Luận án Quản lý chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH SIVONE RUEVAIBOUNTHAVY QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH SIVONE RUEVAIBOUNTHAVY QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn

pdf206 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG Nghệ An, 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Sivone Ruevaibounthavy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ................................................................................................. ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 6. Quan điểm tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu .................................................. 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ ................................................................................. 6 8. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 6 9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC .............................................................................. 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ................. 20 1.1.3. Đánh giá chung ....................................................................................................... 22 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 24 1.2.1. Chất lượng, chất lượng giáo dục đại học .............................................................. 24 1.2.2. Chất lượng đào tạo giáo viên ................................................................................. 27 1.2.3. Quản lý, quản lý chất lượng đào tạo giáo viên ..................................................... 30 1.3. Chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học ....................................... 34 1.3.1. Đặc trưng chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học ......................... 34 1.3.2. Các thành tố cơ bản của chất lượng đào tạo giáo viên của trường đại học ........... 35 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên .............................................. 40 1.4. Vấn đề quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học ............ 44 1.4.1. Sự cần thiết quản lý chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học ......... 44 1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học ............. 46 iii 1.4.3. Chủ thể quản lý chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học ............... 57 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học ................................................................................................................. 59 1.5.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................................... 60 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................................... 61 Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................... 64 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ......................................................................................................................................... 65 2.1. Khái quát về các trƣờng đại học nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .... 65 2.1.1. Về mạng lưới các trường đại học .......................................................................... 65 2.1.2. Về quy mô đào tạo giáo viên ................................................................................. 66 2.1.3. Về trình độ chuyên môn của giáo viên ................................................................. 67 2.1.4. Về nội dung, chương trình đào tạo ....................................................................... 69 2.1.5. NCKH và hợp tác quốc tế ...................................................................................... 70 2.1.6. Về công tác quản lý và nâng cao năng lực cán bộ quản lý các trường đại học .............................................................................................................................. 71 2.1.7. Về cơ sở vật chất của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ..................................................................................................................................... 72 2.1.8. Những hạn chế và bất cập trong các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .................................................................................................................... 73 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................................. 74 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................................. 74 2.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................................... 74 2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát ............................................................................... 74 2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát ......................................................................... 75 2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát ...................................................................................... 76 2.2.6. Cách thức xử lý số liệu........................................................................................... 76 2.3. Thực trạng chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ................................................................................ 76 2.3.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào ............................................................................... 77 2.3.2. Thực trạng quá trình đào tạo ................................................................................. 85 2.3.3. Thực trạng kết quả đầu ra ...................................................................................... 92 iv 2.4. Thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào...................................................................... 96 2.4.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, sinh viên về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo giáo viên ........................................................................ 97 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách chất lượng đào tạo của nhà trường .................................................................................................................. 98 2.4.3. Thực trạng việc hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động đào tạo giáo viên của các trường đại học .................................................................................................... 100 2.4.4. Thực trạng kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo giảng viên của các trường đại học ................................................................................................................. 101 2.4.5. Thực trạng thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng đào tạo của các trường đại học ................................................................................................................. 102 2.4.6. Thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường đại học ................. 104 2.4.7. Thực trạng xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học .................................................................................................................. 106 2.4.8. Thực trạng xây dựng bộ máy chuyên trách về quản lý chất lượng của các trường đại học ................................................................................................................. 107 2.4.9. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học ............................................................................................................................. 108 2.5. Thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ......... 109 2.6. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................................. 111 2.6.1. Mặt mạnh .............................................................................................................. 111 2.6.2. Hạn chế ................................................................................................................. 113 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................................ 116 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................................ 118 Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................................................................. 119 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .............................................................................. 119 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ......................................................................................... 119 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ......................................................................................... 119 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống ......................................................................................... 119 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ......................................................................................... 119 v 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................................ 120 3.2. Một số giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ............................................................ 120 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chuyên viên về tầm quan trọng của chất lượng và quản chất lượng đào tạo giáo viên .................................................................................................................................. 120 3.2.2. Lập kế hoạch chiến lược và chính sách, công cụ quản lý chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ................. 124 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đào tạo của các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................................................................ 126 3.2.4. Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................ 130 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của các trường đại học ............................................................... 132 3.2.6. Thiết lập các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................................................................................................... 138 3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................. 149 3.3.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................ 149 3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 149 3.3.3. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............................................................................................................................ 150 3.4. Thử nghiệm ............................................................................................................ 153 3.4.1. Tổ chức thử nghiệm ............................................................................................. 153 3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm .............................................................................. 155 3.4.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm ............................................................................... 163 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................................ 165 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 166 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 170 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 179 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. CĐ Cao đẳng 3. CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 4. CL Chất lượng 5. CLGD Chất lượng giáo dục 6. CNH Công nghiệp hóa 7. CSVC Cơ sở vật chất 8. CTĐT Chương trình đào tạo 9. ĐBCL Đảm bảo chất lượng 10. ĐG Đánh giá 11. ĐH Đại học 12. ĐLC Độ lệch chuẩn 13. DN Doanh nghiệp 14. ĐTB Điểm trung bình 15. GD Giáo dục 16. GD&TT Giáo dục và thể thao 17. GDĐH Giáo dục đại học 18. GDPT Giáo dục phổ thông 19. GV Giáo viên 20. HĐH Hiện địa hóa 21. HTQT Hợp tác quốc tế 22. KH&CN Khoa học công nghệ 23. KT - XH Kinh tế - xã hội 24. NCKH Nghiên cứu khoa học 25. NVSP Nghiệp vụ sư phạm 26. PTDH Phương tiện dạy học 27. QL Quản lý 28. QLCL Quản lý chất lượng 29. SV Sinh viên 30. TQM Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management) 31. VHCL Văn hóa chất lượng vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô về số lượng GV, SV các trường ĐH đào tạo giáo viên nước CHDCND Lào giai đoạn 2016 - 2018................................................................ 67 Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của CBQL và GV .............................................................. 68 Bảng 2.3. Kết quả ĐG về CL đội ngũ giáo viên và CBQL của các trường ĐH nước CHDCND Lào ..................................................................................................... 77 Bảng 2.4. Kết quả ĐG về CL người học của các trường ĐH nước CHDCND Lào ........... 79 Bảng 2.5. Kết quả ĐG về CL CTĐT giáo viên của các trường ĐH nước CHDCND Lào ........................................................................................................................ 81 Bảng 2.6. Kết quả ĐG về CL CSVC và trang thiết bị phục vụ đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào..................................................................................... 83 Bảng 2.7. Kết quả ĐG về CL hoạt động đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào ..................................................................................................... 85 Bảng 2.8. Kết quả ĐG về NCKH và HTQT ở các trường ĐH nước CHDCND Lào ........ 88 Bảng 2.9. Kết quả ĐG về tổ chức và QL đào tạo giáo viên của các trường ĐH nước CHDCND ............................................................................................................. 90 Bảng 2.10. Kết quả ĐG về CL đầu vào SV sư phạm ở các trường ĐH nước CHDCND Lào ........................................................................................................................ 93 Bảng 2.11. CL đầu ra của các trường ĐH nước CHDCND Lào ......................................... 95 Bảng 2.12. Thực trạng các hoạt động QLCL đào tạo của các trường ĐH .......................... 96 Thực trạng xây dựng VHCL trong các trường ĐH ............................................................... 97 Bảng 2.13. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLCL đào tạo của các trường ĐH nước CHDC ND Lào ......................................................................................... 110 Bảng 3.1. Tổng hợp các đối tượng khảo sát ........................................................................ 150 Bảng 3.2. ĐG sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất .......................................................... 150 Bảng 3.3. ĐG tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................................................... 152 Bảng 3.4. Quy trình thử nghiệm ........................................................................................... 154 Bảng 3.5. Tiêu chuẩn thử nghiệm ........................................................................................ 154 Bảng 3.6. Thang điểm ĐG .................................................................................................... 155 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát đầu vào trình độ chuyên môn ................................................. 155 Bảng 3.8. Khảo sát trình độ ban đầu về NVSP ................................................................... 156 Bảng 3.9. Khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức ngoại ngữ, tin học ............................... 157 Bảng 3.10. Khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức năng lực thiết kế tổ chức dạy học, ĐG chương trình dạy học, phát triển CTĐT, tư vấn tuyển sinh cho SV........ 157 Bảng 3.11. Kết quả sau khi thử nghiệm trình độ chuyên môn năng lực sư phạm ............ 159 Bảng 3.12. Kết quả sau khi thử nghiệm kỹ năng NVSP .................................................... 160 Bảng 3.13. Kết quả thử nghiệm trình độ tin học, ngoại ngữ .............................................. 161 viii Bảng 3.14. Kết quả thử nghiệm kiến thức năng lực thiết kế tổ chức dạy học, ĐG chương trình dạy học, phát triển CTĐT, tư vấn tuyển sinh cho SV ............... 162 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Các cấp độ QLCL ................................................................................................. 32 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Kết quả ĐG về CL đội ngũ GV và CBQL của các trường ĐH nước CHDCND Lào ................................................................................................ 79 Biểu đồ 2.2. Kết quả ĐG về CL người học của các trường ĐH nước CHDCND Lào ...... 80 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ ĐG về CL CTĐT GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào.......... 82 Biểu đồ 2.4. Kết quả ĐG về CL CSVC và trang thiết bị phục vụ đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào ................................................................... 84 Biểu đồ 2.5. Kết quả ĐG về CL hoạt động đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào ................................................................................................ 86 Biểu đồ 2.6. Kết quả ĐG về NCKH và HTQT của các trường ĐH nước CHDCND Lào ................................................................................................................... 89 Biểu đồ 2.7. Thực trạng tổ chức và QL đào tạo GV ở các trường ĐH ................................ 92 Biểu đồ 2.8. ĐTB đầu vào của các trường ĐH năm 2016 - 2018 ........................................ 93 Biểu đồ 2.9. Kết quả ĐG về CL đầu vào SV sư phạm ở các trường ĐH nước CHDCND Lào ................................................................................................ 94 Biểu đồ 2.10. Thực trạng tổ chức nâng cao nhận thức cho CB, GV, SV về CL và QLCL đào tạo ................................................................................................ 98 Biểu đồ 2.11. Thực trạng xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách CL đào tạo nhà trường .............................................................................................................. 99 Biểu đồ 2.12. Thực trạng việc hoàn thiện hệ thống QL hoạt động đào tạo GV của các trường ĐH ..................................................................................................... 100 Biểu đồ 2.13. Thực trạng tiến hành kiểm định ĐG chất lượng đào tạo GV của các trường ĐH ..................................................................................................... 102 Biểu đồ 2.14. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động cải tiến CL đào tạo của các trường ĐH ..................................................................................................... 104 Biểu đồ 2.15. Thực trạng xây dựng VHCL ở các trường ĐH ............................................ 105 Biểu đồ 2.16. Thực trạng xác định tiêu chí ĐG chất lượng đào tạo GV ở các trường ĐH . 106 Biểu đồ 2.17. Thực trạng xây dựng bộ máy chuyên trách về QLCL ở các trường ĐH ...... 107 Biểu đồ 2.18. Thực trạng đảm bảo các điều kiện cho QLCL đào tạo ở các trường ĐH .. 109 Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát đầu vào trình độ chuyên môn ............................................. 155 Biểu đồ 3.2. Thực trạng trình độ ban đầu về NVSP ........................................................... 156 Biểu đồ 3.3. Kết quả đầu vào trình độ về kiến thức ngoại ngữ, tin học............................. 157 Biểu đồ 3.4. Trình độ đầu vào về kiến thức năng lực thiết kế tổ chức dạy học, ĐG chương trình dạy học, phát triển CTĐT, tư vấn tuyển sinh cho SV.......... 159 Biểu đồ 3.5. Kết quả sau khi thử nghiệm trình độ chuyên môn năng lực sư phạm .......... 160 Biểu đồ 3.6 Kết quả sau khi thử nghiệm kỹ năng NVSP ................................................... 161 Biểu đồ 3.7. Kết quả thử nghiệm trình độ tin học, ngoại ngữ ............................................ 161 Biểu đồ 3.8 Kết quả thử nghiệm kiến thức năng lực thiết kế tổ chức dạy học, ĐG chương trình dạy học, phát triển CTĐT, tư vấn tuyển sinh cho SV.......... 163 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng giáo dục (CLGD) từ xưa đến nay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng đặc biệt của nó đối với sự phát triển của mỗi con người, mỗi cộng đồng và của mỗi quốc gia. Mọi hoạt động của giáo dục (GD) được thực hiện đều nhằm hướng tới các mục đích góp phần nâng cao CLGD. Giá trị của mỗi cá nhân cộng đồng nói riêng và một đất nước nói chung phụ thuộc phần lớn vào CLGD. Đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng (CL) sản phẩm của GD và đào tạo`. Vì vậy, các cơ sở GD luôn luôn phấn đấu không ngừng nhằm mục đích nâng cao CLGD và CLGD luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất. Giáo dục đại học (GDĐH) nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào trong những năm qua đã có những bước phát triển về số lượng và CL, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực CL cao cho đất nước. Đại hội toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII ngày 18 - 23/3/2006 đã khẳng định “Nguồn nhân lực quan trọng nhất nhằm thực hiện CNH, HĐH là nguồn nhân lực con người. GD phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển của khu vực và các nước trên thế giới” [66]. Tuy nhiên, so với các nước phát triển trên thế giới, trên thực tế CLGD nói chung và CL GDĐH nói riêng ở nước CHDCND Lào còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho CL GDĐH còn thấp là do những yếu kém trong công tác quản lý (QL) trong đó có QLCL, cụ thể là việc áp dụng giải pháp QLCL đào tạo của các trường đại học (ĐH) nước CHDCND Lào chưa được quan tâm đúng mức và chưa thành hệ thống. Hiện nay cả nước CHDCND Lào chỉ mới có 5 trường ĐH và trong đó có 4 trường ĐH (ĐH Quốc gia Lào, ĐH Sú Pha Nú Vông, ĐH Sá Vẳn Ná Khệt và ĐH Chăm Pa Sắc) có đào tạo ngành sư phạm. Trải qua những năm tháng xây dựng và phát 2 triển, các ngành sư phạm ở các trường ĐH nước CHDCND Lào đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện thắng lợi trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao phó. Bên cạnh những thành tựu cơ bản, QLCL đào tạo giáo viên (GV) của các trường ĐH nước CHDCND Lào vẫn còn một số yếu kém, bất cập trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm QLCL đào tạo NCKH (NCKH), hợp tác quốc tế (HTQT). Đặc biệt, hiện nay còn chưa chú trọng đúng mức trong việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên (SV) và việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho SV; nội dung đào tạo còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông (GDPT), GD mầm non; còn chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra kết quả học tập của SV; kết quả NCKH giáo dục còn hạn chế và có nhiều bất cập. Trong giai đoạn hiện nay, hòa cùng không khí hội nhập kinh tế quốc tế, CLGD không chỉ đơn thuần là đạt các chuẩn mực quốc gia mà còn phải tiến tới đạt các chuẩn mực trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, CL đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào phải được đảm bảo. Những yếu kém, bất cập nói trên đều có nhiều nguyên nhân, trong đó công tác QLCL đào tạo còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chưa đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học để CLCL đào tạo. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên của các trƣờng đại học nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Vấn đề QLCL đào tạo GV của các trường 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3 QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào. 4. Giả thuyết khoa học CL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD của đất nước hiện nay. Nếu đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo dựa trên các thành tố của CL đào tạo và QLCL tổng thể thì sẽ nâng cao CL đào tạo GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD nước CHDCND Lào. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào. 5.1.2. Khảo sát, đánh giá (ĐG) thực trạng QLCL đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào. 5.1.3. Đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào, thăm dò tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu về QLCL đào tạo GV trung học phổ thông của các trường ĐH nước CHDCND Lào (Trường ĐH Quốc gia Lào, Trường ĐH Su Pha Nu Vông và Trường ĐH Chăm Pa Sắc); khảo sát thực trạng và thử nghiệm các giải pháp ở các trường ĐH trên. Thời gian khảo sát: Khảo sát, nghiên cứu với các số liệu từ năm 2016 đến năm 2018. 6. Quan điểm tiếp cận và các phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm tiếp cận 6.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống - cấu trúc xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau trong trạng thái vận động và phát triển. CL đào tạo GV và QLCL đào tạo GV là một hệ thống gồm nhiều thành tố có mối quan hệ với nhau. Theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc, QLCL đào tạo GV đáp ứng nhu cầu GD được xem xét, nghiên cứu trong mối quan hệ của các chủ thể QL theo phân cấp, giữa các phân hệ của hệ thống GD quốc dân, với các ngành kinh tế - xã hội (KT - XH); các chức năng QL; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV; các cơ sở ngành GD. Các giải pháp QLCL đào 4 tạo dựa trên mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu GD. 6.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Quan điểm lịch sử đòi hỏi xem xét đối tượng trong sự xuất hiện, phát triển, diễn biến và kết thúc của nó. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu về QLCL đào tạo GV được xem xét theo thời gian, trong bối cảnh lịch sử cụ thể, rõ ràng; giữ lại những bản chất, giá trị truyền thống, hoàn thiện, đổi mới và đề ra các giải pháp QLCL đào tạo đặc thù của riêng nó. Quy trình QLCL đào tạo GV nhằm đáp ứng nhu cầu GDĐH chính là hệ thống các bước thực hiện nội dung theo trình tự, nên cần được xây dựng theo logic hợp lý. Tiếp cận lịch sử - logic cho thấy mối liên hệ và tác động lẫn nhau của các giải pháp QL. 6.1.3. Tiếp cận hoạt động QLCL đào tạo là hoạt động cơ bản trong các trường ĐH; dựa trên chính hoạt động tự giác, sáng tạo của cán bộ quản lý (CBQL) và các thành viên nhà trường QLCL đào tạo đòi hỏi các chủ thể ...g ĐBCL bên trong của các trường/khoa ĐH sư phạm; Xây dựng hệ thống các chuẩn CL để các trường/khoa ĐH sư phạm không ngừng cải tiến nâng cao CL đào tạo [57]. Nguyễn Ngọc Tài đã đề cập vị trí, vai trò của các chủ thể QLCL trong trường ĐH, cao đẳng (CĐ) như trưởng bộ môn; Phòng đào tạo và Phòng Khoa học - Công nghệ trong đó trưởng bộ môn giữ vai trò then chốt, quan trọng nhất [54]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền [54] lại cho rằng xây dựng tôn chỉ hoạt động phù hợp sẽ có được phong cách QL hiệu quả. Theo đó, nhà trường cần phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các khoa đào tạo chuyên ngành và các khoa phải xác định được tôn chỉ đào tạo, từ đó xây dựng các hoạt động để đạt mục tiêu, kế hoạch hành động, góp phần nâng cao CL đào tạo GV. Tác giả Nguyễn Việt Phú đã đề xuất 6 giải pháp đổi mới QL GDĐH trong nền kinh tế thị trường, trong đó có đổi mới về CLQL GDĐH, xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy ĐH. Nội dung cơ bản của giải pháp này là “chuẩn hóa chương trình” đào tạo theo tín chỉ, “quốc tế hóa” chương trình và giáo trình, duy trì tốt hơn nữa ngân hàng giáo trình điện tử [54]. Trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện mô hình QL đào tạo nguồn nhân lực CL cao trong các trường ĐH Việt Nam”, tác giả Trịnh Ngọc Thạch đã xây dựng mô hình với những giải pháp nâng cao CL đào tạo nguồn nhân lực CL cao, đạt trình độ quốc tế của các trường ĐH Việt Nam [58]. Tác giả Phan Văn Kha trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất mô hình QLCL đào tạo ĐH ở Việt Nam” đã ĐG thực trạng QLCL đào tạo sau ĐH ở Việt Nam, xác định những quan điểm trong QLCL và thiết kế mô hình QLCL đào tạo sau 20 ĐH. Mô hình QLCL đào tạo được đề xuất theo ISO 9000 bao gồm năm bước: Giới thiệu hệ thống CL; đào tạo đội ngũ; vận hành hệ thống CL; ĐG hệ thống CL; giám sát hệ thống CL [35]... 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào QLCL đào tạo GV của các trường ĐH ở CHDCND Lào đang là vấn đề được quan tâm và cần được quan tâm, nghiên cứu để có những đề xuất, giải pháp đáp ứng nhu cầu GD hiện nay. Ở nước CHDCND Lào, vấn đề CL và QLCLGD nói chung, của các trường ĐH nói riêng đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo A Ní Són King Sá Đa, trong thời kỳ đổi mới CL có tầm quan trọng rất lớn không chỉ ngành GD mà còn lĩnh vực kinh tế, công nghiệp và xã hội... Trong bài nghiên cứu tác giả đã ĐG rằng CLGD của một cơ sở GD thể hiện ở CL của sản phẩm đầu ra do GD đó tạo ra phục vụ đáp ứng yêu cầu của ngành GD và xã hội thực tiễn. Vì vậy, trong khâu QL phải tiến hành kiểm soát CL, ĐGCL cả bên trong và bên ngoài nhằm kịp thời xử lý những vấn đề khuyết điểm xảy ra trong quá trình thực hiện [57]. Tác giả Bua Sá Vắn Xay Păn Nha cho rằng: QLCL là QL nguồn nhân lực. Trong ngành GD phải đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực CL cao, phải tạo điều kiện để CBQL, GV giảng dạy có cơ hội được bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nhằm ĐBCL nghề nghiệp, ý thức và cách thức thực hiện [63]. Theo tác giả Kệt Sú Đa Lềng Sá Vắt, muốn QLCLGD một cách hiệu quả phải QL tốt vấn đề thực hiện nội dung của chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo sẽ giúp người học biết rõ nhiệm vụ của mình sẽ nghiên cứu những vấn đề gì sau đó mở rộng tầm nhìn và lĩnh vực nghiên cứu để đi đến kết quả mong muốn. Muốn QL tốt CL chương trình đào tạo phải thực hiện tốt các nội dung: chuẩn bị nội dung chương trình, thực hiện nội dung chương trình và ĐG nội dung chương trình [69]. Theo Vắt Sá Li Bun Sing, QLCL là QL khâu tổ chức thực hiện vấn đề chính sách hỗ trợ trong quá trình NCKH, quá trình giảng dạy và các hoạt động phong trào của cơ sở GD [69]. Theo Má Nô Sín Ma Sá Vông Đi, QLCL là QL hệ thống ĐG CL đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Xây dựng hệ thống và phương pháp QLCL tốt sẽ tạo uy tín cho đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở GD, QLCL phải quan tâm đến vấn đề ĐBCL bên trong và 21 bên ngoài [72]. Sốm Khít Sí Lí Păn Nhô, QLCL là QL việc thực hiện các nội dung chương trình đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra. Trong ngành GD, CL là yếu tố quan trọng hàng đầu, các nhà khoa học và nhà QL đã đưa ra các phương pháp QL, cách thức thực hiện và xử lý các tình huống; QLCL phải tập trung vào việc phân tích giải quyết những vấn đề khuyết điểm và tìm ra nguyên nhân chính để giải quyết vấn đề kịp thời; trong quá trình thực hiện phải có sự phối kết hợp và thống nhất giữa các đơn vị có liên quan để có thể tiến hành nội dung công việc một cách đồng bộ và đạt kết quả như mục tiêu đã đề ra [75]. Ở nước CHDC Lào, QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành GD; QLCL đào tạo GV đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nhà QL trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao CL đào tạo, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội. Bun Thiêm Phí Lá Văn, trong bài nghiên cứu về QLCL đào tạo của trường Quốc gia Lào đã cho rằng QLCL đào tạo là vấn đề trọng tâm của ngành GD, muốn ĐBCL trong ngành GD phải QL đồng bộ: chương trình đào tạo, quá trình dạy học, thiết bị và phương tiện dạy học (PTDH), tổ chức ĐG và đưa ra phương pháp giải quyết [65]. Má Ni Chăn Phông Sá Vắt Mi Xay, cho rằng “quy định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ chi tiết của các bộ phận liên quan sẽ giúp việc QLCL đào tạo GV thuận lợi và hiệu quả hơn, đồng thời phải thương xuyên tổ chức các hoạt động phong trào, thảo luận, xemina... để người học được học hỏi lẫn nhau” [72]. Trong bài nghiên cứu về vấn đề “QLCL đào tạo tại các trường ĐH huyện Na Xai Thoong, Thủ đô Viêng Chăn”, tác giả Ăm Pha Bun Xuồi đã thu thập thông tin từ các bên liên quan và phân tích mục tiêu chương trình để xác định nhu cầu và sự cấp thiết trong quá trình đào tạo nhằm ĐBCL đào tạo là yếu tố quan trọng để giúp quá trình QLCL đào tạo tiến hành một cách hiệu quả [72]. Theo Phôm Bút Sá Đa Chít, QLCL đào tạo là nội dung trọng tâm của các cơ sở GD. Tiêu chuẩn ĐG CL đào tạo bao gồm: chương trình, phương pháp tổ chức thực hiện (giảng dạy), người học, đội ngũ GV, CSVC và chuẩn đầu ra. QLCL đào tạo sẽ đạt kết quả cao khi và chỉ khi thực hiện tốt các tiêu chuẩn ĐG CL đào tạo [72]. 22 1.1.3. Đánh giá chung Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH trong và ngoài nước, có thể rút ra những nhận xét như sau: Thứ nhất, những vấn đề đã được các tác giả nghiên cứu có tính ế thừa: Các công trình nghiên cứu về QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH trong và ngoài nước đã được nghiên cứu, xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận dựa trên các cơ sở thực tiễn của QLCL đào tạo ở nhà trường ĐH, góp phần làm đa dạng, phong phú nguồn tài liệu lý luận về QLCL đào tạo. Đây là những cơ sở có giá trị về mặt lý luận cũng như giúp tác giả định hướng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Các vấn đề về QLCL đào tạo nói chung và QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nói riêng đã được các tác giả phân tích, nghiên cứu một ở nhiều góc độ, luận điểm và phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau. Mặc dù đã được nghiên cứu ở nhiều và các tiêu chí ĐG hiệu quả QLCL đào tạo mang tính thực tiễn, phù hợp cao, tuy nhiên không có một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế chung nào cho các loại hình tổ chức, các trường ĐH cũng như các nước. Mỗi tiêu chuẩn đưa ra chỉ mới được tiếp cận, nghiên cứu ở mỗi cơ sở đào tạo nói chung, trường ĐH nói riêng nên chỉ góp phần nâng cao hiệu quả QLCL đào tạo ở cơ sở đào tạo, trường ĐH đó trong từng thời kỳ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền GD đào tạo. Vì vậy, ở mỗi thời kỳ phát triển của xã hội, vấn đề này vẫn mang tính thời sự và các giải pháp đã được nghiên cứu cần phải được phát huy và cải thiện phù hợp với từng thời kỳ nhằm đảm bảo tính ứng dụng và thực tiễn cao. Qua các công trình đã được nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH là một định hướng mang tính chiến lược cho ngành GD của nước CHDCND Lào bởi những tồn tại, hạn chế và năng lực, CL đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào còn thấp và chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. QLCL đào tạo GV được coi là một trong nhiệm vụ cấp bách của ngành GD nước CHDCND Lào hiện nay, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực CL cao, chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập với quốc tế. Với tính cấp thiết của đề tài, Luận án đã tiến hành nghiên cứu, vận dụng các tiêu chuẩn ĐG hiệu quả QLCL đào tạo GV và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn cao đối với các 23 trường ĐH với mong muốn góp phần đảm bảo và không ngừng nâng cao CL đào tạo theo mục tiêu đã đặt ra, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Thứ hai, những vấn đề chưa được đề cập nghiên cứu: Các vấn đề về QLCL đào tạo mới chỉ được nghiên cứu trong hệ thống GD và một số trường nói riêng, trong đó những tiêu chuẩn ĐG về QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Các giải pháp của các công trình đưa ra tuy có thực tiễn cao vì vừa đáp ứng yêu cầu là những nhóm giải pháp mang tính khắc phục hạn chế, đồng thời là nhóm giải pháp mang tính phát triển vấn đề, tuy nhiên ở một trường ĐH thì sự liên kết của các giải pháp chưa đạt hiệu quả cao bởi các giải pháp còn phụ thuộc vào các cấp độ và các cách thức khác nhau về văn hoá và tình hình phát triển KT - XH và năng lực của từng trường. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về lý luận và thực tiễn đề từ đó đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào. Thứ ba, những vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ thêm: Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước, luận án tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây: Nghiên cứu lý luận về QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH theo tiêu chí đổi mới GD toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu đưa ra các tiêu chí ĐG hiệu quả QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH mang tính khách quan, toàn diện và cụ thể, vừa định lượng, vừa định tính, lấy định lượng để định tính; xem xét toàn diện, tổng hợp tất cả các yếu tố có thể đo, định lượng được để định tính rõ ràng, đầy đủ về QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào. Đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào theo yêu cầu đổi mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Như vậy, nghiên cứu giải pháp QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào góp phần nâng cao CL đào tạo của các trường ĐH trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD& đào tạo và hội nhập quốc tế là một vấn đề mang tính cấp thiết. Dựa trên các vấn đề còn chưa được giải quyết của các nhà khoa học trong và 24 ngoài nước, Luận án tiếp tục sử dụng những kết quả nghiên cứu đó làm cơ sở để nghiên cứu và phát triển các vấn đề còn “bỏ ngỏ” phục vụ cho đề tài luận án. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Chất lƣợng, chất lƣợng giáo dục đại học 1.2.1.1. Chất lượng CL là một phạm trù được xem xét ở các góc độ khác nhau. Dưới góc độ triết học, CL biểu thị những thuộc tính, bản chất khách quan của các sự vật, là cơ sở để phân biệt, ĐG sự vật này với sự vật khác. Theo Đại từ điển tiếng Việt, CL là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật” [56]. Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, CL là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác. Theo ISO 9000:2007, CL là “mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” [59]. Theo Kaoru Ishikawa, “CL là khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” [119]. Tác giả Nguyễn Hữu Châu quan niệm “CL là sự phù hợp với mục tiêu” [7; tr.6]. Đây cũng chính là quan niệm thích hợp, phù hợp, thông dụng nhất khi xem xét các vấn đề của GD. Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo: “CL là sự thực hiện được mục tiêu và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng” [28, tr.257]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi thống nhất với quan niệm về CL GD trên đây của các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo. Đối với lĩnh vực GDĐH, “khách hàng” ở đây chính là SV, là phụ huynh và các cơ quan, tổ chức sử dụng nhân lực có trình độ ĐH, trong đó SV giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động của nhà trường, CLGD tập trung nhất ở phẩm chất và năng lực mà SV có được sau khi ra trường, đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ quan niệm của các tác giả về CL, tác giả luận án cho rằng: CL là sự phù hợp 25 với mục tiêu, thoả mãn được nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định. 1.2.1.2. Chất lượng giáo dục đại học Chất lƣợng giáo dục Theo Từ điển Giáo dục học, CLGD là “tổng hòa những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình GD, đào tạo, bồi dưỡng cho người học so với thang chuẩn giá trị của nhà nước hoặc xã hội nhất định” [28, tr.44]. CLGD có tính lịch sử cụ thể và luôn luôn tùy thuộc vào các điều kiện xã hội đương thời, trong đó có các thiết chế, chính sách và lực lượng tham gia GD. CLGD không chỉ đơn thuần là trình độ học tập, rèn luyện được ĐG bằng những điểm số các môn thi mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực của học sinh trong hoạt động thực tiễn ở nhà trường, gia đình và xã hội [28]. Từ khái niệm “CL là sự phù hợp với mục tiêu” và “CL là sự thực hiện được mục tiêu và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng” [28] có thể hiểu CLGD là sự phù hợp với mục tiêu GD, và đáp ứng được nhu cầu của người được GD, của phụ huynh và xã hội. Mục tiêu GD chính là những yêu cầu của xã hội đối với con người mà các nhà trường cần phải đáp ứng. Theo Bùi Minh Hiền và các tác giả [32, tr.259], CLGD được xác định theo các tiêu chuẩn như: CL của môi trường học tập và đầu vào (chương trình, nội dung, GV, CSVC, tài chính, QL); CL của quá trình học tập (Phương pháp dạy học, thời lượng); CL của kết quả học tập (Sự tiếp thu kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng). Từ các quan niệm trên về CLGD, có thể hiểu: CLGD là sự đáp ứng mục tiêu GD của bậc học, cấp học và đáp ứng nhu cầu của người học và cộng đồng xã hội theo từng giai đoạn phát triển nhất định. Chất lƣợng giáo dục đại học CL luôn là vấn đề trung tâm của trường ĐH, nâng cao CL đào tạo luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ cơ sở GD ĐH nào, bởi sứ mạng của GDĐH là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển KT - XH. Hiện nay tồn tại 6 quan điểm về CL GD ĐH [12]: - CL được ĐG bằng “đầu vào”: Quan điểm này cho rằng CL của một trường ĐH 26 phụ thuộc vào CL hay số lượng đầu vào của trường đó. Theo quan điểm này, một trường ĐH tuyển sinh được nhiều SV giỏi, có đội ngũ GV có uy tín, có nguồn tài chính, CSVC tốt nhất được xem là trường có CL cao. Quan điểm này còn gọi là “quan điểm nguồn lực”. Tuy nhiên, quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong một thời gian dài ở trường ĐH. - CL được ĐG bằng “đầu ra”: Quan điểm này cho rẳng “đầu ra” của GD ĐH có tầm quan trọng hơn “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của GD ĐH, là trình độ, năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn của SV sau khi ra trường. Tuy nhiên theo quan điểm này, mối quan hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” chưa được quan tâm đúng mức, mặt khác, cách ĐG “đầu ra” của mỗi trường là khác nhau. - CL được ĐG bằng “giá trị gia tăng”: Theo quan điểm này, một trường ĐH có tác động tích cực đến SV khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và phẩm chất của SV. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của“đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”. “Giá trị gia tăng” đó chính là CL GD ĐH. Tuy nhiên, theo quan điểm này khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để ĐG CL “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra hiệu số của chúng và ĐG CL trường đó. - CL được ĐG bằng “giá trị học thuật”: Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường ĐH phương Tây, chủ yếu dựa vào ĐG về năng lực hoặc thuật của đội ngũ GV của từng trường trong quá trình thẩm định CL GDĐH. Hạn chế của cách tiếp cận này là khó có thể ĐG những cuộc cạnh tranh của các trường ĐH để nhận tài trợ cho các công trình nghiên cứu trong môi trường bị chính trị hóa. - CL được ĐG bằng “Văn hóa tổ chức riêng”: Quan điểm này dựa vào nguyên tắc các trường ĐH phải tạo dựng được “Văn hóa tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến CL. Một trường được ĐG là CL khi nó có được “Văn hóa tổ chức riêng” với nét đặc trưng là không ngừng cải tiến CL. - CL được ĐG bằng “Kiểm toán”: Quan điểm này về CL GDĐH xem trọng quá trình bên trong của trường ĐH. CL GDĐH được ĐG qua quá trình thực hiện, còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ. Hạn chế của cách ĐG này là sẽ khó lý giải những trường hợp khi một cơ sở GDĐH có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin nhưng vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu. 27 Ngoài các quan điểm trên về CL GDĐH, Tổ chức ĐBCL GDĐH quốc tế đã đưa ra hai định nghĩa về CL GDĐH: Tuân thủ các chuẩn qui định và Đạt được các mục tiêu đề ra. Từ phân tích trên đây về CL GDĐH và trong khuôn khổ luận án của mình, chúng tôi thống nhất với quan điểm: CL GDĐH là sự phù hợp với mục tiêu của GDĐH. Mục tiêu trong quan niệm này được hiểu theo nghĩa rộng và do từng trường ĐH xác định sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng trường. 1.2.2. Chất lƣợng đào tạo giáo viên 1.2.2.1. đào tạo Theo Từ điển Giáo dục học, đào tạo là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước” [53, tr.76]. Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng, “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời một cách có năng suất hiệu quả” [24]. Theo tác giả Trần Khánh Đức: “Đào tạo là một loại hình hoạt động chuyển giao và phát triển các kiến thức, kỹ năng lao động chuyên biệt, hình thành nhân cách nghề nghiệp của con người trong một loại hình hoạt động nhất định” [19]. Đào tạo là một hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học bao gồm người dạy và người học, là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở GD, cơ sở đào tạo, trong đó tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc, quy định hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu chương trình nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, CSVC và PTDH, ĐG kết quả đào tạo cũng như về thời gian và các đối tượng đào tạo cụ thể. Ngày nay đào tạo không còn chỉ là quá trình chuyển giao một chiều, mà còn bằng những PTDH hiện đại mà các cơ quan đào tạo đang dần dần tiến tới hợp tác song phương với người học để giúp họ chủ động, tích cực, tự giác chiếm lĩnh tri thức, tự trang bị hành trang nghề nghiệp, chuyên môn. Quá trình đào tạo bao gồm cả quá trình tự đào tạo. 28 Có thể hiểu đào tạo là quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch , có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể đào tạo nhằm phát triển năng lực chuyên môn nghề nghiệp, chuẩn bị cho người học đi vào cuộc sống lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.2.2.2. Chất lượng đào tạo đại học Theo Bộ GD&TT Lào, “CL đào tạo ĐH là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường ĐH” [64]. CL đào tạo của trường ĐH là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng nhu cầu xã hội. Các đặc tính vốn có đó là: Phẩm chất đạo đức, sức khỏe, kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của SV ra trường. Để ĐG CL đào tạo ĐH thường căn cứ vào nhiều chỉ tiêu như kết quả học tập của SV sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu công việc, có kiến thức kỹ năng, phẩm chất, kiến thức sức khỏe đảm bảo các kỹ năng nghề nghiệp... đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động CL cao của đất nước. CL đào tạo trường ĐH là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường ĐH, nhưng mục tiêu này phải đáp ứng yêu cầu của nền KT - XH đất nước. Người hưởng lợi CL đào tạo ĐH ở đây chính là SV, phụ huynh và người tài trợ học phí cho việc học của SV và người sử dụng lao động. Tuy nhiên CL đó còn tùy thuộc vào CL của người hưởng lợi như đã nêu. Từ quan điểm của mạng lưới “ĐBCL giáo dục quốc tế” (International Network of Quality Assurance of Higher Education) “CL là trùng khớp với mục tiêu” [118], có thể hiểu CL đào tạo ĐH là sự phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường ĐH. 1.2.2.3. Chất lượng đào tạo giáo viên của trường đại học CL đào tạo GV là một phạm trù phức tạp. CL đào tạo GV có thể hiểu với nhiều quan điểm khác nhau, CL đào tạo GV là CL của sản phẩm GD, của đầu ra, hoặc là CL của cả hệ thống GD Với phạm trù CL khác nhau đòi hỏi những tiêu chí, những chuẩn và phương pháp ĐG khác nhau. Mục tiêu của đào tạo GV không chỉ đào tạo chuyên môn và đào tạo kỹ năng sư phạm mà còn giúp hình thành kỹ năng làm việc, khả năng giải quyết được các tình huống trong thực tế tức là chú trọng cả về văn hóa sư phạm và kỹ năng mềm. 29 Từ đó, một trường ĐH đào tạo GV có CL cao chính là nơi đào tạo ra được một đội ngũ GV có CL cao, có phẩm chất đạo đức và kỹ năng sư phạm. CL người học được xem là CL trung tâm của quá trình đào tạo, cùng với CL người học, CL đào tạo GV của các trường ĐH còn bao gồm CL của CTĐT, CL của hoạt động đào tạo, CL của đội ngũ GV và CBQL, CL NCKH và HTQT, CL tổ chức QL nhà trường, CL của CSVC và trang thiết bị hỗ trợ, nguồn tài chính, khả năng đáp ứng yêu cầu của SV và các cơ sở sản xuất CL đào tạo GV là vấn đề quan tâm đặc biệt của các cơ sở đào tạo và của cả ngành GD. CL đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện giảng dạy và học tập, người học, người dạy và cần sự nỗ lực từ nhiều phía. Cụ thể: Về phía nhà trường: CBQL; Chương trình ĐT; Nội dung chương trình môn học; Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo; Cơ sở thí nghiệm thực hành; Tổ chức giảng dạy và học tập; Tạo môi trường học tập Về phía người dạy: Phương pháp giảng dạy; Kỹ năng truyền thụ; Gợi mở, tạo hứng thú và truyền cảm hứng, động viên, khuyến khích; Giúp xây dựng phương pháp học tập và tổ chức công việc; Giúp tiếp cận việc NCKH. Về phía người học: Nhận thức đúng về việc học (Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống); có nghị lực và quyết tâm; Có hoài bão, ước mơ; Lòng yêu nghề; Phương pháp học tập; Tổ chức công việc một cách khoa học (kế hoạch , chương trình cụ thể) CL đào tạo được ĐG ngay trong quá trình đào tạo và ĐG qua hiệu quả làm việc. Thiết nghĩ các ý kiến ĐG CL đào tạo do người sử dụng lao động đưa ra sẽ là khách quan và chính xác nhất. CL đào tạo thể hiện ở mức độ đạt được của người tốt nghiệp về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ; trong đó có năng lực tìm việc, tự tạo việc làm, năng lực tự học, tự đào tạo để thường xuyên cập nhật kiến thức, có khả năng thay đổi ngành nghề thích ứng với yêu cầu thay đổi thường xuyên của xã hội. Chuẩn đầu ra được hình thành trên cơ sở khảo sát nhu cầu của khách hàng, mô tả tiêu chuẩn vị trí việc làm bằng mức độ đạt được của lao động trong những nhiệm vụ cụ thể, đối chiếu với cơ sở pháp lý, tổng hợp và khái quát thành chuẩn đầu ra của chương 30 trình ĐT; có ý kiến đóng góp của các nhà QL, GV, nhân viên, chuyên gia, người QL và sử dụng lao động, cựu học sinh sinh viên và phù hợp với các quy định của nhà nước. Vì vậy, CL đào tạo GV là sự phù hợp với năng lực của người tốt nghiệp với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là quy định về mức độ cần đạt được của người tốt nghiệp về kiến thức, kỹ năng (kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm) và thái độ. Từ phân tích trên và từ khái niệm CL là sự phù hợp với mục tiêu, thoả mãn được nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn qui định, có thể hiểu CL đào tạo GV của các trường ĐH là sự phù hợp với mục tiêu đào tạo GV của trường ĐH, thỏa mãn được nhu cầu học tập và phát triển của SV, nhu cầu CL nhân lực ngành GD, đáp ứng các tiêu chuẩn qui định. 1.2.3. Quản lý, quản lý chất lƣợng đào tạo giáo viên 1.2.3.1. Quản lý Thuật ngữ “QL” theo tiếng Anh: Management” có nghĩa là sự QL. Đây là một danh từ có nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi tác giả khi đề cập đến QL có thể có cách hiểu của riêng mình, có lúc có người gọi là QL, có người gọi là quản trị. Theo quan điểm kinh tế, F. Taylor (1856-1915) của những người theo trường phái QL theo kiểu khoa học: “QL là cải tạo các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc và QL là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và cái đó thể nào bằng các phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [115]. Đối với quan điểm chính trị xã hội, QL chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng cụ thể của chủ thể bao gồm người QL, người tổ chức QL lên khách thể về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Fayol đã từng quan niệm: “QL là một hoạt động mà mọi tổ chức bao gồm gia đình, DN, chính phủ, nó bao gồm 5 yếu tố tạo thành đó là kế hoạch , tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.” [122]. Theo Hard Koontz: “QL là việc xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con 31 người hoàn thành một cách hiệu quả các mục tiêu đã định” [62]. QL là một hoạt động thiết thực nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được các mục đích, mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của QL là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất hay QL là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác. QL là hệ thống các tác động có mục đích, có tổ chức phù hợp quy luật khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện luôn biến động của môi trường [28]. Ngoài ra còn có nhiều quan điểm khác nhau về QL như sau: Nguyễn Lộc cho rằng: “QL là quá trình lập kế hoạch , tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục tiêu của nó” [38]. Trần Khánh Đức đã đưa ra quan niệm: “QL chính là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và điều kiện nhất định” [19]. Bùi Hiền và cộng sự quan niệm: “QL là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt được mục tiêu chung” [28]. Phan Văn Kha đã đưa ra quan niệm: “QL chính là quá trình lập kế hoạch , tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực có phù hợp để đạt được các mục tiêu đã định” [35]. Từ phân tích các khái niệm QL trên đây, có thể hiểu QL là sự tác động có mục đích, có kế hoạch , có tổ chức của chủ thể QL đến khách thể - đối tượng QL thông qua các chức năng QL nhằm đạt được mục tiêu QL đã đề ra. 1.2.3.2. Quản lý chất lượng đào tạo i) Quản lý chất lượng QLCL là một khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên tục, thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề CL và phản ánh sự thích ứng 32 với điều kiện và môi trường hoạt động mới. Điều này được thể hiện qua một số định nghĩa như sau: V.Feigenbaun, nhà khoa học Mỹ đã cho rằng: “QLCL sản phẩm đó là một hoạt động thống nhất, có hiệu quả của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số CL, duy trì và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng” [90]. K.Ishikawa, chuyên gia CL nổi tiếng Nhật Bản quan niệm: “QLCL sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu, thiết kế, triển khai sản xuất, bảo dưỡng sản phẩm có CL, sản phẩm phải kinh tế nhất, có ích nhất và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” [121]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam về CL TCVN-5814-94: "QLCL là tập hợp những hoạt động của chức năng QL chung, xác định chính sách CL, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch CL, điều khiển và kiểm soát CL, ĐBCL và cải tiến CL trong khuôn khổ hệ thống CL" [46]. Theo ISO 9000:2007, QLCL là “Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về CL” [59]. QLCL là cách QL của một tổ chức tập trung vào CL, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó, cho xã hội”. Trong quá trình phát triển của QLCL, người ta thường xác định theo trình tự 3 cấp độ chính được thể hiện ở sơ đồ 1.1: Sơ đồ 1.1. Các cấp độ QLCL KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG Phát hiện và loại bỏ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG Quality Assurance: QA QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TOÀN DIỆN VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƢỢNG Total QualityManagement And Quality Improvement Phòng ngừa, tuân thủ hệ thống chất lượng TQM: QA và cải tiến liên tục, văn hóa chất lượng 33 Kiểm soát CL: được xem là hình thức QL mà được áp dụng lâu đời nhất và cũng chính là những giải pháp được xem là thông dụng nhất trong công tác QL đào tạo. Đây cũng là công đoạn xảy ra sau quá trình đào tạo, là giai đoạn thực hiện sau khi các khóa đào tạo đã kết thúc. Và chính là công đoạn thực hiện hoạt động kiểm tra, ĐG CL đầu ra, sản phẩm của ĐT; tập trung phát hiện và loại bỏ từng phần hay toàn bộ sản phẩm cuối cùng không đạt được các chuẩn mực CL. ĐBCL là quá trình xảy ra ở các trường ĐH và trong khi thực hiện đào tạo, nó là mô hình QLCL ở các cơ sở đào tạo được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước, t...Quang Huân (2010), Đổi mới Quản lý chất lượng trong Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ĐH Sư phạm, Hà Nội. [31]. Nguyễn Tiến Hùng (2013), “Đổi mới căn bản và toàn diện QL giáo dục Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa h c Giáo dục, (số 94), tháng 7. [32]. Hye Sook Kim (2002), Hướng tới việc đào tạo chất lượng cao cho GV Hàn Quốc trước hi ra đứng lớp, Aisa-Pacific Journal of Teacher Education and Development, N.1, Vol 2, pp. 205-229. [33]. James Cameron (11/2009), đào tạo giáo viên trung h c phổ thông và TCCN ở Oxtraylia, Hội thảo về mô hình đào tạo giáo viên Trung h c phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội. [34]. Phan Văn Kha (2004), Nghiên cứu đề xuất mô hình QLCL đào tạo ĐH ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (do Viện Nghiên cứu phát triển GD chủ trì). [35]. Phan Văn Kha (Chủ biên, 2014), Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực ti n, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. [36]. Đào Văn Khanh (2012), Quản lý chất lượng ở trường đại h c. [37]. Trần Kiểm, Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB ĐH sư phạm. [38]. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục. [39]. Nguyễn Lộc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp (2009), Cơ sở lý luận QL trong các tổ chức giáo dục, NXB ĐH Sư phạm. 173 [40]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), “Mô hình đào tạo giáo viên chất lượng cao của ĐH Quốc gia Hà Nội”, Bản tin ĐH Quốc gia Hà Nội, số 218. [41]. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng đào tạo giáo dục đại h c, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. [42]. Nhiều tác giả, Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, NXB ĐH Vinh. [43]. Trần Thị Thanh Phương (2012), “QLCL tổng thể trong GDĐH”, Tạp chí Khoa h c Giáo dục, (số 85) tháng 10. [44]. Bùi Đức Thiệp (11/2009), đào tạo giáo viên ở Trung Quốc, Hội thảo về mô hình đào tạo giáo viên Trung h c phổ thông và Trung cấp chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội, 11/2009. [45]. Đỗ Hoàng Toàn (1996), Lý thuyết quản lí, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [46]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 (1994), Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa, Nxb Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. [47]. Tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9000:2005 (2005), Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng, Hà Nội. [48]. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2004), TCVN ISO 9001:2000. Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, Hà Nội. [49]. Trần Thị Thu Trang (2015), “Quản lý chất lượng đào tạo đại học theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể trong các trường đại học hiện nay”, Tạp chí giáo dục, (số 356). [50]. Tô Bá Trượng (2008), "Một số vấn đề về quản lý đào tạo ", Tạp chí giáo dục, (số 192), kỳ 2-6. [51]. Nguyễn Quốc Tuấn (Chủ biên) (2007), TQM - Quản trị chất lượng toàn diện, NXB Tài chính, Hà Nội. [52]. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Chất lượng giáo dục đại h c - nhìn từ góc độ hội nhập, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. [53]. Từ điện Bách hoa Việt Nam (1998), NXB Từ điện Bách khoa. [54]. Viện nghiên cứu Giáo dục TP. HCM (2008), Mục tiêu đào tạo và mô hình đại h c Việt Nam, Hội thảo khoa h c, TP. HCM, 2008. 174 [55]. VUN (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại h c Việt Nam, Hội thảo khoa h c, thành phố Vũng Tàu, 10. [56]. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [57]. Phạm Lê Cường (2016), Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/ hoa ĐH sư phạm. [58]. Trịnh Ngọc Thạch (2017), Luận án tiến sĩ Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường ĐH Việt Nam. [59]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 về hệ thống QLCL - cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. [60]. Nguyễn Kim Dung (2010), Văn hóa chất lượng trong trường đại h c, Tài liệu Hội thảo xây dựng và đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại h c nhằm hình thành văn hóa chất lượng của nhà trường, Nha Trang ngày 27-28/10/2010. [61]. VNU Media - Báo Tia Sáng, Xếp hạng đại h c: Giải pháp cho Việt Nam. [62]. H. Koontz và các tác giả, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội, 1994, trang 519 - 535. II. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO [63]. A Ní Són King Sá Đa, Đánh giá chất lượng chương trình đạo tạo thạc sĩ của viện phát triển nguồn nhân lực Lào - Nhật Bản, NXB ĐH Quốc gia Lào. [64]. Bộ GD&TT Lào (2012), Báo cáo tổng ết việc tổ chức thực hiện đổi mới giáo dục năm 2012 - 2013 và ế hoạch tổ chức thực hiện năm 2013 - 2014. [65]. Bộ GD&TT Lào (2014), Báo cáo tổng ết việc tổ chức thực hiện đổi mới giáo dục năm 2014 - 2015 và ế hoạch tổ chức thực hiện năm 2015 - 2016. [66]. Bộ GD&TT Lào (2011), Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục năm 2011- 2015. [67]. Bộ GD&TT Lào (2014), Báo cáo ết quả hội nghị Nhà quản lý giáo dục toàn quốc năm 2014. [68]. Bộ Giáo dục và thể thao Lào (2015), Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và quản lý giáo dục giai đoạn 2015-2020. [69]. Bua Sá Vắn Xay Păn Nha, Nghiên cứu nhu cầu đào tạo giáo viên ở các trường 175 Cao đẳng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Quốc gia Lào. [70]. Bun Thiêm Phí Lá Văn, Công tác quản lý đào tạo của Trường đại h c Quốc gia Lào, NXB ĐH Quốc gia Lào. [71]. Chiến lược phát triển giáo dục dạy nghề và giáo huấn nghề nghiệp năm 2006- 2020 (2007), NXB Giáo dục, Lào. [72]. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn iện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. [73]. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn iện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. [74]. Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục năm 2015 - 2020 (2007), NXB Giáo dục Quốc gia, Viêng Chăn. [75]. Kệt Sú Đa Lềng Sá Vắt, Quản lý chương trình đào tạo của các trường trung h c phổ thông Thủ đô Viêng Chăn, Luận án thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Lào. [76]. Luật Giáo dục (2008), NXB Thanh niên Lào, Viêng Chăn. [77]. Má Ni Chăn Phông Sá Vắt Mi Xay, Công tác quản lý đào tạo của các trường Trung h c phổ thông huyện Na Xai Thoong - Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Quốc gia Lào. [78]. Má Nô Sín Ma Sá Vông Đi, Công tác thực hiện chuẩn chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục tại Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Lào. [79]. Nghị quyết lần thứ 7 ỳ 2 (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. [80]. Phắt Sá Đa Chăn Thá Vông, Chất lượng làm việc của giáo viên tại các trường Tiểu h c Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Quốc gia Lào. [81]. Sốm Khít Sí Lí Păn Nhô, Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp chương trình Khai thác - Chế biến hoáng sản Trường Cao đẳng Bách hoa nước CHDCND Lào, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. [82]. Trường ĐH Chăm Pa Sắc (2015), Báo cáo tổng ết năm h c 2015 - 2016 và ế 176 hoạch phát triển giáo dục năm h c 2016 -2017. [83]. Trường ĐH Chăm Pa Sắc (2016), Báo cáo tổng ết năm h c 2016 - 2017 và ế hoạch phát triển giáo dục năm h c 2017 -2018. [84]. Trường ĐH Quốc gia Lào (2015), Báo cáo tổng ết năm h c 2015 - 2016 và ế hoạch phát triển giáo dục năm h c 2016 -2017. [85]. Trường ĐH Quốc gia Lào (2016), Báo cáo tổng ết năm h c 2016 - 2017 và ế hoạch phát triển giáo dục năm h c 2017 -2018. [86]. Trường ĐH Sú Pha Nú Vông (2015), Báo cáo tổng ết năm h c 2015 - 2016 và ế hoạch phát triển giáo dục năm h c 2016 -2017. [87]. Trường ĐH Sú Pha Nú Vông (2016), Báo cáo tổng ết năm h c 2016 - 2017 và ế hoạch phát triển giáo dục năm h c 2017 -2018. [88]. Văn Ny Yang Chia Mua (2010), Báo cáo nâng cao chất lượng giáo dục Ở Trường cao đẳng sư phạm Khăng Khảy trong giai đoạn hiện nay. [89]. Văn iện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH [90]. Armand V.Feigenbaum(2004), Total Quality Control 4th edition, McGraw-Hill Companies. [91]. Australian Universities Quality Agency (2002). AUQA Glossary. Retrieved October 17, 2000 from: www.auqa.edu.au/tools/glossary/index.html. [92]. Barrie G. Dale, Ton van der Wiele and Jos van Iwaarden (2010), Managing quality. Fifth Edition, Blackwell Publishing. [93]. B. Davies và L. Ellison (1992), School Development Planning. [94]. Cheng YC, Tam WM. Multimodels of quality of education, Quality As- surance in Education 1997. [95]. Council for Higher Education Accreditation. (2001). Glossary of Key Terms in Quality Assurance and Accreditation. Retrieved October 17, 2000 from www.chea.org/international/inter_glossary01.html. [96]. Crosby, Philip B., (1979), Quality is free. The art of making quality certain, McGraw - Hill, New York. 177 [97]. Deming, E. Edwards, (1982), Out of the Crisis, Cambridge, Masachusetts Institute of Technology. [98]. Ellis R. (1993), Quality Assurance for University Teaching: Issues and Approaches, in Ellis R. (ed.), Quality Assurance for University Teaching, Buckingham: The Society for Research into Higher Education & Open University Press. [99]. Edward Sallis (2002), Comprehensive quality management in education, Third edition, Kogan Page Ltd 120 Pentonville Road London N1 9JN UK. [100]. Freeman R (1994), Quality Assurance in training and education, Kogan Page, London. [101]. Harvey Lee and Green Diana (1993), Defining Quality Assessment and Evaluation in Higher Education, Vol. 18, No 1. [102]. John West Burham, Managing Quality in Schools, burham.co.uk. [103]. Juran, Joseph M. (1988), Juran on Planing for Quality, New York. [104]. Len M. P. (2005), Capacity Buiding in Higher Education and Quality Assurance in the Asia Pacific Region. Paper presented on Asia Pacific Quality Network Meeting, 1 February 2005 in Hongkong. [105]. Masahiro Arimoto (2002), Universities in Japan before the crossroads, Asia- Pacific Journal of Teacher Education & Development, Dec 2002, Vol.5. No.2, pp 75-96. [106]. Marmar Mukhopadhyay (2006), Comprehensive quality management in education, Second Edition, Sage Publications. [107]. Piper D.W. (1993), Quality Management in University, Vol. 1. Canberra: Australian Government Publishing Service. [108]. Rina Arlianti, SEAMEO - VOCTECH (1994), Management of VTET Institution, Brunei Darusalem. [109]. European University Association, 2006. [110]. Sanjaya Mishra (1998), Quality assurance in higher education, M-1998. [111]. Seymour D., Collett C. (1991), Total Quality Management in Higher 178 Educational: a Critical Assessment. Methuen, MA: GOAL/QPC. [112]. Silva Roncelli-Vaupot (2000), Leading for Quality. Some Dilemmas and Considerations of a Head Teacher. [113]. Sloman M. Grower (1994), A handbook for training Strategy. Grower Publishing Limited. [114]. Tadjudin, M. K. (2001). Establishing a Quality Assurance System in Indonesia. [115]. Taylor H. (1991), The Systematic Training Model: Corn Cycles in Search a sư phạmaceship, Management Education and Development, 22. [116]. Taylor, A and F Hill (1997), Quality management in education, in Harris. [117]. Terry Richarson (1997), Total Quality Management, Thomson Publishing Company, USA. [118]. UNESCO (2006), International Institute for Educational Planning, HEP II. [119]. Van Vught and Don F. Westerheijden (1994), Towards a General Model of Quality Assessment in Higher Education, Source: Higher Education, Vol. 28, No. 3 (Oct., 1994) Published by: Springer. [120]. West-Burnham, J (1992), Managing Quality in Schools, Longman. [121]. Ishikawa. K., (Lu. D. J. trans.) (1985), What is Total Quality Control?, Prentice-Hall Inc., Englewood Cliffs, NJ. [122]. Henry Fayol (1915), General administration and industry administration, Essay sent to the mining and metallurgical conference. 179 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHẤT LƢỢNG đào tạo VÀ QLCL đào tạo GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG ĐH NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Dùng cho CBQL, GV và chuyên viên các trường ĐH nước CHDCND Lào) Để tìm hiểu nhận thức về chất lượng đào tạo và QLCL đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống mà Ông (bà) cho là phù hợp. 1. Chất lƣợng đào tạo của các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào là gì? TT Chất lƣợng đào tạo là: Ý kiến Đúng Phân vân Chưa đúng 1. Sự phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thị trường lao động của các trường ĐH nước CHDCND Lào 2. Sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn CL trong tất cả hoạt động của các trường ĐH nước CHDCND Lào 3. Tổ hợp của các CL về chương trình; hoạt động ĐT; GV,CBQL,SV,CSVC... 4. Sự đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật của các đơn vị sử dụng lao động; 5. Vấn đề then chốt của các trường ĐH nước CHDCND Lào 6. Các ý kiến khác 180 2. QLCL đào tạo ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào là gì? TT QLCL đào tạo là: Ý kiến Đúng Phân vân Chưa đúng 1. QLCL đào tạo là QLCL các hoạt động cốt lõi của nhà trường ĐH nhằm đạt được CL “sản phẩm” đầu ra 2. QLCL đào tạo phải quan tâm đến 3 hoạt động chủ yếu đó là đào tạo (giảng dạy - học tập), nghiên cứu và dịch vụ phục vụ xã hội 3. QLCL đào tạo cần xem xét các vấn đề: Thiết kế CTĐT, nội dung CTĐT, các điều kiện về nguồn lực để tổ chức thực hiện CTĐT 4. CL đào tạo có được do có giải pháp QLCL đào tạo 5. Các ý kiến khác 3. Sự cấp thiết phải QLCL đào tạo GV ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào? TT Sự cấp thiết Ý kiến Đúng Phân vân Chưa đúng 1. Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo 2. Đáp ứng yêu cầu phát triển các trường ĐH thành trường chất lượng cao đến năm 2025 3. Là cấp độ QLCL phù hợp nhất đối với ngành giáo dục và đào tạo nói chung, các trường ĐH nước CHDCND Lào nói riêng 4. Nâng cao CL đào tạo của các các trường ĐH nước CHDCND Lào 5. Các ý kiến khác Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG đào tạo 181 Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Dùng cho cán bộ QL, giảng viên và chuyên viên các trường ĐH nước CHDCND Lào) Để góp phần đánh giá đúng thực trạng về QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ mà Ông (bà) cho là phù hợp. I. Thực trạng QLCL đầu vào 1. Chất lƣợng đầu vào của SV ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Có chính sách và qui định về tuyển sinh rõ ràng, minh bạch và công bằng 2. Các tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh phù hợp với CTĐT của GDĐH 3. Quy trình tuyển sinh phù hợp với sự tham dự của các bên liên quan 4. Văn bản qui định về tuyển sinh được công bố công khai và dễ tiếp cận với các bên 5. Bên SDLĐ cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực cần đào tạo toàn diện và kịp thời 6. Các ý kiến khác 2. Chất lƣợng đội ngũ giảng viên và cán bộ QL ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Trường có đội ngũ GV cơ hữu đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu để thực hiện CTĐT 2. đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo, chuẩn về năng lực và đáp ứng yêu cầu giảng dạy 3. GV thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và ĐBCL 4. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV 182 5. Đội ngũ CBQL có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu công tác QL của trường 6. Đội ngũ CBQL đạt chuẩn chức danh đáp ứng yêu cầu QL trong trường và thường xuyên BD nâng cao trình độ về mọi mặt 7. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của trường 8. Các ý kiến khác 3. Chất lƣợng chƣơng trình, giáo trình đào tạo của các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. CTĐT của trường được xây dựng, điều chỉnh theo CT của Bộ GD&TT Lào, thể hiện được mục tiêu đào tạo của trường 2. CTĐT được xây dựng có tính liên thông hợp lý giữa các trình độ ĐT 3. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể 3 chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp ĐT 4. CTĐT được bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các CT của nước ngoài và các ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm 5. Từng CTĐT đảm bảo có đủ CT mô-đun, môn học, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra ĐG kết quả 6. Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, TL tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô-đun, môn học 183 7. Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học 8. Giáo trình dạy học cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong CTĐT,thực hiện PPDH tích cực 9. Các ý kiến khác 4. Chất lƣợng CSVC và trang thiết bị hỗ trợ đào tạo ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Diện tích dành cho các hoạt động đào tạo của trường 2. Khuôn viên được quy hoạch tổng thể và chi tiết, thuận tiện cho các HĐĐT 3. Có hệ thống hạ tầng phục vụ các HĐDH, thực hành 4. Có hệ thống phòng học, giảng đường, xưởng thực hành đáp ứng quy mô đào tạo theo các chuyên ngành, trình độ đào tạo 5. Bảo đảm chất lượng, số lượng và các điều kiện hoạt động cho các xưởng thực hành 6. Thư viện có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, phù hợp với các ngành nghề đào tạ 7. Các ý kiến khác II. Thực trạng QLCL quá trình ĐT 1. Chất lƣợng tổ chức và QL đào tạo ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 184 1. Trường có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế QL và được thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh 2. Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả 3. Công tác QL, phát triển đội ngũ GV và CBQL của trường 4. Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá 5. Có cơ chế phối hợp giữa nhà trường với cơ quan QL Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động 6. Các ý kiến khác 2. Chất lƣợng hoạt động đào tạo ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Thực hiện đa dạng hoá các phương thức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học 2. Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ 3. Tổ chức DH theo mục tiêu, nội dung CTDH; thực hiện PPDH theo hướng tích cực 4. Thực hiện phương pháp kiểm tra ĐG nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập của mô-đun, môn học 5. Các ý kiến khác 3. Chất lƣợng nghiên cứu, ứng dụng KHKT và HTQT ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 185 1. Có chính sách và giải pháp khuyến khích cán bộ, GV NCKH 2. Có các kết quả NCKH được ứng dụng trong công tác QL, nâng cao CLDH 3. Tham gia các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ do các tổ chức quốc tế triển khai, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương, ngành hoặc cả nước 4. Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, nâng cao năng lực chuyên môn cho CB, GV của trường 5. Hoạt động HTQT góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CBQL, phát triển nguồn lực về tài chính, CSVC và trang thiết bị cho trường 6. Các ý kiến khác III. Thực trạng QLCL đầu ra 1. QL thi tốt nghiệp, xét cấp văn bằng chứng chỉ cho SV tốt nghiệp TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Tỷ lệ TN đáp ứng được chỉ tiêu đã đề ra và tỷ lệ bỏ học ở mức độ chấp nhận được 2. Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu học đến tốt nghiệp hợp lý 3. Tỷ lệ người tốt nghiệp tìm được việc làm chấp nhận được 4. Các ý kiến khác 2. Mức độ hài lòng các bên liên quan TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 186 1. Các bên liên quan hài lòng với hoặc chấp nhận chất lượng đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào 2. Người học hài lòng với nội dung chương trình, PP đào tạo và cách thi, đánh giá 3. Năng lực của người TN đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm của bên sử dụng lao động 4. Các ý kiến khác 187 Phụ lục 3 PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG đào tạo Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Dùng cho SV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào) Để góp phần đúng thực trạng về QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào, xin Anh (chị) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ mà Anh (chị) cho là phù hợp. I. Thực trạng QLCL đầu vào 1. Chất lƣợng đầu vào của SV ở các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Chính sách và qui định về tuyển sinh rõ ràng, minh bạch và công bằng 2. Các tiêu chí hay yêu cầu tuyển sinh phù hợp với từng CTĐT theo ngành nghề 3. Quy trình tuyển sinh phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người học 4. Văn bản qui định về tuyển sinh được công bố công khai và dễ tiếp cận với người học 5. Các ý kiến khác 2. Đảm bảo chất lƣợng đội ngũ cán bộ QL, giảng viên và nhân viên TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Cán bộ QL và giảng viên đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình 2. Trách nhiệm xã hội của cán bộ QL và giảng viên được duy trì tốt 3. Người học tham gia giảng dạy/ đào tạo của giảng viên khách quan, công bằng và dân chủ; 188 4. Nhân viên thư viện đủ số lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn người học 5. Nhân viên thí nghiệm, thực hành đủ số lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn người học 6. Nhân viên phòng máy tính đủ số lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn người học 7. Nhân viên dịch vụ hỗ trợ người học đủ số lượng và năng lực phục vụ thỏa mãn người học 8. Các ý kiến khác 3. Chất lƣợng chƣơng trình, giáo trình đào tạo của các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Nội dung CTĐT đảm bảo cân bằng giữa lý thuyết, thực hành và thực tập 2. Cấu trúc CTĐT kết nối chặt chẽ giữa các mô đun, môn học, bài thi tốt nghiệp 3. Khối lượng/tải trọng học tập của CTĐT phù hợp với ngành nghề đào tạo 4. Từng CTDH đảm bảo có đủ CT mô-đun, môn học,các yêu cầu về kiểm tra ĐG kết quả 5. Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo 6. Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học 7. Giáo trình DH cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong CTDH 8. Các ý kiến khác 4. Chất lƣợng CSVC và trang thiết bị hỗ trợ đào tạo ở các các trƣờng ĐH 189 nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thực hành đáp ứng được nhu cầu học tập của người học 2. Thư viện có đủ số lượng, chủng loại giáo trình phù hợp với các ngành nghề đào tạo 3. Hệ thống máy tính và mạng nội bộ (LAN) phù hợp và thường xuyên được cập nhật 4. PTDH, thực tập hiện đại và phân bổ sử dụng hiệu quả 5. Hạ tầng, CSVC và PTDH, đáp ứng được các tiêu chí sư phạm... 6. Ý kiến khác II. Thực trạng QLCL quá trình đào tạo 1. Chất lƣợng tổ chức và QL đào tạo ở các các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Các phương thức đào tạo được đa dạng hóa để đáp ứng yêu cầu của người học 2. Bên SDLĐ tham gia hiệu quả vào quá trình đào tạo (Bồi dưỡng kiến thức tại nơi thực tập hoặc nơi làm việc) 3. Bên SDLĐ tạo cơ hội tiếp nhận, hướng dẫn người học thực tập hiệu quả 4. Khóa học và chương trình thường xuyên được với sự tham dự của người học 5. Tỷ lệ người dạy trên người học đúng qui định. 6. Các ý kiến khác 2. Chất lƣợng hoạt động đào tạo ở các các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào 190 TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Thực hiện đa dạng hoá các phương thức đào tạo, thiết lập được mối liên hệ với các đơn vị có liên quan 2. Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ 3. Tổ chức DN theo mục tiêu, nội dung CTDN; thực hiện PP đào tạo theo hướng tích cực 4. Thực hiện kiểm tra ĐG kết quả học tập theo hướng coi trọng ĐG quá trình, phù hợp đặc thù của mô-đun, môn học 5. Các ý kiến khác 3. Đảm bảo chất lƣợng các dịch vụ tƣ vấn và hỗ trợ ngƣời học TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Hệ thống kiểm soát tiến trình học tập của người học phù hợp và hiệu quả 2. Người học được tư vấn, hỗ trợ và phản hồi thông tin về học thuật phù hợp với tiến trình học tập 3. Tổ chức phụ đạo cho người học có chất lượng, phù hợp và kịp thời 4. Môi trường học thuật, vật chất, xã hội và tâm lý tích cực và thỏa mãn người học 5. Người học được thường xuyên cung cấp thông tin về đào tạo và nghề nghiệp 6. Các ý kiến khác III. Thực trạng QLCL đầu ra 191 1. Mức độ hài lòng của ngƣời học TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu học đến tốt nghiệp hợp lý 2. Người học hài lòng với nội dung chương trình, PP đào tạo và cách thi, 3. Người TN tìm được việc làm phù hợp 4. Năng lực của người TN đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm của đơn vị SDLĐ 5. Ý kiến khác 2. Phản hồi thông tin từ ngƣời học TT Nội dung Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt 1. Cấu trúc thông tin phản hồi phù hợp với các đặc trưng của người học 2. Các kết quả phản hồi thông tin từ người học được sử dụng để cải tiến CLĐT 3. Ý kiến khác IV. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến QLCL đào tạo các trƣờng ĐH nƣớc CHDCND Lào Để góp phần đúng thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào, xin Anh (chị) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ mà Anh (chị) cho là phù hợp. 1. Các yếu tố khách quan 192 TT Các yếu tố Mức độ ảnh hƣởng (%) Ảnh hưởng lớn Có ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Chất lượng và QLCL trong GDĐH nói chung, CBQL giáo dục nói riêng hiện đang là vấn đề quan tâm của ngành GD&TT Lào cũng như của toàn xã hội 2 Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình QLCL có tính chuẩn mực cao, tầm khu vực và quốc tế 3 Xu thế hội nhập quốc tế trong đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào 4. Điều kiện KT - XH của địa phương 5 Yếu tố văn hóa - truyền thống 2. Các yếu tố chủ quan TT Các yếu tố Mức độ ảnh hƣởng (%) Ảnh hưởng lớn Có ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Nhận thức của các thành viên trong các trường ĐH về hoạt động QLCL đào tạo GV 2 Cách thức QL đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào còn có những bất cập 3 Vai trò của các đơn vị QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào 4 Môi trường VHCL ở các trường ĐH nước CHDCND Lào 5 Hoạt động HTQT trong QLCL đào tạo GV ở các trường ĐH nước CHDCND Lào 193 Phụ lục 4 PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Dùng cho cán bộ QL, giảng viên, chuyên viên các trường ĐH nước CHDCND Lào) Để tìm hiểu tình hình triển khai hoạt động QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào, xin Ông (bà) vui lòng trả lời những vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ mà Ông (bà) cho là phù hợp. TT Các hoạt động Tình hình thực hiện (%) Đã thực hiện kết quả cao Đã thực hiện nhƣng kết quả chƣa cao Đã thực hiện nhƣng chƣa có kết quả Chƣa thực hiện 1. Tổ chức nâng cao nhận thức của CB, GV, SV về sự cấp thiết QLCLĐT 2. Xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách chất lượng đào tạo nhà trường 3. Hoàn thiện hệ thống QLCL đào tạo của các trường ĐH 4. Tiến hành kiểm định CL đào tạo của các trường ĐH 5. Thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào 6. Xây dựng VHCL, huy động được mọi thành viên trong nhà trường tham gia vào QLCL 7. Xây dựng hệ thống thông tin QLCL đào tạo, kịp thời hỗ trợ hữu hiệu trong QLCL đào tạo của nhà trường 8. Thiết lập công cụ kiểm soát bằng thống kê QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào 9. Đảm bảo các điều kiện cho QLCL đào tạo ở các trường ĐH 194 nước CHDCND Lào Phụ lục 5 PHIẾU KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất TT Gỉai pháp đề xuất Mức độ cấp thiết của các giải pháp (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ QL, giảng viên và chuyên viên về tầm quan trọng của chất lượng và QLCL đào tạo GV 2 Lập kế hoạch chiến lược và chính sách, công cụ QLCL đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào 3 Hoàn thiện hệ thống QLCL đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào 4 Xây dựng các tiêu chuẩn để về hiệu quả công tác QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào 5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên của các trường ĐH 6 Thiết lập các điều kiện ĐBCL đào GV ở nước CHDCND Lào tính khả thi của các giải pháp đề xuất 195 T Gỉai pháp đề xuất Mức độ cấp thiết của các giải pháp (%) Rất Khả thi Khả thi Ít Khả thi Không Khả thi 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ QL, giảng viên và chuyên viên về tầm quan trọng của chất lượng và QLCL đào tạo GV 2 Lập kế hoạch chiến lược và chính sách, công cụ QLCL đào tạo GV của các trường ĐH nước CHDCND Lào 3 Hoàn thiện hệ thống QLCL đào tạo của các trường ĐH nước CHDCND Lào 4 Xây dựng các tiêu chuẩn để về hiệu quả công tác QLCL đào tạo ở các trường ĐH nước CHDCND Lào 5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên của các trường ĐH 6 Thiết lập các điều kiện ĐBCL đào GV ở nước CHDCND Lào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_chat_luong_dao_tao_giao_vien_cua_cac_truong.pdf
  • pdf2a. File Tóm tắt Luận án - VIET.pdf
  • pdf2b. File Tóm tắt Luận án - ENG.pdf
  • pdf3a. File Trích yếu Luận án-VIET.pdf
  • pdf3b. File Trích yếu Luận án-ENG.pdf
  • doc4a. File Thông tin điểm mới của Luận án-VIE.doc
  • pdf4a. File Thông tin điểm mới của Luận án-VIE.pdf
  • pdf4b. File Thông tin điểm mới của Luận án-ENG.pdf
Tài liệu liên quan