Luận án Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954

MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu 3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 7 7 14 17 NỘI DUNG Chương 1 : XỨ ỦY NAM BỘ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN NAM BỘ TIẾN HÀNH KHÁNG CHIÊN (1945-1951) 20 1.1. Thống nhất hai Xứ ủy thành Xứ ủy Nam Bộ, bước đầu củng cố tổ chức, bộ máy và lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng (1945-1946

doc177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của xứ ủy nam bộ và trung ương cục miền nam từ năm 1945 đến năm 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) 20 1.2. Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947-1951) 42 Chương 2: TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ ĐI ĐẾN THÁNG LỢI (1951-1954) 71 2.1. Thành lập Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo đẩy mạnh kháng chiến trong giai đoạn giữ vững, phát triển thế tiến công (1951-1953) 71 2.2. Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo phối hợp đấu tranh đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, chuyển hướng phong trào cách mạng Nam Bộ sau Hiệp định Giơnevơ (1953-1954) 100 Chương 3: NHẬN XÉT, KINH NGHIỆM 116 3.1. Nhận xét 116 3.2. Một số kinh nghiệm 137 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1. Cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu thì ngày 23-9-1945, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Bộ đã tiên phong, anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ diễn ra tại một vùng xa nhất tính đến Việt Bắc, trong tình thế chiến trường toàn quốc bị chia cắt, giao thông liên lạc khó khăn giữa địa phương và Trung ương, do đó, Trung ương Đảng đã chủ trương duy trì và củng cố cơ quan lãnh đạo chung cho toàn Nam Bộ là Xứ ủy Nam Bộ (trước Cách mạng tháng Tám là Xứ ủy Nam Kỳ) mà không giải thể cơ quan lãnh đạo này như đã thực hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Đến năm 1951, trước yêu cầu về tăng cường lãnh đạo của Trung ương đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (Khoá II) họp tháng 3-1951 quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ương Cục miền Nam, cử đồng chí Lê Duẩn, Uỷ viên Bộ Chính trị, làm Bí thư. Tháng 6-1951, Trung ương Cục miền Nam chính thức được thành lập để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Hiện thực lịch sử cho thấy, Xứ uỷ Nam Bộ (1945-1951) là cấp uỷ Đảng cao nhất ở Nam Bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam (1951-1954) là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ương, đóng vai trò to lớn trong lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh ở Nam Bộ, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang. Lãnh đạo kháng chiến trong điều kiện ở xa Trung ương, Xứ uỷ Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam đã quán triệt chủ trương, đường lối chung của Trung ương Đảng, đồng thời có những sáng tạo quan trọng, nhất là trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, trong vận động đồng bào các tôn giáo tham gia kháng chiến, thực hiện chính sách ruộng đất, trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Sự hoạt động có hiệu quả của mô hình tổ chức Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam mỗi giai đoạn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) là một trong những cở sở để Trung ương Đảng thành lập và xây dựng cấp uỷ, bộ máy tổ chức của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Vai trò của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rất to lớn, mô hình tổ chức và hoạt động của hai cơ quan lãnh đạo này chứa đựng nhiều sáng tạo độc đáo trong công tác xây dựng Đảng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Lênin, phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về hai cơ quan lãnh đạo này. Trong nguyên tắc tổ chức tập trung dân chủ của chính đảng vô sản cũng như trong hoạt động thực tiễn, các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng đóng vai trò đặc trưng cho hoạt động, cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Điều đó cho thấy, chỉ khi nghiên cứu một cách thấu đáo về các cơ quan lãnh đạo, đặc biệt các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng trên các phương diện tổ chức, hoạt động, những sáng tạo, thành tựu và hạn chế... mới có thể nhận thức một cách toàn diện, đúng đắn và sâu sắc về tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. 1.2. Xây dựng đảng về tổ chức gắn kết hữu cơ với hai mặt chính trị và tư tưởng là điều kiện không thể thiếu, bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành động, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn cách mạng và kháng chiến. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng giữ vị trí then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Để góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, cần phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây dựng đảng, trong đó có những kinh nghiệm xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1945-1954) để làm sáng rõ quá trình xây dựng, đặc điểm tổ chức, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần phát triển công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cung cấp thêm một số luận cứ khoa học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Sưu tầm, hệ thống hoá sử liệu thuộc quan điểm và thực tiễn xây dựng Đảng liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. -Tái hiện, luận giải quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). - Làm rõ vai trò của Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn được phân công phụ trách. - Phân tích một cách khoa học những đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của quá trình xây dựng Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về xây dựng Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; cơ cấu tổ chức, bộ máy và hoạt động của Xứ uỷ Nam Bộ rồi Trung ương Cục miền Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc ở Nam Bộ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Campuchia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nội dung xây dựng tổ chức , bộ máy và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam rất phong phú, Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xác lập, biến đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự chủ chốt; hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên các phương diện: phát động và điều hành phong trào kháng chiến, lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền, tổ chức nền kinh tế và văn hóa kháng chiến, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. . - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu trong thời gian từ năm 1945 đến 1954. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu địa bàn Nam Bộ và các khu vực thuộc phạm vi phụ trách của Xứ ủy Nam Bộ* Hai tỉnh cực Nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận năm 1948 thuộc về Liên Khu 5 , Trung ương Cục miền Nam theo sự phân công của Trung ương Đảng, gồm các tỉnh Nam Bộ và Campuchia. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nguyên tắc xây dựng tổ chức Đảng kiểu mới của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về xây dựng đảng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. 4.2. Nguồn tài liệu Nghiên cứu, viết luận án, tác giả chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu sau: - Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo... của Trung ương, của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đã được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập. - Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo... của Trung ương, của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam hiện lưu tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng và một số cơ quan lưu trữ khác. - Sách Lịch sử Đảng bộ của các địa phương ở miền Nam đã xuất bản; các tư liệu, tài liệu, ý kiến, hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, các nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài luận án. - Các công trình nghiên cứu, các chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945 - 1954; các kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài viết có liên quan đến đề tài luận án, đăng tải trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự Việt Nam và các tạp chí khác. - Các tư liệu, tài liệu của đối phương về Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp được thậm định và chắt lọc kỹ khi sử dụng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh; chú trọng áp dụng các phương pháp phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Lịch sử Đảng là lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn để phân tích, đánh giá, qua đó, tái hiện quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến 1954. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về tư liệu: Sưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là những tư liệu gốc thuộc lĩnh vực công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thời kỳ 1945 - 1954, trong đó có những sử liệu mới . 5.2. Về nội dung: Kết quả nghiên cứu của luận án giúp người đọc hiểu rõ hơn những sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo cách mạng; vị trí quan trọng của nhiệm vụ xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp đối với sự vững mạnh của Đảng và sự phát triển của cách mạng Việt Nam; góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thêm toàn diện và sâu sắc. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cung cấp thêm các luận cứ khoa học, gợi mở những suy nghĩ có thể vận dụng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, vấn đề xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam từ 1945 đến 1954 đã được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử quân sự, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lịch sử địa phương. 1.1. Một số công trình nghiên cứu cơ bản được công bố đề cập đến tổ chức của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, sơ thảo, tập 1 (1920 – 1954) [40] là cuốn lịch sử chính thức của Đảng về thời kỳ thành lập Đảng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó trình bày một số chủ trương và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945 -1954) [ 86] là cuốn sách theo thể loại biên niên, trong đó có những sự kiện về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) [ 233] (tái bản có sửa chữa, bổ sung năm 2008) do GS,TS Trịnh Nhu chủ biên, đã tái hiện những sự kiện lịch sử về tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1954 -1975, trong đó có nội dung về hoạt động và sự kết thúc nhiệm vụ của Trung ương Cục miền Nam năm 1954. Cuốn sách cũng trình bày sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ chính trị và Ban Bí thư đối với Trung ương Cục miền Nam với cách mạng miền Nam trong thời kỳ chuyển quân tập kết cũng như những chỉ đạo kết thúc nhiệm vụ của tổ chức này. Công trình Các Đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006) [126] do PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, phản ánh một số khía cạnh công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ về tổ chức, chính trị, tư tưởng. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và Bài học [36] của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đã tổng kết những thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, trong đó có một số bài học, kinh nghiệm xây dựng các cấp ủy Đảng nói chung và cấp bộ Đảng ở Nam Bộ. Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, gồm 2 tập, [236; 237;] trình bày ở mức độ nhất định vai trò của cấp ủy Đảng ở Nam Bộ trong lãnh đạo thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng. 1.2. Sách chuyên khảo, lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách mạng các khu, tỉnh tại miền Nam có liên quan đến hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam Một số sách chuyên khảo tiếp cận từ góc độ khác nhau cũng đề cập một số vấn đề, sự kiện liên quan đến vai trò lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam. Gần đây nhất là cuốn Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930-1975) [96] do PGS, TS Vũ Quang Hiển chủ biên, trong phần viết về chính sách ruộng đất của Đảng đã đề cập một số điểm nổi bật trong quá trình thực hiện ở Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy. Nghiên cứu về Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945-1954 còn là một phần nội dung các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử chiến tranh cách mạng các khu và tỉnh tại miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sách chuyên khảo của các Đảng ủy và Bộ Tư lệnh các quân khu: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975) [74]; Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 9 [75] ; Tây Nam Bộ 30 kháng chiến (1945-1975) [37]; Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1954) [91] thể hiện một số chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ và Trung Cục miền Nam, chủ yếu là về quân sự. Cuốn Lịch sử căn cứ U Minh 30 năm kháng chiến (1945-1975) [ 73] của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đề cập một số chủ trương, quan điểm xây dựng căn cứ địa của Xứ ủy và Trung ương Cục miền Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo các Khu, tỉnh và phong trào kháng chiến ở các địa phương. Các cuốn lịch sử Đảng bộ các tỉnh, thành phố, huyện, quận phía Nam viết về giai đoạn lịch sử Đảng 1945-1954 đã phản ánh một số khía cạnh về sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời gian đó. Năm 2010, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến xuất bản bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến [ 92; 93; 94], trong tập I Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1954 [92], Biên niên sự kiện Nam Bộ kháng chiến 1945-1975 [93] đã trình bày một số sự kiện liên quan đến sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên một số lĩnh vực cụ thể về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc kháng chiến Đó là một thuận lợi cho tác giả luận án trong việc tìm hiểu, nghiên cứu công tác xây dựng đảng ở Nam Bộ. Tuy nhiên, trong các tác phẩm này, công tác xây dựng tổ chức Đảng cấp Xứ ủy và Trung ương Cục chỉ được đề cập đến một cách hạn chế, thường chìm vào bối cảnh kháng chiến và thiên về trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương đối với nhiệm vụ kháng chiến. 1.3. Một số công trình lịch sử đoàn thể, ban, ngành có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam Khoảng 10 năm gần đây, các Ban Đảng thuộc Trung ương bắt đầu tổng kết và biên soạn lịch sử. Một số công trình chú ý nêu lên khía cạnh liên quan đến đề tài. Trung tâm nghiên cứu tổ chức - Ban Tổ chức Trung ương xuất bản cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000) [143], trong đó, vấn đề tổ chức Đảng tại miền Nam, bao gồm cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ thời kỳ 1945-1954 được đề cập ít nhiều. Các cuốn Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2000 [44]; Lịch sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954) [104] phản ánh công tác tư tưởng của Đảng ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp hướng trọng tâm vào quán triệt về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính và định hướng đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ. Các ban, ngành, đoàn thể ở một số tỉnh miền Nam đã chú ý sưu tầm, biên soạn lịch sử tổ chức và hoạt động của mình. Trong các tác phẩm này, rải rác có nghiên cứu công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng 1945-1954, nhưng đây không phải là những công trình chuyên về lịch sử Đảng, thường phản ánh về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đoàn thể địa phương trong một thời gian dài nên phần viết về công tác xây dựng Đảng cũng rất sơ lược, những nội dung liên quan đến Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam không nhiều, chưa có công trình lịch sử nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về cơ cấu tổ chức, bộ máy, vai trò lãnh đạo, những sáng tạo trong chỉ đạo phong trào cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam thời kỳ 1945-1954. 1.4. Các tác phẩm hồi ký của cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử thời kỳ 1945-1954 liên quan đến công tác tổ chức và nhân sự Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam Nhiều công trình nêu một số khía cạnh về tổ chức, về nhân sự trong công tác xây dựng cấp ủy Đảng và hoạt động lãnh đạo của các Đảng bộ ở Nam Bộ. Có thể kể đến các cuốn: Nhớ về Anh Lê Đức Thọ [112]; Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam [95]; Nguyễn Văn Linh, Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo (Hồi ký) [105]; Thân thế và sự nghiệp đồng chí Hoàng Quốc Việt [140]; Hồi ký cách mạng của Hà Huy Giáp Đời tôi những điều nghe, thấy và sống [84]... Trong những công trình viết về các lãnh tụ hay kỷ yếu hội thảo về các lãnh tụ, các đồng chí lão thành cách mạng cũng phản ánh bộ máy tổ chức của Đảng ở cấp Trung ương và cấp xứ trong thời kỳ 1945 - 1954. Có thể kể một số công trình như: Đồng chí Trường Chinh, tập I [81]; Đồng chí Trường Chinh, tập II [82] Trong những năm gần đây, các địa phương, ban ngành ở các tỉnh Nam Bộ chú trọng tổ chức các hội nghị, hội thảo lớn và xuất bản kỷ yếu, hoặc tập hợp hồi ký của các của các nhân chứng lịch sử về các tổ chức, đơn vị... trong các thời kỳ cách mạng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của đề tài. Đó là cuốn sách Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Pháp [54] tập hợp hồi ký của nhiều tác giả từng tham gia công tác ở các cơ quan Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam. Gần đây nhất, tập Hồi ký về Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười [88] được Tỉnh ủy Đồng Tháp xây dựng, các nhân chứng lịch sử đã cung cấp thêm một số thông tin, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo và tập thể Xứ ủy Nam Bộ, chủ trương xây dựng vùng giải phóng trong khu căn cứ Đồng Tháp Mười khi Xứ ủy và các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến đóng tại đây. Các bài nói, bài viết, hồi ký, biên bản tọa đàm về lịch sử Đảng của các đồng chí đã từng là cán bộ các cơ quan lãnh đạo của Đảng tại miền Nam như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Võ Chí Công, Lê Toàn Thư, Phan Triêm, Trần Quang Lê [89; 90] do Viện Lịch sử Đảng và các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các lãnh tụ của Đảng sư tầm, thầm định, càng làm rõ thêm một số vấn đề xung quanh nhân sự và bộ máy Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam. 1.5. Bài viết trên tạp chí chuyên ngành và công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 Trên tạp chí chuyên ngành Lịch sử Đảng những năm gần đây xuất hiện một số bài nghiên cứu đề cập ở những mức độ khác nhau về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng liên quan đến đề tài. Điển hình là các viết của GS, TS Trịnh Nhu “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức trong tiến trình đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến kiến quốc (1930-1945)” [117]; bài viết của PGS, TS Trần Thị Thu Hương “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng - Bài học lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam” [98]... Các tác giả cho rằng, xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó có xây dựng các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về lãnh đạo cách mạng và là một thành công lớn của Đảng; các cơ quan lãnh đạo các cấp có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo phong trào cách mạng, kháng chiến và để lại nhiều bài học cho công tác xây dựng Đảng hiện nay. Ngoài ra, còn có hàng chục bài viết về các lãnh tụ của Đảng được đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xưa & Nay . Các công trình nói tuy đề cập đến công tác xây dựng tổ chức Đảng các cấp Trung ương, xứ uỷ, nhưng tản mạn, thiếu hệ thống. Một số vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam bước đầu được nghiên cứu trong phạm vi đề tài cấp bộ của Viện Lịch sử Đảng và đề tài cơ sở của Tạp chí Lịch sử Đảng. 1.6. Công trình của các tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án Đến nay, nhiều công trình của các tác giả nước ngoài viết về "cuộc chiến tranh Đông Dương” có đề cập ít nhiều đến sự lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Có thể kể đến một số tác phẩm như: Yves Gra, L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương) [240] ; Philippe Devillers, Paris - Saigon- Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, 2 tập, [78] ;. Luien Bodard, Cuộc chiến tranh Đông Dương (La Guerre d’Indochine ) [48]....Các tác phẩm này cung cấp một số tư liệu về chính sách đàn áp của Pháp đối với phong trào và cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ, một số văn bản liên quan đến việc vận động, tổ chức nhân dân tham gia kháng chiến mà đối phương thu được...Tuy nhiên, các tác phẩm này chứa đựng nhiều tư liệu cùng những đánh giá, phản ánh sai lệch hiện thực lịch sử. Một số công trình của các nhà nghiên cứu, nhà sử học trên thế giới như: Archimedes L.A .Patti với Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? [118]; Furuta Motoo, Việt Nam trong lịch sử thế giới [108],... khi nghiên cứu về phong trào cộng sản ở Việt Nam, những nhà cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam,...có đề cập và đưa ra những quan điểm nhìn nhận, đánh giá về hệ thống tổ chức, về các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương và xứ uỷ của Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954. Nhìn chung, các tác giả đánh giá cao tính chặt chẽ về vai trò, về mặt tổ chức của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả nêu trên không đi sâu khảo cứu về hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như về cấp Trung ương, xứ uỷ ở Nam Bộ. Mặt khác, do lập trường, quan điểm, do phương pháp nghiên cứu, không tìm hiểu thấu đáo về hệ thống tổ chức Đảng và hoạt động của nó, nên có những tác giả đưa ra những nhận định sai lệch với thực tiễn lịch sử. Tướng Yves Gras lại đồng nhất Đảng Cộng sản Đông Dương với Việt Minh, cho rằng tổ chức Việt Minh cũng là tổ chức Đảng [240]. Nhà nghiên cứu Stein Tonesson nhận định, các tổ chức Đảng tồn tại ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1943-1945 gồm nhóm “Giải Phóng” và nhóm “Tiền Phong” là “địch thủ” của nhau [241, tr.414]. Những nhận định như trên đã được trao đổi và cần tiếp tục được trao đổi, thảo luận và bác bỏ bằng những tư duy khách quan, khoa học. 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Qua các công trình đã công bố có thể thấy mảng đề tài về công tác tổ chức của Đảng, trong đó có đề tài về Xây dựng tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng như Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. 2.1.Trong các công trình đó, công tác xây dựng, hoạt động và vai trò của cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Đảng ở Nam Bộ đã được phản ánh ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các tác phẩm đã phác họa bối cảnh lịch sử, những thuận lợi, khó khăn của phong trào kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ những năm 1945 -1954; nêu lên được những thay đổi về mặt tổ chức, nhân sự của cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ, của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; đề cập một vài quan điểm và một số chỉ đạo cụ thể của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam đối với phong trào kháng chiến ở Nam Bộ; nêu được một số sáng tạo và vai trò của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trên lĩnh vực chỉ đạo chiến tranh du kích. Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình đã công bố, vấn đề tổ chức và hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ từ năm 1945 đến năm 1954 chưa được quan tâm đúng mức. Điểm dễ nhận thấy đầu tiên là trong các tác phẩm đó, công tác xây dựng cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược chỉ được thể hiện đơn lẻ, rời rạc, hòa lẫn với diễn biến chung của phong trào kháng chiến; nặng về mô tả sự kiện cụ thể mà thiếu một cách nhìn toàn diện, khái quát về quá trình phát triển và những chuyển biến về mặt tổ chức của cơ quan lãnh đạo trên địa bàn này. Công tác xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam được đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Chấp hành Trung ương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chủ trương, quan điểm và những chỉ đạo cụ thể của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác tổ chức và hoạt động của cơ quan lãnh đạo ở Nam Bộ còn rất mờ nhạt. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam có vai trò rất to lớn đối với cuộc chiến tranh cách mạng trên địa bàn Nam Bộ. Cơ quan lãnh đạo ở Nam Bộ có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo chiến tranh, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; trong thực hiện chính sách ruộng đất, trong xây dựng Đảng, phát triển hệ thống chính quyền, tạo lập nền kinh tế, văn hóa kháng chiến.... Tuy nhiên, các công trình đã công bố chỉ nghiên cứu hoạt động của Đảng bộ Nam Bộ về phương diện chỉ đạo quân sự, đấu tranh vũ trang. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, cơ quan lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ còn làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp giúp đỡ phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, xây dựng cơ sở của Đảng ở Campuchia. Chủ trương bỏ Xứ ủy Nam Bộ, lập Trung ương Cục miền Nam vào năm 1951 để tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương đối với Nam Bộ và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quốc tế giúp phong trào kháng chiến ở Campuchia là một sáng tạo lớn của Đảng, một đặc thù trong công tác tổ chức của Đảng, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này cũng như tổ chức và hoạt động của Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp hầu như vắng bóng trong các công trình đã công bố. 2.2. Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại nhiều kinh nghiệm. Trong các công trình đã công bố chưa chú trọng đúc kết những kinh nghiệm giúp ích cho công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng cơ quan lãnh đạo cao cấp hiện nay. Trong những công trình đã công bố còn nhiều khác biệt về các sự kiện, nhân vật lịch sử, những đánh giá, nhận định thiếu sức thuyết phục hoặc chưa xác đáng. Đáng chú ý nhất là trong một vài công trình nghiên cứu có liên quan của học giả nước ngoài đã nêu ra những nhận định thiên kiến, sai lạc, như Yves Gra hay Lucien Bodard đã nhầm lẫn và đồng nhất tổ chức Đảng với Mặt trận Việt Minh; nhận định sai lệnh về mối quan hệ giữa cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ với Trung ương Đảng ngoài Bắc, cho rằng: Việt Minh Nam Bộ tự trị gần như hoàn toàn đối với Tổng bộ ở Bắc Kỳ, hoặc đánh giá không đúng về vai trò của các cá nhân trong cuộc kháng chiến ở miền Nam, như cho rằng tướng Nguyễn Bình là người một mình xây dựng cuộc kháng chiến miền Nam, đã sáng tạo ra cuộc chiến tranh du kích mà đối phương không dập tắt nổi, trên đồng ruộng và trong rừng rậm Nam Kỳ . Những sai lạc trên đây rất cần được trao đổi, phản bác bằng những luận cứ khoa học rút ra từ việc nghiên cứu đề tài này. Có thể nói, Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp chưa bao giờ được coi là một đối tượng nghiên cứu độc lập. Sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ ra sao? Hệ thống các cấp ủy Đảng, nhất là cơ quan đứng đầu ở Nam Bộ được tổ chức như thế nào, có những đặc điểm gì? Sự lãnh đạo kháng chiến có những sáng tạo gì để đưa cuộc kháng chiến “đi trước về sau” của nhân dân Nam Bộ đi đến thắng lợi? Những đóng góp và vị trí của phong trào kháng chiến ở Nam Bộ đối với cuộc kháng chiến toàn quốc ra sao? Bên cạnh đó, việc cơ quan lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ còn có nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp giúp đỡ phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, xây dựng cơ sở của Đảng ở Campuchia như thế nào.v.v vẫn còn là những khoảng trống cần được nghiên cứu đúng mức. Chừng nào những vấn đề trên chưa được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến giải về quá trình xây dựng Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. 3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược một đề tài đã được nghiên cứu sinh quan tâm nghiên cứu nhiều năm. Năm 2009, tôi đã thực hiện và bảo vệ thành công đề tài luận văn cao học “Tổ chức và hoạt động của Trung ương Cục miền Nam từ năm 1951 đến năm 1954”. Ở cấp độ một luận văn Thạc sĩ, luận văn mới chủ yếu dừng lại ở việc tái hiện mà chưa đi sâu luận giải nhiều vấn đề về lý luận, về kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của một mô hình tổ chức Đảng rất đặc thù ở Việt Nam. Đây là đề tài tiếp tục những nghiên cứu trước đây của nghiên cứu sinh, có sự mở rộng về đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đi sâu luận giải, đánh giá một cách sâu sắc những vấn đề nghiên cứu. Trong khuôn khổ đề tài luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau: - Phân tích toàn diện những điều kiện và nhân tố về đặc điểm kinh tế, xã hội, bối cảnh lịch sử, những chuyển biến của phon...ng tự do của ta [16, tr.17]. Trước sức tấn công của kẻ thù, các cơ quan Đảng, chính quyền, quân sự ở Nam Bộ đã di chuyển về nông thôn, xây dựng các căn cứ đứng chân lãnh đạo kháng chiến. Từ cuối năm 1945, những căn cứ như An Phú Đông (Gia Định), Rừng Sác (Đông Nam thành phố Sài Gòn), Tân Uyên (mật danh là Chiến khu Đ, Biên Hòa), Vườn Thơm-Bà Vụ (Chợ Lớn), Đông Thành (gồm 5 xã hữu ngạn Vàm Cỏ Đông thuộc Đức Hòa của tỉnh Chợ Lớn và phần Bắc Thủ Thừa của Tân An), Đồng Tháp Mười ....lần lượt ra đời, trở thành địa bàn của nhiều cơ quan lãnh đạo kháng chiến, lực lượng vũ trang. Có thể nói, sự hình thành của mạng lưới căn cứ địa ngay trong năm đầu kháng chiến đã tạo điều kiện để các cơ quan lãnh đạo kháng chiến có nơi đứng chân ổn định, vượt qua thời kỳ gian khó nhất để lãnh đạo cuộc kháng chiến diễn ra ngày càng ác liệt. Do chiến sự lan rộng, một số xứ ủy viên được phân công tham gia Ban chỉ huy các chiến khu, số phân tán trong các địa phương, một số vấn đề nội bộ chưa được giải quyết, nên từ sau Hội nghị ngày 10-12-1945, Xứ ủy Nam Bộ không có điều kiện làm việc tập trung, gặp nhiều khó khăn trong lãnh đạo phong trào kháng chiến, sự chỉ đạo xuống các địa phương bị đình trệ. Trong bối cảnh đó, một số lãnh đạo chủ chốt đã phát huy tinh thần chủ động, thực hiện vai trò và nhiệm vụ được phân công. Bí thứ Xứ ủy Lê Duẩn về hoạt động trong căn cứ Đồng Tháp Mười. Tháng 3-1946, Bí thư Xứ ủy chỉ thị Trần Văn Trà, Ủy viên chính trị Giải phóng quân Hóc Môn- Bà Điểm- Đức Hòa về Đồng Tháp Mười thống nhất lực lượng, kiện toàn Khu bộ Khu 8, lấy Mộc Hóa đóng Sở Chỉ huy, chuẩn bị đất đứng chân cho cơ quan lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Cũng trong tháng 3-1946, đồng chí Lê Duẩn lên đường ra Bắc. Ngoài những hoạt động của một số cán bộ trên đây, từ tháng 3-1946, Xứ ủy Nam Bộ không thực hiện được vai trò lãnh đạo. Với việc Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn và một số cán bộ chủ chốt ra Bắc, trên thực tế, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ chỉ còn danh nghĩa. Sau này, Xứ ủy chính thức nhận định: lúc đó, “Xứ ủy Nam Bộ phân tán không đủ sức lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ, nên ở nhiều địa phương trong cuộc kháng chiến trở thành tự động” [77, tr.110]. Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn viết: “Thường vụ Xứ ủy vì thiếu người, vì đau ốm không đảm nhiệm được đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo kháng chiến toàn quốc” [58, tr.6]. Từ tháng 3 đến tháng 10 -1946, phong trào kháng chiến ở Nam Bộ tiến hành theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy, dưới sự điều hành chủ yếu của Uỷ Ban kháng chiến miền Nam, Ban chỉ huy các chiến khu, của các cấp ủy Đảng địa phương và Uỷ ban cải tổ Đảng bộ Nam Bộ. Sự chỉ huy, điều hành kháng chiến ở Nam Bộ thời gian này dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ, đồng thời có sự tiếp nối và phát huy những chủ trương Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra trong những ngày đầu kháng chiến. Tháng 10-1946, Xứ ủy lâm thời được tổ chức lại. Ngay sau khi lập lại, bên cạnh việc tập trung vào công tác xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, tại Hội nghị tháng 11-1946, Xứ ủy quyết định củng cố các khu kháng chiến, xây dựng căn cứ địa trong các vùng nông thôn, căn cứ ven đô, những nơi chính quyền cách mạng kiểm soát. Thực hiện chủ trương đó, trong vùng căn cứ, các Đảng bộ địa phương lãnh đạo lực lượng dân quân tự vệ, du kích kiên cường bám trụ, chống địch đánh chiếm, càn quét, bảo vệ cơ quan lãnh đạo kháng chiến, bảo vệ nhân dân, mở rộng căn cứ. 1.1.2.2. Xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang Nam bộ Trước khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 nổ ra, Đảng bộ Nam Kỳ đã xây dựng được một lực lượng tự vệ, các đội Thanh niên Tiền phong, trang bị vũ khí thô sơ. Cách mạng tháng Tám thành công, để bảo vệ chính quyền cách mạng, nhất là để chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp, Xứ ủy chủ trương sử dụng các lực lượng vũ trang gồm: Bảo an binh, lực lượng của một số tổ chức chính trị, giáo phái khác nhau, một bộ phận thanh niên yêu nước, bộ phận Thanh niên Tiền phong..., tập hợp dưới hình thức các các sư đoàn “Cộng hòa vệ binh”, sau đổi thành các sư đoàn “Dân quân cách mạng” với số lượng khoảng trên 2.500 người, phần lớn lực lượng đóng ở miền Đông Nam Bộ, một bộ phận nhỏ ở miền Trung và Tây Nam Bộ. Tại các tỉnh thành lập các đơn vị bộ đội “Cộng hòa vệ binh”, các đội thanh niên vũ trang... Dưới sự lãnh đạo Xứ ủy, lực lượng vũ trang ở Nam Bộ đã chiến đấu chống thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn; cùng nhân dân Nam Bộ thực hiện bao vây, giam chân chúng trong các đô thị. Tuy nhiên, trong đội ngũ các sư đoàn “Dân quân cách mạng” có nhiều tổ chức quân sự thành phần lực lượng và chỉ huy có xu hướng khác nhau và thái độ chính trị hết sức phức tạp, nhiều đơn vị có nguồn gốc từ lực lượng vũ trang do các phần tử thân Pháp, thân Nhật, các giáo phái lập ra từ trước Tổng khởi nghĩa, trước khi thế của quần chúng, họ ngả theo cách mạng. Việc sử dụng các đơn vị “Dân quân cách mạng” là một giải pháp tình thế của Xứ ủy Nam Bộ trong hoàn cảnh cấp bách sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Do phải tiến hành chống cuộc xâm lăng của thực dân Pháp sớm nhất cả nước, sau khi giành chính quyền chỉ 28 ngày, nên công tác xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, nhất là về mặt chính trị, tổ chức của Xứ ủy Nam Bộ bị hạn chế. Cuối năm 1945, quân Pháp đẩy mạnh các cuộc tấn công, phá vỡ phòng tuyến bao vây của quân và dân Nam Bộ, các sư đoàn “Dân quân cách mạng” lần lượt tan rã, một bộ phận trở thành thổ phỉ cướp bóc nhân dân. Trước sức tấn công của kẻ thù, ở miền Đông, các đơn vị bộ đội địa phương phân tán thành những đơn vị du kích*. Vào tháng 11-1945, ở Chợ Lớn, Gia Định có khoảng 300 chiến sỹ do Tô Ký chỉ huy. Ở Thủ Dầu Một có 100 chiến sĩ do Kính Vương chỉ huy. Ở Bến Cát do Đinh Thiên Lý chỉ huy. Ở Bích Lý do Huỳnh Kim Trương chỉ huy. Biên Hòa có hơn 100 chiến sỹ do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy. Lực lượng bộ đội Tổng công đoàn Nam Bộ còn 250 chiến sỹ, gia nhập bộ đội Bình Xuyên. ; ở miền Trung Nam Bộ, các lực lượng vũ trang không còn; tại vùng Đồng Tháp Mười chỉ còn 100 du kích và một ít vũ khí, phải ẩn náu bảo tồn lực lượng; ở vùng Hậu Giang, sau khi mất hai tỉnh cuối cùng là Rạch Giá và Bạc Liêu, lực lượng kháng chiến rút về U Minh, một số hoạt động rải rác ở các tỉnh. Bên cạnh đó, trong quá trình chiến đấu, các tổ chức vũ trang địa phương được hình thành mỗi nơi tổ chức một kiểu* * Gồm có các lực lượng: Mặt trận tiền tuyến Gò Vấp, Bộ đội Thía Nguyện võ sĩ đạo, Bộ đội Nguyễn Huệ, Bộ đội đoàn Hùng Vương, Bộ đội HT (Hồng Tảo), Bộ đội Lý Thường Kiệt, Thân binh đoàn Bà Rịa, Bộ đội Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, lực lượng Thanh niên Tiền phong, Tổng công đoàn Nam Bộ *. Lúc này, lực lượng vũ trang do Đảng bộ Nam Bộ xây dựng và lãnh đạo chỉ có Bộ đội Tổng Công đoàn Gò Vấp, bộ đội Liên quân Hóc Môn-Bà Điểm và 2 đơn vị Nam tiến. Để trang bị vũ khí, tăng cường thực lực cho kháng chiến, tháng 10-1945, Xứ ủy Nam Bộ cử đoàn cán bộ quân sự sang Campuchia công tác, xây dựng hành lang đưa vũ khí từ Thái Lan về Nam Bộ. Tại đây, các cán bộ của Xứ ủy tuyên truyền vận động Việt Kiều tham gia ủng hộ nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến trong nước. Được sự phối hợp tích cực của các cán bộ hoạt động trong cộng đồng người Việt định cư tại Thái Lan, Campuchia, như Trần Văn Giàu (Trung ương cử sang hoạt động tại Thái Lan từ tháng 1-1946), Ngô Thất Sơn, Dung Văn Phúc..., các chi đội bộ đội hải ngoại được thành lập trong Việt kiều trở về Nam Bộ tham gia chiến đấu: Bộ đội Độc lập số 1 tham gia chiến đấu trên địa bàn Tây Ninh với phiên hiệu Bộ đội Hải ngoại số 1; Bộ đội Quang Trung về tham gia chiến đấu trong lực lượng Quân Khu 9; Bộ đội Trần Phú về chiến đấu trong lực lượng Khu 8, hoạt động tại Sa Đéc; Tiểu đoàn Cửu Long 2 về hoạt động tại Bạc Liêu, Sóc Trăng [39, tr.56-63]... Sự trở về trực tiếp tham gia chiến đấu của các đơn vị hải ngoại góp phần tăng cường lực lượng kháng chiến của nhân dân Nam Bộ; đồng thời khẳng định trên thực tế tinh thần yêu nước và đóng góp hiệu quả của đồng bào ở xa Tổ quốc. Trước tình hình lực lượng vũ trang kháng chiến hoặc tan rã, hoặc phân tán và rời rạc về lãnh đạo, chỉ huy, thiếu thống nhất trong tổ chức, biên chế, gây ra nguy cơ lớn đối với kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tiến hành chấn chỉnh lực lượng vũ trang. Tại cuộc họp ngày 20-11-1945, cùng với việc phân chia Nam Bộ thành 3 chiến khu, Xứ ủy đề ra chủ trương xây dựng và chấn chỉnh lực lượng vũ trang. Chủ trương của Xứ ủy được báo cáo ra Bắc. Sau Hội nghị, công tác chấn chỉnh bộ đội được khẩn trương triển khai [16, tr.19]. Qua báo cáo của các đồng chí Nam Bộ, Trung ương Đảng nắm bắt được tình hình lực lượng vũ trang cùng những vấn đề cấp bách đặt ra trong phong trào kháng chiến Nam Bộ và yêu cầu Đảng bộ Nam Bộ phải thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy trong lượng vũ trang, đặt lực lượng vũ trang Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, nghị quyết của Hội nghị Xứ ủy, từ đầu năm 1946, đồng thời với lãnh đạo quân và dân Nam Bộ chiến đấu chống các đợt đánh phá căn cứ, càn quét và bình định của quân Pháp, các cấp ủy Đảng khu, tỉnh Nam Bộ đẩy mạnh việc chấn chỉnh bộ đội, chú trọng chất lượng bộ đội với tinh thần chiến đấu cao, trung thành, hăng hái kháng chiến, loại ra khỏi đội ngũ những người không đủ tiêu chuẩn như kém tinh thần, lừng chừng và tiến hành đào tạo cán bộ, huấn luyện chiến sĩ [16, tr.22]. Đồng thời, sau Hiệp định Sơ bộ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa với Đại diện Chính phủ Pháp được ký kết (6-3-1946), các Xứ ủy viên phân tán hoạt động tại các địa phương đã chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc Xứ ủy tranh thủ thời gian hòa hoãn, ra sức củng cố Ủy ban kháng chiến tỉnh và lực lượng vũ trang. Những chủ trương và sự chỉ đạo trên đây của Xứ ủy là một trong những cơ sở để các cấp bộ Đảng và Ban chỉ huy các khu ở Nam Bộ tiếp tục thực hiện công tác xây dựng, chấn chỉnh lực lượng vũ trang sau khi những cán bộ chủ chốt của Xứ ủy Nam Bộ ra Bắc, Xứ ủy không còn lãnh đạo tập trung như đã trình bày. Do đó, đến thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước với Chính phủ Pháp (14 - 9-1946), các tổ chức vũ trang địa phương các khu, tỉnh đã xây dựng được các chi đội Vệ quốc đoàn, hoạt động dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng hoặc đảng viên cộng sản [20, tr.14]. Trong vùng nông thôn Nam Bộ, lực lượng dân quân du kích, tự vệ địa phương được chú trọng xây dựng. Đến cuối năm 1946, lực lượng dân quân tự vệ phát triển nhanh chóng, chỉ riêng các khu kháng chiến miền Đông Nam Bộ, có hàng chục nghìn người tham gia. Đồng thời với xây dựng các đơn vị bộ đội, Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ chú trọng lãnh đạo xây dựng lực lượng công an cách mạng - các đơn vị Quốc gia tự vệ Cuộc. Thực hiện Sắc lệnh 23/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thành lập Việt Nam Công an Vụ, Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ đổi thành Sở Công an Nam Bộ. Các tỉnh thành lập các ty công an trên cơ sở là các đơn vị Quốc gia tự vệ Cuộc ra đời sau Cách mạng tháng Tám và xây dựng hệ thống tổ chức công an đến tận các làng xã; thành phần đều là công nông. Dù mới thành lập, Quốc vệ đội đã lập nhiều thành tích xuất sắc, điển hình là bảo vệ thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên tại Nam Bộ trong hoàn cảnh địch ráo riết đánh phá, trừng trị những tên Việt gian phản động có nhiều nợ máu với cách mạng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung, công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ thời gian này chưa đáp ứng yêu cầu kháng chiến, mắc nhiều hạn chế và khuyết điểm. Bộ Tổng chỉ huy nhận định: Cơ quan lãnh đạo không nắm được bộ đội ... không có một đường lối chiến lược, chiến thuật chung cho các lực lượng vũ trang ... chưa thấy lực lượng vũ trang là một trong hệ thống chuyên chính vô sản, đặc biệt sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cho nên vai trò của Đảng trong bộ đội Nam Kỳ không được đề cao ... trong giai đoạn đầu 1945-1946 hoạt động quân sự Nam Bộ có phần nào tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng [16, tr.45]. 1.1.2.3. Lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền, chỉ đạo công tác Đảng ở địa phương và giúp cách mạng Campuchia Sau Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, chính quyền cách mạng được thành lập từ cấp Xứ đến tận các làng xã. Ngày 10-9-1945, Lâm ủy Hành chính Nam Bộ chuyển thành Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ. Đến ngày 22-11-1945, Ủy ban Nhân dân Nam Bộ đổi thành Uỷ ban Hành chính Nam Bộ. Uỷ ban bao gồm các ủy viên thuộc nhiều thành phần: Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ, tư sản, tôn giáo, theo đúng tinh thần đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện Sắc lệnh 14/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, về qui định mở cuộc bầu cử Quốc hội theo phổ thông đầu phiếu, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Xứ ủy Nam Bộ đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc bầu cử vào ngày 6 - 1 - 1946. Mặc dù bị quân đội Pháp bắn phá ác liệt, nhiều cán bộ làm công tác bầu cử đã hi sinh, duy nhất tỉnh Tây Ninh vì chiến sự ác liệt không thể tổ chức bầu cử, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, tất cả các tỉnh, thành ở Nam Bộ đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhiều ứng cử viên đại diện cho các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, giới, ngành nghề trong xã hội ở Nam Bộ đã trúng cử vào Quốc hội [47; 92,tr.254-255]. Bầu cử đại biểu Quốc hội thành công trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cán bộ đảng viên và quân dân Nam Bộ, góp phần vào công cuộc xây dựng, và bảo vệ chính quyền cách mạng. Từ tháng 3- 1946, do Xứ ủy không thể lãnh đạo tập trung, công tác xây dựng chính quyền ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ. Do chiến tranh, phạm vi điều hành của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ chỉ bó hẹp trong một số tỉnh giữa Khu 7 và Khu 8 [16, tr.46]. Cùng với chấn chỉnh về tổ chức bộ máy theo sự chỉ đạo của Trung ương, Xứ ủy đã tiến hành chỉ đạo công tác Đảng ở một số địa phương. Như đã đề cập, trong quá trình lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, ở Nam Bộ hình thành 2 hệ thống tổ chức Đảng, có 8 Đảng bộ địa phương có 2 hệ thống tổ chức hoạt động, nhiều tỉnh có 2 Tỉnh ủy hoặc Ban cán sự. Ngoài ra, ở Nam Bộ còn một số Liên tỉnh ủy được hình thành. Khi kháng chiến nổ ra, Nam Bộ mới bước đầu thống nhất tổ chức cấp xứ, còn ở các địa phương mâu thuẫn “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” vẫn rất nặng nề. Do những bất đồng trong nội bộ, thành phần nhân sự chủ chốt trong Xứ ủy thay đổi nên công tác xây dựng Đảng của Xứ ủy không thu được nhiều kết quả. Tháng 3-1946, trên đường ra Trung ương, Bí thư Lê Duẩn dừng lại miền Đông Nam Bộ, thay mặt Xứ ủy lâm thời củng cố lại đội ngũ lãnh đạo kháng chiến; chỉ định Nguyễn Đức Thuận đảm trách nhiệm vụ Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Đông Nam Bộ. Nguyễn Đức Thuận có trách nhiệm đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ củng cố tổ chức Đảng. Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, lấy danh nghĩa đại diện Xứ ủy, Nguyễn Đức Thuận lần lượt chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một (tháng 3 - 1946); chấn chỉnh công tác Đảng và chỉ định Tỉnh ủy Biên Hòa (tháng 4-1946) [91, tr.88- 89]. Từ giữa năm 1946, công tác chỉnh đốn Đảng ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương thông qua Uỷ ban cải tổ Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn phụ trách. Sau khi được lập lại, Xứ ủy lâm thời chủ trương tiến hành lãnh đạo thống nhất tổ chức Đảng trong toàn xứ. Tháng 10-1946, Lê Minh Định, Xứ ủy viên thay mặt Xứ ủy chỉ đạo Đảng bộ Gia Định tập trung giải quyết sự tồn tại song song hai Tỉnh ủy, bầu ra một Ban tỉnh ủy thống nhất gồm 11 đồng chí [103, tr.237]. Nhìn chung, công tác xây dựng Đảng của Xứ ủy Nam Bộ từ tháng 9- 1945 đến cuối năm 1946 còn hạn chế. Nhận định chung về tình hình Đảng bộ Nam Bộ năm đầu kháng chiến, đồng chí Lê Duẩn viết: Tổ chức của Đảng đã thông suốt từ trên xuống dưới. Nhưng tư tưởng của Đảng về mọi mặt, chính quyền, mặt trận, quân sự đương còn rải rác. Chính sách của Đảng về mọi mặt không được chính xác, quán xuyến, phần lớn để đối phó theo từng việc, từng địa phương. Trong Đảng không khí Việt Minh cũ và mới còn nặng nề ở miền Đông [58, tr.6]. Sau khi nổ súng gây hấn ở Sài Gòn rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ của Việt Nam, đầu tháng 10-1945, quân Pháp từ Sài Gòn nhày dù xuống Thủ đô Phnom Pênh, bắt toàn bộ Chính phủ Sơn Ngọc Thành. Cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho Đông Dương trở thành một chiến trường, nhân dân 2 nước Việt Nam và Campuchia cùng có một kẻ thù chung là quân xâm lược Pháp. Cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung đặt ra yêu cầu liên minh chiến đấu giữa 2 nước Việt Nam với Campuchia. Cách mạng Campuchia cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam và ngược lại cuộc kháng chiến của Việt Nam cần có sự phối hợp của Campuchia. Do cận kề về mặt địa lý, Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban hành chính Nam Bộ được Trung ương Đảng giao nhiêm vụ giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia. . Tháng 10-1945, Xứ ủy Nam Bộ cử một đoàn quân sự sang Campuchia công tác. Đoàn công tác chia làm hai nhóm hoạt động, vừa tuyên truyền vận động Việt Kiều tham gia ủng hộ cuộc kháng chiến trong nước, vừa gây dựng lực lượng tại chỗ cho Campuchia, gây dựng tình cảm đoàn kết với nhân dân Campuchia, liên lạc với những người Campuchia yêu nước, có uy tín để bàn biện pháp phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung. Tiếp đó, Xứ ủy Nam Bộ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến Campuchia thành lập “Ủy ban Cao Miên độc lập”. Đây là tổ chức lãnh đạo kháng chiến đầu tiên của nhân dân Campuchia ra đời trên đất Việt Nam. Ngoài việc giúp đỡ, hỗ trợ lực lượng “Ủy ban Cao Miên độc lập”, Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo còn thành lập Bộ tư lệnh miền Tây, có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu vừa xây dựng cơ sở ở vùng Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào. Cuối năm 1946, những cán bộ Xứ ủy Nam Bộ công tác tại Campuchia đã giúp những người yêu nước Campuchia thành lập “Ủy ban giải phóng dân tộc Campuchia lâm thời” nhằm tập hợp mọi tầng lớp nhân dân Campuchia vào mặt trận chung chống thực dân Pháp xâm lược. Có thể thấy, thực thi nhiệm vụ do Trung ương Đảng giao, Xứ ủy Nam Bộ đã tiến hành giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Do gặp rất nhiều khó khăn cả về xây dựng tổ chức và điều hành kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ mới chủ yếu giúp nhân dân Campuchia bước đầu xây dựng và tập hợp lực lượng kháng chiến. Nhìn chung, trong những năm 1945-1946, Xứ ủy Nam Bộ đã bước đầu phát huy được vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, chủ yếu tập trung vào việc củng cố kiện toàn về tổ chức, bộ máy, một thời gian hoạt động bị gián đoạn, nên vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của Xứ ủy chưa được thực hiện và phát huy đầy đủ. 1.2. Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947 - 1951) 1.2.1. Thành lập Xứ ủy chính thức và kiện toàn tổ chức, bộ máy Vào tháng 12-1946, sau khi những nhân nhượng có nguyên tắc và thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam bị thực dân Pháp đáp lại bằng sự bội ước và gây hấn, trên cơ sở đánh giá chính xác thực dân Pháp đã chuyển sang giai đoạn thực hiện hành động chiến tranh, khả năng đàm phán không còn nữa, thời kỳ hoà hoãn đã qua, chúng ta càng nhân nhượng, kẻ thù sẽ càng lấn tới, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Ngày 19-12-1946, cuộc Toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Trước khi phát động cuộc chiến đấu tổng lực với quân đội thực dân, Ban Thường vụ Trung ương Đảng gửi các bức điện cho Xứ uỷ Nam Bộ, thông báo Đảng đang gấp rút lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, và nêu rõ: “Nhiệm vụ của Nam Bộ là không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc” [62, tr.156], Đảng bộ cần phải tổ chức các trận đánh nhằm phá hoại kho tàng và các phương tiện vận tải của địch; kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng như tổ chức các cuộc đình công, bãi công, chống khủng bố, đòi các quyền lợi về tự do, dân chủ, kinh tế; xây dựng và bảo vệ chính quyền kháng chiến ở cả vùng thành thị và nông thôn; thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo tiễu trừ Việt gian phản động, bảo vệ nhân dân. Nhiệm vụ Trung ương giao phó đặt ra đối với Nam Bộ yêu cầu cấp bách về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố hệ thống tổ chức và các cấp ủy Đảng, mà trước hết và quan trọng nhất là kiện toàn và thành lập Xứ ủy Nam Bộ chính thức. Thực hiện nhiệm vụ trên, từ đầu năm 1947, Xứ ủy lâm thời đẩy mạnh chỉ đạo chấn chỉnh và củng cố lại tổ chức Đảng trong các khu. Tháng 2 - 1947, Xứ uỷ lâm thời Nam Bộ họp Hội nghị mở rộng, quyết định phân chia lại các khu cho phù hợp với tình hình mới. Nam Bộ gồm các khu: Khu 7, Khu 8, Khu 9 và Khu Sài Gòn- Chợ Lớn [10]. Để giải quyết tình trạng các Liên tỉnh uỷ và Khu uỷ vốn được xây dựng từ trước, chồng chéo về phạm vi lãnh đạo, không phù hợp với tình hình thời chiến đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất của các cấp bộ Đảng, từ 16 đến 19-6-1947, Xứ uỷ Nam Bộ tổ chức hội nghị mở rộng quyết định sáp nhập các Khu uỷ và Liên tỉnh uỷ thành các Khu uỷ để thống nhất về tên gọi, về tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, các Khu uỷ 7, 8, 9 và Khu uỷ Sài Gòn được thành lập. Mỗi Khu ủy hoạt động như một “phân cục của Xứ ủy”, thay mặt Xứ ủy chỉ huy các tỉnh ủy trực thuộc. Xứ ủy phân công các Xứ ủy viên tham gia các Khu ủy. Nguyễn Văn Trí (Xứ ủy viên thay Nguyễn Văn Tiếp mất vì bệnh tật) làm Bí thư Khu ủy Khu 7; 2 cán bộ tham gia Khu ủy Khu 8 là Nguyễn Văn Vịnh - Chính ủy và Trần Văn Trà - phụ trách quân sự; 2 cán bộ tham gia Khu ủy Khu 9 là Nguyễn Văn Trấn - Bí thư Khu ủy và Nguyễn Đức Cúc - phụ trách Dân quân; 2 cán bộ tham gia Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn là Hoàng Dư Khương - Bí thư Khu ủy và Phan Trọng Tuệ - Chính ủy [18]. Sau thời gian chuẩn bị, từ ngày 16 đến 20 tháng 12-1947, tại kênh Năm Ngàn, xã Nhơn Minh, huyện Mộc Hoá, tỉnh Đồng Tháp, căn cứ kháng chiến của Khu 8, Đảng bộ Nam Bộ tiến hành Hội nghị đại biểu toàn xứ. Dự Đại hội có 63 đại biểu chính thức, 5 đại biểu dự thính [92, tr.135], trong đó có 37 đại biểu các Tỉnh ủy và Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, 13 đại biểu đảng đoàn, 10 đại biểu các khu ủy... Lê Duẩn với tư cách là phái viên của Trung ương Đảng cùng Ban Thường vụ Xứ ủy lâm thời chủ trì Đại hội. Khách mời có Nguyễn Bình - Khu bộ trưởng Khu 7 và Luật sư Phạm Ngọc Thuần - Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ. Hội nghị nghe Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thư của Tổng Bí thư Trường Chinh gửi Hội nghị, thảo luận Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương (3 đến 6-4-1947); thảo luận Báo cáo về tình hình nhiệm vụ nêu trong Báo cáo của Xứ ủy lâm thời do Nguyễn Văn Kỉnh trình bày, thảo luận những vấn đề cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đặt ra, thống nhất phương hướng, biện pháp thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng ở Nam Bộ. Hội nghị thống nhất qui định lề lối làm việc, nhiệm vụ lãnh đạo của Xứ ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy, các tiểu ban của Đảng, các đoàn thể và công tác đào tạo cán bộ. Nghị quyết Hội nghị thể hiện quyết tâm: “Toàn Đảng ta phải có sự thống nhất về tư tưởng và hành động. Trước hết, mỗi đồng chí phải có tinh thần kỷ luật và tinh thần phụ trách. Chúng ta phải quyết liệt tranh đấu chống hữu khuynh và “tả” khuynh” [57]. Các biểu hiện hữu khuynh được nêu ra là: khinh thường lực lượng của kháng chiến, sợ hãi trước sự đe dọa của kẻ thù; đầu cơ vụ lợi, dựa vào thế của đoàn thể để chuyên quyền; buông lơi vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến. Về “tả” khuynh: chống xu hướng biệt phái, chỉ thấy có Đảng mình mà không thấy khả năng chiến đấu của nhân dân, của các đảng phái dân chủ tiến bộ, không mở rộng được Mặt trận đoàn kết kháng chiến. Hội nghị bầu Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ, gồm 15 uỷ viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp, Nguyễn Đức Thuận, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Trấn (bầu vắng mặt), Nguyễn Văn Tây (Nguyễn Thanh Sơn), Phan Trọng Tụê, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Đức Cúc (Nguyễn Văn Linh), Hoàng Dư Khương, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thập; các ủy viên dự khuyết là Nguyễn Văn Long, Lê Minh Định, Nguyễn Văn Trí. Hội nghị bầu trực tiếp Lê Duẩn làm Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Xứ. Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên: Lê Duẩn- Bí thư; Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Đức Thuận - Phó Bí thư; Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm- Ủy viên Thường vụ. Các Xứ ủy viên được phân công phụ trách các nhiệm vụ cụ thể, nhằm làm cho sự lãnh đạo của Xứ ủy được toàn diện và sâu sát hơn trước: Bí thư Lê Duẩn: Phụ trách Dân quân; Phạm Hùng: Phụ trách Công an; Ung Văn Khiêm: Phụ trách Hành chính; Nguyễn Văn Kỉnh: Phụ trách Tổ chức; Hà Huy Giáp: Phụ trách Tuyên huấn; Nguyễn Đức Thuận: Phụ trách Khu 7; các Xứ ủy viên: Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Thanh Sơn (Nguyễn Văn Tây): Phụ trách Quân sự; Lê Văn Sỹ, Hoàng Dư Khương: Phụ trách Việt Minh; Nguyễn Thị Thập: Phụ vận; Nguyễn Văn Long: Phụ trách Hành chính; Lê Minh Định (Dự khuyết): phụ trách Dân vận; Nguyễn Văn Trí: phụ trách Chính trị [18]. Về phạm vi, địa bàn lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ theo sự phân công của Trung ương Đảng. Ngoài địa bàn phụ trách chính là Nam Bộ, Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ nêu rõ: “Để chỉ huy sát với tình thế, X.U (Xứ ủy) phải được coi là phần cục của Trung ương nghĩa là phải phụ trách chỉ huy Cao Miên và Nam phần Trung Bộ” [62, tr.356]. Tại Hội nghị này, Xứ uỷ Nam Bộ định rõ cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc, cách thức hoạt động của các cấp uỷ tại Nam Bộ theo 5 cấp: chi bộ, quận (huyện), tỉnh, khu, xứ. Trong đó, Xứ ủy Nam Bộ đảm nhận công việc “Phân Cục Trung ương”, chỉ đạo trực tiếp xuống các Khu ủy, các Đảng đoàn, các chi bộ thuộc cấp xứ và Xứ Quân ủy. Hội nghị đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ đánh dấu bước phát triển mới của Đảng Bộ Nam Bộ với việc chấm dứt tình trạng thiếu thống nhất trong Đảng bộ, mở đầu giai đoạn mới với sự hoàn chỉnh hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ; khẳng định sự trưởng thành trong nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên về ý nghĩa sống còn của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Điều này góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ công tác phát triển Đảng ở các địa phương. Tháng 7-1948, Đại hội đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất tại Kênh Năm Ngàn (Đồng Tháp Mười) bàn chủ trương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Đồng chí Lê Duẩn chủ trì Đại hội. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Bộ. Thành phần nhân sự Xứ ủy cơ bản không thay đổi so với nhân sự Xứ ủy chính thức đã được bầu ra tháng 12-1947, có điều chỉnh phân công nhiệm vụ. Lê Duẩn tiếp tục làm Bí thư Xứ ủy; Nguyễn Văn Kỉnh làm Phó Bí thư. Do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Xứ uỷ không thể sinh hoạt thường xuyên, nên hầu hết hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy do Ban Thường vụ Xứ ủy đảm trách. Để lãnh đạo kháng chiến, Xứ ủy từng bước thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc. Hai cơ quan giúp việc đầu tiên của Xứ ủy được thiết lập là Ban Dân vận (gồm Thanh vận, Phụ vận, Nông vận, Công vận, Hoa vận) và Văn phòng Xứ uỷ (thành lập 12- 1947). Tiếp đó, Ban Tổ chức, Ban Tuyên truyền huấn luyện, Ban Thi đua về công tác nội bộ của Đảng, Văn phòng Dân vận Xứ uỷ thành lập vào tháng 7-1949. Ngày 14-7-1949, Ban Tổ chức Xứ uỷ họp tại căn cứ Đồng Tháp Mười, ra Nghị quyết số 01 về việc củng cố và thành lập các Ban chuyên môn giúp việc Xứ uỷ và Chị thị số 01 về nhiệm vụ, quyền hạn các Ban chuyên môn giúp việc Xứ uỷ. Sau khi Nghị quyết và Chỉ thị trên ra đời, một số cơ quan tham mưu, giúp việc tiếp tục được thành lập, như: Văn phòng Ban Thường vụ, Văn phòng đồng chí Lê Duẩn, Ban Đảng vụ, Ban Mặt trận, Ban Thi đua, Ban Kinh tế tài chính, Ban Tuyên huấn, Báo Thống nhất, Ban Giao thông liên lạc; Ban Công tác đội (11-1949), Ban Kiểm tra, Ban Kiểm tra quân sự, Ban Mặt trận (thành lập tháng 5-1950)... Đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới và tăng cường công tác chỉ đạo quân sự một cách hiệu quả, nhanh chóng, ngày 24 - 25-8-1950, Ban Thường vụ Xứ uỷ tổ chức cuộc hội nghị các ban chuyên môn, đảng đoàn, đoàn thể các cấp và ra Nghị quyết số 17, thống nhất tổ chức một số ban chuyên môn của Đảng, chính quyền và quân sự đối với một số ban chuyên môn [35]. Thực hiện Nghị quyết này, các ban chuyên môn của Xứ ủy tập trung vào tăng cường phối hợp công tác. Đối với công tác quân sự và chỉ huy chiến trường, Ban Mặt trận phối hợp với Bộ Tư lệnh và Ban Địch vận đẩy mạnh các hoạt động địch vận, gây phong trào ủng hộ bộ đội, vận động thanh niên gia nhập dân quân; tích cực phối hợp với chính quyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Ban Mặt trận có nhiệm vụ tham gia công tác phối hợp vận động công nhân Hoa kiều, công tác vận động binh lính Quốc dân Đảng. Tiếp theo Nghị quyết 17/NQ-XU, Thường vụ Xứ ủy ra Chỉ thị ngày 23-4-1951, về lề lối làm việc và hội họp quân dân chính. Cơ quan Xứ uỷ cùng bộ máy giúp việc ngày càng được kiện toàn theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ. Đến cuối năm 1949 đầu 1951, Xứ uỷ Nam Bộ đã xây dựng được một hệ thống cơ quan tham mưu giúp việc, với cơ cấu tổ chức phù hợp, chuyên sâu từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động, tổ chức quân dân Nam Bộ thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thường vụ Xứ ủy giao nhiệm vụ cho các Xứ ủy viên trực tiếp phụ trách các ban chuyên môn của Xứ ủy. 1.2.2. Xứ ủy Nam Bộ lãnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên địa bàn Nam Bộ 1.2.2.1. Phát triển phong trào chiến tranh du kích gắn kết với xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, chấp hành đường lối của Đảng và thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xứ ủy Nam Bộ đề ra 3 nhiệm vụ của Đảng bộ Nam Bộ: Phát động du kích chiến tranh, xây dựng lực lượng chiến đấu; Củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cứu quốc; Giải quyết những cuộc xung đột xảy ra ở một số địa phương. Phương châm hoạt động là: Hướng về nông thôn, lấy nông thôn làm thành trì chiến đấu của toàn dân, làm cơ sở xây dựng lực lượng, chính quyền và xây dựng Đảng [93, tr.104-105]. Để thực hiệ...hỉ đạo công trình Lịch sử kháng chiến chống Mỹ Khu 8 - Trung Nam Bộ (1997), Đồng bằng Khu Trung Nam Bộ chống Mỹ cứu nước (1945-1975), Tập I. Ban Liên lạc cựu chiến binh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia thời kỳ 1945-1954 (2000), Tư liệu lịch sử Quân tình nguyện Việt Nam ở campuchia thời kỳ 1945-1954, Nxb Mũi Cà Mau. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, Tập 1 (1920 - 1954), Nxb Sự thật, Hà Nội. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (1990), Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, bản dịch từ tiếng Khmer, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Ban Tổ chức Trung ương (1954), Gửi Ban Tổ chức Trung ương Cục và Ban Tổ chức Liên khu ủy 5 về tình hình tổ chức Đảng ở vùng Pháp tạm chiếm đóng quân sự, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam (22-6-1954), Mật điện số 39/S, của Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam gửi Ban Tổ chức Trung ương, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương (2000), Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Báo cáo tỉnh hình đoàn thể (Đảng), Tài liệu Kho lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Nam Bộ. Báo Cứu quốc, Hà Nội, ngày 29-9-1945. Báo Sự thật, Hà Nội, ngày 10-1-1946. Lucien Bodard (2004), Cuộc chiến tranh Đông Dương (La Guerre d’Indochine ), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Bộ Tổng chỉ huy (1948), Chỉ thị về Mặt trận Lào – Miên của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, P.73. Bộ Tổng tư lệnh, Phái đoàn thanh tra Nam Bộ (1-1-1951), Phái đoàn thanh tra Nam Bộ Kính gởi Đại tướng tổng Tư lệnh, Báo cáo Tình hình quân sự giữa ta và địch trên chiến trường Khu 8 từ tháng 1-1950 đến tháng 10-1950, Tài liệu Kho Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Nam Bộ. Bộ Tư lệnh Quân khu 7- Tỉnh ủy Lâm Đồng (2004), Vai trò đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ trong chiến tranh giải phóng (1945-1975), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1996), Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Bộ Tư Lệnh Nam Bộ (1952), Nghị quyết quân sự cho toàn Nam Bộ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Trung ương Cục - Uỷ ban Nam Bộ (2008), Kỷ yếu Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Pháp. Trường - Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tác phẩm chọn lọc, Tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội. Trường - Chinh (1953), Phóng tay phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất trong năm 1953, Ban Tuyên huấn Liên khu Việt Bắc ấn hành. Chuyên đề Lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ - những vấn đề sắc nét, nổi bật 1941-1975 (9-2009), Tài liệu Phòng Lịch sử Đảng Ban tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Lê Duẩn (1953), Báo cáo tình hình Nam Bộ từ toàn quốc kháng chiến đến đầu năm 1952, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Lê Duẩn, Một vài đặc điểm của cuộc cách mạng Việt Nam, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Lao Động Việt Nam (7-11-1953), Trung ương gửi TWC, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Đảng Lao động Việt Nam (1954), Ban Bí thư gửi TWC MN về nhiệm vụ năm 1954, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Đảng Lao Động Việt Nam, Phân cục Trung ương miền Nam (26-12- 1952), số 1645/ CG (mật): Báo cáo tình hình Nam Bộ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Đảng uỷ- Bộ Tư lệnh quân khu 9 (2005), Lịch sử căn cứ U Minh- 30 năm kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1998), Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (2009), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị Lực lượng vũ trang Quân khu 9 (1945-2005), Nxb Quân đội nhân dân. Đảng uỷ Quân khu 9 (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân khu 9 (1947-2007), tập 1 (1947-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trần Bạch Đằng (1994), “Sự ra đời của lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ - Mấy nét riêng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Lực lượng vũ trang trong cuộc chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ 1945-1975, Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Philippe Devillers (1993), Paris - Saigon- Hanoi, Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947, 2 tập, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Dương Quang Đông (1982), Công tác hậu cần đường biển và đường bộ, vận chuyển vũ khí từ Thái Lan về Nam Bộ, Lào và Kampuchia từ 1946-1954 của Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo, Tổng cục Hậu cần. Dương Quang Đông (12-1979), “Những hoạt động ngoài nước phối hợp với chiến trường Nam Bộ trong những ngày Nam Bộ kháng chiến”, lược ghi bài kể chuyện của anh Năm Đông Xứ ủy Nam Bộ, Tài liệu Phòng Tư liệu Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quân khu 7. Đồng chí Trường Chinh, tập I, (1990),Nxb Sự thật, Hà Nội. Đồng chí Trường Chinh, tập II, (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội. “Đề cương về công tác Lào – Miên”, Báo cáo tại Hội nghị Lào Miên ngày 15-2-1949, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương, P73. Hà Huy Giáp (1994), Đời tôi những điều nghe, thấy và sống, Hồi ký cách mạng, ban Khoa học xã hội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Lê Mậu Hãn (2003), Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Học viện Chính trị- hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng (2009), Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập III Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Nxb Chính trị- hành chính. Hồi ký về Khu di tích căn cứ Xứ ủy Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười (2011), Tỉnh ủy Đồng Tháp xuất bản Hồi ký của đồng chí Lê Toàn Thư Về giải thể Xứ ủy Nam Bộ và thành lập Trung ương Cục miền Nam, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Hồi ký của đồng chí Trần Quang Lê (về bộ máy xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam), Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ (2003), Lịch sử miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội đồng chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Tập I, 1945-1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội đồng chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Biên niên Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội đồng chỉ đạo Biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội đồng xuất bản (2002), Lê Duẩn Một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Quang Hiển (chủ biên) (2013), Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930-1975), Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thị Thu Hương (2006) “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng - Bài học lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11(193) V.I. Lê-nin (1975), Toàn tập, Tập 6, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va. V.I. Lê-nin (1978), Toàn tập, Tập 8, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va. V.I. Lê-nin (1975), Toàn tập, Tập 12, Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va. V.I. Lê-nin (1977), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mat-cơ-va. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1 (1930-1954), Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1995. Lịch sử biên niên công tác tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954)(2005), Nxb Chính trị quốc gia xuất bản, Hà Nội Nguyễn Văn Linh- Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo (Hồi ký)” ( 2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Mật điện Thọ gửi Ba, (26-5-1951), Tài liệu Cục Lưu Trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Miền Nam thành đồng Tổ quốc đi trước về sau (2000), Hồi ký, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Furuta Motoo (1998) Việt Nam trong lịch sử thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhiều tác giả (2000), Nhớ về anh Lê Đức Thọ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhiều tác giả (2003), Huỳnh Tấn Phát cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trịnh Nhu (2007), Mấy vấn đề Lịch sử Việt Nam-tái hiện và suy ngẫm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trịnh Nhu - Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trịnh Nhu - Trần Trọng Thơ (2011), Cách mạng tháng Tám 1945-thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trịnh Nhu (2006), “Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức trong tiến trình đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến kiến quốc (1930-1945)” Tạp chí Lịch sử Đảng , số 4(193). Archimedes L.A .Patti (1995), Why Vietnam? Tại sao Việt Nam? Nxb Đà Nẵng. Phân Liên khu ủy miền Đông (12 -5 - 1954), Điện thượng khẩn số 100/TC của Phân Liên khu miền Đông gửi Trung ương Cục về tình hình đảng viên, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Phân khu Liên Khu uỷ miền Đông (29-3-1954), Chỉ thị của Phân khu Liên Khu uỷ miền Đông Về nắm vững vận động chính trị rộng rãi trước, trong và sau khi tác chiến, trừng trị bọn ngoan cố đi ruồng bố, cướp bóc, hãm hiếp, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Phân Liên khu uỷ miền Đông (4-11-1953), Báo cáo tình hình cải cách ruộng đất từ sau Cách mạng tháng Tám và tình hình nông thôn hiện nay, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Phân Liên khu ủy miền Đông (1951), Nghị quyết Xây dựng Đảng (đã được Trung ương Cục thông qua), Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ- Trung ương Cục miền Nam. Phân Liên khu ủy miền Tây (1952), Hội nghị cán bộ Đảng Phân Liên khu miền Tây lần thứ nhất (từ 25 -6 đến 13-7-1952), Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Phân Liên khu ủy miền Tây (10-10-1952), Nghị quyết Về tình hình kinh tế tài chính của Phân liên Khu miền Tây (đã được TWC thông qua), Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Phủ thủ tướng (17-6- 1950), Tài liệu về Nam Bộ, Tình hình đảng phái phản động các tôn giáo: Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo - Tình hình gián điệp của Pháp- tình hình đấu tranh ở Sài Gòn- Chợ Lớn và sự hoạt động của Anh Mỹ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên) (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Văn phòng Quốc hội (2000), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sở Công an Nam Bộ (12-1948), Báo cáo tình hình chính trị ở Nam Bộ, Tài liệu Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu Hội nghị đại biểu Ban Chấp hành Trung ương và cán bộ Nam Bộ ở Hà Nội (ngày 25,26, 27-5-1946), Tài liệu Cục lưu trữ Trung ương, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Thành ủy Sài Gòn (1950), Báo cáo của Thành ủy: Sự tổ chức và lịch sử sơ lược của Đảng ở Sài Gòn- Chợ Lớn, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ -Trung ương Cục miền Nam. Lê Đức Thọ (10-1949), Báo cáo “Phát triển và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất” tại Hội nghị cán bộ toàn Nam Bộ lần II, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ -Trung ương Cục miền Nam. Lê Đức Thọ (1950), Xây dựng gấp rút một lực lượng quân sự mạnh mẽ cho Nam Bộ chuẩn bị tổng phản công, Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ xuất bản, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Lê Đức Thọ (4-7-1952), Thuyết trình của đồng chí Thọ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Lê Đức Thọ (16-7-1952), Thuyết trình của đồng chí Thọ về tình hình và nhiệm vụ quân sự tại Hội nghị do TWC tổ chức, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Lê Đức Thọ (1985), Vài nét về đời hoạt động của tôi, Hồi ký, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trần Trọng Thơ (2006), "Quá trình khôi phục tổ chức Đảng ở Nam Kỳ (1940-1945), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5(194). Thủ tướng phủ (3-1952), Phong trào nhân dân chống địch bắt lính ở trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Tỉnh ủy Bạc Liêu (1953), Chỉ thị số 21/CT-TU, trích yếu, Kiểm tra hàng ngũ và tổ chức Đảng, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ- Trung ương Cục miền Nam. Tỉnh ủy Bạc Liêu (1953), Nghị quyết số 44NQ-TU của Tỉnh ủy Bạc Liêu, trích yếu: Kế hoạch kiện toàn các tổ chức Đảng trong thời gian 3 tháng 7, 8, 9 năm 1953, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Tỉnh ủy Bắc Ninh- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2001), Thân thế và sự nghiệp đồng chí Hoàng Quốc Việt, Nxb Lao động, Hà Nội. Tỉnh ủy Mỹ Tho (7-2-1952), Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho, trích yếu, Qui định tổ chức Đảng trong các đơn vị bộ đội huyện, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Ngô Đăng Tri (Chủ biên) (2010), 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam những chặng đường lịch sử, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Trung tâm nghiên cứu về tổ chức, Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phương Hồng (đồng chủ biên) (2005), Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trung ương Cục miền Nam (14-6-1951), số 2-TWC, Chương trình kế hoạch Công tác dân vận năm 1951, 1952, Tài liệu Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 9. Trung ương Cục miền Nam (26-12-1952), Báo cáo tình hình Nam Bộ năm 1952 của TWC (1952), Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1952), Báo cáo tình hình chung ở Nam Bộ năm 1952, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1953), Báo cáo tình hình Công tác nông vận 6 tháng đầu năm 1953 và nhiệm vụ Công tác 6 tháng cuối năm 1953, Tài liệuViện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Báo cáo của TWC miền Nam về tình hình và nhiệm vụ mới, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Báo cáo về cuộc đấu tranh thi hành hiệp định Genevơ thực hiện Thống nhất nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ bằng phương pháp hoà bình, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (11-12- 1951), Chỉ thị số 42/ TC-TWC, trích yếu: động viên toàn Đảng thi hành chính sách Kinh tế-Tài chính của Đảng và thu thuế nông nghiệp, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (20-3-1953), Chỉ thị số 10/CT- TWC Về kế hoạch thi hành Nghị quyết của TWC về công tác trong vùng du kích và tạm bị chiếm, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (14-1-1954), Chỉ thị số 04 của TWC Về khuếch trương những thắng lợi quân sự toàn quốc, hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (5-2-1954), Chỉ thị của TWC Về thi hành chính sách thẳng tay phát động quần chúng của Đảng ở Nam Bộ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (9-4-1954), Chỉ thị số 15/Ct-TW Về kết nạp Đảng viên trong thời kỳ ngừng phát triển Đảng, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (19-3-1954), Chỉ thị Về đề phòng những khuynh hướng sai lầm xảy ra ở những vùng đang chuyển phong trào lên, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (3-4-1954), Chỉ thị số 12/CT- TWC Về đối phó với hành động dã man của địch thủ tiêu tù binh và cán bộ của ta ở các trại tập trung, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (3-4-1954), Chỉ thị số 13/CT-TWC Về gây dựng cơ sở trong vùng mới mở rộng, đẩy vùng tạm bị chiếm lên vùng du kích, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (6-3-1954), Chỉ thị số 14/CT-TWC Bổ túc Chỉ thị 23/CT-TWC năm 1953, về giới thiệu điều động Đảng viên đã sinh hoạt ở tỉnh khác, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (4-1954), Chỉ thị số 17/CT-TWC Về đề phòng bọn gián điệp nhảy dù, tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (29-4-1954), Chỉ thị số 18/CT-TWC Về chống âm mưu của giặc về tổ chức bầu cử Hội đồng thành phố và Hội đồng tư vấn, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (4-1954), Chỉ thị số 19/CT-TWC Về cương quyết đẩy mạnh công tác chống giặc bắt lính ở vùng du kích và tạm bị chiếm, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (30-4-1954), Chỉ thị Về đặt hệ thống thông tin viên và phái viên cho báo Nhân dân. Các tổ chức đọc báo và phát triển việc phát hành báo của Đảng, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (6-5-1954), Chỉ thị số 21/CT-TWC Về làm lễ truy điệu các đồng chí bị giặc thủ tiêu ở trại tập trung Hạnh - Thông - Tây, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (6-5-1954), Chỉ thị số 23/CT-TWC Về đẩy mạnh việc tuyên truyền chiến thắng và phát động đợt thi đua hưởng ứng chiến thắng Điện Biên Phủ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (7-5-1954), Chỉ thị số 22/CT-TWC Tăng cường sự lãnh đạo đối với các chi bộ, nhà tù và trại tập trung đề kịp thời đối phó âm mưu mới của giặc đối với tù binh, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (8-5-1954), Chỉ thị Về việc Sơn Ngọc Thành bỏ thực dân Pháp theo nhóm biệt lập (nhóm này thân Mỹ và Thái), Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (12-5-1954), Chỉ thị Về chấn chỉnh công tác thanh vận xây dựng Đoàn thanh niên tiếp cận Đảng, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (13-5-1954), Chỉ thị số 14/CT-TWC Gửi các Tỉnh ủy Sài-Chợ, Miên, miền Đông, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (16-5-1954), Chỉ thị số 25/CT-TWC Nhân đà thắng lợi của ta, ra sức đẩy mạnh công tác vùng tạm bị chiếm, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (21-5-1954), Chỉ thị số 26/CT- TWC Về vấn đề phổ biến mau lẹ đến tận nhân dân tờ báo của Đảng, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (24-5-1954), Chỉ thị Về kỷ luật tài chính để đảm bảo chính sách thống nhất tài chính, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (3-6-1954), Chỉ thị số 28/CT-TWC Về tổ chức ngày lễ Quốc Khánh lần thứ 4 nước Khơme - Issarak, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (16-6-1954), Chỉ thị số 30/CT- TWC Về vấn đề lãnh đạo Thông tin Văn nghệ và Báo chí, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (26-7-1954), Chỉ thị số 1/CT-GN Về tuyên truyền giải thích và vận động nhân dân, cán bộ, quân đội phấn khởi chào mừng thắng lợi vĩ đại Genevơ và cương quyết phấn đấu để bảo đảm thực hiện các Hiệp định đình chiến, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (12-7-1954), Chỉ thị số 32/CT-TWC Về kế hoạch học tập vấn đề Hội nghị Gienevơ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (16-7-1954), Chỉ thị số 33/CT- TWC Về xử lý đúng đắn với số thanh niên ở vùng bị tạm chiếm bị bắt lính chạy vào vùng ta, tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (20-7-1954), Chỉ thị số 35/CT-TWC Về mạnh dạn mở rộng tổ chức, thúc đẩy phong trào đòi hoà bình ở vùng bị tạm chiếm, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (25-7-1954), Chỉ thị số 37/CT-TWC Về nội dung tóm tắt Hiệp định đình chiến Gienevơ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (10-8-1954), Chỉ thị số 42/CT-TWC Về tiếp nhận và chăm sóc nuôi dưỡng số anh em bị địch bắt trở về, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (11-8-1954), Chỉ thị số 43/CT-TWC Về đấu tranh chính trị sắp tới", Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (14-8-1954), Chỉ thị số 44/CT-TWC Về buộc đối phương phải thi hành đúng hiệp định đình chiến", Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (16-8- 1954), Chỉ thị số 45/CT-TWC Về vận động quần chúng không nên biểu tình, mít tinh tại những vùng có quân đội Cao Đài, Hoà Hảo, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (18-8-1954), Chỉ thị số 46/CT-TWC bổ túc Chỉ thị 43 Về nhắc nhở các tỉnh uỷ về chuyển hướng công tác tổ chức, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (19-8-1954), Chỉ thị số 47/CT-TWC Về giữ bí mật về tập kết, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (20-8-1954), Chỉ thị số 50/CT-TWC (tối mật), Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (4-9-1954), Chỉ thị số 56/CT-TWC Chỉ đạo đối với số cán bộ Đảng viên Vĩnh Trà, Bến Tre ở vùng trong khu tập kết Cà Mau, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (11- 9-1954), Chỉ thị số 58/CT-TWC Nói rõ thêm về việc để người lại làm việc ở những xã bộ đội ta đã rút đi mà địch chưa tới lập nguỵ quyền, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (24-9-1954), Chỉ thị số 62/CT-TWC Gửi các tỉnh uỷ tình hình từ khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (15-9-1954), Chỉ thị số 59/CT-TWC Về tổ chức ngày Nam Bộ kháng chiến 23-9, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (5-10- 1954), Chỉ thị số 65/CT-TWC Về công tác quan trọng ở xã hiện nay, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1-11-1954), Chỉ thị số 68/CT-TWC Về vấn đề chuẩn bị chu đáo và kịp thời cho việc chuyển quân của đơn vị, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (6-11-1954), Chỉ thị số 70/CT-TWC Về vấn đề thu hồi và thiêu huỷ bạc Việt Nam, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Chỉ thị Về học tập Hiệu triệu của TWC kêu gọi toàn thể đảng viên ở Nam Bộ và Hiệu triệu của TWC nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Chỉ thị số 14/CT-TWC của Trung ương Cục miền Nam gửi các tỉnh Sài-chợ, Miên, Miền Đông, tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1-11-1954), Chỉ thị số 69/CT-TWC Về vấn đề báo cáo vi phạm hiệp định của đối phương, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (12-1954), Chỉ thị số 41/ CT-TWC Về việc tập kết quân đội và chính quyền, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1953), Công tác nguỵ vận là một nhiệm vụ chiến lược, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam, Đảng bộ Cao Miên (7-1951), Biên bản Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Đảng bộ cao Miên; Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương, Phông 73, ĐVBQ 76. Trung ương Cục miền Nam (5-7-1953), Đảng bộ Cao Miên, Báo cáo về tình hình Đảng bộ Cao Miên, Tài liệuViện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer, Ban cán sự (23-5 đến 2-6-1954), Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục miền Nam với Ban Cán sự toàn Miên, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (27-3-1951), Điện số 59/NP Gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng,, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam ( 3-1951), Hội nghị cán bộ Tuyên huấn Đảng vụ Nam Bộ lần thứ 2, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (14-12-1953), Hiệu triệu gửi toàn thể chiến sĩ Nam Bộ nhân kỷ niệm thành lập quân đội quốc gia Việt Nam, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (26-5-1951), Mật điện Thọ gửi Ba, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (5-10-1952), Mật điện số 11TKB của Trung ương Cục miền Nam gửi Trung ương Cục miền Nam , đồng điện Phân Liên khu ủy miền Đông (Về tổ chức Đảng trong quân đội), Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ- Trung ương Cục miền Nam Trung ương Cục miền Nam (1954), Mật điện số 4/A của TWC Về chỉ thị số 29, Vấn đề tuyên truyền giải thích Hội nghị Giơnevơ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (22-6-1954), Mật điện số 39/S của Ban Tổ chức Trung ương Cục gởi Ban Tổ chức Trung ương (về tổ chức Đảng bộ cơ quan, xí nghiệp trực thuộc Trung ương Cục), Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (12-11-1954), Mật điện số 148/A-10-11 của TWC gửi các tỉnh uỷ về việc tố cáo những hành động vi phạm hiệp định của đối phương, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1950), Một vài đặc điểm của cuộc Cách mạng Việt Nam, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (12-3-1954), Nhận định về Hội nghị Genevơ, Tài liệuViện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (23-10-1954), Nghị quyết số 13/ NQ-TWC về tổ chức Đảng ủy chuyển quân và tổ chức Đảng trong các lực lượng Dân- Chính- Đảng, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (29-8-1953), Nghị quyết Hội nghị địch, nguỵ vận toàn Nam Bộ, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (30-12-1953), Nghị quyết Về công tác thanh vận, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (8-1953), Nghị quyết Về chấn chỉnh công tác Tuyên huấn, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Phần I dự thảo Cách mạng ruộng đất ở miền Nam, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1951), Tài liệu về đào luyện tổ chức Đảng của Trung ương Cục miền Nam, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam (4-1954), Văn kiện về Hội nghị tổ chức toàn Nam Bộ lần thứ II, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Tình hình và nhiệm vụ quân sự năm 1954 của Nam Bộ và Phân liên Khu miền Tây, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (1954), Tiểu ban vận động Báo cáo tình hình ruộng đất ở Nam Bộ, Tài liệu Viện lịch sử Đảng. Trung ương Cục miền Nam (10-1971), Tài liệu Dự thảo Cách mạng ruộng đất ở miền Nam, Phần I Tình hình ruộng đất ở miền Nam trước cách mạng tháng Tám và bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất trong 9 năm đánh Pháp, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương (12-9-1954), số 39/G Gửi Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam và Ban Tổ chức Liên Khu ủy V, Tài liệu Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Phông Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam. Trường Chinh, Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam (2002), (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (1948), Biên bản Hội nghị ngày 26-5-1948 để giải quyết vấn đề Khu 7, Tài liệu Phòng khoa học công nghệ - Môi trường Quân khu 7. Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ Sở Công an Nam bộ (31-12 1948), Báo cáo tình hình chánh trị ở Nam Bộ, Tài liệu Ban nghiên cứu Lịch sử Công an Nhân dân , Bộ Nội vụ. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (1948), Phúc trình Ủy viên phụ trách quân sự ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Trưởng ban quân sự Nam Bộ gửi Thường vụ Ủy ban kháng chiến Nam Bộ Về tình hình quân sự Nam Bộ, Tài liệu Phòng khoa học công nghệ và Môi trường Quân khu 9. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (1-1-1949), Phúc trình Tình hình chung ở Nam Bộ trong năm 1948, (Do Ung Văn Khiêm, Ủy viên phụ trách Ban Nội vụ Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ký), Tài liệu Quân Khu 7. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (1949), Sở Kinh tế, số 29, Báo cáo chung niên 1949, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (1949), Một số công điện của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ về vấn đề tôn giáo- dân tộc và tiền tệ, Tài liệu Kho Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Nam Bộ. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (1950), Tài liệu kiểm thảo công tác chính quyền ở Nam Bộ năm 1950, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (3-12-1950), Tiếp theo báo cáo chung niên tình hình năm 1950, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Ủy ban Việt Minh Sài Gòn –Chợ Lớn ( 8-1946), Bản báo cáo của Ủy ban Việt Minh địa phương Sài Gòn- Chợ Lớn cho Tổng bộ Việt Minh, Tài liệu Phòng Lịch sử Đảng, Ban tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng Tổng chính ủy (22-3-1950), Báo cáo về tình hình chung của Nam Bộ và chính sách của ta, Tài liệu Kho Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Phông Nam Bộ. Viện Lịch sử Đảng (2008), (GS,TS Trịnh Nhu chủ biên), "Lịch sử Biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam 1954-1975", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), 50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Nhà chính trị quân sự lỗi lạc của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, Tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Phạm Văn Xô (1999), Bài trả lời của đồng chí Phạm Văn Xô về một số vấn đề Lịch sử Đảng, Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Tài liệu Viện Lịch sử Đảng. Xứ Quân ủy Nam Bộ (cuối 1947), Báo cáo tình hình đoàn thể (Đảng), Tài liệu Kho Lưu trữ bộ Quốc phòng, Phông Nam Bộ. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI Yves Gra (1978), L’histoire de la Guerre d’Indochine (Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương), Nxb Plon, Paris. Stein Tonesson (1991), The Vietnamese revolution of 1945, Sage, London-Newbury Park-New Dehli.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_qua_trinh_xay_dung_to_chuc_va_hoat_dong_cua_xu_uy_na.doc
  • doc3. Tom tat tiếng Việt.doc
  • doc5.TRANG THÔN TIN MẠNG.doc
Tài liệu liên quan