãi
Thử nghiệm
60
0
43.33
58.33
6.66
100
Đối chứng
60
0
41.66
59.99
6.66
100
Bảng 5.9. Kết quả T -Test về trình độ ban đầu của các lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm
Mức độ
Cơ sở 1 (THCS Nam Từ Liêm)
Cơ sở 2 (THCS Nguyễn Trãi)
Thử nghiệm
Đối chứng
Thử nghiệm
Đối chứng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Dưới 5
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
Điểm 5
3
5.45
3
5.55
3
5.00
4
6.66
Điểm 6
13
23.64
14
25,93
20
33.33
19
31.66
Điểm 7
21
38.18
20
37.04
26
43.33
27
45.00
Điểm 8
17
30.90
16
29.63
9
15.00
8
13.33
Điểm 9
1
1.81
1
1.85
2
3.33
2
3.33
Tổng
55
100
54
100
60
100
60
100
ĐTB
6,75
6,76
6,78
6,75
Độ lệch chuẩn
.874
.857
.885
.895
Giá trị p
0.977
0.838
Bảng 5.10. Thống kê kết quả điểm về kết quả học tập của học sinh sau khi thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm
Lớp
Tổng số học sinh
Số học sinh đạt điểm
<5
5
6
7
8
9
10
THCS Nam Từ Liêm
TN
55
0
3
14
22
12
4
0
ĐC
54
0
5
14
22
10
3
0
THCS Nguyễn Trãi
TN
60
0
8
13
21
13
5
0
ĐC
60
0
9
14
22
11
4
0
Bảng 5.11. Thống kê tần xuất phân phối về kết quả học tập của học sinh
Cơ sở thử nghiệm
Lớp
Tổng số học sinh
Số % học sinh đạt điểm
<5
5
6
7
8
9
10
THCS
Nam Từ Liêm
TN
55
0
5.45
25.45
40.00
21.81
7.27
0
ĐC
54
0
9.26
25.45
40.00
18.51
5.55
0
THCS
Nguyễn Trãi
TN
60
0
13.33
21.66
35.00
21.66
8.33
0
ĐC
60
0
15.00
23.33
36.66
18.33
6.66
0
Bảng 5.12. Thống kê tần xuất phân phối tích lũy ề kết quả học tập của học sinh
Cơ sở thử nghiệm
Lớp
Tổng số học sinh
Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống
<5
5
6
7
8
9
10
THCS
Nam Từ Liêm
Đối chứng
55
0
6.00
22.00
68.00
92.00
100
0
Thử nghiệm
54
0
11.76
39.21
82.36
96.08
100
0
THCS
Nguyễn Trãi
Đối chứng
60
0
8.88
23,32
70.01
92.23
100
0
Thử nghiệm
60
0
15.55
44.43
77.76
95.53
100
0
Bảng 5.13. Kết quả T -Test về tính tích cực học tập của học sinh các lớp thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm
Mức độ
Cơ sở 1
Cơ sở 2
Thử nghiệm
Đối chứng
Thử nghiệm
Đối chứng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Yếu, kém
0
0,0
0
0,0
0
0,0
0
0,0
Trung bình
5
5.46
13
24.07
18
30.00
18
30.00
Khá
35
63.64
28
51.85
36
60.00
40
66.67
Giỏi
5
9.09
2
3.70
6
10.00
2
3.33
Tổng
55
100
54
100
60
100
60
100
ĐTB
7.48
6.98
7.43
6.95
ĐLC
.888
1.011
.890
.928
Giá trị p
0.014
0.004