VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
DƯƠNG QUANG ĐIỆN
(THÍCH THANH ĐIỆN)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.03.09
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGÔ VĂN DOANH
2. PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
C
167 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình hình thành và phát triển của ban hướng dẫn phật tử trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm
hoàn toàn.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Dương Quang Điện
(Thích Thanh Điện)
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô hướng dẫn PGS.TS Ngô
Văn Doanh, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh và các thầy cô trong Hội đồng chấm
luận án đã chỉ bảo và cho em nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tạo những điều
kiện tốt nhất để em có kết quả nghiên cứu này!
Em trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, TS. Nguyễn Quốc
Tuấn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, thực hiện nghiên
cứu và hoàn thiện luận án này!
Tác giả luận án xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam cùng các cư sĩ phật tử đã phối hợp và giúp đỡ để luận án có được
nguồn tài liệu thực tiễn nhiều ý nghĩa!
Tác giả trân trọng cảm ơn các bạn bè thân hữu và đồng nghiệp đã giúp đỡ
cả vật chất và tinh thần để tác giả có thêm ý chí và động lực không ngừng phấn
đấu học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận án này
Luận án không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được tiếp thu những ý
kiến góp ý chân thành của các nhà khoa học và các độc giả!
Hà Nội, 2016
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Dương Quang Điện
(Thích Thanh Điện)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án. 6
1.2. Khung phân tích của luận án 20
1.3. Khái niệm sử dụng trong luận án. 21
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG
ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM... 24
2.1. Quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử 24
2.2. Nội dung cơ bản và hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam........................................................................................ 41
2.3. Đặc trưng cơ bản của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương 66
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ
TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 76
3.1. Thực trạng phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam. 76
3.2. Những thành tựu và hạn chế của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ phát triển.. 103
3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.............................................................................................. 109
Chương 4: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CỦA
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG . 120
4.1. Nhân tố tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam. 120
4.2. Khuyến nghị giải pháp của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.. 134
KẾT LUẬN. 147
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 151
PHỤ LỤC 159
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ CỦA LUẬN ÁN
Danh mục bảng
Bảng 3.1. Mức độ tham gia hướng dẫn phật tử của tăng ni.. 77
Bảng 3.2. Mức độ thường xuyên tham gia hướng dẫn phật tử của tăng, ni.. 78
Bảng 3.3. Tỷ lệ thường xuyên tham gia của tăng, ni tham gia hướng dẫn phật
tử xét tương quan những người thuộc và không thuộc Ban Hướng dẫn phật tử 79
Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của Ban Hướng dẫn
phật tử theo đánh giá của người trụ trì và không trụ trì 80
Bảng 3.5: Mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của tăng và ni 82
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ một số hoạt động hướng dẫn phật tử của tăng, ni 82
Bảng 3.7: Đánh giá của tăng, ni về thực trạng tu tập của phật tử tại thành thị và
nông thôn.. 84
Bảng 3.8. Mức độ tham gia giảng pháp cho phật tử của tăng, ni. 86
Bảng 3.9: Kết quả quy y trung bình từ 2012 đến năm 2015 tại chùa Quán Sứ,
Hà Nội và chùa Tân Bảo, Lào Cai 88
Bảng 3.10: Đánh giá của tăng, ni về mức độ tham gia hướng dẫn phật tử... 97
Bảng 3.11: Đánh giá của người trụ trì và không trụ trì về hiệu quả thực hiện
một số hoạt động hướng dẫn phật tử. 99
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng về cơ cấu nhân sự của Ban Hướng dẫn
phật tử... 128
Bảng 3.13: Mức độ về số lượng nhân sự Ban Hướng dẫn phật tử để thực hiện
tốt công tác hướng dẫn phật tử 129
Bảng 3.14: Đánh giá của tăng ni về trình độ năng lực của thành viên Ban
Hướng dẫn phật tử 130
Bảng 3.15: Đánh giá của tăng ni về trình độ hướng dẫn phật tử ở nông thôn
thành thị 131
Bảng 3.16: Mức độ cần thiết phải tăng nhân sự vào Ban Hướng dẫn phật tử 132
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn của phật tử 81
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của tăng, ni về kết quả tu tập của phật tử tại thành thị và
nông thôn.. 83
Biểu đồ 3.3. Đánh giá của tăng ni về hoạt động giảng pháp cho phật tử.. 85
Biểu đồ 3.4: Thực trạng tham gia nghe giảng của phật tử 87
Biểu đồ 3.5: Đánh giá hoạt động tổ chức giới đàn.. 91
Biểu đồ 3.6: Đánh giá về hoạt động tổ chức giới đàn của tăng và ni. 92
Biểu đồ 3.7: Đánh giá về hoạt động tổ chức giới đàn của tăng, ni là trụ trì và
không trụ trì ở nông thôn và thành thị.. 93
Biểu đồ 3.8: So sánh mức độ tham gia hướng dẫn phật tử giữa tăng và ni. 95
Biểu đồ 3.9: Đánh giá của tăng, ni về công tác hướng dẫn phật tử.. 96
Biểu đồ 3.10: So sánh mức độ đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của Ban
Hướng dẫn phật tử giữa các vùng miền 98
Biểu đồ 3.11: Đánh giá hoạt động giảng pháp cho phật tử của tăng, ni làm trụ
trì và không trụ trì. 98
Biểu đồ 3.12: Đánh giá về hoạt động công tác từ thiện của tăng ni là trụ trì và
tăng ni không là trụ trì, ở địa bàn thành thị và địa bàn nông thôn. 101
Sơ đồ 1. Hệ thống tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử các cấp................... 44
Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương........... 46
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhiều nghiên cứu cho rằng
Phật giáo vào Việt Nam từ khoảng thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, điều này
được minh chứng bởi truyện "Nhất dạ trạch" trong tập Lĩnh Nam chích quái, kể lại
việc Chử Đồng Tử được học giáo lý Phật với một nhà sư Ấn Độ tên là Phật Quang.
Đặc biệt với sự hiện diện của trung tâm Phật giáo tại Luy Lâu và đóng góp của Mâu
Tử, Khương Tăng Hội đã chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt
Nam từ thế kỷ thứ hai và thứ ba.
Trải qua những biến cố và thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đến nay, hơn
hai mươi thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo vẫn âm thầm nuôi dưỡng lòng
nhân ái, đức từ bi và trí tuệ cho loài người, góp phần tạo nên một trào lưu về văn
hóa tư tưởng vô cùng đặc sắc mà các nhà khoa học từ Đông sang Tây vẫn không
ngừng quan tâm nghiên cứu.
Sự trường tồn lưu chảy của Phật giáo trong lòng đời sống người dân Việt,
đều ẩn chứa các hoạt động hướng dẫn phật tử dưới nhiều hình thức khác nhau...
tạo thành một thiết chế với nội quy và các phương thức hoạt động đặc thù cho sự
tất yếu ra đời một tổ chức có tên gọi và có chức năng nhiệm vụ xác định. Dấu
mốc của sự ra đời đó là vào năm 1981, Ban Hướng dẫn nam nữ phật tử là tên
chính thức và là một trong sáu ban ngành trực thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, đến Đại hội V, Ban Hướng dẫn nam nữ phật tử được đổi tên
thành Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cùng thăng trầm với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng
dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng bước khẳng định
vị thế, vai trò của mình trong xã hội, có ý nghĩa và vai trò tích cực trong việc
điều hành, hướng dẫn cho tăng ni, phật tử tu hành theo chính pháp, thấm nhuần
tư tưởng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”, đồng thời Ban Hướng dẫn
phật tử Trung ương cũng là thành viên tích cực trong hệ thống các tổ chức Giáo
hội Phật giáo trên thế giới, cùng hướng tới mục đích chung vì hòa bình an lạc và
hạnh phúc mang tính toàn cầu... Từ khi Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
1
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố
trên cả nước đều có các phân Ban Hướng dẫn phật tử, tạo thành một hệ thống tổ
chức có cấu trúc chặt chẽ, hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn phật tử tu học theo chính
pháp, ngay từ khi thành lập Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương đã xác định
hướng dẫn phật tử nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, hòa hợp trong
sự phát triển chung của các tôn giáo và Phật giáo trên thế giới là mục tiêu và
nhiệm vụ xuyên suốt trong các hoạt động phật sự. Những thành tựu mà Phật giáo
Việt Nam đạt được như ngày hôm nay là có những đóng góp không nhỏ của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương và Ban Hướng dẫn phật tử ở các cấp.
Hiện nay, nhiều tỉnh thành trong nước có nhiều Hội đoàn phật tử, các đạo
tràng tổ chức sinh hoạt Phật giáo tự phát. Các hội đoàn, đạo tràng đều mong
muốn có người am hiểu Phật pháp hướng dẫn để yên tâm sinh hoạt. Trong những
năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã quan tâm chú trọng đến việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả hướng dẫn phật tử và cũng đã có những định
hướng, kế hoạch phát triển hoàn thiện cơ cấu Ban Hướng dẫn phật tử các cấp...
Mấy năm gần đây, Ban Hướng dẫn phật tử một số tỉnh lần lượt được thành lập:
Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang thành lập năm 2012, Ban
Hướng dẫn phật tử tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên thành lập năm 2014; Ban Hướng
dẫn phật tử tỉnh Lai Châu thành lập tháng 3 năm 2015... Như vậy, cho đến nay
tại các tỉnh, thành phố trên cả nước bước đầu đều có Ban Hướng dẫn phật tử, dù
chưa thật sự hoàn thiện, công tác xây dựng và hoạt động của Ban Hướng dẫn
phật tử tại các tỉnh thành phố trong nước nhìn chung còn nhiều khó khăn và kết
quả hoạt động chưa như mong muốn, thực trạng hoạt động còn nhiều hạn chế,
nhưng việc hướng dẫn phật tử cũng đã góp một phần không nhỏ cho việc ổn
định niềm tin Phật giáo của nhân dân. Mặt khác, việc phát triển Phật giáo trong
đời sống nhân dân, không chỉ góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt Phật giáo,
nhu cầu đời sống tinh thần, đời sống văn hóa vật chất của nhân dân, mà hơn thế
nữa, việc hướng dẫn phật tử theo đúng chính pháp cũng góp phần ổn định đời
sống chính trị, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho cả nước.
2
Việc tìm hiểu nghiên cứu sâu về vấn đề quá trình hình thành Ban Hướng
dẫn phật tử ở Việt Nam không chỉ cho chúng ta những bài học kinh nghiệm,
tránh được những sai lầm để hoàn thiện cách thức tổ chức thực hiện các hoạt
động phật sự ngày càng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và nhu cầu tín
ngưỡng Phật giáo của nhân dân, mà còn đồng thời góp phần mạnh mẽ vào sự
phát triển bền vững của Phật giáo nước nhà. Đến hôm nay, Ban Hướng dẫn phật
tử đã trở thành một ban có vị trí và vai trò thiết yếu trong tổ chức Giáo hội Phật
giáo Việt Nam và ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt
động... không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử của
nhiều tầng lớp quần chúng nhân dân... Thực chất hướng dẫn phật tử là một việc
đã được nối tiếp lưu truyền qua nhiều thế hệ, tạo nên một mạch nguồn xuyên
suốt tạo đà cho sự phát triển mọi mặt của Phật giáo Việt Nam và sự thành tựu
niềm tin Phật giáo trong lòng dân tộc, để hôm nay chúng ta may mắn được tiếp
tục thừa hưởng và truyền tải nguồn di sản vô giá của Phật giáo. Với ý nghĩa đó,
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương như là một điểm tựa cho phật tử được tiếp
cận và ý thức đến bổn phận của việc lưu truyền đèn Tổ, lan truyền ánh sáng Phật
pháp tới chúng sinh Sự hiện diện của Ban Hướng dẫn phật tử đã được khẳng
định trong thực tiễn. Nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về
quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam.
Với tư cách là Phó Trưởng Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương, tôi xác
định nghiên cứu vấn đề này không chỉ mang lại những kết quả về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào sự phát triển chung của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam trong thời kỳ hiện nay và trong thời gian tới... Từ ý nghĩa thực
tiễn đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Quá trình hình thành và phát triển của
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án chỉ ra quá trình hình thành và phát
triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ
3
đó thấy được những vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp góp phần
hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự ra
đời và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, đặc biệt nhấn mạnh từ là năm 1981 đến nay. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu chủ
thể hướng dẫn là Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ ra quá trình hình thành Ban Hướng dẫn phật tử Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện qua dấu mốc của các thời kỳ lịch sử.
- Nghiên cứu chỉ ra sự phát triển của Ban hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các khía cạnh: thực trạng sự phát triển, những
thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra.
- Trên cơ sở xác định những nhân tố tác động đến Ban hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, luận án đưa ra những khuyến nghị
giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận tôn giáo học, sử học và
xã hội học
5.2. Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp
định lượng, định tính; Phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, phương
pháp điều tra xã hội học...
6. Những đóng góp mới của luận án
Về học thuật: Trên cơ sở đa dạng các phương pháp tiếp cận, luận án đề
cập đến một số khía cạnh tương đối mới trong phạm vi Tôn giáo học, đó là quá
4
trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống
những tri thức mới, cơ bản về tình hình phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những vấn đề liên quan. Hệ thống
những tri thức này vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn
Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận cho
ngành tôn giáo học nói chung, Phật học nói riêng. Cụ thể: Luận án đã phân tích
quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam trên các phương diện: một số thời kỳ lịch sử đánh dấu quá trình hình
thành, nội dung cơ bản và một số hoạt động, một số đặc trưng cơ bản. Trên cơ
sở khảo sát thực tiễn, luận án đã phân tích thực trạng, những thành tựu và hạn
chế của sự phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, từ đó chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật
tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu
đó, luận án nhận định về các nhân tố tác động và đưa ra những khuyến nghị
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong ngành Tôn giáo học và
một số ngành khoa học liên quan đến Phật giáo; là tài liệu khoa học cho công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và là cơ sở phương
pháp luận cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời điểm
hiện nay và trong thời gian tới... Từ những kết quả đã đạt được, đề tài luận án có
ý nghĩa cho việc định hướng những nghiên cứu mới, mở rộng đối tượng, địa bàn
nghiên cứu và làm sâu thêm những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn cho ngành
Tôn giáo học ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4
chương, 11 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án
1.1.1. Tài liệu gốc
1.1.1.1. Nội quy của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nội quy của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đồi lần V, năm 2014,
nhà xuất bản Tôn giáo, là hai tài liệu gốc cơ bản mà quá trình nghiên cứu đề tài
luận án này chúng tôi xác định như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng như
việc nghiên cứu phát triển Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương.
Nội quy hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam bao gồm có Lời nói đầu, 10 chương, 32 điều đã được Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khóa VII (2012 –
2017) thông qua trong kỳ hội nghị sáu tháng đầu năm 2013 vào ngày 02 tháng
7 năm 2013 và có hiệu lực áp dụng từ ngày Hội đồng Trị sự ký Quyết định ban
hành. Trong phần lời nói đầu của Nội quy có viết: "Trong hàng đệ tử Phật, phật
tử tại gia luôn luôn là bộ phận đông đảo trong "Tứ chúng đồng tu” của Phật
giáo, đã có những cống hiến xứng đáng trong các hoạt động Phật sự lợi đạo ích
đời" [51, tr.1].
"Ban Hướng dẫn phật tử hoạt động trên cơ sở phụng hành giới luật Phật
chế, hoằng dương giáo pháp, tuân thủ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và pháp luật nhà nước hiện hành" [51, tr.1]. "Mục đích của Ban Hướng
dẫn phật tử là hướng dẫn hàng phật tử tại gia tu học Phật pháp, hộ trì Tam bảo,
tu dưỡng đạo đức bản thân, góp phần xây dựng cuộc sống hòa bình, an lạc cho
xã hội" [51, tr.2].
Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn kiện căn bản nhất
mà qua đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam trình hiện căn cước văn hóa, thiết kế
khung sườn tổ chức và quy định về quy trình vận động của Giáo hội. Hiến
6
chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua năm lần tu chỉnh, lần gần
đây nhất là tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Hiến chương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam gồm 13 chương, 71 điều. Trong đó "tại Điều 25 chương V
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định trong Hội đồng Trị sự có
Ban Hướng dẫn phật tử để chuyên trách hướng dẫn sinh hoạt tu học của hàng
Phật tử tại gia" [51, tr.1].
1.1.1.2. Các học thuyết Phật giáo cơ bản
Thượng Tọa bộ: sự thay đổi về điều kiện xã hội và địa lý và sự phân hoá
trong Đại chúng bộ có thể là nguyên nhân gây ra sự chia phái của Thượng tọa bộ
thành tổng cộng hơn 10 bộ. Các phái có sự chuyển hoá về lý luận bao gồm: 1/
Nhất thiết hữu bộ (Saivàstivàdàh), còn gọi là thuyết Nhất thiết tữu bộ, Thuyết
nhân bộ (Hetuvàdàh), thuyết này đề cao Luận tạng và cho rằng tất cả các pháp
đều là thực hữu; 2/ Từ khi phân phái, Thượng tọa bộ yếu thế hơn, chuyển căn cứ
đến Tuyết Sơn đổi tên thành Tuyết Sơn bộ (Haimavàtàh); 3/ Độc tử
bộ (Vatsipatriyàli) tách ra từ Nhất thiết hữu bộ. Bộ này vẫn đề cao Luận tạng,
nhưng điểm khác biệt là chỉ dựa vào Pháp uẩn túc luận (tương truyền do ngài Xá
Lợi Phất (Sariputra) soạn). Sau đó, Độc tử bộ phân hóa và thành bốn trường phái
là: Pháp thượng bộ (Dharmottariyàh); Hiền trú bộ (DhadrayàNiyàh); Chính
lượng bộ (Sammitiyàh) và Mật lâm sơn bộ (Sandagirikàh); Hóa địa
bộ (Mahìsarakàh) hình thành từ Nhất thiết hữu bộ, sau khi Phật nhật tịch khoảng
300 năm, và do sư vận dụng hiểu biết của mình để giảng giải kinh Phật; 4/ Pháp
tạng bộ (Dharmaguptakàh), do Pháp tạng chủ xướng. Pháp Tạng (Dharmagupta)
là đệ tử của tôn giả Mục Kiền Liên (Moggallàna). Pháp Tạng đã kết tập những
lời giảng của thầy và lập thành trường phái mới, tách ra từ Hoá địa bộ, chia giáo
lý thành năm tạng là Kinh, Luật, Luận, Chú và Bồ tát tạng; 5/ Ẩm quang
bộ (Kàsyapiyàh), do sư Ẩm Quang (Kàsyapa) tách ra từ Nhất thiết hữu bộ, cho
rằng những lời Phật dạy gồm hai dạng: một nhằm đối trị phiền não và còn lại là để
chỉ ra những bất ổn của các học thuyết ngoại đạo.
7
Ngoài ra, lần phân hoá cuối cùng của Nhất thiết hữu bộ cũng tạo ra Kinh
lượng bộ (Sautràntikàh), hay còn gọi là Thuyết chuyển bộ (Samkràntivàdàh) họ
xem Kinh Tạng mới là giáo lý quan trọng nhất.
Đại Chúng bộ: Đại chúng bộ có trung tâm hoạt động tại Amgotara, thuộc
vùng Trung Ấn. Nguyên có hệ tư tưởng cấp tiến nên đã xảy ra việc phân hoá
trước. Các cuộc phân hoá này tất cả đều tách ra từ Đại chúng bộ và hình thành
tổng cộng thành 9 trường phái trong đó quan trọng về mặt lý luận bao gồm: 1/
Nhất thuyết bộ (Ekavyavahàrikah) cho rằng mọi pháp thế gian hay xuất thế đều
là giả không có thực thể; 2/ Thuyết Xuất thế bộ, còn gọi là Chế đa sơn bộ
(Lokuttaravàdinàh) quan niệm pháp thế gian là do vọng tưởng mà ra, từ đó sinh
phiền não, phiền não tạo nghiệp, do nghiệp mới có quả báo. Do đó, các pháp
thế gian đều là hư vọng. Trường phái này thừa nhận các pháp xuất thế gian là
thật có; 3/ Kê dận bộ (Kankkutikàh) cho rằng Kinh tạng và Luật tạng là giáo
lý do Phật thuyết, tùy căn cơ và hoàn cảnh, chỉ có Luận tạng mới là giáo lý
chân thật vì nó giải thích ý nghĩa của Kinh và Luật; 4/ Đa văn
bộ (Bàhusrutiyàh), do Yajnavalkya cổ xuý cho rằng chỉ có ngũ ấm (vô
thường, khổ, không, vô ngã và niết bàn) và bát chính đạo mới là pháp xuất
thế; những lời dạy khác của Phật là thế gian pháp; 5/ Thuyết Giả
bộ (Prajnàptivadinàh), do Mahakatyayana chủ xướng, phân biệt giáo lý thành
nhiều cấp độ: giả lập, chân thật, có ý nghĩa tương đối, ý nghĩa tuyệt đối; các
pháp thế gian và xuất thế gian đều có một phần là giả thuyết.
Các trường phái khác là: Chế đa sơn bộ (Caityasailàh); Tây sơn trú
bộ (Aparasailàh) và Bắc sơn trú bộ (Uttarasailàh)...
1.1.1.3. Các bản Kinh được sử dụng trong việc hướng dẫn phật tử của Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tam tạng là ba phần cốt tuỷ của kinh sách Phật giáo, gồm:
* Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i
sde snod མདོ་ས蝺འི་ས蝺་སོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ
tử. Hiện tại Phật giáo có 2 hệ Kinh tạng:
8
- Kinh Nam truyền (Nikaya) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem
là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-
Nikāya); 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-Nikāya); 3. Tương ưng bộ kinh (pi.
saṃyutta-Nikāya); 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-Nikāya); 5. Tiểu bộ kinh
(pi. khuddaka-Nikāya). Ngoài ra còn có bốn bộ A-hàm: Trường A-hàm,
Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm, và Tạp A-hàm
- Kinh Bắc truyền: điển hình như các bộ Pháp hoa,
* Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod
འ䝴ལ་བའི་ས蝺་སོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng già (sa., pi. saṅgha) cũng
như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ
vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết bàn.
* Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka,
bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་ས蝺་སོད་)—cũng được gọi là A tì đạt ma, chứa
đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình
thành tương đối muộn hơn so với Luật tạng, có lẽ là sau khi các trường phái
đạo Phật tách nhau và không còn giữ tính chất đồng nhất, mặc dù sự khác biệt
giữa các trường phái không đáng kể.
Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng
Pali, có lẽ xuất phát từ một bản của Trưởng lão bộ (sa. sthaviravādin) ở Trung
Ấn. Theo truyền thuyết, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại
trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 TCN), trong đó Ưu bà li nói về Luật và A
nan đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở
thành cơ sở của hai tạng đó. Theo một số tài liệu thì Luận tạng cũng hình
thành ngay sau đó. Ngoài văn hệ Pali, ngày nay người ta còn các tạng kinh,
luật bằng Phạn ngữ, được Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) lưu
truyền, nhất là ở những vùng Tây Bắc Ấn Độ.
Kinh sách của các phái khác như Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và
Pháp tạng bộ (sa. dharmaguptaka) ngày nay chỉ còn trong bản chữ Hán và
tiếng Tây Tạng. Các kinh sách quan trọng của Phật giáo Trung quốc và Nhật
9
Bản phần lớn đều xuất phát từ Pháp tạng bộ. Các bộ này không xếp thành hệ
thống nghiêm khắc như những tạng Pali và qua thời gian cũng có thay đổi.
Danh mục cũ nhất về các Kinh tạng vào năm 518 ghi lại 2113 tác phẩm. Toàn
bộ kinh sách đó được in lại lần đầu trong năm 972.
Một danh hiệu dành cho những cao tăng, những vị đại sư được xem là
tinh thông Tam tạng, như vậy là thông suốt hết tất cả những thánh điển nhà
Phật, ví dụ như trường hợp hai vị Huyền Trang và Cưu mala thập là những
vị cao tăng được gọi Tam tạng pháp sư.
1.1.2. Các tài liệu đề cập đến Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam
1.1.2.1. Các tài liệu đề cập đến hướng dẫn phật tử giai đoạn trước năm 1981
Có khá nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề hướng dẫn phật tử giai đoạn
trước năm 1981. Các tài liệu tiêu biểu là: Về tổ chức Phật giáo thời đức Phật,
cơ sở để hình thành tổ chức Phật giáo sau này được đề cập đến trong một số
cuốn sách tiêu biểu như: “Lịch sử đức Phật Thích Ca” (1988) của Thích Minh
Châu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trường Cao cấp Phật học cơ sở II; Các
tông phái đạo Phật (1995) của Đoàn Trung Còn, nhà xuất bản Thuận Hóa;
Đức Phật và Phật pháp (1998), Phạm Kim Khánh (dịch), nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1999) của Lê Mạnh Thát, nhà
xuất bản Thuận Hóa; Tăng già thời Đức Phật (2000) của Thích Chơn Thiện,
Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội; Mười đại đệ tử Phật (2001), Thế giới Phật
giáo, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin;
Những cuốn sách này đã đề cập đến hệ thống Tăng đoàn, cơ cấu tổ
chức, cách thức sinh hoạt, tu tập của hệ thống Tăng đoàn.
Tác phẩm “Tăng già Việt Nam” (1952) của Trí Quang, nhà xuất bản
Đuốc Tuệ đã hệ thống hóa các tổ chức Phật giáo Việt Nam gồm: Giáo hội
Tăng già Bắc Việt, Tăng già Trung Việt và Tăng già Nam Việt là ba tổ chức
của các vị Tăng già xuất gia. Hội Phật giáo Bắc kỳ, Hội Phật học Trung Việt
và Hội Phật học Nam Việt là ba tổ chức của cư sĩ tại gia
10
Cuốn “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (1988) của Nguyễn Tài Thư (chủ
biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội; Việt Nam Phật giáo sử luận tập I và II
(1992) của Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn học là những bộ sách sử nói về
toàn bộ quá trình lịch sử truyền giáo và phát triển của Phật giáo Việt Nam từ
thời kỳ đầu du nhập cho đến hết thời Nguyễn. Trong những tác phẩm này
cũng đã đề cập đến quá trình phát triển của tổ chức Phật giáo Việt Nam từ các
trung tâm Phật giáo thời kỳ đầu, sau đó phát triển theo các dòng phái và tổ
đình. Các trung tâm, dòng phái hay tổ đình hoạt động độc lập với nhau. Đời
sống sinh hoạt của tu sĩ tuân thủ đời sống sinh hoạt của tông phái.
Tác phẩm “Thiền uyển Tập anh” (1990) Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy
Nga (dịch), nhà xuất bản Văn học đã giới thiệu các dòng phái Phật giáo tại
Việt Nam từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII. Cuốn sách cung cấp kiến thức mang
tính hệ thống; hệ phái Phật giáo được phân định rõ ràng với các ghi chép chi
tiết về truyền thừa, tiểu sử, sự nghiệp và phương pháp tu trì của các nhà sư
Tác phẩm “Các tông phái đạo Phật” (1995) của Đoàn Trung Còn, Nhà
xuất bản Thuận Hóa giới thiệu các tông phái Phật giáo, sự hình thành tông
phái và hoạt động tông phái. Đây là những hình thức hoạt động của tổ chức
Phật giáo thời kỳ đầu. “Các phái gồm: Câu Xá; Thành Thực; Luật; Pháp
Tướng; Tam Luận; Hoa Nghiêm; Thiên Thai; Chân Ngôn; Thiền; Pháp Hoa;
và Tịnh Độ”
Cuốn “Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam” (2004) của Hòa
thượng Thích Trí Hải, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội đã đề cập đến tiến trình
hình thành hội đoàn, tổ chức Phật giáo trước khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thành lập. Cuốn sách cũng dành phần lớn nội dung đề cập đến quá trình vận
động thành lập Hội Phật giáo Việt Nam.
Đáng chú ý là tác phẩm “Phật pháp khái luận” (2011) của Thích Ấn
Thuận, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới
vấn đề tổ chức Phật giáo. Đây cũng là một trong những cuốn sách trình bày
cụ thể “mục đích hình thành hệ thống tăng đoàn, bản chất của hệ thống tăng
11
đoàn”. Cuốn sách đã dành một phần nói về mục đích xây dựng tăng đoàn. Ý
nghĩa của việc thành lập tăng đoàn là để giữ vững Phật pháp. Sự tồn tại của
tăng đoàn hòa hợp chính là sự tồn tại của Phật pháp. Tổ chức tăng đoàn dựa
trên cơ sở những định chế giới luật này. Tăng đoàn phải lấy sự hòa hợp làm
cơ sở. Tư tưởng lục hòa mà cuốn sách đã chỉ ra cho tăng đoàn Phật giáo cũng
chính là tư tưởng lục hòa đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp thu khi
thành lập tổ chức này.
Ngoài ra các chương XV, XVI, XVII của cuốn sách còn trình bày
những vấn đề cụ thể về tín đồ như phân loại tín đồ, cách thức tu hành của tín
đồ. Đây là cuốn sách quan trọng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển của hệ thống tổ chức Phật giáo trong lịch sử, qua đó làm rõ mô hình tổ
chức Phật giáo ngày nay.
Tác phẩm “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ” (2012) của Lê
Tâm Đắc, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội cũng bàn sâu về
hội đoàn, tổ chức Phật giáo thời kỳ chấn hưng Phật giáo. Phong trào chấn
hưng Phật giáo đánh dấu sự ra đời của các Hội đoàn Phật giáo không thuộc
sơn môn hệ phái. Đây là một kiểu dạng tổ chức mới của Phật giáo chịu nhiều
ảnh hưởng của tư tưởng Hội đoàn phương Tây, được hình thành tại Việt Nam.
Loại hình tổ chức này sau phát triển...n ngữ đến trình độ đã chú giải những tác
26
phẩm Phạn ngữ bằng Phạn ngữ. Phụng Ðình và Duy Giám được mời vào cung
Ðường giảng kinh. Thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ vào tận trong núi để bái yết Vô
Ngại. Thi sĩ Trương Tịch cũng vào tận trong núi để bái yết Nhật Nam tăng.
Nhiều người như Vận Kỳ và Ðại Thừa Ðăng đã vân du cả hai xứ Trung Hoa và
Ấn Độ để mở rộng kiến thức và hành đạo.
Tuy sự cai trị của nhà Ðường đối với Giao Châu rất khắc nghiệt và tuy
chính quyền đô hộ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiến triển của học thuật và văn
hóa Giao Châu, nhưng giới Phật giáo tại Giao Châu đã có phương tiện riêng để
theo đuổi sự tu học và hành đạo của mình, nhờ đó mà Phật giáo vẫn tiếp tục lưu
chảy trong lòng đời sống dân tộc Việt Nam...
Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là
Đại Cồ Việt, mở ra thời kì độc lập và thống nhất, phát triển lâu dài trong lịch sử
Việt Nam. Thời Đinh và Tiền Lê, đã có những chính sách nâng đỡ Phật giáoPhật
giáo thời này phát triển mạnh mẽ, tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất
nước. Khởi đầu là Đinh Tiên Hoàng với việc lập ra chức tăng thống cho thiền sư
Khuông Việt - người đứng đầu của tổ chức Phật giáo của đất nước trong lịch sử.
Vua Lê Đại Hành cử người sang phái đoàn Trung Quốc thỉnh kinh để truyền bá
Phật pháp. Những nhà sư có công giúp vua được trọng dụng và phong thưởng.
Hoa Lư Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam dưới thời nhà Đinh (968-980) và
nhà Lê (980-1009). Sau khi đã là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật
giáo. Theo các thư tịch và dấu vết còn sót lại, vào thế kỷ X, tại đây đã có khá
nhiều chùa tháp. Ninh Bình cũng là quê hương của quốc sư triều Lý Nguyễn
Minh Không, ông xây dựng ở quê hương mình khá nhiều chùa tháp như: chùa
Bái Đính, chùa Địch Lộng, động chùa Am Tiêm...
Từ những ngày đầu tiên Phật giáo du nhập vào nước ta đến thế kỷ X, Phật
giáo đã có những bước chuyển mình quan trọng. Với sự nỗ lực truyền bá Phật giáo
của các nhà nhà sư, Phật giáo đã lan truyền từ một vùng đến nhiều vùng, từ ít người
đến nhiều người và dần trở nên phổ biến. Bằng những hoạt động thực tiễn cụ thể,
những nhà tu hành đã dẫn dắt người dân Việt Nam từ chỗ làm quen với một tôn
giáo ngoại nhập, đến chung sống cùng rồi dần dần Phật giáo “luồn lách” vào mọi
27
“ngõ ngách” của đời sống nhân dân. Thời kỳ này, Phật giáo không chỉ góp phần
làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống Việt Nam mà ngày càng tạo dựng
được chỗ đứng trong lòng dân, tạo thêm sức mạnh cho nhân dân ta đấu tranh chống
Hán hóa, góp phần bảo vệ nền văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Như vậy, ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã có những hình
thức hướng dẫn phật tử cụ thể như việc các nhà sư truyền đạo, giảng đạo, dạy tu
thiền... Lúc này hoạt động hướng dẫn phật tử chủ yếu gắn liền với hoạt động truyền
giáo. Chính các hoạt động hướng dẫn phật tử đã phát triển, mở rộng tầm ảnh hưởng
của Phật giáo trong xã hội Việt Nam, đưa người Việt đến gần hơn với đạo Phật. Các
nhà sư không chỉ đóng vai trò là người truyền đạo mà còn là những người trí thức,
những thầy thuốc, những người chuyên cứu giúp người nghèo... chính vì vậy rất
chiếm được "thiện cảm" của người Việt, được nhân dân kính trọng. Từ đây, Phật
giáo bén rễ sâu vào văn hóa Việt Nam. Bén rễ ở Việt Nam, Phật giáo vẫn giữ được
nền tảng gốc rễ - lấy thiền làm pháp môn chủ đạo, lấy giác ngộ và giải thoát là mục
đích chính, lấy nhiếp chúng sinh làm lợi hành cơ bản.
2.1.2. Thời kỳ ổn định và hưng thịnh (Thế kỷ XI đến thế kỷ XIV)
Nhà Lý là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này
bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành
được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm
dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng
là Trần Cảnh vào năm 1225. Thời gian của triều đại nhà Lý tổng cộng khoảng
216 năm. Vào năm 1054 Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành
Đại Việt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Thời nhà Lý,
Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra còn Nho giáo
và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý, bên cạnh
tín ngưỡng dân gian truyền thống có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng
cả ba tôn giáo này, nhưng Phật giáo được đưa lên thành quốc giáo, nhiều triều
vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều phật sự, không chỉ góp phần phát triển
việc tu học, truyền đạo mà qua đó còn phát triển một nền văn hóa riêng của Đại
28
Việt khác biệt với Trung Hoa. Thời kỳ này, tự viện đã được phân làm ba loại:
đại danh lam; trung danh lam; tiểu danh lam...
Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh thiền phái Thảo Đường.
Tuy nhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo
Ðường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí
thức có khuynh hướng văn học. Thiền Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị
thuộc thiền phái Thảo Ðường nhưng không thể ghi lại tiểu sử, niên đại các bài
truyền thừa của mỗi vị. Phật giáo thời Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ tới dân
thường mà cả vua quan. Có chín trên mười chín vị của thiền phái Thảo Đường là
cư sĩ mà phần lớn là vua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh
Tông và Lý Cao Tông. Rất nhiều thiền sư đời Lý tham gia chính sự mà không
tham dự chính quyền. Nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng
mà một trong số đó là “An Nam tứ đại khí” gồm có: tháp Báo thiên, chuông Quy
điền, vạc Phổ minh và tượng Quỳnh lâm. Năm 1010, lúc vừa lên ngôi, Lý Thái
Tổ đã xây tám ngôi chùa ở quê mình. Tại Thăng Long vua cho dựng chùa Hưng
Thiên ngự gần điện Thái Hòa là chùa Vạn Tuế. Tiếp đó vua lập chùa Thiên
Quang, Thiên Ðức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh
Thọ. Khắp nước chừng 300 ngôi chùa được tạo dựng, những chùa đã hư nát thì
sửa chữa lại. Năm 1036, vua Lý Thái Tông làm lễ khánh thành tượng Phật Ðại
Nguyện vừa đúc xong. Năm 1040, vua lại khánh thành một nghìn pho tượng
Phật bằng gỗ, một nghìn bức tranh Phật và hàng vạn cờ phướn. Năm 1041, đúc
tượng Phật Di Lặc bằng đồng nặng 7.560 kilogam đặt tại viện Thiên Phúc. Năm
1049, vua dựng chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột. Năm 1056, vua Lý Thánh
Tông xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 12.000 cân đồng để đúc chuông và
tự tay thảo bài minh khắc trên chuông. Năm 1057, trước chùa một ngọn tháp tên
Ðại Thắng Tư Thiên được xây lên, 12 tầng, cao 20 trượng. Cũng năm này xây
hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ cùng đúc hai tượng Phạm Vương và Ðế
Thích bằng vàng. Năm 1057, vua sai Quách Mãn tạc tượng Phật A Di Ðà bằng
đá ở huyện Tiên Du. Năm 1071, vua viết chữ "Phật" cao một trượng sáu thước
khắc vào bia đá để tại chùa núi Tiên Du. Năm 1086 vua Lý Nhân Tông dựng
29
chùa Lâm Sơn và xây tháp đá tại huyện Quế Dương. Năm 1091, vua dựng tháp
Linh Tế. Năm 1129, vua Lý Thần Tông khánh thành 84.000 bảo tháp bằng đất.
Năm 1134, khánh thành ba tượng tam tôn bằng vàng. Thời kỳ này có các tăng sĩ
nổi bật tạo nên sự phát triển của Phật giáo phải kể đến đó là: Mãn Giác, Thông
Biện,...
Thời bấy giờ, vua Lý Nhân Tông và hoàng thái hậu Linh Nhân rất tôn
sùng Phật giáo, trước sau đã cho xây dựng hơn một trăm chùa tháp, trong đó có
nhiều chùa nổi tiếng như chùa núi Lãm Sơn (chùa Giạm) (1086), trùng tu mở
rộng chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, 1105), chùa Sùng Phúc (Thuận Thành,
1115), tháp Sùng Thiện Diên Linh (núi Đọi, Duy Tiên, Hà Nam, 1118), Đối
với các thiền sư có tài đức, vua và hoàng thái hậu càng kính trọng, thường đích
thân đến tận nơi thăm viếng hoặc thỉnh về triều để tham vấn, không chỉ riêng về
Phật pháp mà cả những vấn đề quốc kế dân sinh. Thông Biện được mời về trụ trì
chùa Khai Quốc là một ngôi chùa cổ kính nổi tiếng ở kinh đô Thăng Long, là nơi
các vua và hoàng tộc nhà Lý thường đến tham thiền lễ Phật [Xem 92].
Các Vua Lý đều tôn sùng đạo Phật. Lý Thái Tông thuộc thế hệ thứ bảy của
phái tiền Vô Ngôn Thông. Lý Thánh Tông, Lý Anh Thông, Lý Cao Tông thuộc
phái thiền Thảo Đường... Cả tầng lớp quý tộc quan lại và dân thường đều mộ Phật,
chùa tháp được xây dựng ở khắp nơi gắn liền với những lễ hội Phật giáo.
Phật giáo Việt Nam bắt đầu hưng thịnh từ thời nhà Lý, phát triển lên đến
đỉnh cao rực rỡ ở thời nhà Trần. Nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong
lịch sử Việt Nam, thời nhà Trần được bắt đầu khi Thái Tông Nguyên Hiếu hoàng
đế Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được truyền ngôi từ Nữ đế Lý
Chiêu Hoàng. Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở
Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ
đời nhà Lý.
Nói về Phật giáo thời Trần, nhà Nho Lê Quát từng nói: "phân nửa thiên hạ
đi tu", đa số dân chúng là người tu tại gia. Phật giáo luồn lách vào mọi ngõ
ngách của đời sống xã hội. Ngôi chùa làng trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa
của làng quê Việt Nam. Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chép về sự
30
phồn thịnh của ngôi chùa ở Việt Nam thời kỳ đó: Các chùa như Hoàng Giang,
Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... dựng lên nhan nhản khắp
nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa dân số thường. Nhất là
huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng
lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy, trong
tô vàng son... [ Xem 25]. Phật giáo ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực: chính trị, tư
tưởng, văn hóa, đạo đực, nghệ thuật.
Thời kỳ nhà Trần chịu ảnh hưởng mạnh bởi Nho giáo và Đạo giáo tạo ra
cục diện Tam giáo đồng nguyên giữa Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái
thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng,
người bảo trợ Phật giáo, thành lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng đến
ngày nay.
Nét nổi bật của Phật giáo thời kì này so với thời trước là sự ra đời của thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập mà tổ sư chính là vị vua rời bỏ
chính sự để xuất gia Trần Nhân Tông. Trong thời kỳ thịnh trị nhất của Phật giáo
Trúc Lâm, khoảng trên 15.000 người đã được thụ giới xuất gia trong các giới đàn
do giáo hội Trúc Lâm tổ chức [70,tr 449]. Điểm nổi bật khác nữa là sách Thiền
Uyển Tập Anh - cổ thư xưa nhất còn giữ lại được đến nay viết về Phật giáo Việt
Nam, đã được kết tập vào thời này. Đây là tập sách nói về các vị thiền sư Việt
Nam từ cuối thế kỷ VI đến thế kỷ thứ XIII. Sách này bắt đầu được biên tập vào
khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất.
Thời nhà Trần có nhiều tăng sĩ, phật tử đắc đạo và nổi danh góp phần tạo nên
sự phát triển thịnh vượng của Phật giáo Việt Nam thời kỳ này, phải kể đến đó là:
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 – 1291): tên thật là Trần Tung, còn gọi là Trần
Quốc Tung, là thành viên trong hoàng tộc nhà Trần với tước hiệu Hưng Ninh
Vương và là một thiền sư Việt Nam. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân
Tông đến cửa thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai
(1285) và lần thứ ba (1287-1288), ông đều trực tiếp tham gia [70; tr. 301] Sau
kháng chiến, ông được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Nhưng
31
không lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (nay ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) lập
Dưỡng Chân Trang để theo đuổi nghiệp thiền. Thời trẻ, ông không thích công
danh, chỉ ham nghiên cứu thiền. Ông học đạo với thiền sư Tiêu Dao, vừa thực
hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ, vừa đảm trách
các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Ông được vua Trần Thánh Tông nể
vì do kiến thức uyên bác về nội ngoại điển.
Trần Nhân Tông (1258 – 1308): Trúc Lâm Yên Tử là một dòng thiền Việt
Nam thời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của
Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của thiền sư Đạo Viên, tiền bối của
Trần Nhân Tông, tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba
thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa, Huyền Quang
(gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ). Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm là vị
vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh
Tông) trong Lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278-1293) và làm Thái
Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam ở thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo
Đường, Vô Ngôn Thông và Tì Ni Đa Lưu Chi. Với việc lập ra phái Trúc Lâm,
Trần Nhân Tông thống nhất các phái thiền đã tồn tại trước đó và toàn bộ Phật
giáo đời Trần về một mối [Xem 90].
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh
nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ngài có duyên với Phật pháp từ thuở
nhỏ, khi sinh ra, thân sắc vàng như sắc Phật, lớn lên năm 16 tuổi, được vua cha lập
làm hoàng thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường lại cho em là Đức Việp, nhưng vua
Thánh Tông không đồng ý, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn. Hạt giống
Phật đã ngầm chứa trong Trần Nhân Tông mà biểu lộ ra như thế. Ngày 22 tháng
10 âm lịch năm 1278, được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi. Sau khi
nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại
cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành
lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc
Lâm đầu đà). Trần Nhân Tông đã cùng hai môn đệ là Pháp Loa và Huyền Quang
32
vân du thuyết pháp ở chùa Sùng Nghiêm, Siêu Loại. Trần Nhân Tông là tổ thứ
nhất của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nhờ những việc làm của Trần Nhân
Tông, về sau Trần Nhân Tông được nhân dân cung kính gọi là “Phật Hoàng”. Tôn
chỉ của Thiền Trúc Lâm Yên Tử thể hiện rõ trong bốn câu kệ cuối của bài phú Cư
trần lạc đạo... [Xem 100]
Phật giáo dưới triều Trần là một nền Phật giáo toàn dân. Thời kỳ này, Phật
giáo không chỉ phát triển về chiều rộng, có mặt ở khắp mọi nơi từ chốn cung
đình đến các làng quê, thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội từ vua
quan đến thường dân... mà Phật giáo còn phát triển chiều sâu của giáo lý Phật
pháp. Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm đã minh chứng cho sự phát triển chiều
sâu đó. Phật giáo thời Lý - Trần đã trở thành một phần không thể hiếu của văn
hóa Việt Nam, không chỉ vậy mà còn luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của hai triều đại Lý - Trần, Phật giáo đã đóng ai
trò là một hệ tư tưởng chủ đạo, tích cực và năng động. Đặc biệt ở thời Trần, các
tăng sĩ Phật giáo đã trở thành những nhà cố vấn chính trị lỗi lạc, thậm chí nhiều
vị Vua chính là những nhà tu hành đắc đạo. Sự lồng ghép hai trong một đó đã
phát huy được triệt để sức mạnh Phật giáo, tổng hợp được khối đại đoàn kết toàn
dân, góp phần không nhỏ làm nên ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên vang
dội. Chính sự đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường, không ngại khó
khăn gian khổ đã được hình thành suốt chiều dài lịch sử và phát triển lên đến
đỉnh cao thời Lý - Trần, mà sau này khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đã lựa chọn cho mình phương châm hoạt động "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa
Xã hội".
Như vậy, thời kỳ Lý - Trần Phật giáo Việt Nam phát triển lên đến đỉnh
cao. Phật giáo đã thâm nhập sâu vào đời sống xã hội. Mặc dù không có tài liệu
viết về hướng dẫn Phật tử trong giai đoạn này, nhưng các hoạt động hướng dẫn
phật tử vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức. Các nhà sư trở thành những người
thầy trong nhiều lĩnh vực: không chỉ tu học mà cả giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ
thuật... thậm chí cả chính trị (nhiều nhà sư là những nhà cố vấn, nhà ngoại giao,
giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình). Đặc biệt, ở thời kỳ này, nhiều
33
vị vua là những nhà tu hành nổi tiếng, các triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện
nhiều hoạt động phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học, truyền đạo
mà qua đó còn phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt.
2.1.3. Thời kỳ chấn hưng và cách tân (Thế kỷ XV đến thế kỷ XIX)
Thời hậu Lê: Nhà Hậu Lê (1427 – 1789) là một triều đại phong kiến Việt
Nam. Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980 –
1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả 2
giai đoạn Lê sơ và Lê Trung Hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung Hưng tuy kéo dài
nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Phật
giáo cũng vì thế mà không hưng khởi lên được nữa. Nhất là hồi trước quan nhà
Minh đã tịch thu hết kinh điển, nên dù có những bậc mộ đạo đến đâu cũng không
lấy gì mà nghiên cứu. Bởi thế, các tăng đồ lúc ấy, nhân lúc dân nước được tự lập,
tự trị, dù có cố duy trì lấy đạo Phật thì chẳng qua cũng là một sự tín ngưỡng theo
hình thức. Thời này Nho học đã bá chủ cho văn hóa, các sĩ phu xô nhau vào khoa
cử, miệt mài trong tư tưởng tống nho, triết lý nhà Phật không làm nên danh làm
lợi cho ai, tất bị bỏ quên. Việc tu đạo đối với hạng ít học chỉ thành một kế quyền
nghi theo hình thức, với hạng sĩ phu thì chỉ là một chỗ để người nào lận đận công
danh, chán nản cuộc thế, bất bình với thói đời, nghĩa là chỉ những người yếm thế
mới tìm đến để tiêu giao ngày tháng, mượn cảnh chùa am, tiếng chuông câu kệ mà
dứt bỏ cuộc đời bên ngoài thôi; chớ không phải họ đến với Phật giáo là do mến
hiểu giáo lý của phật mà tu hành. Bởi vậy, trong đời Hậu Lê có thể gọi là “thời đại
Phật giáo suy đồi” như một số nhà nghiên cứu đã nhận định.
Lật lại lịch sử, chúng ta nhận thấy, kể từ khi cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly vốn
xuất thân Nho học, quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện các biện pháp nhằm
giảm ảnh hưởng Phật giáo. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, nhất là khi Lê Thánh
Tông tôn Khổng giáo làm quốc học, Phật giáo chính thức suy thoái, thời gian kéo
dài đến nhiều trăm năm.
Cần phải nhấn mạnh rằng, thời kỳ này Phật giáo không còn giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống chính trị, Phật giáo cung đình lui dần về chốn dân gian, gắn bó với
sinh hoạt cộng đồng làng xã của người Việt. Phật giáo bước ra khỏi vũ đài chính trị
34
nhưng vẫn tồn tại phổ biến ở làng xã, trở lại nơi thôn dã, trở thành hạt nhân của sự
đoàn kết, ăn sâu trong tín ngưỡng nhân dân, góp phần làm cho tư tưởng Tam giáo
vốn có từ trước của dân tộc mang một sắc thái mới. Mặc dù, Phật giáo không được
phát triển như các thời kỳ trước đó, nhưng việc hướng dẫn phật tử vẫn như dòng
suối nguồn âm thầm tuôn chảy, đóng góp cho sự trường tồn của Phật giáo trong đời
sống dân tộc. Hoạt động hướng dẫn phật tử vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, các
tăng sĩ phật tử luôn giữ vững tinh thần của Phật giáo, dẫn dắt các Phật tử tham gia
các hoạt động công tác phật sự của Phật giáo. Phải kể đến các tăng sĩ phật tử như:
Liễu Quán, Tông Diễn...
- Liễu Quán (1667-1742), tên thật là Lê Thiệt Diệu, là một cao tăng Việt
Nam, thuộc đời pháp thứ 35 dòng phái Lâm Tế. Từ nhỏ sư là người thông minh,
chí khí hơn người. Qua nhiều năm tu hành, luyện tập, đã khai sáng ra thiền phái
Liễu Quán, mang đậm phong cách của văn hóa Phật giáo Việt Nam còn truyền lại
đến ngày nay. Trong các năm 1733, 1734 và 1735 Sư nhận lời thỉnh của chư tăng
cùng các tể quan và cư sĩ ở Thuận Hóa, dự bốn lễ đại giới đàn. Đến năm 1740, Sư
Liễu Quán được mời làm chủ tọa giới đàn Long Hoa Phòng Giới [Xem 31]
- Tông Diễn (1640-1711): Tông Diễn hiệu Chân Dung, thuộc đời pháp thứ
37 của tông Tào Động. Ban ngày sư đi khuyến hóa cúng dường chúng tăng, ban
đêm tham vấn giáo lý Phật, có khi suốt đêm ngồi thiền không đặt lưng xuống
chiếu. Sư chịu vất vả nhọc nhằn không tiếc thân mạng. Đến năm ba mươi tuổi,
sư thọ giới Cụ túc [Xem 31] Năm niên hiệu Vĩnh Trị (1678), vua Lê Hy Tông
ra lệnh cho các quan khắp nước bất cứ ở đâu tăng ni hoặc già hoặc trẻ đều đuổi
hết về rừng núi. Sư biết được tin này rất đau lòng, tự nghĩ: "Tại sao nhà vua lại
cho rằng đạo Phật lại cho là vô dụng? Nếu ở núi rừng, dù thuyết pháp đá phải gật
đầu, giảng kinh được hoa trời rơi loạn, cũng chẳng có lợi ích gì cho chúng sinh.
Nếu không hoằng dương được chính pháp thì làm sao đáng đền ơn phật tổ! Chỉ
riêng tốt cho mình thì làm sao độ được hàm linh trong bể khổ, thật uổng công
vào cửa phật, luống trôi qua một đời”. Nghĩ như vậy, sư bèn quyết tâm rời chốn
sơn dã về đất kinh thành, mong cảnh tỉnh nhà vua, cứu vãn Phật pháp. Sư trở về
trình thầy để xin phép đến kinh đô, thiền sư Thông Giác hoan hỉ. Sư đi mấy hôm
35
đến chùa Cổ Pháp, xin phép nghỉ lại trong chùa, vị Trụ trì ở đây tiếp đãi rất ân
cần. Suốt đêm, sư tọa thiền đến khi nghe tiếng chuông sáng mới xả thiền, lên điện
lễ Phật. Vua nghe tiếng sai Trung sứ đến nói vua thỉnh sư vào cung diễn giảng
kinh pháp. Vua cũng đến dự nghe thấu hiểu đạo lý, liền ban cho sư được quyền
ra vào nội cung để tuyên dương chính pháp, đồng thời ra lệnh thu hồi lệnh trước,
để tăng ni tự ý trở về chùa mình ở đâu tùy duyên giáo hóa [Xem 31].
Vua Lê Hy Tông thấm nhuần đạo lý, thành tâm sám hối lỗi trước của
mình, nên tạc hình quì mọp để tượng Phật trên lưng tỏ lòng thành sám hối.
Tượng này hiện còn thờ ở chùa Hồng Phúc. Đã giải được ách nạn của tăng ni,
Phật pháp và giáo hóa được vua chúa trong triều, sư xin vua về núi thăm thầy.
Vua bằng lòng liền ban áo gấm cho Hòa thượng ở núi để an ủi, tặng tiền bạc để
sư làm lộ phí, hẹn thời gian ngắn gặp lại. Sau đó, về đến Đông Triều, rồi tới Hạ
Long, sư lên điện lễ phật, vào phương trượng lễ thầy, mọi người gặp lại trong
niềm hoan hỉ. Sư tổ chức khắc bản in kinh Hoa Nghiêm để ở chùa Báo Thiên,
khắc bản kinh Pháp Hoa in để ở chùa Khánh Sơn. Bấy giờ bà Quốc Nhũ (mẹ vú
của Vua) quê Hòe Nhai mời cậu Vua phát tâm cúng dường cho sư tu sửa chùa
Hồng Phúc. Sư nhận lời xây dựng, tu sửa không bao lâu được hoàn thành. Làm
chùa xong còn dư tiền, sư sáng lập chùa Cầu Đông, sư xin vua cho người cai
ngục lúc trước làm tăng gìn giữ chùa Cầu Đông. Sau sư trụ trì ở chùa Hồng
Phúc, thường tới lui giảng đạo cho vua chúa nghe... [Xem 31].
Cuối thế kỷ XIX: Thời kỳ này đời sống Phật giáo có nhiều biến động.
Nhiều chùa được xây dựng từ hàng trăm năm bị tàn phá. Đầu thế kỉ 20, thế giới
bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản Phật giáo. Còn tại Việt Nam, do nhà
Nguyễn độc tôn Nho học nên Phật giáo không được quan tâm. Trước tình hình
đó, một phong trào chấn hưng và cải tổ là cần thiết. Phong trào chấn hưng Phật
giáo được khởi xướng từ thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước
Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là
Tổ của phong trào. Nhiều hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được
thành lập. Nhiều ấn phẩm như sách, báo, tạp chí viết về Phật giáo ra đời từ đây
công cuộc chấn hưng này. Phật giáo ở miền Trung với trung tâm là Huế đã
36
khởi đầu những sự cải tổ đánh dấu mốc chuyển biến thành một nền Phật giáo
hiện đại, làm mẫu cho toàn quốc. Nói đến Phật giáo miền Trung, bắt đầu từ
những năm 1930 không thể không nhắc đến trung tâm Phật giáo Huế. Cần nhắc
lại không phải đến thế kỷ XX Huế mới trở thành một trung tâm của Phật giáo.
Chấn hưng Phật giáo hay công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một
phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền
thống và phát triển Phật giáo tại Việt Nam. Trước tình hình phức tạp của đời
sống xã hội, cái lo âu sâu đậm nhất của người Việt là bị mất văn hóa và linh hồn
Việt. Cho nên, phục hưng Phật giáo cũng như ý hướng xây dựng “quốc học” đã
được hỗ trợ nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Phục hưng Phật giáo và xây
dựng “quốc học” là những công việc chính đáng, hợp pháp, không phải là những
việc quốc cấm, cho nên những người thực hiện phong trào này đã vượt qua mọi
trở ngại, không sợ bị đàn áp Ở Việt Nam thời kỳ này, chữ Quốc ngữ, chữ Hán
và chữ Pháp, Anhđều được sử dụng phổ biến. Đặc biệt chữ quốc ngữ trở thành
một phương tiện hữu ích nối liền hai thế hệ cựu và tân học thời bấy giờ. Mục
tiêu của tất cả các hoạt động của phong trào chấn hưng Phật giáo nhằm khẳng
định vai trò và vị trí của Phật giáo Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước có nhiều
khó khăn trở ngại và nhiều biến động về kinh tế, chính trị xã hội. Việc chấn
hưng Phật giáo đồng thời nhằm khai hóa dân trí, tìm kiếm và xác định một ý
thức hệ dân tộc.
Qua sự trình bày trên cho thấy, mặc dù thời kỳ Phật giáo không còn nhiều
thuận duyên như các thời kỳ trước, có nhiều biến động và khó khăn nhưng các
hoạt động hướng dẫn phật tử thời kỳ này diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.
Chính các hoạt động hướng dẫn phật tử: giảng pháp, thành lập các đạo tràng, in
ấn kinh sách,... đã góp phần thúc đẩy quá trình chấn hưng Phật giáo, thay đổi,
cách tân Phật giáo để phù hợp hơn với hoàn cảnh mới, sự cách tân này vẫn không
làm thay đổi bản chất Phật giáo, theo đúng tinh thần "Tùy duyên bất biến" của nhà
Phật. Các vị tăng ni, những người đứng đầu luôn trăn trở trước những biến đổi của
thời cuộc, những biến động đối với Phật giáo, từ đó, không ngại khó khăn gian
37
khổ, họ lăn xả vào con đường chấn hưng Phật giáo và một trong những phương
thức hiệu quả là tích cực đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn phật tử.
2.1.4. Thời kỳ kiện toàn tổ chức (Thế kỷ XX đến nay)
Khoảng năm 1920, tại Việt Nam có duy trì một đạo tràng tại các chùa lớn
do các hòa thượng dẫn dắt như: Tại miền Nam: sư Thích Từ Phong giảng dạy tại
chùa Giác Hải; thiền sư Khánh Hòa tại chùa Tiên Linh; thiền sư Chí Thành tại
chùa Phi Lai, chùa Giác Hoa; thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa; thiền sư
Khánh Anh tại chùa Long An. Tại miền Trung: sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa
Thiên Hưng; thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân;
thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; thiền
sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm; Tại miền Bắc: sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh
Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh
sách rất nhiều [Xem 70].
Thời kỳ này có nhiều tổ chức hướng dẫn phật tử hoạt động sôi nổi: Tổ
chức Lục hòa Liên hiệp ở miền Nam, Tổ chức An Nam phật học ở miền Trung,
Tổ chức Phật giáo Bắc Kỳ ở miền Bắc. Ngay thời kỳ đầu của phong trào chấn
hưng Phật giáo, ba hội Phật giáo đầu tiên ở ba miền đã được thành lập. Tiếp theo
đó là nhiều hội được thành lập, hội nào cũng xuất bản tạp chí. Các hội phát triển
nhanh chóng và các chi hội lần lượt được thành lập ở các tỉnh. Phong trào phục
hưng Phật giáo ngay từ buổi đầu đã trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động của
các tổ chức Phật giáo ngày càng trở nên mạnh mẽ. Sự ra đời của các tổ chức đã
quy tụ được nhiều bậc cao tăng và nhân sĩ trí thức như Trần Trọng Kim, Thiều
Chửu, Bùi Kỷ. Lễ Phật đản tại Huế năm 1935 có sự hiện diện của vua Bảo
Đại và Thái hậu làm Hội chủ danh dự. Các trường giảng dạy Phật học được tổ
chức ở khắp ba miền, tập trung tại các chùa lớn, đào tạo nhiều tăng ni sinh.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, tỉnh nào cũng thành lập Ủy ban Phật giáo cứu
quốc. Giai đoạn này có nhiều tổ chức được chuyển đổi, thành lập, trong đó có sáu tổ
chức lớn nhất tại ba miền, mỗi miền một tổ chức của tăng sĩ, một tổ chức của cư sĩ.
Sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951, sáu tổ chức ba miền họp
tại Huế thành lập tổ chức thống nhất là Tổng hội Phật giáo Việt Nam, do Hòa
38
thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội trưởng, chức Thượng thủ và Giám luật luân
chuyển giữa các miền. Đức Đệ nhất Thượng thủ là hòa thượng Thích Tuệ Tạng ở
miền Bắc. Tổng hội Phật giáo Việt Nam thời kỳ này là đoàn thể quan trọng nhất
của Phật giáo ở Việt Nam, có tổ chức chặt chẽ theo đúng tinh thần của Phật giáo
và qui tụ trên một triệu hội viên. Tổng hội Phật giáo Việt Nam cũng là hội viên
sáng lập của Tổng hội Phật giáo thế giới, thành lập năm 1950 tại Columbo và đã
cử đại biểu đi tham dự tất cả các khóa họp của Tổng hội Phật giáo Thế giới.
Tổng hội Phật giáo Việt Nam gồm các ngành hoạt động sau đây: hoằng
pháp, giáo dục, văn mỹ nghệ, thanh niên, nghi lễ, từ thiện xã hội. Sự ra đời của
Tổng hội Phật giáo Việt Nam năm 1951 là đỉnh cao và là sự kết thúc giai đoạn
một (1920-1951) trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam thế kỷ XX,
mở ra một thời kì mới - thời kì mà Phật giáo Việt Nam có sự chuyển hóa về chất
trong cuộc tranh đấu bảo vệ sự vẹn toàn của đạo pháp. Mặc dù, sự thống nhất Phật
giáo lần thứ nhất này còn có nhiều hạn chế, song nó đã thực sự tạo nên những
nguồn động lực lớn lao cho cuộc đấu tranh của tăng sĩ, tín đồ phật tử sau này. Sau
gần 20 thế kỷ du nhập và đồng hành cùng dân tộc, đây là lần đầu tiên Phật giáo
trong cả nước có chung một mái ấm thực sự và cùng nhau thể hiện những khát
vọng của mình, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong lòng dân tộc.
Đến thời kỳ 1975 - 1980, tại miền Bắc chỉ còn một tổ chức là Hội Phật giáo
thống nhất Việt Nam; còn tại miền Nam, bên cạnh tổ chức lớn nhất là Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất còn có một số tổ chức khác, Ban vận động thống nhất
Phật giáo được thành lập do hòa thượng Thích Trí Thủ đứng đầu nhằm thống nhất
các tổ chức. Từ năm 1976, cũng như các lĩnh vực khác của xã hội, Phật giáo ở Việt
Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng và tàn dư của chiến tranh.
Tình hình hướng dẫn phật tử trước năm 1981 như đã nêu ở trên cho thấy
công tác hướng dẫn, giáo dục phật tử ngay từ thời đức Phật còn tại thế đã được đặt
ra như là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có hệ thống tổ chức nhân sự và phương thức
hoạt động.
Ở Việt Nam, việc hướng dẫn phật tử được củng cố hoàn thiện cả về nội
dung và phương pháp qua các thời kỳ lịch sử của Phật giáo Việt Nam, chủ thể
39
hướng dẫn phật tử trước năm 1981 chủ yếu là các thiền sư uyên thâm phật pháp
và đắc đạo đã được phong ấn chứng (Xem phần 2.1.1, 2.1.2 2.1.3).
Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ hai mươi là một
trong nhiều sự kiện của lịch sử Phật giáo Việt Nam để lại những dấu ấn nổi bật và
những thành tựu q... Nhà nước về tôn
giáo, rất cần có những sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Đảng, Nhà nước, nhất là chính
quyền địa phương các cấp tại các tỉnh khu vực vùng núi phía Bắc. Cụ thể: 1/. Cho
thành lập và củng cố tổ chức Ban Hướng dẫn phật tử cấp tỉnh, tức là cấp huyện, thị
(đối với những nơi có điều kiện khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh có đề
nghị); 2/. Cho xây dựng các ngôi chùa Việt Nam ở vùng biên giới, như một việc đánh
dấu cột mốc của Việt Nam... tạo điều kiện cho Ban Hướng dẫn phật tử hoạt động;
3/.Cho khôi phục lại những ngôi chùa là di tích lịch sử, di tích văn hóa đã hư hoại
do trải qua thời gian hoặc chiến tranh tàn phá; cho xây mới các cơ sở thờ tự để phục
vụ và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo của đồng bào, trên cơ sở đó, thành lập
các phân Ban Hướng dẫn phật tử để đáp ứng nhu cầu tu tập theo Phật giáo của nhân
dân; 4/. Giao chùa (tự viện) cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh có
trách nhiệm cử tăng ni về trụ trì, trông nom xây dựng tu bổ sửa sang, phục vụ tín
ngưỡng, hướng dẫn Phật pháp cho bà con theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam; 5/. Tạo điều kiện cho tổ chức Phật giáo các cấp hoạt động theo Hiến chương
đã được Nhà nước thông qua và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật; 6/.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tăng ni lên hoạt động phật sự trên địa bàn vùng núi
phía Bắc nói riêng, vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương và hải đảo của Tổ quốc nói
chung; 7/. Tạo điều kiện cho tín đồ, phật tử được tham gia các hoạt động phật sự
chính đáng, không trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Một trong những việc cần quan tâm, hỗ trợ nữa là tạo điều kiện về quỹ đất để
xây dựng các cơ sở thờ tự, các công trình của Phật giáo. Ở không ít nơi, việc xây
dựng cơ sở thờ tự còn chậm là do việc giải quyết, cấp đất còn chậm, việc giải phóng
mặt bằng còn khó khăn. Vì vậy, việc này rất cần đến sự hỗ trợ của chính quyền. Mặt
khác, trong khi tổ chức các hoạt động của Phật giáo, nếu không có sự trợ giúp của
chính quyền trên nhiều phương diện như cơ sở vật chất, đảm bảo an ninh, trật tự,...
thì cũng rất khó có thể diễn ra được thành công tốt đẹp.
144
4.2.6. Khuyến nghị giải pháp đối với các tổ chức Hướng dẫn phật tử trực thuộc Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương
Các tiểu ban cấp Trung ương: Tùy theo nhu cầu, mỗi phân ban được thành lập
các tiểu ban. Mỗi tiểu ban có số lượng thành viên không quá 21 người (không tính vào
số lượng thành viên chính thức của phân ban) do một vị Phó Trưởng phân ban chuyên
trách làm Trưởng tiểu ban, hoạt động theo một Quy chế riêng có nội dung phù hợp với
Nội quy Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương và Nội quy của phân ban liên hệ do
Trưởng ban Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương ban hành. Năm tiểu ban chuyên trách
đã được thành lập trước đây là: Tiểu ban phật tử Khất sĩ, Tiểu ban phật tử người Hoa,
Tiểu ban phật tử Nam tông Kinh, Tiểu ban phật tử Nam tông Khmer và Tiểu ban phật
tử hải ngoại nay đều trực thuộc phân ban cư sĩ phật tử Trung ương, có cơ cấu tổ chức
và nội quy hoạt động như đã quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nội quy này.
Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh: Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh trực thuộc sự lãnh
đạo của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương và Ban Trị sự giáo hội cấp tỉnh sở tại;
Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh tùy theo nhu cầu, được thành lập các Phân ban tương
ứng với các Phân ban của cấp Trung ương, có số lượng thành viên không quá 27 vị
(không tính vào số lượng thành viên chính thức của Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh), do
các vị Phó trưởng Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh chuyên trách làm các Trưởng phân
ban và được Trưởng Ban Trị sự Giáo hội cấp tỉnh chuẩn y bằng một quyết định.
Ban Hướng dẫn phật tử huyện: Ban Hướng dẫn phật tử huyện trực thuộc sự
lãnh đạo của Ban Hướng dẫn phật tử cấp tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội cấp huyện sở
tại. Đơn vị cơ sở của Ban Hướng dẫn phật tử là các đạo tràng cư sĩ phật tử, đạo
tràng phật tử dân tộc, đơn vị Gia đình phật tử, câu lạc bộ Thanh thiếu nhi phật tử,
các Hội đoàn phật tử sinh hoạt tại các tự viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở
trong nước và nước ngoài.
Các Ban và phân Ban Hướng dẫn phật tử cần linh động, đa dạng hóa các mô
hình hoạt động hướng dẫn phật tử dưới nhiều hình thức. Mỗi địa phương tùy thuộc
vào nét văn hóa, lối sống và môi trường xã hội đặc thù cần xây dựng mô hình hoạt
động hướng dẫn riêng phù hợp trên cơ sở các mô hình chung của Giáo hội. Bên
cạnh đó, tổ chức thăm quan tăng cường giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa Ban Hướng
145
dẫn phật tử các cấp, các tỉnh thành, huyện và các chùa cũng là điều cần thiết để
nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng dẫn phật tử.
Tuyên dương và khen thưởng kịp thời có hình thức nêu gương khích lệ xứng
đáng đối với các tổ chức, các cá nhân có thành tích, hoạt động tích cực trong công
tác hướng dẫn phật tử các cấp. Bên cạnh đó, Ban Hướng dẫn phật tử cần chủ động
liên hệ với các cấp các ngành, đoàn thể xã hội và các Ban ngành thuộc Hội đồng trị
sự chặt chẽ hơn nữa để tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong các hoạt
động phật sự, hoạt động từ thiện xã hội.
Tiểu kết chương 4
Có nhiều nhân tố tác động đến hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung
ương. Qua nghiên cứu khảo sát thực tiễn, chúng tôi xác định được các nhân tố
khách quan và chủ quan cơ bản. Các nhân tố khách quan và chủ quan đều có xu
hướng tác động hai chiều, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương. Nếu Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương, có những biện
pháp thích hợp thì những yếu tố tác động này sẽ là nguồn động lực bổ ích giúp cho
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương hoạt động tích cực và hiệu quả hơn.
Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã tìm kiếm một số khuyến nghị giải
pháp có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế và tiếp tục phát huy những thành
tựu đã đạt được.
146
KẾT LUẬN
1. Về quá trình hình thành và phát triển về cơ cấu tổ chức của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử ở Việt Nam gắn liền với
quá trình hình thành của tổ chức Phật giáo Việt Nam. Trước năm 1981, Phật
giáo có một quá trình hình thành và phát triển rực rỡ, đặc biệt từ đầu công
nguyên cho đến thời nhà Lý và thời nhà Trần, Phật giáo phát triển rộng khắp
cả nước và trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc, được
nhiều tầng lớp trong xã hội tin theo. Thời kỳ này Phật giáo Việt Nam phát
triển mạnh, nhưng chưa có tên gọi tổ chức Hướng dẫn phật tử.
Từ sau thời nhà Trần, bắt đầu từ thời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX Phật
giáo Việt Nam suy thoái. Điều này do nhiều nguyên nhân. Đến đầu thế kỷ
XX, nhiều tăng ni, phật tử đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo trên
khắp cả nước. Thời kỳ trước năm 1981 chưa có tên gọi Ban Hướng dẫn phật
tử, tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng quá trình tổ chức và thực hiện các
hoạt động phật sự đều có bản chất của một quá trình hướng dẫn phật tử.
Bắt đầu từ năm 1981 việc hướng dẫn phật tử đã được gọi tên và có một vị
trí, vai trò cùng với những nhiệm vụ xác định và là một trong sáu ban chính của
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trải qua quá trình hoạt động tích cực và hiệu quả, Ban Hướng dẫn phật tử
được gọi là Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương, bao gồm nhiều cấp, từ cấp
trung ương đến địa phương.
Cho đến nay, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương vẫn cần phải tiếp tục
củng cố và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nhân sự và phương pháp hoạt động.
Mọi hoạt động của Ban Hướng dẫn Pphật tử Trung ương đều dưới sự điều
hành, quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua hệ thống pháp lý và
quản lý chính sách của đảng cộng sản với công tác tôn giáo ở Việt Nam.
147
2. Về thực trạng phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
Thực trạng phát triển công tác hướng dẫn phật tử hiện nay, kết quả nghiên
cứu của luận án cho thấy tỷ lệ tăng, ni thường xuyên tham gia hoạt động
hướng dẫn Phật tử chưa cao, trong đó tăng có tỷ lệ tham gia thường xuyên cao
hơn ni. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng, việc hướng dẫn phật tử hiện chưa thực
sự được tăng ni tại ở các chùa chú trọng. Đối với phật tử, việc tiếp thu giáo lý
phật từ các chức sắc Phật giáo có ảnh hưởng nhất định tới niềm tin tôn giáo
của phật tử. Do vậy hoạt động này cần phải được chú trọng hơn nữa.
Từ khi thành lập (1981) đến nay, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương đã đạt
được những thành tựu đáng kể ở nhiều mặt, là thành viên có những đóng góp
tích cực vào các hoạt động phật sự do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương là một trong những ban trực thuộc góp phần vào
sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
Những thành tựu mà Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương đã đạt được là: 1.
Góp phần hoàn thiện tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên cả nước; 2.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội, đời sống tinh thần, tâm linh của
đồng bào địa phương; 3. Góp phần phát triển kinh tế xã hội của đồng bào địa
phương; 4. Khẳng định vai trò tích cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa
tinh thần an sinh và trật tự xã hội ...
Về những hạn chế: 1. Hạn chế về nguồn nhân lực; 2. Hạn chế về kinh tế tài
chính để hoạt động; 3. Hạn chế về kết quả hướng dẫn phật tử
Hoạt động hướng dẫn phật tử hiện đang đứng trước nhiều thách thức,
trước hết hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức các cấp của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam. Tiếp theo là vấn đề nhân sự thực hiện hoạt động hướng dẫn phật
tử, trong đó trình độ tăng, ni là vấn đề then chốt. Người làm công tác hướng
dẫn phật tử hiện nay, ngoài kiến thức Phật pháp cần phải có kiến thức xã hội.
148
3. Về các nhân tố tác động và một số khuyến nghị giải pháp
Có nhiều nhân tố tác động đến hoạt động hướng dẫn phật tử, trong đó đề tài
luận án đã xác định các yếu tố cơ bản là: Các yếu tố khách quan bao gồm: 1.
Nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân; 2. Nhu cầu học tập và tu luyện theo
Phật giáo của Phật tử; 3. Hệ thống pháp luật và các chính sách công tác tôn
giáo; 4. Bối cảnh xã hội và sự du nhập của các tôn giáo mới. Các yếu tố chủ
quan bao gồm: 1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Ban Hướng dẫn phật tử; 2.
Trình độ năng lực của tăng ni; 3. Lợi ích của việc hướng dẫn phật tử đối với đời
sống xã hội.
Các nhân tố khách quan và chủ quan đều có xu hướng tác động hai chiều,
vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương.
Về một số khuyến nghị giải pháp: 1). Khuyến nghị giải pháp đối với Giáo
hội Phật giáo các cấp: 1. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện cơ cấu nhân sự; 2.
Khuyến nghị giải pháp phát triển nguồn nhân sự; 3. Khuyến nghị giải pháp
cho các hoạt động phật sự. 2). Khuyến nghị giải pháp đối với Ban Trị sự các
cấp: a/. Về hoằng pháp hướng dẫn phật tử; b/. Về văn hóa và từ thiện xã hội.
3). Khuyến nghị đối với tổ chức xã hội ở các cấp: a/. Các tổ chức xã hội ở địa
phương cần tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển xây dựng mô hình hoạt động
đáp ứng nhu cầu hướng dẫn Phật tử ở địa phương; b/. Các tổ chức xã hội các
cấp, cần tạo điều kiện và giúp đỡ để Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức ở các cấp. 4). Khuyến nghị
đối với các tổ chức hướng dẫn Phật tử trực thuộc Ban Hướng dẫn phật tử Trung
ương...
149
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2015, “Hoạt động hướng dẫn
phật tử của tăng, ni hiện nay và thực trạng, giải pháp”, Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo, (số 8/2015), tr, 114-120
2. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2015, “Giải pháp nâng cao
công tác hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”,
Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 12/2015), tr, 37-39
3. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2015, “Quá trình hình thành
và phát triển Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam”, Tạp chí Công tác tôn giáo, (số 8/2015), tr,45-49
4. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2016, “Hoạt động từ thiện xã
hội của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (số
10/2016), tr 88-92
5. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2008, “Vài suy nghĩ về Đại lễ
Phật đản Liên hiệp quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (số 2/2008), tr,
6-9
6. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2008, “Công tác đối ngoại của
Giáo hội trước vận mệnh mới”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (số
3/2008), tr, 64-66
7. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2008, “Vài suy nghĩ về lễ quy
y cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học,
(số 4/2009), tr 33-35
8. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2010, “Vị trí, vai trò của Phật
giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học,
số 1/2010), tr, 41-43
150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Thiện Ân (1965), Phật giáo Việt Nam xưa và nay, Nhà xuất bản Đông
Phương.
2. Thích Hải Ấn (2005), Giới thiệu hướng giáo dục Phật giáo trong giai đoạn
mới, Kỷ yếu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, nhà xuất bản Tôn giáo.
3. Ban Hướng dẫn Trung ương, A dục gia đình phật tử Việt Nam,Thư viện Viện
Nghiên cứu Tôn giáo.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Báo cáo “Hiện trạng gia đình Phật tử các tỉnh miền
Trung và Nam bộ” qua thực hiện dự án khảo sát, Hà Nội, lưu tại Ban Tôn giáo Chính
phủ.
5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng
hành đạo của các tôn giáo tại Viêt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối
với các hoạt động tôn giáo, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
7. Ban Thường trực Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), “Giáo hội Phật
giáo Việt Nam 20 năm thành lập và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6.
8. Đặng Văn Bài (2008), “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 (59).
9. Thích Hạnh Bình (2007), Tìm hiểu giáo lý Phật giáo nguyên thủy, nhà xuất
bản Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Thích Đồng Bổn (chủ biên) (2014), Phật giáo thời Hậu Lê, nhà xuất bản Tôn
Giáo, Hà Nội
11. Tống Hồ Cầm (1987), “Tham luận của Ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ phật tử”,
Kỷ yếu Đại hội kỳ II Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
12. Thích Minh Châu (1988), Lịch sử đức Phật Thích Ca, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II.
13. Thích Thiện Châu (1996), Phật tử, Press, Pari.
151
14. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, nhà xuất bản
Tôn giáo, Hà Nội
15. Nguyễn Huệ Chi (2004), "Mục từ "Trần Tung"", Từ điển văn học, nhà xuất
bản Thế giới
16. Đoàn Trung Còn (1995), Các tông phái đạo Phật, nhà xuất bản Thuận Hóa
17. Thích Trí Chơn (2001), Lược khảo quá trình hình thành và phát triển của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, Luận văn triết học, Thư viện Phân viện Nghiên cứu Phât học,
Huế.
18. Thích Bản Chung (2010), Công tác hướng dẫn phật tử tại các tỉnh miền núi
những khó khăn và thách thức, Hội thảo Phật giáo Phương hướng, hoạt động
và phát triển phong trào phật tử Phật giáo Việt Nam các tỉnh phía Bắc, Hải
Phòng.
19. Nguyễn Mạnh Cường (2007), “Về đời sống tu tập của sư sãi và phật tử Khmer
Nam bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12 (54).
20. Võ Đình Cường (2001), Đây gia đình, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Daisetztetaro Suzuki (Trúc Thiên dịch) (1971), Cốt tuỷ của Đạo Phật, nhà
xuất bản An Tiêm, Hồ Chí Minh.
22. Daisetztetaro Suzuki (Trúc Thiên dịch) (2005), Thiền luận Quyển thượng, nhà
xuất bản Tổng hợp, Hồ Chí Minh.
23. Daisetztetaro Suzuki (Trúc Thiên dịch) (2005), Thiền luận Quyển trung, nhà
xuất bản Tổng hợp, Hồ Chí Minh.
24. Daisetztetaro Suzuki (Trúc Thiên dịch) (2005), Thiền luận Quyển hạ, nhà xuất
bản Tổng hợp, Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Dữ (Dịch giả Trúc Khê Ngô Văn Triện) (2016), Truyền kỳ mạn lục,
nhà xuất bản Trẻ.
26. Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Phật giáo với văn hóa – xã
hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
27. Nguyễn Hồng Dương (2008), “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hóa Phật
giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 (59).
152
28. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
29. Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ, nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội.
30. Thích Thanh Điện, (2010), Cẩm nang về Phật tử, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội
31. Thích Thanh Điện, Phạm Thị Thanh Hương, (2016), Thơ thiền Việt Nam luận
giải, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội
32. Lê Văn Đính, (2008), “Giáo dục ý thức pháp luật – cơ sở quan trọng đảm bảo
cho các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với lợi ích dân tộc”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 4 (58).
33. Lê Văn Đính (2002), Gia đình phật tử và vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu Niên
tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay (Qua khảo sát một số tỉnh miền Trung), Luận án
tiến sỹ, Thư viện Quốc gia Hà Nội
34. Thích Quảng Độ (1997), Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, nhà xuất bản
Tôn giáo, Hà Nội.
35. Lê Quý Đôn (2012), Kiến văn tiểu lục, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
36. Thích Viên Đức (dịch) (1995), Bộ Mật Tông (tập 1), nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh.
37. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981), Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc giáo hội
Phật giáo Việt Nam lần thứ I, Ban văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Hà Nội.
38. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1986), Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc giáo
hội Phật giáo Việt Nam lần thứ II, Ban văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, Hà Nội.
39. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (1993), Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc giáo hội
Phật giáo Việt Nam lần thứ III, Ban văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, Hà Nội.
40. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1997), Nghi thức tụng Niệm của Gia đình phật
tử, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
41. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1999), Kỷ yếu đại hội đại biểu toàn quốc giáo
hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IV, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
153
42. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự (2001), Kỷ yếu hội thảo kỷ Niệm 20
năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 – 2001), nhà xuất bản Tôn giáo,
Hà Nội
43. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2003), Kỷ yếu đại hội đại biểu toàn quốc giáo hội
Phật giáo Việt Nam lần thứ V, nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
44. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự (2007), Báo cáo tổng kết hoạt
động phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
45. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2007), Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 25 năm thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2006), nhà xuất bản Tôn giáo.
46. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương (2007),
Chương trình tu học và huấn luyện, Phân Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử
trung ương, Phổ biến nội bộ.
47. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự (2008), Báo cáo tổng kết công
tác phật sự năm 2008 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Lưu hành nội bộ.
48. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương (2009), Kỷ yếu
hội thảo hướng dẫn phật tử các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên, Lưu hành
nội bộ
49. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương (2010), Kỷ yếu
hội thảo hướng dẫn phật tử miền Đông và miền Tây Nam bộ, Lưu hành nội bộ.
50. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương (2010), Kỷ
yếu hội thảo hướng dẫn phật tử các tỉnh phía Bắc, Lưu hành nội bộ.
51. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương (2012), Nội
quy Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương, Lưu hành nội bộ.
52. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự (2012), Văn kiện Đại hội đại
biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Hải Phòng.
53. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Kỷ yếu hội thảo kỷ Niệm 30 năm thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 -2011), nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội
54. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2014), Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, tu chỉnh lần thứ V, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
55. Thích Trí Hải (2004), Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, nhà xuất bản Tôn
giáo
154
56. Vũ Thanh Huân (1986), “Mấy nét của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”,
Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
57. Phạm Thị Thanh Hương, (2014), Thiền và lợi ích của thiền, nhà xuất bản Thể
dục thể thao, Hà Nội
58. Nguyễn Duy Hinh (1981), “Ý nghĩa xã hội của phái Trúc Lâm thời Trần”, Tìm
hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
59. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo
và Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
60. Lữ Hồ (1964), Sứ mệnh Gia đình Phật tử, nhà xuất bản La Bối, Hồ Chí Minh.
61. K. Sri Dhammananda (2000), "Thực hành đạo Phật trong xã hội hiện đại", Tạp
chí Nghiên cứu Phật học, số 1, số 4.
62. Khantipalo Bikkhu (Chơn Thiện dịch) (1990), Tìm hiểu đạo Phật, Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
63. Phạm Kim Khánh (dịch) (1998), Đức Phật và Phật pháp, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh.
64. Lê Khánh (2003), “Gia đình Phật tử một hình thức sinh hoạt của thanh thiếu
Niên theo đạo Phật”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5.
65. Lê Khánh (2003), “Giáo dục “đức dục”, “trí dục” trong gia đình phật tử Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6.
66. Thích Thọ Lạc (2008), "Tổ chức Tăng đoàn thời Đức Phật và những bài học cho việc
tổ chức Giáo hội hôm nay", Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 05 (59)
67. Hoàng Thị Lan (1997), “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về đạo đức Phật
giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2.
68. Hoàng Thị Lan (2001), “Phật giáo với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4.
69. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Văn học – công ty
phát hành sách Hà Nội.
70. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, Văn học – công ty
phát hành sách Hà Nội.
71. Trần Hồng Liên (2010), Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam,
nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
155
72. Dương Hoàng Lộc (2015), Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo với những
vấn đề xã hội của Việt Nam hiện nay, báo điện tử
73. Lê Hữu Lễ (1997) “Phụ nữ Khmer Nam bộ tu như thế nào”, Tạp chí Nghiên
cứu Phật học, số 2.
74. Hồ Liên (1995) "Sinh viên Hà Nội đến chùa", Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1.
75. Nalinaksha Dutt (Thích Nguyên Tạng dịch) (2015), Các bộ phái Phật giáo ở
Ấn độ - Buddhist Sects In India, Tu viện Quảng Đức.
76. Nguyễn Minh Ngọc (1995), Vài nét về sinh hoạt tôn giáo của phật tử qua khảo
sát một số chùa trên địa bàn quận Hai bà trưng, Hà Nội, Thư viện Viện
Nghiên cứu Tôn giáo.
77. Nguyễn Minh Ngọc (1996), Báo cáo về tình Gia đình phật tử Huế 2006, thư
viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
78. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008), “Dịch vụ Phật giáo: hoạt động mang tính dân
gian và là cách thức giải quyết nhu cầu tâm linh tín đồ của Phật giáo Việt
Nam đương đại”, Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,
nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
79. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014) Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1986 đến nay,
nhà xuất bản Phương Đông, thành phố Hồ Chí Minh
80. Trần Thế Pháp (2014), Lĩnh Nam chích quái, nhà xuất bản Trẻ - Hồng Bàng, Hà
Nội.
81. Trí Quang (1952), Tăng già Việt Nam, Hội Việt Nam Phật giáo, nhà xuất bản
Đuốc Tuệ.
82. Thích Gia Quang (2001), "Suy nghĩ về quan hệ quốc tế của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Kỷ Niệm 20 năm thành lập Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo.
83. Phật Quang Đại Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội (1988), Phật Quang Đại Từ
Điển, Phật Quang xuất bản xã.
84. Thích Trí Quảng (2000), Tiến trình hình thành và phát triển Gia đình phật tử
Việt Nam, lưu tại thư viện Viện Nghiên cứu Phật học Huế.
156
85. Thích Trí Quảng (2007), “Hoài bão thống nhất Phật giáo Việt Nam đã trở
thành hiện thực tốt đẹp”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2), tr. 42 - 44.
86. Thích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, nhà xuất bản Tôn
giáo, Hà Nội
87. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Chử Kim Phương (2004), "Hoạt động từ thiện xã hội của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam những năm gần đây", Tạp chí Nghiên cứu Phật
học, số 5.
88. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhà xuất bản Thuận hóa.
89. Tâm Huy Phan Đình Thăng (1992), Hoạt động Thanh Niên Gia đình phật tử
Việt Nam, Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
90. Trần Ngọc Thêm, (2000), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản Giáo Dục
91. Thích Chơn Thiện (2000), Tăng già thời Đức Phật, nhà xuất bản Tôn giáo
92. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga (dịch) (1990), Thiền uyển tập anh, nhà xuất
bản Văn học, Hà Nội
93. Thích Ấn Thuận (2011), Phật pháp khái luận, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
94. Nguyễn Tài Thư (1988) (chủ biên), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhà xuất bản
Khoa học Xã hội.
95. Trần Nhân Tông (1999) (Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và giảng), Tuệ
Trung Thượng Sỹ Ngữ Lục (bản in 1763) giảng giải, Ban Văn hóa, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
96. Phan Cảnh Tuân (1996), Gia đình phật tử Việt Nam 50 năm xây dựng, Ban
điều hợp trung ương Gia đình phật tử hải ngoại xuất bản hương quê ấn hành,
CaliforNia, USA.
97. Nguyễn Quốc Tuấn (2005), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế
kỷ XX, Đề tài cấp bộ, Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
98. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX,
nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội
99. Thích Quảng Tùng (2008), “Hoạt động từ thiện của Phật giáo: một biểu hiện của
giáo lý lục độ trong xã hội ngày nay”, Phật giáo với Văn hóa – Xã hội Viêt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
100. Thích Thanh Từ, (1997), Tam tổ Trúc Lâm giảng giải, Thiền viện thường chiếu
157
101. Nguyễn Ước (2009), Đại cương triết học Đông Phương, nhà xuất bản Tri Thức
102. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103. Lý Tế Xuyên (2012), Việt điện u linh, nhà xuất bản Hồng Bàng
104. A Concise history of buddhism, England 1997
105.
106.
107.
108. TTDTG/Quangtri.php
109.
110.
158
BẢNG PHỎNG VẤN DÀNH CHO TĂNG NI
1 Quý thầy (cô) có thường xuyên tham gia 1. Có
các hoạt động hướng dẫn phật tử không? 2. Không
2 Phật tử mà quý thầy (cô) hướng dẫn là ai? 1. Trẻ em
2. Người già (từ 50 trở lên
thuộc hội quy)
3. Những người thường
xuyên lên chùa
3 Quý thầy (cô) tham gia vào hoạt động 1. Hàng tuần
giảng kinh cho phật tử như thế nào? 2. Hàng tháng
3. Vài tháng một lần
4. Năm vài lần
5. Năm một lần
4 Quý thầy (cô) hướng dẫn phật tử những 1. Cách thức lễ Phật
hoạt động nào sau đây? 2. Giáo lý cơ bản của Phật
giáo như tứ đế, bát chánh
đạo, ngũ giới, thập thiện
3. Những nội dung cơ bản
của đạo đức Phật giáo
5 Quý thầy (cô) hướng dẫn phật tử áp dụng 1. Làm thế nào để có thể
Phật giáo vào những lĩnh vực nào trong sống với đúng tinh thần là
cuộc sống? đệ tử Phật.
2. Làm kinh tế theo lối
sống Phật giáo
3. Quan điểm bảo vệ môi
trường của Phật giáo
4. Những điều phật tử cần
biết khi đối xử với người
thân trong gia đình (bố,
mẹ, vợ/chồng, con cái...)
6 Phật tử có thường xuyên xin lời khuyên 1. Có
của quý thầy (cô) không? 2. Không
7 Theo quý thầy (cô), phật tử có thực hiện 1. Có
những lời khuyên của quý thầy (cô) hay 2. Không
không?
8 Phật tử thường xuyên lời khuyên của quý 1. Nghi thức cúng Phật
thầy (cô) về những lĩnh vực nào? 2. Làm sao để được Phật
gia hộ trong cuộc sống
(ban cho sức khỏe, may
mắn, phúc đức, bình an,
tài lộc...)
159
3. Cách thức làm ăn kinh
tế
4. Cách thức bảo vệ sức
khỏe
5. Cách thức thiền định
6. Cách thức giáo dục con
cái
7. Cách thức ứng xử với
người xung quanh
9 Quý thầy (cô) có tham gia Ban Hướng dẫn 1. Có
phật tử không? 2. Không
10 Theo quý thầy (cô), Ban Hướng dẫn phật 1. Có
tử hiện nay có đáp ứng được nhu cầu 2. Không
hướng dẫn phật tử tại địa bàn của quý thầy
(cô) hay không?
11 Theo quý thầy (cô), hoạt động nào Ban Hướng dẫn phật tử tại địa bàn
quý thầy (cô) thực hiện như thế nào?
Mức độ Tốt Chưa tốt Còn yếu
Hoạt động lắm kém
Hoạt động giảng kinh
Hoạt động tổ chức giới đàn
Hoạt động gia đình phật tử
Hoạt động hội quy/khuông
hội
Hoạt động từ thiện xã hội
12 Theo quý thầy (cô), cơ cấu tổ chức của Ban 1. Đáp ứng được
Hướng dẫn phật tử như hiện nay đã đáp 2. Chưa đáp ứng được
ứng được nhu cầu hướng dẫn phật tử tại địa
phương chưa?
13 Theo quý thầy (cô), số lượng nhân sự của 1. Đã đủ
Ban Hướng dẫn phật tử như hiện nay đã đủ 2. Còn thiếu
để thực hiện tốt công tác hướng dẫn phật tử
tại địa phương chưa?
14 Theo quý thầy (cô), trình độ Phật học/thế 1. Đủ trình độ để hướng
học của thành viên Ban Hướng dẫn phật tử dẫn phật tử
có đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn phật 2. Tạm được nhưng chưa
tử hay không? thể thực hiện tốt công
việc này
3. Chưa đủ trình độ, cần
bồi dưỡng thêm
15 Theo quý thầy (cô), thành viên Ban hướng 1. Kiến thức Phật pháp
dẫn phật tử cần bồi dưỡng thêm những lĩnh 2. Giáo lý, tư tưởng triết
vực nào? học Phật giáo
160
3. Kiến thức xã hội chung
4. Kiến thức làm ăn kinh
tế
5. Kiến thức bảo vệ sức
khỏe
6. Kỹ năng truyền giảng
cho phật tử
16 Theo quý thầy (cô), có cần tăng thêm số 1. Có
lượng cư sĩ tham gia vào Ban hướng dẫn 2. Không
phật tử các cấp không?
17
161
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_ban_huong_dan.pdf