Tài liệu Luận án Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc trung bộ giai đoạn hiện nay, ebook Luận án Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc trung bộ giai đoạn hiện nay
185 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc trung bộ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rương Thị Thông
PGS.TS Nguyễn Văn Giang
Hµ néi - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Võ Mạnh Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
Chương 1: PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC
TỈNH UỶ Ở BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN 30
1.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 30
1.2. Công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của
các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ - khái niệm, nội dung 47
Chương 2: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN, VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở
Bắc Trung Bộ 68
2.2. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc
Trung Bộ - thực trạng, nguyên nhân, vấn đề đặt ra 89
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG
THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở
BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030 115
3.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới phương
thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ở Bắc Trung Bộ 115
3.2. Giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của
các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 120
KẾT LUẬN 154
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
V.I. Lênin, người thầy vĩ đại của phong trào cách mạng vô sản thế giới
đã khẳng định: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền
thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh
tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào" [55, tr. 473]. Đối với cách mạng vô sản, một cuộc cách mạng
khó khăn, gian khổ và triệt để nhất trong lịch sử phát triển nhân loại dưới sự
lãnh đạo của đảng cộng sản, nhằm lật đổ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH) và từng bước tiến đến chủ nghĩa cộng sản, việc tạo ra
đội ngũ cán bộ có chất lượng, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách
mạng là vấn đề đặc biệt quan trọng luôn được các đảng cộng sản quan tâm.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, giáo dục và rèn luyện Đảng
ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt quan trọng của
cán bộ đối với thắng lợi của cách mạng nước ta và luôn giành trí tuệ, sức lực
tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về cán bộ và công tác cán bộ, đạt được kết
quả to lớn. Người khẳng định: "Cán bộ là gốc của mọi công việc" [76, tr. 269];
"Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [76, tr. 273].
Điều này, chủ yếu do và được quyết định bởi công tác cán bộ của Đảng.
Trong công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tìm và chỉ ra cho
Đảng cách thức, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác cán bộ.
Nhờ đó, công tác cán bộ của Đảng đạt kết quả to lớn. Đội ngũ cán bộ của
Đảng ngày càng trưởng thành, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác. Cách thức, phương pháp lãnh đạo công tác cán bộ hay phương
thức lãnh đạo (PTLĐ) công tác cán bộ là một nội dung rất quan trọng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Phương thức ấy, phải luôn
được đổi mới phù hợp với điều kiện hoạt động của Đảng và yêu cầu của
nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ.
Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta khẳng định: "Cán
2
bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng" [21, tr. 66]. Thành tựu đổi mới to lớn và có ý nghĩa lịch sử đã
minh chứng điều đó. Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
cũng đặt ra vấn đề to lớn, cấp bách phải giải quyết là phải có đội ngũ cán bộ
nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương
nói riêng ngang tầm và đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi. Đây là một trong
ba vấn đề cấp bách được Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI "Một số vấn đề
cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay" chỉ ra. Không giải quyết tốt
vấn đề này, thì việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các
ngành, địa phương và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đạt kết quả thấp và
mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020 khó thành hiện thực. Để có đội ngũ cán bộ ngang tầm và đáp
ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi, phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán
bộ, trong đó đổi mới PTLĐ của Đảng nói chung và của các cấp ủy đảng nói
riêng đối với công tác cán bộ là một bộ phận đặc biệt quan trọng: "Đổi mới
mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ" [35, tr. 273].
Việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ được diễn ra ở
các ngành, các cấp, trong đó, cấp tỉnh là cấp có vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng. Đó là cấp dưới trực tiếp của Trung ương, trực tiếp triển khai thực hiện
các chủ trương và quyết định của Đảng về công tác cán bộ và đổi mới PTLĐ
của Đảng đối với công tác cán bộ, với nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới PTLĐ
của cấp ủy cấp tỉnh đối với công tác cán bộ và trực tiếp chỉ đạo thực hiện đổi
mới PTLĐ đối với công tác cán bộ của số lượng lớn cấp ủy trực thuộc và cấp
ủy cơ sở. Việc đổi mới PTLĐ của các cấp ủy trực thuộc và cấp ủy cơ sở đối
với công tác cán bộ phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp
tỉnh, đặc biệt là việc đổi mới PTLĐ của cấp ủy cấp tỉnh đối với công tác cán
bộ. Nghiên cứu, tìm giải pháp đổi mới có kết quả PTLĐ của cấp ủy cấp tỉnh
đối với công tác cán bộ thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là khu vực chiến lược, có vị trí, vai
3
trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong những
năm qua, các tỉnh ủy đã quan tâm tìm các giải pháp đổi mới công tác cán bộ,
trong đó có đổi mới PTLĐ đối với công tác cán bộ, đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ cán bộ trong khu vực chưa
thực sự đáp ứng tốt yêu cầu. Hạn chế cơ bản của đội ngũ này biểu hiện trên
các mặt: Trình độ nhận thức chính trị, năng lực tổ chức quản lý, năng lực chỉ
đạo hoạt động thực tiễn còn hạn chế; nhiều cán bộ được đề bạt, bổ sung vào
những cương vị chủ chốt, nhưng chưa qua bồi dưỡng, đào tạo cơ bản về
chuyên môn và lý luận chính trị... Vì vậy, khi xử lý công việc còn biểu hiện
tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, không đúng với đường lối, lập trường quan
điểm giai cấp của Đảng.
Phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với công tác cán bộ vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém, còn chậm trễ và lúng túng. Việc xây dựng các quy định,
quy chế để cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ còn chưa được quan tâm; vai trò
người đứng đầu trong công tác cán bộ còn chưa thể hiện rõ. Việc giám sát trong
công tác cán bộ còn nhiều lúng túng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ)
trong công việc này ở nhiều nơi còn chưa rõ và chưa được phát huy mạnh mẽ;
việc phát hiện người có đức, có tài, người ngoài Đảng để quy hoạch, đào tạo,
bố trí, sử dụng còn chưa có quy định cụ thể và kết quả thấp; còn lẫn lộn về
trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân trong công tác cán bộ...
Nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, phát huy những ưu điểm, khắc
phục khuyết điểm nêu trên, đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở
Bắc Trung Bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vùng này đáp ứng yêu cầu
công cuộc đổi mới ở các tỉnh là vấn đề cấp thiết.
Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh
chọn vấn đề: "Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc
Trung Bộ giai đoạn hiện nay" để thực hiện đề tài luận án tiến sĩ khoa học
chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTLĐ công tác
cán bộ của tỉnh ủy các tỉnh ở Bắc Trung Bộ, luận án đề xuất những giải pháp
chủ yếu đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đến
năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài
luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh
ủy ở Bắc Trung Bộ.
- Đánh giá đúng thực trạng PTLĐ công tác cán bộ các tỉnh ủy ở Bắc
Trung Bộ từ năm 2005 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, vấn đề
đặt ra.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi nhằm đổi mới PTLĐ công
tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc
Trung Bộ giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy khu vực
Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ 2005 đến nay, phương hướng đổi mới PTLĐ
công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án được xây dựng dựa trên những quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng, về công tác cán bộ và PTLĐ
của Đảng.
5
- Cơ sở thực tiễn: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn PTLĐ
công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ; các báo cáo sơ kết, tổng kết công
tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ, những số liệu điều tra, khảo sát thực tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành, như: tổng kết
thực tiễn; lịch sử - lôgíc; phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh; chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm, nội dung PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc
Trung Bộ.
- Đề xuất các giải pháp có tính đột phá để đổi mới PTLĐ công tác cán bộ
của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ trong những năm tới là: tăng cường phân công,
phân cấp trong quản lý và sử dụng cán bộ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của
các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức của hệ thống chính trị (HTCT) trong
công tác cán bộ; hoàn thiện các quy chế công tác cán bộ và thực hiện tốt chủ
trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ; bầu cử có số dư; mở rộng thi tuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong tỉnh.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ học tập, nghiên cứu về môn Xây dựng Đảng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán bộ và đổi
mới công tác cán bộ. Trong những công trình đó, một số công trình đã đề cập
đến những nội dung của PTLĐ của các cấp ủy đảng đối với công tác cán bộ.
Sau đây là những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án:
1. Các công trình khoa học trong nước
1.1. Sách
* PGS, TS Nguyễn Phú Trọng - PGS, TS Trần Xuân Sầm (Chủ biên),
(2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Cuốn sách đã đề cập đến cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chuẩn
cán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với
từng giai đoạn cách mạng; đánh giá cán bộ các cấp và những quan điểm,
phương hướng chung trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có
nội dung liên quan đến PTLĐ công tác cán bộ của Đảng là: Tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hóa
cán bộ; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ.
Cuốn sách chủ yếu luận bàn và kiến nghị xây dựng tiêu chuẩn cho cán
bộ đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, trong đó những nội dung nêu trên
mới được đề cập ở những điểm chung. Tuy nhiên, cuốn sách có giá trị tham
khảo tốt cho luận án.
* Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các tác giả nghiên cứu, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức
và thể chế quản lý cán bộ, công chức hiện nay, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức của một số nước trên thế giới. Một nội dung quan trọng được
trình bày là tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, trong đó có phân tích quan
điểm của Người về vai trò, phương pháp đánh giá cán bộ; phân tích nội dung,
7
các quan điểm và nguyên tắc đổi mới cán bộ và công tác cán bộ của Đảng ta.
Đây là những nội dung liên quan đến PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ.
* PGS, TS Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
Cuốn sách đi sâu phân tích qua trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về cán bộ và công tác cán bộ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, tác giả nhấn
mạnh vai trò, vị trí cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, yêu cầu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với cán bộ cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
cán bộ của Đảng, tác giả nhấn mạnh các nội dung về hiểu biết cán bộ, cách
dùng, cách đối xử với cán bộ, huấn luyện cán bộ.
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Cuốn sách đề cập yêu cầu đặt ra đối
với công tác cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH; đổi mới quan niệm về hệ quy
chiếu tiêu chuẩn cán bộ trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả chính sách cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Những nội dung trong cuốn
sách có giá trị tham khảo quan trọng đối với luận án.
* PGS, TS Trương Thị Thông, TS Lê Kim Việt (Đồng chủ biên) (2008),
Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Cuốn sách đã chỉ rõ nguồn gốc hình thành bệnh quan liêu trong công
tác cán bộ, ảnh hưởng, tác hại của bệnh quan liêu tới công tác cán bộ trong
điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Cuốn sách đi sâu nghiên cứu,
phân tích thực trạng bệnh quan liêu trong công tác cán bộ biểu hiện trong
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong kiểm tra, đánh giá, bố trí, sắp
xếp, quản lý; thực hiện chính sách đối với công tác cán bộ.
Từ sự phân tích nêu trên, cuốn sách nêu một số biện pháp và kiến nghị
chủ yếu để phòng chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ: Xây dựng và
hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống cơ chế, quy chế, quy định về công tác cán bộ, thực
hiện dân chủ hóa, công khai hóa trong công tác cán bộ; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa bệnh quan liêu, kiên quyết đấu tranh loại
trừ những hiện tượng quan liêu, tiêu cực trong công tác cán bộ; đổi mới PTLĐ
8
của Đảng, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn các chủ thể trong công tác cán bộ;
đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao
chất lượng, hiệu quả của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; phát huy
vai trò của các đoàn thể nhân dân, dựa vào dân để quản lý, kiểm tra, giám sát
cán bộ và công tác cán bộ nhằm phòng ngừa, khắc phục bệnh quan liêu trong
công tác cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, giáo dục quan điểm quần chúng,
xây dựng tác phong làm việc khoa học, sâu sát thực tế cho cán bộ, đảng viên.
Nội dung của cuốn sách có giá trị tham khảo tốt trong việc nghiên cứu
phương pháp thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
* Trịnh Cư - TS Nguyễn Duy Hùng - PGS, TS Lê Văn Yên (2009), Kinh
nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung
Quốc" được biên soạn chủ yếu dựa vào sách, báo và tạp chí của Trung Quốc,
bố cục theo từng vấn đề mang tính tổng quát giúp bạn đọc có tài liệu nghiên
cứu, tham khảo kinh nghiệm về công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ
của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Tập thể tác giả của cuốn sách đã chỉ ra, cán bộ lãnh đạo phải hội tụ 12 yếu
tố cơ bản. Trung Quốc đã tiến hành cải cách công tác cán bộ đảng, chính
quyền ở các nội dung: Cải cách công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, hoàn
thiện chế độ sát hạch cán bộ; thúc đẩy việc luân chuyển cán bộ; tăng cường
giám sát cán bộ lãnh đạo và giám sát công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ;
hoàn thiện một bước chế độ nhân viên công vụ nhà nước và chế độ thẩm
phán, kiểm sát viên; hoàn thiện chế độ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; cải cách
chế độ tiền lương và phúc lợi xã hội.
Những nội dung nêu trên đều liên quan đến PTLĐ của đảng đối với
công tác cán bộ. Tuy nhiên, những điểm đó còn dừng lại ở những điểm chung,
chưa chỉ ra cụ thể đối với cấp ủy cấp tỉnh.
* PGS, TS Trần Đình Hoan (chủ biên) (2008), Đánh giá, quy hoạch,
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9
Các tác giả đã phân tích cơ sở phương pháp luận và những yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đối với công tác đánh giá, quy hoạch,
luân chuyển cán bộ ở nước ta. Đồng thời, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của
công tác đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý. Trong đó, nêu lên quan niệm, yêu cầu, nguyên tắc, quy trình đánh giá
cán bộ lãnh đạo, quản lý; đưa ra được một số bài học kinh nghiệm về công tác
cán bộ của Đảng ta nói chung và đánh giá cán bộ nói riêng; phân tích thực
trạng công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý qua hai thời kỳ: thời kỳ
1945-1985 và từ 1986 đến nay. Đồng thời, tập thể tác giả của cuốn sách đã
đưa ra 6 quan điểm và 7 giải pháp chung nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả
công tác đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Trong những giải pháp
nêu trên, đáng quan tâm là quy trình đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán
bộ lãnh đạo, quản lý. Những điểm này còn dừng lại ở tầm vĩ mô, chưa cụ thể
đối với cấp ủy cấp tỉnh, song là tài liệu có giá trị tốt cho luận án.
* TS Ngô Huy Tiếp (Chủ biên) (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Điểm quan trọng của nội dung cuốn sách là nêu ra được quan niệm PTLĐ
của Đảng đối với đội ngũ trí thức, đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí
thức nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ thực tiễn phân tích thực
trạng đội ngũ trí thức nước ta hiện nay, cuốn sách đã nêu lên phương hướng,
mục tiêu, những giải pháp cơ bản đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí
thức. Trong đó, nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các
tập thể trí thức; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh lực khoa
học có tâm, có tầm; đổi mới chính sách giáo dục, đào tạo trí thức; xây dựng
chính sách đãi ngộ và tôn vinh những trí thức có đóng góp tích cực cho công
cuộc xây dựng đất nước. Nội dung của cuốn sách có giá trị tham khảo tốt cho
luận án, nhất là hướng tiếp cận xây dựng quan niệm và các giải pháp thực hiện.
* PGS, TS Nguyễn Thế Thắng (Chủ biên) (2011), Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở nước ta hiện nay, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
10
Cuốn sách nêu khái niệm về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo
quản lý, tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo
quản lý. Từ việc phân tích thực trạng, cuốn sách nêu quan điểm của Đảng ta trong
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của cán bộ lãnh
đạo quản lý và việc vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng phong cách
cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay, tập trung là, xây dựng mục tiêu,
phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây
dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện
nay; nội dung phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo quản lý theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cần xây dựng ở nước ta hiện nay; một số khuyến nghị về giải pháp
xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta.
Nội dung của cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, nhất là trong việc xây
dựng các giải pháp thực hiện gắn với nội dung luận án nghiên cứu.
* TS Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác
cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Cuốn sách gồm 03 chương, đi sâu phân tích tầm quan trọng của việc xây
dựng đội ngũ cán bộ; quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đổi mới mạnh mẽ PTLĐ của Đảng đối với công
tác cán bộ.Trên cơ sở phân tích các nội dung này, cuốn sách đề cập việc tiếp tục
đổi mới đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, nhấn mạnh việc tập trung thực
hiện có chất lượng, hiệu quả từng khâu, sự đổi mới mang tính đột phá, tạo bước
chuyển căn bản về công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay: Xây dựng tiêu chuẩn
cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển; lựa
chọn, bổ nhiệm; giáo dục, quản lý; chính sách đãi ngộ cán bộ. Đồng thời, cuốn
sách đề cập việc nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ chức và con người làm công
tác tổ chức cán bộ với việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tổ chức, công tác tổ
chức và con người làm công tác tổ chức, cán bộ của Đảng giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách không đề cập sâu đến phương pháp, cách thức tiến hành
các khâu công tác cán bộ, song là tài liệu tham khảo tốt để tiếp tục nghiên cứu
đề tài mà luận án thực hiện.
11
1.2. Đề tài khoa học
* PGS, TS Trần Văn Phòng (Chủ nhiệm) (2007), Nâng cao năng lực tổng
kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đề tài làm rõ năng lực tổng kết thực tiễn và vai trò của nó đối với hoạt
động của lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, khẳng định năng lực tổng kết thực tiễn có
vai trò to lớn đối với hoạt động của lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, giúp đội ngũ này
tổng kết thực tiễn một cách đúng đắn, có hiệu quả, góp phần làm cho hoạt động
lãnh đạo có hiệu quả cao. Đề tài phân tích làm rõ thực trạng năng lực tổng kết
thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và
những vấn đề đặt ra từ thực trạng này. Đề tài đã làm rõ được những mặt mạnh
trong năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ này: Nhận thức ngày càng sâu sắc
về vai trò của tổng kết thực tiễn đối với hiệu quả của lãnh đạo, quản lý; có ý thức
trong nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng, rèn luyện bản thân, lăn lộn với cuộc sống; ý thức được sự cần
thiết của tổng kết thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý... Tuy nhiên, về năng
lực tổng kết thực tiễn mới chỉ dừng lại ở nhận thức, kết quả thu được còn nhiều
hạn chế: Một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tổng kết thực tiễn,
còn biểu hiện xa cơ sở, xa thực tế, tổng kết thực tiễn còn chậm so với yêu cầu...
Từ thực trạng về tổng kết thực tiễn của đội ngũ này, những vấn đề đặt
ra là: Thứ nhất, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh gắn với rèn luyện đạo đức cách mạng cho họ. Thứ hai, phải gắn liền
với dân chủ hóa đời sống xã hội trong vùng. Thứ ba, gắn với phát triển kinh tế
xã hội, nâng cao dân trí cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những gợi ý từ đề
tài có giá trị tham khảo tốt cho luận án.
* TS Nguyễn Văn Lý (Chủ nhiệm) (2010), Nâng cao năng lực tư duy
lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số
Tây Nguyên (Qua khảo sát Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk), Đề tài khoa học cấp
bộ, Học viện Chính trị - hành chính khu vực III
Các tác giả nêu khái niệm về vai trò năng lực tư duy lý luận và vai trò
của nó trong hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người
12
dân tộc thiểu số. Từ đó đánh giá thực trạng và yêu cầu nâng cao năng lực tư duy
lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên hiện nay. Bên cạnh mặt mạnh (sự nhạy cảm chính trị, bản lĩnh
chính trị vững vàng, có kinh nghiệm...), đội ngũ này còn nhiều hạn chế, bất
cập: Tư duy còn kinh nghiệm, cảm tính, còn biểu hiện giáo điều, máy móc, giản
đơn; tư duy logic còn yếu, trình độ khái quát, trừu tượng hóa không cao; năng
lực tổ chức thực tiễn, khả năng áp dụng lý luận vào thực tiễn còn hạn chế.
Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội
ngũ cán bộ này: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; bồi dưỡng,nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, phát triển năng lực
tư duy lý luận; tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng; thực hiện tốt nguyên
tắc tập trung dân chủ; chú trọng công tác cán bộ, nhất là hoàn thiện chính sách
đối với cán bộ dân tộc thiểu số.
Nội dung đề tài đề cập có giá trị tham khảo tốt cho đề tài luận án thực
hiện trong việc định ra PTLĐ công tác cán bộ đặc thù: Cán bộ dân tộc thiểu số.
* TS Ngô Mạnh Hà (Chủ nhiệm) (2004), Đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa
học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Từ việc đánh giá thực trạng báo chí và PTLĐ của Đảng đối với các cơ
quan báo chí nước ta trong thời gian qua, các tác giả đề xuất phương hướng,
giải pháp chủ yếu đổi mới PTLĐ của Đảng đối với các cơ quan báo chí nhằm
thúc đẩy báo chí tiếp tục phát triển, thực sự xứng đáng là cơ quan thông tin,
tuyên truyền của Đảng và nhà nước, đóng góp có hiệu quả hơn cho xã hội.
Những giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với báo chí được đề cập
sâu cần được tập trung thực hiện có hiệu quả là tiếp tục đổi mới việc ra nghị
quyết lãnh đạo của Đảng về hoạt động của các cơ quan báo chí; tăng cường,
nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí; nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ
quan báo chí.
Nội dung đề cập trong đề tài này là gợi ý tốt trong việc xây dựng khái
niệm, nội dung PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ mà luận án thực hiện.
13
* TS Lương Khắc Hiếu (Chủ nhiệm) (2004), Những giải pháp hữu
hiệu ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán
bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện báo chí và
tuyên truyền.
Dựa trên đánh giá tình hình suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ
cán bộ, đảng viên nước ta, đề tài đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đó. Những giải pháp được các tác giả đề cập
sâu là: Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đảng đối với cán
bộ, đảng viên, nhấn mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng
trong giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên, trách nhiệm của các tổ chức trong
HTCT trong giáo dục cán bộ, đảng viên. Những nội dung đưa ra trong đề tài
có giá trị tham khảo tốt cho luận án.
* PGS, TS Nguyễn Văn Biều (Chủ nhiệm) (2005), Chất lượng tự phê
bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp quận thành phố Hà Nội giai
đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đề tài đã tập trung đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng tự phê
bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp quận trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong thời gian từ 1990 đến 2005. Bên cạnh những mặt mạnh, các tác
giả đi sâu phân tích những hạn chế cần tập trung khắc phục: Trong điều kiện
kinh tế thị trường, những mặt trái của nó tác động mạnh đến đội ngũ cán bộ,
nhất là tại các thành phố lớn, khu đô thị tập trung; khi bài toán về lợi ích giữa
tập thể và cá nhân chưa được giải quyết thỏa đáng..., công tác tự phê bình và
phê bình đặt ra nhiều vấn đề cần được nhìn nhận khách quan, có hướng giải
quyết. Những hạn chế nổi lên là trong sinh hoạt có một bộ phận ngại va chạm,
né tránh, không dám phê bình, không thẳng thắn tự phê bình vì sợ ảnh hưởng
đến lợi ích của mình. Các tác giả đề cập một số giải pháp khắc phục yếu kém,
nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
quận, tập trung là: Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng,
tinh thần tiền phong gương mẫu, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh rong
phê bình và tự phê bình; đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá tổ chức, cán
14
bộ lãnh đạo, quản lý; siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong đấu
tranh tự phê bình và phê bình. Nội dung mà đề tài nêu ra là nguồn tư liệu tốt
để luận án kế thừa.
1.3. Luận án, luận văn
* Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận án nghiên cứu và đưa ra khái niệm cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và xác
định rõ vị trí, vai trò, chức năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ch...ạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh.
28
Những kết quả nghiên cứu tác giả liên quan đến luận án gồm:
Tác giả trình bày quan niệm, vai trò và đặc điểm của cán bộ diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Chăm Pa Xắc trong giai đoạn hiện nay.
Quan niệm, quan điểm, nội dung, tiêu chí, quy trình đánh giá cán bộ diện ban
thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Chăm Pa Xắc quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tác giả đã đưa ra quan
niệm của riêng mình về đánh giá đội ngũ cán bộ ở đây.
Về nội dung và tiêu chí đánh giá cán bộ, theo tác giả, nội dung đánh
giá cán bộ là tổng thể các mặt về phẩm chất, năng lực và tố chất của người
cán bộ cần được xem xét, kết luận trong đánh giá. Nội dung đó được cụ thể
hóa thành các mặt chi tiết để đánh giá là các tiêu chí đánh giá cán bộ.
Thực trạng đánh giá cán bộ diện ban thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc
từ 2003 - 2007.
Dự báo tình hình liên quan đến công tác đánh giá cán bộ diện ban
thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc quản lý.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ diện
ban thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc quản lý giai đoạn hiện nay: Thống nhất
và nâng cao nhận thức về đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh
Chăm Pa Xắc quản lý; cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ diện ban
thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc quản lý; cụ thể hóa và thực hiện đúng quy
trình đánh giá cán bộ diện ban thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc quản lý; phát
huy vai trò của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân trong đánh giá cán bộ diện
ban thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc quản lý đồng thời coi trọng việc tự đánh
giá của bản thân cán bộ; gắn kết quả đánh giá với quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển và quản lý cán bộ diện ban thường vụ tỉnh
ủy quản lý; củng cố và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu về công tác
cán bộ của Tỉnh ủy; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về công
tác cán bộ và đánh giá cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý.
Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả luận
văn chỉ nghiên cứu, đánh giá thực trạng đánh giá cán bộ diện ban thường vụ
29
Tỉnh ủy tỉnh Chăm Pa Xắc và dự báo tình hình liên quan đến công tác đánh
giá cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy của địa phương quản lý, đồng thời trình
bày một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ diện
ban thường vụ Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc quản lý giai đoạn hiện nay. Trong đó, có
một số điểm thuộc về PTLĐ của Tỉnh ủy Chăm Pa Xắc đối với công tác cán bộ.
* Unkẹo Sipasợt (2009), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Tạp chí xây dựng Đảng điện tử, 24/8/2009.
Bài viết khẳng định yếu tố quyết định để tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối, chính sách chính là công tác tổ chức, cán bộ. Đào tạo cán bộ lãnh
đạo và quản lý trong cơ chế thị trường vừa phải có tinh thần đổi mới, vừa phải
giữ vững những vấn đề nguyên tắc như: phải quán triệt quan điểm giai cấp,
tạo sự bình đẳng về cơ hội cho tài năng nảy nở và phát huy, nhất là đối với
cán bộ xuất thân công nhân, con em công nhân, gia đình có công với cách
mạng, dân tộc thiểu số, phụ nữ. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế,
khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão phải nâng cao chất lượng đào
tạo trong nước, vừa phải quan tâm việc đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài
Bài viết đều cho thấy sự nhất quán trong việc tuân thủ các khâu của công tác
cán bộ, điều này thể hiện tính tương đồng quan điểm của đảng cầm quyền ở
Lào và ở Việt Nam trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ.
* *
*
Như vậy đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán
bộ, công tác nhân sự với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các công trình khoa
học này đã đi sâu phân tích những khía cạnh khác nhau của công tác cán bộ,
công tác nhân sự, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ thực tài, có đạo đức, hết
lòng chăm lo cho sự phát triển của đất nước. Ở một chừng mực nhất định, các
công trình khoa học đã đề cập đến phương thức thực hiện công tác cán bộ,
công tác nhân sự, vấn đề mà luận án đang hướng tới. Tuy nhiên, đến nay chưa
có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về PTLĐ của tỉnh ủy đối
với công tác cán bộ. Tác giả trân trọng kế thừa các công trình nghiên cứu
khoa học đã nêu nhằm thực hiện tốt đề tài của mình.
30
Chương 1
PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ
CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ
1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở Bắc Trung Bộ
1.1.1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử, tự nhiên
Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của miền Trung Việt Nam có địa bàn từ
Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Theo Nghị quyết số 39-NQ/TW
ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020; Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20-5-2005
về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
39-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09-5-2008
về Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội dải ven biển Miền Trung Việt
Nam đến năm 2020, thì khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường,
Tày, Mông, Bru Vân Kiều) sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn. Cư dân
phân bố không đều từ Đông sang Tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng
bằng ven biển và vùng trung du.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Bắc Trung Bộ
và duyên hải miền Trung là vùng có dân số đứng thứ hai trong toàn quốc
(18.835.485 người); trong đó Thanh Hóa và Nghệ An nằm trong số 05 tỉnh,
thành phố có dân số đông nhất cả nước: Tỉnh Thanh Hóa với 3.400.239 người;
tỉnh Nghệ An với 2.913.055 người.
Tính đến nay, dân số khu vực Bắc Trung Bộ khoảng gần 11 triệu người
(theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 10.090.400 người).
Bắc Trung Bộ cùng với duyên hải Miền Trung có tỷ lệ người biết chữ
khá cao (97,5%), cao hơn tỷ lệ trung bình cả nước (95,62%). Trình độ học
31
vấn của lực lượng lao động trong toàn vùng đạt mức khá, xấp xỉ mức trung
bình của cả nước. Đáng chú ý là số người lao động tốt nghiệp trung học cơ sở
trở lên chiếm 48,3% tổng số người lao động.
Khu vực Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 51.511km2 trong đó
Quảng Trị là tỉnh có diện tích nhỏ nhất (4.760,1 km2), Nghệ An là tỉnh có diện
tích lớn nhất (16.487 km2). Hệ thực vật vùng Bắc Trung Bộ rất đa dạng và phong
phú, có 194 họ, 723 chi, 1.438 loài, 200 loài cây cho gỗ, 150 loài thuốc, 70 loài
cây cảnh với nhiều loại thực vật quý hiếm như: lim, lát, sến, táu, chò, gụ biển,
kiền kiền, kim giao, pơmu, cẩm lai, bách xanh, phỉ ba mùi, gụ mật, giáng
hương, mun, nghiến, bách hợp sa nhân, thảo quả trong đó có nhiều loại nằm
trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Hệ động vật vùng Bắc Trung Bộ có
nhiều loại, có 669 loài thuộc 11 họ, 35 bộ như: hổ, báo, hươu, nai, khỉ, voọc
và các loại bò sát thân mềm, thân giáp trong đó có nhiều loại có trong sách đỏ
của Việt Nam và thế giới như Sao La và Mang lớn. Tài nguyên, khoáng sản ở
các tỉnh khá phong phú: toàn bộ trữ lượng Crômit; 80% trữ lượng thiếc; 60%
trữ lượng sắt; 40% trữ lượng đá vôi xi măng của cả nước nằm ở vùng này.
Bắc Trung Bộ là vùng khí hậu khắc nghiệt, lắm nắng, hạn hán và
nhiều bão, mưa, lũ nên kinh tế tăng trưởng chậm, đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn.
Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng
Nam Trung Bộ, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều
đường ô tô hướng Đông Tây (quốc lộ 7, 8, 9 và 29) nối nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới,
Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa
Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An...) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh, các vùng trong nước và quốc tế.
Đây là vùng lãnh thổ có địa hình khá độc đáo, kéo dài trên nhiều vĩ
độ, như một hành lang giao thông hẹp chính giữa đất nước (nơi hẹp nhất dưới
50km - tại Quảng Bình). Bắc Trung Bộ hình thành ba vùng rõ rệt: Vùng đồng
bằng ven biển, vùng Trung du và vùng miền núi. Vùng đồng bằng ven biển có
mật độ dân cư khá đông, nghề nghiệp chính của cư dân là kết hợp nông ngư
32
nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ du lịch. Vùng trung du,
miền núi chủ yếu là thuần nông, đời sống nhân dân người dân chủ yếu dựa
vào nông - lâm nghiệp, song thường xuyên bị thiệt hại bởi thiên tai.
Trong những năm qua, các tỉnh có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế - xã
hội, có điều kiện đầu tư cho cơ sở hạ tầng, song do địa hình phức tạp nên nhìn
chung cơ sở hạ tầng ở các tỉnh chưa được cải thiện đáng kể. Các tuyến đường
chính là huyết mạch giao thông của cả nước và trong vùng như quốc lộ 1A,
Đường Hồ Chí Minh thường xuyên bị mưa lũ bào mòn, xói lở, nên thường
xuyên ách tắc giao thông.
1.1.1.2. Về kinh tế
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế của vùng đã có
những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cho giai
đoạn 5 năm (2005 - 2010) đạt 10,78%/năm, cao hơn mức trung bình của cả
nước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trung bình của khối công nghiệp xây dựng
của vùng là 16,09%/năm, khối nông nghiệp là 2,91%/năm và khối dịch vụ là
11,64%/năm. Cơ cấu thành phần kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng
mạnh kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng các thành
phần kinh tế nhà nước (trung ương và địa phương), kinh tế tập thể giảm.
Thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội vùng này là nghề truyền thống
trong khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản truyền thống, trồng cây công nghiệp
như lạc, cói, mía, dâu tằm, dứa..., trong những năm gần đây cây chè, cao su, cà phê,
ca cao, hồ tiêu...phát triển khá mạnh; sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng,
gạch, ngói... Chăn nuôi gia súc cũng là thế mạnh của các tỉnh trong vùng. Đàn
gia súc đa dạng phong phú với số lượng lớn như: trâu, bò, lợn, dê, hươu, gà, vịt...
Toàn vùng có 3.436,86 ngàn ha, đất có rừng, 1.633,0 ngàn ha rừng có
trữ lượng gỗ 134.737 triệu m3 và nhiều loại cây khác.
Ở các tỉnh đã từng bước hình thành các vùng chuyên canh về sản xuất,
phát triển công nghiệp và dịch vụ, các khu kinh tế, khu đô thị mới như: Nghi
Sơn, Lam Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai, Nghĩa Đàn (Nghệ An), Vũng Áng
(Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiến Huế). Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, nên nhìn việc thu hút và hiệu quả đầu tư chưa cao.
33
Bắc Trung Bộ có khoảng 670 km bờ biển, 23 cửa sông, nhiều bãi tắm
đẹp như Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng
Cô, nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên. Ngoài ra ở các tỉnh
còn có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa và lành mạnh.
Đây là tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển và du lịch.
1.1.1.3. Về văn hóa - xã hội
Người dân khu vực Bắc Trung Bộ mang đậm nét đặc trưng của dân
tộc Việt Nam: Nhân hậu, giản dị, trung thực, cần cù, thông minh, hiếu học và
học giỏi, yêu quê hương đất nước, dũng cảm kiên cường, bất khuất, v.v.. Tuy
vậy, do những đòi hỏi khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và vị trí địa chính trị
khu vực này từng là ranh giới phân tranh giữa các thế lực phong kiến trước
đây. Đặc biệt, nơi đây đã từng là tuyến lửa trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những đặc
trưng giá trị nêu trên được nhân lên, sâu đậm và có những điểm nổi trội thành
nét văn hóa, truyền thống của nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đó là không
ngại khó khăn, gian khổ, thách thức quyết liệt, căm ghét cao độ thực dân đế
quốc, phong kiến và các thói hư, tật xấu, kiên cường trong chống ngoại xâm
một mực kiên trung, một lòng theo Đảng làm cách mạng, luôn tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng, thực hiện thành
công chủ trương, đường lối của Đảng, ham học, cầu tiến bộ, tôn sư trọng đạo.
Dù khó khăn gian khổ, đói, chiến tranh ác liệt việc học tập vẫn được các cấp
ủy đảng, đội ngũ cán bộ quan tâm và duy trì. Người dân vùng này tính cố kết
cộng đồng rất cao, luôn đoàn kết, đùm bọc sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó
khăn hoạn nạn, cương trực, thẳng thắn không dung thứ những thói hư, tật xấu,
hiền hậu, thủy chung với bạn bè đồng chí...
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng
CNXH ngày nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, song nhân dân vùng này đang
từng ngày, từng giờ kiên trì vượt mọi khó khăn, thử thách; nỗ lực vươn lên để
thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng vùng này thành
vùng phát triển cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và giàu
mạnh. Những kết quả đáng ghi nhận về phát triển kinh tế - xã hội của các
34
tỉnh, những dự án kinh tế trọng điểm, lớn đã, đang triển khai và phát huy tác
dụng là những minh chứng điển hình.
Tuy nhiên, bên cạnh những đức tính nổi trội về văn hóa - xã hội cư dân
vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn những đức tính cản trở không nhỏ sự vươn lên của
cộng đồng và thành tựu đẩy mạnh CNH, HĐH. Những đức tính ấy, còn tác động
vào các tổ chức đảng gây khó khăn nhất định cho công tác cán bộ, công tác đảng
viên và việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng...
Đó là, tư tưởng cục bộ bản vị, gia tộc, dòng họ, hẹp hòi, bảo thủ, trì trệ cộng với
cách tư duy, phong cách làm việc của người sản xuất nhỏ. manh mún theo kiểu
kinh tế tự túc, tự cấp, quan hệ khép kín, một số người thẳng thắn, bộc trực đến
mức quá đà dễ gây phản cảm... Do phải sống trong điều kiện môi trường khí hậu
khắc nghiệt, cộng với việc nơi đây luôn là tuyến lửa của các cuộc chiến tranh tàn
khốc trong lịch sử, con người khu vực Bắc Trung Bộ thiếu sự mềm dẻo cần thiết
để hòa nhập trong cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi cơ chế
tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài trước đây ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh,
Nghệ An, Thanh Hóa nên một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn có
thái độ thụ động, trông chờ và ỷ lại vào cấp trên, hạn chế, kìm hãm việc phát
huy tinh thần chủ động sáng tạo trong công cuộc đổi mới. Những đặc điểm hạn
chế nêu trên có ảnh hưởng nhiều mặt đến công tác cán bộ và phương thức lãnh
đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ vùng này, như dễ xảy ra xu hướng cục bộ
địa phương, chủ trương có tính cực đoan, thiếu tầm nhìn trong công tác cán bộ
1.1.1.4. Về quốc phòng, an ninh
Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược quan trọng trong các cuộc kháng
chiến chống các thế lực xâm lược. Cùng với sự ra đời của quân đội cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, năm 1944, Quân khu 4 được thành lập bao gồm
các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, Quân
khu 4 là địa bàn chiến lược, góp phần quan trọng cùng cả nước làm nên
những chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc, hoàn thành sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH, các tỉnh Bắc Trung Bộ có thuận lợi cơ bản là: Tình
35
hình an ninh, chính trị - xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định, kinh tế xã hội có
bước phát triển mới, quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường.
Bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn đặt ra là: Tình hình thế
giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp mới tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó
lường, những diễn biến bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông làm cho
tình hình ngày càng phức tạp. Trên địa bàn, bọn cơ hội, chống đối chính trị tiếp
tục cấu kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước đẩy mạnh chiến lược
"diễn biến hòa bình" thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" để chống phá ta
ngày càng quyết liệt hơn. An ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, tuyến biên giới
phía Tây, vùng biển, đảo trải dài các tỉnh Bắc Trung Bộ tiềm ẩn nhiều nhân tố
gây mất ổn định, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép trong
vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; đời sống nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực
lượng vũ trang còn gặp nhiều khó khăn; tình hình tranh chấp đất đai, buôn
lậu, di cư tự do vẫn tiếp tục xảy ra... tác động trực tiếp đến công tác lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của các cấp ủy vùng này.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ có đường biên giới dài giáp Lào với nhiều cửa
khẩu, là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch, nổi lên là: Các thế lực
thù địch âm mưu "chuyển biên giới Việt - Lào thành biên giới nóng" với hoạt
động vượt biên, di dịch cư tự do, vận chuyển, buôn bán, trao đổi vũ khí... Số
chức sắc tôn giáo cực đoan kích động đòi lại đất đai, cơ sở cũ, xuyên tạc, vu
cáo chính quyền vi phạm tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Các thế lực thù
địch và bọn phản động tăng cường tuyên truyền nói xấu cán bộ lãnh đạo các cấp,
kích động khiếu kiện đông người, dài ngày làm mất ổn định chính trị ở một số
nơi. Công tác quản lý người nước ngoài, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp
rất khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ địch lợi dụng chống phá, tạo điểm nóng. Những
nhân tố đó tác động gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý
của cấp ủy, chính quyền các cấp ở vùng này, trong đó có công tác cán bộ.
Tóm lại, những đặc điểm của các tỉnh Bắc Trung bộ nêu trên có cả
những yếu tố thuận lợi và bất lợi cho công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo
của các tỉnh uỷ. Những yếu tố tác động tích cực đó là tính hăng hái thực hiện các
chủ trương của Đảng trong đó có chủ trương về công tác cán bộ và phương thức
36
lãnh đạo công tác cán bộ với tinh thần luôn phát huy truyền thống cách mạng
của vùng đất kiên cường; sự tích cực tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ của
các tầng lớp nhân dân theo tinh thần cách mạng cao; sự phấn đấu tích cực của
đội ngũ cán bộ Nhưng mặt khác, những đặc điểm đó cũng có ảnh hưởng
tiêu cực đối với vấn đề cán bộ, như xu hướng cục bộ địa phương, chủ trương
có tính cực đoan, thiếu tầm nhìn trong công tác cán bộ do đó, trong lãnh
đạo công tác cán bộ, các tỉnh uỷ vùng này cần chú ý đề phòng và khắc phục.
1.1.2. Tỉnh ủy các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
1.1.2.1. Khái quát về các đảng bộ tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm có 6 đảng bộ tỉnh với 5.536 tổ chức cơ sở
đảng và 599.521 đảng viên. Trong đó:
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 27 đảng bộ huyện, thị, thành (01 đảng bộ
thành phố, 02 đảng bộ thị xã, 24 đảng bộ huyện) và 6 đảng bộ trực thuộc, với
1.737 tổ chức cơ sở đảng và 200.477 đảng viên.
Đảng bộ tỉnh Nghệ An có 21 đảng bộ huyện, thị, thành (01 đảng bộ
thành phố, 03 đảng bộ thị xã, 16 đảng bộ huyện) và 7 đảng bộ trực thuộc, với
1.603 tổ chức cơ sở đảng và 174.510 đảng viên.
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 12 đảng bộ huyện, thị, thành (01 đảng bộ
thành phố, 01 đảng bộ thị xã, 10 đảng bộ huyện) và 5 đảng bộ trực thuộc, với
713 tổ chức cơ sở đảng và 87.767 đảng viên.
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình có 08 đảng bộ huyện, thị, thành (01 đảng bộ
thành phố, 01 đảng bộ thị xã, 06 đảng bộ huyện) và 6 đảng bộ trực thuộc, với
611 tổ chức cơ sở đảng và 61.627 đảng viên.
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị có 10 đảng bộ huyện, thị, thành (01 đảng bộ
thành phố, 01 đảng bộ thị xã, 08 đảng bộ huyện) và 5 đảng bộ trực thuộc, với
513 tổ chức cơ sở đảng và 41.084 đảng viên.
Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đảng bộ huyện, thị, thành (01 đảng
bộ thành phố, 02 đảng bộ thị xã, 06 đảng bộ huyện) và 6 đảng bộ trực thuộc,
với 517 tổ chức cơ sở đảng và 38.142 đảng viên (Phụ lục 7).
Nhiệm vụ của các đảng bộ tỉnh là lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực của
đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và
37
công tác xây dựng nội bộ Đảng; lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn
thể chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, xã hội, xã hội - nghề nghiệp trên địa
bàn tỉnh. Mỗi lĩnh vực đời sống xã hội, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ
có những điểm khác nhau và có đặc điểm khác nhau nên sự lãnh đạo của đảng
bộ tỉnh cũng có những điểm khác nhau đối với từng lĩnh vực, từng tổ chức.
Hơn nữa, từng tổ chức kinh tế, xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quy mô, tính
chất hoạt động khác nhau nên tỉnh ủy phân cấp lãnh đạo cho các cấp ủy trong
tỉnh một cách phù hợp và các cấp ủy cũng xác định nội dung và PTLĐ phù
hợp đối với từng tổ chức một cách thiết thực và đem lại hiệu quả.
Trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi do thành quả của
công cuộc đổi mới đất nước đem lại, tiếp tục phát huy truyền thống cách
mạng, duy trì nền nếp sinh hoạt và công tác theo đúng quy định của Điều lệ
Đảng và của các tỉnh ủy, phát huy được tinh thần chủ động, tích cực của mỗi
cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nội dung lãnh đạo
của các đảng bộ tỉnh đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và điều kiện
cụ thể ở địa phương. PTLĐ của các đảng bộ tỉnh từng bước được đổi mới.
Đảng bộ các tỉnh ở Bắc Trung Bộ luôn coi trọng lãnh đạo HTCT, thường
xuyên đổi mới nội dung và PTLĐ đối với chính quyền, MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội. Nội dung lãnh đạo bám sát các chủ trương, đường lối của
Đảng, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của các tỉnh ủy về kinh
tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
1.1.2.2. Tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm, quyền hạn, vai trò và đặc điểm
Tỉnh ủy là gọi tắt của ban chấp hành đảng bộ tỉnh trực thuộc Trung
ương. Điểm 1, Điều 9 Điều lệ Đảng quy định:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng
viên. Giữa hai kỳ đại hội cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp
hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi
tắt là cấp ủy) [37, tr. 17].
Điều 19, Điều lệ Đảng cũng quy định: "Cấp ủy tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy)" [37, tr. 33].
38
Như vậy, cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
giữa hai kỳ đại hội là tỉnh ủy, chức năng của tỉnh ủy ở các tỉnh vùng này là lãnh
đạo, đề xuất với Trung ương các giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính
trị tại địa phương. Sự lãnh đạo này là lãnh đạo chính trị, tức là tỉnh ủy ra các nghị
quyết, quyết định, tổ chức quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện,
tiến hành công tác kiểm tra, giám sát để nghị quyết, quyết định được thực hiện.
Theo quy định của Điều lệ Đảng, đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương do cấp ủy cùng cấp triệu tập thường lệ năm năm một
lần; đại hội thảo luận văn kiện của cấp ủy cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện
nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới và bầu cấp ủy
(tỉnh ủy, thành ủy). Hội nghị tỉnh ủy, thành ủy bầu ban thường vụ; bầu bí thư và
phó bí thư trong số ủy viên thường vụ; bầu ủy ban kiểm tra; bầu chủ nhiệm ủy
ban kiểm tra trong số ủy viên ủy ban kiểm tra. Số lượng ủy viên ban thường vụ
và ủy viên ủy ban kiểm tra do cấp ủy quyết định theo hướng dẫn của Ban
Chấp hành Trung ương. Ban thường vụ lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực
hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cùng cấp và
cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định
triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy. Thường trực cấp ủy gồm
bí thư, các phó bí thư, chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy,
của ban thường vụ và cấp ủy cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng
bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của ban thường vụ.
Từ những điều nêu trên có thể thấy, tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
* Chức năng của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nghị quyết
đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh.
Đại hội đại biểu tỉnh ra nghị quyết lãnh đạo cho cả nhiệm kỳ. Tỉnh ủy
là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ, có chức năng triển khai
thực hiện, kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nghị quyết của đại hội đại biểu
được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.
39
Tỉnh ủy quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo toàn đảng bộ tổ chức thực
hiện các nghị quyết, chỉ thị đó trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh ủy lãnh đạo toàn diện đối với tất cả các tổ chức trong HTCT, các
lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đảm
bảo cho các tổ chức trong HTCT và các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa
bàn tỉnh hoạt động và phát triển theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo cho tổ chức đảng, chính quyền,
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được xây dựng trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu quả.
Tỉnh ủy còn có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của tất cả các
tổ chức đảng và đảng viên của đảng bộ tỉnh, song tập trung vào kiểm tra, giám
sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và những đảng viên là cán bộ diện ban
thường vụ đảng ủy quản lý và những nơi có vấn đề đặc biệt phức tạp.
* Nhiệm vụ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Lãnh đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu
toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, các chỉ thị, nghị
quyết của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh trong
nhiệm kỳ.
Lãnh đạo các tổ chức trong HTCT tỉnh {Hội đồng nhân dân (HĐND),
UBND, các cơ quan tư pháp, MTTQ, các đoàn thể nhân dân} thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chỉ
thị, nghị quyết tỉnh ủy về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh...
Lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo và tiến hành công tác xây dựng đảng bộ tỉnh; lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,. nhất là cán bộ diện ban thường vụ tỉnh
ủy quản lý.
Lãnh đạo các huyện, thị, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc thực hiện
nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh; chủ trương, chỉ thị, nghị quyết tỉnh ủy.
Lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, các đơn vị
sự nghiệp của tỉnh ủy thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.
40
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong
đảng bộ tỉnh, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc, các đảng viên là cán bộ
diện ban thường vụ quản lý trở lên.
Chuẩn bị và tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh.
* Trách nhiệm, quyền hạn của tỉnh ủy ở các tỉnh ở Bắc Trung Bộ
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI); Quy định 51-QĐ/TW
ngày 14-7-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhiệm vụ và quan hệ công
tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 231-QĐ/TW ngày 16-6-2009
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành
ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc, chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm, quyền hạn cụ thể của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, ban thường vụ tỉnh
ủy và thường trực tỉnh ủy, ban chấp hành đảng bộ các tỉnh vùng Bắc Trung
Bộ được Đại hội đại biểu đảng bộ các tỉnh bầu ra, gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan
lãnh đạo của các đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội. Trong tỉnh ủy có ban thường
vụ tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp ban chấp hành đảng bộ tỉnh.
Ngoài ra còn có thường trực tỉnh ủy, giải quyết công việc hàng ngày của tỉnh
ủy. Tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
- Trách nhiệm, quyền hạn của ban chấp hành
Thứ nhất, quyết định chương trình làm việc toàn khóa (hoặc nửa khóa)
của tỉnh ủy; chương trình kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy; quy chế làm việc của
tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và quy chế làm việc của
ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
Thứ hai, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và nghị
quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh; cụ thể hóa thành các đề án, chương trình,
kế hoạch để thực hiện trên các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong tỉnh.
Thứ ba, định hướng xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách;
quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
05 năm và hằng năm.
41
Thứ tư, cho ý kiến đối với một số chương trình, danh mục dự án lớn quan
trọng và các cơ chế để tổ chức thực hiện theo đề nghị của ban thường vụ tỉnh ủy.
Thứ năm, định hướng công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng,
tổ chức cán bộ, công tác dân vận và xây dựng HTCT.
Thứ sáu, lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; quyết định thi
hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên hoặc đề nghị cấp trên thi hành
kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.
Thứ bẩy, về công tác tổ chức cán bộ:
Lãnh đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ở
địa phương;
Quyết định phương án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn
vị hành chính cấp huyện, trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Quyết định cơ cấu, số lượng, ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban
thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy; trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhân sự giới thiệu ứng cử các chức
danh bí thư, phó bí thư tỉnh ủy; chủ tịch HĐND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh,
nhân sự bổ sung ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh; giới thiệu người ứng
cử hoặc người được đề nghị chỉ định bổ sung ủy viên ban...ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
4. Đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ trong
thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Thứ nhất, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên
các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đối với đổi mới PTLĐ của Đảng về công tác cán
bộ hiện nay; thứ hai, tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý và sử dụng
cán bộ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, các tổ
chức, người đứng đầu trong công tác cán bộ; thứ ba, hoàn thiện các quy chế
công tác cán bộ và thực hiện tốt chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, bầu
cử có số dư, mở rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tỉnh; thứ tư, xây
dựng các ban tổ chức tỉnh ủy thực sự vững mạnh, tham mưu, tổ chức thực
hiện có hiệu quả việc đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với công tác cán bộ; thứ
năm, tăng cường sự lãnh đạo, sự giúp đỡ của các ban, ngành Trung ương đối
với các tỉnh ủy khu vực Bắc Trung Bộ về đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của
các tỉnh ủy.
5. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ và đổi mới PTLĐ công tác
cán bộ của Đảng nói chung, của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ hiện nay là vấn đề
hệ trọng nhưng mới mẻ, khó khăn, đang rất cần được tổ chức nghiên cứu sâu
rộng hơn. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ là một phần rất nhỏ. Do trình độ
của bản thân còn nhiều hạn chế, bất cập nên luận án khó tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy,
cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn và các đồng nghiệp.
156
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Võ Mạnh Sơn (2012), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị của trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện ở Thanh Hóa hiện nay", Giáo dục lý luận,
3(180), tr. 9-12.
2. Võ Mạnh Sơn (2012), "Đổi mới phương thức giáo dục, đào tạo lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Thanh Hóa hiện nay",
Văn hóa doanh nhân, (7), tr. 27-29
3. Võ Mạnh Sơn (2013), "Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động khoáng
sản phải bắt đầu từ việc hoàn thiện chính sách", Nội chính, (3), tr. 52-56.
4. Võ Mạnh Sơn (2014), "Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường
trên địa bàn thị xã Sầm Sơn hiện nay", Tập san Nghiên cứu lý luận và thực
tiễn, (16), tr. 22-25
5. Võ Mạnh Sơn (2014), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã ở Thanh Hóa giai đoạn hiện nay", Quản lý nhà nước, (220), tr. 92-96.
6. Võ Mạnh Sơn (2014), "Nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay", Quản lý nhà nước,
(226), tr. 84-87.
7. Võ Mạnh Sơn (2015), "Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng ở Thanh Hóa
hiện nay", Lịch sử Đảng, (290), tr. 73-77.
8. Võ Mạnh Sơn (2015), "Giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo trong
công tác cán bộ của các tỉnh ủy Bắc Trung Bộ", Xây dựng Đảng điện tử,
ngày 30/5/2015.
9. Võ Mạnh Sơn (2015), ”Về phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các
tỉnh ủy khu vực Bắc Trung Bộ”, Quản lý nhà nước, (234), tr. 69-71.
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (2006), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An (2013), Báo cáo tổng kết công tác tổ
chức xây dựng Đảng năm 2013, Nghệ An.
3. Ban Tổ chức Trung ương (2008), 339 tình huống trong công tác tổ chức
xây dựng Đảng, Hà Nội
4. Cao Văn Bảng (2012), Chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ
Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ
khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Trương Quốc Bảo (2011), "Về chính sách đối với cán bộ luân chuyển",
Xây dựng Đảng, (5).
6. Nguyễn Văn Biều (Chủ nhiệm) (2005), Chất lượng tự phê bình và phê
bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp quận thành phố Hà Nội giai
đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
7. Lê Đức Bình (2002), "Vài suy nghĩ về dân chủ hóa công tác cán bộ",
Báo Nhân dân, ngày 9/02/2002.
8. Trần Thanh Bình (2012), "Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở
Thừa Thiên - Huế", Xây dựng Đảng, (1+2).
9. Trần Quang Cảnh (2012), Đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy ở
đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện
nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Văn Chi (2005), "Công tác kiểm tra qua 20 năm đổi mới", Tạp
chí Cộng sản, (23).
158
11. Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên (2009), Kinh nghiệm xây
dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Lê Văn Cường (Chủ biên) (2010), Xử lý tình huống trong công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, Nxb Văn hóa thông tin
Hà Nội.
13. Lý Quang Diệu (1994), Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Doan (2002), "Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện công
tác kiểm tra, kỷ luật đảng", Tạp chí Cộng sản, (16).
15. Nguyễn Thị Doan (Chủ biên) (2006), Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật
nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2010), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV trình Đại hội XV Đảng bộ
tỉnh, Quảng Trị.
17. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2001), Toàn thư công tác đảng vụ, Nxb
nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh (Bản dịch tiếng Việt của Ban Tổ
chức Trung ương).
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khóa VII, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Quyết định số 10-QĐ/TW ngày 25/9/2001
của Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm
tra và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ
Đảng, Hà Nội.
159
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Quy định số 19-QĐ/TW ngày 03/01/2002
của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Quy định hướng dẫn cụ thể thi hành
Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Quyết định số 25-QĐ/TW ngày
24/11/2006 của Bộ Chính trị hướng dẫn thực hiện các quy định về
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng khóa X, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 30/7/2007
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007
của Bộ Chính trị quy định về xử lý đảng viên vi phạm, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 54, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
160
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Xuân Đoàn (2007), Đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
41. Hà Hữu Đức (2006), "Vận dụng lý luận của Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về kỷ luật đảng trong điều kiện mới", Kiểm tra, (3).
42. Lê Văn Giảng (Chủ biên) (2008), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giám sát của Ủy ban Kiểm tra các cấp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Ngô Mạnh Hà (Chủ nhiệm) (2004), Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa
học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
44. Thu Hà (2005), "Thực hiện dân chủ trong thi hành kỷ luật của Đảng sau
gần 20 năm đổi mới", Kiểm tra, (9).
45. Nguyễn Quốc Hiệp (2003), "Một số phương pháp đánh giá, tuyển chọn,
đề bạt cán bộ", Xây dựng Đảng, (7).
46. Lương Khắc Hiếu (Chủ nhiệm), (2004), Những giải pháp hữu hiệu ngăn
chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán
bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện
báo chí và tuyên truyền.
47. Phạm Văn Hóa (2007), "Để gương mẫu trong chấp hành kỷ luật đảng",
Kiểm tra, (10).
48. Trần Đình Hoan (2002), "Luân chuyển cán bộ, khâu đột phá nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm thời kỳ phát triển
mới", Tạp chí Cộng sản, (7).
49. Trần Đình Hoan (chủ biên) (2008), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
161
50. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Đảng
Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị -
Hành chính, Hà Nội.
51. Học viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh (2011), Tài liệu phục vụ môn học Xây dựng Đảng, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội.
52. Nguyễn Xuân Hưng (2011), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy
Vĩnh Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện
nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh.
53. Triệu Gia Kỳ (2004), "Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát
huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo", Hội thảo lý luận giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xây dựng đảng
cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung
Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Bùi Đức Lại (2012), "Vai trò của bí thư cấp ủy trong công tác cán bộ",
Xây dựng Đảng, (3).
55. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
56. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
57. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
58. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
60. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 28, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
61. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
62. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
63. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
64. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
65. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
66. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
67. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
162
68. Mã Linh, Lý Minh (2004), Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước, Nxb Lao
động, Hà Nội.
69. Huỳnh Văn Long (2003), Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy
ban nhân dân huyện ở đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi
hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án
tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
70. Lê Văn Lý (Chủ biên) (1999), Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh
vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
71. Nguyễn Văn Lý (Chủ nhiệm) (2010), Nâng cao năng lực tư duy lý luận
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu
số Tây Nguyên (Qua khảo sát Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk), Đề tài
khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - hành chính khu vực III.
72. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
73. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
74. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Giáo trình Xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
75. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Trần Đình Nghiêm (chủ biên), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Đỗ Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Giang (2014), Nâng cao đạo đức cách mạng
nhằm giữ vững bản lĩnh chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng,
Niên giám khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
80. Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.
163
81. Trần Văn Phòng (Chủ nhiệm), (2007), Nâng cao năng lực tổng kết thực
tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
82. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và các Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-
2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Thang Văn Phúc (2006), "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (9).
84. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
85. Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
86. Tôn Hiểu Quần (2004), "Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng
hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt",
Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản
Trung Quốc: Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam,
kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ khoa học chính
trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
88. Phúc Sơn (2011), "Chú trọng ba khâu đánh giá, quy hoạch, luân chuyển",
Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).
89. Nguyễn Thế Thắng (Chủ biên) (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
nước ta hiện nay, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
164
90. Phạm Tất Thắng (2013), Tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về
công tác tổ chức và vấn đề vận dụng của Đảng ta hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
91. Dương Quang Thanh (2014), Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của
các huyện ủy ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
92. Trương Thị Thông, Lê Kim Việt (Đồng chủ biên) (2008), Bệnh quan liêu
trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
93. Ngô Huy Tiếp (Chủ biên) (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Ngô Huy Tiếp (2014), Tư tưởng của Lênin về xây dựng Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
95. Ngô Huy Tiếp (2014), Tư tưởng của V.I. Lênin về xây dựng Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
96. Nguyễn Phú Trọng (2011), "Tiếp tục tham mưu đổi mới, kiện toàn tổ
chức bộ máy, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ
trong công tác tổ chức và cán bộ", Xây dựng Đảng, (12).
97. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Chủ biên) (2001), Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
98. Trần Thiên Tú (2011), Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung Bộ, Luận văn thạc sĩ
Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
99. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
100. Đỗ Xuân Tuất (2014), Quan điểm của Đảng về phòng chống suy thoái
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên thời
165
kỳ đổi mới, Niên giám khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
101. Viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2007),
Tập bài giảng Hệ thống chính trị và nghiệp vụ công tác tổ chức, Hà Nội.
102. Viện Xây dựng Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999),
Giáo trình Xây dựng Đảng, Hà Nội.
103. Nguyễn Thị Hoàn Xuân (2010), Chất lượng đội ngũ cán bộ các Ban Tổ
chức huyện, thị, thành ủy tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay, luận
văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng
sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
104. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
105. Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh (2007), Phòng
chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
106. Trương Thị Bạch Yến (2011), "Về khâu yếu nhất trong công tác cán bộ",
Xây dựng Đảng, (9).
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
BẢN ĐỒ VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Phụ lục 2
DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ, TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
2010 2011 2012
Dân số
(người)
Mật độ
dân số
(ng/km2)
Tỷ lệ
tăng tự
nhiên
dân số
(‰)
Dân số
(người)
Mật độ
dân số
(ng/km2)
Tỷ lệ
tăng tự
nhiên
dân số
(‰)
Dân số
(người)
Mật độ
dân số
(ng/km2)
Tỷ lệ
tăng tự
nhiên
dân số
(‰)
Tổng cộng 6 tỉnh 10.104.122 189 8,85 10.146.374 190 9,86 10.198.955 192 10,70
Thanh Hóa 3.405.917 306 6,7 3.414.168 306 7,9 3.426.551 308 8,20
Nghệ An 2.928.717 177 12,9 2.941.801 178 11,5 2.951.985 179 12,50
Hà Tĩnh 1.227.673 204 5,91 1.229.197 203 7,8 1.238.830 207 11,07
Quảng Bình 849.271 105 11,24 853.401 105 10,9 85.7924 106 11,71
Quảng Trị 601.665 127 11,40 604.671 127 9,8 608.142 128 9,60
Thừa Thiên Huế 1.090.879 215 11,62 1.103.136 219 11,3 1.115.523 221 11,14
Cả nước 86.927.700 263 10,30 87.840.000 265 10,20 88.772.900 268 9,90
Tỷ trọng Bắc
Trung Bộ
So với cả nước (%) 11,62 11,55 11,49
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 3
TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
2010 2011 2012
Tổng sản phẩm trên địa bàn Tổng sản phẩm trên địa bàn Tổng sản phẩm trên địa bàn
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
Trong đó Trong đó Trong đó
Tổng số Nông lâm
thủy sản
Công
nghiệp
xây dựng
Dịch vụ
GDP
bình
quân đầu
người
(triệu
đồng)
Tổng số Nông lâm
thủy sản
Công
nghiệp
xây dựng
Dịch vụ
GDP
bình
quân đầu
người
(triệu
đồng)
Tổng số Nông lâm
thủy sản
Công
nghiệp
xây dựng
Dịch vụ
GDP
bình
quân đầu
người
(triệu
đồng)
Tổng cộng 6 tỉnh 150,774 36743 54430.2 59600.8 15,2 190189 46348 65764 78077 19,1 217468 50323 76281 90864 21,9
Thanh Hóa 51,393 12,405 21,303 17,685 15,1 64,716 15689 22869 26158 19,0 71,943 16406 26101 29436 21.0
Nghệ An 41,307 11,539 12,405 17,363 14,1 52,218 14162 17086 20970 17,8 59,812 15933 19112 24767 20,3
Hà Tỉnh 16,129 4,685 5,133 6,311 13,1 20,938 6178 6505 8255 17,0 24,823 6416 9404 9003 20,0
Quảng Bình 12,399 2,703 4,637 5,059 14,6 15,372 3239 5798 6335 18,0 17,478 3801 6350 7327 20,4
Quảng Trị 9,873 2,842 3,493 3,538 16,4 12,649 3637 4670 4342 20,9 14341 3875 5345 5121 23,6
Thừa Thiên Huế 19,673 2,569 7,459 9,645 18,0 24,296 3443 8836 12017 22,0 29071 3892 9969 15210 26,1
Cả nước 1,980,914 407,647 814,065 759,202 22,79 2,779,900 558,200 1,053,500 1,168,200 31.65 3,245,400 638,300 1,253,600 1,353,500 36.56
Tỷ trọng Bắc Trung Bộ
so với cả nước (%) 7.6 9.0 6.7 7.9 6.8 8.3 6.2 6.7 6.7 7.9 6.1 6.7
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ
Phụ lục 4
MỘT SỐ CHỈ TIÊU BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ - NĂM 2011 - 2012
Tổng sản phẩm trên
địa bàn theo giá thị
trường
(triệu đồng)
Thu ngân sách
trên địa bàn
(triệu đồn)
Chi ngân sách
trên địa bàn
(triệu đồng)
Sản lượng
lương thực
(kg)
Kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa
(USD)
2011 2012 2011 2012 2011 2012 2011 2012 2011 2012
Tổng cộng 6 tỉnh 113.04 131.37 21.52 25.03 38.07 41.39 2187.47 2298.67 933.914 1078.84
Thanh Hóa 18.82 20.92 2.93 3.39 5.24 4.84 486.3788 480.5932 115.4015 186.5755
Nghệ An 16.91 20.26 2.14 1.93 4.40 4.94 368.7608 396.5186 76.48376 70.79982
Hà Tỉnh 16.35 20.18 5.52 7.43 7.81 7.91 395.9927 404.6479 77.28623 79.98798
Quảng Bình 18.01 20.37 3.36 3.45 7.51 7.84 310.2586 330.9808 186.3134 163.1846
Quảng Trị 20.92 23.58 2.42 3.88 8.12 9.77 364.7736 411.7015 133.9571 157.8579
Thừa Thiên Huế 22.02 26.06 5.15 4.96 4.99 6.08 261.305 274.2274 344.4725 420.4306
Nguồn: Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 5
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP THEO NHÓM NGÀNH CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
Năm 2012
Trong đó
Tổng số
Nông lâm thủy sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ
Bình quân 6 tỉnh 8.7 3.2 13.1 8.2
Thanh Hóa 9.1 3.4 12.5 9.0
Nghệ An 6.6 3.5 5.0 10.0
Hà Tĩnh 13.4 1.5 38.6 2.9
Quảng Bình 6.1 4.0 7.7 6.3
Quảng Trị 7.4 4.7 8.7 8.0
Thừa Thiên Huế 9.3 2.3 6.0 13.2
Cả nước 5.2 2.7 5.8 5.9
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 6
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
2010 2011 2012
Đầu tư trong năm ĐTNN còn hiệu lực
có đến cuối năm Đầu tư trong năm
ĐTNN còn hiệu lực
có đến cuối năm Đầu tư trong năm
ĐTNN còn hiệu lực
có đến cuối năm
Số dự án
Vốn
đăng ký
(triệu
USD)
Số dự án
Vốn
đăng ký
(triệu
USD)
Số dự án
Vốn
đăng ký
(triệu
USD)
Số dự án
Vốn
đăng ký
(triệu
USD)
Số dự án
Vốn
đăng ký
(triệu
USD)
Số dự án
Vốn
đăng ký
(triệu
USD)
Tổng cộng 6 tỉnh 34 11533 232 19195.68 31 283.8 281 19524.6 17 97.409 207 21114
Thanh Hóa 14 56 47 7052 5 71.3 55 7107 2 29 44 7150
Nghệ An 9 1343 79 1342.68 4 36.2 83 1378.88 4 36 49 1674
Hà Tỉnh 5 10085 22 8303 15 128 37 8431 6 26 26 10239
Quảng Bình - - 12 60 - - 16 67.6895 - - 5 35
Quảng Trị - - 2 3 3 6.3 15 63 2 6.4 16 68
Thừa Thiên Huế 6 49 70 2435 4 42 75 2477 3 0.01 67 1948
Cả nước 969 18595 12213 192900 1091 11558 13664 197927 1287 16348 14522 210522
Tỷ trọng Bắc Trung Bộ
so với cả nước (%) 3.5 62.0 1.9 10.0 2.8 2.5 2.1 9.9 1.3 .6 1.4 10.0
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 7
THỐNG KÊ CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
TT Đảng bộ Diện tích (km²) Dân số
Đảng bộ
huyện, thị
Đảng bộ
trực thuộc
Tổng số
tổ chức cơ sở đảng
Tổng số
đảng viên
1 Tỉnh Thanh Hóa 11.131,9 3.412.600 27 6 1.737 200.477
2 Tỉnh Nghệ An 16.493,7 2.942.900 21 7 1.245 170.184
3 Tỉnh Hà Tĩnh 5.997,2 1.229.300 12 5 713 87.767
4 Tỉnh Quảng Bình 8.065,3 853.000 8 6 611 61.627
5 Tỉnh Quảng Trị 4.739,8 604.700 10 5 513 41.084
6 Tỉnh Thừa Thiên Huế 5.033,2 1.115.523 9 6 517 38.142
Vùng Bắc Trung Bộ 54.461,1 10.158.023 87 35 5.536 599.521
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 8
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
(NHIỆM KỲ 2010 - 2015)
Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT
TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh
Dân tộc
thiểu số Trên
ĐH CĐ-ĐH TC CC-CN TC SC
1 Thanh Hóa 645 599 46 588 57 208 437 0 630 15 0
2 Nghệ An 575 536 39 524 51 193 382 0 563 12 0
3 Hà Tĩnh 444 413 31 405 39 135 309 0 435 9 0
4 Quảng Bình 397 372 25 362 35 118 279 0 390 7 0
5 Quảng Trị 388 361 27 354 34 124 264 0 380 8 0
6 Thừa Thiên Huế 408 383 25 372 36 127 281 0 400 8 0
Tổng số 2.857 2.564 193 2.605 252 905 1.952 0 2.798 59 0
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 9
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ NHIỆM KỲ 2010-
2015
Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT
TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh
Dân tộc
thiểu số Trên
ĐH CN-CĐ TC CC-CN TC SC
1 Thanh Hóa 69 64 5 53 16 27 42 0 69 0 0
2 Nghệ An 65 59 6 52 13 29 36 0 65 0 0
3 Hà Tĩnh 55 47 8 47 8 5 50 0 55 0 0
4 Quảng Bình 55 46 9 46 9 9 46 0 55 0 0
5 Quảng Trị 55 48 7 45 10 8 47 0 55 0 0
6 Thừa Thiên Huế 55 47 8 46 9 5 50 0 55 0 0
Tổng số 354 311 43 289 65 83 271 0 354 0 0
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 10
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ NHIỆM KỲ 2010-
2015
Trình độ chuyên môn Trình độ LLCT
TT Tên tỉnh Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh
Dân tộc
thiểu số Trên
ĐH CN-CĐ TC CC-CN TC SC
1 Thanh Hóa 17 15 2 15 2 12 5 0 17 0 0
2 Nghệ An 17 16 1 16 1 12 5 0 15 0 0
3 Hà Tĩnh 15 14 1 13 2 9 6 0 15 0 0
4 Quảng Bình 15 14 1 14 1 8 7 0 15 0 0
5 Quảng Trị 14 14 0 14 1 6 8 0 14 0 0
6 Thừa Thiên Huế 15 14 1 14 1 9 6 0 15 0 0
Tổng số 93 87 6 86 8 56 37 0 93 0 0
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 11
CƠ CẤU ĐỘ TUỔI VÀ GIỚI TÍNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH BẮC
TRUNG BỘ
(NHIỆM KỲ 2010 - 2015)
Tổng số Dưới 40 tuổi Từ 41-50 tuổi Trên 51 tuổi
TT Đơn vị
Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ
1 Thanh Hóa 645 46 46 3 433 24 166 19
2 Nghệ An 575 39 43 4 402 20 130 15
3 Hà Tĩnh 444 31 35 3 306 22 103 6
4 Quảng Bình 397 25 29 2 277 18 91 5
5 Quảng Trị 388 27 30 2 259 19 99 6
6 Thừa Thiên Huế 408 25 29 3 273 17 106 5
Tổng số 2.857 193 212 17 1.950 120 695 164
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 12
TỔNG HỢP KẾT QUẢ LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ DIỆN TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TỪ
2005 ĐẾN 2013
Luân chuyển dọc
TT Tên tỉnh Tổng số
TW-tỉnh Tỉnh - TW
Tỉnh -
Huyện
Huyện -
tỉnh
Huyện -
xã
Xã -
huyện
Sở,
ngành
sang sở
ngành
Huyện -
Huyện
Nội bộ
huyện,
thị
1 Thanh Hóa 196 8 13 36 26 10 32 16 25 30
2 Nghệ An 172 11 10 25 12 22 22 14 10 46
3 Hà Tĩnh 121 04 03 14 17 11 23 14 07 28
4 Quảng Bình 107 04 02 18 24 09 21 10 02 17
5 Quảng Trị 93 01 02 13 17 07 14 12 09 18
6 Thừa Thiên Huế 121 01 03 19 20 14 23 18 02 21
Tổng số 810 29 33 125 116 73 135 84 55 160
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 13
THỐNG KÊ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ DIỆN TỈNH ỦY QUẢN LÝ CÁC TỈNH BẮC
TRUNG BỘ
Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên - Huế
Nhiệm
kỳ 2005-
2010
Nhiệm
kỳ 2010-
2015
Nhiệm
kỳ 2005-
2010
Nhiệm
kỳ 2010-
2015
Nhiệm
kỳ 2005-
2010
Nhiệm
kỳ 2010-
2015
Nhiệm
kỳ 2005-
2010
Nhiệm
kỳ 2010-
2015
Nhiệm
kỳ 2005-
2010
Nhiệm
kỳ 2010-
2015
Nhiệm
kỳ 2005-
2010
Nhiệm
kỳ 2010-
2015
Cao cấp 1033 1115 936 1056 743 753 739 745 667 656 701 695
Cử
nhân 15 17 13 15 11 13 9 8 8 10 11 9
Bồi
dưỡng 67 175 66 134 55 114 67 89 61 98 59 117
QP-AN 313 332 307 332 246 208 235 254 211 247 203 245
Cao
học 38 39 25 25 17 15 14 16 9 13 14 17
Tiến sĩ 2 2 1 2 1 1 2 1 1 2 0 2
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 14
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁC VĂN BẢN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ
TỪ 2005 ĐẾN 2015
TT Đơn vị Nghị quyết Chỉ thị Hướng dẫn Quy định Quy chế Chương trình Tổng cộng
1 Thanh Hóa 8 12 15 18 5 2 50
2 Nghệ An 8 9 17 16 4 2 56
3 Hà Tĩnh 6 8 12 16 4 2 38
4 Quảng Bình 4 10 13 17 4 2 40
5 Quảng Trị 4 7 10 12 4 2 39
6 Thừa Thiên Huế 5 7 12 13 4 2 43
Tổng cộng: 35 53 79 82 25 12
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phụ lục 15
TỔNG HỢP SỐ Liệu VỀ CƠ CẤU, TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ Hiện NAY
Chia theo tr×nh ®é Chia theo ®é tuæi
Tr×nh ®é chuyªn m«n Lý luËn chÝnh trÞ
TT Ьn vÞ Tæng sè
Trªn
®¹i häc
§H, C§ Cßn l¹i
Cao cÊp,
cö nh©n
Trung
cÊp
D−íi 40
Tõ 41
®Õn 50
Trªn 50
D©n téc
thiÓu sè
Phô n÷
1 Thanh Hãa 124060 202 102358 21494 1250 122800 23055 75823 25182 22368 42336
2 NghÖ An 96491 193 62036 34262 1018 95473 21326 53659 21506 11265 30247
3 Hµ TÜnh 50542 135 42362 8045 746 49796 10234 28369 11939 6523 23698
4 Qu¶ng B×nh 61627 118 45287 16222 782 60845 12366 39395 9866 5936 29899
5 Qu¶ng TrÞ 45948 124 39888 5936 801 45147 7822 28902 9224 4230 16618
6 Thõa Thiªn HuÕ 42051 127 32336 9588 655 41396 8227 25312 8512 5099 19744
Tæng céng 420719 905 324267 95547 5262 415457 83030 251460 86229 55421 162542
Nguồn: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ.