Luận án Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QUá TRìNH ĐấU TRANH BảO Vệ ĐộC LậP DÂN TộC ở CUBA Từ NĂM 1991 ĐếN NĂM 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CễNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHểNG DÂN TỘC HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QUá TRìNH ĐấU TRANH BảO Vệ ĐộC LậP DÂN TộC ở CUBA Từ NĂM 1991 ĐếN NĂM 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CễNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHểNG DÂN TỘC Mó

pdf187 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số: 62 22 03 12 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO 2. PGS.TS. TRẦN THỌ QUANG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và cĩ nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lộc Thị Thuỷ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Cơng trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến luận án 7 1.2. Vấn đề chưa được giải quyết 24 1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 24 Chương 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016 26 2.1. Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc 26 2.2. Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba 35 Chương 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016 60 3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Đảng và Nhà nước Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc 60 3.2. Sự triển khai và kết quả thực hiện quá trình đấu tranh bảo vê ̣̣độc lập dân tộc của Cuba 70 Chương 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 119 4.1. Thành tựu và hạn chế 119 4.2. Một số đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba giai đoạn 1991-2016 129 4.3. Vấn đề đặt ra đối với Cuba trong thời gian tới và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam 135 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng việt Tên gốc tiếng Tây Ban Nha/ tiếng Anh ALADILAIA Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh - Asociaciĩn Latinoamericana de Integraciĩn - Latin American Integration Association ALBA Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ chúng ta - Alianza Bolivariana para los Pueblos de Nuestra America - Bolivarian Alliance for the Peoples of Our America CANACN Cộng đồng các quốc gia vùng Andes - Comunidad Andina de Naciones - Andean Community of Nations APPA Liên minh Thái Bình Dương - Allianza del Pacifico - Pacific Alliance CACM Thị trường chung Trung Mỹ - Central American Common Market CARICOM Cộng đồng Caribe - Caribbean Community CELAC Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe - Community of Latin American and Caribbean States - Comunidad de Estados Latinoamericanos y Caribeđos CEPAL Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (của Liên Hợp Quốc) - Comisiĩn Econĩmica para América Latina y el Caribe EC Cộng đồng Châu Âu - European Community EU Liên minh Châu Âu - European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngồi - Foreign Direct Investment ICAP Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc - Instituto Cubano de Amistad con los Pueblos IS Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng - Islamic State GDP Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product MERCOSUR Khối thị trường chung Nam - Mercado Común del Sur SCM Mỹ - Southern Common Market NAFTA Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ - North American Free Trade Agreement NAM Phong trào Khơng liên kết - Non-Aligned Movement OAS Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ - Organization of America States RIO Nhĩm RIO - Grupo de Río - Group of RIO PAHO Tổ chức Y tế liên Mỹ - Pan American Health Organization PDCA Thỏa thuận hợp tác và Đối thoại chính trị song phương - Political Dialogue and Cooperation Agreement SEV CMEA Cộng đồng kinh tế tương trợ - Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči (tiếng Nga) - Council of Mutual Economic Assistance TNC Tập đồn xuyên quốc gia - Trans National Corporation UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc - United Nations Development Programme UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hĩa của Liên Hợp Quốc - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization UN Liên Hợp quốc - Union Nation USD Đồng đơ la Mỹ - United States Dollars WTO Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (9/1945), trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của 3 trào lưu cách mạng (cách mạng giải phĩng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng khoa học kỹ thuật). Đặc biệt, là cuộc cách mạng giải phĩng dân tộc đã tạo tiền đề quan trọng dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hịa Cuba vào ngày 1/1/1959, quốc gia sau đĩ đã lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa (16/4/1961). Thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba trước chế độ độc tài Batista do Mỹ hậu thuẫn được coi là minh chứng sống động về tinh thần đấu tranh kiên cường của các dân tộc bị áp bức chống lại ách thống trị, cường quyền của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và khẳng định quan điểm đúng đắn của Lênin rằng: "Lịch sử tiến theo những con đường rất lạ lùng và chính một nước lạc hậu lại cĩ vinh dự đi đầu một phong trào thế giới vĩ đại" [124, tr.431]. Trong suốt giai đoạn từ năm 1959-1991, nhân dân Cuba luơn phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đĩ là: vừa xây dựng đất nước, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng, vừa phải đương đầu với sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngồi nước được Mỹ hậu thuẫn. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc (12/1991), dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xơ (một đồng minh truyền thống), đã làm cho Cuba lâm vào khủng hoảng tồn diện và sâu sắc khi mất đi 85% kim ngạch xuất nhập khẩu; 95% nguồn cung cấp dầu; 57% sản lượng lương thực; GDP giảm 35%;mức lương thực tế giảm 25%; nhập khẩu tới 70% lương thực, thực phẩm; tình trạng bất ổn định xã hội gia tăng; niềm tin của nhân dân vào chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bị suy giảm; trong nội bộ Đảng cộng sản Cuba cũng cĩ nhiều ý kiến bất về con đường phát triển của đất nước [92, tr.12]. Thêm vào đĩ, trong thời gian này, các chính quyền Mỹ đã tăng cường các biện pháp chống phá Cuba thơng qua Đạo luật Torricelli (1992) và Helm-Burton (1996) nhằm bĩp nghẹt nền kinh tế Cuba; tài trợ cho các lực lượng đối lập trong nước nhằm mục tiêu lập ra các đảng đối lập chống phá và gây ra các vụ bạo động nhằm làm bất ổn chính trị-xã hội; kích động lực lượng người Mỹ gốc Cuba chống đối chính quyền và đẩy mạnh Đạo luật "Di trú" 2 (Chân ướt, chân giáo) nhằm lơi kéo những người Cuba vượt biên trái phép sang Mỹ và một số nước Mỹ Latinh. Đứng trước bối cảnh trên, Đảng và Nhà nước Cuba đã đề ra đường lối cải cách kinh tế tại Đại hội lần thứ IV (10/1991), với phương châm "chọn lọc dần dần và cĩ trật từ", nhằm mục tiêu đưa đất nước thốt khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội trong "Thời kỳ đặc biệt trong hịa bình". Sau một thời gian thực hiện, nền kinh tế Cuba đã từng bước thốt khỏi khủng hoảng; đời sống nhân dân dần được cải thiện; hệ thống chính trị-xã hội ổn định; nền độc lập dân tộc được giữ vững; niềm tin của nhân dân vào chế độ được củng cố...Đây chính là cơ sở để Đảng và nhà nước Cuba tuyên bố bước ra khỏi "Thời kỳ đặc biệt trong hịa bình" vào năm 2004 và đưa đất nước bước vào giai đoạn mới là đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện chủ trương "Cập nhật hĩa mơ hình kinh tế-xã hội". Sau hơn một thập kỷ thực hiện chủ trương trên (2004- 2016), đến nay, nền kinh tế Cuba đã từng bước thốt ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội; chế độ chính trị-xã hội được giữ vững; nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được đảm bảo; quan hệ quốc tế được mở rộng, nhất là việc Mỹ đã tuyên bố bình thường hĩa quan hệ với Cuba sau gần 60 năm đối đầu, thù địch. Những thành cơng nêu trên đã gĩp phần củng cố vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn này cũng vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức từ bên trong và bên ngồi như: chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ vẫn được duy trì và cĩ phần siết chặt hơn; sự điều hành nền kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất cập, hạn chế; sự chống phá của các thế lực phản động vẫn tiếp tục gia tăng; những mặt trái của chính sách bao cấp, miễn phí cũng tác động khơng nhỏ đến quá trình này... Sở dĩ tác giả quyết định lựa chọn đề tài về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba mà khơng chọn các quốc gia khác bởi cách mạng Cuba cĩ những nét đặc trưng riêng cĩ, khơng chỉ ở Mỹ Latinh mà cịn trên thế giới, đĩ là: Cuba là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, nằm ngay sát nách kẻ thù là đế quốc Mỹ, nhưng vẫn tồn tại và đứng vững bất chấp sự chống phá quyết liệt. Mặt khác, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba luơn gắn liền với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, với nghĩa vụ quốc tế cao đẹp; các chính sách miễn phí về giáo 3 dục, y tế, an sinh xã hội được coi là vũ khí quan trọng, minh chứng rõ nét nhất về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Cuba đang xây dựng. Giai đoạn 1991-2016, cũng được coi là mốc son tiêu biểu nhất, thể hiện sinh động, rõ nét nhất sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba trong bối cảnh mới. Đây là giai đoạn cĩ những nét khác biệt cơ bản so với thời kỳ thực hiện Kế hoạch hĩa 1961-1991, khi Cuba cĩ sự hậu thuẫn của Liên Xơ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghiên cứu quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn này thực sự đã đem lại cho quốc đảo này những bài học kinh nghiệm quý báu khơng chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cịn trong những năm tiếp theo bởi: những thành cơng và thất bại từ quá trình cải cách và cập nhật hĩa mơ hình kinh tế-xã hội trong giai đoạn này sẽ được lãnh đạo đảng, nhà nước Cuba đúc rút và phát triển nĩ tốt hơn trong giai đoạn kế tiếp; giúp Cuba cĩ được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hội nhập quốc tế và tham gia gia sâu rộng hơn vào sân chơi kinh tế quốc tế; giúp Cuba từng bước kiện tồn, củng cố và cải cách đường lối phát triển kinh tế-xã hội, qua đĩ củng cố vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với đất nước và nhân dân; những kinh nghiệm của Cuba trong việc duy trì các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, y tế tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ tiếp tục được coi là lợi thế so sánh giúp quốc đảo này phát triển kinh tế và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. Với tư cách là một học giả ở Việt Nam, một quốc gia cĩ nhiều nét tương đồng với Cuba: cĩ cùng ý thức hệ; phải tiến hành các cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc chống lại ách xâm lược của Mỹ và tay sai; cĩ cùng mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đều là những quốc gia bị Mỹ thực thi các chính sách bao vây cấm vận...nhưng sau 30 năm thực hiện cơng cuộc "Đổi mới" Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng đĩ là: giữ vững được sự ổn định chính trị-xã hội; nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; đời sống của nhân dân khơng ngừng được nâng cao; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được mở rộng... Đây chính là bài học tham chiếu cĩ ý nghĩa quan trọng đối với Cuba, nhất là trong bối cảnh quốc đảo này đang thúc đẩy cơng cuộc cải cách kinh tế nhằm mục tiêu từng bước đưa nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng; 4 cải thiện đời sống của nhân dân; tranh thủ sự ủng của cộng đồng quốc tế yêu cầu Mỹ xĩa bỏ hồn tồn lệnh cấm vận kinh tế. Với những nhận thức nêu trên, tác giả đã quyết lựa chọn đề tài: "Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016" làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế và giải phĩng dân tộc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận án Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 trên các lĩnh vực chính trị- ngoại giao; kinh tế; an ninh- quốc phịng; văn hĩa- xã hội. Sau đĩ, tác giả đi đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế, một số đặc điểm, vấn đề đặt ra đối với quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Đưa ra một số quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, sau đĩ đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016; - Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và sự triển khai của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 qua 2 giai đoạn: 1991-2004 và 2004-2016 trên các lĩnh vực: Chính trị- ngoại giao; kinh tế; an ninh- quốc phịng; văn hĩa-xã hội; - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và một số đặc điểm đặc trưng của Cuba về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1991-2016. - Nêu lên một số vấn đề đặt ra đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong thời gian tới và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn 1991-2016. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những chủ trương, đường lối, chính sách (mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung) và sự triển khai của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung của luận án: tập trung nghiên cứu về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trên các lĩnh vực: Chính trị- ngoại giao; kinh tế; an ninh- quốc phịng; văn hĩa- xã hội. - Về khơng gian: nước Cộng hịa Cuba trong bối cảnh đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 1991 đến năm 2016. Năm 1991 là thời điểm Cuba tiến hành Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IV, Đại hội đầu tiên của Cơng cuộc Cải cách kinh tế. Đây cũng là giai đoạn rất khĩ khăn của đất nước Cuba vì sau khi Liên Xơ sụp đổ, Cuba mất đi một đồng minh chiến lược về chính trị và kinh tế. Mặt khác, đây cũng là thời điểm chính quyền Mỹ thắt chặt hơn chính sách bao vây, cấm vận với Cuba thơng qua việc đề ra Đạo luật Torricelli (1992). Năm 2016, là mốc Cuba kỷ niệm 25 năm cải cách kinh tế và 55 năm Cuba tuyên bố tính chất xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng. Đây cũng là năm đánh dấu 5 năm Cuba thực hiện chủ trương “Cập nhật hĩa mơ hình kinh tế-xã hội” và tiến hành Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời đại; vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc; vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp; quan niệm của Đảng và Nhà nước Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc được đề cập trong các Văn kiện, Cương lĩnh chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, VII và nền tảng tư tưởng của Jose Marti, tư tưởng lịch sử của lãnh tụ Fidel Castro. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác giả cịn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp quy nạp để trình bày luận án. 6 5. Đĩng gĩp mới về khoa học của luận án - Luận án cĩ thể giúp cho người đọc tiếp cận một cách rõ nét hơn về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của một quốc gia xã hội chủ nghĩa nhỏ bé đứng bên cạnh một đế quốc, một siêu cường tư bản chủ nghĩa. Đây cũng là cuộc đấu tranh kéo dài nhất trong lịch sử (kéo dài gần 6 thập kỷ) trong việc phá thế bao vây, cấm vận, cơ lập của Mỹ. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và quá trình triển khai trên các lĩnh mà Đảng và Nhà nước Cuba đã thực hiện trong giai đoạn 1991-2016 đối với quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. - Từ những thành tựu và đĩng gĩp trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba, cĩ thể khái quát thành một số đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này. - Luận án cũng gĩp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế, lịch sử về phong trào cộng sản cơng nhân quốc tế và giải phĩng dân tộc của Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam * Nhĩm các cơng trình liên quan đến quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc Trong cuốn: "Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế tồn cầu hĩa" của tác giả Thái Văn Long [48]. Tác giả đã tập trung đi sâu phân tích 4 nội dung chính: thứ nhất, những nhân tố tác động đến độc lập dân tộc của các nước đang phát triển như: chính trị, kinh tế, văn hĩa-xã hội, lịch sử truyền thống, trong đĩ yếu tố văn hĩa-xã hội, lịch sử truyền thống được coi là yếu tố quan trọng trong việc đề ra đường lối, chính sách của các nước đang phát triển; thứ hai, nêu rõ những lực lượng tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay: phong trào Khơng liên kết (NAM), các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cánh tả...; thứ ba, đưa ra những nội dung cơ bản trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển; thứ tư, phân tích những vấn đề cơ bản trong quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong xu thế tồn cầu hĩa. Những tác động của quá trình tồn cầu hĩa mà tác giả nêu trên cũng chính là những vấn đề mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt khi hội nhập quốc tế, trong đĩ cĩ Cuba. Trong cuốn: "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế tồn cầu hĩa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" của tác giả Nguyễn Hồng Giáp và Phan Văn Rân [36]. Các tác giả tập trung đi sâu phân tích quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển dựa trên các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc, tồn cầu hĩa. Trong đĩ, chia làm 3 chương, chương 1, các tác giả đã tập trung vào vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc trong quá trình tồn cầu hĩa; chương 2, phân tích quan điểm của Việt Nam về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong quá trình tồn cầu hĩa và hội nhập quốc tế, đồng thời, đưa ra những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quá trình này; chương 3, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc tăng 8 cường bảo vệ độc lập dân tộc trong hội nhập quốc tế. Thơng qua những khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc tăng cường bảo vệ độc lập dân tộc cĩ thể là kinh nghiệm và bài học quý báu cho Cuba trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Ngồi ra, cịn cĩ một số bài viết đăng trên các tạp chí trong nước cũng đã đề cập đến quan niệm, tư tưởng bảo vệ độc lập dân tộc của Anh hùng giải phĩng dân tộc Jose Marti của Cuba. Tiêu biểu cĩ một số bài viết như sau: Tác giả Phạm Xuân Nam với các bài: "Hơxê Máctin người thầy của nền độc lập Cuba" của Phạm Xuân Nam [55]; "Hơxê Mácti - Nhà văn hĩa lớn, vị Thánh tơng đồ của nền độc lập Cuba" của Phạm Xuân Nam [57]; "Tư tưởng độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của Hơxê Máctin và cách mạng CuBa" của tác giả Nguyễn Ngọc Mão [53]. Trong đĩ, các tác giả đã ca ngợi tinh thần đấu tranh, tư tưởng tiến bộ của Jose Marti về độc lập dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc. Đây chính là nền tảng tư tưởng giúp cho Đảng và nhân dân Cuba đấu tranh khơng mệt mỏi chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ nhằm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng năm 1959. * Nhĩm các cơng trình liên quan đến lịch sử cách mạng Cuba và vai trị của lãnh tụ Fidel Castro đối với cuộc cách mạng này Cuốn sách: "Cuba đất nước tự do của Châu Mỹ" của tác giả Lê Thành [75] đã ca ngợi sự kiên trì, bền bỉ của nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc, giành độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ. Tác giả cũng cho rằng, thắng lợi của nhân dân Cuba đã là niềm động viên, khích lệ, là tấm gương để cho nhân dân các nước yêu chuộng hịa bình ở Mỹ Latinh nĩi riêng, thế giới nĩi chung đứng lên giành độc lập dân tộc. Cuốn sách: "Tìm hiểu lịch sử cách mạng Cuba - giai đoạn cách mạng giải phĩng dân tộc 1953-1959" của Phạm Xuân Nam [58]. Trong đĩ tác giả đã phân tích một cách sâu sắc, rõ nét quá trình đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Cuba chống lại ách xâm lược của Mỹ (1902-1952) và cuộc cách mạng giải phĩng dân tộc của Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro và Phong trào 26/7 chống lại chế độ độc tài Batista thân Mỹ (giai đoạn 1952-1959) và được kết thúc bằng cuộc cách mạng Tháng Giêng lịch sử, dẫn tới sự ra đời nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Tây bán cầu vào ngày 1/1/1959. 9 Cuốn sách: "Nước Cộng hịa Cuba", của tác giả Phạm Xuân Nam [55]. Tác giả cũng đã giới thiệu rất rõ nét về đất nước và con người Cuba, với ý chí quật cường và tinh thần đấu tranh khơng mệt mỏi, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Cuba đã giúp cho Cuba đứng vững và giành thắng lợi trong các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Tây Ban Nha và chế độ độc tài Batista thân Mỹ. Cuốn sách: "Fidel Castro: con người huyền thoại" của tác giả Hồng Đức Nhận và Phạm Quốc Tuấn [63]. Các tác giả đã cho người đọc thấy được bức chân dung về vai trị lãnh tụ cách mạng của Fidel Castro, một con người huyền thoại, tài năng khơng chỉ ở Cuba mà cịn cả trên tồn thế giới. Tên tuổi của Ơng gắn liền với sự kiện cách mạng quan trọng: giải phĩng dân tộc Cuba, thành lập nước Cộng Hịa Cuba, xây dựng và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc ở Cuba. Cuốn sách: "Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1995)" của tác giả Nguyễn Anh Thái [74]. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại bao gồm 2 phần. Phần một gồm tám chương, viết về lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 - 1945. Bắt đầu từ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần hai gồm 10 chương cịn lại, bao gồm những hiểu biết về lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 - 1995. Quan hệ quốc tế từ 1945, Liên xơ và các nước Đơng Âu, Phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế (1945 - 1995), trong đĩ cĩ Cuba. * Nhĩm các cơng trình liên quan đến những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba Luận án tiến sỹ: "Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay" của tác giả Ngơ Hoan [39] đã nêu ra những tác động tiêu cực từ sự sụp đổ của Liên Xơ tới tình hình đất nước Cuba nhất là trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Cuba đã mất đi một nguồn viện trợ lớn về kinh tế, thương mại, nhất là các mặt hàng cĩ giá trị trao đổi lớn như: Xì gà, lương thực- thực phẩm và dược phẩm...Những tổn thất trên đã làm cho tình hình Cuba lâm vào khĩ khăn, khủng hoảng, địi hỏi Cuba phải cĩ sự cải cách trong kinh tế để phát triển đất nước. Điều này, cũng đã tác động rất lớn đến sự phát triển phong trào cộng sản ở Mỹ Latinh nĩi riêng và trên thế giới nĩi chung. 10 Trong cuốn: "Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020)", của tác giả Nguyễn Cơ Thạch [74] đã cho rằng động lực chính cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay đĩ là sự phát triển và bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, yếu tố này đang làm thay đổi và sắp xếp lại lực lượng cũng như cục diện thế giới, trong đĩ cĩ Cuba. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục, đào tạo con người để thích ứng với cuộc các mạng khoa học - cơng nghệ đĩ. Cuốn sách: "Tồn cầu hĩa-khu vực hĩa, cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển" của Viện Thơng tin Khoa học Xã hội [123]; "Tồn cầu hĩa với các nước đang phát triển" của Trường Đại học Quốc gia [33], đều đi sâu phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình tồn cầu hĩa đối với các nước đang phát triển. Quá trình này ngồi việc đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các nước trong quá trình hội nhập với thế giới như: hội nhập kinh tế quốc tế, trao đổi thương mại, giải quyết các vấn đề tồn cầu...bên cạnh đĩ, cũng chỉ ra những mặt trái mà các nước phải đối mặt như: khoảng cách giàu nghèo, khủng bố, mâu thuẫn, xung đột...điều này gĩp phần làm cho các nước đang phát triển phải đối mặt với các nguy cơ mất tự chủ, phụ thuộc về kinh tế sau đĩ là phụ thuộc về chính trị và Cuba cũng khơng nằm ngồi những nguy cơ trên. Trong cuốn: "Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay", của nhĩm tác giả Nguyễn Hồng Giáp và cộng sự [35] và cuốn sách chuyên khảo: "Giáo trình Quan hệ quốc tế" của Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [122]. Các tác giả cũng nêu rõ cuộc cách mạng khoa học-cơng nghệ, kinh tế tri thức và quá trình tồn cầu hĩa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc. Xu thế hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế chung của thế giới ngày nay, trật tự thế giới "đa cực" ngày càng được khẳng định cả về kinh tế và chính trị; nhưng mâu thuẫn trong nội bộ đất nước, xung đột sắc tộc, tơn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tài nguyên... đang là những vấn đề phức tạp mà các nước phải đối mặt. Bối cảnh trên của tình hình quốc tế và khu vực Mỹ Latinh đang phải đối mặt đã tác động rất lớn đến Cuba. Địi hỏi, Đảng và Nhà nước Cuba phải cĩ những chính sách phù hợp trong quan hệ quốc tế và hợp tác khu vực, tiểu khu vực. 11 Cuốn sách: "Những vấn đề tồn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI", của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [10] cũng đã chỉ rõ những vấn đề tồn cầu lớn nhất hiện nay mà nhân loại đang phải đối mặt đĩ là: chống khủng bố, chiến tranh cục bộ, thiên tai, biến đổi khí hậu, đĩi nghèo...Những vấn đề trên mà tác giả nêu lên cũng chính là những vấn đề mà Cuba đang phải đối mặt. Đây chính là những khĩ khăn ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong hiện tại và tương lai. Cuốn sách chuyên khảo: "Hịa bình - hợp tác và phát triển: xu thế lớn trên thế giới hiện nay" của tác giả Lê Minh Quân [68]. Trong đĩ tác giả cho rằng xu thế hịa bình là điều kiện cho sự hợp tác và liên kết giữa các nước vì mục tiêu phát triển; hợp tác là phương thức tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, duy trì hịa bình và thúc đẩy phát triển của các quốc gia; phát triển là phát triển bền vững, là mục tiêu chung của tồn thế giới. Hịa bình, hợp tác và phát triển đang tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đây cũng là quan điểm phát triển của Cuba trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Cuba và Mỹ đã tuyên bố bình thường hĩa quan hệ. Với xu thế này, Mỹ cũng khơng thể giữ chính sách bao vây, cấm vận và thù địch với Cuba trong gần 6 thập kỷ qua. Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt ra cho Cuba những cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh mới. Ngồi những nhân tố cơ bản trên, cơng cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong thời gian này cũng chịu sự tác động bởi một khái niệm mới trong quan hệ quốc tế đĩ là "An ninh phi truyền thống". Cuốn sách: "Sổ tay thuật ngữ Quan hệ quốc tế" của tác giả Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp [40] đã cho rằng: An ninh phi truyền thống là những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia mà khơng xảy ra những xung đột quân sự giữa các lực lượng quân đội. Các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh phi truyền thống là: khủng bố, tình trạng thiếu lương thực, khủng hoảng kinh tế, mơi trường, nhập cư bất hợp pháp...Những vấn đề trên của thế giới cũng sẽ tác động khơng nhỏ đến Cuba, nhất là trong bối cảnh quốc đảo này đang trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngồi để phát triển đất nước. Bên cạnh những vấn đề quốc tế, những vấn đề của Mỹ Latinh cũng tác động rất lớn đến Cuba. 12 Cuốn sách: "Mỹ Latinh một vùng năng động" của tác giả Đỗ Lộc Diệp [15], khơng chỉ cho người đọc thấy được những hình ảnh đẹp về con người và đất nước Cuba ở Mỹ Latinh mà cịn là vai trị của Cuba đối với Mỹ Latinh. Bên cạnh đĩ, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự thay đổi của trật tự thế giới đã làm cho khu vực Mỹ thay đổi. Mỹ trở thành siêu cường trên thế giới, là khu vực vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, các nước Mỹ Latinh dần đi vào phát triển kinh tế và trở thành khu vực cĩ nền kinh tế phát triển năng động, là điểm đến của rất nhiều nước trên thế giới với ưu thế về nguồn năng lượng, nguyên liệu...Sự phát triển của Mỹ Latinh trong đĩ cĩ Cuba sẽ ngày càng thu hút hơn nữa sự quan tâm của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như: Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản... Bài viết: "Chính trị - ngoại giao của các nước Mỹ Latinh trong giai đoạn hiện nay", của tác giả Hồ Châu [8]. Tác giả cũng phân tích một số thay đổi trong chính sách của Mỹ Latinh với Mỹ và sự thay đổi nhận thức của một số chính phủ Mỹ Latinh đối với chính sách của Mỹ ở khu vực được coi là Vùng ảnh hưởng truyền thống của nước này. Do đĩ, trong thời gian qua khu vực Mỹ Latinh đang cĩ xu hướng liên kết nội khối mạnh mẽ và tăng cường thắt chặt quan hệ hơn giữa các nước, từng bước tránh bị lệ thuộc vào Mỹ. Tọa đàm khoa học: "ALBA - Liên minh vì các dân tộc Mỹ Latinh: triển vọng và tiến bộ" của Nguyễn Ngọc Mạnh [50]. Hội thảo cũng khẳng định vai trị của các Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ chúng ta (ALBA) đối với sự phát triển chung của khu vực với các thành tựu nổi bật như: thực hiện chương trình xã hội nhân đạo điều trị miễn phí cho các bệnh nhân nghèo bị bệnh mắt; chương trình đào tạo bác sĩ cộng đồng, điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em, chương trình xĩa mù chữ giúp thanh niên và người lớn hịa nhập xã hội và phát triển tồn diện con người, cải thiện trình độ giáo dục, xĩa bỏ nạn mù chữ tại các nước thuộc ALBA và đảm bảo nguyện vọng theo đuổi việc học hành...Những chương trình nêu trên chủ yếu là của Cuba, hoạt độn...h từ, "độc lập" được hiểu là khơng phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác, cịn trên phương diện danh từ, "độc lập" là trạng thái của một nước hoặc một dân tộc cĩ chủ quyền về chính trị, khơng phụ thụ thuộc vào nước khác, hoặc dân tộc khác [126, tr.444]. Quan niệm chung về bảo vệ độc lập dân tộc: Bảo vệ độc lập dân tộc được hiểu là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ cơng cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ văn hĩa dân tộc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và trật tự an tồn xã hội [126, tr.147-148]. Quan điểm của Mác và Anghen về độc lập dân tộc: Trong tác phẩm "Tuyên ngơn của Đảng cộng sản" (2/1848), Mác và Anghen đã chỉ rõ: Giai cấp tư sản ngày càng xĩa bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất. Nĩ tự tập dân cư, tập chung các tư liệu sản xuất và tích tụ tài sản vào tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và cĩ những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, cĩ một chính phủ thống nhất, một pháp luật thống nhất và một lợi ích dân tộc thống nhất. Khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, bước vào giai đoạn độc quyền thì vấn đề dân tộc và độc lập dân tộc cĩ những sự vận động phức tạp. Đối với nội bộ dân tộc, bọn tư sản độc 27 quyền, nắm mọi quyền lực của dân tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, văn hĩa, quân sự, ngoại giao của dân tộc bị chi phối bởi tư sản độc quyền. Cịn trong quan hệ với các nước khác, chúng liên minh với các thế lực tư sản độc quyền của các cường quốc tiến hành xâm lược, nơ dịch để chia lại thị trường, thuộc địa, phá vỡ sự thống nhất dân tộc, làm mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân làm cho phong trào dân tộc phát triển, chống lại sự nơ dịch, xâm lược, làm xác lập quyền độc lập dân tộc [7, tr.602-603]. Quan điểm của Lênin về độc lập dân tộc: Trong "Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa" (1916), Lênin đã nêu ra quan điểm sau: Giai cấp tư sản đã giải quyết một cách trừu tượng và hình thức vấn đề dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đĩ là một sự dối trá, thủ tiêu đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích hẹp hịi, cá lớn nuốt cá bé. Nĩ tạo ra những quốc gia độc lập về phương diện chính trị, nhưng hồn tồn phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản về phương diện kinh tế, tài chính, quân sự [125, tr.204]. Lênin đã đặt ra một loạt vấn đề cĩ tính nguyên lý và những phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa quốc tế vơ sản trong sáng theo đĩ, mọi dân tộc đều cĩ quyền bình đẳng và quyền tự quyết về vận mệnh của dân tộc mình trên tinh thần hợp tác và xích lại lẫn nhau giữa các dân tộc [125, tr.204]. Đây là sự hồn thiện, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc của Lênin. Khi đề cập đến những yếu tố dân tộc của các dân tộc thuộc địa, một mặt Lênin phê phán những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản như: "tinh thần ích kỷ dân tộc", "thành kiến dân tộc tiểu tư sản thâm căn cố đế", mặt khác, ơng đặc biệt lưu ý hai vấn đề: "sự nghi kỵ của quần chúng cần lao ở các nước thuộc địa đối với các dân tộc bị áp bức nĩi chung, kể cả với giai cấp vơ sản của các dân tộc đĩ" và "tình trạng lạc hậu của nước tiểu tư sản nơng nghiệp mang tính gia trưởng làm cho những thành kiến tiểu tư sản thâm căn cố đế nhất như tinh thần dân tộc ích kỷ, hẹp hịi dân tộc cĩ một sức mạnh đặc biệt và cĩ tính giai giẳng" [125, tr.205]. Lênin cũng khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hĩa. Đây chính là cơ sở 28 pháp lý chung để giải quyết các quan hệ quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong các khu vực vì nĩ được pháp luật của các quốc gia và cơng pháp quốc tế ghi nhận. Bình đẳng giữa các dân tộc cũng cĩ nghĩa là tơn trọng quyền của mỗi quốc gia bởi vì nĩ đặt lên hàng đầu việc xĩa bỏ ách nơ dịch của dân tộc này đối với một dân tộc khác và trở thành nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới hiện nay. Như vậy, những quan điểm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc trên, đặc biệt là quan điểm của Mác, Anghen và Lênin được coi là cơ sở và tiền đề lý luận quan trọng để nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng Cuba thế kỷ XIX, Jose Marti chiêm nghiệm và được Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch Fidel kế thừa và phát triển cho phù hợp với điều kiện và hồn cảnh lịch sử của cách mạng Cuba trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh mới. 2.1.2. Quan niệm của Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc * Quan niệm về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Jose Marti Jose Marti đã thể hiện rõ quan điểm độc lập dân tộc của mình đĩ là: "coi tư tưởng của thuyết thế giới cân bằng" và "tinh thần cách mạng triệt để" làm nền tảng tư tưởng của cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba. Nội dung chính của luận thuyết này là: "xây dựng một nước Cuba Cộng hịa dân chủ với một nền cộng hịa chân chính và tất cả mọi quyền và vì lợi ích của mọi người" [130]. Trong nước cộng hịa này sẽ thủ tiêu hết mọi chế độ bĩc lột, xã hội khơng cĩ kẻ giàu, người nghèo, khơng cĩ kẻ thống trị và người bị trị và chính quyền trong nước sẽ vì thành quả chung của nhân loại. Đây chính là nước cộng hịa của người lao động. Jose Marti cịn đề ra khẩu hiệu: "xây dựng một nước cộng hịa với tất cả mọi người và vì quyền lợi của mọi người" [60, tr.69]. Quan điểm này đã phản ánh được nguyện vọng của đơng đảo quần chúng nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân Cuba đứng lên chống lại thực dân Tây Ban Nha và giành lại nền độc lập dân tộc cho đất nước. Jose Marti cũng luơn nhấn mạnh vào sự cần thiết của cuộc đấu tranh bằng con đường bạo lực cách mạng để lật đổ thực dân Tây Ban Nha, kiên quyết vạch trần và kịch liệt lên án các tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, đầu hàng của những người theo chủ nghĩa tự trị, cho dù là cơng khai hay dấu mặt trong cuộc chiến 29 chống lại một chế độ mà theo như Marti là gắn liền với tội ác và giá treo cổ, đồng thời, khẳng định rõ quan điểm độc lập tự chủ của nhân dân Cuba trước thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ qua phát biểu đanh thép của mình: "Chúng ta khơng đi tìm sự thay đổi hình thức thống trị, chúng ta khơng muốn thay ơng chủ Tây Ban Nha bằng một ơng chủ mới mặc quân phục Mỹ" [60, tr.65]. Marti là một trong số rất ít những nhà cách mạng ở Mỹ Latinh và Châu Mỹ đã nhìn thấu suốt mưu đồ bành trướng, bá quyền của đế quốc Mỹ ở Tây bán cầu cũng như trên phạm vị tồn thế giới. Đặc biệt, do theo dõi sát sao mọi hành vi, diễn biến đường lối đối nội, đối ngoại của nước Mỹ cuối thế kỷ XIX, nên Marti đã gọi chính quyền Mỹ là "Tập đồn ăn cướp" vì dưới sự lãnh đạo của tập đồn đĩ "Nước Mỹ...chỉ chăm chú đến việc đi xâm lược các nước láng giềng nhỏ, yếu hơn và tiến hành các cuộc chiến tranh vơ nhân đạo, chống lại các nước trên thế giới với ý đồ thống trị tồn cầu" [154, tr.352]. Chính vì nhận thức được một cách chính xác chủ nghĩa bành trướng của để quốc Mỹ nên Marti đã sớm giác ngộ nhân dân Cuba khỏi các âm mưu thâm độc của Mỹ, định thế chân Tây Ban Nha xâm lược Cuba và qua đĩ thực hiện chiến lược bành trướng các nước Mỹ Latinh khác. Ơng cịn chủ trương phát động tồn dân Cuba đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc để đánh đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, giành độc lập hồn tồn cho Cuba, thúc đẩy và giúp đỡ cho nền độc lập của các nước láng giềng như Puertorico, Mexico và ngăn chặn con đường bành trướng của Mỹ qua quần đảo Angti và các nước Mỹ Latinh. Như vậy, tư tưởng đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính của Marti đã gắn liền hữu cơ với tinh thần đồn kết quốc tế, đồn kết Mỹ Latinh chống kẻ thù chung và ngay từ năm 1895, ơng đã chỉ rõ được nguy cơ đang đe dọa trực tiếp đến cách mạng Cuba và tồn Mỹ Latinh chính là đế quốc Mỹ. Bên cạnh đĩ, Marti cịn là một nhà tư tưởng dân chủ cách mạng kiệt xuất và luơn mong muốn xây dựng ở Cuba một xã hội cơng bằng, hợp lý và đảm bảo tự do hạnh phúc cho nhân dân. Nếu như vào cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tư tưởng ở Mỹ Latinh vẫn cịn lý tưởng hĩa và ca ngợi chế độ cộng hịa tư sản thì Marti, qua thực tiễn sinh sống ở Mỹ 15 năm đã nhận rõ rằng nền dân chủ Mỹ là nền dân chủ trên hình thức, bởi thực tế nĩ đã biến thành một nền chuyên chế của thiểu số 30 bĩc lột đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Đồng thời, cho rằng nền cộng hịa dân chủ của Mỹ khơng những khơng xĩa bỏ được sự nghèo khổ mà cịn làm bần cùng hĩa và gia tăng sự nghèo khổ lên một cách đáng sợ. Trong hồn cảnh cụ thể của Cuba cuối thể kỷ XIX, Jose Marti đã đưa ra được tư tưởng dân chủ cách mạng rất tiến bộ tạo cơ sở để trở thành vũ khí tinh thần sắc bén giúp nhân dân Cuba đứng lên đấu tranh chống áp bức bĩc lột, giải phĩng dân tộc, giai cấp và xã hội. * Quan điểm của Đảng cộng sản Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Cuba, Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo tối cao của xã hội, Nhà nước, là thành quả chân chính của Cách mạng đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, đồng thời là lực lượng tiên phong cĩ tổ chức, cùng nhân dân đảm bảo thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa [17, tr.1]. Tại Đại hội tồn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba (12/1975), Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Fidel Castro đã từng nĩi: Đảng là sự tổng hợp của tất cả. Đảng là kết tinh những mơ ước của tất cả những người cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử; những tư tưởng, những nguyên tắc và sức mạnh cách mạng đều được cụ thể hĩa trong Đảng; ...trong Đảng, chúng ta đồn kết hơn, mỗi chúng ta trở thành một người lính Spaktacud kiên cường và cùng nhau trở thành một người khổng lồ bất khả chiến bại [22, tr.2]. Quan điểm trên là sự tổng hợp những tư tưởng và hành động của Đảng cộng sản Cuba trong quá trình đấu tranh và bảo vệ tổ quốc khơng chỉ trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ mà cịn được áp dụng nhuần nhuyễn trong cơng cuộc xây dựng và củng cố một xã hội hồn tồn tự do và tự chủ như đã thể hiện trong Hiến pháp của Cuba. Đảng Cộng sản Cuba lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Jose Marti [34] và tư tưởng lãnh tụ lịch sử Fidel Castro làm nền tảng tư tưởng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay [91, tr.20]. Ngồi ra, Đảng cộng sản Cuba cịn là Đảng cầm quyền duy nhất ở Cuba, cĩ nhiệm vụ đồn kết tất cả những người yêu nước, đấu tranh vì những lợi ích tối cao của dân tộc là xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ những thành quả của Cách 31 mạng và tiếp tục đấu tranh vì giấc mơ xây dựng một xã hội cơng bằng cho Cuba và cho tồn nhân loại. Đảng Cộng sản Cuba là nhân tố đảm bảo cho khối đồn kết của tất cả những người cách mạng và những người yêu nước, trong cơng cuộc đấu tranh khơng mệt mỏi chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và là nhân tố đảm bảo cho nền độc lập, sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc gia. Chính vì vậy, trong Điều lệ Đảng được coi là Đảng của dân tộc Cuba. Mục tiêu của Đảng Cộng sản Cuba trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai là: “Duy trì khối thống nhất tồn dân, tăng cường đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần Cách mạng, củng cố tình đồn kết, cơng bằng xã hội, sự tin cậy lẫn nhau, kỷ luật, sự chân thành, khiêm tốn, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình và an ninh quốc gia. Đảng đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, chủ nghĩa hồi nghi, sự thiếu niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa theo đuơi, lá mặt lá trái, sự vơ kỷ luật, tham nhũng và tất cả các biểu hiện vơ đạo đức, phản xã hội [23]. Đây cũng được coi là mục tiêu để Cuba bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba được dựa trên những đường lối và nội dung cụ thể của cơng tác tư tưởng, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Jose Marti và tư tưởng của lãnh tụ lịch sử Fidel Castro, cùng truyền thống đấu tranh của nhân dân và kinh nghiệm lịch sử của Đảng và của các dân tộc khác. Kết quả của Đại hội VI, VII và Hội nghị tồn quốc của Đảng đã cho thấy những quan điểm của Đảng cộng sản Cuba về đường lối đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng trong giai đoạn hiện nay vẫn cịn nguyên giá trị. Các kỳ Đại hội Đảng và Hội nghị Trung Ương đã trở thành nơi cung cấp vũ khí, cơng cụ và chỉ ra con đường để Cách mạng Cuba tiếp tục tiến lên. Quan điểm này là sự tổng hịa giữa lịch sử trong thời kỳ đấu tranh giải phĩng dân tộc trước đây với quá trình "cập nhật hĩa mơ hình kinh tế-xã hội" hiện nay và tương lai cách mạng Cuba. Bên cạnh đĩ, để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản Cuba cũng quán triệt quan điểm về việc thống nhất, liên kết tất cả 32 các phương tiện, lực lượng để củng cố khối đồn kết tồn dân; việc phát triển những giá trị cách mạng; việc đáp ứng những địi hỏi chính đáng của cá nhân và tập thể; việc đấu tranh chống lại những thành kiến hiện vẫn đang tồn tại trong xã hội cũng như thách thức to lớn mà cách mạng Cuba đang gặp phải. Mặc dù, phải đối mặt với những khĩ khăn trên, nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng cộng sản, cách mạng Cuba vẫn tiếp tục đi lên và thu được nhiều thành tựu quan trọng trong việc đấu tranh và bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiêu biểu là việc Mỹ phải tuyên bố bình thường hĩa quan hệ với Cuba, đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố...Đúng như nhận định của Bí thư thứ nhất, Raul Castro: Từ bỏ nguyên tắc một đảng cũng đồng nghĩa với việc hợp pháp hĩa các đảng của chủ nghĩa đế quốc ở ngay trên mảnh đất của mình; là đồng nghĩa với việc hy sinh vũ khí chiến lược của chúng ta là khối đồn kết tồn dân, khối đồn kết đã biến giấc mơ độc lập và cơng bằng xã hội của biết bao thế hệ những người yêu nước từ Hatuey cho tới Cespedes, Martí và Fidel, thành hiện thực [24]. * Quan niệm của Fidel Castro về bảo vệ độc lập dân tộc Nĩi đến quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc của lãnh tụ cách mạng Fidel Castro khơng thể khơng nhắc đến tư tưởng "Cách mạng tiến cơng". Nội dung chính của tư tưởng này là: Muốn dành được độc lập thật sự cho tổ quốc, tự do cho nhân dân, người cách mạng khơng thể do dự trước khĩ khăn, nguy hiểm, trái lại, phải cĩ tinh thần kiên quyết đấu tranh, kiên quyết phát động quần chúng nổi dậy, từng bước tạo ra những điều kiện chủ quan, cần thiết, tích cực, chủ động tạo ra thời cơ để giành thắng lợi cho cách mạng [58, tr.246]. Những thành quả của cơng cuộc cách mạng giải phĩng dân tộc (1953- 1959) dẫn tới sự ra đời của nhà nước Cộng hịa Cuba ngày 1/1/1959 đã khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Cách mạng tiến cơng, đồng thời, làm rõ chân lý cách mạng của ơng: Cách mạng là phải tiến cơng. Khơng tiến cơng, cách mạng khơng thể giành được thắng lợi. Tiến cơng là tìm cách khắc phục mâu thuẫn, 33 vượt qua khĩ khăn, kiên trì xây dựng, phát triển thực lực của cách mạng về mọi mặt, tích cực, chủ động, sáng tạo ra thời cơ để đưa cách mạng từng bước tiến lên, đánh bại từng chính sách, đập tan từng âm mưu, đánh đổ từng vị trí, đi đến đánh đổ hồn tồn ách thống trị của bọn bĩc lột, giành chính quyền về tay nhân dân [58, tr.429]. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phĩng và bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn 1953-1959 đã thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng Cách mạng tiến cơng của Fidel và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ triệt để của Chủ nghĩa Mác-Lênin được áp dụng vào nước thuộc địa kiểu mới. Chính Fidel đã khẳng định: "Quá trình cách mạng Cuba khẳng định sức mạnh kỳ lạ của tư tưởng Mác, Anghen, Lênin" [149]. Do vậy, cho dù hình thức đấu tranh, bước đi cụ thể của Phong trào cách mạng giải phĩng và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mỹ Latinh cĩ diễn ra như thế nào thì những thành cơng của Cuba đã gĩp phần làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và nửa phong kiến. Tư tưởng Cách mạng tiến cơng của Fidel khơng chỉ dừng lại ở thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Giêng 1959, mà nĩ cịn giúp Cuba thu được nhiều thắng lợi quan trọng như: hồn thành bản Cương lĩnh Moncada lịch sử với nội dung: Khơi phục tự do cho nhân dân và nền dân chủ chính trị trong nước [148], đồng thời dẫn dắt cách mạng Cuba vượt qua nhiều khĩ khăn thách thức. Bên cạnh đĩ, quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc của Fidel cịn thấm nhuần sâu sắc học thuyết xây dựng thế giới cân bằng và xĩa bỏ bất cơng của Jose Marti. Từ thực tiễn, Fidel đã vận dụng và phát triển tư tưởng này của Marti, kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba và tạo nên sức mạnh đồn kết, tập hợp lực lượng và nhân dân Cuba tiến lên xây dựng Cuba cơng bằng, hợp lý và nhân văn. Fidel cũng đã khẳng định: "Tư tưởng sẽ làm chuyển hĩa thế giới" [65, tr.33], từ tư tưởng đến hành động, Fidel luơn gắn liền với quyền lợi của nhân dân, tạo lên sức mạnh đồn kết tồn dân. Chính sức mạnh to lớn của nhân dân đã giúp Cuba kiên cường gần 60 năm chống chọi được với những âm mưu chống phá của Mỹ nhằm tiêu diệt và lật đổ cách mạng Cuba. 34 Để khẳng định những giá trị về tư tưởng cách mạng của Fidel, Chủ tịch Raul Castro đã nĩi: Fidel là khơng thể thay thế được và nhân dân Cuba sẽ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của Người. Nhân dân Cuba sẽ mãi mãi coi Fidel và tư tưởng của ơng là biểu tượng và làm nền tảng cho tinh thần đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập và chủ quyền dân tộc. Fidel và tư tưởng của ơng chính là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với các thế hệ người dân Cuba và là động lực dẫn dắt cách mạng vượt qua mọi khĩ khăn, thử thách hiện nay và tiến lên đạt được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa [2]. Từ những quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của Mác, Anghen, Lênin, Jose Marti, Fidel và Đảng cộng sản Cuba, theo quan điểm của tác giả về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn 1991- 2016 được hiểu như sau: Thứ nhất, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đối với Cuba, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc cũng chính là bảo vệ các giá trị truyền thống về văn hĩa, lịch sử và bản sắc dân tộc. Khơng duy trì được lợi ích quốc gia dân tộc Cuba sẽ khơng thể giải quyết được bất cứ vấn đề nào của đất nước mình vì hiện nay, mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Cuba và Venezuela cũng cĩ thể mất đi nếu lợi ích quốc gia khơng được tơn trọng và đáp ứng thỏa đáng, trong khi, những kẻ thù lâu dài của Cuba như Mỹ, cũng cĩ thể trở lên thân thiết, nếu lợi ích quốc gia song trùng. Đúng như câu châm ngơn bất hủ của Huân tước Anh Palmerston nĩi trong cuộc chiến tranh Crimea giữa đế quốc Nga Sa Hồng với đế chế Ottoman (1855-1856) rằng: "Khơng cĩ đồng minh vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ cĩ lợi ích quốc gia là vĩnh viễn" [105, tr.6]. Thứ hai, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng luơn gắn liền với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và để bảo vệ những thành quả của cuộc cách mạng Tháng Giêng năm 1959. Từ sau thành cơng của cuộc cách mạng này đến nay, Cuba đã dứt khốt đi theo con đường chủ nghĩa xã hội và giành được nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, cơng nghệ sinh học, 35 du lịch...đặc biệt, bất chấp những khĩ khăn về kinh tế, nhưng Cuba vẫn duy trì các chính sách miễn phí về giáo dục, y tế, an sinh xã hội...Đây chính là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự ổn định chính trị-xã hội, cải thiện của đời sống nhân dân. Thứ ba, bản chất của cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này chính là đấu tranh chống lại các chính sách bao vây cấm vận, cơ lập của Mỹ, những chính sách đã gây ra cho Cuba thiệt hại nặng nề về vật chất, tinh thần. Thứ tư, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba cũng chính là đấu tranh bảo vệ những nền tảng tư tưởng mà cuộc cách mạng này đang theo đuổi: chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Jose Marti và tư tưởng của lãnh tụ lịch sử Fidel Castro. Đây chính là kim chỉ nam giúp cách mạng Cuba vượt qua mọi khĩ khăn, thách thức và là nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của quốc đảo này trong tương lai. Thứ năm, bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng chính là cuộc đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân Cuba đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Bởi lệ thuộc về kinh tế cũng cĩ nghĩa là phụ thuộc về chính trị, mất độc lập tự chủ và đưa Cuba trở lại chủ nghĩa tư bản một lần nữa. Thứ sáu, bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng chính là phát huy được thành tựu, lợi thế so sánh mà cách mạng Cuba đã và đang đạt được trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, cơng nghệ sinh học, biến các ngành này thành những ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện cơng bằng xã hội. Đặc biệt, gĩp phần quan trọng giúp Cuba chuyển đổi thành cơng cơ cấu kinh tế và từng bước hồn thiện mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo "kiểu" Cuba. Đây cũng được coi là ưu điểm và là giá trị quan trọng nhất mà sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cần tiếp tục phát huy trong hiện tại và tương lai. 2.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA 2.2.1. Nhân tố chủ quan 2.2.1.1. Khái quát về nước Cộng hịa Cuba Cuba (tên gọi chính thức là Cộng hịa Cuba, tiếng Tây Ban Nha: Republica de Cuba) là một quốc gia nằm ở phía Bắc của quần đảo Angti lớn 36 thuộc biển Caribe và khu vực Trung Mỹ. Ngồi hịn đảo chính, Cuba cịn cĩ tới 1600 hịn đảo lớn nhỏ và các bãi đất nổi với tổng diện tích rộng 114,524 km2 [25, tr.1]. Với vị trị chiến lược hết sức quan trọng như trên nên Cuba từ lâu đã bị các cường quốc thực dân ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhịm ngĩ, thực hiện các mưu đồ thơn tính và xâm chiếm làm thuộc địa. Các nước này cũng luơn coi Cuba là chìa khĩa để xâm nhập và mở rộng ảnh hưởng tại Mỹ Latinh. Hiện nay, Cuba cĩ khoảng 11,16 triệu dân, trong đĩ hơn 65% là người da trắng gốc Âu (Tây Ban Nha), 25% là người lai, 10% là người gốc phi da đen. Ngồi ra, cịn cĩ một nhĩm nhỏ là người gốc Á (chủ yếu là người Hoa). Về tơn giáo, Cuba cĩ hơn 80% dân số theo Thiên chúa giáo, số cịn lại là theo các tơn giáo khác như: Tin lành, Do thái và Hồi giáo [25, tr.1]. Những đặc điểm dân cư nĩi trên đã tạo nên sự gắn kết về văn hĩa và tạo ra một nền văn hĩa riêng cĩ ở Mỹ Latinh. Ngơn ngữ chính thức của Cuba là tiếng Tây Ban Nha, ngơn ngữ này cĩ sự pha trộn với một số ngơn ngữ gốc Idio, gốc Phi, cùng một số ít từ gốc Anh, Pháp [58, tr.30]. Cuba là quốc gia cĩ tốc độ đơ thị hĩa cao, với hơn 70% dân số sống ở thành thị, trong đĩ, thủ đơ La Habana là thành phố lớn nhất, cĩ dân số khoảng 2,1 triệu người. Trên cả nước cĩ 15 tỉnh và 1 quận đặc biệt trực thuộc Trung ương (Pinot) và các thành phố lớn là: Santiago de Cuba, Camaguey [66, tr.1-2]. Nước Cộng hịa Cuba là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì vậy, chế độ chính trị ở Cuba cĩ sự khác biệt hồn tồn so với các nước Mỹ Latinh và Châu Mỹ. Hệ thống chính trị ở nước Cộng hịa Cuba bao gồm các cơ quan: Hành pháp, lập pháp và tư pháp và hệ thống chính quyền địa phương. Từ sau khi giành được độc lập đến nay, Cuba đã xác định con đường phát triển của đất nước là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mơ hình của Xơ Viết với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lênin. Bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước là thống nhất, khơng phân chia và thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, cĩ sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc Cuba lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa (chế độ chính trị xã hội khác biệt hồn tồn với các nước ở Mỹ Latinh) chính là căn nguyên dẫn tới việc chính quyền Mỹ liên tục thực hiện các chính 37 sách cơ lập nhằm lật đổ chế độ ở Cuba. Do đĩ, đối với Cuba, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc luơn gắn liền với quá trình bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả của cuộc cách mạng tháng Giêng năm 1959 và chống lại các chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Cuba là quốc gia giàu tài nguyên khống sản (Nicken: trữ lượng đứng thứ 4 thế giới...), đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác nhiều loại cây cơng nghiệp và cây ăn quả cĩ giá trị như: mía, cafe, thuốc lá, cam...và chăn nuơi đại gia súc, cĩ nhiều vùng sinh thái tự nhiên, đa dạng rất thích hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tự nhiên. Từ khi cách mạng thành cơng 1/1/1959, Cuba về cơ bản vẫn duy trì mơ hình kinh tế Kế hoạch hĩa, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay (2011-2016), Cuba đã từng bước thực hiện chủ trương "Cập nhật hĩa mơ hình kinh tế-xã hội", tuy nhiên đây là quá trình “cập nhật” chứ khơng phải “Cải cách” hay “Đổi mới”. Nền văn hĩa Cuba được hình thành từ trong quá trình sản xuất và trao đổi của nhân dân. Mặc dù, là một đất nước đa chủng tộc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa mọi hành vi phân biệt chủng tộc ở Cuba đều bị xĩa bỏ. Văn học nghệ thuật của Cuba được hình thành và phát triển cùng với quá trình đấu tranh giải phĩng dân tộc chống lại thực dân Tây Ban Nha, nĩ phản ánh sự thức tỉnh dân tộc, dân chủ và truyền thống yêu nước của người Cuba qua nhiều thế kỷ. Sự phát triển đĩ gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà văn hĩa nổi tiếng: Nhà triết học F.Varela, Nhà thơ J.M.Hereria... Với những đặc điểm trên, đã giúp cho Cuba cĩ điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng một nền văn hĩa giàu bản sắc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, qua đĩ, gĩp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, nĩ cũng đặt Cuba phải đối mặt với nhiều thách thức: vị trí địa lý thuận lợi của Cuba cũng đã là nơi để các nước đế quốc tranh giành ảnh hưởng, thơn tính nhằm phục vụ cho những tham vọng đế quốc của mình; sự đa dạng văn hĩa, sắc tộc cũng là nguy cơ để các thế lực lợi dụng, thúc đẩy các hoạt động diễn biến hịa bình thơng qua vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo, gây chia rẽ nội bộ giữa Đảng với Nhân dân từ đĩ chuyển hĩa Cuba trở lại quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở quốc đảo này. 38 2.2.1.2. Kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trước năm 1991 * Xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa (1959-1991) Ngay sau khi giành được độc lập, Cuba tiếp tục phải đối mặt với các chính sách thù địch của Mỹ thơng qua việc thúc đẩy sự can thiệp quân sự, bao vây, cấm vận kinh tế, chính trị nhằm lật đổ chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập. Việc Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xơ (13/2/1960) [151] và quốc hữu hĩa tài sản của các cơng ty Mỹ, đặc biệt, Fidel cịn cơng khai tuyên bố đi theo Chủ nghĩa xã hội và trở thành đồng minh của Liên Xơ (12/1961) đã buộc Mỹ phải tiến hành các biện pháp trả đũa về tài chính và quân sự thơng qua việc cấm nhập khẩu hàng hĩa từ Cuba vào Mỹ; ngăn chặn mọi nguồn tài chính tới Cuba; hỗ trợ cho các phần tử Cuba sống lưu vong đổ bộ vào Vịnh Con Lợn (16/4/1961) nhằm tiêu diệt cách mạng Cuba. Tuy nhiên, cuộc tấn cơng này bị thất bại và đã làm cho hơn 1000 phần tử bị tiêu diệt và 1100 người bị bắt làm tù binh [182]. Sau hơn 3 thập kỷ tiến hành xây dựng nền kinh tế kế hoạch (1959-1991), Cuba đã đạt được nhiều thành tựu cĩ dấu mốc quan trọng: Giai đoạn trước Đại hội lần thứ I (1959-1975) Trong giai đoạn 1959-1975, Cuba đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển giáo dục ở Mỹ Latinh. Nếu như trong năm 1958, Cuba cĩ 1 triệu người mù chữ hồn tồn, hơn 1 triệu người mù chữ một nửa, 600.000 trẻ em thất học vì khơng cĩ trường, ngân sách đầu tư cho giáo dục chỉ đạt 79,4 triệu peso [65, tr.116], thì đến năm 1961, với việc cải cách giáo dục mạnh mẽ của Đảng cộng sản Cuba và các chiến dịch xĩa nạn mù chữ, Cuba đã thu được nhiều thành quả quan trọng: cĩ hơn 3,05 triệu học sinh được đi học; số học sinh tiểu học tăng 2,7 lần; học sinh trung học tăng 6,1 lần, sinh viên đại học tăng 5,5 lần lên con số 67.000 sinh viên; gần 100% trẻ em từ 6-12 tuổi được đi học. Ngồi ra, Cuba cịn cĩ 21 trường Đại học Sư phạm đào tạo được 33.000 giáo viên tiểu học, trung học [65, tr.120]. Cơ sở hạ tầng về y tế của Cuba trước cách mạng rất hạn chế và xuống cấp. Hầu hết các bác sỹ giỏi đều tập trung ở La Habana, nơi chiếm 22% dân số và 61% giường bệnh. Các cơng ty sản xuất và phân phối dược phẩm đều nằm trong 39 tay 500 hãng và hiệu bào chế thuốc của nước ngồi đặc biệt là Mỹ. Nhưng sau cách mạng, nhờ chính sách phát triển y tế đúng đắn của Đảng Cộng sản đã gĩp phần cải thiện tình hình y tế ở Cuba. Cuba đã xây dựng được 10 trung tâm nghiên cứu sinh hĩa và y học; thành lập được 4 trường Đại học Y khoa, mỗi năm đào tạo được 1000 thầy thuốc và 300 nha sỹ, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đã được Cuba loại trừ như: bệnh bại liệt (1963), sốt rét (1968), bạch hầu (1971)tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm thiểu từ 60/1000 (1958) xuống cịn 28,9/1000 (1975); tuổi thọ trung bình của người dân từ 55 tuổi (1958) lên 70 tuổi (1974). Ngồi ra, Cuba cịn đạt được tỷ lệ cĩ 750 người/1 thầy thuốc, 3000 người/1 nha sỹ, 10000 người/55 cán bộ kỹ thuật (1975). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chiếm 1/3 dân số (1958) (khoảng 70 vạn người, trong đĩ cĩ 45% sống ở nơng thơn), nhưng với những nỗ lực của chính phủ Cuba tì...wUJlyfPaVM%3A, date 15/12/2017. 167. Marifeli Pérez-Stable (2011), The United States and Cuba: Intimate Enemies, Published byLatin American and Caribbean Center. 168. Marta Rojos (1960), Moncada, Public La Habana, La Habana. 169. Novoa, Armando (2012), Reforma en la agricultura: lineamientos y resultados recientes, En Pavel y Pérez, P.53 - 72. 170. Omar Everleny Perez (2011), "These reforms will update the Cuban model and spur economic growth", at page org/node/2450, [date 15/12/2016]. 171. One hundred fourth congress of The United States of America, Cuban liberity and democractic solidarity (Libertad) (1996), at page Democratic-Solidarity-Act.pdf, [date 27/12/2016]. 172. Oxford University Press (2011), The Cuban Revolution: Origins, Course, and Legacy 3rd Edition, 3 edition, December 7, 240pp. 173. Patrick Jude Haney (2005), The Cuban Embargo: The Domestic Politics of an American Foreign Policy, Published by The university of pittsburgh press. 174. Poli’tica militar del partido comunista de Cuba, at page gob.cu/otras_info/minfar/politica_pcc.htm, [date 13/11/2016]. 175. Richard Garfield, DrPH, RN and Sarah Santana (2007), The Impact of the Economic Crisis and the US Embargo on Health in Cuba, at page https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1380757/pdf/amjph00 500-0017.pdf, [date 9/9/2016]. 176. Roger A. Kittleson, David Bushnell and James Lockhart (2017), "History of Latin America", at page https://www.britannica.com/place/Latin- America, [date 28/12/2017]. 177. Rodrigo Malmierca (2015), "El mundo empresarial está respondiendo a esfuerzos de Cuba por atraer negocios", at page 167 cubadebate.cu/noticias/2015/12/11/rodrigo-malmierca-el-mundo- empresarial-esta-respondiendo-a-esfuerzos-de-cuba-por-atraer- negocios/#.WLzOGZyg_IU, [date 11/12//2016]. 178. Russia to reopen spy base in Cuba "as relation with US continue to sour", at page https://www.theguardian.com/world/2014/jul/16/russia-reopeni ng-spy-base-cuba-us-relations-sour, [date 16/7/2016]. 179. Samuel Huttington (1996), The Clash of civilizations, Ottawa, Canada. 180. Sergio Guerra (2009), Historia de la revolucion Cubana, Maldonado Alejo, Txalaparta. 181. Susan Eckstein (2009), The immigrant divide: How Cuban Americans Changed the U.S. and Their Homeland, Published in the United Kingdom. 182. This day in History (2015), "The Bay of Pigs invasion begins", at page begins, [date 15/4/2016]. 183. The Moscow Times, part of the New East network (2014), "Russia writes off $32bn Cuban debt in show of brotherly love", at page cuban-debt, [date 10/6/2016]. 184. The White House Office of the Press Secretary (2017), Remarks by President Trump on the Policy of the United States Towards Cuba, at Manuel Artime Theater Miami, Florida. 185. The impact of The US embargo on health and nutrition in Cuba, at page n_Health_&_Nutrition_in_Cuba.pdf, [date 8/12/2016]. 186. United Nations Department of Economic and Social Affairs (2016), World Population Prospects, The 2015 Revision: Key Findings and Advance Tables, Population Division. 187. United States code, Foreign relations and intercouse chapter 69, "Cuban democracy act ("CDA")", at page https://www.treasury.gov/resource- center/sanctions/Documents/cda.pdf, [date 12/12/2016]. 188. Vladimir Sudarev (2012), "Is Russia returning to Latin America?", at page [date 20/2/2016]. 168 189. Victoria Burnett (2016), "Rẳl Castro Urges Cubans to Remain Alert to U.S. Efforts to Alter Communist System", at page https://www. nytimes.com/2016/04/17/world/americas/raul-castro-urges-cubans-to- remain-alert-to-us-efforts-to-alter-communist-system.html, [date 16/4/2016]. 190. Voz Digital, "Reformas econĩmicas en Cuba: La doble moneda no va más", at page +Cuba%3A+La+doble+moneda+no+va+m%C3%A1s, [date 20/11/2016]. 191. Zhu, Hongbo; Liu Wenlong (2008), "Xin shiji zhongguo dui lamei de diyuan zhanlue" (China’s Geo-strategy towards Latin America in the New Century)", Xiandai guoji guanxi (Contemporary International Relations), (3), p.38-42. 1 6 9 PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HỒ CUBA Nguồn: [166]. 170 Phụ lục 2: QUỐC KỲ, QUỐC HUY NƯỚC CỘNG HỊA CUBA Nguồn:[147]. 171 Phụ lục 3 KẾ HOẠCH QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TỄ- XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2030: ĐỀ XUẤT MANG TẦM NHÌN QUỐC GIA, CÁC TRỤ CỘT VÀ LĨNH VỰC CHIẾN LƯỢC I. GIỚI THIỆU Kể từ những năm đầu cuộc cách mạng thắng lợi, lãnh đạo đất nước luơn rất quan tâm đến việc tạo ra được một cơng cụ hoạch định dài hạn hỗ trợ cho việc định hướng chiến lược cho nền kinh tế và cụ thể hố các mục tiêu của Chương trình. Với mục đích này và để đương đầu với các thách thức mới kèo lùi sự tiến bộ của cuộc cách mạng Cơng tác kế hoạch hố đã được thực hiện và giữ vai trị cơ bản trong hệ thống chỉ đạo KTXH đồng thời nhiều kế hoạch ngắn và trung hạn cũng được thiết lập. Những diễn biến từ những năm cuối thập niên 80 cùng với cấm vận kinh tế của Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Cuba. Trong bối cảnh đĩ, với mục tiêu giải quyết mất cân bằng trong cấu trúc kinh tế, theo Đường lối Chính sách KTXH của Đảng và của cuộc Cách Mạng đã được thơng qua tại ĐHĐ VI, Kế hoạch quốc gia về phát triển KTXH đến năm 2030 (KHQG) đã được đưa ra. Việc xây dựng KHQG được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: đang được tiến hành và dự kiến sẽ cho ra đời văn kiện Đại hội đảng VII trong đĩ xác định các yếu tố khái niệm cơ bản- cơ sở cho KHQG- như đánh giá tình hình hiện tại, chuẩn đốn định tính, các nguyên tắc hướng dẫn soạn thảo chiến lược phát triển, tầm nhìn quốc gia, các trụ cột và lĩnh vực chiến lược; Giai đoạn 2: đánh giá và đưa vào các chương trình và hướng hành động khác, chú trọng vào thực hiện theo lĩnh vực chứ khơng phải trên cả nước. Cuối cùng là thiết lập và củng cố các cơ chế theo dõi, kiểm sốt và đánh giá theo hướng xây dựng mơ hình quản lý hướng đến kết quả. II. CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN VÀ TRỤC NỘI DUNG CỦA VIỆC SOẠN THẢO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH QUỐC GIA Các nguyên tắc hướng dẫn và trục nội dung đã được được đề cập đến trong tài liệu “Các phương diện chính của Cơ sở Soạn thảo Kế hoạch phát triển KTXH Quốc gia”. Đĩ là kết quả của quá trình phân tích cẩn thận kỹ lưỡng tình hình hiện tại và kết luận được đưa ra tại văn kiện này. Với mục tiêu củng cố vững chắc một nước cĩ chủ quyền, độc lập, xã hội chủ nghĩa, dân chủ, thịnh vượng và bền vững, phải xác định rõ các nguyên lý sau: 1. Đảm bảo tăng trưởng GDP, yếu tố cho phép phát triển bền vững và kéo theo đĩ là cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân, cơng bằng và bình đẳng XH. 172 2. Đảm bảo sở hữu tồn dân đối với các tư liệu sản xuất cơ bản và củng cố một mơ hình phát triển KTXH thúc đẩy hoạt động hiệu quả của các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, của hệ thống doanh nghiệp cũng như cho việc tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả của xã hội đối với việc ra chính sách. 3. Tăng mức hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong mọi lĩnh vực kinh tế. 4. Hồn thiện Hệ thống An ninh và Quốc phịng Quốc gia. 5. Đảm bảo mơi trường an tồn, trật tự trong nước thơng qua đấu tranh phịng chống hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tham nhũng và các tội hình sự khác cũng như các hành vi chống lại xã hội. 6. Tạo điều kiện và thúc đẩy nghiên cứu khoa học và áp dụng KH-CN và đổi mới trong mọi mặt của đời sống. 7. Chuyển dịch ngành năng lượng, tăng đĩng gĩp của năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng quốc gia khác. 8. Phục hồi, bảo tồn, hiện đại hố và mở rộng cơ sở hạ tầng. 9. Đảm bảo ổn định dân số. 10. Phát triển các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ tận dụng tối đa thế mạnh của đất nước. 11. Đảm bảo và ưu tiên phát triển tổng thể các ngành cơng nghiệp chiến lược. 12. Phát triển sản xuất và thương mại hố nơng- thuỷ sản đảm bảo tự cung tự cấp về lương thực thực phẩm. 13. Đảm bảo sự gắn kết trong các chính sách tiền tệ, tín dụng, giá cả, tỷ giá và thuế. 14. Tăng nguồn tiền tiết kiệm quốc gia và đảm bảo cho các quỹ đầu tư tài chính. 15. Mở rộng và đa dạng hố các nguồn đầu tư nước ngồi về trung và dài hạn. 16. Coi FDI là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. 17. Mở rộng và đa dạng hố hoạt động ngoại thương và hợp tác quốc tế. 18. Tạo điều kiện hồn thiện và mở rộng thị trường trong nước. 19. Củng cố thành quả của cuộc cách mạng về y tế, an sinh và hỗ trợ xã hội, giáo dục, văn hố, thể thao, giải trí, an ninh và bảo vệ cơng dân. 20. Đảm bảo nguồn việc làm cần thiết. 21. Đảm bảo cơng việc là nhu cầu và mục tiêu trong nhận thức cá nhân của từng người dân. 22. Các nguồn lực sản xuất phải được phân bố đồng đều về địa lý. 23. Đảm bảo bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường. Tĩm lại, các trục nội dung là: Xã hội, Lãnh thổ, dân số, hạ tầng, đối ngoại, tiền tệ-tài chính, năng lực sản xuất, quốc phịng và anh ninh trong nước, và tài nguyên thiên nhiên- mơi trường. 173 III. TẦM NHÌN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030 Tầm nhìn quốc gia được xác định là: chủ quyền, độc lập, CNXH, dân chủ, thịnh vượng và bền vững. Trong tầm nhìn quốc gia cần phải đạt được một sự phát triển cĩ đủ khả năng đương đầu với các vấn đề và khĩ khăn chính mà XH đang đối mặt trên mọi lĩnh vực cũng như vượt qua các thách thức trong tương lai liên quan đến tình hình quốc tế như chính trị, tài chính và thương mại. IV. CÁC TRỤC CHIẾN LƯỢC Dựa trên tầm nhìn quốc gia, người ta xác định 6 trục chiến lược và 26 mục tiêu chung cũng như 106 mục tiêu cụ thể. Sáu trục này là hạt nhân cho việc xác định các đề xuất KTXH. Trục chiến lược: Nhà nước XHCN hiệu quả và liên kết xã hội. Việc xây dựng Tầm nhìn quốc gia đến năm 2030 địi hỏi phải cĩ sự hồn thiện và củng cố Nhà nước XHCN, các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp và hành pháp, bộ máy nhà nước và đỏi hỏi phải hồn thiện tổ chức hành chính. Các cơ quan Nhà nước và hoạt động của các đơn vị này đĩng vai trị cực kỳ quan trọng đối với việc soạn thảo và thực hiện các chính sách cơng. Phải đảm bảo các cơ quan này khơng được vượt qua các giới hạn mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Sự phát triển của các cơ quan hành chính cơng hiện đại là các yếu tố mang tính quyết định đối với việc thực hiện các chính sách cơng. Để đạt được những điều trên, người ta đã thiết lập 4 mục tiêu chung và 17 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung: 1. Củng cố Nhà nước XHCN dân chủ, thúc đẩy sự tham gia của người dân trong mọi mặt. 2. Củng cố khung thể chế trên mọi phương diện và việc tuân thủ pháp luật của tồn bộ các cơ quan nhà nước, Chính phủ, các tác nhân kinh tế và người dân. 3. Củng cố quốc phịng và an ninh quốc gia. 4. Thúc đẩy hội nhập quốc tế của Cuba vào các tiến trình kinh tế vùng và thế giới. Mục tiêu cụ thể: 1. Tăng cường dân chủ XHCN, các nguyên lý cơ bản, các thể chế và các thủ tục của nền dân chủ XHCN. 2. Củng cố một hệ thống hành chính cơng linh hoạt, hiệu quả. 3. Tăng cường hệ thống kiểm sốt trong và ngồi nước cũng như kiểm sốt xã hội. 4. Đảm bảo thực hiện đúng các chính sách thơng tin xã hội của chính phủ. 5. Thúc đẩy phát triển vùng dựa trên việc tăng cường quyền hạn và khả năng hoạch định và quản lý lãnh thổ, sự tham gia của các tác nhân trong xã hội và sự hợp tác với các cơ quan khác của Nhà nước. 174 6. Củng cố hệ thống điều hành nền kinh tế. 7. Đảm bảo một mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định và bền vững. 8. Củng cố hệ thống tài chính hiệu quả để đảm bảo ổn định tài chính. 9. Củng cố khung pháp lý cho phép thúc đẩy sự vận hành hiệu quả và quy củ các tác nhân và thị trường. 10. Tạo điều kiện tăng mức đầu tư cả trong nước và nước ngồi trong các hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao và tạo ra nhiều việc làm. 11. Đẩy mạnh tuân thủ pháp luật, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân thơng qua một hệ thống luật pháp hiệu quả. 12. Hồn thiện hệ thống an ninh quốc phịng quốc gia phù hợp với những biến chuyển về chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngồi nước. 13. Tăng cường khả năng an ninh phịng thủ trong nước dựa trên ứng dụng ngày càng nhiều cơng nghệ và sự chuẩn bị của tất cả các thành tố của hệ thống. 14. Khuyến khích một mơi trường chính trị trong nước và khu vực cĩ lợi cho sự phát triển của quốc gia thơng qua hoạt động đĩng gĩp vào tiến trình gìn giữ hồ bình, thực hiện Luật pháp quốc tế và việc tạo ra mơt trật tự kinh tế quốc tế mới. 15. Tăng cường kêu gọi quốc tế yêu cầu dỡ bỏ cấm cận kinh tế, thương mại và tài chính. 16. Tiếp tục lên tiếng kêu gọi quốc tế về vấn đề trao trả lại vùng lãnh thổ Guantanamo bị Hải quân Mỹ chiếm đĩng trái phép. 17. Quảng bá hình ảnh đất nước Cuba là một điểm đến hấp dẫn và an tồn, tăng tín nhiệm của Cuba trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Trục chiến lược: Chuyển dịch sản xuất và hội nhập quốc tế Chuyển dịch sản xuất với tư cách là một yếu tố của chiến lược phát triển cần phải bao hàm được ba lĩnh vực cơ bản: hướng các nguồn lực chính của hoạt động kinh tế tới các hoạt động cĩ kiến thức và cơng nghệ cao hơn, thực hiện chuyển dịch và sửa đổi cần thiết trong từng lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực chiến lược, sửa đổi mơ hình chuyên mơn hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện cho lực lượng lao động được chuyển đổi sang các ngành và lĩnh vực cĩ năng xuất cao hơn, tạo dây chuyền sản xuất, xác định, khuyến khích và tạo ra các ngành mới dựa trên nguồn lực và khả năng của đất nước và sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Cần nới lỏng các quy định tài chính cho phép Cuba cĩ được mối quan hệ cĩ lợi hơn với thị trường tài chính quốc tế. Để đạt được điều này, người ta đã đặt ra 5 mục tiêu chung và 14 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung: 1. Đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. 2. Thúc đẩy cơ cấu sản xuất đa dạng hố, hiệu quả và bền vững 3. Tăng cường sự tham gia tích thực, hiệu quả và đa dạng vào thị trường quốc tế. 175 4. Sự tham gia nhiều hơn của các tác nhân kinh tế của đất nước. 5. Tạo đủ việc làm. Mục tiêu cụ thể: 1. Phát triển ngành cơng nghiệp chế tạo các thiết bị sản xuất quốc gia. 2. Đạt năng suất cao nhất trong mọi lĩnh vực kinh tế thơng qua đa dạng hố, hiện đại hố cơng nghệ và đổi mới. 3. Hỗ trợ dây chuyền sản xuất hướng tới hoạt động trong nước. 4. Tăng FDI. 5. Tăng sản lượng, năng suất, khả năng cạnh tranh và tính bền vững về mơi trường và tài chính cho các dây chuyền sản xuất nơng lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, thay thế nhập khẩu. 6. Thúc đẩy mối quan hệ giữa nơng nghiệp với sản xuất, đặc biệt là cơng nghiệp thực phẩm và giữa ngành dịch vụ với sản xuất. 7. Thúc đẩy hiện đại hố và phát triển bền vững ngành cơng nghiệp xây dựng. 8. Tăng cường cạnh tranh, đa dạng hố và phát triển bền vững ngành du lịch để tăng nguồn thu cho đất nước, tạo cơng ăn việc làm, quảng bá văn hố đất nước. 9. Tăng cường ngành cơng nghiệp hướng tới thị trường trong nước và khuyến khích tham gia vào thị trường nước ngồi. 10. Tăng hiệu quả, chất lương, khả năng đầu tư và năng suất của các hình thức quản lý phi nhà nước. 11. Thúc đẩy phát triển xuất khẩu dựa trên nền tảng là sự tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế và sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với ngành cơng nghiệp sản xuất và dịch vụ. 12. Tận dụng tiềm năng mà các vùng cũng như tiểu vùng mang lại để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. 13. Tham gia hiệu quả hơn vào thị trường tài chính quốc tế với mục tiêu mở rộng và đa dạng hố các nguồn tài chính nước ngồi về trung và dài hạn. 14. Thúc đẩy tạo cơng ăn việc làm đặc biệt trong các ngành cĩ cơng nghệ và kiến thức phức tạp, đảm bảo mức lương bình đẳng. Trục chiến lược: Cơ sở hạ tầng Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là chìa khố để duy trì tăng trưởng KTXH dài hạn vì nĩ mang lại các tác động trực tiếp rất lớn đến tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả như: tăng hiệu xuất và năng suất sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí chuyển giao và hậu cần, thu hút đầu tư, hỗ trợ liên kết dây chuyền sản xuất, tạo cơng ăn việc làm và tăng cả số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân. Mục tiêu chung: 1. Tối ưu hố đĩng gĩp của cơ sở hạ tầng trong tiến trình phát triển. 176 2. Hồn thiện vai trị của Nhà nước là người quản lý đồng thời là nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 3. Tăng cường đĩng gĩp của đầu tư trong nước và quốc tế vào phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng quốc gia. Mục tiêu cụ thể: 1. Tạo mơi trường kinh tế vĩ mơ và khung thể chế hướng tới thúc đẩy đầu tư và đĩng gĩp vào hạ tầng. 2. Tái cơ cấu sự tham gia của nhà nước và các hình thức quản lý khác trong chuỗi giá trị của lĩnh vực cơ sở hạ tầng. 3. Tăng mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng thơng qua hiện đại hố, đổi mới và/hoặc bổ sung thêm vào khả năng đã cĩ. 4. Tăng năng suất xã hội của các nguồn lực dành cho cơ sở hạ tầng. 5. Cho phép đầu tư nước ngồi tại các khu vực đánh giá là thuận tiện về mặt xã hội và cĩ tính khả thi, trong cung cấp tài chính và thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng. 6. Tăng cường và duy trì cơ sở hạ tầng ngành cơng nghiệp xây dựng bằng cách đưa vào sử dụng các cơng nghệ tiên tiến. 7. Đảm bảo nguồn cung năng lượng đáng tin cậy, đa dạng, hiện đại, giá cả cạnh tranh và trong điều kiện mội trường bền vững; tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo. 8. Phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng viễn thơng để mọi người dân cĩ thể được tiếp cận và sử dụng năng suất cơng nghệ thơng tin và truyền thơng. 9. Phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng thuỷ điện và văn hố tiết kiệm. 10. Mở rộng độ bao phủ và cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh của cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải và hậu cần. 11. Biến Cuba thành một trung tâm hậu cần của khu vực dựa trên thế mạnh về vị trí địa lý. 12. Tạo cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn, đo lường và kiểm sốt chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và cơng nhận. 13. Đảm bảo phát triển bền vững các khu vực thành thị, nơng thơn, khu vực ven biển và vùng núi. 14. Tạo chiến lược linh động cho đầu tư hướng đến phát triển hạ tầng đất nước bằng cách đa dạng hố và mở rộng các nguồn đầu tư cả trong và ngồi nước. Trục chiến lược: Tiềm lực con người, khoa học, cơng nghệ và đổi mới Một trong những nguồn lực cho tăng trưởng cấp quốc tế chính là đào tạo và huy động tiềm lực con người. Để làm được điều này cần hồn thiện khung pháp lý, trong đĩ cĩ phát triển KHCN và đổi mới, tạo ra được mơi trường mà ở đĩ đổi mới đĩng vai trị then chốt giúp tăng cường tác động của tri thức và trình độ đối với phát triển KTXH của quốc gia. 177 Mục tiêu chung: 1. Phát triển tiềm lực con người cĩ trình độ cao và đảm bảo điều kiện để bảo vệ và ổn định tiềm lực này. 2. Tăng tác động của KHCN và Đổi mới (KHCN&ĐM) trong phát triển KTXH và hồn thiện khung pháp lý 3. Khuyến khích phát triển, tiếp thu và học hỏi cơng nghệ tiên tiến đồng thời tạo điều kiện cho tự chủ cơng nghệ. Mục tiêu cụ thể: 1. Ưu tiên các lĩnh vực và hoạt động trong đĩ KHCN&ĐM cĩ tác động mạnh hơn và nhanh hơn đến tăng trưởng kinh tế. 2. Đẩy mạnh hội nhập của hệ thống KHCN&ĐM cũng như phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng. 3. Thúc đẩy quy trình khoa học-sản xuất khép kín. 4. Điều chỉnh khung pháp lý và quy định về KHCN&ĐM cho phù hợp với tiến trình cập nhật mơ hình kinh tế. 5. Đẩy mạnh văn hố cống hiến cho khoa học và đổi mới trong mọi thành phần xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. 6. Đẩy mạnh đổi mới và phổ biển nĩ trong lĩnh vực sản xuất. 7. Tăng cường vại trị của FDI trong việc đưa các cơng nghệ tiên tiến cấp quốc tế vào nước ta và trong việc thành lập các khu nghiên cứu. 8. Tăng cường và đẩy mạnh vai trị của cơng nghệ trong tăng hiệu quả kinh tế và năng suất của các ngành chiến lược. 9. Phát triển tiến trình và cơng nghệ bản địa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc gia. 10. Tăng tiền dành cho KHCN&ĐM theo mức tăng GDP. 11. Nâng cao và tăng cường tự chủ cơng nghệ trong phát triển viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và kết nối 12. Tăng cường khả năng khảo sát và anh ninh cơng nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 13. Đảm bảo sự phát triển của các trường đại học, nguồn nhân lực và hạ tầng cho các đơn vị đào tạo này. 14. Tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia nhiều hơn vào các ngành khoa học tự nhiên, KH chính xác, kỹ thuật và giáo dục tương ứng với các trọng tâm sản xuất của quốc gia và từng địa phương. 15. Xây dựng các chương trình đào tạo và tăng học bổng đào tạo nghiên cứu chuyên sâu cho các tài năng trẻ các trường đại học và viện cơng nghệ. 16. Đưa ra đãi ngộ để bảo vệ và ổn định nguồn nhân lực cĩ chất lượng cao, nhiều kinh nghiệm, các tài năng trẻ và đội ngũ lao động khĩ thay thế được. 17. Tiếp tục thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH và Nhân văn. 18. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong KHCN&ĐM. 178 Trục chiến lược: Tài nguyên thiên nhiên và mơi trường Cuba được ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đĩng vai trị tiềm lực đối với phúc lợi xã hội và phát triển KT-XH bền vững, nhưng do nhiều thiếu sĩt trong quản lý và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị sụt giảm cả về chất lượng và số lượng. Thêm vào đĩ là tình trạng ơ nhiễm mơi trường địi hỏi phải cĩ nỗ lực để giải quyết tình trạng này, nhất là khi Cuba đang đứng trước những thay đổi trong kinh tế. Chính phủ đang tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực bảo vệ mơi trường, đưa ra các sáng kiến mới, các mức phạt hành chính và giáo dục về mơi trường, v.v. để giải quyết vấn đề này. Đồng thời thúc đẩy việc thiết lập các chính sách quản lý hiệu quả nguy cơ và thích ứng với biến đổi khí hậu, hiệu quả năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo Để làm được điều này, người ta đã đưa ra các mục tiêu sau: Mục tiêu chung: 1. Đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, bảo tồn hệ sinh thái và bảo vệ mội trường cũng như các di sản quốc gia. 2. Nâng cao chất lượng mơi trường. 3. Tăng cường năng lực quốc gia để thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể: 1. Thực hiện một cách cĩ hiệu quả, cập nhật thường xuyên và tăng cường khung thể chể đối với việc áp dụng chiến lược mơi trường quốc gia, làm cơ sở cho chiến lược mội trường của Cuba. 2. Thực hiện mơ hình quản lý địa phương và cộng đồng với trọng tâm là mơi trường. 3. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài sản và dịch vụ từ hệ sinh thái và các di sản tự nhiên và văn hố quốc gia. 4. Thực hiện hiệu quả việc sản xuất và tiêu thụ bền vững, áp dụng chiến lược Sản xuất an tồn hơn. 5. Ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm sốt ơ nhiễm. 6. Phát triển hệ thống quản lý tổng thể rác thải, chất độc hại và các nguồn gây ơ nhiễm ở khu vực đơ thị và nơng thơn. 7. Cải thiện dẫn chất lượng sống tại các khu định cư. 8. Ngăn chặn thối hố đất nhờ nền nơng nghiệp bền vững. 9. Ngăn chặn và xử lý sụt giảm chất lượng nước và tăng cường nguồn cung cấp nước thơng qua việc bảo vệ và quản lý hợp lý các nguồn nước, tiết kiệm và tái sử dụng nước. 10. Đẩy mạnh hiệu quả năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. 11. Thực hiện một cách hiệu quả các chương trình và hành động chống biến đối khí hậu. 12. Áp dụng sáng kiến kinh tế nhằm đạt được nguồn tài chính bền vững trong sử dụng và bảo tồn nguồn TNTN. 179 13. Cân nhắc các hình thức quản lý kinh tế trong các chính sách mơi trường và trong khung pháp lý hiện cĩ. 14. Thúc đẩy, hệ thống hố và tối ưu hố tác động của khoa học và đổi mới cơng nghệ trong giải quyết vấn đề mơi trường. 15. Tái định hướng và đẩy mạnh giáo dục đào tạo về mơi trường hướng đến phát triển bền vững ở mọi cấp. 16. Hồn thiện Hệ thống Tự vệ Dân sự để giảm thiệt hại trước những hiểm nguy từ thiên nhiên, cơng nghệ và sức khoẻ, phát triển hoạt động quản lý nguy cơ một cách tổng thể và hiệu quả với sự tham gia tích cực của cả cộng đồng và chính quyền địa phương. 17. Tăng cường hợp tác quốc tế . Trục chiến lược: Phát triển con người, bình đẳng và cơng bằng Tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống luơn là mục tiêu ưu tiên của xã hội XHCN Cuba kể từ khi Cách mạng thành cơng. Việc làm sao để người dân cĩ thể được tham gia vào mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội luơn là một nguyên tắc cơ bản để đạt được tiến bộ trong tiến trình xây dựng xã hội XHCN. Mục tiêu chung: 1. Thúc đẩy phát triển con người một cách đầy đủ và tồn diện. 2. Củng cố các thành quả của cuộc cách mạng về Chính sách xã hội và đảm bảo nâng cao khơng ngừng và bền vững mức sống cũng như chất lượng sống của người dân. 3. Đảm bảo hiệu lực pháp luật cũng như việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định trong Hiến pháp. 4. Giảm dần sự chênh lệch kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước. Mục tiêu cụ thể: 1. Duy trì chính sách tiếp cận miễn phí với các chế độ phúc lợi xã hội, tăng cường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực cho mục đích này cũng như tăng chất lượng phục vụ. 2. Tăng chất lượng và hiệu lực của hệ thống giáo dục phổ thơng, chú trọng đến đào tạo nghề và kỹ thuật. 3. Tăng chất lượng y tế. 4. Đẩy mạnh nghiên cứu lịch sử Cuba đặc biệt và tư tưởng của José Martín và tư tưởng chiến lược của cuộc Cách mạng. 5. Đẩy mạnh sức mua từ nguồn thu nhập từ cơng việc. 6. Thúc đẩy và tái khẳng định việc nhận thức các giá trị, hành động và cách ứng xử quy định xã hội của chúng ta. 7. Tạo các điều kiện thúc đẩy sự gắn kết và liên kết giữa kế hoạch của cá nhân và gia đình với tập thể và xã hội. 8. Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp giải quyết những nhu cầu thiết yếu chưa được đáp ứng của người dân. 180 9. Đảm bảo tăng tiêu thụ trong dân, đa dạng hố sản phẩm và cải thiện chất lượng. 10. Đảm bảo nguồn việc làm theo yêu cầu của mục tiêu phát triển, chú trọng đến các việc làm cĩ chất lượng, trình độ và lương cao hơn. 11. Đảm bảo cho việc làm trở thành nhu cầu và động lực cá nhân của mỗi cơng dân; lương và các khoản thu nhập khác là nguồn động lực cho người lao động. 12. Đảm bảo việc khơi phục và giữ gìn nguồn nhà ở hiện cĩ cũng như xây dựng hệ thống nhà ở mới từ nguồn của nhà nước lẫn ngồi nhà nước. 13. Tăng cường vai trị hạt nhân của cộng đồng và gia đình trong xã hội. 14. Cải thiện tháp dân số, tạo điều kiện tăng tỷ lệ sinh. 15. Đảm bảo một hệ thống an sinh và hỗ trợ XH bền vững, phổ cập và duy nhất. 16. Đưa ra các chính sách đặc biệt để hỗ trợ cho nhĩm người cần sự hỗ trợ đặc biệt, nhất là nhĩm người dễ bị tổn thương. 17. Tăng cường bảo vệ người cao tuổi nhất là người cao tuổi trong nhĩm dễ bị tổn thương. 18. Đảm bảo bình đẳng về cơ hội cho người tàn tật, cho họ tham gia vào hoạt động KTXH. 19. Đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với mọi cơng dân một cách bình đảng, cơng bằng xã hội và cho phép họ được tham gia vào xã hội. 20. Hồn thiện khung pháp lý và thể chế để mọi người dân đều tham gia hiệu quả vào mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. 21. Đưa thêm lợi ích của các địa phương vào trong cơng tác thiết lập và quản lý chính sách cơng. 22. Giảm bất bình đẳng giữa khu vực thành thị và nơng thơn, và giữa các vùng, trong tiếp cận dịch vụ và cơ hội. 23. Thúc đẩy và phát triển các tiến trình và biểu hiện văn hố khác nhau giúp tái khẳng định và bảo tồn bản sắc và các giá trị nghệ thuật khác của dân tộc. 24. Tạo điều kiện cho tồn dân được tiếp cận với hình thức giải trí lành mạnh, tạo thêm khơng gian mới và hồn thiện các khơng gian đã cĩ. 25. Chuẩn bị cho người dân nhất là giới trẻ cĩ cái nhìn phê phán trước những thơng tin độc hại, ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, phân biệt đối xử, bạo lực 26.Đẩy mạnh các hoạt động thể chất và thể thao. V. CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC Xác định được các tiêu chí về phương pháp luận phù hợp nhằm xác định các lĩnh vực hay hoạt động chiến lược đối với phát triển đĩng vai trị rất quan trọng. Các tiêu chí chính là: 181 1. Các lĩnh vực hay hoạt động này phải cĩ tỷ trọng cao trong các hoạt động kinh tế, cĩ cơng nghệ và địi hỏi kiến thức và phải thể hiện được khả năng thích ứng với nhiều điều kiện trong và ngồi nước. 2. Cĩ khả năng sản xuất và xuất khẩu từ nguồn TNTN phong phú và cĩ tính cạnh tranh cao. 3. Cĩ tác động tích cực và lớn đến cán cân thanh tốn. 4. Cho phép phát triển mạng lưới sản xuất trên cả nước. 5. Cĩ tác động lớn đến thị trường trong nước về tạo việc làm, đáp ứng được như cầu cũng như cĩ khả năng cung cấp được cho các nền kinh tế của vùng và địa phương. 6. Tác động trực tiếp và gián tiếp tới tạo việc làm trong hoạt động sản xuất. 7. Thúc đẩy các mối liên kết với các mơ hình cơng nghệ cấp quốc tế và đưa các cơng nghệ tiên tiến vào trong nước. 8. Cho phép vượt qua các hạn chế về hậu cần và hạ tầng. 9. Đĩng gĩp quan trọng vào chủ quyền và an ninh quốc gia. 10. Tác động cĩ lợi và khơng gây các tác động tiêu cực đến bền vững mơi trường. 11. Trong quá trình xác định các lĩnh vực chiến lược cần tính đến việc tiềm lực kinh tế của mỗi ngành phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố và cả vào việc củng cố khung pháp lý vì khung pháp lý đảm bảo thị trường hoạt động cĩ hiệu quả và cĩ sự quản lý. 12. Các lĩnh vực kinh tế chiến lược của Cuba là: Xây dựng, năng lượng điện, viễn thơng- cơng nghệ thơng tin-kết nối, hậu cần (logistics) giao thơng vận tải, hậu cần của mạng lưới và nhà máy nước, du lịch và đa dạng hố du lịch, dịch vụ chuyên mơn nhất là y tế, cơng-nơng liên hiệp khơng bao gồm ngành cơng nghiệp mía đường và cơng nghiệp thực phẩm, dược phẩm-cơng nghệ sinh học-sản xuất y sinh, mía đường và các ngành cĩ liên quan và cơng nghiệp nhẹ. 13. Thêm vào đĩ, cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ cĩ đặc điểm khơng cần nhiều vốn và dựa trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách ưu tiên cho các hoạt động kinh tế hỗ trợ tăng khả năng cạnh trạnh và gĩp phần giảm chi phí cố định. 14. Để làm được những điều trên cần cĩ những thay đổi đáng kể trong kế hoạch tổ chức của ngành cơng nghiệp, trong cơ cấu doanh nghiệp và thay đổi chung trong quản lý. Nguồn: [26].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_qua_trinh_dau_tranh_bao_ve_doc_lap_dan_toc_o_cuba_tu.pdf
  • pdfTom tat _Loc Thuy PDF.pdf
  • pdfTOMTAT Anh.DOC.pdf
  • pdfTrang thong tin Loc Thi Thuy.pdf
Tài liệu liên quan