Luận án Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: Cơ hội và thách thức

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃLA H ỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THANH NHÀN PHỤ NỮ VIỆT NAM LẤY CHỒNG NƯỚC NGOÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (Nghiên cứu trường hợp tại Hàn Quốc và Đài Loan) CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU MINH HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để luận án “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: cơ hội và thách thức” đạt được kết quả theo yêu cầu đề ra tôi xin trân

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: Cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Xã hội học và những người thầy đáng kính đã tạo những điều kiện tốt nhất cũng như truyền đạt kiến thức và đóng góp ý kiến quí báu cho quá trình học tập thực hiện kế hoạch đào tạo của nghiên cứu sinh. Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, GS.TS Daniel Belanger của trường Đại học Western Ontario, Canada đã ủng hộ và tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và cho phép sử dụng số liệu để thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long, Bộ môn Công tác Xã hội, đơn vị công tác hiện tại của tôi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và sự động viên khích lệ của thầy cô và đồng nghiệp đối với tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Minh – người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm Luận án với tình cảm, tinh thần trách nhiệm của một nhà khoa học. Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình, sự động viên và cả sự hy sinh của họ là nguồn động lực to lớn để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thanh Nhàn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ xã hội học với đề tài “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: cơ hội và thách thức” (nghiên cứu trường hợp tại Đài Loan và Hàn Quốc) là công trình nghiên cứu mà tôi đã dành nhiều thời gian cũng như nỗ lực với tinh thần khách quan và trung thực. Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 7 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 9 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 7 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. .............. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. ............................................ 16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. ........................................... 16 7. Cơ cấu của luận án ............................................................................. 17 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 18 Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................... 18 I. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 18 1. Tình hình chung về hiện trạng di cư thông qua kết hôn xuyên biên giới ........................................................................................................... 18 2. Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: những cơ hội. .................... 22 3. Những thách thức của phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan ..... 33 II. Cơ sở lý luận của luận án ........................................................................ 44 1. Một số khái niệm được sử dụng trong luận án ................................... 44 2. Khung phân tích .................................................................................. 47 3. Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án ..................................... 47 III. Tiểu kết Chương I .................................................................................. 53 Chương II: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC CUỘC HÔN NHÂN CỦA CÔ DÂU VIỆT.. 56 1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu ............ 56 2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .......................... 60 3. Đặc điểm các cuộc hôn nhân của các cô dâu Việt ............................. 68 4. Tiểu kết Chương II ............................................................................. 87 Chương III: TRÁCH NHIỆM VÀ ÁP LỰC ĐÓNG GÓP KINH TẾ CHO NGƯỜI Ở LẠI CỦA CÔ DÂU VIỆT NAM LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN VÀ HÀN QUỐC .......................................................................................... 90 1. Cô dâu Việt với nhiệm vụ lấy chồng để gửi tiền về quê .................... 93 2. Sử dụng tiền gửi về quê nhà ............................................................... 96 3. Gửi tiền về quê nhà: áp lực hay sự tự nguyện? ................................ 105 4. Thái độ của gia đình gốc và phản ứng của gia đình chồng trong việc cô dâu gửi tiền về quê nhà..................................................................... 109 5. Tiểu kết Chương III .......................................................................... 114 Chương IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ CUỘC HÔN NHÂN THẤT BẠI – PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÁC CÔ DÂU QUAY VỀ VIỆT NAM TẠI XÃ PHẢ LỄ, HUYỆN THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG .................................................................................................................... 116 1. Giấc mơ thiên đường từ những cuộc hôn nhân thông qua môi giới 120 2. Giúp đỡ cha mẹ ở quê nhà ................................................................ 124 3. Cuộc hôn nhân thất bại: Những giấc mơ không thành hiện thực..... 124 4. Hồi hương hay tiếp tục ra đi? Một kết cục mới cho những hành trình đã cũ? ..................................................................................................... 128 5. Tiểu kết Chương IV ......................................................................... 132 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 134 1. Kết luận ............................................................................................. 134 2. Khuyến nghị ...................................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 141 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 151 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 162 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... 167 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................... 171 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: Chính Phủ ĐL: Đài Loan HQ: Hàn Quốc IOM: Tổ chức Di cư Quốc tế NĐ: Nghị định THPT: Trung học Phổ thông THCS: Trung học Cơ sở UNFPA: Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNIAP: Dự án Liên minh các Tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống buôn bán người USD: Đơn vị tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa kỳ UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng tổng hợp đối tượng phỏng vấn tại Hàn Quốc và Đài Loan Bảng 2: Danh sách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tại xã Phả Lễ Bảng 3: Thông tin nhân khẩu học của xã nghiên cứu Bảng 4: Số hộ gia đình trả lời bảng hỏi Bảng 5: Thông tin nhân khẩu học về cô dâu được phỏng vấn Bảng 6: Thông tin nhân khẩu học về các thành viên gia đình chồng cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan Bảng 7: Tổng số hộ điều tra tại Thốt Nốt, Cần Thơ Bảng 8: Các chỉ báo về điều kiện sống của hộ gia đình có con đi lấy chồng nước ngoài và không có con đi lấy chồng nước ngoài Bảng 9: Thông tin đối tượng phỏng vấn DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Độ tuổi của cô dâu Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của cô dâu Biểu đồ 3: Nghề nghiệp cô dâu trước khi kết hôn Biểu đồ 4: Nghề nghiệp cô dâu thời điểm lấy chồng nước ngoài Biểu đồ 5: Quốc tịch của chú rể Biểu đồ 6: Tuổi của chú rể Biểu đồ 7: Nghề nghiệp của chú rể Biểu đồ 8: Thời gian làm quen đến khi kết hôn Biểu đồ 9: Hình thức giao tiếp khi bắt đầu kết hôn Biểu đồ 10: Giao tiếp với chồng và gia đình chồng tại thời điểm hiện tại Biểu đồ 11: Số tiền cô dâu Việt gửi về trong 12 tháng qua (tính đến thời điểm nghiên cứu) Biểu đồ12: Chi trả cho các cuộc hôn nhân Biểu đồ 13: Sử dụng tiền gửi về quê nhà Biểu đồ 14: Mức độ đóng góp kinh tế đối với quê nhà Biểu đồ 15: Thái độ ủng hộ hôn nhân của các gia đình tại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi công cuộc Đổi mới ở Việt Nam được khởi xướng tại Việt Nam, di dân với số lượng lớn đã trở thành một thách thức trọng tâm cho các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa ổn định xã hội. Công cuộc đổi mới đã giảm thiểu đáng kể vai trò kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế và khuyến khích sự phát triển của kinh tế thị trường. Chính điều này cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự di cư nội địa và di cư quốc tế. Di cư giữa các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, ngày càng thu hút nhiều người di cư là phụ nữ, đặc biệt nếu chúng ta tính đến những người đi xuất khẩu lao động và vợ của những người di cư. Cả hai nhóm người di cư từ Việt Nam đến các nước Châu Á đã trở thành tâm điểm của những thảo luận chính trị gay gắt trong và giữa các nước về an ninh quốc gia, chủ nghĩa dân tộc và buôn bán người, đưa ra những lối diễn đạt mới về vấn đề chính trị hóa của di cư. Và gần đây, dòng người di cư chuyển hướng tới các quốc gia đang trải qua thời kỳ quá độ về di cư như là Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên còn một dòng di cư nữa âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ không kém đó là di cư của những phụ nữ Việt Nam theo hình thức hôn nhân với người nước ngoài. Theo Báo cáo Di cư năm 2005 của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), sự gia tăng mạnh mẽ của di cư trong phạm vi Châu Á là một trong những thay đổi quan trọng từ đầu thập kỷ 90 (IOM, 2005). Mặc dù có những dòng di cư lớn từ Châu Á ra khỏi lục địa này, đến Canada và Úc chẳng hạn, dòng di cư trong pham vi Châu Á thực sự vẫn lớn hơn nhiều. Dưới tác động của xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong những năm gần đây, hiện tượng người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ 1 kết hôn với người nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng. Hôn nhân quốc tế trong bối cảnh giao lưu văn hóa, toàn cầu hóa là một khuynh hướng tự nhiên và nếu được quản lý tốt có thể góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc. Tính đến hết năm 2012 đã có trên 294. 280 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trên 50 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó có 80% là phụ nữ (Bộ Tư pháp, 2013). Một hiện tượng nữa xuất hiện và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội đó là hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc và Đài Loan. Theo báo cáo của Chương trình phòng, chống buôn bán người của các tổ chức Liên hiệp quốc (UNIAP) cho rằng Việt Nam là quốc gia có số lượng cô dâu lấy chồng nước ngoài khá cao trong khu vực Châu Á. Tính đến năm 2012 có tới gần 300.000 cô dâu lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaixia, Nhật Bản v.v. (Bộ Công An, 2013). Tại Hàn Quốc, trong vòng 5 năm (tính từ năm 2005 đến 2010) có tới 36.000 cô dâu kết hôn với đàn ông Hàn Quốc trong đó cô dâu Việt Nam chiếm số lượng 35% (UNIAP, 2012). Với Đài Loan, nếu như năm 1994, chỉ có 530 visa dưới hình thức kết hôn được cấp cho phụ nữ Việt Nam thì tới năm 2002 con số này là 55.906 phụ nữ Việt tiếp tục sang Đài Loan lấy chồng và đến năm 2010 con số ước tính số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan tăng tới trên 120.000 người. (Bộ Tư Pháp, 2004 và 2011). Đa số phụ nữ kết hôn chủ yếu tập trung các tỉnh miền Tây Nam Bộ mà nổi bật là Thốt Nốt, Cần Thơ (chiếm 79%), ngoài miền Bắc cũng chỉ tập trung một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng và tập trung nhiều ở một số xã thuộc Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (UNIAP, 2012). Trong số các phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, nhiều người đã có cuộc sống khá ổn định, nhanh chóng hội nhập vào xã hội mới. Tuy nhiên, 2 cũng đã xuất hiện những hiện tượng không bình thường trong quan hệ hôn nhân quốc tế, thậm chí trở thành dịch vụ kinh doanh, quan hệ trao đổi, mua bán. Không ít cô gái Việt trở thành nạn nhân của nạn buôn người và nhiều tệ nạn xã hội khác. Tại Việt Nam, quảng cáo tìm vợ Việt của các ông chồng Hàn Quốc và Đài Loan được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo địa phương và mạng internet. Nhiều buổi xem mặt hay tuyển chọn vợ của đàn ông ngoại quốc giống như xem một món hàng gây bức xúc trong dư luận (Nguyễn Ngọc Anh, 2013). Ngày nay, thực trạng di cư của phụ nữ thuộc các tầng lớp nghèo của Việt Nam đến các nước châu Á, nơi chứng kiến xu hướng nữ hóa dòng di cư trong những thập kỷ trước cho thấy sự di cư này làm nảy sinh câu hỏi quan trọng và cấp thiết về quyền con người và quyền công dân của những người di cư, đặc biệt là của phụ nữ nghèo, những người rất dễ gặp phải rủi ro trong quá trình di cư. (IOM 2005). Đặc biệt, các số liệu thống kê cho thấy việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan đã trở thành một hiện tượng di cư theo hình thức kết hôn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu, cũng như các phương tiện truyền thông cũng cho rằng xu hướng kết hôn với người nước ngoài thường bắt nguồn từ mục tiêu kinh tế, kết hôn theo phong trào và kết hôn do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của các đối tượng môi giới bất hợp pháp (Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012). Có thể nói lấy chồng nước ngoài (cụ thể là Hàn Quốc, Đài Loan) đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội cần phải xem xét và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Như vậy, các câu hỏi về thực tế cuộc sống của phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài họ gặp phải những vấn đề gì? Các yếu tố nào tác động hay ảnh hưởng tới hiện tượng này như vậy? Những hệ lụy cũng như các giải pháp trước mắt hay lâu dài của các vấn đề kết hôn với người nước ngoài là gì? Để trả lời 3 các câu hỏi này, cần có một cuộc nghiên cứu về chính cuộc sống của phụ nữ Việt Nam tại nơi họ kết hôn là một việc cần thiết để đưa ra các bằng chứng có thật và những cơ hội và những thức mà các cô dâu Việt gặp phải khi lấy chồng nước ngoài. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, tôi thực sự muốn tìm hiểu về cuộc sống của phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài tại chính quốc gia mà họ lựa chọn. Việc nghiên cứu tại nước ngoài là một điều khó khăn và tốn kém đối với các nghiên cứu sinh tại Việt Nam. Trong dự án phối hợp giữa Viện Nghiên Cứu Phát triển Xã hội và trường Đại học Western Ontario (Canada) với sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada, tôi được tham gia vơi tư cách là nghiên cứu viên. Được sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và trường Đại học Western Ontario tôi đã được sử dụng toàn bộ số liệu cho luận án của mình. Đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi tại Việt Nam khi thực hiện nghiên cứu về cô dâu Việt Nam tại chính Hàn Quốc và Đài Loan. Trong phạm vi của luận án, tôi muốn tìm hiểu về thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngòai, cụ thể là tại Đài Loan và Hàn Quốc như một quá trình và những trải nghiệm trong bối cảnh tòan cầu hóa. Cụ thể là nghiên cứu về “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, Cơ hội và thách thức” được tiến hành tại Hàn Quốc, Đài Loan và một số địa bàn của Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, Cơ hội và thách thức” tiến hành điều tra thực địa đối với cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài tại Đài Loan và Hàn Quốc, cô dâu Việt thất bại trở về tại Thủy Nguyên, Hải Phòng, số hộ gia đình có con và không có con lấy chồng nước ngoài tại 4 huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, thành viên gia đình các cô dâu Việt Nam nhằm đạt mục đích sau: Mục tiêu chung: Xác định những cơ hội và thách thức đối với những cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc và Đài Loan, với gia đình của họ và cộng đồng. Mục tiêu cụ thể: Xác định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của phụ nữ di cư Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc, Đài Loan. Mục tiêu này nhằm tìm hiểu khung pháp lý và các cơ chế cũng như chính sách của những nước tiếp nhận đối với các cô dâu Việt. Việc thu thập thông tin về các khung pháp lý đó sẽ được so sánh với những trải nghiệm thực tế của những cô dâu Việt tại hai nước Hàn Quốc và Đài Loan. Xem xét sự tác động của việc lấy chồng nước ngoài đến đời sống kinh tế và xã hội của cộng đồng nơi đi. Di cư của phụ nữ trẻ qua con đường hôn nhân sang Đài Loan và Hàn Quốc cũng dẫn đến những thay đổi về cấu trúc tuổi và giới của dân số, dù ở cấp độ địa phương, và có thể gây những khó khăn cho việc kết hôn của những người đàn ông trẻ tuổi. Đặc biệt, trong bối cảnh của cấu trúc dân số Việt Nam trong những năm gần đây (tỉ lệ sinh tự nhiên cho thấy số trẻ trai cao hơn số trẻ gái một cách bất thường, UNFPA, 2009) thì việc phụ nữ Việt Nam di cư theo hình thức kết hôn liệu có là thách thức đối với đàn ông Việt Nam ở quê nhà. Ngoài ra, luận án cũng muốn tìm hiểu phản ứng của gia đình, cộng đồng đối với những cuộc hôn nhân lỡ dở của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan. Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của những phụ nữ Việt Nam di cư sang Hàn Quốc, Đài Loan thông qua con đường kết hôn. Cũng với xu hướng kết hôn với người nước ngoài tăng mạnh thì sự đưa tin của truyền thông trước những bi kịch kết hôn của cô gái Việt Nam khi lấy chồng nước 5 ngoài tạo nên một dư luận không tốt đối với việc di cư thông qua kết hôn của những phụ nữ. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu những cơ hội và thách thức mà các cô dâu Việt sẽ gặp phải trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc của họ tại chính nơi họ lấy chồng là Hàn Quốc và Đài Loan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan của cô dâu Việt Nam? Việc lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan đã đem lại cho cô dâu và gia đình họ những cơ hội nào trong cuộc sống? - Quyền tự quyết và quá trình thương thuyết đối với chồng và các thành viên gia đình chồng của cô dâu Việt Nam thể hiện như thế nào trong từng giai đoạn sống tại nơi ở mới? Các cô dâu Việt đã gặp phải những thách thức gì trong quá trình hòa nhập với cuộc sống quê chồng? - Những đóng góp tài chính của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan đem lại những hệ quả gì cho người ở lại? Những áp lực nào dẫn đến việc phụ nữ Việt Nam phải có trách nhiệm gửi tiền về quê nhà? - Những nguyên nhân nào dẫn đến việc cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc hồi hương? Liệu những bài học kinh nghiệm mà các cô dâu đã trải nghiệm có giúp gì cho họ trong những định hướng phía trước? 2.3. Giả thuyết nghiên cứu Một trong những những nhiệm vụ quan trọng của luận án là đưa ra được những bằng chứng khoa học để xem xét các giả thuyết nghiên cứu sau. Trong phạm vi của luận án này tôi xin được đưa ra các giả thuyết sau dựa trên các câu hỏi nghiên cứu. 6 Giả thuyết 1: Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định kết hôn của phụ nữ Việt Nam tại Hàn Quốc và Đài Loan. Giả thuyết 2: Những yếu tố quan trọng thúc đẩy và hỗ trợ sự hòa nhập cuộc sống của cô dâu Việt khi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan xuất phát từ nỗ lực của chính cô dâu thông qua những trải nghiệm khi kết hôn. Giả thuyết 3: Những áp lực về kinh tế cũng như những khoản nợ của gia đình gốc thúc đẩy các cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan chấp nhận nhiều rủi ro để nỗ lực kiếm tiền gửi về quê nhà. Giả thuyết 4: Mong ước về một cuộc hôn nhân thành công là lý do chính để các cô dâu Việt hồi hương tiếp tục ra đi tìm kiếm các cơ hội hôn nhân mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu những cơ hội và thách thức của cô dâu Việt Nam khi lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể chính của nghiên cứu này là các cô dâu Việt Nam lấy chồng tại Hàn Quốc và Đài Loan cùng một số cô dâu Việt Nam đã trở về sinh sống tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ngoài ra khách thể nghiên cứu khác được bổ sung trong luận án này bao gồm các đối tượng liên quan như: Gia đình cô dâu tại Việt Nam (bố mẹ và anh chị em ruột; Gia đình chồng của cô dâu Việt (cha mẹ chồng và chồng); Cán bộ Trung tâm hỗ trợ cho câu dâu Việt tại Hàn Quốc và Đài Loan. 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung của luận án tập trung chủ yếu vào việc phản ánh những yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội và những thách thức của cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan. 3.4. Thời gian tiến hành nghiên cứu Toàn bộ số liệu của đề tài nghiên cứu được sử dụng từ nghiên cứu trong khuôn khổ dự án hợp tác với trường Đại học Westen Ontario (Canada) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (Thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) tài trợ. Toàn bộ số liệu của cuộc nghiên cứu được sự đồng ý cho phép sử dụng của Trường Đại học Westen Ontario (Canada) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Hầu hết các số liệu phỏng vấn đều chưa công bố. Thời gian tiến hành nghiên cứu tại thực địa từ tháng 2/2009 – 2/2012. 3.5. Địa bàn nghiên cứu Tài Đài Loan: Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Đài Bắc, Đài Trung của Đài Loan Tại Hàn Quốc: Tỉnh Chung Nam và thành phố Seoul, Hàn Quốc Tại Việt Nam: xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. xã Trung Nhất, xã Thới Thuận, xã Tấn Lộc, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. 4.1. Phương pháp luận Bất cứ một luận án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cũng phải sử dụng hệ thống các quan điểm chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học theo định hướng chung. Thường thì nguồn gốc của phương pháp này mang màu sắc triết học và là kim bao gồm các quan điểm  Quan điểm duy vật biện chứng: Với 2 nguyên lý (Mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển); 3 quy luật (Đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối 8 lập, Phủ định của phủ định, Lượng đổi chất đổi); 6 cặp phạm trù (Bản chất – Hiện tượng , Cái chung – Cái riêng, Tất nhiên – Ngẫu nhiên, Nội dung – Hình thức, Khả năng – Hiện thực, Nguyên nhân – Kết quả).  Quan điểm thực tiễn: tính ứng dụng của vấn đề nghiên cứu.  Quan điểm hệ thống : Xem xét sự vật trong chỉnh thể.  Quan điểm lịch sử: Xem xét sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Trên cơ sở phương pháp luận này sẽ tiến hành các phương pháp nghiên cứu theo từng chuyên ngành đặc thù. Trong phạm vi luận án này tôi sẽ tập trung sử dụng các phương pháp mà chuyên ngành xã hội học sử dụng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án. Số liệu được sử dụng để phân tích trong luận án này được sử dụng từ số liệu từ dự án: Di cư quốc tế của phụ nữ Việt Nam đến các nước Châu Á: Trải nghiệm, Quyền con người và Quyền công dân được thực hiện bởi Trường Đại học Western Ontario (Canada) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (Việt Nam) do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) tài trợ. Nghiên cứu sinh đóng vai trò là nghiên cứu viên trong dự án tham gia thực hiện thu thập số liệu tại Đài Loan và Việt Nam. Những phỏng vấn thực hiện tại Hàn Quốc do các đồng nghiệp của NCS tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện. Toàn bộ phỏng vấn sâu tại Hàn Quốc và Đài Loan sẽ được sử dụng để phân tích chính cho luận án này và sử dụng một số thông tin phỏng vấn tại Hải Phòng để phân tích. Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số phân tích cơ bản trong bộ số liệu điều tra định lượng tại Thốt Nốt Cần Thơ để làm bằng chứng cho những phân tích của luận án. Việc sử sụng số liệu đã được sự đồng ý của ISDS. 4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và độ tin cậy của nghiên cứu thực nghiệm. Để trả lời những vấn đề mà 9 luận án đề ra, cuộc nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau. Luận án thu thập và phân tích những tài liệu chuyên ngành có sẵn để hệ thống hóa cơ sở phương pháp luận, cách tiếp cận, phương pháp phân tích nhằm hướng dẫn cho việc thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, đặc biệt thiết kế các công cụ nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ bao gồm việc phân tích các số liệu hiện có và thu thập số liệu. Đồng thời cũng sẽ sử dụng các tài liệu, số liệu thống kê và các nghiên cứu định tính. Nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam và hai địa bàn tiếp nhận người nhập cư Việt Nam (Đài Loan và Hàn Quốc). Cụ thể, nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau: 4.2.1.1. Phân tích tài liệu thứ cấp và tổng quan tài liệu. Để chuẩn bị cho các nghiên cứu trường hợp tại Đài Loan và Hàn Quốc, nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin về di cư giữa các quôc gia và các hoạt động trao đổi giữa các nước. Di cư để lao động và để kết hôn của phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan và Hàn Quốc đã tăng liên tục từ những năm 1990. Các dòng di cư như vậy sẽ được ghi nhận thông qua các số liệu thống kê và các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình di cư sẽ được thảo luận trong khuôn khổ nghiên cứu này. Việc tổng quan các số liệu và báo cáo sẵn có sẽ giúp xây dựng nền tảng cho việc thu thập số liệu mới. Trong phần này tôi đã thu thập và tổng hợp, phân tích các tài liệu đã được công bố, các nguồn tài liệu sẵn có (báo cáo nghiên cứu, tài liệu thống kê, báo chí Việt Nam và quốc tế v.v.) để thực hiện phần tổng quan tài liệu cho luận án. 4.2.1.2. Phương pháp định tính. Đối với nghiên cứu về cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài hiện nay cũng đang là vấn đề nhạy cảm. Các chủ đề và mục tiêu nghiên cứu đều liên quan đến tìm hiểu và phân tích cũng như lý giải những câu hỏi mà nghiên cứu 10 đề ra vì vậy phương pháp phù hợp đối với nghiên cứu này là phương pháp định tính với kỹ thuật chủ yếu là phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, cụ thể: Tại Hàn Quốc và Đài Loan • Phỏng vấn những cô dâu hiện nay đang sống ở nước ngoài: 19 cô đang sống ở Đài Loan và 21 cô sống tại Hàn Quốc. • Phỏng vấn sâu 12 người là chồng của cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan • Phỏng vấn sâu 10 cha mẹ chồng của cô dâu tại Hàn Quốc và Đài Loan. Bảng 1: Bảng tổng hợp đối tượng phỏng vấn tại Hàn Quốc và Đài Loan Địa bàn/Đối tượng Hàn Quốc Đài Loan Tổng số Cô dâu 21 19 40 2 cô dâu đã rời khỏi nhà chồng hiện 0 2 2 đang sống tự do tại Đài Loan Chồng cô dâu 6 6 12 Cha mẹ chồng cô dâu 5 5 10 Đối tượng khác: Trung tâm hỗ trợ cô 2 2 4 dâu Việt Tổng số 68 Tại Việt Nam Nghiên cứu tại xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng (là xã có nhiều cô dâu đi lấy chồng nước ngoài và cả các cô dâu thất bại trở về) • Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành với những cô dâu quay lại Việt Nam trong đó có 10 người là quay lại lâu dài và 10 người quay lại trong một thời gian ngắn. • Phỏng vấn sâu 8 thành viên gia đình của các cô dâu đã lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan 11 • Phỏng vấn những người liên quan đến việc làm mai mối hôn nhân: 2 người cho Đài Loan và Hàn Quốc. • Phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo (cán bộ tòa án, đại diện chính quyền v.v.) • Thảo luận nhóm đòan thể tại địa phương (bao gồm Thanh niên, phụ nữ, Y tế, Tư pháp, Hội nông dân, Cựu chiến binh, thương binh xã hội v.v.) Bảng 2: Danh sách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tại xã Phả Lễ Đối tượng Phỏng vấn Thảo luận sâu nhóm Cô dâu quay trở về Việt Nam lâu dài 10 x Cô dâu quay trở về Việt nam thời gian ngắn 10 x (đang làm thủ tục để đi tiếp) Thành viên gia đình cô dâu lấy chồng Hàn 8 x Quốc, Đài Loan (cha, mẹ, anh chị em ruột) Những người làm dịch vụ mai mối hôn nhân 2 x Đại diện chính quyền địa phương, tòa án 2 x Đại diện ban ngành đoàn thể X 8 Tổng số 32 8 4.2.1.3. Phương pháp định lượng. Một cuộc điều tra định lượng tại 3 xã thuộc địa bàn nơi đi tại Việt Nam sẽ được tiến hành để đo lường tác động kinh tế xã hội đối với quê nhà do các cô dâu lấy chồng nước ngoài đem lại. Tuy nhiên để so sánh được những tác động này một cách rõ nét, nghiên cứu này sẽ tiến hành nghiên cứu cả những gia đình có cô dâu đi lấy chồng nước ngoài và gia đình không có cô dâu đi lấy chồng nước ngoài. Cuộc khảo sát được tiến hành tại 3 xã của huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ: xã Tấn Lộc, Xã Trung Nhất, xã Thới Thuận. Việc chọn 12 địa điểm khảo sát cũng được cân nhắc kỹ vì đây là 3 trong số 8 xã của huyện Thốt Nốt có tỷ lệ phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc) cao nhất thành phố Cần Thơ. Phương pháp điều tra định lượng cho phép thu thập được các thông tin cơ bản và hệ thống trên qui mô tương đối lớn về đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện phương pháp điều tra định lượng việc chọn mẫu đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn được thực hiện với các bước sau: (1) Bước 1: Chọn các thôn được sắp xếp theo dân số từ thấp đến cao; (2) chọn ngẫu nhiên các thôn theo số lượng dân số và số lượng thôn tại mỗi xã. Bảng 3: Thông tin nhân khẩu học của xã nghiên cứu Đặc điểm Xã Tân Lộc Xã Trung Nhất Xã Thới Thuận Dân số 33.669 20.912 32.331 Số thôn 7 4 7 Số hộ gia đình 6.445 3.125 6.667 Số nữ giới từ 18-35 3125 2156 4502 Số nam giới từ 18- 2976 1978 4705 35 Bảng 4: Số hộ gia đình trả lời bảng hỏi Xã/thôn Số hộ gia đình có Số hộ gia đình Tổng số con đi lấy chồng không có con đi nước ngoài lấy chồng nước ngoài 13 Xã Tân Lộc 110 60 1... ngoài qua hình thức di cư là động lực nhằm thoát nghèo thì Constable (2003a, 2003b) nhấn mạnh vào động lực di cư của những phụ nữ này là nhằm thoát khỏi những giới hạn của quan điểm quyền gia trưởng đối với phụ nữ và hôn nhân. Cụ thể là, phụ nữ ngày càng chứng tỏ tính chủ động của mình trong các quá trình ra quyết định; chứ họ không hoàn toàn chịu sự kiểm soát hay ép buộc từ phía gia đình cha mẹ đẻ hoặc gia đình nhà chồng. Một nhà nữ quyền khác, Nakamatsu (2005) xem xét sự thể hiện tính tự chủ của những cô dâu ngoại quốc trong các trải nghiệm và bối cảnh khác nhau: trong khi làm việc với các tổ chức môi giới, khi thương lượng với các nhà chức trách và các tổ chức phi chính phủ khác, và khi giúp đỡ các cô dâu khác tại nước sở tại. Một nghiên cứu khác của Wang (2007) đã chỉ ra các hoàn cảnh trong đó các cô dâu có thể xây dựng các chiến lược thích hợp nhằm làm củng cố vị trí của mình trong gia đình chồng và hòa nhập với xã hội mới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các cô dâu ngoại quốc đã biết tận dụng vai trò được các mong 31 đợi là “một con dâu ngoan, một người vợ tốt, và một người mẹ tốt”, cùng với việc chú rể và gia đình phải trả một khoản tiền lớn để cưới được vợ, nhằm thể hiện quyền tự chủ của mình cũng như thách thức các mối quan hệ giới trong gia đình nhà chồng (Belanger, 2010). Một nghiên cứu gần đây nhất của Tang và các cộng sự (2011) đã lý giải xung đột nảy sinh trong các gia đình ở Đài Loan có các cô dâu Việt Nam là do sự mâu thuẫn trong mong đợi của người chồng và gia đình chồng ở Đài Loan và cô dâu Việt Nam. Trong khi chồng và gia đình chồng Đài Loan mong đợi vợ phải ở nhà chăm sóc gia đình, thì các cô dâu Việt Nam lại muốn đi làm và tự lập, bao gồm cả quyền tự chủ về mặt tài chính. Trong khi các nghiên cứu của các nhiều nhà nghiên cứu hướng đến tính chủ thể (Khái niệm đã dẫn) của cô dâu Việt khi lấy chồng nước ngoài thì các nghiên cứu trong nước chưa hoặc rất ít đề cập đến tính chủ thể của các cô dâu Việt mà thiên về phân tích các động cơ trong hôn nhân của họ, đặc biệt là động cơ về kinh tế. Về việc gửi tiền về quê nhà, một số nghiên cứu đã cho thấy đóng góp của phụ nữ di cư lấy chồng nước ngoài cho gia đình của mình là đáng kể. Điều này được thể hiện bằng khoản tiền khá lớn mà các cô gửi về cho gia đình, khiến cho mức sống của hộ gia đình có con gái đi lấy chồng nước ngoài khá hơn hẳn so với gia đình không có con lấy chồng ngoại quốc (Trần Giang Linh, 2007; Phan An và cộng sự, 2005; Hoàng Bá Thịnh, 2011). Về mặt cơ hội, rõ ràng các cô dâu Việt khi di cư đã đem lại khá nhiều điều tốt đẹp cho gia đình và bản thân họ. Những cơ hội ở đây có thể là: mức sống gia đình tăng lên, thu nhập từ các khoản gửi về cũng giúp cho gia đình thay đổi các điều kiện sống, các cô dâu có được cuộc sống sung sướng hơn so với ở quê nhà v.v (Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2005; Hoàng Bá Thịnh, 2010). Thống kê của Tổng cục VI, Bộ Công an, khu vực phía Nam tại một xã của huyện Lấp Vò, Đồng Tháp cho thấy trong năm 2007 - 2010 cả xã có 115 32 phụ nữ lấy chồng Đài Loan thì 85% gia đình trong số đó được xây dựng nhà mới. Kết quả nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc cũng cho thấy 53% gia đình có con gái lấy chồng ở Hàn Quốc được khảo sát nói rằng con họ có gửi tiền về cho gia đình. Nhờ vậy nhiều gia đình ở địa phương này có sự thay đổi về cuộc sống (sửa sang nhà cửa, mua đồ dùng gia đình), không những vậy, các gia đình có con đi lấy chồng nước ngoài rất tích cực đóng góp cho cộng đồng (ủng hộ làm đường, xây nhà thờ, xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương) (Hoàng Bá Thịnh, 2010). Như vậy, cơ hội chủ yếu ở cấp độ cộng đồng và cá nhân đó là việc các cô dâu lấy chồng nước ngoài đã đem lại được các lợi ích vật chất từ nguồn tiền gửi về từ quê chồng. Những nguồn kiều hối này giúp bước đầu thay đổi mức sống và điều kiện sống của gia đình cha mẹ tại Việt Nam cũng như cộng đồng nơi có nhiều cô dâu đi lấy chồng nước ngoài. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Đây cũng chính chủ đề mà tác giả muốn làm rõ trong luận án này. 3. Những thách thức của phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan Phần này đề cập đến những thách thức trong quá trình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Tương tự như trên, những thách thức này được phân tích trong hai cấp độ: Vĩ mô và vi mô. Trong cấp độ vĩ mô sẽ đưa ra những bằng chứng về những áp lực mà xã hội cả nơi đến và nơi đi đã và đang gặp phải khi dòng di cư từ Việt Nam sang các nước Đông Á thông qua con đường kết hôn hình thành và phát triển ồ ạt (vấn đề tái hòa nhập cộng đồng, vấn đề con lai, vấn đề áp lực nam giới ế vợ trong bối cảnh con gái lấy chồng ngoại v.v.). Những thách thức ở đây bao gồm các khó khăn, rủi ro và những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình phụ nữ di cư bằng hình thức kết hôn. Trong phần này những diễn ngôn về truyền thông khi nói về cô dâu 33 Việt với những hình ảnh tiêu cực sẽ được phân tích. Ngoài ra ở cấp độ vi mô (cấp độ gia đình và cá nhân) cũng sẽ tìm hiểu những áp lực và thách thức với chính cô dâu và gia đình họ trong quá trình lấy chồng ngoại quốc. 3.1. Những thách thức ở cấp vĩ mô (cấp độ xã hội) Trong hội thảo về “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài và phòng, chống mua bán phụ nữ trẻ em qua biên giới tại Vĩnh Long tháng 7 năm 2012” quan điểm của Ủy ban về các Vấn đề xã hội, Quốc hội đã cho rằng việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài “tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro đối với phụ nữ Việt Nam mà còn làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự xã hội như: nguy cơ mất cân bằng giới tính cục bộ tại một số địa phương có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài, nhiều trường hợp môi giới hôn nhân diễn ra dưới hình thức chọn vợ tập thể, thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam”. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những vấn đề mà phụ nữ di cư kết hôn phải đối mặt là hết sức phức tạp như những khác biệt về văn hóa, luật pháp, phong tục tập quán, ăn uống, ngôn ngữ, lối sống; vấn đề việc làm, giáo dục con cái (Lê Thị Quý, 2009). Trước làn sóng di cư một cách ồ ạt, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, nghị định nhằm đối phó và giảm thiểu rủi ro cho công dân Việt Nam trong quá trình kết hôn. Mặc dù vậy các vấn đề về môi giới hôn nhân bất hợp pháp vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các quyền lợi của cô dâu Việt (Lương Thị Lanh, Bộ Tư pháp, 2012). Quá trình thực hiện đối với chỉ thị 03/2005/CT-TTg) mới chỉ mang tính chất đối phó với tình hình. Những khoảng trống trong quá trình thực hiện chính sách này được Bộ Tư pháp chỉ ra những vấn đề sau:  Chính sách đối với các cô dâu Việt Nam ở nước ngoài 34  Chính sách giải quyết việc làm trong nước để hạn chế các cuộc hôn nhân vì mục đích kinh tế.  Thực hiện các thủ tục hành chính chặt chẽ để không có tình trạng kết hôn giả hoặc hồ sơ giả  Phỏng vấn các đối tượng kết hôn để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ  Xử lý các hành vi môi giới hôn nhân bất hợp pháp  Tăng cường tuyên truyền giáo dục  Áp dụng các biện pháp tư vấn cho cô dâu Việt.(Lương Thị Lanh, 2012) (Lương Thị Lanh, 2012) Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực thi chính sách này sẽ là một khoảng trống khó lấp đầy và cũng là những khó khăn mà phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài sẽ phải đối mặt. Một trong những vấn đề nổi cộm trong quá trình kết hôn với nước ngoài là tình trạng môi giới hôn nhân bất hợp pháp. Thống kê của Bộ Công an năm 2012 cho biết khoảng 90% hôn nhân Hàn Việt được dàn xếp bởi những người môi giới hôn nhân hoạt động bất hợp pháp. Mặc dù ngành Công an đã có nhiều nỗ lực trong ngăn chặn hoạt động này nhưng thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi khó nắm bắt (Văn Ngọc Thái, 2012). Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy khi phỏng vấn cha mẹ cô dâu đều cho biết con gái họ kết hôn chủ yếu qua môi giới (Hoàng Bá Thịnh, 2012; Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, 2005). Theo báo cáo của Cục lãnh sự, Bộ ngoại giao tình trạng cô dâu ly thân, ly hôn hoặc bị chồng ngược đãi hay do mâu thuẫn vợ chồng nên ra nước ngoài cư trú bất hợp pháp, đi làm chui hoặc trong các nhà hàng karaoke, hộp đêm, mại dâm tồn tại ở cả Hàn Quốc và Đài Loan. Ly hôn, ly thân và bỏ trốn 35 khỏi gia đình chồng đang là những vấn đề phức tạp không chỉ cho bản thân cô dâu mà còn cho các cơ quan chức năng sở tại, nhất là đối với các cô dâu chưa được nhập quốc tịch, vì liên quan đến quyền lợi pháp lý của đối tượng này. (Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao, 2012). Hệ lụy của các vấn đề ly hôn trong các cặp vợ chồng này là vấn đề con lai. Theo thống kê của Sở di trú Đài Loan và Báo Korea Time, trong khoảng từ năm 2008 -2009 có khoảng gần 5000 trẻ em dưới 3 tuổi được mẹ đưa về Việt Nam. Hầu hết các cháu này đều có quốc tịch nước ngoài (theo bố hoặc nơi sinh) nên khi về Việt Nam chỉ được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn cư trú không quá 3 tháng cho một lần nhập cảnh. Điều này có thể dẫn đến việc làm thủ tục nhập học cho các cháu sẽ gặp khó khăn do không có quốc tịch Việt Nam (Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao, 2012; Ahn Kyung Hawn, 2008; Phùng Thị Huệ, 2006). Các can thiệp cấp quốc gia đối với tình trạng di cư hôn nhân và buôn bán người hiện nay ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các hoạt động ngăn chặn buôn bán phụ nữ, điều tra, xét xử tội phạm. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quản lý và hỗ trợ hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn lúng túng và gây ra nhiều hệ lụy cho cô dâu Việt Nam trong các vấn đề con lai, tái hòa nhập xã hội v.v... (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2012; Dương Thanh Mai, 2009). Một vấn đề đáng quan tâm đó là sức ép hôn nhân đối với nam giới ở Việt Nam. Thông tin từ một số báo cho rằng việc phụ nữ đi lấy chồng nước ngoài sẽ tạo sức ép hôn nhân đối với nam giới ở Việt Nam, rằng nam giới nông thôn chỉ có thể “nhìn bạn gái thời thơ ấu lên máy bay thành vợ nông dân nước khác” (VietnamNews 3/12/2005; Báo Sài Gòn Giải Phóng 24/2/2005). Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng hôn nhân quốc tế đã ảnh hưởng đến các quan hệ giới tại Việt Nam, nhiều gia đình ở các vùng có con gái đi lấy chồng nước ngoài thích đẻ con gái để đem gả chồng ngoại mang lại sự thay đổi cho cuộc 36 sống trong gia đình. Nghiên cứu trường hợp tại Đại Hợp, Hải Phòng đã chỉ ra rằng xu hướng phụ nữ lấy chồng nước ngoài khiến cho nam giới xã này khó khăn trong tìm kiếm bạn đời. Khi “con gái ở xã nói không với lấy chồng địa phương” thì việc nam giới ở đây sẽ phải tìm kiếm vợ ở trong phạm vi thị trường khác ngoài phạm vi của xã, kể cả các tỉnh trên phạm vi cả nước. (Hoàng Bá Thịnh, 2010). Như vậy, nếu như cơ hội liên quan đến khung chính sách tại Việt Nam chính là việc nước ta cũng như một số quốc gia có nhiều cô dâu ngoại quốc đã có rất nhiều các văn bản luật và dưới luật nhằm hỗ trợ cô dâu có một cuộc sống an toàn thực hiện được quyền làm dâu của mình thì những thách thức liên quan đến vấn đề này lại chính là quá trình thực thi của các chính sách đó. Nói đúng hơn là nhiều cô dâu vì những hạn chế cá nhân nên chưa hoặc khó tiếp cận được các chính sách này. Đây là thách thức đối với họ cũng kéo theo hệ lụy cho rất nhiều Bộ ngành liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài. Bên cạnh đó, việc kết hôn ồ ạt tại một số địa phương cũng làm ảnh hưởng tới những thách thức về mất cân bằng giới tính và cơ hội hôn nhân cho nam giới. 3.2. Thách thức ở cấp độ vi mô (cấp độ cá nhân) Đặc điểm các cuộc hôn nhân xuyên biên giới và hình ảnh cô dâu Việt qua những nghiên cứu tại Việt Nam và qua lăng kính truyền thông. Thông tin từ một số nghiên cứu cho thấy nhìn chung các cuộc hôn nhân với chồng ngoại của phụ nữ Việt Nam đều gặp bất hạnh. Số các cô dâu may mắn tìm được hạnh phúc ở Đài Loan và Hàn Quốc không nhiều hơn số cô dâu đang phải chịu những bất hạnh, chồng ngược đãi hoặc bị phụ tình (Lê Thị Quý, 2009; Phùng Thị Huệ, 2005). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đưa ra bức tranh về cuộc sống của cô dâu Việt khá suôn sẻ và hạnh phúc, đạt được 37 mục đích của mình đó là di cư và kiếm tiền gửi cho gia đình và lo cho bản thân (Belanger, 2010). Những khó khăn chủ yếu của các cuộc hôn nhân xuyên biên giới đó là: ngôn ngữ bất đồng hoặc hôn nhân vì mục đích kinh tế. Ngôn ngữ bất đồng trong các gia đình đa văn hóa Một trong những rào cản lớn nhất của các cuộc hôn nhân Việt - Hàn và Việt –Đài là sự bất đồng ngôn ngữ. Sự bất đồng về ngôn ngữ dẫn đến những hiểu lầm trong ứng xử và nảy sinh mâu thuẫn, ngoài ra điều đó còn cản trở cô dâu Việt tiếp cận với thông tin, việc làm, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và pháp luật (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2012; Lê Thị Quý, 2009). Nhiều cô dâu Việt do không biết tiếng bản địa nên không thể dạy con học, hơn nữa trình độ văn hóa của họ cũng thấp nên gặp nhiều khó khăn trong việc dạy dỗ con cái và trao đổi với nhà trường trong quá chính học tập. Theo số liệu của của Bộ Giáo dục khoa học kỹ thuật Hàn Quốc thì nhiều phụ nữ di trú đến Hàn Quốc gặp khó khăn về ngôn ngữ và học lực của con cái họ không đạt được học lực cơ bản nhiều gấp 5 lần so với con em của những gia đình bản địa (Ahn Kyong Hwan, 2009; Phùng Thị Huệ, 2006). Việc không thông thạo tiếng bản địa khiến cho quá trình hòa nhập với cuộc sống mới gặp nhiều khó khăn, kể cả trong giao tiếp hàng ngày với cha mẹ chồng, chồng và các thành viên khác trong gia đình (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2012; Phùng Kim Anh, 2005). Hôn nhân vì động cơ kinh tế Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia đều mang màu sắc của sự nghèo khổ, lối sống đua đòi, thiếu hiểu biết và đặc biệt mang mục đích kinh tế là động cơ khiến cho các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Số liệu nghiên cứu của Hội Phụ nữ Thành phố Cần Thơ cho biết gần 79% cô dâu cho biết lý do khiến họ kết hôn là do gia đình gặp khó khăn và gần 63% nói rằng cần tiền để giải quyết khó khăn trước mắt (Trần Thị Kim Xuyến, 2005; Trần Thị Hồng, 2004; Hội Phụ nữ Cần Thơ, 38 2003). Thông tin từ một số nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài mục đích kết hôn vì có tiền gửi cho cha mẹ, nhiều cô dâu lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc do phải nộp một món tiền lớn cho bên môi giới nên cố gắng kiếm tiền bằng mọi cách (đi làm, lấy từ nhà chồng, chồng v.v.) để gửi về quê nhà cho gia đình trả nợ. Điều này cũng nảy sinh những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình khi người chồng luôn có tâm lý phòng thủ với việc chi tiêu của vợ (Lê Thị Qúi, 2009). Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các cuộc hôn nhân với chồng ngoại của phụ nữ Việt Nam mang động cơ kinh tế nhưng phần lớn phụ nữ di cư tự đồng ý kết hôn chứ không do ép buộc từ phía cha mẹ, họ thường có hai mục đích: kết hôn và di cư. Giống như hầu hết những người di cư từ các nước đang phát triển, họ hy vọng rằng sau khi lấy chồng có thể gửi tiền về cho gia đình và cải thiện cuộc sống của bản thân (Belanger, 2010). Điều này cũng thể hiện ở một số nghiên cứu khi cho rằng việc giữ tiền và giữ vợ của những người chồng Hàn Quốc và Đài Loan đã không phù hợp với phong tục của người Việt. Phụ nữ Việt Nam khi bị bó buộc ở nhà như vậy thường cảm thấy bức xúc, cô đơn. Một số người đã bỏ trốn ra ngoài để đi làm kiếm tiền, không muốn phụ thuộc và được tự do. Như vậy, với mục đích di cư kết hôn và kiếm tiền và sự phản khảng trong quá trình thực hiện mục đích nhiều cô dâu Việt đã phải trả giá đắt hành vi của mình (bị ép ly hôn, bị đuổi về nước, bị đánh đập rơi vào nhà chứa v.v.). (Lê Thị Quý; Phùng Thị Huệ, 2005). Hình ảnh cô dâu Việt qua những nghiên cứu và qua lăng kính truyền thông Nhiều chú rể Hàn Quốc và Đài Loan lý giải cho việc thích lấy vợ Việt Nam vì cô dâu Việt có đức tính cần cù, dịu dàng, hiếu thuận, nhẫn nại, thích sinh nở và hết lòng chăm sóc gia đình con cái (Kim Ngọc, 2012; Nguyễn Thu Hương, Văn Thị Thanh Nhàn, 2009; Phùng Thị Huệ, 2006). Mặc dù phần lớn các cô dâu đạt được mục đích và tiêu chuẩn khi làm dâu Hàn Quốc và Đài 39 Loan nhưng các thông tin thu được từ nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy chân dung cô dâu Việt Nam hiện lên nhuốm đầy màu sắc của bi kịch và sự kỳ thị. Hình ảnh cô dâu chủ yếu là những thôn nữ trẻ, nghèo và kém hiểu biết Nhiều nghiên cứu đã cho rằng đa số phụ nữ lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc đều là gái “thôn quê, trẻ, nghèo và kém hiểu biết”. Ngoài ra họ còn có trình độ học vấn thấp và rất thấp nên không biết chắt lọc thông tin về cuộc sống và xã hội tại quê chồng nên thác gửi số phận tại miền đất xa lạ bằng sự hoang tưởng, cảm nhận mơ hồ qua thông tin từ môi giới hay bà con đang làm dâu ở Đài Loan (Trần Mạnh Cát, Đỗ Thị Bình, 2012; Phùng Thị Huệ, 2005). Phát hiện từ một số nghiên cứu cho thấy độ tuổi của các cô dâu lấy chồng Đài Loan chủ yếu trong khoảng 18-25 (chiếm gần 79%), số các cô dâu dưới 18 tuổi chiếm hơn 10%. Lý giải cho việc các cô dâu Việt nghèo một số nghiên cứu cũng cho rằng do các cô chủ yếu trong tình trạng không có việc làm (gần 67%) và sinh sống trong gia đình nông dân nghèo khó, kinh tế gia đình khó khăn (khoảng 81%) (Trần Văn Chiến, Lê Văn Quảng, 2005; Trần Thị Hồng, 2004; Báo cáo kinh tế xã hội của UBND thành phố Cần Thơ, 2003). Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, từ việc khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn ở xứ người nhiều cô dâu đã tìm mọi cách ra đi bất chấp những khó khăn mà họ phải đối mặt (Lê và cộng sự, 2008). Cũng trong nghiên cứu này cho thấy, đa số phụ nữ kết hôn với người nước ngòai đều thuộc diện nghèo hoặc rất nghèo ở quê nhà, bên cạnh đó thì các khó khăn khác như rượu chè, bạo lực, tàn tận, cha mẹ đơn thân, ly hôn, gia đình không hạnh phúc cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến di cư. Ngoài ra, với sức ép có chồng là chuẩn mực về sự ổn định trong cuộc sống khiến cho những cô gái cứng tuổi (24, 25) ở quê càng khao khát tìm một bến đỗ ở chân trời mới. (Lê và cộng sự, 2008; Bùi Quang Dũng, 2007). 40 Chân dung cô dâu thông qua lăng kính truyền thông Tại Việt Nam, truyền thông là công cụ tuyên truyền và phản ánh các vấn đề xã hội một cách khá hiệu quả. Hình ảnh các cô dâu Việt được truyền thông xây dựng hiện lên với nhiều chiều cạnh tuy nhiên những chiều cạnh mang màu sắc tiêu cực nhiều hơn, do ảnh hưởng của truyền thông, nhiều người tin rằng hôn nhân của các cô gái Việt nam khi lấy chồng nước ngoài mang đậm màu sắc bi kịch. Trong các bài báo, hình ảnh cô dâu Việt Nam như một món hàng được đem ra trả giá để cho những người đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan lựa chọn. (Phận đời những ứng viên thi tuyển dâu Hàn - Việc một số cô dâu tử nạn do chồng bạo hành, một số cô dâu mất tích cũng được nhiều trang báo đưa tin cũng dấy lên làn sóng căm phẫn của người Việt Nam. Giống như phát hiện từ một số nghiên cứu trong nước, nhiều tờ báo đã mô tả các cô dâu khiến họ trở thành những người “nghèo, ít học, ngu dốt, vừa là nạn nhân vừa là món hàng, vừa là người cơ hội và kẻ thực dụng” tất cả điều đó biến họ thành nỗi hổ thẹn của dân tộc (Belanger và cộng sự, 2007). Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng luồng thông tin trên báo chí thường mang màu sắc “phủ định” không tán thành các cuộc hôn nhân với chồng ngoại căn cứ vào một vài bằng chứng về các cuộc hôn nhân thất bại. Hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh tới “lòng tự trọng” “phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam và bất bình trước các “mục tiêu kinh tế” của các cuộc hôn nhân này (Bùi Quang Dũng, 2007) Những mô tả về cuộc sống của cô dâu qua một số nghiên cứu Việc tổng quan tài liệu về cuộc sống của cô dâu tại Đài Loan và Hàn Quốc là một khó khăn khi không có nhiều thông tin tư liệu về các nghiên cứu liên quan đến hôn nhân của người Việt Nam tại nước ngoài. Một số thông tin thu được trên báo chỉ mang tính lẻ tẻ nói về một số hiện tượng cá biệt và những rủi ro của các cô dâu Việt tại Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên những 41 thông tin thu lượm được trên báo chí cũng cho thấy: đa số những cuộc hôn nhân đều thông qua môi giới và chi phí cho những cuộc hôn nhân này do cả phía bên "nhà trai" và "nhà gái" chi trả. Sự đưa tin của truyền thông trong những trường hợp rủi ro đối với cô dâu chưa thể phản ánh toàn diện cuộc sống của họ khi đi lấy chồng. Trong phần này xin được tổng hợp phát hiện từ một số nghiên cứu về cuộc sống của cô dâu tại xứ người (hầu như từ các nghiên cứu của các học giả quốc tế) mà trong quá trình tổng quan tôi đã thu thập được. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cuộc sống của cô dâu Việt gặp khó khăn khi lấy chồng nước ngoài đó là: bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa, tuổi tác, xung đột mẹ chồng nàng dâu, vỡ mộng do không tìm được điểm chung trong hôn nhân, không có việc làm (Hoàng Bá Thịnh, 2010; Hyun, 2008; Yang, 2007). Ngoài ra nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tính dễ tổn thương của các cuộc hôn nhân chồng ngoại vợ Việt ở đặc điểm “nghèo khổ, có bạo hành gia đình và tỷ lệ ly hôn cao” (Ahn, 2008). Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng, cô dâu Việt Nam luôn sống trong các áp lực, áp lực thứ nhất là sự mong đợi gửi tiền từ quê nhà, áp lực thứ hai đó là ở Đài Loan có một quan niệm phổ biến là phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc nhằm mục đích duy nhất là cải thiện kinh tế khó khăn của gia đình (Tang và cộng sự, 2011) chính vì vậy nhiều cô dâu ở Đài Loan sống bằng vị thế của người giúp việc (Tang và cộng sự, 2011). Cũng trong nghiên cứu này đã vẽ lên cuộc sống của cô dâu Việt ở Đài Loan phải đối mặt với nhiều sức ép: sức ép kiếm tiền trong sự kiểm soát gắt gao của mẹ chồng và gia đình chồng khi đa số người Đài Loan lớn tuổi đều cho rằng đi làm là nhiệm vụ của người đàn ông và người phụ nữ ở nhà và phục vụ gia đình, sức ép buộc phải sinh con trai để nối dõi, để trả món nợ mà gia đình chồng bỏ tiền ra cưới cô về. (Tang và cộng sự, 2011). Nhiều người Đài Loan cũng quan 42 niệm rằng khi đã kết hôn, người vợ ngoại quốc không còn nợ nần gì với gia đình cha mẹ đẻ nữa vì vậy nhiều phụ nữ muốn đi làm để gửi tiền về quê là hành vi không thể chấp nhận được (Tang và Wang, 2011). Ngoài ra quan niệm tiêu cực cũng được phản ánh qua việc gia đình nhà chồng lo sợ rằng con dâu “ngoại quốc” sẽ chạy trốn. Điều này khiến nhiều gia đình giám sát con dâu chặt chẽ và tịch thu chứng minh thư của họ (Belanger, 2007). Những hệ lụy từ vấn đề con lai của các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc Như trên đã đề cập 4 vấn đề con lai bị đưa về Việt Nam đem lại những thách thức cả ở cấp độ xã hội và cấp độ cá nhân. Theo Sở Di trú Đài Loan cho đến năm 2012 có khoảng 3000 trẻ em đã được đưa về Việt Nam. Tại Hàn Quốc cũng tính tới thời điểm 2011 có khoảng 1700 trẻ em (con lai Việt Hàn) được mẹ đưa về Việt Nam. 5 Chỉ tính riêng trong năm 2016, theo số liệu thống kê của Sở tư pháp Thành phố Cần Thơ có 500 trẻ em được đưa về Việt Nam và 200 em ở tỉnh Hậu Giang. 6 Đa số những trẻ em này đều có quốc tịch nước ngoài (theo bố hoặc theo nơi sinh) khi về Việt Nam chỉ được cấp giấy miễn thị thực có thời hạn cư trú không quá 3 tháng (cho môt lần nhập cảnh). Thời hạn lưu trú thực tế được pháp luật thừa nhận là 3 tháng trong khi thực tế số trẻ em này thường ở lại Việt Nam cùng mẹ hoặc do mẹ gửi lại cho gia đình nên các em sẽ gặp khó khăn liên quan đến việc xin học tại Việt Nam do không có giấy tờ tùy thân. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đưa con lai trở về Việt Nam làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ do đa số các em đều không có sự chăm sóc của bố và gia đình bên nội (nếu về cùng mẹ) hoặc không có sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ (nếu mẹ gửi con về Việt Nam) (Lê Thị Quý, 2009; Phùng Thị Huệ, 2005). 4 Mục 3.1. Những thách thức ở cấp độ vĩ mô 5 Trích dẫn lại nguồn của Bộ Tư pháp năm 2013 6 Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ và Hậu Giang năm 2016 43 II. Cơ sở lý luận của luận án 1. Một số khái niệm được sử dụng trong luận án Phụ nữ Việt Nam Trong luận án này phụ nữ Việt Nam được hiểu là những phụ nữ có quốc tịch Việt Nam đã từng sinh sống tại Việt Nam và hiện tại đang kết hôn với những người chồng Đài Loan và Hàn Quốc. Cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc và Đài Loan Khái niệm cô dâu Việt Nam được hiểu trong luận án này là những phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên hiện đang kết hôn với đàn ông có quốc tịch Đài Loan và Hàn Quốc và hiện đang sinh sống tại hai vùng này. Trong phạm vi luận án này Khái niệm Cô dâu được hiểu là địa vị của người phụ nữ sống bên gia đình nhà chồng. Tác giả sử dụng khái niệm Cô dâu để phân tích các cơ hội và thách thức của cô dâu Việt trong quá trình làm dâu. Cơ hội Theo từ điển Tiếng Việt khái niệm cơ hội (danh từ) là hoàn cảnh thuận lợi gặp được để thực hiện điều mong muốn dự định. Cơ hội là một sự kiện khách quan bên ngoài mà cá nhân có thể tận dụng nó để đạt được thành công hơn so với mức bình thường. Trong luận án này, tôi muốn tìm hiểu về cơ hội của các cô dâu Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài qua những bằng chứng từ các nghiên cứu thấy rõ ràng việc kết hôn với người nước ngoài đã đem lại cho những người phụ nữ này nhiều cơ hội, những cơ hội này xuất hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong xã hội và mang tính đa chiều. Cụ thể, việc môt cá nhân đi kết hôn với người nước ngoài có tác động như thế nào tơí cuộc sống của bản thân cá nhân đó và thành viên gia đình họ. Trong khuôn khổ của luận án này “mối 44 quan hệ đa chiều” được phân tích một cách linh hoạt giữa việc phụ nữ kết hôn với người nước ngoài đem lại những cơ hội nào cho xã hội và chính xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi gì trong việc lấy chồng ngoại quốc. Thách thức Theo từ điển Tiếng Việt thách thức trái nghĩa với cơ hội nhưng bản chất giống nhau đó là đánh giá chủ quan của người quan sát về một hoàn cảnh nào đó khi hoàn cảnh đó có thể khiến cho người đó bị thiệt hại nặng nề, không đạt được những gì mong muốn trong khuôn khổ luận án này những thách thức được xem xét chính là các yếu tố đã ảnh hưởng đến cuộc sống của cô dâu khi lấy chồng nước ngoài. Bên cạnh những các cơ hội mà nhờ kết hôn với người nước ngoài đem lại cho chính cá nhân kết hôn, gia đình của họ tại quê nhà thì các cô dâu kết hôn sẽ gặp những thách thức trong cuộc sống; đó là những thách thức lên quan đến những khó khăn mà cô dâu phải đối mặt khi làm dâu tại Hàn Quốc, Đài Loan, thách thức về sự thích nghi văn hóa, thích nghi môi trường sống, làm việc và nuôi dạy con cái. Ngoài ra những thách thức này có thể là những vấn đề rủi ro khi các cô dâu phải kết thúc cuộc hôn nhân ngoài ý muốn. Tính tự chủ Theo nghĩa triết học “Tính tự chủ của con người là khả năng con người đưa ra lựa chọn và thực thi lựa chọn đó một cách phù hợp với môi trường xung quanh” 7 . Khái niệm này được phân tích và minh chứng trong những nỗ lực mà cô dâu làm quen và hòa nhập trong từng giai đoạn hôn nhân của họ tại Hàn Quốc và Đài Loan. Những nỗ lực cá nhân của cô dâu giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách đem lại được cuộc sống hạnh phúc cho chính cá nhân và gia đình cô dâu tại quê nhà. 7 Bandura A, 1989, Human Agency in Social Cognitive Theory, American Psychologist, Vo44, No 9, 1175- 1184 45 Khái niệm cô dâu thành công và cô dâu thất bại Việc phân định khái niệm “cô dâu thành công” thường dành cho các cô dâu đang sinh sống yên ổn tại quê chồng, có tiền gửi về cho gia đình. Còn những cô dâu vì những lý do liên quan đến bạo lực gia đình, bị cô lập trong gia đình nhà chồng đến mức phải hồi hương thường được xem là “cô dâu thất bại”. Khái niệm hôn nhân xuyên biên giới Hôn nhân giữa các nền văn hóa là thuật ngữ chỉ những cuộc hôn nhân giữa các nền văn hóa, các tộc người và hôn nhân trong cùng một nền văn hoá, tộc người ở hai quốc gia. Thuật ngữ này nhấn mạnh đến tính chất xuyên biên giới và đây chính là điều khác biệt của hình thức kết hôn này so với các hình thức kết hôn khác cũng phải vượt qua rào cản về không gian địa lý nhưng không phải là biên giới. Theo định nghĩa này, khái niệm hôn nhân xuyên biên giới có thể diễn ra giữa những người ở các nước có chung biên giới hoặc không chung biên giới. (Williams Lucy, 2010). Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được xác định là: quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: a) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b) giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c) giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trong phạm vi luận án này chúng tôi xem hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nghĩa thứ nhất của thuật ngữ này. Đó là hôn nhân “giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài”. (Luật hôn nhân gia đình, 2014). 46 2. Khung phân tích Mô hình phân tích về Phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: cơ hội và thách thức Các chính sách liên quan Những cơ hội cho đến vấn đề này (chính sách Bản thân người phụ nữ quốc tế và tại Việt Nam) (thay đổi cuộc sống v.v.) Luật pháp VN, Công ước Cho gia đình của họ (Xóa CRC, công ước CEDAW, nghèo gia đình, cơ hội việc Công ước của ILO v.v .v làm và phát triển v.v.) Thực trạng Cho con cái về tình hình Cho đất nước nơi đến và phụ nữ Việt nơi đi Phụ nữ Việt Nam lấy Nam lấy chồng nước chồng nước ngoài Những thách thức: - ngoài trong Cho bản thân: bị lừa, bị thập kỷ qua đánh đập v.v. Cho gia đình: mất tài sản Xác định các vấn đề và giải nếu con bị lừa, mất người pháp cho vấn đề nghiên cứu thân Con cái: mồ côi hoặc không có sự quan tâm Đất nước: áp lực về dân số, về TNXH 3. Một số lý thuyết được sử dụng trong luận án Một số lý thuyết về di cư nói chung. Đa số các lý thuyết về di dân đều tập trung cho câu hỏi là: Tại sao người dân di chuyển? Các nhân tố nào dẫn đến quyết định di chuyển? Tại sao trong nhữn...pzig.de/~duc/Dict/) 43. UNFPA và Tổng cục Thống kê (2006) Điều tra Di cư Việt Nam năm 2004, chất lượng cuộc sống của người di cư ở Việt Nam 44. UNFPA và Tổng cục Thống kê (2006) Điều tra Di cư Việt Nam năm 2004, Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện trong cuộc sống. 45. Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, 2005. Tìm hiểu thực trạng Phụ nữ Kết hôn với người Đài Loan tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (nghiên cứu tại 6 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang và Vĩnh Long). Báo cáo tổng hợp đề tài. 46. Trần Thị Kim Xuyến, nguyên nhân phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài Loan, tạp chí Xã hội học số 1/2005. 47. Lê Ngọc Văn (chủ biên), Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quán, quan điểm giới, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2006 145 48. Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2011 146 TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. Ahn Kyung Hawn, 2008, Vietnam – Korea International Weddings, Problems and Solutions the 3rd International Conference on Vietnamese Studies “Vietnam Integration and Development”. Hanoi December, 2008. 2. Castles, Stephen and Mark J Miller, 2009, The Age of Migration. International Population Movement in the Modern Word. New York: The Guilford Press. 3. Castles, S. (2004). The Myth of the Controllability of Difference: Labour Migration, Transnational Communities and State Strategies in the Asia-Pacific. State/Nation/Transnation. B. S. A. Yeoh and K. Willis. London, Routledge: 4. Castles, S. and M. J. Miller (2003). International Population Movements in the Modern World. The Age of Migration. New York, The Guilford Press. 5. Constable, Nicole. (2003a). A transnational perspective on divorce and marriage: Filipina wives and workers. Identities: Gobal studies on Culture and power. 10(2): 163-180. 6. Constable, Nicole. (2003b). Introduction. Pp.1-12 in Romance on a global stage-Penpals, virtual ethonography and mailorder marriages edited by Nicole Constable. Berkerley: University of California Press. 7. Constable, N. (2005). Introduction: Cross-Border Marriages, Gendered Mobility, and Global Hypergamy. Cross-Border Marriages. Gender and Mobility in Transnational Asia. Philadelphia, University of Pennsylvania Press 147 8. Dang A., C. Tacoli and H.X. Thanh. (2003). Migration in Vietnam. A review of information on current trends and patterns, and their policy implications. Paper presented at the Regional Conference on Migration, Development and Pro-Poor Choices in Asia, Dakha, Bangladesh, June 2003. 9. Dwyer, Peter. (2004). Understanding Social Citizenship. Themes and perspectives for policy and practice. Bristol: The Policy Press. 10. Giddens, A. 2006. Sociology. Fifth Edition. Cambridge: Polity Press 11. Giddens, A 2005; Runaway World: How Globalization is Reshaping Our Lives; Cambridge 12. Gills, D.-S. . (2002). Introduction: Neoliberal Economic Globalisation and Women in Asia. Women and Work in Globalising Asia. D.-S. S. Gills and N. Piper. London, Routledge 13. G. Homans, Peter Blau, James Coleman, 1982; Economic and Sociology: Towards an Integration, 14. Hardy, A. (2002). From a Floating World: Emigration to Europe from Post-War Vietnam. Asia and Pacific Migration Journal 15. Hondagneu-Sotelo, P. (2000). Feminism and Migration. The Annals of the American Academy 16. Hugo, G. (2004). International Migration in the Asia-Pacific Regions: Emerging Trends and Issues. International Migration. Prospects and Policies in a Global Market. D. S. Massey and J. E. Taylor. Oxford, Oxford University Press 17. Hsia, H.-C. (2005). Internationalization of Capital and the Trade in Asian Women. The case of ‘foreign brides’ in Taiwan. In: Delia D. Aguila and Anne E. Lacsamana. Women and Globalization. New York: Humanity Books 148 18. Hsia, H.-C. (2006). Multicultural citizenship in the era of globalization. Personal communication. 19. Hsia, H.-C. (2005). Internationalization of Capital and the Trade in Asian Women. The case of ‘foreign brides’ in Taiwan. In: Delia D. Aguila and Anne E. Lacsamana. Women and Globalization. New York: Humanity Books 20. Jeong, K. M.. (2005). Migrant Women in Korea through International Matchmaking. Paper presented at the International Workshop for Asian NGOs on female Immigrants and Migrants. 21. Jones, G. and K. Ramdas. (2004). (Un)tying the Knot: Ideals and Reality in Asian Marriage. Singapore, Asia Research Institute National University of Singapore. 22. Isabelle Attane and Jacques Veron, 2005, Gender Discriminations Among Young Children in Asia.( www.amazon.co.uk) 23. International Labour Organization (2004). Towards a fair deal for migrant workers in the global economy. Report VI for the International Labour Conference, 92nd Session, ILO, Geneva. 24. International Organization for Migration (2005). World Migration 2005. Costs and Benefits of International Migration. 25. Kim, Doo-Sub. (2006). A conceptual scheme of international of Koreans and analyses of the marriage and divorce registration data. Korean journal of population. 29(1): 25-26. 26. Lee, E, 1966. A theory of migration” Demography 3. 27. Trần Giang Linh (2009). The impact of women’s emigration on sending areas of Vietnam. Master Thesis. 149 28. Nakamatsu T (2005) Complex power and diverse responses: Transnational marriage migration and women’s agency. The Agency of Women in Asia. Singapore Marshall Cavendish Academic 29. Piper, Nicola and Roces, Mina. (2003). Introduction: Marriage and migration in an age of globalization. Pp.1-21 in Wife or Worker? Asian women and migration edited by Nicola Piper and Mina Roces. Rowmand and Littlefield: Lanham. 30. Piper N, 2009. The complex interconnections of migration – development nexus: A social perspective. Population, Place and Space 19. 31. Rodrick Dani, 2002, Toàn cầu hóa có tính hiện thực, Nhà xuất bản trường Đại học Harvard, tháng 7, 2002. 32. Sen Amartya, 1999, Phát triển là tự do, New York. Nhà xuất bản Random House. 33. Wang, Hong-zen and Chang, Shu-ming. (2002). The commodification of international marriages: Cross-border marriage business in Taiwan and Vietnam. International Migration. 40 (6): 93-114. 34. Wang, Hong-zen. (2007). Hidden spaces of residence of the subordinated: Case studies from Vietnamese female migrant partners in Taiwan. International Migration Review. 41(3): 706-727. 35. Wen –hui Anna Tang, Daniele Belanger, Hong-zen Wang, 2011, Đặc điểm chính trị của việc thương thảo giữa cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan, Nhà xuất bản Routledge. 36. Williams Lucy (2010), Global marriage:Crossborder marriage migration in Global context, Basingstoke: Palgrave Macmillian.) 150 PHỤ LỤC 1 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU Cô dâu lấy chồng nước ngoài (Đài Loan/Hàn Quốc) I. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của người được phỏng vấn  Tuổi (Năm sinh)  Địa chỉ tại Đài Loan/Hàn Quốc  Địa chỉ quê quán tại Việt Nam  Trình độ học vấn  Lịch sử hôn nhân GỢI Ý: Tình trạng hôn nhân của chị hiện tại và trước khi kết hôn với người nước ngoài? Chị kết hôn với người chồng nước ngoài này là lần kết hôn thứ mấy? Chị có con riêng không?  Nghề nghiệp trước khi kết hôn với người nước ngoài  Chị có thể kể qua đôi nét về hoàn cảnh gia đình gốc (ở Việt Nam)? GỢI Ý: - Bố mẹ đẻ còn sống không? Nếu còn sống, bố mẹ làm nghề gì? - Chị có bao nhiêu anh chị em? Chị là con thứ mấy trong gia đình? - Hoàn cảnh kinh tế của gia đình chị tại Việt Nam như thế nào? - Ngoài chị ra, còn có ai trong gia đình cũng kết hôn với người nước ngoài không? Có ai đang sống ở Đài Loan/Hàn Quốc không?  Hoàn cảnh gia đình hiện tại  Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của người chồng nước ngoài - Tuổi - Trình độ học vấn - Tình trạng hôn nhân trước khi kết hôn với người được PV 151 GỢI Ý: Người chồng nước ngoài kết hôn với chị là lần thứ mấy? Có con riêng không? - Nghề nghiệp hiện tại của chồng - Tình trạng sức khỏe của chồng tại thời điểm kết hôn và hiện tại  Hoàn cảnh gia đình chồng GỢI Ý: - Bố mẹ chồng còn sống không? Bố mẹ chồng làm nghề gì? - Chồng có bao nhiêu anh chị em? Chồng là con thứ mấy trong gia đình? - Đánh giá hoàn cảnh kinh tế của gia đình chồng? (ruộng đất, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc) ● Thông tin về cuộc hôn nhân với người chồng nước ngoài - Chị và người chồng nước ngoài biết nhau bằng cách nào? Từ khi nào? GỢI Ý: - Ai giới thiệu chị với người chồng nước ngoài? - Chị có phải tham gia thi tuyển không? Nếu có, chị có thể kể qua về cuộc thi tuyển mà chị đã tham gia? - Chị có phải khám sức khỏe trước khi kết hôn không? (khám xét cơ thể, đặc biệt là khám trinh tiết) - Chị tổ chức đám cưới với người chồng người nước ngoài vào tháng/năm nào? - Chị xuất cảnh lần đầu vào tháng/năm nào? Chị phải đợi bao lâu sau khi tổ chức hôn lễ với người chồng nước ngoài đến khi xuất cảnh? - Lý do nào quan trọng nhất mà chị muốn lấy chồng nước ngoài? - Gia đình chị có phải chi trả khoản phí nào cho cuộc hôn nhân với người chồng nước ngoài không? 152 GỢI Ý: [chi phí môi giới, chi phí học ngoại ngữ, chi phí khám chữa bệnh, chi phí làm giấy tờ đăng ký kết hôn, chi phí làm visa, chi phí đi lại, tiền vé máy bay, chi phí tổ chức đám cưới, các khoản chi phí khác]  Cụ thể gia đình chị phải tự chi trả tất cả bao nhiêu tiền?  Chi phí này là gánh nặng thế nào đối với bản thân chị và gia đình chị? Nếu có nợ nần, hiện tại chị/gia đình chị đã trả hết nợ chưa? Trả nợ bằng cách nào? - Chị/Gia đình chị nhận được bao nhiêu tiền/quà từ chồng/gia đình chồng? - Chị mong đợi gì về cuộc hôn nhân với người nước ngoài trước khi xuất cảnh? II. Cuộc sống gia đình của cô dâu LCNN  Sau xuất cảnh sang nước sở tại, chị sống ở đâu? Với ai? Chị có sống chung với bố mẹ chồng/người gia đình chồng không?  Chị có bao nhiêu con với người chồng nước ngoài? Bao nhiêu con gái/con trai? Sinh con vào những năm/thời điểm nào ?  Công việc hiện tại (được và không được trả lương) - Hiện tại chị có đi làm không? + Nếu có đi làm : Hiện chị đang làm công việc gì? Chị bắt đầu đi làm từ khi nào ? Thu nhập/Lương? Thời gian làm việc? Thái độ của chồng/gia đình chồng đối với việc chị đi làm như thế nào ? 153 Sau khi đi làm về, chị có phải làm thêm việc nhà không? (Nếu ở cùng với bố mẹ chồng), bố mẹ chồng có giúp đõ việc nhà cho chị không ? + Nếu không đi làm: Chị ở nhà làm gì? Thời gian biểu hàng ngày? - Hàng ngày, chị có thời gian rảnh rỗi không? Nếu có, chị thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi? GỢI Ý: Chị có hay xem ti vi, xem phim, nghe nhạc VN không? + Nếu có, vào những lúc nào? + Nếu không, tại sao? - Ai là người nấu ăn chính trong gia đình chị? Gia đình chị thường nấu ăn theo kiểu gì? Chị có được nấu các món ăn Việt Nam không? Các bữa ăn thường như thế nào? (Ai ăn trước ai ăn sau?, món ngon)  Các mối quan hệ gia đình  Mối quan hệ với người chồng nước ngoài - Nhìn chung, chồng chị đối xử với chị như thế nào? GỢI Ý: - Chồng và chị thường có thời gian riêng với nhau không? - Chồng có hay đưa chị đi chơi, du lịch, mua sắm, đến thăm họ hàng không? - Chồng chị có chia sẻ, giúp đỡ, hay bênh vực chị khi chị xung đột với bố mẹ/gia đình chồng không? - Khó khăn nhất của chị khi sống với chồng là gì? GỢI Ý: ngôn ngữ, văn hóa, ăn uống, lối sống gia đình 154 - Quyền ra quyết định về mặt: + Các nguồn lực kinh tế Ai là người quản lý thu nhập, chi tiêu mua sắm của gia đình? Nếu đi làm, thì chị có được giữ lại lương không? Chị có khoản tiền riêng không? Chị sử dụng như thế nào? Khi gia đình mua các vật dụng có giá trị trong nhà, chị có được tham gia quyết định không? + Quyền sinh con (số con, giới tính) Số con mong muốn của chồng là bao nhiêu? Số con mong muốn của chị là bao nhiêu? Ai là người quyết định số con và thời điểm sinh con? Quan niệm/thái độ của chồng và gia đình chồng về con trai-con gái như thế nào? + Giáo dục con cái (mối quan hệ giữa cha và con, chuyển giao văn hóa, ngôn ngữ TV, chăm sóc giữa hai nơi) Ai chăm sóc con cái là chính? Chị có được quyết định việc chăm sóc con không ? (về việc giáo dục, dinh dưỡng, mua sắm đồ chơi, quần áo) Con có được đi nhà trẻ không ? Chị thường nói với con bằng tiếng gì ? Con có được học Tiếng Việt không ? Chị có gửi con về VN cho gia đình (gốc) chăm sóc không ? Nếu có, tại sao? Con cái đối xử với chị như thế nào ? + Kế hoạch hóa gia đình: Chị và chồng hiện có sử dụng biện pháp tránh thai nào không? Tại sao ? 155 Ai là người quyết định trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai ? + Tình dục : Quan hệ chăn gối giữa hai vợ chồng chị nhìn chung như thế nào ? Tần suất như thế nào ? Chị có cảm thấy thoải mái mỗi khi quan hệ với chồng không ? Nếu không muốn (bị mệt, bị ốm), chị có chiều chồng quan hệ tình dục không ? Chồng chị có làm điều gì mà khiến chị cảm thấy không thoải mái không ?  Mối quan hệ với bố mẹ/gia đình chồng : - Nhìn chung, bố mẹ/gia đình chồng đối xử với chị như thế nào? Vd : Lần đầu tiên về nhà chồng, bố mẹ/gia đình chồng đón tiếp chị như thế nào ? Chị có được bố mẹ chồng dạy phép tắc, các nghi thức xã giao, cách nấu ăn, sử dụng các đồ dùng trong nhà. ? Chị có được nhà chồng cho tham gia các buổi sum họp của gia đình không ? có được giới thiệu với những người họ hàng trong gia đình chồng không ? - Chị có thể mô tả không khí chung của gia đình ? - Khó khăn nhất của chị khi sống với chồng là gì? Điều gì chị sợ hãi nhất khi sống với gia đình chồng ? GỢI Ý: ngôn ngữ, văn hóa, ăn uống, lối sống gia đình - Chị có xung đột gì/với ai không? Nếu có, lý do của xung đột là từ đâu? Xung đột kéo dài trong bao lâu? Chị đã làm gì để giải quyết xung đột? Có nhờ ai giúp đỡ không? - Cơ cấu quyền lực trong gia đình 156 Ai là người có quyền lực cao nhất trong nhà? Vợ chồng chị muốn làm gì thì phải hỏi ý kiến của ai? Những người trong gia đình chồng có hay can thiệp vào mối quan hệ giữa vợ chồng chị không? Ai là người hay can thiệp nhất? Thái độ của chị trước những can thiệp đó? (vd: bình thường, chịu đựng, khó chịu) GỢI Ý: Về các nguồn lực kinh tế (việc làm, thu nhập, chi tiêu, tài sản) Về việc sinh con (số con, giới tính) Về việc giáo dục con cái Về việc tham gia vào các hoạt động xã hội Về mối quan hệ với gia đình gốc tại Việt Nam Về việc ăn mặc, trang điểm Về việc nấu ăn, ăn uống ..  Mối quan hệ với gia đình gốc tại Việt Nam - Giao tiếp, liên lạc Chị có hay liên lạc với gia đình tại Việt Nam không? Mức độ liên lạc như thế nào? Chủ yếu bằng hình thức nào (gọi điện, gửi thư, chat)? Nội dung trao đổi thường là gì? - Tiền gửi về Chị có hay gửi tiền/quà về cho gia đình tại Việt Nam không? Bao lâu sau khi chị xuất cảnh thì chị gửi tiền/quà về nhà? Chị thường gửi tiền/quà bằng hình thức nào? (nhờ bạn bè, người thân mang về hộ, gửi qua đường bưu điện/ngân hàng, gửi qua người/công ty môi giới, bản thân tự mang về) 157 Số lượng tiền gửi? Tiền chị gửi về thường lấy từ nguồn nào? (thu nhập của bản thân, của chồng, tiền tiết kiệm của bản thân, chồng/bố mẹ chồng đưa cho) Mỗi lần chị gửi tiền về nhà, chồng hay gia đình chồng chị có biết không ? Thái độ của họ như thế nào ? Chồng/bố mẹ chồng có hay cho chị tiền để gửi về nhà không ? Gia đình ở Việt Nam thường sử dụng tiền gửi về của chị vào những việc gì ? (vd : phát triển sản xuất, kinh doanh ; sửa sang, xây mới nhà cửa ; mua sắm các vật dụng có giá trị trong gia đình ; trả nợ ; chi tiêu hàng ngày ; đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình) Số tiền chị gửi về đóng góp như thế nào vào thu nhập của hộ ? Ai là người quyết định trong việc sử dụng tiền chị gửi về ? Trước khi gia đình ở VN sử dụng tiền chị gửi về, có hỏi ý kiến chị không ? Gia đình tại VN có hay gửi tiền/quà sang cho chị không ? Bằng hình thức nào ? Số lượng tiền nhận ? Quà ? - Các cuộc viếng thăm gia đình tại Việt Nam Chị đã từng về thăm nhà chưa ? Mấy lần ? vào dịp nào ? Mỗi lần ở lại nhà trong bao lâu ? Đi cùng với ai ? - Các cuộc viếng thăm của các thành viên gia đình ở Việt Nam Đã có thành viên nào trong gia đình ở Việt Nam sang thăm chị chưa? Nếu có, đó là ai? Vào những dịp nào? Thăm chị trong bao lâu ?  Mối quan hệ thông gia (gia đình chồng nước ngoài và gia đình gốc) - Gia đình chị tại VN và gia đình chồng nước ngoài có hay liên lạc với nhau không ? (gọi điện, gửi quà cáp, thăm viếng lẫn nhau) 158 - Nhìn chung, thái độ của gia đình chồng đối với gia đình chị tại VN như thế nào ? GỢI Ý: Tất cả các câu hỏi hỏi: Các mối quan hệ này tiến triển qua thời gian như thế nào? Từ khi mới sống ở nhà chồng  sinh con thứ 1  sinh con thứ 2 (sinh con trai)  đi làm có thu nhập  . III. Việc hòa nhập vào cộng đồng và xã hội nơi đến - Chị đã tham gia các cuộc tập huấn/lớp học nào được tài trợ bởi chính phủ (Nước sở tại và VN) chưa? Nếu có, đó là những cuộc tập huấn/lớp học về những vấn đề gì? Ai dạy? Thời gian? Nếu không, tại sao? - Việc học ngôn ngữ Trình độ Thời gian Địa điểm Người dạy Giao tiếp ở mức nào? Có gặp khó khăn hay thuận lợi gì không? Gia đình chồng có cho đi học không? Ngoài ngôn ngữ, chị có được học gì nữa không? (kỹ năng sống, lịch sử- văn hóa...) - Các hoạt động/mối quan hệ xã hội và cộng đồng + Mối quan hệ với người bản địa người bản địa - Chị có hay tiếp xúc và liên hệ với người bản địa hay người từ các nước khác không? 159 Nếu có, họ là những ai? (họ hàng, hàng xóm). Chị giao tiếp với họ ở mức độ nào? Nếu không, tại sao chị lại không hay giao tiếp với người bản địa? - Chị có cảm thấy bị kỳ thị không? Chị cảm thấy những người xung quanh nhìn nhận. đối xử với mình nói riêng và các cô dâu Việt Nam nói chung như thế nào? + Mối quan hệ với Người Việt Nam Chị có hay liên hệ với người Việt Nam không? Nếu có, họ là những ai? (họ hàng, bạn bè, đồng hương, người cùng chỗ làm, người nhập cư khác.). Liên lạc bằng hình thức nào ? vào những lúc nào ? Thường gặp nhau ở đâu ? Có giúp đỡ nhau được gì không ? Chị có thay tham gia vào các hoạt động cho người Việt Nam không ? Vào những dịp nào ? Do ai tổ chức ? Chị có gặp khó khăn gì trong việc liên lạc, gặp gỡ nhau không ? Nếu không, tại sao chị lại không hay giao tiếp với người Việt Nam? + Mối quan hệ với trường học và giáo viên (của con cái) Có thường xuyên liên lạc với trường học và giáo viên của con cái không ko? Tại sao? Ai là người đi họp phụ huynh cho con? Con cái chị có bị kỳ thị tại trường học không? Như thế nào? + Chăm sóc y tế Chị có BHYT không? Khi ốm đau – làm gì? ở đâu? Ai thường là người chăm sóc lúc ốm đau? + Hiểu biết và việc sử dụng các dịch vụ xã hội ( y tế, giáo dục, ngân hàng, giải trí) Chị có biết về các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, ngân hàng, giải trí) tại nơi chị đang sinh sống không ? Mức độ hiểu biết như thế nào ? Tại sao ? Mức độ sử dụng như thế nào ? Tại sao ? 160 + Hiểu biết về các chính sách và khung pháp lý (cả ở VN) cho phụ nữ di cư Luật di cư Luật kết hôn với người nước ngoài Các luật pháp Việt Nam có liên quan Trước khi LCNN, chị có được ai tư vấn về các vấn đề pháp luật không? (vd: hội phụ nữ, tư pháp....) Bản thân chị có tự tìm hiểu không? + Vấn đề nhập quốc tịch: Quốc tịch hiện nay của chị là gì? Chị có nắm được chính sách, luật pháp về việc nhập quốc tịch cho cô dâu Việt Nam tại ĐL/HQ không? Nếu có, từ nguồn nào? Nếu chưa, tại sao chị lại chưa được nhập quốc tịch? + Sự tham gia vào các nhóm, NGOs Có tham gia nhóm/hội nào không? Chị có hay đi nhà thờ không? Có ai quan tâm đến người Việt Nam tại ĐL/HQ không? Có NGOs nào giúp đỡ không? Chị có biết làm gì/liên lạc với ai trong trường hợp gặp khó khăn không? + Quyền công dân hợp pháp + Kế hoạch cho tương lai Phần dành riêng cho các cô dâu thất bại, bỏ ra ngoài  Sau khi đi khỏi nhà chồng - Chị rời khỏi gia đình chồng vào lúc nào? - Tại sao lại quyết định rời khỏi gia đình chồng? ai giúp đỡ? - Sau đó, chị sống ở đâu? Với ai? Làm gì? - Có liên lạc gì với chồng không? - Thủ tục ly hôn, vấn đề con cái, tài sản giải quyết như thế nào? Kế hoạch cho tương lai: việc làm, hôn nhân, về hay ở lại Tại sao? 161 PHỤ LỤC 2 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU Dành cho CHỒNG của cô dâu lấy chồng nước ngoài (Đài Loan/Hàn Quốc) I. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của người được phỏng vấn  Tuổi (Năm sinh)  Địa chỉ tại Đài Loan/Hàn Quốc  Trình độ học vấn  Nghề nghiệp – Thu nhập/Lương  Lịch sử hôn nhân GỢI Ý: Tình trạng hôn nhân của anh trước khi kết hôn với cô dâu Việt Nam? Anh kết hôn với cô dâu Việt Nam này là lần kết hôn thứ mấy? Anh có con riêng không? Anh có bao nhiêu con với người vợ Việt Nam? Số con trai? Số con gái?  Anh có thể kể qua đôi nét về hoàn cảnh gia đình mình? GỢI Ý: - Bố mẹ đẻ còn sống không? Nếu còn sống, bố mẹ làm nghề gì? - Anh có bao nhiêu anh chị em? Anh là con thứ mấy trong gia đình? - Anh đang sống chung với những ai? - Hoàn cảnh kinh tế của gia đình anh như thế nào? (ruộng đất, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc) - Ngoài anh ra, còn có ai trong gia đình cũng kết hôn với người nước ngoài không? 162 II. Thông tin về cuộc hôn nhân nước ngoài:  Ai là người khởi xướng việc lấy vợ nước ngoài? Ai là người sắp xếp quá trình lấy vợ VN?  Quá trình chuẩn bị như thế nào?  Anh và người vợ Việt Nam biết nhau bằng cách nào? Từ khi nào? GỢI Ý: - Ai giới thiệu anh với người vợ Việt Nam? - Anh có tham gia tuyển chọn vợ nào không? Nếu có, Anh có thể kể qua về cuộc tuyển chọn vợ mà anh đã tham gia? - Cảm nhận của gia đình khi lần đầu tiên nhìn thấy cô dâu?  Anh tổ chức đám cưới với người vợ Việt Nam vào tháng/năm nào?  Lý do nào quan trọng nhất mà anh muốn lấy vợ Việt Nam?  Gia đình anh phải chi trả bao nhiêu tiền cho cuộc hôn nhân này? + Môi giới + Giấy tờ + Đám cưới + Hồi môn + Đi lại + Khác Ai chi? Có phải vay mượn gì không?  Gia đình anh chuẩn bị đón cô dâu mới như thế nào? (phòng, quần áo, nhà cửa) - Anh và gia đình có tìm hiểu phong tục tập quán VN trước không? Có biết gì về VN không? - Anh mong đợi về một cô dâu/người vợ VN như thế nào? Cô dâu bản địa như thế nào? 163 Thực tế, cô dâu VN có đáp ứng được các mong đợi của anh và gia đình không? Như thế nào? III. Cuộc sống gia đình - Việc giao tiếp trong gia đình như thế nào? Giữa anh và người vợ Việt Nam như thế nào? - Ai là người quyết định chính trong gia đình? + Về các nguồn lực kinh tế GỢI Ý: hỏi về việc làm, thu nhập của các thành viên trong gia đình - Ai là người quyết định về mặt chi tiêu, tài sản trong gia đình? - Khi mua sắm các vật dụng có giá trị trong gia đình, cô dâu VN có được tham gia bàn bạc và quyết định không? - Có muốn vợ Việt Nam đi làm không? - . + Về việc sinh con (số con, giới tính) GỢI Ý: Anh mong muốn có bao nhiêu con? Số con trai? Số con gái? - Hỏi về quan niệm/thái độ về con trai/con gái? - Ai là người quyết định số con và thời điểm sinh con? + Về việc giáo dục con cái GỢI Ý: Ai chăm sóc con cái là chính? (về việc giáo dục, dinh dưỡng, mua sắm đồ chơi, quần áo cho con) - Con có được đi nhà trẻ không? - Ông/bà có ủng hộ việc dạy Tiếng Việt cho con không? + Kế hoạch hóa gia đình - Anh và vợ hiện có sử dụng biện pháp tránh thai nào không? Như thế nào? - Ai là người quyết định trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai? + Tình dục 164 - Quan hệ chăn gối giữa hai vợ chồng anh chị nhìn chung như thế nào ? Tần suất như thế nào ? - Chị có cảm thấy thoải mái mỗi khi quan hệ với vợ không ? + Về việc tham gia vào các hoạt động xã hội GỢI Ý: Anh có thích vợ đi giao lưu với những người Việt Nam khác & người bản địa.không? + Về việc nấu ăn, ăn uống GỢI Ý: Ai là người nấu ăn chính trong gia đình? Nấu ăn theo kiểu gì? (Đài Loan/Việt Nam) + Chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình - Vợ chồng anh thường có thời gian riêng với nhau không? - Anh có hay đưa vợ đi chơi, du lịch, mua sắm, đến thăm họ hàng không? - Anh có chia sẻ, giúp đỡ, hay bênh vực vợ khi vợ có xung đột với bố mẹ/gia đình chồng không? - Anh có gặp khó khăn gì trong mối quan hệ với người vợ Việt Nam không? + Về ngôn ngữ + Văn hóa + Lối sống gia đình + Công việc . - Anh đã giải quyết như thế nào? (tìm lớp học cho cô dâu, cho tiền cô dâu đi học, trông hộ con, hướng dẫn con dâu các nghi thức xã giao) - Anh đã làm gì để con dâu thích nghi nhanh chóng với cuộc sống tại nước sở tại, để vợ đỡ nhớ nhà? - Mối quan hệ thông gia 165 Anh và gia đình mình có hay liên lạc với gia đình vợ ở Việt Nam không ? (gọi điện, gửi tiền/quà cáp, thăm viếng lẫn nhau) - Thái độ của họ hàng, hàng xóm đối với cô dâu VN như thế nào? GỢI Ý: Tất cả các câu hỏi hỏi: Các mối quan hệ này tiến triển qua thời gian như thế nào? Từ khi con dâu mới sống ở nhà chồng  sinh con thứ 1  sinh con thứ 2 (sinh con trai)  đi làm có thu nhập  hiện nay - Nếu có người muốn tìm vợ VN, anh sẽ khuyên gì ? - Đối với Các cô dâu VN muốn lấy chồng nước ngoài, theo anh, họ cần phải chuẩn bị những gì trước khi sang nhà chồng ? - Hiểu biết về pháp luật Luật di cư Luật kết hôn với người nước ngoài Các luật pháp khác có liên quan 166 PHỤ LỤC 3 HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU Dành cho Bố mẹ chồng/gia đình nhà chồng của cô dâu lấy chồng nước ngoài (Đài Loan/Hàn Quốc) I. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội của người được phỏng vấn  Tuổi (Năm sinh)  Địa chỉ tại Đài Loan/Hàn Quốc  Trình độ học vấn  Nghề nghiệp  Tình trạng hôn nhân  Quan hệ với cô dâu/chồng cô dâu Hỏi anh em chồng cô dâu: Là con thứ mấy trong gia đình?  Ông/bà có mấy người con? Số con trai? Số con gái?  Ông/bà có mấy con dâu/con rể? Số con dâu nước ngoài? Số con dâu Việt Nam?  Có những ai sống chung trong hộ gia đình?  Đánh giá hoàn cảnh kinh tế của gia đình? (ruộng đất, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc) II. Hôn nhân nước ngoài: - Ai là người khởi xướng việc lấy vợ nước ngoài? Ai là người sắp xếp quá trình lấy vợ VN? - Tại sao lại lấy vợ VN? - Tìm kiếm thông tin ở đâu? (từ nguồn nào?) - Quá trình chuẩn bị như thế nào? - Chi phí hôn nhân? Tổng chi phí? 167 + Môi giới + Giấy tờ + Đám cưới + Hồi môn + Đi lại + Khác Ai chi? Có phải vay mượn gì không? - Cảm nhận của gia đình khi lần đầu tiên nhìn thấy cô dâu? Lần đầu tiên cô dâu về nhà chồng? - Gia đình chuẩn bị đón cô dâu như thế nào? (phòng, quần áo, nhà cửa) - Gia đình có tìm hiểu phong tục tập quán VN trước không? Có biết gì về VN không? - Mong đợi về một con dâu VN như thế nào? Con dâu bản địa như thế nào? Thực tế, cô dâu VN có đáp ứng được các mong đợi của gia đình không? Như thế nào? III. Cuộc sống gia đình - Việc giao tiếp trong gia đình như thế nào? - Ai là người quyết định chính trong gia đình? + Về các nguồn lực kinh tế GỢI Ý: Hỏi về việc làm, thu nhập của các thành viên trong gia đình Ai là người quyết định về mặt chi tiêu, tài sản trong gia đình? Khi mua sắm đồ đạc có giá trị trong gia đình, có hỏi ý kiến của con dâu VN không? Có muốn con dâu đi làm kiếm tiền không? . 168 + Về việc sinh con (số con, giới tính) GỢI Ý: Ông/bà mong muốn có bao nhiêu cháu? Số cháu trai? Số cháu gái? Hỏi về quan niệm con trai/con gái? Ông/bà có can thiệp vào việc sinh con của con cái (con dâu Việt Nam) không? Ai là người quyết định chính? . + Về việc giáo dục con cái GỢI Ý: Ai là người chăm sóc, giáo dục chính con cái của con dâu Việt Nam? Ông/bà có cho phép cháu đi nhà trẻ/trường học? Ông/bà có ủng hộ việc dạy Tiếng Việt cho cháu không? + Về việc tham gia vào các hoạt động xã hội GỢI Ý: Ông/bà có cho phép con dâu đi giao lưu với những người Việt Nam khác & người bản địa.? + Về việc nấu ăn, ăn uống GỢI Ý: Ai là người nấu ăn chính trong gia đình? Nấu ăn theo kiểu gì? (Đài Loan/Việt Nam) Ông/bà có hướng dẫn cách nấu ăn, sử dụng đồ dùng trong gia đình cho con dâu Việt Nam không? + Chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình - Gia đình có gặp khó khăn gì trong mối quan hệ với cô dâu Việt Nam không? + Về ngôn ngữ + Văn hóa + Lối sống gia đình + Công việc 169  gia đình đã giải quyết như thế nào? (tìm lớp học cho con dâu, cho tiền con dâu đi học, trông hộ con, hướng dẫn con dâu các nghi thức xã giao) - Gia đình đã làm gì để con dâu thích nghi nhanh chóng với cuộc sống tại nước sở tại, để con dâu đỡ nhớ nhà? - Mối quan hệ thông gia Gia đình con dâu tại VN và gia đình mình có hay liên lạc với nhau không ? (gọi điện, gửi quà cáp, thăm viếng lẫn nhau) - Thái độ của họ hàng, hàng xóm đối với cô dâu VN như thế nào? GỢI Ý: Tất cả các câu hỏi hỏi: Các mối quan hệ này tiến triển qua thời gian như thế nào? Từ khi con dâu mới sống ở nhà chồng  sinh con thứ 1  sinh con thứ 2 (sinh con trai)  đi làm có thu nhập  hiện nay - Nếu có người muốn tìm con dâu VN, ông/bà sẽ khuyên gì ? - Đối với các cô dâu VN muốn lấy chồng nước ngoài, theo ông bà, họ cần phải chuẩn bị những gì trước khi sang nhà chồng ? - Hiểu biết về pháp luật Luật di cư Luật kết hôn với người nước ngoài Các luật pháp khác có liên quan 170 PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (Bản quyền của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội) Cô dâu bán hàng Cô dâu nấu ăn 171 Lớp học tiếng Đài Loan 172 173 174 175

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phu_nu_viet_nam_lay_chong_nuoc_ngoai_co_hoi_va_thach.pdf
Tài liệu liên quan