BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------
NGUYỄN THỊ ĐỊNH
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU, CHÂU MỸ THỜI THUỘC PHÁP
GIAI ĐOẠN 1897 - 1945
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------@&?--------
NGUYỄN THỊ ĐỊNH
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU, CHÂU MỸ THỜI THUỘC PHÁP
GIAI ĐOẠN 1897 - 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN
197 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu âu, Châu mỹ thời thuộc pháp giai đoạn 1897 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN NGỌC CƠ
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Định
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên và chân thành nhất, tôi xin cám ơn GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ - người thầy kính mến đã tận tình hướng dẫn cho tôi những vấn đề khoa học trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Lịch sử Việt Nam; các thầy cô trong khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo sau Đại học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội; các thầy cô, đồng nghiệp và Ban Giám hiệu trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho tôi có thể hoàn thành luận án của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ và bạn bè, đồng nghiệp công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia, Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một số Thư viện ở các tỉnh, thành trong cả nước, và các cơ quan, ban ngành tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo cứu tư liệu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Định
MỤC LỤC
TRANG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cty: Công ty
Nxb: Nhà xuất bản
PL: Phụ lục
VNĐ: Việt Nam đồng
&: Và
Bảng quy đổi giá trị đồng bạc Đông Dương (1 piastre)
Năm
Francs
USD
Yen
HKD
1913
2,50
2,08
1,02
0,99
1914
2,39
2,21
1,12
1,01
1915
2,46
2,29
1,12
1,05
1916
2,95
1,93
1,00
1,01
1917
3,60
1,58
0,83
1,00
1918
4,25
1,30
0,69
0,99
1919
6,56
1,11
0,58
1,11
1920
11,57
1,24
0,65
1,07
1921
6,87
1,93
0,94
0,99
1922
6,70
1,85
0,88
1,00
1923
8,46
1,93
0,94
1,01
1924
10,08
1,92
0,80
1,00
1925
11,95
1,77
0,73
1,00
1926
17,01
1,84
0,86
0,98
1927
12,80
1,99
0,91
0,98
1928
12,77
2,01
0,93
1,00
1929
11,46
2,22
1,03
1,05
1930
10,00
2,56
1,27
0,88
1931
10,00
2,59
1,28
0,64
1932
10,00
2,58
0,76
0,62
1933
10,00
2,14
0,54
0,60
1934
10,00
1,56
0,47
0,61
1935
10,00
1,53
0,44
0,75
1936
10,00
1,68
0,49
0,53
1937
10,00
2,53
0,73
1,07
1938
10,00
3,52
1,00
1,10
1939
10,00
4,01
1,04
1,08
1940
10,00
4,41
1,11
[Nguồn: Gouvernement Général de l’Indochine, Derection des Services Économiques. Service de la Statistique Générale (1941), Résumé statistique relatif aux années de 1913 à 1940 (Tóm tắt số liệu thống kê liên quan đến những năm 1913 – 1940), IDEO, Hanoi ; tr.19]
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
BẢNG 2.1. KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ NĂM 1896 62
Bảng 3.1. Sản phẩm nhập khẩu chủ đạo năm 1905 71
BẢNG 3.2. NHỮNG SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ ĐẠO NĂM 1905 73
BẢNG 3.3. THƯƠNG MẠI VỚI PHÁP VÀ THUỘC ĐỊA PHÁP (1913 – 1918) 74
Bảng 3.4. Thương mại với Anh (1913 – 1918) 76
Bảng 3.5. Thương mại với Hoa Kỳ (1913 – 1918) 78
Bảng 3.6. Sản phẩm nhập khẩu chủ đạo năm 1915 80
Bảng 3.7. Sản phẩm xuất khẩu chủ đạo năm 1915 81
BẢNG 3.8. THƯƠNG MẠI VỚI PHÁP (1913, 1919 - 1929) 82
Bảng 3.9. Thương mại với Anh (1913, 1923 – 1929) 83
Bảng 3.10. Thương mại với Hoa Kỳ (1913, 1923 – 1929) 85
Bảng 3.11. Cán cân thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ 93
Bảng 3.12. Mặt hàng vải nhập từ Pháp (1934 - 1939) 95
Bảng 3.13. Mặt hàng kim loại nhập từ Pháp (1934 - 1939) 95
Bảng 3.14. Sản phẩm xuất, nhập khẩu chủ đạo với Anh (1934 - 1939) 97
Bảng 3.15. Sản phẩm xuất, nhập khẩu chủ đạo với Hoa Kỳ (1934 - 1939) 99
Bảng 3.16. Sản phẩm nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ (1940 - 1945) 105
Bảng 3.17. Sản phẩm xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ (1940 - 1945) 107
BẢNG 4.1. DANH SÁCH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 109
BẢNG 4.2. THỊ PHẦN CÁC NƯỚC ÂU, MỸ TRONG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (1935 – 1940) 113
Bảng 4.3. So sánh vị thế thương mại giữa hai nhóm nước 115
Bảng 4.4. Cán cân thương mại giữa Việt Nam với hai nhóm nước 117
Bảng 4.5. Vị thế thương mại giữa các nước Âu, Mỹ trong ngoại thương Việt Nam 119
BẢNG 4.6. SỐ LƯỢNG, GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU CHỦ ĐẠO NĂM 1930 129
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. TĂNG TƯỞNG THƯƠNG MẠI VỚI PHÁP (1892 – 1911, TÍNH THEO GIAI ĐOẠN) 68
BIỂU ĐỒ 3.2. TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU KHÁC (1896 – 1905) 69
BIỂU ĐỒ 3.3. THỊ PHẦN THƯƠNG MẠI VỚI PHÁP VÀ CÁC NƯỚC CHÂU ÂU KHÁC (1898 – 1905) 70
BIỂU ĐỒ 3.4. THƯƠNG MẠI VỚI PHÁP, ANH, HOA KỲ (1913 – 1918) 79
BIỂU ĐỒ 3.5. THƯƠNG MẠI VỚI PHÁP, ANH, HOA KỲ, ĐỨC (1913, 1929) 86
Biểu đồ 3.6. Thuơng mại với các nước Âu, Mỹ (1929 – 1933) 89
BIỂU ĐỒ 3.7. THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ (1933 – 1939) 91
BIỂU ĐỒ 3.8. THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ (1939 – 1945) 101
Biểu đồ 4.1. Tăng trưởng thương mại với các nước Âu, Mỹ qua các năm 111
BIỂU ĐỒ 4.2. THỊ PHẦN CÁC NƯỚC ÂU, MỸ TRONG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (1913 – 1939) 114
BIỂU ĐỒ 4.3. GIÁ TRỊ SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU SANG CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU 125
BIỂU ĐỒ 4.4. SẢN LƯỢNG CAO SU XUẤT SANG ÂU, MỸ 127
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại nói chung, ngoại thương nói riêng không những là mắt xích quan trọng mà còn là đòn bẩy của toàn bộ nền kinh tế, có vai trò gắn kết thị trường trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng tăng cường vị thế quốc gia, dân tộc. Việc nghiên cứu lịch sử ngoại thương là chìa khóa để hiểu tính chất một nền kinh tế, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về sự phát triển đất nước. Đúng như Ch.Robequain đã nhận định: “Việc nghiên cứu ngoại thương đáng được coi như nguồn chính của những chỉ dẫn cần thiết cho nền kinh tế và sự phát triển của một quốc gia” [244; tr. 341]. Thế nhưng cho đến nay, trong số các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, mảng đề tài lịch sử ngoại thương, đặc biệt là ngoại thương thời Pháp thuộc rất ít được đề cập đến.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương - nhịp cầu nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, nơi gặp gỡ hai trung tâm văn minh lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ, tâm điểm của tuyến giao thương quốc tế Đông Á - Đông Nam Á. Nhờ vị trí đắc địa cùng nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội đặc biệt thuận lợi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực sớm hình thành và phát triển. Ngay cả khi bị chia cắt thành các xứ của Đông Dương thuộc Pháp, Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các mối giao dịch thương mại của thuộc địa này với nước ngoài.
Dưới thời Pháp thuộc (nhất là giai đoạn 1897 – 1945), ngoại thương Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Lĩnh vực ngoại thương có vai trò kinh tế lớn với phần đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội lên đến 2.900 triệu francs/năm (tính trung bình giai đoạn 1909 – 1943) [Nguồn: Niên giám thống kê Đông Dương], tương đương với 10.440 tỷ VNĐ năm 2016 1Fr tương đương 3.600 VNĐ (tỷ giá tháng 12 năm 2016, theo vi.coinmill.com/FRF – VND.html, 8h.00 ngày 09 tháng 07 năm 2017)
. Hoạt động ngoại thương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xã hội cũng như cơ cấu giai cấp của một xứ thuộc địa như Việt Nam đương thời. Trong giai đoạn này, ngoài các bạn hàng có mối quan hệ láng giềng truyền thống, Việt Nam đã mở rộng giao thương với nhiều quốc gia Âu, Mỹ. Có thể nói, đây là thời kỳ hưng thịnh nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đến từ bên kia bán cầu (tính đến thời điểm kết thúc chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam); Việt Nam thoát khỏi tình trạng cô lập, bước đầu tham gia vào quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán Đông – Tây. Vị thế của các quốc gia Âu, Mỹ ở Việt Nam cũng như mối giao thương giữa hai bên ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội thuộc địa.
Cho đến nay, vấn đề kinh tế Đông Dương thời thuộc Pháp đã được học giả trong và ngoài nước quan tâm, khảo cứu ở một số góc độ nhất định. Tuy nhiên lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Âu, Mỹ vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống.
Chính vì vậy, đề tài “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Âu, châu Mỹ thời thuộc Pháp giai đoạn 1897 - 1945” được chọn có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học
Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tài liệu độ tin cậy cao, nhiều tư liệu mới, đề tài làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản đặt ra: những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời thuộc Pháp; diễn biến hoạt động thương mại hai chiều; đặc điểm, tác động của mối quan hệ này đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam... Qua đó, đề tài góp phần bồi lấp khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử ngoại thương, lịch sử kinh tế Việt Nam thời cận đại.
Từ việc nghiên cứu quá trình phát triển, đặc điểm và tác động của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Âu, Mỹ từ năm1897 đến năm 1945, đề tài góp phần làm rõ nhiều vấn đề lịch sử Việt Nam thời kỳ này: chính sách độc quyền ngoại thương của chính quyền thuộc địa, bản chất “sự nghiệp khai hóa” của thực dân Pháp; hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam thời cận đại.v.v
Về mặt thực tiễn
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ từ 1897 đến 1945 góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam cận đại, lịch sử kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, việc mở rộng giao thương là con đường lớn dẫn đến hội nhập và phát triển. Khu vực Âu, Mỹ hiện là một trong những hướng hợp tác quan trọng của Việt Nam về thương mại; nhiều bạn hàng thời cận đại tiếp tục giữ vai trò đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Từ việc nghiên cứu quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Âu, Mỹ trong quá khứ, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ giai đoạn 1897 - 1945
- Làm rõ quá trình phát triển của hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước Âu – Mỹ từ 1897 đến 1945
- Tìm bản chất và sự tác động của mối quan hệ nêu trên đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đương thời
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xác định, phân tích những nhân tố cơ bản có tác động ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia Âu, Mỹ giai đoạn 1897 – 1945.
- Dựng lại tiến trình hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ từ 1897 đến 1945.
- Đánh giá thực trạng, đặc điểm và tác động của quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ đối với tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tuợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ giai đoạn 1897 – 1945.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian:
- Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài phía Việt Nam là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Thời thuộc Pháp, Việt Nam bị chia thành ba xứ nằm trong chính thể Liên bang Đông Dương. Nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời kỳ này phải dựa trên cơ sở tập hợp số liệu của Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Đông Dương thuộc Pháp. Tuy nhiên, đề tài không đặt vấn đề đánh giá hoạt động ngoại thương của ba xứ với tư cách là những đơn vị hành chính và kinh tế độc lập; cũng không đặt vấn đề so sánh hoạt động ngoại thương của Việt Nam với các vùng lãnh thổ còn lại của Đông Dương.
- Phạm vi châu Âu, châu Mỹ rất rộng lớn; đề tài không tham vọng tìm hiểu hoạt động giao thương với tất cả các nước trong hai châu lục nêu trên mà tập trung vào một số quốc gia có giao dịch thương mại thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam; đó là: Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ.
+ Về thời gian: Vấn đề nghiên cứu được xác định trong khoảng thời gian từ năm 1897 đến tháng 08 năm 1945, từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cho đến trước cách mạng tháng Tám. Đây là quãng thời gian hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa quy mô lớn, chính sách thống trị của Pháp, Nhật và những biến động của thời cuộc.
+ Về nội dung:
- Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ... giữa hai hay nhiều đối tác để nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiến, bằng hàng hóa hay bằng dịch vụ khác). Vậy, quan hệ thương mại là quan hệ giữa các đối tác tiến hành các hoạt động trao đổi, mua bán của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ... với nhau.
Hiện nay, khái niệm thưong mại, quan hệ thương mại được hiểu với nghĩa rộng; bao gồm tất cả những giao dịch về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thưong mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn kỹ thuật các công trình, đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường sông, đường sắt hoặc đường bộ... Xem: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thương mại, 16h00, ngày12 tháng 12 năm 2017
. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, vấn đề quan hệ thương mại (của một nước thuộc địa, thời cận đại) được khai thác chủ yếu ở phương diện trao đổi, mua bán hàng hóa, nghĩa là hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với nước ngoài, cụ thể là các nước Âu, Mỹ. Trong trường hợp này, tại một số ngữ cảnh cụ thể, việc sử dụng thay thế các khái niệm hoặc thuật ngữ cùng phạm trù như hoạt động trao đổi buôn bán, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại... có thể được chấp nhận để tránh sự trùng lặp trong diễn đạt.
- Do đặc điểm tư liệu, những số liệu sử dụng trong đề tài có thể không có sự phân biệt giữa thương mại chung và thương mại đặc biệt. Mặt khác, nguồn tài liệu tham khảo được khai thác chủ yếu ở Việt Nam, nên quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ được nhìn nhận chủ yếu từ phía Việt Nam và coi Việt Nam là chủ thể.
- Việc nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời kỳ này không chỉ dựa trên cơ sở tập hợp số liệu của ba xứ mà còn phải sử dụng nhiều số liệu của Đông Dương thuộc Pháp vì những lý do sau:
Thứ nhất, các tài liệu thống kê hoặc nghiên cứu riêng về ngoại thương từng xứ hiện rất tản mạn, không đủ để tổng hợp.
Thứ hai, nguồn tài liệu thống kê chính thức của Đông Dương cũng có nhiều hạn chế. Số liệu trước năm 1900 chủ yếu lấy từ Statistiques Coloniales (Thống kê thuộc địa); tuy có tách riêng thương mại từng xứ nhưng Cao Miên lại được gộp với Nam Kỳ. Số liệu từ năm 1900, nhất là từ năm 1913 về sau có thể khai thác từ nhiều nguồn (Bulletin économique de l’Indochine (Bản tin Kinh tế Đông Dương), Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương)...); tuy nhiên, những tài liệu này đều thống kê chung về thương mại toàn Đông Dương.
Thứ 3, Việt Nam (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) giữ vai trò chính trong hoạt động ngoại thương của Đông Dương. Phần của Ai Lao là không đáng kể nên hầu như không được thống kê, phần của Cao Miên cũng nhỏ bé nên thường được tính chung với Nam Kỳ (trong thực tế, toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu của Cao Miên đều qua con đường cảng Sài Gòn). Có thể nói, các chỉ số về ngoại thương của Đông Dương về cơ bản là chỉ số ngoại thương của Việt Nam.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu chính sau đây:
* Tài liệu lưu trữ
Đây là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng của đề tài, căn cứ để làm rõ chính sách ngoại thương của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh các sắc lệnh, nghị định về hiệp định thương mại, thuế quan, hạn ngạch, lệnh cấm..., đáng chú ý có các công văn, công điện liên quan đến hoạt động ngoại thương như: đơn xin cấp phép xuất khẩu, đề nghị xác nhận nguồn gốc hàng hóa, đề nghị thiết lập quan hệ thương mại, giới thiệu doanh nghiệp hợp tác buôn bán, đề nghị cấm xuất khẩu lúa gạo và ý kiến của nhà chức trách; các hợp đồng, báo cáo về cung cấp hàng hóa cho quân đội
+ Tài liệu báo chí, báo cáo kinh tế thời thuộc Pháp
Nhóm tài liệu này bao gồm: Niên giám thống kê Đông Dương (Annuaire statistique de l’Indochine), Niên giám thống kê Liên minh Hải ngoại Pháp (Annuaire Statistique de l’Union Française Outre – mer), Thống kê thuộc địa (Statistiques coloniales), Bản tin kinh tế Đông Dương (Bulletin économique de l’Indochine). Ngoài ra còn có các Báo cáo tổng hợp về số liệu thống kê của Hải quan Đông Dương (Rapport général sur les statistiques des douanes de l’Indochine), Chỉ số kinh tế Đông Dương (Indices économiques indochinois) của Tổng thanh tra mỏ và công nghiệp (Inspection Générale des Mines et de l’Industrie) v.v Đây là một trong những cơ sở tư liệu chủ yếu của đề tài, cung cấp phần lớn số liệu thống kê chính thức về hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ.
* Sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo khác:
Sách chuyên khảo gồm nhiều ấn phẩm (chủ yếu bằng tiếng Việt và tiếng Pháp) có chủ đề gần như: Lịch sử thương mại thế giới và thương mại Pháp, Lịch sử kinh tế Việt Nam, tình hình kinh tế Đông Dương thời thuộc Pháp, các chính sách kinh tế, chính sách thương mại của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam, vai trò kinh tế của tư sản người Việt và người Hoa, hoạt động của các công ty thương mại Pháp Nguồn tài liệu này là cơ sở để hiểu nền cảnh cũng như một số khía cạnh cụ thể trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Âu, Mỹ giai đoạn 1897 - 1945.
Một số luận án Tiến sĩ, các bài báo khoa học có nội dung liên quan... cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ trợ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mac – xit; chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về sử học.
- Đề tài vận dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện quá trình phát triển của quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu Mỹ từ 1897 đến 1945. Phương pháp lôgic nhằm tìm mối tương quan giữa các yếu tố tác động, sự tiến triển và đặc điểm của quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời thuộc Pháp; đồng thời đánh giá thực trạng, tác động của quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ trong giai đoạn này.
- Bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng các phương pháp bổ trợ khác để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp thống kê, phương pháp định lượng nhằm xử lý, hệ thống hóa các số liệu về khối lượng, giá trị hàng hóa, kim ngạch xuất – nhập khẩu... Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước Âu, Mỹ qua các giai đoạn lịch sử; vị thế của các quốc gia Âu, Mỹ trong quan hệ ngoại thương với Việt Nam đương thời...
5. Đóng góp của luận án
Là công trình đầu tiên ở Việt Nam trực tiếp nghiên cứu vấn đề quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời thuộc Pháp, kết quả của luận án có đóng góp nhất định trên một số phương diện sau:
- Góp phần phục dựng một cách hệ thống lịch sử quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Âu, Mỹ từ 1897 đến 1945
- Góp phần luận giải nguyên nhân thăng trầm trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Pháp và một số quốc gia Âu, Mỹ khác như Anh, Hoa Kỳ, Đức
- Góp phần đánh giá chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam, bản chất và tác động của nó đến ngoại thương và kinh tế Việt Nam; thực trạng hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời thuộc Pháp; vị thế thương mại của Pháp nói riêng và của các nước Âu, Mỹ nói chung ở Việt Nam giai đoạn 1897 - 1945.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam cận đại, lịch sử kinh tế Việt Nam.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận án chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Chương 3: Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ từ năm 1897 đến năm 1945
Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ từ năm 1897 đến năm 1945
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
Từ năm 1954 trở lại đây, trong nước có tới hàng nghìn công trình, bài viết về Lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp được biên soạn, công bố. Vấn đề quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Âu, Mỹ thời kỳ này đã được giới nghiên cứu khai thác ở một số khía cạnh và mức độ nhất định trong hai nhóm tài liệu sau đây:
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp
Nhóm tài liệu này chiếm số lượng khá lớn, chủ yếu tập trung vào những vấn đề như: chính sách của thực dân Pháp, giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, lịch sử kinh tế Việt Nam nói chung, các lĩnh vực kinh tế cụ thể thời Pháp thuộc (thủ công nghiệp, công nghiệp...), sự biến đổi kinh tế - xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc Tình hình ngoại thương, quan hệ thương mại của Việt Nam chỉ được nghiên cứu chung hoặc đề cập gián tiếp.
Trước hết là tác phẩm kinh điển về “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam” (Nguyễn Khắc Đạm, Nxb Văn Sử Địa, năm 1957). Với trên 300 trang, tác giả đã phân tích, đánh giá khá rõ nét chính sách bóc lột của thực dân Pháp và tình hình kinh tế Việt Nam từ 1858 đến 1954 trên các mặt: nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, vận tải Chương IV làm rõ chính sách thuế qua các giai đoạn thời thuộc Pháp; đặc điểm nền thương nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; cuối cùng là danh sách hãng buôn Pháp ở Việt Nam. Tác giả khái quát thực trạng, đặc điểm hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung nhưng không đề cập đến quan hệ thương mại với một quốc gia hay khu vực cụ thể nào.
Trong số chùm bài viết, công trình nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam (xuất bản cuối những năm 1950) Minh Tranh (1956), “Thử bàn về sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam”, Văn Sử Địa, 17, tháng 5
Minh Tranh, Nguyễn Kiến Giang (1959), Về giai cấp tư sản Việt Nam: một số ý kiến về sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội
Đào Hoài Nam (1959), “Góp vào việc nghiên cứu tình hình và đặc điểm giai cấp tư sản Việt Nam trong thời thuộc Pháp”, Nghiên cứu Lịch sử, 3, tr. 56 – 71
, "Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc" (Ngyễn Công Bình, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1950) là công trình dày dặn hơn cả. Đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, hoạt động và đặc điểm của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, tác giả đã đề cập đến chính sách độc quyền ngoại thương, chính sách chèn ép, bóc lột về thương mại của tư bản Pháp; đồng thời cung cấp một số thông tin liên quan đến hoạt động buôn bán của tư bản Âu, Mỹ trên thị trường Việt Nam đương thời. Nguyễn Công Bình cho biết, cửa biển Sài Gòn trong những năm 1860 – 1862 đã có khoảng 400 tàu và thuyền buôn ra vào của Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc. Nhận định của tác giả về tiềm lực của tư sản Việt Nam rất đáng lưu ý: sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều thương nhân Việt Nam đã có tàu và thuyền buôn trực tiếp buôn bán với nước ngoài; nhiều công ty thương mại hoạt động trên thị trường Việt Nam và có tiếp xúc với thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Pháp [11; tr. 21,79, 109]..v..v...
Lấy đối tượng nghiên cứu là tư sản người Hoa, trong công trình “Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á” (Nxb Hà Nội, Hà Nội, 1992), tác giả Trần Khánh chỉ rõ, dưới thời Pháp thuộc, người Hoa chiếm vị trí quan trọng trong thị trường nội địa Việt Nam, kiểm soát khoảng 40 % buôn bán sỉ và 70 % buôn bán lẻ. Còn trong lĩnh vực ngoại thương, người Hoa chỉ chiếm độc quyền việc xuất khẩu gạo. Ông khẳng định, người Pháp độc quyền xuất khẩu các sản phẩm từ khai thác mỏ, cao su và kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu như máy móc, thiết bị giao thông vận tải, vật liệu xây dựng, hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Người Hoa đảm nhiệm chức năng môi giới, ăn hoa hồng, hoặc mua lại để phân phối cho các nhà bán lẻ, đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm nhập ngoại [43; tr. 131, 132, 133]. Những số liệu, nhận định về vai trò kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á là một trong những cơ sở để nhìn nhận, so sánh vai trò, thị phần của người Âu trên thị trường Đông Dương.
Những năm cuối thập niên thứ 9 của thế kỷ XX được đánh dấu bởi sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế thủ công nghiệp, công nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc Gồm các công trình: Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Cao Văn Biền (1998), Công nghiệp than Việt Nam thời kỳ 1888 – 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998), Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Trước đó nhiều năm, vấn đề này đã được Phạm Đình Tân đề cập đến trong “Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959)
. Mặc dù không bàn về ngoại thương, các nghiên cứu trên cũng góp thêm thông tin về các mặt hàng tham gia giao dịch thương mại ngoài khu vực. Đặc biệt, người viết đã có những gợi mở về mối liên hệ, tác động của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển thủ công nghiệp, công nghiệp. Trong công trình Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945 (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996), tác giả Vũ Huy Phúc đã nhìn nhận hết sức khách quan về nguyên nhân phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam thời cận đại. Ông khẳng định: “Điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy là nền tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời cận đại phát triển hơn bản thân nó dưới thời quân chủ nửa đầu thế kỷ XIX Sự gia tăng về mọi nhu cầu sinh hoạt của con người, phát sinh từ quá trình thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, về các yếu tố thị trường trong và ngoài nước đã mở rộng diện hoạt động của của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp” [73; tr. 243] Và “Sự xuất khẩu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp bao giờ cũng là đòn bẩy kích thích sản xuất mạnh bên trong tiểu thủ công nghiệp” [73; tr. 252].
Cuối những năm 1990 cũng là thời điểm tác giả Nguyễn Văn Khánh công bố loạt bài viết, sách chuyên khảo về biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa Nguyễn Văn Khánh (1999), “Sự hình thành nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Nghiên cứu kinh tế, 249, tháng 2
Nguyễn Văn Khánh (1999), “Cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ 1919 – 1945”, Nghiên cứu kinh tế, số 251, tháng 4
Nguyễn Văn Khánh (1999), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
. Trong đó, “Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945)” (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999) là công trình tiêu biểu. Xem vấn đề ngoại thương là một bộ phận trong tổng thể cơ cấu kinh tế gồm nhiều ngành, lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đã cung cấp những thông tin chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài, chủ yếu là Pháp. Tác giả cũng khẳng định, ngoài Pháp, Trung Quốc và Hong Kong, Việt Nam còn buôn bán với nhiều nước trong khu vực, cũng như với Mỹ và một số nước châu Âu. Đặc biệt, từ thực tế biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời thuộc Pháp, tác giả đã đưa ra những đánh giá mới khách quan, toàn diện về quá trình tư bản hóa. Điều đó có ý nghĩa định hướng tiếp cận và đánh giá đúng việc nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội thời thuộc địa.
Bước sang những năm 2000, nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc tiếp tục được đưa lên diễn đàn sử học. Năm 2002, nhà nghiên cứu Phạm Xanh công bố bài viết “Hoạt động kinh doanh của các nhà doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tại Hải phòng trước 1945” (Nghiên cứu lịch sử, số 1, 2002, tr. 17 - 27 ). Tác giả chuyển tải một lượng thông tin lớn và chi tiết về hoạt động doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài tại đất cảng Hải Phòng qua ba giai đoạn lịch sử: trước 1914; từ 1914 đến 1929; từ 1929 đến 1945. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến hoạt động xuất – nhập khẩu qua cảng Hải Phòng, ông đã cung cấp thêm số liệu về lượng tàu ra vào cảng qua các năm, trong đó có tàu của người Âu, người Mỹ; các công ty tàu biển Pháp có mặt ở cảng biển lớn thứ hai ở Việt Nam thời đó...
Trong thời gian này, một số công trình, bài viết hướng đến chính sách của nhà cầm quyền Pháp ở những khía cạnh cụ thể hơn. Công trình “Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1897 đến 1945” (Nxb Chính trị quốc gia, 2003) khi đề cập đến thuế xuất, nhập khẩu đã khẳng định: chế độ đồng hóa thuế quan làm cho Việt Nam hầu như chỉ có thể buôn bán với Pháp. Tác giả công trình tán thành ý kiến của các nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm cho rằng “60% hàng nhập là hàng Pháp, 30% hàng xuất là đưa sang Pháp” [20; tr.131]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu một khía cạnh trong chính sách ngoại thương của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam; tác động của nó đối với sự phát triển ngoại thương mới bước đầu được đề cập đến. Đây cũng là đặc điểm của một số công trình, bài viết khác gần chủ đề như: “Hệ thống tiền tệ ở nước ta thời cận đại” (Ngô Văn Hòa, Phạm Quang Trung, Nghiên cứu Lịch sử, 5, 2002, tr. 8 – 22), “Những hoạt động tài chính của chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX” (Tạ Thị Thúy, Nghiên cứu Lịch sử, số 9, năm 2005, tr 35 - 72)...
Cùng thời gian trên, một công trình nghiên cứu công phu về Lịch sử kinh tế Việt Nam được xuất bản: cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000”, tập 1: 1945 – 1954 (Đặng Phong, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002). Với ấn phẩm này, tác giả đã dành riêng 60 trang phác họa tình hình kinh tế Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong khoảng 10 trang viết về thương mại, ngoài thông tin chung về xuất nhập khẩu, tác giả còn cung cấp số liệu về số lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam với Pháp, Mỹ, Nhật, Anh trong 2 năm 1929, 1937. Ông tán thành cách đánh giá của Nguyễn Khắc Đạm và nhiều nhà nghiên cứu trong nước khác về chế độ quan thuế và tác động đến việc tăng tỷ lệ hàng Pháp nhập khẩu và...ồng thời tăng hiệu suất lưu thông hàng hóa. Ngày 17 tháng 11 năm 1869, kênh đào Suez được khánh thành. Tuyến đường này cho phép đi từ Marseille hoặc Bordeaux đến Sài Gòn chỉ chưa đầy 5 tuần - trước đó là 12, 13 tuần qua mũi Hảo vọng (Cap de Bonne - Espérance) [247; tr. 404]. Tuyến đường này cũng giảm cước phí vận tải hành trình Marseille - Đông Dương từ 950 francs/tấn năm 1869 xuống còn 172 francs vào năm 1880 và 86 francs vào năm 1889 [240; tr. 15]... Năm 1914, kênh đào Panama được đưa vảo sử dụng; mỗi năm chuyên chở khoảng 30 triệu tấn hàng hóa qua lại giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương [240; tr. 248]. Bên cạnh đó, kỹ thuật đóng tàu được cải tiến mạnh mẽ, cho ra đời các thế hệ tàu vỏ sắt, động cơ nổ thay thế loại tàu gỗ sử dụng buồm. Tàu biển còn được lắp đặt thiết bị dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến (radar) đảm bảo độ an toàn cao cho các chuyến viễn dương. Điều kiện vận tải biển cũng được cải thiện rõ rệt. Thiết bị cảng biển, ngày càng đa dạng và hoàn thiện về mặt kỹ thuật với hệ thống cầu tàu, bến đỗ, nhà kho... kiên cố và các phương tiện vận tải, bốc dỡ hiện đại... Có thể nói, ngành hàng hải đã được trang bị những điều kiện vật chất hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng lớn giữa các châu lục, đảm đương phần lớn giao dịch thương mại quốc tế giữa châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
* Trên lĩnh vực thông tin liên lạc
Bước đi đột phá trên lĩnh vực thông tin liên lạc được đánh dấu bằng sự ra đời của điện tín, điện báo, điện thoại, đẩy lùi kỷ nguyên của người đưa tin vào quá khứ. Chỉ 4 năm kể từ khi bức điện đầu tiên được gửi từ Washington tới Baltimore (1848), nước Anh có tới 2000 cây số đường sắt được trang bị đường dây điện tín [240; tr. 15]. Phát minh vô tuyến điện của Evgei Padovic Popop (người Nga) năm 1895 nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống. Những năm 80, thế giới mới có 1.500.000 km chiều dài đường dây điện báo, nhưng đến cuối thế kỷ XIX con số này đã là 4.300.000 km [55; tr.225]. Năm 1876, điện thoại được Alexander Graham Bell (người Mỹ) phát minh và đến năm 1900, đã có khoảng 1,5 triệu máy điện thoại trên toàn cầu, trong đó 35.000 tại Pháp và 2/3 tại Hoa Kỳ [240; tr. 222]. Những phương tiện thông tin tuyệt vời này góp phần quan trọng kết nối các vùng lãnh thổ cách biệt về mặt địa lý, đồng thời tạo nên phương thức giao dịch mới hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tuyệt đối độ chính xác và tính cập nhật của thông tin.
Các phương tiện truyền thông khác (radio, vô tuyến, báo chí) cũng bước vào thời kỳ cất cánh, cung cấp tin tức từ khắp nơi trên thế giới. Thương nhân chỉ cần ngồi tại nhiệm sở vẫn có thể thu thập thông tin cần thiết về kinh tế, thương mại toàn cầu.
Như vậy, cho đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, các lĩnh vực giao thông vận tải và truyền thông đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Nhờ vậy, khoảng cách địa lý giữa các châu lục không còn là trở ngại đối với hoạt động giao thương. Ngành thương mại được trang bị các phương tiện và công cụ trợ hỗ trợ đặc biệt hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển trên phạm vi ngoài quốc gia và khu vực. Thành tựu các lĩnh vực trên sẽ được thực dân Pháp áp dụng rộng rãi ở Đông Dương nhằm phục vụ công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong mục 2.1.1, phần ‘Những biến đổi về cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX; tr. 38 - 43
.
* Trên lĩnh vực thương mại
Hoạt động thương mại quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có nhiều biến đổi cả về phạm vi giao dịch, về hàng hóa xuất – nhập khẩu cũng như phương thức kinh doanh.
Thời gian này, trên thế giới diễn ra mạnh mẽ hai quá trình: cách mạng đại công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật ở châu Âu, công cuộc khai thác thuộc địa ở hải ngoại. Với đại công nghiệp phát triển nhảy vọt và dân số không ngừng tăng lên, châu Âu và Bắc Mỹ trở thành công xưởng của thế giới, chuyên cung cấp các sản phẩm chuyên môn hóa cao, đồng thời là thị trường nhập khẩu nguyên liệu và lương thực lớn. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh trù phú đang trong quá trình khai khẩn là miền đất hứa bao tiêu các sản phẩm công nghiệp, đồng thời có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu và thực phẩm cho chính quốc. Khi đó, phát triển thương mại là con đường tất yếu nhằm phân phối, lưu chuyển hàng hóa giữa hai nửa thế giới. Kết quả là sự hình thành một “hệ thống giao dịch tương hỗ” rộng lớn: một bên là các nước công nghiệp Âu, Mỹ chuyên xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, một bên là các nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latinh chuyên cung cấp những sản phẩm thô. Hoạt động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia ở hai nửa bán cầu trở nên hết sức thường xuyên nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện giao thông vận tải và truyền thông hiện đại. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ khi kênh đào Suez khánh thành (1869 – 1879), lượng tàu bè lưu thông qua con đường thương mại huyết mạch của thế giới đã tăng lên 9 lần, hàng hóa tăng lên 10 lần, hành khách tăng 3 lần so với các năm trước đó [240; tr.15].
Cần phải lưu ý rằng, sự phát triển của hệ thống thương mại quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX không đơn thuần do nỗ lực của các công ty thương mại và giới thương nhân, không chỉ được tiếp sức bởi những thành tựu về giao thông vận tải và thông tin liên lạc, mà còn được sự hậu thuẫn to lớn của chính phủ tư sản. Lực lượng thương nhân châu Âu từng mở đường cho các hành động thôn tính thuộc địa bằng quân sự của chính phủ tư sản. Đến lượt mình, quá trình xâm thực, khai khẩn thuộc địa của chính quyền thực dân tạo ra môi trường kinh doanh có lợi cho các công ty thương mại người Âu. Ở đây người ta thấy rõ sự thống nhất về mục đích, quyền lợi giữa giới thực dân và tư sản mại bản, sự lũng đoạn của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Dưới sự điều phối của chủ nghĩa tư bản, thế giới trở thành một thị trường thống nhất, ở đó phạm vi giao dịch quốc tế được mở rộng chưa từng thấy, giữa một bên là các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa, một bên là các nước phương Đông thuộc địa nửa phong kiến.
Đà tăng trưởng mạnh của công nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ cũng như quy mô khai thác thuộc địa ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh không những thúc đẩy quá trình trao đổi buôn bán giữa hai phần thế giới mà còn quyết định đặc tính hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp đòi hỏi nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào, thường xuyên, trước hết là nguyên liệu chất đốt. Ở vào kỷ nguyên của máy hơi nước, nhất là khi dầu lửa chưa được biết đến, điện chưa được phát minh, than đá là nguồn chất đốt duy nhất có thể giúp làm nóng các nồi hơi, cung cấp nhiệt lượng cho các lò cao, đảm bảo sự vận hành của phương tiện giao thông và hoạt động của nhà máy, xí nghiệp, công xưởng. Mặt hàng than đá do đó chiếm vị trí hàng đầu trên thị trường thế giới.
Sau than đá, dầu lửa cũng là nguyên liệu liệu quan trọng giúp vận hành động cơ, tạo nên sức mạnh cho các phương tiện giao thông trên bộ, trên không và dưới biển... Nguồn nhiên liệu này được khai thác ngày càng lớn. Năm 1889, giếng dầu đầu tiên được khai thác ở Mỹ, đến năm 1900 sản lượng dầu thế giới đã là 20 triệu tấn, năm 1913 tăng lên 52,3 triệu tấn [55; tr.224].
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị ở châu Âu, trang bị kết cấu hạ tầng thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã đưa sắt thép lên vị trí của “những vật liệu tạo nên thế giới hiện đại”. Quá trình đó đồng thời làm tăng nhu cầu từ thuộc địa về thiết bị, máy móc, sản phẩm kim loại.
Cao su - nguồn nguyên liệu thiết yếu cho ngành công nghiệp ô tô – cũng trở thành một trong những mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới...
Dân số tăng mạnh và mức sống được cải thiện, châu Âu trở thành thị trường tiêu thụ nông sản lớn. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nông - lương xuất xứ phương Tây cũng được xuất sang các nước thuộc địa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người Âu di cư và một bộ phận người bản xứ. Do vậy, lương thực thực phẩm chiếm thị phần khá lớn trong hoạt động thương mại hai chiều.
Cùng với lương thực thực phẩm, nhu cầu về hàng tiêu dùng cũng nâng cao. Ngoài những mặt hàng thiết yếu, hàng hóa đắt tiền đã trở thành một phần không thể thiếu trong cơ cấu hàng mậu dịch. Ô tô cá nhân không còn là phương tiện xa lạ và mô tô, xe đạp được sử dụng ngày càng nhiều hơn, vải lụa cũng trở nên thông dụng... Tại các nước thuộc địa, thực phẩm châu Âu, vải lụa, đồ trang sức, nước hoa, máy hát, nhạc cụ, xe đạp trở nên quen thuộc với lớp người khá giả.
Như vậy, trong dòng chảy thương mại cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nguyên liệu và sản phẩm công nghiệp, lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Một nét biến đổi khác cần chú ý là sự lớn mạnh của các công ty thương mại Âu châu và sự ra đời của các phương thức kinh doanh mới.
Nhu cầu trao đổi hàng hóa và chủ nghĩa tự do thương mại thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các công ty thương mại, nhất là công ty tư nhân. Nhiều công ty hàng đầu thế giới có số vốn khổng lồ và mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia như Descours & Cabaud, Optorg, Công ty dầu lửa Pháp – Á, Liên minh thương mại Đông Dương - châu Phi, Công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông, Denis - Frères (Pháp), Dent & Cie, Swire & Butterfield, Jardine & Matheson, Hale (Anh), Speidel, Engler (Đức), Diethelm, Bidermann (Thụy Sĩ)). Trên đà xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, các công ty thương mại châu Âu đổ sang phương Đông làm ăn, thành lập chi nhánh hoặc mở văn phòng đại diện, văn phòng thu mua, cơ sở khai thác. Năm 1934, tại Đông Dương có khoảng 329 công ty thương mại lớn nhỏ hoạt động. Trong số trên 55 doanh nghiệp thương mại lớn của Pháp năm 1939, không tính đến 12 doanh nghiệp có văn phòng thu mua ở Hong Kong, Thượng Hải hoặc Singapore, 12 công ty khác có văn phòng liên lạc ở các nước nhập khẩu chủ yếu ở Viễn Đông để hỗ trợ việc bán hàng [247; tr.100, 105, 135]. Sự gia tăng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại làm nảy sinh và phổ biến các hình thức giao dịch từ xa như: đặt hàng bằng thư từ, điện tín, điện thoại; bán hàng bằng cách chào hàng, gửi hàng mẫu, catalogue, hội chợ hay triển lãm thương mại; thanh toán bằng tín phiếu, thư tín dụng, thư hối đoái... [240, tr.133] nhờ đó mà giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc. Việc ký kết hợp đồng mua bán đảm bảo tính chủ động và độ tin cậy cũng như giảm thiểu rủi ro cho các bên trong quá trình hợp tác kinh doanh... Những phương thức kinh doanh mới theo chân các công ty thương mại du nhập vào thuộc địa.
Nhìn chung, nhờ được tiếp sức bởi những thành tựu lớn về giao thông vận tải, truyền thông, đặc biệt do tác động của chủ nghĩa tư bản, hoạt động thương mại quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX biến đổi mạnh mẽ: phạm vi giao dịch quốc tế được mở rộng; khối lượng hàng hóa khổng lồ được lưu chuyển qua lại giữa hai đại dương; những mặt hàng phục vụ công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, lương thực thực phẩm giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu giữa Đông và Tây, các công ty thương mại người Âu hoạt động xuyên quốc gia, các phương thức kinh doanh mới ra đời... Những điều này có ảnh hưởng lớn đến tình hình ngoại thương Việt Nam.
2.1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự mở cửa của các quốc gia Châu Á
* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Dưới tác động trực tiếp của cách mạng công nghiệp giai đoạn thứ hai, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất thép tăng từ 250.000 tấn lên tới 28,3 triệu tấn; sắt tăng từ 14 triệu tấn lên 41 triệu tấn. Số lượng máy móc năm 1914 so với những năm 70 tăng gấp 5,5 lần... [55; tr.225]. Nhằm thỏa mãn nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân công, đồng thời tăng cường thế lực và phạm vi ảnh hưởng, các nước tư bản phương Tây ồ ạt tiến hành xâm chiếm các quốc gia Á, Phi làm thuộc địa. Chính các nhà nghiên cứu phương Tây phải thừa nhận việc chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách, kể cả bằng các phương tiện “tương đối mạnh tay”, để mở rộng thị trường và bán sản phẩm cho các dân tộc ngoài châu Âu: Anh tiến hành khai khẩn Ấn Độ và tiếp tục bành trướng Nam Phi, Tây Phi. Pháp tấn công châu Phi và đóng đô tại Đông Dương. Đức xâm chiếm Tây Nam Phi, thành lập “Đông Phi thuộc Đức”, xâm chiếm các đảo ở Nam Thái Bình Dương... Mỹ chiếm Hawaii, giành lấy các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, giành quyền sở hữu vĩnh viễn kênh đào Panama... Cuối thế kỷ XIX, thực dân phương Tây đã hoàn thành vệc chiếm trị hầu hết các nước phương Đông.
Đối với Đông Nam Á – một trong số khu vực giàu tài nguyên, nguyên liệu bậc nhất thế giới, ngay từ cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã bắt đầu quá trình xâm nhập. Cho đến cuối thế kỷ XIX, các nước Đông Nam Á từ chế độ phong kiến hoặc tiền phong kiến đều lần lượt trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân phương Tây. Indonesia bị Hà Lan độc chiếm, thành lập Đông Ấn Độ thuộc Hà Lan. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Mianma cùng toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaysia, Singapore, Brunei đã rơi vào tay thực dân Anh. Hoa Kỳ chiếm quần đảo Philippines từ tay Tây Ban Nha. Bán đảo Đông Dương bị Pháp chiếm trọn. Duy chỉ có Xiêm không bị thôn tính nhưng vẫn phải ký với Anh, Pháp và các nước tư bản khác những hiệp ước bất bình đẳng...
Song song với việc bành trướng lãnh thổ, cắt đặt bộ máy cai trị trực tiếp, chủ nghĩa tư bản không ngừng thâm nhập, thâu tóm kinh tế thuộc địa trên toàn cầu: đầu tư, khai thác, mở cửa buôn bán; qua đó chuyển lợi tức, nguyên liệu, phẩm vật cần thiết từ hải ngoại về làm giàu chính quốc. Các nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latinh trở thành thị trường rộng lớn của chủ nghĩa tư bản, bị cuốn vào quá trình trao đổi buôn bán giữa hai phần thế giới, hoàn toàn chịu sự chi phối bởi thế lực và mục đích thực dân. Cho đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, hầu như không quốc gia nào trên thế giới có thể đứng ngoài quá trình này.
* Sự mở cửa của các quốc gia châu Á
Cũng như nhiều quốc gia phương Đông khác, cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, một số nước châu Á cũng “bước ra khỏi thời kỳ ngủ đông” mở cửa giao dịch với phương Tây. Việc Trung Quốc mở cửa, Hong Kong trở thành cảng miễn thuế, sự cường thịnh của Nhật Bản có tác động mạnh đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Từ sau chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840 – 1842) cho đến chiến tranh Giáp Ngọ (1894 – 1895), Trung Quốc từng bước bị biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đế chế Trung Hoa phong kiến hùng mạnh buộc phải mở cửa, chấp nhận bị chia xẻ bởi nhiều thế lực đế quốc: Pháp, Anh, Đức, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Na Uy... Trong đó, đế quốc Anh được hưởng lợi rất lớn. Không những được tự do thông thương 5 cửa biển (bao gồm Quảng Châu, Thượng Hải), nhiều cửa sông, người Anh còn được thuê Uy Vụ, Hong Kong ngót 100 năm. Tại Hong Kong, họ đã thiết lập chế độ cảng miễn thuế; nhanh chóng biến cơ sở thương mại này thành “kho dự trữ hàng hóa khổng lồ, trung tâm phân phối lại giữa châu Âu và Trung Hoa kể từ năm 1875” [247; tr. 31].
Đối với Việt Nam, việc Trung Quốc xóa bỏ chế độ “bế quan tỏa cảng”, đặc biệt là việc Hong Kong trở thành cảng miễn thuế có ý nghĩa quan trọng về mặt thương mại.
Nếu Trung Quốc là vị trí lý tưởng để tập kết hàng hoá trên con đường từ Viễn Đông và Singapore đến Hong Kong và Thượng Hải thì Hong Kong chính là cảng trung chuyển quan trọng trên các tuyến hàng hải nối châu Âu, Bắc Mỹ với Đông Dương. Ch. Robequain đã phân tích rất xác đáng rằng: từ những năm 1880 đối với Đông Dương, Hong Kong không chỉ là một điểm đến cho xuất khẩu gạo của Nam Kỳ, mà còn là nơi trung chuyển hết sức quan trọng. Hòn đảo nhỏ thuộc nước Anh này không chỉ là một phần sức mạnh của sự tập trung và tái phân phối, nhờ có vị trí ở ngay bên sườn phía Nam của Trung Quốc, khá gần con đường hàng hải lớn dẫn đến Singapore, đến Nhật Bản và Bắc Mỹ. Qua Hong Kong, một phần buôn bán của Đông Dương được thực hiện với nam Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Hoa Kỳ, Ấn Độ thuộc Hà Lan, Australia và cả châu Âu nữa. Qua cảng trung chuyển này, hoạt động buôn bán với Anh quốc được Đông Dương duy trì một cách thường xuyên trong những năm 30 còn cao hơn việc buôn bán trực tiếp với Trung Quốc [244; tr. 366 – 367].
Sau cuộc Minh Trị duy tân năm 1868, Nhật Bản từ một “nhà nước ẩn dật”, chế độ phong kiến khủng hoảng đã nhanh chóng trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châu Á; công, thương nghiệp đều phát triển. Số xí nghiệp được xây dựng tăng vọt từ 2.900 sau 1894 lên 7.000 vào năm 1898. Độ dài đường sắt tăng từ 3. 402 km năm 1894 lên 7.539 km năm 1904. Tổng sản lượng gang thép tăng từ 27. 200 tấn năm 1896 lên 214.000 tấn năm 1906 và 498.000 tấn năm 1913. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu cuối thế kỷ XIX đã tăng gấp đôi những năm 70 [56; tr.140, 143, 144]. Thương mại Nhật Bản tăng từ 150 triệu francs năm 1878 lên 1 tỷ 250 triệu năm 1900 và 3 tỷ 400 triệu năm 1913. Hàng hóa từ đất nước mặt trời mọc ngay từ cuối thế kỷ XIX đã tràn sang chiếm lĩnh các thị trường ở Viễn Đông, khiến người ta sớm dự đoán rằng, Nhật Bản sẽ không chậm trễ trong việc thống trị các thị trường châu Á; và “hiểm họa da vàng” “trước hết là một hiểm họa về kinh tế” [240; tr.217]. Cũng từ cuối thế kỷ này, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách xâm lược thuộc địa như bao nước đế quốc khác. Sự bành trướng cả về lãnh thổ và thương mại của Nhật ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với phương Tây.
2.1.3. Chiến tranh thế giới và khủng hoảng kinh tế
Đây là những biến cố tác động mạnh đến hoạt động thương mại thế giới và thương mại Đông Dương thuộc Pháp.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, thế giới đã xảy ra hai cuộc chiến tranh đẫm máu với 112 nước tuyên bố tình trạng có chiến tranh, 184 triệu người bị động viên vào quân đội, 73,6 triệu người chết, 110 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại về vật chất lên đến 1.592 tỷ USD [92; tr. 217].
Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, ngành thương mại phải hứng chịu hậu quả trước hết do bom đạn chiến tranh. Từ 01 tháng 8 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, chiến tranh thế giới thứ nhất đã tiêu hủy tới 7.759.000 tấn hàng vận chuyển bằng đường biển của Anh. Một nửa số hạm đội của Italia bị đắm, với khoảng 800.000 tấn. Pháp mất 1.129.000 tấn, trong đó 950.000 tấn do bị kẻ thù tấn công, phần còn lại do tai nạn trên biển. Hạm đội của Hoa Kỳ mất 354.419 tấn. Trọng tải hàng bị đắm của phe đồng minh lên tới gần 2 triệu tấn [240; 262 – 263].
Ngành này cũng phải gánh hậu quả do các đối sách thời chiến của chính phủ. Trong chiến tranh, chính sách thắt lưng buộc bụng được thực hiện, chiến dịch động viên quân sự huy động ở mức cao nhất, chính sách kinh tế chỉ huy được thi hành ở tất cả các quốc gia tuyên bố tình trạng có chiến tranh hoặc bị ảnh hưởng; mỗi ngành nghề đều được quân sự hóa và tất cả các sản phẩm đều được trưng dụng cho quốc phòng. Và tất nhiên, sản xuất chỉ để ưu tiên cho thị trường nội địa, còn nhập khẩu thì hết sức hạn chế. Mỗi quốc gia đều thi hành chính sách phân biệt đối xử, cấm hoặc trả đũa đối với phe đối lập, thương mại với các nước trung lập cũng bị kiểm soát.... Do vậy, hoạt động ngoại thương sa sút nghiêm trọng. Châu Âu, vốn được xem là công xưởng năng suất cao nhất và thị trường năng động nhất thế giới thì gần như phải nhập khẩu toàn bộ từ châu Mỹ, Nhật Bản, các nước tự trị thuộc Anh. Từ 60% vào năm 1913, phần đóng góp của châu Âu vào thương mại thế giới chỉ còn chưa đầy 50% trong 10 năm sau [240; tr.269]. Ngoại thương Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ còn bằng 76,69% năm 1913 [167; tr.164], [168; tr.172]; năm 1944 chỉ còn bằng 29,9% năm 1937 [147; tr.155], [150; tr.156].
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (hay Đại suy thoái) bắt đầu vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, với sự sụp đổ của mọi loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York, kéo theo tình trạng hỗn loạn về kinh tế, xã hội, chính trị thế giới và sự suy giảm nặng nề của ngành thương mại toàn cầu.
Theo thống kê phụ lục đặc biệt do Hội quốc liên xuất bản, so với năm 1928, kim ngạch nhập khẩu thế giới năm 1932 giảm 60%, châu Âu giảm 57%, châu Á giảm 62%. Kim ngạch xuất khẩu thế giới năm 1932 giảm 62%, châu Âu giảm tới 68%, châu Á giảm 68% Xem bảng 1; PL1
[103; tr. 101]. Như vậy, hoạt động thương mại thế giới giảm mạnh, nhất là châu Á: nhập khẩu còn 38 %, xuất khẩu còn 32 %.
Đại suy thoái ảnh hưởng lớn tới Đông Dương như tới nhiều quốc gia khác: ngoại thương Đông Dương thuộc Pháp thực tế giảm tới 63,5% [232; tr. 68].
2.2. Tình hình trong nước
2.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và những biến đổi về kinh tế, xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
* Vị trí địa lý
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp Lào, Campuchia; phía Đông và Nam là Biển Đông. Trên đất liền, lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam hiện nay được xác định bởi hệ tọa độ địa lý sau: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’Bắc, gần sát chí tuyến bán cầu Bắc; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o30’Bắc; điểm cực Tây ở kinh độ 102o08’Đông; điểm cực Đông ở kinh độ 109o28’Đông.
Các nhà nghiên cứu địa lý khẳng định, với tọa độ này, Việt Nam gần như nằm ở trung tâm Đông Nam Á; trở thành chiếc cầu nối các nước Đông Nam Á lục địa với các nước Đông Nam Á hải đảo; là nơi tiếp giáp giữa Châu Á và Châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; đồng thời án ngữ các tuyến giao thông huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước lân cận. Đây là địa thế đặc biệt thuận lợi để Việt Nam mở rộng giao lưu, buôn bán với các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Việt Nam là một quốc gia duyên hải. Bờ biển kéo dài 3.260 km từ biên giới Việt – Trung đến biên giới Việt Nam – Campuchia, bao lấy lãnh thổ ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, không nơi nào trên đất Việt cách xa biển quá 500 km [95]. Với một đất nước có tính biển đậm nét như Việt Nam, biển gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Như các quốc gia khác trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam xưa kia còn khá cách biệt. Đường bộ, đường sắt hay đường sông cũng chỉ có khả năng xâm nhập hạn chế. Biển và vùng ven biển là “mặt tiền” của Việt Nam thông ra Thái Bình Dương, mở cửa ra bên ngoài. Biển chính là lợi thế tự nhiên đáng kể mở ra cho Việt Nam cơ hội thông thương với những quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài khu vực. Hầu như toàn bộ hoạt động ngoại thương và một phần không nhỏ hoạt động nội thương của Việt Nam cũng như Đông Dương thời cận đại đều được thực hiện bằng đường biển. S.de Labrusse Tác giả cuốn Politique du cabotage en Indochine (Chính sách hàng hải ven bờ ở Đông Dương), Impr. Française d’Outre – mer, 1950
hoàn toàn có lý khi cho rằng, yếu tố biển “định hướng toàn bộ đời sống kinh tế thương mại” của Đông Dương [239; tr. 5].
* Điều kiện tự nhiên
Ngoài vị trí thuận tiện, Việt Nam còn sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú của đồng bằng, rừng núi và biển khơi.
Vùng đồng bằng diện tích không lớn nhưng đất đai trù phú, là vùng lương thực trọng điểm của cả nước và là nơi tập trung đông dân cư. Trong đó, lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long được ví như “hai túi lúa lớn treo trên hai đầu đòn gánh của người bản địa” [239; tr. 6].
Vùng miền núi chiếm phần lớn diện tích Việt Nam. Đây là nơi các dân tộc ít người cư trú, mật độ dân cư thưa thớt nhưng lại tập trung nhiều loại tài nguyên. Trên mặt đất, hệ động thực vật phong phú, nhiều cây đặc sản, dược liệu quý. Rừng nội chí tuyến gió mùa có thể phát triển ở khắp mọi nơi, trừ các vùng cồn cát, đụn cát ven biển khô hạn. Vào đầu những năm 1930, diện tích rừng lên tới 313.000 km² [235; tr. 33]. Rừng là nguồn cung cấp những loài cây gỗ có giá trị nổi tiếng như: lim, lát, hoa, gụ, dầu, sao, cẩm lai, giáng hương, pơmu, kim giao... cùng nhiều loại chim, thú quý: tê giác, voi, hổ, gấu, bò tót, bò rừng, trâu rừng, hươu, nai, công, trĩ, gà lôi... Dưới lòng đất nhiều khoáng sản trữ lượng lớn. Trong số các mỏ và điểm quặng, có trữ lượng lớn là than, bôxit, sắt, crômit, apatit, thiếc, cao lanh, đá vôi, dầu khí... Đây cũng là nơi tập trung đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng rất phù hợp để phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và chăn nuôi gia súc.
Vùng biển khoảng 1 triệu km2 với nguồn lợi hải sản phong phú cùng nhiều tài nguyên quý trong lòng biển.
Sản vật thiên nhiên từng thu hút thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán tấp nập từ nhiều thế kỷ trước, đến thời cận đại được khai thác mạnh để xuất khẩu, đặc biệt là nguyên liệu công nghiệp và lương thực thực phẩm.
* Chương trình khai thác thuộc địa và những biến đổi về kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam trải qua biến cố lớn. Từ quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, Việt Nam đã trở thành xứ thuộc địa trực trị của thực dân Pháp. Sau khi xâm chiếm và bình định xong Việt Nam (1896), thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa trên quy mô lớn (1897 – 1914 và 1919 – 1929) nhằm vơ vét các nguồn lợi, làm giàu cho chính quốc.
Một trong những mục tiêu cơ bản của chương trình này là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế cho Đông Dương, đặc biệt là hệ thống giao thông công chính (gồm đường sắt, đường bộ, cầu cống, sông đào, bến cảng...) và mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại. Đây cũng là điểm chính của chương trình Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer gửi cho Bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp ngày 22 tháng 03 năm 1897. Các dự án công chính chiếm hơn 20% tổng ngân sách trong các năm 1900 - 1937 [247; tr. 322 - 323]. Điều đáng chú ý là hầu hết những khoản chi cho công chính được thực hiện ở Việt Nam. Paul Bernard đã chỉ ra rằng, phần của Cao Miên và Ai Lao cộng lại cũng chỉ chiếm 15% tổng kinh phí xây dựng mới từ năm 1900 đến 1935 của toàn Đông Dương [226; tr 21].
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông công chính và thông tin liên lạc ở Việt Nam, cải tiến khá nhanh chóng và đồng bộ.
Ngoài tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho được đưa vào sử dụng ngay từ năm 1885, thực dân Pháp đã cho triển khai xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương; trong đó, quan trọng nhất là 2 tuyến: tuyến xuyên Việt từ Lạng Sơn đi Sài Gòn 1.700km, tuyến Hải Phòng – Côn Minh 848 km. Mạng lưới đường sắt Đông Dương tính đến khi chương trình đường sắt P. Doumer hoàn thành (năm 1939) có tổng chiều dài lên tới 2.900 km, được đánh giá là "mạng lưới đường sắt lớn nhất khu vực Viễn Đông" [247; tr. 317].
Hệ thống đường bộ Đông Dương cũng nhanh chóng được cải tạo kể từ sau khi Toàn quyền A. Sarraut ban hành chương trình xây dựng đường xá vào năm 1912. Cho đến năm 1939, Đông Dương được trang bị mạng lưới đường bộ dài 38.000 cây số, trong đó có 18.000 cây số rải đá. Xương sống của hệ thống đường bộ Đông Dương là đường thuộc địa số 1 (R.C.1), còn gọi là Đường Cái quan, chạy suốt Bắc – Nam và đi tiếp từ Sài Gòn tới Phnom Penh với chiều dài 2.585 km. Ngoài ra còn có mạng lưới đường hàng xứ và đường hàng tỉnh dẫn đến khu vực có hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và vùng biên viễn. Lưu hành cùng sự phát triển hệ thống đường bộ, ô tô được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến. Số ô tô đăng ký ở Việt Nam năm 1938 là 17.200 chiếc trên tổng số 20.250 chiếc toàn Đông Dương [71; tr.27].
Với hệ thống đường xá và phương tiện chuyên chở hiện đại, việc giao thông vận tải, việc lưu thông hàng hóa thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu trở nên thuận tiện, hiệu quả hơn nhiều. Lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt đã tăng từ 55 triệu tấn/km giai đoạn 1913 – 1915 lên 87 triệu tấn giai đoạn 1919 – 1921, 131 triệu tấn giai đoạn 1925 – 1927, 308 triệu giai đoạn 1929 – 1939Đối với các phương tiện thô sơ dùng sức người hay súc vật kéo, tốc độ di chuyển trên mặt đất không quá 30km/ ngày, sức chở không quá 50 – 60kg mỗi người hoặc 400 – 500 kg mỗi con trâu, bò [71; tr.23].
[6; tr.130].
Hệ thống cảng Đông Dương được thực dân Pháp xây dựng, cải tạo chủ yếu là cảng của Việt Nam, gồm nhiều cảng sông, cảng biển lớn nhỏ khắp cả nước: Hải Phòng, Hòn Gai (Bắc Kỳ), Bến Thủy, Ba Ngòi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết (Trung Kỳ), Sài Gòn, Hà Tiên (Nam Kỳ) Cảng là "giao lộ giữa thuộc địa và chính quốc", đầu mối giao thương của Việt Nam với bên ngoài. Riêng hai cảng vận tải đường dài lớn nhất Đông Duơng (Sài Gòn, Hải Phòng) hàng năm tiếp nhận khoảng 1800 tàu ra vào, tổng trọng tải trên 6,8 triệu tấn Số liệu đầu những năm 1930
. Cảng Sài Gòn, cảng chính của Nam Kỳ, cũng là cảng lớn nhất Đông Dương. đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như ngoại thương giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ nói riêng. Cảng đảm nhận 57 % tổng trọng tải chuyên chở ở tất cả các cảng Đông Dương [6; tr.120, 121]. Năm 1927 vận chuyển thông qua cảng (chỉ tính ngoại thương) đạt 315 triệu piastres, chiếm khoảng 70% thương mại. Nhập khẩu vào đây đạt 680.000 tấn với trị giá 135 triệu piastres, chiếm khoảng 64% tổng sản lượng nhập khẩu. Xuất khẩu đạt 1.640.000 tấn với trị giá 180 triệu, chiếm tới 73% tổng sản phẩm xuất khẩu của Đông Dương thuộc Pháp [235; tr.54].
Nhiều tuyến đường biển nối liền Việt Nam với Pháp và các nước Âu, Mỹ được thiết lập, đáng chú ý là các tuyến hàng hải trực tiếp như: Marseille – Hải Phòng – qua Sài Gòn, Đà Nẵng ; Dunkesque - Hải Phòng – qua Sài Gòn, Đà Nẵng; Dunkesque - Sài Gòn – Vladivostok ; Bordeaux - Hải Phòng – Anvers – Hải Phòng, San Francisco – Sài Gòn [Nguồn: 67; tr.54 và 71; tr.30]. Bên cạnh đó, phương tiện vận tải biển cũng được hiện đại hóa. Những chiếc thuyền buồm với tải trọng từ 300 đến 400 tấn của các chủ tàu Eymond & Henry, Denis-Frères, Chabert, Sensine & Chalès, Deves & Chaumet, Cahuzac thời chinh phục Nam Kỳ và cho đến giữa thập niên 1870 vẫn đảm bảo vận tải và tiếp tế cho quân đội và chính quyền cho đến đầu thế kỷ XX đã dần bị thay thế. Hoạt động trên tuyến hàng hải Marseille - Sài Gòn, nhiều tàu biển được trang bị máy phức hợp với động cơ 3 xy lanh, công suất từ hàng nghìn mã lực. Vào khoảng năm 1890, tàu công suất trên 7.000 mã lực bắt đầu xuất hiện, thậm chí năm 1932 đã có tàu tải trọng 24.000 tấn với công suất 11.000 mã lực [247; tr.97, 404, 405].
Hệ thống thông tin liên lạc được hiện đại hoá (bao gồm điện tín, điện thoại, điện báo,vô tuyến truyền thanh, trạm bưu điện) nhằm kết nối các phần lãnh thổ trong và ngoài thuộc địa, kết nối thuộc địa với chính quốc. Ngay từ khi bắt đầu can thiệp vũ trang vào Việt...
1621
1.296
306
304
1932
1.062
944
705
543
119
97
Mức giảm(%)
60
62
57
68
62
68
[Nguồn: Tuozet A. (1934), Kinh tế Đông Dương và cuộc khủng hoảng lớn toàn cầu, Bản dịch (Dịch từ : L’économie indochinose et la grande crise universelle, Paris: Marcel Giard Libraire Editeur); tr. 101]
Bảng 2. Người Âu và những người được coi là người Âu ở Đông Dương (năm 1937)
STT
Phân loại người Âu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Những người có quốc tịch Pháp bởi quyền được khai sinh:
36.134
85,3
2
Những người có quốc tịch Pháp bởi quyền được nhập quốc tịch
2.746
6,4
3
Người Nhật
231
0,5
4
Người Anh
138
0,3
5
Người Mỹ
94
0,2
6
Các quốc gia khác
2.311
5,4
7
Những người không khai quốc tịch
691
1,6
8
Tổng số
42.345
[Nguồn: Roberquain Ch. (1939), L’ évolution économique de l’Indochine française
(Tiến triển kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp), Eds. Paul Hartmann, Paris; tr.29]
Bảng 3. Danh mục hiệp ước, thỏa thuận thương mại chính phủ Pháp ký với các nước phương Tây
STT
Các hiệp định, thỏa thuận
Ban hành tại Đông Dương ngày
1.
Thỏa thuận Pháp - Bungari ngày 5/01/1898
Không rõ
2.
Thỏa thuận thương mại Pháp – Hoa Kỳ (1908)
Không rõ
3.
Thỏa thuận thương mại Pháp - Tây Ban Nha (1918)
Không rõ
4.
Hiệp định thương mại ký tại Paris ngày 29 tháng 01 năm 1921 giữa Pháp và Canada
29 tháng 10 năm 1921
5.
Hiệp định thương mại ký tại Paris ngày 13 tháng 7 năm 1921 giữa Pháp và Phần Lan
Không rõ
6.
Tạm ước thương mại ký tại Lisbonne ngày 30 tháng 01 năm 1922 giữa Pháp và Bồ Đào Nha
03 tháng 6 năm 1922
7.
Thỏa thuận thương mại giữa Pháp và Tây Ban Nha, ký tại Madrid ngày 08 tháng 7 năm 1922
03 tháng 10 năm 1922
8.
Thỏa thuận thương mại giữa Pháp và Estonia, ký tại Paris ngày 07 tháng 01 năm 1922
01 tháng 12 năm 1922
9.
Hiệp ước thương mại giữa Pháp và cộng hòa Slovakia được kí kết tại Paris ngày 17-8-1923
Không rõ
10.
Thoả thuận thương mại ký tại Lausanne, ngày 24 tháng 7 năm 1923 giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ
21 tháng 3năm 1929
11.
Hiệp định thương mại giữa Pháp và Liên minh Kinh tế Bỉ - Lucxambua, ký tại Paris ngày 28 tháng 3 năm 1929
03 tháng 6 năm 1929
12.
Hiệp định thương mại giữa Pháp và Đức, ký tại Paris ngày 17 tháng 8 năm 1927
20 tháng 7 năm 1929
13.
Thỏa thuận Pháp – Canada ngày 15 tháng 5 năm 1933
Không rõ
14.
Hiệp định Pháp – Xô ngày 11 tháng 1 năm 1934
Không rõ
15.
Hiệp định Pháp – Anh 17 tháng 6 năm 1934
Không rõ
16.
Hiệp đinh Pháp – Đức ngày 30 tháng 3 năm 1935
Không rõ
17.
Hiệp định Pháp – Tây Ban Nha ngày 21 tháng 12 năm 1935
Không rõ
18.
Hiệp định Marchandeau – van Zeeland giữa Pháp và Bỉ ngày 6 tháng 4 năm 1935
Không rõ
19.
Hiệp định Pháp – Hà Lan ngày 28 tháng 5 năm 1935
Không rõ
20.
Hiệp đinh Pháp – Mỹ ngày 6 tháng 5 năm 1936
Không rõ
21.
Hiệp định Rambouillet giữa Pháp và Ba Lan ngày 17 tháng 9 năm 1936
Không rõ
22.
Hiệp định Pháp – Liên minh kinh tế Bỉ - Lucxambua ngày 17 tháng 12 năm 1936
Không rõ
23.
Thỏa thuận Pháp – Tiệp Khắc ngày 2 tháng 3 năm 1937
Không rõ
24.
Hiệp định Pháp – Thụy Sĩ ngày 31 tháng 3 năm 1937
Không rõ
25.
Hiệp định Pháp – Đan Mạch ngày 3 tháng 5 năm 1937
Không rõ
26.
Hiệp đinh Pháp – Đức ngày 10 tháng 7 năm 1937
Không rõ
[Tổng hợp từ: Hoffherr R.(1939), La politique commerciale de la France (Chính sách thương mại của Pháp), Centre d’Estudes de politique étrangère, Paris và các hiệp định thương mại lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quóc gia I]
Bảng 4. Xếp hạng công ty thương mại với vốn điều lệ hơn 15 triệu francs và lĩnh vực kinh doanh chính (năm 1945)
STT
Công ty
Vốn
Ngành nghề
kinh doanh chính
(triệu francs)
1.
Descours & Cabaud
100
Chế phẩm kim loại, sắt, kim loại
2.
Optorg
100
Mọi ngành nghề thương mại, kỹ nghệ
3.
Cty dầu lửa Pháp-Á
80
Xăng, dầu thô, dầu đốt
4.
Liên minh thương mại Đông Dương-châu Phi
80
Khai thác cửa hàng bán lẻ, thực phẩm
5.
Cty thương mại và hằng hải Viễn Đông
50
Vận tải đường biển và đường sông, bảo hiểm
6.
Cty Rượu Đông Dương
33
Rượu và sản phẩm phái sinh
7.
Đông Á
30
Gỗ teck
8.
Denis Frères
30
Thương mại tổng hợp
9.
Tổng cty thương mại và kỹ nghệ
30
Thương mại và các ngành kỹ nghệ
10.
Cty thuộc địa các siêu thị
20
Siêu thị
11.
Lúa gạo Viễn Đông
20
Xuất khẩu gạo
12.
Cty Pháp-Đông Dương
20
Buôn bán gạo
13.
SICAF
20
Trang thiết bị công nghiệp
14.
Poinsard & Veyret
20
Thực phẩm, rượu vang
15.
Cty thương mại Pháp tại Đông Dương
16
Gạo và ngũ cốc khác
16.
Tổng cty thương mại
15
Thương mại tổng hợp
17.
Cơ sở Wegelin & Cty
15
Thương mại tổng hợp
18.
L.Ogliastro
15
Thực phẩm, vải vóc
19.
Tổng cty Đông Dương
15
Thương mại tổng hợp
[Nguồn: Voraphet Kh. (2004), Commerce et colonisation en Indochine 1860 – 1945: Les maisons de commerce française un siècle d’aventure humaine; Sđd; tr.190]
Bảng 5. Xuất khẩu thóc gạo qua cảng sài gòn (không kể tấm và bột gạo)
Đvt: picul (60,7 kg)
Năm
Xuất khẩu
Sang Pháp
Sang châu Âu
Sang Hồng Kông
1867
38,591
180,575
2,085,426
1868
18,149
588,885
742,443
1869
18,197
489,920
344,576
1870
28,456
139,877
1,235,430
1871
"
40,050
3,945,410
1872
"
"
3,266,475
1873
40,970
43,428
2,408,758
1874
43,039
295,960
1,086,148
1875
12,000
70,948
3,542,306
1876
45,024
36,700
4,206,397
1877
22,678
11,133
3,533,805
[Nguồn : Texier P. (1909), Le port de Saigon (Cảng Sài Gòn), Impr. du Midi – Eds. Trénit, Bordeaux; tr.105]
Bảng 6. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Pháp những năm 1885 - 1896
Đvt: francs
Năm
Nhập khẩu hàng hoá
Xuất khẩu hàng hoá và các sản phẩm bản địa
Pháp
Nước ngoài
Sang Pháp
1885
46.979.545
61.742.179
727.645
1886
27.507.888
53.872.784
1.166.152
1887
21.254.065
66.193.280
1.364.567
1888
11.286.281
44.785.120
2.022.379
1889
16.237.993
43.899.079
1.447.733
1890
16.714.840
43.363.649
2.318.996
1891
20.321.010
46.507.144
5.534.888
1892
19.373.914
49.181.983
9.426.502
1893
18.817.809
49.134.992
11.071.962
1894
20.033.577
47.738.574
11.622.231
1895
28.307.027
60.692.019
12.513.729
1896
30.525.344
50.536.463
9.726.457
[Nguồn: Statistiques coloniales pour l’année 1905 (Thống kê thuộc địa năm 1905); tr. 3]
Bảng 7. Xuất khẩu thóc gạo qua cảng Sài Gòn (không kể tấm, bột gạo)
Đvt: picul (60,7 kg)
Năm
Sang Pháp
Sang châu Âu
Tổng
1867
38,591
180,575
219,166
1877
22,678
11,133
33,811
1885
400,106
430,289
830,395
1886
825
3
828
1887
41,494
138,841
180,335
1888
125,886
596,778
722,664
1889
10,861
265,178
276,039
1890
110,204
218,244
328,448
1891
380,884
"
380,884
1892
727,560
1,289,254
2,016,814
1893
990,164
334,821
1,324,985
1894
1,042,312
120,671
1,162,983
1895
920,930
"
920,930
1896
618,532
"
618,532
[Nguồn: Tổng hợp từ Texier P. (1909), Le port de Saigon (Cảng Sài Gòn), Sđ d; tr.105]]
Bảng 8. Xuất khẩu hàng hóa qua cảng Sài Gòn sang Pháp (trừ lúa gạo)
Đvt: francs
Mặt hàng
Năm 1894
Năm 1895
Năm 1896
Động vật sống
460.770
13.305
Da và sản phẩm động vật
80.007
367.294
172.840
Hải thủy sản
109.500
30.400
64.975
Cơm dừa và các loại hạt
903.335
686.710
271.689
Thực phẩm thuộc địa
1.881.117
2.761.714
1.741.414
Sợi, thân, cây, trái để lấy sợi
6.170
3.130
Vật liệu cứng để mài, đẽo
116.531
109.307
Dầu và nhựa thực vật
48.400
24.324
Đồ đan lát (chiếu, buồm, đồ tre mây)
940
478
Gỗ
17.435
Cộng
2.997.564
4.021.719
2.398.332
[Nguồn: Nguyễn Phan Quang (1998), Góp thêm tư liệu Sài Gòn – Gia Định (1859 – 1945), Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh; tr. 90, 91, 92]
Bảng 9. Kim ngạch xuất, nhập khẩu với Pháp và thuộc địa Pháp
từ 1892 đến 1911 (tính trung bình giai đoạn 5 năm)
Đvt: francs
Trung bình 5 năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tổng
1892 – 1896
23.686.435
11.008.333
34.694.768
1897 – 1901
61.960.802
28.041.850
90.002.652
1902 – 1906
98.160.741
34.277.941
132.438.682
1907 – 1911
93.438.727
55.820.049
151.058.776
[Nguồn: Bulletin économique de l’Indochine (Bản tin kinh tế Đông Dương), số 128, tháng 1 – 2 năm 1918; tr. 9, 43]
Bảng 10. Trao đổi thương mại với châu Âu (1898 – 1905)
Đvt: francs
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Pháp
Các nước khác
Pháp
Các nước khác
1898
26.111.762
1.004.900
35.783.110
4.568.753
1899
21.942.857
9.216.980
41.701.703
4.574.469
1904
38.556.543
3.064.423
83.185.936
5.066.078
1905
30.832.369
3.286.421
107.864.651
8.521.170
[Nguồn: Statistiques coloniales (Thống kê thuộc địa) các năm 1898, 1899, 1904, 1905]
Bảng 11. Tàu hơi nước của Đức nhập cảng Sài Gòn (1913 – 1929)
Năm
Số tàu
Năm
Số tàu
Năm
Số tàu
1913
280
1919
-
1925
57
1914
165
1920
-
1926
60
1915
-
1921
-
1927
52
1916
-
1922
5
1928
93
1917
-
1923
-
1929
73
1918
-
1924
-
[Nguồn: Résumé statistique relatif aux années de 1913 à 1940 (Tóm tắt số liệu thống kê liên quan đến những năm 1913 – 1940); tr. 15]
Bảng 12. Nhập khẩu từ châu Mỹ qua cảng Hải Phòng 1909 – 1914
Đvt: francs
Cờ hiệu
1909
1910
1911
1912
1913
1914
Hoa Kỳ
1.314
2.928
1.684
“
“
“
Pháp
3.445
“
4.945
“
“
2.248
Anh
4.77
862
“
7.832
9.378
8.595
Tổng
9.529
3.79
6.629
7.832
9.378
10.843
[Nguồn: Bulletin économique de l’Indochine (Bản tin kinh tế Đông Dương), TC 202; tr. 419]
Bảng 13. Thuơng mại Việt Nam với Pháp, Hoa Kỳ, Anh (1913 - 1918)
Đvt: triệu piastres
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tổng kim ngạch
Pháp
Hoa Kì
Anh
Tổng nhập
Tỷ lệ so với
năm 1913 (%)
Pháp
Hoa Kì
Anh
Tổng xuất
Tỷ lệ so với năm 1913 (%)
Giá trị
Tỷ lệ so với năm 1913 (%)
1913
47
2
2
51
1
32
1
2
35
100
86
##
1914
42
2
2
46
90
32
1
2
35
100
81
94
1915
25
1
3
29
57
27
1
2
30
86
59
69
1916
19
2
5
26
51
23
.
1
24
69
50
58
1917
17
2
6
25
49
15
.
15
43
40
47
1918
7
3
4
14
27
6
.
6
17
20
23
[Nguồn: Résumé statistique relatif aux années de 1913 à 1940; Sđd; tr.22, 23]
Bảng 14.Thương mại Việt Nam với Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Đức (1913, 1929)
Đvt: triệu piastres
Năm
1913
1929
Nhập khẩu
Xuát khẩu
Tỏng kim ngạch
Nhập khẩu
Xuát khẩu
Tỏng kim ngạch
Pháp
47
32
79
105
50
155
Hoa Kỳ
2
1
3
12
3
15
Anh
2
2
4
4
6
10
Đức
1,1
1,76
2.86
7,2
0,83
8,03
Tổng kim ngạch
52,1
36,76
88,86
128,2
59.83
188,03
Tăng (1929 so với 1913) (%)
146
62.75
111.6
[Nguồn:
Résumé statistique relatif aux années de 1913 à 1940; Sđd; tr.23
Bulletin économique de l’Indochine, 34e année (Bản tin kinh tế Đông Dương, năm thứ 34)
Voraphet Kh. (2004), Commerce et colonisation en Indochine 1860 – 1945: Les maisons de commerce française un siècle d’aventure humaine (Thương mại và chế độ thuộc địa ở Đông Dương: các công ty thương mại Pháp một thế kỷ gian truân của loài người), Les Indes Savantes, Paris; tr.83]
Bảng 15. Giá trị hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ
những năm 1929 - 1933
Đvt: triệu francs
Năm
Pháp
Hoa Kỳ
Anh
Đức
Bỉ
1929
1.775
172
116
103,4
29,6
1930
1.430
90
71,7
58,25
15,3
1931
990
60
43,15
129,8
15,1
1932
890
32
1933
970
38
24,2
11,7
16,1
[Nguồn: Tổng hợp từ
Bulletin économique de l’Indochine, 34e année ; Sđd
Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương) 1932 - 1933; tr. 187
Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương ) 1934 - 1935 - 1936, tr. 157]
Bảng 16.Thương mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ
những năm 1933 - 1939
Đvt: triệu francs
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tổng kim ngạch
Pháp
Hoa
Kỳ
Anh
Đức
Tổng
Trung
bình
Pháp
Hoa
Kỳ
Anh
Đức
Tổng
Trung bình
Tổng
Trung bình
1933
486,3
32,0
12,7
5,7
536,7
134,17
481,2
7,6
11,5
6,0
506.3
126,57
1.043
521,5
1935
500
20
14,6
3,5
538,1
134,52
430
60
17,9
13,2
521,1
130,27
1.059,2
529,6
1936
520
20
21,2
6,8
568
142
940
110
25,8
34,2
1.110
277,5
1.678
839
1937
840
50
33,4
12,1
935,5
233,87
1.200
180
34,7
64,3
1.479
369,75
2.414,5
1.207,25
1938
1.02
100
62,6
16,6
1.192,2
298,05
1.370
250
59,5
37,9
1.717,4
429,35
2.909,6
1.454,8
1939
1.33
100
67,3
15,7
1.513
303,25
1.130
420
134,5
18,0
1.702,5
425.62
3.215,5
1.607,75
[Nguồn: Tổng hợp Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương ) những năm 1933 – 1939]
Bảng 17. Sản phẩm tiêu biểu trao đổi với Pháp những năm 1934 - 1939
Đvt: nghìn francs
Tên hàng hóa
1934
1935
1936
1937
1938
1939
Hàng hóa xuất khẩu
Gạo và sản phẩm phái sinh
212.032
114.330
454.432
464.987
521,774
391,498
Ngô hạt
194.120
132.355
296.900
448.556
475,561
217,271
Cao su
33.537
48.279
70.439
107.898
178,590
331,256
Than đá
18.404
23.420
26.283
23.754
22,316
21,218
Thiếc thỏi
5.670
4.626
12.057
12.397
25,285
15,454
Cùi dừa khô
3.439
8.997
9.799
19.074
17,126
16,498
Chè
6.214
5.913
7.324
10.993
11,560
12,275
Hạt tiêu
12.023
11.118
10.061
9.185
8,039
13,671
Dầu nguyên chất
2.478
7.175
9,453
11,275
Quặng vonfam
1.163
2.325
1.634
4.200
8,586
9,617
Tinh dầu hồi
1.714
993
1.283
4.985
7,297
5,408
Càfê hạt
2.911
5.688
2.629
3.175
3,755
8,843
Kẽm thỏi
2.664
3.887
5.614
3.417
4,560
5,681
Da bò thô
1.529
1.642
2.550
4.586
3,595
3,425
Lạc hạt
1.395
5.955
4,443
3,977
Chiếu cói
961
5.440
3.171
3.968
4,748
2,947
Thảm xơ dừa
1.567
2.496
1.855
1.785
1.667
1.405
Đăng ten coton
698
416
1.730
2.282
2.450
2.340
Tổng hàng xuất
523.034
432.702
943.198
1.195.582
1.365.180
1.130.123
Hàng hóa nhập khẩu
Vải cotton
154.044
137.496
115.599
183.021
218,328
273,570
Sắt, thép
37.906
28.914
28.991
62.939
91,000
121,452
Các sản phẩm kim loại khác
45.195
37.426
24.580
63.624
66,013
108,253
Máy móc
27.072
30.967
40.059
49.728
74,316
104,129
Vải tơ (lụa) nhân tạo
13.174
17.087
25.935
69.108
84,327
61,723
Ô tô và linh kiện
20.144
23.381
30.863
41.512
54,344
72,752
Giấy
17.962
16.325
16.471
34.918
33.544
41.807
Phân bón và sản phẩm hóa học
9.823
14.476
19.419
28.519
27,990
41,471
Rượu vang
20.862
14.720
26.814
20.117
32,474
37,161
Sản phẩm bằng cao su
12.144
13.391
15.173
21.653
30,473
37,916
Thuốc
9.258
6.526
10.882
14.076
20,380
29,449
Xe đạp, xe máy và linh kiện
4.738
6.326
7.424
13.724
18,833
21,604
Phẩm màu
6.150
6.320
6.642
10.057
10,464
13,448
Sợi cotton
5.756
6.915
5.129
8.75
14,521
18,239
Quần áo và đồ lót
2.384
4.090
6.380
7.374
13,295
19,114
Nước hoa
6.146
5.920
7.019
9.54
11,841
14,004
Tổng hàng nhập
525.313
499.986
520.415
835.546
1.017.928
1.332.863
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương) 1934 – 1935 – 1936); tr.173, 174
Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương) 1937 – 1938; tr.172, 173
Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương) 1939 – 1940; tr.164, 165]
Bảng 18: Mặt hàng giấy nhập từ Pháp
Năm
Khối lượng (tấn)
Giátrị (nghìn francs)
1934
5.478
17.962
1935
5.499
16.325
1936
5.772
16.471
1937
8.680
34.918
1938
6.290
33.544
1939
8.137
41.807
1940
4.299
31.395
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1934 – 1935 – 1936, Sđd; tr.173
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.172
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.164]
Bảng 19: Mặt hàng xăng dầu nhập từ Hoa Kỳ
Đvt: tấn
Năm
Xăng
Các loại dầu mỏ đã qua chưng cất khác
Dầu nặng và cặn dầu mỏ
Dầu mazut
Tổng
1934
2.381
5.122
1.315
0.324
9.142
1935
2.816
4.424
1.416
0.284
8.940
1936
2.547
3.968
1.867
0.799
9.181
1937
2.886
4.456
2.102
1.388
10.832
1938
3.589
3.393
2.012
2.716
11.710
1939
3.513
4.808
3.271
1.900
13.492
1940
4.066
4.495
3.530
1.874
13.965
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1934 – 1935 – 1936, Sđd; tr.180
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.179
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.174]
Bảng 20: Xuất khẩu gạo và sản phẩm phái sinh sang các nước Âu, Mỹ (1913, 1923 – 1929)
Đvt: nghìn tấn
Năm
Pháp
Châu Âu
Châu Mỹ
Tổng
1913
311
95
12.9
418.9
1923
222
32
48.6
302.6
1924
131
16
34.7
181.7
1925
195
85
23.5
303.5
1926
198
48
29.7
275.7
1927
217
120
24.9
361.9
1928
262
185
53.5
500.5
1929
201
87
24.7
312.7
[Nguồn: Tổng hợp từ Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương) 1923 - 1929; tr.250 – 253]
Bảng 21. Xuất khẩu gạo và sản phẩm phái sinh sang các nước châu Á, châu Âu (1913 – 1939)
Đvt: nghìn tấn
Năm
Sang châu Á
Sang châu Âu
Hong Kong
Trung Quốc
Nhật bản
Singapore
Tổng
Pháp
Nước châu Âu khác
Tổng
1913
434
11
108
122
675
311
95
406
1929
605
42
120
85
852
262
185
447
1933
519
22
1
20
562
544
30
574
1934
342
107
1
19
469
666
86
752
1935
486
421
3
49
959
355
81
436
1936
235
55
3
32
325
983
83
1066
1937
315
124
1
55
495
662
85
747
1938
173
18
27
218
538
76
614
1939
211
84
8
49
352
451
144
595
[Nguồn: Tổng hợp từ Résumé statistique relatif aux années de 1913 à 1940; Sđd; tr. 29]
Bảng 22. Xuất khẩu ngô sang Pháp
Năm
Trọng lượng (tấn)
Giá trị (nghìn francs)
1934
368.384
194.120
1935
379.372
132.355
1936
466.139
296.900
1937
552.063
448.556
1938
517.662
475.561
1939
259.667
217.271
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1934 – 1935 – 1936, Sđd; tr.174
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.173
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.165]
Bảng 23. Xuất khẩu cùi dừa khô sang Pháp
Năm
Trọng lượng (tấn)
Giá trị (nghìn francs)
1934
5.823
3.439
1935
12.128
8.994
1936
10.681
9.799
1937
11.124
19.074
1938
10.48
17.126
1939
10.046
16.498
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1934 – 1935 – 1936, Sđd; tr.174
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.173
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.165]
Bảng 24. Cao su xuất sang Âu, Mỹ
Đvt: tấn
Năm
Pháp
Hoa Kỳ
Anh
Tổng
1934
7.328
5.699
0.704
13.731
1935
10.883
9.224
3.051
23.158
1936
12.097
16.828
0.074
28.999
1937
10.424
16.065
0.444
26.933
1938
17.282
20.938
2.557
40.777
1939
23.183
29.273
0.865
53.321
1940
19.972
34.462
0.338
54.772
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1934 – 1935 – 1936, Sđd; tr.174, 180
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.173, 179
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.165, 173, 174]
Bảng 25. Than đá mộc xuất sang Âu, Mỹ
Đvt: tấn
Năm
Trọng lượng
Tổng
Pháp
Bỉ
Italia
Hà Lan
Hoa Kỳ
Canađa
Mê hi cô
1934
195.839
1.230
8.400
205.469
1935
252.377
2.771
53.53
54.645
6.300
369.623
1936
284.985
2.220
0.550
80.263
6.293
374.311
1937
249.376
1.640
7.538
258.554
1938
192.773
1.589
3.000
2.132
5.200
25.190
229.884
1939
178.311
2.000
10.583
31.790
16.525
239.209
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.180
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.175]
Bảng 26. Một số sản phẩm thêu, đan lát xuất sang Pháp
Đvt: tấn
Năm
Đăng ten coton
Chiếu cói
Thảm từ dừa
Thảm len
Rổ rá
Tổng
1934
0.019
1.373
0.525
0.077
1.994
1935
0.012
2.667
1.039
0.129
3.847
1936
0.026
2.522
0.97
0.007
0.141
3.666
1937
0.030
2.934
0.794
0.016
0.233
4.007
1938
0.025
2.318
0.667
0.023
0.256
3.289
1939
0.011
1.076
0.538
0.019
0.257
1.901
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1934 – 1935 – 1936, Sđd; tr.174
Annuaire statistique de l’Indochine 1937 – 1938, Sđd; tr.173
Annuaire statistique de l’Indochine 1939 – 1940, Sđd; tr.1765]
Bảng 2.15. Giá trị hàng hóa trao đổi giữa việt Nam với các nước Âu, Mỹ
(1939 – 1945)
Đvt: triệu francs
Năm
Pháp
Hoa Kỳ
Anh
Đức
Bỉ
Các nước
châu Âu khác
Các nước
châu Mỹ khác
1939
2460
520
201,8
33,7
46,6
145,7
43.1
1940
1470
880
61,6
1,6
10,9
90,5
6,7
1941
446,8
352,0
4,3
11,1
49,3
1942
9,2
8,6
6,0
1943
0,1
1944
0,3
1945
[Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê Đông Dương những năm 1939 – 1945]
Bảng 27. Tình hình xuất, nhập khẩu với các nước Âu Mỹ (1940 - 1945)
Quốc gia
Số lượngvà tình trạng giao dịch các mặt hàng trong năm
1940
1941
1942
1943
1944
1945
Tăng
Giảm
Chấm dứt
Tăng
Giảm
Chấm dứt
Tăng
Giảm
Chấm dứt
Tăng
Giảm
Chấm dứt
Tăng
Giảm
Chấm dứt
Tăng
Giảm
Chấm dứt
Nhập khẩu
Pháp
4
64
61
8
32
37
67
2
3
68
Hoa Kỳ
17
5
5
16
1
10
12
1
21
2
20
1
21
Anh
2
12
2
11
5
2
14
1
15
16
Tổng
23
81
2
5
88
14
0
44
63
0
1
88
0
5
38
0
1
105
Xuất khẩu
Pháp
7
32
25
14
7
32
39
39
39
Hoa Kỳ
7
3
2
1
6
5
1
11
12
12
12
Anh
2
7
3
12
12
12
12
12
Tổng
16
42
5
1
31
31
0
8
55
0
0
63
0
0
63
0
0
63
[Nguồn: Tổng hợp từ
Annuaire statistique de l’Indochine 1939– 1940, Sđd; tr.164, 165, 173, 174
Annuaire statistique de l’Indochine 1941 – 1942 ; tr.171, 172, 182, 183
Annuaire statistique de l’Indochine 1943 – 1946, tr.174, 175, 186]
Bảng 28. Ngoại thương Việt Nam với Pháp, Anh, Hoa Kỳ
Đvt: triệu francs
Năm
Pháp
Anh
Hoa Kỳ
1905
137,8
4,9
3,2
1913
197,5
10,0
7,5
1914 - 1918
116,0
21,3
10,2
1919 - 1929
1.185,0
59,2
109,7
1930 - 1936
1.105,0
43,0
69,7
1937 - 1939
2.296,0
130,6
366,3
1940 - 1941
991,0
61,6
589,8
1942 - 1944
3,2
0
8,6
1945
0
0
0
Tổng
[Nguồn:
Tóm tắt thống kê liên quan đến các năm 1913 - 1940; tr. 23, 24
Niên giám thống kê Đông Dương 1941 - 1942; tr.154
Niên giám thống kê Đông Dương 1943 - 1946; tr.156, 157]
Bảng 29. Đóng góp của các quốc gia Âu, Mỹ trong ngoại thương Việt Nam
Quốc hiệu
1935
1937
1938
1939
1940
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Pháp
499.9
432.7
835.5
1195.6
1015.6
1346.1
1332.8
1130.1
769.2
675.9
Đức
3.5
13.2
12.1
64.3
16.6
37.9
15.7
18
1.6
Anh
14.6
17.9
33.4
34.7
62.6
59.5
67.3
134.5
30.5
31.1
Bỉ
10.9
13.6
25.8
24.4
23.2
40.6
28.1
18.5
10.9
Italia
2.6
6.3
2.4
0.7
1.5
2.6
2.6
0.8
0.9
3.8
Hà Lan
5.3
7.3
10.1
22.7
18.2
33.1
18.5
51
15.5
Thụy Sĩ
1.8
17.2
0.4
12.8
Đan Mạch
0.7
0.3
1.1
1.3
2.7
10.6
Sec - Slovakia
6.1
0.3
8.6
2.9
6
Liên Xô
6.5
Tây ban Nha
18.3
31.9
Ireland
5.8
Nước châu
Âu khác
2.4
0.5
10.7
3
23.3
3.9
4.9
5.7
14.1
Hoa Kỳ
21.1
55.8
52
180.1
103.2
248.8
99.3
418.7
238.2
644.3
Cuba
8.8
37.7
Canada
3.4
Nước châu
Mỹ khác
0.6
1.4
1.9
4.8
Cộng
562.1
547.3
988.8
1526.1
1273.9
1785.5
1597.3
1848.3
1087.2
1411.7
Ngoại
thương
chung
901.4
1298.3
1562.3
2594.1
1916.8
2844.7
2394.3
3495.9
2038.9
3953.7
Tỷ lệ (%)
62.35
42.15
63.29
58.82
66.45
62.76
66.71
52.87
53.32
35.7
[Nguồn: Tổng hợp Annuaire statistique de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dương) những năm 1934 – 1940]
Bảng 30: Mặt hàng vải nhập khẩu
STT
Tên sản phẩm
1
Vải lanh, gai, gai dầu, nối hoặc gia công, mộc
2
Vải lanh, gai, gai dầu, nối hoặc gia công, tẩy trắng
3
Vải hồ sáp và linoleum
4
Khăn trải bàn dệt cải hoa, mộc
5
Khăn trải bàn, dệt cải hoa, pha màu, tẩy trắng
6
Vải coton nguyên chất, nối, dệt chéo hoặc cutin, mộc
7
Vải coton nguyên chất, nối, dệt chéo hoặc cutin, tẩy trắng hoặc xử lý với sợi tẩy trắng
8
Vải coton nguyên chất, nối, dệt chéo hoặc cutin, xử lý với sợi nhuộm
9
Vải coton nguyên chất, nối, dệt chéo hoặc cutin, in họa tiết
10
Vải coton nguyên chất, nối, dệt chéo hoặc cutin, chuội bóng
11
Nhung sọc, láng như lụa
12
Chăn cotton
13
Hàng dệt kim khác, gồm quần áo
14
Dệt kim máy
15
Hàng thêu ren
16
Ruy-băng
17
Vải tuyn trơn
18
Hàng thêu tay hoặc thêu máy
19
Vải hồ hoặc vải khác
20
Vải pha sợi, trong đó sợi coton chiếm đa số: lụa
21
Vải pha sợi, trong đó sợi coton chiếm đa số: khác
22
Vải len làm quần áo, dạ và sản phẩm khác, mút xơ lin in họa tiết
23
Len dệt kim, bao gồm quần áo
24
Chăn len
25
Vải len thêu tay hoặc thêu máy
26
Vải paca, lama, lạc đà cừu, bò yack..nguyên chất hoặc pha
27
Vải lụa nguyên chất, trơn, mộc
28
Vải lụa nguyên chất, trơn, nhuộm màu, trừ màu đen
29
Vải lụa pha các chất liệu khác, trơn
30
Vải lụa thêu tay hoặc thêu máy
31
Ruy-băng lụa nguyên chất khác
32
Đồ dùng bằng vải may ghép
33
Quần áo bằng vải coton
34
Quần áo bằng vải len
35
Sản phẩm gia công không có tên gọi riêng
[Nguồn: Annuaire statistique de l’Indochine, Statistiques coloniales]
Bảng 31: Danh mục sản phẩm trang thiết bị, máy móc, công cụ nhập khẩu
STT
Tên sản phẩm
1
Đầu máy xe lửa
2
Toa tàu
3
Thùng xe
4
Ô tô
5
Máy hơi nước, bơm
6
Máy lô cô
7
Máy thủy lực có bánh xe, pít tông, tuốc bin, bơm, quạt, trọng lượng 250kg trở lên
8
Máy kéo sợi
9
Máy in
10
Máy nông cụ (không bao gồm động cơ)
11
Máy may: khung và truyền động
12
Máy đi-na-mô điện, 1000kg trở lên
13
Máy công cụ
14
Máy móc nói chung (truyền động, cân, cân bàn)
15
Nồi hơi, bằng tôn sắt hoặc tôn thép: không có hoặc có ống đun, thiết bị gia nhiệt, bếp trong, không bao gồm ống dẫn
16
Nồi hơi, bằng tôn sắt hoặc tôn thép: hình ống hoặc nửa ống, tức là gồm nhiều ống sắt, thép, đồng, thiếc
17
Linh kiện nồi hơi nhiều ống
18
Máy làm lạnh
19
Linh kiện rời: bằng gang tiện, giũa hoặc hiệu chỉnh, trọng lượng từ 200 đến 1000kg
20
Linh kiện rời: bằng gang, thép rèn, trọng lượng từ 100 đến 300kg
21
Lò xo bằng thép rèn làm thùng xe
22
Linh kiện rời bằng đồng nguyên chất hoặc hợp kimgia công, trọng lượng 10kg trở lên
23
Linh kiện rời bằng 2 hoặc nhiều kim loại, nguyên chất hoặc hợp kim, trọng lượng từ 50 đến 300kg
24
Phần ứng của máy đi-na-mô điện, trọng lượng từ 200 đến 1000kg
25
Công cụ có cán hoặc không, bằng thép hoặc sắt pha thép
26
Công cụ có cán hoặc không, bằng đồng
27
Nồi hơi, trục tiện, ống đồng nhiều mục đích sử dụng
28
Công cụ và máy móc khoa học: quang học, quan sát, máy tính và hiệu chỉnh
29
Khoan ruột gà
30
Lưới kim loại bằng sợi sắt hoặc thép, từ 1/10mm đến 1mm đường kính
31
Kim may
32
Neo, chốt, móc kéo, xích, cáp
33
Vít, pít tông, bản lề cửa, móc sắt các kích thước, không có vít, bu lông, đinh tán
34
Ống sắt hoặc thép không hàn, các kích thước
35
Rắc co sắt hoặc thép các loại
36
Sản phẩm các loại bằng sắt, thép, tôn đen
37
Móc bằng kim loại để làm yên
38
Sản phẩm bằng đồng nguyên chất hoặc hợp kim kẽm hoặc thiếc khác
39
Ống tuy ô và sản phẩm bằng chì các loại
[Nguồn: Statistiques coloniales]
Bảng 32. Nhân sự ở các công ty thương mại
Đvt: người
Công ty
Nhân sự trực tiếp
Thầu lại
Tổng nhân sự
Cty Rượu Đông Dương
2000
1000
3000
Liên minh thương mại Đông Dương-châu Phi
2000
1000
3000
Denis-Frères
2000
1000
3000
Cty dầu lửa Pháp-Á
1500
1000
2500
Cty thương mại và hằng hải Viễn Đông
1500
1000
2500
Cty thuộc địa các siêu thị
1000
1500
2500
Descours & Cabaud
1000
500
1500
Poinsard & Veyret
800
100
900
Đông Á
600
500
1100
Tổng cty thương mại và kỹ nghệ
600
500
1100
L.Ogliastro
500
1000
1500
Comptoir commercial du caoutchouc
500
200
700
Optorg
500
100
600
Cty thương mại Pháp tại Đông Dương
500
100
600
Pachod & Anh em
400
100
500
L.Solirène
300
100
400
SICAF
300
100
400
Tổng Chi nhánh Đông Dương
300
100
400
Dumarest
200
50
250
Cơ sở Wegelin
200
50
250
Tổng cty thương mại
200
100
300
Boy-Landry
200
150
350
Berthet
200
50
250
Toàn bộ các nhà máy lúa gạo Đông Dương
5000
1000
6000
[Nguồn: Voraphet Kh. (2004), Commerce et colonisation en Indochine 1860 – 1945: Les maisons de commerce française un siècle d’aventure humaine, Sđd; tr. 205]
Bảng 33. Phân loại các mặt hàng nhập khẩu theo thuộc địa
và tầng lớp dân cư năm 1931
Đvt : triệu piastres
Phân loại
Bắc Kỳ và Trung Kỳ
Nam Kỳ và Cao Miên
Tổng
Tổng giá trị nhập khẩu
51
78
129
Các mặt hàng nhập khẩu không liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng (9%)
4
7
11
Các mặt hàng nhập khẩu dành cho tầng lớp dân cư giàu có hoặc khá giả (49%) tính bằng triệu đồng bạc
23
35
58
Số dân của tầng lớp này (nghìn người)
1.207
618
1.825
Tổng thu nhập của tầng lớp này tính bằng triệu đồng bạc
129
151
280
Thu nhập tính theo đầu người của tầng lớp này
107
244
351
Nhập khẩu tính theo đầu người
19
56
32
Tỷ lệ mua hàng nhập khẩu so với tổng thu nhập
18%
23%
21%
Các mặt hàng nhập khẩu dành cho tầng lớp dân cư nghèo tính bằng triệu đồng bạc (42%)
24
36
60
Số dân của tầng lớp này (nghìn người)
11.4
5.8
17.2
Tổng thu nhập của tầng lớp này
289
181
470
Thu nhập tính theo đầu người của tầng lớp này
25
31
27
Nhập khẩu tính theo đầu người
2.1
6.2
3.4
Tỉ lệ mua hàng nhập khẩu so với tổng thu nhập
8%
20%
13%
[Nguồn: Bernard P. (1934), Le problème économique indochinois
(Vấn đề kinh tế Đông Dương), Nouvelles Editions Latines, Paris; tr.33]
Bảng 34. Ngoại thương Đông Dương từ 1899 đến 1943 (tính trung bình 5 năm)
Đvt: triệu francs
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số
1899-1903
149
187
336
1909-1913
231
202
433
1914-1918
350
249
599
1919-1923
1350
1064
2414
1924-1929
3322
2712
6034
1930-1934
1210
1170
2380
1935-1939
2400
1558
3958
1940-1943
2853
1796
4649
[Nguồn: Niên giám thống kê Đông Dương, dẫn theo Voraphet Kh.(2004), Commerce et colonisation en Indochine 1860 – 1945 Sđ d ; tr. 624]
Bảng 35.Giá trị kim ngạch thương mại trao đổi với Pháp và của toàn Đông Dương
(Từ năm 1913 đến năm 1939, tính theo giai đoạn)
Đvt: triệu piastres
Năm
Pháp
Đông Dương
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tổng kim ngạch
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tổng kim ngạch
1913
47
32
79
110
125
235
1920 - 1924
57.4
27.2
84.6
144
174
318
1925 - 1929
90.8
49.4
140.2
189
227
416
1935 - 1939
84.2
101.4
185.6
155.6
240
395.6
[Nguồn: Résumé statistique relatif aux années de 1913 à 1940, Sđd; tr.22, 23