Luận án Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO -----*----- BOUNSAVANG XAYASANE QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VỚI VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO -----*----- BOUNSAVANG XAYASANE QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VỚI VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁ

pdf185 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 9 31 02 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN THÁI YÊN HƢƠNG Hà Nội, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày.. ..thángnăm 2018 Tác giả luận án BOUNSAVANG XAYASANE LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Đảng, Nhà nước hai nước Lào- Việt Nam, Bộ Giáo dục của hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được sang đất nước Việt Nam anh em học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy, cô giáo, thư viện, bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp của Học viện Ngoại giao đã luôn tạo mọi điều kiện, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích giúp tôi hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương, người đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của luận án và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, hoàn thành luận án đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra. Từ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong luận án này, tôi tha thiết mong muốn các thế hệ Lào-Việt Nam đánh giá đúng và thực chất mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan quản lý trực tiếp và các đồng nghiệp tại Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Tòa án Nhân dân Tối cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; gia đình và bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ tôi hoàn thành 3 năm học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Những tình cảm quý báu của thầy, cô giáo, bạn bè và nhân dân Việt Nam đối với tôi nói riêng, lưu học sinh Lào và nhân dân Lào nói chung là những ký ức đẹp đẽ mà tôi không bao giờ quên. Một lần nữa, xin chúc lãnh đạo của hai nước Lào-Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan, tổ chức của hai nước, Hội đồng chấm Luận án, các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Chúc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Hà Nội, ngàytháng.năm 2018. Tác giả BOUNSAVANG XAYASANE MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................................................................ 16 1.1. Cơ sở lý luận của chính sách của Lào với Việt Nam ....................... 16 1.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin về đối ngoại ............................................. 16 1.1.2. Khái niệm “quan hệ đặc biệt” ......................................................... 21 1.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách của Lào với Việt Nam .................... 23 1.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực .......................................................... 23 1.2.2. Ảnh hưởng của các nước lớn .......................................................... 28 1.2.3. Tình hình nước Lào ........................................................................ 35 1.2.4. Lợi ích của Lào, Việt Nam trong quan hệ đặc biệt Lào - Việt ....... 40 1.3. Khái quát chính sách của Lào với Việt Nam trƣớc năm 1986 ....... 45 1.4. Chính sách của Việt Nam đối với Lào từ năm 1986 đến nay ......... 50 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 54 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LÀO VỚI VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY ............ 55 2.1. Nội dung chính sách ............................................................................ 55 2.1.1. Chính sách đối ngoại chung của Lào từ năm 1986 đến nay ........... 55 2.1.2. Chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam từ năm 1986 đến nay .... 58 2.2. Các lĩnh vực triển khai trong chính sách của Lào với Việt Nam ... 64 2.2.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ....................................................... 64 2.2.2. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng ....................................................... 72 2.2.3. Lĩnh vực kinh tế .............................................................................. 81 2.2.4. Lĩnh vực văn hoá – giáo dục .......................................................... 93 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 105 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH CỦA LÀO ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY VÀ DỰ BÁO. ................ 106 3.1. Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quá trình hình thành, phát triển chính sách của Lào với Việt Nam ........................................................... 106 3.1.1. Những thành tựu và nguyên nhân ................................................. 106 3.1.1.1. Những thành tựu ..................................................................... 106 3.1.1.2. Nguyên nhân thành công ........................................................ 111 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................... 115 3.1.2.1. Những hạn chế ........................................................................ 115 3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................... 121 3.2. Dự báo chính sách của Lào đối với Việt Nam trong thời gian tới 124 3.2.1. Các cơ sở dự báo ........................................................................... 124 3.2.2. Chiều hướng phát triển ................................................................. 132 3.3. Một số kiến nghị trong việc hoạch định chính sách nhằm tăng cƣờng thúc đẩy quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam ................................ 139 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 146 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ..... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Asian Infrastructure Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng AIIB Investment Bank châu Á The Ayeyawady-Chao Tổ chức Chiến lược hợp tác ACMECS Phraya-Mekong Economic kinh tế Ayeyarwady - Chao Cooperation Strategy Phraya - Mê Kông Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu APEC Cooperation Á – Thái Bình Dương Association of South East Hiệp hội các nước Đông Nam ASEAN Asian Nations Á ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á–Âu ASEAN Senior Officials on Hội nghị Các quan chức cao ASOD Drug Matters cấp ASEAN về Ma túy CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử Declaration on the Conduct Tuyên bố về cách ứng xử của DOC of Parties in the East Sea các bên ở Biển Đông EU European Union Liên minh châu Âu East West Economic Hành lang Kinh tế Đông - Tây EWEC Corridor FTA Free Trade Agreements Hiệp định Thương mại Tự do Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở GMS rộng Heads of National Drug Law Hội nghị hợp tác của cảnh sát HONLEA Enforcement Agencies các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương International Military Thoả thuận giáo dục đào tạo IMET Education & Training quân sự quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế International Criminal Police Tổ chức cảnh sát hình sự quốc INTERPOL Organization tế MRC Mekong River Commission Ủy hội sông Mê Công Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác kinh tế toàn RCEP Economic Partnership diện khu vực Trans Pacific Three Closer Hiệp định đối tác xuyên Thái TPP Economic Partnership Bình Dương The United States Agency Cơ quan Phát triển Quốc tế của USAID for International Hoa Kỳ Development WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 Kim ngạch thương mại giữa hai nước Lào - Việt Nam từ năm 2005 đến 10 tháng đầu năm 2017 ................................................................... 84 Biểu đồ 2.2. Thị trường xuất khẩu của Lào trong 6 tháng đầu năm 2015 ...... 85 Biểu đồ 2.3. Thị trường nhập khẩu của Lào trong 6 tháng đầu năm 2015 ..... 85 Danh mục bảng Bảng 2.1. các mặt hàng Lào nhập khẩu từ Việt Nam trong tháng 5 tháng đầu năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 ............................................................... 86 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết giữa hai nước Lào và Việt Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đã được hình thành và vun đắp từ bao công sức, mồ hôi, xương máu, sự hy sinh của biết bao thế hệ nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng vững chắc và được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Mối quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt có tính bền vững, có truyền thống lâu đời và được bảo vệ, phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng, phát triển đất nước của hai nước. Từ những buổi đầu dựng nước, từ những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển, mối quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam không hề rạn nứt, gián đoạn mà được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán, xuyên suốt trong các chặng đường phát triển, đưa quan hệ hai nước ngày càng được được hun đúc, phát triển, ngày càng thân thiết và gắn bó hơn. Có thể nói mối quan hệ Lào - Việt là mối quan hệ đặc biệt hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế đương đại, là tài sản vô giá của hai nước, đã từng được của Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [89]. 2 Trải qua chặng đường gần 55 năm lịch sử, kể từ khi Lào và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1962), và 40 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/07/1977), đến nay mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó, phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Nhất là kể từ năm 1986 hai nước cùng thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, sau 30 năm cùng thực hiện mục tiêu, lý tưởng là xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường, đưa đất nước hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Việt Nam bên cạnh việc khôi phục và phát triển đất nước vẫn luôn quan tâm và giúp đỡ Lào, luôn sẵn sàng hỗ trợ Lào hết mình, tạo cơ sở đẩy mạnh và nâng quan hệ hữu nghị Lào - Việt lên một tầm cao mới. Ngày nay, trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp từ lâu đời, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt tiếp tục phát huy tinh thần, truyền thống quý báu ấy, hai nước đều đang phấn đấu xây dựng đất nước phồn vinh, vì hòa bình và phát triển. Có thể nói, thành tựu mà Lào có được hôm nay, có phần giúp đỡ và đóng góp không hề nhỏ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chính vì thế, trong chính sách đối ngoại của Lào đối với các nước, chính sách với Việt Nam có một ý nghĩa rất đặc biệt và luôn được ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Lào. Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại, Lào cũng như Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển. Hơn thế trong thời đại mới ngày nay, việc duy trì, gìn giữ và vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng chặt chẽ trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước là yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của Lào cũng như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng cũng như giữa 3 hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Lào và Việt Nam. Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước và cả khu vực, Lào và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được coi trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Chính vì thế, Lào cần xây dựng chính sách như thế nào để duy trì và phát triển, nâng cao mối quan hệ đặc biệt, truyền thống lâu đời Lào - Việt Nam là một điều vô cùng quan trọng đặt ra đối với Lào. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. Tác giả hy vọng nghiên cứu này không chỉ nghiên cứu về quá trình xây dựng chính sách của Lào với Việt Nam, mà còn thể hiện được mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt, góp phần củng cố, duy trì, phát triển quan hệ hai nước ngày càng bền chặt và gắn bó hơn nữa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về mối quan hệ Lào - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ Lào - Việt phải kể đến gồm: - Nghiên cứu bằng tiếng Lào: “55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam. Những thành tựu và hạn chế” của tác giả Feuangsy LaoFoung. Trong đó tác giả đã nêu ra được những 4 thành tựu hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, viễn thông, hợp tác về thể thao, văn hóa, du lịch, hợp tác giữa các địa phương cũng như hợp tác trên cấp độ đa phương. Đồng thời tác giả đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hợp tác giữa hai nước và đưa ra một số giải pháp khắc phục. “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam: Triển vọng giải pháp và tầm nhìn 2030” của tác giả Bountheng Souksavatd. Tác giả đã phân tích về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong hợp tác song phương và đa phương. Phần thứ hai của công trình tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Phần thứ ba tác giả đã phân tích về bối cảnh thế giới, khu vực trong những năm tới để thấy được tầm nhìn quan hệ Lào - Việt đến năm 2030. “Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam trong thời gian tới” của tác giả Khăm Mon Chăn Tha Chít. Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được tính khách quan trong sự hợp tác toàn diện và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Lào - Việt Nam. Đồng thời tác giả đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa 4 cơ quan quan trọng của hai nước nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nước Lào - Việt nói chung. “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” của tác giả Khăm La Keo Un Khăm. Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai nước Lào - Việt, nêu ra được một số kết quả trong hợp tác giữa hai nước, đồng thời chỉ ra những triển vọng trong hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước trong thời gian tới. - Nghiên cứu bằng tiếng Việt Nghiên cứu “Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay (1999 – 2000)” do Viện quan hệ quốc tế thực hiện năm 2000. Đề tài nghiên 5 cứu cấp bộ do Việt Quan hệ quốc tế thực hiện đã trình bày những nét chính trong quá trình lịch sử hình thành quan hệ Việt Nam - Lào, những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, và sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn tiếp theo. Cuốn “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào” của tác giả Vũ Dương Huân (chủ biên), Nguyễn Đình Thụ và Mai Sĩ Hùng, do Nhà xuất bản Học Viện Ngoại giao xuất bản năm 2003. Cuốn sách gồm 119 trang đã trình bày những nét cơ bản về hai nước Lào, Việt, cơ sở hình thành mối quan hệ hai nước. Trong nội dung chính, cuốn sách đã trình bày về Quan hệ hai nước Lào - Việt từ năm 1930 đến năm 2000, trong đó bao gồm các giai đoạn: Quan hệ Lào - Việt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trong thời kháng chiến chống Mỹ, quan hệ Lào - Việt trong thòi kỳ khôi phục phát triển đất nước sau chiến tranh, đổi mới đất nước và quan hệ Lào - Việt trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra bài học kinh nghiệm, triển vọng cho quan hệ hai nước. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu tuy không lớn nhưng đã đề cập khá đầy đủ đến mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, góp phần làm sáng tỏ hơn tình hữu nghị, quan hệ giữa hai nước. Lớn nhất phải kể đến công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007)” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011. Cuốn sách đã được Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị, Đảng Nhân dân cách mạng Lào phối hợp tổ chức cùng nghiên cứu, biên soạn trong 4 năm. Cuốn sách trình bày những nét chính yếu chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1930 đến 2007; nêu bật những thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi nước trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân 6 dân cách mạng Lào. Cuốn sách thể hiện rõ quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam thủy chung, gắn bó, là tài sản vô giá của mỗi nước. Đây là công trình quy mô lớn nhất từ trước tới nay về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Công trình được nghiên cứu, biên soạn công phu trong đó có những tư liệu lần đầu được công bố, và các nội dung được trình bày có hệ thống, sâu sắc, toàn diện và khách quan. Công trình có ý nghĩa rất lớn, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân hai nước về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Trên cơ sở đó nâng cao ý thức giữ gìn, củng cố, vun đắp và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào trong hiện tại cũng như trong chặng đường phía trước. Công trình “Những khía cạnh dân tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”của các tác giả Phạm Đức Thành và Vũ Công Quý trong năm 2009. Các tác giả đã đi vào nghiên cứu những điểm tương đồng nổi bật trên những khía cạnh dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Qua đó cho thấy Lào, Việt Nam cũng như Campuchia đều có những điểm chung, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ trong lịch sử, giúp ba nước Đông Dương đoàn kết đánh thắng kẻ thù chung, và hơn thế còn tạo lập vị thế để cả ba quốc gia cùng vươn lên phát triển trong giai đoạn hiện nay. Cuốn “Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia” của PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên), do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2010. Trong đó các tác giả đã nêu lên sự phát triển trong quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Qua đó cuốn sách đã cung cấp một số nội dung, tư liệu làm sáng rõ thêm về mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam. Cuốn song ngữ Việt - Lào “50 năm quan hệ Việt Nam – Lào: Sáng mãi tình anh em” do Tạp chí Vietnam Business Forum (VBF) phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào cùng các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức biên soạn, 7 được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2012. Cuốn sách được chia thành 4 phần gồm: Quan hệ Việt Nam – Lào: Tài sản vô giá; Hợp tác giữa các địa phương; Hợp tác giữa các doanh nghiệp và phần hình ảnh hợp tác Việt Nam – Lào. Cuốn sách xuất bản nhân dân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2012) đã góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó có không ít những bài nghiên cứu được đăng trong các Kỷ yếu hội thảo khoa học và các tạp chí như: Các bài nghiên cứu trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quan hệ Việt – Lào, Lào - Việt” năm 1993 do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành; Kỷ yếu hội thảo “Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, truyền thống và triển vọng” năm 2005, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành; Các bài viết “Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 25 năm lý kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào” của Giáo sư Vũ Dương Huân; “Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Lào” của Nguyễn Lệ Thi trích trong Hội thảo Khoa học “40 năm quan hệ đặc biệt Việt – Lào: thành tựu và triển vọng” năm 2002; “Ba mươi năm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (1977 – 2007)”, của Nguyễn Hào Hùng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 13(133) năm 2007; “Phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào lên tầm cao mới” của Nguyễn Chí Vịnh trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số tháng 09/2012; “Hợp tác kinh tế gắn với an ninh, quốc phòng giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào trong bối cảnh quốc tế hiện nay” của Nguyễn Văn Thắng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ năm 2013. Hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra được những nội dung chính trong quan hệ hai nước Lào - Việt Nam, đặc biệt làm sáng rõ những thành tựu hai nước đã đạt được trong các hợp tác với nhau trên các lĩnh vực. 8 Về chính sách đối ngoại của hai nước đối với nhau thì có không nhiều công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu về nội dung này. Trước hết là chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Lào. Nghiên cứu “Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới” của các tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trong đó có một phần đề cập đến quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với các nước láng giềng, trong đó có Lào. Trong phần từ trang 112 - 122, cuốn sách đã trình bày về chính sách của Việt Nam trong quan hệ với Lào trên các lĩnh vực về chính trị - ngoại giao - an ninh quốc phòng, lĩnh vực về kinh tế - thương mại; lĩnh vực văn hóa - giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu “Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam” của Lê Thị Liêm trích trong Hội thảo Khoa học “40 năm quan hệ đặc biệt Việt – Lào: thành tựu và triển vọng” năm 2002, trong đó tác giả đã chỉ ra những chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Lào. Đối với chính sách đối ngoại của Lào nói chung và chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam nói riêng nhìn chung vẫn còn khá khiêm tốn. Trong đó một số đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại chung của Lào như: “Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, Tuyển tập kinh điển quyển I, quyển III” do Nhà xuất bản CHDCND Lào xuất bản năm 1985, 1997. Cuốn sách không chỉ nói về cuộc đời, tư tưởng của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, mà trong đó còn nêu lên những tư tưởng của Người về công tác đối ngoại của Lào nói chung và công tác đối ngoại đối với Việt Nam nói riêng. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là người lãnh đạo nhân dân Lào thành lập Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào). Tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản về công tác đối ngoại nói chung và chính sách đối ngoại 9 với nước anh em Việt Nam nói riêng là quan điểm nhất quán của Người từ khi sáng lập, lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho đến những giây phút đời cuối cùng của cuộc đời. Những nội dung về tư tưởng đối ngoại của Người trong cuốn sách cho thấy những tư tưởng đó là nền tảng, kim chỉ nam, và nhiều tư tương đối ngoại của Người vẫn còn nguyên giá trị, được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vận dụng và phát huy vào thực tiễn ngày nay. Bên cạnh đó là một số luận án về chính sách của Lào trong một số lĩnh vực cụ thể do học viên Lào thực hiện nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đến năm 2020” của tác giả Phongtisouk Siphomthaviboun năm 2011. Luận án đã hệ thống, xây dựng khung lý thuyết cơ bản về chính sách thương mại quốc tế, phân tích đánh giá về thực trạng hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Lào trong giai đoạn năm 1986 - 2010, đồng thời trên cơ sở các nội dung đã phân tích tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Lào trong bối cảnh sau khi Lào gia nhập WTO. Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của Amkha Vongmeunkha năm 2012. Luận án đã đưa ra được hệ thống lý luận về kinh tế đối ngoại, quản lý của nhà nước với hoạt động kinh tế đối ngoại và đưa ra kinh nghiệm quản lý của một số nước để từ đó rút ra bài học cho Lào. Luận án đã phân tích đánh giá về quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Lào trong thời kỳ hội nhập và thực trạng quản lý của nhà nước. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý về kinh tế đối ngoại của Lào. Còn với nội dung nghiên cứu về chính sách của Lào đối với mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam thì vẫn còn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở những nghiên cứu nhỏ như nghiên cứu “Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc” của BOUNTHAN KOUDONNONG 10 (2006), trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 66 09/2006. Trong đó tác giả không chỉ đề cập đến nội dung và sự triển khai chính sách thực tế của Lào với Việt Nam, mà còn so sánh được chính sách của Lào với Việt Nam và Lào với Trung Quốc, qua đó thấy được thực trạng quan hệ cũng như triển vọng quan hệ hai nước thông qua sự lựa chọn về chính sách của Lào với Việt Nam và Trung Quốc. “Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh lạnh” của tác giả Nguyễn Hào Hùng, trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 06/2004. Trong đó tác giả nêu lên vị trí của Lào trong môi trường địa chiến lược ở Đông Nam Á, tác động địa chiến lược khu vực đến chính sách đối ngoại của Lào với các nước trong khu vực, nổi bật là chính sách đối với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là đối với mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam. Nghiên cứu “Hoạt động đối ngoại góp phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” của KhamKeng Sengmilathy (2015) trên Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2015. Bài viết đã nêu ra những tác động tích cực, đóng góp của hoạt động đối ngoại đối với sự phát triển của Lào. Bài viết đã đề cập đến sự phát triển chính sách đối ngoại của Lào, một số thành tựu đã đạt được, bao gồm cả những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác với Việt Nam, những hạn chế còn tồn tại. Qua một số nghiên cứu của các tác giả Lào cũng như các tác giả Việt Nam có thể rút ra một số kết luận như sau: (1). Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu về mối quan hệ đặc biệt giữa Lào và Việt Nam, phân tích về quá trình triển khai hợp tác giữa hai nước, những thành tựu mà hai nước đã đạt, cũng như những hạn chế mà hai nước cần khắc phục. Trong đó có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến chính sách của 11 Lào đối với Việt Nam, tuy nhiên các công trình đề cập đến chính sách của Lào đối với Việt Nam chỉ là một nội dung nhỏ nằm trong chính sách đối ngoại chung của Lào đối với các nước, hoặc có công trình chỉ phân tích về chính sách đối ngoại của Lào đối với Việt Nam trong một lĩnh vực cụ thể như kinh tế hay chính trị ngoại giao. (2). Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước, trong luận án này, người viết dự kiến sẽ phân tích về quá trình triển khai chính sách của Lào đối với quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách chung của Lào. Người viết sẽ phân tích về chính sách của Lào với Việt Nam trên mọi cấp độ song phương, đa phương, không chỉ trên một lĩnh vực cụ thể mà trên các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại và văn hóa - giáo dục. Người viết hy vọng luận án “Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” sẽ trở thành công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về chính sách của Lào với Việt Nam trong chính sách chung của Lào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề mấu chốt, cốt yếu của chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam, vị trí q...ại không ít mâu thuẫn xung đột trên các vấn đề chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế xã hội biên giới trên đất liền hải đảo và các cuộc tranh chấp biên giới. Những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước, nhất là các nước lớn trong khu vực và mọi tính toán hoạt động của họ trong khu vực cũng có thể gây nên không ít phức tạp. Bên cạnh đó các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, những vấn đề về tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng cùng với các vấn đề về biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đang ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của cả khu vực. An ninh phi truyền thống đã không còn là vấn đề của một quốc gia, một dân tộc, mà là vấn đề chung của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy buộc các quốc gia ngày càng phải tăng cường sự gắn kết trong quan hệ quốc tế, đặc biệt đối với những nước láng giềng chung đường biên giới như Lào và Việt Nam. 28 Mặc dù còn nhiều bất ổn song nhìn chung tình hình hòa bình, ổn định về chính trị cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực châu Á trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện giúp cho Lào, Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa hai nước phát triển không ngừng, ngày càng đi vào thực chất hơn. Đặc biệt các cơ chế hợp tác đa phương của khu vực ngày càng phát triển như ASEAN, GMS, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia đã tạo ra rất nhiều cơ hội giúp cho mỗi nước phát huy lợi thế so sánh của mình, tăng cường giao lưu với nhau, qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước Lào - Việt không chỉ trong quan hệ song phương mà cả trong quan hệ đa phương. Bối cảnh thế giới và khu vực là một nhân tố khách quan nhưng với những thay đổi phức tạp và khó lường thì nhân tố quốc tế luôn có ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ đến các quốc gia, đến quan hệ quốc tế và tác động đến việc hoạch định chính sách của mỗi quốc gia cho phù hợp. Lào, Việt Nam cũng như mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước cũng chịu sự chi phối của bối cảnh thế giới. Trong điều kiện thế giới vừa có nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn, thách thức đã tác động đến mối quan hệ hai nước Lào - Việt. Theo xu thế chung, hai nước Lào và Việt Nam sẽ tham gia ngày càng sâu hơn và đa dạng hơn vào mọi mặt của đời sống quốc tế, từ đó giúp hai nước tăng cường sự hợp tác toàn diện theo hướng bình đẳng, có lợi để giúp hai nước ngày càng phát triển bản thân mỗi quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị, tăng cường cả thế và lực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, từ đó tăng cường vị thế của mình trên trường quốc tế hơn nữa cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước gắn bó, phát triển hơn. 1.2.2. Ảnh hưởng của các nước lớn Trước đây cũng như hiện nay, trên thế giới luôn diễn ra sự tranh giành quyền lực giữa các nước lớn. Với tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự hơn hẳn của mình, các nước lớn có một vị thế quan trọng; đặc biệt, mối quan hệ 29 giữa họ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới, vai trò quyết định của các nước lớn trong nền chính trị quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa các nước cũng như việc hoạch định chính sách đối ngoại của các nước nhỏ như Lào. Lào tuy là nước còn hạn chế về trình độ phát triển, song đây là quốc gia có nhiều tiềm năng kinh tế, nằm trong sự tranh giành của nhiều nước lớn nhằm để các nước lớn thực hiện mục đích gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Do tính hạn chế của nguồn lực bên trong nên việc phải tìm kiếm một cách tích cực nguồn lực bên ngoài để đạt được động cơ sinh tồn đã trở thành sự lựa chọn chiến lược lớn nhất của nước nhỏ. Vì vậy sự điều chỉnh chính sách của một số nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc... cùng với sự phát triển trong quan hệ Lào - Mỹ, Lào - Trung Quốc đã tác động đến việc xây dựng chính sách của Lào với Việt Nam. Trước hết là Trung Quốc, một nước vừa giáp ranh với Lào vừa giáp ranh với Việt Nam. Ngay từ những năm 1980, do những khó khăn trong quan hệ Liên Xô-Việt Nam nên những trợ giúp của Liên Xô dành cho Việt Nam ngày càng giảm, và chính điều này cũng tác động đến sự quan tâm của Việt Nam đối với Lào. Khi đó, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối nội và đối ngoại, về đối ngoại nhằm tạo ra môi trường bên ngoài hòa bình, phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế trong nước, nên Trung Quốc đã bình thường hóa với Lào vào năm 1989. Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước Trung-Lào đã được khôi phục hoàn toàn và không ngừng phát triển. Với Lào, ngay sau khi thành lập chính phủ năm 1975, Đảng nhân dân cách mạng Lào thực hiện chính sách ngoại giao “nghiêng về” Việt Nam và Liên Xô, không gian hoạt động quốc tế rất hạn hẹp. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Lào đã có sự thay đổi so với đường lối ngoại giao truyền thống, thực hiện chính sách ngoại giao tích cực và linh hoạt hơn, nỗ lực phát triển quan hệ 30 hữu nghị với các nước. Tháng 03/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng nhân dân cách mạng Lào đưa ra chính sách ngoại giao “5 đa” – đa dạng hóa, đa phương diện, đa phương hóa, đa tầng nấc và đa hình thức [106]. Tháng 01/2016, Đảng nhân dân cách mạng Lào kiên trì đường lối ngoại giao hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, triển khai hợp tác đối ngoại toàn diện, lĩnh vực rộng mở. Nội dung quan trọng mới trong ngoại giao của Lào nằm ở chỗ tăng cường liên hệ kinh tế với thế giới, tích cực tìm kiếm sự đầu tư và viện trợ bên ngoài, dốc sức mở rộng thị trường quốc tế, coi phát triển kinh tế trong nước và nâng cao mức sống của người dân là biện pháp quan trọng để củng cố chính quyền xã hội chủ nghĩa và địa vị cầm quyền của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Đối với Lào, Trung Quốc là đối tác chiến lược của nước này. Về chính trị, hai nước đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội tương đồng, nhiệm vụ phát triển giống nhau. Năm 2009, Lào và Trung Quốc tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hai nước còn chủ trương thực hiện phương châm “4 tốt” - láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt [58]. Quan hệ “4 tốt” cũng trở thành biểu tượng lớn nhất cho sự hữu nghị về chính trị giữa Trung Quốc và Lào, trở thành bảo đảm quan trọng để hai đảng và hai nước phát triển quan hệ ở tầng nấc cao hơn. Về kinh tế, Lào có ưu thế tài nguyên khác với Trung Quốc, tài nguyên tự nhiên của Lào rất phong phú, còn Trung Quốc có công nghệ tương đối tiên tiến, thị trường to lớn và ưu thế nguồn vốn dồi dào, tính bổ sung về kinh tế giữa hai nước tương đối mạnh mẽ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai và nước đầu tư lớn nhất của Lào. Giữa năm 2013, Việt Nam còn là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, sau đó đến Thái Lan và thứ ba là Trung Quốc, nhưng đến cuối năm 2013, Trung Quốc đã vượt Việt Nam trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tạo ảnh hưởng ngày càng 31 lớn tại Lào, từng bước làm giảm ảnh hưởng của Việt Nam và Thái Lan ở Lào thông qua con đường viện trợ và đầu tư về kinh tế. Cùng với việc phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông được thúc đẩy đi vào chiều sâu và Trung Quốc triển khai xây dựng “Một vành đai, một con đường”, đặc biệt là việc xây dựng Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), quan hệ kinh tế thương mại Trung-Lào sẽ ngày càng mật thiết, sự phụ thuộc về kinh tế của Lào đối với Trung Quốc sẽ tăng lên. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, Lào đã đề ra một chiến lược to lớn, cố gắng trở thành “nguồn cung cấp điện của Đông Nam Á” khi có kế hoạch ngăn dòng chảy ở sông Mê Kông, trong khi đó Trung Quốc cũng tích cực tham gia xây dựng các nhà máy điện ở Lào. Tuy nhiên hành động này bị các nước láng giềng trong đó có Việt Nam kịch liệt phản đối. Cuối tháng 11/2015, Trung Quốc đã giúp Lào phóng vệ tinh đầu tiên, điều này đã giúp Lào nâng cao lòng tự hào dân tộc của mình. Hiện nay Trung-Lào đang thúc đẩy hơn nữa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với sự tin cậy cao độ, tạo ra cộng đồng vận mệnh chung Lào-Trung không thể bị phá vỡ” [45]. Có thể thấy quan hệ hợp tác giữa Lào và Trung Quốc đã tạo ra thách thức rất lớn đối với hợp tác giữa Lào và Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. So với Việt Nam, tiềm năng và sức mạnh của Trung Quốc vượt hơn hẳn về mọi mặt, do đó sau năm 1986 khi Lào đặt mục tiêu phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, thì việc lựa chọn đối tác kinh tế sao cho đảm bảo nhiều lợi ích cho mình sẽ là một trong những điều mà Lào sẽ chú trọng. Vì vậy việc tăng cường chính sách hợp tác kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn chính sách hợp tác của Lào với Việt Nam. Cùng với việc Trung Quốc không ngừng trỗi dậy và những tranh chấp ở Biển Đông trở nên phức tạp, các nước Đông Nam Á ngày càng giữ vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Tình hình Biển Đông 32 ngày càng căng thẳng trong những năm gần đây, đặc biệt quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan, và quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tình hình tranh chấp biển Đông của Trung Quốc với các nước ngày càng phức tạp, trong đó Trung Quốc có nhiều động thái hung bạo, quyết liệt trong cuộc chiến giành chủ quyền biển Đông. Sự kiện này có ảnh hưởng đến quyết định, chính sách đối ngoại của Lào trong quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam. Lào và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó từ lâu đời, nhưng với Lào thì Trung Quốc cũng là một đối tác rất quan trọng, sự đầu tư mở rộng hợp tác kinh tế với Lào của Trung Quốc đang đặt Lào vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì vậy trong bối cảnh chính sách ngoại giao mới, Lào giữ thái độ trung lập với tranh chấp quốc tế có mối liên hệ không lớn với nước mình, cố gắng không làm mất lòng bất kỳ bên nào, để tránh ảnh hưởng đến sự triển khai của ngoại giao toàn diện. Trong vấn đề Biển Đông, với tư cách là nước thành viên của ASEAN, Lào không hy vọng khu vực xuất hiện các vụ xung đột xảy ra, lo ngại sự can dự của các nước lớn bên ngoài khu vực sẽ làm phức tạp hóa vấn đề, và Lào cũng không muốn bị kéo vào cuộc đối đầu giữa các nước. Như vậy nhân tố Trung Quốc có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa Lào và Việt Nam cũng như việc hoạch định chính sách của Lào với Việt Nam trong khi mà quan hệ Việt - Trung đang gặp trắc trở do tranh chấp tại biển Đông, còn quan hệ Trung - Lào thì ngày càng phát triển hơn. Thứ hai, nhân tố không thể không kể đến đó là Mỹ. Mỹ là nước lớn, luôn muốn sắp đặt lợi ích quốc gia mình trên toàn cầu. Đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương là địa bàn nằm trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Mỹ. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất về kinh tế trên thế giới, là nơi hội tụ nhiều lợi ích của tất cả các nước lớn. Ảnh hưởng 33 giữa các cường quốc diễn ra rất phức tạp và quyết liệt; trong đó, vai trò lãnh đạo khu vực về chính trị, kinh tế, quân sự từ trước đến nay hầu như thuộc về Mỹ. Tuy nhiên hiện nay, sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực đã ít nhiều suy giảm. Trong khi đó, các nước lớn trong khu vực đang vươn lên mạnh mẽ, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc đã cạnh tranh gay gắt với vai trò, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Vì thế, Mỹ đã thực hiện chiến lược trở lại châu Á không chỉ để duy trì lợi ích chiến lược về kinh tế và chính trị, mà còn để kiềm chế các nước khác đang thách thức vai trò vượt trội của Mỹ. Trong đó khu vực Đông Nam Á cũng nằm trong mối quan tâm của Mỹ. Lào đang trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ đang thực hiện chính sách tăng cường hợp tác với Lào nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trong khu vực. Hiện nay Mỹ xác định lợi ích quốc gia của mình tại Lào bao gồm bốn vấn đề cơ bản: (1) Khuyến khích và hỗ trợ Lào giảm thiểuvà tiến tới triệt phá hoàn toàn cây thuốc phiện, thay thế bằng các loại cây lương thực khác; đồng thời, hỗ trợ việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; (2) Thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền,bao gồm cả việc tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng; (3) Khuyến khích Lào xây dựng thành công nền kinh tế thị trường; cùng Lào ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố toàn cầu; (4) Phối hợp với các nhà chức trách Lào tìm kiếm hài cốt lính Mỹ và quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh [4]. Chiến lược của Mỹ một mặt viện trợ, đầu tư, buôn bán với Lào; mặt khác, gây sức ép tổng hợp để chuyển hóa thể chế chính trị Lào từ trong nội bộ. Sự quan tâm của Mỹ dành cho Lào chủ yếu xuất phát từ yêu cầu chính trị; còn yêu cầu về kinh tế và lợi ích thương mại còn thể hiện khá mờ nhạt. Năm 2007, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược đối với Lào thông qua việc bắt giữ Vàng Pao và đồng bọn nhằm gây tiếng vang lớn trong cộng đồng thế giới và xây dựng uy tín của người Mỹ trong cuộc đấu tranh chống khủng bố; đồng thời, tạo dựng niềm tin đối với Lào. 34 Đặc biệt ngày 05/09/2016, Tổng thống Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 ngày CHDCND Lào. Chuyến thăm của ông Obama đánh dấu lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm Lào. Đây là chuyến thăm được đánh giá mang tính lịch sử, nhằm xây dựng lại lòng tin, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm Lào của Tổng Mỹ Barack Obama có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang muốn tìm cách trấn an các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á rằng, cam kết mạnh mẽ của Mỹ về “chiến lược tái cân bằng” là không hề thay đổi. Về phía Lào, việc Mỹ xoay trục sang châu Á cũng là yếu tố thuận lợi cho Lào và Lào đang muốn tăng cường quan hệ với Mỹ. Chiến lược trong chính sách đối ngoại của Lào là nhằm duy trì sự độc lập nhất định về ngoại giao. Trước kia, Chủ tịch Caysỏn Phômvihẳn từng nói: “Hoa kỳ là cường quốc trên thế giới có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự. Chúng ta đã cho Hoa Kỳ thấy được thiện ý của mình bằng sự chân thành trong việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. Chúng ta yêu cầu Mỹ từ bỏ các hoạt động can thiệp vào nội bộ của nước ta để mở ra mối quan hệ giữa hai nước trở lại ổn định và cải thiện quan hệ trên cơ sở nguyên tắc chung sống hòa bình” [82]. Thiết lập quan hệ với Mỹ là một ưu tiên chính sách của Lào nhằm cân bằng các chính sách ngoại giao và kinh tế. Do đó, trước những động thái của Mỹ, Chính phủ Lào thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo đối với Mỹ nhằm thu hút viện trợ để phát triển kinh tế - xã hội. Về phía Việt Nam, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì hai nước đã có những bước tiến đáng kể trên con đường hợp tác cùng có lợi. Các quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ bắt đầu phát triển khá nhanh. Đồng thời Mỹ cũng đang từng bước hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh ở Việt Nam như cung cấp thông tin liên quan đến việc tìm kiếm người Việt Nam bị mất tích trong chiến 35 tranh, qua đó ngày càng thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, vươn lên thành quan hệ “đối tác toàn diện”. Trong quan hệ Lào - Mỹ thì Việt Nam cũng ủng hộ phát triển quan hệ giữa Mỹ và Lào. Là nước láng giềng có quan hệ gắn bó, thân thiết và là đối tác chiến lược của Lào, Việt Nam lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng mở rộng ảnh hưởng tại Lào. “Việt Nam thực sư đang khuyến khích hai nước vì Việt Nam không thể tự đứng ra hỗ trợ cho Lào” [60]. Vì vậy nếu quan hệ Lào - Mỹ phát triển, sườn biên giới phía tây Việt Nam được bảo vệ tốt hơn. Việt Nam sẽ có vị trí vững chắc hơn tại Lào, tạo thế mạnh trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. 1.2.3. Tình hình nước Lào Tình hình nước Lào trước năm 1986 Ngày 02/12/2975, nước CHDCND Lào chính thức ra đời. Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân, dân tộc Lào, đồng thời cũng là thắng lợi to lớn thể hiện sự gắn bó, thủy chung của liên minh chiến đấu Lào và Việt Nam. Tuy nhiên sau khi giành độc lập, tình hình kinh tế, xã hội của Lào gặp rất nhiều khó khăn. Lào bắt đầu phải ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh đã gây ra cho đất nước. Trong giai đoạn từ 1975-1986 nền kinh tế của Lào còn hết sức lạc hậu, thương mại còn chậm phát triển; hàng hóa tiêu dùng chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; tư duy lãnh đạo còn mang nặng tính tập trung bao cấp từ thời chiến Trong khi đó, sự tồn tại hai vùng với hai chính quyền trước năm 1975 làm cho nền kinh tế bị chia cắt, đất nước thiếu hẳn một cơ chế quản lý và thị trường thống nhất. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Lào cũng có những yếu tố thuận lợi. Đó là có Đảng, Nhà nước Lào, với khối đoàn kết toàn dân được thống nhất, và nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng thế giới, nhất là các nước khối XHCN còn đang trong giai đoạn vững mạnh, trong đó sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam là rất lớn. Đây là nhân tố tích cực tạo điều kiện cho sự ổn định, phát triển của Lào. Trong công cuộc khôi phục 36 kinh tế, cùng với đà thắng lợi và sự giúp đỡ của các nước quốc tế cũng như các nước XHCN, Lào đã thực hiện phát triển kinh tế theo con đường XHCN. Đặc biệt Lào đã tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng đó là: Cách mạng quan hệ sản xuất; Cách mạng khoa học kỹ thuật; Cách mạng tư tưởng và văn hóa. Với những nỗ lực, cố gắng của Đảng, nhân dân Lào cùng với sự giúp đỡ từ bên ngoài đã giúp Lào khôi phục được phần nào kinh tế sau gần 10 năm thực hiện công cuộc xây dựng đất nước. Kết quả tổng sản phẩm quốc nội tăng gấp đôi, thu nhập quốc dân theo đầu người tăng trung bình khoảng 60%. Từ năm 1978-1980 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7%/năm, từ năm 1981-1985 đạt 5.3%/năm. Trong tổng sản phẩm quốc nội, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần và tăng tỷ trọng công nghiệp. Đến năm 1985, tỷ trọng nông nghiệp đạt 63.5%, tỷ trọng công nghiệp đạt 11% [65]. Đặc biệt Lào tự túc được lương thực là một trong những thành tựu lớn trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mối quan ngại duy nhất, lớn nhất của Lào giai đoạn này đó là các thế lực thù địch trong nước và bên ngoài câu kết, tìm cách chống phá Lào, đặc biệt chúng tìm mọi các để phá hoại mối quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam. Chúng lợi dụng tình hình Lào gặp khó khăn, từ đó thực hiện việc trợ cấp, đầu tư, qua đó nhằm để thực hiện mưu đồ làm cho Lào phụ thuộc về kinh tế dẫn đến phụ thuộc về chính trị. Sự đe dọa của các thế lực thù địch ở cả bên trong và bên ngoài vẫn còn rất lớn, bởi vậy đối với Lào, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh vẫn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng số một. Quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng NDCM Lào về xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, quân đội nhân dân Lào được tăng cường xây dựng củng cố về mọi mặt, qua đó góp phần đập tan các cuộc bạo loạn của các lực lượng phản động, thế lực thù địch, thù, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Lào. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng và phát triển, quân đội nhân dân Lào luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quân đội nhân dân Lào Việt Nam về 37 mọi mặt, cùng hợp tác ngăn chặn kịp thời các cuộc bạo loạn. Hai nước đã phối hợp cùng hợp tác ngăn chặn kịp thời các cuộc bạo loạn ở vùng núi Phu Bia, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng (1977 - 1978); đập tan các cuộc tấn công lấn chiếm của quân đội Thái Lan vào 3 bản: bản Mày, bản Cang, bản Xá, thuộc huyện Pạc Lai (tháng 05-1984) tỉnh Xaynhạ Buly. Cùng với việc xây dựng lực lượng quân đội, Đảng, Nhà nước Lào đặc biệt quan tâm tới xây dựng lực lượng an ninh nhân dân trong tình hình mới. Lực lượng vũ trang an ninh nhân dân được sự giúp đỡ của quần chúng, sự lãnh đạo của chính quyền đoàn thể các cấp đã phát hiện, truy quét nhiều cơ sở phản động ngầm, kịp thời phát hiện và đập tan các âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh cho các hội nghị quốc gia, quốc tế tổ chức ở Lào. Có thể thấy sau năm 1975 Lào phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, không chỉ trong nước mà cả các yếu tố bên ngoài. Do đó tăng cường chính sách đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước đặc biệt nước láng giềng, anh em gần gũi như Việt Nam là điều rất cần thiết đối với Lào. Tình hình nước Lào từ năm 1986 đến nay Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Đại hội IV đổi mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng 11 năm 1986) đã thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm của Đảng trong công tác lãnh đạo: đó là tư tưởng chủ quan, nóng vội trong việc cải tạo xã hội chủ nghĩa như muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; vội vàng chuyển các xí nghiệp không cần thiết sang sở hữu nhà nước; nóng vội đưa nông dân vào làm ăn tập thể mà không xem xét các điều kiện, nguyên tắc và năng lực tổ chức, quản lý, đi đôi với việc chậm giải quyết cơ chế quản lý bao cấp, tập trung quan liêu trong lĩnh vực sản xuất, 38 kinh doanh. Để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, Đại hội IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước. Nổi bật là chính sách đổi mới cơ chế quản lý, chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đổi mới chính sách đối ngoại nhằm mở rộng đa phương hóa quan hệ quốc tế và mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài [87]. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV (1986), công cuộc đổi mới đất nước được triển khai toàn diện, đem lại những thay đổi lớn cho đất nước Lào. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ III (1986-1990), kết quả kinh tế của Lào đạt được như sau: Tổng sản phẩm quốc nội năm 1986 tăng 7% và năm 1990 đạt 6.6%. Lạm phát đã được đẩy lùi chỉ còn 19.1 năm 1990 so với 115% năm 1985 [65]. Trong giai đoạn1991 - 1995, Lào đạt tăng trưởng GDP bình quân 6,4%/năm, thu nhập quốc dân đạt 344 USD/người vào năm 1995; xuất nhập khẩu đạt con số tương ứng 274,3 triệu USD và 485,5 triệu USD vào năm 1995 [116]. Bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1996 - 2000), mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997 - 1998), trong giai đoạn này kinh tế Lào vẫn đạt mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 5,8%/năm, xuất khẩu đạt 324 triệu USD và nhập khẩu đạt 540 triệu USD vào năm 2000 [116]. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ năm (2001 - 2005), kinh tế Lào vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ bình quân đạt 6,2%/năm và thuộc vào loại cao so với các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á [111]. Giai đoạn 2006 - 2010, thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 841 USD, tỷ lệ lạm phát từ cuối năm 2001 đến 2010 đều ở mức dưới 10%/năm (ngoại trừ năm 2002 - 2003 lạm phát 15,2%) [116]. Trong năm tài khóa 2011-2012, GDP của Lào tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 620.000 tỷ kíp (khoảng 7,74 tỷ USD) và GDP bình quân đầu người vào khoảng 9,64 triệu kíp (1.203 USD) [75]. 39 Tuy nhiên sau năm 1986, Lào vẫn phải đối mặt với sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước, chúng tiếp tục ra sức lợi dụng sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, tăng cường gây sức ép, áp đặt điều kiện, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của Lào cũng như đối với Việt Nam. Chúng thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với cả Lào và Việt Nam, đồng thời, chúng tìm mọi cách phá hoại mối quan hệ giữa hai nước, tạo sự bất ổn định ở mỗi nước để dễ dàng thực hiện mưu đồ của chúng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự lớn mạnh Lào là do đã làm tốt công tác đối ngoại. Thực hiện chính sách đối ngoại này, Lào đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, tranh thủ được vốn, kỹ thuật vào phát triển đất nước, từ đó tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Hiện nay, Lào thiết lập quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng lãnh sự quán, hai cơ quan đại diện ở Niu Oóc, Giơnevơ và có quan hệ với gần 100 chính đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, ACMEC...). Lào đã góp phần tích cực vào các công việc của quốc tế và khu vực, qua đó từng bước khẳng định vị thế của mình trên trong khu vực và quốc tế. Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhờ chính sách đổi mới có hiệu quả cùng sự hỗ trợ hết mình của nước anh em Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cả hai nước, đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước và xây dựng nền tảng ban đầu cho nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân, đưa Việt Nam vào nhóm nước có thu nhập quốc dân theo đầu người ở mức trung bình của thế giới và sớm đưa Lào thoát khỏi nhóm nước chậm phát triển; cùng đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Đất nước Lào ngày nay có chính trị ổn định, quốc phòng-an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nhân dân 40 có tinh thần đoàn kết, đời sống vật chất và tinh thần, văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện. 1.2.4. Lợi ích của Lào, Việt Nam trong quan hệ đặc biệt Lào - Việt Đối với Lào, ngay từ Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1986, Đảng Nhà nước Lào đã đưa ra chính sách đối ngoại đổi mới với các mục tiêu: Thứ nhất, hoạt động đối ngoại góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị - xã hội, giải quyết tốt các vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước liên quan, bảo vệ được độc lập chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; Thứ hai, chính sách đối ngoại của Lào nhằm mục tiêu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại. Hoạt động đối ngoại mở rộng thị trường cho kinh tế, tham gia vào phân công lao động quốc tế, đưa lợi ích của Lào với các nước vào thế đan xen, tùy thuộc, hỗ trợ nhau cùng phát triển, đồng thời còn góp phần giúp Lào thu hút vốn đầu tư, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, từ đó tạo điều kiện cho Lào thực hiện đổi mới và phát triển kinh tế, gia tăng sức mạnh bảo vệ nền độc lập dân tộc; Thứ ba, chính sách đối ngoại của Lào nhằm mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội. Hoạt động đối ngoại nhằm mục tiêu làm gia tăng sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, hỗ trợ phát triển giữa các dân tộc, vùng miền; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, ổn định xã hội [87]. Đối với Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định: “Trong những năm tới, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại” [28]. Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Việt Nam là giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế [16, tr. 324]. Bên cạnh mục tiêu về chính trị, an ninh, kinh tế, Việt Nam cũng xác định một trong những mục tiêu mà chính sách đối ngoại của Việt Nam 41 hướng đến đó là văn hóa quốc gia: “Ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của ngoại giao chứ không phải là bộ phận của văn hóa đối ngoại. () Trong đó các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia” [43]. Thực tế cho thấy quan hệ hợp tác giữa Lào và Việt Nam đã mang lại cho Lào cũng như Việt Nam rất nhiều lợi ích, phù hợp với mục tiêu đối ngoại mà hai nước đã đặt ra. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng: Đối với hai nước đặc biệt có sự gần gũi về địa lý, gắn bó trong quan hệ như Lào và Việt Nam thì hợp tác giữa hai nước sẽ mang lại nhiều lợi ích về an ninh, quốc phòng cho mỗi quốc gia trong công cuộc bảo vệ đất nước. Trong những năm qua, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, các nước lớn vẫn tiến hành chiến lược can thiệp. Đặc biệt sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự xụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là cơ hội cho những thế lực phản động lợi dụng, không ngừng tăng cường hoạt động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân hai nước, thực thi “diễn biến hoà bình”, dùng các thủ đoạn “chuyển hoá” gây sức ép về kinh tế, các chiêu bài viện trợ, hoạt động nhân đạo, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền... Chính vì vậy hợp tác an ninh - chính trị giữa hai nước sẽ góp phần trong việc ổn định tình hình an ninh, chính trị của mỗi quốc gia. Đối với Lào, xét về thực tại tình hình nước Lào hiện nay có thể thấy lực lượng an ninh, quốc phòng của Lào vẫn còn hạn chế, tiềm lực kinh tế còn yếu, trình độ khoa học còn thấp, chưa thể tự bảo vệ an ninh quốc phòng một cách độc lập và hiệu quả trước sự phá hoại quy mô lớn của các thế lực thù địch. Do đó Lào rất cần sự giúp đỡ hợp tác với đối tác đáng tin cậy từ phía Việt Nam. Trong quan hệ hai nước Lào - Việt Nam, sự giúp đỡ về mọi mặt của Việt Nam cho Lào trong nhiều thập kỷ qua, nhất là về an ninh, quốc phòng đã giúp 42 Lào vượt qua được những thời điểm khó khăn nhất, giúp Lào phá tan âm mưu của các thế lực chống phá. Hơn nữa trong quá trình giúp Lào, Việt Nam luôn thể hiện thái độ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào nên càng tăng thêm niềm tin và nguyện vọng muốn được hợp tác của Lào với Việt Nam. Từ đó giúp Lào nhận thấy rằng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh - chính trị sẽ giúp Lào đảm bảo được an ninh, quốc phòng của mình. Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác an ninh - chính trị với Việt Nam, Lào tranh thủ được sự giúp đỡ của các lực lượng vũ trang của Việt Nam về kinh nghiệm tác chiến, cách thức xây dựng tổ chức, cơ cấu lực lượng, đào tạo cán bộ, hoàn thiện nghệ thuật quân sự và chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng như hiện nay; Lào có điều kiện ngăn chặn âm mưu của các thế lực phản cách mạng muốn biến Lào thành “vùng đệm”, “b... ss_id=1&_page=155&mode=detail&document_id=86668, truy cập ngày 13/8/2017. 154 15. Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Công thương Lào (2011), Bản Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về các mặt hàng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu, Ngày 31/01/2011, Hà Nội, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-hieu-luc- Ban-thoa-thuan-mat-hang-duoc-ap-dung-uu-dai-thue-suat-135014.aspx, truy cập ngày 8/9/2017. 16. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Bộ Ngoại giao (2016), Hiệp định về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016-2020, Số: 40/2016/TB- LPQT, Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2016, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-40- 2016-TB-LPQT-hieu-luc-Hiep-dinh-ve-hop-tac-song-phuong-giua-Viet- Nam-Lao-giai-2016-2020-334401.aspx, truy cập ngày 26/9/2017. 18. Bộ Ngoại giao (2017), Thỏa thuận về kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2017, Số: 12/2017/TB-LPQTHà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2017, https://vanbanphapluat.co/thong-bao-12-2017-tb-lpqt-hieu-luc-thoa- thuan-ke-hoach-hop-tac-viet-nam-lao. 19. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thông tin cơ bản về nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và quan hệ Việt Nam – Lào. ns070731093652, truy cập ngày 29/7/2017. 20. Bruce W. Jentleson (2004), Chính sách đối ngoại Hoa kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.17 (1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155 22. Cayxỏn Phômvihản (1986), Về cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội. 23. Chính phủ Lào, Chính phủ Việt Nam (2001), Quyết định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005, Số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001, ttg-ve-viec-quan-ly-nhap-khau-hang-hoa-thoi-ky-2001-2005-do-thu- tuong-chinh-phu-ban-hanh.html, truy cập ngày 15/8/2017. 24. Lê Đình Chỉnh (2006) , Nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam - Lào (1954 - 2006): Thành tựu và triển vọng, https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N4633/Nhin-lai-chang-duong-hon-nua- the-ky-hop-tac-giao-duc-dao-tao-Viet-Nam---Lao-(1954-2006):-Thanh- tuu-va-trien-vong.htm, truy cập ngày 27/8/2017. 25. Choummali (2007), “Tình hữu nghị đặc biệt đời đời bền vững”, Tuần báo Thế giới & Việt Nam, số (35). 26. Duy Dũng (2012), Việt Nam-Lào-Campuchia Hợp tác hữu nghị và phát triển, Nxb thông tin và truyền thông, Hà Nội. 27. Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) (2010), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm 1986) đến nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1999), Biên bản thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tại Hà Nội, tháng 1/1999, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tài liệu số1695. 30. Trần Thị Minh Giang, (2005), Vai trò vị thế của CHDCND Lào trong hợp tác Đông Á, Viện nghiên cứu Đông Nam Á , Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 156 31. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 32. Trần Thị Thu Hà (2012), “Ngoại giao văn hóa và vai trò của nó đối với chính trị Việt Nam từ 1986 đến nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 28 (2012), 185-193. 33. Hải quan Việt Nam (2017), Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Lào tính đến tháng 3 năm 2017, https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx? ID=1130&Category=Ph&Group=, truy cập ngày 16/9/2017. 34. Đỗ Thị Hảo (2012), Hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa - nghệ thuật, Traodoi/2012/18221/Hop-tac-Viet-Nam-Lao-trong-linh-vuc-giao- duc.aspx, truy cập ngày 19/8/2017. 35. Hoàng Thị Minh Hoa (2007), “Chính sách đối ngoại Đông Nam Á của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh và tác động của nó với ba nước Đông Dương”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam - Nhật Bản, hội nhập và phát triển, ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, 10/2007, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 6/ 2008. 36. Vũ Dương Huân (2002), Báo cáo đề dẫn tại “Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 25 năm lý kết Hiệp ước hữu nghị va hợp tác Việt Nam – Lào”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Vũ Dương Huân (chủ biên) (2003), Quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Học viện Quan hệ quốc tế xuất bản. 38. Nguyễn Hào Hùng (2004) , “Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 6/2004, tr. 18-28. 157 39. Nguyễn Hào Hùng (2007), “Ba mươi năm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào (1977 – 2007)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 13 (133). 40. Nguyễn Hào Hùng (2008), “Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam - Lào trong lịch sử”, Tạp chí Ngiên cứu Đông Nam Á, số tháng 9/2008, tr. 24- 34. 41. Uyên Hương (2017), Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam-Lào tiếp tục được khẳng định và phát huy, tuc/quan-he-hop-tac-thuong-mai-viet-nam-lao-tiep-tuc-duoc-khang-dinh- va-phat-huy/68383D26-884D-4CCD-9FDC-7D1D32E0F762, truy cập ngày 12/10/2017. 42. KhamKeng Sengmilathy (2015), “Hoạt động đối ngoại góp phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2015. 43. Nguyễn Khánh (2008), Ngoại giao văn hóa và Văn hóa Ngoại giao, in trong “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế”, NXB Thế giới. 44. Hoàng Lan (dịch) (2015), “Lào trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Biển Đông, số tháng 12/2015. 45. Hoàng Lan (dịch) (2017), Chính sách Biển Đông của Lào: Nguyên nhân và tác động, Học viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế, bien-dong-cua-lao-nguyen-nhan-va-tac-dong, truy cập ngày 28/8/2017. 46. Nguyễn Ngọc Lan (2017), “Một số giải pháp nâng cao quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế 55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 158 47. Lênin (V.I: Toàn tập (1997), tập 30, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 48. Lênin (V.I): Toàn tập (1977), tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 49. Lê Thị Liêm (2002), Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Cửu Long (2017), Thêm đập thủy điện trên sông Mekong, miền Tây chồng chất n i lo, https://vietnambiz.vn/them-dap-thuy-dien-tren-song- mekong-mien-tay-chong-chat-noi-lo-21213.html, truy câp ngày 31/12/2017. 51. Phạm Vũ Luận (2012), Hợp tác Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - Lào: Ngày càng phát triển thành tài sản vô giá, truy cập ngày 26/9/2017. 52. Phương Minh (2010), “Đông Nam Á muốn được Mỹ chú ý hơn”, Báo điện tử VnExpress, Số ngày 02/03/2010, https://vnexpress.net/tin-tuc/the- gioi/phan-tich/dong-nam-a-muon-duoc-my-chu-y-hon-2156369.html, truy cập ngày 8/11/2017. 53. Phương Nam (2010), Việt Nam - Lào tăng cường phối hợp phòng, chống tội phạm, te/77/1166/Viet-Nam-Lao-tang-cuong-phoi-hop-phong-chong-toi- pham.aspx, truy cập ngày 17/11/2017. 54. Observatory of Economic Complexity (2007), Lào, https://atlas.media.mit.edu/vi/profile/country/lao/, truy cập ngày 22/9/2017. 55. Phongtisouk Siphomthaviboun (2011), Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại). 159 56. Quan hệ Việt – Lào, Lào - Việt (1993), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Lê Minh Quang (2011), Chiến lược của một số nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nuoc-ngoai/chien-luoc-cua-mot-so-nuoc-lon-doi-voi-khu-vuc-chau-a- thai-binh-duong/528.html, truy cập ngày 18/9/2017. 58. Dương Va n Quảng, Vũ Dương Huân (2002) , Từ điển thuật ngữ ngoại giao Việt- nh-Pháp, Nhà xuất bản The Giới. 59. Phan văn Rân (2017), Triển vọng phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào giai đoạn 2017 -2025, tầm nhìn 2030, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế “55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 60. Ron Corben (2010), Gia tăng quan hệ song phương Mỹ-Lào, đối trọng với Trung Quốc, https://www.voatiengviet.com/a/laos-us-7-15-10- 98533039/873538.html, truy cập ngày 20/11/2017. 61. Tạp chí Cộng sản (2015), “Gìn giữ tình đoàn kết vĩ đại thủy chung trong sáng Việt Nam - Lào”, 477&print=true, truy cập ngày 4/10/2017. 62. Tạp chí Cộng sản (2017), “Kiên định, phát huy quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam”, 947&print=true, truy cập ngày 15/12/2017. 63. Tạp chí Cộng sản (2017), “Toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam và Lào tại kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”, 619&print=true, truy cập ngày 21/8/2017. 160 64. Trần Cao Thành (1995), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Trần Cao Thành (1996), Quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 1975 đến nay 1996, Luận án phó tiến sĩ Khoa học lịch sử. 66. Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý (2008), Những khía cạnh dân tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Thắng (2013), “Hợp tác kinh tế gắn với an ninh, quốc phòng giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào trong bối cảnh quốc tế hiện nay”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số tháng 6/2013. 68. Nguyễn Lệ Thi (2002), Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Lào, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “40 năm quan hệ đặc biệt Việt – Lào: thành tựu và triển vọng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. Thông Tấn Xã Việt Nam (2015), Triển vọng tươi sáng của quan hệ hợp tác toàn diện Việt-Lào, https://www.vietnamplus.vn/trien-vong-tuoi- sang-cua-quan-he-hop-tac-toan-dien-vietlao/313482.vnp, truy cập ngày 17/12/2017. 70. Thông Tấn Xã Việt Nam (2017), Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện, đời đời bền vững Lào-Việt, https://baotintuc.vn/tin- tuc/phat-huy-truyen-thong-quan-he-dac-biet-va-hop-tac-toan-dien-doi- doi-ben-vung-laoviet-20170718182809815.htm, truy cập ngày 18/11/2017. 71. Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, truyền thống và triển vọng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 72. Tình nghĩa Việt - Lào mãi mãi vững bền hơn núi hơn sông (1978), Nxb Sự thật, Hà Nội. 161 73. Phạm Quốc Trụ (2011), Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien, truy cập ngày 14/10/2017. 74. Thanh Trúc (2016), Triệt phá tội phạm xuyên quốc gia: Điểm cộng đến từ công tác ngoại giao, hop-tac-an-ninh-chong-lai-cac-to-chuc-toi-pham-xuyen-quoc-gia.html, truy cập ngày 15/11/2017. 75. Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ (2002), Những thành tựu nổi bật của CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, trong-thoi-ky-doi-moi-xay-dung-dat-nuoc.html, truy cập ngày 15/8/2017. 76. Ủy ban biên giới Quốc gia (2011), Tổng quan chung về đường biên giới Việt Nam - Lào, phong/duong-bien-moc-gioi/232-dbmg13.html, truy cập ngày 13/8/2017. 77. Viện Hồ Chí Minh (2008), Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 78. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam – Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Viện quan hệ quốc tế (2000), Quan hệ giữa Việt Nam và Lào trong giai đoạn hiện nay: năm 1999 – 2000, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 80. Vietnam Business Forum (2012), 50 năm quan hệ Việt Nam – Lào: Sáng mãi tình anh em, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật. 81. VOV (2016), Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, 513554.vov, truy cập ngày 25/9/2017. 162 82. Vụ hợp tác quốc tế (2009), Hợp tác Hải quan Việt Nam - Hải quan Lào: Kết quả hoạt động những năm qua và kế hoạch thực hiện năm 2009- 2010, https://customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=17445 &Category=Tin, truy cập ngày 17/11/2017. 83. XủnThon XayNhaChắc (2007), “Quan hệ giữa Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng và đặc biệt”, trong Đảng Cộng Sản Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 84. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin. Tài liệu tiếng Lào 85. Ban Chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2005), Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào (Tóm lược), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 86. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (1982), Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 87. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 88. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (1988), Nghị quyết Hội nghị trung ương VII khoá IV Đảng DCNDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 89. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 163 90. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 91. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2006), Tài liệu Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng NDCM Lào lần thứ 8 khoá VI, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 92. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2007), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 4 khóa VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 93. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2009), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 8 khóa VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 94. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2009), Hội thảo Khoa học Lào- Việt Nam “Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Xuphanuvông”, Thủ đô Viêng Chăn, ngày 7/7/2009, Nhà xuất bản Quốc gia Lào. 95. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2010), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 10 khóa VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 96. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2013), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 6 khóa IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 97. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2014), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 8 khóa IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn 164 98. Bountheng Souksavatd (2017), “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam: Triển vọng giải pháp và tầm nhìn 2030”, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế 55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. 99. Bộ quốc phòng Lào (2007), Tiền đề quan hệ hợp tác trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng giữa Lào và Việt Nam, Nhà xuất bản Nhà nước, Viêng Chăn. 100. Bun Thi Khưa Mi Xay (2017), “Quan hệ Lào - Việt Nam và sự hợp tác giữa học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế 55 quan hệ ữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. 101. Cayxỏn Phômvihẳn, Tuyển tập kinh điển quyển I (1985), Nhà xuất bản CHDCND Lào, Thủ đô Viêng Chăn. 102. Cayxỏn Phômvihẳn, Tuyển tập kinh điển quyển III (1987), Nhà xuất bản Nhà nước, Thủ đô Viêng Chăn. 103. Đảng NDCM Lào, Bộ Chính trị (1996), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào - Việt Nam và tranh thủ sự giúp đỡ hợp tác với Việt Nam về sau, Nhà xuất bản Quốc gia, Viêng Chăn. 104. Đảng NDCM Lào (1999), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Nhà xuất bản Quốc gia, Viêng Chăn. 105. Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 106. Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 165 107. Đảng NDCM Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 108. Feuangsy LaoFoung (2017), “55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam. Những thành tựu và hạn chế”, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế 55 quan hệ ữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 109. Hải Hữu (2011), “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 - 2020, tháng 07/2011, Nhà xuất bản Quốc gia Lào. 110. Khăm La Keo Un Khăm (2017), “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế 55 quan hệ ữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 111. Khăm Mon Chăn Tha Chít (2017), “Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam trong thời gian tới”, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế 55 quan hệ ữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. 112. Nữ Lăm Phun Đoàn Sụ Văn, Tư tưởng Cayxỏn Phômvihẳn về công tác đối ngoại của Lào, Ban Chủ nghĩa Xã hội và Khoa học, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Lào xuất bản. 113. Phun Xỉ Pa xơt (1991), Cay Xỏn Phôm Vi Hản con dân của Lào, Nhà xuất bản Nhà nước, Viêng Chăn 114. Tạ Mạnh Thắng, Bùi Anh Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục đại học Lào - Việt giai đoạn 2011 - 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 - 2020”, tháng 7/2011, Nhà xuất bản Quốc gia Lào. 166 115. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước – Trung tâm thống kê quốc gia (1985), Niên giáo thống kê và phát triển kinh tế xã hội CHDCND Lào trong 10 năm, https://www.econbiz.de/Record/10-ten-years-of-socio-economic- development-in-the-lao-people-s-democratic-republic/10000773154, truy cập ngày 17/8/2017. 116. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước – Trung tâm thống kê quốc gia (2005), Niên giáo thống kê và phát triển kinh tế xã hội CHDCND Lào 1985 - 2010, https://www.econbiz.de/Record/statiscal-yearbook-lao-pdr-ministry-of- planing-and-investment-lao-statistics-bureau/10009539458, truy cập ngày 17/8/2017. Tài liệu tiếng Anh 117. Asia Pacific Parliamentary Forum, About Laos, truy cập ngày 18/8/2017. 118. Baris Kesgin (2011), Foreign Policy Analysis, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook (Thousand Oaks), CA: SAGE Publications, pp. 336- 343. 119. Breuning, M. (2007), Foreign policy analysis, New York, Palgrave. 120. CIA World Factbook (2018), Laos Economy Profile, https://www.indexmundi.com/laos/economy_profile.html, truy cập ngày 14/6/2017. 121. Gideon Rose (1998), “Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy”,World Politics, Vol. 51 (1), pp. 144-172. 122. Hans Morgenthau (1985), Politics among Nations: the Struggle for Power and Peace, New York: Knopf, chapter 24. 123. Harold và Margaret Sprout (1965), The Ecological Perspective on Human Affairs With Special Reference to International Politics, Princeton University Press. 167 124. Herman, C., Kegley, C. W,& Rosenau, J. N (Eds) (1987), New directions in the study of foreign polycy, Bostan: Allen & Unwin. 125. IBP, Inc (2009), LAOS Foreign Policy and Government Guide: Strategic Information and Developments: 1 (World Foreign Policy and Government Library), Publisher: Intl Business Pubns USA. 126. Jack Snyder (1991), Myths of Empire: Domestic Politics and International Ambition, Ithaca, N.Y.: Cornell University Press. 127. James Rosenau (1966), Pre-Theories and Theories of Foreign Policy, Publisher: UPA. 128. Laos GDP and Economic Data (2015), Global Finance Magazine, https://www.gfmag.com/global-data/country-data/laos-gdp-country- report, truy cập ngày 19/7/2017. 129. NationMaster (2015), Laos People Stats, stats, truy cập ngày 22/7/2017. 130. Phonkeo, Thonglor (2004), “The year 2003 in review”, Vientiane Time, December 30-Jannuary 4. 131. R. K. Beassley, J. Karrbo, J. S. Lantis, & M. T. Snarr (eds.) (2002), Contemporary comparative foreign policy, Publisher: CQ Press Washington, DC. 132. Richard Snyder (1954), HW Bruck, Burton Sapin, Decision Making as an Approach to the Study of International Politics, Publisher: Organizational Behavior Section, Princeton University. 133. Rittberger V. (Ed) (2001), German Foreign Policy Since Unification: Theories and Case Studies, Manchester University Press. 134. Robert B. Strassler, ed. (1996), The Landmark Thucydides: A Comprehensive Guide to the Peloponnesian War, New York: Free Press. 168 135. Robert O. Keohane (1984), Cooperation and Discord in the World Political Economy, Princeton University Press. 136. Savada, Andrea Matles (ed) (1994), Laos: A Country Study, Published: Washington, DC : Federal Research Division, Library of Congress. 137. S.Levy Jack (1988), Domestic Politics and War, in Robert I. Rotberg and Theodore K. Rabb, eds., “The Origin and Prevention of Major Wars”, New York: Cambridge University Press. 138. Stuart-Fox M. (1991), Foreign Policy of the Lao People’s Democratic Republic, In: Zasloff J.J., Unger L. (eds), Laos: Beyond the Revolution. Palgrave Macmillan, London. 139. Stuart-Fox M (2008), “Lao foreign policy: The view from Vientiane”, Journal of Contemporary Asia, Volume 11, pp. 351-366. 140. Sterling-Folker (2006), Making Sense of International Relations Theories, Lynne Rienner Publishers, Inc.; 2 edition (July 17, 2013). 141. Usa Ibp (Compiler) (2004), Laos Foreign Policy and Government Guide Paperback, Publisher: International Business Publications, USA. 142. Wendt Alexander (1999), Social Theory of International Politics, Cambridge University Press, www.guillaumenicaise.com/wp.../Wendt- Social-Theory-of-International-Politics.pdf, truy cập ngày 14/9/2017. 143. Wivel, A (2005), “Explaining why state X made a certain move last tuesday: the promise and limitations of realist foreign policy analysis”, Journal of International Relations and Development, Volume 8, Issue (4), December 2005, pp 355–380. 169 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Thống kê các chuyến thăm và làm việc chính thức của Chính phủ Lào với Việt Nam từ năm 1991 đến nay STT Nội dung Thời gian 01 Tổng bí thư Đảng nhân dân Cách mạng Lào 10/1991 Kaysone Phomvihane và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 02 Chủ tịch nước CHDCND Lào Nu - hắc Phum - xa - 08/1994 vẳn 03 Thủ tướng Xi-xa-vạt Keo-bun-phăn 07/1998 04 Chủ tịch Khămtay Xỉ Phăn đơn 01/1999 05 Chủ tịch Khămtay Xỉ Phăn đơn 05/2000 06 Thủ tướng Bun-nhăng Vo-la-chit 07/2001 07 Chủ tịch Quốc hội Xa-mảnVi-nha-kệt 06/2003 08 Thủ tướng Bun-nhăng Vo-la-chit 04/2004 09 Chủ tịch Quốc hội Xa-mảnVi-nha-kệt 01/2006 10 Tổng bí thư, Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 06/2006 11 Thủ tướng Bua-xỏn Búp-ohả-văn 08/2006 12 Chủ tịch Quốc hội Thoong-xing Thăm-ma-vông 11/2006 13 Thủ tướng Thoong-xing Thăm-ma-vông 03/2011 14 Tổng bí thư, Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 08/2011 15 Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu 08/2011 16 Thủ tướng Thoong-xing Thăm-ma-vông 02/2012 17 Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu 04/2012 18 Tổng bí thư, Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 12/2012 19 Thủ tướng Thoong-xing Thăm-ma-vông 07/2013 20 Tổng bí thư, Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 10/2013 170 sang dự lễ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp 21 Thủ tướng Thoong-xing Thăm-ma-vông 03/2014 22 Thủ tướng Thoong-xing Thăm-ma-vông dự HNCC 04/2014 Ủy viên hội sông Mê Kông lần thứ 2 23 Tổng bí thư, Chủ tịch Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 10/2014 24 Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu 03/2015 25 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào 04/2016 Bounnhang Volachith 26 Thủ tướng CHDCND Lào Thongloun Sisoulith 10/2017 27 Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang 12/2017 Vorachith [Nguồn: Feuangsy LaoFoung (2017), 55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam. Những thành tựu và hạn chế, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế “55 quan hệ ữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin]. 171 Phụ lục 2. Các Hiệp định, Hiệp ƣớc, Thỏa thuận, Bản ghi nhớ giữa hai nƣớc Lào - Việt Nam STT Nội dung Thời gian 01 Hiệp định về quy chế biên giới 1990 02 Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Văn hóa - 02/1992 Khoc học Kỹ thuật giai đoạn 1992 - 1995 03 Hiệp định về Kiều dân 01/04/1993 04 Hiệp định quá cảnh hàng hóa 23/04/1994 05 Hiệp định hợp tác lao động 29/06/1995 06 Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Văn hóa - 14/01/1996 Khoc học Kỹ thuật giai đoạn 1996-2000 07 Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư 14/01/1996 08 Hiệp định đánh thuế lần2 14/01/1996 09 Hiệp định vận tại đường bộ 26/02/1996 10 Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở 01/04/1996 của cơ quan đại diện 11 Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển 12/08/1997 nông thôn năm 1997và giai đoạn 1998- 2000 12 Hiệp định bổ sung sửa đổi quy chế biên 08/1997 giới 13 Hiệp định hợp tác thương mại và du lịch 03/1998 14 Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các 03/1998 chương trình dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào 15 Hiệp định tương trợ tư pháp 06/07/1998 16 Hiệp định hợp tác chống ma túy 06/07/1998 172 17 Hiệp định hợp tác về năng lượng điện 06/07/1998 18 Bản thỏa thuận chiến lược Hợp tác Kinh tế- 06/02/2001 Văn hóa - Khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001 - 2005 19 Hiệp định Hợp tác Kinh tế- Văn hóa - Khoa 06/02/2001 học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001 - 2005 20 Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B 07/2001 21 Thỏa thuận giữa Lào và Việt Nam về Quy 07/2001 chế sử dụng cảng Vũng Áng 22 Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định 07/2001 vận tải đường bộ ký ngày 24/2/1996 23 Nghị định thư 2001 thực hiện Hiệp định 07/2001 đường bộ sửa đổi 24 Nghị định thư về Hợp tác đào tạo cán bộ 01/2002 giữa hai nước 25 Thỏa thuận về cơ chế tài chính và quản lý 01/2002 dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào 26 Thỏa thuận Viêng Chăn 08/2002 27 Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang ký ngày 05/04/2004, có hộ chiếu phổ thông hiệu lực ngày 01/07/2004 28 Hiệp định bổ sung Hiệp định tín dụng số 16/07/2004 Việt Lào - 01 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với Chính phủ nước CHDCND Lào 173 29 Hiệp định Hợp tác Kinh tế- Văn hóa - Khoa 04/01/2016 học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2006 - 2010 30 Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho 23/04/2009 phương tiện cơ giới đường bộ qua lại giữa biên giới Việt Nam và Lào 31 Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác giữa Việt 12/2012 Nam và Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020 32 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính 12/2012 phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về khuyến khích và bảo hộ đầu tư 33 Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải 08/07/2013 quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú tại khu vực biên giới hai nước Việt Nam - Lào 34 Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ 07/2013 Việt Nam và Chính phủ Lào, Thỏa thuận về lao động và phúc lợi giữa Bộ lao động và Thương binh xã hội Việt Nam với Bộ lao động và Phúc lợi xã hội Lào 35 Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao 12/2014 36 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào 03/03/2015 37 Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính 27/06/2015 phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào 174 38 Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định 04/2017 Quá cảnh hàng hóa; 39 Biên bản ghi nhớ về việc xây dựng dự án 04/2017 kho ngoại quan xăng dầu Hòn La và đường ống dẫn xăng dầu Hòn La - Khăm Muộn [Nguồn: Feuangsy LaoFoung (2017), 55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam. Những thành tựu và hạn chế, Trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học quốc tế “55 quan hệ ữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin]. 175 Phụ lục 3. Nguồn vốn lĩnh vực giáo dục của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam viện trợ cho CHDCND Lào từ năm 2010 - 2017 STT Năm Nguồn vốn (triệu đồng) Số lƣợng học viên (ngƣời) 01 2001 35,000 550 02 2002 39,000 550 03 2003 45,000 559 04 2004 53,000 660 05 2005 56,000 650 06 2006 90,000 550 07 2007 95,000 605 08 2008 100,000 660 09 2009 115,000 650 10 2010 120,000 600 11 2011 135,000 695 12 2012 180,000 750 13 2013 200,000 825 14 2014 246,200 907 15 2015 229,000 1000 16 2016 238,200 1205 17 2017 237,700 1246 Tổng 2,214,100 12712 [Nguồn: Tạp chí Cộng sản (2017), “Toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam và Lào tại kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”, &print=true, truy cập ngày 21/8/2017].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien_quan_he_dac_biet.pdf
Tài liệu liên quan