Luận án Quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THANH THỦY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THANH THỦY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC

pdf226 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐẶNG BÁ LÃM 2. PGS.TS. NGUYỄN CÔNG GIÁP Hà Nội, 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Đặng Bá Lãm và PGS.TS. Nguyễn Công Giáp. Những nội dung nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thủy ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế cùng các Quí thầy cô giáo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng biết ơn PGS.TS. Đặng Bá Lãm, PGS.TS. Nguyễn Công Giáp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng thi các chuyên đề tiến sĩ, Hội đồng Seminar luận án tiến sĩ, Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Bộ môn và Phản biện độc lập đã có nhiều góp ý quan trọng để tôi kịp thời nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Hiệu trƣởng, cán bộ quản lý, các thầy cô giáo, học sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Lãnh đạo Sở Lao động TB&XH, Lãnh đạo Ban quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, Cán bộ quản lý các doanh nghiệp và ngƣời lao động tại các doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong điều tra, khảo sát và thực hiện luận án. Và cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thủy iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... x MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 5 7. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 6 8. Những luận điểm bảo vệ ................................................................................................ 8 9. Đóng góp mới của luận án ............................................................................................. 8 10. Cấu trúc của luận án .................................................................................................... 9 11. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu .................................................................................. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .................... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 29 1.2.1. Đào tạo ........................................................................................................... 29 1.2.2. Quản lý đào tạo .............................................................................................. 29 1.2.3. Nhân lực .......................................................................................................... 31 1.2.4. Nhân lực trình độ trung cấp ........................................................................... 32 1.2.5. Khu công nghiệp ............................................................................................. 33 1.2.6. Nhu cầu nhân lực trong các khu công nghiệp ................................................ 34 1.3. Đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp35 1.3.1. Nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp trong các khu công nghiệp ..................... 35 1.3.2. Một số mô hình đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp ........................................................................................................... 39 1.3.2.1. Mô hình phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp DACUM (Developing a Curriculum) ....................................................................................... 39 1.3.2.2. Mô hình đào tạo theo tiếp cận CDIO .......................................................... 40 1.3.2.3. Mô hình đào tạo theo quá trình ................................................................... 41 1.3.2.4. Mô hình đào tạo theo CIPO......................................................................... 42 iv 1.3.3. Nội dung đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp .................................................................................................................. 44 1.3.3.1. Yếu tố đầu vào ............................................................................................. 44 1.3.3.2. Yếu tố quá trình ........................................................................................... 45 1.3.3.3. Yếu tố đầu ra ................................................................................................ 46 1.3.3.4. Yếu tố bối cảnh ............................................................................................ 47 1.4. Một số mô hình quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục ........................................ 48 1.4.1. Mô hình quản lý giáo dục theo lý thuyết Tony Bush ...................................... 48 1.4.2. Mô hình quản lý đào tạo theo mục tiêu .......................................................... 49 1.4.3. Mô hình quản lý đào tạo theo tiếp cận SEAMEO-VOCTECH ....................... 50 1.4.4. Mô hình quản lý đào tạo theo tiếp cận PDCA ................................................ 52 1.4.5. Mô hình quản lý đào tạo theo chức năng của Henry Fayol ........................... 53 1.5. Quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp theo tiếp cận chức năng dựa vào CIPO ............................................................ 54 1.5.1. Quản lý yếu tố đầu vào ................................................................................... 54 1.5.2. Quản lý quá trình ............................................................................................ 58 1.5.3. Quản lý các yếu tố đầu ra ............................................................................... 59 1.5.4. Tác động của bối cảnh tới quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp ...................................................................... 61 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................ 69 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM ................................................................................................................................ 70 2.1. Khái quát về tỉnh Hà Nam ..................................................................................... 70 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 70 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 70 2.1.3. Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam ........................................... 72 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................................. 75 2.2.1. Mục tiêu của khảo sát ..................................................................................... 75 2.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát ....................................................... 76 2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 76 2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 77 2.2.5. Quy trình tổ chức khảo sát .............................................................................. 77 2.2.6. Xử lý số liệu khảo sát ...................................................................................... 78 2.3. Thực trạng đào tạo nhân lực trình độ trung cấp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam ............................................. 78 v 2.3.1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhân lực trình độ trung cấp ở tỉnh Hà Nam .............................................................................................................. 78 2.3.2. Quy mô và cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp tỉnh Hà Nam ...................................................... 80 2.3.3. Nhu cầu về nhân lực trình độ trung cấp ở các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam82 2.3.4. Chất lượng nhân lực trình độ trung cấp sau đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Nam ......................................................................................... 84 2.3.5. Thực trạng đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam ......................................................................................... 86 2.4. Thực trạng quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam ..................................................................................... 99 2.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào........................................................... 99 2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình.......................................................108 2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra ...........................................................112 2.5. Đánh giá chung ...................................................................................................117 2.5.1. Điểm mạnh ....................................................................................................118 2.5.2. Điểm yếu .......................................................................................................118 2.5.3. Thời cơ ..........................................................................................................119 2.5.4. Thách thức ....................................................................................................120 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................................121 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM .....122 3.1. Định hƣớng phát triển các khu công nghiệp tại Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 ..........................................................................................................................122 3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ........................................................................125 3.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................125 3.2.2. Đảm bảo tính khả thi ....................................................................................125 3.2.3. Đảm bảo cân đối cung – cầu ........................................................................125 3.3. Các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam .............................................................................125 3.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trung cấp của các khu công nghiệp dựa vào năng lực .........................................................................125 3.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trung cấp theo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp .................................................129 3.3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao năng lực dạy thực hành nghề ......................................135 vi 3.3.4. Giải pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho đào tạo nhân lực trung cấp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ..............................................................................139 3.3.5. Giải pháp 5: Thiết lập liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp.................................................................144 3.3.6. Giải pháp 6: Tổ chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp ......................................................................................................................148 3.4. Mối liên quan giữa các giải pháp ........................................................................152 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................154 3.6. Thử nghiệm giải pháp đã đề xuất ........................................................................157 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................167 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................168 1. Kết luận ......................................................................................................................168 2. Khuyến nghị ..............................................................................................................169 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................................................183 PHỤ LỤC ......................................................................................................................184 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CBQL NT Cán bộ quản lý nhà trƣờng CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CTĐT Chƣơng trình đào tạo CSSDNL Cơ sở sử dụng nhân lực CSSX Cơ sở sản xuất CSVC Cơ sở vật chất DN Doanh nghiệp ĐTN Đào tạo nghề GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDNN Giáo dục nghề nghiệp GV Giáo viên HĐND Hội đồng nhân dân HS Học sinh KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐ-TB&XH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội MKH Mô-đun kĩ năng hành nghề NNL Nguồn nhân lực TCN Trung cấp nghề TW Trung ƣơng XNK Xuất nhập khẩu UBND Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Khung lý thuyết về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam .................................................................... 66 Bảng 2.1. Tổng hợp số nhân lực trình độ trung cấp tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam ................................................................................................................................ 74 Bảng 2.2. Bảng số lƣợng các loại phiếu khảo sát và đối tƣợng khảo sát ....................... 76 Bảng 2.3. Mạng lƣới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2018 ............................................................................................ 79 Bảng 2.4. Số học sinh tốt nghiệp theo nhóm ngành nghề đào tạo năm 2018 ................. 82 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về chất lƣợng nhân lực trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Nam ........................................................................................ 85 Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên ........................................................... 88 Bảng 2.7. Thực trạng tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo ................................................... 90 Bảng 2.8. Thực trạng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của học sinh sau tốt nghiệp ....... 96 Bảng 2.9. Thực trạng các yếu tố bối cảnh ...................................................................... 98 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý chƣơng trình đào tạo ..................................................... 99 Bảng 2.11. Thực trạng quản lý xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của doanh nghiệp ......... 102 Bảng 2.12. Thực trạng quản lý công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp và tuyển sinh chọn nghề cho học sinh phổ thông ................................................................................................. 104 Bảng 2.13. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo ............................................. 106 Bảng 2.14. Thực trạng quản lý tài chính ...................................................................... 107 Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động dạy – học .................................................... 108 Bảng 2.16. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............. 111 Bảng 2.17. Thực trạng quản lý việc thi và cấp văn bằng chứng chỉ ............................ 112 Bảng 2.18. Thực trạng quản lý việc tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp ........................................................................................................................... 113 Bảng 2.19. Thực trạng quản lý thông tin việc làm của học sinh tốt nghiệp ................. 114 Bảng 2.20. Thực trạng quản lý sự phát triển nghề nghiệp của học sinh ...................... 115 Bảng 2.21. Thực trạng quản lý thông tin về sự thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ............................................................................................ 116 Bảng 3. 1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các giải pháp .......................... 155 Bảng 3.2. Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các giải pháp .................................... 156 Bảng 3.3. Thang điểm đánh giá kỹ năng thực hành nghề của học sinh cho từng kỹ năng nghề chủ yếu ................................................................................................................. 159 Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra kỹ năng nghề của học sinh hai lớp thử nghiệm và đối chứng ............................................................................................................................ 162 Bảng 3.5. Giá trị Mean, Độ lệch chuẩn, Sai số chuẩn ................................................. 163 Bảng 3.6. Kết quả xử lý số liệu qua SPSS .................................................................... 164 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ lao động chia theo trình độ đào tạo ở các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam tình hết quý IV năm 2018 ....................................................................................... 75 Biểu đồ 2.2. Xu hƣớng cơ cấu nhân lực tham gia đào tạo các bậc trình độ ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Nam ................................................................................. 81 Biểu đồ 2.3. Nhu cầu về nhân lực trình độ trung cấp ở các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam ................................................................................................................................. 83 Biểu đồ 2.4. Đánh giá về thực trạng chƣơng trình đào tạo .............................................. 86 Biểu đồ 2.5. Thực trạng hoạt động dạy – học ................................................................. 93 Biểu đồ 2.6. Thực trạng thông tin về sự thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp ............... 97 Biểu đồ 2.7. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên .......................................................100 Biểu đồ 2.8. Thực trạng điều tiết bối cảnh ....................................................................117 Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ........... 155 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ kết quả kiểm tra kỹ năng nghề của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng ... 163 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phƣơng pháp tiếp cận theo CIDO [89] ............................................... 41 Sơ đồ 1.2. Mô hình đào tạo theo CIPO .......................................................................... 43 Sơ đồ 1.3. Mô hình quản lý đào tạo theo mục tiêu [119] ............................................... 50 Sơ đồ 1.4. Sơ đồ mô hình quản lý đào tạo theo tiếp cận SEAMEO – VOCTECH ........ 51 Sơ đồ 1.5. Mô hình quản lý đào tạo theo tiếp cận PDCA .............................................. 52 Sơ đồ 1.6. Quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp..................................................................................................................... 65 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mạng lƣới liên kết tổ chức xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ trung cấp của các khu công nghiệp ............................................................................... 126 Sơ đồ 3.2. Quy trình thu thập thông tin về nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp để xác định nhu cầu đào tạo ..................................................................................................... 129 Sơ đồ 3.3. Quy trình tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo trung cấp theo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp ................................................................... 133 Sơ đồ 3.4. Quy trình chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực dạy thực hành nghề ...................................................................................................................... 138 Sơ đồ 3.5. Quy trình đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo ................................ 142 Sơ đồ 3.6. Quy trình huy động đầu tƣ các nguồn lực tài chính trong đào tạo nhân lực trung cấp ....................................................................................................................... 143 Sơ đồ 3.7. Quy trình thiết lập đào tạo liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp................................................................................................................. 147 Sơ đồ 3.8. Quy trình tổ chức tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp ...... 150 Sơ đồ 3.9. Mối liên hệ giữa các giải pháp .................................................................... 153 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền vững của mỗi đất nƣớc. Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều có những cơ hội để phát triển song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực. Mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đƣợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu lên chỉ có thể đạt đƣợc bằng con đƣờng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH đất nƣớc, trong đó việc phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc phát triển KCN, khu chế xuất ở Việt Nam sẽ góp phần thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó, KCN, khu chế xuất còn tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động – nguồn lực quan trọng hàng đầu trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của các KCN. Vì thế, vấn đề đào tạo đội ngũ nhân lực có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc ở các KCN có ý nghĩa thiết thực. Do vậy, vai trò của quản lý đào tạo đội ngũ nhân lực là vô cùng quan trọng trong giải quyết đáp ứng nhu cầu của các KCN. Vấn đề phát triển nhân lực cho các KCN trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nằm trong vấn đề chung của phát triển nguồn nhân lực (NNL), vì vậy từ góc độ của nhà quản lý, trƣớc hết phải xem xét mối quan hệ giữa đào tạo, sử dụng và xây dựng môi trƣờng phát triển nhân lực. Trong mối quan hệ này, đào tạo nhân lực là bƣớc đi đầu tiên, có nhiều phƣơng thức để phát triển nhân lực, nhƣng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vai trò quan trọng nhất. Để trở thành những nƣớc công nghiệp mới trong một thế giới đang biến đổi hết sức mạnh mẽ với nền kinh tế tri thức thì việc xử lý mối quan hệ giữa giáo dục – đào tạo và phát triển nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện nay, với quy luật cung – cầu của thị trƣờng lao động, đào tạo theo “hƣớng cung” đã không còn phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đào tạo nhân lực phải hƣớng tới đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ cơ cấu ngành nghề và trình độ. Do vậy, để các cơ sở đào tạo nói chung và các cơ sở GDNN nói riêng tồn tại và phát 2 triển hợp quy luật, thì phƣơng thức đào tạo phải chuyển sang đào tạo theo “hƣớng cầu” là điều tất yếu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng thì vấn đề chất lƣợng nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, châu lục hay trên thế giới là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm bậc nhất. Ở Việt Nam, thực trạng về đội ngũ nhân lực hiện nay tuy đông đảo, nhƣng tỷ lệ đƣợc đào tạo thấp, trình độ đƣợc đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không phù hợp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, càng không đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng. Đây là một thách thức để Việt Nam hội nhập cùng thế giới, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế, đây chính là bài toán mà các nhà quản lý cần tập trung giải quyết để có đƣợc đội ngũ nhân lực đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng phục vụ các KCN trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động sau đào tạo không tìm đƣợc việc làm phù hợp với ngành nghề đƣợc đào tạo cao, theo số liệu của bản tin thị trƣờng lao động số 13, quý 1/2017 cho biết, có tới khoảng 326,2 nghìn ngƣời (chiếm gần 12% số lao động) thất nghiệp trên cả nƣớc là lao động đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên. Vì thế, mối quan hệ giữa giáo dục – đào tạo và phát triển nhân lực nói chung, nhân lực cho các KCN nói riêng trong thời kỳ này đòi hỏi phải có những giải pháp có hiệu quả từ nhiều phƣơng diện, trong đó có nghiên cứu khoa học. Hà Nam là tỉnh cửa ngõ của Thủ đô, với hệ thống giao thông thuận tiện cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy. Hà Nam đã và đang có những bƣớc đi nhanh chóng trên con đƣờng phát triển KT-XH, đặc biệt đến hết năm 2018, phát triển mạnh mẽ 8 KCN, trong đó 06 KCN đi vào hoạt động trọng điểm với cơ sở hạ tầng đồng bộ. Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội tăng dần, năm 2018 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 61,2%; thu hút đầu tƣ tăng so với cùng kỳ cả về số dự án và tổng mức đầu tƣ; thu cân đối ngân sách Nhà nƣớc ƣớc đạt 7.601,272 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2017 và đạt 114,6% dự toán Trung ƣơng, 111,7% dự toán địa phƣơng [153]. Để đạt đƣợc thành công nhƣ vây, yếu tố nhân lực có trình độ đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc ở các KCN tỉnh Hà Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng. Theo số liệu thông kê cho thấy, Hà Nam là tỉnh có tốc độ tăng trƣởng cao với 11,05% năm 2018 và thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên đặc thù năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hà Nam còn khá khiêm tốn, mới đạt đƣợc 62,77/100 điểm – xếp hạng thứ 37/63 tỉnh/thành phố năm 3 2018. Điều này cho thấy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh là một trong những vấn đề trọng tâm mà tỉnh cần quan tâm và cần có các biện pháp giải quyết. Trong đó, nhân lực có trình độ kỹ năng tay nghề cao đáp ứng đƣợc nhu cầu các KCN chính là một trong những giải pháp quyết định nâng cao năng xuất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cũng nhƣ tăng trƣởng, phát triển KT-XH của tỉnh. Do vậy, vai trò của GDNN và các nhà quản lý GDNN ở tỉnh Hà Nam là không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thời gian tới. Nhân lực có trình độ đào tạo của Hà Nam trong những năm qua nhìn chung tăng cả về mặt quy mô và chất lƣợng; tuy nhiên để có nhân lực đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển KT-XH nói chung của tỉnh và các KCN tại Hà Nam nói riêng thì h... đều đƣợc thực hiện trên cơ sở khoa học về dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực. Trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế” do Trần Thị Thái Hà làm chủ biên có 04 chuyên đề chính: i) Nhu cầu về nhân lực có trình độ đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển kinh tế; ii) Đào tạo NNL trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế; iii) Các giải pháp và chính sách đào tạo nhân lực trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế; và iv) Dự báo và 17 quy hoạch phát triển nhân lực: thực trạng, thách thức và kỳ vọng. Các chuyên đề tập hợp, hội tụ đƣợc các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực giáo dục và nhân lực chia sẻ các kết quả nghiên cứu cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn liên quan. Với sự tài trợ của Nafosted và DAAD - cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế về “Chuyển biến kinh tế - xã hội và giáo dục”. Các nội dung, các bài viết đƣợc trình bày và đăng tải trong kỷ yếu hội thảo đã tập trung đƣa ra các nội dung, mối liên quan giữa chuyển biến kinh tế - xã hội và giáo dục, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thực tiễn giáo dục, lao động trẻ em và một số vấn đề xã hội với giáo dục [110]Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng có bài viết về “Thiếu hụt kỹ năng của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực”, tác giả Nguyễn Minh Đƣờng cũng có bài tham luận về “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường”Các nội dung đƣợc các tác giả đƣa ra trong kỷ yếu hội thảo là những thông tin có ý nghĩa góp phần khẳng định, phát triển GD&ĐT cần đặt trong bối cảnh phù hợp với chuyển biến KT- XH [37]. Bài viết của Đỗ Thị Thanh Toàn (2018) [112] “Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học địa phương” đã nhấn mạnh một số khái niệm, nội dung và vai trò của dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cũng nhƣ chỉ ra những tồn tại trong dự báo về nhu cầu đào tạo nhân lực ở nƣớc ta. Ngoài ra, bài báo còn đề xuất một số biện pháp để cải thiện chất lƣợng dự báo nhu cầu đào tạo của các trƣờng đại học trong thời gian tới. Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình công bố khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu này đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ: Phùng Xuân Nhạ, Phạm Thùy Linh (2010) [87], Phan Văn Kha (2016) [62], Phạm Văn Giang (2012) [34]Các công trình nghiên cứu này tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về đào tạo, phát triển nhân lực, từ đó đƣa ra các khuyến nghị và giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực hiệu quả. Nhìn chung, trên thế giới và trong nước có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong sự phát triển KT- XH, và điểm chung của các công trình nghiên cứu này đều nhấn mạnh rằng nhân lực 18 là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của KT-XH; coi việc biết đào tạo và dùng người là bí quyết thành công của của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Nắm bắt được điểm cốt lõi này, các tác giả, các nhà nghiên cứu ở mỗi tổ chức, mỗi quốc gia trên thế giới đặt ra các vấn đề liên quan đến nhân lực, phát triển nhân lực. Từ đó, các tác giả đi tìm hiểu, luận giải, phân tích một số phạm trù lý luận cơ bản liên quan đến nhân lực, vai trò của nhân lực trong phát triển kinh tế và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đưa ra các lý luận chung nhất về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của KCN tại một địa bàn cụ thể. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp Đào tạo nhân lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH nói chung và các KCN nói riêng, vì thế quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của các KCN là nhiệm vụ quan trọng, là một bộ phận của quản lý nhà nƣớc về GD&ĐT. Các công trình nghiên cứu, các tài liệu công bố dƣới đây tổng quan đƣợc các vấn đề nghiên cứu về quản lý đào tạo nhân lực, phƣơng pháp luận về chiến lƣợc phát triển nhân lực, các chính sách phát triển nhân lực và quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của các KCN: Trƣớc hết, phải kể đến nhà xã hội học ngƣời Mỹ Leonard Nadler, ngƣời đã cho rằng: “Phát triển NNL (Developing Human Resources) gồm 3 nhiệm vụ chính: Giáo dục – đào tạo NNL; Sử dụng NNL và Tạo môi trường thuận lợi cho NNL phát triển”. Một trong những công trình nghiên cứu của tác giả ngƣời Pháp Christian Batal [6] về “Quản lý NNL trong khu vực Nhà nước”, đã vận dụng thành công kết quả nghiên cứu của Leonard Nadler, trong tác phẩm này, C. Batal đã dựa trên lý thuyết phát triển NNL để đi đến các hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển NNL trong các cơ quan và tổ chức đáp ứng yêu cầu công vụ. Khi nghiên cứu về quản lý chiến lƣợc đào tạo ở các nƣớc đang phát triển, các tác giả John E. Kerrigan và Jeff S. Luke (1987) [131] đã nêu lên 10 phƣơng pháp tiếp cận về đào tạo, trong đó đề cao phƣơng thức đào tạo tại vị trí làm việc, cũng nhƣ việc đa dạng hóa mục tiêu đào tạo trong điều kiện nhu cầu đa dạng của thị trƣờng lao động. Công trình này có ý nghĩa tham khảo lớn về quản lý đào tạo nhân lực. Đối với các công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực nói chung, có một số tác giả quan tâm nhƣ: R.S. Schuler (1992) [143], tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý nhân lực ở Úc bằng việc đi sâu phân tích các hoạt động cần thiết ảnh hƣởng trực tiếp 19 đến chất lƣợng đào tạo, chức năng của nhà nƣớc, của cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực trong việc lập kế hoạch đào tạo nhân lực. Hay Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995) [93] , nghiên cứu và phân tích về nhân lực, phát triển nhân lực và quản lý nhân lực tuy nhiên công trình nghiên cứu này chƣa đề cập đến vấn đề tổ chức và quản lý CTĐT chất lƣợng trong giáo dục nghề nghiệp. Một công trình khác của Werther W.B và Davis K. (1996) [149], nghiên cứu về quản lý nhân lực thông qua việc phân tích bản chất, vai trò, cơ cấu nhân lực, các chỉ số nhân lực và những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhân lực. Các nghiên cứu này cơ bản mới chỉ nghiên cứu về quản lý nhân lực nói chung, chƣa đi sâu vào quản lý đào tạo nhân lực. Kết quả nghiên cứu của Amin Akhavan Tabassi và A.H.Abu Bakar (2008) [122] đƣa ra kết luận rằng năng suất của doanh nghiệp tƣơng quan chặt chẽ với con ngƣời và chiến lƣợc của doanh nghiệp; do đó, một hệ thống quản lý nguồn nhân lực có chất lƣợng cao là tài sản quý giá nhất cho các công ty xây dựng phát triển bền vững thế kỷ hiện nay. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số rào cản trong việc đào tạo và tạo động lực cho công nhân xây dựng và đƣa ra các giải pháp cho chính phủ và các công ty ở Iran. Ngoài ra, nó còn tiết lộ những ảnh hƣởng của lao động phổ thông đối với chất lƣợng của các dự án xây dựng ở Mashhad. Tác phẩm của Noonan R. (1998) [137], nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, đã đƣa ra khái niệm về thị trƣờng lao động, phân tích những đặc điểm của thị trƣờng lao động, quy luật cung – cầu và những yếu tố tác động đến cung – cầu nhân lực của thị trƣờng lao động, hiệu quả của đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trƣờng. Từ đó, nêu ra những nhiệm vụ của nhà trƣờng và quản lý đào tạo trong cơ chế thị trƣờng. Tác giả cũng đã nêu lên một định hƣớng quan trọng là phải xác định đƣợc nhu cầu về nhân lực của thị trƣờng lao động. Công trình của Arlianti Rina (2002) [125], nghiên cứu về quản lý nhà trƣờng dạy nghề, đã đề cập đến quản lý đào tạo ở nhà trƣờng dạy nghề trong cơ chế thị trƣờng. Công trình đã đƣa ra cách thức quản lý nhà trƣờng dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng ngành nghề và trình độ đào tạo, trong đó nhấn mạnh nhà trƣờng dạy nghề cần chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thực hiện chƣơng trình dạy học theo cách tiếp cận năng lực thực hiện (competency based training) của ngƣời học, để sản phẩm quá trình đào tạo nghề là lực lƣợng lao động có số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu ngành nghề phù hợp với những yêu cầu của nhà tuyển dụng. 20 Tổ chức Cedefop (European Centre for the Development of Vocational Training – Trung tâm Phát triển GDNN châu Âu) [127] cũng nhƣ các tác giả: Lisbeth Lundahh and Theodor Sander ; Kathrin Hoeckel [134]; Rita Nikolai and Christian Ebner [140] bàn về lợi ích của hoạt động liên kết đào tạo, đã có những kiến giả toàn diện về lợi ích mang lại cho các bên tham gia thông qua con đƣờng liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng với DN. Đặc biệt, từ năm 2005 đến năm 2009, Trung tâm Phát triển GDNN Châu Âu (Cedefop) đã triển khai nghiên cứu về lợi ích liên kết đào tạo với DN theo nhiều hƣớng khác nhau tại 21 quốc gia châu Âu nhƣ: Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Phần Lan, Thụy Điểnđể từ đó khẳng định: 2 nhóm lợi ích chính mà chƣơng trình liên kết GDNN đem lại là lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Cả 2 nhóm lợi ích này đều đƣợc phân tích cụ thể qua 3 cấp độ: Cấp độ vi mô (lợi ích của cá nhân); Cấp độ trung gian (lợi ích của DN); Cấp độ vĩ mô (lợi ích của xã hội) [127]. Công trình “The Engineering of Vocational Education and Teaching Training” của Trung tâm quốc tế về Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề UNESCO (UNEVOC) (2004) [146] nghiên cứu nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Theo UNEVOC, các quốc gia đang phát triển cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cho ngƣời dân nhằm phổ cập nghề cho ngƣời lao động, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu nhân lực cho phát triển KT-XH của đất nƣớc, từng bƣớc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội xóa đói, giảm nghèo cho ngƣời dân. Muốn vậy, công tác giáo dục kỹ thuật và GDNN cần phải đẩy mạnh theo hƣớng: i) Nhà nƣớc xác định rõ ràng định hƣớng phát triển, chính sách và cơ cấu về giáo dục và giáo dục kỹ thuật và GDNN. ii) Tăng cƣờng sự quản lý của trung ƣơng về quá trình giáo dục kỹ thuật và GDNN nhằm chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp cho ngƣời dân, cung ứng cho thị trƣờng lao động đủ lực lƣợng lao động các ngành nghề dảm bảo cho sự phát triển KT-XH. iii) Phát triển các CTĐT theo năng lực thực hiện nhằm sớm đào tạo lực lƣợng lao động có kỹ năng hành nghề phù hợp với yêu cầu của sản xuất/dịch vụ. iv) Tổ chức thực hiện đào tạo ở cơ sở, đảm bảo cơ sở đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lƣợng đào tạo, đề cập đến những trách nhiệm mới của cơ sở đào tạo trong điều kiện phân cấp quản lý và hợp tác với các DN nhằm đào tạo gắn kết với nhu cầu xã hội. Trong công trình “OECD Reviews of Vocational Education and Training, Learning for Jobs” của OECD (2011) [138] đã tổng hợp kết quả nghiên cứu về hệ 21 thống giáo dục và GDNN từ 17 báo cáo quốc gia và nêu lên những khía cạnh đáng bàn về giáo dục nghề nghiệp nhƣ giá trị của các CTĐT nghề đối với thanh niên, sự cần thiết phải làm cho GDNN phù hợp với xã hội hiện đại, đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Công trình “Guide de Gestion des Systèmes de Fomation Professionnelle et D’apprentissage en Afrique Subahatienne” (Hƣớng dẫn quản lý hệ thống đào tạo nghề và học nghề tại các nƣớc Châu Phi cận Sahara) của Serge Côté (2016) [151] cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục nghề nghiệp ở cấp trung ƣơng đối với các nƣớc Châu Phi cận Sahara trong đó nêu bật vai trò của quản lý địa phƣơng (cấp trung gian) đối với hệ thống GDNN. Nghiên cứu khác của Alan Montague (2013) [122], chỉ ra sự thiếu hụt kỹ năng trong lực lƣợng lao động ở Việt Nam (cụ thể là trình độ chuyên môn kỹ thuật) và các năng lực cơ bản trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đây là một nghiên cứu nghiên cứu định tính liên quan đến một tổng quan tài liệu mở rộng sử dụng dữ liệu thứ cấp. Nghiên cứu kết luận rằng tình trạng thiếu hụt kỹ năng là thách thức đáng kể đối với chính phủ và các nhà quản lý GDNN ở Việt Nam. Các giải pháp hợp lý cho những thách thức đã xác định này bao gồm tập trung vào các sửa đổi quan trọng đối với hệ thống GD&ĐT quốc gia với sự tham vấn của nhiều bên liên quan. Vấn đề này vừa là của quốc gia vừa là vấn đề của thể chế quản lý nguồn nhân lực; việc tham vấn đó cần có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách của chính phủ, các hiệp hội ngành, công đoàn, các chuyên gia giáo dục và NNL. Ở Việt Nam, đây là vấn đề quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu KT-XH nói chung là vấn đề nghiên cứu mà tác giả Đặng Bá Lãm quan tâm, vì thế tác giả có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhƣ: Công trình Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI – chiến lược phát triển của Đặng Bá Lãm (2003) [70], đã ghi dấu bằng nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục ở nƣớc ta ở cả 3 cấp: Trung ƣơng, địa phƣơng và các cơ sở giáo dục trong thời gian qua cũng nhƣ trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã trình bày những vấn đề chung về xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục. Quy trình xây dựng chiến lƣợc giáo dục đƣợc thực hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, bối cảnh trong nƣớc, quốc tế, đƣa ra những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể dựa trên các quan điểm phát triển và dự báo, đồng thời đƣa ra các giải pháp và chƣơng trình cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó, và xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục cần có sự tham gia của những ngƣời có liên quan hoặc có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp cũng nhƣ những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ việc thực hiện chiến lƣợc này. 22 Hay với cuốn sách Quản lý nhà nước về giáo dục: một số lý luận và thực tiễn nước ta, tác giả Đặng Bá Lãm (2005) [71] đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ và hệ thống từ các chính sách đến quá trình thực hiện chính sách quản lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Cũng liên quan đến công trình này, tác giả có bài viết “Quản lý nhà nước về giáo dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nước ta” đƣợc đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 14, tháng 11/2016. Hay khi nghiên cứu về chính sách phát triển NNL khoa học – công nghệ trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam, tác giả Đặng Bá Lãm (2002) [72] đã phân tích một cách cụ thể quá trình phát triển NNL và cho rằng sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam cần rất nhiều NNL, tuy nhiên tác giả chƣa đề cập đến quá trình phát triển NNL cho CNH, HĐH phải gắn với quá trình đào tạo nhân lực và quá trình đào tạo này luôn gắn với nhu cầu của thị trƣờng lao động. Ngoài ra, trong cuốn sách “Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì [120] có các bài viết về giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp, đại học và sau đại học của các tác giả: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp – Một giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001- 2010 (Nguyễn Minh Đƣờng); Chất lƣợng – Lựa chọn ƣu tiên trong chính sách phát triển dạy nghề (Phan Chính Thức); Chính sách phát triển đào tạo nghề đến năm 2010 (Mạc Văn Tiến); Một số vấn đề chính sách phát triển đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong giai đoạn tới (Nguyễn Đức Trí) Mỗi tác giả đều đƣa ra những nội dung phân tích riêng về các chính sách và giải pháp đối với phát triển giáo dục nghề nghiệp, đại học và sau đại học trong đó khẳng định: đối với giáo dục nghề nghiệp, giải pháp quan trọng là cần hoàn thiện khung cơ cấu để quản lý phát triển NNL. Cuốn sách do chủ biên Phan Văn Kha (2014) [61] về “Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, đã có nội dung phân tích về thực trạng phân luồng và liên thông và nhóm các giải pháp thúc đẩy phân luồng và tăng cƣờng liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu học suốt đời của mỗi ngƣời dân; nghiên cứu cũng chỉ ra mô hình và giải pháp đổi mới quản lý nhà trƣờng GDNN, mô hình và giải pháp đổi mới quản lý nhà trƣờng đại học. Hệ thống các nhóm giải pháp đổi mới quản lý các cơ sở giáo dục, các bậc học là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách GD&ĐT. Cuốn sách “Mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học Việt Nam” do Trịnh Ngọc Thịnh (2012) làm chủ biên [104], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao 23 trong giáo dục đại học ở một số quốc gia và mô hình quản lý đào tạo NNL chất lƣợng cao trong một số trƣờng đại học ở nƣớc ta; tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo NNL chất lƣợng cao trong các trƣờng đại học ở nƣớc ta nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đại học và chất lƣợng GD&ĐT. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo của các nhà khoa học khác ở trong nƣớc nghiên cứu về vấn đề quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, nhƣ các tác giả: Phạm Thành Nghị (Chủ biên-2007) chủ biên cuốn sách “Nâng cao hiệu quả quản lý NNL trong quá trình CNH-HĐH đất nước” [89]. Cuốn sách này đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về NNL và quản lý NNL; phân tích hiệu quả quản lý NNL và những yếu tố tác động đến quản lý NNL nƣớc ta trong quá trình CNH-HĐH đất nƣớc. Một nghiên cứu của Vũ Ngọc Hải và các tác giả khác (Đồng chủ biên) (2006) về “Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa”[45], đã đƣa ra vấn đề quản lý giáo dục và việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho giáo dục, thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục mới triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Một công trình nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên-2012) [80], tác giả đã nêu ra những vấn đề chung về lý luận quản lý giáo dục, các mô hình quản lý, các cách tiếp cận lý luận quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và các vấn đề trong quản lý giáo dục... Về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu tại các cơ sở sử dụng lao động, có một số tác giả đã nghiên cứu như: Công trình nghiên cứu “Quản lý quá trình đào tạo ở trường trung cấp chuyên nghiệp” của Nguyễn Đức Trí (2010) [111] đã nêu bật triết lý của đào tạo theo năng lực thực hiện là sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp với thị trƣờng lao động, giữa đào tạo và yêu cầu của chỗ làm việc, ngƣời sử dụng lao động và các ngành nghề kinh tế. Tác giả đồng thời cũng tập trung đi sâu vào phân tích các nội dung chủ yếu của quản lý quá trình đào tạo ở trƣờng trung cấp chuyên nghiệp trên các phƣơng diện: Quản lý tuyển sinh đầu vào; quản lý nội dung, CTĐT trình độ trung cấp chuyên nghiệp, quản lý hoạt động dạy, học và nền nếp dạy - học, quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và tổ chức triển khai sự phối hợp giữa nhà trƣờng với cơ sở sử dụng lao động. “Quản lý sự thay đổi-vận dụng cho quản lý các trường trung cấp chuyên nghiệp” của Đặng Xuân Hải (2010) [41] nhấn mạnh tới yếu tố quản lý sự thay đổi. Tác giả đã cụ thể hóa các bƣớc của quá trình quản lý sự thay đổi trong đó nhấn mạnh tới nhận diện sự thay đổi, mô tả mong đợi, lập kế hoạch cho sự thay đổi để giải 24 quyết các vấn đề phát sinh và đánh giá các kết quả đạt đƣợc trong các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp để đổi mới đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Công trình “Những vấn đề cơ bản về lãnh đạo Quản lý và sự vận dụng vào trường trung cấp chuyên nghiệp” của Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) [79] khẳng định vai trò của ngƣời hiệu trƣởng trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Trong xu thế hội nhập và phải thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp có vai trò nhƣ là “xí nghiệp giáo dục” trong khi đó, hiệu trƣởng theo chức trách là ngƣời quản lý một cơ sở đào tạo song phải có tƣ duy quản lý “một xí nghiệp giáo dục”. Tác giả đã đề xuất một số công việc hiệu trƣởng trƣờng trung cấp chuyên nghiệp cần phải quán triệt để phát triển năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý. Trong công trình “Công tác quản trị của nhà trường trung cấp chuyên nghiệp”, Nguyễn Phúc Châu (2010) [11] đã nhấn mạnh tới một số kĩ năng quan trọng trong quản trị nhà trƣờng của hiệu trƣởng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của cộng đồng, địa phƣơng và xã hội. Tác giả đã đề xuất một số kỹ năng nhƣ kỹ năng quản trị hoạt động tiếp cận thị trƣờng đào tạo; xây dựng và triển khai CTĐT theo tiếp cận năng lực; quản trị công tác tuyển sinh; quản trị lực lƣợng lao động; quản trị hoạt đánh giá hiệu quả đào tạo, quản trị hoạt động hỗ trợ ngƣời học có việc làm khi tốt nghiệp. Khi nghiên cứu các giải pháp phát triển các KCN, khu chế xuất trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế: Nguyễn Chơn Trung và Trƣơng Giang Long (Đồng chủ biên) (2004) [113], hay Võ Thanh Thu (2005) [105] đã trình bày một số vấn đề về sự hình thành; tổng kết và phân tích đƣợc thực tiễn phát triển, quản lý phát triển tại các KCN, khu chế xuất ở các tỉnh phía Nam và trên toàn quốc ở một giai đoạn; từ đó phân tích đƣợc thành tựu và hạn chế, đánh giá các tác động của các KCN đối với công cuộc CNH-HĐH đất nƣớc; đánh giá mô hình hoạt động và tính hiệu quả hoạt động của các KCN. Cuối cùng, các nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp phát triển bền vững KCN trong quá trình CNH-HĐH và tăng cƣờng hội nhập quốc tế của Việt Nam, trong đó có giải pháp về quản lý đào tạo NNL hiệu quả. Hay đề tài khoa học cấp Bộ của Phan Minh Hiển (2011) [47], Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, đã tổng kết một số kinh nghiệm GDNN đáp ứng nhu cầu DN của một số nƣớc phát triển nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức cho thấy để phát triển GDNN đáp ứng nhu cầu DN cần quan tâm đến một số vấn đề sau: 1/ Cần chuyển hƣớng mạnh từ đào tạo nhân lực theo hƣớng cung sang đào tạo theo hƣớng cầu, gắn kết nhiệm vụ đào tạo với nhu cầu DN; 2/ Tăng cƣờng sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và DN trong các hoạt động GDNN nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo; 3/ Coi trọng sự đóng góp của DN trong GDNN, đề ra các biện 25 pháp thích hợp để nâng cao trách nhiệm của DN tham gia một cách toàn diện vào quá trình đào tạo. Từ việc tổng kết kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu thực trạng GDNN đáp ứng nhu cầu DN ở các khía cạnh: số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu trình độ GDNN, mối liên hệ giữa cơ sở GDNN với DN để làm cơ sở cho các giải pháp nâng cao năng lực của GDNN đáp ứng nhu cầu DN trong bối cành hiện nay. Các giải pháp đó là: 1/ Phát triển hệ thống thông tin về đào tạo và thị trƣờng lao động; 2/ Quy hoạch mạng lƣới cơ sở GDNN đáp ứng nhu cầu DN về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ đào tạo; 3/ Tăng cƣờng năng lực đội ngũ GV GDNN nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu DN; 4/ Đổi mới mục tiêu, nội dung CTĐT theo nhu cầu DN; 5/ Tăng cƣờng CSVC và trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất; 6/ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp yêu cầu sản xuất; 7/ Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên kết giữa đào tạo với sử dụng. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý đào tạo nhân lực, còn có một số bài viết trình bày về vấn đề nghiên cứu này, của các tác giả Đặng Quốc Bảo (1999) [4]; Nguyễn Công Giáp, Hồ Viết Lương (2006) [35]; Nguyễn Minh Đường (2008) [33] đề cập đến những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý phát triển nhân lực và các định hƣớng về quản lý đào tạo phục vụ cho sự phát triển KT-XH nhƣng chƣa đề cập đến những vấn đề quản lý cụ thể của nhà trƣờng để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của xã hội. Đối với các bài viết về vấn đề liên quan đến nhân lực đáp ứng nhu cầu các KCN, có thể kể đến nhƣ: Thanh Huyền (2011), Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN tình hình tuyển dụng lao động giai đoạn 2010-2015, nội dung chủ yếu của bài báo này là phân tích thực trạng và nhu cầu tuyển dụng của các DN trong KCN của tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm đáp ứng nhân lực và hỗ trợ DN tuyển dụng đƣợc lao động đủ về số lƣợng, đáp ứng về chất lƣợng. Hay bài báo của MITSUI Itsutomo (2003) [155] trình bày về chính sách cụm công nghiệp và phát triển khu vực trong giai đoạn toàn cầu hóa cách tiếp cận phƣơng Đông và phƣơng Tây và sự khác biệt của chúng. Bài viết đã nghiên cứu, so sánh sự phát triển của chính sách dựa trên ý tƣởng của mô hình cụm công nghiệp với những ảnh hƣởng của chúng đến nền kinh tế khu vực và các DN trong một số khu vực ở Nhật, Châu Âu. Bên cạnh những công trình nghiên cứu, những bài báo còn có một số luận văn, luận án cũng tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này: Luận án của Phan Chính Thức (2003) [108], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển GDNN góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp 26 CNH-HĐH, đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để GDNN góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc nhƣ: Xây dựng chính sách phát triển GDNN với các tiêu chí rõ ràng nhất quán và xây dựng khung chính sách ứng với từng giai đoạn, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; đổi mới cơ cấu hệ thống GDNN với hai vấn đề trọng tâm là hình thành và phát triển hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành cũng nhƣ là cần thiết phải thành lập Ủy ban phát triển nhân lực quốc gia; phát triển CTĐT nghề theo mô đun; phát triển đội ngũ GV với quy trình dạy học theo kiểu xoắn ốc tập trung các kỹ năng giảng dạy vào vấn đề mà ngƣời học sẽ làm trong tƣơng lai khi tốt nghiệp; hình thành và phát triển cơ quan kiểm định chất lƣợng với hai loại hình kiểm định cơ sở đào tạo và kiểm định chuyên môn; cuối cùng là xã hội hóa tăng cƣờng nguồn lực cho GDNN bằng cách nhà nƣớc ban hành các chính sách khuyến khích, ƣu đãi các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ nguồn lực để phát triển GDNN, góp phần làm cho ngƣời lao động đƣợc học tập suốt đời. Khi nghiên cứu về vấn đề kết hợp đào tạo giữa nhà trƣờng và DN trong việc nâng cao chất lƣợng nhân lực đáp ứng nhu cầu của các DN, cũng có nhiều tác giả quan tâm nhƣ: Luận án của Trần Khắc Hoàn (2006) [53], nghiên cứu về giải pháp kết hợp đào tạo trong quản lý GDNN ở Việt Nam. Tuy nhiên trong công trình này, tác giả mới chỉ đề cập đến việc kết hợp giữa nhà trƣờng với DN trong việc dạy thực hành nghề để nâng cao chất lƣợng đào tạo mà chƣa đề cập đến các yếu tố khác nhƣ cải tiến mục tiêu, nội dung CTĐT; thiết lập cơ chế liên kết, hợp tác đào tạo giữa các cơ sở GDNN trong cùng địa bàn, địa phƣơng với nhau; cũng nhƣ tổ chức liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và DN trong việc đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của DN trong KCN. Cũng với vấn đề nghiên cứu tƣơng tự, Nguyễn Văn Anh (2009) [3], đã cho rằng nâng cao chất lƣợng GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự phát triển KT-XH miền Trung cần thực hiện các giải pháp tăng cƣờng phối hợp đào tạo giữa cơ sở GDNN và DN trong các KCN, nhƣ: Phát triển chƣơng trình GDNN đáp ứng nhu cầu DN; nâng cao năng lực đội ngũ GV và tổ chức quá trình dạy học thực hành, thực tập tại DN. Hay Nguyễn Phan Hòa (2014) [52]; Nguyễn Tuyết Lan (2015) [75]; Đoàn Nhƣ Hùng [50]; Phan Trần Phúc Lộc đề xuất các giải pháp quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN với DN nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao đƣợc chất lƣợng, hiệu quả GDNN đáp ứng nhu cầu phát triển NNL tại các tỉnh, thành phố. Luận án của Đào Thị Thanh Thủy (2012) [109], Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN dựa trên mô hình quản lý đào tạo theo chu trình, tác giả đã đề xuất 06 giải 27 pháp quản lý, gồm: Xác định nhu cầu đào tạo; Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; Tổ chức liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và DN trong KCN; Đánh giá kết quả đào tạo và giới thiệu việc làm; Thiết lập mối liên kết giữa các cơ sở GDNN trong cùng địa phƣơng; Thành lập Hội đồng điều phối đào tạo nhân lực kỹ thuật cấp Vùng nhằm phát triển công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận án của Nguyễn Thị Hằng (2013) [46]; Đào Việt Hà (2014) [36]; Phạm Thúy Hồng (2014) [54] đã nghiên cứu nội dung quản lý ĐTN dƣới các phƣơng diện quản lý xác định nhu cầu đào tạo; quản lý việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo và đánh giá kết quả theo tiếp cận năng lực thực hiện hay theo CIPO nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển KT-XH. Luận án của Lê Hùng Cƣờng (2017) [19], luận giải một cách có hệ thống lý luận và thực tiễn ở trƣờng trung cấp chuyên nghiệp quân đội theo tiếp cận năng lực, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp quân đội theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo của các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp quân đội. Luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo liên kết ở trường trung cấp với doanh nghiệp” của Đào Thị Lê (2017) [77] đã vận dụng tiếp cận quản lý đào tạo theo mô hình CIPO để xây dựng các biện pháp quản lý đào tạo liên kết ở trƣờng trung cấp với DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao kết quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo. Luận án tiến sĩ “Quản lí đào tạo nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ” của Lê Đại Hùng (2018) [51] đã nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trƣờng trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ và đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trƣờng trung cấp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung... chức tuyển sinh C68 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp chỉ đạo khảo sát xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của doanh nghiệp C69 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp đánh giá công tác xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của doanh nghiệp QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO C610 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng CSVC, trang thiết bị phù hợp C611 Nhà trƣờng chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ (CSVC, trang thiết bị) từ doanh nghiệp để phục vụ cho công tác đào tạo C612 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức sử dụng CSVC, trang thiết bị phù hợp C613 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp chỉ đạo sử dụng CSVC, trang thiết bị phù hợp C614 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá việc sử dụng CSVC, trang thiết bị QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC C615 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo C616 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hoạt động dạy học: Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia dạy lý thuyết, thực hành cùng với GV của nhà trƣờng C617 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức kế hoạch thực tập nghề cho học sinh tại doanh nghiệp C618 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp C619 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp chỉ đạo thực hành tại doanh nghiệp C620 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra triển khai hoạt động dạy – học QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA C621 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và cấp phát bằng tốt nghiệp C622 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp trong tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp C623 Lập kế hoạch khảo sát thông tin về sự thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp C624 Tổ chức thu thập thông tin C625 Chỉ đạo xử lỹ và lƣu trữ thông tin C626 Sử dụng thông tin để phản hồi điều chỉnh trong đào tạo Mức độ QUẢN LÝ ĐIỀU TIẾT BỐI CẢNH Rất mạn h Mạn h Bình thƣờn g Yếu Rất yếu C627 Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ C628 Tác động của xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế C629 Tác động của nền kinh tế thị trƣờng C630 Tác động của chính sách đến giáo dục nghề nghiệp C631 Tác động của mối liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp C632 Tác động của năng lực cạnh tranh của Tỉnh Câu 7. Ý kiến của Ông/Bà về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp? (1: Không cần thiết hoặc không khả thi; 2: Ít cần thiết hoặc Ít khả thi; 3: Khá cần thiết hoặc Khá khả thi 4: Cần thiết và khả thi; 5: Rất cần thiết và rất khả thi) T T Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trung cấp của các KCN dựa vào năng lực 2 Tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo trung cấp theo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của các KCN 3 Chỉ đạo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao năng lực dạy thực hành nghề 4 Đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính cho đào tạo nhân lực trung cấp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 5 Thiết lập liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong KCN 6 Tổ chức tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp 7 Giải pháp khác (Ghi cụ thể): Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Qúy Ông/Bà! PHỤ LỤC 3: PHIẾU HỎI (Dành cho người lao động tại các doanh nghiệp ) Chúng tôi đang triển khai nghiên cứu đề tài về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và mong muốn đƣợc tham khảo ý kiến của Qúy Anh/Chị. Những ý kiến khách quan của Qúy Anh/Chị rất quan trọng, giúp đề tài tìm ra các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp (KCN) của Tỉnh trong thời gian tới. Xin Qúy Anh/Chị vui lòng dành ít phút để suy nghĩ và điền vào phiếu hỏi sau bằng cách điền câu trả lời hoặc đánh dấu X vào các phƣơng án lựa chọn. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Qúy Anh/Chị! NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1. Mức độ đáp ứng của Anh/Chị về nhu cầu công việc ở doanh nghiệp trong những năm qua nhƣ thế nào? Câu 2. Anh/Chị đánh giá về kỹ năng làm việc của mình trong doanh nghiệp? (Lựa chọn 1 phƣơng án duy nhất) 1. Thực hiện đƣợc công việc với tốc độ và chất lƣợng cao, có sáng kiến và thích nghi và có thể hƣớng dẫn, chỉ đạo ngƣời khác thực hiện công việc đó  2. Thực hiện đƣợc công việc với tốc độ và chất lƣợng cao, có sáng kiến và thích nghi với các tình huống, vấn đề đặc biệt  3. Thực hiện đƣợc công việc với tốc độ và chất lƣợng công việc cao, không cần sự giám sát và trợ giúp nào  4. Thực hiện đƣợc công việc, không cần sự giám sát hoặc trợ giúp nào  TT Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Nội dung đánh giá 1 Kiến thức chuyên môn đƣợc đào tạo 2 Trình độ ngoại ngữ 3 Kỹ năng tay nghề 4 Kỹ năng sáng tạo 5 Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất 6 Thái độ, tác phong nghề nghiệp 7 Khả năng thích nghi với môi trƣờng làm việc 8 Khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ 9 Kỹ năng mềm khác (Ghi rõ): 5. Thực hiện đƣợc công việc đáp ứng yêu cầu nhƣng cần có sự giám sát định kỳ và sự trợ giúp chút ít  6. Thực hiện đƣợc công việc nhƣng cần có sự giám sát liên tục và sự trợ giúp chút ít  Câu 3. Thời gian tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp? 1. Có việc ngay  2. 3 – 6 tháng  3. 7 – 12 tháng  4. Trên 1 năm  Câu 4. Anh/Chị tìm kiếm việc làm theo con đƣờng nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án bằng cách tích dấu X) TT Con đƣờng Lựa chọn 1 Do tƣ vấn và giới thiệu việc làm từ nhà trƣờng 2 Sự giúp đỡ của trung tâm giới thiệu việc làm 3 Thông qua hệ thống truyền thông đại chúng 4 Giúp đỡ của gia đình và bạn bè 5 Tự bản thân tìm kiếm 6 Tự tạo việc làm (Tự lập doanh nghiệp) 7 Khác (Ghi cụ thể): Câu 5. Anh/Chị cho biết nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi làm việc tại doanh nghiệp? (Có thể lựa chọn nhiều phương án bằng cách tích dấu X) TT Nguyên nhân Lựa chọn 1 Kiến thức nghề đƣợc đào tạo không phù hợp với sản xuất 2 Kỹ năng nghề đƣợc đào tạo chƣa đạt yêu cầu của doanh nghiệp 3 Không đƣợc thực hành hoặc ít thực hành tại doanh nghiệp 4 Không đƣợc làm quen với thực tế sản xuất 5 Chƣa hoặc ít đƣợc tiếp xúc với công nghệ hiện đại khi học nghề 6 Nghề đào tạo ở trƣờng không có trong danh mục nghề ở doanh nghiệp 7 Không quen với kỉ luật lao động ở doanh nghiệp 8 Chƣa quen với thiết bị sản xuất ở doanh nghiệp Câu 6. Vị trí, việc làm hiện nay phù hợp với ngành nghề đào tạo của Anh/Chị ở mức độ nào? 1. Rất phù hợp  2. Phù hợp  3. Phù hợp trung bình 4. Ít phù hợp 5. Không phù hợp  Câu 7. Anh/Chị có phải đào tạo lại/bổ sung sau khi đƣợc tuyển vào doanh nghiệp ở các KCN không? 1. Có  2. Không  Nếu “Có”, thì thời gian đào tạo lại/bổ sung là trong bao lâu? Dƣới ½ tháng  ½- 3 tháng  3-6 tháng  6-12 tháng  Trên 12 tháng  Câu 8. Anh/Chị có dự định gì sau khi tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp? TT Dự định Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Nội dung 1 Liên thông đại học 2 Học chuyển đổi nghề 3 Bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp 4 Bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng mềm 5 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ 6 Khác (Ghi rõ): Câu 9. Anh/Chị đánh giá thực trạng đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp? TT Mức độ đánh giá Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu Kém C91 Chƣơng trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra (chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ) C92 Chƣơng trình đào tạo hiện đại C93 Giáo viên (GV) có trình độ chuyên môn tốt C94 GV có trình độ sƣ phạm tốt C95 GV có kỹ năng tay nghề tốt C96 GV có kỹ năng mềm tốt C97 GV tiếp cận với phƣơng tiện sản xuất hiện đại trong các doanh nghiệp thuộc các KCN C98 Nhà trƣờng thông báo tuyển sinh trên các phƣơng triện truyền thông, web C99 Nhà trƣờng tƣ vấn, hƣớng nghiệp đến các đối tƣợng, các tổ chức, đơn vị có nhu cầu C910 Nhà trƣờng liên kết với doanh nghiệp trong tuyển sinh C911 Cơ sở vật chất(CSVC), trang thiết bị của nhà trƣờng đầy đủ C912 CSVC, trang thiết bị của nhà trƣờng hiện đại C913 Đào tạo theo chuẩn đầu ra C914 Nhà trƣờng liên kết đào tạo với doanh nghiệp trong thực hành, thực tập C915 Học sinh đƣợc thông tin đầy đủ về kế hoạch và yêu cầu các đợt kiểm tra, đánh giá kết quả học tập C916 Học sinh tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra, đánh giá kết quả học tập C917 Nhà trƣờng phản hồi kịp thời kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh C918 Nhà trƣờng và doanh nghiệp phối hợp kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp cho học sinh C919 Nhà trƣờng thông tin về việc thi và cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho học sinh C920 Hoạt động tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp (HSTN) của nhà trƣờng C921 Nhà trƣờng cập nhật thông tin tỷ lệ HSTN tự tìm và tự tạo việc làm C922 Nhà trƣờng cập nhật thông tin tỷ lệ HSTN có việc làm sau 6 tháng, 1 năm C923 Nhà trƣờng cập nhật thông tin tỷ lệ HSTN có việc làm đúng ngành nghề đào tạo C924 Nhà trƣờng cập nhật thông tin HSTN học liên thông lên trình độ cao hơn C925 Nhà trƣờng cập nhật thông tin HSTN có thu nhập ổn định C926 Nhà trƣờng cập nhật thông tin về mức độ đáp ứng đƣợc yêu cầu việc làm của HSTN C927 Nhà trƣờng cập nhật thông tin về cơ hội phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp của HSTN C928 Nhà trƣờng cập nhật thông tin về mức độ thích ứng với môi trƣờng sản xuất, xã hội của HSTN Mức độ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BỐI CẢNH Rất mạnh Mạn h Bình thƣờn g Yếu Rất yếu C929 Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ C930 Tác động của xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế C931 Tác động của nền kinh tế thị trƣờng C932 Tác động của chính sách đến giáo dục nghề nghiệp C933 Mối liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp C934 Năng lực cạnh tranh của Tỉnh Câu 10. Anh/Chị đánh giá về mức độ hiệu quả của công tác quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong nhà trƣờng? TT Mức độ đánh giá Nội dung Tốt Kh á Trung bình Yếu Kém QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG C101 Nhà trƣờng lập kế hoạch tƣ vấn hƣớng nghiệp và tuyển chọn nghề cho HS phổ thong C102 Nhà trƣờng tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp và tuyển sinh chọn nghề cho HS phổ thông C103 Nhà trƣờng chỉ đạo thực hiện tƣ vấn hƣớng nghiệp và tuyển sinhchọn nghề cho HS phổ thong C104 Nhà trƣờng kiểm tra công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp và tuyển sinh chọn nghề cho HS phổ thong QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO C105 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng CSVC, trang thiết bị phù hợp C106 Nhà trƣờng chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ (CSVC, trang thiết bị) từ doanh nghiệp để phục vụ cho công tác đào tạo C107 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức sử dụng CSVC, trang thiết bị phù hợp C108 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp chỉ đạo sử dụng CSVC, trang thiết bị phù hợp C109 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá việc sử dụng CSVC, trang thiết bị QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC THEO NĂNG LỰC C101 0 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo C101 1 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hoạt động dạy học: Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp tham gia dạy lý thuyết, thực hành cùng với GV của nhà trƣờng C101 2 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức kế hoạch thực tập nghề cho học sinh tại doanh nghiệp C101 3 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp và thực hành tại doanh nghiệp C101 4 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học (kiểm tra hồ sơ giáo vụ, đánh giá chất lƣợng bài giảng) C101 5 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO NĂNG LỰC C101 6 Tổ chức cung cấp thông tin đầy đủ về kế hoạch và yêu cầu các đợt kiểm tra, đánh giá kết quả học tập C101 7 Quản lý GV tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo kế hoạch, nội dung giảng dạy C101 7 Quản lý SV tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra, đánh giá kết quả học tập C101 8 Quản lý phản hồi kịp thời kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo kế hoạch C101 9 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA C102 0 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp trong công tác đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp và cấp phát bằng tốt nghiệp C102 1 Chỉ đạo công khai trên hệ thống website và lƣu trữ điểm, văn bằng, hồ sơ tốt nghiệp đúng quy định C102 2 Nhà trƣờng phối hợp với doanh nghiệp trong tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp C102 3 Nhà trƣờng tổ chức thu thập thông tin việc làm của học sinh tốt nghiệp C102 4 Tổ chức thu thập thông tin sự phát triển nghề nghiệp của học sinh tốt nghiệp Mức độ QUẢN LÝ ĐIỀU TIẾT BỐI CẢNH Rất mạn h Mạn h Bình thƣờn g Yếu Rất yếu C102 5 Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ C102 6 Tác động của xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế C102 7 Tác động của nền kinh tế thị trƣờng C102 8 Tác động của chính sách đến giáo dục nghề nghiệp C102 9 Tác động của mối liên kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp C103 0 Tác động của năng lực cạnh tranh của Tỉnh Câu 11. Theo Anh/Chị, mức độ quan trọng của các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các KCN tỉnh Hà Nam? (5: Mức độ quan trọng nhất) TT Mức độ quan trọng 1 2 3 4 5 Giải pháp 1 Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trung cấp của các KCN dựa vào năng lực 2 Tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo trung cấp theo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của các KCN 3 Chỉ đạo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao năng lực dạy thực hành nghề 4 Đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính cho đào tạo nhân lực trung cấp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 5 Thiết lập liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong KCN 6 Tổ chức tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp 7 Giải pháp khác (Ghi cụ thể): Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Qúy Anh/Chị! PHỤ LỤC 4: PHIỀU THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA Chúng tôi đang triển khai nghiên cứu đề tài về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và mong muốn đƣợc tham khảo ý kiến của Qúy Ông/Bà. Thông qua nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng. Vì vậy, đề tài mong muốn đƣợc tham khảo ý kiến của Qúy Ông/Bà về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Các mức độ đƣợc đánh giá nhƣ sau: - Mức độ cần thiết và mức độ khả thi đƣợc chia làm 5 mức với mức độ đánh giá tăng dần nhƣ sau: o Mức 1: Không cần thiết hoặc không khả thi o Mức 2: Ít cần thiết hoặc Ít khả thi o Mức 3: Khá cần thiết hoặc Khá khả thi o Mức 4: Cần thiết hoặc Khả thi o Mức 5: Rất cần thiết hoặc Rất khả thi Xin Qúy Ông/Bà vui lòng dành ít phút để suy nghĩ và điền vào phiếu hỏi sau bằng cách điền câu trả lời hoặc đánh dấu X vào các phƣơng án lựa chọn. T T Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo nhân lực trung cấp của các KCN dựa vào năng lực 2 Tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo trung cấp theo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của các KCN 3 Chỉ đạo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nâng cao năng lực dạy thực hành nghề 4 Đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính cho đào tạo nhân lực trung cấp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp 5 Thiết lập liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong KCN 6 Tổ chức tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp 7 Giải pháp khác (Ghi cụ thể): Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Qúy Ông/Bà! PHỤ LỤC 5: PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho CBQL tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) Chúng tôi đang triển khai nghiên cứu về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và mong muốn đƣợc tham khảo ý kiến của Qúy Ông/Bà. Những ý kiến khách quan của Qúy Ông/Bà rất quan trọng, giúp tìm ra các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp của Tỉnh có hiệu quả trong thời gian tới. Xin Qúy Ông/Bà cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Qúy Ông/Bà! I. Đôi nét về bản thân Họ và tên Vị trí công việc Trình độ đào tạo Chuyên ngành đào tạo Thâm niên công tác/quản lý II. Nội dung phỏng vấn nhà đào tạo 1. Định hƣớng đào tạo trung cấp về ngành nghề, kiến thức, kỹ năng, thái độ...của nhà trƣờng trong tƣơng lai? 2. Đánh giá về năng lực nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của DN thuộc các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam của học sinh? 3. Những thuận lợi và khó khăn của cơ sở GDNN gặp phải khi đào tạo nhân lực trung cấp đáp ứng nhu cầu của các DN thuộc KCN tỉnh Hà Nam? 4. Đánh giá về công tác quản lý đào tạo của nhà trƣờng về: 4.1. Tuyển sinh đáp ứng nhu cầu của các DN thuộc các KCN? 4.2. Phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng nhu cầu các DN thuộc các KCN? 4.3. Phát triển đội ngũ giáo viên (số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo bồi dƣỡng)? 4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo? 4.5. Tài chính của nhà trƣờng? 4.6. Qúa trình dạy học của giáo viên? 4.7. Hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh trung cấp? 4.8. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực đầu ra? 4.9. Việc thi và cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp? 4.10. Việc tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh trung cấp tốt nghiệp? 4.11. Thông tin việc làm của học sinh trung cấp sau tốt nghiệp? 4.12. Thông tin sự phát triển nghề nghiệp của học sinh trung cấp? 4.13. Thông tin về sự thỏa mãn nhu cầu của các DN trong các KCN? 5. Ông/Bà đề xuất những giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các DN thuộc các KCN tỉnh Hà Nam? Giải thích lý do đề xuất của Ông/Bà? PHỤ LỤC 6: PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho cán bộ quản lý tại doanh nghiệp) Chúng tôi đang triển khai nghiên cứu về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và mong muốn đƣợc tham khảo ý kiến của Qúy Ông/Bà. Những ý kiến khách quan của Qúy Ông/Bà rất quan trọng, giúp tìm ra các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp của Tỉnh có hiệu quả trong thời gian tới. Xin Qúy Ông/Bà cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Qúy Ông/Bà! I. Đôi nét về bản thân Họ và tên Vị trí công việc Trình độ đào tạo Chuyên ngành đào tạo Thâm niên công tác/quản lý II. Nội dung phỏng vấn doanh nghiệp 1. Định hƣớng phát triển ngành nghề của doanh nghiệp (DN)? Định hƣớng nhu cầu nhân lực về trình độ đào tạo, ngành nghề, kiến thức, kỹ năng, thái độ...? 2. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của nhân lực trung cấp đƣợc đào tạo ở các cơ sở GDNN địa phƣơng đang làm việc tại DN của Ông/Bà? 3. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp gặp phải khi tuyển dụng và sử dụng nhân lực trung cấp tại các cơ sở GDNN ở địa phƣơng? 4. Đánh giá về công tác quản lý đào tạo của cơ sở GDNN ở địa phƣơng về: 4.1. Tuyển sinh đáp ứng nhu cầu của các DN thuộc các KCN? 4.2. Phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng nhu cầu các DN thuộc các KCN? 4.3. Đội ngũ giáo viên? 4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo? 4.5. Qúa trình dạy học của giáo viên? 4.6. Hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh? 4.7. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra? 4.8. Việc thi và cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp? 4.9. Việc tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh trug cấp tốt nghiệp? 4.10. Thông tin việc làm của học sinh trung cấp sau tốt nghiệp? 4.11. Thông tin sự phát triển nghề nghiệp của học sinh trung cấp? 4.12. Thông tin về sự thỏa mãn nhu cầu của các DN trong các KCN 5. Ông/Bà đề xuất những giải pháp đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các DN thuộc các KCN tỉnh Hà Nam? Giải thích lý do đề xuất? PHỤ LỤC 7: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH CHO TỪNG KĨ NĂNG NGHỀ (Dành cho HS lớp thử nghiệm và HS lớp đối chứng) Mức độ Điểm Các tiêu chí Xuất sắc 9-10 - Trình bày đúng quy trình kỹ thuật thực hiện kỹ năng. - Sản phẩm/ bán sản phẩm đạt các yêu cầu ở mức độ cao. - Động tác chính xác về kỹ thuật và thẩm mỹ. - Tốc độ thực hiện nhanh, các thao tác linh hoạt. - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn tuyệt đối trong thực hiện. - Có khả năng hƣớng dẫn, chỉ đạo ngƣời khác trong công việc đó. Giỏi 8-9 - Trình bày đúng quy trình kỹ thuật thực hiện kỹ năng. - Sản phẩm hoặc bán sản phẩm đạt các yêu cầu. - Động tác chính xác về kỹ thuật. - Tốc độ thực hiện nhanh, phối hợp các thao tác tốt. - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn trong thực hiện. Khá 7-8 - Trình bày đúng quy trình kỹ thuật thực hiện kỹ năng. - Sản phẩm hoặc bán sản phẩm đạt các yêu cầu. - Động tác chính xác về kỹ thuật. - Tốc độ thực hiện tƣơng đối nhanh, khả năng phối hợp các thao tác tốt. - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn trong thực hiện. Trung bình khá 6-7 - Trình bày đúng quy trình kỹ thuật thực hiện kỹ năng. - Sản phẩm hoặc bán sản phẩm đạt các yêu cầu cơ bản. - Động tác đúng quy định, không sai sót về mặt kỹ thuật. - Tốc độ thực hiện và khả năng phối hợp các thao tác hơn trung bình. - Đảm bảo an toàn trong thực hiện. Trung bình 5-6 - Trình bày đúng quy trình kỹ thuật thực hiện kỹ năng. - Sản phẩm hoặc bán sản phẩm đạt yêu cầu cơ bản. - Động tác đúng quy định, không sai sót về mặt kỹ thuật. - Tốc độ thực hiện và khả năng phối hợp các thao tác trung bình. - Đảm bảo an toàn trong thực hiện. Yếu, kém 0-4 - Trình bày không đúng quy trình kỹ thuật thực hiện kỹ năng. - Sản phẩm hoặc bán sản phẩm không đạt yêu cầu. - Động tác còn sai sót về mặt kỹ thuật. - Tốc độ thực hiện chậm, phối hợp các thao tác kém. - Không đảm bảo an toàn trong thực hiện PHỤ LỤC 8: PHỎNG VẤN SÂU (Dành cho HS lớp thử nghiệm và HS lớp đối chứng) Chúng tôi đang triển khai nghiên cứu đề tài về quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và mong muốn đƣợc tham khảo ý kiến của Qúy Anh/Chị. Những ý kiến khách quan của Qúy Anh/Chị rất quan trọng, giúp đề tài tìm ra các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực trình độ trung cấp đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp (KCN) của Tỉnh trong thời gian tới. Xin Qúy Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Qúy Anh/Chị! I. Đôi nét về bản thân Họ và tên Tên trƣờng Khóa Ngành nghề đào tạo Học năm thứ II. Nội dung phỏng vấn doanh nghiệp 1. Quy trình thực hiện kĩ năng nghề của Anh/Chị sau đào tạo ở mức độ nào? 2. Mức độ hình thành kĩ năng nghề của Anh/Chị nhƣ thế nào sau quá trình đào tạo? 3. Khả năng giải quyết tình huống thực tế của Anh/Chị ở mức độ nào sau quá trình đào tạo? 4. Đánh giá của Anh/Chị về vấn đề vệ sinh công nghiệp? 5. Đánh giá của Anh/Chị về vấn đề an toàn lao động? 6. Anh/Chị chấp hành kỉ luật lao động ở mức độ nào? 7. Anh/Chị có hứng thú với ngành nghề đào tạo của mình không? 8. Sau đào tạo Anh/Chị có tự tin đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của mình không? PHỤ LỤC 9 CÁC BẢNG BIỂU THU THẬP TỪ CÁC NGUỒN SỐ LIỆU THỐNG KÊ VÀ SỐ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Bảng 1. Kết quả đào tạo theo cơ cấu trình độ tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2018 Đơn vị tính: Người Kết quả đào tạo Tổng Giai đoạn 2011 – 2018 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Cao đẳng 7.090 684 699 719 578 596 898 1.209 1.707 2.Trun g cấp 36.019 1.621 2.704 3.357 3.647 4.088 5.851 6.803 7.948 3. Sơ cấp [8] 56.812 5.465 6.709 6.547 5.458 7.046 5.666 7.955 11.966 4. Dạy nghề dƣới 3 tháng 51.006 8.886 7.456 7.764 7.399 5.345 7.941 6.215 Tổng cộng 150.92 7 16.656 17.568 18.387 17.082 17.075 20.356 22.182 21.621 (Nguồn: Tổng hợp nguồn số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội) Bảng 2. Thực trạng nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp ở các KCN tỉnh Hà Nam Nội dung Đối tƣợng Mức độ đánh giá (%) Me an Rất quan tâm (QT) QT Khá QT Ít QT Khô ng QT n % n % n % n % n/% 1. Kiến thức chuyên môn đƣợc đào tạo CBQL DN 10 33,3 12 40 8 26,7 3,1 2. Trình độ ngoại ngữ CBQL DN 7 23,3 15 50 8 26,7 3,0 3. Kỹ năng tay nghề CBQL DN 7 23,3 20 66,7 3 10,0 3,1 4. Kỹ năng sáng tạo CBQL DN 10 33,3 14 46,7 6 20 3,1 5. Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất CBQL DN 10 33,3 15 50 5 16,7 3,2 6. Thái độ. tác phong CBQL 5 16,7 16 53,3 9 30,0 3,9 nghề nghiệp DN 7. Khả năng thích nghi với môi trƣờng làm việc CBQL DN 3 10 15 50 12 40 3,7 8. Khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ CBQL DN 5 16,7 15 50 10 33,3 3,8 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát) Bảng 3. Thực trạng hoạt động dạy – học Nội dung Đối tƣợng Mức độ đánh giá Me an Tốt Khá Trung bình Yếu Kém n % n % N % N % n % 1. Đào tạo theo chuẩn đầu ra CBQL NT 12 66,7 5 27,8 1 5,5 3,6 GV 2 1,3 86 57,3 58 38,7 4 2,7 3,6 CBQL DN 18 60 10 33,3 2 6,7 3,5 LĐ 168 52,5 152 47,5 3,5 2, Nhà trƣờng liên kết đào tạo với doanh nghiệp trong thực hành, thực tập CBQL NT 1 5,6 5 27,8 4 22,2 6 33,3 2 11,1 2,8 GV 4 2,7 31 20,7 36 24,0 79 52,6 2,7 CBQL DN 8 26,7 8 26,7 11 36,6 3 10 2,7 LĐ 94 29,4 83 25,9 143 44,7 2,8 Trung bình 1,2 42,6 30,8 22,8 2,6 3,2 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát) Bảng 4. Thực trạng thi và cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp Nội dung Đối tƣợng Mức độ đánh giá Me an Tốt Khá Trung bình Yếu Ké m n % n % n % n % n/% 1. Nhà trƣờng thông tin về việc thi và cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho học sinh CBQL NT 8 44,4 9 50,0 1 5,6 4,4 GV 45 30,0 50 33,3 55 36,7 3,9 LĐ 87 27,2 96 30,0 132 41,3 5 1,6 3,8 Trung bình 33,9 37,8 27,8 0,5 4,1 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát) Bảng 5. Thực trạng tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp Nội dung Đối tƣợn g Mức độ đánh giá Me an Tốt Khá Trung bình Yếu Kém n % n % n % n % n/% 1. Hoạt động tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp của nhà trƣờng CBQ L NT 4 22,2 8 44,4 3 16,7 3 16,7 3,7 GV 45 30,0 49 32,7 29 19,3 27 18,0 3,7 LĐ 96 30,0 151 47,2 73 22,8 3,1 Trung bình 17,4 35,7 27,7 19,2 3,5 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát) Bảng 6. Thực trạng về sự thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp Nội dung Đối tƣợn g Mức độ đánh giá Me an Tốt Khá Trung bình Yếu Kém n % n % n % n % n % 1. Nhà trƣờng cập nhật thông tin về sự hài lòng của doanh nghiệp về số lƣợng và cơ cấu học sinh tốt nghiệp CBQ L NT 2 11,1 4 22,2 8 44,4 4 22,3 3,2 GV 4 2,7 44 29,3 73 48,7 29 19,3 3,2 CBQ L DN 3 10,0 7 23,3 20 66,7 2,4 2. Nhà trƣờng cập nhật thông tin về sự hài lòng của doanh nghiệp về năng lực nghề nghiệp của học sinh tốt nghiệp CBQ L NT 1 5,6 3 16,6 9 50 5 27,8 3 GV 4 2,7 41 27,3 69 46,0 34 22,7 2 1,3 3,1 CBQ L DN 3 10,0 6 20,0 19 63,3 2 6,7 2,3 3. Nhà trƣờng cập nhật thông tin về sự hài lòng của doanh nghiệp về phẩm chất, đạo đức, tác phong, thái độ nghề nghiệp của học sinh tốt nghiệp CBQ L NT 1 5,6 5 27,8 8 44,4 4 22,2 3,2 GV 3 2,0 46 30,7 89 59,3 12 8 3,3 CBQ L DN 5 16,7 9 30 16 53,3 2,6 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát) Bảng 7. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên Nội dung Đối tƣợng Mức độ đánh giá Mea n Tốt Khá Trung bình Yếu Kém n % n % n % n % n % 1. Tuyển dụng đội ngũ GV CBQL NT 1 5,6 12 66,7 3 16,7 2 11 3,7 GV 4 2,7 97 64,6 45 30 4 2,7 3,7 Trung bình 4,1 65,6 23,3 6,8 3,7 2. Phân công GV giảng dạy phù hợp CBQL NT 1 5,6 10 55,6 6 33,2 1 5,6 3,6 GV 6 4 84 56 56 37,4 2 1,3 2 1,3 3,6 Trung bình 4,8 55,8 35,3 3,5 0,7 3,6 3. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV CBQL NT 3 16,7 9 50 5 27,7 1 5,6 3,8 GV 7 4,7 10 3 68,7 38 25,3 2 1,3 3,8 Trung bình 10,7 59,3 26,5 2,8 0,7 3,8 4. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ. công nghệ thông tin và truyền thông cho đội ngũ GV CBQL NT 1 5,6 10 55,6 2 11,1 5 27,7 3,4 GV 86 57,3 61 40,7 3 2 3,5 Trung bình 2,8 56,5 25,9 13,9 1 3,5 5. Tổ chức cho đội ngũ GV. tham dự hội nghị. hội thảo. tập huấn trao đổi về GDNN trong và ngoài nƣớc CBQL NT 2 11,1 9 50 3 16,7 4 22,2 3,5 GV 4 2,7 88 58,7 54 36 2 1,3 2 1,3 3,6 Trung bình 6,9 54,3 26,3 11,8 0,7 3,6 6. Tổ chức mời chuyên gia trong và ngoài nƣớc về GDNN tập huấn. trao đổi kinh nghiệm tại nhà trƣờng CBQL NT 1 5,6 10 55,6 7 38,8 3,7 GV 2 1,3 75 50 69 46 4 2,7 3,5 Trung bình 3,5 52,8 42,4 1,4 3,6 7. Tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi và các phƣơng tiện giảng dạy cho đội ngũ GV CBQL NT 1 5,6 15 83,2 1 5,6 1 5,6 3,9 GV 88 58,7 58 38,6 4 2,7 3,5 Trung bình 2,8 70,9 22,1 2,8 1,3 3,7 8. Ban hành chính sách tạo động lực làm việc. cống hiến cho CBQL NT 1 5,6 11 61,1 5 27,7 1 5,6 3,7 GV 86 57,4 60 40 2 1,3 2 1,3 3,5 đội ngũ GV Trung bình 2,8 59,3 33,9 3,5 0,7 3,6 Đánh giá trung bình các đối tƣợng 4,8 59,3 29,5 5,8 0,6 3,6 (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_dao_tao_nhan_luc_trinh_do_trung_cap_dap_ung.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docxTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan