Luận án Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trịnh thị hoa Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990 luận án tiến sĩ lịch sử Hà nội - 2014 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trịnh thị hoa Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990 Chuyên ngành : Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số : 62 22 52 01 luận án tiến sĩ lịch sử Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS

doc197 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NguyÔn ThÞ QuÕ PGS.TS Phan V¨n R©n Hµ néi - 2014 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn ¸n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn ¸n TrÞnh ThÞ Hoa Môc lôc Trang më ®Çu 1 Ch­¬ng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7 1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố 9 1.2. Những vấn đề nhìn từ phía Việt Nam để nghiên cứu, rút kinh nghiệm 21 1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 22 Ch­¬ng 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990 24 2.1 Khái quát lịch sử đấu tranh chống thực dân Anh của Malaya từ năm 1511 đến năm 1957 24 2.2. Một số nhân tố quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến tiến trình củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia 41 Ch­¬ng 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990 56 3.1 Giai đoạn 1957 - 1969: đấu tranh vì nhà nước Liên bang và củng cố nền chính trị, kinh tế tự chủ 57 3.2. Giai đoạn 1969 - 1990: thực hiện phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, hài hòa dân tộc và hội nhập quốc tế 90 Ch­¬ng 4: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAYA/MALAYSIA TỪ NĂM 1957 ĐẾN NĂM 1990 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 115 4.1 Nhận xét về quá trình củng cố độc lập dân tộc của Malaysia 115 4.2. Kinh nghiệm từ Malaysia đối với các nước đang phát triển 132 kÕt luËn 148 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 152 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 154 CHÚ GIẢI 169 PHô LôC 172 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EIC British East India Company Công ty Đông Ấn Anh DAP Democratic Action Party Đảng hành động dân chủ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân FELDA Federal Land Development Authority Quỹ phát triển đất đai Liên bang FIDA Federal Industrial Development Authority Ủy ban phát triển công nghiệp Liên bang IIA Investment Incentive Act Luật khuyến khích đầu tư INTAN Institut National Tadbiran Awan Negara Học viện Hành chính Quốc gia MAMPU Malaysian Administrative Modernisation and Management Planning Unit Đơn vị Hoạch định nhân lực và Hiện đại hóa hành chính Malaysia MCA Malayan Chinese Association Hiệp hội người Hoa Malaya MCP Malayan Communist Party Đảng Cộng sản Malaya MIC Malaysian Indian Congres Đại hội người Ấn Độ ở Malaya NEP New Economic Policy Chính sách kinh tế mới NGO   Non-Governmental Organization Tổ chức phi chính phủ OIC Organisation of the Islamic Conference Tổ chức Hội nghị Islam OPP1 The first Outline Perfective Plan Kế hoạch cho tương lai 1 PAP People's Action Party Đảng nhân dân hành động PAS Party Islam Se-Melaya Đảng Hồi giáo Malaya PLO Palestine Liberation Organization  Mặt trận giải phóng Palestin RM Ringgit Malaysia Đơn vị tiền tệ ở Malaysia RMN Royal Malaysian Navy Lực lượng Hải quân hoàng gia Malaysia SEATO   Southeast Asia Treaty Organization Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á UMNO United Malays National Organization Tổ chức Dân tộc Thống nhất Malay UNHCR United Nations High Commissioner for Refugees Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ZOPFAN A Zone of Peace Freedom and Newtrality Khu vực hòa bình tự do và trung lập MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng dựng đất nước và lựa chọn con đường phát triển và tiến lên xã hội hiện đại là những vấn đề thường trực, cấp thiết của khoa học và thực tiễn chính trị. Trong bối cảnh gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa và cạnh tranh địa - chính trị đang nổi lên thì vấn đề duy trì, củng cố độc lập dân tộc với thúc đẩy và hội nhập quốc tế đang đặt ra không ít thách thức đối với các nước đang phát triển, nhất là về bảo vệ lợi ích kinh tế cũng như duy trì bản sắc, văn hóa dân tộc, chủ quyền quốc gia - dân tộc. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Liên bang Malaysia được biết đến như một quốc gia có cấu trúc tộc người, giai tầng xã hội, văn hóa hết sức đa dạng, lại bị chia cắt thành nhiều vùng lãnh thổ với trình độ phát triển khác nhau. Từ khi giành độc lập đến nay, Malaysia đã vươn lên thành một quốc gia tương đối phát triển với một nền kinh tế năng động, có sức cạnh tranh khá cao, một xã hội phát triển hài hòa và ngày càng có uy tín cao trên trường quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc, nhất là cách thức, biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và hài hòa dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, cụ thể là từ năm 1957 đến năm 1990, giai đoạn đầu của thời kỳ độc lập dân tộc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Việc nghiên cứu này không chỉ làm rõ tính đặc thù của con đường đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc, mà quan trọng hơn là hiểu rõ các cách thức, biện pháp phát triển kinh tế, ổn định xã hội và hài hòa dân tộc, cũng như việc thích nghi chính sách đối ngoại của quốc gia này trong một bối cảnh căng thẳng của đấu tranh ý thức hệ chính trị - tư tưởng thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nghiên cứu những thành công và hạn chế của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Malaysia là hết sức bổ ích không chỉ trong học thuật mà còn phục vụ mục tiêu chính trị đối với các đảng cầm quyền ở các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam và Malaysia là hai nước láng giềng trong cùng một đại gia đình ASEAN. Do đó, nghiên cứu quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990 đáp ứng yêu cầu tìm hiểu về các nước thành viên trong ASEAN nói chung, tìm hiểu tính quy luật và đặc thù của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Malaysia nói riêng. Mặt khác, từ nghiên cứu này rút ra những kinh nghiệm để tham khảo cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam, trong đó có việc củng cố sự đoàn kết quốc gia - dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, xây dựng và củng cố bộ máy hành chính nhà nước và hội nhập có hiệu quả trong Cộng đồng ASEAN. Một ý nghĩa quan trọng khác là việc nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung phần còn thiếu, chưa hệ thống về nghiên cứu con đường đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Malaysia trên các mặt, đặc biệt là nhận thức chúng từ góc độ lý luận mácxít. Chính những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990" làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Đề tài làm rõ nội dung củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội qua hai giai đoạn: giai đoạn 1957 - 1969; giai đoạn 1969 - 1990. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận án đặt ra và tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Phân tích bối cảnh lịch sử của quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia. - Phân tích nội dung đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao... qua hai giai đoạn: 1957 - 1969 và 1969 - 1990. Từ đó làm rõ sự thành công và hạn chế của công cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển quốc gia - dân tộc của Malaysia thời kỳ Chiến tranh lạnh. - Rút ra những nhận xét về quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia và một số kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu về Liên bang Malaysia ngày nay, bao gồm 11 bang (Johore, Kedah, Kelantan, Labuan, Malacca, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Penang, Selangor, Terengganu, Wilayah Persekutuan) (còn gọi là Tây Malaysia) và vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc đảo Kalimantan (hay đảo Borneo) gồm hai bang (Sabah và Sarawak) (còn gọi là Đông Malaysia). Vùng lãnh thổ ở Borneo như Brunei và vùng phía Nam Malaysia là Singapore ngày nay sẽ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ở những phần có liên quan. - Về thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm 1957 đến năm 1990. Tuy nhiên, đây là đề tài lịch sử cho nên tác giả sẽ đề cập đến một số nội dung liên quan đến thời kỳ trước năm 1957 và sau năm 1990, nhằm làm rõ những nhân tố tác động tới tiến trình củng cố độc lập dân tộc ở quốc gia này trong tiến trình lịch sử. Mốc thời gian năm 1957, mà cụ thể là ngày 31/8/1957 là mốc thời gian thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập cho Malaya sau gần hai thế kỷ cai trị. Mốc năm 1990 là dấu mốc kết thúc "Kế hoạch và triển vọng lần thứ nhất" (OPP1) về phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia, đặt ra trong vòng 20 năm, từ 1971 đến 1990, đồng thời cũng là dấu mốc kết thúc "Chính sách kinh tế mới - NEP) (Chú giải 1). - Về phạm vi nội dung: đề tài đề cập đến những biện pháp củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia trên các lĩnh vực chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng, ngoại giao 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội, về nhà nước và giai cấp, về dân tộc và thời đại, về đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài "Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990", tác giả dựa vào phương pháp luận sử học mácxít, trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... để hỗ trợ cho việc phân tích các nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu liên ngành dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, chính trị học... cũng được sử dụng trong xử lý tư liệu cũng như trong phân tích làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của luận án. - Về sử dụng thuật ngữ: Luận án sử dụng thuật ngữ "Malaya" hay "Malaysia" theo đúng tên gọi của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử để tiện cho việc theo dõi. Tên gọi "Malaya" được sử dụng trong suốt thời kỳ thuộc Anh với ranh giới về mặt địa lý là toàn bộ bán đảo Malaya (tức phần phía Tây của lãnh thổ Malaysia ngày nay) cho đến sau thời gian Malaya được trao trả độc lập (từ 1957 1963). Tên gọi "Malaysia" được bắt đầu từ năm 1963 sau khi sáp nhập thêm hai bang thuộc đảo Borneo là Sabah và Sarawak cùng với bang Singapore ở phía nam Malaya. Vì vậy để đảm bảo tính chính xác khi sử dụng thuật ngữ, tên các chương của luận án, tác giả sử dụng Malaya/Malaysia để diễn đạt về Liên bang Malaysia trong giai đoạn 1957-1990. Luận án sử dụng thuật ngữ "người Melayu" tức là để chỉ cộng đồng người Malay bản địa để phân biệt với hai cộng đồng chính còn lại là người Hoa và người Ấn Độ nhập cư; còn khi sử dụng thuật ngữ "người Malaya" nghĩa là bao gồm toàn bộ người dân sinh sống ở đất nước Malaya; thuật ngữ "người Malaysia" để nói về tất cả các cộng đồng sinh sống tại Malaysia. Ngoài ra, luận án sử dụng thuật ngữ Islam thay cho thuật ngữ Hồi giáo. Bởi lẽ, Islam là tôn giáo lớn trên thế giới mà từ trước tới nay chúng ta vẫn quen cách gọi của Trung Quốc là Hồi giáo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thuật ngữ Islam được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đồng thời cũng là cách gọi theo nguyên bản ghi trong kinh Coran viết bằng tiếng Arập. Thuật ngữ Muslim - tín đồ Islam (số ít) và Musulman (số nhiều) cũng được sử dụng trong luận án. Bên cạnh đó, luận án cũng giữ nguyên các cách gọi, sử dụng thông dụng các tên gọi, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Malay mà không phiên âm ra tiếng Việt. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về quá trình, cách thức đấu tranh củng cố độc lập dân tộc trên các mặt khác nhau, từ củng cố nền chính trị - hành chính quốc gia đến chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và hội nhập quốc quốc tế của Liên bang Malaysia thời kỳ Chiến tranh lạnh. 5.2. Luận án làm rõ những thành công, hạn chế của quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990, từ đó rút ra những kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển. 5.3. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề khác nhau về lịch sử phát triển của Liên bang Malaysia, nhất là về sự lựa chọn thể chế chính trị, mô hình phát triển kinh tế - xã hội, về chủ trương đoàn kết quốc gia - dân tộc cũng như về lịch sử đấu tranh vì nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước của các nước đang phát triển, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2: Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaya/Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990 Chương 3: Nội dung củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaya/ Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990. Chương 4: Nhận xét về quá trình củng cố độc lập dân tộc của Liên bang Malay/Malaysia từ năm 1957 đến năm 1990 và kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nghiên cứu về quá trình đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc và phát triển quốc gia ở các nước đang phát triển nói chung, các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng luôn là chủ đề được quan tâm, thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, chính khách trong và ngoài nước. Là quốc gia ở Đông Nam Á, tiến trình phát triển dân tộc của Malaysia luôn gắn với sự vận động và phát triển chung của khu vực. Vì vậy các nguồn tài liệu nghiên cứu về quốc gia này cũng có sự liên quan mật thiết với các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung. Để đảm bảo tính khoa học, trong khuôn khổ nội dung luận án, tác giả tham khảo một số tư liệu gốc: (1) Các bản dịch tiếng Việt tại thư Viện quốc gia, thư viện Viện Khoa học xã hội Việt Nam như: Hiến pháp Liên bang Malaysia; Luật pháp và các điều luật bổ sung luật pháp của Malaysia; Các sách thông báo hàng năm của Nhà nước Malaysia v.v. (2) Các văn kiện, tài liệu gốc tiếng Melayu và tiếng Anh gồm: "Our Declaration of Independence" (Tuyên ngôn độc lập) (31/8/1957), là văn kiện đầu tiên của Liên bang Malaya, tuyên bố về sự thành lập Nhà nước độc lập [145]; "Pengisytiharan RUKUNEGARA" (Tuyên ngôn Nền tảng quốc gia-31/8/1970) [120] (Chú giải 2). Văn kiện này được coi là Hệ tư tưởng quốc gia của Malaysia nhằm mục tiêu thống nhất dân tộc; "Kế hoạch và triển vọng lần thứ nhất - OPP1"; "New Economic Policy - Chính sách kinh tế mới" (1971 - 1990) được tác giả sưu tầm từ trang thông tin điện tử của Tổ chức dân tộc thống nhất Malaysia (UMNO) [180]. Nội dung cơ bản của NEP đề cập hai mục tiêu: (a) giảm và cuối cùng xóa bỏ tình trạng nghèo đói bằng cách tăng mức thu nhập và tăng cơ hội có công ăn việc làm cho tất cả mọi người dân Malaysia, không phân biệt sắc tộc; (b) đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu xã hội Malaysia nhằm điều chỉnh sự mất cân đối kinh tế để giảm và cuối cùng loại bỏ việc phân biệt sắc tộc thông qua sự bình đẳng về cơ hội, việc làm, thu nhập và vai trò trong nền kinh tế. Các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ Malaysia được phản ánh trong các kế hoạch 5 năm. Cụ thể là: First Malaysia plan 1966 - 1970 (1965), (Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất) [166]; Second Malaysia Plan 1971 - 1975 (1971), (Kế hoạch 5 năm lần thứ hai) [167]; Third Malaysia plan 1976 - 1985,(1976), (Kế hoạch 5 năm lần thứ ba) [168]; Fourth Malaysia plan 1981 - 1985,(1981), (kế hoạch 5 năm lần thứ tư) [169]; Five Malaysia plan 1986 - 1990,(1986), (kế hoạch 5 năm lần thứ năm) [170]. Đây là những cuốn sách viết về các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn của Malaysia. Mỗi cuốn sách gồm 2 phần. Phần 1: điểm lại đầy đủ mọi mặt những thành tựu phát triển kinh tế giai đoạn trước; phần 2: đề cập đến kế hoạch 5 năm của Malaysia. Trong đó đề cập tới các số liệu, chỉ tiêu về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội... "Wawasan 2020" (Tầm nhìn 2020) [153], là chương trình được cựu Thủ tướng M. Mahathir phát động trong toàn Liên bang (1991) nhằm xây dựng một quốc gia - dân tộc, một Tổ quốc Malaysia hài hòa và thống nhất. (3). Tài liệu của Bộ ngoại giao Việt Nam: Hiến chương ASEAN; Hiệp ước thân thiện và Hợp tác (TAC - Treaty of Amity and Cooperation); Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN I (Tuyên bố hòa hợp Bali I - 1976); Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố hòa hợp Bali II - 2003) và nhiều tài liệu, văn kiện chính thức khác của ASEAN [181]. Bên cạnh đó, tác giả luận án tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú của các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng tập trung nghiên cứu trên nhiều phương diện: quan điểm về độc lập dân tộc; về đất nước, con người, lịch sử phát triển, các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thể chế chính trị, mô hình nền hành chính quốc gia, đặc điểm chính trị, tôn giáo và tộc người v.v... Nguồn tài liệu tham khảo này không chỉ giúp tác giả trong việc thu thập, lựa chọn thông tin, mà còn cung cấp khung phân tích, cách lập luận, lý giả các vấn đề có tính đặc thù của lịch sử phát triển của đất nước Malaysia nói chung, quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước theo hướng hiện đại nói riêng. 1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đà CÔNG BỐ 1.1.1. Về lịch sử của Malaysia 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Đề tài tiếp cận tư liệu tiếng Anh và tiếng Malaysia, đây cũng là hai ngôn ngữ chính được sử dụng ở Malaysia. Về tư liệu tiếng Anh. Nghiên cứu về lịch sử Malaysia có các tác giả tiêu biểu như: Winstedt R.O (1948) với cuốn Malaya and its history [174]; Swetteenham F.A (1955) với cuốn British rule in Malaya [163]; Heussler Robert (1981) với cuốn Bristih rule in Malaya: The Malayan Civil Service and its predecessors 1867 - 1942 [137]... Những công trình trên phản ánh về bức tranh lịch sử xã hội và con người Malaya và lý giải việc áp dụng những luật lệ, chính sách của người Anh tại đây như một "trách nhiệm" của những người da trắng đối với "những chủng tộc non nớt" nhằm ngụy biện cho chính sách bóc lột thuộc địa của họ. Mặc dù những công trình khoa học trên mang dấu ấn chủ quan của người nghiên cứu với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Tuy vậy, với tinh thần khách quan khoa học, chúng tôi vẫn cố gắng chọn lọc và tiếp thu, kế thừa những giá trị thông tin từ nguồn tư liệu này. Nhà nghiên cứu Tregonning K.G (1962) với cuốn A History of modern Malaya của [171] đi sâu nghiên cứu về Malaya trong buổi đầu của quá trình xâm thực cho đến trước năm 1957. Tác giả Nonini Donald M. (1992) với cuốn British Colonial Rule and the Resistance of the Malay Peasantry, 1900 - 1957 [152]. Cuốn sách đã phác họa một cách khái quát về những thay đổi của giai cấp nông dân Mã Lai, của nông thôn Mã Lai trong hơn nửa thế kỷ bán đảo phải gánh chịu ách thống trị của thực dân phương Tây và quân phiệt Nhật. Công trình này được tác giả luận án tham khảo phục vụ chủ đề nghiên cứu của đề tài ở một số khía cạnh sau: những tác động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở bán đảo Mã Lai - hệ quả của công cuộc khai thác thuộc địa của chính quyền Anh; chủ nghĩa dân tộc Malay; sự đàn áp đối với lực lượng cánh tả ở đây; sự điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền Anh và Tổ chức Dân tộc thống nhất Mã Lai (UMNO) ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở Malaya. Học giả D.G.Hall (1997) với cuốn Lịch sử Đông Nam Á [22]. Cuốn sách do nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội giới thiệu (tiếng Việt). Học giả D.G.E. Hall đã tỏ ra hết sức am hiểu Đông Nam Á, khi ông đề cập khá chi tiết về lịch sử vùng đất này từ thời kỳ sơ sử đến giai đoạn cận hiện đại. Ông đã giành nhiều công sức khi mô tả quá trình thực dân phương Tây thôn tính các quốc gia Đông Nam Á từ thế kỷ thứ XVI; chỉ ra những chính sách cai trị đặc trưng ở từng quốc gia trong khu vực; đường lối phát triển của các quốc gia sau độc lập. Đề tài đã tiếp công trình này ở một số nội dung liên quan đến khu vực Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng như: chính sách thực dân ở khu vực; các con đường giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á; các mô hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực sau khi giành độc lập v.v... Vấn đề sáp nhập lãnh thổ nhằm thống nhất hệ thống hành chính Liên bang là một nội dung nghiên cứu của đề tài. Mảng chủ đề này được đề cập trong một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu sau: Nhà nghiên cứu Tregonning K.G (1962) với cuốn Paper on Malayan History [171]. Cuốn sách đề cập tới các thỏa thuận của các chính quyền Đông Nam Á trong vấn đề tuyên bố độc lập của Malaya. Nhà nghiên cứu Brackman Arnold. C (1966) với cuốn Southeast Asia's Second Front. The Power Struggle in the Malay Archipelago [129]. Tác giả phân tích tình hình Liên bang Malaysia sau khi sáp nhập năm 1963; tái hiện lại cuộc đấu tranh giành quyền lực ở quần đảo Malaya, khởi điểm từ Singapore bất ngờ rút lui khỏi Liên bang Malaysia, ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản trên quần đảo này. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập tới vai trò của Mỹ đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu Tan Tai Yong (2008) với cuốn Creating "Greater Malaysia": Decolonization and the Politics of Merger [175]. Cuốn sách phân tích chuyên sâu và tỉ mỉ các quá trình đấu tranh chính trị - ngoại giao để đi tới việc thành lập Liên bang Malaysia năm 1963. Liên bang này là sản phẩm của sự kết hợp các phương thức chính trị giữa Malaya, Singapore, Sarawak và Sabah. Nó cũng phản ánh nhu cầu hội nhập dưới góc độ kinh tế, chính trị của cả Malaya, Sabah, Sarawak và Singapore. Cuốn sách nêu rõ những chi tiết thỏa thuận trong các cuộc đàm phán phức tạp và khó thỏa ước giữa hai bên về các vấn đề nóng bỏng như quyền công dân, kiểm soát tài chính và sự phát triển của một trọng tâm thị trường có liên kết với vùng ngoại vi kinh tế của hai bang Sabah, Sarawak. Ngoài ra, cuốn sách còn nghiên cứu kỹ những chi tiết trong các cuộc đàm phán giai đoạn 1961 - 1963 (thời kỳ Singapore tồn tại ngắn ngủi trong liên bang), những lý do dẫn đến bất đồng chính trị giữa hai chính phủ Malaya và Singapore. Học giả Regina Lim (2008) với cuốn Federal-State Relations in Sabah, Malaysia [160]. Tác giả đặt vấn đề tìm ra chiến lược nhằm điều hòa các vấn đề của dân tộc bản địa ở Sabah; Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu lịch sử các cộng đồng tôn giáo khác, nghiên cứu những nỗ lực của chính phủ trong việc củng cố nền chính trị Liên bang và chế độ kinh tế - xã hội nhằm duy trì được mối liên kết Liên bang - Tiểu bang. Những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình sáp nhập lãnh thổ và thành lập Liên bang Malaysia được phân tích và lý giải khá chi tiết trong cuốn sách của học giả Shirashi Takashi (2009), Across the Causeway: A Multi-dimensional Study of Malaysia-Singapore Relations [164]. Cuốn sách gồm tổng hợp 13 bài nghiên cứu về lịch sử, chính trị, an ninh khu vực, luật pháp và kinh tế. Các công trình nghiên cứu đa ngành để khám phá sự phức tạp và đa dạng của mối quan hệ giữa Malaysia và Singapore. Chẳng hạn như sự pha tạp về địa lý, liên kết kịch sử, các sự kiện và các phong trào đã từ lâu kết nối con người và lãnh thổ của hai quốc gia này. Tác giả đưa ra những dẫn chứng về mối quan hệ giữa hai quốc gia trên được kiến tạo không chỉ bởi những quan điểm khu biệt về tính dân tộc và các quỹ đạo chính trị khác nhau mà còn bởi hiện thực của sự tương tác kinh tế và cạnh tranh lẫn nhau. Bên cạnh đó là các lĩnh vực về hợp tác an ninh và việc xây dựng khu vực Đông Nam Á định hướng thị trường cũng góp phần quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của hai quốc gia này. Về tư liệu tiếng Malaysia Các công trình nghiên cứu tiếng Malaysia tiêu biểu như: Al-Attas, S. M. Naguib (1972), Islam Dalam Sejarah dan Kebudayaan Melayu [119]. Các công trình này đã đưa ra những bằng chứng lịch sử của Islam đối với đời sống tinh thần của người Melayu; sự tiếp nhận Islam và sự phát triển lịch sử Đông Nam Á nói chung và thế giới Melayu nói riêng. Tham khảo các công trình này gợi ý hướng tiếp cận về vai trò của Islam trong lịch sử cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước Malaysia sau độc lập đến nay; lý giải mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo - nhà nước - sự thống nhất dân tộc v.v... 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về Malaysia ở Việt Nam chủ yếu được bắt đầu vào thập niên cuối của thế kỷ XX. Hai công trình chuyên sâu về chủ đề giải phóng dân tộc được đánh giá mang tầm bao quát những nét chung cả về lý luận lẫn thực tiễn của các phong trào ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đó là: Đỗ Thanh Bình (chủ biên) (1999), Con đường cứu nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) [4]; Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - Một cách tiếp cận [6]. Trong các công trình này, các tác giả đã đi sâu phân tích về điều kiện đặc thù của các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn con đường giành độc lập dân tộc. Hai công trình trên gợi ý hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu về con đường phát triển đất nước của các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, nghiên cứu về lịch sử các nước Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng được Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (1983) công bố cuốn sách Chính sách của các cường quốc tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á [113]. Công trình đưa ra cứ liệu khoa học về các chính sách của thực dân tư bản phương Tây áp đặt tại thuộc địa Đông Nam Á và hệ quả tất yếu của chính sách thực dân là phong trào chống thực dân phương Tây đã bùng nổ ở khắp các quốc gia Đông Nam Á; Trần Thị Vinh (1998) với cuốn Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay [112], là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các quốc gia Đông Nam Á sau khi giành được độc lập. Hai công trình này đưa ra cơ sở dữ liệu để đề tài tiếp cận về chủ đề con đường đấu tranh giành độc lập; quá trình xây dựng và phát triển của Malaysia và các quốc gia trong khu vực với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện riêng của mỗi nước. Lương Ninh (2005) (chủ biên) Lịch sử Đông Nam Á [61]; Hai tác giả Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (đồng chủ biên) (2009), Tri thức Đông Nam Á [62]. Đây là công trình mang tính khái quát cao về lịch sử hình thành, những nét văn hóa cơ bản, các mô hình chính trị, kinh tế - xã hội của 11 quốc gia Đông Nam Á. Trong đó mô hình xây dựng nền chính trị, kinh tế - xã hội của Malaysia gợi mở sự tiếp cận về sự nghiệp củng cố độc lập của quốc gia này. Học giả Trần Khánh chủ biên (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV [46]; Phạm Đức Thành (chủ biên) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập V [96]. Các công trình này cung cấp lượng kiến thức tương đối có hệ thống về quá trình xâm nhập, bành trướng, thiết lập chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, quân phiệt Nhật và con đường đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc của Malaysia nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Qua đó gợi mở hướng nghiên cứu về tính đặc thù của Malaysia khi lựa chọn cách thức giành độc lập khác với các nước trong khu vực. Ngoài ra tác giả tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến mảng nội dung này được công bố trong các luận án và đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu quốc tế v.v... (được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo). 1.1.2. Về việc xây dựng nền dân chủ tư sản, lựa chọn con đường phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính sách ngoại giao... nhằm củng cố độc lập dân tộc và phát triển đất nước của Malaysia 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Về tư liệu tiếng Anh Trước hết, góc độ nghiên cứu về các nền chính trị - xã hội, về sự lựa chọn con đường phát triển của Malaysia. Tiêu biểu là Pye Lucian. W (1956) với cuốn Guerrilla Communism in Malaya: It's Social and Political Meaning [155]; học giả Funston, N.J (1980) với cuốn Malay Politics in Malaysia, UMNO and PAS [134]. Hai công trình này đề cập tới nền chính trị ở Malaysia; về hai đảng chính trị lớn tại Malaysia là UMNO và PAS. Trong các công trình này, tác giả đã cung cấp những nét cơ bản về hệ thống chính trị của Malaysia; về sự đối lập của hai đảng này; những chiến lược, chiến thuật khác nhau của hai đảng nhằm nâng cao vai trò và vị trí của mình trong nền chính trị Malaysia; khẳng định tính quyết định của UMNO về nội dung và khuynh hướng chính trị của đất nước này. Học giả Comber Leon (2008), Malaya’s secret police 1945 - 1960 [132]. Công trình đã cung cấp tư liệu về tình hình an ninh ở Malaya, về lực lượng cộng sản và những ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với nền chính trị, xã hội ở Malaysia; tình hình các đảng phái chính trị ở Malaysia; sự ban bố "tình trạng khẩn cấp" của chính phủ Malaya trong năm 1969 Mặc dù cách nhìn nhận của các tác giả chưa thiện cảm với lực lượng cộng sản, song đây cũng là nguồn tài liệu cung cấp những thông tin hữu ích. Thứ hai, góc độ dân tộc, tôn giáo và ảnh hưởng của Islam đối với nền chính trị, xã hội Malaysia. Tiêu biểu là học giả người Malaysia, Mutaib Hussin (1980) với cuốn Islam and Ethnicity in Malay Politics [150]. Trong công trình này, tác giả đề cập tới vai trò của Islam và cộng đồng theo Islam trong nền chính trị của Malaysia. Tác giả đã nhấn mạnh đến mối quan hệ "biện chứng" ("dealectic") giữa Islam và chủ nghĩa dân tộc của người Melayu, vai trò của Islam trong nền chính trị Malaysia cũng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ này. Bởi lẽ, một mặt, Islam là cơ sở cho bản s...n tộc; thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc. MCP đã lập ra các tổ chức công đoàn, thanh niên, nông dân, phụ nữ, quân đội chủ yếu là người Hoa và lãnh đạo họ đứng lên đấu tranh đình công, bãi khóa gây áp lực chính trị - xã hội với chính phủ đương thời. Mặc dù không được sự ủng hộ của chính quyền Anh, song MCP đã tiến hành khoảng 200 trận đánh lớn vào các căn cứ của Nhật, giải phóng một phần lãnh thổ Malaya. Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, quân đội Anh trở lại thiết lập chế độ quân quản ở Malaya, MCP bị cấm hoạt động. Do tác động tiêu cực từ chính sách chia rẽ dân tộc của chính quyền Anh, đồng thời với sự trợ giúp đắc lực của các tổ chức của giai cấp tư sản, các đại diện có ảnh hưởng của giới thượng lưu phong kiến và các nhà hoạt động tôn giáo, người dân Melayu bản địa nhìn nhận MCP là của người Hoa và mục tiêu của MCP đang theo đuổi xa lạ và không phù hợp với lợi ích của người Melayu. Mặt khác, bản thân MCP còn lúng túng, chưa giành quyền lãnh đạo tuyệt đối hoặc chưa hạ quyết tâm trong những thời điểm quyết định của lịch sử, chưa ngăn cản được sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản. Chính vì vậy, trước sự tấn công mạnh mẽ của quân đội chính phủ và sự tranh giành ảnh hưởng của tổ chức MCA, MCP hầu như bị cô lập hoàn toàn. Đặc biệt, chiến lược mới "dồn dân lập ấp chiến lược" mà thực dân Anh áp dụng trong thập niên 50 của thế kỷ XX đã có tác dụng phá vỡ một cách có hệ thống các cuộc tiếp xúc giữa MCP với các cộng đồng dân cư trên bán đảo, "kế hoạch này đã dẫn tới việc trục xuất khoảng nửa triệu người - một phần tư dân số Hoa kiều mà đa số là những người của MCP - tới những nơi gọi là làng mới" [72, tr. 133]. Trong cuộc hội đàm Baling (12/1955), giữa đại diện của MCP - lãnh tụ Ching Peng, đại diện UMNO - Thủ tướng của Malaya và đại diện bang Singapore, MCP đã thất bại, Thủ tướng của Malaya đã "không công nhận hoạt động hợp pháp của Đảng cộng sản" [132, tr. 284]. Kể từ đó, các cuộc truy quét gắt gao của chính quyền Malaya đối với MCP khiến cho Đảng này tổn thất nặng nề. Trên toàn bộ lãnh thổ liên bang Malaya, 98% lực lượng cộng sản bị xóa sổ, thậm chí ở một số bang như Selangor, Malacca, Negri Sembilan, Johore, Kelantan lực lượng cộng sản hoàn toàn bị triệt tiêu [132, tr. 277]. Mặc dù không giữ được vị trí lãnh đạo, song MCP có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Malaya giai đoạn 1945 - 1957. Đánh giá về MCP, Giáo sư Jan Pluvie cho rằng, "Bất cứ lập luận thế nào đi nữa thì người ta không thể phủ nhận rằng cuộc nổi dậy này đã khuấy động lên một loạt các sự kiện theo một con đường vòng để dẫn tới việc chấm dứt sự cai trị thuộc địa của Anh" [72, tr. 132]. Thứ ba, "Hiệp hội người Hoa ở Malaya (MCA). Sau khi MCP bị đặt ra ngoài vòng pháp luật (23/7/1948), giới công - thương trong cộng đồng người Hoa ở Malaya đã tích cực tiến hành các biện pháp giành lấy ảnh hưởng trong cộng đồng này. MCA ra đời vào tháng 2/1949, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người Hoa, duy trì quan hệ hài hòa giữa các cộng đồng dân tộc ở Malaya. Mặc dù cũng là tổ chức chính trị do người Hoa lập ra, song tổ chức này do giới tư sản công - thương lãnh đạo nên mâu thuẫn với MCP, tuyên bố chống lại MCP. Lực lượng tham gia MCA ngày càng tăng, từ 10 vạn người (năm 1949) lên 22 vạn người (1953). MCA chủ trương hợp tác với "Tổ chức dân tộc thống nhất Melayu" (UMNO) trong cuộc bầu cử thị chính ở Kuala Lumpur năm 1952 và liên minh với tổ chức "Đại hội người Ấn ở Malaya" (MIC) năm 1955 trong các hoạt động chính trị - xã hội. MCA trở thành tổ chức chính trị có quyền lực trong cộng đồng người Hoa và có ảnh hưởng lớn trong chính trường Malaya. Thứ tư, "Đại hội người Ấn Độ ở Malaya" (MIC). Trước khi có tổ chức MIC, người Ấn Độ ở Malaya từng thành lập "Hiệp hội trung ương người Ấn ở Malaya" (1937) và có quan hệ mật thiết với Đảng Quốc đại ở Ấn Độ. Các cuộc đấu tranh của họ nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Ấn ở Malaya. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tại Malaya xuất hiện tổ chức chính trị có tên là "Đại hội người Ấn Độ ở Malaya" (1946). Cộng đồng người Ấn chỉ chiếm khoảng 10% trong dân cư, sống rải rác ở các bang nên họ rất ít cử tri. Mục tiêu chính trị của họ cũng bị hạn chế do chính sách phân biệt sắc tộc của thực dân Anh. Các cuộc đấu tranh do MIC phát động mang nhiều tính chất tự phát. Sau khi tham gia Liên minh với UMNO và MCA, (1955), MIC trở thành một trong những thành viên của Mặt trận dân tộc trong Liên minh lãnh đạo, đóng vai trò tích cực quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Thứ năm, "Tổ chức dân tộc thống nhất Malay" (UMNO). Sự kiện chính quyền Anh công bố "Sách trắng" (1946) với phương án thành lập "Liên hiệp Malaya" đã gây ra làn sóng phản đối chống lại thực dân Anh tại đây. Người Melayu đã sát cánh cùng nhau đứng dậy đấu tranh chống lại kế hoạch thành lập Liên hiệp Malaya. Tháng 3/1946, khoảng 200 đại biểu người Melayu đại diện cho 41 tổ chức họp ở Kuala Lumpur để bàn về tổ chức chiến dịch chống lại kế hoạch trên. Trong hội nghị này, UMNO đã ra đời. Ngày 11/5/1946, UMNO chính thức ra mắt, tập hợp lực lượng. Chủ tịch đầu tiên của UMNO là ông Dato Onn Ja’afar. Tổ chức này lấy khẩu hiệu là "Người Malaya muôn năm" (Hidup Melayu) nhằm mục tiêu đề cao người Melayu và UMNO. Hạt nhân của UMNO là giới trí thức, tầng lớp quý tộc, tiểu tư sản dân tộc người Malaya bản địa. Do khai thác được tâm lý dân tộc, tính đa sắc tộc của xã hội Malaya và dựa vào ảnh hưởng lớn của giới quý tộc các địa phương, tổ chức UMNO đã được đông đảo các lực lượng trong xã hội hưởng ứng. Ngay từ đầu, UMNO chủ trương liên minh với các các tổ chức chính trị trong nước là - MCA và MIC, nhằm mục tiêu là giành độc lập cho đất nước, xây dựng một đất nước độc lập, thế tục. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, UMNO đã trở thành một chính đảng lớn nhất, thu hút được sự ủng hộ đông đảo của người dân trong nước. UMNO đã tích cực tuyên truyền, phản đối bản dự thảo Hiến pháp thành lập "Liên hiệp Malaya", đưa ra yêu sách thành lập "Liên bang Malaya" và quyền độc lập dân tộc. UMNO đóng vai trò quyết định trên bàn đàm phán với chính quyền Anh về những điều kiện độc lập. Khi Liên minh UMNO - MCA - MIC ra đời, UMNO vẫn đóng vai trò hạt nhân của tổ chức này và là Đảng đại diện cho Liên bang Malaya tham gia đàm phán với chính quyền Anh về vấn đề trao trả độc lập cho quốc gia này. Thứ sáu, "Đảng Hồi giáo Malaya" - (PAS). Đảng có nguồn gốc từ trong tầng lớp giáo viên ở nông thôn thuộc cánh tả và thuộc khuynh hướng Đại Mã Lai đã rời bỏ tổ chức UMNO và thành lập "Đảng Islam" (Hijbul Muslimin -1948). Đây là Đảng Islam đầu tiên ra đời ở Malaya. Mục tiêu của Đảng là "đấu tranh giành độc lập cho Malaya, xây dựng một xã hội Islam dựa trên các nguyên tắc Islam và Malaya là một quốc gia Islam" [157, tr. 143-150]. Tuy nhiên, Đảng đã gặp nhiều khó khăn trong việc tập hợp lực lượng, nhiều lãnh tụ bị bắt. Đến năm 1951 Đảng được tái lập với tên gọi là "Đảng Hồi giáo Malaya" (PAS). Những nhà lãnh đạo của PAS đa số là trí thức, quý tộc Islam. Họ có vai trò và uy tín trong các trường học, các Hội đồng tôn giáo của các bang, các nhà thờ ở các vùng nông thôn, do đó PAS thu hút được khá đông lực lượng tham gia. Mặc dù PAS trở thành đối thủ mạnh mẽ của UMNO, song phải khẳng định rằng, PAS đã hoạt động khá tích cực trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần thay đổi đời sống chính trị ở Malaya trước và sau khi Malaya độc lập. Nhìn chung, sự ra đời và tồn tại nhiều tổ chức, đảng chính trị tại Liên bang Malaya là do ảnh hưởng từ chính sách chia rẽ các dân tộc, sắc tộc của chính quyền thực dân Anh và phát xít Nhật nhằm mục đích "chia để trị", phân liệt cuộc đấu tranh chống thuộc địa và đấu tranh giai cấp tại Malaya. Hầu hết các tổ chức, đảng chính trị đều mang tính chất là các tổ chức, đảng cộng đồng và đại diện cho quyền lợi của từng cộng đồng dân tộc riêng biệt. Mặc dù hình thức đấu tranh của các tổ chức, đảng chính trị tuy có khác nhau, phạm vi ảnh hưởng trong đời sống chính trị, vùng miền có khác nhau song, điểm chung của các tổ chức, đảng chính trị ở đây cùng gặp gỡ đó là khát vọng độc lập dân tộc. Do đó, vào thời điểm quyết định của lịch sử, các tổ chức, đảng chính trị ở Malaya đã tìm được tiếng nói chung hơn là sự chia rẽ về quan điểm, lợi ích các cộng đồng, sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đây cũng là trường hợp khá điển hình về tính phức tạp và đa dạng của liên minh đấu tranh giành độc lập mang màu sắc tôn giáo, dân tộc ở Malaya. Hai là, sự ra đời Liên bang Malaya độc lập tự chủ (31/8/1957) Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, thực dân Anh quay trở lại Malaya và thực hiện các biện pháp nhằm liên kết các xứ thuộc địa ở đây thành một tổ chức nhà nước thống nhất để dễ bề cai quản, vừa phù hợp với tình hình mới, vừa bảo toàn được quyền lợi kinh tế và sách lược của Anh tại Malaya. Quan điểm của Chính quyền Anh là kiên quyết xóa bỏ chính sách cũ về Malaya dựa trên ba trụ cột chính là vương quyền của các Quốc vương Malay, quyền tự trị của các bang Malay và đặc quyền của người Malay. Kế hoạch thành lập "Liên hiệp Malaya" phải đạt được ba điểm thiết yếu: vương quyền của các Quốc vương phải chuyển sang cho Hoàng gia Anh; quyền tự trị riêng rẽ của các bang Malay phải hi sinh cho thể chế Liên hiệp; quyền đặc biệt của người Malay trong thể chế Liên hiệp mới phải được mở rộng cho các cộng đồng khác, theo đó những đòi hỏi chính trị của người không phải Malay sẽ được xem xét. Ngày 10/10/1945, tại Hạ viện, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Anh tuyên bố quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện đầy đủ kế hoạch Malaya mới với chính thể Liên hiệp lập hiến và thể chế quyền công dân bình đẳng cho các cộng đồng dân tộc ở Malaya. Đại diện của chính phủ Anh được phái sang Malaya để thu thập chữ ký của các Quốc vương Melayu về vấn đề này. Thậm chí phía đại diện Anh đã sử dụng áp lực, tìm cách thay thế các Quốc vương không có ý định hợp tác với chính quyền Anh để buộc họ phải đồng ý. Do đó, chỉ sau 15 ngày, thương lượng giữa phía đại diện Anh với các Quốc vương Malay, thực dân Anh đã đạt được mục tiêu của mình. Ngày 22/1/1946, chính phủ Anh công bố "Sách trắng", trong đó trình bày bản "Hiến pháp của Liên hiệp Malaya". Theo Hiến pháp này, Liên hiệp Malaya gồm 9 vương quốc và Singapore, Penang, Malacca là thuộc địa riêng của Anh. Về cơ bản, các Quốc vương hoàn toàn chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương, trực tiếp là Thống đốc Anh. Sự thay đổi then chốt trong Hiến pháp là trao quyền công dân bình đẳng cho mọi dân tộc thuộc bất cứ sắc tộc nào coi Malaya là quê hương thực sự của họ và là đối tượng của lòng trung thành của họ. Trên thực tế, việc hợp nhất các bang thành Liên hiệp Malaya đáp ứng được mối quan tâm của người Anh là thâu tóm mọi quyền lực, đơn giản hóa cơ cấu hành chính, tạo ra quyền công dân chung, đặc biệt thỏa mãn nhu cầu hợp pháp hóa công dân là người Hoa và người Ấn, trong khi lại hạn chế đặc quyền của người bản địa so với trước. Nội dung của "Sách trắng" đã đi ngược lại nguyện vọng của cộng đồng người bản địa. Những cuộc biểu tình phản đối "Sách trắng" đã diễn ra ở Kedah và lan rộng sang các vùng lân cận. Các tổ chức, đảng chính trị đã được củng cố và trưởng thành, đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh phản đối bản Hiếp pháp trên. Tiêu biểu là "Tổ chức Dân tộc thống nhất Melayu" - UMNO. Tổ chức này ra nghị quyết phản đối rằng, các nội dung của thỏa ước do các Quốc vương ký với Chính quyền Anh là không phù hợp với Hiến pháp, cũng không phù hợp với phong tục tập quán của các vương quốc. UMNO còn phê phán các thỏa ước này đi ngược lại với các nguyên tắc dân chủ, làm "tê liệt" 9 vương quốc Malaya và vi phạm nguyên lý thần thánh của các bản hiệp ước. Ngoại trừ Quốc vương Johore, còn lại tất cả đều tham gia cùng thần dân của mình vào cuộc đấu tranh chống người Anh. Họ không tham dự lễ nhậm chức của Thống đốc đầu tiên của Anh ở Liên hiệp Malaya. Các Quốc vương đều nhận thấy rằng, đứng về phía dân chúng là sự lựa chọn sáng suốt nhất để họ lấy lại uy tín, tiếp tục duy trì vai trò của họ trong xã hội, quan trọng hơn họ muốn khẳng định với người Anh họ vẫn là một lực lượng quan trọng cần tính đến trong xã hội Malaya. Trước tình thế đó, chính quyền Anh buộc phải đàm phán với UMNO, xem xét lại bản Hiến pháp của Liên hiệp Malaya. Một Ủy ban làm việc đã được lập ra gồm đại diện của Liên hiệp, các quốc vương và UMNO. Phía UMNO đòi thay "Liên hiệp Malaya" bằng "Liên bang các quốc gia Malaya", khôi phục lại quyền lực của Quốc vương và hạn chế quyền công dân của các cư dân không phải người Melayu. Sau một thời gian dài đấu tranh, tháng 7/1947, các bên mới nhất trí được bản dự thảo "Hiệp định Liên bang Malaya" (Federation of Malaya Agreement). Ngày 21/1/1948, Hiệp định Liên bang được ký kết giữa các Quốc vương Malay và người Anh. Theo đó, Hiến pháp mới của Liên bang Malaya có hiệu lực từ ngày 1/2/1948. Đây cũng chính là bản Hiến pháp của Nhà nước mới. Theo Hiến pháp mới, thành phần của Liên bang vẫn như thành phần của Liên hiệp trước đây. Singapore vẫn là thuộc địa riêng của Anh. Đây vấn đề căn bản nhất người Anh đề cập trong "Sách trắng 1946" vẫn được giữ nguyên. Việc tách Singapore ra khỏi Liên hiệp Malaya được người Anh coi là giải pháp tối ưu đảm bảo cho quyền lợi của họ. Ngược lại, người Anh chấp nhận cơ cấu tổ chức của Liên hiệp Malaya còn lại được tiến hành thay đổi từ dưới lên. Các Quốc vương được khôi phục những đặc quyền như trước, có quyền lực và pháp chế ở bang mình. Chính phủ Liên bang cai quản các bộ quốc phòng, ngoại giao, an ninh, tòa án, thương mại, bưu chính, tài chính. Chính phủ các bang phụ trách vấn đề tôn giáo, giáo dục, nông nghiệp và sử dụng đất đai. Trường hợp có bất đồng ý kiến giữa Chính phủ Liên bang và chính phủ các bang thì quyết định thuộc về phía Chính phủ Liên bang. Tuy nhiên, quyền hành pháp của chính phủ Liên bang do Cao ủy Anh nắm giữ, đồng thời cũng là người đứng đầu Hội đồng lập pháp của Liên bang. Chủ tịch Hội đồng lập pháp có quyền phủ quyết những dự luật mà hội đồng thông qua, hoặc ngược lại có quyền phê chuẩn những dự luật mà đa số các đại biểu của hội đồng không tán thành. Những quy định này cho thấy sự gắn bó hữu cơ giữa chính phủ Liên bang với chính quyền Anh vẫn còn rất chặt chẽ. Mặc dù Hiến pháp mới còn mang tính chất quá độ, song mục đích cuối cùng của nhân dân Malaya là giành quyền tự quyết dân tộc. Nhìn chung, cuộc đấu tranh của nhân dân Malaya đã buộc người Anh phải điều chỉnh, chấp nhận một cơ chế chính trị - hành chính mới. Nếu như Liên hiệp Malaya (Malayan Union) là một cơ cấu chính trị - hành chính tập trung tuyệt đối, các Quốc vương (Sultan) chỉ đóng vai trò là thủ lĩnh tôn giáo, thì Liên bang Malaya (Federation of Malaya) là một tổ chức Liên bang thực sự bởi sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa Chính quyền Liên bang với các vương quốc thành viên. Việc thành lập Liên bang Malaya chứng tỏ rằng, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Malaya đã bước sang một giai đoạn mới. Đây là kết quả của sự nỗ lực kết nối các phong trào phản kháng vốn rời rạc người Melayu chống lại người Anh; đồng thời khai thác tối đa vai trò của các Quốc vương Malay đối với phong trào quần chúng chống lại Liên hiệp Malaya. Mặt khác, trong tình thế sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà cao trào của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nổi lên khắp nơi, trong đó có các nước láng giềng như Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện, Philippines, Trung Quốc thì ý thức dân tộc trong các tầng lớp nhân dân Malaya càng trở nên mạnh mẽ. Các tổ chức, đảng chính trị ở đây có cơ hội thể hiện vai trò tập hợp lực lượng đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sự ra đời của Liên minh UMNO - MCA đã giành thắng lợi trên chính trường và khuyến khích họ đặt mục tiêu cao hơn trong các cuộc đấu tranh chính trị sau đó. Sự ra đời của Liên minh là cách thức trả lời cho chính quyền Anh về khả năng tự hòa giải dân tộc để đạt được đoàn kết, thống nhất giữa các đảng cũng như giữa các cộng đồng để hướng tới mục tiêu cao nhất: Độc lập. Bên cạnh sự ủng hộ của đông đảo quần chúng các cộng đồng dành cho Đảng Liên minh trong các cuộc bầu cử từ 1952 đến 1955, sự vững vàng kiên quyết của các nhà lãnh đạo trong đảng này đã đưa tới sự thành công trên bàn đàm phán với người Anh về vấn đề độc lập. Họ đã phát động cuộc biểu tình tẩy chay chính quyền Anh trong cả nước, đồng thời cảnh báo về việc sẽ rút toàn bộ đại biểu của mình ra khỏi các Hội đồng Liên bang, bang và địa phương nếu các đề nghị của Đảng Liên minh không được chấp nhận. Phong trào đấu tranh bất hợp tác lên đỉnh điểm vào tháng 6/1954 thực sự gây sốc với chính quyền Anh và dẫn đến tình trạng mất an ninh ở Malaya. Bộ Thuộc địa Anh nhận thức, trong tình thế bất luận thế nào cũng "không được làm phương hại đến chiến dịch chống cộng sản" [142, tr. 70], không làm mất đi sự ủng hộ của Đảng Liên minh đối với cuộc chiến chống cộng sản. Vì vậy, Bộ Thuộc địa Anh buộc phải chấp nhận xây dựng một lộ trình vững chắc cho tiến trình bầu cử, mở đầu quá trình chuyển giao quyền lực chính trị lớn hơn cho người dân bản xứ. Tháng 12/1954 MIC tham gia Đảng Liên minh, càng làm cho uy tín của UMNO gia tăng, trở thành lực lượng chính trị duy nhất trong đất nước có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành thắng lợi. Điều này được chính Tunku Abdul Rahman phát biểu tại Hội đồng lập pháp Liên bang với tư cách là Thủ tướng: "Ở tất cả các cuộc bầu cử từ cấp xã, thị xã, thành phố, hay Liên bang,... Chính là chủ nghĩa dân tộc đã đưa Liên minh đến chiến thắng vô song... Độc lập là niềm mong ước của người dân và chỉ có Đảng của chúng ta mới là Đảng đấu tranh cho mục tiêu đó" [142, tr. 70]. Sự trưởng thành vượt bậc của Liên minh cùng với ý thức chính trị của người dân Malaya đã tạo nên bước ngoặt quan trọng buộc chính quyền Anh phải đẩy nhanh hơn tiến độ tự trị sau gần mười năm trì hoãn. Đặc biệt, chiến thắng áp đảo của Đảng Liên minh trong cuộc bầu cử lập pháp Liên bang năm 1955 (chiếm 51/52 ghế) được coi là "phép thử" chính xác nhất đối với "Khát vọng độc lập của người Malaya" [165, tr. 660]. Tiến trình giành độc lập được rút ngắn từ 4 năm xuống còn 2 năm. Trong cuộc đàm phán giữa Đảng Liên minh với chính quyền Anh từ ngày 18/1 đến 8/2/1956, tại Luân Đôn, phía Đảng Liên minh cương quyết với mục tiêu độc lập hoàn toàn cho Malaya ấn định vào ngày 31/8/1957. Sau gần một tháng đàm phán, hai bên đã đạt được các điểm cơ bản sau: (1) Thừa nhận sự phát triển hợp hiến của Liên bang sẽ gồm hai giai đoạn: giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn độc lập trong Khối Thịnh vượng chung của Anh; (2) Cao ủy Anh phải hành động dưới sự cố vấn của của Hội đồng hành pháp; (3) Các Bộ trưởng người Malay sẽ thay thế người Anh ở Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Tài chính, người Malay phụ trách vấn đề quốc phòng và an ninh trong nước, các vấn đề liên quan đến đối ngoại và phòng thủ an ninh bên ngoài sẽ tạm thời do người Anh phụ trách; (4) Anh được phép duy trì các cơ sở quân sự và các lực lượng vũ trang ở Malaya, tiếp tục đảm nhiệm cuộc chiến chống cộng sản ở Malaya; (5) Chính quyền Anh cam kết hỗ trợ tài chính cho Malaya, đổi lại Liên bang phải chấp thuận ở lại trong Khối sử dụng đồng Sterling của Anh (Sterling Area) và đảm bảo các quyền lợi kinh tế của Anh ở Malaya; (6) Ngành Dân chính sẽ được "Malaya hóa" toàn bộ; (7) Thành lập Ủy ban Hiến pháp để soạn thảo Hiến pháp cho nước Malaya độc lập trong Khối Thịnh vượng chung; (8) Đồng ý thời hạn trao trả độc cho Malaya là ngày 31/8/1957 [135, tr. 148]. Dự luật Hiến pháp Liên bang Malaya đã được đệ trình lên Hội đồng Lập pháp Liên bang và Nghị viện Hoàng gia Anh vào tháng 7/1957. Ngày 31/7/1957, Nghị viện Anh thông qua "Đạo luật về nền độc lập của Liên bang Malaya". Ngày 5/8/1957, "Hiệp định Liên bang Malaya" (Hiệp định năm 1957) đã được ký kết giữa Cao ủy Anh và các Tiểu vương Malaya. Hiệp định xác nhận từ ngày 31/8/1957, Liên bang Malaya sẽ chính thức ra đời. Ngày 15/8/1957, Hội đồng Lập pháp Liên bang chính thức thông qua Hiến pháp Liên bang Malaya với sự nhất trí cao của các thành viên. Ngày 31/8/1957, Thủ tướng Tunku Abdul Rahman đọc "Tuyên ngôn độc lập" thành lập Nhà nước Liên bang Malaya. Tuyên ngôn khẳng định (xem phụ lục 1): ... Liên bang của người Melayu bao gồm các bang Johore, Pahang, Negri Semblian, Selangor, Kedah, Perlis, Kelantan, Trengganu, Perak, Malacca và Penang và với sự ban phước lành của Đức Thánh sẽ mãi mãi là một nhà nước có chủ quyền, dân chủ, độc lập thực hiện theo nguyên tắc tự do, công bằng, đảm bảo quyền lợi, hạnh phúc cho nhân dân và duy trì một nền hòa bình giữa các tất cả các quốc gia [145, tr. 2]. Nhìn chung, tiến trình đấu tranh giành độc lập của Liên bang Malaya được các nhà sử học đánh giá là nhanh hơn cả so với tất cả các vùng lãnh thổ thuộc địa khác của Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy có sự khác biệt về quan điểm và phương thức đấu tranh giành độc lập ở Malaya với một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á, song việc đi theo xu hướng tư sản hay vô sản chỉ là "sự lựa chọn một con đường đi phù hợp để đạt được độc lập dân tộc" [70, tr. 19]. Liên bang Malaya cũng như các nước Đông Nam Á khác, dù chọn con đường nào thì cuối cùng đã thành công trong việc thành lập nhà nước độc lập. 2.2. MỘT SỐ NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN TRÌNH CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA LIÊN BANG MALAYSIA 2.2.1. Trật tự thế giới hai cực tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự lớn mạnh về mọi mặt của Liên Xô và Mỹ đã làm gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của hai nước này, tạo điều kiện để Mỹ và Liên Xô vươn lên vị trí siêu cường, chi phối tình hình chính trị quốc tế. Cả hai siêu cường đều chi phối trực tiếp đến sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau là hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong thời gian này, hàng loạt các công cụ, biện pháp, thiết chế, chiến lược, nguồn lực của cả hai phe đều được huy động phục vụ cho cạnh tranh ảnh hưởng về quyền lực giữa hai phe, làm toàn bộ đời sống quốc tế bị bao phủ bởi không khí đối đầu, căng thẳng. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến con đường đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của các quốc gia, dân tộc trên thế giới nói chung và Liên bang Malaysia nói riêng. Đối với nhiều quốc gia, vấn đề ý thức hệ và tập hợp lực lượng quốc tế được chú trọng, trong khi đó các vấn đề khác liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc như môi trường, đói nghèo, dịch bệnh, tội phạm... mặc dù đã xuất hiện từ trước, song các quốc gia này chưa thực sự coi đó là những vấn đề chính trong chính sách bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc của mình. Với quan niệm truyền thống về chủ quyền quốc gia dân tộc và trong bối cảnh quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh, chính sách bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc của Liên bang Malaysia tuy có khác các quốc gia trong khu vực về cách thức tiến hành, song nhìn chung ở một số góc độ vẫn mang dáng dấp của sự chi phối bởi trật tự hai cực, thể hiện ở một số điểm sau đây: Thứ nhất, Nhà nước Malaysia đề cao thẩm quyền và khả năng hành xử theo ý chí riêng của quốc gia, dân tộc, chưa giải quyết tốt mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trong khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh chung của thế giới, quốc gia này chịu sự chi phối của trật tự hai cực, buộc họ phải lựa chọn theo bên này hay bên kia. Mặt khác, nhận thức của chính quyền về chủ quyền quốc gia dân tộc là duy nhất, không thể phân chia, có tính tối cao. Mối đe dọa chủ quyền quốc gia dân tộc chủ yếu từ bên ngoài. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào chính phủ cũng coi thẩm quyền và khả năng quyết định theo ý chí riêng của mình là ưu tiên số một. Thứ hai, ngay sau khi tuyên bố độc lập, chính quyền Liên bang Malaya đã thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tự lực tự cường như một số nhà nước khác trong khu vực và trên thế giới. Khác với nhiều quốc gia đã vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, mà chấp nhận chính sách đóng cửa, biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt thời kỳ trật tự hai cực chi phối, Liên bang Malaysia có lộ trình thích hợp để xây dựng nền kinh tế tự chủ, và thực hiện chính sách mở cửa hợp tác với bên ngoài nhằm phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự mở rộng hợp tác cũng chỉ dừng lại trong thế giới tư bản chủ nghĩa và các nước trong cộng đồng Islam. Thứ ba, trong điều kiện của bối cảnh quốc tế bị chi phối bởi trật tự thế giới hai cực đứng đầu là hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc của các nước trên thế giới cũng bị biến dạng theo hai hướng: hoặc là quá đề cao hoạt động chính trị quân sự và mối đe dọa trực tiếp từ các thế lực bên ngoài cho nên một số nước lựa chọn phương thức cực đoan, đóng cửa biệt lập với bên ngoài; hoặc tập hợp lực lượng, thực hiện liên minh liên kết theo phe, khối, theo hệ tư tưởng [86, tr. 37]. Liên bang Malaysia đã lựa chọn phương thức bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc theo hướng thứ hai, tăng cường thực hiện chính sách hợp tác theo phe, theo khối trong quan hệ quốc tế, xem đây là giải pháp tối ưu để bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Quá trình tư tưởng hóa, ý thức hệ hóa các quan hệ quốc tế có lúc đã bị đẩy lên vị trí chi phối hàng đầu trong quan hệ giữa Malaysia với một số quốc gia và các tổ chức khu vực trên thế giới. Thứ tư, Malaysia đã đề cao biện pháp đấu tranh, tăng cường sức mạnh quân sự như là giải pháp chính trong chính sách bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Chính quyền Malaysia xác định sức mạnh quân sự là yếu tố then chốt tạo thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, đảm bảo cho nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, Malaysia có lúc phải dựa vào sức mạnh của nền quốc phòng Anh để đảm bảo độc lập dân tộc. Với cách thức bảo vệ chủ quyền dân tộc như trên, trong bối cảnh ảnh hưởng từ trật tự thế giới hai cực, song quốc gia này đã biết lựa chọn hướng đi có lợi nhất đảm bảo được nền độc lập dân tộc. 2.2.2. "Khối thịnh vượng chung" (Common Wealth) ra đời (1949) Kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trật tự thế giới hai cực do hai siêu cường Liên Xô và Mỹ chi phối. Trong Hội nghị Thủ tướng Khối Liên hiệp Anh (1946), nước Anh bộc lộ ý định muốn xây dựng một "lực lượng thứ ba" hùng mạnh do Anh lãnh đạo, biến "Đế quốc Anh" thành một thế lực có thể cân bằng với hai cực, một bên là Liên Xô và một bên là Mỹ. Thủ tướng Anh Clement Attlee thậm chí đã tuyên bố: "Mục đích của chúng ta là duy trì Khối Liên hiệp Anh như một cộng đồng quốc tế được các nước khác, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô phải công nhận" [23, tr. 68]. Vào thời điểm này, phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ trên khắp các thuộc địa đế quốc. Nước Anh không tránh khỏi phải đối mặt với vấn đề trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa. Kinh nghiệm từ hai cuộc chiến tranh thế giới đã cho nước Anh những bài học để họ tìm ra những giải pháp thích nghi, có lợi ở các thuộc địa. Việc từ bỏ những đặc quyền ở chính quốc, chấp nhận các thuộc địa trở thành thành viên của Khối không làm cho nước Anh quá "mất mát". Trái lại, họ vẫn tiếp tục duy trì các mối quan hệ kinh tế mật thiết với các thành viên vốn là thuộc địa cũ trước đây. Nước Anh vẫn dễ dàng duy trì được thị trường nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ. Về chính trị - đối ngoại, nước Anh và các thành viên cũ sẽ có thêm những đồng minh mới ở nhiều nơi trọng yếu trên thế giới. Năm 1948, lần đầu tiên trong hệ thống thuộc địa Anh, một số dân tộc da màu giành độc lập đã tham gia vào Khối Liên hiệp Anh. Đó là Ấn Độ, Pakistan và Ceylon, mở ra cơ hội cho các thành viên da màu tham gia vào Khối, tìm kiếm những lợi ích tương đồng. Năm 1949, sự gia tăng các hoạt động của hai siêu cường Liên Xô và Mỹ cả về quân sự và kinh tế; sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trung Hoa ở châu Á... là những áp lực khiến nhu cầu liên kết giữa Anh và các thành viên trong hệ thống thuộc địa cũ càng trở nên cần thiết. Tuyên bố Luân đôn (1949) đánh dấu sự chuyển biến của "Khối Liên hiệp Anh" sang chiều hướng liên kết hiện đại hơn - đó là hình thành "Khối thịnh vượng chung" (Commom Wealth). Như vậy, nhu cầu liên kết, hợp tác không chỉ xuất phát từ ý thức về những mục tiêu và quyết tâm chung của nước Anh và các thành viên, mà còn thể hiện mong muốn của họ sẽ sử dụng mối quan hệ của Khối Liên hiệp Anh trong các vấn đề quốc tế. Các nước trong Khối đều hướng tới mục tiêu "vì lợi ích chung của các dân tộc, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau trên khắp toàn cầu để cùng giữ hòa bình thế giới" [178] (xem phụ lục 3). Mặt khác, Khối cũng đặt ra mục tiêu giúp các nước thành viên bằng nỗ lực của chính mình thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững và thịnh vượng chứ không phải sự tăng trưởng đột biến kéo theo sau đó là sự khủng hoảng và suy thoái. Malaya cũng là một thành viên được Khối đưa ra định hướng phát triển tích cực. Tham gia vào Khối, Malaya giải quyết được vấn đề kinh tế nan giải sau độc lập, trước hết là nguồn vốn để đảm bảo phát triển kinh tế. Theo đó các chính sách của chính phủ Malaya thời điểm sau độc lập luôn hướng tới mục tiêu chung của Khối. Chính phủ Malaya nhận thấy cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ với các thành viên trong Khối Liên hiệp Anh và chính quốc Anh. Bên cạnh nhu cầu vốn, chính quyền tư sản dân tộc còn nhận thấy việc giữ mối quan hệ với khối Liên hiệp Anh sẽ tốt hơn cho sự ổn định chính trị nội bộ. Ngoài ra, trong quan hệ quốc tế, Malaya cũng nhận thấy cần thiết phải tập hợp được sự ủng hộ của các thành viên cũng như chính quốc Anh trên diễn đàn Liên hợp quốc. Họ ý thức được rằng, mối quan hệ với nước Anh sẽ có lợi cho cả đôi bên và cần thiết phải duy trì, phát triển nó. Như vậy, lợi ích của tổ chức này mang lại cho Malaya ngoài những khoản viện trợ khổng lồ, còn là gây dựng ảnh hình ảnh của quốc gia đối với thế giới. Khối Thịnh vượng chung được coi là phương thức hỗ trợ kỹ năng; là tiếng nói ủng hộ có trọng lượng trên trường quốc tế; là cơ hội tiếp cận và nhận được sự quan tâm từ các nước lớn, tạo điều kiện cho quốc gia này thực hiện được mục tiêu củng cố độc lập dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đưa lại từ Khối, Malaya cũng chịu những ràng buộc nhất định trong quan hệ với nước Anh. Đó là sự chi phối khá sâu sắc của Chính quyền Anh thời kỳ sau độc lập trên những lĩnh vực quan trọng. Thực tế, sau khi tham gia vào Khối, Liên bang Malaya chấp thuận sử dụng đồng Sterling của Anh và đảm bảo các quyền lợi kinh tế của A..., Hồi giáo trong nền chính trị Malaysia - Liên bang Malaysia - Lịch sử - văn hóa và những vấn đề hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Phạm Thị Vinh (2004), "Islam trong quan hệ đối ngoại của Malaysia", Nghiên cứu Đông Nam Á, (4). Phạm Thị Vinh (2008), Islam ở Malaysia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Thị Vinh (1998), Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1983), Chính sách của các cường quốc tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, Nxb Trung tâm Khoa học xã hội, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1998), Liên bang Malaysia: Lịch sử và những vấn đề hiện tại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Phạm Thị Hồng Xuân (2003), "Vấn đề dân tộc và một số đặc trưng cơ bản trong quan hệ tộc người ở Liên bang Malaixia", Nghiên cứu Đông Nam Á, (2). Phạm Thị Hồng Xuân (2007), Người Malay và quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia. Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Thị Hương Xuân (2006), Giai cấp tư sản ở Malaysia trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ cuối thế kỷ XIX đến 1957). Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài Tiếng Malaysia Abdullah, Hj. Ishak (1991), Tulisan Jawi Hubungannya Pengan Pelijian dan Pendidikan islam di Malaysia, Islamika IV, Gateway Publishing House, Kuala Lumpur, Malaysia. Al-Tattas, Naguib S. M.(1972), Islam Dalam Sejarah dan Kebudayaan Melayu, Kuala Lumpur, Malaysia. Malaysia Federal Government (1970), Pengisytiharan RUKUNEGARA, Morais, J.V (1982), Mahathir, Riwayat Garah Berani, K.L Arenabuku. Mukti Ali, H.A (1991), Pelbagai Soalan Islam Di Asia Tenggana, Islamika IV, Gateway Publishing House, Kuala Lumpur, Malaysia. Tiếng Anh Amitav Acharya and Richard Stubbs (1995), New Challenges for ASEAN, University of British Colombia Press, Vancouver, Canada. Abdul Razak Bagida (2003), Malaysia in Transition: Politics and Society, London: ASEAN Academic Press. Ahmand Ibrahim, Ahilimah Joned (1987), The Malaysian Legal System, Kuala Lumpur. Al-Atas, Syed Farid (1998), Democracy and Authoritarianism in Indonesia and Malaysia: The Rise of Post - colonial State, London Press. Ali Syed Hussin (1975), Malay Peasant Society and Leadership, Kuala Lumpur, Oxford University Press, London New York Melbourne. Baker Jim (1999), Crossroad. Apopular History of Malaysia, Singapore, Time Book International, Singapore. Kuala Lumpur. Brackman Arnold C. (1966), Southeast Asia's Second Front. The Power Struggle in the Malay Archipelago, New York: Frederick A. Praeger. Bakar Abu Mohamad (1987), Islam and Nationalism in Comtemporary Malay Society (in Islamand Society in Southeast Asia) ISAS, Singapore. Central Office of Information, Malayan Record (1957), The British in Malaya, Jakarta. Comber Leon (2008), Malaya’s Secret Police 1945-1960, Monash Asia Institute (MAI) and Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), Singapore. Fitzsimon M.A (1953), Colonial Isues in British Politics, 1945 - 1951, University of Notre Dame, Indiana. Funston, N.J (1980), Malay Politics in Malaysia, UMNO and PAS, Kuala Lumpur, Heinemann Asia. Great Britain (1956), Report of the Federation of Malaya Constitutional Conference Held in London, in Juanuary and February, 1956, cmd.971, HMSO, London (NAS). Guilick John (1981), Malaysia: Economic Expansion and National Unity, Ernesi Benn Limited, London. Heussler Robert (1981), British rule in Malaya: The Malayan Civil Service and its predecessors 1867 - 1942. Clio Press, Oxford Jamaluddin, Khairy (2006). Out of the cage: Umno unplugged aside, what matters most is Malaysia, New Sunday Times, Nov,26. Jomo K.S (1991), Malaysia New Economic Policy, Asia Pacific Economic Time, No.4. Judith Nagata (1984), The Reflowering of Malaysian Islam - Modern Religious Radical and Their Roots, University of British, Columbia Press Vancouver. Lau Albert (1991), The Malayan Union Controversy, Oxford Uni. Press. Lau Albert (2012), Southeast Asia and the Cold War, Routledge Taylo and Francis Group, London and New York. Legal Reseach Board (compiled) (1989), Federal Constitution of Malaysia, Kuala Lumpur, International Law Book Services. Lee Kem Hing (1997), Malaysia Chines: Seeking Identity in Wawasan 2020 - in the book "Ethnic Chinese as Southeast Asia", Singapore, ISEAS, 1997. Malaysia Federal Government (1957), Our Declaration of Independence, Malaysia Federal Government (1971), Malaysian New Economic Policy, Means Gorden. P (1991), Malaysia Politics, the Second Generation, Oxford University Press, Oxford New York. Miller J.D.B. (1967), Sir Winston Churchill and the Commonwealth of Nations, University of Queensland Press, Brisbane. Miler, A.C (1985), Islam and Malay Kingship, in Ahmad Ibrahim, Sharon Siddique and Yasmin Husain, (compiled), Readings on Islam in Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Mutaib Hussin (1980), Islam and Ethnicity in Malay Politics, Singapore, Oxford University Press, Oxford New York. Natnam K.J (1985), Religion and Polics in Malaya, in Ahmad Ibrahim, Sharon Siddique and yasmin Husain (compiled), Readings on Islam in southeast Asia, institute of southeast Asian studies, Singapore. Nonimi Donal M. (1992), British Colonial Rule and the Resistance of the Malay Peasantry, 1990 - 1957, New Haven: Yale Uni. Southeast Asia Studies. Office of the Prime Minister of Malaysia (1991), The Way forward (Wawasan 2020), www.ceku.orgceku@ukeconline.com. Pathak Achana (1988), British Foreign Policy towards Malaysia, 1957 - 1967, Thesis submitted for the Degree of Doctor of Philosophy. Pye Lucian W. (1956), Guerrilla Communism in Malaya: It's Social and Political Meaning, New York: Princeton Uni. Press. Ratnam K.J. (1965), Communalism and the Political Procces in Malaysia, Kuala Lumpur, University Press. Ratnam K.J. (1985), Religion and Politics in Malaya, (in Readings on Islam in Southeast Asia ISAS, Singapore. Razak Ahmad Abdul and Chow, Kum Hor (2006), Finding the way out of the extreme edge, Malaysia Today, Nov.26, Rancis Loh Kok Wah and Joakim Ojendal (Editors) (2005), Southeast Asian Responses to Globalization - Restructuring Governance and Democracy, Instutute of Southeast Asian, Singapore. Regina Lim (2008), Federal-State Relations in Sabah, Malaysia, Singapore: ISEAS, 2008. Ryan N. J. (1963), The Making of Modern Malaya. History from Earliest Times to the Present, Oxford University Press, Kuala Lumpur. Simandjuntak B. (1969), Malayan Federalism 1945 - 1963: A Study of Federal Problem in Plural Society, Oxford University Press, London. Swetteenham F.A (1955), British rule in Malaya, in Hoornable Intentions: Talks on the British Empire in South-East Asia delivered at the Royal Colonial Institute, 1874-1928, edited by Paul H. Kratoska, Oxford University Press, Singapore. Shirashi Takashi (2009), Across the Causeway: A Multi-dimensional Study of Malaysia-Singapore Relations, Singapore: ISEAS. Tunku Abdul Rahman (1965), Malaysia: Key Area in Southeast, Foreign Affairs, Vol 43, N.4 (July). The National Printing Department (1965), First Malaysia Plan 1966 - 1970, The National Printing Department, Kuala Lumpur. The National Printing Department (1971), Second Malaysia Plan 1971 - 1975, Kuala Lumpur: The Government Press. The National Printing Department (1976), Third Malaysia Plan 1976 - 1980, Kuala Lumpur: The Government Press. The National Printing Department (1981), Fourth Malaysia Plan 1981 - 1985, Kuala Lumpur: The National Printing Department. The National Printing Department (1986), Five Malaysia Plan 1986 - 1990, Kuala Lumpur: The National Printing Department. Tregonning K.G. (1962), Paper on Malayan History (First International Conference of Southeast Asian Historial Singapore 1961), Singapore: Journal South - East History. Wang Gungwu (2005), Nation-Building: Five Southeast Asian Histories, ISEAS, Singapore. William Roff. R. (1967), The Origins of Malay Nationalism, New Haven: Yale Uni. Press. Winstedt R.O (1948), Malaya and Its History, London. Tan Tai Yong (2008), Creating"Greater Malaysia": Decolonization and the Politics of Merger, ISEAS, Singapore. Một số trang web Giới thiệu về sự kiện xung đột trong quan hệ Indonesia và Malaysia, chính sách "đối đầu" - Konfrontasi của Indonesia. mE8Wji. lii.org/my/legis/const/1957/3.html, giới thiệu về Hiến pháp Malaysia. >5/2008. giới thiệu về Nguyên tắc hoạt động của Khối Thịnh vượng chung. Website chính thức của Tổ chức dân tộc thống nhất người Melayu (UMNO) tại địa chỉ Website của chính phủ Malaysia giới thiệu các chính sách, nội các và các chương trình hành động của Malaysia từ 1957 đến nay tại địa chỉ và Website của tổ chức ASEAN tại địa chỉ: giới thiệu về ASEAN. CHÚ GIẢI 1. Chính sách kinh tế mới (New Economy Policy - NEP) được thông qua tại Đại hội lần thứ III (1971) của UMNO. Nội dung của chính sách là những mục tiêu cơ bản của chính phủ Malaysia định ra cho 20 năm (1971 - 1990) với bốn kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1971 - 1975). NEP được đưa ra nhằm mục tiêu tạo ra sự cân bằng và đồng đều về kinh tế giữa các vùng, các chủng tộc và xóa đói, giảm nghèo trong toàn Liên bang Malaysia [62, tr. 391]. Toàn bộ nội dung của NEP xem tại địa chỉ 80256B3C005BCCF9/(httpPublications)/A20E9AD6E5B) 2. Tuyên ngôn RUKUNEGARA (Nền tảng quốc gia) là Hệ tư tưởng quốc gia của Liên bang Malaysia được chính quyền Malaysia công bố ngày 31/8/1970 sau sự kiện xung đột dân tộc đẫm máu năm 1969. Trong Tuyên ngôn, chính phủ Malaysia đạt vấn đề trong một quốc gia đa sắc tộc, mọi hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục phải nhằm mục đích đoàn kết dân tộc. Tuyên ngôn thừa nhận chính sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các cộng đồng người là cội nguồn của những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc ở Malaysia. Tuyên ngôn khẳng định Islam là quốc giáo, mọi công dân phải trung thành với thủ lĩnh tối cao của Liên bang, dân chúng trong các bang phải trung thành với thủ lĩnh các bang [62, tr. 412]. 3. "Konfrontasi" - Tiếng Indonesia nghĩa là "đối đầu". Đây là chính sách của chính quyền Sukarno, Indonesia áp dụng cho Malaya trong thời gian xảy ra xung đột những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. 4. Bắc đảo Borneo gồm: Sabah, Brunei và Sarawak. Trong khi Sabah và Brunei là thuộc địa của Anh từ thế kỷ XIX thì Sarawak lại xuất hiện với tư cách một thực thể chính trị riêng rẽ (1841) nằm dưới sự cai quản của James Brooke - nhà thám hiểm người Anh được Vua của Brunei ban tặng vì đã có công giúp đỡ vương triều Raja Muda Hassim trong việc đàn áp khởi nghĩa địa phương. Sau thời gian bị quân phiệt Nhật chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai, Sarawak được nhượng lại cho người Anh và chính thức trở thành thuộc địa Anh (1946). Tuy nhiên, phong trào chống người Anh của người bản địa đã khiến vùng đất này rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài cho đến khi sáp nhập vào Liên bang Malaysia. 5. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (1959 - 1968) với mục đích giai đoạn thay thế nhập khẩu là phát triển ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. 6. Khi tham gia vào cuộc đối đầu giữa Malaysia - Indonesia, nước Anh đã buộc phải thực hiện trong bí mật. Gần 20 năm sau, vào năm 1974, nước Anh mới tiết lộ cho thế giới biết một cách rộng rãi về việc tiến hành các chiến dịch đó. Mục tiêu của Anh là củng cố Khối Thịnh vượng chung. Với phương châm không kích động phía Indonesia leo thang xung đột, không để cho thế giới biết sự can thiệp của mình, nhất là không muốn làm xấu đi quan hệ giữa Anh và Indonesia, nước Anh đã đã cung cấp cho Malaysia cả sức người, vũ khí và kỹ thuật tác chiến [176]. Sự tham gia của Austrailia trong cuộc đối đầu giữa Malaysia và Indonesia được chế định bởi cam kết ghi trong Cục Dự trữ chiến lược Viễn Đông (1955). Theo đề nghị của Malaysia, tháng 3/1965, Australia đã gửi đội quân đầu tiên đến đảo Borneo và trực tiếp đụng độ với quân đội Indonesia (1966) [176]. Năm 1965, New Zealand đã đưa lực lượng không quân vào Borneo, phối hợp với quân đội Anh và Australia thực hiện các cuộc tấn công vào Indonesia [176]. Mỹ không trực tiếp đưa quân vào hỗ trợ Malaysia, nhưng họ lại là lực lượng chính đứng đằng sau quân nổi dậy ở Indonesia, thực hiện lật đổ Chính phủ Sukarno [176]. 7. Kế hoạch cho tương lai 1 (OPP1) là kế hoạch mà Chính phủ Malaysia vạch ra để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội "Xây dựng lại xã hội Malaysia" trong hai thập kỷ từ năm 1971 đến năm 1990. Nội dung chính của Kế hoạch là: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và thực hiện Chính sách kinh tế mới [62, tr. 425-426]. 8. Chính sách hướng Đông (Look East Policy) được đưa ra năm 1981 dưới thời chính quyền M. Mahathir. Ý tưởng căn bản là tích cực noi gương Hàn Quốc, học hỏi Nhật Bản về kinh nghiệm thành công của công nghiệp hóa. Chính sách này cũng nhấn mạnh đến đạo đức và kỷ luật lao động và khả năng duy trì, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tuyên ngôn độc lập của Malaya (1957) Phụ lục 2: Tuyên ngôn RUKUNEGARA (31/8/1970) Phụ lục 3: The Declaration of Commonwealth Principles, 1971, Singapore (Tuyên bố về nguyên tắc hoạt động của Khối Thịnh vượng chung, 1971, Singapore) Phụ lục 4: Cơ cấu tỷ lệ vốn cổ phần ở Malaysia (1970 - 1990) Phụ lục 5: Phân phối quỹ phát triển của Malaysia dành cho việc xóa đói giảm nghèo và tái cấu trúc lại xã hội (1971 - 1990) Phụ lục 6: Mục tiêu và thành tựu theo vùng của OPP1 (1970 - 1990) Phụ lục 7: Các chính sách Islam hóa chính quyền (1978 - 1998) Phụ lục 8: Wawasan 2020 (Tầm nhìn 2020) Phụ lục 9: Biên niên sự kiện lịch sử về Malaysia (Từ thế kỷ XV đến năm 1990) Phụ lục 10: Bản đồ Malaya/Malaysia và một số hình ảnh liên quan Phụ lục 1 OUR DECLARATION OF INDEPENDENCE (1957) I Am Malaysian IN the name of God, the Compassionate, the Merciful. Praise be to God, the Lord of the Universe and may the blessings and peace of God be upon His Messengers. WHEREAS the time has now arrived when the people of the Persekutuan Tanah Melayu will assume the status of a free independent and sovereign nation among nations of the World AND WHEREAS by an agreement styled the Federation of Malaya Agreement, 1957, between Her Majesty the Queen and Their Highnesses the Rulers of the Malay States it was agreed that the Malay States of Johore, Pahang, Negri Sembilan, Selangor, Kedah, Perlis, Kelantan, Trengganu and Perak and the former Settlements of Malacca and Penang should as from the 31st day of August, 1957, be formed into a new Federation of States by the name of Persekutuan Tanah Melayu AND WHEREAS it was further agreed between the parties to the said agreement that the Settlements of Malacca and Penang aforesaid should as from the said date cease to form part of Her Majesty’s dominions and that Her Majesty should cease to exercise any sovereignty over them AND WHEREAS it was further agreed by the parties aforesaid that the Federation of Malaya Agreement, 1948, and all other agreements subsisting between Her Majesty the Queen and Their Highnesses the Rulers or any one of them immediately before the said date should be revoked as from the date and that all powers and jurisdiction of Her Majesty or of the Parliament of the United Kingdom in or in respect of the Settlements aforesaid or the Malay States or the Federation as a whole should come to an end AND WHEREAS effect has been given to the Federation of Malaya Agreement, 1957, by Her Majesty the Queen, Their Highnesses the Rulers, the Parliament of the United Kingdom and the Legislatures of the Federation and of the Malay States AND WHEREAS a constitution for the Government of the Persekutuan Tanah Melayu has been established as the supreme law thereof AND WHEREAS by the Federal Constitution aforesaid provision is made to safeguard the rights and prerogatives of Their Highnesses the Rulers and the fundamental rights and liberties of the people and to provide for the peaceful and orderly advancement of the Persekutuan Tanah Melayu as a constitutional monarchy based on Parliamentary democracy AND WHEREAS the Federal Constitution aforesaid having been approved by an Ordinance of the Federal Legislatures, by the Enactments of the Malay States and by resolutions of the Legislatures of Malacca and Penang has come into force on the 31st day of August 1957, aforesaid NOW In the name of God the Compassionate, the Merciful, I TUNKU ABDUL RAHMAN PUTRA ibni AL-MARHUM SULTAN ABDUL HAMID HALIMSHAH, PRIME MINISTER OF THE PERSEKUTUAN TANAH MELAYU, with the concurrence and approval of Their Highnesses the Rulers of the Malay States do hereby proclaim and declare on behalf of the people of the Persekutuan Tanah Melayu that as from the thirty first day of August, nineteen hundred and fifty seven, the Persekutuan Tanah Melayu comprising the States of Johore, Pahang, Negri Semblian, Selangor, Kedah, Perlis, Kelantan, Trengganu, Perak, Malacca and Penang is and with God’s blessing shall be for ever a sovereign democratic and independent State founded upon the principles of liberty and justice and ever seeking the welfare and happiness of its people and the maintenance of a just peace among all nations. Prime Minister Kuala Lumpur, 31st Day of August 1957 Nguồn: independence. Phụ lục 1B TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA MALAYA 1957 Phụ lục 2 RUKUNEGARA BAHAWASANYA NEGARA KITA MALAYSIA mendukung cita-cita hendak: mencapai perpaduan yang lebih erat di kalangan seluruh masyarakatnya; memelihara satu cara hidup demokratik; mencipta satu masyarakat adil di mana kemakmuran Negara akan dapat dinikmati bersama secara adil dan saksama; menjamin satu cara liberal terhadap tradisi-tradisi kebudayaannya yang kaya dan berbagai corak; dan membina satu masyarakat progresif yang akan menggunakan sains dan teknologi moden. MAKA KAMI, rakyat Malaysia, berikrar akan menumpukan seluruh tenaga dan usaha kami untuk mencapai cita-cita tersebut berdasarkan atas prinsip-prinsip yang berikut: KEPERCAYAAN KEPADA TUHAN KESETIAAN KEPADA RAJA DAN NEGARA KELUHURAN PERLEMBAGAAN KEDAULATAN UNDANG-UNDANG KESOPANAN DAN KESUSILAAN In English: WHEREAS OUR COUNTRY MALAYSIA nurtures the ambitions of:achieving a more perfect unity amongst the whole of her society; preserving a democratic way of life; creating a just society where the prosperity of the country can be enjoyed together in a fair and equitable manner; guaranteeing a liberal approach towards her rich and varied cultural traditions; and building a progressive society that will make use of science and modern technology. NOW THEREFORE WE, the people of Malaysia, pledge to concentrate the whole of our energy and efforts to achieve these ambitions based on the following principles: BELIEF IN GOD LOYALTY TO KING AND COUNTRY THE SUPREMACY OF THE CONSTITUTION THE RULE OF LAW COURTESY AND MORALITY Nguồn: [120]. Phụ lục 3 TUYÊN NGÔN CỦA KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG 1971 Phụ lục 4 CƠ CẤU TỶ LỆ VỐN CỔ PHẦN Ở MALAYSIA (1970 - 1990) Tỷ lệ % 1970 1990 Tư bản Malay Trong đó + Tư nhân + Nhà nước Tư bản người Hoa, Ấn Tư bản nước ngoài 2,4 1,6 0,8 34,3 63,3 30,0 7,4 52,6 40,0 30,0 Nguồn: Jomo K.S, Malaysia New Economic Policy, Asia Pacific Economic Time, No4, tr.54. Phụ lục 5 PHÂN PHỐI QUỸ PHÁT TRIỂN CỦA MALAYSIA DÀNH CHO VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ TÁI CẤU TRÚC LẠI Xà HỘI (Tỷ lệ % trên tổng số 100% của quỹ FGDA Các kế hoạch phát triển Phát triển nông nghiệp Và nông thôn Phát triển thương mại và công nghiệp Các dịch vụ và hạ tầng cơ sở % Tổng số (triệu $M) Kế hoạch thứ hai (1971 - 1975) Nghèo khổ 23,8 - 2,5 26,3 2.350 Cấu trúc lại xã hội - 4,0 1,6 5,6 508 Phần chung cả hai mục - - 0,01 0,04 3 Tổng số 23,8 4,0 4,1 31,9 2.861 Tổng FGDA - - - - 8.950 Kế hoạch thứ ba (1976 - 1980) Nghèo khổ 14,3 0,6 5,6 20,5 6.373 Cấu trúc lại xã hội 0,3 6,2 1,1 7,6 2.376 Phần chung cả hai mục 0,3 0,2 0,02 0,5 149 Tổng số 14,9 7,0 6,7 28,6 8.898 Tổng FGDA - - - - 31.147 Kế hoạch thứ tư (1981 - 1985) Nghèo khổ 15,9 0,7 7,1 23,7 9.319 Cấu trúc lại xã hội 0,6 8,8 1,8 11,2 4.398 Phần chung cả hai mục 0,6 - 0,2 0,8 300 Tổng số 17,1 9,5 9,1 35,7 14.017 Kế hoạch thứ năm (1986 - 1990) Nghèo khổ 15,6 - 6,8 22,4 15.446 Cấu trúc lại xã hội - 5,7 1,6 7,3 5.076 Phần chung cả hai mục - - - - - Tổng số 15,5 5,7 8,4 29,7 - Tổng FGDA 69.000 Nguồn: Misashi Yokoyama (1990), Malaysia Economy Policy and Structural Change, Institute of Developing Economies, p.48 Phụ lục 6 MỤC TIÊU VÀ THÀNH TỰU THEO VÙNG CỦA OPP1 GDP bình quân đầu người của bang bằng % của mức trung bình quốc gia 1970 Mục tiêu 1990 Thành tựu 1990 Johore 0,91 0,99 0,91 Kedah 0,67 0,78 0,59 Kelantan 0,47 0,68 0,40 Melaka 0,80 0,92 0,82 Negeri Sembilan 0,99 1,08, 0,87 Pahang 0,98 1,28 0,75 Perak 0,99 0,88 0,76 Perlis 0,99 0,88 0,68 Pulau Pinang 0,99 1,12 1,12 Sabah 1,19 0,99 1,02 Sarawak 0,89 0,87 0,88 Selanguor 1,63 1,37 1,49 Terengganu 0,60 0,99 1,62 Wilayah Persekutuan 0,60 0,99 1,73 Nguồn: Malaysia kế hoạch triển vọng lần thứ hai 1991 - 2000 (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.85. Phụ lục 7 CÁC CHÍNH SÁCH ISLAM HOÁ CỦA CHÍNH QUYỀN MALAYSIA (1978 - 1998) Công bố của chính phủ về việc sửa đổi lại hệ thống luật pháp quốc gia cho phù hợp với luật Islam (1978). Công bố của chính phủ về việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu Islam Đông Nam Á, trị giá 26 triệu đô la Malaysia (1979). Kiến thức Islam trở thành môn thi vào cấp SPM (1979). Khai trương chính thức Thánh Dakwah quốc gia Tuyên bố chính sách sửa đổi hệ thống kinh tế Malaysia thành hệ thống kinh tế Islam (1980). Xây dựng Trường sư phạm Islam đầu tiên trị giá 22 triệu đô la Malaysia. Thiết lập Ngân hàng Islam, Hiệu cầm đồ Islam, bảo hiểm Islam, Quỹ kinh tế Islam, Tổ chức Nhóm Tài nguyên Islam và Nhóm củng cố Islam đặc biệt (1981-1982). Tăng cường các chương trình phát thanh và truyền hình về Islam từ năm 1981. Xây dựng vị trí cố định cho trại huấn luyện Islam Quốc tế. Anwar Ibrahim tham gia UMNO và chính phủ (1982). Tài trợ cho Trung tâm Y học Islam (1983). Thách thức đối với "những người bảo vệ" người Melayu, các Sultan (1983). Thành lập Trường đại học Islam Quốc tế (1983). Nâng cấp "Pusat Islam", trung tâm đầu não của tập quyền Islam (1984). Công bố chính thức ‘Islam hoá bộ máy Chính phủ" (1984). Tuyên bố "Chỉ có Islam có quyền phát thanh và phát sóng ở Malaysia" (1988). Tuyên bố địa vị của các quan toà và toà án Islam ngang bằng với các quan toà và toà án trong bộ máy tư pháp dân sự (1988). Nguồn: Hussin Mutalib (1980), Islam and Ethnicity in Malay Politics, Singapore, Oxford University Press, Oxford New York, p.134. Phụ lục 8 WAWASAN 2020 A Brief Overview Prepared By: Sara Irina binti Md Rijaluddin, January 2012 "living in a society that is democratic, liberal and tolerant, caring, economically just and equitable, progressive and prosperous" Tun Dr Mahathir Mohammad Summary - Established by former Prime Minister, Tun Dr Mahathir Mohamad during the tabling of the 6th Malaysian Plan in 1991. - Nine challenges’ were set out to meet the targets of Vision 2020. - Aim: "By the year 2020, Malaysia can be a united nation, with a confident Malaysian society, infused by strong moral and ethical values, living in a society that is democratic, liberal and tolerant, caring, economically just and equitable, progressive and prosperous, and in full possession of an economy that is competitive, dynamic, robust and resilient" - Tun Dr Mahathir Mohammad (Source: "Malaysia as a Fully Developed Country", Office of the Prime Minister of Malaysia) The Nine Strategic Challenges Challenge 1: Establishing a united Malaysian nation made up of one Bangsa Malaysia (Malaysian Race). Challenge 2: Creating a psychologically liberated, secure and developed Malaysian society. Challenge 3: Fostering and developing a mature democratic society. Challenge 4: Establishing a fully moral and ethical society. Challenge 5: Establishing a matured liberal and tolerant society. Challenge 6: Establishing a scientific and progressive society. Challenge 7: Establishing a fully caring society. Challenge 8: Ensuring an economically just society, in which there is a fair and equitable distribution of the wealth of the nation. Challenge 9: Establishing a prosperous society with an economy that is fully competitive, dynamic, robust and resilient. Nguồn: "The Way Forward", Office of the Prime Minister of Malaysia. Phụ lục 9 BIÊN NIÊN SỰ KIỆN LỊCH SỬ VỀ MALAYSIA (Từ thế kỷ XV đến năm 1990) Ngày/tháng/năm Sự kiện Thế kỷ XV Tiểu quốc Islam Malacca phát triển Thế kỷ XV Islam du nhập vào Đông Nam Á 1511 Thương điếm Malacca bị người Bồ Đào Nha đánh chiếm, mở đầu quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào bán đảo Malaya 1888 Thực dân Anh hoàn thành công cuộc chinh phục bán đảo Mã Lai và Bắc Borneo; thành lập Liên bang Malaya 1926 Hiệp hội người Malaya ở Singapore thành lập 30/4/1930 Đảng Cộng sản Malaya - MCP ra đời 1946 Đại Hội người Ấn Độ ở Malaya (MIC) ra đời 21/1/1946 Chính quyền Anh công bố "Sách trắng" về phương án thành lập Liên hiệp Malaya và dự thảo Hiến pháp của Liên hiệp Malaya 23/7/1948 Hiệp hội người Hoa ở Malaya - MCA ra đời 1951 Đảng Islam Malaya (PAS) ra đời 1/4/1946 Các đạo luật về việc thành lập Liên hiệp Malaya và tách Singapore thành thuộc địa riêng có hiệu lực 1/2/1948 Bản "Điều ước Liên bang Malaya" có hiệu lực (Hiến pháp mới của Liên bang Malaya) 18/6/1948 Thực dân Anh ban bố "Tình trạng khẩn cấp" áp dụng trong toàn Liên bang Malaya 1954 Liên minh UMNO - MCA - MIC được thành lập 1954 Malaya tham gia "Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á - SEATO) 1955 Tunku Abdul Rahman lên làm Thủ tướng của Liên bang Malaya 1/1956 Hội nghị Anh - Malaya (Luân đôn) về vấn đề trao trả độc lập cho Malaya 15/8/1957 Quốc Hội Malaya thông qua dự thảo Hiến pháp mới cho Liên bang Malaya 31/8/1957 Liên bang Malaya tuyên bố độc lập 1957 Liên bang Malaya tham gia "Khối thịnh vượng chung" 9/1957 Hiệp định phòng thủ Anh - Malaya được ký kết 1958 "Đạo luật các ngành công nghiệp tiên phong" được ban hành tại Malaya 2/1958 Malaya triệu tập Hội nghị các nhà lãnh đạo Đông Nam Á để tìm hiểu về khả năng liên kết khu vực (tại Srilanca) 1959 Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á ra đời do Malaya khởi xướng 1960 Malaya đưa ra sáng kiến thành lập "Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASAS) 1961 Malaya đưa ra sáng kiến thành lập "Hiệp hội Đông Nam Á - ASA) 5/1961 Thủ tướng Tunku Abdul Rahman công bố kế hoạch "Đại Malaysia" 7/1961 Hội nghị Jesselton giữa Malaya - Anh - Bắc Borneo về vấn đề sáp nhập Liên bang 24/7/1961 Hội nghị Khối thịnh vượng chung (tại Singapore) về kế hoạch "Đại Malaysia" 9/1961 Tiến hành trưng cầu dân ý ở Singapore về vấn đề sáp nhập vào Liên bang Malaya 16/11/1961 Chính phủ Malaya công bố các thoả thuận Malaya - Singapore về vấn đề sáp nhập (có sự chứng kiến của chính quyền Anh) 9/7/1962 Malaya - Anh - Sabah - Sarawak - Singapore ký thoả thuận về việc thành lập Liên bang Malaysia (Hiệp ước đoàn kết Malaysia) 16/9/1963 Liên bang Malaysia thành lập 1963 Malaysia đưa ra sáng kiến thành lập liên minh MAPHILINDO Từ tháng 7 đến tháng 9/1964 Chính phủ Malaysia ban bố "Đạo luật về tình trạng khẩn cấp" trong toàn Liên bang. 7/8/1965 Ký thoả thuận phân định giữa Malaysia - Singapore (Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia) 1966 Chính phủ Malaysia ban hành "Hệ thống sách đỏ’ về cải cách hành chính được chính 1966 Ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966 - 1970) 1967 "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á" (ASEAN) ra đời 1968 "Luật khuyến khích đầu tư" (IIA) được ban hành ở Malaysia 11/5/1969 Bầu cử Quốc hội Liên bang và Hội đồng lập pháp ở các bang, khởi đầu xung đột xã hội 13/5/1969 Xung đột dân tộc, sắc tộc bùng nổ tại Malaysia 31/8/1970 Tuyên ngôn RUKUNEGARA (Nền tảng quốc gia) 1970 Malaysia tham gia "Phong trào Không liên kết" 1970 Ra đời "Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất" (OPP1), trọng tâm là "Chính sách kinh tế mới" (NEP). 1971 Hiến pháp sửa đổi, bổ sung có lợi cho cộng đồng người Melayu ở Malaysia 1971 Ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1971 - 1975) 1971 Thuật ngữ "Bahasa Malaysia" được chính thức đưa vào Hiến pháp và quy định sử dụng rộng rãi tại Malaysia (thay thế thuật ngữ "Bahasa Melayu") 11/1971 ASEAN ra Tuyên bố ZOPFAN 1972 Malaysia ký Hiến chương Islam của "Tổ chức Hội nghị Islam" (OIC) 1/6/1974 "Mặt trận dân tộc" (Barisan nasional) chính thức thành lập ở Malaysia 1974 Thành lập "Hội đồng Cố vấn giáo dục Islam" và "Trung tâm Isalam" tại Malaysia 1975 "Luật phối hợp công nghiệp" (ICA) được ban hành tại Malaysia 1976 Chính phủ Malaysia ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1976 - 1980) 1976 ASEAN ra Tuyên bố Bali -I 1977 Chính phủ Malaysia đổi tên "Tổ chức cứu trợ y tế" thành "Hội trăng lưỡi liềm đỏ" theo cách gọi của các quốc gia Islam trên thế giới 1981 Chính phủ Malaysia ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1981- 1985) 1983 Ban hành chính sách tư nhân hoá, cải cách đột phá trong quản lý các doanh nghiệp tư nhân ở Malaysia 1986 Chính phủ Malaysia ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1986- 1990) 1990 Kế hoạch phát triển cho tương lai 2 (OPP2) Nguồn: Tác giả luận án tự tổng hợp. Phụ lục 10 BẢN ĐỒ MALAYA/MALAYSIA VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN Bản đồ Malaya thời kỳ thuộc Anh Bản đồ Liên bang Malaysia năm 1963 Bản đồ Liên bang Malaysia ngày nay Thủ tướng Tunku Abdul Rahman dẫn đầu đoàn đại biểu của UMNO sang London dự thảo luận với Chính quyền Anh về vấn đề độc lập cho Malaya (Lancaster House, London), ngày 8/2/1956 Đại diện Chính phủ Liên bang Malaya, Sabah, Sarawak và Singapore ký Thỏa thuận về việc thành lập Liên bang Malaysia (Singapore, 1963) Thủ tướng Tunku Abdul Rahman tuyên bố nền độc lập của Malaya (31-8-1957) Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman tuyên bố thành lập Liên bang Malaysia (Singapore, 1963)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_qua_trinh_dau_tranh_cung_co_doc_lap_dan_toc_cua_lien.doc
  • docTom tat - Tieng Viet (cua Trinh Thi Hoa).doc
  • docTrang thong tin tieng Viet + Anh (cua Trinh Thi Hoa ĐA THAM DINH).doc
Tài liệu liên quan