Luận án Quản lý chương trình đào tạo ở học viện phật giáo thành phố Hồ Chí Minh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI CAO ĐA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI CAO ĐA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT

pdf228 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý chương trình đào tạo ở học viện phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OANH Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận án THÁI CAO ĐA LỜI TRI ÂN “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, Nghĩa Thầy Cô muôn kiếp khó đáp đền”. Dù vậy không gian vô cùng, thời gian vô tận, song nghĩa Thầy Cô vẫn thắm sâu vào lòng người học trò. Thật hạnh phúc thay khi được các Thầy Cô tận tình chỉ giáo. Soi sáng tâm trí em trong suốt ba năm học đã qua. Thầy Cô không những trang bị cho em những kiến thức thế học mà còn truyền trao những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, để cho em làm hành trang trên bước đường phụng sự đạo pháp. Kiến thức thì vô lượng, ví như lá trong rừng, còn sự hiểu biết của em ví như nắm lá trong tay. Thành quả mà em đạt được hôm nay là niềm hạnh phúc của người học trò. Em thành thật tri ân xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy - Cô giảng viên của Học Viện Khoa Học Xã Hội, các Thầy Cô trong Khoa Tâm Lý – Giáo Dục và các Phòng Ban, Phòng Đào Tạo, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài Khoa học. Em xin cảm ơn Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã giúp cho em có nơi nghiên cứu thực tế và tài liệu tham khảo bổ sung cho đề tài Luận án này. Đặc biệt em chân thành tri ân, biết ơn sâu sắc đến thân Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Oanh đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận án tốt nghiệp. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO ......................................... 7 1.1. Các nghiên cứu về chương trình đào tạo ........................................... 7 1.2. Các nghiên cứu về quản lý chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo............................................. 13 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO ............................................................... 20 2.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ................................................. 20 2.2. Chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo ..................................... 29 2.3. Nội dung quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo ........ 40 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTĐT ở Học viện Phật giáo .... 57 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................... 62 3.1. Khái quát về Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ........... 62 Các Phó Viện trưởng hỗ trợ Viện trưởng trong Hội đồng Điều hành. ... 64 3.2 Giới thiệu quá trình nghiên cứu khảo sát .......................................... 65 3.3. Thực trạng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình của Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ....................................... 67 3.4. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo ...... 78 3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ................................ 92 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................ 95 3.7. Kinh nghiệm quản lý chương trình đào tạo của một số Học viện Phật giáo trên thế giới ............................................................................. 99 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 106 4.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................. 106 4.2. Các giải pháp quản lý chương trình đào tạo của Học Viện Phật Giáo Thành Phố. Hồ Chí Minh ............................................................. 107 4.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi các giải pháp được đề xuất ...... 133 4.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất........................................................ 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................ 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CTĐT, ĐT Chương trình đào tạo, đào tạo 3 ĐĐ Đại Đức 4 ĐHPG Đại Học Phật Giáo 5 GHPGVN Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam 6 GS Giảng sư 7 HT Hòa Thượng 8 HVPG Học Viện Phật Giáo 9 HVPGVN Học Viện Phật Giáo Việt Nam 10 KQKS Kết quả khảo sát 11 NS Ni Sư 12 PG, GH, Phật Giáo, Giáo Hội, 13 PGVN Phật Giáo Việt Nam 14 PPDH Phương pháp dạy học 15 QLCTĐT Quản lý chương trình đào tạo 16 SC Sư Cô 17 TNS Tăng Ni sinh 18 TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh 19 TT Thượng Tọa 20 TW HPGVN Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm các mô hình quản lý ...................................................... 41 Bảng 2.2: Đối chiếu các mô hình quản lý ....................................................... 42 Bảng 3.1: Thống kê số lượng Hội đồng Điều hành của HVPG TP.HCM ...... 63 Bảng 3.2 Ý kiến của CBQL về mục tiêu CTĐT ............................................. 68 Bảng 3.3. Ý kiến của cán bộ giảng viên về mục tiêu chương trình đào tạo ... 69 Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá của TNS về nội dung chương trình đào tạo ......... 70 Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá của TNS về hoạt động thực hành trong CTĐT .... 72 Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá của TNS về nội dung các môn học được học ở Học viện .................................................................................................. 72 Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá của TNS Học viện có tổ chức những buổi thực hành bên ngoài ........................................................................................ 74 Bảng 3.8 Ý kiến đánh giá của TNS về việc hoạt động giảng dạy của học viên ... 74 Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của giảng viên khi tham gia giảng dạy ................ 76 Bảng 3.10. Ý kiến đánh giá của CBQL về lập kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện ........................................................................ 78 Bảng 3.11. Ý kiến đánh giá của CBQL về tổ chức thực hiện ĐT của HV ..... 81 Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá của CBQL về chỉ đạo thực hiện CTĐT ............. 84 Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của cán bộ giảng viên về đánh giá CTĐT .......... 87 Bảng 3.14. Ý kiến đánh giá của CBQL về kiểm tra CTĐT của Học viện ...... 90 Bảng 3.15: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo 92 Bảng 3.16: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chương trình đào tạo............................................................................................. 94 Bảng 4.1. Đánh giá ý kiến CBQL về tính cần thiết của các giải pháp ............... 133 Bảng 4.2: Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các giải pháp ................ 134 Bảng 4.3: Kết quả học tập của tăng ni sinh trước thực nghiệm .................... 137 Bảng 4.4. Hoạt động dạy học của giảng viên trước thực nghiệp .................. 139 Bảng 4.5: Kết quả học tập của tăng ni sinh sau thực nghiệm ....................... 140 Bảng 4.6: Hoạt động dạy học của giảng viên sau thực nghiệm .................... 142 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Ý kiến đánh giá của CBQL về lập kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện ........................................................................ 79 Biểu đồ 3.2: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý CTĐT .................... 93 Biểu đồ 3.3: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chương trình đào tạo............................................................................................. 94 Biểu đồ 4.1: Kết quả học tập của tăng ni sinh trước và sau khi thực nghiệm141 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đổi mới của quốc tế và trong nước, những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế xã hội, hơn bao giờ hết chất lượng của giáo dục và đào tạo trở thành vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của một quốc gia trong điều kiện hội nhập, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học là chương trình giáo dục, chương trình một khoa học, chương trình một môn học. Sau ngày Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập tháng 11/1981 vấn đề giáo dục, đạo tạo tăng ni đã được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu HVPG Thành phố Hồ Chí Minh là trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục Phật giáo của Việt Nam, là trung tâm lớn về đào tạo Tăng, Ni. Nhiệm vụ của Học viện là đào tạo tu sĩ Phật giáo có trình độ Đại học Phật học và sau đại học, cung cấp nguồn giảng sư cho các cấp học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học, đến giảng sư các Học viện; các chuyên gia giáo dục, quản lý giáo dục, các cán bộ nghiên cứu khoa học phục vụ các Ban, ngành và Viện nghiên cứu thuộc Giáo hội; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho Tăng Ni ở các cấp cơ sở, trụ trì các chùa, tự viện để thực hiện tốt Phật sự hoằng pháp của mình. Quá trình hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển của Học viện gắn liền với sự phát triển của đất nước; các thế hệ cán bộ quản lý, giảng sư, Tăng Ni của HVPG TP.HCM (Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh) đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách giữ vững và phát triển truyền thống vẻ vang của Học viện. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, sự hợp tác chặt chẽ của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có uy tín (như Đại học Quốc gia Tp. HCM, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Triết học), HVPG Thanh phố Hồ Chí Minh đã định hướng chiến lược của Học viện là: Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn đạo với đời, xây dựng Học viện thành một trung tâm nghiên cứu đào tạo Phật học trọng điểm của Giáo hội và đất nước. Quản lý chương trình đào tạo là yếu tố đầu tiên trong việc đảm bảo chất lượng của giáo dục đại học. Quản lý chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo thể hiện ở việc điều hành trong cơ sở đào tạo, gắn chặt với tiến trình đào tạo. 2 Chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo hiện nay được xây dựng trên cơ sở các môn học phần lớn các kinh điển đại thừa, tiểu thừa và một số môn thế học đại cương chung của Bộ giáo dục và đào tạo quy định chung, cũng có một số môn học được cập nhật rất cần thiết để cho phát triển chương trình đào tạo rất phong phú. Từ năm 2005 Học viện Phật giáo Tp. HCM có bước phát triển đổi mới chương trình đào tạo so với 3 Học viện còn lại trong cả nước. Tuy nhiên đó chỉ là bước khởi đầu để dần dần đi vào nề nếp ổn định và phát triển hướng tới tầm cỡ trường Phật học ở các nước trong khu vực cũng như trên thế giới được nhiều sinh viên biết đến Học viện Phật giáo Việt Nam. Thực trạng chương trình đào tạo ở HVPG TP.HCM trong những thập niên qua cho thấy, với tính chất đặc thù của đào tạo Phật học trong Học viện Phật giáo, các cơ sở đào tạo đã tận dụng được tiềm năng trí tuệ của các đối tượng giảng viên đến từ nhiều lĩnh vực đào tạo rất khác nhau nhưng có những trải nghiệm thực tế phong phú, có năng lực về quản lý và lãnh đạo, đội ngũ giảng viên đã đảm đương một khối lượng lớn các công việc đào tạo về lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của HVPG TP.HCM. Do nhu cầu của người học tập trong thực tiễn nên đã có có sự phát triển tương đối nhanh về quy mô đào tạo, hình thức đào tạo ở các cơ sở đào tạo Phật học trong những năm qua, thể hiện có nhiều trường Học viện Phật giáo trong cả nước đang đào tạo Phật học, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa tăng trưởng về số lượng với yêu cầu đảm bảo chất lượng. Sự phát triển nhanh về quy mô đào tạo cũng đang bộc lộ những bất cập, hạn chế ở một số thành tố của quá trình đào tạo đó chính là cung cấp kiến thức hàn lâm quá nhiều mà thiếu hụt các kĩ năng thực tiễn nghề nghiệp làm cho TNS sau khi tốt nghiệp khó hoàn thành trách nhiệm tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương. Điều này cho thấy cần phải có những công trình nghiên cứu khoa học mới về CTĐT và quản lý CTĐT, giúp cho các Học viện Phật giáo có các giải pháp cần thiết để quản lý CTĐT ngày một tốt hơn, có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh” (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý chương trình đào tạo ở HVPG TP.HCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện trong giai đoạn hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý CTĐT ở Học viện Phật giáo Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo. Nghiên cứu thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, thử nghiệm giải pháp đề xuất. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tôi lựa chọn chương trình đào tạo cử nhân Phật học ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu. Xem Học viện Phật giáo như là một cơ sở giáo dục đại học quốc dân, quản lý chương trình ở cấp vi mô, tức là trong phạm vi Học viện Phật giáo, chủ thể quản lý chương trình là Viện trưởng Học viện, phòng đào tạo và các khoa 4. Giả thuyết khoa học Chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo TP. HCM đã được thực thi nhiều năm qua góp phần đào tạo tăng ni sinh cho Phật giáo. Tuy nhiên, trước yêu cầu của xã hội hiện đại và xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện nay, quản lý chương trình đào tạo ở Việt Nam vẫn còn những bất cập. Nếu đề xuất được những giải pháp quản lý chương trình đào tạo sát hợp với đặc thù của quá trình đào tạo của Học viện Phật giáo và dựa theo các chức năng của quản lý chương trình đào tạo thì sẽ nâng cao hiệu quả thực thi chương trình đào tạo, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại Học viện 5. Câu hỏi nghiên cứu Quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo có những đặt trưng gì? Hệ thống lý luận nào căn cứ cho quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo 4 Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo TP. HCM như thế nào? Có ưu điểm hạn chế gì? Nguyên nhân? Có giải pháp quản lý chương trình đào tạo như thế nào nâng cao hiệu quả thực thi chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo TP. HCM? 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 6.1. Các quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu Quan điểm theo chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kết quả của quản lý chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo, tiếp cận Tyler: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, và đưa ra các giải pháp đề xuất để phục vụ cho quản lý tiếp cận chương trình đào tạo của Học viện phù hợp với chương trình đào tạo hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo. Quan điểm hệ thống: Quản lý CTĐT để đáp ứng đổi mới giáo dục tại HVPG trước yêu cầu của xã hội, xu thế của thời đại được xem xét theo phương thức quản lý hệ thống bao gồm các thành tố: quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện CTĐT, quản lý dạy học của Giảng sư thông qua tự đánh giá, qua các đơn vị quản lý và hỗ trợ đào tạo để các chủ thể cơ bản là giảng sư và TNS ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học Các thành tố của hệ thống có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và vận hành trong một môi trường không ngừng đổi mới. Quan điểm lịch sử - logic: Chất lượng quản lý CTĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại HVPG TP. Hồ Chí Minh luôn được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với tiến trình phát triển lịch sử, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn, phù hợp với quy luật “vô thường” của Phật giáo. Tiêu chí dạy học theo hướng tích cực và quản lý dạy học đáp ứng đổi mới giáo dục tại HVPG phải bắt kịp với xu thế của thời đại để phát triển và hội nhập, bởi vì tri thức ngày càng có vị trí quan trọng chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Khi đó sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, đời sống chính trị, chính sách tôn giáo của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đời sống tâm linh của con người trong xã hội hiện đại đòi hỏi CTĐT phải góp phần đem lại những giá trị kiến thức và kinh nghiệm căn bản giúp người học có đủ năng lực và tự tin chinh phục cuộc sống thực tiễn đầy thử thách. Do đó các nhân tố của quá trình dạy học đại học và tương đương không ngừng được bổ sung, cập nhật và hoàn thiện trong dạy học. 5 6.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu; Phương pháp phân loại- khái quát hóa, hệ thống hoá, cụ thể hóa các tài liệu, cấu trúc các vấn đề về lý luận có liên quan đến đề tài, các văn kiện về đường lối chính sách giáo dục, chính sách tôn giáo của Đảng và chính phủ hiện hành, trên cơ sở đó để hình thành cơ sở lý luận của luận án. Thu thập và phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến mô hình quản lý chương trình đào tạo và thực trạng hệ thống quản lý chương trình đào tạo hiện nay đang được áp dụng tại Học viện và các công trình nghiên cứu về lãnh vực giáo dục trong nước cũng như nước ngoài có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở cho phù hợp với lý luận và các giải pháp Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài. Bao gồm: Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp thống kê toán học: nhằm để xử lý số liệu thu được 7. Đóng góp mới về khoa học của luận án 7.1. Đóng góp về lý luận Luận án xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo trong đó: Xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài và phân tích những đặc trưng và các thành tố của chương trình đào tạo Phật giáo xác định được các yêu cầu đặt ra đối với chương trình đào tạo Học viện Phật giáo. Đặc biệt, xây dựng nội dung quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo, trong đó tập trung vào quản lý xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo. 7.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án đã khảo sát đánh giá được thực trạng quản lý CTĐT ở HVPG TP.HCM ở hai nội dung cốt yếu là thực trạng chương trình đào tạo và quản lý CTĐT tại HVPG TP.HCM được phân tích trên các yếu tố cốt lõi là lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện CTĐT và kiểm tra, đánh giá thực hiện CTĐT. Bên cạnh đó, còn phân tích ưu, nhược điểm của thực trạng và chỉ ra những điểm yếu những nguyên nhân trong đó đề tài đã phân tích 2 nguyên nhân cơ bản là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Luận án đã đề xuất được 5 giải pháp quản lý CTĐT ở HVPG TP.HCM, cụ thể đó là các giải pháp về: (1) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giảng sư và 6 học viên của HVPG TP.HCM về vai trò, ý nghĩa của thực hiện chương trình đào tạo tại HVPG TP.HCM; (2) Tổ chức khảo sát nhu cầu người học để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với người học; (3) Chỉ đạo thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện; (4) Thiết lập các điều kiện đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình đào tạo; (5) Đánh giá kết quả đầu ra và tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình đào tạo các giải pháp góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện trong giai đoạn hiện nay 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Lý luận: Làm sáng tỏ các khái niệm và làm phong phú hơn lý luận về quản lý chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo. Những đặt trưng về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo sẽ làm căn cứ cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quản lý chương trình đào tạo Phật giáo. Luận án đã chỉ ra các nội dung quản lý CTĐT và chỉ ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý CTĐT tại các cơ sở HVPG Thực tiễn: kết quả phân tích thực trạng về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo TP. HCM làm căn cứ thực tiễn cho đề xuất các giải pháp đưa ra trong luận án cũng như làm căn cứ thực tiễn cho các nghiên cứu khác để nâng cao hiệu quả thực thi chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo TP. HCM Các giải pháp xác định trong luận án có giá trị ứng dụng để quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo TP. HCM. Kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý và giảng viên, nhân viên của Học viện để quản lý và thực thi có hiệu quả chương trình đào tạo 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được chia thành 4 chương: Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chương trình đào tạo ở Học Viện Phật Giáo Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo. Chƣơng 3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 4. Giải pháp về quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO 1.1. Các nghiên cứu về chƣơng trình đào tạo Vấn đề chất lượng giáo dục nói chung và chương trình đào tạo nói riêng là một trong những quan tâm lớn của các nền giáo dục hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Đây là những vấn đề liên quan căn bản đến đề tài nghiên cứu, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể, phù hợp trong việc xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chương trình đào tạo tại HVPG nói riêng. Trong phạm vi cho phép, luận án đề cập đến một số nghiên cứu sau: 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Thái Nguyên Bồi –Trung Quốc (1868) đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về GDĐT, cuốn sách: “Bàn về chương trình giảng dạy” của ông đã cho thấy kinh nghiệm về giáo dục, trong đó có QLĐT đại học, có những điểm cần lưu ý: Tôn trọng các lý thuyết khoa học, noi theo mẫu hình về các trường Đại học trên thế giới, chấp nhận mọi ý kiến và quan điểm theo nguyên tắc tự do tư tưởng các trường phái học thuật khác nhau. Tiêu chí để tuyển chọn giảng viên: Tài năng và kiến thức, việc giảng dạy phải dựa theo nguyên tắc tự do tư tưởng. Trường Đại học phải là diễn đàn chính cho việc trao đổi văn hóa của giới trí thức, phải được tự do học thuật. [96 47, tr. 153]. “Xây dựng và đánh giá môn học và chương trình học” của Robert M. Diamond (1997), [141] Tác giả đã trình bày và phân tích các vấn đề về xây dựng chương trình, chương trình môn học theo quan điểm lấy người học là trung tâm; quan hệ giữa mục tiêu, môn học, chương trình và giảng dạy; vấn đề thực thi, đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục, chương trình môn học. Tác giả Susan Tooshey (1999) trong cuốn “Thiết kế môn học trong giáo dục đại học” đã trình bày về mô hình, phương pháp thiết kế môn học trong giáo dục đại học và các chiến lược giảng dạy trong thực thi chương trình môn học [ 145, tr.7]. “Xây dựng chương trình học” của (Peter F. Oliva (2006) [27], Nguyễn Thị Kim Dung dịch, NXB Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh) đã phân tích một cách toàn diện về triết lý, mục đích giáo dục; các vấn đề lý luận và quá trình xây dựng chương trình học; phân tích mối quan hệ giữa chương trình học và giảng dạy. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra quan điểm về phát triển chương trình của chính tác giả, một mô hình phát triển chương trình được cho là toàn diện nhất, bởi lẽ mô hình của tác giả đã gắn kết quá trình phát triển chương trình với quá trình giảng dạy (thực hiện chương trình). 8 John West - Bumhan (1997) với công trình “Managing Quality in School” [139, tr. 21] đã nghiên cứu tổng hợp các vấn đề về quản lý chất lượng trong giáo dục - đào tạo và trình bày một cách hệ thống các quan niệm về chất lượng, khách hàng, văn hóa, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý quá trình. Tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống các quan niệm về chất lượng, khách hàng, văn hoá, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý quá trình. Luis Eduarda Gonzalez (1998) đã đưa ra quan niệm về chất lượng đào tạo trong các trường đại học như một hệ thống các khía cạnh, sự phù hợp (Relevance), hiệu quả (Efficiency), nguồn lực (Resource), hiệu suất và quá trình. Trong các khía cạnh này, sự phù hợp được xem như là một khía cạnh đóng vai trò chủ chốt, quyết định đối với chất lượng đào tạo [142, tr.7]. Các nghiên cứu về quản lý chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ đã được áp dụng ở Mỹ từ thế kỷ 19 và được triển khai rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của phương thức giáo dục đào tạo này, rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố; nhiều cuốn sách nói về hệ thống tín chỉ học tập và cách thức quản lý chương trình đào tạo theo hệ thống cấp bậc đại học đã được xuất bản. Các nhà nghiên cứu giáo dục ở Mỹ - cái nôi của học chế tín chỉ là những người đầu tiên nghiên cứu về hệ thống học tập này và cách thức quản lý hệ thống học tập này. Tác giả Omporn Regel đã trình bày tổng quan về hệ thống tín chỉ với những khái niệm, quá trình triển khai chương trình đào tạo, các ưu nhược điểm của hệ thống, những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự chuyển đổi thành công và khả năng áp dụng hệ thống tín chỉ trong các nước đang phát triển, một số bài học được rút ra từ kinh nghiệm của Mỹ và thế giới về hệ thống chương trình đào tạo tín chỉ... [ Trích theo 24] Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích khả năng áp dụng hệ thống tín chỉ học tập mà các nước đang phát triển có thể xem xét điều kiện triển khai nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình đào tạo của các trường đại học. Omporn Regel cho rằng, khi triển khai chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các nước đang phát triển không nên chấp nhận mô hình của Mỹ một cách dập khuôn máy móc mà cần phải xem xét các yếu tố để xây dựng những kế hoạch thực hiện riêng gắn với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh và văn hoá của các nước. Một số yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành công quá trình dạy học theo hệ thống tín chỉ cũng được tác giả đề cập. Trước hết, đó là sự ủng hộ, đồng thuận của sinh viên, chính phủ và các thành viên có liên quan trực tiếp đến quá trình giáo dục và đào tạo, 9 sau đó là sự phù hợp các yêu cầu đối với các thành tố của quá trình dạy học (Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; Đội ngũ giảng viên; Kiểm tra - đánh giá;). Quản lý CTĐT theo mô hình CIPO [26] [27], [56], [60]. Đây là mô hình quản lí chất lượng CTĐT ở các cơ sở giáo dục do UNESCO đề xướng với 10 tiêu chí chất lượng được phản ánh qua các nhân tố: Đầu vào (Input): Tài chính, người học, GV, cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học; Quá trình (Process): chính sách, cấu trúc, QL dạy học, QL các nguồn lực địa phương, hệ thống đánh giá; Kết quả/đầu ra (Out put): Thoả mãn nhu cầu phát triển cá nhân, phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu xã hội; Các yếu tố trên được đặt trong bối cảnh môi trường kinh tế XH của địa phương (Context). Theo CIPO, chất lượng CTĐT là chất lượng của các yêu tố cấu thành nên nó, đánh giá chất lượng dạy học cần đánh giá chất lượng của 3 thành tố cơ bản (đầu vào, quá trình, đầu ra) trong mối tương quan với bối cảnh thực mà cả 3 thành tố đang hoạt động. Việc xác định các thành tố cấu thành là vấn đề của các nhà quản lý: Người học được tuyển chọn; GV thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức; phương pháp và kĩ thuật dạy, học tích cực; chương trình dạy học thích hợp với người dạy, người học; trang thiết bị và học liệu, đồ dùng dạy học thân thiện, dễ tiếp cận; môi trường dạy học an lành; hệ thống đánh giá dạy học thích hợp; hệ thống quản lý dạy học có tính cùng tham gia và dân chủ; tôn trọng và thu hút cộng đồng trong dạy học; các thiết chế, chương trình dạy học có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (về chính sách và đầu tư). Như vậy, mô hình CIPO đã đề cập đến 10 tiêu chí cho thấy một cơ sở đào tạo Đại học và tương tương có thể đạt được chuẩn chất lượng trong dạy học khá gần gũi và dễ tiếp cận để ứng dụng tại Việt Nam, trong đó các tiêu chí đều đề cập đến năng lực của các chủ thể chính của quá trình dạy học: GV, người học, các nhà quản lý và hỗ trợ dạy học bên cạnh các điều kiện đảm bảo khác. Mô hình này có các lĩnh vực đánh giá tương đối toàn diện. Tác giả Bernhard Muszynski [12] (Đức) đã đề cập đến thoả thuận và quản lý dạy học theo mục tiêu, điều đó sẽ trở thành phương tiện điều phối và phát triển quan trọng nhất cho các hệ thống đại học hiện đại, phương tiện này kết nối chỉ thị ban ra với phương thức tự điều chỉnh lấy hoạt động, bổ sung vào đó phần quy định trách nhiệm công tác cụ thể. Tác giả Berlo, Lemert, Mertz (1969) [15] (Dẫn theo tác giả Đỗ Ngọc Đạt) có đề cấp đến vai trò của người GV trong CTĐT và tác giả đã đưa ra một số yêu cầu đối với người GV và dạy học đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD cần có: Về năng lực: 10 H... những gì xảy ra trong nhà trường, bao gồm cả những hoạt động ngoại khóa, sự giảng dạy và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. - Chương trình là những gì được giảng dạy trong và ngoài nhà trường, do nhà trường định hướng. - Chương trình là tất cả những gì được phòng tổ chức của nhà trường lên kế hoạch. - Chương trình là chuỗi các kinh nghiệm mà người học đã trải qua trong nhà trường Hollis L. Caswell và Doak S. Campbell không xem chương trình như một nhóm các khóa học mà như “tất cả những kinh nghiệm mà trẻ em có được dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều này thể hiện rõ quan điểm coi trọng “đầu ra”, khâu cuối của quá trình thực hiện CTGD. Cũng tương tự như vậy, Peter F. Oliva cho rằng chương trình là những gì mà từng cá nhân người học thu nhận được do kết quả của việc học tập ở nhà trường. Định nghĩa này, không phác họa chương trình gồm những gì mà quan tâm tới những thu nhận của cá nhân sau một giai đoạn học tập. Định nghĩa này đã thể hiện sự quan tâm đến tính hiệu quả của chương trình. Bởi vì, cuối cùng thì chương trình giáo dục phải “chuyển hóa” thành mô hình nhân cách người học [27] 23 Carter V. Good định nghĩa chương trình như “một nhóm có hệ thống các khóa học hoặc trình tự các môn học đòi hỏi sự tốt nghiệp hay chứng nhận trong một lĩnh vực học tập ví dụ như chương trình khoa học xã hội, chương trình giáo dục thể chất ...”. Định nghĩa này đã cụ thể không chỉ các khóa học, môn học mà còn quan tâm tới những yêu cầu về chứng nhận tốt nghiệp đối với học sinh. Từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, nhận thức về chương trình càng hiểu rộng hơn, theo Peter F. Oliva (1997) đã tổng kết nhiều quan điểm khác nhau về chương trình: tập hợp các mục tiêu thực hiện; các nội dung; tập hợp các môn học; tập hợp các tài liệu dạy học; trật tự các khóa học; tất cả những gì xảy ra trong nhà trường, bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau; những gì được dạy trong và ngoài nhà trường, do nhà trường điều khiển; những kinh nghiệm người học đã trải qua trong nhà trường; là những gì người học thu nhận được như là kết quả giáo dục của nhà trường, ... Từ các phân tích trên có thể thấy, chương trình là: Chương trình là văn kiện do nhà nước ban hành, trong đó qui định cụ thể mục đích, các nhiệm vụ môn học, phạm vi hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung cũng như cho từng chương, từng phần, từng bài nói riêng. Khái niệm chương trình đào tạo bậc Đại học Theo thông tư số 04/2016/ TT- BGDĐT. Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể bao gồm: Mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp: nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, chương trình đào tạo là bản thiết kế về hoạt động dạy học trong đó phản ánh các yếu tố mục tiêu dạy học, nội dung và phương pháp dạy học; các kết quả dạy học. Những yếu tố này đều cấu trúc theo quy trình chặt chẽ về thời gian biểu. Nói cách khác, chương trình đào tạo là hệ thống làm việc của người học và người dạy, được thiết kế theo cấu trúc tường minh, có thể kiểm soát được sao cho sau khi hoàn tất hệ thống làm việc đó, người học và người dạy đạt được mục đích hoạt động của mình [120] Chương trình đào tạo là một bản thiết kết tổng thể các hoạt động của quá trình, đào tạo cho một khoá hoặc một loại hình đào tạo nhất định, trong đó xác định rõ mục tiêu chung, các thành phần, nội dung cơ bản, phương pháp đào tạo, hình thức 24 tổ chức,lịch trình (kế hoạch) đào tạo tổng thể, cũng như các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo trong quá trình và kết thúc khoá đào tạo [133, tr.34]. Kieran Egan thuộc Trường Đại học Simon Fraser (Canada) đã có một công trình nghiên cứu công phu về sự ra đời của thuật ngữ chương trình giáo dục[133] Năm 1978, ông công bố bài nghiên cứu của mình mang tên Chương trình giáo dục là g ì đ ă n g trên tạp chí “Những câu hỏi về chương trình giáo dục” để mô tả lịch sử phát triển của thuật ngữ này. Robert M. Diamond (1997), thuật ngữ chương trình giáo dục bắt nguồn từ chữ Latinh có nghĩa là “trường đua”, “cuộc chạy đua”, hay “sự chạy nhanh”. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải có một định hướng cho sự phát triển. Hơn nữa, nghĩa sơ khai của từ này cũng đề cập đến một khoảng không tạm thời, nơi mà chúng ta sống, tới một giới hạn mà mọi việc có thể diễn ra, tới một cái gì đó bao hàm, chứa đựng, nhưng chưa có nghĩa là nội dung. Dần dần, qua quá trình phát triển, nghĩa trường đua của thuật ngữ chương trình giáo dục được sử dụng thiên về những theo đuổi về mặt trí tuệ. Đối với trường đua, người ta có thể đặt câu hỏi: “Nó dài bao nhiêu?”, “Có những chướng ngại vật gì?”. Còn đối với những theo đuổi về mặt trí tuệ, người ta có thể hỏi: “Nó dài bao lâu?”, “Nội dung của nó chứa đựng những gì?”. [141] Theo cách định nghĩa của Bộ Giáo dục New Zealand thì khung chương trình đào tạo New Zealand là văn bản nhà nước quy định các vấn đề cơ bản trong giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá dành cho mọi học sinh trong tất cả các trường ở New Zealand. Khung này vạch ra đường hướng thiết kế các chương trình đào tạo sao cho có sự cân đối giữa nhu cầu, hứng thú của cá nhân người học với sự đòi hỏi của xã hội và của nền kinh tế. Khung chương trình xác định những kiến thức, kĩ năng và thái độ mà tất cả học sinh cần phải có để sống và làm việc trong xã hội. Khung chương trình của New Zealand bao gồm các nguyên tắc thiết kế chương trình giảng dạy và học tập cho tất cả các trường ở New Zealand. Những nguyên tắc này đều tuân theo yêu cầu lấy người học làm trung tâm. Khung chương trinh này cũng quy định những lĩnh vực kiến thức cơ bản (gồm 7 lĩnh vực chính), những kĩ năng cần thiết để người học có thể phát triển năng lực toàn diện và hoạt động trong xã hội (8 nhóm kĩ năng), những thái độ và giá trị cần được giáo dục cho học sinh trong chương trình đào tạo để học sinh tự xác định được những thái độ, giá trị và tín ngưỡng của bản thân, từ đó tôn trọng nhân cách của người khác. Cuối cùng, khung chương trình cũng quy định về cách thức, quy trình tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho tất cả các trường ở New Zealand. Tóm lại, khung chương trình theo 25 định nghĩa trên, là văn bản định hướng cho việc thiết kế chương trình đào tạo chi tiết cấp quốc gia như đã đề cập ở phần khái niệm chương trình đào tạo New Zealand. [Dẫn theo 124] Tyler (1949) cho rằng, "Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần cơ bán": ...[Trích theo 124] 1. Mục tiêu đào tạo ; 2. Nội dung đào tạo ; 3. Phương pháp hay quy trình đào tạo ; 4. Cách đánh giá kết quả đào tạo. Chương trình đào tạo là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng. Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ở Việt Nam, curriculum development có lúc được dịch là phát triển chương trình, có lúc là xây dựng chương trình, hoặc thiết kế chương trình. Trong tài liệu này, chúng tôi gọi curriculum developmentlà phát triển chương trình giáo dục. Chương trình giáo dục là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập của người học (bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do đơn vị đào tạo tiến hành. Có 4 hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình giáo dục [130, tr.17]: 1) Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì và kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần đạt được 2) Xác định hình thức học tập phù hợp và các điểu kiện bổ trợ việc học tập 3) Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập 4) Chỉnh sửa chương trình giáo dục thường xuyên sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của người học. Do vậy, ở đây sử dụng thuật ngữ “phát triển chương trình giáo dục” không phải là “xây dựng chương trình giáo dục” bởi vì “phát triển” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục trong chương trình giảng dạy để giúp việc học có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng. Chương trình (curriculum) việc biên soạn hay thiết kế chương trình (curriculum design). Mà một trong những công việc quan trọng khi biên soạn chương trình là sắp xếp 26 các thành tố (nội dung, các bộ phận) của chương trình đó. Theo Kieran Egan chuyên gia giáo dục quan tâm đến hoạt động phát triển chương trình dạy học: Nếu không nói về ngữ nghĩa học, những khác biệt trong quan niệm về chức năng của giáo dục không chỉ là điều ngớ ngẩn hoặc chỉ thuần tuý là những tranh luận lí thuyết. Chúng đã chỉ ra những vấn đề để áp dụng cụ thể cho chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình dạy học ... Nếu ai đó tin rằng hoạt động chủ yếu của giáo dục là truyền đạt những chân lí bất di bất dịch, người đó sẽ đấu tranh cho việc hình thành các khuôn mẫu thống nhất của chương trình dạy học. Những cố gắng nhằm phát triển tư duy phụ thuộc vào việc có xem chức năng của giáo dục là phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề hay không, hay chỉ là lập lại các khuôn mẫu có sẵn. Sự khác nhau như vậy có liên quan đến việc xem những gì là "thiết yếu” cần được nghiên cứu và những gì có thể bỏ qua trong giáo dục [136, tr.16]. Sau Tyler phải kể đến Taba. Cách tiếp cận của Taba trong xây dựng chương trình còn được gọi là mô hình đảo ngược (Tabas inverted model) [146], bởi vì nó bắt đầu từ lớp học và người giáo viên, chứ không phải những cách tiếp cận trước đó, bắt đầu từ chính quyền địa phương, từ hội đồng thành phố hoặc liên bang. Mô hình này bao gồm 8 bước: 1. Phân tích nhu cầu bằng cách sử dụng một công cụ đánh giá nhu cầu. 2. Xây dựng mục tiêu cụ thể, bao gồm những kiến thức, thái độ cần phải học, những quan điểm cần được củng cố, những thói quen và kĩ năng cần phải hình thành. 3. Lựa chọn nội dung bằng cách chọn lọc kĩ lưỡng những vấn đề dự định đưa vào chương trình và viết ra lí do, nguyên nhân của mỗi sự lựa chọn đó. 4. Tổ chức nội dung, bắt đầu với những chủ đề đơn giản, sau đó nghiên cứu những nội dung đó sâu hơn, và chuyển sang những chủ đề khó hơn. Bước này cũng cần chỉ ra những hoạt động chính của người học. 5. và 6. Chọn lựa và tổ chức các hoạt động học tập để đảm bảo rằng mọi hoạt động có một chức năng xác định và đối chiếu với mức độ phát triển của người học. Hoạt động học tập phải phù hợp với lứa tuổi học sinh để giúp họ phát triển và hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Ở những bước này, cần phải thiết kế các hoạt động đa mục đích nhằm giúp người học đạt được nhiều mục tiêu học tập. Các đơn vị kiến thức cần phải được sắp xếp một cách liên tục, các kiến thức được tích luỹ dần lên bằng cách liên hệ kiến thức mới với những kiến thức mà người học đã biết. Đưa người học vào các hoạt động để họ tự khám phá các mối quan hệ và ý nghĩa của nội dung cần học tập. 27 7. Đánh giá các bài học một cách liên tục, ghi chép lại hứng thú của người học. 8. Kiểm tra lại tính cân đối và liên tục để đảm bảo rằng các hoạt động được thiết kế trong chương trình giúp người học có cơ hội học cách khái quát tri thức, nội dung kiến thức được trình bày theo một trình tự hợp lí, có sự cân đối giữa bài tập luyện nói, luyện viết, bài tập nghiên cứu và phân tích, cần cho phép những cách thức diễn đạt đa dạng của người học, và cần có một cách tổ chức thoáng mát, giúp người học cởi mở và trình bày ý kiến của mình. Mô hình của Taba có thế mạnh riêng. Nó ràng buộc người giáo viên vào hoạt động chương trình và thực hiện chương trình một cách tự nguyện, tự giác. Hơn nữa, chương trình giáo dục giờ đây không chỉ là một văn bản, tách rời khỏi giảng dạy mà mô hình của Taba đã đưa chương trình giáo dục gắn với hoạt động giảng dạy, nghĩa là gắn lí thuyết với thực hành. Luật Giáo dục đại học 2012, trong phần mục tiêu chung của giáo dục đại học cụ thể như [108]: a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân". (Điều 5 Luật Giáo dục Đại học 2012). Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác (Điều 36 Luật Giáo dục đại học, 2012). Từ các nghiên cứu trên có thể hiểu, chương trình đào tạo đại học là: Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kĩ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chủ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học. 28 2.1.3. Quản lý chương trình đào tạo Mục tiêu của việc quản lí chương trình đào tạo là phải tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường trên cơ sở nội dung dạy học và chương trình khung của cơ quan quản lý ban hành. Quản lí chương trình đào tạo hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường. Khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lí. Ngoài ra việc quản lí chương trình đào tạo còn nhằm giúp học viên tiếp thu tri thức mang tính hệ thống, chuyên sâu, có khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu trong thực tiễn, nâng cao chất lượng công tác bản thân trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo. Nội dung hoạt động bao gồm thực hiện kế hoạch định kỳ rà soát hệ thống các môn trong khung chương trình đào tạo, để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời các môn, đáp ứng những đòi hỏi do nhu cầu thực tiễn đặt ra. Chương trình khung bảo đảm những quy định của Bộ GD&ĐT đồng thời phù hợp với đặc thù trường Học viện Phật Giáo: + Nội dung các môn học có sự cân đối tỷ lệ giữa phần lí thuyết và thực hành. + Nội dung các môn học gắn kết chặt chẽ và trực tiếp góp phần vào việc phát triển khoa học giáo dục, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. + Quy định rõ mục tiêu cần đạt được của môn học để khẳng định rõ mức độ tính phát triển trong hệ thống chương trình đào tạo. + Trong phần thực hành, TNS nên được đưa vào những điều kiện thực tế tại cơ sở để giải quyết những vấn đề thực sự của thực tiễn đặt ra. + Cô đọng nội dung trong từng môn để giảng viên có điều kiện đổi mới phương pháp giảng day. Như vậy, có thể hiểu quản lý chương trình đào tạo là một tập hợp các tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá việc thực thi chương trình đào tạo nhằm đạt được các mục tiêu của cơ sở ĐT. 2.1.4. Quản lý chương trình đào tạo ở Học viện Phật giáo Quản lý chương trình đào tạo ở HVPG là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến người học, hoạt động đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra. 29 Quản lí chương trình đào tạo tại HVPG thực chất là quản lí các yếu tố sau theo một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Các yếu tố đó là: (1) Mục tiêu đào tạo; (2) Nội dung đào tạo; (3) Phương pháp đào tạo; (4) Hình thức tổ chức đào tạo; (4) Hoạt động dạy (chủ thể là thầy, cô,); (5) Hoạt động học (chủ thể là học trò); (6) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo; (7) Môi trường đào tạo; (8) Tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo nghề trong kiểm tra, đánh giá; (9) Tổ chức bộ máy đào tạo. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình quản lí công tác đào tạo các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống quản lí. Do vậy, nhà quản lí phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, xử lí các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường phát triển liên tục. Quản lý chương trình đào tạo tại HVPG đó là sự tác động của các nhà quản lý trong Học viện đến người học từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các thành tố của chương trình đào tạo bao gồm: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Hình thức tổ chức đào tạo...đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật và xã hội về hoạt động đào tạo tại cơ sở giáo dục của mình nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra. 2.2. Chƣơng trình đào tạo ở Học viện Phật giáo 2.2.1. Mục tiêu chương trình đào tạo: Mục đích chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo là làm sao đào tạo tăng ni thật sự giỏi về thế học và Phật học, có nền tảng kiến thức Phật học phong phú có chất lượng hơn là số lượng, mong muốn sao này tăng ni sinh tốt nghiệp ai cũng ra làm Phật sự được gánh vác công việc cho chư tôn đức lớn tuổi, nhưng tiên quyết là tăng ni sinh phải có đạo hạnh, đạo phong là chúng trung tôn. Ngành giáo dục trung ương Phật giáo có có nhiệm vụ cao cả phải đào tạo TNS trở thành những tu sĩ Phật giáo chân chính. Học để tu, học để hoằng pháp và giúp đời, trong đó tu là chính, tu từ khi bước chân vào chùa cho đến khi chấm dứt cuộc đời. Học để trau dồi đạo đức và trí tuệ, để thuận lợi hơn trên con đường tiến đến giác ngộ giải thoát tối hậu. Đào tạo những Tăng Ni vừa có đạo đức chuẩn mực đúng với tinh thần Phật giáo vừa có kiến thức nội điển và ngoại điển để làm rường cột cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. 30 Đặc trưng của chương trình đào tạo Học viện Phật giáo việt nam là xây dựng chương trình đào tạo trong hệ thống giáo lý nhà Phật, nhưng phải dựa trên nội quy của Ban giáo dục Phật giáo trung ương làm nền tảng. Đặc trưng chương trình đào tạo chỉ dành cho giới tu sĩ về giáo lý nhà Phật và tín đồ Phật giáo, toàn bộ các môn học chủ yếu là kinh điển Phật giáo đại thừa và tiểu thừa, người dạy phần lớn là các nhà sư trong Phật giáo nhưng cũng có thỉnh giảng các vị giảng viên bên ngoài dạy về các môn xã hội và nhân văn trong hệ thống giáo dục của Bộ quy định các môn đại cương. Đặc trưng chương trình đào tạo này chỉ áp dụng cho các Học viện Phật giáo mà không có trường nào có chương trình đào tạo này duy nhất chỉ có Phật giáo mà thôi, những giáo lý về các môn học rất là đặc thù trong chương trình học các môn học đặc nặng về vấn đề tâm linh hơn là lý thuyết. Riêng đối với Học viện Phật giáo, nhà trường sẽ đào tạo những Tăng Ni có khả năng đảm trách các nhiệm vụ ở các ban ngành khác nhau của giáo hội ở các tỉnh, thành. Và tạo bước nhảy cho các Tăng Ni sinh có khả năng nâng cao trình độ ở các trường Đại học Phật giáo trong nước và nước ngoài. 2.2.2. Nội dung của chương trình đào tạo: Tính ưu việt của chương trình đào tạo này rất là đặc thù của Phật giáo các môn học có tính thiên về tâm linh hơn là các môn học xã hội, mang tính chất tu chứng hơn là những kiến thức của thế gian. Khi Đức Phật thành đạo Ngài độ 5 anh em Kiều Trần Như nhờ nghe được giáo lý Tứ Diệu Đế hiểu thấu rõ nổi khổ đau luân hồi mà suy tư ngẫm nghĩ liền tỏ ngộ mà trở thành bậc thánh nhân xuất thế gian, không phải chương trình này mới có nó đã có từ thời Đức Phật đã có kế hoạch chương trình thuyết giảng cho tứ chúng rồi. Đức Phật chia giờ giấc rất rõ ràng để nói pháp mà quán nhân duyên ai có duyên thì được Ngài thuyết pháp nghe pháp của Ngài để tỏ ngộ chân tâm. Chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo chuyên sâu vào nổi điển Phật giáo nhiều hơn là các môn học xã hội, giáo lý nhà Phật mang tinh thần xuất thế gian nhiều hơn, để quản lý nội dung chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo là để tổ chức cho tốt, giúp cho người học có cái nhìn mới dễ hiểu dễ tiếp thu giáo lý Phật Đà. Nội dung đào tạo: ở các trường Phật học xây dựng phong trào học tập trong toàn thể tăng ni sinh, xây dựng môi trường giáo dục đa dạng hoá các hình thức đào tạo, loại hình học tập, tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Giáo hội, tiếp tục thể chế hoá chủ trương chính sách của nhà nước về xã hội hoá giáo dục và huy 31 động cộng đồng xã hội. Một nội dung nữa cần tập trung là mối quan hệ khăng khít hữu cơ giữa Học Viện và Bổn sư cùng với Giáo Hội. Chương trình đào tạo ở các Trường Phật học toàn bộ Kinh, Luật, Luận (Tam tạng kinh) trong hệ thống kinh điển Bắc Tông cũng như Nam Tông ( Đại thừa và tiểu thừa, Nam truyền và Bắc truyền) văn hóa Phật giáo, các kiến trúc của nhà Phật, ngoài ra còn học một số môn học đại cương quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo. Nội dung chưa thật sự bám sát với thực tế, chưa thực sự đưa giáo pháp đi vào cuộc sống, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình đào tạo chủ yếu dựa trên chương trình do Ban giáo dục Phật giáo TW hoạch định, nhưng luôn được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện những môn học để nâng cao trình độ. Ngoài môn học chính thức, Nhà trường còn mời các vị giáo sư, giảng viên có nhiều uy tín và nổi tiếng ở trong nước về giảng các chuyên môn. Để xây dựng một chương trình đào tạo Học viện Phật giáo phải hội đủ các thành tố phẩm chất trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kiến thức linh hoạt am hiểu Phật giáo rất rõ, mà người soạn chương trình đào tạo cần phải tham khảo qua một số chương trình đào tạo các trường Phật học trên thế giới để có cơ sở xây dựng một chương trình đạo tạo nền tảng tốt nhất. Các thành tố của chương trình đào tạo này phải biết mục tiêu của nó để làm gì, đạo tạo ai, cho đối tượng nào, khối kiến thức đại cương, kiến thức chuyên ngành cho từng khoa và các bộ môn làm sao phải cho phù hợp với người học cho phù hợp với chương trình cử nhân Phật học. Nội dung đào tạo cử nhân Phật học bao gồm các yếu tố sau: Khối kiến thức đại cương 24 tín chỉ. Các môn học đại cương phần lớn là các môn học xã hội học thuộc học phần học kỳ 1 và 2 đào tạo các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 24 tín chỉ nhằm cung cấp kiến thức nền tảng liên ngành cho các khoa từ các môn khoa học cho đến các môn nhân văn xã hội do Bộ giáo dục quy định về các môn học đại cương chung cho các ngành xã hội. Khối kiến thức cơ sở ngành 27 tín chỉ. Các môn cơ sở là giáo lý nền tảng của người xuất gia cần phải học, thuộc học phần học kỳ 3 và 4 tiếp tục học các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành gồm 27 tín chỉ thuộc về các môn học đại cương về Phật học như là kiến thức căn bản mà bất kỳ một sinh viên Phật học nào cũng cần nắm vững. Khối kiến thức chuyên ngành Phật học 48 tín chỉ. Các môn học chuyên ngành của các khoa mà do sinh viên đăng ký chọn ngành và khoa mà mình yêu thích nhất 32 trong các ngành Phật học, thuộc học phần học kỳ 5,6,7 và 8 học các học phần bắt buộc cho mỗi nhóm chuyên ngành Phật học của mỗi khoa là 48 tín chỉ, nhằm nắm vững cung cấp khối kiến thức nền tảng và chuyên sâu về một lãnh vực nghiên cứu Phật học. Sinh viên cần được tư vấn và hướng dẫn tính chất về các môn học của các nhóm chuyên ngành để lựa chọn cho thích hợp quyết định kỹ trước khi đăng ký ngành học. Khối kiến thức cổ ngữ chuyên ngành 12 tín chỉ. Các môn học về cổ ngữ do tăng ni sinh được chọn 1 trong 4 cổ ngữ mà mình thích: Phạn, Pali, Hán cổ và Tây Tạng, để hỗ trợ về ngôn ngữ Phật học, nguồn gốc kinh điền Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa, sinh viên phải hoàn tất 12 tín chỉ cổ ngữ chuyên ngành Phật học. Kiến thức cổ ngữ Phật học có thể giúp cho sinh viên đào sâu vào văn bản gốc Phật học để có thể trở thành những nhà nghiên cứu chuyên sâu vào lãnh vực Phật học. Khối kiến thức ngoại ngữ, thuật ngữ Phật học 12 tín chỉ. Ngoài 12 tín chỉ chuyên ngành cổ ngữ Phật học, sinh viên còn có cơ hội học thêm 12 tín chỉ ngoại ngữ khác nữa để hỗ trợ vốn kiến thức sinh ngữ. Sinh viên còn học thêm 12 tín chỉ Phật học tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, nhằm tiếp cận nguồn tài liệu và tham khảo bằng ngôn ngữ quốc tế tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, đồng thời hỗ trợ cho tăng ni sinh khi tốt nghiệp muốn đi du học các nước trên thế giới đào tạo về ngành Phật học như: Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Hàn Quốc, Nhật Bản.Theo đó, chương trình đào tạo đại học cần đảm bảo các yếu tố: - Chương trình ĐT của Học viện được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và ĐT về ĐTĐH và định hướng của GHPGVN với sự tham gia của các thành viên có trình độ theo đúng quy định. - Chương trình ĐT phải có mục tiêu rõ ràng cụ thể, mục tiêu ấy có tính khả thi, các loại hình chương trình phải được thiết kế phù hợp đúng theo quy định. - Chương trình ĐT phải được bổ sung định kỳ, điều chỉnh dựa trên ý kiến chuyên gia và có tham khảo các chương trình ĐTĐH tiên tiến trong và ngoài nước cũng như ý kiến của người học, của nơi sử dụng các Chư tăng sau tốt nghiệp. - Chương trình ĐT của Học viện thiết kế mang nét đặc thù Phật học, nhưng cũng đảm bảo mối liên hệ liên thông, tương tác với các trình độ ĐT thuộc chương trình và cơ sở ĐT tương đương khác. - Nội dung chương trình phải được cụ thể hóa trên cơ sở kế hoạch học tập và khung chương trình đạt chuẩn đã được phê duyệt theo đúng quy định, đảm bảo cho việc phát triển chương trình ĐT tại Học viện đối với từng hệ theo đúng kế hoạch, 33 mục tiêu đã đề ra; phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong công tác trọng điểm của Giáo hội. Đặc biệt chú trọng các nội dung về văn học, lịch sử, nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Các môn học học phải dạy kinh điển nhà Phật, sử dụng kinh sách như là một thấu kính để hiểu ý nghĩa của lời Phật dạy; người học phải được học Giáo pháp để con người trở nên tốt hơn, có phẩm hạnh và có đạo đức hơn, trở thành những con người tử tế, chân thật, từ bi và biết kính trọng người khác. Nội dung CTĐT phải giúp người học phát triển trí tuệ, hiểu thấu bản chất thật sự của các pháp, hiểu được những điều luôn chân thật và có giá trị; qua đó loại bỏ những quan điểm sai lầm đào luyện tâm và có thể nhận ra được sự thật. ĐT Phật giáo còn phải góp phần tạo nên những con người có thể đem giáo pháp của Đức Phật truyền trao lại cho những người khác, biết phụng sự người khác. Hơn nữa chương trình học phải gắn với chương trình tu trong suốt quá trình học tập của TNS, nội dung của CTĐT phải gắn bó mật thiết và thống nhất với chương trình tu học; học để biết, học để làm và để tu. - Chương trình giáo dục và ĐT thích hợp với người dạy và người học; Cần xây dựng chương trình giảng dạy hiện đại, hướng đến mục tiêu được phê duyệt ĐT sau đại học. Lấy khung chương trình ĐT của Bộ Giáo dục và ĐT làm chuẩn, đồng thời thiết kế cho phù hợp với mục tiêu ĐT và đặc thù ĐT của Học viện, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình ĐT trong hệ thống. Thành lập các khoa gắn cụ thể với các ban, ngành của Giáo hội góp phần ĐT nhân lực Phật giáo cho địa phương một cách thiết thực và hiệu quả. Chương trình giảng dạy phải thống nhất về nội dung và đồng bộ từ trên xuống. Phát triển các chương trình ĐT Tăng Ni ở các cấp học, hướng tới xây dựng và hoàn thiện hơn nữa khung chương trình, môn học ở các hệ ĐT, phân định các cấp học theo lứa tuổi và chuyên khoa thật hợp lý. Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả ĐT. Hệ thống QLĐT có tính cùng tham gia và dân chủ. - Thư viện của Học viện phải đầy đủ các tài liệu học tập cần thiết, đặc biệt là sách, giáo trình chính thống của các môn học chuyên ngành, có thư viện điện tử nối mạng phục vụ hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học. - Tài liệu học tập phải tối thiểu đủ sát với chương trình khung, các kênh tài liệu phong phú, có tính cập nhật, phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cũng như thực hành của TNS, giảng viên và các thành phần liên quan bao gồm: giáo trình, hệ thống kinh sách, báo chí, các in ấn xuất bản, tập san, website, bài viết, công trình nghiên cứu, các kĩ thuật liên quan. Đặc biệt phải có hệ thống tài liệu 34 chuyên ngành mang đặc thù Phật học là sản phẩm của trí tuệ của các thành viên trong và ngoài Học viện. Mỗi cấp học và niên học đều có sách giáo khoa nhằm cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức Phật học giúp học viên thuận tiện trong việc tự nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức. - Có đủ trang thiết bị dạy - học và hỗ trợ cho các hoạt động ĐT, nghiên cứu Phật học, được ĐBCL, sử dụng có hiệu quả. - Có đủ diện tích giảng đường, môi trường thiền định, tu luyện theo chuẩn mực và đúng quy định, có đủ phòng làm việc và trang thiết bị thiết yếu cho cán bộ, giảng viên cùng các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trang thiết bị. 2.2.3. Phương pháp giảng dạy được sử dụng trong chương trình đào tạo: Phương pháp dạy học của Học viện cũng giống như các phương pháp các trường đại học quốc dân các môn học cũng tính theo số tín chỉ cho các môn học cũng có khác vài môn học mang tính đặc thù của Phật giáo cần có không gian yên tịnh để tập thiền tịnh vào những giờ thực hành cho môn học về thiền học. Quy trình đào tạo của Học viện thì cũng giống như các trường đại học, sau khi học viên trúng tuyển nhập học thì trước tiên phải học các môn đại cương chung trong 2 năm đ...inh hoạt nội trú có nhiều cơ hội phát triển trong học tập 2 Luôn hoài hòa vui vẻ thích nghi với môi trường sinh hoạt tăng già 3 Siêng năng tụng niệm tu học trong các thời khóa đã quy định của nội viện 4 Siêng năng chăm chỉ tích cực tham gia công tác hoạt động sinh hoạt của nội viện 5 Học viện phối hợp với thầy tổ và gia đình để khắc phục nhược điểm phát huy thế mạnh của học viên 6 Đảm bảo các điều kiện tốt sinh hoạt ăn ở của tăng ni sinh nội trú 7 Ý kiến khác ( xin ghi cụ thể) Câu 3. Chư tôn đức đánh giá về sinh hoạt ngoại trú tu học của tăng ni sinh tại Học viện. STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Thường xuyên đi học trễ hay bỏ học 2 Có cơ hội học thêm trường đại học song song với 2 chương trình đại học 193 3 Có sự phân biệt tăng ni sinh nội trú và ngoại trú không. Có sự ưu tiên cho tăng ni sinh nội trú hơn ngoại trú không 4 Có sự liên hệ chặt chẻ chỗ ở ngoại trú của tăng ni sinh sinh hoạt có tốt không, có ảnh hưởng đến việc học không 5 Tăng ni sinh ở ngoại trú ở chùa hay nhà Phật tử hoặc thuê nhà trọ đi học, có ảnh hưởng đến Học viện tư cách của tu sĩ không 6 Học viện có bắc buộc tăng ni sinh ngoại trú 6 tháng làm giấy xác nhận tại chùa nơi cư trú ở nhờ để đi học không. Làm như thế mới biết tăng ni sinh đang sinh hoạt chùa hay nhà 7 Ý kiến khác ( xin ghi cụ thể) Câu 4: Xin chư tôn đức đánh giá về Tăng ni sinh có thể tham gia trong Giáo hội Phật giáo? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Các vị lãnh đạo Trung ương Giáo hội là phần lớn tốt nghiệp Học viện 2 Các vị lãnh đạo đầu ngành tỉnh thành 3 Các vị đa số tham gia giáo dục giảng dạy của các trường Phật học 4 Sau khi học xong quay trở lại phục vụ Học viện giảng dạy 5 Thế hệ kế thừa trụ cột của Giáo hội Phật giáo 6 Chư tôn túc có hài lòng học viên của mình tốt nghiệp về cộng tác với Giáo hội tỉnh thành có kết quả như ý muốn mong đợi chưa 194 Câu 5: Xin chư tôn đức cho ý kiến về tư vấn giới thiệu cho SV sau khi tốt nghiệp Học viện? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Phòng đào tạo – giáo vụ 2 Các phòng khoa chuyên môn 3 Ban trị sự tỉnh thành Phật giáo 4 Học viện không thực việc này Câu 6. Xin chư tôn đức cho ý kiến về thực hiện mục tiêu chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo hiện nay? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Mục tiêu lập kế hoạch cho 4 năm học 2 Do khoa tự quản lý các môn học chuyên ngành 3 Lấy ý kiến các trưởng bộ môn chuyên ngành 4 Thăm dò ý kiến các giảng viên chuyên môn 5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá, kế hoạch dạy học đối với giảng viên và học viên cho phù hợp với chương trình đào tạo khóa học Câu 7. Chư tôn đức cho ý kiến về lập kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện hiện nay. STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Phân tích hiện trạng đào tạo nghề để lập kế hoạch (nhân lực, vật lực, tài lực.) 2 Xác định các nguồn nhân lực cần thiết cho đào tạo 3 Xác định mục tiêu, thời gian hoàn thành chương trình đào tạo cho các loại hình đao tạo trong Học viện 195 4 Lập các kế phụ trợ cho đào tạo (dự trù kinh phí, kế hoạch, thời gian..) 5 Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách về đào tạo 6 Xây dựng chỉ tiêu ngân sách; xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo; 7 Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo; tiêu chuẩn giảng viên, giảng sư 8 Dự kiến các giải pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu đào tạo Câu 8. Chư tôn đức cho ý kiến về tổ chức thực hiện lập kế hoạch chương trình đào tạo tại Học viện hiện nay. STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Xác định các bộ phận trong HVPG tham gia đào tạo (các bộ phận trực tiếp, các bộ phận gián tiếp) 2 Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia đào tạo 3 Theo dõi, đánh giá điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đào tạo 4 Lựa chọn nội dung và chương trình đào tạo. 5 Tổ chức các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho đào tạo 6 Chuẩn bị nguồn kinh phí cho đào tạo (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giáo viên, văn phòng phẩm,...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho đào tạo 7 Thực hiện chế độ báo cáo theo mẫu, định kỳ quy định về quản lí đào tạo, các hoạt động tổ chức với các cấp trên ngành quản lí trực thuộc 196 Câu 9. Chư tôn đức cho ý kiến về chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện hiện nay. STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Tham mưu cho Viện trưởng ra các quyết định đào tạo về đào tạo đại học 2 Tổ chức, triển khai thực hiện các quyết định đào tạo 3 Đảm bảo các điều kiện cho đào tạo 4 Thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ cho đào tạo ở các tổ bộ môn, khoa 5 Tổ chức trao đổi với cán bộ, giảng viên bộ môn về mục tiêu đào tạo 6 Tổ chức triển khai các phương pháp, hình thức đào tạo đối với từng lớp, khóa, khoa 7 Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá đối với giảng sư, TNS 8 Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng. Câu 10. Chư tôn đức cho ý kiến về kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình đào tạo tại Học viện hiện nay. STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Xác định và quán triệt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của HVPG Việt Nam và tại Học viện 2 Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo 3 Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đào tạo 197 4 Điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong thực hiện kế hoạch đào tạo 5 Thanh tra, kiểm tra quá trình đào tạo theo quy định của Nhà nước về số lượng, nội dung, thời gian, phương pháp, hình thức, kết quả đào tạo. 6 Xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng và kỷ luật 7 Đánh giá sự phối kết hợp các lực lượng cho quá trình đào tạo như các phòng, ban, cán bộ, giảng sư và TNS 8 Đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo cho quá trình đào tạo 9 Kiểm tra tiến độ chương trình đào tạo so với mục tiêu của chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy của giảng sư và kết quả học tập của tăng nư sinh Câu 11: Xin chư tôn đức đánh giá yếu tố tuyển dụng giảng viên có ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo hiện nay? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Thông báo thông tin trên trang web Học viên 2 Thông báo trên bản thông tin của Học viện 3 Đăng trên báo giác ngộ Phật giáo 4 Khoa đề xuất tuyển giảng viên chuyên môn 5 Thông báo tuyển dụng và hình thức thi tuyển 6 Chỉ tiếp nhận qua người thân giới thiệu 7 Chỉ tuyển người đúng chuyên ngành và chuyên môn của các khoa 198 Câu 11. Chư tôn đức cho ý kiến về những ưu điểm trong quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo 2 Tích cực phát biểu trong giờ học, chủ động trao đổi với giảng sư của TNS trong quá trình học tập. 3 Nội dung, chương trình, hình thức đào tạo 4 Kiểm tra, đánh giá chương trình đào tạo 5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho hoạt động đào tạo 6 Chất lượng đội ngũ giảng sư, giảng viên được đảm bảo Câu 11. Chư tôn đức cho ý kiến về những tồn tại, hạn chế khi thực hiện chương trình đào tạo tại HVPG, thành phố Hồ Chí Minh STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo 2 Năng lực quản lý, tổ chức đào tạo 3 Năng lực thực hiện của đội ngũ giảng sư 4 Kiểm tra, giám sát của HV đối với hoạt động đào tạo 5 Sự thay đổi về nội dung chương trình đào tạo 6 Tính chặt chẽ và nghiêm túc trong qui trình tổ chức thi, kiểm tra 7 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng CNTT trong đào tạo 199 Câu 12: Theo Đức chư tôn, để nâng cao hiệu quảquản lý chương trình đào tạo của Học Viện Phật Giáo Thành Phố. Hồ Chí Minh giải pháp nào sau đây có cần thiết và khả thi thực tiễn? STT Giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cầ thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học viên của học viện       2 Tổ chức khảo sát nhu cầu người học của quản lý chương trình đào tạo       3 Chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động dạy học       4 Thiết lập, huy động các điều kiện đảm bảo thực hiện đào tạo đạt hiệu quả       5 Đánh giá kết quả đầu ra và kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện trong giai đoạn hiện nay       Xin vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân: Giới tính: Nam/Tăng  Nữ/Ni  Chức vụ đảm nhiệm: Thâm niện công tác: ........................................ năm Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý chư tôn túc! 200 Phụ lục 6 (Dành cho giảng sư tại Phật học ở các Học viện Phật giáo, thành phố Hồ Chí Minh) Kính gửi các giảng sư. Để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chương trình đào tạo ở Học Viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. Kính đề nghị giảng sư vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu X vào các ô thích hợp nhất với ý kiến của giảng sư ở từng câu hỏi. Ý kiến của giảng sư chỉ được dùng trong phương pháp nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác. Câu hỏi 1. Xin quý giảng viên cho biết về chương trình đào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam theo nhu cầu xã hội. STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Về kiến thức thế học 2 Đào tạo những Tăng Ni vừa có đạo đức chuẩn mực đúng với tinh thần Phật giáo vừa có kiến thức nội điển và ngoại điển để làm rường cột cho ngôi nhà Phật giáo 3 Đào tạo Hành giả - Học giả về lĩnh vực Phật giáo, đào tạo Tăng Ni thế hệ trẻ ở trình độ cao đẳng và ĐH đáp ứng yêu cầu của Giáo hội Câu hỏi 2. Xin quý giảng viên cho biết về hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên tại Học viện Phật giáo hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tại Học viên lâu năm trong ngành giáo dục, nhiều năm giảng dạy các trường Phật học 201 2 Có chính sách ưu đãi khi mời các giáo sư bên ngoài tham gia vào giảng dạy một số môn chuyên sâu 3 Đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên, trong đó có cả giảng viên mới, giảng viên tốt nghiệp ở nước ngoài 4 Thương xuyên có mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng viên mới ra trường về phương pháp sư pháp, kinh nghiệm giảng dạy tại Học viên 5 Bồi dưỡng thực hành chuyên môn 6 Bồi dưỡng phương pháp nghiệp vụ chuyên môn 7 Bồi dưỡng năng lực dạy học 8 Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học 9 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 10 Tổ chức tham quan, tìm hiểu thực tế trong công tác giảng dạy ở các cơ sở giáo dục để từ đó cải tiến chất lượng đào tạo 11 Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học chuyên đề về dạy học 12 Giảng viên có ý thức học tập, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giảng dạy Câu hỏi 3. Xin quý giảng viên đánh giá chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Đảm bảo chất lượng đầu vào đúng quy trình 202 tuyển sinh của Học viên 2 Chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng đầu ra cho học viên 3 Qui mô chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của Học viện 4 Chất lượng chương trình đào tạo luôn đặt lên hàng đầu của Học viện 5 Cơ sở vật chất phục vụ chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt hiện đại 6 Cung cấp nguồn nhân lực nhân tài cho Giáo hội trong nhu cầu hội nhập phát triển 7 Cung cấp nguồn nhân lực đào tạo sau đại học 8 Đáp ứng nhu cầu của người học 9 Phù hợp với bối cảnh giáo dục Phật giáo hiện nay cho nền giáo dục trên đà phát triển 10 Kết quả đào tạo đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của chư tôn đức đảm bảo chất lượng ra trường là phục vụ lại cho Giáo hội Câu hỏi 4. Xin quý giảng viên đánh giá yếu tố giảng viên có ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Phật giáo hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Yên tâm công tác, yêu nghề 2 Việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo 3 Việc xây dựng kế hoạch công tác làm việc 4 Thực hiện nề nếp chuyên môn 5 Việc vận động và cải tiến phương pháp giảng 203 dạy 6 Việc kiểm tra đánh giá kết quả của người học 7 Việc tự học bồi dưỡng 8 Đáp ứng nhu cầu của người học 9 Phù hợp với bối cảnh giáo dục Phật giáo hiện nay cho nền giáo dục trên đà phát triển 10 Kết quả đào tạo đầu ra đáp ứng được sự mong đợi của chư tôn đức đảm bảo chất lượng ra trường là phục vụ lại cho Giáo hội Câu hỏi 5.Giảng sư vui lòng đánh giá về yếu tố cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng cho hoạt động đào tạo tại Học viện hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Đảm bảo chất lượng cơ sở trang bị thiết bị kỹ thuật máy móc, phòng máy tính, máy chiếu, thông tin hiện đại 2 Phòng dạy học chuyên ngành 3 Phòng học thực hành chuyên môn 4 Phương tiện dụng cụ dạy học 5 Phương tiện dạy học lý thuyết 6 Xây dựng phòng học, giảng đường đạt chuẩn 7 Xây dựng phòng ăn, phòng ở môi trường thoáng mát 8 Thư viện, tài liệu, giáo trình cho môn học 204 Câu 6. Xin quý giảng viên hãy cho biết Căn cứ để đánh giá kết quả học tập của tăng ni sinh 1. Kết quả thi giữa kỳ 2. Kết quả thi cuối kỳ 3. Kiểm tra kiến thức trong lớp học tham gia phát biểu 4. Kết quả các bài kiểm tra đột xuất 5. Bài tập của lớp 6. Kiểm tra đánh giá trong quá trình tham gia lớp học thuyên xuyên  7. Tự luận 8. Vấn đáp 9. Bài thuyết trình của nhóm  10. Ý kiến khác ( xin ghi cụ thể) Câu 7. Xin quý giảng viên hãy cho biết phương pháp dạy học trong Học viên được dùng những phương pháp nào để dạy học 1. Thuyết trình đề tài của nhóm 2. Đàm thoại 3. Nêu vấn đề cùng nhau thảo luận 4. Đi tham quan các cơ sở có liên quan đến môn học 5. Thực hành theo nhóm 6. Trên nói dưới nghe và ghi chép  7. Trắc nghiệm các câu hỏi  8. Giao lưu với các nhà chuyên nghiệp có liên quan đến môn học 9. Tự nghiên cứu theo hướng dẫn của giảng viên phụ trách 10. Ý kiến khác ( xin ghi cụ thể) Câu 8. Xin quý giảng viên hãy cho biết nếu dạy học tách riêng lý thuyết và thực hành thì có ảnh hưởng gì đến chương trình đào tạo của Học viện không? 1. Đáp ứng đúng chương trình đào tạo 2. Không đảm bảo do lớp quá đông 3. Không đảm bảo do cơ sở vật không đủ phòng lớp để thực hành 4. Do thiếu giảng viên nên không tách riêng ra được 5. Quý giảng viên có hài lòng về cở sở mới để tách riêng ra giữa thực hành và lý thuyết để học viên học tốt hơn  6. Ý kiến khác ( xin ghi cụ thể) 205 Câu 9: Theo Đức chư tôn, để nâng cao hiệu quảquản lý chương trình đào tạo của Học Viện Phật Giáo Thành Phố. Hồ Chí Minh giải pháp nào sau đây có cần thiết và khả thi thực tiễn? STT Giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cầ thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học viên của học viện       2 Tổ chức khảo sát nhu cầu người học của quản lý chương trình đào tạo       3 Chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động dạy học       4 Thiết lập, huy động các điều kiện đảm bảo thực hiện đào tạo đạt hiệu quả       5 Đánh giá kết quả đầu ra và kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện trong giai đoạn hiện nay       Xin vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Giới tính: Nam/Tăng  Nữ/Ni  Trình độ chuyên môn chuyên ngành: .............. Trình độ: Tiến sỹ  Thạc sỹ  Cử nhân  Thâm niện công tác: ........................................ năm Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy cô! 206 Phụ lục 7 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho Tăng Ni sinh tại Phật học ở các Học viện Phật giáo, thành phố Hồ Chí Minh) Kính gửi các Tăng Ni sinh. Để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chương trình đào tạo ở Học Viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay. Xin Tăng Ni sinh vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình bằng cách đánh dấu X vào các ô thích hợp nhất với ý kiến của quý Tăng Ni sinh ở từng câu hỏi. Ý kiến của quý Tăng Ni sinh chỉ được dùng trong phương pháp nghiên cứu khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác. Câu hỏi 1. Xin Tăng ni sinh cho ý kiến về ở nội, ngoại trú có những thuận và bất tiện như thế nào? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Ở nội trú tập trung việc học tập sinh hoạt tốt dễ phát triển tu học hơn 2 Ở ngoại trú dễ dang học thêm ngoại ngữ và đại học hơn 3 Do thầy Tổ không có người cần ở bên ngoại phụ với vị bổn sư 4 Đáp ứng nhu cầu của Học viện Câu hỏi 2. Xin Tăng ni sinh cho ý kiến sau khi tốt nghiệp Học viện Phật giáo? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Tiếp tục học cao lên trong nước 2 Đi du học các nước trên thế giới về lĩnh vực Phật học 3 Về với Thầy tổ 4 Đi lãnh chùa 207 5 Thực hiện hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa 6 Tham gia giáo hội, giảng dạy các lớp trung cấp Phật học 7 Ở lại Thành phố tu học Câu 3. Tăng ni sinh vui lòng tự đánh giá về năng lực của mình? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Có năng khiếu về hoằng pháp 2 Có khả năng về hành chánh 3 Có khả năng về tổ chức các ngày lễ 4 Có năng khiếu về dẫn chương trình 5 Nắm vững kiến thức về thế học 6 Nắm vững kiến thức về chuyên môn Phật học 7 Ý kiến khác ( xin ghi cụ thể) Câu 4. Tăng ni sinh vui lòng tự đánh giá về nội dung chương trình đào tạo tại Học viện hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Chương trình đào tạo Học viện đã được hoàn thiện khung chương trình cho các chuyên ngành 2 Nội dung chương trình kiến thức chuyên ngành 3 Có đủ tài liệu, giáo án, giáo trình chương trình đào tạo cho từng môn học 4 Nội dung chương trình khối kiến thức đặc thù bắt buộc 208 5 Nội dung chương trình khối kiến thức bỗ trợ thiết thực khác 6 Nội dung chương trình khối kiến thức Nội điển (Phật học) 7 Nội dung các môn học phù hợp với yêu cầu của Ban Giáo Dục PG TW 8 Các môn học cân đối giữa lý thuyết và thực hành 9 Các môn học có tính cập nhật phù hợp với các trường Phật học trên thế giới Câu 5. Tăng ni sinh vui lòng tự đánh giá về hoạt động thực hành trong chương trình đào tạo tại Học viện hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Tổ chức đi thực tế sau khóa học 2 Thực hành tại phòng thực hành ở Học viện 3 Quan trọng về lý thuyết chỉ giảng không có sự phản hồi lại người học 4 Giảng viên có hướng dẫn tăng ni sinh đi thực tế về bài học có liên quan đến môn học Câu hỏi 6. Xin Tăng ni sinh đánh giá về nội dung các môn học được học ở Học viện? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Các môn học là thiết thực đối với TNS 2 Các môn học giúp trao dồi kiến thức rất nhiều trong đời sống tu học 3 Đủ trình độ tự tin để ra đảm nhận ngôi chùa 209 Câu hỏi 7. Tăng ni sinh vui lòng đánh giá về tổ chức những buổi thực hành bên ngoài? STT Câu hỏi Lựa chọn 1 Có tổ chức 2 Không tổ chức 3 Do không có thời gian địa điểm thực tập Câu hỏi 8. Tăng ni sinh vui lòng đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng sư tại Học viện hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Giảng viên sử dụng thời gian cho môn học có hợp lý và đúng thời khóa biểu và tín chỉ môn học như vậy có đủ thời lượng môn học? 2 Giảng viên lên lớp đúng qui định về thời gian 3 Cách trình bày của giảng viên có phương pháp sư phạm và thu hút người học 4 Giảng viên có nắm vững kiến thức môn học và giảng bài một cách mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu và cho người học dễ tiếp thu bài giảng 5 Giảng viên đã sử dụng và giới thiệu các nguồn sách tham khảo cho môn học có phong phú tài liệu giúp cho học viên có nhiều nguồn tài liệu trong học tập. 6 Phương pháp nêu gương 7 Môn học có phù hợp với giảng viên nhận giảng dạy hay là chưa có kinh nghiệm trong việc dạy 210 học 8 Bài kiểm tra, bài thi có công khai minh bạch công bằng và chính xác cho sinh viên biết điểm số của từng môn học 9 Tự giác ngộ, tự hoàn thiện nhân cách 10 Giảng viên đến lớp đúng giờ, ra về đúng giờ có thường nghỉ hay bỏ giờ dạy 11 Giảng viên phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học. 12 Giảng viên có hướng dẫn tự học cẩn thận cho người học 13 Giảng viên sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật trong dạy học Câu hỏi 9. Tăng ni sinh vui lòng đánh giá về yếu tố cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng cho hoạt động đào tạo tại Học viện hiện nay? STT Câu hỏi Mức đánh giá Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Phương tiện thiết bị dạy học 2 Giảng viên không thành thạo về máy tính nên không có sử dụng máy chiếu khi giảng bài 3 Chất lượng phòng học phục vụ cho nhu cầu giảng dạy 4 Các điều kiện phục vụ học tập 5 Trong sân trường thiếu cây sanh, không có căn tin phục vụ quán ăn cho tăng ni sinh 211 6 Phòng dạy học không thích hợp, thiếu ánh sáng, đèn 7 Thiếu phòng học, lớp học quá đông tăng ni sinh làm giảm đi chất lượng tiếp thu 8 Thiếu phòng thực hành vào những giờ học thiền cần phải có giảng đường thoáng mát trong sạch yên tịnh 9 Thư viện, phòng đọc sách Xin vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân: Giới tính: Nam/Tăng  Nữ/Ni  LớpChuyên ngành:............................ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý tăng ni sinh! 212 Phụ lục 8 PHIẾU KHẢO SÁT (TRƢỚC THỰC NGHIỆM) (Dành cho giảng viên) GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỌC VIỆN Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu thực nghiệm giải pháp chỉ đạo thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện. Sự cộng tác của Thầy/Cô góp phần quan trọng vào thành công của nghiên cứu này. Xin Thầy/Cô vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp hoặc ghi số, ghi ý kiến của mình tùy theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên (Không bắt buộc): 2. Trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo Tiến sỹ Thạc sỹ Đại họ Cao đẳ Trung cấp 3. Chuyên ngành: 4. Nơi đào tạo: .................................................................................................... II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Thầy/Cô tự đánh giá mức độ dạy học nhằm thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện ở mức nào so với yêu cầu nhiệm vụ trên thang 3 mức độ (Đánh dấu x vào ô phù hợp) TT Nội dung Mức độ đồng ý đánh giá 1 2 3 1 Thiết kế chương trình môn học    2 Lập kế hoạch bài giảng    3 Thực hiện kế hoạch bài giảng    213 4 Tạo môi trường học tập trên lớp    5 Sử dụng các phương pháp dạy học    6 Sử dụng các hình thức dạy học    7 Tương tác với cá nhân và tập thể    8 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập    9 Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy    10 Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục    11 Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập    12 Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học    13 Nghiên cứu khoa học    Xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô đã hợp tác hoàn thành phiếu khảosát! 214 Phụ lục 9 PHIẾU KHẢO SÁT (TRƢỚC THỰC NGHIỆM) (Dành cho tăng ni sinh) GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỌC VIỆN Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu thực nghiệm giải pháp chỉ đạo thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện. Sự cộng tác của Tăng ni sinh góp phần quan trọng vào thành công của nghiên cứu này. Mong Tăng ni sinh vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp hoặc ghi số, ghi ý kiến của mình tùy theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên (Không bắt buộc): 2. Ngành học:......... II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Tăng ni sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình ở mức nào so với yêu cầu nhiệm vụ trên thang 3 mức độ (Đánh dấu x vào ô phù hợp) TT Nội dung Mức độ đồng ý đánh giá 1 2 3 I Về kiến thức    KT1 Nhớ cơ bản các kiến thức đã học    KT2 Hiểu và vận dụng các vấn đề đã tiếp cận    KT3 Phân tích, tổng hợp, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn    II Về kĩ năng nghề nghiệp    215 KN1 Kĩ năng tổ chức các hoạt động tương ứng với kiến thức đã học    KN2 Kĩ năng tính toán, thiết lập kế hoạch học tập, nghiên cứu    KN3 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập    KN4 Khả năng sáng tạo, độc lập trong nghiên cứu Phật sự    KN5 Kĩ năng diễn tả các hoạt động, nghi thức Phật sự    III Về thái độ TD1 Chủ động lựa chọn các hoạt động theo tiên chỉ, mục đích    TD2 Chia sẻ với đồng nghiệp, xã hội các vấn đề liên quan đến Phật sự    TD3 Sẵn sàng tham gia, dấn thân các sự kiện Phật sự, cải tạo thực tiễn    TD4 Đề xướng các giải pháp cải tiến phù hợp    IV Về kỹ năng mềm KNM 1 Kĩ năng tương tác, làm việc nhóm    KNM 2 Kĩ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn Phật sự    KNM 3 Kĩ năng hợp tác với các thành viên, tổ chức trong giải quyết công việc    Xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô đã hợp tác hoàn thành phiếu khảo sát! 216 Phụ lục 10 PHIẾU KHẢO SÁT (SAU THỰC NGHIỆM) (Dành cho giảng viên) GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỌC VIỆN Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu thực nghiệm giải pháp chỉ đạo thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện. Sự cộng tác của Thầy/Cô góp phần quan trọng vào thành công của nghiên cứu này. Xin Thầy/Cô vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp hoặc ghi số, ghi ý kiến của mình tùy theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên (Không bắt buộc): 2. Trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo Tiến sỹ Thạc sỹ Đại họ Cao đẳ Trung cấp 3. Chuyên ngành: 4. Nơi đào tạo: .................................................................................................... II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Thầy/Cô tự đánh giá mức độ dạy học nhằm thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện ở mức nào so với yêu cầu nhiệm vụ trên thang 3 mức độ (Đánh dấu x vào ô phù hợp) TT Nội dung Mức độ đồng ý đánh giá 1 2 3 1 Thiết kế chương trình môn học    2 Lập kế hoạch bài giảng    217 3 Thực hiện kế hoạch bài giảng    4 Tạo môi trường học tập trên lớp    5 Sử dụng các phương pháp dạy học    6 Sử dụng các hình thức dạy học    7 Tương tác với cá nhân và tập thể    8 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập    9 Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy    10 Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục    11 Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập    12 Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học    13 Nghiên cứu khoa học    Xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô đã hợp tác hoàn thành phiếu khảo sát! 218 Phụ lục 11 PHIẾU KHẢO SÁT (SAU THỰC NGHIỆM) (Dành cho tăng ni sinh) GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH PHÙ HỢP VỚI NGƢỜI HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỌC VIỆN Phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu thực nghiệm giải pháp chỉ đạo thực hiện chương trình phù hợp với người học và điều kiện của Học viện. Sự cộng tác của Tăng ni sinh góp phần quan trọng vào thành công của nghiên cứu này. Mong Tăng ni sinh vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào các ô phù hợp hoặc ghi số, ghi ý kiến của mình tùy theo nội dung câu hỏi. Thông tin thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt đối. I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên (Không bắt buộc): 2. Ngành học:......... II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Tăng ni sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình ở mức nào so với yêu cầu nhiệm vụ trên thang 3 mức độ (Đánh dấu x vào ô phù hợp) TT Nội dung Mức độ đồng ý đánh giá 1 2 3 I Về kiến thức    KT1 Nhớ cơ bản các kiến thức đã học    KT2 Hiểu và vận dụng các vấn đề đã tiếp cận    KT3 Phân tích, tổng hợp, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn    II Về kĩ năng nghề nghiệp    219 KN1 Kĩ năng tổ chức các hoạt động tương ứng với kiến thức đã học    KN2 Kĩ năng tính toán, thiết lập kế hoạch học tập, nghiên cứu    KN3 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập    KN4 Khả năng sáng tạo, độc lập trong nghiên cứu Phật sự    KN5 Kĩ năng diễn tả các hoạt động, nghi thức Phật sự    III Về thái độ TD1 Chủ động lựa chọn các hoạt động theo tiên chỉ, mục đích    TD2 Chia sẻ với đồng nghiệp, xã hội các vấn đề liên quan đến Phật sự    TD3 Sẵn sàng tham gia, dấn thân các sự kiện Phật sự, cải tạo thực tiễn    TD4 Đề xướng các giải pháp cải tiến phù hợp    IV Về kỹ năng mềm KNM 1 Kĩ năng tương tác, làm việc nhóm    KNM 2 Kĩ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn Phật sự    KNM 3 Kĩ năng hợp tác với các thành viên, tổ chức trong giải quyết công việc    Xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô đã hợp tác hoàn thành phiếu khảo sát!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_chuong_trinh_dao_tao_o_hoc_vien_phat_giao_th.pdf
  • pdfTrichyeu_ThaiCaoDa.pdf
Tài liệu liên quan