Luận án Quản lý đào tạo ở trường đại học phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra

BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÁCH VĂN TUẤN QUảN Lý ĐàO TạO ở TRƯờNG ĐạI HọC PHòNG CHáY CHữA CHáY THEO tiếp cận CHUẩN ĐầU RA LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 BỘ QUỐC PHềNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUÁCH VĂN TUẤN QUảN Lý ĐàO TạO ở TRƯờNG ĐạI HọC PHòNG CHáY CHữA CHáY THEO tiếp cận CHUẩN ĐầU RA Chuyờn ngành: Quản lý giỏo dục Mó số : 914 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Phan Văn Tỵ 2. PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh HÀ NỘI -

doc231 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý đào tạo ở trường đại học phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các công trình khác đã công bố TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Quách Văn Tuấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Bộ Công an BCA 2 Cán bộ quản lý CBQL 3 Chuẩn đầu ra CĐR 4 Công an nhân dân CAND 5 Cơ sở vật chất CSVC 6 Cứu nạn cứu hộ CNCH 7 Nghiên cứu khoa học NCKH 8 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 9 Phòng cháy chữa cháy PCCC 10 Quản lý đào tạo QLĐT 11 Quản lý giáo dục QLGD MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 13 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình và những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 33 2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 33 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 50 2.3. Các yếu tố tác động tới quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 62 Chương 3: CƠ CỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 70 3.1. Khái quát về Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 70 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 73 3.3. Thực trạng đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 76 3.4. Thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng Cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 88 3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng Cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 103 3.6. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 104 Chương 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 114 4.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên và học viên về đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 114 4.2. Chỉ đạo xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 118 4.3. Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 123 4.4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tiếp cận đầu ra 128 4.5. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 134 4.6. Tổ chức đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học viên 138 4.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp 142 Chương 5: KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM 145 5.1 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 145 5.2 Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm biện pháp 151 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 174 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181 PHỤ LỤC 189 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tuyển sinh 76 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về thực trạng chuẩn đầu ra 77 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về thực trạng chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 79 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên 81 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về thực trạng học tập và rèn luyện học viên 82 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học 84 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về thực trạng đánh giá, công nhận kết quả học tập của học viên 86 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý công tác tuyển sinh 88 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra 90 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 92 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 95 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện học viên 97 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học 99 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện của học viên 101 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát về thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý đào tạo 103 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 145 Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 147 Bảng 5.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 149 Bảng 5.4. Mức độ đánh giá chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 156 Bảng 5.5. Mức độ tác động của biện pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình theo tiếp cận chuẩn đầu ra trước thử nghiệm 159 Bảng 5.6. Mức độ tác động của biện pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra sau thử nghiệm 161 Bảng 5.7. Mức độ tác động của biện pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra trước và sau thử nghiệm 163 Bảng 5.8. Mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra trước thử nghiệm 166 Bảng 5.9. Mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra sau thử nghiệm 168 Bảng 5.10. Mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra trước và sau thử nghiệm 170 Biểu đồ 5.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 146 Biểu đồ 5.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 148 Biểu đồ 5.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 149 Biểu đồ 5.4. Tương quan mức độ tác động của biện pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra trước và sau thử nghiệm 165 Biểu đồ 5.5. Tương quan mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra trước và sau thử nghiệm 172 Sơ đồ 2.1 Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR 55 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học PCCC 71 Sơ đồ 3.2 Mô tả đánh giá quá trình đào tạo tại Trường Đại học PCCC 49 Sơ đồ 4.1 Nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giảng viên 131 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nền kinh tế tri thức, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là tác động rất mạnh mẽ đến giáo dục và đào tạo. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, giáo dục đại học là một trong những bậc học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của những vấn đề trên. Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin và tri thức của nhân loại hàng năm tăng theo cấp số nhân. Điều này đòi hỏi người học phải có khả năng thích ứng liên tục và nhanh chóng cả về kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ và trách nhiệm. Nếu như trước đây, ưu tiên số một của giáo dục và đào tạo là trang bị kiến thức cho người học, giúp cho người học ghi nhớ được nhiều nhất kiến thức tùy theo khả năng của họ thì ngày nay các phương tiện lưu trữ thông tin sẵn sàng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng cho con người. Do đó, ưu tiên số một của người học không phải là ghi nhớ tri thức mà là nhanh chóng tiếp cận, vận dụng tri thức và sáng tạo ra tri thức mới. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ và giải pháp là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo”[2]. Như vậy, đào tạo theo CĐR là một xu thế lớn, là một chủ trương, biện pháp của đổi mới trong giáo dục đại học ở nước ta. Đối với trường đại học, đào tạo là một hoạt động chủ yếu, then chốt quyết định sự tồn tại, phát triển của một nhà trường. Để đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải các trường đại học phải thực hiện CĐR đáp ứng chất lượng của sản phẩm đào tạo. Đối với các trường đại học CAND, do đặc điểm nguồn nhân lực của ngành Công an có những đòi hỏi riêng, bởi vậy các học viện, trường đại học CAND cần phải đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo ra đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, vững về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, có kiến thức về khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Giáo dục, đào tạo ở các trường đại học CAND vừa phải đảm bảo phù hợp và hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân, vừa có tính đặc thù riêng của ngành Công an nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Trường Đại học PCCC trực thuộc BCA, là trường đại học kỹ thuật duy nhất ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực PCCC và CNCH phục vụ thiết thực và có hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, nhà trường còn làm tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ PCCC cho các nước bạn Lào và Campuchia Trong những năm gần đây Trường Đại học PCCC đã triển khai đào tạo theo CĐR và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong đào tạo ở Trường Đại học PCCC hiện nay cũng còn có những hạn chế như: kết quả đào tạo chưa đạt được như mong muốn; học viên ra trường còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với công tác, với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại địa phương; tỉ lệ học viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo chưa cao. Có những hạn chế trong đào tạo tại nhà trường bắt nguồn từ QLĐT như nhà trường đã công bố CĐR tuy nhiên trong thực tế có cán bộ, giảng viên, học viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của CĐR và đào tạo theo tiếp cận CĐR. Chưa đổi mới về phương pháp, hình thức tuyên truyền mục tiêu của trường cho học viên để giúp học viên nắm vững, hiểu rõ về mục tiêu đào tạo của trường và của chuyên ngành đang theo học, nắm vững được các kỹ năng cần đạt được sau khi tốt nghiệp để tạo động lực phấn đấu trong suốt quá trình học tập. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên có một phần là công tác QLĐT chưa chặt chẽ, hiệu quả và chất lượng, chưa phù hợp, chưa đổi mới, chưa đáp ứng theo tiếp cận CĐR. Nghiên cứu về đào tạo và QLĐT ở bậc đại học theo tiếp cận CĐR đã có nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên, nghiên cứu về QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR với đặc thù đào tạo những cán bộ với nghề nghiệp đặc biệt nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân thì ít có công trình, tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra” làm đề tài luận án tiến sĩ QLGD. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLĐT theo tiếp cận CĐR ở Trường Đại học PCCC, chỉ ra những vẫn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác QLĐT theo tiếp cận CĐR, từ đó luận án đề xuất biện pháp QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận chuẩn đầu ra, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho BCA và xã hội đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu giữ gìn an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội nói chung và công tác PCCC và CNCH nói riêng. * Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. Khảo sát, đánh giá thực trạng QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. Đề xuất các biện pháp QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và tổ chức thử nghiệm nhằm chứng minh tính khoa học, phù hợp và khả năng áp dụng trong thực tiễn của các biện pháp đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Quản lý đào tạo ở Trường Đại học PCCC. * Đối tượng nghiên cứu Các mối quan hệ QLĐT ở Trường Đại học PCCC đáp ứng CĐR. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo, QLĐT theo tiếp cận CĐR với đối tượng đào tạo đại học chính quy ở Trường Đại học PCCC. - Phạm vi về khách thể khảo sát: Luận án chỉ tập trung khảo sát CBQL, giảng viên của Trường Đại học PCCC và học viên đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học PCCC. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tài liệu điều tra, nghiên cứu thực tiễn sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được điều tra, khảo sát, tổng hợp từ năm 2016 - 2020. 4. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua đào tạo ở Trường Đại học PCCC đã đáp ứng được với yêu cầu của công tác PCCC và CNCH trên cả nước, tuy nhiên để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng đối với yêu cầu của xã hội thì chất lượng đào tạo ở Trường Đại học PCCC cần phải được quan tâm hơn nữa. Một trong những yêu cầu quan trọng là QLĐT cần phải thực sự phù hợp với đặc thù đào tạo trong CAND nói chung và trong lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nói riêng. Có nhiều cách tiếp cận phù hợp để QLĐT đạt hiệu quả cao, một trong các cách tiếp cận đó là tiếp cận CĐR. Nếu chủ thể quản lý nắm chắc thực trạng và yêu cầu của QLĐT theo tiếp cận chuẩn đầu ra, có sự đổi mới trong tiếp cận và tư duy quản lý để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo chặt chẽ và khoa học; chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo thì sẽ quản lý hiệu quả hoạt động đào tạo ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu PCCC và CNCH của thực tiễn hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và QLGD. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các cách tiếp cận: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Quá trình đào tạo là một hệ thống cấu trúc, bao gồm nhiều thành tố như: mục tiêu, nội dung, chương trình, quá trình giảng dạy của giảng viên, quá trình học tập của học viên, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học... Nghiên cứu đào tạo và QLĐT ở Trường Đại học PCCC là những vấn đề nghiên cứu cụ thể nhưng phải được đặt trong tổng thể hệ thống của nó để thấy được mối liên hệ và gắn bó giữa các nội dung. QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố, nhằm tạo nên sức mạnh tổng thể của hệ thống. Tiếp cận lịch sử - logic: Luận án đã tiếp cận, nghiên cứu để tổng quan các công trình nghiên cứu theo các sự kiện lịch sử phát triển của đối tượng nghiên cứu và khái quát hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo và QLĐT theo tiếp cận CĐR. Tiếp cận thực tiễn: Thông qua thực tiễn đào tạo và QLĐT ở Trường Đại học PCCC để thấy được thực trạng của Trường Đại học PCCC hiện nay. Từ đó, trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu thực tiễn để rút ra những kết luận khoa học, đề xuất các biện pháp khắc phục. Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay và với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Tiếp cận chuẩn đầu ra: Là cách tiếp cận năng lực người học, giúp cho người học thông qua CĐR hình thành năng lực cần thiết theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Tiếp cận CĐR có nghĩa rằng việc thiết kế chương trình, nội dung, tổ chức thực hiện, đánh giá dựa trên phân tích kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiêm mà cả học viên và xã hội đều cần. Tiếp cận phức hợp: Kết hợp tiếp cận quá trình và hoạt động để làm rõ nội dung và đề xuất biện pháp QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. Tiếp cận CIPO: Với quan điểm xem xét đào tạo là một quá trình, trong đó gồm có các yếu tố: các yếu tố đầu vào (Input), các yếu tố quá trình (Process), các yếu tố về kết quả đầu ra (Output/Outcome) và bối cảnh (Context); luận án tiếp cận quản lý đào tạo theo mô hình CIPO hướng vào quản lý đào tạo trên các nội dung: quản lý các yếu tố đầu vào (Input), quản lý các yếu tố của quá trình (Process), quản lý các yếu tố về kết quả đầu ra (Output/Outcome) và xem xét, đánh giá tác động của bối cảnh (Context) đến đào tạo và quản lý đào tạo ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. * Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu lý luận, chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước, các bài báo khoa học và các tài liệu liên quan đến đào tạo và QLĐT theo tiếp cận CĐR. Phân tích, tổng hợp, chỉ thị, nghị quyết về đổi mới GD&ĐT và QLGD của Đảng, Nhà nước, các tài liệu và công trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn của các nhà khoa học từ đó xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của đề tài và hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi Thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến giảng viên, cán bộ QLGD và học viên. Phiếu hỏi đặt ra những câu hỏi và các phương án trả lời các vấn đề có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó tổng hợp kết quả đối chiếu với thực trạng, tính khả thi của các biện pháp mà nghiên cứu sinh đã đề xuất trong luận án. + Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn, trao đổi với giảng viên, cán bộ QLGD (Ban Giám hiệu, giảng viên, cán bộ các phòng chức năng như đào tạo và bồi dưỡng nâng cao, khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo) để tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về thực trạng đào tạo và QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. + Phương pháp quan sát sư phạm Nghiên cứu sinh tiến hành quan sát đào tạo trình độ đại học các khóa của Trường Đại học PCCC. + Phương pháp chuyên gia. Tiến hành trao đổi với CBQL, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động QLĐT nhất là các giảng viên có sáng kiến, kinh nghiệm. Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về lĩnh vực QLĐT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của luận án. + Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm Tiến hành khảo nghiệm các biện đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đó. Tổ chức thử nghiệm biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đó trong thực tiễn. - Nhóm phương pháp hỗ trợ + Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ở Trường Đại học PCCC. + Phương pháp sử dụng phần mềm tin học: Sử dụng phần mềm tin học để biểu thị các số liệu dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 6. Những đóng góp mới của luận án * Về lý luận Luận án góp phần làm rõ khái niệm về đào tạo, khái niệm CĐR, đào tạo theo tiếp cận CĐR và QLĐT theo tiếp cận CĐR, chỉ ra đặc điểm đào tạo ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR, từ đó bổ sung làm rõ hơn lý luận về QLĐT theo tiếp cận CĐR ở Trường Đại học PCCC. Xác định được các nội dung QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR dựa theo mô hình CIPO. Xác định làm rõ các yếu tố tác động đến QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. * Về thực tiễn Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. Đề xuất các biện pháp QLĐT ở Trường Đại học PCCC theo tiếp cận CĐR. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cho những quan niệm và những nội dung về đào tạo và QLĐT theo tiếp cận CĐR được rõ ràng, cụ thể hơn. Đảm bảo hiệu quả công tác QLĐT, giúp người học đạt được những yêu cầu cần thiết về kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ và trách nhiêm đã xác định trong CĐR, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC&CNCH. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào phát triển khoa học QLGD nói chung và QLĐT theo tiếp cận CĐR ở Trường Đại học PCCC nói riêng. * Về mặt thực tiễn Kết quả điều tra khảo sát sẽ cung cấp những nhận định và số liệu trung thực giúp cho các chủ thể quản lý ở Trường Đại học PCCC nhận thức rõ và đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả đào tạo và QLĐT theo tiếp cận CĐR. Các biện pháp luận án đề xuất là những gợi ý để Trường Đại học PCCC tham khảo trong nghiên cứu, cho công tác quản lý, giảng dạy hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, 5 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình khoa học đã công bố và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo và đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Trong cuốn “The Life and Times of Victor Karlovich Della-Vos” [97] (Cuộc đời và sự nghiệp của Victor Karlovich Della-Vos) Schenk, John P. (1965). Victor Vos Della, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Hoàng Gia Nga đã có nói về nội dung phân tích nghề nghiệp. Với quan điểm muốn đào tạo nghề có hiệu quả thì phải phân tích nghề để nhận biết các năng lực cần thiết phải trang bị cho người hành nghề. Các yêu cầu năng lực đó phải có trong mục tiêu đào tạo và cũng coi như CĐR thoả mãn nhu cầu xã hội đối với người đã qua đào tạo; đồng thời tác giả cũng đề xuất một số biện pháp quản lý quá trình đào tạo nhằm vào mục tiêu hoàn thiện các năng lực cho người được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong phát triển kinh tế xã hội. Các biện pháp của tác giả tập trung vào các lĩnh vực chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương thức đánh giá trong đào tạo. Quan điểm khoa học trên được coi là một trong những sáng kiến của Della Vos đặt nền tảng khoa học xây dựng nội dung chương trình đào tạo và CĐR. William E. Blank (1982) trong tác phẩm “Handbook for Developing Competency - Based Training Programs” (Sổ tay về phát triển năng lực - cơ sở cho một chương trình đào tạo) [83] đã đề cập đến đào tạo theo phát triển năng lực không quy định thời gian cho khoá học mà sử dụng các chuẩn về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp đã quy định (Standard of Profession) để làm đơn vị đo (chuẩn đánh giá) kết quả đào tạo, đào tạo phát triển theo năng lực mà sử dụng các chuẩn về kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghệp chính là đào tạo theo CĐR. Cuốn sách này cũng đề cập những vấn đề cơ bản của GD&ĐT dựa trên năng lực thực hiện, phân tích nghề và phân tích nhu cầu người học, nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng lao động về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học theo mục tiêu đào tạo. Shirley Fletcher (1997) trong cuốn “Designing Competence - Based Training” [99], (Thiết kế năng lực - cơ sở đào tạo) đã đề cập đến các cơ sở khoa học của việc xây dựng các tiêu chuẩn trong đào tạo, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người học và phân tích công việc, xây dựng mô đun của chương trình đào tạo để đạt tới CĐR đây là một tác phẩm bàn về đào tạo gắn với CĐR. Rothwell, W. J. & Lindholm, J. E. (1999) trong cuốn “Competency identification modeling and assessment in the USA” [96] (Xác định mô hình năng lực và đánh giá tại Hoa Kỳ) đã nhận định trong những thập niên cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đòi hỏi phải gia tăng năng suất và hiệu quả lao động. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực để trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất còn thuần túy theo cách mô phỏng, bắt chước, máy móc rập khuôn. Đứng trước đòi hỏi đó, các nhà giáo dục chuyên nghiệp phải suy nghĩ về dạy học trong quá trình đào tạo như thế nào cho có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cần phải dựa trên phân tích quá trình lao động từng ngành nghề cụ thể để khám phá ra những cách thức trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng tốt nhất cho người được đào tạo có được năng lực thực hành nghề, mà các năng lực này được coi như CĐR của người được đào tạo của cơ sở đào tạo. Theo các tác giả, hệ thống mô hình năng lực có trong tài liệu này là những yêu cầu của xã hội đối với hoạt động đào tạo nhân lực cho một ngành nghề cụ thể nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực. Québec (2002) trong cuốn “Technologie et l'enseignement technique et la formation professionnelle” [102] (Công nghệ và kỹ thuật GD&ĐT nghề) đã đưa ra hệ thống chuẩn kỹ năng nghề được quy định cụ thể trong các bộ chuẩn đào tạo nói chung và CĐR ngành đào tạo của mỗi nghề nói riêng. Để có được các bộ CĐR cho đào tạo, các cơ sở đào tạo phải xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng của người hành nghề trên cơ sở phân tích nghề để xác định được CĐR và coi chuẩn đó là yêu cầu bắt buộc đối với người học khi ra trường. Trong cuốn “A Competency-based model fordeveloping human reource professionals” (Mô hình dựa trên năng lực để phát triển nguồn nhân lực chuyên gia) [84] Glenn M., Mary Jo Blahna (2005) cho rằng bối cảnh thời đại mới, xu thế phát triển giáo dục và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động và làm biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và việc làm. Mô hình nhân cách của người lao động được xây dựng dựa trên năng lực (Human Resources Competency), bao gồm 03 thành tố cấu trúc cơ bản: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skills) và Thái độ (Traits). Edward. F. Crawle (2009) trong cuốn “Rethingking egineering Education: The CDIO Approach” (Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo cách tiếp cận CIDO) [31] đã nhận định việc phát triển chương trình các ngành kỹ thuật theo cách tiếp cận CIDO (Ý tưởngThiết kế-Triển khai -Vận hành) dựa trên tuyên bố đầu ra (Learning Outcomes): Sinh viên tốt nghiệp cần có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất-thái độ nào và trên cơ sở đó hình thành những năng lực (khả năng) hành nghề đáp ứng nhu cầu hay mong đợi của các liên đới (stakeholdes). Các kiến thức và kỹ năng nền tảng bao gồm: - Tư duy và kiến thức công nghệ (Technical Knowiedge and Reasoning). - Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp và các phẩm chất cá nhân (Personal and Professional Skills). - Các kỹ năng liên nhân cách: làm việc nhóm, giao tiếp (Interpersonal Skills: Teamwork and Communication). Báo cáo của OECD dựa trên nghiên cứu tại 17 quốc gia riêng lẻ được thực hiện trên toàn cầu trong giai đoạn 2011- 2012 “OECD reviews of vocational education and training, Learning for Jobs” (Đánh giá của OECD về GD&ĐT nghề. Học vì việc làm) (2011) [93] đã đánh giá những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề cần được trang bị không chỉ với những kỹ năng giúp họ có được công việc đầu tiên, mà còn với những kỹ năng khác về năng lực hỗ trợ sự nghiệp phát triển trong một thị trường lao động rộng lớn cho quá trình phát triển nhanh chóng. Các chương trình dạy nghề cần có chất lượng cao, với đội ngũ giáo viên và giảng viên là những người hiểu nhu cầu của ngành công nghiệp hiện đại. Học tập tại nơi làm việc đóng vai trò quan trọng trong tất cả các chương trình dạy nghề. Trên hết, cần một quan hệ đối tác hiệu quả giữa hệ thống GD&ĐT và với thị trường lao động để đảm bảo rằng các kỹ năng của người học thực sự mức độ phù hợp với thị trường lao động. Leesa Wheelahan (2012) trong tác phẩm “The problem with competency-based training, Educating for the knowledge economy: critical perspectives?” (Vấn đề giáo dục đào tạo dựa trên năng lực trong nền kinh tế tri thức quan điểm phản biện) [100] đã có một góc nhìn thực tế khác về đào tạo theo năng lực. Luận cứ quan trọng mà tác giả đưa ra là sự hiểu biết (kiến thức) của người học phải được đặt vào vị trí trung tâm của chương trình đào tạo nhưng đào tạo theo năng lực thực hiện lại không làm được điều đó. Bằng việc mô tả lại những yêu cầu của xã hội đối với một hoạt động nghề nghiệp, cách tiếp cận này đặt sự thực hiện công việc nghề nghiệp của người học vào vị trí trung tâm thay cho việc phải bắt đầu từ việc tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học chuyên sâu. Tác giả đã chỉ ra hạn chế của phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện và đề xuất cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trong các lý thuyết xây dựng chương trình đào tạo. Okoye Michael (2015) trong công trình “Enhancing Technical and Vocational Education and Training (TVET) in Nigeria for Sustainable Development: CompetencyBased Training (CBT) Approach” (Tăng cường GD&ĐT kỹ thuật và dạy nghề (TVET) ở Nigeria để phát triển bền vững: Phương pháp đào tạo dựa trên năng lực), [91] đã đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố “thực hiện được (performing) chứ không phải chỉ “biết” (knowing), kết quả đầu ra được tuyên bố rõ ràng để người học biết chính xác những gì họ có thể làm, giáo viên biết cần dạy gì và các tổ chức biết mức độ kỹ năng cần tới theo tuyên bố về kết quả đầu ra trong đào tạo theo tiếp cận năng lực. Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới, những tư tưởng và công trình nghiên cứu về đào tạo theo tiếp cận CĐR đã xuất hiện từ rất sớm và hiện nay đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước với đặc điểm và thành tựu giáo dục khác nhau. Cách tiếp cận CĐR trong đ...o nguồn nhân lực; Kết quả của tổng quan khái quát được sự phát triển của hệ thống lý luận về QLĐT, thấy được những vấn đề mang tính định hướng chỉ đạo chiến lược và những vấn đề áp dụng cụ thể. Tuy nhiên, qua tổng quan cũng thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để góp phần phát triển công tác QLĐT theo tiếp cận CĐR và đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới và việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, kiện toàn tổ chức, bộ máy của BCA hiện nay đối với công tác giáo dục đào tạo trong CAND nói chung và trong lực lượng PCCC&CNCH nói riêng, cần một nghiên cứu tập trung luận giải làm rõ về những vấn đề đặt ra với việc đào tạo và QLĐT theo tiếp cận CĐR, đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu phát triển liên tục sau đào tạo, thậm chí suốt đời của mỗi cá nhân trong lao động nghề nghiệp và học tập nâng cao trình độ. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra 2.1.1. Khái niệm đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra 2.1.1.1. Khái niệm đào tạo Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [73], đào tạo là: “quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo..., một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó những thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người”. Theo Từ điển Tiếng việt [79] thì đào tạo là: “làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha [29]: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,... để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả”. Như vậy có thể hiểu: Đào tạo là tổng hợp các hoạt động thống nhất giữa người dạy và người học trong môi trường nhất định với những quy định và điều kiện cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, CSVC, trang thiết bị dạy học và đánh giá kết quả nhằm giúp cho người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để người đó sử dụng trong cuộc sống và công việc theo sự phân công lao động xã hội. Đào tạo là quá trình giảng dạy và học tập về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và giáo dục đạo đức, nhân cách cho người học, làm cho người học trở thành người có năng lực thực hiện những công việc nhất định đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu cuộc sống xã hội. 2.1.1.2. Khái niệm chuẩn đầu ra Theo các tác giả Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Lê Ngọc Quỳnh Lam [51] thì “CĐR có thể được xem như lời cam kết, lời khẳng định của nhà trường đối với xã hội, với người sử dụng lao động, với người học về những công việc cụ thể mà người học sẽ làm được; về những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học sẽ đạt được sau khi được đào tạo tại nhà trường”. Lê Đức Ngọc và Trần Hữu Hoan [49]: “CĐR của một chương trình giáo dục là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó; là những chỉ số (Indicators) về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kĩ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của sản phẩm đào tạo - người học có được sau khi kết thúc chương trình giáo dục đào tạo đó trong nhà trường”. Từ những khái niệm trên, có thể hiểu: CĐR là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở giáo dục cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. Cơ sở để xây dựng chuẩn đầu ra: CĐR được xây dựng dựa trên năng lực của người học theo vị trí việc làm sau tốt nghiệp. Nó trả lời câu hỏi: Ai phải thực hiện CĐR? Phải thực hiện những gì? Những kết quả phải có được từ hoạt động của họ? hay cụ thể hơn là trả lời hai câu hỏi: Người học tốt nghiệp cần đạt được những kiến thức, kinh nghiệm, mức độ tự chủ và trách nhiệm gì? Làm thế nào để đạt được những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đó?. * Các cấp độ của chuẩn đầu ra: Chuẩn đầu ra bao gồm ba cấp độ: chuẩn đầu ra cấp trường, chuẩn đầu ra cấp chương trình, chuẩn đầu ra cấp môn học. Chuẩn đầu ra cấp trường là tuyên bố về phẩm chất, năng lực chung cần có của người học sau khi tốt nghiệp một trường đại học. Chuẩn đầu ra cấp chương trình là tuyên bố về phẩm chất, năng lực cần có của người học sau khi học xong một chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra cấp môn học là phẩm chất, năng lực dự kiến người học sẽ làm được sau hoàn tất việc học tập một môn học. Các cấp độ chuẩn đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Chuẩn đầu ra của nhà trường cung cấp những định hướng để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là cơ sở để xác định chuẩn đầu ra của các môn học. Ngược lại, thực hiện chuẩn đầu ra môn học là cơ sở thực hiện chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; thực hiện chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là cơ sở thực hiện chuẩn đầu ra của nhà trường. Chuẩn đầu ra ở cấp độ nào cũng phải phù hợp nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực; thể hiện rõ trong mục tiêu đào tạo một ngành đào tạo; đảm bảo tính định hướng để thiết lập chương trình, nội dung, giáo trình và tài liệu đào tạo; là cơ sở để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo; gắn với các yêu cầu về trang bị, sử dụng CSVC và thiết bị đào tạo; thích ứng với các yêu cầu về môi trường đào tạo; là cơ sở để xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo; và là cơ sở để rà soát, điều chỉnh và bổ sung CĐR và chương trình đào tạo. * Cấu trúc của CĐR: Kiến thức: Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo. Kỹ năng: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình. 2.1.1.3. Khái niệm đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra Tiếp cận chuẩn là sự xem xét, so sánh kết quả đạt được của một hoạt động với các chuẩn mực đã quy định đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động đó. Tiếp cận đào tạo theo CĐR được hiểu là đào tạo được bắt đầu từ xác định (hoặc hoàn thiện) CĐR của người học, đến việc triển khai các hoạt động giảng dạy và học tập về cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và cả đạo đức, nhân cách cho người học trên cơ sở định hướng của chuẩn nhằm làm cho sản phẩm đào tạo (người được đào tạo) đạt được chuẩn đã xác định. Từ những phân tích trên có thể hiểu: Đào tạo theo tiếp cận CĐR là tổng hợp các hoạt động thống nhất giữa người dạy và người học trong môi trường nhất định với những quy định và điều kiện cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, CSVC, trang thiết bị dạy học và đánh giá kết quả nhằm nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp cho người học theo CĐR đã xác định. 2.1.2. Chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 2.1.2.1. Khái niệm chuẩn đầu ra của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy Chuẩn đầu ra của Trường Đại học PCCC là hệ thống những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng mục tiêu đào tạo và được Trường Đại học PCCC công nhận tốt nghiệp, trở thành cán bộ, kỹ sư ngành PCCC, CNCH của lực lượng CAND và của quốc gia. 2.1.2.2. Căn cứ xác định chuẩn đầu ra * Căn cứ vào cơ sở pháp lý Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia. Công văn số 2196 /BGDĐT-GDĐH, ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học. Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Quyết định số 7364/QĐ-X11-X14 ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công an ban hành Chương trình khung đào tạo trình độ đại học, trung cấp ngành PCCC&CNCH thuộc nhóm ngành an ninh trật tự Thông tư 02/2019/TT-BCA ngày 07 tháng 1 năm 2019 của Bộ Công an quy định về xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và mở ngành, chuyên ngành đào tạo trong Công an nhân dân Hướng dẫn số 115/X02-P2 ngày 13 tháng 1 năm 2020 về việc thông tư 02/2019/TT-BCA ngày ngày 07 tháng 1 năm 2019 của Bộ Công an quy định về xây dựng chương trình giáo dục, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và mở ngành, chuyên ngành đào tạo trong Công an nhân dân. * Căn cứ vào vị trí việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí: Kiểm tra an toàn PCCC; Huấn luyện nghiệp vụ Chữa cháy và CNCH; Chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Tuyên tuyền, vận động quần chúng PCCC và CNCH; Quản lý vận hành, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH; Thẩm duyệt thiết kế về PCCC; Thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động. * Căn cứ vào nhiệm vụ chính của công tác PCCC và CNCH - Thực hiện thẩm duyệt hồ sơ thiết kế về PCCC; kiểm tra thi công hệ thống PCCC; tiến hành nghiệm thu về PCCC. - Lập hồ sơ điều tra cơ bản; Tiến hành phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC; Hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC theo đúng các quy định; Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC tại cơ sở; xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC. - Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền về PCCC và CNCH; tổ chức tuyên truyền về PCCC và CNCH; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC và khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao. - Xây dựng kế hoạch huấn luyện, giáo án huấn luyện và tiến hành huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH. - Xây dựng phương án chữa cháy, phương án CNCH; lập kế hoạch tổ chức thực tập phương án chữa cháy và phương án CNCH; tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và phương án CNCH theo các tình huống đã giả định. - Triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy để dập tắt kịp thời đám cháy; áp dụng các chiến thuật, phương pháp chữa cháy hợp lý để cứu người, cứu tài sản, ngăn chặn cháy lan một cách kịp thời có hiệu quả. - Tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng và áp dụng các biện pháp, kỹ, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp để cứu người, tài sản bị nạn tại hiện trường sự cố, tai nạn đạt hiệu quả cao nhất. - Hướng dẫn cho cán bộ, chiến sỹ vận hành các phương tiện PCCC và CNCH. Quản lý phương tiện PCCC và CNCH, lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện PCCC và CNCH. * Căn cứ vào môi trường làm việc, công cụ, phương tiện thực hiện công tác PCCC và CNCH - Công tác chữa cháy và CNCH luôn đảm bảo chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH 24/24h. Môi trường thực hiện công việc chữa cháy, CNCH là tại hiện trường đám cháy, hiện trường sự cố, tai nạn có nhiều yếu tố nguy hiểm tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người như: nhiệt độ cao, có nhiều khói, khí độc, thiếu ôxi, hóa chất độc hại, nguy cơ sập đổ của cấu kiện xây dựng... Do vậy cần trang bị các thiết bị bảo hộ an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và tuân thủ nghiêm điều lệnh chiến đấu của lực lượng cảnh sát PCCC. - Phương tiện phục vụ cho công tác thẩm duyệt; kiểm tra an toàn về PCCC như: máy tính; thiết bị đo thông số kỹ thuật cháy, nổ; thiết bị đo lưu lượng dòng chảy, thiết bị đo áp suất; thiết bị đo điện; thiết bị đo thông số kỹ thuật các hệ thống... - Phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền như: máy tính, loa, máy chiếu, bình chữa cháy xách tay - Các phương tiện, thiết bị, mô hình phục vụ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy như: xe chữa cháy và các thiết bị kèm theo, chất chữa cháy, các thiết bị bảo hộ cho chiến sỹ chữa cháy, thiết bị phòng chống khói khí độc, mô hình nhà khói, mô hình bể chứa xăng dầu - Các phương tiện, thiết bị CNCH chuyên dụng, mô hình phục vụ công tác huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ CNCH như: Xe CNCH, xe thang; thiết bị gia cố chống sập đổ, thiết bị tìm kiếm người bị nạn, bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, thiết bị cắt, phá cấu kiện xây dựng, thiết bị kê chèn, thiết bị bịt vá hóa chất, cáng CNCH chuyên dụng; các mô hình phục vụ huấn luyện nghiệp vụ CNCH như: mô hình sập đổ nhà, công trình, mô hình tai nạn phương tiện giao thông; mô hình sự cố hóa chất; mô hình CNCH dưới nước... 2.1.2.3. Mục tiêu của chuẩn đầu ra đào tạo Đại học Phòng cháy chữa cháy Công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường; thực hiện những cam kết của Nhà trường với xã hội về sản phẩm đầu ra để người học, phụ huynh, các bên liên quan biết và giám sát. Cam kết với người học về những phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển sau khi tốt nghiệp ngành PCCC&CNCH, cũng như công việc mà học viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp. Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và cơ sở sử dụng nguồn nhân lực trong đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực. Đảm bảo tính thống nhất của không gian giáo dục trong Nhà trường; tính khách quan trong đánh giá các chương trình đào tạo trong Nhà trường; thiết lập tính tương đương của các chương trình đào tạo đại học với các chương trình đào tạo khác trong Nhà trường. Xác lập cơ sở soạn thảo Chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao tính vừa sức của tài liệu học tập, hình thành tiêu chuẩn đánh giá về kết quả giáo dục, đổi mới phương pháp học tập và hình thành ở người học tính tích cực trong học tập và tự học. Đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học đạt chuẩn đầu ra. 2.1.2.4. Yêu cầu chuẩn đầu ra của đào tạo Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy * Kiến thức - Vận dụng sự hiểu biết cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật chung, pháp luật chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp, hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực PCCC và CNCH. - Vận dụng kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, kiến thức cơ sở ngành về cháy, nổ và kiến thức thủy lực, cơ khí, xây dựng, kết cấu, về thể chất, sức khỏe, sơ cấp cứu, kiến thức, kỹ năng ngành công an như võ thuật, quân sự để đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực PCCC và CNCH. - Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và NCKH đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực PCCC và CNCH. - Tổng hợp, phân tích những kiến thức chuyên ngành như PCCC và CNCH, quản lý phương tiện, thiết bị, tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến tuyên truyền và huấn luyện kiến thức PCCC và CNCH. * Kỹ năng Kỹ năng cứng - Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc. - Kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình điều tra cơ bản về PCCC, lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC và kiểm tra an toàn về PCCC. - Kỹ năng huấn luyện, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy; kỹ thuật, quy trình chữa cháy. - Xây dựng được kế hoạch huấn luyện; hướng dẫn được kỹ thuật cá nhân, đội hình CNCH cho cán bộ, chiến sĩ CNCH, xây dựng được phương án chữa cháy và CNCH, kế hoạch tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy và phương án CNCH theo quy trình. - Đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra ở nhà và công trình dân dụng trong thực tế. - Thực hiện được các hoạt động chữa cháy khi xảy ra cháy tại các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, nhà và công trình dân dụng trong thực tế. Đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra trong điều kiện đặc biệt. Biết lựa chọn các hoạt động chữa cháy cần thực hiện trong điều kiện đặc biệt trong phạm vi một tổ. - Đánh giá, phân tích được đặc điểm các dạng sự cố, tai nạn tại hiện trường; Hướng dẫn sử dụng và áp dụng kỹ thuật CNCH khi sự cố, tai nạn: Sập đổ nhà, công trình, sạt lở đất đá; sự cố, tai nạn phương tiện giao thông, dưới nước và các tình huống sự cố, tai nạn trong điều kiện đặc biệt; Áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp, chiến thuật CNCH, biện pháp đảm bảo an toàn trong cứu nạn, cứu hộ; Tổ chức chỉ huy được lực lượng thực hiện nhiệm vụ CNCH tại hiện trường sự cố, tai nạn. - Sử dụng được các phương tiện, thiết bị chữa cháy, áp dụng kỹ, chiến thuật chữa cháy, chỉ huy, phân công nhiệm vụ cho các chiến sỹ trong phạm vi một tổ chữa cháy và phối hợp hoạt động của các tổ với nhau. - Kỹ năng thuyết trình những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ PCCC và CNCH trước mọi người; có khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác. - Nhận dạng được các thiết bị, dụng cụ trang bị trên phương tiện PCCC và CNCH, kiểm tra, vận hành thành thạo phương tiện PCCC và CNCH. - Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, thiết bị kiểm tra. - Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình chuẩn bị phương tiện. - Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình phương tiện PCCC và CNCH hoạt động, thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình vận hành. - Đánh giá, phán đoán chính xác tình trạng hoạt động của phương tiện PCCC và CNCH. - Thực hiện kỹ thuật các môn điền kinh, bơi, thể dục thể chất. - Sử dụng những loại vũ khí quân dụng: tiểu liên AK, súng ngắn K54, K59, CZ83 và các công cụ hỗ trợ (dùi cui điện, còng số 8, súng bắn đạn cao su). Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật của võ thuật CAND vào thực tiễn chiến đấu. Kỹ năng mềm + Giao tiếp, ứng xử - Thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệnh CAND, quy định của pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành PCCC. - Thể hiện cử chỉ, hành động, hình ảnh người công an cách mạng vì nhân dân phục vụ, người công an tận tụy với công việc. Thực hiện tốt 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy công an nhân dân. + Ngoại ngữ (Tiếng Anh) Tiếng Anh: đạt trình độ sơ cấp - bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam - tương đương trình độ B1 – Khung tham chiếu chung Châu Âu); + Tin học Tin học: Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản. + Kỹ năng làm việc nhóm - Làm việc theo đội hình nhóm; chỉ huy điều hành phối hợp nhóm - Kỹ năng giải quyết vấn đề, nghiên cứu đánh giá, tổng kết công việc. + Kỹ năng làm việc tại cộng đồng Thuyết trình, vận động, tham gia hoạt động xã hội. * Mức độ tự chủ và trách nhiệm - Làm việc độc lập trong các điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân trước quyết định, trước pháp luật. - Tổ chức làm việc, hướng dẫn người khác: đồng đội, nhân viên tại các cơ sở. Có khả năng thích ứng làm việc nhóm trong các đội hình theo điều lệnh chiến đấu. - Có khả năng điều hành, đánh giá kết quả hoạt động nhóm. 2.1.3. Đặc điểm đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: Đào tạo theo tiếp cận CĐR ở Trường Đại học PCCC là tổng hợp các hoạt động thống nhất giữa người dạy và người học trong môi trường nhất định với những quy định và điều kiện cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, CSVC, trang thiết bị dạy học và đánh giá kết quả nhằm nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp cho người học theo CĐR của Nhà trường đã xác định. Đào tạo theo tiếp cận CĐR ở Trường Đại học PCCC có những đặc điểm sau đây: 2.1.3.1. Đặc điểm về tuyển sinh Tuyển sinh là bước khởi đầu quan trọng để đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực PCCC và CNCH, đồng thời là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Học viên của Trường Đại học PCCC cũng như sinh viên các học viện, Trường đại học CAND phải được tuyển chọn qua vòng sơ tuyển và trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh tốt nghiệp phổ thông quốc gia. Đại đa số học viên được chọn vào học ở Trường Đại học PCCC có lý lịch rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực nhận thức khá đồng đều. Tuyển sinh của Trường Đại học PCCC ngoài các quy định về kết quả học tập còn có các tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe, chiều cao, cân nặng trong đó cần xác định: Tổng số học viên tuyển mới cho khoá học phân theo ngành, chuyên ngành và hệ đào tạo; Cách thức tuyển sinh của nhà trường và các tiêu chuẩn; Điểm trung bình các môn học ở phổ thông và xếp hạng học tập; Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp phổ thông; Kết quả rèn luyện đạo đức; Động cơ học tập; Năng khiếu cá nhân; Sức khoẻ thể chất và tinh thần của học viên khi nhập học Phương thức tuyển sinh đại học chính quy những năm qua của Trường Đại học PCCC là phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và kết quả các năm học THPT để xét tuyển. Công tác tư vấn, tuyên truyền và tuyển sinh chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông và một số hình thức khác nhằm tăng nguồn dự tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu do BCA giao hằng năm theo quy định. Đầu mỗi khóa học, nhà trường tổ chức nhập học đối với khóa mới trong đó phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng phối hợp thực hiện tiếp đón, nhận hồ sơ, hướng dẫn tiếp nhận học viên theo các lớp, bố trí nơi ăn ở tập trung, phổ biến nội quy, quy định, khám sức khỏe. Tổ chức các hoạt động đầu khóa gặp gỡ động viên, quán triệt tư tưởng, tinh thần cho học viên đầu khóa học thêm yên tâm, tin tưởng cố gắng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người chiến sỹ CAND tương lai có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn sâu phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước. 2.1.3.2. Đặc điểm về chuẩn đầu ra Thực hiện các quy định của Bộ GD&ĐT, BCA về CĐR, Nhà trường đã nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, các nhà khoa học xây dựng và công bố CĐR tất cả các chuyên ngành đào tạo đại học. CĐR các ngành, chuyên ngành đào tạo đã lượng hóa được kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm học viên phải tích lũy trong quá trình đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo, đúng quy định của Bộ GD&ĐT, BCA, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, bao gồm chuẩn về kiến thức, chuẩn về kỹ năng, chuẩn về chính trị, đạo đức, chuẩn về thể chất, quốc phòng an ninh. Nhà trường đã lượng hóa CĐR cụ thể gồm: chuẩn về tin học, chuẩn về bắn súng, chuẩn về võ thuật, chuẩn về ngoại ngữ, chuẩn về chuyên môn theo các chuyên ngành đào tạo (Tổ chức công tác chỉ huy chữa cháy đối với chuyên ngành Chỉ huy chữa cháy; Tổ chức công tác CNCH đối với chuyên ngành Tổ chức CNCH; Nghiệp vụ kiểm tra về PCCC và Nghiệp vụ thẩm duyệt về PCCC đối với chuyên ngành An toàn phòng cháy; Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa thông thường ô tô, máy bơm chữa cháy và Giám sát thi công công trình PCCC đối với chuyên ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật PCCC và CNCH và kỹ thuật sơ cấp cứu nâng cao đối với chuyên ngành Chỉ huy chữa cháy và Tổ chức CNCH). 2.1.3.3. Đặc điểm về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của trường dựa trên cơ sở chương trình khung và quy định của BCA và được xây dựng phù hợp với thực tế cho các bậc học, hệ học cụ thể các chương trình đào tạo của nhà trường gồm: Chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ngành PCCC&CNCH; chương trình đào tạo đại học PCCC và CNCH hệ chính quy gồm 4 chương trình cho 4 chuyên ngành (An toàn Phòng cháy, Chỉ huy chữa cháy, Quản lý phương tiện kỹ thuật PCCC, Tổ chức CNCH); chương trình đào tạo đại học PCCC hệ VLVH; chương trình đào tạo đại học PCCC và CNCH hệ ngoài ngành Công an; chương trình đào tạo văn bằng 2 đại học PCCC và CNCH... Trường Đại học PCCC căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT và BCA xác định mục tiêu đào tạo, xác định quy mô đào tạo hợp lý đối với từng trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực PCCC của cả nước. Chương trình đào tạo đại học được tổ chức xây dựng dựa trên phân định kiến thức các trình độ đào tạo nhóm ngành an ninh và trật tự xã hội trong CAND trong đó thời gian đào tạo là 4 năm gồm các khối kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương; Kiến thức cơ sở ngành; Kiến thức ngành; Kiến thức chuyên ngành. 2.1.3.4. Đặc điểm về đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt, những chủ thể chính, của quá trình đào tạo của nhà trường. Trình độ đội ngũ này là một trong những nhân tố quyết định chất lượng đào tạo trình độ đại học. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác đào tạo nghiệp vụ PCCC&CNCH, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học PCCC phải đáp ứng được trình độ chuyên môn cao, trở thành các chuyên gia đầu ngành, có hiểu biết sâu sắc và dày kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học PCCC&CNCH, có nhân cách mẫu mực, có phương pháp nghiên cứu và phong cách làm việc khoa học, thật sự là tâm gương sáng cho học viên. Đội ngũ giảng viên của nhà trường được đào tạo cơ bản, có năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm nhiều giảng viên được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới như: Học viện PCCC Liên bang Nga, Học viện Phòng vệ dân sự của Liên bang Nga; Học viện Phòng vệ dân sự Singapore; Trường Đại học đào tạo cán bộ chỉ huy Bộ Tình trạng khẩn cấp nước Cộng hòa Belarus... Để đảm bảo công tác giảng dạy theo tiếp cận CĐR và giảng viên phải bám sát thực tiễn, thường xuyên kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau để đưa các kiến thức thực tiễn vào bài giảng và hướng dẫn các kỹ năng thực hành cho học viên. Các kiến thức thực tiễn mang tính chính thống trong các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết, Nghị quyết của Hội Nghị Trung ương qua các kỳ Đại hội, Luật và Nghị định đây là dạng thực tiễn có độ tin cậy cao, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể. Để tích lũy được các kiến thức về chuyên ngành, các kỹ năng thực hành trong công tác PCCC&CNCH giảng viên phải tiếp thu từ các chuyến đi thực tế đến với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực PCCC, Công an các đơn vị địa phương; thực tiễn đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhà trường có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, kiêm nhiệm có đủ năng lực giảng dạy tất cả các học phần trong chương trình đào tạo đại học của nhà trường. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, cần chú trọng vào việc lựa chọn giảng viên tham gia thỉnh giảng với trình độ chuyên môn cao, có thâm niên giảng dạy, kinh nghiệm thực tiễn, đã và đang công tác tại các học viện, trường CAND, Công an các đơn vị địa phương. Những giảng viên mới được tuyển dụng đều phải đi thực tế ở những đơn vị phù hợp với học phần, môn học mà mình giảng dạy. Những giảng viên dạy các môn chuyên ngành về chữa cháy, CNCH phải tham gia công tác thực tế tại các đơn vị chữa cháy trong một khoảng thời gian nhất định để tích lũy những kinh nghiệm thực tế về nghề, rút ra những bài học từ những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp trong thực tế để sau này truyền đạt lại cho học viên. 2.1.3.5. Đặc điểm về đội ngũ học viên Hầu hết học viên trong trường là học sinh phổ thông và cán bộ, chiến sĩ đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên khắp cả nước, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt khác nhau, mặt bằng kiến thức không đồng đều. 100% học viên tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của Ngành và nội quy, quy định của trường. Có lý tưởng cách mạng, say mê với nghề nghiệp, không hoang mang dao động trước những khó khăn thử thách, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong khóa học. Nhiệm vụ chủ yếu của học viên là học tập và rèn luyện: Để thực hiện mục tiêu đào tạo một người lính, bên cạnh kiến thức, học viên phải chú ý đến việc rèn luyện tác phong của người lính, từ tác phong trong sinh hoạt (như phải ăn, ngủ, tập thể dục, nghỉ ngơi, lên lớp theo giờ giấc, tuân thủ theo thời khóa biểu nghiêm ngặt; phải biết cách gấp chăn màn, sắp ... lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên, cựu học viên,, để dự thảo điều chỉnh và bổ sung chuẩn đầu ra CBGV 1 5 48 192 200 600 7 14 0 0 811 3.17 HV 0 0 105 420 255 765 16 32 0 0 1217 3.24 T 1 5 153 612 455 1365 23 46 0 0 2028 3.21 4 Hội đồng điều chỉnh, bổ sung và công bố chuẩn đầu ra của trường hoàn thiện dự thảo điều chỉnh và bổ sung chuẩn đầu ra CBGV 0 0 78 312 169 507 9 18 0 0 837 3.27 HV 1 5 102 408 264 792 9 18 0 0 1223 3.25 T 1 5 180 720 433 1299 18 36 0 0 2060 3.26 5 Hội đồng điều chỉnh, bổ sung và công bố chuẩn đầu ra của trường tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo điều chỉnh và bổ sung chuẩn đầu ra trình hiệu trưởng ký ban hành CBGV 3 15 67 268 184 552 2 4 0 0 839 3.28 HV 4 20 99 396 268 804 5 10 0 0 1230 3.27 T 7 35 166 664 452 1356 7 14 0 0 2069 3.27 6 Hội đồng điều chỉnh, bổ sung công bố CĐR của trường đối với học viên trong trường và trên các phương tiện thông tin CBGV 0 0 88 352 168 504 0 0 0 0 856 3.34 HV 2 10 121 484 253 759 0 0 0 0 1253 3.33 T 2 10 209 836 421 1263 0 0 0 0 2109 3.34 Trung bình CBGV 3.24 HV 3.28 T 3.27 Bảng 3.10 Thực trạng quản lý phát triển nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CBGV 2 10 43 172 195 585 12 24 4 4 795 3.11 HV 4 20 67 268 279 837 17 34 9 9 1168 3.11 T 6 30 110 440 474 1422 29 58 13 13 1963 3.11 2 Tổ chức thành lập Ban xây dựng và phát triển chương trình đào tạo nhà trường, các tiểu ban ở các khoa để thực hiện các hoạt động điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo của nghề theo chuẩn đầu ra đã công bố CBGV 1 5 25 100 223 669 7 14 0 0 788 3.08 HV 5 25 66 264 297 891 8 16 0 0 1196 3.18 T 6 30 91 364 520 1560 15 30 0 0 1984 3.14 3 Tổ chức mời các chuyên gia trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy, các đơn vị sử dụng lao động phối hợp thẩm định các nội dung điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chuẩn đầu ra đã công bố CBGV 0 0 12 48 185 555 56 112 3 3 718 2.80 HV 0 0 35 140 262 786 77 154 2 2 1082 2.88 T 0 0 47 188 447 1341 133 266 5 5 1800 2.85 4 Tổ chức và chỉ đạo phát triển chương trình chi tiết điều chỉnh và bổ sung mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, điều kiện dạy học và hình thức tổ chức giảng dạy của mỗi môn học trong chương trình chi tiết gắn với các yêu cầu của chuẩn đầu ra đã công bố CBGV 6 30 76 304 168 504 6 12 0 0 850 3.32 HV 7 35 82 328 282 846 5 10 0 0 1219 3.24 T 13 65 158 632 450 1350 11 22 0 0 2069 3.27 5 Tổ chức điều chỉnh, bổ sung, mục tiêu, chương trình, phương pháp và hình thức đào tạo, cơ sở vật chất và đánh giá kết quả đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra đã điều chỉnh CBGV 12 60 67 268 175 525 2 4 0 0 857 3.35 HV 15 75 92 368 266 798 3 6 0 0 1247 3.32 T 27 135 159 636 441 1323 5 10 0 0 2104 3.33 6 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động phát triển chương trình đào tạo, chương trình chi tiết môn học để kịp thời có các quyết định quản lý nhằm phát triển chương trình đào tạo ngày càng tốt hơn. CBGV 8 40 88 352 156 468 4 8 0 0 868 3.39 HV 11 55 109 436 253 759 3 6 0 0 1256 3.34 T 19 95 197 788 409 1227 7 14 0 0 2124 3.36 Trung bình CBGV 3.17 HV 3.18 T 3.18 Bảng 3.11 Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Xây dựng kế hoạch phân công giảng dạy các môn học trong quá trình đào tạo khóa học của giảng viên CBGV 1 5 91 364 163 489 1 2 0 0 860 3.36 HV 5 25 102 408 267 801 2 4 0 0 1238 3.29 T 6 30 193 772 430 1290 3 6 0 0 2098 3.32 2 Tổ chức cho giảng viên soạn kế hoạch giảng dạy, hồ sơ, giáo án theo chương trình chi tiết môn học đã phân công cho giảng viên trong quá trình đào tạo khóa học CBGV 2 10 99 396 153 459 2 4 0 0 869 3.39 HV 5 25 138 552 226 678 7 14 0 0 1269 3.38 T 7 35 237 948 379 1137 9 18 0 0 2138 3.38 3 Tổ chức cho giảng viên giảng dạy lý thuyết, thực hành theo lịch giảng, kế hoạch giảng dạy trên lớp và tham gia hướng dẫn học viên đi thực tế, thực tập khóa học CBGV 0 0 72 288 182 546 2 4 0 0 838 3.27 HV 2 10 100 400 271 813 3 6 0 0 1229 3.27 T 2 10 172 688 453 1359 5 10 0 0 2067 3.27 4 Tổ chức cho giảng viên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên trong khi học tập và sau khi kết thúc môn học. CBGV 1 5 102 408 149 447 4 8 0 0 868 3.39 HV 3 15 152 608 219 657 2 4 0 0 1284 3.41 T 4 20 254 1016 368 1104 6 12 0 0 2152 3.41 5 Tổ chức cho giảng viên nghiên cứu khoa học, đi thực tế tại các đơn vị địa phương và áp dụng kiến thức thực tế và kết quả NCKH vào giảng dạy CBGV 3 15 133 532 102 306 15 30 3 3 886 3.46 HV 2 10 177 708 159 477 31 62 7 7 1264 3.36 T 5 25 310 1240 261 783 46 92 10 10 2150 3.40 6 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tổ chức giảng dạy của giảng viên để có quyết định quản lý nhằm phát huy mặt tốt, điều chỉnh những tồn tại và xử lý các vi phạm CBGV 0 0 81 324 173 519 2 4 0 0 847 3.31 HV 0 0 117 468 256 768 3 6 0 0 1242 3.30 T 0 0 198 792 429 1287 5 10 0 0 2089 3.31 Trung bình CBGV 3.36 HV 3.34 T 3.35 Bảng 3.12 Thực trạng quản lý học tập và rèn luyện học viên TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động học tập và rèn luyện của học viên trong quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. CBGV 0 0 103 412 151 453 2 4 0 0 869 3.39 HV 0 0 134 536 236 708 6 12 0 0 1256 3.34 T 0 0 237 948 387 1161 8 16 0 0 2125 3.36 2 Tổ chức cho học viên xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện của cá nhân đối với các môn học theo học kỳ, năm học và khóa học phù hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trường. CBGV 1 5 72 288 171 513 9 18 3 3 827 3.23 HV 0 0 128 512 226 678 17 34 5 5 1229 3.27 T 1 5 200 800 397 1191 26 52 8 8 2056 3.25 3 Tổ chức cho học viên học tập lý thuyết, thực hành, huấn luyện đối với mỗi môn học trong chương trình đào tạo để đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ theo yêu cầu của chuẩn đầu ra. CBGV 3 15 107 428 145 435 1 2 0 0 880 3.44 HV 4 20 113 452 257 771 2 4 0 0 1247 3.32 T 7 35 220 880 402 1206 3 6 0 0 2127 3.37 4 Tổ chức cho viên đánh giá về kết quả học tập, rèn luyện của bản thân theo các tiêu chí đã xác định trong CĐR của nhà trường đã được công bố. CBGV 6 30 62 248 174 522 12 24 2 2 826 3.23 HV 4 20 138 552 211 633 18 36 5 5 1246 3.31 T 10 50 200 800 385 1155 30 60 7 7 2072 3.28 5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của học viên để có quyết định quản lý kịp thời nhằm phát huy các mặt tốt, hạn chế những tồn tại và xử lý các vi phạm quy định. CBGV 1 5 87 348 166 498 2 4 0 0 855 3.34 HV 0 0 144 576 229 687 3 6 0 0 1269 3.38 T 1 5 231 924 395 1185 5 10 0 0 2124 3.36 Trung bình CBGV 3.33 HV 3.32 T 3.32 Bảng 3.13. Thực trạng quản lý đánh giá, công nhận kết quả học tập của học viên TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Lập kế hoạch thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập CBGV 2 10 86 344 166 498 2 4 0 0 856 3.34 HV 1 5 130 520 241 723 4 8 0 0 1256 3.34 T 3 15 216 864 407 1221 6 12 0 0 2112 3.34 2 Xây dựng các hình thức thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập CBGV 3 15 106 424 130 390 12 24 5 5 858 3.35 HV 6 30 141 564 201 603 21 42 7 7 1246 3.31 T 9 45 247 988 331 993 33 66 12 12 2104 3.33 3 Tổ chức triển khai thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập CBGV 2 10 98 392 155 465 1 2 0 0 869 3.39 HV 7 35 110 440 256 768 3 6 0 0 1249 3.32 T 9 45 208 832 411 1233 4 8 0 0 2118 3.35 4 Giám sát công tác thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập CBGV 1 5 119 476 132 396 4 8 0 0 885 3.46 HV 0 0 153 612 214 642 9 18 0 0 1272 3.38 T 1 5 272 1088 346 1038 13 26 0 0 2157 3.41 5 Quản lý nội dung kiểm tra đánh giá tổng hợp được các kiến thức và kỹ năng mà người học phải đạt được theo yêu cầu CBGV 2 10 89 356 153 459 8 16 4 4 845 3.30 HV 5 25 156 624 194 582 12 24 9 9 1264 3.36 T 7 35 245 980 347 1041 20 40 13 13 2109 3.34 Trung bình CBGV 3.37 HV 3.34 T 3.35 Bảng 3.14. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Xây dựng kế hoạch đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy của cán bộ, giảng viên và học tập của học viên. CBGV 3 15 107 428 120 360 21 42 5 5 850 3.32 HV 8 40 169 676 160 480 33 66 6 6 1268 3.37 T 11 55 276 1104 280 840 54 108 11 11 2118 3.35 2 Tổ chức đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất sử dụng trong quản lý, giảng dạy và học tập. CBGV 5 25 67 268 177 531 7 14 0 0 838 3.27 HV 9 45 148 592 211 633 8 16 0 0 1286 3.42 T 14 70 215 860 388 1164 15 30 0 0 2124 3.36 3 Tổ chức cho các Phòng chức năng, khoa xác định nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất phục vụ quản lý, giảng dạy và học tập CBGV 11 55 88 352 154 462 2 4 1 1 874 3.41 HV 32 160 83 332 258 774 3 6 0 0 1272 3.38 T 43 215 171 684 412 1236 5 10 1 1 2146 3.40 4 Tổ chức hoạt động mua sắm, nâng cấp về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa phù hợp với đào tạo theo chuẩn đầu ra. CBGV 18 90 100 400 127 381 11 22 0 0 893 3.49 HV 37 185 106 424 216 648 15 30 2 2 1289 3.43 T 55 275 206 824 343 1029 26 52 2 2 2182 3.45 5 Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để có các quyết định quản lý nhằm phát huy hiệu quả trong công tác đào tạo theo chuẩn đầu ra. CBGV 5 25 112 448 116 348 18 36 5 5 862 3.37 HV 11 55 176 704 155 465 25 50 9 9 1283 3.41 T 16 80 288 1152 271 813 43 86 14 14 2145 3.39 Trung bình CBGV 3.37 HV 3.40 T 3.39 Bảng 3.15. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý đào tạo TT Nội dung Đối tượng Tác động rất mạnh Tác động mạnh Tác động vừa Tác động yếu Không tác động ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 CBGV 45 225 121 484 88 264 2 4 0 0 977 3.82 HV 58 290 230 920 84 252 4 8 0 0 1470 3.91 T 103 515 351 1404 172 516 6 12 0 0 2447 3.87 2 Tác động từ yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH hiện nay CBGV 65 325 145 580 42 126 4 8 0 0 1039 4.06 HV 72 360 240 960 56 168 8 16 0 0 1504 4.00 T 137 685 385 1540 98 294 12 24 0 0 2543 4.02 3 Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo trong thời kỳ mới CBGV 35 175 154 616 64 192 3 6 0 0 989 3.86 HV 58 290 251 1004 60 180 7 14 0 0 1488 3.96 T 93 465 405 1620 124 372 10 20 0 0 2477 3.92 4 Tác động từ yêu cầu của sự nghiệp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và yêu cầu tinh giản lực lượng công an nhân dân CBGV 44 220 108 432 102 306 2 4 0 0 962 3.76 HV 57 285 241 964 69 207 9 18 0 0 1474 3.92 T 101 505 349 1396 171 513 11 22 0 0 2436 3.85 5 Tác động từ nhiệm vụ đặc thù đào tạo của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy CBGV 57 285 144 576 54 162 1 2 0 0 1025 4.00 HV 65 325 267 1068 39 117 5 10 0 0 1520 4.04 T 122 610 411 1644 93 279 6 12 0 0 2545 4.03 6 Tác động của việc tổ chức đào tạo và các yếu tố bảo đảm cho quản lý đào tạo của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy CBGV 35 175 192 768 27 81 2 4 0 0 1028 4.02 HV 68 340 265 1060 37 111 6 12 0 0 1523 4.05 T 103 515 457 1828 64 192 8 16 0 0 2551 4.04 Trung bình CBGV 3.92 HV 3.98 T 3.96 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp TT Nội dung Đối tượng Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết ∑ XTB Thứ bậc SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên và học viên về đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra CBQL 21 105 23 92 1 3 0 0 0 0 200 4.44 GV 26 130 17 68 2 6 0 0 0 0 204 4.53 T 47 235 40 160 3 9 0 0 0 0 404 4.49 5 2 Chỉ đạo điều chỉnh và bổ sung chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH CBQL 31 155 11 44 3 9 0 0 0 0 208 4.62 GV 26 130 17 68 2 6 0 0 0 0 204 4.53 T 57 285 28 112 5 15 0 0 0 0 412 4.58 3 3 Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra CBQL 36 180 9 36 0 0 0 0 0 0 216 4.80 GV 33 165 12 48 0 0 0 0 0 0 213 4.73 T 69 345 21 84 0 0 0 0 0 0 429 4.77 1 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tiếp cận đầu ra CBQL 34 170 11 44 0 0 0 0 0 0 214 4.76 GV 29 145 16 64 0 0 0 0 0 0 209 4.64 T 63 315 27 108 0 0 0 0 0 0 423 4.70 2 5 Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra của nhà trường CBQL 18 90 18 72 9 27 0 0 0 0 189 4.20 GV 15 75 19 76 11 33 0 0 0 0 184 4.09 T 33 165 37 148 20 60 0 0 0 0 373 4.14 6 6 Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm định, đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra CBQL 33 165 9 36 3 9 0 0 0 0 210 4.67 GV 26 130 14 56 5 15 0 0 0 0 201 4.47 T 59 295 23 92 8 24 0 0 0 0 411 4.57 4 Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp TT Nội dung Đối tượng Rất khả thi Khả thi Tương đối khả thi Ít khả thi Không khả thi ∑ XTB Thứ bậc SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên và học viên về đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra CBQL 7 35 26 104 12 36 0 0 0 0 175 3.89 GV 5 25 25 100 15 45 0 0 0 0 170 3.78 T 12 60 51 204 27 81 0 0 0 0 345 3.83 4 2 Chỉ đạo điều chỉnh và bổ sung chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH CBQL 31 155 8 32 6 18 0 0 0 0 205 4.56 GV 26 130 11 44 8 24 0 0 0 0 198 4.40 T 57 285 19 76 14 42 0 0 0 0 403 4.48 3 3 Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra CBQL 33 165 7 28 5 15 0 0 0 0 208 4.62 GV 27 135 15 60 3 9 0 0 0 0 204 4.53 T 60 300 22 88 8 24 0 0 0 0 412 4.58 1 4 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tiếp cận đầu ra CBQL 25 125 16 64 4 12 0 0 0 0 201 4.47 GV 28 140 14 56 3 9 0 0 0 0 205 4.56 T 53 265 30 120 7 21 0 0 0 0 406 4.51 2 5 Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra của nhà trường CBQL 6 30 23 92 16 48 0 0 0 0 170 3.78 GV 5 25 21 84 19 57 0 0 0 0 166 3.69 T 11 55 44 176 35 105 0 0 0 0 336 3.73 5 6 Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm định, đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra CBQL 6 30 18 72 21 63 0 0 0 0 165 3.67 GV 7 35 20 80 18 54 0 0 0 0 169 3.76 T 13 65 38 152 39 117 0 0 0 0 334 3.71 6 Bảng 5.5. Mức độ tác động của biện pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình theo tiếp cận chuẩn đầu ra trước thử nghiệm TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Phổ biến, quán triệt đầy đủ trong các khoa, phòng ban có liên quan về xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 5 25 6 24 68 204 9 18 2 2 273 3.03 2 Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên các khoa về phương pháp khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế, biên soạn, thử nghiệm, rà soát, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 7 35 5 20 56 168 17 34 5 5 262 2.91 3 Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Giảng viên, cán bộ QLGD 12 60 14 56 52 156 10 20 2 2 294 3.27 4 Tổ chức thành lập Ban xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH các tiểu ban ở các khoa để thực hiện các hoạt động điều chỉnh và bổ sung CĐR đã công bố, xây dựng lực lượng giảng viên cốt cán, đầu ngành ở các khoa và dựa vào đội ngũ cốt cán đó để tổ chức xây dựng CĐR. Giảng viên, cán bộ QLGD 9 45 12 48 39 117 20 40 10 10 260 2.89 5 Tiến hành điều tra khảo sát vị trí việc làm tại Công an các đơn vị địa phương, phân tích nghề: mô tả phạm vi, vị trí làm việc, các nhiệm vụ chính cần phải thực hiện, điều kiện và môi trường làm việc, bối cảnh thực hiện các công việc, phân tích công việc: mô tả quá trình thực hiện công việc, kiến thức cần có để thực hiện công việc, kỹ năng cần có để thực hiện công việc, mức độ tự chủ và trách nhiệm khi thực hiện công việc Giảng viên, cán bộ QLGD 4 20 6 24 44 132 26 52 10 10 238 2.64 6 Tổ chức và chỉ đạo xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 4 20 13 52 52 156 15 30 6 6 264 2.93 7 Tổ chức mời các chuyên gia trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy, các đơn vị sử dụng lao động phối hợp thẩm định các nội dung điều chỉnh và bổ sung CĐR phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ PCCC&CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 5 25 12 48 51 153 18 36 4 4 266 2.96 8 Tổ chức các hội nghị, mời chuyên gia, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, học viên trong và ngoài trường và các đơn vị địa phương sử dụng học viên tốt nghiệp để đóng góp ý kiến về dự thảo chuẩn đầu ra để từ đó xác định những điều chỉnh cần thiết. Giảng viên, cán bộ QLGD 5 25 22 88 48 144 13 26 2 2 285 3.17 9 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH để kịp thời có các quyết định quản lý nhằm phát triển CĐR ngày càng tốt hơn. Giảng viên, cán bộ QLGD 3 15 19 76 49 147 14 28 5 5 271 3.01 Bảng 5.6. Mức độ tác động của biện pháp chỉ đạo rà soát, điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra sau thử nghiệm TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ 1 Phổ biến, quán triệt đầy đủ trong các khoa, phòng ban có liên quan về xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 31 155 35 140 24 72 0 0 0 0 367 4.08 2 Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên các khoa về phương pháp khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế, biên soạn, thử nghiệm, rà soát, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 25 125 33 132 32 96 0 0 0 0 353 3.92 3 Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Giảng viên, cán bộ QLGD 30 150 38 152 22 66 0 0 0 0 368 4.09 4 Tổ chức thành lập Ban xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH các tiểu ban ở các khoa để thực hiện các hoạt động điều chỉnh và bổ sung CĐR đã công bố, xây dựng lực lượng giảng viên cốt cán, đầu ngành ở các khoa và dựa vào đội ngũ cốt cán đó để tổ chức xây dựng CĐR. Giảng viên, cán bộ QLGD 28 140 36 144 26 78 0 0 0 0 362 4.02 5 Tiến hành điều tra khảo sát vị trí việc làm tại Công an các đơn vị địa phương, phân tích nghề: mô tả phạm vi, vị trí làm việc, các nhiệm vụ chính cần phải thực hiện, điều kiện và môi trường làm việc, bối cảnh thực hiện các công việc, phân tích công việc: mô tả quá trình thực hiện công việc, kiến thức cần có để thực hiện công việc, kỹ năng cần có để thực hiện công việc, mức độ tự chủ và trách nhiệm khi thực hiện công việc Giảng viên, cán bộ QLGD 32 160 30 120 28 84 0 0 0 0 364 4.04 6 Tổ chức và chỉ đạo xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 28 140 40 160 22 66 0 0 0 0 366 4.07 7 Tổ chức mời các chuyên gia trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy, các đơn vị sử dụng lao động phối hợp thẩm định các nội dung điều chỉnh và bổ sung CĐR phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ PCCC&CNCH. Giảng viên, cán bộ QLGD 39 195 27 108 24 72 0 0 0 0 375 4.17 8 Tổ chức các hội nghị, mời chuyên gia, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giảng viên, học viên trong và ngoài trường và các đơn vị địa phương sử dụng học viên tốt nghiệp để đóng góp ý kiến về dự thảo chuẩn đầu ra để từ đó xác định những điều chỉnh cần thiết. Giảng viên, cán bộ QLGD 29 145 22 88 39 117 0 0 0 0 350 3.89 9 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động xây dựng, bổ sung, chỉnh lý chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu nhiệm vụ PCCC và CNCH để kịp thời có các quyết định quản lý nhằm phát triển CĐR ngày càng tốt hơn. Giảng viên, cán bộ QLGD 35 175 35 140 20 60 0 0 0 0 375 4.17 Bảng 5.8. Mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra trước thử nghiệm TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ I Về kiến thức 1 Vận dụng sự hiểu biết cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật chung, pháp luật chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp, hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực PCCC và CNCH CBGV 5 25 17 68 42 126 19 38 7 7 264 2.93 2 Vận dụng kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, kiến thức cơ sở ngành về cháy, nổ và kiến thức thủy lực, cơ khí, xây dựng, kết cấu, về thể chất, sức khỏe, sơ cấp cứu, kiến thức, kỹ năng ngành công an như võ thuật, quân sự để đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực PCCC và CNCH CBGV 3 15 21 84 36 108 22 44 8 8 259 2.88 3 Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và NCKH đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực PCCC và CNCH CBGV 4 20 19 76 45 135 19 38 3 3 272 3.02 4 Tổng hợp, phân tích những kiến thức chuyên ngành như PCCC và CNCH, quản lý phương tiện, thiết bị, tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến kiến thức, huấn luyện kiến thức PCCC và CNCH CBGV 5 25 22 88 36 108 21 42 6 6 269 2.99 II Về kỹ năng Kỹ năng cứng 1 Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc CBGV 4 20 18 72 42 126 22 44 4 4 266 2.96 2 Kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình điều tra cơ bản về PCCC, lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC và kiểm tra an toàn về PCCC CBGV 6 30 19 76 37 111 23 46 5 5 268 2.98 3 Kỹ năng huấn luyện; quy trình tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy; kỹ thuật, quy trình chữa cháy CBGV 3 15 20 80 42 126 22 44 3 3 268 2.98 4 Kỹ năng huấn luyện; quy trình tổ chức huấn luyện nghiệp vụ CNCH; kỹ thuật, quy trình CNCH CBGV 6 30 18 72 47 141 18 36 1 1 280 3.11 5 Sử dụng được các phương tiện, thiết bị chữa cháy, áp dụng kỹ, chiến thuật chữa cháy, chỉ huy, phân công nhiệm vụ được cho các chiến sỹ trong phạm vi một tổ chữa cháy và phối hợp hoạt động của các tổ với nhau CBGV 6 30 18 72 46 138 16 32 4 4 276 3.07 6 Kỹ năng thuyết trình những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ PCCC và CNCH trước mọi người; có khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác CBGV 7 35 25 100 42 126 13 26 3 3 290 3.22 7 Đánh giá, phán đoán chính xác tình trạng hoạt động của phương tiện PCCC và CNCH CBGV 5 25 22 88 48 144 14 28 1 1 286 3.18 8 Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, thiết bị kiểm tra CBGV 6 30 21 84 40 120 18 36 5 5 275 3.06 9 Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình phương tiện PCCC và CNCH hoạt động, thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình vận hành CBGV 9 45 19 76 51 153 9 18 2 2 294 3.27 Kỹ năng mềm 1 Thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệnh CAND, quy định của pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành PCCC CBGV 5 25 23 92 46 138 15 30 1 1 286 3.18 2 Thể hiện cử chỉ, hành động, hình ảnh người công an cách mạng vì nhân dân phục vụ, người công an tận tụy với công việc. Thực hiện tốt 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy công an nhân dân CBGV 8 40 25 100 38 114 17 34 2 2 290 3.22 3 Tiếng Anh CBGV 9 45 22 88 40 120 18 36 1 1 290 3.22 4 Tin học CBGV 7 35 25 100 40 120 15 30 3 3 288 3.20 III Về mức độ tự chủ và trách nhiệm 0 1 Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, chỉ thị của ngành Công an CBGV 8 40 23 92 39 117 18 36 2 2 287 3.19 2 Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao và thích ứng với môi trường làm việc trong điều kiện khó khăn CBGV 6 30 21 84 44 132 16 32 3 3 281 3.12 3 Có ý thức trong học tập, rèn luyện nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu công tác, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn CBGV 7 35 25 100 43 129 14 28 1 1 293 3.26 Bảng 5.9. Mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra sau thử nghiệm TT Nội dung Đối tượng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém ∑ XTB SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ SL Đ I Về kiến thức 1 Vận dụng sự hiểu biết cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật chung, pháp luật chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp, hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực PCCC và CNCH CBGV 30 150 38 152 22 66 0 0 0 0 368 4.09 2 Vận dụng kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, kiến thức cơ sở ngành về cháy, nổ và kiến thức thủy lực, cơ khí, xây dựng, kết cấu, về thể chất, sức khỏe, sơ cấp cứu, kiến thức, kỹ năng ngành công an như võ thuật, quân sự để đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực PCCC và CNCH CBGV 26 130 42 168 22 66 0 0 0 0 364 4.04 3 Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và NCKH đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực PCCC và CNCH CBGV 29 145 37 148 24 72 0 0 0 0 365 4.06 4 Tổng hợp, phân tích những kiến thức chuyên ngành như PCCC và CNCH, quản lý phương tiện, thiết bị, tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến kiến thức, huấn luyện kiến thức PCCC và CNCH CBGV 31 155 39 156 20 60 0 0 0 0 371 4.12 II Về kỹ năng Kỹ năng cứng 1 Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc, đánh giá kết quả công việc CBGV 29 145 41 164 20 60 0 0 0 0 369 4.10 2 Kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình điều tra cơ bản về PCCC, lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC và kiểm tra an toàn về PCCC CBGV 33 165 40 160 17 51 0 0 0 0 376 4.18 3 Kỹ năng huấn luyện; quy trình tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy; kỹ thuật, quy trình chữa cháy CBGV 29 145 36 144 25 75 0 0 0 0 364 4.04 4 Kỹ năng huấn luyện; quy trình tổ chức huấn luyện nghiệp vụ CNCH; kỹ thuật, quy trình CNCH CBGV 31 155 39 156 20 60 0 0 0 0 371 4.12 5 Sử dụng được các phương tiện, thiết bị chữa cháy, áp dụng kỹ, chiến thuật chữa cháy, chỉ huy, phân công nhiệm vụ được cho các chiến sỹ trong phạm vi một tổ chữa cháy và phối hợp hoạt động của các tổ với nhau CBGV 27 135 36 144 27 81 0 0 0 0 360 4.00 6 Kỹ năng thuyết trình những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ PCCC và CNCH trước mọi người; có khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác CBGV 29 145 40 160 21 63 0 0 0 0 368 4.09 7 Đánh giá, phán đoán chính xác tình trạng hoạt động của phương tiện PCCC và CNCH CBGV 32 160 42 168 16 48 0 0 0 0 376 4.18 8 Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, thiết bị kiểm tra CBGV 29 145 39 156 22 66 0 0 0 0 367 4.08 9 Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình phương tiện PCCC và CNCH hoạt động, thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình vận hành CBGV 31 155 35 140 24 72 0 0 0 0 367 4.08 Kỹ năng mềm 1 Thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệnh CAND, quy định của pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành PCCC CBGV 27 135 41 164 22 66 0 0 0 0 365 4.06 2 Thể hiện cử chỉ, hành động, hình ảnh người công an cách mạng vì nhân dân phục vụ, người công an tận tụy với công việc. Thực hiện tốt 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy công an nhân dân CBGV 30 150 35 140 25 75 0 0 0 0 365 4.06 3 Tiếng Anh CBGV 29 145 41 164 20 60 0 0 0 0 369 4.10 4 Tin học CBGV 31 155 36 144 23 69 0 0 0 0 368 4.09 III Về mức độ tự chủ và trách nhệm 1 Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, chỉ thị của ngành Công an CBGV 29 145 47 188 14 42 0 0 0 0 375 4.17 2 Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao và thích ứng với môi trường làm việc trong điều kiện khó khăn CBGV 26 130 42 168 22 66 0 0 0 0 364 4.04 3 Có ý thức trong học tập, rèn luyện nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu công tác, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn CBGV 28 140 44 176 18 54 0 0 0 0 370 4.11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_dao_tao_o_truong_dai_hoc_phong_chay_chua_cha.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - QUACH TUAN.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET - QUACH TUAN.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - QUACH TUAN.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH - QUACH TUAN.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - QUACH TUAN.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG ANH - QUACH TUAN.doc
  • doc4 THONG TIN MANG TIENG VIET - QUACH TUAN.doc
Tài liệu liên quan