Luận án Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM trong bối cảnh hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Trần Vĩnh Hà DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH Ban Chấp hành CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất CTQG Chính trị quốc gia CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐHSP Đại học Sư phạm ĐTB Điểm trung bình ĐTKS Điều tra khảo sát GD,ĐT Giáo dục, đào

doc231 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo KT-XH Kinh tế - xã hội KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn KHTN Khoa học tự nhiên KNXH Kỹ năng xã hội QĐND Quân đội nhân dân Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU 7 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 15 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng xã hội và bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên 15 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên 27 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra đề tài luận án tiếp tục giải quyết 32 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 36 2.1. Những vấn đề lý luận về bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 36 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 52 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 73 Chương 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 83 3.1. Khái quát công tác giáo dục, đào tạo và hoạt động của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 83 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 85 3.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 88 3.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 98 3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 118 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 121 Chương 4. BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 129 4.1. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay 129 4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 156 4.3. Thử nghiệm các biện pháp 164 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 182 PHỤ LỤC 192 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Kết quả thực hiện phong trào “Sinh viên 5 tốt” ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM 85 Bảng 3.2. Đánh giá của các chủ thể về nhận thức tầm quan trọng của việc bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 88 Bảng 3.3. Đánh giá về nội dung KNXH bồi dưỡng cho sinh viên 91 Bảng 3.4. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 94 Bảng 3.5. Đánh giá về xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 98 Bảng 3.6. Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 101 Bảng 3.7. Đánh giá về quản lý sự phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 104 Bảng 3.8. Đánh giá về quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 111 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 114 Bảng 3.10. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 118 Bảng 4.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 158 Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp 159 Bảng 4.3. Kết quả và thứ bậc về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 161 Bảng 4.4. Tương quan giữa các đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 163 Bảng 4.5. Đánh giá về mức độ KNXH của sinh viên trước khi thử nghiệm 167 Bảng 4.6. Mức độ phát triển KNXH cho sinh viên trong quá trình bồi dưỡng sau tác động thử nghiệm lần 1 169 Bảng 4.7. Mức độ phát triển KNXH của sinh viên trong quá trình bồi dưỡng sau tác động thử nghiệm lần 2 170 Bảng 4.8. So sánh kết quả KNXH của sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm lần 2 172 Bảng 4.9. Mức độ phát triển KNXH của sinh viên sau 2 lần thử nghiệm 174 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 3.1. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 89 Biểu đồ 3.2. Đánh giá về những nội dung KNXH cần bồi dưỡng cho sinh viên 93 Biểu đồ 3.3. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 96 Biểu đồ 3.4. Đánh giá về xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 99 Biểu đồ 3.5. Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 102 Biểu đồ 3.6. Đánh giá về quản lý sự phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 105 Biểu đồ 3.7. Đánh giá về quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 112 Biểu đồ 3.8. Kết quả đánh giá về kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 115 Biểu đồ 3.9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 119 Biểu đồ 4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp 159 Biểu đồ 4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp 161 Biểu đồ 4.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 162 Biểu đồ 4.4. Mức độ phát triển KNXH của sinh viên sau 2 lần thử nghiệm 175 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Sinh viên là một nhóm người thuộc thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước; sẽ là nguồn nhân lực to lớn góp phần quyết định sự thành bại của sự nghiệp phát triển đất nước. Bởi vậy, thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Tư tưởng của Người là cơ sở để vận dụng bồi dưỡng thế hệ trẻ, cũng như sinh viên phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử - cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, sinh viên đang sống trong môi trường mở, đa dạng, đa chiều các quan hệ xã hội và để thích ứng, biết chọn lọc những cái có ích cho bản thân đòi hỏi sinh viên có những kỹ năng cần thiết. Nếu sinh viên có kiến thức và cách thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo những KNXH trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tập, rèn luyện, hoạt động giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích ứng xã hội đưa tới thành công, hiệu quả ở các mức độ nhất định, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Do vậy, quan tâm bồi dưỡng không những phẩm chất, năng lực mà còn bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa đòi hỏi có tính thực tiễn sâu sắc. Mục tiêu của giáo dục đại học ở nước ta là “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [66, tr.59]. Quán triệt mục tiêu đó, các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên trên cơ sở điều kiện cụ thể của mỗi trường. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng KNXH, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên vẫn còn những hạn chế, bất cập, đó là: thiếu định hướng thống nhất cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên; quản lý phương thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên chưa khoa học; phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình bồi dưỡng KNXH cho sinh viên thiếu chặt chẽ;... Trước yêu cầu mới của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tri thức đang phát triển, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); đồng thời trong bối cảnh tình hình ấy đã, đang mang lại những cơ hội lẫn thách thức, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Đối với giáo dục đại học hiện nay, không dừng lại ở việc hình thành tri thức cho sinh viên mà quan trọng hơn là chuyển từ trang bị kiến thức đơn thuần sang nâng cao các kỹ năng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy tối đa năng lực trí tuệ và kỹ năng thích ứng, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Theo đó, công tác bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học cần được đổi mới, nâng cao là một trong những vấn đề trở nên cấp thiết. Về phương diện lý luận, KNXH là hiện tượng được nhắc tới rất nhiều trên các diễn đàn, cả trong và ngoài giáo dục. Có một công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho thế hệ trẻ nói chung, cho sinh viên đại học nói riêng đã được công bố dưới dạng sách, tạp chí, đề tài, luận án,.... Các công trình khoa học nghiên cứu đã tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau khi bàn về KNXH, bồi dưỡng KNXH cho sinh viên. Tuy vậy, những luận giải trong một số công trình khoa học, các khóa huấn luyện, đào tạo kỹ năng trong hệ thống dịch vụ tư vấn, và vô vàn các nguồn Internet hiện nay vẫn chưa thật sự thuyết phục. Bởi lẽ, thiếu tính toàn diện, căn cứ chưa rõ ràng, mô tả thiếu triệt để về các KNXH và quan trọng nhất là đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn: “Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên, góp phần nâng cao KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng KNXH và quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên ở các trường đại học. Đối tượng nghiên cứu Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu sâu về quản lý bồi dưỡng một số KNXH cơ bản cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM. Phạm vi về khách thể khảo sát: khách thể tham gia khảo sát gồm: cán bộ quản lý giáo dục (Ban Giám hiệu, cán bộ chủ trì phòng, khoa, ban,...), giảng viên, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên và sinh viên ở 9 trường đại học trên địa bàn Tp.HCM. Phạm vi về thời gian: các tài liệu nghiên cứu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm học 2015 - 2016 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên phù hợp với thực tiễn hoạt động giáo dục đại học như: nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên; thực hiện tốt kế hoạch hóa và chỉ đạo đổi mới phương thức bồi dưỡng; tăng cường các hoạt động chính khóa, hoạt động ngoại khóa có tích hợp, lồng ghép nội dung bồi dưỡng KNXH; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bồi dưỡng và thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng KNXH cho sinh viên thì sẽ nâng cao KNXH cho sinh viên, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD,ĐT ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD,ĐT. Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, với quan điểm lịch sử - lôgic, quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc tiếp cận các lý luận quản lý giáo dục như: tiếp cận chức năng - mục tiêu quản lý; tiếp cận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để làm rõ nội dung về quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay: Tiếp cận theo quan điểm hệ thống Bồi dưỡng KNXH và quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học được xem xét trên quan điểm hệ thống là: xác định hệ thống KNXH cần bồi dưỡng cho sinh viên; quá trình bồi dưỡng KNXH cho sinh viên được đặt trong quá trình GD,ĐT ở các trường đại học; xuất phát từ thực tế để phân tích, khái quát, kết hợp với sự vận động của mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức hợp thành quá trình bồi dưỡng nhằm phát hiện, kích thích động lực bên trong, thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên có hiệu quả; các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên được nghiên cứu trong sự vận động, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội; dựa vào chủ trương của Đảng, chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nước, và mối liên hệ, tác động qua lại giữa các quá trình xã hội đó. Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn Các KNXH cần bồi dưỡng cho sinh viên, đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng KNXH, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM như: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới căn bản, toàn diện GD,ĐT đại học trong bối cảnh hiện nay; sử dụng quan điểm thực tiễn trong kiểm chứng những kết quả nghiên cứu đạt được. Tiếp cận theo chức năng Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học được nghiên cứu thông qua các chức năng của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá), xác định vai trò, nhiệm vụ của từng chức năng cụ thể trong chu trình quản lý bồi dưỡng. Tiếp cận dựa trên năng lực Quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên theo cách tiếp cận năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động bồi dưỡng của giảng viên và hoạt động tự bồi dưỡng KNXH của sinh viên không chỉ về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và cách thức hành động của sinh viên trong học tập, rèn luyên, sinh hoạt, giao tiếp và công tác sau khi tốt nghiệp. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Bộ GD, ĐT, Luật Giáo dục; các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu về khoa học quản lý giáo dục KNXH, bồi dưỡng KNXH; nghiên cứu các bài viết có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học....trong nước và nước ngoài. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: quan sát KNXH của sinh viên và quan sát hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Tp.HCM để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu. Phương pháp đàm thoại: thực hiện tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Tp.HCM, từ đó rút ra những kết luận cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: điều tra xã hội học đối với cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên và sinh viên ở 09 trường đại học trên địa bàn Tp.HCM để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục: nghiên cứu báo cáo tổng kết và các vấn đề đã và đang diễn ra liên quan đến công tác GD,ĐT đối với nâng cao KNXH của sinh viên nhằm đúc rút thành kinh nghiệm về quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục: tiến hành nghiên cứu các sản phẩm về hoạt động giáo dục, bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học như: chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; các văn bản chỉ đạo ở từng trường đại học liên quan đến công tác bồi dưỡng KNXH cho sinh viên nhằm đưa ra những luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học về một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng KNXH, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học có liên quan tới việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo nghiệm ở cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên ở 9 trường đại học; tổ chức thử nghiệm tại Trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả các biện pháp luận án đề xuất. Phương pháp thống kế toán học: trong quá trình nghiên cứu, sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng, khảo nghiệm và thử nghiệm; từ đó, phân tích, so sánh, tổng hợp rút ra những nhận định phục vụ cho việc nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hoá các khái niệm (KNXH; bồi dưỡng KNXH cho sinh viên; quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học); khái quát những nội dung cơ bản về bồi dưỡng KNXH, quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay Đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi làm cơ sở giúp các chủ thể quản lý vận dụng thực hiện có hiệu quả vào quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn Ý nghĩa về lý luận Luận án góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về bồi dưỡng KNXH và quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên nói chung, quản lý bồi dưỡng KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM nói riêng. Trên cơ sở đó, góp phần làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong việc bồi dưỡng KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay. Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và cán bộ ở các tổ chức quần chúng trong trường đại học và vận dụng vào thực tiễn hoạt động bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại học. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng KNXH cho cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập kiến thức về quản lý giáo dục. 8. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu: mở đầu, 04 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kỹ năng xã hội và bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài * Các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống, kỹ năng xã hội Vấn đề kỹ năng được các nhà triết học, giáo dục học, tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu theo các hướng tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, các hướng nghiên cứu về kỹ năng gắn với mỗi loại hình đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng cụ thể. Từ thời cổ đại đến cận đại, hiện đại các nhà triết học, giáo dục học như Xôcrat (469-390) TCN, Arixtôt (384-322) TCN, Cômenxki J.A (1592-1670), Kemxtexlokis M.P, C.Mác (1818-1883), Ph.Ăngghen (1820-1895), đã bàn về vấn đề năng lực thực hành, kỹ năng của cá nhân... Chẳng hạn, bàn về kỹ năng, tác giả Ivan Banki.S cho rằng, “Kỹ năng là năng lực tự có hoặc qua học tập được con người vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào những hoạt động mang tính nghề nghiệp, một công việc cụ thể và trong lĩnh vực chuyên môn của mình” [98, tr.11]... Tác giả Petropxki A.V cho rằng, “Kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn nhất định” [65, tr.5]. Tác giả Levitor N.D cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có hiệu quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [46, tr.32]. Tuy chưa chỉ ra kỹ năng là sản phẩm của tư duy, song ông đã gắn kỹ năng với kiến thức; khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng đối với sự thành công trong hoạt động của mỗi chủ thể. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, người Mỹ đã nhận ra tri thức nhân loại là rất lớn, nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên, các lực lượng lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành, được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt buộc, trong đó có những yếu tố thuộc về KNXH. Trong “Bí quyết thành công dành cho tuổi teen” và “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”, tác giả Adam Khoo và Gary Lee đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho học sinh, sinh viên nhằm đáp ứng thị trường lao động. Trong bài viết, “Những phương án trong việc dạy kỹ năng xây dựng hệ thống” [117] tác giả Zilic Z, cho rằng: Các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện dự án chỉ được phát triển thông qua các khóa học và chương trình về dự án. Tác giả Zilic Z nhận định, KNXH ở mỗi con người được hình thành, phát triển trước hết phải được đào tạo, bồi dưỡng và trải nghiệm thực tiễn. Đáng chú ý, tại Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người ở Darka (Senegal, 2000) xác định kỹ năng sống, KNXH là một trong 6 mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Kỹ năng sống, KNXH trở thành quyền của học sinh, sinh viên và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kỹ năng sống, KNXH của họ [dẫn theo 51]. Tiếp cận từ phương diện ngành nghề lao động, tổ chức phi lợi nhuận - “Confrennce Board of Canada” đã nghiên cứu, đưa ra các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ XXI là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy và hành vi tích cực, kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng nghiên cứu khoa học [dẫn theo 51]. Đầu thập niên 90, thuật ngữ “kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình của các tổ chức Liên Hợp quốc, như: WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức giáo dục, văn hóa và khoa học). Các nhà giáo dục học trên thế giới cũng đã tìm cách thức giáo dục mới để tạo ra cho thế hệ trẻ các kỹ năng, nhằm ứng phó yêu cầu và thách thức của cuộc sống hiện đại. Đó là giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH, cho thế hệ trẻ, qua đó giúp họ có nhận thức, hành động đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Do yêu cầu của sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế nên hệ thống giáo dục của các nước đã, đang thay đổi theo định hướng phát huy tối đa tiềm năng của sinh viên sau tốt nghiệp; đào tạo họ trở thành một thế hệ năng động, sáng tạo, có các kỹ năng nhất định. Theo đó, vấn đề bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên được các nhà quản lý, nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, cho dù việc giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH cho sinh viên đã được nhiều nước quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm về kỹ năng sống của Tổ chức Y tế thế giới hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, KNXH ở các nước không giống nhau. Nội hàm của khái niệm kỹ năng sống, KNXH không hoàn toàn đồng nhất, rộng hẹp khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, một trong những nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho xã hội. Bởi vậy, ngay từ những năm đầu của thập kỷ cuối thế kỷ XX, UNESCO đã khuyến cáo về bốn trụ cột của học tập thế kỷ: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để làm người”. Trước sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, GD,ĐT thế hệ trẻ ở thế kỷ XXI không chỉ học để biết, để làm mà quan trọng hơn là “cùng chung sống và tự khẳng định mình”. Theo đó, sinh viên không chỉ có sự hiểu biết, mà còn phải biết làm người, tự khẳng định mình và đòi hỏi có những kỹ năng cần thiết trong hoạt động và giao tiếp. Bàn về vấn đề này, nhà tâm lý học Daniel Coleman đã khẳng định giá trị của kỹ năng là: khả năng của một cá nhân biết quản lý bản thân, cũng như mối quan hệ của họ với người khác, cũng quan trọng như chỉ số thông minh của họ. Bởi những áp lực liên tục từ công việc và những thay đổi trong môi trường làm việc, một người lao động phải có các kỹ năng (kỹ năng sống, kỹ năng mềm, KNXH...), những kỹ năng này có thể giúp họ vượt qua khó khăn, thách thức mỗi ngày. Tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu nước ngoài, bài viết về các kỹ năng của học sinh, sinh viên cho thấy: mỗi quốc gia xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đưa ra các kỹ năng và kiến thức đối với học sinh, sinh viên, trong đó có KNXH. KNXH được hiểu là tập hợp các kỹ năng con người sử dụng để tương tác và giao tiếp với người khác. KNXH có mối quan hệ với kỹ năng sống; đồng thời, KNXH được coi là một trong các yếu tố của chỉ số thông minh cảm xúc (EQ). Daniel Goleman - tác giả của cuốn sách:“Thông minh cảm xúc” (Emotional Intelligence) cho rằng, các KNXH bao gồm kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý xung đột, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng khởi xướng thay đổi, kỹ năng khởi xướng thay đổi, kỹ năng khởi xướng thay đổi. Tác giả Schulz B của công trình khoa học “tầm quan trọng của các kỹ năng” cũng đã bàn đến những kỹ năng cần thiết của sinh viên. Trong công trình khoa học của mình, tác giả Schulz. B chỉ ra một số kỹ năng cần thiết đối với sinh viên là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, sáng tạo, tư duy tổ chức và phê phán,... Theo tác giả Schulz. B, sự hình thành và phát triển các kỹ năng cho sinh viên cần tổ chức tốt việc giáo dục, bồi dưỡng thông qua khóa học đào tạo và tự rèn luyện của cá nhân dựa trên các tài liệu về kỹ năng mềm, KNXH; tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động xã hội; lồng ghép phát triển các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong chương trình các môn học [115, tr.146]. Tác giả Rani.S cho rằng KNXH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách, triển vọng nghề nghiệp và đưa ra một số kỹ năng cần bồi dưỡng cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động tại Ấn Độ là kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian,[102]. Trong công trình khoa học của mình, tác giả Hao M.S đã đưa ra các kỹ năng mà mỗi cá nhân cần có tại nơi làm việc, trong đó kỹ năng giao tiếp là kỹ năng chủ đạo [112]. Tác giả Ow S.H trong bài viết “Phát triển các kỹ năng của sinh viên đại học thông qua hoạt động nhóm” cho rằng, các thành viên nhóm cần được bồi dưỡng đầy đủ kiến thức kỹ thuật và các kỹ năng, nhất là kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Con đường hình thành các kỹ năng là thông qua giáo dục, bồi dưỡng và phát triển một cách hiệu quả trong một khóa học, hoạt động nhóm [113]. Trong Đề án về giáo duc, phát triển kỹ năng cho sinh viên, tác giả González D và các cộng sự đã đề cập đến các loại kỹ năng phù hợp với các công việc đảm nhiệm với 4 nhóm kỹ năng: Lãnh đạo (óc chiến lược, tầm nhìn và phương hướng, giải quyết mâu thuẫn), quản lý (hoạch định và quản lý các nguồn lực, tạo ra động lực cho nhân viên), thể hiện bản thân (kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán), tự quản lý bản thân (tự nhận thức, nhất quán, linh hoạt, thích ứng, tự tin, quản lý thời gian) [114]. * Các công trình nghiên cứu về giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng xã hội Các nhà kinh điểm mác-xít khẳng định trong cách mạng XHCN, công tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên, sinh viên là đòi hỏi tất yếu. C.Mác viết: “Tương lai của giai cấp công nhân, qua đó tương lai của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [55, tr.118]. Cùng tư tưởng như C.Mác, nhưng ở khía cạnh khác, Ph.Ăngghen cho rằng, sinh viên nói riêng, thanh niên nói chung không thể đứng ngoài chính trị. Bởi vậy, Đảng Cộng sản phải tổ chức họ lại; không nằm ngoài mục tiêu nào khác hơn là làm cho thế hệ mới lớn trở thành “đạo quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hậu bị của Đảng” [55, tr.120]. Nhận thức sâu sắc tương lai thuộc về thế hệ trẻ, Đảng mác-xít phải lãnh đạo Đoàn thanh niên Cộng sản thực sự trở thành đội xung kích; đồng thời, tổ chức giáo dục, bồi dưỡng mọi mặt cho thể hệ trẻ, nên ngay trong phiên họp đầu tiên, Đại hội III của Đoàn thanh niên Cộng sản Nga (10/10/1920), V.I.Lênin đã đọc bài diễn văn, “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”. Bài diễn văn có tính chất cương lĩnh của Đảng mácxít trong việc giáo dục xã hội mới-XHCN cho những người trẻ tuổi. V.I.Lênin một mặt khẳng định thế hệ trẻ là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”; mặt khác, coi công tác giáo dục, bồi dưỡng cho họ là vấn đề tính tất yếu. Trong tác phầm “Bàn về thanh niên”, V.I.Lênin viết: “Chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để họ biết xây dựng đến cùng và hoàn thành triệt để sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu” [48, tr.231]. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ, cũng như sinh viên, theo V.I.Lênin được gói gọn bằng cụm từ là “học tập và lao động”. Yêu cầu học tập của thanh niên, sinh viên trong xã hội mới là “hấp thụ toàn bộ kiến thức của nhân loại, kiến thức đó phải được nghiền ngẫm lại trên quan điểm giáo dục hiện đại chứ không phải là những điều thuộc lòng” [47, tr.358-359]. Theo V.I.Lênin học tập phải gắn với rèn luyện đạo đức, rèn kỹ năng sống, lao động; giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, “không có công tác, không có đấu tranh thì kiến thức sách vở về chủ nghĩa cộng sản rút ra từ các sách và các tác phẩm về chủ nghĩa cộng sản sẽ...ạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong cuộc sống; là “khả năng vận dụng các kiến thức thu nhận được vào thực tế” [92, tr.934]. Kỹ năng là “khả năng sử dụng các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn nhất định” [65, tr.5]. Kỹ năng là “sự thực hiện có hiệu quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [46, tr.32]. Theo đó, kỹ năng chính là hành động có mục đích của con người. Nhờ có kỹ năng mà con người mới thực hiện có kết quả các nhiệm vụ của mình, khi con người có kỹ năng bậc cao thì sẽ biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong điều kiện biến đổi, phức tạp của đời sống hiện thực. Kỹ năng luôn gắn liền với những hành động cụ thể, như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp Không có kỹ năng chung chung, trừu tượng, tách khỏi hành động của chủ thể. Các khái niệm kỹ năng trên đây được tiếp cận ở những phương diện khác nhau, song đều phản ánh các dấu hiệu cơ bản: (1) kỹ năng chính là kết quả của quá trình tư duy, tích luỹ kinh nghiệm của con người trong hoạt động thực tiễn; (2) kỹ năng là sự phản ánh bậc cao của thao tác kỹ thuật mang tính thành thạo, chủ động và có kết quả ổn định; là khả năng sử dụng tri thức, phương tiện, cách thức hành động linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn; (3) kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở các lĩnh vực khác nhau; (4) chủ thể có kỹ năng có nghĩa là đã hiểu biết về hành động đó (hiểu mục đích, cách làm, điều kiện cần có để thực hiện được hành động) và có thể tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, đạt kết quả nhất định. Như vậy, luận án tiếp cận kỹ năng với tính cách là chủ thể đã nhận thức và biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện có kết quả các hoạt động nhất định trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Bàn về khái niệm KNXH trong lịch sử cũng như hiện nay có những quan điểm khác nhau. Trong tiếng Anh thường sử dụng thuật ngữ “Social skills” – (KNXH) là khái niệm dùng để chỉ khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức ở chủ thể về giao tiếp, thuyết phục và tương tác với các thành viên khác trong xã hội mà không tạo ra xung đột hay bất hòa. KNXH cũng được hiểu là tập hợp các kỹ năng con người sử dụng để tương tác và giao tiếp với người khác. Mỗi người sinh ra trong các nền văn hóa với những phong tục, tập quán, chuẩn mực xã hội khác nhau quyết định cách thức hành xử không hoàn toàn giống nhau. Người có KNXH tốt thường có các mối quan hệ quen biết ở phạm vi rộng; họ có tài tìm ra được tiếng nói chung với nhiều các kiểu người khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, người càng có KNXH cao, càng có sở trường đối với việc tạo nên sự đồng thuận trong cuộc sống, sinh hoạt, quan hệ xã hội; hội nhập và thích nghi tốt với những môi trường sống khác nhau. Tác giả Lamont, Van Horn khẳng định: “KNXH được định nghĩa như là “một thuật ngữ chung để mô tả một chùm của các kỹ năng làm tăng tính hiệu quả của cá nhân trong tình huống xã hội” [102, tr.384]. Tác giả Lê Minh định nghĩa: “KNXH là khả năng vận dụng kiến thức và những năng lực tâm lý - xã hội vào việc giao tiếp và tương tác với người khác nhằm tạo ra những thuận lợi cho cá nhân trong các mối quan hệ xã hội” [59, tr.16]. Theo đó, tác giả khẳng định KNXH được thể hiện qua việc giao tiếp, tương tác với người khác. Đây là điểm cơ bản để phân biệt KNXH với các kỹ năng khác; đồng thời, tác giả cho rằng những kỹ năng không có tính tương tác, giao tiếp không phải là KNXH. Tác giả Đàm Thị Kim Thu định nghĩa: KNXH được hiểu là kỹ năng liên quan tới sự tương tác xã hội với các cá nhân khác, bao gồm các kỹ năng thiết lập và duy trì sự tương tác với người khác, giải quyết các tình huống và nhận thức, phản hồi lại những xúc cảm, tình cảm [79, tr.9]. Tác giả Đặng Thành Hưng và Trần Thị Tố Oanh quan niệm, “KNXH là loại kỹ năng hướng tới và áp dụng trực tiếp vào những quan hệ, hoàn cảnh, quá trình và đời sống cộng đồng xã hội để giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng xã hội thành công, hiệu quả ở mức độ nhất định” [38, tr.9]. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến khẳng định: “KNXH là loại kỹ năng được con người sử dụng để tương ứng với một hoạt động nào đó nhằm giúp cho cá nhân thực hiện các mối quan với mọi người xung quanh, trên cơ sở nằm vững phương thức thực hiện và vận dung trí thức, KNXH phù hợp với điều kiện hoàn cảnh” [93, tr.14]. Kỹ năng xã hội còn được hiểu là kỹ năng sống, nhưng không đồng nhất với kỹ năng sống. Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội của cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Trong khi đó, KNXH là tổng hợp và chọn lọc tập hợp các kỹ năng sống cho phép chủ thể hoạt động, giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội. KNXH còn được xem là một trong các yếu tố của chỉ số thông minh cảm xúc (EQ). Kỹ năng xã hội góp phần quyết định thành công, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và cuộc sống cá nhân; điều khiển, tác động thúc đẩy các thay đổi về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, góp phần xây dựng môi trường xã hội ổn định, trật tự, thân thiện và hài hòa hơn. KNXH có các kỹ năng thành phần, bao gồm kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý xung đột, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng khởi xướng thay đổi, kỹ năng xây dựng quan hệ, kỹ năng cộng tác và hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm... Kỹ năng gây ảnh hưởng là vận dụng thành thạo các chiến thuật hiệu quả để thuyết phục. Kỹ năng giao tiếp là lắng nghe cởi mở và tạo thông điệp thuyết phục. Kỹ năng quản lý xung đột là đàm phán và giải quyết các bất đồng. Kỹ năng lãnh đạo là khích lệ và dẫn dắt các cá nhân và nhóm. Kỹ năng khởi xướng thay đổi là khởi đầu thay đổi hoặc quản lý thay đổi. Kỹ năng xây dựng quan hệ là nuôi dưỡng các mối quan hệ ràng buộc. Kỹ năng cộng tác và hợp tác là làm việc với những người khác vì mục tiêu chung. Kỹ năng làm việc nhóm là tạo sự cộng hưởng sức mạnh trong đội để theo đuổi các mục tiêu tập thể. Kế thừa các khái niệm trên, có thể hiểu: KNXH là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của con người vào những điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ xã hội, quá trình xã hội, được biểu hiện thông qua hành động, ứng xử, giao tiếp và thích ứng xã hội với những hiệu quả ở các mức độ nhất định. 2.1.1.2. Khái niệm kỹ năng xã hội của sinh viên đại học Sinh viên là một khái niệm được hiểu, định nghĩa theo nhiều cách. Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi sinh viên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể. Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận sinh viên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Dưới góc độ kinh tế học, sinh viên được xem là một lực lượng thanh niên đang học tập ở các trường đại học; là nguồn bổ sung cho nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tương lai. Tùy nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về sinh viên. Trong Từ điển tiếng Việt, “sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng [92, tr.860]. Với quan niệm sinh viên là tất cả những người đang học đại học và cao đẳng, ở bất cứ loại hình nào, lứa tuổi nào thì khái niệm sinh viên sẽ quá rộng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, khái niệm sinh viên ở các trường đại học được giới hạn bởi một số nét cơ bản sau: Một là, sinh viên đại học là những người tốt nghiệp phổ thông trung học, đã trúng tuyển đại học, đang học các chuyên ngành khác nhau ở các trường đại học; có độ tuổi khoảng từ 18 đến 25 tuổi. Đây là độ tuổi có những bước trưởng thành nhất định về mặt sinh học và mặt xã hội ở mỗi sinh viên. Ở góc độ sinh học, họ được coi là một cấp độ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất, có khả năng phát triển trí tuệ, nhân cách. Sinh viên đại học có hội tụ đủ những điều kiện nhất định và qua lần thi tuyển theo quy định của Luật Giáo dục ở nước ta hiện nay. Do được thi tuyển chặt chẽ, nên sinh viên có uy tín xã hội ưu trội hơn so với các nhóm thanh niên khác về trình độ học vấn. Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, xuất thân từ các giai tầng, thành phần dân tộc... khác nhau, đang trong quá trình học tập, chuẩn bị “hành trang” nghề nghiệp cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập. Họ có thể trở thành những cán bộ, công chức, viên chức, những người lao động trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, các kỹ năng ngày càng phát triển trong tương lai. Đang học tập, rèn luyện ở các trường đại học, do vậy sinh viên sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tương lai. Sinh viên là lực lượng quan trọng trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, mang sứ mệnh khẳng định trí tuệ và tầm vóc Việt Nam với bạn bè thế giới. Tuy vậy, sinh viên có phát huy được năng lực tiềm ẩn của mình hay không, điều đó không chỉ phụ thuộc vào khả năng của cá nhân, mà còn chịu sự quy định bởi quá trình đào tạo, cũng như công tác bồi dưỡng KNXH ở các trường đại học. Hai là, tiếp cận nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, sinh viên được quan niệm là nhóm thanh niên đang học tập, rèn luyện ở các trường đại học. Đặc điểm ưu trội của sinh viên là sự dồi dào các tiềm năng trong sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; luôn vươn tới cái mới, nhạy cảm và dễ thích ứng với đổi mới; có nhu cầu phong phú về tinh thần. Họ là lớp người rất nhạy cảm đối với thái độ, hành vi ứng xử của những người xung quanh. Cũng do đó, sinh viên gắn liền với niềm tin, dễ noi gương những hình mẫu nhân cách mà họ ngưỡng mộ; đồng thời thường tự biểu hiện, tự khẳng định mình, bộc lộ cá tính để dần định hình là một cá nhân mang nhân cách. Cái tôi - cá thể có một bản ngã riêng, độc lập trong quá trình hình thành, có nhu cầu cao về lòng tự trọng và cần được người lớn tôn trọng. Ba là, sinh viên là lớp người chưa có nhiều về kinh nghiệm và vốn sống, dễ phản ứng trực diện. Họ là những người rất dễ bị tổn thương trước những đối xử bất công, không công bằng trong đánh giá, trong xử thế; là lớp người dễ tin và niềm tin của họ trong sáng, chân thành, hướng thiện, giàu cảm xúc. Bởi vậy, khi trực tiếp chứng kiến những gì xảy ra trong đời, trong quan hệ với con người trái ngược với những điều tốt đẹp mà họ tin yêu, hy vọng thì rất dễ hoang mang, thất vọng. Trạng thái này ở sinh viên thường là cảm xúc mạnh hơn lý trí; thái độ, hành vi phản ứng trở lại của họ mạnh mẽ, tự phát, trực tiếp, ít có khả năng kiềm chế. Khi niềm tin bị đổ vỡ là lúc họ đau khổ, hoang mang, dễ mất phương hướng, có nguy cơ cao về khủng hoảng tinh thần. Bốn là, bên cạnh những biểu hiện chung của mình, sinh viên còn có biểu hiện đặc thù của từng chuyên ngành, của mỗi trường mà họ đang theo học. Mỗi nhóm sinh viên ở từng trường đại học cụ thể có điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục, sự từng trải, quan hệ bạn bè... không hoàn toàn đồng nhất. Tất cả những điều kiện, hoàn cảnh và môi trường ấy quy định sự biểu hiện phong phú về KNXH của sinh viên. Dựa vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên đại học, có thể chia thành các nhóm cơ bản: sinh viên năm thức nhất, sinh viên năm thứ hai, sinh viên năm thứ ba, sinh viên năm thứ tư, Dựa vào ngành đào tạo, có thể chia nhóm sinh viên thuộc khối KHTN, nhóm sinh viên thuộc khối KHXH&NV. Sự phân chia các nhóm sinh viên trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối, song nó là cơ sở khoa học cho việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng KNXH cho sinh viên đại học ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở khái niệm KNXH và một số đặc điểm của sinh viên, có thể quan niệm: KNXH của sinh viên đại học là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm vào các điều kiện, hoàn cảnh, quá trình xã hội để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích ứng xã hội, đáp ứng sự mong đợi của xã hội. KNXH của sinh viên rất đa dạng phong phú, tiếp cận theo quan điểm cấu trúc - hệ thống - hoạt động - giá trị - nhân cách thì KNXH cơ bản của sinh viên đại học bao gồm nhóm kỹ năng khám phá năng lực bản thân; nhóm kỹ năng tăng cường năng lực tương tác xã hội; nhóm kỹ năng tăng cường năng lực học tập và làm việc. Các nhóm KNXH của sinh viên được biểu hiện sinh động ở các kỹ năng cụ thể, đặc biệt là trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, như: kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, học hỏi từ những lời phê bình của người khác; kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng; kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân;... Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp: để đạt được những thành công trong cuộc sống, con người phải biết đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu đó. Mục tiêu phù hợp sẽ giúp con người sống có mục đích, biết quý trọng cuộc sống của mình và đặt mình vào cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và có thể dẫn đến lêch lạc. Vì vậy, xác định mục tiêu là đòi hỏi quan trọng với sinh viên. Điều này giúp sinh viên biết được những mong muốn cụ thể và cố gắng hoàn thành mong muốn trong thời gian mình muốn. Mục tiêu cũng giúp sinh viên biết được để đạt được ước mơ thì bản thân cần làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, những khó khăn và thuận lợi gặp phải.  Kỹ năng tự nhận thức: tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế. Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung, riêng nào so với những người khác. Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp. Kỹ năng giao tiếp: theo lý luận của Tâm lý học hoạt động, bản chất cuộc sống của con người là các dòng hoạt động nối tiếp nhau, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời. Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì. Trong cuộc sống hàng ngày, sinh viên thường xuyên giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho sinh viên đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp, góp phần thành công trong học tập, rèn luyện và công tác. Kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề: trong cuộc sống sinh viên có thể đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. Sinh viên cần phải suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Với mỗi quyết định và giải quyết đúng đắn, sinh viên có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bè bạn. Ra quyết định là việc làm quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Việc ra quyết định đòi hỏi suy nghĩ linh hoạt, kịp thời, sáng tạo. Điều đó sẽ giúp sinh viên luôn có sự lựa chọn đúng đắn trong các mối quan hệ giữa tình bạn - tình yêu, việc học tập cũng như đi thực tập của bản thân. Kỹ năng làm việc theo nhóm: tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ. Vì vậy, các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một điểm yếu của rất nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này. Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác: rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên. Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết; nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng cố tình phê bình, nếu sinh viên không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Vì thế, để tăng chỉ số này sinh viên cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện. Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng: trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Do áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, ngoài xã hội Vì thế, kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là rất cần thiết. Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn - tình yêu, đi thực tập sẽ không còn, cuộc sống của sinh viên sẽ luôn tươi mới. Kỹ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân: tập cách tự suy nghĩ và quyết định cho mỗi sinh viên từ việc ngành nghề cho đến học hành. Tìm hiểu bản thân mình để xác định cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Không ai hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình. Tìm hiểu những điểm mạnh yếu của bản thân để phát huy tối đa sở trường và hoàn thiện chính mình. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tìm hiểu ngành nghề đã trở nên rất dễ dàng với hệ thống mạng Internet. Báo chí và sách vở cũng trở nên phổ thông với hầu hết mọi tầng lớp giàu nghèo của xã hội. Chỉ bằng cách tự đào sâu tìm hiểu và quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, sinh viên mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn và phù hợp cho bản thân. Các kỹ năng thuộc cấu trúc KNXH của sinh viên có vị trí, vai trò, mức độ biểu hiện trong hoạt động học tập, giao tiếp, hợp tác, ứng xử và hoạt động xã hội không hoàn toàn giống nhau; song, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. 2.1.1.3. Khái niệm bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên đại học Bồi dưỡng là “làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [92, tr.191]. Trong hoạt động GD, ĐT, bồi dưỡng thường được hiểu là một dạng đào tạo không chính quy. Thực chất bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật hoá kiến thức mới, hiện đại hoặc góp phần bổ túc kiến thức chuyên môn, củng cố, phát triển những kỹ năng cần thiết theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Bồi dưỡng còn tạo điều kiện cho người được bồi dưỡng nâng cao trình độ một cách có hệ thống, toàn diện những tri thức, kỹ năng, thái độ một cách có hiệu quả hơn. Con người muốn tồn tại và phát triển, ngoài những kiến thức chuyên môn cần có các kỹ năng nhất định để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao do thực tiễn đặt ra. Đối với sinh viên, chủ nhân tương lai của đất nước, nguồn nhân lực cơ bản đối với sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Họ là nhóm thanh niên quan trọng cần được quan tâm bồi dưỡng KNXH, góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao. Trên cơ sở khái niệm KNXH và quan niệm về bồi dưỡng, tác giả quan niệm: Bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể bồi dưỡng bằng những nội dung, hình thức, biện pháp khác nhau tới sinh viên nhằm giúp họ bổ sung, cập nhật những kiến thức về KNXH và cách thức vận dụng nó trong hoạt động, quan hệ, giao tiếp và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt thường nhật một cách có hiệu quả, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Mục tiêu bồi dưỡng KNXH cho sinh viên là giúp họ bổ sung, cập nhật những kiến thức về KNXH cần thiết; có thể vận dụng những kiến thức về KNXH vào xử lý tốt những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày và trở thành thành viên tích cực trong các hoạt động, giao tiếp, quan hệ xã hội. Mục tiêu cụ thể: về kiến thức, sinh viên hiểu được khái niệm KNXH nói chung và từng KNXH nói riêng và sự cần thiết cũng như cách biểu hiện các kỹ năng trong cuộc sống và công việc; về thái độ, sinh viên có ý thức, trách nhiệm và tích cực, tự giác trong quá trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện KNXH, phù hợp trước các vấn đề trong cuộc sống và công việc; về thực tiễn, sinh viên biết vận dụng các KNXH trong cuộc sống và công việc và liên tục rèn luyện KNXH đã được bồi dưỡng ở các trường đại học và trong suốt cuộc đời. Chủ thể bồi dưỡng KNXH cho sinh viên gồm nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường, như: Đảng uỷ, Ban Giám hiệu (Giám đốc) nhà trường; các cơ quan chức năng; khoa giáo viên, các tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên. Trong đó, chủ thể chủ yếu tham gia bồi dưỡng KNXH cho sinh viên là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên và tổ chức của nó. Sinh viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình bồi dưỡng; sự nỗ lực tự bồi dưỡng của sinh viên đóng vai trò quyết định trực tiếp. Nội dung cơ bản bồi dưỡng KNXH cho sinh viên gồm: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của KNXH trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế; bồi dưỡng cho sinh viên hệ thống lý luận về các kỹ năng thành phần của KNXH; bồi dưỡng cho sinh viên về cách thức hành động, vận dụng và rèn luyện các KNXH trong học tập, hoạt động, giao tiếp. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên là rất phong phù, đa dạng. Sử dụng phương pháp, hình thức nào là tùy theo thuộc và nội dung, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của bối cảnh chung, của tình hình về chủ thể, đối tượng bồi dưỡng. 2.1.2. Nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học 2.1.2.1. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước luôn khẳng định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ nói chung, sinh viên đại học nói riêng. Đảng ta khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ” [20, tr.119-120], nhằm “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành người công dân tốt của đất nước” [20, tr.43]. Trên cơ sở quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các trường đại học xây dựng, tổ chức kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sinh viên theo tiêu chí xây dựng con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là có kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo, có khả năng sáng tạo, “tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực” [21, tr.162]; khuyến khích, cổ vũ sinh viên “nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại”. Các chủ thể giáo dục ở các trường đại học thực hiện nhiệm vụ chăm lo đào tạo, bồi dưỡng sinh viên một cách toàn diện cả phẩm chất và năng lực. Trong quá trình đào tạo không chỉ nhằm hình thành, phát triển kỹ năng nghề nghiệp mà còn cần có KNXH. Bồi dưỡng KNXH cho sinh viên vừa là đòi hỏi thường xuyên, vừa là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo đó, nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên trong bối cảnh hiện này theo các vấn đề cơ bản sau: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về vị trí, vai trò của KNXH đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Nếu sinh viên nhận thức không đúng hoặc không đầy đủ vị trí, vai trò của KNXH thì kết quả của quá trình bồi dưỡng mang lại hiệu quả không cao, khó đạt được mục đích đặt ra. Cốt lõi nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên là những kiến thức về KNXH trong hội nhập, “công dân toàn cầu”; thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin, thích ứng môi trường đa văn hóa, thích ứng thay đổi nghề nghiệp. Bởi vì, đối với sinh viên, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sinh viên còn cần có nâng cao KNXH và các kỹ năng khác của bản thân. Đây là điều kiện cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên đại học hiện nay. Cùng với việc nâng cao trao dồi kỹ năng học ngoại ngữ, sinh viên còn phải biết cập nhật và phân tích thông tin dữ liệu. Bên cạch đó, đòi hỏi cần phải bồi dưỡng KNXH cần thiết cho sinh viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như: kỹ năng (xác định mục tiêu phù hợp, tự nhận thức, giao tiếp, ra quyết định và xử lý vấn đề, làm việc theo nhóm, ra quyết định và xử lý vấn đề, biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác, ứng phó với cảm xúc căng thẳng, năng động, tự tin và biết thuyết phục người khác, làm chủ và tự đánh giá bản thân). Bồi dưỡng cho sinh viên về cách thức hành động, vận dụng các KNXH vào trong các hoạt động (học tập, rèn luyện, giao tiếp....); sử dụng các cách thức linh hoạt, sáng tạo trong quá trình vận dụng các KNXH vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra ở nhà trường và sau tốt nghiệp đại học. Bồi dưỡng những nội dung cụ thể về các KNXH cơ bản, cần thiết cho sinh viên được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nội dung bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn với nội dung giáo dục truyền thống của nhà trường, của đất nước; với nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, thực hiện bình đẳng giới,... cho sinh viên ở các trường đại học. 2.1.2.2. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho sinh viên ở các trường đại học * Phương pháp bồi dưỡng Khác với các kiến thức và một số kỹ năng nghề cụ thể có thể được hình thành bằng con đường truyền đạt hay cung cấp lý thuyết và mô hình khảo sát. KNXH không thể hình thành bằng con đường truyền đạt những thông tin lý thuyết hay thậm chí là kinh nghiệm về kỹ năng ấy. KNXH thiên về sự thích ứng và linh hoạt, do đó, sinh viên chỉ khi thật sự chủ thể trải nghiệm một cách đích thực với kỹ năng ấy, với những tình huống chứa đựng KNXH, với những thách thức hoặc với một “cung bậc” có tồn tại những thao tác của kỹ năng để sinh viên chiếm lấy bằng hành vi thì KNXH mới thực sự bắt đầu tồn tại. Vì vậy, các phương pháp bồi dưỡng KNXH cho sinh viên chủ yếu thông qua các hoạt động với những phương pháp phong phú, trong đó sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chủ yếu sau đây: Bồi dưỡng KNXH cho sinh viên được hình thành bằng con đường trải nghiệm. Thực chất của phương pháp bồi dưỡng KNXH cho sinh viên bằng con đường trải nghiệm là gắn với những hoạt động thường nhật, trong các tình huống khác nhau của cuộc sống, trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, mỗi sinh viên có thể tích luỹ những kinh nghiệm - giá trị và những yếu tố thuộc về nền tảng của thao tác hay thậm chí là các “thao tác” được điều chỉnh. Trên cơ sở những hoạt động phong trào Đoàn - Hội, những hoạt động ngoài giờ lên lớp, những hoạt động tự học, tự rèn... những KNXH sẽ dần dần được bồi đắp, bổ sung và phát triển ở sinh viên. Tuy nhiên, sự bồi đắp, bổ sung, phát triển KNXH của sinh viên cũng không hoàn toàn tích cực nếu như thiếu sự tác động có chủ đích của các tổ chức có nhiệm vụ chuyên biệt. Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác - chính trị và hỗ trợ sinh viên, các khoa giáo viên... cần có những định hướng mang tính chất chiến lược với những kế hoạch đặt ra dựa trên chức năng - vai trò của bộ phận hoặc cá nhân mình để việc phát triển KNXH mang một sắc thái mới của sự tác động có chủ đích và đồng bộ, thống nhất. Tích hợp bồi dưỡng KNXH trong quá trình dạy học, thông qua giảng dạy các môn học chính khóa. Với tầm quan trọng trong bối cảnh hiện nay, bồi dưỡng KNXH cho sinh viên cần được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Theo đó, đòi hỏi các chủ thể bồi dưỡng vận dụng tích hợp thông qua giảng dạy các môn học trong chương trình chính khóa. Coi bồi dưỡng KNXH cho sinh viên như một học phần, một nội dung không thể thiếu trong quá trình dạy học. KNXH cần triển khai có tính bắt buộc đưa vào chương trình GD,ĐT đại học. Trên cơ sở đó, sinh viên hoàn toàn có thể tiếp cận nội dung, hình thành phương pháp tự bồi dưỡng một cách khoa học, phù hợp và cũng là một nhiệm vụ, yêu cầu phấn đấu trong quá trình học tập. Bằng phương pháp bồi dưỡng này, sinh viên được giảng viên, báo cáo viên có chuyên môn hướng dẫn, với những tài liệu cụ thể và chương trình được thiết kế rõ ràng, theo mục đích đào tạo nên sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng KNXH cho sinh viên theo nhóm. Đối với phương pháp này, sinh viên sẽ tổ chức thành một nhóm cùng chia sẻ những kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm để trao đổi, thảo luận, học hỏi, bổ sung lẫn nhau về KNXH. Việc tổ chức nhóm có thể theo hình thức chính thống hoặc không chính thống; có thể sinh hoạt định kỳ hoặc sinh hoạt vào những thời gian thích hợp với điều kiện về thời gian của các thành viên. Phương pháp bồi dưỡng KNXH cho sinh viên theo nhóm có ưu điểm là sinh viên có thể linh động về mặt thời gian và học hỏi được sự trải nghiệm của các sinh viên khác, không phải tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu không có người - sinh viên (thủ lĩnh) nhóm đủ uy tín, không có những quy định cụ thể và sự liên kết giữa các sinh viên trong nhóm thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của mỗi cá nhân. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Để bồi dưỡng KNXH cho sinh viên, phương pháp hiệu quả thiết thực, hiệu quả nhất là tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa. Tổ chức hoạt động ngoại khóa được biểu hiện sinh độn...hư thế nào? TT Hình thức Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Đôi khi Không thực hiện 1. Tổ chức cho sinh viên tham gia các lớp KNXH 2. Tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn, Hội sinh viên tổ chức 3. Học các lớp bồi dưỡng KNXH trên mạng internet 4. Giảng viên hướng dẫn và hỗ trợ từng nhóm, từng trường hợp cụ thể 5. Tham gia các chiến dịch, các hoạt động vì cộng đồng 6. Tham gia công tác xã hội cùng với hoạt động của lớp, khoa, trường để trải nghiệm về các KNXH 7. Tham gia các câu lạc bộ về KNXH 8. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo 9. Tự học thông qua các tài liệu về KNXH D. Nội dung quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay Câu hỏi 10. Theo các em, việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên có kết quả như thế nào? TT Nội dung xây dựng, chỉ đạo Kết quả thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “sinh viên 5 tốt” 2. Kế hoạch hoạt động các ngày lễ lớn 3. Kế hoạch xây dựng các hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 4. Kế hoạch xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm. 5. Kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 6. Kế hoạch chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng 7. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên Câu hỏi 11. Theo các em, quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở mức độ nào sau đây? TT Mục tiêu, nội dung Mức độ Tốt Khá TB Yếu 1. Nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ của sinh viên 2. Góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng 3. Nhóm kỹ năng khám phá năng lực bản thân 4. Nhóm kỹ năng tăng cường năng lực tương tác xã hội 5. Nhóm kỹ năng tăng cường năng lực học tập, làm việc Câu hỏi 12. Các em cho biết, việc quản lý sự phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH đạt mức độ nào sau đây? TT Nội dung Mức độ Tốt Khá TB Yếu 1. Có kế hoạch phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 2. Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các Chi hội, Liên chi Hội Sinh viên 3. Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các chi Đoàn, Liên Chi đoàn 4. Phối hợp giữa các khoa giáo viên trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 5. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong quản lý bồi dưỡng KNXH Câu hỏi 13. Các em cho biết, quản lý các điều kiện bảo đảm hoạt động bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên có kết quả như thế nào? TT Các điều kiện Kết quả Tốt Khá TB Yếu 1. Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 2. Xây dựng các văn bản pháp quy, hướng dẫn thực hiện 3. Tổ chức các lực lượng quản lý các điều kiện, CSVC bảo đảm hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 4. Quản lý tài chính, CSVC phục vụ bồi dưỡng 5. Kiểm tra các lực lượng sử dụng CSVC trong tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng KNXH cho sinh viên Câu hỏi 14. Theo các em, việc quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng KNXH cho sinh viên có kết quả như thế nào? TT Các điều kiện Kết quả Tốt Khá TB Yếu 1. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 2. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 3. Kiểm tra việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các lực lượng tham gia bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 4. Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng 5. Kiểm tra việc sử dụng CSVC 6. Kiểm tra kết quả bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 7. Kiểm tra công tác thu chi, báo cáo tài chính trong tổ chức bồi dưỡng 8. Kiểm tra công tác báo cáo kết quả hoạt động định kỳ E. Đánh giá chung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay Câu hỏi 15. Theo ý kiến của các em, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay? TT Các yếu tố Mức độ Rất ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng 1. Đường lối, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về GD,ĐT đại học 2. Sự phát triển kinh tế, chính trị-xã hội của đất nước 3. Các quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng nơi cư trú của sinh viên 4. môi trường giáo dục ở các trường đại học và gia đình 5. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, giảng viên 6. Trình độ, năng lực của cán bộ Đoàn, Hội Sinh viên 7. Đặc điểm hình thành, phát triển nhân cách sinh viên 8. Nhận thức, thái độ của sinh viên 9. Tính tích cực tự bồi dưỡng, tự rèn luyện KNXH của SV Câu hỏi 16. Theo các em những nguyên nhân nào dẫn đến kết quả và hạn chế của quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên? a. Nguyên nhân ưu điểm ............................ b. Nguyên nhân hạn chế ............................ G. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay Câu hỏi 17. Để nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay, theo ý kiến của các em cần thực hiện các biện pháp nào?.......................................... Câu hỏi 18. Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM, theo ý kiến của các em cần sử dụng các biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây? TT Tên biện pháp Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Ít Quan trọng Không quan trọng 1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 2. Thực hiện tốt kế hoạch hóa bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 3. Chỉ đạo đổi mới phương thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 4. Tăng cường các hoạt động chính khóa, ngoại khóa có tích hợp, lồng ghép nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 5. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học Câu hỏi 19. Theo ý kiến của các em, các biện pháp quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM có mức độ cấp thiết và khả thi như thế nào? a. Mức độ cấp thiết TT Tên biện pháp Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 2. Thực hiện tốt kế hoạch hóa bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 3. Chỉ đạo đổi mới phương thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 4. Tăng cường các hoạt động chính khóa, ngoại khóa có tích hợp, lồng ghép nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 5. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học b. Mức độ khả thi TT Tên biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 2. Thực hiện tốt kế hoạch hóa bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 3. Chỉ đạo đổi mới phương thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 4. Tăng cường các hoạt động chính khóa, ngoại khóa có tích hợp, lồng ghép nội dung bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 5. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học 6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các em! Phụ lục 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Mục 1. Kết quả điều tra cán bộ, giảng viên ở các trường đại học Bảng 1. Đánh giá tầm quan trọng về việc bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học Tp.HCM TT Nội dung Mức độ Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Giúp sinh viên thích ứng với thay đổi của môi trường 58 25.8 48 21.3 58 25.8 61 27.1 2.46 5 2. Tạo cho sinh viên có cơ hội phát triển 114 50.7 62 27.6 22 9.8 27 12.0 3.17 1 3. Giúp sinh viên thích nghi, hòa nhập, cùng chung sống trong môi trường xã hội biến đổi nhanh chóng, phức tạp 112 49.8 59 26.2 27 12.0 27 12.0 3.14 3 4. Giúp sinh viên vượt qua khó khăn trong học tập, rèn luyện 108 48.0 64 28.4 34 15.1 19 8.4 3.16 2 5. Góp phần mang lại sự bình an, lợi ích cho sinh viên 60 26.7 50 22.2 56 24.9 59 26.2 2.49 4 ĐTB chung 2,89 Bảng 2. Đánh giá về những nội dung KNXH cần bồi dưỡng cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung Mức độ cần thiết đáp ứng (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Đặt mục tiêu 112 50 74 33.3 22 10 17 6.7 3.25 9 2. Tự nhận thức 123 54.4 68 31.1 18 8.7 16 5.8 3.32 3 3. Quản lý thời gian 117 51.6 68 30.7 22 9.8 18 8 3.26 7 4. Làm việc nhóm 112 48.9 72 32.7 24 10.7 17 7.8 3.24 11 5. Xác định giá trị 112 51.6 74 30.7 22 9.3 17 8.4 3.25 9 6. Thương lượng 97 53.6 40 26.9 39 12.7 49 6.9 2.82 13 7. Giao tiếp 115 55.8 55 29.1 35 8.4 20 6.7 3.18 10 8. Đảm nhận trách nhiệm 67 53.6 45 24.7 56 11.3 57 10.4 2.54 15 9. Ứng phó với cảm xúc căng thẳng 119 50.9 60 27.6 24 11.8 22 9.8 3.23 12 10. Thuyết phục người khác 70 48.9 55 31.1 47 9.3 53 10.7 2.63 16 11. Lắng nghe tích cực 127 51.6 68 30.7 18 8.4 12 9.3 3.38 1 12. Thể hiện sự cảm thông 120 29.1 65 28.2 22 7.8 18 12.7 3.28 6 13. Hợp tác 128 55.8 66 28.4 15 8.4 16 7.3 3.36 2 14. Tư duy phê phán 80 53.6 45 26.9 39 8.2 61 11.3 2.64 14 15. Giải quyết mâu thuẫn 123 50.7 59 30 21 10 22 9.3 3.26 8 16. Kiên định 123 53.1 62 27.3 21 10.4 19 9.1 3.29 5 17. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ 125 55.3 59 25.6 23 10.7 18 8.4 3.30 4 ĐTB chung 3,13 Bảng 3. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng KNXH của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Hình thức Mức độ thường xuyên Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Tổ chức cho sinh viên tham gia các lớp KNXH 86 51.3 25 29.3 49 10.9 65 8.4 2.59 2 2. Tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn, Hội sinh viên tổ chức 91 53.6 19 31.1 45 8.4 70 6.9 2.58 3 3. Học các lớp KNXH trên mạng internet 88 51.8 22 30.4 48 9.8 67 8 2.58 3 4. Giảng viên hướng dẫn và hỗ trợ từng nhóm, từng trường hợp cụ thể 79 48.7 24 32.4 50 10.7 72 8.2 2.49 6 5. Tham gia các chiến dịch, các hoạt động vì cộng đồng 89 50.9 20 30.9 48 9.1 68 9.1 2.58 5 6. Tham gia công tác xã hội cùng với các hoạt động của lớp, khoa, trường để trải nghiệm về các KNXH 90 54.2 28 26.9 47 12 60 6.9 2.66 1 7. Tham gia các câu lạc bộ về KNXH 78 47.3 22 31.8 54 10 71 10.9 2.48 7 8. Tham gia các hoạt động từ thiện 59 25.8 47 21.3 58 25.8 61 27.1 2.46 9 9. Tự học thông qua các tài liệu về KNXH 71 50.2 25 27.6 67 11.3 62 10.9 2.47 8 ĐTB chung 2.55 Bảng 4. Đánh giá về xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung xây dựng, chỉ đạo Kết quả thực hiện Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “sinh viên 5 tốt” 59 25.8 59 10.9 37 10.9 70 8.4 2.48 7 2. Kế hoạch hoạt động các ngày lễ lớn 67 29.8 67 11.1 24 10 67 6.9 2.60 2 3. Kế hoạch xây dựng các hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 65 27.1 65 10.9 25 10.9 69 8 2.55 4 4. Kế hoạch xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm. 66 29.3 66 10 26 11.6 67 8.2 2.58 3 5. Kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 63 28.2 63 11.6 27 10.2 72 9.1 2.52 5 6. Kế hoạch chỉ đạo Đoàn, Hội Sinh viên tổ chức sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng 65 29.1 45 10.2 50 10 65 6.9 2.49 6 7. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 68 28.4 68 11.6 21 11.3 68 10.9 2.60 1 ĐTB chung 2,55 Bảng 5. Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng KNXH ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Mục tiêu, nội dung Mức độ (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL SL SL SL 1. Nhằm góp phần phát huy tiềm năng, trí tuệ của sinh viên 59 25.8 37 10.9 59 10.9 70 8.4 2.38 3 2. Góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng 57 29.8 55 11.1 67 10 46 6.9 2.55 2 3. Nhóm kỹ năng khám phá năng lực bản thân 65 27.1 25 10.9 65 10.9 70 8 2.38 3 4. Nhóm kỹ năng tăng cường năng lực tương tác xã hội 66 29.3 47 10 65 11.6 47 8.2 2.59 1 5. Nhóm kỹ năng tăng cường năng lực học tập và làm việc 63 28.2 27 11.6 63 10.2 72 9.1 2.36 5 ĐTB chung 2,45 Bảng 6. Đánh giá về quản lý sự phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung Mức độ (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Có kế hoạch phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 46 25.8 76 10.9 58 10.9 45 8.4 2.55 3 2. Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các Chi hội, Liên chi Hội Sinh viên 56 29.8 60 11.1 63 10 46 6.9 2.56 2 3. Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các chi Đoàn, Liên Chi đoàn 60 27.1 30 10.9 65 10.9 70 8 2.36 5 4. Phối hợp giữa các khoa giáo viên trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 66 29.3 47 10 65 11.6 47 8.2 2.59 1 5. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong quản lý bồi dưỡng KNXH 55 28.2 43 11.6 57 10.2 70 9.1 2.37 4 ĐTB chung 2,49 Bảng 7. Đánh giá về quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Các điều kiện Kết quả thực hiện (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 97 49.1 45 25.8 38 12.4 45 12.7 2.86 2 2. Xây dựng các văn bản pháp quy, hướng dẫn thực hiện 58 27.1 30 10.9 67 10.9 70 8 2.34 5 3. Tổ chức các lực lượng quản lý các điều kiện, CSVC bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 55 28.2 43 11.6 58 10.2 69 9.1 2.37 4 4. Quản lý tài chính, CSVC phục vụ bồi dưỡng 98 46.9 54 29.3 28 10.4 45 13.3 2.91 1 5. Kiểm tra các lực lượng sử dụng CSVC trong tổ chức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 58 29.3 52 10 58 11.6 57 8.2 2.49 3 ĐTB chung 2,60 Bảng 8. Đánh giá về quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung Kết quả thực hiện (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 88 49.1 45 25.8 47 12.4 45 12.7 2.78 1 2. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 65 28.2 43 11.6 52 10.2 65 9.1 2.48 6 3. Kiểm tra việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các lực lượng tham gia bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 89 46.7 50 26.9 32 13.3 54 13.1 2.77 2 4. Kiểm tra việc phối hợp các lực lượng 63 46.9 54 29.3 55 10.4 53 13.3 2.56 4 5. Kiểm tra việc sử dụng CSVC 77 34.7 59 31.6 47 18.4 42 15.3 2.76 3 6. Kiểm tra việc đánh giá kết quả bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 66 28.2 43 11.6 52 10.2 64 9.1 2.49 5 7. Kiểm tra công tác thu chi, báo cáo tài chính trong tổ chức bồi dưỡng 55 28.2 43 11.6 52 10.2 75 9.1 2.35 8 8. Kiểm tra công tác báo cáo kết quả hoạt động định kỳ 62 27.1 30 10.9 63 10.9 70 8 2.37 7 ĐTB chung 2,57 Bảng 9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng (SL/%) Thứ bậc (1) % (2) % (3) % (4) % 1. Đường lối, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về GD,ĐT đại học 66 28.2 43 11.6 52 10.2 64 9.1 2.49 6 2. Sự phát triển kinh tế, chính trị-xã hội của đất nước 55 28.2 43 11.6 52 10.2 75 9.1 2.35 9 3. Các quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng nơi cư trú của sinh viên 62 27.1 30 10.9 63 10.9 70 8 2.37 8 4. môi trường giáo dục ở các trường đại học và gia đình 76 34.7 70 31.6 41 18.4 38 15.3 2.82 4 5. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, giảng viên 60 26.7 89 39.6 35 15.3 41 18.4 2.75 7 6. Trình độ, năng lực của cán bộ Đoàn, Hội Sinh viên 96 42.7 68 30.4 28 12.2 33 14.7 3.01 1 7. Đặc điểm hình thành, phát triển nhân cách sinh viên 68 30.4 65 30.2 44 19.6 48 19.8 2.68 5 8. Nhận thức, thái độ của sinh viên 88 39.8 62 27.6 35 15.1 40 17.6 2.88 3 9. Tính tích cực tự bồi dưỡng, tự rèn luyện KNXH của SV 93 42.7 60 26.9 33 14.7 39 15.8 2.92 2 ĐTB chung 2,97 Mục 2. Kết quả điều tra sinh viên (cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên, sinh viên) ở các trường đại học Bảng 1. Đánh giá về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học Tp.HCM TT Nội dung Mức độ (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Giúp sinh viên thích ứng với thay đổi của môi trường 120 26.7 91 20.2 123 27.3 117 26.0 2.48 4 2. Tạo cho sinh viên có cơ hội phát triển 227 50.4 133 29.6 44 9.8 46 10.2 3.20 2 3. Giúp sinh viên thích nghi, hòa nhập, cùng chung sống trong môi trường xã hội biến đổi nhanh chóng, phức tạp 231 51.3 124 27.6 52 11.6 43 9.6 3.21 1 4. Giúp sinh viên vượt qua khó khăn trong học tập, rèn luyện 218 48.4 131 29.1 67 14.9 34 7.6 3.18 4 5. Góp phần mang lại sự bình an, lợi ích cho sinh viên 120 26.7 90 20.0 123 27.3 117 26.0 2.47 5 ĐTB chung 2,91 Bảng 2. Đánh giá về những nội dung KNXH cần bồi dưỡng ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung Mức độ cần thiết đáp ứng (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Đặt mục tiêu 225 50.0 150 33.3 45 10.0 30 6.7 3.27 6 2. Tự nhận thức 245 54.4 140 31.1 39 8.7 26 5.8 3.34 1 3. Quản lý thời gian 232 51.6 138 30.7 44 9.8 36 8.0 3.26 7 4. Làm việc nhóm 220 48.9 147 32.7 48 10.7 35 7.8 3.23 11 5. Xác định giá trị 232 51.6 138 30.7 42 9.3 38 8.4 3.25 8 6. Thương lượng 241 53.6 121 26.9 57 12.7 31 6.9 3.28 5 7. Giao tiếp 251 55.8 131 29.1 38 8.4 30 6.7 3.34 2 8. Đảm nhận trách nhiệm 178 53.6 111 24.7 51 11.3 110 10.4 2.79 14 9. Ứng phó với cảm xúc căng thẳng 169 50.9 104 27.6 78 11.8 99 9.8 2.76 15 10. Thuyết phục người khác 160 48.9 99 31.1 57 9.3 134 10.7 2.63 16 11. Lắng nghe tích cực 232 51.6 138 30.7 38 8.4 42 9.3 3.23 10 12. Thể hiện sự cảm thông 156 29.1 102 28.2 35 7.8 157 12.7 2.29 17 13. Hợp tác 251 55.8 128 28.4 38 8.4 33 7.3 3.33 3 14. Tư duy phê phán 241 53.6 121 26.9 37 8.2 51 11.3 3.22 11 15. Giải quyết mâu thuẫn 178 50.7 119 30 45 10 108 9.3 2.82 13 16. Kiên định 239 53.1 123 27.3 47 10.4 41 9.1 3.24 9 17. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ 249 55.3 115 25.6 48 10.7 38 8.4 3.28 4 ĐTB chung 3,09 Bảng 3. Đánh giá về hình thức bồi dưỡng KNXH của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Hình thức Mức độ thường xuyên (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Tổ chức cho sinh viên tham gia các lớp KNXH 132 51.3 38 29.3 231 10.9 49 8.4 2.56 5 2. Tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn, Hội sinh viên tổ chức 140 53.6 31 31.1 241 8.4 38 6.9 2.61 3 3. Học các lớp KNXH trên mạng internet 137 51.8 36 30.4 233 9.8 44 8 2.59 4 4. Giảng viên hướng dẫn và hỗ trợ từng nhóm, từng trường hợp cụ thể 118 30 101 31.8 115 19.8 116 18.4 2.49 6 5. Tham gia các chiến dịch, các hoạt động vì cộng đồng 139 50.9 41 30.9 229 9.1 41 9.1 2.62 2 6. Tham gia công tác xã hội cùng với các hoạt động của lớp, khoa, trường để trải nghiệm về các KNXH 121 54.2 31 26.9 244 12 54 6.9 2.49 7 7. Tham gia các câu lạc bộ về KNXH 143 47.3 49 31.8 213 10 45 10.9 2.64 1 8. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo... 111 51.3 51 26.9 231 10.4 57 11.3 2.48 8 9. Tự học thông qua các tài liệu về KNXH 120 26.7 91 20.2 123 27.3 117 26.0 2.48 8 ĐTB chung 2,55 Bảng 4. Đánh giá về xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung xây dựng, chỉ đạo Kết quả thực hiện (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “sinh viên 5 tốt” 238 52.9 116 25.8 49 10.9 49 10.9 3.22 1 2. Kế hoạch hoạt động các ngày lễ lớn 221 49.1 134 29.8 50 11.1 45 10.0 3.11 4 3. Kế hoạch xây dựng các hình thức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 230 51.1 122 27.1 49 10.9 49 10.9 3.18 3 4. Kế hoạch xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm. 221 49.1 132 29.3 45 10.0 52 11.6 3.15 6 5. Kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 225 50.0 127 28.2 52 11.6 46 10.2 3.16 5 6. Kế hoạch chỉ đạo Đoàn, Hội Sinh viên tổ chức Sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng 228 50.7 131 29.1 46 10.2 45 10.0 3.21 2 7. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 219 48.7 128 28.4 52 11.6 51 11.3 3.14 7 ĐTB chung 3,17 Bảng 5. Đánh giá về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng KNXH ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Mục tiêu, nội dung Mức độ (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL SL SL SL 1. Nhằm góp phần phát huy tiềm năng, trí tuệ của sinh viên 221 49.1 116 25.8 56 12.4 57 12.7 3.11 1 2. Góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng 218 48.4 106 23.6 54 12.0 72 16.0 3.04 5 3. Nhóm kỹ năng khám phá năng lực bản thân 117 51.1 99 27.1 112 10.9 122 10.9 2.47 5 4. Nhóm kỹ năng tăng cường năng lực tương tác xã hội 118 51.1 101 27.1 116 10.9 115 10.9 2.49 3 5. Nhóm kỹ năng tăng cường năng lực học tập và làm việc 115 51.1 100 27.1 120 10.9 115 10.9 2.48 4 ĐTB chung 2,72 Bảng 6. Đánh giá về quản lý sự phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung Mức độ (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Có kế hoạch phối hợp các lực lượng trong bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 189 42.0 123 27.3 69 15.3 69 15.3 2.96 1 2. Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các Chi hội, Liên chi Hội Sinh viên 179 39.8 111 24.7 83 18.4 77 17.1 2.87 3 3. Triển khai kế hoạch phối hợp hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các chi Đoàn, Liên Chi đoàn 168 37.3 105 23.3 89 19.8 88 19.6 2.78 4 4. Phối hợp giữa các khoa giáo viên trong quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 196 43.6 109 24.2 68 15.1 77 17.1 2.94 2 5. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong quản lý bồi dưỡng KNXH 117 51.1 99 27.1 112 10.9 122 10.9 2.47 5 ĐTB chung 2,8 Bảng 7. Đánh giá về quản lý các điều kiện bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Các điều kiện Kết quả thực hiện (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 211 46.9 122 27.1 78 17.3 39 8.7 3.12 3 2. Xây dựng các văn bản pháp quy, hướng dẫn thực hiện 116 51.1 101 27.1 117 10.9 116 10.9 2.48 4 3. Tổ chức các lực lượng quản lý các điều kiện, CSVC bảo đảm cho hoạt động bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 201 44.7 115 25.6 73 16.2 61 13.6 3.01 5 4. Quản lý tài chính, CSVC phục vụ bồi dưỡng 204 45.3 135 30.0 67 14.9 44 9.8 3.11 4 5. Kiểm tra các lực lượng sử dụng CSVC trong tổ chức bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 114 51.1 101 27.1 115 10.9 120 10.9 2.46 5 ĐTB chung 2,84 Bảng 8. Đánh giá về quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Nội dung Kết quả thực hiện (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 198 44.0 122 27.1 60 13.3 70 15.6 3.00 1 2. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 118 51.1 101 27.1 116 10.9 115 10.9 2.49 6 3. Kiểm tra tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các lực lượng tham gia bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 156 34.7 142 31.6 83 18.4 69 15.3 2.86 2 4. Kiểm tra phối hợp các lực lượng 120 26.7 178 39.6 69 15.3 83 18.4 2.74 4 5. Kiểm tra sử dụng CSVC 135 30.0 137 30.4 89 19.8 89 19.8 2.71 5 6. Kiểm tra việc đánh giá kết quả bồi dưỡng KNXH cho sinh viên 156 34.7 136 30.2 88 19.6 70 15.6 2.84 3 7. Kiểm tra công tác thu chi, báo cáo tài chính trong tổ chức bồi dưỡng 117 51.1 99 27.1 112 10.9 122 10.9 2.47 8 8. Kiểm tra công tác báo cáo kết quả hoạt động định kỳ 116 51.1 101 27.1 117 10.9 116 10.9 2.48 7 ĐTB chung 2,70 Bảng 9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng KNXH cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng (SL/%) Thứ bậc (1) (2) (3) (4) SL % SL % SL % SL % 1. Đường lối, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về GD,ĐT đại học 113 51.1 99 27.1 116 10.9 122 10.9 2.45 9 2. Sự phát triển kinh tế, chính trị-xã hội của đất nước 117 51.1 99 27.1 112 10.9 122 10.9 2.47 6 3. Các quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng nơi cư trú của sinh viên 116 51.1 101 27.1 117 10.9 116 10.9 2.48 8 4. môi trường giáo dục ở các trường đại học và gia đình 156 34.7 142 31.6 83 18.4 69 15.3 2.86 4 5. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, giảng viên 120 26.7 178 39.6 69 15.3 83 18.4 2.74 5 6. Trình độ, năng lực của cán bộ Đoàn, Hội Sinh viên 192 42.7 137 30.4 55 12.2 66 14.7 3.01 1 7. Đặc điểm hình thành, phát triển nhân cách sinh viên 137 30.4 136 30.2 88 19.6 89 19.8 2.71 7 8. Nhận thức, thái độ của sinh viên 179 39.8 124 27.6 68 15.1 79 17.6 2.90 3 9. Tính tích cực tự bồi dưỡng, tự rèn luyện KNXH của SV 192 42.7 121 26.9 66 14.7 71 15.8 2.96 2 ĐTB chung 2,76 Mục 3. Tổng hợp các báo cáo của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM từ năm 2016 đến 2018 Bảng 1. Kết quả thực hiện phong trào “Sinh viên 5 tốt” ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM Năm học Số sinh viên đăng ký tham gia Số sinh viên đạt chuẩn 5 tốt Số tập thể đạt chuẩn 5 tốt Chi Hội Liên Chi hội cấp cấp Trường T.phố TW Trường T.phố TW 2016 - 2017 275.320 42.339 9.468 3.291 121 32 175 05 05 2017 - 2018 276.951 44.311 10.864 3.663 102 87 185 02 02 Bảng 2. Thống kế hoạt động của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM tham gia Chương trình “Xây dựng Hội Sinh viên vững mạnh” từ tháng 08/2016 đến 07/ 2018 Tổng số sinh viên Tổng số Hội viên Kết nạp mới Xóa tên Tổng số Hội viên Tỉ lệ (%) SV Tổng số Nữ Tổng số Nữ 380.645 310.681 160.388 93.482 72.687 333.501 173.006 87,61 DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO Hoa Chăm Khmer Bana, Jarai, stieng Thái, Tày, Nùng Khác Tổng Công giáo Tin Lành Phật giáo Hồi giáo Khác Tổng 5.884 1.178 1.426 257 866 1.825 11.436 27.729 2.605 31.195 312 3.208 65.049 SỐ CƠ SỞ HỘI Tổng số Liên chi hội Tổng số Chi hội Số Chi hội - Liên Ch hội mới thành lập Tổng Theo Khoa, Ngành, bộ môn Theo KTX Theo Khóa học Tổng khoa lớp Theo dãy, lầu, khu, KTX Ngành, ngoại trú, giảng đường 320 306 7 7 6.154 13 6.234 5.986 52 1.337 PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG HỘI VIÊN - CƠ SỞ HỘI Hội viên Cơ sở Hội Xuất sắc Tốt Khá Trung bình Yếu Mạnh Khá Trung bình Yếu 49.405 66.472 59.098 16.917 860 1.821 1.326 373 7 CÂU LẠC BỘ - ĐỘI - NHÓM TẬP HỢP SINH VIÊN Học tập – NCKH VHVN–TDTT Tình nguyện Sở thích CH lớp thành lập CLB-Đ-N Số lượng SV tham gia các đội hình SL Thành viên SL Thành viên SL Thành viên SL Thành viên SL Thành viên SL Tỉ lệ % 874 51.778 343 31.018 277 33.955 253 26.336 1.622 76.325 343.501 90,24 Bảng 3. Thống kê về Chương trình “Tư vấn, hỗ trợ, trang bị kỹ năng thực hành xã hội” ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM từ tháng 08/2016 đến 07/ 2018 Quỹ học bổng Nhà trọ Việc làm thêm Chỗ thực tập Số suất học bổng đã trao Tổng giá trị học bổng đã trao (triệu đồng) 12.805 24.116,92 56.486 74.369 34.096 Tư vấn, hỗ trợ CSVC, điều kiện học tập Hoạt động Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm Hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, Hội Sinh viên trường Hoạt động văn hóa văn nghệ Giải hoạt động thể thao Số hoạt động Số Hội viên, sinh viên được tham gia (lượt) Số buổi Sinh viên tham gia Số buổi Số sinh viên tham gia Số hoạt động Sinh viên tham gia Cấp khoa Cấp trường Số giải SV tham gia Số giải SV tham gia 279 115.370 328 106.614 149 64.299 673 285.741 889 178.933 213 99.618 Tư vấn về tâm lý Tư vấn, hỗ trợ về pháp luật Tư vấn, hỗ trợ về hội nhập quốc tế (Các hoạt động giao lưu quốc tế, các cuộc thi sử dụng ngoại ngữ) Giáo dục, nâng cao kỹ năng Sân chơi sinh viên Số hoạt động Số hội viên, sinh viên được tham gia (lượt) Số hoạt động Số hội viên, sinh viên được tham gia (lượt) Số Số lần tổ chức Số Hội viên, SV được tham gia (lượt) Số lần tổ chức Số hội viên, sinh viên được tham gia (lượt) hoạt động Hội viên, SV được tham gia (lượt) 134 88240 178 93009 202 48859 768 129539 1780 401869

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_boi_duong_knxh_cho_sinh_vien_o_cac_truong_da.doc
  • docBIA LUAN AN.doc
  • docBIA TOM TAT TIENG VIET.doc
  • docBIA TT TIENG ANH.doc
  • docTHONG TIN MANG TIENG ANH.doc
  • docTHONG TIN MANG TIENG VIET.doc
  • docTOM TAT TIENG ANH.doc
  • docTOM TAT TIENG VIET.doc
Tài liệu liên quan