Luận án Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên bái từ năm 1991 đến năm 2010

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRIỆU THỊ TRINH QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê HÀ NỘI - 2016 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất k

pdf193 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên bái từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nghiên cứu sinh Triệu Thị Trinh Lời cảm ơn Tôi xin được chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc tới các thầy cô giáo - các nhà khoa học Khoa Lịch sử - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn thầy - PGS.TS. Nguyễn Đình Lê đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận án. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi không tránh khỏi sai sót, những hạn chế của bản thân rất mong được sự lượng thứ của các thầy cô. Với tinh thần và nỗ lực học hỏi, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo - các nhà khoa học để có tôi thể hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 6 1.2. Nhận xét về những vấn đề đã được giải quyết ................................................... 19 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 20 Chương 2: GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 1991 - 2000 ....................................................................... 22 2.1. Một số khái niệm cơ bản về lao động, việc làm và những yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái ........................................... 22 2.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và sự vận dụng của tỉnh Yên Bái trong việc giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1991 đến năm 2000 34 2.3. Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2000 ................................................................................................... 39 Chương 3: ĐẨY MẠNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010........................................... 67 3.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu giải quyết việc của tỉnh Yên Bái (2001-2010) .............................................................................................................. 67 3.2. Chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và tỉnh Yên Bái về giải quyết việc làm cho người lao động .................................................................................... 71 3.3. Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2010 ................................................................................................... 78 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .................................. 115 4.1. Nhận xét về quá trình giải quyết việc làm ở tỉnh yên Bái (1991-2010) ........... 115 4.2. Những đặc điểm của quá trình giải quyết việc làm ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 1991-2010................................................................................................................ 134 4.3. Một số kinh nghiệm ......................................................................................... 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 166 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia HTX Hợp tác xã LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội Nxb Nhà xuất bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo XHCN Xã hội chủ nghĩa XKLĐ Xuất khẩu lao động DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Trang Bảng 2.1 Lao động ở Yên Bái thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp trước và sau khi được xắp xếp lại tháng 3/1992 39 Bảng 2.2 Lực lượng công nhân viên chức Nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 1991 - 2000 41 Bảng 2.3 Lao động của tỉnh Yên Bái khu vực thành thị từ năm 1991 đến năm 1995 55 Bảng 2.4 Lao động của tỉnh Yên Bái khu vực nông thôn từ năm 1991 đến năm 1995 57 Bảng 3.1 Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới ở Yên Bái của cả giai đoạn 2001-2010 84 Bảng 3.2 Số lao động được giải quyết việc làm mới mỗi năm thuộc nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp ở tỉnh Yên Bái đến hết 2010 86 Bảng 3.3 Số lao động được tạo việc làm mới thuộc nhóm ngành công nghiệp - dịch vụ ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001-2010 88 Bảng 3.4 Số lao động được tạo việc làm mới trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể và ngành khác ở Yên Bái giai đoạn 2001-2009 89 Bảng 3.5 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động ở Yên Bái tính đế thời điểm ngày 31/12/2010 phân theo thành phần kinh tế 93 Bảng 3.6 Số trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và số học sinh, sinh viên ở Yên Bái từ năm 2005 đến năm 2010 97 Bảng 3.7 Lao động được giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho các chương trình, dự án ở Yên Bái giai đoạn 2001-2010 100 Bảng 3.8 Lao động xuất khẩu đi nước ngoài của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2010 105 Bảng 3.9 Kết quả XKLĐ của tỉnh Yên Bái chia theo khu vực từ 2007 đến hết ngày 30/6/2010 108 Bảng 3.10 Lao động Yên Bái cung ứng đi tỉnh ngoài giai đoạn 2001- 2010 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động, việc làm là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, thể hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và là căn cứ đánh giá mức độ bình đẳng và dân chủ của một xã hội. Việc làm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của bất kỳ quốc gia, bất cứ chế độ chính trị và bất cứ thời đại nào. Vào giữa thập kỷ 2010, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “dân số vàng” với 62 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải tận dụng được lợi thế dân số vàng cho sự phát triển kinh tế - xã hội khi mà chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về sức bền, kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó Việt Nam còn phải đối mặt với những bài toán khó về giải quyết việc làm như cần tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm tình trạng thất nghiệp thành thị, tăng chất lượng, hiệu quả việc làm ở nông thôn, giải quyết việc làm cho thanh niên mới tốt nghiệp Giải quyết việc làm không chỉ là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội mà còn là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới. Yên Bái là một trong 13 tỉnh miền núi phía Bắc, từ sau khi tái lập tỉnh năm 1991 được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, về an sinh xã hội, về tạo việc làm, giải quyết việc làm và cũng đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Song, Yên Bái vẫn gặp phải không ít những khó khăn, đặc biệt là trong việc nâng cao điều kiện sống cho đồng bào các dân tộc. Trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài dân tộc kinh còn có 34 đồng bào dân tộc thiểu số. Những khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm của Yên Bái bị phần nào tác động bởi địa hình miền núi phức tạp, hiểm trở, chia cắt khiến cho 2 hệ thống giao thông đi lại khó khăn, khó phát triển cơ sở hạ tầng, không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Bên cạnh đó tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất thấp. Yên Bái còn tồn tại nhiều vấn đề xã hội nổi cộm như tỷ lệ hộ nghèo cao, số người đến tuổi lao động chưa có việc làm còn nhiều, nhất là thanh niên khu vực thành thị. Tỷ lệ người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn phổ biến đi kèm là chất lượng làm việc cũng thấp kém. Các vi phạm, tội phạm về ma tuý như trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện nhất là khu vực đồng bào thiểu số còn phổ biến. Đời sống đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc biệt ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải - nơi có hơn 80% đồng bào người H’Mông với tập quán du canh, du cư vẫn tồn tại, tình trạng đốt rừng làm rẫy gây thiệt hại nghiêm trọng về đất đai, môi trường sinh thái và dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài. Kinh tế Yên Bái còn chậm phát triển, một số chỉ tiêu về giải quyết việc làm nhất là đối với các huyện vùng cao chưa đạt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp. Một số các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa quan tâm gắn dạy nghề với giải quyết việc làm nên rất nhiều lao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp. Do đó việc đi sâu nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái để làm rõ quá trình triển khai thực hện và kết quả giải quyết việc làm, đúc rút những kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai là hết sức quan trọng và cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận khoa học như những đòi hỏi khách quan, vai tròcủa vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Yên Bái nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 3 2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án trình bày rõ được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Yên Bái về giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 1991-2010. Luận án phản ánh được quá trình giải quyết việc làm cho người lao động trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010. Trên cơ sở nghiên cứu những kết quả đã đạt được làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra một số đặc điểm, kinh nghiệm về giải quyết việc làm, đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tiếp theo. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tập hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và những tài liệu liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, ở tỉnh Yên Bái nói riêng. - Nghiên cứu về tình trạng lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế kinh tế mới, thất nghiệp, thiếu việc làm, - Luận án nghiên cứu, làm rõ quá trình triển khai thực hiện và kết quả của giải quyết việc làm cho người lao động trong từng lĩnh vực cụ thể để phát triển sản xuất và ổn định xã hội, từng bước nâng cao đời sống người lao động ở tỉnh Yên Bái. - So sánh quá trình thực hiện và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giải quyết việc là cho người lao động và rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Yên Bái. 4 - Luận án phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, chỉ ra những đặc điểm cơ bản và rút ra một số kinh nghiệm của quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi thời gian: Luận án chọn mốc năm 1991 là năm tái lập tỉnh Yên Bái trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 2010 là năm cả nước đã trải qua quá trình đổi mới gần 25 năm và cũng là năm tỉnh Yên Bái đánh giá tổng kết sau 20 năm xây dựng và phát triển đã đạt được những kết quả nhất định. 3.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu tổng quát trên địa bàn 7 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã của tỉnh Yên Bái. Trong đó tác giả tập trung vào khảo sát địa bàn 3 huyện Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Đây là những địa bàn tiêu biểu thể hiện tính đặc trưng, phong phú về địa hình, dân cư, kinh tế xã hội Yên Bái. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu. Ngoài ra tác giả luận án chú trọng sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực địa, điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử để thẩm định và làm phong phú thêm nguồn tài liệu . 5. Nguồn tài liệu Để hoàn thành luận án này tác giả đã sử dụng nguồn tài liệu của các bộ, ban ngành Trung ương như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm, Tổng cục thống kê; các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về vấn đề lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo; nhất là các đánh giá, báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, của Cục Thống kê trong giai đoạn 1991-2000; các số liệu từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả tại tỉnh Yên Bái. 5 Ngoài ra những văn bản, số liệu về phát triển kinh tế - xã hội, về vấn đề lao động, việc làm từ các trang website chính thống của Đảng, Nhà nước, cổng thông tin điện tử của các tỉnh Yên Bái cũng được tác giả sử dụng. 6. Đóng góp của luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn ý nghĩa, vai trò của giải quyết việc làm thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010. - Luận án làm rõ thực trạng về lao động, việc làm và quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010. - Luận án đánh giá những thành tựu, hạn chế và tìm ra nguyên nhân, nêu ra các đặc điểm của quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2010. Trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm của quá trình giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định chính sách giải quyết vấn đề lao động, việc làm và có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử địa phương và một số ngành khoa học có liên quan. 7. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được bố cục thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 1991 - 2000 Chương 3: Đẩy manh giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2010 Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới toàn diện năm 1986 và đã đạt được những thành tựu to lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần đặc biệt quan trọng vào công cuộc XĐGN, thực hiện thành công các chính sách xã hội. Một trong số các chính sách đó có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nền tảng cơ sở để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, vấn đề lao động, giải quyết việc làm cho người lao động luôn được Đảng, Nhà nước chú trọng và đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu khoa học cả trong và ngoài nước. Có thể kể đến một số nhóm công trình và bài viết sau đây : 1.1.1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề lao động việc làm nói chung Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết đề cập về chính sách xã hội, về lao động và việc làm dưới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt là nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về lao động và việc làm đã ra đời trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam. Sách: Năm 2000, Nxb Kinh tế Quốc dân giới thiệu cuốn “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Hương. Tác giả khẳng định kinh tế trang trại ở nông thôn là hình ảnh của kinh tế hộ nông dân trong tương lai, đồng thời một trong những thế mạnh của kinh tế trang trại chính là tận dụng được không chỉ tiềm năng đất đai, nguồn vốn nhân dân mà còn huy động được nguồn nhân lực tại chỗ, góp phần giải quyết, tạo công ăn việc làm cho người lao động (nhất là lao động còn ở trình độ thấp), giải quyết phần nào tình trạng thiếu việc làm ở một số vùng nông thôn của nước ta. Tác giả đã thống kê số trang trại thuê lao động thường xuyên chiếm 33%, lao động thời vụ chiếm 67% vì vậy những trang trại từ 10ha trở lên thường phải 7 thuê 1-3 lao động thường xuyên và 10-20 lao động thời vụ, thậm chí những trang trại lâm nghiệp có diện tích khoảng 300ha thì số lao động thường xuyên còn lên tới hàng trăm người. Tác giả cũng đưa ra ví dụ về mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp ở Yên Bái với diện tích đất chiếm trên 70%, khiến 9,8% số hộ gia đình có điều kiện tốt để tích tụ mô hình kinh tế này. Bên cạnh đó cuốn sách cũng tập trung vào làm rõ các vấn đề trình độ chuyên môn, của chủ trang trại, của lao động trong trang trại và đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ, áp dụng khoa học kỹ thuật (nhất là chủ trang trại, người lao động trẻ) nhằm phát huy hết những tiềm năng mà mô hình kinh tế này mang lại. Có thể nói cuốn sách đã phân tích sâu sắc những yếu tố tác động của kinh tế trang trại với nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ trong đó tập trung chủ yếu vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, qua đó tác giả cũng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực để đề ra các giải pháp thiết thực là cơ sở giúp Chính phủ ra Nghị định số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại ngày 02 tháng 2 năm 2000. Năm 2002 Nxb Lao động (Hà Nội) đã xuất bản cuốn “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Bắc Bộ nước ta” của GS.TS Phạm Đức Thành và TS Lê Doãn Khải. Cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở khoa học của quá trình cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tập thể tác giả đã tập trung phân tích những nhân tố cơ bản tác động đến quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH và đánh giá thực trạng này qua điển hình 3 tiểu vùng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn (1996-1999). Công trình khoa học này cũng phân tích rõ những tồn tại của các vấn đề như: tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chậm nên khiến cho tỉ lệ lao động nông nghiệp trong giai đoạn này vẫn chiếm đến 77,3% trong khi công nghiệp là 9,37% và dịch vụ chiếm 13,32%; chất lượng nguồn lao động qua một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp (không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 90,25%, sơ cấp 1,5%, công nhân kỹ thuật 3,5%, trung học chuyên nghiệp 3,5%, cao đẳng - đại học cũng chỉ chiếm 1,25%) vì vậy mà quá trình 8 chuyển dịch cơ cấu lao động chưa giải quyết được vấn đề bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn là vấn đề thiếu việc làm. Qua những tồn tại các tác giả cũng chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chuyển dịch cơ cấu lao động chậm và trình độ thấp, thiếu việc làm do vấn đề về cơ chế chính sách, vấn đề vốn đầu tư, vấn đề đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đào tạo nghề, vấn đề cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2010. Năm 2011, Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề đã xuất bản cuốn “Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Đây là cuốn sách được biên soạn dựa trên các tài liệu nghiên cứu, các tài liệu thực tế thông qua các đề tài, đề án của Viện, của các tác giả trong và ngoài nước. Nội dung của cuốn sách đề cập đến những vấn đề chủ yếu của đô thị hóa và những hệ lụy đối với nông thôn Việt Nam trong đó nhu cầu học nghề của người lao động và những mô hình dạy nghề giải quyết việc làm cho các nhóm lao động nông thôn khác nhau, cuốn sách có những tư liệu quý có thể sử dụng để có cách nhìn nhận, đánh giá chung trong vấn đề giải quyết việc làm ở các tỉnh thành trên cả nước. Các đề tài nghiên cứu khoa học: Ngoài các công trình sách đã xuất bản còn có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đi sâu nghiên cứu về lao động và việc làm. Trong đó có thể kể đến công trình như: Năm 2001 Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội (Bộ LĐTBXH) đã có đề tài cấp Bộ mã số CB 2001.01.01 “Đánh giá vấn đề giải quyết việc làm theo các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội (phạm vi áp dụng cho các dự án vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm)”. Đề tài là công trình của tập thể các tác giả là những nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về lao động, việc làm thuộc Bộ LĐTBXH. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề giải quyết việc làm theo Nghị Quyết 120/HĐBT ngày 11/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), theo Chương trình Quốc gia về xóa đói giảm nghèo v.v. đồng thời với việc triển khai các dự án 9 nhằm khai thác mọi nguồn lực tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là thông qua Quỹ Quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm. Đề tài có cách nhìn sâu sắc, toàn diện những vấn đề lý luận của giải quyết việc làm từ đó rút ra đặc điểm, xây dựng hệ thống đánh giá, phương pháp đánh giá theo các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nội dung đề tài còn tập trung đánh giá vấn đề giải quyết việc làm ở 60 dự án điển hình ở các tỉnh thành được vay vốn thuộc Quỹ Quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000. Đề tài thống kê khá cụ thể kết quả thu nhập bình quân của người lao động theo dự án là tạo thêm việc làm, mỗi năm thu hút hơn 1,5 triệu lao động thông qua 66.000 dự án, tăng thu nhập cho người lao động 20-40% so với trước, thu hút thêm số lao động gián tiếp. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn chuyển dịch tích cực, khôi phục các ngành nghề truyền thống, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Góp phần làm thay đổi căn bản nhận thức của nhân dân và toàn xã hội về giải quyết việc làm, lồng ghép tích cực với các chương trình kinh tế xã hội ở địa phương. Sau khi làm rõ các nội dung đề tài đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những vướng mắc như chất lượng, tính ổn định, khả năng phát triển của việc làm tạo ra theo dự án còn hạn chế, quy trình, thủ tục vay vốn phức tạp...Qua những kết quả và đánh giá mà đề tài chỉ ra là cơ sở để tập thể tác giả đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm theo các chương trình, dự án. Đề tài đã cung cấp nguồn tư liệu rất đầy đủ về giải quyết việc làm theo chương trình, dự án trên phạm vi cả nước, là cơ sở để tác giả tìm hiểu cụ thể quá trình tổ chức thực hiện, đánh giá những kết quả giải quyết việc làm theo chương trình, dự án trên phạm vi tỉnh Yên Bái. Năm 2007 Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội có đề tài “Dự báo tác động của tăng trưởng kinh tế và hội nhập giai đoạn 2011-2020 tới lao động việc làm và các vấn đề xã hội” mã số CB2008.01.07. Đề tài dựa trên những nghiên cứu về xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2000 - 2007 (trong đó vấn đề lao động, việc làm là đối tượng nghiên cứu chính) để đưa ra những dự báo cho giai đoạn 2011 - 2020. 10 Các tác giả đã chỉ ra những tác động của tăng trưởng kinh tế và hội nhập tới lao động, việc làm, từ những kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy đối với các quốc gia mà nền kinh tế yếu, chậm điều chỉnh thì tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực như tình trạng các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, phụ nữ sẽ bị mất việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các nhóm ngành cũng tăng v.v. Vì vậy thông qua việc nghiên cứu những tồn tại, phát sinh của quá trình hội nhập đến lao động, việc làm đề tài đưa ra các mô hình dự báo nhằm giúp cho việc hoạch định các chính sách và giải pháp nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực với người lao động. Các tác giả đưa ra các căn cứ nhằm giúp Chính phủ tiếp tục hoàn thiện vấn đề tiền lương, lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực để tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp tục tận dụng các cơ hội về kinh tế, thị trường của hội nhập để đạt tăng trưởng kinh tế cao gắn với giải quyết các mục tiêu xã hội trong những năm tiếp theo. Báo cáo nghiên cứu về việc làm nông thôn tại Việt Nam năm 2009, do Văn Phòng Hỗ trợ Tư vấn Phản biện và Giám định xã hội (OSEC) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thực hiện dưới sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) thông qua Cục việc làm thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). Báo cáo gồm 2 phần chính: Phần I được xây dựng dựa trên việc phân tích kết quả điều tra lao động việc làm Việt Nam năm 2009 của Tổng cục Thống kê (GSO). Ngoài ra, báo cáo cũng dành một phần nội dung đáng kể để đánh giá tổng quan về hệ thống chính sách có liên quan. Phần II của báo cáo là kết quả khảo sát tại 9 tỉnh gồm: Yên Bái, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Dương, Vĩnh Long và Đồng Tháp nhằm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về các vấn đề có liên quan tới tình hình lao động, việc làm tại nông thôn Việt Nam để bổ sung cho các kết quả phân tích từ số liệu điều tra LFS 2009. Các bài báo khoa học: Bên cạnh các công trình nghiên cứu, sách, đề tài khoa học còn có nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành 11 và kỷ yếu hội thảo khoa học. Các bài viết tập trung nghiên cứu về vấn đề việc làm của người lao động, trong đó đáng chú ý là bài“Việc làm trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta” của PGS.TS Nguyễn Tiệp đăng trên Tạp chí Lao động Xã hội số 394 tháng 11/2010. Tác giả đã đánh giá những tác động của toàn cầu hóa đến việc làm của người lao động mà biểu hiện rõ nhất ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực FDI đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Tác giả cũng chỉ ra những tiêu cực của hội nhập kinh tế đến việc làm và các vấn đề xã hội như tăng khoảng cách thu nhập giữa các ngành nghề, tác động do quá trình đô thị hóa, mở rộng sản xuất đem tới. Tác giả cũng đưa ra những dự báo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo (2011 - 2020). Qua đó tác giả đề xuất những khuyến nghị như tăng cường công tác đánh giá, dự báo, nâng cao hiệu quả các chính sách thị trường lao động, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng cạnh tranh, xúc tiến bảo hiểm xã hội. Bài viết của PGS.TS Nguyễn Tiệp tuy chỉ đánh giá sơ qua vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 nhưng lại có những đánh giá và dự báo rất quan trọng đối với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn 10 năm tiếp theo (2011 - 2020) của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó còn có nhiều hội thảo khoa học có chủ đề về chính sách xã hội, về công tác XĐGN, về vấn đề lao động và việc làm. Các tham luận được công bố trong các kỷ yếu hội thảo khoa học đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động được trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như bài viết của PGS, TS. Lê Danh Tốn, “Giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trong bối cảnh hội nhập quốc tế (1996 - 2007)”. Bài viết khẳng định giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế, xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam nếu như cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn, 12 toàn diện hơn, chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, chủ yếu là nông dân. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giải quyết việc làm ở các địa phương Có khá nhiều luận văn, luận án thuộc một số ngành như lịch sử Đảng, Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanhcó nội dung liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm ở các tỉnh, thành trên cả nước. Tiêu biểu như: Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 - 2006, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đã tập trung nghiên cứu yêu cầu khách quan để Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo thực hiện vấn đề giải quyết việc làm. Làm rõ qúa trình Đảng bộ tỉnh Nam Định vận dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm, định ra chủ trương chính sách và chỉ đạo thực hiện trên địa bàn của tỉnh. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ trong quá trình lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2006. Năm 2008 trong luận văn thạc sĩ Ngành Kinh tế chính trị - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Phạm Văn Duyên cũng đã nghiên cứu về Việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ một cách khá đầy đủ về những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của giải quyết việc làm thanh niên nông thôn. Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn của tỉnh Thái Bình, Bình Dương và một số mô hình d...47,2% dân số), đến năm 2010 là 396.375 người (chiếm 52,7% dân số). Dân số trong độ tuổi lao động (năm 2010) là người dân tộc thiểu số là 203.340 người chiếm 51,3% dân số trong độ tuổi lao động toàn tỉnh [49,tr.38]. Những con số này cho thấy nguồn lao động của Yên Bái khá dồi dào tuy nhiên trên 50% lực lượng đó là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế về trình độ dân trí, chuyên môn kỹ thuật nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng việc làm của tỉnh. Yên Bái là cửa ngõ miền Tây Bắc, là nơi trung chuyển của rất nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả đường sắt, đường bộ và đường thủy. Từ Hà Nội theo tuyến đường sắt nối với Lào Cai dài 296 km chạy qua 4 tỉnh, riêng qua địa bàn tỉnh Yên Bái dài 87,7km. Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 9-2014 với chiều dài 255km chạy qua 5 tỉnh trong đó có Yên Bái, là một trong những thuận lợi rất lớn để góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của toàn vùng. 27 Khi tái lập tỉnh năm 1991, Yên Bái gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả khả quan. Giai đoạn 1991- 1995 nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 7,5%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 1995 đạt 190$ (1,9 triệu đồng theo thời giá) gấp 1,5 lần so với năm 1991[2,tr.12]. Giai đoạn 1996-2000, GDP bình quân của tỉnh đạt 7,6%/năm [3,tr.16]. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo. Tăng trưởng kinh tế của Yên Bái liên tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. Giai đoạn 2001-2005 GDP bình quân của tỉnh đạt 9,55%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năm 2005 tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm 39,5%, công nghiệp xây dựng 27,79%, dịch vụ 33,71%, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,267 triệu đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000 [4,tr.19] . Giai đoạn năm 2006 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng Yên Bái kinh tế đạt 12,3%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp còn 30,97% sang tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 30,02% và dịch vụ là 39,01%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 10,08 triệu đồng [5,tr.18] Các khu du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái tập trung khá đa dạng ở Yên Bái như: Du lịch sinh thái lòng hồ Thác Bà, những đèo núi vùng cao, thu hút rất đông du khách đặc biệt là du khách nước ngoài. Hệ thống ruộng bậc thang trên núi vô cùng hùng vĩ thuộc huyện Mù Cang Chải, mỗi dịp vụ mùa rất đông du khách tổ chức nhảy dù lượn. Du lịch tìm hiểu các phong tục văn hóa tiềm ẩn của đồng bào các dân tộc ở phía Tây của tỉnh, đặc sắc nhất là lễ hội xòe Nghĩa Lộ.v.v. Có thể nói với những tiềm năng du lịch, những nét văn hóa đậm tính truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, Yên Bái có khả năng thu hút và giải quyết một số lượng lao động lớn cho nhóm ngành giao thông, dịch vụ đi kèm. 28 2.1.2.3. Thực trạng tình hình lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Yên Bái trước năm 1991 Trước năm 1991 Yên Bái là một phần của tỉnh Hoàng Liên Sơn, được hợp nhất từ 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Nghĩa Lộ. Hoàng Liên Sơn là một tỉnh miền núi có diện tích rộng, đường biên giới kéo dài, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, tỉnh phải trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Khi chiến tranh kết thúc Hoàng Liên Sơn phải bắt tay vào khắc phục hậu quả nên gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, biến động cả về kinh tế và dân cư. Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX sản xuất nông nghiệp" (gọi tắt là khoán 100) đã mở đầu cho sự thay đổi hình thức khoán, từ khoán việc sang khoán sản phẩm, từ khoán đội sang khoán hộ gia đình, Chỉ thị ra đời bước đầu thúc đẩy sản xuất, phát huy động lực sáng tạo và năng lực của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Thực hiện Chỉ thị 100 CT-TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX sản xuất nông nghiệp" của Ban Bí thư Trung ương Đảng năm 1981, tỉnh Hoàng Liên Sơn đã động viên các hộ xã viên đã chủ động sản xuất, đầu tư phân bón, cải tiến kỹ thuật để đạt năng suất, sản lượng. Qua thực hiện khoán nông nghiệp lợi ích chính đáng của người lao động ngày càng được coi trọng nên sản lượng lương thực tăng, đời sống của nông dân có bước cải thiện. Tuy nhiên trong việc điều phối, sử dụng lao động của Yên Bái còn chưa mạnh, trình độ phân công lao động chưa cao, trong HTX nông nghiệp phổ biến tình trạng trì trệ. Khu vực quốc doanh vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng khiến năng suất, chất lượng lao động mang tính cầm chừng, đời sống người lao động ngày càng khó khăn. Việc kêu gọi, phát huy vai trò chủ động của người lao động vào xây dựng kinh tế, văn hoá rất yếu, còn ỷ lại, trông chờ nặng nề vào Nhà nước. Người lao động chỉ làm việc cầm chừng, lấy lệ, phụ thuộc nặng nề vào cơ chế bao cấp, không tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, đời sống kinh tế xã hội. 29 Năm 1984 các HTX trên địa bàn tỉnh đã bước đầu đi vào sửa chữa những thiếu sót, nhược điểm, huy động lao động để khai hoang, trồng cây công nghiệp, cây xuất khẩu, khai thác lâm sản Tuy nhiên trong công tác phân công lao động hầu như không có sự chuyển biến. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đào tạo cán bộ quản lý chỉ mang tính hình thức. Năng lực sản xuất nông - lâm nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, thủ công nghiệp không được phát huy rơi vào tình trạng trì trệ. Vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu manh mún,nhỏ lẻ và hầu như không có tác động kích thích nào với công tác tạo, giải quyết việc làm cho người lao động Yên Bái. Trong công tác quản lý chưa tạo ra được động lực phát triển kinh tế cho các HTX, các nông trường và gia đình xã viên. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm trong nông nghiệp cũng chỉ trong khuôn khổ phân công của nhà nước. Tình hình đất đồi rừng giao cho tập thể và gia đình tuy đã được thực hiện nhưng chưa phát huy đúng hướng. Trong nghề rừng chủ yếu người lao động tạo việc làm bằng các hoạt động khai thác, trồng trọt giản đơn nên hiệu quả giải quyết việc làm rất thấp kém. Trong những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX cùng với cả nước, Yên Bái bước vào mô hình tập thể hoá cao độ. Yên Bái là tỉnh nông nghiệp nhưng lao động trong các HTX nông nghiệp hoàn toàn không phát huy được tinh thần trách nhiệm trong công việc, hiện tượng dong công phóng điểm diễn ra phổ biến, không tính được hiệu quả cuối cùng của công việc. Lối làm việc này đã dẫn đến hiệu quả của các HTX trên toàn tỉnh trong sản xuất cũng như kinh doanh đều thấp, thua lỗ trở thành phổ biến. Những tình trạng trên còn dẫn đến một hậu quả là tạo ra sự công bằng giả tạo, không có tác dụng kích thích sản xuất, không tạo được sự gắn kết giữa xã viên (người lao động) với tập thể (HTX). Đến năm 1986 công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở Yên Bái (thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn) khi đó còn ít, thiếu quy hoạch, thiếu biện pháp cụ thể. Trong khi đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ dân số áp đảo nhưng do phong tục, tập quán du canh du cư phổ biến nên vấn đề định canh, định cư vốn đã khó khăn lại càng mang tính tùy tiện. Một phần lớn lực lượng lao động đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tản mạn, sản xuất tự phát, đời sống hết 30 sức bấp bênh. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đồng bào dân tộc thiểu số, định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới của Yên Bái trong thời kỳ này không đạt được bước tiến nào, khiến cho bức tranh về đời sống, việc làm với những đối tượng lao động này hết sức ảm đạm. Xét việc làm của cán bộ công nhân viên nhà nước, lực lượng vũ trang tuy có tính ổn định theo thời gian nhưng với biên chế đông, khả năng chi trả tiền lương, phụ cấp của Nhà nước hạn chế nên đời sống của cán bộ, công chức rất bấp bênh, căng thẳng không đảm bảo được mức sống tối thiểu. Trong suốt những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX người lao động gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí là đói kém. Vì vậy cũng giống như bối cảnh chung của cả nước, tỉnh lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên thứ nhất là do trên 80% người lao động tại Yên Bái dựa vào nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp thủ tiêu động lực sản xuất nên giải quyết việc làm hoàn toàn dựa vào chỉ tiêu, pháp lệnh, áp đặt của Nhà nước. Người lao động thì trông chờ vào chính quyền địa phương còn chính quyền địa phương thì trông trờ vào Nhà nước. Động lực sản xuất bị kìm hãm nên người lao động và chính chính quyền địa phương cũng bị bó buộc bởi cơ chế nên hầu như ít có việc làm mới được tạo ra. Nguyên nhân thứ hai là do tiềm lực kinh tế của Hoàng Liên Sơn là tỉnh miền núi nghèo, tích luỹ từ nội bộ thấp hầu như trông chờ vào ngân sách Nhà nước. Điều kiện địa hình của tỉnh phức tạp, chia cắt, trải rộng và dài ảnh hưởng lớn đến giao thông, vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 chưa khắc phục được nhiều, khó khăn chồng chất khó khăn. Thứ ba là do sự yếu kém trong công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương. Công tác giải quyết việc làm chưa mang tính xã hội hóa, việc nâng cao ý thức tự giải quyết việc làm của người lao động chưa được đặt ra. Song nguyên nhân chủ yếu là do chính sách kinh tế tập trung, bao cấp của cả nước thời kỳ trước đổi mới đã thủ tiêu năng lực cạnh tranh, 31 động lực sáng tạo của người lao động, kìm hãm sức sản xuất, là sức cản chính trong công tác tạo và giải quyết việc làm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Vấn đề giải quyết việc làm được xác định: “Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm”[59,tr87,88]. Quá trình chuyển biến kinh tế trong thời kỳ đổi mới cơ chế đã tác động trực tiếp và là thử thách gay gắt đối với toàn bộ kinh tế xã hội của Hoàng Liên Sơn. Năm 1987 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã đưa ra ý kiến đóng góp cho 12 biện pháp của "Chính sách tinh giảm biên chế quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý xí nghiệp" do Trung ương ban hành nhằm tạo sự chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lao động mới dôi dư của địa phương. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 10 (Khoán 10) năm 1988 của Bộ Chính trị, Tỉnh uỷ Hoàng Liên Sơn đã ban hành Nghị quyết 02 tập trung chỉ đạo cuộc vận động định canh, định cư nhằm ổn định đời sống cho bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Đến cuối năm 1989 sau Nghị quyết 16-NQ/TW, Quyết định số 176/HĐBT Nghị quyết số 109 và Quyết định số 111/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế, xắp xếp lại lao động dôi dư kể cả trong và ngoài khu vực hành chính sự nghiệp, Hoàng Liên Sơn đã tiến hành rà soát, xắp xếp lại trên phạm vi toàn tỉnh. Vơi những chủ trương mới, tỉnh đã có một số biện pháp để tổ chức giải quyết việc làm cho người lao động dù chưa hoàn toàn hiệu quả nhưng cũng bắt đầu tạo ra những chuyển biến tích cực. Với nguồn đất rừng và đất nông nghiệp chưa được khai thác sử dụng còn rất dồi dào tỉnh bắt đầu thực hiện giao đất giao rừng với cơ chế khoán sản phẩm cho hộ các hộ dân. Bằng biện pháp này tỉnh đã vừa có thể tận dụng, phát huy được lợi thế sản xuất nông - lâm nghiệp vừa có thể tạo ra những việc làm mới cho một bộ phận không nhỏ lao động bị tinh giản biên chế trong khu vực kinh tế Nhà nước dịch chuyển sang. Thông qua nguồn vốn dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, sông Chảy của Trung ương, tỉnh còn đầu tư hàng tỷ đồng vào việc trồng rừng, tạo phương hướng sản xuất mới 32 cho đồng bào các dân tộc vùng cao gắn với công tác định canh, định cư. Người lao động bắt đầu hoàn toàn có quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh tạo ra động lực sản xuất. Số lao động được giải quyết và tự giải quyết việc làm mới trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp của tỉnh tăng nhanh chóng, giảm được phần nào áp lực trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó một bộ phận lớn người lao động nhanh nhạy đã tự xin ra khỏi cơ sở sản xuất thuộc kinh tế nhà nước, chủ động tạo lập quan hệ sản xuất, kinh doanh, tự giải quyết phần nào lao động dôi dư. Sản xuất công nghiệp bị biến động dữ dội vào cuối những năm 80 khi bước vào chuyển đổi cơ chế, trải qua nhiều đợt sắp xếp, tổ chức lại, số cơ sở quốc doanh đã giảm đi 23,8%, cơ sở ngoài quốc doanh tăng 7%. Số lao động trong các cơ sở quốc doanh sụt giảm nhanh chóng và một phần không nhỏ cán bộ, nhân viên, lao động chuyển sang hoạt động ở các khu vực kinh tế khác. Tuy nhiên công tác giải quyết, xắp xếp việc làm lại cho người lao động còn nhiều lúng túng do bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, cán bộ chuyên trách quản lý về lao động và việc làm quá ít, trình độ còn hạn chế trong khi địa bàn lại quá rộng, giao thông, đi lại khó khăn. Việc thực hiện đổi mới sản xuất công nghiệp gắn liền với tổ chức sắp xếp lại, đã tập trung rà soát và giải thể một số xí nghiệp gắn với giải quyết số lao động dôi dư. Tỉnh đã thực hiện cơ chế quản lý mới, tạo điều kiện thúc đẩy một số xí nghiệp, xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp vươn lên với một số sản phẩm mới là thế mạnh của địa phương như sản xuất gạch ngói, cao lanh, đồ gỗ gia dụng v.v. Nhiều việc làm mới theo đó bắt đầu được tạo ra, giải quyết khá nhiều công ăn việc làm cho người lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Việc đổi mới cơ chế từ tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đối với tỉnh đã có tác dụng giải phóng năng lực sản xuất của người lao động, phát huy tính tự chủ của doanh nghiệp vươn lên với hiệu quả kinh tế thiết thực. Các doanh nghiệp cũng thận trọng nắm bắt thị trường, bắt đầu thực hiện cơ chế giá thị trường phù hợp với tình hình địa phương vì vậy đã khắc phục được những khó khăn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Người lao động trong các 33 doanh nghiệp này cũng ổn định tâm lý, yên tâm lao động và cống hiến, đó cũng là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng việc làm. Từ năm 1989 trở đi với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tỉnh đã tổ chức một số trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp, bước đầu tạo thêm việc làm cho một số lao động dôi dư và những người mới bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên nhìn chung đời sống người lao động trước năm 1991 ở tỉnh Hoàng Liên Sơn còn rất nhiều khó khăn. Những biến động mạnh mẽ của lao động trong khối nhà nước do tinh giản biên chế đòi hỏi cần có biện pháp xắp xếp, tổ chức và tạo việc làm mới cho lao động dôi dư. Người lao động ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu, hầu như không có việc làm ổn định do tập quán du canh, du cư. Đối với những người lao động sống bằng tiền lương thì thu nhập quá thấp, những đối tượng hưởng chính sách xã hội cũng bị giảm sút trong khi tỷ lệ phát triển dân số của tỉnh quá cao gây ra những áp lực lớn về chính sách xã hội với Yên Bái. Người lao động ở Yên Bái khoảng hơn 80% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng trước năm 1986 dưới mô hình kinh tế tập thể HTX, làm theo kiểu cha chung không ai khóc, bình quân chủ nghĩa nên dù người lao động có việc làm nhưng thực tế lại là thiếu việc làm trầm trọng. Thời gian làm việc trong nông nghiệp, nông thôn được sử dụng có thể trên 183 ngày/năm nhưng hiệu quả không có, phân bố lao động nhiều nơi còn thiếu hợp lý. Vấn đề lao động, việc làm của Yên Bái đứng trước nhiều khó khăn và thách thức khi chuyển đổi cơ chế. Vấn đề giải quyết việc làm chưa được các cấp chính quyền đặt ra, bản thân người lao động vẫn quen trông chờ vào cơ chế vì vậy không khuyến khích sử dụng lao động hiệu quả. Quá trình giao thời chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp, thử thách gay gắt đối với toàn bộ kinh tế xã hội của Hoàng Liên Sơn trong thời kỳ mới. Từ những tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, hạn chế về tự nhiên, khí hậu, dân cư, kinh tế xã hội của Yên Bái là cơ sở, điều kiện để Đảng 34 bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái tìm ra những chính sách, hoạch định hướng đi, tổ chức thực hiện đúng đắn, phù hợp các mục tiêu trong công tác giải quyết việc làm, trong phát triển kinh tế xã hội lâu dài, bền vững của tỉnh. 2.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và sự vận dụng vào thực tiễn của tỉnh Yên Bái trong giải quyết việc làm cho người lao động 2.2.1.Những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu nổi bật về tăng trưởng và phát triển kinh tế, nước ta cũng nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhất là vấn đề thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn. Trước thực trạng của nền kinh tế cũng như của cơ cấu lao động đang chuyển đổi mạnh mẽ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu trình Chính phủ Đề án về giải quyết việc làm và ngày 11/4/1992. Trên cơ sở đó Nghị quyết số 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về “Chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới” được ban hành. Nghị quyết đã đánh dấu bước đột phá ngoạn mục, đổi mới toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm phù hợp với cơ chế thị trường. Theo đó Quỹ Quốc gia về việc làm đã được thành lập với nhiều nguồn khác nhau, giúp người thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn và nhóm xã hội yếu thế có cơ hội tiếp cận về vốn, tự tạo và tìm kiếm việc làm trong cơ chế thị trường. Đây cũng là cơ sở pháp lý và là động lực mạnh mẽ để triển khai hơn 66.000 dự án nhằm khai thác mọi nguồn lực tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là thông qua Quỹ Quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm trên phạm vi cả nước. Nghị quyết 120/HĐBT trở thành “bà đỡ” trong cơ chế thị trường giúp người thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn và nhóm xã hội yếu thế có cơ hội tự tạo và tìm kiếm việc làm trong cơ chế thị trường. Đại hội Đảng toàn quốc lần VII (1991) đã đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Lần đầu tiên Đảng đã đưa ra phương hướng cơ bản và toàn diện về giải quyết việc làm, đó cũng được coi là một trong những chiến lược góp phần vào thực hiện mục tiêu của Cương lĩnh là dân giàu nước mạnh, 35 đồng thời phù hợp với thời kỳ đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường: “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ. Hướng ưu tiên là giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động, đặc biệt ở thành phố và bộ đội xuất ngũ, học sinh ra trường.”[42]. Cũng trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 nêu rõ phương hướng thực hiện chính sách lao động và việc làm. Hướng ưu tiên của Nhà nước là hướng tới giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động, bộ đội xuất ngũ, học sinh ra trường chưa có việc làm nhằm giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp thành thị. Chương trình quốc gia về việc làm hướng vào phát triển những ngành trọng điểm tạo được nhiều việc làm như: nuôi trồng và chế biến nông - lâm - thủy sản, làm hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Tận dụng lợi thế đất đai, phủ xanh đất trống, đồi trọc, xây dựng kết hạ tầng, mở mang các ngành dịch vụ, xuất khẩu lao động Trong Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu do Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đề ra chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước cũng tôn trọng quyền tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật của các thành phần kinh tế. Dịch vụ việc làm được khuyến khích phát triển, tạo cầu nối giữa quan hệ cung cầu lao động. Đảng cũng chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh XKLĐ vừa tạo nguồn thu ngoại tệ vừa có khả năng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động. Từ thành quả bước đầu trong lĩnh vực lao động những năm 1991 đến năm 1995, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 của Thủ tướng chính phủ được ban hành ngày 01/7/1998 kèm theo Quyết định số 126/1998/QĐ- TTg nêu rõ phương hướng thực hiện chính sách lao động và việc làm: “Người lao động được giải phóng khỏi giàng buộc bởi nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ, tính năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong việc tìm việc 36 làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội”[59,tr.115]. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, XKLĐ là một hoạt động kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, ngày 22/9/1998 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 41/CT-TW về xuất khẩu lao động và chuyên gia.Tiếp theo đó là Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999, khẳng định nhằm giải phóng và tận dụng tối đa sức lao động chúng ta cần tiếp tục tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động với các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng mới như Hàn Quốc, Châu Âu 2.2.2.Chủ trương, chính sách của tỉnh Yên Bái về giải quyết việc làm Đối với Yên Bái, sau khi tái lập (10/1991), Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIII (1991) đã thông qua Nghị quyết xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội qua kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) với “cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông - lâm - công nghiệp chế biến, dịch vụ và xuất khẩu”[7.tr136]. Ngày 02 tháng 5 năm 1992 Ban thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 04CT/TU “Về một số nhiệm vụ cấp bách trong đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” nhằm phát huy tính cần cù, năng động sáng tạo và bước đầu khai thác được tiềm năng lao động, đất đai, vốn liếng của người nông dân trong sản xuất. Hội nghị ngày 12 tháng 3 năm 1993, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái ra Nghị quyết 02NQ/TU tập trung đánh giá những kết quả của năm 1992 và đề ra nhiệm vụ năm 1993. Trọng tâm phát triển kinh tế là thông qua ba chương trình đã được cụ thể hóa theo lợi thế của địa phương. Nghị quyết cũng nêu ra các giải pháp trong thời gian tiếp theo để giải quyết việc làm như mở rộng công tác tín dụng, bảo đảm nhu cầu tiền mặt, hỗ trợ cho vay để sản xuất, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hộichăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục đào tạo, công tác thanh niên, kế hoạch hoá gia đình và chương trình giải quyết việc làm. Qua các chương trình, Yên Bái hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động (nhất là lao động thiếu việc làm), giảm bớt khó khăn thiếu thốn về kinh tế, từng bước nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. 37 Dựa trên những lợi thế của địa phương, ngày 15 tháng 3 năm 1993, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ra Nghị quyết 03 về “Tiếp tục đổi mới và phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới đến năm 2000”. Nghị quyết 03 kết hợp với việc triển khai thực hiện Quyết định số 327 năm 1992 (hay còn gọi là Chương trình 327) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) là cơ sở để tỉnh Yên Bái chỉ đạo xây dựng 6 chương trình kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó tập trung vào chương trình phủ xanh 374.000 ha đất trống, đồi núi trọc, mục tiêu đến năm 2000 đưa tỷ lệ rừng che phủ lên 45% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho 46 vạn dân, trong đó có 16 vạn người dân ở vùng cao. Cùng với đó là chương trình “khai thác tổng hợp 2 vạn ha đất đảo hồ Thác Bà. Tổ chức đưa 4.000 hộ dân ra các đảo lập nghiệp trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi cá lồng, xây dựng hồ Thác Bà thành trung tâm kinh tế, du lịch quan trọng của tỉnh”[7, tr.137]. Vấn đề giải quyết việc làm ở Yên Bái lần đầu tiên trở thành một nhiệm vụ độc lập, được thể chế hóa và chính thức đưa ra trong Báo cáo chính trị tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá I Đảng bộ tỉnh Yên Bái ngày 24 tháng 3 năm 1994. Việc giao đất, giao rừng, khuyến khích phát triển các ngành nghề, phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, tận dụng khai thác tối đa lợi thế đất đai, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện chính sách định canh định cư, phát huy lợi thế, khai thác tốt hơn vùng hồ Thác Bà. Tỉnh cũng phải chú trọng chương trình công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết được nhiều việc làm mới hơn nữa. Những đối tượng yếu thế sẽ được Nhà nước giúp đỡ tạo nghề, cho vay hỗ trợ vốn, thực hiện khuyến nông, khuyến lâm, tìm kiếm thị trường để mọi người, mọi thành phần có việc làm và làm việc có hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH thông qua đánh giá thực trạng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại địa bàn, ngày 15 tháng 6 năm 1994 Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái ban hành Nghị quyết “Về đổi mới và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2000 đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vấn đề giải quyết việc làm được coi là một trong hai 38 yêu cầu để đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bước đi thích hợp. Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV (1996) Yên Bái đã thông qua Nghị quyết xác định phải đặt sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tổng thể quy hoạch của cả nước. Mục tiêu tổng quát kế hoạch 5 năm (1996-2000) của nhiệm vụ giải quyết việc làm là cần gắn với khai thác, chế biến hiệu quả nguồn nguyên liệu nông - lâm - khoáng sản, kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống, ưu tiên những ngành tạo ra nhiều việc làm. Với những cố gắng tìm tòi sáng tạo đưa đường lối đổi mới vào cuộc sống, với những kết quả tuy là bước đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế của tỉnh Yên Bái. Sau khi có Luật HTX do Quốc hội ban hành năm 1996 và Chỉ thị 68/CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng (khoá VII), Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái đã ra Nghị quyết số 01 ngày 16/7/1996 về “Tiếp tục đổi mới và phát triển HTX cùng các ngành các lĩnh vực kinh tế”. Tỉnh uỷ, các huyện, thị đều thành lập Ban chỉ đạo, các ngành kinh tế đều phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách kinh tế HTX. Yên Bái đã xác định cần phải giải phóng mạnh mẽ sức lao động, tránh tình trạng bao cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX theo hướng kinh tế thị trường, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Vùng cao Yên Bái chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh, tuy nhiên đây lại là khu vực còn tồn tại nhiều khó khăn về kinh tế, tập quán sinh hoạt sản xuất còn hết sức lạc hậu. Phát triển kinh tế vùng cao là nhiệm vụ rất khó khăn tuy nhiên mang ý nghĩa chiến lược. Ngày 14 tháng 4 năm 1997 Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã ra nghị quyết số 04NQ/TU về phát triển kinh tế vùng cao đến năm 2000. Qua đánh giá thực trạng, về lợi thế tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phân tích nguyên nhân của những tồn tại yếu kém Đảng bộ tỉnh đã đưa ra những mục tiêu giải pháp cho vùng cao. Trong đó “Quán triệt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", Trung ương và địa phương tỉnh, huyện, xã, thôn bản cùng làm; thúc đẩy sự vận động tại chỗ trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội” và nhiệm vụ cụ thể là “Khuyến khích các hộ nông dân trồng rừng chăm sóc bảo vệ rừng. Các cánh rừng kinh tế bắt đầu có hiệu quả cao đảm bảo hài hoà giữa trách 39 nhiệm và lợi ích của người làm rừng. Tích cực phát triển mô hình lâm nghiệp trang trại theo hướng nông-lâm nghiệp kết hợp”[118]. Đây chính là những bước đi đúng đắn phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên gắn với quá trình tự tạo việc làm của người lao động ở Yên Bái. Xây dựng kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình và lợi thế địa phương. Vì vậy trong Báo cáo số 73-BC/TU ngày 20 tháng 4 năm 1999 về “Một số vấn đề cơ bản về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và kinh tế trang trại ở tỉnh Yên Bái” đã khẳng định: “Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút một lực lượng lao động dư thừa đáng kể ở nông thôn có việc làm. Kinh tế trang trại cũng đã cộng tác đắc lực và có hiệu quả trong chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh”. 2.3. Quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Yên Bái từ năm 1991 đến năm 2000 2.3.1. Chỉ đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Để thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt kết quả, Yên Bái đã huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, các ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội và của chính người lao động. Khi tỉnh Yên Bái được tái lập tháng 10/1991, vấn đề đầu tiên của ngành lao động là xắp xếp lại lực lượng dôi dư sau Sở LĐTBXH tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh tổ chức, xắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01/10/1991. Bảng 2.1: Lao động ở Yên Bái thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp trước và sau khi được xắp xếp lại (3/1992) Đơn vị: Người Trước khi xắp xếp Tổng 13.483 LĐ thuộc ngân sách Trung ương LĐ thuộc ngân sách địa phương LĐ dôi dư LĐ quản lý hành chính LĐ sự nghiệp các loại LĐ chờ giải quyết LĐ thôi việc (176), nghỉ hưu 1.596 1.398 10.489 - - Sau khi xắp xếp 1.042 918 9.339 1.630 554 Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa theo Báo cáo năm 1992 của Tỉnh ủy Yên Bái [113] 40 Việc thực hiện xắp xếp lại tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính sự nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 109-HĐBT, từ tháng 3/1992 tỉnh Yên Bái đã tiến hành rà soát, triển khai. Do nhận thấy tình trạng chung của các doanh nghiệp trong tỉnh sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ hoặc giải thể, trên cơ sở phối hợp giữa các sở, ban, ngành (đặc biệt là vai trò của Sở LĐTBXH) đã tiến hành xếp hạng, xếp lương mới. Sau khi thực hiện sắp xếp năm 1...t được nhiều việc làm nhất cho người lao động từ năm 1991-2000? Tại sao? 7.3. Xin ông/bà cho biết nhóm ngành kinh tế nào của Yên Bái giải quyết được nhiều việc làm nhất cho người lao động từ năm 2001-2010? Tại sao? 7.4. Xin ông/bà cho biết nhóm ngành kinh tế nào của Yên Bái giải quyết được ít việc làm nhất cho người lao động từ năm 1991-2000? Tại sao? 7.5. Xin ông/bà cho biết nhóm ngành kinh tế nào của Yên Bái giải quyết được ít việc làm nhất cho người lao động từ năm 2001-2010? Tại sao? 7.6. Xin ông/bà cho biết trước năm 2010 người lao động Yên Bái có dựa hoàn toàn vào chính sách giải quyết việc làm của nhà nước k? Tại sao? 7.7. Nếu không dựa vào chính sách của nhà nước thì người lao động làm cách nào để tự giải quyết việc làm? 7.8. Theo ông/bà người lao động Yên Bái tự giải quyết việc làm đã hiệu quả chưa? Tại sao? 7.9. Xin ông/bà cho biết trước năm 2010 khu vực kinh tế thành thị hay nông thôn của Yên Bái giải quyết việc làm hiệu quả hơn? Tại sao? 7.10. Theo ông/bà Yên Bái nên làm gì để giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị? 7.11. Theo ông/bà nên làm gì để tạo việc làm đầy đủ cho người lao động ở nông thôn? 7.12. Theo ông/bà trước 2010 Yên Bái đã có chính sách thu hút lao động qua đào tạo, lao động chất lượng cao (học sinh, sinh viên ra trường v.v...)? 7.13. Trước 2010 Yên Bái có tỉ lệ trên 25% trong tổng số lao động (17.000 người) được giải quyết việc làm mỗi năm là ra làm việc ở tỉnh ngoài. Theo ông/bà đâu là lí do khiến người lao động phải làm việc ở tỉnh ngoài? 7.14. Đánh giá của ông/bà về hiệu quả tạo việc làm của các chương trình dự án ở Yên Bái trước năm 2010. 176 7.15. Xin ông/bà cho biết trước 2010 trong các thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể - tư nhân - có vốn đầu tư nước ngoài thành phần nào tạo và thu hút được nhiều việc làm nhất? Tại sao? 7.16. Thu nhập của người lao động thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các thành phần khác nhưng tại sao trước năm 2010 thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Yên Bái chưa tạo và thu hút được nhiều việc làm cho người lao động? 7.16. Xin ông/bà cho biết lao động là cán bộ công nhân viên chức tại sao thường ít biến động và dịch chuyển hơn so với các thành phần kinh tế khác? 7.17. Theo ông/bà những đối tượng lao động nào nên xuất khẩu lao động? 7.18. Theo ông/bà đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số nên giải quyết việc làm cho người lao động bằng tạo việc làm tại chỗ hay xuất khẩu lao động? Tại sao? 7.19. Đánh giá của ông/bà về hiệu quả tạo việc làm từ các phong trào đoàn thể? 7.20. Theo ông/bà Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ gì nhằm kết hợp, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội trong giải quyết việc làm? 7.21. Yên Bái và Lào Cai cùng có xuất phát điểm kinh tế xã hội như nhau năm 1991 nhưng đến nay thu nhập bình quân đầu người của Lào Cai cao hơn hẳn so với Yên Bái. Thu nhập bình quân cao hơn có đồng nghĩa với thu nhập của người lao động cao hơn không? Tại sao? 7.22. Theo báo cáo hàng năm về việc làm của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Lào Cai số người được tạo việc làm mới luôn thấp hơn so với Yên Bái nhưng thu nhập bình quân của Lào Cai lại cao hơn. Theo ông bà có phải do tính ổn định và chất lượng của việc làm quyết định? 7.23. Theo ông/bà Yên Bái cần làm gì để nâng cao chất lượng và tính ổn định của việc làm? 8. Xin ông/bà nêu lên các khuyến nghị đối với nhà nước trung ương và tỉnh Yên Bái về nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho tỉnh/huyện trong thời kỳ tới 8.1. Đối với nhà nước trung ương: 8.2. Đối với tỉnh Yên Bái: 177 TỈNH UỶ YÊN BÁI * Số 03-NQ/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Yên Bái, ngày 26 tháng 11 năm 2001 NGHỊ QUYẾT Về đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. ---------- I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY. Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tỉnh Yên Bái đã có những chủ trương, biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tạo cho công nghiệp có bước phát triển khá, góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh và hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Những kết quả đạt được của lĩnh vực sản xuất công nghiệp thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: Đầu tư phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã xác định đúng hướng, hình thành và phát triển được một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng, tỉnh có lợi thế: là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh đã phát triển hơn 4.000 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; bước đầu đã hình thành các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, nâng cao chất lượng và tăng nhanh khối lượng sản phẩm, như: Chè, giấy, Cácbonnat Can xi, Felspát, xi măng, sứ sách điện ... Nhiều cơ sở công nghiệp đã được đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; đã xây dựng được một số cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn. Công nghiệp của tỉnh đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn cho tiêu dùng nội địa, một số loại sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, như: chè đen, giấy đế, ván ghép thanh, đũa tre, đũa gỗ, sứ cách điện, cácbonnát canxi trắng. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm tăng bình quân 8,75% và năm 2001 khả năng đạt trên 593 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 1995. Thu nhập của người lao động trong công nghiệp năm 2000 tăng 40% so với năm 1995, một số doanh nghiệp công nghiệp đã có mức thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân trên 1 triệu đồng. Công nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy quá trình đầu tư, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có khối lượng lớn, như: vùng chè 10.000 ha, vùng gỗ nguyên liệu giấy 60.000 ha, vùng quế 20.000 ha ... Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, trong sản xuất công nghiệp của tỉnh còn có những hạn chế, yếu kém: Đã xác định đúng hướng phát triển, nhưng đầu tư chưa tập trung, chưa khai thác có hiệu quả cao lợi thế so sánh về tiềm năng tài nguyên khoáng sản; phần lớn cơ sở công nghiệp có qui mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, manh mún, đơn điệu, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém; còn nhiều cơ sở công nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Trình độ quản lý trong sản xuất công nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm, tư tưởng bao cấp còn nặng nề, chưa có chiến lược cụ thể và lâu dài về phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Cơ cấu đầu tư của nhiều cơ sở công nghiệp bất hợp lý, còn nặng về đầu tư nhà xưởng, vật kiến trúc, chưa mạnh dạn đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại, dẫn đến hiệu quả đầu tư đạt thấp. Quản lý tài chính, tài sản ở một số doanh nghiệp chưa chặt chẽ, còn để thất thoát ... Đào tạo và thu hút nhân lực cho công nghiệp chưa được cơi trọng, thiếu các cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật giỏi, chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp thiếu toàn diện, chưa phân định rõ ràng về phân cấp quản lý dẫn tới có ngành, có lĩnh vực can thiệp sâu, có 178 lĩnh vực lại bỏ ngỏ. Công tác nghiên cứu, xây dựng qui hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp còn yếu kém và chưa được chỉ đạo sâu sát. Công nghiệp ngoài quốc doanh, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự hướng dẫn để phát triển rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là: Tỉnh ta là một tỉnh nghèo, tiền đề cho phát triển công nghiệp còn thấp kém, những năm gần đây tuy đã được chú ý đầu tư, nhưng qui mô sản xuất còn nhỏ, chưa đủ sức tạo ra sự bứt phá mạnh để khai thác tiềm năng, thế mạnh tham gia phát triển kinh tế của đỉa phương. Không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của cả nước, cách xa các trung tâm kính tế lớn, kết cấu hạ tầng còn kém, trong khi đó lại thiếu hệ thống cơ chế chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng, kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật lành nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực quản lý và thiếu kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Trong phân công, phân nhiệm còn chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng, quan liêu, thiếu thực tiễn, lúng túng và thiếu tính quyết đáp trong đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư, làm cho các dự án công nghiệp thường triển khai chậm, lỡ thời cơ và kém hiệu quả. II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2005. 1- Quan điểm phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp Yên Bái phải nằm trong tổng thể phát triển công nghiệp của cả nước; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn. Phát huy nội lực, khai thác triệt để các lợi thế so sánh về tài nguyên, khoáng sản, về nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển công nghiệp; ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm quan trọng, như bột giấy, giấy, gỗ nhân tạo, chè, quế, tinh bột sắn, cácbonnát canxi, nguyên liệu gốm sứ, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, vật liệu xây dựng. Đa dạng hoá về qui mô, loại hình công nghiệp, xác định quy mô đầu tư hợp lý với từng ngành, lĩnh vực; khuyến khích công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, lĩnh vực công nghiệp giải quyết nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh. Các cơ sở công nghiệp hiện có cần đầu tư chiều sâu để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thiết bị để đồng bộ hoá dây truyền sản xuất, tạo môi trường làm việc tốt, nhằm phát huy tối đa công suất thiết kế, giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu. Những dự án đầu tư mới, nhất thiết phải đầu tư bằng công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Khuyến khích cán bộ, công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Phát triển các cơ sở công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu và được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đầu tư phát triển công nghiệp phải đảm bảo hiệu quả kinh tế nhanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và góp phần tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn. 2- Mục tiêu đến 2005. Tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp tỉnh có lợi thế so sánh là công nghiệp chế biến lâm, nông sản, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng. Hình thành và phát triển nhanh ba khu vực sản xuất công nghiệp tập trung: phía Nam tỉnh, Bắc Văn Yên, Thị xã Nghĩa Lộ- Văn Chấn. Xây dựng các cơ sở công nghiệp qui mô lớn, kết hợp với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, gắn với vùng nguyên liệu; phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiện ở khu vực nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm tăng 10,5% và đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần gấp đôi năm 2000. 3- Nhiệm vụ cụ thể những lĩnh vực công nghiệp chủ yếu. 3.1- Công nghiệp chê'biếll Nông, lâm sản. Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của ít nhất 30% số cơ sở chế biến chè hiện có để nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư xây dựng mới từ 2- 3 cơ sở chế biến chè, có công nghệ, thiết bị 179 tiên tiến, ở các vùng nguyên liệu thuộc các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn. Phấn đấu thay đổi căn bản chất lượng và đa dạng sản phẩm chè chế biến, từng bước khẳng định uy tín thương hiệu chè Yên Bái trên thị trường nội địa và xuất khẩu; phấn đấu đến năm 2005 sản lượng chè chế biến đạt 15.000 tấn. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại khu vực Bắc Văn Yên, công suất 10.000 tấn/năm. Đầu tư một số cơ sở chế biến cà phê thóc ở vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu sản lượng trên 500 tấn/năm. Xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy và giấy công suất 30.000- 50.000 tấn/năm, có công nghệ hiện đại. Duy trì năng lực sản xuất giấy đế, giấy vàng mã xuất khẩu đạt sản lượng trên 15.000 tấn/năm. Nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ nhân tạo, sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, công suất trên 15.000 m3/năm. Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất nước hoa quả, sản xuất tinh dầu quế, chế biến, bảo quản thuỷ sản đông lạnh, sau khi tổ chức việc nuôi trồng, khai thác thuỷ sản hồ Thác Bà. 3.2- Công nghiệp thai thác và chế biến khoáng sản. Tập trung khuyến khích đầu tư, phát triển mạnh việc khai thác, chế biến Cácbonnát canxi trắng, đến năm 2005 chế biến được 450.000 tấn; khuyến khích đầu tư khai thác chế biến đá vôi xám, để đạt sản lượng hàng năm 1 triệu m3 đá hộc và 300.000 m3 đá dăm, cát sạn; phát triển công nghiệp chế biến Felspát, đến 2005 chế biến trên 330.000 tấn; mở rộng khai thác và đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cao lanh, đạt sản lượng 20.000 tấn/năm; khai thác, chế biến thạch anh đạt trên 5.000 tấn/năm; đổi mới công tác quản lý khai thác đá quí, tiếp tục khai thác các mỏ hiện có đã được qui hoạch và đang tổ chức khai thác. 3 .3- Công nghiệp sản xuất ốm sứ và sản xuất vật liệu xây dựng. Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng sản xuất sứ cách điện cao thế đến 110 KV, đạt sản lượng trên 2.500 tấn/năm, trong đó xuất khẩu đạt từ 30% đến 40%; nghiên cứu chuẩn bị đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất sứ dân dụng, có quy mô trên 5 triệu sản phẩm/năm; Phát triển sản xuất gạch nung ở khu vực sản xuất công nghiệp phía Nam tỉnh, khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Lục Yên; mở rộng quy mô sản xuất gạch Tuynel tại Công ty vật liệu xây dựng Yên Bái; phấn đến đến năm 2005 trên địa bàn sản xuất được 100 triệu viên/năm. Giữ mức sản xuất xi măng 6 vạn tấn/năm, đồng thời mở rộng năng lực nghiền Clanhke để đạt sản lượng xi măng 160.000 tấn/năm. Nghiên cứu, đầu tư xây dựng dự án nhà máy xi măng lò quay, công suất 1 triệu tấn/năm; phát triển sản xuất gạch Ceramic, công xuất từ 1,5- 3 triệu m2/năm 3.4- Công nghiệp cơ khí, điện, nước, dệt may. Tổ chức lại công ty cơ khí và xây lắp công nghiệp, đầu tư tăng năng lực sản xuất cơ khí, đến năm 2005 sản lượng tăng gấp 5 lần năm 2000; nghiên cứu đầu tư phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, công cụ sản xuất, phát triển đa dạng ngành nghề xây dựng; xây dựng phương án tham gia vào thành viên Tổng công ty cơ khí và xây dựng Việt Nam. Tổ chức lại công ty may xuất khẩu để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng xuất lao động, phấn đấu sản xuất đạt sản lượng thiết kế 1 triệu sản phẩm/năm; xây dựng phương án tham gia vào thành viên Tổng công ty May Việt Nam. Đầu tư phát triển mạng lưới điện nông thôn, phấn đấu đến năm 2005 có 93- 95% số xã và thêm 24.000 hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Xây dựng thêm các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ tại các thôn bản vùng cao, vùng sâu không có khả năng đầu tư phát triển điện lưới. Đầu tư hoàn chỉnh nhà máy nước Yên Bình, xây dựng thêm một số nhà máy mới ở các huyện, thị xã đã được duyệt dự án. Phấn đấu đến năm 2005 sản xuất và cung ứng được 8,5 triệu m3/năm nước sạch, phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất công nghiệp. 3.5- Công nghiệp ngoài quốc doanh. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển mạnh sản xuất TTCN ở các huyện, thị, khôi phục và phát triển các làng nghề; hướng dẫn nhân dân đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, chế biến lâm sản phụ, đồ mỹ nghệ từ gỗ, đá, đồ mộc xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, phát triển ngành nghề xây dựng, vận tải, khai thác chế biến khoáng sản, dệt may ... Phấn đấu 180 công nghiệp ngoài quốc doanh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,5% và đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. III- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 1- Về củng cố và phát triển lực lượng sản xuất: Tiếp tục sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp theo hướng: đẩy mạnh cổ phần hoá; sắp xếp lại các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm để tăng qui mô, tăng sức mạnh về tài chính và kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; bán khoán hoặc cho thuê các doanh nghiệp Nhà nước qui mô nhỏ. Việc tổ chức sắp xếp, đổi mới lại các doanh nghiệp công nghiệp sẽ được xem xét toàn diện và quyết định cụ thể trong phương án sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước theo nội dụng nghị quyết TW3 (khoá IX). Tạo mọi điều kiện để mở rộng sản xuất của các liên doanh đầu tư trong nước và nước ngoài hiện có. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngoài tỉnh, ngoài nước liên doanh sản xuất, hoặc đầu tư 100% vốn cho sản xuất công nghiệp, với hướng khuyến khích lập các doanh nghiệp qui mô vừa và lớn, công nghệ hiện đại. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không hạn chế về số lượng. Tập trưng xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng ở ba khu vực sản xuất công nghiệp tập trung ở phía Nam tỉnh, Bắc Văn Yên, Văn Chấn- Nghĩa Lộ để sớm định hình sản xuất, làm động lực cho phát triển sản xuất công nghiệp chung của tỉnh. 2- Về thu hút vốn đầu tư. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước đầu tư không hạn chế, dưới mọi hình thức vào các lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên các Tổng Công ty Trung ương liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đầu tư dưới mọi hình thức vào các lĩnh vực sản xuất bột giấy, giấy, gỗ, chè, gốm sứ, vật liệu xây dựng. Tranh thủ khai thác tối đa mọi nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn lực đầu tư khác từ bên ngoài cho đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp. 3- Về cơ chế và chính sách: 3.1- Về cơ chế. Thực hiện cơ chế "Một cửa", "Một chỗ" trong việc cấp giấy phép, chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư. Thực hiện quy định về chức năng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước là xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích; xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cho doanh nghiệp Nhà nước, Thanh tra, Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, quy định của Nhà nước tại doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước không can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước, về: thành lập, sát nhập, chia tách, chuyển đổi sở hữu, giải thể, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, các chức danh quản lý chủ chốt; quyết định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển, phê duyệt các dự án đầu tư; quy định nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng cần được ưu tiên phát triển sẽ được vận dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, sớm hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế. 181 Áp dụng chính sách trích thưởng lợi nhuận sau thuế cho Ban giám đốc khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, đồng thời miễn nhiệm giám đốc nếu hai năm liền sản xuất kinh doanh thua lỗ, không hoàn thành kế hoạch sản xuất và giao nộp ngân sách mà không có phương án khắc phục có triển vọng, hoặc hai năm liền không đề xuất được phương án phát triển sản xuất của doanh nghiệp. 3.2- Những chính sách chủ yếu khuyến khích phát triển công nghiệp. + Chính sách ưu tiên cho thuê đất sản xuất: Các dự án đầu tư của nước ngoài vào sản xuất công nghiệp ở Yên Bái được áp dụng tiền thuê đất, mặt nước ... ở mức thấp, theo khung giá thống nhất của Nhà nước; được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, được miễn trừ tiền thuê đất từ 7- 11 năm sau khi dự án đi vào hoạt động và còn được giảm tiền thuê đất cho từng dự án cụ thể. Đối với dự án đầu tư 100% vốn, được tỉnh hỗ trợ chi phí san tạo mặt bằng. - Đầu tư trong nước vào sản xuất công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được áp dụng tiền thuế đất cũng Ở mức thấp trong khung giá chung; được miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm tiền thuê đất, và miễn giảm tiền sử dụng đất theo quy đỉnh cho từng loại dự án. Các dự án đầu tư vào khu vực sản xuất công nghiệp tập trung của tỉnh, được hỗ trợ kinh phí san tạo mặt bằng và được xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đến hàng rào khu vực sản xuất, như: đường, cấp nước, thoát nước, điện, thông tin ... + Chính sách ưu tiên về vốn, miễn giảm thuế kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp: Các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thuộc mọi thành phần kinh tế, được hỗ trợ cho vay ưu đãi vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, trợ cấp một phần lãi suất. Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn không phân biệt địa điểm, ngành nghề, thuộc mọi thành phần kinh tế, đều được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: đối với đầu tư trong nước theo nghị định 51/1987- 1999 của Chính phủ, đối với đầu tư nước ngoài theo nghị định 24/2000/NĐ- CP của Chính phủ. + Chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu: Tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích lập qui hỗ trợ xuất khẩu. Trợ giúp các doanh nghiệp về thông tin thì trường, hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. + Chính sách khuyến khích phát triển sán xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Khuyến khích, hỗ trợ các huyện, thị xã phát triển ngành nghề và tổ chức các làng nghề tập trung tại các trung tâm xã, cụm xã. Các làng nghề được giao quyền sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất dài hạn, được miễn tiền sử dụng đất 50%, 75%, 100% cho từng dự án cụ thể, địa bàn cụ thể. Được tỉnh ưu tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến hàng rào khu vực sản xuất và được hỗ trợ ngân sách trong xử lý môi trường. + Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Để phát triển vùng nguyên liệu lâm, nông sản cho công nghiệp chế biến, tỉnh sẽ hỗ trợ cho người trồng nguyên liệu trong giai đoạn xây dựng cơ bản, mức độ hỗ trợ cho ông loại cây nguyên liệu sẽ có qui định cụ thể cho từng dự án. + Giải pháp và chính sách thu hút nguồn nhân lực: Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo công nhân kỹ thuật tại chỗ. Tỉnh đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo ngành nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, năng lực quản trị kinh doanh cho đội ngũ giám đốc doanh nghiệp; hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo công nhân kỹ thuật cho các dự án phát triển sản xuất công nghiệp được triển khai thực hiện. Tỉnh có cơ chế và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chính sách thu hút các kỹ sư giỏi, chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao và có thể thuê giám đốc điều hành dự án hoặc doanh nghiệp. IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1- Tiến độ thực hiện: 182 Năm 2001- 2002: Căn cứ vào nghị quyết này, những dự án có tính khả thi và hội đủ các điều kiện thì khẩn trương triển khai nhanh. Tập trung hoàn thành các dự án: Sứ cách điện 110 KV, nghiền Felspát, nghiền Cácbonnát Canxi, Clanh ke, tinh bột sắn, chế biến cà phê, nước sạch Yên Bình. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các dự án mới: Dự án bột giấy, giấy, ván nhân tạo, chè, sứ dân dụng, sản xuất gạch EG5 ... Năm 2002- 2005: Tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị và triển khai các dự án: Mở rộng, nâng công xuất nghiền Cácbonnát Canxi, Felspát (giai đoạn 2), gạch ốp lát, nước quả, xỉ măng lò quay, sản xuất đá xây dựng ... 2- Phân công trách nhiệm. - Ban cán sự Đảng UBNĐ Tỉnh căn cứ vào chủ trương phát triển công nghiệp, thể hiện trong nghị quyết, xây dựng kế hoạch phát triển trên từng lĩnh vực, phân kỳ rõ tiến độ thực hiện các dự án phát triển công nghiệp. Chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Ban cán sự Đảng các Sở, Ban, ngành, có liên quan căn cứ nghị quyết của Tỉnh uỷ, chủ động xây dựng kế hoạch, dự án phát triển công nghiệp thuộc lĩnh vực ngành quản lý. - Các huyện, thị uỷ chủ động tổ chức chỉ đạo xây dựng đề án phát triển công nghiệp, TTCN ở địa phương mình, trên cơ sở qui hoạch phát triển công nghiệp chung của tỉnh và tiềm năng thế mạnh của địa phương. - Ban cán sự Đảng Sở công nghiệp, Sở kế hoạch và đầu tư phối hợp đôn đốc việc thực hiện chương trình phát triển công nghiệp của tỉnh, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiến độ thực hiện. Nghị quyết này phổ biến đến các chi bộ, Đảng bộ trong toàn tỉnh ./. Nơi nhận: - BBT TW Đảng (B/c). - Ban kinh tế TW (để giúp đỡ). - Các đ/c Tỉnh uỷ viên. - BCS Đảng đoàn HDND, UBND tinh Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể. - Các Huyện, thị uỷ, Đảng uỷ TT. - Lưu VP/TU T/M TỈNH UỶ BÍ THƯ Vũ Tiến Chiến 183 TỈNH UỶ YÊN BÁI * Số 940-KL/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Yên Bái, ngày 12 tháng 7 năm 2005 KẾT LUẬN CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ về đề án những nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị khu vực phía Tây của tỉnh giai đoạn 2006 -2010 ----- Ngày 11/7/2005, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp thảo luận đề án phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị khu vực phía Tây của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 theo Tờ trình số 930/TTr-UBND ngày 04/7/2005 của UBND tỉnh. Sau khi nghe ý kiến tham gia của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận như sau: 1- Việc xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị khu vực phía Tây tỉnh là cần thiết. Các huyện, thị khu vực phía Tây có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng là khu vực còn nhiều khó khăn cần phải được ưu tiêu đầu tư phát triển để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị phía Tây nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đã được dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVI đề cập. 2- Cơ bản nhất trí với đề án phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị khu vự phía Tây của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010. Đề án có tính khả thi cao cần tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản, then chốt, có tính đột phá khi thực hiện sẽ tạo ra sự thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác, đồng bộ, vững chắc: như dự án phát triển lúa chất lượng cao thuộc cánh đồng Mường Lò; trồng chè Shan và chè giống mới; phát triển rừng kinh tế, rừng phòng hộ; phát triển chăn nuôi bò và đại gia súc khác. 3- Bên cạnh những dự án đã đề cập, cần xây dựng các tiểu dự án xét thấy cần thiết, như dự án phát triển sản xuất các xã ngoài vùng Mường Lò để bảo đảm an ninh lương thực cho vùng cao; chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang phát triển chăn nuôi bò gắn với phát triển các đại gia súc khác, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, xây dựng hệ thống tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. 4- Gắn quy hoạch phát triển sản xuất với quy hoạch dân cư hợp lý ở khu vực cánh đồng Mường Lò, các thị tứ, các cụm dân cư, các trung tâm cụm xã. Gắn với chương trình dự án của đề án với các chương trình dự án đã và đang thực hiện để nâng cao hiệu quả các dự án và tạo cho người dân hưởng lợi cao nhất các dự án. 184 5- Trong các dự án về lĩnh vực xã hội cần đặc biệt chú ý đối với đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện dự án; vấn đề giảm tỷ lệ tăng dân số ở vùng cao, phát triển giáo dục ở cộng đồng; phát huy truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của các dân tộc trong vùng, gắn với xây dựng các thiết chế văn hoá tương ứng, tạo điều kiện cho đồng bào có nơi tập trung vui chơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng. 6- Các giải pháp thực hiện phải cụ thể, có bước đi phù hợp, huy động được sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực và phát huy được truyền thống đoàn kết các dân tộc, nhất là làm cho người dân hiểu và cùng tham gia thực hiện dự án. 7- Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương xây dựng thành các dự án cụ thể trên từng lĩnh vực; xác định rõ nhiệm vụ các cấp, các ngành để chủ động tổ chức thực hiện, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Trên đây là kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề án phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị phía Tây tỉnh giai đoạn 2006 - 2010; giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉnh sửa trình ra kỳ họp lần thứ 4 HĐND tỉnh để Nghị quyết. Nơi nhận: - Các đ/c trong BTV Tỉnh ủy, - Ban cán sự đảng UBND tỉnh, - Lưu Văn phòng Tỉnh uỷ. T/L BAN THƯỜNG VỤ CHÁNH VĂN PHÒNG Dương Văn Thống 185 Ông Hà Trọng Bằng - Hội viên hội Cựu chiến binh huyện Yên Bình với mô hình VACR (Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái) Niềm vui của người lao động cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn Văn Yên (Nguồn: Nghiên cứu sinh đi khảo sát thực tế tháng 7/2014) 186 Các học viên lớp Kỹ thuật nấu ăn tại Trung tâm Giới thiệu việc làm - Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái (Nguồn: Hội phụ nữ tỉnh Yên Bái) Hội chợ việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm - Sở LĐTBXH tỉnh Yên Bái tổ chức (Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái) 187 Học sinh Trường Cao đẳng nghề Yên Bái trong giờ thực hành (Nguồn: Trường cao đẳng nghề Yên Bái) Giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện Mù Cang Chải hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện (Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Yên Bái)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_qua_trinh_giai_quyet_viec_lam_cho_nguoi_lao_dong_o_t.pdf
Tài liệu liên quan