Luận án Quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM NGUYÊN NHUNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM NGUYÊN NHUNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 9 14 01

pdf238 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Lê Vân Anh 2. GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Hà Nội - 2020 i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BDCT : Bồi dƣỡng chính trị CBQL : Cán bộ quản lí GV : Giảng viên LLCT : Lý luận chính trị TTBDCT : Trung tâm Bồi dƣỡng lý luận chính trị ii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG SỐ ................................................................................. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Giới hạn của đề tài ..................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 4 8. Luận điểm bảo vệ ...................................................................................... 7 9. Đóng góp mới của luận án ......................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án ................................................................................ 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN ............................................................................................. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 9 1.1.1. Những nghiên cứu về quản lí đào tạo, bồi dƣỡng ........................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị ............ 15 1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 20 1.2.1. Lý luận chính trị ............................................................................. 20 1.2.2. Bồi dƣỡng ...................................................................................... 22 1.2.3. Bồi dƣỡng lý luận chính trị ............................................................ 23 1.2.4. Quản lí............................................................................................ 25 1.2.5. Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị .............................. 28 1.3. Hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện ..................................................................................... 29 iii 1.3.1. Vị trí, vai trò của các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện ....... 29 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện ........................................................................................................ 32 1.3.3. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện ............... 35 1.4. Mô hình quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị ....................... 37 1.4.1. Mô hình quản lí theo chức năng .................................................... 37 1.4.2. Mô hình quản lí đào tạo - bồi dƣỡng theo CIPO ........................... 39 1.5. Nội dung quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện .............................................................. 41 1.5.1. Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng lý luận chính trị ............... 41 1.5.2. Quản lí nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị ......... 43 1.5.3. Quản lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên .................... 46 1.5.4. Quản lí học viên ............................................................................. 48 1.5.5. Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡnglý luận chính trị ....... 50 1.5.6. Quản lí nguồn lực hỗ trợ tổ chức bồi dƣỡng lý luận chính trị ....... 51 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dƣỡng chính trị .......................................................... 53 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 60 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................. 62 2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ............................................... 62 2.1.1. Khái quát chung về đặc điểm địa lý, tình hình văn hóa, kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội............................................................................. 62 2.1.2. Quá trình hình thành các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của Hà Nội ............................................................................................... 63 2.1.3. Khái quát về các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của Hà Nội ........................................................................................................... 65 2.2. Khái quát khảo sát thực trạng ............................................................... 68 2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 68 2.2.2. Đối tƣợng khảo sát ......................................................................... 68 iv 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát .................................................................... 69 2.2.4. Nội dung khảo sát .......................................................................... 69 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ................................................................... 69 2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội ....................................... 71 2.3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên tại các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội ............................ 71 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT ........................................................................ 74 2.3.3. Thực trạng tổ chức các lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện .............................................. 81 2.3.4. Thực trạng kết quả bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện ................................................................. 84 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội ......................... 87 2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về vai trò của công tác quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị ......................................... 87 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng tại các trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị ........................................................................................ 89 2.4.3. Thực trạng quản lí nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị93 2.4.4. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên .. 97 2.4.5. Thực trạng quản lí học viên ......................................................... 101 2.4.6. Thực trạng quản lí công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng lý luận chính trị .......................................................................................... 104 2.4.7. Thực trạng quản lí các nguồn lực hỗ trợ tổ chức bồi dƣỡng lý luận chính trị .................................................................................................. 108 2.4.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT của Hà Nội ................................................... 111 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện cấp huyện của thành phố Hà Nội ....................................................................................... 114 2.5.1. Ƣu điểm ....................................................................................... 114 2.5.2. Hạn chế, khuyết điểm .................................................................. 115 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm ...................................... 117 v KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 119 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................ 120 3.1. Định hƣớng chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về công tác bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên .......................................................... 120 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu về bồi dƣỡng lý luận chính trị ................... 120 3.1.2. Phƣơng châm công tác quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị ........ 121 3.1.3. Nhiệm vụ quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị ............................. 122 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................ 124 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng ................................................... 124 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống đồng bộ ................................ 124 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................. 125 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ........................... 125 3.3. Các giải pháp đề xuất ......................................................................... 126 3.3.1. Chỉ đạo thực hiện đổi mới nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng lý luận chính trị đáp ứng hội nhập quốc tế và phát triển đất nƣớc ............ 126 3.3.2. Tổ chức nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên lí luận chính trị .......................................................................................... 131 3.3.3. Quản lí xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quản lí bồi dƣỡng lí luận chính trị ................................................... 138 3.3.4. Quản lí sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dƣỡng lí luận chính trị ........................................................................... 145 3.3.5. Tăng cƣờng phối hợp các lực lƣợng trong quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị ........................................................................... 150 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ............................................. 154 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ............ 155 3.6. Thử nghiệm một số giải pháp đề xuất ................................................ 162 3.6.1. Mục đích và nội dung thử nghiệm ............................................... 162 3.6.2. Đối tƣợng thử nghiệm .................................................................. 162 3.6.3. Cách thức tiến hành ..................................................................... 162 3.6.4. Kết quả thử nghiệm ..................................................................... 163 vi KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 170 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 171 1. Kết luận.................................................................................................. 171 2. Khuyến nghị .......................................................................................... 173 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG SỐ Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đánh giá ........................................................ 71 Bảng 2.2. Số lƣợng, cơ cấu, trình độ của CBQL và GV chuyên trách, kiêm chức tại một số TTBDCT cấp huyện của TP Hà Nội ..................................... 72 Bảng 2.3. Số lớp/HVđƣợc BDLLCT tại các TTBDCT (2015-2018) ............. 74 Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT ....................................................... 75 Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của học viên về nội dung học tập tại các TTBDCT ......................................................................................................... 78 Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về thực trạng công tác tổ chức các lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT ..................................... 81 Bảng 2.7: Quy mô các lớp bồi dƣỡng tại các TTBDCT cấp huyện (số lớp/ số học viên) ..................................................................................................... 84 Bảng 2.8:Kết quả đầu ra của học viên tại các TTBDCT cấp huyện ............... 85 Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của học viên về kết quả đạt đƣợc sau mỗi khóa bồi dƣỡng tại TTBDCT ................................................................................... 86 Bảng 2.10: Thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về vai trò của công tác quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị ............ 87 Bảng 2.11:Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng tại các TTBDCT ......... 89 Bảng 2.12: Thực trạng quản lí nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT ............................................................................... 93 Bảng 2.13: Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên tại các TTBDCT .............................................................................................. 97 Bảng 2.14: Thực trạng quản lí học viên tại các TTBDCT ............................ 101 Bảng 2.15: Thực trạng quản lí công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng lý luận chính trịtại các TTBDCT .................................................................. 104 Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá của học viên về hình thức, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá nào đối với hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị .................... 107 viii Bảng 2.17: Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ bồi dƣỡng LLCT ......... 108 Bảng 2.18: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT của Hà Nội .......................................................... 111 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất .... 156 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....... 158 Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất .................................................................................................. 160 Bảng 3.4. Đặc điểm giảng viên tham gia thử nghiệm ................................... 162 Bảng 3.5. Thực trạng kiến thức và kỹ năng sử dụng phƣơng pháp và kỹ thuật giảng dạy LLCT của giảng viên trƣớc thử nghiệm ....................................... 164 Bảng 3.6. Thực trạng kiến thức và kỹ năng sử dụng phƣơng pháp và kỹ thuật giảng dạy LLCT của giảng viên sau thử nghiệm sƣ phạm ........................... 166 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lí theo chức năng .................................................... 38 Sơ đồ 1.2. Các mối quan hệ tƣơng hỗ của CIPO ............................................ 39 Sơ đồ 1.3: Các nội dung quản lí đào tạo, bồi dƣỡng theo CIPO ..................... 41 Biểu đồ 2.1: Thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về vai trò của công tác quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị ............ 88 Biểu đồ 2.2: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT cấp huyện .................................................................................. 93 Biểu đồ 2.3: Thực trạng quản lí nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT ............................................................................... 96 Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lí đội ngũ giảng viên tại các TTBDCT ......... 100 Biểu đồ 2.5: Thực trạng quản lí đội ngũ học viên tại các TTBDCT ............ 103 Biểu đồ 2.6: Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT ....................................................................................... 107 Biểu đồ 2.7: Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT .................................................................... 110 Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất........................................................................................... 161 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biện chứng của sự phát triển xã hội đòi hỏi hệ thống chính trị xã hội nói chung, tổ chức bộ máy của Đảng nói riêng phải luôn có sự đổi mới, nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đáp ứng tốt những yêu cầu của đời sống xã hội. Nhận thức đƣợc việc quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tại các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị luôn là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng cao phẩm chất chính trị, vững vàng về tƣ tƣởng, đƣờng lối, năng lực đƣợc phát triển,... góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trong đó, không thể không kể đến vai trò của các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp quận/huyện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đẩy mạnh thực hiện. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ:“Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và của cả hệ thống chính trị; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành, lề lối làm việc.”[24]. Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2020 ban hành theo Nghị quyết số 30C/NQ - CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.[20] Hàng năm, Thành uỷ Hà Nội giao cácTrung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện thực hiện bồi dƣỡng lý luận chính trịcho hàng chục ngàn lƣợt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn mỗi quận/huyện/ thị xã, với kinh phí trung bình khoảng 02 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trong Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hƣởng rất 2 lớn đến toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Có khoảng trên 50% học viên đƣợc bồi dƣỡng liên tục nhiều năm, nên nếu không đổi mới nội dung, phƣơng pháp sẽ dẫn đến sự nhàm chán, phản tác dụng, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới. Do đó, cần chú trọng nâng cao vai trò của các trung tâm bồi dƣỡng lý luận chính trị cấp huyện về: quản lí bố trí giảng viên, nội dung, chƣơng trình, đối tƣợng bồi dƣỡng cần đƣợc chú trọng thƣờng xuyên, cần đƣợc nâng cao hơn để đảm bảo bảo tính thực tiễn, tính cấp thiết trong hoạt động bồi dƣỡng. Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, còn có một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém về mặt tƣ tƣởng và năng lực làm ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã gây tổn hại đến hình ảnh ngƣời đảng viên và niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đồng thời, trƣớc yêu cầu phát triển của xã hội, trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; trƣớc những tác động ngày càng tăng của mặt trái cơ chế thị trƣờng, tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong nƣớc, cần phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên”, do đó công tác quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị nói chung và tại các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện cần đƣợc nâng cao hiệu quả thực hiện. Những năm vừa qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện ở Hà Nội đã phát huy vai trò trong tổ chức tuyên truyền giáo dục kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng và công tác quản lí còn chƣa cao. Chất lƣợng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, đảng viên cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, nhƣng việc bồi dƣỡng theo lối mòn, chƣa khoa học, chƣa đổi mới về nội dung, phƣơng pháp, đối tƣợng, về quản lí học viên vẫn xảy ra tại nhiều Trung tâm. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ 3 đạo quản lí hoạt động bồi dƣỡng tại các Trung tâm của cấp uỷ chƣa sâu sát, quyết liệt, chƣa kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên... Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận án đề xuất giải pháp quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của Hà Nội 4. Giả thuyết khoa học Quản lí hoạt động bồi dƣỡnglý luận chính trị của các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.Nếu đề xuất đƣợc các giải pháp quản lí hoạt động bồi dƣỡng phù hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sẽ nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng tại các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trịcấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó góp phần củng cố tƣ tƣởng chính trị, tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nƣớc, địa phƣơng hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện. 4 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dƣỡng và quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm các giải pháp quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6. Giới hạn của đề tài - Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ đề cập đến quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp quận/huyện (trong luận án gọi chung là Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện) của thành phố Hà Nội. - Luận án xác định chủ thể quản lí là Ban giám đốc Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng lí luận chính trị tại các Trung tâm. - Học viên là cán bộ, đảng viên đang làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các đơn vị, các tổ chức chính trị x ã hội thuộc quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Địa bàn khảo sát thực trạng: tại 10Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị cấp huyện của thành phố Hà Nội. - Số lƣợng khách thể khảo sát cụ thể: + CBQL Huyện ủy, Trung tâm BDCT huyện: 35 ngƣời. + Giảng viên: 200 + Học viên: 400 ngƣời 7. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận theo chức năng quản lí: Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dƣỡng chính trị là nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm do đó có liên quan trực tiếp đến các hoạt động quản lí khác nhƣ: quản lí nhân sự, quản lí tài chính, cơ sở vật chất, quản lí nội dung chƣơng trình, 5 thực hiện tốt các nội dung trên nhằm mục đích thực hiện tốt quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm. Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị là chức năng của Ban Thƣờng vụ Huyện ủy chỉ đạo Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp Ban Giám đốc trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy. Để thực hiện hoạt động bồi dƣỡng có hiệu quả, khoa học, nhà quản lí cần phải thực hiện theo đúng các chức năng quản lí hoạt động bồi dƣỡng nhƣ: lập kế hoạch bồi dƣỡng, tổ chức thực hiện bồi dƣỡng, chỉ đạo thực hiện bồi dƣỡng, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng, - Tiếp cận nội dung quản lí: Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị, cán bộ quản lí tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cần đảm bảo thực hiện các nội dung quản lí nhƣ: quản lí đội ngũ giảng viên, quản lí học viên, quản lí nội dung chƣơng trình, quản lí phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng, quản lí phƣơng tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dƣỡng, mỗi nội dung đều có một vai trò nhất định trong việc đảm bảo hiệu quả các hoạt động bồi dƣỡng. - Tiếp cận quản lí đào tạo bồi dƣỡng theo mô hình CIPO: Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị cũng tuân theo chu trình của công tác quản lí các hoạt động đào tạo, bao gồm các khâu nhƣ: quản lí đầu vào (khảo sát nhu cầu đầu vào, tuyển sinh, xác định mục tiêu bồi dƣỡng), quản lí quá trình (thực hiện quá trình bồi dƣỡng với nội dung chƣơng trình, đối tƣợng bồi dƣỡng, phƣơng pháp, phƣơng tiện,) và quản lí đầu ra (kết quả đạt đƣợc của học viên và các khóa bồi dƣỡng của trung tâm). 7.2. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dƣỡng lý luận chính trị và quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện từ đó xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiên cứu. 6 * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra bằng phiếu hỏi: tác giả xây dựng các phiếu hỏi theo các thang đo mức độ anket để đánh giá thực trạng bồi dƣỡnglý luận chính trị và quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên, học viên tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện. - Phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các đối tƣợng nhƣ: nhà khoa học, cán bộ quản lí, giảng viên đã và đang nghiên cứu, giảng dạy, quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị, các học viên đã và đang đƣợc bồi dƣỡng tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị huyện; lãnh đạo các đơn vị sử dụng cán bộ đƣợc bồi dƣỡng... nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng, nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế từ đó đánh giá toàn diện thực trạng, rút ra những kết luận khoa học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệmvề bồi dƣỡnglý luận chính trị và quản lí bồi dƣỡng của các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị huyện qua các giai đoạn lịch sử từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc kế thừa và đề xuất các giải pháp quản lí. - Phương pháp quan sát : tác giả quan sát cơ sở vật chất, trực tiếp tham dự các hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên để bổ sung thông tin thực tiễn cho phƣơng pháp điều ra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia qua phiếu hỏiđể củng cố lí luạn và làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lí trong luận án. - Phương pháp thử nghiệm: thử nghiệm một số giải pháp để chứng minh và khẳng định tính khoa học, phù hợp, khả thi của hệ thống các giải pháp đề xuất trong luận án. * Nhóm phương pháp hỗ trợ: - Phƣơng pháp toán thống kê và phần mềm SPSS: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm tính toán các tham số đặc trƣng và xử lý các số liệu thu đƣợc để phân tích và đƣa ra kết luận từ các kết quả khảo sát thu đƣợc. 7 8. Luận điểm bảo vệ - Thực hiện bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cán bộ hiện nay. Công tác bồi dƣỡng lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện vừa phải đảm bảo tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa vừa phải hội nhập khu vực và quốc tế. Do đó cần phải quan tâm tới các yếu tố của quá trình bồi dƣỡng nhƣ: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị... - Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị ở các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện chủ yếu đƣợc tiếp cận theo chức năng quản lí và nội dung quản lí để từ đó xác định rõ các công việc cụ thể cần triển khai thực hiện đối với chủ thể quản lí nhƣ: lập kế hoạch thực hiện, quản lí nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng, quản lí hoạt động học tập của học viên, quản lí hoạt động dạy học của giảng viên, quản lí các điều kiện hỗ trợ thực hiện và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá... - Các giải pháp quản lí hoạt động bồi dƣỡnglý luận chính trị tại các TTBDCT cấp huyện đƣợc đề xuất theo hƣớng phát huy những điểm mạnh, khắc phục các hạn chế của thực trạng, chú trọng quản...rang bị thêm, trang bị mới về kiến thức, kỹ năng, thái độ thực thi nhiệm vụ, công vụ; giúp cho ngƣời cán bộ, công chức ngày càng hoàn thành công việc đƣợc giao có chất lƣợng, hiệu quả hơn. Theo quan điểm của UNESCO, bồi dƣỡng có ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp. Tác giả Nguyễn Minh Đƣờng nêu định nghĩa: Bồi dƣỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thƣờng đƣợc xác định bằng một chứng chỉ. [30] Từ các quan điểm nêu trên, khái niệm bồi dưỡng có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Bồi dưỡng là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, phẩm chất còn thiếu hoặc đã lạc hậu cho một đối tượng trong một lĩnh vực cụ thể. 1.2.3. Bồi dưỡng lý luận chính trị Lý luận là hệ thống những tri thức đƣợc khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan và đƣợc biểu đạt bằng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật [88]. Chính trị là những công việc của Nhà nƣớc, là phạm vi hoạt động gắn với các quan hệ giai cấp, dân tộc, các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là ván đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nƣớc [105]. Lý luận là một phạm trù khoa học phản ánh hiện thực khách quan, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của loài ngƣời trên mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Theo từ điển tiếng Việt: “Lý luận là tổng kết có hệ thống những kinh nghiệm của loài ngƣời phát sinh từ thực tiễn để cải tạo và chi phối thực tiễn”. 24 Lý luận chính trị là lý luận trong lĩnh vực chính trị. Lý luận chính trị là lý luận ra đời khi xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp để đại diện cho lợi ích cho một đảng, một giai cấp nhất định trong xã hội. Lý luận chính trị là một hệ thống những quan điểm, chủ trƣơng của một đảng, một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nƣớc”[54]. Bồi dƣỡng lý luận chính trị lần đầu tiên đƣợc Hồ Chí Minh đề cập tới trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" viết vào tháng 10/1947 với tên gọi là huấn luyện chính trị, huấn luyện lý luận (nay chúng ta gọi là đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị). Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Bác đã nêu quan điểm: Giáo dục lý luận chính trị là quá trình tác động vào đối tƣợng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm đƣợc những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đƣờng lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hƣớng dẫn họ vận động những hiểu biết ấy vào cuộc sống [44]. Theo tác giả Đào Duy Quát, giáo dục, bồi dƣỡng lí luận chính trị là việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đó là quá trình tác động vào đối tƣợng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quan điểm nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định mục tiêu, lý tƣởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất trí cao với đƣờng lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hƣớng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống [70]. 25 Đào tao,bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở nƣớc ta hiện nay là quá trình trang bị kiến thức cơ bản và cập nhật bổ sung kiến thức mới về lý luận chính trị cho những cán bộ này nhằm nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và thực thi công vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ của mỗi địa phƣơng, đơn vị có phẩm chất và năng lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của địa phƣơng, đơn vị. Theo Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị, đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị là chế độ (quy định mang tính bắt buộc) học tập lý luận chính trị đối với đảng viên. [12] Từ các quan điểm nêu trên, luận án tiếp cận khái niệm bồi dƣỡng lí luận chính trị theo phƣơng diện sau: Bồi dưỡng lý luận chính trị, cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ cách mạng, xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, những phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thực hiện nhiệm vụ cho người cán bộ, đảng viên. 1.2.4. Quản lí Quản lí (thuật ngữ tiếng Anh là Management, manum agere - điều khiển bằng tay) đặc trƣng cho quá trình điều khiển và dẫn hƣớng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn lực. Quản lí là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định nhằm đạt đƣợc hiệu quả lao động cao hơn. Vì vậy quản lí mang tính lịch sử, nó phát triển theo sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Chủ nghĩa Mác đã đề cao vai trò của quản lí: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển 26 lấy mình, còn dàn nhạc thì cần có một nhạc trưởng” [11]. Tuỳ theo các cách tiếp cận, mà có nhiều cách định nghĩa về hoạt động quản lí nhƣ: - W. Taylo, một nhà kinh tế học Anh cho rằng: “Quản lí là một nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”. [107] - Tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich quan niệm: “Quản lí là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [50]. - Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [69]. - Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Quản lí là việc tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan” [99]. Tuy mỗi quan niệm hƣớng đến những phƣơng diện khác nhau, nhƣng đều có điểm chung xác định: Quản lí là hoạt động có tổ chức, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, phù họp với quy luật của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Khái quát lại, quản lí có các đặc điểm: (1) Quản lí là những tác động có tính hƣớng đích; (2) Hoạt động quản lí đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm; (3) Quản lí là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của mọi ngƣời trong tổ chức. Mô hình hoạt động quản lí có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: 27 Từ phân tích trên, có thể đƣa ra định nghĩa:Quản lí là quá trình tác động có định hƣớng, có tổ chức của chủ thế quản lí lên đối tƣợng quản lí, thông qua các cơ chế quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trƣờng biến động để ổn định, phát triển, đạt đƣợc mục tiêu đã định. Trong đó: - Chủ thể quản lí có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức, trong đó cá nhân làm chủ thể quản lí đƣợc gọi là cán bộ quản lí. - Đối tƣợng quản lí có thể là một cá nhân, một nhóm hay tổ chức hoặc có thể là một vật thể hoặc có thể là một sự việc ... Chủ thể quản lí và đối tƣợng quản lí quan hệ tác động qua lại tƣơng hỗ nhau bằng các tác động quản lí. Chủ thể quản lí nảy sinh các động lực quản lí, còn khách thể quản lí thì làm nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của con ngƣời, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lí. - Mục tiêu quản lí là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con ngƣời. Để đạt mục tiêu, quản lí phải thực hiện bốn chức năng cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, tạo thành một chu trình thống nhất. Mỗi chức năng vừa có tính độc lập tƣơng đối, vừa có mối quan hệ phục thuộc vào nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lí cần quan tâm thêm vấn đề thông tin quản lí và quyết định quản lí. MỤC TIÊU QUẢN LÝ Phƣơng pháp quản lý Môi trƣờng quản lý Khách thể quản lý Chủ thể quản lý Công cụ quản lý 28 - Công cụ quản lí là các phƣơng tiện mà chủ thể quản lí dùng để tác động đến đối tƣợng quản lí nhƣ các văn bản luật, quyết định, quy định, chỉ thị, quy trình, kế hoạch ... - Phƣơng pháp quản lí là cách thức chủ thể quản lí tác động đến đối tƣợng quản lí, gồm rất nhiều phƣơng pháp: thuyết phục, kinh tế, hành chính- tổ chức, mệnh lệnh ... tùy theo tình huống cụ thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau, hoặc kết hợp các phƣơng pháp với nhau. - Môi trƣờng và điều kiện tổ chức cho thấy mọi hoạt động quản lí đều không phải là hoạt động độc lập mà cần đƣợc tiến hành trong môi trƣờng, điều kiện nhất định. 1.2.5. Quản lí hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị Bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên là tăng thêm năng lực và phẩm chất cho cán bộ, đảng viên. Quá trình bồi dƣỡng cán bộ phải thực hiện các nhiệm vụ để đạt đƣợc mục tiêu là: thái độ, kiến thức - kỹ năng, phƣơng pháp. Các chức năng đó đƣợc thực hiện với mức độ nhiều ít khác nhau tùy theo nội dung, tính chất của từng giai đoạn trong quá trình bồi dƣỡng nhƣng bao giờ cũng phải có và cần đƣợc quản lí để đảm bảo chất lƣợng của quá trình đào tạo. Do đó, quản lí quá trình bồi dƣỡng là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ công tác quản lí của cơ sở bồi dƣỡng - đòi hỏi các nhà quản lí nói chung và các giảng viên nói riêng phải có sự hiểu biết đúng, đầy đủ các vấn đề của quá trình bồi dƣỡng cũng nhƣ các mối quan hệ cơ bản của quá trình bồi dƣỡng trong sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan. Quản lí bồi dƣỡng có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra các hoạt động của ngƣời dạy, ngƣời học trong việc thực hiện kế hoạch, chƣơng trình bồi dƣỡng nhằm đạt mục tiêu của cơ sở bồi dƣỡng. Bản chất của quản lí bồi dƣỡng là quản lí các yếu tố cấu thành quá trình bồi dƣỡng. Từ phân tích các lý thuyết về quản lí, căn cứ vào quy định của Trung ƣơng, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mƣu, quản lí và tổ chức bồi dƣỡng, đề tài xây dƣng khái niệm Quản lí bồi dƣỡng lý luận chính trị nhƣ sau: 29 Quản lí bồi dưỡng lý luận chính trị là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật, bằng cơ chế, chính sách, công cụ và các biện pháp quản lí cụ thể của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí, nhằm làm cho hệ thống/tổ chức vận hành theo đúng đường lối, quan điểm bồi dưỡng và đạt được mục tiêu bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 1.3. Hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện 1.3.1. Vị trí, vai trò của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện đƣợc thành lập trên nền của Trƣờng Đảng cấp huyện và Trung tâm Giáo dục chính trị cấp huyện trƣớc đây. Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cấp ủy và Ủy ban nhân dân cấp huyện, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp và thƣờng xuyên của Ban thƣờng vụ cấp ủy cấp huyện. Trong hệ thống giáo dục lý luận chính trị của Đảng ta hiện nay, Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác tƣ tƣởng nói riêng, thể hiện trên những mặt sau đây: - Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn cấp huyện về tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị để từ đó nêu cao ý thức tự giác học tập của cán bộ, đảng viên. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng việc học tập lý luận chính trị. Giải thích “vì sao phải học lý luận”, Ngƣời chỉ rõ: Trƣớc hết, Đảng ta tổ chức trƣờng học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta nhằm giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ vĩ đại của mình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thức III đến 30 nay, trong các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đều đề cập đến vai trò quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị. Đồng thời yêu cầu tăng cƣờng công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ mới. Hiện nay, đất nƣớc ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế về cả chiều rộng và chiều sâu. Những biến đổi trên thế giới ngày càng phức tạp, nhanh chóng, khó lƣờng, những vấn đề mới đặt ra ngày càng nhiều, đòi hỏi phảm làm sáng tỏ và tìm ra giải pháp đúng đắn. Do vậy, công tác lý luận càng trở nên đặc biệt quan trọng. Mặt khác, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của chúng ta, ra sức tấn công vào nền tảng tƣ tƣởng của Đảng nhằm làm cho chúng ta đi chệch hƣớng. Vì vậy, công tác giáo dục, học tập, truyền bá lý luận càng trở nên cấp thiết nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, nânng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn, hƣớng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống hiện nay. - Hai là, trang bị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị. Thông qua các chƣơng trình bồi dƣỡng, Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị đã giúp cho cán bộ, đảng viên tiếp cận với những kiến thức ban đầu, kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu về chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; bồi dƣỡng các chuyên đề về chủ nghĩa yêu nƣớc, giáo dục đạo đức cách mạng, hội nhập quốc tế, các chính sách về tôn giáo, chính sách dân tộc; các chủ trƣơng, cơ chế, chính sách, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện. Đây là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục lý luận chính trị tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện. - Ba là, tuyên truyền lý tƣởng cách mạng của Đảng, của dân tộc ta; giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và 31 nhân dân trên địa bàn huyện. Nội dung giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức cách mạng, lối sống cho quần chúng nhân dân, mà trƣớc hết là cho đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn đƣợc các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện. Trong đó thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên đề “Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới”, “Chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam”, “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” theo hƣớng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, triển khai các chuyên đề học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hàng năm cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viện các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở. Đồng thời lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng vào tất cả các chƣơng trình bồi dƣỡng nhƣ: chƣơng trình sơ cấp lý luận chính trị, chƣơng trình bồi dƣỡng kết nạp Đảng, chƣơng trình bồi dƣỡng đảng viên mới, các chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. - Bốn là, phối hợp với trƣờng Chính trị tỉnh đào tạo lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở; phối hợp với các ban, phòng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cơ sở. Để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho cơ sở theo quyết định số 54-QĐ/TƢ của Bộ Chính trị ngày 12/5/1999 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng và để tạo nguồn cán bộ cho cơ sở, hiện nay, các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị huyện đã phối hợp với các trƣờng chính trị tỉnh mở các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo hƣớng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Năm là, phối hợp Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức thông tin nhằm định hƣớng cho cán bộ, đảng viên cơ sở thông qua đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên cơ sở. Nội dung định hƣớng thông tin tại các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện hiện nay rất phong phú và đa dạng. Đó là những thông tin hƣớng đến các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc, của địa phƣơng. 32 Đồng thời tiếp nhận các thông tin từ cơ sở phản ánh ngƣợc lại để giúp cấp ủy nắm bắt tình hình diễn biến ở cơ sở, từ đó giải quyết tốt các vấn đề cơ sở đặt ra. - Sáu là, thƣờng xuyên tuyên truyền những tấm gƣơng điển hình tiên tiến thời kỳ mới; nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống lại các hiện tƣợng tiêu cực trong cơ quan, đơn vị; chống lại các luận điệu xuyên tạc, âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc đổi mới. Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị huyện luôn coi công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong thời kỳ mới là nhiệm vụ thƣờng xuyên, cần thiết nhằm nâng cao trí tuệ, năng lực thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tƣởng của Đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm vững và vận dụng đúng đắn đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tiễn địa phƣơng, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội địa phƣơng phát triển. Kiên quyết đấu tranh với hiện tƣợng sai trái, tiêu cực, các âm mƣu phá hoại của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mƣu diễn biến hòa bình. 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện Ngày 03/6/1995, Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khóa VII) ban hành quyết định 100-QĐ/TW về việc tổ chức Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện. Ban Tổ chức Trung ƣơng và Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa Trung ƣơng đã kịp thời có hƣớng dẫn số 08-TC-TTVH/TW ngày 26/8/1995 về việc thực hiện quyết định 100-QĐ/TW. Hƣớng dẫn đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện, việc ban hành hƣớng dẫn này đã tạo sự thống nhất trong tổ chức hoạt động của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị và giúp các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị đi vào hoạt động ổn định và có nền nếp. Ban Bí thƣ Trung ƣơng tiếp tục ban hành hƣớng 33 dẫn số 2098-HD/TC-TTVH/TW ngày 28/8/2002 về sửa đổi, bổ sung hƣớng dẫn số 08-TC- TTVH/TW [5] .Ngoài ra, Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa Trung ƣơng còn ban hành các hƣớng dẫn khác nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện nhƣ: Quy định 183-QĐ/TTVH ngày 26/7/2002 của Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa Trung ƣơng về giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị, quy định đã xác định rõ tiêu chuẩn, quyền lợi, nhiệm vụ của ngƣời dạy và ngƣời học, giúp cho đội ngũ gảng viên của các Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị ngày càng đƣợc chuẩn hóa, đồng thời bản thân giảng viên, học viên cũng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học: Quy định số 184-QĐ/TTVH ngày 26/7/2002 của Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho ngƣời học tại Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện, quy định các chƣơng trình cấp giấy chứng nhận, điều kiện cấp giấy chứng nhận, việc tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xếp loại, mẫu giấy chứng nhận. Quyết định 185-QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khóa X) về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ban Tổ chức Trung ƣơng và Ban Tuyên giáo Trung ƣơng cũng đã ban hành hƣớng dẫn số 29- HD/BTCTW- BTGTW ngày 27/7/2009 để hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 185-QĐ/TW. Ngày 18/11/2019, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã ban hànhQuy định số 208-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị cấp huyện thay thế quyết định 185 QĐ-TW. Ngày 04/3/2010, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng đã ra quyết định số 1853-QĐ/TW về ban hành quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Ngoài ra Ban Tuyên giáo Trung ƣơng cũng đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng tại Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện. [6] 34 Với hệ thống văn bản nhƣ trên đã từng bƣớc khắc phục những bất cấp, tháo gỡ dần những vƣớng mắc, khó khăn trong tổ chức hoạt động của Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện trong thời gian qua. - Chức năng của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện Theo Quy định 208-QĐ/TW ngày 08/11/2019 của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa XII) về “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện”, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị - hành chính; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; kiến thức quản lý nhà nƣớc, kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của trƣờng chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; tuyên truyền, giáo dục, bồi dƣỡng lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ của địa phƣơng; tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận theo yêu cầu của cấp ủy.[4] - Nhiệm vụ của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện Theo Quy định 208-QĐ/TW ngày 08/11/2019 của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa XII) về “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện”, Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện có các nhiệm vụ nhƣ sau: + Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dƣỡng các chƣơng trình lý luận chính trị cho các đối tƣợng theo quy định; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện. + Bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp ủy viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở. 35 + Bồi dƣỡng chính trị cho đối tƣợng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở. + Tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử đảng bộ địa phƣơng. + Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách... cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở. + Tham gia phối hợp trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của cấp ủy và phục vụ giảng dạy, học tập. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp ủy cấp huyện. 1.3.3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện 1.3.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng lý luận chính trị Mục tiêu, bồi dƣỡng lý luận chính trị là kết quả cần đạt đƣợc của chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng. Mục tiêu của bồi dƣỡng lý luận chính trị là giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức cách mạng và trang bị kiến thức, phƣơng pháp làm việc cho cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trƣờng chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.3.2.2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - Bồi dƣỡng các kiến thức lý luận cơ bản về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ trang bị cho cán bộ, đảng viên về mặt kiến thức mà còn góp phàn hình thành thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, định hƣớng nhận thức, hành động và hoàn thiện nhân cách; giúp cán bộ đảng viên có năng lực định hƣớng, giải quyết tốt các vấn đề trong hoạt động thực tiễn. Thông qua đó, cán bộ đảng viên có cơ sở khoa học để có niềm tin đúng đắn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào con đƣờng mà Đảng và Nhân dân ta lựa chọn, có niềm tin, hoài bão và ý chí vƣơn lên, phát huy năng lực, trí tuệ, thể hiện lý tƣởng cao đẹp. Đặc biêt, trong thời đại hiện nay- thời đại hội 36 nhập phát triển, việc định hƣớng đúng đắn trong nhận thức sẽ dẫn đến đúng đắn định hƣớng đúng đắn trong hành động. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngƣời cán bộ, đảng viên. - Giáo dục các chuẩn mực đạo đức cách mạng và các nguyên tắc rèn luyện các chuẩn mực đó. Trong hai tiêu chuẩn cơ bản “đức” và “tài” của ngƣời cán bộ, đảng viên thì “đức” đƣợc xem là gốc. Do vậy, giáo dục đạo đức phải đƣợc xem là một trong những nội dung cơ bản, là nhiệm vụ thƣờng xuyên trong công cuộc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đảng viên phân biệt rõ đúng sai, những việc cần làm và những việc cần tránh. Thông qua giáo dục đạo đức giúp cán bộ, đảng viên nhận thức, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mình trong quá trình hoạt động thực tiễn. - Giáo dục đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Đây là những nội dung không chủ mang tính chất định tính trong mọi nhận thức lý luận cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hành độn; cũng chính là biểu hiện cúa nội dung gắn với lý luận với thực tiễn. Bởi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc là sự quán triệt,vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. 1.3.2.3. Hình thức bồi dưỡng lý luận chính trị Hình thức bồi dƣỡng là cách thức tổ chức một khóa học. Qua lớp đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện thƣờng đƣợc tổ chức dƣới các hình thức sau: - Bồi dƣỡng theo hình thức tập trung; - Bồi dƣỡng theo hình thức vừa làm, vừa học; - Bồi dƣỡng dài hạn (không quá 3 tháng); - Bồi dƣỡng ngắn hạn (không quá 12 ngày). Mỗi hình thức bồi dƣỡng trên đều có những ƣu, nhƣợc điểm nhất định. Việc lựa chọn hình thức tổ chức lớp bồi dƣỡng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời tổ chức lớp học mà phải xem xét đến các yếu tố liên quan 37 đến khóa học nhƣ: đối tƣợng học viên, nội dung chƣơng trình, thời gian, kinh phí tổ chức khóa học - Tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn. Tự bồi dƣỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình công tác của mỗi cán bộ, đảng viên; đó là quá trình cán bộ, đảng viên tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, rút kinh nghiệm thực tế công việc để nhận thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình. 1.4. Mô hình quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị Quản lí hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị tại các TTBDCT cấp huyện mang những đặc trƣng riêng nhƣ: đối tƣợng học viên là cán bộ quản lí, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan chính trị, xã hội, đoàn thể trên địa bàn quận/huyện/thị xã; đội ngũ giảng viên bao gồm cơ hữu, thỉnh giảng và kiêm chức; yêu cầu bồi dƣỡng thƣờng mang tính bắt buộc; về nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng mà ít có tự chủ trong phát triển chƣơng trình bồi dƣỡng Do tính đặc thù về bồi dƣỡng chính trị cũng nhƣ quy mô nhân sự tại các trung tâm Bồi dƣỡng Chính trị cấp huyện mà Luận án lựa chọn mô hình tiếp cận là theo chức năng quản lí, nội dung quản lí hoạt động bồi dƣỡng và có định hƣớng kết quả đầu ra. Các quan điểm lý luận cụ thể đƣợc tiếp cận là: mô hình quản lí theo chức năng (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá) và mô hình quản lí đào tạo - bồi dƣỡng theo CIPO để đảm bảo tính toàn diện trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng lý luận chính trị. Cụ thể nhƣ sau: 1.4.1. Mô hình quản lí theo chức năng Nhà trƣờng hoặc cơ sở đào tạo bồi dƣỡng thực hiện quản lí thông qua chu trình quản lí từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra; đánh giátheo đúng các chức năng cơ bản của quản lí: Xây dựng kế hoạch: quyết định những công việc cần làm trong tƣơng lai và lên các kế hoạch hành động. 38 Tổ chức, điều hành: sử dụng một cách tối ƣu các tài nguyên đƣợc yêu cầu để thực hiện kế hoạch. Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển dụng và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp. Lãnh đạo/Thúc đẩy: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt đƣợc các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức). Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ đƣợc thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra). Tóm lại, hiệu quản của chu trình quản lí phụ thuộc phần lớn vào thông tin phản hồi. Các quyết định đúng hay sai, có kịp thời và phù hợp với thực tiễn hay không đều phụ thuộc vào thông tin kết nối thành một thể thống nhất. Thông tin chính là mạch máu của quản lí. Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lí theo chức năng + Ƣu điểm: Quản lí toàn diện, có tính tập trung cao, đảm bảo chuẩn mục tiêu và phát hiện các sai sót kịp thời. + Hạn chế: Đây là một mô hình “cứng”, thuần “ chức năng”, khó phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của các thành viên, đặc biệt là không quan tâm đến môi trƣờng và các tác động của ngoại cảnh TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO 39 1.4.2. Mô hình quản lí đào tạo - bồi dưỡng theo CIPO Mô hình CIPO do UNESCO đƣa ra năm 2000 (viết tắt c...med .061 46.800 B1Y6 Equal variances assumed 2.115 .147 .039 233 Equal variances not assumed .043 51.907 B1Y7 Equal variances assumed .045 .832 .177 233 Equal variances not assumed .170 45.352 B1Y8 Equal variances assumed .054 .817 .004 233 Equal variances not assumed .004 46.643 B1Y9 Equal variances assumed .514 .474 .083 233 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference PL-25 B1Y1 Equal variances assumed .870 -.026 .157 Equal variances not assumed .874 -.026 .161 B1Y2 Equal variances assumed .940 .012 .162 Equal variances not assumed .942 .012 .165 B1Y3 Equal variances assumed .785 -.046 .167 Equal variances not assumed .795 -.046 .175 B1Y4 Equal variances assumed .985 -.004 .196 Equal variances not assumed .986 -.004 .196 B1Y5 Equal variances assumed .952 .010 .166 Equal variances not assumed .952 .010 .165 B1Y6 Equal variances assumed .969 .006 .166 Equal variances not assumed .966 .006 .148 B1Y7 Equal variances assumed .860 .031 .178 Equal variances not assumed .865 .031 .184 B1Y8 Equal variances assumed .997 .001 .168 Equal variances not assumed .997 .001 .168 B1Y9 Equal variances assumed .934 .014 .173 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B1Y1 Equal variances assumed -.334 .283 Equal variances not assumed -.351 .299 B1Y2 Equal variances assumed -.307 .332 Equal variances not assumed -.321 .345 B1Y3 Equal variances assumed -.375 .284 Equal variances not assumed -.398 .307 B1Y4 Equal variances assumed -.389 .382 Equal variances not assumed -.398 .391 B1Y5 Equal variances assumed -.316 .336 Equal variances not assumed -.322 .342 B1Y6 Equal variances assumed -.320 .333 Equal variances not assumed -.290 .303 B1Y7 Equal variances assumed -.319 .381 Equal variances not assumed -.340 .403 B1Y8 Equal variances assumed -.331 .332 Equal variances not assumed -.338 .340 B1Y9 Equal variances assumed -.326 .355 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B1Y9 Equal variances not assumed .077 44.392 B1Y10 Equal variances assumed 1.270 .261 .068 233 PL-26 Equal variances not assumed .061 43.259 B1Y11 Equal variances assumed .211 .647 -.036 233 Equal variances not assumed -.036 46.815 B1Y12 Equal variances assumed 1.467 .227 .012 233 Equal variances not assumed .011 43.835 B1Y13 Equal variances assumed 2.302 .131 .049 233 Equal variances not assumed .044 43.159 B1Y14 Equal variances assumed .123 .726 -.097 233 Equal variances not assumed -.099 47.338 B1Y15 Equal variances assumed .081 .776 .225 233 Equal variances not assumed .221 46.093 B1CHUNG Equal variances assumed .885 .348 .075 233 Equal variances not assumed .069 43.932 B2Y1 Equal variances assumed .294 .588 .130 233 Equal variances not assumed .122 44.426 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B1Y9 Equal variances not assumed .939 .014 .185 B1Y10 Equal variances assumed .946 .013 .189 Equal variances not assumed .951 .013 .210 B1Y11 Equal variances assumed .971 -.006 .179 Equal variances not assumed .971 -.006 .178 B1Y12 Equal variances assumed .991 .002 .185 Equal variances not assumed .992 .002 .202 B1Y13 Equal variances assumed .961 .009 .175 Equal variances not assumed .965 .009 .195 B1Y14 Equal variances assumed .923 -.016 .162 Equal variances not assumed .922 -.016 .159 B1Y15 Equal variances assumed .822 .037 .165 Equal variances not assumed .826 .037 .168 B1CHUNG Equal variances assumed .940 .00514 .06856 Equal variances not assumed .945 .00514 .07443 B2Y1 Equal variances assumed .897 .020 .154 Equal variances not assumed .904 .020 .164 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B1Y9 Equal variances not assumed -.358 .387 B1Y10 Equal variances assumed -.359 .384 Equal variances not assumed -.410 .436 PL-27 B1Y11 Equal variances assumed -.359 .346 Equal variances not assumed -.365 .352 B1Y12 Equal variances assumed -.363 .368 Equal variances not assumed -.405 .409 B1Y13 Equal variances assumed -.336 .353 Equal variances not assumed -.385 .402 B1Y14 Equal variances assumed -.335 .303 Equal variances not assumed -.336 .305 B1Y15 Equal variances assumed -.288 .362 Equal variances not assumed -.300 .375 B1CHUNG Equal variances assumed -.12993 .14022 Equal variances not assumed -.14486 .15515 B2Y1 Equal variances assumed -.283 .323 Equal variances not assumed -.311 .351 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B2Y2 Equal variances assumed .056 .814 .044 233 Equal variances not assumed .045 47.051 B2Y3 Equal variances assumed .039 .843 -.069 233 Equal variances not assumed -.066 44.768 B2Y4 Equal variances assumed 3.696 .056 -.015 233 Equal variances not assumed -.012 41.806 B2Y5 Equal variances assumed 3.371 .068 .310 233 Equal variances not assumed .262 41.680 B2Y6 Equal variances assumed .142 .707 .084 233 Equal variances not assumed .084 46.678 B2Y7 Equal variances assumed 2.241 .136 -.054 233 Equal variances not assumed -.047 42.492 B2Y8 Equal variances assumed .070 .792 -.307 233 Equal variances not assumed -.279 43.591 B2Y9 Equal variances assumed .223 .637 -.057 233 Equal variances not assumed -.052 43.894 B2CHUNG Equal variances assumed 4.305 .039 .013 233 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B2Y2 Equal variances assumed .965 .007 .162 PL-28 Equal variances not assumed .965 .007 .160 B2Y3 Equal variances assumed .945 -.011 .154 Equal variances not assumed .948 -.011 .163 B2Y4 Equal variances assumed .988 -.002 .148 Equal variances not assumed .990 -.002 .174 B2Y5 Equal variances assumed .757 .049 .157 Equal variances not assumed .795 .049 .186 B2Y6 Equal variances assumed .933 .011 .137 Equal variances not assumed .934 .011 .137 B2Y7 Equal variances assumed .957 -.009 .159 Equal variances not assumed .963 -.009 .181 B2Y8 Equal variances assumed .759 -.046 .151 Equal variances not assumed .781 -.046 .166 B2Y9 Equal variances assumed .955 -.009 .163 Equal variances not assumed .958 -.009 .177 B2CHUNG Equal variances assumed .990 .00111 .08545 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B2Y2 Equal variances assumed -.311 .326 Equal variances not assumed -.315 .329 B2Y3 Equal variances assumed -.315 .293 Equal variances not assumed -.339 .318 B2Y4 Equal variances assumed -.293 .289 Equal variances not assumed -.352 .348 B2Y5 Equal variances assumed -.261 .358 Equal variances not assumed -.326 .423 B2Y6 Equal variances assumed -.258 .281 Equal variances not assumed -.264 .287 B2Y7 Equal variances assumed -.321 .304 Equal variances not assumed -.374 .357 B2Y8 Equal variances assumed -.344 .252 Equal variances not assumed -.381 .289 B2Y9 Equal variances assumed -.330 .311 Equal variances not assumed -.366 .347 B2CHUNG Equal variances assumed -.16724 .16946 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means PL-29 F Sig. t df B2CHUNG Equal variances not assumed .011 42.479 B4Y1 Equal variances assumed .401 .527 .067 233 Equal variances not assumed .066 46.128 B4Y2 Equal variances assumed 2.023 .156 .191 233 Equal variances not assumed .176 44.019 B4Y3 Equal variances assumed .963 .327 -.171 233 Equal variances not assumed -.159 44.198 B4Y4 Equal variances assumed 1.483 .225 .147 233 Equal variances not assumed .132 43.280 B4Y5 Equal variances assumed 1.046 .308 .175 233 Equal variances not assumed .172 46.110 B4Y6 Equal variances assumed .134 .715 -.032 233 Equal variances not assumed -.032 47.463 B4Y7 Equal variances assumed .373 .542 .096 233 Equal variances not assumed .094 46.174 B4Y8 Equal variances assumed .128 .721 .079 233 Equal variances not assumed .078 46.215 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B2CHUNG Equal variances not assumed .991 .00111 .09779 B4Y1 Equal variances assumed .947 .011 .160 Equal variances not assumed .948 .011 .162 B4Y2 Equal variances assumed .849 .033 .172 Equal variances not assumed .861 .033 .186 B4Y3 Equal variances assumed .864 -.028 .163 Equal variances not assumed .874 -.028 .175 B4Y4 Equal variances assumed .883 .024 .165 Equal variances not assumed .895 .024 .184 B4Y5 Equal variances assumed .861 .026 .147 Equal variances not assumed .864 .026 .149 B4Y6 Equal variances assumed .975 -.006 .181 Equal variances not assumed .974 -.006 .177 B4Y7 Equal variances assumed .924 .016 .172 Equal variances not assumed .925 .016 .174 B4Y8 Equal variances assumed .937 .015 .190 Equal variances not assumed .938 .015 .192 Independent Samples Test t-test for Equality of Means PL-30 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B2CHUNG Equal variances not assumed -.19616 .19839 B4Y1 Equal variances assumed -.304 .325 Equal variances not assumed -.315 .337 B4Y2 Equal variances assumed -.306 .372 Equal variances not assumed -.343 .409 B4Y3 Equal variances assumed -.348 .292 Equal variances not assumed -.380 .325 B4Y4 Equal variances assumed -.302 .350 Equal variances not assumed -.346 .395 B4Y5 Equal variances assumed -.264 .315 Equal variances not assumed -.275 .326 B4Y6 Equal variances assumed -.362 .350 Equal variances not assumed -.362 .351 B4Y7 Equal variances assumed -.322 .355 Equal variances not assumed -.335 .367 B4Y8 Equal variances assumed -.359 .389 Equal variances not assumed -.372 .402 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B4Y9 Equal variances assumed .222 .638 -.012 233 Equal variances not assumed -.013 48.266 B4Y10 Equal variances assumed 1.466 .227 .062 233 Equal variances not assumed .070 52.763 B4CHUNG Equal variances assumed 1.085 .299 .136 233 Equal variances not assumed .119 42.496 B5Y1 Equal variances assumed .105 .746 .392 233 Equal variances not assumed .373 44.937 B5Y2 Equal variances assumed .001 .982 -.012 233 Equal variances not assumed -.012 46.837 B5Y3 Equal variances assumed .003 .956 .069 233 Equal variances not assumed .069 46.264 B5Y4 Equal variances assumed 1.286 .258 .266 233 Equal variances not assumed .256 45.366 B5Y5 Equal variances assumed .237 .627 -.074 233 Equal variances not assumed -.073 46.191 B5Y6 Equal variances assumed .043 .835 .131 233 Independent Samples Test t-test for Equality of Means PL-31 Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B4Y9 Equal variances assumed .990 -.002 .175 Equal variances not assumed .990 -.002 .169 B4Y10 Equal variances assumed .951 .011 .184 Equal variances not assumed .944 .011 .162 B4CHUNG Equal variances assumed .892 .01007 .07418 Equal variances not assumed .906 .01007 .08484 B5Y1 Equal variances assumed .696 .069 .175 Equal variances not assumed .711 .069 .184 B5Y2 Equal variances assumed .991 -.002 .184 Equal variances not assumed .991 -.002 .183 B5Y3 Equal variances assumed .945 .012 .175 Equal variances not assumed .946 .012 .177 B5Y4 Equal variances assumed .791 .042 .159 Equal variances not assumed .799 .042 .165 B5Y5 Equal variances assumed .941 -.014 .183 Equal variances not assumed .942 -.014 .185 B5Y6 Equal variances assumed .896 .025 .191 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B4Y9 Equal variances assumed -.347 .343 Equal variances not assumed -.341 .337 B4Y10 Equal variances assumed -.352 .375 Equal variances not assumed -.314 .337 B4CHUNG Equal variances assumed -.13608 .15622 Equal variances not assumed -.16108 .18122 B5Y1 Equal variances assumed -.276 .413 Equal variances not assumed -.302 .439 B5Y2 Equal variances assumed -.364 .360 Equal variances not assumed -.370 .366 B5Y3 Equal variances assumed -.333 .357 Equal variances not assumed -.344 .368 B5Y4 Equal variances assumed -.271 .355 Equal variances not assumed -.290 .374 B5Y5 Equal variances assumed -.374 .347 Equal variances not assumed -.387 .359 B5Y6 Equal variances assumed -.351 .401 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df PL-32 B5Y6 Equal variances not assumed .133 47.246 B5Y7 Equal variances assumed .092 .762 -.116 233 Equal variances not assumed -.110 44.908 B5Y8 Equal variances assumed .520 .471 .053 233 Equal variances not assumed .054 48.077 B5CHUNG Equal variances assumed .012 .911 .066 233 Equal variances not assumed .065 46.089 B6Y1 Equal variances assumed .205 .651 .180 233 Equal variances not assumed .196 50.411 B6Y2 Equal variances assumed .058 .810 -.149 233 Equal variances not assumed -.146 46.077 B6Y3 Equal variances assumed .148 .701 .251 233 Equal variances not assumed .237 44.669 B6Y4 Equal variances assumed .032 .859 .251 233 Equal variances not assumed .253 46.983 B6Y5 Equal variances assumed .369 .544 -.063 233 Equal variances not assumed -.067 49.077 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B5Y6 Equal variances not assumed .895 .025 .188 B5Y7 Equal variances assumed .908 -.021 .185 Equal variances not assumed .913 -.021 .194 B5Y8 Equal variances assumed .958 .010 .190 Equal variances not assumed .957 .010 .184 B5CHUNG Equal variances assumed .947 .00670 .10149 Equal variances not assumed .949 .00670 .10317 B6Y1 Equal variances assumed .857 .031 .174 Equal variances not assumed .845 .031 .160 B6Y2 Equal variances assumed .882 -.026 .173 Equal variances not assumed .884 -.026 .176 B6Y3 Equal variances assumed .802 .040 .159 Equal variances not assumed .814 .040 .169 B6Y4 Equal variances assumed .802 .036 .145 Equal variances not assumed .802 .036 .144 B6Y5 Equal variances assumed .949 -.012 .191 Equal variances not assumed .947 -.012 .181 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper PL-33 B5Y6 Equal variances not assumed -.353 .403 B5Y7 Equal variances assumed -.385 .342 Equal variances not assumed -.413 .370 B5Y8 Equal variances assumed -.364 .384 Equal variances not assumed -.359 .379 B5CHUNG Equal variances assumed -.19326 .20666 Equal variances not assumed -.20096 .21435 B6Y1 Equal variances assumed -.312 .375 Equal variances not assumed -.290 .353 B6Y2 Equal variances assumed -.366 .315 Equal variances not assumed -.380 .328 B6Y3 Equal variances assumed -.274 .354 Equal variances not assumed -.300 .380 B6Y4 Equal variances assumed -.250 .323 Equal variances not assumed -.254 .326 B6Y5 Equal variances assumed -.389 .365 Equal variances not assumed -.376 .351 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B6Y6 Equal variances assumed .012 .914 .131 233 Equal variances not assumed .125 45.131 B6Y7 Equal variances assumed .680 .410 .054 233 Equal variances not assumed .054 46.081 B6Y8 Equal variances assumed .623 .431 -.349 233 Equal variances not assumed -.330 44.776 B6Y9 Equal variances assumed .100 .752 .123 233 Equal variances not assumed .123 46.566 B6CHUNG Equal variances assumed .334 .564 .308 233 Equal variances not assumed .319 48.057 B7Y1 Equal variances assumed 1.441 .231 .068 233 Equal variances not assumed .079 54.050 B7Y2 Equal variances assumed .090 .764 .056 233 Equal variances not assumed .055 46.125 B7Y3 Equal variances assumed 1.082 .299 .313 233 Equal variances not assumed .294 44.538 B7Y4 Equal variances assumed .041 .840 -.061 233 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error PL-34 Difference B6Y6 Equal variances assumed .896 .023 .175 Equal variances not assumed .901 .023 .182 B6Y7 Equal variances assumed .957 .010 .184 Equal variances not assumed .958 .010 .187 B6Y8 Equal variances assumed .728 -.071 .203 Equal variances not assumed .743 -.071 .214 B6Y9 Equal variances assumed .902 .021 .174 Equal variances not assumed .903 .021 .175 B6CHUNG Equal variances assumed .758 .02087 .06775 Equal variances not assumed .751 .02087 .06550 B7Y1 Equal variances assumed .945 .012 .177 Equal variances not assumed .937 .012 .153 B7Y2 Equal variances assumed .956 .009 .154 Equal variances not assumed .957 .009 .157 B7Y3 Equal variances assumed .755 .058 .185 Equal variances not assumed .770 .058 .197 B7Y4 Equal variances assumed .952 -.011 .177 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B6Y6 Equal variances assumed -.321 .367 Equal variances not assumed -.344 .390 B6Y7 Equal variances assumed -.352 .372 Equal variances not assumed -.366 .386 B6Y8 Equal variances assumed -.470 .329 Equal variances not assumed -.502 .361 B6Y9 Equal variances assumed -.322 .365 Equal variances not assumed -.330 .373 B6CHUNG Equal variances assumed -.11261 .15436 Equal variances not assumed -.11081 .15256 B7Y1 Equal variances assumed -.337 .362 Equal variances not assumed -.294 .318 B7Y2 Equal variances assumed -.295 .312 Equal variances not assumed -.306 .324 B7Y3 Equal variances assumed -.307 .423 Equal variances not assumed -.339 .455 B7Y4 Equal variances assumed -.359 .338 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B7Y4 Equal variances not assumed -.059 45.848 PL-35 B7Y5 Equal variances assumed 2.018 .157 -.017 233 Equal variances not assumed -.020 53.637 B7Y6 Equal variances assumed .744 .389 .155 233 Equal variances not assumed .164 48.950 B7Y7 Equal variances assumed 1.074 .301 .081 233 Equal variances not assumed .088 50.610 B7Y8 Equal variances assumed .022 .883 .646 233 Equal variances not assumed .671 48.214 B7Y9 Equal variances assumed .364 .547 .108 233 Equal variances not assumed .116 49.875 B7CHUNG Equal variances assumed .717 .398 .203 233 Equal variances not assumed .196 45.506 B8Y1 Equal variances assumed .001 .978 .111 233 Equal variances not assumed .108 45.431 B8Y2 Equal variances assumed .001 .974 .177 233 Equal variances not assumed .180 47.198 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B7Y4 Equal variances not assumed .953 -.011 .181 B7Y5 Equal variances assumed .986 -.004 .209 Equal variances not assumed .984 -.004 .181 B7Y6 Equal variances assumed .877 .029 .184 Equal variances not assumed .871 .029 .175 B7Y7 Equal variances assumed .936 .017 .212 Equal variances not assumed .930 .017 .194 B7Y8 Equal variances assumed .519 .132 .205 Equal variances not assumed .506 .132 .197 B7Y9 Equal variances assumed .914 .021 .192 Equal variances not assumed .908 .021 .178 B7CHUNG Equal variances assumed .839 .01802 .08883 Equal variances not assumed .845 .01802 .09180 B8Y1 Equal variances assumed .911 .018 .160 Equal variances not assumed .915 .018 .166 B8Y2 Equal variances assumed .859 .029 .165 Equal variances not assumed .858 .029 .163 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B7Y4 Equal variances not assumed -.375 .354 B7Y5 Equal variances assumed -.416 .409 PL-36 Equal variances not assumed -.367 .360 B7Y6 Equal variances assumed -.335 .392 Equal variances not assumed -.323 .380 B7Y7 Equal variances assumed -.401 .436 Equal variances not assumed -.373 .407 B7Y8 Equal variances assumed -.271 .535 Equal variances not assumed -.264 .528 B7Y9 Equal variances assumed -.358 .399 Equal variances not assumed -.338 .379 B7CHUNG Equal variances assumed -.15700 .19303 Equal variances not assumed -.16683 .20286 B8Y1 Equal variances assumed -.298 .334 Equal variances not assumed -.316 .352 B8Y2 Equal variances assumed -.296 .354 Equal variances not assumed -.298 .357 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B8Y3 Equal variances assumed .208 .649 .018 233 Equal variances not assumed .017 44.441 B8Y4 Equal variances assumed .089 .765 .159 233 Equal variances not assumed .157 46.087 B8Y5 Equal variances assumed .007 .932 .094 233 Equal variances not assumed .091 45.754 B8Y6 Equal variances assumed .034 .855 .180 233 Equal variances not assumed .182 47.194 B8Y7 Equal variances assumed .894 .345 -.177 233 Equal variances not assumed -.195 51.038 B8Y8 Equal variances assumed .846 .359 .065 233 Equal variances not assumed .061 44.146 B8CHUNG Equal variances assumed .190 .663 .160 233 Equal variances not assumed .150 44.416 B9Y1 Equal variances assumed .511 .475 .240 233 Equal variances not assumed .229 45.015 B9Y2 Equal variances assumed .159 .690 .098 233 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B8Y3 Equal variances assumed .986 .003 .159 PL-37 Equal variances not assumed .987 .003 .170 B8Y4 Equal variances assumed .874 .028 .175 Equal variances not assumed .876 .028 .178 B8Y5 Equal variances assumed .925 .015 .160 Equal variances not assumed .928 .015 .164 B8Y6 Equal variances assumed .857 .034 .187 Equal variances not assumed .856 .034 .184 B8Y7 Equal variances assumed .860 -.032 .182 Equal variances not assumed .846 -.032 .165 B8Y8 Equal variances assumed .948 .011 .175 Equal variances not assumed .952 .011 .188 B8CHUNG Equal variances assumed .873 .01321 .08240 Equal variances not assumed .881 .01321 .08804 B9Y1 Equal variances assumed .811 .045 .188 Equal variances not assumed .820 .045 .197 B9Y2 Equal variances assumed .922 .017 .175 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B8Y3 Equal variances assumed -.310 .316 Equal variances not assumed -.339 .345 B8Y4 Equal variances assumed -.317 .373 Equal variances not assumed -.330 .386 B8Y5 Equal variances assumed -.300 .330 Equal variances not assumed -.316 .346 B8Y6 Equal variances assumed -.334 .401 Equal variances not assumed -.337 .404 B8Y7 Equal variances assumed -.390 .326 Equal variances not assumed -.363 .299 B8Y8 Equal variances assumed -.333 .356 Equal variances not assumed -.368 .391 B8CHUNG Equal variances assumed -.14913 .17556 Equal variances not assumed -.16417 .19060 B9Y1 Equal variances assumed -.325 .415 Equal variances not assumed -.351 .441 B9Y2 Equal variances assumed -.327 .361 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B9Y2 Equal variances not assumed .105 49.757 B9Y3 Equal variances assumed .152 .697 .061 233 Equal variances not assumed .063 48.088 PL-38 B9Y4 Equal variances assumed .002 .965 .148 233 Equal variances not assumed .146 46.169 B9Y5 Equal variances assumed .283 .595 .042 233 Equal variances not assumed .045 48.994 B9Y6 Equal variances assumed .002 .968 .080 233 Equal variances not assumed .081 47.089 B9Y7 Equal variances assumed .051 .822 .148 233 Equal variances not assumed .152 47.742 B9CHUNG Equal variances assumed .298 .585 .118 233 Equal variances not assumed .110 44.460 B10Y1 Equal variances assumed 2.734 .100 .287 233 Equal variances not assumed .323 52.191 B10Y2 Equal variances assumed 1.007 .317 -.177 233 Equal variances not assumed -.195 50.763 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B9Y2 Equal variances not assumed .916 .017 .163 B9Y3 Equal variances assumed .952 .011 .188 Equal variances not assumed .950 .011 .182 B9Y4 Equal variances assumed .882 .031 .212 Equal variances not assumed .884 .031 .215 B9Y5 Equal variances assumed .966 .008 .185 Equal variances not assumed .964 .008 .175 B9Y6 Equal variances assumed .936 .014 .179 Equal variances not assumed .936 .014 .177 B9Y7 Equal variances assumed .883 .026 .174 Equal variances not assumed .880 .026 .169 B9CHUNG Equal variances assumed .906 .01296 .11004 Equal variances not assumed .913 .01296 .11740 B10Y1 Equal variances assumed .774 .051 .179 Equal variances not assumed .748 .051 .159 B10Y2 Equal variances assumed .859 -.028 .157 Equal variances not assumed .847 -.028 .143 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B9Y2 Equal variances not assumed -.309 .344 B9Y3 Equal variances assumed -.359 .382 Equal variances not assumed -.354 .377 B9Y4 Equal variances assumed -.386 .449 PL-39 Equal variances not assumed -.401 .464 B9Y5 Equal variances assumed -.357 .372 Equal variances not assumed -.344 .360 B9Y6 Equal variances assumed -.338 .366 Equal variances not assumed -.341 .370 B9Y7 Equal variances assumed -.317 .368 Equal variances not assumed -.315 .366 B9CHUNG Equal variances assumed -.20384 .22975 Equal variances not assumed -.22358 .24950 B10Y1 Equal variances assumed -.301 .404 Equal variances not assumed -.268 .371 B10Y2 Equal variances assumed -.337 .281 Equal variances not assumed -.315 .260 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df B10Y3 Equal variances assumed .756 .385 .058 233 Equal variances not assumed .063 50.374 B10Y4 Equal variances assumed .110 .741 .234 233 Equal variances not assumed .238 47.232 B10Y5 Equal variances assumed .124 .725 .058 233 Equal variances not assumed .059 47.468 B10Y6 Equal variances assumed .043 .836 -.004 233 Equal variances not assumed -.004 45.614 B10Y7 Equal variances assumed .224 .636 .102 233 Equal variances not assumed .097 45.177 B10Y8 Equal variances assumed 1.638 .202 .300 233 Equal variances not assumed .266 42.885 B10CHUNG Equal variances assumed 1.263 .262 .022 232 Equal variances not assumed .024 51.378 Independent Samples Test t-test for Equality of Means Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference B10Y3 Equal variances assumed .954 .009 .149 Equal variances not assumed .950 .009 .137 B10Y4 Equal variances assumed .815 .041 .174 Equal variances not assumed .813 .041 .171 B10Y5 Equal variances assumed .954 .009 .161 PL-40 Equal variances not assumed .953 .009 .158 B10Y6 Equal variances assumed .997 -.001 .164 Equal variances not assumed .997 -.001 .169 B10Y7 Equal variances assumed .919 .015 .147 Equal variances not assumed .923 .015 .154 B10Y8 Equal variances assumed .764 .039 .128 Equal variances not assumed .791 .039 .145 B10CHUNG Equal variances assumed .982 .00285 .12918 Equal variances not assumed .981 .00285 .11668 Independent Samples Test t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper B10Y3 Equal variances assumed -.284 .301 Equal variances not assumed -.266 .283 B10Y4 Equal variances assumed -.301 .383 Equal variances not assumed -.304 .385 B10Y5 Equal variances assumed -.309 .327 Equal variances not assumed -.309 .328 B10Y6 Equal variances assumed -.323 .322 Equal variances not assumed -.340 .339 B10Y7 Equal variances assumed -.276 .306 Equal variances not assumed -.295 .325 B10Y8 Equal variances assumed -.215 .292 Equal variances not assumed -.253 .331 B10CHUNG Equal variances assumed -.25166 .25736 Equal variances not assumed -.23136 .23706 PL-41 PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU PHIẾU KHẢO SÁT 2 (Dành cho học viên) Descriptives Descriptive Statistics N Minimum Maximum Sum Mean Std. Deviation C1Y1 400 1 4 1211 3.03 .845 C1Y2 400 1 4 1188 2.97 .852 C1Y3 400 1 4 1202 3.00 .847 C1Y4 400 1 4 1225 3.06 .928 C1Y5 400 1 4 1218 3.05 .827 C1CHUNG 400 1.80 4.00 1208.80 3.0220 .50829 C2Y1 400 1 4 1255 3.14 .886 C2Y2 400 1 4 1188 2.97 .917 C2Y3 400 1 4 1145 2.86 .883 C2Y4 400 1 4 1168 2.92 .903 C2Y5 400 1 4 1204 3.01 .841 C2Y6 400 1 4 1152 2.88 .913 C2Y7 400 1 4 1138 2.85 .915 C2Y8 400 1 4 1148 2.87 .944 C2Y9 400 1 4 1134 2.83 .957 C2CHUNG 400 1.89 3.67 1170.22 2.9256 .35393 C4Y1 400 1 4 1156 2.89 .812 C4Y2 400 1 4 1138 2.85 .766 C4Y3 400 1 4 1222 3.05 .812 C4Y4 400 1 4 1131 2.83 .897 C4Y5 400 1 4 1181 2.95 .893 C4Y6 400 1 4 1167 2.92 .773 C4Y7 400 1 4 1208 3.02 .819 C4CHUNG 400 1.71 4.00 1171.86 2.9296 .44846 C5Y1 400 1 5 1212 3.03 .781 C5Y2 400 1 4 1136 2.84 .834 C5Y3 400 1 4 1202 3.00 .850 C5CHUNG 400 1.00 4.33 1183.33 2.9583 .61806 Valid N (listwise) 400

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_li_hoat_dong_boi_duong_ly_luan_chinh_tri_tai_ca.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
  • docxTRANG THONG IN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN.docx
Tài liệu liên quan