BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐẶNG LỘC THỌ
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
ĐẶNG LỘC THỌ
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
214 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ NGÀNH: 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TSKH. Nguyễn Kế Hào
TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu là của riêng tôi. Các số liệu khảo sát và thực nghiệm là kết quả nghiên cứu trung thực, chưa công bố ở các tài liệu khác. Nếu có gì sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Tác giả luận án
Đặng Lộc Thọ
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CB: Cán bộ
CĐ: Cao đẳng
CĐSP: Cao đẳng Sư phạm
CNH-HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
GD: Giáo dục
GDĐH: Giáo dục Đại học
GDĐT: Giáo dục và Đào tạo
GV: Giảng viên
ĐG: Đánh giá
ĐGGD: Đánh giá Giáo dục
ĐGKQHT: Đánh giá Kết quả học tập
ĐH: Đại học
ĐTB: Điểm trung bình
KH&CN: Khoa học và Công nghệ
KQHT: Kết quả học tập
KT: Kiểm tra
KTĐG: Kiểm tra Đánh giá
KT&KĐCLGD: Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục
QL: Quản lí
QLGD: Quản lí Giáo dục
SV: Sinh viên
TNKQ: Trắc nghiệm khách quan
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về mục đích, yêu cầu trong ĐGKQHTSV của CBQL, GV và SV 53
Bảng 2.2. Thực trạng công tác chuẩn bị trước khi ĐGKQHTSV 58
Bảng 2.3. Những nội dung thông báo cho người học trước khi KT/thi 59
Bảng 2.4. Thực trạng công tác chuẩn bị đề ĐGKQHTSV 60
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung ĐGKQHT theo ĐG của CBQL, GV và SV 55
Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng các hình thức ĐGKQHT 56
Bảng 2.7. Đánh giá về công tác coi thi 64
Bảng 2.8. Đánh giá công tác tổ chức coi thi 65
Bảng 2.9. Đánh giá về công tác chấm bài thi của giảng viên 65
Bảng 2.10. Nguyên nhân của sự hạn chế trong chấm thi 66
Bảng 2.11. Những việc GV thường làm sau khi KT 68
Bảng 2.12. Nhận thức về tầm quan trọng của việc QL hoạt động ĐGKQHT 70
Bảng 2.13. Đánh giá công tác QL về lập kế hoạch hoạt động ĐGKQHTSV......71
Bảng 2.14. Quản lý việc thực hiện kế hoạch ĐGKQHTSV 72
Bảng 2.15. Quản lí việc ra đề thi 73
Bảng 2.16. Đánh giá về việc quản lí duyệt đề thi 74
Bảng 2.17. Quản lí việc thực hiện các qui định về tổ chức thi 78
Bảng 2.18. Các hình thức phổ biến qui chế, qui định cho SV 75
Bảng 2.19. QL công tác bồi dưỡng nghiệp vụ về ĐGKQHTSV cho CB, GV 76
Bảng 2.20. Quản lí trong chấm điểm ĐGKQHTSV 78
Bảng 2.21.Thực trạng quản lí hồ sơ ĐGKQHTSV 80
Bảng 2.22. Thực trạng QL việc thông báo kết quả sau khi ĐGKQHT 81
Bảng 2.23. Đánh giá về công tác QL hoạt động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch 84
Bảng 2.24. Nguyên nhân những hạn chế trong QL hoạt động ĐGKQHT 87
Bảng 2.25. Những chính sách về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐGKQHT của SV 88
Bảng 2.26. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐGKQHTSV 90
Bảng 3.1. Kết quả nhận thức về hoạt động ĐGKTHTSV của nhóm TN trước thực nghiệm 135
Bảng 3.2. Kết quả nhận thức về hoạt động ĐGKTHTSV của nhóm TN sau TN 137
Bảng 3.3. Kết quả nhận thức của nhóm ĐC trước thực nghiệm 141
Bảng 3.4. Kết quả nhận thức của nhóm ĐC tại thời điểm sau thực nghiệm 143
Bảng 3.5. So sánh nhận thức về hoạt động ĐGKQHTSV của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm 145
Bảng 3.6. Kết quả đo các kỹ năng và nghiệp vụ coi thi trong hoạt động ĐGKQHTSV của nhóm TN trước thực nghiệm 136
Bảng 3.7. Kết quả đo các kỹ năng và nghiệp vụ coi thi trong hoạt động ĐGKQHTSV của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (tập huấn) 138
Bảng 3.8. Kết quả kỹ năng, nghiệp vụ coi thi nhóm ĐC 144
Bảng 3.9. So sánh kỹ năng và nghiệp vụ coi thi trong hoạt động ĐGKQHTSV của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm 145
MÔ HÌNH
Mô hình 1.1. QL hoạt động ĐGKQHT của ĐH Oxford 37
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH – HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vai trò này của GDĐH chỉ có thể được khẳng định bởi việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở GDĐH. Vì lẽ đó, bài toán về chất lượng GDĐH đã và đang là một thách thức đối với QL phát triển GDĐH ở nước ta hiện nay, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ QLGD là khâu then chốt [22].
Nhận định về chất lượng GD, trong đó có chất lượng của GDĐH, Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Chất lượng GD còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền GD tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của SV, SV tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, SV” [15].
Có một tổ hợp các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có những nguyên nhân về phương diện QLGD cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô, Chiến lược phát triển GD 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Tư duy về GD chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận mới về phát triển GD trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới QL nhà nước về GD. Chưa nhận thức đầy đủ và thiếu chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các bộ ngành, địa phương, thiếu qui hoạch mạng lưới các cơ sở GD nghề nghiệp. Các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực sau đào tạo còn nhiều bất cập” [15]. Ở từng cơ sở GDĐH, QL chất lượng đào tạo chưa được coi trọng đúng mức, hệ thống đảm bảo chất lượng của nhiều cơ sở GDĐH yếu kém dẫn đến những bất cập về phương diện chất lượng cả ở đầu vào, quá trình đào tạo và ở đầu ra. Vì vậy, chiến lược phát triển GD 2011 – 2020 đã xác định giải pháp: “Đổi mới QLGD” là giải pháp đột phá, trong đó chú trọng “Tập trung vào QL chất lượng GD, chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học GD, khoa học công nghệ và khoa học QL, từng bước vận dụng chuẩn của GD, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả GD, xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng GD, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở GD của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình GD nghề nghiệp, ĐH”[15].
2. Trong hệ thống GDĐH nước ta hiện nay có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CB QLGD với 14 trường đại học sư phạm, 39 trường CĐSP (sau đây trong khuôn khổ luận án gọi chung là các trường sư phạm). Đây là lực lượng đóng vai trò quyết định để thực hiện mục tiêu: “Phát triển ngành sư phạm Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên, CB QLGD của hệ thống GD mầm non, GD phổ thông, GD thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020” [3]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của nhiều trường sư phạm, trong đó có các trường CĐSP còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền GD tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Điều này cho thấy, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa năng lực đáp ứng của các trường sư phạm và kỳ vọng của xã hội đối với các trường sư phạm. Theo đó, vấn đề tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường sư phạm cần phải được đặt ra và giải quyết một cách cấp bách và nghiêm túc.
3. QL đào tạo dựa vào chuẩn là một trong những tiếp cận và xu hướng của QL hiện đại trong lĩnh vực QLGD, nhất là đào tạo ĐH. Đào tạo dựa vào chuẩn đòi hỏi phải thiết lập được chuẩn đào tạo. Chuẩn đào tạo là chuẩn bao quát có chức năng QL cả 3 khâu của quá trình đào tạo, tức là bao gồm chuẩn đầu vào, chuẩn nguồn lực tác động và được sử dụng trong quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra. Tuy nhiên trình tự phát triển chuẩn phải ngược lại, theo logic sau: chuẩn đầu ra, chuẩn nguồn lực đào tạo, chuẩn đầu vào. Cả 3 chuẩn kết hợp với nhau và nhập làm một thì được gọi là chuẩn đào tạo, là một công cụ để QL quá trình đào tạo. Như vậy, để QL chất lượng đào tạo ĐH, cần thiết phải thiết lập được chuẩn đào tạo, trong đó thiết lập chuẩn đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng. Trong chuẩn đầu ra, kết quả học tập của người học lại là một trong những thành tố cấu trúc trung tâm. Đây là lý do khiến cho vấn đề ĐGKQHT của người học được sự quan tâm đặc biệt trong những nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức đào tạo ở các cơ sở GDĐH.
Trong lý luận dạy học ĐH, ĐGKQHT của SV được xem xét đồng thời ở hai phương diện, vừa là một phương pháp dạy học vừa là một khâu của quá trình dạy học. Cho dù ở phương diện nào thì ĐGKQHT cũng vừa thể hiện rõ chức năng QL của nó. Ở bình diện phương pháp dạy học, ĐGKQHT là phương pháp thực hiện nhiệm vụ QL dạy học của GV; ở bình diện quá trình, ĐGKQHT thực hiện chức năng QL với tư cách là một khâu cuối cùng của quá trình dạy học.
ĐGKQHT là một khâu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo nói chung và trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nói riêng, nâng cao chất lượng hoạt động ĐGKQHT là nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua ĐGKQHT trong quá trình đào tạo, nhà QLGD biết được nhà trường đã làm tốt điều nào, những điều nào cần thay đổi để có thể đào tạo tốt hơn góp phần đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của GV, giúp SV biết được họ tiếp thu được cái gì, cái gì chưa tiếp thu được, mức độ đã đạt được. Đây là lí do khiến các nhà lí luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lí GDĐH đặc biệt quan tâm đến vấn đề QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
4. Thực tiễn QL đào tạo ở các cơ sở GDĐH, các trường sư phạm nói chung và các trường CĐSP nói riêng cho thấy, QL hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay còn nhiều điểm bất cập với những biểu hiện cụ thể như: hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về KT, ĐGKQHT còn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, năng lực của bộ máy và nhân lực thực hiện ĐGKQHT ở các trường CĐSP chưa có tính hệ thống và chưa tạo thiết lập được những cơ sở khoa học thực sự vững chắc cho những thay đổi trong QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP.
Những phân tích trên là lí do của việc chọn đề tài nghiên cứu luận án “Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động ĐGKQHT của SV và QL hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới GDĐH để đề xuất một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐSP đáp ứng mục tiêu “Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 – 2020” của Bộ GDĐT theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu: Nội dungQL đào tạo, nội dung hoạt động ĐGKQHT và nội dung QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ương.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trên cơ sở nghiên cứu phát hiện những bất cập về quan điểm, nội dung và phương pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương, nếu xây dựng và áp dụng được các giải pháp hữu hiệu QL hoạt động ĐGKQHT theo hướng đảm bảo tính pháp chế của các qui định về ĐGKQHT, tổ chức tốt bộ máy và nhân lực, hướng tới mục tiêu ĐG chính xác KQHT của người học, hoạt động ĐGKQHT thì sẽ góp phần giảm thiểu các hạn chế hiện nay, nâng cao độ tin cậy và giá trị của hoạt động ĐGKQHT, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường ĐH, CĐ trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm QL hoạt động ĐGKQHTSV trong và ngoài nước.
5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động ĐGKQHT và QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
5.3. Đề xuất một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHTvà đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam.
6. GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp tương ứng với nội dung của QL ĐGKQHT để vận dụng trong QL hoạt động ĐGKQHTSV ở các trường CĐSP.
6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát
Khảo sát ở 3 trường CĐSP: CĐSP Trung ương (ở Hà Nội), CĐSP Trung ương Nha Trang, CĐSP Trung ương TP Hồ Chí Minh.
6.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát
- Khảo sát thử để xây dựng và chuẩn hoá phiếu điều tra 33 CBQL trường, khoa, phòng ở ba trường CĐSP Trung ương.
- Khảo sát thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT 33 CBQL (trường, khoa, phòng), 69 GV và 316 SV ở ba trường CĐSP Trung ương
- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT ở ba trường CĐSP Trung ương của 17 chuyên gia về QLGD, 33 CBQL và 69 GV.
- Thử nghiệm tác động và thực nghiệm đối chứng một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT tại trường CĐSP Trung ương.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các nguồn tài liệu có liên quan về GDĐT và công tác QLGD. Nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành; các tài liệu, sách, tạp chí và báo cáo khoa học có liên quan đến QL hoạt động ĐGKQHT.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mẫu 1 và 2: Phiếu xin ý kiến CBQL và GV 03 trường CĐSP Trung ương về thực trạng hoạt động ĐGKQHT; thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT và các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP.
- Mẫu 3: Phiếu khảo sát SV 03 trường CĐSP Trung ương về thực trạng hoạt động ĐGKQHT và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP.
- Mẫu 4 (Dành cho chuyên gia): Khảo nghiệm giá trị khoa học của các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP theo yêu cầu đổi mới GDĐH.
- Mẫu 5: Thực nghiệm một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP theo yêu cầu đổi mới GDĐH.
7.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực QLGD về các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở ba trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH và một số vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Thông qua các hình thức như tổ chức hội thảo, trao đổi... về kinh nghiệm và các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ương.
7.5. Phương pháp thực nghiệm tác động
Thực nghiệm một số giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở Trường CĐSP Trung ương.
7.6. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các công thức toán thống kê như tính giá trị trung bình, hệ số tương quan, kiểm định độ tin cậy của các con số %, với sự hỗ trợ của phần mềm tin học SPSS để xử lý, định lượng các số liệu và kết quả nghiên cứu nhằm xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: QL hoạt động ĐGKQHT là yêu cầu tất yếu và cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐSP.
- Luận điểm 2: QL hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình triển khai đồng bộ các tác động nhằm đảm bảo tính pháp chế của các qui định về ĐGKQHT của SV, phù hợp với thực tiễn đào tạo nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
- Luận điểm 3: Nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV do luận án đề xuất sẽ góp phần giảm thiểu các hạn chế hiện nay, nâng cao độ tin cậy và giá trị của hoạt động ĐGKQHT ở các trường CĐSP, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDĐH.
9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
9.1. Về lí luận
- Lý giải, làm rõ một số khái niệm, một số nội dung và thuật ngữ về QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP
- Hệ thống hoá, lý giải có tính định hướng lý luận về quan điểm, nội dung, phương pháp và qui trình hoạt động ĐGKQHT của SV và QL hoạt động ĐGKQHT của SV theo chức năng.
9.2. Về thực tiễn
- Phát hiện những hạn chế, bất cập trong công tác QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ương về quan điểm, nội dung, phương pháp đánh giá và quản lí đánh giá, chỉ ra những yêu cầu đổi mới và các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu lực QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở các trường CĐSP Trung ương để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động ĐGKQHT của SV.
Chương 2: Thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương.
Chương 3: Giải pháp QL hoạt động ĐGKQHT của SV các trường CĐSP Trung ương theo yêu cầu đổi mới GDĐH.
Kết luận và khuyến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV ở nước ngoài
- Những nghiên cứu về hoạt động ĐGKQHT
+ Nghiên cứu lý thuyết chung về kiểm tra - đánh giá trong lớp học như công trình của C.A. Paloma và những người khác [82].Những tài liệu viết về lĩnh vực này được biết đến như: cuốn "Measuring Educational Achievement" (Đo lường thành tích giáo dục) của Robert L. Ebel [116] mô tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh giá định lượng kết quả học tập của học sinh; cuốn "Measurement and Evaluation in Teaching" (Đo lường và đánh giá trong dạy học) của Norman E. Gronlund giới thiệu tới giáo viên và những người đang theo học nghiệp vụ sư phạm về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả [105]; cuốn "A Teacher's Guide to Assessment" (Hướng dẫn giáo viên đánh giá) do D.S. Frith và H.G.Macintosh viết rất cụ thể, chuyên sâu về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho điểm, [91].
+ Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật KT, ĐGKQHT được trình bày trong cuốn "Classroom Assessment - Techiniques" của Thomas A. Agelo, K.Patricia Cross [124l] giới thiệu cho GV biết cần sử dụng các phương pháp cụ thể nào trong đánh giá trên lớp học và việc ra các quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá. Rick Stiggins (và các đồng nghiệp) đã nghiên cứu về đánh giá trên lớp học với các phương pháp, kỹ thuật cụ thể và đã cho xuất bản 3 cuốn sách nghiên cứu về lĩnh vực này là: "Student- Centered Classrom Assessment" (1994) [112], "Classrom Assessment for Student Learning" (2004) [113] và cuốn "Student- Involved Assessment for Learning" (2008) [114].
+Nghiên cứu mô hình ĐG, trong đó có ĐGKQHT trong phạm vi các trường ĐH, CĐ như: mô hình của ĐH Oxford [106], mô hình CLEP của Mỹ [83, 85, 86].
+ Nghiên cứu xu hướng ĐGKQHT như cuốn tài liệu thể hiện xu hướng đánh giá hiện đại đang thịnh hành của GS. TS Anthony J.Nitko, Đại học Arizôna (Mỹ) mang tên "Educational Assessment of Students" (Đánh giá học sinh) đề cập đến rất nhiều nội dung của ĐGKQHT, bao gồm: Phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh[77].
+ Nghiên cứu về vai trò, tác động của đánh giá trong GD và GD ĐH như các nghiên cứu của Dun, K.E & Mulvenson, S.W (2009) “A Critical Review of Research on Formative Assessment: The Limited Scientific Evidence of the Impact of Forrmative Assessment in Education” [90]; Tarasa, M. (2009) “Summative Assessment: The Missing Link for Forrmative Assessment” [120]; Fook, C. Y., Sidhu, G. K. (2010) “Authentic Assessment and Pedagogical Strategies in Higher Education” [95] ...
- Những nghiên cứu về QL hoạt động ĐGKQHT
Có nhiều tài liệu bàn về QL hoạt động ĐGGD như: cuốn Monitering Educational Achivement của N.Postlethwaite (2004); cuốn Monitering Evaluation: Some Tools, Methods and Approches do Worbank phát hành (2004); cuốn Managing Evaluation in Educational của Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F. Wilkinson and M. John Mc Auley (1992); cuốn “Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả” của Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2005), Ngân hàng Thế giới [38] Các cuốn tài liệu này đã chỉ cho người đọc thấy các nghiệp vụ QL cần thực hiện để QL hoạt động ĐGGD như thế nào cho hiệu quả.
Đặc biệt, cuốn tài liệu của UNESCO có bàn đến công tác ĐGKQHT của học sinh tại Việt Nam "Monitoring Educational Achievement" (Giám sát thành tích giáo dục) đã giải thích ý nghĩa của khái niệm "giám sát thành tích giáo dục", chỉ ra các nhóm tiêu chí được đánh giá và một số vấn đề đặt ra đối với các nhà QLGD [128].
- Kinh nghiệm về QL hoạt động ĐGKQHT ở một số nước trên thế giới:
* QL hoạt động ĐGKQHTSV trong GDĐH ở Anh
Cơ quan kiểm định chất lượng GDĐH của Anh được thành lập từ năm 1977 viết tắt là QAA (Quality Assurance Agency for Higher Education). Theo QAA, ĐGKQHT nhằm mục đích: cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập của SV để thúc đẩy SV học tập; cung cấp thông tin cho xã hội và các nhà QLGD về mức độ đạt được về kiến thức, khả năng và kỹ năng của SV theo tiêu chuẩn đã đặt ra (của Trường và của Quốc gia).
Cơ quan kiểm định chất lượng GDĐH của Anh đã xây dựng bộ chỉ số gồm 15 quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua ĐGKQHT, phù hợp với những tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng đào tạo của châu Âu trong lĩnh vực GDĐH, liên quan đến các khía cạnh như: quy định, quy trình; quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân liên quan; phương pháp ĐGKQHT; cơ chế chấm điểm, xử lí điểm; việc công bố điểm, lưu giữ thông tin, dữ liệu... Bộ chỉ số này đảm bảo cho việc ĐGKQHT của SV được chính xác, công bằng, minh bạch, giúp cho việc khuyến khích được SV nâng cao thành tích của mình. Đây là cơ sở để QAA kiểm định chất lượng đào tạo của các trường ĐH. Việc QL hoạt động ĐGKQHT của SV được tiến hành trên cơ sở QL các nội dung các công việc này, đảm bảo cho việc ĐGKQHT đúng theo các quy tắc đã đặt ra [106, 108, 109].
* QL hoạt động ĐGKQHT của SV trong GDĐH ở Mỹ
Đặc trưng của GDĐH của Mỹ là tính đa dạng, phức tạp nên kiểm định chất lượng ở Mỹ đã được quan tâm từ rất sớm. Với hệ thống tín chỉ được áp dụng từ rất sớm nhằm tạo cơ hội cho SV có thể chuyển tiếp giữa các trường, SV sẽ dễ dàng được tiếp nhận học chuyển tiếp, nếu các tín chỉ mà SV đã tích luỹ trước đó là của một trường hay một chương trình đã được công nhận chất lượng; cho phép SV học bán thời gian và có thể tạm thời nghỉ học trong một khoảng thời gian và sau đó mang tín chỉ đã tích luỹ để xin học tiếp và lấy bằng tốt nghiệp. Kiểm định chất lượng ở Mỹ nhằm những mục đích: Thể hiện chất lượng, khẳng định chất lượng của các trường, tạo sự thuận lợi cho quá trình chuyển tiếp của SV từ trường này sang trường khác, tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, tình trạng được kiểm định công nhận là một tín hiệu cho công chúng về chất lượng của một trường hoặc một chương trình ĐT (SV tốt nghiệp một trường hay một chương trình đã được công nhận chất lượng thì đó là một lợi thế cho họ khi xin việc); là điều kiện để các trường ĐH được cấp các nguồn tài trợ của Chính phủ liên bang dựa vào sự ĐG của các cơ quan kiểm định. Trong 11 tiêu chuẩn đánh giá trường ĐH được cơ quan giáo dục Mỹ chấp nhận thì thành quả học tập của SV được xem như là một chỉ số quyết định chất lượng. [13, 66]
Để chứng nhận kiểm định chất lượng tại các trường ĐH Mỹ có thể tự kiểm tra tại website của Ủy ban Kiểm định chất lượng GDĐH (CHEA) tại địa chỉ Trang web của CHEA cung cấp thông tin về các trường ĐH và các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức kiểm định của Hoa Kỳ. Có chứng nhận kiểm định chất lượng là tiêu chí bảo đảm các trường ĐH đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng giáo dục. Việc tiến hành kiểm định chất lượng diễn ra định kỳ thường từ 3 đến 10 năm một lần. Có 3 tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng cho các trường ĐH bao gồm: các tổ chức kiểm định vùng chứng nhận chất lượng cho các cơ sở đào tạo cấp bằng và phi lợi nhuận; các tổ chức nghề nghiệp tư nhân chứng nhận cho các cơ sở đào tạo nghề không cấp bằng và thu lợi nhuận; cuối cùng là các tổ chức tín ngưỡng chứng nhận chất lượng cho những cơ sở đào tạo cấp bằng mang tính tôn giáo và phi lợi nhuận. Hầu hết những tổ chức này được công nhận bởi CHEA và Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE: www.ed.gov). Nhiều tổ chức cũng chứng nhận chất lượng cho những trường ĐH và cơ sở đào tạo nằm ngoài Hoa Kỳ. Ví dụ, IIE Việt Nam chỉ đại diện cho những trường được các tổ chức kiểm định chất lượng cấp vùng, có sáu cơ quan kiểm định chất lượng cấp vùng có tên và địa chỉ trang web như sau: Middle States Commission on Higher Education: www.msche.org; New England Association of Schools and Colleges: www.neasc.org; North Central Association of Colleges and Schools: www.ncacihe.org; Northwest Commission on Colleges and Universities: www.nwccu.org; Southern Association of Colleges and Schools: www.sacs.org; Western Association of Schools and Colleges: www.wascweb.org.
* QL hoạt động ĐGKQHT trong GDĐH ở Australia
Hội đồng giảng dạy các trường ĐH Australia (Australian Universities Teaching Commitee) đã xây dựng những nguyên tắc cơ bản liên quan việc QL hoạt động ĐGKHT của SV ở các trường ĐH như sau [78]:
+ Xác định hoạt động ĐGKQHT là nhiệm vụ trung tâm trong toàn bộ quá trình dạy học, chứ không phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học.
+ Hoạt động ĐGKQHT phải bám theo mục tiêu học tập (nội dung dạy học và kiến thức thức kỹ năng nào sẽ được ĐG) nhằm tránh việc tạo nên sức ép đối với SV; phải ĐG được khả năng phân tích, tổng hợp thông tin của SV, chứ không chỉ đơn giản là ĐG khả năng nhớ thông tin đã học và những kỹ năng đơn giản.
+ Có sự cân bằng giữa ĐG trong quá trình và ĐG tổng kết để có được những thông tin phản hồi có hiệu quả giúp SV tiến bộ trong học tập; có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ hoạt động ĐGKQHT nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan; ĐG đúng chất lượng đào tạo...
+ Đơn vị QL phải có văn bản hướng dẫn hoạt động ĐGKQHT, phải làm cho SV nhận thức được tác động tích cực của việc ĐGKQHT và việc ĐGKQHT phải được thiết kế nhằm thúc đẩy việc học của SV.
* QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở một số nước Đông Nam Á
Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á – Asean University Network (AUN) đã đưa ra các tiêu chí để QL hoạt động ĐGKQHT, gồm các vấn đề sau [101]:
- Quy trình ĐGKQHT nhằm đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng; có quy định hợp lí về thủ tục khiếu nại kết quả đã được đánh giá.
- Sử dụng nhiều hình thức ĐGKQHT mềm dẻo, phù hợp với nội dung và theo đúng mục tiêu, mục đích đặt ra; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp ĐGKQHT, đồng thời thường xuyên phát triển và thử nghiệm các phương pháp ĐGKQHT mới; các tiêu chí ĐGKQHT được phổ biến rõ ràng cho SV trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán.
QL hoạt động ĐGKQHT của trường ĐH Công nghệ Naynang (Singapor):
Mỗi môn học hoặc một số môn học cùng chuyên môn có một Hội đồng phụ trách, GV chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động ĐGKQHT thường xuyên trong quá trình dạy học, GV dạy lớp nào chấm bài lớp đó, sau đó nộp kết quả chấm cùng bài KT cho nhà trường. Các thành viên của Hội đồng chấm lại toàn bộ các bài KT, khi có sai sót Hội đồng đối thoại trực tiếp với GV chấm. Nếu GV chấp nhận kết quả của Hội đồng tức là thừa nhận mình sai, sai sót của GV được ghi nhận để làm căn cứ để đánh giá GV đó. Trường ĐH tổ chức ĐGKQHT kết thúc môn học.
Như vậy, QLhoạt động ĐGKQHT là một vấn đề đã được các nước có nền GDĐH phát triển trên thế giới quan tâm nghiên cứu, những nghiên cứu này đã làm rõ những vấn đề của QLhoạt động ĐGKQHT ở những nội dung sau: Thông qua QLhoạt độngĐGKQHT để nhà QL (đứng đầu nhà trường đào tạo hoặc nhóm nhà QL phải chịu trách nhiệm trước hội đồng nhà trường) biết được chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua kết quả học tập của SV được đào tạo có đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn của xã hội không; đồng thời, thông qua QL hoạt động ĐGKQHT để nắm bắt được chất lượng giảng dạy của đội ngũ nhà giáo và thực trạng ĐGKQHT đã đảm bảo các tiêu chí của hoạt động ĐGKQHT của SV chưa, như: tính công bằng, tính khách quan, độ tin cậy và giá trị của những công cụ đánh giá. Hơn hết, thông qua QLhoạt độngĐGKQHT của nhà QL sẽ cho biết chất lượng học tập của SV tại cơ sở đào tạo.
Những nghiên cứu này đã chỉ ra ý nghĩa, vai trò của QLhoạt động ĐGKQHT của SV đối với sự phát triển của mỗi nhà trường gắn với nhu cầu xã hội và sự tiến bộ trong học tập của cá nhân mỗi SV, cũng như trách nhiệm của người GV trong việc ĐGKQHT để mang lại hiệu quả cao nhất.Nhưng điểm hạn chế của các nghiên cứu trên thể hiện ở chỗ chưa chỉ ra được cụ thể việc ĐGKQHT phải làm như thế nào? Có những biện pháp và tiêu chí nào cho thấy sự ĐG sẽ bao phủ được hết các yêu cầu của ĐG (như: sự công bằng, khách quan, giá trị, tin cậy...) để hoạt động ĐG sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
1.1.2. Một số nghiên cứu về QLhoạt động ĐGKQHT của SV ở Việt Nam
- Những nghiên cứu về hoạt động ĐGKQHT của SV
+ Nghiên cứu về lý luận và ứng dụng các kỹ thuật đo lường - đánh giá thành quả học tập của người học qua các loại hình, công cụ KT, ĐGKQHT vào các môn học cụ thể như: Lưu Bản Cố (2001) [19], Nguyễn Đức Chính (2002) [14], Đặng Bá Lãm (2003) [44], Lê Đức Ngọc (2004, 2005) [53, 54], Trần Thị Tuyết Oanh (2007) [56], Vũ Văn Dụ (2008) [20], Nguyễn Phương Nga và Nguyễn Quí Thanh (2007, 2010) [50, 51]...;
+ Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn, nguyên tắc, cải tiến phương thức, quy trình, kỹ thuật trong các môn học, các ngành học hoặc trong phạm vi các cơ sở đào tạo nhằm góp phần nâng cao độ tin cậy và tính giá trị của các kết quả KT, ĐGKQHTcủa Cấn Thị Thanh Hương và Vương Thị Phương Thảo (2008, 2009) [35];
+ Tài liệu về ĐGKQHT của SV có: Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của tác giả Võ Ngọc Lan và Nguyễn Phụng Hoàng (sách gồm 15 chương viết về đại cương về đo lường, đánh giá, các phương pháp đo, cách soạn một bài trắc nghiệm khách quan) [46]; ”Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục” do tác giả Nghiêm Xuân Nùng biên dịch (đề cập về 4 mảng nội dung lớn: 1. Trắc nghiệm dùng trong lớp học, 2. Lí thuyết về đo lường, 3. Các bài trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa và 4. Ứng dụng của trắc nghiệm) [58]; cuốn “Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập” của tác giả Lê Đức Ngọc viết (năm 2001) đề cập đến các phương pháp đo lường, các loại câu hỏi trắc nghiệm, cấu trúc đề thi [53]; cuốn ”Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại” của Ngô Cương[18].
Khoa Sư ...ng tác phải được hết sức coi trọng nhằm đáp ứng yêu cầu chung của việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nhất là về tính hiệu quả và sự phù hợp với thực tiễn có những đổi mới. Trong điều kiện đó, sự nhạy bén và tính sáng tạo trong QL nhà trường cũng phải được chú trọng phát huy.
- Phân tích, diễn giải ý nghĩa của điểm số và báo cáo kết quả của kỳ thi trên cơ sở hiểu biết về:hệ thống quy chiếu kết quả ĐG theo nhóm chuẩn (norm-referenced), theo tiêu chí (criterion-referenced) và cách diễn giải ý nghĩa các kết quả ĐG; các loại mức chuẩn (benchmarks hoặc standards) và điểm đạt (cut score); các loại điểm số (scores) dùng trong các kỳ thi chuẩn hóa (diện rộng) và ý nghĩa của chúng. Thực hiện được việc phân tích câu trắc nghiệm để đánh giá chất lượng bài trắc nghiệm khách quan dựa trên kết quả điểm số, sử dụng được thống kê mô tả (gồm cả số liệu và biểu đồ) để tóm tắt và diễn giải ý nghĩa của kết quả đánh giá.
- Ngoài ra, cần chỉ đạo chặt chẽ việc QL hồ sơ và kết quả đánh giá; chỉ đạo về công tác sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho hoạt động ĐGKQHT của SV có thể triển khai thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Tổ chức thực hiện hoạt động ĐGKQHT của SV phải căn cứ vào sự hiểu biết về các loại công cụ ĐG (các đặc điểm của một công cụ ĐG tốt, các bước thiết kế công cụ ĐG, ma trận ĐG và các loại thang điểm [37]); lựa chọn đúng công cụ ĐG cho từng mục tiêu, đối tượng và môn học riêng biệt; các yếu tố bên ngoài không liên quan đến năng lực của người học có khả năng ảnh hưởng đến kết quả ĐG;quy trình tổ chức thực hiện một đợt ĐG nói chung và những yêu cầu đặc thù cho từng môn học; phán đoán đúng và ngăn ngừa được về các sự cố và rủi ro có thể xảy ra trong khi đang diễn ra một kỳ thi hoặc một đợt ĐG diện rộng.
QL hoạt động ĐGKQHT của SV là một hoạt động QL thuần về chuyên môn nghiệp vụ nên đòi hỏi sự tuân thủ đúng quy định, tính chặt chẽ quy trình, các bước thực hiện và tiến độ triển khai công việc. Trong quá trình tiến hành, việc xây dựng các yêu cầu của công việc cùng với sự lựa chọn, sắp xếp khoa học, hợp lý cần được chú ý thực hiện. Việc cải tiến quy trình, bổ sung sửa đổi các quy định về tổ chức KTĐG phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng và phải luôn phù hợp với quy định chung của toàn ngành.Điều này sẽ góp phần theo dõi, đôn đốc tiến độ, giúp Ban Giám hiệu nhanh chóng xử lý các tình huống quản lý phát sinh trong quá trình QL hoạt động ĐGKQHT.
Nếu ở các cấp QL vĩ mô, công tác QL hoạt động KTĐG và QL quá trình dạy học được chia tách thành hai cơ quan hoặc hai bộ phận có chức năng nhiệm vụ độc lập, thì trong nhà trường việc tổ chức hoạt động dạy học và hoạt động ĐG kết quả dạy học được tiến hành ngay trong một vòng nhỏ khép kín dưới sự QL chung của Hiệu trưởng. Việc phân công nhân sự thực hiện nhiệm vụ trong ban kiểm tra chuyên môn như trên là nhằm bảo đảm sự vận hành thường xuyên chặt chẽ giữa các khâu dạy học - KT kết quả dạy học - điều chỉnh tổ chức dạy học.Điều quan trọng đó là sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu sao cho tiến độ thực hiện đảm bảo đúng với kế hoạch đề ra cũng như đáp ứng mục tiêu yêu cầu của giáo dục trong nhà trường. Trong mỗi công đoạn của quy trình đều phải có những quy định riêng để cho mọi thành viên chấp hành đầy đủ, đảm bảo tính nghiêm túc và công bằng của hoạt động ĐGKQHT của SV.
Nhà trường phải chỉ đạo thực hiện công tác này một cách chặt chẽ, xây dựng thành nền nếp ổn định, đảm bảo thông tin hai chiều giữa các bộ phận tham gia QL hoạt động ĐGKQHT với Ban Giám hiệu về tiến độ thực hiện cũng như kết quả đạt được sau từng công đoạn của các quá trình một cách thường xuyên: Chỉ đạo chặt chẽ quá trình nền tảng (chỉ đạo thực hiệnkhâu ra đề thi, tổ chức thi và thông báo kết quả thi); chỉ đạo quá trình bảo trì (kích thích động viên mọi thành viên tích cực thực hiện nhiệm vụ, khai thác các nguồn lực tài chính, bổ sung cơ sở vật chất bằng nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả).
Đây là nội dung có tính quyết định, đòi hỏi sự tập trung cao độ để tránh sai sót vì vậy các chế độ chính sách cụ thể đối với người thừa hành phải được đảm bảo đầy đủ, phù hợp và kịp thời. Với yêu cầu hết sức chặt chẽ trong quy định của công tác kiểm tra, thi cử nên rất dễ dẫn đến sự căng thẳng về tâm lý người thừa hành do vậy việc bảo đảm sự hợp tác trong thực tế giữa các thành viên cần được chú ý coi trọng thường xuyên.
1.3.4.3. Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động ĐGKQHT của SV
Mục đích của kiểm tra giám sát việc thực hiện là nhằm QL việc chấp hành đầy đủ, chính xác, nghiêm túc kế hoạch ĐG cùng với các định mức, tiêu chuẩn, chỉ số công việc, phương pháp ĐG cụ thể. Căn cứ pháp lý của KT giám sát thực hiện là các quy chế, quy định về tổ chức ĐGKQHT. Các biện pháp QL được tiến hành nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn của quy trình đã được thống nhất trong nội bộ.
Gắn liền với chỉ đạo và kiểm tra còn có chức năng trung gian gọi là giám sát (monitoring) vì qua việc thực hiện các chức năng này, chủ thể QL sẽ có các tập hợp dữ liệu, các bằng chứng về sự vận hành chung của công việc mà mình QL và dựa vào đó để theo dõi được các hoạt động đang diễn ra và mức độ tiến bộ của công việc.
Giám sát hiện nay là một khái niệm đa nghĩa, đó có thể là chức năng QL (như Ngân hàng Thế giới đưa ra [27]), có thể là hoạt động QL (như cách hiểu trong Từ điển GDH), có thể là hoạt động của cấp trên đối với cấp dưới. Theo nghĩa thông thường và chung nhất, giám sát là một hình thức hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc của một tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành những quy tắc chung nào đó (theo Từ điển Bách khoa). Quan niệm của OECD được Ngân hàng Thế giới sử dụng về giám sát như sau: "Giám sát là một chức năng liên tục trong đó sử dụng tập hợp dữ liệu có hệ thống về những chỉ số nhất định nhằm cung cấp cho bên quản lý và các bên liên đới chủ yếu đang tham gia một phương thức can thiệp phát triển các chỉ báo về mức tiến bộ, mức độ đạt được các mục tiêu và sự tiến bộ sử dụng các nguồn lực đầu tư" [27].
Xét trong hệ thống QL đánh giá giáo dục, thì giám sát ít nhất có 2 nghĩa: (1) Là hoạt động sử dụng, khai thác tập hợp thông tin, dữ liệu, bằng chứng về ĐGKQHT của SV tức là theo dõi toàn bộ hoạt động ĐGKQHT của SV ở cấp trường dựa trên các kết quả ĐG (tiếng Anh gọi là Monitering); (2) Là các hoạt động đôn đốc, động viên, nhắc nhở, cảnh báo trực tiếp gắn với công việc và nhân sự cụ thể nhằm đảm bảo tiến độ và kết quả đạt được đúng mục tiêu (tiếng Anh gọi là Supervising). Công tác giám sát hoạt động ĐGKQHT của SV cần làm tốt cả hai nghĩa này, điều đó mang lại hiệu quả và chất lượng cho công việc, trong đó, nghĩa thứ hai - thường nghiêng về chuyên môn. Cụ thể:
- Giám sát chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu trong quá trình nền tảng và quá trình bảo trì đểtham mưu cho các cấp lãnh đạo quản lý chặt chẽ, đề xuất được những biện pháp hoặc chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐGKQHT của SV, nâng cao chất lượng GD trên cơ sở: hiểu biết về mối liên hệ giữa kết quả ĐG với năng lực người học, nội dung chương trình và các hoạt động GD;phân tích so sánh những thay đổi hoặc sự khác biệt về năng lực của từng cá nhân, nhóm cá nhân, một ngành đào tạo, một khoa và xác định được những nguyên nhân của sự thay đổi/khác biệt.
- Việc kiểm tra giám sát cũng phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên ở tất cả các khâu trong từng quá trình (quá trình nền tảng và quá trình bảo trì).
QL hoạt động ĐGKQHT của SV là hoạt động phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kể trên, ngoài ra quá trình này còn phụ thuộc vào hoạt động quá khứ như quá trình giảng dạy của GV, trình độ được đánh giá trước đó của SV. Khi tác động vào một yếu tố, không thể không tính đến các yếu tố khác, phụ thuộc vào sự phối hợp có hay không hiệu quả giữa các yếu tố tham dự. Nội dung QL hoạt động ĐGKQHT của SV là căn cứ để các cấp QL đưa ra các nhiệm vụ và biện pháp QL cụ thể cho từng nội dung công việc tương ứng tiếp theo.
1.3.5. Các cấp độ và lực lượng quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên
QL hoạt động ĐGKQHT của SV là công việc của nhiều bộ phận trong trường nhằm QL các nội dung và qui trình của hoạt động này. Hiện nay, QL đào tạo nói chung, QL hoạt động ĐGKQHT nói riêng tại các trường CĐ được thực hiện theo Qui chế 25 đối với đào tạo theo học chế niên chế; Qui chế 43 đối với đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo các qui chế này, cấp độ và lực lượng QL bao gồm [8, 9]:
- Cấp độ và lực lượng QL hoạt động ĐGKQHT đầu tiên và trực tiếp là GV và bản thân SV.
GV tự QL quá trình ĐG các học phần mình phụ trách, bao gồm QL các điểm bộ phận của học phần (điểm chuyên cần, điểm thảo luận, điểm thực hành, điểm làm bài điều kiện). Những công việc này đòi hỏi GV phải có sổ sách theo dõi chi tiết và cụ thể theo đúng quy định của nhà trường. GV không tự ý đặt ra các luật lệ riêng hoặc tắc trách trong việc ĐG quá trình học tập của SV để ĐG chính xác, khách quan KQHT của SV. Nếu có những thay đổi nào đó, GV phải trực tiếp báo cáo với trưởng khoa để xin ý kiến chỉ đạo.
SV tự quản lí KQHT của bản thân trên cơ sở đối chiếu với các quy định chung. Trong trường hợp SV có những thắc mắc về KQHT của mình thì phải báo cáo cụ thể cho GV phụ trách các học phần tương ứng để giải quyết; nếu không giải quyết được mới yêu cầu lên các cấp QL có liên quan để giải quyết. Khuyến khích SV không chỉ biết kết quả riêng của bản thân mà cần biết kết quả của những người cùng học để hạn chế những gian lận.
Việc cả GV và SV tham gia QL hoạt động ĐGKQHT là góp phần làm cho quá trình đánh giá minh bạch, trung thực và khách quan hơn, chống những gian lận trong quá trình này.
- Cấp độ QL của bộ môn và khoa
Khoa là đơn vị QL hành chính cơ sở của trường, cơ cấu của khoa bao gồm: Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học, các tổ bộ môn, bộ phận văn phòng Khoa là đơn vị QL trực tiếp CBGV, các lớp học và người học thuộc khoa; bộ môn là đơn vị cơ sở về đào tạo của khoa, trực tiếp quản lí GV trong bộ môn.
Theo Quy chế 25 và 43 [8, 9], việc chấm điểm KT của SV trong một học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ kí của hai GV chấm thi và lập thành 3 bản:một bản do bộ môn QL, một bản khoa QL lưu tại văn phòng khoa, một bản gửi về phòng đào tạo của trường, chậm nhất sau khi kết thúc chấm thi học phần một tuần. Khi hai GV chấm không thống nhất được điểm chấm thì trưởng bộ môn hoặc trưởng khoa quyết định.
Việc QL điểm thi, KQHT của SV ở khoa do trợ lí giáo vụ phụ trách. Ngoài ra, trợ lí giáo vụ khoa phải căn cứ vào chương trình và kế hoạch năm học để lập thời khóa biểu, theo dõi tiến độ thực hiện chương trình; bảo quản, nhân bản đề thi; bảo mật đề thi, giúp ban chủ nhiệm khoa tổ chức thi; giao nhận bài thi; cắt phách, ráp điểm, QL điểm và KQHT của SV toàn khoa; phối hợp công tác với các bộ phận chức năng trong trường để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phòng đào tạo/phòng KT&KĐCLGD là đơn vị tham mưu giúp Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, QL và triển khai các hoạt động đào tạo của nhà trường, như: xây dựng, QL và triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy; lập thời khóa biểu, bố trí giảng đường, đề xuất các yêu cầu bảo đảm cho việc dạy và học
Trong nhà trường, phòng đào tạo/phòng KT&KĐCLGD chịu trách nhiệm chính trong việc QL hoạt động ĐGKQHT của SV. Cụ thể là: xây dựng kế hoạch, tổ chức các kì thi theo đúng quy chế của bộ và quy định của nhà trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giáo vụ; QL kết quả học tập của SV toàn trường; trực tiếp QL hồ sơ SV; QL và cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ; xác nhận KQHT của SV.
- Ban giám hiệu có trách nhiệm QL mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động ĐGKQHT của SV. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp QL và điều hành các hoạt động ĐGKQHT của SV của nhà trường theo quy định của pháp luật thông qua Phó Hiệu trưởng, phòng ban chức năng (phòng đào tạo/khảo thí), các khoa. Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo là người thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng để QL toàn bộ hoạt động đào tạo (trực tiếp chỉ đạo phòng đào tạo, các khoa, bộ môn trực thuộc phối hợp với nhau trong quá trình đào tạo, trong đó có các việc như ra đề thi, bảo quản đề, tổ chức thi, chấm thi, bảo quản kết quả thi); kí xác nhận các KQHT của SV trên cơ sở có sự kiểm tra của phòng đào tạo và các khoa (kí nháy).
Như vậy, việc QL đào tạo nói chung, QL hoạt động ĐGKQHT của SV nói riêng đều theo một hệ thống của bộ máy tổ chức trong nhà trường. Mỗi lực lượng và cấp độ QL đều có chức năng nhiệm vụ riêng, có sự giám sát, kiểm tra lẫn nhau để tránh sự gian lận trong việc ĐGKQHT.
1.4. Một số yêu cầu đổi mới trong đánh giá và quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV
1.4.1. Những đổi mới GDĐH Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI
Đổi mới QL hoạt động KTĐG là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như ngành GDĐT rất quan tâm. Cho đến nay, đã có nhiều văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành GDĐT được ban hành nhằm QL tốt hơn quá trình đào tạo nói chung và QL hoạt động ĐGKQHT của SV nói riêng.
Đại hội IX của Đảng (2001) là Đại hội mở đầu thế kỉ XXI ở nước ta đã nhận định: "GD và đào tạo chất lượng thấp; công tác QL có nhiều thiếu sót, còn những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại". Trên cơ sở đó, Đại hội Đảng IX đã chỉ đạo: "Cải tiến chế độ thi cử,... ngăn chặn những tiêu cực trong GD..." [21]. Chiến lược phát triển GD 2001 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã chỉ ra các giải pháp phát triển GD, trong đó nhấn mạnh GDĐH cần quan tâm đến "Đổi mới chế độ thi cử, chế độ tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng GV, chất lượng SV một cách khách quan, chính xác".
Đề án đổi mới toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp đổi mới GD, trong đó đã đề cập đến việc "Thay đổi cơ bản phương pháp ĐGKQHT theo hướng chuẩn hoá và chú trọng ĐG trong suốt cả quá trình học tập, sử dụng nhiều phương pháp ĐG đa dạng, khoa học và hiện đại" [16]. Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020 đã đề ra giải pháp mang tính đột phá về đổi mới QLGD là: "... Thực hiện công khai hóa về chất lượng GD, nguồn lực cho GDĐH và tài chính của các cơ sở GD, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả GD"; giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra ĐGKQHT, kiểm định và đánh giá các cơ sở GD là: "Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và ĐGKQHT cho các giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học Từ 2012, thực hiện ĐG quốc tế kết quả học tập của HS để chất lượng GD được so sánh với hơn 60 nước trên thế giới", trong đó "Đổi mới ĐG và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng GD" là 1 trong 11 chương trình mục tiêu quốc gia [15].
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 chỉ đạo: "phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức ĐGKQHT" [16]. Thực hiện Nghị quyết 14, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của về “Đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012” [17], Ban cán sự Đảng Bộ GDĐT có Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 về “Đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012” xác định đổi mới QLGD là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện GDĐH, kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo [5].
Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) cũng đã chỉ rõ ”Đổi mới toàn diện GDĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”; Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) – Đại hội mở đầu cho thập niên thứ hai của thế kỉ XXI ở nước ta coi phát triển giáo dục là giải pháp đột phá chiến lược, trong đó nêu rõ quan điểm: a/ Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, triệt để đổi mới quản lí nhà nước về giáo dục, là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; b/ Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; tiếp cận với KH&CN hiện đại; c/ Phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; c/ Hội nhập quốc tế sâu, rộng; đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. [21]
Tổ chức, QL việc đảm bảo chất lượng GD và kiểm định chất lượng là yêu cầu quan trọng trong GDĐH. Do đó, thực hiện các biện pháp QL nội dung và chất lượng đào tạo của các trường ĐH, CĐ đã được Bộ GDĐT quan tâm. Bộ GDĐT có Quyết định ban hành qui định về tiêu chuẩn ĐG chất lượng GD trường CĐ [6]; qui định về qui trình và chu kỳ kiểm định chất lượng GD trường ĐH, CĐ và TCCN [7].
Ở nước ta đã có quá trình không ngừng đổi mới tư duy giáo dục, được cụ thể hoá bằng các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của giáo dục. Bước chuyển quan trọng trong tư duy giáo dục dưới tác động của quá trình hội nhập quốc tế là chấp nhận thị trường giáo dục (thị trường giáo dục nội địa và thị trường giáo dục quốc tế). Tác động của kinh tế thị trường sẽ dẫn đến mô hình quản lí công mới với những đặc trưng chủ yếu trong giáo dục là: a/ Đề cao tự chủ nhà trường; b/ Đa dạng hoá các thành phần cung ứng giáo dục; c/ Thị trường hoá hoạt động giáo dục; d/ Tăng cường quản lí chất lượng; e/ Minh bạch hoá các hoạt động giáo dục. Hội nhập quốc tế về giáo dục cũng đã dẫn đến hình thành ở nước ta một thực tế giáo dục mới, đó là việc xuất hiện thị trường giáo dục, hướng tới không gian giáo dục chung. [29]
Trên thực tế, giáo dục Việt Nam phát triển chưa tương xứng với khả năng và yêu cầu, sức cạnh tranh giáo dục còn yếu và vẫn đang tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn so với sự phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế cần: 1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục; 2/ Hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về giáo dục; 3/ Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục; 4/ Thực hiện có hiệu quả Khung trình độ giáo dục quốc gia; 5/ Đẩy mạnh tin học hoá công tác quản lí giáo dục; 6/ Có sự tiếp cận mới trong xã hội hoá giáo dục; 7/ Quản lí thị trường giáo dục, tạo cơ chế cạnh tranh làn mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục. [29]
1.4.2.Một số mô hình quản lívà xu hướng đổi mới hoạt động ĐGKQHT
1.4.2.1. Một số mô hình QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở nước ngoài
- Hội đồng ĐH (Council): Người đứng đầu là Phó Hiệu trưởng (Vice-Chancellor), tiếp theo là một phó phụ trách về đào tạo (Pro-Vice-Chancellor (Education)), các trưởng khoa và các thành viên khác được bầu bởi đại hội đồng (gồm các thành phần: chuyên môn, quản lý, hành chính) và có quan sát viên của hội SV. Đại hội đồng là bộ phận ban hành những chính sách học thuật, trong đó bao gồm chính sách về ĐGKQHT; đại hội đồng có quyền thảo luận các quy định, chính sách do Hội đồng đề xuất trước khi ban hành chính thức.
- Hội đồng Chính sách và Tiêu chuẩn học thuật (Education Policy and Standards Committee, viết tắt là EPSC) là bộ phận thuộc Hội đồng ĐH và do Phó phụ trách về đào tạo điều hành. EPSC chịu trách nhiệm đánh giá công tác điều hành kỳ thi, xem xét toàn bộ các báo cáo hàng năm của các Hội đồng thi, các Tổng Giám thị, Thư ký Trường thi, các nhóm ngành, khoa, bộ môn để chỉnh sửa các văn bản hướng dẫn, giảm thiểu những nội dung không rõ ràng trong văn bản.
* Mô hình QLhoạt động ĐGKQHT của ĐH Oxford (Mô hình 1.2) [106]
Phó hiệu trưởng Hội đồng ĐH
Phó phụ trách ĐT - EPSC
Tổng giám thị
Các bộ phận giám sát của nhóm ngành/khoa/bộ môn
HỘI ĐỒNG THI
Hội đồng nhóm ngành
Hội đồng khoa/bộ môn
Hội đồng môn thi
Mô hình 1.1. Mô hình QL hoạt động ĐGKQHT của ĐH Oxford
- Tổng Giám thị (Proctor) là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ kỳ thi phù hợp với thực tế, Quy chế và giải quyết các kiến nghị; biên soạn Quy chế để chỉ đạo kỳ thi, xem xét các chính sách và đề xuất những vấn đề cần quan tâm trong ban hành chính sách, hướng dẫn; chỉ ra những vấn đề mà các bộ phận giám sát cần quan tâm chỉ đạo trực tiếp.
- Ban lãnh đạo của mỗi nhóm ngành hoặc mỗi khoa hoặc mỗi bộ môn là bộ phận Giám sát thi (Supervisory body) đối với những môn học thuộc các ngành đào tạo của nhóm ngành hoặc của khoa hoặc của bộ môn. Bộ phận Giám sát của nhóm ngành/khoa/bộ môn điều hành Hội đồng thi của nhóm ngành/khoa/bộ môn, giám sát các kỳ thi; có trách nhiệm đối với mọi vấn đề của hoạt động ĐGKQHT nhằm duy trì chất lượng và tiêu chuẩn học thuật trong phạm vi nhóm ngành; có trách nhiệm xem xét các báo cáo, kiến nghị của Hội đồng thi.
- Bộ phận giám sát bổ nhiệm các giám thị, giám khảo (examiner, assessor) (việc bổ nhiệm CB tham gia kỳ thi phải báo cáo Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, các Tổng Giám thị và Thư ký Trường thi); phân công công việc cho các giám thị, giám khảo; quy định tiêu chí về chấm thi; tổng hợp điểm, quy trình xử lý điểm trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa những CB chấm thi, công nhận kết quả và xếp hạng. Hội đồng thi (Board of examiner) đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng ĐG thi (Chaire of examiner) phải báo cáo hàng năm với Tổng Giám thị và Thư ký Trường thi.
- Hội đồng môn thi có trách nhiệm ra đề, coi thi, chấm thi. Phương pháp, hình thức ĐGKQHT do lãnh đạo các nhóm ngành, khoa hoặc bộ môn quyết định. Các giám thị, giám khảo hoạt động trong khuôn khổ của Quy chế thi và văn bản hướng dẫn được ban hành bởi EPSC, các Tổng Giám thị và hướng dẫn cụ thể của Bộ phận Giám sát.
Đặc biệt, các trường ĐH của Anh yêu cầu phải có người ngoài tham gia kỳ thi với tư cách trọng tài, người quan sát hoặc cũng có thể là một chuyên gia. Họ giúp cho hoạt động ĐGKQHT đảm bảo được tính công bằng; có trách nhiệm ĐG và báo cáo về các nội dung: các tiêu chuẩn đặt ra các phù hợp không, các thủ tục và quyết định có đúng đắn và công bằng trong tất cả các quy trình (như: qui trình xử lý điểm, thang điểm...) hay không. Đối với khoa hay bộ môn trong trường ĐH Oxford, người ngoài có thể là cán bộ của ĐH nhưng không thuộc khoa, bộ môn đó. Việc bổ nhiệm những người không thuộc ĐH phải thông qua Hiệu phó phụ trách đào tạo và Tổng Giám thị.
Những thông tin liên quan đến ĐGKQHT như các quy định, trọng số điểm, thang điểm... phải được công bố trong cuốn thông tin về môn học. Bộ phận giám sát cần đảm bảo rằng các hướng dẫn và các thông tin liên quan được phổ biến đầy đủ tới cán bộ và SV vào thời điểm thích hợp. Các trường ĐH đặc biệt quan tâm đến sự công bằng và sự thống nhất hoạt động trong quy trình ĐGKQHT, nhất là chống những hành động không trung thực, phát hiện những gian lận, tiêu cực và có những hình thức kỷ luật. Tất cả những vấn đề này và những kiến nghị của SV phải báo cáo Tổng Giám thị. Các quyết định của Hội đồng thi được thông tin, phổ biến tới các đối tượng liên quan. Điểm ĐGKQHT chung phải được công bố công khai cho SV.
Các trường ĐH ở Anh rất quan tâm đến các báo cáo về kỳ thi. Sau khi kết thúc kỳ thi, từng hội đồng thi và người ĐG ngoài báo cáo chi tiết về quá trình và kết quả của kỳ thi. Các bộ phận Giám sát phải nhanh chóng xem xét các báo cáo về kỳ thi, trong đó có trách nhiệm quan tâm xem xét các báo cáo của người ngoài và thông tin trở lại về những gợi ý và ĐG của họ; báo cáo phản hồi lại EPSC về những vấn đề ĐG và trả lời những câu hỏi do EPSC đưa ra. Các bộ phận Giám sát sử dụng những báo cáo hàng năm để đưa ra những thay đổi về nội dung thi, phương pháp, hình thức thi, quy định, thủ tục, quy chế cho phù hợp với các kiến nghị nhằm giải quyết được những sự cố trong quá trình ĐG. Ngoài ra, việc xem xét các báo cáo về kỳ thi, ý kiến của người ĐG ngoài còn có tác dụng xem xét ĐG kinh nghiệm của giám thị, giám khảo.
- Trường thi (Examination School) bao gồm 2 bộ phận hỗ trợ về nghiệp vụ cho các kỳ thi và phục vụ về cơ sở vật chất, có trách nhiệm chính là tổ chức và quản lý các kỳ thi của toàn ĐH. Tất cả các quyết định bổ nhiệm của bộ phận Giám sát đều phải gửi đến Thư ký Trường thi. Thư ký Trường thi có trách nhiệm: sắp xếp thời gian, địa điểm làm việc cho các Chủ tịch Hội đồng thi; cùng với EPSC trao đổi với Hiệu phó Phụ trách đào tạo và các Tổng Giám thị để xác định và thông báo ngày bắt đầu kỳ thi; nhận bản sao đề thi từ các Chủ tịch Hội đồng thi trước ngày bắt đầu kỳ thi 5 tuần; Chủ tịch Hội đồng thi trao đổi với Thư ký Trường thi để xếp lịch thi, địa điểm thi cho mỗi môn thi; lập danh sách SV dự thi; dự thảo danh sách CB coi thi thông qua Tổng Giám thị; trao đổi với Chủ tịch Hội đồng thi bố trí CB coi thi cho từng buổi thi trên cơ sở danh sách đã được Tổng Giám thị phê duyệt; sao in đề thi và phát cho cán bộ coi thi; nhận bài thi của các phòng thi; tổ chức chấm thi và lập bản kê kết quả thi...
Cách QL và tổ chức ĐG theo mô hình 1.1 có những ưu điểm lớn là: Kỳ thi được tổ chức theo quy mô tập trung với sự chỉ đạo từ cấp trường đã làm tăng tầm quan trọng của kỳ thi, có cơ chế để đảm bảo chất lượng kỳ thi, điều này đã làm giảm đáng kể những tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT của SV. Tuy nhiên, kỳ thi này có một nhược điểm là tạo sức ép lớn cho SV và chưa chắc đã ĐG được đầy đủ các mục tiêu môn học đề ra.
* Mô hình QL hoạt động ĐGKQHT trong GDĐH ở Mỹ
Tương ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ rất mềm dẻo, ở Mỹ có một mô hình ĐGKQHT rất linh hoạt. Hoạt động ĐGKQHT được thực hiện không những ở các trường ĐH mà còn ở các trung tâm ĐGKQHT, các trung tâm này hầu hết thuộc các trường ĐH, CĐ hoặc thuộc Hiệp hội KTĐG quốc gia (NCTA-National College Testing Association). Từng trường có quy định riêng về các môn thi mà người học phải đạt: 1/ trước khi vào trường, 2/ trước khi đăng ký học môn học và 3/ trước khi tốt nghiệp. Người học phải trải qua các kỳ thi theo yêu cầu của trường bằng cách đăng ký dự thi tại các trung tâm ĐGKQHT.
Các trung tâm ĐGKQHT tổ chức rất nhiều kỳ thi, các kỳ thi này được quy định bởi quốc gia, bang hay trường ĐH và được tổ chức theo nhu cầu của người học như: Kỳ thi ACT hoặc SAT (thi tuyển sinh vào ĐH), ELM (kiểm tra trước khi đăng ký học môn Toán), EPT (kiểm tra tiếng Anh để học tiếng Anh), GRE (tuyển sinh SĐH), LSAT (dành cho những người học ngành Luật), NBPTS (đối với những người học các ngành Sư phạm), MCAT (kiểm tra đối với những người đăng ký vào ngành Dược), CLEP (chương trình quốc gia gồm 34 môn học thuộc khối kiến thức GD đại cương, những môn học được dạy trong 2 năm đầu ở các trường ĐH Mỹ, thuộc các lĩnh vực về kinh tế, văn học, ngoại ngữ, lịch sử và khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên),...
Trong các kỳ thi trên, đặc biệt có CLEP đem lại cho người học nhiều thuận lợi trong việc tích luỹ các tín chỉ một số môn học có trong chương trình đào tạo ĐH. CLEP là chương trình của Hiệp hội các trường ĐH (College Board) và có sự hỗ trợ về kỹ thuật của công ty ETS (Education Testing Services) [83, 85, 86]. CLEP đã được Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE - American Council on Education) thẩm định và chấp nhận từ năm 1965. ACE quy định điểm số tối thiểu để nhận được tín chỉ môn học là điểm C. Dựa trên quy định của ACE, từng trường ĐH có quy định riêng về số tín chỉ được tích luỹ và điểm số cần đạt đối với mỗi môn thi. Hầu hết các trường ĐH đều chấp nhận tín chỉ CLEP, nhưng không phải trường nào cũng yêu cầu số tín chỉ và môn thi như nhau. Các trung tâm có thể tổ chức thi quanh năm theo nhu cầu của người dự thi; thí sinh được lựa chọn ngày, giờ thi trong những ngày quy định của trung tâm. Cụ thể:
Đối tượng dự thi: Rất đa dạng, đó là tất cả mọi người có nhu cầu, không hạn chế độ tuổi, trình độ.
Việc đăng ký dự thi: Người đăng kí dự thi chỉ phải hoàn thành đơn theo mẫu có sẵn trên các website của trung tâm và gửi đến trung tâm qua e-mail, fax hoặc điện thoại. Đối với thí sinh đăng ký dự thi lại phải sau 6 tháng, nếu thi lại sớm hơn 6 tháng thì kết quả không được công nhận.
Về hình thức thi: Tất cả các môn thi được thực hiện trên máy tính bằng bài thi trắc nghiệm khách quan; môn Viết luận tiếng Anh (English Composition) gồm 2 phần: 45 phút thi trắc nghiệm khách quan và 45 phút thi tự luận; một số môn thi có phần tự luận lựa chọn, thí sinh chọn phần này nếu trường ĐH yêu cầu.
Việc chấm thi được thực hiện bằng máy tính đối với những môn thi trắc nghiệm khách quan hoặc do các GV chấm phần tự luận, họ là những người có kinh nghiệm dạy ĐH được Hội đồng môn thi lựa chọn cẩn thận và được College Board tập huấn về quy trình chấm điểm trước khi tiến hành chấm bài.
Việc thông báo và QL kết quả thi thi: Kết quả bài thi trên máy tính được công bố ngay sau khi kết thúc buổi thi, kết quả bài thi trắc nghiệm khách quan trên giấy hoặc tự luận sẽ được công bố sau khoảng 3 tuần. Trong vòng 20 năm, kết quả dự thi CLEP vẫn được chuyển đến cơ sở ĐT theo yêu cầu của thí sinh.
Mỗi môn thi có một hội đồng gồm 3 hoặc 4 GV giảng dạy môn học đó ở các trường ĐH, CĐ. Hội đồng môn thi có trách nhiệm xác định nội dung môn thi, xây dựng và lựa chọn câu hỏi thi, xây dựng đáp án và các quy định về tích luỹ tín chỉ (các chuyên gia của ETS sẽ trợ giúp các hội đồng thi trong việc phân tích và tổng hợp số liệu, duy trì dữ liệu ngân hàng câu hỏi thi và giúp các hội đồng xây dựng hình thức thi mới). Hội đồng thẩm định gồm các GV của 15 đến 20 trường (khoảng vài năm các trường họp một lần để ĐG và xây dựng các tiêu chuẩn thi, giới thiệu thành viên hội đồng môn thi), các chuyên gia ETS đóng vai trò người hướng dẫn trong từng bước thực hiện và cung cấp cho hội đồng các thông tin như: thông tin về lịch sử của câu hỏi, giá trị trung bình, độ phân biệt của từng câu hỏi, sự khác nhau giữa phân loại kết quả cao nhất và thấp nhất.
Điều quan trọng trong việc duy trì chất lượng kỳ thi là phát triển ngân hàng câu hỏi thi. Quy trình để xây dựng một câu hỏi thi mới rất nghiêm ngặt và cẩn thận. Câu hỏi thi có thể do thành viên của hội đồng môn thi viết hoặc hợp đồng với GV môn học viết và được hội đồng môn thi và các chuyên gia về ĐG thẩm định. Các câu hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu:Nội dung của câu hỏi phải phù hợp với tiêu chí về nội dung môn thi, câu hỏi phải rõ ràng và chỉ có duy nhất một phương án trả lời đúng; giá trị của câu hỏi phù hợp với môn thi, kiến thức không vượt quá giới hạn của môn thi để kết ...
- Cơ chế phối hợp trong quản lí giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường chưa phù hợp
- Hình thức xử lý chưa nghiêm đối với vi phạm của SV
- Hình thức xử lý chưa nghiêm đối với vi phạm của CBGV
- Hình thức động viên, khen thưởng chưa thỏa đáng với thành tích của CBGV
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động ĐGKQHT còn hạn chế
- Ảnh hưởng từ ngoài xã hội với tư tưởng coi trọng thi cử, bằng cấp, “chạy điểm”
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐGKQHT còn hạn chế
- Nguyên nhân khác:
Câu 7. Theo anh/chị các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động kiểm tra ĐGKQHTSV?
7.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí
- Có qui định chức năng nhiệm vụ các đơn vị tham gia quản lí hoạt động ĐGKQHTSV
- Ban hành các qui định về nội dung, yêu cầu và qui trình tổ chức các hoạt động ĐGKQHTSV
- Xây dựng qui trình ra đề thi, in ấn và quản lí đề thi
- Có qui định về điều kiện được tham gia KT-ĐG
- Công bố công khai đáp án, thang điểm và kết quả thi (Trên bảng tin, trang WEB...)
- Có chế độ theo dõi hoạt động KTĐG thường xuyên, có hiệu quả
- Có qui định cụ thể về chế độ tài chính đối với hoạt động ĐGKQHTSV
- Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CB chuyên trách
- Có kế hoạch và tổ chức tốt việc thanh kiểm tra các khâu trong qui trình thực hiện
- Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG
- Tổ chức tốt việc xây dựng ngân hàng đề thi
- Tăng cường việc phối kết hợp giữa các đơn vị, chủ thể tham gia quản lí hoạt động KTĐG
- Làm tốt công tác tư vấn, phân tích thông tin và khuyến nghị về KTĐG
- Xây dựng và công bố công khai chuẩn đầu ra của các ngành học
- Cung cấp đầy đủ thông tin về KTĐG và công bố công khai
- Yếu tố khác:
7.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí
- Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của CB tham gia hoạt động ĐGKQHTSV
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của CBGV tham gia hoạt động ĐGKQHTSV
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của SV tham gia KT-ĐG
- Tăng cường vai trò tham gia quản lí của khoa, tổ bộ môn
- Tăng cường vai trò tham gia quản lí của phòng Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch KTĐG cụ thể trong đề cương môn học
- Yếu tố khác:
7.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí
- Phát huy vai trò của Công đoàn, Đoàn TN, Hội SV trong hoạt động ĐGKQHTSV
- Tăng cường sự kết nối giữa nhà trường và cơ sở thực hành, thực tập trong hoạt động ĐGKQHTSV
- Tăng cường sự kết nối giữa nhà trường và đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong đánh giá chất lượng đào tạo
PHỤ LỤC 5
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Về các giải pháp quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Để có sơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình qua việc lựa chọn các phương án mà đồng chí cho là phù hợp (bằng cách đánh dấu “x”)
Câu 1. Trong mối quan hệ giữa ĐGKQHT của SV với hoạt động giảng dạy, đồng chí lựa chọn quan điểm nào sau đây (Lựa chọn 1 phương án)?
1.1. Tổ chức kiểm tra ĐGKQHT của SV
- GV chịu trách nhiệm về việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra kết thúc học phần
- GV chịu trách nhiệm về việc kiểm tra thường xuyên, Trường chịu trách nhiệm về
việc tổ chức kiểm tra kết thúc học phần
- Trường chịu trách nhiệm về việc tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra kết
thúc học phần
- Ý kiến khác:
1.2. Cách thức đánh giá KQHT của SV
- ĐGKQHT của SV chỉ bằng kết quả kiểm tra thường xuyên
- ĐGKQHT của SV chỉ bằng kết quả kiểm tra kết thúc học phần
- ĐGKQHT của SV theo kết quả kiểm tra thường xuyên và kiểm tra kết thúc học phần
- Ý kiến khác:
Câu 2. Trong mối quan hệ giữa ĐGKQHT của SV với hình thức đào tạo, đồng chí lựa chọn quan điểm nào sau đây (Lựa chọn 1 phương án)?
- ĐGKQHT của SV không phân biệt giữa các hình thức đào tạo (chính qui và không
chính qui; tại Trường và tại cơ sở liên kết; theo địa chỉ và không theo địa chỉ)
- ĐGKQHT của SV có sự phân biệt giữa các hình thức đào tạo (chính qui và không
chính qui; tại Trường và tại cơ sở liên kết; theo địa chỉ và không theo địa chỉ)
- Ý kiến khác:
Câu 3. Để hoạt động ĐGKQHT của SV đạt hiệu quả cao (đảm bảo tính công bằng, tính chính xác; đảm bảo mục tiêu và chuẩn kiến thức đầu ra) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo yêu cầu đổi mới giáo dục, theo đồng chí những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện theo các mức độ cần thiết?
TT
Biện pháp thực hiện
Mức độ cần thiết
Rất cần
Cần
Không cần
1
Tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp quản lý, lãnh đạo
2
Nâng cao nhận thức của CB, GV, NV tham gia ĐGKQHTSV
3
Nâng cao nhận thức của sinh viên
4
Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường
5
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về hoạt động ĐGKQHTSV
6
Hoàn thiện tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo trong trường để quản lí hoạt động ĐGKQHTSV
7
Qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động ĐGKQHTSV
8
Xây dựng qui định về hoạt động ĐGKQHTSV và phổ biến đầy đủ, thường xuyên cho CB, GV, NV và SV
9
Gắn đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp KT-ĐGKQHTSV với đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy
10
Đưa các nội dung, yêu cầu về KT-ĐG vào trong đề cương học phần
11
ĐGKQHTSV độc lập với quá trình giảng dạy
12
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ ĐGKQHT của SV cho CBGV
13
Chuẩn hóa năng lực ĐGKQHT của SV
14
Tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lí vi phạm
15
Xây dựng ngân hàng đề thi
16
Tăng cường trắc nghiệm khách quan trong KT-ĐG
17
Tăng cường kiểm tra và chấm điểm trên máy
18
Công khai đáp án, thang điểm, kết quả thi trên các phương tiện thông tin của trường
19
Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích đối với kết quả học tập của SV cho người dạy và người họcTăng cường trắc nghiệm khách quan đối với tất cả các học phần
20
Xây dựng qui định về chế độ tài chính, CSVC đối với hoạt động KT-ĐGKQHTSV
Thông tin cá nhân
Xin đồng chí vui lòng trả lời một số thông tin cá nhân sau:
Họ và tên (không nhất thiết phải trả lời)
Chức vụ và công việc đang đảm nhiệm
Thâm niên công tác trong ngành (số năm)
Học hàm, học vị: Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
Giảng viên Giảng viên chính GV cao cấp PGS, GS
Chuyên viên Chuyên viên chính CV cao cấp
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của đồng chí!
PHỤ LỤC 6
PHIẾU HỎI PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
Câu 1: Thầy/cô đánh giá như thế nào về thực trạng hoạt động ĐGKQHTSV ở các trường CĐSP Trung ương hiện nay?
Câu 2: Công tác QL hoạt động ĐGKQHTSV ở các trường CĐSP Trung ương được thực hiện như thế nào?
Câu 3: Thầy/cô đánh giá như thế nào về công tác ra đề thi hiện nay?
Câu 4: Việc tổ chức thi nhằm ĐGKQHT hiện nay đã thực hiện theo đúng qui chế đào tạo chưa?
PHỤ LỤC 7
Các biểu mẫu ra đề, đáp án và các biên bản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
biªn b¶n xö lý kû luËt
thÝ sinh vi ph¹m qui chÕ thi
Tªn häc phÇn thi (m«n thi):.......................................................................................................................................................
Ngµy: .................... th¸ng ..............n¨m 20 .. ... Phßng thi: ....................
C¸n bé coi thi: 1. .................... .................... .................... 2..................... ....................
Hä vµ tªn thÝ sinh vi ph¹m: .................... .................... .................... .................... ......................................................................
Sinh ngµy ...................th¸ng ............. n¨m.............
Khoa...................................Ngµnh..........................Kho¸..........................
Líp: ..................................................... Sè b¸o danh: ......................................
Néi dung vi ph¹m(tang vËt kÌm theo nÕu cã):
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... H×nh thøc kû luËt:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Biªn b¶n lËp håi: .................... .........ngµy .......... th¸ng ............. n¨m 20 ..............
Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
............................................................................... ...................................................................................
Sinh viên vi phạm
(Kí và ghi rõ họ tên)
..........................................................................................................
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
Biªn b¶n bµn giao bµi thi
Häc phÇn (m«n thi): ..................................................................................
Chóng t«i lµ c¸n bé coi thi phßng thi sè: ................. ..gåm:
1. ..................................................................................
2. ...................................................................................
Bµn giao tæng sè:.............bµi thi. Cô thÓ nh sau:
Sè bµi 1 tê :............... bµi,.......... tê.
Sè bµi 2 tê :............... bµi,...........tê.
Sè bµi 3 tê :............... bµi,...........tê.
Sè bµi 4 tê :............... bµi,...........tê.
Tæng sè:.........tê.
NhËn xÐt t×nh h×nh phßng thi
(Ghi râ SBD, hä tªn thÝ sinh vi ph¹m qui chÕ vµ h×nh thøc kû luËt)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Hµ Néi, ngµy.... th¸ng.... n¨m 20...
ngêi nhËn ngêi giao
(Ký vµ ghi râ hä, tªn) (Ký vµ ghi râ hä, tªn)
................................................... ..............................................
trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
KHOA:......................................................................................
céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
biªn b¶n chÊm thi kÕt thóc häc phÇn:
.........................................................................................................
líp:........................................................... .......... kho¸:...................................................hÖ:.....................................................
ChÊm ngµy...........th¸ng.......... n¨m 20............
GhÐp ph¸ch vµo ®iÓm ngµy...........th¸ng............ 20.............
TT
Sè ph¸ch
®iÓm
CB ghÐp ph¸ch ghi phÇn nµy
sè
ch÷
Sè b¸o danh
Ghi chó
CB chÊm thi 1 (Hä tªn, ch÷ ký) CB chÊm thi 2 (Hä tªn, ch÷ ký)
CB ghÐp ph¸ch (Hä tªn, ch÷ ký) BCN KHoa (Hä tªn, ch÷ ký)
trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
khoa:...............................................................
céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
Hµ Néi, ngµy th¸ng n¨m 20
b¸o c¸ot×nh h×nh thi häc phÇn
Kú.n¨m häc 20..... – 20.....
Ngµnh:...............................................................Kho¸:....................................................hÖ: .............................................
Tæng sè sinh viªn:...............; Sè sinh viªn khãa tríc thi cïng:...............................
Sè sinh viªn vi ph¹m qui chÕ thi:. .............Trong ®ã:
- §×nh chØ : ......................
- C¶nh c¸o : .....................
- KhiÓn tr¸ch : ......................
Sè liÖu cô thÓ:
TT
Häc phÇn
H×nh thøc thi
Sè SV dù thi
Sè SV v¾ng mÆt
Sè ®iÓm díi TB
Cã lý do
Kh«ng lý do, kh«ng ®ñ ®iÒu kiÖn dù thi
Sè lîng
%
céng
Ban Chñ nhiÖm khoa Ngêi lËp b¶ng
(Ký vµ ghi râ hä tªn) (Ký vµ ghi râ hä tªn)
Trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
Khoa ............................................................
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
®Ò thi kÕt thóc häc phÇn
Häc phÇn: ..............................................................................................................
Ngµnh: .............................................
Kho¸:............... HÖ:.....................................
Häc kú:................ N¨m häc:.20......- 20......
Thêi gian lµm bµi:..........................phót
§Ò sè: ......
C©u 1(....®iÓm):
............................................
C©u 2(....®iÓm):
............................................
C©u 3(....®iÓm):
............................................
C©u 4(....®iÓm):
............................................
Trëng m«n ký duyÖt gi¶ng viªn giíi thiÖu ®Ò
(Ký vµ ghi râ hä tªn) (Ký vµ ghi râ hä tªn)
Trëng khoa ký duyÖt ký duyÖt ®Ò
(Ký vµ ghi râ hä tªn)
Trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
Khoa ............................................................
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
®¸p ¸n - thang ®iÓm ®Ò thi kÕt thóc häc phÇn
Häc phÇn: ............................................................................................................
Ngµnh:.....................................
Kho¸:.............................HÖ:...............................
Häc kú:.........N¨m häc:.20......- 20......
Thêi gian lµm bµi:..........................phót
§Ò sè:
c©u
ý
néi dung
®iÓm
1
1
2
.....
2
1
2
.....
3
.....
1
2
.......
gi¶ng viªn giíi thiÖu ®Ò
(Ký vµ ghi râ hä tªn)
Ghi chó:
- Thang ®iÓm cña c¸c ý cã thÓ cho tõ 0,25 ®Õn 1,0 ®iÓm.
- NÕu thÝ sinh lµm bµi kh«ng theo dµn ý nh mçi c©u trong ®¸p ¸n, nhng ®ñ ý vµ chÝnh x¸c th× vÉn ®îc ®iÓm tèi ®a theo thang ®iÓm ®· qui ®Þnh.
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
®Ò thi tèt nghiÖp (®Ò thi tuyÓn sinh)
M«n thi:.....................................................................................................
Ngµnh: .....................................
Kho¸:.............................HÖ:...............................
Thêi gian lµm bµi:..........................phót
§Ò sè:
C©u 1(....®iÓm):
............................................
C©u 2(....®iÓm):
............................................
C©u 3(....®iÓm):
............................................
C©u 4(....®iÓm):
............................................
Ghi chó: §Ò ph¶i ®îc viÕt tay, kh«ng ®¸nh m¸y
gi¶ng viªn giíi thiÖu ®Ò
(Ký vµ ghi râ hä tªn)
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng cao ®¼ng s ph¹m trung ¬ng
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
®¸p ¸n - thang ®iÓm ®Ò thi tuyÓn sinh (tèt nghiÖp)
M«n thi:.............................................................................................................
Ngµnh: .....................................
Kho¸:.............................HÖ:...............................
Thêi gian lµm bµi:..........................phót
§Ò sè:
c©u
ý
néi dung
®iÓm
1
1
2
.....
2
1
2
.....
3
.....
1
2
.......
gi¶ng viªn giíi thiÖu ®Ò
Ghi chó:
- Thang ®iÓm cña c¸c ý cã thÓ cho tõ 0,25 ®Õn 1,0 ®iÓm.
- NÕu thÝ sinh lµm bµi kh«ng theo dµn ý nh mçi c©u trong ®¸p ¸n, nhng ®ñ ý vµ chÝnh x¸c th× vÉn ®îc ®iÓm tèi ®a theo thang ®iÓm ®· qui ®Þnh.
- §¸p ¸n ®Ò thi tèt nghiÖp vµ tuyÓn sinh ph¶i viÕt tay, kh«ng ®¸nh m¸y.
PHỤ LỤC 8
Qui định về tổ chức thi kết thúc học phần
QUI ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho Phòng Quản lý Đào tạo quản lý các kỳ thi học kỳ cho các hệ, ngành và loại hình đào tạo trong và ngoài Trường theo đúng các Qui chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm:
- Soạn thảo Quyết định thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi và Ban coi thi trình Ban Giám hiệu ký duyệt.
- Lập và gửi danh sách học sinh sinh viên dự thi học kỳ lần 1, lần 2; danh sách học lại và thi lại (nếu có) cho các khoa chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và quản lý qui trình tổ chức thi học kỳ ở tất cả các khâu cho sinh viên trong Trường trên cơ sở kế hoạch của các khoa.
- Xếp lịch thi học kỳ cho học sinh, sinh viên trong Trường. Bố trí phòng thi và điều động cán bộ coi thi bổ sung cho các khoa.
- Nhận và quản lý đề thi đã được duyệt từ các khoa, tổ chức bốc thăm đề chính thức, nhân đề thi, bàn giao đề thi cho Ban coi thi.
- Nhận Biên bản chấm thi, Bảng điểm thi học kỳ, Bảng điểm học phần từ các khoa (bản gốc), kiểm tra, sửa sai và quản lý kết quả học tập của sinh viên.
- Lập và gửi Điểm trung bình chung học tập (ĐTBCHT), Bảng điểm học kỳ, Bảng điểm tổng kết học kỳ và năm học cho các khoa đào tạo ngành.
- Báo cáo về diễn biến kết quả thi từng học kỳ và những đề nghị cần xử lý.
Trách nhiệm lưu trữ văn bản, hồ sơ, kết quả học tập của SV
- Quản lý và lưu trữ các văn bản, hồ sơ liên quan đến đào tạo, bài thi theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bảng điểm học phần, Bảng điểm tổng kết học kỳ, năm học và kết quả học tập lưu giữ trong 1 năm sau khi khóa học kết thúc.
- Quản lý và lưu giữ Sổ điểm khóa học các ngành, hệ và trình độ lâu dài.
- Trong quá trình học, nếu người học có nhu cầu cấp chứng nhận kết quả học tập, Phòng Quản lí Đào tạo cung cấp, lãnh đạo phòng ký, BGH xác nhận.
PHỤ LỤC 9
Qui định về tài chính đối với hoạt động ĐGKQHTSV
ĐỊNH MỨC CHI CHO TỔ CHỨC THI
1. Ban Chỉ đạo:Mỗi kỳ thi thành lập 1 Ban Chỉ đạo. Định mức chi như sau:
TT
DIỄN GIẢI
ĐỊNH MỨC
1
Lãnh đạo Nhà trường
30.000đ/ngày/người
2
Các thành viên khác
25.000đ/ngày/người
2. Tổ chức thi
2.1.Ra đề và duyệt đề
2.1.1. Ra đề:
TT
DIỄN GIẢI
ĐỊNH MỨC
1
Đề tự luận: 01 bộ đề/học phần (2 đề + 2 đáp án)
2 tiết/bộ đề
2
Đề trắc nghiệm (50 câu, mỗi câu 4 phương án trả lời)
5 tiết/bộ đề
3
Đề vấn đáp: 5 đề/đvht
1 tiết/5 đề
4
Đề thực hành: 1 bộ đề/học phần
2 tiết/bộ đề
2.1.2. Duyệt đề:
TT
DIỄN GIẢI
ĐỊNH MỨC
1
Tổ trưởng tổ bộ môn
15.000đ/bộ đề/học phần được duyệt
2
BCN khoa
10.000đ/bộ đề/học phần được duyệt
2.2. Coi thi
2.2.1. Thời gian thi cho mỗi học phần:
TT
SỐ ĐVHT
THỜI GIAN THI
1
Học phần có 2 ĐVHT
60 phút
2
Học phần có từ 3 - 4 ĐVHT
90 phút
3
Học phần có 05 ĐVHT trở lên
120 phút
4
Học phần Kỹ thuật làm đồ chơi, Mỹ thuật
180 phút
5
Học phần thực hành
30 SV/buổi
6
Học phần thực hành MT, TKTT
Tối đa 6 buổi
2.2.2. Tính giờ coi thi:
TT
THỜI GIAN THI
ĐỊNH MỨC
1
60 phút
1 tiết/1 CB coi thi
2
90 phút
1,5 tiết/1 CB coi thi
3
- Từ 120 phút đến 180 phút
- Thi vấn đáp, thực hành
- Thực hành SPMT, TKTT,
2 tiết/1 CB coi thi
2 tiết/1 CB coi thi/30 SV*
2 tiết/1 CB coi thi/buổi
4
Thư ký buổi thi: 1 người/khoa
Tính công như CB coi thi**
Chú thích:* Cứ thêm 05 SV, thì được tính thêm 0,3 tiết.
**Định mức choCB hành chính tham gia coi thi và thư ký: 30.000đ/tiết.
2.3. Chấm thi kết thúc học phần
Tự luận: 01 tiết/40 bài
Thực hành, vấn đáp: 01 tiết/25 bài
PHỤ LỤC 10
KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP
QL HOẠT ĐỘNG ĐGKQHTSV
Giải pháp QL hoạt động ĐGKQHTV
Mức độ cần thiết
Rất cần
Cần
Không cần
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ĐGKQHTSV theo yêu cầu đổi mới GDĐH
Giải pháp 1. Xây dựng các qui định về chức năng, quyền hạn của các tổ chức và cá nhân có liên quan
CBQL
25
75,8
7
21,2
1
3,0
CBGV
49
71,0
18
26,1
2
2,9
Giải pháp 2. Xây dựng các cơ chế phù hợp nhằm đổi mới phương pháp KTĐG, khuyến khích mọi thành viên tham gia hoạt động ĐGKQHTSV
CBQL
26
78,8
7
21,2
0
0,0
CBGV
50
72,5
18
26,1
1
1,4
Giải pháp 3 - Xây dựng qui định về chế độ tài chính đối với hoạt động ĐGKQHTSV
CBQL
23
69,7
10
30,3
0
0,0
CBGV
52
75,4
17
24,6
0
0,0
Giải pháp 4 - Phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội khác nhau trong nhà trường
CBQL
20
60,6
8
24,2
5
15,2
CBGV
37
53,6
26
37,7
6
8,7
Nhóm giải pháp về việc tổ chức thực hiện hoạt động ĐGKQHTSV theo yêu cầu đổi mới GDĐH
Giải pháp 5. Nâng cao nhận thức và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho CB làm công tác coi thi, chấm thi
CBQL
26
78,8
7
21,2
0
0,0
CBGV
55
79,7
14
20,3
0
0,0
Giải pháp 6. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuẩn hoá năng lực KTĐG của đội ngũ GV
CBQL
19
57,6
11
33,3
3
9,1
CBGV
42
60,9
22
31,9
5
7,2
Giải pháp 7. Quản lí hoạt động ra đề thi, kiểm tra
CBQL
24
72,7
9
27,3
0
0,0
CBGV
51
73,9
17
24,6
1
1,4
Giải pháp 8. Quản lí công tác coi thi
CBQL
23
69,7
9
27,3
1
3,0
CBGV
49
71,0
17
24,6
3
4,3
Giải pháp 9. Quản lí chấm thi, lên điểm và khớp phách
CBQL
22
66,7
9
27,3
2
6,1
CBGV
44
63,8
20
29,0
5
7,2
Nhóm giải pháp QL kết quả hoạt động ĐGKQHTSV theo yêu cầu đổi mới GDĐH
Giải pháp 10. QL điểm thi và hồ sơ học tập của SV
CBQL
26
78,8
7
21,2
0
0,0
CBGV
50
72,5
19
27,5
0
0,0
Giải pháp 11. QL việc công bố kết quả KTĐG
CBQL
23
69,7
10
30,3
0
0,0
CBGV
52
75,4
17
24,6
0
0,0
Giải pháp 12. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động ĐGKQHTSV
CBQL
24
72,7
7
21,2
2
6,1
CBGV
53
76,8
14
20,3
2
2,9
PHỤ LỤC 11
Đo đầu nhận thức của CBQL trong nhóm ĐC và nhóm TN trong hoạt động ĐGKQHTSV trước thực nghiệm
Nội dung đánh giá
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
1. Xác định mục đích của hoạt động KTĐG
Nhóm ĐC
3
20.0
6
40.0
6
40.0
Nhóm TN
2
13.3
6
40.0
7
46.7
2. Việc thực hiện các yêu cầu trong KTĐG
- Tính công bằng, khách quan
Nhóm ĐC
2
13.3
5
33.3
8
53.4
Nhóm TN
3
20.0
4
26.6
8
53.4
- Tính giá trị
Nhóm ĐC
3
20.0
6
40.0
6
40.0
Nhóm TN
2
13.3
5
33.3
8
53.4
- Tính tin cậy
Nhóm ĐC
2
13.3
6
40.0
7
46.7
Nhóm TN
1
6.6
7
46.7
7
46.7
- Tính khả thi
Nhóm ĐC
2
13.3
7
46.7
6
40.0
Nhóm TN
2
13.3
7
46.7
6
40.0
- Tính hệ thống
Nhóm ĐC
3
20.0
5
33.3
7
46.7
Nhóm TN
2
13.3
6
40.0
7
46.7
- Tính phát triển
Nhóm ĐC
2
13.3
5
33.3
8
53.4
Nhóm TN
1
6.6
6
40.0
8
53.4
- Tính phù hợp
Nhóm ĐC
2
13.3
6
40.0
7
46.7
Nhóm TN
2
13.3
5
33.3
8
53.4
3. Xác định đúng đối tượng KTĐG
Nhóm ĐC
2
13.3
6
40.0
7
46.7
Nhóm TN
3
20.0
5
33.3
7
46.7
4. Lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp
Nhóm ĐC
2
13.3
5
33.3
8
53.4
Nhóm TN
2
13.3
6
40.0
7
46.7
PHỤ LỤC 12
Đo đầu nhận thức của CBGV trong nhóm ĐC và nhóm TN trong hoạt động ĐGKQHTSV trước thời gian thực nghiệm
Nội dung đánh giá
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
1. Xác định mục đích của hoạt động KTĐG
Nhóm ĐC
4
13.3
13
43.3
13
43.3
Nhóm TN
5
16.7
10
33.3
15
50.0
2. Việc thực hiện các yêu cầu trong KTĐG
- Tính công bằng, khách quan
Nhóm ĐC
6
20.0
9
30.0
15
50.0
Nhóm TN
4
13.3
10
33.3
16
53.3
- Tính giá trị
Nhóm ĐC
5
16.7
12
40.0
13
43.3
Nhóm TN
5
16.7
10
33.3
15
50.0
- Tính tin cậy
Nhóm ĐC
4
13.3
11
36.7
15
50.0
Nhóm TN
5
16.7
12
40.0
13
43.3
- Tính khả thi
Nhóm ĐC
6
20.0
15
50.0
9
30.0
Nhóm TN
5
16.7
14
46.6
11
36.7
- Tính hệ thống
Nhóm ĐC
4
13.3
13
43.3
13
43.3
Nhóm TN
5
16.7
14
46.6
11
36.7
- Tính phát triển
Nhóm ĐC
5
16.7
16
53.3
9
30.0
Nhóm TN
4
13.3
15
50.0
11
36.7
- Tính phù hợp
Nhóm ĐC
5
16.7
13
43.3
12
40.0
Nhóm TN
5
16.7
12
40.0
13
43.3
3. Xác định đúng đối tượng KTĐG
Nhóm ĐC
4
13.3
13
43.3
13
43.3
Nhóm TN
5
16.7
12
40.0
13
43.3
4. Lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp
Nhóm ĐC
5
16.7
14
46.6
11
36.7
Nhóm TN
4
13.3
13
43.3
13
43.3
PHỤ LỤC 13
Đo đầu nhận thức của SV trong nhóm ĐC và nhóm TN trong hoạt động
ĐGKQHTSV trước thực nghiệm
Nội dung đánh giá
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
1. Xác định mục đích của hoạt động KTĐG
Nhóm ĐC
6
12.0
20
40.0
24
48.0
Nhóm TN
7
14.0
23
46.0
20
40.0
2. Việc thực hiện các yêu cầu trong KTĐG
- Tính công bằng, khách quan
Nhóm ĐC
8
16.0
19
38.0
23
46.0
Nhóm TN
7
14.0
17
34.0
26
52.0
- Tính giá trị
Nhóm ĐC
6
12.0
18
36.0
26
52.0
Nhóm TN
8
16.0
20
40.0
22
44.0
- Tính tin cậy
Nhóm ĐC
7
14.0
18
36.0
25
50.0
Nhóm TN
6
12.0
24
48.0
20
40.0
- Tính khả thi
Nhóm ĐC
8
16.0
22
44.0
20
40.0
Nhóm TN
7
14.0
21
42.0
22
44.0
- Tính hệ thống
Nhóm ĐC
5
10.0
20
40.0
25
50.0
Nhóm TN
6
12.0
19
38.0
25
50.0
- Tính phát triển
Nhóm ĐC
8
16.0
20
40.0
22
44.0
Nhóm TN
7
14.0
21
42.0
22
44.0
- Tính phù hợp
Nhóm ĐC
7
14.0
22
44.0
21
42.0
Nhóm TN
6
12.0
21
42.0
23
46.0
3. Xác định đúng đối tượng KTĐG
Nhóm ĐC
6
12.0
19
38.0
25
50.0
Nhóm TN
5
10.0
20
40.0
25
50.0
4. Lựa chọn phương pháp, phương tiện phù hợp
Nhóm ĐC
7
14.0
22
44.0
21
42.0
Nhóm TN
8
16.0
19
38.0
23
46.0
PHỤ LỤC 14
Đo đầu kỹ năng và nghiệp vụ của cán bộ coi thi trước thực nghiệm
STT
Nội dung đánhgiá
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
1
Xác định mục đích của hoạt động coi thi
ĐC
12
60,0
6
30,0
2
10,0
TN
11
55,0
7
35,0
2
10,0
2
Hiểu và nắm chắc nội dung quy chế coi thi
ĐC
13
65,0
6
30,0
1
5,0
TN
12
60,0
7
35,0
1
5,0
3
Tổ chức công tác coi thi đúng quy chế
ĐC
10
50,0
8
40,0
2
10,0
TN
11
55,0
6
30,0
3
15,0
4
Kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh
ĐC
12
60,0
6
30,0
2
10,0
TN
11
55,0
5
25,0
4
20,0
5
Hiểu và thực hiện các điều kiện an toàn tổ chức thi
ĐC
10
50,0
7
35,0
3
15,0
TN
11
55,0
5
25,0
4
20,0
6
Hiểu và nắm được các điều kiện an toàn cho SV dự thi
ĐC
12
60,0
6
30,0
2
10,0
TN
10
50,0
7
35,0
3
15,0
PHỤ LỤC 15
Đo đầu kỹ năng và nghiệp vụ của cán bộ chấm thi trước thực nghiệm
STT
Nội dung đánh giá
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
1
Hiểu các yêu cầu của công tác chấm thi: tính chính xác, tính công bằng, tính khách quan
ĐC
12
60,0
5
25,0
3
15,0
TN
11
55,0
5
25,0
4
20,0
2
Hiểu và thực hiện việc áp dụng đáp án, biểu điểm chấm thi
ĐC
14
70,0
5
25,0
1
5,0
TN
13
65,0
6
30,0
1
5,0
3
Kỹ năng đọc biểu điểm, cho điểm thành phần, tổng hợp điểm
ĐC
11
55,0
7
35,0
2
10,0
TN
11
55,0
6
30,0
3
15,0
4
Kỹ năng đánh giá xếp loại, vào điểm.
ĐC
12
60,0
6
30,0
2
10,0
TN
11
55,0
6
30,0
3
15,0
PHỤ LỤC 16
Các chỉ tiêu đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ coi thi
và cán bộ chấm thi
Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
Điểm đánh giá
Tốt
CB coi thi
Xác định đúng mục đích hoạt động coi thi, hiểu tốt, nắm chắc, tổ chức đúng nội dung quy chế, kỹ năng xử lý các tình huống tốt, hiểu thực hiện tốt các điều kiện an toàn thi và an toàn cho SV dự thi.
3
CB chấm thi
Hiểu và nắm vững những yêu cầu của công tác chấm thi: Chính xác, công bằng và khách quan. Có các kỹ năng tốt trong các khâu chấm thi: đọc biểu điểm, áp dụng, chấm điểm thành phần, tổng hợp, xếp loại
Bình thường
CB coi thi
Hiểu tương đối về mục đích, quy chế thi, áp dụng được và tổ chức coi thi, kỹ năng xử lý tình huống trung bình, chưa nắm chắc các yêu cầu khác.
2
CB chấm thi
Hiểu và nắm tương đối những yêu cầu của công tác chấm thi: Chính xác, công bằng và khách quan. Có các kỹ năng trong các khâu chấm thi: đọc biểu điểm, áp dụng, chấm điểm thành phần, tổng hợp, xếp loại nhưng thực hiện ở mức trung bình.
Chưa tốt
CB coi thi
Chưa nắm được mục đích và nội dung quy chế coi thi một cách đúng và đầy đủ, kỹ năng sử lý tình huống và hiểu các điều kiện thi chưa tốt.
1
CB chấm thi
Chưa nắm chắc những yêu cầu của công tác chấm thi: Chính xác, công bằng và khách quan. Chưa có các kỹ năng trong các khâu chấm thi: đọc biểu điểm, áp dụng, chấm điểm thành phần, tổng hợp, xếp loại
PHỤ LỤC 17
Các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của CBQL, CBGV,
và sinh viên về hoạt động ĐGKQHTSV
Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
Điểm đánh giá
Tốt
- CBQL, CBGV và SV nhớ và hiểu sâu sắc, đầy đủ, chính xác tất cả các nội dung về nhận thức các hoạt động ĐGKQHTSV.
- CBQL, CBGV và SV coi việc hiểu, phát sinh nhu cầu thực hiện các nội dung trong nhận thức các hoạt động ĐGKQHTSV như một nhu cầu tự thân của cá nhân
3
Bình
thường
- Đã hiểu khá đầy đủ, chính xác tất cả các nội dung của nhận thức về hoạt động ĐGKQHTSV trong các hoạt động quản lí, giảng dạy và học tập.
- Chưa nhớ đầy đủ nội dung các yêu cầu.
2
Chưa tốt
- Hiểu chỗ đúng, chỗ sai của nội dung của nhận thức về hoạt động ĐGKQHTSV trong các hoạt động quản lí, giảng dạy và học tập.
- Nhớ chưa chính xác về nội dung các yêu cầu.
1