Luận án Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LĂM PHUN ĐUễN SỤ VĂN PHụ Nữ THAM GIA LãNH ĐạO, QUảN Lý TRONG Hệ THốNG CHíNH TRị CấP TRUNG ƯƠNG ở CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LĂM PHUN ĐUễN SỤ VĂN PHụ Nữ THAM GIA LãNH ĐạO, QUảN Lý TRONG Hệ THốNG CHíNH TRị CấP TRUNG ƯƠNG ở CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHO

pdf181 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lăm Phun Đuôn Sụ Văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án 7 1.2. Những giá trị của các công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án 31 Chương 2: PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TRUNG ƯƠNG - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 35 2.1. Lãnh đạo, quản lý và phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương 35 2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý 48 2.3. Các yếu tố tác động đến phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 60 Chương 3: PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 69 3.1. Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 69 3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 92 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 108 4.1. Quan điểm cơ bản nhằm tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 108 4.2. Một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 118 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC LỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 163 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương BCT : Bộ Chính trị CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HLHPN : Hội Liên hiệp Phụ nữ HTCT : Hệ thống chính trị LĐ, QL : Lãnh đạo, quản lý NDCM : Nhân dân Cách mạng UNDP : United Nations Development Programme UNIFEM : United Nations Development Fun Women XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người 62 Bảng 3.1: Phụ nữ tham gia trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 70 Bảng 3.2: Phụ nữ tham gia trong đại biểu Quốc hội 74 Bảng 3.3: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quả lý cấp Vụ trưởng ở các bộ 76 Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các ban đảng 83 Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn của nữ đại biểu Quốc hội khóa VIII (nhiệm kỳ 2016-2021) 84 Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các bộ của Chính phủ 86 Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong lịch sử các nền chính trị từ xưa đến nay, phụ nữ nói chung ít có điều kiện và cơ hội tham gia lãnh đạo, quản lý đất nước. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng đã xuất hiện những phụ nữ vĩ đại, xuất chúng như: Nữ hoàng Cleopat (Ai Cập), Nữ hoàng Victoria (Anh), Võ Tắc Thiên, Từ Hy Thái hậu (Trung Quốc), Hai Bà Trưng, Nguyên phi Ỷ Lan (Việt Nam), v.v... Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, với tư duy chính trị mới (chính trị bình đẳng giới) trên chính trường quốc tế đã xuất hiện những nữ chính khách sắc sảo, tài ba, nắm giữ những cương vị quan trọng của quốc gia như: Indira Gandhi (nguyên chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ), Margaret Thatcher (Nguyên thủ tướng Anh), Ngô Nghi (Phó thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc), Megawati Sukarnoputi (Nguyên Tổng thống Inđô- nêxia), Angela Dorther Merkel (Thủ tướng đương nhiệm của Đức), Jinh Lắc Xin Nạ Vắt (Nguyên Thủ tướng Thái Lan), Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội Việt Nam), Pa Ny Ya Tho Tú (Chủ tịch Quốc hội Lào), Phong trào giải phóng phụ nữ cũng như sự tham gia vào đời sống chính trị của phụ nữ phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIX đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới, bao gồm bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm hướng tới mục tiêu: phụ nữ và nam giới cùng được hưởng các quyền, đồng thời chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và hưởng thụ các giá trị chân, thiện, mỹ. Ngày nay, vấn đề giải phóng phụ nữ, tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ đã và đang gắn liền với vấn đề bình đẳng giới và được thực hiện bằng hành động thực tiễn chứ không chỉ dừng lại ở những khái niệm, ý tưởng trừu tượng hay những tuyên bố pháp lý. Nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng người Pháp, S.Phurie (XIX) cho rằng: Giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Tư tưởng này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp tục phát triển lên trình độ mới trong lý luận cũng như trong chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) 2 trên thực tế. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng CNXH mới một nửa. Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, từ khi Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào được thành lập, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý (LĐ, QL) đất nước, quản lý xã hội. Điều đó được khẳng định và thể hiện nhất quán trong các cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền bình đẳng giới, chú trọng công tác cán bộ nữ, coi trọng tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ là tạo điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ cho phụ nữ, phát huy vai trò và nâng cao địa vị cho phụ nữ. Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: Đảng và Chính phủ cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng phụ nữ một cách thật sự. Mặt khác, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, vận động, tổ chức, tập hợp các tầng lớp phụ nữ Lào, khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại, tính thụ động trong phấn đấu vươn lên của phụ nữ, làm cho họ tích cực tham gia vào phong trào thi đua từ việc xây dựng gia đình văn hóa mới đến việc tham gia quản lý kinh tế - xã hội [83, tr.142]. Nhờ đó, ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành những người LĐ, QL năng động và giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị (HTCT), nhất là HTCT cấp trung ương, cấp cao nhất cả về quyền lực chính trị, cả về trình độ tổ chức, có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành quản lý toàn bộ các hoạt động của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại khoảng cách khá lớn về sự tham gia LĐ, QL giữa nam và nữ ở tất cả các cấp trong HTCT, trước hết là ở cấp trung ương. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí ra quyết định vẫn còn hạn chế nhất định cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, phụ nữ Lào tham gia vào Bộ Chính trị (BCT) là 9,1% (nam: 90,9%); trong số các Ủy viên Ban Chấp hành 3 Trung ương (BCHTW) Đảng, nữ chỉ chiếm 13,0% (nam: 87,0%); ở cấp Bộ trưởng và tương đương, nữ chiếm 12,5% (nam: 87,5%, v.v.. [125, tr.34]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó có việc nhận thức về giới và bình đẳng giới trong HTCT chưa đầy đủ và sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn; cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ chưa có tính chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá. Việc thực hiện chính sách, quy hoạch công tác cán bộ nữ chưa hiệu quả. Định kiến giới, thiếu tin tưởng vào năng lực LĐ, QL của phụ nữ còn nặng nề. Sự tự ti, an phận cùng với gánh nặng công việc gia đình mà người phụ nữ phải đảm nhận càng làm trầm trọng thêm khoảng cách giới trong lĩnh vực LĐ, QL hiện nay. Hạn chế phụ nữ tham gia LĐ, QL nhất là ở cấp cao. Đây là rào cản lớn không chỉ ngăn cản sự tiến bộ của một nửa nhân loại, mà còn cản trở sự phát triển bền vững của xã hội, ảnh hưởng không chỉ đến phụ nữ mà còn đến cộng đồng, xã hội. Vì như vậy, các chính sách vĩ mô ra đời thiếu lòng ghép giới, thiếu quan điểm giới, thiếu đóng góp của phụ nữ sẽ đem lại hiệu quả phát triển kém bền vững. Với những lý do phân tích trên, nghiên cứu về: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa mang tính thời sự cấp bách, nhằm góp phần thực hiện chủ trương, chính sách bình đẳng giới, nâng cao địa vị người phụ nữ để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường số lượng, chất lượng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án. Hệ thống, khái quát cơ sở lý luận và các yếu tố tác động đến phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương. Phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm tăng cường phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. 3. Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là phụ nữ tham gia LĐ, QL từ cấp Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên ở các cơ quan trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Về lĩnh vực: Luận án nghiên cứu phụ nữ tham gia LĐ, QL: (1) Cơ quan đảng; (2) cơ quan nhà nước; (3) Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương. Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu phụ nữ tham gia LĐ, QL cấp trung ương ở CHDCND Lào. Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu và sử dụng số liệu từ Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào (2011) đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng NDCM Lào về phụ nữ tham gia LĐ, QL, phụ nữ và bình đẳng giới, có tham khảo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng 5 sản Việt Nam về vấn đề nghiên cứu. Luận án cũng sử dụng lý thuyết phân tích giới để nghiên cứu các vấn đề phụ nữ, bình đẳng giới. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở Lào đã xác định ở phạm vi nghiên cứu. Luận án kế thừa các tài liệu, các công trình của các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở Lào, Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, cụ thể như kết hợp phương pháp lôgic với lịch sử, diễn giải và quy nạp, điều tra xã hội học, trong đó gồm: các cuộc phỏng vấn sau được kết hợp trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, với đối tượng là cán bộ LĐ, QL của một số cơ quan cấp trung ương. Bảng hỏi: gồm 9 câu hỏi, với dung lượng mẫu là 300 phiếu, đối tượng hỏi là cán bộ LĐ, QL tại một số bộ, ban, mặt trận và tổ chức chính trị - xã hội đại diện trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào (nhấn mạnh về cơ cấu giới tính, tuổi đời, trình độ chuyên môn, lý luận, lĩnh vực, chức vụ) [Phụ lục 3, Phần 1]. Mục đích điều tra xã hội học lấy thêm thông tin để kiểm chứng so với kết quả nghiên cứu khác về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Cách thức tiến hành điều tra xã hội học là phát phiếu trực tiếp với các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu, sau đó thu về và sử lý bằng phương pháp SPSS. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần làm rõ thực trạng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay; chỉ ra những hạn chế, thách thức đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương phải đối mặt và nguyên nhân. 6 Luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay, góp phần tạo lập căn cứ cho việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đối với phụ nữ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ cho việc hoạch định, thực hiện chính sách về phụ nữ, bình đẳng giới, đặc biệt là chính sách cán bộ nữ trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy những chuyên đề liên quan đến vấn đề phụ nữ trong LĐ, QL, bình đẳng giới... của chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học và các ngành khác có liên quan. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục lục công trình tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài Trong nội dung này, luận án sẽ trình bày tổng quát các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam, một số nước và tổ chức quốc tế đã được nghiên cứu liên quan đến vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới nói chung, phụ nữ tham gia tham gia LĐ, QL nói riêng. Liên quan đến đề tài có một số công trình sau đây: Thứ nhất: Những nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới Lê Thi “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt nam hiện nay” [46]. Công trình này chính là kết quả bước đầu của sự vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như quan điểm tiếp cận giới vào việc xem xét các vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới, kết hợp với các hình thức thu nhập thông tin qua các cuộc khảo sát đời sống phụ nữ công nhân, trí thức trong quá trình đổi mới đất nước. Từ đó đã nêu lên vấn đề đáng quan tâm và đề xuất ý kiến về một số chính sách xã hội cần thiết, nhằm xây dựng bình đẳng giới trong tình hình mới. Dương Thị Minh “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay” [34]. Luận án trình bày một số quan niệm chung về gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, các nhân tố tác động đến vai trò người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời, tác giả luận án làm rõ đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam, vai trò người phụ nữ trong quá trình xã hội hóa một số chức năng trong gia đình và xu hướng biến đổi vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, qua đó chỉ ra gia đình và người phụ nữ phát huy được vai trò to lớn đối với tiến trình phát triển đất nước qua những thời kỳ lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, gia đình và người phụ nữ cũng chịu nhiều tác động khách quan và chủ quan, đó là tác động ảnh 8 hưởng của những yếu tố lịch sử, yếu tố thời đại - toàn cầu hóa và thực tiễn của nền kinh tế - xã hội nước nhà trong chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại. Trên cơ sở làm rõ thực trạng, luận án đã mạnh dạn nêu ra những phương hướng, những quan điểm chỉ đạo và những giải pháp nhằm xây dựng thành công gia đình mới và phát huy hơn nữa vai trò người phụ nữ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đỗ Thị Thạch, “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [42]. Tác giả đã làm rõ quan niệm về trí thức, trí thức nữ, trên cơ sở đó, đi sâu phân tích sự hình thành, đặc điểm của nguồn lực trí thức nữ Việt Nam và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của gia đình và xã hội...; đề xuất một số giải pháp phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó góp phần quan trọng trong việc xoá bỏ định kiến giới, khẳng định vai trò to lớn của họ đối với sự phát triển của đất nước. Công trình đã nghiên cứu vấn đề trí thức nữ dưới một góc nhìn mới, góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến giới, khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, nhất là lĩnh vực khoa học và lĩnh vực LĐ, QL nhằm thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch, “Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại” [20]. Đây là công trình của tập thể các nhà khoa học của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Các tác giả của công trình đã nghiên cứu các vấn đề về giới từ tiếp cận trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh để đi đến khẳng định những tư tưởng, quan điểm của các nhà mácxít nêu trên là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan trọng để nhận thức và thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề giới trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng được các tác giả đi sâu phân tích thấy được đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là rất tiến bộ và tích cực trên phương diện bình đẳng giới. 9 Trịnh Quốc Tuấn, Đỗ Thị Thạch, “Khoa học giới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” [50]. Các tác giả của công trình đã cung cấp một bức tranh về lịch sử phát triển của khoa học giới; đồng thời nghiên cứu vấn đề giới dựa trên cách tiếp cận các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Vấn đề giới trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý được các tác giả phân tích với các nội dung cụ thể như: Mối liên hệ giữa bình đẳng giới với công tác LĐ, QL; thực trạng tham gia LĐ, QL của nam giới và nữ giới - thành tựu, hạn chế và nguyên nhân và một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong LĐ, QL. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên), “Bình đẳng giới ở Việt Nam” [2]. Đây là kết quả điều tra cơ bản về bình đẳng giới, các tác giả xác định thực trạng bình đẳng giới về cơ hội và khả năng nắm bắt cơ hội của phụ nữ, của nam giới; tương quan giữa hai giới trên lĩnh vực lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe và địa vị trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Công trình nghiên cứu này giúp cho tác giả luận án thấy được vai trò của phụ nữ trong giải quyết các vấn đề của xã hội nói chung và LĐ, QL nói riêng. Đỗ Thị Thạch, “Tác động của toàn cầu hoá đối với thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” [43]. Trên cơ sở tiếp cận quá trình toàn cầu hóa như là một tất yếu khách quan tác động đến mọi quốc gia trên các mặt và đời sống xã hội, tác giả đã phân tích khá rõ cả tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Các lĩnh vực mà quá trình toàn cầu hóa tác động đến là: gia đình, lao động việc làm và thu nhập, văn hóa xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Vũ Thị Lan Anh, “Quyền phụ nữ các nước ASEAN dưới góc độ so sánh luật” [4]. Qua nghiên cứu pháp luật các nước ASEAN về quyền của phụ nữ, tác giả bài báo cho biết: quyền của phụ nữ được ghi nhận ở các văn bản pháp luật ở tầm quốc tế, khu vực và quốc gia. Đặc biệt là quyền tham chính: “Quyền chính trị cũng là quyền quan trọng của phụ nữ ở các nước ASEAN. Điều 7 Công ước CEDAW chỉ rõ phụ nữ được đảm bảo quyền bầu cử, quyền tham gia lãnh đạo 10 trong các cơ quan nhà nước và quyền thực thi các trách nhiệm xã hội của mình” [4, tr.6]. Phụ nữ cũng như nam giới đều có thể được đề cử giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan quyền lực nhà nước. Trừ ngoại lệ là Myanmar và Brunei, phụ nữ các nước ASEAN đều được pháp luật đảm bảo quyền tham gia chính trường. Pháp luật các nước ASEAN nhìn chung đều quy định về quyền phụ nữ và vấn đề bảo vệ người phụ nữ nói chung, tham gia chính trị nói riêng, nhưng ở các mức độ khác nhau; mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng trên thực tế ở khu vực ASEAN, quyền của phụ nữ có tính thực thi chưa cao. Chính vì thế, cho tới thời điểm này, việc đảm bảo các quyền công dân, đặc biệt là quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực tham chính vẫn còn là vấn đề nổi cộm của nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN. Giải quyết vấn đề này không chỉ đơn giản về mặt pháp lý mà còn phụ thuộc nhiều vào ý thức xã hội và ý thức công dân. Vì vậy, thiết nghĩ, người phụ nữ cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, cho dù họ ở bất cứ cương vị nào trong xã hội. Lê Minh Tiến, “Chính sách và pháp luật của ASEAN về các vấn đề liên quan đến phụ nữ” [49]. Tác giả của bài viết đã chỉ rõ, ngay từ khi mới thành lập, ASEAN và các quốc gia thành viên đã nhận thức rõ vai trò cũng như những đóng góp của phụ nữ trong quá trình phát triển của khu vực, đồng thời, đã có những nỗ lực thúc đẩy vị thế của người phụ nữ, có những hoạt động thiết thực vì sự tiến bộ của phụ nữ trong khu vực nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Chính sách này đã được thể hiện nhất quán, xuyên suốt và ngày càng cụ thể hơn qua các văn kiện pháp lý cơ bản của ASEAN. Bài viết, bao gồm 2 nội dung chính, một là, những nỗ lực của ASEAN trong hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật về các vấn đề liên quan đến phụ nữ; hai là, tuyên bố ASEAN vì sự tiến bộ của phụ nữ và tuyên bố xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ khu vực ASEAN - những văn kiện pháp lý chuyên ngành cơ bản về các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Lê Quý Đức, “Phẩm chất phụ nữ Việt Nam truyền thống và hiện đại” [11]. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày và khẳng định rằng, xuyên suốt lịch sử giữ nước và dựng nước và xây dựng đất nước, người phụ nữ Việt Nam có 11 vai trò hết sức quan trọng. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, người phụ nữ cũng luôn vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến vô cùng vững chắc. Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lại tiếp tục không thể thiếu vắng vai trò của người phụ nữ, đứng trước những thời kỳ và thách thức mới của thời đại, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam càng thêm được thử thách và phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có. Phụ nữ Việt Nam hiện đại thể hiện tinh thần yêu nước thông qua những hành động cụ thể, gắn kết bản thân, gia đình và Tổ quốc, ra sức đóng góp vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Võ Thị Mai, “Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng” [33]. Cuốn sách này được hình thành từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá chính sách về bình đẳng giới dựa trên bằng chứng thực địa”, có bổ sung một số nguồn tài liệu sẵn có, đặc biệt là nguồn số liệu thống kê quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thực hiện bình đẳng giới nói riêng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Nội dung của cuốn sách đã nêu rõ cơ sở lý luận và cách tiếp cận nghiên cứu chính sách về bình đẳng giới, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách về bình đẳng giới; đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường chính sách về bình đẳng giới để thực hiện bình đẳng giới tốt hơn nữa trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Lê Thị Quý, “Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” [39]. Tác giả đã phân tích quan niệm về bình đẳng giới và nhấn mạnh:“Thực tế cuộc sống Việt Nam cho thấy, có sự khác biệt về bình đẳng giới thực chất và bình đẳng giới hình thức” [39, tr.76]. Bài viết đã chỉ ra quá trình phát triển nhận thức giới ở Việt Nam và nhận định: Phụ nữ ngày nay đã được độc lập về kinh tế, được tham gia và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, gia đình, thậm chí ở nhiều nơi, họ còn đứng ở vị trí lãnh đạo cao cấp. Đây là những biểu hiện của bình đẳng giới thực chất ở Việt Nam. Về luật pháp và chính sách 12 bình đẳng giới, Việt Nam đã có những tiến bộ về giới, công nhận quyền bình đẳng nam và nữ ở trong xã hội và gia đình. Tác giả đã bước đầu chỉ ra những thách thức hay bình đẳng giới hình thức ở Việt Nam như: luật thì có nhưng không được thực hiện, sự vất vả của phụ nữ trong vai trò “kép”, nhất là chính sách quy định độ tuổi về hưu của phụ nữ là 55 tuổi, nam giới là 60 tuổi, chính sách này đã hạn chế các đóng góp và đề bạt đối với phụ nữ trí thức, nhất là khi tỷ lệ phụ nữ tham gia LĐ, QL vốn đã nhỏ bé, chênh lệch so với nam giới, do đó, họ lại càng không có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển. Các công trình nghiêu cứu nêu trên đã có những đóng góp như sau: Một là, các công trình, bài viết của các tác giả đã gợi mở ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề phụ nữ, vấn đề giới và bình đẳng giới. Hai là, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới; quan niệm về giới và bình đẳng giới, việc thực thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực LĐ, QL. Ba là, một số công trình đã phân tích vị trí, vai trò của phụ nữ trong lịch sử cũng như hiện tại, họ khẳng định rằng: “Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, người phụ nữ cũng luôn vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến vô cùng vững chắc. Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, càng không thể thiếu vắng vai trò của phụ nữ...”. Các tác giả còn phân tích sâu về vị trí, vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội gắn với vấn đề việc làm, thu nhập, sức khỏe, học vấn chuyên môn; phụ nữ quản lý kinh tế - xã hội; phụ nữ và gia đình. Bốn là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các chính sách và pháp luật liên quan đến quyền của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam và một số quốc gia, khu vực. Dựa trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm từng bước khắc phục những tồn tại và hạn chế để đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực tham chính. 13 Thứ hai: Nghiên cứu chung về hệ thống chính trị và phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý nói chung, trong HTCT nói riêng Nguyễn Văn Huyên, “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (Mô hình tổ chức và hoạt động)” [18]. Tác giả của cuốn sách đã tập trung nghiên cứu: Quá trình hình thành, mô hình tổ chức và hoạt động của HTCT Anh, Pháp, Mỹ; đồng thời, đánh giá ưu, nhược điểm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HTCT Anh, Pháp, Mỹ; sau đó, phân tích và nêu ra những giá trị tham khảo cho việc đổi mới và hoành thiện HTCT Việt Nam. Lê Minh Thông, “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [47]. Tác giả cuốn sách này cho rằng: Trong hơn 20 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, giải pháp từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng và Nhà nước, của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, tích cực khắc phục sự không tương thích giữa đổi mới kinh tế và đổi mới HTCT. Do vậy, HTCT Việt Nam đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân và hội nhập kinh tế quốc tế. Cuốn sách cung cấp một số vấn đề lý luận và thực tiễn của HTCT Việt Nam, qua đó nêu bật bước chuyển từ tư duy lý luận về chuyên chính vô sản và hệ thống chuyên chính vô sản sang tư duy về dân chủ XHCN và HTCT, chuyển từ tư duy lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trần Đình Hoan, “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020” [17]. Trong cuốn sách này, tác giả tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tổng kết thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới HTCT ở Việt Nam hiện nay, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới HTCT, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới HTCT ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020. 14 Nguyễn Hữu Đồng, “Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay” [10]. Nội dung cuốn sách bước đầu nghiên cứu làm rõ đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCT; làm rõ thực trạng hoạt động của Đảng và tổ chức chính trị - xã hội hiện nay; những vấn đề đang đặt ra trong tổ chức và hoạt động của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đồng thời cuốn sách còn đề cặp đến vấn đề đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nhằm đổi mới HTCT, thực hiện tốt dân chủ hóa XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Phạm Ngọc Trâm, “Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986-2011)” [54]. Cuốn sách này nhằm phản ánh những thành tựu và hạn chế trong quá trình đổi mới HTCT ở Việt Nam giai đoạn 1986-2011; thông qua quá trình lịch sử vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới HTCT với toàn bộ công cuộc đổi mới đất nước, nhất là đổi mới về kinh tế; trên cơ sở chọn ...thành tựu trong những năm qua, thực hiện được nhiều chương trình mà tổ chức quốc tế đã đề ra, mà mục tiêu chính là xây dựng sức mạnh cho phụ nữ nhằm giảm nghèo và phát triển bình đẳng giới. Phon Đa Văn Phim Sạ Vẳn, “Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ” [107]. Tác giả đã tập trung đi sâu 3 nội dung chính: Phụ nữ trong Đại hội của Đảng NDCM Lào và đường lối của Đảng đối với phụ nữ Lào; Đại hội Đảng và lời phát biểu của những đại biểu của Đảng đối với công tác phụ nữ Lào; những khẩu hiệu của HLHPN Lào đã đưa ra trong các kỳ Đại hội của HLHPN Lào. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn và tập hợp một cách khái quát đường lối và quan điểm của Đảng qua các kỳ Đại hội và tên tuổi của các nhà lãnh đạo và 29 những người được ghi nhận vào lịch sử, từ Đại hội lần thứ I - IX của Đảng và Đại hội lần thứ I - VI của HLHPN Lào. Qua đó đã cho thấy, Đảng NDCM Lào rất quan tâm và tạo điều kiện cho phụ nữ Lào được tham gia LĐ, QL trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ Lào được tham gia vào BCHTW Đảng từ khóa II cho đến nay, BCT từ khóa VIII cho đến nay. Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn, “Vai trò của phụ nữ Lào trong Ủy ban Phụ nữ ASEAN” [115]. Trong bài viết này, tác giả làm rõ nhiệm vụ của Ủy ban Phụ nữ ASEAN, Ủy ban Phụ nữ ASEAN có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức thực hiện Hiệp ước CEDAW, Kế hoạch hành động Bắc Kinh, Mục tiêu Thiên niên kỷ vì sự phát triển, nghiên cứu triển khai thành tựu của Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN và một số việc liên quan đến sự phát triển, bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, khuyến khích bình đẳng giới, khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ trong khu vực ASEAN và thế giới. Cùng với đó, tác giả đã đánh giá một cách khách quan về vai trò, sự đóng góp, điểm mạnh và điểm yếu của phụ nữ Lào trong Ủy ban Phụ nữ ASEAN. Ngoài ra, tác giả đã có một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ Lào trong khu vực ASEAN và quốc tế. Thắt Sạ Đa Phon Sẻng Sụ Lỵ Nha, “Vai trò nữ của đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng Quốc hội bền vững” [120]. Tác giả khái quát tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội Lào. Chỉ ra những đóng góp to lớn của Ủy ban Phụ nữ của Quốc hội, cũng như đại biểu Quốc hội nữ đã cùng với đại biểu Quốc hội nam xuống cơ sở gặp cử tri để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, lấy ý kiến cử tri và thông báo cho cử tri biết về kết quả kỳ họp Quốc hội; đại biểu nữ tham gia tích cực vào việc xây dựng pháp luật, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kiểm tra giám sát và quan hệ hợp tác trên trường quốc tế. Trên cơ sở tham gia tích cực của đại biểu Quốc hội nữ, Quốc hội Lào đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng Quốc hội ngày càng bền vững. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân trong việc tham gia của đại nữ biểu Quốc hội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng Quốc hội Lào bền vững. 30 On Chăn Sụ Văn Nạ Sẻng, “Vai trò phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào” [105]. Bài viết đã làm rõ vị trí, vai trò của phụ nữ Lào trong thời kỳ đất nước bị xâm lược; phụ nữ đã có sự đóng góp rất to lớn trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng quyền và lợi ích của phụ nữ chưa được đảm bảo, thậm chí còn bị coi thường. Sau đó, tác giả trình bày vị trí, vai trò của phụ nữ từ khi có Đảng NDCM Lào lãnh đạo, Đảng luôn quan tâm đến công tác phụ nữ, vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện về mọi mặt để phụ nữ tham gia LĐ, QL đất nước, quản lý xã hội. Cùng với những thành tựu đã đạt được, phụ nữ Lào cũng còn nhiều hạn chế trong việc đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong thời kỳ đổi mới. Bun Nhông Búp Phả, “Liệu Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có cần một “Pháp luật nhạy cảm giới”? Vai trò và nhiệm vụ của Ủy Ban phụ nữ của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [80]. Đề tài khoa học đã phân tích thực trạng giới ở CHDCND Lào trong bối cảnh kêu gọi giới trong vấn đề nghèo đói, đồng thời đưa ra hành động về giới ở cấp chính trị cao nhất ở CHDCND Lào, trong đó đề cập đến phụ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa VII chiếm 25%, tỷ lệ cao nhất ở châu Á (đứng thứ 39 trong số 149 nghị viện trên thế giới), chủ tịch Quốc hội là nữ, 8 đại biểu nữ Quốc hội nắm vị trí trưởng và phó các Ban của Quốc hội. Sau đó, chủ nhiệm đề tài giải thích, tại sao phải thành lập Ủy Ban phụ nữ Quốc hội?, nhiệm vụ chính thức của Ủy Ban phụ nữ trong Quốc hội CHDCND Lào, pháp luật vì giới là gì?, nữ đại biểu Quốc hội có thể tạo ra sự khác biệt, vì vậy chúng ta có cần pháp luật vì giới ở CHDCND Lào?. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề như sau: Một là, một số công trình nghiên cứu đã đề cập và làm sáng tỏ vị trí, vai trò của cán bộ nữ, phân tích thực trạng cán bộ nữ tham gia LĐ, QL cả về số lượng và chất lượng và chỉ rõ những hạn chế trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Sau đó, đề xuất giải pháp để khắc phục những hạn chế. 31 Hai là, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến vị trí, vai trò của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Đảng luôn quan tâm công tác phụ nữ, tạo điều kiện về mọi mặt để phụ nữ được tham gia LĐ, QL đất nước, quản lý xã hội. Ba là, một số công trình, bài viết đã đề cập đến sự tham gia LĐ, QL của phụ nữ Lào trong tổ chức Đảng như BCT, BCHTW Đảng, chỉ rõ và so sánh tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong các kỳ Đại hội của Đảng NDCM Lào. Bốn là, một số công trình đã đề cập đến sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội, nêu những đóng góp to lớn của nữ đại biểu Quốc hội, tỷ lệ tham gia của nữ đại biểu Quốc hội, vị trí, vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong Quốc hội Lào. Nữ đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò rất quan trọng như: Chủ tịch Quốc hội là nữ, nữ đại biểu Quốc hội cũng chiếm tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, cũng đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân trong việc tham gia của nữ đại biểu Quốc họi và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nữ đại biểu Quốc hội. 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.2.1. Những giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham khảo Các công trình nghiên cứu nêu trên có những giá trị mà trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án tham khảo và kế thừa: Một là, kết quả của các công trình nghiên cứu là những tài liệu quý cả về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để luận án tham chiếu trong quá trình triển khai mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Các công trình này đã phần nào gợi mở ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề phụ nữ, vấn đề bình giới nói chung, vấn đề phụ nữ tham gia LĐ, QL nói riêng; một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo và giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực. Hai là, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới; quan niệm về bình đẳng giới, thực hiện bình đẳng giới trong thời kỳ đẩy mạnh công 32 nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các công trình nghiên cứu cũng đưa ra phương hướng để tiến tới mục tiêu bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị và xã hội. Ba là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng NDCM Lào; các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời chỉ ra sự cần thiết tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực LĐ, QL, góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến giới, khẳng định vai trò to lớn của nữ cán bộ LĐ, QL trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bốn là, các công trình nghiên cứu trên đây đã luận giải và làm sáng tỏ ở mức độ nhất định về những vấn đề cơ bản của sự tham gia LĐ, QL của phụ nữ trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế (các lĩnh vực, các khu vực, các ngành, các cấp); vị trí, vai trò của phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT xét trên góc độ công bằng và góc độ hiệu quả đối với sự phát triển bền vững hiện nay. Năm là, các công trình đã khái quát vị trí, vai trò của HLHPN, phân tích, đánh giá thực trạng tham gia của HLHPN, đặc biệt là sự cần thiết đưa phụ nữ vào tham gia LĐ, QL, tham gia hoạt động chính trị và chỉ ra một số phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quản tham gia đời sống chính trị - xã hội của HLHPN trong HTCT nói chung, hội viên của HLHPN nói riêng. Sáu là, một số công trình đã tập trung phân tích những trở ngại, rào cản, định kiến giới đối với phụ nữ khi tham gia LĐ, QL ở các cấp. Từ đó đề xuất một số phương hướng, kiến nghị để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong công tác LĐ, QL hiện nay. 1.2.2. Định hướng nghiên cứu của luận án Một là, mặc dù đã có một số nghiên cứu về vấn đề phụ nữ trong chính trị, cung cấp những thông tin về bất bình đẳng giới trong LĐ, QL, tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau nên những thông tin trong các nghiên cứu đó mới giới hạn ở một số lĩnh vực theo từng giai đoạn lịch sử nhất định, mô tả tình hình bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống chính trị và 33 đề cập đến một góc độ cụ thể của những rào cản đối với phụ nữ trong đời sống chính trị ở Việt Nam và ở Lào. Chưa có công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và toàn diện trực tiếp về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Hai là, các công trình nghiên cứu đã lý giải về bất bình đẳng giới trong HTCT ở Việt Nam, Lào; nhưng phần lớn các lý giải đó do phạm vi nghiên cứu riêng nên đã giới hạn trong phân tích các vấn đề của cấu trúc kinh tế - xã hội. Vì vậy, tri thức về những rào cản đối với hoạt động LĐ, QL của phụ nữ cấp trung ương ở CHDCND Lào còn khá hạn hẹp. Ba là, phần lớn các nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau khi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề phụ nữ LĐ, QL trong chính trị hiện nay. Chính vì thế, các kết luận và kiến nghị chưa có tính thống nhất cao, các phân tích chưa thật sự làm sáng tỏ những luận cứ khoa học, đề xuất những giải pháp hữu hiệu nâng cao số lượng, chất lượng phụ nữ LĐ, QL trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam, nhất là ở Lào trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, chưa chú trọng việc phân tích sâu sắc vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL, các vấn đề liên quan tới việc thúc đẩy phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Bốn là, chưa có tác giả, công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội về phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Đây là một trong những khoảng trống cần được quan tâm nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ vấn đề giới trong LĐ, QL ở CHDCND Lào hiện nay. Do vậy luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ Một là, luận án sẽ trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và các yếu tố tác động cho việc nghiên cứu phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay, trên cơ sở làm rõ hơn các phạm trù, khái niệm liên quan đến LĐ, QL và phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT. Hệ thống hóa 34 quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng NDCM Lào về phụ nữ tham gia LĐ, QL; chỉ rõ những yếu tố tác động đến phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Luận án coi đây là những cơ sở, căn cứ lý luận và thực tiễn để nghiên cứu phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Hai là, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng về số lượng và cấu trúc, về chất lượng phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT (các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội) cấp trung ương hiện nay; khái quát thành tựu và hạn chế; những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. Ba là, từ những phân tích về thực trạng, thành tựu và hạn chế; những vấn đề đặt ra, luận án sẽ đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu và một số kiến nghị nhằm tăng cường phụ nữ đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tham gia LĐ, QL trong HTCT cấp trung ương ở CHDCND Lào, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới của đất nước. 35 Chương 2 PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TRUNG ƯƠNG - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 2.1. LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TRUNG ƯƠNG 2.1.1. Lãnh đạo, quản lý Khi bàn về lãnh đạo, quản lý, C.Mác đã chỉ rõ: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung. Như vậy, theo quan niệm của C.Mác, lãnh đạo và quản lý là chức năng cơ bản không thể thiếu đối với bất cứ cộng đồng, tổ chức xã hội nào. Thiếu nó thì các cộng đồng, tổ chức xã hội không tồn tại. LĐ, QL tốt thì hiệu quả hoạt động một cộng đồng, tổ chức sẽ được nhân lên gấp bội so với tổng số các kết quả mà từng cá nhân hoạt động riêng lẻ cộng lại. Nhờ có sự LĐ, QL tốt, nhược điểm của mỗi cá nhân sẽ được khắc phục, ưu điểm của họ sẽ được phát huy, những thuộc tính, những sức mạnh mới sẽ xuất hiện. Điều này sẽ không thể có được nếu các cá nhân đặt mình ra khỏi sự LĐ, QL. Nếu LĐ, QL không tốt thì những sức mạnh của tập thể không thể có, mà sức mạnh của các cá nhân cũng bị triệt tiêu. Về khái niệm lãnh đạo, cho đến nay có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau, nhất là ở các nước phát triển. Chẳng hạn: Theo H. Koontz: “Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước” [Dẫn theo 45, tr.18]. Hai nhà nghiên cứu P. Hersey và Ken Blanchard nhấn mạnh: “Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định” [Dẫn theo 45, tr.18]. 36 Ở Việt Nam, trong một số từ điển, khái niệm lãnh đạo được giải thích ở các góc độ nghiên cứu khác nhau.Theo Đại từ điển tiếng Việt, lãnh đạo là dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể (lãnh đạo cuộc đấu tranh); cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong trào [63, tr.979]. Trong Từ điển tiếng Việt, lãnh đạo là: “đưa đường chỉ lối cho người khác hành động; đưa ra ý kiến, định ra phương pháp hành động để huy động lực lượng quần chúng, đưa quần chúng từ chỗ rời rạc đến chỗ có tổ chức, có sức mạnh, để quần chúng tự giác thực hiện chủ trương của mình” [41, tr.707]. Trong khoa học chính trị, lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyền, lãnh tụ quốc gia, nhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, các chiến lược phát triển, công tác tổ chức - cán bộ... Chủ thể lãnh đạo là những cá nhân, tổ chức có quyền lực cao nhất trong một HTCT, thể chế. Chủ thể lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn, lớn hơn các chủ thể quản lý. Trong khoa học quản lý, khái niệm lãnh đạo được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa hẹp, lãnh đạo là một chức năng của quản lý, cùng các chức năng có tính nghề nghiệp khác là hoạch định (dự báo, lập kế hoạch), chức năng tổ chức (nhân lực, vật lực, tài lực) và chức năng kiểm tra, giám sát [5, tr.111-115]. Theo nghĩa rộng, lãnh đạo được hiểu là thẩm quyền, chức năng của người đứng đầu một tổ chức, là người chịu trách nhiệm toàn bộ và cuối cùng về hoạt động của tổ chức đó. Trong Tập bài giảng Khoa học giới của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã nêu: “Lãnh đạo là sự định hướng chung cho mọi cộng đồng cùng sống với nhau cùng có một sự liên kết để đạt được mục tiêu nhất định; là việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương đã xác định nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [50, tr.103]. Từ đó cho thấy, trên các phương diện nghiên cứu khác nhau, khái niệm lãnh đạo có nội hàm không hoàn toàn đồng nhất, điểm chung trong các quan niệm lãnh đạo đó là sự dẫn dắt hoạt động xã hội của một cá nhân, tập thể nhằm đạt những mục tiêu đề ra. 37 Từ góc độ chính trị - xã hội, theo tác giả luận án, lãnh đạo là sự chỉ đạo, dẫn dắt, dẫn đường và định hướng, tạo đông lực cho một nhóm người, một tập thể, một tổ chức nhằm liên kết thực hiện các chủ trương, đường lối đã xác định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Về khái niệm quản lý: cũng như khái niệm lãnh đạo, khái niệm quản lý có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người được coi là cha đẻ của khoa học quản lý hiện đại, “quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và hiểu được rằng họ hoàn thành một cách tốt nhất và rẻ nhất” [Dẫn theo 6, tr.89]. Nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ, Mary Parker Follet (1868-1933) cho rằng, “quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác” [Dẫn theo 6, tr.108]. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, “quản lý là một quá trình kỹ thuật xã hội nhằm sử dụng các nguồn lực tác động vào hoạt động của con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Theo quan niệm của Faft: “quản lý là việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả và đạt hiệu suất tốt, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức” [Dẫn theo 9, tr.57]. Ý kiến của Hitt lại cho rằng, “quản lý là quá trình tập hợp và sử dụng các nhóm nguồn lực theo định hướng, mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh tổ chức” [Dẫn theo 9, tr.58]. Còn theo Richard Winter, “quản lý là việc hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức” [Dẫn theo 9, tr.58]. Trong Từ điển tiếng Việt, quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (người quản lý) [41, tr.772]. Theo Đại từ điển tiếng Việt, quản lý là: Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan (cán bộ quản lý); trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì [63, tr.1363]. 38 Trong các khoa học chuyên ngành, khái niệm quản lý được giải thích theo một số góc độ nghiên cứu. Nhóm tác giả của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong Tập bài giảng Khoa học giới cho rằng: “Quản lý được hiểu là việc tổ chức, điều hành để thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu” [50, tr.103]. Quản lý là hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát công việc, khai thác các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý có chức năng xây dựng cách thức, biện pháp hoạt động cụ thể để thực hiện đúng hướng mà lãnh đạo đã vạch ra. Từ các quan niệm nêu trên, trên phương diện chính trị - xã hội, tác giả cho rằng, Quản lý là hoạch định, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh và kiểm soát công việc, khai thác các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, lãnh đạo, quản lý là hai khái niệm không đồng nhất nhưng có ảnh hưởng tương tác qua lại lẫn nhau. Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, định hướng phương pháp hoạt động cho một tổ chức, một đơn vị. Quản lý là điều khiển, tổ chức thực hiện công việc. Theo đó, lãnh đạo thường giải quyết những việc có tính tổng thể hơn là cụ thể, còn quản lý thường giải quyết những việc có tính cụ thể hơn là tổng thể. Trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào (2011), chỉ rõ: Đảng cầm quyền vì dân và vì sự phồn vinh thịnh vượng của đất nước phải giữ vững 3 trụ cột cơ bản: giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ cũng như sự tham gia của nhân dân trong công tác của Đảng và Nhà nước, mà chúng ta gọi là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ. Như vậy, xét trên giác độ vĩ mô thì chức năng lãnh đạo thuộc về Đảng NDCM Lào (Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội) còn chức năng quản lý đất nước thuộc về Nhà nước CHDCND Lào. Rõ ràng chức năng lãnh đạo và quản lý là hai chức năng riêng biệt. Lãnh đạo là vạch ra đường lối, chủ trương, xác định con đường bảo vệ và phát triển đất nước. Quản lý là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành hệ thống pháp luật và chính sách để điều hành đất nước. 39 Tuy nhiên, hai khái niệm này không phải lúc nào cũng tách bạch, lãnh đạo và quản lý gắn chặt với nhau trong hoạt động của HTCT. Quản lý mà không theo đúng phương hướng, mục tiêu của lãnh đạo vạch ra sẽ mất phương hướng, dẫn đến sự rối loạn xã hội; ngược lại thiếu sự quản lý một cách khoa học, không có hiệu lực, hiệu quả thì những mục tiêu do lãnh đạo vạch ra sẽ không trở thành hiện thực. Xét về chủ thể hoạt động, sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ một nhà lãnh đạo cũng có thể là một nhà quản lý, đồng thời một nhà quản lý cấp cao có thể được coi là một nhà lãnh đạo, do vậy, trong thực tế chúng ta thường dùng khái niệm LĐ, QL để chỉ chung cho người lãnh đạo. Chẳng hạn, ở CHDCND Lào, việc nhất thể hóa hai chức danh bí thư (cấp ủy) và chủ tịch (Ủy ban nhân dân) ở tất cả các cấp đã làm cho hai chức năng lãnh đạo và quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau, nhà lãnh đạo và nhà quản lý là một (Tổng Bí thư và Chủ tịch nước; Bí thư cấp ủy đảng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp...). Tuy nhiên, dù ở mô hình phát triển nào thì lãnh đạo, quản lý cũng có chức năng đặc biệt quan trọng trong mỗi một hệ thống, thể chế, trong đó có HTCT. 2.1.2. Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.1.2.1. Hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội. Hệ thống chính trị ở CHDCND Lào là chế độ dân chủ nhân dân theo hướng đi lên CNXH. Cơ cấu tổ chức của HTCT nước CHDCND Lào bao gồm: Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào, Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội (Liên hiệp Công đoàn Lào, Đoàn Thanh niên 40 Nhân dân Cách mạng Lào, HLHPN Lào, Hội Cựu chiến binh Lào); hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu nước mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết, hòa hợp, dân chủ, công bằng và văn minh. Đảng DNCM Lào là bộ phận tham mưu về đường lối chính trị và là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân Lào, đại diện các lợi ích của tổ chức và nhân dân lao động yêu nước và tiên tiến, thay mặt giai cấp công nhân, toàn dân tộc xây dựng cương lĩnh, vạch đường lối định hướng, mục tiêu phát triển đất nước, lãnh đạo toàn bộ HTCT, toàn dân tộc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Là hạt nhân trong HTCT của chế độ dân chủ nhân dân, Đảng NDCM Lào luôn kiên trì lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin và phát huy bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong và tính cách mạng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tư tưởng cơ hội, kiểu cách quan liêu và các tiêu cực khác. Đảng NDCM Lào gồm những người ưu tú trong tầng lớp giai cấp công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và được thử thách qua phong trào thực tiễn cách mạng, tự nguyện, tự giác, kiên cường, chịu hy sinh vì đất nước vì nhân dân. Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, xóa bỏ chế độ phong kiến và chế độ thực dân, thành lập Nhà nước CHDCND Lào, xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống nhân dân càng ngày được củng cố, quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc đã được mở rộng, sự đoàn kết, thống nhất toàn dân đã được củng cố, vị thế đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành sự nghiệp đổi mới, tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân nhằm xây dựng đất nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng theo lý tưởng cộng sản. Nhà nước CHDCND Lào là “Nhà nước dân chủ nhân dân, tất cả quyền lực là của dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân, bao gồm các tầng lớp trong xã hội, do công - nông - trí thức làm nòng cốt” [109, tr.3]. 41 Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân mà không cho ai xâm phạm. Các cơ quan và cán bộ của Nhà nước phải tuyên truyền, triển khai, giáo dục các chính sách, pháp luật cho nhân dân để họ nhận thức được một cách rộng rãi và đồng thời tổ chức thực hiện rất nghiêm túc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Quyền lực của Nhà nước được tổ chức theo cơ chế tập trung dân chủ, dựa trên cơ sở phân công và phối hợp các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan nhà nước do Quốc hội bầu ra phải trịu trách nhiệm và báo cáo công việc của mình trước Quốc hội. Như vậy, quyền lực nhà nước được thực hiện trước hết thông qua các cơ quan nhà nước do Quốc hội bầu ra theo cơ chế phân công, phối hợp những quyền lực là thống nhất và tập trung ở Quốc hội. Nhà nước trong HTCT ở Lào là cơ quan quyền lực, thể hiện và thi hành quyền lực của nhân dân để bảo vệ nhân dân. Nhân dân phải là người xây dựng cơ quan đại diện quyền lực và lợi ích của mình - cơ quan đó là Quốc hội. Nhân dân thực thi quyền lực chính trị của mình thông qua Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân địa phương. Do đó, người dân cũng là người tham gia hoạt động quản lý nhà nước, vào việc hoạch định chính sách, quản lý điều hành Chính phủ, hoạt động lập pháp, công tác xét xử và các hoạt động bảo vệ pháp luật... Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội là nơi tập trung sự đoàn kết và huy động các tầng lớp của các bộ tộc tham gia vào sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ, xây dựng đất nước, phát huy quyền làm chủ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong cơ quan tổ chức của mình. Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp, thu hút quần chúng vào việc sản xuất, giáo dục, văn hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ LĐ, QL cho Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng trong Đảng... Các tổ chức này tạo nên cơ sở chính trị - xã hội của Nhà nước và góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. 42 Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tùy theo những đặc điểm khác nhau về giới, lứa tuổi, nghề nghiệp. Đặc điểm của HTCT của CHDCND Lào là: (i) Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản làm nền tảng tư tưởng. Đây là sự thống nhất biện chứng giữa bản chất cách mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vị Hản, là thuộc tính nội tại và trở thành đặc điểm cơ bản của HTCT ở Lào trong vận hành và trong tổ chức. (ii) Thực hiện nhất nguyên về chính trị do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, bởi Đảng vừa là thành viên, vừa giữ vai trò lãnh đạo HTCT. Sự lãnh đạo của Đảng đã được nhân dân Lào thừa nhận và ủng hộ ngay từ khi Đảng ra đời. (iii) Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và vận hành cơ bản của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay. Việc quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản bảo đảm cho HTCT có sự thống nhất về tổ chức và vận hành, nhằm phát huy đồng bộ sức mạnh của toàn bộ hệ thống trên cơ sở kết hợp chặt chẽ sức mạnh của từng yếu tố cấu thành hệ thống. Mặt khác, việc quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động còn tạo điều kiện kết hợp hài hòa cho việc phát huy sức mạnh của cả HTCT từ trung ương đến cơ sở. (iv) Được tổ chức theo một hệ thống từ trung ương đến cơ sở, gồm 4 cấp: trung ương; tỉnh/thành phố; cấp huyện; cấp bản. 2.1.2.2. Hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cấp trung ương là cấp cao nhất của HTCT ở CHDCND Lào cả về quyền lực chính trị và trình độ tổ chức, đội ngũ cán bộ (có tính chất vĩ mô), gồm: tổ chức Đảng (các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, như BCHTW Đảng, BCT, Ban Bí thư) với tổ chức Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) và tổ chức Mặt trận Lào xây dựng đất nước (Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước), các tổ chính trị - xã hội (BCHTW Liên hiệp Công đoàn Lào, BCHTW Đoàn Thanh niên Nhân dân 43 Cách mạng Lào, BCHTW Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào và BCHTW Hội Cựu chiến binh Lào) và mối quan hệ giữa ba bộ phận của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương của Lào. Tổ chức Đảng cấp trung ương: Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng NDCM Lào và là cơ quan lãnh đạo mọi lĩnh vực công việc trong 2 nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc [89, tr.25]. BCHTW do Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Bộ Chính trị là thay mặt cho BCHTW Đảng lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của BCHTW Đảng; quyết định những vấn đề liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; quyết định công việc an ninh - quốc phòng và công tác đối ngoại; quyết định công tác tổ chức, xây dựng Đảng - cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị hội nghị thường niên hoặc hội nghị bất thường của BCHTW Đảng; báo cáo việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công việc của mình giữa 2 nhiệm kỳ hội nghị cho BCHTW. Ban Bí thư được BCHTW bầu ra...p hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Võ Thị Mai (2013), Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 34. Dương Thị Minh (2003), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Nguyễn Thị Phương (2009), “Một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (2), tr. 39-47. 39. Lê Thị Quý (2013), “Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (2), tr.9-14. 40. Trịnh Thanh Tâm (2013), Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã (qua khảo sát thực tiễn ở đồng bằng sông Hồng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Văn Tân (1991) (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 155 42. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đỗ Thị Thạch (2010), Tác động của toàn cầu hóa đối với thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 44. Đỗ Thị Thạch (2013), “Tăng cường tham gia của phụ nữ vào lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (77), tr.41-44. 45. Phạm Ngọc Thanh (2013), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 46. Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 47. Lê Minh Thông (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Lê Thị Thục (2012), “Bình đẳng giới trong lãnh đạo chính trị ở Việt Nam: Nhìn thừ góc độ cấu trúc”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (3), tr.27-38. 49. Lê Minh Tiến (2010), “Chính sách và pháp luật của ASEAN về các vấn đề liên quan đến phụ nữ”, Tạp chí Luật học, (2), tr.77-82. 50. Trịnh Quốc Tuấn, Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên) (2008), Khoa học giới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận - Hành chính, Hà Nội. 51. Đặng Ánh Tuyết (2016), “Sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ từ gốc độ lý thuyết xã hội xóa”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1/2016, tr.46-54. 52. Nguyễn Thị Tuyết (2014), “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10), tr.39-42. 156 53. Nguyễn Thị Tuyết (2016), Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 54. Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. UN Women (2010), (United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women), Pháp luật của chúng ta có thúc đẩy bình đẳng giới, Sổ tay nghiên cứu rà soát pháp luật dựa trên công ước CEDAW, Hà Ngọc Anh dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 56. UN Women (2012), Báo cáo Suy nghĩ về bình đẳng giới và quyền con người trong công tác đánh giá, Đỗ Thị Vinh dịch. 57. UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp quốc) (2010), Bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử ở Châu Á - Thái Bình Đương: Sáu hành động tăng cường trao quyền cho phụ nữ. 58. UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp quốc) (2012), Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam. 59. UNIFEM (United Nations Development Fun Women) (2008), (Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp quốc), Cách tiếp cận có trách nhiệm giới đối với các mục tiêu phát triển. 60. UNIFEM (United Nations Development Fun Women) (2008), (Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp quốc), Giới và Trách nhiệm giải trình. 61. UNIFEM (Quỹ phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc) (2008), Đảm bảo các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ phục vụ toàn thể nhân dân: Các phương pháp tiếp cận đáp ứng Giới dựa trên các quyền con người. 62. UNIFEM (Quỹ phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc) (2009), CEDAW và pháp luật: Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW. 63. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 157 II. Tài liệu của tác giả nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 64. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Quy định số 04/BTC-TW, ngày 22/07/2003 Về tiêu chuẩn cán bộ của Bộ Chính trị, Viêng Chăn. 65. Ban Tổ chức Trung ương (2007), Chỉ thị số 08/BCTTW, ngày 21/08/2007 Về quy hoạch cán bộ lãnh đạo - quản lý trên cả nước của Bộ Chính trị, Viêng Chăn. 66. Ban Tổ chức Trung ương (2011), Thông báo số 188/BTCTW, ngày 10/06/2011 Về việc cử cán bộ đi đào tạo hệ cao cấp lý luận 5 tháng ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 67. Ban Tổ chức Trung ương (2011), Thống kê về quy hoạch cán bộ cấp Vụ trưởng trở lên của các bộ, cơ quan nhiệm kỳ 2011-2016, Viêng Chăn. 68. Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức lần thứ 9, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 69. Ban Tổ chức Trung ương (2016), Thống kê cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Trung ương quản lý ở các bộ, ban cấp Trưng ương, Viêng Chăn. 70. Ban Tổ chức Trung ương (2016), Thống kê về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ của các bộ, ban cấp trung ương từ năm 2011- 2015, Viêng Chăn. 71. Ban Tổ chức Trung ương (2016), Văn kiện Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức lần 10, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 72. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào (2016), Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ II (2016-2020), Lưu hành nội bộ, Viêng Chăn. 73. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Công nghiệp và Thương mại (2016), Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ II (2016- 2020), Lưu hành nội bộ, Viêng Chăn. 74. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Giáo dục và Thể thao (2016), Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ III (2016-2020), Lưu hành nội bộ, Viêng Chăn. 158 75. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Nông nghiệp và Lập nghiệp (2016), Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới 5 năm lần thứ II (2016-2020), Lưu hành nội bộ, Viêng Chăn. 76. Băn Đít Pạ Thum Văn (2008), “Vai trò của HLHPN Lào trên chiến trường quốc”, Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, (3), tr.1-4. 77. Boa Von On Chăn Hỏm (2003), “Cần xây dựng cán bộ nữ cho phù hợp với nam giới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (1,2), tr. 8-10. 78. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Tầm nhìn đến 2030, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2016-2025) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần VIII (2016-2020) của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn. 79. Bộ Nội vụ (4/2016), Thống kê cán bộ có vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp, Viêng Chăn. 80. Bun Nhông Búp Phả (2015), “Liệu Quốc hội nước CHDCND Lào có cần một “Pháp luật nhảy cảm giới”? Vai trò và nhiệm vụ của Ủy ban Phụ nữ của Quốc hội nước CHDCND Lào, Đề tài Hội thảo quốc tế, “Phụ nữ với chính trị”. 81. Chăn Đi Păn Kẹo (2010), “Đường lối, chính sách của Đảng - Chính phủ về sự khuyến khích bình đẳng giới”, Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, (7), tr.1-7. 82. Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vị Hản (2005), Về đường lối của Đảng đối với việc vận động phụ nữ và nội dung chủ yếu trong việc vận động phụ nữ trong giai đoạn mới, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 83. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 84. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 85. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 159 86. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 87. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 88. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 89. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Điều lệ Đảng Nhân dân cách mạng Lào khóa X, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 90. Hội Cựu chiến bình Lào (2015), Điều lệ Hội Cựu chiến bình khóa III, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 91. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (1984), Báo cáo chính trị của Ban vận động thành lập Hội Phụ nữ Lào tại Đại hội lần thứ I (1984) của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Lưu hành nội bộ, Viêng Chăn. 92. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào và Bộ Tư pháp (2004), Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nxb Giáo dục, Viêng Chăn. 93. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (2014), Lời phát biểu của Ông Bun Nhăng Vo Lạ Chít, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào lần thứ 5 khóa VI, Lưu hành nội bộ. 94. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (2001), Đại hội lần thứ IV của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 95. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (2011), Đại hội lần thứ VI của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Nxb Lao Unitprint Viêng Chăn. 96. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (2015), Đại hội lần thứ VII của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Nxb Lao Unitprint, Viêng Chăn. 97. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (2015), Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Lào, Nxb Lao Unitprint, Viêng Chăn 160 98. Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào và Bộ Tư pháp (2015), Luật về Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Nxb Giáo dục, Viêng Chăn. 99. Kham Tay Sỉ Phăn Đon (1995), Phát biểu tại Đại hội công tác cán bộ toàn quốc, Viêng Chăn. 100. K.O La Bun (2008), Về công tác tư tượng chính trị và văn hóa, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 101. La Chay Sinh Sụ Văn (2010), “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.89-99. 102. La Chay Sinh Sụ Văn (2012), Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 103. Liên hiệp Công đoàn Lào (2015), Điều lệ Liên hiệp Công đoàn Lào VII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 104. Ních Khăm (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Xây dựng đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 105. On Chăn Sụ Văn Nạ Sẻng (2015), “Vai trò phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, Tạp chí Sao Lào (3,4), tr. 10-13 106. Phỉu La Văn Luẩng Văn Na, Sổm Chăn Tha Nạ Vông (2010), Lịch sử truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 107. Phon Đa Văn Phim Sạ Vẳn (2011), Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 108. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1991), Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 109. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2003), Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Bản sửa đổi), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 161 110. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2015), Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Bản sửa đổi), Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 111. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2016), Thông kế về đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VIII, Viêng Chăn. 112. Sỉ Am Phay Sổ Lạ Thí (2005), “Nâng cao vai trò nam - nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, (2), tr.43-50. 113. Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn, Khăm Chăn Phôm Sẻng Sạ Vẳn (2011), Những bài phát biểu của những đại biểu của Đảng và Chính phủ tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ I - VI, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 114. Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn (2012), “Vai trò của phụ nữ Lào trong gia đình”, Tạp chí A Lun May, (7, 8), tr.110-116. 115. Sỉ Sảy Lư Đệt Mun Sỏn (2013), “Vai trò của phụ nữ Lào trong Ủy ban phụ nữ Asean”, Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, (2), tr.1-6. 116. Sỉ Súc Phị La Vông, Khăm Chăn Phôm Sẻng Sạ Vẳn (2008), Tài liệu tập huấn đối với toàn bộ phụ nữ, Lưu hành nội bộ, Viêng Chăn. 117. Sổm Chay Sẻng Phu Pha Ngân (2007), “Phụ nữ trong sự phát tiển trong giai đoạn mới”, Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, (3), tr.31-34. 118. Sổm Lít Phước Kẹo (2001), Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 119. Sụ Lị Khon Phôm Mạ Vông Sả (2010), Tổng hợp một số Điều của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 120. Thắt Sạ Đa Phon Sẻng Sụ Lỵ Nha (2014), “Vai trò của đại biểu quốc hội nữ trong việc xây dựng Quốc hội vững mạnh”, Tạp chí Lý luận chính trị - hành chính, (3), tr.15-20. 121. Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2010), Luật về Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Nxb quốc gia Lào, Viêng Chăn. 162 122. Trung ương Đoàn Thanh niên Cách mạng Lào (2010), Luật về Đoàn Thanh niên Cách mạng Lào, Nxb Num Lào, Viêng Chăn. 123. Ụ Thạ Ki Chụ Lạ Mạ Ni, Kham phủi (2000), Vai trò nam - nữ trong sự phat triển, Nxb Giáo dục, Viêng Chăn. 124. Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Lào (2008), Báo cáo họp kỳ giai đoạn 6 và 7 về việc tổ chức thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nxb Huôm Mít Can Phim, Viêng Chăn. 125. Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2016), Tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới (2016-2025) và Kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới 5 năm lần thứ III (2016-2020), Nxb Huôm Mít Can Phim, Viêng Chăn. 126. Vi Xúc Phôm Phi Thắc (2003), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 163 PHỤ LỤC Phụ lục 1 16 BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN CHÍNH PHỦ TT Tên các Bộ TT Tên các Bộ 1 Bộ Giáo dục và Thể thao 9 Bộ Năng lượng và Mỏ 2 Bộ Công chính và Vận tải 10 Bộ Lào động và Phúc lợi xã hội 3 Bộ Tư pháp 11 Bộ Ngoại giao 4 Bộ Công nghiệp và Thương mại 12 Bộ Tài nguyên và Môi trường 5 Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch 13 Bộ Khoa học và Công nghệ 6 Bộ Tài chính 14 Bộ Nội vụ 7 Bộ Y tế 15 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 8 Bộ Nông nghiệp và Lâp nghiệp 16 Bộ Bưu chính và Viễn thông 164 Phụ lục 2 TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG KHỐI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, MẶT TRẬN VÀ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Bảng 1: Trình độ lý luận chính trị của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan ban đảng TT Trình độ lý luận chính trị Số lượng nữ lãnh đạo, quản lý Tỷ lệ (%) 1 45 ngày 7 16,28 2 Sơ cấp 5 11,63 3 Trung cấp 4 9,3 4 Cao cấp 27 62,8 Tổng hợp 43 100 Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ [69], [79] Bảng 2: Trình độ lý luận chính trị của nữ đại biểu Quốc hội khóa VIII (nhiệm kỳ 2016-2021) TT Trình độ lý luận chính trị Số lượng nữ đại biểu Quốc hội Tỷ lệ (%) 1 Chưa qua đào tạo 1 2,44 2 45 ngày 3 7,32 3 Sơ cấp 0 0 4 Trung cấp 4 9,75 5 Cao cấp 33 80,49 Tổng hợp 41 100 Nguồn: Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [111] 165 Bảng 3: Trình độ lý luận chính trị của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các bộ của Chính phủ TT Trình độ lý luận chính trị Số lượng nữ lãnh đạo, quản lý Tỷ lệ (%) 1 45 ngày 65 32,18 2 Sơ cấp 17 8,42 3 Trung cấp 22 10,9 4 Cao cấp 98 48,51 Tổng hợp 202 100 Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ [69], [79] Bảng 4: Trình độ lý luận chính trị của phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong mặt trận và các tổ chức chính - xã hội cấp trung ương TT Trình độ lý luận chính trị Số lượng nữ lãnh đạo, quản lý Tỷ lệ (%) 1 45 ngày 11 23,4 2 Sơ cấp 4 8,51 3 Trung cấp 0 0 4 Cao cấp 32 68,1 Tổng hợp 47 100 Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ [69], [79] 166 Phụ lục 3 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính thưa đồng chí! Trong bối cảnh đổi mới, phụ nữ ngày càng được tham gia nhiều vào quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, so với nam giới, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp còn có nhiều khác biệt cả về tỷ lệ cũng như vị trí đảm nhiệm. Để tìm hiểu nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp góp phần nâng cao tỷ lệ cũng như chất lượng tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý ở CHDCND Lào hiện nay, chúng tôi tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi và các phương án trả lời, đồng chí vui lòng lựa chọn câu trả lời bằng cách điền chữ x vào phương án các đồng chí lựa chọn hoặc ghi ý kiến cụ thể vào các chỗ “ghi rõ”. Những thông tin đồng chí cung cấp rất có giá trị trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện Bình đẳng giới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của đồng chí ! 167 PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG 1. Đồng chí là giới tính nào? Nam Nữ 2. Đồng chí hãy cho biết độ tuổi của mình? Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi 3. Trình độ chuyên môn của đồng chí? Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 4. Trình độ lý luận của đồng chí? Chưa qua đào tạo Bồi dưỡng Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 5. Khối công tác của đồng chí hiện nay? Khối Đảng Khối chính quyền MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 6. Chức vụ công tác của đồng chí hiện nay? Bộ trưởng và tương đương Phó thứ trưởng và tương đương Vụ trưởng và tương đương Phó Vụ trưởng và tương đương Trưởng phòng và tương đương 168 PHẦN 2: NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI 1. Theo đồng chí, hiện nay phụ nữ có nên làm lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị không? Có Không 2. Theo đồng chí vì sao phụ nữ nên/ không nên lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị? Nên, vì: Không nên, vì: Đảm bảo bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý. Phụ nữ phải dành thời gian để chăm sóc gia đình, con cái. Các quyết định sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho phụ nữ hiệu quả hơn. Phụ nữ thiếu những tố chất làm lãnh đạo, quản lý (tầm nhìn chiến lược, tính quyết đoán, khả năng giao tiếp...). Góp phần thực hiện mục tiêu: dân chủ, công bằng, văn minh. Phụ nữ thường an phận, không nỗ lực làm lãnh đạo, quản lý. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả 2 giới. Bất lợi khi luân chuyển, biệt phái công tác. Ý kiến khác:.......................................... ............................................................ Ý kiến khác:....................................... .................................................................... 3. Theo đồng chí, phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Điểm mạnh Điểm yếu Sáng tạo, năng động. Luôn bị chi phối bởi áp lực trách nhiệm về công việc gia đình. Nhiệt tình, tâm huyết. Thiếu tự tin, thụ động trong công việc. Mềm dẻo, linh hoạt. Khó ứng phó khi giải quyết các tình huống thực tiễn thay đổi. Nghị lực, kiên trì. Hạn chế về khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành công việc. Cầu thị, biết lắng nghe. Dễ bị stress. Ý kiến khác:............................ .................................................... Ý kiến khác:................................................. .......................................................................... 169 4. Theo đồng chí, phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương có những thuận lợi và khó khăn nào nhất? Thuận lợi Khó khăn Những tấm gương phụ nữ thành đạt đã tạo động lực và niềm tin cho nhiều phụ nữ vươn lên Áp lực về đòi hỏi chuyên môn Vị địa lý, tự nhiên thuận lợi, môi trường kinh tế, xã hội phát triển (phụ nữ có điều kiện tốt học tập, bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận công nghệ - thông tin...) Do quy định về tuổi quy hoạch, đề bạt, nghỉ hưu Sự chia sẻ, ủng hộ của gia đình Định kiến giới trong gia đình và xã hội vẫn còn khá nặng nề Mặt bằng dân trí cao Sự níu kéo, đố kỵ của đồng nghiệp nữ Ý kiến khác:......................................... Ý kiến khác:....................................... 5. Ở cơ quan của đồng chí đang công tác hiện nay, phụ nữ lãnh đạo, quản lý nhiều nhất ở lĩnh vực nào? Lĩnh vực Đảng Lĩnh vực Nhà nước MT Lào XDĐN và các tổ chức chính trị - xã hội Khác:..................................................................................... 6. Phụ nữ thường giữ vị trí cấp trưởng và cấp phó ở lĩnh vực nào? Khối cơ quan, tổ chức Cấp trưởng Cấp phó Lĩnh vực Đảng Lĩnh vực Nhà nước MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội Khác:......................................................... 7. Ở cơ quan đồng chí đang công tác, thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có đặc điểm nào dưới đây? Số lượng còn thấp Chất lượng (năng lực) phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp Chủ yếu giữ vị trí cấp phó Ý kiến khác:................................................................................................... 170 8.Theo đồng chí, phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị gặp phải những định kiến nào? Tư tưởng trọng nam, khinh nữ trong công tác cán bộ Phụ nữ phải lo công việc gia đình hơn công việc xã hội Phụ nữ thành đạt thì không có hạnh phúc gia đình Nữ lãnh đạo, quản lý không có khả năng làm việc liên tục với cường độ và quyết tâm chính trị cao Ý kiến khác:................................................................................................... 9. Theo đồng chí, giải pháp nào để tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở cơ quan đồng chí công tác hiện nay (Có thể lựa chọn nhiều câu trả lời dưới đây) Bình đẳng giới trong công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nam/nữ Xây dựng môi trường văn hóa vì mục tiêu bình đẳng giới và phát triển bền vững Xây dựng và thực hiện luật về bình đẳng giới Phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp Tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị các cấp Nâng cao tỷ lệ đồng thời với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ Người đứng đầu tổ chức cần thay đổi nhận thức, tin tưởng vào năng lực và sự chuyên tâm của cán bộ nữ Các cấp ủy, lãnh đạo các cấp tạo điều kiện và ủng hộ phụ nữ tích cực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng về vai trò của phụ nữ trong công việc lãnh đạo, quản lý; ủng hộ tích cực cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý Gia đình và xã hội cần chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ Phụ nữ phải tự tin, có quyết tâm chính trị Phụ nữ phải vượt lên những rào cản trong định kiến về giới Phụ nữ phải nỗ lực trong học tập, bồi dưỡng Phụ nữ phải năng động trong tiếp cận thông tin và am hiểu xã hội Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! 171 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 178 122 59.3% 40.7% 2 Tuổi đời: 1. Dưới 30 tuổi 2. Từ 31 - 40 tuổi: 3. Từ 41 - 50 tuổi: 4. Trên 50 tuổi: 7 131 92 70 2.3% 43.7% 30.7% 23.3% 3 Chuyên môn: 1. Cao đẳng 2. Cử nhân: 3. Thạc sĩ: 4. Tiến sĩ: 23 127 132 18 7.6% 42.3% 44.0% 6.0% 4 Lý luận chính trị: 1. Chưa qua đào tạo: 2. Bồi dường: 3. Sơ cấp: 4. Trung cấp: 5. Cao cấp: 20 118 10 10 142 6.7% 39.3% 3.3% 3.3% 47.3% 5 Lĩnh vực: 1. Khối đảng 2. Khối chính quyền 3. Khối MT và các tổ chức đoàn thể 96 143 61 32% 47.6% 20.3% 6 Chức vụ: 1. Bộ trưởng và tương đương 2. Thứ trưởng và tương đương 3. Vụ trưởng và tương đương 4. Phó vụ trưởng và tương đương 5. Trưởng phòng và tương đương 4 33 89 113 61 1.3% 11% 29,6% 37,6% 20.3% Tổng 300 100% 172 PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Theo đồng chí, hiện nay phụ nữ có nên làm lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị không? TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ 1 Có 294 98.0 2 Không 6 2.0 Tổng 300 100.0 2. Theo đồng chí vì sao phụ nữ nên / không nên làm lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị? TT Nên vì Số lượng Tỷ lệ 1 Đảm bảo bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý. 240 80.0 2 Các quyết định sẽ đảm bảo quyền và lợi ích cho phụ nữ hiệu quả hơn. 194 65.7 3 Góp phần thực hiện mục tiêu: dân chủ, công bằng, văn minh. 183 61.0 4 Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả 2 giới. 203 67.7 TT Không nên vì Số lượng Tỷ lệ 1 Phụ nữ phải dành thời gian để chăm sóc gia đình, con cái. 31 10.3 2 Phụ nữ thiếu những tố chất làm lãnh đạo, quản lý (tầm nhìn chiến lược, tính quyết đoán, khả năng giao tiếp...). 21 7.0 3 Phụ nữ thường an phận, không nỗ lực làm lãnh đạo, quản lý. 47 15.7 4 Bất lợi khi luân chuyển, biệt phái công tác. 25 8.3 173 3. Theo đồng chí, phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nào? TT Điểm mạnh Số lượng Tỷ lệ 1 Sáng tạo, năng động. 172 57.3 2 Nhiệt tình, tâm huyết. 215 71.7 3 Mềm dẻo, linh hoạt. 206 68.7 4 Nghị lực, kiên trì. 221 73.7 5 Cầu thị, biết lắng nghe. 126 42.0 TT Điểm yếu Số lượng Tỷ lệ 1 Luôn bị chi phối bởi áp lực trách nhiệm về công việc gia đình. 119 39.7 2 Thiếu tự tin, thụ động trong công việc. 86 28.7 3 Khó ứng phó khi giải quyết các tình huống thực tiễn thay đổi 82 27.3 4 Hạn chế về khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành công việc 55 18.3 5 Dễ bị stress. 87 29.0 4. Theo đồng chí, phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp trung ương có những thuận lợi và khó khăn nào nhất? TT Thuận lợi Số lượng Tỷ lệ 1 Những tấm gương phụ nữ thành đạt đã tạo động lực và niềm tin cho nhiều phụ nữ vươn lên 241 80.3 2 Vị địa lý, tự nhiên thuận lợi, môi trường kinh tế, xã hội phát triển (phụ nữ có điều kiện tốt học tập, bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận công nghệ - thông tin...) 175 58.3 3 Sự chia sẻ, ủng hộ của gia đình 138 46.0 4 Mặt bằng dân trí cao 169 56.3 TT Khó khăn Số lượng Tỷ lệ 1 Áp lực về đòi hỏi chuyên môn 103 34.3 2 Do quy định về tuổi quy hoạch, đề bạt, nghỉ hưu 88 29.3 3 Định kiến giới trong gia đình và xã hội vẫn còn khá nặng nề 79 26.3 4 Sự níu kéo, đố kỵ của đồng nghiệp nữ 113 37.7 174 5. Ở cơ quan của đồng chí đang công tác hiện nay, phụ nữ lãnh đạo, quản lý nhiều nhất ở lĩnh vực nào? TT Số lượng Tỷ lệ 1 Lĩnh vực Đảng 30 10.0 2 Lĩnh vực chính quyền 147 49.0 3 MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 116 38.7 4 Lĩnh vực khác 7 2.3 Tổng 300 100.0 6. Phụ nữ thường giữ vị trí cấp trưởng và cấp phó ở khối cơ quan nào? Cấp trưởng Cấp phó TT Khối cơ quan, tổ chức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Khối Đảng 25 8.3 38 12.7 2 Khối chính quyền 165 55.0 180 60.0 3 MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội 104 37.7 75 25.0 4 Khác 8 2.7 6 2.0 7. Ở cơ quan đồng chí đang công tác, thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có đặc điểm nào dưới đây? TT Các đặc điểm Số lượng Tỷ lệ 1 Số lượng còn thấp 198 66.0 2 Chất lượng (năng lực) phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp 103 34.3 3 Chủ yếu giữ vị trí cấp phó 123 41.0 8. Theo đồng chí, phụ nữ làm lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị gặp phải những định kiến nào? TT Các dạng định kiến Số lượng Tỷ lệ 1 Tư tưởng trọng nam, khinh nữ trong công tác cán bộ 113 37.7 2 Phụ nữ phải lo công việc gia đình hơn công việc xã hội 145 48.3 3 Phụ nữ thành đạt thì không có hạnh phúc gia đình 76 25.3 4 Nữ lãnh đạo, quản lý không có khả năng làm việc liên tục với cường độ và quyết tâm chính trị cao 102 34.0 175 9. Theo đồng chí, giải pháp nào để tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở cơ quan đồng chí công tác hiện nay (Có thể lựa chọn nhiều câu trả lời dưới đây) TT Các giải pháp Số lượng Tỷ lệ 1 Bình đẳng giới trong công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nam/nữ 214 71.3 2 Xây dựng môi trường văn hóa vì mục tiêu bình đẳng giới và phát triển bền vững 145 48.3 3 Xây dựng và thực hiện luật về bình đẳng giới 203 67,7 4 Phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp 145 48.3 5 Tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị các cấp 172 57.3 6 Nâng cao tỷ lệ đồng thời với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của phụ nữ 198 66.0 7 Người đứng đầu tổ chức cần thay đổi nhận thức, tin tưởng vào năng lực và sự chuyên tâm của cán bộ nữ 192 64.0 8 Các cấp ủy, lãnh đạo các cấp tạo điều kiện và ủng hộ phụ nữ tích cực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý 179 59,7 9 Phát huy vai trò của Hôi Liên hiệp phụ nữ các cấp 172 57.3 10 Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng về vai trò của phụ nữ trong công việc lãnh đạo, quản lý; ủng hộ tích cực cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý 163 54.3 11 Gia đình và xã hội cần chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ 189 63.0 12 Phụ nữ phải tự tin, có quyết tâm chính trị 193 64.3 13 Phụ nữ phải vượt lên những rào cản trong định kiến về giới 172 57.3 14 Phụ nữ phải nỗ lực trong học tập, bồi dưỡng 230 76.7 15 Phụ nữ phải năng động trong tiếp cận thông tin và am hiểu xã hội 215 71.7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phu_nu_tham_gia_lanh_dao_quan_ly_trong_he_thong_chin.pdf
  • pdfLA _ Lam Phun _nop QD.pdf
  • pdfTTLA _ Lam Phun _nop QD_(1).pdf
Tài liệu liên quan