Luận án Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn độ từ năm 1991 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN DƢƠNG QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Hà Nội - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN DƢƠNG QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Phong trào cộng sản,

pdf209 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn độ từ năm 1991 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số : 62.22.03.12 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Tất Giáp Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Dƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Ấn Độ và trên thế giới ... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam ..................... 19 1.3. Một số nhận xét và những vấn đề chưa được giải quyết, luận án tập trung làm rõ .............................................................................................. 23 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 ...... 25 2.1. Quan niệm về độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc.................. 25 2.2. Nhân tố quốc tế ................................................................................. 29 2.3. Nhân tố trong nước ............................................................................ 43 Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 ............................................................................ 59 3.1. Giai đoạn 1991 - 2000 ....................................................................... 59 3.2. Giai đoạn 2001 - 2015 ....................................................................... 77 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ............................................................................................. 115 4.1. Đánh giá chung ................................................................................ 115 4.2. Đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 ................................................... 125 4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển ......... 133 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt APEC Asia - Pacific Economic Cooperations Di n đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting Di n đàn hợp tác Á – Âu BIMSTEC Bay of Bengal Initiative for Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ BRICS Brazil Russia India China South Africa Khối các nền kinh tế mới nổi CECA Comprehensive Economic Cooperation Agreement Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện EAS East - Asia Summit Hội nghị cao cấp Đông Á EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản ph m quốc dân IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới INC Indian National Congress Đảng Quốc Đại Ấn Độ IT Information Technology Công nghệ thông tin LAC Line of Actual Control Đường kiểm soát thực tế MGC Mekong-Ganga Cooperation Hợp tác sông Hằng -sông Mêkong NATO North Atlantic Treaty Organization Khối Bắc Đại Tây Dương OSCE Oraganization Security and Cooperation Europer Di n đàn an ninh và Hợp tác Châu Âu Rs Rupees Đồng Rupee (Đơn vị tiền tệ Ấn Độ) SAARC South Asian Association for Regional Cooperation Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức hợp tác Thượng Hải WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới WB World Bank Ngân hàng thế giới USD UnitedStatesdollar Đồng đô-la (Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ) 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ấn Độ là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất khu vực Nam Á, ngày nay đã trở thành cường quốc châu Á và trên thế giới. Ấn Độ còn được biết đến là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại; là quốc gia đa dạng về văn hóa, đa sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Từ một nước thuộc địa, trải qua quá trình đấu tranh kiên trì bằng phương pháp “bất bạo động”, Ấn Độ đã giành quyền tự trị vào năm 1947 và độc lập hoàn toàn (1950); là một trong những nước đầu tiên tham gia Liên hợp quốc (1945); thành viên khởi xướng của “Phong trào không liên kết”; Ấn Độ có vai trò quan trọng và có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình thế giới. Trong Chiến tranh lạnh, Ấn Độ cũng là nước chịu tác động, ảnh hưởng không nhỏ của sự đối đầu Đông Tây. Mặc dù, Ấn Độ đã lựa chọn cho mình một con đường riêng, con đường “Không liên kết” để xây dựng và phát triển đất nước nhưng những hạn chế trong chính sách đối nội và đối ngoại ngày càng bộc lộ, có nguy cơ làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của một cường quốc khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Ấn Độ không còn sự hậu thuẫn vững chắc vốn có. Ấn Độ mất đi sự viện trợ và đầu tư chủ yếu của Liên Xô là một tổn thất rất lớn, nhất là trong lĩnh vực quân sự, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh có nhiều di n biến phức tạp, làn sóng toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động sâu sắc đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ. Vì vậy, việc lựa chọn con đường củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc phù hợp với xu thế của thời đại và đặc thù của quốc gia dân tộc là một nhiệm vụ sống còn đối với Ấn Độ cũng như các nước đang phát triển khác. Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động nhanh chóng, khó đoán định, cho nên nhận thức, quan niệm và cách tiếp cận về độc lập dân tộc, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển cũng buộc phải điều chỉnh và có các tiếp cận mới; phương pháp đấu tranh, cách thức mới. Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn 2 cầu hóa không chỉ bao hàm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ. Mà nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với việc củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia, dân chủ, bình đẳng, hòa bình và phát triển trong quan hệ quốc tế. Chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Đối với Ấn Độ, độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị thiêng liêng, tinh thần cao quý của một dân tộc có bề dày lịch sử; khát vọng hòa bình, tự do, bình đẳng, tự lực, tự cường vươn mình trỗi dậy. Khu vực Nam Á, do những tàn dư lịch sử của thời kỳ thuộc địa, kinh tế kém phát triển, lạc hậu, mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái làm cho khu vực này luôn thiếu ổn định. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và các nước láng giềng Pakistan, Trung Quốc về chủ quyền, biên giới lãnh thổ là một trong những thách thức lớn nhất đối với công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Mặt khác, bản thân các nước Nam Á cũng có những điều chỉnh chính sách theo hướng mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước ngoài khu vực, nhất là các nước lớn, các trung tâm kinh tế, nhằm làm đối trọng trong quan hệ với Ấn Độ. Để giữ vững ổn định về chính trị, gạt bỏ những hoài nghi của các nước láng giềng, điều chỉnh chính sách để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn; tháng 7/1991, Ấn Độ quyết định tiến hành cải cách kinh tế, điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại nhằm cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới. Trong quá trình cải cách, Ấn Độ thực hiện nhất quán nguyên tắc, mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ là không thay đổi, đồng thời xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đầu tư quyết đoán cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Ấn Độ đã thực sự trỗi dậy trở thành cường quốc khu vực và thế giới với tốc độ phát triển kinh tế đứng thứ 2 thế giới (2015), thứ nhất thế giới (2017), quy mô nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới (2015) tính theo GDP danh nghĩa và thứ 3 thế giới tính theo sức mua tương đương. Ấn Độ ngày nay có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược của các nước lớn, các trung tâm quyền lực tranh giành ảnh hưởng tại nước này trong thế kỷ XXI. 3 Có thể nói, với những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng cầm quyền, đặc biệt là Đảng Quốc Đại, sự kết hợp nhuần nhuy n giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; giữa chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa lý tưởng, sự quyết tâm cao của các lãnh tụ và các nhà lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Nam Á, Ấn Độ Dương mà còn gia tăng sức mạnh ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện năng lực cạnh tranh với các nước lớn; sẵn sàng cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng với Trung Quốc. Ấn Độ đã triển khai mạnh mẽ Chính sách Hướng Đông để khẳng định sự xuất hiện của nước này tại khu vực trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực ti n; bảo vệ lợi ích quốc gia luôn song hành gắn kết với an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, bản sắc dân tộc và luật pháp quốc tế. Ấn Độ đã phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa, tinh thần dân tộc bằng tất cả nội lực, sự đoàn kết thống nhất ý chí của cả dân tộc để ghi đậm thêm dấu ấn lịch sử vĩ đại đầy tự hào, kiêu hãnh và phát triển. Đây là di sản nổi bật, đặc điểm riêng biệt của nhân dân Ấn Độ đã đứng dậy từ thuộc địa đến độc lập, từ phụ thuộc đến tự do; để có thể tham dự hoặc can dự và có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của đời sống quốc tế; chủ động xử lý tốt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng mâu thuẫn và các quốc gia láng giềng trong khu vực. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm quý báu và mang tính cấp thiết đối với các nước đang phát triển để có thể tham chiếu, áp dụng, nhằm xử lý những vấn đề trong nước và quốc tế một cách có hiệu quả. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là quốc gia Nam Á có mối quan hệ gắn bó lâu đời, hai nước đã từng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức và nô dịch, cùng đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong lịch sử và hiện tại hiếm có mối quan hệ nào như Ấn Độ và Việt Nam theo lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đó là mối quan hệ “như bầu trời không gợn bóng mây”. Mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng J.Nehru đặt nền móng luôn được Đảng, Nhà nước Việt 4 Nam dày công vun đắp, đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quan hệ giữa hai Nhà nước, hai dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới. Chính vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về một thời kỳ mà mục tiêu xuyên suốt là “bảo vệ độc lập dân tộc” của đất nước Ấn Độ anh em chắc chắn sẽ mang nhiều ý nghĩa thực ti n và khoa học và sẽ có những đóng góp nhất định vào công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa đang di n ra một cách nhanh chóng như hiện nay. Năm 2015 là mốc son đánh dấu 65 năm kể từ khi Ấn Độ tuyên bố độc lập (26/01/1950) và 25 năm sau tiến trình cải cách toàn diện (1991). Việc nghiên cứu quá trình đổi mới, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ có ý nghĩa tổng kết lịch sử, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015” để nghiên cứu viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Làm rõ quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 -2015 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội. Từ đó, đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc đối với các nước đang phát triển hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015. - Phân tích nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội. 5 - Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1991 - 2015 và rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và văn hóa - xã hội từ năm 1991 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi - Về nội dung, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và văn hóa - xã hội nhằm củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của nền Cộng hòa Ấn Độ. - Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2015: Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế và đổi mới toàn diện đất nước; năm 2015 có ý nghĩa tổng kết lịch sử, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong 65 năm kể từ khi Ấn Độ tuyên bố độc lập ngày 26/1/1950 và 25 năm sau cải cách. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc, quan điểm của Đảng cầm quyền Ấn Độ, các lý thuyết về quan hệ quốc tế đương đại, các văn bản của Nhà nước và Chính phủ Ấn Độ. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic, đối chiếu, so sánh 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận - Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách của chính phủ Ấn Độ hướng vào các nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ từ đó làm sáng tỏ hơn một thời kỳ lịch sử quan trọng của cường quốc mới nổi này (1991 - 6 2015). Từ đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, luận án góp phần làm phong phú thêm con đường củng cố và bảo vệ độc lập trong bối cảnh quốc tế mới đối với các nước đang phát triển. - Từ việc phân tích những chiến lược, sách lược phát triển đất nước mà Ấn Độ đã thực hiện giai đoạn 1991 - 2015, luận án đánh giá những thành công, hạn chế cũng như những tác động của chính sách đó đối với việc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. - Qua việc phân tích thực ti n quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm, từ đó góp phần gợi mở những chính sách phù hợp nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc và định hướng phát triển đất nước bền vững trong điều kiện cụ thể của Ấn Độ cũng như các nước đang phát triển. 5.2. Về thực tiễn - Luận án có thể dùng để tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy nói chung về lịch sử Ấn Độ, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ, các chính sách Ấn Độ đã thực hiện trong quá trình cải cách, mở cửa và những vấn đề liên quan. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2: Những nhân tố tác động đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2015 Chương 3: Nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2015 Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về Ấn Độ đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia và các học giả tại Ấn Độ và trên thế giới. Ở những nước lớn như Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Úc đã hình thành ngành Ấn Độ học và có các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ. Tại Ấn Độ, có nhiều Trung tâm nghiên cứu lớn, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, một số cơ quan như Hội đồng nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ (ICRIER), Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng (IDSA), Viện nghiên cứu xung đột và hòa bình (IPCS),.... Ở Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Đại học và các cơ quan nghiên cứu khác trên cả nước. Để đảm bảo tính khoa học, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số tư liệu gốc như Hiến pháp Ấn Độ, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của chính phủ Ấn Độ; báo cáo thường niên của chính phủ Ấn Độ và đặc biệt là các bài phát biểu của các Thủ tướng Ấn Độ trong các ngày l lớn của đất nước và ngày Quốc khánh. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiếp cận một số lượng lớn các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu, các học giả ở Việt Nam nghiên cứu về Ấn Độ; các học giả ở Ấn Độ và trên thế giới nghiên cứu về Ấn Độ trên các lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, văn hóa - xã hội, chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng.... Đây là cơ sở và tư liệu khoa học quan trọng để tác giả kế thừa tham khảo trong quá trình viết luận án: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ Ở ẤN ĐỘ VÀ TRÊN THẾ GIỚI - Nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ, quá trình đấu tranh giành độc lập, vai trò của các nhà lãnh tụ và tình hình kinh tế - xã hội của Ấn Độ sau khi giành được độc lập có những công trình tiêu biểu sau: Cuốn sách “India’s struggle for Independence 1857 - 1947” (1987) (Cuộc 8 đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ giai đoạn 1857 – 1947) [89] của 5 tác giả, trong đó có một sử gia nổi tiếng của Ấn Độ BiPan Chandra. Đây là công trình khái quát lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ, bắt đầu từ cuộc chiến binh đầu tiên năm 1857 đến thắng lợi cuối cùng năm 1947. Nội dung của cuốn sách đi sâu phân tích những tác động và hệ quả của các phong trào đấu tranh khác nhau và các nhà lãnh đạo Ấn Độ dẫn dắt các phong trào đó; phần lớn nội dung viết về Đảng Quốc đại Ấn Độ trong việc lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc; trong đó nhấn mạnh vai trò của Mahatma Gandhi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ và lý giải vì sao nhân dân Ấn Độ gọi ông là vị Cha già của dân tộc. Đây là tư liệu quan trọng, không chỉ có giá trị tổng kết lịch sử; mà còn được kế thừa, áp dụng trong quá trình điều hành đất nước đối với các Chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu quá trình củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Cuốn “India since transition” (1956) (Tạm dịch là: Ấn Độ kể từ khi chuyển giao chính quyền) [154] của tác giả Romesh Thapar giới thiệu về lịch sử Ấn Độ giai đoạn sau năm 1947 dưới sự tác động của trật tự thế giới hai cực Yalta và những chính sách của chính quyền Thủ tướng J. Nehru đối với các vấn đề quốc tế và nội bộ đất nước Ấn Độ. “Ấn Độ hôm nay và ngày mai” (1960) [48] của tác giả R.P. Dutt được nhà xuất bản Sự thật dịch từ cuốn “India today” cho độc giả thấy được thực trạng về cảnh nghèo khổ của Ấn Độ; nền thống trị của Anh và chủ nghĩa đế quốc hiện đại ở Ấn Độ; phong trào dân tộc và ba giai đoạn của cuộc đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ; sự phát triển của giai cấp công nhân; những vấn đề về dân chủ ở Ấn Độ... Cuốn sách “A history of India” (1998) (Lịch sử Ấn Độ) [109] của hai giáo sư người Đức Hurmann Kulke và Dietmar Rothermund. Ấn ph m đã giới thiệu khái quát về lịch sử Ấn Độ bắt đầu từ thời tiền sử đến quá trình bị xâm chiếm và cai trị bởi chủ nghĩa thực dân; quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ; sự chia cắt đất nước Ấn Độ sau khi giành độc lập. Tác giả cũng nhấn mạnh đến những sức mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã tạo nên một lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ trong thời kỳ đầu của nền cộng hòa. Tác ph m thiên về đề cập đến yếu tố cấu trúc hơn là liệt kê các sự kiện theo thời gian. Tiếp theo cuốn “India’s struggle for Independence 1857 - 1947”, sử gia nổi 9 tiếng người Ấn Độ BiPan Chandra lại cho ra đời ấn ph m “India after independence” (2008) (Ấn Độ kể từ khi giành độc lập) [90]. Tác ph m đã phân tích những khó khăn, thách thức và những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cuốn sách cũng miêu tả quá trình soạn thảo hiến pháp Ấn Độ và những chính sách về kinh tế, chính trị trong thời đại của J.Nehru được phát triển như thế nào. Tác giả tập trung đi sâu vào phân tích quá trình củng cố độc lập dân tộc, những vấn đề còn nhiều tranh cãi giữa các đảng phái chính trị ở chính quyền trung ương với các bang, vấn đề Punjab... Đồng thời, tác giả cũng mang tới cho độc giả những thông tin về sự thất bại của Liên minh dân chủ quốc gia trong cuộc tổng tuyển cử 2004, sự vươn lên cầm quyền của Liên minh cấp tiến quốc gia và thỏa thuận hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ. Ngoài việc phân tích những cải cách kinh tế từ năm 1991, cải cách ruộng đất và cuộc cách mạng xanh, phiên bản mới này còn đưa ra bức tranh tổng quan về nền kinh tế Ấn Độ trong thiên niên kỷ mới. Đặc biệt, ấn ph m còn khái quát vai trò lãnh đạo của các lãnh tụ qua các thời kỳ như Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi, Jayaprakash Narayan, Lal Bahadur Shastri, Rajiv Gandhi, Vishwanath Pratap Singh, Atal Bihari Vajpayee and Manmohan Singh. Đây là nguồn tài liệu có giá trị quý báu, tham khảo rất lớn cho luận án. Cuốn “The emergence of modern India” (1981) (sự trỗi dậy của Ấn Độ hiện đại) [84] của nhà ngoại giao người Ấn Độ Arthur Lall. Tác giả là một trong số những người được sống và làm việc giữa hai thời kỳ lịch sử của Ấn Độ (thời kỳ thuộc địa và kỷ nguyên độc lập). Sau khi nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập, ông đã tham gia làm việc trong chính phủ của J.Neru. Vì vậy, công trình này của ông giới thiệu về lịch sử Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ Ấn Độ dưới sự thống trị của đế quốc Anh với sự phát triển về văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chính trị đạo đức. Đồng thời, tác giả cũng cung cấp cho độc giả những dữ liệu về Ấn Độ sau khi giành độc lập dân tộc từ tay đế quốc Anh; chính sách đối ngoại dưới thời J.Neru, cuộc đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp biên giới năm 1962; các vấn đề chính trị dưới thời bà Indira Gandi. “A history of modern India”(2014) (Lịch sử Ấn Độ hiện đại) [117] một tác ph m của nhà sử học người Mexico, Ishita Banerjee-Dube, đây là cuốn giáo trình 10 rất hữu ích cho các học giả nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ. Cuốn sách miêu tả khá toàn diện về lịch sử Ấn Độ thế kỷ XVIII và thế kỷ XX, thời kỳ đặc trưng của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc và sự vươn mình của một Ấn Độ độc lập. Ấn ph m tái hiện những bàn luận mang tính lịch sử về giới tính, môi trường sinh thái, địa vị xã hội và lao động của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Tác ph m kết hợp phân tích về một Ấn Độ thuộc địa và một Ấn Độ độc lập để nhấn mạnh đến ý thức hệ, các chính sách và quá trình định hình một nhà nước thuộc địa cũng như một nhà nước Ấn Độ độc lập như thế nào. Cuốn sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ” (2010) [1] của tác giả Anjana Mothar Chandra. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát các giai đoạn chính của đất nước Ấn Độ từ những ngày đầu của nền văn minh lưu vực sông Ấn đến sự chia cắt đau thương của một tiểu lục Ấn Độ; những nét văn hóa đặc trưng của đất nước và con người Ấn Độ. Đặc biệt, phần cuối của cuốn sách đã phác họa một Ấn Độ chuyển mình sau những cơn khủng hoảng kinh tế vào năm 1991. Với những chính sách đổi mới của các nhà lãnh đạo Ấn Độ qua từng thời kỳ, Ấn Độ đang từng bước gây dựng hình ảnh ấn tượng của mình trên toàn thế giới. “Jawaharlal Nehru: A biograph - Vol 2: 1947 - 1956, Vol 3: 1956 - 1964” (Tiểu sử Jawaharlal Nehru Tập 2, Tập 3) [158] của tác giả Sarvepalli Gopal. Vol 2 thuật lại chín năm đầu của Thủ tướng Jawaharlal Nehru cầm quyền; miêu tả và phân tích những vấn đề của Ấn Độ và thế giới; cuộc đấu tranh giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir; cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Ấn Độ, khủng hoảng vấn đề Triều Tiên và kênh đào Suye. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh đến vai trò của J.Nehru đối với sự nghiệp dân tộc của Ấn Độ và trên trường quốc tế. Ông được đánh giá là ánh sáng của châu Á, đạt tới đỉnh cao của quyền lực. Vol3 là tập cuối cùng về tiểu sử và cuộc đời của Jawaharlal Nehru. Ấn ph m số 3 này nói về tám năm cuối cùng của cuộc đời ông trên cương vị là Thủ tướng Ấn Độ với những nỗ lực, hy sinh để duy trì sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội của người dân Ấn Độ nhưng không làm mất đi những nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của ông ngay cả khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi, mà đỉnh cao là cuộc xâm lược với quy mô lớn ở Phía Đông và Phía Tây của biên giới hai nước. 11 “Mahatma Gandhi: Người đã giải phóng Ấn Độ và dẫn dắt thế giới vào cuộc đổi thay bất bạo động” (2000) [39] của tác giả Michael Nicholson. Cuốn sách tổng hợp những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của vĩ nhân Mahatma Gandhi, cái chết của ông và những cống hiến của Gandhi cho Ấn Độ và thế giới. Cuốn “The Politics of India since Independence” (1994) (Tình hình chính trị Ấn Độ kể từ khi giành độc lập) [147] của giáo sư người Mỹ Paul R. Brass, được tác giả viết vào giữa những năm 1986 - 1989 phản ánh những lo ngại của tác giả về bộ máy chính quyền thời kỳ hậu J.Nehru trong việc hoạch định chính sách và kiểm soát các nguồn lực kinh tế. Tất cả những nỗ lực của nhà lãnh đạo thời kỳ này đang tạo ra những phản ứng ngược. Các tổ chức chính trị bị xói mòn về tư tưởng, bạo lực và xung đột sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, văn hóa giữa các vùng miền đang có nguy cơ gia tăng. Trước tình hình đó, tác giả đặt ra một vấn đề cần tranh luận là: Nên chăng Ấn Độ cần phải thay đổi lãnh đạo với những chính sách mới để phát triển đất nước? - Nghiên cứu về những chính sách mà Ấn Độ triển khai để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc trên các lĩnh vực và sự trỗi dậy của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI...: Cuốn sách “India’s Foreign Policy and Its Neighbours” (2001) (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ và các nước láng giềng) [123] của tác giả J.N. Dixit với hai phần lớn: Phần 1: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ (India’s foreign policy); Phần 2: Các nước láng giềng của Ấn Độ (India’s neighbours). Công trình là tập hợp những nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm đã được đăng trên các tờ tạp chí uy tín của Ấn Độ và thế giới. Ấn ph m đã phân tích tổng quan chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh với những thay đổi về cục diện chính trị, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa... Đặc biệt, sự tan rã của Liên Xô đã tác động đến Ấn Độ trên mọi bình diện, những biến động chính trị ở khu vực Trung Á, Nam Phi, mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, Ấn Độ - Mỹ và Ấn Độ với các nước láng giềng, những thách thức rất gay gắt đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong phần 2 của tác ph m, tác giả luận giải các nhân tố chính trị trong nước của Pakistan tác động đến chính sách của Ấn Độ, mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Bangladesh, Trung Quốc, Nepal, Myanmar. Cuốn sách chứa đựng những đánh giá và quan điểm cá nhân của tác giả về những di n biến 12 đang di n ra gợi mở cho các nhà nghiên cứu những tranh luận, bàn luận cũng như có thể hình dung ra một chính sách đối ngoại đương thời của Ấn Độ. Đây là nguồn tài liệu rất hữu ích để tham khảo cho luận án của mình. Cuốn “India in the Contemporary World” (2014) (Ấn Độ trong thế giới đương đại) [120] là tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả nổi tiếng của Ấn Độ, Ba Lan và các nước, do các tác giả Jakub Zaiaczkowski, Jivanta Schottli, Manish Thapa đồng chủ biên. Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ đương đại trên các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế. Phần 1 gồm 5 chương các tác giả đi sâu luận giải về nền dân chủ phản thực tế ở Ấn Độ, vấn đề bầu cử, hệ chu n về văn hóa. Phần 2 gồm 3 chương phân tích về những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế của Ấn Độ như tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế Ấn Độ, khu vực dịch vụ, hệ thống ngân hàng. Phần 3 gồm 7 chương đề cập đến chính sách đối ngoại và chính sách an ninh của Ấn Độ. Phần 4 gồm 4 chương nhấn mạnh đến mối quan hệ Ấn Độ - Liên minh Châu Âu (EU). Cuốn “India’s Foreign Policy: Retrospect and Prospect” (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Nhìn lại và triển vọng) (2010) [159] là tập hợp những nghiên cứu của 15 tác giả trên thế giới và do giáo sư Sumit Ganguly chủ biên. Cuốn sách cung cấp cho độc giả những nghiên cứu sâu sắc về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 1947 đến nay và được thể hiện...cũng được thể hiện ở quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập dân tộc hay quyền tự nguyện liên hiệp là giữa các quốc gia dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân lao động về mục tiêu hòa bình, phát triển, phồn vinh và hữu nghị. Đây là một quan điểm tiến bộ, khắc phục được những hạn chế của các quan niệm trước kia. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc không phải một khái niệm chung mà nó chứa đựng những nội dung cụ thể, cốt tử. Trong tư tưởng của Người, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; độc lập dân tộc là quốc gia đó phải có quyền tự quyết trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ mà trước hết và quan trọng nhất là quyền quyết định về chính trị: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”[41, tr.146]; độc lập dân tộc bao 26 giờ cũng gắn với tự do dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dân: “Chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm được gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi được ăn no, mặc đủ...” [40,tr.258] Theo Hiến chương Liên hợp quốc (1945) và Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc (1970) đã xác định nội hàm của độc lập dân tộc bao gồm quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người cơ bản, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tự nguyện tiến hành các cam kết quốc tế. Theo Thủ tướng Ấn Độ qua các thời kỳ: Dù lãnh đạo đất nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều cho rằng Ấn Độ chưa thực sự độc lập nếu người dân còn nghèo khổ, bất bình đẳng. Ngay từ khi Ấn Độ chưa giành được độc lập, Mahatma Gandhi đã từng mơ ước về một Ấn Độ độc lập mà ở đó “người nghèo nhất trong số những người nghèo cảm thấy quốc gia - dân tộc này là thuộc về họ và họ có một vai trò trọng yếu trong việc xây dựng đất nước; một Ấn Độ độc lập mà ở đó không có sự phân biệt đẳng cấp, sắc tộc, mọi cộng đồng người sống trong sự hài hòa và là bằng hữu; một Ấn Độ độc lập mà người phụ nữ và nam giới đều có quyền bình đẳng [142]. Còn theo Jawaharlal Nehru, độc lập dân tộc là người dân phải có chủ quyền; độc lập dân tộc phải kết thúc được nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật và bất bình đẳng. Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 51 năm Ngày Độc lập (15/8/1947 - 15/8/1998), Thủ tướng Shri Atal Bihari Vajpayee nhấn mạnh:“Độc lập dân tộc là sự hòa hợp giữa các dân tộc trong một quốc gia dân tộc và hội nhập quốc tế, độc lập dân tộc phải gắn với dân chủ và chủ nghĩa thế tục” [102, tr.2]. Đồng thời, Thủ tướng Shri Atal Bihari Vajpayee cũng trích dẫn quan điểm của nhà chính trị gia nổi tiếng của Ấn Độ - Bharat Ratna Baba Sahed Ambedkar, nguyên Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên thuộc Chính phủ của Thủ tướng J.Neru: “Độc lập về chủ quyền và chính trị thì chưa được gọi là hoàn toàn độc lập nếu không có độc lập về kinh tế và xã hội” [102, tr.3]. Thủ tướng Manmohan Singh cũng cho rằng: 27 Ấn Độ độc lập là một Ấn Độ thống nhất trong đa dạng, không bị phân biệt bởi đẳng cấp, tín ngưỡng và giới tính; một Ấn Độ mà ở đó không một người dân hay miền vùng nào bị đứng ngoài lộ trình phát triển của đất nước; một Ấn Độ mà mọi công dân có thể sống bằng ph m giá, sự tôn trọng, duyên dáng và đầy hy vọng, nơi mà mọi công dân cảm thấy tự hào khi nói rằng: tôi là người Ấn Độ; một Ấn Độ được sống trong hòa bình với tất cả các nước láng giềng và tất cả các quốc gia trên toàn thế giới; một Ấn Độ có được một vị trí đích thực trong lòng các bạn bè quốc tế [105, tr3]. “Củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” trong bối cảnh hiện nay là tổng thể hoạt động của các chủ thể nhằm làm cho nền độc lập dân tộc trở nên bền vững, chắc chắn hơn; là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm, phá hoại để giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc; là một nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế [44, tr .233]. Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc lập (15/8/1947 - 15/8/2017), Thủ tướng N.Modi nhấn mạnh về củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc: “An ninh quốc gia được chú trọng và ưu tiên hàng đầu, bao gồm chủ quyền trên biển, biên giới lãnh thổ, không phận và không gian mạng. Ấn Độ có khả năng giữ gìn và đảm bảo an ninh quốc gia của mình và đủ mạnh để chống lại bất kỳ sự đe dọa xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta” [101, tr.3]. Cũng theo ông N.Modi, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc là đất nước phải được tự do, dân tộc phải được giải phóng, người dân được thực hiện những điều hết sức cụ thể, hiện thực và bình dị: Giải phóng dân tộc là khi đất nước được tự do: người thầy giáo được giảng bài trên lớp, người nông dân được làm việc trên cánh đồng, người công nhân được làm việc trong nhà máy, người dân được đoàn tụ trong bữa tối sau giờ làm việc trở về nhà. Tất cả họ đều biết trong trái tim mình, bất kỳ điều gì họ đang làm đều xây dựng cho nền độc lập của đất nước [101,tr.5]. Theo các học giả Việt Nam, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngoài việc phải giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, các quốc gia phải coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân 28 tộc; thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội tích cực bắt nhịp với nền kinh tế toàn cầu, khắc phục sự mất cân đối, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc..., hướng tới sự đồng thuận, gắn kết dân tộc; tăng cường hiệp thương chính trị giữa các lực lượng trong nước nhằm ổn định thể chế; linh hoạt trong xử lý các điểm nóng nhằm hóa giải các mâu thuẫn và nguy cơ bùng nổ từ bên trong... Nền độc lập của các nước bị đe dọa bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố truyền thống và yếu tố phi truyền thống [30,36,49]. Vì vậy, để củng cố và bảo vệ độc lập, các nước đang phát triển nói chung và Ấn Độ nói riêng phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm các giải pháp khả thi vừa mang tính tổng kết, toàn diện vừa mang tính cụ thể, đặc thù nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, hóa giải thành công các nguy cơ do tác động xấu từ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Như vậy, “Độc lập dân tộc”,“củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” là khát vọng chính đáng của các dân tộc trên thế giới, bao gồm quyền làm chủ và phát triển đất nước, sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ trong quan hệ với các dân tộc khác dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Độc lập dân tộc là một chân lý có ý nghĩa lý luận và thực ti n quan trọng, là giá trị tinh thần cao cả không chỉ đối với Ấn Độ mà còn là giá trị mang tính phổ quát đối với tất cả các dân tộc đã hoặc đang đấu tranh để giải phóng dân tộc và tìm con đường phát triển phù hợp cho đất nước mình. Củng cố độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Ấn Độ là một bộ phận cấu thành của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Cộng hòa Ấn Độ trong tình hình mới. Củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc còn là yêu cầu tất yếu của hội nhập, là yếu tố bảo đảm thành công của hội nhập quốc tế. Tóm lại, tác giả có thể đưa ra quan niệm về “độc lập dân tộc”, “củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc” với các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, độc lập dân tộc của Ấn Độ cần được hiểu là sự độc lập về chủ quyền quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; độc lập về quyền tự chủ, tự quyết của Ấn Độ trong việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại mà không bị lệ thuộc hay bị chi phối bởi bất kỳ quốc gia nào. Thứ hai, để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, trước hết, Ấn Độ phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định chính trị, đoàn kết, thống nhất trong đa dạng; tập 29 trung xây dựng một nền kinh tế phát triển, một nền quốc phòng đủ mạnh, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội còn tồn tại ở đất nước đông dân thứ hai thế giới này như phân biệt đẳng cấp, phân hóa giàu nghèo, mù chữ, bệnh tật... Thứ ba, độc lập dân tộc có mối quan hệ biện chứng với củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia và hội nhập quốc tế; chịu tác động từ cả yếu tố an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Để củng cố và bảo vệ độc lập trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Ấn Độ cần có những chính sách đối ngoại linh hoạt mềm dẻo nhằm cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, hài hòa với các nước láng giềng khu vực, phát huy vai trò của Ấn Độ trong giải quyết các vấn đề quốc tế... trong đó đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu. 2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ 2.2.1. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh Sau Chiến tranh lạnh, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ làm cho cục diện thế giới thay đổi. Thế giới bước vào thời kỳ quá độ, hình thành một trật tự thế giới mới. So sánh lực lượng trên phạm vi toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập chuyển sang thế có lợi cho Mỹ và các nước tư bản. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch: Mỹ chủ trương thiết lập một thế giới đơn cực, trong khi các trung tâm quyền lực khác như Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản lại đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ được kiềm chế, quyền lãnh đạo thế giới được chia sẻ cho các nước lớn. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn lại và chiếm ưu thế vượt trội về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự và giữ vai trò chủ đạo trong thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ là một trong các nước thế giới thứ ba lo ngại về ý đồ của Mỹ thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu và chi phối nhằm áp đặt chính sách lên các quốc gia khác. Mỹ không chỉ tuyên bố thiết lập trật tự thế giới mới đơn cực do Mỹ làm bá chủ mà còn ráo riết hành động để đạt mục đích “Sen đầm quốc tế” bằng việc thi hành một chính sách đơn phương, vị kỷ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, bất chấp sự phản đối của nhiều nước lớn và cộng đồng quốc tế như cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999). Sau sự kiện 30 11/9/2001, chính sách của Mỹ được điều chỉnh theo hướng chú ý hơn đến hành động hợp tác đa phương nhằm giành sự ủng hộ quốc tế để phát động cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố ở Afganistan. Tuy nhiên, sự sa lầy trong cuộc chiến ở Iraq và Afganistan, những sai lầm trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Mỹ và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đưa nước Mỹ từ một siêu cường quốc duy nhất tới chỗ đánh mất vị thế gần như độc tôn. Do những khó khăn và hạn chế không nhỏ khiến Mỹ khó có thể thực hiện được tham vọng thiết lập một thế giới đơn cực, trong đó đáng chú ý là mâu thuẫn giữa âm mưu và hành động của Mỹ với lợi ích của các nước lớn, với lợi ích của hòa bình, độc lập và phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong khi vị thế đơn cực của Mỹ suy giảm, trên thế giới đang nổi lên các quốc gia mới là những ứng cử viên sáng giá trong trật tự thế giới đa cực: Sự trỗi dậy của Trung Quốc; Nhật Bản muốn nhanh chóng cường quốc hóa quân sự để có tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế, nhất là các vấn đề an ninh ở Đông Á; sự phát triển của EU, sự trở lại của Nga, sự nổi lên của Ấn Độ, Braxin, Nam Phi đã làm nền kinh tế và chính trị thế giới chuyển biến theo hướng đa cực hóa, bắt đầu hình thành một trật tự thế giới mới, được biểu hiện rất rõ ở vai trò ngày càng quan trọng của G20 trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, dần thay thế G7. Theo các nhà quan sát, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc phản ánh thực tế rằng một thế giới đa cực là một xu thế vận động tất yếu khách quan. Mặc dù là một nước Không liên kết nhưng Ấn Độ lại có nhiều quan điểm gần gũi với Liên Xô như: chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bảo vệ hòa bình trên thế giới... Đặc biệt, sau cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962, quan hệ Ấn - Xô ngày càng trở nên mật thiết với bằng chứng là Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác mà hai bên đã ký vào năm 1971. Sau khi Liên Xô tan rã, Ấn Độ mất đi một chỗ dựa vững chắc về mọi mặt đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa non trẻ này. Sau Chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo một số xu thế mới, có tác động sâu rộng đến tất cả các quốc gia dân tộc. Đó là: Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và xu thế lấy kinh tế làm trọng điểm trong các mối quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa đang di n ra mạnh mẽ trên tất cả 31 các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện đại, từ kinh tế, văn hóa cho đến lĩnh vực chính trị. Quá trình này ngày càng lôi cuốn nhiều nước tham gia với hình thức hợp tác, liên kết ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, toàn cầu hóa vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh và đây là một quá trình đầy mâu thuẫn. Mặc dù có những hạn chế, nhưng toàn cầu hóa là một xu thế phù hợp với quy luật phát triển và đáp ứng những nhu cầu tiến bộ của xã hội loài người. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, xu thế khu vực hóa cũng phát triển mạnh mẽ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nó được coi là xu thế ứng phó với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa vì vậy thu hút được sự tham gia của nhiều quốc gia dân tộc. Ở hầu khắp các lục địa, khu vực đều hình thành các tổ chức với quy mô lớn nhỏ khác nhau như Liên minh Châu Âu (EU) năm 1992, Thị trường tự do thương mại Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada, Mehico) năm 1994, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phát triển mạnh và trở thành Cộng đồng ASEAN năm 2015, Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Di n đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức và hợp tác kinh tế (OECD), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).... Các tổ chức này đang có chiều hướng mở rộng hơn và liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Do ảnh hưởng của xu thế khu vực hóa, Ấn Độ cùng các nước ven bờ Ấn Độ Dương thành lập Hiệp hội hợp tác kinh tế vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC) và tổ chức hợp tác kinh tế ở vùng vịnh Bengan (BISMT-EC) năm 1996. Sau những tổn thất nặng nề trong việc chạy đua vũ trang thời kỳ chiến tranh lạnh, do đó sau chiến tranh các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược, trong đó đ y mạnh phát triển kinh doanh, thúc đ y cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia. Hợp tác kinh tế là chính sách ưu tiên hàng đầu trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. Đặc điểm này tác động như thế nào đối với quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ? Tác động tích cực: + Toàn cầu hóa, khu vực hóa tạo cho Ấn Độ cơ hội cho quốc gia này củng cố độc lập về kinh tế, kích thích tăng trưởng và mở rộng thị trường. Thị trường là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với bất kỳ một nền kinh tế nào và lại 32 càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế dịch vụ như Ấn Độ. Tham gia vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Ấn Độ có điều kiện tiếp cận các thị trường khu vực và thế giới một cách bình đẳng. Cũng chính sức ép cạnh tranh về chất lượng sản ph m đòi hỏi và thúc đ y các nhà quản lý, doanh nghiệp Ấn Độ phải tiến hành cải cách sâu rộng, đổi mới cách thức sản xuất, đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh. + Toàn cầu hóa, khu vực hóa giúp Ấn Độ tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Ấn Độ có cơ hội khai thác, sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như nguồn tri thức và kinh nghiệm từ các nước phát triển trên toàn thế giới. + Toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng tạo điều kiện cho Ấn Độ và các nước đang phát triển xích lại gần nhau chống mặt trái của toàn cầu hóa và bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Là một quốc gia có nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào, con người Ấn Độ có ý thức tự lực, tự cường sẽ là lợi thế so sánh trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, chống lại sự áp đặt của các nước phát triển. + Việc tham gia hợp tác liên kết khu vực và quốc tế sẽ thúc đ y quá trình năng động hóa các quan hệ chính trị, đối ngoại, nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế. Tác động tiêu cực: + Về kinh tế: Các quốc gia, dân tộc có kinh tế thị trường, tham gia vào kinh tế toàn cầu hóa đều phải tuân theo những luật chơi riêng của nó. Đó là những quy định xoay quanh việc mở cửa đất nước, mở cửa thị trường, tự do cạnh tranh, loại bỏ những sự cấm đoán, can thiệp phi luật để cho thị trường tự điều tiết theo đúng các quy luật kinh tế. Ở những quốc gia nào, ở những khu vực nào có điều kiện thuận lợi, có luật pháp rõ ràng, minh bạch, chính trị ổn định, có khả năng cạnh tranh bình đẳng và mang lợi nhuận cao thì ở đó, nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa hiện nay đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối. Vì vậy, các nước đang phát triển nói chung, Ấn Độ nói riêng sẽ mất đi tính độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách kinh tế; cạnh tranh thị trường di n ra gay gắt. Nếu không có những sách lược kinh 33 tế phù hợp nhằm thích ứng với những thách thức lớn của toàn cầu hóa và làm tăng hấp dẫn môi trường đầu tư, Ấn Độ sẽ đứng ngoài sân chơi rộng lớn này. + Về chính trị, xã hội, an ninh quốc gia: Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, nguy cơ đe dọa về an ninh quốc gia và độc lập dân tộc ngày càng gia tăng bởi sự lợi dụng quá trình này để can thiệp và chống phá của các lực lượng thù địch. Hơn nữa, Ấn Độ là một quốc gia vốn còn tồn tại rất lớn về vấn đề phân biệt đẳng cấp, bất bình đẳng xã hội còn cao, dịch bệnh HIV tràn lan, xã hội còn nhiều bất ổn về chính trị do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo... Những tồn tại sẵn có của Ấn Độ cũng chính là những mặt trái của toàn cầu hóa mang lại, vì vậy, làm gia tăng lớn những thách thức đối với quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ. Trước tình hình đó, Ấn Độ cần phải có những chính sách phù hợp để bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của quốc gia độc lập, có chủ quyền trên mọi lĩnh vực không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, tư tưởng, xã hội, kiên quyết chống lại những mặt trái của toàn cầu hóa. Thứ hai, xu thế hòa hoãn, hòa dịu, hợp tác và phát triển. Có thể nói, sau Chiến tranh lạnh, đây là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Nguy cơ chiến tranh được đ y lùi, hòa bình thế giới được củng cố, các nước lớn chuyển từ đối đầu sang đối thoại tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho các nước đang phát triển chủ động hoạch định chính sách đối ngoại, mở rộng các mối quan hệ hợp tác giúp đỡ nhau cùng phát triển. Mặt khác, xu thế hòa hoãn, hòa dịu, hợp tác và phát triển còn là cơ hội để các nước đang phát triển tìm được tiếng nói chung, cùng đưa ra các định chế quốc tế có lợi cho sự phát triển của thế giới. Đây cũng là môi trường quốc tế thuận lợi cho Ấn Độ tăng cường phát triển kinh tế, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, tích cực chủ động tìm ra những phương thức hiệu quả đ y mạnh hợp tác trên mọi bình diện với các nước Không liên kết và các quốc gia khác trên toàn thế giới. Ngoài ra, xu thế hòa dịu còn tạo điều kiện cho Ấn Độ giải quyết những vấn đề bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố... theo hướng hòa bình, hòa giải và hợp tác dân tộc. Xu thế này còn tạo điều kiện cho Ấn Độ và các nước láng giềng khu vực (đặc biệt là Pakistan) giải quyết những mâu thuẫn lịch sử còn tồn tại vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia; hòa bình chung của khu vực và thế giới. 34 Bên cạnh những thuận lợi, cục diện chính trị thế giới cũng tạo ra những thách thức to lớn cho việc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Sau Chiến tranh lạnh, mặc dù nguy cơ chiến tranh thế giới không còn nhưng nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc và tôn giáo, các cuộc chạy đua vũ trang, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới. Ấn Độ lại là một quốc gia đa chủng tộc và tôn giáo, vẫn tồn tại việc tranh chấp biên giới với một số nước láng giềng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Đặc biệt, những năm đầu của thập niên 90, thế giới cũng chứng kiến một cuộc đấu tranh di n ra trong thời gian rất ngắn nhưng tác động xấu tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh di n ra tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến Ấn Độ về mặt chính trị - quân sự nhưng lại có tác động lớn đến nền kinh tế nước này do vị trí địa chiến lược của khu vực này đối với Ấn Độ, là cầu nối giữa Ấn Độ với vùng Trung Á. Khi chiến tranh di n ra, tỷ lệ thương mại trong tổng GDP của Ấn Độ giảm, Ấn Độ mất đi nguồn thu tài chính lớn từ nguồn kiều hối ở Iraq và Kuwait và các khoản nợ của hai quốc gia này. Mặt khác, giá dầu lại tăng cao khiến cho nền công nghiệp của Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu năm 1965, chi phí dành cho nhập kh u năng lượng của Ấn Độ chiếm khoảng 8% giá trị xuất kh u thì tới năm 1990, con số đó lên tới gần 25% [150, tr.268]. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Ấn Độ có những nhìn nhận mới về chính sách đối ngoại của mình trong quá trình củng cố độc lập dân tộc, đó là: Chính sách hướng Đông. Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại, trong đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật. Cũng như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng có những tác động sâu sắc đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ. Trước hết, thông qua nền kinh tế tri thức, Ấn Độ có thể đón đầu được những công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Có thể nói, Ấn Độ đã nắm bắt kịp thời xu thế này và đã có những bước bứt phá ngoạn mục nhờ đầu tư vào phát triển khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia 35 tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Ấn Độ. Mặc dù, là một nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn lao động ở Ấn Độ có trình độ thấp vì vậy việc bắt kịp và thích ứng với sự phát triển của khoa học - công nghệ là một khó khăn lớn đối với Ấn Độ. Ngoài ra, thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh, nền kinh tế còn yếu kém, lạc hậu, Ấn Độ phải đối mặt với vấn đề ô nhi m môi trường từ việc sử dụng những công nghệ lạc hậu nhập kh u từ các nước phát triển. Như vậy, để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, Ấn Độ cần có những bước đi phù hợp để khắc phục những khó khăn đặc thù của đất nước và tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại. Thứ tư, quan hệ quốc tế có những biến đổi sâu sắc đã có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của các nước. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh tồn tại trong một trật tự đa cực; tập hợp lực lượng thế giới trở nên năng động, phức tạp với nhiều tầng nấc đan xen lẫn nhau, linh hoạt, thực dụng hơn; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa tranh thủ, vừa kiềm chế lẫn nhau. Lợi ích quốc gia dân tộc đóng vai trò chi phối các lợi ích khác, qui định mức độ, phạm vi, tính chất, hành động của các quốc gia. Đặc biệt, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn chi phối lớn đời sống quan hệ quốc tế trong gia đoạn này. Cục diện chính trị - kinh tế toàn cầu được chi phối bởi các mối quan hệ Mỹ - Trung, Nga - Trung, Nga - Ấn, Nhật - Mỹ; các tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn, Mỹ - Nga - Trung, Mỹ - Nhật - Ấn với cạnh tranh và hợp tác đan xen nhau, có những lúc mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm tác động trực tiếp đến lợi ích quốc gia của các nước. Mặc dù là nước “trung lập tích cực” nhưng công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Ấn Độ cũng chịu tác động rất lớn từ cuộc chơi của các nước lớn. Xung đột lợi ích giữa các nước lớn, sự tranh giành, kiềm chế ảnh hưởng của các nước lớn tác động sâu sắc đến các kinh tế, chính trị toàn cầu, vừa mang lại cơ hội và thách thức cho các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu rõ khái niệm đối tượng, đối tác và lựa chọn các hình thức hợp tác, đấu tranh phù hợp, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức nhằm củng cố và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trong điều kiện mới. Thứ năm, thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc. Hiện nay, nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc mà không một quốc gia riêng lẻ 36 nào có thể tự giải quyết được. Mặc dù xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là chủ đạo trong mối quan hệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay nhưng những nhân tố bất ổn định lại có chiều hướng gia tăng ở các khu vực trên toàn thế giới như các vấn đề về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ô nhi m môi trường, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh hiểm nghèo... Chủ nghĩa khủng bố nổi dậy và ngày càng tăng cường về lực lượng và mở rộng địa bàn hoạt động với khả năng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Xung đột sắc tộc tôn giáo gia tăng cường độ, đặc biệt với sự xuất hiện của nhà nước hồi giáo tự xưng IS. Xu hướng ly khai và tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, nguy cơ phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, trước hết là vũ khí hạt nhân, cũng đang là vấn đề đe dọa an ninh quốc tế. Trong lĩnh vực này, Ấn Độ cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế cũng như cần có những hợp tác song phương, đa phương để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu mà Ấn Độ đang phải đối mặt để phát triển đất nước một cách bền vững. 2.2.2. Tình hình khu vực Nam Á sau Chiến tranh lạnh Khu vực Nam Á giai đoạn sau Chiến tranh lạnh vẫn luôn ở trong tình trạng không ổn định do quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ với các nước láng giềng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ có nguồn gốc lịch sử, vấn đề về sắc tộc, tôn giáo. Là hai quốc gia lớn nhất khu vực Nam Á, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn là nhân tố hàng đầu chi phối các mối quan hệ và sự hợp tác giữa các nước khác trong khu vực. Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, với những cơ hội và thách thức của tình hình thế giới, cả hai nước đều có nhu cầu xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa bình, ổn định để phát triển, nhưng do những mâu thuẫn mang tính lịch sử tại vùng tranh chấp Jammu, Kashmir và chủ nghĩa khủng bố nên mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục căng thẳng. Về mặt địa lý, Kashmir nằm ở cực Bắc Ấn Độ, phía Bắc giáp Tây Tạng, phía Tây và Tây Bắc giáp Pakistan, phía Nam nối liền với Ấn Độ. Đây là một vùng đất hiểm trở, 95% là núi cao. Năm 1947, khi thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ và Pakistan lại không giải quyết dứt điểm Kashmir thuộc về nước nào. Lúc đầu, một tiểu vương người Ấn Độ, Maharaja Hari Singh cai trị vùng này nhưng ngày 37 27/10/1947 trước nguy cơ người Hồi giáo nổi dậy đòi thay thế chính quyền, ông đã ký Hiệp định sát nhập Kashmir vào Ấn Độ. Ngay sau đó, Ấn Độ đưa quân vào Kashmir. Sự kiện bất ngờ trên khiến Pakistan vô cùng tức giận và cho rằng Maharaja Hari Singh không có quyền ký một hiệp ước với Ấn Độ trong khi thỏa thuận với Pakistan mà ông ký trước đó vẫn còn hiệu lực. Cũng từ đó, vùng đất này trở thành nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan và là nguyên nhân của mọi mâu thuẫn giữa hai quốc gia này. Đây là khu vực địa chiến lược đối với Ấn Độ. Vì vậy, kiểm soát được khu vực này sẽ giúp Ấn Độ ngăn chặn được các phần tử khủng bố từ Pakistan tràn sang Ấn Độ. Tiếp đến là cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt vào cuối những năm 1990 giữa Ấn Độ và Pakistan. Hai nước lần lượt tiến hành các vụ thử hạt nhân vào năm 1998 và hàng loạt vụ thử tên lửa tầm trung và tầm xa mang đầu đạn hạt nhân vào năm 1999, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi. Bản đồ 1.1: Vùng Kashmir (https://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/kashmir.htm, truy cập ngày 20/1/2018) Cùng với vấn đề Kashmir, chủ nghĩa khủng bố cũng là nguyên nhân cho sự căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Trong suốt những năm qua, hàng loạt các vụ 38 khủng bố nghiêm trọng đã xảy ra mà các phần tử khủng bố, theo Ấn Độ, là người Pakistan hoặc được Pakistan hậu thuẫn dẫn đến quan hệ hai nước có lúc hoàn toàn đóng băng và có nguy cơ đ y hai nước đến bên bờ một cuộc chiến tranh mới. Điển hình như sự kiện quá khích của các tín đồ Ấn Độ giáo phá hủy Thánh đường Hồi giáo Babri ở thị trấn Ayodhy (Ấn Độ) tháng 12/1992; vụ tấn công khủng bố ở Srinagar ngày 1/10/2001; vụ tấn công nhằm vào tòa nhà Quốc hội Ấn Độ ngày 13/12/2001 và đặc biệt là cuộc khủng bố tấn công vào Mumbai làm gần 200 người chết vào ngày 26/11/2008 [55,tr.50]. Ấn Độ cũng nỗ lực triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm cải thiện quan hệ với Pakistan nhưng quan hệ hai nước vẫn trong tình trạng hòa dịu và căng thẳng đan xen. Có thể khẳng định rằng, đây chính là di sản lịch sử mà thực dân Anh để lại đã tạo ra những đe dọa và an ninh cả truyền thống và phi truyền thống thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa Ấn Độ với Bangladesh về vấn đề phân chia nguồn nước tại một số con sông; mâu thuẫn về vấn đề sắc tộc, tôn giáo liên quan đến cộng đồng người Ấn kiều tại một số nước Nam Á. Tiêu biểu như tại Sri Lanka, cộng đồng người Tamil có quan hệ huyết thống và tôn giáo lâu đời với cộng đồng sinh sống trên bang Tamil Ladu tại Ấn Độ; xung đột giữa cộng đồng bản địa người Sinhalese với người Tamil...làm cho tình hình chính trị ở Nam Á càng di n biến phức tạp. Bên cạnh đó, hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) được thành lập vào năm 1985 nhưng phát triển kém hiệu quả và bộc lộ nhiều hạn chế. Ấn Độ lo ngại các nước sử dụng di n đàn này để chỉ trích và cô lập Ấn Độ trong những vấn đề tranh chấp song phương, còn Pakistan thì sợ thông qua tổ chức hợp t...are framing the constitution. And I further said that if Nepal could present the best example of moving from the weapons to the books then it could provide inspiration to the youngsters in the world to abandon the path of violence. Brothers and sisters, If Nepal, land of Budha, can give message to the world then why can`t India too do the same? So it`s the call of the hour that we renounce the path of violence and take the path of brotherhood. Brothers and sisters, for one reason or the other, we have had communal tensions for ages. This led to the division of the country. Even after Independence, we have had to face the poison of casteism and communalism. How long these evils will continue? Whom does it benefit? We have had enough of fights, many have been killed. Friends, look behind and you will find that nobody has benefited from it. Except casting a slur on Mother India, we have done nothing. Therefore, I appeal to all those people that whether it is the poison of casteism, communalism, regionalism, discrimination on social and economic basis, all these are obstacles in our way forward. Let`s resolve for once in our hearts, let`s put a moratorium on all such activities for ten years, we shall march ahead to a society which will be free from all such tensions. And you will see that how much strength we get from peace, unity, goodwill and brotherhood. Let`s experiment it for once. My dear countrymen, believe in my words, I do assure you. Shun all the sins committed so far, give up that way, follow the way of goodwill and brotherhood, and let`s resolve to take the country forward. I believe we can do that. With advancement of science, brothers and sisters, we have a rising feeling of modernity in our mind, but what do we do? Have we ever thought what the sex ratio in the country is like? 940 girls are born against per thousand boys. Who is causing this imbalance in the society? Certainly not God. I request the doctors not to kill the girl growing in the womb of a mother just to line their own pockets. I advise mothers and sisters not to sacrifice daughters in the hope of son. Sometimes mother- father feel tempted to have son in the hope of supporting them in old age. I am a person who has worked in public life. I have come across families with five sons, each having bungalows, access to fleet of cars, but parents are forced to live in old- age homes, Vriddhashrams. I have seen such families. I have also seen families with only daughter as progeny, that daughter sacrifices her dreams, doesn`t get married, and spends entire life in taking care of old parents. This disparity points to female foeticide and the polluted and tainted mind the 21st century has. We will have to liberate from it, and that is message to us of this Freedom festival. Recently Commonwealth Games were organized. Indian sportspersons brought glory to the country. Nearly 64 of our sportspersons won. Our sportspersons brought 64 medals. But of them 29 are girls. Let`s feel proud and clap for them. Girls also contribute to India`s fame and glory. Let`s recognise it. Let`s take them along, shoulder to shoulder. This way we can get over the evils that have crept in social life. Therefore, brothers and sisters, we have to proceed in that direction as a social and national character. Brothers and Sisters, Development is the only way forward for the country. Good governance is the only way. There are only these two tracks to take the country forward – good governance and development, we can move forward only by taking them with us. We wish to move forward with the intent of taking them with us. When I talk of good governance, you tell me, when I ask a person in private job, he tells that he does the job; when you ask the same from a person in government job, he says that I do the service. Both earn, but for one it is job while for the other it is service. I ask a question from all brothers and sisters in government service, whether the word “Service” has not lost its strength, its identity? Persons in government service are not doing “job”, they are doing “service”. We have to revive this feeling, we have to take this feeling forward as a national character, we have to move forward in this direction. Brothers and Sisters, whether the citizens of the country should take steps for the welfare of the nation or not? You imagine, if this 125 crores of countrymen move one step forward, then the country moves 125 crore steps forward. The meaning of democracy is not just limited to electing a government, but its meaning is that 125 crore of citizens work together joining shoulder with the government to fulfill hopes and aspirations of the country, this is the meaning of democracy. We have to create partnership with the people. We have to proceed under Public-Private Partnership. We have to proceed along with the participation of the people. But, please tell me why our farmers commit suicide? A farmer takes loan from the moneylender, but fails to repay his loans. He takes loan for the wedding of his daughter, but fails to repay. He will have to suffer hardships during his whole life. He chooses to commit suicide. Who will save the poor families of such farmers? Brothers and sisters, I have come here with a pledge to launch a scheme on this festival of Freedom. It will be called`Pradhanmantri Jan-Dhan Yojana`. I wish to connect the poorest citizens of the country with the facility of bank accounts through this yojana. There are millions of families who have mobile phones but no bank accounts. We have to change this scenario. Economic resources of the country should be utilized for the well-being of the poor. The change will commence from this point. This yojana will open the window. Therefore, an account holder under `Pradhanmantri Jan-Dhan Yojana` will be given a debit card. An insurance of One Lakh Rupees will be guaranteed with that debit card for each poor family, so that such families are covered with the insurance of One Lakh Rupees in case of any crisis in their lives. My brothers and sisters, it is a country of young people. The 65 percent population of the country happens to be under the age of 35 years. Our country has the largest number of youths in the world. Have we ever thought of deriving an advantage out of it? Today, the world needs a skilled workforce. Today, India also needs a skilled workforce. At times, we look for a good driver but he is not available, we look for a plumber, but he is not available. If we need a good cook, he is not available. We have young people, they are unemployed but the kind of young people we seek for are not available. If we have to promote the development of our country then our mission has to be `skill development` and `skilled India`. Millions and Millions of Indian youth should go for acquisition of skills and there should be a network across the country for this and not the archaic systems. They should acquire the skills which could contribute towards making India a modern country. Whenever they go to any country in the world, their skills must be appreciated and we want to go for a two pronged development. I also want to create a pool of young people who are able to create jobs and the ones who are not capable of creating jobs and do not have the opportunities, they must be in a position to face their counterparts in any corner of the world while keeping their heads high by virtue of their hard work and their dexterity of hands and win the hearts of people around the world through their skills. We want to go for the capacity building of such young people. My brothers and sisters, having taken a resolve to enhance the skill development at a highly rapid pace, I want to accomplish this. Brothers and sisters, the world has undergone a change. My dear countrymen, the world has changed. Now India can not decide its future by remaining isolated and sitting alone in a corner. The economics of the world have changed and, therefore, we will have to act accordingly. Government have taken many decisions recently, made some announcements in the budget and I call upon the world and call upon the Indians spread world over that if we have to provide more and more employment to the youth, we will have to promote manufacturing sector. If we have to develop a balance between imports and exports, we will have to strengthen manufacturing sector. If we have to put in use the education, the capability of the youth, we will have to go for manufacturing sector and for this Hindustan also will have to lend its full strength, but we also invite world powers. Therefore I want to appeal all the people world over, from the ramparts of the Red Fort, “Come, make in India”, “Come, manufacture in India”. Sell in any country of the world but manufacture here. We have got skill, talent, discipline, and determination to do something. We want to give the world an favourable opportunity that come here, “Come, Make in India” and we will say to the world, from electrical to electronics, “Come, Make in India”, from automobiles to agro value addition “Come, Make in India”, paper or plastic, “Come, Make in India”, satellite or submarine “Come, Make in India”. Our country is powerful. Come, I am giving you an invitation. Brothers and sisters, I want to call upon the youth of the country, particularly the small people engaged in the industrial sector. I want to call upon the youth working in the field of technical education in the country. As I say to the world “Come, Make in India”, I say to the youth of the country – it should be our dream that this message reaches every corner of the world, “Made in India”. This should be our dream. Whether, to serve the country, is it necessary for the youth of the country to be hanged like Bhagat Singh? Brothers and sisters, Lal Bahadur Shastri had given the slogan “Jai Jawan, Jai Kisan”. A soldier sacrifices himself at the border and protects Mother India. Similarly, a farmer serves Mother India by filling the godowns with grains. This is also nation`s service. Filling the granary is the biggest nation`s service that a farmer provides. That is why Lal Bahadur Shashtri had given the slogan of “Jai Jawan, Jai Kisan”. Brothers and Sisters, I would like to pose a question to my youngsters as to why despite them, we are forced to import even the smallest of things? My country`s youth can resolve it, they should conduct research, try to find out as to what type of items are imported by India and then each one should resolve that, through may be micro or small industries only, he would manufacture atleast one such item so that we need not import the same in future. We should even advance to a situation wherein we are able to export such items. If each one of our millions of youngsters resolves to manufacture atleast one such item, India can become a net exporter of goods. I, therefore, urge upon the youth, in particular our small entrepreneurs that they would never compromise, atleast on two counts. First, zero defect and, second again zero effect. We should manufacture goods in such a way that they carry zero defect, that our exported goods are never returned to us. We should manufacture goods with zero effect that they should not have a negative impact on the environment. If we march ahead with the dream of zero defect in the manufacturing sector then, my brothers and sisters, I am confident that we would be able to achieve our goals. Brothers and sisters, the youth of India has completely transformed the identity of India in the world. Earlier, in what manner did the world know our country? Till only 25-30 years back, if not more, there were many people in the world who thought that India was a country of snake charmers, it was a country which practiced in black magic. The real identity of India had not reached the world, but my dear brothers and sisters, our youngsters, 20-22-23 years old youngsters have mesmerized the whole world with their skills in computers. Our young I.T. professionals have given a new path of making a new identity of India. If our country has this strength, can we think something about the country? Our dream is, therefore, of “Digital India”. When I talk of “Digital India”, I don`t speak of the elite, it is for the poor people. You can imagine what a quality education the children in villages will get, if all the villages of India are connected with Broadband Connectivity and if we are able to give long distance education to the schools in every remote corner of the villages. If we create a network of telemedicine in the places where there is a shortage of doctors, we can have a clear guideline of the way in which health facilities have to be provided to the poor people living in those areas. The citizens of India have mobile phones in their hands, they have mobile connectivity, but can we walk in the direction of mobile governance? We have to move in a direction where every poor person is able to operate his bank account from his mobile, is able to demand various things from the government, can submit applications, can conduct all his business, while on the move, through mobile governance and if this has to be done, we have to move towards `digital India` and if we have to move towards `digital India` then we have a dream. Today we are importing electronic goods on a large scale. Friends, you will be surprised that we are bringing in these televisions, mobile phones, i-pads and all these electronic goods. It is a necessity to import petroleum products, oil, diesel and petrol. Second to this is the import of our electronic goods. If we move ahead with the dream of `digital India` to manufacture electronic goods and become self reliant at least there, how big can be the benefit for the treasury! Therefore, e- governance is what we need to take this idea of `digital India` forward. E- governance is easy governance, effective governance and also economic governance. E-governance paves the way for good governance. There was a time when we used to say that the railways provided connectivity to the country. That was it. I say that today it is IT that has the potential to connect each and every citizen of the country and that is why we want to realise the mantra of unity with the help of `digital India`. Brothers and sisters, if we move ahead with all this then I believe that a `digital India` will have the potential to stand with the world on equal footing. Our youth have that capability, it is an opportunity for them. Brothers and sisters, we want to promote tourism. Tourism provides employment to the poorest of the poor. Gram seller earns something, auto-rickshaw driver earns something, pakoda seller earns something and tea seller also earns something. When there is talk of tea seller, I feel a sense of belongingness. Tourism provide employment to the poorest of the poor. But there is a big obstacle in promoting tourism and in our national character and that is – the filthiness all around us. Whether after independence, after so many years of independence, when we stand at the threshold of one and half decade of 21stcentury, we still want to live in filthiness? The first work I started here after formation of Government is of cleanliness. People wondered whether it is a work of a Prime Minister? People may feel that it is a trivial work for a Prime Minister but for me this a big work. Cleanliness is very big work. Whether our country can not be clean? If one hundred and twenty five crore countrymen decide that they will never spread filthiness, which power in the world has ability to spread filthiness in our cities and villages? Can`t we resolve this much? Brothers and sisters it will be 150th birth anniversary of Mahatma Gandhi in 2019. How do we celebrate 150th birth anniversary of Mahatma Gandhi? Mahatma Gandhi, who gave us freedom, who brought so much honour to such a big country in the world, what do we give to Mahatma Gandhi? Brothers and Sisters, Mahatma Gandhi had cleanliness and sanitation closest to his heart. Whether we resolve not to leave a speck of dirt in our village, city, street, area, school, temple, hospital, and what have you, by 2019 when we celebrate 150th anniversary of Mahatma Gandhi? This happens not just with the Government, but with public participation. That`s why we have to do it together. Brother and Sisters, we are living in 21st century. Has it ever pained us that our mothers and sisters have to defecate in open? Whether dignity of women is not our collective responsibility? The poor womenfolk of the village wait for the night; until darkness descends, they can`t go out to defecate. What bodily torture they must be feeling, how many diseases that act might engender. Can`t we just make arrangements for toilets for the dignity of our mothers and sisters? Brothers and Sisters, somebody might feel that a big festival like 15th August is an occasion to talk big. Brothers and Sisters, talking big has its importance, making announcements too has importance, but sometimes announcements raise hopes and when the hopes are not fulfilled, the society sinks into a state of despondency. That`s why are in favour of telling those things, which we can fulfil just within our sight. Brothers and sisters, you must be getting shocked to hear the Prime Minister speaking of cleanliness and the need to build toilets from the ramparts of the Red Fort. Brothers and sisters, I do not know how my speech is going to be criticised and how will people take it. But this is my heartfelt conviction. I come from a poor family, I have seen poverty. The poor need respect and it begins with cleanliness. I, therefore, have to launch a `clean India` campaign from 2nd October this year and carry it forward in 4 years. I want to make a beginning today itself and that is – all schools in the country should have toilets with separate toilets for girls. Only then our daughters will not be compelled to leave schools midway. Our parliamentarians utilizing MPLAD fund are there. I appeal to them to spend it for constructing toilets in schools for a year. The government should utilise its budget on providing toilets. I call upon the corporate sector also to give priority to the provision of toilets in schools with your expenditure under Corporate Social Responsibility. This target should be finished within one year with the help of state governments and on the next 15th August, we should be in a firm position to announce that there is no school in India without separate toilets for boys and girls. Brothers and sisters, if we proceed with the dreams, we are in a position to realise them. Today, I wish to tell one more specific thing. It has its own importance to discuss the matters and express the views of nation`s interest. However, our Members of Parliament do not get opportunity though they are willing to do something. They can express themselves, write to the government, agitate, give memoranda. Still they do not get opportunity to do something on their own. Today I have come to you with a new idea. We are running so many schemes in the name of the Prime Minister in our country, there are numerous schemes in the name of various leaders. However, today I am going to announce a scheme on behalf of the Member of Parliament- `Sansad Aadarsh Gram Yojana`. We shall fix some parameters. I urge upon the Members of Parliament to select any one of the villages having population of three to five thousand in your constituency. The parameters will be according to the time, space and situation of that locality. It will include the conditions of health, cleanliness, atmosphere, greenery, cordiality etc. On the basis of those parameters, each of our MPs should make one village of his or her constituency a Model Village by 2016. Can`t we do at least this? Shouldn`t we do this? If we have to build a nation, we should start from the village. Make a Model Village. The reason of fixing this target for 2016 is that it is a new scheme. It takes time to formulate a scheme and then to implement it. After 2016, select two more villages for this purpose, before we go for the General Elections in 2019. And after 2019, each Member of Parliament, during his/her tenure of 5 years must establish at-least five model villages in his/her area. I also call upon the Members of Parliament from urban areas to adopt one village of their choice. I also urge upon the Members of Parliament from Rajya Sabha to adopt one of the villages. If we provide one model village in each district of India then the surrounding villages shall be automatically inspired to follow that model. Let us establish a model village, let us establish a village well equipped with all systems and facilities. The birth anniversary of Jai Prakash Narayan Ji happens to be on 11th October. On 11th October, the occasion of birth anniversary of Jai Prakash Narayan Ji, I will present a complete blueprint of “Sānsad Adharsh Grām Yojana” (Members of Parliament Model Village Scheme) before all Members of Parliament and State Governments, and I urge upon State Governments also that as per the feasibility in their respective states, all the Members of Legislative Assembly resolve to establish a model village. You can imagine all the Members of Legislative Assembly and all the Members of Parliament in the country establishing a model village. All of a sudden, there would be a model village in each block of India which could inspire us to transform the amenities in rural areas and could give us a new direction and, therefore, we want to move ahead under this”Sānsad Adarsh Grām Yojana”. My dear brothers and sisters, ever since our government has taken charge, there has been a discussion in the newspapers, on T.V. channels as to what would happen to Planning Commission. I believe that when Planning Commission was constituted, it was done on the basis of the circumstances and the needs of those times. In recent years, Planning Commission has contributed to the growth of the country in its own way. I respect that, I am proud of that, but the prevalent situation in the country is different, global scenario has also changed, governments are no longer the centre of economic activities, the scope of such activities has broadened. State governments have been at the center of development and I consider this a good indication. If we have to take India forward, it can happen only by taking the states forward. India`s federal structure is more important today than in the last 60 years. To strengthen our federal structure, to make our federal structure vibrant, to take our federal structure as a heritage of development, a team of Chief Minister and Prime Minister should be there, a joint team of the Centre and the states should move forward, then to do this job, we will have to think about giving the Planning Commission a look. So, I am saying from the rampart of the Red Fort that it is a very old system and it will have to be rejuvenated, it will have to be changed a lot. Sometimes it costs more to repair the old house, but, it gives us no satisfaction. Thereafter, we have a feeling that it would be better to construct a new house altogether and therefore within a short period, we will replace the planning commission with a new institution having a new design and structure, a new body, a new soul, a new thinking, a new direction, a new faith towards forging a new direction to lead the country based on creative thinking, public-private partnership, optimum utilization of resources, utilization of youth power of the nation, to promote the aspirations of state governments seeking development, to empower the state governments and to empower the federal structure. Very shortly, we are about to move in a direction when this institute would be functioning in place of Planning Commission. Brothers and sisters, today, on 15th August, we also have the birth anniversary of Maharishi Aurobindo. Maharishi Aurobindo, being a rebel, moved on to achieve the status of a Yoga Guru. With regard to the destiny of India, he remarked, “I have a faith that the divine power and spiritual heritage of India will play an important role towards the welfare of the world.” Such sentiments were echoed by Maharishi Arvind. I strongly believe in the words of legends. I have great faith in the statements made by ascetics, sages & saints and that’s why today at the ramparts of Lal Quila I am reminded of the words of Swami Viveknanda. He had said – “I can see before my eyes Mother India awakening once again. My Mother India would be seated as the World Guru. Every Indian would render service towards welfare of humanity. This legacy of India would be useful for the welfare of the world”. These words were spoken by Swami Viveknanda ji in his own style. Friends, the words of Viveknanda ji can never be untrue. The words of Viveknanda ji, his dream of seeing India ensconced as World Guru, his vision, it is incumbent upon us to realize that dream. This capable country, blessed with natural bounty, this country of youth can do much for the world in the coming days. Brothers and sisters, our foreign policy is a much talked about issue. I clearly believe that India`s foreign policy can be multi-dimensional. But there is an important issue to which I want to draw your attention that the way we fought for freedom, we fought together, we were not separate at that time. We were together. Which was the government with us? What were the weapons available to us? There was a Gandhi, a Sardar and lakhs of freedom fighters and such a huge empire. Didn`t we win in the struggle of freedom against that empire? Did we not defeat the foreign powers? Did we not force them to leave India? We were the ones, they were our ancestors only who showed this might. If the people of India could remove such a big empire without the power of the government, without weapons and even without resources, then friends, it is the need of the hour to eradicate poverty, can we not overcome poverty? Can we not defeat poverty? My 125 crore dear countrymen, let us resolve to eradicate poverty, to win against it. Let us move with the dream of poverty eradication from India. Our neighbouring countries are also faced with the same problem. Why not get together with all the SAARC nations to plan out the fight against poverty? Let`s fight together and defeat poverty. Let us see at-least for once as to how wonderful is the feeling of being alive instead of killing and getting killed. This is the land where incidents from Siddharth`s life happened. One bird was shot with an arrow by one brother and the other took out that arrow to save it. They went to mother- whose bird, whose swan? Whether killer`s or saviour`s, they asked of mother. The mother replied, saviour`s. The saviour has more power than the killer and that makes him Buddha in future. And that`s why I seek cooperation from neighbouring countries for fighting against poverty in concert and cooperate with them, so that together with SAARC countries we can create our importance and emerge as a power in the world. It is imperative that we work together with a dream to win a fight against poverty, shoulder to shoulder. I went to Bhutan, Nepal, all the dignitaries from SAARC countries took part in oath-taking ceremony; this marked a good beginning. This will definitely yield good results, it is my belief and this thinking of India, in the country and the world, that we want to do well to the countrymen and be useful for the welfare of the world, India wants such a hand to be extended. We are trying to move forward with these dreams to achieve them. Brothers and Sisters, today on 15th August we will resolve to do something for the country. Let`s be useful for the country, we will move ahead with a resolve to take the country forward, and I assure you, Brothers and Sisters, as well as my colleagues in the Government, that if you work for 12 hours, I will do so for 13 hours. If you work for 14 hours, I will do for 15 hours. Why? Because I`m amidst you not as a Prime Minister, but as the first servant. I have formed the Government not as a ruler, but as a servant. Brothers and sisters, I assure that this country has a destiny. It is destined to work for the welfare of the world, it was said by Vivekanand ji. India is born, this Hindustan is born in order to achieve this destiny. One hundred and twenty five crore countrymen have to move forward wholeheartedly for the welfare of the nation. Once again I feel proud of the devotion, the sacrifices of the security forces of the country, para-military forces of the country, all the security forces of the country to protect Mother India. I say to the countrymen, “ , ”, “Eternal vigilance is the price of liberty”. The army is vigilant, we should also be vigilant and the country scales new heights, we have to move forward with this resolution. Speak loudly with me with full force – Bharat mata ki jai, bharat mata ki jai, bharat mata ki jai. Jai Hind, Jai Hind, Jai Hind. Vande Mataram, Vande Mataram, Vande Mataram! (Nguồn: https://indianexpress.com/article/entertainment/sponsored-entertainment/heres- why-you-should-binge-watch-damaged-indias-first-show-about-a-female-serial-killer- 5218590/)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_qua_trinh_cung_co_va_bao_ve_doc_lap_dan_toc_cua_cong.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Anh.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Việt.pdf
Tài liệu liên quan