Luận án Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở một số tỉnh miền núi đông bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU THỦY Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2014 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THU THỦY Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010 Chuyờn ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mó số : 62 22 56 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn k

doc195 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở một số tỉnh miền núi đông bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN BÌNH BAN 2. TS NGUYỄN DANH TIÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi trên cơ sở sưu tầm, đọc và phân tích các tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu thống kê sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nghiên cứu sinh Hoàng Thu Thủy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đa tộc người, với 54 thành phần dân tộc, trong đó miền núi - vùng dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm hơn 3/4 lãnh thổ, có hơn 1/3 số dân với hơn 23 triệu người. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, các dân tộc thiểu số đã gắn bó, đoàn kết, hòa nhập cùng dân tộc Kinh thành một kết cấu thống nhất về mặt lãnh thổ, về mặt thể chế - hành chính, về mặt ý thức hệ quốc gia - dân tộc, trong sự đa dạng về văn hóa tộc người. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc hoạch định đường lối, chủ trương và chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc. Nhờ vậy, trong các giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tạo nên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Không chỉ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo ra những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua hơn 25 năm đổi mới đất nước, kinh tế - xã hội ở những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống đã phát triển tương đối nhanh. Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” [22, tr.127]. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Vùng Đông Bắc Việt Nam là một khu vực lịch sử - dân tộc học; gồm cả hệ sinh thái rẻo cao, rẻo giữa và rẻo thấp; có nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng; giàu bản sắc văn hoá, trong đó đóng vai trò chủ thể vùng là nhóm cư dân Tày - Nùng. Thổ nhưỡng phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp: rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp, là tấm lá chắn bảo vệ, che chở và nuôi dưỡng cho môi trường bền vững. Thảm thực vật đa dạng phục vụ cho nghiên cứu và an ninh sinh kế tộc người. Sông ngòi và tài nguyên nước phục vụ cho thuỷ điện; khoáng sản phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp v.v... Do vậy, việc phát huy các thế mạnh của vùng không chỉ có ý nghĩa kinh tế lớn, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Tuy nhiên, những tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, thiếu tính bền vững. Bên cạnh đó, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng được đẩy tới thì các dân tộc thiểu số sống ở khu vực này càng bị thua thiệt về cơ hội phát triển, họ ít có khả năng tham gia vào quá trình đó. Vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của hàng chục dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông). Phần lớn các dân tộc thiểu số ở đây lại có quan hệ đồng tộc về mặt lịch sử và văn hoá với các tộc người của quốc gia láng giềng. Chính vì vậy, các dân tộc trong vùng và các dân tộc bên kia biên giới bên cạnh sự “sơn thuỷ tương liên” còn có mối quan hệ “văn hoá tương đồng” [119, tr.9], thậm chí cả quan hệ huyết thống. Các quan hệ đồng tộc xuyên biên giới (hôn nhân xuyên biên giới, thăm thân xuyên biên giới, di chuyển lao động xuyên biên giới...) rất phổ biến. Thậm chí, các học giả phương Tây gọi hiện tượng này là chủ nghĩa bản địa xuyên quốc gia. Đông Bắc còn là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, chính trị, quốc phòng và quan hệ lân bang - khi vùng Đông Bắc có đường biên giới dài hàng nghìn ki-lô-mét giáp với Trung Quốc cả trên đất liền, trên biển, trên không và dưới lòng đất. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, dân tộc biên giới là cơ sở đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước. Vì vậy, việc xây dựng chính sách quản lý và phát triển đối với vùng biên giới, đa tộc người trở nên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc bên cạnh xu hướng tích cực (như: thúc đẩy giao thương kinh tế, giao lưu văn hoá, tăng cường đối ngoại nhân dân, hình thành các khu kinh tế cửa khẩu...) thì cũng nảy sinh hàng loạt vấn đề an ninh phi truyền thống phức tạp như: di dân xuyên biên giới, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu hàng hoá, ứng phó với hiểm họa dịch bệnh lây lan nhanh (người, động vật, thực vật), thảm họa thủy điện và tranh chấp nguồn nước, các tổ chức ngoài nhà nước hoạt động xuyên biên giới... Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam. Nhờ vậy, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi có sự thay đổi. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng và chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Các tỉnh miền núi Đông Bắc vẫn là vùng chậm phát triển; trình độ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội còn một khoảng cách lớn so với các khu vực khác trong cả nước. Sau một quá trình thực hiện thành công các chương trình, dự án giảm nghèo cho vùng miền núi và dân tộc thiểu số nói chung, đã đến lúc Đảng, Nhà nước phải có một hệ thống chính sách mới phù hợp với xu thế và trình độ phát triển khi Việt Nam đã bước vào ngưỡng của nước thu nhập trung bình thấp. Mặt khác, thực tiễn đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết như: vấn đề quan hệ dân tộc - quốc gia, dân tộc - tộc người, di dân tự do, vấn đề đói nghèo, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tộc người đòi hỏi chính sách dân tộc phải được xây dựng và vận hành nhằm mang lại quyền bình đẳng thực sự cho các dân tộc. Muốn xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc, cần có một nghiên cứu quy mô và toàn diện về vùng dân tộc thiểu số nói chung cũng như ở vùng miền núi Đông Bắc nói riêng. Qua đó, tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng; đồng thời, nhận diện những ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm nhằm hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung cũng như các chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện chính sách dân tộc ở khu vực các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta nói riêng. Do đó, việc thực hiện đề tài “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích - Làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chính sách dân tộc của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. - Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010 - gợi ý cho tổng kết thực tiễn - lý luận 30 năm đổi mới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Phân tích các công trình nghiên cứu trước đây để xác định những cơ sở phương pháp luận cần vận dụng trong thực hiện luận án, những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần phải bổ khuyết. - Khái quát những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình dân tộc và dân cư ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với ý nghĩa tạo nên đặc tính vùng. - Nghiên cứu, hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc ở vùng miền núi Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010 nhằm góp phần làm rõ sự phát triển về nhận thức và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở địa bàn này. - Phân tích quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam trong những năm 1996 - 2010. - Đánh giá thành tựu và hạn chế của Đảng trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc tại một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta từ năm 1996 đến năm 2010. - Đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các quan điểm, chủ trương, định hướng hợp thành chính sách dân tộc (theo nghĩa rộng) của Đảng; sự thể chế hóa về mặt nhà nước ở cấp vĩ mô, cấp vùng và cấp địa phương; các biện pháp thực thi chính sách dân tộc ở một số tỉnh vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010 - đây là lúc mà Việt Nam chuyển sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập sâu hơn với khu vực và trên thế giới. Năm 2010 là mốc thời gian các Đảng bộ tỉnh Đông Bắc kết thúc nhiệm kỳ của đảng bộ địa phương 2005 - 2010, có sự đánh giá tổng kết thực hiện chính sách dân tộc của 5 năm và 10 năm trước đó. - Về không gian - địa bàn: Vùng Đông Bắc được hiểu theo nhiều góc tiếp cận khác nhau [Phụ lục 17], có thể là vùng văn hóa - lịch sử, vùng địa lý - sinh thái, vùng tộc người, vùng thể chế. Trong phạm vi luận án này, vùng Đông Bắc được xác định là không gian địa lý - tộc người, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm nhìn để xác định tọa độ cho phương vị "đông bắc", lấy phạm vi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang làm không gian chung cho nghiên cứu cảnh quan cấp vùng, chọn các tỉnh biên giới Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh làm địa bàn khảo sát thực địa chủ yếu của luận án. - Về nội dung: + Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn ở năm nhóm chính sách chủ yếu: chính sách kinh tế (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế); chính sách chăm lo phát triển trí lực và thể lực (giáo dục - đào tạo, y tế, nâng cao đời sống vật chất); chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số; Xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. + Tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng gồm cả cấp trung ương, địa phương (tỉnh, huyện, xã), cộng đồng (làng/bản), hộ gia đình và cá nhân; cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân; luận án chỉ tập trung vào khâu trọng tâm là sự thể chế hóa về mặt nhà nước; các biện pháp lớn trong triển khai các chương trình, dự án trọng điểm; các phong trào và mô hình điển hình kết hợp giữa ý đảng với lòng dân. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và chính sách dân tộc. Đặc biệt, luận án bám sát đến các quan điểm biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể để triển khai các ý tưởng nghiên cứu. 4.2. Nguồn tư liệu - Tư liệu sơ cấp: Các số liệu, thông tin do tác giả thu thập thông qua các phương pháp điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học tại một số tỉnh miền núi Đông Bắc. - Tư liệu thứ cấp: Những số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo đã công bố của các nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kể cả các luận văn, luận án. - Tư liệu cấp ba: Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương từ khoá VIII đến khoá XI; các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành; các báo cáo tổng kết của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, các tác phẩm kinh điển liên quan đến luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và phương pháp logíc là hai phương pháp chính được vận dụng, kết hợp để nghiên cứu tổng thể luận án cũng như triển khai các nội dung cụ thể ở từng chương, tiết. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, tài liệu cấp ba; phương pháp tổng hợp... 5. Đóng góp mới của luận án - Về mặt tư liệu: Hệ thống hóa, phát hiện và giải mã một số tư liệu mới về dân tộc và quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam. - Về mặt nhận thức: + Phân tích khoa học về một số chính sách dân tộc và thực thi chính sách dân tộc của Đảng áp dụng ở cấp độ vùng, mang đặc điểm vùng và địa phương do chế định của yếu tố địa lý, bản sắc tộc người, quan hệ Việt - Trung trong điều kiện hội nhập. + Rút ra một số nhận xét, kết luận dựa trên tư liệu mới và thông tin mới được phân tích, luận giải khoa học, đặc biệt là các nhận xét, kết luận về thực hiện chính sách dân tộc gắn với nhóm cư dân Tày - Nùng, Mông - Dao, gắn với đặc thù các tỉnh biên giới. + Tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa đóng góp vào tổng kết thực tiễn - lý luận 30 năm đổi mới trên vấn đề dân tộc được xem xét ở cấp độ vùng và địa phương một số tỉnh miền núi Đông Bắc. - Về mặt thực tiễn: + Những kinh nghiệm được đúc kết giai đoạn 1996- 2010 có ý nghĩa tham chiếu cho quá trình triển khai chính sách dân tộc ở vùng Đông Bắc trong giai đoạn hiện nay. + Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy về chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng. 6. Ý nghĩa của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng; đồng thời, khẳng định quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng tại vùng miền núi Đông Bắc Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết một số kinh nghiệm lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới trên vấn đề dân tộc được xem xét ở cấp độ vùng và địa phương. Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số suy nghĩ có thể vận dụng vào thực tiễn thực hiện chính sách dân tộc ở vùng Đông Bắc trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chính sách dân tộc: Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay một nhà nước nhằm vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc trong một nước [74]. Như vậy, nội dung chính sách dân tộc của Đảng phải tác động, làm biến đổi thực sự bộ mặt kinh tế, xã hội, văn hoá của các vùng dân tộc và các dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa các vùng dân tộc từ trình độ sản xuất và đời sống thấp từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển quan hệ dân tộc tốt đẹp trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, đây là quá trình lâu dài, gian khổ và hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong việc xác định con đường, biện pháp, hình thức, bước đi thích hợp đối với từng vùng dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng là chính sách chung đối với tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách dân tộc hàm chứa nhiều nội dung, rất đa dạng, phong phú như: các chính sách về phát triển kinh tế, chính sách phát triển văn hoá, chính sách chính trị - xã hội, chính sách tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số v.v Do đó, đề tài “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” là một vấn đề có tính chất liên ngành, vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội. Ở mức độ, góc độ nghiên cứu khác nhau, chính sách dân tộc cũng là đối tượng nghiên cứu của các ngành sử học, dân tộc học, xã hội học, Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả luận án nhận thấy vấn đề “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010” được đề cập đến nhiều trong các công trình, bài viết, song, có thể chia theo 04 nhóm như sau: Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc ở miền núi nói chung Có nhiều công trình, bài viết của các tác giả nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc, trong đó đề cập đến các vấn đề như dân số, đặc trưng văn hoá, kinh tế của 54 dân tộc trong cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam. Những công trình tiêu biểu đề cập đến vấn đề này như: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam [117], Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam [11]. Đề cập tới vấn đề bình đẳng dân tộc có các công trình Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay [2], Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp của [76]. Các công trình này đã khẳng định: “Thực hiện bình đẳng dân tộc là một nhu cầu rất to lớn trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam” [76, tr.7]. Đồng thời chỉ rõ, đó còn là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội Việt Nam ổn định và phát triển. Trên cơ sở nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc; đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và các quan hệ dân tộc; làm rõ những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, các tác giả của các nghiên cứu này đã nhận định: Những bất cập, hạn chế trong việc giải quyết các quan hệ dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đều có thể làm phát sinh những mâu thuẫn, những xung đột dân tộc và giữa các tộc người trong quá trình phát triển; gây tổn hại lớn tới khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở và kìm hãm sự phát triển của dân tộc và của từng tộc người; đồng thời, làm suy giảm và triệt tiêu nội lực, động lực phát triển chung của đất nước, của quốc gia - dân tộc. Từ việc tổng kết thực tiễn để phát hiện mâu thuẫn và tình huống, tác giả đã dự báo các xu hướng, đề xuất các giải pháp và nêu lên những khuyến nghị về chính sách và các vấn đề có liên quan tới sự phát triển của các tộc người, các quan hệ dân tộc, đoàn kết dân tộc ở nước ta. Cũng theo tác giả các công trình này, cùng với đổi mới nhận thức, xây dựng hệ thống chính trị và đào tạo nguồn nhân lực thì thực hiện tốt chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, được xem là giải pháp cơ bản để thực hiện công bằng, bình đẳng trong phát triển vùng đa tộc người ở Việt Nam hiện nay. Những kết quả nghiên cứu nêu trên góp phần tạo tiền đề, luận cứ khoa học cho những quyết sách mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc hiện nay cũng như về sau. Về giải quyết mối quan hệ dân tộc trong giai đoạn hiện nay có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay [9]; Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam [37]. Các công trình tiếp cận vấn đề chính sách dân tộc từ lý luận phát triển của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phác hoạ bức tranh tổng thể về xung đột dân tộc đang diễn ra trên thế giới; đồng thời, nêu lên các bài học kinh nghiệm và phương hướng giải quyết để hạn chế những xung đột tộc người. Đối với Việt Nam, các tác giả đã nêu lên thực trạng mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay vẫn còn tiểm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị để thực hiện tốt đường lối, chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi [26] đã dành một chương đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Trên cơ sở khái quát thực trạng kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, tác giả đưa ra những nhận thức và quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới, trong đó khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để thực hiện chính sách dân tộc. Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chính là khâu then chốt - giải pháp có tính đột phá cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nói chung, sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta nói riêng - đó là nhận định được rút ra từ cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Sách chuyên khảo) [42]. Tác giả khẳng định: Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn chiến lược về kinh tế - xã hội, môi trường, văn hoá, chính trị, an ninh, quốc phòng, tôn giáo, dân tộc và quan hệ quốc tế của đất nước. Vùng dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hoá vô giá phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiềm năng và cơ hội phát triển của vùng dân tộc thiểu số không chỉ mang ý nghĩa tự thân mà còn cho cả đất nước. Bên cạnh đó, vùng dân tộc đang phải đương đầu với những thách thức to lớn về phát triển, trước hết là thách thức về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của người dân tộc thiểu số chính là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Với nhận thức đó, cuốn sách chuyên khảo đã trình bày luận cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó, nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số của một số nước trên thế giới như Canada, Trung Quốc. Đồng thời, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ đổi mới và rút ra nhận định quan trọng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, đã đóng góp vào việc cung cấp luận cứ và giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Tóm lại, có thể thống kê nhiều hơn nữa các công trình loại này, song đây là những nghiên cứu tổng hợp, mang đến những nhận định khái quát về đặc điểm địa lý, văn hoá xã hội, về thành phần dân tộc và sự phân bố các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời, đóng góp cơ sở khoa học cho việc thực hiện tốt hơn chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm thống nhất cơ bản của các nghiên cứu này là tiếp cận, nhìn nhận, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi kiến giải từng vấn đề cũng có những khác biệt. Những công trình nghiên cứu trên cung cấp cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và phần nào dữ liệu để triển khai nghiên cứu luận án. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam Từ cuối những năm 1990 đến nay, chính sách dân tộc đã được các viện, nhóm học giả trong và ngoài nước nghiên cứu như cuốn sách Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [120]. Tuy nhiên, công trình này không tránh khỏi những đánh giá mang tính chủ quan ngay trong việc nhìn nhận một cách khách quan nhất kết quả thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua. Chuyên khảo Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay [40] một mặt, giúp người đọc nhìn nhận hệ thống về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến nay; mặt khác, thông qua khảo sát thực tế tại vùng dân tộc như Tây Bắc, Tây Nguyên, đã rút ra những kết luận, làm rõ những thành công và hạn chế trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xác định những quan điểm, phương hướng lớn về chính sách dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, đặc biệt là xử lý các vấn đề bức xúc như: tranh chấp nguồn lợi, xung đột tộc người, vấn đề nghèo đói, tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch... Qua công trình nghiên cứu, các tác giả đã phân biệt khái niệm “dân tộc” với tính cách tộc người với khái niệm "dân tộc" mang hàm nghĩa “quốc gia - dân tộc” [40, tr.250]. Chính sách dân tộc của Việt Nam trong những năm đổi mới đã hướng đến can thiệp vào những vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, đặc biệt là trên các vấn đề: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số Chuyên khảo: Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới [13] là một ví dụ. Đóng góp của tác giả đã nhận diện đặc trưng Tây Nguyên với tính cách khu vực lịch sử - dân tộc học không thể lầm lẫn với khu vực nào khác trên đất nước Việt Nam, với địa bàn cư trú truyền thống của cư dân nói tiếng Malayo-polinesien và Môn-Khơme, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của chính sách khi chưa sát hợp với đặc điểm vùng và đặc điểm tộc người. Điều đó dẫn đến không ít hệ lụy ở Tây Nguyên từ sau năm 1975, đáng chú ý là các vấn đề xử lý không thỏa đáng vấn đề đất ở và đất canh tác cho các tộc người bản địa, quản lý di cư tự do thiếu chặt chẽ, tình trạng phá rừng nghiêm trọng đe dọa đến không gian sinh tồn và sinh kế tộc người... Các hạn chế đó đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết tộc người, tạo nên các cuộc bạo loạn chính trị, đỉnh điểm là năm 2001, mà đến nay tình hình Tây Nguyên đã "yên" nhưng vẫn chưa "ổn". Tác giả còn rút ra một số kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, một hạn chế dễ nhận thấy ở công trình này đó là tập trung nghiên cứu dựa trên các đặc điểm phân bố dân cư, phát triển kinh tế, giao thông và mức sống Bàn về những xu hướng tác động đến quản lý phát triển xã hội các vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, trong bài viết Những xu hướng tác động đến quản lý phát triển xã hội các vùng dân tộc thiểu số nước ta [30], tác giả đã đề cập tới một số xu hướng chủ yếu như: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, tự do hoá kinh tế; xu hướng dân chủ hoá; xu hướng đan xen vấn đề dân tộc với tôn giáo; xu hướng đan xen giữa xung đột xã hội với hợp tác xã hội trong quan hệ tộc người; xu hướng hợp tác hóa lãnh thổ. Đồng thời, tác giả khẳng định: các xu hướng trên đang và sẽ tác động đến quản lý phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số Việt Nam trong thập niên tới, bao gồm cả tích cực, tiêu cực và lưỡng cực. Vì vậy, các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số trong đó đòi hỏi phải phát huy mặt tích cực, hoá giải mặt tiêu cực, kiểm soát được các tác động lưỡng cực. Luận án tiến sỹ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long [48] đi sâu nghiên cứu chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và đối với đồng bào Khmer nói riêng cũng như quá trình thực hiện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này đã nhận diện đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ với địa bàn cư trú lâu đời của người Khơ-me, làm rõ những đặc điểm quan hệ tộc người nội vùng, liên vùng - xuyên biên giới với Campuchia, các yếu tố lịch sử, các đặc điểm của hệ sinh thái châu thổ - sông nước... ảnh hưởng đến đời sống đồng bào. Vì vậy, chính sách dân tộc không chỉ giải quyết những vấn đề của quyền bình đẳng tộc người mà còn phải chú ý hóa giải các tác động bất lợi từ sự lợi dụng các vấn đề Phật giáo Nam tông, vấn đề lãnh thổ lịch sử, vấn đề quan hệ tộc người xuyên biên giới để thực hiện "diễn biến hòa bình", thúc đẩy chủ nghĩa giải lãnh thổ. Từ những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc tại vùng đồng bào dân tộc Khơ-me. Nhìn chung, các đề tài và các bài viết đã cung cấp một cách khách quan, toàn diện tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở các địa bàn nghiên cứu. Các công trình, bài viết cho thấy, ngoài những chính sách quốc gia phục vụ như những hướng dẫn và chiến lược ch...hội khó khăn nhất Việt Nam. Trong các tỉnh miền núi Đông Bắc, vẫn còn tỉnh có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn rất cao: Cao Bằng: 82%, Hà Giang: 83,9% [62, tr.81]. Xác định miền núi Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong vùng cũng căn cứ vào thực tế để cụ thể hoá chủ trương, chính sách, trong đó đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi, hải đảo theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá, liên doanh, liên kết, phát huy thế mạnh của vùng dân tộc, miền núi; thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, đổi mới quản lý, giải phóng năng lực sản xuất của đồng bào. Những giải pháp đó đã tháo gỡ phần nào khó khăn cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996), kinh tế miền núi đã có bước tăng trưởng khá. Ở các tỉnh miền núi Đông Bắc, những năm 1991 - 1995, GDP tăng bình quân hàng năm từ 6 - 7% trở lên. Đời sống nhân dân trong vùng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng từ 173,8 nghìn đồng năm 1996 lên 210 nghìn đồng năm 1999 (tăng 6,3%) [63]. Về cơ cấu kinh tế: Trong những năm đầu đổi mới, cơ cấu kinh tế vùng Đông Bắc dịch chuyển theo hướng tiến bộ. Trong GDP, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Năm 1995, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 20,6%, ngành nông - lâm - ngư nghiệp 46,3%, ngành dịch vụ 32,9%. Từ sản xuất mang tính tự cung, tự cấp là chính, đến năm 1996, bước đầu miền núi Đông Bắc đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá, một số nơi đã xây dựng được mô hình sản xuất có hiệu quả. Tại tỉnh Lạng Sơn, nếu như năm 1990, tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế của tỉnh là: Nông - lâm nghiệp 63,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 9,24%; dịch vụ chiếm 27,06%, thì đến năm 2009, tỷ trọng các ngành kinh tế chuyển biến rõ rệt, trong đó: nông - lâm nghiệp 41,14%; công nghiệp - xây dựng 20,46%, dịch vụ 38,39% [101]. Về sản xuất nông, lâm nghiệp: Nông nghiệp: Thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi Đông Bắc đã xác định đúng mục tiêu là tập trung vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó, khâu đột phá là chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và hình thành các vùng chuyên canh trồng các cây nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc. Sản xuất lương thực đã được giải quyết theo quan điểm sản xuất hàng hoá, tập trung thâm canh ở những vùng có điều kiện, đưa lương thực sản xuất tại chỗ bình quân đầu người ngày một tăng lên. Năm 1990, bình quân lương thực đầu người là 225 kg/năm tăng lên 275 kg/năm vào năm 1994. An ninh lương thực được đảm bảo. Nổi bật nhất trong sản xuất lương thực là cây ngô, tăng cả diện tích và sản lượng. Năm 1994, cả vùng Đông Bắc diện tích gieo trồng ngô đạt 229,4 nghìn ha. Các tỉnh sản xuất ngô hàng đầu của vùng là Hà Giang 35,1 nghìn ha, Cao Bằng đạt 33,6 nghìn ha [65, tr.1080]. Ngoài lúa, ngô, các địa phương trong vùng đều trồng thêm một số loại hoa màu lương thực như: sắn, khoai lang,... Những nơi không đủ điều kiện sản xuất lương thực đã chuyển sang phát huy các thế mạnh như trồng rừng, phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Trong cơ cấu cây công nghiệp, cây chè có vị trí đặc biệt, được coi là thế mạnh của toàn vùng. Chè là cây công nghiệp rất thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng, được nhân dân cả nước ưa chuộng, đồng thời, là mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, EU và Bắc Mỹ. Các tỉnh trồng chè quy mô lớn là Tuyên Quang (4229 ha), Hà Giang (5269 ha) [65, tr.1084]. Cơ cấu thổ nhưỡng của vùng miền núi Đông Bắc Việt Nam rất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp, hoa, các loại rau, quả, và dược liệu cận nhiệt đới, ôn đới. Trong vùng đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung: Cam (Hà Giang), Quýt (Bắc Sơn - Lạng Sơn), hạt dẻ (Trùng Khánh - Cao Bằng), Mận, Lê (Bảo Lạc - Cao Bằng)... Chăn nuôi: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp nguồn màu lương thực phong phú như cây ngô, khoai lang, các loại cây họ đậu, nhất là đậu tương, rất thích hợp cho chăn nuôi, đặc biệt là đại gia súc. Đàn gia cầm cũng tăng lên đáng kể, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nghề nuôi ong, bò sữa, dê... bắt đầu có xu hướng phát triển. Lâm nghiệp: Diện tích đất nông - lâm nghiệp của cả vùng Đông Bắc rất lớn (3.268,6 ha), với nhiều loại gỗ quý, hiếm. Trước đây, rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và trữ lượng. Trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 327-QĐ/TTg ngày 18 - 9 - 1992 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình, các địa phương đã thực hiện chính sách giao đất, khoán rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế. Đổi mới chính sách phát triển rừng theo hướng trồng mới kết hợp với tái sinh và bảo vệ rừng đầu nguồn. Với chính sách mới này đã góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên. Đến năm 1999, độ che phủ của rừng tại khu vực Đông Bắc đạt 38,9%. Nghề rừng từng bước trở thành ngành kinh tế sinh thái, đem lại lợi ích kinh tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số và góp phần tạo nguồn sinh thuỷ cho các nhà máy thuỷ điện,... Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã xác định: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và ngành nghề tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp nông thôn, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, phù hợp với khả năng đầu tư các hộ kinh doanh. Bảo vệ và phát triển những ngành nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc như dệt, thổ cẩm, thêu ren, đan lát...; mở mang những ngành nghề mới, nhất là những nghề dùng nguyên liệu tại chỗ; tổ chức rộng rãi khâu sơ chế nông - lâm sản ở các gia đình. Các cơ sở có trang bị kỹ thuật hiện đại tập trung làm nhiệm vụ gia công chế biến tinh để nâng cao giá trị sản phẩm; mở rộng kinh doanh theo hướng tổng hợp làm tốt dịch vụ ở cả khâu sản xuất đặc biệt là ở khâu tiêu thụ. Thực hiện chủ trương trên, ngành công nghiệp của vùng từ sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, sau 10 năm đổi mới đã có sự thay đổi rõ rệt, đa dạng về ngành nghề, bao gồm công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng... trong đó, một số sản phẩm công nghiệp đã vươn ra thị trường ngoài vùng và xuất khẩu. Nhờ những nỗ lực của các địa phương đã làm cho giá trị sản lượng công nghiệp vùng miền núi Đông Bắc tăng trưởng khá. Năm 1995, giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng đạt 6.179,2 tỷ đồng, năm 2000 đạt 10.657,7 tỷ đồng, trong đó tỉnh Quảng Ninh luôn ở vị trí dẫn đầu toàn vùng (năm 1995 đạt 1.701,2 tỷ đồng; năm 2000 đạt 3.788,8 tỷ đồng). Cùng với sự phát triển công nghiệp, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc như nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát tre, nứa song mây, nghề rèn, nghề trạm khắc trang sức bằng bạc... cũng dần dần được phục hồi và phát triển. Xây dựng kết cấu hạ tầng Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương của Đảng, các tỉnh trong vùng đã tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng ở khu vực miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Tính đến năm 2001, toàn vùng núi phía Bắc (Đông Bắc và Tây Bắc), tỷ lệ xã có đường giao thông đến trung tâm xã đạt 97,3%, trong đó có tỉnh đạt tỷ lệ 100%: Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn; điện lưới quốc gia đã đến được 100% thị xã, tỉnh lị các tỉnh, tốc độ tăng trưởng của toàn vùng Đông Bắc đạt 69% [2, tr.139]. * Đặc điểm dân cư và hiện trạng xã hội Bốn tỉnh miền núi Đông Bắc có dân số 3.109.223 người, trong đó, dân tộc thiểu số là 1.847.838 người, chiếm 59,43% dân số toàn vùng [Phụ lục 1]. Là vùng có nhiều dân tộc cùng cư trú lâu đời như: Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Sán Chay, Thái, Giáy, Bố Y, Pà Thẻn, Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, La Chí, Cờ Lao, Pu Péo,... các dân tộc ở đây có đặc điểm riêng về ngôn ngữ, về số lượng dân cư và về sự phân bố. Đặc điểm về sự phân bố dân cư: Các dân tộc thiểu số ở đây cư trú theo hình thái xen cài, không phân khu thành lãnh thổ tộc người. Một số tỉnh có trên 10 tộc người cư trú như: Hà Giang, Lạng Sơn. Phần lớn các huyện miền núi có 10 tộc người cư trú như: Hà Giang có 9 huyện, Lạng Sơn có 5 huyện... Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong phạm vi tỉnh, vẫn tồn tại một số vùng cư trú tập trung như vùng đồng bào Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn; vùng đồng bào Mông ở các huyện vùng cao Hà Giang; vùng đồng bào Cao Lan - Sán Chí ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn. Trong phạm vi huyện, xã, bản, xóm, sự quần cư theo tộc người vẫn nổi lên rõ nét. Số lượng các dân tộc ở các tỉnh trong vùng phân bố không đều, như Cao Bằng người dân tộc thiểu số là 477.994 người, chiếm 94,2% dân số toàn tỉnh, Hà Giang là 628.568 người, chiếm 86,8%, Quảng Ninh là 133.194 người, chiếm 11,6% [Phụ lục 1]. Ngay trong một tỉnh, số lượng dân cư trong các dân tộc cũng không đều. Cụ thể, Cao Bằng, người dân tộc Tày là 207.805 người, chiếm 40,9%, dân tộc Nùng là 157.607 người, chiếm 31%, dân tộc Cờ Lao là 02 người, chiếm 0,0004%, dân tộc Hà Nhì là 03 người, chiếm 0,0006% [1]. Đặc điểm về ngôn ngữ dân tộc: Ngôn ngữ của tất cả các dân tộc ở vùng Đông Bắc thuộc về hai ngữ hệ Nam Á và Hán Tạng. Tương ứng với các hệ ngôn ngữ trên là dòng văn hoá của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số vùng miền núi Đông Bắc có cuộc sống tinh thần chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn minh Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, khi vào cư trú ở Việt Nam, đồng bào có cuộc sống riêng của dân tộc mình và những nét riêng của dân tộc ngày càng được củng cố. Đồng thời, các dân tộc sống ở trong vùng cũng có quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hoá, dẫn đến hình thành bản sắc văn hoá vùng. Từ nhiều năm nay, trong vùng đã hình thành hai thứ tiếng để giao tiếp, đó là tiếng Tày - Nùng được dùng làm phương tiện giao tiếp cho các dân tộc vùng thấp và tiếng Mông được dùng làm phương tiện giao tiếp chung cho các dân tộc ở vùng cao. * Đặc điểm và hiện trạng văn hoá, giáo dục, y tế Trong 10 năm (1986 - 1996), sự nghiệp giáo dục - đào tạo của vùng đã có nhiều tiến bộ, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú từ trung ương đến địa phương được phát triển và củng cố. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được quan tâm. Các bệnh viện tuyến tỉnh, các trạm y tế tuyến xã được đầu tư xây dựng và củng cố. Đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên. Hầu hết các thị trấn ở vùng núi dân tộc đã được trang bị đài tiếp sóng truyền hình, đài phát thanh sóng ngắn. Nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục và duy trì. Mạng lưới bưu chính phát hành báo chí đã được xây dựng và phát triển. Các xã miền núi đã được cung cấp báo Nhân dân, báo địa phương, báo Thiếu niên, báo Nhi đồng, 4/4 tỉnh miền núi có báo đọc trong ngày. Khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ. Tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng vùng đồng bào dân tộc được ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố. Tuy nhiên, đến trước 1996, so với cả nước, miền núi Đông Bắc Việt Nam vẫn là vùng có nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh này còn lớn so với cả nước (tính cả vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm 11 tỉnh, tỷ lệ đói nghèo là 18,98%, cao gấp 2,6 lần so với khu vực đồng bằng sông Hồng (7,22%). Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách lớn. Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, y tế ở các tỉnh miền núi Đông Bắc còn thấp so với yêu cầu và so với vùng đồng bằng. Qua 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo (1986 - 1996), tuy số lượng học sinh có tăng lên, song chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh người dân tộc thiểu số nhìn chung là rất thấp. Tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban ở các trường phổ thông khá lớn, năm học 1998 - 1999 ở Cao Bằng là 18,62%, Lạng Sơn là 17,1% [5, tr.26]. Tóm lại, trước khi chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với chủ trương chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, các tỉnh miền núi Đông Bắc đã và đang từng ngày có sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, khó khăn thách thức đối với vùng vẫn rất lớn, đặt ra yêu cầu cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn diện nhằm phát huy mọi nguồn lực nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng. * Đặc điểm địa - chính trị - quốc phòng Tại vùng Đông Bắc, bốn tỉnh có đường biên giới giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, gồm cả biên giới trên đất liền, biên giới trên không, biên giới trên biển và biên giới dưới lòng đất, đó là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Trong những năm đầu đổi mới cũng là thời kỳ hai nước từng bước bình thường hóa quan hệ, rồi đàm phán phân định biên giới trên bản đồ, rồi trên thực địa (cắm mốc quốc giới) và phân định vùng đánh cá chung trên vịnh Bắc Bộ. Đây là những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến những vấn đề thiêng liêng của chủ quyền quốc gia, đến tình cảm của người dân và trở thành một trọng điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá. Mặt khác, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1990 cũng dẫn đến những diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng buôn lậu, di cư xuyên biên giới, kiểm dịch động - thực vật... Phía Trung Quốc, để tạo ảnh hưởng của một nước lớn đối với các nước xung quanh, đã xây dựng chiến lược “Phú dân, hưng biên” với sự đầu tư lớn, nhất là phát triển các đô trị áp lực đối trọng, các khu kinh tế mở được trao các cơ chế thông thoáng, tổ chức lại dân cư vùng biên giới, tiếp tục tạo nên các ảnh hưởng thông qua quyền lực “cứng” và quyền lực “mềm” rất đa dạng... Trước những diễn biến phức tạp ở khu vực biên giới, với sự gia tăng các loại tội phạm, đảng bộ và chính quyền các địa phương đã có sự chỉ đạo sát sao nhằm giữ vững trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Là một trong những tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, củng cố vùng biên giới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng biên cương. Ngày 7 tháng 10 năm 1993, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn khoá XI ra Nghị quyết 03 BTV-TU Về củng cố, xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện, trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo: đối với các huyện biên giới, cần quán triệt sâu sắc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia; kinh tế phát triển, đời sống văn hoá lành mạnh, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhiệm vụ bảo vệ biên giới; có hệ thống chính trị vững mạnh, mỗi xã biên giới phải thực sự vững mạnh toàn diện. Thực hiện Nghị quyết 03 BTV-TU, trong 2 năm 1996-1997, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành việc tổ chức giao đường biên, mốc giới với chiều dài tuyến 253km và 82 cột mốc do nhân dân quản lý. Đồng thời, nhân dân đã kịp thời cung cấp 359 nguồn tin quan trọng, tham gia bắt giữ 67 vụ, 8.465 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, hàng nghìn lượt đấu tranh ngăn chặn việc xâm canh, lấn đất, bảo vệ được đường biên mốc giới và giữ vững được hoà bình, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới. Cùng với đó, việc sắp xếp lại dân cư và tổ chức đưa dân trở lại quê cũ làm ăn cũng được các cấp chính quyền quan tâm và cơ bản hoàn thành trong năm 1997. Tính đến năm 1997, 94/100 bản giáp biên gồm 2.811 hộ, 16.102 nhân khẩu đã trở về làng bản cũ, đưa tổng số hộ tại một thị trấn và 20 xã biên giới lên 9.902 hộ, 55.054 nhân khẩu [98, tr.9]. Nắm vững quan điểm chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với giữ vững an ninh quốc phòng; chủ động phòng chống các loại tội phạm, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm canh, xâm cư, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới của Tổ quốc; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân. 1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và chính sách đối với các dân tộc vùng miền núi Đông Bắc trong những năm đầu đổi mới Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI (12/1986) đã đưa ra những nhận thức mới khắc phục quan niệm giản đơn trước đó khi nhìn nhận về vấn đề dân tộc: Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc Chống những thái độ, hành động biểu thị tư tưởng “dân tộc lớn” và những biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi [17, tr.98]. Về chính sách dân tộc, Đại hội xác định: Sự nghiệp đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đòi hỏi tăng cường công tác nghiên cứu về dân tộc học và công tác điều tra xã hội học, hiểu biết đầy đủ những khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc. Trên cơ sở đó, bổ sung, cụ thể hóa và thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, tránh những sai lầm rập khuôn hoặc chủ quan áp đặt những hình thức tổ chức không phù hợp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở những vùng dân tộc [17, tr.97]. Đại hội đã cụ thể hóa phương hướng phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số: Đầu tư thêm và tập trung sự cố gắng của các ngành, các cấp, kết hợp với động viên tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân các dân tộc để khai thác, bảo vệ và phát triển thế mạnh về kinh tế ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú. Đẩy mạnh công tác định canh, định cư, ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào trước hết ở các vùng cao, biên giới, các vùng căn cứ cũ của cách mạng và kháng chiến [17, tr.97]. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VI của Đảng về đổi mới thực hiện chính sách dân tộc, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW (ngày 27-11-1989) Về những chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Đây là nghị quyết quan trọng chi phối cơ bản chính sách, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tạo nên nét mới trong quốc sách phát triển vùng miền núi, dân tộc thiểu số so với các chính sách trước đó. Nghị quyết khẳng định phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Nhà nước cần cố gắng bố trí vốn đầu tư thích đáng hơn cho miền núi, trước mắt tập trung đầu tư cho phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện và nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, phát triển kinh tế hàng hoá kinh doanh có hiệu quả, từng bước tự tích luỹ để đầu tư xây dựng và phát triển miền núi. Để triển khai cụ thể các nội dung Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 72- HĐBT ngày 13-3-1990 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Điểm mới của Nghị quyết 22-NQ/TW và Quyết định 72-QĐ/CP là đã chú ý đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc. Ngày 2 tháng 11 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 525-TTg Về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi nhằm thúc đẩy việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 22, Quyết định 72 và quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VII về Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Chỉ thị 525 đã cụ thể hoá một lần nữa tinh thần của Nghị quyết 22, Quyết định 72 và Nghị quyết Trung ương 5 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Chỉ thị đề cập tới một số nội dung cơ bản như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới của miền núi; bảo vệ rừng gắn với định canh định cư; xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó khẳng định giao thông vận tải là lĩnh vực quan trọng nhất cần đặc biệt chú ý; bên cạnh đó, Chỉ thị còn nêu lên các nội dung về phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội, phát triển thương mại miền núi. Những tư tưởng đổi mới đó còn tiếp tục được thể hiện sâu sắc, cụ thể hoá ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII cùng với các văn kiện, nghị quyết đại hội. Nghị quyết Đại hội VII chỉ rõ: Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôn trọng tiếng nói và có chính sách đúng đắn về chữ viết đối với các dân tộc. Đặc biệt có chính sách khắc phục tình trạng suy giảm dân số đối với một số dân tộc ít người. Đây là lần đầu tiên chính sách phát triển kinh tế hàng hóa vùng dân tộc thiểu số được đề cập trong điều kiện cụ thể lúc bấy giờ. Quan điểm, tư tưởng thực hiện chính sách dân tộc được thể hiện rõ trong tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (do Đại hội VII thông qua): Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số [18, tr.16]. Xuất phát từ vị trí quan trọng và tình hình đặc thù của vùng dân tộc Mông, để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, ngày 23-9-1994, Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông. Ngày 8-11-1995, Ban Bí thư (khoá VII) đã ra Chỉ thị 62-CT/TW về công tác người Hoa trong tình hình mới. Thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước, đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), lần thứ VII (1991), Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định 72-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 13-3-1990 về Một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi, kinh tế, xã hội vùng dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc; bộ mặt vùng dân tộc, miền núi có nhiều thay đổi; nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá; đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao; các giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc được bảo tồn và phát huy; an ninh, chính trị ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Điều đó tạo tiền đề cho thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.1.4. Những chuyển biến tư duy nhận thức của Đảng về thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về vấn đề dân tộc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng khẳng định: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh [19, tr.125-126]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đã phát triển thêm 3 vấn đề sau đây về phương diện lý luận, tạo cơ sở cho đổi mới nội dung và tiến trình chính sách: - Xác định nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo bao trùm cho chính sách dân tộc là: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bình đẳng là 54 tộc người đều có quyền ngang nhau trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là vấn đề bình đẳng thuộc phạm trù nhân quyền và dân quyền, không bị lệ thuộc vào dân số lớn hay dân số ít. Đoàn kết là gắn bó, cố kết thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh chung trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó khác biệt với hành động chia rẽ, xung đột, mà các thế lực thù địch thường lợi dụng để làm suy yếu sức mạnh dân tộc. Tương trợ giữa các dân tộc là hoạt động hỗ trợ, tương liên giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, trong nội bộ các dân tộc thiểu số. Đó là quan hệ tương hỗ, không phải quan hệ một chiều, trong đó các dân tộc thiểu số bao giờ cũng được chiếu cố, ưu tiên do thiếu cơ hội phát triển khi gặp khó khăn của điều kiện địa lý, rào cản của ngôn ngữ tộc người, thách thức của trình độ phát triển thấp hơn mặt bằng trình độ chung. Các mặt tương trợ, ưu tiên, chiếu cố đó phải được thể chế hóa thành luật pháp, thành cơ chế cụ thể trong phân bổ các nguồn lực cho phát triển, nhất là ở những mặt đảm bảo cho đồng bào các dân tộc có cơ hội. - Đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng thành luật pháp - vấn đề cơ bản của chính sách, nhất là xây dựng Luật dân tộc. Chỉ có chuyển tải được toàn bộ tư tưởng, quan điểm thành pháp luật thì mới bắt buộc thực thi trên quy mô lớn, đảm bảo cho quyền của các dân tộc được ghi nhận về mặt lập hiến và lập pháp. - Đặt ra 3 mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực cơ bản của phát triển xã hội tộc người, thực chất là ba trụ cột của vấn đề dân tộc: sinh kế và đời sống kinh tế tộc người; dân trí - văn hóa - xã hội; hệ thống chính trị và nguồn nhân lực. Đảm bảo cho các mục tiêu này trở thành hiện thực, đòi hỏi chính sách dân tộc không còn chỉ là sự ghi nhận về mặt lập pháp, mà phải chuyển thành các chương trình, dự án với phân bổ nguồn lực rõ ràng, xác định địa chỉ cần đến và đích cần đạt được. Đây là cơ sở để từ sau năm 1996, nhà nước đã xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng Đông Bắc nói riêng. Đại hội VIII của Đảng (6/1996) không chỉ nêu lên quan điểm chỉ đạo, mà ph...g X X Mông X X Dao X X X X Sán Chay X X X Giáy X X La Chí X Phù Lá X Lô Lô X X Bố Y X Cơ Lao X Ngái X X X X Pu Péo X Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 [1] Phụ lục 3 MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (1996 - 2010) Năm Tên văn bản 1996 Chỉ thị 393 - TTg ngày 10/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi Chỉ thị số 23-CT-/TW của Bộ Chính trị ngày 29/11/1997 về lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1998 Quyết định số 02/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/1/1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Đông Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hoá - thông tin ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số 1999 Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12//1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa 2001 Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/4/2001 về phát triển kinh tế cửa khẩu Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/12/2001 về việc phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, thời kỳ 2001 - 2005 2002 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tháng 10/2002 về chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và người dân tộc thiểu số 2003 Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc 2004 Nghị quyết sô 37/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 01/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2010 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngèo, đời sống khó khăn Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/11/2004 về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi 2005 Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạhc ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung đến năm 2010 Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú 2006 Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) Quyết định số 975/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/7/2006 về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi vùng đặc biệt khó khăn Quyết định số 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24//8/2006 về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 2007 Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo 2008 Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 Quyết định số 289/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/3/2008 về các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo 2009 Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/8/2009 về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn Nguồn: Tổng hợp từ cuốn sách Hệ thống các văn bản chính sách dân tộc và miền núi, tập II về kinh tế - xã hội [86] và trang web: [45]Phụ lục 4 THU NHẬP BÌNH QUÂN MỘT NGƯỜI MỘT THÁNG PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG, 1996 - 1999 Đơn vị tính: nghìn đồng TT Tỉnh 1996 1999 1999 so với 1996 (%) 1 Đồng Bằng sông Hồng 223,3 280,3 125,53 2 Bắc Trung Bộ 174,1 212,4 122,0 3 Duyên Hải Nam Trung Bộ 194,7 252,8 129,8 4 Tây Nguyên 265,6 344,7 129,8 5 Đông Nam Bộ 378,1 527,8 139,6 6 Đồng Bằng Sông Cửu Long 242,3 342,1 141,2 7 Tây Bắc và Đông Bắc 173,80 210,00 120,83 Hà Giang 142,73 198,70 139,21 Cao Bằng 185,93 230,50 123,97 Lạng Sơn 186,96 243,00 129,97 Quảng Ninh 299,02 353,00 118,05 Nguồn: Tổng cục Thống kê [65, tr.1909-1910] Phụ lục 5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KẾT CẤU HẠ TẦNG CÁC XÃ KHU VỰC NÔNG THÔN MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM NĂM 1998, 1999, 2000 Đơn vị: xã Điện Đường ô tô đến trung tâm xã Trường Tiểu học Trường Trung học cơ sở Trạm xá 1998 2000 1998 2000 1998 2000 1999 2000 1998 2000 Hà Giang 124 135 141 178 174 174 90 114 178 178 Cao Bằng 83 126 135 159 177 175 111 113 173 175 Lạng Sơn 129 155 206 206 194 206 146 146 145 145 Quảng Ninh 100 104 125 126 132 133 108 108 133 133 Nguồn: Tổng cục Thống kê [65, tr.1013] Phụ lục 6 DANH SÁCH 62 HUYỆN NGHÈO NHẤT TRÊN CẢ NƯỚC THEO NGHỊ QUYẾT 30a/2008/NQ-CP Tỉnh Số huyện nghèo Tên huyện Hà Giang 6 Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần Cao Bằng 5 Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Hạ Lang Lào Cai 3 Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà Yên Bái 2 Mù Cang Chải, Trạm Tấu Bắc Kạn 2 Ba Bể, Pác Nặm Bắc Giang 1 Sơn Đông Phú Thọ 1 Tân Sơn Sơn La 5 Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai Lai Châu 5 Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Yêu, Than Uyên Điện Biên 4 Điện Biên Đông, Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Ảng Thanh Hóa 7 Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Bá Thước Nghệ An 3 Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong Quảng Bình 1 Minh Hóa Quảng Trị 1 Đa Krông Quảng Ngãi 6 Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà, Ba Tơ Quảng Nam 3 Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn Bình Định 3 An Lão, Vĩnh Thanh, Vân Canh Ninh Thuận 1 Bác Ái Kon Tum 2 Tu Mơ Nông, Kon Plông Lâm Đồng 1 Đam Rông Nguồn: Uỷ ban Dân tộc [89] Phụ lục 7 KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 640/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) STT Tỉnh/Thành phố Hộ nghèo Hộ cận nghèo Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Cả nước 3.055.565 14,20 1,612,381 7,49 I Miền núi Đông Bắc 581.559 24,62 227.496 9,63 1 Hà Giang 63.461 41,80 21.282 14,02 2 Tuyên Quang 63.404 34,83 20.666 11,35 3 Cao Bằng 44.233 38,06 7.854 6,76 4 Lạng Sơn 51.129 28,34 22.806 12,64 5 Thái Nguyên 58.791 20,57 30.391 10,63 6 Bắc Giang 78.389 19,61 35.385 8,85 7 Lào Cai 61.042 43,00 20.127 14,18 8 Yên Bái 44.078 24,23 10.627 5,84 9 Phú Thọ 71.431 20,34 35.194 10,02 10 Quảng Ninh 23.050 7,68 11.280 3,76 11 Bắc Kạn 22.551 32,13 11.884 16,93 II Miền núi Tây Bắc 236.365 39,16 80.118 13,27 12 Sơn La 88.949 38,13 33.551 14,38 13 Điện Biên 51.644 50,01 8.617 8,35 14 Lai Châu 35.566 46,78 8.647 11,37 15 Hòa Bình 60.206 31,51 29.303 15,34 III Đồng bằng sông Hồng 409.823 8,30 261.586 5,30 16 Bắc Ninh 18.975 7,21 14.069 5,35 17 Vĩnh Phúc 27.612 11,05 17.651 7,06 18 Hà Nội 76.707 4,97 37.929 2,46 19 Hải Phòng 31.948 6,55 24.489 5,02 20 Nam Định 54.646 9,95 42.602 7,76 21 Hà Nam 30.176 12,80 18.117 7,69 22 Hải Dương 54.227 10,99 33.038 6,70 23 Hưng Yên 33.575 10,94 20.368 6,64 24 Thái Bình 51.249 9,16 30.625 5,47 25 Ninh Bình 30.708 12,40 22.698 9,17 IV Khu IV cũ 578.007 22,68 343.370 13,47 26 Thanh Hóa 217.191 24,86 120.887 13,84 27 Nghệ An 167.499 23,35 92.395 12,88 28 Hà Tĩnh 83.180 23,91 57.521 16,53 29 Quảng Bình 52.403 25,17 32.529 15,62 30 Quảng Trị 29.731 19,79 22.887 15,23 31 Thừa Thiên - Huế 28.003 11,16 17.151 6,83 V Duyên hải miền Trung 333.250 17,26 208.833 10,82 32 Đà Nẵng 14.884 6,55 10.656 4,70 33 Quảng Nam 90.109 24,18 52.265 14,02 34 Quảng Ngãi 74.606 23,74 31.166 9,92 35 Bình Định 61.711 16,31 33.900 8,96 36 Phú Yên 45.606 19,46 33.473 14,28 37 Khánh Hòa 24.991 9,40 33.360 12,54 38 Ninh Thuận 21.343 15,48 14.013 10,16 VI Tây Nguyên 262.879 22,48 87.860 7,51 39 Gia Lai 79.417 27,56 17.038 5,91 40 Đắk Lắk 81.053 20,82 33.449 8,59 41 Đắk Nông 33.674 29,25 8.063 7,00 42 Kon Tum 34.157 33,36 7.988 7,80 43 Lâm Đồng 34.578 12,60 21.322 7,77 VII Đông Nam Bộ 77.802 2,11 81.213 2,20 44 TP.HCM 157 0,01 18.627 1,02 45 Bình Thuận 24.286 9,09 12.844 4,81 46 Tây Ninh 13.984 5,25 9.565 3,59 47 Bình Phước 20.498 9,29 12.417 5,63 48 Bình Dương 115 0,05 172 0,07 49 Đồng Nai 9.332 1,45 20.417 3,18 50 Bà Rịa-Vũng Tàu 9.430 4,35 7.171 3,31 VIII Đồng bằng sông Cửu Long 575.880 13,48 321.905 7,53 51 Long An 25.958 7,16 18.508 5,11 52 Đồng Tháp 65.104 15,73 33.143 8,01 53 An Giang 48.622 9,28 28.571 5,45 54 Tiền Giang 48.135 10,96 21.996 5,01 55 Bến Tre 55.932 15,58 23.318 6,50 56 Vĩnh Long 27.242 10,23 16.423 6,17 57 Trà Vinh 58.110 23,62 29.852 12,13 58 Hậu Giang 42.992 22,80 23.466 12,44 59 Cần Thơ 22.975 7,84 18.820 6,43 60 Sóc Trăng 75.639 24,31 43.789 14,07 61 Kiên Giang 34.973 8,84 24.932 6,30 62 Bạc Liêu 36.054 18,64 21.944 11,35 63 Cà Mau 34.144 12,14 17.143 6,09 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [46] Phụ lục 8 DANH SÁCH CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÀ CÁC XÃ BIÊN GIỚI NĂM 2000 (CHƯƠNG TRÌNH 135 - GIAI ĐOẠN I) (Kèm theo Quyết định số 1232/1999/ QĐ-TTg ngày 24/12/1999) TT Tỉnh Thuộc diện ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư Ngân sách địa phương đầu tư Các xã đặc biệt khó khăn Các xã biên giới Tổng 284 1.062 144 124 1 Hà Giang 125 3 2 Cao Bằng 106 7 3 Bắc Kạn 84 4 Tuyên Quang 51 5 Lạng Sơn 80 5 6 Quảng Ninh 10 25 7 Lai Châu 93 9 8 Sơn La 60 7 9 Lào Cai 120 7 10 Yên Bái 61 11 Hoà Bình 60 12 Bắc Giang 35 13 Thái Nguyên 18 14 Phú Thọ 40 15 Vĩnh Phúc 2 16 Hải Phòng 3 17 Ninh Bình 3 18 Thanh Hoá 82 19 Nghệ An 99 1 20 Hà Tĩnh 14 3 21 Quảng Bình 25 22 Quảng Trị 19 5 23 Thừa Thiên Huế 18 2 24 Quảng Nam 55 25 Quảng Ngãi 43 26 Bình Định 22 27 Phú Yên 10 28 Khánh Hoà 14 29 Ninh Thuận 15 30 Bình Thuận 13 31 Kon Tum 26 5 32 Gia Lai 56 33 Đắk Lắk 33 5 34 Lâm Đồng 35 35 Bình Phước 22 7 36 Trà Vinh 25 37 Sóc Trăng 33 38 Bạc Liêu 19 39 Đồng Nai 16 40 Vĩnh Long 3 41 Cần Thơ 2 42 Bình Dương 1 43 Bà Rịa Vũng Tàu 9 44 Tây Ninh 19 45 Long An 19 46 Đồng Tháp 8 47 An Giang 19 6 48 Kiên Giang 3 30 49 Cà Mau 15 Nguồn: Uỷ ban Dân tộc [88] Phụ lục 9 TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC XÃ ĐĂC BIỆT KHÓ KHĂN VÀO DIỆN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 (Ban hành kèm theo quyết định 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tỉnh Tổng số xã Phân loại vốn đầu tư Ghi chú Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư Ngân sách địa phương đầu tư 1 Hà Giang 112 112 2 Cao Bằng 106 106 3 Lai Châu 64 64 4 Điện Biên 59 59 Bổ sung 9 xã chia tách 5 Sơn La 59 59 6 Bắc Kạn 70 70 7 Lào Cai 81 81 8 Tuyên Quang 27 27 9 Lạng Sơn 68 68 10 Yên Bái 53 53 11 Hòa Bình 67 67 12 Bắc Giang 27 27 13 Thái Nguyên 41 41 14 Phú Thọ 30 30 15 Quảng Ninh 27 8 19 16 Vĩnh Phúc 3 3 17 Thanh Hoá 75 75 18 Nghệ An 80 80 19 Hà Tĩnh 18 18 20 Quảng Bình 29 29 21 Quảng Trị 27 27 22 Thừa Thiên Huế 16 16 23 Quảng Nam 53 53 24 Quảng Ngãi 43 43 25 Khánh Hòa 5 0 5 26 Bình Định 17 17 27 Phú Yên 11 11 28 Ninh Thuận 13 13 29 Bình Thuận 12 12 30 Kon Tum 48 48 31 Gia Lai 53 53 Bổ sung 1 xã chia tách 32 Đắk Lắk 23 23 33 Đắk Nông 10 10 34 Lâm Đồng 32 32 35 Bình Phước 20 20 36 Tây Ninh 15 15 37 Trà Vinh 25 25 38 Sóc Trăng 38 38 39 Bạc Liêu 14 14 40 Vĩnh Long 2 0 2 41 An Giang 11 5 6 42 Kiên Giang 27 5 22 Bổ sung 2 xã chia tách 43 Long An 19 19 44 Đồng Tháp 5 5 45 Cà Mau 9 0 9 Tổng cộng 1644 1581 63 Nguồn: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [8]Phụ lục 10 DANH SÁCH XÃ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) TT Tỉnh/Huyện Tên xã Phân loại ngân sách Trung ương Địa phương Tổng số cả nước 71 60 11 1 Hà Giang 3 3 0 1. Vị Xuyên Ngọc Linh x Phong Quang x 2. Xín Mần Tả Nhìu x 2 Quảng Ninh 3 0 3 Ba Chẽ Đạp Thanh x Thanh Lâm x Thanh Sơn x Nguồn: Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ [44] Phụ lục 11 TỶ LỆ DI CƯ GIỮA CÁC VÙNG TRONG 5 NĂM TRƯỚC THỜI ĐIỂM TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ NĂM 1999 (1994 - 1999) Tổng số dân từ 5 tuổi trở lên (người) Tỷ lệ nhập cư (%o) Tỷ lệ xuất cư (%o) Tỷ lệ di cư thuần tuý (%o) Tổng số Tr. đó: Nữ Tổng số TĐ: Nữ Tổng số TĐ: Nữ Tổng số TĐ: Nữ Cả nước 69058547 35325092 29,0 28,3 29,0 28,3 Đồng bằng sông Hồng 13592395 6995517 18,9 16,8 29,9 27,7 -11,0 -10,9 Đông Bắc 9806289 4974857 13,4 12,5 25,6 23,0 -12,1 -10,6 Tây Bắc 1966849 986753 12,8 12,2 14,3 13,3 -1,5 -1,1 Bắc Trung Bộ 8948046 4587774 7,1 5,8 37,3 37,8 -30,2 -32,1 Duyên hải Nam Trung Bộ 5848801 3013432 19,1 18,9 32,1 32,0 -13,1 -13,1 Tây Nguyên 2624553 1302171 94,7 90,5 19,1 17,3 75,6 73,3 Đông Nam Bộ 11490916 5879680 80,2 82,4 27,9 26,3 52,3 56,1 Đồng bằng sông Cửu Long 14780698 7584908 16,4 16,2 28,6 30,3 -12,2 -14,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê [64, tr.1] Phụ lục 12 KẾT QUẢ TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 1999 - 2005 Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Đơn vị tính: Triệu đồng TT Hợp phần Tỉnh DA Xây dựng kết cấu hạ tầng DA xây dựng trung tâm cụm xã DA hỗ trợ ổn định và phát triển sản xuất DA bố trí dân cư DA đào tạo cán bộ xã 1 Hà Giang 426.150 88.841,7 10.800 7.400,9 7.458,7 2 Cao Bằng 512.112 127.302 10.370 10.097,4 4.045 3 Lạng Sơn 280.629 38.612 27.681 14.245 1.694 4 Quảng Ninh 59.949,84 6.894,06 2.739,82 6.320,07 784 Tổng 1.278.840,84 261.649,76 51.590,82 38.063,37 13.981,7 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Uỷ Ban nhân dân các tỉnh Hà Giang [56],Cao Bằng [79], Lạng Sơn [99], Quảng Ninh [108] Phụ lục 13 KẾT QUẢ TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Đơn vị tính: Triệu đồng STT Hợp phần Tỉnh DA cơ sở hạ tầng DA hỗ trợ phát triển sản xuất DA đào tạo cán bộ xã DA trợ giúp pháp lý 1 Cao Bằng 527.050 123.021 35.623,485 36.277,92 2 Hà Giang 528.572 121.650 35.365 115.137,7 3 Lạng Sơn 294.750 70.030 17.935 62.278,3 4 Quảng Ninh 106.594 26.325 7.029 20.500 Tổng 1.456.966 341.026 95.952,485 234.193,92 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Uỷ Ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng [83], Hà Giang [97], Lạng Sơn [102], Quảng Ninh [111] Phụ lục 14 KẾT QUẢ TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM TT Hợp phần Tỉnh Hỗ trợ nhà ở (Hộ) Hỗ trợ nước sinh hoạt Hỗ trợ đất ở (Hộ) Hỗ trợ đất sản xuất (Hộ) Phân tán (Công trình) Tập trung (Công trình) 1 Cao Bằng 10.911 561 433 506 810 2 Hà Giang 17.396 9.707 241 16.114 3 Lạng Sơn 9.116 9.254 82 1.870 2.449 4 Quảng Ninh 968 4.436 106 101 763 Tổng 38.391 23.958 862 2.477 20.136 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Uỷ Ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng [80], Hà Giang [93], Lạng Sơn [100], Quảng Ninh [105] Phụ lục 15 THỰC TRẠNG HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐI HỌC THEO CHÍNH SÁCH CỬ TUYỂN Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 - 2010 Đơn vị tính: người TT Năm Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng 1 Hà Giang 57 57 60 61 57 114 406 2 Lạng Sơn 39 40 50 52 40 30 251 3 Quảng Ninh 27 38 30 42 30 07 174 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Uỷ ban nhân dân các tỉnh Hà Giang [96], Lạng Sơn [58], Quảng Ninh [103], [104], [107], [110] Phụ lục 16 DIỄN BIẾN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG Ở VÙNG MIỀN NÚI, DÂN TỘC Đơn vị tính: đồng/ tháng, % Vùng 1999 2002 2004 2004/1999 Đông Bắc 242.3 268.8 379.9 +56,8 Tây Bắc 177.6 197 265.7 +49,6 Bắc Trung Bộ 212.4 235.4 317.1 +49,3 Tây Nguyên 344.7 244 390.2 +13,2 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006 [67] DIỄN BIẾN TỶ LỆ HỘ NGHÈO Ở VÙNG MIỀN NÚI, DÂN TỘC Đơn vị tính: % Vùng 2002 2004 2004/2002 Đông Bắc 38,4 29,4 -9,0 Tây Bắc 68,0 58,6 -9,4 Bắc Trung Bắc 43,9 31,9 -12,0 Tây Nguyên 51,8 33,1 18,7 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006 [67] Phụ lục 17 CHÍNH PHỦ Số: 02/1998/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 1998 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ  Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại công văn số 3202 BKH/HĐTĐ ngày 31 tháng 5 năm 1997. QUYẾT ĐỊNH  Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc đến năm 2010 gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh với những nội dung chính như sau: I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU      1. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt khoảng trên 10%/năm, trong đó thời kỳ từ nay đến năm 2000 khoảng 10% để đạt mục tiêu GDP/người năm 2000 bằng khoảng 1,6 lần so với năm 1994 và năm 2010 bằng khoảng 2,5 lần so với năm 2000. Đảm bảo hài hòa quan hệ giữa phát triển nhanh, hiệu quả và lâu bền, thực hiện cơ bản xóa đói trước năm 2000, giảm 30 - 40% hộ nghèo so với hiện nay.     2. Sau năm 2000 hầu hết các tỉnh phấn đấu tự cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn; tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đến năm 2000 tỷ lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế đạt khoảng 12 - 13% GDP và đến năm 2010 đạt khoảng 18 - 20% GDP.     3. Giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ 22 - 23%/năm trong cả giai đoạn từ nay đến năm 2010. Giá trị xuất khẩu của vùng Đông Bắc chiếm khoảng 4% so với cả nước vào năm 2010.     4. Năm 2010 cơ bản hoàn thành công tác định canh, định cư.     5. Nâng cao dân trí và thể lực của nhân dân; đảm bảo cuộc sống văn hóa, tinh thần ngày càng cao và lối sống ngày càng văn minh trong nhân dân. Giảm tối đa các bệnh dịch và các bệnh nguy hiểm như sốt rét, bướu cổ, trẻ em suy dinh dưỡng và các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, nghiện hút, tiêm chích ma túy, mại dâm...     6. Khôi phục và cải thiện môi trường; nâng tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích tự nhiên từ 22,8% hiện nay lên 60% vào năm 2010 (tính cả cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả); bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, nhất là ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, các hải cảng, khu du lịch.     7. Phối hợp với các lực lượng của Trung ương giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia trên đất liền và vùng biển, góp phần tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình phát triển của vùng và cả nước.   II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI      1. Về phát triển công nghiệp     - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 14 - 15%/ năm.     - Hình thành các ngành hoặc sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó một số là mũi nhọn dựa trên các lợi thế về nguyên liệu và thị trường như: công nghiệp khai thác, tuyển quặng và tinh chế khoáng sản (than, sắt, kim loại mầu); công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm, hải sản; công nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí; nhiệt điện và thủy điện vừa và nhỏ; công nghiệp phân bón, hóa chất; công nghiệp hàng tiêu dùng.     - Cải tạo và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời từng bước cải tạo các điều kiện về cơ sở hạ tầng để hình thành một số khu công nghiệp mới. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.     - Duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu cao.     2. Về phát triển nông nghiệp     - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp cả thời kỳ 1996 - 2010 khoảng 4%.     - Đổi mới cơ cấu nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa (giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm); phát triển lương thực theo hướng thâm canh để giải quyết với mức cho phép nhu cầu tại chỗ. Phát triển mạnh các vùng cây tập trung tạo hàng hóa lớn. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Chú trọng phát triển các vùng cây đặc sản.     - Đổi mới hệ giống và tạo đủ giống cây trồng, vật nuôi, đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, kể cả khâu sau thu hoạch.     3. Về phát triển lâm nghiệp     - Phát triển lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa, thực hiện chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng mới và giữ gìn môi trường, sinh thái.     - Đổi mới giống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường về lâm sản.     - Xây dựng các vùng nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, quế, hồi...     4. Các ngành dịch vụ     - Ngành Thương mại cần được phát triển mạnh để chuyển sang kinh tế hàng hóa. Đến năm 2000 GDP ngành Thương mại phấn đấu đạt tỷ trọng 9% so với tổng GDP và 21,6% so với GDP các ngành dịch vụ..., năm 2010 đạt 13% so với tổng GDP và 26% so với GDP với các ngành dịch vụ. Đẩy mạnh xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc. Coi trọng nhập thiết bị máy móc vật tư cho sản xuất. Phát triển mạnh hệ thống các trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển thương nghiệp vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Khuyến khích tối đa đối với các loại đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để khắc phục khoảng cách đối với các vùng khác.     - Du lịch: Phát triển mạnh du lịch để nâng tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP của vùng đạt 6% năm 2000 và 10% năm 2010. Phát triển mạnh du lịch biển, xây dựng một số khu, cụm du lịch, tuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ngành du lịch.     - Phát triển các loại hình dịch vụ khác như vận tải quá cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, thông tin liên lạc...     - Đẩy mạnh phát triển các vùng cửa khẩu, tạo cơ sở nâng cao khả năng chuyển tải quá cảnh bằng đường sắt, đường bộ.     5. Về phát triển các lĩnh vực xã hội     - Giáo dục - đào tạo: Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng cao biên giới, hải đảo. Đa dạng hóa loại hình giáo dục nhằm thu hút ngày càng nhiều trẻ em đến tuổi đi học tới trường, lớp.     - Y tế: tăng cường điều kiện vật chất cho các cơ sở y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám và chữa bệnh có chất lượng, giảm hẳn tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Đến năm 2000 khống chế được bệnh sốt rét, thanh toán bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các hậu quả do thiếu iốt. Trước năm 2010 hoàn thành xóa xã trắng về cơ sở y tế.     - Văn hóa thông tin - phát thanh truyền hình: thời kỳ từ nay đến năm 2000 phấn đấu các tỉnh trong vùng đều có trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa - thể thao, có bảo tàng hoàn chỉnh, xây dựng đài phát thanh và truyền hình theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.     Coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, thời kỳ 2001 - 2010 phấn đấu đáp ứng các nhu cầu nghe, nhìn của nhân dân trong vùng ở mức độ trung bình so với cả nước.     6. Phát triển kết cấu hạ tầng     Phát triển kết cấu hạ tầng then chốt phải được ưu tiên và đi trước một bước. Tập trung phát triển mạng lưới giao thông. Ngoài việc thực hiện chương trình giao thông năm 2000 của Bộ Giao thông vận tải, cần tiếp tục nâng cấp các Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 1, Quốc lộ 70. Ngoài ra, trước năm 2005 khôi phục và nâng cấp các đường vành đai Quốc lộ 4, N1, N2 để tạo ra mạng lưới đường hoàn chỉnh cho cả vùng Đông - Bắc. Đến năm 2000 đạt 70% và năm 2010 đạt 90% số xã có điện. Từng bước xây dựng hệ thống thủy lợi cho sản xuất và hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện lỵ, các khu công nghiệp, cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, chú ý khu vực vùng cao đồng bào dân tộc. Phát triển mạng thông tin bưu chính - viễn thông đến năm 2000 phấn đấu đạt 75% và năm 2010 đạt 100% số xã có máy điện thoại.     7. Về môi trường     Vấn đề môi trường phải được coi trọng song song với phát triển kinh tế - xã hội: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ưu tiên khu vực đầu nguồn, nơi có yêu cầu phòng hộ; chống ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước, giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt môi trường khu vực ven biển, các đô thị, các trung tâm khu công nghiệp và khu vực khai thác than Quảng Ninh cũng như các khu vực khai thác khoáng sản khác.     8. Về an ninh - quốc phòng     Củng cố, xây dựng phòng tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo vững mạnh, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh. Kết hợp với xây dựng kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trên địa bàn vùng Đông - Bắc. III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU     1. Để thực hiện Quy hoạch phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông - Bắc. Phải thể hiện và cụ thể hóa các phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Quy hoạch trong các kế hoạch 5 năm, hàng năm trên địa bàn từng tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bằng các chương trình phát triển và các dự án đầu tư cụ thể. Các khu vực cần được ưu tiên phát triển là: Hệ thống đô thị, các tuyến hành lang kinh tế, hành lang biên giới, nông thôn (đặc biệt khu vực nông thôn vùng núi cao và hải đảo).     Đối với các tỉnh có biên giới Quốc gia, cần đẩy mạnh phát triển các khu vực cửa khẩu, xây dựng các cửa khẩu thành trung tâm giao lưu kinh tế và thương mại. Đồng thời cần quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất cho các đồn, trạm biên phòng để tạo điều kiện cho việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới. Cần nghiên cứu lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu đẩy mạnh phát triển các khu vực vùng cao, biên giới, các khu vực có khó khăn đặc biệt. Việc này cần phải được phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến các tỉnh để bảo đảm đồng bộ và tập trung, phát huy hiệu quả của các chương trình.     2. Cụ thể hóa các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và môi trường, mở rộng thị trường bằng các cơ chế chính sách phù hợp với các đặc điểm của vùng và đặc điểm của từng tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã nêu trong Quy hoạch.     3. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần rà soát kỹ hệ thống các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc, danh mục các dự án đầu tư và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho hợp lý để đưa dần vào kế hoạch hàng năm của các tỉnh. Đối với các xã, huyện vùng cao biên giới, vừa là vùng núi có nhiều khó khăn, vừa là vùng trọng điểm an ninh, cần có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể để có giải pháp tập trung cao độ để tạo bước đi trong giai đoạn trước mắt và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.     Điều 2. Các Bộ, ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông Bắc phải có kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án trong phạm vi chỉ đạo của Bộ, ngành và tỉnh mình theo các mục tiêu và định hướng phát triển đã nêu trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch này.     Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông Bắc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành ở Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án đã đề ra.     Điều 3. Trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông Bắc tiến hành tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để bổ sung điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với Quy hoạch chung của cả nước.     Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (Đã ký) Phan Văn Khải  Nguồn: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [7]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_qua_trinh_thuc_hien_chinh_sach_dan_toc_cua_dang_o_mo.doc
  • docDong gop (tieng Anh - Viet) Thuy.doc
  • docTom tat Thuy (nop QD).doc
Tài liệu liên quan