VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THẠCH KIM HIẾU
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN XUÂN BIÊN
TS. TRẦN THỊ NHUNG
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu, số
liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa h
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
THẠCH KIM HIẾU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 6
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn
đề đặt ra đối với luận án ......................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000 ............................... 29
2.1. Hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh trước Đổi mới ........................... 29
2.2. Đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 35
CHƢƠNG 3. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2013 ................................... 84
3.1. Yêu cầu tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh ........ 84
3.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng
viên; đổi mới công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo của đảng ........................ 86
3.3. Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính ........ 102
3.4. Đổi mới nội dung và phương thức vận động quần chúng nhân dân của
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ............................................................. 115
CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH .......................................................................................................... 128
4.1. Nhận xét về quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 1986 đến năm 2013 .................................................................................. 128
4.2. Tác động của quá trình đổi mới hệ thống chính trị đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 146
4.3. Một số bài học kinh nghiệm .......................................................................... 149
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .......................... 160
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................ 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, tồn tại khách quan trong
mọi xã hội có phân chia giai cấp và có nhà nước; là mối quan hệ mật thiết giữa cơ
sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng; quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan;
giữa cái tất yếu và cái có thể Nhận thức đúng và giải quyết thành công quan hệ
giữa kinh tế và chính trị là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng, nội dung,
nhịp độ, hiệu quả và mức độ bền vững của sự phát triển. Thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1986, hệ thống chính trị ở Việt Nam đã có
nhiều cải cách quan trọng ở tất cả các thành tố cấu thành. Quá trình cải cách đã có
sự tác động mạnh mẽ lên mọi mặt đời sống của đất nước cả về đối nội và đối ngoại.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, trải qua hơn 30 năm Đổi mới, đã vươn lên trở
thành “đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa
học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu
hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan
trọng của cả nước.” [25]. Trong sự phát triển chung này của Thành phố Hồ Chí Minh
có sự đóng góp trực tiếp của quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cụ thể là công tác
xây dựng, chỉnh đốn đảng, công tác cải cách hành chính, hoàn thiện và tăng cường
hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, công tác cán bộ, hoạt động của
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Đây có thể xem là một động lực quan trọng mang
tính quyết định, thúc đẩy sự phát triển của tất cả các lĩnh vực còn lại. Đồng thời đó
cũng là một cơ sở vững chắc để Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
đưa ra những chủ trương cụ thể về xây dựng mô hình chính quyền đô thị, đáp ứng
mục tiêu đưa thành phố trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại,
khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, so với việc nghiên cứu về quá trình đổi mới kinh tế, xã hội thì việc
nghiên cứu về quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh trong
những năm qua mới chỉ dừng lại ở những kết quả bước đầu mà vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện, đặc biệt là dưới góc độ khoa
học lịch sử. cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổng kết những thành tựu, hạn
chế cũng như những đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới
nói chung của đất nước. Hơn thế nữa, vì chưa có một nghiên cứu toàn diện nên nhận
thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về đổi mới hệ thống chính trị
chưa đầy đủ, chưa thấy hết tầm quan trọng của vấn đề nên trong ban hành và thực
hiện chủ trương về đổi mới còn thiếu đồng bộ và cụ thể. Từ đó, trong thực tế đã
2
xuất hiện những vướng mắc, khó khăn và không ít khuyết điểm, ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Do đó, việc nghiên cứu về quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố
Hồ Chí Minh có một ý nghĩa cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn. Về khoa học, từ
việc tổng kết về quá trình lịch sử của vấn đề này sẽ góp phần xây dựng hệ thống lý
luận, rút ra những quy luật và kinh nghiệm liên quan đến việc đổi mới hệ thống
chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu là tài liệu
tham khảo cho các cấp chính quyền trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách
cụ thể, phù hợp về đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời
đề tài có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về Thành phố Hồ Chí
Minh ở cấp phổ thông, đại học cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán
bộ, công chức trên địa bàn thành phố.
Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề như trên, tác giả lựa chọn
đề tài nghiên cứu “Quá trình đổi mới hệ thống chính trị tại Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 1986 đến năm 2013” làm luận án Tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Luận án phục dựng lại quá trình thực hiện đổi mới hệ thống chính trị ở Thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013, từ đó rút ra một số kinh nghiệm
trong tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị thành phố hiện nay.
2.1. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày thực trạng hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh
trước năm 1986 và những nhu cầu bức thiết đặt ra đối với việc đổi mới hệ thống
chính trị ở thành phố.
Thứ hai, trình bày và phân tích quá trình đổi mới hệ thống chính trị trên từng
thành tố và tổng thể ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013.
Thứ ba, đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành
tựu, hạn chế trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Là những đổi mới của hệ thống chính trị trên tổng thể các thành tố của nó tại
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh theo phạm vi hành chính thay đổi qua các thời kỳ.
Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quá trình đổi mới hệ thống chính
trị ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013 với hai giai đoạn cụ
thể là từ năm 1986 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2013. Tuy nhiên, để
có cái nhìn tổng thể trong tiến trình lịch sử nhằm rút ra những đánh giá, kết luận
xác đáng, luận án cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến giai đoạn trước
thời gian nêu trên. Thời điểm nghiên cứu quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở
Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm 1986 vì đây là thời điểm Đảng Cộng sản
Việt Nam chính thức khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có nội
dung đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị. Luận án chia thành hai giai đoạn
nghiên cứu là 1986 – 2000 và 2001 – 2013 vì năm 2001 là thời điểm Quốc hội
Khóa X (1997 – 2002) quyết định tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) bằng Nghị
quyết 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, trong đó đề cập đến những
thay đổi quan trọng trong tổ chức của bộ máy nhà nước các cấp, điều này đã có
sự tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thống chính trị ở các địa phương
trong những năm tiếp theo. Thời điểm nghiên cứu được lựa chọn kết thúc vào
năm 2013 vì đây là lúc mà công cuộc đổi mới đất nước đã trải qua được gần 30
năm với nhiều thành tựu và hạn chế đã được tổng kết. Đặc biệt, năm 2013 là thời
điểm mà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2011-
2016) tại kỳ họp thứ lần 6, ngày 28/11/2013 đã chính thức ban hành Hiến pháp
mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), đánh dấu những
chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp. Điều
này đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ và mở ra một thời kỳ đổi mới khác.
Về nội dung, luận án nghiên cứu quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành
phố Hồ Chí Minh trên các mặt: công tác xây dựng đảng; xây dựng và hoạt động của
hệ thống chính quyền các cấp; nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận tổ
quốc cùng các đoàn thể chính trị - xã hội; và những biến đổi của cả hệ thống chính
trị dựa trên sự đổi mới từng thành tố. Từ đó, luận án sẽ rút ra những nhận xét và bài
học kinh nghiệm cho việc đổi mới hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay.
4
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch
sử và phương pháp luận sử học. Ngoài ra, luận án còn dựa trên các các quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng và chính
quyền nhà nước làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị
ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ đạo được sử
dụng trong luận án nhằm giải quyết những nhiệm vụ của luận án. Phương pháp lịch sử
được sử dụng để tái hiện trung thực những bước thay đổi theo lịch đại của quá trình đổi
mới của hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh qua hai thời kỳ là từ năm 1986 đến
năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2013. Phương pháp logic được sử dụng để luận
giải các thay đổi mang tính tích cực trong quá trình đổi mới đó, đồng thời để khái quát
các thành tựu, hạn chế cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: luận án được xây dựng dựa trên nguồn tài liệu gốc là các văn bản
của Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
liên quan đến vấn đề đổi mới hệ thống chính trị; các báo cáo, số liệu tổng kết và
đánh giá về các nội dung đổi mới hệ thống chính trị từ năm 1986 đến năm 2013.
Tài liệu khác: luận án cũng tham khảo, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong
như các sách chuyên khảo, chuyên luận, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài
nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã phục dựng lại quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2013.
Thứ hai, luận án phân tích và làm rõ tác động của quá trình đổi mới hệ thống
chính trị đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới.
Thứ ba, luận án đánh giá về các thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới hệ
thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, luận án rút ra những đặc điểm và những bài học kinh nghiệm cho việc
đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện tại và
tương lai.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã làm rõ thêm vai trò, vị trí của các thành tố trong hệ thống chính trị
và mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng trong quá trình đổi mới, để
tạo nên sự đổi mới chung đồng bộ của hệ thống chính trị.
Luận án đã rút ra được một số nguyên tắc và quy luật trong quá trình đổi mới
hệ thống chính trị ở thành phố, có thể vận dụng cho những việc đổi mới trong
những năm tiếp theo ở thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 1986 đến 2013 có thể đưa ra nhiều gợi ý cho các cấp chính quyền trong việc
trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trong quá
trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ hiện nay. Đồng thời, những
kết quả của luận án còn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập,
nghiên cứu về Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương chính:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh và quá trình đổi mới từ
năm 1986 đến năm 2000
Chương 3. Đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001
đến năm 2013
Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình đổi mới hệ
thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm hệ thống chính trị
Trước khi bước vào nghiên cứu tổng quan cũng như toàn bộ đề tài, cần thống
nhất khái niệm “hệ thống chính trị”. Vì ngay trong tổng quan này, khái niệm hệ
thống chính trị cũng được đề cập và nhắc đến nhiều lần. Khái niệm “hệ thống chính
trị” được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng lần đầu tiên trong Hội nghị lần thứ 6
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) tháng 3/1989, sau đó Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định: “Toàn bộ tổ
chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây
dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân”[38, tr. 19]. Về mặt pháp lý, khái niệm HTCT Việt Nam được đề
cập đầu tiên vào năm 1992, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992. Từ đó cho đến nay, trong những văn kiện, sách, báo, tạp chí, công
trình nghiên cứu chính trị ở nước ta ngày càng sử dụng rộng rãi khái niệm HTCT,
HTCT xã hội chủ nghĩa thay cho khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản trước
đây. Từ tất cả những nghiên cứu đã được tổng kết có thể hiểu HTCT xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một chỉnh thể gồm các thiết chế chính trị là: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, MTTQ Việt Nam và
các đoàn thể nhân dân (bao gồm Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, hoạt
động nhằm duy trì và bảo vệ quyền lực, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam. So với HTCT của một số nước, HTCT Việt Nam có
tính đặc thù sau đây: Một là, HTCT Việt Nam là một hệ thống tổ chức nhất nguyên
chính trị; bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu và lợi ích. Hai là, tổ chức bộ máy
của HTCT Việt Nam vừa thể hiện được tính giai cấp sâu sắc, vừa thể hiện được tính
nhân dân rộng rãi. Ba là, tổ chức bộ máy của HTCT Việt Nam vừa bảo đảm được
tính dân chủ rộng rãi, đồng thời bảo đảm được tính nghiêm minh, tối thượng của
pháp luật. Bốn là, tổ chức của HTCT Việt Nam vừa bảo đảm tính tập trung thống
nhất trong hoạt động, đồng thời cũng phát huy được tính năng động, chủ động của
các cấp từ Trung ương đến cơ sở.
7
Từ những đặc điểm chung đó của HTCT Việt Nam thì cũng như HTCT của
các địa phương khác, HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh được cấu tạo bởi các bộ
phận: Đảng bộ thành phố giữ vai trò lãnh đạo HTCT; chính quyền thành phố là cơ
quan thực hiện quyền lực của nhân dân, giữ chức năng quản lý xã hội; MTTQ thành
phố và các tổ chức thành viên thực hiện chức năng đoàn kết toàn dân tiến hành các
phong trào cách mạng đồng thời giám sát, phản biện xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Ba bộ phận này được cấu thành trên nguyên tắc dân chủ nhưng có sự phân
công về chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong việc thực thi quyền lực của nhân dân
thành phố. Các thành tố trong HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh có mối liên hệ hữu
cơ với nhau tạo thành một hệ thống. Mỗi thành tố trong HTCT ở Thành phố Hồ Chí
Minh có cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò và chức năng riêng nhưng có liên hệ, tác động
qua lại với nhau thành một hệ thống thống nhất, vận hành vì mục tiêu phát triển
chung của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam nói chung và đổi mới hệ
thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là một vấn đề đã được thực hiện
từ rất sớm, bằng nhiều chuyên ngành, góc độ tiếp cận khác nhau với nhiều công
trình có giá trị cao của các nhà khoa học. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu
khoa học gồm các sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu khoa
học chuyên ngành, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ có liên quan đến nội dung
nghiên cứu trong Luận án, tác giả Luận án thấy nổi lên các công trình tiêu biểu trên
các nội dung sau đây:
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam
Với nội dung nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, các công
trình nghiên cứu đã công bố được tập trung trên các 3 nhóm vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, về tính tất yếu và những vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới hệ thống
chính trị, tiêu biểu có nhóm tác giả Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng
Truyến (đồng chủ biên), (1999), với công trình “Đổi mới và tăng cường hệ thống chính
trị nước ta trong giai đoạn mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình đã đề
cập những vấn đề lý luận, phương pháp luận, đặc trưng và nguyên tắc cơ bản xây dựng
hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thực trạng hệ thống chính
trị trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường và tăng cường hệ thống chính trị đưa
sự nghiệp đổi mới đất nước lên từng bước vững chắc.
Ngoài ra còn có cuốn sách “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính
trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020” của Trần Đình Hoan (2008) NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội và Lê Quốc Lý (2014) với cuốn sách “Đổi mới, hoàn thiện hệ
thống chính trị ở nước ta”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Theo các tác giả từ sự
8
biến đổi của bối cảnh tình hình chính trị - xã hội thế giới và yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tất yếu phải có sự đổi mới,
hoàn thiện HTCT. Từ đó, các tác giả đã tập trung làm rõ đặc điểm của quá trình ra
đời và xây dựng HTCT ở Việt Nam; xác định đặc trưng cơ bản của HTCT ở Việt
Nam; những biến đổi và phát triển của HTCT với các yếu tố như: mối quan hệ
tương tác giữa HTCT với cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội - giai cấp, sự ảnh hưởng của
nhân tố văn hoá truyền thống dân tộc, những quan điểm đạo đức, những tư tưởng
triết học - chính trị, những truyền thống cộng đồng, truyền thống lịch sử và bản sắc
dân tộc...
Lê Quốc Lý (2014) với cuốn sách “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở
nước ta”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trên cơ sở phân tích bối cảnh tình hình
chính trị - xã hội thế giới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đã chỉ rõ đòi hỏi tất yếu phải có sự đổi mới, hoàn thiện HTCT. Việc
đổi mới và hoàn thiện HTCT luôn là một đòi hỏi cấp thiết để bảo đảm cho đổi mới
và phát triển kinh tế thành công. Từ đó, tác giả đã tập trung làm rõ đặc điểm của quá
trình ra đời và xây dựng HTCT Việt Nam; xác định đặc trưng cơ bản của HTCT ở
Việt Nam hiện nay; những biến đổi và phát triển của HTCT với các yếu tố như: mối
quan hệ tương tác giữa HTCT với cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội - giai cấp, sự ảnh
hưởng của nhân tố văn hoá truyền thống dân tộc, những quan điểm đạo đức, những
tư tưởng triết học - chính trị, những truyền thống cộng đồng, truyền thống lịch sử và
bản sắc dân tộc...
Nội dung có giá trị tham khảo trực tiếp đối với luận án từ những công trình
này là các vấn đề đã được các tác giả tổng kết một cách có hệ thống về lý luận và
thực tiễn, về phương pháp luận cũng như thực trạng, đặc trưng và nguyên tắc cơ bản
trong xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đây là cơ sở cần
thiết để so sánh, đối chiếu, tổng kết, đánh giá về những vấn đề đặt ra trong quá trình
đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, về quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam từ năm 1986
đến nay đã được làm rõ qua các công trình của các tác giả gồm có Phạm Hồng
Chương (chủ nhiệm đề tài) (2004) với đề tài nghiên cứu cấp bộ “Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo xây dựng nền dân chủ chính trị ở nước ta (1986-2001) - Lịch sử
và kinh nghiệm”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội là một nghiên
cứu quan trọng về lĩnh vực đổi mới chính trị ở Việt Nam. Đề tài đã tập trung làm rõ
ba vấn đề quan trọng: khái quát lịch sử quá trình Đảng cộng sản Việt Nam xác lập
9
quyền lãnh đạo và xây dựng nền dân chủ chính trị trong thời kỳ 1945 -1985; đã đi
sâu phân tích quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền dân chủ chính trị
thời kỳ 1986 – 2001 trên các nội dung: sự vận động, phát triển của tình hình trong
nước và quốc tế, những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp
đổi mới, quá trình Đảng lãnh đạo tiếp tục xây dựng và phát triển dân chủ chính trị,
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh; rút ra một số bài học kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ chính trị và kiến
nghị về xây dựng và phát triển nền dân chủ chính trị hiện nay.
Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), (2006), Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam
theo các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bổ sung 2001, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây có thể xem là một công trình nghiên cứu công phu
mang tính tổng quan, toàn diện về việc quy định tổ chức bộ máy nhà nước trong các
bản Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ trong lịch sử
cho đến nay. Đặc biệt, tác giả đã tập trung phân tích sâu những quy định về tổ chức
bộ máy nhà nước của Hiến pháp năm 1992 đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế,
bất cập dẫn đến nhu cầu tất yếu phải sửa đổi Hiến pháp 1992. Vấn đề có ý nghĩa của
công trình khoa học này là cùng với việc phân tích, so sánh về cơ cấu tổ chức bộ
máy các cơ quan nhà nước, các tác giả đã nêu bật được những điểm mới, những
bước phát triển của các cơ quan qua các bản hiến pháp (mô hình tổ chức, phương
thức hoạt động, các mối quan hệ tương tác trong vận hành...) và đưa ra những hạn
chế, bất cập đòi hỏi phải có định hướng khắc phục, đổi mới để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và từng cơ quan, hệ thống cơ
quan nhà nước nói riêng. Những kết quả của công trình này là những gợi mở để tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ máy nhà nước ta, trong đó có bộ máy chính quyền địa
phương trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, đáp ứng
yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.
Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Công trình này đã góp phần tổng kết quá trình đổi mới tư duy về Nhà
nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo; ngoài ra tác giả đã phân
tích toàn diện những luận điểm khoa học về nhà nước pháp quyền, về phát huy dân
chủ, về mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; về tổ chức
và phân công quyền lực nhà nước, về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những kết luận, luận giải được thể hiện trong công trình
10
này đã tạo những cơ sở lý luận cơ bản cho việc phân tích, đánh giá yêu cầu và định
hướng đổi mới, hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh trong điều kiện hiện nay.
Cuốn “Tổ chức Nhà nước Việt Nam 1945 - 2007” của Bộ Nội Vụ (2007),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội đã phân tích về tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2007 trên cơ sở các quy định
của các bản Hiến pháp, Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điểm nhấn quan
trọng của cuốn sách là đề cập đến từng thiết chế trong bộ máy nhà nước từ trung
ương đến địa phương, trong đó nêu bật được những bước phát triển, hoàn thiện của
từng thiết chế dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn trong từng thời kỳ, điều
kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Cuốn sách cũng dành 01 chương để phân tích,
đánh giá tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, trong đó có bộ
máy chính quyền cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu trong công trình này chỉ đề cập đến
khía cạnh lịch sử tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương mà
chưa có điều kiện phân tích, đánh giá toàn diện về bộ máy chính quyền một cấp cụ
thể là cấp tỉnh, thành phố. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và
thực tiễn cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu và tiếp cận cụ thể hơn về bộ máy chính
quyền cấp tỉnh, thành phố.
Phạm Ngọc Trâm (2011) với cuốn sách “Quá trình đổi mới hệ thống chính trị
ở Việt Nam từ 1986 đến 2011”, NXB Chính trị quốc Quốc gia, Hà Nội đã phân tích
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới HTCT ở Việt Nam, tác giả đã khái quát
quá trình hình thành và phát triển HTCT ở qua 2 giai đoạn: 1986-1996 và 1996-
2011. Các nội dung chủ yếu được đề cập là quá trình đổi mới công tác xây dựng
đảng của Đảng cộng sản Việt Nam; đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước; đổi
mới và tăng cường vai trò của mặt trận và các đoàn thể - phát huy dân chủ, mở rộng
khối đại đoàn kết toàn dân. Trên cơ sở đó, tác giả đã có sự đánh giá toàn diện, hệ
thống về những thành tựu và bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới HTCT ở
Việt Nam hơn 20 năm qua. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu quan trọng để
tác giả luận án dùng làm căn cứ xây dựng nên những nội dung nghiên cứu cụ thể và
các luận điểm khoa học về quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong cùng thời gian trong quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam nói chung.
Lý Vĩnh Long (2012) với Luận án chính trị học “Hệ thống chính trị ở Việt
Nam từ 1986 đến nay” bảo vệ tại Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã làm rõ được tính tất yếu của việc đổi mới HTCT ở Việt Nam từ 1986 đến nay
trong mối quan hệ với quá trình đổi mới kinh tế. Từ đó, luận án đã xác định cụ thể
những nội dung cơ bản trong mục tiêu, quan điểm và kết quả đổi mới HTCT ở Việt
Nam thời gian qua. Bằng những luận cứ khoa học và phương pháp nghiên cứu so
11
sánh, đối chiếu, tác giả đã xây dựng những giải pháp thiết thực để góp phần đẩy
mạnh quá trình đổi mới HTCT ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020. Vì góc độ
tiếp cận của luận án là lĩnh vực chính trị học, do đó tác giả không nhấn mạnh đến
góc độ lịch sử của vấn đề đổi mới HTCT ở Việt Nam trên từng lĩnh vực, tuy nhiên
những luận điểm khoa học được tác giả phân tích và trình bày trong luận án này là
cơ sở có giá trị cho những công trình nghiên cứu về đổi mới HTCT, trong đó có các
nghiên cứu về lịch sử.
Đào Trí Úc và Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên) (2009) trong cuốn sách“Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay -
Một số vấn đề lý luận và thực tiên”, NXB Tư pháp, Hà Nội đã phân tích, nêu bật
những định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong điều kiện tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; những đòi hỏi phải đảm bảo sự vận hành
khoa học, sự minh bạch trong tổ chức và hoạt động, sự phân cấp của các cơ quan nhà
nước nhằm đảm bảo các quyền con người, quyền công dân trên cơ sở pháp luật. Một
trong những nội dung quan trọng của cuốn sách đã đề cập đến các yêu cầu phải phân
cấp quản lý nhà nước; các tiêu chỉ đảm bảo sự phân cấp, phân quyền hợp lý và mối
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và bộ máy chính quyền ở địa
phương. Những kết quả nghiên cứu trong cuốn sách sẽ là cơ sở để kế thừa, nghiên
cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh.
Bên cạnh các công trình chuyên sâu về đổi mới HTCT ở Việt Nam như trên
thì còn có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về từng lĩnh vực của...iên thông” đã phát huy hiệu quả tích cực thời gian
qua tại các quận huyện, sở – ngành thành phố; không những vậy, chính quyền thành
phố còn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước và
cung cấp dịch vụ hành chính cho các tổ chức và nhân dân, từng bước xây dựng và
triển khai phần mềm quản lý các lĩnh vực; công khai thủ tục hành chính, văn bản
pháp quy, tình trạng thụ lý hồ sơ và các thông tin khác; thường xuyên tổ chức lấy ý
kiến khách hàng, nhanh chóng trả lời ý kiến của người dân qua mạng. Có thể nhận
thấy điểm nổi bật nhất trong quá trình đổi mới HTCT các cấp ở thành phố trong
mấy chục năm qua chính là công tác cải cách hành chính được diễn ra mạnh mẽ,
đồng bộ, tác động tích cực đến sự phát triển chung. Điều này đã được các tác giả
phản ánh một cách trung thực, khách quan, khoa học bằng nhiều phân tích, đánh giá
cụ thể. Dưới nhiều góc độ tiếp cận, các công trình này đã làm rõ được khái niệm cải
cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, giải
pháp của Thành ủy với công tác này. Từ cơ sở đó, những thành công, hạn chế và bài
học kinh nghiệm cùng giải pháp khắc phục đã được các tác giả chỉ ra một cách cụ
thể. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên đây vẫn chưa hệ thống hóa được từng
hoạt động của việc đổi mới hoạt động chính quyền các cấp ở Thành phố Hồ Chí
Minh, chưa làm rõ được căn cứ về lý luận và đặc biệt là căn cứ thực tiễn của quá
trình này, mà chủ yếu chỉ tập trung vào một hoạt động nổi bật nhất là cải cách hành
chính. Do đó, các tác giả cũng chưa nêu bật được nội dung, phương thức và kết quả
trong qua từng giai đoạn của việc đổi mới hoạt động hệ thống chính quyền các cấp;
đặc biệt là chưa có sự đánh giá toàn diện, tổng hợp về những tác động quan trọng
của quá trình này vào sự phát triển nói chung và nền kinh tế của thành phố nói
riêng. Các bài học kinh nghiệm và giải pháp kiến nghị ở những công trình trên cũng
chưa thật sự đầy đủ và hệ thống, đòi hỏi cần phải có sự đánh giá một cách tổng hợp
và chi tiết hơn. Đây sẽ là những nội dung quan trọng mà luận án cần tiếp tục làm rõ
trong nghiên cứu của mình.
23
Một trong những điểm nổi bật của quá trình xây dựng chính quyền tại Thành
phố Hồ Chí Minh thời gian vừa qua chính là chủ trương xây dựng mô hình chính
quyền đô thị. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học, nhà quản lý của thành phố cũng như cả nước nói chung. Trong đó có thể kể đến
là cuốn sách “Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh” Phan Xuân Biên (2007) (chủ biên), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là công trình tập hợp các bài tham luận của các nhà lãnh đạo, nhà hoạt động
chính trị - xã hội, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên mọi miền đất nước trình bày tại
hội thảo “Xây dựng chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh - một yêu cầu cấp
thiết của cuộc sống”, về các vấn đề lý luận, những kinh nghiệm thực tiễn của các
nước trên thế giới, những bài học rút ra từ thực tiễn vận hành của chính quyền thành
phố hiện nay, những gợi ý về việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị hiện đại cho
Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu “Khảo sát và đánh giá việc thí điểm mô
hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh” do Học viện Chính trị chủ trì và
Phạm Minh Tuấn là chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức
triển khai áp dụng thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các phương án cho việc xây dựng chính quyền
đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh; đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
hoạt động và lộ trình áp dụng mô hình chính quyền đô thị.
Một trong những điểm nổi bật khác của quá trình đổi mới HTCT tại Thành
phố Hồ Chí Minh được giới nghiên cứu đánh giá cao chính là việc phát huy được
vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố. Đây là
kết quả của nhiều chủ trương và cách làm đúng đắn, sáng tạo được vận dụng trong
hoạt động của từng tổ chức. Trên lĩnh vực này cũng có nhiều đánh giá, tổng kết
trong đó có thể kể đến như:
Luận văn thạc sỹ chính trị học “Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh với
việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động" của Nguyễn Thị Hiền
Oanh (2002), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận văn này tác giả
đã đánh giá toàn diện, hệ thống về vai trò của MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh trên
3 nội dung là tham gia tuyên tuyền, giáo dục chính trị, vận động nhân dân thực hiện
các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng gắn với cuộc vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư; tổ chức hiệp thương
chính trị, giới thiệu đại biểu dân cử, tham gia triển khai Quy chế dân chủ cơ sở; thực
hiện chức năng giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và viên chức
nhà nước. Trên cơ sở đánh giá đó, tác giả đã xác định 4 giải pháp để tiếp tục phát
24
huy quyền lực chính trị của nhân dân lao động thông qua MTTQ Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
Sách “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc”(2008), NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, là một tập hợp
các bài viết giới thiệu về hoạt động của MTTQ thành phố và các đoàn thể chính trị -
xã hội trong những năm vừa qua. Đồng thời, cuốn sách cũng trình bày một số các
phong trào tiêu biểu của nhân dân thành phố trong những năm đổi mới.
Đối với hoạt động cụ thể của các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố, đáng
chú ý có Luận án tiến sĩ Lịch sử “Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình
thực hiện các chính sách xã hội của Thành phố trong công cuộc đổi mới (1996 –
2006)” của tác giả Trần Xuân Thảo (2011). Qua luận án này tác giả đã trình bày
một cách có hệ thống hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ thành phố trong việc thực
hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ trong 30 năm đổi mới. Đồng thời trên cơ sở
đó đã có sự đánh giá về vai trò của Hội phụ nữ thành phố cũng như những bài học
kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện vấn đề này.
Ngoài công trình trên còn có bài viết “Phản biện xã hội trong quá trình xây
dựng và phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Điển (2009) trên Tạp chí
Tuyên giáo, số 7, năm 2009 cũng đã có sự đánh giá toàn diện về kết quả hoạt động và
nêu bật được những cách làm sáng tạo, hiệu quả, thiết thực trong việc MTTQ Thành
phố Hồ Chí Minh tham gia phản biện những chủ trương, chính sách của Ủy ban Nhân
dân (UBND) thành phố trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra 5 điều
kiện cơ bản cần triển khai nhằm thực hiện tốt cơ chế phản biện xã hội
Có thể nói, nghiên cứu về nội dung này trong thời gian qua ở Thành phố Hồ
Chí Minh là chưa nhiều so với những lĩnh vực khác của HTCT. Tuy nhiên, về bước
đầu các tác giả đã chỉ ra được những kết quả quan trọng trong việc phát huy dân chủ
ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm đổi mới. Trên cơ sở phát huy truyền
thống quý báu là gắn bó với nhân dân, làm tròn chữ hiếu với nhân dân, trong những
năm đổi mới, Đảng bộ và chính quyền thành phố đã không ngừng dựa vào nhân dân
để xây dựng Đảng, chính quyền; xem đây là vấn đề có ý nghĩa cốt lõi nhằm phát
huy dân chủ, đồng thời cũng là động lực và là mục tiêu của tiến trình đổi mới. Do
vậy, đảng bộ đã không ngừng phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; chăm lo xây dựng mặt trận và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Mặt
trận và các đoàn thể thành phố đã ngày càng phát huy tốt vai trò tập hợp, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức, đa dạng hóa các
hình thức; tổ chức các phong trào hành động cách mạng đều khắp có chất lượng và
hiệu quả ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thân của các tầng lớp
25
nhân dân. Đồng thời với đó là việc phát huy dân chủ đại diện, đẩy mạnh dân chủ
trực tiếp thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường việc tiếp
công dân, đối thoại với các giới, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thân của các
tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, điểm hạn chế là các công trình đã công bố vẫn chưa
trình bày được nội dung đổi mới của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, chưa
chỉ ra được những chủ trương, biện pháp, kết quả cũng như những bài học kinh
nghiệm cụ thể hiện nay. Đây sẽ là một nội dung nghiên cứu đòi hỏi luận án phải giải
quyết với rất nhiều nhiệm vụ nhằm đánh giá toàn diện, hệ thống, khoa học để thấy
được sự tham gia cụ thể của các tầng lớp nhân dân một cách chủ động, tích cực vào
sự phát triển chung của thành phố trong tiến trình đổi mới.
1.1.4. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Đến nay, tuy chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống nào
của các tác giả nước ngoài về đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh
nhưng cũng đã có những nghiên cứu đề cập đến sự tác động trực tiếp của hệ thống
chính trị đến sự phát triển của thành phố trên nhiều mặt. Tiêu biểu có thể kể ra
những công trình như: Cling Jean-Pierre ... [et al.] (2010), The informal sector in
Vietnam : a focus on Hanoi and Ho Chi Minh city, The Gioi, Ha Noi; David Dapice,
Jose A. Gomez-Ibanez, Nguyen Xuan Thanh (2009), Ho Chi Minh City : the
challenges of growth, United Nations Development Programme in Vietnam;
William Taylor ...(2012), Civil society in Vietnam : a comparative study of civil
society organizations in Hanoi and Ho Chi Minh City, Social - Labour Pub. House,
Ha Noi; UNDP (2006), Deepening Democracy and Increase popular participation
in Vietnam, Hanoi. Những nghiên cứu này đã tập trung làm rõ một số vấn đề trong
hoạt động của hệ thống chính quyền ở thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất là vấn đề tham nhũng trong bộ máy công quyền của thành phố. Cụ
thể như tác động của tham nhũng đối với hoạt động kinh tế phi chính thức (bao gồm
các hoạt động kinh tế không có đăng ký về mặt pháp lý, không có số liệu thống kê
và không được kiểm soát bởi nhà nước). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Cling
Jean-Pierre (2010) trong cuốn sách The informal sector in Vietnam: a focus on
Hanoi and Ho Chi Minh city, The Gioi, Ha Noi thì hoạt động của các hộ kinh doanh
phi chính thức ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự ảnh hưởng không nhỏ từ vấn đề
tham nhũng. Qua khảo sát, nhóm tác giả chỉ ra ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh có khoảng 14% hộ kinh doanh không chính thức chọn giải quyết vấn đề của
họ với chính quyền thông qua việc thanh toán “quà tặng” bất hợp pháp [179,
tr.181]. Từ đó nhóm tác giả cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế ảnh
hưởng của tham nhũng đến sự phát triển của những ngành kinh tế phi chính thức
26
nhằm tạo môi trường cho khu vực này phát triển như các cấp chính quyền cần tạo
điều kiện cho các hộ kinh doanh phi chính thức được đăng ký để chuyển đổi sang
khu vực chính thức
Thứ hai là những thách thức mà các cấp chính quyền ở Thành phố Hồ Chí
Minh cần tập trung giải quyết trong quá trình đổi mới kinh tế ở thành phố. Cụ thể,
theo các tác giả David Dapice, Jose A. Gomez-Ibanez, Nguyen Xuan Thanh (2009)
trong công trình nghiên cứu Ho Chi Minh City: the challenges of growth, United
Nations Development Programme in Vietnam thì hai thách thức chính mà Thành
phố Hồ Chí Minh hiện đối mặt khi quản lý sự chuyển đổi nhanh chóng là tình trạng
tắc nghẽn giao thông và sự phát triển những vùng đô thị mới. Trên cơ sở nghiên
cứu, các tác giả đưa ra khuyến nghị: năng lực thực hiện của các cơ quan nhà nước
chịu trách nhiệm hình thành và triển khai chính sách giao thông và sử dụng đất của
thành phố là rất quan trọng. Từ đó, việc chuẩn bị các qui hoạch giao thông và sử
dụng đất đến năm 2025 là hoạt động rất hữu ích khi thành phố phải đối mặt với
những vấn đề phát sinh từ tăng trưởng kinh tế [180, tr.21]
Thứ ba là một số vấn đề mới xuất hiện trong quản lý của chính quyền thành
phố. Cụ thể như liên quan đến hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự (những tổ
chức được đăng ký hoạt động chính thức) ở Thành phố Hồ Chí Minh, theo tác giả
William Taylor (2012) và các cộng sự trong công trình nghiên cứu Civil society in
Vietnam : a comparative study of civil society organizations in Hanoi and Ho Chi
Minh City, Social - Labour Pub. House, Ha Noi và công trình Deepening
Democracy and Increase popular participation in Vietnam của tổ chức UNDP
(2006), Hanoi thì có nhiều điểm khác nhau giữa hoạt động của các tổ chức này ở
Thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội. Các tổ chức xã hội dân sự ở Thành phố Hồ
Chí Minh có nhiều khả năng phát triển từ các nhóm xã hội phi chính thức hoặc các
tổ chức dựa trên tín ngưỡng. Trong khi đó, các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội có
nhiều khả năng được kết nối với các cơ quan chính phủ và phát triển từ một số kết
nối trước đó với chính phủ. Hoặc các tổ chức xã hội dân sự của Thành phố Hồ Chí
Minh mong muốn có nhiều cơ hội đào tạo hơn và việc thiếu nguồn tài trợ hơn so
với các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến hoạt động
của hệ thống chính quyền Thành phố hồ Chí Minh đều là những công trình công
phu, có hàm lượng khoa học cao, dựa trên những nguồn tài liệu và khảo sát đáng tin
cậy. Đây là một nguồn tham khảo có giá trị cho tác giả luận án trong việc nghiên
cứu về đổi mới hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
27
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và
những vấn đề đặt ra đối với luận án
Thứ nhất, việc nghiên cứu về đổi mới HTCT ở Việt Nam đã được tiến hành
một cách rộng rãi và có hệ thống với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà
quản lý dưới các góc độ chuyên môn khác nhau. Một số nghiên cứu đã khái quát
được những giai đoạn chính của quá trình đổi mới HTCT ở Việt Nam với những nội
dung và các kết quả cụ thể.
Thứ hai, từng lĩnh vực cụ thể của việc đổi mới HTCT ở Việt Nam cũng được
các nhà nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề có tính nguyên tắc như
công tác xây dựng đảng, công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền các
cấp, hoạt động của MTTQ Việt Nam cùng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức (cán bộ, công chức), viên chức. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng khi tiến
hành nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về hoạt động đổi mới HTCT ở các địa phương
hiện nay, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng đã khẳng định được tính tất yếu của hoạt động này trong quá trình
đổi mới, phát triển của thành phố. Từ kết quả nghiên cứu trên nhiều góc độ, các tác
giả cũng đánh giá bước đầu một cách khoa học về tác động nhiều mặt của đổi mới
HTCT đến sự phát triển của thành phố từ sau năm 1986 đến nay đồng thời chỉ ra
được những phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình
này trong những năm tiếp theo.
Thứ tư, từng lĩnh vực, nội dung cụ thể của đổi mới HTCT và mối liên hệ biện
chứng giữa các lĩnh vực này với nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng được các tác
giả nghiên cứu ở nhiều mức độ với nhiều công trình từ đề tài nghiên cứu, luận án,
luận văn, báo cáo đến bài viết tạp chí Đây là cơ sở quan trọng để các công trình
nghiên cứu đi sau có thể kế thừa nhằm khai thác sâu hơn, cụ thể hơn nội dung của
vấn đề.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình đã được công bố
đồng thời từ những vấn đề mà các công trình này còn chưa đề cập, luận án sẽ tiếp
tục nghiên cứu những nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, luận án sẽ trình bày, phân tích về những nhân tố trong nước và quốc
tế, đặc biệt bối cảnh khó khăn của Thành phố Hồ Chí Minh sau chiến tranh tạo nên
nhu cầu bức thiết phải đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 80
của thế kỷ XX và các giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2013.
Thứ hai, luận án sẽ xác định các giai đoạn cụ thể của quá trình đổi mới HTCT
ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1986 - 2013. Trong từng giai đoạn của
28
từng lĩnh vực, luận án sẽ tập trung làm rõ những chủ trương, chính sách cùng quá
trình triển khai thực hiện trong thực tế, những kết quả đạt được và vấn đề mới nảy
sinh, đồng thời đánh giá một cách khoa học về hiệu quả đem lại. Đồng thời, luận án
sẽ tập trung nghiên cứu về sự tác động lẫn nhau giữa các thành tố cấu thành HTCT
trong quá trình đổi mới ở thành phố trong những năm qua để từ đó thấy được vị trí,
vai trò cụ thể của từng bộ phận, cũng như sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ ở tất cả
các thành tố của HTCT thành phố.
Thứ ba, từ việc phục dựng toàn bộ quá trình đổi mới HTCT ở Thành phố Hồ
Chí Minh, luận án sẽ rút ra những đặc điểm của quá trình đổi mới HTCT, đánh giá
một cách toàn diện về các thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân của thành tựu, hạn
chế đó, đưa ra những kinh nghiệm quan trọng trên từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh
đó, luận án cũng sẽ đánh giá một cách khoa học về những chương trình thí điểm
liên quan đến đổi mới HTCT mà Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang được cho
phép áp dụng trong thực tế.
Những kết quả trên đây sẽ làm nổi bật lên vai trò quan trọng của đổi mới
HTCT với quá trình đổi mới ở thành phố nói riêng và cả nước nói chung, đánh giá
một cách đúng đắn hơn nữa những thành tựu mà thành phố đã đạt được qua gần 30
năm đổi mới.
29
CHƢƠNG 2
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ QUÁ TRÌNH
ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
2.1. Hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh trƣớc Đổi mới
2.1.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương
của cả nước (Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng,
Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Cần Thơ). Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa
lý nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ (phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông
và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang). Theo quy định tại điểm a Khoản 3
Điều 3 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015), Thành phố Hồ Chí
Minh (cùng với Hà Nội) được xếp là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt với
tổng diện tích tự nhiên là 2.095,06 km², dân số 8.993.082 người với mật độ là 4.292
người/km2. Đây cũng là thành phố đông dân nhất, chiếm tỷ trọng 9,35% dân số cả
nước và 50,44% dân số vùng Đông Nam bộ [201].
Về tổ chức hành chính, đến năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh được phân
chia thành 24 quận, huyện với 322 xã, phường và thị trấn (gồm 259 phường, 58 xã
và 5 thị trấn), trong đó khu vực nội thành gồm 19 quận (Quận 1, Quận 2, Quận 3,
Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Tân
Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú) với 259
phường, khu vực ngoại thành gồm 5 huyện (Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi,
Bình Chánh) với 63 xã và thị trấn.
Trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh luôn
khẳng định vị trí là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ lớn của
cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, giai đoạn 1996-2000,
quy mô kinh te Thành phố chie m bình qua n khoảng 17% kinh te cả nu o c, đe n giai
đoạn 2001 - 2010 tỉ l này ta ng le n 20% và giai đoạn 2011-2019 kinh te thành phố
chie m ho n 22% kinh te cả nu o c. Vị trí đa u tàu của Thành phố Hồ Chí Minh kho ng
chỉ thể hiện ở việc ta ng tru o ng kinh tế liên tục tăng mà còn o đóng góp với tỉ trọng
lớn cho nga n sách quốc gia. Giai đoạn 2001 - 2010, bình qua n thành phố đóng góp
khoảng 26,5% nga n sách, giai đoạn 2011 - 2019 đóng góp 27,5% nga n sách cả nu o c
[202]. Ngoài vị trí là trung tâm kinh tế, thương mại lớn, Thành phố Hồ Chí Minh
30
còn là trung tâm về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao
thông quốc tế của đất nước.
Với những đặc điểm nổi bật như trên về kinh tế, xã hội, trong quá trình phát
triển của Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng, kiện toàn và đổi mới hệ thống
chính trị có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng; góp phần trực tiếp vào sự tăng
trưởng kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; qua đó, giữ vững và phát huy được vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm đối với
khu vực và cả nước.
2.1.2. Sự thiết lập hệ thống chính trị ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30/4/1975 đã kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm đầy hy sinh và gian khổ, mở ra một bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử hiện đại Việt Nam: giành lại độc lập hoàn toàn và thống
nhất Tổ quốc. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã được giải phóng khỏi
ách thống trị hơn một trăm năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Ngày 3/5/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam ra quyết định thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, thực
thi nhiệm vụ của cơ quan quyền lực cao nhất đầu tiên của nhân dân thành phố sau
30/4/1975. Ủy ban Quân quản được chỉ định gồm 11 thành viên, do Trần Văn Trà
làm Chủ tịch. “Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định cử 5.500 cán bộ
chiến sĩ, tổ chức 4 đoàn, 34 đội công tác” [39] nhằm thực hiện một loạt công tác
quan trọng với một khối lượng công việc bộn bề ở thời điểm chuyển giao lịch sử tại
một địa bàn trọng điểm, từ chiến tranh sang hòa bình; từ thủ phủ, đầu não của bộ
máy chiến tranh xâm lược sang một thành phố lớn của đất nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất. Đầu năm 1976, tình hình mọi mặt của Sài Gòn - Gia Định đi vào ổn
định. Ngày 24/1/1976, UBND Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định làm lễ ra
mắt tại Nhà hát Lớn thành phố. Đến đây, Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định
hoàn thành sứ mệnh lịch sử và giải thể. Ngày 25/6/1976, thể theo nguyện vọng của
Đảng bộ và nhân dân thành phố, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất,
Quốc hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là
Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng từ đây đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ ổn định, khắc phục khó khăn
và xây dựng thành phố thành một trung tâm hàng đầu của cả nước.
2.1.2.1. Đảng bộ thành phố sau giải phóng
Ngay sau khi thành phố được giải phóng, nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ
thành phố là chuyển từ lãnh đạo hoạt động bí mật sang công khai và nắm chính
quyền để bước vào thời kỳ cách mạng mới nhằm nhanh chóng ổn định tình hình
31
mọi mặt, khôi phục và xây dựng lại thành phố sau chiến tranh. Để nhanh chóng
thiết lập hệ thống tổ chức đảng các cấp, trong tháng 6 và tháng 7/1975, Ban Thường
vụ Thành ủy đã ra quyết định chỉ định Ban chấp hành đảng bộ lâm thời các quận,
huyện. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ thành phố được tổ chức theo hệ thống chính
quyền các cấp gồm có Thành ủy; quận (huyện) ủy; chi bộ phường (xã); chi bộ khóm
(ấp). Thành ủy đã tăng cường một số cán bộ của Thành Đoàn, ban ngành, của Trung
ương Cục và một số địa phương cho các quận ủy. Đến giữa năm 1976, số lượng
đảng viên của đảng bộ thành phố đã lên đến hơn 20.000 đảng viên (hơn 11.000
đồng chí được chi viện) sinh hoạt trong 1.134 chi bộ cơ sở; hệ thống tổ chức cơ bản
được củng cố và kiện toàn một bước, theo kịp với tình hình; các mặt công tác xây
dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức được đẩy mạnh, đã thể hiện được vai trò
trong tình hình mới [21, tr. 330]. Trong 6 năm (1980 – 1985), đảng bộ thành phố đã
phát triển thêm được 21.000 đảng viên mới [13, tr.140]. Về tổ chức bộ máy, đối với
Thành ủy, các ban đảng được củng cố và tăng thêm: thành lập thêm Ban Kinh tế và
phân phối lưu thông, Ban Dân vận, Phân Ban nông thôn; đồng thời tiến hành bổ
sung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác cho phù hợp với chức
năng. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Đảng bộ thành phố bắt đầu có những chủ
trương mang tính cải cách, sáng tạo nhằm nâng cao vai trò của từng tổ chức đảng,
xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, phù hợp với nhiệm vụ
chính trị. Điển hình là việc đảng bộ thành phố có chủ trương thí điểm thành lập các
Đảng bộ Khối đối với các cơ quan sự nghiệp, xí nghiệp, công ty của thành phố và
trung ương đóng trên địa bàn thành phố. Trước đây, các cơ sở đảng này đều thuộc
các đảng bộ quận, huyện trên địa bàn. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế
thành phố, các cơ sở đảng này ngày càng đông; một số quận, huyện ủy đã gặp khó
khăn trong việc quản lý lãnh đạo quản lý, nhất là công tác xây dựng đảng không gắn
với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị (nhiệm vụ chuyên môn) của các đơn vị cơ
sở nên Ban Thường vụ Thành ủy kiến nghị và được Ban Bí thư Trung ương cho
thành phố thực hiện thí điểm thành lập một số đảng bộ cấp trên cơ sở, gọi là đảng
bộ khối. Đảng bộ Khối tổ chức theo Bộ, Sở, Tổng công ty hoặc một số cơ quan có
chức năng, nhiệm vụ gần giống như các ban của Thành ủy, các cơ quan quản lý nhà
nước (chính quyền)Đến năm 1984, Thành ủy đã tổ chức lại hệ thống tổ chức
đảng cấp trên cơ sở khối Trung ương, từ 145 đảng bộ trực thuộc Thành ủy thành 13
đảng bộ cấp trên cơ sở ở các Bộ. Công tác sắp xếp như trên là một chủ trương sáng
tạo của Thành ủy nhằm thu gọn các đầu mối trong công tác đảng, giảm bớt số lượng
tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy đồng thời gắn công tác đảng và công tác cán bộ
với nhiệm vụ chuyên môn.
32
Để góp phần xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ, ngày 10/8/1979, Ban
Thường vụ Thành ủy ra Thông báo số 20/TB-TU Về những nguyên tắc cơ bản của
công tác cán bộ, nội dung công tác cán bộ và phân công phân cấp quản lý cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ cũng được thành phố rất chú trọng trong đó
có chủ trương nổi bật là xây dựng đội ngũ cán bộ từ đối tượng là công nhân đang
trực tiếp lao động, sản xuất tại các xí nghiệp, công ty. Ban Tổ chức Thành ủy đã
phối hợp với Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ lựa chọn một số công nhân trẻ bồi
dưỡng lý luận chính trị sau đó tăng cường cho các quận, huyện. Các xí nghiệp, công
ty cũng lựa chọn khoảng 100 công nhân sản xuất giỏi đưa đi học văn hóa cấp 3 rồi
đặc cách tuyển vào học ở Đại học Kinh tế và một số Đại học khác. Sau khi tốt
nghiệp, một số công nhân đã được Ban Tổ chức bố trí công tác tại các ban, ngành,
quận – huyện. Điều này vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị vừa đáp ứng
được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và có thực tiễn của thành phố
trong quá trình phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Xây dựng chính quyền thành phố
Theo Nghị quyết ngày 9/5/1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động
Việt Nam, thành phố Sài Gòn - Gia Định mới lập được tổ chức lại thành 14 quận nội
thành và 7 quận ngoại thành. Ngày 20/5/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn
- Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20/5/1976 của
UBND Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định), theo đó hệ thống chính quyền từ 4
cấp (bỏ cấp khóm) còn 3 cấp: thành phố; quận – huyện; phường – xã đồng thời thống
nhất tên gọi chính quyền các cấp là “Ủy ban nhân dân”. Sau khi sắp xếp lại, thành
phố Sài Gòn - Gia Định có 12 quận (Quận 1; Quận 3; Quận 4; Quận 5; Quận 6; Quận
8; Quận 10; Quận 11; Quận Bình Thạnh; Quận Phú Nhuận; Quận Gò Vấp; Quận Tân
Bình) và 5 huyện (Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và Thủ Đức). Đối với các
phường, qua sự sắp xếp cho phù hợp với tình hình mới, đến năm 1977 toàn thành phố
có 353 đơn vị, gồm: 268 phường, 83 xã và 02 thị trấn [13, tr.129].
Ngày 15 và 29/5/1977, nhân dân thành phố đã chính thức tham gia vào cuộc
bầu cử HĐND ba cấp (thành phố, quận - huyện, phường – xã) khóa I (1977 – 1979).
Sau khi bầu cử thành công, HĐND các cấp đã đi vào hoạt động, thực hiện chức
năng cơ quan quyền lực cao nhất mà trước hết là bầu ra UBND các cấp. Từ đây, hệ
thống chính quyền cấp xã, phường và quận - huyện của thành phố đã được hoàn
thiện về cơ bản và đi vào hoạt động một cách ổn định. Cuối năm 1975, Ủy ban
Quân quản ra quyết định thành lập 15 sở, ngành. Qua sự rà soát, sắp xếp, tính đến
cuối năm 1985, bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có 55 đơn
vị bao gồm: 32 sở, ban, ngành, 13 đơn vị giúp việc về một số lĩnh vực, 10 đơn vị sự
33
nghiệp. Từ đó, hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố đã
có nhiều kết quả, đóng góp quan trọng; tạo điều kiện cần thiết cho sự ổn định của
HTCT và là cơ sở quan trọng cho những đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như chức
năng nhiệm vụ và hoạt động trong giai đoạn sau.
Để tăng cường sự gắn bó giữa chính quyền với quần chúng nhân dân, chủ
trương hướng về cơ sở để từ đó xây dựng chính quyền đáp ứng được nhu cầu, đòi
hỏi bức thiết của người dân, một trong những chủ trương mang tính đột phá của
thành phố là hướng về xây dựng chính quyền phường, xã vững mạnh. Trên cơ sở
đó, UBND thành phố đã ban hành các Quyết định Về cơ chế tổ chức cấp cơ sở
phường (tháng 8/1981); Về cơ chế tổ chức xã (tháng 12/1982). UBND thành phố đã
thể chế hóa về mặt nhà nước các quy chế tổ chức của phường và xã bằng các văn
bản quy định cụ thể. Kết quả thực hiện cơ chế này sau 3 năm là cả tổ chức bộ máy
của phường, xã đã giảm bớt nhiều phòng, ban (mỗi phường, xã chỉ còn 5 ban); biên
chế các phường giảm xuống hơn 5.000 người (mỗi phường chỉ còn 15 -20 người);
cơ quan phường, xã được tập trung làm việc ở một nơi. Công việc được giải quyết
nhanh chóng, giảm bớt phiền hà cho nhân dân khi liên hệ công tác.
2.1.2.3. Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố
Tháng 5/1975, khi các đơn vị hành chính của thành phố được hình thành, bộ
máy đảng và chính quyền được hoàn thiện thì việc xây dựng bộ máy Mặt trận thành
phố và các quận, huyện cũng đồng thời được đặt ra. Ngày 27/7/1975, Đại hội Đại
biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng thành phố Sài Gòn – Gia Định được tổ chức trọng
thể theo chỉ đạo của Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy thành phố Sài Gòn
– Gia Định, với sự tham gia của hơn 300 đại biểu thuộc 14 tổ chức đoàn thể, ban
ngành...đại đoàn
kết dân tộc (2008), NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
74. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo 1 năm thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 1998 - 1999, ngày 20/4/2000
75. Đinh Văn Mậu (2009), Mô hình các cấp chính quyền ở Hà Nội, Đề tài cấp
Bộ.
76. Nâng cao sức thuyết phục, tính chiến đấu trong công tác tư tưởng của Đảng
bộ thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ yếu toạ đàm kỷ niệm 80 năm ngày truyền
thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2010) (2011), NXB Văn
hoá Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
168
77. M.Nam (2007), Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sơ kết việc thực hiện
“Phân công đảng viên trực tiếp làm công tác quần chúng”: Tạo điều kiện để
quần chúng giám sát đảng viên, Báo Người Lao động, số ra ngày 30 tháng 6
năm 2007
78. Lý Kim Ngân (2004), Để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 11-CT/TU của Ban
Thường vụ Thành ủy, Sổ tay Xây dựng đảng, số 5, năm 2004
79. Hoài Nguyễn, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm thành lập Ban
Dân vận, Sổ tay Xây dựng Đảng, số 8 năm 2003, trang 18
80. Vũ Thị Nghĩa (2013), Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phòng,
chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
81. Hà Quang Ngọc (2005), Cải cách cơ cấu tồ chức và hoạt động của bộ máy
chính quyền địa phương, Tạp chí Cộng sản, số 2 năm 2005
82. Nguyễn Hữu Nhân (2012), Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải
cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
83. Đặng Thọ Nhật (2014), Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính
trị, Bộ Quốc phòng.
84. Phạm Bá Nhiễu (2003), Xây dựng Tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp cổ
phần có vốn nhà nước, Sổ tay xây dựng đảng, số tháng 3, năm 2003, trang 12
85. Nhìn lại nhiệm kỳ 2002 - 2007 của Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí
Minh (2007), Sổ tay Xây dựng Đảng, số 12, 2007
86. Nguyễn Thị Hiền Oanh (2002), Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh
với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động, Luận văn thạc
sỹ chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
87. Trần Nữ Hồng Phương (2009), “Ảnh hưởng của chế độ khuyến khích đến
thái độ lao động của công chức trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài
nghiên cứu, Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Thành Đoàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
169
88. Nguyễn Thị Phượng (2008), Chính quyền địa phương trong việc bảo vệ
quyền công dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính nhà nước,
Hà Nội.
89. Thang Văn Phúc (2013), Một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung các quy định của
Hiến pháp 1992 về chính quyền địa phương, Tham luận tại Hội thảo “Hoàn
thiện Chương chính quyền địa phương của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 và định hướng xây dựng Luật về Chính quyền địa phương” tại Thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 28-29/3.
90. Lê Hoàng Quân (2006), Quy hoạch cán bộ dài hạn ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 4 năm 2006.
91. Nguyễn Duy Quý (2008), Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
92. Trương Tấn Sang (1996), Từ thực tiễn xây dựng Ðảng ở Thành phố Hồ Chí
Minh, vài khía cạnh về công tác cán bộ, Tạp chí Xây Dựng Ðảng, số tháng 9
năm 1996.
93. Võ Kim Sơn (2002), Tổ chức và hoạt động cùa chính quyền địa phương cơ
sở các nước ASEAN, Đề tài cấp Bộ.
94. Văn Tạo (2000), Kinh nghiệm xây dựng và quản lý chính quyền các cấp
trong lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Trần Văn Tạo (chủ biên) - Trương Minh Nhựt - Chu Viết Luân (2000),
Thành phố Hồ Chí Minh 25 năm phát triển (1975-2000), NXB Tổng hợp,
Thành phố Hồ Chí Minh.
96. Đào Duy Tấn (Chủ nhiệm đề tài) (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp quận tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Phân viện Thành phố Hồ Chí
Minh – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
97. Nguyễn Xuân Tế và Phan Hải Hồ (2007), Phân cấp quản lí nhà nước tại
Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 3 năm 2007.
98. Trịnh Đức Thảo (2008), Cơ chế hành chính một cửa liên thông ở Thành phố
Hồ Chí Minh của trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 4 năm 2008.
170
99. Trần Xuân Thảo (2011), Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực
hiện các chính sách xã hội của Thành phố trong công cuộc đổi mới (1996 –
2006), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh.
100. Nguyễn Văn Thảo (2006), Đổi mới nội dung hoạt động các cấp chính quyến
địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
101. Thái Vĩnh Thắng (2002), Tổ chức chính quyền địa phương của Nước Cộng
hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển, những
bất cập và phương hướng đổi mới, Tạp chí Luật học, số 4 năm 2002
102. Chu Văn Thành (2004), Hệ thống chính trị cơ sở: thực trạng và một số giải
pháp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Trần Thành (2004), Bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước và phương hướng
khắc phục trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay,
Luận án triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
104. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi Thành phố 1975 – 2012, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
105. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1977), Nghị quyết số 41/NQ-TU ngày
9/11/1977 “Về xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền cơ sở”
106. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1996), Chỉ thị số 04/CT-TU ngày
18/10/1996 về thực hiện cải cách hành chính theo mô hình “một cửa, một
dấu”.
107. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày
26/6/2001 “Về quy chế làm việc của BCH Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
Khoá VII (2001 - 2005)”
108. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Quyết định số 196-QĐ/TU, ngày
27/8/2001 “Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, quan hệ làm việc của
Ban Dân vận Thành ủy”
109. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2001), Chỉ thị số 04-CT/TU ngày
5/12/2001 “Về việc tăng cường lãnh đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí”
171
110. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Quy định 428-QĐ/TU ngày
21/10/2002 “Về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để
xảy ra các vụ tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị”
111. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Chỉ thị số 06-CT/TU ngày
4/11/2002 “Về lập lại kỷ cương, chấp hành pháp luật, nâng cao trách nhiệm
quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố”
112. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị
quyết 06-NQ/TU của Thành ủy (Khóa VI) về tăng cường lãnh đạo cuộc đấu
tranh chống tham nhũng
113. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Chỉ thị số 15-CT/TU ngày
20/10/2003 “Về cuộc vận động tu dưỡng đạo đức, xây dựng lối sống lành
mạnh trong cán bộ, đảng viên”
114. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Chỉ thị số 09-CT/TU ngày
24/4/2003 “Về việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp từ nay đến năm 2005”
115. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Chỉ thị số 10-CT/TU ngày
14/5/2003 “Về lãnh đạo phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”
116. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Chỉ thị số 11-CT/TU ngày
19/5/2003 “Về đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể và phát
triển đảng viên, đoàn viên trong các doanh nghiệp tư nhân”
117. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2003), Chỉ thị số 13-CT/TU ngày
28/7/2003 “Về một số nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân Thành phố”
118. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Chỉ thị số 18-CT/TU ngày
2/11/2004 “Về đổi mới công tác thi đua - khen thưởng và đẩy mạnh phong
trào thi đua yêu nước”
119. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Quy định 1043-QĐ/TU ngày
21/9/2004 “Về phân công đảng viên trực tiếp làm công tác vận động quần
chúng ở cơ sở”
172
120. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Quyết định số 242-QĐ/TU ngày
20/10/2006 “Về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh”
121. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII về chương trình cải
cách hành chính và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
122. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (Khóa X) về
tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí
123. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Chương trình hành động số
13/Ctr/TU ngày 20/10/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
124. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 20/6/2007
“Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi
mới tổ chức bộ máy nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội”
125. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Chương trình hành động số
35/Ctr/TU ngày 5/5/2008 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị
126. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2008) Báo cáo số 137-BC/TU ngày
28/7/2008 tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 Khóa IX về đổi
mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
127. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị
quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (Khóa X) về tăng cường
lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí
128. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Chương trình hành động số 35-
Ctr/TU ngày 5/5/2008 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
129. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo số 198-BC/TU ngày
31/8/2009 về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa VIII
173
về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
130. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo số 216-BC/TU ngày
30/12/2009 về kết quả thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
131. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo số 197-BC/TU ngày
31/8/2009 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính
trị và Kế hoạch số 17-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về luân chuyển
cán bộ.
132. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí.
133. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Thành tựu của Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh từ đại hội đến đại hội Đai hội, NXB Tổng hợp, Thành phố
Hồ Chí Minh.
134. Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam
(2015), Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập,
NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
135. TS. Hồ Bá Thâm và Ths. Nguyễn Thị Hồng Diễm (Đồng chủ biên)(2008),
Lực cản và động lực cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh NXB
Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
136. Nguyễn Kim Thoa (2005), Tìm hiểu chính quyền địa phương các cấp, NXB
Tư pháp, Hà Nội.
137. Nguyễn Kim Thoa (2005), Pháp luật về chính quyền địa phương, thực trạng
và phương hướng cải cách, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 9 năm 2005.
138. Lê Minh Thông (Chủ biên), (2007). Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động của
hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
NXB Chính trị quốc Quốc gia, Hà Nội.
174
139. Nguyễn Viết Thông (1994), Đổi mới các tổ chức chính trị - xã hội trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án Triết
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
140. Trương Thu Trang (2008),Kinh nghiệm phân cấp quản lý chính quyền ở Nhật
Bản, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 năm 2008.
141. Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam từ
1986 đến 2011, NXB Chính trị quốc Quốc gia, Hà Nội.
142. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Quỹ Châu Á (2013), Báo cáo: “Chính quyền
đô thị tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ Thành phố Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng”, Hà Nội.
143. Phạm Minh Tuấn (Chủ nhiệm đề tài) (2016), Khảo sát và đánh giá việc thí
điểm mô hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu,
Học viện Chính trị Khu vực II.
144. Đào Trí Úc (2010), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ
máy đảng và nhà nước, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Chính trị
quốc Quốc gia, Hà Nội.
145. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1977), Quyết định số 612/QĐ-
UB ngày 16/11/1977 “Về việc ban hành Bản quy định tạm thời về phân công
quản lý giữa các sở, ban, ngành của thành phố và phân cấp quản lý giữa cấp
Thành phố và cấp quận, huyện”.
146. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1981), Quyết định số 52/QĐ-UB
ngày 20/3/1981 “Về việc ban hành Bản quy định về phân công, phân cấp
quản lý cho UBND quận, huyện”.
147. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1981), Quyết định số 53/QĐ-UB
ngày 20/3/1981 “Về việc ban hành Bản quy định về phương hướng và nội
dung phân công, phân cấp quản lý cho phường, xã”.
148. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1996), Quyết định số 1965/QĐ-
UB-KT ngày 11/4/1996 “Về việc ban hành “Quy chế làm việc tạm thời (mẫu)
của UBND các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”
175
149. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2002), Quyết định
119/2002/QĐ-UB, ngày 24/10/2002 “Về việc ban hành chương trình cải
cách hành chính giai đoạn 2001-2005”
150. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Quyết định số
117/2006/QĐ-UBND ngày 21/7/2006 “Về kế hoạch triển khai Chương trình
hành động thực hiện Chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu giai
đoạn 2006 – 2010”.
151. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo tình hình thực
hiện pháp lệnh chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 1998 đến 2005.
152. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Quyết định về ban hành
kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng chống tham nhũng giai
đoạn 2006 – 2010
153. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Chỉ thị số 25/2006/CT-
UBND ngày 20/7/2006 về thực hiện Chỉ thị số 10/2006/CT-TTg ngày
23/4/2006 về giảm văn bản, giấy tờ trong hoạt động cơ quan quản lý nhà
nước.
154. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Công văn chỉ đạo số
7416/UBND-cải cách hành chính ngày 6/11/2006 về thực hiện Chỉ thị số
32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số việc cần làm ngay
nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giao dịch hành chính giữa
tổ chức, công dân với các cơ quan hành chính nhà nước.
155. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo số 97/BC-UBND
ngày 5/12/2006 về Chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu năm
2007.
156. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Quyết định số
18/2007/QĐ-UBND ngày 6/2/2007 về ban hành Quy chế tổ chức các cuộc
họp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên ủy Ban nhân dân Thành phố
157. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Quyết định số 2478/QĐ-
UBND ngày 6/6/2007 về đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan
176
hành chính thành phố thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các
lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010.
158. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Quyết định số
41/2008/QĐ-UBND ngày 20/5/2008 về tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND quận, huyện.
159. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Quyết định số 3654/QĐ-
UBND ngày 23/8/2008 về ban hành kế họach thực hiện Chương trình hành
động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn.
160. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Sở Nội vụ, Báo cáo số
847/BC-SNV ngày 9/9/2008 về tình hình thực hiện cơ chế một cửa liên thông
8 tháng đầu năm 2008 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
161. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Quyết định số 4358/QĐ-
UBND ngày 14/10/2008 “Về kiện toàn Tổ công tác thực hiện Đề án đơn giản
hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 –
2010”
162. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Quyết định số
65/2009/QĐ-UBND ngày 8/8/2009 về điều chỉnh chế độ trợ cấp khuyến
khích người có trình độ đại học công tác tại phường, xã, thị trấn.
163. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Kế hoạch số
1323/UBND-VX của UBND thành phố ngày 30/3/2009 “Thực hiện thí điểm
không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
164. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Quyết định số
19/2010/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 về “Ban hành Quy chế làm việc (mẫu)
của UBND quận - huyện thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND”
165. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Quyết định số
38/2010/QĐ ngày 17/6/2010 về “Ban hành Quy chế làm việc (mẫu) của
UBND phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND”
177
166. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo tổng kết tình
hình thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001 – 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
167. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 4915/QĐ-
UBND ngày 11/9/2013 “Về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước”
168. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số
07/2013/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 “Về quy chế phối hợp thực hiện liên
thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng
ký, quản lý cư trú trên địa bàn”.
169. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Báo cáo Sơ kết công tác
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011 - 2015) và đề xuất phương
hướng nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016 - 2020)
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
170. Trần Thị Hà Vân (2015), Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mô hình bí thư
đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND phường, xã, Tạp chí Lý luận Chính trị
số ra ngày 22 tháng 9 năm 2015.
171. Viện Khoa học Chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2004), Tập bài
giảng chính trị học (Hệ cao cấp lý luận chính trị), NXB Lý luận chính trị, Hà
Nội
172. Viện Khoa học xã hội Việt nam, Viện Nhà nước và Pháp luật (2002), Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay,
NXB Chính trị quốc Quốc gia, Hà Nội.
173. Viên kiểm sát nhân dân Thành phố (2010), Chuyên đề đánh giá thực trạng
tình hình và những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tội
phạm tham nhủng tại Thành phố Hồ Chí Minh
174. Việt Nam 20 năm đổi mới (2006), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
175. Lê Kim Việt, Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Lý luận Chính trị, số tháng 9 năm 2018
178
176. Bùi Thế Vĩnh, Phạm Phương Thảo, Mai Quốc Bình, Bùi Thiện Tích (2000)
Cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh (1995-1999) - Thành tựu và
bài học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
177. Trần Văn Yên (2010), Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng số 11 năm 2010
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH:
178. Blandine Kriegel (1995), The State and the Rule of Law, Princeton
University Press, Ewing, New Jersey, U.s.a.
179. Cling Jean-Pierre ... [et al.] (2010), The informal sector in Vietnam : a focus
on Hanoi and Ho Chi Minh city, The Gioi, Ha Noi
180. David Dapice, Jose A. Gomez-Ibanez, Nguyen Xuan Thanh (2009), Ho Chi
Minh City : the challenges of growth, United Nations Development Programme
in Vietnam
181. Diehl Markus (June, 1995), "Structural Change in the Economic
Transformation Process: Vietnam 1986-1993", Economic Syetem 2 , pp.147-182
182. Dodsworth John E., et al.(1996),"Vietnam Transitong to a Market
Economy", International Monetary Fund Occasional Paper No.135, International
Monetary Fund ,Washington, D.C
183. Micheál J.Sodaro (2000), Comparative politics- A global introduction,
McGraw-Hill Higher Education; 3 edition (1 Jun. 2007)
184. Stapenhurst Rick, Kpundeh Sahr (1999), Curbing Corruption: Toward a
Model for Building National Integrity (WBI Development Studies), World Bank
Publications
185. William Taylor ...(2012), Civil society in Vietnam : a comparative study of
civil society organizations in Hanoi and Ho Chi Minh City, Social - Labour Pub.
House, Ha Noi
III. TÀI LIỆU INTERNET
186. Báo cáo về cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở Trung Quốc
(2002), Tạp chí Hành chính Trung Quốc, tập 1, số 2 tháng 4 năm 2002
179
187. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ II, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh,
188. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ III, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ,
189. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ IV, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ,
190. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ V, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ,
191. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ VI, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ,
192. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ VII, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ,
193. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ VIII, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh ,
194. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ IX, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh,
195. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ X, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh,
196. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng,
dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-
180
uong-dang-khoa-viii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ix-cua-dang-
1545
197. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003,
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh,
lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-ix/nghi-quyet-so-23-nqtw-ngay-
1232003-hoi-nghi-lan-thu-bay-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-ix-ve-
phat-huy-suc-manh-dai-656
198. Phan Thị Lan Hương (Khoa Luật, Trường đại học Nagoya, Japan), Kinh
nghiệm cải cách của Nhật Bản và việc xây dựng mô hình chính quyền địa
phương ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Lập pháp tại địa chỉ
199. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng kết Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ
Chính trị (2002) về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2010, Trang tin Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh,
200. Lê Anh Tuấn, Kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương và xác lập đơn
vị hành chính ở Liên bang Malaixia, Viện Khoa học tổ chức nhà nước - Bộ
Nội vụ trên trang web
201.
so-va-nha-o-nam-2019.html
202. https://tuoitre.vn/ti-trong-dong-gop-cua-tp-hcm-tang-nhung-toc-do-tang-
truong-kinh-te-giam-20200707105516442.htm
181
PHỤ LỤC
182
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
183
Phụ lục 1
Kết quả phân tích chất lƣợng đảng viên năm 1988 và 1991 [13, tr.154]
Năm 1988
Phấn đấu
tốt
Khá Yếu kém Thi hành kỷ
luật
40% 53% 5% 942 đảng viên
Năm 1991
Phấn đấu
tốt
Đủ tƣ cách,
nhƣng còn
một số mặt
yếu
Phải xem xét
tƣ cách
Phải đƣa ra
khỏi Đảng
41,45% 53,71 % 4,84% 1,15% số đảng
viên Phải xem
xét tư cách
Phụ lục 2
Phân loại tổ chức cơ sở đảng từ 1995 - 1999 [13, tr. 154]
Năm
1995
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Trong sạch, vững mạnh 44,8% 51,1% 56,1% 57,19% 59,41%
Yếu kém 4,1% 4,1% 3% 5,13% 3,54%
184
Phụ lục 3
Tổ chức chính quyền cấp quận – huyện theo mô hình
“Một cửa – Một dấu” [63]
Phụ lục 4
Mô hình “Một cửa – Một dấu” [63]
185
Phụ lục 5
Kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng 6 (2) Khóa VIII từ
năm 2001 - 2004 [62]
Thanh tra, kiểm tra, điều tra 1.519 cuộc
Thu hồi 635 tỷ đồng, 3,8 triệu usd; 2.500 viên
kim cương, 145 lượng vàng; 11 căn
nhà; 354 ha đất dự án lãng phí không
xây dựng ; 102.942 m2 đất và 53.448
m2 nhà
Xử lý kỷ luật 2.238 đảng viên, 16 tập thể cấp uỷ
Phạt tù giam 26 trường hợp
Phụ lục 6
Kết quả thí điểm quy hoạch cán bộ dài hạn năm 2002 [58]
1. Số đơn vị tiến hành thí điểm 23 đơn vị
- Quận, huyện 5
- Sở, ngành 3
- Doanh nghiệp, đoàn thể 2
- Trường Đại học 4
- Trường Trung học Phổ thông 9
2. Số ngƣời đƣợc đƣa vào quy hoạch 518 ngƣời
- Công nhân 22
- Cán bộ, công chức 81
- Sinh viên, học sinh 415
186
Phụ lục 7
Công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn 2001 – 2010
[166]
1. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học 195.071 lượt
‒ Công chức hành chính 50.605 lượt
‒ Cán bộ viên chức sự nghiệp 91.691 lượt
‒ Cán bộ công chức cơ sở 52.775 lượt
2. Các loại hình đào tạo
‒ Cao cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị
chuyên ngành
4.888 học viên
‒ Đào tạo chuyên môn bậc đại học 4.902 học viên
‒ Đào tạo chuyên môn bậc sau đại học 653 học viên
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài 2.479 lượt
‒ Cán bộ lãnh đạo, quản lý sở - ngành, quận - huyện 916 lượt
‒ Công chức hành chính 1.270 lượt
‒ Cán bộ nguồn quy hoạch 150 lượt
‒ Các đối tượng khác 143 lượt
Phụ lục 8
Tình hình Chƣơng trình tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
trẻ tuổi từ năm 2001 đến năm 2015 [15]
Nội dung Giai đoạn
2001 –
2005
Giai
đoạn
2006 –
2010
Giai
đoạn
2011 –
2015
Tổng số
giai đoạn
2001 - 2015
Số cán bộ trúng tuyển và đƣợc
bố trí công tác
549 655 320 1524
Trong đó
quy hoạch
từ nguồn
Cán bộ công chức 346 501 126 973
Sinh viên 203 154 194 551
Nữ 288 355 190 883
Đảng viên 313 534 137 984
Đại học 549 655 320 1524
187
Trình độ Cao học 101 306 15 422
Trình độ
LLCT
Sơ cấp 320 308 39 388
Trung cấp 178 80 102 360
Cao cấp, cử nhân 51 267 20 338
Số cán bộ thôi tham gia chƣơng
trình
437
Trong đó
Quá 35 tuổi theo
quy chế
195
Do nghỉ việc,
không hoàn thành
nhiệm vụ
242
Số cán bộ hiện đang công tác 1087
Trong đó
diện
Cán bộ, công chức 598
Sinh viên 489
Nữ 562
Đảng viên 893
Chuyên môn Cao học 417
Trình độ
LLCT
Sơ cấp 157
Trung cấp 473
Cao cấp, cử nhân 405
Cán bộ đƣợc đề bạt
191 240 27 458
Trong đó
Trưởng/ phó
Phòng, Ban,
Ngành, Sở, quận -
huyện
83 155 8 246
Trưởng đầu ngành
cấp phường, xã
108 85 19 212
Tham gia cấp ủy cơ
sở
97 152 25 274
Tham gia cấp ủy
cấp trên cơ sở
15 21 1 37
188
Phụ lục 9
Tình hình thực hiện chƣơng trình đào tạo
tiến sĩ, thạc sĩ [15]
Nội dung
2001 –
2005
2006 –
2010
2011 –
2015
Tổng số
2001 -
2015
Hồ sơ thẩm định 309 682 446 1437
Hồ sơ đạt yêu cầu 260 344 238 842
cán bộ, công chứcVC 130 294 169 593
Sinh viên 51 50 69 170
Khác (Công ty tư nhân) 79 0 0 79
Thạc sĩ 201 334 220 755
Tiến sĩ 59 10 18 87
Đảng viên 138 219 122 479
Nữ 110 179 154 443
Phân tích số cán bộ,CC,VC 130 294 169 593
Có chức danh quản lý từ phó phòng và
tương đương
10 55 43 108
Diện quy hoạch của địa phương, đơn vị 0 90 49 139
Đạt tiêu chuẩn, điều kiện theo quy chế 120 149 77 346
Trình độ cán bộ,CC,VC 130 294 169 593
Xuất sắc + Giỏi 21 6 6 33
Khá 56 127 97 280
Trung bình – Trung bình khá 53 161 66 280
Trình độ sinh viên 51 50 69 170
Xuất sắc + Giỏi 25 20 30 75
Khá 16 30 39 85
Trung bình – Trung bình khá 10 0 0 10
Phƣơng thức đào tạo 260 344 238 842
Trong nƣớc + thực tập 44 274 114 432
189
Tiến sĩ 6 4 14 24
Thạc sĩ 38 270 100 408
Ngoài nƣớc 200 70 68 338
Tiến sĩ 52 6 4 62
Thạc sĩ 148 64 64 276
Liên kết 16 0 56 72
Tiến sĩ 1 0 0 1
Thạc sĩ 15 0 56 71
Kết quả học tập 232 19 420 671
Xuất sắc + Giỏi 89 8 42 139
Khá 111 6 301 418
Trung bình – Trung bình khá 29 5 77 111
Chỉ có giấy chứng nhận 3 0 0 3
Số liệu thực tập nƣớc ngoài 236 236
Thụy Điển 49 49
Hàn Quốc 1 1
Úc 154 154
NewZealanhân dân 32 32
Nhóm ngành đào tạo 260 344 238 842
Nhóm ngành Văn hóa – Chính trị - Xã
hội
7 10 20 37
Nhóm ngành Khoa học công nghệ 59 27 22 108
Nhóm ngành Kinh tế 102 59 67 228
Nhóm ngành Luật 1 75 34 110
Nhóm ngành Quản lý Đô thị 39 66 28 133
Nhóm nghành Quản lý Nhà nước 52 107 67 226
190
Phụ lục 10
Nguồn lực do Quỹ Vì ngƣời nghèo Thành phố vận động đƣợc
từ năm 2001 đến năm 2011 [51]
Tổng số tiền vận động 988 tỉ đồng
Nhà tình nghĩa 2.990 căn
Nhà tình thương 20.100 căn
Sửa chữa chống dột 9.100 căn
Học bổng Nguyễn Hữu Thọ 305.820 suất
Phương tiện đi học cho con các hộ nghèo 7.500 phương tiện
Phụ lục 11
Số trƣờng hợp đảng viên bị xử lý kỷ luật do liên quan đến tham nhũng,
lãng phí trong 5 năm (2006 – 2010) [132]
Hình thức kỷ luật TỔNG CỘNG
Khiển
trách
Cảnh cáo
Cách
chức
Khai trừ
1.160
838
105
254
2.357
Chức vụ
Thành ủy
viên
Huyện ủy
viên và
tƣơng
đƣơng
Đảng ủy
viên
Chi ủy
viên
1
62
289
291
643
Xử lý về mặt pháp luật
Án tù
Xử lý hành chính
79
130
86
191
Phụ lục 12
Tốc độ tăng trƣởng bình quân của kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh qua các năm [21, tr.50 - 51]
192
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_doi_moi_he_thong_chinh_tri_o_thanh_pho_ho.pdf
- Trichyeu_ThachKimHieu.pdf