Luận án Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện biên từ năm 2004 đến năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THẮM QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THẮM QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 9.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Am

docx227 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện biên từ năm 2004 đến năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS. Đinh Quang Hải HÀ NỘI, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được khai thác từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng; những phát hiện, kết luận đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. Tác giả luận án MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT An sinh xã hội: ASXH Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN Bảo hiểm y tế: BHYT Bảo hiểm xã hội: BHXH Chủ nghĩa xã hội CNXH Cơ cấu kinh tế: CCKT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH,HĐH Giáo dục và đào tạo GD&ĐT Hội đồng nhân dân: HĐND Khoa học và công nghệ KH&CN Kinh tế - Xã hội: KT-XH Lao động, thương binh và xã hội LĐ-TB&XH Tổng thu nhập của tỉnh: GDRP Ủy ban nhân dân: UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN Xóa đói giảm nghèo: XĐGN DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Lịch sử dân số Điện Biên 42 Bảng 2.2. Hộ đói nghèo tỉnh Điện Biên năm 2004 46 Bảng 2.3. Kết quả thu BHXH giai đoạn 1995 – 2004 47 Biểu đồ 2.1. Quá trình phát triển dân số Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014) 42 Biểu đồ 3.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo nguồn thu 75 Biểu đồ 4.1. Nhận thức của người dân về tác động của chính sách ASXH 143 Sơ đồ 3.1: Hệ thống an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên 100 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài An sinh xã hội được coi là sản phẩm của xã hội tiến bộ, có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người, góp phần lành mạnh hóa xã hội và phát triển bền vững đất nước. ASXH đã trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi nước và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống ASXH ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong việc góp phần ổn định đời sống của người lao động; Đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội; Làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước thông qua các hoạt động bảo hiểm đối với người lao động; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, vùng giàu và vùng nghèo, hướng tới đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và đảm bảo ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [68, tr.57]. Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, được chia tách từ tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh: Lai Châu và Điện Biên theo phê chuẩn của Quốc hội khóa X ngày 26/11/2003. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Điện Biên có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới. Song điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Điện Biên gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi dốc, hiểm trở, chia cắt mạnh, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất; kinh tế chậm phát triển, trong khi tỷ lệ người DTTS chiếm đa số (85%), trình độ dân trí và đời sống người dân trong tỉnh vẫn luôn ở mức thấp so với cả nước, nhất là ở khu vực vùng cao, biên giới. Vì vậy, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, thực hiện chính sách ASXH trở thành nhiệm vụ chiến lược của tỉnh Điện Biên. Được sự quan tâm của Đảng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 đã đạt được những thành tựu quan trọng, không chỉ góp phần ổn định và cải thiện đời sống dân cư, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dân chủ, công bằng trong cộng đồng, an toàn trong xã hội và an ninh quốc phòng trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác ASXH của tỉnh Điện Biên trên thực tế vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập, khó khăn và bộc lộ nhiều mặt còn hạn chế cả từ chủ trương đến tổ chức chỉ đạo, thực hiện. Nhiều chỉ số về ASXH của tỉnh còn thấp hơn so với khu vực và thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước. Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về ASXH của tỉnh Điện Biên để thấy được những ưu điểm,thành tựu và cả những tồn tại, hạn chế của quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ đó rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp cho Đảng bộ tỉnh Điện Biên có thêm tài liệu tham khảo về chính sách ASXH và quá trình thực hiện chính sách đó, góp phần cung cấp thêm về lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là ASXH trong tỉnh, trong khu vực Tây Bắc và cả nước. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014” làm luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng rõ quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên sau 10 năm thành lập tỉnh (2004 - 2014), nhằm đúc kết những kinh nghiệm, góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên ngày càng hoàn thiện tốt hơn chính sách và thực hiện chính sách ASXH trong tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, Hệ thống hóa và tổng quan tình hình nghiên cứu về ASXH và thực hiện chính sách ASXH của các công trình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và trên thế giới, rút ra các kết luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác ASXH. Hai là, phân tích bối cảnh lịch sử và chỉ rõ những yếu tố tác động đến ASXH và thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên. Ba là, Trình bày thực trạng quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 trên 6 trụ cột: Xóa đói giảm nghèo; Giải quyết việc làm; Chính sách đối với người có công; Bảo hiểm xã hội; Bảo trợ xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản. Bốn là, đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên; rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm strong quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về quá trình tỉnh Điện Biên thực hiện các nội dung chủ yếu của chính sách ASXH từ năm 2004 đến năm 2014 bao gồm 6 trụ cột: 1) Xóa đói giảm nghèo; 2) Giải quyết việc làm; 3) Chính sách đối với người có công; 4) Bảo hiểm xã hội; 5) Bảo trợ xã hội, 6) Đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân. Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Ngoài ra, luận án mở rộng thêm nghiên cứu một số điểm chủ yếu về ASXH ở một số tỉnh Tây Bắc để đối chiếu, so sánh với kết quả thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên. Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ năm 2004 là năm tỉnh Điện Biên được thành lập, đến năm 2014 là thời gian tỉnh Điện Biên tiến hành tổng kết 10 năm thành lập tỉnh (2004 - 2014). Tuy nhiên, để có cơ sở phân tích và nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, luận án cũng đề cập khái quát thực trạng ASXH ở Điện Biên trước năm 2004 và sau năm 2014. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về chính sách xã hội và ASXH nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, phỏng vấn, so sánh đối chiếu để giải quyết các nhiệm vụ của luận án. - Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phân kỳ thời gian, làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách ASXH theo diễn tiến thời gian. - Phương pháp logic để kết hợp với phương pháp lịch sử làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Điện Biên thực hiện chính sách ASXH trên cơ sở sâu chuỗi các sự kiện lịch sử và liên kết nội dung các văn bản về thực hiện chính sách ASXH; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình thực hiện chính sách ASXH ở Điện Biên. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê nhằm sử dụng làm rõ quá trình tổ chức thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh kết quả thực hiện chính sách ASXH tỉnh Điện Biên giữa các năm và trong mỗi giai đoạn 5 năm và so với một số tỉnh trong khu vực có nét tương đồng. - Luận án cũng sử dụng phương pháp điền dã, điều tra khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu để bổ sung, thẩm định, đối chiếu tư liệu thực tế, làm rõ hơn các kết quả thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên. 4.3. Nguồn tài liệu Luận án tham khảo, sử dụng kết hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau: Nguồn tư liệu lưu trữ: Ở các cơ quan lưu trữ trung ương (Trung tâm lưu trữ Quốc gia III), cơ quan lưu trữ địa phương như: phòng lưu trữ tỉnh Điện Biên, lưu trữ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên, lưu trữ sở LĐ-TB&XH, sở Tài Chính, BHXH tỉnh Điện Biên, Mặt trận tổ quốc, Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên. Nguồn tài liệu tham khảo gồm: sách, bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, bài kỷ yếu hội thảo khoa học, các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài luận án. Nguồn tài liệu giúp nghiên cứu sinh nắm được lý luận, thực tiễn ASXH trong và ngoài nước, giúp nghiên cứu sinh những quan điểm, những kiến thức thực tiễn về ASXH để đối chiếu, so sánh với những kết quả nghiên cứu của luận án. Tài liệu lịch sử địa phương do khảo sát thực tế, điền dã tại các địa phương ở Điện Biên và một số tỉnh vùng Tây Bắc để bổ sung cho thiếu xót của tài liệu thành văn. Đóng góp mới của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến 2014. - Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách ASXH của tỉnh Điện Biên, góp phần khẳng định vai trò của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ chính quyền, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân tỉnh Điện Biên trong việc thực hiện ASXH ở địa phương. - Luận án phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế của quá trình thực hiện chính sách ASXH ở tỉnh Điện Biên, trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án rút ra một số đặc điểm và kinh nghiệm trong việc hoạch định chủ trương, chính sách và triển khai thực hiện chính sách ASXH. - Luận án còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, học tập về lịch sử ASXH ở tỉnh Điện Biên. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận án cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những yếu tố tác động đến ASXH ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014. Chương 3: Tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện chính sách ASXH từ năm 2004 đến năm 2014. Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở nước ngoài Điểm mốc đánh dấu sự hình thành ASXH là cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ thứ XIX. Cuộc cách mạng này đã khiến cuộc sống của người lao động gắn chặt với thu nhập do bán sức lao động đem lại. Cùng với nó là những rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống, như ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, thiên tai hoặc do tuổi già sức yếu, v.v... Trước tình hình lo ngại đó, một số nước đã khuyến khích các hoạt động tương thân tương ái lẫn nhau, kêu gọi người lao động tự tiết kiệm phòng khi có biến cố hoặc thực hiện trợ cấp đối với những người làm công ăn lương... và từ đó, thuật ngữ “an sinh xã hội” được ra đời. Các tổ chức Quốc tế, như: Tổ chức nhân đạo quốc tế (HIS); Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH); Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC); Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); ... đã nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản mang tính quốc tế như các đạo luật, hiến chương, tuyên ngôn, các cam kết quốc tế,... liên quan đến việc hình thành chính sách và hỗ trợ chính sách ASXH. Công trình nghiên cứu đầu tiên được đánh dấu bằng Đạo luật ASXH (Social Security) ban hành năm 1935 tại Mỹ. Đây là Đạo luật ASXH trên thế giới được đúc kết từ nhiều nghiên cứu khoa học rất công phu của nhiều nước trên các châu lục. Đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ người già, chế độ tử tuất, khuyết tật và trợ cấp thất nghiệp. Từ đó, thuật ngữ ASXH cũng chính thức được sử dụng rộng rãi. Tiếp đến, là các nghiên cứu được thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương (1941) và Tuyên ngôn Nhân quyền do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 cũng như trong các công ước, cam kết quốc tế khác. ASXH nhanh chóng được các nước trên thế giới thừa nhận là một trong những quyền con người: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người” (Tuyên ngôn nhân quyền 1948). Theo đó, ASXH tiếp tục thu hút sự nghiên cứu ngày càng sâu sắc hơn. Điển hình như: Tác giả Richardson, J. Henry (1960), trong cuốn: “Các khía cạnh kinh tế và tài chính của An sinh xã hội - Điều tra Quốc tế [246] đã nêu những lý thuyết cơ bản một số nét về ASXH trong lịch sử và việc cần thiết có một chương trình đảm bảo ASXH ở xã hội công nghiệp. Tác giả đề cập đến nội dung chủ yếu của khái niệm ASXH cùng các cơ sở chính trị, các nguyên lý và biện pháp của nó và nội dung quan hệ của ASXH với BHXH, với tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho công tác trợ cấp hưu trí, sức khoẻ (ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro. Đây là những nội dung rất có giá trị đối với công tác ASXH trong thời điểm cuốn sách ra đời và giá trị của nó vẫn được khẳng định cho đến hiện nay. Các tác giả: Ehtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills và Amartya Sen (1991) với cuốn sách: An sinh xã hội ở các nước đang phát triển [238] đã có những lập luận giải thích thuật ngữ “ASXH” có ý nghĩa rất khác nhau ở các quốc gia kém phát triển và được hiểu chung là XĐGN, đồng thời nêu ra các định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến các mục tiêu, quy định về ASXH cho các nước cụ thể như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ latin và Nam Phi. Nội dung cuốn sách cũng đã tập trung giải thích lý do tại sao nhà nước cần tham gia BHXH, đề ra các tiêu chuẩn khung phúc lợi kinh tế, các thành phần tham gia thực hiện ASXH, đối tượng thụ hưởng ASXH, và các cách thức thực hiện ASXH như thế nào cho phù hợp với các nước đang phát triển. Đây là cuốn sách tham khảo quý giá cho các quốc gia nói chung và các quốc gia đang phát triển nói riêng khi thực hiện các mục tiêu kinh tế đồng thời với công tác ASXH nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Tác giả Ogus, A.I., Barendt, E.M. và Wikeley, N. eds. (2002), với cuốn sánh: Luật An sinh xã hội [245] cung cấp các kiến thức cơ bản về ASXH và chính sách xã hội, ASXH quốc tế như: đối xử bình đẳng và quyền con người; pháp luật ASXH của Liên minh Châu Âu - EU; đóng góp, quản trị các lợi ích; vấn đề việc làm và kháng cáo quyết định, các quy định chung; hỗ trợ thu nhập dựa trên lợi tức phụ cấp của ứng viên; tín dụng thuế của các gia đình và tín dụng thuế cho người khuyết tật; trợ cấp nhà ở và lợi ích về thuế hội đồng; quy định chung cho lợi ích phương tiện thử nghiệm và các khoản tín dụng thuế; các quỹ xã hội; đóng góp dựa trên trợ cấp của ứng viên; quy định theo luật về việc trả lương cho người ốm và người không đủ năng lực làm việc; tiền tử tuất; tiền lương hưu; phúc lợi cho trẻ em; lợi ích cho người tàn tật nặng; lương hưu cho các cựu binh chiến tranh. Đây là cuốn sách tham khảo phục vụ cho các nước khi ban hành về luật ASXH. Tác giả Martin Feldstein (2005), với công trình nghiên cứu “Cải cách cơ cấu của an sinh xã hội” đăng trên Tạp chí Economic Perspectives [244], đã mô tả các hệ thống ASXH hiện tại ở Hoa Kỳ, đồng thời cung cấp một cách tiếp cận khác được thiết kế để giải quyết những thiếu sót của các chương trình ASXH hiện có, tư nhân hóa một phần hệ thống ASXH và giải thích cách chuyển đổi để có thể được thực hiện. Tác giả cũng chỉ ra những lợi ích kinh tế từ các kế hoạch ASXH dựa trên đầu tư. Đây là những quan điểm mới mẻ nhưng cũng rất có giá trị cho quá trình nâng cao chất lượng công tác ASXH. Feldstein là một người ủng hộ tích cực cho cải cách ASXH và là động lực chính đằng sau sáng kiến ​​của Chủ tịch George W. Bush về việc tư nhân hóa một phần hệ thống ASXH ở Mỹ. Tác giả Журавлева Ирина Витальевна (2007), trong cuốn sách nhan đề Trật tự chi trả mới cho người bệnh [242] đã phân tích chế độ chi trả mới cho những người mất khả năng lao động được áp dụng trong luật. Đảm bảo trợ cấp tạm thời mất sức lao động, những người thai sản, sinh đẻ, người hưởng BHXH. Công trình nghiên cứu đã gợi mở nhiều khía cạnh về ASXH trong việc hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người lao động. Tác giả Trần Quang Trung (2008) với công trình: Tác dụng cân bằng về an sinh xã hội [250] đã hướng vào đánh giá tác động cải cách hệ thống ASXH ở các nước đang phát triển cho các đối tượng là người làm việc tại các khu vực công. Nghiên cứu tác động vĩ mô của việc cải cách hệ thống lương hưu cho cán bộ công chức đến hành vi lao động và hiệu quả kinh tế, tác động của những khoản chuyển nhượng tới hành vi lao động của người cao tuổi tại các nước đang phát triển. Đây là tài liệu rất có giá trị cho một nước đang phát triển như Việt Nam trong việc thực hiện ASXH, đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người dân. Các tác giả: Dương Phú Hiệp, Hansjorg Herr, Milka Kazandziska (2012), với cuốn sách Lao động, tiền lương, An sinh xã hội: Một số kinh nghiệm của thế giới [239] do Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Toan biên dịch. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, xu thế phát triển và những thách thức đang đặt ra cho một số nước trên thế giới trong vấn đề lao động, tiền lương và ASXH. Từ các mô hình ASXH của các nhóm nước trên thế giới, các tác giả nên lên những kinh nghiệm để xây dựng hệ thống ASXH ở Việt Nam. Tác giả Đinh Công Tuấn, Đinh Công Hoàng (2013), trong cuốn sách: An sinh xã hội Bắc Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam [170] đã trình bày tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến hệ thống ASXH ở các nước Bắc Âu. Điều chỉnh chính sách ASXH ở một số nước Bắc Âu trong khủng hoảng giai đoạn 2008 - 2011. Công trình cũng dự báo triển vọng ASXH Bắc Âu trong tương lai, tác động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. Tác giả Trần Thị Nhung (2008), trong cuốn sách: Bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản hiện nay [107] đã đề cập đến những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề đảm bảo xã hội và phân tích những thay đổi cơ bản trong môi trường đảm bảo xã hội, trong đó phân tích ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đảm bảo xã hội và việc giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội trong mô hình nhà nước phúc lợi của nền kinh tế thị trường Nhật Bản. Đồng thời phân tích chính sách hưu trí và bảo hiểm việc làm của Nhật Bản theo quá trình lịch sử. Từ đó thấy được tính phức tạp, hướng điều chỉnh và vai trò to lớn của chính sách này. Tác giả cũng đã phân tích các chế độ BHYT và bảo hiểm chăm sóc lâu dài; phân tích sự khác nhau giữa các chế độ BHYT trong mối liên hệ với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và so sánh với một số nước; Vấn đề trợ giúp công cộng và các kiểu dịch vụ phúc lợi xã hội đa dạng. Nội dung chủ yếu của vấn đề này bao gồm những nguyên tắc, cơ chế của trợ giúp công cộng; chương trình trợ giúp công cộng dành cho người nghèo; các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho bà mẹ trẻ em, người tàn tật và người già. Thông qua 226 trang sách, tác giả đã trình bày khái quát về xã hội Nhật Bản và hệ thống đảm bảo xã hội của họ, những thay đổi trong chính sách đảm bảo xã hội để phù hợp với tình hình KT-XH của Nhật Bản. Tác giả Trần Tín Dũng (1997), trong cuốn: Hệ thống hỗ trợ sự phát triển xã hội Trung Quốc [237] đã trình bày về chế độ chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá, BHXH, ASXH của Trung Quốc và nghiên cứu chế độ pháp luật, chính trị ở nước này. Đồng thời nghiên cứu cơ cấu và chức năng văn hoá, giáo dục, tôn giáo, lý luận đạo đức và các hệ thống ASXH ở Trung Quốc. Cuốn sách này cung cấp những thông tin cơ bản về chính sách để hỗ trợ sự phát triển của một số nội dung trong lĩnh vực ASXH ở Trung Quốc.  Tác giả Đặng Đại Tùng (2007), với công trình: Báo cáo cải cách và phát triển ASXH Trung Quốc năm 2005 - 2006 [249], đã tập hợp các báo cáo phát triển và cải cách ASXH như: Chế độ BHXH nông thôn mới thời kì xã hội chủ nghĩa; xây dựng chế độ BHXH nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc. Hoàn thiện chế độ bảo hiểm cho người nông dân có mức thu nhập thấp; chế độ bảo hiểm cho người già ở nông thôn cũng như vấn đề phúc lợi xã hội ở nông thôn Trung Quốc trong thời kỳ hiện nay... Đây là tài liệu tham khảo cho Việt Nam thực hiện chính sách ASXH cho nông dân cũng như vùng nông thôn. Tác giả Đặng Công Thành (2008), trong cuốn sách nhan đề: 30 năm an sinh xã hội Trung Quốc [248] đã nhìn lại và tái hiện lại chế độ ASXH của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa từ nhiều góc độ: cải cách và phát triển chế độ bảo hiểm dưỡng lão, cải cách và phát triển chế độ bảo hiểm khám chữa bệnh, cải cách và phát triển chế độ cứu trợ xã hội... cho hơn 1 tỷ dân Trung Quốc. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị rất cao, đã hệ thống được những vấn đề cốt lõi nhất về ASXH mà Trung Quốc đã làm được trong suốt thời gian vừa qua, đồng thời đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình thực hiện ASXH nói chung. Tác giả Hướng Vận Hoa (2010),  trong cuốn: Nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội khu vực Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao [240], đã khái quát quá trình hình thành và phát triển hệ thống ASXH ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Tác giả cũng đã chỉ ra được sự phát triển của vấn đề ASXH có vai trò rất quan trọng, tác động đến rất nhiều lĩnh vực của đất nước như: lịch sử, chính trị, xã hội và kinh tế ở cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Các công trình nghiên cứu về ASXH ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Bắc Âu, Nga cho thấy chính sách ASXH được hình thành khá sớm, cộng với nền kinh tế phát triển, mức thu nhập cao cho nên hệ thống ASXH rất tốt. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc về hệ thống ASXH, chế độ bảo hiểm ở nông thôn mang đặc sắc Trung Quốc, chế độ bảo hiểm, dưỡng lão, cứu trợ cho 1 tỷ dân cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu để xây dựng và phát triển hệ thống ASXH cho Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam Công trình nghiên cứu về ASXH ở trong nước những năm gần đây rất phong phú và đa dạng. Một mặt, làm rõ những vấn đề lý luận trong công tác ASXH; mặt khác, phản ánh tính bức thiết nhu cầu thực tiễn về ASXH, đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Tiêu biểu là các công trình, như: Nhóm tác giả: Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông - Đồng chủ biên (2016) với cuốn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới [111], trong đó, các tác giả đã dành một phần quan trọng nghiên cứu một số vấn đề lý luận – thực tiễn về văn hóa, xã hội, con người, bàn sâu về những định hướng hoàn thiện chính sách ASXH và phúc lợi xã hội ở nước ta trong giai đoại mới. Các tác giả đã hệ thống và phân tích rõ các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chính sách xã hội và công tác ASXH. Tựu chung là nhằm: Cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người có công, những người không có khả năng lao động, hoặc gặp rủi ro trong cuộc sống. Hệ thống ASXH và phúc lợi phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân. Chính sách xã hội phải đặt ngang tầm với chính sách kinh tế. Xây dựng hệ thống ASXH nhiều tầng nấc, chủ yếu là ưu đãi xã hội, BHXH, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội. Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng chính sách. Gắn ASXH với mục tiêu, động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội. [111, tr. 471-472]. Từ các quan điểm nêu trên, cuốn sách đã phân tích rõ thực trạng hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội ở nước ta; những nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống ASXH và phục lợi xã hội trong điều kiện mới; rút ra một số giải pháp, định hướng hoàn thiện chính sách ASXH ở nước ta trong điều kiện mới. Trong đó, nhấn mạnh phải đổi mới tư duy về hoạch định chính sách ASXH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những tri thức hiện đại về quyền con người và nhân tố con người đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng chương trình an toàn con người thông qua hệ thống chính sách ASXH. Phát huy sức mạnh của các tổ chức xã hội trong công tác ASXH, để tăng cường giải quyết ASXH trong nội bộ nhân dân; [111, tr. 471-472]. Nhóm tác giả: Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông - Đồng chủ biên (2015) với cuốn sách: Ba mươi năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam [91], nghiên cứu một số vấn đề đang được thực tiễn đặt ra liên quan đến công tác “Quản lý quá trình phát triển xã hội ở Việt Nam”, trong đó, nhấn mạnh việc đề cao chính sách ASXH “đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế”. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách ASXH và đặt ra yêu cầu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH toàn diện và đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm; mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn; Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với trình độ phát triển KT-XH, khả năng huy động và cân đối nguồn lực của đất nước, trong từng thời kỳ; ưu tiên những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào DTTS” [91, tr.180] Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (1995) với báo cáo nghiên cứu: Việt Nam - Đánh giá nghèo đói và chiến lược hỗ trợ quốc gia [102], đã phân tích, so sánh, đánh giá tình trạng đói nghèo ở Việt Nam trong những thập niên cuối thế kỷ XX. Đồng thời, phân tích cơ sở dữ liệu về kinh tế vĩ mô và tài chính nhà nước; các chính sách của chính phủ và sự phát triển đất nước, nhất là ở vùng nông thôn để thực hiện các dịch vụ xã hội và mạng lưới bảo trợ xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã đề xuất một số giải pháp để Chính phủ Việt Nam tham khảo, xây dựng hệ thống chính sách ASXH phù hợp với điều kiện của nền KT-XH mà Việt Nam đang trải qua với nhiều thuận lợi và đan xen nhiều khó khăn, thách thức. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyễn Anh, Khuất Thu Hồng (2005), với công trình nghiên cứu (song ngữ Anh - Việt): Bảo trợ xã hội cho những nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam [54], giới thiệu kết quả khảo sát thực nghiệm của viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) Việt Nam. Trong đó, tập trung nghiên cứu về nhu cầu an sinh và bảo trợ xã hội của ba nhóm có yếu tố thiệt thòi là nông dân nghèo, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, người khuyết tật kể cả những người có HIV/AIDS. Cuốn sách được chia làm 5 chương, chương I bàn luận tổng thể về nghèo đói và bảo trợ xã hội. Chương II phân tích các chính sách và chương trình bảo trợ xã hội hiện nay ở Việt Nam. Chương III dành cho những vấn đề nghèo đói ở nông thôn và nhu cầu bảo trợ xã hội của các hộ nông dân nghèo. Chương IV đề cập đến nhu cầu bảo trợ xã hội của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Chương V tập trung xem xét những vấn đề mà người khuyết tật, kể cả những người có HIV/AIDS đang phải đối mặt. Bằng nhiều giải pháp thuyết phục, công trình nghiên cứu đã đưa ra những định hướng bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2006), với công trình: Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam [159], là kết quả nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam. Công trình đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng của các lĩnh vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước bao gồm: điều chỉnh chức năng quản lý của nhà nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đổi mới chính sách công nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, hệ thống ASXH, các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam... Đây là nền tảng quan trọng phát triển toàn diện KT-XH đất nước trong giai đoạn hiện nay.     Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2007, với báo cáo nghiên cứu về bảo trợ xã hội: Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 [106], trình bày các kết quả nghiên cứu về các nguồn rủi ro gây tổn thương như tình hình nghèo đói, dân tộc ít người; các chính sách và chương trình đối với thị trường lao động, thuế, phí, phân bổ ngân sách và các chương trình y tế, BHYT và chế độ hưu trí và phương pháp tổng hợp phát triển BHXH cho người dân từ nông thôn, thành thị và tăng cường cơ chế khuyến khích BHYT xã hội bắt buộc. Tác giả Mai Ngọc Cường (2009), trong cuốn: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam [47], nêu hệ thống ASXH Việt Nam có ba hợp phần: Một là, phòng ngừa rủi ro, đây là những chính sách giúp cho mọi tầng lớp cư dân có được việc làm, thu nhập và năng lực vật chất để đối phó với rủi ro như...hương thức và góc độ tiếp cận, nên giới nghiên cứu lý luận, cũng như những nhà chỉ đạo thực tiễn vẫn còn nhiều cách hiểu về ASXH. Có thể khái quát ở hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng: ASXH là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai địch họa... Trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948), Điều 22 nêu ra khái niệm: “Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền ASXH và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình”. Với tuyên bố này, ASXH cũng có thể được hiểu là để chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm, nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe, phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp nói riêng. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” [92, tr.15]. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh BHXH và mở rộng tạo việc làm cho những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức. Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những tổ chức có nhiều đóng góp cho việc hỗ trợ thực hiện chính sách ASXH ở nhiều quốc gia trên toàn cầu đưa ra định nghĩa: “ASXH là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập”. Trên cơ sở đó, để cho những đối tượng dễ bị tổn thương có thể hạn chế và làm giảm các tác động tiêu cực bằng nhiều biện pháp công cộng khác nhau. Cụ thể là các chính sách của nhà nước cung cấp các dịch vụ công và khuyến khích chúng phát triển như: BHYT, BHXH, trợ cấp xã hội và những biện pháp khác có tính chất tương tự. Trong đó, BHXH có vai trò quan trọng nhất. Đồng thuận với WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng nêu khái niệm: “ASXH là một hệ thống chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động đối với các hộ gia đình và cá nhân". Định nghĩa này nhấn mạnh vào tính dễ bị tổn thương của con người nếu không có ASXH. Ở Việt Nam, theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập I, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã thống nhất đưa ra khái niệm: “ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình khó khăn...”. Tại hội thảo Quốc tế với chủ đề: “Hệ thống ASXH ở Việt Nam” ngày 22/08/2007, tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu đưa ra khái niệm: “ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế xã hội làm cho họ có nguy cơ bị suy giảm mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội” [70, tr.12-13]. Từ các khía cạnh nêu trên, để dễ thống nhất, theo tác giả luận án nên dùng khái niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” hay có thể nói gọn hơn: “ASXH là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp”.  Định nghĩa của ILO vừa đảm bảo về mặt bản chất của ASXH là góp phần ổn định thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội; đồng thời vừa đảm bảo về mặt phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng với mục đích tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội. Định nghĩa đó mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị suy giảm, bị mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác. bất thường trong cuộc sống. 2.1.1.2. Khái niệm về chính sách an sinh xã hội Theo khái niệm ASXH ở trên, có thể thấy: ASXH trước hết đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình. Sự bảo vệ này được thực hiện thông qua các biện pháp công cộng và bằng các chính sách xã hội của Chính phủ. Mục đích của các chính sách này là nhằm tạo ra hành lang pháp lý hay các quy định, cam kết giúp đỡ các thành viên của xã hội trước những biến cố, những “rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập. Theo đó, khái niệm về chính sách ASXH cũng được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Việt Nam định nghĩa: “Chính sách ASXH là một loại chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội”. Như vậy, chính sách ASXH là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội...) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các chế độ không theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội. Chính sách ASXH phải phù hợp với trình độ phát triển KT-XH và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào DTTS. Theo Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 1-6-2012, hệ thống chính sách ASXH của Việt Nam được xây dựng trên nguyên lý quản lý rủi ro, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, gồm 4 nhóm chính sách cơ bản sau đây: (1) Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo, nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững. (2) Nhóm chính sách BHXH, nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già thông qua tham gia vào hệ thống BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro trên. (3) Nhóm chính sách trợ giúp xã hội, bao gồm chính sách thường xuyên và đột xuất nhằm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, đói, nghèo kinh niên), ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội. (4) Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản nhằm tăng cường cho người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm: giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch, nhà vệ sinh và thông tin truyền thông [104, tr.52]. So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện. 2.1.2. Một số vấn đề lý luận về ASXH Sau chiến tranh thế giới thứ hai ( năm 1945 ), lý luận ASXH được mở rộng nghiên cứu ở nhiều nước tư bản phát triển và lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và vùng Caribê. Ngoài các hình thức BHXH, các hình thức truyền thống về tương trợ xã hội cũng tiếp tục phát triển để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như những người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi và những người không may gặp rủi ro vì thiên tai, tai nạn; các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, dự phòng tai nạn; dịch vụ đặc biệt cho người khuyết tật, người già, bảo vệ trẻ em được nghiên cứu phù hợp với điều kiện tổ chức, chính trị, kinh tế - xã hội, tài chính và quản lý khác nhau. Nhờ đó, công tác ASXH và hệ thống ASXH được hình thành và phát triển rất đa dạng ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó BHXH là trụ cột chính. Năm 1935, ở Mỹ đã ban hành Đạo luật về ASXH (Social Security) quy định thực hiện chế độ bảo vệ người già, chế độ tử tuất, khuyết tật và trợ cấp thất nghiệp. Cũng từ đó, thuật ngữ ASXH được chính thức sử dụng và thế giới coi đây là đạo luật đầu tiên về ASXH. Đến năm 1941, ASXH được đề cập trong Hiến chương Đại Tây Dương, và sau đó Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ ASXH trong các công ước quốc tế. ASXH đã được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người. Tuyên ngôn Nhân quyền do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”. Ở Việt Nam, vào nửa đầu thế kỷ XX, trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể để tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ, giành độc lậpdân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH. Khát vọng và mục đích cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc và đem lại sự tiến bộ và công bằng xã hội, “đồng bào cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu thì được giúp đỡ, các cháu bé thì được săn sóc” [78, tr.5]. Với tầm nhìn chiến lược, bao quát và sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xướng và đặt nền móng cho việc thực hiện các chính sách xã hội nói chung, bao gồm cả hệ thống ASXH nói riêng trong từng giai đoạn cụ thể của tiến trình cách mạng ở nước ta. Khi bàn về CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “CNXH là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”[76, tr. 175]; “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ”, “chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”[74, tr. 17],... Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng hoàn thiện về lý luận ASXH; tăng cường xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội nói chung và ASXH nói riêng. Nếu trước đổi mới, do nhận thức không đúng về vai trò lợi ích cá nhân, về đầu tư cho xã hội, nhiều vấn đề lý luận, trong đó có lý luận về ASXH chưa được làm rõ thì trong thời kỳ đổi mới, việc nhận ra tính thống nhất và sự gắn liền chỉnh thể kinh tế với xã hội đã thúc đẩy những bước tiến mới trong tư duy lý luận về ASXH của Đảng. Lý luận ASXH, từng bước giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn của đời sống con người, từ sự tồn tại người như một thực thể sinh học (nhu cầu, lợi ích thường nhật, tối thiểu) đến sự phát triển người như một cá nhân, một chủ thể nhân cách (từ dân sinh đến dân trí, dân quyền và dân chủ), thực hiện hệ giá trị mục tiêu của một xã hội ưu việt. Công cuộc đổi mới, mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đã làm thay đổi căn bản nhận thức lý luận về ASXH, tạo ra chất lượng nhân văn trong phát triển con người và xã hội. Nhiều vấn đề lý luận được xác định bởi chất lượng giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách ASXH trên cơ sở của những điều kiện, tiền đề kinh tế. ASXH được coi là một hợp phần của hệ thống các vấn đề xã hội, hơn nữa, là hợp phần nổi bật, nổi trội nhất trong hệ thống ấy; là chỉ báo, thước đo xác thực nhất bảo đảm ổn định tích cực, lành mạnh và phát triển bền vững.   2.2. Những yếu tố tác động đến an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Điện Biên có tọa độ địa lý từ 20°54’ đến 22°33’ vĩ độ Bắc và từ 102°10' đến 103°36' kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Điện Biên là tỉnh có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400 km, là điều kiện thuận lợi để giao lưu với các nước, đẩy mạnh thương mại quốc tế tăng cường ngân sách và thu nhập của nhân dân, góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH [164, tr.12]. Địa hình của tỉnh Điện Biên thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông, thuộc loại địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 m. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong cả tỉnh. Điện Biên còn là nơi giao nhau của một số đứt gãy sâu phân đới. Trong đó, đứt gãy Lai Châu - Điện Biên hoạt động tách giãn mạnh, tạo ra sụt lún dạng địa hào và nâng mạnh ở hai bờ đông tây, mật độ dập vỡ vỏ Trái Đất cũng tăng cực đại. Những yếu tố trên đã tạo ra các khu vực trượt lở và lũ bùn đá điển hình, là nguyên nhân gây ra các hiện tượng như lũ lụt, động đất và thường xuyên đối mặt với sạt lở đất, lũ ống lũ quét nhất là mùa mưa [164, tr.13] Nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của Việt Nam là Sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Sông Đà ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - thị xã Mường Lay - Tuần Giáo rồi chảy về Sơn La. Hệ thống sông Mã có các phụ lưu chính là sông Nậm Khoai (huyện Tuần Giáo) và sông Nậm Mạ (huyện Điện Biên) với diện tích lưu vực 2.550 km2. Hệ thống sông Mê Kông có diện tích lưu vực là 1.650km2 với các nhánh chính là sông Nậm Rốm, Nậm Núa [164, tr.50]. Nguồn nước từ hệ thống sông rất dồi dào, tuy nhiên do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao và dốc nên khó giữ được nước vào mùa khô và dễ lũ lụt vào mùa mưa. Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình năm từ 21o - 23oC [164, tr.15]. Khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nên thường xuyên xảy ra thiên tai: lũ ống, lũ quét vào mùa mưa; rét đậm rét hại vào mùa đông, hạn hán, cháy rừng do thiếu nước vào mùa hạ Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 (chiếm 2,9% diện tích cả nước). Phần lớn đất đai thuộc nhóm đất đỏ vàng (629.806,26ha), nhóm đất đen, cùng với một diện tích lớn đất phù sa (12.622,13 ha) nằm tại vùng thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km², là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh Điện Biên và cả khu vực Tây Bắc. Đất nông - lâm nghiệp chiếm chủ yếu (79,31%) tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp (2,27%); đất chưa sử dụng chiếm diện tích tương đối lớn với (18,41%), chủ yếu là đất đồi núi, dốc chỉ phù hợp phát triển lâm nghiệp [164, tr.35]. Do độ dốc cao, thường xuyên gây thiếu nước, việc phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi; đầu tư cơ sở hạ tầng rất khó khăn. Có thể nói, Điện Biên cùng khu vực Tây Bắc là vùng đất “ địa chính trị”, có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế. Thế nhưng, cho đến hiện nay Điện Biên vẫn là địa phương nghèo nhất của cả nước, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai liên tục xảy ra, lại có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp kém Tất cả những yếu tố này tác động đến công tác an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên. 2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Từ sau khi chia tách tỉnh năm 2004, kinh tế của Điện Biên có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh thuộc vào nhóm kinh tế trung bình. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Điện Biên xếp ở vị trí thứ 63/63 tỉnh, thành. Do địa hình đồi núi phức tạp, nên nông nghiệp không phải là thế mạnh, mà hướng vào công nghiệp và dịch vụ du lịch. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh như lúa, gạo trên cánh đồng Mường Thanh; cây chè, cao su Tủa Chùa; cà phê, mắc ca Mường Ảng; thảo quả Tuần Giáo... Việc quy hoạch và phát triển cây lúa, cao su, cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã tạo bước đi đột phá trong chuyển đổi CCKT trong nông nghiệp, nông thôn; nhiều sản phẩm nông nghiệp địa phương đã tạo dựng được uy tín trên thị trường. Sản xuất công nghiệp phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 13-15%/ năm, đã thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác tiềm năng thủy điện, khoáng sản, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản... tạo tiền đề quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh cả về mạng lưới, quy mô và chất lượng; tiềm năng du lịch lịch sử, tâm linh, sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế cửa khẩu biên giới đã và đang được đầu tư, khai thác và phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong CCKT địa phương. Nhờ đó, CCKT tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,85% (2015); công nghiệp - xây dựng chiếm 25,32%; dịch vụ chiếm 49,52%. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao (32,57% năm 2014), thu nhập bình quân của người dân còn rất thấp, đạt 851.230 đồng/người/tháng (khoảng 10.214.000 đồng/năm) [42,tr.450]. Theo đó, mức chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất cũng ngày càng gia tăng: Năm 2010 là 6,72 lần, năm 2012 là 7,45 lần, năm 2014 là 8,04 lần. Các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh được nâng cấp, cải tạo. Điện Biên có sân bay Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng. Mạng lưới đường bộ hiện có 20 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 683,06 km, 87 tuyến huyện lộ với chiều dài 1.260km, 1.575,8 km đường liên xã, 1.667,7 km đường dân sinh. Đến năm 2015, có 130/130 xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã; 110/130 xã đi lại được quanh năm (thấp so với trung bình cả nước); các xã, phường đều có điểm bưu điện văn hóa xã; 90,53% hộ dân được sử dụng điện, 97,1% hộ dân cư thành thị và 57,25% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% xã có trạm y tế; [45, tr.455]. Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là về lĩnh vực văn hóa – lịch sử. Lượng khách du lịch đến Điện Biên ngày càng tăng. Tổng thu từ hoạt động du lịch tăng nhanh do có ưu thế về hệ thống di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với thiên nhiên ưu đãi, nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú; tiềm năng văn hóa phi vật thể với sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ được; vị trí địa lý đặc biệt (ngã ba biên giới);... Điện Biên có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng, đặc biệt là liên kết với cố đô Luang Prabang của Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc để hình thành các tour du lịch hấp dẫn trên địa bàn, mang lại nguồn lợi ích kinh tế hấp dẫn [164, tr.57]. - Về văn hóa, xã hội Điện Biên gắn liền với nhiều di tích lịch sử Điện Biên Phủ và nhiều lễ hội văn hóa, mà đặc sắc là lễ hội hoa ban và lễ hội thành Bản Phủ. Dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, Phủ Điện Biên (nay là Điện Biên Phủ) trở thành trung tâm điều hành, hành chính của khu vực phía nam tỉnh Lai Châu. Năm 1954, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Navarre đã đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên Phủ với ý đồ xây dựng căn cứ chiến lược quân sự, khống chế, thôn tính Đông Dương và phía Nam Trung Quốc, phía Bắc Lào. Khi tách tỉnh, dân số tỉnh Điện Biên có 423.000 người, năm 2014 có 538.100 người, năm 2017 là 564.552 người. Trong đó, dân số thành thị là 85.186 người (15,1%), nông thôn là 479.366 người (84,9%). Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trung bình trong 10 năm (2004-2014) là 17,56 ‰. Bảng 2.1. Lịch sử dân số Điện Biên Biểu đồ 2.1. Quá trình phát triển dân số Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014) Năm Số dân ±% 2004 423.300 —     2005 438.500 +3.6% 2006 452.700 +3.2% 2007 466.000 +2.9% 2008 479.300 +2.9% 2009 490.800 +2.4% 2010 501.200 +2.1% 2011 512.300 +2.2% 2012 519.300 +1.4% 2013 528.500 +1.8% 2014 538.100 +1.8% Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2015 Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2009, tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc sinh sống: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú,  Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường,... Trong đó, dân tộc Thái có dân số đông nhất, với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông xếp thứ hai, với 170.648 người, chiếm 34,8%. Dân tộc Kinh xếp thứ ba, với 90.323 người, chiếm khoảng 20% dân số toàn tỉnh. Điện Biên có 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện: Thành phố Điện Biên Phủ (7 phường và 2 xã), thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia, 2 phường và 1 xã), huyện Điện Biên (25 xã), huyện Điện Biên Đông (1 thị trấn và 13 xã), huyện Mường Ảng (1 thị trấn và 9 xã), huyện Mường Chà (1 thị trấn và 11 xã), huyện Mường Nhé (11 xã), huyện Tủa Chùa (1 thị trấn và 11 xã ), huyện Tuần Giáo (1 thị trấn và 18 xã), huyện Nậm Pồ (15 xã). Hiện Điện Biên có 130 đơn vị cấp xã: 9 phường, 5 thị trấn, 116 xã [164, tr.114]. Điện biên là tỉnh có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ thấp (71,4%) chỉ đứng trên tỉnh Lai Châu (64,3%, cả nước là 94,8%). Dân trí thấp, đội ngũ cán bộ năng lực còn thiếu và yếu. Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh thường xuyên có nhiều diễn biến phức tạp Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn tới công tác ASXH trên địa bàn tỉnh. Số đối tượng hưởng chính sách ASXH nhiều, nhiều rủi ro đột biến tăng, trong khi nguồn lực ASXH rất hạn hẹp. Các hoạt động y tế, chương trình mục tiêu y tế luôn được duy trì và triển khai có hiệu quả theo kế hoạch, chất lượng công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế từng bước được nâng lên. Tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Số lượt khám bệnh trung bình đạt trên 1.000.000 lượt người/năm, công suất sử dụng giường bệnh đạt 112%. Tuy nhiên, vì là tỉnh miền núi, 90% dân số là đồng bào các DTTTS, sinh sống chủ yếu ở các bản vùng cao nên điều kiện khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo dục Điện Biên đang có nhiều khởi sắc. Toàn tỉnh có 517 trường học. Trong đó, có 333 trường phổ thông, bao gồm: 176 trường tiểu học, 124 trường trung học cơ sở, 21 trường trung học phổ thông, 1 trường phổ thông cơ sở và 1 trường trung học nội trú. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Phương pháp dạy học tiếp tục được đổi mới theo hướng tích cực hóa. Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ở Điện Biên vẫn còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, đường đến trường gặp trở ngại, là thách thức lớn cho các thầy cô giáo “cõng chữ lên non” cho các em vùng cao. Hoạt động tôn giáo từng bước đi vào nền nếp. Theo số liệu năm 2009 của Tổng cục Thống kê, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau với 37.952 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 36.702 người (đông nhất miền Bắc), tiếp theo là Công giáo có 1.174 người, Phật giáo có 73 người. Còn lại các tôn giáo khác, như đạo Cao Đài có 2 người và theo Bửu Sơn Kỳ Hương 1 người. Hoạt động tôn giáo có những thời điểm phức tạp bị các thế lực xấu lợi dụng, lôi kéo gây mất ổn định trên địa bàn, ảnh hưởng đến công tác ASXH của tỉnh. Hoạt động văn hóa, lễ hội, nổi bật nhất là lễ hội hoa ban và lễ hội thành Bản Phủ, đã mang đến đời sống tinh thần rất phong phú trong cộng đồng. Lễ hội hoa ban diễn ra vào giữa tháng 3 hàng năm nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hoá dân tộc; Lễ hội thành Bản Phủ được tổ chức vào ngày 24-25/2 âm lịch ở thành Bản Phủ để tưởng nhớ thủ lĩnh tướng quân Hoàng Công Chất trong công cuộc giải phóng Mường Then - Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ... Các chương trình, hoạt động của lễ hội đã thu hút khá đông đảo khách du lịch đến Điện Biên và lưu giữ được nét đẹp truyền thống của các dân tộc và tôn vinh nét đẹp của tự nhiên, con người Điện Biên. Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện các chính sách ASXH cho người dân trong tỉnh Điện Biên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Qua điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu nhân chứng ở huyện Điện Biên Đông năm 2016, Nghiên cứu sinh được biết: Người DTTS và người nghèo ngày càng bị đẩy sâu vào rừng do họ có đất tốt thì họ bán để vào vùng sâu, vùng xa hơn. Bà con sống bằng việc vào rừng kiếm củi, lấy mật ong, lâm sản để bán (Phỏng vấn sâu cán bộ huyện Điện Biên Đông). 2.2.2. Tình hình ASXH ở tỉnh Điện Biên trước khi tách tỉnh Trước năm 2004, tỉnh Điện Biên thuộc tỉnh Lai Châu cũ. Trong công cuộc đổi mới, công tác ASXH và phúc lợi xã hội đã đạt được một số kết quả nhất định. Hệ thống các chính sách ASXH và phúc lợi xã hội bước đầu được quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện. Cùng với nguồn lực đầu tư hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã có nhiều nỗ lực góp phần nâng chất lượng chính sách ASXH. Đặt trọng tâm vào công tác XĐGN, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu cũ đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Một số chương trình, dự án XĐGN bước đầu đạt được kết quả tốt, bao gồm: Thứ nhất, Chương trình về mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 - 2000 do Quyết định 133/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (được gọi là Chương trình 133) bao gồm cả công tác định canh, định cư và hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Các dự án của Lai Châu di dân xây dựng vùng kinh tế mới, di dân biên giới, dự án ổn định dân di cư tự do trong giai đoạn 1998 - 2003 đã ổn định dân di cư tự do cho 1.690 hộ, tiếp nhận và trao trả dân di cư tự do cho 118 hộ, di dân biên giới 157 hộ [185, tr.3]. s Thứ hai, Chương trình 135 thực hiện theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg với kế hoạch ban đầu, kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn: 1998 - 2000 và 2001 - 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Chính phủ quyết định kéo dài thêm 5 năm và xác định lại hai giai đoạn, gồm: 1998-2006 và 2006-2010 (còn tiếp tục đến nay). Mục tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn xuống 25% vào năm 2005; cung cấp nước sạch, tăng tỷ lệ trẻ em theo học lên 70%, tập huấn sản xuất cho người nghèo, kiểm soát các bệnh nguy hiểm, phổ biến ở Lai Châu như sốt rét, bướu cổ, chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi, làm đường tới các cụm trung tâm xã và phát triển thị trường. Thứ ba, Chương trình 143 thực hiện theo quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001, về chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001-2005 cho các xã đặc biệt khó khăn và xã nghèo (có 25% hộ nghèo trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu) không thuộc Chương trình 135. Thứ tư, thực hiện các chính sách ưu đãi hộ nghèo, như chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, các dự án quốc tế, nhóm tổ phụ nữ tiết kiệm, quỹ XĐGN các huyện, thị xã Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được cho 55,99% hộ nghèo vay vốn. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, hỗ trợ tấm lợp cho hộ nghèo, năm 2003, tỉnh đã hỗ trợ tấm lợp cho 1.500 hộ, bình quân 2 triệu đồng/1 hộ. Thứ năm, các chương trình giảm nghèo từ nguồn ngân sách địa phương, như: Chương trình 500 bản vùng cao, nhằm giải quyết các nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn 2001 - 2005, UBND tỉnh Lai Châu đã chọn ra 500 bản khó khăn nhất để tập trung ưu tiên đầu tư phát triển. Chương trình đã giải quyết những vấn đề cấp bách như mở đường giao thông dân sinh, mở lớp học tại bản, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, thủy lợi nhỏ phục vụ khai hoang ruộng lúa nước, góp phần XĐGN, tạo việc làm, ổn định dân cư. Xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo”, vận động được 355.877.000đ, Trung ương hỗ trợ 360.000.000đ. Công tác XĐGN trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được các cấp, các ngành đánh giá cao: Tỷ lệ hộ nghèo năm 1995 là 52,1%, năm 2000 là 31%, năm 2004 còn 28,52% (theo tiêu chí cũ) [5, tr.376], Bảng 2.2. Hộ đói nghèo tỉnh Điện Biên năm 2004 STT Tên đơn vị Số hộ Số hộ đói nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số 76.524 21.825 28,52 1 TP Điện Biên Phủ 8.085 161 1,99 2 Huyện Mường Nhé 4.564 2.109 46,21 3 ...ước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013- 2015. Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015. Quyết định số 293/2013/QĐ-TTg ngày 15/2/2013 cùa Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Quyết định số 1489/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 8/10/2012 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Quyết định số 20/2007/QĐ- TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 cùa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (chương trình 135-II). IV. Chính sách bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi 2014 Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu. Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 3/10/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nghị định số 127/2008/NĐ- CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp. Nghị định 190/2007/ND-CP ngày 28/12/2007 về hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nghị định 152/2006/ND-CP ngày 22/12/2006 về hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. VChính sách hỗ trợ các đối tượng khó khăn 1. Chính sách trợ giúp xã hội Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Quyết định số 570/2014/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Quyết định số 647/2013/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020. Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. Quyết định 31/2011/QĐ-TTg ngày 02/06/2011 Quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội. Nghị định 13/2010 NĐ - CP ngày 13/4/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách bảo trợ xã hội. VI. Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu 1. Nhóm chính sách hỗ trợ giáo dục tối thiếu Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Nghị định 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 Sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo nghề nghiệp và đại học. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ về bổ sung chính sách đối với nhà giáo công tác tại vùng đặc biệt khó khăn. Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thù tướng Chính phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 Quy định chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Quyết định 60/2011 /QĐ-TTg ngày 26/10/2011 Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015. Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 về củng cố, phát triển hệ thống trường PTDTNT ở miền núi, vùng dân tộc thiểu sổ. Quyết định 853/QĐ-TTg năm 2011 ngày 03/6/2011 về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên. Quyết định 1956/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020. Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT BGDĐT-TC-LĐTBXH ngày 19/01/2012 Chính sách cho trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc các dân tộc rất ít người. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/ 5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Quyết định 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Quyết định 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/1/2008 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đến năm 2010. Quyết định 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Quyết định 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập. Quyết định 33/2006/QĐ-TTg ngày 7/2/2006 về Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015. Quyết định 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. 2. Nhóm chính sách hỗ trợ y tế tối thiểu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua ngày 13/06/2014. Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phù về phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020. Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015. Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 04/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo. Nghị định 64/2011/N'Đ-CP Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Nghị định số 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám chữa bệnh. Luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo. 3. Nhóm chính sách hỗ trợ nhà ở Luật Nhà ở sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014. Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hồ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. 4. Nhóm chính sách bảo đảm nước sạch Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Quyết định số 366/QĐ-TTe ngày 31/3/2012 cùaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Quyết định số 1404/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/6/2013 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về Khung kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Quyết định số 277/2006/QĐ ngày 11/12/2006 cùa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010. 5. Nhóm chính sách bảo đảm thông tin truyền thông cho người nghèo Quyết định số 620/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt danh sách đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi địa bàn Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hài đảo giai đoạn 2012-2015. Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia dưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012- 2015 Quyết định 975/2006/QĐ-TTg về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Phụ lục 4 PHIẾU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ PHỤ TRÁCH LĨNH VỰC AN SINH XÃ HỘI Chúng tôi cam kết giữ bí mật thông tin. Xin chân thành cảm ơn! Phiếu số:.............................. Để đánh giá thực trạng và đúc rút ra những nhận xét trong quá trình thực hiện chính sách An sinh xã hội cho người dân ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam tại Đại học Sư phạm Hà Nội “Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014”. Tôi rất mong muốn kết quả nghiên cứu đạt chất lượng cao, vì vậy xin trân trọng đề nghị Ông/Bà trả lời các câu hỏi theo nội dung phiếu này. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN/ HỘ GIA ĐÌNH Họ và tên: . Giới tính: .......Tuổi: ..... Công việc cụ thể đảm nhiệm: ............ Chức vụ hiện tại: Trình độ chuyên môn: Nơi ở hiện nay:.. Số điện thoại:.. II. THÔNG TIN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN SAU KHI TÁI LẬP TỈNH (TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014) 1. Nhận thức của Ông/Bà về vai trò, tác động của chính sách an sinh xã hội Bảng giá trị 1 2 Quan trọng Không quan trọng Stt Nhận thức về vai trò, tác động của chính sách an sinh xã hội 1 2 1 Đối với phát triển kinh tế - xã hội 2 Đối với việc ổn định chính trị - xã hội 3 Đối với đảm bảo công bằng xã hội và phát huy những giá trị nhân văn của dân tộc 4 Đối với việc đảm bảo an ninh quốc phòng 2. Theo Ông/Bà, những nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương? Mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào? Bảng giá trị 1 2 3 Quan trọng Bình thường Không quan trọng Stt Những nhân tố tác động đến đảm bảo ASXH 1 2 3 1 Năng lực nhận thức của các cấp, các ngành và của người dân về sự cần thiết đảm bảo ASXH. 2 Năng lực đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo ASXH. 3 Khả năng huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính để đảm bảo ASXH. 4 Bộ máy và đội ngũ trực tiếp làm công tác ASXH. 5 Khả năng “tự an sinh” của người dân. 6 Yếu tố truyền thống của địa phương 7 Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước 3. Ông/ bà hãy cho biết, ngân sách chi thường xuyên, chi đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh tập trung vào những lĩnh vực chủ yếu nào sau đây? Bảng giá trị 1 2 3 4 Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Stt Ngân sách chi thường xuyên, chi đảm bảo ASXH tập trung ở các lĩnh vực 1 2 3 4 1 Lĩnh vực y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình 2 Lĩnh vực đảm bảo xã hội và trợ giúp xã hội 3 Lĩnh vực giáo dục, đào tạo 4 Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo 5 Lĩnh vực giải quyết việc làm 6 Lĩnh vực BHYT, BHXH 4. Theo Ông/Bà, nguyên nhân cơ bản của tình trạng nghèo đói ở địa phương là do? Bảng giá trị 1 2 3 Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Stt Nguyên nhân nghèo đói 1 2 3 1 - Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn. 2 - Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro... 3 - Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, ytế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế. 5. Ông/Bà biết đến những chương trình, mô hình xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương? Bảng giá trị 1 2 Biết Không biết Stt Những chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương 1 2 Những chương trình xóa đói giảm nghèo 1 Chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (Chương trình 167). 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. 3 Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a). 4 Chương trình  hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135). 5 Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Những mô hình xóa đói giảm nghèo 6 Mô hình dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật. 7 Mô hình xây dựng quỹ phát triển cộng đồng cho xã nghèo.  8 Mô hình VAC 6. Đánh giá của Ông/Bà về hiệu quả của các chương trình, mô hình trên? Bảng giá trị 1 2 3 4 Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả Stt Hiệu quả các chương trình, mô hình xóa đói giảm nghèo 1 2 3 4 1 Các chính sách, dự án về giảm nghèo đã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phủ rộng trên địa bàn tỉnh 2 Hệ thống hạ tầng cơ sở, như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm xá được đầu tư, tăng cường về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. 3 Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có bước chuyển biến tích cực. Người nghèo ngày càng được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội. 4 Đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo đã cố gắng tự học nghề, tự tìm tòi học tập kinh nghiệm trong sản xuất, tự tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo. 5 Người dân đã biết lựa chọn loại hình sản xuất phù hợp, gắn với yếu tố thị trường, mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới, công nghệ mới vào sản xuất 6 Nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo tích cực đã được hình thành và nhân rộng 7. Ông/bà hãy cho biết các biện pháp giải quyết việc làm đã và đang áp dụng trên địa bàn? Bảng giá trị 1 2 Biết Không biết Stt Biện pháp giải quyết việc làm 1 2 1 Thu hút lao động vào các nhà máy, doanh nghiệp tại địa phương 2 Đào tạo, đào tạo lại nghề cho người lao động 3 Đẩy mạnh chương trình V-A-C 4 Đi xuất khẩu lao động 5 Làm thuê ở một số địa phương 8. Theo Ông/Bà, chính sách giải quyết việc làm ở địa phương trong thời gian qua đã đạt được những kết quả cơ bản nào? Mức độ của các kết quả đó? Bảng giá trị 1 2 3 4 Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả Stt Kết quả thực hiện chính sách giải quyết việc làm 1 2 3 4 1 Đảng bộ và chính quyền địa phương quan tâm, triển khai đồng bộ, kịp thời các chính sách về lao động, việc làm. 2 Số lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng, tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm. 3 Công tác tuyên truyền về việc làm và xuất khẩu lao động được triển khai sâu rộng, hiệu quả. 4 Công tác đào tạo, mô hình đào tạo, các trung tâm dạy nghề được mở rộng và hoạt động có hiệu quả. 5 Các ngành nghề truyền thống tiếp tục được lưu giữ và phát triển, đáp ứng nhu cầu lao động ở nông thôn. 9. Trong quá trình thực hiện chính sách ASXH tại địa phương, Ông/ bà gặp khó khăn nhất ở nội dung nào sau đây? Bảng giá trị 1 2 3 4 Rất khó khăn Bình thường Khó khăn Không khó khăn Stt Khó khăn trong việc thực hiện ASXH 1 2 3 4 1 Các chủ trương, chính sách, đường lối của các cấp bộ đảng, chính quyền chưa thống nhất, chưa kịp thời và chưa sát điều kiện địa phương. 2 Nhận thức của các cơ quan quản lý ASXH và người dân về đảm bảo ASXH còn hạn chế. 3 Đội ngũ cán bộ thực hiện ASXH chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. 4 Nguồn lực đảm bảo ASXH còn hạn chế, chưa bao phủ và đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng. 5 Đối tượng thụ hưởng ngày càng tăng và đa dạng. 10. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong thời gian qua? Bảng giá trị 1 2 3 4 Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Stt Chính sách ưu đãi người có công 1 2 3 4 1 Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách đối với người có công. 2 Các chế độ, chính sách cho người có công được thực hiện nghiêm túc, công bằng, đúng nguyên tác. Không có tình trạng tiêu cực, khiếu kiện trong thực hiện chính sách người có công. 3 Đời sống vật chất và tinh thần của người có công trên địa bàn không ngừng được cải thiện và nâng cao bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. 4 Gia đình người có công tin tưởng vào đường lối lãnh đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tích cực cống hiến phát triển địa phương và đất nước. 11. Theo Ông/ Bà, kết quả đạt được của công tác đảm bảo ASXH ở địa phương trong thời gian qua thể hiện tập trung ở những điểm nào sau đây? Bảng giá trị 1 2 3 4 Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Stt Kết quả công tác đảm bảo ASXH 1 2 3 4 1 Việc đảm bảo ASXH đã tạo động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững về kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 2 Việc huy động nguồn lực tài chính cho đảm bảo ASXH cho người dân ngày càng được mở rộng và hiệu quả. 3 Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực ASXH ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. 4 Công tác tuyên truyền về việc đảm bảo ASXH cho người dân được đẩy mạnh, đa dạng với nhiều phương thức và biện pháp khác nhau. Xin cám ơn Ông/Bà PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẢNG HỎI Kết quả câu hỏi 1: Kết quả câu hỏi 2: Kết quả câu hỏi 3: Kết quả câu hỏi 4: Kết quả câu hỏi 5: Kết quả câu hỏi 6 Kết quả câu hỏi 7: Kết quả câu hỏi 8: Kết quả câu hỏi 9: Kết quả câu hỏi 10: Kết quả câu hỏi 11: Phụ lục 5 PHIẾU HỎI DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỤ HƯỞNG AN SINH XÃ HỘI Chúng tôi cam kết giữ bí mật thông tin. Xin chân thành cảm ơn! Phiếu số:.............................. Để đánh giá thực trạng và đúc rút ra những nhận xét trong quá trình thực hiện chính sách An sinh xã hội cho người dân ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam tại Đại học Sư phạm Hà Nội “Quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2014”. Tôi rất mong muốn kết quả nghiên cứu đạt chất lượng cao, vì vậy xin trân trọng đề nghị Ông/Bà trả lời các câu hỏi theo nội dung phiếu này. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN/ HỘ GIA ĐÌNH Họ và tên: . Giới tính: .......Tuổi: ..... Công việc cụ thể đảm nhiệm: ............ Chức vụ hiện tại: Trình độ chuyên môn: Nơi ở hiện nay:.. Số điện thoại:.. II. THÔNG TIN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN SAU KHI TÁI LẬP TỈNH (TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014) 1. Ông/Bà được nhận những khoản tiền trợ cấp nào dưới đây? STT Hình thức được trợ cấp Đánh dấu (x) và nội dung chọn 1 Trợ cấp hưu trí 2 Trợ cấp lương hưu 3 Trợ cấp hộ nghèo 4 Trợ cấp tuổi già 5 Trợ cấp tàn tật 6 Trợ cấp mồ côi 7 Trợ cấp thai sản 8 Trợ cấp thất nghiệp 9 Trợ cấp tử tuất 10 Trợ cấp mất sức lao động 11 Trợ cấp học nghề 12 Trợ cấp huân/huy chương 13 Trợ cấp thương binh 14 Trợ cấp bệnh binh 15 Trợ cấp con liệt sỹ 2. Trung bình mỗi người trong gia đình Ông/Bà đi khám chữa bệnh mấy lần khám,chữa bệnh/ năm? và số lần đi khám bệnh:..lần. 3. Những lần đó, gia đình Ông/Bà thường đến khám, chữa bệnh ở đâu? 1. Nhà thầy lang 2.Trạm y tế xã 3. Bệnh viện nhà nước 4. Bệnh viện tư nhân 4. Số tiền chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi khám, chữa bệnh đó là? .. nghìn đồng. 5. Ông/Bà có mua (được mua) bảo hiểm y tế hay không? 1. Có (chuyển câu 21) 2. Không (Chuyển câu 22) 6. Ai/đơn vị nào mua bảo hiểm y tế cho Ông/Bà? STT Đơn vị/Đối tượng mua Bảo hiểm y tế cho Đánh dấu (x) và nội dung chọn 1 Tự mua 2 Cơ quan/nơi làm việc mua cho 3 Chính quyền mua cho 7. Ông/Bà biết đến những chương trình, mô hình xóa đói giảm nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương? Bảng giá trị 1 2 Biết Không biết Stt Những chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương 1 2 1 Chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (Chương trình 167). 2 Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. 3 Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a). 4 Chương trình  hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135). Những mô hình xóa đói giảm nghèo 5 Mô hình dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật. 6 Mô hình xây dựng quỹ phát triển cộng đồng cho xã nghèo.  7 Mô hình VAC 8. Ông/Bà biết đến các chính sách giải quyết việc làm nào mà địa phương đã áp dụng trong thời gian này? Bảng giá trị 1 2 Biết Không biết Stt Các chính sách giải quyết việc làm 1 2 1 Chính sách hỗ trợ việc làm (tạo việc làm trong nước và hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). 2 Chính sách phát triển các làng nghề truyền thống. 3 Chính sách hỗ trợ dạy nghề và học nghề. 4 Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp. 9. Ông/bà và các người thân trong gia đình (vợ, chồng, con, cháu) có chủ động tham gia các hoạt động sau đây hay không? Bảng giá trị 1 2 3 Rất chủ động Chủ động Không chủ động Stt Tham gia các hoạt động xã hội nhằm nâng cao khả năng “tự an sinh” 1 2 3 1 Tham gia thị trường lao động (tự tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề) . 2 Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH tự nguyện; Bảo hiểm nhân thọ) 3 Tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình (theo hình thức: Đầu tư cho sản xuất kinh doanh; tiết kiệm dự phòng tại nhà; Gửi tiết kiệm; Mua bảo hiểm; Cho vay). 10. Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong thời gian qua? Bảng giá trị 1 2 3 Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Stt Chính sách ưu đãi người có công 1 2 3 1 Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách đối với người có công. 2 Các chế độ, chính sách cho người có công được thực hiện nghiêm túc, công bằng, đúng nguyên tác. Không có tình trạng tiêu cực, khiếu kiện trong thực hiện chính sách người có công. 3 Đời sống vật chất và tinh thần của người có công trên địa bàn không ngừng được cải thiện và nâng cao bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. 4 Gia đình người có công tin tưởng vào đường lối lãnh đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tích cực cống hiến phát triển địa phương và đất nước. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BẢNG HỎI Thông tin cơ cấu xã hội của phiếu điều tra bảng hỏi: Kết quả câu hỏi 1: Kết quả câu hỏi 2: Kết quả câu hỏi 3: Kết quả câu hỏi 4: Kết quả câu hỏi 5: Kết quả câu hỏi 6: Kết quả câu hỏi 7: Kết quả câu hỏi 8: Kết quả câu hỏi 9: Kết quả câu hỏi 10: Phụ lục 6 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU Họ tên người được phỏng vấn: .. Giới tính: .. Tuổi: . Trình độ học vấn cao nhất: Dân tộc: Tôn giáo: . Ngành nghề chính hiện nay: Nơi cư trú: Họ tên người thực hiện phỏng vấn: .. Ngày phỏng vấn: . Địa điểm phỏng vấn: .. Nội dung phỏng vấn dành cho cán bộ thực hiện an sinh xã hội: 1. Ông/bà biết có những chính sách an sinh xã hội tỉnh Điện Biên đang thực hiện? Có chính sách riêng đặc thù của tỉnh không? 2. Trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tỉnh Điện Biên gặp những thuận lợi và những khó khăn gì? 3. Nguồn lực thực hiện an sinh xã hội được tỉnh huy động từ đâu? 4. Theo ông/bà số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện an sinh xã hội tỉnh Điện Biên đã đạt yêu cầu chưa? 5. Trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội tỉnh Điện Biên điểm gì khác so với các địa phương khác không? 6. Theo ông/bà thực hiện chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với người dân trong tỉnh Điện Biên? 7. Ông/ bà có đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội tỉnh Điện Biên không? Nội dung phỏng vấn dành cho đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội: 1. Ông/bà biết có những chính sách an sinh xã hội tỉnh Điện Biên đang thực hiện không? 2. Ông/bà được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội nào? 3. Theo ông/bà người có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ gì nhất? 4. Ông/bà đánh giá như thế nào đối với việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh Điện Biên? 5. Theo ông/bà thực hiện chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với người dân trong tỉnh Điện Biên? 6. Ông/ bà có đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội tỉnh Điện Biên không? Phụ lục 7 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2014 Hình 1: Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền làm việc với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên năm 2013. Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên Hình 2: Mô hình người dân hỗ trợ nhau giải quyết việc tại huyện Mường Ẳng - Điện Biên năm 2013. Nguồn: Hồng Vân/ Biên phòng.com Hình 3: Người dân hái chè Shan Tuyết tại Tủa Chùa, Điện Biên. Nguồn: Vũ Lợi/VOV Tây Bắc Hình 4: Ông Hoàng Gia Bảo, Phó Giám đốc Cty Xăng dầu Điện Biên trao quà cho 4 hộ nghèo của xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé dựng nhà. Nguồn: Đinh Tuấn/ Điện Biên TV Hình 5: Trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Điện Biên đón nhận những hộp sữa từ mạnh thường quân năm 2014. Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên Hình 6: "Tỷ phú" nuôi bò Chang Vãng Sinh - tại ngã ba biên giới năm 2013 (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Nguồn: Bùi Hiếu Hình 7: Mô hình sản xuất gà giống tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Nguồn: Nguyễn Chung/ Trung tâm khuyến nông Điện Biên Hình 8: Mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Nguồn: Gia Linh/ Điện Biên phủ online Hình 9: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của Điện Biên. Nguồn: Tuyết Anh Hình 10: Đặc sắc Bản văn hóa – du lịch Điện Biên Nguồn: Điện Biên phủ online

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_qua_trinh_thuc_hien_chinh_sach_an_sinh_xa_hoi_o_tinh.docx
  • docBia Luan an.doc
  • docxBÌA TÓM TẮT LUẬN ÁN- Dịch.docx
  • docxBÌA TÓM TẮT LUẬN ÁN.docx
  • pdfĐiểm mới LA 27-Aug-2020 16-25-26 (1).pdf
  • pdfĐiểm mới TA 27-Aug-2020 16-24-40 (1).pdf
  • docxtom tat dich.docx
  • docxtom tat la 8.4 (24tr).docx
Tài liệu liên quan