BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HÀ VĂN HẢI
QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HÀ VĂN HẢI
QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngư
264 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thanh Long
PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Hà Văn Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS TS. Phan Thanh Long, PGS TS Nguyễn Khắc Bình
đã không tiếc công sức hướng dẫn khoa học để luận án được thực hiện thành công.
Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, khoa Quản lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại Trường. Tôi xin trân
trọng cảm ơn Lãnh đạo, giáo viên các trường THPT đã tạo điều cho tôi trong quá
trình nghiên cứu. Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người
thân, bạn bè và đồng nghiệp, đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hoàn
thành Luận án.
Tác giả luận án
Hà Văn Hải
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ
QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ................................ 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp ............................ 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp và
quản lí các hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp .......................... 10
1.2. Bối cảnh đổi mới giáo dục và những yêu cầu đạt ra đối với giáo viên
chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp ...... 16
1.2.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục...................................................................... 16
1.2.2. Những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới giáo dục ......................... 18
1.3. Các khái niệm công cụ của đề tài .................................................................... 22
1.3.1. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp .................................................... 22
1.3.2. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông.... 23
1.3.3. Khái niệm quản lí ................................................................................... 23
1.3.4. Khái niệm quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................................................ 25
1.4. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh
đổi mới giáo dục ...................................................................................................... 26
1.4.1. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh ........................... 26
1.4.2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục ........................................... 28
1.4.3. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng ............. 29
1.4.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục ........................................................... 32
1.4.5. Nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ............... 36
1.4.6. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng ... 38
1.5. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới
giáo dục..................................................................................................................... 38
1.5.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp ................................................... 38
1.5.2. Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp ............................. 41
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ............................................. 46
iv
1.5.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp ............................................ 48
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác
chủ nhiệm lớp .......................................................................................................... 51
1.6.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí........................................................ 51
1.6.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí .................................................... 52
1.6.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí ................................................. 53
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 55
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN
LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .......................................... 57
2.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng và
giáo dục của các trường THPT thuộc địa bàn phía Nam đồng bằng sông Hồng .... 57
2.1.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng .... 57
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của Tiểu vùng phía Nam đồng bằng
sông Hồng ......................................................................................................... 57
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................................... 58
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ............................................................ 58
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng ............................................................. 58
2.2.3. Chọn mẫu trên địa bàn nghiên cứu thực trạng ...................................... 59
2.2.4. Công cụ nghiên cứu thực trạng .............................................................. 62
2.2.5. Qui trình nghiên cứu thực trạng ............................................................. 62
2.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông các
tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng .................................................................... 68
2.4. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng ................................................... 74
2.4.1. Thực trạng việc lập kế hoạch trong quản lí công tác chủ nhiệm lớp
của Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông ......................................... 74
2.4.2. Thực trạng tổ chức các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp
của Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông ......................................... 77
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng
trường trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH .................. 79
2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh phía Nam đồng
bằng sông Hồng ............................................................................................... 81
v
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản
lí công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam
đồng bằng sông Hồng .............................................................................................. 84
2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí ..................................... 85
2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí .................................. 88
2.5.3. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí ............................... 91
2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí
công tác chủ nhiệm lớp ........................................................................................... 95
2.6.1. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản
lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình ............. 95
2.6.2. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp
ở trường trung học phổ thông Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình ............................... 97
2.6.3. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp
ở trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định ........................................................... 99
2.7. Đánh giá về thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung
học phổ thông phía Nam đồng bằng sông Hồng ................................................. 102
2.7.1. Điểm mạnh............................................................................................ 102
2.7.2. Điểm yếu ............................................................................................... 102
2.7.3. Thời cơ .................................................................................................. 103
2.7.4. Thách thức ............................................................................................ 104
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 104
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC ............................................................................................................ 106
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 106
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ................................... 106
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi ............................... 106
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................ 107
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ....................................................... 107
3.2. Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ................................................ 108
3.2.1. Biện pháp 1: “Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp ở trường
trung học phổ thông” .................................................................................. 108
vi
3.2.2. Biện pháp 2: “Tổ chức bộ máy quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở
trường trung học phổ thông” ......................................................................... 110
3.2.3. Biện pháp 3: “Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện công
tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông” ........................................... 113
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho đội
ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ............................ 115
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác chủ
nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông ....................................................... 117
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong
hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông .................................... 121
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 123
3.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm
lớp ở trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng
trong bối cảnh đổi mới giáo dục........................................................................... 124
3.4.1. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .. 125
3.4.2. Thực nghiệm biện pháp quản lí ............................................................ 129
3.4.3. Kết luận thực nghiệm ........................................................................... 146
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL
vii
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Viết đầy đủ
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CMHS Cha, mẹ học sinh
CSVC Cơ sở vât chất
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
GVBM Giáo viên bộ môn
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HS Học sinh
QL Quản lí
QLGD Quản lí giáo dục
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Qui mô trường, lớp, số học sinh, giáo viên, CBQL trường THPT
năm học 2015-2016 các tỉnh phía Nam ĐBSH ................................... 58
Bảng 2.2. Số trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH được chia theo
khu vực ................................................................................................ 59
Bảng 2.3. Mẫu nghiên cứu thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng .................... 61
Bảng 2.4. Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm
lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh
phía Nam ĐBSH ................................................................................. 67
Bảng 2.5. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh
phía Nam ĐBSH ................................................................................. 68
Bảng 2.6. So sánh ý kiến đánh giá các nội dung công tác chủ nhiệm lớp
của GVCN ở 3 nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .......... 72
Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ........................ 74
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp
của Hiệu trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .................. 78
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu
trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ................................. 79
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của
Hiệu trưởng trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ........................ 81
Bảng 2.11. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các
tỉnh phía Nam ĐBSH .......................................................................... 82
Bảng 2.12. So sánh thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp giữa 03
nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ................................... 84
Bảng 2.13. Thang đánh giá mức độ yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác
chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .................. 85
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí .................................. 85
Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí ............................... 88
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí ............................ 91
Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và
quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh phía
Nam ĐBSH ......................................................................................... 92
ix
Bảng 2.18. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và
quản lí công tác chủ nhiệm lớp của 03 nhóm trường THPT các
tỉnh phía Nam ĐBSH .......................................................................... 94
Bảng 2.19. Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình ..................................................... 96
Bảng 2.20. Thực trạng hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình ...................................................... 98
Bảng 2.21. Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường
THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định .......................................................... 100
Bảng 3.1. Thang đánh giá mức độ cấp thiết/khả thi .......................................... 125
Bảng 3.2. Mức độ cấp thiết của các biện pháp .................................................. 126
Bảng 3.3. Mức độ khả thi của các biện pháp ..................................................... 127
Bảng 3.4. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.... 128
Bảng 3.5. Cơ cấu mẫu thực nghiệm quản lí công tác chủ nhiệm lớp ................ 131
Bảng 3.6. Kiểm định về sự khác biệt giữa 2 nhóm GVCN lớp trước
thực nghiệm ...................................................................................... 132
Bảng 3.7. Tiêu chí và thang đánh giá kỹ năng,nghiệp vụ công tác chủ
nhiệm lớp ........................................................................................... 136
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá kĩ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp của
giáo viên trường THPT Mỹ Tho nhóm đối chứng ............................ 139
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp
của giáo viên trường THPT Mỹ Tho trước và sau thực nghiệm
của nhóm thực nghiệm ...................................................................... 141
Bảng 3.10. Kiểm định sự khác biệt về mức độ cải thiện giữa nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm, sau khi thực nghiệm .......................... 143
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức, mức độ thực hiện công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .......................................... 70
Biểu đồ 2.2. So sánh ý kiến đánh giá các nội dung công việc của người
GVCN lớp 3 nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH .......... 73
Biểu đồ 2.3. Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc lập kế hoạch quản
lí công tác chủ nhiệm lớp ................................................................. 76
Biểu đồ 2.4. Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc tổ
chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp ............................ 78
Biểu đồ 2.5. Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện chỉ đạo
công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THPT các tỉnh
phía Nam ĐBSH .............................................................................. 80
Biểu đồ 2.6. Thực trạng mức độ nhận thức và mức độ thực hiện kiểm tra
việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường
THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ..................................................... 81
Biểu đồ 2.7. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học
phổ thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng ....................... 83
Biểu đồ 2.8. So sánh thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp giữa 03
nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH ............................... 84
Biểu đồ 2.9. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí ............................... 87
Biểu đồ 2.10. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí ........................... 90
Biểu đồ 2.11. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí ......................... 91
Biểu đồ 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp
và quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường THPT các tỉnh phía
Nam ĐBSH ...................................................................................... 93
Biểu đồ 2.13. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và
quản lí công tác chủ nhiệm lớp của 03 nhóm trường THPT
thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH ...................................................... 95
Biểu đồ 2.14. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê
Quý Đôn tỉnh Thái Bình .................................................................. 96
Biểu đồ 2.15. Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình ................................................... 98
xi
Biểu đồ 2.16. Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường
THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định ...................................................... 101
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .... 129
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ công
tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THPT Mỹ Tho nhóm
đối chứng trước và sau thực nghiệm.............................................. 140
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá về kỹ năng, nghiệp vụ công
tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THPT Mỹ Tho nhóm
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm.......................................... 142
Hình 2.1. Mô hình mẫu nghiên cứu ................................................................. 60
Hình 3.1. Sơ đồ Ban Công tác chủ nhiệm lớp ............................................... 112
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà trường phổ thông là nơi để học sinh rèn luyện, hình thành tính cách và
thói quen, phát triển về thể chất và tinh thần cân đối. Nhà trường tạo môi trường
thuận lợi cho học sinh tự tin, học tập tích cực, nắm chắc tri thức, lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp và trở thành người lao động cần cù, sáng tạo. Các hoạt động giáo
dục ở trường THPT giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết của
người công dân mới với đầy đủ ý thức trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [20].
Nhân cách công dân này chỉ được hình thành và phát triển qua các hoạt động giáo
dục. Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa đã
và đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội ở nước
ta. Bên cạnh những thành quả không thể phủ nhận được do hội nhập kinh tế quốc tế
đem lại, chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Nền kinh
tế thị trường có những mặt tiêu cực đang xâm nhập hàng ngày, hàng giờ vào đời
sống của học sinh, sinh viên. Tệ nạn ma túy học đường, văn hóa phẩm đồi trụy đang
làm băng hoại sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Những yếu tố
tiêu cực này đã ảnh hướng tới công tác giáo dục ở các nhà trường nói chung, trường
THPT nói riêng. Vì thế, công tác chủ nhiệm lớp cũng gặp rất nhiều trở ngại. Tuổi
học sinh THPT là lứa tuổi mới lớn đang dần hình thành nhân cách và khẳng định cái
tôi của mình. Sự trưởng thành về mặt tâm lý và những hiểu biết về xã hội, kinh
nghiệm sống của các em còn chưa chín muồi. Các em dễ xao động, dễ vấp ngã nếu
không có sự giúp đỡ, định hướng của người lớn, đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm
lớp. Hiện nay, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải hình thành được những năng
lực và phẩm chất của người học. Những năng lực và phẩm chất của người học được
hình thành và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục của nhà trường, gia đình
và xã hội. Trong đó các hoạt động giáo dục trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, giáo dục
2
hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn học đường có vai trò không nhỏ của
người giáo viên chủ nhiệm lớp. Bên cạch đó, giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường
THPT có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi công tác của tập thể lớp và tác động
đến sự phát triển nhân cách của từng học sinh trong tập thể đó, chịu trách nhiệm
trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường THPT được xem như là “cánh tay nối dài” của Hiệu trưởng làm công
tác quản lý và giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm của mình. “GVCN là thành viên
của hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha
mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
lớp mình phụ trách; là người tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch của nhà
trường ở lớp chủ nhiệm” [26, tr.13]. Họ là người gần gũi học sinh nhất, là người
hướng dẫn, chỉ đạo, khuyên nhủ học sinh mỗi khi các em gặp khó khăn, là người cố
vấn tâm lý tin cậy của lớp. Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự tiến bộ,
trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của
đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp. Chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào kết quả công tác giáo dục của từng giáo
viên chủ nhiệm đối với lớp mà họ phụ trách. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp là một
bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động quản lí của nhà trường phổ thông
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Muốn lãnh đạo và quản
lí toàn diện nhà trường, người Hiệu trưởng không những phải có kiến thức khoa
học về bộ môn mà còn phải có kiến thức về khoa học quản lí, quản lí giáo dục.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người Hiệu trưởng cần
phải có các biện pháp tác động đến đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, để họ có những thay đổi tích cực trong
công tác giảng dạy và hoạt động chủ nhiệm lớp của mình. Tuy nhiên, từ thực tế tại
các trường THPT hiện nay còn một bộ phận giáo viên chưa nhận thức rõ về vai
trò, nhiệm vụ của người GVCN; về vị trí, vai trò của của công tác chủ nhiệm lớp.
Năng lực, nghiệp vụ thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của họ còn nhiều hạn chế.
Nhiều Hiệu trưởng chú trọng hơn đến quản lí hoạt động dạy- học, quản lí tài
chính, quản lí cơ sở vật chất. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ít được quan tâm.
Phương pháp quản lí của Hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớp và cách thức thực
hiện công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên còn nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến
hiệu quả giáo dục học sinh chưa cao.
3
Với những lí do trên, đề tài “Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường
trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” được lựa chọn
làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất các biện pháp
quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THPT
trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên việc
quản lí công tác này hãy còn theo kinh nghiệm, chưa phát huy được hết tiềm năng
và trí tuệ của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Hoạt động chủ nhiệm
lớp còn tự phát, chưa định hướng phát triển năng lực và phẩn chất cho học sinh.
Nếu tiếp cận nghiên cứu quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo chức năng quản lý để đề
xuất và vận dụng những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với khả
năng và khơi dậy lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên làm công
tác chủ nhiệm lớp, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh và môi trường giáo dục của
địa phương, thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học
sinh trong các trường trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ
nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực
trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn
tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
4
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học
phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm một số biện pháp quản lí công tác chủ
nhiệm lớp.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Địa bàn nghiên cứu gồm các trường trung học phổ thông trên địa bàn
phía Nam đồng bằng sông Hồng
6.2. Khách thể khảo sát
- Nhóm 1: Cán bộ quản lí trường trung học phổ thông: Gồm 51 người
- Nhóm 2: Giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông: Gồm 489 người
6.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2014- 2015 đến năm học 2016-2017.
6.4. Giới hạn về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề quản lí công tác chủ
nhiệm lớp trong trường trung học phổ thông của người Hiệu trưởng nhà trường.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận chức năng: Theo tiếp cận chức năng quản lí
Trong quản lý giáo dục và quản lý nhà trường hiện đại, tiếp cận chức năng
quản lý là một hướng tiếp cận cơ bản để quản trị nhà trường hiệu quả. Các chức
năng của quản lí là kế hoạch hóa, tổ chức; chỉ đạo, chỉ huy; giám sát, kiểm tra. Bên
cạnh đó thông tin là nguồn năng lượng thiết yếu để thực hiện các chức năng của
quản lí. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp không nằm ngoài tiếp cận chức năng đó.
7.1.2. Tiếp cận hoạt động
Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp là quản lí, tổ chức, thực hiện
các hoạt động giáo dục nhằm giáo dục toàn diện học sinh lớp được phân làm chủ
nhiệm. Người nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp cần xem xét các hoạt động của
GVCN lớp và hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng nhà
trường
7.1.3. Tiếp cận thực tiễn
Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp là những nhiệm vụ rất cụ thể
gắn liền với đời sống học đường, gắn liền với quá trình các em học sinh học tập,
phấn đấu và rèn luyện. Do đó khi nghiên cứu về vấn đề công tác chủ nhiệm lớp và
quản lí công tác...Từ khi giành được độc lập năm 1945 đến nay, nước ta đã tiến
hành ba lần cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956, 1979 và tiến hành đổi mới
giáo dục liên tục từ năm 1986 đến nay. Các cuộc cải cách và đổi mới giáo dục đã
đạt được những thành tựu đáng kể: “Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào
tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo
dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa” [20]. Số lượng học
sinh, sinh viên tăng nhanh. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu
ngày càng hợp lí. Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong giáo dục. “Trong
giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ nhập học tăng nhanh” [13, tr.10]. “Chất lượng giáo dục ở
các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức
của học sinh, sinh viên bước đầu được nâng cao một bước.” [13, tr.10]. Tình hình tư
tưởng của học sinh sinh viên có nhiều thay đổi tích cực. Niềm tin đối với đảng và
sự nghiệp đổi mới do đảng khởi xướng và lãnh đạo trong học sinh, sinh viên ngày
càng được củng cố vững chắc. Thanh niên, học sinh, sinh viên hiện nay tích cực
tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội, đặc biệt là các hoạt động có nội dung
thiết thực cụ thể như: phong trào “Chăm sóc và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh
hung”, “Vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai”, phong trào “Tặng quà chiến sỹ
Trường Sa”, phong trào “Ánh sáng văn hóa”, “Chiến dịch mùa hè xanh”, “Thanh
niên tình nguyện”, “Lễ hội Xuân Hồng” [32, tr.35]. Đây là yếu tố cơ bản để phát
triển phẩm chất của học sinh trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa thoả mãn những nhu cầu đã nêu, những kỳ
vọng của xã hội. Bên cạnh những thành tích và tiến bộ đã đạt được, giáo dục và đào
tạo nước ta những năm qua vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập kéo dài, rất chậm được
khắc phục. Tình trạng học sinh học bài máy móc, kiến thức bị hổng, học tủ, học vẹt,
học vì kì thi còn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng,
đại học xong không thể làm việc theo chuyên môn của mình, không thỏa mãn yêu cầu
của doanh nghiệp đã gây mất niềm tin trong xã hội với phương thức đào tạo nặng về
lí thuyết, nhẹ về thực hành của các trường đại học ở nước ta. "Xu hướng thương mại
hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở
thành nỗi bức xúc của xã hội"[22, tr.167-168]. Từ những yếu kém này, mỗi nhà
trường đều rút ra bài học trong công tác giáo dục học sinh của mình. Đặc biệt là
18
xây dựng được mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để phát triển
nhân cách học sinh.
1.2.2. Những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới giáo dục
1.2.2.1. Những yêu cầu từ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Trước bối biến đổi lớn lao của thế giới và trong nước, Nghị quyết số 29 (2013)
[20] của Đảng đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Cốt lõi của đổi mới là giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện. Thực hiện Nghị quyết này, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã công bố “Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể”.
Trong đó nhấn mạnh: “Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo
dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành
người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có
những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách
nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của
cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu
hóa và cách mạng công nghiệp mới” [16]. Triển khai nội dung chương trình, mỗi
nhà trường phổ thông cần chuyển quá trình giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo cho học sinh, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo cho học sinh, gắn lý thuyết với thực hành ứng dụng, giáo dục học sinh theo
hướng phát triển đầy đủ phẩm chất và năng lực cho họ, chuẩn bị cho học sinh có
đầy đủ kỹ năng để tiếp tục theo học ở bậc học cao hơn hoặc có thể tham gia ngay
vào thị trường lao động. Theo tinh thần đổi mới nội dung chương trình tổng thể,
các phẩm chất chủ yếu mà học sinh cần đạt được là: Yêu đất nước, yêu con người,
chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực chung bao gồm: Tự
chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực
chuyên môn: Ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học,
thẩm mĩ, thể chất và các năng lực chuyên biệt khác. Những năng lực và phẩm chất
này học sinh phải rèn luyện, học tập mới có được. Nhiều hoạt động giáo dục nhằm
phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đòi hởi người giáo viên chủ nhiệm
lớp phải tích cực tham gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu mỗi nhà trường
19
nói chung, mỗi GVCN nói riêng phải giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và
tinh thần; trở thành người học tích cực tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học
tập suốt đời; có phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có
trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù sáng tạo.
1.2.2.2. Những yêu cầu trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay đối với giáo
dục phổ thông
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra rộng khắp mọi
nơi trên thế giới. Cuộc cách mạng này là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh
vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác
động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Đặc
điểm chính của cuộc cách mạng 4.0 là kết nối và chia sẻ dữ liệu. Giáo dục phổ
thông phải cung cấp được kiến thức nền tảng, nâng cao phẩn chất và năng lực
cho học sinh. Đặc biệt là những năng lực chuyên môn như ngoại ngữ, công nghệ,
tin học. Nếu như trước đây trong quá trình dạy học chỉ có một chiều là thày
truyền thụ kiến thức cho học trò thì ngày nay cần tăng cường tự học của người
học và tăng cường việc học của người học ra ngoài không gian lớp học, dạy học
bằng thực tiễn, tăng cường thực hành cho học sinh. Hướng dẫn học sinh khai
thác được các trang webs để tự học, sử dụng một số phầm mềm để ứng dụng
trong học tập và nghiên cứu.
1.2.2.3. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
Người GVCN lớp phải có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng
lành mạnh; phải có thế giới quan khoa học, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, có
lòng yêu nghề, luôn say sưa học tập không ngừng nâng cao kiến thức, có năng lực
trình độ tổ chức thực hiện thành công quá trình dạy học và giáo dục; có tình
thương yêu học sinh. Đây là một phẩm chất đạo đức cao quý của con người và là
một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách đòi hỏi phải có ở người giáo viên nói
chung và GVCN lớp nói riêng. Bên cạnh đó người GVCN lớp cần phải có những
năng lực nhất định để tổ chức thực hiện thành công những hoạt động giáo dục
như: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực giáo dục; năng
lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực dạy học;
năng lực quản lý và lãnh đạo tập thể lớp. Đặc biệt, người GVCN lớp còn phải có
những kỹ năng sư phạm như: Kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức tập thể
lớp thành khối đoàn kết, phối hợp các lực lượng giáo dục; kĩ thuật sư phạm, khéo
20
léo đối xử sư phạm, sử dụng tất cả các phương tiện ngôn ngữ, và phi ngôn ngữ
trong các hoàn cảnh, tình huống sư phạm khác nhau; kĩ năng giao tiếp ứng xử sư
phạm (kĩ năng giao tiếp với học sinh, với cha mẹ học sinh, kĩ năng giao tiếp với
đồng nghiệp, lường trước được những khó khăn tâm lý trong giao tiếp và có
hướng, biện pháp để giải quyết); kĩ năng nghiên cứu nắm vững đối tượng giáo
dục,nắm vững trình độ phát triển nhân cách của học sinh và kĩ năng đúc kết kinh
nghiệm giáo dục của bản thân và đồng nghiệp; kĩ năng thực hành (múa, hát, kể
chuyện, ngâm thơ, kĩ năng tổ chức các buổi dạ hội, ngoại khoá, dã ngoại..); kĩ
năng xây dựng (lập kế hoạch chủ nhiệm, giáo dục, chương trình giáo dục học sinh
cá biệt ); kĩ năng nhận thức (nhận thức đánh giá đúng mình, đúng đối tượng
giáo dục, biết dự kiến con đường, phương tiện và biện pháp giáo dục, biết thay đổi
nhận thức trong các điều kiện và hoàn cảnh khách quan thay đổi ) “Người
GVCN lớp phải không ngừng hoàn thiện và phát huy tính tự học, độc lập tự chủ
sáng tạo trong hoạt động sư phạm cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể
sư phạm nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục” [24].
1.2.2.4. Những yêu cầu đối với công tác chủ nhiệm lớp
Công tác chủ nhiệm lớp cần được thực hiện đầy đủ, toàn diện và có hiệu quả.
Những hoạt động giáo dục cần được lựa chọn phù hợp, có tính giáo dục cao. Đặc
biệt là các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động dã ngoại. Công tác
chủ nhiệm lớp phải tham gia hoạt động với học sinh nhiều hơn, phải sâu sát học
sinh nhiều hơn do học sinh chịu nhiều tác động và nhiều tác động nhà trường không
kiểm soát được như mạng internet, thế giới ảo
- Công tác chủ nhiệm lớp phải thực hiện nhiều chức năng hơn, ngoài dạy
học, giáo dục, quản lí thì phải làm các công việc tư vấn khác như tư vấn tâm lí, tư
vấn học tập, tư vấn nghề, giáo dục kĩ năng sống Ngoài cách làm truyền thống như
họp hội cha mẹ học sinh, sử dụng sổ liên lạc, đến thăm gia đình học sinh, GVCN
phải biết sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông để liên lạc với gia đình, trao đổi
kịp thời với cha mẹ học sinh. Công tác chủ nhiệm phải thường xuyên đổi mới hình
thức, nội dung, cách thức tổ chức quản lí, giáo dục học sinh Các hoạt động chủ
nhiệm lớp phải có mối liên hệ khăng khít với nhau. Hoạt động này làm cơ sở cho
hoạt động kia. Khâu tìm hiểu học sinh làm tiền đề để xây dựng tập thể học sinh.
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục làm cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt
động giáo dục. Phối hợp các lực lượng giáo dục để tạo sức mạnh tổ chức thực hiện
21
các hoạt động giáo dục. Các hoạt động giáo dục phải được lựa chọn kỹ trước khi
thực hiện. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh làm cơ sở để tiếp tục
xây dựng kế hoạch giáo dục. Báo cáo định kỳ và đột xuất với Hiệu trưởng về tình
hình lớp chủ nhiệm để kịp thời có biện pháp giáo dục học sinh.
1.2.2.5. Những yêu cầu đối với quản lí công tác chủ nhiệm lớp
Một thực trạng phổ biến hiện nay Hiệu trưởng trường phổ thông quản lí công
tác chủ nhiệm lớp theo kinh nghiệm, học lỏm từ đồng nghiệp, từ bạn bè, không có
cơ sở khoa học, cơ sở pháp lí. Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục theo tinh thần
Nghị quyết 29 (2013) của Đảng [20], theo tiếp cận mô hình quản lí giáo dục lấy
nhà trường, nhà giáo, người học làm trung tâm, việc quản lí công tác chủ nhiệm
lớp được xem xét ở các khía cạnh: Công cụ quản lí, bộ máy quản lí, người quản lí
và môi trường quản lí. Để quản lí nói chung nhà quản lí phải có công cụ quản lí.
Công cụ quản lí là các văn bản pháp luật và đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghề
nghiệp. Đổi mới quản lí giáo dục bắt đầu từ việc đổi mới việc quản lí bằng pháp
luật thay vì quản lí bằng kinh nghiệm như trước đây. Hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam hiện nay mới chỉ có ba bộ luật. Đó là Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề và
Luật Giáo dục Đại học. Đối với hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp người
Hiệu trưởng cần căn cứ vào các thông tư [7], [8], [9], [10] của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các qui định của nhà trường. Một mặt cần nắm vững và vận dụng có hiệu quả
các thông tư, mặt khác Hiệu trưởng cần tổ chức xây dựng qui định về công tác chủ
nhiệm lớp, đảm bảo các qui định phải được thực hiện đầy đủ. Kết hợp giữa công cụ
pháp lí và giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức thực thi nhiệm vụ cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên. Sắp xếp bộ máy quản lí công tác chủ nhiệm lớp trong nhà
trường, kết hợp phân cấp, phân quyền gắn liền quyền lợi của cá nhân, quyền lợi của
tập thể. Người Hiệu trưởng cũng cần chú ý từ khâu lựa chọn, sử dụng, bồi dưỡng
thường xuyên cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, tích cực phối hợp tốt với các cơ
sở đào tạo giáo viên trong công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng. Công tác bồi
dưỡng phải được thực hiện thường xuyên liên tục, bằng nhiều hình thức như tự học,
tự nghiên cứu tài liệu, tổ chức cho tổ nhóm giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi kinh
nghiệm với nhau, trao đổi kinh nghiệm với các trường trong địa bànXây dựng
một môi trường quản lí trong sáng. Hiệu trưởng cũng cần minh bạch hóa các hoạt
động giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, phát huy ý chí và sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng giáo dục, thực hiện triệt để khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm,
22
dân kiểm tra” trong công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp.
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Người Hiệu trưởng cần có
những tác động thích hợp để công tác chủ nhiệm lớp được thực hiện đầy đủ và
có hiệu quả cao; cung cấp các điều kiện cần thiết như trang thiết bị hiện đại (hệ
thống sổ liên lạc điện tử, thư viện điện tử, hệ thống máy tính kết nối internet tốc
độ cao) và các cơ sở vật chất khác; xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả
thực hiện công tác chủ nhiệm lớp chi tiết, cụ thể. Tăng cường việc kiểm tra, đôn
đốc, đánh giá uốn nắn những thiếu sót trong công tác chủ nhiệm lớp. Huy động
nhiều nguồn lực hợp pháp để động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có
thành tích cao trong công tác này.
1.3. Các khái niệm công cụ của đề tài
1.3.1. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp
Công tác chủ nhiệm lớp gắn liền với người GVCN. Đó là những nhiệm
vụ, nội dung công việc giáo viên chủ nhiệm phải làm, cần làm và nên làm” vì
học sinh [26, tr.19]. GVCN lớp là giáo viên được Hiệu trưởng lựa chọn trong số
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp học đó để tổ chức thực hiện chủ trương,
kế hoạch của nhà trường, quản lí, giáo dục và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh lớp mình được phụ trách. Đối với tập thể lớp chủ nhiệm,
người GVCN lớp luôn gần gũi, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, điều khiển, kiểm tra các
hoạt động, các mối quan hệ của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN lớp tập hợp
mọi tâm tư, nguyện vọng của lớp, đề đạt nguyện vọng đó với lãnh đạo nhà trường,
với giáo viên bộ môn và các đoàn thể, tổ chức khác trong và ngoài nhà trường. Đối
với gia đình học sinh, GVCN là người giữ mối liên hệ chặt chẽ với họ để cùng với
họ thống nhất mục đích và phương pháp giáo dục học sinh. Để có cơ sở quản lí và
giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm, GVCN cần thu thập và xử lí thông tin về học
sinh và tập thể học sinh lớp mình chủ nhiệm. Trên cơ sở đó, GVCN lớp xác định
mục tiêu, nội dung, nguồn lực, biện pháp, thời gian thực hiện, dự kiến kết quả của
kế hoạch giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Để đảm bảo kế hoạch giáo dục
được thực hiện tốt trên thực tế, GVCN cần tổ chức, chỉ đạo, giám sát, đánh giá việc
thực hiện kế hoạch giáo dục đó. Trong quá trinh thực hiện nhiệm vụ của mình người
GVCN cần kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Cha, mẹ học sinh,
các ban ngành đoàn thể khác để cùng nhau giáo dục học sinh. Một trong những
23
động lực để học sinh tiếp tục rèn luyện và phấn đấu đó là các em được nhận xét
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của mình. Vì vậy, người GVCN lớp càn theo
dõi sát sao, đánh giá đúng, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh về kết quả học tập và
rèn luyện của các em. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người GVCN
luôn chịu sự quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng, thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ
đạo của Hiệu trưởng về tình hình của lớp chủ nhiệm.
Công tác chủ nhiệm lớp là những công việc, nhiệm vụ mà người giáo viên
chủ nhiệm thực hiện để quản lí và lãnh đạo học sinh và tập thể học sinh lớp mình
phụ trách
1.3.2. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông
Trong bối cảnh đổi mới của đất nước hiện nay, học sinh mọi cấp học nói
chung, học sinh THPT nói riêng chịu rất nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực.
Công tác chủ nhiệm lớp đối với học sinh THPT lại càng vất vả hơn, chiếm nhiều
thời gian và công sức của người GVCN lớp hơn. Nếu không có lòng tâm huyết với
sự nghiệp giáo dục, say xưa với nghề nghiệp, tình yêu thương đối với học sinh thì
khó lòng thực hiện được công việc của người GVCN lớp. Ngoài các công việc
truyền thống, những nhiệm vụ theo qui định [8], [9], [10], người GVCN lớp còn
phải thực hiện nhiều các công việc khác nữa nảy sinh từ đời sống học đường hiện
đại của học sinh như: Giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức
cho học sinh; hình thành cho các em các giá trị chuẩn mực, hành vi ứng xử được xã
hội công nhận; tổ chức các hoạt động học tập; tổ chức các hoạt động giáo dục lao
động; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí,
trải nghiệm; tư vấn những vấn đề vướng mắc, khó khăn thuộc lĩnh vực học tập; tư
vấn những vấn đề về mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô giáo, với nhà trường; quan
hệ giữa cha mẹ và học sinh; quan hệ với bạn bè, bạn khác giới; tư vấn những vấn đề
sinh lý lứa tuổi; tư vấn định hướng chọn ngành nghề của học sinh lớp cuối cấp, hoặc
phân ban của học sinh lớp chủ nhiệm
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông là những hoạt động
giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng dưới sự quản lí của
người Hiệu trưởng nhà trường nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho học sinh
lớp chủ nhiệm.
1.3.3. Khái niệm quản lí
24
Quản lí là một hoạt động có chủ đích, là sự tác động liên tục của chủ thể quản
lí đến khách thể quản lí về nhiều mặt, bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách,
nguyên tắc và các phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Quản lí
là “trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [73, tr.800]. Theo quan điểm của
giáo dục học: “Quản lí là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ
thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tổ chức” [63, tr.326]. Quản lí là một loại hình lao động của
con người trong cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt
ra. “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy
mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo...” [18, tr.480]. Từ
quan niệm này, có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lí, tùy theo góc độ xem xét
của mình. Các quan niệm truyền thống đều cho rằng: Quản lí là quá trình tác động có
ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lí) bằng cách vạch ra mục tiêu
cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định.
Ngày nay để hoàn thành một nhiệm vụ phải có sự kết hợp của nhiều người. Sự kết
hợp đó cần linh hoạt để đạt được kết quả cao. "Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng
chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ
nhất” [18, tr.46]. Henry Fayol (1841-1925) người Pháp đã đề xuất một trong những
vấn đề then chốt nhất của lí luận quản lí dựa trên nguyên tắc về sự phân công lao
động trong quản lí và vấn đề các chức năng quản lí. Theo ông, quản lí có các chức
năng cơ bản là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra. Ông
cho rằng: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [18, tr. 9].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (2010), “Quản lí là quá trình gây tác động của
chủ thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu chung” [3]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí,
tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [18, tr.56]: “Hoạt động quản lí là các tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người
bị quản lí) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức”.
Trên đây là một số trường phái quản lí truyền thống tiêu biểu. Nhìn chung,
các lí thuyết đó đều nhấn mạnh đến những nguyên tắc quản lí, đề cập các mối quan
hệ quản lí và đề cao vai trò của nhà quản lí. Ngày nay, các quan điểm quản lí truyền
thống đó vẫn được nghiên cứu, cải tiến và vận dụng. Song các quan điểm quản lí
25
hiện đại đã chú ý nhiều hơn đến việc tạo điều kiện để những nhà quản lí có ứng xử
hợp lí khi đề cập đến khía cạnh con người trong một tổ chức (quan điểm hành vi);
tiếp cận hệ thống trong quản lí (quan điểm hệ thống); coi trọng bốn chức năng quản lí
chủ yếu: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - lãnh đạo và kiểm tra; coi trọng tính hiệu quả,
xem con người là nguồn lực chủ yếu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất (lí thuyết quản lí hiệu quả). Quản lí bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ
thống, bao gồm các thành phần: Chủ thể quản lí; khách thể quản lí; cơ chế quản lí.
Vậy, quản lí là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản
lí đến đối tượng bị quản lí theo một cơ chế nhất định để đạt được đích cao nhất
của tổ chức.
1.3.4. Khái niệm quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Hiệu trưởng nhà trường THPT thực hiện rất nhiều hoạt động quản lí, các
hoạt động này có thể khác nhau tùy theo hạng trường. Tuy nhiên, có một số nhiệm
vụ cơ bản, phổ biến mà mọi nhà quản lí nói chung, quản lí giáo dục nói riêng đều
thực hiện, tập trung ở 4 mảng chính, được gọi là chức năng quản lí. Bốn chức năng
quản lí cơ bản bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Quản lí công
tác chủ nhiệm lớp là một phần trong công tác quản lí nhà trường của Hiệu trưởng
trường THPT. Về cơ bản và trước tiên, đó là tác động của người Hiệu trưởng đến
con người để họ thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ, công việc liên quan đến
học sinh lớp chủ nhiệm. Người Hiệu trưởng phải định hướng, điều tiết, phối hợp các
hoạt động của các cá nhân, tập thể dưới quyền của mình sao cho các hoạt động giáo
dục ở các tập thể lớp được diễn ra nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Do đó, người
Hiệu trưởng phải lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra,
kiểm soát tất cả các hoạt động của các cá nhân và các bộ phận liên quan đến công
tác giáo dục học sinh; hướng được sự tập trung của các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục học sinh. Đồng thời, người Hiệu trưởng
cần điều tiết được nguồn nhân lực, vật lực, phối hợp được các hoạt động, các bộ
phận tham gia vào hoạt động của chủ nhiệm lớp. Vậy, quản lí công tác chủ nhiệm
lớp ở trường trung học phổ thông là những tác động có chủ đích, có kế hoạch của
người Hiệu trưởng theo một cơ chế nhất định đến các nguồn nhân lực, vật lực
(trong và ngoài nhà trường) tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp nhằm phát triển
nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
26
1.4. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối
cảnh đổi mới giáo dục
1.4.1. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh
1.4.1.1. Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh
Khi được giao làm chủ nhiệm lớp, việc đầu tiên là người GVCN lớp cần
làm là tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Để giáo dục học sinh
thì phải hiểu học sinh về mọi mặt. Trong bối cảnh đổi mới của đất nước hiện
nay, học sinh bị ảnh hưởng nhiều cả mặt tích cực, lẫn mặt tiêu cực. Đối với học
sinh THPT, với độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi [8], là độ tuổi dậy thì, vị thành niên và
ngưỡng đầu tiên của người trưởng thành. Các em đang phát triển mạnh mẽ cả về
thể chất và tâm lí. Nhiều mâu thuẫn nảy sinh ngay trong mỗi học sinh, ngay
trong gia đình, trong lớp học, bạn bè, thày cô. Nhiều điều các em muốn khám
phá, muốn hiểu biết. Song thực tế thì có nhiều vấn đề các em không thể thực
hiện được ngay. Tò mò, muốn khám phá, muốn khẳng định là những vấn đề nảy
sinh trong đời sống học đường mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển khó khăn và
phức tạp của lứa tuổi học sinh THPT. Nó không chỉ là vấn đề thách thức với lúa
tuổi này mà còn là vấn khó khăn của toàn thể các lực lượng cùng tham gia phối
hợp giáo dục học sinh, trong đó nhiệm vụ nặng nề nhất thuộc về người GVCN
lớp. Vấn đề học sinh lười học, mải chơi, la cà quán xá, đua đòi ăn chơi, yêu thử,
yêu phong trào, đi quá giới hạn ... là những thách thức lớn đối với những người
làm công tác giáo dục nói chung, GVCN lớp nói riêng. Người GVCN phải tìn
hiểu thật kỹ từng hoàn cảnh của học sinh để có những biện pháp giáo dục thích
hợp. Trong giai đoạn này, hệ thần kinh của các em phát triển cao, các em có khả
năng ghi nhớ rất nhanh, tưu duy tốt. Nhiều em đã phát triển cả về tư duy logic, tư
duy trìu tượng, nhiều em có khả năng lập luận tốt. Do đó, GVCN lớp cần hiểu rõ
từng đối tượng học sinh để giúp các em có thể phát huy hết năng lực của mình.
Trong giai đoạn này, đời sống tinh thần của các em phát triển mạnh mẽ, các em
thích giao tiếp trong nhóm bạn, làm bạn với bạn bè cùng tuổi. Để khai thác được sự
ảnh hưởng tốt của nhóm bạn, GVCN cần hướng các em tham gia vào các hoạt động
tập thể của Đoàn thanh niên. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề là hoạt động
rất quan trọng trong giai đoạn này của học sinh THPT. Hoạt động lao động tập thể
có vai trò lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách thanh niên mới lớn. Tìm
hiểu học sinh và tập thể học sinh là hoạt động quan trọng đầu tiên của người giáo
27
viên được làm công tác chủ nhiệm lớp.
1.4.1.2. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm: Hiểu rõ được cá nhân học
sinh và tập thể học sinh lớp, GVCN phải xây dựng tập thể lớp thành một tập thể
thân thiện, vững mạnh. Khi chúng ta nói đến “tập thể” tức là chúng ta muốn nói đến
nhiều người. “Tập hợp những người có mối quan hệ gắn bó như cùng sinh hoạt
hoặc cùng làm việc chung với nhau” [64, tr.1774], “là một hình thức liên kết
đông người tạo thành một tổ chức, có mục đích hoạt động chung phù hợp với pháp
luật, mỗi thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ trước tập thể” [74, tr.398]. Trên thực tế
học sinh THCS khi thi đỗ vào THPT thì được “tổ chức theo lớp. Mỗi lớp có lớp
trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu mỗi năm học; mỗi lớp ở các
cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ
học sinh. Mỗi tổ không quá 12 học sinh, có tổ trưởng, 1 tổ phó do các thành viên
của tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học” [8]. Như vậy, tập thể học sinh lớp chủ nhiệm là
một hình thái tổ chức cộng đồng độc đáo của học sinh một lớp học nhất định, một
tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ, có nguyên tắc hoạt động nhất định, có chức
năng tổ chức, tập hợp, giáo dục học sinh nhằm hướng tới việc thực hiện mục đích
giáo dục. Thực hiện chức năng quản lí của mình, người GVCN lớp sau khi đã nắm
vững thông tin về học sinh, và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, phải thành lập được
cơ cấu tổ chức lớp học, tổ chức đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, xây dựng đội ngũ tự quản. Nhiệm vụ đặc trưng chủ yếu đối với GVCN trong
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là phải phát triển toàn diện từng học sinh, xây
dựng và phát triển tập thể lớp. Bởi vì “Cái công cụ chính và có thể nói là độc nhất
của nền giáo dục cộng sản là một tập thể cần cù và sinh động” [1, tr.68].
Tập thể đó phải kết hợp hài hòa giữa ý chí giáo viên và nguyện vọng của học
sinh. GVCN lớp giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Nhiệm
vụ quan trọng của người GVCN lớp là xây dựng một tập thể vững mạnh và tự giác.
Muốn vậy, người GVCN lớp phải kết hợp sự lãnh đạo của mình với sự tham gia ý
kiến của tập thể học sinh, phải làm cho ý chí của mình thống nhất với ý chí của tập
thể học sinh. Đó chính là quan điểm phát triển tập thể và phương pháp xây dựng tập
thể của Macarenco - Nhà giáo dục học nổi tiếng của Liên Xô.
Xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm là việc GVCN lớp thành lập được cơ cấu tổ
chức lớp học, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện học
28
sinh và tạo dựng được hệ thống giá trị phù hợp cho lớp chủ nhiệm làm cho tập thể
lớp phát triển ở trạng thái cao hơn.
1.4.1.3. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ lớp: Để tập thể lớp
phát triển bền vững thì không thể không có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ lớp, cán
bộ tự quản. “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề
nghiệp tập hợp thành một lực lượng” [73]. Ở trường THPT đội ngũ cán bộ lớp bao
gồm lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng, học sinh giữ sổ ghi đầu bài, sổ sách ghi
chép nội vụ của lớp, các học sinh cán sự bộ môn, chủ nhiệm các câu lạc bộ. Bên
cạnh đó còn có các học sinh trong ban chấp hành chi đoàn. Người GVCN phải biết
lựa chọn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lí lớp cho đội ngũ này.
Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ lớp là việc GVCN
lớp hướng dẫn cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cách thức tổ chức và
quản lí lớp học cho đội ngũ này.
1.4.2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Người GVCN lớp phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nhiều hoạt động giáo
dục học sinh lớp chủ nhiệm. Việc xây dựng các kế hoạch giáo dục là yêu cầu đầu
tiên để đảm bảo cho các hoạt động giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Kế hoạch
chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của
nhà trường. Các mục tiêu trong kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp liên quan chặt
chẽ với nhau, các hoạt động của lớp chủ nhiệm tương tác với nhau, hoạt động
trước làm cơ sở cho hoạt động sau, mục tiêu năm học trước l...3.35 1 4
Total 3.23 1 4
11 KH 11
KV1 3.20 2 4
KV2NT 3.14 1 4
KV2 3.29 2 4
Total 3.14 1 4
12 TC1
KV1 2.89 2 4
KV2NT 3.25 1 4
KV2 3.25 2 4
Total 3.20 1 4
13 TC2
KV1 3.04 2 4
KV2NT 3.11 1 4
KV2 3.22 2 4
Total 3.10 1 4
49PL
14 TC 3
KV1 3.21 2 4
KV2NT 3.17 1 4
KV2 3.30 2 4
Total 3.16 1 4
15 CĐ1
KV1 3.51 2 4
KV2NT 3.40 2 4
KV2 3.22 2 4
Total 3.33 2 4
16 CĐ2
KV1 2.93 1 4
KV2NT 2.95 1 4
KV2 3.19 1 4
Total 2.97 1 4
17 CĐ3
KV1 3.10 2 4
KV2NT 3.10 2 4
KV2 3.22 2 4
Total 3.10 2 4
18 CĐ4
KV1 3.23 2 4
KV2NT 3.13 1 4
KV2 3.29 2 4
Total 3.14 1 4
19 Kiem tra 1
KV1 2.89 1 4
KV2NT 2.93 1 4
KV2 3.22 2 4
Total 2.96 1 4
20 Kiem tra 2
KV1 2.81 1 4
KV2NT 3.02 1 4
KV2 3.32 2 4
Total 3.05 1 4
21 Kiem tra 3
KV1 3.01 1 4
KV2NT 2.99 1 4
KV2 3.25 2 4
Total 3.02 1 4
22 Kiem tra 4
KV1 3.23 1 4
KV2NT 3.10 1 4
KV2 3.29 1 4
Total 3.12 1 4
ANOVA
STT Nội dung
Sum of
Squares
df
Mean
Square
F
Sig.
1 KH1 Between Groups 7.558 2 3.779 5.050 .007
50PL
Within Groups 401.541 537 .748
Total 409.398 539
2 KH2
Between Groups 1.790 2 .895 1.069 .344
Within Groups 449.460 537 .837
Total 451.250 539
3 KH 3
Between Groups 6.654 2 3.327 4.338 .014
Within Groups 411.555 537 .767
Total 418.509 539
4 KH 4
Between Groups 2.370 2 1.185 2.110 .122
Within Groups 301.711 537 .562
Total 304.081 539
5 KH 5
Between Groups 2.816 2 1.308 1.651 .143
Within Groups 387.584 537 .722
Total 390.400 539
6 KH 6
Between Groups 5.972 2 2.986 4.770 .009
Within Groups 336.211 537 .626
Total 342.183 539
7 KH 7
Between Groups 7.747 2 3.873 4.230 .015
Within Groups 491.696 537 .916
Total 499.443 539
8 KH 8
Between Groups 4.300 2 2.150 2.269 .104
Within Groups 508.959 537 .948
Total 513.259 539
9 KH 9
Between Groups 1.638 2 .819 1.319 .243
Within Groups 310.026 537 .577
Total 311.665 539
10 KH 10
Between Groups 1.308 2 .654 1.083 .339
Within Groups 324.357 537 .604
Total 325.665 539
11 KH 11
Between Groups 1.635 2 .968 1.197 .303
Within Groups 433.924 537 .808
Total 435.859 539
12 TC1
Between Groups 7.915 2 3.957 6.007 .003
Within Groups 353.750 537 .659
Total 361.665 539
13 TC2
Between Groups 2.635 2 1.317 2.872 .057
Within Groups 246.299 537 .459
Total 248.933 539
14 TC 3
Between Groups 1.360 2 .780 1.114 .329
Within Groups 375.811 537 .700
Total 377.370 539
15 CĐ1 Between Groups 6.074 2 3.037 4.290 .014
51PL
Within Groups 380.169 537 .708
Total 386.243 539
16 CĐ2
Between Groups 4.883 2 2.442 3.938 .020
Within Groups 332.915 537 .620
Total 337.798 539
17 CĐ3
Between Groups 1.018 2 .509 .822 .440
Within Groups 332.508 537 .619
Total 333.526 539
18 CĐ4
Between Groups 2.018 2 1.009 1.328 .218
Within Groups 354.447 537 .660
Total 356.465 539
19 Kiem tra 1
Between Groups 8.413 2 4.206 6.696 .001
Within Groups 337.358 537 .628
Total 345.770 539
20 Kiem tra 2
Between Groups 12.015 2 6.008 11.739 .000
Within Groups 274.835 537 .512
Total 286.850 539
21 Kiem tra 3
Between Groups 5.772 2 2.886 5.651 .004
Within Groups 274.248 537 .511
Total 280.020 539
22 Kiem tra 4
Between Groups 2.724 2 1.362 2.820 .060
Within Groups 259.380 537 .483
Total 262.104 539
Oneway- Danh gia chung ve công tác chủ nhiệm lớp và Quan ly công tác chủ nhiệm
lớp- So sanh 3 nhom truong
Descriptives
N Mean Std. Deviation Std. Error 95%
Confidence
Interval for
Mean
Lower Bound
NT-CTCNL
KV1 24 2.9687 .47765 .09750 2.7671
KV2NT 389 3.1345 .48735 .02471 3.0860
KV2 127 3.2546 .30507 .02707 3.2010
Total 540 3.1554 .45458 .01956 3.1170
TH-CTCNL
KV1 24 2.8681 .60339 .12317 2.6133
KV2NT 389 3.1071 .34064 .01727 3.0732
KV2 127 3.2119 .48407 .04295 3.1269
Total 540 3.1211 .39847 .01715 3.0875
NT-
QLCTCNL
KV1 24 2.9539 .27523 .05618 2.8377
KV2NT 389 3.1477 .62712 .03180 3.0851
KV2 127 3.2780 .46647 .04139 3.1961
52PL
Total 540 3.1697 .58514 .02518 3.1202
TH-
QLCTCNL
KV1 24 2.7685 .33277 .06793 2.6280
KV2NT 389 3.0530 .37954 .01924 3.0152
KV2 127 3.1404 .44022 .03906 3.0631
Total 540 3.0609 .39882 .01716 3.0272
Descriptives
95% Confidence
Interval for Mean
Minimum Maximum
Upper Bound
NT-CTCNL
KV1 3.1704 2.00 3.58
KV2NT 3.1831 1.00 4.00
KV2 3.3082 2.00 3.75
Total 3.1938 1.00 4.00
TH-CTCNL
KV1 3.1228 1.00 3.25
KV2NT 3.1411 2.17 4.00
KV2 3.2969 1.00 4.00
Total 3.1548 1.00 4.00
NT-QLCTCNL
KV1 3.0701 2.54 4.00
KV2NT 3.2102 1.00 4.00
KV2 3.3599 2.70 4.00
Total 3.2192 1.00 4.00
TH-QLCTCNL
KV1 2.9091 2.00 3.16
KV2NT 3.0909 1.51 4.00
KV2 3.2177 2.00 4.00
Total 3.0947 1.51 4.00
ANOVA
Sum of
Squares
df Mean Square F Sig.
NT-CTCNL
Between Groups 2.255 2 1.128 5.548 .004
Within Groups 109.128 537 .203
Total 111.383 539
TH-CTCNL
Between Groups 2.661 2 1.330 8.616 .000
Within Groups 82.921 537 .154
Total 85.582 539
NT-
QLCTCNL
Between Groups 2.796 2 1.398 4.130 .017
Within Groups 181.753 537 .338
Total 184.549 539
TH-CTCNL
Between Groups 2.878 2 1.339 9.327 .000
Within Groups 82.855 537 .154
Total 85.733 539
53PL
Phụ lục 12
SỐ LIỆU KẾT QUẢ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUẢN LÝ công tác chủ nhiệm lớp CỦA 3 NHÓM TRƯỜNG
Oneway- Yeu to anh huong- so sanh 3 nhom truong
Descriptives
N Mean Std.
Deviation
Std. Error 95%
Confidence
Interval for
Mean
Lower
Bound
Nhóm yếu tố
thuộc về chủ thể
quản lý
KhuVuc1 24 2.7826 .18433 .03763 2.7048
KhuVuc2-NT 389 2.8876 .20329 .01031 2.8673
KhuVuc2 127 2.8999 .21899 .01943 2.8614
Total 540 2.8858 .20720 .00892 2.8683
Nhóm yếu tố
thuộc về đối
tượng quản lý
KhuVuc1 24 2.7788 .19070 .03893 2.6983
KhuVuc2-NT 389 2.8482 .16707 .00847 2.8315
KhuVuc2 127 2.8683 .17926 .01591 2.8368
Total 540 2.8498 .17165 .00739 2.8353
Nhóm yếu tố
thuộc về điều
kiện, môi trường
quản lý
KhuVuc1 24 2.7000 .34891 .07122 2.5527
KhuVuc2-NT 388 2.8649 .32677 .01659 2.8323
KhuVuc2 128 2.9047 .29480 .02606 2.8531
Total 540 2.8670 .32237 .01387 2.8398
Descriptives
95%
Confidence
Interval for
Mean
Minimum Maximum
Upper Bound
Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể
quản lý
KhuVuc1 2.8605 2.50 3.09
KhuVuc2-
NT
2.9078 2.39 3.47
KhuVuc2 2.9383 2.39 3.42
Total 2.9033 2.39 3.47
Nhóm yếu tố thuộc về đối
tượng quản lý
KhuVuc1 2.8593 2.41 3.09
KhuVuc2-
NT
2.8649 2.27 3.18
KhuVuc2 2.8998 2.39 3.18
Total 2.8644 2.27 3.18
Nhóm yếu tố thuộc về điều
kiện, môi trường quản lý
KhuVuc1 2.8473 2.00 3.00
KhuVuc2-
NT
2.8976 2.00 3.60
KhuVuc2 2.9562 2.00 3.20
54PL
Total 2.8943 2.00 3.60
ANOVA
Sum of
Squares
df Mean
Square
F Sig.
Nhóm yếu tố thuộc
về chủ thể quản lý
Between Groups .282 2 .141 3.309 .037
Within Groups 22.858 537 .043
Total 23.140 539
Nhóm yếu tố thuộc
về đối tượng quản lý
Between Groups .165 2 .083 2.826 .060
Within Groups 15.715 537 .029
Total 15.880 539
Nhóm yếu tố thuộc
về điều kiện, môi
trường quản lý
Between Groups .853 2 .426 4.151 .016
Within Groups 55.160 537 .103
Total 56.013 539
Phụ lục 13
QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
CỦA 3 TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
Oneway- Nhan thuc- Quan ly công tác chủ nhiệm lớp- So sanh 3 truong dien
hinh
N Mean
Std.
Deviation Std. Error
95%
Confidence
Interval for
Mean
Lower Bound
KQNTTCTCN1.1
Ninh Bình 51 3.3137 0.64777 0.09071 3.1315
Thái Bình 78 3.3846 0.66899 0.07575 3.2338
Nam Định 78 3.3462 0.62058 0.07027 3.2062
Total 207 3.3527 0.64332 0.04471 3.2645
KQNTTCTCN1.2
Ninh Bình 51 3.3137 0.67794 0.09493 3.1231
Thái Bình 78 3.2564 0.56834 0.06435 3.1283
Nam Định 78 3.2308 0.50768 0.05748 3.1163
Total 207 3.2609 0.57417 0.03991 3.1822
KQNTTCTCN1.3
Ninh Bình 51 3.1373 0.74886 0.10486 2.9266
Thái Bình 78 3.3077 0.5654 0.06402 3.1802
Nam Định 78 3.2436 0.58523 0.06626 3.1116
Total 207 3.2415 0.62288 0.04329 3.1562
KQNTTCTCN2.1
Ninh Bình 51 3.2745 0.60261 0.08438 3.1050
Thái Bình 78 3.3590 0.64414 0.07293 3.2137
Nam Định 78 3.3846 0.62897 0.07122 3.2428
Total 207 3.3478 0.62689 0.04357 3.2619
KQNTTCTCN2.2 Ninh Bình 51 3.1569 0.70349 0.09851 2.9590
55PL
Thái Bình 78 3.2308 0.6823 0.07726 3.0769
Nam Định 78 3.1923 0.53592 0.06068 3.0715
Total 207 3.1981 0.63429 0.04409 3.1111
KQNTTCTCN2.3
Ninh Bình 51 3.3333 0.73937 0.10353 3.1254
Thái Bình 78 3.2308 0.53265 0.06031 3.1107
Nam Định 78 3.2051 0.51871 0.05873 3.0882
Total 207 3.2464 0.58474 0.04064 3.1662
KQNTTCTCN2.4
Ninh Bình 51 3.0000 0.9798 0.1372 2.7244
Thái Bình 78 3.0641 0.49254 0.05577 2.9531
Nam Định 78 3.1282 0.49304 0.05583 3.0170
Total 207 3.0725 0.6458 0.04489 2.9840
KQNTTCTCN2.5
Ninh Bình 51 3.3529 0.7436 0.10412 3.1438
Thái Bình 78 3.1026 0.54866 0.06212 2.9789
Nam Định 78 3.2051 0.46596 0.05276 3.1001
Total 207 3.2029 0.58075 0.04037 3.1233
KQNTTCTCN2.6
Ninh Bình 51 3.1765 0.71291 0.09983 2.9760
Thái Bình 78 3.3846 0.62897 0.07122 3.2428
Nam Định 78 3.3846 0.62897 0.07122 3.2428
Total 207 3.3333 0.65359 0.04543 3.2438
KQNTTCTCN2.7
Ninh Bình 51 3.1176 0.90878 0.12725 2.8620
Thái Bình 78 3.3462 0.59928 0.06786 3.2110
Nam Định 78 3.3462 0.55425 0.06276 3.2212
Total 207 3.2899 0.67769 0.0471 3.1970
KQNTTCTCN3.1
Ninh Bình 51 3.0392 0.82367 0.11534 2.8076
Thái Bình 78 3.1410 0.71577 0.08104 2.9796
Nam Định 78 3.0769 0.84928 0.09616 2.8854
Total 207 3.0918 0.79212 0.05506 2.9832
KQNTTCTCN3.2
Ninh Bình 51 3.0588 0.90359 0.12653 2.8047
Thái Bình 78 3.0641 0.6103 0.0691 2.9265
Nam Định 78 3.0256 0.68328 0.07737 2.8716
Total 207 3.0483 0.71569 0.04974 2.9502
KQNTTCTCN3.3
Ninh Bình 51 3.0000 0.7746 0.10847 2.7821
Thái Bình 78 3.1538 0.68522 0.07759 2.9994
Nam Định 78 3.1667 0.76305 0.0864 2.9946
Total 207 3.1208 0.73729 0.05125 3.0197
KQNTTCTCN3.4
Ninh Bình 51 3.0000 0.72111 0.10098 2.7972
Thái Bình 78 3.0769 0.65997 0.07473 2.9281
Nam Định 78 3.0513 0.7006 0.07933 2.8933
Total 207 3.0483 0.68803 0.04782 2.9540
KQNTTCTCN3.5 Ninh Bình 51 3.1569 0.75822 0.10617 2.9436
56PL
Thái Bình 78 3.1026 0.65643 0.07433 2.9546
Nam Định 78 3.0385 0.63332 0.07171 2.8957
Total 207 3.0918 0.67283 0.04676 2.9996
KQNTTCTCN3.6
Ninh Bình 51 3.0980 0.85452 0.11966 2.8577
Thái Bình 78 3.0769 0.84928 0.09616 2.8854
Nam Định 78 3.2051 0.69055 0.07819 3.0494
Total 207 3.1304 0.7928 0.0551 3.0218
KQNTTCTCN3.7
Ninh Bình 51 3.0000 0.87178 0.12207 2.7548
Thái Bình 78 3.0513 0.82016 0.09286 2.8664
Nam Định 78 2.9103 0.80881 0.09158 2.7279
Total 207 2.9855 0.8272 0.05749 2.8722
KQNTTCTCN3.8
Ninh Bình 51 2.9804 0.78715 0.11022 2.7590
Thái Bình 78 3.0128 0.76436 0.08655 2.8405
Nam Định 78 3.0128 0.76436 0.08655 2.8405
Total 207 3.0048 0.76639 0.05327 2.8998
KQNTTCTCN4.1
Ninh Bình 51 2.9804 0.81216 0.11373 2.7520
Thái Bình 78 3.1538 0.64621 0.07317 3.0081
Nam Định 78 3.1026 0.59412 0.06727 2.9686
Total 207 3.0918 0.67283 0.04676 2.9996
KQNTTCTCN4.2
Ninh Bình 51 3.1961 0.80049 0.11209 2.9709
Thái Bình 78 3.1923 0.68486 0.07754 3.0379
Nam Định 78 3.1282 0.58906 0.0667 2.9954
Total 207 3.1691 0.67938 0.04722 3.0760
KQNTTCTCN5.1
Ninh Bình 51 2.9608 0.91566 0.12822 2.7033
Thái Bình 78 3.2692 0.80054 0.09064 3.0887
Nam Định 78 3.3333 0.71472 0.08093 3.1722
Total 207 3.2174 0.81018 0.05631 3.1064
KQNTTCTCN5.2
Ninh Bình 51 3.0980 0.85452 0.11966 2.8577
Thái Bình 78 3.1795 0.63947 0.07241 3.0353
Nam Định 78 3.1538 0.5828 0.06599 3.0224
Total 207 3.1498 0.67679 0.04704 3.0570
KQNTTCTCN5.3
Ninh Bình 51 3.2745 0.77662 0.10875 3.0561
Thái Bình 78 3.1410 0.73369 0.08307 2.9756
Nam Định 78 3.1923 0.58238 0.06594 3.0610
Total 207 3.1932 0.69068 0.04801 3.0986
KQNTTCTCN5.4
Ninh Bình 51 3.3137 0.78715 0.11022 3.0923
Thái Bình 78 3.1923 0.62539 0.07081 3.0513
Nam Định 78 3.1026 0.49908 0.05651 2.9900
Total 207 3.1884 0.62958 0.04376 3.1021
KQNTTCTCN5.5 Ninh Bình 51 3.2353 0.68083 0.09534 3.0438
57PL
Thái Bình 78 3.2436 0.85563 0.09688 3.0507
Nam Định 78 2.9872 0.49658 0.05623 2.8752
Total 207 3.1449 0.70247 0.04882 3.0487
KQNTTCTCN6
Ninh Bình 51 3.1569 0.67446 0.09444 2.9672
Thái Bình 78 3.1795 0.92222 0.10442 2.9716
Nam Định 78 3.3333 0.75018 0.08494 3.1642
Total 207 3.2319 0.80312 0.05582 3.1218
95% Confidence Interval for
Mean Minimum Maximum
Upper Bound
KQNTTCTCN1.1
Ninh Bình 3.4959 2.00 4.00
Thái Bình 3.5355 2.00 4.00
Nam Định 3.4861 2.00 4.00
Total 3.4408 2.00 4.00
KQNTTCTCN1.2
Ninh Bình 3.5044 2.00 4.00
Thái Bình 3.3846 2.00 4.00
Nam Định 3.3452 2.00 4.00
Total 3.3395 2.00 4.00
KQNTTCTCN1.3
Ninh Bình 3.3479 2.00 4.00
Thái Bình 3.4352 2.00 4.00
Nam Định 3.3755 2.00 4.00
Total 3.3269 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.1
Ninh Bình 3.4440 2.00 4.00
Thái Bình 3.5042 2.00 4.00
Nam Định 3.5264 1.00 4.00
Total 3.4337 1.00 4.00
KQNTTCTCN2.2
Ninh Bình 3.3547 2.00 4.00
Thái Bình 3.3846 1.00 4.00
Nam Định 3.3131 2.00 4.00
Total 3.2850 1.00 4.00
KQNTTCTCN2.3
Ninh Bình 3.5413 1.00 4.00
Thái Bình 3.3509 2.00 4.00
Nam Định 3.3221 2.00 4.00
Total 3.3265 1.00 4.00
KQNTTCTCN2.4
Ninh Bình 3.2756 1.00 4.00
Thái Bình 3.1752 2.00 4.00
Nam Định 3.2394 2.00 4.00
Total 3.1610 1.00 4.00
KQNTTCTCN2.5
Ninh Bình 3.5621 1.00 4.00
Thái Bình 3.2263 2.00 4.00
Nam Định 3.3102 2.00 4.00
58PL
Total 3.2825 1.00 4.00
KQNTTCTCN2.6
Ninh Bình 3.3770 2.00 4.00
Thái Bình 3.5264 2.00 4.00
Nam Định 3.5264 2.00 4.00
Total 3.4229 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.7
Ninh Bình 3.3732 1.00 4.00
Thái Bình 3.4813 2.00 4.00
Nam Định 3.4711 2.00 4.00
Total 3.3827 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.1
Ninh Bình 3.2709 2.00 4.00
Thái Bình 3.3024 2.00 4.00
Nam Định 3.2684 1.00 4.00
Total 3.2003 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.2
Ninh Bình 3.3130 1.00 4.00
Thái Bình 3.2017 1.00 4.00
Nam Định 3.1797 1.00 4.00
Total 3.1464 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.3
Ninh Bình 3.2179 1.00 4.00
Thái Bình 3.3083 1.00 4.00
Nam Định 3.3387 1.00 4.00
Total 3.2218 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.4
Ninh Bình 3.2028 1.00 4.00
Thái Bình 3.2257 1.00 4.00
Nam Định 3.2092 1.00 4.00
Total 3.1426 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.5
Ninh Bình 3.3701 2.00 4.00
Thái Bình 3.2506 1.00 4.00
Nam Định 3.1813 1.00 4.00
Total 3.1840 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.6
Ninh Bình 3.3384 1.00 4.00
Thái Bình 3.2684 1.00 4.00
Nam Định 3.3608 2.00 4.00
Total 3.2391 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.7
Ninh Bình 3.2452 1.00 4.00
Thái Bình 3.2362 1.00 4.00
Nam Định 3.0926 1.00 4.00
Total 3.0989 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.8
Ninh Bình 3.2018 1.00 4.00
Thái Bình 3.1852 1.00 4.00
Nam Định 3.1852 1.00 4.00
Total 3.1099 1.00 4.00
KQNTTCTCN Ninh Bình 3.2088 1.00 4.00
59PL
4.1 Thái Bình 3.2995 2.00 4.00
Nam Định 3.2365 2.00 4.00
Total 3.1840 1.00 4.00
KQNTTCTCN4.2
Ninh Bình 3.4212 1.00 4.00
Thái Bình 3.3467 2.00 4.00
Nam Định 3.2610 2.00 4.00
Total 3.2622 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.1
Ninh Bình 3.2183 1.00 4.00
Thái Bình 3.4497 1.00 4.00
Nam Định 3.4945 2.00 4.00
Total 3.3284 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.2
Ninh Bình 3.3384 1.00 4.00
Thái Bình 3.3237 2.00 4.00
Nam Định 3.2852 2.00 4.00
Total 3.2425 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.3
Ninh Bình 3.4929 2.00 4.00
Thái Bình 3.3064 1.00 4.00
Nam Định 3.3236 2.00 4.00
Total 3.2879 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.4
Ninh Bình 3.5351 2.00 4.00
Thái Bình 3.3333 1.00 4.00
Nam Định 3.2151 2.00 4.00
Total 3.2747 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.5
Ninh Bình 3.4268 2.00 4.00
Thái Bình 3.4365 1.00 4.00
Nam Định 3.0991 2.00 4.00
Total 3.2412 1.00 4.00
KQNTTCTCN6
Ninh Bình 3.3466 2.00 4.00
Thái Bình 3.3874 1.00 4.00
Nam Định 3.5025 2.00 4.00
Total 3.3419 1.00 4.00
ANOVA
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
KQNTTCTCN1.1
Between Groups .160 2 .080 .192 .825
Within Groups 85.096 204 .417
Total 85.256 206
KQNTTCTCN1.2
Between Groups .215 2 .107 .323 .724
Within Groups 67.698 204 .332
Total 67.913 206
60PL
KQNTTCTCN1.3
Between Groups .896 2 .448 1.157 .317
Within Groups 79.026 204 .387
Total 79.923 206
KQNTTCTCN2.1
Between Groups .389 2 .195 .493 .612
Within Groups 80.567 204 .395
Total 80.957 206
KQNTTCTCN2.2
Between Groups .173 2 .086 .213 .808
Within Groups 82.707 204 .405
Total 82.879 206
KQNTTCTCN2.3
Between Groups .537 2 .269 .784 .458
Within Groups 69.897 204 .343
Total 70.435 206
KQNTTCTCN2.4
Between Groups .516 2 .258 .616 .541
Within Groups 85.397 204 .419
Total 85.913 206
KQNTTCTCN2.5
Between Groups 1.634 2 .967 2.920 .056
Within Groups 67.544 204 .331
Total 69.478 206
KQNTTCTCN2.6
Between Groups 1.665 2 .833 1.667 .142
Within Groups 86.335 204 .423
Total 88.000 206
KQNTTCTCN2.7
Between Groups 2.007 2 1.003 2.211 .112
Within Groups 92.602 204 .454
Total 94.609 206
KQNTTCTCN3.1
Between Groups .347 2 .174 .275 .760
Within Groups 128.909 204 .632
Total 129.256 206
KQNTTCTCN3.2
Between Groups .065 2 .033 .063 .939
Within Groups 105.452 204 .517
Total 105.517 206
KQNTTCTCN3.3
Between Groups .993 2 .497 .913 .403
Within Groups 110.987 204 .544
Total 111.681 206
KQNTTCTCN3.4
Between Groups .184 2 .092 .192 .825
Within Groups 97.333 204 .477
Total 97.517 206
KQNTTCTCN3.5
Between Groups .447 2 .223 .491 .613
Within Groups 92.809 204 .455
Total 93.256 206
KQNTTCTCN3.6
Between Groups .712 2 .356 .564 .570
Within Groups 128.766 204 .631
Total 129.478 206
KQNTTCTCN3.7 Between Groups .790 2 .395 .575 .564
61PL
Within Groups 140.167 204 .687
Total 140.957 206
KQNTTCTCN3.8
Between Groups .040 2 .020 .034 .966
Within Groups 120.955 204 .593
Total 120.995 206
KQNTTCTCN4.1
Between Groups .942 2 .471 1.041 .355
Within Groups 92.314 204 .453
Total 93.256 206
KQNTTCTCN4.2
Between Groups .210 2 .105 .225 .798
Within Groups 94.873 204 .465
Total 95.082 206
KQNTTCTCN5.1
Between Groups 4.616 2 2.308 3.605 .029
Within Groups 130.601 204 .640
Total 135.217 206
KQNTTCTCN5.2
Between Groups .207 2 .103 .224 .800
Within Groups 94.151 204 .462
Total 94.357 206
KQNTTCTCN5.3
Between Groups .550 2 .275 .574 .564
Within Groups 97.721 204 .479
Total 98.271 206
KQNTTCTCN5.4
Between Groups 1.377 2 .688 1.750 .176
Within Groups 80.275 204 .394
Total 81.652 206
KQNTTCTCN5.5
Between Groups 3.117 2 1.358 3.226 .042
Within Groups 98.535 204 .483
Total 101.652 206
KQNTTCTCN6
Between Groups 1.304 2 .652 1.011 .366
Within Groups 131.366 204 .645
Total 132.870 206
Oneway- Thuc hien- Quan ly công tác chủ nhiệm lớp- So sanh 3 truong dien hinh
N Mean
Std.
Deviation Std. Error
95%
Confidence
Interval for
Mean
Lower
Bound
KQNTTCTCN1.1
Ninh Bình 51 3.2549 .52319 .07326 3.1078
Thái Bình 78 3.5128 .69774 .07900 3.3555
Nam Định 78 3.1282 .72719 .08234 2.9642
Total 207 3.3043 .68912 .04790 3.2099
KQNTTCTCN1.2 Ninh Bình 51 3.1569 .54305 .07604 3.0041
62PL
Thái Bình 78 3.1795 .65947 .07467 3.0308
Nam Định 78 3.0897 .43203 .04892 2.9923
Total 207 3.1401 .55274 .03842 3.0644
KQNTTCTCN1.3
Ninh Bình 51 3.0784 .56011 .07843 2.9209
Thái Bình 78 3.1795 .61883 .07007 3.0400
Nam Định 78 3.2564 .54501 .06171 3.1335
Total 207 3.1836 .57885 .04023 3.1043
KQNTTCTCN2.1
Ninh Bình 51 3.2745 .72328 .10128 3.0711
Thái Bình 78 3.3590 .66400 .07518 3.2093
Nam Định 78 2.9231 .81813 .09263 2.7386
Total 207 3.1739 .76240 .05299 3.0694
KQNTTCTCN2.2
Ninh Bình 51 2.8039 .69339 .09709 2.6089
Thái Bình 78 3.0128 .90444 .10241 2.8089
Nam Định 78 3.2692 .80054 .09064 3.0887
Total 207 3.0580 .83406 .05797 2.9437
KQNTTCTCN2.3
Ninh Bình 51 2.9608 .52767 .07389 2.8124
Thái Bình 78 3.2179 .57315 .06490 3.0887
Nam Định 78 3.1410 .67851 .07683 2.9880
Total 207 3.1256 .61032 .04242 3.0420
KQNTTCTCN2.4
Ninh Bình 51 3.1765 .55519 .07774 3.0203
Thái Bình 78 3.2821 .48073 .05443 3.1737
Nam Định 78 3.1667 .40825 .04623 3.0746
Total 207 3.2126 .47586 .03307 3.1474
KQNTTCTCN2.5
Ninh Bình 51 3.0588 .67563 .09461 2.8688
Thái Bình 78 3.1795 .67888 .07687 3.0264
Nam Định 78 3.0513 .50703 .05741 2.9370
Total 207 3.1014 .61876 .04301 3.0167
KQNTTCTCN2.6
Ninh Bình 51 3.1569 .54305 .07604 3.0041
Thái Bình 78 3.0897 .70593 .07993 2.9306
Nam Định 78 3.1282 .40641 .04602 3.0366
Total 207 3.1208 .56595 .03934 3.0432
KQNTTCTCN2.7
Ninh Bình 51 3.2745 .72328 .10128 3.0711
Thái Bình 78 3.3205 .65453 .07411 3.1729
Nam Định 78 2.9231 .81813 .09263 2.7386
Total 207 3.1594 .75601 .05255 3.0558
KQNTTCTCN3.1
Ninh Bình 51 2.9020 .70014 .09804 2.7050
Thái Bình 78 2.8462 .88387 .10008 2.6469
Nam Định 78 2.4359 .71332 .08077 2.2751
Total 207 2.7053 .80358 .05585 2.5952
KQNTTCTCN3.2 Ninh Bình 51 2.7451 .62748 .08786 2.5686
63PL
Thái Bình 78 2.8846 .70214 .07950 2.7263
Nam Định 78 2.4103 .63319 .07169 2.2675
Total 207 2.6715 .68854 .04786 2.5771
KQNTTCTCN3.3
Ninh Bình 51 2.7059 .83172 .11646 2.4720
Thái Bình 78 3.1282 .69055 .07819 2.9725
Nam Định 78 2.4872 .73403 .08311 2.3217
Total 207 2.7826 .79200 .05505 2.6741
KQNTTCTCN3.4
Ninh Bình 51 2.6471 .71620 .10029 2.4456
Thái Bình 78 3.0256 .62365 .07061 2.8850
Nam Định 78 2.4487 .65757 .07446 2.3005
Total 207 2.7150 .70430 .04895 2.6185
KQNTTCTCN3.5
Ninh Bình 51 2.8824 .81602 .11427 2.6528
Thái Bình 78 3.2051 .69055 .07819 3.0494
Nam Định 78 2.5128 .76860 .08703 2.3395
Total 207 2.8647 .80717 .05610 2.7541
KQNTTCTCN3.6
Ninh Bình 51 2.7647 .68083 .09534 2.5732
Thái Bình 78 2.9872 .59202 .06703 2.8537
Nam Định 78 2.4103 .63319 .07169 2.2675
Total 207 2.7150 .67617 .04700 2.6223
KQNTTCTCN3.7
Ninh Bình 51 2.7255 .69508 .09733 2.5300
Thái Bình 78 3.1410 .67851 .07683 2.9880
Nam Định 78 2.4744 .73369 .08307 2.3089
Total 207 2.7874 .75892 .05275 2.6834
KQNTTCTCN3.8
Ninh Bình 51 2.6863 .73458 .10286 2.4797
Thái Bình 78 3.0128 .63437 .07183 2.8698
Nam Định 78 2.4744 .67851 .07683 2.3214
Total 207 2.7295 .71343 .04959 2.6317
KQNTTCTCN4.1
Ninh Bình 51 2.4902 .90272 .12641 2.2363
Thái Bình 78 3.0897 .58523 .06626 2.9578
Nam Định 78 2.7564 .88547 .10026 2.5568
Total 207 2.8164 .82151 .05710 2.7039
KQNTTCTCN4.2
Ninh Bình 51 2.8824 .71125 .09960 2.6823
Thái Bình 78 2.9872 .59202 .06703 2.8537
Nam Định 78 2.8205 .75151 .08509 2.6511
Total 207 2.8986 .68574 .04766 2.8046
KQNTTCTCN5.1
Ninh Bình 51 2.8431 .67446 .09444 2.6534
Thái Bình 78 2.9872 .87525 .09910 2.7898
Nam Định 78 3.1410 .83315 .09434 2.9532
Total 207 3.0097 .81842 .05688 2.8975
KQNTTCTCN5.2 Ninh Bình 51 2.9608 .52767 .07389 2.8124
64PL
Thái Bình 78 3.1795 .52826 .05981 3.0604
Nam Định 78 3.1410 .67851 .07683 2.9880
Total 207 3.1111 .59302 .04122 3.0298
KQNTTCTCN5.3
Ninh Bình 51 3.1765 .55519 .07774 3.0203
Thái Bình 78 3.2179 .44568 .05046 3.1175
Nam Định 78 3.1667 .40825 .04623 3.0746
Total 207 3.1884 .46033 .03200 3.1253
KQNTTCTCN5.4
Ninh Bình 51 3.0588 .67563 .09461 2.8688
Thái Bình 78 3.1282 .65185 .07381 2.9812
Nam Định 78 3.0385 .52080 .05897 2.9210
Total 207 3.0773 .61044 .04243 2.9936
KQNTTCTCN5.5
Ninh Bình 51 2.9608 .87088 .12195 2.7158
Thái Bình 78 3.1667 .56790 .06430 3.0386
Nam Định 78 3.0128 .61356 .06947 2.8745
Total 207 3.0580 .67300 .04678 2.9657
KQNTTCTCN6
Ninh Bình 51 3.0196 .58276 .08160 2.8557
Thái Bình 78 3.1538 .53639 .06073 3.0329
Nam Định 78 3.1154 .58066 .06575 2.9845
Total 207 3.1063 .56458 .03924 3.0289
95%
Confidence
Interval for
Mean
Minimum Maximum Upper Bound
KQNTTCTCN1.1
Ninh Bình 3.4021 2.00 4.00
Thái Bình 3.6701 2.00 4.00
Nam Định 3.2922 2.00 4.00
Total 3.3988 2.00 4.00
KQNTTCTCN1.2
Ninh Bình 3.3096 2.00 4.00
Thái Bình 3.3282 2.00 4.00
Nam Định 3.1872 2.00 4.00
Total 3.2158 2.00 4.00
KQNTTCTCN1.3
Ninh Bình 3.2360 2.00 4.00
Thái Bình 3.3190 2.00 4.00
Nam Định 3.3793 2.00 4.00
Total 3.2629 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.1
Ninh Bình 3.4779 2.00 4.00
Thái Bình 3.5087 2.00 4.00
65PL
Nam Định 3.1075 2.00 4.00
Total 3.2784 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.2
Ninh Bình 2.9989 1.00 4.00
Thái Bình 3.2167 1.00 4.00
Nam Định 3.4497 2.00 4.00
Total 3.1723 1.00 4.00
KQNTTCTCN2.3
Ninh Bình 3.1092 2.00 4.00
Thái Bình 3.3472 2.00 4.00
Nam Định 3.2940 2.00 4.00
Total 3.2092 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.4
Ninh Bình 3.3326 2.00 4.00
Thái Bình 3.3904 2.00 4.00
Nam Định 3.2587 2.00 4.00
Total 3.2778 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.5
Ninh Bình 3.2488 2.00 4.00
Thái Bình 3.3326 2.00 4.00
Nam Định 3.1656 2.00 4.00
Total 3.1862 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.6
Ninh Bình 3.3096 2.00 4.00
Thái Bình 3.2489 2.00 4.00
Nam Định 3.2198 2.00 4.00
Total 3.1983 2.00 4.00
KQNTTCTCN2.7
Ninh Bình 3.4779 2.00 4.00
Thái Bình 3.4681 2.00 4.00
Nam Định 3.1075 2.00 4.00
Total 3.2630 2.00 4.00
KQNTTCTCN3.1
Ninh Bình 3.0989 1.00 4.00
Thái Bình 3.0454 1.00 4.00
Nam Định 2.5967 2.00 4.00
Total 2.8154 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.2
Ninh Bình 2.9216 1.00 4.00
Thái Bình 3.0429 2.00 4.00
Nam Định 2.5530 2.00 4.00
Total 2.7658 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.3
Ninh Bình 2.9398 1.00 4.00
Thái Bình 3.2839 2.00 4.00
Nam Định 2.6527 2.00 4.00
Total 2.8911 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.4
Ninh Bình 2.8485 1.00 4.00
Thái Bình 3.1663 2.00 4.00
Nam Định 2.5970 2.00 4.00
Total 2.8115 1.00 4.00
66PL
KQNTTCTCN3.5
Ninh Bình 3.1119 1.00 4.00
Thái Bình 3.3608 2.00 4.00
Nam Định 2.6861 2.00 4.00
Total 2.9753 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.6
Ninh Bình 2.9562 2.00 4.00
Thái Bình 3.1207 2.00 4.00
Nam Định 2.5530 2.00 4.00
Total 2.8076 2.00 4.00
KQNTTCTCN3.7
Ninh Bình 2.9210 1.00 4.00
Thái Bình 3.2940 2.00 4.00
Nam Định 2.6398 2.00 4.00
Total 2.8914 1.00 4.00
KQNTTCTCN3.8
Ninh Bình 2.8929 1.00 4.00
Thái Bình 3.1558 2.00 4.00
Nam Định 2.6273 2.00 4.00
Total 2.8272 1.00 4.00
KQNTTCTCN4.1
Ninh Bình 2.7441 1.00 4.00
Thái Bình 3.2217 2.00 4.00
Nam Định 2.9561 1.00 4.00
Total 2.9290 1.00 4.00
KQNTTCTCN4.2
Ninh Bình 3.0824 2.00 4.00
Thái Bình 3.1207 2.00 4.00
Nam Định 2.9900 1.00 4.00
Total 2.9925 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.1
Ninh Bình 3.0328 1.00 4.00
Thái Bình 3.1845 1.00 4.00
Nam Định 3.3289 2.00 4.00
Total 3.1218 1.00 4.00
KQNTTCTCN5.2
Ninh Bình 3.1092 2.00 4.00
Thái Bình 3.2986 2.00 4.00
Nam Định 3.2940 2.00 4.00
Total 3.1924 2.00 4.00
KQNTTCTCN5.3
Ninh Bình 3.3326 2.00 4.00
Thái Bình 3.3184 2.00 4.00
Nam Định 3.2587 2.00 4.00
Total 3.2515 2.00 4.00
KQNTTCTCN5.4
Ninh Bình 3.2488 2.00 4.00
Thái Bình 3.2752 2.00 4.00
Nam Định 3.1559 2.00 4.00
Total 3.1609 2.00 4.00
KQNTTCTCN5.5
Ninh Bình 3.2057 1.00 4.00
Thái Bình 3.2947 2.00 4.00
67PL
Nam Định 3.1512 1.00 4.00
Total 3.1502 1.00 4.00
KQNTTCTCN6
Ninh Bình 3.1835 2.00 4.00
Thái Bình 3.2748 2.00 4.00
Nam Định 3.2463 2.00 4.00
Total 3.1836 2.00 4.00
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
KQNTTCTCN1.1
Between Groups 5.935 2 2.967 6.588 .002
Within Groups 91.591 204 .450
Total 97.826 206
KQNTTCTCN1.2
Between Groups .333 2 .167 .543 .582
Within Groups 62.604 204 .307
Total 62.937 206
KQNTTCTCN1.3
Between Groups .979 2 .489 1.367 .233
Within Groups 68.045 204 .334
Total 69.024 206
KQNTTCTCN2.1
Between Groups 8.095 2 4.048 7.396 .001
Within Groups 111.644 204 .547
Total 119.739 206
KQNTTCTCN2.2
Between Groups 6.932 2 3.466 5.185 .006
Within Groups 136.373 204 .668
Total 143.304 206
KQNTTCTCN2.3
Between Groups 2.069 2 1.035 2.827 .062
Within Groups 74.665 204 .366
Total 76.734 206
KQNTTCTCN2.4
Between Groups .607 2 .304 1.346 .263
Within Groups 46.040 204 .226
Total 46.647 206
KQNTTCTCN2.5
Between Groups .764 2 .382 .998 .371
Within Groups 78.106 204 .383
Total 78.870 206
KQNTTCTCN2.6
Between Groups .146 2 .073 .226 .798
Within Groups 65.835 204 .323
Total 65.981 206
KQNTTCTCN2.7
Between Groups 7.057 2 3.528 6.503 .002
Within Groups 110.683 204 .543
Total 117.739 206
KQNTTCTCN3.1
Between Groups 9.181 2 4.591 7.562 .001
Within Groups 123.843 204 .607
Total 133.024 206
68PL
KQNTTCTCN3.2
Between Groups 9.142 2 4.571 10.534 .000
Within Groups 88.520 204 .434
Total 97.662 206
KQNTTCTCN3.3
Between Groups 16.424 2 8.212 14.852 .000
Within Groups 112.793 204 .553
Total 129.217 206
KQNTTCTCN3.4
Between Groups 13.293 2 6.646 15.253 .000
Within Groups 88.891 204 .436
Total 102.184 206
KQNTTCTCN3.5
Between Groups 18.713 2 9.357 16.526 .000
Within Groups 115.499 204 .566
Total 134.213 206
KQNTTCTCN3.6
Between Groups 13.148 2 6.574 16.550 .000
Within Groups 81.035 204 .397
Total 94.184 206
KQNTTCTCN3.7
Between Groups 17.593 2 8.797 17.758 .000
Within Groups 101.054 204 .495
Total 118.647 206
KQNTTCTCN3.8
Between Groups 11.334 2 5.717 12.485 .000
Within Groups 93.416 204 .458
Total 104.850 206
KQNTTCTCN4.1
Between Groups 11.335 2 5.768 9.229 .000
Within Groups 127.489 204 .625
Total 139.024 206
KQNTTCTCN4.2
Between Groups 1.101 2 .551 1.173 .312
Within Groups 95.768 204 .469
Total 96.870 206
KQNTTCTCN5.1
Between Groups 2.800 2 1.300 2.112 .124
Within Groups 135.181 204 .663
Total 137.981 206
KQNTTCTCN5.2
Between Groups 1.387 2 .793 2.284 .104
Within Groups 70.857 204 .347
Total 72.444 206
KQNTTCTCN5.3
Between Groups .112 2 .056 .263 .769
Within Groups 43.540 204 .213
Total 43.652 206
KQNTTCTCN5.4
Between Groups .337 2 .169 .450 .638
Within Groups 76.426 204 .375
Total 76.763 206
KQNTTCTCN5.5
Between Groups 1.362 2 .781 1.737 .179
Within Groups 91.742 204 .450
69PL
Total 93.304 206
KQNTTCTCN6
Between Groups .566 2 .283 .887 .413
Within Groups 65.096 204 .319
Total 65.662 206
70PL
Phụ lục 14. Một số hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ
nhiệm lớp
71PL
72PL
73PL
74PL
75PL
76PL
77PL
78PL
79PL
80PL
81PL
82PL
83PL
84PL
85PL
86PL
87PL
88PL
89PL
90PL
91PL
92PL
93PL