Luận án Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải nam trung bộ (1961 – 1965)

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN TIẾN VINH PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (1961 – 1965) Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 9 22 90 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN NGỌC LONG 2. PGS.TS. TRƢƠNG CÔNG HUỲNH KỲ HUẾ, NĂM 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài: “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) là công trình nghiên cứu độc lập. C

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải nam trung bộ (1961 – 1965), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Vinh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS Trần Ngọc Long và PGS. TS Trương Công Huỳnh Kỳ đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo Khoa Lịch sử - Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế và quý thầy cô ở Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, Tp. Hồ Chí Minh, đến quý thầy cô, quý bạn bè đồng nghiệp Tổ Lịch sử đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn quý thư viện Tổng hợp Tp. HCM, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, phòng khoa học quân sự Quân khu V, VII, các vị lão thành cách mạng đã hỗ trợ và cung cấp nhiều tư liệu quý báu trong quá trình thực hiện luận án. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và học trò đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành tốt chặng đường học tập của mình. Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Vinh iii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Phụ lục ....................................................................................................................... vi Danh mục những từ viết tắt ...................................................................................... vii Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Mở đầu ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3 2.1. Mục đích .......................................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 5 4.1. Nguồn tài liệu ................................................................................................... 5 5. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 6 6. Bố cục của luận án .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7 1.1. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..................................................... 11 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...................... 11 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập có đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ .......................................... 25 1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết ...................................................................................................................... 27 1.3.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 27 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết .......................... 28 iv CHƢƠNG 2: PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1963 ....... 30 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ .............................................................................. 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội ..................................................................... 30 2.1.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ................................................................................. 33 2.1.3. Tình hình các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trước năm 1961 .............. 36 2.2. Quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đấu tranh chống, phá ấp chiến lược từ năm 1961 đến năm 1963 ................................................................. 40 2.2.1.2. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ấp chiến lược .......................................................................................................................... 58 2.2.2.1. Ở Quảng Nam – Quảng Đà ................................................................. 66 2.2.2.2. Ở Quảng Ngãi ...................................................................................... 69 2.2.2.3. Ở Bình Định ........................................................................................ 72 2.2.2.4. Ở Phú Yên ........................................................................................... 76 2.2.2.5. Ở Khánh Hòa ....................................................................................... 78 2.2.2.6. Ở Ninh Thuận ...................................................................................... 80 2.2.2.7. Ở Bình Thuận ...................................................................................... 81 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 83 CHƢƠNG 3: PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP TÂN SINH Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TỪ NĂM 1964 ĐẾN NỬA ĐẦU NĂM 1965 85 3.1. Chương trình lập ấp tân sinh của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa .... 85 3.1.1. Tình hình miền Nam sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (11 – 1963) 85 3.1.2. Quá trình triển khai chương trình ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ........................................................................................................... 90 3.2. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ấp tân sinh .......... 92 3.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam ....... 92 3.2.2. Chủ trương của Khu ủy v, Khu ủy vi ..................................................... 95 3.2.3. Chủ trương của tỉnh ủy các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ................... 96 v 3.3. Đấu tranh chống, phá ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ........ 98 3.3.1. Ở Quảng Nam – Quảng Đà .................................................................... 99 3.3.2. Ở Quảng Ngãi ....................................................................................... 102 3.2.3. Ở Bình Định ......................................................................................... 104 3.2.4. Ở Phú Yên ............................................................................................ 107 3.2.5. Ở Khánh Hòa ........................................................................................ 109 3.2.6. Ở Ninh Thuận ....................................................................................... 110 3.2.7. Ở Bình Thuận ....................................................................................... 111 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 114 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.......116 4.1. Một số nhận xét: .......................................................................................... 116 4.1.1. Kết quả ...................................................................................................... 116 4.1.1.1. Góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của ỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Nam Trung Bộ .......................... 116 4.1.1.2. Mở rộng vùng giải phóng, giành dân, giữ vững hành lang vận chuyển chiến lược trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ ......................................... 119 4.1.2.1. Trong giai đoạn đầu, một số cán bộ lãnh đạo địa phương còn có tư tưởng chủ quan, chưa nhận thức được đầy đủ mức độ khó khăn, ác liệt của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ...................................................... 121 4.1.2.2. Có lúc, có nơi sự phối hợp giữa hoạt động của lực lượng vũ trang với phong trào nổi dậy quần chúng thiếu chặt chẽ .............................................. 122 4.1.2.3. Ở một số địa phương do lực lượng vũ trang còn mỏng, phân tán nên kết quả chống, phá ấp chiến lược không cao ................................................. 123 4.1.3. Đặc điểm ................................................................................................... 124 4.1.3.1. Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sớm và quyết liệt ngay từ đầu ....................................................... 124 4.1.3.2. Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia ................ 127 vi 4.1.3.3. Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược diễn ra trên quy mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, trong đó đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp ............................................. 130 4.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 135 4.2.1. Đánh giá đúng tình hình thực tiễn để trên cơ sở đó đề ra phương thức, biện pháp đấu tranh hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương ........................................................................................................................ 135 4.2.2. Phát huy thế trận lòng dân, tiến hành chiến tranh nhân dân để chống lại âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù ...................................................................... 138 4.2.3. Vận dụng linh hoạt các phương thức, biện pháp trong quá trình đấu tranh ................................................................................................................ 140 4.2.4. Trong đấu tranh, phải bảo đảm sự liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng .................................................................................................. 141 Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 143 Kết luận ................................................................................................................... 144 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 150 Phụ lục vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Ấp chiến lược ACL Ấp tân sinh ATS Bộ Chính trị BCT Ban Chấp hành Trung ương BCH TW Mặt trận Dân tộc Giải phóng MTDTGP Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Nxb CTQG Trung ương TW Thành phố Tp Việt Nam Cộng hòa VNCH viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thời khóa biểu thi hành kế hoạch tổ chức địa thế ấp chiến lược ............. 45 Bảng 2.4: Thống kê ngân khoản xây dựng ấp chiến lược trong những năm ............ 49 1961 - 1962 và 1962 - 1963 ...................................................................................... 49 Bảng 2.5: Tổng số ấp chiến lược được lập trên toàn miền Nam tính đến 8-1963 .... 51 Bảng 2.6: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 13 – 12 – 1962 ........................................................................................... 57 Bảng 2.7: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 11 - 04 - 1963 ............................................................................................. 57 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã mở ra một cục diện mới cho cách mạng miền Nam - chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm cho chính quyền VNCH lâm vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng triền miên. Để tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đầu năm 1961, Mỹ buộc phải triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965). Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được thực hiện chủ yếu với ba biện pháp chiến lược: Một là, tăng cường quân đội VNCH do các cố vấn Mỹ chỉ huy, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” để nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng còn nhỏ yếu; Hai là, giữ vững các thành thị, xây dựng bộ máy chính quyền VNCH thật mạnh để ngăn chặn và dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn bằng “bình định” và lập ấp chiến lược; Ba là, ra sức phong tỏa biên giới, kiểm soát vùng biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam nhằm cô lập cách mạng miền Nam. Trong các biện pháp trên, ACL được coi là “quốc sách”, là “xương sống” có ảnh hưởng đến sự thành bại của các kế hoạch chiến tranh, nhất là khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Mục đích của việc thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” là nhằm chiếm đất, giành dân, kiểm soát vùng nông thôn, đánh phá hậu phương và căn cứ cách mạng, tiến tới cô lập và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cách mạng, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 01 – 11 – 1963, chính quyền VNCH được Mỹ giúp sức đã đổi tên ấp chiến lược thành ấp tân sinh. Thực chất của việc thay đổi tên gọi ACL thành ATS chỉ là hình thức “bình mới rượu cũ”. Do tính chất phản động và nham hiểm của “quốc sách ấp chiến lược” nên trong suốt quá trình Mỹ - chính quyền VNCH triển khai thực hiện đã vấp phải sự chống phá quyết liệt của các lực lượng cách mạng. 2 Phong trào chống, phá ACL bùng phát và lan rộng trên toàn miền Nam, trong đó có khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, xã hội vùng miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các địa phương, phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã diễn ra rất quyết liệt, sôi động với nhiều hình thức đấu tranh sáng tạo, độc đáo, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo của từng địa phương trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng Lao động Việt Nam vào phong trào chống, phá ACL. Phong trào diễn ra tại đây vừa có nhiều điểm tương đồng với phong trào chống, phá ACL ở miền Nam nói chung, vừa có những điểm riêng, độc đáo và sáng tạo. Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã góp phần cùng với quân dân miền Nam đánh bại “quốc sách ấp chiến lược”, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH, đưa thế và lực của cách mạng miền Nam phát triển lên một bước mới. Trong quá trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ACL được công bố. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Nghiên cứu phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt: Về ý nghĩa khoa học, luận án phục dựng một cách tương đối đầy đủ quá trình hình thành, phát triển, thành tựu, hạn chế, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần bổ sung cho bức tranh lịch sử của phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965. Qua đó, sẽ minh chứng quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ACL trong những năm 1961 – 1965. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài còn nhằm góp phần làm rõ và sâu sắc hơn lịch 3 sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Về ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đây còn là nguồn tài liệu cần thiết phục vụ trong việc xây dựng nông thôn mới; giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam hiện đại ở các trường đại học, cao đẳng và chương trình giáo dục lịch sử địa phương bậc trung học phổ thông ở các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) làm đề tài cho luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích Phục dựng phong trào chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965 có tính hệ thống và toàn diện theo quan điểm khách quan; đúc rút một số kinh nghiệm để có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; các kết quả nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ. - Phân tích làm rõ âm mưu và quá trình thiết lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Nam Trung Bộ. - Khái quát những yếu tố tác động đến phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965. - Tái hiện quá trình quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đấu tranh chống, phá ấp chiến lược. - Khái quát một số kết quả nổi bật và chỉ ra những hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó, nêu lên đặc điểm và rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến nửa đầu năm 1965. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1961 đến giữa năm 1965. Đây là giai đoạn Mỹ và chính quyền VNCH triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam với “xương sống” là chương trình ấp chiến lược. Đây cũng là giai đoạn phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sôi nổi, quyết liệt, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH. Về không gian nghiên cứu: Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, về tổ chức Đảng: Trung ương Đảng tổ chức chiến trường Trung và Nam Trung Bộ thành hai Khu ủy V và Khu ủy VI. Khu ủy V trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu ủy VI chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam. Về tổ chức quân sự: gồm Quân khu V và Quân khu VI. Với cách tổ chức trên đây, trong giai đoạn 1961 – 1965, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, để có “cái nhìn đối sánh”, trong một chừng mực nhất định, không gian nghiên cứu của luận án có thể được mở rộng ra một số địa phương. Về phạm vi nội dung, luận án tập trung làm rõ: - Âm mưu, thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. - Chủ trương chống, phá ấp chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam. - Quá trình, phương thức, biện pháp, lực lượng, kết quả, hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Nam Trung Bộ và so sánh với phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các địa phương khác. 5 - Đặc điểm và những kinh nghiệm được đúc kết từ phong trào chống, phá ấp chiến lược. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên những nguồn tài liệu sau đây: - Các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, các tài liệu tổng kết của các địa phương lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Khoa học - Công nghệ Quân khu V, Trung tâm lưu trữ của Tỉnh ủy các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - Tài liệu của Việt Nam Cộng hòa hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Tp. Hồ Chí Minh) bao gồm các báo cáo, biên bản họp, quyết định, tờ trình, sơ đồ, bản đồ và tranh ảnh của Phủ Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, Bộ Công chánh và Giao thông, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Bộ Đặc nhiệm Văn hóa Xã hội Đây là những tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. - Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước, quân đội viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; các bài viết trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Quân sự, Lịch sử Đảng, kỉ yếu các hội thảo và hội nghị, các hồi kí và lời kể của các nhân chứng lịch sử từng hoạt động ở địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. - Các tài liệu lưu trữ liên quan đến phong trào chống, phá ấp chiến lược hiện lưu trữ ở Phòng Khoa học quân sự các Quân khu V, VII và Trung tâm lưu trữ ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; các công trình tổng kết lịch sử của Khu ủy, các địa phương ở Nam Trung Bộ. - Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các tác giả nước ngoài. Các công trình nghiên cứu trong nước có đề cập đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Trên cơ sở này, luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, xuyên suốt về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965). Ngoài ra, công tác xác minh, điền dã, phỏng vấn, đánh giá, xử lý tư liệu cũng được quan tâm chú trọng để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu trong luận án. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Luận án là công trình đầu tiên tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. - Làm rõ sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. - Khái quát được một số kết quả nổi bật và đưa ra một số nhận xét, đánh giá tương đối khách quan cũng như những hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời đúc kết được một số đặc điểm và kinh nghiệm có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn. - Luận án cung cấp một số tư liệu mới, góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy, học tập và giáo dục truyền thống lịch sử các địa phương ở Nam Trung Bộ. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (23 trang) Chương 2. Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1963 (55 trang) Chương 3. Phong trào chống, phá ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1964 đến nửa đầu năm 1965 (31 trang) Chương 4. Một số nhận xét và kinh nghiệm (34 trang) 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) của nhân dân miền Nam đã làm lung lay tận gốc chính quyền VNCH ở nhiều vùng nông thôn thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; đồng thời làm thất bại hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ và chính quyền VNCH đã tốn bao công sức, tiền của xây dựng từ năm 1955, đẩy chính quyền VNCH lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền VNCH, từ giữa năm 1961, Mỹ quyết định thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, trong đó coi trọng việc dồn dân lập ACL. “Chương trình ấp chiến lược” được nâng lên thành “quốc sách” và được coi là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Chính quyền VNCH xác định: Chính sách của Quốc gia, lấy ấp làm căn bản để vãn hồi trật tự, an ninh, thực thi dân chủ và bao trùm lên mọi kế hoạch chính trị, quân sự, kinh tế cũng như xã hội. Nếu chiến thuật thắng một trận thì chiến lược thắng cả cuộc chiến tranh. Ấp chiến lược theo ý niệm đó sẽ giúp ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh hiện nay. Ý nghĩa chiến lược đó bao trùm lên ba lĩnh vực: an ninh quân sự, chính trị, kinh tế - xã hội. Quốc sách ấp chiến lược là một chiến lược trường kỳ và trọng đại của Việt Nam Cộng hòa, là một trách nhiệm của dân tộc trước lịch sử, đòi hỏi những công dân mới, những cán bộ mới, những chiến sĩ mới. Quốc sách ấp chiến lược đã cụ thể hóa đường lối nhân vị, cộng đồng và đồng tiến của Việt Nam Cộng hòa một cách rõ rệt và hữu hiệu nhằm mục đích: vãn hồi an ninh ở nông thôn và thực thi dân chủ [105]. Ấp chiến lược mà Mỹ và chính quyền VNCH triển khai trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” chính là sự tiếp tục, biến hóa của các chính sách Dinh điền, Khu trù mật; là hình thức tập trung dân nhằm chống phá phong trào cách mạng. So với chính sách Dinh điền, Khu trù mật thì Ấp chiến lược có bước phát triển cao hơn, 8 quy mô hơn và thâm độc hơn. Nếu Dinh điền chỉ tập trung những người kháng chiến cũ, những người miền Bắc di cư vào hệ thống khu tập trung ở nơi hẻo lánh, vùng rừng núi xa xôi; Khu trù mật chủ yếu tập trung dân vào những vùng có vị trí chiến lược quan trọng ở đồng bằng, cạnh các trục đường giao thông, căn cứ quân sự để dễ kiểm soát và ngăn chặn sự nổi dậy của quần chúng; Ấp chiến lược thì nặng về quân sự, được tiến hành xây dựng rộng rãi trên khắp miền Nam để dồn tất cả những người nông dân miền Nam vào các trại tập trung được lập ra trong mỗi thôn, ấp và gắn với văn hóa làng xã cổ truyền, từ vùng núi đến các vùng nông thôn đồng bằng, xung quanh các đô thị, thậm chí ở cả một số vùng thuộc trung tâm đầu não của chính quyền VNCH. Mỗi ACL thực sự là một “pháo đài quân sự”, bao bọc xung quanh là ba lớp hàng rào tre và hệ thống dây kẽm gai. Giữa hai hàng rào là hào rộng 2 mét, sâu 1 mét 50 có cắm chông và gài mìn. Muốn vào trong ấp phải vượt qua ba hàng rào và hai hào sâu. Bốn góc ACL có bốt gác, tối đến các cửa ra vào đều đóng kín. Các ACL xung yếu đều có đồn lính đóng bên cạnh. Mỗi ACL đều có Ban trị sự, đứng đầu là ấp trưởng, ấp phó. Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam thì ấp chiến lược thực chất là: Khu dồn dân ở nông thôn miền Nam do Mỹ và chính quyền Sài Gòn lập ra từ năm 1961, nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng, “tát nước bắt cá” để thực hiện chính sách bình định của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ấp chiến lược mang tính chất cứ điểm phòng vệ của chính quyền Sài Gòn chống phong trào nổi dậy và chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh đặc biệt”. Ấp chiến lược được xây dựng theo những tiêu chuẩn thống nhất: xếp các hộ thành từng nhóm có trách nhiệm kiểm soát và bảo vệ lẫn nhau (ngũ gia liên bảo); tổ chức thanh niên vũ trang bảo vệ ấp; mọi sinh hoạt đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt; bên ngoài có hàng rào bao quanh, cổng ra vào được canh gác ngày đêm, có hầm hào chiến đấu để chống các cuộc tấn công của du kích; quản lý bằng biện pháp tổng hợp: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự là hàng đầu. Mỹ - Diệm coi chương trình xây dựng ấp chiến lược là quốc sách, là xương sống của chiến tranh đặc biệt [51, tr.15]. 9 Theo quan điểm và cách nhìn nhận của các chiến lược gia Mỹ, trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thì việc dồn dân lập ACL được coi là biện pháp chiến lược cơ bản nhất, là mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm kiểm soát vùng nông thôn rộng lớn, phá hoại hậu phương, căn cứ địa và tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Do đó, Mỹ và chính quyền VNCH muốn giành những ưu tiên cho việc tổ chức ACL ở nông thôn. Chính Ngô Đình Diệm đã khẳng định: “Nông thôn, nông dân là vấn đề căn bản của quốc gia, xã ấp còn, quốc gia còn, xã ấp mất, quốc gia mất” [27, tr.46]. Trong công văn số 07682- BNV/CTI8M ngày 15 – 12 – 1961 của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa chỉ rõ: “Danh từ ...nghiền ngẫm lý thuyết của mình thành một sáng kiến mới và quan trọng của Việt Nam Cộng hòa có tên gọi Chương trình ấp chiến lược Quan điểm của Nhu coi ấp chiến lược như một “hệ thống phòng thủ thu nhỏ”, là một sự khởi đầu quan trọng trong quan điểm chính thức của Việt Nam Cộng hòa về hoạt động chống nổi dậy và cải cách điền địa. Bằng việc tổ chức để người dân nông thôn tự bảo vệ mình, Chương trình ấp chiến lược còn hướng tới các mục tiêu vượt ra ngoài phạm vi những biện pháp kiểm soát dân mà các chính phủ trước đây đã dựa vào Diệm và Nhu một mực cho rằng, Chương trình ấp chiến lược không chỉ đơn thuần là một chiến lược quân sự, mà còn là phương tiện để đi đến mục tiêu cuối cùng là hiện thực hóa cuộc cách mạng nhân vị đã hứa hẹn từ lâu” [66, tr.315-319]. Qua công trình nghiên cứu của mình, ông đã cho người đọc thấy rõ vai trò của người Mỹ trong việc thực hiện chương trình ACL, quan điểm của anh em Diệm - Nhu về viện trợ Mỹ, từ đó phản ánh một cách chân thật mối quan hệ đầy thăng 23 trầm giữa Mỹ với chính quyền Diệm và cả số phận chính quyền VNCH, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 01 – 11 – 1963. Công trình America’s Longest War: The United States and Vietnam, 1950 – 1975 của George C. Herring (Nxb Mc Graw-Hill, New York) đã được Phạm Ngọc Thạch dịch với nhan đề: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ (1950 – 1975) với 4 lần tái bản tại nước Mỹ. Tác giả đã nói lên góc nhìn của mình về ACL: “Các ấp chiến lược ở Việt Nam bị dựng lên để chống lại chính người dân, những người đã sống ở các làng mạc với nhiều thế hệ. Mỹ đã chi rất nhiều tiền để tổ chức các dịch vụ tại các ấp chiến lược, nhưng do bất lực hoặc tham nhũng, phần lớn số tiền này không đến đúng địa chỉ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiếu những người có năng lực để làm việc theo chương trình và nhiều quan chức bất tài và tham nhũng lại đại diện cho chương trình ở cấp xã. Trong mọi tình huống, Diệm và Nhu coi chương trình này chủ yếu là biện pháp để mở rộng kiểm soát đối với vùng nông thôn” [58]. Qua công trình này, George C. Herring đã cung cấp nguồn sử liệu phong phú về việc Mỹ và chính quyền VNCH đã bỏ nhiều công sức, tiền của để thực hiện chương trình ACL, từ đó, người đọc có thể hình dung được quá trình thiết lập ACL và bản chất thật sự của ACL. Theo ông, chính sự độc tài, hoang tưởng, tự cao, tự đại, đi ngược lại với những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam của Mỹ và anh em Diệm – Nhu; sự bất tài, tham nhũng của các quan chức chính quyền VNCH là nguyên nhân chính làm cho chương trình ACL thất bại. Trong luận văn Thạc sĩ khoa học quân sự của James M. Higgin với đề tài The Misapplication of the Malayan Counterinsurgency Model to the Strategic Hamlet Program (Sai lầm của chiến lược chống nổi dậy của người Malaya trong chương trình ấp chiến lược) (Đại học Massachusetts, 1989) khi liên hệ với ACL ở Việt Nam, tác giả nhận xét: “Diệm, người Mỹ và người Anh không bao giờ có thể giành chiến thắng trong dân cư nông thôn với sự nghiệp này. Điều đó có nghĩa là Việt Cộng đã nắm giữ các sáng kiến về xây dựng nông thôn chiến đấu và nông dân nông thôn Việt Nam không đứng về chính quyền Diệm. Các chương trình ấp chiến 24 lược sẽ không dẫn đến việc thiết lập các “vùng trắng” ở Việt Nam như đã xảy ra ở Malaysia” [150, tr.82]. Trong luận văn Thạc sĩ Khoa học và Công nghệ của Peter Francis Lealy1 tại Trường Đại học New South Wales (Australia) với đề tài Why did the strategic hamlet program fail?(Tại sao chương trình ấp chiến lược thất bại?), tác giả đã nêu ra những nguyên nhân làm cho chương trình ACL của Mỹ và chính quyền VNCH thất bại như: Thiếu một kế hoạch và chương trình hoàn thiện; Thiếu tài nguyên và vật lực; Thời gian triển khai chương trình thiếu thực tế; Địa điểm và vị trí xây dựng ACL; Thiếu đánh giá đầy đủ và khách quan trong quá trình triển khai; Hạn chế ở các địa phương khi xây dựng ACL; Phản ứng của nông dân; Vai trò của Tổng thống Ngô Đình Diệm - một con người theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng cũng là một vị quan phong kiến; Thiếu sự nỗ lực đoàn kết vì mục tiêu chung; Bộ máy điều hành không phù hợp với thực tiễn; Tác dụng của viện trợ Mỹ; Phản ứng của Việt cộng [151, tr.153-171]. Do góc nhìn của mình, tác giả cho rằng những yếu kém về kế hoạch triển khai, tiền bạc cùng với những bất cập của bộ máy chính quyền VNCH là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của chương trình ACL. Công trình Vietnam – A History (Việt Nam – một câu chuyện lịch sử), (The Viking Press, New Youk, 1983) của nhà báo Stanley Karnow – chuyên viết về chiến tranh Việt Nam, đã chỉ rõ thực trạng của ACL: “Trong thực tế, nó là một thảm họangười nông dân đã bị buộc phải ra khỏi làng của họ, nơi có nguồn gốc và phần mộ của tổ tiên và thế là mô hình xã hội truyền thống của họ bị gián đoạn, vì lý do họ không thể hiểu được. Tệ hơn nữa, hai mươi ngàn nông dân đã được huy động để xây dựng một dự án mà chỉ có thể phục vụ khoảng sáu ngàn người. Như vậy, mười bốn ngàn người đàn ông và phụ nữ đã bị buộc phải từ bỏ các loại cây trồng và công việc của họ mà không được trả công xứng đáng” [154]. Nhìn chung, hầu hết những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã phản ánh rõ nét âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc thực hiện chương trình ACL. Qua đó, các tác giả muốn phản ánh sự phi nghĩa của 1 Peter Francis Lealy hiện nay là Giáo sư tại Trường Đại học Canberra, nguyên là Trung tướng chỉ huy trưởng Quân đội Hoàng gia Australia từ năm 2002 đến năm 2008. 25 cuộc chiến tranh ở Việt Nam do người Mỹ gây ra và rút ra bài học cảnh tỉnh cho người Mỹ về việc phải tôn trọng các nền văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc khi âm mưu thống trị toàn cầu. Những công trình này tuy có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá khác nhau nhưng những dữ liệu mà các nhà nghiên cứu sử dụng ở bên ngoài Việt Nam đã cung cấp cho giới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam một cái nhìn khách quan, toàn diện, đầy đủ hơn về giai đoạn quân và dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH với trọng tâm là “quốc sách ấp chiến lược”. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập có đến phong trào chống, phá ấp chiến lƣợc ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Bộ Tư lệnh Quân khu V đã biên soạn và xuất bản công trình Khu V, 30 năm chiến tranh giải phóng gồm 3 tập (Bộ Tư lệnh Quân khu V, 1989). Công trình đã tái hiện khá rõ nét các giai đoạn lịch sử chiến tranh cách mạng ở Khu V; đồng thời công trình đã nêu bật vai trò lãnh đạo của Khu ủy V trong việc đưa phong trào cách mạng phát triển từ thấp lên cao, từ chiến tranh du kích tiến lên tác chiến tập trung với quy mô lớn và giành nhiều chiến thắng quan trọng. Phong trào chống, phá ACL trong giai đoạn 1961 – 1965 được đề cập trong Tập 2 (1989). Trong tập này đã đưa ra một số đánh giá khái quát về ưu điểm và hạn chế của phong trào đấu tranh chống phá bình định trên địa bàn nói chung, phong trào chống, phá ACL nói riêng. Về hạn chế, công trình chỉ rõ khuyết điểm của ta lúc đầu phá ACL là không dựa vào dân nên không thành công. Bộ đội và du kích về phá ACL, chúng bắt dân làm lại. Một vấn đề được rút ra là chỉ có nhân dân được Đảng Lao động Việt Nam phát động, đoàn kết đứng lên, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang mới phá được ACL [55]. Hai công trình quan trọng liên quan trực tiếp đến phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là công trình Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 – 1975) của Viện Lịch sử Đảng (Nxb Chính trị Quốc gia, 1995) [73] và Lịch sử Khu VI - (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ, 1954 – 1975 của Bộ Tư lệnh Quân khu V (Nxb Quân đội nhân dân, 1995) [56]. Những công trình này đã trình bày có hệ thống quá trình quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975); Các tác giả đã nêu bật 26 được quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trên các mặt quân sự, chính trị và binh vận, trong đó có phong trào chống, phá ACL. Trong hai công trình này, các tác giả đã khẳng định đế quốc Mỹ và tay sai tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với kế hoạch dồn dân lập ACL rất tàn bạo,... Nhưng nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta trên cả ba vùng (rừng núi, đồng bằng, đô thị), lại được sự chi viện quan trọng của TW Đảng và miền Bắc, quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vượt qua khó khăn, chiến đấu ngoan cường, đẩy địch lùi từng bước, cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của địch. Cả hai công trình này đều nêu bật được sự chỉ đạo của Quân Khu ủy VI đối với phong trào chống, phá ACL, đó là cần phải tập trung mọi lực lượng, liên tục tổ chức tiến công phá ACL, mở rộng vùng căn cứ giải phóng, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, nỗ lực xây dựng lực lượng ta về mọi mặt. Trong đánh phá ACL phải dùng cả ba thứ quân kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và binh vận. Trong những công trình này, các tác giả đã phần nào tái hiện phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng. Vấn đề chống, phá ACL còn được thể hiện trong các công trình lịch sử kháng chiến của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930 – 1975)[6]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 – 1975)[7]; Quảng Ngãi – lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 – 1975)[12]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (1930 – 1975)[2]; Phú Yên – 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975)[11]; Phú Yên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)[10]; Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa (1930 – 1975)[4]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 – 1975)[5]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930 – 1975)[3] Nội dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh toàn diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ dưới sự lãnh đạo của TW Đảng, TW Cục miền Nam, các Khu ủy V, VI và của Tỉnh ủy các tỉnh. Các công trình đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về 27 phong trào chống, phá ACL trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Đây cũng là một kênh tham thảo quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Ngoài ra, nội dung về phong trào chống, phá ACL cũng đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu lịch sử các huyện, thị trên địa bàn như: Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình, Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Tịnh, Lịch sử Đảng bộ huyện Mộ Đức, Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Nhơn, Lịch sử Đảng bộ thị xã An Nhơn, Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Cát (Bình Định), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Tuy Hòa, Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Cầu (Phú Yên), Lịch sử Đảng huyện Diên Khánh, Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) Đây là những nơi mà chính quyền VNCH lập nhiều ACL, nhất là các “ấp chiến lược kiểu mẫu” và cũng là nơi phong trào chống, phá ACL diễn ra một cách mạnh mẽ, quyết liệt nhất. Những công trình nghiên cứu này cung cấp nguồn tư liệu phong phú về phong trào chống, phá ACL ở các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều chưa nghiên cứu sâu và toàn diện về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ phân tích từng sự kiện riêng lẻ ở mỗi địa phương trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh và cũng chưa làm rõ được những đặc điểm, ý nghĩa cũng như rút ra một số kinh nghiệm trong phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng quý giá, bổ ích cho tác giả trong việc thực hiện luận án của mình. 1.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 1.3.1. Kết quả nghiên cứu Kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài của luận án là rất quan trọng, mà trước hết là cung cấp nguồn tư liệu quý giá và vô cùng bổ ích cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án của mình. Trong luận án “Phong trào chống, phá ấp chiến lƣợc ở các tỉnh duyên hải Nam Trung 28 Bộ (1961 – 1965)”, tác giả đã có sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước một số nội dung sau: - Phương pháp nghiên cứu về ấp chiến lược, phong trào chống, phá ấp chiến lược, có những tham chiếu thực tế, so sánh giữa các vùng. - Những vấn đề có tính lý luận của phong trào chống, phá ấp chiến lược như: Sự chỉ đạo của TW Đảng, TW Cục miền Nam trong phong trào chống, phá ACL; bối cảnh lịch sử, sự vận dụng hiệu quả và sáng tạo của quân dân miền Nam với phương châm “bốn bám”, phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi” để chống, phá ACL trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. - Quá trình chống, phá ấp chiến lược tại các địa phương trên địa bàn Nam Trung Bộ. Với nguồn tư liệu phong phú về phong trào chống, phá ACL ở mỗi tỉnh có sự khác nhau, giúp tác giả có cái nhìn tổng quan để phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra những đặc điểm riêng về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm có thể kế thừa và vận dụng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết Từ kết quả nghiên cứu về ACL và phong trào chống, phá ACL ở miền Nam trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, xuất phát từ yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ của luận án, nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ trong luận án: - Nghiên cứu một cách có hệ thống về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc triển khai “chương trình ấp chiến lược” ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. - Làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của TW Đảng, TW Cục miền Nam và các Khu ủy, Tỉnh ủy các địa phương đối với phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với phương châm “bốn bám” (Đảng bám dân, dân bám đất, du kích và bộ đội bám địch, cấp trên bám cấp dưới), phương thức đấu tranh kết hợp “hai chân” (quân sự, chính trị), “ba mũi” (quân sự, chính trị, binh vận). 29 - Tái hiện một cách khách quan, toàn diện, có hệ thống quá trình chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965, làm rõ những thắng lợi và hạn chế của phong trào. - Đánh giá khách quan vai trò, khái quát những đặc điểm nổi bật của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đặt trong “cái nhìn đối sánh” với các phong trào chống, phá ACL các địa phương khác ở miền Nam Việt Nam; rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 30 Chƣơng 2 PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1963 2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội Theo phân vùng địa lý tự nhiên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố sau: thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, địa giới hành chính theo phân chia của chính quyền cách mạng thì vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Nam – Đà Nẵng (từ năm 1962 là Quảng Nam, Quảng Tín), Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Từ năm 1961, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thuộc Vùng I và Vùng II chiến thuật, được chính quyền VNCH chia thành 3 Khu chiến thuật bao gồm: Khu chiến thuật 12 (sở chỉ huy đặt tại Tam Kỳ) gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín và đặc khu Quảng Nam - Đà Nẵng do Sư đoàn 2 phụ trách gọi là Bắc Trung Phần; Khu chiến thuật 22 (sở chỉ huy đặt tại Quy Nhơn) gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn do Sư đoàn 22 phụ trách và Khu chiến thuật 23 (sở chỉ huy đặt tại Buôn Ma Thuột) gồm các tỉnh Đắk Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận do Sư đoàn 23 phụ trách gọi là Cao nguyên và duyên hải Nam Trung phần2. Về phía chính quyền cách mạng, từ năm 1961 đến năm 1965, theo chỉ thị của 2 Ngày 13 – 04 – 1961, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 98/QP thiết lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa thành 3 vùng chiến thuật gồm: Vùng I chiến thuật từ vĩ tuyến 17 đến hết tỉnh Quảng Ngãi; Vùng II chiến thuật gồm các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; Vùng III chiến thuật gồm các tỉnh còn lại. Từ ngày 27 – 11 – 1964, chính quyền VNCH lập Vùng IV chiến thuật gồm Khu chiến thuật Định Tường, Khu chiến thuật 41 và Khu chiến thuật 42. 31 BCT, BCH TW Đảng, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về tổ chức hành chính quân sự, trực thuộc Quân Khu V (mật danh T5) và Quân Khu VI (mật danh T6). Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, chiếm 13,4% diện tích cả nước, là dải đất hẹp ngang hình cong, chạy dọc từ Bắc đến Nam, kẹp giữa một bên là biển Đông ở phía Đông và một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây, trải dài gần 6 vĩ độ từ 10033‟B đến 160B (kéo dài từ Bình Thuận ra đến Đà Nẵng), phía Tây giáp Tây Nguyên, Lào; phía Đông là vùng biển rộng với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ; phía Nam giáp Đông Nam Bộ. Địa hình có sự phân hóa từ Tây sang Đông: Gò đồi ở phía Tây, hướng địa hình cong ra biển, núi dốc đứng về phía Đông có những dải núi chạy sát ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển. Bờ biển dốc khúc khuỷu tạo nên nhiều vũng vịnh nước sâu, nhiều bán đảo, quần đảo và đảo ven bờ. Vì vậy, nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ... Với vị trí địa lý và kinh tế như trên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế và an ninh quốc phòng. Địa bàn này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên, là cầu nối của Nam Bộ với các tỉnh phía Bắc, quan trọng hơn cả Nam Trung Bộ được xem là cơ sở hậu cần để khai thác kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển Đông. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ ra sức bình định nông thôn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nhằm kiểm soát vùng đất quan trọng này. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đất nông nghiệp thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như: bông vải, mía đường; vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; diện tích rừng liền một khối với rừng Tây Nguyên với hơn 1,77 triệu ha; có hệ thống sông ngòi rất phong phú, chủ yếu bắt nguồn từ dãy Trương Sơn và đổ ra biển Đông như sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Côn, sông Lại Giang, sông Đà Rằng, sông Cái, Đây là những tuyến đường sông giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí, nhân lực lên chiến trường Tây Nguyên; đồng bào vùng tạm chiếm nhờ những dòng sông này để tiếp tế thuốc men, quần áo, súng đạn, lương thực cho các khu căn cứ cách mạng. Đây lại là một địa bàn chiến lược quan 32 trọng và là khu vực có thể kết hợp với các chiến trường Đông Nam Bộ, Tây Nguyên để trực tiếp bao vây, uy hiếp Sài Gòn; đây cũng là chiến trường mà ta và địch giành giật quyết liệt trong suốt cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm. Địa hình vùng duyên hải Nam Trung Bộ hình thành 3 vùng rõ rệt: rừng núi, đồng bằng, đô thị. Như vậy, với các yếu tố thuận lợi về địa lý tự nhiên là đồng bằng ven biển, trung du, rừng núi liên hoàn, hiểm trở đã trở thành chỗ dựa vững chắc, bảo đảm nguồn hậu cần cho cách mạng, tạo điều kiện cho quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ kết hợp tiến công bằng ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có mạng lưới giao thông phát triển rất thuận lợi: Quốc lộ 1 chạy dọc theo chiều dài của các tỉnh; có hệ thống các sân bay (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh); các cảng biển quan trọng như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; các tuyến đường ngang (Quốc lộ 19, 21, 25, 27, ), kết nối các cảng biển, Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các cửa sông, vịnh nơi đây đã trở thành những bến bãi lý tưởng đón những con tàu không số đến các bến Hòn Hèo (Khánh Hòa), Vũng Rô (Phú Yên), Lộ Diêu (Bình Định), Sa Huỳnh, Quy Thiện (Quảng Ngãi) cung cấp nhiều vũ khí cho quân và dân Khu V, Khu VI. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau như: Kinh, Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê, Chăm, Mơ-nông, Mạ, Chu-ru, H‟rê,, trong đó đa số là người Kinh (chiếm khoảng 90% dân số của khu vực). Tính đến tháng 03 – 1963, dân số các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 3.241.034 người, trong đó tỉnh Bình Thuận có 234.264 người; tỉnh Ninh Thuận có 134.375 người; tỉnh Khánh Hòa có 221.718 người; tỉnh Phú Yên có 331.092 người; tỉnh Bình Định có 784.766 người; tỉnh Quảng Ngãi có 648.353 người; tỉnh Quảng Tín có 348.724 người; tỉnh Quảng Nam có 573.742 người [16]. Bên cạnh dân tộc Kinh, có dân tộc Chăm sống rải rác ở miền núi các tỉnh Bình Định, Phú Yên (khoảng 25.281 người), nhiều nhất ở xung quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) và phía Bắc tỉnh Bình Thuận (khoảng 101.964 người). Những dân tộc thiểu số khác sống ở phần đồi núi phía Tây của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đồng bào Chăm đa số 33 làm nông nghiệp trồng lúa nước, đồ gốm và dệt vải sợi bông, sống tập trung trong Palei Cam (làng Chăm). Mỗi Palei là một đơn vị hành chính của làng, gồm: Hội đồng phong tục và Po Palei (Trưởng làng), trong đó Po Palei là người đóng vai trò rất quan trọng trong Palei. Khi quân đội VNCH dùng vũ lực đàn áp dã man, đốt phá hết nhà cửa nhằm dồn đồng bào Chăm về các khu ấp chiến lược, họ không thể chấp nhận được. Vì vậy, trong phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) có sự đóng góp rất lớn của đồng bào Chăm tạo nên nguồn cỗ vũ lớn cho phong trào đấu tranh của nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ những năm sau đó. Là một bộ phận của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh, con người cư ngụ nơi đây có lòng tự hào và tự tôn dân tộc, có ý chí tự lực tự cường và tinh thần yêu quê hương đất nước, không sợ gian khổ, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, do đó khi Mỹ và chính quyền VNCH đàn áp, đốt phá nhà cửa của nhân dân nhằm thực hiện “quốc sách” ACL đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ và quyết liệt của người dân nơi đây. Khi Đảng bộ các cấp ra lời kêu gọi nhân dân đoàn kết đứng lên chống, phá ACL thì họ đã lập tức tham gia đấu tranh rất quyết liệt. 2.1.2. Truyền thống yêu nƣớc và đấu tranh cách mạng của nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Quá trình khai hoang, lập ấp của cư dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã hun đúc nên tính cách con người nơi đây kiên cường, bất khuất, có tinh thần thượng võ, không cam chịu áp bức, bóc lột. Từ cuối thế kỉ XVIII, nông dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã vùng lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo, trong đó phủ Quy Nhơn là cái nôi của phong trào. Nhân dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã góp phần trực tiếp lật đổ ách thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, góp phần đập tan mưu đồ can thiệp và xâm lược của quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789), tạo cơ sở cho sự thống nhất và phục hưng đất nước. Ngày 01 – 09 – 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. Nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã kiên cường đứng lên chống xâm lược. Trước sự chấp nhận đô hộ của nhà Nguyễn, phong trào chống thực dân Pháp liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi, nhất là từ khi vua Hàm 34 Nghi ban Dụ Cần Vương (13 – 07 – 1885) kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên chống giặc, cứu nước. Quảng Ngãi là nơi đầu tiên hưởng ứng Dụ Cần Vương với cuộc khởi nghĩa của Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân đánh chiếm tỉnh thành Quảng Ngãi vào đêm 13 – 07 – 1885. Từ sau sự kiện này, phong trào hưởng ứng Dụ Cần Vương diễn ra mạnh mẽ tại Nam Trung Kỳ với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Tại Quảng Nam, tháng 09 – 1885, Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu đem quân chiếm sơn phòng Quảng Nam và tỉnh thành La Qua (Điện Bàn). Ở Bình Định, khởi nghĩa do Đào Doãn Địch, Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ lãnh đạo đã gây cho địch nhiều tổn thất. Ở Phú Yên, khởi nghĩa của Lê Đình Phương. Ở Khánh Hòa, có khởi nghĩa do Trịnh Phong lãnh đạo. Ở Ninh Thuận, Phan Lành đã tập hợp lực lượng chống Pháp ở Hòn Bà. Ở Bình Thuận, Ung Chiếm tập hợp nhân dân khởi nghĩa chống Pháp ... Sang đầu thế kỉ XX, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài dội vào Việt Nam làm nảy sinh các phong trào yêu nước kết hợp với duy tân theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Quảng Nam là nơi khởi đầu của phong trào Duy Tân (1903 – 1908), của Duy Tân Hội (1904 – 1912) và phong trào Đông Du (1905 – 1909), là quê hương mở đầu phong trào Chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, là địa bàn hoạt động sôi nổi của cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 do Thái Phiên - Trần Cao Vân lãnh đạo, vua Duy Tân làm minh chủ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước và cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Bộ nhanh chóng chuyển biến theo lập trường vô sản dẫn đến sự thành lập các đảng bộ cộng sản vào đầu năm 1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ bước vào thời kì đấu tranh mới - thời kì đấu tranh để giành các mục tiêu dân tộc, dân chủ theo ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1930 đến năm 1945, phát huy truyền thống yêu nước, dưới sự lãnh đạo của TW Đảng và Đảng bộ các địa phương, phong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, đều khắp, tiêu biểu nhất là ở Quảng Ngãi trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 được Thường vụ Trung 35 ương Đảng lúc bấy giờ đánh giá là mạnh nhất trong phía Nam Trung Kì3. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, với tinh thần chủ động, sáng tạo và ý chí quyết tâm cao, Đảng bộ các địa phương đã phát động quần chúng kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, trong đó Quảng Nam là một trong bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần 2 (1945 – 1954), Liên khu V có vùng tự do gồm 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi có đội ngũ cán bộ, đảng viên đông đảo và phong trào quần chúng phát triển rất mạnh. Nhân dân Quảng Ngãi có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất. Nơi đây từng đặt trụ sở đầu tiên của đại diện Chính phủ miền Nam Trung phần, Đài phát thanh Nam Bộ, Trường Lục quân, Trường Trung học Lê Khiết, Trường Trung học Bình dân Liên khu V đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đặc biệt, trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Quảng Ngãi đã thực hiện chính sách ruộng đất ở nhiều nơi, đưa khí thế cách mạng của nông dân lên rất cao, quần chúng ngày càng gắn bó chặt chẽ với Đảng, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã đánh thắng mọi âm mưu lấn chiếm, đánh phá của địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh du kích ở vùng sau lưng địch, bảo vệ vững chắc vùng tự do, cung cấp ngày càng nhiều nhu cầu về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, phối hợp nhịp nhàng với các chiến thắng khác, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Genève (21 – 07 – 1954) công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là nền tảng để nhân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ cùng với nhân dân miền Nam tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới chống Mỹ và chính quyền VNCH trong suốt 21 năm (1954 – 1975) - cuộc kháng chiến lâu dài nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. 3 Trích Chỉ thị ngày 18 – 01 – 1931 của Thường vụ Trung ương Đảng 36 2.1.3. Tình hình các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trƣớc năm 1961 Ngày 21 – 07 – 1954, Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết. Theo Hiệp định, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam do Pháp tạm thời kiểm soát và quy định đến tháng 07 – 1956, tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam. Nhân cơ hội này, Mỹ tiến hành loại bỏ ảnh hưởng của Pháp, can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam. Mỹ từng bước dựng lên một chính quyền thân Mỹ nhằm thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Ngày 16 – 06 – 1954, Mỹ ép Pháp và Bảo Đại buộc Thủ tướng Bửu Lộc từ chức và đưa Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ lên thay. Ngày 07 – 07 – 1954, chính phủ mới thành lập do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng. Ngày 08 – 08 – 1954, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đưa ra bốn chính sách lớn: (1) Mỹ viện trợ trực tiếp cho chính quyền VNCH, (2) Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện quân đội VNCH, (3) Pháp rút hết quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam, (4) Loại bỏ Bảo Đại và những ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam. Ngày 08 – 09 – 1954, Mỹ lập ra tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia dưới sự bảo trợ của khối này. Ngày 17 – 11 – 1954, tướng J.L Collins đến Sài Gòn đưa ra kế hoạch 6 điểm của chính phủ Mỹ cho Ngô Đình Diệm để xây dựng chính quyền và quân đội VNCH. Tiếp đó, ngày 29 – 12 –..., Thông cáo năm 1963 của Đô thành Sài Gòn, Uỷ ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược và các cơ quan khác, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1718. 42. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Quyết định năm 1963 của Ủy ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1716. 153 43. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Tập Quyết định, Nghị định, Công văn năm 1962 của Ủy ban Liên bộ Đặc trách Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1535. 44. Bộ Công chánh và Giao thông (1948 – 1966), Tập thông tư từ ngày 09.04.1963 đến ngày 04.09.1963 của Ủy ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1717. 45. Bộ Đặc nhiệm phối hợp VHXH (1960 – 1963), Hồ sơ về các khoá 11, 12, 12.1 - 3, 13, 13.1 - 2 của Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 30. 46. Bộ Đặc nhiệm phối hợp VHXH (1960 – 1963), Hồ sơ về tổ chức tuyên truyền học tập, xây dựng ấp chiến lược 1962 – 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 154. 47. Bộ Đặc nhiệm phối hợp VHXH (1960 – 1963), Biên bản họp UB Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược tháng 5 – 6/1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 153. 48. Bộ Đặc nhiệm phối hợp VHXH (1960 – 1963), Tập công văn năm 1963 của Bộ Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao, Uỷ ban Liên bộ Đặc trách Ấp chiến lược và các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 116. 49. Bộ Nội vụ - Việt Nam Cộng hòa (1962), Trích yếu về dùng danh từ ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2967/01. 50. Bộ Phát triển sắc tộc (1957 – 1975), Báo cáo của tỉnh Khánh Hòa về dân số và tình hình thiết lập ấp chiến lược, ấp chiến đấu và đồng bào Thượng tại các điểm tập trung năm 1964, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1014. 51. Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa quân sự (1996), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 52. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) tập 3, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 154 53. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 54. Bộ Quốc phòng (1997) – Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 55. Bộ Tư lệnh Quân khu V (1989), Khu V, 30 năm chiến tranh giải phóng, Tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 56. Bộ Tư lệnh Quân khu V (1995), Lịch sử Khu VI (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 57. Nguyễn Bá Cẩn (2003), Đất nước tôi, Nxb Hương Quê, California. 58. C. Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 59. Đảng bộ huyện Đồng Xuân (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Xuân (1930 – 1975), Nxb Xí nghiệp in tổng hợp Phú Yên. 60. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập 22, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 62. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Trần Bạch Đằng (2015), Chung một bóng cờ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Viết Danh (1963), “Quốc sách Ấp chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế Quốc gia”, Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sự, Học viện Hành chánh, Sài Gòn. 65. Lê Duẩn, (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 66. Ed. Miller (2016), Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. Trần Văn Giàu (1978), Miền Nam giữ vững thành đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 68. Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập Trần Văn Giàu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 69. G.B. Kolko (1989), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 70. Vũ Thuý Hiền (2000), Phụ nữ Việt Nam tham gia đấu tranh chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ 1961 – 1965, Tạp chí Lịch sử Đảng số 7/2000, Hà Nội. 71. Hội đồng Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử biên niên Nam Bộ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Chính trị Quốc 155 gia, Tp. Hồ Chí Minh. 72. Hội đồng Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 73. Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến (1945 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 74. Hội đồng Quân nhân cách mạng (1963), Bản tóm lược quan điểm của Hoa Kỳ (USOM + MAAG) và phái bộ BRIAM về chính sách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 80/02. 75. Hội đồng Quân nhân cách mạng (1963), Quyết định thành lập Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 34. 76. Hội đồng Quân nhân cách mạng (1963), Tình hình chung về ấp chiến lược từ 01/11 đến 15/11/1963, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ 80/01. 77. Hà Minh Hồng (2008), Nam Bộ (1945 – 1975) - Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 78. Trần Thị Thu Hương (2003), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 79. Hoàng Khánh (1962), Tìm hiểu quốc sách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số VN 1760. 80. Huỳnh Thị Liêm (2006), Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 – 1965), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 81. Maicơn Maclia (1990), Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb Sự thật, Hà Nội. 82. Đỗ Mậu (1991), Tâm sự tướng lưu vong, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 83. Trần Văn Mười (1993), Phú Yên - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975), XN in tổng hợp tỉnh Phú Yên. 84. N. Sheehan (1980), Sự lừa dối hào nhoáng (2 tập), Nxb Công an nhân dân, Tp Hồ Chí Minh. 85. Nguyễn Thị Việt Nga (2015), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam: Sự lựa chọn lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Duy Nghĩa (1963), “Ấp chiến lược, trại tập trung dân và cứ điểm quân sự của Mỹ - Diệm ở miền Nam”, Tạp chí Học Tập, số 1, tr. 37-38. 87. Nha Canh nông, Hồ sơ hoạt động tại các ấp chiến lược và Khu trù mật năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu tài liệu số 187. 88. Nha Canh nông, Tài liệu hoạt động của các ấp chiến lược năm 1962, Trung tâm Lưu trữ 156 Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 126. 89. Nha Văn khố Quốc gia (1957 – 1975), Tài liệu của Nha văn khố và thư viện Quốc gia về thư mục khảo về quốc sách ấp chiến lược và phương pháp thư mục học tại Việt Nam năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1166. 90. Nha Văn khố Quốc gia (1957 – 1975), Thư mục tham khảo của Nha Giám đốc văn khố và Thư viện Quốc gia về quốc sách ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 966. 91. Trịnh Nhu (2008), Lịch sử biên niên Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 92. Võ Văn Phận (1969), “Thử lượng giá các cuộc cải tổ hành chánh xã ấp từ năm 1964 đến nay”, Luận văn tốt nghiệp Cao học hành chánh, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn. 93. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Báo cáo của Tỉnh Ninh Thuận về công tác ấp chiến lược đã thực hiện đến hết tháng 3 - 4 năm 1964, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 129. 94. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Hồ sơ về công tác ấp chiến lược tại các tỉnh năm 1962 – 1964, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 127. 95. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Tài liệu của Phủ Tổng ủy Dân sinh Nông thôn về công tác ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 64. 96. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Tài liệu của Phủ Tổng ủy dân sinh Nông thôn, tham vụ chuyên môn về quan điểm của Hoa Kỳ về ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 65. 97. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Tài liệu của Thủ tướng, Phủ Tổng ủy Dân sinh Nông thôn về công tác ấp chiến lược năm 1964, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 128. 98. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Tài liệu của Tổng ủy Dân sinh Nông thôn về việc thăm viếng ấp chiến lược tại các tỉnh năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 62. 99. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Tài liệu của Uỷ ban Liên bộ Đặc trách ấp chiến lược, Phủ Tổng ủy Tân sinh Nông thôn về công tác ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 63. 100. Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975), Tuyên bố, Thông cáo, thư của bà Ngô Đình Nhu gởi quốc dân, ông Herni Cabot Lodge và kỷ niệm ngày thành lập ấp chiến lược 157 năm 1964, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 3086. 101. Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 – 1963), Hồ sơ về công tác Bình định và Xây dựng ấp chiến lược, khu trù mật năm 1959 – 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 21762. 102. Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 – 1963), Hồ sơ về huấn luyện Quốc sách ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ 21758. 103. Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 – 1963), Tài liệu học tập của Bộ Thông tin về chính sách ấp chiến lược, chiêu hồi năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 22450. 104. Phủ Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1961), Sắc lệnh thiết lập Ủy Ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2967. 105. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1962), Đại cương về quốc sách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21758. 106. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1962), Quyết nghị Tán trợ quốc sách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2951. 107. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1962), Tổ chức và điều hành các cơ quan chấp hành quốc sách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2969. 108. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1963), Bản tin VTX đưa tin về công tác xây dựng ấp chiến lược tại Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21760. 109. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1963), Chương trình huấn luyện quốc sách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21578. 110. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1963), Công tác bình định và xây dựng ấp chiến lược, Khu trù mật năm 1959 – 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21762. 111. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1963), Công văn đề nghị Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại các nước tổ chức các hoạt động thu thập tin tức về công tác xây dựng ấp chiến lược tại Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21761. 112. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1963), Cuộc nói chuyện thân mật với cán bộ ấp chiến lược của ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu - Chủ tịch Ủy ban liên bộ ấp 158 chiến lược tại Trung tâm suối Lồ Ô ngày 17 – 04 – 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21760/02. 113. Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1963), Tài liệu của Bộ Thông tin về chính sách ấp chiến lược và chiêu hồi năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 22.450 114. Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1963), Cuộc nói chuyện thân mật với cán bộ ấp chiến lược tại Trung tâm Suối Lồ Ô ngày 17 – 04 – 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 21760/02. 115. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ (1957-1963), Hồ sơ v/v cấp ngân khoản cho các ấp chiến lược năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 7349. 116. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ (1957 – 1963), Hồ sơ v/v cấp ngân khoản xây dựng trường học ấp chiến lược tại các tỉnh năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 7350. 117. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ (1957 – 1963), Hồ sơ về công tác xây dựng, phòng thủ và bảo vệ ấp chiến lược thuộc các tỉnh Trung nguyên Trung phần năm 1962, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 6218. 118. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ (1957 – 1963), Hồ sơ về tổ chức khoá huấn luyện cán bộ ấp chiến lược tại Trung tâm huấn luyện Thị Nghè năm 1962, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 482. 119. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ (1957 – 1963), Kế hoạch xây dựng ấp chiến lược 1962, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 6128. 120. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ (1957 – 1963), Tập biên bản các cuộc họp về ấp chiến lược năm 1962, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 6130. 121. Phủ Tổng ủy dinh điền và nông vụ, Ấp chiến lược phòng thủ - Tổ chức địa thế, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 6326. 122. Nguyễn Quý (chủ biên), Trịnh Nhu, Nguyễn Văn Lanh (2010), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 123. R.S.Mc Namara (1995), Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 124. Sưu tập tư liệu hình ảnh Việt Nam số 56 năm 1962 (Số đặc biệt về ấp chiến lược), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1982. 125. Nguyễn Văn Thanh (2005), Về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua hồ sơ tình báo tuyệt mật của phương Tây, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 126. Đoàn Thiêm (1986), 20 năm qua - Việc từng ngày, Nxb Xuân Thu, Houston. 127. Nguyễn Công Thục (1999) “Ấp chiến lược - một biện pháp bình định chủ yếu trong 159 chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, tr. 27-31. 128. Nguyễn Công Thục (2006), Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược 1963 – 1964, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 129. Phạm Đức Thuận (2017), Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961 – 1965), Luận án Tiến sĩ sử học, bảo vệ tại Đại học Huế. 130. Phí Văn Thức (2005), Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị lớn miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 131. Phạm Quang Toàn (1976), “Hậu quả 20 năm “bình định” tàn bạo và thâm độc của Mỹ - Ngụy đối với nông thôn miền Nam Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 171, tr. 45 – 58. 132. Tổng nha Quan thuế, Hồ sơ học tập về đề tài “ấp chiến lược” năm 1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 3462. 133. Tổng vụ kế hoạch và thông tin Việt Nam Cộng hòa, Sự thực hiện cuộc cách mạng Nhân vị cộng đồng, đồng tiến tại thôn xã, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 1604. 134. Trung ương Cục miền Nam (1961), Chỉ thị số 12/CTR bổ sung cho chỉ thị số 10/CTR về chống phá ấp chiến lược ngày 13/2/1961, Tài liệu Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội, P 42 – 0310. 135. Trung ương Cục miền Nam (1962), Chỉ thị về đấu tranh chống phá ấp chiến lược, xã tự vệ và gom dân của địch, Tài liệu kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội, P43 – 0311. 136. Trung ương Cục miền Nam (1963) chỉ thị số 73/CT về nhiệm vụ đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Tài liệu Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội, P42 – 0313 (25b – 85). 137. Trung ương Cục miền Nam (1963), Báo cáo tổng kết tình hình xây dựng khu ấp chiến lược gom dân của địch và phong trào chống phá của ta trong năm qua, Tài liệu Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội. 138. Trung ương Cục miền Nam (1963), Chỉ thị chủ động chống hoạt động càn quét, lấn chiếm và gom dân, lập ấp chiến lược của Mỹ-Diệm, Tài liệu kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội, P 42 – 312 (25b – 98). 139. Trung ương Cục miền Nam (1963), Chỉ thị số 79/TV ngày 13 – 11 – 1963, Chín Nam gửi các T phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ, liên tục khắp các vùng nhất là đô thị, thị xã, ấp chiến lược, Tài liệu Kho lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội. 140. Trung ương Cục miền Nam (1963), Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 1963, Tài liệu Kho lưu trữ Viện lịch sử Đảng, Hà Nội, II3/6/13.28. 160 141. Trung ương Cục miền Nam (1964), Nghị quyết công tác chống phá ấp chiến lược, gom dân toàn T ngày 17/03/1964, Tài liệu lưu trữ Trung ương Đảng, Hà Nội, P42 (25b – 8). 142. Tỉnh trưởng Khánh Hòa, Bản thuyết trình về công tác bình định ấp tân sinh ở quận Ninh Hòa, Trung tâm lưu trữ Lịch sử Khánh Hòa, hộp 93, hồ sơ số 25. 143. Lê Xuân Nhuận (2010), Ấp chiến lược – 144. Việt Nam Cộng hòa (1962), Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số BCC và CTT/1604 145. Việt Nam Cộng hòa, Tình hình công tác bình định ấp tân sinh ở Khánh Hòa, Trung tâm Lưu trữ lịch sử Khánh Hòa, hộp 93, hồ sơ số 37. 146. Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 12, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 147. William Colby (2007), Một chiến thắng bị bỏ lỡ, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 148. Nguyễn Đắc Xuân (2009), “Quốc sách ấp chiến lược - một sản phẩm chính trị thâm độc của Ngô Đình Nhu tan theo số phận gia đình họ Ngô”. Tiếng Anh 149. Herbert A. Friedman (2000), “Psyop of the Strategic hamlet in Vietnam”, Psychological Operation Center. 150. James M. Higgin (1989), “The Misapplication of the Malayan Counterinsurgency Model to the Strategic Hamlet Program”, the Thesis of Master of Science Military History, University of Massachusetts, Kansas. 151. Peter Francis Leahy (1990), “Why did the strategic hamlet program fail?”, the Thesis of Mater of Military art and science, New South Wales University, Australia. 152. R. Thompson (1965), Defeating communist insurgency: The lesson of Malaya and Vietnam, Chatto & Windus Press, London. 153. R. Thompson (1989), Make for the Hills: Memories of Far Eastern Wars, No Exit From Vietnam, Leo Cooper, London. 154. Stanley Karnow (1983), Vietnam - A History, The Viking Press, New York, pp. 128 - 159. 155. The Pentagon Papers (1971), The Strategic Hamlet Program 1961 – 1963, Beacon Press, Boston, pp.128 - 129. Nhân chứng lịch sử: Trung tá, AHLLVT Hồ Đắc Thạnh, nguyên thuyền trưởng tàu không số, địa chỉ: khu phố 6, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. PHỤ LỤC P 1 Phụ lục 1: Bản đồ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1961 - 1965 Nguồn: Tác giả tự lập dựa trên Map of South Vietnam Republic of Vietnam (Philip E. Catton, 2006, Counter Insurgency and Nation Building: The Strategic Hamlet Program in South Vietnam, 1961 - 1963, Cambridge University press) P 2 Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức các cơ quan chấp hành quốc sách ấp chiến lƣợc (theo quan niệm BRIAM) Nguồn: Bộ Đặc nhiệm Văn hóa Xã hội - Việt Nam Cộng hòa (196), Hồ sơ lưu trữ công văn của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ủy ban liên Bộ đặc trách Ấp Chiến lược và các đơn vị trực thuộc về Ấp Chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 116. P 3 Phụ lục 3: Sơ đồ ấp chiến lƣợc ph ng định và sơ đồ thiết lập hàng rào ấp chiến lƣợc P 4 P 5 Nguồn: Bộ Đặc nhiệm Văn hóa Xã hội - Việt Nam Cộng hòa (1963), Hồ sơ lưu trữ công văn của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ủy ban liên Bộ đặc trách Ấp Chiến lược và các đơn vị trực thuộc về Ấp Chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 116. P 6 Phụ lục 4: Một số hình ảnh về ấp chiến lƣợc Ảnh 1: Không ảnh về một ấp chiến lƣợc Nguồn: http:/ /www.elgrancapitan.org/foro/viewtopic.php?f=61&t=19777 Ảnh 2: Tranh tuyên truyền của CQSG về ấp chiến lƣợc Nguồn: P 7 Ảnh 3: Một hàng rào ấp chiến lƣợc Nguồn: Herbert A.Friedman (2000), “Psyop of the Strategic hamlet in Vietnam”, PsychologicalOperationCenter, P 8 Ảnh 4: R.Thompson và Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn năm 196 Nguồn: The times of LonDon, About Sir Robert Thompson, 20 May 1992 Ảnh 5: Hàng rào và hố chông trong phòng thủ ấp chiến lƣợc Nguồn: Bộ sưu tập của Marv Godner trên diễn đàn ảnh flickr, https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14392856360 P 9 Phụ lục 5: Công văn số 7862-BNV CTI8M ngày 15 12 1961 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa về việc d ng danh từ Ấp chiến lƣợc Nguồn: Bộ Nội vụ - Việt Nam Cộng hòa (1961), Trích yếu về việc dùng danh từ ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2967/01 P 10 Phụ lục 6: Quyết nghị tán trợ Quốc sách ấp chiến lƣợc của Quốc hội VNCH P 11 Nguồn: Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1962), Quyết nghị Tán trợ Quốc sách Ấp Chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2951. P 12 Phụ lục 7: Sắc lệnh thành lập Ủy ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lƣợc P 13 P 14 Nguồn: Phủ Tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1962), Sắc lệnh thiết lập Ủy ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 2967. P 15 Phụ lục 8: Tình hình công tác xây dựng ACL trong thời gian từ tháng 3-1962 đến 7-3-1963 P 16 Nguồn: Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 39 phiên họp ngày 8/3/1963 về Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 305. P 17 Phụ lục 9: Vài con số về ấp chiến lƣợc đến đầu tháng 3-1963 P 18 Nguồn: Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 38 phiên họp ngày 1/3/1963 về Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 304. P 19 Phụ lục 10: Tƣ liệu biểu đồ thực hiện ấp chiến lƣợc toàn quốc Nguồn: Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 59 phiên họp ngày 2/8/1963 về Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 325. P 20 Phụ lục 11: Dƣ luận quốc tế về quốc sách ấp chiến lƣợc P 21 P 22 Nguồn: Bộ Công chánh và Giao thông - Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 61 phiên họp ngày 15/8/1963 về Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 327 P 23 Phụ lục 12: Báo cáo của Lầu Năm Góc về chƣơng trình ấp chiến lƣợc 1961 - 1963 P 24 P 25 P 26 P 27 P 28 Nguồn: Hồ sơ giải mật của Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam, mục chương trình ấp chiến lược 1961 - 1963, bản lưu tại Đại học Kỹ thuật Texas, ký hiệu hồ sơ IV.B.2, https://www.vietnam.ttu.edu/ P 29 Bản dịch tiếng Việt (NCS dịch) Chương trình ấp chiến lược 1961 - 1963 Sơ lược và diễn giải Đây là một chiến lược cụ thể mà Mỹ và Chính phủ Việt Nam (VNCH) sẽ cố gắng để kết thúc cuộc nổi dậy ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã quyết định tăng hỗ trợ vật chất cho Chính phủ Việt Nam và mở rộng nỗ lực cố vấn của mình từ cuối năm 1961. Đến đầu năm 1962, đã có sự đồng thuận rõ ràng giữa hai chính phủ nhất là trong chương trình ấp chiến lược, nó là đại diện cho các khái niệm thống nhất cho một chiến lược cụ thể được thiết kế để làm yên lòng nông thôn Việt Nam (chiến trường chủ yếu được Việt Cộng chọn) và hỗ trợ những người nông dân phát triển dưới sự bảo trợ của chính quyền Trung ương. Chương trình ấp chiến lược là khái niệm rộng hơn nhiều so với việc xây dựng các ấp chiến lược đơn thuần. Nó là giai đoạn mà sẽ dọn sạch những phần tử nổi dậy từ một khu vực nông thôn và bảo vệ nông dân, chương trình đó tiến triển thông qua việc thành lập các cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mục tiêu chính của chương trình là chính trị dù các phương tiện để thực hiện nó là một hỗn hợp của quân đội và các biện pháp kinh tế, tâm lý chiến. Hiệu quả của việc bình định và việc thành lập các cơ quan chức năng của chính phủ là cần thiết có lợi thành công; Nó cũng có nghĩa rằng hoàn toàn có thể kết luận chương trình tiến triển tốt (hay xấu) đều do nỗ lực của các cơ quan chuyên trách, thắng lợi có thể đến trong một giai đoạn duy nhất hoặc một phần của một giai đoạn. Một vấn đề liên quan phát sinh của chương trình này tại Mỹ là kinh nghiệm bình định. Các lý thuyết về các giai đoạn thiết lập có thể được hiểu nhiều cách khác nhau. Đây không phải là vấn đề của ba người đàn ông mù mô tả con voi; nó là vấn đề của những người đàn ông có quan điểm khác nhau theo quan niệm riêng của mình về một cơ thể thích hợp. Sản phẩm cuối cùng là phải có một sự gắn kết, đồng thuận và sự hài lòng. Các vấn đề với sự đồng thuận rõ ràng trong đó nổi lên vào đầu năm 1962 là những người tham gia chủ yếu đã xem nó với quan điểm và mong muốn khác nhau. Về phía Hoa Kỳ, cố vấn quân sự đã muốn làm cho QĐSG di động hơn, tích cực hơn, và có tổ chức tốt hơn để có các cuộc tấn công chống Việt Cộng. Tổng thống Diệm - không ngạc nhiên - đã có một cái nhìn rất khác, để Hoa Kỳ P 30 cam kết bảo vệ miền Nam Việt Nam (và chính quyền của ông) mà không từ bỏ sự độc lập của mình. Ông biết rằng đất nước của ông sẽ rơi vào tay cộng sản nều mà không có hỗ trợ của Hoa Kỳ; ông lo sợ rằng chính phủ của ông sẽ suy yếu nếu Hoa Kỳ ủng hộ các nhóm đối lập tiềm năng. Chương trình ấp chiến lược là một bộ phận của một kế hoạch bình định đồng bằng, đã chính thức đề nghị với Diệm trong tháng 11 - 1961 bởi R. G. K. Thompson. Để tiến hành lập ấp, các cố vấn quân sự Hoa Kỳ ưa chuộng chiến thuật tấn công vào chiến khu D với lực lượng nhỏ trước khi bất kỳ hoạt động đặc biệt nhằm bình định nông thôn. Tháng 3 năm 1962, "Chiến dịch Mặt Trời Mọc," ở tỉnh Bình Dương phía bắc Sài Gòn do QĐSG tiến hành. Đây là một khu vực có ảnh hưởng rất lớn của Việt Cộng, đây là một chiến dịch lớn khác với một chiến thuật nhỏ như dự kiến của các cố vấn Hoa Kỳ. Kế hoạch ấp chiến lược được xây dựng khắp mùa xuân và đầu mùa hè, trong thời gian đó Mỹ đã có ít hoặc không có ảnh hưởng đối với các hoạt động này; động lực chính đã được trực tiếp lãnh đạo bởi ngài cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Vào tháng Tám năm 1962, Chính phủ Việt Nam đề xuất kế hoạch bình định quốc gia mong đợi từ lâu của mình với bốn lĩnh vực ưu tiên và xác định các ưu tiên trong từng khu vực. Nó chỉ ra rằng hơn 2.500 ấp chiến lược đã được hoàn thành và công việc đã được tiến hành với hơn 2.500 ấp đang dần thực hiện. Tổng thống Diệm và em trai của mình đã quyết định để nhấn mạnh kiểm soát dân số nông thôn là điều kiện tiên quyết để chiến thắng. Những can thiệp của Hoa Kỳ là hạn chế và những đánh giá của Hoa Kỳ cũng đã thay đổi trong suốt thời gian của chương trình ấp chiến lược. Bởi vào năm 1963, chương trình Ấp Chiến Lược và "cuộc cách mạng nhân vị" đã trở nên ngày càng bi quan và thiếu hiệu quả. Bi quan đó ngày càng mở rộng ra các thành thị với cuộc đấu tranh của Phật Giáo, cuộc đấu tranh này đe dọa khả năng tồn tại của chế độ Diệm. Tổng thống Diệm ngày càng trở nên không sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ đối với cải cách. Ông tin rằng làm như vậy sẽ gây ra tác động xấu đối với chính phủ của ông. Chương trình ấp chiến lược đã xác định chặt chẽ với các anh em nhà họ Ngô, nó đã gần như bị ràng buộc phải sống chung với vận mệnh của họ; Khi họ P 31 chết thì chương trình cũng chết. Chính phủ mới của các tướng lĩnh sau đó có lẽ nhận ra mức độ không hài lòng của nông dân với các biện pháp tái định cư và kiểm soát, họ đã cố gắng hành động để cứu vớt chương trình. Một số lý do góp phần cho sự thất bại của chương trình Ấp Chiến Lược chính là việc mở rộng nhanh việc xây dựng và phòng thủ kém. Lý do này chỉ tập trung vào giai đoạn đầu của chương trình, tuy nhiên lý do tại sao toàn bộ chương trình sụp đổ chứ không phải là chỉ có một số nông thôn chính là do những khác biệt được kỳ vọng khác nhau, nó thiếu sự đồng thuận rõ ràng ngay từ đầu của chương trình: Diệm nhấn mạnh vào sự hỗ trợ vật chất và muốn độc lập, sẵn sàng để Mỹ cung cấp hỗ trợ và chỉ chú ý phần nào đến lời khuyên của Hoa Kỳ, điều đó đã gây nên những chia rẽ và gây bất lợi đối với chương trình. Người ta đã nói, chương trình sẽ thành công ngay cả khi Diệm không đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ đối với sự thay đổi. Nguyên nhân của sự thất bại là do nó bị tiêu diệt ngay từ đầu vì sức đề kháng của nông dân, họ phản đối các biện pháp thay đổi mô hình của cuộc sống nông thôn - cho dù có mục đích an ninh, kiểm soát. Sự sụp đổ của ấp chiến lược là bằng chứng cho thấy rằng các chương trình ấp chiến lược đã đánh giá không đúng về lòng trung thành của những người nông dân đối với chương trình này. P 32 Di tích chiến thắng đèo Nhông – Dương Liễu (Bình Định) Nguồn: Tác giả chụp (26/6/2018) P 33 Di tích chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) Nguồn: Tác giả chụp (23/6/2018) P 34 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Tiến Vinh (2016), Đấu tranh phá ấp chiến lược, bẻ gãy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Bình Định (1961 – 1965), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Bình Định, số 4+5 – 2016. 2. Nguyễn Tiến Vinh (2018), Chương trình ấp chiến lược qua nhận định của nước ngoài, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ, Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, Nxb Đại học Huế. 3. Nguyễn Tiến Vinh (2019), Sự triển khai “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 128, số 6C. 4. Nguyễn Tiến Vinh (2020), Phong trào đấu tranh chống dồn dân, lập “ấp chiến lược” ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965), Tạp chí Lịch sử quân sự số 342 (6-2020).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phong_trao_chong_pha_ap_chien_luoc_o_cac_tinh_duyen.pdf
  • pdfĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN NTV (Tiếng Anh) - đã chỉnh.pdf
  • pdfĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN NTV (tiếng Việt).pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIEN SI LICH SU- TIENG VIET - NTVINH.pdf
  • pdfTRICH YEU LUAN AN_VINH.pdf
Tài liệu liên quan