Luận án Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– CHEETHAO XIONG YER QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––– CHEETHAO XIONG YER QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ngành: Quản lý giáo dục Mã

doc206 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Tính. Những nội dung, các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Cheethao XIONGYER LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Tính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các quý thầy, cô giáo thuộc khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Đào tạo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý vị lãnh đạo Sở GD&TT Tỉnh Viêng Chăn, Sở GD&TT Tỉnh Xaysomboun và Sở GD&TT Tỉnh Chăm Pa Xác; Các Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường THPT thuộc các Sở GD&TT đã nêu trên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình triển khai thực hiện khảo sát thực trạng cho luận án. Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường trường THPT Nặm Hon, Trường THPT Lak 52 Tỉnh Viêng Chăn đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực trạng, cung cấp tài liệu và thông tin liên quan, tạo điều kiện cho tôi khảo nghiệm, thử nghiệm một số biện pháp đề xuất của luận án. Luận án được hoàn thiện cũng nhờ sự giúp đỡ, động viên hỗ trợ về tình thần, vật chất của những người thân, các thầy, cô giáo. Tôi xin cảm ơn tất cả về sự giúp đỡ tận tình đó. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng luận án chắc không tránh khỏi thiếu sót, tác giả luận án kính mong được sự chỉ dẫn của các quý thầy giáo, cô giáo và góp ý kiến thêm của các bạn đồng nghiệp để luận án hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Tác giả luận án Cheethao XIONGYER MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các cụm từ viết tắt trong luận văn iv Danh mục các bảng v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Viết đầy đủ BD Bồi dưỡng CBQL Cán bộ quản lý CHDCND LÀO Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNN Chuẩn nghề nghiệp CNTT&TT Công nghệ thông tin & truyền thống CSVC Cơ sở vật chất CTDH Chương trình dạy học GD Giáo dục GV Giáo viên GD-ĐT Giáo dục - đào tạo GD-TT Giáo dục - Thể thao GVCC Giáo viên cốt cán HS Học sinh KHDH Kế hoạch dạy học NLDH Năng lực dạy học PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QLGD Quản lý giáo dục TBDH Thiết bị dạy học TCM Tổ chuyên môn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thôong TTCM Tổ trưởng chuyên môn UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu đối tượng khảo sát thực trạng 64 Bảng 2.2. Thực trạng năng lực dạy học của cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 66 Bảng 2.3. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân Lào 70 Bảng 2.4. Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 73 Bảng 2.5. Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào 76 Bảng 2.6. Nhu cầu về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông nước CHDCND Lào 78 Bảng 2.7. Nội dung bồi dưỡng NLDH đã triển khai cho giáo viên THPT nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 80 Bảng 2.8. Hình thức bồi dưỡng NLDH đã triển khai cho giáo viên THPT nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 82 Bảng 2.9. Phương pháp bồi dưỡng NLDH đã triển khai cho giáo viên THPT nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 84 Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH đã được triển khai đối với giáo viên THPT nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 85 Bảng 2.11. Những khó khăn trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Nước CHDCND Lào 86 Bảng 2.12. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên THPT về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 87 Bảng 2.13. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 89 Bảng 2.14. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 91 Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 94 Bảng 2.16. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 96 Bảng 2.17. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Nước CHDCND Lào 97 Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT Nước CHDCND Lào 152 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp trước khi tiến hành thử nghiệm 155 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo hướng phân hóa trước khi tiến hành thử nghiệm 155 Bảng 3.4a. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp sau khi tiến hành thử nghiệm lần 1 158 Bảng 3.4b. Kiểm định T -Test kết quả năng lực thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp trước và sau thử nghiệm 158 Bảng 3.5a. Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học theo hướng dạy học phân hóa sau thử nghiệm lần 2 159 Bảng 3.5b. Kiểm định T - Test kết quả năng lực thiết kế bài học theo chủ đề tích hợp trước và sau thử nghiệm 159 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông(THPT) bao gồm nhiều nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối lẫn nhau xoay quanh hai nhân tố cơ bản đó là giáo viên với hoạt động dạy và học sinh với hoạt động học, giúp cho quá trình dạy học tồn tại, vận động và phát triển không ngừng. Trong quá trình dạy học nhân tố có tính chất quyết định tới chất lượng dạy học đó là nhân cách người giáo viên và tính tích cực học tập của học sinh. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, vì vậy quan tâm bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học (NLDH), giáo dục cho giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng là nội dung quản lý của Giám đốc Sở Giáo dục và Hiệu trưởng các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục THPT nói riêng. Cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế, khu vực về tất cả mọi mặt đặc biệt là hội nhập về giáo dục, văn hóa đã đặt ra những yêu cầu mới về năng lực dạy học và năng lực giáo dục của mỗi giáo viên nói chung và năng lực dạy học đối với giáo viên THPT nói riêng nhằm hướng tới giáo dục công dân toàn cầu. Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) luôn coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, coi việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là điểm then chốt để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Là cơ sở nền tảng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Lào theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, khu vực. Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII ngày 18-23/3/2006 đã chỉ ra “Nguồn nhân lực quan trọng nhất nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguồn nhân lực giáo dục phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới” [65]. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên được tiến hành thường xuyên hoặc theo chu kỳ hoặc theo các chuyên đề nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên THPT. Để hoạt động trên có hiệu quả đòi hỏi Sở Giáo dục & Thể thao (GD-TT) cần có kế hoạch và quy trình tổ chức triển khai một cách hiệu quả nhằm phát huy vai trò bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ. Giáo dục phổ thông của nước CHDCND Lào đang thực hiện công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, NLDH của giáo viên THPT của nước CHDCND Lào còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu dạy học trong các nhà trường và so với các nước lân cận. Vì vậy, vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của nước CHDCND Lào là một vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm đẩy nhanh công cuộc đổi mới giáo dục THPT của nước CHDCND Lào. Trong thời gian gần đây nước CHDCND Lào đã có giáo viên dạy các trường THPT đủ về cả số lượng, cơ cấu và chất lượng, song vẫn còn những hạn chế về NLDH, bất cập, đòi hỏi phải có NLDH cao và đạt chuẩn nghề nghiệp. Trong các nhà trường THPT thì đội ngũ giáo viên cơ bản đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về bằng cấp theo quy định của luật giáo dục, nhưng so với các yêu cầu của NLDH ở một số tiêu chí đạt mức chưa cao; công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT theo nhu cầu của thực tiễn còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả và chậm đổi mới. Vì vậy, việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD và đảm bảo chất lượng giáo dục trong các nhà trường THPT được coi là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Trên đây là lý do tác giả chọn đề tài: "Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào". 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THPT nước CHDCND Lào; đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục THPT và đảm bảo chất lượng giáo dục THPT nước CHDCND Lào trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của nước CHDCND Lào. 4. Giả thuyết khoa học Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của nước CHDCND Lào đã được quan tâm triển khai và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn tồn tại những bất cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của nước CHDCND Lào một cách khoa học, đồng bộ dựa vào năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các nguồn lực hiện có thì sẽ nâng cao được năng lực dạy học cho giáo viên góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục của nước CHDCND Lào. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT nước CHDCND Lào. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT nước CHDCND Lào và thử nghiệm một số biện pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng năng lực dạy học và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào được khảo sát, đánh giá trong phạm vi các trường THPT với vai trò chủ thể quản lý là Giám đốc Sở Giáo dục &Thể thao Lào. Tác giả luận án tiến hành khảo sát đội ngũ giáo viên trường THPT trên địa bàn 3 tỉnh với số lượng 6 trường THPT của Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. 7. Phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT theo quan điểm tiếp cận hệ thống coi quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT là một thành tố trong phát triển đội ngũ giáo viên THPT của Sở GD-TT có mối quan hệ với các thành tố khác như năng lực hiện tại của giáo viên, chuẩn nghề nghiệp giáo viên; yêu cầu về đổi mới chương trình giáo dục THPT mới; Cơ chế chính sách dành cho giáo viên, CSVC, tài chính phục vụ bồi dưỡng vv Nghiên cứu quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào theo quan điểm tiếp cận năng lực và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên. Mục tiêu, nội dung chương trình và hoạt động bồi dưỡng phải dựa vào nhu cầu bồi dưỡng và năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục THPT theo định hướng đổi mới của Nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT gắn với thực tiễn đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục THPT của Nước CHDCND Lào, gắn với thực tiễn đội ngũ giáo viên THPT và thực tiễn giáo dục THPT của từng vùng miền của Nước CHDCND Lào. Do đó mọi hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải phù hợp với đối tượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT của Nước CHDCND Lào trong bối cảnh hiện nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã sử dụng phối hợp 03 nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Để có cơ sở lý luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi đã hệ thống, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học, các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Thể Thao.. Nghiên cứu các công trình đã công bố về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên; bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trường THPT từ đó xây dựng khung lý luận của đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn i). Phương pháp điều tra bằng alket. Sử dụng phiếu khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường THPT của Giám đốc Sở Giáo dục & Thể thao nước CHDCND Lào. Từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào. ii). Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phòng vấn cán bộ quản lý các cấp, giáo viên để tìm hiểu về trình độ, năng lực của giáo viên các trường THPT (có ghi biên bản) và những vấn đề có liên quan đến nghiên cứu đề tài luận án. iii) Phương pháp quan sát: quan sát giờ dạy, quan sát hoạt động bồi dưỡng và các điều kiện phục vụ bồi dưỡng giáo viên THPT của các Sở Giáo dục - Thể Thao, Nước CHDCND Lào. iv)Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ quản lý, nghiên cứu sản phẩm của các giáo viên (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, trang thiết bi giảng dạy). v) Phương pháp chuyên gia: Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến các chuyên gia hoặc khách thể nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất trong đề tài. vi). Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Nhằm minh chứng cho tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp đề xuất, đồng thời để minh chứng tính đúng đán của giả thuyết khoa học đã đề ra. 7.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ Sử dụng Toán thống kê và các phầm mềm tin học để xử lý số liệu, phân tích định lượng kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận phục vụ công tác nghiên cứu. 8. Những luận điểm cần bảo vệ Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông cần phải được tiến hành dựa vào năng lực, nhu cầu bồi dưỡng để xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng và các điều kiện bồi dưỡng, đồng thời bị chi phối bởi các yếu tố ảnh hưởng mang tính khách quan và chủ quan tác động tới quá trình quản lý bồi dưỡng, trong đó năng lực quản lý và tính tích cực tham gia bồi dưỡng của giáo viên giữ vai trò quyết định. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào đã được quan tâm thực hiện tuy nhiên còn tồn tại một số điểm cần khắc phục: Nội dung, chương trình bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng và các điều kiện thực hiện bồi dưỡng. Để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý như: Tổ chức hoàn thiện bộ tiêu chí năng lực dạy học của giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Tổ chức phát triển chương trình bồi dưỡng dựa vào năng lực; Tổ chức huy động các nguồn lực đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng và chỉ đạo đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán; Tổ chức đánh giá năng lực dạy học của giáo viên theo bộ tiêu chí nhằm tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng. 9. Đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT dựa trên năng lực, nhu cầu và phân tích bối cảnh. Khái quát thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT của Nước CHDCND Lào chỉ ra những hạn chế về năng lực dạy học, nội dung chương trình bồi dưỡng, năng lực quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên và những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng. Đề xuất được bộ tiêu chí năng lực dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào dựa vào năng lực, nhu cầu bồi dưỡng và các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng; các biện pháp mang tính hệ thống, đồng bộ có tác dụng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT nước CHDCND Lào. 10. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhâ dân Lào. Chương 3: Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn dề 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông Trên thế giới đều coi việc bồi dưỡng giáo viên là yêu tố quan trọng để nâng cao chất lượng GD - ĐT, Việc tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, hoạt động bồi dưỡng giáo viên không chỉ là giải pháp để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục mà còn là con đường có hiệu quả để mỗi giáo viên phát triển liên tục nghề nghiệp của bản thân. K.Đ.Usinxki nhấn mạnh đến hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên: “Người giáo viên còn sống chừng nào thì họ còn học, khi họ ngừng việc học thì con người giáo viên trong họ cũng chết liền” [87]. Phẩm chất và năng lực của người giáo viên cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào quá trình tự học của họ để nỗ lực cập nhật kiến thức và những kỹ năng sư phạm còn thiếu, còn lạc hậu. Ở đây quan niệm "tự học" đồng nghĩa với “tự bồi dưỡng”. Trong một tác phẩm nổi tiếng “Trường trung học Pavlưts”, V.A.Xukhômlinxki đã trình bày một cách tường tận chiến lược bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua việc dự giờ của từng giáo viên [82]. Warren-Piper và Glatter (1997) cho rằng: Phát triển giáo viên là thúc đẩy một loạt những hoạt động có hệ thống, thỏa mãn hứng thú, ý chí nguyện vọng và nhu cầu của cá nhân để phát triển sự nghiệp của họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tương lai của tổ chức. Tác giả đã nghiên cứu bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận phát triển nghề nghiệp giáo viên [62]. Tác giả Richard I.Arends (1998) với nghiên cứu “Học để dạy” đề cập nhiều vấn đề dạy và học, lấy giáo viên là trung tâm, đặc biệt là đổi mới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm, do đó đòi hỏi giáo viên cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cần phải có năng lực chuyên biệt vận dụng để dạy học, từ đó vấn đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là vấn đề cần thiết “Learning to teach” [91]. Raja Roy Singh nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên thông qua việc nghiên cứu xác định vai trò, vị trí của giáo viên trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp và nội dung phát triển đội ngũ giáo viên, theo tác giả: Giáo viên không chỉ là nhà chuyên môn mà còn là nhà giáo dục, nhà khoa học, người tư vấn, hướng dẫn, người học tập suốt đời, do đó phát triển đội ngũ giáo viên phải bao gồm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng [63]. Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen, các tác giả đã mô tả chi tiết và có những phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọng trong cấu trúc, nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục ở Phần Lan. Một số tác giả khác như: A.Carin, Craig A.Mertler, Marzano lại đi sâu nghiên cứu và đã đề xuất các biện pháp hình thành NLDH cho GV. Tác giả Marzano đã đưa ra một số định hướng như trong tiết học, GV phải biết sơ đồ hóa kiến thức, khắc sâu những kiến thức trọng tâm; thúc đẩy sự hợp tác của HS [88], từ đó cần thiết phải bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm chi giáo viên. Tác giả Eleonora Villegass-Reimers (2003), nghiên cứu bồi dưỡng giáo viên thông qua một số mô hình như: mô hình tổ chức hợp tác giữa các trường hoặc mô hình quy mô nhỏ (trường học, lớp học) [86]. Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo huấn luyện viên (trainers) và giáo viên của mạng lưới Chính sách Đào tạo giáo viên châu Âu (ENTEP) đã nhận định người giáo viên cần được trang bị những năng lực mới. Đó là khả năng sử dụng IT có hiệu quả; tăng cường chuyên môn hóa và trách nhiệm cá nhân đối với phát triển chuyên môn [87]. Báo cáo của ENTEP trong hội thảo tổ chức tại Brussels vào tháng 6/2005 đã thông qua bản đề cương Những nguyên tắc chung về trình độ và năng lực giáo viên ở châu Âu, tập trung vào các nguyên tắc: Giáo viên phải được trang bị nền tảng nghề nghiệp tốt; giáo viên là nghề nghiệp mang tính cơ động và phải được bồi dưỡng để tiếp tục phát triển chuyên môn [87]. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập nhiều đến nội dung bồi dưỡng với những yêu cầu cụ thể. Mục đích của các công trình đó là nhằm mục tiêu bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức khoa học, kĩ năng dạy học để phát triển các NLDH cần thiết cho giáo viên, hướng tới đạt chuẩn nghề nghiệp. Tác giả Andrea Kárpáti, trong tài liệu phát triển chuyên môn và bồi dưỡng giáo viên đưa ra một số khuyến nghị quan trọng như: Gắn kết chặt chẽ các chương trình phát triển chuyên môn giáo viên với đào tạo tại chức ngay tại nơi làm việc của họ. Cần đánh giá năng lực sau khóa học của giáo viên để đề xuất định hướng cải tiến [95]. Như vậy, các nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều hình thức bồi dưỡng cho từng chương trình, từng đối tượng, phù hợp với các đặc điểm của từng hệ thống giáo dục quốc gia nhưng nhìn chung đều gắn liền với quá trình hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên. Các hình thức cũng đã chú ý đến việc gắn kết mối quan hệ giữa HS và GV, giữa các tổ chức giáo dục để nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Tuy vậy, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT dựa vào nhu cầu và năng lực thì chưa được các tác giả quan tâm hướng tới. Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông Vấn đề quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV đã được đưa thành chính sách của các nước và có các quy định cụ thể về việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và chuẩn hóa trình độ đào tạo cho giáo viên. Theo Hannele Niemi và Ritva Jakku- Sihvonen [96], lý do cơ bản dẫn đến thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan (có thành tích cao nhất trong nhiều kỳ thi PISA) là do Phần Lan đã quyết định nâng chuẩn trình độ giáo viên phổ thông lên trình độ thạc sĩ và mọi giáo viên có nghĩa vụ và quyền hạn phải không ngừng học tập, phát triển chuyên môn, cơ quan quản lý giáo dục ngành, địa phương, nhà trường có nhiệm vụ tổ chức, quản lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nâng chuẩn. Công trình nghiên cứu về đào tạo giáo viên tiểu học và trung học ở 6 quốc gia Đông Âu của Ủy ban Văn hóa và Giáo dục thuộc Liên minh châu Âu cũng xác định trong công cuộc đổi mới giáo dục, việc bồi dưỡng giáo viên cần phải được chú trọng, nhà nước, địa phương phải có kế hoạch lâu dài cho công tác bồi dưỡng giáo viên ở giai đoạn tiếp nối [97]. Luật nhà trường của bang Brandenburg, Cộng hoà Liên bang Đức quy định rõ giáo viên phải có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật kiến thức và đưa vào những biện pháp đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn. Chương trình bồi dưỡng giáo viên có ở ba cấp quản lý: Cấp nhà nước, cấp địa phương và chương trình bồi dưỡng tại các nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới giáo dục, OECD, 1998 [93], nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng giáo viên và đã rút ra kết luận “Các chính sách đổi mới giáo dục sẽ không đem lại hiệu quả gì nếu bản thân người giáo viên không thay đổi”. Kết quả nghiên cứu tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn điển hành của 8 quốc gia trong bồi dưỡng giáo viên, ví dụ như: phát triển những ý tưởng bồi dưỡng hoàn toàn mới của Đức; coi bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ ưu tiên của Ireland; khắc phục những rào cản do quan niệm lỗi thời, cứng nhắc trong bồi dưỡng giáo viên ở Luc-xăm-bua; bồi dưỡng giáo viên hướng tới sự chuẩn mực, xuất sắc và có kiểm định ở Hoa Kỳ Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý bồị dưỡng đội ngũ giáo viên ở tầm vĩ mô đề cập tới những vấn đề quan trọng như: quy định cụ thể việc bồi dưỡng là nghĩa vụ của người giáo viên, giáo viên phải có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, năng lực suốt đời; cần nâng chuẩn trình độ giáo viên phổ thông... Đó là những tiếp cận đúng và đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục kế thừa và triển khai. Các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu đều cho rằng công tác bồi dưỡng NLDH cho giáo viên không chỉ được tổ chức theo chu kỳ mà người giáo viên phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên tục, quanh năm [81]. Tại Philippin, các nhà nghiên cứu lại cho rằng thời điểm bồi dưỡng tùy thuộc vào mô hình bồi dưỡng. Mô hình bồi dưỡng tại trường phổ thông thì phải diễn ra trong suốt cả năm học còn mô hình phân tầng thì thời gian bồi dưỡng kéo dài trong kỳ nghỉ hè và đầu năm học mới; mô hình theo cụm thì bồi dưỡng diễn ra theo đợt khi cần; mô hình học tập từ xa thì diễn ra thường xuyên theo sự lựa chọn của mỗi cá nhân [27]. Một yếu tố quan trọng nữa là lực lượng tham gia bồi dưỡng. Tại bang Brandenburg Cộng hòa Liên bang Đức, lực lượng tham gia bồi dưỡng giáo viên bao gồm các giảng viên của học viện trường học bang Berlin-Brandenburg, các chuyên gia tư vấn của hệ thống tư vấn và hỗ trợ BUSS, các giáo viên cốt cán của các nhà trường [28]. Theo Denise Beutel và Rebecca Spooner-Lane, (Úc) [86], Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng bộ môn, giáo viên có kinh nghiệm trong trường trung học sẽ là lực lượng nòng cốt tham gia vào quá trình kèm cặp, giúp đỡ những đồng nghiệp [82]. Các nước Anh, Hoa Kỳ, Thái Lan cũng rất quan tâm đến sử dụng các giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ nghề nghiệp cao để hướng dẫn, tư vấn cho các giáo viên mới. Qua việc trình bày trên có thể thấy các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT đã chú ý đến vai trò của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng một cách khoa học và phù hợp với tình hình thực tế của trường; đã quan tâm đến lực lượng tham gia bồi dưỡng như các chuyên gia, giáo viên cốt cán các trường hay trưởng bộ môn, các giáo viên có kinh nghiệm ngay tại trường trung học và đã đề xuất các thời điểm bồi dưỡng phụ thuộc vào nội dung và nhu cầu bồi dưỡng của người học... Tuy vậy, chúng tôi chưa gặp một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống về quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT dựa vào nhu cầu và năng lực thực hiện của giáo viên. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam và Lào 1.1.2.1. Nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông ở Việt Nam Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông Từ năm 1993, Bộ GD-ĐT Việt Nam nghiên cứu tổ chức các chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ 3 năm cho giáo viên THPT (chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên 1993-1996, chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên 1997-2000 và chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên 2001-2004). Trần Bá Hoành (2006) đã nghiên cứu về “Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn”. Kết quả nghiên cứu đã xác định vai trò, vị trí của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phân tích những đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với giáo viên từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục thông qua các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, thực hiện các chế độ chính sách đối với GV [42]. Năm 2009. Dự án phát triển giáo viên THPT đã triển khai đề tài Nghiên cứu xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giá... học theo hướng đa dạng, tự chủ, dân chủ và sáng tạo trong dạy học. 4. Nhà trường tổ chức hoạt động học phải gắn với trải nghiệm thực tiễn của học sinh, học lý thuyết kết hợp rèn kỹ năng. 5. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, xác thực được sử dụng như công cụ tạo động lực để người học tiến bộ không ngừng trong suốt quá trình học tập. 6. Công nghệ ICT được tích hợp trong dạy và học, trong tìm kiếm và chia sẻ thông tin, nguyên liệu sản sinh ra tri thức. Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, chủ yếu để hình thành phát triển nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội; Mục tiêu, nội dung chương trình dạy học phải luôn luôn thay đổi đáp ứng yêu cầu của xã hội không ngừng phát triển; Hoạt động dạy học và chất lượng dạy học phụ thuộc nhiều vào năng lực dạy học của người giáo viên. Trước yêu cầu mới của hội nhập và yêu cầu phát triển của đất nước CHDCND Lào đòi hỏi hoạt động dạy học ở trường THPT phải dạy học tích hợp để phát triển năng lực học sinh; nhưng đồng thời phải phân hóa sâu để giúp học sinh lựa chọn nghành nghề phù hợp; Ngoài hoạt động đứng lớp giáo viên cần phải thường xuyên quan tâm phát triển chương trình dạy học; ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông trong thời gian tới, cấu trúc nhân cách và năng lực sư phạm của người giáo viên phải có nhiều thay đổi, đặc biệt là thay đổi về các NLDH, cụ thể là giáo viên phải có những năng lực sau đây: (1). Năng lực phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học nhằm đảm bảo cho việc dạy gắn với thực tiễn và phát triển năng lực học sinh THPT. (2). Năng lực thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Thiết kế bài học tích hợp liên môn; thiết kế bào học theo hướng trải nghiệm, phân hóa vv (3). Năng lực ứng dụng CNTT trong thiết kế và tổ chức dạy học (4). Năng lực lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức trong dạy học để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (5). Năng lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong dạy học (6). Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong dạy học. (7). Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực Mỗi năng lực nêu trên lại gồm các năng lực thành phần, đòi hỏi người giáo viên phải hoàn thiện các năng lực nêu trên một cách đồng bộ mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Củng cố, bổ sung và phát triển những kỹ năng về dạy học qua đó giúp cho GV củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về dạy hoc và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản phẩm nghề nghiệp của mình. - Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến, kiến thức còn thiếu trong dạy học. - Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, giáo viên được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để đáp ứng yêu cầu về năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới. Trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng mới về dạy học, giáo dục về phát triển chương trình giáo dục, các kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học, quản lý nhà trường và các kỹ năng bổ trợ khác. Trên cơ sở đó hình thành ở giáo viên tính sẵn sàng tham gia hoạt động đổi mới giáo dục THPT ở địa phương. Sở GD-TT đơn vị tổ chức bồi dưỡng phải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng trong suốt quá trình bồi dưỡng nhằm đảm bảo tính mục đích trong quá trình bồi dưỡng và đem lại hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng. Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên tham gia nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng từ việc biên soạn tài liệu đến soạn giáo án, tổ chức tập huấn đến kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng đều phải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. 1.3.3. Nội dung, quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT 1.3.3.1. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT cần phải tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, giá trị, thái độ nghề nghiệp vv... Đây là nội dung hết sức cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên [22]. Một người có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nào đó phải có kiến thức về lĩnh vực đó. Tri thức và những hiểu biết về dạy học, hiểu biết các chủ đề trong dạy học giúp giáo viên thực hiện một mục tiêu trong dạy học, vừa đảm bảo cung cấp tri thức khoa học cơ bản của môn học, vừa tích hợp giáo dục các nội dung khác. Năng lực dạy học của giáo viên thể hiện ở nhận thức đúng về các nội dung sau: Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học; ý nghĩa vai trò của tích hợp trong dạy học; các quan điểm về sự tích hợp các môn học; mục đích của dạy học; phương pháp của dạy học; hình thức trong dạy học; các nguyên tắc của các môn học... Để có năng lực dạy học, người giáo viên cần có các yêu tố: nhu cầu về sự mở rộng tri thức, tầm hiểu biết và kỹ năng để thỏa mãn nhu cầu đó, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung hoàn thiện tri thức của mình. Để thực hiện tốt cả ba khâu chuẩn bị dạy học, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học giáo viên phải được bồi dưỡng, hoàn thiện các năng lực thành phần sau đây: Năng lực phát triển chương trình dạy học: phát hiện, xác định mức độ, phân loại và sắp xếp các chủ đề trong chương dạy học, bổ sung cập nhất kiến thức, kỹ năng mới. Đây là năng lực hoạt động trí tuệ của giáo viên khi đứng trước yêu cầu của dạy học, nó đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy tích cực và sáng tạo nhằm phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề trong chương trình dạy học, xác định mức độ tích hợp phù hợp (tích hợp, liên hệ, lồng ghép) trong từng nội dung cụ thể trong bài học. Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải nắm vững nguyên tắc tích hợp các môn, nắm vững kiến thức bài dạy, nắm vững chủ đề, nội dung giáo dục, biết lựa chọn và tổ chức sắp xếp các tri thức, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức một cách logic, khoa học và sáng tạo để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học. Đây là thành phần năng lực cần thiết trong cấu trúc năng lực dạy học. Năng lực thiết kế và tổ chức bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Thiết kế và tổ chức bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình xác định những mục tiêu của dạy học là hình thành phát triển năng lực cần có ở học sinh và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Bản thiết kế bài học thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục, phối hợp hoạt động học và hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Bản thiết kế phải có tác dụng định hướng cho hoạt động dạy và hoạt động học cũng như các hoạt động hỗ trợ học tập của học sinh, để hình thành và phát triển năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hoạt động bồi dưỡng cần quan tâm đến hình thành và phát triển các năng lực sau đây cho giáo viên: Thiết kế và tổ chức các hoạt động học qua trải nghiệm Thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa Hiểu tâm lý học sinh, hoạt động học của học sinh và tư vấn hỗ trợ học tập cho học sinh. Hợp tác trong dạy học và giáo dục học sinh vv.. iii) Năng lực ứng dụng CNTT trong thiết kế và tổ chức dạy học: Khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo viên cần phải thể hiện năng lực thiết kế và tổ chức những nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và phát triển môi trường học tập qua Elerning cho học sinh. Trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay đòi hỏi giáo viên phải có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến, phát triển môi trường học tập Elerning cho học sinh, năng lực khai thác và sử dụng mô hình trường học, lớp học kết nối vv trong dạy học. iv) Năng lực lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức trong dạy học để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Năng lực lựa chọn,vận dụng, phối hợp phương pháp trong dạy học là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề của dạy học. Việc thực hiện có hiệu quả kỹ năng giảng dạy trên lớp là điều kiện cơ bản để hình thành năng lực dạy học của giáo viên. Trong dạy học, với mục đích “hình thành năng lực của người học” người giáo viên phải có khả năng vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng công tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bồi dưỡng cho giáo viên các năng lực dạy học sau: Năng lực dạy học tích hợp; dạy học phân hóa; dạy học theo định hướng năng lực học sinh; tư vấn, hỗ trợ người học; Năng lực tổ chức dạy học trực tuyến và phát triển môi trường Elerning vv v) Năng lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong dạy học Đây là năng lực không thể thiếu được của giáo viên ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng tạo, nghiên cứu cho giáo viên và học sinh. Người giáo viên phải có khả năng sử dụng thiết bị và các phương tiện dạy học để làm tăng hiệu quả của dạy học. Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì vấn đề không phải là trang bị các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng hơn là phải dạy cho người học có ý tưởng mới, phải có sự sáng tạo “suy nghĩ mới trên các vật liệu đã cũ”. vi) Năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên đóng vai trò chủ đạo thể hiện ở chỗ người thầy xác định mục tiêu, nội dung dạy học, thiết kế và tổ chức hoạt động, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương hướng, cách thức giải quyết tương ứng... nhằm tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học chủ động, tích cực, tự giác, của học sinh theo mục tiêu dạy học. Kết quả của quá trình dạy học phụ thuộc lớn vào việc giáo viên có tổ chức, điều khiển tốt hoạt động học tập của học sinh, bởi vì học sinh không chỉ là khách thể trong hoạt động dạy mà còn là chủ thể trong hoạt động học. Để có được năng lực trên, giáo viên cần hoàn thiện các năng lực: Quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực; Tư vấn, hỗ trợ học sinh học tập; Tạo môi trường học tập; hợp tác với học sinh trong dạy học vv.. Năng lực xây dựng môi trường học tập hợp tác: Môi trường học tập hợp tác tạo ra sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình học tập để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ học tập đề ra. vii ) Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điểu chỉnh trong dạy học. Năng lực đánh giá kết quả dạy học gồm các năng lực thành phần như xác định chuẩn đánh giá, thiết kế công cụ đánh giá, tổ chức đánh giá và phân tích kết quả đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học nâng cao chất lượng dạy học. Năng lực quản lý hồ sơ dạy học: Hồ sơ dạy học phải được giáo viên thực hiện theo biểu mẫu và sắp xếp khoa học, giúp giáo viên theo dõi được sự tiến bộ của học sinh trong tiến trình dạy học. 1.3.3.2. Quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông Theo Nguyễn Thị Tính [78] quy trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên cần tuân thủ theo các bước sau đây: Bước 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Bước 2: Xác định nội dung, chương trình cần tiến hành bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng. Sở Giáo dục và Thể thao cần xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và thực trạng chương trình đào tao của nhà trường sư phạm. Dựa trên nội dung chương trình bồi dưỡng, Sở GD và TT cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp.Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phải có tác dụng hướng tới phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên. Bước 3: Huy động các nguồn lực để thực hiện hoạt động bồi dưỡng Sở Giáo dục và Thể thao huy động các chuyên gia giỏi có nhiều kinh nghiệm về phát triển chương trình làm báo cáo viên cho hoạt động bồi dưỡng. Tập trung biên soạn tài liệu bồi dưỡng về phát triển chương trình bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm tài liệu bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng trực tiếp và tài liệu bồi dưỡng gián tiếp. Tập trung nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ phát triển chương trình bồi dưỡng. Bước 4: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng Sở Giáo dục và Thể thao cần phải quản lý được chất lượng hoạt động bồi dưỡng và hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên. Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện về thực hiện chất lượng bồi dưỡng. Hoạt động bồi dưỡng phải thu hút được sự tích cực tham gia của giáo viên viên và làm thay đổi năng lực dạy học cho giáo viên. Hoạt động bồi dưỡng cần đảm bảo nội dung bồi dưỡng chung cho giáo viên của các chuyên ngành và bồi dưỡng chuyên sâu cho từng chuyên ngành về năng lực dạy học bộ môn. Hoạt động bồi dưỡng cần chú ý đến yếu tố hoàn cảnh, đặc điểm chung của giáo viên theo vùng miền. Quá trình tổ chức bồi dưỡng cần cân đối giữa bồi dưỡng lý thuyết với bồi dưỡng kĩ năng, giữa học lý thuyết với học thực hành đảm bảo cho giáo viên phát triển được năng lực thực hành, đặc biệt là năng lực thực hiện hoạt động dạy học. Bước 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng Hoạt động đánh giá kết quả bồi dưỡng có tác dụng tạo động lực để giáo viên tham gia bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học, do đó công cụ đánh giá phải bám sát mục tiêu bồi dưỡng, nội dung, chương trình bồi dưỡng. Hình thức và phương pháp đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, tính công bằng. Kết quả bồi dưỡng phải được sử dụng để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho viên. Điều kiện thực hiện quy trình bồi dưỡng: Sở Giáo dục - Thể thao cần khảo sát đánh giá đúng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT, xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng dựa trên nhu cầu; có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng và chế độ chính sách tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng; Sở Giáo dục - Thể thao cần lựa chọn mời được báo cáo viên giỏi; nâng cao nhận thức cho giáo viên về động cơ ý thức tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng vv 1.3.4. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông 1.3.4.1. Phương pháp bồi dưỡng Các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng.... - Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề: Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT vừa là một phương pháp dạy học vừa là một hình thức tổ chức dạy học. Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống. Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể, do giảng viên trình bày, học viên tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yêu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình, thời khoá biểu, lên lớp với thời gian 2 đến 3 tiết. - Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Đây là phương pháp báo cáo viên nêu các vấn đề cần bồi dưỡng, giáo viên tự nhận thức cần phải giải quyết các vấn đề đặt ra, tích cực tham gia vào quá trình bồi dưỡng để giải quyết và thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học. - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm: Phương pháp thảo luận là phương pháp được áp dụng hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, sử dụng phương pháp này là chia số giáo viên theo từng nhóm thảo luận về nội dung nào đó cần thiết phải trao đổi và đi đến kết quả. Thảo luận nhóm tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp người học phát triển khả năng tư duy và diễn đạt. Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập. Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau. - Phương pháp dạy học theo dự án: giảng viên thiết kế nội dung bồi dưỡng dưới dạng các dự án học tập tổ chức cho giáo viên tham gia giải quyết các nhiệm vụ của dự án đề ra qua đó phát triển năng lực dạy học cho giáo viên. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Giảng viên có thể lựa chọn những vấn đề hoặc những bài học cần đổi mới, tổ chức cho giáo viên seminar nghiên cứu vấn đề hoặc nghiên cứu bài học qua đó giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học. - Phương pháp thực hành chuyên môn: Bất cứ người gíáo viên nào cũng phải tiến hành làm công tác chuyên môn của mình. Trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các hình thức tiến hành phương pháp này như: Soạn giáo án dạy học, lập kế hoạch dạy học, phân loại và sắp xếp các chủ đề trong chương dạy học theo nội dung bồi dưỡng nhằm giúp giáo viên phát triển năng lực một cách tốt nhất, đây là hình thức giúp giáo viên học thông qua làm. - Phương pháp làm mẫu bắt chước: Báo cáo viên có thể thiết kế mẫu bài giảng, tổ chức giảng mẫu hoặc đánh giá kết quả bài học để giáo viên học tập, làm theo. - Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu: Trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học phải lấy tự học tập, tự bồi dưỡng của giáo viên làm chủ yếu, song phải kết hợp tự học của cá nhân với học tập, hợp tác với đồng nghiệp. Cùng với nó là sự kiểm tra của Giám đốc, CBQL các trường THPT và các cấp quản lý giáo dục, khen thưởng kịp thời, có chế độ, chính sách đúng đắn nhằm động viên và đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên. 1.3.4.2. Hình thức bồi dưỡng Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT gồm 3 loại hình như: - Hoạt động bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn cho giáo viên với hình thức này nhà quản lý thiết kế công cụ đánh giá năng lực giáo viên theo chuẩn, xác định những nội dung chưa đạt chuẩn để thiết kế nội dung chương trình và phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng đạt chuẩn. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ GD-TT: Với hoạt động này, nhà quản lý khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về nội dung cần cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn hằng năm, xác định xu thế đổi mới của giáo dục quốc tế, khu vực và trong nước để xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên với số tiết được quy định tối thiểu cho một năm học giáo viên phải hoàn thành. Dựa trên cơ sở đó giáo viên tự lựa chọn và đăng ký nội dung bồi dưỡng và hoàn thành nội dung bồi dưỡng. - Hoạt động tự bồi dưỡng của cá nhân: Đứng trước các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu về đổi mới giáo dục THPT, mỗi giáo viên tự nhận thức, tự lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tự bồi dưỡng để hoàn thiện phát triển năng lực dạy học của cá nhân đáp ứng với yêu cầu mới và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa vào các tài liệu bồi dưỡng. v Tương ứng có các loại hình bồi dưỡng sau: Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên. Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại các nhà trường mà giáo viên đang công tác bằng tự học của giáo viên. Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, bằng tài liệu và giáo trình điện tử, qua mạng trực tuyến để hỗ trợ BD tại chỗ. Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến: Giáo viên có thể tham gia bồi dưỡng trực tuyến, sau đó tập trung để giải quyết những vấn đề thắc mắc, chưa hiểu trong quá trình tham gia bồi dưỡng trực tuyến. Tổ chức hội thảo chuyên đề để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên: Nhà quản lý có thể tổ chức bồi dưỡng theo hình thức lựa chọn các nội dung bồi dưỡng, thiết kế chủ đề hội thảo và tổ chức hội thảo chuyên đề và khuyến khích giáo viên tham gia bồi dưỡng, thông qua Hội thảo giúp giáo viên hoàn thiện và phát triển năng lực dạy học. Tổ chức các diễn đàn trảo đổi chia sẻ trong cộng đồng nghề nghiệp: Hình thức diễn đàn có thể thực hiện qua mạng xã hội, qua mô hình trường học kết nối. Tổ chức dự giờ, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp về năng lực dạy học: Nhà quản lý có thể chỉ đạo các trường THPT tăng cường dự giờ, tư vấn hỗ trợ giáo viên nhận thức được những hạn chế về năng lực dạy học để hoàn thiện, đồng thời tạo môi trường học hỏi, chia sẻ giữa các giáo viên về năng lực dạy học. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các môn học cấp tỉnh: Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao, tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp nhằm tạo ra những hình mẫu về năng lực dạy học để giáo viên học hỏi đồng nghiệp. 1.3.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT các Sở GD-TT cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc, chính xác. Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của Sở GD-TT phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. - Kiểm tra công tác chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng. - Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin.... - Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên THPT: Kiểm tra quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên THPT. - Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt đồng bồi dưỡng để hoàn thiện quá trinh bồi dương ở giai đoạn thiếp theo. - Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo. Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt được ở giáo viên có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau: Hình thức trắc nghiệm; tiểu luận; viết bài thu hoạch; thực hành thiết kế bài học theo nhóm và tổ chức bài học; vv Dựa trên mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT, Ban tổ chức chỉ đạo báo cáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả đạt được sau hoạt động bồi dưỡng của mỗi giáo viên: Đánh giá năng lực thiết kế bài dạy; đánh giá tổ chức bài học; đánh giá năng lực thiết kế và tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hình thức đánh giá lựa chọn là đánh giá kết quả thực hành dựa trên sản phẩm. 1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông 1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông Giám đốc Sở Giáo dục - Thể thao cần trả lời các câu hỏi khi lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NLDH cho giáo viên THPT: Mục tiêu của kế hoạch là gì? Nội dung cơ bản của kế hoạch cần triển khai thực hiện gồm những nội dung nào? Có những giải pháp nào để triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch? Cơ chế nào giúp cho các sở có thể thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng NLDH cho giáo viên? Huy động nguồn lực như thế nào để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT [84] vv.. Vì vậy kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT cần thể hiện được những nội dung tác nghiệp sau đây: Xác định rõ mục tiêu của kế hoạch là bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT. Nội dung của kế hoạch phải thể hiện rõ các nội dung cần tiến hành công việc tác nghiệp sau: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng NLDH của giáo viên THPT, để khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên, cán bộ quản lý cấp sở, trường phải có kế hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho thấy yêu cầu về NLDH đối với giáo viên có sự thay đổi, Giáo viên cần có NLDH nào để đáp ứng yêu cầu mới và để thực hiện tốt định hướng đổi mới đó cần coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên - người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường. Có kế hoạch nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao năng lực dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi giáo viên. Do đó kế hoạch bồi dưỡng càng chi tiết cụ thể bao nhiêu quá trình triển khai thực hiện sẽ thuận lợi bấy nhiêu. Sở Giáo dục - Thể thao cần thể hiện rõ nội dung kế hoạch trong đó có kế hoạch định hướng phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên THPT nói riêng: + Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT phải đáp ứng nhu cầu của giáo viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương. + Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT phải căn cứ vào khung năng lực dạy học của giáo viên nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên theo yêu cầu của nhề nghiệp. + Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT phải gắn liền với hoạt động dạy học, tự học của giáo viên. Từ đó phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. + Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT phải mang tính toàn diện (đồng bộ về phẩm chất nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nội dung và phương pháp dạy học giáo dục...). + Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT tập trung tăng cường phát triển năng lực nghề nghiệp, chú trọng phát triển năng lực thực hành cho giáo viên. Chương trình bồi dưỡng linh hoạt, mềm dẻo, cung ứng đầy đủ, kịp thời hệ thống học liệu phục vụ công tác bồi dưỡng. Nội dung kế hoạch phải có kế hoạch xây dựng và xác định khung năng lực dạy học cần có của giáo viên, trên cơ sở đó thiết kế công cụ khảo sát đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trong bối cảnh hiện tại. Các đánh giá năng lực dạy học của giáo viên phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và công bằng trên cơ sở đó xác định nhu cầu bồi dưỡng mới có tính phù hợp và thống nhất. Công cụ khảo sát đánh giá năng lực bồi dưỡng cho giáo viên cần hướng tới các nội dung bồi dưỡng sau đây: Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học; Năng lực tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Năng lực quản lý, đánh giá kết quả dạy học; Năng lực phát triển chương trình nhà trường và chương trình môn học. Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên gồm các loại hình: + Bồi dưỡng chuẩn hoá cho giáo viên chưa đạt trình độ, năng lực chuẩn thuộc tiêu chuẩn của chức danh đang đảm nhiệm. Nội dung bồi dưỡng gồm: kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, ngôn ngữ , tin học. + Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên với nội dung bồi dưỡng gồm: Quan điểm...N Việt Nam) 2005, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thanh Mai (1997), “Phát triển đội ngũ giảng viên trường chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới GD lý luận chính trị” Phùng Đại Minh (2002), “Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ trong nhà trường - một cơ chế để phát triển”, NXB Giáo dục thượng hài, Trung Quốc. Hồ Chí Minh (1968), Thư gửi cán bộ, Cô giáo, Thầy giáo, công nhân viên, HS, SV nhân dịp bất đầu năm học mới (16/10/1968). Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII (2005-2010), Ngày 18-23/03/2006. Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX (2010-2015) ngày 17-21/03/2010 . Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ X (2015-2020) ngày 17-21/03/2015 Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VII (2013) của Ủy ban Quốc gia “Cải cách hệ thống giáo dục quốc gia” ngày 10-11/01/2013 Tại Trung tâm hợp tác quốc tế và tập huấn (ICTC), Viêng Chăn Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VIII (2014) của Ủn ban Quốc gia “Cải cách hệ thống giáo dụcquốc gia ” ngày 03-04/02/2014 Tại Trung tâm hợp tác quốc tế và tập huấn ( ICTC), Viêng Chăn Nguyễn Ngọc Quang (1989), “Những khái niệm cơ bản về QLGD”, Trường cán bộ quản lý GD - ĐT, TW 1, Hà Nội. Phạm Hồng Quang (2009), “Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo năng lực”, Tạp chí giáo dục -6/2009. Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc cầu(2006), “Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển đội ngũ giáo viên”, Tạp chí khoa học giáo dục, Số 8 tháng 5 /2006. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII (2011-2015) và lần thứ VIII (2016-2020) của nhà nước CHDCND Lào và cải cách hệ thống giáo dục quốc gia giai đoạn II (2011-2015) Soulinha Mingmườngchăn (2004), “Vai trò của giáo viên Lào trong con đường phát triển đất nước trong thời gia mới ” Luân án tiến sĩ KHGD Nguyễn Thị Tính (20017), Nghiên cứu xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; Dự án ETEP- Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Thị Tính (2013), Gíáo dục học; NXB, Giáo dục 2013 Nguyễn Thị Tính (2014), “Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục”; NXB, Đại học Thái Nguyên. Nguyễn Thị Tính (2018), “Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình đào tạo cho giáo viên các trường đại học sư phạm”, B2016 - TN 14. Trần Thị Thu Trang (2012), “Phát triển đội ngũ giáo viên trong Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp” Nguyễn Thị Tuyết (2016), “Quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Luận án tiến sĩ KHGD Nguyễn Mạnh Tường (1994), “Lý luận giáo dục Châu Âu từ Erasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII,XVIII”; NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. V.A.Xukhômlinxki(1968), “Trường trung học Pavlưts”, NXB giáo dục, Hà Nội Nguyễn Như ý (1999), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. Trần Thị Hải Yến (2015), “Quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên của trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp”, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. II. Tài liệu tiếng nước ngoài: Dubois D & Rothwell W (2004), Competency-Based Human Rsource Management, Davies-Black Publishing. Eleonora Villegass-Reimers (2003), Teacher profesional Development, UNESCO: International Insitute For Educational Planning. Euphropean Commission (2010), Teachers’ professional Development Europe in International Comparison, ISBN 978-92-79-15186-6 doi 10.2766/63494 Marzano, Classroom Instruction that works Association for supervision and Curriculum Development, Alexandria, Virginia, USA M.M Rozenta - Từ điển triết học (1986, tr. 397 ). OECD (2014), Modeling teachers’ professional competence as a multidimensional construct, Brussels Richard I. Arends (1998), Leaning to teach, Mc Graus- Hill companies. Weinenrt F.E (2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen-eineumstrittene Selbstvrtondlichkeit, in F.E Weinenrt (eds) Leistungsmessung in schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag. III. Các trang web: PHỤ LỤC 1 BẢNG HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN Để thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT, xin thầy/ cô vui lòng trả lời các nội dung câu hỏi sau đây bằng cách lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất. (Thầy/ cô lựa chọn theo mức độ cao nhất là số 5 và thấp nhất là số 1) Câu 1: Theo thầy/cô bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT có ý nghĩa nào sau đây? STT Nội dung nhận thức về bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Các mức độ nhận thức về ý nghĩa của hoạt động BD TB 1 2 3 4 5 1 Giúp giáo viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới về dạy học 2 Giúp giáo viên cập nhật thông tin mới về môn học 3 Giúp giáo viên phát triển và hoàn thiện năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học đổi mới giáo dục 4 Giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp 5 Giúp giáo viên tạo được hứng thú thu hút học sinh tham gia học tập 6 Giúp giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học hiệu quả 7 Các ý nghĩa khác Câu 2: Thầy (cô) tự đánh giá năng lực dạy học của cá nhân và đồng nghiệp theo các mức độ, cao nhất 5 điểm, thấp nhất 1 điểm STT Năng lực dạy học của giáo viên THPT Mức độ đạt được 1 Thiết kế và tổ chức bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1 2 3 4 5 2 Thiết kế và tổ chức các hoạt động học qua trải nghiệm 1 2 3 4 5 3 Thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp ở THPT 1 2 3 4 5 4 Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh 1 2 3 4 5 5 Sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ hoạt động dạy học ở THPT 1 2 3 4 5 6 Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại 1 2 3 4 5 7 Năng lực tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh 1 2 3 4 5 8 Quản lý hồ sơ dạy học 1 2 3 4 5 9 Phát triển chương trình môn học ở THPT 1 2 3 4 5 10 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy học 1 2 3 4 5 11 Thiết kế và sử dụng các đồ dùng dạy học/phương tiện dạy học ở THPT 1 2 3 4 5 12 Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực 1 2 3 4 5 13 Thiết kế công cụ và đánh giá năng lực của học sinh THPT 1 2 3 4 5 14 Hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lí và hoạt động học tập của học sinh THPT 1 2 3 4 5 15 Tham vấn và hỗ trợ tâm lý học đường đối với học sinh THPT 1 2 3 4 5 16 Giao tiếp sư phạm( với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng) 1 2 3 4 5 17 Hợp tác trong dạy học và giáo dục ở THPT 1 2 3 4 5 18 Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa 1 2 3 4 5 19 Các năng lực khác 1 2 3 4 5 Câu 3: Các năng lực nào sau đây đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THPT và mức độ thực hiện? STT Nội dung bồi dưỡng Các mức độ thể hiện TB 1 2 3 4 5 1 Đặc điểm tâm lý học sinh và những khó khăn tâm lý của học sinh trong học tập 2 Tư vấn, hướng dẫn học tập cho học sinh THPT 3 Thiết kế, tổ chức dạy học tích hợp 4 Thiết kế, tổ chức dạy học phân hóa 5 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 6 Các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học hiện đại 7 Phát triển chương trình dạy học 8 Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực 9 Phát triển môi trường dạy học tích cực thu hút HS tham gia 10 Thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng các phần mềm DH trực tuyến 11 Quản lý hồ sơ dạy học 12 Quản lý học sinh và theo dõi sự tiến bộ của học sinh 13 Các nội dung khác Câu 4: Các hình thức tổ chức đã thực hiện nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT gồm: STT Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng NLDH của giáo viên THPT Mức độ nhu cầu bồi dưỡng TB 1 2 3 4 5 1 Bồi dưỡng trực tiếp 2 Bồi dưỡng trực tuyến 3 Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến 4 Tự bồi dưỡng có tài liệu 5 Tự bồi dưỡng có tài liệu kết hợp với giải đáp thắc mắc 6 Tổ chức các diễn đàn trao đổi thảo luận về dạy học 7 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dạy học theo mô hình trường học kết nối 8 Dự giờ, rút kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp 9 Thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi 10 Các hình thức khác Câu 5 : Nhà trường và cơ quan quản lý đã triển khai thực hiện những phương pháp bồi dưỡng NLDH cho GV THPT nào sau đây ? ( Các mức độ thực hiện: rất thường xuyên, thường xuyên, chưa thường xuyên; đôi khi; chưa thực hiện) STT Phương pháp bồi dưỡng NLDH của giáo viên THPT Mức độ triển khai thực hiện TB 1 2 3 4 5 1 Diễn giảng nêu vấn đề 2 Dạy học giải quyết vấn đề 3 Thảo luận và làm việc nhóm 4 Thực hành 5 Dạy học theo dự án 6 Nghiên cứu trường hợp 7 Làm mẫu, bắt chước 8 Tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng 9 Các phương pháp khác Câu 6: Nhà trường và cơ quan quản lý đã thực hiện những nội dung nào sau đây để đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên STT Các hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng đã thực hiện Các mức độ thể hiện TB 1 2 3 4 5 1 Kiểm tra kiến thức kết quả bồi dưỡng bằng trắc nghiệm 2 Kiểm tra kết quả bằng bài luận 3 Viết thu hoạch kết quả bồi dưỡng 4 Thực hành thiết kế giáo án 5 Thực hành tổ chức dạy học theo nhóm chuyên môn 6 Lấy ý kiến phản hồi của học viên tham gia bồi dưỡng 7 Các nội dung khác Câu 7: Thầy/ cô cho biết nhà trường và Sở Giáo dục - Thể thao có thường xuyên lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT không? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Mức độ thực hiện trong nội dung xây dựng kế hoạch 1 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng NLDH của giáo viên 1 2 3 4 5 2 Phân tích đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT 1 2 3 4 5 3 Xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng 1 2 3 4 5 4 Xác định hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm bồi dưỡng 1 2 3 4 5 5 Chuẩn bị tài liệu và nguồn lực bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 6 Xác định cơ chế giám sát hoạt động bồi dưỡng 1 2 3 4 5 7 Xác định các tiêu chí kết quả cần đạt được của hoạt động bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 8 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong tỉnh triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1 2 3 4 5 9 Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng 1 2 3 4 5 10 Các nội dung khác 1 2 3 4 5 Câu 8: Nhà trường có thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nào sau đây? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung thực hiện chức năng tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Mức độ thực hiện 1 Thành lập ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng 1 2 3 4 5 2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở với trường trong triển khai bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 3 Phối hợp với các sở, ban ngành để huy động nguồn lực bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 4 Hình thành đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ giáo viên đổi mới 1 2 3 4 5 5 Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu và đánh giá NLDH của giáo viên 1 2 3 4 5 6 Mời các chuyên gia giỏi bồi dưỡng NLDH cho giáo viên 1 2 3 4 5 7 Xây dựng các chế độ hỗ trợ giáo viên tham gia bồi dưỡng 1 2 3 4 5 8 Tổ chức các hội thảo về các nội dung đổi mới dạy học tạo môi trường để giáo viên học hỏi 1 2 3 4 5 9 Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên 1 2 3 4 5 10 Cung cấp các nguồn tài liệu và phương tiện hỗ trợ để giáo viên bồi dưỡng 1 2 3 4 5 11 Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi để tạo môi trường học tập chia sẻ giữa các giáo viên 12 Tổ chức seminar theo các chuyên đề sâu 13 Các nội dung khác Câu 9: Nha trường chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng nào sau đây? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung chỉ đạo bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Mức độ thực hiện 1 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên 1 2 3 4 5 2 Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng 1 2 3 4 5 3 Phát triển đội ngũ báo cáo viên 1 2 3 4 5 4 Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng 1 2 3 4 5 5 Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng 1 2 3 4 5 6 Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên 1 2 3 4 5 7 Tổ chức nghiên cứu bài học, hỗ trợ đồng nghiệp 1 2 3 4 5 8 Thi giáo viên dạy giỏi các cấp 1 2 3 4 5 9 Tổ chức hội thảo về năng lực dạy học của giáo viên và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên 1 2 3 4 5 10 Ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng 11 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 12 Các nội dung khác Câu 10: Nhà trường đã tiến hành những biện pháp nào sau đây để đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Mức độ thực hiện 1 Xây dựng công cụ đánh giá kết quả bồi dưỡng theo định hướng năng lực dạy học của giáo viên cần đạt được 1 2 3 4 5 2 Xác định chuẩn kết quả bồi dưỡng cần đánh giá 1 2 3 4 5 3 Xây dựng lực lượng đánh giá 1 2 3 4 5 4 Lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên 1 2 3 4 5 5 Lấy ý kiến phản hồi thông tin từ giáo viên về hoạt động bồi dưỡng 1 2 3 4 5 6 Cung cấp công cụ để giáo viên tự đánh giá và tự điều chỉnh 1 2 3 4 5 7 Đánh giá thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học và đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên tại đơn vị 1 2 3 4 5 8 Các biện pháp khác 1 2 3 4 5 Câu 11: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, Thầy/ Cô thường gặp những khó khăn nào sau đây và mức độ khó khăn (1. Hoàn toàn không khó khăn; 2. Không khó khăn; 3. Đôi khi có khó khăn; 4. Khó khăn; 5. Rất khó khăn.) STT Những khó khăn giáo viên gặp phải trong bồi dưỡng năng lực dạy học Mức độ tiến hành 1 Quá tải trong công việc, hạn chế về thời gian bồi dưỡng 1 2 3 4 5 2 Năng lực nquản lý bồi dưỡng của nhà trường và cấp trên còn hạn chế 1 2 3 4 5 3 Thiếu nguồn tài liệu và phương tiện hỗ trợ 1 2 3 4 5 4 Năng lực tự học, tự nghiên cứu của bản thân còn hạn chế 1 2 3 4 5 5 Nhà trường chưa có những chính sách tạo động lực cho giáo viên bồi dưỡng 1 2 3 4 5 6 Chưa có môi trường bồi dưỡng 1 2 3 4 5 7 Tự đánh giá năng lực dạy học của bản thân chưa tốt nên không xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng 1 2 3 4 5 8 Các khó khăn khác 1 2 3 4 5 Câu 12: Thực trạng hình thức bồi dưỡng NLDH cho GV THPT ( Các mức độ thực hiện: rất thường xuyên, thường xuyên, chưa thường xuyên; đôi khi; chưa thực hiện) STT Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT Mức độ triển khai thực hiện TB 1 2 3 4 5 1 Bồi dưỡng trực tiếp 2 Bồi dưỡng trực tuyến 3 Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến 4 Tự bồi dưỡng có tài liệu 5 Tự bồi dưỡng có tài liệu kết hợp với giải đáp thắc mắc 6 Tổ chức các diễn đàn trao đổi thảo luận về dạy học theo mô hình trường học kết nối 7 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dạy học 8 Dự giờ, rút kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp 9 Thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi 10 Các hình thức khác Câu 13: Các thầy cô vui lòng đánh gia các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT (1: Không ảnh hưởng; 2: Ít ảnh hưởng; 3: ảnh hưởng; 4:ảnh hưởng hiều; 5: ảnh hưởng rất nhiều) STT Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV THPT Mức độ ảnh hưởng TB 1 2 3 4 5 1 Năng lực quản lý bồi dưỡng của cán bộ cấp Sở 2 Năng lực quản lý bồi dưỡng của cấp Trường 3 Năng lực của báo cáo viên, giảng viên tham gia bồi dưỡng 4 Thái độ và năng lực của giáo viên tham gia bồi dưỡng 5 Các chế độ chính sách phục vụ bồi dưỡng 6 Cơ sở vật chất, tài chính 7 Cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng 8 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương 9 Các yếu tố khác Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Thầy/Cô! PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO GIÁO VIÊN Họ tên giáo viên: Đơn vị công tác: Thâm niên công tác: Câu 1: Trong quá trình dạy học thầy (cô) tự nhận thấy mình còn hạn chế ở những năng lực nào? Câu 2: Thầy (cô) có nhu cầu bồi dưỡng những năng lực nào để hoàn thiện năng lực dạy học của bản thân? Câu 3: Thầy (cô) cho biết các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên đã tổ chức đã phù hợp chưa? Thầy (cô) có góp ý gì cho hoạt động này? Câu 4: Thầy (cô) cho biết nếu sử dụng hình thức bồi dưỡng trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp cho giáo viên có hiệu quả không? Vì sao? Trân trọng cảm ơn thầy( cô)PHỤ LỤC 2 DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP SỞ, TRƯỜNG Câu 1: Theo thầy/cô bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT có ý nghĩa nào sau đây? STT Nội dung nhận thức về bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Các mức độ nhận thức về ý nghĩa của hoạt động BD TB 1 2 3 4 5 1 Giúp giáo viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới về dạy học 2 Giúp giáo viên cập nhật thông tin mới về môn học 3 Giúp giáo viên phát triển và hoàn thiện năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học đổi mới giáo dục 4 Giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp 5 Giúp giáo viên tạo được hứng thú thu hút học sinh tham gia học tập 6 Giúp giáo viên thiết kế và tổ chức dạy học hiệu quả 7 Các ý nghĩa khác Câu 2: Thầy (cô) đánh giá năng lực dạy học của giáo viên do thầy (cô) quản lý đạt mức độ nào sau đây / (cao nhất 5 điểm, thấp nhất 1 điểm). STT Năng lực dạy học của giáo viên THPT Mức độ đạt được 1 Thiết kế và tổ chức bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1 2 3 4 5 2 Thiết kế và tổ chức các hoạt động học qua trải nghiệm 1 2 3 4 5 3 Thiết kế và tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp ở THPT 1 2 3 4 5 4 Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh 1 2 3 4 5 5 Sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ hoạt động dạy học ở THPT 1 2 3 4 5 6 Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại 1 2 3 4 5 7 Năng lực tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh 1 2 3 4 5 8 Quản lý hồ sơ dạy học 1 2 3 4 5 9 Phát triển chương trình môn học ở THPT 1 2 3 4 5 10 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy học 1 2 3 4 5 11 Thiết kế và sử dụng các đồ dùng dạy học/phương tiện dạy học ở THPT 1 2 3 4 5 12 Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực 1 2 3 4 5 13 Thiết kế công cụ và đánh giá năng lực của học sinh THPT 1 2 3 4 5 14 Hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lí và hoạt động học tập của học sinh THPT 1 2 3 4 5 15 Tham vấn và hỗ trợ tâm lý học đường đối với học sinh THPT 1 2 3 4 5 16 Giao tiếp sư phạm( với học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng) 1 2 3 4 5 17 Hợp tác trong dạy học và giáo dục ở THPT 1 2 3 4 5 18 Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa 1 2 3 4 5 19 Các năng lực khác 1 2 3 4 5 Câu 3: Các năng lực nào sau đây đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THPT và mức độ thực hiện? STT Nội dung bồi dưỡng Các mức độ thể hiện TB 1 2 3 4 5 1 Đặc điểm tâm lý học sinh và những khó khăn tâm lý của học sinh trong học tập 2 Tư vấn, hướng dẫn học tập cho học sinh THPT 3 Thiết kế, tổ chức dạy học tích hợp 4 Thiết kế, tổ chức dạy học phân hóa 5 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 6 Các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học hiện đại 7 Phát triển chương trình dạy học 8 Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực 9 Phát triển môi trường dạy học tích cực thu hút HS tham gia 10 Thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến 11 Quản lý hồ sơ dạy học 12 Quản lý học sinh và theo dõi sự tiến bộ của học sinh 13 Các nội dung khác Câu 4: Các hình thức tổ chức đã thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên THPT được triển khai gồm: STT Hình thức bồi dưỡng NLDH của giáo viên THPT Mức độ triển khai thực hiện bồi dưỡng TB 1 2 3 4 5 1 Bồi dưỡng trực tiếp 2 Bồi dưỡng trực tuyến 3 Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến 4 Tự bồi dưỡng có tài liệu 5 Tự bồi dưỡng có tài liệu kết hợp với giải đáp thắc mắc 6 Tổ chức các diễn đàn trao đổi thảo luận về dạy học 7 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dạy học theo mô hình trường học kết nối 8 Dự giờ, rút kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp 9 Thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi 10 Các hình thức khác Câu 5: Nhà trường và cơ quan quản lý đã triển khai thực hiện những phương pháp nào sau đây để bồi dưỡng NLDH cho GV THPT ? (Các mức độ thực hiện: rất thường xuyên, thường xuyên, chưa thường xuyên; đôi khi; chưa thực hiện) STT Phương pháp bồi dưỡng NLDH của giáo viên THPT Mức độ triển khai thực hiện TB 1 2 3 4 5 1 Diễn giảng nêu vấn đề 2 Dạy học giải quyết vấn đề 3 Thảo luận và làm việc nhóm 4 Thực hành chuyên môn 5 Dạy học theo dự án 6 Nghiên cứu trường hợp 7 Làm mẫu, bắt chước 8 Tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng 9 Các phương pháp khác Câu 6: Nhà trường và cơ quan quản lý đã tiến hành những biện pháp nào sau đây để đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT? STT Các hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng đã thực hiện Các mức độ thể hiện TB 1 2 3 4 5 1 Kiểm tra kiến thức kết quả bồi dưỡng bằng trắc nghiệm 2 Kiểm tra kết quả bằng bài luận 3 Viết thu hoạch kết quả bồi dưỡng 4 Thực hành thiết kế giáo án 5 Thực hành tổ chức dạy học theo nhóm chuyên môn 6 Lấy ý kiến phản hồi của học viên tham gia bồi dưỡng 7 Các nội dung khác Câu 7: Thầy/ cô cho biết nhà trường và Sở Giáo dục - Thể thao có thường xuyên lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT không? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Mức độ thực hiện trong nội dung xây dựng kế hoạch 1 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên 1 2 3 4 5 2 Phân tích đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT 1 2 3 4 5 3 Xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng 1 2 3 4 5 4 Xác định hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm bồi dưỡng 1 2 3 4 5 5 Chuẩn bị tài liệu và nguồn lực bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 6 Xác định cơ chế giám sát hoạt động bồi dưỡng 1 2 3 4 5 7 Xác định các tiêu chí kết quả cần đạt được của hoạt động bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 8 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên 1 2 3 4 5 9 Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng 1 2 3 4 5 10 Các nội dung khác 1 2 3 4 5 Câu 8: Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nào sau đây? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung thực hiện chức năng tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Mức độ thực hiện 1 Thành lập ban chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng 1 2 3 4 5 2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở với trường trong triển khai bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 3 Phối hợp với các sở, ban ngành để huy động nguồn lực bồi dưỡng giáo viên 1 2 3 4 5 4 Hình thành đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ giáo viên đổi mới 1 2 3 4 5 5 Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu và đánh giá NLDH của giáo viên 1 2 3 4 5 6 Mời các chuyên gia giỏi bồi dưỡng NLDH cho giáo viên 1 2 3 4 5 7 Xây dựng các chế độ hỗ trợ giáo viên tham gia bồi dưỡng 1 2 3 4 5 8 Tổ chức các hội thảo về các nội dung đổi mới dạy học tạo môi trường để giáo viên học hỏi 1 2 3 4 5 9 Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên và xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên 1 2 3 4 5 10 Cung cấp các nguồn tài liệu và phương tiện hỗ trợ để giáo viên bồi dưỡng 1 2 3 4 5 11 Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi để tạo môi trường học tập chia sẻ giữa các giáo viên 12 Tổ chức seminar theo các chuyên đề sâu 13 Các nội dung khác Câu 9: Nhà trường đã chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng nào sau đây? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung chỉ đạo bồi dưỡng NLDH cho giáo viên Mức độ thực hiện 1 Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên 1 2 3 4 5 2 Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng 1 2 3 4 5 3 Phát triển đội ngũ báo cáo viên 1 2 3 4 5 4 Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng 1 2 3 4 5 5 Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng 1 2 3 4 5 6 Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên 1 2 3 4 5 7 Tổ chức nghiên cứu bài học, hỗ trợ đồng nghiệp 1 2 3 4 5 8 Thi giáo viên dạy giỏi các cấp 1 2 3 4 5 9 Tổ chức hội thảo về năng lực dạy học của giáo viên và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên 1 2 3 4 5 10 Ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng 11 Đánh giá kết quả bồi dưỡng 12 Các nội dung khác Câu 10: Nhà trường đã tiến hành những biện pháp nào sau đây để đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT? 1: Hoàn toàn chưa thực hiện; 2: ít khi thực hiện 3: Thực hiện nhưng chưa thường xuyên; 4: Thường xuyên thực hiện;5: Rất thường xuyên STT Nội dung chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Mức độ thực hiện 1 Xây dựng công cụ đánh giá kết quả bồi dưỡng theo định hướng năng lực dạy học của giáo viên cần đạt được 1 2 3 4 5 2 Xác định chuẩn kết quả bồi dưỡng cần đánh giá 1 2 3 4 5 3 Xây dựng lực lượng đánh giá 1 2 3 4 5 4 Lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên 1 2 3 4 5 5 Lấy ý kiến phản hồi thông tin từ giáo viên về hoạt động bồi dưỡng 1 2 3 4 5 6 Cung cấp công cụ để giáo viên tự đánh giá và tự điều chỉnh 1 2 3 4 5 7 Đánh giá thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học và đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên tại đơn vị 1 2 3 4 5 8 Các biện pháp khác 1 2 3 4 5 Câu 11: Trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng nhà trường thường xuyên gặp những khó khăn nào sau đây và mức độ khó khăn ? (1. Hoàn toàn không khó khăn; 2. Không khó khăn; 3. Đôi khi có khó khăn; 4. Khó khăn; 5. Rất khó khăn.) STT Những khó khăn giáo viên gặp phải trong bồi dưỡng năng lực dạy học Mức độ tiến hành 1 Quá tải trong công việc, hạn chế về thời gian bồi dưỡng 1 2 3 4 5 2 Năng lực nquản lý bồi dưỡng của nhà trường và cấp trên còn hạn chế 1 2 3 4 5 3 Thiếu nguồn tài liệu và phương tiện hỗ trợ 1 2 3 4 5 4 Năng lực tự học, tự nghiên cứu của bản thân còn hạn chế 1 2 3 4 5 5 Nhà trường chưa có những chính sách tạo động lực cho giáo viên bồi dưỡng 1 2 3 4 5 6 Chưa có môi trường bồi dưỡng 1 2 3 4 5 7 Tự đánh giá năng lực dạy học của bản thân chưa tốt nên không xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng 1 2 3 4 5 8 Các khó khăn khác 1 2 3 4 5 Câu 12: Nhà trường và cơ quan quản lý đã triển khai thực hiện những hình thức nào sau đây để triển khai bồi dưỡng NLDH cho GV THPT ? Thực trạng hình thức bồi dưỡng NLDH cho GV THPT (Các mức độ thực hiện: rất thường xuyên, thường xuyên, chưa thường xuyên; đôi khi; chưa thực hiện) STT Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT Mức độ triển khai thực hiện TB 1 2 3 4 5 1 Bồi dưỡng trực tiếp 2 Bồi dưỡng trực tuyến 3 Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến 4 Tự bồi dưỡng có tài liệu 5 Tự bồi dưỡng có tài liệu kết hợp với giải đáp thắc mắc 6 Tổ chức các diễn đàn trao đổi thảo luận về dạy học theo mô hình trường học kết nối 7 Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về dạy học 8 Dự giờ, rút kinh nghiệm, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp 9 Thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi 10 Các hình thức khác Câu 13: Các thầy cô vui lòng đánh gia các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT (1: Không ảnh hưởng; 2: Ít ảnh hưởng; 3: ảnh hưởng; 4: ảnh hưởng hiều; 5: ảnh hưởng rất nhiều) STT Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV THPT Mức độ ảnh hưởng TB 1 2 3 4 5 1 Năng lực quản lý bồi dưỡng của cán bộ cấp Sở 2 Năng lực quản lý bồi dưỡng của cấp Trường 3 Năng lực của báo cáo viên, giảng viên tham gia bồi dưỡng 4 Thái độ và năng lực của giáo viên tham gia bồi dưỡng 5 Các chế độ chính sách phục vụ bồi dưỡng 6 Cơ sở vật chất, tài chính 7 Cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng 8 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương 9 Các yếu tố khác Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Thầy/Cô! PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ Họ tên cán bộ: Chức vụ và đơn vị công tác: Thâm niên công tác: Câu 1: Trong quá trình dạy học thầy (cô) nhận thấy giáo viên của đơn vị mình còn hạn chế ở những năng lực nào? Câu 2: Theo thầy (cô) cần bồi dưỡng những năng lực nào để giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học của bản thân? Câu 3: Thầy (cô) cho biết các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên được tổ chức đã phù hợp chưa? Thầy( cô) có góp ý gì cho hoạt động này? Câu 4: Thầy (cô) cho biết nếu sử dụng hình thức bồi dưỡng trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp cho giáo viên có hiệu quả không? Vì sao? Câu 5: Thầy (cô) đề xuất các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT Trân trọng cảm ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_boi_duong_nang_luc_day_hoc_cho_giao_vien_tru.doc
  • jpg1.Cheethao Xiong Yer_Ảnh thẻ 4x6.jpg
  • docx2. Cheethao Xiong Yer_Thông tin luận án_ Tiếng Anh.docx
  • docx3. Cheethao Xiong Yer_Thông tin luận án_Tiếng Việt.docx
  • doc4a. Cheethao Xiong Yer_Tóm tắt luận án_Tiếng Anh.doc
  • doc5a. Cheethao Xiong Yer_Tóm tắt luận án_Tiếng Việt.doc
  • docx7. Cheethao Xiong Yer_Trích yếu luận án.docx
Tài liệu liên quan