BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN HẢI ĐỊNH
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN HẢI ĐỊNH
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9229011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. ĐỖ THANH BÌNH
2. PGS. TS.
174 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình phát triển kinh tế - Xã hội của vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN CÔNG KHANH
NGHỆ AN - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh
Trần Hải Định
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
4. Nguồn tài liệu ................................................................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
6. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 5
7. Bố cục của luận án ............................................................................................ 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ................................. 7
1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ............................. 10
1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả Campuchia ................................................. 10
1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác ......................................... 14
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
tập trung giải quyết ............................................................................................. 15
1.3.1. Về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................... 15
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu............................................. 16
Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ......................................................................... 18
2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á .................................................. 18
2.1.1. Bối cảnh thế giới................................................................................... 18
2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ............................................................ 25
2.2. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1979 đến năm 1992 .... 32
2.2.1. Tình hình chính trị................................................................................. 32
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 33
2.3. Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia giai đoạn
1993 - 2013......................................................................................................... 36
2.3.1. Khái quát tình hình chính trị ................................................................. 36
2.3.2. Chính sách đối ngoại............................................................................. 42
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 45
Chương 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VƯƠNG QUỐC
CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ................................................ 47
3.1. Giai đoạn tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế (1993 - 2003)............................ 47
3.1.1. Các chính sách, kế hoạch chủ yếu ......................................................... 47
3.1.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 1993 - 2003 ............ 50
3.2. Giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải cách và mở rộng hợp tác để
phát triển (2004 - 2013) ...................................................................................... 63
3.2.1. Các chiến lược và chính sách phát triển ................................................ 63
3.2.2. Sự phát triển kinh tế Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ............ 67
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 81
Chương 4. SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ......................................................................... 82
4.1. Chính sách và kế hoạch phát triển xã hội của Chính phủ .............................. 82
4.2. Sự phát triển một số lĩnh vực xã hội ở Campuchia từ năm 1993 đến
năm 2013 ........................................................................................................... 87
4.2.1. Phát triển giáo dục ................................................................................ 87
4.2.2. Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.................................... 93
4.2.3. Xóa đói giảm nghèo.............................................................................. 98
4.2.4. An sinh và phúc lợi xã hội .................................................................. 100
4.2.5. Công trình hạ tầng xã hội và phát triển dịch vụ công........................... 105
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 109
Chương 5. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 ........ 110
5.1. Những thành tựu và hạn chế chính trong phát triển kinh tế - xã hội............ 110
5.1.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 110
5.1.2. Hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội............................... 115
5.2. Những đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Vương quốc
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 ............................................................ 119
5.2.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 có
điểm xuất phát thấp nhưng tốc độ khá nhanh ...................................... 119
5.2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia bị chi phối bởi chế độ
chính trị đa đảng và hệ thống kinh tế thị trường .................................. 120
5.2.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra không đồng đều và mất cân đối.... 121
5.2.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia dựa nhiều vào các
nguồn lực từ bên ngoài........................................................................ 123
5.3. Một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương
quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 ............................................................ 124
5.3.1. Về vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách, cải cách phát
triển kinh tế - xã hội............................................................................ 124
5.3.2. Về xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước... 125
5.3.3. Về phát huy vai trò kinh tế tư nhân ..................................................... 126
5.3.4. Về tạo lập và thu hút đầu tư ................................................................ 127
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Kinh tế
châu Á -Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu
CHND Cộng hòa Nhân dân
CNRP Cambodian Relief Party Đảng Cứu nước Campuchia
CPP Cambodian People's Party Đảng Nhân dân Campuchia
EFA National education plan for
everyone
Kế hoạch Quốc gia giáo dục
cho mọi người
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FUNCINFEC (Tiếng Pháp) Uni National pour
un Cambodge Indépendant, Ne
utre, Pacifique, et Coopératif
Mặt trận Thống nhất dân tộc vì
một nước Campuchia độc lập,
trung lập, hoà bình và hợp tác
GDĐH Giáo dục đại học
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mekong
mở rộng
HIV/AIDS Human immunodeficiency
virus infection / acquired
immunodeficiency syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người
HRP Human Rights Party Đảng Nhân quyền
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
INPRD Implementation Plan for the
National Program for
Rehabilitation & Development
Kế hoạch Thực hiện
Chương trình Quốc gia
Phục hồi và Phát triển
NPRD National Program for
Rehabilitation and
Development
Chương trình Quốc gia
Phục hồi và Phát triển
NDP National Development Program Chương trình Phát triển
Quốc gia
Nxb Nhà xuất bản
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
PRSP Poverty Reduction
Strategy Paper
Chiến lược giảm nghèo
RGC Royal Gorvment
of Campuchia
Chính phủ Hoàng gia
Campuchia
SEDP Socio-Economic
Development Plan
Kế hoạch
Phát triển Kinh tế Xã hội
SEZ Special Economic Zone Khu Kinh tế đặc biệt
SMEs Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SRP Sam Rainsy Party Đảng Sam Rainsy
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Tp. Thành phố
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
UNESCO UN Educational Scientific
and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
UNICEF United Nations Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WFP World Food Programme Chương trình
Lương thực thế giới
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 3.1. Các chỉ số ngành nông nghiệp, nông thôn Campuchia trong
những năm 2000 - 2003 ................................................................... 57
Bảng 3.2. Kim ngạch, cán cân xuất nhập khẩu của Campuchia giai đoạn
2004 - 2013 (đơn vị triệu USD)........................................................ 76
Bảng 3.3. Xuất khẩu gạo của Campuchia trong những năm 2009 - 2013.......... 77
Bảng 4.1. Một số chỉ số phát triển giáo dục tiểu học ở Campuchia từ năm
học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013....................................... 89
Bảng 4.2. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo vùng và giới
tính trong những năm 2004 - 2013 ................................................... 90
Bảng 4.3. Tỉ lệ biết chữ phân theo nhóm tuổi và giới tính ................................ 90
Bảng 4.4. Một số chỉ số phát triển giáo viên THCS ở Campuchia từ năm
học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013....................................... 91
Bảng 4.5. Một số chỉ số phát triển giáo viên THPT ở Campuchia từ năm
học 1993 - 1994 đến năm học 2012 - 2013....................................... 92
Bảng 4.6. Thống kê về giáo dục đại học 2013 - 2014 ....................................... 93
Bảng 4.7. Giới hạn chuẩn nghèo quốc gia theo vùng........................................ 98
Bảng 4.8. Số lượng và tỷ lệ thuê bao điện thoại giai đoạn 2008 - 2011........... 107
Bảng 4.9. Số lượng và tỷ lệ thuê bao Internet giai đoạn 2008 - 2011.............. 108
Bảng 5.1. Vốn đầu tư giai đoạn 1994 - 2012 .................................................. 123
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Số ghế đảng FUNCINPEC, CPP và SRP (hiện nay là CNRP)
giành được trong các kỳ bầu cử Quốc hội......................................... 41
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm 1993 - 2003.......... 51
Biểu đồ 3.2. Mức tăng trưởng kinh tế của Campuchia trong những năm
1993 - 2003 ..................................................................................... 52
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu công nghiệp của Campuchia trong những năm 1993 - 2003 ... 54
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp Campuchia trong
những năm 1993 - 2003 ................................................................... 55
Biểu đồ 3.5. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Campuchia trong những
năm 1993 - 2003 .............................................................................. 56
Biểu đồ 3.6. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ của Campuchia trong những
năm 1993 - 2003 .............................................................................. 58
Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Campuchia trong những năm
2004 - 2013 ..................................................................................... 67
Biểu đồ 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Campuchia trong những năm
2004 - 2013 .................................................................................... 68
Biểu đồ 3.9. Tốc độ tăng trưởng trong cơ cấu các ngành kinh tế Campuchia
trong những năm 2004 - 2013 ......................................................... 69
Biểu đồ 3.10. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp ở Campuchia
trong những năm 2004 - 2013 ......................................................... 71
Biểu đồ 3.11. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Campuchia trong
những năm 2004 - 2013................................................................... 73
Biểu đồ 3.12. Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Campuchia trong
những năm 2004 - 2013 .................................................................. 74
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ người biết chữ ở Campuchia trong những năm 2004 - 2013 ... 89
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nghèo ở Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 .................... 99
Biểu đồ 5.1. GDP tính theo đầu người một số năm của Campuchia trong
giai đoạn 1993 - 2013 ................................................................... 110
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cải cách
và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Hội nhập
kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của các
quốc gia ngày càng phát triển có chiều sâu, toàn diện và tạo thế đan xen lợi ích, đặc
biệt là các quốc gia có mối quan hệ láng giềng, tương đồng về địa lý, tài nguyên,
điều kiện kinh tế, xã hội. Do đó, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia ít nhiều có sự ảnh hưởng lẫn nhau; Việc nghiên cứu những chính sách, chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia láng giềng trở thành vấn
đề quan trọng của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Là một trong ba nước nằm trên bán đảo Đông Dương, từ năm 1970,
Campuchia bị đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược. Cũng từ đây, nhân
dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng sát cánh bên nhau tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 17/4/1975, Thủ đô Phnom Penh được giải
phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
Tuy nhiên, ngay sau đó tập đoàn Khmer Đỏ đã phản bội cách mạng, đưa đất nước
Campuchia bước vào thời kỳ diệt chủng đen tối. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân
tộc cứu quốc Campuchia, cùng với sự phối hợp, giúp đỡ của quân tình nguyện Việt
Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary,
thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia và đưa đất nước bước vào thời kỳ
hồi sinh. Từ đây, nhân dân Campuchia vừa phải thực hiện công cuộc xây dựng lại
đất nước, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực đối lập liên kết
với nhau chống phá cách mạng, phá hoại sự ổn định đất nước. Với sự giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế, ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết
giữa 19 nước và 4 phái chính trị ở Campuchia tại Thủ đô Paris (Pháp). Hiệp định là
cơ sở pháp lý để chấm dứt tình trạng nội chiến và là điều kiện để nhân dân
Campuchia thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc. Căn cứ vào Hiệp định Paris, dưới
sự giám sát của Liên Hợp Quốc, từ ngày 23 đến ngày 27/5/1993, cuộc bầu cử Quốc
hội lập hiến được tiến hành ở Campuchia. Ngày 21/9/1993, Quốc hội thông qua
Hiến pháp mới, tái lập nền Quân chủ Lập hiến. Sihanouk trở về ngai vàng sau 38
năm từ bỏ. Hun Sen (Đảng Nhân dân Campuchia) và N.Ranarit (Mặt trận Thống
nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác
(FUNCINFEC) làm đồng Thủ tướng thể hiện sự hợp tác của hai đảng nhằm chống
lại Pol Pot, ổn định lòng dân trên đất nước Chùa Tháp. Đồng thời, sau khi tiến hành
2
tổng tuyển cử lần thứ nhất năm 1993, Quốc hội, Chính phủ Vương quốc Campuchia
đã cố gắng đưa ra những chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp
với hoàn cảnh đất nước cũng như xu thế phát triển của thế giới.
Những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập
niên cuối của thế kỷ XX đã đặt ra cho Chính phủ Vương quốc Campuchia nhiều
vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Thêm vào đó, trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng dân chủ
hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự tồn vong của quốc gia, dân tộc không còn đơn
thuần là sự độc lập về chính trị, toàn vẹn lãnh thổ mà Chính phủ phải có cách tiếp
cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi, vừa mang tính tổng thể,
toàn diện, vừa mang tính cụ thể. Trong đó, vấn đề là làm thế nào để khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia là một vấn đề quan
trọng, cấp thiết.
Xuất phát từ nhận thức về tình hình thế giới, khu vực và xu thế khách quan
của toàn cầu hóa, trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2013, Vương quốc
Campuchia đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong chính sách phát triển kinh tế
- xã hội với các cương lĩnh, chiến lược, kế hoạch phát triển. Những chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Campuchia trong giai đoạn này đã thúc
đẩy quá trình mở rộng nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường, phát huy những quan hệ kinh tế đối ngoại với các
nước trong khu vực và trên thế giới, tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước khỏi khủng hoảng và bước vào
thời kỳ phát triển mới. Cùng với những chính sách phát huy tiềm năng vốn có từ
tài nguyên, lao động và thị trường, Campuchia đã có những bước tiến mạnh mẽ
trong việc thu hút có kết quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những kết quả ban
đầu của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia, đánh dấu
bước chuyển biến về chất trong tư duy hoạch định chính sách kinh tế. Theo đó,
Campuchia đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy lợi thế
bên trong, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Là một nước đang
phát triển, Campuchia đã có những đóng góp quan trọng đối với cộng đồng quốc
tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Campuchia đang từng bước
nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ
và giúp đở của bạn bè trên thế giới và góp phần tích cực vào củng cố, xây dựng và
phát triển một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành công trong việc duy trì hòa bình, ổn định chính trị - xã hội, cải cách và phát
triển kinh tế, thực hiện dân chủ hóa xã hội và phát triển mối quan hệ hợp tác trong
và ngoài khu vực... Campuchia đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp
3
như: nền kinh tế vẫn phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa
vào một số ngành hạn hẹp; sự chênh lệch, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế;
khoảng cách giàu nghèo; sự ảnh hưởng của các nước lớn ngày một sâu hơn đến
kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Campuchia; vấn đề tham nhũng và
chống tham nhũng; vấn đề phát triển bền vững; những tác động của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ....
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong quá khứ và hiện tại, nhân dân Việt
Nam và nhân dân Campuchia đã có mối quan hệ láng giềng hữu nghị, chia ngọt sẻ
bùi, tương thân tương ái, chung lưng đấu cật cải tạo tự nhiên và chống ngoại xâm.
Hiện nay, quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia đang diễn ra trong bối cảnh khu
vực và quốc tế có những chuyển biến quan trọng. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc, xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ
buộc các quốc gia trên thế giới phải tích cực hội nhập, gia tăng sức mạnh kinh tế để
đương đầu với các cuộc cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt hơn. Việt Nam và
Campuchia lại có chung đường biên giới, là láng giềng của nhau, đều là các thành
viên chính thức của ASEAN và từ cuối năm 2015 là thành viên của Cộng đồng
ASEAN. Những áp lực từ việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
và thực hiện lộ trình AFTA khiến hai nước cần tăng cường hợp tác kinh tế trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Vương
quốc Campuchia diễn ra như thế nào đều có những ảnh hưởng nhất định đến Việt
Nam. Quá trình xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam và Campuchia có thể
hoàn toàn không giống nhau, song cả hai nước có điểm chung là đều hướng tới mục
tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển do hậu quả của
chiến tranh kéo dài cũng như những năm phát triển trì trệ sau đó. Việc nghiên cứu,
đánh giá quá trình phát triển, phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế
của kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 và rút ra những đặc
điểm, bài học kinh nghiệm sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với các quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ sau khi
tái lập năm 1993 đến năm 2013 diễn ra như thế nào? Những thành tựu kinh tế - xã
hội mà nhân dân Campuchia đã đạt được trong 20 năm này cũng như những hạn
chế, đặc điểm của quá trình phát triển này ra sao? Giải đáp được những vấn đề
này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm
2013” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới.
4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993
- 2013, làm rõ thực trạng sự vận động, phát triển, về kinh tế - xã hội, lý giải những
nguyên nhân thành công và hạn chế, rút ra những đặc điểm và một số bài học kinh
nghiệm từ quá trình phát triển đó.
2.2. Nhiệm vụ
- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013;
- Phân tích các chính sách phát triển, làm rõ quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, đánh giá những thành tựu, hạn chế của kinh tế, một số lĩnh vực xã hội, nguyên
nhân đạt được thành tựu và hạn chế của kinh tế - xã hội ở Vương quốc Campuchia
trong giai đoạn 1993 - 2013;
- Rút ra những đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 1993 - 2013 của Vương quốc Campuchia.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013.
3.2. Phạm vi
- Về nội dung: Đề tài Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ
năm 1993 đến năm 2013 được nghiên cứu dưới góc độ sử học. Về kinh tế, luận án
nghiên cứu chủ yếu sự hình thành và thực thi chính sách, kế hoạch và quá trình
phát triển kinh tế. Về xã hội, luận án đề cập đến sự chuyển biến xã hội trên một số
lĩnh vực cơ bản như giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh và phúc lợi xã hội,
kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, nghĩa là bắt đầu từ khi
Campuchia tái lập thể chế nhà nước Quân chủ lập hiến, thực hiện chính sách hòa
hợp dân tộc đến khi kết thúc nhiệm kỳ thứ IV của Quốc hội vào tháng 7 năm 2013.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và logic của đề tài, chúng tôi đề cập đến
một số yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu của Campuchia cả giai đoạn
trước năm 1993 và sau năm 2013.
Ngoài giới hạn nêu trên, các vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu
chính của Luận án.
4. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được khai thác, sử dụng chủ yếu trong luận án gồm:
5
4.1. Tài liệu gốc
- Các cương lĩnh chính trị, các văn bản, văn kiện của Chính phủ, các bộ,
ngành, các đảng phái chính trị của Campuchia và đánh giá của Chính phủ
Campuchia về việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
(1993 - 2013).
- Các văn bản, báo cáo, các số liệu thống kê của Chính phủ và các bộ, ngành
của Campuchia; các báo cáo, thống kê, đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
4.2. Tài liệu tham khảo khác
- Các tác phẩm về lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Vương quốc Campuchia.
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ.
- Các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
- Các bài báo điện tử, các websites.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án dựa trên quan điểm duy vật lịch sử về hình
thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu về sự phát triển kinh
tế - xã hội của Vương quốc Campuchia.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ
yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Luận án còn kết hợp sử dụng các
phương pháp liên ngành như tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và
suy luận logic để giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra nhằm tái hiện một cách
khách quan và khoa học quá trình phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm
1993 đến năm 2013.
6. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về quá trình
phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 dưới góc nhìn của
nhà nghiên cứu Việt Nam.
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu, luận án chỉ ra những đặc điểm của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, đồng thời làm rõ
thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của nó trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội Campuchia ở giai đoạn này, từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam và một số nước đang phát triển trong việc hoạch định và thực thi các
chích sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận án là một tài liệu chuyên khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng
dạy và học tập về lịch sử Campuchia, đặc biệt là việc tìm hiểu chuyên sâu về các
vấn đề kinh tế - xã hội của Campuchia (1993 - 2013).
6
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung của luận án gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
Chương 3. Quá trình phát triển kinh tế của Vương quốc Campuchia từ năm
1993 đến năm 2013
Chương 4. Sự phát triển xã hội của Vương quốc Campuchia từ năm 1993
đến năm 2013
Chương 5. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc
Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về Campuchia nói chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của
Campuchia nói riêng là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
chính trị gia. Qua khảo sát, tiếp xúc với các nguồn tư liệu trong và ngoài nước,
chúng tôi nhận thấy về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Camuchia sau khi tái lập
vương quốc đã có một số nhà nghiên cứu đề cập ở những khía cạnh khác nhau.
1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Trước khi gia nhập ASEAN, việc nghiên cứu về các nước Đông Nam Á nói
chung, nghiên cứu về Campuchia của các tác giả Việt Nam chưa nhiều. Từ những
năm 90 của thế XX, trong quá trình hội nhập ASEAN, các nhà nghiên cứu Việt Nam
đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu lịch sử các nước trong khu vực, trong đó có
lịch sử Campuchia. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung đề cập đến
chính sách đối ngoại và quan hệ Campuchia với một số nước. Trong đó, khi đề cập
đến vấn đề nghiên cứu của mình, các học giả có trình bày một số vấn đề liên quan
đến sự phát triển kinh tế - xã hội Campuchia nhưng ở mức độ sơ lược và khái quát.
Nhóm những công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, chính trị - xã hội,
chính sách hợp tác, quan hệ đối ngoại trong đó có đề cập đến kinh tế - xã hội
Campuchia (1993 - 2013) có:
Tác giả Phạm Đức Thành (1995) trong cuốn Lịch sử Campuchia, NXB Văn
hóa Thông tin [40] với 10 chương đã nghiên cứu lịch sử Campuchia từ buổi đầu
dựng nước đến những năm 90 của thế kỷ XX. Đây là một công trình nghiên cứu khá
toàn diện và có hệ thống về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội
Campuchia. Tuy vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ sau năm 1993 chưa
được chú trọng đề cập một cách đầy đủ, toàn diện, song đây là tài liệu tham khảo
hữu ích và góp phần cung cấp cái nhìn tổng ...c cả về kinh tế lẫn quốc phòng
đến các khu vực khác nhau, nhất là ở châu Á - Thái Bình Dương” [22, tr.186].
Trong giai đoạn Tổng thống B.Obama nắm quyền (2009 - 2016), Mỹ thực
hiện chính sách tái cân bằng với “trọng tâm là lĩnh vực quốc phòng” nhằm thực
hiện một trong những mục tiêu quan trọng là “kiềm chế” hay “hạn chế mưu đồ bá
quyền của Trung Quốc” ở khu vực [169].
Đối với Trung Quốc, sau hơn 20 năm kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa
(1978), đến năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội lần thứ 9 với GDP đạt 1.072 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 800
USD. Tháng 10/2000, Hội nghị Trung ương 5 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
xác định, bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ chuyển sang “xây dựng toàn diện
xã hội khá giả”. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung
Quốc (tháng 10/2007) đã nêu rõ “ phải kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế
với phát triển xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến bộ toàn diện,
không ngừng nâng cao mức sống nhân dân, bảo đảm cho nhân dân đều được hưởng
thành quả của phát triển” [30, tr.26]. Đại hội này cũng đề ra mục tiêu xây dựng “xã
hội hài hòa XHCN”, dự định trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ cơ
bản hoàn thành mục tiêu này.
Thực hiện chủ trương nói trên, những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Về mặt kinh tế, tăng trưởng kinh tế luôn đạt
được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (năm 2009 đạt 9,2%; năm 2010 đạt 10,4%;
năm 2011 đạt 9,2%) [176]. Nếu như năm 2002, quy mô nền kinh tế Trung Quốc chỉ
đứng thứ 39 trên thế giới thì đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để
trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. GDP của nước này đã đạt
47.000 tỷ NDT (tương đương 7.460 tỷ USD) và trở thành nước có dự trữ ngoại tệ
lớn nhất thế giới với 3.305 tỷ USD (tháng 3/2013) [134]. Mặt khác, trong quá trình
hiện đại hóa, Trung Quốc có nhu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng rất cao và tăng
rất nhanh trong khi đó nguồn cung cấp nội địa không đáp ứng được. Chính vì vậy,
20
Trung Quốc cần phải gia tăng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới, nhất là ở khu
vực Đông Nam Á.
Cùng với sự điều chỉnh chính sách của Mỹ và Trung Quốc, các nước lớn
khác trên thế giới cũng có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm thích
ứng với tình hình mới của thế giới.
Nhật Bản: Sự nổi lên của yếu tố kinh tế đã đem lại cho Nhật Bản một vị thế
kinh tế mới ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy được xem là một quốc gia lớn về
kinh tế nhưng sự ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản lại khá hạn chế. Chính vì vậy,
Nhật Bản muốn thay đổi hình ảnh của mình bằng cách gây dựng ảnh hưởng chính
trị trên thế giới. Mặt khác, Nhật Bản còn tăng cường Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ
nhằm nâng cao khả năng quốc phòng của mình. Với chính sách ngoại giao kinh tế,
Nhật Bản đã chủ động hơn trong chính sách đối ngoại của mình trong nhiều vấn đề
quốc tế và khu vực [17].
Liên bang Nga: Sau gần một thập kỷ chật vật dưới thời Tổng thống B.Elsin,
từ năm 2000, Nga có sự phục hồi kinh tế ấn tượng và củng cố được vai trò, ảnh
hưởng vốn có của mình. Mục tiêu chính trị kinh tế nổi bật của Liên bang Nga là
xây dựng một nhà nước Liên bang hùng mạnh, tập trung phát triển kinh tế thị
trường, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
cải thiện vị thế nước Nga trên trường quốc tế. Những mục tiêu và giải pháp vĩ mô
của Chính phủ đã thúc đẩy Nga thoát ra khỏi khủng hoảng, phát triển với tốc độ
tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng. Việc Nga lọt vào nhóm các nước kinh tế mới
phát triển (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã tạo cơ sở cho lãnh đạo
nước này thực hiện chính sách đối ngoại của một cường quốc theo cách riêng của
mình [13, tr.22].
Tuy tiếp tục quan tâm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng
“Chính sách hướng Đông” của Nga được công bố chính thức khá muộn (2010).
Mục tiêu của chính sách này là giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào
phương Tây và lợi dụng các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á. Chính sách
châu Á của Nga là lấy Trung Quốc làm trung tâm, đồng thời, tìm kiếm những cơ hội
mới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á [13, tr. 23].
Cộng hòa Ấn Độ: với cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế từ thời Thủ tướng
Narasimha Rao, Ấn Độ đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và theo đuổi chính
sách đối ngoại thực dụng hơn - chủ nghĩa hiện thực, không chỉ là cường quốc khu
vực mà còn muốn vươn lên thành một cường quốc trên thế giới nhờ vào sự lớn
mạnh về kinh tế và quân sự của mình. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, Ấn Độ
đã thực hiện Chính sách hướng Đông nhằm khôi phục ảnh hưởng ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương [12].
21
Như vậy, sự biến đổi của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh có tác động
đến Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vương quốc Campuchia thể hiện ở cả
hai mặt.
Tác động tích cực: Sau Chiến tranh Lạnh, xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển chiếm ưu thế đã tạo môi trường thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố độc lập
dân tộc của các nước đang phát triển nói chung và Campuchia nói riêng. Campuchia
có thể thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác, giúp đỡ của các nước nhằm hướng tới các
mục tiêu chung như hòa bình, ổn định, phát triển... Ngoài ra xu thế hòa dịu còn tạo
điều kiện giải quyết các xung đột, vấn đề nội bộ đất nước theo hướng hòa bình, hòa
hợp dân tộc.
Tác động tiêu cực: Tuy sự sụp đổ của trật tự hai cực đồng nghĩa với việc
làm giảm các cuộc xung đột bắt nguồn từ Xô - Mỹ trước đó, song trong quan hệ
quốc tế cũng mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác hoặc làm bộc lộ
rõ nét và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Điều đó lý giải vì
sao trong lúc không ít cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bước đi đến giải
pháp chính trị như ở Campuchia, Nam Phi... thì tại nhiều khu vực khác, hàng loạt
cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội [26, tr.11]. Campuchia luôn bị chấn động
do xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn
giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi.
Sự không ổn định của an ninh quốc tế ảnh hưởng lớn đến nền độc lập dân tộc của
nước này. Đồng thời, Campuchia ít nhiều bị sự lôi kéo, tranh giành của các nước
lớn sẽ khó có thể độc lập trong việc đề ra đường lối, chính sách phát triển quốc gia
dân tộc.
2.1.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới
Toàn cầu hóa là một xu hướng bao trùm của sự phát triển kinh tế thế giới
ngày nay, trong đó các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của mỗi nước,
dưới tác động của công nghệ, truyền thông và tiền vốn đã gia tăng mạnh mẽ, vượt ra
khỏi biên giới quốc gia, liên kết trên một chỉnh thể thị trường toàn cầu và đồng thời
với quá trình đó, là sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng hình thành và hoàn thiện các định
chế, tổ chức quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế
đã ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào nhau giữa các nước và các khu vực [42, tr.13].
Những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế như quá trình gia tăng phân công
lao động quốc tế; thương mại quốc tế phát triển nhanh, trở thành sợi dây liên kết các
nước và các khu vực trên thế giới; gia tăng tốc độ lưu thông các yếu tố của sản xuất
như vốn, kỹ thuật, lao động; các công ty xuyên quốc gia mở rộng ảnh hưởng và
liên kết thành một mạng kinh doanh toàn cầu, dẫn dắt và chi phối hoạt động kinh
doanh toàn cầu; sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh tế toàn cầu để quản
22
lý điều hành các hoạt động kinh tế. Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, quá trình Hội
nhập kinh tế quốc tế cũng diễn ra mạnh mẽ; đó là tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế
thế giới, tức là xóa bỏ những khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia và khu vực.
Đồng thời, đó còn là quá trình gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị
trường khu vực và thế giới, liên kết kinh tế có mục tiêu, định hướng cụ thể gắn với
phạm vi, cấp độ cũng như điều kiện cụ thể của mỗi nước [42, tr.22].
Từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xu hướng toàn cầu hóa
kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới về kinh tế đã diễn ra rất mạnh mẽ với sự ra đời
của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như: Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC, 1989), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, 1992),
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA, 1992), Hiệp định chung về Thuế quan và
Mậu dịch (GATT) chuyển thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1995), Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải (SCO, 2001), Tổ chức các nước mới nổi (BRIC/BRICS,
2001) gồm có Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và đến năm 2010 có thêm Nam Phi.
Đối với Campuchia, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã có
tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ trên cả hai phương diện.
Tác động tích cực: Toàn cầu hoá tạo cơ hội cho Campuchia có khả năng theo
kịp các nước trong khu vực. Về kinh tế - xã hội, toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển
và xã hội hóa lực lượng sản xuất trên toàn thế giới; tạo điều kiện tăng nhanh việc
truyền bá và chuyển giao khoa học - công nghệ vào Campuchia. Ngoài ra, trình độ
quản lý xí nghiệp và kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp thay đổi nhanh chóng nền kinh tế
truyền thống của Campuchia sang nền kinh tế hiện đại; Toàn cầu hoá tạo ra khả
năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất cần thiết, quan trọng cho
Campuchia, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả về
chiến lược dài hạn và tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia lẫn tầm vi mô
của từng doanh nghiệp và từng đơn vị; Toàn cầu hóa một mặt gây sức ép mạnh mẽ
và gay gắt về cạnh tranh, đòi hỏi tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức
cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp. Không chỉ có vậy,
toàn cầu hóa còn chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu
tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hóa
mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối
tác mới cho Campuchia.
Tác động tiêu cực: Bản chất hai mặt của toàn cầu hóa tạo ra những thách
thức nghiêm trọng đối với Campuchia, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ Campuchia sẽ không còn quyền độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch
định chính sách kinh tế, vì Campuchia quá phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư
nước ngoài. Trong khi đó, toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay là lấy mậu dịch thế
23
giới làm điều kiện, coi thị trường thế giới là cơ sở, tiền tệ quốc tế là hạt nhân, nên
vai trò của ngoại thương và đầu tư nước ngoài là rất lớn với phát triển của
Campuchia. Vấn đề an ninh kinh tế, nhất là trên lĩnh vực tài chính của Campuchia
không được đảm bảo trước xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa nới rộng thị trường
tài chính của các quốc gia, giúp cho dòng vốn dễ dàng lưu thông hơn trên bình diện
thế giới. Tuy nhiên, cũng chính vì thế nền tài chính của nhiều nước lại dễ bị những
kẻ đầu cơ quốc tế hoặc các thế lực khác lũng đoạn [39, tr.51].
Ngoài ra, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia tăng
khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Campuchia. Do
vậy, nếu không có đối sách hữu hiệu, Campuchia sẽ không chỉ bị tụt hậu xa về mức
sống mà cả về trình độ phát triển. Một lĩnh vực khác gây không ít khó khăn cho
Campuchia là kết cấu hạ tầng và hệ thống tài chính còn nhiều yếu kém. Cho nên, để
bắt nhịp được bước tiến của cách mạng khoa học - công nghệ, Campuchia cần phải
đầu tư rất lớn vào lĩnh vực then chốt này, trong khi nguồn vốn huy động trong nước
hạn chế, khả năng thu hút vốn nước ngoài không dễ dàng.
2.1.1.3. Xu hướng dân chủ hóa
Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, xu hướng dân chủ diễn ra mạnh mẽ
với sự bùng nổ của Cách mạng Hoa hồng ở Grudia (2003) và Cách mạng Cam ở
Ukraina (2004). Sau những chính biến ở Grudia và Ukraina là sự bất ổn chính trị ở
Armenia (2005), Azerbaijan (2005) và Belarus (2005) với mưu đồ lật đổ chính phủ
cầm quyền. Khi dư âm của các cuộc cách mạng màu chưa lắng xuống thì phong trào
Mùa Xuân Arab bắt đầu nổ ra vào tháng 12/2010 tại Tunisia. Sau đó, nhiều cuộc
biểu tình quy mô lớn diễn ra tại Trung Đông và Châu Phi như Tunisia, Algeria,
Jordan, Ai Cập và Yemen. Mùa xuân Arab đã khiến 3 Chính phủ bị lật đổ là Tunisia
(01/2011), Ai Cập (02/2011) và Libya (10/2011). Sau sự kiện này, Thủ tướng Hun
Sen thách thức sẵn sàng cho cuộc chiến với lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy khi
ông bị so sánh với lãnh đạo Lybia Muammar el-Gaddafi [110] đủ để thấy rằng
phong trào này được chú ý nhiều trong nền chính trị quốc gia Đông Nam Á nói
chung và Campuchia nói riêng.
Ngoài ra, sau những thành công về dân chủ hóa ở Indonesia kể từ năm 1998,
tiến trình dân chủ hóa ở Đông Nam Á có thêm những bước phát triển mới ở
Myanmar khi vào tháng 3/2011, chính quyền quân sự ở Myanmar đã tuyên bố
chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho Chính phủ bán dân sự do Tổng thống
Thein Sein đứng đầu. Những diễn biến lớn về dân chủ hóa kể trên đã có tác động
nhất định tới đời sống chính trị, xã hội ở Campuchia.
Đối với Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013, xu hướng dân
chủ hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết.
24
Tác động tích cực: Xu hướng dân chủ hóa trên thế giới có tác động mạnh mẽ
và trực tiếp đến việc xây dựng chính quyền, ban hành các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của các quốc gia. Chính phủ Campuchia khi hoạch định các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội cũng cần chú ý đến mục tiêu và đối tượng hưởng lợi. Dân
chủ hóa đã trở thành một quá trình không thể trì hoãn, bởi nếu một nhà nước không
tự dân chủ hóa thì nhà nước đó sẽ trở thành một bộ phận biệt lập trong mọi tiến
trình quốc tế và không còn cơ hội tồn tại.
Tác động tiêu cực: Trong bối cảnh Campuchia, sự tồn tại của chính trường đa
đảng đối lập đòi hỏi đảng cầm quyền cần tạo được niềm tin đối với nhân dân thông
qua dân chủ hóa thể chế và bằng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp,
đem lại lợi ích trước hết cho nhân dân nước này. Vì vậy, Đảng cầm quyền
Campuchia nếu không giải quyết hài hòa những vấn đề trên thì sự tác động từ những
nguy cơ bất ổn về chính trị sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.1.4. Sự phát triển mạnh mẽ của thông tin truyền thông, mạng xã hội
Thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và đầu của thế kỷ XXI, thế giới được
chứng kiến những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ, trong đó có công
nghệ thông tin. Những thành tựu của công nghệ thông tin cho phép thế giới tiếp cận
và lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, ổn định với giá rẻ thông qua hệ
thống mạng, mạng di động và các thiết bị đi động. Thế giới toàn cầu tiếp tục được
toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn với sự ra đời của các mạng xã hội, trong đó nổi bật như
Facebook, Twitter, Công nghệ thông tin và mạng xã hội tác động tích cực góp
phần mạnh mẽ trong việc tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạch định
chính sách công; tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thực thi chính sách,
theo dõi quá trình dân chủ hóa chính trị của Chính phủ và các Đảng phái để xác
định niềm tin. Đồng thời, đầu tư nguồn lực cho việc phát triển lĩnh vực này sẽ làm
cho công nghệ thông tin, Internet trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi,
khai thác, sử dụng thông tin cho mọi người dân, là kho tàng tri thức vô giá của nhân
loại được tích lũy cùng với sự phát triển, được lưu trữ và cung cấp cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực: Đối với Campuchia, vốn là quốc gia
nghèo, trình độ dân trí khá thấp cùng với nền tảng hạ tầng lạc hậu thì sự phát triển
của công nghệ thông tin và mạng xã hội trên thế giới đặt ra cho Chính phủ nhiều
thách thức. Chính phủ cần nhận thức được xu thế phát triển và tầm quan trọng của
internet, công nghệ thông tin, mạng xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội để
có những chính sách phù hợp nhằm khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin.
Chính phủ Campuchia đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khai
thác hữu ích của công nghệ thông tin vừa phải xây dựng hành lang pháp lý để kiểm
soát tối đa mặt trái của vấn đề này.
25
Mặt khác, trong thể chế chính trị dân chủ đa đảng, công nghệ thông tin và
mạng xã hội cũng có thể góp phần thúc đẩy các hoạt động biểu tình, phản đối hoặc
ủng hộ chính trị... Vấn đề này đã xảy ra và có nguy cơ tiềm ẩn sự bất ổn sau cuộc
biểu tình của 250.000 người (7/2013) biểu thị sự ủng hộ đối với lãnh đạo đảng đối
lập Sam Rainsy và cuộc biểu tình của rất nhiều người tham gia chống lại chính sách
lương tối thiểu mà Chính phủ Campuchia (12/2013) [111].
2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á
2.1.2.1. Sự phát triển của tổ chức ASEAN
Được thành lập vào ngày 08/8/1967 với 05 thành viên ban đầu (Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), ASEAN là tổ chức hợp tác khu vực
với mong muốn quy tụ tất cả các nước Đông Nam Á nhằm xây dựng một khu vực
hòa bình, thịnh vượng. Với những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN cũng
như các nước có ý định gia nhập Hiệp hội, Brunei kết nạp vào tổ chức năm 1984,
sau đó là Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999).
Cùng với việc mở rộng và hoàn thiện tổ chức, kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết
thúc, ASEAN đã có nhiều hoạt động hợp tác, hội nhập sâu rộng.
Về kinh tế, ASEAN tiến tới hội nhập khu vực chặt chẽ hơn thông qua việc
xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào ngày 28/01/1992 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/1993. Với việc ký AFTA, ASEAN kỳ vọng hoàn thành
xây dựng FTA của khu vực trong vòng 15 năm. Quá trình hội nhập nội khối thông
qua việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN cũng đã
được đặt ra và Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) được thông qua tại Hội nghị cấp
cao ASEAN không chính thức lần thứ tư vào năm 2000 tại Singapore. Để định
hướng và tập trung hơn nữa các nỗ lực chung của ASEAN nhằm thu hẹp khoảng
cách phát triển trong ASEAN cũng như giữa ASEAN với các khu vực khác trên thế
giới, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ra Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp
khoảng cách phát triển vào năm 2001.
Về chính trị, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ nhất tại
Malaysia vào tháng 12/1997 đã đưa ra Tầm nhìn ASEAN 2020 với mục tiêu xây
dựng ASEAN thành “một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” [112]. Tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình
hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN
2020 trong 6 năm từ 1998 đến 2004. Tuyên bố ASEAN về biển Đông năm 1992 và
Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) vào năm 1995
đặt cơ sở cho việc các nước trong Hiệp hội giải quyết các tranh chấp bằng con
đường hòa bình, đồng thời nỗ lực đưa khu vực thoát khỏi các mối đe dọa hạt nhân
(vũ khí, chất thải hạt nhân).
26
Để củng cố thêm sức mạnh cho Hiệp hội, các nước ASEAN đã nỗ lực đa
phương hóa các mối quan hệ của khối thông qua việc xây dựng các cơ chế hợp tác an
ninh đa phương, các cơ chế hợp tác liên khu vực, tiếp tục mở rộng và củng cố các
mối quan hệ đối thoại giữa ASEAN với một số nước ngoài khu vực, hình thành các
cơ chế hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3. Những Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao (PMC) từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX được coi là
những bước đi đầu tiên để ASEAN chính thức đối thoại với các đối tác của mình. Các
đối tác đối thoại của ASEAN vào đầu những năm 1990 còn được bổ sung thêm Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga bên cạnh các đối tác hình thành từ thời Chiến tranh
Lạnh như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand. Điều này đã tạo
cho ASEAN một mạng lưới các đối tác đối thoại có nhiều lợi ích đan xen nhau ở
Đông Nam Á. Sự ra đời của Diễn đàn khu vực ASEAN vào năm 1994 với sự tập hợp
của nhiều nước không chỉ đến từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á mà còn từ Nam Á, Bắc
Mỹ, Tây Âu, Đông Âu được kỳ vọng sẽ trở thành một Diễn đàn tham vấn hiệu quả ở
châu Á - Thái Bình Dương nhằm mở rộng đối thoại về hợp tác chính trị và an ninh
trong khu vực [120]. Chính sách mở rộng quan hệ quốc tế của ASEAN được tiếp tục
với sự ra đời của Hội nghị Á - Âu (ASEM) tại Thái Lan vào năm 1996.
Tháng 4/1997, ASEAN đề xuất tổ chức Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3) và kết quả là Hội nghị Cấp cao
ASEAN+3 lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 12/1997 tại Kuala Lumpur,
Malaysia. Sau Hội nghị này, ngày 16/12, các nhà lãnh đạo ASEAN đã có các cuộc
họp riêng với lãnh đạo của từng nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cơ chế
hợp tác ASEAN+1 (ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn
Quốc) cũng đã được hình thành. Hình thức hợp tác ASEAN+1 trở nên đa dạng hơn
với sự ra đời của Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ vào năm 2002.
Đến năm 2000, tại Hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Singapore,
ASEAN+3 chính thức được thể chế hóa. ASEAN và ba nước Đông Bắc Á là Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu hướng tới tiến trình hội nhập Đông Á khi Hội
nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ ba tại Philippines năm 1999 đã ra
Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á, khẳng định “mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp
tác Đông Á hướng tới những kết quả cụ thể có tác động thực sự tới chất lượng sống
của nhân dân Đông Á và sự ổn định ở khu vực trong thế kỷ XXI” [146].
Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế nội khối, sau cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ châu Á, ASEAN đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các Hiệp định
thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn. Tháng 11/2002, Hiệp định về Khu vực
Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã được ký kết. ASEAN cũng nỗ
lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, kết quả là ASEAN và Trung
27
Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh, Campuchia vào năm 2002.
Bước sang thế kỷ XXI, ASEAN tiếp tục tiến trình hội nhập mạnh mẽ kể cả
trong lĩnh vực kinh tế cũng như an ninh - chính trị. Với Tuyên bố hòa hợp ASEAN II
(Tuyên bố Bali II) năm 2003, ASEAN xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng
ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội vào năm 2020. Hướng tới việc xây dựng tư cách pháp
nhân cho Cộng đồng ASEAN trong tương lai, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra
Tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 11 (2005) ở Malaysia. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập của khối,
xét thấy khả năng ASEAN có thể tiến tới xây dựng cộng đồng sớm hơn so với tầm
nhìn đã định là năm 2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 ở Philippines
đầu năm 2007, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố Cebu
về việc đẩy nhanh thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN ở Singapore tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN đã được các nước
thành viên thông qua. Đây được coi là một trong những bước phát triển quan trọng
nhất của ASEAN kể từ khi thành lập bởi với sự kiện này, ASEAN trở thành một tổ
chức liên Chính phủ có tư cách pháp nhân, tạo nền tảng và khuôn khổ pháp lý để
Hiệp hội tiến lên xây dựng Cộng đồng. Tiến thêm một bước trong kế hoạch hiện
thực hóa cộng đồng. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 họp ở Thái Lan vào
đầu năm 2009, các nhà lãnh đạo Hiệp hội đã thông qua Kế hoạch chi tiết Cộng đồng
Chính trị - An ninh ASEAN, Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN (giai đoạn 2009 - 2015) và Tuyên bố Cha-am Hua Hin về Lộ trình Cộng
đồng ASEAN (giai đoạn 2009 - 2015). Với Tuyên bố Cha-am Hua Hin, các nhà
lãnh đạo ASEAN “nhất trí rằng Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Chính trị - An ninh
ASEAN, Kế hoạch chi tiết Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Kế hoạch chi tiết Cộng đồng
Văn hóa - Xã hội ASEAN và Kế hoạch công tác IAI 2 (2009 - 2015) sẽ là lộ trình
cho một Cộng đồng ASEAN (giai đoạn 2009 - 2015)” “nhằm thay thế cho Chương
trình hành động Viêng Chăn (2004 - 2010)” [130].
Để hiện thực hóa Cộng đồng, ASEAN một mặt đẩy mạnh hợp tác nội khối,
mặt khác tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Việc tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại còn giúp ASEAN duy trì và tăng
cường vai trò động lực, vị thế trung tâm trong hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
phòng ở khu vực Đông Á. Về chính trị, ASEAN tiếp tục nhận được các cam kết “hữu
nghị và hợp tác” khi có thêm các đối tác đối thoại tham gia Hiệp ước Thân thiện và
Hợp tác Đông Nam Á (TAC) là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Australia, New
Zealand, Pháp, Timor Leste, Mỹ và một số quốc gia khác. Tháng 12/2005, tại
28
Malaysia, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất đã được tổ chức với sự tham
gia của mười nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và
New Zealand. Tại đây, các quốc gia tham dự cho rằng Hội nghị Cấp cao Đông Á, với
ASEAN là động lực, là một phần gắn liền với cấu trúc khu vực đang phát triển. EAS
tiếp tục có những bước phát triển mới khi tại Hội nghị lần thứ 5 ở Hà Nội vào tháng
10/2010, Ngoại trưởng Mỹ và Nga đã tham dự với tư cách là khách mời đặc biệt.
Lãnh đạo Mỹ và Nga cũng đã chính thức tham dự EAS vào năm 2011 tại Indonesia.
Về kinh tế, ASEAN đã ký các Thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với các đối tác lớn
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Bên cạnh
các hình thức hợp tác này, ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình
Dương nói chung, đang hình thành những cơ chế hợp tác kinh tế mới, đó là Hiệp định
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực (RCEP), tạo nên sự đa dạng về các hiệp định thương mại tự do.
Tiến trình hội nhập của ASEAN và sự hội nhập của Campuchia vào ASEAN
có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Campuchia trong
giai đoạn 1993 - 2013.
Về thuận lợi, Đối với Campuchia, sự tham gia vào một ASEAN có sự liên kết
chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất, vai trò và vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao là
hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, tác động tích cực đến công cuộc xây
dựng và phát triển của Campuchia. Xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song
phương, ASEAN là một bộ phận rất quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Campuchia. Về kinh tế -
xã hội, Campuchia có thể đẩy mạnh các hoạt động thương mại, thu hút đầu tư dựa
trên lợi thế không gian của một thị trường thống nhất, mở và nâng cao tính cạnh
tranh; Campuchia có cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực, qua đó mở
rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; ổn định nguồn nhập khẩu và hạ giá
đầu vào, qua đó góp phần cải cách quản lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Campuchia có thể mở
rộng cơ hội đầu tư sang các nước nội khối và kinh doanh từ bên ngoài; tiếp cận các
nguồn hỗ trợ về khoa học - công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến; góp
phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Đồng thời, Campuchia cũng có những cơ hội đẩy mạnh các ngành
sản xuất lợi thế như dệt may, giày dép, du lịch nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Về khó khăn, thách thức: Quan hệ Campuchia - ASEAN vẫn còn những biểu
hiện hạn chế về chất lượng, hiệu quả và chiều sâu, còn thiếu các nhân tố cho sự phát
triển vững chắc, ổn định, lâu dài. Hợp tác Campuchia - ASEAN vẫn còn bị động đối
29
phó với những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ (ví dụ: tranh chấp ở khu
vực biên giới gần đền Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan, căng thẳng Biển
Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam; hoặc Trung Quốc cùng với một số thành viên
ASEAN, mà Trung Quốc vẫn giữ lập trường muốn giải quyết vấn đề Biển Đông
bằng đàm phán song phương hơn là đa phương như sự mong muốn của khối
ASEAN,...), tài nguyên thiên nhiên, khủng hoảng và sự suy thoái kinh tế, sự phối
hợp hành động trước các vấn đề khu vực và quốc tế (như: biến đổi khí hậu, an ninh
lương thực, dịch bệnh).
2.1.2.2. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở Đông Nam Á
Trong quá trình phát triển của mình, các nước Đông Nam Á, trong đó có
Campuchia chịu tác động mạnh mẽ bỡi sự cạnh tranh của các nước lớn, nhất là
Trung Quốc và Mỹ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng của Trung Quốc và chính
sách tái cân bằng của Mỹ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình khu
vực Đông Nam Á nói chung và mỗi quốc gia thành viên ASEAN nói riêng, trong đó
có Campuchia.
Đối với Mỹ, tại Đông Nam Á, Mỹ đã có những bước điều chỉnh chiến lược
sau sự kiện 11/9/2001 nhằm tăng cường hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế,
đồng thời tăng cường sự hiện diện trở lại của mình ở khu vực quan trọng này. Trước
sự “trỗi dậy hòa bình” và chủ trương gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông
Nam Á của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á - Thái
Bình Dương” với Đông Nam Á là trung tâm. Vì vậy, một mặt Mỹ đẩy mạnh hợp tác
chính trị ngoại giao với các nước trong khu vực, mặt khác Mỹ tăng cường sự hiện
diện quân sự, đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực.
Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ với việc “quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương”
lấy Đông Nam Á làm trung tâm là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của
chính quyền Mỹ, mà mục tiêu xuyên suốt, nhất quán là sử dụng ưu thế về kinh tế,
chính trị, quân sự, giành quyền bá chủ khu vực và thế giới [13, tr.11].
Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ đã thay đổi cách tiếp cận đối với khu vực.
Mỹ không chỉ không phản đối các cơ chế hợp tác ở khu vực vốn không có sự tham
gia của Mỹ như ASEAN+ mà ngược lại, còn tích cực tham gia các hình thức hợp
tác...kinh tế - xã hội và
đối ngoại Campuchia năm 2012, Nghiên cứu Đông Nam Á số 12.
50. Vuth Phanna (2009), Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Campuchia, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
B. Tiếng Anh
51. Aun Porn Moniroth (2007), Economic Integration in East Asia: Cambodia's
Experience trong East Asian Visions: Perspectives on Economic
Development.
52. Carlyle A. Thayer (2013), Chapter: China’s Relations with Laos and
Cambodia in China’s Internal and External Relations and Lessons for Korea
and Asia. Unification Institute of Korea.
53. Chin Kin Wah (1997), “ASEAN: The long road to One Southeast Asia”,
Asian Journal of Political Science, Vol. 5, No. 1.
54. Council for the Development of Cambodia (2014), Cambodia Investment
Guidebook, Phnom Penh.
55. Estrella D. Solidum (1997), “Regional Cooperation and ASEAN: The
Philippine experiences”, Asian Journal of Political Science, Vol. 5, No. 1.
56. David Chandler (1998), History of Cambodia, Silkworm Books
57. Joel Brinkley (2012), Cambodia’s Curse: The modern history of a trouble
land, Public Affairs, New York.
58. Kingdom of Cambodia (2009), Law on the Protection and the Promotion of
Rights of Persons with Disabilities
59. Nishihara Masashi, Japan’s Political and Security Relations with ASEAN, in
Japan Center for International Exchange, ASEAN-Japan Cooperation: A
Foundation for East Asian Community, Tokyo: Japan Center for International
Exchange, 2003, pp.158-161.
60. Toshiyasu Kato, Kao Kim Hourn and Jeffrey A. Kaplan (1999), Regional
Integration for sustainable development: Cambodia’s future in ASEAN,
Dynamo or Dynamite, ASEAN Academic Press, London.
C. Tiếng Kh’mer
61. Aun Porn Moniroth (2006), Sự phát triển kinh tế Campuchia: Thách thức và
cơ hội (ȗរអភិវឌɣេសដəកិចȲកមʙ ̮Ⱦ: បɐ˖ʰបឈមនិងឱȗស), Nxb CICP,
Phnom Penh.
141
62. Bộ Du lịch Campuchia (2014), Báo cáo chính phủ về khách du lịch nước
ngoài đến Campuchia năm 2012-2013
(រʌយȗរណ៍របស់ʲជរɖə ភិʌលសɱ ីពីេភɋ̼ វេទសចរបរេទសមកȗន់ʰបេទសក
មʙ ̮Ⱦកʆ ̮ងȹʅ ំ 2012-2013), Phnom Penh.
63. Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia (2014), Báo cáo chính phủ
về kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược giáo dục năm 2009-2013 (ʲយȗរ
ណ៍អំពីលទʀផលៃនȗរអនុវតɱែផនȗរយុទʀˏʱសɱ អប់រͅ 2009-2013), Phnom Penh.
64. Bộ Thương mại Campuchia (2013), Báo cáo chính phủ về tình hình ngoại
thương của Campuchia từ năm 1996 đến năm 2012
(រʌយȗរណ៏របស់ʲជរɖə ភិʌលសɱ ីពីʚណិជȼកមʢបរេទសរបស់កមʙ ̮Ⱦȴប់ពី
ȹʅ ំ 1996 ដល់ȹʅ ំ 2012), Phnom Penh.
65. Chap Sotharith (2005), Campuchia trong ASEAN sau 5 năm
(កមʙ ̮Ⱦកʆ ̮ងˢˏ៊នបʇɻ ប់ពី 5 ȹʅ ំ), Nxb CICP, Phnom Penh.
66. Cheam Yeap (2011), Chìa khóa kinh tế để tăng trưởng cuộc sống của nhân
dân Campuchia trong tương lai
(គនឹʵះៃនកំេណ̶នេសដəកិចȲរបស់ʰបȾជនកមʙ ̮Ⱦʇេពលអʇគត), Ủy ban
Thượng viện Campuchia, Phnom Penh.
67. Chhay Sophal (2012), Hun Sen: Chính trị và Quyền lực trong lịch sử
Campuchia hơn 40 năm (ហុ៊នែសន: នេʩʌយនិងអំɮចេʈកʆ ̮ងʰបវតɱ ិˏ
ʰសɲ ʰបេទសកមʙ ̮Ⱦអស់រយៈេពលȾង 40 ȹʅ ំ), Nxb Angkor Thom, Phnom Penh.
68. Chhoem Phal Vorun (2007), Sự phát triển lực lượng chính trị tại Campuchia
qua kết quả cuộc bầu cử năm 2007
(ȗរអភិវឌɣៃនកងកʤំʵងនេʩʌយេʈកʆ ̮ងʰបេទសកមʙ ̮Ⱦɳមរយៈលទʀផ
លៃនȗរេʌះេȹʅ តȹʅ ំ 2007), Viện Giáo dục công dân, Phnom Penh.
69. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1999), Hiệp định Paris về vấn đề
Campuchia - ngày 23/10/1991 (កិចȳ ʰពមេʰព̼ងʌ៉រស̡េʈកមʙ ̮Ⱦ - ៃថȭទី 23
ែខតុʷȹʅ ំ 1991), Nxb Hội liên hiệp ADHOC, Phnom Penh.
70. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1998), Cương lĩnh chính trị của chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ II (1998-2003)
(េវទិȗនេʩʌយរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - រយៈេពលទី 2 (1998-2003)),
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
71. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1999), Chiến lược Tam giác phát triển của
chính phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ II
(យុទʀˏʰសɲ ʰតីេȗណអភិវឌɣន៍របស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - រយៈេពលទី 2), Văn
phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
142
72. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1999), Chiến lược cùng thắng 5 điểm của
Thủ tướng Hun Sen (យុទʀ ʱˏសɱ ឈʅ ះʰʌំពិនɼ ̮េɖយេʷកʇយករដəមʱនɱ ីហុ៊នែស ន),
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
73. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2004), Những thành tựu quan trọng đạt
được bởi Chính phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ II của Quốc hội (1998-
2003) (សមិទʀិផលសំȜន់ៗែដលʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦសេʰមចʌនគឺˢណតɱិទី
2 ៃនរដəសʟ (1998-2003)), Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
74. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2004), Cương lĩnh chính trị của Chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ III
(េវទិȗនេʩʌយរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - ˢណតɱិទី III), Văn phòng Hội
đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
75. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2004), Chiến lược Tứ giác của chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ III giai đoạn 1
(យុទʀˏʱសɱ បួនែផʅកៃនʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - ដំɮក់ȗលទី 3
ដំɮក់ȗលទី 1), Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
76. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2008), Chiến lược Tứ giác của chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ IV giai đoạn 2,
(យុទʀˏʰសɲ ʰតីេȗណរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - ដំɮក់ȗលទី IV
ដំɮក់ȗលទី 2), Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
77. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2008), Cương lĩnh chính trị của chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ IV
(េវទិȗនេʩʌយរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - រយៈេពលទីបួន), Văn phòng
Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
78. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2012), Báo cáo tóm tắt: Một số thành tựu
quan trọng của chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2008-2012 (រʌយȗរ
ណ៍សេងȚប: សមិទʀផិលសំȜន់ៗមួយចំនួនរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮ Ⱦកʆ ̮ងȹʅ ំ
2008-2012), Vụ Tổng Hợp của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
79. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2013), Chiến lược Tứ giác của Chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ V giai đoạn 3
(យុទʀˏʰសɲ ʰតីេȗណរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - ដំɮក់ȗល V
ដំɮក់ȗលទី 3), Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
80. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2013), Cương lĩnh chính trị của Chính phủ
Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ V
(េវទិȗនេʩʌយរបស់ʲជរɖə ភិʌលកមʙ ̮Ⱦ - ˢណតɱិ V), Văn phòng Hội
đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
143
81. Chương trình phát triển của LHQ (UNDP-2011), Báo cáo tiến trình phát triển
con người năm 2000-2010, trường hợp Campuchia
(រʌយȗរណ៍អភិវឌɣន៍មនុសˍȹʅ ំ 2000-2010, ករណីៃនʰបេទសកមʙ ̮Ⱦ), Văn
phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
82. David Chandler (2009), Lịch sử Campuchia (ʰបវតɱ ិˏʱសɱ កមʙ ̮Ⱦ) (bản dịch
tiếng Anh), Nxb Westview Press-3rd edition, a Subsidiary of Perseus Books,
New York.
83. Đảng Nhân dân Campuchia (2008), Cương lĩnh chính trị của Đảng Nhân dân
Campuchia trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2008-2013
(េវទិȗនេʩʌយរបស់គណបកˍʰបȾជនកមʙ ̮Ⱦកʆ ̮ងȗរកˏងនិងȗរʚរ
ʰបេទសកមʙ ̮Ⱦកʆ ̮ងដំɮក់ȗល 2008-2013), Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Nhân dân Campuchia, Phnom Penh.
84. Hang Chuon Narong (2011), Triển vọng và các ưu tiên chính sách cho tăng
trưởng cao và phát triển bền vững (Prospects and Policy Priorities for Hight
Growth and Sustainable Development),.
(ទសˍនវស័យនិងេȡលនេʩʌយˢទិʟពសʰʤប់កំេណ̶នខʘស់និងȗរអភិ̛
វឌɣន៍ʰបកបេɖយចីរʟព), Nxb CICP, Phnom Penh
85. Hing Thoraxy (1997), Thương mại tại Campuchia: Quan điểm, vấn đề và giải pháp
(ʚណិជȼកមʢេʈកមʙ ̮Ⱦ: ទសˍនៈបɐ˖និងដំេɮះʰˏយ), Nxb CICP, Phnom Penh.
86. Hing Thoraxy (1999), Đầu tư tại Campuchia (វនិេʩគេʈកមʙ ̮Ⱦ̛ ), Nxb
CICP, Phnom Penh.
87. Hội đồng Phát triển Campuchia (1998), Tiến lên phía trước nhằm khắc phục
và phát triển Campuchia với quan điểm chiến lược
(Ƀនេɾមុខេដ̶មʊីយកឈʅ ះនិងអភិវឌɣʰបេទសកមʙ ̮ȾȾមួយនឹងទសˍនៈយុ
ទʀˏʱសɱ ), Nxb CICP, Phnom Penh.
88. Hội đồng Phát triển Campuchia (2014), Báo cáo chính phủ về tình hình đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia từ năm 1993-2013
(រʌយȗរណ៍របស់រɖə ភិʌលសɱ ីពីȗរវនិេʩគʕɻ ល់ពីបរេទសេʈកមʙ ̮Ⱦពីȹʅ ំ̛
1993 ដល់ȹʅ ំ 2013), Phnom Penh.
89. Hun Sen (2003), Đường lối của Chính phủ trong thiên niên kỷ mới
(ផʶ វ̱របស់រɖə ភិʌលកʆ ̮ងសហវតˍថʢី), Nxb CICP, Phnom Penh.
90. Hun Sen (2004), Bài diễn văn tại diễn đàn quốc tế “Campuchia và cộng đồng
quốc tế (សុនɻរកɸេʈកʆ ̮ងេវទិȗអនɱរȾតិ "កមʙ ̮Ⱦនិងសហគមន៍អនɱរȾតិ),
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.
144
91. Kao Kim Hourn, Samrang Komsan (1996), Campuchia trong thiên niên kỷ
mới, bài học kinh nghiệm quá khứ và xây dựng tương lai
(ʰបេទសកមʙ ̮Ⱦេʈកʆ ̮ងសហវតˍថʢីេនះេមេរ̻នែដលʌនេរ̻នពីអតីតȗលនិង
ȗរកˏងអʇគត), Nxb CICP, Phnom Penh.
92. Kao Kim Hourn (1999), Sự hội nhập của Campuchia vào ASEAN: những bài
học và chặng đường phía trước
(ȗរេធ̡ʺសʤហរណកមʢរបស់ʰបេទសកមʙ ̮Ⱦេɾកʆ ̮ងˢˏ៊ន: េមេរ̻ននិងវធ̛ី
េȹʘ ះេɾមុខ) (bản dịch tiếng Anh), Nxb Hội liên hiệp ADHOC, Phnom Penh.
93. Kao Kim Hourn, Samrang Kamsan (2000), Campuchia trong thiên niên kỷ
mới: Khép lại quá khứ và hướng tới xây dựng tương lai
(កមʙ ̮Ⱦេʈកʆ ̮ងសហវតˍថʢី: ȗរបɊȲ ប់អតីតȗលនិងȗរទនɻ ឹងរង់ȴំេដ̶មʊីក
ˏងអʇគត), Nxb CICP, Phnom Penh.
94. Kao Kim Hourn (2000), Tham gia ASEAN, những cơ hội và thách thức
(ចូលរមួˢˏ៊នឱȗសនិងបɐ˖ʰបឈម), Nxb CICP, Phnom Penh.
95. Kao Kim Hourn, Chap Sothearith (2002), Phát triển bền vững, xóa đói giảm
nghèo và quản lý hành chính công tốt tại Campuchia
(ȗរអភិវឌɣʰបកបេɖយចីរʟពȗត់បនɶយʟពʰកីʰកនិងȗរʰគប់ʰគងˏ
ʂរណៈលˠេʈកមʙ ̮Ⱦ), Nxb CICP, Phnom Penh.
96. Keat Chhunn, Aun Porn Moniroth (1999), Sự phát triển kinh tế Campuchia -
những chính sách chiến lược và quá trình thực hiện
(ȗរអភិវឌɣេសដəកិចȲកមʙ ̮Ⱦ - េȡលនេʩʌយនិងȗរអនុវតɱយុទʀˏʱសɱ ),
Nxb Angkor Thom, Phnom Penh.
97. Keat Chhunn (2001), Phát triển kinh tế - xã hội: nhu cầu và khuyến nghị
(ȗរអភិវឌɣសងȟម - េសដəកិចȲ: តʰម̰វȗរនិងអនុˏសន៍), Nxb Hội đồng Phát
triển Campuchia, Phnom Penh.
98. Keat Chhunn (2002), Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội: nhu cầu viện trợ
chính thức vì sự phát triển (ˢទិʟពសʰʤប់ȗរអភិវឌɣន៍េសដəកិចȲសងȟម:
តʰម̰វȗរសʰʤប់ជំនួយȾផʶ វ̱ȗរសʰʤប់ȗរអភិវឌɣន៍), Nxb Hội đồng Phát
triển Campuchia, Phnom Penh.
99. Keo Norin (1999), Sự phân tích những vấn đề cần giải quyết tại Campuchia -
phần 1 (វʟគបɐ˖ែដលʰតវ̰េɖះʰˏយេʈកʆ ̮ងʰបេទសកមʙ ̮Ⱦ̛ - ែផʅកទី 1),
Nxb Campuchia, Phnom Penh.
100. Keo Norin (2002), Vấn đề bất cập và quan điểm cải cách vì sự phát triển
Campuchia - phần 2 (បɐ˖និងកំែណទʰមង់ទសˍនវស័យសʰʤប់ȗរអភិវឌɣ̛
កមʙ ̮Ⱦ - ែផʅកទី 2), Nxb Campuchia, Phnom Penh.
145
101. Ngân hàng Thế giới (2004), Campuchia trên con đường ngã tư: củng cố nền
tài chính vì mục đích xóa đói giảm nghèo (ʰបេទសកមʙ ̮Ⱦេʈេល̶ផʶ វ̱បំែបក:
ȗរពʰងងʰបព័នʀ ហិរɊɍ វតɷ ̮សʰʤប់េȡលបំណងȗត់បនɶ យʟពʰកីʰកឹ ),
Báo cáo Ngân hàng Thế giới, Phnom Penh.
102. Soam Sekkomar (2000), Khủng hoảng Campuchia và Quan hệ với nước
ngoài (វបតɱ ិកមʙ ̮Ⱦនិងទំʇក់ទំនងបរេទស̛ ), Nxb Prey Norkor, Paris.
103. Sok Touch (2003), Sự phát triển kinh tế và chính sách cải cách ở Campuchia,
thách thức và triển vọng trong quá trình hội nhập (ȗរអភិវឌɣេសដəកិចȲនិង
េȡលនេʩʌយកំែណទʰមង់េʈកʆ ̮ងʰបេទសកមʙ ̮Ⱦបɐ˖ʰបឈមនិងទសˍនវ ̛
ស័យកʆ ̮ងដំេណ̶រȗរសʤហរណកមʢ), Nxb Angkor Thom, Phnom Penh.
104. Thượng viện Campuchia (2008), Hiến pháp Vương quốc Campuchia
(រដəធមʢនុɊɍ ៃនʰពះʲȾɮចʰកកមʙ ̮Ⱦ), Ban Thư ký Thượng viện,
Phnom Penh.
105. Vandy Kaonn (2012), Lịch sử của Campuchia từ chế độ thực dân Pháp đến
hiện nay - tập 1, 2 và 3 (ʰបវតɱ ិˏʱសɱ កមʙ ̮Ⱦពីˢɮនិគមនិយមʌʲងំរហូត
ដល់បចȳ ̮បʊនʅ - ʟគទី 1 ទី 2 និងទី 3), Nxb Hiệp hội Campuchia - Asia,
Phnom Penh.
106. Vandy Kaonn (2012), Giấc mơ và Sự thật (កɱ ីសុបិនɱនិងȗរពិត) - tập 1 và 2,
Nxb Hiệp hội Campuchia - Asia, Phnom Penh.
107. Văn phòng Chính phủ (2017), Báo cáo tóm tắt về những thành tựu quan trọng
của Chính phủ từ năm 2012 đến năm 2016 (េសចកɱ ីសេងȚបៃនសមិទʀផលសំȜ
ន់ៗរបស់រɖə ភិʌលពីȹʅ ំ 2012 ដល់ȹʅ ំ 2016), Phnom Penh.
108. Viện Quốc gia về dữ liệu (1993 - 1994), Theo dõi kinh tế - xã hội Campuchia
(ȗរʰត̳តពិនិតʧេសដəកិចȲសងȟមៃនʰបេទសកមʙ ̮Ⱦ), Viện Nghiên cứu và Đào
tạo vì sự phát triển của Campuchia (CDRI), Phnom Penh.
109. Yang Peou (2014), Quan hệ Campuchia - Thái Lan từ năm 2008 - 2012
(ទំʇក់ទំនងកមʙ ̮Ⱦ - ៃថȴប់ពីȹʅ ំ 2008 ដល់ȹʅ ំ 2012), Luận án Tiến sĩ,
Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia.
D. Các bài viết từ Websites
110. Alex Willemyns and Hul Reaksmey, Few See Arab Uprisings Influencing
Cambodia, The Cambodia Daily, August 24, 2013, https://www.cambo
diadaily.com/elections/few-see-arab-uprisings-influencing-cambodia-40746/
111. Akshan de Alwis, Youth and Civic Participation in Cambodia, Diplomatic
Courier, February 19, 2014,
civic-participation-in-cambodia/
146
112. Association of Southeast Asian Nations (1997), ASEAN Vision 2020, Kuala
Lumpur, 15/12. ASEAN Regional Forum, ARF Objectives,
aseanregionalforum.org/AboutUs/ARFObjectives/tabid/129/ Default.aspx
113. ASEAN Statistical Yearbook 2014 Jakarta: ASEAN Secretariat, July 2015,
p.69.
114. ASEAN (1997), “The Founding of ASSEAN”, Cổng thông tin điện tử của
ASEAN, trang
115. Bảng 12.1. Area cultivated and harvested quantity andyield of paddy 1980-
2005, Kingdom of Cambodia, Statistical Yearbook 2006, P.239
116. Bảng 16.1. Visitors arrivals 1995-2005, Kingdom of Cambodia, Statistical
Yearbook 2006, P.321
117. Báo cáo của Bộ Y tế Campuchia năm 2010, nguồn:
/files/ cdhs2010.pdf
118. Báo cáo về tình hình biểu tình, đình công do Đảng Cứu nước Campuchia và
Liên đoàn lao động tổ chức (tiếng Khmer), nguồn:
local/01956194
119. Bộ Công Thương, Công văn số 7562/BCT-TMMN Báo cáo tình hình thương
mại biên giới Việt Nam- Campuchia, Hà Nội, ngày 26/8/2008.
120. Bộ Thương mại, Báo cáo quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia,
Công văn số 3463 TM/CA-TB ngày 31/8/2001.
121. Cambodia Diversifying Beyond Garments and Tourism, Country Diagnostic
Study, ADB, Economics and Research Department, 11/2014, p.27
122. Cambodian Investment Board, Projects Approved by Contry from 01-Aug-
1994 through 31-Dec-2013, Phnom Penh, 2014.
123. Cambodia Trade Statistics Yearbook 2011, Phnom Penh 2012, p.4.
124. Cambodia Investment Board and Council for Development of Cambodia
Database, 2002.
125. Cambodia turns a TB health crisis into an opportunity, nguồn:
tháng 10/2012.
126. Cambodia Misses Goal for Zero Malaria Deaths, Nguồn:
https://www.cambodiadaily. com/news/cambodia-misses-goal-for-zero-
malaria-deaths-100801/, ngày 19/11/2015.
127. Campuchia Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
128. Campuchia phát động chiến dịch đàn ông tốt
com.vn/pages/ 20111209/aspx, 9/12/2011.
129. Campuchia vẫn là nước có nạn tham nhũng lớn (tiếng Khmer), nguồn:
130. Cha-am Hua Hin Declaration on the Roadmap for the ASEAN Community
(2009-2015), 1/3/2009.
147
131. Carlo Munoz, New defense minister: Japan to join U.S. in South China Sea
patrols, The Washington Times, September 15, 2016,
com/news /2016/sep/15/japan-to-join-us-in-
patrols-of-south-china-sea-new/
132. Council for Social Development (2003) Cambodia Millenium Development
Goals (CMDGs), Progress Report, P.6.
133. Council for the Development of Cambodia (2014), Cambodia Investment
Guidebook, Phnom Penh, trII-1.
134. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 3.305 tỷ USD,
/Home/ Du-tru-ngoai-te-cua-Trung-Quoc-dat-
3305-ty-USD/20124/135468.vnplus,
135. Dengue, Malaria Cases Take Big Dip in 2013, Nguồn:
https://www.cambodiadaily. com/archives/dengue-malaria-cases-take-big-
dip-in-2013-49809/, ngày 1/1/2014.
136. Department of Planning and Health Information, Ministry of Heath (2003,
2007), National Health Statistics Report 2002, 2006 và
/publications/cambodia_country_report.pdf.
137. Department of Planning and Health Information, Ministry of Heath (2003),
National Health Statistics Report 2002 và Malaria deaths in Cambodia halved,
nguồn:
halved, 21/1/2013.
138. Điều lệ đảng Sam Rainsy, khai thác tại website:
samrainsyparty.org/about-srp/party-constitution/
139. Điều tra kinh tế-xã hội Campuchia năm 2011, website:
140. Điều tra kinh tế - xã hội Campuchia năm 2013, website:
141. EMIS, Ministry of Education, Youth and Sport (2013), Education Statistics,
2012-2013, Nguồn:
2013.html#. WXmuR1FLeM8.
142. EMIS, Ministry of Education, Youth and Sport (2014), Education Statistics,
2013- 2014.
143. Gần 50% số thôn bản trên toàn quốc được sử dụng điện lưới quốc gia (tiếng
Khmer), nguồn:
144. Japan Provides Some US$2.4 Billion to Cambodia in Two Decades đăng trên
website:
145. JiJi, Japan to increase defense attaches in Philippines, Vietnam, The Japan
Times, August 11, 2016, news/2016/08/11/
national/politics-diplomacy/japan-increase-defense-attaches-philippines-
vietnam/#.V -dgxuV97IU
148
146. Joint Statement on East Asia Cooperation, 28 November 1999.
147. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc tại Campchia (GMAC - 2014),
“Những thông tin quan trọng liên quan đến lĩnh vực sản xuất hàng may mặc
tại Campuchia”, Trang thông tin điện tử của GMAC,
cambodia.org.
148. Ho Chi Minh City Expo Held in Phnom Penh 2014, nguồn:
kh/?p=45055.
149. Hun Sen (2011), “Bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tại Diễn đàn giữa
Chính phủ và lĩnh vực Tư nhân lần thứ 16 tại Cung Hòa bình”, Cổng thông tin
điện tử của chính phủ Hoàng gia Campuchia, trang
150. Increasing women's political participation in Cambodia, http://
www.un.org.kh/index.php?option=com -content&view=article&id=361:
women-in-politicals-participation&catid=47: features&Itemid=88.
151. Key Indicators For Asia and Pacific 2008, Cambodia, www.adb.org
152. Key Indicators for Asia&Pacific 2008, Cambodia’s Macroeconomic Progress
Ạ Journey of 25 Years, ADB, Minitry of economic and Finance, p.16
153. Key Indicators for Asia and Pacific 2008, 2015.
154. Key Indicators For Asia and Pacific 2015, Cambodia.
155. Masatoshi Teramoto, Country Study for Japan’s ODA the Kingdom of
Cambodia, Section 5. Development Plans of Cambodia,
jica.go.jp/pdf/11685427-07.pdf.
156. Minitry Of Economics and Finance, 2016.
157. Ministry of Education, Youth and Sport (2013), Education Statistics, 2012-2013, tr.
66 - WXmuR1FLeM8.
158. Ministry of Health (2008), National Immunization Program Strategic Plan
2008 - 2015, p12.
159. Ministry of Planning (2011), Achieving Cambodia’s Millennium Development
Goals, update 2010, p33.
160. Ministry of Planning (2014), Annual Progress Report 2013: Achieving
Cambodia’s Millennium Development Goals, p34.
161. National Accounts of Cambodia 2005, National Institute of Statistics Gross
Value added by Industry Sector, 1993-2005.
162. National Institute of Statistics, Minitry of Planning, 2016; World
Development Indicators online. The World Bank, Washington, DC. Accessed
11/11/2008.
163. National Institute of Statistics (NIS), Ministry of Planning, Cambodia Socio-
Economi Survey 2009, 2013, nguồn:
164. National Bank of Cambodia, 2016
149
165. National Institute of Statistics (NIS), Ministry of Planning, Cambodia Socio-
Economi Survey 2010, 2012, 2013, nguồn:
166. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho Campuchia vay ưu đãi 280 triệu
NDT, nguồn: 28/12/2013.
167. Nỗ lực nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em Campuchia, nguồn:
ngày 12/12/2013.
168. Only 25.72 Percent of High School Students Get Their Baccalaureate, nguồn:
169. Parris Chang, US pivot to Asia-Pacific to counterbalance China, Taipei
Times, July 11, 2016,
11/2003 650778.
170. Senghuo Loem, Foreign Direct Investment in Cambodia, www.khmerscholar. Com
171. Sokty Chhair and Luyna Ung, Economic History of Industrialization in
Cambodia, United Nations University, World Institute for Development, số
liệu năm 2013 từ nguồn Cambodia’s Macroeconomic Progress Ạ Journey of
25 Years, ADB, Minitry of economic and Finance, 5-10-2016, p.6
172. Thống kê từ Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (website:
kh/khmer/)
173. Top ten sources of foreign direct investment inflows in ASEAN,
(cập nhật ngày 7/10/2016).
174. Tổ chức Minh bạch thế giới (2014), “Báo cáo tình hình tham nhũng các nước
trên thế giới - trường hợp Campuchia”, Trang thông tin điện tử của Tổ chức
Minh bạch thế giới,
175. Tổng kim ngạch thương mại Campuchia - Thái Lan đạt hơn 5,5 tỷ USD (tiếng
Khmer), nguồn:
176. Trung Quốc: Đau đầu với bài toán tốc độ tăng trưởng, đăng trên website:
177. TTXVN (2013), Quan hệ Trung Quốc - Campuchia thành công và trở ngại
trong tương lai, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 463, ngày 26/1/2013
178. Value of export and import in 2003,2013, Trade Statistics/Mar/2017
(www.moc.gov.kh)
179. Việt Nam, Campuchia thúc đẩy hợp tác đầu tư, nguồn:
gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin= 430 &idcm=188
180. Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo thực trạng hợp tác
kinh tế Việt Nam - Campuchia, Hà Nội, ngày 6/5/2008.
181. Unicef: tỉ lệ tử vong ở trẻ em trên toàn cầu đã giảm, nguồn:
tienphong.vn/Suc-Khoe/unicef-ty-le-tu-vong-tre-em-tren-toan-cau-da-giam-
591550.tpo, 14/09/2012
182. UNAIDS (2006), Cambodia's response to HIV & AIDS 1991-2005
150
183. USAID (2009), AME coutry education profile series: Cambodia
184. U.S. Purchased US$3 Billion Garment Products from Cambodia đăng trên
185. Yasushi Hirosato, Yuto Kitamura (Editors) (2009), The political Economy of
Educational Reforms and Capacity Development in Southeast Asia: Case of
Cambodia, Laos and Vietnam, United States: Springer, p.117.
186. WHO, Third dose of diphtheria toxoid, tetanus toxoid and pertussis vaccine,
nguồn:
-es/tscoveragedtp3.html
187. Working group on paddy-rice of The Royal Government and Private Sector
Forum, The Report on Cambodian Rice Export Status for 12 month of 2013,
Phnom Penh, 2014
188. World Bank, =3
189. World Bank,
/countries? page =1
190. World Bank, nguồn:
page=4
191. World Bank, indicator/ SP.DYN.IMRT.IN/ countries
E. Một số Websites khác
192. ព័ត៌ʤនកʆ ̮ងʰបេទស/11419.html).
193.
194.
195.
report.pdf
196.
197.
198.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Hải Định (2017), “Sự phát triển kinh tế của Campuchia giai đoạn 2005 - 2015”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (204), tr. 49-54.
2. Trần Hải Định (2017), “Giáo dục THCS ở Campuchia giai đoạn 1993 - 2013”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (207), tr. 40-47.
3. Trần Hải Định (2018), “Hoạt động ngoại thương, đầu tư và hợp tác kinh tế với
bên ngoài của Vương quốc Campuchia từ 1993 đến 2013”, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Vinh, Mã số XH08-2018.
4. Trần Hải Định (2018), “Một số vấn đề phát triển xã hội ở Campuchia giai đoạn 1993 -
2013”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (217), tr. 60-65.
PHỤ LỤC
Phục lục 1. Thông tin chung về Vương quốc Campuchia
1.1. Thông tin về thể chế chính trị
TT Đối tượng Dữ liệu
1 Tên gọi chính thức Vương quốc Campuchia
2 Chính thể
Quân chủ lập hiến hình thức tuyển cử theo hệ thống
đại nghị
3 Hình thái nhà nước Nhà nước Quân chủ
4 Nguyên thủ quốc gia
Quốc vương được lựa chọn bởi Hội đồng Ngai vàng
Hoàng gia
5 Chính phủ Thủ tướng và nội các
6
Cơ chế đảng phái
chính trị
Đảng phái ưu thế
7 Cơ quan lập pháp
Quốc hội lưỡng viện: Thượng viện có 61 thành viên,
Hạ viện có 123 thành viên
8 Đứng đầu Quốc hội Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện
9 Độ tuổi bầu cử Từ 18 tuổi trở lên
10 Nhiệm kỳ Quốc hội 5 năm ở Thượng viện và 5 năm ở Hạ viện
11
Quan hệ với Liên
Hợp Quốc
Thành viên chính thức
12 Quan hệ với WTO Thành viên chính thức
13
Khung hình phạt
cao nhất
Chung thân (đã bãi bỏ luật tử hình)
14
Tranh chấp lãnh thổ
với các quốc gia
Thái Lan, Việt Nam, Lào
[Nguồn: www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/.]
1.2. Các đảng chính trị ở Campuchia
1.2.1. Đại diện trong Quốc hội hiện nay
Tên gọi
Lãnh
đạo
Ý thức hệ
Thành
lập
Số ghế
Thượng viện
Số ghế
Quốc hội
Đảng
Nhân dân
Campuchia
Hun Sen
Cải cách
chủ nghĩa xã hội,
Dân chủ xã hội
1981 46 / 57 68 / 123
Đảng
Cứu nguy dân tộc
Campuchia
Sam
Rainsy
Dân chủ tự do,
Dân tộc,
Nhân quyền
2012 11/57 55 / 123
1.2.2. Các đảng chính trị khác
Tên gọi Ý thức hệ Lãnh đạo Thành lập
Đảng Xã hội dân chủ Campuchia
(គណបកˍសងȟមʰបȾធិបេតកមʙ ̮Ⱦ)
Ôn hòa,
Tự do
Thorng
Sovannara
2008
Đảng Dân tộc Campuchia
(គណបកˍសɐȼ តិកមʙ ̮Ⱦ)
Dân tộc Seng Sokheng 2012
Đảng Cộng hòa Dân chủ
(គណបកˍˏʂរណរដɚ ʰបȾធិបេត)
Tự do,
Dân tộc
Sovan
Panhchakseila 2012
FUNCINPEC
(គណបកˍ ហុ͏ʺនសិុនបិុច)
Bảo hoàng,
Dân tộc
Norodom
Arunrasmey 1978
Đảng Phong trào Dân chủ Hang Dara
Nhân
quyền,
Tự do
Hang Dara 2002
Đảng Chống đói nghèo Khmer
Dân tộc,
Chống
đói nghèo,
Tự do
Daran Kravanh 2007
Đảng Phát triển kinh tế Khmer
(គណបកˍអភិវឌɣន៍េសដəកិចȲ)
Tư bản
Tự do
Huon
Chamroeun 2012
Đảng Dân chủ Khmer
(គណបកˍʰបȾធិបេតយʧែខʢរ)
Bảo thủ,
Hợp hiến,
Bảo hoàng
Uk Phourik 1998
Đảng Dân tộc Khmer Campuchia
(គណបកˍȾតិៃនកមʙ ̮Ⱦ)
Dân tộc,
Tự do,
Bảo thủ
Sum Sitha 2004
Đảng Cộng hòa Khmer
(គណបកˍˏʂរណរដəកមʙ ̮Ⱦ)
Bảo thủ,
Cánh hữu
Lon Rith 2006
Đảng Liên minh vì Dân chủ
(គណបកˍសមʘ័នʀេដ̶មʊីʰបȾធិបេតយʧ)
Dân tộc,
Dân chủ Khem Veasna 2006
Đảng Xã hội Tư pháp
(សងȟមយុតɱ ិធម៌)
Hợp hiến,
Tự do,
Dân tộc
Ban Sophal 2006
Liên minh Nhân dân Campuchia
(សហរដɚ ʰបȾជនៃនʰបេទសកមʙ ̮Ⱦ)
Tự do Sarath Oeurn 2003
[Nguồn: ]
1.3. Một số thông tin về kinh tế Campuchia
TT Đối tượng Dữ liệu
1 GDP (danh nghĩa) 2009 10.871 triệu USD
2 GDP (danh nghĩa) 2012 14.118 triệu USD
3 Tỉ lệ tăng trưởng GDP (danh nghĩa) 2009-2012 29,87%
4 GDP/người 2009 786 USD
5 GDP/người 2012 926 USD
6 Tỉ lệ tăng trưởng GDP/người 2009-2012 17,81%
7 Tiền tệ sử dụng chính thức Riel Campuchia
[Nguồn: ]
1.4. Thông tin về địa lý, hành chính Campuchia
TT Đối tượng Dữ liệu
1 Tổng diện tích 181.035 km2
2 Tỉ lệ mặt nước 2,5%
3 Diện tích mặt nước 4.526 km2
4 Diện tích mặt đất 113.509 km2
5 Đơn vị hành chính cấp I 24 tỉnh và thành phố
6 Hệ thống sông hồ quan trọng
Biển Hồ, Hệ thống
sông Mekong-Tonlesap
7 Đảo lớn nhất Đảo Koh Kong
8 Chiều dài bờ biển 433 km
9 Biên giới quốc tế trên bộ Việt Nam, Lào, Thái Lan
10 Thực thể biển quan trọng
Biển Đông, Vịnh Thái
Lan, Vịnh Kompong Som
11
Dân số: - 2009
- 2012
13.830.789 người
15.246.220 người
12 Tỉ lệ tăng trưởng dân số 2009-2012 10,23%
13 Thủ đô, Thành phố lớn nhất Phnom Penh
14 Thành phố lớn thứ 2 Batambang
[Nguồn: ]
1.5. Thông tin về văn hóa và giáo dục Campuchia
TT Đối tượng Dữ liệu
1 Ngôn ngữ sử dụng chính thức Tiếng Khmer
2 Nhóm chủng tộc chiếm đa số Người Khmer
3
Cơ sở giáo dục đại học và sau đại học
danh tiếng nhất
Học viện Hoàng gia
Campuchia
4 Quốc hoa Rumdul
1.6. Tỉ lệ nghèo ở các tỉnh giai đoạn 2004 - 2010
TT Tỉnh 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 Banteay Meanchey 39,9 38,7 37,1 34,1 32,5 31,4 29,7
2 Battambang 37,8 36,5 35,4 33,3 31,7 29,7 28,7
3 Kampong Cham 33,1 32,1 31,0 29,0 27,6 25,8 24,3
4 Kampong Chhnang 37,9 37,2 36,7 35,6 34,2 32,3 32,3
5 Kampong Speu 41,4 40,3 39,5 37,3 35,2 32,2 30,1
6 Kampong Thom 41,1 40,5 39,3 37,7 36,5 34,3 32,7
7 Kampot 26,6 25,6 25,0 23,4 22,4 20,5 19,1
8 Kandal 27,6 26,2 24,1 21,2 19,7 17,6 15,9
9 Koh Kong 34,8 34,7 32,6 30,7 29,0 26,5 25,1
19 Kratie 43,9 43,3 42,5 41,5 40,2 38,6 37,1
11 Mondulkiri 47,0 45,1 44,0 42,4 40,3 38,0 37,1
12 Phnom Penh 6,8 6,9 5,8 0,5 0,3 0,2 0,1
13 Preah Vihear 50,2 48,2 47,2 45,7 44,5 43,1 41,5
14 Prey Veng 33,2 33,2 33,2 30,2 29,1 27,3 25,5
15 Pursat 40,7 39,9 39,0 37,5 35,8 34,1 32,0
16 Ratanakiri 50,7 48,9 46,6 45,0 43,8 41,5 41,2
17 Siem Reap 42,2 40,7 38,8 36,0 34,4 32,3 31,1
18 Preah Sihanouk 31,6 30,7 29,4 24,8 22,8 20,5 19,6
19 Stung Treng 46,1 45,9 46,1 44,3 43,5 42,4 41,1
20 Svay Rieng 32,5 31,6 30,1 27,8 25,9 23,6 21,5
21 Takeo 31,6 30,7 29,2 29,2 26,8 25,2 23,4
22 Oddar Meanchey 46,6 45,9 44,0 42,3 40,6 39,1 36,5
23 Kep 33,6 33,0 31,5 28,6 25,2 22,8 21,4
24 Pailin 41,7 40,5 38,9 36,9 35,0 31,0 28,1
Toàn quốc 35,1 34,2 32,9 30,7 29,3 27,4 25,8
[Nguồn: Council for the Development of Cambodia (2014), Cambodia Investment
Guidebook, Phnom Penh, trII-1.] [133]
1.7. Các cây cầu lớn ở Campuchia
Năm
TT Tên
Vị trí
(Tỉnh, Quốc lộ/QL)
Chiều
dài
(m)
Khởi
công
Khánh
thành
1 Chrouy Changvar Phnom Penh, QL 6A 700 1992 1994
2 Kizuna Kampong Cham, QL 7 1.300 1996 2001
3 Koh Kong Koh Kong, QL 48 1.900 2001 2002
4 Kampong Bai Kampot, QL 3 300 2005 2007
5 Sekong Toeng Treng, QL 7 - 2005 2008
6 Preak Ta Mak Prey Veng QL 8 và 6A 1.100 2007 2011
7 Preak Kdam Phnom Penh, QL 6 1.000 2007 2011
8 Prek Phnov Phnom Penh, QL 6A 1.543 - 2010
9 Neak Loeung Kandal-SvayRieng QL1 1.600 2010 2014
10
Mekong River
Stung Treng
Stung Treng, QL 9 1.731 2012 2014
11 Koh Thom Kandal - 2012 2014
(Nguồn: WHO, Third dose of diphtheria toxoid, tetanus toxoid and pertussis
vaccine, nguồn:
monitoring/globalsummary/timeseri -es/tscoveragedtp3.html] [186, tr.8]
Phục lục 2. Một số hình ảnh về Vương quốc Campuchia
Bản đồ Campuchia
Quốc kỳ và Quốc huy Vương quốc Campuchia
QUỐC VƯƠNG CAMPUCHIA
Norodom Sihanouk
Tại nhiệm 1993 - 2004 (11 năm)
Norodom Sihamoni
Từ năm 2004
CÁC ĐỜI THỦ TƯỚNG CAMPUCHIA TỪ 1993 ĐẾN 2013
Samdech Norodom Ranariddh
(Đồng thủ tướng thứ nhất)
Tại nhiệm 24/9/1993 - 6/7/1997
(3 năm, 285 ngày)
Samdech Hun Sen
(Đồng thủ tướng thứ hai)
Tại nhiệm 24/9/1993 - 6/7/1997
(3 năm, 285 ngày)
Ung Huot
(Đồng thủ tướng thứ nhất)
Tại nhiệm16/7/1997 - 30/11/1998
(1 năm, 137 ngày)
Samdech Hun Sen
(Đồng thủ tướng thứ hai)
Tại nhiệm 16/7/1997 - 30/11/1998
(1 năm, 137 ngày)
Samdech Hun Sen
Tại nhiệm 30/11/1998 - nay (gần 20 năm)
Giáo dục Campuchia
Một lễ cưới
Sinh hoạt Phật giáo ở Campuchia
Cấy lúa trên đồng ruộng Tônlé Sap
Thu hoạch mùa
Cạo mủ cao su
Giao thông ở Thủ đô Phnom Penh những năm 90 thế kỷ XX
Du lịch ở Thủ đô Phnom Penh
Trung tâm Thủ đô Phnom Penh
Sau khi thế chân gạo Việt Nam để xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc, gạo Campuchia tiếp tục tấn công vào thị trường Việt Nam
Nông sản Campuchia đang được đánh giá cao về
mặt chất lượng cũng như giá thành, độ an toàn
Dệt may - ngành chủ lực của xuất khẩu Campuchia
Mít tinh ủng hộ đảng CPP tại đảo Kim Cương (Phnom Penh).
(Ảnh: VOV)