ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ HƯƠNG LIÊN
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ THỊ HƯƠNG LIÊN
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 2012
Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 9229013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
2. PGS.TS Hà Thị Thu Thủy
THÁI NGUYÊN - 2
180 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng sơn từ năm 1925 đến năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả
Đỗ Thị Hương Liên
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các thầy cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, PGS.TS Hà Thị Thu Thủy đã chỉ bảo tận tình, ân cần, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, III, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, cùng các đơn vị trực thuộc quản lí và toàn thể các ban ngành, đoàn thể địa phương đã cung cấp các tư liệu để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 10 năm 2018
Tác giả
Đỗ Thị Hương Liên
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DV : Dịch vụ
GD : Giáo dục
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
LN : Lâm nghiệp
NN : Nông nghiệp
TCN : Thủ công nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBHC : Ủy ban hành chính
CHND : Cộng hòa Nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Biểu thuế nhà, đất tại trung tâm đô thị Lạng Sơn theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương 47
Bảng 3.1. Bảng thống kê một số dân tộc chủ yếu sinh sốngtrên địa bàn thị xã Lạng Sơn năm 1954 79
Bảng 3.2. Tổng số học sinh các cấp tại thị xã Lạng Sơn tính đến năm 1955 89
Bảng 4.1. Dân số thị xã Lạng Sơn từ năm 1989 đến năm 1999 108
Bảng 4.2. Tỉ lệ tăng dân số thị xã Lạng Sơn vùng nội thị và nông thôn 109
Bảng 4.3. Tình hình lao động, việc làm các phường thị xã Lạng Sơn 110
Bảng 4.4. Phân tích độ tuổi và trình độ chuyên môn đối tượng việc làm (1999) 111
Bảng 4.5. Số cơ sở, lao động ngành thương mại, dịch vụ- du lịch 113
Bảng 5.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân thành phố Lạng Sơn so với tỉnh giai đoạn 2002-2012 136
Bảng 5.2. Một số chỉ tiêu ngành về thương mại, du lịch, khách sạn 137
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, từ lâu đã được coi như cửa ngõ giao thương giữa nước ta với Trung Quốc. Thành phố Lạng Sơn là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, tỉnh miền núi Đông Bắc của tổ quốc, là một đô thị cửa khẩu có chức năng quan trọng trong kinh tế đối ngoại.
Thành phố Lạng Sơn - vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và đến năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử như thành nhà Mạc, Đoàn thành, Ải Chi Lăng... cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từng hấp dẫn khách thập phương từ ngàn xưa. Sự hội tụ của các điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố Lạng Sơn là loại hình đô thị thương mại ra đời từ khá sớm, được hình thành theo phương thức "thị" có trước " đô " có sau. Ngày nay thành phố Lạng Sơn là thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá của cả nước với Trung Quốc, là địa bàn có mối quan hệ với vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Với quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện và sâu sắc từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thành phố Lạng Sơn, làm nảy sinh những vấn đề về quy hoạch phát triển đô thị, về tổ chức đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng [66, 197], đồng thời những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Trong giai đoạn 2000 – 2002, thực hiện đề án thành lập thành phố, thị xã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đô thị, diện mạo thay đổi. Năm 2000, thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III, đến tháng 10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập thành phố Lạng Sơn. Quá trình đô thị hóa cùng với sự chuyển mình ngày càng mạnh mẽ của thành phố Lạng Sơn trong những năm qua đã khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước để thành phố Lạng Sơn trở thành thành phố cửa khẩu quan trọng vùng biên giới Đông Bắc, với chức năng chủ yếu là kinh tế thương mại, chính trị, an ninh quốc phòng của một tỉnh biên giới. Thông qua nghiên cứu thực tế thực hiện đường lối đổi mới ở một địa phương miền núi biên giới như Lạng Sơn để thấy được sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, đồng thời với việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu khoa học cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
Đến nay, cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về quá trình đô thị hóa nói chung của các tác giả ở trong và ngoài nước, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, lại chưa có nghiên cứu nào về quá trình hình thành, phát triển của thành phố và quá trình đô thị hóa dưới góc độ lịch sử diễn ra tại một thành phố của một tỉnh miền núi, nhất là lại diễn ra tại một tỉnh miền núi phía Bắc như tỉnh Lạng Sơn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề: “Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Luận án sẽ tập trung vào các vấn đề
- Khái quát quá trình hình thành của đô thị Lạng Sơn từ khởi thủy đến năm 1925 (năm thành lập thị xã Lạng Sơn) và quá trình phát triển của Lạng Sơn từ thị xã lên thành phố (năm 2002), cùng chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thành phố Lạng Sơn (2002-2012).
- Phân tích những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn qua các giai đoạn lịch sử.
- Phân tích sự thay đổi về diên cách (quy mô) thành phố Lạng Sơn qua các thời kì, trong đó tập trung vào quy hoạch kiến trúc và cảnh quan môi trường; đồng thời tập trung làm rõ các cơ chế, chính sách của bộ máy chính quyền đương thời trong công tác quản lí đô thị.
- Phác họa bức tranh về sinh hoạt đô thị được thể hiện qua các mặt như dân cư đô thị, kinh tế đô thị, chính trị, văn hóa, xã hội của đô thị Lạng Sơn qua gần một thế kỉ.
- Trên cơ sở đó làm rõ những thế mạnh thúc đẩy sự phát triển của Lạng Sơn, luận án cũng đóng góp một số ý kiến nhằm kế thừa và phát huy mặt tích cực của đô thị hóa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí và quy hoạch thành phố trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra như ở trên, đề tài hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn, quá trình đô thị hóa ở thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012.
Thứ hai: Rút ra được những đặc điểm của quá trình đô thị hóa nói chung và thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Thứ ba: Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012.
Thứ tư: Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả chỉ ra đặc trưng của đô thị Lạng Sơn.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành phố Lạng Sơn. Trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu về sự ra đời, quá trình phát triển của đô thị ở thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng sơn từ chức năng một “trấn thành” đến một trung tâm đô thị và những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội ở thành phố Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Không gian nghiên cứu cuả đề tài là không gian lịch sử - kinh tế - văn hóa - xã hội Lạng Sơn với trung tâm là thành phố Lạng Sơn. Trong quá trình trình bày luận án thuật ngữ “thị xã Lạng Sơn nay là thành Phố Lạng Sơn” sẽ có những cách gọi khác tương ứng được sử dụng trong các văn bản hành chính cả chính quyền đương thời để phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trong một số nội dung phạm vi nghiên cứu có thể mở rộng ra địa bàn tỉnh để thấy được sự liên quan mật thiết giữa thành phố Lạng Sơn với toàn tỉnh.
Về thời gian: Đề tài giới hạn chủ yếu trong thời gian từ năm 1925 đến năm 2012. Trong đó, năm 1925 là năm chính quyền thực dân Pháp đã ra Nghị định số 30431 về việc thành lập thị xã Lạng Sơn là trung tâm đô thị của tỉnh Lạng Sơn (theo công điện của Chánh văn phòng Phó Thống sứ Bắc Kỳ về Nghị định thiết lập Lạng Sơn - Thất Khê thành thị xã ngày 23/9/1925. Năm 2012, thành phố Lạng Sơn đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển kể từ khi được công nhận là thành phố (giai đoạn 2002 – 2012). Việc lấy mốc năm 2012 có thể chưa thật sự chính xác nhưng sẽ giúp NCS thuận lợi hơn khi khai thác nguồn tư liệu.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu để để có cái nhìn toàn diện, luận án còn đề cập khái quát một số vấn đềcủa thành phố trong phạm vi thời gian và không gian rộng hơn.
Phương pháp nghiên cứu: Để tiếp cận đề tài “Quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012” là một đề tài rộng, cần nguồn tư liệu khá lớn, đa dạng bởi vậy phương pháp đầu tiên được sử dụng nghiên cứu ở đây là khai thác triệt để những tư liệu gốc như các tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, III, Chi cục Văn thư Lưu trữ Lạng Sơn.
Phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Các phương pháp đa ngành, liên ngành: kết hợp giữa phương pháp lịch sử với phương pháp điều tra xã hội học để xử lí các số liệu và thông tin liên quan.
Phương pháp khu vực học: Căn cứ vào thực tế khách quan của lịch sử và điều kiện xã hội của địa phương để nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Đối tượng chính của luận án là tập trung nghiên cứu về thành phố Lạng Sơn nhưng việc nghiên cứu đặt trong mối quan hệ với cả các huyện khác và cả tỉnh Lạng Sơn cũng là rất cần thiết, do đây là một công việc hết sức quan trọng nên cần được tiến hành bằng các bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn mà tác giả đưa ra.
4. Đóng góp của luận án
- Thứ nhất: Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển thành phố Lạng Sơn nói riêng cũng như mảnh đất Lạng Sơn nói chung.
- Thứ hai: Phục dựng lại một bức tranh toàn cảnh về thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến 2012 và thấy được những tác động cũng như ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn.
Thứ ba: Tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố Lạng Sơn. Qua đó chỉ ra những đặc điểm riêng mang tính đặc thù trong quá trình phát triển của thành phố Lạng Sơn so với các thành phố khác ở nước ta.
Thứ tư: Luận án còn cung cấp nguồn tư liệu mới, đáng tin cậy về thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 2012, phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
5. Bố cục Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án được chia thành 5 chương chính:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Thị xã Lạng Sơn từ khi thành lập đến ngày hòa bình lập lại (1925-1954).
Chương 3. Chuyển biến của thị xã Lạng Sơn trong những năm 1954-1975.
Chương 4. Chuyển biến của thị xã Lạng Sơn sau ngày thống nhất đất nước và sự thành lập thành phố (1975-2002).
Chương 5. Thành phố Lạng Sơn qua 10 năm xây dựng, phát triển (2002-2012).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về nguồn tư liệu
Để hoàn thiện luận án, tác giả đã sử dụng một số nguồn tư liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài như: tư liệu thành văn; tư liệu tranh ảnh, bản đồ, hiện vật; tư liệu điền dã.
1.1.1. Tư liệu thành văn
Nguồn tư liệu là các văn kiện của các kì Đại hội Đảng, các nghị quyết, quyết định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo và nghị quyết triển khai, tổng kết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn, Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn cùng một số các báo cáo, quyết định của chính phủ Pháp thi hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn trước năm 1945. Ngoài ra còn có các số liệu, báo cáo thống kê của chi cục thống kê và của các cơ quan, ban ngành của Trung ương và địa phương có liên quan đến đề tài luận án.
Nguồn tư liệu là các công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước, trong đó có các chuyên khảo đề cập đến vấn đề kinh tế, văn hóa của thành phố Lạng Sơn; các kỷ yếu Hội thảo khoa học cùng các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến đề tài luận án nghiên cứu.
Tư liệu lưu trữ
Nguồn tư liệu có liên quan trực tiếp đến đề tài được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia. Trước tiên là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, tập trung chủ yếu ở ba phông tài liệu lưu trữ là Fonds de la residenee Superieure au tonkin (Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), Phủ Toàn quyền Đông Dương và Nha kinh lược Bắc kì. Trong đó có nhiều tư liệu quan trọng về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sự thay đổi địa giới hành chính của thành phố Lạng Sơn. Do đó có thể khai thác chủ yếu ở một số dãy tài liệu sau: ở dãy tài liệu kí hiệu E (về tổ chức chính quyền địa phương) có dãy tài liệu E2 (sự thay đổi địa giới hành chính với 68 hồ sơ), trong đó có một số hồ sơ liên quan đến Lạng Sơn như hồ sơ 33306 có tiêu đề “Modificcations dans lescirconsciptions administratius de la provice de LangSon” (sửa đổi các đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn); hay tài liệu số 01025913, hồ sơ số 4049 với tiêu đề “Asorganisation administrative et Suppession de la delegation de la provice de LangSon” (về việc thay đổi hành chính và xóa bỏ địa lí tỉnh Lạng Sơn hay E02 (bảng tiểu dẫn các điều kiện kinh tế - xã hội). Ngoài ra tác giả luận án cũng tiến hành khai thác tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, với các phông Văn phòng Chính phủ, là phông tài liệu lưu trữ có giá trị trong thành phần phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. Đa số các tài liệu tác giả khai thác được đều là tài liệu gốc, hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương. Có thể kể tới một số hồ sơ như 708/17589, “Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc đổi tên các xã, huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn”; hồ sơ 9420: “Báo cáo về tình hình lũ lụt ở Lạng Sơn năm 1986”. Phông Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hồ sơ số 2054, “Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt đồ án thiết kế quy hoạch chung xây dựng thị xã Lạng Sơn năm 1986-2000”
Xuất phát từ nhu cầu phục vụ công tác sưu tầm nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh nhà. Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố Lạng Sơn cũng như sự quản lí trực tiếp của Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn nên trong những năm gần đây Thư viện và Bảo tàng tổng hợp tỉnh đã tiến hành dịch, sưu tầm, khai thác các tư liệu về tất cả các mảng đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử đã tạo sự thuận lợi hơn cho các nhà nghiên cứu nói chung và tác giả luận án nói riêng trong công tác sưu tầm tư liệu.
Ngoài những tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, tác giả luận án đã khai thác thêm những tư liệu lưu trữ khác tại Chi cục văn thư Lưu trữ tỉnh Lạng Sơn và Phòng lưu trữ thành ủy thành phố Lạng Sơn, qua đó đã giúp cho tác giả những tư liệu cần thiết liên quan đến nội dung luận án.
Nguồn tư liệu báo chí
Các tờ báo của Trung ương và Địa phương:
Trước hết là một số tờ báo dưới hình thức thông tin như Báo Bắc Kạn - Ty thông tin Bắc Kạn số 83 (12/6/1950); Báo Hà Giang - Ty thông tin Hà Giang số 22, 28; một số bản tin của Ty thông tin Thanh Hóa hay Ty thông tin Tuyên Quang; Ty thông tin Thái Nguyên; Bản tin - tin tức - cơ quan của Quận chính thành phố Hà Nội số 3 ngày 22/10/1954; hay Báo Cứu quốc - Cơ quan tuyên truyền kháng chiến của tổng bộ Việt Minh; báo Liên khu I; báo Ninh Thuận; Báo Liên hiệp kháng chiến - cơ quan tuyên truyền kháng chiến tỉnh hội Thanh Hóa; báo Việt Minh độc lập - cơ quan tuyên truyền của Việt Minh - Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn; báo Lạng Sơnđã đăng tải nhiều thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội...của thành phố Lạng Sơn.
Các tạp chí chuyên ngành:
Trên các tạp chí chuyên ngành một số các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài luận án như “Một số nét về hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” (Tạp chí ngân hàng, số 6-2004); “Lạng Sơn với phát triển kinh tế và hội nhập” (Tạp chí Đông Nam Á, số 1-2005), “Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, chặng đường 10 năm phát triển” (Tạp chí Đông Nam Á, số 2- 2007), “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung” (Tạp chí Cộng Sản, số 4-2007)
1.1.2. Tư liệu tranh ảnh, bản đồ, hiện vật
Bao gồm tranh ảnh và bản đồ cũng là nguồn tư liệu hết sức quan trọng và cần thiết cho tác giả luận án. Các tư liệu tranh ảnh, bản đồ hiện vật được khai thác chủ yếu tại Bảo tàng thành phố Lạng Sơn và Thư viện tỉnh Lạng Sơn, với các danh mục ảnh về con người, về phong tục tập quán, hệ thống các chợ ở Lạng Sơn, về diện mạo thành phố Lạng Sơn Ngoài ra còn có các nguồn ảnh tư liệu về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hộicủa thành phố đăng tải trên các trang Web của Trung ương, địa phương
1.1.3. Tư liệu điền dã
Tác giả luận án đã trực tiếp điền dã, thu thập tư liệu tại nhiều nơi ở cả thành phố và các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bao gồm khảo sát tại hệ thống các chợ lớn ở thành phố Lạng Sơn như phố chợ Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh, chợ Giếng Vuông, chợ Chi Lăng, chợ Tân Thanh, chợ Đêm. Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của các chợ gắn với sự ra đời và phát triển của đô thị Lạng Sơn qua các hoạt động mua bán, thương mại giữa người Việt với nhau, giữa người Việt với người Hoa và người Pháp. Cùng với đó là khảo sát hệ thống sông ngòi như sông Thương, sông Kỳ Cùng và các vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội của một số phường trên địa bàn thành phố nhằm bổ sung tư liệu thực tế cho đề tài luận án như: phường Đông Kinh, phường Vĩnh Trại, phường Tam Thanh, Chi Lăng, Hoàng Văn Thụ.
1.2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Những nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam
Những nghiên cứu trong nước
Có thể thấy rằng, từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều những công trình trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa. Ở Việt Nam các đô thị cũng được hình thành từ khá sớm. Từ sau năm 1975, đã có một số công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về đô thị và đô thị hóa. Tại Việt Nam những nghiên cứu đầu tiên về đô thị và quá trình đô thị hóa đã được tiếp cận dưới góc độ sử học, trong đó chủ yếu là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các đô thị của Việt Nam. Trước tiên phải kể đến cuốn “Đô thị cổ Việt Nam” (Viện Sử học Việt Nam), xuất bản năm 1989. Đây là công trình tổng hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả khảo cứu về các đô thị cổ trong lịch sử của Việt Nam như Hà Nội, Hoa Lư, Phố Hiến, Hội An[ ; ]ra đời và phát triển từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ XIX.
Những năm 90 của thế kỉ XX, vấn đề đô thị và đô thị hóa được mở rộng nghiên cứu trên các lĩnh vực nhân học, kinh tế học như: cuốn “Đô thị Việt Nam”, xuất bản năm 1995 của tác giả Đàm Trung Phường [80]. Sự ra đời của cuốn sách này không chỉ cho thấy bước phát triển mới trong việc nghiên cứu đô thị mà còn về vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị ở Việt Nam. Nội dung sách gồm 4 chương chính, trong đó có những vấn đề chung về đô thị, đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị, định hướng chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam trong bối cảnh đô thị hóa trên thế giới. Công trình này đưa ra cách tiếp cận mới về đô thị và đô thị hóa. Thứ hai là công trình “Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á” (xuất bản năm 1995) của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, đã đề cập đến tình hình và xu thế đô thị hóa tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á; nhu cầu quản lí đô thị, bảo vệ môi trường, tình trạng tăng dân số cơ học, các kinh nghiệm phát triển đô thị ở các nước Đông Nam Á; về vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa cũng như tiến trình đô thị hóa trong lịch sử, đồng thời giới thiệu một số đô thị cổ ở nước ta cũng như trên thế giới [111].
Năm 1998, công trình nghiên cứu “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của các tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử [51]. Cuốn sách đã đề cập đến những lí thuyết chung về đô thị. Trong đó con người được đặt vào vị trí trung tâm, đồng thời đánh giá những tác động của công cuộc công nghiệp thóa - hiện đại hóa tới quá trình đô thị và đô thị hóa; của các chính sách tác động đến sự phát triển đô thị ở nước ta.
Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, khi vấn đề công nghiệp hóa - hiện đại hóa, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nhân loại, vấn đề đô thị và tác động của đô thị hóa càng được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt với nhiều cách tiếp cận khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa học, kinh tế học, xã hội học, nhân học, sử học
Năm 2000, cuốn “Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn” của các tác giả Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng được xuất bản [60]. Với vai trò là một trung tâm đầu não chính trị, tốc độ đô thị hóa của Hà Nội dưới thời Pháp thuộc được chuyển biến nhanh chóng hơn so với các thế kỉ trước, cả về diện mạo và quy hoạch đô thị. Quá trình đô thị hóa đã đem lại những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, giáo dục, hệ thống giao thông đô thị
Năm 2002, hai tác giả là Tôn Nữ Quỳnh Trân, Nguyễn Thế Nghĩa (đồng chủ biên) đã cho ra đời ấn phẩm “Phát triển Đô thị bền vững”[110], cuốn sách được biên soạn với nội dung chủ yếu từ cuộc Hội thảo khoa học quốc tế: “Phát triển Đô thị bền vững - Vai trò của nghiên cứu và giáo dục”, cuốn sách đã tập hợp nhiều bài viết có nội dung mang tính lí luận chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể về phát triển đô thị ở Việt Nam cùng các nước trên thế giới, những đặc thù và phương hướng giải quyết theo nguyên tắc bền vững trong đô thị; năm 2004, Võ Kim Cương đã cho ra đời cuốn “Quản lí đô thị thời kì chuyển đổi”[29], nêu lên một số vấn đề cơ bản về quản lí đô thị trong thời kì chuyển đổi, phần hai là các bài viết của tác giả được đúc kết trong quá trình tham gia quản lí đô thị.
Năm 2005, tác giả Đình Quang cho ra đời cuốn sách “ Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam”, nội dung đi sâu vào nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở nước ta và trên thế giới hiện nay, về đời sống văn hóa đô thị, thực trạng văn hóa - xã hội khu vực đô thị, cũng như khu công nghiệp cùng triển vọng đô thị hóa Việt Nam và bối cảnh văn hóa thế kỉ XXI.
Cuốn “Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay” (2006) của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [114], cung cấp cái nhìn mới về văn hóa trong đô thị, tác giả đi sâu nghiên cứu: Đô thị và biến đổi văn hóa đô thị nói chung, trong thời kì đổi mới cũng như thời kì hiện đại; những quan điểm và biện pháp điều tiết quá trình tiếp tục biến đổi văn hóa đô thị.
Ngoài ra còn có các tác phẩm đã được Nhà xuất bản Xây dựng ấn hành như Đỗ Hậu (2010), “Quản lí đất đai và bất động sản đô thị”. Trương Quang Thao (2011), “Đô thị học, những khái niệm mở đầu”, đề cập tới năm khái niệm – chìa khóa đi vào nghiên cứu đô thị học, đó là: đô thị, đô thị hóa, đô thị học, quy hoạch và nhà đô thị cùng nhiều khái niệm phát sinh từ các thuật ngữ ấy [ ; ].
Năm 2012, tác giả Trần Hữu Quang đã cho ra đời tác phẩm “Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu” [82], trong đó đã khắc họa một bức tranh khái lược về quá trình hình thành hạ tầng đô thị của thành phố Sài Gòn vào giai đoạn đầu của thời kì Pháp thuộc, tìm hiểu lịch sử của đô thị Sài Gòn. Có thể nói một trong những điểm khác biệt giữa đô thị hiện đại với làng xã trong nông thôn cổ truyền chính là điểm sau đây: đô thị luôn luôn là nơi xuất hiện rất nhiều chuẩn mực hết sức cụ thể quy định cả về không gian vật lí lẫn về quy cách sinh hoạt, với số lượng nhiều hơn và phức tạp hơn nhiều so với làng xã ở nông thôn. Hay tác giả Nguyễn Sĩ Quế với cuốn “Lịch sử đô thị” (xuất bản năm 2012), đề cập đến công tác quy hoạch đô thị của một số nước trên thế giới cũng như các đô thị tiêu biểu thời kì cổ đại, phong kiến, cận đại và một phần đô thị hiện đại Việt Nam. Là cơ sở khoa học trong việc phục vụ nghiên cứu định hướng quy hoạch các đô thị mới, cũng như tôn tạo và phục hồi các di sản của đô thị cũ [ ; ].
Năm 2013, tác giả Đăng Trường với “Đô thị thương cảng Phố Hiến” [112]. Nội dung chính được đề cập đến là thế kỉ XVII-XVIII, là thời kì hưng khởi của đô thị cổ Việt Nam, nhiều đô thị xuất hiện và đạt được những thành tựu đáng kể, hàng loạt các đô thị trở lên nổi tiếng trong đó có Phố Hiến, là một đô thị thương cảng phát triển rực rỡ, một trung tâm đô hội rất nhiều ngành, mang diện mạo một đô thị kinh tế, một tập hợp chợ, các thương điếm phương Tây.
Năm 2014, tác giả Đỗ Bang (chủ biên), thuộc Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho ra đời cuốn sách “Đô thị Thừa Thiên Huế, tiến trình phát triển và những giải pháp quy hoạch” [16]. Cuốn sách tập hợp các bài viết của các tác giả khu vực miền Trung và Thừa Thiên Huế, nghiên cứu chủ yếu về tiến trình phát triển đô thị qua các giai đoạn lịch sử, đúc kết bài học kinh nghiệm đưa giải pháp quy hoạch thành thành phố loại I trực thuộc trung ương.
Năm 2015, tác giả Phan Xuân Biên (chủ biên) với “Xây dựng văn hóa đô thị trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh” [20]. Nội dung chủ yếu đề cập đến vấn đề đô thị hóa tác động mạnh đến kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dânở Thành phố Hồ Chí Minh và những hệ quả, mà đặc biệt là sự tác động đến nền văn hóa đô thị hiện nay.
Năm 2016, tác giả Nguyễn Văn Kim trong “Vân Đồn, thương cảng quốc tế của Việt Nam”. Đây là công trình xuất bản dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học trọng điểm, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình không chỉ làm rõ quá trình hình thành và phát triển của đô thị, thương cảng Vân Đồn mà còn đạt đến những nhận thức toàn diện, hệ thống về truyền thống khai thác biển, tư duy hướng biển của người Việt trước đây cũng như hiện nay qua trường hợp Vân Đồn – Quảng Ninh.
Những nghiên cứu của người nước ngoài
Ngoài những tác giả Việt Nam đi sâu nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa ở nước ta, đặc biệt thời kì này còn có các tác giả người nước ngoài nghiên cứu chủ yếu về các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể kể đến:
Tác giả André Masson (Pháp, 1929) với cuốn sách “Hanoi pendant la periode heroique 1873-1888” (Dịch: Hà Nội giai đoạn 1873-1888, Lưu Đình Tuân dịch, 2003), cuốn sách đã mô tả chi tiết những thay đổi của Hà Nội trong một thời kì lịch sử đặc biệt khi đô thị này chuyển mình từ thành thị phương Đông sang một đô thị theo kiểu châu Âu dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân Pháp.
Cuốn: “Hà Nội - chu kì của những đổi thay” (Mạc Thu Hương, Trương Quốc Toàn dịch, 2003), cuốn sách tập hợp các bài viết của 22 tác giả chủ yếu là người Pháp và có 3 tác giả người Việt Nam, cuốn sách gồm 5 phần: Mở đầu, Thăng Long; Vùng đất sinh ra từ những dòng nước; Hình ảnh thành phố qua bản đồ; Ký ức lắng đọng: từ những mô hình đô thị tới các công trình; Hình thái kiến trúc và tương lai của thành phố.
Tác giả người Mỹ là Timothy M.Gorman (2008) trong “Nền kinh tế hàng ngày: suy nghĩ lại về tính chất không chính thống ở Việt Nam” đã nghiên cứu về Hà Nội thời kì đô thị hóa đã xuất hiện những người nông dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm sống. Qua đó tác giả cũng coi đó là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa.
Cũng trong năm 2008, tác giả người Mỹ nữa là Mike Douglass thuộc Trung tâm Nghiên cứu đô thị hóa, Khoa Quy hoạch đô thị và vùng Đại học Hawaii trong công trình “Đô thị hóa vùng ven Đông Nam Á: bỏ rơi không gian công cộng” đã đưa ra kết quả nghiên cứu về những chuyển biến trong văn hóa đô thị, đó là một cảnh quan hoàn toàn mới đang bao quanh các thành phố lớn ở Đông Nam Á, theo tác giả thì toàn cầu hóa Đông Nam Á đang phát triển. Được xây dựng lên từ đất nông nghiệp và làng mạc là những công trình xây dựng mới, bao gồm các khu đô thị mới rộng lớn và những khu nhà ở biệt lập bên cạnh những trung tâm mua sắm là những siêu thị bán lẻ và siêu thị ngoại ô mới xây, tất cả đều lớn về số lượng và quy mô. Thành phố Hồ Chí Minh là một điển hình của sự biến đổi này. Tác giả cũng khẳng định đô thị hóa tạo cho Hà Nội một diện mạo mới, mở rộng ra các vùng ven đô theo cả chiều rộng và cao với những khu đô thị, khách sạnVới những khu đô thị mới như Bắc An Khánh, Nhà Bè, New City, Ciputra, Phú Mỹ Hưng
Lisa Drummond (2008) trong “Đô thị hóa ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có những biến đổi một cách sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Song song với những tác động tích cực của đô thị hóa như tăng trưởng kinh tế, đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao thì còn tồn tại nhiều mặt trái như chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường .
Các bài viết, hội thảo, luận văn, luận án
Trong những năm trở lại đây từ nhận thức đúng đắn để có thể phát huy những tác động tích cực và hạn chế những hệ lụy do đô thị hóa gây ra, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã nghiên cứu để đưa ra những khái niệm mới, mô hình mới cho sự phát triển đô thị hóa bền vững. Ngoài các công trình kể trên còn có một số bài viết hay một số đề tài của các tác giả được đăng trên các tạp chí hay các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế và trong nước. Có thể kể đến bài viết của tác giả Đào Thế Tuấn với “Đô thị hóa và đô thị hóa ven đô ở Hà Nội” trong “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”. Tác giả Lê Quang Hậu với bài “Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Sài Gòn thời kì 1954-1975”, trong cuốn “Phát triển đô thị bền...an, Thất Tuyền và huyện Thất Tuyền; năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đặt thêm phủ Tràng Định. Như vậy tỉnh Lạng Sơn có hai phủ Tràng Khánh và Tràng Định và đến đầu thế kỉ XX còn 1 phủ và 9 châu [132; tr237-238].
Do điều kiện địa lí, lịch sử, đặc biệt với vùng đất đã trải qua các thời kì là châu lị, trấn thành, tỉnh lị nên thành phố Lạng Sơn có những điều kiện thuận lợi để trở thành một trung tâm kinh tế đô thị. Là nơi có đường giao thông tương đối thuận tiện (với tuyến đường quan lộ từ Thăng Long tới biên giới Việt - Trung), cùng những điều kiện tự nhiên thuận lợi để tạo ra những tiền đề, cơ sở cho sự phát triển kinh tế, văn hóa. Các thế kỉ X - XI, ngay từ khi mới giành được quyền tự chủ, chính quyền nhà Đinh - Tiền Lê đã khuyến khích việc buôn bán ở vùng biên giới. Đến thời Lý các chợ vùng biên hay còn gọi (Bạc dịch trường) đã phát triển mạnh. Chợ Kỳ LừaChợ Kỳ Lừa: còn gọi là Khau Lừ
là một trong những chợ như vậy, do thời kì này thương nhân Trung Quốc (thương khách) tụ cư đông đúc nên mới có câu ca Tam Thanh, Kỳ Lừa [32; tr508]. Từ thế kỉ XVII - XVIII, qua việc nghiên cứu và khai thác một số văn bia đền Tả Phủ, chùa Tam Giáo và một số thư tịch cổ đã cho thấy Đô đốc phủ Thân Công Tài đã có công mở mang phố chợ Kỳ Lừa
"Phố chợ Kỳ Lừa ở xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng. Chợ thông Nam, Bắc; khắp nơi khách buôn dồn về, là chợ lớn của cả tỉnh. Quan Trấn thủ nhà Lê (Thân Công Tài) coi dân có đức, có công dựng chợ, mở phố, người sau nhớ ơn lập đền thờ ông. Nên có câu: Kỳ Lừa có đền Tả phủ, nhờ Hán Quận Công lập phố ngày xưa" [32; tr502].
Ngoài việc giữ gìn an ninh biên giới, Hán Quận Công còn mở mang đường giao thông, các khu chợ . Ông cho khởi công xây dựng khu đất ven bờ sông Kỳ Cùng thành 7 con đường, rồi lập thành 7 phố phường cho cư dân hai nước Việt - Trung giao lưu buôn bán. Đồng thời, ông đã cùng với Vũ Quận công Vi Đức Thắng mở phố chợ Kỳ Lừa, nhanh chóng phát triển khu vực này trở thành một trung tâm buôn bán phồn thịnh, giúp cho dân chúng trao đổi hàng hóa, thông thương xuôi ngược và qua lại biên giới. Nhờ đó mà một vùng đồi gò hoang vu, rậm rạp, cư dân thưa thớt ở phía bắc Đoàn thành đã sớm trở thành một điểm quần cư đa dân tộc, một cửa ngõ buôn bán sầm uất, thu hút nhiều Hoa thương đến kinh doanh. Việc Thân Công Tài mở mang, thành lập phố phường, xây dựng cuộc sống thị dân, giao lưu buôn bán, đã tỏ rõ ông là một người sớm có tầm nhìn chiến lược theo khuynh hướng đô thị hóa.Thân Công Tài đã từng bước thu phục nhân tâm, nâng cao đoàn kết, trấn áp loạn lạc cướp bóc và bảo vệ an ninh vùng biên ải. Ông đã đề ra những chính sách tiến bộ, điều hành việc khuyến nông, khuyến khích giao thông hàng hóa và chấn chỉnh quân triều. Chỉ một thời gian ngắn, ông đã lập lại kỷ cương, nâng cao sức mạnh, phát triển kinh tế thương mại, sản xuất ở Lạng Sơn. Vai trò của ông trong tiến trình lịch sử phát triển Lạng Sơn đặc biệt quan trọng mà không một vị quan trấn triều nào có thể sánh được. Vì lẽ đó, nhân dân Lạng Sơn và Trung Quốc lập đền tôn thờ ông, lịch sử tôn vinh ông ở vùng đất biên cương này. Phố chợ Kỳ Lừa đã trở thành một thực thể quan trọng trong đô thị Lạng Sơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Lạng Sơn. Phố chợ Kỳ Lừa đã trở thành trung tâm kinh tế thương mại của Lạng Sơn (Việt Nam)với Quảng Tây (Trung Quốc) ngày nay [113; tr296].
Nói về trung tâm của Lạng Sơn thì dưới thời nhà Lý, Lạng Sơn được gọi là Lạng Châu, trung tâm của Lạng Sơn khi ấy là Giáp Khẩu - Quang Lang, còn vùng đất Lạng Sơn ngày nay vẫn thuộc quyền cai quản của các tù trưởng dân tộc, các bộ tộc này là các châu nhỏ có quan hệ với triều đình Trung ương nhưng ràng buộc lỏng lẻo. Dưới thời Trần, lị sở trấn Lạng Sơn được đưa về bắc Châu Ôn (ở khoảng xã Mai Pha hiện nay), ở thời kì này thành quách đã được xây dựng, ban đầu dựa vào chân núi Phai Vệ nên gọi là thành Vệ, về sau chuyển dời về phía nam sông Kỳ Cùng lấy tên là Đoàn thành. Theo sách “Lạng Sơn Đoàn thành đồ” của Nguyễn Nghiễm (1707 - 1775) vào năm Hồng Đức thứ 26 (1496) Đoàn thành Lạng Sơn được tu bổ lần đầu, năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) được tu bổ lần hai, đến năm Minh Mạng thứ 15 (năm 1835) lại được tu bổ cùng thành Thổ Sơn, thành này cũng thuộc xã Mai Pha, đến năm 1839 thành Thổ Sơn được đắp thêm cho liền với Đoàn thành. Tác giả Nguyễn Nghiễm có ghi rõ là xung quanh trấn thành có rất nhiều chợ và nhiều phố như phố Khau Lừ (Kỳ Lừa ngày nay), ngoài ra còn có các phố như Trường Thịnh, phố Đồng Đăng, phố Nhị Thanh. Việc hình thành các chợ ở khu vực biên giới còn gọi là “Bạc dịch trường’’ phát triển nhanh trong thời gian này. Bạc dịch trường của Lạng Sơn ở trại Vĩnh Bình, giao lưu kinh tế - văn hóa ở Vĩnh Bình trên đôi bờ sông kỳ Cùng có từ thời nhà Lý, nhà Lê cũng chính là tiền thân của chợ Đồng Đăng, phố Kỳ Lừa ngày nay. Như vậy, trấn lị Đoàn thành Lạng Sơn nguyên trước là trấn thành quân sự, sau đã trở thành một đô thị, một trung tâm hành chính, tiền thân của thành phố Lạng Sơn ngày nay [57; tr15,16].
Vào thế kỉ thứ XV, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại: “Lạng Sơn lúc bấy giờ có một phủ, bảy châu. Lỵ sở phủ Tràng Khánh ban đầu đặt ở Mai Pha - Châu Ôn, sau rời về trong Đồng Bộc, châu Lộc Bình”. Năm 1831, khi Lạng Sơn được đổi thành tỉnh, Cao Lộc được tách thành một đơn vị hành chính riêng, thành phố khi đó trở thành châu lị Cao Lộc. Năm 1836, tỉnh Lạng Sơn được chia thành hai phủ, mảnh đất thành phố khi đó lấy sông Kỳ Cùng làm ranh giới: phía bắc thuộc phủ Tràng Định khi mới thành lập đóng ở xã Vĩnh Trại châu Thoát Lãng, sau rời về Đồng Đăng, Thất Khê. Tỉnh lị Lạng Sơn lúc này đặt chung với lị sở Châu Ôn ở xã Mai Pha.
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thành phố Lạng Sơn vẫn chưa có đơn vị hành chính riêng. Lúc này phố phường và dân cư ở các xã nằm dưới sự quản lí của cấp huyện hoặc châu như phố Phai Luông, Đông Kinhđều thuộc châu Cao Lộc. Tuy nhiên, bóng dáng của thành phố đã hình thành và dần trở nên rõ nét.
Từ đầu thế kỷ XX, bóng dáng "đô thị" Lạng Sơn càng hiện lên rõ hơn. Thị xã Lạng Sơn được thành lập từ năm 1925 là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn. Thị xã lúc này được chia ra làm hai khu vực, sông Kỳ Cùng được lấy để phân biệt. Phía Nam gọi là “bên tỉnh”, nơi tập trung các cơ quan cai trị hàng tỉnh, thành Lạng Sơn thuộc khu bên tỉnh trở thành nơi đóng quân của quan quân, binh lính Pháp,lính khố đỏ; bên “Kỳ Lừa” ở phía bắc là khu trung tâm kinh tế, là nơi tập trung các phố chợ diễn ra các hoạt động buôn bán, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Châu lị Cao Lộc thuộc bên Kỳ Lừa và là nơi đóng quân của lính khố xanh [62; tr54].
2.2. Những điều kiện lịch sử tác động đến sự phát triển của thị xã Lạng Sơn từ năm 1925 đến năm 1954
Năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước với Pháp, quy định Pháp có quyền bảo hộ hai xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, còn Nam Kỳ là xứ thuộc địa, nhưng thực tế thực dân Pháp nắm toàn quyền điều khiển ở khắp mọi nơi trong đó có Lạng Sơn. Cho đến năm 1925, thực dân Pháp quyết định thành lập một đơn vị hành chính là thị xã Lạng Sơn, đặt bộ máy cai trị của Pháp trong toàn tỉnh. Ngày 23 tháng 9 năm 1925, chính quyền thực dân Pháp đã ra Nghị định số 30431 về việc thành lập thị xã Lạng Sơn là trung tâm đô thị của tỉnh Lạng Sơn (Theo Công điện của Chánh văn phòng Phó Thống sứ Bắc Kỳ ngày 23/9/1925, về Nghị định thiết lập Lạng Sơn - Thất Khê thành thị xã). Lạng Sơn trở thành thị xã của người bản địa. Cũng trong thời gian này thị xã Lạng Sơn được mở mang, nhất là từ khi đường sắt Hà Nội - Na Sầm hoàn thành năm 1929. Nhằm phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã cho mở mang xây dựng thị xã Lạng Sơn thành một đô thị phục vụ cho bộ máy đàn áp cai trị, phục vụ cho hệ thống cứ điểm quân sự trên tuyến phòng thủ biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam. Người Pháp còn cho xây dựng thị xã Lạng Sơn thành một đầu mối giao thông vận tải thuận tiện để phục vụ mục đích quân sự và vơ vét nguồn tài nguyên, đồng thời tuyên truyền cho nền văn hóa thực dân.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945, Pháp bị lôi cuốn vào khói lửa chiến tranh đã ban bố lệnh tổng động viên, thực hành chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm vơ vét sức người, sức của ném vào chiến tranh đế quốc. Chính sách kinh tế, chính trị, quân sự đã ảnh hưởng tới mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam [40; tr237], trong đó có Lạng Sơn. Ngoài ra, trong bối cảnh thế chiến thứ 2, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào đúng lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, nhất là khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương. Từ năm 1941, với những toán quân tuần tiêu Trung Quốc xung đột với quân Pháp ở đồn Tà Lùng - Lạng Sơn, quân Nhật buộc nông dân nộp hết thóc lúa theo lệnh “Thiên Hoàng” đã làm cho nhân dân Lạng Sơn lâm vào nạn đói trầm trọng, hàng nghìn người chết, đất đai, ruộng đồng bỏ hoang, buôn bán đình trệ.
Nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng” dưới sự áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Thực dân Pháp đã cấu kết với phát xít Nhật để duy trì quyền thống trị ở Đông Dương, đồng thời tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào yêu nước, gây nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng ở Lạng Sơn. Tuy nhiên, không vì thế mà phong trào bị dập tắt, ngược lại còn nhen nhóm lên lòng căm thù và ý chí chiến đấu chống giặc cứu nước. Trên cơ sở đó, ngày 27/9/1940, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trong cả nước nói chung và thị xã Lạng Sơn nói riêng ngày càng phát triển.
Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh, đêm 24 rạng ngày 25/8/1945, quân giải phóng từ chiến khu Ba - Xã tiến về giải phóng thị xã Lạng Sơn. Tuy nhiên, đến ngày 26/8/1945, quân đội Trung Hoa Dân Quốc mang danh nghĩa quân Đồng minh vào Việt Nam bằng đường Lạng Sơn và Lào Cai để làm nhiệm vụ giải giáp quân phát xít Nhật. Khi vào Lạng Sơn đã bắt nhân dân Lạng Sơn cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện hành quân, chi phí đóng quân, nhũng nhiễu làm Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn [4; tr23].
Nhìn chung trong giai đoạn này thị xã Lạng Sơn cũng như các địa phương khác trong cả nước, sau giải phóng còn đứng trước hàng loạt khó khăn, thử thách: Về chính trị thì chính quyền cách mạng còn non trẻ, thù trong giặc ngoài còn đe dọa, uy hiếp trực tiếp thành quả cách mạng của nhân dân ta; chiến tranh kéo dài đã làm cho các hoạt động về kinh tế như giao thương ách tắc, sản xuất đình đốn, các ngành kinh tế nhìn chung không phát triển được, nền kinh tế nhỏ bé, nghèo nàn lại bị phá hoại xơ xác, phần đông số dân trong thị xã lúc đó sống bằng nghề tiểu thương, dịch vụ lại bị cướp bóc làm cho thị trường đình đốn. Những điều kiện tối thiểu để phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp không được bảo đảm nên hoạt động ngừng trệ; sản xuất nông nghiệp điêu đứng và hậu quả của nạn đói chưa khắc phục được; về văn hóa, xã hội thấp kém lại bị chính sách ngu dân của Pháp dồn đến chỗ điêu tàn. Hơn thế, chính quyền thuộc địa trong những năm cuối cai trị đã không còn có chính sách quy hoạch và quản lí đô thị, do đó đô thị Lạng Sơn không có biến chuyển nhiều.
Ngày 7/7/1946, được phép thay thế quân đội Trung Hoa Dân Quốc theo Hiệp định Sơ bộ (6/3) quân Pháp lại kéo quân lên chiếm đóng thị xã Lạng Sơn. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thị xã ra đời đã tổ chức cho đồng bào tản cư ra ngoài thị xã. Đến 11/1946, Pháp chiếm đóng toàn thị xã, Lạng Sơn cùng các tỉnh Việt Bắc lại trở thành căn cứ địa của cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp.
Từ 1946 đến 1950, là giai đoạn thị xã Lạng Sơn bị tạm chiếm, tuy nhiên cũng trong giai đoạn này thị xã Lạng Sơn đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, ra sức sản xuất, vận chuyển lưu thông hàng hóa, giữ vững giao lưu kinh tế với miền xuôi và đảm bảo “thực túc binh cường”, hăng hái dốc sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần làm lên chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Năm 1950, ta quyết định chủ động mở chiến dịch Biên giới bằng cuộc tiến công tiêu diệt Đông Khê trên đường số 4. Ngày 17/10/1950, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, những tốp lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi vị trí đóng quân ở khu vực chân núi Phai Vệ cũng là ngày thị xã Lạng Sơn được hoàn toàn giải phóng.
Từ 1950 đến Thu Đông 1953 và Xuân Hè 1954, cuộc tập kích bằng đường không của Pháp vào thị xã Lạng Sơn không gây nhiều thiệt hại. Ngược lại, với những đóng góp trong việc bảo đảm giao thông thuận lợi cùng với những đóng góp về sức người và sức của của thị xã đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.
Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ toàn thắng, buộc thực dân Pháp và can thiệp Mĩ kí hiệp định Giơ- ne-vơ, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, một trang sử mới với nhân dân và các dân tộc Lạng Sơn lại bắt đầu.
Tóm lại, trong giai đoạn từ 1946-1954, song song với việc tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và ngay sau khi tiếp quản thị xã. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Lạng Sơn đã khẩn trương bắt tay vào công việc ổn định xã hội và tổ chức đời sống trong thị xã mới giải phóng, tiếp tục xây dựng Lạng Sơn trở thành hậu phương, chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cơ sở đó chính quyền mới đã tiến hành hoạch định ngay các chính sách nhằm khôi phục và phát triển thị xã Lạng Sơn. Vấn đề đầu tư vào các ngành kinh tế cùng các chính sách nhằm quy hoạch và phát triển đô thị Lạng Sơn cũng được khẩn trương tiến hành.
2.3. Những chuyển biến về quy hoạch đô thị
2.3.1. Những thay đổi về diên cách
Năm 1831, sau khi vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách, Lạng Sơn được đổi thành tỉnh, Cao Lộc được tách thành một đơn vị hành chính riêng, thị xã khi đó trở thành châu lỵ Cao Lộc (châu lỵ đóng tại phố Kỳ Lừa)
Năm 1836, tỉnh Lạng Sơn được chia lại, đặt thành hai phủ là phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định, đổi một số châu thành huyện. Cho đến thời Tự Đức thì Lạng Sơn có hai phủ, bốn châu, ba huyện là:
- Phủ Tràng Khánh: 2 châu, 1 huyện là châu Lộc Bình, Châu Ôn; huyện Yên Bắc.
- Phủ Tràng Định: 2 châu, 2 huyện là châu Văn Uyên, châu Thoát Lũng và huyện Văn Quan, huyện Thất Khê.
Lấy sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía Bắc thị xã thuộc phủ Tràng Định, phía Nam thuộc phủ Tràng Khánh. Phủ lỵ Tràng Định khi mới thành lập đóng ở xã Vĩnh Trại châu Thoát Lãng, sau rời về Đồng Đăng rồi Thất Khê, tỉnh lỵ Lạng Sơn lúc này đặt chung với lỵ sở châu Ôn ở xã Mai Pha.
Vào cuối thế kỉ XIX, trung tâm châu Cao Lộc là trung tâm của tỉnh Lạng Sơn khá nhộn nhịp với những cơ quan đầu não của tỉnh, rạp hát, khách sạn. Nhà đại tá chỉ huy đệ nhất Quân chính đạo (chỗ Ủy ban nhân dân tỉnh bây giờ) được coi là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Thực dân Pháp khi đó vẫn giữ nguyên châu Cao Lộc. Cũng trong thời gian này, thị xã Lạng Sơn vẫn chưa hình thành đơn vị hành chính riêng, chưa có chính quyền riêng. Phố phường dân cư và các xã nằm dưới sự phụ trách của huyện, châu như phố Đông Kinh, phố Phai Luông. ..đều thuộc châu Cao Lộc. Châu lỵ của châu Cao Lộc (sau đó là phủ lỵ, huyện) vẫn đóng tại phố Kỳ Lừa. Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính. Đến năm 1907, lại có một châu riêng có 18 xã trong ba tổng (khi đó Lạng Sơn có tất cả 9 châu, không có phủ):
1. Tổng Cao Lộc có 5 xã: Cao Lộc, Xuất Lễ, Lục Yên, Hải Yến, Bình Tây.
2. Tổng Trinh Nữ có 7 xã: Trinh Nữ, Lạc Phượng, Chính Lũ, Vô Luận, Quảng Trứ, Phương Thủy, Vân Nùng.
3. Tổng Trù Trĩ có 6 xã: Trù Trĩ, Hoàng Đồng, Thạch Đạn, Vĩnh Trại, Còn Lải, Cốc Chấn (nghĩa là khi đó Cao Lộc chỉ ở về phía Bắc sông Kỳ Cùng, Mai Pha khi đó thuộc về Châu Ôn) [113; tr810].
Hơn 10 năm sau thì đất đai của châu Cao Lộc đã mở rộng ra 22 xã (109 thôn), đó là: Hoàng Đồng, Bình Tây, Mai Pha, Quảng Nhân, Lạc Nghiệp, Yên Trạch, Trinh Nữ, Quảng Trừ, Chính Lũ, Vân Nùng, Vô Lậu, Lộc Dương, Hoài Viễn, Như Ngao, Hoàng Lam, Tầm Nguyên, Ngao Thị, Trùng Quý, Giang Thanh, Giang Hán, Thượng Lạc, Quảng Cư và năm phố, nghĩa là toàn bộ thị xã Lạng Sơn và một số xã giáp ranh.
Từ đầu thế kỉ XX cho đến cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh lỵ Lạng Sơn tách hẳn ra thành cơ quan riêng không chung với phủ lỵ, huyện lỵ. Địa bàn tỉnh lỵ chính là vị trí thị xã bây giờ (nhưng vẫn chưa hoàn thành đơn vị thị xã, chưa có chính quyền riêng), phường phố dân cư nằm dưới sự phụ trách của huyện nhưng bóng dáng của một thị xã thì đã được hình thành để dần trở nên rõ rệt, có hai khu vực tự nhiên lấy con sông Kỳ Cùng mà phân biệt. Phía Nam được gọi là bên “Tỉnh”, phía bên bờ Bắc được gọi là “Bên Kỳ Lừa”. Bên Tỉnh là tập trung các cơ quan cai trị hàng tỉnh: dinh thự, công sở của chính quyền thực dân Pháp và của Nam triều. Thành Lạng Sơn là thuộc bên Tỉnh này, trở thành nơi đóng quân của quan binh Pháp và lính khố đỏ. Phía bên Kỳ Lừa là phủ lỵ của phủ Cao Lộc (nay là huyện). Với đà phát triển đó, tháng 9 năm 1925, thị xã Lạng Sơn được thành lập và Cao Lộc trở thành vành đai bao quanh thị xã.
Tháng 8-1939, thực dân Pháp lại ra quyết định đổi một số châu thành phủ, cả tỉnh Lạng Sơn khi đó có ba phủ bảy châu. Lúc này đơn vị phủ tương đương với châu, ba phủ khi đó là Tràng Định, Văn Uyên và Cao Lộc.
Sau năm 1945, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn bộ thị xã Lạng Sơn thuộc huyện Cao Lộc. Huyện Cao Lộc gồm có 17 đơn vị hành chính, gồm thị xã Lạng Sơn và 16 xã: Tân Thành, Xuân Lăng, Quảng Lạc, Mai Pha, Yên Trạch, Tân Liên, Gia Cát, Hợp Thành, Mẫu Sơn, Xuất Lễ, Cao Lâu, Hải Yến, Lộc Yên, Hòa Cư, Thạch Đạn và Thanh Lòa. Thị xã Lạng Sơn lúc này có 8 đơn vị hành chính: 5 phường, 3 xã.
Các phường Vĩnh Trại, phường Đông Kinh, phường Hoàng Văn Thụ, Phường Tam Thanh, phường Chi Lăng.
Các xã Quảng Lạc, Mai Pha, Hoàng Đồng [113; tr811] .
2.3.2. Quy hoạch kiến trúc.
Từ đầu thế kỉ XX cho đến cách mạng tháng Tám năm 1945: tỉnh lỵ Lạng Sơn tách ra thành cơ quan riêng, không chung với phủ lỵ, huyện lỵ, địa bàn tỉnh lị nhưng vẫn chưa hình thành đơn vị thị xã và chưa có chính quyền riêng, phường phố dân cư nằm dưới sự phụ trách của huyện. Sau khi ra Nghị định về việc thành lập thị xã Lạng Sơn là trung tâm đô thị của tỉnh Lạng Sơn, thực dân Pháp đã quy hoạch và chia thị xã làm hai khu vực (đến nay người dân vẫn quen gọi như vậy) là khu “bên tỉnh”, tại đây thực dân Pháp đã cho xây dựng các trụ sở hành chính như: Tòa Công sứ (nay là trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, nằm sát bên sông Kỳ Cùng), Tòa án trị an, Tòa án người bản xứ đệ nhị cấp và các cơ quan hành chính sự vụ khác: gồm Chỉ huy khu quân sự, Y tế, Thường chính hải quan, cơ quan An ninh, Kho bạc, Công chính, Hội truyền giáo, Công giáo và Đạo tin lành, trại Hiến binh và Sở giáo dục, một bệnh viện cho người bản xứ, một cho quân đội và một sân bay ở Mai Pha, thành Lạng Sơn và bên “Kỳ Lừa” ở phía Bắc là trung tâm kinh tế, châu lị Cao Lộc và nơi đóng quân của lính khố xanh [67; tr2].
Theo tài liệu A.s créations des communes aux centres urbains de That Khe et Lang Son (Lang Son) [151; tr21]. Việc thành lập các xã ở trung tâm đô thị Thất Khê và Lạng Sơn ngày 6/8/1925, ranh giới của trung tâm đô thị Lạng Sơn đã được xác định do Nghị định ngày 15/6/1918, đô thị Lạng Sơn sẽ bao gồm không những "thành phố và nông thôn" mà còn có một phần thôn quê với những tập thể người Việt, người Thổ và người Nùng. Trong thị xã sẽ có các bất động sản thuộc vào đất đai của thuộc địa và của địa phương (Chính phủ bảo hộ Bắc Bộ), nhưng tất cả các bất động sản này sẽ được đăng kí vào danh bạ. Địa bạ và sổ tên mảnh đất ở khu vực người An và khu Kỳ Lừa mà đa phần đất đai nằm trong đó đã được một cơ quan có đủ thẩm quyền vẽ bản đồ. Còn các bất động sản khác nằm trong đô thị là tư hữu tài sản hoặc tài sản của làng Vĩnh Trại được sáp nhập hoàn toàn trong ranh giới của trung tâm đô thị, hay các xã lân cận thì chỉ có một phần đất đai tham gia vào việc quy hoạch đô thị mới. Không có một bất động sản nào ở ngoài ranh giới của trung tâm đô thị được sáp nhập vào đô thị mới.
Việc xây dựng và vận hành bộ máy quản lí đô thị cũng được đặt ra, trong đó tổ chức hành chính được thiết lập, đề cử tộc biểu cho tiến hành từng phường một trong khu vực đô thị. Ở vùng nông thôn, bầu cử sẽ tiến hành cho từng dân tộc một: người Kinh, người Thổ và người Nùng; họ sẽ bầu tộc biểu của họ với số lượng tỉ lệ với tầm quan trọng của từng tuyển cử đoàn. Các phó lí được thay thế bằng các trưởng phường hay trưởng khu, chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh dưới sự kiểm soát của ông Cẩm (trưởng đồn cảnh sát). Về ngân sách sẽ có một Hội đồng quản trị có nhiệm cụ nghiên cứu ngân sách cho đô thị [159; tr22].
Năm 1928, thành phố Lạng Sơn được quy hoạch mở rộng hơn so với trước, trong A.s agrandissement du centre urbain de la province de Lang Son (1913-1928) (Quyết định số 1157, về việc mở rộng trung tâm đô thị tỉnh Lạng Sơn năm 1913-1928) có nêu rõ [156], phía Bắc được giới hạn bởi rìa phía Bắc của làng Kỳ Lừa; phía Đông được giới hạn bởi rìa phía Đông của các làng Kỳ Lừa, Phố Muối và sông Kỳ Cùng; phía Nam được giới hạn bởi đường xuyên qua sông Kỳ Cùng theo đường chéo và chạy từ phía Đông sang phía Tây của núi Vanméou nằm trong bốt Vanméou và hướng về điểm cách khúc quanh của đường chạy quanh pháo đài 100m; Phía Tây được giới hạn bởi đường thẳng được đánh dấu bởi các góc phía Tây Bắc của nghĩa trang và lò mỏ, sông Kỳ Cùng và một đường thẳng khác được đánh dấu bởi góc Đông Bắc của mô biên cầu đường sắt (bờ phải sông Kỳ Cùng và góc Tây Bắc của làng Kỳ Lừa). Xung quanh trấn thành Lạng Sơn như phố chợ Kỳ Lừa, phố Đường Thành, phố Cửa Nam, Phố Cửa Đông và một số vùng ven đô thị cũng được cho xây dựng và mở mang thêm, các khu phố là nơi ở của các quan lại của người Việt và người Pháp, của trí thức, tư sản và tiểu tư sản cùng các tầng lớp bình dân khác sinh sống và buôn bán [156; tr4].
Thành Lạng Sơn hay còn gọi là Đoàn thành (nay ở phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn): Đoàn thành được xây dựng từ trước đã được Pháp gia cố, tu sửa lại làm nơi đóng quân của vài ngàn sĩ quan, binh lính người Pháp và lính khố đỏ (lính ngụy) người Việt, bốn bề có tường thành khá dày và cao, trong và ngoài chân tường có hào sâu và dây thép gai, bốn góc có công sự kiên cố, bên trong công sự có thể đặt đại liên bắn qua các lỗ châu mai. Thành có một cổng phía Bắc, một cổng phía Nam, trong thành có nhiều nhà ở, hầm ngầm, kho tàng. Trong “Notice sur La province de Lang Son (tiểu dẫn về Lạng Sơn)” [175] có ghi chép “Thị xã Lạng Sơn là tỉnh lỵ cuả tỉnh Lạng Sơn, trụ sở của quân khu 12, có thành trì bao bọc xây bằng gạch, tường thành cao 3m, chu vi 120m. Hai pháo đài, thành trì được xây dựng thành cứ điểm phòng ngự vị trí. Vì địa thế, thành phố này không thể mở rộng thêm, nhưng nó chiếm một vị trí chiến lược quan trọng đối với giao điểm của các con đường lưỡng quảng và đường quan lộ [175; tr4]. .
Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác cũng được tiến hành như cầu đường, nhà dây thép (nhà bưu điện), nhà máy đèn, nhà ga, sở lục lộ (sở giao thông), nhà thờ gia tô ở cửa Nam và nhà thờ gia tô Mỹ Sơn Đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939), Pháp còn cho xây dựng một hệ thống tăng cường phòng thủ như đồn bốt, công sự, pháo đài, như pháo đài Tổ Sơn, Đèo Giang. Năm 1942, Pháp cho thiết lập thêm 2 đại lộ trong thị xã Lạng Sơn, một con đường được gọi là phố Đại úy Brusseaux và phố Vi Văn Lý [157; tr2]. Để đáp ứng yêu cầu của tầng lớp thượng lưu và người Pháp, khắp đô thị Lạng Sơn còn mọc lên nhiều tiệm ăn, tiệm nhảy, sòng bạc. Tại thị xã lúc ấy có hai sòng bạc lớn, chủ sòng bạc đều là người Hoa; một ở bên Tỉnh (phố Cửa Bắc) và một bên Kỳ Lừa. Đây là hai sòng bạc nổi tiếng thời bấy giờ, có thể thu hút cả những con bạc ở Hà Bắc, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định.
Việc mở những trung tâm hành chính, trụ sở của chính quyền, các khu phố chợ, trung tâm buôn bán chủ yếu là tập trung bên “tỉnh” cũng được quy hoạch và xây dựng theo kiến trúc phương Tây đã làm thay đổi diện mạo thị xã Lạng Sơn cũng như chức năng đô thị tại đây. Sau khi thiết lập thị xã Lạng Sơn, số lượng người Âu ở đây ngày càng tăng (trong đó có cả quan lại và binh lính), sự xuất hiện của các cơ quan, các công trình dân dụng, nhà thờ ki tô giáo, biệt thự; nhà ở của các công chức người Việt và Pháp làm việc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp của Phápmang đặc trưng kiến trúc biệt thự Pháp, được thiết kế trên một diện tích đất rộng, kiến trúc chọn gam màu trắng đặc trưng của phong cách cổ điển Pháp. Dọc theo các tuyến phố là nhà cửa được xây dựng khang trang với những tòa nhà hai, ba tầng và những dãy nhà xây gạch san sát nhau như phố chợ Kỳ Lừa, phố cửa Đông.vừa là nhà ở và cửa hàng buôn bán. Các phố chợ, một nét đặc trưng của kinh tế ở xứ Lạng được thành lập, trong đó sầm uất nhất, nơi buôn bán chủ yếu giữa các thương nhân Hoa kiều, người Việt và thời kì này có thêm thương nhân người Pháp, chủ yếu là ở chợ Kỳ Lừa và các phố xá quanh chợ.
Chợ Kỳ Lừa là chợ mang tính chất quốc tế, phố chợ Kỳ Lừa vẫn là trung tâm buôn bán chính của thị xã Lạng Sơn thời kì này đã được tu bổ lại; tính đến năm 1943, Pháp đã chi cho việc tu bổ lại chợ Kỳ Lừa như xây dựng một quán chợ mới, mắc điện nước là 45.000đ [176; tr10]. Vốn là một địa điểm được thương nhân trong và ngoài nước lựa chọn làm nơi trao đổi buôn bán, ngoài 7 đường phố chính đó là những đường phố nằm xung quanh chợ Kỳ Lừa cũ, bao gồm Chính Cai, Tây Cai, Đông Cai, Bắc Cai, Nam Cai, Pò Xoài và Pò Càng. Đến thời kì này có thêm một số phố mới được lập nên như phố Muối chạy dọc ven sông Kỳ Cùng và phố Tân Tây Cai chạy song song với phố Tây Cai về phía Nam. Các mặt hàng buôn bán ở chợ rất phong phú như dầu, muối.được chuyển từ xuôi lên rồi chuyển đi khắp cả tỉnh, lên cả Cao Bằng, sang cả Trung Quốc, hàng lâm thổ sản được chuyển về xuôi, các mặt hàng của Trung Quốc cũng được bày bán. Ở các khu phố, cửa hàng, cửa hiệu, quầy bán hàng được xây dựng, vào những phiên chợ đông thì hầu như nhà nào cũng là quán bán hàng, từ hàng cơm, hàng phở, hàng giải khát, hàng xén, hàng nhuộm và cửa hàng dịch vụ khác.
Về nhà ở vùng nội thị của thị xã Lạng Sơn bao gồm hai khu vực có cấu trúc nhà ở khác nhau: Khu phía Bắc và khu phía Nam sông Kỳ Cùng có nhà hai tầng bằng đất trình ở đầu phố và nhà một tầng xây bằng gạch mộc ở giữa phố Kỳ Lừa. Hầu hết những ngôi nhà ở phố Kỳ Lừa bằng đất trình và gạch mộc xây dựng, căn cứ theo niên hiệu ghi ở mặt nhà thì đã được xây dựng từ rất lâu. Nhìn chung, tường bằng đất trình hoặc bằng gạch chiên cùng với mái lợp bằng ngói máng (ngói ta, ngói âm dương) là những nét điển hình trong kỹ thuật sử dụng vật liệu xây dựng, tiêu biểu cho nhà ở thuộc khu phía bắc sông Kỳ Cùng [63; tr134]. Do hoàn cảnh cư trú tại vùng biên ải, thường gặp nhiều sự quấy phá (giặc ngoại xâm hay thổ phỉ), người dân có thói quen xây nhà theo chiều sâu, mặt nhà quay ra đường không rộng. Bởi thế, nhà sát vách nhau nhưng vẫn có vẻ kín đáo riêng. Kiểu nhà mới đã xuất hiện ở phía Nam sông Kỳ Cùng, một số nhà xây theo kiến trúc người Pháp từ hồi trước cách mạng tháng Tám (tường bằng gạch chỉ, mái lợp ngói tây). Ở phía Bắc, nhà được quy hoạch mặt bằng theo hình vuông.
Mạng lưới đường phố tổ chức theo hệ thống ô vuông, tuy nhiên chưa rõ ràng. Tổng số chiều dài đường phố là 28km, thị xã chia làm 2 khu rõ rệt. Khu Chi Lăng đường rộng lớn hơn hoặc bằng 10m, cây cao to có vỉa hè. Khu Kỳ Lừa và cửa Bắc đường hẹp, có chỗ chỉ 3m chất lượng xấu, 70% hè không lát. Tổng diện tích quy hoạch xây dựng đường phố và quảng trường là 160.000m2, trong đó tổng diện tích dân dùng công nghiệp thị xã 140.000m2,tỷ lệ đường và quảng trường là 11,5% và đến năm 1938, đã có đường sắt đến Na Sầm. Sau khi hòa bình lập lại đã phục hồi và cải tổ đường sắt liên vận, làm thêm chuyến vận chuyển tại ngã tư ga Kỳ Lừa đến khu Đông Kinh. Nhìn chung thời kì này người dân vẫn chủ yếu đi lại bằng xe thồ, xe bò, xe kéo, làm phương tiện di chuyển chủ yếu [119; tr8.] .
Bên khu Chi Lăng, thực dân Pháp cho xây dựng khu ga, khu quân sự và một số các cơ quan thương mại phục vụ cho binh lính và viên chức.
Ở làng xã ngoại thị là nơi sinh sống của tầng lớp nông dân với kiến trúc chủ đạo là những nhà tranh, vách đất, người Tày và người Nùng còn dựng nhà sàn. Tùy mức độ sung túc của gia đình, tường được trình bằng đất sét hay xây bằng gạch chiên, mái lợp ngói mảng hay bằng cỏ tranh đánh thành gấp. Rơm rạ để lợp các nhà phụ, chuồng gia súc, mỗi làng có một giếng công cộng. Họ chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra sẽ được phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong trung tâm đô thị và trở thành hàng hóa cho các tiểu thương buôn bán cũng như nguồn nguyên liệu sản xuất một số ngành thủ công, mĩ nghệ.
Như vậy, thị xã Lạng Sơn dưới thời Pháp thuộc nhìn chung chỉ là một cứ điểm quân sự lớn, trong khi trung tâm khu Chi Lăng là nơi ở và làm việc của người Pháp thì được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, còn các khu nhà ở của nhân dân nằm xung quanh khu vực này lại chưa có nhiều công trình phục vụ dân sinh; các công trình kĩ thuật đô thị, nhà cửa đường phố còn chật hẹp Chợ Tỉnh, Chợ Kỳ Lừa và một số cửa hàng, cửa hiệu thời ấy tuy bề ngoài có vẻ sầm uất, song thực chất chỉ là những nơi tiêu thụ hàng xa xỉ, hàng ế thừa của tư bản Pháp và cung cấp những nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân[165]. Song đã tạo nên khuôn mặt mới cho đô thị Lạng Sơn với lối quy hoạch, kiến trúc hiện đại theo văn minh phương Tây.
Từ 1945 đến 1954
Trong những năm kháng chiến Lạng Sơn nằm trong hệ thống phòng ngự đường số 4, là chỉ huy sở của cả hệ thống liên lạc giữa ta với Trung Quốc. Cũng trong thời gian chiếm đóng, Pháp đã ra sức tăng cường xây dựng các đồn bốt xung quanh và trong trung tâm thị xã, thị xã Lạng Sơn trở thành một căn cứ quân sự của Pháp. Sau khi Pháp rút khỏi thị xã đã ném bom phá hủy nhiều kho tàng, nhà, đường, cầu, trường học, bệnh việnlàm cho thị xã Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn, nhân dân phải phân tán ra các vùng lân cận.
Từ sau khi thị xã Lạng Sơn được giải phóng,các cơ quan đoàn thể và đồng bào các dân tộc nhanh chóng làm công việc tiếp quản thị xã, thị xã lại được quy hoạch và mở mang lại nhằm phục vụ công tác kiến thiết đô thị, phục hồi và phát triển kinh tế, an sinh giáo dục cho nhân dân.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, việc làm đầu tiên sau khi tiếp quản thị xã, Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn đã ra lời kêu gọi nhân dân phân tán quay trở về thị xã làm ăn sinh sống, định hướng cho các hoạt động xây dựng và ...ổ thông các cơ sở, cấp 1+2 và một hệ thống nhà trẻ. Các công trình y tế như bệnh viện đa khoa150 giường và hệ thống phòng khám, hộ sinh v.v...công trình kĩ thuật đô thị như cấp điện, cấp điện, cấp nước, giao thông cũng được xây dựng.
4. Từ 1975 đến 2012:
Tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, thị xã Lạng Sơn đã bị phá hủy nặng nề. Hầu hết các xí nghiệp công nghiệp, các công trình phục vụ như: bệnh viện, trường học, các cơ quan làm việc, nhà ở của nhân dân và các công trình kỹ thuật đô thị như cầu cống, đường sá, cấp điện, cấp nước đều bị phá hủy nặng nề. Do đó nhiệm vụ quy hoạch xây dựng lại đô thị là một nhiệm vụ cấp bách nặng nề đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân tỉnh Lạng Sơn nói chung và thị xã Lạng Sơn nói riêng một sự phấn đấu nỗ lực to lớn.
Xu thế liên hệ không gian cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Lạng Sơn hướng về phía Bắc, bên kia biên giới là thành phố Bằng Tường, Trung Quốc, đặt ra vấn đề xây dựng đô thị đối trọng tương xứng cho phát triển kinh tế đối ngoại biên giới. Thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn với thế mạnh là kinh tế đối ngoại được xây dựng thành đô thị đối trọng với thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây và Nam Ninh trong tương lai nhằm cạnh tranh bình đẳng về kinh tế.
Thực hiện Luận án: “Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Lạng Sơn từ năm 1925 đến 2002”. Tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, công tác phát triển đô thị, phải gắn với các yêu cầu chung về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; phải phát triển đồng bộ và bền vững.
Hai là, rong việc xây dựng thành phố cần phát huy tính tự lực, tự cường, tinh thần làm chủ, tự giác của quần chúng nhân dân.
Ba là, Lạng Sơn, với những lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, cần chủ động phối hợp với chính quyền trung ương và địa phương nước bạn; tiến hành mở cửa thông thương, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế; kết hợp việc xây dựng và quản lí đô thị theo hướng hiện đại.
Bốn là, Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu ban hành những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan tâm đầu tư thích đáng cho thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn và vùng phụ cận. Cần có những chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực kịp thời, khai thác những tiềm năng thế mạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, sớm khắc phục những hạn chế, hệ lụy trong quá trình đô thị hóa phát sinh.
Tăng cường các hoạt động hợp tác, bảo vệ đường biên giới chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giao lưu quốc phòng và trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chuyển giao khoa học công nghệ cao trên từng ngành, lĩnh vực sát với thực tế, yêu cầu của địa phương. Huy động tốt các nguồn lực bảo vệ môi trường sống, môi trường văn hóa văn minh, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan, phòng chống hoạt động tà giáo trong cộng đồng; tích cực đảm bảo các hoạt động cộng đồng dân cư các dân tộc, hướng tới nâng cao sức khỏe và phúc lợi xã hội, dân sinh.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đỗ Thị Hương Liên (2017), “Bàn thêm về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) và mối liên hệ với các cuộc khởi nghĩa đương thời”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên (170), tr.85-90.
2. Đỗ Thị Hương Liên (2017), Thành cổ (Đoàn thành) Lạng Sơn và tứ trấn, từ một đô thị, một quân thành đến di tích lịch sử, Tại Hội thảo Khoa học quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, Tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội tháng 12 năm 2017, tr.580-590.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt:
Đào Duy Anh (2016), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
Nguyễn Thế Anh (2015), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Ân, Vương Đắc Huy (1997), Chương trình hệ thống hóa và nghiên cứu lịch sử Lạng Sơn, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng sơn.
Ban Tuyên giáo Thị ủy Lạng Sơn (1990), Lịch sử Đảng bộ thị xã Lạng Sơn (1930 - 1954), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Ban Tuyên giáo Thị ủy Lạng Sơn (1996), Lịch sử Đảng bộ thị xã Lạng Sơn (1955 - 1985), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Lạng Sơn (2010), Lịch sử Đảng thành phố Lạng Sơn (1986-2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1955-1985), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn 1986-2000, Giấy phép xuất bản số: 21 GP/STTTT, do sở thông tin và truyền thông tỉnh Lạng Sơn cấp tháng 7-2010.
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn từ Đại hội đến Đại hội, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ Lạng Sơn (1991), Lịch sử phong trào phụ nữ Lạng Sơn, Lưu tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Lạng Sơn.
Ban chấp hành quân sự tỉnh Lạng Sơn (1995), Lạng Sơn lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Ban chấp hành trung ương - Ban kinh tế (1999), Báo cáo tổng kết tình hình giao lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa khẩu phía Bắc, Tây, Tây Nam và phương hướng phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, Lưu trữ tại Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lí luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Ban Thường vụ tỉnh đoàn Lạng Sơn (1996), Lịch sử đoàn thanh niên tỉnh Lạng Sơn, Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Ban tuyên giáo tỉnh ủy Lạng Sơn (1998), Lịch sử đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1930-1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Bang (chủ biên) (2014), Đô thị Thừa Thiên Huế, tiến trình phát triển và giải pháp quy hoạch, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn (1996), Xứ Lạng di tích và danh thắng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn (1998), Lí lịch di tích thành cổ Lạng Sơn, Lưu trữ tại Ban quản lí di tích tỉnh Lạng Sơn.
Nguyễn Duy Bắc (1998), Truyện cổ xứ Lạng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Phan Xuân Biên (2015), Xây dựng văn hóa đô thị trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Chi cục thống kê Lạng Sơn (2011), Niên giám thống kê Lạng Sơn 2010, Lạng Sơn.
Chi cục thống kê thành phố Lạng Sơn (2005), Niên giám thống kê năm 2004, Lạng Sơn
Chi cục thống kê thành phố Lạng Sơn (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Lạng Sơn.
Chi cục thống kê thành phố Lạng Sơn (2011), Niên giám thống kê năm 2010, Lạng Sơn.
Chi cục thống kê thành phố Lạng Sơn (2015), Niên giám thống kê năm 2014, Lạng Sơn.
Chi cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2012), Lạng Sơn 30 năm xây dựng và phát triển (190 - 2010), Lạng Sơn.
Chi cục văn thư lưu trữ (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Lạng Sơn thời kì 2000 - 2010, Lạng Sơn.
Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2006), Niên giám thống kê 2005, Lạng Sơn.
Võ Kim Cương (2010), Chính sách đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Hoàng Văn Cường (2005), Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc miền núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Cường, Hoàng Văn Nghiệm (2000), Xứ lạng - văn hóa và du lịch, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Cao Xuân Dục (2003), Đại Nam dư địa chí ước biên, Nxb Văn học, Hà Nội.
Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản kỹ thuật đầu tư quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Nông Văn Dũng (2012), Thương mại và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986-2010), Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử. Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Vănkiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội.
Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, những vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Trần Bá Đệ (2009), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Trần Độ (1993), “Về trận thắng quân Pháp tại Hữu Nghị Quan và Lạng sơn (3/1885)”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 2, Tr 18.
Đồng Khánh Địa Dư Chí (2003), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
Nguyễn Trường Giang (2003), Tổ chức lãnh thổ, du lịch tỉnh Lạng Sơn, luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lí, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Hoàng Giáp, Hoàng Páo (2012), Văn hóa Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2009), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Thành phố Thanh Hóa, quá trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến nay (2010), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà Nội.
Trần Thị Thái Hà (2012), Từ hành cung Tức Mặc -Thiên Trường đến đô thị Vị hoàng (thế kỉ XIII-XIX), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà Nội.
Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Đỗ Hậu (2010), Quản lí đất đai và bất đông sản đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Henri Chales Lavauzelle (1895), Lang Son, Combats retraiteet négociations / lecomte Paris Limoges, Kí hiệu M5658, M14721, Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Vũ Hiệp (2016), Đô thị Việt Nam góc nhìn từ những nơi chốn, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Lê Như Hoa (2000), Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn Hóa, Hà Nội.
Nguyễn Quang Hồng (2000), Thành phố Vinh - Quá trình hình thành và phát triển từ năm 1804 đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Đỗ Thị Huệ (1997), “Mấy khía cạnh Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay’’, Tạp chí nghiên cứu lý luận.
Hoàng Thị Thanh Huế (2010), Kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong thời kì đổi mới (1986-2009), luận văn thạc sĩ Lịch sử, Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Vương Đắc Huy (2012), Di tích và lễ hội truyền thống đền Kỳ Cùng, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm xuất bản.
Mạc Thu Hương, Trương Quốc Toàn (2003), Hà Nội - chu kì của những đổi thay, Nxb Khoa học Kĩ thuật Hà Nội, Hà Nội.
Nông Thị Hường (2015), Đoàn thành Lạng Sơn, Luận văn Khoa học Lịch sử - ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang (2000), Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Hà Nội.
Võ Thị Quốc Khánh (2011), Quy hoạch và kĩ thuật xây dựng đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (1990), Thị xã Lạng Sơn xưa và nay, Lưu trữ tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Thị Hải, Hoàng Trường (1989), Giai thoại xứ Lạng, Lạng Sơn, Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Nguyễn Văn Kim (2014), Vân Đồn, thương cảng quốc tế của Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Lạng Sơn đoàn thành đồ (2012), bản dịch nghĩa của Hoàng Giáp, nguyên trưởng phòng viện nghiên cứu Hán Nôm, lưu trữ tại ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn.
Hoàng Phúc Lâm (2002), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến sự phát triển đô thị ở thị xã Lạng Sơn. Luận án Tiến sĩ khoa học Địa lí, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Liên đoàn lao động tỉnh Lạng Sơn (1992), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Lạng Sơn, Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng sơn.
Liên đoàn lao động tỉnh Lạng Sơn (2007),Lịch sử Liên đoàn lao động Lạng Sơn(1925 – 2006). Nxb Lao động, Hà Nội).
Liên đoàn lao động tỉnh Lạng Sơn (2017), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Lạng Sơn 1925- 2006, Nxb Lao động, Hà Nội;
Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Quý Long, Kim Thư (2011), Tìm hiểu đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam qua các kì Đại hội từ Đại hội I đến Đại hội XI, Nxb Lao động, Hà Nội.
Chu Viết Luân (chủ biên) (2005), Lạng Sơn thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Minh (2002), Đô thị hóa Việt Nam những năm 90 “Một số đặc trưng kinh tế xã hội cơ bản’’, Tạp chí xã hội học.
Nha kiến trúc (1950), hướng dẫn kiến thiết thị xã Lạng Sơn. Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Lạng Sơn, phông Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1945-1975, hồ sơ 1137.
Doãn Hồng Nhung (2010), Hoàn thiện pháp luật và quy hoạch đô thị ở Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Hoàng Văn Páo (chủ biên) (2002), Lễ hội dân gian Lạng Sơn, Lưu trữ tại Sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Hoàng Văn Páo (2011), Vài nét về văn hóa và địa danh Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Phòng hợp tác đầu tư - Sở kế hoạch và đầu tư Lạng Sơn (2002), Tình hình hợp tác đầu tư nước ngoài tại địa bàn Lạng Sơn, lưu trữ tại Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Nguyễn Thị Hoài Phương (2015), Thành phố Hải Phòng từ 1888 đến 1945, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà Nội.
Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam”, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
Đình Quang (2005), Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nxb văn hóa thông tin.
Trần Hữu Quang (2012), Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Sỹ Quế (chủ biên) (2012), Lịch sử đô thị, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
Lê Phục Quốc (2006), Cơ cấu quy hoạch của thành phố hiện đại, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Dương Kinh Quốc (1999), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Phục Quốc (2010), Quy hoạch đô thị theo đạo lí châu Á, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất thống chí, tập IV, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Thuận Hoá - 1992,.
Nguyễn Duy Quý, Đoàn Bá Phiên, Hoàng Hà (2002), Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhìn lại 10 năm và triển vọng.Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Tiến Sâm, Kurihara Hirohide (Đồng chủ biên) (2010), Hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Sở Công thương Lạng Sơn (2010), Báo cáo kết quả sản xuất công nghiệp, thương mại giai đoạn 2006 - 2010; Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010; Định hướng phát triển giai đoạn 2011 - 2015, Lưu tại Sở công thương tỉnh Lạng Sơn.
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn (2003), Báo cáo tóm tắt: Dự án điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn”, Lưu trữ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn.
Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (1997), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 1996 - 2010, Lưu trữ tại Sở thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (1988), Tuyển tập luận văn hội nghị khoa học xứ Lạng - Lạng Sơn, Lưu trữ tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (2005), Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (2012), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Lưu tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (2014), Các bài viết, tư liệu về thân thế, sự nghiệp Hoàng Đình Kinh chống giặc Pháp, Phỉ bảo vệ quê hương cuối thế kỉ XIX, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Lạng Sơn.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (2015), Sơ thảo lịch sử ngành văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn (1945 - 2015), Lưu tại Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Lạng Sơn.
Sở Văn hóa thông tin Lạng Sơn (1988), Tuyển tập luận văn hội nghị khoa học xứ Lạng - Lạng Sơn, Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Tài liệu Lạng Sơn và biên giới tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, do Phan Tâm dịch, kí hiệu 959.711, DC.000608, Thư viện Tỉnh Lạng Sơn
Tạp chí xứ Lạng (1995), Lạng Sơn - thiên nhiên, con người, tiềm năng đầu tư và phát triển. Nxb “ITAXA”, thành phố Hồ Chí Minh.
Trương Quang Thao (2011), Đô thị học những khái niệm mở đầu, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Chương Thâu (2000), “Quan hệ mậu dịch ở biên giới Việt - Trung từ cuối thế kỉ XIX”,Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5, Tr 23 - 31.
Lê Thông (chủ biên) (2001), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 1 - 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Tỉnh ủy Lạng Sơn (1996), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa XII, nhiệm kì 1996 - 2000, Lưu tại Văn phòng tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh ủy Lạng Sơn (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001- 2005), Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh ủy Lạng Sơn (2004), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạin hóa từ thực tiễn của Lạng Sơn, Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh ủy Lạng sơn (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Tôn Nữ Quỳnh Trân, Nguyễn Thế Nghĩa (2002), Phát triển đô thị bền vững, Nxb Khoa học xã hội.
Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (1995), Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Đăng Trường (2013), Đô thị thương cảng phố Hiến, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Tuấn (chủ biên) (1999), Dư địa chí Lạng Sơn, Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Tuấn (2006), Biến đổi đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Phạm Thị Tuyết (2011), Đô thị Hải Dương thời kì thuộc địa (1883 - 1945), Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Ty thủy lợi và kiến trúc tỉnh Lạng Sơn (1957), kiến thiết thị xã Lạng Sơn, Phông Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1945-1975, hồ sơ 327.
Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn (1953),Báo cáo tổng kết của Ủy ban kháng chiến hành chính Thị xã. Phông Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1945-1975, hồ sơ 17.
Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn (1954), Báo cáo tổng kết của Ủy ban kháng chiến hành chính Thị xã. Phông Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1945-1975, hồ sơ 424.
Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn (1959), Báo cáo tổng kết giai đoạn (1954 – 1959), Lạng Sơn.
Ủy ban hành chính thị xã Lạng Sơn (1973), Báo cáo tổng kết giai đoạn (1970 – 1973), Lạng Sơn.
Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn (1955), Sơ thảo Địa – Lý tỉnh Lạng Sơn, Nxb Diên Hồng, Hà Nội.
Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn (1975), Thuyết minh quy hoạch chung thị xã Lạng Sơn, Lạng Sơn.
Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn (1975), Thuyết minh quy hoạch giao thông thị xã Lạng Sơn, Lạng Sơn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn (2000), Lịch sử Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lạng Sơn 1930 - 2000. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn (2013), Đề án chủ trương nâng cấp đô thị thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2020 đạt đô thị loại II, Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 62-NQ/TU, ngày 29/5/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và đánh giá các chỉ tiêu theo tiêu chí đô thị loại II, III, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân thị xã Lạng Sơn (1986), Báo cáo quy hoạch knh tế - xã hội thị xã Lạng Sơn thời kì 1986 - 2000, Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân thị xã Lạng Sơn (2000), Lạng Sơn - Quảng Tây, cơ hội kinh doanh và đầu tư, Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân thị xã Lạng Sơn, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Lạng Sơn thời kì 2000 – 2010, Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1987), Quy hoạch chung xây dựng thị xã Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1994), Dư địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1997), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn 1996 - 2010, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội 5 năm 1996 - 2000, phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh Lạng Sơn, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Lạng Sơn đến năm 2020, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Hội thảo 50 năm chiến thắng đường số 4 giải phóng Lạng Sơn (10/1950 - 10/2000), Lưu tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Lạng Sơn 2000 - 2020, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2001), Báo cáo kết quả hoạt động kinh tế cửa khẩu 5 năm 1996-2000 và những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2001- 2005, Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2001), Chương trình phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tỉnh Lạng Sơn thời kì 2001-2010, Lưu trữ tại Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2001), Đề án thành lập thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2002), Điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Lạng Sơn thời kì 1996 - 2010, Lưu trữ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2004), Báo cáo tổng kết 7 năm hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh. Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2005), Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc, NXB Văn hóa Sài Gòn, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Lạng Sơn, Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2007), Đề án khu kinh tế Đồng Đăng -Lạng Sơn, kho lưu trữ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, Lưu tại Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Dương Thị Hồng Vân (2006), Dịch vụ Thương mại và Du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ (2005), Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (2009), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, Lưu tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (2010), Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lạng Sơn năm 2025, Hà Nội.
Viện Quy hoạch xây dựng tổng hợp (1987), Thuyết minh tổng hợp đồ án thiết kế quy hoạch chung thị xã Lạng Sơ – tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn.
Mã Thế Vinh (2012), Lạng Sơn, vùng đất của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa, Nxb Trẻ, Hà Nội.
Nông Đức Vinh (2004), Việc làm ở Lạng Sơn: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Võ Thị Vinh - Phạm Hữu Đức - Nguyễn Văn Thịnh (2010), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
II. Tiếng pháp:
A.s agrandissement du centre urbain de la province de Lang Son (1913-1928) (Về việc mở rộng trung tâm đô thị tỉnh Lạng Sơn năm 1913-1928),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 62331.
A.s changement de dénomination des rues de Vi Van Ly et de Capitaine Brusseaux dans le centre urbain de Lang Son (Về việc đổi tên phố Vi Văn Ly và Capitaine Brusseaux trong trung tâm đô thị Lạng Sơn)68572 – 1942
A.s création du centre urbains de Loc Binh, Nachamet Dong Dang (Lang Son) (1939) (Về việc thành lập các trung tâm đô thị Lộc Bình, Na Chàm và Đồng Đăng (Lạng Sơn) năm 1939),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68574.
A.s créations des communes aux centres urbains de That Khe et Lang Son (Lang Son – 1925) Về việc thành lập các xã ở trung tâm đô thị Thất Khê và Lạng Sơn
A.s de l'exploitation du chemin de fer de Phu Lang Thuong à Lang Son en 1897(1817) (Về việc khai thác tuyến đường sắt từ Phủ Lạng Thương đi Lạng Sơn năm 1897), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 7851.
A.s plans d'aménagement et d'extension des villes du Tonkin(1942) (Về bản đồ qui hoạch và mở rộng các tỉnh Bắc Kỳ (trong đó có Lạng Sơn) năm 1942), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 65002.
A.s réglementation de la Police et de la Voirie dans le centre urbain de Lang Son, Dong Mo et That Khe (1936-1942) .Qui định về an ninh và an toàn đường bộ trong trung tâm đô thị Lạng Sơn, Đông Mo và Thất Khê, TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68569-01
Aménagement de la route coloniale de Lang Son à la frontière de la Chine en 1924 (1924) (Qui hoạch đường thuộc địa từ Lạng Sơn đi biên giới Trung Quốc năm 1924),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 85379.
Construction du marché de Ky Lua (Lang Son) (1890) (Xây chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn) năm 1890),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 29009.
Duong, Hai Ninh, Hai Phong, Hoa Binh, Hung Yen, Lai Chau, Lang Son, Laokay (1925) (Báo cáo kinh tế các tỉnh Bắc Kỳ : Hà Đông, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Lang Sơn, Lào Cai năm 1925), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 72582-01.
Exécution des travaux de transformation du Chemin de de fer de Phu Lang Thuong à Lang Son pour l'élargissement de la voie et la modification des ouvrages d'art (1897) (Cải tạo tuyến đường sắt từ Phủ Lạng Thương đi Lạng Sơn, mở rộng đường và sửa chữa các hầm cầu năm 1897), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 6752.
Fourniture d'huiles, matériaux, métaux... nécessaires à l'exploitation du chemin de fer de Phu Lang Thuong à Lang Son (1896-1897) (Cung cấp dầu, nguyên vât liệu, kim loại để khai thác tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương đi Lạng Sơn năm 1896-1897),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 6821.
Immatriculation et homologation des plans cadastraux des centres urbains de Lang Son (Đăng ký các bản đồ địa chính của các trung tâm đô thị Lạng Sơn), TTLTQGI, phông SỞ ĐỊA CHÍNH BẮC KỲ, Hồ sơ 866.
Le commerce du tonquin avec la province chinoise du Quang - Si Tài liệu Lạng Sơn và biên giới tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, thương mại Bắc Kì, Phan Tâm dịch
Modifications territoriales dans la province de Lang Son (1914-1927) (Các thay đổi địa giới hành chính trong tỉnh Lạng Sơn năm 1914-1927),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68608.
Noiticesur la province de Lang Son (Tiểu dẫn về Lạng Sơn), ),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 685783.
Notice d’historique, ethnique, monographique, hydrographique ettouristique sur la province de Lang Son (1932) (Tiểu dẫn về lịch sử, tộc người, địa lý thủy văn và du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 1932),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68585.
Notice d'historique, ethnique, monographique, hydrographique et touristique sur la province de Lang Son (1932)( Tiểu dẫn về lịch sử, tộc người, địa lý thủy văn và du lịch của tỉnh Lạng Sơn), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68579.
Notice monographique de la province de Lang Son destinée à l'Exposition coloniale internationale de Paris en (1931)(Tiểu dẫn về tỉnh Lạng Sơn dùng cho Triển lãm thuộc địa Paris năm 1931). TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 75003
Noticesur la province de Lang Son (tiểu dẫn về Lạng Sơn) 68578.
Plan du développement économique à réaliser dans la période quinquennale allant de 1939 à 1943 de la province de Lang Son (1938) (Chương trình phát triển kinh tế trong giai đoạn 1939-1943 của tỉnh Lạng Sơn năm 1938),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68612.
Plan fixant les limites territoriales du centre urbain de Lang Son (1918) (Bản đồ ấn định giới hạn trung tâm đô thị Lạng Sơn năm 1918), TTLTQGI, phông RST.
Plans des commumes du centre urbain de Lang Son (1929) (Bản đồ các xã của trung tâm đô thị Lạng Sơn năm 1929),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68571.
Proposition pour la mise en valeur de la province de Lang Son (1888) (Đề xuất về việc khai thác tỉnh Lạng Sơn năm 1888), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 28966.
Rapport annuel sur la situation général de la province de Lang Son du 30 Juin 1924 au 30 Juin 1925 (1925) (Báo cáo năm về tình hình chung của tỉnh Lạng Sơn từ ngày 30/6/1924 đến 30/6/1925 năm 1925),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 36558-15.
Renseignements sur la situation administrative, sociale et économique de la province de Lang Son en 1931 (Thông tin về tình hình cơ cấu tổ chức, xã hội và kinh tế của tỉnh Lạng Sơn năm 1931), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 78461.
Renseignements sur la situation politique, esconommique et financière de la province de Lang Son (1940) (Thông tin về tình hình chính trị, kinh tế và tài chính của Lạng Sơn năm 1940),TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 68548.
Travaux de construction et d’amélioration de la route coloniale no1 (Lang Son) (1924-1941) (Xây và cải tạo đường thuộc địa số 1 (Lạng Sơn) năm 1924-1941), TTLTQGI, phông DFI, Hồ sơ 11045.
Travaux de parachèvement de la voie du chemin de fer à Lang Son (1895) (Hoàn thiện đường sắt ở Lạng Sơn năm 1895), TTLTQGI, phông RST, Hồ sơ 7790.
PHỤ LỤC
1. Các tài liệu thành văn, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ về thị xã Lạng Sơn trước năm 1925.
2. Các tài liệu thành văn, tranh ảnh về thị xã Lạng Sơn từ 1925 đến 1954.
3.Tranh ảnhvề thị xã Lạng Sơn từ 1954 đến 1975.
4. Các tài liệu thành văn, tranh ảnh, bản đồvề thị xã Lạng Sơn từ 1975 đến 2002.
5. Một số định hướng quy hoạch thành phố Lạng Sơn từ 2002 đến 2020.