VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------
TỐNG MẠNH HÙNG
PHƢƠNG THỨC TẬP HỢP TÀI NĂNG TRẺ
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI – 2016
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------
TỐNG MẠNH HÙNG
PHƢƠNG THỨC TẬP HỢP TÀI NĂNG TRẺ
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Mã số: 6
200 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phương thức tập hợp tài năng trẻ của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.31.03.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Nguyễn Hữu Minh
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình nghiên cứu ngày là của riêng tôi, xuất phát từ ý
tƣởng và nhận định của tôi, không sao chép từ công trình nghiên cứu khác.
Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là trung thực, chính xác, tôi là
ngƣời trực tiếp xây dựng bảng hỏi và thực hiện phỏng vấn sâu. Các trích dẫn chỉ rõ
nguồn tài liệu và tác giả.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS TS Nguyễn Hữu Minh đã hƣớng
dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý cho luận án của tôi đƣợc hoàn thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Khoa
Xã hội học, Phòng Quản lý Đào tạo đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ
và Tài năng trẻ Trung ƣơng Đoàn - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đƣợc cảm ơn các Thầy, cô giáo, các nhà khoa học tham gia Hội đồng
chấm các chuyên đề trong quá trình học tập; các chuyên gia xã hội học của Viện Xã
hội học đã có những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hƣớng cho
tôi để công trình nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thiện.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Tống Mạnh Hùng
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CLB Câu lạc bộ
DNT Doanh nhân trẻ
ĐTN Đoàn Thanh niên
HĐND Hội đồng nhân dân
KHCN Khoa học công nghệ
LHTN Liên hiệp Thanh niên
NXB Nhà xuất bản
TNCS Thanh niên Cộng sản
TNT Tài năng trẻ
TNTP Thiếu niên Tiền phong
UBND Ủy ban Nhân dân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
HỘP THÔNG TIN
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .............................................................. 5
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................... 6
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ...................................... 6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................................... 11
7. Cơ cấu của Luận án ........................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÀI NĂNG TRẺ
VIỆT NAM ............................................................................................................................. 12
1.1. Các quan niệm về tài năng trẻ ...................................................................................... 12
1.2. Những phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ .................................................................. 17
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của các phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ . 20
1.4. Chính sách về tài năng trẻ của một số quốc gia trên thế giới .................................. 22
Tiểu kết Chƣơng 1: ................................................................................................................ 36
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 38
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án ......................................................................... 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án ...................................................... 56
Tiểu kết Chƣơng 2: ................................................................................................................ 59
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHƢƠNG
THỨC TẬP HỢP TÀI NĂNG TRẺ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ............... 61
3.1. Thực trạng phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ... 62
3.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh............................................................................................................... 99
Tiểu kết Chƣơng 3: .............................................................................................................. 123
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TẬP HỢP TÀI NĂNG TRẺ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ
CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ .. 126
4.1. Đối với các hoạt động tài năng trẻ.............................................................................. 127
4.2. Đối với mô hình hoạt động của các hội, CLB tài năng trẻ trên các lĩnh vực ...... 135
4.3. Mô hình tổ chức chuyên trách công tác tài năng trẻ các cấp ................................ 142
Tiểu kết Chƣơng 4: .............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 147
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 151
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN .............................................................................................................................. 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 158
PHỤ LỤC CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 169
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ ý kiến nêu về các hoạt động phát hiện tài năng trẻ ở địa phƣơng ... 73
Bảng 3.2: Các hoạt động phát hiện tài năng trẻ theo địa bàn khảo sát ..................... 74
Bảng 3.3: Các hoạt động tôn vinh tài năng trẻ Việt Nam quy mô quốc gia ............. 76
Bảng 3.4: Các hoạt động tôn vinh tài năng trẻ ở địa phƣơng ................................... 78
Bảng 3.5: Sự quan tâm của các chủ thể xã hội đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng
tài năng trẻ ................................................................................................................. 80
Bảng 3.6: Các hoạt động hỗ trợ tài năng trẻ phổ biến hiện nay ................................ 83
Bảng 3.7: Các hoạt động hỗ trợ tài năng trẻ hiệu quả nhất hiện nay ........................ 83
Bảng 3.8: Các hoạt động hỗ trợ tài năng trẻ hiệu quả nhất theo địa bàn .................. 84
Bảng 3.9. Ý kiến của tài năng trẻ về tầm quan trọng của các hoạt động phát triển tài
năng trẻ ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 85
Bảng 3.10. Ý kiến của cán bộ đoàn về tầm quan trọng của các hoạt động phát triển
tài năng trẻ ở Việt Nam hiện nay .............................................................................. 86
Bảng 3.11: Các tài năng trẻ tham gia Hội, CLB Tài năng trẻ phổ biến hiện nay ..... 92
Bảng 3.12: Các Hội, CLB Tài năng trẻ hoạt động hiệu quả hiện nay ...................... 93
Bảng 3.13: Cơ quan chuyên trách làm công tác tài năng trẻ ở các cấp .................... 98
Bảng 3.14: Mức độ quan trọng chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác tài năng
trẻ theo địa bàn khảo sát .......................................................................................... 104
Bảng 3.15: Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền về công tác tài năng trẻ ............ 108
Bảng 3.16: Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền theo địa bàn khảo sát ............... 109
Bảng 3.17: Kinh phí hoạt động công tác tài năng trẻ ở địa phƣơng ....................... 109
Bảng 3.18: Cán bộ Đoàn chuyển công tác nửa đầu nhiệm kỳ (2012-2017) ........... 112
Bảng 3.19: Cán bộ Đoàn luân chuyển nửa đầu nhiệm kỳ (2012-2017) .................. 114
Bảng 4.1. Các lĩnh vực tài năng trẻ cần tập trung ƣu tiên hiện nay ........................ 128
Bảng 4.2: Các Hội, CLB tài năng trẻ hiệu quả hiện nay ......................................... 137
Bảng 4.3: Hình thức sinh hoạt ở các Hội, CLB tài năng trẻ hiện nay .................... 140
Bảng 4.4: Hình thức sinh hoạt ở các Hội, CLB tài năng trẻ hiệu quả và phù hợp nhất
với địa phƣơng hiện nay .......................................................................................... 140
Bảng 4.5: Cơ quan thành lập và định hƣớng tổ chức hoạt động của Hội, CLB Tài
năng trẻ hiện nay ..................................................................................................... 144
DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1: Các ban, đơn vị phụ trách, chuyên trách công tác tài năng trẻ của các tỉnh,
thành đoàn và đoàn trực thuộc .................................................................................. 97
Biểu 3.2: Mức độ quan trọng chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác tài năng
trẻ ............................................................................................................................. 103
Biểu 3.3: Đánh giá theo giới tính về mức độ quan trọng chủ trƣơng của Đảng, Nhà
nƣớc về công tác tài năng trẻ .................................................................................. 105
Biểu 3.4: Mức độ quan trọng của việc Nhà nƣớc quản lý và tạo điều kiện để các tài
năng trẻ phát triển .................................................................................................... 106
Biểu 3.5: Đánh giá theo giới tính về mức độ quan trọng của việc Nhà nƣớc quản lý
và tạo điều kiện để các tài năng trẻ phát triển ......................................................... 107
Biểu 3.6: Cán bộ Đoàn chuyển công tác nửa đầu nhiệm kỳ (2012-2017) .............. 113
Biểu 3.7: Cán bộ Đoàn luân chuyển nửa đầu nhiệm kỳ (2012-2017) ..................... 114
HỘP THÔNG TIN
Hộp 3.1: Các hoạt động tài năng trẻ tác động tích cực đến sự phát triển của các tài
năng trẻ Việt Nam ..................................................................................................... 87
Hộp 3.2: Cơ quan chuyên trách công tác tài năng trẻ ............................................... 98
Hộp 4.1: Các lĩnh vực tài năng trẻ cần tập trung ƣu tiên hiện nay ......................... 129
Hộp 4.2: Đa dạng hóa các hoạt động tài năng trẻ ................................................... 130
Hộp 4.3. Đa dạng hóa các hoạt động phát hiện tài năng trẻ ................................... 131
Hộp 4.4: Đa dạng hóa các hoạt động tôn vinh tài năng trẻ ..................................... 131
Hộp 4.5: Đa dạng các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng tài năng trẻ Việt Nam .......... 132
Hộp 4.6: Đa dạng các hoạt động tập hợp, kết nối tài năng trẻ ................................ 133
Hộp 4.7: Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ tài năng trẻ ......................................... 134
Hộp 4.8: Nhu cầu đƣợc kết nối các tài năng trẻ với nhau ....................................... 138
Hộp 4.9: Để Hội, CLB Tài năng trẻ hoạt động thực sự có hiệu quả ....................... 138
Hộp 4.10: Các hình thức sinh hoạt Hội, CLB tài năng trẻ ...................................... 139
Hộp 4.11: Vai trò của hình thức sinh hoạt trực tiếp đối với tài năng trẻ ................ 141
Hộp 4.12: Xây dựng hệ thống chuyên trách về công tác tài năng trẻ ..................... 143
Hộp 4.13: Các cơ quan, tổ chức thành lập, định hƣớng và tổ chức hoạt động của
Hội, CLB Tài năng trẻ hiện nay .............................................................................. 145
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Có thể nói nhân lực, nhân tài luôn là vấn đề
đặt ra ở mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi châu lục, kể cả các nƣớc phát triển hàng
đầu thế giới cho đến các nƣớc đang phát triển và kém phát triển, sự khác biệt có
chăng chỉ là về chiến lƣợc, chính sách đối với việc xây dựng và phát huy nguồn
nhân lực tài năng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nƣớc ở mỗi giai đoạn, mỗi
quốc gia nhƣ thế nào mà thôi.
* Bối cảnh thế giới
Thế giới đang vận động hƣớng đến phát triển nền kinh tế tri thức, cùng với
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và là một trong
những tác nhân mang nhiều thách thức, tác động đến hiệu quả thu hút, sử dụng và
phân bố nguồn nhân lực tài năng hiện nay. Sự dịch chuyển “nguồn nhân lực tài
năng”, “chảy máu tài năng” hay “luân chuyển tài năng”đang là biểu hiện rõ nét nhất
của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, các vùng miền và giữa các quốc
gia. Hiện tƣợng nguồn nhân lực tài năng chuyển từ khu vực này sang làm việc cho
khu vực khác trong một quốc gia hay từ quốc gia này sang quốc gia khác đang là
một hiện tƣợng khách quan trong nền kinh tế thị trƣờng theo quy luật cạnh tranh.
Nhiều nƣớc phát triển, nƣớc giàu đã và đang có những đầu tƣ lớn về thu hút nguồn
nhân lực tài năng, đặt nguồn nhân lực trẻ tài năng trở thành vấn đề mang tầm chiến
lƣợc và quốc sách quốc gia. Như vậy, sức hút và sự cạnh tranh nguồn nhân lực trẻ
tài năng không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia, phạm vi một khu vực mà trở thành
vấn đề có tính chất toàn cầu.
* Bối cảnh Việt Nam
Với những thành tựu to lớn sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, vị
thế nƣớc ta trên trƣờng quốc tế không ngừng nâng cao. Năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên WTO, đánh dấu một thời kỳ lịch sử phát triển mới, thời kỳ
Việt Nam hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới, tiến trình quốc tế hoá đang
diễn ra trên mọi phƣơng diện của đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều chuyển biến
2
về nhận thức và hành động của con ngƣời cũng nhƣ các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp. Sức ép cạnh tranh và hội nhập quốc tế đang buộc các cơ quan nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực
cạnh tranh, trong đó thu hút, sử dụng nhân tài đóng vai trò quyết định và đảm bảo
sự thành công.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nƣớc ta tiếp
tục đƣợc đẩy mạnh, tạo nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 càng đặt ra đối với nƣớc ta phải tăng
cƣờng xây dựng, tập hợp và phát huy nguồn nhân lực trẻ tài năng.Trong thời gian
qua, các cơ quan, doanh nghiệp, các địa phƣơng đang có nhiều chính sách để “chiêu
hiền đãi sĩ”, song với tác động của quá trình toàn cầu hóa, hiện tượng “chảy máu
chất xám” đã và đang ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng khủng hoảng nhân
lực tài năng của nước ta ra khỏi khu vực nhà nước; các sinh viên, cán bộ giỏi được
cử đi đào tạo nước ngoài khi hoàn thành ở lại nước sở tại tìm kiếm cơ hội làm việc
và phát triển tài năng không trở về nước.
Với chủ trƣơng đất nƣớc hội nhập sâu rộng trong một thế giới toàn cầu hóa
đã và đang là môi trƣờng thuận lợi để tuổi trẻ Việt Nam phát huy trí tuệ và bộc lộ
tài năng. Tài năng trẻ Việt Nam hiện nay đang khẳng định và hiện diện không chỉ
trong nƣớc mà ở khắp các châu lục, ở ngay cả các nƣớc có môi trƣờng cạnh tranh và
phát triển hàng đầu thế giới nhƣ: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore.v.v... Đến nay, chƣa có cơ quan, tổ chức nào thống kê đƣợc số liệu cụ thể
hoặc chính xác về số lƣợng tài năng trẻ Việt Nam trên các lĩnh vực ở cả trong và
ngoài nƣớc. Song trên thực tế, đội ngũ tài năng trẻ nƣớc ta trong những năm vừa
qua đang phát triển lớn mạnh. Tài năng trẻ Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò
tiên phong của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Nhiều tài năng trẻ đã phát triển, khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực,
đóng góp trí tuệ, tâm huyết và tài năng cho đất nƣớc. Theo thống kê, giai đoạn
2010- 2015, đã có 177 học sinh đạt giải các kỳ thi Olympic quốc tế, kết quả của
năm sau cao hơn năm trƣớc. Kỳ thi Olympic toán học năm 2013, cả 6 thí sinh của
3
Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 3 huy chƣơng vàng, 3 huy chƣơng
bạc, xếp thứ 7/79 đoàn tham gia. Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2014, 2015
cả 5 thí sinh dự thi đều đoạt giải với 6 huy chƣơng vàng, 4 huy chƣơng bạc và lọt
top 10 đoàn thi Olympic Vật lý quốc tế đạt kết quả cao nhất. Đặc biệt, nhiều học
sinh để lại những ấn tƣợng mạnh mẽ về thành tích xuất sắc nhƣ Phạm Tuấn Huy,
Nguyễn Thế Hoàn- hai năm liên tiếp đạt huy chƣơng vàng Olympic Toán quốc tế;
Vũ Thanh Trung Nam - huy chƣơng vàng Olympic Vật lý quốc tế, huy chƣơng
vàng Olympic Vật lý Châu Á; Đỗ Thị Bích Huệ, đạt huy chƣơng vàng và giải Nữ
sinh đạt thành tích cao nhất châu Á và thành tích cao nhất Olympic năm 2014;
Đinh Thị Hƣơng Thảo - huy chƣơng vàng và giải đặc biệt là thí sinh nữ có thành
tích cao nhất Olympic Vật lý quốc tế năm 2015.
Nhiều bạn không chỉ đạt đƣợc học vị cao khi còn rất trẻ mà đã có những
công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc, công bố trên các tạp chí uy tín trên thế
giới nhƣ: Tiến sĩ Lê Anh Vinh, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội là Phó giáo sƣ khi mới 29 tuổi; Tiến sĩ Hồ Khắc Hiếu, Trƣờng Đại học dân
lập Duy Tân là Phó giáo sƣ khi mới 31 tuổi; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lƣu Ly, Đại
học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội là nữ Phó giáo sƣ ở tuổi 32; Tiến sĩ
Phan Minh Liêm, đang nghiên cứu tại Đại học Texas - Viện Anderson, Hoa Kỳ
với nhiều giải thƣởng cho kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực phòng chống ung
thƣ... Hay những nghiên cứu ứng dụng phục vụ cộng đồng đƣợc đánh giá cao nhƣ
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh với
sản phẩm mắt kính thần hỗ trợ di chuyển cho ngƣời khiếm thị.
Nhiều doanh nhân trẻ tài năng đã vƣợt khó, bền bỉ phấn đấu không ngừng để
lãnh đạo doanh nghiệp phát triển, tăng trƣởng, có những đóng góp lớn cho sự phát
triển của địa phƣơng, đất nƣớc. Nhiều công nhân, nông dân trẻ tài năng có nhiều
sáng kiến, giải pháp sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã góp
phần tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm lợi cho doanh
nghiệp, đơn vị hàng tỷ đồng. Nhiều tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật,
thể dục thể thao đã góp phần quan trọng khẳng định tài năng Việt Nam trên các đấu
trƣờng của khu vực và thế giới, tiêu biểu là Thần đồng Tiếng Anh và dịch giả nhỏ
4
tuổi Đỗ Nhật Nam, tài năng trẻ piano Phan Thiên Bạch Anh và Quách Hoàng Nhi,
tay vợt trẻ số một Việt Nam Lý Hoàng Nam, đại kiện tƣớng cờ vua thế giới Lê
Quang Liêm, kình ngƣ trẻ thế giới Nguyễn Thị Ánh Viên... Nhiều tài năng trẻ đã
phát triển thành các tài năng của thế giới, vƣơn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại
nhƣ GS Ngô Bảo Châu - ngƣời Việt Nam đầu tiên đƣợc nhận giải thƣởng Fields của
Hiệp hội Toán học Thế giới năm 2010 khi 38 tuổi.
Bên cạnh các hoạt động tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong thời
gian qua các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí truyền thông đã
tổ chức nhiều hoạt động, sân chơi trí tuệ thực sự hiệu quả và bổ ích; tạo môi trƣờng
để các thanh thiếu nhi bộc lộ tài năng và đã phát hiện đƣợc nhiều tài năng trẻ trên
các lĩnh vực, song còn thiếu vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong công tác chăm lo, tập hợp kết nối, hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng phát triển tài
năng, nhƣ: Nhân Tài Đất Việt, Đƣờng lên đỉnh Olympia, Robocon Việt Nam, Tìm
kiếm Tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Ngƣời mẫu Việt Nam (Vietnam
Next Top Model), Giọng hát Việt (The Voice Viet Nam), Giọng hát Việt Nhí (The
Voice Kids Vietnam), Đấu trƣờng 100, Bƣớc nhảy hoàn vũ, Bƣớc nhảy hoàn vũ nhí,
Tiếng hát Truyền hình (Sao Mai, Sao Mai điểm hẹn), Thách thức danh hài, Ngƣời
dẫn chƣơng trình truyền hình..v.v...
Như vậy có thể khẳng định, tài năng trẻ Việt Nam cũng là lực lượng chính
trong nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng khoa học công nghệ trong
các cơ quan, các doanh nghiệp và học tập, làm việc ở khắp nơi, cả trong nước và
trên toàn thế giới. Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực trẻ tài năng này của đất
nước, rất cần có sự quan tâm, chăm lo tập hợp, kết nối, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng
và phát huy nguồn tài nguyên trí tuệ to lớn này đóng góp cho công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
“Tuổi trẻ là một nguồn tài nguyên, một thứ quặng tự nhiên, nhƣng tài nguyên
tự nhiên đó cần phải đƣợc gìn giữ, nuôi dƣỡng, chăm sóc, phát triển không ngừng
để có “giá trị sử dụng” đối với cuộc sống. Không đƣợc nuôi dƣỡng và khai thác thì
5
tài nguyên tự nhiên vẫn chỉ là tài nguyên tự nhiên mà thôi, chƣa thể có ý nghĩa nhƣ
là một nguồn lực dù đó là nguồn lực con ngƣời” (Đặng Cảnh Khanh, 2011).
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và
rèn luyện; là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lƣợng xung kích cách mạng, là
trƣờng học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh; là lực lƣợng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ
chức thanh niên Việt Nam; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào
việc quản lý nhà nƣớc và xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tập hợp, kết nối đƣợc lực lƣợng đông đảo các tài năng trẻ Việt Nam ở cả
trong và ngoài nƣớc một cách có hệ thống và có tổ chức để phát huy nguồn lực trí
tuệ to lớn này đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nƣớc. Đây là
một nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách trên cả phƣơng diện lý luận cũng
nhƣ thực tiễn đặt ra đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay. Đó chính là lý do Nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài“Phương thức tập
hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phƣơng thức tập hợp tài
năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp tập hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về tài năng trẻ Việt Nam.
- Phân tích cơ sở lý luận về phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ.
- Nghiên cứu thực trạng tập hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong thời gian qua và các yếu tố tác động.
- Đề xuất các giải pháp tập hợp tài năng trẻ Việt Nam của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
6
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Tài năng trẻ trong các lĩnh vực do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát hiện và
tôn vinh.
- Cán bộ đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
các cấp.
- Một số chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, lãnh đạo các cơ quan, tổ
chức có liên quan đến công tác tài năng trẻ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khách thể nghiên cứu: Trong giới hạn về thời gian, khả năng và điều
kiện thực hiện nghiên cứu, Nghiên cứu sinh không đặt tham vọng nghiên cứu tài
năng trẻ trên các lĩnh vực mà giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận án tập trung
vào các tài năng trẻ khoa học công nghệ và các nội dung hoạt động tài năng trẻ của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian qua.
Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu sâu ở 3 địa phƣơng là trung
tâm khoa học công nghệ lớn của đất nƣớc và có nhiều tài năng trẻ về khoa học công
nghệ đang học tập, nghiên cứu và làm việc, đó là: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và
TP Đà Nẵng.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1991 đến
nay, khi Đảng ta xác định trọng tâm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc và hội nhập quốc tế. Đây cũng là giai đoạn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đẩy
mạnh công tác tài năng trẻ và các hoạt động tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học
công nghệ, đặc biệt từ Đại hội Đoàn toàn quốc nhiệm kỳ (2007-2012) cho đến nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận: Luận án vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng, Nhà nƣớc ta về xây dựng và phát triển đội ngũ nhân tài cho đất nƣớc.
7
Các lý thuyết xã hội học: lý thuyết xã hội học tổ chức, lý thuyết mạng lƣới xã hội,
lý thuyết xã hội hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu phổ biến trong nghiên cứu xã hội học: phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân
tích tài liệu; phƣơng pháp định lƣợng bằng điều tra bảng hỏi; phƣơng pháp định tính
bằng phỏng vấn sâu.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
4.3.1. Câu hỏi nghiên cứu: Phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ Việt Nam của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay nhƣ thế nào? Những yếu tố nào có ảnh hƣởng
đến hiệu quả tập hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay?
4.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
* Giả thuyết 1: Các hoạt động tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
mới tập trung vào các hoạt động phát hiện, tôn vinh, tập hợp, kết nối và hỗ trợ tài
năng trẻ là chủ yếu, chƣa có những hoạt động phát huy, trọng dụng và sử dụng tài
năng trẻ sau khi đƣợc phát hiện, tôn vinh. Cơ chế phát hiện tài năng trẻ của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh hiện nay cũng chủ yếu tập trung trong khu vực nhà nƣớc, còn
khu vực ngoài nhà nƣớc chƣa đƣợc quan tâm.
* Giả thuyết 2: Phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ qua mô hình hoạt động của
các Hội, CLB tài năng trẻ Việt Nam trên các lĩnh vực còn rời rạc, riêng lẻ tùy theo
mục đích yêu cầu của mỗi ngành, địa phƣơng, cơ quan, đơn vị. Chƣa có sự kết nối
các Hội, CLB tài năng trẻ với nhau một cách có hệ thống từ trung ƣơng tới địa
phƣơng để hỗ trợ và phát huy các tài năng trẻ Việt Nam.
* Giả thuyết 3: Mô hình tổ chức chuyên trách tài năng trẻ còn nhiều bất cập
và cũng chủ yếu dừng lại trong phạm vi của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
chƣa có mô hình bộ máy chuyên trách tài năng trẻ với tƣ cách là một đơn vị có
chức năng chịu trách nhiệm về công tác tài năng trẻ của quốc gia ở mỗi cấp và có hệ
thống từ trung ƣơng tới địa phƣơng.
* Giả thuyết 4: Các chủ trƣơng, chính sách; sự quan tâm của cấp ủy, chính
quyền các cấp; chất lƣợng cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ các cấp có
ảnh hƣởng đến hiệu quả các phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ hiện nay.
8
4.3.3. Khung lý thuyết
a) Xác định hệ thống chỉ báo
* Biến số phụ thuộc: Phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh.
Từ biến số phụ thuộc chính có thể triển khai thành các biến số phụ thuộc cụ
thể hơn nhƣ sau:
- Phân loại theo nội dung hoạt động:
+ Các hoạt động phát hiện tài năng trẻ
+ Các hoạt động tôn vinh tài năng trẻ
+ Các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng tài năng trẻ
+ Các hoạt động hỗ trợ tài năng trẻ
+ Các hoạt động phát huy, sử dụng tài năng trẻ
- Phân loại theo mô hình tổ chức:
+ Hệ thống bộ máy chuyên trách công tác tài năng trẻ các cấp.
+ Hệ thống các Hội, CLB tài năng trẻ các cấp
* Biến số độc lập
- Các chủ trƣơng, chính sách về tài năng trẻ
- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp
- Chất lƣợng cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ.
9
b) Mối liên hệ giữa các biến số độc lập và biến phụ thuộc
Chú thích:
: Để chỉ chiều tác động của các tác nhân đối với phương thức tập hợp tài năng trẻ
: Để chỉ chiều ảnh hưởng đến việc đưa ra các giải pháp tập hợp tài năng trẻ
1. Các chủ
trƣơng, chính
sách
2. Cấp ủy, chính
quyền các cấp
3. Cán bộ Đoàn
phụ trách tài
năng trẻ
1. Phân loại theo nội dung
hoạt động:
+ Các hoạt động phát hiện
tài năng trẻ
+ Các hoạt động tôn vinh
tài năng trẻ
+ Các hoạt động đào tạo,
bồi dƣỡng tài năng trẻ
+ Các hoạt động hỗ trợ tài
năng trẻ
+ Các hoạt động phát huy,
sử dụng tài năng trẻ
2. Phân loại theo mô hình
tổ chức:
+ Hệ thống bộ máy chuyên
trách công tác tài năng trẻ
các cấp.
+ Hệ thống các Hội, CLB
tài năng trẻ các cấp
Phƣơng thức
tập hợp
tài năng trẻ
của Đoàn
Thanh niên
cộng sản
Hồ Chí Minh
10
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp mới về lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu xã hội học đầu tiên ở Việt Nam về vấn đề
phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ trên cơ sở vận dụng kết hợp cả phƣơng pháp định
tính, định lƣợng và các lý thuyết xã hội học vào luận giải những vấn đề về tập hợp
tài năng trẻ Việt Nam. Luận án đã nhận diện bƣớc đầu mối quan hệ giữa các yếu tố
về chính sách, tổ chức và năng lực cán bộ với hình thức và chất lƣợng công tác tập
hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.
Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về xã hội học tổ chức, xã hội học
thanh niên, mà cụ thể là về vấn đề phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ Việt Nam. Đây
là những chuyên ngành còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, góp phần bổ
sung kiến thức cho nghiên cứu xã hội học tổ chức, xã hội học thanh niên nói chung
và các nghiên cứu về tài năng trẻ ở Việt Nam nói riêng.
5.2. Đóng góp mới về thực tiễn
Luận án cung cấp nhiều thông tin có giá trị liên quan đến những thách thức
và bài học kinh nghiệm trong công tác tài năng trẻ ở Việt Nam hiện nay. Đó là cơ sở
khoa học cho các cấp, các ngành, các địa phƣơng và trực tiếp là Trung ƣơng Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, các Tỉnh, thành đoàn, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cụ thể
hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc trong công tác xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực trẻ tài năng quốc gia.
Luận án tổng quan đƣợc bức tranh về công tác tài năng trẻ của một số quốc
gia phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới; nhận diện đƣợc thực trạng
công tác tập hợp tài năng trẻ ở Việt...
Mỹ), thăng chức, trợ cấp nhà ở, thậm chí là giao tặng căn hộ. Một số đại học
hàng đầu còn xây nhà ở cho các học giả thuê hoặc mua với giá ƣu đãi (Khánh
Minh, 2014).
25
1.4.2. Công tác tài năng trẻ của Nhật Bản
Nhật Bản là nƣớc bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế
kiệt quệ cộng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và hầu nhƣ không có tài nguyên,
khoáng sản. Song nhờ chiến lƣợc đúng đắn là đầu tƣ vào phát triển khoa học công
nghệ và nguồn nhân lực tài năng, đến nay Nhật Bản không những là nƣớc có tiềm
lực kinh tế lớn mà còn có tiềm lực khoa học công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.
* Về phát hiện và tuyển chọn: Nhật Bản không có chính sách phân luồng học
sinh lớp chuyên, lớp chọn từ bậc học phổ thông mà chỉ lựa chọn những học sinh
giỏi, xuất sắc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và sát hạch qua một kỳ thi
nghiêm ngặt để vào học các trƣờng đại học uy tín của Nhật Bản. Nhật Bản đặc biệt
chú trọng chiến lƣợc phát triển tài năng trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý. Những sinh
viên loại giỏi ở các trƣờng đại học có uy tín ở Nhật Bản sẽ đƣợc lựa chọn để bồi
dƣỡng trở thành những ngƣời lãnh đạo trong bộ máy nhà nƣớc của Nhật bản sau
này. Hàng năm Viện Nhân sự Nhật Bản, cơ quan nhà nƣớc độc lập với các bộ tổ
chức 3 kỳ thi. Kỳ thi tuyển chọn công chức loại I (cấp cao) và các kỳ thi tuyển chọn
công chức loại II và loại III (cấp thấp). Những ngƣời trúng tuyển kỳ thi loại I sẽ
đƣợc đào tạo để trở thành cán bộ lãnh đạo trong tƣơng lai. Còn những ngƣời trúng
tuyển các kỳ thi loại II, loại III sẽ làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ cụ thể.
Kỳ thi tuyển loại I đƣợc mở hàng năm, mỗi năm tuyển khoảng 1.000 cán bộ loại
này, nhƣng số ngƣời dự thi gấp hơn 50 lần. Số ngƣời thi thƣờng là các sinh viên ƣu
tú của các trƣờng đại học lớn và trong suốt quá trình học tập, thành tích phải đạt loại
xuất sắc. Theo thống kê thì có tới một nửa số ngƣời thi trúng tuyển vào kỳ thi loại I
đều là sinh viên ƣu tú của đại học Tokyo, hầu hết là các sinh viên khoa luật và khoa
kinh tế. Trong số trên 1.000 cán bộ mới đƣợc tuyển chọn mỗi năm có khoảng một
nửa là công chức hành chính, số còn lại là công chức chuyên môn kỹ thuật. Sau khi
đỗ kỳ thi loại I, các quan chức tƣơng lai đƣợc quyền chọn nơi làm việc (Trần Văn
Ngợi, 2015).
* Về đào tạo và bồi dưỡng: Mặc dù Nhật Bản không có hệ thống các trƣờng,
các lớp năng khiếu để đào tạo, bồi dƣỡng tài năng từ nhỏ. Song, để thực hiện hiệu
26
quả công tác đào tạo và bồi dƣỡng tài năng, Nhật Bản lại rất sớm chú trọng xây
dựng một nền giáo dục theo chuẩn mực hiện đại, cƣờng độ học của học sinh là rất
cao, tập trung rất nhiều cho học sinh giai đoạn học trung học, nên chất lƣợng của
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở Nhật Bản đứng vào bậc nhất thế giới,
đồng thời với việc phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao là
việc bồi dƣỡng nhân tài, nhất là nhân tài về quản lý (Nguyễn Đắc Hƣng, 2007). Hệ
thống sau trung học ở Nhật Bản gồm các trƣờng đại học tổng hợp, cao đẳng, cao
đẳng công nghệ cũng nhƣ trƣờng đào tạo chuyên ngành có nhiệm vụ trực tiếp đào
tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Trƣờng cao đẳng công nghệ và đào tạo chuyên
ngành nhận đầu vào là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Các cơ sở giáo dục sau
trung học phải tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục về tiêu chuẩn thành lập
trƣờng cao đẳng, cao đẳng công nghệ, đại học. Bên cạnh đó, nhằm huy động các
nguồn lực từ xã hội cho công tác đào tạo nhân lực, Chính phủ Nhật khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành hệ thống giáo dục đào tạo nghề trong các
công ty, doanh nghiệp. Là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, song Nhật Bản
rất coi trọng việc tiếp thu các kinh nghiệm, thành tựu về đào tạo nguồn nhân lực của
các quốc gia phát triển khác, nhƣ việc cử ngƣời đi học tập ở nƣớc ngoài đƣợc Chính
phủ Nhật Bản chú trọng, khuyến khích bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau: sử
dụng kinh phí của Nhà nƣớc, của ngƣời đi học, của chủ sử dụng lao động, đối tác
nƣớc ngoài khác... (Trịnh Minh Thắng, 2014).
Đối với các sinh viên ƣu tú đƣợc trúng tuyển sau kỳ thi loại I sẽ đƣợc tuyển
chọn vào các bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và đƣợc chú trọng đào tạo theo hai
giai đoạn: Đào tạo để có kinh nghiệm làm việc thông qua nhiều cơ quan khác nhau
trong bộ và ngoài bộ, tiếp theo là tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng ở nhiều cấp
khác nhau. Mỗi năm có nhiều khóa bồi dƣỡng, mỗi khóa kéo dài 4-5 tuần, nhằm cập
nhật các kiến thức về hành chính, kinh tế chính trị Nhật Bản và thế giới. Ngoài ra ở
các cấp trƣởng phòng, hàng năm có những lớp bồi dƣỡng do Viện Nhân sự tổ chức
để giúp nắm bắt đƣợc những vấn đề mới trong quản lý, xu hƣớng phát triển kinh tế,
27
chính trị và giúp cán bộ có dịp đặt quan hệ với nhau, tạo điều kiện hợp tác giữa bộ
này với bộ khác (Trần Văn Ngợi, 2015).
* Về sử dụng và đãi ngộ: Nhật Bản rất chú trọng đến chính sách sử dụng
nguồn nhân lực trên cơ sở năng lực thực tế (chất lƣợng và hiệu quả công việc)
nguyên tắc đối xử công bằng (tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng chức..) và những điều
này đƣợc quy định rõ trong Luật Dịch vụ công quốc gia. Chế độ lƣơng công chức
của Nhật Bản đƣợc nâng lƣơng mỗi năm căn cứ theo chi phí sinh hoạt thực tế, bậc
lƣơng căn cứ vào chức trách nhiệm vụ của công chức. Đối với lao động trí thức, tài
năng, Nhật Bản trả lƣơng rất cao và có chế độ khen thƣởng xứng đáng để động
viên. “Trong quá trình sử dụng, các nhà quản lý luôn tìm cách động viên khuyến
khích những ngƣời dƣới quyền tích cực làm việc và phát huy hết tài năng sáng tạo
của mình, đồng thời cũng rất nghiêm khắc với các hành vi gian lận, dối trá”
(Nguyễn Đắc Hƣng, 2007).
* Về thu hút nhân tài: Nhằm cạnh tranh thu hút nhân lực tài năng với các
quốc gia khác.“Nhật Bản tăng cƣờng số học bổng để thu hút cán bộ trẻ có triển
vọng sang đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và có chính sách ƣu đãi về lƣơng và điều kiện làm
việc để thu hút số này sau khi đào tạo ở lại Nhật Bản làm việc” (Nguyễn Đắc Hƣng,
2007: 152). Chính nhờ những chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực tài
năng đó mà Nhật Bản rất thành công, đƣa Nhật Bản từ một nƣớc lạc hậu, thiếu tài
nguyên trở thành cƣờng quốc đứng hàng đầu thế giới nhƣ hiện nay.
1.4.3. Công tác tài năng trẻ của Hàn Quốc
Những năm 1960, Hàn Quốc vẫn còn là một đất nƣớc nghèo khổ. Cũng
giống nhƣ Nhật Bản, là một quốc gia không giàu về tài nguyên, Hàn Quốc sớm xác
định việc phát triển nguồn tài nguyên trí tuệ chính là yếu tố quyết định sự tăng
trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Sau 40 năm, vào những năm cuối của thế kỷ 20, Hàn
Quốc đã vƣơn lên thần kỳ, trở thành con rồng của châu Ávà là một nƣớc phát triển
sánh ngang với các nƣớc phát triển của châu Âu và mục tiêu đến năm 2020 trở
thành nƣớc có nền kinh tế tri thức hàng đầu thế giới.
28
* Về phát hiện và tuyển chọn: Cũng giống nhƣ các quốc gia phát triển khác,
Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lƣợc phát triển giáo dục, coi phát triển giáo
dục là điều kiện sống còn để phát triển đất nƣớc. Song song với phát triển giáo dục
đại trà, Hàn quốc đặc biệt coi trọng giáo dục để phát hiện, đào tạo nhân tài trong
những lĩnh vực xác định là mũi nhọn của đất nƣớc ngay từ khi còn là học sinh.
“Hàn Quốc quan niệm trẻ em năng khiếu là một bộ phận không thể tách rời tổng thể
tài nguyên và trí tuệ đƣợc coi là một loại tài nguyên quý nhất của một dân tộc, là tài
sản quý nhất trong tƣơng lai”. “Họ cho rằng giáo dục năng khiếu, tài năng là một
chiến lƣợc phát triển cơ bản phải đƣợc coi là ƣu tiên số một so với bất kỳ ngành
phát triển nào” (Nguyễn Đắc Hƣng, 2007: 156). Hàn Quốc đã xây dựng chiến lƣợc
cụ thể để phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu.
* Về đào tạo và bồi dưỡng: Chính phủ Hàn Quốc coi đào tạo nhân lực là
nhiệm vụ ƣu tiên trong giáo dục để đảm bảo có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa. Giáo dục đƣợc thực hiện song hành với tiến trình công nghiệp
hóa. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, vào những năm 60 đến những năm
70 của thế kỷ XX, Hàn Quốc tập trung vào phát triển công nghiệp nhẹ và điện tử,
Hàn Quốc đã tập trung hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển giáo dục
trung học cơ sở, khuyến khích trung học nghề và kỹ thuật, hạn chế chỉ tiêu giáo dục
đại học. Sang những năm 80, khi chuyển từ sản xuất công nghệ trung bình sang
công nghệ cao, giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật đƣợc coi trọng ngay từ cấp trung
học. Hàn Quốc tập trung mở rộng quy mô giáo dục phổ thông, đẩy mạnh đào tạo
nghề, nới rộng chỉ tiêu nhập đại học theo hƣớng phát triển các trƣờng cao đẳng nghề
và kỹ thuật, chƣơng trình giáo dục phổ thông, tính thực hành đƣợc coi trọng hơn
tính hàn lâm. Các trình độ từ dạy nghề đến trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học
đƣợc thƣờng xuyên điều chỉnh về quy mô và chất lƣợng cho phù hợp với đòi hỏi về
nguồn nhân lực của tiến tình công nghiệp hóa. Hiện nay, Hàn Quốc có tỷ lệ dân số
tốt nghiệp đại học cao so với các nƣớc trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
khác. Những năm 2000, Hàn Quốc có 70% vào trung học phổ thông và 30% vào
trung học nghề, tỷ lệ học đại học của dân số Hàn Quốc là 78% (Trịnh Xuân Thắng,
29
2014). Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã phát động một chƣơng trình đặc
biệt từ năm 1998-2000 tại 15 trƣờng đại học trên cả nƣớc với năm môn thi là:
toán, lý, hóa, sinh và tin học; tổ chức cho sinh viên tham gia các kỳ Olympic
quốc tế nhằm tìm kiếm và phát hiện 2.200 sinh viên tài năng mỗi năm (Nguyễn
Đắc Hƣng, 2007).
* Về sử dụng và đãi ngộ: Chính phủ Hàn Quốc có những chính sách đãi ngộ
rất thỏa đáng với đội ngũ trí thức tài năng. “Lƣơng của các nhà khoa học không theo
thang bậc lƣơng chung mà đƣợc trả theo kết quả công việc. Đối với trí thức trẻ, Hàn
Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ về kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ, cải thiện
điều kiện sinh hoạt bằng cách cho vay tiền với lãi suất ƣu đãi để mua nhà, mua ô tô,
tạo điều kiện làm việc và nghiên cứu khoa học, đƣợc giao lƣu trao đổi khoa học
với các nƣớc trên thế giới”, “chính phủ có những chính sách đặc biệt với các nhà
khoa học tài giỏi, dành đầu tƣ tốt nhất cho những nhà khoa học đƣợc lựa chọn là
xuất sắc nhất của đất nƣớc và cho họ toàn quyền sử dụng ngân sách khoa học dành
cho họ. Chính phủ có kế hoạch bồi dƣỡng 10 nhà khoa học xuất sắc nhất để thực
hiện mục tiêu đạt giải thƣởng Nobel về khoa học trƣớc năm 2020” (Nguyễn Đắc
Hƣng, 2007).
* Về thu hút nhân tài: Nhằm thu hút tài năng từ nƣớc ngoài và hạn chế chảy
máu chất xám mà Hàn Quốc đã từng phải đối mặt giữa thập kỷ 1960 đến những
năm 1980. Năm 1990, Hàn Quốc có chính sách tài trợ học bổng cho sinh viên
ngƣớc ngoài đến Hàn Quốc học tập, nghiên cứu và làm việc ở Hàn Quốc. Hàn Quốc
cấp đƣa ra chính sách cấp “thẻ vàng” cho các nhà khoa học trẻ là ngƣời nƣớc ngoài
vào làm việc tại Hàn Quốc bằng nhiều chính ƣu đãi nhƣ trả lƣơng cao, hỗ trợ
phƣơng tiện đi lại, nhà ở(Nguyễn Đắc Hƣng, 2007). Từ chính sách thu hút nhân
tài nhƣ trên, Hàn Quốc đã tạo ra một lực lƣợng đông đảo cán bộ khoa học giỏi, tài
năng và tâm huyết trên nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, đƣa Hàn Quốc trở
thành một trong những con rồng châu Á và là đối thủ cạnh tranh với các nƣớc phát
triển hàng đầu trên thế giới.
30
1.4.4. Công tác tài năng trẻ của Mỹ
Những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Mỹ đã trở thành một cƣờng quốc số một về
tiềm lực kinh tế, quân sự và chính trị trên thế giới. Để thực hiện đƣợc điều này, Mỹ
đã xác định trọng tâm của mọi chiến lƣợc là phát triển nguồn nhân lực tài năng. Do
đó, Mỹ đã triển khai đồng bộ các chính sách phát hiện, đào tạo, đãi ngộ, sử dụng và
thu hút nhân tài trên toàn thế giới về làm việc cho nƣớc Mỹ.
* Về phát hiện và tuyển chọn: Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Mỹ đã
quan tâm tới việc phát hiện trẻ em năng khiếu bằng cách sử dụng bộ trắc nghiệm để
đo chỉ số phát triển trí tuệ (IQ) của học sinh. Đến bậc học phổ thông, việc phát hiện,
tuyển chọn các học sinh năng khiếu thông qua các hình thức: biểu diễn, thi đấu, thi
viết, thi diễn thuyết đƣợc tổ chức hàng năm, qua đó lựa chọn những em có năng
khiếu để có những hình thức giáo dục cho phù hợp. Để có thêm các nguồn thông tin
từ xã hội đối với việc phát hiện các tài năng, Chính phủ Mỹ đã thành lập các trung
tâm trƣng cầu ý kiến để tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao và thực hiện tổ
chức thi cử rất nghiêm ngặt và tuyệt đối loại trừ các hành vi gian lận (Nguyễn Đắc
Hƣng, 2007). Đặc biệt, phƣơng pháp tuyển chọn quan chức của Mỹ là tuyển
chọn thông qua các cuộc thi tuyển công khai, dân chủ và tạo môi trƣờng cạnh
tranh để lựa chọn đƣợc ngƣời thật sự tài năng mà không phân biệt thành phần
xuất thân, giới tính, tín ngƣỡng hay đảng phái chính trị.
* Về đào tạo và bồi dưỡng: Mỹ đặc biệt coi trọng giáo dục đại học trong
công tác đào tạo và bồi dƣỡng phát triển nhân tài. Việc đào tạo và bồi dƣỡng nhân
tài "Ở Mỹ đƣợc thực hiện một cách có hệ thống và đƣợc luật hóa, đó chính là một
trong những nguyên nhân tạo cho nƣớc Mỹ có nhiều nhân tài” (Nguyễn Đắc Hƣng
và Phan Xuân Dũng 2004). Năm 1958, sau khi Liên Xô lần đầu tiên phóng thành
công vệ tinh nhân tạo, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Giáo dục Quốc phòng về hỗ
trợ ngân sách nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh đào tạo sinh viên các ngành nghiên cứu cơ
bản, phát hiện và phát triển nhân tài, trong đó có khẳng định: “Không một sinh
viên tài năng nào phải từ chối tiếp nhận học vấn đại học chỉ vì thiếu tiền cho việc
chi phí học tập”. Đến năm 1972, Mỹ thông qua Luật giáo dục đại học để phát
31
triển lực lƣợng lao động trình độ cao và phát triển nhân tài cho nƣớc Mỹ
(Nguyễn Đắc Hƣng, 2007).
Với hơn 4.200 trƣờng đại học, cao đẳng, Mỹ đảm bảo cho mọi ngƣời dân có
nhu cầu đều có thể tham gia vào các chƣơng trình đào tạo cao đẳng, đại học và hiện
ở Mỹ có khoảng 78% dân số tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trƣờng là rất khốc
liệt. Nếu sinh viên vào đƣợc các trƣờng đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có
việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Cùng với việc đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho đào
tạo nhân lực thì Mỹ còn huy động đƣợc nhiều nguồn lực khác từ trong xã hội. Các
công ty ở Mỹ cũng rất chú ý phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân công. Năm
1992, chi phí đào tạo nhân công ở các công ty là 210 tỷ USD; năm 1995 chi phí đó
lên tới 600 tỷ USD, năm 2000 là trên 800 tỷ USD và đến nay lên tới gần 1.000 tỷ
USD (Trịnh Xuân Thắng, 2014). Chính nhờ những chính sách phát triển giáo dục
mà nƣớc Mỹ ngày nay có một hệ thống giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến hàng
đầu thế giới và đào tạo đƣợc rất nhiều nhân tài cho nƣớc Mỹ và thế giới. Phần lớn
các nhà khoa học đạt giải thƣởng Nobel về khoa học trong những thập niên gần đây
đều tập trung ở Mỹ.
* Về thu hút và trọng dụng nhân tài: Để giữ vị trí siêu cƣờng về kinh tế, khoa
học và công nghệ, Mỹ luôn xác định rõ phƣơng châm “nguồn nhân lực là trung tâm
của mọi sự phát triển” và tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài.
Tính riêng tại Mỹ trong những năm 1960 đã thu hút khoảng 15.000 bác sĩ, 13.000
kỹ sƣ, 5.500 nhà khoa học tự nhiên đến từ các quốc gia Châu Á, Châu Phi, Mỹ
Latinh. Năm 1998, với việc thông qua Luật về sức cạnh tranh của Mỹ thực chất là
chiếm đoạt nhân tài trên thế giới, nhất là nhân tài ở các nƣớc đang phát triển. Mỹ đã
thực hiện chính sách cấp học bổng cho lƣu học sinh đến học và trả lƣơng cộng với
tiền thƣởng cao để thu hút nhân tài trên toàn thế giới đến Mỹ học tập và nghiên cứu.
Trong 10 năm từ 1991-2000, bình quân mỗi năm Mỹ cấp bằng Tiến sĩ cho khoảng
26.000 ngƣời, trong đó ngƣời Mỹ chiếm 59%, còn 41% là đến từ các nƣớc khác
(Nguyễn Đắc Hƣng, 2007: 138-140).
32
1.4.5. Công tác tài năng trẻ của Đức
Có thể nói, Đức là một quốc gia có truyền thống sản sinh ra nhiều nhà
khoa học tài năng bậc nhất thế giới trên nhiều lĩnh vực trong lịch sử phát triển
của nhân loại. Để có đƣợc nhƣ vậy, nhà nƣớc Đức trong quá khứ cũng nhƣ hiện
tại, dù ở giai đoạn phát triển nào cũng luôn đặc biệt chú trọng phát triển nền giáo
dục hiện đại, quan tâm xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên trí tuệ tài năng
để chăm lo xây dựng đất nƣớc.
* Về phát hiện và tuyển chọn: Ở Đức, phát triển giáo dục và đào tạo đƣợc
xác định là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và sự thịnh vƣợng của
Quốc gia. Theo quan điểm của Đức, “chỉ có những ngƣời đƣợc giáo dục và đào
tạo tốt mới đƣa nƣớc Đức vào vị trí hàng đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu và
đồng thời tự mình tham gia một cách tốt nhất vào sự phát triển đó. Giáo dục và
Đào tạo là chìa khóa cho tƣơng lai của sự phát triển kinh tế và xã hội của đất
nƣớc” (Trịnh Xuân Thắng, 2014). Nƣớc Đức đã xác định vai trò của giáo dục đại
học và sử dụng hệ thống giáo dục đại học nhƣ là một thể chế tạo ra những thế hệ
tự phát triển tài năng. Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục khoa học tại các
trƣờng đại học, tổng ngân sách đầu tƣ cho giáo dục của Đức hàng năm là 5%
GDP, trong đó giáo dục đại học cao đẳng chiếm 24%. Hiện tại Đức có khoảng
320 trƣờng đại học, cao đẳng và thu hút hơn 2 triệu sinh viên. Chính phủ Đức từ
trƣớc đến nay đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc tuyển chọn nhân
sự cho các trƣờng đại học. Chính phủ có thể can thiệp nếu thấy cần thiết trong
một số trƣờng hợp nhằm đảm bảo tính trung thực, phát huy và nuôi dƣỡng tài
năng trẻ cho đất nƣớc (Trần Văn Ngợi, 2015).
* Về đào tạo và bồi dưỡng: Công tác đào tạo và bồi dƣỡng tài năng trẻ ở Đức
đƣợc triển khai thực hiện rất bài bản và phân luồng học sinh ngay từ cấp trung học
cơ sở. Các nội dung, chƣơng trình học tập ở cấp trung học cơ sở đã đƣợc thiết kế để
trang bị cho học sinh đủ trình độ đáp ứng các yêu cầu của trung học phổ thông. Học
sinh tốt nghiệp các loại trƣờng trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học lên theo các luồng
ƣu tiên trung học phổ thông, trung học nghề (giáo dục phổ thông kết hợp với giáo
33
dục nghề nghiệp) và giáo dục nghề nghiệp là chủ yếu. Sự gắn kết giữa đào tạo nhân
lực với phát triển kinh tế, nhu cầu của thị trƣờng lao động ở Đức cũng rất chặt chẽ.
Nhu cầu lao động của các công ty đƣợc đáp ứng một cách phù hợp thông qua việc
ký hợp đồng đào tạo, bồi dƣỡng nghề với học sinh, ngƣời lao động (Trịnh Xuân
Thắng, 2014). Đội ngũ giảng viên đại học hơn 110 nghìn ngƣời, trong đó có 40
nghìn ngƣời là giáo sƣ. Những nhà khoa học lớn đều là những ngƣời thầy của các
thế hệ trẻ tài năng. Sinh viên đƣợc tự do học, tự do chọn trƣờng, tự do lựa chọn giáo
sƣ, ngành học, cách học và thời gian học, đƣợc đối xử nhƣ một ngƣời trƣởng thành,
độc lập, tự do và có trách nhiệm với công việc của mình (Trần Văn Ngợi, 2015).
* Về thu hút và trọng dụng nhân tài: Chính sách thu hút và trọng dụng nhân
tài của Đức đến chính từ việc Chính phủ nƣớc này đã chủ động tạo ra một hệ thống
đào tạo và bồi dƣỡng những ngƣời tài năng ngay từ trong các trƣờng đại học. Thứ
nhất, sự thống nhất giữa giáo dục và đào tạo với nghiên cứu khoa học khi những
nhà khoa học lớn đều tham gia vào việc giảng dạy và bồi dƣỡng cho các thế hệ trẻ
tài năng. Thứ hai, các sinh viên đƣợc lựa chọn tự do về trƣờng, các giảng viên,
ngành học, cách học và thời gian học. Ngoài ra, Đức còn có chính sách thu hút
ngƣời tài cũng nhƣ những ngƣời có trình độ cao tới từ khắp nơi trên thế giới. Năm
2012, nƣớc Đức đã giới thiệu một chƣơng trình dạy nghề tại 6 quốc gia châu Âu là
Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Italy, Slovakia và Latvia. Những ngƣời trẻ tuổi
tại các quốc gia này sẽ đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học và nhận vào làm việc tại
các công ty và doanh nghiệp của Đức ngay trong thời gian đào tạo để tích lũy kinh
nghiệm và có khả năng đƣợc tuyển dụng chính thức ngay sau khi chƣơng trình đào
tạo kết thúc (Ninh Nhật, 2015).
1.4.6. Công tác tài năng trẻ của Singapore
Singapore có diện tích nhỏ hơn Hà Nội và nhiều thành phố khác của các
nƣớc trong khu vực, dân số cũng chỉ hơn 5 triệu ngƣời (kể cả dân nhập cƣ, du học).
Cũng giống với Nhật Bản là nƣớc không thuận lợi và giàu có về tài nguyên, khoáng
sản, thậm chí nƣớc ngọt, đất, cát, sỏi cũng phải mua từ nƣớc ngoài về để làm
nguyên vật liệu xây dựng. Họ chỉ có tài sản duy nhất đó là con ngƣời, vì vậy họ đặc
34
biệt coi trọng nhân lực, nhân tài. Singapore sớm nhận thức con ngƣời là nhân tố tạo
dựng thế giới, là yếu tố quyết định mọi thành bại. Nói nhƣ Thủ tƣớng Singapore Lý
Quang Diệu“Ai chiến thắng trong chiến lược về con người sẽ chiến thắng trong
chiến lược về kinh tế” và Singapore là một trong những quốc gia có chiến lƣợc đầu
tƣ và thu hút nguồn nhân lực tài năng bài bản bậc nhất thế giới. Đến nay Singapore
đã trở thành một trong những quốc gia phát triển có tiềm lực kinh tế, nền tảng khoa
học công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.
* Về phát hiện và tuyển chọn: Singapore đặc biệt chú trọng phát hiện và
tuyển dụng các sinh viên tài năng nƣớc ngoài thông qua kênh giáo dục. Hiện tại,
Singapore có 35.000 sinh viên nƣớc ngoài theo học tại các trƣờng đại học ở đây. Tại
các trƣờng nhƣ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Đại học Kỹ thuật Nanyang, Đại
học Quản lý Singapore, số sinh viên nƣớc ngoài chiếm 20%. Sinh viên nƣớc ngoài
theo học dƣới dạng vay tiền của Chính phủ Singapore và đổi lại sau khi tốt nghiệp
các sinh viên này có nghĩa vụ làm việc cho một công ty của Singapore (tại
Singapore hoặc bất kỳ nƣớc nào khác) trong thời gian tối thiểu ba năm để trả nợ.
Với cách làm này, Chính phủ Singapore luôn có nguồn lao động chất lƣợng cao
đƣợc bổ sung hằng năm để làm việc cho các công ty Singapore. Các trƣờng đại học
của Singapore bù lại cũng có điều kiện và động lực để đầu tƣ hiện đại hóa trƣờng
học theo chuẩn quốc tế và nhu cầu của thị trƣờng lao động.
* Về đào tạo và bồi dưỡng: Singapore có chính sách đầu tƣ giáo dục rất bài
bản và thực hiện phân luồng học sinh sớm từ tiểu học nên Singapore có đội ngũ lao
động cấp cao hàng đầu thế giới, những ngƣời này tạo ra năng suất vô cùng lớn,
thành thạo về chuyên môn, kỹ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhƣng để có
đƣợc điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tƣ vào việc đào tạo cả một thế hệ
thông qua con đƣờng giáo dục. Singapore xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu
thu hút du học sinh nƣớc ngoài. Sinh viên nƣớc ngoài đến học tập
tại Singapore đƣợc vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và
học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân "ngoại" này phải
cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ.
35
Chỉnh phủ đã dành một khoản đầu tƣ lớn để phát triển giáo dục và đào tạo, từ 3%
GDP lên 5% trong thập niên đầu của thế kỷ XI, hiện nay đầu tƣ cho giáo dục và đào
tạo chiếm khoảng 10% GDP của Singapore (Trịnh Xuân Thắng, 2015). Chiến lƣợc
giáo dục của Singapore một mặt vừa đáp ứng những thay đổi của điều kiện kinh tế
toàn cầu, vừa là công cụ xây dựng và duy trì bản sắc văn hóa quốc gia, đó là chƣơng
trình song ngữ áp dụng trên toàn cầu. Các trƣờng đều đào tạo bằng tiếng Anh và
một trong 3 tiếng mẹ đẻ đại diện cho 3 dân tộc lớn là tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và
tiếng Tamil.
* Về sử dụng và đãi ngộ: Chính sách đãi ngộ của Singapore đƣợc quy định
rõ ràng. Mức lƣơng của lao động bình thƣờng ở Singapore chỉ khoảng 2.000
USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Còn với lao động ngƣời nƣớc ngoài có kỹ năng,
tay nghề, ngoài việc đƣợc hƣởng lƣơng theo mức của các nhân tài, họ còn đƣợc
phép đƣa ngƣời thân sang sống cùng. Họ đƣợc cấp giấy phép định cƣ và nhập tịch
lâu dài tại Singapore chỉ trong vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch rất nhanh mà bất cứ
ngƣời nhập cƣ nào cũng mong muốn. Mặc dù, trả lƣơng cao là biện pháp không chỉ
có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn
một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. Các Bộ trƣởng Singapore có mức
lƣơng cao hơn tất cả các Bộ trƣởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh, đã tạo
ra sự yên tâm cho lãnh đạo và một phần muốn hạn chế nạn tham nhũng, minh bạch
hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trƣởng dành hết tâm sức cho việc quản
lý hoạch định chính sách. Ở Mỹ, lƣơng của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh,
lƣơng của Thủ tƣớng là 368.655 USD, lƣơng của các Bộ trƣởng trong khoảng
196.000-268.000 USD. Trong khi đó, lƣơng của Thủ tƣớng Lý Hiển Long là 2,05
triệu USD/năm. Hiện tại, mức lƣơng của Thủ tƣớng và các Bộ trƣởng vẫn có khả
năng tăng cao hơn con số 1,26 triệu USD (Hà Minh, 2008).
* Về thu hút và trọng dụng nhân tài: Singapore đƣợc đánh giá là một trong
những quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nƣớc ngoài bài bản nhất thế giới. Cựu
Thủ tƣớng Lý Quang Diệu ngay khi mới lên cầm quyền đã xác định rõ nhân tài là
yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Năm
36
1998, Singapore thành lập ủy ban tuyển dụng tài năng Singapore. Chính phủ
Singapore tuyển chọn ngƣời có tài năng dựa trên năng lực, khả năng đóng góp chứ
không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của ngƣời nhập cƣ.
Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài
nƣớc ngoài đã trở thành chiến lƣợc ƣu tiên hàng đầu của Singapore. Singapore chào
đón tất cả những ai có thể đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nƣớc
Singapore bằng việc đã hoạch định chính sách sử dụng ngƣời nhập cƣ (hay còn gọi
là chính sách tuyển mộ nhân tài nƣớc ngoài). Đặc biệt có chính sách đột phá là chào
đón nhân tài nƣớc ngoài vào làm việc trong bộ máy nhà nƣớc của Singapore. Chính
sách và đƣờng lối táo bạo nhƣ vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong
con số thống kê nhân khẩu học. Trong số 5,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là
ngƣời nƣớc ngoài. Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 ngƣời bản
địa (Đăng Tuyên, 2015). Do vậy, không phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign
Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới và là "trung tâm thu
hút nhân tài" của thế giới.
Tiểu kết Chƣơng 1:
Có thể nhận thấy, cùng với sự chuyển biến và thay đổi của đất nƣớc trong
hơn ba thập kỷ thực hiện công cuộc Đổi Mới, vấn đề xây dựng nguồn nhân lực trẻ
tài năng ngày càng đặt ra cấp bách. Nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhân tài,
tài năng trẻ đƣợc quan tâm nghiên cứu và tập trung vào những vấn đề cụ thể của tài
năng trẻ nhƣ: công tác tuyển chọn, phát hiện tài năng trẻ; công tác bồi dƣỡng, đào
tạo tài năng trẻ hay vấn đề trọng dụng, sử dụng tài năng trẻ và phần nhiều tiếp cận ở
góc độ sinh học, địa lý và lịch sử. Các nghiên cứu tiếp cận sinh học nhằm tìm hiểu
và giải quyết những vấn đề độ tuổi hay vấn đề gene di truyền đối với sự phát triển
của mỗi tài năng, lĩnh vực tài năng khác nhau. Các nghiên cứu tiếp cận địa lý bàn
đến khu vực, địa bàn - nơi học tập, đào tạo và làm việc của các tài năng trẻ. Các
nghiên cứu tiếp cận lịch sử quan tâm đến những khác biệt về vấn đề nơi học tập,
đào tạo và làm việc của các tài năng trẻ trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau.
Những nghiên cứu xã hội học chuyên sâu về nhân tài nói chung và tài năng trẻ nói
37
riêng ở Việt Nam ít đƣợc quan tâm nghiên cứu, chƣa có công trình khoa học nào
nghiên cứu về phƣơng thức tập hợp tài năng trẻ ở Việt Nam.
Vậy làm thế nào để Đảng, Nhà nƣớc ta kịp thời phát hiện, thu hút, tập hợp
đội ngũ tài năng trẻ cả trong và ngoài nƣớc này, gắn kết họ với nhau theo những mô
hình tổ chức và hoạt động cụ thể để các tài năng trẻ cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh
nghiệm học tập, nghiên cứu, hợp tác để phát triển tài năng; để trọng dụng, sử dụng
và phát huy tâm huyết, trí tuệ của các tài năng trẻ đóng góp cho đất nƣớc. Chính vì
vậy, việc tiếp cận xã hội học đi sâu nghiên cứu trả lời câu hỏi: Phƣơng thức tập hợp
tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay nhƣ thế nào? Những yếu tố nào
có ảnh hƣởng đến hiệu quả tập hợp tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện
nay? Từ đó đề xuất các giải pháp, mô hình tập hợp tài năng trẻ Việt Nam ở cả trong
và ngoài nƣớc một cách có hệ thống, có tổ chức để hỗ trợ, quản lý, sử dụng và phát
huy nguồn nhân lực trẻ tài năng của Việt Nam đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng
và phát triển đất nƣớc trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đây chính là
vấn đề cấp bách trên cả phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn đặt ra và hiện đang
là khoảng trống cần quan tâm nghiên cứu về tài năng trẻ ở Việt Nam hiện nay.
38
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
------------
Cơ sở lý luận là hệ thống các nguyên lý, thế giới quan làm cơ sở xây dựng
các phƣơng pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phƣơng pháp, định
hƣớng cho việc nghiên cứu cũng nhƣ việc lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp.
Phƣơng pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tƣợng
nghiên cứu. Trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào, việc xác định đúng đắn,
khoa học cơ sở lý luận để tiếp cận và sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp cho
đối tƣợng và mục đích nghiên cứu luôn là vấn đề then chốt, quyết định độ tin cậy,
hiệu quả và kết quả của công trình nghiên cứu.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1.1. Thao tác hóa khái niệm chủ chốt của luận án
2.1.1.1. Khái niệm tài năng trẻ
Tài năng là một khái niệm đƣợc sử dụng trong đời sống hàng ngày, mặc dù
hiện nay cách hiểu chƣa có đƣợc sự thống nhất cao, song vẫn có những điểm chung,
khi nói đến tài năng là nói đến phẩm chất, trình độ, năng lực, tri thức, sức sáng tạo,
có nhiều đóng góp cho sự phát triển xã hội, của quốc gia và nhân loại.
Việc xác định người tài năng không thể chỉ đơn giản thông qua hồ sơ lý lịch,
các văn bằng đƣợc đào tạo mà còn đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực thông qua
hoạt động lao động thực tiễn. Thực tế cho thấy không phải ai có các văn bằng đào
tạo cao đều là ngƣời có tài năng, mà phải thông qua kết quả lao động và hoạt động
thực tiễn để chứng minh đó là ngƣời có tài năng. Vì vậy, tiêu chí để xác định là một
người tài ...đại hóa
đất nước” mã số KTN2007-09.
123. Nguyễn Văn Thanh. 2010. Tài năng trẻ trong lịch sử Việt Nam, NXB Thanh niên.
167
124. Trịnh Xuân Thắng. 2014. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực của một số quốc gia trên thế
giới và bài học tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo điện tử của Ban Tuyên
Giáo Trung ƣơng Thứ Năm, ngày 30/10/2014.
125. Hồ Bá Thâm. 2006. Tài năng trẻ phát triển và sử dụng. NXB Thanh niên.
126. Hồ Bá Thâm. 2012. Bàn về các tiêu chí của tài năng. Website của Viện Khoa học
Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực.
127. Nghiêm Ngạn Thân. 2012. Phát hiện và sử dụng nhân tài (Thúy Lan, Thanh Hà,
Xuân Dƣợc dịch). NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
128. Cao Văn Thống. 2011. Một số vấn đề về công tác nhân tài của Việt Nam hiện nay.
Tạp chí Cộng sản điện tử.
129. Nguyễn Duy Thuận. 2006. Tạo sức cạnh tranh bằng nhân tài, Tạp chí Tia sáng, Số 5,
tr60-61.
130. Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ. 2013a. Báo cáo tổng kết
10 năm triển khai Giải thƣởng Khoa học Kỹ thuật Thanh niên Quả Cầu Vàng (2003-
2013).
131. Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ. 2013b. Báo cáo công tác
tài năng trẻ giai đoạn 2007-2013 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2014-2017
(phục vụ Hội nghị lần thứ 6 Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đoàn khóa X, nhiệm kỳ
2012-2017).
132. Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ. 2014. Báo cáo tổng kết 20
năm Hội thi Tin học trẻ toàn quốc (1995-2015).
133. Trung tâm UNESCO thông tin tƣ liệu lịch sử-văn hóa Việt Nam. 1999. Hiền tài là
nguyên khí quốc gia (Hội thảo kỷ niệm lần thứ 500 năm mất Thân Nhân Trung 1499-
1999).
134. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2009a. Tài năng trẻ Việt Nam kết nối toàn
cầu, dựng xây đất nước (Báo cáo tại Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ I, Hà Nội
11-13/9/2009).
135. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2009b. Tài năng trẻ và công tác tập hợp, kết
nối tài năng trẻ Việt Nam (Báo cáo hội thảo 8/2009).
168
136. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2015a. Đề án “Đào tạo lãnh đạo trẻ” khóa I
- năm 2015 của Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
137. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2015b. Tài năng trẻ Việt Nam chung tay dựng
xây đất nước (Báo cáo tại Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II - năm 2015 từ
ngày 11-13/12/2015 tại Hà Nội)
138. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2016. Báo cáo sơ kết giai đoạn I lớp đào tạo
lãnh đạo trẻ khóa 1 - năm 2015.
139. Tô Văn Trƣờng. 2011. Hiền tài, hào kiệt và sự thịnh suy đất nước. Báo điện tử
Vietnamnet.vn ngày 20/10/2011.
140. Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam. 2015. Báo cáo Kết quả rà soát, đánh giá
việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ
trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.
141. Nguyễn Hoài Văn. 2014. Trọng dụng nhân tài và chính sách xây dựng đội ngũ quan
lại vững mạnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Tạp chí Cộng sản điện tử ngày
03/12/2014.
142. Nguyễn Khắc Viện. 1994. Từ điển Xã hội học. Hà Nội: NXB Giáo dục.
143. Lê Anh Vinh. 2015. Một số giải pháp thu hút, trọng dụng và phát huy tài nguyên trí
tuệ trong đội ngũ các nhà khoa học trẻ Việt Nam hiện nay. (Tham luận tại Đại hội
Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II-năm 2015 tại Thủ đô Hà Nội)
144. Nguyễn Minh Vũ. 2005. Singapore thu hút hiền tài, Báo Tuổi trẻ Online ngày
05/10/2005.
145. Nghiêm Đình Vỳ và Nguyễn Đắc Hƣng. 2002. Phát triển giáo dục và đào tạo nhân
tài, NXB Chính trị quốc gia.
146. Nguyễn Nhƣ Ý. 1998. Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội.
--------------------
169
PHỤ LỤC CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
1. Phiếu khảo sát dành cho tài năng trẻ
TRUNG ƢƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHCN VÀ TÀI NĂNG TRẺ
---------
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Phiếu dành cho tài năng trẻ)
---------
Nhằm đánh giá thực trạng công tác tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh các cấp trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp tham mưu
Ban Bí thư Trung ương Đoàn đẩy mạnh công tác tài năng trẻ thời kỳ
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ triển khai
khảo sát lấy ý kiến đánh giá về thực trạng công tác tài năng trẻ của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đội ngũ tài năng trẻ cho đất nước,
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ rất mong
sự quan tâm, hợp tác của anh/chị.
Thông tin của anh/chị cung cấp sẽ được đảm bảo tính riêng tư và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.
Rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị.
Hà Nội, 12/2012
170
MỤC A: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:...............................................................Nam, nữ: ..........................
2. Năm sinh:.............................................................................................................
3. Đảng viên/Đoàn viên: .........................................................................................
4. Dân tộc:........................................................Tôn giáo:........................................
5. Nơi đang sinh sống hiện nay (xã/phường, quận/huyện, tỉnh/tp): .......................
..................................................................................................................................
6. Ngành đang học:...........................................................................................
7. Nơi đang học tập/công tác:...................................................................................
...........................................................................................................................
8. Khả năng ngoại ngữ
+ Nếu có (Ghi rõ: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung....)..............................................
Giao tiếp thông thƣờng □ Thành thạo □
+ Không biết ngoại ngữ nào □
9. Quan điểm, lý tƣởng hoặc triết lý sống của cá nhân:........................................
..................................................................................................................................
10. Mục tiêu hoặc ƣớc mơ đạt đƣợc trong cuộc sống/sự nghiệp: .........................
..................................................................................................................................
11. Năng khiếu, sở thích cá nhân: (Nêu các sở thích, năng khiếu, tài lẻ về văn hóa,
văn nghệ, thể thao.....,)......................................................................................
..................................................................................................................................
12. Tình trạng hôn nhân: chƣa có gia đình □, đã có □, có mấy con.............
171
MỤC B: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI NĂNG TRẺ
B1. Theo anh/chị yếu tố nào dƣới đây góp phần tác động tích cực trong việc
hình thành và phát triển đội ngũ tài năng trẻ Việt Nam hiện nay?
TT Các điều kiện
Mức độ
(Đánh dấu X vào các phương án lựa chọn)
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
1
Có quan điểm, chủ trƣơng cụ thể của
Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng và phát
triển đội ngũ tài năng trẻ
2
Có chủ trƣơng, quan điểm của Đoàn
Thanh niên về công tác tài năng trẻ
3
Các tài năng trẻ đƣợc Nhà nƣớc quản
lý và tạo điều kiện tốt nhất để phát
triển tài năng (điều kiện học tập/công
tác, nhà ở.)
4
Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối
với đội ngũ giáo viên và những ngƣời
bồi dƣỡng, đào tạo tài năng trẻ
5
Có chính sách học bổng xứng đáng
dành cho các học sinh, sinh viên có
năng khiếu, học giỏi
6
Có chính sách ƣu đãi đối với những
thanh thiếu nhi giỏi có ý tƣởng, sáng
kiến có giá trị cho xã hội, khát khao
sáng tạo và cống hiến
7
Có môi trƣờng, điều kiện học tập và
172
làm việc tốt
8
Sự quan tâm, động viên và tạo mọi
điều kiện của gia đình
9
Có sự quan tâm, động viên kịp thời
của đơn vị - nơi học tập/công tác
10
Xây dựng các Quỹ hỗ trợ ý tƣởng
sáng tạo để hỗ trợ các tài năng trẻ
thực hiện ý tƣởng, sáng kiến
11
Tổ chức các giải thƣởng, Hội thi để
tìm kiếm và biểu dƣơng, tôn vinh các
tài năng trẻ
12
Có hệ thống dữ liệu quốc gia quản lý,
thống kê và theo dõi các tài năng trẻ
Việt Nam trong và ngoài nƣớc
B2. Theo anh/chị yếu tố nào có tính chất quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự
phát triển của một tài năng trẻ? (Chỉ khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Có chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nƣớc về tài năng trẻ
2. Có chủ trƣơng, chiến lƣợc cụ thể của Đoàn Thanh niên về tài năng trẻ
3. Sự quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện của gia đình
4. Sự đam mê, nỗ lực, khát khao khẳng định của bản thân các tài năng trẻ
5. Có bạn bè cùng ý chí để thực hiện niềm đam mê
6. Ý kiến khác.
B3. Theo anh/chị chiến lƣợc tài năng trẻ hiện nay cần tập trung ƣu tiên vào
lĩnh vực nào dƣới đây? (Khoanh tròn 03 phương án ưu tiên lựa chọn)
1. Tài năng trẻ trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế
2. Tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ
3. Tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật
4. Tài năng trẻ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý
173
5. Tài năng trẻ trong lĩnh vực thể thao
6. Tài năng trẻ trong lĩnh vực y dƣợc
7. Tài năng trẻ trong lực lƣợng vũ trang (công an, quân đội)
8. Ý kiến khác (ghi rõ):.
B4. Theo anh/chị thì các hình thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ phổ biến hiện
nay là gì? (Khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo lĩnh vực chuyên môn sâu (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực chuyên môn học tập/nghiên cứu)
2. Các Hội, Câu lạc bộ Tài năng trẻ theo ngành nghề/địa bàn (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực ngành nghề/nơi công tác hoặc sinh sống)
3. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo nơi đã từng học tập/nghiên cứu (các tài năng trẻ
cùng trường/học viện, trung tâm.)
4. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo sở thích (các tài năng trẻ có cùng một sở thích,
đam mê nào đó)
5. Các hình thức khác (ghi rõ):..
B5. Theo anh/chị thì các hình thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ nào là hiệu quả
hiện nay? (chỉ khoanh tròn 02 phương án lựa chọn)
1. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo lĩnh vực chuyên môn sâu (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực chuyên môn học tập/nghiên cứu)
2. Các Hội, Câu lạc bộ Tài năng trẻ theo ngành nghề/địa bàn (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực ngành nghề/nơi công tác hoặc sinh sống)
3. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo nơi đã từng học tập/nghiên cứu (các tài năng trẻ
cùng trường/học viện, trung tâm.)
4. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo sở thích (các tài năng trẻ có cùng một sở thích,
đam mê nào đó)
174
5. Các hình thức khác.
B6. Theo anh/chị biết thì các Hội, CLB Tài năng trẻ trên đƣợc thành lập, định
hƣớng và tổ chức hoạt động là do cơ quan, tổ chức nào? (khoanh tròn các
phương án lựa chọn)
1. Chính quyền địa phƣơng
2. Cơ quan (các ban, ngành, đoàn thể)
3. Tổ chức Đoàn Thanh niên
4. Các học viện/viện/trung tâm nghiên cứu/nhà trƣờng (THCS, THPT, Đại học, Cao
đẳng)
5. Các tài năng trẻ tự thành lập theo nhu cầu, sở thích
6. Ý kiến khác (ghi rõ):
B7. Để hoạt động thực sự có hiệu quả thì theo anh/chị, các Hội, CLB Tài năng
trẻ nên đƣợc thành lập, định hƣớng và tổ chức hoạt động bởi cơ quan, tổ chức
nào? (khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Chính quyền địa phƣơng
2. Cơ quan (các ban, ngành, đoàn thể)
3. Tổ chức Đoàn Thanh niên
4. Các học viện/viện/trung tâm nghiên cứu/nhà trƣờng (THCS, THPT, Đại học, Cao
đẳng)
5. Các tài năng trẻ tự thành lập theo nhu cầu, sở thích
B8. Theo anh/chị thì phƣơng thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ ở các địa
phƣơng/đơn vị phổ biến hiện nay là gì? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Tập hợp, kết nối tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt định kỳ ở các Hội,
CLB Tài năng trẻ
175
2. Tập hợp, kết nối tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt trực tuyến (mạng xã
hội, diễn đàn, blog, website..)
3. Các hình thức khác (ghi rõ):.
B9. Theo anh/chị thì phƣơng thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ nào là hiệu quả
và phù hợp nhất với địa phƣơng, cơ sở hiện nay? (chỉ khoanh tròn 01 phương án
lựa chọn)
1. Tập hợp, kết nối Tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt định kỳ ở các Hội,
CLB Tài năng trẻ
2. Tập hợp, kết nối Tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt trực tuyến (mạng xã
hội, diễn đàn, blog, website..)
3. Các hình thức khác.
B10. Theo anh/chị biết thì các hoạt động tập hợp, kết nối tài năng trẻ đƣợc tổ
chức phổ biến hiện nay ở các địa phƣơng/đơn vị thông qua các hình thức nào
dƣới đấy? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ
2. Tổ chức các giải thƣởng tìm kiếm tài năng trẻ
3. Liên hoan, festival, ngày hội tài năng trẻ, đại hội tài năng trẻ
4. Tuyên dƣơng, tôn vinh tài năng trẻ
5. Các hình thức khác (ghi rõ):.
B11. Các hoạt động tìm kiếm, phát hiện các tài năng trẻ đƣợc tổ chức phổ biến
hiện nay ở địa phƣơng/đơn vị các anh/chị? (khoanh tròn các phương án lựa
chọn)
1. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua các cuộc thi
176
2. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua tổ chức các giải thƣởng
3. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ từ các phong trào thanh thiếu nhi
4. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua hoạt động của các Trung tâm, Cung,
Nhà văn hóa Thanh thiếu nhi.v.v
5. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua các hoạt động tuyên dƣơng, liên hoan,
festival.
6. Các hình thức khác (ghi rõ):,
B12. Các hoạt động tìm kiếm, phát hiện các tài năng trẻ ở địa phƣơng/đơn vị
của anh/chị thƣờng đƣợc tổ chức định kỳ? (khoanh tròn các phương án lựa
chọn)
1. Tổ chức hàng năm
2. Tổ chức hai năm 1 lần
3. Tổ chức ba năm 1 lần
4. Tổ chức năm năm 1 lần
5. Ý kiến khác (ghi rõ):.....
B13. Theo anh/chị thì công tác tài năng trẻ hiện nay đƣợc làm tốt ở đâu?
(khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Trong nhà trƣờng (PTTH, PTCS, Tiểu học)
2. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng, học viện
3. Cơ quan nhà nƣớc (các ban, ngành, đoàn thể...)
4. Các Trung tâm, Cung, Nhà Văn hoá thanh thiếu nhi các cấp
5. Các chƣơng trình, dự án của các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế
6. Ý kiến khác (ghi rõ):..
177
B14. Theo anh/chị biết thì ở địa phƣơng/đơn vị của anh/chị hiện nay có những
hình thức nào để hỗ trợ các tài năng trẻ? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ
2. Các học bổng, phần thƣởng dành cho tài năng trẻ
3. Các chƣơng trình, đề án, dự án bảo trợ tài năng trẻ
4. Hình thức khác (ghi rõ):..
B15. Ở địa phƣơng/đơn vị của anh/chị thì những hình thức nào hỗ trợ tài năng
trẻ có hiệu quả nhất? (chỉ khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ
2. Các học bổng, phần thƣởng dành cho tài năng trẻ
3. Các chƣơng trình, đề án, dự án bảo trợ tài năng trẻ
4. Các hình thức khác.
B16. Ở địa phƣơng/đơn vị của anh/chị có cơ quan/tổ chức/bộ phận chuyên
trách làm công tác tài năng trẻ ở các cấp không?
1. Có 2. Không Chuyển sang câu B18
B17. Cơ quan/tổ chức/bộ phận chuyên trách làm công tác tài năng trẻ ở các
cấp do ai thành lập? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Chính quyền địa phƣơng
2. Cơ quan (ban, ngành, đoàn thể)
3. Các Trung tâm, viện nghiên cứu, học viện, Trƣờng học
4. Các tài năng trẻ tự thành lập
178
5. Ý kiến khác (ghi rõ):..
B18. Theo anh/chị biết thì kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động về công tác tài năng trẻ ở địa phƣơng/đơn vị của anh/chị là từ nguồn
nào? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Ngân sách nhà nƣớc (từ nguồn kinh phí hằng năm của chính quyền địa
phương/đơn vị)
2. Từ nguồn xã hội hóa (huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ và tài trợ)
3. Từ nguồn kinh phí của các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển tài năng trẻ
4. Các tài năng trẻ tự đóng góp, vận động để tổ chức các hoạt động
5. Nguồn khác
B19. Anh/chị đánh giá thế nào về sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa
phƣơng/đơn vị đối với công tác tài năng trẻ hiện nay? (chỉ khoanh tròn 01
phương án lựa chọn)
1. Rất quan tâm 2. Quan tâm 3. Bình thƣờng 4. Ít quan tâm
B20. Anh/chị đánh giá thế nào về hiệu quả công tác tài năng trẻ của địa
phƣơng/đơn vị trong thời gian qua? (chỉ khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thƣờng 4. Kém
B21. Anh/chị có thể liệt kê những chủ trƣơng, chính sách tiêu biểu về công tác
tài năng trẻ ở địa phƣơng/đơn vị mà anh/chị biết?
179
B22. Anh/chị có đề xuất gì với Đảng, nhà nƣớc/chính quyền địa phƣơng/đơn
vị/tổ chức Đoàn Thanh niên để nâng cao hiệu quả công tác tài năng trẻ ở các
cấp hiện nay?
B23. Nếu để định nghĩa ngắn gọn một câu về “Tài năng trẻ”, thì theo anh/chị
thế nào là một tài năng trẻ?
Trân trọng cảm ơn anh/chị!
180
2. Phiếu khảo sát dành cho cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ
TRUNG ƢƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHCN VÀ TÀI NĂNG TRẺ
---
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Phiếu dành cho cán bộ Đoàn phụ trách công tác tài năng trẻ)
---------
Nhằm đánh giá thực trạng công tác tài năng trẻ của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh các cấp trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp tham mưu
Ban Bí thư Trung ương Đoàn đẩy mạnh công tác tài năng trẻ giai đoạn
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ triển khai
khảo sát lấy ý kiến đánh giá về thực trạng công tác tài năng trẻ của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đội ngũ tài năng trẻ cho đất nước,
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ rất mong
sự quan tâm, hợp tác của đồng chí.
Thông tin của đồng chí cung cấp sẽ được đảm bảo tính riêng tư và chỉ
sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Rất mong nhận được sự hợp tác của đồng chí.
Hà Nội, tháng 12/2012
181
MỤC A: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên:...............................................................Nam, nữ: ..........................
2. Năm sinh:.............................................................................................................
3. Đảng viên/Đoàn viên: .........................................................................................
4. Dân tộc:........................................................Tôn giáo:........................................
5. Nơi đang sinh sống hiện nay (xã/phường, quận/huyện, tỉnh/tp): .......................
..................................................................................................................................
6. Cán bộ Đoàn chuyên trách cấp (Trung ương/Tỉnh/huyện/xã):............................
7. Nơi đang công tác:.........................................................................................
8. Trình độ học vấn (THCS/THPT/CĐ,ĐH/Thạcsĩ/Tiến sĩ):.......................................
9. Học hàm (Giáo sư/Phó Giáo sư):..........................................................................
10. Lĩnh vực chuyên môn quan tâm nghiên cứu:.................................................
..................................................................................................................................
11. Khả năng ngoại ngữ
+ Nếu có (Ghi rõ: Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung....)..............................................
Giao tiếp thông thƣờng □ Thành thạo □
+ Không biết ngoại ngữ nào □
12. Quan điểm, lý tƣởng hoặc triết lý sống của cá nhân:........................................
..................................................................................................................................
13. Mục tiêu hoặc ƣớc mơ đạt đƣợc trong cuộc sống/sự nghiệp: .........................
..................................................................................................................................
14. Năng khiếu, sở thích cá nhân: (Nêu các sở thích, năng khiếu, tài lẻ về văn hóa,
văn nghệ, thể thao.....,)......................................................................................
15. Tình trạng hôn nhân: chƣa có gia đình □, đã có □, có mấy con.............
182
MỤC B: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÀI NĂNG TRẺ
B1. Theo đồng chí yếu tố nào dƣới đây góp phần tác động tích cực trong việc
hình thành và phát triển đội ngũ tài năng trẻ Việt Nam hiện nay?
TT Các điều kiện
Mức độ
(Đánh dấu X vào các phương án lựa chọn)
Rất
quan trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan trọng
1
Có quan điểm, chủ trƣơng cụ thể của
Đảng, Nhà nƣớc về xây dựng và
phát triển đội ngũ tài năng trẻ
2
Có chủ trƣơng, quan điểm của Đoàn
Thanh niên về công tác tài năng trẻ
3
Các tài năng trẻ đƣợc Nhà nƣớc
quản lý và tạo điều kiện tốt nhất để
phát triển tài năng (điều kiện học
tập/công tác, nhà ở.)
4
Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối
với đội ngũ giáo viên và những
ngƣời bồi dƣỡng, đào tạo tài năng trẻ
5
Có chính sách học bổng xứng đáng
dành cho các học sinh, sinh viên có
năng khiếu, học giỏi
6
Có chính sách ƣu đãi đối với những
thanh thiếu nhi giỏi có ý tƣởng, sáng
kiến có giá trị cho xã hội, khát khao
sáng tạo và cống hiến
7
Có môi trƣờng, điều kiện học tập và
làm việc tốt
8
Sự quan tâm, động viên và tạo mọi
điều kiện của gia đình
183
9
Có sự quan tâm, động viên kịp thời
của đơn vị - nơi học tập/công tác
10
Xây dựng các Quỹ hỗ trợ ý tƣởng
sáng tạo để hỗ trợ các tài năng trẻ
thực hiện ý tƣởng , sang kiến
11
Tổ chức các giải thƣởng, Hội thi để
tìm kiếm và biểu dƣơng, tôn vinh
các tài năng trẻ
12
Có hệ thống dữ liệu quốc gia quản
lý, thống kê và theo dõi các tài năng
trẻ Việt Nam trong và ngoài nƣớc
B2. Theo đồng chí yếu tố nào có tính chất quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự
phát triển của một tài năng trẻ? (Chỉ khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Có cơ chế, chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nƣớc về tài năng trẻ
2. Có chủ trƣơng, chiến lƣợc cụ thể của Đoàn Thanh niên về tài năng trẻ
3. Sự quan tâm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện của gia đình
4. Sự đam mê, nỗ lực, khát khao khẳng định của bản thân các tài năng trẻ
5. Có bạn bè cùng chung ý chí để thực hiện niềm đam mê
B3. Theo đồng chí chiến lƣợc tài năng trẻ hiện nay cần tập trung ƣu tiên vào
lĩnh vực nào dƣới đây? (chỉ khoanh tròn 03 phương án ưu tiên lựa chọn)
1. Tài năng trẻ trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế
2. Tài năng trẻ trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ
3. Tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật
4. Tài năng trẻ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý
5. Tài năng trẻ trong lĩnh vực thể thao
6. Tài năng trẻ trong lĩnh vực y dƣợc
7. Tài năng trẻ trong lực lƣợng vũ trang (công an, quân đội)
184
8. Ý kiến khác (ghi rõ):.
B4. Theo đồng chí thì các hình thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ phổ biến hiện
nay là gì? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo lĩnh vực chuyên môn sâu (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực chuyên môn học tập/nghiên cứu)
2. Các Hội, Câu lạc bộ Tài năng trẻ theo ngành nghề/địa bàn (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực ngành nghề/nơi công tác hoặc sinh sống)
3. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo nơi đã từng học tập/nghiên cứu (các tài năng trẻ
cùng trường/học viện, trung tâm.)
4. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo sở thích (các tài năng trẻ có cùng một sở thích,
đam mê nào đó)
5. Các hình thức khác (ghi rõ):..
B5. Theo đồng chí thì các hình thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ nào là hiệu
quả hiện nay? (chỉ khoanh tròn 02 phương án lựa chọn)
1. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo lĩnh vực chuyên môn sâu (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực chuyên môn học tập/nghiên cứu)
2. Các Hội, Câu lạc bộ Tài năng trẻ theo ngành nghề/địa bàn (các tài năng trẻ có
cùng lĩnh vực ngành nghề/nơi công tác hoặc sinh sống)
3. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo nơi đã từng học tập/nghiên cứu (các tài năng trẻ
cùng trường/học viện, trung tâm.)
4. Các Hội, CLB Tài năng trẻ theo sở thích (các tài năng trẻ có cùng một sở thích,
đam mê nào đó)
5. Các hình thức khác.
185
B6. Theo đồng chí biết thì hiện nay các Hội, CLB Tài năng trẻ trên đƣợc thành
lập, định hƣớng và tổ chức hoạt động là do cơ quan, tổ chức nào? (khoanh tròn
các phương án lựa chọn)
1. Chính quyền địa phƣơng
2. Cơ quan (các ban, ngành, đoàn thể)
3. Tổ chức Đoàn Thanh niên
4. Các học viện/viện/trung tâm nghiên cứu/nhà trƣờng (THCS, THPT, Đại học, Cao đẳng)
5. Các tài năng trẻ tự thành lập theo nhu cầu, sở thích
6. Ý kiến khác (ghi rõ):
B7. Để hoạt động thực sự có hiệu quả thì theo đồng chí, các Hội, CLB Tài năng
trẻ nên đƣợc thành lập, định hƣớng và tổ chức hoạt động bởi cơ quan, tổ chức
nào? (khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Chính quyền địa phƣơng
2. Cơ quan (các ban, ngành, đoàn thể)
3. Tổ chức Đoàn Thanh niên
4. Các học viện/viện/trung tâm nghiên cứu/nhà trƣờng (THCS, THPT, Đại học, Cao đẳng)
5. Các tài năng trẻ tự thành lập theo nhu cầu, sở thích
B8. Theo đồng chí thì phƣơng thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ ở các địa
phƣơng/đơn vị phổ biến hiện nay là gì? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Tập hợp, kết nối tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt định kỳ ở các Hội,
CLB Tài năng trẻ
2. Tập hợp, kết nối tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt trực tuyến (mạng xã
hội, diễn đàn, blog, website..)
3. Các hình thức khác (ghi rõ):.
186
B9. Theo đồng chí thì phƣơng thức tập hợp, kết nối tài năng trẻ nào là hiệu
quả và phù hợp nhất với địa phƣơng, cơ sở hiện nay? (chỉ khoanh tròn 01
phương án lựa chọn)
1. Tập hợp, kết nối Tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt định kỳ ở các Hội,
CLB Tài năng trẻ
2. Tập hợp, kết nối Tài năng trẻ thông qua hình thức sinh hoạt trực tuyến (mạng xã
hội, diễn đàn, blog, website..)
3. Các hình thức khác.
B10. Theo đồng chí biết thì các hoạt động tập hợp, kết nối tài năng trẻ đƣợc tổ
chức phổ biến hiện nay ở các địa phƣơng/đơn vị thông qua các hình thức nào
dƣới đấy? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ
2. Tổ chức các giải thƣởng tìm kiếm tài năng trẻ
3. Liên hoan, festival, ngày hội tài năng trẻ, đại hội tài năng trẻ
4. Tuyên dƣơng, tôn vinh tài năng trẻ
5. Các hình thức khác (ghi rõ):.
B11. Các hoạt động tìm kiếm, phát hiện các tài năng trẻ đƣợc tổ chức phổ biến
hiện nay ở địa phƣơng/đơn vị đồng chí? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua các cuộc thi
2. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua tổ chức các giải thƣởng
3. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ từ các phong trào thanh thiếu nhi
4. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua các hoạt động của Nhà văn hoá, Cung
văn hóa Thanh thiếu nhi.v.v
5. Phát hiện, tìm kiếm tài năng trẻ thông qua các hoạt động tuyên dƣơng, liên hoan,
festival.
187
6. Các hình thức khác (ghi rõ):,
B12. Các hoạt động tìm kiếm, phát hiện các tài năng trẻ ở địa phƣơng/đơn vị
của đồng chí thƣờng đƣợc tổ chức định kỳ? (khoanh tròn các phương án lựa
chọn)
1. Tổ chức hàng năm
2. Tổ chức hai năm 1 lần
3. Tổ chức ba năm 1 lần
4. Tổ chức năm năm 1 lần
5. Ý kiến khác (ghi rõ):.....
B13. Theo đồng chí thì công tác tài năng trẻ hiện nay đƣợc làm tốt ở đâu?
(khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Trong nhà trƣờng (PTTH, PTCS, Tiểu học)
2. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng, học viện
3. Các cơ quan (các ban, ngành, đoàn thể...)
4. Các Trung tâm, Cung, Nhà Văn hoá thanh thiếu nhi các cấp
5. Các chƣơng trình, dự án của các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế
6. Ý kiến khác (ghi rõ):..
B14. Theo đồng chí biết thì ở địa phƣơng/đơn vị của đồng chí hiện nay có
những hình thức nào để hỗ trợ các tài năng trẻ? (khoanh tròn các phương án lựa
chọn)
1. Các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ
2. Các học bổng, phần thƣởng dành cho tài năng trẻ
188
3. Các chƣơng trình, đề án, dự án bảo trợ tài năng trẻ
4. Hình thức khác (ghi rõ):..
B15. Ở địa phƣơng/đơn vị của đồng chí thì những hình thức nào hỗ trợ tài
năng trẻ có hiệu quả nhất? (chỉ khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ
2. Các học bổng, phần thƣởng dành cho tài năng trẻ
3. Các chƣơng trình, đề án, dự án bảo trợ tài năng trẻ
4. Các hình thức khác.
B16. Ở địa phƣơng/đơn vị của đồng chí có cơ quan/tổ chức/bộ phận chuyên
trách làm công tác tài năng trẻ ở các cấp không?
1. Có 2. Không Chuyển sang câu B18
B17. Cơ quan/tổ chức/bộ phận chuyên trách làm công tác tài năng trẻ ở các
cấp do ai thành lập? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Chính quyền địa phƣơng
2. Cơ quan (ban, ngành, đoàn thể)
3. Các Trung tâm, viện nghiên cứu, học viện, Trƣờng học
4. Các tài năng trẻ tự thành lập
5. Ý kiến khác (ghi rõ):..
B18. Theo đồng chí biết thì kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động về công tác tài năng trẻ ở địa phƣơng/đơn vị của đồng chí là từ nguồn
nào? (khoanh tròn các phương án lựa chọn)
1. Ngân sách nhà nƣớc (từ nguồn kinh phí hằng năm của chính quyền địa
phương/đơn vị)
189
2. Từ nguồn xã hội hóa (huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ và tài trợ)
3. Từ nguồn kinh phí của các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển tài năng trẻ
4. Các tài năng trẻ tự đóng góp, vận động để tổ chức các hoạt động
5. Nguồn khác
B19. Đồng chí đánh giá thế nào về sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa
phƣơng/đơn vị đối với công tác tài năng trẻ hiện nay? (chỉ khoanh tròn 01
phương án lựa chọn)
1. Rất quan tâm 2. Quan tâm 3. Bình thƣờng 4. Ít quan tâm
B20. Đồng chí đánh giá thế nào về hiệu quả công tác tài năng trẻ của địa
phƣơng/đơn vị trong thời gian qua? (chỉ khoanh tròn 01 phương án lựa chọn)
1. Rất tốt 2. Tốt 3. Bình thƣờng 4. Kém
B21. Đồng chí có thể liệt kê những chủ trƣơng, chính sách tiêu biểu về công tác
tài năng trẻ ở địa phƣơng/đơn vị mà đồng chí biết?
B22. Đồng chí có đề xuất gì với Đảng, nhà nƣớc/chính quyền địa phƣơng/đơn
vị/tổ chức Đoàn Thanh niên để nâng cao hiệu quả công tác tài năng trẻ ở các
cấp hiện nay?
190
B23. Nếu để định nghĩa ngắn gọn một câu về “Tài năng trẻ”, thì theo đồng chí
thế nào là một tài năng trẻ?
Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phuong_thuc_tap_hop_tai_nang_tre_cua_doan_thanh_nien.pdf