VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH
Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số : 9380105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đi
179 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh Thị Mai
2. PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn
HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học
của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 17
1.3. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................... 24
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 27
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG ........................................................................... 29
2.1. Khái niệm và đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ....... 29
2.2. Nguyên tắc và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ....... 36
2.3. Cơ sở pháp lý của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường .............. 42
2.4. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường .............................. 47
2.5. Nội dung phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ............................ 51
2.6. Biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường........................... 53
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ......... 55
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 60
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ
MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ............................................ 62
3.1. Tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ........................... 62
3.2. Nhận thức về phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................. 77
3.3. Thực trạng biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
tại tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................... 88
3.4. Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................... 101
Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 112
Chƣơng 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH .................................................................................................... 115
4.1. Dự báo tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
thời gian tới ....................................................................................................... 115
4.2. Quan điểm về phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở tỉnh Hà
Tĩnh ................................................................................................................... 123
4.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tôi phạm về môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................... 127
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 159
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 167
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CAND : Công an nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
TAND : Tòa án nhân dân
HTX : Hợp tác xã
NCS : Nghiên cứu sinh
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
THTP : Tình hình tội phạm
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ PHỤ LỤC
Danh mục bảng
Bảng 1. Tổng số vụ án hình sự về môi trường và tổng số bị cáo phạm tội về môi
trường so với tổng số vụ án hình sự và tổng số bị cáo phạm tội hình sự
nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2019. ........... 167
Bảng 2. Thống kê tổng số vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 - 2019 ................................................................. 167
Bảng 3. Kết quả khảo sát chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến phòng
ngừa THTP về môi trường ........................................................................... 168
Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng phương tiện tuyên truyền phòng ngừa
THTP về môi trường .................................................................................... 168
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1. Tương quan tỷ lệ số vụ án hình sự về môi trường với tổng số vụ án
hình sự nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 -
2019 .............................................................................................................. 169
Sơ đồ 2. Tương quan tỷ lệ số bị cáo phạm tội về môi trường với tổng số bị cáo
phạm tội hình sự nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm
2010 - 2019 ................................................................................................... 169
Sơ đồ 3. Diễn biến số vụ phạm tội về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 -
2019 .............................................................................................................. 170
Sơ đồ 4. Diễn biến số bị cáo phạm tội về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm
2010 - 2019 ................................................................................................... 170
Sơ đồ 5. Cơ cấu theo tội danh tội phạm về môi trường năm 2019 ......................... 171
Sơ đồ 6. Cơ cấu theo hình phạt các bị cáo phạm tội về môi trường giai đoạn từ
năm 2010 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................................................. 171
Sơ đồ 7. So sánh tương quan số vụ xử lý hành chính và số vụ xử lý hình sự về
hành vi vi phạm pháp luật về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 -
2019 .............................................................................................................. 172
Sơ đồ 8. So sánh tương quan số vụ xử lý hành chính và số người bị xử lý hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ
năm 2010 - 2019 ........................................................................................... 172
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu từ kinh tế,
chính trị đến văn hoá, xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu hút đầu tư nước
ngoài mạnh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và vị thế quốc gia
không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính quá trình
phát triển đó đã tạo ra nhiều hệ lụy về môi trường. Kết quả ngày nay, Việt Nam
đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề môi trường tiêu cực như: suy thoái đa dạng
sinh học và mất cân bằng sinh thái; chất lượng rừng tiếp tục suy giảm và mất chức
năng phòng hộ; gia tăng chất thải, ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực
phẩm; gia tăng rủi ro và sự cố môi trường; gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh
hưởng của thiên tai; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và vấn đề an ninh nguồn nước;
xâm lược sinh thái và an ninh môi trường xuyên biên giới; ô nhiễm không khí và
biến đổi khí hậu; suy giảm chất lượng đất và đe dọa đến nền nông nghiệp; tình trạng
hạn hán, xâm nhập mặn phổ biến Những vấn đề môi trường đang ngày càng trở
nên trầm trọng và tất yếu đe dọa đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên làm biến đổi và suy thoái chất lượng môi
trường toàn cầu, các vấn đề và xu hướng môi trường tiêu cực mà Việt Nam đang
đối mặt phần lớn đều xuất phát từ những mặt trái của kinh tế thị trường, khiến con
người chạy theo lợi ích cá nhân và tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên. Nói cách
khác, nguyên nhân cơ bản của các vấn đề môi trường hiện nay là nhân tạo. Sự tăng
trưởng làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cũng làm cho các hành vi xâm hại môi
trường ngày càng phổ biến. THTP về môi trường theo thời gian cũng trở nên phức tạp
và luôn có xu hướng gia tăng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân
như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, lo lắng về thực phẩm kém an toàn... tại một
số địa phương đã trở thành mầm mống mất an ninh trật tự. Điều này đồng thời cũng đặt
ra đòi hỏi bức thiết về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. Trong
đó, phòng ngừa THTP về môi trường là một công tác chính yếu và là tư tưởng chủ đạo
trong phòng chống tội phạm về môi trường.
Phòng ngừa THTP về môi trường mặc dù được triển khai thực hiện và mang
đến những kết quả đáng ghi nhận như THTP về môi trường ở một số lĩnh vực nhất
định có xu hướng giảm; một số nhóm THTP về môi trường cơ bản được kiểm soát;
2
THTP về môi trường ở một số địa phương cũng đã có những chuyển biến tích cực...
Tuy nhiên, tựu chung lại công tác phòng ngừa vẫn chưa đạt được mục tiêu vì xét
đến cùng các vấn đề về môi trường ở nước ta luôn duy trì xu hướng ngày càng tiêu
cực. Nguyên nhân của sự chưa hiệu quả của phòng ngừa THTP về môi trường đến
từ cả yếu tố khách quan và chủ quan như: sự tác động của kinh tế thị trường; các
vấn đề tiêu cực của kinh tế toàn cầu; hệ thống pháp luật về BVMT chưa hoàn thiện;
chất lượng đội ngũ thực thi còn hạn chế; các biện pháp phòng ngừa thiếu đa dạng;
nhận thức của xã hội về phòng ngừa THTP về môi trường chưa phổ biến Thực tế
đó đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa trong tương lai.
Tỉnh Hà Tĩnh được xem là một hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam về những vấn
đề môi trường tiêu cực đang phải đối mặt như: quy mô rừng tự nhiên giảm 1/3 sau
10 năm; nền nhiệt độ gia tăng 2 độ C sau 8 năm; hoạt động săn bắt động vật hoang
dã và khai thác thực vật hoang dã, khai thác tài nguyên tiếp tục diễn biến phức tạp
làm suy thoái tài nguyên, một số chủng loại đã cạn kiệt; tình trạng xâm nhập mặn
tính đến năm 2019 làm 17.000 ha đất nông nghiệp mất khả năng canh tác; Nồng độ
carbon dioxide trong khí quyển ở mức cảnh báo từ 180 - 300ppm; đa dạng sinh thái
bị đe dọa, ước tính 82% sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất; ô nhiễm môi
trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước ngày một diễn biến phức tạp, trong 03
năm 2017, 2018 và 2019 trung bình mỗi ngày có 7 tấn rác thải rắn từ đại dương dạt
vào bờ; thiên tai đang có diễn biến nặng và xuất hiện đa thiên tai; tần suất và quy
luật lũ lụt cũng thay đổi. So với giai đoạn từ năm 2000 - 2010, giai đoạn từ năm
2010 - 2020 có số lượng đợt lũ tăng gấp đôi từ 02 đợt/năm lên 04 đợt/năm Hậu
quả này có mối liên hệ mật thiết với THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh khi trong
10 năm từ năm 2010 - 2019 tổng số vụ án về tội phạm môi trường từ 7 vụ năm 2010
đến 37 vụ năm 2019, tăng 81% trong 10 năm, tổng số bị cáo phạm tội về môi trường
có xu hướng tăng cao từ 11 người năm 2010 lên 66 người năm 2019, với tốc độ tăng
sau 10 năm là 83%. Điều này cũng cho thấy công tác phòng ngừa THTP về môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa đạt được hiệu quả, nhiều vấn đề vướng mắc,
khó khăn đặt ra đòi hỏi phải có sự xem xét, đánh giá để khắc phục. Việc nghiên cứu
phòng ngừa THTP về môi trường trên một địa bàn cụ thể có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát hiện và phân tích sâu sắc hơn các vấn đề thực tiễn. Từ đó đáp ứng
3
được yêu cầu về xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP về môi
trường.
Từ những yêu cầu bức thiết đó của thực tiễn, NCS chọn đề tài tiến sĩ “Phòng
ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận án hướng đến mục đích làm rõ lý luận và thực trạng phòng ngừa
THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đưa ra dự báo và các giải pháp
tăng cường phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quan đến
phòng ngừa THTP về môi trường từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
trong luận án.
+ Phân tích những vấn đề lý luận về phòng ngừa THTP về môi trường, bao
gồm các vấn đề về tội phạm về môi trường và phòng ngừa tội phạm về môi trường
trên tất cả các phương diện lý luận, như: khái niệm, nguyên tắc phòng ngừa, đặc
điểm, nội dung, ý nghĩa, chủ thể phòng ngừa, nội dung phòng ngừa; Các yếu tố ảnh
hưởng tới phòng ngừa và phương pháp thực hiện phòng ngừa tội phạm về môi
trường được nghiên cứu và luận giải dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 - 2020, bao gồm thực trạng mức độ, động thái, diễn biến,
cơ cấu, tính chất và hậu quả thiệt hại về môi trường trên địa bàn; nguyên nhân và
điều kiện của THTP về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh; thực trạng nhận thức; khảo sát và
đánh giá thực trạng biện pháp phòng ngừa. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót
và phân tích những nguyên nhân của các hạn chế, thiếu sót đó.
+ Dự báo THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các yếu tố tác
động đến hoạt động phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đề
xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh trong thời gian tới.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực trạng quy định của
pháp luật và thực trạng phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Tội phạm học và
Phòng ngừa tội phạm.
- Về nội dung: Nghiên cứu THTP về môi trường và phòng ngừa THTP về môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Về chủ thể: Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; các cơ quan tư pháp; các
cơ quan, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan và quần chúng nhân dân.
- Về địa bàn nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 - 2020.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, về tội phạm và hình phạt; các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về công tác phòng, chống tội phạm nói chung, về phòng, chống tội phạm môi
trường nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ thống
hoá lý thuyết; Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp mô tả; Phương pháp lịch sử;
Phương pháp so sánh luật học. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
Phương pháp quan sát khoa học; Phân tích, tổng hợp số liệu; Phương pháp chuyên
gia. Các phương pháp được sử dụng cụ thể tại các Chương của luận án như sau:
- Chương 1 với mục đích hệ thống hoá các công trình đã nghiên cứu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của luận án theo thời gian, từ đó rút ra đánh giá các kết quả
và dự báo xu hướng nghiên cứu, NCS sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp lịch sử và Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Cụ thể:
5
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm thống kê các công trình nghiên cứu
về vấn đề tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; tội phạm về môi trường và phòng
ngừa THTP về môi trường trong lịch sử ở phạm vi trong và ngoài nước, qua đó cho
thấy được tiến trình lịch sử nghiên cứu của vấn đề.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng sau khi có kết
quả thống kê từ phương pháp lịch sử. NCS sẽ phân tích các tài liệu nhằm chia nhóm
các vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu sâu sắc hơn về phương pháp, nội dung và kết quả
nghiên cứu, qua đó cho thấy được xu hướng nghiên cứu nào trội hơn về mặt số
lượng và chất lượng. Trên cơ sở những kết quả có được từ phân tích chuyên sâu,
NCS tổng hợp lại các xu hướng nghiên cứu đã phân tích để thấy được bức tranh
tổng quan về tình hình nghiên cứu của vấn đề.
- Chương 2 nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm về môi
trường, NCS sử dụng chủ yếu các phương pháp: Phương pháp lịch sử; Phương pháp
phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp mô
tả; Phương pháp so sánh luật học. Cụ thể:
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phản ánh các giá trị lý luận đã
được làm rõ trong lịch sử về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này cho thấy hành
trình của khái niệm và các vấn đề lý luận khác về phòng ngừa THTP về môi trường.
+ Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết được sử dụng sau khi có
được kết quả từ phương pháp lịch sử. NCS sẽ phân loại vấn đề lý luận về phòng
ngừa tội phạm về môi trường thành các nhóm khác nhau dựa trên tiêu chí góc độ
tiếp cận; phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu. Qua đó NCS thực hiện thao
tác hệ thống các nhóm lý thuyết này để chỉ ra các tiếp cận phổ biến nhất trong lịch
sử về vấn đề phòng ngừa THTP về môi trường.
+ Phương pháp mô tả và mô hình hoá được sử dụng trong xây dựng nội dung
phân tích các yếu tố cấu thành của THTP về môi trường. Trong đó mô tả nhằm làm
rõ các nội dung, đặc điểm của từng thành tố; mô hình hoá được sử dụng để làm rõ
mối quan hệ, sự tương quan giữa các thành tố đó.
+ Phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhằm đối chiếu các quan điểm
khoa học và các ghi nhận pháp lý của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới
nhằm tìm ra được các quan điểm đồng quy và khác biệt trong nhận diện vấn đề
phòng ngừa THTP về môi trường.
6
- Chương 3 với mục đích phản ánh, phân tích thực trạng phòng ngừa tội phạm
về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát khoa học; Phân tích, tổng hợp số liệu;
Phương pháp điều tra xã hội học và Phương pháp chuyên gia. Cụ thể:
+ Phương pháp quan sát khoa học được sử dụng nhằm quan sát thực tiễn THTP về
môi trường, tình hình tổ chức lực lượng phòng ngừa và các hoạt động phòng ngừa THTP
về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đây là phương pháp tự thu thập thông tin nhằm
làm cơ sở đối chiếu với kết quả thu thập được trên cơ sở của hai phương pháp: phương
pháp điều tra xã hội học và phân tích, tổng hợp số liệu dưới đây.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu được sử dụng nhằm phân tích các
số liệu có được từ các báo cáo tình hình và kết quả phòng ngừa THTP về môi
trường của Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh; phần báo cáo tình hình và
thực trạng phòng ngừa THTP về môi trường trong các báo cáo hàng năm của Công
an các huyện; số liệu tổng kết hoạt động công tố của VKSND và thống kê các bản
án trong 10 năm trở lại đây của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và các toà án cấp
huyện về thụ lý và kết quả giải quyết các vụ án về môi trường. Từ đó NCS thực
hiện thao tác tổng hợp để khái quát tình hình diễn biến tội phạm, cũng như tình hình
phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
+ Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng bằng cách phát phiếu bảng
hỏi và phỏng vấn sâu nhằm thu thập ý kiến của người dân về đánh giá THTP về môi
trường và kết quả phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Kết
quả của phương pháp này sẽ mang tính đối chiếu với kết quả của phương pháp quan
sát khoa học và phân tích, tổng hợp báo cáo thực tiễn nhằm đưa ra được sự phản
ánh thực trạng khách quan nhất cho nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện
bằng điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với hai nhóm đối tượng gồm: người
dân và cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, NCS đã sử dụng 1.000 bảng hỏi dành
cho người dân theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên để khảo sát về hai nhóm vấn
đề gồm: Nhận thức về phòng ngừa THTP về môi trường và đánh giá công tác phòng
ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đối với cơ quan quản lý nhà
nước, NCS sử dụng 2.000 bảng hỏi được phân bổ phạm vi chọn mẫu như sau: 500
bảng hỏi cho cấp tỉnh, 1.000 bảng hỏi cho huyện và 500 bảng hỏi cho cấp xã. Việc
7
chọn mẫu cũng được tiến hành ngẫu nhiên nhằm xác định nhận thức của cán bộ,
công chức các cấp về phòng ngừa THTP về môi trường. Phương pháp phỏng vấn
sâu được sử dụng ngẫu nhiên khi thẩm định lại một số bảng hỏi mà NCS thấy cần
thiết để xác minh tính nhất quán của nội dung trả lời.
+ Phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng bằng cách tham gia các hội
nghị, hội thảo, tham vấn ý kiến các chuyên gia lý luận và thực tiễn về vấn đề môi
trường, tội phạm về môi trường và phòng ngừa THTP về môi trường để bổ sung
thêm các lý giải về tình hình thực tiễn và nguyên nhân của nó.
- Chương 4 với mục đích dự báo THTP về môi trường thời gian tới và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS sử dụng chủ yếu hai phương pháp: tham vấn chuyên gia và
phân tích. Trong đó, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng nhằm làm
phong phú thêm nhận định về THTP về môi trường dưới nhiều góc độ ý kiến khác
nhau, đồng thời tìm kiếm các gợi mở giải pháp qua ý kiến các chuyên gia. Phương
pháp phân tích được sử dụng để chỉ ra và làm rõ các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
hiệu quả phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên, luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu
một cách có hệ thống và tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về phòng ngừa
phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Luận án đã nâng tầm và xác định cụ thể, chính xác hơn nội hàm khái niệm
môi trường làm cơ sở để xác định các vấn đề lý luận liên quan đến tội phạm về môi
trường và phòng ngừa tội phạm về môi trường trên tất cả các phương diện lý luận,
và dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm. Thông qua việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, các thông
số và nguyên nhân, điều kiện của THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; khái
niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, cơ sở pháp lý, quan hệ phối hợp và
hợp tác quốc tế trong phòng ngừa THTP về môi trường nói chung trên địa bàn cả nước
và các đặc điểm riêng có trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận án góp phần hoàn thiện lý luận
về phòng ngừa phòng ngừa THTP về môi trường nói chung và tại một địa bàn cấp tỉnh
nói riêng.
8
- Thông qua việc thu tập, tập hợp, phân tích, đánh giá một cách toàn diện và
chuyên sâu thực trạng phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng mức độ, động thái, diễn biến, cơ cấu,
tính chất và hậu quả thiệt hại về môi trường trên địa bàn; nguyên nhân và điều kiện
của THTP về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh; thực trạng nhận thức; khảo sát và đánh
giá thực trạng biện pháp phòng ngừa.
- Trên cơ sở kết quả của khảo sát thực trạng, luận án cũng đã làm rõ những ưu
điểm, hạn chế, thiếu sót cũng như nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong
phòng ngừa tình hình loại tội phạm này trên địa bàn nói trên.
- Luận án đã dự báo các yếu tố tác động ảnh hưởng, xu hướng hoạt động của
loại tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời đánh giá các hạn
chế trong công tác phòng ngừa tội phạm về môi trường tại địa phương; từ đó đề
xuất xây dựng hệ thống giải pháp tăng cường phòng ngừa THTP về môi trường trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những lập luận, nhận xét, kết luận và kết quả nghiên cứu khác của luận án góp
phần bổ sung những lý luận cần thiết về phòng ngừa tội phạm về môi trường nói
chung, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận của chuyên ngành tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là một số giải pháp trọng tâm mà
NCS đưa ra, trong đó có các giải pháp mang tính đặc thù chuyên ngành có thể làm
cơ sở để các cấp có thẩm quyền, nhất là các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào
phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói
chung tham khảo. Thiết thực góp phần hoạch định những chương trình, kế hoạch,
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa THTP về môi trường trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới.
Luận án có thể được xem là tài liệu phục vụ cho các cán bộ trong các cơ
quan nhà nước nói chung, nhất là các cán bộ thuộc các cơ quan có thẩm quyền
tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm nghiên cứu phục vụ nâng cao hiệu
9
quả công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, luận án là tài liệu tham khảo phục vụ
biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và nghiên cứu, giảng dạy trong các học viện,
nhà trường có liên quan ở nước ta.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
án có 04 chương, cụ thể là:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2. Những vấn đề lý luận phòng ngừa THTP về môi trường;
Chương 3. Thực trạng phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh;
Chương 4. Dự báo và các giải pháp tăng cường phòng ngừa THTP về môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm về môi
trường
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phòng ngừa THTP về môi trường là một
nội dung được nhiều học giả với đa dạng các công trình nghiên cứu ở phạm vi nước
ngoài đề cập tới. Đặc biệt, trong xu hướng những vấn đề BVMT đang được đặt ra bức
thiết như hiện nay, số lượng các nghiên cứu gia tăng nhanh về số lượng. Những vấn đề
lý luận về phòng ngừa THTP về môi trường là vấn đề nghiên cứu có tính lịch sử. Nghĩa
là tuỳ vào từng thời điểm lịch sử và chế độ pháp lý mà các quan điểm, góc độ tiếp cận
và phân tích những vấn đề lý luận về phòng ngừa về THTP về môi trường khác nhau.
Tuy nhiên, trong giới hạn của luận án, có thể phân tích tình hình nghiên cứu của vấn đề
này thống nhất dưới những nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu về khái niệm của phòng ngừa THTP về môi trường. Khái niệm
phòng ngừa THTP về môi trường đã có rất nhiều công trình ở phạm vi nước ngoài
nghiên cứu. Hướng tiếp cận để xây dựng khái niệm của các nghiên cứu này đều có
điểm đồng quy bản chất của hoạt động phòng ngừa THTP này. Cụ thể, các nghiên
cứu đều đề cập đến khái niệm phòng ngừa THTP về môi trường có bản chất là hoạt
động tác động có chủ đích của chủ thể phòng ngừa vào khách thể phòng ngừa để đạt
được các mục tiêu phòng ngừa THTP về môi trường (thường là thấp hơn THTP ở
hiện tại) trong tương lai. Khái niệm này thể hiện rõ bản chất của phòng ngừa chính
là sử dụng hành vi hiện tại để hướng tới tương lai. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này
có thể kể tới: nhóm tác giả Lynch, M. J., Long, M. A., Barrett, K. L., & Stretesky,
P. B. Is it a crime to produce ecological disorganization? Why green criminology
and political economy matter in the analysis of global ecological harms. British
Journal of Criminology, 53 (6), 997 – 1016 năm 2013 [88] và nhóm các tác giả Li,
F., Liu, Y., Lü, J., Liang, L., & Harmer, với nghiên cứu Pambient air pollution in
China poses a multifaceted health threat to outdoor physical activity. Journal of
Epidemiology & Community Health, 69, 201 – 204 năm (2015) [86].
Ở khía cạnh khác khi nghiên cứu về phòng ngừa THTP về môi trường xuất
phát từ vai trò của hoạt động này. Cụ thể, phòng ngừa THTP về môi trường là việc
11
tìm kiếm và sử dụng các giải pháp ngăn chặn ý định thực hiện các hành vi trái pháp
luật về môi trường để bảo vệ và duy trì chất lượng môi trường tự nhiên. Cách khái
niệm này thể hiện rõ mục tiêu hướng tới chính yếu của công tác phòng ngừa là việc
ngăn chặn ý định thực hiện hành vi. Điều này đặc biệt ở chỗ, việc phòng ngừa chủ
yếu có ý nghĩa tác động về mặt nhận thức đến các đối tượng để ràng buộc họ không
có tư tưởng xâm phạm môi trường. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này có thể kể tới tác
giả Higgins, P., Short, D., & South, N với nghiên cứu Protecting the planet: A
proposal for a law of ecocide. Crime, Law and Social Change, 59, 251–266 năm
2013 [83] và hai tác giả Gray, W., & Shadbegian, R. J. Multimedia pollution
regulation and environmental performance: EPA’s cluster rule. Resources for the
future. Downloaded on September 30, 2016 [81]
Ngoài ra còn một số cách tiếp cận khái niệm phòng ngừa THTP về môi trường
khác, song ít tính nổi bật hơn như xem phòng ngừa THTP về môi trường là một
biện pháp đảm bảo trật tự xã hội và BVMT; là một khía cạnh của phòng ngừa tội
phạm nói chung, trong đó mục tiêu là làm giảm tội phạm trong tương lai
- Nghiên cứu về đặc điểm và ý nghĩa của THTP về môi trường. Các nghiên
cứu như:...hiên cứu phòng ngừa tội phạm ở một địa phương cụ thể có tác giả Trần
Quốc Tỏ với luận án tiến sĩ Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thông qua năm 2013 tại Học viện Cảnh sát
Nhân dân [42]. Đây là luận án gần gũi trực tiếp nhất với đề tài nghiên cứu của NCS,
tuy nhiên thời gian hoàn thành của luận án trước thời điểm luật hình sự hiện hành
có hiệu lực, do đó những vấn đề liên quan đến thực tiễn đề cập trong luận án đã ít
nhiều thay đổi theo hướng hoàn thiện hoặc được khắc phục.
Nghiên cứu đã chỉ ra được THTP và hiệu quả tổ chức phòng ngừa tội phạm về
môi trường, các hành vi vi phạm phạm pháp luật về BVMT tại thành phố Đà Nẵng.
Trong đó cho thấy vấn đề xâm phạm môi trường biển do hoạt động khai thác nguồn
lợi từ biển trái phép, do hoạt động xả thải của các nhà máy, khu chế xuất chưa qua
xử lý trực tiếp ra biển là những vấn đề trọng tâm của Đà Nẵng. Đồng thời, trong
phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án, sự thống kê cho thấy xu hướng tội phạm
về môi trường trên địa bàn Đà Năng tăng cao. Do đó, công tác phòng ngừa chủ yếu
sử dụng phương pháp kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động khai thác nguồn lợi từ
biển và hoạt động xử lý nước thải của các nhà máy, khu chế xuất, kết hợp cùng
phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các đối tượng kể trên.
1.2.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về môi
trường
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng THTP và hiệu quả hoạt
động phòng ngừa tội phạm về môi trường, các nghiên cứu cũng đã xây dựng và đề
xuất các phải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tội phạm về môi trường gắn với
các địa bàn và các thời kỳ khác nhau. Cơ bản có thể kể tới ba công trình nghiên cứu
tiêu biểu sau: Báo cáo Đề tài khoa học KX.07-06 Những vi phạm pháp luật về môi
trường và giải pháp phòng chống của Bộ Công An năm 2014 [3]; tác giả Nguyễn Duy
Hùng với đề tài khoa học cấp Nhà nước Những vi phạm pháp luật về môi trường - Giải
24
pháp phòng, chống xuất bản năm 2006 [17] và nhóm tác giả Nguyễn Xuân Lý và Trần
Minh Hưởng với nghiên cứu Cẩm nang phòng, chống tội phạm về môi trường, tập 2,
do nhà xuất bản CAND ấn hành năm 2013 [22].
Ba nghiên cứu kể trên đã đề xuất các giải pháp theo nhiều nhóm vấn đề khác
nhau bao gồm: nhóm giải pháp về tổ chức, hoạt động và phối hợp giữa các chủ thể
thực hiện; nhóm giải pháp liên quan đến nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát phòng,
chống tội phạm về môi trường; nhóm giải pháp liên quan đến quản lý hành chính
nhà nước về môi trường và nhóm giải pháp liên quan đến công tác tuyên truyền, vận
động ở cấp cơ sở.
1.3. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu đã được làm rõ, có kết luận thống nhất
Qua xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên
cứu của luận án, NCS tổng kết được các vấn đề đã được các công trình đề cập, phân
tích làm rõ và có kết luận thống nhất bao gồm:
Thứ nhất, vấn đề lý luận về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm đã được các
công trình trong và ngoài nước xem xét, phản ánh, phân tích dưới nhiều góc độ tiếp
cận khác nhau. Qua đó đã đi đến thống nhất về nội hàm khái niệm, đặc điểm và vai
trò ý nghĩa của tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Sản phẩm của sự thống nhất
này là hệ thống giáo trình hiện hành ở Việt Nam hiện nay. NCS xác định những giá
trị học thuật này đóng vai trò là nền tảng và là cơ sở lý thuyết cho luận án.
Thứ hai, vấn đề THTP và tình hình phòng ngừa tội phạm đã được nhiều công
trình tiếp cận nghiên cứu và làm rõ theo từng lĩnh vực và từng địa bàn nghiên cứu
nhất định. Có thể nói, những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về THTP và thực
tiễn phòng ngừa tội phạm được nhiều học giả quan tâm. Không những vậy, nội
dung nghiên cứu được trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phản ánh sự phức tạp
của THTP trong nền kinh tế thị trường. Các lĩnh vực về tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm đã được tiếp cận và làm rõ gồm: tội phạm về an ninh, trật tự; tội
phạm về giao thông đường bộ; tội phạm khai thác và bảo vệ rừng; tội phạm ma tuý;
tội phạm chưa thành niên và tiếp cận dưới góc độ vai trò, chức năng của các lực
lượng cảnh sát. NCS xác định, đây là những nội dung có giá trị tham khảo quan
trọng trong việc xem xét, đánh giá thực tiễn THTP về môi trường của luận án.
Thứ ba, dựa trên các kết quả tiếp cận thực tiễn THTP và phòng ngừa tội phạm
của những nội dung kể trên, các nghiên cứu cũng đã đề xuất được nhiều giải pháp
25
khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực
nghiên cứu. Qua đó có thể thấy, rất nhiều giải pháp đã thống nhất làm rõ như: hoàn
thiện hệ thống thể chế tương ứng với lĩnh vực phòng ngừa tội phạm; nâng cao năng lực
thực hiện phòng ngừa tội phạm của các cơ quan chức năng và các cá nhân trực tiếp
thực hiện; tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan; đổi mới phương pháp phòng
ngừa tương ứng với nội dung thực hiện và xây dựng được thế an ninh nhân dân, vận
động xã hội tham gia tích cực vào công tác phòng ngừa tội phạm. NCS cũng xác định
đây là những giải pháp mang tính tham khảo rất lớn đối với đề tài luận án.
Thứ tư, một số vấn đề trực tiếp liên quan đến đề tài phòng ngừa tội phạm về
môi trường đã được một số công trình đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Những
vấn đề đã được làm rõ gồm: một số vấn đề lý luận về tội phạm về môi trường và
phòng ngừa tội phạm về môi trường như chủ thể, cách thức, vai trò ý nghĩa; phản
ánh được thực trạng THTP và tổ chức triển khai phòng ngừa tội phạm về môi
trường ở một số địa phương như Đồng Bằng Sông Hồng, thành phố Đà Nẵng, Đồng
Nai Thực trạng này phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa THTP và phòng ngừa tội
phạm về môi trường với đặc trưng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương;
một số các giải pháp về phòng ngừa và đấu tranh tội phạm về môi trường gắn với
địa bàn nghiên cứu cũng đã được đề cập, trong đó chủ yếu đến từ các giải pháp tổ
chức thực hiện và nâng cao trình độ, chuyên môn của người thực thi. Những kết quả
nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài luận án này được NCS xác định là các giá
trị tham khảo quan trọng và đóng vai trò cung cấp bài học kinh nghiệm cho nghiên
cứu thực tiễn tình hình phòng ngừa tội phạm về môi trường cũng như đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Những vấn đề đã được tiếp cận nhưng chưa có sự thống nhất, cần
được tiếp tục kế thừa nghiên cứu
Mặc dù các công trình nghiên cứu trong lịch sử đã có những thống nhất kể
trên, song còn nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến phòng ngừa tội phạm về môi
trường đã được đề cập tới nhưng chưa có sự thống nhất. Cụ thể:
Thứ nhất, một số vấn đề lý luận về môi trường và tội phạm về môi trường còn
chưa được thống nhất về nội hàm:
- Khái niệm môi trường có nhiều cách tiếp cận rộng và hẹp khác nhau. Qua đó
có hai cách thức cơ bản gồm: môi trường nói chung (cả môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội) và môi trường xét từng khía cạnh (môi trường tự nhiên; môi trường
26
xã hội; môi trường giáo dục; môi trường sinh vật). Trong mỗi cách tiếp cận khác
nhau cũng không có sự đồng nhất về nội hàm. Chính vì thế, khái niệm môi trường
trong các nghiên cứu cũng không có sự đồng nhất. Thậm chí trong khái niệm môi
trường tự nhiên, các thành tố của nó cũng được làm rõ và đầy đủ. Điều này dẫn tới
khái niệm tội phạm về môi trường và phòng ngừa tội phạm về môi trường cũng
chưa được thống nhất về mặt nội hàm.
- Chính sự thiếu thống nhất trong nội hàm khái niệm môi trường (tự nhiên),
dẫn tới việc xác định nội dung phạm tội về môi trường; thẩm quyền của các chủ thể
và các biện pháp phòng ngừa cũng chưa được thống nhất.
Thứ hai, một số vấn đề thực tiễn về tội phạm về môi trường và phòng ngừa tội
phạm về môi trường tuy đã được đề cập ở nhiều nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau, tuy nhiên chủ yếu cách thức tiếp cận không trực tiếp dưới góc độ tội phạm
học và phòng ngừa tội phạm, do đó có nhiều vấn đề còn chưa được nghiên cứu chi
tiết, bao gồm:
- THTP về môi trường tại một địa phương nhất định trong mối liên hệ với tình
hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương đó chưa được các công trình đề cập,
qua đó cho thấy được mối quan hệ có tính quy luật theo tỷ lệ thuận giữa tốc độ phát
triển kinh tế và THTP về môi trường.
- Tình hình phòng ngừa tội phạm về môi trường ở các nghiên cứu tuy có đặt ra
và phân tích ứng với những địa bàn khác nhau, tuy nhiên chưa làm rõ được vấn đề
nội dung và phương pháp phòng ngừa dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm. Đồng thời, các vấn đề về tình hình phòng ngừa tội phạm về môi trường được
thể hiện trong các nghiên cứu do không tiếp cận cùng chuyên ngành với luận án, do
đó còn thiếu sự liên kết giữa vấn đề THTP về môi trường và tình hình phòng ngừa
tội phạm về môi trường.
Thứ ba, các dự báo THTP về môi trường trong các nghiên cứu được thực hiện
trong khoảng thời gian nhất định trước đó do vậy tính thời sự và vấn đề cập nhật đã
không được đảm bảo. Từ đó nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội
phạm về môi trường đã được giải quyết trong thực tiễn, đồng thời nhiều vấn đề mới
đặt ra cần có giải pháp giải quyết những chưa được nghiên cứu, đề xuất.
1.3.3. Những vấn đề chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó, trở
thành vấn đề nghiên cứu chính của luận án
Từ những kết quả nhận định kể trên, NCS rút ra được “khoảng trống” nghiên
cứu mà luận án cần thực hiện. Cụ thể:
27
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về THTP về môi trường và phòng ngừa
THTP về môi trường mà các nghiên cứu trước đó đã đề cập nhưng chưa đầy đủ
hoặc chưa thống nhất và những vấn đề chưa được đề cập tới như phòng ngừa THTP
về môi trường.
Thứ hai, phản ánh THTP và phòng ngừa tội phạm về môi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh trở thành trọng tâm của luận án vì địa bàn nghiên cứu chưa được lựa
chọn bởi một nghiên cứu nào trong lịch sử. Đồng thời xuất phát từ tính cấp thiết về
THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận án cần phải tiến hành mô tả,
phân tích và so sánh mối tương quan giữa tình hình phòng ngừa và THTP về môi
trường qua các năm trên địa bàn, từ đó đi đến các kết luận đánh giá về tính hiệu quả
của công tác phòng ngừa.
Thứ ba, trên cơ sở dự báo chuyển biến THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh thời gian tới và các hạn chế trong công tác phòng ngừa tội phạm về môi
trường hiện nay, luận án nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các giải pháp phải
đảm bảo hợp pháp, hợp lý song đảm bảo được tính đặc thù, sáng tạo phù hợp với
thực tiễn khách quan của tỉnh Hà Tĩnh.
Tiểu kết Chƣơng 1
Qua xem xét, đánh giá tình hình nghiên cứu của đề tài luận án có thể thấy, vấn
đề phòng ngừa THTP về môi trường đã được một số công trình nghiên cứu đánh giá
ở cả trong phạm vi trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu
nghiên cứu phòng ngừa tội phạm về môi trường và các vấn đề liên quan, ít nghiên
cứu vấn đề phòng ngừa THTP về môi trường. Đặc biệt nghiên cứu về thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh cho đến nay chưa được nghiên cứu. Từ những nhận định có được đó, NCS đã
xác định được đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
phương pháp luận nghiên cứu và các điểm mới của đề tài luận án.
Những vấn đề nghiên cứu chính của luận án được xác định bao gồm:
Thứ nhất, cần nâng tầm và xác định cụ thể, chính xác hơn nội hàm khái niệm
môi trường là cơ sở để xác định các vấn đề lý luận liên quan đến tội phạm về môi
trường và phòng ngừa tội phạm về môi trường trên tất cả các phương diện lý luận,
như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, chủ thể và phương pháp thực hiện cần
28
được làm rõ dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm.
Thứ hai, phản ánh THTP và phòng ngừa tội phạm về môi trường trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh trở thành trọng tâm của luận án vì địa bàn nghiên cứu chưa được lựa
chọn bởi một nghiên cứu nào trong lịch sử. Luận án cần phải tiến hành mô tả, phân
tích và so sánh mối tương quan giữa tình hình phòng ngừa và THTP về môi trường
qua các năm trên địa bàn, từ đó đi đến các kết luận đánh giá về tính hiệu quả của
công tác phòng ngừa.
Thứ ba, cần dự báo và đánh giá các hạn chế trong công tác phòng ngừa tội
phạm về môi trường tại địa phương, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp mang
tính toàn diện, đảm bảo hợp pháp, hợp lý song đảm bảo được tính đặc thù, sáng tạo
phù hợp với thực tiễn khách quan của tỉnh Hà Tĩnh.
29
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
VỀ MÔI TRƢỜNG
2.1. Khái niệm và đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
2.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
- Khái niệm tình hình tội phạm và tình hình tội phạm về môi trường:
Tội phạm là một khái niệm pháp lý được đề cập và định nghĩa cụ thể trong Bộ
luật Hình sự của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một khái niệm cơ bản
được đề cập đến trong tất cả các Bộ luật Hình sự đã được ban hành của nước ta.
Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015: "Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền
con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử
lý hình sự”.
Theo Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam năm 2014, "Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên”. Tuy nhiên, trên thực tế có hai cách quan điểm về môi trường. Ở
cách thứ nhất, Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao
quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của
con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Đây là cách hiểu chung, có tính bao quát cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường
nhân tạo. Do đó, khi xem xét dưới gốc độ tội phạm về môi trường, những hành vi
tác động vào môi trường nhân tạo như: làm ô nhiễm môi trường âm thanh; ô nhiễm
môi trường ánh sáng; ô nhiễm môi trường thẩm mỹ (môi trường nhìn) cũng có
thể được xác định là hành vi tội phạm về môi trường. Tuy nhiên, với cách hiểu thứ
hai – cũng là cách hiểu được sử dụng thống nhất trong luận án, Môi trường các vật
chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện tự nhiên nào đó mà
30
chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong
chúng. Như vậy, với cách hiểu này, môi trường được hiểu hẹp hơn với nghĩa là môi
trường tự nhiên, không bao gồm môi trường nhân tạo. Theo đó, tội phạm về môi
trường là tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc BVMT tự
nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư.
Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm
các quy định của Nhà nước về BVMT, qua đó gây thiệt hại cho môi trường. Tội
phạm về môi trường bao gồm 04 nhóm hành vi. Cụ thể:
Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật.
Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường.
Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối
tượng môi trường.
THTP là một khái niệm của Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Theo đó,
cụm từ này được cấu thành bởi từ “tình hình” và “tội phạm”. Tình hình được định
nghĩa theo “Đại từ điển tiếng Việt” thì “tình hình” được hiểu là “Trạng thái, xu thế
phát triển của sự vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi ở trong
đó”. Kết hợp hai định nghĩa này sẽ có cách hiểu về mặt chiết tự của THTP là trạng
thái và xu thế vận động của hiện tượng tội phạm. Cho đến nay trong khoa học hình
sự và tội phạm học tại Việt Nam, vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về khái
niệm THTP.
Xuất phát từ những góc độ và mục đích tiếp cận khác nhau sẽ có nhiều cách
quan niệm khác nhau về vấn đề này. Cơ bản có hai nhóm quan điểm về THTP:
Nhóm thứ nhất cho rằng THTP là tổng hợp của các loại tội phạm nói chung hoặc
của một loại/nhóm tội phạm nói riêng. Với quan điểm này, về bản chất tội phạm và
THTP có sự tương đồng, thậm chí là một, chỉ khác biệt ở tính chung và riêng. Theo
đó, một tội phạm cụ thể là cái riêng. Nhiều tội phạm cụ thể (cái riêng) đó sẽ hợp
thành THTP (cái chung). Cách nhận diện này làm cho THTP trở nên là một khái
niệm dễ xét đoán, vì bản chất THTP là sự tổng hợp một cách cơ học của tội phạm;
Nhóm thứ hai cho rằng THTP là biểu hiện (trạng thái) của tổng hợp các tội phạm
nói chung hoặc của một loại/nhóm tội phạm nói riêng. Theo đó, bản chất của THTP
phức tạp hợp. Nó không chỉ là tổng hợp một cách cơ hữu các loại tội phạm mà còn
31
biểu hiện mối quan hệ giữa các vấn đề thuộc về tội phạm học. Nói cách khác, quan
điểm này cho rằng THTP là biểu hiện của tình trạng tội phạm ở một không gian và
thời gian nhất định. Cho đến nay, mỗi nhóm quan điểm trên đều đã xác lập được
những vị trí, vai trò khác nhau trong nghiên cứu tội phạm học nói chung và THTP
nói riêng.
Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, NCS xây dựng khái niệm THTP như sau:
THTP là bức tranh tổng thể, phản ánh lịch sử, thực trạng và xu hướng biến đổi
của tội phạm nói chung hay tội phạm trong những nhóm/loại khác nói riêng
trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
Như vậy tội phạm về môi trường là các hành vi xâm hại đến môi trường được
Bộ luật Hình sự ghi nhận. Tội phạm về môi trường là một cấu thành của tội phạm
nói chung, do đó từ khái niệm THTP nói chung ở trên có thể thấy, THTP về môi
trường chính là biểu hiện, trạng thái và xu hướng về tội phạm trong lĩnh vực môi
trường. Do đó, có thể định nghĩa: THTP về môi trường là bức tranh tổng thể,
phản ánh lịch sử, thực trạng và xu hướng biến đổi của tội phạm về lĩnh vực môi
trường trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
- Khái niệm phòng ngừa THTP và phòng ngừa THTP về môi trường:
Phòng ngừa THTP là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp,
phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc phục
mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển. Việc phòng
ngừa THTP là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã
hội và Nhà nước - xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm hoặc làm vô hiệu hoá (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và
dần dần loại bỏ THTP. Trên cơ sở của định nghĩa của THTP đã được xây dựng ở
trên và theo nghĩa tiếp cận đó, phòng ngừa THTP có những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, phòng ngừa THTP dựa trên cơ sở thực tiễn THTP và dự báo xu
hướng THTP trong tương lai. Thực tiễn THTP phản ánh lịch sử vận động của THTP
trong một khoảng thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Từ đó cung cấp cho các chủ thể
phòng ngừa những cơ sở vững chắc cho các nguyên nhân và kết quả của THTP đã
từng xảy ra, kết quả của sự phòng ngừa trước đó và những bài học có được. Trong khi
đó dự báo xu hướng THTP cung cấp cho các chủ thể viễn cảnh về khả năng vận động,
bao gồm hướng, quy mô, mức độ, các nguyên nhân dự kiến tác động nhằm xây dựng
32
được các lộ trình, lựa chọn được các phương pháp phòng ngừa THTP hiệu quả nhất
trong tương lai. Thiếu hai cơ sở này, phòng ngừa THTP không thể diễn ra hiệu quả.
Thứ hai, phòng ngừa THTP hướng tới những kết quả trong tương lai. Hoạt
động phòng ngừa THTP được thực hiện ở hiện tại, nhưng kết quả của nó thu được
lại diễn ra trong tương lai vì cơ chế tác động của phòng ngừa THTP là dựa trên
những dự báo THTP để tiến hành can thiệp, phòng không để kịch bản của tương lai
được dự báo đó xảy ra. Chính vì thế, phòng ngừa THTP có được đánh giá tức thời,
đồng thời cũng là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự tồn tại xã
hội trong tương lai.
Thứ ba, đối tượng của phòng ngừa THTP là những yếu tố phát sinh, phát triển
của THTP. Nghĩa là hoạt động phòng ngừa THTP phải tác động đến những sự việc,
hiện tượng quá trình xã hội với tư cách là nguyên nhân, là yếu tố tác động trực tiếp
đến THTP. Nói cách khác, phòng ngừa THTP hướng tới tác động vào nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm. Đây cũng là vấn đề cho thấy tại sao phòng ngừa THTP
phải dựa vào kết quả phân tích và dự báo THTP.
Như vậy, có thể định nghĩa phòng ngừa THTP là: Phòng ngừa THTP là việc các
cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm
khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của THTP nhằm ngăn chặn, hạn chế và
làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Phòng ngừa
THTP là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo có tính xuyên suốt trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trên cơ sở các khái niệm liên quan đã xây dựng, có thể khái niệm Phòng ngừa
THTP về môi trường là: Phòng ngừa THTP về môi trường là việc các cơ quan
của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm tác
động vào các nguyên nhân, điều kiện của THTP về môi trường nhằm làm giảm
khả năng phát sinh tội phạm, qua đó điều chỉnh THTP về môi trường trong
tương lai theo một mục tiêu đã định trước tiến tới loại trừ tội phạm môi trường ra
khỏi đời sống xã hội.
2.1.2. Đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
Phòng ngừa THTP môi trường là một nội dung của phòng ngừa THTP nói
chung, do đó ngoài những đặc điểm của phòng ngừa THTP, phòng ngừa THTP về
môi trường còn có những đặc điểm riêng của nó. Các đặc điểm này xuất phát từ
những vấn đề thuộc về cơ chế phòng ngừa THTP về môi trường. Cụ thể:
33
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể phòng ngừa THTP về môi trường. Khác với
chủ thể phòng ngừa THTP khác, chủ thể trong phòng ngừa THTP về môi trường là
toàn bộ hệ thống chính trị, các thành phần xã hội và người dân. Đặc điểm này của
chủ thể xuất phát từ mục tiêu của công tác phòng ngừa. Khác với mục tiêu của các
công tác phòng ngừa khác chỉ tác động một phần đến đời sống xã hội, mục tiêu của
phòng ngừa THTP về môi trường tác động đến toàn bộ đời sống xã hội của hiện tại
và cả tương lai. Môi trường tự nhiên đóng vai trò là nền tảng tồn tại của nhân loại,
hiện diện ở mọi mặt đời sống, mọi không gian và thời gian của con người. Chính vì
thế, nếu không phòng ngừa THTP về môi trường hiệu quả, THTP về môi trường sẽ
gia tăng, kéo theo đó môi trường tự nhiên sẽ bị huỷ hoại. Hậu quả là toàn xã hội sẽ
bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí dẫn đến nguy cơ diệt vong. Do đó, phòng ngừa
THTP về môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng tổ chức, cá nhân nào, mà là
của toàn thể cá nhân và tổ chức con người. Tuy nhiên, hoạt động phòng ngừa THTP
về môi trường sẽ được phân công cho lực lượng chuyên môn làm chủ đạo. Các lực
lượng này là những cá nhân, cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền quản lý nhà
nước về môi trường. Bao gồm lực lượng bảo vệ pháp luật và lực lượng quản lý hành
chính nhà nước về môi trường. Cụ thể về các chủ thể phòng ngừa này được trình
bày tại mục 2.4 của luận án.
Bên cạnh đặc trưng về chủ thể phòng ngừa, chủ thể của các tội phạm về môi
trường cũng có những đặc thù riêng. Các chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội về
môi trường hầu hết đều vì mục đích kinh tế. Nghĩa là hầu hết động cơ của tội phạm
về môi trường là tính vụ lợi cá nhân. Ví dụ, doanh nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra
môi trường gây ra ô nhiễm nhằm mục đích tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành
hệ thống xử lý chất thải, người dân huỷ hoại rừng và săn bắt động vật hoang dã
nhằm lợi ích kinh tế nhờ việc tiêu thụ lâm sản Chính vì thế, phòng ngừa THTP về
môi trường phải chú trọng vấn đề kiềm chế việc thoả mãn lợi ích bằng các hành vi
phạm tội về môi trường của cá nhân và tổ chức bằng việc sử dụng đa dạng các biện
pháp phòng ngừa đặc thù.
Thứ hai, đặc điểm về cơ sở pháp lý phòng ngừa THTP về môi trường. Cơ sở
pháp lý của phòng ngừa THTP về môi trường có cơ sở cao nhất là Hiến pháp với
tinh thần về xây dựng một môi trường sống tự nhiên chất lượng, trong lành và xây
dựng một môi trường sống xã hội an toàn, có trật tự. Hệ thống cơ sở pháp lý của
phòng ngừa THTP về môi trường không chỉ có hệ thống các cơ sở pháp lý về hình
34
sự mà còn có cả hệ thống văn bản pháp lý hành chính chuyên ngành. Đặc điểm này
xuất phát từ việc, môi trường tự nhiên là đối tượng quản lý nhà nước của nhiều chủ
thể khác nhau. Do cấu thành của môi trường tự nhiên phức tạp, đa dạng do đó luôn
cần đến sự tham gia quản lý của nhiều chủ thể ở những góc độ khác nhau. Hệ thống
thể chế pháp lý về vấn đề này cũng vì thế được xây dựng đa dạng để hướng dẫn
thẩm quyền của từng chủ thể đó. Do vậy, có thể nói cơ sở pháp lý của phòng ngừa
THTP về môi trường có đặc điểm rất lớn về quy mô và phức tạp về nội dung.
Không những thế, vì vấn đề môi trường còn là vấn đề mang tính toàn cầu, ý
nghĩa của công tác phòng ngừa THTP về môi trường mang tầm quốc tế. Do đó,
ngoài hệ thống cơ sở pháp lý trong nước, công tác phòng ngừa THTP về môi trường
còn phải tuân thủ các cơ sở pháp lý toàn cầu là những Công ước quốc tế, Luật pháp
quốc tế, Thoả thuận quốc tế về vấn đề BVMT mà Việt Nam là thành viên hoặc
tham gia ký kết.
Thứ ba, đặc điểm về nội dung phòng ngừa THTP về môi trường. Nội dung
phòng ngừa THTP về môi trường cũng đa dạng hơn các nội dung phòng ngừa
THTP khác. Theo Bộ Luật Hình sự hiện hành, tội phạm về môi trường gồm có 12
tội danh. Điều này cho thấy, số lượng hình thức các hành vi tội phạm về môi trường
là rất lớn. Không những thế, việc định 12 tội danh cũng hết sức phức tạp, nhiều tội
danh khó xác định ranh giới với các tội danh khác. Điều này là một minh chứng cho
thấy, bản chất của hành vi phạm tội về môi trường rất lớn, đa dạng và phức tạp.
Bên cạnh đó, đời sống xã hội con người càng phát triển, nhu cầu về nguồn tài
nguyên càng lớn và các hoạt động xâm hại hay đe doạ xâm hại đến môi trường càng
cao. Chính vì thế, theo một xu hướng tất yếu, THTP về môi trường luôn vận động
theo hướng gia tăng cả về quy mô lẫn tính chất. Điều này cũng đặt ra cho công tác
phòng ngừa THTP về môi trường yêu cầu phải duy trì xu hướng gia tăng tương ứng
các biện pháp phòng ngừa.
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát
triển nhất định, sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào các nguồn lực thiên nhiên, từ đó THTP
về môi trường cũng sẽ có xu hướng giảm đáng kể hơn so với thời kỳ đang phát
triển. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều quốc gia phát triển hiện nay lại chứng minh rằng,
nếu THTP về môi trường đã có một quá trình tịnh tiến tăng thì vấn đề của loại tội
phạm này trong tương lai chỉ là việc tiếp nối xu hướng gia tăng ấy của quá khứ.
Thêm vào đó, như đã trình bày ở trên, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong
35
thực hiện hành vi phạm tội khiến cho hậu quả của hành vi càng lớn hơn, trong khi
đó việc phát hiện hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều tội danh trở
thành tội phạm ẩn nên có thể việc thống kê dễ dàng bị đánh lừa. Đối với một số
quốc gia phát triển khác có xu hướng đẩy tội phạm về môi trường qua các nước
đang phát triển hoặc các nước thuộc thế giới thứ ba. Điều này khiến cho THTP môi
trường ở quốc gia họ giảm xuống, song với bình diện toàn cầu, tình hình này theo
một xu hướng không đổi. Vấn đề môi trường sống không đơn giản nằm ở việc phân
cách cơ học của biên giới mỗi quốc gia. Hậu quả của sự tàn phá môi trường sẽ ảnh
hưởng xấu ở phạm vi toàn cầu với nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế, nội dung
phòng ngừa THTP về môi trường rất lớn, phức tạp và luôn có xu hướng gia tăng
quy mô theo thời gian.
Thứ tư, đặc điểm về phương pháp phòng ngừa THTP về môi trường. Phòng
ngừa THTP đòi hỏi sử dụng đa dạng các biện pháp và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ
của các chủ thể phòng ngừa. Trong đó, không chỉ phải tiến hành phòng ngừa THTP
về môi trường bằng các phương pháp cụ thể trực tiếp tác động đến vấn đề môi
trường mà biện pháp phòng ngừa THTP về môi trường còn sử dụng những biện
pháp chung, bằng các cơ chế tác động gián tiếp đến phòng ngừa THTP về môi
trường. Cả hai nhóm biện pháp phòng ngừa này được kết hợp thực hiện nhằm
phòng ngừa tận gốc rễ của THTP về môi trường.
Bên cạnh đó, vì môi trường được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, ứng
với mỗi yếu tố có một giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá khác nhau với đời sống
con người, do đó hành vi phạm tội liên quan đến môi trường cũng có tính đa dạng,
đi từ những hành vi đơn giản đến phức tạp và tinh vi trên một quy mô phạm tội rộng
lớn. Chính điều đó đã khiến cho công tác phòng ngừa tội phạm về môi trường phải
có những biện pháp phòng ngừa đặc thù, đồng thời đòi hỏi các chủ thể phải thực
hiện công tác phòng ngừa đồng bộ, phối hợp chặt chẽ.
Trong xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay, ứng dụng khoa học, công
nghệ, kỹ thuật vào hoạt động phạm tội trở nên dễ dàng và rộng rãi. THTP về môi
trường cũng ghi nhận những ứng dụng như vậy. Ví dụ, với công nghệ vệ tinh GPS,
các đối tượng phạm tội đã dễ dàng định vị được không gian thích hợp cho hành vi
phạm tội; với công nghệ đo lường lượng tử, các đối tượng có thể thăm dò và ước
lượng được sản lượng của các khoáng vật hay với sự phát triển của công nghệ
truyền thông di động, các đối tượng có thể dễ dàng liên lạc để phối hợp phạm tội
36
quy mô lớn, vô hiệu hoá tính b...ại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng qua đó gia tăng các chế tài đối với các tội danh phạm tội về môi trường
- Sửa đổi các quy định về chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại đối với
các tội phạm về môi trường cho phù hợp với thực tế. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về vấn đề Đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân thương mại trong các hành
vi vi phạm về môi trường.
Thứ hai, các giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật nâng cao ý thức BVMT (Mục 4.3.2)
Thứ ba, các giải pháp về tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về môi
trường (Mục 4.3.3)
Thứ tư, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh ((Mục 4.3.4)
Thứ năm, các giải pháp tăng cường công tác đối ngoại về lĩnh vực BVMT và
phòng ngừa THTP về môi trường (Mục 4.3.5).
Đồng thời trong các đề xuất trên của luận án, NCS cũng lưu ý phòng ngừa
phải mang tính toàn diện, từ gián tiếp nâng cao đời sống vật chất của người dân
bằng thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh, xã hội, qua đó góp phần thay đổi lối
sống, tập quán canh tác và nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào ở các
154
huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa về phòng ngừa THTP về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh; chú trọng các giải pháp mang tính trực tiếp như nâng cao kỹ
năng, nghiệp vụ, hoàn thiện pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến và giáo dục pháp luật về phòng ngừa THTP về môi trường
Các giải pháp cần có sự kết hợp với nhau để tạo nên hiệu quả tổng thể và quan
trọng hơn hết cần phải có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng
của quần chúng nhân dân mới tạo ra được nền tảng vững chắc và duy trì được các kết
quả tích cực từ việc triển khai các giải pháp mang lại.
155
KẾT LUẬN
Phòng ngừa THTP về môi trường là một vấn đề mới trong nghiên cứu khoa
học pháp lý nói chung và chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm nói
riêng. Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn đề tài Phòng ngừa THTP về môi trường
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có thể thấy:
Thứ nhất: vấn đề phòng ngừa tội phạm về môi trường về mặt lý luận đã được
nhiều công trình nghiên cứu ở cả phạm vi trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghiên
cứu về phòng ngừa THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tính đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp. Thực tiễn này đã xác định
cho luận án tính mới là cần nâng tầm và xác định cụ thể, chính xác hơn nội hàm
khái niệm môi trường là cơ sở để xác định các vấn đề lý luận liên quan đến tội
phạm về môi trường và phòng ngừa tội phạm về môi trường tại một địa bàn cụ thể
là tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời phải làm rõ được những tính mới đó trong điều kiện của
công tác phòng ngừa này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. (tính địa tội phạm được đề cao
trong nghiên cứu). Luận án cần phải tiến hành mô tả, phân tích và so sánh mối
tương quan giữa tình hình phòng ngừa và THTP về môi trường qua các năm trên địa
bàn, từ đó đi đến các kết luận đánh giá về tính hiệu quả của công tác phòng ngừa.
Thứ hai: xét dưới góc độ lý luận, phòng ngừa THTP về môi trường là hoạt
động của các chủ thể, sử dụng các công cụ, biện pháp và thẩm quyền được quy định
bởi pháp luật, dựa trên THTP về môi trường trong lịch sử, hiện tại và dự báo xu hướng
trong tương lai, tác động vào các đối tượng phòng ngừa nhằm làm giảm thiểu, tiến đến
loại bỏ THTP về môi trường ra khỏi đời sống xã hội. Do đó luận án cần khẳng định các
nguyên tắc, đặc điểm và ý nghĩa của phòng ngừa THTP về môi trường.
Đồng thời xác định được:
- Cơ sở pháp lý của phòng ngừa THTP về môi trường là tập hợp các quy định
của pháp luật hiện hành về vấn đề liên quan đến công tác BVMT; tội phạm về môi
trường; phòng ngừa tội phạm về môi trường và phòng ngừa THTP về môi trường
(bao gồm các loại văn bản pháp luật đã được nêu cụ thể trong Chương 2 của luận
án).
- Các chủ thể chuyên trách tham gia trực tiếp vào phòng ngừa THTP về môi
trường gồm Bộ Công an; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính; Bộ
NN&PTNT và lực lượng các cơ quan tư pháp có chuyên trách phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường như Cục cảnh sát điều tra tội phạm
156
về môi trường và cả các tổ chức nghề nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các
hộ và các cá thể trực tiếp tuyên truyền và thực hiện các công tác của phòng ngừa
THTP về môi trường.
- Luận án cũng xác định có 8 nội dung chính trong phòng ngừa THTP về môi
trường, tương ứng với 2 nhóm biện pháp phòng ngừa THTP về môi trường.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa THTP về môi trường bao gồm: Thể chế
pháp lý về phòng ngừa THTP về môi trường; Năng lực của các chủ thể được giao
nhiệm vụ phòng ngừa THTP về môi trường, nhận thức của cơ quan, cá nhân nhà
nước, người dân và xã hội, tình hình kinh tế, xã hội.
- Nhận thức của người dân về vai trò của môi trường và phòng ngừa THTP về
môi trường trở thành vấn đề quyết định đến khả năng tham gia của người dân vào
hoạt động phòng ngừa.
Thứ ba: Trên cơ sở những phân tích về lý luận kể trên, khi nghiên cứu thực
trạng phòng ngừa THTP trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, kết quả cho thấy:
- THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra phức tạp, có xu hướng
gia tăng cả quy mô lẫn mức độ;
- Chính quyền địa phương đã thực hiện xây dựng phương án phòng ngừa và
tiến hành công tác phòng ngừa trên nhiều phương diện. Công tác này đã đem đến
nhiều hiệu quả tích cực, song về tổng thể vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, bộc lộ
nhiều điểm hạn chế trong công tác phòng ngừa THTP về môi trường
- Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu, gồm: Nhóm các nguyên nhân khách quan
thuộc về: (1) Địa hình tự nhiên và môi trường khắc nghiệt; (2) Đời sống kinh tế
nghèo, xuất phát điểm thấp, (3)Thói quen khai thác tự nhiên thành hoạt động sống
chính; (4) Các hành vi phạm tội về môi trường thường không thấy rõ được trong
thời gian ngắn và tính nhân quả của hành vi đơn lẻ đối với hậu quả đó; (5) Nguồn
lực phân bổ cho phòng ngừa THTP về môi trường còn hạn chế. Nhóm các nguyên
nhân chủ quan, gồm: (1) Nhận thức của cơ quan chức năng về phòng ngừa THTP
về môi trường còn chưa đầy đủ, thiếu tính cập nhật; (2) Trình độ dân trí còn hạn
chế, tập quán canh tác vẫn lệ thuộc vào các giá trị của môi trường tự nhiên; (3) Các
quy định pháp lý hiện hành chưa đầy đủ tính răn đe đối với những tội phạm môi
trường tiềm ẩn; (4) Các biện pháp phòng ngừa còn nặng tính hình thức, chưa đảm
bảo được đặc thù của từng đối tượng khác nhau; (5) Lực lượng phòng ngừa THTP
môi trường còn hạn chế về mặt số lượng và hạn chế trong việc phối hợp giữa các
157
lực lượng trong phòng ngừa THTP về môi trường; (6) Do chạy theo lợi nhuận, các
chủ doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh đã phớt lờ những yêu cầu về
BVMT.
Thứ tư: trên cơ sở các nghiên cứu thực tiễn đó, luận án dự báo THTP về môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa như sau:
- Nhờ có nền tảng cơ bản và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, kinh
tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021 và sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tiếp
theo. Tuy nhiên, tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại
nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng
khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ tại tỉnh Hà
Tĩnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó,
đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động
của biến đổi khí hậu.
- Luận án đã khẳng định bốn quan điểm về phòng ngừa của các giải pháp tổng thể
gồm: (1) Quan điểm về tính hợp pháp và hợp lý, khả thi; (2) Quan điểm về tính hệ thống,
có tính bổ khuyết, hỗ trợ; (3) Quan điểm về việc phải đảm bảo không cản trở hoạt động
sống và hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương; và (4) Việc xây dựng giải pháp phải
đảm bảo tính học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các địa phương khác.
- Các giải pháp cần thiết để gia tăng hiệu quả phòng ngừa bao gồm tổng thể
các vấn đề từ hoàn thiện pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật nâng cao ý thức BVMT; tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về
môi trường; các giải pháp tăng cường công tác đối ngoại và đặc biệt nhấn mạnh các
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội trên
địa bàn tỉnh.
Luận án mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, song với những
nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau sẽ không tránh khỏi những sai sót
và những vấn đề gây ra nhiều tranh cái. NCS thừa nhận những hạn chế đó và mong
muốn nhận được nhiều những phê bình từ quý học giới để rút ra được nhiều kinh
nghiệm hơn cho công tác nghiên cứu của bản thân sau này./.
158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. 2020. “Criminal law policy on environmental crimes in context of
sustainable development in Vietnam”, E3S Web of Conferences 175, 14004 (2020)
(bài báo quốc tế thuộc danh mục Scopus 2020)
2. 2020. “Một số giải pháp bảo đảm phòng ngừa tình hình tội phạm về môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 3/2020;
3. 2018. “Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về tội phạm môi
trường”. Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 4/2018;
4. 2018. “Vấn đề bảo đảm an toàn môi trường trong phát triển công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Tạp chí Công an nhân dân, số 10/2018;
5. 2015. Luận văn Thạc sĩ: “Hỏi cung bị can phạm tội tổ chức cho người
khác trốn đi nước ngoài do cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An tiến
hành”, Học viện An ninh nhân dân, tháng 12/2015;
6. 2015. “Phòng ngừa đấu tranh với hoạt động lợi dụng xuất khẩu lao động
để tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài trái phép”, Tạp chí Khoa
học và Chiến lược, Bộ Công an, số 5/2015;
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nƣớc
1. Dương Thanh An. 2008. “Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường
theo Bộ luật Hình sự năm 1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2008.
2. Dương Thanh An. 2011. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
môi trường, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
3. Bộ Công An. 2014. Những vi phạm pháp luật về môi trường và giải pháp
phòng chống”, Báo cáo Đề tài khoa học KX.07 - 06, Hà Nội.
4. Lê Cảm. 2001. “Về vấn đề tội phạm hoá một số hành vi xâm hại môi
trường trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 6/2001.
5. Nguyễn Trí Chinh. 2010. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội
xâm phạm về môi trường theo Luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Văn Công. 2018. Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa
học xã hội, Hà Nội.
7. Cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh. 2019. Báo cáo công tác năm 2019.
8. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 2013. Giáo trình Tội phạm học,
Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
9. Đại học Luật Hà Nội. 2012. Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
10. Huỳnh Tấn Đạt. 2017. Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ, Học
viện Khoa học xã hội, Việt Nam.
11. Nguyễn Thị Hà. 2010. Hoạt động phòng ngừa tội phạm vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ, Đại học
Cảnh sát nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Hữu Hoà. 2018. Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
13. Nguyễn Ngọc Hoà. 2006. Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
nhân dân.
160
14. Vũ Thị Huyền. 2011. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng trong luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Khoa luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
15. Đặng Thu Hiền. 2013. Hoạt động phòng ngừa tội phạm về môi trường
tại các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường, luận án tiến sĩ, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Hoà. 2006. Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Duy Hùng. 2006. Những vi phạm pháp luật về môi trường - Giải
pháp phòng, chống, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
18. Trần Thế Hùng. 2008. “Các biện pháp phòng ngừa tội phạm tại cộng
đồng dân cư”, Tạp chí Công an nhân dân, số 02/2010, tr. 14 - 17.
19. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh. 2016. Phòng ngừa một số tội phạm về ma tuý
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội. 1999. Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Phạm Văn Lợi. 2003. Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Xuân Lý, Trần Minh Hưởng. 2013. Cẩm nang phòng, chống tội
phạm về môi trường, tập 2, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
23. Dương Tuyết Miên (chủ biên). 2010. Giáo trình Tội phạm học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Minh. 2014. Phòng ngừa, phát hiện tội phạm và vi phạm
pháp luật về môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng theo chức năng của lực
lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, luận án tiến sĩ, Học viện
Cảnh sát Nhân dân, Hà Nội.
25. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. 2020. Báo cáo
tổng kết giai đoạn 2010 - 2020.
26. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. 2019. Báo cáo
tổng kết năm 2019.
27. Đỗ Ngọc Quang. 1993. Giáo trình tội phạm học đại cương, Khoa Luật -
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
161
28. Đinh Tiến Quân. 2013. Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm
pháp luật về môi trường theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường, luận án tiến sĩ, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
29. Trần Hữu Quân. 2012. “Một số vấn đề về phòng ngừa tội phạm của
ngành Toà án nhân dân trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Toà án nhân dân, số
12/2012, tr. 5 - 8.
30. Đinh Văn Quế. 2006. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, Phần các tội
phạm, tập VII, các tội xâm phạm quy định về an toàn giao thông, Nxb Công an
nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh. 2020. Báo cáo tình hình biến
đổi khí hậu và thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020.
32. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh. 2019. Báo cáo Dự báo xu hướng
các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch. Hà Tĩnh.
33. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh. 2020. Báo cáo tổng kết ngành
giáo dục tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020.
34. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. 2020. Báo cáo tổng kết công tác xét xử
giai đoạn 2011-2020.
35. Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. 2019. Báo cáo tổng kết công tác năm
2019.
36. Nguyễn Xuân Thuỷ. 1997. Phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của
người chưa thành niên trong điều kiện ngày nay ở Việt Nam, luận án Phó Tiến sĩ,
Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
37. Trần Quang Tiệp. 2007. “Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Công an nhân dân,
số 06/2007.
38. Phạm Văn Tỉnh. 2007. “Khái niệm tội phạm và THTP dưới góc độ của
tội phạm học”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6/2007, tr. 73 - 79.
39. Phạm Văn Tỉnh. 2007. Một số vấn đề lý luận về THTP ở Việt Nam, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.
40. Phạm Văn Tỉnh. 2008. “Nguyên nhân và điều kiện của THTP ở nước ta
hiện nay - Mô hình lý luận”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 06/2008.
41. Nguyễn Văn Tỉnh. 2011. Tổng quan về mức độ của THTP ở Việt Nam
qua số liệu thống kê (1986 - 2008), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2011.
162
42. Trần Quốc Tỏ. 2013. Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án tiến sĩ, Học viện Cảnh sát
nhân dân.
43. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). (2018).
Báo cáo Thống kê ô nhiễm môi trường Việt Nam. Hà Nội.
44. Tổng cục Môi trường. 2009. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
đối với các cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề trên lưu vực sông
Đồng Nai - Sài Gòn năm 2008, Hà Nội.
45. Tổng cục Thuỷ lợi. (2020). Báo cáo tình hình hạn hán và xâm nhập mặn
năm 2019 khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Hà Nội.
46. Trần Hữu Tráng. 2012. “Bàn về dự báo tội phạm”, Tạp chí Toà án nhân
dân, số 17/2012, tr. 35 - 45.
47. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub). 2018. Báo cáo Ô nhiễm
môi trường biển Việt Nam. Hà Nội.
48. Trần Xuân Trường. 2010. “Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội
phạm tại địa bàn cơ sở”, Tạp chí Công an nhân dân, số 02/2010, tr. 73 - 75.
49. Đinh Anh Tuấn và Nguyễn Kim Phong. 2006. Phòng ngừa tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi lao động ở nước
ngoài, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Phạm Minh Tuyên. 2006. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma
tuý trong Luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
51. Nguyễn Văn Tuyên. 2012. Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội, luận án tiến sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
52. Nguyễn Đình Tự. 2015. Phòng ngừa tội phá huỷ công trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. 2020. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2015 - 2020.
54. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. 2020. Báo cáo tổng kết các chương tr nh,
chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020.
55. Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh. 2002. Những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội ở nước ta, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
163
56. Đào Trí Úc. 2000. Cơ sở khoa học của việc tổ chức phòng ngừa tội
phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
57. Đào Trí Úc. 2000. Tình hình nghiên cứu tội phạm học ở Việt Nam hiện
nay, in trong cuốn Tội phạm học Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Viện Nhà nước và Pháp luật. 2000. Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
59. Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. 2020. Báo cáo công tác ngành
Kiểm sát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020.
60. Trịnh Tiến Việt. 2008. Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ Tội
phạm học, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, số
08/2008, tr. 185 - 199.
61. Cao Xuân Việt. 2015. Phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường thuỷ ở các tỉnh Nam Bộ, thực trạng và giải pháp,
luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Võ Khánh Vinh. 1999. Giáo trình Tội phạm học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
63. Võ Khánh Vinh. 2000. Dự báo tình hình tội phạm, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
64. Võ Khánh Vinh. 2002. “Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tội
phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 04/2002.
65. Võ Khánh Vinh. 2008. Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
66. Võ Khánh Vinh. 2013. Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
67. Viện Nhà nước và Pháp luật. 2000. Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
68. Nguyễn Xuân Yêm. 2001. Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội
phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
69. Nguyễn Xuân Yêm. 2003. Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
70. Nguyễn Xuân Yêm. 2005. Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
164
71. Nguyên Xuân Yêm. 2010. Tội phạm học Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
72. Nguyễn Xuân Yêm và Nguyễn Minh Đức. 2011. Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
Tài liệu nƣớc ngoài
73. Adam Sutton và cộng sự. 2014. Crime prevention: principle,
perspectives and practices, Cambrifge University.
74. Bob Ashford. 2007. Crime prevention strategy in teenagers, Stanford
University
75. Can Ueda. 1989. Crime and criminology in JaPan, Nxb Tiến Bộ, Việt
Nam (được dịch bởi Nguyễn Xuân Yêm và Hồ Trọng Ngũ).
76. E. Buchjholz, J. Lekschas and D. Hartmann. 1975. (социалистическим)
Giáo trình Tội phạm học xã hội chủ nghĩa, Советский Союз.
77. Edwin Sutherland và Donald Cressey. 2007. Principles of Criminology
(6th ed), Philadelphia: J.B. Lippinc.
78. Frank Schmalleger. 2002. Criminology today, Nxb Prentice Hall.
79. Freda Adler and Gerhard O.W. Mueller. 1995. Criminology: The Shorter
Version, Stanford University.
80. G.I. Xe-Tra-Rop. 1977. Nghiên cứu phòng ngừa các tội phạm thân thể,
Viện Khoa học công an, Hà Nội.
81. Gray, W., & Shadbegian, R. J. 2016. Multimedia pollution regulation
and environmental performance: EPA’s cluster rule. Resources for the future.
Downloaded on September 30, 2016.
82. Hans Dieter Schwwind. 2007. Kriminologie - Eine Praxisorentierte
einfuehrung mit beispielen, Kriminalistik, Heidelberg.
83. Higgins, P., Short, D., & South, N. 2013. Protecting the planet: A
proposal for a law of ecocide. Crime, Law and Social Change, 59, 251 - 266.
84. John Lehschas và cộng sự. 1983. Verbrechen des Lernens - Die
Begründung und Analyse (Tội phạm học - Những cơ sở lý luận và phân tích), Nxb
CHDC Đức.
85. Larry J. Siegel. 2011. Criminology: Theories, patterns and typologies,
American.
165
86. Li, F., Liu, Y., Lü, J., Liang, L., & Harmer. 2015. Pambient air pollution
in China poses a multifaceted health threat to outdoor physical activity. Journal of
Epidemiology & Community Health, 69, 201 - 204.
87. Lunev.V.V. 1991. “Криминальная ситуация в Советском Союзе -
основные тенденции и правила” (THTP ở Liên Xô - Những khuynh hướng cơ bản
và tính quy luật), Советский государственный и юридический журнал, số
08/1991, tr. 90.
88. Lynch, M. J., Long, M. A., Barrett, K. L., & Stretesky, P. B. 2013. Is it a
crime to produce ecological disorganization? Why green criminology and political
economy matter in the analysis of global ecological harms. British Journal of
Criminology, 53(6), 997 - 1016.
89. Malkovo. 2006. Crime of learning - Textbooks for universities, Legal
information, Rusia.
90. Melinikova E.B. 1974. Vì sao họ phạm tội? Tình trạng thanh thiếu niên
phạm tội ở các nước tư bản chủ nghĩa, được dịch bởi Viện Thông tin Khoa học xã
hội năm 1983, Hà Nội.
91. Moreto, W., & Lemieux, A. M. 2015. Poaching in Uganda: Perspectives
of law enforcement rangers. Deviant Behavior, 36, 853 - 873.
92. Paul Lafague.1968. Crime situation in France from 1840 - 1886 -
Studies on dynamics and causes, Forum der Krimenalistih - Sonderheft.
93. Richard F. Wetzell trong nghiên cứu Inventing the Criminal: A History
of German Criminology, Michigan University.
94. R. White and Fiona Haines. 2000. Crime and Criminology: An
introduction (Second Edition), Offord University.
95. R. White. 2008. Crimes against nature: Environmental criminology and
ecological justice, Willan.
96. R. White. 2008. Toxic cities: Globalizing the problem of waste, Social
Justice, 35(3), 107 - 119 (2008b).
97. R. White. 2009. Researching transnational environmental harm: Toward
an eco global criminology, International Journal of Comparative and Applied
Criminal Justice, 33, 229 - 248.
98. R. White. 2011. Transnational environmental crime: Toward an eco
global criminology, Abingdon, U.K.: Routledge.
166
99. R.White. 2013. Transnational Environmental Crime, Farnham, U.K.:
Ashgate Publishing Ltd.
100. R.White. 2016. Building NESTs to combat environmental crime
networks, Trends in Organized Crime, 19, 88 – 105.
101. Samaantha Bricknell. 2010. Environmental crime in Australia, Instilute
of Australia criminilogy researching.
102. Stenven C. Drielak. 1998. Environ crime: Evidence gathering and
Invesstigatvie, Michigan University.
103. Thio Eisenhardt. 2012. Kriminalgeographie: theoretische kozepte und
empirische efgebnisse, Internationaler Verlag Der Wissenchaften.
104. V.Kudriavsev. 1980, Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
105. Vi Khăm Khun Sam Nan. 2016. Điều tra tội phạm cướp giật tài sản của
công dân ở nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, luận án tiến sĩ, Học viện Cảnh
sát nhân dân, Việt Nam.
167
PHỤ LỤC
I. Phụ lục 01
Bảng 1. Tổng số vụ án hình sự về môi trường và tổng số bị cáo phạm tội về
môi trường so với tổng số vụ án hình sự và tổng số bị cáo phạm tội hình sự nói
chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2019.
Năm Tổng số vụ
án hình sự
Tổng số bị cáo
phạm tội hình sự
Tổng số vụ án
hình sự về môi
trƣờng
Tổng số bị cáo
phạm tội về môi
trƣờng
2010 89 132 7 11
2011 112 169 8 17
2012 132 177 12 22
2013 168 187 18 25
2014 188 207 22 32
2015 207 281 25 44
2016 212 280 32 55
2017 218 301 33 63
2018 278 312 35 66
2019 301 389 37 66
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Bảng 2. Thống kê tổng số vụ, việc vi phạm pháp luật về môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 - 2019
Năm Tổng số vụ, việc Số vụ xử lý hành chính Số vụ xử lý hình sự
2010 786 100% 779 100% 7 100%
2011 788 100.2% (+0.2%) 780 100.2% (+0.2%) 8 100% (=0%)
2012 912 116% (+16%) 900 115.7% (+15.7%) 12 200% (+200%)
2013 1.534 195.1% (+95.1%) 1.516 194.4% (+94.4%) 18 600% (+600%)
2014 1.668 212.2% (+112.2%) 1.646 211.4% (+111.4%) 22 600% (+600%)
2015 1.777 226% (+126%) 1.752 225.1% (+125.1%) 25 700% (+700%)
2016 1.843 234.4% (+134.4
%)
1.811 233.4% (+133.4%) 32 800% (+800%)
2017 1.863 237% (+137%) 1.830 235.1% (+135.1%) 33 1500% (+1500%)
2018 2.033 258.6% (+158.6%) 1.998 256.4% (+156.4%) 35 1700% (+1700%)
2019 2.398 305 % (+205%) 2.361 302.9% (+202.9%) 37 1700% (+1700%)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
168
Bảng 3. Kết quả khảo sát chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến phòng
ngừa THTP về môi trường
Đối tƣợng khảo sát Mức độ biết
(%)
Mức độ hiểu
(%)
Mức độ hài lòng
(%)
Học sinh 90 76 87
Công chức 100 100 99
Nông dân 65 43 60
Doanh nghiệp 77 65 65
Khác 56 38 40
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của NCS năm 2019)
Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng phương tiện tuyên truyền phòng ngừa
THTP về môi trường
Các kênh thông tin Mức độ phổ biến Mức độ
thƣờng xuyên
Mức độ hiệu
quả
Đài phát thanh xã 50% 60% 22%
Trường học 14% 14% 40%
Tổ chức xã hội 11% 9% 18%
Cổ động, mít tinh 14% 9% 11%
Văn bản 6% 4% 2%
Khác 4% 4% 7%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của NCS năm 2019)
169
II. Phụ lục 02
Sơ đồ 1. Tương quan tỷ lệ số vụ án hình sự về môi trường với tổng số vụ án
hình sự nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Sơ đồ 2. Tương quan tỷ lệ số bị cáo phạm tội về môi trường với tổng số bị cáo
phạm tội hình sự nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010 - 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
88%
12%
So sánh mối tương quan
Tổng số vụ án hình sự khác
Tổng số vụ án hình sự về môi
trường
84%
16%
So sánh mối tương quan
Tổng số bị cáo phạm tội hình sự khác
Số bị cáo phạm tội về môi trường
170
Sơ đồ 3. Diễn biến số vụ phạm tội về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010
- 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Sơ đồ 4. Diễn biến số bị cáo phạm tội về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm
2010 - 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
0
10
20
30
40
50
60
70
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
7 8
12
18
22
25
32 33
35
37
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
171
Sơ đồ 5. Cơ cấu theo tội danh tội phạm về môi trường năm 2019
Sơ đồ 6. Cơ cấu theo hình phạt các bị cáo phạm tội về môi trường giai đoạn từ
năm 2010 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
41%
21%
11%
9%
6%
5%
4%
3%
Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm chiếm
Tội huỷ hoại rừng
Tội vi phạm các quy định về quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên
Tội gây ô nhiễm môi trường chiếm
Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản chiếm
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
46%
32%
16%
2%
4%
Án treo
Tù 3 năm trở xuống
Tù từ 3 năm đến 7 năm
Tù từ 7 năm đến 15 năm
Phạt tiền, cải tạo không giam giữ
172
Sơ đồ 7. So sánh tương quan số vụ xử lý hành chính và số vụ xử lý hình sự về hành
vi vi phạm pháp luật về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 - 2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Sơ đồ 8. So sánh tương quan số vụ xử lý hành chính và số người bị xử lý hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 -
2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
786
788
910
1528
1662
1770
1835
1848
2016
2381
7
8
12
18
22
25
32
33
35
37
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Số vụ xử lý hình sự Số vụ xử lý hành chính
1
1
1
7
2
2
2
5
3
2
4
4
5
5
6
3
6
6
6
6
1
3
3
6
1
0
4
2
2
0
2
2
1
9
8
7
2
0
9
8
1
9
9
9
2
7
4
3
2
7
7
8
4
0
1
1
3
0
5
4
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Số người bị xử lý hình sự Số người xử bị xử lý hành chính