VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐOÀN HẠNH
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐOÀN HẠNH
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.05
LUẬN ÁN TIẾN S
191 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ĩ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Tráng
HÀ NỘI - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là khách quan và trung thực, chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án
Trần Đoàn Hạnh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 7
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 9
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu .................................................................. 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 22
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG
VIỄN THÔNG ......................................................................................................... 23
2.1 Khái quát về công nghệ thông tin, mạng viễn thông và tội phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông ........................................... 23
2.2 Lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông ........................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 69
Chƣơng 3: PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................... 70
3.1 Thực trạng tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
mạng viễn thông ............................................................................................... 70
3.2 Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông ........................................................................... 78
3.3 Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và mạng viễn thông ở Việt Nam .................................... 108
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 125
Chƣơng 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ MẠNG VIỄN THÔNG .......................................................... 126
4.1. Dự báo tình hình tội phạm và các yếu tố ảnh hưởng đến phòng ngừa
tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông . 126
iii
4.2 Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông ................................................ 136
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 167
KẾT LUẬN LUẬN ÁN ......................................................................................... 168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đ CÔNG B
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 170
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 178
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 A05 Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao, Bộ công an
2 BLHS Bộ luật hình sự
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 CNTT&MVT Công nghệ thông tin và mạng viễn thông
5 CNTT&VT Công nghệ thông tin và viễn thông
5 C50 Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng
công nghệ cao, Bộ Công an
6 PA05 Phòng An ninh mạng và phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao
7 PCTP Phòng chống tội phạm
8 PC50 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử
dụng công nghệ cao
9 VT Viễn thông
v
DANH MỤC PHỤ LỤC TRONG LUẬN ÁN
Phụ lục 1:
Bảng 1.1: Kết quả đấu tranh chuyên án tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông từ 2010-2019
Bảng 1.2 : Kết quả khởi tố đối tượng và số vụ án trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông từ 2010-2019
Bảng 1.3: Đặc điểm nhân thân người phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và mạng viễn thông từ 2010-2015
Phụ lục 2:
Kết quả đấu tranh chuyên án điển hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và mạng viễn thông từ 2010-2019
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông
(CNTT&MVT) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng sự tiến bộ của CNTT&VT, sử
dụng kiến thức, kỹ năng hiểu biết của mình về CNTT&VT để phạm tội.
Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với tội phạm trong lĩnh vực CNTT&VT đã
được quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ trước. Năm 1977, Thượng nghị sỹ
Ribikoff đã đệ trình Nghị viện Hoa Kỳ dự luật về tội phạm mạng – gọi là tội phạm
máy tính; tuy nhiên, lúc đó dự luật này chưa được chấp nhận. Năm 1983, khối OECD
lập một nhóm chuyên gia nghiên cứu về tội phạm liên quan đến máy tính để đưa ra các
đề xuất sửa đổi pháp luật hình sự của các quốc gia thành viên. Năm 1989, Hội đồng
châu Âu cũng thông qua bản đề xuất danh mục các tội phạm được coi là tội phạm máy
tính. Năm 1997, nhóm các nước công nghiệp phát triển G8 cũng thể hiện mối quan
tâm của mình về vấn đề này bằng cách thông qua hệ nguyên tắc phòng, chống tội
phạm máy tính. Năm 2001, Hội đồng châu Âu thông qua công ước về tội phạm mạng.
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định về
tội phạm mạng. Đi tiên phong trong số đó có thể kể đến các quốc gia như Mỹ, Pháp,
Đức, Anh, Bỉ, Canada, Nhật Bản...
Trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tế về tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT số vụ tăng dần theo các năm. Điều này cho thấy tình hình tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT đang có chiều hướng ngày càng phức tạp, với diễn biến tăng cả
về số vụ và tính chất, mức độ, hậu quả.
Báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky và Symantec tại Hội thảo- triển lãm quốc
gia về An ninh Bảo mật 2015 (Security World 2015) ngày 25/3/2015, cho biết, Việt
Nam được xếp đứng thứ 3 sau Nga và Ấn Độ về số người dùng di động bị mã độc tấn
công nhiều nhất trên thế giới, thứ 6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước
được dùng trong các mạng máy tính tấn công nước khác; thứ 7 trên thế giới về phát tán
tin nhắn rác (giảm 1 bậc so tháng 11/2013) và đứng thứ 12 trên thế giới về các hoạt
động tấn công mạng [12].
Năm 2019- 2020 các hoạt động tấn công mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với
nhiều phương thức, thủ đoạn mới và ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với người
dùng trực tuyến. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới
về tỷ lệ lây nhiễm mã độc qua thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động) với
tỷ lệ 70.83% máy tính bị lây nhiễm; 39,95% người dùng phải đối mặt với mã độc bắt
nguồn từ không gian mạng, nhận định xu hướng chính của mã độc là mã hóa dữ liệu để
2
tống tiền (ransomware). Mã độc này có thể khóa các tập tin trên hệ thống máy tính, điện
thoại, máy tính bảng thông qua những tin nhắn, email hoặc ứng dụng độc hại. Chỉ số an
toàn thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức trung bình 50-60% [55].
Tại Việt Nam để phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này theo tinh thần của
Chỉ thị 48/TW-BCT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tội phạm trong tình hình mới ngày 22/10/ 2010 và Kết luận số 05-KL/TW ngày
15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 48/TW-BCT đã
xác định “ Công tác phòng, chống tội phạm là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách,
vừa thường xuyên, lâu dài, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; ” trong đó
cần phải“...Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp các loại tội phạm; nhất là
tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm hình sự, ma túy, tội phạm kinh tế, tham
nhũng, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao” [5]. Như vậy, theo tinh thần
chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư thì việc phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao (tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT) cần được tăng cường và chủ động
phòng ngừa, ngăn chặn không để hậu quả xảy ra. Bên cạnh đó, khung pháp luật về
phòng chống, xử lý tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ngày càng được hoàn thiện
không ngừng trong những năm gần đây. BLHS năm 1999 quy định về 03 tội danh có
liên quan đến CNTT tại các Điều 224; Điều 225; Điều 226. BLHS năm 2009 đã bổ
sung thêm các tội danh liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT bao gồm:
Điều 224, Điều 225, Điều 226, Điều 226a, Điều 226b. BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ
sung thêm quy định các nhóm tội phạm trong lĩnh vực CNTT và mạng viễn thông tại
mục 2 Chương XXI bao gồm từ Điều 285 đến Điều 294.
Nhưng trong thực tiễn, dù có nhiều hành vi vi phạm được các cơ quan chức
năng điều tra, phát hiện thời gian qua nhưng số lượng các vụ án loại này được đưa ra
xét xử rất ít. Việt Nam hiện đang có tốc độ phát triển về công nghệ thông tin, mạng
viễn thông rất cao, vì thế loại tội phạm này cũng đang gia tăng nhanh chóng và đã có
tính quốc tế rõ rệt.Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT cũng mang tính toàn cầu. Những loại tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT xuất hiện trên thế giới cũng xảy ra ở Việt Nam và gây nguy hại cho nền
kinh tế, chính trị và xã hội như ở các nước khác.
Thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt trong khi lực lượng phòng chống tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT còn thiếu, kinh nghiệm chưa nhiều nên việc phát
hiện loại tội phạm này rất khó khăn. Hiện nay các quy định của pháp luật liên quan
đến tội phạm này vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều
cơ quan tố tụng phải lúng túng khi xử lý các tội phạm này. Về mặt lý luận vẫn còn
thiếu những công trình khoa học, đề tài, luận án, luận văn đi sâu nghiên cứu về các tội
3
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài
“Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông
ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm là hoàn toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa tình hình tội
phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói
riêng; thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt
Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010-2019. Luận án đề xuất những kiến nghị
nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT tại Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trong và
ngoài nước để có được những cơ sở lý luận, sở cứ khoa học về phòng ngừa tình hình
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT;
- Trên cơ sở nền tảng lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, phân tích và
làm rõ các vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT.
- Phân tích, làm rõ thực tiễn tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT,
trong đó đi sâu nghiên cứu làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện, các tồn tại,
thiếu sót, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình
tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói
riêng; Các quy định của pháp luật, thực tế phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT tại Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Tuy
nhiên tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT không phải là một tội danh cụ thể quy định
trong BLHS mà là một khái niệm của tội phạm học, do đó trước khi nghiên cứu về tình hình
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, tác giả luận án sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về tội
4
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT được quy định tại mục 2 chương XXI từ Điều 285 đến
Điều 294 BLHS Việt Nam năm 2015.
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT của các cơ quan chức năng tại Việt Nam.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về các tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ năm 2009 đến nay, trong đó tập trung
vào các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội
danh được quy định tại mục 2 chương XXI ; Thực trạng phòng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ năm 2010 đến năm 2019.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng
sản Việt Nam, của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam về phòng, chống tội phạm
nói chung và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói riêng; cơ sở lý
luận của khoa học luật hình sự, các ngành khoa học khác về tội phạm và hình phạt, cơ
sở lý luận chung về phòng ngừa tội phạm được sử dụng trong luận án như là cơ sở
phương pháp luận để luận giải các vấn đề lý luận trong phòng ngừa tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT. Luận án cũng được nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu các quan
điểm khoa học của nhân loại về nhà nước, pháp luật; các quan điểm mới về tội phạm
nói chung, về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói riêng. Luận án sẽ phân tích và
làm rõ các khái niệm có liên quan đến tội phạm trọng lĩnh vực CNTT&MVT được quy
định trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2019 để đưa ra những dự
báo về tình hình, diễn biến của tội phạm này trong thời gian tới. Qua đó đề xuất các
giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại
Việt Nam.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thành và bảo đảm chất lượng của Luận án, trong quá trình nghiên cứu
đề tài, Nghiên cứu sinh đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp
nghiên cứu tài liệu, lịch sử, phân tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp, hệ thống hoá; cụ
thể là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong việc tìm hiểu các văn bản
pháp luật về CNTT&MVT, các văn bản pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT; nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác năm của
5
Bộ thông tin và truyền thông, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao C50 (nay là Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao –
A05), Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 (PA05)
Công an Tp Hà Nội; Tập đoàn công nghệ BKAV, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không
gian mạng Việt Nam VNCERT/CC, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng
quốc gia NCSC
Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành,
thay đổi quan điểm của pháp luật Việt Nam và quốc tế về các tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT (các Chương 1,2);
Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập, đối chiếu số
liệu về tình hình phát triển CNTT&MVT ở Việt Nam tại Bộ thông tin và truyền
thông cũng như tình hình tội phạm và kết quả phòng ngừa, đấu tranh xử lý các tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&VT của các cơ quan chức năng từ năm 2010 - 2019;
Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp được sử dụng trong tất cả các chương
của Luận án, nhằm trình bày, làm sáng tỏ các quan điểm, quan niệm về lĩnh vực
CNTT&VT và tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, pháp luật Việt Nam, pháp luật của
các quốc gia, vùng lãnh thổ và pháp luật quốc tế về tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT, về thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT trong việc định tội danh và quyết định hình phạt ở Việt Nam thời gian qua.
Trên cơ sở đó, xác định bản chất, đặc điểm của các hiện tượng được nghiên cứu, sự phù
hợp và bất cập của thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về các tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT của việc định tội danh và quyết định hình phạt ở Việt Nam thời gian
qua ( các Chương 2, 3); từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị, đề
xuất hoàn thiện các quy định có liên quan của BLHS Việt Nam hiện hành (Chương 4);
Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc làm rõ tình hình tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam thời gian qua; những tích cực,tiến bộ và hạn chế
trong phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam
(Chương 3);
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong toàn bộ các chương của Luận án
nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong Luận án theo một trình tự, bố cục hợp
lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được
mục đích, yêu cầu đã được xác định cho Luận án;
Phương pháp phân tích, dự báo khoa học được sử dụng để dự báo về diễn biến
của tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam và trên thế giới cũng
như các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT; Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT (Chương 4).
6
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
5.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án được hoàn thành có ý nghĩa trong việc làm rõ hơn các vấn đề lý luận về
phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT như khái niệm về tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT, khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT, các biện pháp phòng ngừa, nguyên tắc phòng ngừa...
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá về thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế thiếu sót
của hoạt động phòng ngừa Luận án đã đưa ra các dự báo có cơ sở khoa học và thực tiễn
về tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT thời gian tới cũng như xây dựng, đề
xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT.
6. Những đóng góp mới của Luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ làm rõ hơn các vấn đề lý luận về phòng
ngừa tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ đó làm phong phú thêm hệ thống lý
luận về phòng ngừa tình hình tội phạm.
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm rõ hơn thực trạng phòng ngừa
tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam giai đoạn từ năm
2010-2019, qua đó thấy rõ những ưu điểm, những hạn chế và yếu kém trong thực
trạng phòng ngừa.
Kết quả nghiên cứu của Luận án là sở cứ khoa học về lý luận, thực tiễn cung
cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp trong việc soạn thảo các quy định của
pháp luật về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT;
Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo phục
vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
luận án được cấu trúc thành 4 chương như sau
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và mạng viễn thông
- Chương 3: Phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và mạng viễn thông ở Việt Nam hiện nay
- Chương 4: Dự báo và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội
phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Việc nghiên cứu về tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&VT được các quốc gia và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm trong
những năm gần đây do tính chất và hậu quả nguy hiểm cũng như quy mô xuyên quốc
gia của loại tội phạm này đòi hỏi một sự phối hợp và hợp tác không chỉ trên phạm vi
quốc gia, mà còn phối hợp hành động trên phạm vi quốc tế. Thời gian qua đã có các
công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây
- Sách chuyên khảo của Peat Marwick (2000), E-ecommerce and Cyber Crime
: New Strategies for Management the risk of exploitation ( Tạm dịch: Thương mại điện
tử và tội phạm mạng : Chiến lược mới trong quản lý và khai thác), Nhà xuất bản
KPMGLLP, Hoa Kỳ gồm 28 trang. Nội dung cuốn sách đề cập đến tính tất yếu trong
giao dịch hàng hóa, dịch vụ qua mạng, một hình thái của thương mại điện tử và trở
thành kênh giao dịch buôn bán hàng hóa phổ biến trong tương lai. Tuy nhiên đây cũng
tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn khi tiến hành các giao dịch hàng hóa dịch vụ qua mạng
bởi đây cũng là môi trường để xuất hiện những loại tội phạm mới, tội phạm mạng.
Cuốn sách đưa ra những cảnh báo cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện
tử cũng như các cá nhân khi tham gia vào các giao dịch điện tử. Cuốn sách đã bước
đầu chỉ ra các hành vi phạm tội trong lĩnh vực thương mại điện tử cho các doanh
nghiệp và các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể nhận
diện. Tuy nhiên cuốn sách không đề cập đến phòng ngừa ngăn chặn các hành vi trong
lĩnh vực thương mại điện tử.
- Sách chuyên khảo của Anup K.Ghosh (2001), E-Commerce security and
privacy (Tạm dịch: An toàn trong thương mại điện tử và vấn đề bảo mật), Nhà xuất
bản Kluwer Academic Publishers, New York, Hoa kỳ gồm 163 trang. Cuốn sách tiếp
cận bằng cách đi sâu phân tích các ví dụ minh họa cụ thể từ đó đặt ra yêu cầu an toàn
trong thương mại điện tử như tốc độ phát triển của thương mại điện tử, vai trò của
thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp, sự cần thiết phải đảm bảo an toàn khi
tiến hành các giao dịch trong thương mại điện tử để phòng ngừa các hành vi lừa đảo,
chiếm đoạt tài khoản, mật mã cá nhân. Đồng thời cuốn sách cũng cung cấp một số
phương pháp bảo đảm an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử. Tuy nhiên cuốn sách
này lại không chỉ rõ các hành vi vi phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa ngăn
chặn đối với các hành vi và tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
8
- Sách chuyên khảo của Yong da (2002)
(Tạm dịch: Nghiên cứu tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử) Nhà xuất
bản Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Đây là cuốn sách trình bày một cách công phu về
tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử gắn với việc so sánh pháp luật hình sự của
vương quốc Anh, Đức, Mỹ và Nhật Bản dựa trên các tội phạm phổ biến trong lĩnh vực
thương mại điện tử như: gian lận thẻ tín dụng, xâm phạm quyền tác giả, vi phạm bí
mật thương mại, gian lận, bất hợp pháp hành nghề y, trộm cắp, sản xuất hàng giả, buôn
bán người, các hành vi khiêu dâm, các tội phạm về máy tính, Nội dung cuốn sách
bao gồm : Lời nói đầu, Chương 1: Sự phát triển của thương mại điện tử và máy tính trong
thời đại thông tin; Chương 2: Tổng quan về tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử;
Chương 3: Phương thức thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử;
Chương 4: Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Phần
phụ lục : Quy định của pháp luật hình sự vương quốc Anh và Nhật Bản về tội phạm trong
lĩnh vực thương mại điện tử. Cuốn sách được trình bày chủ yếu phục vụ công tác nghiên
cứu so sánh về mặt pháp luật ít có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
- Sách chuyên khảo của Graeme R.Newman và Ronald V.Clarke (2003),
Preventing E-commerce Crime ( Tạm dịch: Ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực thương
mại điện tử), Nhà xuất bản Willan, Vương quốc Anh. Nội dung cuốn sách gồm 7
chương, trong chương 1 các tác giả phân tích sự cần thiết phải phát triển thương mại
điện tử cũng như Internet, từ đó xuất hiện những loại tội phạm mới khác với tội phạm
truyền thống. Điều này cũng đặt ra những thay đổi trong đấu tranh chống tội phạm cho
các lực lượng chức năng. Chương 2, các tác giả tập trung phân tích các đặc điểm của
thương mại điện tử mà tội phạm có thể lợi dụng những đặc điểm này để phạm tội.
Chương 3, các tác giả chỉ rõ các mục tiêu mà tội phạm thương mại điện tử chú ý như : sở
hữu trí tuệ (ví dụ: sách, đĩa CD, DVD và phần mềm), có sở dữ liệu có chứa thông tin
khách hàng, hệ thống thông tin và dịch vụ. Đồng thời các tác giả đã chỉ ra 26 loại hành vi
vi phạm phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chương 4, các tác giả phân tích sự
khác biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử với tội phạm truyền thống
thông qua các ví dụ điển hình. Từ chương 5 đến chương 7, các tác giả phân tích các kỹ
thuật để phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đây là 1 công trình
nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, tuy nhiên các tác
giả chủ yếu tập trung vào các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn dưới góc độ kỹ thuật mà
không đề cập đến các biện pháp phòng ngừa của lực lượng chức năng.
- Báo cáo “Nghiên cứu toàn diện về Tội phạm mạng” (Comprehensive Study
on CyberCrime): Tháng 2/2013, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm
(United Nations Office on Drugs and Crime- UNODC) đã công bố Báo cáo “Nghiên
9
cứu toàn diện về Tội phạm mạng” (Comprehensive Study on CyberCrime) với 12
chương và 320 trang. Đây là một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về tội phạm
mạng với các nội dung chính được nêu trong 8 Chương chính của Báo cáo như: Kết
nối và tội phạm mạng; Bức tranh toàn cầu về tội phạm mạng; Luật pháp và khung
pháp luật; Tội phạm toàn cầu; Thực thi Luật pháp và điều tra; Chứng cứ điện tử và tư
pháp hình sự; Hợp tác quốc tế; Phòng ngừa tội phạm mạng.
- Báo cáo của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU): “Tìm hiểu về Tội phạm
mạng: Hiện tượng, những thách thức và sự đáp ứng của luật pháp” (“Understanding
Cyber Crime: Phenomena, Challenges and Legal response”, ITU, 9/2012)
Đây là báo cáo để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc tìm hiểu các khía
cạnh pháp lý về an ninh mạng và giúp xây dựng khung pháp lý cho vấn đề này tại các
nước. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về các chủ đề có liên
quan nhất liên quan đến các khía cạnh pháp lý của tội phạm mạng và tập trung vào nhu
cầu đòi hỏi hoàn thiện khung pháp luật của các nước đang phát triển. Do vấn đề xuyên
quốc gia của tội phạm mạng, các công cụ pháp lý để phòng chống là như nhau giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bản Báo cáo bao gồm sáu chương
chính:Lời giới thiệu (Chương 1) thảo luận về hạ tầng và dịch vụ, vấn đề tội phạm
mạng và an ninh mạng, tổng quan về hợp tác và phòng ngừa và những khuyến nghị
cho các nước đang phát triển.Chương 2 của Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan
của hiện tượng của tội phạm mạng bao gồm các mô tả về cách tội phạm câu kết và giải
thích về hành vi phạm tội phổ biến nhất như tấn công mạng, trộm cắp danh tính và
chặn dịch vụ. Chương 3 và 4 thảo luận tổng quan về các thách thức của tội phạm
mạng và những vấn đề có liên quan đến việc điều tra và truy tố tội phạm
mạng.Chương 5 tóm tắt một số hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế và
khu vực trong cuộc chiến chống tội phạm mạng. Chương 6 phân tích các phương pháp
tiếp cận pháp luật khác nhau liên quan đến pháp luật hình sự về nội dung, pháp luật tố
tụng, kỹ thuật số với bằng chứng, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của nhà cung cấp
dịch vụ Internet,bao gồm các ví dụ về cách tiếp cận quốc tế cũng như các ví dụ thực
tiễn điển hình(good-practice examples) từ các giải pháp quốc gia.
- Sách “ Các nguyên tắc của Tội phạm mạng” của tác giả Jonathan Clough
(“Principles of Cybercrime”, Cambridge University Press, 2009): đề cập đến các
nguyên tắc, chia sẻ các bài học kinh nhiệm và hệ thống pháp luật Commonlaw của
Anh, Úc, Mỹ, Canada trong vấn đề đấu tranh, phòng ngừa và xử lý tội phạm mạng.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ở nước ta đã được một số
10
tác giả đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong những công trình
nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm có các công trình nghiên
cứu như : sách chuyên khảo, giáo trình, luận án, các bài viết hội thảo khoa học qua
nghiên cứu cho thấy có các công trình điển hình dưới đây:
1.2.1.Nhóm công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tội phạm học
- Giáo trình (2015), Tội phạm học, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản
công an nhân dân. Nội dung giáo trình đã xác định tội phạm học khoa học thực nghiệm
nghiên cứu về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm
nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Cuốn sách gồm 8 chương như sau: Khái niệm
và nhiệm vụ của tội phạm học; Quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học,
các thuyết nghiên cứu về tội phạm học; Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học;
Tình hình tội phạm (những vấn đề chung, thực trạng, diễn biến); Nguyên nhân của tội
phạm; Nhân thân của người phạm tội; Nạn nhân của tội phạm; Phòng ngừa tội phạm.
Giáo trình đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm học cũng như các nội
dung có liên quan đến tội phạm, trong đó đã làm rõ về mặt lý luận vấn đề phòng ngừa
tội phạm với mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm
trọng của tội phạm và ngăn ngừ...với quy định về tội trong lĩnh vực CNTT&MVT
của BLHS năm 2015 cho thấy, các quy định về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT
có nội dung điều chỉnh rộng hơn, nhiều hành vi được coi là tội phạm trong lĩnh vực
21
CNTT&MVT, phương tiện điện tử theo Luật này chưa được coi là tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT theo BLHS năm 2009. Đồng thời, khi so sánh, đối chiếu các quy
định về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT trong BLHS với các quy định của
Interpol và một số quốc gia khác về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT mà Việt
Nam là thành viên cho thấy, chưa có một cách hiểu thống nhất về loại tội phạm này vì
nhiều quốc gia trên thế giới gọi đây là tội phạm mạng, tội phạm máy tính (cyber
crime). Vấn đề này cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập, đề xuất
phương hướng giải quyết để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, sự tương
thích của pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế, không để xảy ra hiện tượng xung
đột, chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật cả trong và ngoài nước về
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT.
Từ thực trạng nêu trên, vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu Luận án là (1) Đi sâu
nghiên cứu, làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và chính sách hình sự đối với các tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT (2) Phân tích, so sánh, đối chiếu làm rõ quy định
của pháp luật về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT (3) Nghiên
cứu, đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT
như nhận thức của các chủ thể về mục đích, nội dung, các nguyên tắc, nội dung, biện
pháp phòng ngừa, quan hệ phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng ngừa. Đồng thời
làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và những nguyên nhân của
những hạn chế, thiếu sót đó trong thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT.(4) Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT.
22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua việc tìm hiểu tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về
phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ở
Việt nam nói riêng cho chúng ta một số kết luận như sau:
- Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Việc nghiên cứu về tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT được các quốc gia và các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm
trong những năm gần đây do tính chất và hậu quả nguy hiểm cũng như quy mô xuyên
quốc gia của loại tội phạm này đòi hỏi một sự phối hợp và hợp tác không chỉ trên
phạm vi quốc gia, mà còn phối hợp hành động trên phạm vi quốc tế. Thời gian qua đã
có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về tội phạm cũng như vấn đề phòng
ngừa tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý
luận quan trọng có tính chất tham khảo cho các công trình khoa học nghiên cứu trong
nước về tội phạm này.
- Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ở nước ta đã được một số tác giả đề
cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong những công trình nghiên cứu
dưới góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm có các công trình nghiên cứu như : sách
chuyên khảo, giáo trình, luận án, các bài viết hội thảo khoa học bao gồm:
+ Nhóm công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tội phạm học;
+ Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tội phạm trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông tại Việt Nam;
+ Nhóm các công trình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội phạm, đấu tranh
phòng chống tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ở Việt Nam
- Đánh giá tình hình nghiên cứu:
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đạt được của các công trình nghiên cứu
trong và ngoải nước về phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT tác giả đã
đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án.
23
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
MẠNG VIỄN THÔNG
2.1 Khái quát về công nghệ thông tin, mạng viễn thông và tội phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông
2.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin và mạng viễn thông
2.1.1.1 Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một
nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ,
bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ
thông tin được đề cập trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về
phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90: "Công nghệ thông tin là
tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ
yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội”[39]
Đây được coi là cách hiểu chính thức về công nghệ thông tin trong hoàn cảnh
đất nước ta còn đang khó khăn, tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới
về phát triển khoa học công nghệ và đây là ngành khoa học còn rất mới tại Việt Nam.
Định nghĩa này cho thấy công nghệ thông tin được xác định rõ ràng, cụ thể “là tập
hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại”, trong
đó chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông. Mục đích phát triển công nghệ thông
tin ở nước ta thời điểm đó là “nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội”. Định nghĩa này đã liệt kê các nội dung của ngành công nghệ
thông tin, qua đó thấy được vai trò to lớn của lĩnh vực này trong sự phát triển của con
người và xã hội, đây là cơ sở cho các định nghĩa sau này về công nghệ thông tin tại
Việt Nam. Tuy nhiên cách hiểu này còn đơn giản, chưa bao hàm hết các nội dung của
ngành công nghệ thông tin, chưa tiệm cận đến các khái niệm về công nghệ thông tin
trên thế giới.
Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết
xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và
Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là
công nghệ thông tin (Information Technology - IT)." Các lĩnh vực chính của công
24
nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến âm thanh, phim
ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và
truyền thông. Có thể kể đến một số lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông
tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống
thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên cứu phát
triển về CNTT chủ yếu trong ngành khoa học máy tính. Thuật ngữ về công nghệ thông
tin đã làm rõ các nội dung của ngành khoa học này và xác định không phải là “kỹ thuật
máy tính” mà là “khoa học máy tính”, hiện nay cụm từ này được sử dụng tương đối
phổ biến.
Điều 4 Luật công nghệ thông tin quy định “Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”[72].. Đây là quy định đầu tiên,
chính thức về công nghệ thông tin được thể hiện trong một văn bản pháp luật của Nhà
nước. Điều này thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của công nghệ
thông tin trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Kế thừa và phát triển định
nghĩa về công nghệ thông tin trong Nghị quyết 49/CP, quy định tại Điều 4 Luật công
nghệ thông tin 2006 đã làm rõ hơn phương thức hoạt động của ngành công nghệ thông
tin là “sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.Tuy
nhiên quy định này không đề cập đến vai trò của CNTT.
Như vậy, công nghệ thông tin là ngành khoa học có sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin.Từ
những khái niệm, quy định về công nghệ thông tin như trên, có thể định nghĩa về
CNTT như sau: Công nghệ thông tin là ngành khoa học sử dụng các phương pháp,
công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số trên cơ sở kết hợp giữa máy tính và viễn thông.
2.1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất
cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau.
Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số để
bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Những
công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia
sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn
mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền
thống, và thậm chí cả cách nhìn nhận các giá trị trong cuộc sống. Đặc biệt thế giới
đang chứng kiến sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là
25
Cuộc cách mạng 4.0), nội dung diễn ra trên 3 lĩnh vực chính là công nghệ sinh học, kỹ
thuật số và vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ
nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu
Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng
đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Với ngành công nghệ thông tin
cùng với sự phát triển vượt bậc đem đến cho con người một cuộc sống tiện nghi, hoàn
hảo thì bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con
người vào nhiều rủi ro về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo
vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ luỵ khôn lường. CNTT đã phát huy và thể
hiện những vai trò vô cùng to lớn đối với các lĩnh vực trong cuộc sống, vai trò đó được
thể hiện ở những điểm sau đây:
+. Giải phóng sức mạnh vật chất, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển
ở nước ta, nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn
dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh
tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo
an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa [3].
+. Thay đổi cơ cấu kinh tế, phương thức lao động sản xuất
Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ
thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong
phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người Trong nền kinh
tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động hoá. Máy móc không chỉ thay thế
con người những công việc nặng nhọc, mà thay thế con người ở những khâu phức tạp
của sản xuất và quản lý, không chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả
thao tác tư duy.
+. Tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách địa lý
Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri
thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan
trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc
đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con ngườicông nghệ
thông tin sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị
thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến
26
đời sống con người. Mạng thông tin lớn và mạnh có thể nối các cơ quan quản lý với
đối tượng quản lý, giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp
thời và chính xác và tiết kiệm thông qua các hoạt động giao ban trực tuyến từ Trung
ương đến cơ sở theo định kỳ hoặc khi có sự vụ đột biến xảy ra. Thương mại điện tử
xuất hiện, khách hàng có thể tiếp xúc và tìm hiểu mọi thông tin về doanh nghiệp dễ
dàng ở bất cứ nơi nào, thời gian nào. Doanh nghiệp sẽ nhận được phản hồi của khách
hàng nhanh chóng về chiến lược tiếp thị hoặc danh mục hàng hoá của các doanh
nghiệp để từ đó có những thay đổi về chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thị hiếu
của thị trường. An ninh quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, công nghệ thông
tin đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thông minh", từ đó xuất
hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết
quân sự của nhiều quốc gia.
Như vậy, với sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ
cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức,
giải trí, phương pháp tư duy và giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội.
Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc cách mạng này sẽ mang lại
những thị trường mới và những nghề nghiệp mới với những đột phá công nghệ có tính
thách thức đối với toàn thế giới. Hơn nữa, chính bản thân công nghệ thông tin đã trực
tiếp tạo ra sự biến đổi lớn lao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.
Bên cạnh đó, mặt trái của công nghệ thông tin, của nền kinh tế tri thức đang đặt ra
những thách thức rất lớn, đó là sự cách biệt giàu nghèo, sự phân hoá giữa một bên là
các quốc gia, dân tộc biết nắm bắt và khai phá những nguồn lợi từ công nghệ thông tin,
hạn chế những mặt tiêu cực mà nó đưa lại với các quốc gia dân tộc không có hoặc
chưa phát triển những công nghệ đó. Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của CNTT
hiện nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì
sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình.
2.1.1.3 Khái niệm mạng viễn thông
Theo từ điển Tiếng Việt, viễn thông là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua
một khoảng cách đáng kể về địa lý [47]. Vào thời xưa, viễn thông gồm việc dùng các
tín hiệu hình ảnh, chẳng hạn như đèn hiệu, tín hiệu khói, điện báo semaphore, tín hiệu
cờ, quang báo, hoặc tin nhắn âm thanh như tiếng trống, tiếng tù và, tiếng còi. Thời
hiện đại, viễn thông là việc dùng các thiết bị điện như máy điện báo, điện thoại, máy
telex, cũng như dùng thông tin liên lạc vi ba, vô tuyến, sợi quang và kết hợp với vệ
tinh thông tin và Internet.
Cuộc cách mạng trong ngành viễn thông không dây bắt đầu vào thập niên 1900 với
những phát triển tiên phong trong lĩnh vực vô tuyến và thông tin liên lạc không dây nhờ
27
Nikola Tesla và Guglielmo Marconi. Marconi đã giành giải Nobel Vật lý năm 1909 cho
những nỗ lực của ông. Các nhà phát minh và phát triển tiên phong đáng chú ý khác trong
lĩnh vực điện và điện tử gồm Charles Wheatstone và Samuel Morse (điện báo), Alexander
Graham Bell (điện thoại), Edwin Armstrong, và Lee de Forest (vô tuyến), cũng như John
Logie Baird và Philo Farnsworth (truyền hình).
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật viễn thông “Mạng viễn thông là tập hợp
thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn
thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông” [77]
2.1.1.4 Vai trò của mạng viễn thông
+. Vận chuyển tri thức, dữ liệu
Có thể nói mạng viễn thông đã làm thay đổi và hiện thực hóa khả năng liên kết của
mỗi người, của mỗi quốc gia, gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông
vô hình và hữu hình trên khắp trái đất . Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông cùng với sự
phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên
nhanh chóng. Ngành viễn thông đang đóng góp vai trò to lớn trong việc vận chuyển đưa
tri thức của loài người đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi
về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác.
+. Thay đổi phương thức kết nối
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng viễn thông giúp người sử
dụng có thể gọi điện thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên
khắp thế giới, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán
tới mọi nơi trên thế giới một cách đơn giản. Mạng viễn thông ngày càng tạo nên một
thế giới gần hơn cho tất cả mọi người, xóa đi mọi trở ngại về khoảng cách địa lý và tạo
ra nhiều cơ hội giao lưu hợp tác văn hoá, xã hội, kinh tế. Mặt khác, mạng viễn thông
còn góp phần thay đổi đáng kể phương thức, cách thức làm việc, kinh doanh, vui chơi,
tìm kiếm thông tin của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
+. Đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin
Với sự phát triển lớn mạnh của các phương tiện, thiết bị mạng viễn thông đã
giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin, rút ngắn thời gian giao dịch thương mại,
hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý, giảm chi phí vận chuyển. Là kênh quan trọng nhất
trong việc cảnh báo, thông báo với người dân về bệnh dịch và các hiểm họa thiên
nhiên như bão lụt, động đất, sóng thần đẩy mạnh hoặc duy trì sự quản lý liên quan
đến các dịch vụ và chương trình của Chính phủ bằng cách chia sẻ thông tin một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất.
28
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và mạng viễn thông
2.1.2.1 Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông
Hiện nay trên thế giới chưa có một khái niệm chung nhất về tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT. Trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ 10 của Đại hội đồng liên hợp
quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm được tổ chức tại thành phố Viên (Áo) từ ngày 10-
17/10/2000, một cuộc hội thảo được tổ chức để bàn về vấn đề tội phạm trong lĩnh vực
CNTT và việc định nghĩa về tội phạm này được đưa ra thành hai quan điểm.
Thứ nhất, theo nghĩa hẹp tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
mạng viễn thông là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính và mạng máy tính với
mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ thống máy tính và quy trình lưu trữ dữ liệu
của hệ thống đó [64]. Loại tội phạm theo định nghĩa này có thể được hiểu là loại
tội phạm mới, có quan hệ trực tiếp đến máy tính, mạng máy tính, làm ảnh hưởng và
gây thiệt hại cho người sử dụng.
Thứ hai, theo nghĩa rộng, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng
viễn thông là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có
liên quan đến máy tính, mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm như chiếm giữ bất
hợp pháp và đe dọa hoặc làm sai lệch thông tin bằng phương pháp sử dụng mạng máy
tính [64]. Loại tội phạm theo định nghĩa này là rất rộng, bao gồm nhiều loại hành vi
của tội phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ máy tính mà
phổ biến hiện nay như các hành vi lừa đảo, trốn lậu cước viễn thông,...
Theo định nghĩa trên thì tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT là những tội
phạm liên quan đến máy tính và các mạng thông tin. Định nghĩa này đã thừa nhận tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT bao gồm cả các tội phạm mới hình thành trong môi
trường mới của công nghệ thông tin và cả những tội phạm truyền thống nhưng được
thực hiện với sự giúp đỡ của các phương tiện CNTT&MVT mới.
Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT được phân biệt với một số
khái niệm về các tội phạm có liên quan như
+ Tội phạm công nghệ cao (high-tech crime), là bất kỳ hành động phi pháp nào
liên quan đến một máy tính hoặc một mạng máy tính [85]. Máy vi tính ở đây có thể
được dùng như một phương tiện để thực hiện một tội phạm hay có thể là mục tiêu của
hành vi phạm tội (điều này giống với tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT), tuy
nhiên lại có phạm vi hẹp hơn so với tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT vì tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT không chỉ sử dụng máy tính mà còn sử dụng các thiết bị
viễn thông làm phương tiện hoặc mục đích phạm tội.
29
+ Tội phạm trong lĩnh vực CNTT, theo Bộ tư pháp Mỹ “Tội phạm trong lĩnh
vực CNTT là bất cứ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử
dụng các hiểu biết về công nghệ máy tính trong việc phạm tội, điều tra hoặc xét xử
[85]. Loại tội này chỉ giới hạn trong lĩnh vực CNTT chưa mở rộng như các tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT.
+ Tội phạm sử dụng công nghệ cao, được hiểu là tội phạm được thực hiện trình
độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ
thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà
nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân [85]. Khái niệm tội
phạm này đã làm rõ nội hàm của tội phạm sử dụng công nghệ cao, tuy nhiên nó vẫn
chỉ đề cập đến tội phạm liên quan đến CNTT, liên quan đến mạng viễn thông chưa
được đề cập một cách đầy đủ.
+ Tội phạm máy tính (computer crime) là hành vi vi phạm pháp luật hình sự do
người có năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng máy tính một cách cố ý hoặc vô ý để thực
hiện hành vi phạm tội, lưu trữ thông tin phạm tội hoặc xâm phạm đến hoạt động bình
thường và an toàn của máy tính, hệ thống mạng máy tính [85]. Khái niệm này đã chỉ rất
rõ, cụ thể về một loại tội phạm trong đó bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm,
tuy nhiên loại tội phạm này vẫn chỉ liên quan đến máy tính, mạng máy tính.
+ Tội phạm mạng (cyber crime) là hành vi vi phạm pháp luật hình sự được thực
hiện trên mạng máy tính, mạng internet [85]. Khái niệm về loại tội phạm này còn
chung chung, chưa mang tính cụ thể như tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT.
+ Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc
phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự [85]. Khái
niệm này gần giống với khái niệm tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, tuy nhiên lĩnh
vực viễn thông chưa được đề cập đến.
Như vậy có rất nhiều định nghĩa có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về
loại tội phạm này. Còn có nhiều quan niệm khác nhau về việc có nên coi đây là loại
tội phạm hoàn toàn mới so với các tội phạm truyền thống hay không, và tương ứng
với nó là một hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự riêng để điều chỉnh. Dựa trên
những dấu hiệu của tội phạm trong pháp luật hình sự và quan niệm về tội phạm mạng
ở một số nước trên thế giới, có thể thấy: trước hết, xét về bản chất thì tội phạm trong
lĩnh vực CNTT&MVT cũng có đầy đủ các tính chất, đặc điểm như mọi tội phạm
truyền thống khác, nghĩa là cũng được coi là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
gồm 4 yếu tố cấu thành cơ bản. Điểm khác biệt với những tội phạm khác là, đối với
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT thì công nghệ thông tin như máy tính, mạng
30
máy tính và các thiết bị viễn thông có vai trò, mức độ nhất định trong việc thực hiện,
che giấu và gây ra những hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội [55]. Các
thiết bị phần cứng như máy tính, thiết bị số, các thiết bị truyền dẫn, kết cấu hạ tầng
mạng và các chương trình máy tính đóng vai trò là công cụ thiết yếu trong quá trình
thực hiện tội phạm mà nếu thiếu CNTT&MVT thì tội phạm này không thể thực hiện
được. Đánh giá một cách tổng thể có thể thấy rằng, đối với tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT thì các thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông có thể được thể hiện
dưới nhiều góc độ khác nhau như có thể là khách thể của tội phạm, có thể là công cụ
phạm tội...
Dưới góc độ là một bộ phận của khách thể của tội phạm, hiểu theo nghĩa đơn
giản nhất, máy tính và các các thiết bị viễn thông khác là một loại tài sản có giá trị. Do
vậy, nó có thể trở thành đối tượng xâm hại của các tội xâm phạm sở hữu như trộm cắp
tài sản. Hiểu theo một góc độ phức tạp hơn, máy tính và các thiết bị viễn thông với vai
trò như là một bộ phận của khách thể của tội phạm còn được thể hiện trong việc tội
phạm cố tình phá hoại hay trộm cắp, nhằm xóa bỏ hoặc lấy cắp các thông tin mà nó
chứa đựng.
Dưới góc độ là công cụ phạm tội, máy tính và các thiết bị viễn thông khác ngày
càng được các loại tội phạm khác nhau sử dụng vì những khả năng ưu việt của chúng.
Việc sử dụng máy tính và các thiết bị viễn thông làm công cụ phạm tội cũng được chia
làm hai loại: thứ nhất, máy tính và các thiết bị viễn thông được sử dụng như là công cụ
để thực hiện các tội phạm truyền thống như tội đánh bạc, tội trộm cắp cước viễn
thông... thứ hai, máy tính và các thiết bị viễn thông cùng những thông tin được lưu giữ
trong đó được người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm như đánh cắp tài khoản,
thông tin cá nhân...
Từ những phân tích trên cho thấy, có thể định nghĩa tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do
người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng CNTT&MVT, sử dụng kiến thức,
kỹ năng hiểu biết của mình về CNTT&MVT để thực hiện hành vi phạm tội. Các tội
phạm này được quy định tại mục 2 chương XXI, từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 2015.
2.1.2.2 Các yếu tố cấu thành của các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và mạng viễn thông
a. Khách thể của tội phạm
Tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT được xếp vào Chương các tội phạm xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Bộ luật hình sự. Do đó, nhóm tội phạm
này xâm phạm đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an toàn trật tự xã hội. Nói một
31
cách cụ thể, loại tội này xâm hại đến an toàn trong hoạt động viễn thông và công nghệ
thông tin, gây ra những những ách tắc, rối loạn và thiệt hại về nhiều mặt cho đời sống
xã hội. Trên cơ sở khái niệm về tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT được nêu ở
phần trên, chúng ta có thể chia khách thể của các tội phạm này thành hai loại:
Thứ nhất, các tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT xâm phạm, làm ảnh hưởng
đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, hệ thống máy tính, mạng máy tính và
thiết bị liên quan. Sự xâm phạm ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là từ các việc
làm hỏng hóc, chiếm đoạt, làm sai lệnh thông tin của mạng viễn thông, máy tính, mạng
máy tính, các thiết bị liên quan cũng như các thông tin trong hệ thống máy tính và
mạng máy tính. Các đối tượng này rất đa dạng, từ chiếc máy tính đơn nhất, các thiết bị
của mạng máy tính, mạng viễn thông... đến các chương trình máy tính, các thông tin
chứa đựng trong hệ thống máy tính và hệ thống mạng. Đây là nhóm khách thể của 03
tội danh về tin học trong Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam (quy định tại Điều
224, Điều 225, Điều 226).
Thứ hai, các tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT đã sử dụng máy tính và
mạng máy tính, mạng viễn thông như là công cụ để xâm phạm đến lợi ích chính đáng
của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Cụ thể các tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT đã gây hại đến hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet, thiết bị số [46] ; an toàn thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân
[46]; sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân [46]. Đây là những khách thể rất
rộng và có liên quan đến các tội phạm truyền thống đã sử dụng các thành tựu của
CNTT&MVT để thực hiện hành vi phạm tội, được quy định tại mục 2 chương XXI Bộ
luật hình sự 2015 từ Điều 285 – Điều 294. Với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật mới,
các tội phạm này có thể gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về nhiều mặt cho
hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và đời sống xã hội
không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia.
b. Mặt khách quan của tội phạm
Căn cứ vào Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 và hướng dẫn tại Thông tư liên
tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC về hướng
dẫn áp dụng quy định của BLHS về một số tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT, thì
chúng ta có thể nhận thấy mặt khách quan của các tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT thể hiện như sau:
- Hành vi thể hiện ở việc phát tán (cố ý lan truyền) vi rút, chương trình tin học
có tính năng gây hại (gây rối loạn hoạt động, phong tỏa, sao chép, làm biến dạng, huỷ
hoại các dữ liệu cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Quy
định tại Điều 224 BLHS sửa đổi năm 2009 và Điều 6 Thông tư.
32
- Cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị
số quy định tại Điều 225 BLHS sửa đổi năm 2009.
- Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
hoặc thiết bị số của người khác quy định tại Điều 226a BLHS sửa đổi năm 2009.
- Sử dụng CNTT nhằm chiếm đoạt tài sản bao gồm những hành vi lừa đảo, gian
lận nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua sử dụng máy tính, mạng máy tính, mạng viễn
thông quy định tại Điều 226b BLHS sửa đổi năm 2009.
Theo Bộ luật hình sự năm 2015 mặt khách quan của các tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT được bổ sung bằng các điều luật sau:
- Hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm
để sử dụng vào mục đích trái pháp luật quy định tại Điều 285 BLHS năm 2015;
- Hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin
về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291 BLHS năm 2015;
- Hành vi sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp
cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 293
BLHS năm 2015;
- Hành vi cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống
thông tin vô tuyến điện quy định tại Điều 294 BLHS năm 2015.
Trong mặt khách quan của các tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ngoài
hành vi vi phạm còn có các yếu tố về hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả. Tuy nhiên, các hành vi phạm tội của nhóm tội ...ếp theo. Trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh
lĩnh vực này lại chưa hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về CNTT&MVT của các
cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế.
2. Tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT ở nước ta trong thời gian
qua đã có những diễn biến hết sức phức tạp, và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ,
tính chất, quy mô, địa bàn và lĩnh vực hoạt động.
3. Dự báo các yếu tố tác động trong và ngoài nước đối với sự phát triển của tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp
nhằm thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến triệt xóa tội phạm này.
4. Để tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&MVT tại Việt Nam, các chủ thể cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc, nội dung hoạt động
phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT; Tăng cường việc phòng
ngừa tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT theo chức năng, nhiệm vụ;
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&VT bao gồm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, luật chuyên ngành điều chỉnh
lĩnh vực CNTT&MVT;
- Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực
CNTT&;
- Đẩy mạnh công tác tham mưu và phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa kỹ thuật
trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT;
- Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng, giữa các cơ quan tổ chức,
ban ngành, chính quyền địa phương trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trong lĩnh
vực CNTT&MVT;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng ngừa tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT.
168
KẾT LUẬN LUẬN ÁN
Tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự sử dụng
sự tiến bộ của CNTT&MVT, sử dụng kiến thức và kỹ năng hiểu biết của mình về
CNTT&MVT để phạm tội. Đây là một loại tội phạm phi truyền thống, nó được phát
sinh, phát triển trên cơ sở sự ra đời và tiến bộ không ngừng của CNTT&MVT. Tội
phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT đã và đang gây ra những hậu quả rất nghiêm
trọng về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức và mọi công dân; đe dọa đến an ninh an toàn thông tin quốc gia.
Do vậy việc phòng, chống loại tội phạm này là hết sức cần thiết đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi CNTT&VT đang được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào nhiều
lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh những ưu điểm do CNTT&VT mang lại thì nó cũng
tạo những điều kiện thuận lợi cho tội phạm trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng về
quy mô, số vụ và số tiền thu lợi bất hợp pháp. Trong việc phòng chống, đấu tranh với
tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT thì việc phòng ngừa tình hình tội phạm không
để nó xảy ra bằng nhiều biện pháp hướng tới việc thủ tiêu những nguyên nhân, điều
kiện của tội phạm và ngăn chặn, kiềm chế, làm giảm và từng bước đẩy lùi tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT ra khỏi đời sống xã hội là rất quan trọng.
Để hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT có
hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ các vấn đề như: khái niệm và đặc điểm
của tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT và các tội phạm có liên quan; khái niệm
hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, các chủ thể, các nguyên tắc và các biện
pháp phòng ngừa. Tìm hiểu thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm
trong lĩnh vực CNTT&MVT tại Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra những đánh giá,
nhận xét cần thiết làm cơ sở đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế
trong hoạt động phòng ngừa. Từ đó góp phần tăng cường hoạt động phòng ngừa tình
hình tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT nói riêng.
Đi theo trình tự trên, Luận án đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích sâu
về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực CNTT&MVT. Mặc dù đã có rất
nhiều cố gắng song do đây là loại tội phạm mới, phi truyền thống cộng với sự hiểu
biết còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các chuyên gia, nhà làm luật, thầy cô và
các bạn quan tâm đến đề tài Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
169
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ Đ CÔNG B LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Đoàn Hạnh (2013): “Vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa”, Tạp chí
Công nghệ thông tin và truyền thông (Số 460/tháng 11/2013), tr. 44-50.
2. Trần Đoàn Hạnh (2014): “Nhận diện hành vi tội phạm công nghệ cao và giải pháp
phòng ngừa theo quy đinh mới của pháp luật”, Tạp chí Công nghệ thông tin
và truyền thông (Số 475/ tháng 7/2014),
tr. 38-43.
3. Trần Đoàn Hạnh (2016): “Những vướng mắc trong đấu tranh xử lý vi phạm pháp
luật về tội phạm công nghệ cao”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Số
306+307/tháng 2/2016), tr. 103-111.
4. Trần Đoàn Hạnh (2016): “Yêu cầu hoàn thiện khung khổ pháp lý xử phạt tội phạm
công nghệ thông tin, mạng viễn thông”, Tạp chí Tài chính (Số 639/tháng
8/2016), tr. 21-23.
5. Trần Đoàn Hạnh (2017): “Phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và
viễn thông”, Tạp chí Quản lý nhà nước (Số 256/tháng /2017), tr. 80-84.
6. Trần Đoàn Hạnh (2018): “Quản lý thẻ cào viễn thông, những bất cập và giải pháp
khắc phục”, Tạp chí Quản lý nhà nước (Số 275/tháng 12/2018), tr. 70-72.
7. Trần Đoàn Hạnh (2019): “Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong giao dịch
thương mại điện tử tạ Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước (Số 281/tháng
6/2019), tr. 98- 100.
170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Bí thư (2016), Kết luận số 05-KL/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
2. Bộ Bưu chính viễn thông (Bộ thông tin truyền thông) (2005), Chỉ thị số
03/2005/CT-BBCVT về đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tham
nhũng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
6. Bộ Công an, (2015), Chỉ thị về việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình mới, Hà Nội.
7. Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Hà Nội
8. Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(2013), Báo cáo tổng kết 3 năm công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(2015), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội 2010 - 2015, Hà Nội.
10. Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(2016), Báo cáo sơ kết công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm
phạm trật tự an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2016, Hà Nội.
11. Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(2017- 2018), Báo cáo công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm
phạm trật tự an toàn xã hội năm 2017- 2018, Hà Nội.
171
12. Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
(2014), Hội nghị tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội, Hà Nội.
13. Bộ Công an, Tổng cục VI (2010), Quyết định số 450/2010/QĐ-BCA ngày
4/2/2010 của Bộ trưởng Bộ công an quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Hà
Nội
14. Bộ Công an, Tổng cục VI (2010), Quyết định số 4356/QĐ-C41-C43 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của phòng tham mưu tổng hợp
thuộc C50, Hà Nội.
15. Bộ Công an, Tổng cục VI (2013), Quyết định số 4357/QĐ-C41-C43 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng phòng chống tội
phạm mạng máy tính thuộc C50, Hà Nội.
16. Bộ Công an – Bộ thông tin và truyền thông (2008), Thông tư liên tịch số
06/2008/TTLT-BTTTT-BCA về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin
traong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, Hà Nội.
17. Bộ Công an-Bộ Quốc phòng-Bộ tư pháp-Bộ thông tin truyền thông-Viện
kiểm sát nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số
10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định
của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn
thông, Hà Nội.
18. Bộ Công an (2013), Thông tư số 18,19,20,21,22/2013/TT-BCA-C41 về
công tác điều tra cơ bản, xác minh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án và xây dựng lực
lượng Công an nhân dân, Hà Nội.
19. Bộ Công an, Tổng cục VI (2010 – 6/2014), Thống kê số liệu tội phạm sử
dụng công nghệ cao, Hà Nội.
20. Bộ Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
21. Bộ công thương (2014), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn
2004-2014, Hà Nội.
22. Bộ công thương (2019), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn
2015-2019, Hà Nội.
172
23. Bộ thông tin và truyền thông (2015 - 2019), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ
công tác năm 2015- 2019, Hà nội.
24. Bộ thông tin và truyền thông (2017), Đề án tăng cường hiệu quả công tác
phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet, Hà Nội.
25.Bộ thông tin và truyền thông (2016), Hội nghị sơ kết đánh giá thi hành
Luật viễn thông và Luật tần số vô tuyến điện, Hà nội.
26. Bộ thông tin và truyền thông (2014), Quyết định số 1765/QĐ-BTTTT về
quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ
TTTT, Hà nội.
27. Bộ thông tin và truyền thông (2015), Quyết định số 1778/QĐ-BTTTT về
quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm ứng cứu
khẩn cấp máy tính Việt Nam, Hà nội.
28. Bộ thông tin truyền thông (2018), Quyết định 1616/QĐ-BTTTT năm 2018
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giám
sát an toàn không gian mạng quốc gia, Hà Nội.
29. Bộ thông tin và truyền thông (2013), Sách trắng công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013, Hà Nội.
30. Bộ tư pháp (2019), Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia ”Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam”, Hà Nội
31. C.Mác-Ăng-ghen (1984), Tuyển tập: tập 6, Nhà xuất bản Sự thật, Hà nội.
32. Cao Anh Đức (2015), Tội phạm có sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam:
tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa
học xã hội.
33. Chính phủ (2007), Nghị định số 71/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật công
nghệ thông tin.
34. Chính phủ (2011), Nghị định số 25/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật viễn thông.
35. Chính phủ (2013), Nghị định số 170/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật
giao dịch điện tử.
36. Chính phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm
quản lý nhà nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin
37. Chính phủ (2013), Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, CNTT&và tần số vô tuyến điện.
173
38. Chính phủ (2014), Nghị định số 25/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
39. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin
ở Việt nam.
40. Công an thành phố Hà nội (2003-tháng 6/2014), Báo cáo tổng kết công tác
của PC50.
41. Chuyên đề (2010), Một số lý luận, thực tiến và giải pháp đấu tranh phòng
chống tội phạm liên quan đến sử dụng công nghệ cao, Mai Anh Thông – Cao Anh
Đức – Nguyễn Việt Dũng, Hội đồng khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
42. Dương Tuyết Miên (2008), Phòng ngừa tình hình tội phạm, Tạp chí Tòa
án nhân dân.
43. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII của Đảng cộng sản Việt
Nam.
44. Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Bài giảng Tội phạm học. Khoa Luật.
45. Đại học Luật Hà nội (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nhà xuất bản Công
an nhân dân.
46. Đặng Trung Hà (2009), Tội phạm công nghệ thông tin và sự khác biệt
giữa tội phạm công nghệ thông tin với tội phạm thông thường, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật.
47. Đại từ điển Tiếng Việt (2010), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp Hồ Chí
Minh
48. Đỗ Chí Tuệ (2011), Đấu tranh phòng, chống các tội phạm sử dụng công
nghệ cao qua mạng máy tính ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa
học xã hội
49. GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (2009), Các khái niệm về tội phạm và tình hình
tội phạm trong tội phạm học, Tạp chí Luật học.
50. GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nhà
xuất bản tư pháp
51. GS.TS Nguyễn Xuân Yêm (2008), An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia
nhập WTO, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
52. GS.TS Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa
tội phạm, Nhà xuất bản công an nhân dân.
174
53. GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Phan Văn Vĩnh (2012), Tội phạm ở Việt Nam
năm 2011-2012, Nhà xuất bản Công an nhân dân
54. GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – PGS.TS Nguyễn Minh Đức (2011), Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà
xuất bản công an nhân dân.
55. GS.TS Trần Đại Quang – GS.TS Nguyễn Xuân Yêm (2013), Tội phạm
học Việt Nam tập 2 chương XXIII : Đặc điểm tội phạm học và phòng ngừa các tội
phạm sử dụng công nghệ cao, Nhà xuất bản công an nhân dân.
56. GS.TS Võ Khánh Vinh (2013), Tội phạm học, Nhà xuất bản công an nhân dân.
57. Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (2015), Báo cáo.
58. Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (2019), Báo cáo.
59. Học viện cảnh sát nhân dân (2010), Phòng chống tội phạm truyền thống, tội
phạm phi truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
60. Học viện cảnh sát nhân dân (2014), Phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao – Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo”, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
61. Học viện cảnh sát nhân dân (2014), Các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực công nghệ cao, quyển 1-2.
62. Nguyễn Mạnh Toàn (2002), Đặc điểm và các dạng hành vi cơ bản của tội
phạm tin học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
63. Nguyễn Quốc Nhật – Bùi Văn Thịnh – Hoàng Thị Bích Ngọc (2006), Tâm
lý xã hội và hoạt động phòng ngừa tội phạm, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
64. Lại Kiên Cường (2014), Phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực thương mại
điện tử của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Luận án tiến sỹ, Học viện cảnh sát nhân dân.
65. Quốc hội Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự sửa đổi, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia.
66. Quốc hội Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự sửa đổi, NXB chính trị quốc gia
67. Quốc hội Việt Nam (2015), Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, NXB chính trị
quốc gia
68. Quốc hội Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
69. Quốc hội Việt Nam (2018) , Luật An ninh mạng, NXB Chính trị quốc gia
70. Quốc hội Việt Nam (2015), Luật an toàn thông tin mạng, NXB chính trị
quốc gia.
175
71. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Công an nhân dân, NXB chính trị quốc gia
72. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật công nghệ thông tin , Nhà xuất bản chính
trị quốc gia.
73. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật giao dịch điện tử, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia
74. Quốc hội Việt Nam (2011), Luật tần số vô tuyến điện, NXB chính trị quốc gia.
75. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, NXB chính trị
quốc gia
76. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, NXB
chính trị quốc gia
77. Quốc hội Việt Nam (2011), Luật viễn thông, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
78. PGS.TS Lê Thị Sơn (2015), Tội phạm học so sánh, Nhà xuất bản tư pháp
79. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 897/CT-TTg về việc tăng cường
triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số, Hà Nội.
80. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 623/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược quốc gia phòng phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến
năm 2030.
81. Tổng cục Cảnh sát (2010), Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế
trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, đầu tư tài chính và kinh doanh trên mạng
Inernet, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
82. Tổng cục Cảnh sát (2010), “Tình hình và công tác đấu tranh chống tội
phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo
khoa học
83. Trần Đức Châm (2012), Xã hội học tội phạm, NXB chính trị quốc gia
84. TS Phạm Văn Lợi (2007), Tội phạm trong lĩnh vực CNTT, NXB tư pháp.
85. TS Nguyễn Quang Nghĩa – Th.S Phạm Hải Bình (2014), Những vấn đề cơ
bản về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Học viện cảnh sát nhân dân.
86. TS Nguyễn Thanh Hóa – Th.S Phạm Hải Bình (2014), Tổ chức và hoạt
động của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Học
viện cảnh sát nhân dân.
87. TS Lê Minh Toàn (2013), Vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và viễn thông – Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, Tạp chí công
nghệ thông tin và truyền thông.
176
88. TS Trần Văn Hòa (2009), Phòng chống tội phạm công nghệ cao và biện
pháp quản lý của Chính phủ, Tạp chí An toàn thông tin.
89. TS Trần Văn Hòa (2011), An toàn thông tin và công tác phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
90. TS Trần Văn Hòa – TS Nguyễn Ngọc Cương (2012) , Phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, Học viện an ninh nhân dân.
91. TS Trần Văn Luyện (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999
sửa đổi bổ sung năm 2009 phần các tội phạm, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
92. TS Trịnh Tiến Việt (2014), Kiểm soát xã hội đối với tội phạm, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia
93. Trần Văn Yên (2015), Tội phạm có sử dụng công nghệ cao trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn
Thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội.
94. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 1999-2019
và phương hướng nhiệm vụ năm 2020
95. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm
2010-2019
Tiếng Anh
96. Peat Marwick (2000), E-ecommerce and Cyber Crime : New Strategies for
Management the risk of exploitation.
97. K.Ghosh (2001) , E-Commerce security and privacy.
98. R.Newman và Ronald V.Clarke (2003), Preventing E-commerce Crime.
99. Moore, R.(2005), Cybercrime : Investigating High-Technology computer crime.
100. Mohamed Chawki (2005), A Citical look at the regulation of cybercrime.
101. David S. Wall (2010), Cyber Crime, Polity Press.
102. K. Jaishankar(2010),Cyber Criminology, CRC Press, Taylor and Franics
Group.
103. Nina Godbole, Sunit Belapure (2012), Cyber Security: Understanding
Cyber Crimes, Computer Forensics And Legal Perspectives, Oxford University Press.
104. Thomas J. Holt (2012), Online Crime, Carolina Academic Press.
105. ITU (2012), Understanding Cyber Crime: Phenomena, Challenges and
Legal response.
177
106. Jonathan Clough (2013), Principles of Cybercrime. Cambridges
University Press.
107. United Nations Office on Drugs and Crime- UNODC (2013)
,Comprehensive Study on CyberCrime.
108. Frank Schmalleger and Michael Pittaro (2014), Crimes of the Internet,
Pearson Publisher.
Các website của cơ quan tổ chức có liên quan
109. Website chuyên về phòng chống Tội phạm công nghệ cao của Tổ chức
cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol):
110. Website Bộ công an www.mps.gov.vn
111. Website Bộ thông tin truyền thông www.mic.gov.vn
112. Website Tòa án nhân dân tối cao www.toaan.gov.vn
113. Website Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục
an toàn thông tin www.vncert.gov.vn
114. Website Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục an
toàn thông tin www.khonggianmang.vn
115. Website Tập đoàn công nghệ BKAV www.bkav.com.vn
178
PHỤ LỤC 1
BẢNG 1.1: KẾT QUẢ ĐẤU TRANH CHUYÊN ÁN TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG VIỄN THÔNG
TỪ 2010-2019
----------
STT NĂM S CHUYÊN ÁN
1 2010 7
2 2011 11
3 2012 44
4 2013 42
5 2014 64
6 2015 75
7 2016 77
8 2017 87
9 2018 57
10 2019 68
(Nguồn: Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao C50
Cục An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao A05)
179
BẢNG 1.2: KẾT QUẢ KHỞI T Đ I TƢỢNG VÀ S VỤ ÁN
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG VIỄN THÔNG
TỪ 2010-2019
--------------------------
STT NĂM S Đ I TƢỢNG S VỤ
1 2010 14 10
2 2011 32 23
3 2012 210 54
4 2013 201 48
5 2014 384 130
6 2015 682 148
7 2016 552 155
8 2017 429 220
9 2018 435 150
10 2019 509 165
(Nguồn: Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao C50
Cục An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao A05)
180
BẢNG 1.3 : ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG VIỄN THÔNG
TỪ NĂM 2010 - 2015
--------------------------
Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 1306 72,27
Nữ 501 27,73
Độ tuổi
Từ 16-35 tuổi 1069 59,16
Từ 35-50 tuổi 457 25,28
Trên 50 tuổi 281 15,56
Trình độ
Đại học, trên ĐH 834 46,15
Cao đẳng, Trung cấp 714 39,51
Tốt nghiệp THPT và chưa tốt nghiệp 259 14,34
Thành phần
Lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp 276 15,27
Cán bộ, công nhân viên 481 26,62
Sinh viên 1050 58,11
Quá khứ
phạm pháp
Đã có tiền án, tiền sự 247 13,67
Chưa có tiền án, tiền sự 1560 86,33
(Nguồn: C50 – Bộ Công an)
181
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ ĐẤU TRANH CHUYÊN ÁN ĐIỂN HÌNH TỘI PHẠM
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
MẠNG VIỄN THÔNG TỪ 2010 – 2019
--------------------
- Năm 2010: Vụ nhóm đối tượng người Trung Quốc móc nối với đối tượng
người Việt Nam sử dụng thẻ tín dụng giả, thanh toán khống tại Vinh, Nghệ An chiếm
đoạt hơn 1,3 tỷ đồng. PC45 công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị
can về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo Điều 226b Bộ luật hình sự 2009.
- Năm 2011: Vụ Nguyễn Quý Phúc và Phùng Ngọc Tuấn sử dụng mạng
Internet cài đặt phần mềm gián điệp keylogger trộm cắp mật khẩu tài khoản chat
yahoo, mạo danh chủ tài khoản lừa đảo chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng của hàng chục
bị hại. Công an Tp Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về tội “Sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản” theo Điều 226b Bộ luật hình sự 2009.
- Năm 2012: Vụ nhóm đối tượng người Trung Quốc sử dụng thẻ tín dụng giả,
thực hiện hơn 300 lượt thanh toán khống qua máy POS trong vòng 12 ngày, chiếm
đoạt hơn 17 tỷ đồng của Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại Tp Hà Nội.
Công an Tp Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về tội “Sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản” theo Điều 226b Bộ luật hình sự 2009.
- Năm 2013: Đấu tranh triệt phá đường dây tội phạm chuyên tổ chức đánh bạc
và đánh bạc qua mạng Internet tại website có máy chủ đặt tại
Philippine, với số tiền giao dịch ước tính hàng nghìn tỷ đồng. C45 đã khởi tố vụ án,
khởi tố các bị can về tội “Đánh bạc” theo Điều 248 và tội “Tổ chức đánh bạc” theo
Điều 249 BLHS 2009. Trong đó đối tượng Cù Thị Thanh Hải (sinh năm 1973, trú tại
quận Đống Đa, Tp Hà Nội), Cù Huy Giáp (sinh năm 1982, trú tại quận Hai Bà Trưng
Tp Hà nội) là những đối tượng cầm đầu đường dây ở khu vực phía Bắc và đối tượng
Nguyễn Lê Giang (sinh năm 1963, trú tại Tp Hồ Chí Minh) là đối tượng cầm đầu
đường dây ở khu vực phía Nam.
- Năm 2014: Đấu tranh làm rõ diễn đàn tội phạm hkvfamily.info với hơn
1.900 thành viên, chuyên trộm cắp, trao đổi, mua bán thông tin thẻ tín dụng của
182
người nước ngoài và sử dụng những thông tin thẻ tín dụng này mua hàng hóa trực
tuyến chuyển về Việt Nam tiêu thụ. C45 đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về tội
“Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản” theo Điều 226b Bộ luật hình sự 2009. Trong đó có 2 đối
tượng là người quản trị diễn đàn tên Phạm Thái Thành (sinh năm 1983 trú tại Ngọc
Thụy, Long Biên-Hà Nội) và Lê Văn Hào Hoa trú tại phường 14 quận Bình Thạnh
Tp Hồ Chí Minh.
- Năm 2015: Vụ nhóm đối tượng do Lê Duy Mạnh (sinh năm 1988 trú tại
Thạch Thành-Thanh Hóa) cầm đầu đã gửi thư điện tử, đe dọa tống tiền Công ty cổ
phần sữa Việt Nam Vinamilk 300 triệu đồng. PC46 Công an tỉnh Thanh hóa đã khởi
tố vụ án, khởi tố các bị can về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 135 BLHS 2009.
+ Vụ đối tượng Nguyễn Lê Hoàng Phúc, sinh năm 1990 trú tại Vĩnh Long tấn
công vào website của VNPT Sóc Trăng, trộm cắp và phán tán hơn 50.000 thông tin
khách hàng trên mạng Internet.
- Năm 2016: Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao (C50) và
Công an tỉnh Đồng Nai đã triệt phá một đường dây lừa đảo huy động vốn công nghệ
cao, chiếm đoạt trên 140 tỷ đồng của rất nhiều người.
Công an bắt giữ 3 nghi can có vai trò cầm đầu đường dây gồm: Nguyễn Thị
Minh Phương, Phạm Thanh Toàn và Hồ Đình Phú. Phương cùng đồng bọn góp vốn
thành lập Công ty Cổ phần Phương Thái An, có trụ sở giao dịch ở phường Tân Hòa,
TP Biên Hòa, rồi thuê người lập trang web hero8.org để huy động nguồn vốn mở
rộng kinh doanh bất động sản, mua bán vàng, sửa chữa ô tô trong khu đô thị
Phương Thái An.Những người tham gia góp vốn kinh doanh qua trang web
hero8.org sẽ được hưởng lãi suất cao. Phương cùng đồng bọn đưa ra giải pháp đầu tư
theo mã pin ID (mã tiền ảo), người có nhu cầu góp vốn đầu tư phải mua mã pin ID
với mức tiền 10,16 trệu đồng, trong đó phí mã pin ID 2,16 triệu đồng, vốn góp 8 triệu
đồng sẽ được hưởng lợi nhuận.
Sau 5 ngày góp vốn, mỗi mã pin ID sẽ nhận được 39,6 triệu đồng tiền lãi,
trường hợp giới thiệu người tham gia hệ thống góp vốn đầu tư qua trang web
hero8.org theo hình thức đa cấp sẽ được hưởng hoa hồng.Với chiêu thức lừa đảo nêu
trên, chỉ sau một thời gian ngắn hệ thống trang web hero8.org đã huy động được
21.405 khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố đăng ký mã tiền ảo, thế nhưng những
người đầu tư qua trang web đó không hề nhận được tiền lãi và hoa hồng.
183
Công an xác định Nguyễn Thị Minh Phương và đồng bọn đã chiếm đoạt gần
140 tỷ đồng bằng chiêu thức huy động vốn thông qua trang web hero8.org. Hệ thống
của các đối tượng có 21.405 mã khách hàng, trong số đó 14.637 mã đã kích hoạt.
- Năm 2017: Tháng 5/2017, C50 phối hợp Công an tỉnh An Giang đã thi hành
lệnh bắt khẩn cấp, khám xét nơi làm việc và nhà ở của bà Nguyễn Thị Khéo (34 tuổi,
quê tỉnh An Giang, Phó giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phần mềm Asian Livetech,
phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM) để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc qua
mạng. Khám xét nơi ở, nơi làm việc của các nghi phạm nói trên tại TP. HCM, An
Giang, TP. Hà Nội, C50 thu giữ 1 server, 6 máy tính, 10 điện thoại, 2 két sắt... và rất
nhiều giấy tờ, thẻ ATM liên quan đến hoạt động điều hành đánh bạc qua mạng, C50
xác định số tiền giao dịch đánh bạc qua trang web này là hơn 1.200 tỷ đồng.
Theo điều tra, trang web www.ibet789.com có máy chủ tại Hồng Kông và
một số nước khác trong khu vực châu Á. Tên miền khởi tạo vào ngày 17/12/2010,
giao diện thể hiện trên web có nhiều ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt.
- Năm 2018: Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm công nghệ cao (C50) đã triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc
dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng Internet. Số tiền giao dịch đánh bạc của các
đối tượng thông qua tài khoản trên mạng internet tính từ tháng 6/2017 đến nay là
khoảng 5 triệu điểm, tương đương 200 tỷ đồng (trung bình 1 điểm = 40.000 đồng).
Trong đó, có đối tượng cá độ trong một trận đấu bóng đá lên đến 2,2 tỷ đồng; nhiều
trận đấu của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải U23 châu Á vừa qua đã được cá độ tiền
tỷ. Đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua
Internet do Nguyễn Tấn Thành và Trần Thanh Tín cầm đầu.
- Năm 2019: Phan Đình Thư, Trần Quốc Khánh và Nguyễn Duy Toản, đều là
công dân Việt Nam, bị cáo buộc đã tham gia vào kế hoạch lừa đảo nhằm thu lợi bất
chính lợi dụng đại dịch COVID-19.
Các bị can đã điều hành hơn 300 trang web lừa đảo bán các sản phẩm đang trở
nên khan hiếm trong thời gian diễn ra đại dịch, trong đó có nước rửa tay khô và khăn
ướt diệt khuẩn. Hơn 7.000 nạn nhân đến từ tất cả 50 bang của Mỹ đã đặt mua những
sản phẩm này từ các trang web của các bị can. Các nạn nhân đã trả tiền cho các sản
phẩm được cho là bán qua các trang web này nhưng chưa bao giờ nhận được các sản
phẩm đã đặt hàng.
184
Các bị can đã tạo ra hàng trăm tài khoản email và tài khoản người dùng với
phương thức thanh toán tại Mỹ nhằm thực hiện hoạt động lừa đảo và để trốn tránh
các cơ quan thực thi pháp luật. Các bị can đồng thời cung cấp các thông tin sai lệch
về địa chỉ và số điện thoại liên lạc lên trang web của mình, đã thực hiện gần 40.000
giao dịch lừa đảo trị giá xấp xỉ 975.000 USD.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
xâm phạm trật tự an toàn xã hội 2010-2015, 2016- 2019 của C50-A05, Bộ công an)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_ngua_tinh_hinh_toi_pham_trong_linh_vuc_cong_ng.pdf
- Trichyeu_TranDoanHanh.pdf